30
B2C E-COMMERCE NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TRỰC TUYẾN Digital Activities Report 2014

B2C Ecommerce: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: B2C Ecommerce: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến

B2C E-COMMERCE

NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢNG

CÁO TRỰC TUYẾN

Digital Activities Report 2014

Page 2: B2C Ecommerce: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến

2 Tổng quan thị trường Copyright by Moore 2014

Nội dung:

- Tổng quan thị trường

- Người tiêu dùng

- Hoạt động quảng cáo trực tuyến

- Kết luận và dự báo

- Danh sách một số công ty

I. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG

Thương mại điện tử trên thế giới cũng như ở Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ và thâm nhập

vào mọi lĩnh vực kinh doanh. Thống kê trên Cổng thông tin quản lý hoạt động TMĐT, đến hết năm

2013 đã có 202 website TMĐT bán hàng được duyệt thông báo và 116 website cung cấp dịch vụ

TMĐT được xác nhận đăng ký. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều website bán hàng hoạt động

nhưng chưa được chứng nhận của Bộ Công Thương.

Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin – Bộ Công Thương, ước tính doanh số từ thương

mại điện tử (TMĐT) B2C khoảng 2.2 tỷ USD trong năm 2013. Giá trị mua hàng trực tuyến trung bình

của một người đạt khoảng 120 USD. Sản phẩm được lựa chọn mua sắm tập trung vào các mặt hàng

như thời trang, mỹ phẩm, đồ công nghệ và điện tử, đồ gia dụng, vé máy bay và một số mặt hàng

khác. Tại Việt Nam, phần lớn người mua sắm sau khi đặt hàng trực tuyến vẫn lựa chọn hình thức

thanh toán tiền mặt, kế đến là thanh toán qua ngân hàng, hình thức thanh toán trung gian qua các

website TMĐT chiểm tỷ lệ thấp.

Page 3: B2C Ecommerce: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến

3 Người tiêu dùng Copyright by Moore 2014

II. NGƯỜI TIÊU DÙNG

1. Thời gian sử dụng các phương tiện truyền thông

Trung bình, một người giành khoảng 2 giờ mỗi ngày để truy cập Internet. Thời gian sử dụng Internet

chiếm khoảng 31.5% tổng thời gian sử dụng các phương tiện truyền thông và tỷ lệ này có xu hướng

ngày càng tăng, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi.

Hình. Thời gian sử dụng các phương tiện truyền thông (phút).

Nguồn: 3D 2013, khảo sát 3000 người từ 15 -45 tuổi tại các thành phố

2. Ảnh hưởng của các kênh thông tin đến hành vi mua sắm

Truyền hình vẫn là kênh thông tin chính cung cấp thông tin sản phẩm và thương hiệu đến người tiêu

dùng. Theo nghiên cứu của Nielsen 2014, nhiều người tiêu dùng (57%) sử dụng truyền hình nhằm cập

nhật thông tin về sản phẩm. Tuy nhiên, Mạng xã hội mới là kênh thông tin người tiêu dùng cho là

đáng tin cậy nhất (69%) và có ảnh hưởng lớn đến quyết định mua sắm (69%).

Page 4: B2C Ecommerce: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến

4 Người tiêu dùng Copyright by Moore 2014

Nguồn: Nielsen 2014

3. Tâm lý mua sắm trực tuyến

Lý do chính thúc đẩy người dùng mua sắm online là “tiết kiệm về thời gian” và “có thể mua hàng trên

mạng với giá rẻ” hơn hàng bán lẻ trên thị trường. Đối với những người chưa mua hàng online, ý định

mua sắm online có thể nảy sinh khi họ biết “bạn bè hay người thân đã từng mua những mặt hàng

như thế nào online và có trải nghiệm tốt” và họ cảm thấy “sản phẩm được bảo hành hoặc bảo đảm”.

6 yếu tố quan trọng quyết định việc mua hàng

Nếu tôi biết bạn bè/gia đình đã từng mua món hàng này online và có trải nghiệm tốt 29%

Nếu tôi có bảo bảo hành/ đảm đi cùng với sản phẩm 12%

Nếu sản phẩm mua online rẻ hơn so với mua tại cửa hàng bán lẻ thông thường 11%

Nếu tôi có thể trả tiền mặt 8%

Nếu có khuyến mãi đáng kể hơn so với cửa hàng bán lẻ thông thường 8%

Nếu tôi được hoàn tiền cho sản phẩm bị hư hoặc lỗi 8%

Source: Goole/TNS 2014. Đối tượng: Người chưa từng mua hàng online

Page 5: B2C Ecommerce: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến

5 Người tiêu dùng Copyright by Moore 2014

Điều gì gây trở ngại cho người tiêu dùng

Nhìn chung, những trở ngại khiến người tiêu dùng còn e ngại khi mua sắm trực tuyến là: sản phẩm

kém chất lượng so với quảng cáo (77%), giá cả không thấp so với mua trực tiếp (40%), dịch vụ vận

chuyển và giao nhận còn yếu, lo ngại thông tin cá nhân bị tiết lộ và cách thức đặt hàng trực tuyến

còn quá rắc rối.

Nghiên cứu sâu hơn về nhóm người chưa từng mua hàng online, Google/TNS cho biết rào cản phổ

biến nhất là người mua không thể chạm vào mặt hàng (57%). Các khách hàng tiềm năng lo ngại

“hàng mua trên Internet có khả năng là hàng cũ/hàng giả” (49%).

Hình. Những lo ngại khi mua sắm trực tuyến

Vai trò của Internet trong quá trình mua sắm

Những vấn đề về niềm tin và sự không chắc chắn khiến cho người tiêu dùng chưa mạnh dạn tham

gia mua sắm trực tuyến, tỷ lệ người mua online trên tổng số người có nghiên cứu thông tin về sản

phẩm còn thấp, chỉ khoảng 16%. Đa số người mua tìm kiếm online nhưng mua sắm offline.

Họ sử dụng Internet như một công cụ hỗ trợ ra quyết định mua sắm, như: so sánh giá-chất lượng sản

phẩm, lựa chọn nhãn hiệu, xem bài reviews/lời khuyên về sản phẩm định mua, tìm chương trình

khuyến mãi, xem địa chỉ bán hàng/thông tin liên hệ người bán.

Những sản phẩm thường được tìm kiếm online nhưng mua sắm offline là Bảo hiểm ôtô (75%),

Tivi/thiết bị đi kèm (71%), Vé xem phim (68%), Đồ nội thất/thiết bị lớn (62%), Hàng tạp hóa (46%) và

Quần áo (36%).

SẢN PHẨM KÉM

CHẤT LƯỢNG SO VỚI

QUẢNG CÁO

GIÁ CẢ KHÔNG THẤP

HƠN MUA TRỰC TIẾP

CÓ KHẢ NĂNG LÀ

HÀNG CŨ/HÀNG GIẢ

KHÔNG THỂ CHẠM

VÀO MẶT HÀNG

Page 6: B2C Ecommerce: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến

6 Người tiêu dùng Copyright by Moore 2014

Nguồn: Google Study 2014

4. Hành vi mua sắm trực tuyến

Mặc dù thói quen mua sắm trực tuyến chưa thật sự phổ biến phổ biến ở Việt Nam nhưng hứa hẹn

nhiều tiềm năng trong thời gian tới do Internet ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình

mua sắm. Khảo sát của Google 2014 cho thấy, có 19% số người online có mua sắm trực tuyến trong

vòng 1 tuần qua (xét tại thời điểm khảo sát), và 55% tìm kiếm thông tin online nhưng mua sắm offline.

Thiết bị sử dụng để mua sắm online là PC/Laptop (77%), Điện thoại thông minh (14%) và Máy tính

bảng (4%). 44% số người online chưa từng mua hàng trực tuyến nhưng có mong muốn mua hàng

trên mạng trong vòng 12 tháng tới, mặt hàng mà nhóm người này dự định mua là quần áo. Khi mua

online, người mua thường cân nhắc, xem xét 1 đến 3 nhãn hiệu và nghiên cứu thông tin về sản phẩm

qua Internet.

Đa số người mua mua sắm qua các website bán hàng (61%), website mua hàng theo nhóm (51%) và

ác diễn đàn xã hội (45%). Một số ít người mua sắm qua các sàn giao dịch TMĐT (19%) và qua các

ứng dụng mobile (6%). Đối tượng mua sắm thường xuyên là cán bộ quản lý/nhân viên văn phòng

(41%) và học sinh, sinh viên (37%). Nữ giới (59%) mua sắm trực tuyến nhiều hơn nam giới (41%).

21%

30%

60%

20%

39%

25% 29% 29%

13%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

Tìm kiếm ý

tưởng

Tìm hiểu

thương hiệu

thích hợp

So sánh sản

phẩm/giá/tính

năng

Xem video liên

quan

Tham khảo ý

kiến đánh

giá/lời khuyên

Tìm chương

trình Giảm

giá/Khuyến mãi

Tìm nơi có sản

phẩm muốn

mua

Tìm địa chỉ cửa

hàng, đường

đến

Tìm thông tin

liên lạc (với

brand, nhà bán

lẻ)

Vai trò của Internet trong quá trình mua sắm (% người mua online)

Page 7: B2C Ecommerce: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến

7 Người tiêu dùng Copyright by Moore 2014

Sản phẩm nào được mua nhiều nhất trên Internet?

Theo khảo sát của Cục Thương Mại Điện Tử 2013, mặt hàng được nhiều người mua trực tuyến nhiều

nhất là Quần áo/giày dép/mỹ phẩm (62% người tiêu dùng mua), kế đến Đồ công nghệ (35%), Đồ gia

dụng (32%), Vé máy bay (25%), Thực phẩm (20%), Tour du lịch (16%), Spa & Làm đẹp (11%),…Trong

tương lại, nhóm mặt hàng Quần áo-Phụ kiện, đồng công nghệ như Điện thoại-Máy tính bảng, Hàng

điện tử và Sách sẽ là những nhóm mặt hàng được nhiều người tiêu dùng cân nhắc mua sắm qua

Internet.

Hình. Những mặt hàng dự định mua trong thời gian tới. Nguồn: Google Study 2014

Người tiêu dùng nghiên cứu sản phẩm như thế nào?

Có khoảng 85% người mua hàng nghiên cứu thông tin về sản phẩm trên PC/Laptop và 40% người

mua nghiên cứu trên điện thoại di động. Đa số người mua nghiên cứu thông tin sản phẩm trên trang

tìm kiếm (72%), và/hoặc website nhãn hàng (40%), website bán lẻ (27%), mạng xã hội (26%), website

so sánh giá (11%), diễn đàn đánh giá sản phẩm (14%),…

Page 8: B2C Ecommerce: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến

8 Người tiêu dùng Copyright by Moore 2014

Nguồn: Google Study 2014

Xu hướng tìm kiếm một số mặt hàng thời trang trên Google.com

Mức độ tìm kiếm sản phẩm thời trang trên Google.com thường giảm mạnh vào thời điểm tết âm lịch

- tháng 2, sau đó bắt đầu tăng dần từ tháng 3 và đạt đỉnh vào tháng 12 & tháng 1.

72%

40%

27% 26%

17%

8% 14%

2%

11% 11% 6%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

Trang tìm

kiếm

Website

nhãn hàng

Website

bán lẻ

Mạng xã

hội

Trang

video

Brand

Fanpage

Website

đánh

giá/diễn

đàn/blog

Website

rao vặt

Website so

sánh giá

Báo

mạng/tạp

chí

Email

Nguồn thu thập thông tin sản phẩm (% người mua online)

Page 9: B2C Ecommerce: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến

9 Người tiêu dùng Copyright by Moore 2014

Xu hướng tìm kiếm mặt hàng điện tử công nghệ trên Google.com

Người tiêu dùng thường tìm kiếm thông tin về Tivi vào thời điểm cuối năm hoặc giữa năm (đường

màu vàng hình trên). Thời điểm cuối năm có thể do đây là thời điểm tết, nhu cầu mua sắm người dân

tăng cao. Thời điểm giữa năm là thời gian thường diễn ra các giải thi đấu bóng đá, người tiêu dùng

mua sắm Tivi để theo dõi các giải đấu này.

Người tiêu dùng làm gì sau mua?

Sau khi mua sắm online, một số người mua sẽ chia sẻ trải nghiệm mua sắm lên các mạng xã hội

(28%), đánh giá về sản phẩm (18%) hoặc tìm kiếm hướng dẫn sử dụng/cài đặt (14%) (Google Study

2014).

Điều gì khiến người tiêu dùng tái mua sắm

Tái mua sắm là việc người tiêu dùng tiếp tục mua sắm sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ của cùng một

website TMĐT. Nhiều nghiên cứu về tái mua sắm trong lĩnh vực TMĐT cho thấy rằng, ý định tái mua

sắm chủ yếu bị ảnh hưởng bởi sự hài lòng khách hàng sau khi mua sản phẩm so với kỳ vọng ban đầu

trước khi mua sắm. Đầu tư vào sự hài lòng, tức tăng tỷ lệ khách hàng tái mua sắm, giống như mua

hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp công ty gặp khó khăn ngắn hạn, họ vẫn còn một nhóm

Page 10: B2C Ecommerce: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến

10 Người tiêu dùng Copyright by Moore 2014

khách hàng trung thành. Sự hài lòng bị ảnh hưởng bởi sự tín nhiệm của khách hàng đối với nhà cung

cấp, tính chất website và cảm nhận về lợi ích khách hàng sẽ có được.

Cảm nhận về lợi ích: là nhận thức chủ quan của người tiêu dùng về những lợi ích đạt được từ mua

sắm trực tuyến. Khách hàng sẽ không né tránh một giao dịch nếu họ cảm thấy nó thật sự hữu ích cho

họ. Cảm nhận lợi ích thúc đẩy ý định của khách hàng đối với việc tiếp tục mua sắm trực tuyến, tạo

thái độ tích cực và dẫn đến hành vi khách hàng. Có 4 chiều hướng cảm nhận lợi ích của mua sắm

trực tuyến là sự thuận tiện, lựa chọn sản phẩm, thoái mái mua sắm và niềm vui trong mua sắm.

Tính chất website: Một website với những thuộc tính thân thiện có thể dẫn dắt mong muốn và giữ

chân khách hàng ở lại website lâu hơn vì nó ảnh hưởng đến tình trạng nhận thức và cảm xúc của

khách hàng. Ngược lại, giao diện của một website nghèo nàn và quản lí kém hiệu quả về nội dung có

thể làm mất đi sự thuận tiện của mua sắm trực tuyến.

Sự tín nhiệm: Mua sắm trực tuyến nó hàm ý sự không chắc chắn và rủi ro hơn mua sắm truyền thống.

Phần lớn, các cửa hàng trên mạng ít được nhiều người biết đến. Hơn nữa, khách hàng không thể

kiểm tra trực tiếp chất lượng sản phẩm trước khi mua hàng hoặc là giám sát tính an toàn và an ninh

của việc gửi thông tin cá nhân và tài chính qua Internet cho bên tham gia giao dịch (ví dụ như số thẻ

Page 11: B2C Ecommerce: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến

11 Người tiêu dùng Copyright by Moore 2014

tín dụng). Do đó, sự tin nhiệm sẽ làm giảm tính không chắc chắn và ảnh hưởng tích cực đến ý định

tái mua sắm.

Page 12: B2C Ecommerce: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến

12 Quảng cáo trực tuyến Copyright by Moore 2014

III. HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TRỰC TUYẾN

Phần hoạt động quảng cáo trực tuyến tập trung vào nhóm website TMĐT bán hàng như: Lazada.vn,

Nguyenkim.com, Thegioididong.com, Yame.vn, Vienthonga.vn. Không đề cập đến website cung cấp

dịch vụ TMĐT như: Chodientu.vn, Vatgia.com, Enbac.com.

1. Website

Thống kê traffic một số website TMĐT bán hàng (11/2014) cho thấy, phần lớn traffic đến từ trang tìm

kiếm (Google.com), thời gian người dùng lưu lại trang (TOS) trung bình là 5 phút. Nhóm website

TMĐT bán hàng dẫn đầu, đa số kinh doanh mặt hàng điện tử - thời trang, như Lazada, Nguyễn Kim,

Thế giới di động, Chợ Lớn,…có lượng visit trung bình khoảng 1,750,000 lượt/tháng, cao hơn gần gấp

30 lần so với nhóm website TMĐT theo sau - trung bình 65,800 lượt vist/tháng.

Cơ cấu traffic một số website TMĐT bán hàng dẫn đầu

Website Website Visit Direct Referral Search Social Time On Site

Thế giới di động 7,400,000 26.0% 15.0% 53.0% 5.5% 5.77

Lazada 6,600,000 21.0% 44.0% 19.0% 4.8% 5.02

FPT Shop 3,400,000 21.0% 10.0% 61.0% 5.1% 4.13

Tiki 2,800,000 35.0% 14.0% 40.0% 7.8% 6.50

Zalora 2,200,000 31.0% 28.0% 22.0% 8.5% 4.40

Mediamart 1,200,000 17.0% 21.0% 61.0% 0.5% 10.58

Viễn Thông A 1,200,000 17.0% 12.0% 69.0% 2.1% 4.28

Trần Anh 940,000 26.0% 13.0% 60.0% 0.8% 4.45

Hnam Mobile 930,000 37.0% 18.0% 42.0% 3.0% 4.38

Yes24 840,000 39.0% 19.0% 27.0% 15.0% 5.72

Mai Nguyên 810,000 30.0% 18.0% 48.0% 4.0% 4.03

Pico 660,000 32.0% 19.0% 48.0% 0.9% 4.12

Chợ lớn 610,000 17.0% 17.0% 58.0% 0.7% 4.92

HC 410,000 19.0% 13.0% 63.0% 3.4% 4.12

Viettel store 380,000 20.0% 23.0% 56.0% 1.1% 3.67

Yame 360,000 28.0% 37.0% 24.0% 9.0% 3.97

Thiên Hòa 290,000 14.0% 21.0% 62.0% 2.3% 4.68

Mean 1,750,000 25.5% 20% 45.8% 6.2% 5.01

Nguồn: Similarweb 11/2014

Page 13: B2C Ecommerce: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến

13 Quảng cáo trực tuyến Copyright by Moore 2014

Website Thế Giới Di Động, dẫn đầu về lượng truy cập với hơn 7 triệu visit/tháng. Mediamart có thời

gian người dùng lưu lại trang (TOS) cao nhất, 10 phút 35 giây. Nếu so sánh tương đối giữa các

website về cơ cấu traffic thì Yes24.vn, là website được nhiều người mua nhớ đến nhất, thể hiện qua tỷ

lệ direct traffic cao nhất, chiếm 39% tổng visit đến site. Yes24.vn cũng là website có tỷ lệ traffic đến từ

mạng xã hội cao nhất. Lazada.vn, được nhắc đến nhiều nhất trên các trang website khác (gồm cả

quảng cáo và nhắc đến tự nhiên), thể hiện qua tỷ lệ referral traffic lên đến 44%.

Hầu hết các website TMĐT bán hàng dẫn đầu hiện nay điều có lượng traffic rất lớn (trên 50%) đến từ

search. Đồng thời, TOS trung bình không cao. Điều này có thể là kết quả của hoạt động nhằm thu

hút người mua mới, chủ yếu bằng cách quảng cáo và tối ưu hóa kết quả tìm kiếm trên trang tìm kiếm

như Google.com.

Ngược lại với nhóm dẫn đầu, nhóm theo sau (quy mô nhỏ hơn) nhìn chung có tỷ lệ direct traffic rất

cao, tỷ lệ social traffic cao và TOS lâu hơn (xem bảng dưới, số trung bình). Có thể những website có

quy mô nhỏ hơn đã chú trọng vào duy trì khách hàng hiện có hơn là đầu tư vào quảng cáo-thu hút

khách hàng mới, như trường hợp của Siêu thị thời trang, Mai Mua, Ubaby, Sức khỏe làm đẹp, bé Yêu.

Điều này giúp họ tránh cạnh tranh trực tiếp với những trang website TMĐT dẫn đầu, có cùng mặt

hàng kinh doanh, như Yes24, Nguyễn Kim, Thế giới di động.

Cơ cấu traffic một số website TMĐT bán hàng theo sau

Website Website Visit Direct Referral Search Social Time On Site

Siêu thị thời trang 280,000 56% 5% 13% 27% 1.30

DVS Digital 240,000 9% 50% 32% 1% 2.80

Bé Yêu 150,000 32% 25% 31% 11% 6.50

Mua Thuốc Tốt 50,000 9% 10% 80% 1% 3.35

Tứ Gia 15,000 21% 24% 51% 4% 2.53

SunTek Việt Nam 15,000 9% 61% 31% 0% 2.48

Chợ Tình Boo 10,000 35% 21% 26% 18% 4.55

Bếp Mới 10,000 15% 28% 57% 1% 2.68

Ubaby 8,000 50% 20% 8% 22% 3.32

Mai Mua 6,000 51% 49% 0% 0% 32.17

Vi tính Hoài Bảo 4,000 37% 31% 31% 1% 3.00

Sức khỏe hạnh phúc 2,000 52% 23% 4% 20% 12.57

Mean 65,800 31.3% 29% 30.3% 8.8% 6.44

Nguồn: Similarweb 11/2014

Page 14: B2C Ecommerce: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến

14 Quảng cáo trực tuyến Copyright by Moore 2014

2. Social Media

Hầu hết các website TMĐT bán hàng điều có sự hiện diện trên mạng xã hội Facebook. Thống kê số

lượng fan trên Facebook của một số website TMĐT bán hàng (11/2014) cho thấy, Lazada (điện tử -

thời trang) dẫn đầu với hơn 1.1 triệu fan, theo sau là YaMe shop (thời trang) với 969 ngàn fan, Thế giới

di động (điện tử) với 933 ngàn fan và FPT Shop (điện tử) với 725 ngàn fan.

Nguồn: Facebook (11/2014), top 10 trên tổng 30 fanpage khảo sát.

Xét về hiệu quả hoạt động, fanpage Thế Giới Di Động được đánh giá hiệu quả cao nhất trong 30

fanpage TMĐT khảo sát (theo Fanpagekarma, 11/2014). Điều này là do Thế Giới Di Động có mức tăng

trưởng fan cao và tỷ lệ fan tương tác trên fanpage lớn. Thiên Hòa Online đang có mức tăng trưởng

fan cao nhất nhưng tỷ lệ fan tương tác khá thấp, xét về hiệu quả chung chỉ đứng thứ 6. Fanpage

Zalora (670 ngàn fan), Nguyễn Kim (64 ngàn fan) và Viễn Thông A (400 ngàn fan) có tỷ lệ fan tương

tác rất thấp.

1,138

969 933

725 713 687 566

400 338

188 165 117 103

-

200

400

600

800

1,000

1,200

Tho

usa

nd

s

Top Fanpage TMĐT bán hàng

Fan

Page 15: B2C Ecommerce: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến

15 Quảng cáo trực tuyến Copyright by Moore 2014

Nguồn: Fanpagekarma (11/2014), top 10 trên tổng 30 fanpage khảo sát.

Fanpage và website thường được kết hợp chặt chẽ với nhau. Fanpage giới thiệu sản phẩm đến người

dùng Facebook, sau đó, họ có thể vào website để xem thêm các sản phẩm khác và liên hệ mua sắm.

Ngược lại, những người đã truy cập vào website, khi truy cập Facebook sẽ nhìn thấy quảng cáo sản

phẩm của website trên dòng thông tin (newsfeed) hoặc khu vực quảng cáo bên tay phải (phương

pháp này được gọi là facebook remarketing).

Hình. Các khách hàng tiềm năng sẽ nhìn thấy quảng cáo trên Facebook nếu đã từng truy cập website sieuthithoitrang.vn.

0.00%

0.20%

0.40%

0.60%

0.80%

1.00%

1.20%

1.40%

1.60%

1.80%

0.0%

0.2%

0.4%

0.6%

0.8%

1.0%

1.2%

1.4%

1.6%

1.8%

2.0%

Top Fanpage hoạt động hiệu quả

Average Weekly Growth Engagement

Page 16: B2C Ecommerce: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến

16 Quảng cáo trực tuyến Copyright by Moore 2014

3. Quảng cáo tìm kiếm

Quảng cáo trên Google.com rất được ưa chuộng trong lĩnh vực TMĐT. Các website TMĐT thường kết

hợp cả hai hình thức quảng cáo từ khóa (Google Adwords) và tối ưu hóa kết quả tìm kiếm (SEO).

Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy Google.com được rất nhiều người sử dụng để tìm kiếm thông

tin và nhiều người trong số đó sử dụng Google.com để nghiên cứu về sản phẩm trước khi ra quyết

định mua sắm. Trong ngữ cảnh đó, quảng cáo trên Google.com có khả năng thu hút lượng lớn khách

hàng đang có nhu cầu mua sắm và thường mang lại tỷ lệ người mua hàng/người truy cập website (tỷ

lệ chuyện đổi) cao hơn so với quảng cáo trên website tin tức. Cơ chế hiển thị quảng cáo theo từ khóa

rất thích hợp để website TMĐT giới thiệu các sản phẩm cụ thể đến những người dùng đang có ý định

mua sản phẩm đó.

Hình. Quảng cáo hàng Thời trang và Điện thoại trên Google.com

Page 17: B2C Ecommerce: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến

17 Quảng cáo trực tuyến Copyright by Moore 2014

Hình. Quảng cáo hàng Thiết bị nhà bếp và Đồ gia dụng trên Google.com

4. Quảng cáo hiển thị

Quảng cáo hiển thị trên báo điện tử, trang tin tức giải trí thường được các website TMĐT, đặc biệt là

website TMĐT lớn trên thị trường, triển khai thông qua một mạng quảng cáo (Adlite, Admicro,

Eclick,..), hình thức quảng cáo phổ biến là banner dạng box thông tin (hình dưới) – thường được gọi

là quảng cáo CPC. Hình thức quảng cáo này ra đời nhằm khai thác các không gian trống trên website

(thường từ giữa website trở xuống) và được thiết kế cho mục đích bán sản phẩm. Chi phí quảng cáo

được tính dựa trên số lượng click (click thực) vào banner. Banner quảng cáo của một sản phẩm

không nhất thiệt xuất hiện cố định tại 1 vị trí (zone quảng cáo), 1 kích thước banner trên 1 website

nhất định mà có thể hiện thị đồng thời, linh hoạt tại nhiều vị trí, nhiều kích thước banner trên nhiều

website khác nhau.

Hình. Banner quảng cáo dạng box thông tin (CPC) thường được website TMĐT sử dụng

Page 18: B2C Ecommerce: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến

18 Quảng cáo trực tuyến Copyright by Moore 2014

Bên cạnh quảng cáo CPC, hình thức quảng cáo banner flash truyền thống cũng thường được website

TMĐT sử dụng. Hình thức quảng cáo này có vị trí nổi bật phía trên trang website, kích thước banner

lớn nên rất thu hút độc giả. Chi phí quảng cáo được tính dựa trên thời gian banner hiển thị, thường

tính theo tuần.

Hình. Banner quảng cáo của một của website TMĐT trên 24h.com.vn

Một cách thức khác, thay vì mua vị trí quảng cáo cố định, để phân phối quảng cáo đến người dùng là

remarketing. Chỉ những người thỏa một số điều kiện nhất định (đã từng truy cập vào website, đã

từng click mua hàng nhưng hủy,…) mới nhìn thấy quảng cáo. Cách thức quảng cáo này được sử dụng

phổ biến qua mạng quảng cáo Google (GDN). Ngoài ra, website TMĐT còn kết hợp remarketing với

phân loại khách hàng theo tính nhân khẩu học, khu vực địa lý, sở thích,…để tăng hiệu quả truyền

thông.

Page 19: B2C Ecommerce: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến

19 Quảng cáo trực tuyến Copyright by Moore 2014

Hình. Minh hoạt quảng cáo remarketing

Ngoài quảng cáo Google, Facebook, Adnetwork, các website TMĐT bán hàng còn quảng bá sản

phẩm hoặc dịch vụ thông qua tổ chức sự kiện online, quảng cáo email (GSP & Newsletter), marketing

nội dung (PR article, viral clip, forum seeding, blog,..) hay trên website cung cấp dịch vụ TMĐT như

Enbac.com, Rongbay.vn, Vatgia.com, Chodientu.vn,…bằng hình thức đăng tin, banner quảng cáo hay

lập gian hàng online.

Hình. Minh họa quảng cáo trên Gmail (Gmail Sponsored Promotions)

Khách hàng vào website xem áo sơ mi sau đó

thoát trang

Khách hàng nhìn thấy banner quảng cáo áo sơ mi họ

vừa xem trên website TMĐT trên trang tin tức

Page 20: B2C Ecommerce: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến

20 Quảng cáo trực tuyến Copyright by Moore 2014

5. Case study: Hoạt động quảng cáo trực tuyến Lazada.vn

Lazada.vn là webiste TMĐT thuộc công ty Rocket Internet (Đức). Lazada cung cấp hàng ngàn sản

phẩm thuộc hàng chục ngành khác nhau, đa số là các mặt hàng điện tử và thời trang. Chỉ sau một

thời gian hoạt động, website đã có hàng triệu lượt người truy cập. Từ khi tham gia thị trường Việt

Nam vào năm 2012, Lazada đã đầu tư rất nhiều cho các chương trình quảng cáo trực tuyến. Có thể

nói, Lazada là một trong những website TMĐT đầu tư cho quảng cáo trực tuyến nhiều nhất tại Việt

Nam.

Các chiến dịch quảng cáo của Lazada rất đa dạng, được triển khai trên tất cả các kênh truyền thông

như website tin tức/giải trí, trang tìm kiếm, mạng xã hội, email và mobile; thông qua nhiều mạng

quảng cáo khác nhau như Google, Admicro, Eclick, ANTS, Criteo,…

Hình. Website Lazada.vn

Page 21: B2C Ecommerce: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến

21 Quảng cáo trực tuyến Copyright by Moore 2014

Hình. Fanpage Lazada.vn

Hình. Lazada banner trên 24h.com.vn, chạy qua ANTS Adnetwork

Page 22: B2C Ecommerce: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến

22 Quảng cáo trực tuyến Copyright by Moore 2014

Hình. Lazada banner trên Báo Đất Việt qua Sociomantic Adnetwork và Criteo Adnetowrk

Hình. Lazada Sponsored trên Facebook và Email marketing

Page 23: B2C Ecommerce: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến

23 Quảng cáo trực tuyến Copyright by Moore 2014

Hình. Lazada Email Newsletter & Adwords trên Google

Page 24: B2C Ecommerce: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến

24 Quảng cáo trực tuyến Copyright by Moore 2014

Hình. Lazada trên Youtube

Page 25: B2C Ecommerce: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến

25 Kết luận & Dự báo Copyright by Moore 2014

I. KẾT LUẬN VÀ DỰ BÁO

1. Kết luận

Thương mại điện tử trên thế giới cũng như ở Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ và thâm nhập

vào mọi lĩnh vực kinh doanh. Ứớc tính doanh số từ thương mại điện tử (TMĐT) B2C khoảng 2.2 tỷ

USD trong năm 2013. Giá trị mua hàng trực tuyến trung bình của một người đạt khoảng 120 USD. Sản

phẩm được lựa chọn mua sắm tập trung vào các mặt hàng như thời trang, mỹ phẩm, đồ công nghệ

và điện tử, đồ gia dụng, vé máy bay và một số mặt hàng khác.

Người tiêu dùng

Khảo sát của Google 2014 cho thấy, có 19% số người online có mua sắm trực tuyến trong vòng 1 tuần

qua (xét tại thời điểm khảo sát), và 55% tìm kiếm thông tin online nhưng mua sắm offline. Đa số

người mua mua sắm qua các website bán hàng (61%), website mua hàng theo nhóm (51%) và ác diễn

đàn xã hội (45%). Một số ít người mua sắm qua các sàn giao dịch TMĐT (19%) và qua các ứng dụng

mobile (6%). Đối tượng mua sắm thường xuyên là cán bộ quản lý/nhân viên văn phòng (41%) và học

sinh, sinh viên (37%). Nữ giới (59%) mua sắm trực tuyến nhiều hơn nam giới (41%).

Đa số người mua tìm kiếm online nhưng mua sắm offline. Họ sử dụng Internet như một công cụ hỗ

trợ ra quyết định mua sắm, như: so sánh giá-chất lượng sản phẩm, lựa chọn nhãn hiệu, xem bài

reviews/lời khuyên về sản phẩm định mua, tìm chương trình khuyến mãi, xem địa chỉ bán hàng/thông

tin liên hệ người bán.

Lý do chính thúc đẩy người dùng mua sắm online là “tiết kiệm về thời gian” và “có thể mua hàng trên

mạng với giá rẻ” hơn hàng bán lẻ trên thị trường. Đối với những người chưa mua hàng online, ý định

mua sắm online có thể nảy sinh khi họ biết “bạn bè hay người thân đã từng mua những mặt hàng

như thế nào online và có trải nghiệm tốt” và họ cảm thấy “sản phẩm được bảo hành hoặc bảo đảm”.

Những trở ngại khiến người tiêu dùng còn e ngại khi mua sắm trực tuyến là: sản phẩm kém chất

lượng so với quảng cáo (77%), giá cả không thấp so với mua trực tiếp (40%), dịch vụ vận chuyển và

giao nhận còn yếu, lo ngại thông tin cá nhân bị tiết lộ và cách thức đặt hàng trực tuyến còn quá rắc

rối.

Page 26: B2C Ecommerce: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến

26 Kết luận & Dự báo Copyright by Moore 2014

Ý định tái mua sắm chủ yếu bị ảnh hưởng bởi sự hài lòng khách hàng sau khi mua sản phẩm so với

kỳ vọng ban đầu trước khi mua sắm. Sự hài lòng bị ảnh hưởng bởi sự tín nhiệm của khách hàng đối

với nhà cung cấp, tính chất website và cảm nhận về lợi ích khách hàng sẽ có được.

Hoạt động quảng cáo trực tuyến

Các website TMĐT bán hàng rất tích cực trong việc thu hút khách hàng mới, đặc biệt là những

website dẫn đầu như Thegioididong.com, NguyenKim.com, Yame.vn,…Những website theo sau, có

ngân sách marketing nhỏ hơn, có xu hướng tập trung vào nhóm khách hàng hiện tại và nỗ lực để giữ

chân nhóm khách hàng này.

Hầu hết các website TMĐT bán hàng điều có sự hiện diện trên mạng xã hội Facebook. Thống kê số

lượng fan trên Facebook của một số website TMĐT bán hàng (11/2014) cho thấy, Yame Shop (thời

trang) dẫn đầu với gần 969 ngàn fan, theo sau là Thế Giới Di Động (điện tử) với 933 ngàn fan, FPT

Shop (điện tử) với 725 ngàn fan. Fanpage và website thường được kết hợp chặt chẽ với nhau.

Fanpage giới thiệu sản phẩm đến người dùng Facebook, sau đó, họ có thể vào website để xem thêm

các sản phẩm khác và liên hệ mua sắm. Ngược lại, những người đã truy cập vào website, khi truy cập

Facebook sẽ nhìn thấy quảng cáo sản phẩm của website trên vùng quảng cáo của Facebook.

Quảng cáo trên Google.com rất được ưa chuộng trong lĩnh vực TMĐT. Các website TMĐT thường kết

hợp cả hai hình thức quảng cáo từ khóa (Google Adwords) và tối ưu hóa kết quả tìm kiếm (SEO). Các

website TMĐT cũng chi tiêu nhiều quảng cáo hiển thị thông qua các adnetwork (đặc biệt là GDN) để

tăng doanh số bán (hình thức CPC) và/hoặc quảng bá thương hiệu/sản phẩm (Banner flash). Ngoài

quảng cáo Google, Facebook, Adnetwork, các website TMĐT bán hàng còn quảng bá sản phẩm hoặc

dịch vụ trên website cung cấp dịch vụ TMĐT như Enbac.com, Rongbay.vn, Vatgia.com,

Chodientu.vn,…bằng hình thức đăng tin, banner quảng cáo hay lập gian hàng online.

2. Dự báo

Dự báo đến năm 2015 Việt Nam sẽ có khoảng 40 – 45% dân số sử dụng Internet. Bên cạnh đó, tốc

độ phát triển kinh tế tăng, khung pháp luật TMĐT từng bước hoàn thiện, xu hướng phát triển hạ tầng

dịch vụ logistics và thanh toán đang dần được quan tâm.

Page 27: B2C Ecommerce: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến

27 Kết luận & Dự báo Copyright by Moore 2014

Với những yếu tố trên, tỷ lệ người dùng Internet tham gia mua sắm trược tuyến đến năm 2015 dự

báo sẽ có xu hướng tăng. Giá trị mua hàng trực tuyến của mỗi người vào năm 2015 sẽ tăng thêm 30

USD so với năm 2013, doanh số TMĐT B2C Việt Nam năm 2015 ước đạt trên dưới 4 tỷ USD.

Page 28: B2C Ecommerce: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến

28 Copyright by Moore 2014

Phụ lục. Một số công ty

STT Công ty Website

1 Công ty Thế Giới Di Động Thegioididong.com

2 Công ty Viễn Thông A Vienthonga.vn

3 Công ty Nguyễn Kim Nguyenkim.com

4 Công ty Cao Phong Dienmaycholon.vn

5 Công ty Thiên Nam Hòa Dienmaythienhoa.vn

6 Công ty Mai Nguyên Mainguyen.vn

7 Công ty VHC Hc.com.vn

8 Công ty Pico Pico.vn

9 Công ty MediaMart Việt Nam Mediamart.vn

10 Công ty Trần Anh Trananh.vn

11 Công ty Sao Việt Hnammobile.com

12 Công ty bán lẻ KTS FPT Fptshop.com.vn

13 Công ty TMĐT & XNK Viettel Viettelstore.vn

14 Công ty Thời Gian Vàng Ubaby.vn

15 Công ty Trẻ Thơ Beyeu.com

16 Công ty Bếp Mới Bepmoi.vn

17 Công ty Suntek Việt Nam Suntekvietnam.vn

18 Công ty Mai Nguyễn Maimua.vn

19 Công ty Tứ Gia Tugia.com.vn

20 Công ty DVS Digital Dvs.vn

21 Công ty Hoài Bão Vitinhhoaibao.com

22 Công ty Megiavita Việt Nam Muathuoctot.com

23 Công ty TMĐT Việt Nam Sieuthithoitrang.vn

24 Công ty Tiến Phát Suckhoehanhphuc.com

25 Công ty Skygen Chotinhcuaboo.com

26 Công ty Song Tử Yame.vn

27 Công ty Hansaeyes24 Yes24.vn

28 Công ty Giờ Giải Lao Lazada.vn

29 Công ty Giờ Giải Lao Zalora.vn

30 Công ty Tiki Tiki.vn

Page 29: B2C Ecommerce: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến

29 Copyright by Moore 2014

TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1) Cục TMĐT (2013), Báo cáo TMĐT Việt Nam 2013,

http://www.moit.gov.vn/Images/editor/files/Yenngth/Bao%20cao%20TM%C4%90T%20Viet%20Nam%202013_final.

pdf

(2) Google/TNS (2014), Vietnam Online Shopping Study 2014, http://www.slideshare.net/tinhanhvy/vietnam-online-

shopper-study-googletns-2014

(3) Groupm, Vietnam Digital landscape 2013, http://www.slideshare.net/Phuongbi/vietnam-digital-landscape-update-

2013-sep2013mindshare

(4) Nielsen (2013), Vietnam Grocery Report 2013,

http://www.nielsen.com/content/dam/nielsenglobal/vn/docs/Reports/2014/grocery-report-2013.pdf

(5) Vinaresearch (2013), Nghiên cứu ảnh hưởng của chương trình quảng cáo – khuyến mãi, http://vinaresearch.net/

(Và một số nguồn tham khảo khác)

Page 30: B2C Ecommerce: Người tiêu dùng và hoạt động quảng cáo trực tuyến

30 Copyright by Moore 2014

LỜI NGỎ

Các thông tin và nhận định trong báo cáo được thu thập và phân tích dựa vào các nguồn thông tin

có sẵn, hợp pháp và tin cậy mà nhóm thực hiện có được trong quá trình nghiên cứu. Tuy nhiên, số

liệu nghiên cứu có thể sai khác với số liệu mà quý vị có. Điều này xuất phát từ nguồn dữ liệu hoặc

phương pháp thống kê của chúng tôi với những báo cáo của quý vị.

Nếu quý vị có những thông tin tin cậy, hợp pháp và phù hợp với cấu trúc nội dung của bài báo cáo

vui lòng góp ý với chúng tôi bằng cách gửi thông tin đến địa chỉ [email protected] để

chúng tôi có thể hoàn thiện hơn trong những báo cáo tiếp theo.

Để cập nhật thường xuyên những báo cáo và nhận định về các ngành khác, vui lòng truy cập website

moore.vn và đăng ký nhận Bản tin, chúng tôi sẽ gửi cho quý vị ngay khi các báo cáo được hoàn

thiện.

Nhóm thực hiện