117
Dán: Rà soát bsung quy hoch chnh trsông hdu thy đin Hòa Bình MC LC PHN MĐẦU .................................................................................................. 1 1.1. Scn thiết ca dán.............................................................................. 1 1.2. Phm vi dán .......................................................................................... 2 1.3. Mc tiêu dán ......................................................................................... 3 1.4. Các phương pháp thc hin ..................................................................... 3 1.5. Khái quát vcác công trình chnh trtrong vùng dán .......................... 5 CHƯƠNG 1. ĐIU KIN TNHIÊN KHU VC NGHIÊN CU.......... 6 1.1. Vtrí địa lý............................................................................................... 6 1.2. Địa hình ................................................................................................... 6 1.3. Thi tiết, khí hu ..................................................................................... 7 1.4. Tình hình dân sinh kinh tế ....................................................................... 7 CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIM DÒNG CHY CÁC SÔNG VÙNG DÁN .... 9 2.1. Đặc đim các sông vùng dán ................................................................ 9 2.2. Đặc đim ca dòng chy lũ ................................................................... 12 2.3. Dòng chy năm ...................................................................................... 12 2.4. Phân phi dòng chy trong năm ............................................................ 17 2.5. Dòng chy bùn cát các đon sông vùng dán ................................... 25 CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ CÁC YU TNH HƯỞNG ĐẾN LÒNG DN CÁC SÔNG VÙNG DÁN ................................................................... 27 3.1. Các nhân tnh hưởng đến thay đổi ca lòng dn ............................... 27 3.2. nh hưởng ca điu tiết hHòa Bình đến dòng chy các sông vùng dán. ............................................................................................................... 29 3.3. Các yếu tkhác nh hưởng đến lòng dn các sông vùng dán ........... 34 3.4. Đánh giá chung ...................................................................................... 36 CHƯƠNG 4. CÁC DÁN QUY HOCH CHNH TRĐÃ CÓ TRONG VÙNG DÁN ................................................................................................. 39 4.1. Dán: Quy hoch chnh trvùng hdu sông Lô Gâm do nh hưởng điu tiết hthy đin Tuyên Quang ................................................................ 39 4.2. Dán: Quy hoch phòng, chng lũ chi tiết cho các tuyến sông có đê trên địa bàn thành phHà Ni năm 2009– Vin Quy hoch thy li ............. 40 4.3. Dán: Lp quy hoch phòng, chng lũ chi tiết cho các tuyến sông có đê trên địa bàn tnh Vĩnh Phúc giai đon 2008 – 2015 – Vin KHTL Vit Nam 41 4.4. Dán: Lp quy hoch phòng, chng lũ chi tiết cho các tuyến sông có đê trên địa bàn tnh Phú Thgiai đon 2008 – 2015 – Vin KHTL Vit Nam ... 42 4.5. Các dán khác ...................................................................................... 43 4.6. Đánh giá chung ...................................................................................... 44

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU1 CHƯƠ ĐIỀ ỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/quyhoach/1734Quy hoach... · 2011-07-07 · 1.1. Sự cần thiết của

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Dự án: Rà soát bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1

1.1. Sự cần thiết của dự án.............................................................................. 1 1.2. Phạm vi dự án .......................................................................................... 2 1.3. Mục tiêu dự án......................................................................................... 3 1.4. Các phương pháp thực hiện..................................................................... 3 1.5. Khái quát về các công trình chỉnh trị trong vùng dự án.......................... 5

CHƯƠNG 1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU.......... 6

1.1. Vị trí địa lý............................................................................................... 6 1.2. Địa hình ................................................................................................... 6 1.3. Thời tiết, khí hậu ..................................................................................... 7 1.4. Tình hình dân sinh kinh tế ....................................................................... 7

CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM DÒNG CHẢY CÁC SÔNG VÙNG DỰ ÁN.... 9

2.1. Đặc điểm các sông vùng dự án................................................................ 9 2.2. Đặc điểm của dòng chảy lũ ................................................................... 12 2.3. Dòng chảy năm...................................................................................... 12 2.4. Phân phối dòng chảy trong năm............................................................ 17 2.5. Dòng chảy bùn cát ở các đoạn sông vùng dự án ................................... 25

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÒNG DẪN CÁC SÔNG VÙNG DỰ ÁN ................................................................... 27

3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến thay đổi của lòng dẫn ............................... 27 3.2. Ảnh hưởng của điều tiết hồ Hòa Bình đến dòng chảy các sông vùng dự án. ............................................................................................................... 29 3.3. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến lòng dẫn các sông vùng dự án ........... 34 3.4. Đánh giá chung...................................................................................... 36

CHƯƠNG 4. CÁC DỰ ÁN QUY HOẠCH CHỈNH TRỊ ĐÃ CÓ TRONG VÙNG DỰ ÁN ................................................................................................. 39

4.1. Dự án: Quy hoạch chỉnh trị vùng hạ du sông Lô Gâm do ảnh hưởng điều tiết hồ thủy điện Tuyên Quang ................................................................ 39 4.2. Dự án: Quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết cho các tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2009– Viện Quy hoạch thủy lợi ............. 40 4.3. Dự án: Lập quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết cho các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 – 2015 – Viện KHTL Việt Nam 41 4.4. Dự án: Lập quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết cho các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2008 – 2015 – Viện KHTL Việt Nam ... 42 4.5. Các dự án khác ...................................................................................... 43 4.6. Đánh giá chung...................................................................................... 44

Dự án: Rà soát bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

CHƯƠNG 5. HIỆN TRẠNG KẾT CẤU, MỨC ĐỘ ỔN ĐỊNH CÁC CÔNG TRÌNH CHỈNH TRỊ TRÊN CÁC SÔNG VÙNG DỰ ÁN............... 45

5.1. Hiện trạng và mức độ ổn định của các tuyến kè hiện có....................... 45 5.2. Những vị trí xung yếu............................................................................ 56

CHƯƠNG 6. LẬP QUY HOẠCH CHỈNH TRỊ ........................................ 60

6.1. Phương hướng và quy chuẩn kỹ thuật lập qui hoạch chỉnh trị đoạn sông nghiên cứu........................................................................................................ 60 6.2. Xác định lưu lượng tạo lòng của các đoạn sông: .................................. 61 6.3. Xác định kích thước hình dạng lòng sông ổn định................................ 63 6.4. Tuyến chỉnh trị ...................................................................................... 66 6.5. Các giải pháp công trình chỉnh trị sông bảo vệ bờ thường dùng .......... 70 6.6. Các công nghệ và vật liệu mới .............................................................. 79 6.7. Phương án bổ sung quy hoạch chỉnh trị ................................................ 84 6.8. Các kết cấu kè đề xuất ........................................................................... 90

CHƯƠNG 7. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.......................... 92

7.1. Phạm vi tác động của các công trình chỉnh trị ...................................... 92 7.2. Đánh giá tác động đến môi trường khi thực hiện dự án........................ 92 7.3. Những tác động chính đến môi trường.................................................. 93 7.4. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực ................................................ 93

CHƯƠNG 8. PHÂN KỲ ĐẦU TƯ VÀ KHÁI TOÁN KINH PHÍ ........... 97

8.1. Khối lượng công trình ........................................................................... 97 8.2. Khái toán kinh phí ............................................................................... 100 8.3. Phân kỳ đầu tư ..................................................................................... 101 8.4. Nhu cầu vốn theo tiến độ..................................................................... 104 8.5. Nguồn vốn ........................................................................................... 104

CHƯƠNG 9. TÓM TẮT KẾT QUẢ THỰC HIỆN VÀ CÁC KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 105

9.1. Tóm tắt kết quả thực hiện.................................................................... 105 9.2. Kết luận................................................................................................ 108 9.3. Kiến nghị ............................................................................................. 109

Dự án: Rà soát bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1.1. Sự cần thiết của dự án

− Hạ du đập Thủy điện Hòa Bình gồm bốn tỉnh Hòa Bình, Hà Nội, Phú

Thọ và Vĩnh Phúc là nơi khởi nguồn của đồng bằng châu thổ sông Hồng, nơi

tập trung dân cư đông đúc và lâu đời, là trung tâm văn hóa, chính trị của cả

nước và được bảo vệ trước thiên tai lũ lụt bởi hệ thống đê sông, hiện đã và

đang được đầu tư củng cố vững chắc.

− Đây là khu vực nhập lưu của ba con sông thuộc loại lớn, có chế độ

thủy lực phức tạp, lòng dẫn và đường bờ thường xuyên bị biến động do quá

trình bồi, xói, biến đổi dòng chảy đe dọa an toàn hệ thống đê điều, an sinh

kinh tế và gây khó khăn cho giao thông thủy. Từ khi hồ Hòa Bình đi vào hoạt

động đã phần nào hạn chế được nguy cơ lũ lụt nhưng do phần lớn bùn cát bị

giữ lại trong lòng hồ, cộng với việc điều tiết hồ đã gây ảnh hưởng tới chế độ

dòng chảy phía hạ du, làm gia tăng diễn biến sạt lở cả về số lượng cũng như

mức độ nguy hiểm. Hiện tại trên tổng chiều dài 260km của hệ thống sông hạ

du thủy điện Hòa Bình thuộc các tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và

thành phố Hà Nội có 41 điểm sạt lở với chiều dài khoảng 79,20Km. Sạt lở

chủ yếu xảy ra tại các điểm chưa có công trình bảo vệ bờ và tại một số công

trình được đầu tư xây dựng từ trước khi có hồ thủy điện Hòa Bình.

− Diễn biến thời tiết trong giai đoạn gần đây ngày càng cực đoan, mưa

lũ có xu thế ngày càng phức tạp, diễn biến trái quy luật. Trong những năm

vừa qua hồ Hòa Bình phải xả lũ cả vào những tháng cuối mùa lũ, đầu mùa

khô. Về mùa kiệt mực nước sông xuống thấp nhất trong vòng 100 năm qua.

− Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, các hoạt động dân sinh trên bãi

sông, lòng sông ngày càng phát triển dẫn tới thu hẹp dòng chảy thoát lũ; sự

gia tăng cả về số lượng và trọng tải, tốc độ của các phương tiện vận tải thủy,

nạn khai thác cát không phép, sai phép,... cũng là những nguyên nhân gây mất

ổn định bờ sông, lòng dẫn.

Dự án: Rà soát bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

2

− Luật Đê điều ra đời, việc sử dụng bãi sông một cách hợp lý, hài hoà

giữa mục tiêu phòng chống lũ với mục tiêu phát triển là nhu cầu tất yếu. Thủ

tướng Chính phủ đã có Quyết định số 92/2007/QĐ-TTg ngày 21/9/2007 phê

duyệt quy hoạch Phòng chống lũ đồng bằng sông Hồng - sông Thái Bình làm

cơ sở cho các địa phương lập quy hoạch phòng chống lũ chi tiết, quy hoạch đê

điều từng tuyến sông và các quy hoạch khác có liên quan.

− Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, Ngành và các địa phương

nghiên cứu đề xuất xử lý sạt lở, ổn định bờ hệ thống sông Hồng, sông Đà vùng

hạ lưu sau đập thủy điện Hòa Bình bảo đảm an toàn dân cư và các công trình cơ

sở hạ tầng (công văn số 4807/VPCP-NN ngày 28/8/2007 của Văn phòng Chính

phủ).

− Sạt lở bờ sông và biến đổi lòng dẫn của các sông hạ du thủy điện

Hòa Bình ngày càng phức tạp, khó lường, ảnh hưởng ngày càng lớn đến an

toàn đê điều, an sinh kinh tế. Biện pháp giải quyết sạt lở hiện vẫn mang tính

thụ động, chắp vá. Để có một giải pháp tổng thể, hài hòa nhằm ổn định bờ và

lòng dẫn để đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, các khu dân cư hiện có trên bãi

sông và sử dụng hợp lý bãi sông, lòng sông cho mục tiêu phát triển, việc rà soát

để xây dựng quy hoạch phòng chống sạt lở vùng hạ du thủy điện Hòa Bình là

cần thiết và cấp bách. Đây cũng sẽ là cơ sở để xây dựng quy hoạch đê điều và

các quy hoạch liên quan trong khu vực dự án.

1.2. Phạm vi dự án

Dọc theo dòng chảy của 04 con sông lớn là sông Đà, sông Thao, sông Lô

và sông Hồng với tổng chiều dài khoảng 200km, thuộc địa bàn bốn tỉnh là

Hòa Bình, Hà Nội, Phú Thọ và Vĩnh Phúc, cụ thể:

− Sông Đà từ sau đập thủy điện Hòa Bình đến ngã ba Thao - Đà;

− Sông Thao từ ngã ba Thao - Đà ngược lên hết địa phận thị xã Phú

Thọ (tương ứng khoảng Km60 đê tả Thao);

Dự án: Rà soát bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

3

− Sông Lô từ ngã ba Lô - Hồng ngược lên đến địa phận huyện Đoan

Hùng, tỉnh Phú Thọ;

− Sông Hồng từ ngã ba Thao - Hồng đến hết địa phận huyện Đan

Phượng, thành phố Hà Nội (hết địa phận tỉnh Hà Tây cũ, tương ứng khoảng

Km47 đê hữu Hồng).

Hình 1.1. Phạm vi vùng dự án

1.3. Mục tiêu dự án

Nghiên cứu đề xuất giải pháp chỉnh trị sông nhằm phòng chống sạt lở bờ

sông đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, các khu dân cư hiện có trên bãi sông

và sử dụng hợp lý bãi sông.

1.4. Các phương pháp thực hiện

1.4.1. Phương pháp chỉnh lý, phân tích số liệu thực đo

Để phân tích, đánh giá hiện trạng, tìm ra quy luật thống kê, dự án chủ yếu

sử dụng phương pháp chỉnh lý phân tích số liệu thực đo. Số liệu thực đo được

Dự án: Rà soát bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

4

thu thập có hệ thống đồng bộ đủ dài, cập nhật đến 2009, đưa về cùng hệ quy

chiếu.

- Từ số liệu thực đo H và Q trung bình ngày tại các trạm lập bảng quan hệ

Q trung bình tại các cấp mực nước H cách nhau 0,5m cho từng năm

- Từ số liệu trong bảng trên vẽ đường cong quan hệ Q~H cho từng năm;

- Tổng hợp các đường cong quan hệ Q~H từng năm vào trong cùng hệ tọa

độ .

- Lập bảng và vẽ đồ thị diễn biến ∆H ~ t cho từng cấp lưu lượng đặc trưng;

- Tiến hành phân tích nguyên nhân và hậu quả của sự biến đổi quan hệ

Q~H tại các trạm thủy văn phân tích.

1.4.2. Phương pháp mô hình toán

Chủ yếu là khai thác các version của HEC-RAS và MIKE 11, MIKE 21

1.4.3. Phương pháp khảo sát tại thực địa, trao đổi chuyên gia.

Đối với mô hình thuỷ lực, thiết lập địa hình cho sự hoạt động của mô hình

là một khâu quan trọng quyết định đến độ chính xác của chế độ thuỷ động lực

trên đoạn sông nghiên cứu trong quá trình mô phỏng. Việc thiết lập đúng đắn

địa hình lòng dẫn trên mô hình trước tiên cần phải có tài liệu đảm bảo và tin

cậy. Tiến hành khảo sát, đo đạc các mặt cắt ngang sông trong phạm vi nghiên

cứu nhằm bổ sung dữ liệu địa hình cho mô hình toán, cụ thể như sau:

− 31 mặt cắt ngang sông Đà

− 25 mặt cắt ngang sông Thao

− 37 mặt cắt ngang sông Lô

− 35 mặt cắt ngang sông Hồng

Trên cơ sở khảo sát thực địa tiến hành trao đổi chuyên gia nhằm đánh giá

chính xác về hiện trạng sạt lở, diễn biến lòng dẫn và mức độ ổn định của các

công trình hiện có, làm cơ sở để đưa ra hướng bổ sung quy hoạch chỉnh trị

cho vùng dự án

Dự án: Rà soát bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

5

1.4.4. Phương pháp kế thừa (các kết quả nghiên cứu, giải pháp công nghệ,…)

Phạm vi nghiên cứu đã có một số các đề tài, dự án đã từng thực hiện, tuy

phạm vi các dự án nhỏ lẻ và chưa có hệ thống, nhưng những kết quả chính

của các dự án có thể kế thừa và phát triển.

1.5. Khái quát về các công trình chỉnh trị trong vùng dự án

Hạ du đập Thủy điện Hòa Bình gồm bốn tỉnh Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Phú

Thọ và Hà Nội là nơi khởi nguồn của đồng bằng châu thổ sông Hồng, nơi tập

trung dân cư đông đúc và lâu đời, là trung tâm văn hóa, chính trị của cả nước.

Sau khi thủy điện Hòa Bình đi vào hoạt động, việc phòng lũ vùng hạ du

ngày càng được chú trọng. Một trong các biện pháp cho hiệu quả cao là xây

dựng và kiên cố lại các tuyến đê sông, đê bối. Do ảnh hưởng của thủy điện

Hòa Bình nên điều kiện thủy văn trên các sông Đà, sông Thao, sông Lô và

sông Hồng ở hạ du bị ảnh hưởng lớn, gây ra nhiều hiện tượng xói lở bờ sông

nghiêm trọng.

Bên cạnh đó vẫn còn không ít các công trình trên sông do đã được xây

dựng từ lâu nên chất lượng và khả năng làm việc cũng bị giảm đi đáng kể.

Vì vậy việc điều tra, đánh giá hiện trạng chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa

Bình là một việc làm cấp thiết để từ đó xây dựng được chương trình cải tạo,

nâng cấp các công trình chỉnh trị sông để đảm bảo các tuyến đê hoạt động an

toàn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020.

Dự án: Rà soát bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

6

CHƯƠNG 1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1.1. Vị trí địa lý

Khu vực nghiên cứu là hệ thống sông Đà-Hồng tính từ hạ lưu thủy điện

Hòa Bình, bao gồm 4 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Phú

Thọ.

Thành phố Hà Nội nằm ở trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp

với 8 tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa

Bình, Hưng Yên và Hà Nam. Tổng diện tích tự nhiên là 334.470ha, dân số

6.232.940 người.

Phú Thọ là một tỉnh thuộc Trung du, miền núi Bắc Bộ. Phía Bắc và Tây

Bắc giáp tỉnh Yên Bái, phía Đông giáp Vĩnh Phúc và Hà Nội, phía Đông Bắc

giáp Tuyên Quang, phía Tây giáp Sơn La, phía Nam và Tây Nam giáp Hòa

Bình. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 3518,6km2 với dân số 1.270.500 người

Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng thuộc trung du và

miền núi phía Bắc. Diện tích tự nhiên, tính đến 31/12/2008 là 1.231,76 km2,

dân số 1.000.838 người (số liệu tổng điều tra dân số 1/4/2009)

Hòa Bình là một tỉnh miền núi phía Tây Bắc, nằm ở tọa độ 200°19' -

210°08' vĩ Bắc, 104°48' - 105°40' kinh Đông. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là

4.662.5 km², chiếm 1,41% tổng diện tích tự nhiên của cả nước.

1.2. Địa hình

Địa hình thành phố Hà Nội biến đổi khá phức tạp, bị chia cắt mạnh, cao độ

biến đổi dần từ hướng Tây Bắc xuống Đông Nam, từ Tây sang Đông, có đủ

các dạng địa hình gồm cả núi cao, đồi núi thấp và đồng bằng có thể chia thành

2 vùng địa hình chính

Địa hình Phú Thọ mang đặc điểm của cả 3 dạng địa hình đó là miền núi,

trung du và đồng bằng ven sông. Nhìn chung có xu hướng thấp dần từ Bắc

xuống Nam và từ Tây sang Đông.

Dự án: Rà soát bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

7

Địa hình Vĩnh Phúc kéo dài theo phương Tây Bắc - Đông Nam, là phương

chung của địa hình ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc bộ Việt Nam. Phía Bắc của

tỉnh có dãy núi Tam Đảo với đỉnh Đạo Trù cao 1.592m, phía Tây Nam được

bao bọc bởi 2 con sông lớn là sông Hồng và sông Lô, tạo nên dạng địa hình

thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam và chia ra 3 vùng có địa hình đặc

trưng: đồng bằng, gò đồi, núi thấp và trung bình.

1.3. Thời tiết, khí hậu

Nếu coi thời gian mùa nhiều mưa bao gồm những tháng có lượng mưa lớn

hơn lượng mưa bình quân tháng trong năm và đạt trên 50% tổng số năm quan

trắc thì mùa nhiều mưa ở lưu vực sông vùng nghiên cứu là từ tháng V đến

tháng X, mùa ít mưa từ tháng XI đến tháng IV năm sau.

Thành phần lượng mưa trong mùa nhiều mưa chiếm 83-85% lượng mưa cả

năm, thành phần lượng mưa trong mùa ít mưa chỉ chiếm 20-25% lượng mưa

cả năm. Tuy nhiên thời kỳ mưa lớn nhất vùng nghiên cứu thường tập trung

vào 3 tháng là từ tháng VII đến tháng IX, thành phần lượng mưa trong các

tháng này đều đạt từ 200-300 mm/tháng.

Lượng bốc hơi trung bình nhiều năm 1.010mm, tháng có lượng bốc hơi lớn

nhất là tháng VI 100 mm, tháng có lượng bốc hơi nhỏ là tháng II có 56,8 mm.

Nhiệt độ trung bình năm 24oC, độ ẩm trung bình 80% - 82%.

1.4. Tình hình dân sinh kinh tế

Sau khi mở rộng địa giới hành chính, với hơn 6 triệu dân, Hà Nội có 3,2

triệu người đang trong độ tuổi lao động. Mặc dù vậy, thành phố vẫn thiếu lao

động có trình độ chuyên môn cao. Nhiều sinh viên tốt nghiệp vẫn phải đào tạo

lại, cơ cấu và chất lượng nguồn lao động chưa dịch chuyển theo yêu cầu cơ

cấu ngành kinh tế. Hà Nội còn phải đối đầu với nhiều vấn đề khó khăn khác.

Năng lực cạnh tranh của nhiều sản phẩm dịch vụ cũng như sức hấp dẫn môi

trường đầu tư của thành phố còn thấp. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn

Dự án: Rà soát bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

8

chậm, đặc biệt cơ cấu nội ngành công nghiệp, dịch vụ và các sản phẩm chủ

lực mũi nhọn.

Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh 3.532,9493 km2.

Theo điều tra dân số ngày 01/04/2009 Phú Thọ có 1.313.926 người với mật

độ dân số 373 người/km2. Tỷ lệ dân số sống tại nông thôn, vùng núi khoảng

85% và tại thành thị khoảng 15%.

Ở tỉnh Vĩnh Phúc, thành phần dân tộc chủ yếu bao gồm 8 dân tộc có từ 100

người trở lên là Kinh (1.055.390 người), Tày (870 người), Thái (155 người),

Mường (347 người), Nùng (451 người), Dao (666 người), Sán Chay (nhóm

Cao Lan, 1.281 người), Sán Dìu (32.495 người), trong đó người Kinh chiếm

đa số (96,6%), còn lại là các dân tộc thiểu số (3,4%). Sán Dìu là dân tộc đông

dân nhất trong các dân tộc thiểu số ở Vĩnh Phúc, chiếm 88,63% tổng dân số

các dân tộc thiểu số trong tỉnh.

Theo kết quả chính thức điều tra dân số ngày 01/04/2009 dân số tỉnh Hòa

Bình có 786.964 người. Trên địa bàn tỉnh có 6 dân tộc sinh sống, đông nhất

là người Mường chiếm 63,3%; người Việt (Kinh) chiếm 27,73%; người Thái

chiếm 3,9%; người Dao chiếm 1,7%; người Tày chiếm 2,7%; người Mông

chiếm 0,52%; ngoài ra còn có người Hoa sống rải rác ở các địa phương trong

tỉnh.

Dự án: Rà soát bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

9

CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM DÒNG CHẢY CÁC SÔNG VÙNG DỰ ÁN

2.1. Đặc điểm các sông vùng dự án

2.1.1. Sông Đà

− Sông Đà là chi lưu lớn nhất của sông Hồng, có diện tích lưu vực

52.900km2 phần diện tích lãnh thổ Trung Quốc là 26.100km2 chiếm 49%, là

sông có lượng mưa lớn trên diện rộng từ Lý Tiên Độ đến Tạ Bú (trên diện tích

28.000km2, chiếm 53%). Sông Đà lại có độ dốc lưu vực lớn, nhất là phần

thuộc lãnh thổ Việt Nam, có thung lũng sông hẹp nên lũ trên sông Đà thường

nhanh và ác liệt. Vì vậy tuy diện tích lưu vực xấp xỉ như sông Thao nhưng

đỉnh và lượng lũ gấp đôi sông Thao và là nguồn lũ chủ yếu của sông Hồng.

− Lũ lớn nhất trên sông Đà đóng vai trò lớn tạo ra lũ lớn nhất sông

Hồng, có đến 69% trường hợp đồng bộ. Riêng năm 1964 ở sông Đà đã xảy ra

lũ lớn nhất lớn hơn cả lũ tháng 8/1969, 8/1971,chỉ kém lũ 1945, nhưng lũ ở hạ

du sông Hồng 1964 không lớn lắm, mực nước ở Hòa Bình cũng thấp do

không bi dồn ứ nước của sông Hồng lên. Tuy nhiên lũ năm 1971 trên sông Đà

góp phần cùng với sông Thao và sông Lô tạo nên lũ lịch sử lớn nhất trên sông

Hồng (QmaxSơn Tây =37.800m3/s) hơn cả lũ và mực nước Hmax

HàNội =14,80m (đã

hoàn nguyên vỡ đê và phân chậm lũ). Tháng 8/1969 lũ trên sông Đà cũng khá

lớn và sông Hồng cũng có lũ lớn (HmaxHàNội =13,22m).

− Môđun dòng chảy lũ sông Đà lớn nhất trong các sông lớn, đạt trên

500l/s/km2 ở địa phận Trung Quốc, còn ở địa phận Việt Nam (18.000 km2 từ

Lai Châu đến Hòa Bình) giảm không đáng kể; đạt Mmax = 400 l/s/km2, thường

gấp hai lần phần hạ lưu sông Thao.

− Lũ sông Đà thường xảy ra sớm và kết thúc sớm, khi gió mùa Tây

Nam sớm xâm nhập và suy yếu sớm, nhưng cũng có năm đến tháng 9 vẫn có

lũ lớn. Những thập kỷ gần đây đã xảy ra ở Hòa Bình các trận lũ đầu mùa rất

lớn: Trận lũ ngày 27/7/1956 (Qmax = 11.500m3/s); ngày 12/9/1985 (Qmax =

9.770m3/s); ngày 17/11/1985 (Qmax = 6.000m3/s).

Dự án: Rà soát bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

10

2.1.2. Sông Thao

− Sông Thao là dòng chính của sông Hồng, có diện tích lưu vực

51.800km2, xấp xỉ với sông Đà nhưng có tới 39.800km2 chiếm 77% diện tích

lưu vực nằm ở phần ở phần lãnh thổ Trung Quốc, khuất nhiều dãy núi cao nên

có luợng mưa nhỏ. Phần hạ lưu vực tuy lượng mưa gấp đôi nhưng diện tích

nhỏ, dài, hẹp nên mưa không xảy ra đồng thời và lũ trên lưu vực cũng không

đồng nhất.

− Lũ lớn sông Thao thường xảy ra từ tháng 7 – 9, nhiều nhất vào tháng

8, khoảng 41% trường hợp ở Yên Bái. Trong thời gian này (tháng 7,8,9) phía

Trung Quốc, thời gian ngọn lũ xuất hiện ở Nguyên Giang gần như đồng thời

với ngọn lũ ở trạm Lý Tiên Độ trên sông Lý Tiên Độ thuộc thượng lưu sông

Đà.

− Lũ sông Thao có nhiều ngọn, tổng lượng lũ 8 ngày max trung bình

đạt 2,18km3, năm 1971 đạt 4,9km3. Tại Yên Bái bằng 90,5% và tại Phú Thọ

94,6% (so với lượng lũ 8 ngày max năm 1971 ở Sơn Tây đạt 224,8%).

− Môđun số dòng chảy lớn nhất thường giảm dần theo tỷ lệ nghịch với

diện tích lưu vực. Môđun dòng chảy trên dòng chính sông Thao với diện tích

lưu vực 50.000 km2 vẫn còn lớn. Mmax = 200 – 400 l/s/km2, phần Việt Nam

200 l/s/km2, phần Trung Quốc lớn gấp đôi bằng 400 l/s/km2.

2.1.3. Sông Lô

− Sông Lô bắt nguồn từ cao nguyên Vân Quí - Trung Quốc, đầu nguồn

cũng chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, tới thị xã Hà Giang thì chuyển

hướng Bắc Nam và nhập vào sông Hồng ở gần Việt Trì. Sông Lô có diện tích

lưu vực 39.000 km².

− Đỉnh lũ sông Lô cũng rất lớn so với diện tích lưu vực, ví dụ trận lũ

tháng 7/1971 tại Hà Giang là 4010m3/s, Mmax = 400 l/s/km2, phía dưới hạ du

trung tâm mưa Bắc Quang đến trạm Hài Yên Qmax = 5.600m3/s, Mmax= 446

l/s/km2, sông Gâm ở Chiêm Hóa Qmax = 6.220m3/s, Mmax = 376l/s/km2 đến

Dự án: Rà soát bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

11

nhập lưu tại Tuyên Quang (dưới ngã ba Gềnh Gà) Qmax = 12.000 m3/s, Mmax =

403 l/s/km2, về tới Phù Ninh (Vụ Quang) có Qmax = 14.000m3/s, Mmax =

2180m3/s và ở Phù Ninh là Qmax = 2.580m3/s.

− Lũ xảy ra nhiều ngọn, liên tiếp nhau nên mực nước lũ rất cao vượt

mức nước lũ thấp nhất đến 20,5m ở Hà Giang; 14,6m ở Tuyên Quang và đến

cửa việt Trì còn 11,82m.

2.1.4. Sông Hồng

− Lũ trên lưu vực sông Hồng là sản phẩm của mưa rào nhiệt đới, đồng

thời lại chịu tác động của địa hình lưu vực.

− Mô đun dòng chảy trên lưu vực sông Hồng khá lớn. Phụ thuộc vào

cường độ hoạt động của gió mùa Tây Nam và áp thấp nhiệt đới Bắc Ấn Độ

Dương cũng như ảnh hưởng của dải hội tụ và cao áp Thái Bình Dương.

− Lũ sông Hồng cũng giống như Thao, Đà, Lô, thường xảy ra nhiều

ngọn liên tiếp, lên xuống nhanh vào tháng 4-5, biên độ lũ khoảng tháng 6 có

thể lên tới 5-6m, sang tháng 7-8m các cơn lũ đổ về liên tiếp con lũ thứ nhất

chưa rút hết đã chồng tiếp con lũ thứ 2 làm đỉnh lũ lên cao dần và thường đạt

đỉnh lũ vào tháng 8, sau đó mực nước hạ xuống dần.

− Một điều đáng chú ý là khi mực nước lũ càng lên cao thì độ dốc mặt

nước từ Việt Trì đến Hà Nội tính theo thời gian truyền lũ có giảm nhỏ (tùy

trận lũ khác nhau), độ dốc giảm khác nhau, như trận lũ 8/1971 có chênh lệch

mực nước Việt Trì và Hà Nội là 4,26m, độ dốc mặt nước là 6,7cm/km ở cấp

mực nước Hà Nội 11,5m; chênh lệch chỉ còn 3,7m và độ dốc 6,1cm/km ở cấp

mực nước cao 13,3m. Nếu xét với lũ lớn năm 1945 và năm 1969 cũng ở cấp

mực nước chênh lệch giữa Việt Trì và Hà Nội là 4,16m (năm 1945) và 4,03m

(năm1969), tình hình khi nước rút thì thì độ dốc cũng giảm đi nhanh vì mực

nước thượng lưu thường rút nhanh trước các trạm hạ du.

Dự án: Rà soát bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

12

2.2. Đặc điểm của dòng chảy lũ

− Ở Bắc Bộ mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10, cũng có năm bắt đầu sớm

hơn hoặc muộn hơn 15-20 ngày; ở phía Đông Bắc có thể xảy ra lũ lớn vào

tháng 11, ở Tây Bắc mùa lũ có thể sớm hơn.

− Tỷ lệ lượng dòng chảy mùa lũ chiếm từ 65-80% tổng lượng dòng

chảy năm. Tuy nhiên có những năm do tổ hợp nhiều nhân tố, tổng lượng dòng

chảy lũ có thể đạt trên 80% lượng dòng chảy cả năm.

− Tùy theo điều kiện hình thái thời tiết gây ra mưa khác nhau mà số

lần xuất hiện lũ hàng năm có biến động đáng kể, ít nhất là một trận và nhiều

nhất là 10 trận. Thời gian duy trì trận lũ của từng loại sông có khác nhau, tùy

thuộc vào diện tích lưu vực, vào hình thái thời tiết gây lũ. Ở sông lớn như

sông Thao, Đà, Lô…thường từ 7-15 ngày. Trên các sông vừa và nhỏ lũ

thường tập trung lên nhanh, xuống nhanh nên chỉ kéo dài khoảng từ 2-5 ngày.

− Thời gian tập trung lũ khá nhanh, từ khi mưa đến khi lũ về chỉ trong

vòng 2 đến 3 ngày, riêng đối với sông miền núi có nơi không quá 24h, cường

suất lũ lớn đạt từ 5-7m/ngày ở thượng lưu sông Đà, sông Lô; ở trung lưu 2-

3m/ngày và ở hạ lưu là 0,5-1,5m/ngày.

− Biên độ mực nước ở các sông nhỏ đạt từ 3-4m, sông lớn tới 10m.

Biên độ tuyệt đối đạt tới 13,22m ở Lào Cai (sông Thao); 31,1m ở Lai Châu

(sông Đà); 20,4m ở Hà Giang (sông Lô) và 13,1m ở Hà Nội (sông Hồng).

− Tương quan về lưu lượng đỉnh lũ hàng năm của sông Hồng (ở Sơn

Tây) với các sông Đà (Hòa Bình) hệ số R=0,84; sông Lô (Tuyên Quang) hệ

số R=0,83; sông Lô (Yên Bái) với hệ số R=0,665.

2.3. Dòng chảy năm

2.3.1. Chuẩn dòng chảy năm

Phân tích chuỗi số liệu dòng chảy năm đã thu thập được tại 6 trạm thuộc đoạn

mạng sông nghiên cứu có thể thấy: chuỗi số liệu thực đo dòng chảy năm của tất cả 6

trạm đều tương đối dài: 54 năm đối với các trạm Hoà Bình, Yên Bái, Sơn Tây, Hà

Dự án: Rà soát bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

13

Nội (từ 1956 đến 2009) và 53 năm đối với các trạm Vụ Quang, Thượng Cát (từ

1957 đến 2009). Bởi vậy, tất cả các trạm tính toán đều có thể coi là có đủ tài liệu

thực đo để tính chuẩn dòng chảy năm nhưng phải lựa chọn được thời kỳ tính toán

đại biểu đủ dài đẻ tính được trị số chuẩn dòng chảy năm với sai số quân phương

tương tương đối không vượt quá sai số cho phép.

Kết quả kiểm tra tính đồng nhất của chuỗi số liệu dòng chảy năm trong thời kỳ

quan trắc từ 1956 đến 2009 của các trạm khi chia mẫu thành 2 chuỗi trước khi có hồ

Hòa Bình (từ 1987 trở về trước) và sau khi có hồ Hòa Bình (từ 1988, tức là từ khi

hồ bắt đầu tích nước để chạy tổ máy số 1 trở lại đây) với mức ý nghĩa 1% theo chỉ

tiêu Wincoocson được tổng kết trong bảng sau:

Bảng 2.1. Kết quả kiểm tra tính đồng nhất của chuỗi số liệu dòng chảy năm

tại các trạm

TT Tên trạm Ux Uy Ut Up Kết quả kiểm tra

1 Hoà Bình 340 172 138 374 Chuỗi đồng nhất

2 Yên Bái 233 279 138 374 Chuỗi đồng nhất

3 Vụ Quang 260 236 133 363 Chuỗi đồng nhất

4 Sơn Tây 231 281 138 374 Chuỗi đồng nhất

5 Hà Nội 190 322 138 374 Chuỗi đồng nhất

6 Thượng Cát 313 183 133 363 Chuỗi đồng nhất

Kết quả kiểm tra trong bảng cho thấy: đối với tất cả các trạm, tổng số

nghịch thế Ux và Uy của cả hai mẫu X và Y đều nằm trong miền giá trị (Ut, Up)

nên chuỗi số liệu dòng chảy năm từ năm 1956 đến năm 2009 của tất cả các

trạm, kể cả trạm Hoà Bình đều đồng nhất theo chỉ tiêu Wincoocson. Bởi vậy,

toàn bộ chuỗi số liệu dòng chảy năm thực đo của các trạm được đưa vào xây

Dự án: Rà soát bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

14

dựng đường cong luỹ tích sai chuẩn dòng chảy năm để lựa chọn thời kỳ tính

toán đại biểu tính chuẩn dòng chảy năm cho từng trạm.

Hình 2.1. Đường luỹ tích sai chuẩn dòng chảy năm

Bảng 2.2. Kết quả tính chuẩn dòng chảy năm và sai số quân phương tương

đối tương đối của chúng

Tên trạm FLV

(km2) Q0

(m3/s) W0

(106m3) M0

(l/s.km2) Y0

(mm) Cv σ%

Hoà Bình 51800 1713 54021 33 1043 0,15 2,17

Yên Bái 48000 753 23747 16 495 0,20 3,00

Vụ Quang 37800 1028 32419 27 858 0,18 2,96

Sơn Tây 143600 3372 106339 23 741 0,14 2,06

Hà Nội 2636 83129 0,14 1,99

Thượng Cát 913 28792 0,23 3,78

-12

-10

-8

-6

-4

-2

0

2

4

6

8

10

1955 1960 1965 1970 1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005

Hoµ B×nh Yªn B¸i Vô QuangS¬n T©y Hµ Néi Th−îng C¸t

Sum(Ki-1)/Cv

N¨m

Dự án: Rà soát bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

15

Bảng 2.3. Tỷ lệ đóng góp dòng chảy hàng năm của ba nhánh Đà, Thao,

Lô vào sông Hồng thời kỳ trước và sau khi có hồ Hòa Bình (%)

Đặc trưng Trung bình nhiều năm

Thời kỳ trước khi có hồ Hoà Bình

Thời kỳ sau khi có

hồ Hoà Bình

QHB/QHB+ QYB+ QVQ 49 48 50 QYB /QHB+ QYB+ QVQ 22 22 21

QVQ /QHB+ QYB+ QVQ 29 30 29

Bảng 2.4. Tỷ lệ phân lưu dòng chảy hàng năm từ sông Hồng vào sông

Đuống thời kỳ trước và sau khi có hồ Hòa Bình (%)

Đặc trưng Trung bình nhiều năm

Thời kỳ trước khi có

hồ Hoà Bình

Thời kỳ sau khi có hồ Hoà

Bình

QTC/QHN+ QTC 26 25 28 QHN /QHN+ QTC 74 75 72

Nhận xét:

- Chuỗi số liệu thực đo lưu lượng dòng chảy bình quân năm thời kỳ 1956 -

2009 (bao gồm cả hai thời kỳ trước và sau khi có hồ Hoà Bình) của tất cả các

trạm kể cả trạm Hoà Bình đều đồng nhất theo kết quả kiểm định với tiêu

chuẩn Wincoocson. Điều đó cho thấy, với hai nhiệm vụ quan trọng hàng đầu

là phát điện và phòng lũ, hồ Hoà Bình hầu như chỉ có tác dụng điều hoà dòng

chảy trong năm chứ không ảnh hưởng đến giá trị dòng chảy trung bình năm

cũng như tổng lượng dòng chảy hàng năm.

- Tính trung bình hàng năm, tổng lượng dòng chảy đóng góp vào sông

Hồng của sông Đà là 54021 (106m3), của sông Thao là 23747 (106m3) và của

sông Lô là 32419 (106m3). Như vậy, trong tổng lượng nước hàng năm do ba

sông Đà, Thao, Lô đổ vào sông Hồng, lượng nước do sông Đà là lớn nhất, tới

Dự án: Rà soát bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

16

49% (gần bằng tổng lượng nước do hai sông Thao và Lô), tiếp đó đến sông

Lô: 29% và ít nhất là sông Thao: 22%. Mặc dù có diện tích lưu vực gần xấp xỉ

nhau nhưng lượng nước hàng năm do sông Đà cung cấp cho sông Hồng lớn

hơn nhiều so với sông Thao vì lưu vực sông Đà nằm trong vùng mưa lớn hơn.

Cũng vì lý do đó mà lượng nước đóng góp của sông Lô vào sông Hồng lớn

hơn của sông Thao mặc dù diện tích lưu vực sông Lô nhỏ hơn diện tích lưu

vực sông Thao. Với cùng nguyên nhân trên, môđun và lớp dòng chảy hàng

năm của lưu vực sông Đà lớn nhất, sau đó đến lưu vực sông Lô và cuối cùng

là lưu vực sông Thao.

- Tỷ lệ đóng góp nước của hai sông Thao và Lô vào sông Hồng thời kỳ

trước và sau Hoà Bình sai khác nhau không nhiều, chỉ xấp xỉ 1%. Nhưng tỷ lệ

đóng góp nước của của sông Đà vào sông Hồng thời kỳ sau Hoà Bình tăng

2% so với thời kỳ trước Hoà Bình. Sự tăng tỷ lệ đóng góp của sông Đà vào

sông Hồng không phải do ảnh hưởng điều tiết của hồ Hoà Bình mà do vị trí

của hai thời kỳ trong chu kỳ thay đổi của lượng nước trong thời kỳ nhiều

năm. Thời kỳ trước Hoà Bình thuộc những pha ít nước (đường cong luỹ tích

sai chuẩn dòng chảy năm nghiêng xuống dưới, Ktb- 1 < 0), còn thời kỳ sau

Hoà Bình thuộc pha nhiều nước (đường cong luỹ tích sai chuẩn dòng chảy

năm nghiêng lên trên, Ktb- 1 > 0).

2.3.2. Dao động của dòng chảy năm trong thời kỳ nhiều năm

Dòng chảy năm không chỉ thay đổi theo không gian mà còn thay đổi theo

thời gian từ năm này qua năm khác. Mức độ biến đổi của dòng chảy năm

trong thời kỳ nhiều năm so với chuẩn của nó được đánh giá bởi hệ số biến đổi

dòng chảy năm Cv, còn quy luật dao động của nó trong thời kỳ nhiều năm

được thể hiện trên đường luỹ tích sai chuẩn dòng chảy năm trong thời kỳ quan

trắc của từng trạm.

Do khống chế các lưu vực lớn nên so với các nơi khác, mức độ biến động

của dòng chảy năm trong thời kỳ nhiều năm tại các trạm trên mạng sông

Dự án: Rà soát bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

17

nghiên cứu thuộc loại nhỏ, hệ số biến đổi dòng chảy năm tại các trạm đều chỉ

nằm trong khoảng từ 0,14 đến 0,2.

Phân tích đường cong luỹ tích sai chuẩn dòng chảy năm tại các trạm vẽ

phối hợp lên cùng một hệ trục toạ độ có thể thấy:

- Trong thời kỳ nhiều năm, dòng chảy năm dao động có xu thế chu kỳ

không chặt chẽ: những nhóm năm nhiều nước liên tục thường xuất hiện xen

kẽ với các nhóm năm ít nước liên tục tạo thành các chu kỳ nước trọn vẹn

nhưng không hoàn toàn. Các chu kỳ này lặp lại nhưng không hoàn cả về thời

gian lẫn biên độ dao động. Nếu bỏ qua các chu kỳ nước rất ngắn thì toàn bộ

thời kỳ có số liệu đo đạc dòng chảy (1956 - 2009) tại các trạm Hoà Bình, Yên

Bái, Sơn Tây, Hà Nội có thể xem là một chu kỳ nước lớn kéo dài 48 năm với

một pha nước nhiều, một pha ít nước và một số năm nước trung bình. Đối với

trạm Vụ Quang, thời kỳ 1956 - 1985 có thể coi là một chu kỳ nước trọn vẹn

với một pha nhiều nước, một pha ít nước và một vài năm nước trung bình.

Còn thời kỳ 1986 - 2009 thuộc pha nước trung bình trên đó xuất hiện một vài

chu kỳ nước rất nhỏ.

- Dao động của dòng chảy năm của 6 trạm không đồng bộ với nhau. Ở mức

độ nhất định, có thể coi các cặp trạm Hoà Bình và Yên Bái, Sơn Tây và Hà

Nội là những cặp trạm có dao động dòng chảy năm trong thời kỳ nhiều năm

tương đối đồng pha với nhau. Các cặp trạm này quan trắc được đồng thời các

giai đoạn nhiều nước, ít nước và nước trung bình nhưng tỷ số của các lưu

lượng trung bình trong các giai đoạn đó không phải là hằng số.

2.4. Phân phối dòng chảy trong năm

2.4.1. Mùa dòng chảy

Phù hợp với chế độ mưa mùa, trong một năm, dòng chảy trên lưu vực hệ

thống sông Hồng đoạn nghiên cứu cũng phân hoá thành hai mùa rõ rệt: mùa

lũ và mùa kiệt. Theo chỉ tiêu vượt trung bình (mùa lũ gồm các tháng liên tục

trong năm có lưu lượng dòng chảy bình quân tháng lớn hơn hoặc bằng lưu

Dự án: Rà soát bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

18

lượng dòng chảy bình quân năm với mức ổn định hàng năm đạt hoặc vượt

50%; mùa kiệt bao gồm các tháng còn lại), tác giả đã tiến hành phân mùa

dòng chảy cho tất cả 6 trạm trên mạng sông nghiên cứu dựa trên số liệu lưu

lượng dòng chảy trung bình tháng thực đo.

Từ kết quả phân mùa dòng chảy tiến hành tính toán các đặc trưng dòng

chảy mùa của 2 thời kỳ: trước và sau khi có hồ Hoà Bình.

Bảng 2.5. Kết quả phân mùa dòng chảy tại các trạm trên đoạn mạng sông

nghiên cứu

Mùa lũ Mùa kiệt Tên trạm Thời gian Tổng lượng

(% so với năm)Thời gian Tổng lượng

(% so với năm) Hoà Bình VI - X 75,12 XI - V 24,88 Yên Bái VI - X 70,21 XI - V 29,79

Vụ Quang VI - X 71,88 XI - V 28,12 Sơn Tây VI - X 72,84 XI - V 27,16 Hà Nội VI - X 70,89 XI - V 29,11

Thượng Cát VI - X 77,35 XI - V 22,65

Bảng 2.6. Kết quả tính toán các đặc trưng dòng chảy mùa trung bình thời

kỳ trước và sau Hoà Bình

Thời kỳ trước khi có hồ Hoà Bình Thời kỳ sau khi có hồ Hoà Bình

Mùa lũ Mùa kiệt Mùa lũ Mùa kiệt Tên trạm

∑Qnăm (m3/s)

∑QML

(m3/s)

% so với năm

∑QMK

(m3/s)

% so với năm

∑Qnăm

(m3/s)

∑QML

(m3/s) % so

với năm ∑QMK

(m3/s)

% so với năm

Hoà Bình 20163 15766 78,19 4397 21,81 21231 13696 64,51 3939 18,55

Yên Bái 9192 6535 71,10 2657 28,90 8928 6225 69,72 1593 17,84

Vụ Quang 12287 8881 72,28 3406 27,72 12803 8973 70,08 2655 20,74

Dự án: Rà soát bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

19

Thời kỳ trước khi có hồ Hoà Bình Thời kỳ sau khi có hồ Hoà Bình

Mùa lũ Mùa kiệt Mùa lũ Mùa kiệt Tên trạm

∑Qnăm (m3/s)

∑QML

(m3/s)

% so với năm

∑QMK

(m3/s)

% so với năm

∑Qnăm

(m3/s)

∑QML

(m3/s) % so

với năm ∑QMK

(m3/s)

% so với năm

Sơn Tây 42396 31682 74,73 10714 25,27 42038 29731 70,72 6661 15,84

Hà Nội 32487 23854 73,43 8633 26,57 30605 21642 70,71 5753 18,80

Thượng Cát 10616 8386 78,99 2230 21,01 11843 8913 75,26 1848 15,60

Nhận xét:

- Trong cả hai thời kỳ trước và sau khi có hồ Hoà Bình, các mùa dòng chảy

đều bắt đầu và kết thúc khá đồng bộ trên cả 6 trạm của đoạn mạng sông

nghiên cứu. Mùa lũ tại 6 trạm đều bắt đầu đồng thời vào tháng VI và kết thúc

đồng thời vào tháng X, chỉ kéo dài 5 tháng. Mùa kiệt bắt đầu vào tháng XI và

kết thúc vào tháng V năm lịch sau, kéo dài tới 7 tháng. Sự phân hoá giữa hai

mùa dòng chảy là khá sâu sắc. Mặc dù chỉ kéo dài 5 tháng nhưng tổng lượng

dòng chảy mùa lũ chiếm tới 70 - 77% tổng lượng dòng chảy năm, trong khi

đó, tổng lượng dòng chảy của suốt 7 tháng mùa kiệt chỉ chiếm 23 - 30% tổng

lượng dòng chảy năm.

- Hồ Hòa Bình có ảnh hưởng rõ rệt đến việc điều hoà chế độ dòng chảy

trong năm giữa hai mùa lũ và kiệt trên sông Đà và trên sông Hồng ở phía hạ

du của đập (các trạm Hòa Bình, Sơn Tây, Hà Nội và Thượng Cát). So với thời

kỳ trước khi có hồ Hòa Bình, tổng lượng dòng chảy mùa lũ trong thời kỳ sau

khi có hồ Hòa Bình giảm đi rõ rệt với mức độ giảm càng về hạ du càng thấp

dần (14% tại trạm Hòa Bình, 3% tại trạm Sơn Tây và 2% tại trạm Hà Nội).

Cùng với sự giảm của tổng lượng dòng chảy mùa lũ, tổng lượng dòng chảy

mùa kiệt được tăng lên một cách tương ứng với mức độ tăng càng về hạ du

càng ít dần (14% tại trạm Hòa Bình, 3% tại trạm Sơn Tây và 2% tại trạm Hà

Nội).

Dự án: Rà soát bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

20

Do ảnh hưởng điều tiết dòng chảy trong năm giữa hai mùa lũ và kiệt của hồ

Hòa Bình, tỷ lệ đóng góp dòng chảy của ba nhánh Đà, Thao, Lô vào sông

Hồng cũng thay đổi. Để đánh giá được sự thay đổi đó tiến hành tính toán tỷ lệ

nhập lưu của ba nhánh sông Đà, Thao, Lô vào sông Hồng của hai thời kỳ

trước và sau khi có hồ Hòa Bình. Các kết quả tính toán này cho thấy:

- So với thời kỳ trước khi có hồ Hòa Bình, tỷ lệ đóng góp nước của sông

Đà vào sông Hồng trong mùa lũ thời kỳ sau khi có hồ Hòa Bình giảm 2%

- Ngược lại, so với thời kỳ trước khi có hồ Hòa Bình, tỷ lệ đóng góp nước

của sông Đà vào sông Hồng trong mùa kiệt thời kỳ sau khi có hồ Hòa Bình

tăng 13%

Bảng 2.7. Tỷ lệ đóng góp dòng chảy mùa của ba nhánh Đà, Thao, Lô vào

sông Hồng thời kỳ trước và sau khi có hồ Hòa Bình (%)

Mùa lũ Mùa kiệt TKTHB TKSHB TKTHB TKSHB

Sông

Đặc trưng

∑Q % ∑Q % ∑Q % ∑Q % Đà QHB/QHB+ QYB+

QVQ

15659 50 13893 48 4393 42 7656 55

Thao QYB /QHB+ QYB+ QVQ

6536 21 6185 22 2655 25 2596 19

Lô QVQ /QHB+ QYB+ QVQ

8915 29 8919 30 3440 33 3683 26

2.4.2. Phân phối dòng chảy trong năm

Từ số liệu dòng chảy bình quân tháng thực đo tại các trạm trên đoạn mạng

sông nghiên cứu, tiến hành tính phân phối dòng chảy năm theo tháng dạng

bình quân năm bình quân nhiều năm cho các trạm trong hai thời kỳ trước và

sau khi có hồ Hòa Bình. Phân tích các kết quả tính toán được có thể thấy:

- Phân phối dòng chảy trong năm của thời kỳ trước khi có hồ Hoà Bình tại

tất cả các trạm rất không đều. Mô hình phân phối tại các trạm đều có dạng

một đỉnh (một năm có một cực đại và một cực tiểu). Tháng có dòng chảy cực

đại thường là tháng VIII và tháng có dòng chảy cực tiểu thường là tháng III.

Dự án: Rà soát bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

21

Lượng dòng chảy của tháng cực đại rất lớn, chiếm từ 19% đến 23% tổng

lượng dòng chảy cả năm và lớn gấp từ 7 đến 15 lần lượng dòng chảy tháng

cực tiểu. Ngược lại, lượng dòng chảy của tháng cực tiểu rất nhỏ, chỉ chiếm từ

1,5% đến 2,5% tổng lượng dòng chảy năm. Ba tháng có dòng chảy lớn nhất

trong năm của thời kì này là các tháng VII, VIII, IX. Tổng lượng dòng chảy

của ba tháng này chiếm tới từ 50% đến 58% tổng lượng dòng chảy năm. Ba

tháng có dòng chảy kiệt nhất thường là các tháng II, III, IV (hoặc I, II, III) với

tổng lượng dòng chảy chỉ chiếm khoảng từ 5% đến 9% tổng lượng dòng chảy

năm. Tổng lượng dòng chảy của ba tháng lũ lớn nhất lớn gấp từ 6 đến 12 lần

tổng lượng dòng chảy của 3 tháng kiệt nhất.

- Mô hình phân phối dòng chảy trong năm của thời kỳ sau Hoà Bình tại tất

cả các trạm cũng đều có dạng một đỉnh. Tháng có dòng chảy cực đại thường

là tháng VII hoặc VIII và tháng có dòng chảy cực tiểu thường là tháng II hoặc

III. Lượng dòng chảy của tháng cực đại vẫn rất lớn, chiếm từ 17% đến 24%

tổng lượng dòng chảy cả năm và lớn gấp từ 2,5 đến 3 lần lượng dòng chảy

tháng cực tiểu. Lượng dòng chảy của tháng cực tiểu rất nhỏ, chỉ chiếm từ

2,5% đến 3% tổng lượng dòng chảy năm. Ba tháng có dòng chảy lớn nhất

trong năm của thời kỳ này là các tháng VI, VII, VIII (hoặc VII, VIII, IX).

Lượng dòng chảy của ba tháng này chiếm tới 50 đến 58% tổng lượng dòng

chảy của toàn năm và lớn gấp từ 6 đến 12 lần tổng lượng dòng chảy của 3

tháng kiệt nhất. Ba tháng có dòng chảy nhỏ nhất thường là các tháng I, II, III

(hoặc II, III, IV). Tổng lượng dòng chảy của ba tháng này rất nhỏ, chỉ chiếm

từ 5% đến 8% tổng lượng dòng chảy năm.

- Với vai trò điều tiết dòng chảy, hồ Hòa Bình có ảnh hưởng rõ rệt đến sự

phân phối lượng dòng chảy năm theo tháng trên sông Đà và sông Hồng ở hạ

lưu đập. So với thời kỳ trước khi có hồ Hoà Bình, biên độ dòng chảy tháng

trong năm tại các trạm ở hạ lưu đập đều giảm đi đáng kể. Mức độ giảm càng

về hạ lưu càng yếu dần. So với thời kỳ trước khi có hồ Hòa Bình, tỷ số giữa

Dự án: Rà soát bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

22

lượng dòng chảy tháng cực đại và cực tiểu tại trạm Hoà Bình giảm 5,62 lần;

có hồ Hòa Bình. Mức độ giảm của tỷ số này càng xa đập cũng càng yếu

dần:tại trạm Hoà Bình giảm 4,6 lần; tại trạm Sơn Tây giảm 1,84 lần và tại

trạm Hà Nội giảm 1,46 lần.

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 23

0

1000

2000

3000

4000

5000

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII 0

500

1000

1500

2000

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

0

500

1000

1500

2000

2500

3000

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

0

2000

4000

6000

8000

10000

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

0

1000

2000

3000

4000

5000

6000

7000

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Th¸ng

Hßa B×nh

Q(m3/s) Q(m3/s)

Th¸ng

Yªn B¸i

Vô Quang

Q(m3/s)

Th¸ng

Q(m3/s)

Th¸ng

S¬n T©y

Hµ Néi

Th¸ng

Q(m3/s)

0

500

1000

1500

2000

2500

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XIITh¸ng

Q(m3/s)

Th−îng C¸t

Hình 2.2. Mô hình phân phối dòng chảy trong năm tại các trạm thuộc

đoạn mạng sông nghiên cứu thời kỳ trước khi có hồ Hòa

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 24

Q (m3/s)

Th¸ng

Hòa Bình

0

1000

2000

3000

4000

5000

6000

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

0

500

1000

1500

2000

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

0

500

1000

1500

2000

2500

3000

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Th¸ng

Q (m3/s)

Yên Bái

Th¸ng

Vụ Quang

Q (m3/s)

0

2000

4000

6000

8000

10000

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XIITh¸ng

Sơn Tây

Q (m3/s)

0

500

1000

1500

2000

2500

3000

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Th¸ng

Q (m3/s)

Hµ Néi

0

1000

2000

3000

4000

5000

6000

7000

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XIITh¸ng

Q (m3/s)

Thượng cát

Hình 2.3. Mô hình phân phối dòng chảy trong năm tại các trạm thuộc

đoạn mạng sông nghiên cứu thời kỳ sau khi có hồ Hòa Bình

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 25

2.5. Dòng chảy bùn cát ở các đoạn sông vùng dự án

− Lượng phù sa lơ lửng của sông Hồng lớn nhất trong các sông ở Việt

Nam, xếp vào loại các sông nhiều phù sa của thế giới. Trung bình nhiều năm

chuyển qua trạm Sơn Tây trên sông Hồng thời đoạn 1985 – 1990 đạt từ 114 –

115.106 tấn/năm, với tổng lượng nước 118.109 m3/năm. So với sông Mê Kông

khi vào Việt Nam với tổng lượng nước đạt gần 500.109m3/năm nhưng chỉ có

tổng lượng phù sa 95.106 tấn/năm (Diện tích lưu vực Mê Kông 795.000km2,

sông Hồng 143.600km2 tính đến Sơn Tây). Hàm lượng phù sa sông Hồng lớn

gấp 5 lần sông Mê Kông.

− Ở sông Thao và sông Đà có độ dốc lũng sông rất lớn, đất bị phong hóa

hóa học và nhiệt độ rất mạnh mẽ và sâu thành đất Feralitic rộng khắp, khi gặp

mưa cường độ dài ngày, đất bị xói mòn càng nghiêm trọng, nhất là khi rừng che

phủ bị chặt phá rộng khắp, thì mặt đất bị bào mòn rất nghiêm trọng, dòng chảy

phù sa tăng lên rất lớn trên các sông nhánh, làm cho diện tích đất đồi trọc tăng

lên rất nhiều.

− Ở sông Lô có độ dốc thung lũng nhỏ hơn, tỷ lệ diện tích đá vôi và sa

diệp thạch lớn hơn, độ ẩm từ dãy Hoàng Liên Sơn trở về phía đông lưu vực duy

trì ở mức cao gần như quanh năm. Rừng che phủ có bị phá hoại nhưng đã được

hồi phục nhanh hơn nên độ đục phù sa và tổng lượng phù sa của sông Lô nhỏ

hơn sông Thao và sông Đà.

− Độ đục nước sông biến đổi mạnh theo các mùa dòng chảy: rất lớn trong

mùa lũ và rất nhỏ trong mùa kiệt. Độ đục bình quân mùa lũ thường lớn hơn từ

1,7 đến 2 lần độ đục bình quân năm. So với độ đục bình quân mùa kiệt,độ đục

bình quân mùa lũ lớn gấp từ 4 đến chín lần đối với thời kỳ trước khi có hồ Hòa

Bình và từ 3 đến 5 lần đối với kỳ sau khi có Hồ Hòa Bình.

− Do tác dụng của hồ Hòa Bình, mức độ phân hóa độ đục nước sông giữa

hai mùa lũ và kiệt bớt sâu sâu sắc hơn, đặc biệt là trên sông Đà. Tỷ số giảm từ 9

lần trong thời kỳ trước khi có hồ Hòa Bình xuống còn khoảng 3 lần ở thời kỳ sau

khi có hồ Hòa Bình.

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 26

− Tác dụng này lan truyền đến các trạm Sơn Tây, Hà Nội trên sông Hồng

và Thượng Cát trên sông Đuống nhưng yếu dần (tại trạm bơm Sơn Tây: từ 4,05

xuống còn 5,06 lần)

− Từ khi hồ Hòa Bình bắt đầu hoạt động, độ đục nước sông bình quân

các mùa tại các trạm ở hạ lưu đều giảm đi rõ rệt, đặc biệt là trên sông Đà. Độ

đục bình quân mùa lũ tại Hòa Bình giảm 7,49 lần; tại Sơn Tây giảm 1,81 lần; tại

Hà Nội giảm 1,37 lần và tại Thượng Cát giảm 1.07 lần. Độ đục bình quân mùa

kiệt tại Hòa Bình giảm 2,39 lần; tại Sơn Tây giảm 1,47 lần; tại Hà Nội giảm

1,14 lần và tại Thượng Cát giảm 1,04 lần.

− Tại các trạm Yên Bái trên sông Thao và Vụ Quang trên sông Lô, tình

hình diễn biến theo chiều hướng gần như ngược lại. Độ đục nước sông bình

quân các mùa của thời kỳ sau khi có hồ Hòa Bình đều tăng lên rõ rệt so với thời

kỳ trước khi có hồ Hòa Bình. Sự tăng độ đục nước sông này xảy ra không phải

do tác động của hồ Hòa Bình mà xảy ra do hậu quả của việc chặt phá rừng bừa

bãi trên bề mặt lưu vực từ những năm giữa thập kỷ 80 trở lại đây. Độ đục bình quân

mùa lũ tại Yên Bái tăng 1,36 lần. Độ đục bình quân mùa kiệt tại Yên Bái tăng 1,46

lần và tại Vụ Quang tăng 1,27 lần.

− Sự giảm độ đục nước sông bình quân trong các mùa dòng chảy trên

sông Đà và sự tăng độ đục nước sông bình quân trong các mùa dòng chảy trên

các sông Thao và sông Lô trong thời kỳ sau khi có hồ Hòa Bình đã làm thay đổi

tương đối độ đục bình quân mùa của hạ lưu sông Đà, sông Thao, sông Lô và

sông Hồng. Nếu như trong thời kỳ trước khi có hồ Hòa Bình, độ đục bình quân

mùa sông Thao là lớn nhất và sông Lô là nhỏ nhất thì sau khi có hồ Hòa Bình,

độ đục bình quân mùa lớn nhất vẫn là sông Thao nhưng nhỏ nhất lại là sông Đà.

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 27

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÒNG

DẪN CÁC SÔNG VÙNG DỰ ÁN

3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến thay đổi của lòng dẫn

− Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của lòng dẫn. Thứ nhất

là hoạt động kiến tạo hiện đại. Những biến động mạnh như sự cướp dòng, chết

dòng hoặc xu hướng dịch chuyển lớn đều liên quan đến hoạt động kiến tạo hiện

đại. Ví dụ theo nghiên cứu của Viện Địa chất, sự chết cửa vào sông Đáy và Cà

Lồ liên quan đến biến dạng âm khu vực này. Trong nghiên cứu dấu vết địa mạo

và dòng sông cổ, ta thấy cửa Đáy và Cà Lồ trước đây dịch chuyển với biên độ

lớn (khoảng 5-10 km) do kết quả của hoạt động của các đứt gãy có phương á

kinh tuyến. Sự dịch chuyển của sông Hồng liên tục xuống phía Nam từ

Pleistocen trở lại đây có lẽ chủ yếu do biến dạng không đồng đều bề mặt đồng

bằng bởi hoạt động kiến tạo hiện đại.

− Thứ hai là sự cân bằng lượng bùn cát mà thượng lưu đưa xuống. Hầu

hết các nhà nghiên cứu đều đánh giá sự bồi tụ hay xói lở đoạn sông dựa trên cân

bằng lượng bùn cát của các mặt cắt khống chế. Có người đánh giá tổng quan dựa

trên cân bằng lượng bùn cát năm hoặc một số năm và có người chi tiết hơn bằng

sự đánh giá cân bằng theo tháng, cân bằng bùn cát giữa các sông Đà, Thao, Lô

và sông Hồng tại Sơn Tây, Hà Nội và Thượng Cát.

− Tính chất của vật liệu bùn cát được thể hiện bằng thành phần hạt được

phân tích trực tiếp từ các mẫu lấy trong nước trình bày bảng dưới (tại Sơn Tây,

Hà Nội):

Bảng 3.1. Thành phần hạt của hợp chất lơ lửng

Trạm Trọng lượng cỡ hạt (%) W (mm)

dTB

(m/s) Sơn Tây 19,7 21,2 26,4 12,4 20,3 0,00279 0,0588Hà Nội 14,6 18,4 29,4 13,9 23,7 0,00264 0,0501

Ghi chú: w - Tốc độ chìm lắng và dTB - đường kính hạt trung bình ảnh

hưởng tới sự chìm lắng và sức tải cát của dòng nước.

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 28

Lượng bùn cát thường thay đổi và chịu tác động thay đổi của dòng chảy. Biến

đổi của chế độ bùn cát từ số liệu thực đo tại các trạm Sơn Tây, Hà Nội và

Thượng Cát ta có bảng thống kê sau:

Bảng 3.2. Giá trị đặc trưng của bùn cát qua các thời kỳ

Hạng mục Giai đoạn Sơn Tây Hà Nội Thượng Cát

1960÷1988 579 501 563 1989÷1998 350 370 453 Hàm lượng trung bình

(mg/l) 1999÷2009 534 463 716 1960÷1988 14.600 9.593 5.290 1989÷1998 6.640 6.546 5.640 Hàm lượng tối đa

(mg/l) 1999÷2009 - - - 1960÷1988 117 79 32 1989÷1998 59 45 23 Lượng tải cát hàng năm

(106 tấn) 1999÷2009 - - - Nhận thấy, trước khi nhà máy thủy điện Hòa Bình đi vào hoạt động, tổng

lượng bùn cát thông qua trạm Thủy văn Sơn Tây là 117 triệu tấn/năm, đi qua Hà

Nội là 79 triệu tấn/năm, chênh lệch 38 triệu tấn/năm. Giai đoạn sau khi có nhà

máy thủy điện Hòa Bình hoạt động, lượng bùn cát qua Sơn Tây chỉ còn một nửa,

qua Hà Nội có giảm nhưng chênh lệch giữa hai trạm chỉ còn 14 triệu tấn/năm.

Cần chú ý rằng, những năm này cũng đồng thời diễn ra các hoạt động khai thác

cát có tổ chức và vô tổ chức với quy mô rộng khắp và cường độ mạnh làm sai

lệch cán cân cân bằng cát.

Thứ ba, chế độ thuỷ lực dòng chảy bao gồm:

Chế độ thuỷ lực chung chủ yếu là lưu lượng mà dòng sông tải. Yếu tố này

cũng được nhiều các nhà nghiên cứu chuyên môn đánh giá, đặc biệt là quan hệ

lưu lượng của đoạn hợp lưu ba sông sông Thao, sông Đà và sông Lô.

Chế độ thuỷ lực cục bộ xảy ra trên từng đoạn sông thể hiện bằng các thông số

thuỷ văn hình thái lòng dẫn như chiều rộng, chiều sâu, độ dốc đáy sông và hình

dạng mặt cắt ngang sông. Thông số ảnh hưởng lớn nhất đến xói lở là vận tốc cục

bộ. Theo nhiều nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước thì vận tốc lớn nhất trên

mặt cắt lớn hơn vận tốc trung bình khoảng 1,5÷4 lần. Tuy nhiên vận tốc lớn nhất

không xuất hiện trực tiếp với thành cứng lòng dẫn mà ở một khoảng cách nào

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 29

đó, có những bó dòng liên quan đến xói lở lòng dẫn. Khi vận tốc bó dòng lớn

hơn vận tốc xói cho phép của lòng dẫn thì gây ra xói lở, thường thì xói ngang.

− Cuối cùng là cấu tạo địa chất của lòng dẫn. Đây là yếu tố rất quan trọng

ảnh hưởng đến cơ chế xói lở hiện nay của đoạn sông nghiên cứu. Ta biết rằng

khối lượng bùn cát trong dòng chảy phụ thuộc vào chế độ thuỷ lực của dòng

chảy, mà chế độ thuỷ lực phụ thuộc vào lưu lượng, độ dốc lòng dẫn, chiều sâu

và chiều rộng cũng như hình dạng mặt cắt ngang lòng dẫn. Với một chế độ thuỷ

lực trên một đoạn sông thì gần như khối lượng bùn cát lơ lửng là không đổi. Nếu

lượng bùn cát nhỏ hơn tới hạn thì có sự xói lòng dẫn để bù đắp và ngược lại.

Tuy nhiên sự xói hay bồi lòng dẫn hay bờ lại phụ thuộc vào tính cục bộ của

dòng chảy và tính chất đất của lòng dẫn. Thường thì bản thân dòng chảy sẽ xói

hoặc bồi để tạo ra sự cân bằng tạm thời mà trong thuỷ văn hình thái đã đưa ra

các hệ số đánh giá biểu thị cho quan hệ giữa độ sâu, chiều rộng và độ dốc lòng

dẫn. Với một chế độ thuỷ lực lòng dẫn nhất định thì thành phần chất bùn cát mà

dòng chảy mang theo có đặc trưng nhất định. Đại đa số lòng dẫn chảy qua đồng

bằng rộng lớn như đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ thì chỉ có khả năng mang theo

các hạt từ cát hạt mịn trở xuống đến bột, sét. Các hạt lớn hơn sẽ được vận

chuyển theo hình thức di đáy hoặc chuyển tải từ bờ này qua bờ kia do nước chảy

quẩn.

3.2. Ảnh hưởng của điều tiết hồ Hòa Bình đến dòng chảy các sông vùng dự

án.

3.2.1. Trước khi có thủy điện Hòa Bình

Thời kỳ trước khi có hồ Hòa Bình, sông Đà đóng góp một lượng bùn cát trên

50% cho sông Hồng, còn lại là của sông Thao và sông Lô. Tính toán từ số liệu

(1957-1982) cho thấy lưu lượng bùn cát trung bình hàng năm cát trên sông Đà là

1910 kg/s, trên sông Hồng là 3593 kg/s.

(1). Sông Hồng và sông Đà

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 30

− Trên toàn tuyến sông nghiên cứu hình thái của tuyến sông Đà và sông

Hồng đoạn từ sau thủy điện Hòa Bình có dạng hình sin không đều do địa hình và

địa chất của hai bờ sông và lòng sông tạo nên.

− Sông Hồng giữ vai trò rất quan trọng, nếu như không muốn nói là quyết

định, đối với tiến trình phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa của Hà Nội. Song,

sông Hồng cũng gây ra không biết bao nhiêu thiệt hại đối với người và tài sản

của khu vực. Đó là tính hai mặt của bất kỳ một dòng sông nào diễn ra theo quy

luật tự nhiên. Mỗi dòng sông dù lớn hay nhỏ đều chở nặng phù sa nhiều hoặc ít

để bồi đắp nên các đồng bằng châu thổ phì nhiêu với kích thước khác nhau. Mỗi

lần lũ lụt xảy ra, là mỗi lần bồi dày thêm lớp phù sa trên toàn bộ đồng bằng châu

thổ của nó. Song mỗi lần lũ lụt lại gây ra nỗi kinh hoàng cho các cộng đồng dân

cư sống ở đây.

− Ngoài sự phân nhánh của sông Hồng trong quá trình tiến ra biển để tạo

cho mình một đồng bằng châu thổ rộng lớn, thì bản thân của sông Hồng và các

nhánh của nó cũng bị uốn khúc theo quy luật chung về phát triển lòng sông.

Trong quá trình uốn khúc này, dòng sông càng ngày càng trở nên cong hơn. Đến

một lúc nào đó, vào mùa lũ, nước sông nhiều và khó tiêu thoát nhanh trên đoạn

sông cong, thì dòng nước sẽ cắt thẳng ở vị trí 2 khúc uốn gần nhau và bỏ lại

đoạn sông cong cũ. Đoạn sông này được gọi là sông chết hoặc hồ móng ngựa.

Hồ Tây là một ví dụ rõ ràng về điều này. Tuy nhiên, trong đa số trường hợp, các

đoạn sông đó dần bị bồi lấp và cạn đi để lại những dải đất thấp (dải ruộng trũng).

Các cảnh quan thư vậy, hiện nay còn quan sát được khá rõ trên dải đồng bằng

hai bên bờ sông Hồng đoạn từ Sơn Tây đến Hà Nội. Kể từ khi có hệ thống đê

dọc hai bờ sông, thì quá trình uốn khúc chỉ xảy ra trong phạm vi giới hạn này.

Nhưng nếu bờ xói xảy ra mạnh và liên tục sẽ dẫn đến vỡ đê.

(2). Sông Lô và sông Thao

− Sông Lô và sông Thao là thượng nguồn của sông Hồng, có tác dụng

không nhỏ trong việc hình thành nên chế độ dòng chảy của của sông Hồng.

Trước khi có đập thủy điện Hòa Bình dòng chảy của sông Lô và sông Thao gần

như chỉ phụ thuộc vào điều kiện địa hình và khí tượng thủy văn trong vùng. Bán

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 31

kính tại các đoạn cong đỉnh hình sin thường biến động trong khoảng từ 350m

đến 1100m.

− Theo kết quả điều tra thực địa tại các khu dân cư và kết quả khảo sát

địa hình từ các năm trước thì trên tuyến sông Lô và Thao hầu như không có biến

động lớn theo chiều ngang.

− Sông Lô và sông Thao cũng mang trong mình một lượng phù sa tương

đối lớn góp phần không nhỏ vào việc thành tạo nên đồng bằng sông Hồng.

3.2.2. Sau khi có hồ Hòa Bình

− Sau khi thủy điện Hòa Bình đi vào hoạt động do mất cân bằng bùn cát

nên quá trình diễn biến xói phổ biến thể hiện rất rõ ở vùng hạ du công trình thủy

điện, xói diễn ra mạnh ở vùng gần đập và lan truyền xuống hạ du. Càng xuôi về

hạ lưu xói càng giảm dần, nói cách khác là cân bằng bùn cát được khôi phục dần

theo chiều xuôi về hạ lưu.

0

500

1000

1500

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Thêi kú tr−íc khi cã hå Hßa B×nhThêi kú sau khi cã hå Hoµ B×nh

0

1000

2000

3000

4000

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Thêi kú tr−íc khi cã hå Hßa B×nhThêi kú sau khi cã hå Hoµ B×nh

a. Trạm Hòa Bình b. Trạm Yên Bái

0

200

400

600

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Thêi kú tr−íc khi cã hå Hßa B×nhThêi kú sau khi cã hå Hoµ B×nh

0

500

1000

1500

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Thêi kú tr−íc khi cã hå Hßa B×nhThêi kú sau khi cã hå Hoµ B×nh

c. Trạm Vụ Quang d. Trạm Sơn Tây

ρ (g/m3)

Tháng

ρ (g/m3)

Tháng

ρ (g/m3) ρ (g/m3)

Tháng Tháng

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 32

0

500

1000

1500

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Thêi kú tr−íc khi cã hå Hßa B×nhThêi kú sau khi cã hå Hoµ B×nh

e. Trạm Hà Nội Hình 3.1. Mô hình phân phối độ đục trong năm của 2 thời kỳ: trước và sau

khi có hồ Hòa Bình

0

2000

4000

6000

8000

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Thêi kú tr−íc khi cã hå Hßa B×nhThêi kú sau khi cã hå Hßa B×nh

0

2000

4000

6000

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Thêi kú tr−íc khi cã hå Hßa B×nhThêi kú sau khi cã hå Hßa B×nh

a. Trạm Hòa Bình b. Trạm Yên Bái

0

500

1000

1500

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Thêi kú tr−íc khi cã hå Hßa B×nhThêi kú sau khi cã hå Hßa B×nh

0

2000

4000

6000

8000

10000

12000

14000

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Thêi kú tr−íc khi cã hå Hßa B×nhThêi kú sau khi cã hå Hßa B×nh

c. Trạm Vụ Quang d. Trạm Sơn Tây

ρ (g/m3)

Tháng

Qs (kg/s)

Tháng

Qs (kg/s)

Tháng

Qs (kg/s) Qs (kg/s)

Tháng Tháng

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 33

0

2000

4000

6000

8000

10000

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Thêi kú tr−íc khi cã hå Hßa B×nhThêi kú sau khi cã hå Hßa B×nh

e. Trạm Hà Nội

Hình 3.2. Mô hình phân phối lưu lượng bùn cát lơ lửng trong năm của hai

thời kỳ: trước và sau khi có hồ Hòa Bình

− Hiện tại ở khu vực hạ lưu sát đập, cách đập 0,5km đến 1km do hiện

tượng xói sâu diễn ra mạnh. Hiện tượng xói sâu lan truyền xuống hạ lưu các

đoạn tiếp theo chiều sâu giảm dần. Do lòng sông bị hạ thấp rất lớn ảnh hưởng tới

tốc độ ổn định của bờ sông gây sạt lở khá mạnh tại khu vực ngay sát chân đập

đến cách đập 500m.

− Sau khi đập Thủy điện Hòa Bình, dòng sông Hồng đoạn chảy qua Hà

Nội có những biến động khá phức tạp. Đó là hiện tượng xói lở bờ sông, bồi tụ

đáy sông làm thay đổi dòng chảy dẫn đến đe dọa độ ổn định của hệ thống đê kè.

Theo dõi sự biến động của lòng dẫn sông Hồng chảy qua Hà Nội kể từ năm

1989 đến năm 1998 (nghĩa là sau 10 năm) có thể chia làm 3 đoạn với xu thế

khác nhau. Đoạn thứ nhất bắt đầu từ trước khi vào địa phận Hà Nội có xu thế bồi

tụ nâng cao đáy chiếm ưu thế. Đoạn thứ hai kéo dài từ phía Tây cầu Thăng Long

khoảng 500 mét đến phía Đông xã Tầm Xá (huyện Đông Anh) trước khi chia

nước cho sông Đuống có xu hướng đào sâu đáy chiếm ưu thế, trong đó đáng kể

nhất là đoạn chảy qua phường Nhật Tân. Đoạn thứ 3 từ khu vực chia nước cho

sông Đuống đến hết địa phận Hà Nội sự biến động của lòng sông diễn ra phức

tạp.

Mặc dù lòng dẫn sông Đà theo tính toán tiếp tục biến đổi và sẽ đạt trạng thái

cân bằng mới vào khoảng năm 2035, khi đó trên đoạn sông Hồng từ Sơn Tây

đến Hưng Yên được nhìn nhận tổng thể là sẽ không xảy ra hiện tượng xói sâu

Qs (kg/s)

Tháng

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 34

hay bồi cao nào. Xét riêng tại Hà Nội, ở đây, quá trình biến đổi lòng dẫn của hệ

thống không tác động đáng kể gì đến lòng sông đoạn sông này. Cụ thể cao độ

lòng sông trung bình tại Hà Nội vẫn chỉ dao động lên xuống ở cao trình khoảng

+4m.

Sau khi thủy điện Hòa Bình đi vào hoạt động có nhiều vị trí ở hạ du dòng

chảy ép sát vảo bờ gây sạt lở mạnh, cụ thể là 3 vị trí: phía sau hợp lưu Thao –

Đà, phía sau hợp lưu Lô – Hồng và vị trí tại Trung Hà – Đan Phượng.

Tại ngã 3 Thao – Đà là đoạn hợp lưu của 2 sông nên chế độ dòng chảy rất

phức tạp hơn nữa đây còn là đoạn sông cong nên hình thái lòng sông không ổn

định, thường xuyên xảy ra sạt lở. Hiện tại trên đoạn này đã làm kè 2 bên (kè

Phong Vân).

Tại ngã 3 Lô – Hồng cũng là đoạn hợp lưu của 2 sông nên chế độ dòng chảy

rất phức tạp hơn nữa sông Lô cũng bị ảnh hưởng mạnh của điều tiết hồ Tuyên

Quang nên hình thái lòng sông không ổn định, thường xuyên xảy ra sạt lở. Hiện

tại trên đoạn này đã làm kè 2 bên bờ (kè Thanh Miếu K104.46-K105.08; Phú

Cường K11,7 – K13,4)

Tại Trung Hà – Đan Phượng là đoạn sông cong, do sự vận động của dòng

sông cong nên dòng chảy thường xuyên biến đổi, thường xuyên xảy ra sạt lở.

Hiện tại trên đoạn này đã làm kè 2 bên bờ (kè Hồng Hà, kè Tòng Bạt)

3.3. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến lòng dẫn các sông vùng dự án

3.3.1. Khí hậu

Trong những năm gần đây do ảnh hưởng của sự thay đổi thời tiết, lượng nước

về mùa kiệt xuống thấp làm cho sự chênh lệch mực nước giữa hai mùa lũ và kiệt

lớn. Kèm theo đó là hiện tượng sạt lở bờ đe doạ đến các hộ dân sống ven bờ

sông và ảnh hưởng đến an toàn đê điều. Liên tiếp trong những năm qua từ năm

2001 đến nay hiện tượng sạt lở đã xảy ra liên tiếp trên các sông phía hạ du nhà

máy thủy điện Hòa Bình. Đến nay hiện tượng sạt lở trên hệ thống sông Hồng

vẫn tiếp tục diễn ra và ngày càng nghiêm trọng. Đặc biệt sau mùa lũ năm 2009

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 35

nhiều vị trí sạt lở mới xuất hiện và diễn biến ngày một phức tạp ảnh hưởng đến

an toàn đê điều, uy hiếp trực tiếp đến an toàn tính mạng của người dân.

3.3.2. Khai thác cát

− Tại 3 tuyến sông lớn chảy qua địa bàn Thủ đô gồm: Sông Hồng, sông

Đà, sông Đuống với tổng chiều dài lên tới hơn 280km ở hai bên bờ sông có hàng

trăm bãi tập kết vật liệu cát sỏi.

− Theo số liệu thống kê hiện nay có tới hơn 30 điểm khai thác cát, trong

đó có 5 điểm khai thác cố định và 26 điểm khai thác lưu động.

− Tại nhiều địa phận như: Huyện Đan Phượng, Từ Liêm, Long Biên…

nơi sông Hồng chảy qua, tình trạng khai thác cát một cách ồ ạt và vô tổ chức.

Việc này gây sụt lún, ảnh hưởng đến sự an toàn của hành lang bảo vệ đê. Việc

khai thác, tập kết những bến bãi này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến dòng

chảy của sông. Nguy hại hơn còn làm cho sạt lở bờ sông, gây ảnh hưởng đến

tính mạng và tài sản của những hộ dân sống ở hai bên bờ sông.

− Bên cạnh đó, việc khai thác cát còn làm cho nhiều khúc sông bị thay

đổi dòng chảy gây sạt lở đê điều, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông đường

thủy và đời sống người dân ở dọc đê.

− Hiện tượng bồi tụ thành dải cồn cát đã, đang xảy ra mạnh tại trước cửa

trạm bơm Ấp Bắc, khu vực đình Chèm, bãi Tứ Liên, bãi Thạch Cầu, bãi Duyên

Hà... Trong khi đó, một số công trình chỉnh trị dòng chảy như: cụm 14 mỏ hàn

Tầm Xá, cụm kè hướng dòng Phú Gia - Tứ Liên, các mỏ hàn cọc bê tông trên

bãi Tứ Liên, Trung Hà, Thạch Cầu... đã xuống cấp nghiêm trọng, làm cho tình

hình bồi lắng, sạt lở diễn biến khó lường hơn. Sự thay đổi dòng chảy là nguyên

nhân chính dẫn đến hiện tượng sạt lở bờ sông diễn biến phức tạp. Khu vực xã

Hải Bối (huyện Đông Anh), phường Ngọc Thụy - Bồ Đề (quận Long Biên) là

hai nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của tình trạng sạt lở bờ sông. Ví dụ: sự

chuyển hướng của dòng chảy mùa lũ bị khối bê tông, gạch đá khổng lồ do các

khu dân cư lấn chiếm bãi tạo ra từ phía bờ phải ép sang; dòng chủ lưu từ kè Phú

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 36

Gia - Tứ Liên, gặp sự nhô ra của khối bồi đầu bãi Tứ Liên, làm cho địa bàn

phường Ngọc Thụy sạt lở nghiêm trọng vài năm gần đây.

− Ngoài ra, hiện tượng khai thác cát trái phép, tập kết bãi vật liệu sau

khai thác không theo quy hoạch xuất hiện ở rất nhiều nơi gây nguy cơ về mất an

toàn đê điều, tính ổn định của cầu vượt sông và dễ gây ô nhiễm môi trường.

− Kết quả phân tích số liệu cao trình mặt bãi tại 25 mặt cắt ngang từ năm

1979 đến nay cho thấy, cao độ trung bình bãi sông hiện nay đã cao hơn 0,7-0,8m

ở bờ trái và khoảng 1m ở bờ phải. Như vậy, báo động 1 sẽ không còn là mức

nước bắt đầu tràn bãi nữa. Hiện tượng này phần lớn là do cư dân trong quá trình

lấn chiếm bãi sông đã tôn cao nền đất ở và đất vườn. Khi có quá nhiều vật cản

trên bãi, dòng chảy lũ tràn bãi lại nông, vận tốc nhỏ sẽ gây ra bồi lắng trên bãi.

Việc nâng cao cao trình mặt bãi sẽ làm thay đổi thế sông và kèm theo là giảm

khả năng thoát lũ. Hiện tượng hạ thấp mực nước mùa kiệt gây khó khăn đối với

giao thông thủy và lấy nước dẫn tưới, gây nhiều tổn thất không kém lũ lụt mà

Hà Nội đang gặp phải.

3.4. Đánh giá chung

− Nguyên nhân cơ bản của diễn biến lòng sông là sự mất cân bằng trọng

tải cát. Trong bất kỳ đoạn sông nào, hoặc trong bất kỳ một vùng cục bộ nào của

đoạn sông đó dưới một điều kiện nhất định, dòng chảy có một sức tải cát nhất

định. Khi xây dựng đập ngăn sông tạo kho nước cho mục đích phát điện hoặc

cấp nước sẽ làm cho chế độ thủy lực, thủy văn và lòng dẫn của thượng hạ lưu

đập có những thay đổi căn bản. Ở vùng thượng lưu đập dâng sẽ hình thành một

kho nước lớn và được điều tiết theo chế độ vận hành của nhà máy thủy điện

hoặc công trình đầu mối, ở đó mực nước dâng cao, diện tích, dung tích tăng lên

và tốc độ dòng chảy nhỏ có thời gian giảm gần như tuyệt đối làm cho bùn cát

của lòng sông lắng đọng lại trong hồ chứa. Quá trình bồi lắng kéo dài theo tuổi

thọ của hồ. Ở vùng hạ du xuất hiện một quá trình biến đổi hình thái lòng dẫn

kéo theo sự thay đổi quan hệ thủy văn giữa mực nước (H) và lưu lượng (Q). Do

bùn cát tự nhiên của sông bị giữ lại ở thượng lưu đập trong hồ chứa, tháo xuống

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 37

hạ lưu theo tuốc bin thủy điện hoặc tràn xả lũ là dòng nước mang rất ít bùn cát.

Do đó có sự mất cân bằng giữa khả nâng tải cát của dòng nước (St) với lượng

chuyển cát thực tế của dòng sông hạ lưu (S0) mà St luôn lớn hơn S0. Dòng chảy

luôn “đói” bùn cát này sẽ phải đào xói lòng dẫn hạ lưu để lấy lại trạng thái cân

bằng vận chuyển bùn cát, vì vậy lòng dẫn hạ lưu dần dần bị xói hạ thấp. Do mất

cân bằng bùn cát nên quá trình diễn biến xói phổ biến thể hiện rất rõ ở vùng hạ

du công trình thủy điện. Ở vùng hạ lưu, lòng sông bị xói hạ thấp xuống kéo theo

sạt lở hai bờ sông rất mạnh làm mất ổn định cho bản thân công trình thủy điện

và các công trình ven sông như cầu, bến cảng, cống, trạm bơm, đặc biệt là hệ

thống chống lũ. Mực nước ở hạ lưu hạ thấp làm cho các cửa lấy nước được xây

dựng trước đây có thể bị “treo” không lấy được nước, các hoạt động giao thông

thủy cũng bị ảnh hưởng. Đặc biệt các vùng phân nhập lưu trong phạm vi của xói

phổ biến cũng bị ảnh hưởng lan truyền ra các nhánh sông theo các hiệu ứng của

vùng phân nhập lưu. Có thể nói rằng đây là nguyên nhân chính dẫn đến những

sự biến động của lòng dẫn sau khi thủy điện Hòa Bình đi vào hoạt động.

− Một nguyên nhân nữa cũng gây nên sự biến đổi đáng kể của lòng dẫn

đó là sự vận hành của nhà máy thủy điện theo chế độ điều tiết phụ tải ngày đêm

làm thay đổi đột ngột mực nước hạ lưu cũng làm mất ổn định bờ, gây sạt lở bờ

vùng hạ lưu rất mạnh. Tình hình trên thể hiện rất rõ ở hạ lưu thủy điện Hòa

Bình.

− Do địa chất cấu tạo lòng dẫn ở mỗi đoạn sông cũng khác nhau nên xu

thế xói cũng không thuần nhất. Có đoạn xói nhiều, có đoạn xói ít. Có thời kỳ có

đoạn bị bồi và xói xen kẽ.

− Sự vận động của dòng sông cong, đây là những nơi dòng chảy không

ổn định cũng là một nguyên nhân gây lên những biến động lòng dẫn. Phía bờ

lõm do dòng chảy chủ lưu áp sát bờ, khi vận tốc dòng chảy lớn hơn vận tốc khởi

động của đất cấu tạo bờ sông sẽ gây sạt lở, phạm vi sạt lở thường phát triển từ

thượng lưu về hạ lưu. Ngoài ra, sạt lở cũng có thể xuất hiện dọc theo bờ của một

con sông trong trạng thái cân bằng động.

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 38

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân chủ quan cũng gây ảnh hưởng đến diễn

biến lòng dẫn, sạt lở bờ sông như:

Do khai thác cát, sỏi lòng sông trái phép, sai phép hoặc không theo quy

hoạch: khai thác cát, sỏi lòng sông là việc làm tất yếu phục vụ nhu cầu xây dựng

đang ngày càng phát triển, nếu khai thác theo đúng quy hoạch, đúng phép có tác

dụng rất tích cực cho thoát lũ, ổn định lòng dẫn và giao thông thủy. Tuy nhiên,

hiện việc cấp giấy phép, quản lý khai thác cát, sỏi lòng sông hiện còn rất nhiều

khó khăn, chế tài hiện chưa đủ mạnh và chưa có sự phối hợp đồng bộ của các

địa phương nên việc khai thác trái phép vẫn tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi làm thay

đổi chế độ dòng chảy, thay đổi hàm lượng bùn cát, đặc biệt có nơi việc khai thác

cát trái phép ngay tại khu vực chân kè bảo vệ bờ gây sạt lở nghiêm trọng.

Do ảnh hưởng của các hoạt động giao thông thủy: Sóng do tàu thuyền, sự

đào bới lòng sông của chân vịt tàu, thuyền, neo đậu tàu thuyền không đúng với

quy định, xây dựng công trình không hợp lý... là một một trong các nguyên nhân

trực tiếp làm gia tăng diễn biến sạt lở. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế

quốc dân, giao thông thủy đang ngày càng phát triển nhanh và mạnh cả về số

lượng, tải trọng và tốc độ của tàu thuyền... nếu không kịp thời có các biện pháp

quản lý hữu hiệu, ảnh hưởng của giao thông thủy tới diễn biến sạt lở bờ sông sẽ

ngày càng nghiêm trọng.

Do việc xây dựng không hợp lý các công trình: Một số công trình như giao

thông, thủy lợi,... cần xây dựng ven sông (được phép theo Luật Đê điều, Pháp

lệnh Phòng chống lụt bão), tuy nhiên nhiều công trình thiết kế, xây dựng chưa

hợp lý như đắp đường dẫn dài trên bãi sông, bố trí trụ cầu không phù hợp làm

thay đổi hướng dòng chảy, nhất là khi mực nước sông dao động mạnh.

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 39

CHƯƠNG 4. CÁC DỰ ÁN QUY HOẠCH CHỈNH TRỊ ĐÃ CÓ

TRONG VÙNG DỰ ÁN

Cho đến nay cũng đã có nhiều đề tài, dự án liên quan đến vấn đề quy hoạch

phòng chống lũ, chỉnh trị sông tại một số khu vực trong vùng dự án.

4.1. Dự án: Quy hoạch chỉnh trị vùng hạ du sông Lô Gâm do ảnh hưởng

điều tiết hồ thủy điện Tuyên Quang

4.1.1. Mục tiêu của dự án

Mục tiêu của việc qui hoạch chỉnh trị hạ du Lô – Gâm nhằm từng bước điều

chỉnh lòng sông về trạng thái ổn định theo quy luật vận động của dòng sông khi

có sự tham gia điều tiết dòng chảy của thủy điện Tuyên Quang góp phần phục

vụ có hiệu quả các yêu cầu về phòng chống sạt lở bờ sông, thoát lũ, đảm bảo an

toàn hệ thống đê điều, giao thông thủy và phát triển các ngành kinh tế khác.

4.1.2. Nội dung đã thực hiện

− Đánh giá thực trạng, diễn biến lòng dẫn và hệ thống các công trình

chỉnh trị sông

− Dự báo diễn biến lòng dẫn hạ du sông Lô – Gâm do ảnh hưởng điều tiết

của hồ chứa Tuyên Quang

− Xác định lưu lượng tạo lòng và xây dựng tuyến chỉnh trị

− Bổ sung phương án quy hoạch chỉnh trị

− Khái toán kinh phí và phân kỳ đầu tư

− Đánh giá tác động môi trường

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 40

Hình 4.1. Biểu đồ lưu lượng xả qua hồ chứa Tuyên Quang

Hình 4.2. Phạm vi dự án

4.2. Dự án: Quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết cho các tuyến sông có đê

trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2009– Viện Quy hoạch thủy lợi

4.2.1. Mục tiêu của dự án

Làm cơ sở để lập quy hoạch đê điều, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây

dựng và các quy hoạch khác liên quan đến các ngành, địa phương

4.2.2. Nội dung đã thực hiện

− Xác định mức đảm bảo phòng chống lũ cho các tuyến sông có đê trên

địa bàn thành phố Hà Nội

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 41

− Xác định lũ thiết kế của tuyến sông có đê gồm lưu lượng lũ thiết kế,

mực nước lũ thiết kế cho từng giai đoạn

− Xác định chỉ giới thoát lũ

− Đánh giá khả năng phân lũ vào sông Đáy và sông Tích

− Đề xuất giải pháp quy hoạch phòng chống lũ sắp xếp theo thứ tự ưu

tiên của từng giai đoạn

Hình 4.3. Lưu tốc dòng chảy sông Hồng từ ngã 3 Việt Trì đến cầu Thăng

Long (mô hình MIKE 21)

4.3. Dự án: Lập quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết cho các tuyến sông có

đê trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 – 2015 – Viện KHTL

Việt Nam

4.3.1. Mục tiêu của dự án

- Xác định mức độ đảm bảo chống lũ cho các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

- Xác định lũ thiết kế của tuyến sông có đê gồm lưu lượng lũ thiết kế và mực nước lũ thiết kế.

- Xác định mức độ và quy mô xảy ra ngập lụt khi chậm lũ. - Xác định giải pháp công trình, phi công trình để phòng, chống lũ đối với từng

tuyến sông có đê.

4.3.2. Nội dung đã thực hiện

− Đánh giá hiện trạng các công trình phòng chống lũ

− Phân tích dòng chảy lũ

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 42

− Phân tích vùng bảo vệ và tuyến phòng lũ

− Xây dựng các kịch bản tính toán, phương án quy hoạch

− Xác định mức đảm bảo phòng, chống lũ cho từng tuyến sông

− Xác định hành lang thoát lũ trên từng tuyến sông

− Xác định tuyến chỉnh trị, ổn định lòng dẫn

− Xây dựng bản đồ ngập lụt và đánh giá thiệt hại vùng chậm lũ

− Đề xuất các giải pháp và phương án quy hoạch phòng chống lũ

− Đánh giá tác động môi trường khi thực hiện quy hoạch

− Kinh phí thực hiện quy hoạch

45300

44920

39550

39120

32300 31095

29550

26550

22635

21745 20745

19655 18050

17700

14800 14235 12550

12540

11550

Vinh Phuc (Hien Trang) Plan: 1) Q500_1996_M5_0 3/6/2009

Legend

WS origin

WS encroachment

Ground

Levee

Bank Sta

Encroachm ent

Hình 4.4. Tuyến hành lang thoát lũ trên mặt bằng đoạn sông Lô

4.4. Dự án: Lập quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết cho các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2008 – 2015 – Viện KHTL Việt Nam

4.4.1. Mục tiêu của dự án

- Xác định mức độ đảm bảo chống lũ cho các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

- Xác định lũ thiết kế của tuyến sông có đê gồm lưu lượng lũ thiết kế và mực nước lũ thiết kế.

- Xác định mức độ và quy mô xảy ra ngập lụt khi chậm lũ. - Xác định giải pháp công trình, phi công trình để phòng, chống lũ đối với từng

tuyến sông có đê.

4.4.2. Nội dung đã thực hiện

− Đánh giá hiện trạng các công trình phòng chống lũ

− Phân tích dòng chảy lũ

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 43

− Phân tích vùng bảo vệ và tuyến phòng lũ

− Xây dựng các kịch bản tính toán, phương án quy hoạch

− Xác định mức đảm bảo phòng, chống lũ cho từng tuyến sông

− Xác định hành lang thoát lũ trên từng tuyến sông

− Xác định tuyến chỉnh trị, ổn định lòng dẫn

− Đề xuất các giải pháp và phương án quy hoạch phòng chống lũ

− Đánh giá tác động môi trường khi thực hiện quy hoạch

− Kinh phí thực hiện quy hoạch

Hình 4.5. Tuyến sông ổn định đoạn ngã 3 Thao - Đà

4.5. Các dự án khác

− Nghiên cứu đánh giá xói sâu sau thủy điện Hòa Bình, GS.TS. Vũ Tất

Uyên, 1999-2000

− Nghiên cứu đánh giá nguyên nhân suy giảm và giải pháp tăng khả năng

thoát lũ tại các trọng điểm, Viện Khoa học thủy lợi, 2000

− Chương trình phòng chống lũ đồng bằng sông Hồng – sông Thái Bình,

Cục QLĐĐ&PCLB, 2002.

− Chương trình phòng ngừa và xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển, Cục Quản lý

đê điều và Phòng chống lụt bão, 2005.

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 44

4.6. Đánh giá chung

− Các dự án đều đã thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra

− Các dự án đều đã phân tích chi tiết về hiện trạng và đánh giá mực độ ổn

định của các công trình hiện có

− Đã thiết lập mô hình tính toán và đưa ra các biện pháp công trình và phi

công trình nhằm tăng khả năng thoát lũ và ổn định đường bờ

− Đã khái toán kinh phí và phân kỳ đầu tư cho các công trình đề xuất

− Tuy nhiên các dự án chủ yếu đều nhằm mục tiêu quy hoạch phòng

chống lũ chứ không phải là quy hoạch chỉnh trị sông bảo vệ bờ, hơn nữa các dự

án trong phạm vi nhỏ lẻ của từng vùng cho nên chưa đánh giá được một cách hệ

thống cũng như chưa xây dựng được tuyến chỉnh trị cho các tuyến sông hạ du

thủy điện Hòa Bình

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 45

CHƯƠNG 5. HIỆN TRẠNG KẾT CẤU, MỨC ĐỘ ỔN ĐỊNH CÁC

CÔNG TRÌNH CHỈNH TRỊ TRÊN CÁC SÔNG VÙNG DỰ ÁN

5.1. Hiện trạng và mức độ ổn định của các tuyến kè hiện có

5.1.1. Sông Hồng

Hình 5.1. Hiện trạng và vị trí các tuyến kè đoạn từ Đan Phượng đến Sơn

Tây - Sông Hồng

Hình 5.2. Hiện trạng và vị trí các tuyến kè đoạn từ ngã 3 Thao Đà đến ngã 3

Lô Hồng – Sông Hồng

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 46

(1). Kè bờ hữu sông Hồng

Tuyến hữu Hồng có 31 kè lát mái hộ bờ với tổng chiều dài là 65,625km. Một

số khu vực bờ sông và kè đang có diễn biến sạt lở. Nguyên nhân do diễn biến

phức tạp của dòng chảy, trên sông xuất hiện nhiều bãi bồi lớn gây thu hẹp dòng

chảy, dòng chủ lưu áp sát kè và bãi sông, sói chân gây sạt lở, cụ thể:

Bảng 5.1. Tổng hợp các kè bờ hữu sông Hồng TT Tên kè Vị trí km-km L (m) Kết cấu Hiện trạng

1 Thái Hòa-

Phong Vân K1+150-K2+430 1280 Hộ chân, lát mái ổn định

2 Phong Vân K2+430-K4+000 1570 Hộ chân, lát mái ổn định

3 Cổ Đô K4+000-K8+600 4600 Hộ chân, lát mái ổn định

4 Phú Cường I K8+600-K11+700 3100 Hộ chân, lát mái ổn định

5 Phú Cường II K11+700-K13+014 1310 Hộ chân, lát mái ổn định

6 Vân Sa K13+014-K14+200 1186 Hộ chân, lát mái Rãnh dọc đỉnh kè bị

vỡ hỏng và lún sụt

7 Châu Sơn K14+200-K15+200 1000 Hộ chân, lát mái ổn định

8 Phú Châu K18+000-K19+800 1800 Hộ chân, lát mái ổn định

9 Vân Tập K19+600-K20+700 1100 Hộ chân, lát mái ổn định

10 Chu Minh K20+700-K24+500 3800 Hộ chân, lát mái ổn định

11 Cam thượng K25+500-K26+600 1100 Hộ chân, lát mái ổn định

12 Sơn Tây K27+431-K32+000 4569 Hộ chân, lát mái Đang xây dựng

K32+000-K33+000 1000 Hộ chân, lát mái ổn định 13 Linh Chiểu

K33+000-K34+700 1700 Hộ chân, lát mái Đang xây dựng

K34+700-K36+200 1500 Hộ chân, lát mái Đang có hiện tượng

xói chân 14 Phương Độ-

Cẩm Đình K36+200-K2+300VC 2300 Hộ chân, lát mái Còn tốt

15 Xuân Phú K2+300-K3 VC 700 Hộ chân, lát mái Đang có hiện tượng

xói chân

16 Thọ An K10+500VC-

K40+530 4880

Hộ chân từ +4,0

trở xuống Đang xây dựng

17 Hồng Hà K40+530-K41+500 970 Hộ chân, lát mái Đang xây dựng

18 Bá Giang K41+500-K41+900 400 Hộ chân, lát mái ổn định

19 Liên Trì K44+200-K47+800 3600 Hộ chân, lát mái ổn định

20 Liên Mạc K52+800-K53+310 510 Hộ chân, lát mái Mái kè có xu hướng

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 47

TT Tên kè Vị trí km-km L (m) Kết cấu Hiện trạng

bồi lắng

21 Thụy Phương KK53+760-K54+200 440 Hộ chân, lát mái Dòng chảy áp sát,

bong xô cục bộ

22 Phú Gia K56+140-K58+900 2760 Hộ chân, lát mái Đang bị bồi lấp

23 Tứ Liên K61+300-K62+900 1600 Hộ chân, lát mái Đang bị bồi lấp

24

Phúc Xá-

Chương

Dương

K64+450-K66+800 2350 Hộ chân, lát mái Đang bị bồi lấp

25 Thanh Trì K71+000-K71+740 740 Hộ chân, lát mái Đang bị bồi lấp

26 Duyên Hà K82+100-K84+100 2000 Hộ chân, lát mái ổn định

27 Xâm Thị+

Ninh Sở K86+000-K89+300 3300 Hộ chân, lát mái

Đầu kè K86-

K87+180 đang

GPMB để hoàn

thiện mái

28 An Cảnh K94+000-K98+300 4300 Hộ chân, lát mái

Đầu kè K94-

K94+650 sạt lở vở

kè do chủ lưu chảy

ép sát

29 Cát Bi K102+200-K104+800 2600 Hộ chân, lát mái ổn định

30 Đại Gia K104+800-K105+200 400 Hộ chân, lát mái ổn định

31 Quang Lãng K116+640-K117+800 1160 Hộ chân, lát mái ổn định

Hình 5.3. Kè Chu minh

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 48

Hình 5.4. Kè Hồng Hà

Hình 5.5. Kè Cổ Đô

(2). Kè bờ tả sông Hồng

a. Kè bờ tả sông Hồng trên địa phận Hà Nội

Tuyến tả Hồng có 10 kè lát mái hộ bờ với tổng chiều dài 9435m.

Bảng 5.2. Tổng hợp các kè bờ tả sông Hồng địa phận Hà Nội TT Tên kè Vị trí km-km L (m) Loại kè Hiện trạng

1 Trung Hà K32+900-K33+400 500 Hộ chân, lát mái Khu vực cuối kè bị

sạt lở mạnh

2 Thanh Điềm K33+400-K34+600 1200 Hộ chân, lát mái

Đầu kè sạt lở mạnh

Các mỏ1,2,3 đã bồi

lấp hoàn toàn

3 Thạch Đà-Hoàng Kim K38+500-K39+500 1000 Hộ chân, lát mái Kè ổn định, hiện

đang được bồi

4 Văn Khê K43+000-K44+100 1100 Hộ chân, lát mái ổn định

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 49

TT Tên kè Vị trí km-km L (m) Loại kè Hiện trạng

5 Tráng Việt K46+500-K48+500 2000 Hộ chân, lát mái Đang triển khai

6 Đại Độ K52+500-K53+600 1100 Hộ chân, lát mái Bồi lấp

7 Lát mái Hải Bối K56+000-K56+700 700 Hộ chân, lát mái

8 Lát mái Vĩnh Ngọc K57+950-K58+450 500 Hộ chân, lát mái

9 Lát mái Tàm Xá K59+625-K60+800 1175 Hộ chân, lát mái

10 Bát Tràng K77+100-K77+150 70 Hộ chân, lát mái

b. Kè bờ tả sông Hồng địa phận Vĩnh Phúc

Tuyến đê tả Hồng có 2 hệ thống kè lớn.

* Hệ thống kè Đại Định-Cam Giá: là hệ hệ thống kè mỏ hàn lát mái và thả đá

hộ chân. Vị trí ứng với đê gồm 2 đoạn là: từ K2-K5 thuộc xã Cao Đại và K10-

K13 xã An Tường-Vĩnh Thịnh huyện Vĩnh Tường.

- Đoạn từ K2-K5: là hệ thống kè gồm có 6 mỏ hàn cứng được xây dựng từ

năm 1972 có cao trình đỉnh kè từ 10-12m, khoảng cách từ gốc kè đến chân đê từ

40-160m. Năm 2008-2009 được đầu tư tu bổ và làm mới các hạng mục: phần

dưới nước được thả đá hộ chân, trong đó có 518m được xử lý bằng giải pháp rải

thảm để đảm bảo an toàn cho bến bốc xếp vật liệu. Bờ sông được lát đá hộc

trong khung bê tông đến cao trình 10-12m.

- Đoạn từ K10-K13: là kè lát mái được đầu tư làm mới các hạng mục thả đá

hộ chân và lát bờ bằng đá hộc trong khung bê tông đến cao trình 10-12m.

Hiện nay dự án kè Đại Định-Cam Giá đã hoàn thành việc thả đá hộ chân, xây

khung lát mái và đang được đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục còn lại.

Hình 5.6. Kè Đại Định – Cam Giá

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 50

* Kè Trung Hà thuộc 2 huyện Yên Lạc, Vĩnh Phục và huyện Mê Linh (Hà

Nội): là kè hộ chân và lát mái trong khung đá xây, chiều dài tuyến kè 5569m,

tương ứng với đê từ K24+500-K33+600. Kè có nhiệm vụ chống sạt lở bãi sông

và bảo vệ đê tả sông Hồng. Hiện tại kè đang bồi lắng nhanh, ổn định.

5.1.2. Sông Đà

Hình 5.7. Hiện trạng và vị trí các tuyến kè đoạn từ Đoan Hạ đến ngã 3 Thao

Đà – Sông Đà

Trên địa phận Hà nội, tuyến đê hữu Đà có 5 kè: Khánh Thượng-Minh Quang,

Thuần Mỹ, Đan Khê, Khê Thượng, Tòng Bạt với tổng chiều dài 8,785km. Nhìn

chung các kè ổn định, kè Khánh Thượng-Minh Quang đã đã thả khối lăng thể đá

hộ chân đến cao trình +11,8 dài 2100m.

Hình 5.8. Kè Khê Thượng

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 51

* Các tuyến kè trên đê Đà Giang

Hiện nay hai bên bờ sông Đà đoạn từ hạ lưu đập thủy điện đến hết địa

phận thành phố Hòa Bình đã được kè nâng cấp bằng bê tông.

* Các tuyến kè trên đê Quỳnh Lâm

− Kè Bai Duỗi dài 252m từ K0+834 đến K1+086 và kè Suối Chăm dài 57m

từ K1+086 đến K1+143, là đoạn kè đá kết hợp rọ thép được xây dựng năm 2005

và năm 2006 vẫn hoạt động tốt.

− Đoạn kè đá K2+984 đến K3+74 dài 90m xây dựng năm 2005 hoạt động

tốt.

− Đoạn kè đá K3+335-K3+445 dài 110m có một số hư hỏng nhẹ tại phần

chân kè, do nước suối làm sói lở.

− Đoạn kè đá xóm Sủ dài 100m từ K3+800 đến K3+900 vẫn hoạt động tốt.

− Đoạn kè đá kết hợp rọ thép dài 77m từ K1+423 đến K1+500 hoàn thành

năm 2007 đã đưa vào sử dụng.

Một số công trình bảo vệ bờ sông Đà thuộc địa phận Hòa Bình đang triển khai

xây dựng như:

− Kè phường Đồng Tiến và xã Sủ Ngói (thành phố Hòa Bình) khởi công

năm 2008 theo quyết định số 301/QĐ-SNN ngày 24/07/2008.

− Kè suối Đúng (Tp Hòa Bình) khởi công năm 2009 theo quyết định số

484/QĐ-SNN ngày 20/11/2008.

− Kè Trung Minh (xã Trung Minh, huyện Kỳ Sơn) khởi công năm 2009.

Hình 5.9. Kè Thái Bạt

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 52

5.1.3. Sông Thao

Hình 5.10. Hiện trạng và vị trí các tuyến kè đoạn từ Phú Thọ đến ngã 3 Thao

Đà – Sông Thao

Bảng 5.3. Hiện trạng kè đê tả Thao TT Tên kè Vị trí km-km Loại kè Hiện trạng

Đê cấp I, II

K62,4-K63,087 ổn định

K63,087-K65,5 ổn định 1 Phú Thọ

K64-K64,7

Hộ chân lát mái

Hoàn thành 2009

K65-K65,7 Hoàn thành 2009 2 Hà Thạch

K65,7-K66,63 Hộ chân lát mái

ổn định

3 Xuân Huy K69-K70,5 Hộ chân lát mái Hoàn thành 2009

4 Cao Mai K74,4-K75 Hộ chân lát mái ổn định

5 Hợp Hải K75,8-K78,05 Hộ chân lát mái ổn định

6 Lạng Thị K78,2-K80 Hộ chân lát mái ổn định

7 Kinh Kệ K80-K84 Hộ chân lát mái Hoàn thành 2009

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 53

TT Tên kè Vị trí km-km Loại kè Hiện trạng

8 Bản Nguyên K84-K87 Hộ chân lát mái Hoàn thành 2009

9 Lê Tính K92,2-K93,9 Kè mỏ hàn ổn định

10 Tân Đức K94,7-K95,846 Hộ chân lát mái ổn định

11 Cáo Xá K94-K95,8 Hộ chân lát mái ổn định

12 Thụy Vân K95,8-K97,6 Hộ chân lát mái ổn định

13 Minh Nông K97,6-K100,5 Hộ chân lát mái ổn định

14 Tiên Cát K100,5-K103 Hộ chân lát mái ổn định

15 Thanh Miếu K104,46-K105,08 Hộ chân lát mái ổn định

Đê cấp IV

1 Hậu Bổng K0,1-K0,65 Hộ chân lát mái ổn định

2 Liên Phương K2,74-K3,6 Hộ chân lát mái ổn định

3 Đan Thượng K5-K5,3 Hộ chân lát mái ổn định

4 Lệnh Khanh K11,36-K12 Hộ chân lát mái ổn định

5 Minh Hạc K18,84-K19,34 Hộ chân lát mái ổn định

6 Mai Tùng K25,5-K26,36 Hộ chân lát mái ổn định

7 Vụ Cầu

Vũ ẻn K27,706-K32 Hộ chân lát mái ổn định

8 Mạo Phổ K57,6-K58,06 Hộ chân lát mái ổn định

Hình 5.11. Kè Thanh Miếu

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 54

Bảng 5.4. Hiện trạng kè đê hữu Thao TT Tên kè Vị trí km-km Loại kè Hiện trạng

1 Hiền Lương K0-K0,16 Hộ chân lát mái Hoàn thành 2009

2 Tuy Lộc K21,95-K22,79 Hộ chân lát mái ổn định

3 Sơn Nga

Sai Nga K29,63-K30,24 Hộ chân lát mái ổn định

4 TT. Cẩm Khê K30-K31 Hộ chân lát mái ổn định

5 Cát Trù K44-K44,8 Hộ chân lát mái ổn định

6 Vực Trường K54-K56,5 Hộ chân lát mái ổn định

7 Hiền Quan K60-K60,7 Hộ chân lát mái ổn định

8 Tam Cường K63,2-K64,7 Hộ chân lát mái ổn định

9 Cổ Tiết K68-K70,1 Hộ chân lát mái ổn định

10 Thượng Nông K76-K77,5 Hộ chân lát mái ổn định

Hình 5.12. Kè Thượng Nông

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 55

5.1.4. sông Lô

Hình 5.13. Hiện trạng và vị trí các tuyến kè đoạn từ Hải Lựu đến Cao Phong-

Sông Lô

(1). Tuyến kè sông Lô trên địa phận Phú Thọ

- Kè An Đạo: dài 808m, từ K49,688-K50,496 đê hữu Lô

- Kè Vĩnh Phú: dài 1563m, từ K59-K60,563 đê hữu Lô

- Kè Lạn: từ K43-K45,3 đê hữu Lô. Kè là hệ thống mỏ hàn do Bộ GTVT xây

dựng năm 1968-1974. Hệ thống kè Lạn gồm 18 mỏ hàn, phía bờ tả (Vĩnh Phúc)

có 8 mỏ hàn, phía bờ hữu (Phú Thọ) có 10 mỏ hàn. Các thông số cơ bản của kè:

+ Cao trình đỉnh kè: +10,50

+ Mái dốc đầu kè: m = 3

+ Kết cấu: kè đá đổ

Hệ thống kè Lạn đã được xây dựng từ khá lâu nhưng vẫn vững chắc và phát

huy tốt tác dụng chỉnh trị của nó.

(2). Tuyến kè sông Lô trên địa phận Vĩnh Phúc

- Kè Hải Lựu: Vị trí tương ứng là K4+730, dài 1225m, đã được lát mái

bằng đá trong khung đá xây chiều dày 0,4m. Hiện nay kè đang bồi lắng, kè ổn

định.

- Kè Đôn Nhân: Vị trí tương ứng từ K7÷K7+420, chiều dài 420m. Do hạ

lưu kè bị sạt lở nên kè được bổ sung thiết kế.

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 56

- Kè Tứ Yên: Vị trí tương ứng K20, dài 1.041m, đã được lát mái bằng đá

trong khung đá xây chiều dày 0,4m. Hiện nay kè đang có hiện tượng bồi, kè ổn

định.

- Kè Cao Phong: Vị trí tương ứng K27+253÷K27+753, dài 500m. Hiện kè

ổn định, đảm bảo chống lũ.

Hình 5.14. Kè Cao Phong

5.2. Những vị trí xung yếu

5.2.1. Sông Hồng

(1). Hữu Hồng

- Huyện Ba Vì: K4+000-K8+600 đê hữu Hồng khu vực có kè Cổ Đô. Đây là

khu vực hợp lưu sông (đối diện có ngã ba sông Hồng, sông Thao), chế độ thủy

lực phức tạp; đê sát sông, mái kè cũng là mái đê; dòng chủ lưu luôn áp sát kè;

khu vực này thường xảy ra sự cố sạt lở. Dự kiến khi lũ cao sẽ xảy ra trượt mái

kè, mái đê, đồng thời xuất hiện mạch sủi phía đồng.

- Thị xã Sơn Tây: từ K29-K32 đê hữu Hồng, khu vực này có kè, một cửa khẩu

qua đê và 2 cống dưới đê, địa chất nền xấu. Khi có lũ cao có thể xảy ra thấm dọc

mang cống.

- Huyện Đan Phượng: từ K46-K47 thuộc khu vực kè Liên Trì có cống lấy

nước Đan Hoài 2 cửa (2,5x1,7m) và mái kè Liên Trì bị nứt dài 80m dọc theo

mái kè ở cao trình +9,0m, đê sát kè. Sự cố đã được xử lý khẩn cấp thả đá hộ

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 57

chân và đang triển khai dự án hoàn chỉnh mái kè. Dự kiến khi có lũ cao có thể

xảy ra sạt trượt mái kè, mái đê.

(2). Tuyến đê tả Hồng

Sạt lở khu vực kè Thanh Điềm, cống Thanh Điềm, tương ứng K34+000-

K37+900.

Hình 5.15. Sạt lở tả Hồng địa phận xã Vĩnh Ninh – Vĩnh Phúc

5.2.2. Sông Đà

Tuyến đê hữu Đà: từ K4+200-K5+700 thuộc khu vực kè khê Thượng, hiện tại

chân kè đã bị xói sâu do dòng chủ lưu áp sát mái và chân kè.

Trên địa phận Phú Thọ 10km đê tả sông Đà và tả hữu ngòi Lạt thuộc xã

Lương Nha, Tinh Nhuệ, huyện Thanh Sơn, tại một số vị trí vỡ lở đã sát vào nhà

dân, có một số hộ dân đã phải di chuyển. Chiều sâu vỡ lở từ 8-10m.

Từ K13,6-K14,1 (khu vực gần bến phà Đồng Luận thuộc địa phận xã Đồng

Luận), chiều dài sạt lở khoảng 500m, trong đó 300m sạt lở sát vào đường dân

sinh và 200m vào đất thổ cư của dân. Vỡ lở thẳng đứng sâu khoảng 5m, cách

chân đê khoảng 200.

Từ K23,2-K23,7 (khu vực gần kè La Phù thuộc địa phận xã Tân Phương)

chiều dài sạt lở khoảng 500m, sâu 4m và cách đường dân sinh từ 2-3m.

Từ K27,7-K28,7 (khu vực gần kè Xuân Lộc thuộc địa phận xã Xuân Lộc),

chiều dài sạt lở khoảng 1000m, trong đó 500m sạt lở vào đất thổ cư của dân. Vỡ

lở thẳng đứng sâu khoảng 5m, cách chân đê khoảng 120m.

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 58

Từ K29,8-K30,5 thuộc xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy, chiều dài sạt lở

khoảng 700m, cách nhà dân từ 20-30m. Vỡ lở có chiều sâu từ 5-7m.

Hình 5.16. Sạt lở Hữu Đà xã Tòng Bạt – Ba Vì - HN

5.2.3. Sông Thao

(1). Bờ tả sông Thao:

Từ K73 - K75 thuộc xã Cao Mại, huyện Lâm Thao, chiều dài sạt lở khoảng

1.300m, vỡ lở cách chân đê từ 10m - 15m.

Từ K93,7 - K94,2 thuộc xã Cao Xá, huyện Lâm Thao, chiều dài sạt lở khoảng

500m; Vỡ lở ăn sâu vào đầu kè Cao xá - Thụy Vân từ 5m - 7m, làm mất đất

canh tác của dân, nguy cơ mất an toàn kè Cao Xá - Thụy Vân.

Hình 5.17. Sạt lở bờ tả Thao đoạn ngã 3 Thao - Đà

(2). Bờ hữu sông Thao: Từ K1,8 - K2,8 thuộc xã Động Lâm, huyện Hạ Hòa, chiều dài sạt lở khoảng 1.000m làm lở mất đường dân sinh, vỡ lở thẳng đứng có chiều sâu từ 3m - 5m, đe dọa đến đời sông của 80 hộ dân.

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 59

Từ K25,8 - K27 thuộc xã Phương Xá, huyện Cẩm Khê, chiều dài sạt lở

1200m, trong đó 200m sạt lở làm mất đường dân sinh, 1000m sạt lở sát vào đỉnh

đê bối, vỡ lở thẳng đứng có chiều sâu từ 3m - 5m; Đe dọa đến đời sống của 700

hộ dân.

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 60

CHƯƠNG 6. LẬP QUY HOẠCH CHỈNH TRỊ

6.1. Phương hướng và quy chuẩn kỹ thuật lập qui hoạch chỉnh trị đoạn

sông nghiên cứu

Trong qui hoạch chỉnh trị sông, việc xác định quy chuẩn kỹ thuật liên quan

đến lưu lượng và mực nước thiết kế sẽ quyết định qui mô công trình và các mục

tiêu đạt được nhằm thoả mãn yêu cầu của các ngành đối với dòng sông.

Có 3 loại lưu lượng và giá trị mực nước thiết kế đó là:

− Lưu lượng lũ và mực nước tương ứng.

− Lưu lượng tạo lòng và mực nước tương ứng.

− Lưu lượng kiệt và mực nước thiết kế mùa kiệt.

6.1.2. Chỉnh trị sông ứng với lưu lượng và mực nước lũ

Khi chỉnh trị sông cho yêu cầu thoát lũ, mặt cắt ngang sông sau khi chỉnh trị

phải đủ lớn để thoát được lũ thiết kế, dòng chảy không đâm thẳng vào bờ gây

xói lở, đe dọa an toàn đê điều.

6.1.3. Chỉnh trị sông ứng với lưu lượng và mực nước kiệt

Nội dung chỉnh trị này chủ yếu cho mục đích giao thông thủy. Các tuyến

sông Đà – Hồng và sông Lô, sông Thao là tuyến giao thông thủy quan trọng ở

miền Bắc. Là một đầu mối trung chuyển, giao lưu kinh tế với các tỉnh trong

vùng đồng bằng Bắc Bộ và Hà Nội, có vai trò quan trọng trong sự phát triển

kinh tế xã hội của các tỉnh Hà Nội, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ.

6.1.4. Chỉnh trị sông cho mực nước trung bình

Ở đây lấy với mực nước tương ứng với cấp lưu lượng tạo lòng- có tác dụng

ổn định lòng sông và dòng chủ lưu cho cả mùa lũ lẫn mùa kiệt, khống chế được

toàn bộ sự diễn biến dòng sông.

Do đó, mực nước để tính toán chỉnh trị trong dự án này được lấy tương ứng

với mực nước ứng với lưu lượng tạo lòng.

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 61

6.2. Xác định lưu lượng tạo lòng của các đoạn sông:

Khi nghiên cứu đề xuất tuyến lòng sông ổn định, việc quan trọng là phải xác

định được chế độ tạo lòng sông. Dựa vào các tài liệu thực đo xác định chế độ tạo

lòng của các sông lớn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong các trường hợp điều tiết

khác nhau dưới đây:

6.2.1. Lưu lượng tạo lòng của các sông trong điều kiện tự nhiên

+ Phương pháp xác định:

Sử dụng phương pháp của Makaveép tìm lưu lượng ứng với trị số max của

tích số Qm.P.I sau đó kiểm tra với lưu lượng ngang bãi già.

Trong đó: Q là lưu lượng; P, I là tần suất xuất hiện và độ dốc thuỷ lực ứng với

cấp lưu lượng đó; m là số mũ có giá trị thay đổi tuỳ theo đặc tính của đoạn sông

tính toán và theo mức chuyển cát của dòng nước. Với sông đồng bằng m = 2;

sông miền núi m = 2,5.

+ Cơ sở tài liệu:

Dựa vào tài liệu thực đo và tài liệu đã chỉnh biên của các trạm cơ bản trên

đoạn sông phân tích, bao gồm các trạm: Hoà Bình, Yên Bái, Phù Sinh, Sơn Tây.

Chọn năm đại biểu là năm 1961, cho giai đoạn các sông chảy trong điều kiện tự

nhiên (chưa có hồ điều tiết). Từ tài liệu thực đo năm 1961 thiết lập quan hệ Q~I

cho từng trạm và tài liệu lưu lượng bình quân ngày đã xác định ra tần suất P ứng

với các cấp lưu lượng, sau đó tính tích số Qm.P.I

6.2.2. Lưu lượng tạo lòng khi có điều tiết của hồ Hoà Bình

+ Phương pháp xác định:

Dựa vào tài liệu thực đo và tài liệu đã chỉnh biên của các trạm Hoà Bình.

Chọn năm đại biểu là năm 1996, cho giai đoạn các sông chảy trong điều kiện có

hồ Hoà Bình điều tiết. Từ tài liệu thực đo năm 1996 thiết lập quan hệ Q~I và tài

liệu lưu lượng bình quân ngày đã xác định ra tần suất P ứng với các cấp lưu

lượng, sau đó tính tích số Qm.P.I

+ Cơ sở tài liệu:

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 62

Theo sơ đồ khai thác và vận hành của hồ Hoà Bình, các tháng 7, 8 là thời gian

xuất hiện lũ lớn song không được cắt lũ mà phải xả toàn bộ xuống hạ lưu (trừ

trường hợp mực nước Hà Nội vượt quá ngưỡng cho phép). Hồ tích nước vào

tháng 9,10 tức là sườn lũ rút. Vì vậy biểu quan hệ Q~P chỉ có thay đổi ứng với

cấp lưu lượng lũ vừa và nhỏ. Do đó tính toán với năm đại biểu phản ánh chính

xác tình hình thực tế. Lưu lượng tạo lòng sông Đà khi đã có hồ Hoà Bình điều

tiết xác định được bằng 6250m3/s, nhỏ hơn so với điều kiện tự nhiên là

1000m3/s

6.2.3. Lưu lượng tạo lòng khi có hồ Hoà Bình, Sơn La

Tính toán điều tiết hồ Hoà Bình, hồ Sơn La, xác định ra lưu lượng bình quân

tháng của 93 năm tài liệu kể từ 1904 đến 2007, và dùng liệt tài liệu này để xác

định chế độ tạo lòng theo phương pháp của Makaveép.

Phân tích biểu đồ quá trình khai thác của 93 năm tài liệu với giá trị lưu lượng

bình quân tháng, đã thành lập biểu tính PI tương ứng với từng cấp Q và tìm ra

được lưu lượng tương ứng với giá trị max của PIQ1,7 là Q = 2600m3/s.

Kết quả tính toán lưu lượng tạo lòng của các sông trong vùng dự án như sau:

Bảng 6.1. Lưu lượng tạo lòng trên các đoạn sông vùng dự án

QTL (m3/s) TT Đoạn sông Sông Điều kiện

tự nhiên Khi có hồ Hoà Bình

Khi có hồSơn La

1 Hoà Bình – Ngã 3 Thao Đà

Đà 7250 6250 2600

2 Phú Thọ – Ngã 3 Thao Đà Thao 3500 3500 3500 3 Thao Đà- Lô Hồng Hồng 10750 9750 6100 4 Sơn Tây – Đan Phượng Hồng 11500 11000 8700 5 Đoan Hùng – Ngã 3 Lô

Hồng Lô 3300 3300 3300

Từ bảng trên nhận thấy rằng, nếu chỉ có hồ Hoà Bình điều tiết, dung tích cắt

lũ lòng hồ quá nhỏ, nên hầu hết các đỉnh lũ đều giữ nguyên, chế độ tạo lòng ở hạ

lưu cũng không có thay đổi đáng kể

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 63

6.3. Xác định kích thước hình dạng lòng sông ổn định

6.3.1. Xác định quan hệ hình dạng sông:

Trong điều kiện tự nhiên, lòng sông có ổn định hay không quyết định bởi tác

dụng giữa dòng nước với chất tạo lòng sông và bãi bờ. Nếu dòng chảy mạnh mà

bùn cát tạo lòng sông lại nhỏ mịn thì lòng sông không ổn định và ngược lại nếu

nước chảy lặng, cát lòng sông thô thì lòng sông ổn định hơn.

Để đánh giá mức độ ổn định lòng dẫn sông Lô, sông Hồng, sông Thao trong

phạm vi dự án, chuyên đề đã sử dụng tài liệu địa hình, thuỷ văn như đối với

quan hệ hình dạng ở trên và tính toán theo các chỉ tiêu ổn định dọc sông của

Lottin và Makaveép, ổn định ngang sông của Altunin và ổn định tổng hợp của

Gluskop. Kết quả tính toán như bảng sau:

Bảng 6.2. Các chỉ tiêu ổn định lòng sông cho các đoạn sông Lô, sông Hồng.

Chỉ tiêu ổn định lòng sông theo: Chiều dọc Chiều ngang Tổng hợp

Jd

=ϕ 5,0

2,0

)(QBJ

b =ϕ hBmo =

1,25 2,08 4,77 Trong đó:

Q : Lưu lượng tạo lòng, (m3/s);

J : Độ dốc thuỷ lực; J = 0,8.10-4;

B : Chiều rộng trung bình (m);

h : Chiều sâu trung bình (m);

d : Đường kính hạt;

Đối với sông đồng bằng chỉ tiêu ổn định đánh giá như sau

ϕ = 2,9 ÷ 4,1; ϕh = 0,27 ÷ 0,43; ϕb = 0,5 ÷ 1,7; mo = 5,5

6.3.2. Xác định kích thước lòng sông ổn định:

Quá trình tự điều chỉnh giữa dòng chảy và lòng dẫn, đã hình thành những

quan hệ xác định giữa các kích thước của lòng dẫn, trong đó quan trọng hơn cả

là chiều rộng trung bình, chiều sâu trung bình và chiều sâu lớn nhất của lòng

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 64

sông ở các mặt cắt đặc trưng. Trên cơ sở công thức của Altunil xây dựng quan

hệ giữa chiều rộng và chiều sâu ổn định dưới ảnh hưởng của lưu lượng tạo lòng.

2.0

5.0

.JQAB = ;

kBh

m

=

a. Sơ đồ tính

Hình 6.1. Sơ đồ tính toán mực nước hệ thông

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 65

b. Phần mềm tính: Sử dụng phần mềm một chiều MIKE11

c. Mô hình tính 118356

117767

116267

114617

114057 113547 110657

106207

104617 101932

100482

100162

96942 95192 93812

92592 91342

89042

Legend

WS origin

WS encroachment

Ground

Levee

Bank Sta

Encroachment

Hình 6.2. Mô hình tính đoạn sông Hồng

Từ kết quả tính và kết hợp khảo sát ngoài thực địa ứng với lưu lượng tạo lòng.

Tuyến lòng sông ổn định cho các đoạn sông Lô, sông Hồng được xác định như

sau:

TT Đoạn sông Sông

QTL Khi có hồ Hoà

Bình (m3/s)

B (m) H (m)

1 Hoà Bình – Ngã 3 Thao Đà Đà 6250 559 7.4 2 Phú Thọ – Ngã 3 Thao Đà Thao 3500 419 6.2 3 Thao Đà- Lô Hồng Hồng 9750 699 8.5 4 Sơn Tây – Đan Phượng Hồng 11000 742 8.8

5 Đoan Hùng – Ngã 3 Lô Hồng Lô 3300 407 6.1

6.3.3. Xác định bề rộng dòng sông cho vận tải thủy:

Xác định chiều rộng tối thiểu cho vận tải thủy theo công thức:

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 66

Bmin≥ 2b+2a+c+2d

Trong đó:

− a: Độ tăng thêm về chiều rộng khi tàu thuyền tránh nhau cho phép lệch

trục một góc θ= 30. a=L.sinθ

− L: chiều dài tàu thuyền (m)

− b: chiều rộng tàu thuyền (m).

− c: Khoảng cách 2 đoàn tàu thuyền, c=4m.

− d : Khoảng cách từ tàu thuyền tới bờ, d=4m.

Dựa trên nhu cầu vận tải trên tuyến sông tính được chiều rộng đảm bảo chạy

tàu như sau:

TT Đoạn sông Sông b(m) L Bmin

1 Hoà Bình – Ngã 3 Thao Đà Đà 13.3 48.5 44

2 Phú Thọ – Ngã 3 Thao Đà Thao 10 20 34

3 Thao Đà- Lô Hồng Hồng 15 102 53

4 Sơn Tây – Đan Phượng Hồng 15 102 53

5 Đoan Hùng – Ngã 3 Lô

Hồng Lô

15 92 52

6.4. Tuyến chỉnh trị

Việc xác tuyến chỉnh trị và ổn định lòng dẫn nhằm mục đích giải quyết triệt

để các hiện tượng sạt lở, kết hợp với khai thác hợp lý lòng sông, bãi sông và

đảm bảo thoát lũ nhanh. Vì vậy, yêu cầu đặt ra cho tuyến lòng sông ổn định phải

dựa trên các tiêu chí như sau:

− Đảm bảo các yêu cầu của tuyến thoát lũ: Nhằm để tăng cường thoát lũ

qua lòng dẫn cơ bản.

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 67

− Không áp sát chân đê: Nhằm hạn chế sạt lở và đe doạ an toàn của đê.

− Không tạo ra sự đột biến lớn tỉ lệ phân lưu vào các sông nhánh, duy trì

dưới cấp tỉ lệ phân lưu hiện nay.

− Tuyến chỉnh trị phải trơn thuận bảo đảm cho giao thông thuỷ được

thuận lợi và tạo cảnh quan đẹp cho vùng ven sông.

− Ít ảnh hưởng tới các công trình trên sông: Duy trì hoạt động của các

công trình như cầu qua sông, bến cảng, cửa lấy nước, ...

− Phù hợp với quy luật vận động tự nhiên của đoạn sông.

Tuyến chỉnh trị là một đường bao gồm các khúc cong ngược chiều xen kẽ

nhau và được nối với nhau bằng các đoạn thẳng có độ dài thích hợp sao cho

dòng chảy chuyển động theo lòng sông của tuyến đó mục tiêu chỉnh trị sẽ đạt

được. Đây chính là nguyên tắc vạch tuyến chỉnh trị.

Các bán kính cong và các đoạn thẳng quá độ được xác định trên cơ sở bề rộng

của tuyến chỉnh trị bằng công thức của Altunin như sau:

R=3,5B

L=(1÷3)B

Trong đó: R : Bán kính cong.

L : Chiều dài đoạn chuyển tiếp giữa hai đoạn cong (quá độ).

B : Bề rộng tuyến chỉnh trị.

Các bán kính cong theo Altunil:

TT Đoạn sông Sông B (m) R (m) L (m) 1 Hoà Bình – Ngã 3 Thao Đà Đà 559 1956.5 1118 2 Phú Thọ – Ngã 3 Thao Đà Thao 419 1466.5 838 3 Thao Đà- Lô Hồng Hồng 699 2446.5 1398 4 Sơn Tây – Đan Phượng Hồng 742 2597 1484 5 Đoan Hùng – Ngã 3 Lô Hồng Lô 407 1424.5 814

Xuất phát từ tình hình thực tế đoạn sông và các qui chuẩn nêu trên, đã xác

định được tuyến chỉnh trị cho đoạn sông trong vùng dự án trên quan điểm tận

dụng xu thế phát triển tự nhiên của sông và các công trình chỉnh trị sông đã có.

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 68

Hình 6.3. Mặt bằng tuyến chỉnh trị sông Hồng đoạn Liên Mạc – Hồng Hà

Hình 6.4. Mặt bằng tuyến chỉnh trị sông Hồng đoạn Trung Hà – Cẩm Đình

Hình 6.5. Mặt bằng tuyến chỉnh trị sông Hồng đoạn Chu Minh – Sơn Tây

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 69

Hình 6.6. Mặt bằng tuyến chỉnh trị sông Hồng đoạn ngã 3 Lô Hồng – ngã 3

Thao Đà

Hình 6.7. Mặt bằng tuyến chỉnh trị sông Thao đoạn ngã 3 Thao Đà – Tam

Cường

Hình 6.8. Mặt bằng tuyến chỉnh trị sông Lô đoạn Phương Khoan – Tam Sơn

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 70

Hình 6.9. Mặt bằng tuyến chỉnh trị sông Lô đoạn Liên Hà – Trị Quận

6.5. Các giải pháp công trình chỉnh trị sông bảo vệ bờ thường dùng

Kè là một trong những giải pháp công trình hiệu quả trong việc chỉnh trị

dòng chảy. Kè có nhiều loại khác nhau, có thể phân loại theo vật liệu hoặc theo

nhiệm vụ. Do vậy, để đảm bảo ổn định dòng chảy và bảo vệ bờ hiệu quả không

thể không kể đến các công trình kè.

Trên các đoạn sông nghiên cứu có nhiều kè lát mái hộ bờ. Một số khu

vực bờ sông và kè đang có diễn biến sạt lở. Nguyên nhân do diễn biến phức

tạp của dòng chảy, trên sông xuất hiện nhiều bãi bồi lớn gây thu hẹp dòng chảy,

dòng chủ lưu áp sát kè và bãi sông, xói chân gây sạt lở.

Do vậy, những đoạn kè có nguy cơ bị sạt lở cần được sớm đầu tư, nâng

cấp, những đoạn sông đang bị xói lở cần phải được kè bảo vệ.

6.5.1. Giải pháp kè mỏ hàn:

− Kè mỏ hàn: Là công trình nối từ bờ ra sông nhằm chủ động hướng

dòng chảy ra xa, gây bồi lắng cải tạo bờ sông theo tuyến chỉnh trị

TuyÕn chØnh trÞ

H−íng dßng ch¶y

>=200m

Hình 6.10. Hệ thống mỏ hàn

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 71

− Chỉ được sử dụng giải pháp kè mỏ hàn trong những trường hợp sau:

+ Ở những đoạn sông có chiều rộng mặt nước ứng với mực nước tạo lòng

lớn hơn 200m.

+ Ở những đoạn sông đã xác định tuyến chỉnh trị.

+ Mỗi hệ thống mỏ hàn phải có từ 02 mỏ trở lên.

+ Không gây ảnh hưởng xấu tới lợi ích của giao thông thuỷ và các ngành

kinh tế khác.

− Tính toán thiết kế kè mỏ hàn: Cần xác định các thông số sau

+ Phạm vi bờ sông cần bảo vệ: Căn cứ vào tài liệu khảo sát, phân tích rút

ra quy luật diễn biến của đoạn sông, dự báo xu thế, tốc độ, quy mô phát triển của

việc xói lở và bồi lắng.

+ Số lượng và vị trí các kè mỏ hàn trong hệ thống: Xác định trên cơ sở

tính toán và kinh nghiệm ở các hệ thống có điều kiện tương tự. Đối với những

hệ thống lớn, quan trọng hoặc diễn biến phức tạp phải thí nghiệm mô hình.

+ Chiều dài mỏ hàn: Là khoảng cách kể từ bờ sông tới tuyến chỉnh trị.

+ Khoảng cách giữa hai mỏ hàn: Là chiều dài tuyến bờ giữa hai gốc mỏ

được xác định như sau:

Khi R ≥ (5 ÷ 6)B, chọn L = (2 ÷ 3)ltsinα.

Khi R < (5 ÷ 6)B, chọn L = (2 ÷ 3)ltsinα

Khi bờ lồi: Chọn L = (5 ÷ 8)ltsinα

Trong đó:

L: Khoảng cách giữa hai mỏ hàn liền nhau (m).

lt: Chiều dài mỏ ở ngay phía thượng lưu (m).

α: Góc lệch mỏ hàn, thường lấy α= 650 - 800.

R: Bán kính cong bờ lõm sông (m).

B: Chiều rộng sông theo tuyến chỉnh trị ứng mực nước tạo lòng.

+ Cao trình đỉnh mỏ hàn: Được xác định bởi cao trình tại gốc mỏ (lấy

bằng mực nước tạo lòng hoặc ngang mặt bãi già) và độ dốc dọc mỏ.

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 72

+ Kết cấu mỏ: Thường có dạng hình thang, bằng đá hộc hoặc bằng đất

phía ngoài bọc đá hộc

Hình 6.11. Cấu tạo mỏ hàn

Việc xây dựng hệ thống mỏ hàn đòi hỏi kinh phí đầu tư rất lớn và tập

trung, thiết kế phải tính toán kỹ và cần có thí nghiệm mô hình nếu không sẽ khó

phát huy hiệu quả, thi công phức tạp.

Hình 6.12. Kè mỏ hàn

Hình 6.13. Mỏ hàn cọc

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 73

6.5.2. Giải pháp kè lát mái:

− Là gia cố trực tiếp lên mái bờ sông nhằm chống xói lở do tác động của

dòng chảy và sóng. Kết cấu kè gồm chân kè, đỉnh kè và thân kè

Hình 6.14. Cấu tạo kè lát mái

Hình 6.15. Kè lát mái

− Tính toán thiết kế kè lát mái: Cần xác định các thông số sau

+ Vị trí, phạm vi và quy mô: Phải xác định bằng tính toán thuỷ lực và ổn

định hoặc theo kết quả thí nghiệm mô hình kết hợp với quan trắc thực địa.

Trường hợp xử lý đột xuất, cục bộ cần căn cứ vào tình hình xói lở thực tế để xác

định.

+ Cao trình đỉnh chân kè: Được lấy cao hơn mực nước kiệt 95% với độ

cao gia tăng là 0,5m.

+ Đáy chân kè: Khi tốc độ dòng chảy nhỏ hơn 2m/s, đường lạch sâu xa

bờ, kéo dài chân kè đến chỗ mái bờ có hệ số mái dốc từ 3 - 4. Khi dòng chảy

thúc thẳng vào tuyến kè, lạch sâu sát bờ, kéo chân kè tới lạch sâu.

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 74

+ Kết cấu chân kè: Thường làm bằng các loại vật liệu như đá hộc, rồng

đá, rọ đá, thảm đá,... để tiện việc thi công trong nước.

+ Mái kè: Hệ số mái xác định theo kết quả tính toán ổn định.

Việc xây dựng kè lát mái đơn giản hơn hệ thống mỏ hàn, kinh phí thấp

hơn, ít ảnh hưởng tới thoát lũ, giao thông thuỷ nên xu thế hiện nay thường sử

dụng giải pháp này. Tuy nhiên nó ít có tác dụng cải thiện đường bờ, diện tích

chiếm đất lớn.

Hình 6.16. Kè hộ chân lát mái

Hình 6.17. Đá lát khan

6.5.3. Giải pháp kè mềm:

− Là loại kè không kín nước (còn gọi là kè xuyên thông) nhằm làm giảm

tốc độ dòng chảy, gây bồi lắng. Thường sử dụng hai loại là bãi cây chìm (Hình

2-18) hoặc mỏ hàn cọc (Hình 2-19).

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 75

Hình 6.18. Cụm cây gây bồi

Phªn ch¾nCäc vµ dÇm ngang

§¸ ®æ gi÷ ch©n

Mùc n−íc

Hình 6.19. Mỏ hàn cọc

− Bãi cây chìm: Thường sử dụng cụm cây tre nguyên cành lá,... thả theo

hình hoa mai.

− Mỏ hàn cọc: Thường sử dụng trong trường hợp chiều dài mỏ hàn lớn

hơn 50m, khả năng chống xói của đất bờ thấp và phải có thiết bị đóng cọc.

6.5.4. Giải pháp kè dạng tường đứng:

− Tường khối (liền khối): Bằng bê tông, đá hộc hoặc gạch xây, sự ổn

định của tường chủ yếu nhờ trọng lượng bản thân. Kích thước mặt cắt tường

được xác định từ điều kiện ổn định về lật với giả thiết hình thành khe thông suốt

tại mặt cắt tính toán.

− Tường bản góc (liền khối): Bằng bê tông hoặc bê tông cốt thép, sự ổn

định của tường chủ yếu nhờ trọng lượng khối đất đè lên bản đáy và trọng lượng

bản thân tường. Kích thước mặt cắt tường được xác định từ điều kiện độ bền

chống nứt tại những vùng chịu kéo.

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 76

− Tường bản góc có chống (liền khối): Bằng bê tông cốt thép, làm việc

như tường bản góc. Bản chống có tác dụng làm tăng độ cứng và tính ổn định.

− Tường ngăn kiểu tổ ong (Lắp ghép): Bằng bê tông cốt thép, sự ổn định

của tường chủ yếu nhờ trọng lượng đất, cát đổ trong các ngăn. Các bản đứng lắp

ghép làm tăng thêm độ cứng của tường.

− Tường mái nghiêng (liền khối): Bằng BTCT, đá hộc hoặc gạch xây.

Tính ổn định chống lật lớn do giảm được áp lực đất tác dụng lên lưng tường.

− Tường bản góc có chống (lắp ghép hoặc liền khối lắp ghép): Bằng

BTCT, có tác dụng tiết kiệm cốt thép, tốc độ thi công nhanh.

(1). Gia cố bờ trên nền đất yếu ứng dụng trên các sông lớn

Hình 6.20. Kết cấu kè tường đứng trên nền cọc

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 77

Hình 6.21. Tường cừ BTCT dự ứng lực

(2). Ứng dụng cho các sông nhỏ, kênh rạch

Hình 6.22. Tường đá xây trên móng

cừ tràm

Hình 6.23. Tường đá xây, mái thảm

đá

Hình 6.24. Tường kè BTCT trên bệ cọc

tràm

Hình 6.25. Tường kè BTCT mái có cọc

chặn

Hình 6.26. Tường kè cọc+bản Hình 6.27. Tường kè trên bệ cọcBTCT

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 78

Ñaù 4x6cm d

a øy 15cm

Hình 6.28. Tường góc có neo Hình 6.29. kè tường góc có bản chống

BTCT

6.5.5. Giải pháp kè hướng dòng đầu mom

Hình 6.30. Kè hướng dòng đầu mom

Hình 6.31. Mặt bằng kết cấu kè đầu mom

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 79

6.5.6. Giải pháp kè mõm cá

Hình 6.32. Giải pháp kè mõm cá

6.6. Các công nghệ và vật liệu mới

6.6.1. Một số công nghệ tiên tiến bảo vệ bờ trên thế giới

(1). Bảo vệ bờ bằng bê tông asphalt

Sau trận bão lớn năm 1953 làm phần lớn Hà Lan bị ngập, rất nhiều công trình

bảo vệ bờ đã được xây dựng trong thời gian ngắn.

Hỗn hợp asphalt được sử dụng vì những lý do sau:

− Hỗn hợp asphalt được sử dụng nhanh hơn nhiều vật liệu truyền thống

khác.

− Không có đủ các vật liệu truyền thống như sét và đá.

Vì vậy, asphalt đã được sử dụng phổ biến trong công trình thủy lợi ở Hà Lan,

phần lớn các công trình này được xây dựng trong giai đoạn 1953 - 1985 khi mà

kế hoạch bảo vệ bờ biển hoàn thành giai đoạn chính.

Bê tông asphalt là hỗn hợp gần lấp đầy các đá nghiền, cát, chất độn, bitum.

Thành phần bitum chiếm 6,5% tổng thành phần khoáng chất. Bê tông asphalt

được xem là chống thấm có hiệu quả khi tỷ lệ rỗng nhỏ hơn 8%.

Bê tông asphalt được sử dụng như một lớp chống thấm ở đê và ở bờ sông trên

mực nước cao trung bình và là vật liệu kết dính trong kênh, hồ chứa,.vv.

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 80

Cách phổ biến nhất để đặt là có sự trợ giúp của thiết bị làm đất. Cầu trục thủy

lực đặt vật liệu lên mái, trải ra và tạo mái nghiêng. Có thể tiến hành hoàn thiện

bằng tay nếu cần thiết.

Sau khi xây dựng xong, người ta xịt lên lớp bảo vệ một lớp nhũ tương bitum.

Thông thường trong đê và kè, lớp bảo vệ được đặt trong một lớp. Đó là do lực

cố kết giữa các lớp có thể bị cản trở bởi cát bị cuốn vào lớp bảo vệ. Tuy nhiên,

công trình có thể được kiểm soát tốt hơn.

Năm 1993, Hiệp hội xi măng Indonesia đã sản xuất loại xi măng potland

pouzoland (GPPC) để chế tạo xi măng bền sulfat. Qua thực tế đã kết luận là xi

măng này có độ họat hóa cao, đặc biệt là với dung dịch sulfat, thích hợp để xây

dựng các công trình ven bờ.

(2). Công nghệ Stabiplage

Stabiplage tiếng Pháp có nghĩa là ổn định bờ. Đây là công nghệ do Jean-

Cornic người Pháp, sáng chế và đưa và sử dụng từ năm 1998, công nghệ này đã

đăng ký bản quyền và được bảo hộ tại Cộng hòa Pháp. Từ đó đến nay, nhiều

nước trên thế giới như Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Sỹ,Tuynidi,... đã ứng dụng

Stabiplage chống xói lở bờ sông, bờ biển đạt hiệu quả cao. Bản chất công nghệ

này là chống xói lở, bờ sông, bờ biển không dùng để kè cứng bằng bê tông cốt

thép nhưng bền vững, thích ứng với nhiều tầng nền, trong nhiều loại môi trường.

Stabiplage gồm các con lươn có vỏ bọc ngoài sử dụng vỏ bọc tổng hợp

Geocmposite (vải địa tầng kỹ thuật) có 2 lớp, lớp ngoài là lưới polyestes sáng,

lớp bọc bên trong là polyproplyene kiểu không dệt. Đặc tính cơ bản của

Geocmposite là có độ bền kéo 400kN/m và độ thấm 0.041m/s. Chiều dài trung

bình của Stabiplage từ 50-80m, có mặt cắt gần giống elip chu vi khoảng 6.5-

10m. Kích thước của Stabiplage cũng như loại vật liệu được lựa chọn thích ứng

từng khu vực của công trình.

(3). Công nghệ hệ thống NeowebTM

Hệ thống bảo vệ bờ kênh sườn dốc bằng tấm đục lỗ Neoweb ngăn ô, gia cố và

giữ đất đá chèn lấp và bề mặt, kiểm soát các dịch chuyển sụt trượt dốc do thủy

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 81

động lực và trọng lực do tập đoàn Toàn cầu PRS-Isarel phát triển, sản xuất và

thương mại hóa.

Hệ thống đục lỗ làm cho bê tông chèn lấp có thể chảy qua các ô, tăng độ ma

sát giữa bê tông và các vách ngăn, tạo ra hệ thống bảo vệ sườn dốc và bờ kênh

bằng bê tông rất tốt.

Lý tưởng cho các bờ đê, sườn dốc, kè chắn bờ biển, bờ giữ đất, mặt đập, đập

tràn và hệ thống bảo vệ trụ chống và bờ kênh.

Về mặt kinh tế: Giảm chi phí đầu tư ban đầu do có thể tận dụng vật liệu địa

phương; Giảm chi phí do tốc độ thi công nhanh, đảm bảo đúng tiến độ; Giảm chi

phí bảo dưỡng và nâng cấp sau này.

Về mặt thi công: Kỹ thuật thi công đơn giản, tốc độ thi công nhanh; Không

đòi hỏi nhiều thiết bị máy móc phức tạp; có thể thi công được trong điều kiện

ngập nước.

Về mặt môi trường: Hệ thống tấm đục lỗ NeowebTM thân thiện với môi

trường, tạo cảnh quan với các thảm cỏ xanh trên hệ thống NeowebTM sau khi

chèn lấp bằng đất trồng; chịu được tác động của điều kiện môi trường, xâm thực

cản nước mặn. Do đó có thể áp dụng rất tốt khi bảo vệ đê biển hay các khu xử lý

nước thải... Không gây ô nhiễm môi trường, không gây ảnh hưởng đến môi

trường sống xung quanh; Là một kết cấu linh động chịu được sự biến động lớn

của môi trường; Độ bền cao là 50 năm trong môi trường khắc nhiệt nhất.

6.6.2. Một số công nghệ tiên tiến bảo vệ bờ và mái đê ở nước ta

(1). Bảo vệ bờ bằng đá lát khan

Hình thức này sử dụng hầu hết ở các tỉnh. Loại này thi công và sửa chữa

dễ dàng. Do bề mặt gồ ghề, độ nhám lớn nên giảm chiều cao sóng leo, giảm

đáng kể vận tốc dòng rút và áp lực đẩy nổi. Tuy nhiên, hầu hết đều bị phá hủy

mỗi mùa mưa bão vì khi nền bị lún cục bộ hoặc dưới tác động của sóng dồn nên

mối liên kết do chèn tự do bị phá vỡ, các hòn đá tách rời nhau ra và bị cuốn trôi

theo sóng do trọng lượng nhỏ.

(2). Bảo vệ bờ bằng đá xây, đá chít mạch

Loại này dùng nhiều ở Thái Bình, Hà Nam, Quảng Ninh, Hải Phòng.

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 82

Ưu điểm là liên kết các viên đá lại với nhau (tận dụng được đá nhỏ) thành tấm

lớn đủ trọng lượng để ổn định. Các khe hở giữa các hòn đá được bịt kín chống

được xói ảnh hưởng trực tiếp xuống nền.

Tuy nhiên, nếu mái lún không đều làm cho tấm lớn đá xây, đá chít mạch lún

theo vết nứt gãy theo mạch vữa, dòng chảy sóng có vận tốc lớn trực tiếp xuống

nền, dòng thấm tập trung thoát ra gây mất nền tạo thành hang hốc gây lún sập kè

nhanh chóng.

(3). Bảo vệ bờ bằng bê tông tấm lớn

Thường có kích thước 0,1x2x4 m trọng lượng 1920 kg có lỗ thoát nước giảm

áp lực đẩy nổi.

Hện nay loại này ít dùng vì phải đổ tại chỗ, vì bị xâm thực bởi nước mặn và vì

do liên khối phủ kín bề mặt gây áp lực đẩy nổi lớn và nền lún dễ đứt gãy.

Ưu điểm của phương pháp này là tấm bê tông đúc sẵn chất lượng tốt, thi công

nhanh. Liên kết với nhau bằng ma sát biến vị theo nền. Các khe lắp ghép tạo

điều kiện thoát nước mái đê tốt, giảm áp lực đẩy nổi. Tuy nhiên những tấm bê

tông bản nhỏ hình vuông, hình chữ nhật không đủ trọng lượng chống sóng dễ bị

bóc ra khỏi mái dẫn đến phá hoại công trình. Những khối bê tông lắp ghép lập

phương trọng lượng lớn khi thi công gặp nhiều khó khăn và thường không ổn

định khi tác dụng của sóng liên tục trong thời gian dài.

Hải Phòng là tỉnh đầu tiên ứng dụng tiến bộ khoa học công trình bảo vệ bờ và

mái đê biển từ kết quả nghiên cứu trên mô hình vật lý.

(4). Thảm bê tông tự chèn P.Đ.TAC-M

Thảm bê tông tự chèn P.Đ.TAC-M là một công nghệ mới trong lĩnh vực xây

dựng công trình bảo vệ bờ, có khả năng biến dạng theo nền nên khá bền vững.

Ưu điểm:

− Thảm che kín mặt công trình cần bảo vệ: thảm tạo thành lớp vỏ bọc che

kín nên, làm phản xạ, chuyển hướng, giảm tốc độ, áp lực của dòng chảy tác

động trực tiếp vào nền là tác nhân trực tiếp làm xói lở bờ. Các mặt lắp ghép viên

là các mặt dích dắc, trên mặt bằng các khe lắp ghép được che kín.

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 83

− Thảm kín liên tục hết chiều dài mặt cắt và kéo ra đáy sông 5-10m để

chống xói chân, có tác dụng níu kéo, neo giữ, liên kết chặt chẽ đồng bộ với kết

cấu nền liên tục, tạo nên hình thái kết cấu tổng thể gần như nhau trên toàn bộ

mặt cắt và biến dạng đồng bộ với nền.

− Thảm có kết cấu liên kết bền vững

− Sau khi lưới thép thảm bị xâm thực nền mái công trình đã ổn định, khả

năng liên kết lưới thép thảm không còn nữa, các viên bê tông tự chèn, liên kết

mảng đảm bảo công trình ổn định.

− Thảm có hệ thống chân đanh lún vào nền mái 1/2 chiều dày viên thảm,

đảm bảo chống trượt cho lớp bảo vệ trên nền mái công trình.

− Thảm có chiều dày thích hợp, trọng lượng đủ để ổn định mái dốc dưới

sự tác động của dòng chảy, phân bố ứng suất chịu tải đều, hạn chế lún cục bộ,

lún quá tải do nền yếu.

− Viên thảm và lưới thảm được sản xuất trên dây chuyền công nghiệp

bán tự động chất lượng cao và ổn định.

− Thảm có độ bền cao, tạo được vẻ mỹ quan, không giữ rác bẩn làm mất

vệ sinh môi trường.

− Lớp vải địa kỹ thuật được gắn ngay dưới thảm bê tông.

(5). Công nghệ thi công thảm đá

Với thiết bị chuyên dụng cùng với thợ lặn thảm đá được đặt đúng tại vị trí

như bản vẽ thiết kế ở độ sau hàng chục mét. Thực tế ở kè Tân Châu là 30-40m,

kè sông Tiền F3, F4 – Sa Đéc là 25m, kè Long Toàn – Trà Vinh là 20m.

(6). Công nghệ thi công trải vải địa kỹ thuật

Thiết bị trải vải chuyên dùng gồm khung thép trên gắn trục lăn Φ90 dài 4,5m,

đầu khung có móc để mắc cáp kéo. Khung chạy nhờ lực kéo cáp, 2 bánh xe dạng

bánh lồng có thể lăn nhẹ trên nền đất, cát hoặc bùn, sỏi đá …

Vải được trải ra từng cuộn có lõi là ống nhựa Φ110 lồng vào trục lăn và được

trải ra khi xe chạy nhờ sự quay tương đối giữa ống nhựa với trục lăn và trục lăn

với khung xe. Vải sau khi trải ra khỏi ru lô, được dằn xuống đáy sông theo hết

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 84

khổ rộng của vải nhờ trục đuôi quay được gắn với phần khung và quay đi theo

khung đè vải xuống đất

Như vậy dùng vải địa kỹ thuật thay cho tầng lọc nhằm giữ đất, giữ vật liệu đất

bờ sông, mái sông hoàn toàn có thể thi công được ở độ sâu vài chục mét.

6.7. Phương án bổ sung quy hoạch chỉnh trị

Xuất phát trên quan điểm không làm biến động dòng sông và tận dụng các

công trình chỉnh trị đã có để nhằm từng bước đưa thế sông về tuyến chỉnh trị

mong muốn dưới tác động của việc vận hành nhà máy thủy điện Hòa Bình. Căn

cứ vào hiện trạng các công trình đã nêu trên cùng với tuyến chỉnh trị đã xây

dựng, đề xuất các công trình cần thực hiện và các chỉ tiêu thiết kế như sau:

6.7.1. Sông Hồng

(1). Kè bờ hữu sông Hồng

− Đoạn (K6+500÷K7+500) thuộc xã Tồng Bạt – Phú Sơn đang bị xói lở

mạnh do dòng chủ lưu ép sát bờ, cộng thêm diễn biến phức tạp của dòng chảy

do điều tiết hồ Hòa Bình. Cần xây dựng kè với hình thức và chỉ tiêu như sau:

Tổng chiều dài kè L=1000m.

Hình thức công trình : kè hộ chân (mặt cắt điển hình số 1).

− Kè Phong Vân (K2+400÷K3+200) được thi công xử lý chống sạt lở

năm 2004 được gia cố hộ chân năm 2007. Tuy nhiên, hiện nay do diễn biến

phức tạp của dòng chảy (điều tiết hồ Hòa Bình, đối diện bờ tả có ngã ba sông

Thao), dòng chủ lưu ép sát kè gây xói hạ lưu kè 4÷5m. Cần cải tạo nâng cấp với

hình thức và chỉ tiêu như sau:

Tổng chiều dài kè L=800m.

Hình thức công trình : kè hộ chân, lát mái (mặt cắt điển hình số 2).

− Kè Vân Sa (K13+014-K14+200) cần cải tạo nâng cấp với hình thức và

chỉ tiêu như sau:

Tổng chiều dài kè L=1186 m

Hình thức công trình : kè hộ chân (mặt cắt điển hình số 1).

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 85

− Đoạn (K24+500÷K25+500) thuộc xã Đông Quang là đoạn cong có

nguy cơ sạt lở. Cần xây dựng kè với hình thức và chỉ tiêu như sau:

Tổng chiều dài kè L=1000m

Hình thức công trình : kè hộ chân (mặt cắt điển hình số 1).

− Kè Sơn Tây (K26+600÷K26+700) cần cải tạo nâng cấp với hình thức

và chỉ tiêu như sau:

Tổng chiều dài kè L=100m

Hình thức công trình: kè hộ chân, lát mái (mặt cắt điển hình số 2).

− Kè Phương Độ – Cẩm Đình (K34+700÷K36+200) cần cải tạo nâng cấp

với hình thức và chỉ tiêu như sau:

Tổng chiều dài kè L=1500m.

Hình thức công trình: kè hộ chân, lát mái (mặt cắt điển hình số 2).

− Kè Xuân Phú (K2+300-K3) cần cải tạo nâng cấp với hình thức và chỉ

tiêu như sau:

Tổng chiều dài kè L=700 m

Hình thức công trình: kè hộ chân (mặt cắt điển hình số 1).

(2). Kè bờ tả sông Hồng

− Kè Thanh Điềm: đoạn K33+400-K34+600 thuộc xã Tiến Thịnh xây

dựng từ năm 1974-1984. Hiện tại khu vực này đang sạt lở mạnh, có diễn biến

phức tạp, có xu hướng mở rộng, hạ lưu mỏ số 4, 5 xuất hiện nhiều vết nứt. Cần

cải tạo lại các mỏ hàn bị hỏng.

6.7.2. Sông Đà

Tuyến đê hữu Đà: từ K4+200-K5+700 thuộc khu vực kè Khê Thượng,

đỉnh kè cách chân đê từ 7-15m và có cống trạm bơm Sơn Đà dưới đê, đoạn này

đã bị vỡ đê năm 1971. Hiện tại chân kè đã bị xói sâu do dòng chủ lưu áp sát mái

và chân kè. Tình huống xấu nhất có thể xảy ra: khi có lũ cao, có thể xảy ra sạt

trượt mái đê và sự cố cống trạm bơm Sơn Đà. Cần tu bổ, nâng cấp, xây dựng

theo các chỉ tiêu sau:

Tổng chiều dài kè L=1600 m

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 86

Hình thức công trình: kè hộ chân (mặt cắt điển hình số 1).

Tuyến đê tả Đà: từ K13,6-K14,1 (khu vực gần bến phà Đồng Luận, thuộc

xã Đồng Luận), chiều dài sạt lở khoảng 500m; trong đó 300 m sạt lở sát vào

đường dân sinh và 200m vào đất thổ cư của dân; Vỡ lở thẳng đứng sâu khoảng

5m, cách chân đê khoảng 200m. Cần xây dựng kè theo các chỉ tiêu sau:

Tổng chiều dài kè L=500 m

Hình thức công trình: kè hộ chân thả rồng, lát mái (mặt cắt điển hình số 3).

Tuyến đê tả Đà: từ K23,2-K23,7 (khu vực gần kè La Phù thuộc địa phận

xã Tân Phương), chiều dài sạt lở khoảng 500m; Sâu 10m cách chân đê từ 5÷10m

và đoạn K21,26-K22,75 nối kè La Phù thuộc xã La Phù. Cần xây dựng kè theo

các chỉ tiêu sau:

Tổng chiều dài kè L=1700 m

Hình thức công trình : kè hộ chân, lát mái (mặt cắt điển hình số 2).

Tuyến đê tả Đà: từ K26-K26,5 (thuộc địa phận xã Thạch Đồng), chiều dài

sạt lở khoảng 500m; Sâu 4m cách đường dân sinh từ 2÷3m. Cần xây dựng kè

theo các chỉ tiêu sau:

Tổng chiều dài kè L=500 m

Hình thức công trình: kè hộ chân, lát mái (mặt cắt điển hình số 2).

Tuyến đê tả Đà: từ K27,7-K28,7 và đoạn K29,8-K30,5 (thuộc khu vực kè

Xuân Lộc, địa phận xã Xuân Lộc), chiều dài sạt lở khoảng 1700m; Vỡ lở thẳng

đứng 5m, cách chân đê 120m, cách nhà dân 20-30m. Cần xây dựng kè theo các

chỉ tiêu sau:

Tổng chiều dài kè L=1700 m

Hình thức công trình : kè hộ chân, lát mái (mặt cắt điển hình số 2).

6.7.3. Sông Thao

Từ K73 - K75 (bờ tả) thuộc xã Cao Mại, huyện Lâm Thao, chiều dài sạt

lở khoảng 1.300m, vỡ lở cách chân đê từ 10m - 15m. Cần đầu tư cải tạo nâng

cấp kè với các chỉ tiêu thiết kế như sau:

Tổng chiều dài kè L = 2000 m

Hình thức công trình: kè hộ chân lát mái (mặt cắt điển hình số 2).

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 87

Từ K93,7 - K94,2 (bờ tả) thuộc xã Cao Xá, huyện Lâm Thao, chiều dài

sạt lở khoảng 500m; Vỡ lở ăn sâu vào đầu kè Cao xá - Thụy Vân từ 5m - 7m,

làm mất đất canh tác của dân, nguy cơ mất an toàn kè Cao Xá - Thụy Vân. Cần

cải tạo, nâng cấp lại kè với các chỉ tiêu thiết kế như sau:

Tổng chiều dài kè L=500 m

Hình thức công trình : kè hộ chân lát mái (mặt cắt điển hình số 2).

6.7.4. Sông Lô

(1). Bờ hữu

Từ K21 – K21,85 thuộc xã Vụ Quang, chiều dài sạt lở khoảng 850m; Vỡ

lở ăn sâu vào 5m - 7m. Cần xây dựng kè hộ chân với các chỉ tiêu thiết kế như

sau:

Tổng chiều dài kè L=850 m

Hình thức công trình : kè hộ chân (mặt cắt điển hình số 1).

Từ K25,5 – K27,2 thuộc xã Vụ Quang và xã Liên Hoa, khúc sông này khá

cong, dòng chủ lưu áp sát bờ, cộng thêm ảnh hưởng của mưa lũ nguy cơ xói lở

cao. Cần xây dựng kè hộ chân với các chỉ tiêu thiết kế như sau:

Tổng chiều dài kè L=1700 m

Hình thức công trình : kè hộ chân (mặt cắt điển hình số 1).

Từ K32.5 – K35 thuộc xã Trị Quận, khúc sông này cong, dòng chủ lưu áp

sát bờ, cộng thêm ảnh hưởng của mưa lũ nguy cơ xói lở cao. Cần xây dựng kè

hộ chân với các chỉ tiêu thiết kế như sau:

Tổng chiều dài kè L=2500 m

Hình thức công trình: kè hộ chân (mặt cắt điển hình số 1).

(2). Bờ tả

Từ K10 – K15 thuộc xã Phương Khoan và xã Tam Sơn, khúc sông này

tương đối cong, dòng chủ lưu áp sát bờ, nguy cơ xói lở cao. Cần xây dựng kè hộ

chân, lát mái với các chỉ tiêu thiết kế như sau:

Tổng chiều dài kè L=5000 m

Hình thức công trình : kè hộ chân (mặt cắt điển hình số 2).

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 88

Từ K28 – K30 thuộc xã Sơn Đông, khúc sông này cong, dòng chủ lưu áp

sát bờ, nguy cơ xói lở. Cần xây dựng kè hộ chân, lát mái với các chỉ tiêu thiết kế

như sau:

Tổng chiều dài kè L=1000 m

Hình thức công trình: kè hộ chân (mặt cắt điển hình số 2).

Bảng 6.3. Tổng hợp các công trình chỉnh trị đề xuất

TT Vị trí Tên công trình Loại kè

Hình thức Đoạn L

Cao trình đỉnh kè

Cao trình đỉnh cơ

m m m

1 Kè Tòng Bạt Hộ chân

Làm mới

K6+500 - K7+500 1000 +10

2 Kè Phong Vân Hộ

chân, lát mái

Cải tạo, nâng cấp

K2+400 - K3+200 800 +16.6 +10

3 Kè Vân Sa Hộ chân

Cải tạo, nâng cấp

K13+014 - K14+200 1186 +5

4 Kè Đông Quang Hộ chân

Làm mới

K24+500 - K25+500 1000 +4

5 Kè Sơn Tây Hộ

chân, lát mái

Cải tạo, nâng cấp

K26+600 - K26+700 100 +14.1 +10

6 Kè Phương Độ - Cẩm Đình Hộ

chân, lát mái

Cải tạo, nâng cấp

K34+700 - K36+200 1500 +12.6 +9

7

Hữu Hồng

Kè Xuân Phú Hộ chân

Cải tạo, nâng cấp

K2+300 - K3+000 700 +3.5

8 Tả Hồng Kè Thanh Điềm Mỏ Hàn

Cải tạo, nâng cấp

K33+400 - K34+600

9 Hữu Đà Kè Khê Thượng Hộ chân

Cải tạo, nâng cấp

K4+200 - K5+700 1600 +9

10 Tả Đà Kè Đồng Luận Thả

rồng, lát mái

Làm mới

K13+600 - K14+100 500 +16.5 +10.5

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 89

TT Vị trí Tên công trình Loại kè

Hình thức Đoạn L

Cao trình đỉnh kè

Cao trình đỉnh cơ

m m m

11 Kè La Phù - Tân Phương Hộ

chân, lát mái

Làm mới

K21+260 - K22+750

K23+200 - K23+700

1700 +15.8 +10.5

12 Kè Thạch Đồng Hộ

chân, lát mái

Làm mới

K26+000 - K26+500 500 +15.5 +10.5

13 Kè Xuân Lộc Hộ

chân, lát mái

Làm mới

K27+700 - K28+700

K29+800 - K30+500

1700 +15.5 +10.5

14 Kè Cao Mại Hộ

chân, lát mái

Cải tạo, nâng cấp

K73+000 - K75+000 2000 +17 +11

15

Tả Thao

Kè Cao Xá - Thụy Vân Hộ

chân, lát mái

Cải tạo, nâng cấp

K93+700 - K94+200 500 +16 +11

16 Kè Vụ Quang Hộ chân

Làm mới

K21+000 - K21+850 850 +11.7

17 Kè Liên Hoa Hộ chân

Làm mới

K25+500 - K27+200 1700 +11

18

Hữu Lô

Kè Trị Quận Hộ chân

Làm mới

K32+500 - K35+000 2500 +10.5

19 Kè Phương Khoan - Tam Sơn

Hộ chân,

lát mái

Làm mới

K73+000 - K75+005 5000 +17.5 +11

20

Tả Lô

Kè Sơn Đông Hộ

chân, lát mái

Làm mới

K29+000 - K30+000 1000 +16.8 +11

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 90

6.8. Các kết cấu kè đề xuất

MÆt c¾t ngang ®¹i diÖn

MÆt b»ng ®¹i diÖn lo¹i 1

lo¹i 1

Hình 6.33. Mẫu kè đề xuất loại 1

mÆt c¾t ®iÓn h×nh lo¹i 2

Chi tiÕt c¬ kÌtû lÖ: 1 : 25 tû lÖ: 1 : 25

Chi tiÕt r·nh tiªu n−íc

Hình 6.34. Mẫu kè đề xuất loại 2

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 91

MÆt b»ng kÌ ®iÓn h×nh

MÆt c¾t ngang ®iÓn h×nh lo¹i 3

Hình 6.35. Mẫu kè đề xuất loại 3

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 92

CHƯƠNG 7. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

7.1. Phạm vi tác động của các công trình chỉnh trị

Các công trình chỉnh trị sẽ có tác động một cách đáng kể đến dòng sông.

Dòng sông luôn vận động theo qui luật tự nhiên, khi có những tác động của con

người thông qua các công trình chỉnh trị sẽ làm biến đổi chế độ dòng chảy, qui

luật vận động đến khu vực công trình nói riêng và toàn đoạn sông nói chung.

Các công trình kè bảo vệ bờ đề xuất sẽ có những tác động tích cực và cả những

tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến môi trường tự

nhiên cũng như môi trường kinh tế xã hội. Những phân tích dưới đây sẽ làm rõ

các nội dung này.

7.2. Đánh giá tác động đến môi trường khi thực hiện dự án

Khi triển khai thực hiện chỉnh trị tuyến sông trong vùng dự án có rất nhiều

các hoạt động khác nhau được thực hiện. Các hoạt động này không giống nhau

đối với mỗi khu vực công trình. Tuy nhiên, những công việc chính sau sẽ có tác

động lớn đến môi trường và xã hội, đó là:

− Chọn tuyến công trình.

− Thiết kế các hạng mục công trình.

− Xác định phạm vi ảnh hưởng của công trình đối với khu vực dân cư,

các cơ sở hạ tầng v.v...

− Thi công công trình.

− Quản lý và khai thác.

Trong đó, tác động lớn đến môi trường là những hoạt động trong 2 giai đoạn

thiết kế và thi công công trình.

Giai đoạn thiết kế: Chọn phương án thiết kế cho phù hợp với điều kiện kỹ

thuật, điều kiện thực tế, ít ảnh hưởng đến hoạt động của các ngành kinh tế khác.

Giai đoạn thi công công trình: Thiết kế phương án tổ chức thi công đồng thời

đưa ra các phương án nhằm đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 93

7.3. Những tác động chính đến môi trường

7.3.1. Tác động tích cực

− Tăng ổn định bờ sông, tăng khả năng chống lũ.

− Không làm ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch phát triển các công trình

chỉnh trị cho mục đích vận tải thủy do các công trình không ảnh hưởng nhiều

đến trục động lực dòng sông.

− Góp phần thúc đẩy phát triển bền vững các tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ,

Vĩnh Phúc và Hà Nội.

− Dân cư địa phương trong vùng được bảo vệ sẽ yên tâm sản xuất, sinh

hoạt, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân trong vùng. Góp phần làm đẹp

cảnh quan môi trường khu vực sinh sống của các cộng đồng dân cư.

− Sinh vật trên cạn và dưới nước sau khi thực hiện qui hoạch không có sự

thay đổi lớn.

7.3.2. Tác động tiêu cực

− Khi triển khai thực hiện qui hoạch sẽ ảnh hưởng đến một phần năng lực

vận tải đường sông và giao thông thủy trong thời gian thi công. Nhưng điều này

sẽ được khắc phục nếu được tổ chức thi công tốt, có đầy đủ các hướng dẫn, biển

báo, phao tiêu v.v..

− Trong thời gian thi công do tập trung nhiều lao động, công nhân và

nguyên vật liệu sẽ gây ô nhiễm môi trường đất, nước do các chất thải nước, chất

thải rắn, dầu mỡ rơi vãi xuống đất và chảy ra sông.

7.4. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực

7.4.1. Phương hướng chung:

Trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch phải tiến hành đồng thời việc

giám sát và quản lý các hạng mục liên quan đến môi trường. Trong từng giai

đoạn cần đề ra các vấn đề môi trường nào là quan trọng, có khả năng bị tác động

và ảnh hưởng theo các mức độ khác nhau, từ đó đề ra các biện pháp giảm thiểu

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 94

và khắc phục các tác động xấu và sẽ được thực hiện song song với mỗi hạng

mục thực hiện dự án.

7.4.2. Định hướng về đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn thực hiện

quy hoạch.

Trong giai đoạn thực hiện xây dựng công trình theo quy hoạch thì vấn đề cần

được quan tâm hàng đầu là quá trình di dân tái định cư khi tuyến công trình đi

qua các khu dân cư tập trung. Cần phải có những nghiên cứu chi tiết để đưa ra

giải pháp hợp lý nhằm sớm ổn định và nâng cao đời sống người dân, giảm thiểu

tác động môi trường.

Quá trình thi công công trình cần chú trọng đến việc thực hiện an toàn trong

lao động để tránh gây thiệt hại về người và tài sản.

Cần giám sát các vấn đề về môi trường như: nước thải, rác thải trong quá trình

thi công để tránh gây ô nhiễm môi trường nguồn nước, đất, không khí tại môi

trường lao động và hạ lưu các sông, tránh tình trạng lây lan bệnh dịch trong các

khu lán trại xây dựng và khu vực lân cận.

7.4.3. Các giải pháp kỹ thuật

(1). Giải pháp phi công trình

a. Biện pháp chung

Có phương án di dân tái định cư hợp lý tại các khu vưc do xây dựng công

trình đê điều chiếm chỗ (đắp đê, làm kè chống sạt lở,...) tạo điều kiện để phát

triển sản xuất, ổn định lâu dài đời sống nhân dân.

Giám sát chặt chẽ vấn đề về môi trường trong quá trình triển khai thực hiện

dự án đầu tư để tránh xảy ra những thiệt hại nghiêm trọng về môi trường không

kiểm soát được.

Giám sát chặt chẽ việc xả chất thải từ các cơ sở sản xuất ra sông để tránh ô

nhiễm nguồn nước sông ở hạ du nhất là về mùa kiệt làm giảm cảnh quan môi

trường trong khu vực.

Tăng cường công tác quản lý trong công tác khai thác sử dụng hợp lý tài

nguyên nước và chất lượng nước.

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 95

Xây dựng các trạm giám sát, theo dõi diễn biến các tác động đến môi trường

trong quá trình khai thác sử dụng.

Tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng một cách sâu rộng, bằng các

hoạt động cụ thể.

Có kế hoạch đào tạo để nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ trong việc

quản lý môi trường, tăng cường trang thiết bị phục vụ công tác giám sát và quản

lý.

b. Biện pháp trong thời gian thi công

− Khống chế ô nhiễm nước : Nước sinh hoạt phải được xử lý.

− Khống chế ô nhiễm do chất thải rắn (rác rưởi,vật liệu xây dựng thừa):

Phải có nơi tập trung, xử lý tại chỗ và vận chuyển kịp thời.

− Vệ sinh an toàn lao động:

• Tuyên truyền, phổ biến kiến thức vệ sinh và an toàn lao động cho

lực lượng công nhân xây dựng.

• Xây dựng các qui định chặt chẽ về thực hiện quy tắc vệ sinh và

an toàn trong lao động.

• Tạo điều kiện, cung cấp, trang bị các dụng cụ, thiết bị vệ sinh an

toàn lao động.

• Nên tiến hành kiểm tra và giám định sức khoẻ cho cán bộ, công

nhân, phòng chống và khống chế các dịch bệnh. Tăng cường công tác điều trị

dự phòng cho cả hai cộng đồng : dân cư địa phương và dân cư ở nơi khác đến

trong suốt quá trình xây dựng.

• Tuyên truyền giáo dục về các loại dịch bệnh dễ lây lan.

• Tuyên truyền giáo dục người lao động, công nhân và nhân dân

địa phương có ý thức bảo vệ môi trường không để bụi đất đá, dầu mỡ rơi vãi

từ các phương tiện vật tải, máy móc xuống nguồn nước.

(2). Giải pháp công trình

Việc xây dựng công trình đê điều cần phải có giải pháp phù hợp với điều kiện

từng vùng, trong đó cần tăng cường các giải pháp trồng cỏ, trồng cây chắn sóng

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 96

kết hợp với việc chỉnh trang trong khu vực để cải thiện môi trường sinh thái, tạo

cảnh quan xanh, sạch, đep.

Xây dựng các kè sau khu vực hạ lưu để tránh sạt lở đất do suy giảm nguồn

nước và do động lực học dòng chảy trong trường hợp xả lũ tại các hồ chứa tham

gia cắt lũ cho hạ du.

Việc thực hiện đầu tư hoàn thiện mặt cắt đê cần giảm thiểu việc di dân tái

định cư, hạn chế việc đền bù giải phóng mặt bằng, tránh việc kéo dài thời gian

thi công xây dựng công trình làm ảnh hưởng xấu đến môi trường trong khu vực.

Việc xây dựng hệ thống công trình đê điều để đảm bảo an toàn chống lũ, tạo

điều kiện phát triển bền vững kinh tế, xã hội có tác động tích cực đến môi

trường là hết sức to lớn và cần thiết. Những tác động tiêu cực có thể giảm thiểu

được thông qua các hoạt động quản lý, giám sát trong quá trình xây dựng và

quản lý hệ thống.

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 97

CHƯƠNG 8. PHÂN KỲ ĐẦU TƯ VÀ KHÁI TOÁN KINH PHÍ

8.1. Khối lượng công trình

Khối lượng các công trình được tính toán và thống kê như sau

Bảng 8.1. Khối lượng các công trình chỉnh trị KL

TT Vị trí Tên công trình

Loại kè

Hình thức Đoạn L Đất

đào

Bê tông

M200

Đá thả rối

Vữa lót

M75

Đá lát khan

Vải lọc

Rồng thép

Dăm lót

Trồng cỏ

m m3 m3 m3 m3 m3 m2 Cái m3 m2

1 Kè Tòng Bạt Hộ chân

Làm mới

K6+500 - K7+500 1000 6060 0 72750 0 2000 7500 800 12000

2 Kè Phong Vân

Hộ chân,

lát mái

Cải tạo, nâng cấp

K2+400 - K3+200 800 9520 344 16040 80 640 12000 1120 3200

3

Hữu Hồng

Kè Vân Sa Hộ chân

Cải tạo, nâng cấp

K13+014 -

K14+200 1186 7187.2 0 86281.5 0 2372 8895 948.8 14232

4 Kè Đông Quang

Hộ chân

Làm mới

K24+500 -

K25+500 1000 6060 0 72750 0 2000 7500 800 12000

5 Kè Sơn Tây

Hộ chân,

lát mái

Cải tạo, nâng cấp

K26+600 -

K26+700 100 1190 43 2005 10 80 1500 140 400

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 98

KL

TT Vị trí Tên công trình

Loại kè

Hình thức Đoạn L Đất

đào

Bê tông

M200

Đá thả rối

Vữa lót

M75

Đá lát khan

Vải lọc

Rồng thép

Dăm lót

Trồng cỏ

6 Kè Phương Độ - Cẩm Đình

Hộ chân,

lát mái

Cải tạo, nâng cấp

K34+700 -

K36+200 1500 17850 645 30075 150 1200 22500 2100 6000

7 Kè Xuân Phú Hộ chân

Cải tạo, nâng cấp

K2+300 - K3+000 700 4242 0 50925 0 1400 5250 560 8400

8 Tả Hồng

Kè Thanh Điềm

Mỏ Hàn

Cải tạo, nâng cấp

K33+400 -

K34+600 0 0 0 0 0 0 0 0

9 Hữu Đà

Kè Khê Thượng

Hộ chân

Cải tạo, nâng cấp

K4+200 - K5+700 1600 9696 0 116400 0 3200 12000 1280 19200

10 Kè Đồng Luận

Thả rồng,

lát mái

Làm mới

K13+600 -

K14+100 500 7515 0 12900 175 1150 6500 1584 550 3000

11

Tả Đà

Kè La Phù - Tân Phương

Hộ chân,

lát mái

Làm mới

K21+260 -

K22+750K23+200

- K23+700

1700 20230 731 34085 170 1360 25500 2380 6800

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 99

KL

TT Vị trí Tên công trình

Loại kè

Hình thức Đoạn L Đất

đào

Bê tông

M200

Đá thả rối

Vữa lót

M75

Đá lát khan

Vải lọc

Rồng thép

Dăm lót

Trồng cỏ

12 Kè Thạch Đồng

Hộ chân,

lát mái

Làm mới

K26+000 -

K26+500 500 5950 215 10025 50 400 7500 700 2000

13 Kè Xuân Lộc

Hộ chân,

lát mái

Làm mới

K27+700 -

K28+700K29+800

- K30+500

1700 20230 731 34085 170 1360 25500 2380 6800

14 Kè Cao Mại

Hộ chân,

lát mái

Cải tạo, nâng cấp

K73+000 -

K75+000 2000 23800 860 40100 200 1600 30000 2800 8000

15

Tả Thao

Kè Cao Xá - Thụy Vân

Hộ chân,

lát mái

Cải tạo, nâng cấp

K93+700 -

K94+200 500 5950 215 10025 50 400 7500 700 2000

16 Kè Vụ Quang Hộ chân

Làm mới

K21+000 -

K21+850 850 5151 0 61837.5 0 1700 6375 680 10200

17 Kè Liên Hoa Hộ chân

Làm mới

K25+500 -

K27+200 1700 10302 0 123675 0 3400 12750 1360 20400

18

Hữu Lô

Kè Trị Quận Hộ chân

Làm mới

K32+500 -

K35+000 2500 15150 0 181875 0 5000 18750 2000 30000

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 100

KL

TT Vị trí Tên công trình

Loại kè

Hình thức Đoạn L Đất

đào

Bê tông

M200

Đá thả rối

Vữa lót

M75

Đá lát khan

Vải lọc

Rồng thép

Dăm lót

Trồng cỏ

19 Kè Phương Khoan - Tam Sơn

Hộ chân,

lát mái

Làm mới

K73+000 -

K75+005 5000 59500 2150 100250 500 4000 75000 7000 20000

20

Tả Lô

Kè Sơn Đông

Hộ chân,

lát mái

Làm mới

K29+000 -

K30+000 1000 11900 430 20050 100 800 15000 1400 4000

8.2. Khái toán kinh phí

Bảng 8.2. Khái toán đầu tư các công trình chỉnh trị

TT Vị trí Tên công trình Loại kè L Tổng TT Vị trí Tên công trình Loại kè L Tổng

m đồng m đồng

1 Kè Tòng Bạt Hộ chân 1000 34,567,400,000 11 Kè La Phù - Tân Phương Hộ chân, lát mái 1700 19,249,950,000

2 Kè Phong Vân Hộ chân, lát mái 800 9,058,800,000 12 Kè Thạch Đồng Hộ chân,

lát mái 500 5,661,750,000

3 Kè Vân Sa Hộ chân 1186 40,996,936,000 13

Tả Đà

Kè Xuân Lộc Hộ chân, lát mái 1700 19,249,950,000

4

Hữu Hồng

Kè Đông Quang Hộ chân 1000 34,567,400,000 14 Tả

Thao Kè Cao Mại Hộ chân, lát mái 2000 22,647,000,000

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 101

TT Vị trí Tên công trình Loại kè L Tổng TT Vị trí Tên công trình Loại kè L Tổng

5 Kè Sơn Tây Hộ chân, lát mái 100 1,132,350,000 15 Kè Cao Xá - Thụy Vân Hộ chân,

lát mái 500 5,661,750,000

6 Kè Phương Độ - Cẩm Đình

Hộ chân, lát mái 1500 16,985,250,000 16 Hữu

Lô Kè Vụ Quang Hộ chân 850 29,382,290,000

7 Kè Xuân Phú Hộ chân 700 24,197,180,000 17 Kè Liên Hoa Hộ chân 1700 58,764,580,000

8 Tả Hồng Kè Thanh Điềm Mỏ Hàn - 18 Kè Trị Quận Hộ chân 2500 86,418,500,000

9 Hữu Đà Kè Khê Thượng Hộ chân 1600 55,307,840,000 19 Tả Lô Kè Phương Khoan - Tam

Sơn Hộ chân, lát mái 5000 56,617,500,000

10 Tả Đà Kè Đồng Luận

Thả rồng, lát

mái 500 9,433,345,000 20 Kè Sơn Đông Hộ chân,

lát mái 1000 11,323,500,000

8.3. Phân kỳ đầu tư

Để phân phối vốn đầu tư hợp lý, chúng tôi phân kỳ đầu tư theo các thứ tự ưu tiên từ quan trọng -> cần thiết. Phân kỳ

đầu tư chia làm 3 giai đoạn như sau:

− Giai đoạn 1: (20011-2012)

− Giai đoạn 2: (2013-2015)

− Giai đoạn 3: (2016-2020)

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 102

Bảng 8.3. Phân kỳ đầu tư theo thứ tự ưu tiên

TT Vị trí Tên công trình Loại kè Hình

thức

Giai đoạn đầu tư

TT Vị trí Tên công trình Loại kè Hình thức

Giai đoạn đầu tư

1 Kè Tòng Bạt Hộ chân Làm mới 1 11 Kè La Phù - Tân Phương Hộ chân,

lát mái Làm mới 3

2 Kè Phong Vân

Hộ chân, lát

mái

Cải tạo, nâng cấp 2 12 Kè Thạch Đồng Hộ chân,

lát mái Làm mới 1

3 Kè Vân Sa Hộ chân Cải tạo, nâng cấp 3 13

Tả Đà

Kè Xuân Lộc Hộ chân, lát mái

Làm mới 1

4 Kè Đông Quang Hộ chân Làm

mới 2 14 Tả Thao Kè Cao Mại Hộ chân,

lát mái

Cải tạo, nâng cấp

1

5 Kè Sơn Tây Hộ

chân, lát mái

Cải tạo, nâng cấp 2 15 Kè Cao Xá - Thụy Vân Hộ chân,

lát mái

Cải tạo, nâng cấp

1

6 Kè Phương Độ - Cẩm Đình

Hộ chân, lát

mái

Cải tạo, nâng cấp 3 16 Hữu

Lô Kè Vụ Quang Hộ chân Làm mới 3

7

Hữu Hồng

Kè Xuân Phú Hộ chân Cải tạo, nâng cấp 2 17 Kè Liên Hoa Hộ chân Làm

mới 3

8 Tả Hồng Kè Thanh Điềm Mỏ Hàn Cải tạo,

nâng cấp 1 18 Kè Trị Quận Hộ chân Làm mới 3

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 103

TT Vị trí Tên công trình Loại kè Hình

thức

Giai đoạn đầu tư

TT Vị trí Tên công trình Loại kè Hình thức

Giai đoạn đầu tư

9 Hữu Đà Kè Khê Thượng Hộ chân Cải tạo,

nâng cấp 2 19 Kè Phương Khoan - Tam Sơn

Hộ chân, lát mái

Làm mới 2

10 Tả Đà Kè Đồng Luận

Thả rồng, lát

mái

Làm mới 1 20

Tả Lô Kè Sơn Đông Hộ chân,

lát mái Làm mới 2

Ghi chú: Thứ tự ưu tiên được sắp xếp căn cứ vào tầm quan trọng tại vị trí công trình cần xây dựng và mức độ sạt lở bờ hiện

tại. Đối với vị trí có đông dân cư, khu công nghiệp, thị trấn, thị tứ thì được ưu tiên trước khu vực không có dân sinh sống. Đối với

vị trí sạt lở diễn ra mạnh thì ưu tiên trước các vị trí sạt lở ít xảy ra hơn.

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 104

8.4. Nhu cầu vốn theo tiến độ

Nhu cầu vốn theo tiến độ đề xuất như sau:

Bảng 8.4. Nhu cầu vốn theo tiến độ

TT Đoạn sông Kinh phí

(đồng)

1 Giai đoạn 1: (2011-2012) 150 tỷ

2 Giai đoạn 2: (2013-2015) 230 tỷ

3 Giai đoạn 3: (2016-2020) 310 tỷ

8.5. Nguồn vốn

Nguồn vốn được lấy như sau: 80% nguồn vốn Trung Ương + 20%

nguồn vốn huy động từ các địa phương có dự án.

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 105

CHƯƠNG 9. TÓM TẮT KẾT QUẢ THỰC HIỆN VÀ CÁC KẾT

LUẬN KIẾN NGHỊ

9.1. Tóm tắt kết quả thực hiện

9.1.1. Các nội dung chính đã thực hiện

(1). Khảo sát thực tế

− Tiến hành đo các mặt cắt ngang sông, khoảng cách đo 3km/1MC

− Dẫn tọa độ, cao độ và cắm mốc cố định

− Thực địa để quan sát, chụp ảnh và phân tích mức độ ổn định của các

công trình chỉnh trị cũng như phân tích dòng chảy và trạng thái chảy trong sông.

(2). Tính toán và báo cáo kết quả

a. Báo cáo kết quả khảo sát địa hình, hệ thống mốc cố định

b. Phân tích dòng chảy năm, dòng chảy lũ và dòng chảy bùn cát trên các

sông vùng dự án đặc biệt lưu ý đến mức độ ảnh hưởng của hồ Hòa Bình sau khi

đưa vào vận hành, khai thác.

c. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến biến đổi lòng dẫn vùng dự án trong đó

tập trung phân tích yếu tố tác động của hồ Hòa Bình đến diễn biến lòng dẫn các

sông hạ du.

d. Đánh giá về việc thực hiện các dự án quy hoạch chỉnh trị đã có trong

phạm vi dự án từ đó rút ra được các ưu điểm, các điểm còn tồn tại cần khắc

phục.

e. Phân tích hiện trạng và đánh giá mức độ ổn định của các công trình chỉnh

trị trong phạm vi dự án

− Khảo sát thực địa, từ đó phân tích hiện trạng và đánh giá mức độ ổn

định của các công trình đã có

− Xác định vị trí các công trình, xây dựng bản đồ chuyên đề hiện trạng tỷ

lệ 1:25.000 bằng Mapinfo.

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 106

f. Khảo sát, thu thập, đánh giá diễn biến xói lở bờ sông phạm vi dự án, làm

cơ sở để xắp sếp ưu tiên đầu tư cho từng vị trí sạt lở.

g. Lập quy hoạch chỉnh trị

− Tính toán lưu lượng tạo lòng và xây dựng mô hình toán MIKE11 tính

toán mực nước tạo lòng của các sông vùng dự án trước và sau khi có hồ Hòa

Bình

− Tính toán bề rộng lòng sông ổn định ứng với lưu lượng tạo lòng và bề

rộng lòng sông phục vụ vận tải thủy

− Tính toán các bán kính cong và chiều dài quá độ của tuyến chỉnh trị

− Trên cơ sở các ảnh vệ tinh thu thập, sử dụng phương pháp chập bản đồ

để phân tích thế sông của các tuyến sông hạ du thủy điện Hòa Bình

− Căn cứ trên các thông số tính toán và thế sông, dựa trên bản đồ nền tỷ

lệ 1:25.000 xây dựng tuyến chỉnh trị cho toàn bộ hệ thống sông trong phạm vi

dự án

h. Đề xuất bổ sung giải pháp công trình chỉnh trị

− Dựa trên tuyến chỉnh trị đã xây dựng, phân tích diễn biến lòng dẫn và

các vị trí đang bị sạt lở đề xuất bổ sung giải pháp công trình chỉnh trị

− Căn cứ hiện trạng và mức độ ổn định các công trình hiện có đề xuất cải

tạo, nâng cấp một số các công trình không phát huy được nhiệm vụ

− Phân tích các phương pháp chỉnh trị bảo vệ bờ và công nghệ thường

dùng trên thế giới và trong nước, đưa ra các mẫu công trình chỉnh trị cho từng vị

trí đề xuất

i. Phân tích và đánh giá mức độ ưu tiên

Dựa vào vị trí và mức độ quan trọng của từng công trình đã đề xuất để sắp

xếp theo thứ tự từ 1 đến 3

j. Khái toán kinh phí và phân kỳ đầu tư

− Tính toán khối lượng trung bình của từng công trình

− Xây dựng đơn giá tổng hợp tại các địa phương có công trình cần đầu tư

xây dựng theo các thông tư hướng dẫn hiện hành

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 107

− Khái toán kinh phí của từng công trình, dựa trên thứ tự ưu tiên để phân

kỳ đầu tư đến năm 2020

k. Đánh giá tác động môi trường

Đánh giá các tác động khi quy hoạch cũng như dự đoán các ảnh hưởng đến

môi trường khi thi công xây dựng các công trình từ đó đề xuất các biện pháp

giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường.

9.1.2. Các sản phẩm của dự án

TT CÁC SẢN PHẨM BÁO CÁO

1 Báo cáo hiện trạng, tình hình dân sinh kinh tế và định hướng phát

triển kinh tế - xã hội trong vùng dự án

2 Báo cáo đặc điểm sông ngòi khu vực dự án

3 Báo cáo hiện trạng và quy mô các tuyến đê vùng dự án

4 Báo cáo hiện trạng kết cấu, mức độ ổn định các công trình chỉnh

trị trong vùng dự án

5 Báo cáo hiện trạng các công trình trên đê và dưới đê vùng dự án

6

Báo cáo đánh giá ảnh hưởng của điều tiết hồ, khai thác khoáng

sản, giao thông thủy tới diễn biến lòng dẫn, sạt lở bờ sông vùng

dự án

7 Đánh giá việc áp dụng các kết quả nghiên cứu về quy hoạch chỉnh

trị khu vực dự án

8 Báo cáo kết quả thiết lập và xây dựng hệ thống các tuyến đo địa

hình cố định

9 Báo cáo thuỷ công công trình chỉnh trị

10 Báo cáo địa chất lòng dẫn và ven bờ

11 Báo cáo ĐTM

12 Báo cáo đề xuất giải pháp công trình và phi công trình tăng cường

ổn định tuyến đê hiện có

13 Báo cáo đề xuất định hướng quy hoạch chỉnh trị sông.

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 108

14 Báo cáo tổng hợp

15 Báo cáo tóm tắt

CÁC PHỤ LỤC KÈM THEO

1 Tổng hợp sơ họa mốc cố định

2 Bản vẽ mặt cắt ngang

3 Bản đồ hiện trạng tỷ lệ 1: 25.000

4 Bản đồ chỉnh trị tỷ lệ 1: 25.000

9.2. Kết luận

Dự án đã tiến hành thực hiện các nội dung qui hoạch chỉnh trị đoạn sông hạ

du thủy điện Hòa Bình với tổng chiều dài qui hoạch khoảng 200km. Các nội

dung thực hiện trong dự án đã bám sát đề cương và dự toán được phê duyệt với

các nội dung chính như sau:

− Xác định phương hướng, mục tiêu và quy chuẩn kỹ thuật để lập quy

hoạch chỉnh trị sông. Trong đó đã xác định rõ các yêu cầu của các ngành kinh

tế-xã hội, yêu cầu của vận tải thủy. Đã tính toán các hệ số nhằm đánh giá mức

độ ổn định dòng sông để làm cơ sở cho việc thiết kế công trình chỉnh trị

− Đã tính toán các thông số cơ bản để lập tuyến chỉnh trị phù hợp. Xác

định lưu lượng tạo lòng, mực nước tạo lòng cho toàn đoạn sông. Tính toán các

thông số ổn định dòng sông, bề rộng ổn định, các bán kính cong cho đoạn sông

ổn định.

− Đã xác định tuyến chỉnh trị lòng sông cho toàn đoạn sông, trong đó xác

định vị trí tuyến chỉnh trị, các thông số của tuyến chỉnh trị thể hiện trong các bản

vẽ kèm theo.

− Đã đề xuất giải pháp công trình nhằm bảo vệ dòng sông hiện tại và

từng bước đưa dòng sông về đúng tuyến chỉnh trị. Mặc dù đây chỉ là các thiết kế

mang tính chất sơ bộ nhưng mang tính tổng quan cho toàn tuyến. Các giai đoạn

sau sẽ thực hiện thiết kế chi tiết hơn, phù hợp với tình hình địa hình, địa chất,

thủy văn từng khu vực.

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 109

− Đã có đánh giá các tác động môi trường, những mặt tích cực, tiêu cực

đến môi trường khi thực hiện qui hoạch. Dự án cũng đã đề xuất những biện pháp

nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cưc tới môi trường vùng dự án.

9.3. Kiến nghị

− Dự án đã đưa ra được giải pháp các công trình nhằm bảo vệ bờ và từng

bước đưa dòng sông về đúng tuyến chỉnh trị. Đề nghị tiếp tục khảo sát, đo đạc

địa hình, thủy văn để theo dõi những diễn biến tiếp theo do ảnh hưởng của hồ

Hòa Bình. Từng công trình một cần làm luận chứng kinh tế kỹ thuật riêng và

kêu gọi đầu tư của nhiều ngành, kể cả đầu tư nước ngoài. Nên tiếp tục nghiên

cứu để cải tạo đoạn sông ở hạ du thủy điện Hòa Bình.

− Dự án có một phạm vi nghiên cứu rộng và tổng thể, tuy nhiên trong

mục tiêu dự án mới chỉ đề cập và giải quyết vấn đề liên quan đến chỉnh trị sông

nhằm bảo vệ bờ. Vì vậy cần tiếp tục triển khai nghiên cứu để có thể đánh giá

được một cách tổng thể hơn nhất là các vấn đề liên quan đến thoát lũ, cũng như

liên quan đến vấn đề lấy nước tưới mùa kiệt, đang là vấn đề nóng bỏng hiện nay.

− Dự án thực hiện đầy đủ theo nội dung đề cương đã được phê duyệt. Đề

nghị các cơ quan có thẩm quyền thông qua và cho thực hiện từng bước các nội

dung qui hoạch.

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 110

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Viện khoa học thủy lợi Miền Nam: Quy hoạch chỉnh trị vùng hạ du sông

Lô – Gâm do ảnh hưởng điều tiết của hồ Tuyên Quang.

2. VIỆN QHTL: Quy hoạch phòng chống lũ đồng bằng sông Hồng

3. VIỆN QHTL: Quy hoạch phòng chống lũ chi tiết trên địa bàn Hà Nội

4. Viện khoa học thủy lợi Miền Nam: Tuyển tập các kết quả khoa học và

công nghệ phòng chống tiên tai chỉnh trị sông và bảo vệ bờ.

5. Chi cục đê điều: Báo cáo đánh giá hiện trạng công trình đê điều thành

phố Hà Nội trước lũ năm 2010

6. Viện khoa học thủy lợi Việt Nam: Đánh giá thực trạng lòng dẫn sông

Hồng – sông Thái Bình ảnh hưởng tới suy giảm khả năng thoát lũ và đề

xuất phương án chỉnh trị tại những trọng điểm.

7. Viện khoa học thủy lợi Việt Nam: Lập quy hoạch chỉnh trị các tuyển sông

trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc.

8. Nguyễn Tuấn Anh - Trần Xuân Thái (1999), Một số vấn đề sạt lở bờ sông

thuộc hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình. Định hướng giải quyết phòng

chống. Tuyển tập kết quả khoa học và công nghệ (1994 - 1999), Viện

khoa học thủy lợi - Hà Nội 1999.

9. Nguyễn Tuấn Anh – Hoàng Hữu Văn và nnk (2000), Nghiên cứu thoát lũ

và biện pháp ổn định tăng khả năng thoát lũ bảo vệ đê điều ở đồng bằng

Bắc Bộ, Hà Nội 2000.

10. Lê Ngọc Bích (1991), Nghiên cứu một số vấn đề diễn biến lòng sông

trong điều kiện sông ngòi Việt Nam, Viện Nghiên cứu KHTL Nam Bộ.

11. Lê Ngọc Bích (1984), Nghiên cứu quan hệ hình thái lòng sông của hạ du

sông Hồng, Tuyển tập công trình nghiên cứu thủy lực bùn cát và lòng dẫn

sông Hồng, Viện nghiên cứu khoa học thủy lợi - 1984.

12. Lê Ngọc Bích (1984), Nghiên cứu quan hệ hình thái lòng sông của hạ du

sông Hồng, Tuyển tập công trình nghiên cứu thuỷ lực bùn cát và lòng dẫn

sông Hồng, Viện KHTL, Hà Nội, năm 1985, tr. 245-260.

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 111

13. Nguyễn Văn Cung - Nguyễn Như Khuê (1975), Dòng chảy không ổn

định. NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 1975.

14. Nguyễn Văn Cư và cộng sự (1997), Hậu quả sau sông Đà đối với động

lực biến đổi lòng dẫn và khai thác tổng hợp lòng sông Hồng đoạn thuộc

địa phận Hà Nội, Báo cáo tổng kết đề tài cấp thành phố, Trung tâm Khoa

học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia. Viện Địa lý. Hà Nội,134 tr.

15. Nguyễn Văn Cư (1987), Bước đầu nghiên cứu hậu quả sông Đà đối với

động lực biến đổi lòng dẫn sông Hồng và thoát nước thành phố Hà Nội,

Báo cáo tổng kết đề tài. Hà nội -1987

16. Lưu Công Đào (1982), Vấn đề phù sa của một con sông, báo cáo hội thảo

tháng 2 - 1982, Viện nghiên cứu KHTL.

17. Phạm Đình (2004), Nghiên cứu diễn biến lòng dẫn và các giải pháp chỉnh

trị đoạn sông Hồng qua Hà Nội, Luận án Tiến sĩ , Viện Khoa học Thuỷ

lợi, Hà Nội.

18. Phạm Đình (2003), Diễn biến đoạn sông Hồng khu vực Hà Nội và các

giải pháp chỉnh trị, Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học, 2003.

19. Phạm Đình (2002), Quan hệ giữa các yếu tố mặt bằng và yếu tố thẳng

đứng của lòng dẫn sông Hồng, Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển Nông

thôn, số 12/2002, tr.1165-1166.

20. Phạm Đình (2003), Xây dựng công thức kinh nghiệm tính tổng lượng vận

chuyển bùn cát sông Hồng, Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn,

số 3/2003, tr.377-379.

21. Lương Phương Hậu (1985), Diễn biến từ năm 1980 đến nay của đoạn

sông Hồng từ cửa Đuống đến cảng Hà Nội, Tạp chí khảo sát thiết kế,

Viện TKGTVT (1/1985).

22. Lương Phương Hậu, Trần Đình Hợi (2004), Động lực học dòng sông và

chỉnh trị sông, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

23. Lương Phương Hậu (1992), Động lực học dòng sông, Trường đại học

Xây dựng Hà Nội.

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 112

24. Lương Phương Hậu, Phùng Quang Phúc (1999), “Các quan hệ hình thái

sông dựa trên tương tác dòng chảy - bùn cát - lòng dẫn”, Tuyển tập kết

quả khoa học công nghệ 1994-1999, Tập 1, Viện KHTL, tr.25-27.

25. Lương Phương Hậu (2005), Chỉnh trị sông, Sổ tay kỹ thuật thuỷ lợi, Phần

2 - Tập V, NXB Xây dựng.

26. Lương Phương Hậu (1988), Xác định đối tượng tác động trong chỉnh trị

sông, Tạp chí KHKT xây dựng (12/1988).

27. Lương Phương Hậu (1982), Tính toán mặt cắt ngang ổn định của lòng

dẫn có dòng chảy mang bùn cát, Tạp chí Thủy lợi 227, 7+8/1982.

28. Lương Phương Hậu (1982), Một số vấn đề thủy lực vùng sông có kè

mỏ hàn, Tạp chí Thủy lợi 229, 11 + 12/1982.

29. Lương Phương Hậu (1987), Mô phỏng số chuyển động của dòng

chảy trong đoạn sông có kè mỏ hàn, Tuyển tập công trình KH ĐHXD.

30. Lương Phương Hậu (1992), Về điều kiện tương tự chuyển động

của chất lỏng ở vùng lòng dẫn hở có mặt cắt ngang thay đổi đột ngột,

Tuyển tập công trình KH Hội nghị Cơ học toàn quốc lần thứ 5.

31. Lương Phương Hậu (1995), Mô hình toán chuyển động 2D của

dòng chảy mang bùn cát trong lòng dẫn biến hình, Tuyển tập công trình

KH – CN Đại học XD.

32. Lê Văn Kiến – Nguyễn Sĩ Nuôi (1973), Quy hoạch tăng khả năng thoát

lũ Sông Hồng, Hà Nội - 1973.

33. Lê văn Kiến (1973), Vấn đề tăng khả năng thoát lũ của sông Hồng, Báo

cáo Cục Đê điều, Hà Nội.

34. Nguyễn Thị Hải Lý (2008), Đề xuất trình tự thiết kế công trình hoàn lưu

chỉnh trị sông, Tuyển tập Hội nghị khoa học Trường Đại học Xây dựng

2008.

35. Phạm Thành Nam (2008), Một số vấn đề về chỉnh trị đoạn sông cong gấp,

Tạp chí GTVT.

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 113

36. Nguyễn Bá Quì và nnk (1999), Tính toán thủy văn động lực, đánh

giá ảnh hưởng tới các khu vực khai thác cát địa phận Hà Nội tới sự ổn

định lòng sông và các công trình lân cận. Hà nội -1999

37. Nguyễn Trọng Sinh, Vũ Hồng Châu (1999), Quy hoạch phòng chống lũ

cho đồng bằng sông Hồng, Viện Quy hoạch thuỷ lợi, Hà Nội.

38. Trần Thanh Tùng, Trần Thục, Đỗ Tất Túc (1999), Tính toán biến hình

lòng dẫn hệ thống sông Hồng, Tuyển tập các công trình khoa học, Trường

ĐHTL tập 2 trang 251-257.

39. Nguyễn Văn Toán, Trần Đình Hợi và nnk (1994-1996), Nghiên cứu ảnh

hưởng của công trình thuỷ điện Hòa Bình đến biến đổi thuỷ văn lòng dẫn

hạ du và giải pháp chống xói bồi, bảo vệ các công trình và khu dân sinh

kinh tế quan trọng, Đề tài KC-ĐL-94-15, Báo cáo KH Viện KHTL Hà

Nội.

40. Nguyễn Văn Toán (1999), Một số biến đổi thuỷ văn bùn cát ở hạ du do

điều tiết của hồ Hòa Bình, Tuyển tập kết quả khoa học và công nghệ

1994-1999, Tập 1 Viện KHTL, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

41. Nguyễn Văn Toán (1999), Một số biến đổi thuỷ văn bùn cát ở hạ du do

điều tiết của hồ Hoà Bình, Tuyển tập Kết quả khoa học và công nghệ

1994 - 1999, tập 1, Viện Khoa học Thuỷ lợi, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

42. Trần Xuân Thái, Phạm Đình (2001), Nghiên cứu thiết lập quy họach

chỉnh trị làm tăng khả năng thoát lũ, ổn định lòng sông ở trọng điểm Hà

Nội (Dự án số 3), Báo cáo KH Viện KHTL.

43. Vũ Tất Uyên, Đào Xuân Sơn, Phạm Đình và NNK (2002), Quy hoạch

tuyến thoát lũ sông Hồng đoạn Hà Nội, Báo cáo khoa học, Viện KHTL,

Hà Nội.

44. Vũ Tất Uyên (1991), Công trình bảo vệ bờ sông, Vụ Phòng chống Lũ lụt

và Quản lý Đê điều Bộ Thủy Lợi.

45. Vũ Tất Uyên (1995), Nghiên cứu hành lang thoát lũ sông Hồng từ Sơn

Tây đến Hưng Yên, Đề tài Khoa học KC-ĐL -94 -15-3, Hà Nội.

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 114

46. Vũ Tất Uyên (1995), Nghiên cứu tuyến chỉnh trị sông Hồng từ Sơn Tây

đến Hưng Yên, Đề tài Khoa học KC-ĐL -94 -15-3, Hà Nội.

47. Vũ Tất Uyên, Đào Xuân Sơn (1997), Quy hoạch tuyến thoát lũ sông Hồng

Đoạn Hà Nội, Báo cáo KH Viện Khoa học Thuỷ lợi, Hà Nội.

48. Vũ Tất Uyên (2004), Khả năng thoát lũ, các giải pháp ổn định và tăng

khả năng thoát lũ của sông thuộc đồng bằng Bắc bộ, Báo cáo tóm tắt kết

quả nghiên cứu, Viện Khoa học Thuỷ lợi, Hà Nội.

49. Vũ Tất Uyên (1982), Phân loại quá trình lòng dẫn và đặc điểm vận động

của đoạn sông Hồng Việt Trì - Hà Nội, Tuyển tập báo cáo khoa học về

động lực sông, Hà Nội - 2001 trang 70 - 80.

50. Vũ Tất Uyên (1996), Đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học hạ du Hòa

Bình, Báo cáo Viện KHTL Hà Nội 11-1996.

51. Vũ Tất Uyên, Đào Xuân Sơn, Phạm Đình và nnk (2002), Quy hoạch tuyến

thoát lũ sông Hồng đoạn Hà Nội, Báo cáo KH Viện KHTL Hà Nội.

52. Vũ Tất Uyên (2001), Tổng hợp báo cáo khoa học về thủy động lực sông -

Viện Khoa học Thủy lợi, Hà Nội, 2001.

53. Hoàng Hữu Văn (1998), Lòng dẫn sông Hồng, sông Thái Bình và vấn đề

chỉnh trị sông, cải tạo lòng dẫn, tăng khả năng thoát lũ trên toàn hệ

thống, Báo cáo Viện Khoa học Thuỷ lợi, Hà Nội.

54. Hoàng Hữu Văn và nnk (1985). Sức tải cát và chế độ tạo lòng của sông

Đà và sông Hồng đoạn Việt Trì - Hà Nội. Đề tài 06-05-01-03, Hà Nội

1985.

55. Hoàng Hữu Văn (1986), Nghiên cứu dự báo quá trình lan truyền xói sâu

trong lòng sông Đà và sông Hồng khi hồ Hòa Bình và Tạ Bú đưa vào hoạt

động, Báo cáo Viện KHTL, Hà Nội 12-1986.

56. Hoàng Hữu Văn (1998), Lòng dẫn sông Hồng, sông Thái Bình và vấn đề

chỉnh trị sông, cải tạo lòng dẫn, tăng khả năng thoát lũ trên toàn hệ

thống, Báo cáo Viện KHTL, Hà Nội 5 - 1998.

57. Vi Văn Vị (1981), Dòng chảy cát bùn sông Hồng - Viện Khí tượng Thủy văn,

1981.

Dự án: Rà soát, bổ sung quy hoạch chỉnh trị sông hạ du thủy điện Hòa Bình

Báo cáo tóm tắt 115

58. Vi Văn Vị (1984), Sự hình thành và các công thức tính bùn cát trên lưu

vực sông Hồng, Tuyển tập công trình nghiên cứu thuỷ lực bùn cát và lòng

dẫn sông Hồng, Báo cáo nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập Viện

NCKHTL Hà Nội trang 217-228.

59. Trần Thanh Xuân, Phạm Hồng Phương (1998), Tác động của hồ chứa

Hoà Bình đến dòng chảy cát bùn hạ lưu sông Hồng, Tập san Khoa học Kỹ

thuật Khí tượng Thủy Văn, Viện Khí tượng Thủy Văn.

60. Trần Thanh Xuân (1989), Tổng lượng nước sông Hồng và sự phân phối

của nó giữa các phân lưu, Tạp chí khí tượng thủy văn số 9, Hà Nội -

1989.