10

Click here to load reader

B24 apxe nong

  • Upload
    dao-duc

  • View
    631

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: B24 apxe nong

Áp xe nóngBS NGUYỄN ĐỨC LONG

Page 2: B24 apxe nong

1. Định nghĩa

Áp-xe nóng là một ổ khu trú theo sau một viêm nhiễm cấp tính, như sau một chấn thương bị nhiễm trùng, mụn nhọt, vết mổ nhiễm trùng hoặc một viêm tấy.

Page 3: B24 apxe nong

2. Nguyên nhân

Áp-xe nóng được tạo ra bởi sự xâm nhập dưới da của những vi khuẩn làm mủ như:

+ Tụ cầu khuẩn (Staphylococcus epidermidis)

+ Tụ cầu khuẩn vàng (Staphylococcus aureus)

+ Liên cầu khuẩn.

Trong đó, tụ cầu khuẩn vàng là hay gặp nhất. Hiếm hơn như phế cầu, lậu cầu, trực khuẩn Coli, vi khuẩn kỵ khí (vi khuẩn yếm khí).

Page 4: B24 apxe nong

3. Triệu chứng lâm sàng

Qua 2 giai đoạn– Giai đoạn lan tỏa:

Đau nhức, buốt ở một vùng cơ thể.

Có dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân như sốt cao, ớn lạnh, uể oải, nhức đầu...

Khám có 4 triệu chứng cơ bản:

+ Khối u hoặc vùng sượng cứng ở trung tâm và đóng bánh ở viền ngoài, sờ ngay khối u thấy nóng.

+ Bề mặt khối u đỏ so với da xung quanh.

+ Ấn ngay khối u rất đau.

+ Khámvà hỏi bệnh có thể phát hiện thấy một ngõ vào như một vết thương nhỏ, chỗ tiêm dưới da hoặc bắp thịt

Page 5: B24 apxe nong

3. Triệu chứng lâm sàng

– Giai đoạn tụ mủ (sau vài ngày):

+ Đau nhói, buốt mất đi, nhường chỗ cho cảm giác căng nhức theo nhịp đập của tim làm người bệnh mất ngủ.

+ Dấu hiệu toàn thân nặng hơn: sốt dao động, thử máu bạch cầu tăng (tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng).

+ Khối u đóng bánh ở viền ngoài bây giờ sờ thấy mềm hơn trung tâm.

+ Có thể phát hiện dấu chuyển sóng (fluctuation): Hai đầu ngón tay đặt cách nhau vài cm ở hai cực của ổ mủ, khi ấn bên này ngón tay bên kia bị xô đẩy

Page 6: B24 apxe nong

4. Diễn biến của áp-xe nóng

- Ở giai đoạn lan tỏa nếu điều trị kháng sinh có thể khỏi sau vài ngày. 

- Ở giai đoạn tụ mủ có 2 cách: nếu rạch áp-xe tháo mủ và dùng kháng sinh, vết rạch sẽ liền sẹo sau 5–7 ngày.

- Nếu không được mổ rạch tháo mủ, áp-xe có thể tự vỡ và rò mủ kéo dài, hoặc có thể gây những biến chứng tại chỗ như viêm bạch mạch cấp tính, viêm hạch mủ hay những biến chứng toàn thân như nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn mủ huyết có thể đưa đến tử vong

Page 7: B24 apxe nong

5. Chăm sóc

Điều dưỡng theo dõi nhiệt độ, nếu người bệnh sốt quá cao nên chườm mát và cho thuốc giảm nhiệt theo y lệnh, nên ghi nhiệt độ thành biểu đồ để theo dõi.

Người bệnh rất đau, đây là đau thực thể, điều dưỡng đánh giá mức độ đau, tìm tư thế giảm đau, thực hiện thuốc giảm đau và theo dõi tác dụng thuốc.

Page 8: B24 apxe nong

5. Chăm sóc

Để giảm đau cho người bệnh tư thế cũng rất quan trọng, tránh thăm khám thường xuyên, tránh đè cấn lên ổ áp-xe.

Kháng sinh theo y lệnh, thực hiện kháng sinh đúng giờ, đúng liều và theo dõi diễn tiến của bệnh.

Phụ giúp bác sĩ rạch ổ nhiễm trùng, khi rạch mủ nên có mẫu cấy giúp điều trị kháng sinh theo kháng sinh đồ.

Giúp người bệnh tìm tư thế giảm đau sau rạch, tránh đè cấn hay băng quá chặt lên vùng vết thương.

Page 9: B24 apxe nong

5. Chăm sóc

Thay băng thực hiện ngày 2 lần hay có thể nhỏ giọt liên tục để rửa vết thương.

Dẫn lưu cần được theo dõi số lượng, màu sắc, tính chất dịch thường xuyên.

Trong khi thay băng điều dưỡng cần quan sát và nhận định tình trạng vết thương để giúp bác sĩ điều trị thích hợp.

Vệ sinh sạch sẽ tránh lây nhiễm từ ngoài vào nhất là vùng da xung quanh.

Cách ly tốt với những vết thương khác và những người bệnh xung quanh.

Page 10: B24 apxe nong

Xin cảm ơn