169
1 Ths.Kts LEÂ HOÀNG QUANG Ths.Kts LEÂ TRAÀN XUAÂN TRANG BOÄ MOÂN KIEÁN TRUÙC NHAØ ÔÛ KHOA KIEÁN TRUÙC

Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Bai doc danh cho SV Kien truc - Quy hoach

Citation preview

Page 1: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

1

Ths.Kts LEÂ HOÀNG QUANG Ths.Kts LEÂ TRAÀN XUAÂN TRANG BOÄ MOÂN KIEÁN TRUÙC NHAØ ÔÛ KHOA KIEÁN TRUÙC

Page 2: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

2

MỤC LỤC

Chương 1

DẪN NHẬP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LOẠI HÌNH KIẾN TRÚC NHÀ Ở .........7

1.1. KHÁI QUÁT VỀ NHU CẦU CƯ TRÚ:...............................................................................7

1.1.1. Nhu cầu cư trú trong nhà: ..........................................................................................7

1.1.2. Nhu cầu cư trú ngoài nhà: (Không gian công cộng) ..................................................7

1.2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA KIẾN TRÚC NHÀ Ở:...................................................8

1.3. KHÁI NIỆM NHÀ Ở VÀ CÁC TỪ NGỮ LIÊN QUAN: ..................................................21

1.3.1 Khái niệm nhà ở:.....................................................................................................21

1.3.2 Các từ ngữ liên quan: [Nguồn :QCXDVN 01-2008] ..............................................21

1.4. PHÂN LOẠI NHÀ Ở: .........................................................................................................24

1.4.1. Phân loại theo chức năng và phương thức tổ hợp:..................................................24

1.4.2. Phân loại theo giải pháp mặt bằng: .........................................................................25

1.4.3. Phân loại theo hình thức kiến trúc và kết cấu công trình:.......................................25

1.4.4. Phân loại theo phương pháp xây dựng và vật liệu: .................................................25

1.4.5. Phân loại theo không gian cư tru (điạ bàn cư trú): .................................................25

1.4.6. Phân loại theo cơ cấu hộ gia đình và đối tượng cư trú: ..........................................25

1.5. CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA NHÀ Ở GIA ĐÌNH TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI:

1.5.1. Bảo vệ và phát triển thành viên: .............................................................................25

1.5.2. Tái tạo sức lao động: ..............................................................................................26

1.5.3. Chức năng văn hoá giáo dục: .................................................................................27

1.5.4. Chức năng giáo dục xã hội ban đầu : .....................................................................28

1.5.5. Chức năng kinh tế:..................................................................................................28

1.6. YÊU CẦU CHUNG CỦA NHÀ Ở TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI:....................................30

1.6.1. Tính độc lập khép kín và đảm bảo sự khai thác sử dụng theo sở thích từng gia đình: .30

1.6.2. Tính an toàn thuận tiện sinh hoạt và thích nghi đa dạng cho nhiều dạng đối tượng: ...30

1.6.3. Thỏa mãn đồng thời yêu cầu vật chất và tinh thần:.................................................30

Chương 2.

CÁC YẾU TỒ TÁC ĐỘNG ĐẾN KIẾN TRÚC NHÀ Ở ........................................................33

2. 1. YẾU TỐ TỰ NHIÊN: .........................................................................................................33

Page 3: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

3

2.1.1. Khu đất xây dựng: ....................................................................................................33

a. Địa điểm xây dựng................................................................................................33

b. Địa hình, địa chất..................................................................................................33

2.1.2. Cơ sở khí hậu học và cảnh quan:..............................................................................35

a. Các yếu tố khí hậu ngoài nhà................................................................................35

b. Vi khí hậu .............................................................................................................35

c. Cảnh quan và tầm nhìn .........................................................................................37

2. 2. YẾU TỐ XÃ HỘI................................................................................................................37

2.2.1. Cơ sở văn hóa truyền thống, phong tục tập quán. ....................................................37

2.2.2. Nhu cầu và mức sống ...............................................................................................38

2.2.3. Cấu trúc gia đình: .....................................................................................................39

2.2.4. Đặc điểm về dân số: .................................................................................................40

2.2.5. Tiện nghi tinh thần và nhận thức văn hóa: ...............................................................40

2. 3. YẾU TỐ MỸ QUAN TRONG KIẾN TRÚC NHÀ Ở: .......................................................41

2.3.1. Các cơ sở quy hoạch, Giao thông đô thị và Cảnh quan khu ở. ...............................41

2.3.2. Xử lý thẩm mỹ công trình. ......................................................................................41

2. 4. YẾU TỐ KINH TẾ KỸ THUẬT: .......................................................................................48

2.4.1. Sự phát triển của vật liệu xây dựng và kỹ thuật xây dựng: .....................................48

2.4.2. Các hệ thống kỹ thuật, trang thiết bị trong nhà ở: ...................................................51

2.4.3. Yếu tố kinh tế trong thiết kế xây dựng nhà ở: .........................................................51

Chương 3.

CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG TRONG NHÀ Ở...........................................................52

3.1. PHÂN KHU CHỨC NĂNG TRONG NHÀ Ở: ..................................................................52

3.1.1. Các khu chức năng trong nhà ở: ...............................................................................52

3.1.2. Mối liên hệ giữa các khu chức năng:........................................................................53

3.2. CÁC THÀNH PHẦN PHÒNG ỐC TRONG NHÀ Ở: .......................................................54

3.2.1. Các phòng chính: ......................................................................................................54

a. Phòng tiếp khách: ......................................................................................................................54

b. Phòng sum họp gia đình............................................................................................................56

c. Phòng ngủ .................................................................................................................................56

d. Phòng ăn: ..................................................................................................................................60

e. Khu bếp:................................................................................................................62

3.2.2. Các phòng phụ:........................................................................................................64

a. Tiền phòng: ...............................................................................................................................64

Page 4: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

4

b. Phòng thờ: .................................................................................................................................65

c Phòng làm việc:.........................................................................................................................66

d. Khu vệ sinh: ..............................................................................................................................67

e. Kho và tủ tường: .......................................................................................................................69

f. Nhà xe (garage) và khu giặt ủi: ................................................................................................69

g. Ban công, lôgia, sân trời, giếng trời:.........................................................................................69

Chương 4.

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG TRONG CÁC LOẠI NHÀ Ở ĐIỂN HÌNH.....70

A. TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC NHÀ Ở RIÊNG LẺ (1 CĂN HỘ):.......................70

A. 4.1. ĐặC ĐIểM CHUNG: ..................................................................................................70

A.4.1.1. Khái niệm: ...................................................................................................70

A.4.1.2. Phân loại: .....................................................................................................70

A. 4.2. NHÀ Ở NÔNG THÔN: ..............................................................................................70

A.4.2.1. Nhà ở nông thôn truyền thống vùng Bắc bộ:................................................70

A.4.2.2. Nhà ở nông thôn truyền thống vùng Trung bộ: ............................................71

A.4.2.3. Nhà ở nông thôn truyền thống vùng Nam bộ (chủ yếu là ĐBSCL): ............73

A. 4.3. NHÀ LIÊN KẾ: ......................................................................................................75

A.4.3.1 Tổng quan về nhà liên kế:..............................................................................75

a. Khái niệm : .................................................................................................75

b. Đặc điểm: ...................................................................................................75

c. Phân loại: ....................................................................................................76

A.4.3.2. Nhà liên kế trong quá trình hình thành đô thị :.............................................78

a. Hiệu quả kinh tế xã hội :..............................................................................78

b. Hiệu quả cảnh quan đô thị .........................................................................78

c. Xu hướng và triển vọng: .............................................................................79

d. Một số hạn chế: ..........................................................................................79

A.4.3.3. Các yêu cầu chung khi thiết kế nhà liên kế. ...................................................80

a. Hướng nhà :..............................................................................................................................80

b. Tổ hợp không gian : ..................................................................................................................82

c. Không gian công cộng & cây xanh: ..........................................................................................83

d. Không gian đệm ........................................................................................................................84

e. Các cở sở kỹ thuật cơ bản trong quy hoạch dãy nhà liên kế. ....................................................84

Page 5: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

5

A.4.3.4. Các giải pháp kiến trúc : .................................................................................87

a. Cơ cấu căn hộ :..........................................................................................................................87

b. Giải pháp mặt bằng: ..................................................................................................................88

c. Giải pháp mặt đứng :.................................................................................................................89

d. Tổ chức nội thất : ......................................................................................................................91

A. 4.4. NHÀ BIỆT THỰ:..........................................................................................................93

A.4.4.1. Tổng quan về nhà Biệt thự: ...........................................................................93

a. Khái niệm: ................................................................................................................................93

b. Những ưu khuyết điểm chính của loại nhà biệt thự: .................................................................94

c. Các loại hình kiến trúc biệt thự .................................................................................................94

A.4.4.2. Các yêu cầu về thiết kế nhà biệt thự ..............................................................96

a. Yêu cầu chung:..........................................................................................................................96

b. Cơ cấu tổ chức không gian nhà biệt thự: ..................................................................................97

A.4.4.3. Các giải pháp thiết kế nhà biệt thự ..............................................................102

a. Giải pháp tổng mặt bằng: ........................................................................................................102

b. Giải pháp tổ chức không gian nhà chính. ...............................................................................103

c. Tổ chức sân vườn, hồ bơi, cổng, hàng rào .............................................................................106

d. Các thủ pháp tổ hợp kiến trúc mặt đứng. ................................................................................108

B. TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC NHÀ Ở CHUNG CƯ (NHIẾU CĂN HỘ):.........110

B.4.1. Đặc điểm chung:.........................................................................................................110

B.4.2 Quy hoạch tổng thể khu ở: ..........................................................................................110

B.4.2.1. Cơ cấu không gian tổng mặt bằng: ...............................................................110

B.4.2.2. Tổ chức không gian tổng mặt bằng: .............................................................110

B.4.3. CHUNG CƯ THẤP TẦNG:

B.4.3.1. Đặc điểm: ......................................................................................................113

B.4.3.2. Phân loại: ......................................................................................................113

B.4.3.3. Yêu cầu thiết kế nhà chung cư ít tầng:..........................................................113

B.4.3.3.1. Cơ cấu và nội dung căn hộ: ..........................................................113

a. Cơ cấu căn hộ:.........................................................................................................................113

b. Nội dung căn hộ: .....................................................................................................................118

B.4.3.3.2. Yêu cầu về thiết kế kỹ thuật: ........................................................118

a.Yêu cầu về tổ chức giao thông :..............................................................................................118

b.Yêu cầu về PCCC ...................................................................................................................119

Page 6: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

6

B.4.3.3.3.Hình thức kiến trúc và tổ hợp không gian: .....................................119

a. Chung cư ít tầng kiểu hành lang ............................................................................................119

i. Chung cư hành lang giữa: ........................................................................................................120

ii.Chung cư hành lang bên: ........................................................................................................123

iii Chung cư kiểu thông tầng (lệch tầng): ..................................................................................127

b. Chung cư kiểu đơn nguyên ghép hoặc độc lập : .....................................................................128

i. Phương pháp tổ chức mặt bằng đơn nguyên:...........................................................................129

ii. Các kiểu phân đoạn chính:.....................................................................................................129

B.4.4. CHUNG CƯ CAO TẦNG ........................................................................................139

B.4.4.1. Đặc điểm chung: .........................................................................................139

a. Tính ưu việt của CCCT : .........................................................................................................139

b. Phân loại chung cư cao tầng : .................................................................................................139

i. Theo dạng mặt bằng :...............................................................................................................139

ii. Theo chiều cao tầng ( số tầng ). ..............................................................................................142

c. Các đặc điểm chung trong thiết kế CCCT: .............................................................................142

B.4.4.2. Các yêu cầu thiết kế nhà chung cư cao tầng: ..............................................143

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................144

PHỤ LỤC……………………………………………………………………………………..145

PHỤ LỤC A: LịCH SỬ HÌNH THÀNH NHÀ LIÊN KẾ……………………………...145

PHỤ LỤC B: CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA PHONG CÁCH KIẾN TRÚC BIỆT THỰ ………………………………………………………………150

Page 7: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

7

Chương 1.

DẪN NHẬP VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LOẠI HÌNH KIẾN TRÚC NHÀ Ở

1.1. KHÁI QUÁT VỀ NHU CẦU CƯ TRÚ: Kiến trúc xuất hiện từ khi con người còn là một động vật. Loài chim có tổ, loài thú có

hang. Và loài người cũng đã có những phát kiến thông minh cho ngôi nhà của mình trước khi là vượn người.

Kiến trúc xuất phát từ nhu cầu cụ thể của con người. Đó là ngôi nhà phục vụ cho mục đích cư trú, bảo vệ con người trước sự khắc nghiệt của tự nhiên, trong đó bao gồm những không gian chứa đựng những thông tin về các hoạt động cụ thể của con người. Có thể đó là ăn - uống - sinh hoạt, có thể đó là tránh thú dữ - thiên tai, có thể đó là thờ cúng thần linh - tổ tiên, ... Khi xã hội xuất hiện, cũng là lúc con người hoạt động có tổ chức, có sự kế thừa và phát triển tri thức, có nhu cầu cao hơn về các loại hoạt động. Từ đó, kiến trúc phát triển hơn, phục vụ cho nhu cầu đa dạng và ngày càng cao của con người.

Các nhu cầu của con người có thể khái quát thành 2 loại hình cơ bản sau:

1.1.1. Nhu cầu cư trú trong nhà:

- Nhu cầu cư trú trong nhà ở thể hiện ở 3 mặt: sinh hoạt, sức khoẻ và tinh thần. • Sinh hoạt gia đình gồm: Nấu nướng, giặt giũ, dọn dẹp, ăn uống, làm việc, giao tiếp,

vệ sinh… • Sức khoẻ: phục hồi lại năng lực lao động trong quá trình làm việc và lao động thông

qua ăn uống, nghỉ, ngủ, cần đảm bảo thông thoáng chiếu sáng và yên tĩnh… • Tinh thần: việc dạy dỗ con cái, học tập, nơi phát triển năng khiếu, thưởng thức nghệ

thuật, âm nhạc… Để phục vụ cho các nhu cầu cư trú trong nhà này đã hình thành nên Không gian cá thể.

Không gian cá thể là không gian ở riêng biệt cho mỗi hộ gia đình, căn hộ gia đình và tạo nên loại hình kiến trúc nhà ở.

1.1.2. Nhu cầu cư trú ngoài nhà: (Không gian công cộng)

- Dựa vào tần suất xuất hiện của nhu cầu cư trú ngoài nhà mà có thể chia nhu cầu cư trú ngoài nhà làm 3 loại: • Nhu cầu thường kỳ: là những nhu cầu xuất hiện hàng ngày như học hành, mua sắm… • Nhu cầu định kỳ: xảy ra 1 hay 2 lần trong tuần, còn có tên gọi là nhu cầu hằng tuần

như hoạt động TDTT, vui chơi ở khu giải trí, hoạt động ở câu lạc bộ…. • Nhu cầu bất kỳ: xuất hiện 1 hay 2 lần trong tháng hoặc ít hơn còn có cách gọi là nhu

cầu hàng tháng như đi xem hát, phim, cắt tóc…. Để phục vụ cho các nhu cầu cư trú ngoài nhà này đã hình thành nên Không gian công cộng

(Cộng đồng). Đây là những không gian công cộng do nhà nước trực tiếp quản lý và trực tiếp đầu

Page 8: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

8

tư như hệ thống giao thông, hệ thống kỹ thuật, cây xanh, công viên, bến xe, công trình văn hoá, giáo dục, y tế, hành chánh….

Ngoài ra còn có Không gian chuyển tiếp (Xã hội). Đây là không gian sử dụng chung cho nhiều hộ gia đình, được quản lý và sử dụng tập thể. Là những công trình công cộng phục vụ trực tiếp cho người ở khu ở như: nhà trẻ, mẫu giáo, công viên khu ở…

Một môi trường ở hoàn chỉnh bao gồm các Không gian cá thể, Không gian công cộng và không gian chuyển tiếp để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cư trú trong nhà lẫn ngoài nhà.

1.2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA KIẾN TRÚC NHÀ Ở: Trước khi có được nhà cửa hiện đại, con người từ hàng nghìn năm qua đã mò mẫm xây

dựng tổ ấm từ thô sơ đến phức tạp. Quá trình đó đã trãi qua nhiều thời kỳ. Sơ lược quá trình phát triển của kiến trúc nhà ở: (Sinh viên tự đọc: Kiến trúc nhà ở - Nhà xuất bản Xây Dựng 2010– Gs.Ts.Kts. Nguyễn Đức Thiềm: trang 22-37 )

• Nhà ở thời xã hội nguyên thủy. • Kiến trúc nhà ở thời chiếm hữu nô lệ. • Kiến trúc nhà ở giai đoạn xã hội phong kiến. • Kiến trúc nhà ở thời kỳ tư bản chủ nghĩa • Kiến trúc nhà ở thời kỳ xã hội chủ nghĩa. • Kiến trúc nhà ở thế kỷ XXI

Trong lịch sử phát triển nhà ở, chúng ta nhận thấy rằng ngoài việc dựa vào các rặng đá, hang động làm nơi cư trú trong giai đoạn tiền sử, con người đã biết khai thác và sử dụng các loại vật liệu có trong tự nhiên cũng như sáng tạo ra nhiều loại cấu trúc xây dựng nhà ở phong phú, do đó ngoài việc tìm hiểu nhà ở theo tiến trình lịch sử chúng ta còn có thể tìm hiểu lịch sử nhà ở theo cấu trúc và vật liệu xây dựng như:

• Nhà ở làm từ da, xương, phân của động vật. (H1, H2, H3)

Page 9: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

9

Page 10: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

10

• Nhà ở làm từ đất và đất sét. (H4)

• Nhà ở làm từ tre, cỏ, lá, rơm.….(H5, H6, H7)

Page 11: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

11

• Nhà ở làm từ đá. (H8, H9)

Page 12: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

12

Page 13: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

13

• Nhà ở làm từ gỗ. (H10, H11, H11a, H11b, H11c)

Page 14: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

14

Page 15: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

15

Page 16: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

16

Page 17: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

17

Page 18: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

18

• Nhà ở làm từ bê tông cốt thép. (H12, H13)

Page 19: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

19

• Nhà ở kết cấu hỗn hợp. (H14, H15)

Page 20: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

20

Page 21: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

21

1.3. KHÁI NIỆM NHÀ Ở VÀ CÁC TỪ NGỮ LIÊN QUAN:

1.3.1. Khái niệm nhà ở:

Nhà ở là loại hình kiến trúc xuất hiện sớm nhất. Đó là những không gian kiến trúc phục vụ cho đời sống sinh hoạt gia đình và con người. Trước tiên, nhà ở đơn thuần chỉ là một nơi trú thân đơn giản nhằm bảo vệ con người chống lại những bất lợi của điều kiện thiên nhiên như nắng, mưa, tuyết, gió, lũ, bão, thú rừng… đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho con người và gia đình của họ những điều kiện để nghỉ ngơi tái tạo sức lao động, sinh con đẻ cái để duy trì nòi giống và sau cùng còn có thể làm kinh tế để sinh tồn và phát triển.

Trong xã hội hiện đại, nhà ở còn là những trung tâm tiêu thụ, nơi hưởng thụ những thành tựu của nền khoa học kỹ thuật hiện đại do xã hội cung cấp với đầy đủ những tiện nghi của văn minh đô thị.

1.3.2. Các từ ngữ liên quan: [Nguồn :QCXDVN 01-2008]

• Diện tích khu đất xây dựng: - DT khuôn viên khu đất - DT vi phạm lộ giới - DT phù hợp quy họach

• Chỉ giới đường đỏ Chỉ giới đường đỏ là đường ranh giới phân định giữa phần lô đất để xây dựng công

trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc các công trình kỹ thuật hạ tầng

• Chỉ giới xây dựng Chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép xây dựng nhà, công trình trên lô đất.

Page 22: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

22

• Khoảng lùi Khoảng lùi là khoảng cách giữa chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng. Khoảng lùi của các công trình so với lộ giới đường quy hoạch được quy định tùy

thuộc vào tổ chức quy hoạch không gian kiến trúc, chiều cao công trình và chiều rộng của lộ giới, nhưng khoảng lùi tối thiểu phải thỏa mãn quy định trong bảng 2.5.

Bảng 2.5: Quy định khoảng lùi tối thiểu (m) của các công trình theo bề rộng lộ giới đường và chiều cao xây dựng công trình

Chiều cao xây dựng công trình (m) Lộ giới đường tiếp giáp với lô đất xây dựng công trình (m)

≤ 16 19 22 25 ≥ 28

< 19 0 0 3 4 6 19 ÷ < 22 0 0 0 3 6 22 ÷ < 25 0 0 0 0 6 ≥ 25 0 0 0 0 6

Đối với tổ hợp công trình bao gồm phần đế công trình và tháp cao phía trên thì các

quy định về khoảng lùi công trình được áp dụng riêng đối với phần đế công trình và đối với phần tháp cao phía trên theo tầng cao xây dựng tương ứng của mỗi phần tính từ mặt đất (cốt vỉa hè).

• Cốt xây dựng khống chế Cốt xây dựng khống chế là cao độ xây dựng tối thiểu bắt buộc phải tuân thủ được

lựa chọn phù hợp với quy chuẩn về quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật.

• Độ vươn ra tối đa của ban công, mái đua, ô-văng Bảng 2.9: Độ vươn ra tối đa của ban công, mái đua, ô-văng

Chiều rộng lộ giới (m) Độ vươn ra tối đa Amax (m) Dưới 7m 0

7÷12 0,9

>12÷15 1,2

>15 1,4

• Diện tích xây dựng: DT xây dựng là diện tích được phép xây dựng công trình trong khuôn viên khu đất

• Mật độ xây dựng: - Là hình chiếu bằng của mái chia cho diện tích khu đất. - Là diện tích sàn lớn nhất chia cho diện tích khu đất. - Theo QCXDVN: Mật độ xây dựng thuần (net-tô) là tỷ lệ diện tích chiếm đất của các công trình kiến trúc xây dựng trên tổng diện tích lô đất (không bao gồm diện tích chiếm đất của các công trình như: các tiểu cảnh trang trí, bể bơi, sân thể thao ngòai trời (trừ sân

Page 23: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

23

ten-nit và sân thể thao được xây dựng cố định và chiếm khối tích không gian trên mặt đất, bể cảnh…). Đối với công trình nhà ở: Mật độ xây dựng thuần tối đa của lô đất xây dựng nhà ở liên kế, riêng lẻ và nhóm nhà chung cư được quy định trong bảng 2.6 và 2.7.a.

Bảng 2.6: Mật độ xây dựng thuần (net-tô) tối đa của lô đất xây dựng nhà ở liên kế và nhà ở riêng lẻ (nhà vườn, biệt thự…)

Diện tích lô đất (m2/căn nhà)

≤50 75 100 200 300 500 ≥1.000

Mật độ xây dựng tối đa (%)

100 90 80 70 60 50 40

Bảng 2.7a: Mật độ xây dựng thuần (net-tô) tối đa của nhóm nhà chung cư theo diện tích lô đất và chiều cao công trình

Mật độ xây dựng tối đa (%) theo diện tích lô đất Chiều cao xây dựng công trình trên mặt đất (m) ≤3.000m2 10.000m2 18.000m2 ≥35.000m2

≤16 75 65 63 60 19 75 60 58 55 22 75 57 55 52 25 75 53 51 48 28 75 50 48 45 31 75 48 46 43 34 75 46 44 41 37 75 44 42 39 40 75 43 41 38 43 75 42 40 37 46 75 41 39 36 >46 75 40 38 35

• Tỷ lệ đất trồng cây xanh trong các lô đất xây dựng công trình

Trong các lô đất xây dựng công trình, phải đảm bảo quy định về tỷ lệ tối thiểu đất trồng cây xanh nêu trong bảng 2.8.

Bảng 2.8: Tỷ lệ đất tối thiểu trồng cây xanh trong các lô đất xây dựng công trình Trong lô đất xây dựng công trình Tỷ lệ đất tối thiểu trồng cây xanh

(%) 1- Nhà ở: - Đơn lập (nhà vườn, biệt thự) 20 - Nhóm nhà chung cư 20

Page 24: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

24

Trong lô đất xây dựng công trình Tỷ lệ đất tối thiểu trồng cây xanh (%)

2- Nhà công cộng: - Nhà trẻ, trường học 30 - Bệnh viện 30 - Nhà văn hóa 30 3- Nhà máy: 20 - Xây dựng phân tán 20 - Trong khu, cụm công nghiệp tập trung 20

• Diện tích sử dụng:

- Diện tích sử dụng là tổng diện tích ở và diện tích phục vụ. - Diện tích các phòng, bộ phận được tính theo

• Hệ số sử dụng đất:

(Áp dụng cho nhà cao tầng, nhà thấp tầng chỉ quy định số tầng và chiều cao mỗi tầng)

Hệ số sử dụng đất được tính bằng tổng diện tích xây dựng của các sàn (trừ sàn tầng hầm, tầng kỹ thuật, sân thượng, mái che buồng thang) chia cho diện tích khu đất.

• Phân cấp nhà ở (cấp I – II – III – IV…)

1.4. PHÂN LOẠI NHÀ Ở:

1.4.1. Phân loại theo chức năng và phương thức tổ hợp: • Nhà ở kiểu căn hộ: là loại nhà ở phổ biến nhất, gồm một số kiểu căn hộ nhất định tương ứng với các kiểu gia đình khác nhau. • Nhà ở kiểu ký túc xá: con người chỉ sống trong loại nhà này một thời gian nhất định và dùng cho cùng một loại người như sinh viên, công nhân… Loại này mặt bằng đơn giản hơn so với loại căn hộ, các khu xí tắm, vệ sinh thường bố trí tập trung. • Nhà ở kiểu khách sạn: gồm các loại khách sạn, resort, nhà nghỉ dưỡng, nhà trọ, motel, nhà khách….

Page 25: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

25

1.4.2. Phân loại theo giải pháp mặt bằng: • Nhà ở kiểu biệt thư. • Nhà ở kiểu khối ghép (nhà liên kế.) • Nhà ở kiểu đơn nguyên (nhà chung cư)

1.4.3. Phân loại theo hình thức kiến trúc và kết cấu công trình: • Nhà ở thấp tầng : từ 3 tầng trở xuống. • Nhà ở nhiều tầng: 4-6 tầng (không có thang máy) • Nhà ở cao tầng: từ 7 tầng trở lên (có thang máy).

1.4.4. Phân loại theo phương pháp xây dựng và vật liệu: • Nhà ở xây dựng toàn khối: gồm nhà gạch đá, nhà khung bê tông cốt thép toàn khối… • Nhà xây dựng bằng phương pháp lắp ghép: nhà được xây dựng bằng các cấu kiện đúc sẵn trong nhà máy sau đó tiến hành lắp ghép và hoàn thiện mối nối. Nhà lắp ghép thường có 3 loại:

- Nhà tấm nhỏ (nhà block): cấu kiện đúc sẵn được chia thành những khối có độ lớn vừa phải và trọng lượng thường dướ 3 tấn.

- Nhà tấm lớn (nhà panen): chia làm 2 loại nhà panen không khung (tấm tường chịu lực) và nhà khung panen (khung cột và hệ dầm chịu lực, còn tấm tường chỉ là kết cấu ngăn cách).

- Nhà đúc sẵn cả khối phòng (trọng lượng trên 5 tấn) hoặc cả 2 phòng (trọng lượng 13 – 22 tấn).

1.4.5. Phân loại theo không gian cư tru (điạ bàn cư trú): • Nhà ở nông thôn. • Nhà ở đô thị.

1.4.6. Phân loại theo cơ cấu hộ gia đình và đối tượng cư trú: • Nhà ở gia đình. • Nhà ở phi gia đình.

1.5. CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA NHÀ Ở GIA ĐÌNH TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI:

1.5.1. Bảo vệ và phát triển thành viên: Nhà ở là nơi bảo đảm cho gia đình chống chọi được mọi khắc nghiệt và những ảnh

hưởng trực tiếp của môi trường khí hậu, sự bất ổn của môi trường xã hội. Nhà ở phải là nơi tạo được những điều kiện để từng thành viên phát triển được đầy đủ về các mặt thể chất cũng như tinh thần, được tổ chức cuộc sống riêng theo sở thích của mình. Nhà ở còn là cơ sở để gia đình tồn tại và phát triển về mặt nhân khẩu, tiếp tục duy trì và phát triển nòi giống của mình. (H16).

Muốn vậy, nhà ở cần phải độc lập, kín đáo, phải có không gian riêng tư cho từng thành viên trong gia đình.

Page 26: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

26

1.5.2. Tái tạo sức lao động: Con người ngoài thời gian đi lại và lao động ngoài xã hội, còn dành khoảng 60% thời

gian trong ngày cho cho sự sống riêng tư trong ngôi nhà riêng của mình.Qũy thời gian đó là để tái tạo sức lao động, tiếp tục sống và làm việc.Quá trình tái tạo sức lao động đó thông qua các không gian tương ứng sau:

- Không gian ăn uống (bếp, phòng ăn…) (H17)

Page 27: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

27

- Không gian ngủ, nghỉ (phòng ngủ) (H 18)

- Không gian vệ sinh: (tắm rửa, xí tiểu) (H19)

1.5.3. Chức năng văn hoá giáo dục: Nhà ở là nơi giúp cho con người hoàn thiện mình về mọi mặt, tạo điều kiện xây dựng

nếp sống của văn hoá gia đình: không khí ấm cúng thân thương, hòa thuận giữa các thành viên gia đình, sự ngăn nắp trật tự trong tổ chức cuộc sống.

Page 28: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

28

Nhà ở còn có những không gian sinh hoạt tâm linh, tưởng niệm là nơi thờ cúng ông bà tổ tiên. Đây là không gian để những người lớn tuổi giáo dục con cháu về truyền thống, về lối sống tốt đẹp.

Tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn, phát triển thể chất hài hoà với tinh thần, tổ chức cuộc sống theo sở thích. (H20)

1.5.4. Chức năng giáo dục xã hội ban đầu : - Con người không thể sống tách rời xã hội và cộng đồng. Vì vậy, nhà ở cần tạo

điều kiện để con người có mối quan hệ với láng giềng với những người cùng huyết thống hay thân tộc, tạo không khí thân thương hòa thuận

- Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi tiếp tục hoàn thiện tri thức và nhân cách, lành mạnh hóa thể chất, tình cảm và sinh hoạt tâm linh

Cách tổ chức không gian hiên, sân vườn…tạo sự thân thiện và cơ hội gặp gỡ giao tiếp với láng giềng.

1.5.5. Chức năng kinh tế: Ngôi nhà không chỉ đảm bảo chỗ ở cho gia đình, mà còn có thể có những không

gian sinh hoạt sinh lợi cho gia đình. Trước đây thì chức năng kinh tế trong gia đình rát quan trọng, vì nhà ở là một đơn vị kinh tế độc lập, tự cung tự cấp. Nhà ở nông thôn truyền thống là một đơn vị kinh tế gia đình tự cung và tự cấp. (H21)

Page 29: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

29

Nhà ở thành thị là chỗ ở kết hợp với xưởng thủ công nhỏ hay cửa hàng buôn bán nhỏ. Trong xã hội phát triển, nhà ở hiện đại cần tổ chức các không gian làm việc thiên về các hoạt động tri thức, sáng tạo…. (H22).

Xã hội càng phát triển thì chức năng này càng giảm yếu, vì con người cần phải làm việc tập thể cộng tác với nhiều người khác để tạo nên hiệu quả làm việc cao. Tuy nhiên trong nhà ở hiện đại vẫn tồn tại không gian phục vụ cho chức năng kinh tế, đặc biệt trong những kiểu nhà liên kế thương mại, nằm trong những khu phố buôn bán.

Page 30: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

30

1.6. YÊU CẦU CHUNG CỦA NHÀ Ở TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI:

1.6.1. Tính độc lập khép kín và đảm bảo sự khai thác sử dụng theo sở thích từng gia đình:

Trong xã hội hiện đại, nhà ở là một nơi riêng tư, biệt lập của mỗi người. Nơi đó tính cá thể được bộc lộ rõ nhất. Mỗi gia đình, mỗi cá nhân đều có những nhu cầu sinh hoat riêng tư, không giống nhau, mà họ chỉ có thể thực hiện ở nơi có tính độc lập khép kín nhất của họ.Đó chính là ngôi nhà của họ.

Xã hội càng phát triển thì càng ra đời nhiều thiết bị, tiện nghi hiện đại phục vụ cho đời sống của con người. Do đó thiết kế nhà ở cũng phải sử dụng phù hợp những trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến để đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ vật chất tinh thần ngày càng cao.Qua đó, con người sẽ được thư giãn, tái tạo sức lao động để tiếp tục làm việc, cống hiến.

Ngôi nhà phải là nơi để chủ nhân bộc lộ hết cá tính, sở thích của mình mà không ảnh hưởng tới những người xung quanh.Do đó yêu cầu độc lập khép kín phải được đặt lên hàng đầu trong khi thiêt kế.

Cũng chính vì yêu cầu này mà nhà ở sẽ có đặc điểm kiến trúc khác nhau, vì sở thích của chủ nhà không bao giờ giống nhau hoàn toàn. Nhà ở cần đảm bảo sự khai thác sử dụng theo sở thích từng gia đình.

Ngoài ra cũng cần đáp ứng được mức sống, khả năng kinh tế của gia đình và của xã hội đồng thời phù hợp với chính sách nhà ở.

1.6.2. Tính an toàn thuận tiện sinh hoạt và thích nghi đa dạng cho nhiều dạng đối tượng:

Tổ chức không gian nhà ở phải bảo vệ được gia đình và từng thành viên trong gia đình phát triển an toàn, hài hoà, gắn bó được các thành viên với nhau trong một mối quan hệ thuận hòa.

Nhà ở là một nơi trú ẩn, pháo đài riêng của gia đình, tạo cho gia đình không chỉ chống lại những bất lợi của thiên nhiên mà còn chống lại những bất lợi và nguy hiểm của xã hội và nhất là để mọi người có điều kiện được nghỉ ngơi thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng.

Muốn vậy: - Nhà ở phải đáp ứng được các hoạt động của chức năng gia đình, phân biệt bởi quy mô

nhân khẩu, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp… - Không gian chính và phụ trong nhà ở phải đáp ứng không chỉ về diện tích cần thiết, mối

quan hệ công năng hợp lý mà cả cá tính riêng của từng không gian đó. - Phải phân khu rõ các hoạt động chung và riêng để tạo được không khí ấm cúng cho gia

đình và phát triển hài hòa cho từng cá nhân thành viên. Khi thiết kế cần tìm hiểu nghề nghiệp, phong cách, lối sống, sở thích của các thành viên

để cố gắng đáp ứng được tới mức cao nhất những nhu cầu của họ.

1.6.3. Thỏa mãn đồng thời yêu cầu vật chất và tinh thần: Bảo đảm các yêu cầu vật chất cụ thể (diện tích, khối tích) của gia đình và các thành viên.

Ngôi nhà phải có diện tích, khối tích, không gian hợp lý cho hoạt động vật chất cũng như tinh thần của con người.

Page 31: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

31

a. Yêu cầu thiết kế tiện nghi vật chất:

• Yêu cầu về khối tích: - Mặt bằng: là sự tổ hợp các phòng sinh hoạt, phòng ngủ, bếp, khu vệ sinh…. thành một

đơn vị ở thích hợp theo cơ cấu nhân khẩu 1 gia đình, đảm bảo sử dụng hợp lý, mang tính đa năng và kinh tế.

- Không gian sử dụng: của từng căn hộ, từng phòng hợp lý, với trang thiết bị và vật dụng đi kèm theo nhu cầu của mỗi hộ.

- Cần xác định các khối tích sinh hoạt của các thành viên trong gia đình và cả các khối tích của trang thiết bị để thiết kế nội thất cho phù hợp.

- Người thiết kế phải vận dụng các quy chuẩn xây dựng lẫn các yêu cầu đặc biệt của đối tượng ở để thiết kế.

• Yêu cầu về giao thông: a. Giao thông nằm ngang: hành lang hay lối di chuyển ngang nối liền sự liên lạc giữa các

phòng phải chọn phương án ngắn nhất. Đồng thời dọc lối đi, hành lang có thể tận dụng không gian để bố trí kệ tủ…

b. Giao thông thẳng đứng: cầu thang bộ (thang máy) là lối di chuyển theo phương thẳng đứng dùng để liên lạc giữa các tầng lầu. Thông thường cầu thang được đặt ở nút giao thông, giao điểm của lối đi ngang, trường hợp cầu thang được đặt trong phòng chung thì phải chú ý đến tính thẩm mỹ của không gian nội thất.

Các bậc thang cấu tạo bảo đảm an toàn và tạo cảm giác mời đón, bậc đầu tiên cho phép rộng và thấp hơn những bậc khác. Gọi: H : Chiều cao bậc.

G : Chiều rộng bậc. H = 15 cm đến 17 cm G = 28 cm đến 30 cm. Ta có công thức:

2H + G = 60 cm – 66 cm. hoẶc G – H = 12 cm đến 15 cm.

Bề rộng thang cầu thang

phải đủ rộng để di chuyển các vật dụng trong nhà, tối thiểu phải rộng từ 0,8m đến 1,2m.

Khi chiều cao giữa các

tầng cao hơn 2,75m nên bố trí chiếu nghỉ ở giữa đoạn thang, chiều rộng chiếu nghỉ lớn hơn hay bằng chiều rộng thang. Số bậc ở mỗi vế thang từ 12 bậc đến 15 bậc.

• Yêu cầu về chiếu sáng và thông gió:

i. Yêu cầu về chiếu sáng tự nhiên:

Page 32: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

32

- Các phòng chính (khách, SHC, ngủ, ăn) nên nhận ánh sáng trong một khoảng thời gian nhất định trong ngày vaØ quanh năm.

- Nhà ở cần có các không gian mở như sân vườn (sân trước, sân trong, sân sau), ban công, sân thượng…là nơi diễn ra các sinh hoạt ngoài trời.

- Tường rào, bờ chậu, cây xanh,…là lá chắn tự nhiên để ngăn khói bụi và tiếng ồn, tạo tính riêng tư, nhà không bị ảnh hưởng bởi tầm nhìn bên ngoài.

- Vị trí sân vườn tốt nhất là hướng Nam, Đông Nam hoặc hướng Tây.

ii. Yêu cầu về chiếu sáng nhân tạo: Khi chiếu sáng nhân tạo phải thoả nãm các yêu cầu sau:

- Đủ sáng để thấy rõ mọi vật mà không cần cố gắng của thị lực. - Phân phối ánh sáng đều không bị bóng tối bóng che. - Không bị chói mắt, hay phản chiếu trên bế mặt kiếng…

b. Yêu cầu thiết kế tiện ích tinh thần: Mỗi thành viên trong gia đình đều có những nhu cầu sinh hoạt biệt lập theo sở thích rất

cần thiết cho cho cuộc sống hài hoà và cân bằng sinh lý như không gian thư giãn, không gian học tập, suy tư…

- Học tập làm việc: tùy theo nhu cầu của gia chủ và các thành viên trong gia đình mà bố trí không gian học tập, làm việc riêng biệt hoặc kết hợp với các phòng khác (thường là phòng ngủ), đảm bảo yên tĩnh, đầy đủ chiếu sáng và thông gió tốt.

- Vui chơi - giải trí và nghỉ ngơi: không gian nghỉ ngơi cần yên tĩnh, bảo đảm phục hồi sức khoẻ sau một ngày làm việc. Không gian vui chơi giải trí bao gồm sân vườn, phòng giải trí, phòng tập thể dục… cần thoáng đãng với bao cảnh thích hợp.

- Giao tiếp tưởng niệm: trong môi trường sống của con người, con gnười còn có nhu cầu tâm linh, tưởng niệm… nên trong căn hộ thường có không gian tưởng niệm thờ cúng trang nghiêm Do vậy, trong các căn hộ nói chung thường cần có những không gian không chỉ đủ rộng,

cao ( định lượng ) mà còn cần được phân khu, hợp nhóm hợp lý nhằm đáp ứng những nhu cầu chất lượng ( định tính )

Page 33: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

33

Chương 2.

CÁC YẾU TỒ TÁC ĐỘNG ĐẾN KIẾN TRÚC NHÀ Ở

2. 1. YẾU TỐ TỰ NHIÊN: Đây là nhân tố quyết định tới nội dung cũng như hình thức của kiến trúc nhà ở, nhằm tạo

nên những điều kiện sinh hoạt gia đình thoải mái thích dụng, khắc phục những bất lợi do điều kiện tự nhiên nơi đó gây ra.

2.1.1. Khu đất xây dựng:

a. Địa điểm xây dựng Tùy địa điểm xây dựng, kích thước, hình dạng khu đất sẽ có những giải pháp thiết kế phù

hợp với cảnh quan, giao thông hay qui hoạch chung. Phân lô khu đất cũng tùy theo qui hoạch của từng nơi mà các nhà thiết kế phân lô các khu

dân cư theo các lô đất như sau: - Nhà liên kế: 80 m2 – 120 m2. - Nhà ở biệt thự: 300 m2 – 500 m2. - Chung cư thấp tầng: Mật độ xây dựng 35% - 40%. - Chung cư cao tầng: Mật độ XD 25% - 30%.

b. Địa hình, địa chất Hình thái và kích thước khu đất nếu được khảo sát kỹ có tác dụng gợi mở hướng bố cục

mặt bằng phù hợp với khu địa hình tự nhiên, tạo ra những không gian và tạo hình đặc sắc cho cả khu vực.

Cốt cao độ và độ dốc của khu đất ảnh hưởng rất nhiều tới giải pháp kiến trúc như: quyết định lối vào chính phụ, phân bố tầng nhà, tổ hợp hình khối, hướng chính của công trình, tổ chức mạng lưới, đường cấp thoát nước, cách xử lý chống ngập nước,….

Cấu tạo địa chất cùng khả năng chịu tải của đất có tác động trực tiếp tới phương án xử lý móng.

Chính vì các lý do đó mà khi thiết kế, người kiến trúc sư cần có đầy đủ các tài liệu như: bản đồ thể hiện đường đồng mức, các số liệu về địa chất, bản đồ hiện trạng, quy hoạch định hướng,……mới tạo nên những công trình phù hợp với địa hình, nhằm khai thác đặc điểm, điều kiện tự nhiên khu đất xây dựng.

Page 34: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

34

Page 35: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

35

2.1.2. Cơ sở khí hậu học và cảnh quan:

a. Các yếu tố khí hậu ngoài nhà Các yếu tố khí hậu (gió, nắng, mưa, …) ảnh hưởng nhiều tới giải pháp kiến trúc, đặc biệt là

đối với nhà ở. Mặt khác các yếu tố này lại ít biến đổi lớn theo thời gian và sử dụng bền vững. Nước ta thuộc vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Mà độ ẩm cao sẽ ảnh hưởng tới vật liệu

xây dựng ( phá hỏng nhanh ). Bên cạnh đó, nó chi phối quá trình trao đổi nhiệt giữa cơ thể con người với môi trường xung quanh. Ví dụ như khi nắng trực tiếp chiếu xuống công trình sẽ nung nóng khối không khí trong nhà. Do đó ta can phải chống nóng trước hết cho khu vực trên mái, nơi bị nắng chiếu nhiều nhất, và các mặt tường hướng Tây và Tây Nam. Song song với việc đó, ta phải thông gió tích cực để thoát đi lượng hông khí ẩm và nóng. Ta có thể sử dụng biện pháp tự nhiên hoặc sử dụng kỹ thuật để đạt được mục đích, nhưng cơ bản vẫn là chọn được hướng nhà thích hợp nhất để tận dụng những yếu tố có lợi có sẵn, hạn chế những yếu tố bất lợi.

b. Vi khí hậu • Hướng công trình.

Nhà có hướng tốt nhất là nhà có các không gian sử dụng chính như phòng khách, phòng ngủ, phòng sinh hoạt chung,.. không bị chiếu nắng trực tiếp, đón được gió tốt và hưởng thụ được phong cảnh đẹp

Tuy nhiên, trong thực tế không có nhiều ngôi nhà mà mọi phòng ốc đều đạt được những yêu cầu ấy. Khi đó trong quá trình thiết kế phải dùng biện pháp lựa chọn ưu tiên tùy theo mức độ sử dụng quan trọng của mỗi phòng đối với chủ nhà.

Page 36: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

36

• Thông gió tự nhiên.

Gió được tạo ra bởi sự chênh lệch áp suất không khí. Gió tự nhiên có thể là gió trực tiếp ( từ ngoài trời vào trong phòng ), hay gió gián tiếp ( qua sân trong, hành lang, các phòng khác,…). Gió nhân tạo có thể tạo ra bằng cơ điện.

Tuynhiên , trong nhà ở người ta ưu tiên thông gió tự nhiên cho các phòng ở. Để đạt được thông gió tự nhiên, ần chú ý trước tiên đến hướng nhà, hướng mở cửa đón gió đúng hướng có gió tốt (quay cửa đón gió cho phòng về hướng Nam, Đông Nam, Tây Nam.).Bên cạnh đó còn phải chú ý tạo khoảng cách hợp lý cho 2 nhà ( cách nhau khoảng 1-> 1.5 chiều cao nhà.)

• Chống nóng. Vấn đề cơ bản là chắn được nắng gắt từ ngoài vào nhà bằng nhiều cách khác nhau : dùng

các loại lam chắn nắng, mái hiên, ô văng, cây xanh,…….. Sử dụng hợp lý cây xanh, thảm cỏ, mặt nước ,… để cải tạo vi khí hậu. Tường nhà sơn màu trắng hoặc sáng để giảm mức hấp thụ nhiệt lượng, tăng khả năng phản

xạ nhiệt. Có thể tăng chiều dày của lớp kết cấu bao che, bổ sung lớp cách nhiệt để tường, mái lâu bị

nóng lên khi mặt trời chiếu vào.Tuy nhiên giải pháp này không tối ưu vì sẽ tăng tải trong kết cấu, và kết cấu sẽ giữ nhiệt lại lâu sau khi nguồn nhiệt đã tắt.

Giải pháp khác nữa là dùng đệm không khí giữa 2 lớp vật liệu như tường 2 lớp, mái 2 lớp.Biện pháp này tương đối hiệu quả, đặc biệt khi lớp đệm không khí này được đối lưu. Nhưng biện pháp này đòi hỏi thi công khá phức tạp và hơi tốn kém.

Việc nghiên cứu quỹ đạo mặt trời và những thay đổi có tính chu kỳ trong năm, các tia nắng chiếu theo giờ trong ngày, tháng, mùa giúp ta hoàn chỉnh giải pháp chống nóng hợp lý và chính xác.

• Chống gió lạnh.

Page 37: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

37

Miền Bắc nước ta co gió mùa Đông Bắc vào mùa đông mang theo độ ẩm cao , nên đã rét lại còn gái buốt.Bố trí phòng hoạt động chính như phòng khách, phòng ngủ làm sao đón được gió mát vào mùa hè, tránh được gió lạnh vào mùa đông

Ví dụ : một ngôi nhà hướng Tây cần phải giải quyết. - Chống nóng - Thông thoáng - An ninh - Thẩm mỹ

c. Cảnh quan và tầm nhìn - Cảnh quan và tầm nhìn có giá trị rất quan trọng khi đánh giá chất lượng của một căn nhà.

Cảnh quan và tầm nhìn xung quanh công trình sẽ thỏa mãn nhu cầu thị giác của chủ nhà, quyết định cảm giác thư giãn hay không cho người sử dụng.

- Do đó, với cùng một thiết kế kiến trúc và nội thất, nhưng những căn nhà có cảnh quan và tầm nhìn tốt hơn sẽ được ưa thích hơn, và đương nhiên sẽ có giá trị kinh tế cao hơn.

- Ví dụ như trong các khu nhà biệt thự thì những căn có tầm nhìn đẹp ra sông,ra biển, ra công viên,….sẽ có giá trị cao hơn.Trong các chung cư cao tầng thì những căn hộ ở trên cao, đặc biệt căn hộ penthouse ở tầng trên cùng lại có giá trị cao nhất về mặt cảnh quan vì có tầm nhìn đẹp bao quát ra mọi hướng.

Cảnh quan gồm có cảnh quan tự nhiên và cảnh quan nhân tạo.

2. 2. YẾU TỐ XÃ HỘI Quá trình hình thành và phát triển nhà ở luôn được tác động bởi yếu tố xã hội do đó về mặt

xã hội học trong nhà ở đặt ra nhiều vấn đề để nghiên cứu:

2.2.1. Cơ sở văn hóa truyền thống, phong tục tập quán.

Do những đặc thù về điều kiện tự nhiên và văn hoá của từng vùng khác nhau do đó dẫn đến con người có những phong tục, tập quán và cách sinh hoạt cũng khác nhau. Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có bản sắc văn hóa dân tộc riêng, vì vậy khi thiết kế cần nắm được những đặc điểm riêng trong sinh hoạt lối sống gia đình, trong quan hệ gia đình với cộng đồng để tổ chức không gian cư trú cho phù hợp, đậm đà bản sắc dân tộc.

Page 38: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

38

Ví dụ: Đối với nước Nhật, tập quán sinh hoạt truyền thống của họ là ngồi xếp chân bằng, bàn thấp, nên phòng khách cuả họ phải phù hợp với modun cơ sở là chiếu ngồi Tatami. Trong những gia đình của người Nhật, phòng khách của họ thường có 2 loại, mỗi loại có chức năng đối nội, đối ngoại khác nhau, cách trang tri nội thất cũng khác nhau: Kiểu hiện đại( phòng khách ) đối ngoại. Kiểu truyền thống (phòng sum họp gia đình và cho khách thân) đối nội.

Đối với văn hóa truyền thống Việt Nam thì do ảnh hưởng lâu đời của vũ trụ quan Phương Đông (quan hệ hài hòa “Thiên- Địa- Nhân”, thuyết Âm dương ngũ hành, thuật Phong thủy,…) nên mọi hoạt động văn hóa, đời sống tâm linh đều bị chi phối rõ rệt trong cách chọn nơi ở, tổ chức không gian cư trú. Cụ thể như:

- Chọn đất làm nhà,xem hướng đất, định kiểu nhà, hướng nhà theo thuật Phong thủy. - Ngôi nhà xây dựng nên dựa vào những vật liệu sẵn có, gần gũi xung quanh. - Kiến trúc hòa đồng với thiên nhiên, nương theo thiên nhiên. + Ngôi nhà thường trải dài,bám sát mặt đất hoặc bỏ trống tầng 1, tạo sự thông thoáng nhẹ

nhàng. + Cửa sổ thấp và dài để hạn chế ánh nắng chiếu vào nhà, đón gió mát. + Mái vươn dài, có hàng hiên rộng để tránh nắng trực tiếp, tránh mưa tạt vào nhà. + Không gian mở, liên thông giữa các không gian, giữa bên trong với bên ngoài. Ngăn

cách không gian bằng các vách ngăn nhẹ, di động linh hoạt để dễ dàng thangy đổi khi cần. + Công trình ẩn dưới bóng cây xanh. Xen vào ngôi nhà là những mảng cây xanh, thảm cỏ

sân vườn để cải tạo vi khí hậu, và tạo ra những góc nhì đẹp dễ chịu. + Trong ngôi nhà, vị trí trang trọng nhất luôn đặt bàn thờ tổ tiên. Đây là không gian tâm

linh không thể thiếu trong ngôi nhà người Việt.

2.2.2. Nhu cầu và mức sống

Tùy theo mức độ thu nhập của người chủ gia đình (dẫn đến nhu cầu về tiện nghi ở khác nhau giữa người có thu nhập thấp và cao) do đó không gian ở cũng thay đổi theo mức sống. Phải dựa vào mức độ kinh tế của chủ hộ để thiết kế mức độ tiện nghi diện tích phòng ở, trang thiết bị nội thất,… cho phù hợp khả năng của từng gia đình.

Sau đây là bảng thống kê sự phân tầng của các nhóm xã hội tại TP.HCM

SỰ PHÂN TẦNG BIỂU HIỆN QUA CÁC NHÓM XÃ HỘI (Nguồn: Đề tài nghiên cứu 11-12)

MỨC SỐNG NHÓM XÃ HỘI

GIÀU CÓ

(%)

TRUNG

BÌNH

KHÁ

(%)

TRUNG

BÌNH

(%)

TRUNG BÌNH KÉM

(%)

NGHÈO

ĐÓI

(%) 1. Thuần công nhân. 2. Thuần viên chức. 3. thuần trí thức. 4. Quốc doanh. 5. Ngoài quốc doanh. 6. Khác

0 6,4 6,3 1,9 8,2 3,3

2,5 23,4 44,1 23,3 30,6 13,3

51,3 59,6 45,7 62,3 43,2 40,0

33,3 4,3 3,1 10,7 13,1 26,7

12,8 6,4 0,8 1,9 4,9 16,7

Page 39: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

39

2.2.3. Cấu trúc gia đình:

Đối tượng phục vụ của nhà ở chính là gia đình, nên các loại nhà ở phải đáp ứng được những cấu trúc gia đình đa dạng.

Người thiết kế cần nắm được các loại gia đình có sự khác biệt về quy mô, thành phần, nghề nghiệp, học vấn của các thành viên, số lượng thành viên trong gia đình, các lứa tuổi, thế hệ, tính chất đặc thù của mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình,…Nắm được vấn đề này, ta mới có thể dự kiến đuợc diện tích các không gian, số lượng phòng ốc, mối quan hệ hoạt động giữa các phòng.

Gia đình là một nhóm xã hội cơ sở và cũng là một thiết chế xã hội, do vậy trong tự bản thân nó có một cấu trúc. Cấu trúc hiểu một cách chung nhất là “toàn bộ những quan hệ bên trong giữa các thành phần tạo nên chỉnh thể”. Trong cấu trúc gia đình chúng ta tập trung làm sáng tỏ các kiểu loại gia đình và qui mô gia đình.

Ta phải xác định quy mô nhân khẩu của gia đình trung bình tại nơi thiết kế công trình. Biết được chỉ số này ta mới có thể tính toán được tiêu chuẩn diện tích cho 1 đầu người và diện tích cư trú hợp lý cho các loại quy mô gia đình theo nhân khẩu.

Ví dụ : ở Việt Nam vào những năm 90 của thế kỷ 20. Miền Bắc : Thành phố : TB : 4-5 người / gia đình. Nông thôn : TB : 6-6.5 người / gia đình. Miền Nam : Thành phố : TB : 5-6 người / gia đình. Nông thôn : TB : 6-7 người / gia đình.

• Tỷ lệ các loại gia đình theo mối quan hệ huyết thống. Về mặt đặc thù phát triển nhân khẩu và quan hệ huyết thống giữa các thành viên thì có thể

chia thành các loại gia đình như sau: - Gia đình hạt nhân gia đình đơn giản. Gia đình hạt nhân 1 thế hệ: chỉ có cặp vợ chồng, tức là hạt nhân của gia đình. Gia đình hạt nhân có 2 thế hệ: gồm có bố mẹ và con cái được xem là gia đình đơn giản - Gia đình phức tạp: là gia đình có thành viên thuộc trên 2 thế hệ. - Gia đình phát triển: (khoảng 14-15 năm ) trải qua 2 giai đoạn : Giai đoạn phát sinh ( tạo

lập gia đình ), giai đoạn đang phát triển ( sinh con đẻ cái ). - Gia đình ổn định: ( khoảng 16-17 năm ) : Vợ sang tuổi 36 hoặc chồng trên tuổi 60, các

con chưa đến tuổi kết hôn. - Gia đình tàn lụi : ( khoảng 10-12 năm ): bố mẹ bước sang tuổi thọ trung bình của đát

nước là 65 với nam và 69 với nữ, con cái tới tuổi kết hôn 28 với nam và 23 với nữ.

• Cấu trúc nghề nghiệp của chủ hộ Khi thiết kế, cần quan tâm đảm bảo chức năng nhà ở tương ứng với đặc điểm nghề nghiệp

của từng chủ hộ gia đình. Nhóm gia đình thuần công nhân. Nhóm gia đình thuần viên chức. Nhóm gia đình thuần trí thức. Nhóm gia đình kinh doanh Nhóm gia đình hưu trí. Nghề nghiệp của chủ hộ ảnh hưởng rất nhiều tới nhu cầu không gian ở.

Page 40: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

40

Ví dụ : đối với gia đình công nhân viên chức thì nhà ở bao gồm các phòng chủ yếu phục vụ nghỉ ngơi, sinh hoạt gia đình. Trong khi đối nhà ở của những người làm việc nghiên cứu, trí thức thì trong nhà thường có thêm phòng làm việc riêng hoặc kết hợp chung với phòng ngủ, thư viện gia đình. Đối với gia đình làm nghề buôn bán thì thường có 1 phần tầng trệt để giành cho không gian buôn bán sinh lợi, không gian ở nằm ở trên lầu.

Bảng cơ cấu gia đình ở TP.HCM (nguồn: PTS – Nguyễn Minh Hoà)

KIỂU GIA ĐÌNH SỐ HỘ TỶ LỆ %

1. Gia đình hạt nhân.

2. Gia đình mở rộng.

3. Gia đình cha hay mẹ độc thân.

4. Gia đình pha trộn.

5. Kiểu gia đình thiếu.

6. Hộ ông bà già cô đơn.

2735

1094

764

118

97

191

54,71

21,88

15,28

2,36

1,94

3,83

2.2.4. Đặc điểm về dân số:

Thông qua tháp tuổi, ta thấy rõ được đặc thù dân số, dự báo về kinh tế, những tính toán về quỹ nhà cho thích hợp.

Ví dụ như nước ta có tháp tuổi cho thấy số người trong độ tuổi lao động cao thì chúng ta cần dự trù nhiều nhà ở gia đình, chung cư, ký túc xá,…Có nghĩa là chính tháp tuổi đã nói rõ loại hình nhà ở nào có nhu cầu nhiều hay ít, qua đó ta có thể dự báo xây dựng các loại nhà ở cần thiết.

Dân số gia tăng thực sự là vấn đề nan giải trên toàn thế giới, đặt biệt là những nước có diện tích đất nhỏ hẹp và đang trong thời kỳ phát triển như Việt Nam chúng ta. Sức ép về vấn đề dân số tăng nhanh đã tác động mạnh mẽ đến đô thị về mọi mặt như mật độ ở, mức sống trung bình, các yêu cầu về phục vụ dân sinh như nhà trẻ, trường học, bệnh viện,…

2.2.5. Tiện nghi tinh thần và nhận thức văn hóa:

Hoạt động của con người ngoài ăn uống, nghỉ ngơi, làm việc, giải trí …. Còn có nhu cầu về tiện nghi tinh thần và nhận thức văn hoá về thẩm mỹ khác nhau tùy theo đối tượng ở. Con người thường coi không gian ở như là các biểu hiện cho ước mong và sự lựa chọn phong cách sống. Ngôi nhà hay căn hộ ở là các biểu hiện năng lực kinh tế, vị trí xã hội và quan niệm về thẩm mỹ. Chính vì vậy khi bàn về các loại mô hình ở, mô hình phát triển đô thị, chúng ta phải nghiên cứu và hiểu rõ vế lối sống của các nhóm xã hội khác nhau để từ đó lý giải những nhu cầu khát vọng và hành động trong quá trình tổ chức, thiết lập và hoàn thiện môi trường ở của họ. Ví dụ như nhà ở cho các đối tượng như nghệ sĩ, nhà văn, nhà thơ, bác sỹ…thì tổ chức không gian làm việc cho các đối tượng này có những đặc thù riêng phù hợp từng nhóm nghề nghiệp khác nhau.

Như lẽ đương nhiên khi có nhiều lối sống khác nhau thì sẽ xuất hiện nhiều kiểu nhà ở khác nhau phù hợp gắn liền với chúng, sống cộng đồng hay sống cho cá nhân. Chính vì vậy môn xã hội học đã ra đời, để nghiên cứu về các vấn đề nhân sinh. Người thiết kế không thể áp đặt,

Page 41: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

41

như những ngôi nhà do Kiến trúc sư thiết kế cho người dân tộc ở bị bỏ hoang, hay những khu chung cư cao tầng cho người tái địng cư bị bỏ hoang không người ở, vì ở trên cao, họ không thể tạo ra thu nhập như trước đây họ từng buôn bán bám trục đường phố được.

2. 3. YẾU TỐ MỸ QUAN TRONG KIẾN TRÚC NHÀ Ở:

2.3.1. Các cơ sở quy hoạch, Giao thông đô thị và Cảnh quan khu ở.

Tôn trọng các cơ sở quy hoạch chung, cần có sự gắn kết không gian khu ở với các tổ chức công trình phúc lợi công cộng, hệ thống đường xá của khu ở, của khu vực đô thị.

Người Thiết kế cần tuân thủ các chỉ tiêu quy hoạch chung về mật độ xây dựng, số tầng cao, hệ số sử dụng đất,….để không dẫn tới sự quá tải cho hệ thống giao thông, hạ tầng kỹ thuật.

Giao thông tiếp cận cùng với các hệ thống kỹ thuật phục vụ (cấp điện, cấp và thoát nước,…) và giao thông vùng đô thị là một trong các yếu tố quyết định đến các giải pháp kiến trúc ngôi nhà hay khu nhà ở.

Nhà ở là công trình kiến trúc được xây dựng nhiều nhất so với các công trình kiến trúc khác trong thành phố. Do đó mỹ quan của nhà ở có tác động lớn đến mỹ quan chung của tòan bộ thành phố (mỹ quan đô thị). Thẩm mỹ trong thiết kế nhà ở gắn liền với thẩm mỹ từng căn nhà, dãy phố và thẩm mỹ cả khu nhà ở được quy định trong các quy định của quy hoạch chung. Đó là các quy định về màu sắc, chiều cao nhà, khoảng lùi, độ vươn của ban công,….để tạo được sự thống nhất và hài hòa cho cả khu phố, khu ở.

Sân vườn trước và sau, giếng trời, thông hành điạ dịch ….cũng được quy hoạch quy định cụ thể để tạo ra một môi trường sống cân bằng, xanh - sạch - đẹp.

2.3.2. Xử lý thẩm mỹ công trình.

Xã hội càng phát triển thì yêu cầu về cái đẹp trong xây dựng nhà ở càng được nâng cao. Mỹ quan là một trong những yêu cầu quan trọng của nhà ở vì thoả mản yêu cầu sinh hoạt bao gồm cả mức độ tiện nghi và giá trị thẩm mỹ.

Tổ hợp kiến trúc ngôi nhà ở và hình thức kiến trúc bên ngoài còn được xác định bởi bố cục mặt bằng, công năng sử dụng, giải pháp kết cấu và vật liệu xây dựng.

Phương pháp xử lý tạo hình và tổ hợp của ban công, lô - gia, cửa sổ, cửa đi, cầu thang… phải tuân theo các quy luật cơ bản của nghệ thuật tạo hình như nhịp điệu, vần luật, tương phản….

• Hàng rào, cổng. Trừ trường hợp có yêu cầu đặc biệt, tường rào phải có hình thức kiến trúc thoáng nhẹ,

mỹ quan và thống nhất theo quy định của từng khu vực và tuân thủ yêu cầu sau: 1. Chiều cao tối đa của tường rào 2,6m (tính từ mặt vỉa hè hiện hữu ổn định tại địa điểm

xây dựng). 2. Phần tường rào trông ra đường phố và hẻm từ độ cao 0,6m trở lên phải thiết kế trống

thoáng. Phần trống thoáng này tối thiểu chiếm 60% diện tích mặt phẳng đứng của tường rào.

• Màu sắc công trình 1. Mặt ngoài nhà (mặt tiền, mặt bên) không sử dụng các màu nóng (như đỏ, đen), màu

chói (như vàng, cam) trên toàn bộ mặt tiền nhà. 2. Không sử dụng gạch lát màu tối, có độ bóng cao để phủ trên toàn bộ mặt tiền nhà.

Page 42: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

42

3. Không sử dụng vật liệu có độ phản quang quá 70% trên toàn bộ mặt tiền nhà.

• Phân tích những nghuyên tắc thẩm mỹ trong một số công trình nhà ở nổi tiếng

1. Villa Foscari- Andrea Palladio

Page 43: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

43

2. Vanna Venturi House – Robert Venturi.

Page 44: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

44

3. Villa Savoye – Le corbusier.

Page 45: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

45

4. Falling Water House – Frank Lloyd Wright.

Page 46: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

46

5. Unite D Habitation – Marseilles – Le Cobusier

Page 47: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

47

6. Bianchi Residence – Mario Botta

Page 48: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

48

2. 4. YẾU TỐ KINH TẾ KỸ THUẬT:

2.4.1. Sự phát triển của vật liệu xây dựng và kỹ thuật xây dựng:

Sự phát triển của nhà ở thành phố cũng như nông thôn từ trước tới nay thường dựa trên cơ sở vật liệu địa phương và kết cấu truyền thống như các loại tre, nứa, gỗ, gạch, ngói, xi măng, bệ tông cốt thép, thép, tôn hoặc fibrôxi măng lợp mái. Gần đây đã kết hợp ứng dụng nhiều loại vật liệu mới, nhẹ như thép hợp kim, nhôm, bêtông xốp, nhựa tổng hợp…

- Kết cấu theo vật liệu tre, nứa, lá gỗ, gạch, ngói, đất: Phần lớn áp dụng cho nhà ở nông thôn nông nghiệp vì các loại vật liệu này có ở khắp các

địa phương trong nước và họ tự trồng tự cung tự cấp được, kết cấu thường có khẩu độ 4-6m, bước cột 2-3m, thời gian sự dụng không lâu, phải thường xuyên xây lại.

Nhà ở có kết cấu tre nứa, mái lá, mái tranh, tường đất thuộc những gia đình có thu nhập thấp. Nhà ở có kết cấu bằng gỗ, có thể kết hợp với tre, mái ngói hoặc fibrô ximăng thuộc người có thu nhập trung bình trở lên.

- Nhà xây gạch tường bố trí mái ngói hoặc tôn hay fibrô xi măng thường gọi là nhà cấp IV một tầng được xây dựng và sử dụng ở các khu phố lao động ở thành phố hoặc khu công nghiệp. Hệ kết cấu chịu lực là (3m x 4.5m) hoặc (3m x 6m) cột gạch bổ trợ trụ 0.22m x 0.22m, xây thu hồi, mái dốc lợp bằng ngói hoặc vật liệu có giá thành thấp khác. Ưu điểm là giá thành rẻ, nhân công xây dựng không cần kỹ thuật cao, thi công nhanh, không cần thiết bị thi công hiện đại.

Nhà gạch xây tường chịu lực thường làm cho nhà 2-3tầng, có thể tối đa 4-5 tầng nếu xử lý nền móng tốt, sàn gỗ (2-3 tầng), tấm đan bê tông cốt thép, panen hoặc xây gạch cuốn (4-5tầng) mái bằng hoặc mái dốc. Hệ chịu lực chính là tường theo phương ngắn nhất nếu vượt các không gian lớn thường có dầm kết hợp. Hệ sàn cũng truyển tải trọng ngang và tường chịu lực, tường biên đôi khi xây thu hồi để tạo mái dốc lợp ngói, loại này đa số là mái bằng có sênô thoát nước phía trong hoặc phía ngoài. Đây là loại nhà khá phổ biến trong thời kỳ đây xây dựng nhà ở trong các khu vực chung cư, nhà tập thể vì nó có nhiều ưu điểm là vật liệu đơn giản dễ sản xuất và xây dựng theo kiểu thủ công, kỹ thuật xây dựng phổ thông.

- Nhà chung cư cột kết hợp tường chịu lực Loại này kết hợp chịu lực bằng tường gạch và khung cột thường dùng cho nhà ít tầng

(khoảng 3 tầng), thi công đơn giản và có thể xây dựng theo phương pháp thủ công. - Nhà khung sàn bêtông cốt thép đổ liền khối

Tường bao và ngăn chia xây bằng gạch, được xây dựng khá phổ biến ớ nước ta hiện nay, nhất là ở những thành phố lớn. Loại kết cấu này chủ yếu dùng vật liệu bê tông cốt thép, ứng dụng đa dạng cho các loại nhà từ ít tầng đến nhiều tầng vì có rất nhiều ưu điểm như thi công đơn giản, quá trình xây dựng tương đối nhanh nếu có hệ thống cốt pha đầy đủ và hoàn chỉnh. Toàn nhà có độ cứng và ổn định cao, có thể áp dụng công nghệ xây dựng truyền thống hoặc công nghệ cao.

- Nhà tấm lắp ghép nhỏ Dùng các tấm bê tông cốt thép hoặc không cốt thép có kích thước nhỏ, ghép vào các cột

khung sườn nhỏ, mỗi bước cột có thể liên kết cột với móng bằng các hốc chân cột chia thành nhiều khoảng nhỏ có khung sườn cứng, chồng tầng liên kết bằng mũ các đầu cột. Nếu xây dựng 3-5tầng thì cần chú ý bổ sung hệ dầm nhằm bảo đảm lực ngang, làm cho nhà ổn định. Loại nhà này thi công xây dựng phức tạp hơn và giá thành cũng cao hơn nhà xây gạch nên ít dùng.

- Nhà tấm lắp ghép lớn

Page 49: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

49

Loại nhà này được xây dựng nhiều trong thập kỷ 70 tại các thành phố, đây là loại xây dựng hàng loạt theo công nghệ sản xuất sẵn tại các nhà máy, ở trình độ cao của công nghệ hóa xây dựng. Ưu điểm là xây nhanh, gọn nhưng rất cần đồng bộ về máy móc sản xuất cũng như thi công. Loại hình xây dựng này chỉ phát triển khi có sự đầu tư thích đáng của nhà nước về công tác thiết kế và thiết bị máy móc.

Ví dụ: Loạt hình ảnh ghi lại quá trình lắp ráp 1 căn nhà Container với công nghệ thi công nhanh chóng. Nhà này tiện lợi dễ di chuyển thích hợp cho nhà ở công trường xây dựng.

Page 50: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

50

Page 51: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

51

2.4.2. Các hệ thống kỹ thuật, trang thiết bị trong nhà ở:

Các hệ thống kỹ thuật, trang thiết bị là yếu tố tác động trực tiếp đến không gian ở và điều kiện tiện nghi ở. Khi phân tích về trang thiết bị trong nhà ở cần phân tích rõ nhu cầu sử dụng, kích thước trang thiết bị và các hoạt động của con người trong không gian căn hộ - chỉ số nhân trắc.

Chất lượng tiện nghi căn hộ được biểu hiện chủ yếu qua: - Diện tích căn phòng - Chất lượng trang thiết bị - Mỹ quan nội thất

Cần phải dựa vào mức độ kinh tế của chủ hộ để có giải pháp thiết kế phù hợp, lựa chọn các trang thiết bị tương ứng với khả năng kinh tế của từng gia đình.

Ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển, kéo theo các hệ thống kỹ thuật và trang thiết bị cho nhà ở cũng thay đổi không ngừng, người thiết kế cần phải cập nhập để có lựa chọn giải pháp đúng và phù hợp.

2.4.3. Yếu tố kinh tế trong thiết kế xây dựng nhà ở:

Kinh tế trong nhà ở bao gồm hai yếu tố: - Kinh tế trong xây dựng nhà ở: còn được gọi là giá thành xây dựng nhà ở. - Kinh tế trong thiết kế nhà ở: là giá trị sử dụng của căn nhà bao gồm giá thành xây

lắp và sự thoả mản nhu cầu sử dụng, chứ không phải là giá trị kinh tế đơn thuần. Vì vậy khái niệm kinh tế trong thiết kế nhà ở là một yếu tố động, có tác động qua lại giữa kinh tế xây dựng và giá trị sử dụng.

Nói cách khác, nhà ở hay còn gọi là Bất động sản (BĐS) là hàng hoá đặc biệt, do đó, giá cả BĐS có một số đặc trưng riêng. Giá thành xây dựng được tính bằng các chi phí về nguyên vật liệu và các chi phí khác cần thiết để xây dựng nên ngôi nhà. Còn giá trị sử dụng của BĐS phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ví dụ:

* Vị trí của BĐS: khả năng sinh lời do yếu tố vị trí mang lại càng cao thì giá trị của BĐS càng lớn. Những BĐS nằm tại trung tâm đô thị sẽ có giá trị lớn hơn những BĐS cùng loại nằm ở các vùng ven ngoại ô.

* Địa hình BĐS toạ lạc: địa hình nơi BĐS toạ lạc ở những khu vực thấp, thường hay bị ngập nước vào mùa mưa hay bị hiện tượng triều cường thì giá của BĐS sẽ thấp, ngược lại giá của nó sẽ cao hơn.

* Hình thức (kiến trúc) bên ngoài của BĐS (đối với BĐS là nhà hoặc là các công trình xây dựng khác): nếu 2 BĐS có giá xây dựng như nhau, BĐS nào có kiến trúc phù hợp với thị hiếu thì giá trị của nó sẽ cao hơn và ngược lại.

* Tình trạng môi trường: môi trường trong lành hay bị ô nhiễm nặng, yên tĩnh hay ồn ào đều ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị BĐS. ….

Page 52: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

52

Chương 3.

CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG TRONG NHÀ Ở (05 tiết)

3.1. PHÂN KHU CHỨC NĂNG TRONG NHÀ Ở:

3.1.1. Các khu chức năng trong nhà ở:

Việc phân khu công năng cần được thực hiện rõ ràng, thông thường được phân chia làm hai khu chính: khu sinh hoạt chung – khu sinh hoạt riêng, hay còn gọi là khu ban ngày – khu ban đêm, khu động – khu tĩnh… (H35)

a) Khu sinh hoạt chung:

Khu sinh hoạt chung (khu động) là những phòng ốc thường có sinh hoạt chung, tập thể, có thể chấp nhận sự ồn òa, được khai thác sử dụng vào ban ngày là chủ yếu. Nhóm này thường được gắn với sân vườn, cổng ngõ, có mối quan hệ chặt chẽ, thuận tiện với xã hội bên ngoài. Gồm những phòng:

Phòng khách. Tiền phòng, sảnh, Phòng ăn, Bếp Phòng sum họp gia đình (cũng có thể đưa vào khu sinh hoạt đêm). Chỗ để xe ô tô, khu vệ sinh, khu phơi…

Page 53: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

53

b) Khu sinh hoạt riêng:

Khu sinh hoạt riêng (khu tĩnh) yêu cầu yên tĩnh, kín đáo, riêng tư, gắn với sân vườn, ban công, logia, gồm các phòng:

Các loại phòng ngủ. Phòng làm việc, học tập, nghiên cứu, giải trí… Các phòng vệ sinh riêng.

3.1.2. Mối liên hệ giữa các khu chức năng:

Page 54: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

54

Vấn đề khó nhất trong bố cục không gian nhà ở là sự cân bằng giữa tính riêng tư và tính cộng đồng, để cảm giác không bị xa cách giữa các thành viên trong gia đình nhưng vẫn tạo được sự đầm ấm; để không tạo nên sự tách biệt khỏi xã hội nhưng vẫn tạo được sự chan hòa láng giềng . Muốn vậy:

+ Phân khu các hoạt động chung và riêng để tạo sự thuận lợi trong sinh họat, nhưng cần có sự tổ hợp với giao thông hợp lý không chồng chéo, nhằm thỏa mãn sự liên hệ thuận lợi giữa các không gian chính như không gian sinh hoạt chung, không gian cá thể, không gian phụ trợ.

+ Đảm bảo sự độc lập cần thiết giữa các phòng trong không gian cá thể, nhưng vẫn có sự liên hệ với không gian sinh hoạt chung công cộng.

+ Không gian chính và phụ trong nhà ở phải đáp ứng không chỉ về diện tích cần thiết, mối quan hệ công năng hợp lý mà cả cá tính riêng của từng không gian đó. Khi bố trí các phòng chính phụ cần chú ý đến hướng nắng, hướng gió.

+ Nhà ở phải đáp ứng được các hoạt động của chức năng gia đình,phân biệt bởi quy mô nhân khẩu, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp…

+ Ngoài ra để đáp ứng các sinh hoạt trên, trong nhà ở còn có các không gian phụ trợ phục vụ khác như kho, phòng kỹ thuật, phòng giặt là…trong trường hợp có thể.

3.2. CÁC THÀNH PHẦN PHÒNG ỐC TRONG NHÀ Ở:

3.2.1. Các phòng chính:

a. Phòng tiếp khách: Là không gian sinh hoạt tập thể chung dành cho mọi thành viên, là nơi nghỉ nơi, trao đổi,

tiếp khách. Phòng khách thường liên hệ trực tiếp với tiền phòng và gần với phòng ăn, bếp và phòng ngủ. Diện tích phòng khách thường lớn hơn các phòng khác, diện tích biến thiên từ 16 m2 đến 30 m2. (H24, H25)

Page 55: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

55

Tuy nhiên đã có những xu hướng muốn cách tân quan niệm về phòng này: - Tạo một không gian mở, tự do, có thể chứa đựng các hoạt động lễ tân, thậm chí gắn

liền với sân vườn, nơi chiêu đãi tiệc ngoài sân. Điều này lại trùng hợp với quan niệm truyền thống của VN.

- Tạo không gian lưu thông, gắn liền với các phòng ăn, sinh hoạt chung thành một không gian đa chức năng.

Page 56: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

56

b. Phòng sum họp gia đình Là không gian lớn có tính chất sử dụng chung cho tập thể các thành viên gia đình và

khách thuộc diện thân, tin cậy. Nội dung hoạt động và trang thiết bị nội thất tương đương như phòng khách, tuy nhiên có một số khía cạnh cần lưu ý là gắn liền với khu sinh hoạt đêm (phòng ngủ) để tạo được sự kín đáo ấm cúng của sinh hoạt nội bộ gia đình. Diện tích phòng sinh hoạt chung từ 16m2 đến 20 m2. (H26)

Phòng sinh hoạt chung ngày nay với sự xuất hiện của nhiều máy móc giải trí có vẻ như đang tiến hóa dần thành phòng giải trí đa phương tiện (media room). Vì vậy cần bố trí sao cho có một bức vách “đa phương tiện” (media wall) có một tủ hay giá (kệ) bố trí các trang thiết bị nghe nhìn tại nhà như TV, Video, VCD, dàn nhạc, loa…..

Nhiều phòng sinh hoạt chung hình thành khu riêng kiểu rạp hát ở nhà (home theater) các thiết bị nghe nhìn rồi sẽ trở thành rẻ hơn và phổ biến ở các gia đình hơn.

Dĩ nhiên, như trên đã nói, phòng sinh hoạt chung gia đình nên gắn liền với bếp để tiện ăn uống, khi giải trí hoặc nên có riêng một quầy bar trong phòng (sinh hoạt chung).

c. Phòng ngủ . Phòng ngủ là loại phòng cần ưu tiên nhất trong nhà ở. Khi thiết kế phòng ngủ cần chú ý

đến các qui tắt về khoảng cách thao tác, kích thước vật dụng như hình (H27).

Page 57: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

57

Trong căn hộ hiện đại phòng ngủ gồm các loại sau:

• Phòng ngủ vợ chồng (Master bebroom). (H28) Phòng này được phân khu như sau: + Theo không gian: 2 không gian: phòng ngủ / phòng W.C + Theo chức năng:

- Ngủ. - Ngồi chơi. - Thay đồ trang điểm. - Kho, tủ. - Làm vệ sinh thân thể .

Page 58: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

58

- Khu ngủ : - Chỗ ngủ nên chọn chỗ tối hơn, có bức tường đặc để đưa đầu giường vào, có chỗ trống

hai bên để có chỗ bố trí 2 bàn đầu giường. Không nên kê sát cửa sổ, khó đóng mở cửa và quá trực tiếp với các tác động bên ngoài (nắng mưa, tiếng ồn).

- Khu ngồi chơi Có 2 hay nhiều chỗ ngồi, có thể có salon, nên nhìn ra cửa sổ các căn hộ lớn có thể kèm

theo một phòng ngồi chơi làm việc kế liền, có thư viện riêng. Có thể phân chia bằng các tủ lửng, cửa trượt, màn kéo……….nên bố trí chỗ ngồi ở balcon nều có điều kiện.

- Tủ kho: Các phòng ngủ không có tủ tường, kệ hay một số kho thiết kế không cẩn thận làm cho

phòng trở nên nghèo nàn. Các tủ tường có vai trò rất quan trọng: làm đẹp cả bản vẽ lẫn trong thực tê’, tạo không gian cách ly tương đối, cách ly âm, tăng cường vẻ đẹp trong trang trí nội thất. Tủ tường nên sâu ≥ 600 để treo áo, để valise. Các căn hộ sang trọng có tủ cho "nàng" và "chàng" riêng. Các hình thức tủ gồm có:

- Tủ rời - Tủ tường - Tủ kiểu kho hay tủ đi vào trong được (walk-in closet).

Page 59: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

59

• Phòng ngủ cá nhân. (H29)

Page 60: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

60

• Các phòng ngủ tập thể. (H30)

Hệ thống các phòng ngủ này phụ thuộc vào các yếu tố:

- Số nhân khẩu gia đình - Quan hệ giới tính và lứa tuổi của cấu trúc gia đình. - Phong tục tập quán, đặc điểm mô hình văn hoá của gia đình và xã hội.

Các thành viên trong gia đình phải có các phòng ngủ riêng, độc lập dựa trên nguyên tắc: - Nữ trên 13 tuổi và nam trên 17 tuổi phải có giường riêng. - Trẻ em trên 7 tuổi phải tách khỏi giường hay phòng ngủ bố mẹ.

Xuất phát từ những yêu cầu trên các phòng loại trên được chia ra như sau: - Phòng ngủ các nhân: diện tích tối thiểu 9m2, chiều ngang tối thiểu 3m, hệ số vật

dụng không quá 0,5. - Phòng ngủ 2 người: diện tích tối thiểu 12 m2, hệ số vật dụng không quá 0,5. - Phòng ngủ vợ chồng (master bedroom): diện tích từ 16 m2 đến 24 m2, có khu vệ

sinh riêng. hệ số vật dụng không quá 0,45. - Phòng ngủ tập thể: thường thiết kế cho khoảng 3 người trở lên, phổ biến là phòng

ba mẹ và con nhỏ dưới 3 tuổi, diện tích khoảng 16 m2 đến 24 m2.

d. Phòng ăn: Các đặc điểm yêu cầu phải có đối với một phòng ăn là:

- Có diện tích đủ để bộ bàn ăn, ít nhất là khoảng 15m2, ngoài ra còn có các bàn soạn ăn, tủ ly chén.

- Cần có đèn trang trí kiểu cách dùng bóng đèn dây tóc cho ánh sáng vàng (nên chiếu theo kiểu đèn ánh sáng gián tiếp).

- Cần chú ý đến tầm nhìn của khách ở tư thế ngồi.

Page 61: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

61

- Cần tránh các lối đi phải lượn quanh phòng ăn. - Có các mảng tường đặc cần thiết để bố trí tủ buffet hay trình bày ly chén, rượu,

các dụng cụ ăn uống có tính thẩm mỹ, chỗ treo tranh trên tường. - Phòng ăn thường dùng về ban chiều, ánh sáng của nó đóng góp phần trang trí cho

cảnh quan nhìn từ ngoài vào nhà. - Cần có mối liên hệ giữa phòng ăn với bếp (yêu cầu thông lệ xưa nay), nói chung

không nên xa quá 3m. Trên nguyên tắc phòng ăn có thể kết hợp với bếp, nếu là một phòng ăn riêng thì vị trí

thích hợp nhất là gần bếp và liên hệ thuận tiện với phòng khách.

Page 62: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

62

e. Khu bếp:

*Những thay đổi đáng kể trong quan điểm thiết kế Bếp gồm có: • Bếp nên gắn liền hoặc chan hòa với phòng sinh hoạt chung gia đình.

Việc gắn liền này có thể: + Trực tiếp, trong đó hai không gian này gắn liền nhau. + Gián tiếp: Sử dụng sân trong (patio) làm trung gian.

• Bếp nên có bàn ăn ngay tại chỗ. Phương Tây quan niệm đó là bàn ăn sáng. Trong khi các hoạt động giao tiếp xã hội tăng lên thì sự đoàn tụ gia đình lại giảm xuống,

bữa ăn ngày càng không nhất thiết phải tề tựu đủ thành viên trong gia đình. Vì vậy một chỗ ăn gọn lại trở nên đặc dụng.

Có hai cách bố trí chỗ ăn này: + Kiểu độc lập hay kiểu đảo (island) + Kiểu bán đảo (peninsula) kiểu này được ưa thích hơn vì được gắn liền với bếp làm cho

việc dọn ăn dễ dàng và an toàn hơn. • Khối bếp và sinh hoạt chung thường được bố trí sao cho có thể từ đó kiểm soát

ngôi nhà từ bên ngoài là sân vườn. Nếu kiểm soát được cả vườn trước lẫn vườn sau thì rất tốt vì như vậy sẽ kiểm soát được

lối ra vào nhà. Nhưng nếu tình hình an ninh bảo đảm thì việc quan tâm nhiều về phía sân sau tạo rõ riêng tư tốt hơn.

• Chất lượng thẩm mỹ của bếp được đề cao Bếp là thành phần khó thiết kế nhất trong nhà. Từ chỗ là một bộ phận của khối phục

vụ, bếp trở nên là một thành phần của khối sinh hoạt chung. Việc thay đổi này khiến bếp không còn là nơi kín đáo với các tủ đựng thức ăn, chén bát lỉnh kỉnh, mắm muối hôi hám mà trở nên là niềm tự hào của căn hộ. Một căn nhà đẹp cần trình diễn (chứ không cần phải che chắn) vẻ duyên dáng của bếp cho người trong và ngoài gia đình thưởng ngoạn.

• Bếp cần có quan hệ phức tạp với nhiều thành phần khác: - Nơi ăn nhỏ, có thể gắn liền hay nằm trong bếp.

Page 63: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

63

- Phòng sinh hoạt chung gia đình. - Phòng ăn chính. - Nơi ăn ngoài sân (terrace). - Lối vào từ sân. - Garage xe hơi

• Bếp cần có quan hệ với các yếu tố thuộc môi trường thiên nhiên như: - Chiếu sáng. - Thông gió. Ngày nay các trang thiết bị tốt về chiếu sáng, hút khói (quạt, máy hút khói…) đã cho

phép bếp không nhất thiết phải trực tiếp với thiên nhiên bên ngoài nhưng khi điều kiện cho phép, vẫn phải tận dụng tối đa mối quan hệ trực tiếp với các yếu tố thiên nhiên, không chỉ vì nhu cầu sinh lý, vật chất mà còn là vấn đề thẩm mỹ tâm lý. Tường và vật liệu là mặt bàn bếp cần phải là vật liệu đẹp, các thiết bị cũng phải có tính thẩm mỹ cao và sạch sẽ.

- Diện tích bếp từ 4 m2 đến 7 m2 và phụ thuộc vào những yếu tố sau: - Phương thức đun bếp. - Kích thước và cách sắp xếp trang thiết bị. - Số người trong gia đình.

Bếp hiện đại ở các nước có 3 loại sau: - Bếp ngăn nhỏ: loại này dùng cho hộ ít người hoặc độc thân, cho những nơi có

điều kiện ăn uống công cộng, trong bếp chỉ có thiết bị tối thiểu. Ngăn bếp này thường chỉ có chỗ nấu, chậu rửa, và một chỗ chuẩn bị thức ăn nhẹ. (diện tích 1,5m x 2m)

- Bếp thông thường: loại này phổ biến nhất trong các loại bếp. Thiết bị làm bếp tương đối đầy đủ, chiều rộng bếp từ 2m đến 2,4m và chiều khoảng 3 m.

- Bếp kết hợp với chỗ ăn: loại này có diện tích lớn nhưng bố trí phải tùy theo tập quán dân tộc, điều kiện khí hậu, và điều kiện sử dụng chất đốt.

* Bố cục không gian và thiết bị trong bếp: - Việc bố trí các quầy trong bếp phải được chú ý sao cho khoảng cách giữa các quầy

cũng như khoảng cách giữa các thiết bị là hợp lý để tiện khai thác cho ngưởi sử dụng cũng như để các thiết bị không ảnh hưởng nhau (gồm có tủlạnh, lò nấu, máy giặt, các ngăn kéo tủ chia thức ăn và dụng cụ bát đĩa nồi niêu). Cách bố trí các quầy bếp có thể là kiểu hai bàn song song ,chữ L , chữ U hay chữ U hẹp.

- Các không gian cao thấp đều phải được tận dụng làm tủ bếp, dưới gầm bàn, tủ treo, kho treo….thậm chí để cả máy giặt để người làm bếp tiện vừa nấu ăn vừa giặt đồ.

- Tam giác làm việc: Bếp gồm 3 thành phần chính là Chậu rửa – Tủ lạnh – Bếp lò. Chúng hình thành một tam giác làm việc (work triangle) các cạnh tam giác này không nên quá lớn, ở các phòng bếp sang trọng và lớn, chiều dài cạnh nói trên chỉ nên khoảng 3.000mm.

Cần giành ưu tiên cho đỉnh tam giác nơi có chậu rửa ở vị trí tường ngoài có cửa sổ nhìn ra, còn 2 đỉnh kia (tủ lạnh và lò) có thể có tường trong.

Khi dùng bếp kiểu hòn đảo (island) hay xuất hiện trong các bếp hiện đại sẽ hình thành tứ giác làm việc thay cho tam giác.

Page 64: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

64

* Bố trí các thiết bị chính: - Chậu rửa là vị trí quan trọng nhất ở bếp, được sử dụng trước khi nấu, trong khi nấu, khi

ăn cũng như dọn bàn sau khi ăn. Đó là nơi người nội trợ dùng nhiều nhất trong bếp (ở đây đề tài này ta không nhắc đến kích thước chiều cao, rộng của quầy nữa, vì đã có sổ tay thiết kế là nhiệm vụ này).

Vì vậy vị trí người đứng trước chậu rửa là vị trí phải quan sát được những không gian có quan hệ nhất là bàn ăn (chú ý không được để các tủ treo che khuất) và không gian bên ngoài theo một trong hai phương thức:

+ Trực tiếp + Gián tiếp Mặt khác nó cần có quan hệ với các bộ phận liên quan bên trong như tủ chén bát, giỏ rác,

bếp nấu. Cần chú ý để cánh cửa các bộ phận này không va vào nhau. Ngày nay giỏ rác không chỉ có một, có thể phải dùng nhiều giỏ rác để phân chia ngay rác ướt, rác khô và loại rác còn có thể tái sinh (bán để tăng thu nhập).

Ngày nay ở các nhà có diện tích rộng rãi, người tà có thể bố trí riêng chậu rửa cho bộ phận soạn ăn, tiếng Anh gọi là Salad sink.

- Tủ lạnh: Được một số tác giả coi là có tầm quan trọng thứ hai. Khi bố trí một tủ lạnh, cần cân nhắc không gian cần thiết để tiếp cận tủ đồng thời khi mở cánh tủ không bị vướng mắc . Tủ lạnh được dùng tới nhiều, trong khi nấu, soan ăn, khi ăn, sau khi ăn cũng như dùng tới trong những lúc giải trí, nghỉ ngơi khác. Vì vậy việc bố trí tủ lạnh cần phải được coi trọng.

Không gian bên ngoài còn rất cần thiết khi cần gia công thức ăn (rửa rau, làm gà vịt cá) ở sân ướt phía sau.

- Bếp lò: Ở nước ta bếp lò đã được cải thiện rất nhiều từ khi gas đốt được bán rộng rãi tại Việt Nam. Bếp gas và lo viba ngày càng được ưa dùng tại vì tính tiện lợi và sạch sẽ. Bếp phải bố trí phía có tường đặc kín gió (không có cửa sổ) cũng như cần tránh các luồng gió thổi bạt hay làm tắt lửa bếp.

- Bàn ăn nội bộ gia đình: Ở các căn hộ nhỏ, đó chỉ là cái bàn (có khi chỉ là bàn xếp) bố trí trong bếp. Nhưng ở các

căn hộ lớn hơn, nên bố trí thành chỗ ăn đàng hoàng nhưng vẫn liên hệ trực tiếp với bếp mà không bị cản trở.

Có 3 giải pháp chính - Cần chú ý đến mối giao tiếp giữa bếp và bàn ăn nội bộ để người đang nấu bếp và

người đang ăn có thể nói chuyện với nhau. Các thiết kế của phương Tây gần đây ưa dùng loại bàn ăn hay quầy kiểu bán đảo tạo sự liên hệ gần gũi giữa người nấu và người ăn.

- Mối liên hệ giao tiếp giữa bếp không gian bên ngoài: Bếp cần có cửa ra sân để phục vụ các bữa ăn ngoài trời mà không phải đi qua khu bàn ăn

bên trong, đó là bàn ăn ngoài sân. Ở Việt Nam do thức ăn tươi sống còn chiếm tỷ lệ cao, việc liên hệ với sân nước là cần

thiết để làm nơi gia công thô.

3.2.2. Các phòng phụ:

a. Tiền phòng: Từ bậc lên ở ngoài nhà hoặc từ cầu thang và hành lang, trước khi vào các phòng thường

phải qua tiền phòng. Tiền phòng là nút giao thông của nhà, là không gian quá độ giữa trong và

Page 65: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

65

ngoài nhà, từ đó phân phối dòng người đi các phòng, tiền phòng còn là không gian đệm giữa môi trường bên trong và bên ngoài nhà. (H23)

Vì vậy tiền phòng cũng là nơi mà khách, chủ đều cần có tầm nhìn ngang, lên trên tốt.

Tuy nhiên những nơi lộn xộn (kho, garage) hay có tính nội bộ như (bếp, sinh hoạt chung gia đình) không nên để thấy từ tiền phòng, ngay một bộ phần gắn liền với tiền phòng là tủ treo áo và phòng vệ sinh cho khách cũng cần một vị trí tế nhị.

b. Phòng thờ:

Một góc thờ cúng đơn giản nhưng trang trọng trong ngôi nhà hiện đại - Ảnh: CTV

Page 66: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

66

Bàn thờ là nơi thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên, nên bàn thờ trong nhà ở gia đình truyền thống thường được lập ở chính giữa gian giữa của ngôi nhà - là vị trí trang trọng nhất.

Tuy nhiên, với những căn nhà có kiến trúc hiện đại, nhà lô phố hiện nay thì cách bố trí bàn thờ và các đồ thờ cũng có nhiều thay đổi để phù hợp hơn với cấu trúc và diện tích của ngôi nhà nhưng vẫn giữ được sự tôn nghiêm nơi thờ cúng. Không gian này nên đặt ở vị trí yên tĩnh nhưng phải tiện cho việc dọn dẹp, nhang khói…

c. Phòng làm việc: Thường gặp ở thể loại nhà ở biệt thự, cần đặt khu yên tĩnh đủ rộng và tiện sắp xếp sách

vở, máy tính, dụng cụ văn phòng. Diện tích khoảng 9 m2 đến 12 m2. (H31)

Page 67: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

67

d. Khối vệ sinh:

Page 68: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

68

Khối vệ sinh trong nhà gồm chổ tắm, rửa, xí và tiểu, có 2 dạng tổ chức các thiết bị:

- Khối vệ sinh kết hợp: trong phòng vệ sinh có diện tích 4m2 đến 12m2, tổ chức đầy đủ các thiết bị tắm rửa cá nhân, đại tiểu tiện… dạng này thường gặp trong phòng ngủ vợ chồng.

- Khối vệ sinh tách biệt: chủ yếu phục vụ cho khu sinh hoạt chung hoặc gắn liền với các phòng ngủ.

Những yêu cầu cơ bản đối với khối vệ sinh là: - Sử dụng thuận tiện, thường bố trí gần phòng ngủ và bếp để sử dụng chung một số

đường ống kỹ thuật. - Đáp ứng được những yêu cầu về tâm sinh lý của con người, phong tục, tập quán,

nhân chủng. - Bảo đảm hợp lý về chiếu sáng, vệ sinh. Nên đặt cuối hướng gió, có biện pháp

tránh ẩm ướt, dễ cọ rửa.

Page 69: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

69

e. Kho và tủ tường: Trong nhà ở có tủ tường và kho sẽ giải phóng được một số không gian đáng kể. Tủ tường

thường dùng để những đồ dùng như vật dụng quần áo, dày dép, đồ dùng hàng ngày… Kho cũng có tác dụng tốt như tủ tường bởi nó có thể dùng để thức ăn, chất đốt, vật dụng

nột thất…. Kho có thể tận dụng dưới gầm cầu thang quanh khu vực bếp, hay gắn liền với khu phòng ngủ.

Tổng diện tích kho và tủ tường trong một căn hộ có thể từ 4% đến 5% tổng diện tích sàn và thường lấy từ 1m2 đến 6m2 tùy theo quy mô căn hộ.

f. Nhà xe (garage) và khu giặt ủi: - Tùy theo từng thể loại nhà ở mà chúng ta có các loại nhà xe khác nhau, đối với nhà biệt

thự thường nhà xe chứa từ 1 đến 2 ôtô con, cò nhà chung cư thì tuỳ theo qui mô số căn hộ mà chúng ta có thể tính toán diện tích cho nhà xe.

- Khu giặt ủi có thể cạnh garage hoặc gần phòng gia nhân

g. Ban công, lôgia, sân trời, giếng trời: • Ban công: đây là không gian hở hay nửa kín nửa hở, gắn liền với nhà ở hay căn hộ, là nơi

tiếp cận với thiên nhiên của các phòng ở trong gia đình. • Lôgia: là những mặt sàn nằm thụt vào trong mặt nhà với ba phía là tường còn một phía là

hở. Lôgia có hai loại chính một là loại để nghỉ ngơi giải trí, ngắm cảnh. Loại còn lại là là để phục vụ nội trợ gắn liền với bếp và khối vệ sinh.

• Sân thượng và giếng trời: sân thượng là những sân thoáng có được nhờ lợi dụng các mái bằng với bên trên không có mái che nhưng có thể có giàn cây. Còn giếng trời là những khoảng sân trống nằm ở giữa không gian ở, không có mái che với diện tích 6m2 đến 12 m2. (H34)

Page 70: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

70

Chương 4.

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG TRONG CÁC LOẠI NHÀ Ở ĐIỂN HÌNH

(10 tiết)

A. TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC TRONG NHÀ Ở RIÊNG LẺ (1 CĂN HỘ):

A. 4.1. Đặc điểm chung:

4.3.1. Khái niệm: Là loại nhà ở độc lập cho từng gia đình có số tầng từ 1- 4 tầng. Ở thành phố loại nhà này

chiếm khoảng 30% đến 40%, còn ở nông thôn loại nhà này chiếm từ 80 % đến 90%.

4.3.2. Phân loại: Căn cứ vào cách tổ chức lối sống, vị trí xây dựng, cũng như mức thu nhập kinh tế của

từng gia đình người ta có thể phân loại như sau: - Nhà ở nông thôn - Nhà liên kế - Nhà Biệt thự

A. 4.2. NHÀ Ở NÔNG THÔN: (Sinh viên tự đọc)

Đây là loại nhà ở phục vụ cho các gia đình nông dân, mỗi gia đình tiểu nông thường sống trên một khuôn viên độc lập khép kín, được tổ chức với kiến trúc từ 1 đến 2 tầng, gồm nhiều bộ phận kiến trúc nhỏ như: nhà chính, nhà ngang, chuồng trại, sân phơi…

- Các phòng sinh hoạt chung: là nơi tiếp khách, chỗ để bàn thờ, thường có 1 gian hoặc 3 gian.

- Phòng ngủ: tập quán không ngăn thành các phòng riêng trong ngôi nhà ở nông thôn (tập quán này cần phải xem xét lại)

- Bộ phận bếp và kho: bộ phận này gồm bếp và kho, bên cạnh đó là giếng nước hoặc bể nước sinh hoạt. Nhà bếp và kho thường bố trí ở khối nhà ngang.

- Bộ phận chuồng trại vệ sinh: gồm chuồng gà, vịt, trâu, bò, hố xí hai ngăn. Bộ phận này có thể kết hợp với bếp hoặc tách riêng.

- Sân vườn: tác dụng của sân vườn rất quan trọng, dùng làm nơi phơi thóc, ngũ cốc, rơm rạ…sân vườn, ao cá không những đem lại sản phẩm cho người nông dân, mà còn góp phần cải tạo vi khí hậu.

4.2.1. Nhà ở nông thôn truyền thống vùng Bắc bộ: Mỗi nhà có rào dậu, cổng ngỏ riêng không xâm phạm đất đai của nhau. Nhìn chung nhà

ở dân gian đồng bằng Bắc bộ là một quần thể gồm có ngôi nhà chính được sắp xếp theo hướng chính là nam hay đông - nam, xung quanh là những công trình phụ có quan hệ mật thiết hữu cơ với nhau theo một nguyên tắc nhất định (chữ nhất, chữ nhị, chữ đinh L, chữ nôm U ) mối quan hệ này thông qua 1 sân rộng là trung tâm bố cục. Cổng nhà luôn đặt sang bên nách nhà để tạo sự

Page 71: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

71

kín đáo. Trong trường hợp cổng nhìn thẳng vào nhà chính gian giữa phải được sử lý khéo léo bằng bức bình phong, hay hòn non bộ mặt nước…

Chỗ làm gạo, sản xuất, bếp và chuồng súc vật được bố trí nay tại các nhà ngang (nhà phụ).

Thường hạn chế mở cửa ở phía bắc (phía sau nhà), cửa đi chính thường mở về phía sân trước (phía nam hay đông – nam), cửa làm theo lối cửa bức bàn, mở suốt cả gian nhà bằng nhiều cánh.

Mái chủ yếu làm bằng ngói, ít khi làm bằng lá, rơm. Nền nhà cao từ 45cm – 60cm. Chân cột chịu lực kê trên tảng đá hay ximăng. (H36)

4.2.2. Nhà ở nông thôn truyền thống vùng Trung bộ: Nhà ở đồng bằng miền Trung có nhiều nét tương đồng với nhà ở nhà ở đồng bằng Bắc

bộ. Nhưng khí hậu của miền Trung thì khác hẳn, gió lào về mùa hạ đã ảnh hưởng lớn đến không khí, tạo nên khí hậu nóng khô, mưa bão nhiều. Nhà ở truyền thống miền Trung rất đa dạng và phong phú trong phạm vi chương trình chúng ta xem xét nhà ở truyền thống Huế.

Nhà ở truyền thống Huế thường có bố cục theo hình chữ U, nhà giữa thường là nơi thờ tổ tiên, tiếp khách và cũng là nơi ngủ của ông chủ. Cánh phía đông dành cho đàn bà và cánh phía tây dành cho đàn ông. Nhà chính có cửa mở rộng ra sân qua hàng hiên. Nhà phụ thường đặt tách biệt có kho bếp, nơi ở của người giúp việc. Bố cục nhà chịu ảnh hưởng của thuyết phong thủy. (H37, H37a)

Page 72: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

72

Page 73: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

73

4.2.3. Nhà ở nông thôn truyền thống vùng Nam bộ (chủ yếu là ĐBSCL):

Page 74: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

74

Đồng bằng sông cửu Long là vùng thường bị ngập nước định kỳ. Các điểm dân cư nằm trong khu vực xung quanh là kênh rạch chằng chịt. Vì thế nhà thường được xây dựng theo các xóm nhỏ hoặc rải theo các đường giao thông và kênh rạch sông ngòi. Nhà ở được xây dựng ít kiên cố, mặt bằng bố cục theo hình đơn giản, tập trung các sinh hoạt vào một nhà như kiểu nhà chữ đinh, nhà ba gian, nhà bát dần, nhà mái nối(nối đội), nhà thảo bạt.

Kết cấu nhà bằng khu gỗ đơn giản, một số nơi là nhà sàn và chiều cao phục thuộc vào mực nước lũ của địa phương.

Cách bố cục không gian bên trong có những nét độc đáo: Phòng khách có bàn thờ tổ tiên ở chính giữa tiếp sau là các phòng ngủ, chỗ ăn, kho thóc, bếp thường đặt ở nhà sau và có mái thấp hơn nhà trước. (H38, H38a)

Page 75: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

75

A. 4.3. NHÀ LIÊN KẾ:

4.3.1. Tổng quan về nhà liên kế:

a. Khái niệm: Nhà liên kế là một trong các thể loại kiến trúc nhà ở thấp tầng. Đây là loại nhà mà các

căn hộ được đặt cạnh nhau, vách liền vách với hộ bên cạnh, tạo thành dãy nhà liên tục và được xây dựng hàng loạt , có chung hình thức kiến trúc mặt đứng cho từng dãy nhà hoặc cụm nhà, có mặt tiền tiếp xúc trực tiếp với lối đi công cộng.

MẪU NHÀ LIÊN KẾ 5m x 25m - DÃY 8 CĂN

b. Đặc điểm: Nhà liên kế được xây dựng trên các lô đất có cùng kích thước, diện tích khoảng 80 m² –

120 m², có vườn trước và sân sau, mặt tiền hẹp ( phổ biến nhất là từ 4m đến 6m) để tiết kiệm đường ống kỹ thuật hạ tầng đô thị, tạo khả năng tiếp cận với không gian đường phố và các tiện nghi đô thị.

Kích thước chiều ngang lô đất có xu hướng giảm dần khi nhà liên kế được xây dựng tiến dần vào trung tâm thành phố, nhưng không được nhỏ hơn 3,5m.

Mật độ xây dựng loại nhà này cho phép từ 60 –80 % Mỗi gia đình được khai thác sử dụng toàn bộ không gian trong phạm vi lô đất của mình

và nhà ở chính tiếp xúc với thiên nhiên ở một hoặc hai hướng vì các ngôi nhà ghép liền sát nhau, vai kề vai , lưng kề lưng.

Tùy theo hướng gió, địa hình, kết cấu … mà có những cách hợp khối khác nhau: xếp thẳng hàng, xếp chéo, xếp so le, xếp giật cấp hoặc chồng lên nhau…

Cứ 6-10 căn hộ tạo thành một dãy nhà có chung mái và một số tường. Số tầng của các dãy nhà thường từ 2 – 4 tầng. Tùy theo điều kiện cảnh quan, quy hoạch và địa hình mà một dãy nhà có số căn hộ nhiều hay ít (dao động từ 4 - 16 căn hộ / dãy). Nếu số lượng căn hộ trong dãy nhà liên kế quá nhiều sẽ gây cảm giác buồn tẻ, đơn điệu cho cảnh quan khu ở.

Loại nhà này thích hợp cho các gia đình thị dân trung lưu hoặc khá giả ở các thị trấn, thành phố nhỏ và đô thị lớn. Chức năng chính của nhà liên kế là để ở hoặc có thể vừa ở vừa kết hợp kinh doanh, buôn bán, làm kinh tế …

Page 76: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

76

c. Phân loại: _ Nhà liên kế chỉ có chức năng ở ( mặt nhà rộng 3.5m – 5m) _ Nhà liên kế ở kết hợp kinh doanh, dịch vụ( mặt mhà rộng 4 m – 6m)

SƠ ĐỒ KHÔNG GIAN

MẶT BẰNG TỔ CHỨC KHU NHÀ LIÊN KẾ

Page 77: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

77

_ Nhà liên kế có sân vườn ( mặt nhà rộng 6m - 8m)

PHỐ LIÊN KẾ THƯƠNG MẠI – KHU PHÚ MỸ HƯNG

Page 78: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

78

4.3.2. Nhà liên kế trong quá trình hình thành đô thị :

a. Hiệu quả kinh tế xã hội : _ Đóng góp cho đô thị một quỹ nhà ở lớn với tiêu chuẩn nhà từ trung bình, khá đến cao cấp.

_ Nhà liên kế có tính xã hội hóa cao, kết hợp giữa ở với làm ăn sinh sống và có thể tự phát triển ở mức độ cho phép. Thu nhập của phần lớn cư dân ở các đô thị chưa cao lắm trong khi nhu cầu cuộc sống và giá cả thị trường ngày càng tăng Vì thế giải pháp nhà mặt phố, nhà liên kế vẫn còn phù hợp với hiện trạng kinh tế quốc dân.

_ So với chung cư cao cấp, biệt thự thì nhà liên kế có chi phí dịch vụ thấp hơn, phù hợp với với thu nhập của người lao động. Do đó trong quy hoạch các khu đô thị mới, người ta thường bố trí nhà liên kế bám theo trục đường chính để có thể buôn bán hay làm dịch vụ tăng thu nhập, nâng cao mức sống.

_ Trong quá trình đô thị hóa, cấu trúc và quy mô gia đình rất đa dạng. Theo điều tra xã hội học thì hiện nay ở các thành phố lớn có trên 6 kiểu gia đình khác nhau và quy mô gia đình có sự chênh lệch rất lớn. Do đó nhu cầu về diện tích, không gian chức năng trong nhà ở cũng khác nhau và không ngừng thay đổi. Chỉ có nhà mặt phố trong đó bao gồm nhà phố riêng lẻ và nhà liên kế là có thể phát triển theo “chiều thứ ba”, tức là phát triển theo chiều cao nhằm tăng diện tích ở, tạo ra các không gian sinh hoạt cho từng cá nhân và phần nào đáp ứng được chu kỳ phát triển của gia đình.

Chính các yếu tố trên là ưu điểm rất lớn về mặt kinh tế -xã hội và mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà mặt phố.

TRONG QUY HOẠCH KHU NHÀ Ở, CÁC CTY KINH DOANH NHÀ ĐÃ TẬN DỤNG TỐI ĐA MẶT TIỀN, KHAI THÁC HIỆU QUẢ KINH DOANH. ( Hình : Nguồn 5 )

b. Hiệu quả cảnh quan đô thị; _ Các nguyên tắc tổ chức kiến trúc nhà liên kế trong đô thị làm nền tảng cho việc phát triển môi trường đô thị tốt, mang lại lợi ích công cộng tối đa, trong đó công ăn việc làm, sức khỏe, sự tiện nghi, môi trường sống trong lành cần phải được xem xét như một vấn đề tiên quyết.

_ Nhà liên kế với phong cách kiến trúc đồng bộ sẽ góp phần làm phong phú hơn cho không gian đô thị về chủng loại kiến trúc, sinh động trong nhịp điệu mặt đứng và tạo hình thể đa dạng của các ô phố trong khu nhà ở.

Page 79: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

79

_ Do được xây dựng đồng loạt, thống nhất về kiểu dáng và cao độ cho từng cụm nhà, nên sẽ tạo ra các dãy phố mới trật tự đẹp mắt và hài hòa trong không gian tổng thể của khu đô thị mới.

TRONG QUY HOẠCH KHU NH Ở, CC CTY KINH DOANH NH Đ TẬN DỤNG TỐI ĐA MẶT TIỀN, KHAI THC HIỆU QUẢ KINH DOANH. ( Hình : Nguồn 5 )

c. Xu hướng và triển vọng: _ Nhờ có khả năng tổ chức không gian linh hoạt nên nhà liên kế dễ đáp ứng các nhu cầu phát sinh của gia đình cũng như xã hội. Độc lập và cơ động lại có khả năng sinh lợi làm cho nội dung của nhà liên kế luôn ứng phó kịp thời sự phát triển kinh tế xã hội, nhất là xã hội Á Đông- lấy gia đình làm tế bào cơ bản như nước ta- thì về lâu dài khó có loại hình nhà ở khác thay thế hoàn toàn cho nó.

_ Xu hướng kết hợp từ 2 đến 3 căn liên kế hoặc tăng chiều rộng lên 5m - 8m /căn sẽ đáp ứng nhu cầu mỡ rộng không gian mua bán. Đối với nhà liên kế trên trục giao thông phụ hoặc đường nội bộ khu ở, tuy quy mô căn hộ nhỏ nhưng sẽ được hiện đại hóa về trang thiết bị kỹ thuật và tổ chức tiện nghi nội thất tùy theo mức thu nhập của chủ nhà.

_ Về mặt công năng, vẫn kết hợp không gian ở (tầng lầu) với không gian kinh doanh mua bán dịch vu (tầng trệt ), phát triển xu hướng tăng thêm diện tích cho không gian kinh doanh dịch vụ ( trệt và tầng lửng).

_ Nhà liên kế có thể được xem là loại “nhà ở sinh lợi”, phát triển bám theo các trục giao thông trong đô thị, là một hiện thực khách quan và cũng là lối sống thực dụng tại đô thị các nước đang phát triển như Việt Nam.

d. Một số hạn chế: _ Mật độ xây dựng khá cao từ 70% - 80%, trong khi đó mật độ cư trú lại thấp (250 – 300 người/ha so với 350 – 400 người/ha của chung cư thấp tầng) gây lãng phí cho quỹ đất đô thị.

_ Do gia đình nào cũng muốn có mặt tiền, và dĩ nhiên nhà nào cũng có lối đi ra vào riêng nên tỉ lệ đường xá thường lớn hơn 40% - 50% so với khu chung cư.

Page 80: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

80

_ Nhà liên kế kết hợp kinh doanh với những cửa hàng liên tiếp tạo nên dãy phố buôn bán, tạo ra nhiều chỗ ra vào trên đường phố cản trở giao thông, nghiêm trọng nhất là đối với các khu vực có lưu lượng giao thông lớn.

_ Nhà liên kế khó có thể tạo ra một môi trường sống riêng biệt yên tĩnh, xa tiếng ồn và tránh bụi bặm. Thiếu cây xanh, tổ chức thông thoáng chiếu sáng cho căn hộ còn hạn chế (do bố trí lưng kề lưng), thiếu không khí trong lành… dẫn đến chất lượng môi trường ở kém. Diện tích sàn xây dựng vượt quá nhu cầu ở cũng gây lãng phí.

_ Sự pha trộn, lai tạp trong phong cách kiến trúc sẽ làm giảm giá trị căn nhà, sự đơn điệu của mặt tiền dãy phố làm giảm tính đa dạng của cảnh quan đô thị, ảnh hưởng không tốt đến thị hiếu thẩm mỹ trong xây dựng nhà ở.

SỰ ĐƠN ĐIỆU CỦA DÃY PHỐ

4.3.3. Các yêu cầu chung khi thiết kế nhà liên kế.

a. Hướng nhà : _ Hướng nhà là một tiêu chí quan trọng trong thiết kế vì có ảnh hưởng lớn đến chế độ nhiệt và không khí trong nhà. Việc chọn hướng nhà phải được nghiên cứu kỹ trên mặt bằng quy hoạch khu nhà ở, dựa vào bức xạ mặt trời và chế độ gió tại địa phương.

_ Hướng nhà sẽ là tối ưu khi nó đem lại một lượng bức xạ mặt trời tối thiểu vào mùa hè, cải thiện vi khí hậu trong nhà. Muốn vậy, khi chọn hướng nhà cần đảm bảo 2 yêu cầu cơ bản sau:

+ Hạn chế tối đa bức xạ mặt trời lên các bề mặt nhà và chiếu nắng vào các phòng trong mùa nóng

+ Đảm bảo thông gió tự nhiên cho phần lớn các phòng, đặc biệt là phòng ngủ vào mùa nóng.

_ Xác định hướng nhà không chỉ theo yêu cầu chống nhiệt mà còn phải tính đến hướng gió chủ đạo tại địa phương, đảm bảo thông gió tốt về mùa nóng. Nhà có mặt đứng vuông góc với hướng gió sẽ tiếp nhận một cách đầy đủ vận tốc và áp lực gió, còn khi tạo với hướng gió một góc 45° thì chỉ tiếp nhận 50% áp lực. Do đó, góc giữa hướng gió chủ đạo và hướng nhà chỉ nên thay đổi trong giới hạn ± 30° .

Page 81: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

81

PHẦN LỚN NHÀ BỐ TRÍ THEO HƯỚNG BẮC –NAM ( Hình : Nguồn 5 )

Qua phân tích, có thể tạm kết luận là trong điều kiện khí hậu nóng ẩm mưa nhiều tại miền Nam ( mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 ứng với gió Tây Nam, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau ứng với gió Đông Nam ) thì hướng nhà Nam – Bắc và Bắc - Nam là hướng lợi nhất về bức xạ mặt trời, giảm bớt chi phí cho kết cấu chống nắng, chống chói và chiếu sáng tự nhiên. Còn hướng nhà Tây Nam – Đông Bắc và Đông Nam – Tây Bắc là hướng lợi nhất về thông gió tự nhiên, nhưng sẽ chịu những phí tổn cao hơn cho kết cấu che nắng, chống mưa hắt.

_ Trong các nhà liên kế chỉ có một hoặc hai mặt tường tiếp giáp với không gian bên ngoài( mặt tiền và mặt hậu), thực hiện giải pháp che nắng và cách nhiệt chủ yếu tập trung vào mái nhà và hai mặt tường trước và sau nhà.

Page 82: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

82

. Đối với mặt trước và sau nhà : yêu cầu che nắng và che mưa tạt là chủ yếu. Điều này phụ thuộc vào định vị hướng nhà so với hướng nắng tới và hướng gió chủ đạo. Kết cấu che nắng kết hợp che mưa nếu được nghiên cứu phối hợp tốt cũng góp phần tạo thẩm mỹ cho mặt đứng công trình, tạo các đường nét thống nhất hài hòa cho cả khu nhà liên kế.

. Đối với mái nhà : Nhà mái dốc đóng trần nên mỡ cửa mái nhằm đưa gió vào, giảm mạnh lượng nhiệt truyền vào nhà. Nhà mái bằng tạo tầng thông gió bằng lớp đan cách nhiệt phía trên lớp chống thấm ( sàn gạch bộng )

b. Tổ hợp không gian : Qua thực tế kiến trúc nhà ở tại các đô thị Việt Nam, một ngôi nhà tốt cần có những yêu cầu về không gian như sau:

_ Kết hợp 3 loại không gian kín, hở và nửa kín nửa hở. Lối vào nhà cần tạo một không gian chuyển tiếp có mái che vì khí hậu nắng gắt mưa nhiều.

_ Giữa không gian bên trong và bên ngoài nhà cần có mối liên hệ hữu cơ thông qua các không gian nửa kín nửa hở như ban công, lôgia, sân trời hàng hiên, giàn hoa, lối vào…

_ Có sự phân chia không gian giữa khu động (không gian sinh hoạt) với khu tĩnh (không gian nghỉ ngơi). Trong khu phụ như bếp, vệ sinh cũng cần phân ra khu vực khô và khu vực ướt.

_ Ngoài yêu cầu thông gió xuyên phòng, cần chú ý tổ chức thông gió thẳng đứng hay thông gió xuyên mái qua các không gian giao thông ngang, giao thông đứng trong mỗi căn hộ.

. _ Trong nhà có thể áp dụng một số biện pháp tạo khoảng trống như hiên đón, lôgia sâu, tường hoa, vách ngăn nhẹ, vườn trên mái bằng và bố trí cây xanh, bồn hoa, bể nước ngoài nhà….. đều là những biện pháp cải tạo vi khí hậu hiệu quả. Sự thông thoáng trong căn hộ sẽ gia tăng khi các khoảng trống này được mỡ rộng nhờ liên kết các sân trước, sân trong (patio) của các nhà kế cận nhau, hoặc tổ chức sân sau liên hoàn thành một hành lang kỹ thuật (cấp thoát nước).

_ Tổ chức, bố cục phòng ốc trong căn hộ sao cho các tuyến liên hệ đi lại ngắn gọn hợp lý và không chồng chéo nhau.

_ Phân chia không gian căn hộ mang tính linh hoạt cao, dùng vách ngăn cơ động, tủ kệ hoặc thay đổi cao độ giữa các khu chức năng khác nhau để phân chia không gian một cách ước lệ, một không gian sử dụng không nhất thiết phải được xác định bởi các bức tường ( trừ phòng ngủ và vệ sinh).

Một trong những xu hướng phổ biến trên thế giới hiện nay là thiết kế nhà ở với các phòng đa năng. Điều này rất thích hợp với điều kiện kinh tế nước ta. Thiết kế căn hộ không chỉ được đánh giá bằng chỉ tiêu số lượng phòng mà còn phụ thuộc vào chất lượng không gian và mức độ

tiện nghi trong nhà ở.

Một yêu cầu quan trọng không thể bỏ qua là thẩm mỹ của kiến trúc nhà ở, vì thõa mãn nhu cầu sinh hoạt không chỉ phụ thuộc mức độ tiện nghi mà còn phụ thuộc vào giá trị thẩm mỹ.

Page 83: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

83

c. Không gian công cộng & cây xanh: _ Tổ chức khu dân cư mới không chỉ là vấn đề nhà ở và hạ tầng kỹ thuật, mà đồng thời phải tổ chức các không gian công cộng phục vụ cho nhu cầu vận động hít thở, phơi nắng, hóng mát, trò chuyện, giao tiếp….Con người sẽ có cảm giác bình yên, hứng khởi và thân thiện trong các không gian đó. _ Khi mà đời sống xã hội đổi thay theo chiều hướng ngày càng đi lên thì tiện ích công cộng tại khu ở cũng đòi hỏi cao hơn. Đi bộ thư giãn, tập luyện thể thao, mấy chậu cây cảnh, đôi chiếc lồng chim, chỗ cho trẻ con nô đùa..v..v ..tất cả những nhu cầu đó dù ít hay nhiều cũng cần có diện tích tối thiểu, một không gian lộ thiên hoặc bán lộ thiên để thõa mãn cho nó. Tính đa dạng phong phú của khu ở chính là ở không gian công cộng này. _ Trong môi trường đô thị, con người ít được tiếp xúc với thiên nhiên trong lành nên trong mặt bằng khu ở nên có một phần diện tích dành cho cây xanh. Ngoài tác dụng tạo bóng mát, cải thiện vi khí hậu, cây xanh còn có tác dụng giảm tiếng ồn từ phía đường giao thông ngoại vi, tạo sự yên tĩnh cần thiết cho khu nhà ơ. _ Những không gian trống xung quanh hoặc liền kề nhà ở, nếu khai thác tốt bằng dãi cây xanh, bồn hoa, hồ nước….sẽ đóng góp rất nhiều cho việc làm “ xanh-sạch-đẹp” khu ở.

KHU NHÀ Ở TRONG MỘT MÔI TRƯỜNG TRONG LÀNH

Page 84: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

84

d. Không gian đệm Không gian đệm là nơi che mưa nắng cho khách bộ hành đi mua sắm dọc theo dãy phố,

được ngăn cách với đường phố qua hàng cột hiên. Nhờ không gian này mà vĩa hè không bị lấn chiếm, loại bỏ các hình thức mái che cao thấp lộn xộn của các cửa hàng.

Giải pháp này phù hợp với khí hậu nhiệt đới, tạo ra không gian đi bộ lý tưởng, giảm sự chênh lệch nhiệt độ giữa bên trong các cửa tiệm có sử dụng máy điều hòa và không khí nóng bên ngoài đường phố, đảm bảo sức khoẻ cho khách bộ hành.

Thoạt nhìn thì không gian đệm trước dãy nhà liên kế có vẽ gây lãng phí về diện tích sử dụng , tuy nhiên nó tạo ra lợi ích nhiều mặt cho bản thân ngôi nhà, cộng đồng cư dân và làm tăng mỹ quan cho cả dãy phố thương mại.

Về mặt tâm lý, nó gợi nhớ không gian sinh hoạt truyền thống xa xưa, tạo ra một không gian giao tiếp ấm cúng và gần gũi thân thuộc với con người.

Về mặt kỹ thuật, có thể đi đường dây cấp điện, thông tin liên lạc….dưới không gian đệm này hoặc phô trương các quảng cáo, chỉ dẫn của cửa hàng phía trong.

e. Các cở sở kỹ thuật cơ bản trong quy hoạch dãy nhà liên kế. (Sinh viên tự đọc) [ Theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 353-2005]

Khoảng lùi: Là nhà liên kế trong khu vực đô thị hiện hữu cải tạo, có khoảng lùi đối với ranh lộ giới đường xác định theo hiện trạng hoặc bản đồ chỉ giới xây dựng.

Nhà liên kế là các loại nhà ở liên kế, nhà phố liên kế, nhà liên kế có sân vườn, nhà liên kế có khoảng lùi theo quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều này.

Hợp khối kiến trúc bên ngoài công trình: Ít nhất hai lô đất trở lên xây dựng dưới dạng các công trình riêng lẻ liền kề, có thiết kế kiến trúc bên ngoài thống nhất và do cơ quan có thẩm quyền về quản lý quy hoạch - kiến trúc xem xét quyết định.

Mật độ xây dựng đối với nhà liên kế áp dụng theo bảng dưới đây:

Page 85: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

85

Diện

tích lô

đất (m2)

Dưới

50 100 200 300 400 500

Đối với quận nội

thành

100 90 85 80 75 70 Mật độ

XD tối

đa (%) Đối với huyện

ngoại thành

100 90 80 70 60 50

Số tầng và chiều cao nhà liên kế

Nhà liên kế có mặt tiền xây dựng giáp lộ giới: số tầng và chiều cao phụ thuộc vào chiều rộng lộ giới đường, theo bảng sau:

Chiều rộng

lộ giới L

(m)

Tầng

cao cơ

bản

tối đa

(tầng)

Số tầng cộng

thêm nếu

thuộc khu vực

quận trung

tâm TP hoặc

trung tâm cấp

quận (tầng)

Số tầng

cộng thêm

nếu thuộc

trục

đường

thương

mại - dịch

vụ (tầng)

Số tầng cộng

thêm nếu

công trình

xây dựng

trên lô đất

lớn (tầng)

Cao độ tối

đa từ nền

vỉa hè đến

sàn lầu 1

(1) (2) (3) (4) (5) (6)

L # 20 5 +1 +1 +1 7,0m

12 # L < 20 4 +1 +1 +1 (có lùi) 7,0m

6 # L < 12 4 +1 0 +1 (có lùi) 5,8m

L < 6 3 +1 (có lùi) 0 0 5,8m Trong các dự án này, chiều dài của dãy nhà liên kế tối đa không quá 80m. Trường hợp

bố cục các lô đất dài hơn 80m cần có khoảng ngắt quãng tối thiểu 4m cho dãy nhà. Như vậy, mỗi lô đất ở hai bên vị trí ngắt quãng phải có chiều rộng tối thiểu 7m, trong đó dành cho khoảng ngắt quãng tối thiểu 2m.

Hình minh họa

Page 86: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

86

Hành lang kỹ thuật giữa hai dãy nhà liên kế

1. Nội dung này áp dụng cho các dự án khu dân cư xây dựng mới (tỷ lệ 1/500) trong khu vực đô thị hiện hữu có bố trí hình thức nhà liên kế.

2. Trường hợp bố trí các dãy nhà liên kế nhiều lớp (đấu lưng hoặc 2 bên hông), phải tổ chức hành lang kỹ thuật nhằm bố trí thuận lợi cho các hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị của khu vực.

3. Chiều rộng của hành lang kỹ thuật tối thiểu 2m và bố trí ngoài các lô đất xây dựng tiếp cận.

Hình minh họa

Vạt góc giao lộ

Để đảm bảo an toàn và tầm nhìn cho các phương tiện giao thông, các ngôi nhà nằm giáp giao lộ phải tuân thủ các quy định trong Bảng 6.

Số TT Góc cắt giao nhau với lộ giới

Kích thước vạt góc (m)

1 0-30O 20 x 20

2 30O-40O 15 x 15

3 40O-50O 12 x 12

4 50O-60O 10 x 10

5 60O-80O 07 x 07

6 80O-110O 04 x 04

7 110O-140O 03 x 03

8 140O-160O 02 x 02

9 160O-200O 00 x 00 Đối với góc cắt 80o-110o giữa 2 đường phố: áp dụng kích thước vạt góc 4x4m theo

TCXD 353:2005.

Page 87: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

87

Kích thước vạt góc tại góc cắt giao nhau với lộ giới nhỏ hơn 450

Kích thước vạt góc tại góc cắt nhau nhau với lộ giới lớn hơn hoặc bằng 450

Kích thước vạt góc tại góc cắt giao nhau với lộ giới lớn hơn 1350

Kích thước vạt góc tại góc cắt nhau nhau với lộ giới nhỏ hơn hoặc bằng 1350

Kích thước vạt góc tại góc cắt giao nhau với lộ giới lớn hơn 1350

4.3.4. Các giải pháp kiến trúc :

a. Cơ cấu căn hộ : Phân tích công năng theo không gian tầng là cách hợp lý nhất để nắm bắt cơ cấu căn hộ

liên kế.

+ Tầng trệt (tầng 1): có sân nhỏ để xe phía trước, lối vào, phòng khách hoặc phòng đa năng(dịch vụ sinh lợi, phòng khách, sinh hoạt chung…) bếp ăn, vệ sinh, cầu thang.Có thể có giếng trời hoặc sân sau

+Tầng lửng: là không gian chuyển hóa của nhà phố với phòng sinh hoạt chung hoặc phòng ở, cũng có thể là văn phòng hay kho chứa hàng nếu có kết hợp kinh doanh. Sự xuất hiện tầng lửng buộc phải nâng cao trần tầng trệt lên 4,5 – 5m, nhằm tạo ra khoảng thông tầng.

Page 88: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

88

+Lầu 1 (tầng 2): tập trung cho nhu cầu ở với các phòng ngủ và phòng vệ sinh đi kèm. Ngoài ra có thể có không gian chung dành cho học tập, nghiên cứu hoặc giải trí.

+ Lầu 2 ( tầng 3) : có thể bố trí thêm một phòng ngủ nếu nhà đông người, còn thường là phòng thờ ở cạnh buồng thang, sân phơi phía sau và sân thượng phía trước với chậu kiểng, dàn hoa….là nơi các thành viên trong gia đình nghỉ ngơi thư giãn, hóng mát, tập thể dục.

b. Giải pháp mặt bằng: Theo vị trí của từng lô phố trong mặt bằng quy hoạch chi tiết, ta chia ra 2 loại nhà liên

kế cơ bản sau :

∗ Nhà với chức năng ở là chính : nằm ở các trục đường nhỏ, lộ giới từ 5m (lề 2m - lòng đường 6m - lề 2m) đến 7m (lề 3m - lòng đường 8m - lề 3m).

( Nguồn: Tạp chí Kiến trúc Việt Nam số8/2004,tr.51 )

Tính từ vỉa hè, các phòng chức năng phân bố như sau :

_ Tầng trệt: có sân phía trước, lối vào(có thể kết hợp hiên đón), phòng khách rộng tiện nghi kết hợp cầu thang trang trí, khu vệ sinh, bếp và ăn kết hợp sân trong với cây xanh nhỏ và sân sau vừa lấy ánh sáng cho bếp vừa là sàn nước.

_ Tầng lửng: gồm 1 phòng ngủ nối tiếp với ban công lô gia, khu vệ sinh và phòng sinh hoạt chung.

_ Lầu 1: bố trí 2 phòng ngủ với 1 hoặc 2 phòng vệ sinh, một không gian chung dành cho học tập làm việc.

_ Lầu 2: gồm sân thượng, phòng thờ hoặc phòng đa năng, cầu thang, sân phơi.

Page 89: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

89

Không gian trong nhà bố cục linh hoạt, đa dạng, không theo nguyên tắc liên hệ xuyên phòng truyền thống mà chỉ là một không gian chung có sự chuyển tiếp ước lệ giữa các công năng khác nhau.

∗ Nhà ở kết hợp khai thác kinh doanh :là các lô phố tiếp giáp trục giao thông ngoại vi, lộ giới từ 10m (lề 4m - lòng đường 12m - lề 4m) đến 13m (lề 6m - lòng đường 14m - lề 6m) hoặc các lô phố cạnh khu trung tâm, cạnh chợ.

Chức năng phòng ốc được phân bố như sau :

_ Tầng trệt : là cửa hàng buôn bán dịch vu và kho chứa hàng (hoặc cho thuê mặt bằng), cầu thang

_ Tầng lửng: là văn phòng làm việc, tiếp khách . Trong trường hợp kinh doanh hết cả tầng trệt thì

_ Các tầng trên: tương tự như nhà liên kế chỉ để ở. Mặc dù không chừa sân trước nhưng trong mặt

( Nguồn: Tạp chí Kiến trúc Việt Nam số 8/2004,tr.51 )

Trong dạng nhà này, không gian dành cho thương mại độc lập với không gian ở và được phân cách theo tầng cao.

Mặt tiền các dãy phố thương mại và các dãy phố nằm gần trung tâm thành phố cần tạo ra một không gian đi bộ xuyên suốt có mái che. Không gian này là không gian đệm, rộng từ 2m đến 3m, cao từ 1 tầng đến 1 tầng rưỡi. Nếu tính từ trục đường thì thứ tự là: lòng đường-vỉa hè- không gian đệm- mặt nhà.

c. Giải pháp mặt đứng : Chiều cao của vách mặt tiền được tính toán trên cơ sở chiều rộng của trục đường.

Chiều cao này nên chọn từ 0.5 đến 1,5 lần chiều rộng đường và không vượt quá chiều cao cho phép trong quy hoạch định hướng phát triển không gian. Khi xác định được chiều cao của vách mặt tiền tức chúng ta xác định được chiều cao của nhà và từ đó xác định chiều cao của từng tầng.

Ví dụ: nhà liên kế trên trục đường rộng 8m, vỉa hè mỗi bên3m thì chiều cao tối đa của nhà là 12m. Nhà liên kế có 4 tầng, như vậy ta xác định được chiều cao tối đa của mỗi tầng là 3m

Page 90: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

90

Cần đặc biệt lưu ý tính thống nhất và biến hóa trong giải pháp mặt đứng nhà liên kế để tránh sự hỗn loạn nếu cứ mỗi căn hộ có một kiểu mặt đứng, và tránh sự đơn điệu nếu mặt tiền các căn hộ đều giống nhau, lặp lại nhiều lần.

Mặt đứng nhà liên kế nên sử dụng các khối kỷ hà có chú ý xử lý đặc rỗng, kết hợp vật liệu hoàn thiện và màu sắc của các chi tiết trên mặt tiền nhà theo nguyên tắc : đường nét hình khối chân phương – vật liệu màu sắc đa dạng,

Những phương tiện chính để tổ hợp mặt đứng nhà ở là : các nhóm cửa sổ cửa đi, ban công, lôgia và cầu thang. Xử lý các phương tiện này một cách khéo léo, sáng tạo và có quy luật thì mới nâng cao được mỹ quan ngôi nhà.

Kích thước cửa sổ phụ thuộc vào yêu cầu chiếu sáng, giải pháp kết cấu và tổ chức nội thất. Đối với nhà hướng Bắc-Nam thì cửa sổ có thể mỡ rộng, nhà hướng Tây Nam-Đông Bắc thì cửa sổ không mỡ quá lớn và nên kết hợp giải pháp bao che bằng ôvăng, lam đứng lam ngang, mái đua…v..v

Ban công và lôgia có một phần rỗng hoặc toàn bộ rỗng, được điểm xuyết bởi bồn hoa cây xanh sẽ làm cho mặt đứng nhà thêm duyên dáng và tươi mát. Hiệu quả bóng đổ của chúng cũng làm tăng vẽ đẹp của ngôi nhà. Khi thiết kế ban công và lôgia nên chú ý hình thức của lan can. Lan can có thể là thanh đứng kết hợp thanh ngang, hoặc được uốn-dập tạo hình nhưng tránh rườm rà hóa, cầu kỳ hóa hình thức lan can.

Những mãng tường đặc hoặc những phần có lôgia ăn sâu vào khối nhà sẽ đối chọi với nhau. Trên mặt đứng, hai thành phần này không nên có kích thước bằng nhau vì sẽ tạo nên sự so sánh nhất định. Nói cách khác là người thiết kế cần chú ý đến tỷ lệ và hình thức mãng đặc rỗng trên mặt nhà.

Về chất liệu, khi xử lý phân vị cũng như xử lý chi tiết mặt nhà, dùng vật liệu thô hay mịn cũng cần đúng chỗ, không nên dùng trang trí giả như kẻ vữa XM giả đá, đúc BT giả gỗ….để đảm bảo tính chân thực của vật liệu. Kết hợp sử dụng vật liệu thiên nhiên ( gỗ, đá) với vật liệu mới ( kính, thép, chất dẽo…)

MẶT TIỀN DÃY NHÀ VỚI ĐƯỜNG NÉT, HÌNH KHỐI ĐƠN GIẢN KẾT HỢP MÀU SẮC VẬT LIỆU

Page 91: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

91

d. Tổ chức nội thất : _ Cần nhận thức rõ tính chất của không gian nội thất nhà ở là yên tĩnh, sạch sẽ, ngăn nắp và vui tươi. Cây cối, ánh sáng, trời mây cũng có thể tham gia vào việc tổ chức nội thất, do đó cần lưu ý đến tầm nhìn, đến vị trí của cửa, ban công lô gia.

_ Tỷ lệ hình phòng, kích thước cửa sổ, cửa đi là những yếu tố tác động đến nhận thức không gian của con người. Tỷ lệ 3 chiều: dài- rộng- cao của phòng thường được quy định theo yêu cầu sử dụng nhưng vẫn có thể linh động khi thiết kế. Ví dụ: phòng hẹp tránh làm gờ chỉ và không bố trí quá nhiều đồ , cửa sổ không nên quá nhỏ, bệ cửa sổ thấp sẽ làm cho phòng có cảm giác rộng hơn…v..v..

_ Không gian nội thất phải ấm cúng, chân thật, bài trí vật dụng một cách lôgic, tránh tạo những khung cảnh giả núi non, sông nước hoặc vay mượn như vẽ giả gạch, giả đá hoa trên tường hoặc đảo lộn quy luật cấu trúc vật liệu.

Một số nguyên tắc trong bố trí không gian nội thất là :

+ Đột xuất trọng điểm, có chủ yếu và thứ yếu : chủ đề thường là phòng khách, bộ salon là trung tâm tổ hợp nên phải nổi bật hơn về chất liệu và màu sắc, có thể kết hợp cây xanh nhỏ, tiểu cảnh, tranh ảnh…

+ Tổ chức không gian lưu thông (hoặc không gian hòa nhập): sự thay đổi giữa chức năng các không gian chỉ là ước lệ, có thể thay đổi không gian bằng cách thay đổi màu sắc, vật liệu hoặc thay đổi cao độ nền nhà.

+ Chú ý mối quan hệ tương hỗ giữa đồ đạc và những chi tiết trang trí nội thất (thảm, đèn, tranh vẽ, bình lọ…). Chọn màu trung tính cho phòng (với độ sẫm giảm dần từ sàn đến trần) và nhấn mạnh màu sắc cho đồ đạc.

PHÒNG KHÁCH TRONG KHÔNG GIAN THÔNG TẦNG

Page 92: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

92

+ Các không gian cần sự nhẹ nhàng (phòng ngủ, phòng làm việc) thì dùng màu hòa sắc (cùng tông màu). Không gian cần sự nhấn mạnh (phòng sinh hoạt, phòng ăn) thì dùng màu đối sắc ( tông tương phản).

+ Bố trí bàn ghế trong phòng đơn giản nhưng không gian trong phòng phải phong phú và biến hóa.

CÁC KIỂU BỐ TRÍ BÊP VÀ BÀN ĂN

Nội thất hiện đại - theo các nhà thiết kế nội thất - đó là không gian tự do tối đa nhưng vẫn tạo sự hài hòa giữa trang thiết bị với không gian sử dụng và con người, liều lượng trang trí phụ (điêu khắc, tranh ảnh, tiểu cảnh, cây xanh…) vừa phải, đa dạng trong chủng loại và chất liệu.

Page 93: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

93

A. 4.4. NHÀ BIỆT THỰ:

4.4.1. Tổng quan về nhà Biệt thự:

a. Khái niệm: Đây là loại nhà ở tiêu chuẩn cao, mỗi căn nhà cũng có một khuôn viên độc lập, cho mỗi

gia đình độc lập. Nhà ở có sân vườn bao bọc quanh và tiếp cận với thiên nhiên ở nhiều hướng, có phòng khách lớn, nhiều phòng ngủ, có phòng nghe và chơi nhạc, thư viện, có nhà ăn lớn… Ngoài ra còn các phòng phụ để ô tô (gara), kho, phòng giặt ủi,… có chỗ hoạt động thể thao (hồ bơi, sân tennis) hay thư giãn nghỉ ngơi ngoài trời.

Nhà biệt thự dành cho những gia đình có điều kiện thu nhập kinh tế cao, những người có điều kiện sống cao như các quan chức cao cấp, các thương nhân giàu hay các trí thức lớn, có tiềm năng trang bị những tiện dụng gia đình không hạn chế. Vì vậy từ nội dung không gian, diện tích sử dụng cũng như điều kiện, tiêu chuẩn trang trí thẩm mỹ đến chất lượng các hình thức bên ngoài của ngôi nhà đều rất cao. Lô đất của biệt thự thường từ 300-800m² nhưng chỉ được phép xây dựng với mất độ nhỏ hơn hoặc bằng 35%.

Ngôi nhà có nhiều khả năng đóng góp vẻ đẹp mỹ quan cho đô thị, cho đường phố. Thường được xây dựng ở những khu vực đẹp của thành phố và cũng có thể ở ngoại vi các đô thị hoặc xen kẽ lẫn trong các khu nhà lớn ở xa trung tâm, ở những nơi có phong cảnh đẹp có điều kiện khí hậu thích hợp cho việc nghỉ ngơi yên tĩnh, gần gũi thiên nhiên.Nhiều quốc gia hiện nay đã coi nhà ở biệt thự không còn là loại nhà chính của khu trung tâm thành phố nữa, mà chúng chỉ được xây dựng ở ngoại thành hoặc những khu nghỉ mát.

Biệt thự còn là sự kết tinh của khoa học về xây dựng và trang trí nội ngoại thất. Dựa vào số lượng và chất lượng biệt thự có thể đánh giá đời sống con người trong các mặt tinh thần, vật chất và văn hoá. Nhà ở biệt thự hơn bất cứ loại hình nhà ở nào khác là nó có thể thể hiện được thị hiếu thẩm mỹ của chủ nhân nhiều nhất. Nó vẫn luôn tồn tại, là mối quan tâm chung của nhiều nước trên thế giới. Thường mỗi biệt thự có một tên riêng và luôn được nhắc tới trong lịch sử. ở Việt Nam các không gian ở, quần thể ở có từ các triều đại thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Từ cuối thế kỷ thứ XIX, chúng ta có thêm các loại hình biệt thự Châu Âu cận đại.

Page 94: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

94

b. Những ưu khuyết điểm chính của loại nhà biệt thự: - Bảo đảm điều kiện sinh hoạt, tiện nghi ở mức độ cao về mặt cách ly, yên tĩnh cũng như

tiếp xúc tốt với thiên nhiên… - Yêu cầu đối với kết cấu không phức tạp, tuy nhiên đòi hỏi có những vật liệu trang trí tốt

để bảo đảm mỹ quan. - Rất phù hợp với người già và trẻ con. - Kết hợp tốt với cảnh quan xung quanh. Những hạn chế của loại nhà này: - Diện tích chiếm đất lớn, đường ống kỹ thuật dài tốn kém… Đối với loại nhà này

thường thêm một số không gian phụ như kho, nhà xe, tầng hầm… - Giá thành xây dựng cao - Về qui hoạch, khu biệt thự thuộc dạng phân tán, chiếm nhiều đất.

c. Các loại hình kiến trúc biệt thự - Loại hình xếp theo quy mô gồm có Biệt thự lớn (Diệt tích khu đất >= 700m2) Biệt thự trung bình (Diện tích khu đất từ 400-700m2) Biệt thự nhỏ (Diện tích khu đất từ 250-400m2) Lịch sử đã để lại các biệt thự ở Châu âu, châu Á, châu Phi nay có thể dùng làm câu lạc bộ, toà đại sứ, nhà làm việc. Đó là các biệt thự lớn, các biệt thự thường có gian phòng lớn như sảnh, phòng khách, phòng ăn, thu viện, tiếp đó là các phòng ở và phòng làm việc. Với phong cách kiến trúc cổ điển + sảnh + cầu thang + G1, G2 (là không gian để tạo dáng nội thất quan trọng). Nó nói lên phong cách thị hiếu của chủ hộ. G1 và G2 là hành lang, tên cổ latinh gọi là galgrie. Ngày nay Gallery có hàm nghĩa là Phòng tranh, gian trưng bày. Trong kiến trúc biệt thự xưa nay đều tận dụng sảnh và G1, G2 để trưng bày. Để hiệu quả trưng bày được tốt người ta đã dùng thức cột, phân vị tường, trang trí trần, nền nhà tổ hợp thành một bố cục kiến trúc có chủ đề, phong vị được thiết kế tỉ mỉ, chu đáo. Cầu thang góp phần cùng với sảnh và Gallery tăng thêm giá trị cho phong cách kiến trúc nội thất. Nội thất các phòng khách, phòng ăn, thư viện, phòng ngủ có kiến trúc thống nhất, hài hoà từ tổng thể đến chi tiết. Ngoài ra mỗi gian phòng thường có một màu sắc, một bố cục nội thất riêng, tăng vẻ đa dạng cho nhà ở. Có biệt thự loại siêu cấp là Hoàng cung, Hoàng cung là nhà ở của Vua chúa, công tước... tuỳ theo cách gọi trong lịch sử. Đây là biệt thự, là kiến trúc ở cực lớn, mở rộng thành quần thể kiến trúc hoàng cung cùng với biệt thự đã khai thác đến tối đa các thành tựu nghệ thuật của quá khứ và tương lai. - Loại hình biệt thự theo địa điểm xây dựng

+ Biệt thự ngoại ô có điều kiện vương rộng, lấy vị trí có phong cảnh đẹp. Nghệ thuật vườn của nhân loại được gìn giữ, kế tục chủ yếu qua kiến trúc vườn của biệt thự.

+ Biệt thự nội đô có sân vườn vừa đủ cho yêu cầu yên tĩnh, cách lí, bố cục nội thất đầy đủ số phòng cần cho chủ hộ. Đó là xu thế của kiến trúc biệt thự trên thế giới từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX.

+ Trước đó các biệt thự nội đô thời phục Hưng của ITalia, Tây Ban Nha, Anh Cát Lợi, tuy không có vườn nhưng có sân trong, có đại sảnh, các phòng khách, thu viện rất lớn với trang trí nội thất nổi tiếng được nhắc đến nhiều trong lịch sử kiến trúc thế giới.

Page 95: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

95

+ Nhìn chung với tầm nhìn lịch sử và quy mô quốc tế, ở nước ta có biệt thự nội đô cỡ nhỏ. - Biệt thự cỡ nhỏ có đặc điểm chung

+ Không gian các phòng ở, sảnh nhỏ hơn. + Trang trí nội thất không ở mức đòi hỏi có phong cách thị hiếu nghệ thuật cao. + Vườn xung quanh biệt thự góp phần tăng hiệu quả cảnh quan, vi khí hậu, ít chú trọng

nghệ thuật vườn. - Loại hình xếp theo số tầng gồm có biệt thự một tầng, hai tầng, ba tầng. - Loại hình xếp theo cách lắp ghép gồm có

+ Biệt thự một căn (một hộ gia đình) - đơn lập

+ Biệt thự hai căn (hai hộ gia đình) - song lập

Page 96: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

96

+ Ngoài ra còn có cụm biệt thự từ 4-8 căn nhà, nhưng ở nước ta không phát triển bởi vì một số gia đình sẽ không có hướng gió tốt.

4.4.2. Các yêu cầu về thiết kế nhà biệt thự

a. Yêu cầu chung: - Yêu cầu với nhà ở từ thế kỷ thứ I trước công nguyên, KTS la mã Virtuvi trong “10 cuối sách về kiến trúc” đã đề ra yêu cầu “bền vững, thích dụng và đẹp” với một ngôi nhà. Ngày nay, do điều kiện phát triển của xã hội, của khoa học và của kỹ thuật nói chung và do xây dựng nói riêng, do sự phát triển của quan điểm mới và nhu cầu thực tế mà yêu cầu với nhà ở nói chung và biệt thự nói riêng được nâng cao. Ngoài những yêu cầu chung với nhà ở như giải quyết được mối quan hệ giữa điều kiện sống với khí hậu bên ngoài, đảm bảo chế độ vệ sinh, chống nóng, thông thoáng, chiếu sáng, cách âm, chống ẩm,... thì nhà ở kiểu biệt thự phải thoả mãn các yêu cầu sau: + Đáp ứng yêu cầu tiện nghi, phù hợp với điều kiện sống, đảm bảo việc nghỉ ngơi, học tập, tái sản xuất sức lao động,... + Bảo đảm điều kiện sinh hoạt tiện nghi ở mức độ cao. Đảm bảo cách ly, yên tĩnh, tiếp xúc tốt với thiên nhiên, không khí trong sạch, có vườn rộng rãi. Đối với nhà biệt thự cho phép một hoặc hai lối vào. + Bảo đảm sự độc lập cần thiết giữa các phòng trong không gian cá thể nhưng vẫn có sự liên hệ với không gian sinh hoạt chung công cộng. + Do diện tích chiếm đất lớn, nhiều đường ống kỹ thuật và thiết bị cục bộ như máy bơm, xử lý nước nên cần có một số không gian phụ như kho, tầng hầm, hàng hiên... trong trường hợp có thể.

Page 97: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

97

+ Có sự tổ hợp hợp lý nhằm thoả mãn sự liên hệ giữa các không gian chính như không gian sinh hoạt chung, không gian cá thể, không gian phụ trợ. + Không gian sảnh, hiên trong biệt thự đóng vai trò là nút giao thông toàn nhà. Tuy nhiên, với điều kiện khí hậu VN không nên ngăn cách một cách khiên cưỡng loại hình không gian này mà chỉ tạo không gian một cách ướt lệ đảm bảo thông thoáng và tạo cảm giác rộng rãi về cảm thụ không gian.

b. Cơ cấu tổ chức không gian nhà biệt thự: Nhà biệt thự thường có những bộ phận sau: Tiền phòng, phòng sinh hoạt chung, phòng

ăn, phòng ngủ, bếp, cầu thang, vệ sinh, nhà xe, khu phụ….. (H39)

Page 98: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

98

∗ Biệt thự trệt: Loại này thường có từ 4 đến 6 phòng, diện tích từ 60 m2 đến 120 m2. Tiền sảnh và

phòng chung là không gian liên hệ chính giữa các phòng. Loại nhà này có từ 2 đến 3 lối vào nhà, không gian bên trong và bên ngoài cần có mối liên hệ với nhau. Sơ đồ tổ chức biệt thự 1 tầng thường có các dạng như (H40)

Page 99: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

99

∗ Biệt Thự lầu: (1 hộ gia đình 2 tầng hay 3 tầng)

Loại này thích hợp với diện tích ở lớn, nhiều phòng, có thể chia ra làm nhiều loại như: Biệt thự lầu mái dốc hay mái bằng, biệt thự lầu không hoàn toàn 1 phần lầu và 1 phần trệt, biệt thự lầu có tầng áp mái. Sơ đồ tổ chức nhà biệt thự 2 tầng thường có dạng sơ đồ sau (H41,H41a)

Page 100: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

100

∗ Biệt thự song lập: Là loại nhà ở kiểu sân vườn dùng cho 2 gia đình chia làm hai loại: Loại hai căn ghép

(nhà một tầng hay hai tầng); loại hai căn hai gia đình tầng dưới và tầng trên mỗi, gia đình 1 tầng (H42, H43)

Page 101: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

101

Ngoài ra trong thực tế còn có dạng biệt thự tứ lập là bốn căn hộ giáp với nhau ở hai mặt

xung quanh là sân vườn.

Page 102: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

102

4.4.3. Các giải pháp thiết kế nhà biệt thự

a. Giải pháp tổng mặt bằng: Biệt thự là loại nhà ở dùng để ở và hưởng thụ những tiện nghi sống gia đình với chất

lượng cao. Mặt tiền tối thiểu lô đất là 12m còn bề sâu tối thiểu là 15-20m. Trên đó người ta bố trí

+Ngôi nhà ở chính phải đặt lùi vào hàng rào ít nhất là 5-6m, bảo đảm để bộ mặt kiến trúc đóng góp được với đường phố và tạo cho sinh hoạt gia đình được kín đáo và tránh được ồn ào, bụi bặm từ đường phố.

+ Trong các ngôi nhà phụ thường từ 1-2 tầng được bố trí gara tức chỗ đễ xe ôtô (18÷20m2), kho để chứa những dụng cụ làm vườn, những dụng cụ thể thao và căn hộ nghỉ của các người giúp việc. Vị trí thích hợp của nó nên ở phía hướng xấu. Các nhà phụ được đặt theo hai giải pháp - Đặt ở phía sau có gara, đường vào thông thường ở mặt bên ngôi nhà chính, có thể ghép

sát nhà chính. Nếu đặt lùi sâu vào bên trong và phải tạo đường vào thuận tiện, con đường này phải rộng tối thiểu 3m.

- Đặt ở phía trước hay lệch bên để nhà xe giáp với đường phố, đóng góp cho vẻ đẹp cho đường phố.

+ Ngôi nhà chính thường 1-4 tầng dành cho chủ nhân. Trong trường hợp đất chật hẹp thì người ta có thể tổ chức khu phụ nằm ở tầng trệt, tạo thành một tầng bệ nhà cao khoảng 2,4-2,7m và chủ nhân sẽ ở từ lầu một trở lên. Khi ấy thông thường từ phía cổng và vườn trước của nhà có một cầu thang ngoài trời dẫn lên sảnh chính của nhà ở lầu một.

Page 103: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

103

+ Gara có thể tổ chức theo cách sau Đặt trong nhà phụ ở phía sau tách rời khỏi nhà chính (có hoặc không có hành lang) Đặt trong nhà phụ gắn liền với nhà chính ở phía trước và lệch về bên sườn. Đặt trong khối kiến trúc chính (tầng trệt hay tầng bệ nhà) Đặt ngoài vườn có mái che, hoặc giàn hoa bên trên...

+ Để có thể lấy ánh sáng và thông gió tốt cho các buồng phòng thì mặt bên của nhà phải

cách tường rào ít nhất là 2m. Nếu chỉ cách dưới 2m thì nhà chính chỉ có thể mở được cửa sổ phụ (lỗ cửa nhỏ, trên cao).

+ Phía sau nhà thường là các sân nội trợ, chỗ phơi và vườn cây bóng mát (nơi nghỉ ngơi tích cực của gia đình: các bể bơi, đường nhảy, sân khiêu vũ (đường piste), sân quần vợt...)

+ Phía không gian trước nhà và hai bên hông nhà chính thường bố trí các không gian trang trí hoặc các bụi cây thấp, bồn hoa màu sắc, những bể cảnh hay những cây cảnh có tán lá thưa nhằm làm không gian thoáng mát. Không che chắn nhiều mặt đứng, hình khối cũng như đường phố. - Vị trí sân vườn tốt nhất thường là hướng Nam, Đông Nam hoặc hướng Tây.

b. Giải pháp tổ chức không gian mặt bằng kiến trúc nhà chính. + Kiến trúc nhà biệt thự nhằm phục vụ sinh hoạt ở là chính và dành cho các gia đình có

điều kiện sống cao. Vì vậy số buồng phòng cụ thể trong từng gia đình rất khác nhau và không

Page 104: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

104

phụ thuộc vào số nhân khẩu mà chủ yếu theo yêu cầu của từng gia đình. Vì vậy ta có thể thấy đầy đủ mọi loại hình phòng ở trong một căn nhà hiện đại. Việc tổ chức không gian, diện tích nội thất của biệt thự tuỳ thuộc trước tiên vào ngôi nhà chính được thiết kế theo một tầng hay nhiều tầng. + Giải pháp kiến trúc Đối với nhà một tầng, việc phân khu ngày - đêm được thể hiện rất rõ

Khu ngày (có gara, bếp ăn, tiếp khách...)

---->

Dễ tiếp cận với đường phố. Sử dụng mang tính tập thể, ồn ào...

Khu đêm (Phòng ngủ, WC, kho, chỗ nghiên cứu, làm việc)

----> Yêu cầu yên tĩnh, riêng tư, gắn với sân vườn, ban công, lôgia…

Đối với nhà nhiều tầng thì thông thường thì tầng trệt và lầu một dành cho khu sinh hoạt ngày và đòi hỏi sự tổ chức không gian gắn bó với sân vườn. Các khu vực sinh hoạt đêm cần yên tĩnh, kín đáo,bố trí ở tầng cao với sự kết hợp ban công, sân trời và lôgia để tạo điều kiện tiếp cận với thiên nhiên.

+ Giải pháp kiến trúc nội thất có hai giải pháp chính

Dùng sảnh thang làm đầu mút giao thông là vị trí trung tâm, là nhân bố cục của nhà Dùng phòng khách làm trung tâm (có thể có thêm thang phụ phía sau).

Page 105: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

105

Sơ đồ mối quan hệ các không gian trong nhà ở 2-3 tầng (lấy sảnh, thang làm trung tâm)

Sơ đồ mối quan hệ các không gian trong nhà ở 2-3 tầng (lấy phòng khách, sảnh làm trung tâm)

Dùng tiền phòng, tiền sảnh làm đầunút giao thông đặt giữa hai khu vực hay còn gọi là kiểu Phương Tây. Kiểu này có các ưu khuyết điểm như riêng tư, kín đáo; không khí cách biệt, lạnh lung; yên tĩnh, theo lối sống thiên về đề cao tự do cá nhân.

Dùng phòng khách làm trung tâm và đầu nút giao thông còn được gọi là kiểu Phương Đông, Kiểu này có các ưu khuyết điểm như ấm cúng, gần gũi lối sống truyền thống Á Đông; Hoạt động ảnh hưởng lẫn nhau; Thiếu yên tĩnh, kín đáo; Đề cao lối sống chan hoà, thân thương, gia trưởng.

+ Khi bố trí các phòng chính, phụ cần phải chú ý đến hướng gió và hướng nắng. Ở miền Bắc thì các phòng phụ như gara, cầu thang, bếp, khối vệ sinh, hành lang, lôgia... nên đặt về

Page 106: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

106

phía tây hay Tây - Bắc của ngôi nhà nhằm tạo nên một khu vực đệm để tránh ảnh hưởng của nắng tây khó chịu, dành hẳn phía Nam và Đông - Nam để tổ chức khu vực ở (phòng chính). Đặc biệt là các phòng ngủ cần phải có khả năng thông gió xuyên phòng trực tiếp và phải có điều kiện tránh được các luồng gió lạnh của mùa đông.

c. Tổ chức thiết kế sân vườn, hồ bơi, cổng, hàng rào trong biệt thự - Sân vườn:

Sân riêng, vườn bể cảnh, đài phun nước đóng vai trò quan trọng trong biệt thự Tạo ra những cảnh quan thiên nhiên như vườn, cây cối; làm thành một vách ngăn tự nhiên đối với tiếng ồn, bụi, nắng và gió; thiết kế những vị trí trồng cây trong nhà làm cho cảm giác rộng ra và không khí tươi mát; nên tạo những bể cảnh hoặc hồ nhỏ, non bộ kết hợp với bố cục vườn và công trình làm tăng mỹ quan, gây cảm giác hưng phấn, mát mẻ, nhẹ nhàng công trình.

Các yếu tố bố cục vườn biệt thự gồm có

- Mặt nước - Địa hình (cao, thấp) - Cây - Cỏ, hoa - Sân - Lối đi - Một số tiểu phẩm như điêu khắc, non bộ, đài phun nước - Các nhân tố tạo nên các khung cảnh khác nhau xung quanh biệt thự

Với truyền thống nguyên tắc vườn Châu âu người ta cần tạo ra vườn để tôn vị trí của kiến trúc nhà ở; làm vui cảnh vật quanh nhà, nhất là về mùa đông cần có nhà kính trồng hoa ngoài vườn. Nguyên tắc bố cục vườn Châu á cốt để tôn hiệu quả cảnh quan của nhà ở là tạo ra bức tranh mô phỏng, liên hoàn để hưởng ngoạn bốn mùa ở ngoài nhà. Cảnh vật luôn được bố trí lúc ẩn, lúc hiện, không để tạo nhân một lúc nhìn thấu mọi nơi.

- Hồ bơi:

Page 107: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

107

Một hồ bơi, dù to hay nhỏ, dù được đặt ở đâu trên tầng thượng, tầng lửng hay tầng trêt cũng tạo ra cho ngôi nhà một nét chấm phá trong kiến trúc cảnh quan. Tốt nhất hãy thiết kế hồ bơi gần nhà để tiện cho việc chăm sóc, quản lý. Không nên thiết kế hồ bơi sau nhà vì như vậy sẽ trái với thuật phong thủy. Cũng nên hạn chế đặt hồ bơi thẳng trước nhà vì sẽ tạo tầm nhìn quá thoáng, gây cảm giác không tự nhiên, yên tâm khi bơi. Vì vậy, chỉ nên bố trí hồ bơi ở bên hông nhà, liền với khu vực tắm và vệ sinh để thuận tiện cho việc thay đồ.

- Cổng và hàng rào: + Cổng và hàng rào của nhà biệt thự là một bộ phận rất quan trọng trong nhà biệt thự để

tạo nên vẻ đẹp cũng như tính độc đáo của ngôi nhà. Hàng rào của nhà không được cao quá 2,2m, Phía quay ra đường phố phải bắt buộc thoáng mát và trang trí kiến trúc nhẹ nhàng. Hàng rào này thường có phía dưới đặc (cao 40-60cm), có thể trang trí bằng đá tự nhiên hay ốp các vật liệu quý; phía trên là những song hoa sắt hay những tường hoa bêtông gạch rỗng hay những rặng cây xén.

+ Kiến trúc cổng vào của biệt thự rất đa dạng, thông thường có cổng lớn cho xe con ra

vào với bề rộng trên 2,5m và cổng nhổ cho khách bộ hành với về rộng 1,2-1,4m. Cổng có thể là những trụ kết hợp với những đèn bảo vệ hay cũng có thể kết hợp với những bộ phận có mái che hoặc những giàn cây trên trụ.

Page 108: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

108

d. Các thủ pháp tổ hợp kiến trúc mặt đứng. Biệt thự là một khối kiến trúc không lớn, tuy nhiên loại hình đó lại có thể tạo nên vẻ đẹp

phong phú của tổng thể một đường phố góp phần vào vẻ đẹp chung của đô thị, vì mỗi biệt thự đều có phong cách riêng của nó, gắn liền với thị hiếu độc đáo của từng chủ nhân.

Mặt khác, chủ nhân của các ngôi biệt thự vốn có điều kiện kinh tế dồi dào nên có thể phần nào góp phần xây dựng tạo ra những vẻ đẹp sang trọng cầu kỳ đầy hấp dẫn.

Có thể nói trước tiên kiến trúc biệt thự đẹp cần phải hoà nhập nhiều nhất vào thế giới thiên nhiên. Do đó khi thiết kế biệt thự thì người kiến trúc sư phải cố gắng tạo nên vẻ đẹp kiến trúc không chỉ ở trong nội thất mà cần chú ý cả những hình khối bên ngoài, các không gian kế cận với nó cũng như mặt đứng của công trình.

Lôgic công năng và lôgic kết cấu có tác động quan trọng đối với hình tượng kiến trúc

của biệt thự cũng như với bất kỳ công trình nào. Hình tượng kiến trúc chịu sự chi phối của hai yếu tố trên nhưng đồng thời cũng có những

quy luật riêng của nó để tạo nên sức truyền cảm nghệ thuật. Chính vì vậy, một số kiến trúc sư có thể có nhiều công trình biệt thự khá hợp lý nhưng có thể không hề có tác phẩm nghệ thuật kiến trúc đích thực.

+ Một số giải pháp thông dụng khi tổ hợp kiến trúc hình khối và mặt đứng biệt thự Tạo nên sự gắng bó hài hoà giữa khối kiến trúc và thiên nhiên (cây xanh bồn hoa...) Chú ý đến sự phong phú mái dốc mái bằng trên hình khối xinh xắn.

Page 109: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

109

Tạo nên sự phong phú về chất liệu trên mặt đứng (ốp đá tự nhiên, nhân tạo, gỗ, kính, kêramich, nhôm, gạch trần...), màu sắc phong phú kết hợp với thiên nhiên tạo nên sự hài hoà giữa mặt đứng và phong cảnh thiên nhiên, bối cảnh kiến trúc.

Sử dụng các hình thức cửa, ban công, lôgia, lan can... và cả ôvăng được nghiên cứu kỹ lưỡng với hình thức lạ để kết hợp cùng với kiểu mái tạo ra vừa một thể thống nhất hài hoà với khung cảnh xung quanh, vừa có nét riêng.

Các hình thức cửa sổ góc, cửa sổ sinh đôi, bồn hoa bậu cửa, cầu thang ngoài trời là các thủ pháp hay được khai thác Chú ý tạo ra sự độc đáo của mái hiên, của lối đi vào sảnh, tại đó cần kết hợp với bồn cây xanh, giàn hoa pergola, các bức tượng nhỏ, bể cảnh cùng với đài phun nước; dưới lối đi cần phải sạch sẽ hai bên lối đi có thể trồng những hàng cỏ xén, bồn hoa để khi thâm nhập gợi cho con người như lạc vào một thế giới bất ngờ và đầy ấn tượng. Hình thức cổng, hàng rào cũng được dùng để tách biệt ngôi nhà này với các nhà khác. cổng và hàng rào không chỉ bảo vệ ngôi nhà mà còn tránh cho ngôi nhà không bị những ánh mắt tò mò của người qua đường. Hàng rào phải bảo đảm sự thông thoáng với bên ngoài, an toàn cho bên trong. Chiều cao của hàng rào phải từ 2m trở xuống và hình thức hàng rào tuỳ theo mặt đứng của ngôi nhà mà thiết kế cho phù hợp, độc đáo.

Page 110: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

110

B. TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC TRONG NHÀ Ở CHUNG CƯ (NHIẾU CĂN HỘ):

B.4.1. Đặc điểm chung: _ Đây là loại nhà dành cho nhiều hộ gia đình, dùng chung hành lang, cầu thang và không

gian cộng đồng, thường nhiều tầng nên gọi là chung cư nhiều tầng. + Chưng cư cao từ 4-6 tầng gọi là Chung cư Thấp tầng + Chưng cư cao từ 7 tầng trở lên gọi là Chung cư cao tầng _ Loại nhà này được thiết kế dựa trên tế bào của nó là căn hộ. Mỗi căn hộ chức đựng tất

cả các không gian phục vụ đời sống sinh hoạt độc lập khép kín của một gia đình. - Tiêu chuẩn diện tích ở, các tiện nghi phục vụ được nghiên cứu sao cho đáp ứng được

điều kiện kinh tế xã hội, tiêu chuẩn XD hiện hành, và phù hợp các tầng lớp dân cư khác nhau. - Đối với thành phố, đây là loại nhà kinh tế nhất và có khả năng đáp ứng khả năng chi trả

của đại đa số người dân thành phố.

B.4.2. Quy hoạch tổng thể khu ở: 4.2.1. Cơ cấu không gian tổng mặt bằng:

Hệ thống không gian khu ở có cơ cấu các không gian sau: • Không gian cá thể:

Đây là không gian quan trọng nhất trong khu nhà ở, là không gian của gồm các căn hộ gia đình riêng biệt được tổ hợp với nhau. Trong chung cư hay trong khu ở, các căn hộ cần đảm bảo tính độc lập và mối quan hệ bên trong, nhưng đồng thời đảm bảo các mối quan hệ bên ngoài cộng đồng. Đảm bảo sự riêng tư của các căn hộ, nhà nọ không làm phiền nhà kia, các khu sảnh, giao thông công cộng, lối vào các căn hộ cũng không làm phiền đến sự yên tĩnh, riêng tư của các căn hộ. Cơ cấu căn hộ ở được hình thành để giải quyết diện tích ở, mật độ nhân khẩu, thiết lập các nhu cầu tiện nghi tối thiểu và giải quyết các vấn đề kỹ thuật có liên quan.

• Không gian giao tiếp: Là thành phần không gian đệm, trung gian giữa không gian các thể và không gian công

cộng. Ví dụ tiền sảnh trong căn hộ, sảnh cầu thang,… Cấu trúc không gian giao tiếp được tạo nên bởi cơ cấu không gian cá thể được chuyển

hóa và hình thành hệ thống tầng bậc trong không gian, được liên kế từ nhỏ đến lớn, đơn giản đến phức tạp, nâng cao giá trị môi trường ở, tạo điều kiện tiện nghi cho khu ở.

• Không gian công cộng: Là không gian phục vụ công cộng được tổ chức thành từng nhóm, cụm các công trình

dịch vụ, thương mại, nhà trẻ,.. Qua hệ thống không gian giao tiếp, không gian công cộng để phục vụ cho không gian cá thể.

Toàn bộ hệ thống ba không gian trên được hình thành theo nguyên tắc tổ hợp liên kết không gian từ thấp đến cao, gắn bó và có quan hệ chặt chẽ với nhau thành đơn vị ở. Trong đó không gian cá thể, không gian công cộng mang tính chất công trình, còn không gian giao tiếp mang tính chất xã hội, cảnh quan, môi trường.

4.2.2. Tổ chức không gian tổng mặt bằng: Khi tổ chức quy hoạch tổng mặt bằng cần chú ý các vần đề cơ bản sau: _ Vị trí khu đất ,đặc điểm hiện trạng và mạng lưới giao thông khu vực. _ Hướng nhà và cảnh quan xung quanh

Page 111: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

111

_ Hợp lý về các chỉ tiêu : mật độ xây dựng .hệ số xử dụng đất .khỏang lùi công trình, mật độ cây xanh, diện tích bãi đậu xe …. _ Tổ chúc hợp lý các hình thức giao thông trong khu ở. + Giao thông khu vực . + Giao thông tiếp cận . + Giao thông nội bộ .

Kiến trúc nhà nhiều tầng có ảnh hưởng rất lớn tới bộ mặt đẹp và hiện đại cho đô thị khu ở, nên cần được tổ chức quy hoạch kết hợp với các loại nhà ở khác để tạo thành những không gian ở an toàn, hợp lý về mặt sử dụng , giao thông, mỹ quan và môi trường.

Trong khu đất xây dựng ngoài quỹ đất dành cho nhà ở, các quỹ đất khác là đất giành cho giao thông, cây xanh, sân chơi, nghĩ ngơi, TDTT và các công trình dịch vụ công cộng.

• Tổ chức bố cục khối nhà ở chính: Bố cục và hướng khối nhà ở chính phải đảm bảo các yêu cầu về phòng cháy chữa cháy,

chiếu sáng, thông gió, chống ồn, khoảng cách ly vệ sinh, đồng thời phù hợp những yêu cầu dưới đây:

a) Giải quyết tốt mối quan hệ giữa việc xây dựng hiện tại và dự kiến phát triển tương lai, giữa công trình xây dựng kiên cố với công trình xây dựng tạm thời;

b) Tận dụng thông gió tự nhiên mát về mùa hè, hạn chế gió lạnh về mùa đông, tránh tạo thành vùng áp lực gió;

c) Thuận tiện cho việc thiết kế đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật: cung cấp điện, nước, thoát nước, trang thiết bị kỹ thuật, thông tin liên lạc, cấp ga, giao thông, sân vườn, cổng và tường rào.

Nên lựa chọn giải pháp tổ chức mặt bằng và hình khối nhằm đảm bảo tăng độ cứng công trình.

Tuỳ thuộc vào tổ chức quy hoạch không gian kiến trúc, chiều cao công trình và chiều rộng của lộ giới, khoảng lùi tối thiểu của nhà ở cao tầng không được nhỏ hơn 6m.

Khoảng cách giữa các mặt nhà đối diện của hai nhà cao tầng độc lập phải đảm bảo điều kiện thông gió, chiếu sáng tự nhiên, an toàn khi có cháy và không được nhỏ hơn 25m

• Tổ chức giao thông, lối vào, bãi xe: Khi xây dựng nhà ở cao tầng phải bố trí chỗ để xe. Chỗ để xe có thể đặt trong công trình

hoặc ngoài công trình. Diện tích tính toán chỗ để xe được lấy như sau: - Chỗ để xe ô tô: tính từ 4 hộ đến 6 hộ có 1 chỗ để xe với tiêu chuẩn diện tích là

25m2//xe; - Chỗ để xe môtô, xe máy: tính 2 xe máy/hộ với tiêu chuẩn diện tích từ 2,5m2/xe đến

3,0m2/xe và 1 xe đạp/hộ với tiêu chuẩn diện tích: 0,9m2/xe. Đối với căn hộ dành cho người tàn tật cần tham khảo tiêu chuẩn “ Nhà ở-Hướng dẫn xây

dựng công trình đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng”. Để đảm bảo khoảng cách an toàn phòng chống cháy trong khu nhà ở cao tầng, đường

dành cho xe chữa cháy phải có chiều rộng thông thuỷ không nhỏ hơn 3,5m và chiều cao thông thuỷ không nhỏ hơn 4,25m. Cuối đường cụt phải có khoảng trống để quay xe. Kích thước chỗ quay xe không nhỏ hơn 15m x 15m.

Ngoài ra cần chú ý buồng thu rác phải có lối vào riêng và có cửa mở ra ngoài. Cửa buồng thu rác được cách ly với lối vào nhà bằng tường đặc và được ngăn bằng tường chống cháy.

Page 112: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

112

• Tổ chức cây xanh, sân chơi, sân TDTT: Trong khu ở hệ thống cây xanh vườn hoa công viên nhằm phục vụ cho vấn đề vui chơi,

giao lưu, giải trí, TDTT của trẻ em và người lớn. Cây xanh thường được tổ chức gắn liền với hệ thống giao thông nội khu, sân bãi, vườn trẻ, … hay cũng là hệ thống cây xanh cách ly.

Trên nền hình khối không gian và mặt đứng các toà nhà ở thì cây xanh là yếu tố quan trọng để tạo cảnh quan cho khu vực quanh nhà ở. Nên cây xanh cần kết hợp hài hòa với mặt nước, quảng trường, sân bãi,… để tạo hiệu quả cao về mỹ quan cũng như về môi trường ở.

Yêu cầu diện tích cây xanh trong khu ở phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch và thiết kế cây xanh đô thị, và phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu cũng như tính chất của khu ở. Cụ thể, dự kiến, thành phố sẽ ban hành quy chế ràng buộc các chủ đầu tư các dự án khu dân cư, khu đô thị mới phải đảm bảo diện tích mảng xanh theo đúng quy chuẩn 2 m2/người; diện tích các sân chơi 0,6m2/người.

Ngày nay với xu hướng ‘kiến trúc xanh’, thì việc tổ chức quy hoạch cây xanh trong khu

ở càng được quan tâm, nhằm tạo ra những môi trường sống cân bằng và có bản sắc riêng.

• Tổ chức không gian Sinh hoạt cộng đồng: Tổ chức không gian công cộng trong khu ở không chỉ để đảm bảo các nhu cầu giao tiếp

cộng đồng, vui chơi giải trí cho mọi lứa tuổi cư dân, thỏa mãn các nhu cầu vật chất, văn hóa và tinh thần của sinh hoạt đời sống… mà còn có khả năng tạo bản sắc, cái hồn riêng cho khung cảnh sống, nơi chốn ở.

Không gian này còn gọi là không gian giao tiếp, gồm các không gian sau: + Sảnh chính vào nhà cao tầng phải dễ dàng nhận biết. Sảnh cần được bố trí thêm các

chức năng công cộng như thường trực, bảo vệ, chỗ đợi, hòm thư báo của các gia đình v.v... + Trong nhà ở cao tầng cần bố trí phòng đa năng của toà nhà. Phòng đa năng được bố trí

ở tầng 1 hay lững, kết hợp với sảnh hoặc có thể bố trí ở trên mái hoặc trong tầng phục vụ công cộng, được dùng vào các mục đích sinh hoạt hội họp của các tổ chức, đoàn thể, câu lạc bộ hoặc phục vụ các nhu cầu thể thao văn hoá của cộng đồng sống trong ngôi nhà.

Tiêu chuẩn diện tích được tính từ 0,8m2/ chỗ ngồi đến 1,0m2/ chỗ ngồi với diện tích không nhỏ hơn 36m2.

Page 113: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

113

+ Sảnh tầng nên có diện tích tối thiểu là 9m2 và được chiếu sáng để phù hợp với các hoạt động giao tiếp hàng ngày.

Ngoài ra trong khu ở còn tổ chức thư viện, nhà trẻ, câu lạc bộ TDTT, hồ bơi, công viên vây xanh… (H45f)

B.4.3. CHUNG CƯ THẤP TẦNG:

4.3.1. Đặc điểm: Đây là loại nhà chung cư có từ 4 đến 8 tầng, có thể trang bị thang máy. - Trang thiết bị kỹ thuật của nhà chung cư thấp tầng được bố trí trong các không gian ở

tầng hầm hay trệt, tầng trên cùng. Hệ thống gen kỹ thuật điện, nước, PCCC, thông tin, an ninh… phải được quan tâm nghiên cứu tính toán từ gia đoạn đầu của quá trình thiết kế.

- Giao thông theo chiều đứng của nhà chung cư ít tầng chủ yếu thang bộ và các loại thang thoát hiểm. Trong các chung cư cao cấp vẫn có thể có thang máy, việc bố trí hệ thống thang máy có ảnh hưởng rất lớn đến bố cục mặt bằng của nhà chung cư.

- Việc lưa chọn giải pháp kết cấu chung cư là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến giải pháp kiến trúc nhà chung cư. Hiện nay nhà chung cư thấp tầng phần lớn dùng kết cấu BTCT, kết cấu thép hình kết hợp với BTCT dự ứng lực, kết cấu hỗn hợp composite…

4.3.2. Phân loại: • Chung cư kiểu đơn nguyên. (ghép đơn nguyên, tháp…) • Chung cư kiểu hành lang (hành lang giữa, hành lang bên). • Chung cư lệch tầng.

4.3.3. Yêu cầu thiết kế nhà chung cư ít tầng:

4.3.3.1. Cơ cấu và nội dung căn hộ:

a. Cơ cấu căn hộ:

Page 114: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

114

Tỷ lệ phần trăm các loại căn hộ khác nhau là cơ sở quan trọng để tổ hợp mặt bằng kiến trúc chung cư. Chúng ta có thể tham khảo tỷ lệ như sau:

Căn hộ 1 phòng ngủ (45 – 55 m2) (H45a): 15% - 20%

Page 115: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

115

Căn hộ 2 phòng ngủ (65 – 75 m2) (H45b): 50% - 60%

Page 116: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

116

Căn hộ 3 phòng ngủ (90 – 110 m2): 20% - 30% (H45c,H45d,H45e)

Page 117: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

117

Page 118: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

118

b. Nội dung căn hộ: Căn hộ trong chung cư thấp tầng cũng phân thành 2 khu sinh hoạt chung và khu sinh

hoạt riêng. Khu sinh hoạt chung: ồn ào, tập thể, tiếp cận xã hội tốt, gồm các phòng khách, sinh

hoạt chung, phòng ăn, bếp… Khu sinh hoạt riêng: kín đáo, yên tĩnh, thoáng mát, gồm các phòng ngủ ba mẹ, phòng

ngủ các thành viên, khu vệ sinh… - Phòng khách: thứ tự lô-gic của các phòng từ ngoài vào là: tiền sảnh, phòng khách,

phòng ăn, bếp, phòng ngủ… diện tích phòng khách từ 14 m2 đến 24 m2 tùy theo số người sống trong căn hộ.

- Phòng ăn: phòng ăn trong căn hộ thường có khuynh hướng bị thu hẹp lại nhưng vẫn bảo đảm việc ăn uống diễn ra dễ dàng và thoải mái, diện tích từ 7m2 đến 12 m2.

- Bếp: Các đối tượng có thu nhập càng thấp thì bếp có tầm quan trọng lớn hơn vì phần lớn họ sẽ ăn tại nhà. Chức năng của bếp là chế biến thức ăn, chuẩn bị thức ăn, rửa sạch nồi chảo chén dĩa…phương án bố trí mặt bằng bếp.

* Bố trí 1 dãy: Ưu điểm là mọi đường ống kỹ thuật đi cùng một phía, cửa bếp bố trí được nhiều nơi. Khuyết điểm là vùng làm việc dài, khó bố trí góc ăn.

* Bố trí hai dãy: Ưu điểm là vùng làm việc ngắn, bếp và góc ăn thoáng. Khuyết điểm là ống kỹ thuật đi hai bên tường.

* Bố trí hình U: Ưu điểm là vùng làm việc nhỏ thuận tiện. Khuyết điểm là mặt bàn bếp bị giảm vì diện tích chết ở hai góc tường, đường ống kỹ thuật dài hơn và khúc khuỷu hơn.

* Bố trí hình L: Ưu là vùng làm việc lớn hơn, sử dụng thoải mái hơn. Khuyết điểm là có diện tích chết ở một góc tường.

- Phòng ngủ: là không gian riêng tư yên tĩnh, diện tích phòng ngủ từ 12 m2 đến 16 m2, phòng ngủ cần được nghiên cứu sao cho có chỗ kê đồ đạc và khoảng trống mở cửa. Hai nhân tố quan trọng tạo sự thoải mái cho phòng ngủ:

* Có đủ chiều dài tường để kê đồ và đủ chiều rộng để bố trí giường ngủ (phòng ngủ 2 người phải có chiều rộng tối thiểu 2,9m).

* Lối đi lại trong phòng vừa đơn giản vừa thuận tiện. - Khu tắm và vệ sinh: yêu cầu phân rõ khu khô và khu ướt, sử dụng thuận tiện. - Kho chứa và tủ tường: trong một căn hộ thông thường có các loại kho và tủ tường như

sau: * Một tủ tường chứa quần áo. * Một tủ tường đựng khăn trải bàn, màn, rèm, tấm trải giường… * Một kho (tủ tường) chứa các dụng cụ, đồ linh tinh, bàn ghế dự trữ…

4.3.3.2. Yêu cầu về thiết kế kỹ thuật:

a. Yêu cầu về tổ chức giao thông: Nút giao thông thẳng đứng trong nhà chung cư quyết định đến giải pháp bố trí mặt bằng

và chất lượng sử dụng cho nên khi thiết kế cần quan tâm đặc biệt. Nút giao thông theo phương đứng có những thành phần sau: Thang máy, thang bộ, phòng kỹ thuật, hệ thống gen kỹ thuật…

Thang máy: bố trí nên ở lõi kỹ thuật của công trình để thuận lợi cho việc vận chuyển khách và thiết kế đường ống kỹ thuật.

Page 119: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

119

Thang bộ: Cầu thang bộ có thể phân thành các loại: cầu thang chiếu sáng tự nhiên, cầu thang kín (giữa nhà), cầu thang ngoài trời. Số lượng, kích thước, vị trí thang phụ thuộc vào giải pháp mặt bằng, số tầng cao, số người, giải pháp thoát người.

* Khi thiết kế chú ý các qui cách sau: - Số bậc liên tục không nhỏ hơn 3 và không lớn hơn 12 cho 1 vế thang. - Chiều rộng thân thang được lấy 1m cho 100 người cần thoát. - Chiều rộng thông thủy của 1 vế thang ít nhất lá 1,05m và chiều rộng buồng thang ít

nhất lá 2,2 m (thông thủy). - Chiếu nghỉ và chiếu tới không nhỏ hơn 1,2m. - Độ dốc và kích thước bậc thang tham khảo TCXDVN.

b. Yêu cầu về PCCC : (Sinh viên tự đọc): [Thông tư số 07/2010/TT-BXD của Bộ Xây Dựng, ra ngày 28-7-

2010, Ban hành qui chuẩn kỹ thuật Quốc Gia an toàn cháy cho Nhà và Công trình] Tổ chức PCCC trong chung cư cần chú ý các điều cơ bản sau :

- Phải đảm bảo khoảng cách an toàn phòng cháy chữa cháy từ cửa căn hộ đến lối thoát nạn gần nhất trong công trình. Khoảng cách từ cửa căn hộ đến lối thoát nạn gần nhất không được lớn hơn 25m.

- Thang thoát hiểm phải thiết kế tiếp giáp với bên ngoài. - Lối thoát nạn được coi là an toàn khi đảm bảo một trong các điều kiện sau:

+ Đi từ các căn hộ tầng1 trực tiếp ra ngoài hay qua tiền sảnh ra ngoài; + Đi từ căn hộ ở bất kỳ tầng nào (trừ tầng 1) ra hành lang có lối thoát.

- Cầu thang và hành lang thoát hiểm phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Có thông gió điều áp và không bị tụ khói ở buồng thang; + Có đèn chiếu sáng sự cố.

4.3.3.3. Hình thức kiến trúc và tổ hợp không gian:

a) Chung cư ít tầng kiểu hành lang :

Page 120: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

120

Là loại nhà ở có các căn hộ đặt dọc theo hai bên hành lang, các căn hộ sử dụng hành lang làm lối đi chung, chiều rộng hành lang từ 1,6m đến 2m, khoảng cách căn hộ đến thang bộ không quá 25m.

*Ưu điểm: Dễ tổ chức các căn hộ có diện tích nhỏ (khoảng 45 m2 – 70 m2). Tiết kiệm cầu thang bộ vì 1 thang bộ có thể phục vụ 1 đoạn nhà đến 25m. Nhờ những ưu điểm này mà loại nhà này thường áp dụng ở nhà chung cư phục vụ cho

người có thu nhập thấp. *Khuyết điểm: Chiều ngang chung cư bị mỏng, không có lợi về chịu lực. Kiến trúc không đẹp. Tính kín đáo yên tĩnh của căn hộ kém vì việc đi lại trên hành lang, cầu thang sẽ gây bất

tiện cho sinh hoạt gia đình về tiếng ồn, bị nhòm ngó, vệ sinh hàng lang chung không đảm bảo. Tốn diện tích giao thông do hành lang công cộng dài.

i. Chung cư hành lang giữa: - Trong loại nhà này, các căn hộ đặt dọc hai bên hành lang. Nhà có thể có 1, 2 hay nhiều

hành lang. * Ưu điểm: giá thành xây dựng tương đối rẻ do bố trí được nhiều căn hộ trong 1 tầng, tốn

ít cầu thang, thang máy, kết cấu đơn giản và dễ thi công. * Khuyết điểm: Hướng nhà không có lợi đối với một trong hai dãy, khả năng thông gió

xuyên phòng kém. Các hộ ảnh hưởng lẫn nhau về mặt cách ly tạo sự riêng tư, cách âm chống tiếng ồn.

- Loại nhà này có các dạng sau: Chung cư hành lang giữa có mặt bằng hình chữ nhật. (H50a, H50aa)

Page 121: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

121

Chung cư hành lang giữa hình thành bởi hai hình chữ nhật xếp lệch nhau. (H50)

Page 122: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

122

Chung cư hành lang giữa có hình dáng tự do. (H50b, H50c)

Page 123: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

123

ii. Chung cư hành lang bên: (H51)

Page 124: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

124

- Loại chung cư này hành lang tiếp xúc trực tiếp với bên ngoài, các căn hộ được bố trí về một phía của hành lang. Chung cư hành lang bên đảm bảo thông gió xuyên phòng và chiếu sáng tốt, kết cấu đơn giản dễ thi công, nhưng mức độ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các gia đình khá lớn, khả năng cách ly, tiếng ồn kém. Loại nhà này có các dạng sau:

Chung cư hành lang bên có cầu thang ngoài.(H51a) Chung cư hành lang bên có cầu thang giữa.(H51b) Chung cư hành lang bên có hình dáng tự do. (H51c, H51d, H51e, H51f, H51g)

Page 125: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

125

Page 126: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

126

Page 127: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

127

iii. Chung cư kiểu thông tầng (lệch tầng): (H52, H52a)

Page 128: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

128

- Loại nhà ở này là một hình thức phát triển của kiểu chung cư hành lang giữa hoặc

chung cư hành lang bên, ngoài những hành lang và cầu thang chung dành cho toàn khối chung cư, mỗi căn hộ được bố trí 2 tầng có cầu thang nội bộ bê trong để liên hệ giữa tầng dưới và tầng trên.

*Ưu điểm: Tiết kiệm được diện tích giao thông. Bảo đảm tính chất linh hoạt trong việc tổ chức các loại căn hộ, có thể phối hợp các căn

hộ ít phòng và nhiều phòng dễ dàng. Bảo đảm sự cách ly và tính riêng tư của từng căn hộ, cách ly tiếng ồn tốt. *Khuyết điểm: Kết cấu và thi công phức tạp, khó công nghiệp hoá, mặt bằng các tầng khác nhau nên

giải quyết đường ống kỹ thuật rất khó khăn.

b) Chung cư kiểu đơn nguyên ghép hoặc độc lập : - Nhà ở kiểu đơn nguyên hay kiểu phân đoạn là loại nhà xây dựng rất phổ biến. Đơn

nguyên là một tập hợp nhiều căn hộ bô trí quanh một lõi thang, thông thường mỗi đơn vị đơn nguyên có có từ 2 đến 6 căn hộ. Thông thường người ta lắp ghép nhiều đơn nguyên theo chiều ngang (thường từ 3 đến 5 đơn nguyên).

- Khi thiết kế nhà chung cư kiểu đơn nguyên thì việc chủ yếu là chọn giải pháp hợp lý cho đơn nguyên điển hình.Có thể phân làm 3 loại là đơn nguyên đầu hồi, đơn nguyên giưã và đơn nguyên góc. (H45g)

Page 129: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

129

- Chung cư dạng đơn nguyên có nhiều ưu điểm hơn so với các loại nhà ở khác: bảo đảm

tiện nghi, cách ly tốt, thích hợp với nhiều loại khí hậu, kinh tế… khuyết điểm là khó khăn trong việc tổ chức thông gió trực tiếp và thường có mặt bằng hình chữ nhật đơn giản.

i. Phương pháp tổ chức mặt bằng một đơn nguyên: Mối quan hệ giữa các phòng ở: đó là sự sắp xếp tương quan giữa phòng sinh hoạt chung,

phòng ngủ, và lối vào. Tổ chức mặt bằng căn hộ có hai cách giải quyết: tiền phòng là trung tâm của căn hộ hay phòng chung là không gian liên hệ chính của căn hộ (phải qua phòng chung để vào phòng ngủ và các phòng khác).

Tương quan vị trí của bếp và khối vệ sinh trong căn hộ: vị trí của bếp và khối vệ sinh trong căn hộ ảnh hưởng lớn đến chất lượng sử dụng, sao cho vấn đề đi lại thuận tiện, sử dụng diện tích tiết kiệm, đảm bảo thông gió, chiếu sáng tốt…

ii. Các kiểu phân đoạn chính: + Đơn nguyên 2 căn hộ: mặt bằng đơn nguyên có 2 căn hộ đối xứng nhau qua cầu thang.

Đây là loại nhà ở có tiêu chuẩn khá cao,chất lượng sử dụng tốt vì đảm bảo mức độ yên tĩnh, cách ly cao, thông gió chiếu sáng tốt, thích hợp cho xứ nóng. Bên cạnh những ưu điểm trên loại đơn nguyên này có nhược điểm là giá thành cao. (H46, H46a, H46b, H46c, H46d)

Page 130: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

130

Page 131: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

131

Page 132: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

132

Page 133: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

133

Page 134: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

134

+ Đơn nguyên 3 căn hộ: mặt bằng đơn nguyên có 3 căn hộ có thể đối xứng hoặc không đối xứng qua thang. Loại này kinh tế hơn loại đơn nguyên 2 căn hộ vì 1 cầu thang phục vụ cho số hộ lớn hơn. (H47)

+ Đơn nguyên 4 căn hộ: mặt bằng đơn nguyên có 4 căn hộ, thường có hình chữ nhật, có thể đối xứng hoặc không đối xứng qua thang. Loại này có chiều dầy lớn, hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo cách ly, yên tĩnh tốt, đáp ứng được một số yêu cầu về xã hội học nên được phát triển rộng rãi ở nhiều nước. (H48a, H48b,H48c)

Page 135: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

135

Page 136: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

136

Page 137: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

137

Page 138: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

138

+ Đơn nguyên 6 căn hộ: mặt bằng đơn nguyên có 6 căn hộ, thường có hình chữ nhật, hình chữ Y, có thể đối xứng hoặc không đối xứng qua thang. Loại này có chiều dầy lớn, hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo cách ly, yên tĩnh tốt, đáp ứng được một số yêu cầu về xã hội học nên được phát triển rộng rãi ở nhiều nước. (H49)

Page 139: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

139

B.4.4. CHUNG CƯ CAO TẦNG

4.4.1. Đặc điểm chung: Nhà ở Chung cư cao tầng (CCCT) là tập hợp các căn hộ gia đình riêng biệt bố trí liền kề

nhau trên một tầng của một tòa nhà có nhiều tầng (>=9 tầng ), và tạo nên một cộng đồng dân cư.

a. Tính ưu việt của CCCT : _ Tiết kiệm đất xd, giảm chi phí cho trang thiết bị hạ tầng kỹ thuật đô thị ( hệ thống giao thông, cung cấp điện nước, cây xanh). _ Hiệu suất sử dụng đất xét trên mật đô cư trú là cao hơn các hình thức nhà ở khác. _ Có lợi cho việc tổ chức sử dụng không gian mặt đất : MĐXD thấp , tổ chức không gian công cộng , có tầm nhìn tốt , tổ chúc cây xanh đô thị _ Tạo điều kiện tiện nghi cho cuộc sống của con người : các côg trình công cộng như siêu thị ,nhà hàng , các khu dịch vụ …. được tổ chức theo phương đứng, sẽ phục vụ thuận lợi hơn ,tiết kiệm được thời gian đi lại , giảm bớt căng thẳng về giao thông trong đô thị . _ Làm phong phú thêm bộ mặt của đô thị : Nhà ở cao tầng là một trong các quần thể kiến trúc cao tầng của đô thị, là một bộ phận quan trọng của đô thị hiện đại, là những điểm nhấn trong thiết kế qui hoạch cảnh quan .

∗ Nhược điểm và hạn chế : _ Đòi hỏi thiết kế và xây dựng với kỹ thuật công nghệ cao : tăng giá thành và vốn đầu tư. _ Văn hóa và lối sống cộng đồng trong nhà cao tầng. _ Hạn chế trong quản lý và khai thác sử dụng .

b. Phân loại chung cư cao tầng :

i. Theo dạng mặt bằng : Dạng ghép đơn nguyên .

Page 140: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

140

Dạng hành lang

Page 141: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

141

Dạng đơn nguyên độc lập ( nhà tháp ).

Dạng kết hợp giữa dạng đơn nguyên và dạng hành lang .

Page 142: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

142

ii. Theo chiều cao tầng ( số tầng ). Nhóm 9 - 16 tầng (chiều cao dưới 55m) . Nhóm 17 - 25 tầng (chiều cao dưới 80m). Nhóm 26 - 40 tầng (chiều cao dưới 120m). Nhóm trên 40 tầng (chiều cao trên 120 m)

c. Các đặc điểm chung trong thiết kế CCCT: + Thang máy : là phương tiện giao thông đứng chủ yếu, vùa đảm bảo an toàn, tiện lợi , kinh tế và hiệu quả do đó việc bố trí hệ thống thang máy trong bố cục mặt bằng đơn nguyên rất quan trọng, có ảnh hưởng đến công năng sử dụng, hệ thống kết cấu , hệ thống kỷ thuật , phòng cháy và cứu hoả … + Tầng kỷ thuật : Do MB trệt là không gian thương mại dịch vụ, do yêu cầu đặc biệt của trang thiết bị kỹ thuật , yêu cầu cấp thoát nước , yêu cầu phòng cháy chữa cháy… nên cần thiết phải có tầng kỹ thuật . + Tầng hầm : Do CCCT có chiều cao lớn , để ổn định công trình nên có một hay nhiều tầng hầm . Các tầng hầm nầy phải có kết cấu vững chắc và xử lý chống thấm tốt để có thể tổ chức các công năng sử dụng khác nhau . + Hình khối lớn : Nhà ờ cao tầng thường có hình khối lớn nên trong thiết kế phải xử lý hình khối và trang trí mặt ngoài tốt .

Page 143: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

143

+ Giải quyết những vấn đề cơ bản trong căn hộ như : - Thoát khói,khử mùi . - Xử lý rác . - Chống gió + Giải quyết các nhu cầu sinh hoạt cộng đồng : - Công viên xây xanh - Đường đi dạo - Sân chơi trẻ em - Sân thể dục thể thao - Thương mại, dịch vụ…..

4.4.2. Các yêu cầu thiết kế nhà chung cư cao tầng:

(Sinh viên sẽ được học sau trong Học phần: Chuyên đề kiến trúc Nhà ở: “ Chung cư Cao tầng”)

Page 144: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

144

TÀI LIỆU THAM KHẢO

• Nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà ở.(tg. Nguyễn Đức Thiềm) • Cẩm nang Kiến trúc sư –phần Nhà ở và công trình cư trú ( trang 157-199) • Kiến trúc nhà ở (tg. Đặng Thái Hoàng) • Housing and Resident Development. • Housing desgin. • Apartment house. • Sun, Wind and Light – Architectural Design Strategies – G.Z.Brown and Mark Dekay • New housing concepts. • Các tiêu chuẩn quy phạm :

- QCXDVN 01-2008 : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch XD - QCXDVN 05-2008 : Nhà ở và công trình công cộng – An toàn sinh mạng và sức khỏe - TCXDVN 323 - 2004 : Nhà ở cao tầng - Tiêu chuẩn thiết kế - TCXDVN 353 - 2005 : Nhà ở liên kế - Tiêu chuẩn thiết kế - Thông tư số 39/2009/TT-BXD : hướng dẫn về quản lý chất lượng XD nhà ở riêng lẻ - Thông tư số 07/2010/TT-BXD : Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia An toàn

cháy cho nhà và công trình • Các website tham khảo:

www.phumyhung.com.vn www.skypescraper.com www.Namlongvn.com www.archi.mag.com www.vanphathung.com www. Guocoland.com.sg www.Vakita.com www. hdb.gov.sg

Page 145: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

145

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC A. LịCH SỬ HÌNH THÀNH NHÀ LIÊN KẾ:

1. Nhà liên kế ở Châu Âu thế kỷ XIX – XX : Sự phát triển nhà ở Hiện đại diễn ra đầu tiên ở Châu Âu, khoảng cuối thế kỷ XIX đến

đầu thế kỷ XX, sớm hơn các nơi khác vì ở Châu Âu kiến trúc nhà ở phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hóa.

NHÀ PHỐ LIÊN KẾ THỜI KỲ TRUNG CỔ CHÂU ÂU

NHÀ PHỐ VÀ LÂU ĐÀI PHONG KIẾN THỜI TRUNG CỔ CHÂU ÂU [Hình:nguồn 5]

Kiểu nhà ở phát triển đầu tiên trong giai đoạn lịch sử XIX – XX này là nhà liên kế (tiếng

Anh là Row house), kéo dài cho đến đầu thế kỷ XX ở vùng ven thành phố (lý do đất ở trung tâm giá đắt). Để tránh tốn kém khi làm móng thì họ xây liền vách, thường là một trệt, một lầu, thường tận dụng tầng mái, tầng lửng, khu vệ sinh chung, có tiền phòng. Nói chung kiểu nhà ở này mang lại hiệu quả tốt trong đô thị giá đất cao.

NHÀ LIÊN KẾ CHO CÔNG NHÂN CHÂU ÂU - THẾ KỶ XIX [Hình:nguồn 5]

Page 146: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

146

Các căn nhà liên kế này về sau phát triển bằng cách mỡ rộng về phía sau (vì lộ giới đã ngăn chặn phía trước) và thường có vườn ở phía sau. Phía sau có bố trí bếp, hoặc phòng ngủ. Đặc điểm: chiều ngang nhà phụ thuộc vật liệu làm xà gồ, vì vậy thường rộng 4m, sau này được phát triển thành dãy (gồm nhiều căn liền kề nhau), không gian phòng ngủ thường được bố trí ở đoạn giữa hoặc phía sau.

Kiểu nhà liên kế ở giai đoạn này được ưa chuộng vì : - Có lối ra khu vực công cộng riêng biệt ở mặt tiền - Cho khả năng thông gió xuyên phòng,

- Vẫn cho phép có sân vườn. - Không gian mỗi ngôi nhà nằm trọn trong phạm vi lô đất. - Bảo đảm tính riêng tư . - Cho khả năng phân khu hoạt động: khu trước với phòng khách hoặc cửa hàng( khu động) và khu sau bố trí phòng ngủ, sân vườn(khu tĩnh).

2. Sự ra đời của nhà liên kế ở Việt Nam : Hình thức nhà ở liên kế đã xuất hiện ở nước ta từ rất sớm, khoảng cuối thế kỷ XVIII- đầu

XIX , và tập trung chủ yếu ở hai đô thị lớn nhất lúc bấy giờ là Hà Nội và Sàigòn. Kinh thành Thăng Long thời nhà Nguyễn (thế kỷ XIX), phần “thị” phát triển độc lập,

không còn lệ thuộc vào phần “đô”, thu hút cư dân các vùng lân cận. Tầng lớp thị dân phát triển mạnh về lượng và chất, bao gồm thợ thủ công tự do, tiểu thương dịch vụ, nhà buôn chủ hiệu, thương nhân buôn chuyến….thúc đẩy các hoạt động phong phú trong buôn bán trao đổi và xản xuất các nghành nghề thủ công, tạo cơ sở cho sự hình thành các phường nghề : Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Đồng, Hàng Da Hàng Hòm..v…v

Từ đó hình thành nên khu “36 phố phường” nổi tiếng. Đó là một khu cư dân sản xuất thủ công ,buôn bán và sinh sống trong các ngôi nhà được cấu trúc theo “kiểu nhà ống” rất đặc trưng với chiều rộng theo mặt phố khá hẹp ( 2-3m) nhưng có chiều sâu tới vài chục mét được phân đoạn bởi nhiều sân trong lấy ánh sáng. Nhà cao một hoặc hai tầng, khối nhà chính và nhà phụ cách nhau bời sân trong và cầu thang ngoài trời, giao thông nội bộ dựa trên nguyên tắc liên hệ xuyên phòng .Tầng một gồm cửa hàng (hoặc phòng khách), kho hàng, sân trong, phòng ở, khu phụ.Tầng hai gồm các phòng ở, hàng lang nội bộ, sân trong.

Nhà cửa trong khu “36 phố phường” xếp theo kiểu nhà liền nhà, mái ngói lô nhô trãi dọc theo mạng lưới đường phố nhỏ hẹp, quanh co đã hình thành nên một dạng cấu trúc đô thị khá đặc biệt và gây nhiều ấn tượng

Page 147: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

147

36 PHỐ PHƯỜNG HÀ NỘI – ĐẦU THẾ KỶ XX L

Làn sóng di dân tăng mạnh suốt thế kỷ XVIII về phía Đàng Trong, cùng việc mỡ rộng khai thác vùng đồng bằng sông Cửu Long đã biến Sàigòn thành một thủ phủ quan trọng và có sức lôi cuốn di dân tứ xứ, đặc biệt là người Hoa. Ngoài các điểm định cư đã có ở Mỹ Tho- Biên Hòa, còn xuất hiện một xã người Hoa nhỏ (xã Minh Hương) sát cạnh Sàigòn, sau đó phát triển mạnh với các nhóm người Hoa khác lánh nạn chiến tranh đổ về và trở thành chợ Sàigòn xưa kia (tức Chợ Lớn ngày nay).

Page 148: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

148

Thành phần thị dân Sàigòn cũng rất đa dạng. Đa số tất nhiên là người Việt, thêm vào đó là cộng đồng người Hoa rất năng động trong kinh doanh sản xuất và một số nhỏ các sắc tộc khác như Chetty (An Độ), Chàm, Khmer, khách vãng lai ngoại quốc, trong đó có các nhà truyền giáo châu Au. Đây chính là nhân tố tạo thành nét đa văn hóa của Sàigòn trong sinh hoạt cũng như trong kiểu cách nhà cửa.

DÃY NHÀ LIÊN KẾ VEN KÊNH TÀU HŨ - XD VÀO THẬP NIÊN 10-20 (TK XX) (Hình: Nguồn 3 )

CHỢ BÌNH TÂY 1930 – QUÁCH ĐÀM CHO XD HAI DÃY NHÀ LIÊN KẾ BAO QUANH CHỢ CÓ PHONG CÁCH TƯƠNG TỰ NHÀ Ở QUẢNG CHÂU-TRUNG QUỐC( Hình : Nguồn 5 )

Kiến trúc nhà ở tại Sàigòn , giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến trước chiến tranh thế giới thứ 2, không chỉ đơn thuần là nơi ở mà còn kết hợp buôn bán hay sản xuất. Dù là loại nhà ở kiểu nào, người Hoa thường dành gian mặt tiền tầng trệt làm nơi buôn bán hay sản xuất và phần còn lại của ngôi nhà mới dành cho những sinh hoạt khác của gia đình. Các dãy phố kiểu này hiện còn tồn tại trên một số đường phố của khu phố Tàu (Chợ Lớn) như đường Triệu Quang Phục, đường Hải Thượng Lãn Ông, đường Nguyễn Trãi, đường Lương Nhữ Học….

Page 149: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

149

CUÏM NHAØ “NHAÂN TOÀN TAÂM” ÔÛ GOÙC 4 CAÊN PHOÁ LIEÂN KEÁ TREÂN ÑÖÔØNG ÑÖÔØNG TRIEÄU QUANG PHUÏC – HAÛI TRIEÄU QUANG PHUÏC – TRAÀN HÖNG ÑAÏO THÖÔÏNG LAÕN OÂNG, XD NAÊM 1927 ,XD THAÄP NIEÂN 20 ( Hình : Nguoàn 7 ) ( Hình : Nguoàn 3 )

Một khu vực khác còn tồn tại khá nhiều dãy nhà liên kế cổ xưa là khu vực Chợ Cũ và xung quanh chợ Bến Thành. Các ngôi nhà ở hai khu vực này xây dựng theo phong cách Tân cổ điển kiểu thuộc địa Pháp, kiểu kiến trúc người Chetty An Độ hoặc Tân cổ điển kiểu Trung Hoa. Các dãy nhà này đã trên 100 năm tuổi hoặc gần nhất là thập niên 20-30 của thế kỷ XX, chúng mang giá trị bảo tồn cao vì kiến trúc còn khá nguyên vẹn và trãi dài liên tục trên các trục đường .

DAÕY PHOÁ TREÂN ÑAÏI LOÄ NGUYEÃN HUEÄ DO NGÖÔØI AÁN XD KHOAÛNG ÑAÀU TK XX

( Hình : Nguoàn 4-5 ) DAÕY PHOÁ BEÂN HOÂNG CHÔÏ BEÁN THAØNH

Page 150: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

150

PHỤ LỤC B. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA PHONG CÁCH KIẾN TRÚC BIỆT THỰ:

Sinh viên tự đọc, tham khảo bài giảng “Thiết kế nhà ở kiểu biệt thự” của GS.TS Trần Khải (Chương 7: Các giai đoạn phát triển của phong cách Kiến trúc Biệt thự)

Trong thế kỷ XX, nhà ở là phương tiện thích hợp nhất để thử nghiệm các ý tưởng trong dạng một thành phần của môi trường xây dựng. Cuối thế kỷ XIX: thường gọi theo tiếng pháp là“fin de siècle” nổi bật ở thời kỳ này là cuộc đấu tranh và hòa trộn giữa sự chết ý với các ý đồ mới nảy sinh đưa tới sự xuất hiện của ngôi nhà ở thế kỷ XX và đầu XXI.

Việc thiết kế riêng biệt không gian từng biệt thự lại là một công việc mà tính chất nghệ thuật chiếm ưu the. Biệt thự có thể coi như một tác phẩm nghệ thuật. Phong cách nghệ thuật các tác phẩm biệt thự thay đổi qua nhiều thời kỳ khác nhau. Các giai đoạn chính gồm:

• Cuối TK XIX ; nhà là một tác phẩm nghệ thuật thuần túy. • Đầu Thế kỷ 20: Classic Modern (Cổ điển mới có tính Hiện đại ) • Nhà là cái máy để ở. Thời kỳ cách mạng công nghiệp. • Hậu hiện đại: kiến trúc chạy theo kiểu cách.

1. Cuối thế kỷ XIX: Biệt thự như một tác phẩm nghệ thuật thuần túy Đây là thời kỳ mà kỹ thuật mới xâm nhập vào kiến trúc; Tháp Eiffel, Cung thủy tinh

(Crystal palace) cầu cống, nhà ga xe lửa kết cấu thép…thì có nhiều biệt thự với tư cách là một công trình phục vụ một cá thể đã tìm cách chống lại xu hướng xã hội trong kiến trúc mà thu về với phong cách lãng mạn có phần nào bảo thủ

• Red House Bexley Heath, Anh quốc, 1859 KTS là ông Philip Web Biệt thư này "Đóng vai trò mấu chốt trong lịch sử: thời gian mà công nghiệp phát triển, vật

liệu mới: gang thép tràn lan, kính, hình ảnh các nhà máy công nghiệp chiếm lĩnh môi trường kiến trúc. Red House tìm cách chống lại lối biểu hiện kiểu cách của thời đại “Tân Kỳ”:

+ Phong cách chiết trung + Nhiều chi tiết hoa văn trang trí.

- Red House đẹp nhờ tính đơn giản, đẹp nhờ biểu hiển bản chất vật liệu: ngói, gạch đỏ (không bắt buộc các phong cách Italia) có vẽ phong cách địa phương Anh thời Gothic đẹp yên tĩnh như tu viện: cửa sổ Gothic.

- Red House đẹp nhờ chất chân thật : ánh sáng, không gian thể hiện không chỉ là ngôi nhà mà một lối sống chân thật, không phí phạm hào hoa, quí tộc trưởng gỉa học làm sang.

Chủ nhân là ông Morris, người cầm đầu phong trào Mỹ nghệ và Mỹ thuật (Arts and Crafts) chống lại phong cách công nghiệp hóa trong kiến trúc .

Tác gỉa : KTS Philip Webb ở đây đã không sa vào kiểu cách, từ chối các phong cách đã tụt hậu, đã đáp ứng một cách thoải mái ý đồ của chủ nhà.

Page 151: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

151

• Hill house, Helensburg - Scotland, 1902.

Tờ báo Zeitchriff für Jungen dekoration gọi đây là “House for an art lover”. Căn nhà này do KTS Charles Rennie Mackintosh thuộc phái Art Nouveau (nghệ thuật mới) thiết kế, tác giả công trình trường Nghệ thuật Glasgow nổi tiếng/

Không gian bố cục kiểu hình học chung tự do: kiểu hành lang tự do như cây cỏ. Đó chính là phong cách của Art Nouveau. Trần làm sát cửa sổ làm không gian liên tục chảy ra với thiên nhiên, chan hòa với thiên nhiên. Tuy nhiên không gian đã từ bố cục hành lang chuyển dần sang không gian liên tục.

Mặc dầu vẫn mang phong cách trung cổ, cửa sổ phòng khách đã mở rông chan hòa ánh sáng. • Hotel Tassel , Bỉ 1892 KTS Victor Horta Châu Âu sau thất bải của Napoléon - 1890 còn rất nghèo, chủ yếu phát triển nhà phố

"terrace house” (là nhà liên kế đơn lẻ khác vời Row House la nhà liên kế thành dãy, xuất hiện ở giai đoạn công nghiệp hóa). Vì vậy đây là một nhà liên kế hơn là một biệt thự.

Page 152: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

152

- Mặt tiền cong vào: dùng đá, sắt. Đà sắt dưới cửa sổ. - Tiền sảnh hình bát giác thấp hơn nền nhà chính 1m - dẫn vào không gian cao thấp khác

nhau chuyển qua gian cầu thang: cọc thép đầy hoa văn chan hòa cọc dạng cong của cầu thang các đường nét hoa văn cây cỏ: bên cạnh là một sân trời cũng đường hoa văn…. Rất hợp sở thích chủ nhân là một giáo sư hình học họa hình ưa tưởng tượng không gian.

Sau này Henry Van de Velde cũng thiết kế một ngôi nhà tương tự. • Castel Orgeval: 1095, KTS Hector Guimard Tác giả nổi tiếng của lối xuống Metro phong cách Art Nouveau tại Paris. Công trình mang phong cách Art Nouveau + phong cách lâu đài trung cổ (vọng lâu) (

Phong cách Art Nouveau ngày nay vẫn rất được ưa chuộng nhất là giới KTS Mỹ nhờ phong cách rất hữu cơ như cây cỏ, nấm mọc từ nền đất lên. Đức lúc này coi Art Nouveau như một phong cách trẻ “Jungendstil” ).

Nên nhớ rằng lúc này phong cách công nghiệp đang lên, Otto Wagner cho rằng phong cách mới phải do các kỹ sư tạo ra vì họ là tác giả của VLXD hiện đại. Wagner có nhiều học trò (sinh viên) như Josef Hoffmann, Rudolf Schlinder đã từ Vienna sang Hoa Kỳ xin làm cho Frank Lloyd Wright để tiếp thu và phát triên phong cách Hiện đại.

Page 153: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

153

• Hotel Guimard, PARIS 1908 – 1912: KTS Hector Guimard Ở đây có phong cách đá uốn cong như chảy: diễn tả cổng vào mềm mại rất điệu nghệ.

HỘI HỌA CỦA TRƯỜNG PHÁI ART NOUVEAU

Các chi tiết khung của kiểu Art Nouveau nổi bật trên nền gạch để trần cho một phong cách kiểu Hữu cơ của thời Trung cổ. Đây chính là nhà ở và xưởng vẽ của Hector Guimaud, • Lâu đài Stocklet, Brussel, Bỉ 1911. Kts Josef Hoffman.

Công trình vẫn bố cục theo các trục nghêm ngặt đối xứng của phong cách đầy nghệ thuật của thời Phục Hưng có phần bảo thủ (xem mặt bằng). Nhung cách ốp đá cùng các gờ kết thúc mảnh mai lại cho một kiểu bố cục của cuộc chơi các tấm và khối thời mới. Nội thất được thực hiện kỹ lưỡng bởi Klim and Wiener .

Page 154: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

154

• Ganble House, Pasadena, California, Hoa Kỳ, 1907 – 8, Kts Greene & Greene. Các phong quan trọng như phòng sinh hoạt chungvẫn sử dụng trục bố cục đối xứng quanh lò sưởi kiểu Frank L. Wright. Cũng như Wright, mái lớn vươn mạnh ra xa cùng các đầu dầm thò ra cũng chịu ảnh hưởng của kiến trúc Nhật bản

Tác phâm mang đậm màu sắc địa phương khi thể hiện rõ nét điều này trong không gian công năng và vật liệu. Công trình có nhiều hiên để nghỉ ngơi và ngủ trong điều kiện khí hậu ấm áp của vùng California. Gỗ được áp dụng rất nhiều thể hiện rõ một phong cách xây dựng biệt thự ở Mỹ.

Page 155: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

155

• Căn Nhà Hvittrask , Phần Lan 1901 do các KTS Gesellins, Lindgren, Saarinen thiết kế: mang đặc tính địa phương Phần Lan rất rõ rệt: trang trí: gỗ, cây xanh và hoa văn. Đặc biệt mặt tiền đề cao tầm quan trọng của ánh sáng nắng vao phòng ngủ.

Một số biệt thự tại Việt Nam áp dụng tương đối thành công phong cách sử dụng vật liệu cổ (không rõ tác gỉa) và cách bố cục cũng như thành phần trang trí cổ điển.

Page 156: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

156

2. Thời kỳ Classic modern ( tạm dịch: Cổ điển – Hiện đại hay cổ điển - Tân thời). • Winslow house Illinois, Hoa Kỳ gần Chicago 1893. Xây tại một lô đất ngoại ô. KTS

Frank Lloyd Wright: Mặt tiền chia làm 3 dải chính : + Dải thứ nhất đậm màu sắc gạch để trần rất dân dã, cao đến mức trên sàn lầu 1 và kết thúc bằng 1 gờ đỉnh tường (gọi là corniche). + Dải thứ hai: gạch gốm màu sậm, có 3 cửa sổ, có chiều cao bằng tận cùng chiều cao của dải. + Dải thứ ba: một mái ngói cao có tầm vươn khá xa, cạnh mái (cheneau: màng nước rất mảnh)

Cách bố cục như vậy rất đơn giản, rất ổn định, có cảm giác như mọc từ trong nền đất lên mặc dù có một đế nền trắng nhỏ. Bố cục mặt đứng rất đối xứng mặc dầu vậy vừa cơ bản mà vẫn rất hữu cơ do chất liệu màu sắc rất dân dã.

4 cửa sổ tuy bằng nhau nhưng 2 cửa giữa được kết hợp với cửa vào làm cho cửa vào tuy hỏ những vẫn rất trang trọng ở vị trí chính giữa. Cácviền trắng bằng đá xám cho các cửa sổ giữa trở nên quan trọng hơn 2 cửa bên.

Bên trong Wright ốp nhiều gỗ làm cho công trình thêm vẻ "hữu cơ" Wright chịu ảnh hưởng của Phương Đông nhất là nhân bản ở các mái nhà vươn mạnh (kết cấu gỗ của Nhật làm mái ngói vươn xa rất mạnh) phần vì tường theo chiều ngang cho vẻ rất ổn định và mang phong cách Nhật.

Page 157: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

157

Lúc này cùng một lúc phong cách "thủ công và nghệ thuật": Art and Craft cùng phong cách Nhật Bản ảnh hưởng sang miền Tây nước Mỹ rất mạnh đã hình thành một phong cách trốn tránh công nghiệp hóa hình thành một phong cách nhà Bungalow (nhà gỗ) kiểu California. Các tác giả lúc đó là Charles và Henry Greene, họ học phong cách của phái Beaux-Arts tại Viện Kỹ thuật Massachusetts. Tác phẩm nổi tiếng của họ là: Gauble House Pasadena Californis, 1907.

• Guy Hyde Chick House Berkeley California 1914. Tác giả: KTS Maybeck là một trong những người phát triển nhà Bungalow của California có thiên hướng Thụy Sĩ (Swisschalet) (nhà địa phương Thuỵ Sĩ) cho rằng trước khi thiết kế phải hỏi thân chủ: - Vợ ông là kiểu phụ nữ nào? - Vợ chồng ông hay mặc kiểu quần áo nào? - Ông hay đọc sách kiểu gì? - Ông có ưa âm nhạc không?

Căn nhà Chick house của B.Maybeck kết hợp phong cách California và chịu ảnh hưởng Nhật Bản: chan hòa căn nhà với sân vườn. Các căn phòng chính mở vào nhau, mở ra cảnh quan bên ngoài.

• Robie House , Chicago Illinois Hoa Kỳ 1909. KTS Frank Lloyd Wright

- Sử dụng nột thất kiểu “Không gian liên tục” , phòng này liền phòng kia hay còn gọi là không gian lưu thông.

- Mái consol vươn ra rất mạnh ( có dàn thép bên trong). - Có 3 tầng nhà: tầng dưới cùng như một tầng hầm trên mặt đất. Wright rất ghét tầng hầm Mỹ. Wright hay cho rằng nên tạo hình khối trên cơ sở bản chất tự nhiên của vật liệu xây dựng.

Page 158: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

158

Nhưng ở đây ông ta tạo ra những consol vươn rất mạnh bằng cách giấu các giàn thép. Wright nhấn mạnh phần vị ngang trên các mảng tường gạch không phải bằng: + Các khối tường gạch chạy dài. + Mạch vữa theo chiều ngang màu sáng nhưng mạch theo chiều đứng pha màu đỏ hòa trộn với gạch. + hình khối phát triển theo chiều ngang nhưng rất hẹp, mặt bằng vươn theo chiều dài. Các tác giả Hiện đại gọi ngôi nhà này là là "Con tàu trên sa mạc". Trước đó chính Wright đã phát triển phong cách “Nhà Sa mạc : Prairie house”.

• Biệt Thự tại đường Nguyễn Đình Chiểu Q3 TPHCM. Đầu TK XX. Kts Huỳnh Tấn Phát.

Biệt thự mai ngói, vẫn mang nhiều họa tiết trang trí rất đẹp, nhất là ở sảnh vào nhà kiểu thông tầng. Tuy nhiên hình khối đã đơn giản, các họa tiết hình hình học kiểu Art Deco hơn là phong cách hoa lá. của Art Nouveau. Biệt thự hiện là tư dinh của Lãnh sự Nhật tại TP.HCM.

3. Phong cách nhà Hiện đại : “Modern house”, nhà là cái Máy để ở : Lúc này những ý niệm về "Nhà Hiện Đại: Modern House" của chủ nghĩa Hien đại đã

phát triển tại châu Âu và lan truyền sang Mỹ. Wagner nói: Nghệ thuật và nghệ sĩ luôn phản ánh thời của họ…. Những hình khối mới

xuất hiện có nguồn gốc từ vật liệu mới, nguyên tắ xây dựng mới, ý đồ và nhiệm vụ mới của con người. Vì vậy hình khối hiện đại phải liên hệ với vật liệu hiện đại, những đòi hỏi của cuộc sống hiện đại nếu chúng được tạo ra để phù hợp với nhân loại Hiện đại. 1840 người đầu tiên đề xuất khẩu hiệu "Hình khối phụ thuộc vào công năng: Form follows Function" là nhà điêu khắc Mỹ Horatio Greenough. Lúc này Louis Sullivan (thầy của Wright)đã từ bỏ trường phái "Arts + Craft". F.L. Wright cũng chuyển và biến đổi quan niệm của mình sang : “ Art and Craft của máy móc”.

Quan niệm chung về Modern House ở châu Âu là một ngôi nhà nhiều mảng kính lớn, mảng tường không có tiểu tiết trang trí (ornament). không gian liên tục (hay lưu thông) được tạo ra nhờ kết cấu khung (chứ không phải kiểu liên hệ hành lang).

• Schroder House, Utrect, Hà Lan 1929, KTS Gerrit Rietveld G. Rietveld là người được đào tạo thành kiến trúc sư thông qua các lớp học ban đêm (giống như học tại chức ở ta)

Page 159: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

159

BIỆT THỰ SCHRODER VỚI CÁC MẢNG PHẲNG, DẪN ĐẦU CHO PHONG CÁCH CÔNG NGHIỆP

Schroder House là một tác phẩm cộng tác giữa chủ nhà và kiến trúc sư. Chủ nhà là một người đàn bà góa: Bà Schroder có 3 đứa con và có nhiều tư tưởng cấp tiến và các ý 9dồ mới. KTS Rietveld lúc này đã trở thành tình nhân của bà ta.

Mặt đứng công trình gồm các mảng phẳng. Màu sắc khác nhau điều này gợi nhớ các bức tranh bố cục (composition) của Mondvian. Kiến trúc lúc này ảnh hưởng mỹ thuật lập thể, cùng xây dựng trên cơ sở tư tưởng của thời đại công nghiệp.

Bên trong và tầng lầu 1 là nơi ở của bà Schroder, các phòng có vách ngăn linh hoạt có thể đóng mở bằng cách trượt tạo ra không gian vừa lưu thông liên tục vừa mở. Cửa kính mở rộng ra ngoài và cách có thể mở so với bề mặt . Các gia cụ do ông thiết kế với phong cách Hiện đại.

Có thể nói Schroder House là tác phẩm thực sự mang phong cách "máy: machine" đầu tiên ở châu Âu. Cửa sổ có nhiều cánh với kích thước khác nhau để có thể thông gió với mức độ khác nhau. D9ặc biệt cử sổ tại góc nhà đã cho cảm gíac mở không gian bên trong chan hòa với bên ngoài Các thành phần kiến trúc được tô màu khác nhau để phân biệt rõ cho thấy tính độc lập và linh hoạt của các tấn phẳng.

• Villa Stein tại Garche 1926 - 28 , KTS Le Corbusier: Ở đây ông vận dụng một cách rất tiêu biểu 5 nguyên tắc của kiến trúc Hiện đại ( ông nêu ra ở Hội chợ triển lãm Stuttgart về nhà ở ) - Nhà trên cột - Vươn trên mái - Nhà kết cấu khung chịu lực: mặt bằng tự do, vách ngăn tường bố trí tự do. - Mặt Đứng tự do: cửa sở tùy theo nội thất quyết định.

Page 160: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

160

- Cửa sổ bằng: chiếu sáng đều cho không gian trong nhà. Tại Villa Stein: hình khối phi đối xứng. cột có nhịp khác nhau. Cửa sổ bằng kéo dài tận góc nhà. Mặt đứng bố cục theo các nguyên tắc tỷ lệ kinh điển.

• Villa Savoye (Poissy - Pháp) 1928 – 1930 Kts. Le Corbusier Ý đồ vẽ Villa Savoye được Le Corbusier coi là rút ra từ đền Parthenon ở Acropolis Athens. Khu đất xây dựng nhìn ra sông Seine, ngày xưa rất quang đãng nhưng ngày nay cây cối dày

đặc đã che đậy công trình. Ông nói là ý đồ sinh ra từ đền Parthenon nhưng là công trình tiêu biể cho "máy để ở" và 5 nguyên tắc thiết kế của ông. (Le Corbusier coi trọng: lối đi kiến trúc Architecture promenade)

Khu đất xây dựng hình vuông giống như thời phục hưng KTS Palladio đã yêu cầu khu đất cho toà nhà Rotunda (Villa Capra) quay mặt về phía 4 chân trời.

LE CORBUSIER, HỘI HỌA LẬP THỂ VÀ KIẾN TRÚC HIỆN ĐẠI

Page 161: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

161

CÁC TẦNG NHÀ VILLA SAVOYE TẠI POISSY THIẾT KẾ CHO ÔNG SAVOYE LÀ NGƯỜI MÊ XE HƠI

BIỆT THỤ SAVOIE TẠI POISSYTHỂ HIỆN RÕ 5 QUAN ĐIỂM THIẾT KÊ’ DO LE CORBUSIER ĐỀ RA

Lối đi: chạy vòng quanh đốc thoải từ đó không gian dần mở ra (thực ra là vướng một cái cột). Mặt bằng : bờ tường + bức tường cong theo bán kính xe chạy (ông thân chủ Savoye rất

ưa xe ôtô). Dốc thoải kéo lên tận sân thượng có vách ngăn giống một cái đàn Guitar trong tranh lập the, sân thượng có vẻ như trên sàn một tàu thủy.

Khẩu hiệu "Anh sáng - Cây xanh - Không gian" thể hiện ở đây theo bố cục rất kinh điển nhưng tầm nhìn khônghạn chế. Kể cả phòng tắm cũng có cửa nhìn lên trời. Trước vẻ nhẹ nhàng và phẳng phiu của ngôi nhà này Sau này F.L. Wright cho rằng Villa Savoye là kiến trúc hộp bìa

Page 162: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

162

các tông “Carton box Architecture”. Tuy nhiên biệt thụ Savoie tại Poissy, Pháp vẫn là kiệt tác của nền Kiến Trúc Hiện Đại.

• Biệt Thự Tugenhat KTS Mies Van der Rohe. Ông là con một người thợ xây đá tiếp tục theo truyền thống Baukunst, rất ưa sử dụng vật liệu tốt. Ngày nay tại trường Đại học ITM của Mies, kiên trúc được dạy bằng cách học sử dụng vật liệu. Mies khác Corbusier ở chỗ rất nghiêm khắc: không gian cố định và đông cứng khác với plan libre (tự do) của le Corbusier. Hệ kết cấu có lưới cột rõ ràng nhịp khá lớn , là cơ sở của mặt bằng tự do.

• House of the future Copenhage Exhibition 1929. KTS Arne Jacobsen

HOUSE OF THE FUTURE NHÀ Ở VÀ HỌA THẤT CỦA MELNIKOV

Ngôi nhà có sàn đậu trực thăng, tiếp phát huy phong cách hiện đại (Modern House) : Không gian liên tục; Tổ chức công năng; Không có tiểu tiết trang trí

• Ngôi nhà và họa thất của Melnikov 1927, KTS Melnikov phái chủ nghĩa cấu tạo Nga

Page 163: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

163

Ngôi nhà có hình khối rất ấn tượng: 2 ống lồng vào nhau. Cửa sổ lục giác. • Nimeyer house Rio de Janeiro Bragil: 1953 KTS Oscar Nimeyer

Giống như tranh trừu tượng như Nimeyer đã làm khi thiết kế các toà nhà trụ sở chính quyền tại Brasilia. Do các phòng ngủ lại ở tầng thấp ở tầng bên dưới, không gian khu sinh hoat chung có điều kiện bố cục tự do cạnh một hồ bơi.

Villa Shodan: Ấn Độ, KTS Le Corbusier Bố cục bằng chắn nắng, ở đây Le Corbusier đã bắt đầu một xu hướng thiết kế theo điều kiện tự nhiên ở địa phương.

• Biệt thự trên thác: FALLING WATER BEAR RUN Pennsylvania 1935 KTS F.L.Wright. Biệt thự này có tính tiêu biểu cho phong cách Mỹ như Opera house đối với Sydney.

Trước đó nhiều biệt thự của Mỹ đà có đặc tính tiêu biểu theo phong cách “Giấc mơ kiểu Mỹ “ đang lên có nguồn ý từ thời khai phá, xây nơi xa xôi hoang dã. Chan hòa thiên nhiên. Để thiên nhiên trang trí cho công trình. Quan niệm nhà biệt thự theo “giấc mơ của người My” : Người ta cho rằng một số biệt thự nổi tiếng của Mỹ là biệt thự nông thôn chức không phải là thành thị. Điều này có cơ sở từ thời khai phá khi người thực dân Anh tới lục địa này. Lúc đó người ta đi xa càng xa càng tốt để chiếm quyền sở hữu đất mới. Phong cách hiện đại ở đây thể hiện là : - Không gian liên tục - Vật liệu trung thực (mặc dầu trong Robie House, Ô. Wright đã giấu dàn thép để đỡ vì kèo gỗ đỡ mái ngói). Wright cho rằng cần đi xa "10 lần hơn mình tưởng tượng" ngôi nhà phải mọc lên từ khu đất xây dựng: ngôi nhà không nằm trên đồi mà một bộ phận của ngọn đồi. Công trình sử dụng nhiều đá thiên nhiên, lấy thiên nhiên làm mẫu và loại trừ tất cả các dấu vết của phong cách truyền thống thời xưa, nhà là một bộ phận của thiên nhiên: gắn chặt trong đất đá, vách là đá thật luôn kể cả trong nhiều công trình khác như Talesin East và Talesin West… Nguyên là chủ nhân: ông bà Edgar + Liliane Kaufmann muốn có một nhà nghỉ cuối tuần

Page 164: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

164

trong rừng.KTS Wright ngay trong hôm thực địa đã nảy sinh ý tưởng ngôi nhà như âm nhạc của dòng suối : "Music of the Stream". Ông suy nghĩ 4 tháng nhưng phác thảo chỉ 2 giờ khi khách hàng điện thoại tới rối đến để xem bản thiết kế. Ngôi nhà có nhiều tấm sàn kiểu mâm bằng BTCT, đối tượng bằng các tấm tường, cột. Consol vươn dài hơn 5m. Ông Wright dùng đá địa phương. Xếp theo phương ngang như vách đá hơn là tường Mặt bằng: bao bọc xung quanh một căn phòng lớn, gần như hướng tâm lệch một phía. Mảng tường bằng kính kéo dài suốt. Các căn phòng không những mở ra xung quanh mà có cả lỗ cửa nhìn lên trên.

Cầu thang mở xuống phía dưới tiếp xúc với mặt nước. Wright cho là công trình vươn ra như kéo dài bờ vực và neo lại ngôi nhà vào bức tường sau. Có cả một đà cong bao bọc như níu vào một cổ thụ.

Đà BTCT màu kem trái lê. Sử dụng sơn trộn các miếng đá thạch anh (mica??) Wright thường nghĩ BTCT có thể chảy trôi. Điển hình sau này là việc áp dụng là bảo tàng Gugenhein. Sau này khi thiết kê Taliesin West Ông còn ảnh hưởng triết lý phương đông, ông xem phương hướng rất kỹ,rất tôn trọng tự nhiên, công trình như neo chặt vào đất, trước sân có kim chỉ lối vào cho khách: lấy ý tưởng của Lão Tử. Sự hiện thực của kiến trúc là không gian bên trong.

• Glass house: KTS Phillip Johnson. Lúc này KTS Johnson chịu ảnh hưởng từ phong cách ưa dùng vật liệu tốt của Mies van der Rohe nên đã thực hiện một ngôi nhà kiểu hộp kính.

• Biệt thự Nguyễn Đình Chiểu Q3, TPHCM ( khoảng1990? ). Kts Đàm Quang Việt Ngôi nhà thể hiện rõ bố cục khối (chủ yếu) và tấm phẳng của vẻ đẹp thời Hiện Đại, trái

ngược với phong cách trang trí nhiều chi tiết vụn vặt sợ nghèo ý của nhiều đồng nghiệp đương thời. Tác phẩm đã đưa ra một phong cách sang trọng với màu đơn sắc (trắng) khá sang trọng, là tấm gương cho nhiều Kts noi theo.

Page 165: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

165

BIỆT THỰ ĐƯỜNG NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU • Khu Nhà Les Quartier Modernes Fruges, Pessac, Pháp 1924-6 Kts Le Corbusier

Henry Fruges đã yêu cầu Le Corbusier thiết kế khu nhà ở nhân viên công ty mình. Vi kiến trúc sư này đã đưa ra những phương án nhà biệt thự nhưng có nhiều khối module và hình khối đơn giản có thể xoay chuyển lắp ghép theo nhiều cách khác nhau. Vật liệu rẻ tiền cũng được áp dụng. Le Corbusier cô vũ cho y’ tưởng “ngôi nhà máy”. Ông đông viên nguời ta chấp nhận cái đẹp máy móc làm ra, ủng hộ sản xuất hàng loạt. Ông nói : nền công nghiệp sản xuất nhà ở hàng loạt như một ông khổng lồ đang ngủ, khi thức giấc sẽ làm được những chuyển biến lớn trong xã hội. Loái người lúc này đang đứng trứơc lựa chọn: “ Kiến trúc hay là Máy?” …

4. Sau 1970, thời kỳ Hậu hiện đại: theo đuổi kiểu cách (Stylish).

Page 166: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

166

Sau 1970, các kiến trúc sư thế hệ mới đã phê phán kịch liêt quan quan điểm quá thực dụng của chủ nghĩa Hiện Đại. Họ cho rằng việc cho con người ở trong “ngôi nhà máy, thành phố may “là thiếu nhân tính. Một số lớn Kts thất vọng với khoa học công nghệ vì tính hai mặt của nó. Họ nhận ra rằng bản thân một mình kiến trúc không thể làm cho xã hội tốt hơn như các Kts Hiện Đại đã nghĩ. Họ đã không còn say sưa với hy vọng dùng các dự án kiến trúc phục vụ đại chúng và chuyển qua phục vụ các chủ đầu tư giàu sụ.

Các trào lưu kiến trúc thời kỳ Hậu Hiện Đại xuất hiên rất nhiều nhưng không ai tạo ra một quan điểm nào có tính cach mạng như thời Hiện Đại. Tất cả chỉ bàn về phong cách và chạy theo các kiểu cách. Người ta lại dùng các nguyên tắc của kiến trúc cổ điển để sửa chữa các sai lầm của kiến trúc Hiện Đại, đó là bố cục theo trục, sử dụng các thành phần kiến trúc cổ pha lẫn với hiện đại. Philip Johnson với toà nhà trụ sở Cty AT & T không thừa nhận mình là “Phục cổ” mà là “Chiết trung”

• Ngôi nhà số VI, West Cornwall, Connecticut, Hoa Kỳ. Kts Peter Eisenman. Eisenman tiếp tục phong cách “nhà bìa carton”, bao gồm nhiều tấm phẳng. Nhưng Eisen man đã không dùng bố cục hộp của kiến trúc Hiện Đại mà chuyển sang chơi bốc cục tấm theo những cú pháp sinh động và tự nhiên.

• Vanna Venturi House (do KTS Venturi thiết kê ( cho mẹ) Đây là một tác phẩm tiêu biểu loại đầu tiên của phái Hậu Hiện Đại Mỹ. Đó là coi trọng: Giao tiếp bằng tín hiệu, Phong cách sử dụng ngôn ngữ quần chúng hoá, vì vậy có mặt tiền kiểu cổ điển (classic) mà ai cũng nhận thức là đẹp Việc bố cục cũng theo nguyên tắc cổ điển : đối xứng, có cửa sổ mái trên cao, rất giản đơn. Có mái đầu hồi rất đơn giản như một đứa trẻ có thể vẽ một ngôi nhà. Đầu hồi có rãnh xẻ kiểu Baroco.

• Casa Rotonda, Stabio thụy sĩ 1981. Kts Mario Botta.

Page 167: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

167

Công trình quay về 4 phương trời một cách chính xác . Đối xứng , có hai lối vào cho xe hơi. Công trình hình trụ như một trò vui hậu Hiện Đại.

CASA ROTONDA MỘT BIỆT THỰ CỦA KTS R.VENTURI

• Biệt thự Lawson Western, Los Angeles, California, Hoa Kỳ. 1991, Kts Eric Owen Moss.

Kts Moss chủ trương dùng lối bố cục phức tạp để tạo khung cảnh lộn xộn kiểu “giải toả kết cấu : deconstruction “ tạo ẩn ý ( phép ẩn dụ ) nói về tình trạng lộn xộn ở kiến trúc Las Vegas.

BIỆT THỰ LAWSON WESTERN

• Biệt thự Plocek, Warren, New Jersey Hoa Kỳ 1982. Kts Michael Graves. Công trình được bố cục theo 2 trục vuông góc như kiểu biệt thự Madama của Kts Palladio

thời Phục Hưng tai Italia. Mặt tiền và một số chi tiết theo kiểu kiến trúc Pilon Ai cập Cổ Đại. Tuy rằng sử dụng phong cách nặng nề của Ai Cập nhưng công trình không có vẻ nặng do những cửa sổ góc kiểu Hiện Đại. Nói chung là một tác phẩm “kiểu cách”.

Page 168: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

168

• Ngôi nhà mặt trời (Solar house) Breisach-am-Rhein. Công trình cho thấy xu hướng Hi-Tech ; công nghê cao đã xâm nhập vàokiến trúc Biệt Thự;

sử dụng các pin mặt trời tạo năng lượng. Ở hướng cần hấp thu ánh sáng mặt trời người ta dùng vách kinh.

Kiến trúc công nghệ thấp : Low-Tech cũng được áp dụng với các kỹ thuật truyền thống: chắn nắng bằng gỗ, sử dụng gach có lỗ thông gío.

KIẾN TRÚC ÁP DỤNG HI-TECH KIẾN TRÚC BIỆT THỰ VỚI LOW-TECH

KIẾN TRÚC BIỆT THỰ ÁP DỤNG LOW-TECH LÀ CÁC GẠCH THÔNG GÍO ( CLAUSTRAS ) TRUYỀN THỐNG.

Page 169: Bài đọc Nguyên lý thiết kế nhà ở - Lê Hồng Quang

169