248

Bai Giang Thuc Hanh - PLTV

  • Upload
    sinhnoc

  • View
    167

  • Download
    2

Embed Size (px)

Citation preview

BÀI 2. TẢO (ALGAE) – QUAN SÁT MỘT SỐ LOÀI TẢO THUỘC CÁC NGÀNH TẢO SILIC (Bacillariophyta), TẢO

LỤC (Chlorophyta)

1. Mục tiêu

- Phân biệt được một số loài tảo trong tự nhiên

- Biết cách thu thập một số loài tảo để thực hành

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, vẽ hình.

- Nắm được một số đặc điểm đặc trưng của một số ngành Tảo

2. Nội dung:

Quan sát đặc điểm hình thái và cấu tạo của một số loài Tảo trong ngành Tảo Silic và Tảo Lục

Một số kiến thức cần nắm:

Giới Thực vật (Panta) Phân giới TVBT Tảo và Địa Y

* Đặc điểm chung của Tảo:

Là TVBT, tổ chức cơ thể rất đa dạng: Đơn bào, Tập đoàn, Đa bào. Chủ yếu có đời sống ở nước (Nước mặn và ngọt)

Cơ thể ở dạng tản (Hạt, sợi, bản, ống thông)

Tế bào có sắc tố diệp lục Tự dưỡng

* Cấu tạo tế bào:

Vách Cenlulose và Pectin, ngoài ra ở một số loài Tảo còn thấm thêm Silic (Tảo Vàng ánh), Canxicacbonat (Tảo vòng)

Thường chỉ có một nhân, đôi khi có nhiều nhân (Tảo ống thông)

Trong chất nguyên sinh chứa thể màu (Chromatophore)

* Các hình thức sinh sản:

- Sinh sản sinh dưỡng: Phân đôi, đoạn tản, chồi

- Sinh sản vô tính: Bằng các bào tử chuyên hóa

- Sinh sản hữu tính: Bằng các giao tử (đẳng giao, dị giao, noãn giao)

Gồm tảo đơn bào hay tập đoàn. Vách tế bào dày bằng pectin, phía ngoài có thấm thêm Silic thành một vỏ cứng gồm 2 mẩnh úp vàp nhau như một cái hộp, trên mặt vỏ có nhiều đường vân. Tế bào chỉ chứa 1 nhân. Thể màu chứa diệp lục và chất fucoxanthin màu vàng. Chất dự trữ là các giọt dầu. Một số tảo Silic chuyển động được nhờ tiết chất nhầy qua rãnh vỏ tạo sức đẩy cho cơ thể đi ngược chiều.

Sinh sản sinh dưỡng bằng cách phân đôi tế bào, sinh sản hữu tính bằng cách tiếp hợp.

Tế bào ngày càng nhỏ dần, khi kích thước đạt min Hình thành Bào tử sinh trưởng (BTST) để phục hồi kích thước ban đầu.

* Có 2 cách hình thành BTST:

+ NSChất tách ra khỏi vỏ, phình ta ra và hình thành vỏ mới.

+ TB giảm phân tạo GT có roi. 2 GT kết hợp tạo thành BTST gia tăng kích thước đến Max hình thành vỏ mới.

Tảo Thuyền(Navicula)

Tảo Thuyền(Navicula)

Tảo Lông chim

(Pinnularia)

Sống trong ao, hồ nước ngọt, thường ở lẫn với ĐVNS hoặc bám vào rễ bèo Nhật Bản. Cơ thể hình thoi hoặc hình chữ nhật. Vách bằng Xenlulose thấm Silic không đều tạo thành những đường vân trong suốt chạy song song. Dọc theo trục tế bào có 1 đường rãnh bé tiết chất nhầy ra ngoài để thải cặn bã và di động. Rải rác có các giọt dầu vừa dự trữ vừa “làm phao nổi” cho Tảo.

* Chuẩn bị mẫu: Tìm ở những ao nước hơi bẩn, có vàng màu vàng, dùng vợt phù du vớt Tảo hoặc dùng nước ép từ rễ bào Nhật Bản. Cho vào lọ thủy tinh đưa về phòng TN (Không đậy kín).

* Cách quan sát: Lấy một giọt nước có mẫu Tảo, cho lên phiến kính, có thể đậy lá kính, quan sát ở độ bội giác bé. Trong giọt nước có nhiều loài SV khác nhau, Tìm chỗ có nhiều tảo Silic, quan sát và phân biệt tảo Thuyền với tảo Lông chim. Chọn nơi có Tảo lớn, chuyển lên độ bội giác lớn để quan sát cấu tạo. Chú ý quan sát thể màu, các u lồi và các rãnh .

Vẽ hình quan sát được.

Tảo Lục đơn bào (Chlamydomonas):

Hình cầu, trứng, quả lê. Trên đầu có 2 roi để chuyển động, gần gốc roi có 1 mắt màu đỏ.Thể màu hình chén lớn, chiếm gần hết tế bào, trên có hạch tạo bột lớn. Trong phần CNS còn lại chứa nhân.

* Chuẩn bị mẫu: Trước buổi thí nghiệm, dùng vợt phù du vớt tảo ở các ao, hồ, cống rãnh có màu xanh lục, cho vào lọ thủy tinh. Lưu ý: Để tảo nơi thoáng mát, có nắng mở nắp lọ thủy tinh.

* Cách quan sát: Lấy 1 giọt nước có Tảo, cho lên phiến kính sạch, quan sát ở độ bội giác bé, chú ý đến các tế bào màu xánh, chuyển động nhanh – đó có thể là các Tảo lục đơn bào. Chuyển lên độ bội giác lớn hơn để quan sát và xác định đúng Tảo Lục. Nếu kính tốt chúng ta có thể thấy 2 roi màu trong suốt dài hơn cơ thể Tảo.

Vẽ hình dạng, cấu tạo của Tảo vừa quan sát được.

Là Tảo đơn bào có kích thước tương đối lớn. Cơ thể hình lưỡi liềm, màu lục. Nhân nằm giữa tế bào. Tế bào phân rõ thành 2 nửa đối xứng nhau, mỗi nửa có 1 thể màu mang nhiều hạch tạo bột bé. Ở phần cuối 2 đầu tế bào là các không bào co bóp.

* Chuẩn bị mẫu: Dùng vợt phù du vớt tảo ở ao, hồ có nước lục nhạt, hoặc lấy bèo Nhật Bản ở các ao này, rủ vào vợt để thu mẫu tảo, cho vào lọ thủy tinh (để nơi thoáng mát, có đủ ánh sáng).

* Cách quan sát: Lấy 1 giọt nước cho lên phiến kính quan sát ở độ bội giác bé, chú ý những tế bào màu lục, hình lưỡi liềm, kích thước lớn, không chuyển động. Quan sát kĩ thể màu, hạch tạo bột và không bào.

Vẽ cấu tạo của tảo Lưỡi liềm

Bài 3. Quan sát một số loài trong ngành: + Rêu (Bryophyta);

+ Thông đá (Lycopdiophyta); + Dương xỉ (Polypodiophyta)

Mục tiêu:

Nắm được các đặc điểm cấu tạo và cơ quan sinh sản của Rêu, Thông đá, Dương xỉ.

Phân biệt được tổ chức cơ thể của thực vật bậc thấp và bậc cao.

Thấy được sự tiến hóa từ ngành Rêu đến ngành Dương xỉ.

Nội dung thực hành:

Quan sát một số đặc điểm cấu tạo, cơ quan sinh sản của Rêu tản, Rêu tường, Thông đất, Quyển bá, Dương xỉ.

Đặc điểm chung:

Gồm những TV bậc cao nguyên thủy nhất. Trong chu trình sống thể giao tử chiếm ưu thế. Cấu tạo cơ thể đơn giản, dạng tản hoặc phân hóa thành dạng thân, lá thô sơ. Nhưng tất cả mới chỉ có rễ giả. Thể bào tử có đời sống ngắn, sống trên thể giao tử, tiêu giảm gồm 3 phần: Túi bào tử, cuống và chân.

Phân loại: Gồm 3 lớp:

+ Lớp Rêu sừng (Anthoceropsida)

+ Lớp Rêu tản (Marchantinopsida)

+ Lớp Rêu (Bryopsida or Musci)

Rêu tường (Funaria hygrometrica):

Cơ thể sinh dưỡng ở dạng thể giao tử, có dạng thân lá, nhưng chỉ có rễ giả. Đến mùa sinh sản, thể bào tử mọc ra từ ngọn TGT mang túi bào tử.

Chuẩn bị mẫu: Lấy mẫu ở cách chỗ ẩm ướt như chân

tường, ven các bể nước.

Cách quan sát: Lấy một vài cây rêu để quan sát.

Quan sát hình dạng ngoài: Dạng thân, có phân nhánh

không, hình dạng và cách mọc lá. Lấy 1 lá rêu, cho lên

KHV quan sát cấu tạo và đường gân lá.

Quan sát thể mang túi: Tìm cây rêu có túi bào tử ở

ngọn, quan sát hình dạng ngoài của túi và dùng kim mũi

mác nghiền ra để quan sát bào tử.

Thể bào tử là cây trưởng thành đã có thân lá điển hình và có rễ thật. Túi bào tử nằm trên các lá bào tử tạo thành bông ỏ ngọn cành. Bào tử nảy mầm Nguyên tản (TGT) mang cơ quan sinh sản hữu tính. Nguyên tản chỉ là một bản mỏng có cấu tạo đơn giản. Sau khi thụ tinh, hợp tử Phôi sống trên nguyên tản 1 thời gian sau đó phát triển thành cây sống độc lập. TBT chiếm ưu thế so với TGT.

Có 5 bộ, nhưng hiện nay chỉ còn 2 bộ:

Bộ Thông đá và Bộ Quyển bá.

Cây Thông đất (Lycopodiella cernua) thuộc Bộ Thông đá

Dương xỉ là một ngành lớn, rất đa dạng. Được chia thành 5 lớp, trong đó 2 lớp đã tuyệt diệt, hiện nay chỉ còn 3 lớp:

+ Lớp Lưỡi rắn (Ophioglossopsida)

+ Lớp Tòa sen (Marattiopsida)

+ Lớp Dương xỉ (Polypodiopsida)

Đây là lớp lớn nhất của ngành, gồm hầu hết những Dxỉ còn sống hiện nay. Đa số là thân cỏ, sống trên mặt đất, ở nước hoặc bì sinh trên thân cây gỗ khác. Lá lớn xẻ lông chim nhiều lần, lá non bào giờ cũng cuộn tròn ở đầu. Ổ túi bào tử nằm mặt dưới của lá, chứa nhiều túi bào tử. Túi bào tử có vách mỏng gồm 1 lớp tế bào và thường có vòng cơ.

Dương xỉ thường (Cyclosorus parasiticus)

Cách quan sát:

Quát sát hình dạng và cách phân thùy của lá Vẽ hình

Lấy một ổ túi bào tử đưa lên kính quan sát. Sau đó, dùng kim mũi mác nghiền nhỏ ra, cho vào 1 giọt nước cất và quan sát các túi bào tử. Vẽ hình, ổ, túi bào tử,…

Mục tiêu:

+ Phân biệt được 2 kiểu hình thái cơ quan sinh dưỡng và sinh sản đặc trưng của ngành Hạt trần.

+ Nhận biết được một số loài cây thuộc Hạt trần.

+ Thấy được sự tiến hóa giữa Rêu, đến ngành Hạt trần.

Nội dung: Quan sát hình thái và đặc điểm sinh sán của Tuế và Thông.

+ Có hạt do noãn phát triển thành

+ Hạt trần không được giấu kín trong quả

+ Quá trình phát triển của thể GT cái, thụ tinh, giai đoạn đầu của hợp tử đều xẩy ra trong noãn. Sau đó hợp tử phát triển thành phôi ở trong hạt Thể bào tử non được hạt bảo vệ, tránh được các tác động của môi trường ngoài Thích nghi cao hơn các nhóm TV trước đó.

+ Trong chu trình phát triển, TBT chiếm ưu thế tuyệt đối.

+ Hầu hết thụ tinh không cần nước.

+ Gồm những cây thân gỗ, không có thân cỏ.

+ Thân có cấu tạo thứ cấp, gỗ chỉ có quản bào núm, chưa có mạch thông, chưa có sợi gỗ, mô mềm gỗ.

+ Là nhóm TV có hạt cổ nhất, xuất hiện từ giữa kỷ Đêvôn, hiện nay chỉ còn 6 – 7 trăm loài.

+ Chúng có vai trò quan trọng trong việc hình thành các thảm TV của nhiều vùng trên thế giới.

+ Theo Takhtatjan, Hạt trần có nguồn gốc từ nhóm Dương xỉ cổ.

Gồm 6 lớp:

+ Lớp Dương xỉ có hạt (Lyginopteridosida): Đã tuyệt diệt

+ Lớp Tuế (Cycadopsida)

+ Lớp Á Tuế (Bennettitopsida): Đã tuyệt diệt

+ Lớp Lá quạt (Ginkgopsida)

+ Lớp Thông (Pinopsida)

+ Lớp Dây gắm (Gnetopsida)

Thân hình cột, lá lớn hình lông chim, dài 1-2m tập trung ở đỉnh. Nón đơn tính mọc trên các cây khác nhau.

Nón đực gồm 1 trục mang nhiều lá bào tử nhỏ (nhị) mặt dưới có nhiều túi phấn chứa các hạt phấn.

Nón cái gồm nhiều lá bào tử lớn xếp lại với nhau, phía dưới mang các túi bào tử lớn.

Thụ tinh: Hạt phấn nhờ gió bay tới rơi vào lỗ noãn buồng phấn TB ống phấn phát triển đâm vào phôi tâm để hút thức ăn; TB phát sinh phân chia thành 2 tinh trùng có vòng roi xoắn. Tinh trùng bơi lội trong nước do phôi tâm tiết ra, tiến tới noãn và thụ tinh Hợp tử Phôi

Noãn biến thành hạt, vỏ noãn thành vỏ hạt. Hạt trần khi chín rời khỏi cơ thể mẹ, gặp điều kiện thuận lợi sẽ nảy mầm mọc thành cây mới.

Vạn tuế (Cycas revoluta Thunb) Lá lớn dài khoảng 0,6 – 1m, các lá chét cứng dài nhọn. Cây Vạn tuế thường được trồng làm cảnh.

Vạn tuế (Cycas revoluta Thunb)

Lá dài tới 1,5-2m, lá chét không cứng và nhọn như Vạn tuế, cuống lá có 2 dãy gai. Cây được trồng làm cảnh. Loài này đang có nguy cơ bị tuyệt chủng

Lớp này chỉ có một bộ và đã tuyệt diệt từ đại Trung sinh, hiện nay chỉ tìm thấy các hóa thạch. Có nõn lưỡng tính

Thân phân nhánh, lá nhỏ, chỉ gồm 1 bộ duy nhất, bộ thông (Pinales) gồm khoảng 600 loài. Cây gỗ lớn hoặc cây bụi. Có cây cao đến 150m, chu vi thân 30m (Sequoia)

Lá hình kim, hình mũi mác, hình vảy. Nón đơn tính cùng cây hoặc khác cây.

Cấu tạo noãn, sự thụ tinh và quá trình hình thành hạt cũng giống như ở Tuế, nhưng khác ở chỗ là sự thụ tinh ở Thông không cần nước. Tinh trùng ko có roi (tinh tử) theo TB ống phấn vào thụ tinh cho noãn.

Cơ quan sinh sản của Thông

Thông 2 lá (Pinus merkusiana)

Mọc ở vùng núi cao Đà Lạt, là loài đặc hữu của Việt Nam

Mục tiêu chung:

+ Nhận biết được các họ, bộ, loài trong ngành Hạt kín.

+ Biết cách quan sát, đặc điểm phân loại các cây hạt kín.

+ Vẽ được hình dạng thân, lá, hoa, quả.

+ Xác định kiểu tiền khai hoa, hoa thức, vẽ được hoa đồ.

+ Phân tích được sự tiến hóa của các lớp, họ, bộ, loài trong ngành Hạt kín.

Là ngành TV tiến hóa nhất, đa dạng và phong phú nhất, phân bố hầu khắp tất cả các vùng trên bề mặt trái đất.

Hay còn gọi là TV có hoa – cơ quan sinh sản chuyên biệt của TVHK, noãn phát triển thành hạt, bầu phát triển thành quả bao bọc lấy hạt Hạt được giấu kín trong quả gọi là TV Hạt kín.

Trong chu trình phát triển, TGT chiếm ưu thế tuyệt đối. TGT giảm đến mức tối đa và phát triên trong TGT.

Có sự thụ tinh kép:

+ Tinh tử 1 x noãn Hợp tử Phôi

+ Tinh tử 2 x nhân lưỡng bội Nội nhũ tam bội

Trình tự quan sát một cây hạt kín

Quan sát dạng thân cây:

+ Cây thân cỏ

+ Cây bụi

+ Cây gỗ

+ Cây leo

+ Cây thân bò

+ Ngoài ra còn có: Thân rễ, thân củ, thân hành

Chú ý quan sát thêm: màu sắc thân, cành, sự phân cành, lông gai, lỗ bì, tua cuốn

Quan sát lá:

+ Cách mọc của lá

+ Hình thái

+ Hình dạng phiến lá

+ Đặc điểm gốc lá, đầu lá, mép lá.

+ Cuống lá

+ Gân lá

+ Những đặc điểm khác: Lông, gai, tuyến, màu sắc giữa 2 mặt lá, lá kèm, bẹ chìa,…

Quan sát hoa:

+ Vị trí hoa trên cành

+ Các bộ phận của hoa: cuống hoa, đài, tràng, nhị nhụy. Chú ý số lượng, hình thái viết hoa thức, vẽ hoa đồ

- Đài, tràng: số lượng, màu sắc, hình dạng, đặc điểm. Đài và Tràng gọi chung là bao hoa. Kiểu tiền khai hoa.

- Bộ nhị: số lượng, cách sắp xếp nhị trong hoa, vị trí so với cánh hoa, lối đính bao phấn trên chỉ nhị.

- Bộ nhụy: Bầu: Bầu trên, dưới, giữa. Cắt ngang bầu để xác định bầu nguyên hay chia ô và lối đính noãn.

Vòi nhụy; Đầu nhụy: số lượng, hình dạng.

Quan sát quả và hạt:

- Kiểu quả: Quả mở, không mở, mọng,…quả đơn, kép, phức; Hình dạng quả, có đài tồn tại và phát triển với quả hay không?

- Hạt: Tính chất, số lượng của hạt. Xác định phôi, nội nhũ,… trong hạt.

Có mấy kiểu tiền khai hoa?

Hoa thức:

Là công thức biểu diễn cấu tạo của hoa bằng những kí hiệu.

Đài : K (Calyx)

Tràng : C (Corolla)

Bộ nhị : A (Androecium)

Bộ nhụy : G (Gynoecium)

Bao hoa: P (Perigonium)

Hoa thức là gì?

- K3: Hoa có 3 lá đài; C5+5 : Tràng 2 vòng, mỗi vòng 5 cánh

- Những bộ phận nào của hoa dính liền với nhau thì người

ta viết chỉ số của nó vào trong dấu ngoặc, ví dụ: C(5): tràng

có 5 cánh dính liền (tràng hợp).

Bộ phận nào của hoa nhiều và chưa xác định, ta dùng dấu vô cực: ∞.

G: Bầu trên; - G: Bầu giữa; G Bầu dưới

♀Hoa cái ♂ Hoa đực

Hoa đều Hoa đối xứng 2 bên

Công thức dạng: Px Ay Gz: Đài và tràng kết hợp lại thành bao hoa

TRỤC HOATRỤC HOATRỤC HOA

LÁ BẮC

LÁ ĐÀI BỘ NHỤY

BỘ NHỊ

CÁNH HOA

TRỤC HOA

LÁ BẮC

LÁ ĐÀI BỘ NHỤY

BỘ NHỊ

CÁNH HOA

Phân loại: Gồm 2 lớp: Lớp 2 lá mầm; Lớp 1 lá mầm

Lớp 2 lá mầm (Dycotyledonae):

Gồm 7 phân lớp:

Ngọc lan (Magnoliidae)

Mao lương (Ranunculidae)

Sau sau (Hamamelididae)

Cẩm chướng (Caryophyllidae)

Sổ (Dilleniidae)

Hoa hồng (Rosidae)

Cúc (Asteridae)

Lớp 1 lá mầm: Gồm 3 phân lớp:

Trạch tả

Hành

Cau

Bài 5. Họ Ngọc Lan, họ Na, họ Sen

họ Na (Annonaceae)

PL Ngọc lan bộ ngọc lan Có 8 họ, nước ta gặp 3 họ, trong đó có: Họ Ngọc lan và họ Na

* Đặc điểm phân biệt 2 họ:

- Có lá kèm, bao hoa chưa phân hóa

Đế hoa kéo dài, hình nón, nội nhũ trơn … Họ Ngọc lan

- Không có lá kèm, bao hoa phân hóa thành đài và tràng

Đế hoa thu ngắn lại, nội nhũ xếp nếp…….…Họ Na

Họ Ngọc lan (MagnoliaceaeMagnoliaceae)

Cây gỗ lớn, lá nguyên, mọc cách gân lông chim. Lá kèm bao lấy chồi, sớm rụng để lại vết sẹo. Trong thân và lá thường có lá tiết mùi thơm

Hoa to, mọc đợn độc, lưỡng tính, có mùi thơm. Đế hoa lồi dài trên đó có các thành phần hoa xếp xoắn. Bao hoa chưa phân hóa thành đài và tràng. Nhị và lá noãn rời, nhiều. Quả kép, hạt có nội nhũ phẳng, trơn.

Công thức hoa: * P4+4+4 A∞ G∞

Gồm 12 chi, khoảng 210 loài. Ở nước ta bắt gặp 10 chi, với khoảng 50 loài.

Một số loài quen thuộc: Một số loài quen thuộc:

Dạ hợp (Magnolia coco): cây có hoa to, màu trắng, thơm, ban đêm khép lại. Trồng làm cảnh.

Vàng tâm (Manglietia fordiana): cây to, gỗ màu vàng, thơm, không bị mối, mọt. Là loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ, cần được bảo vệ.

Ngọc lan trắng (Michelia alba); Ngọc lan vàng (Michelia champaca): Có nguồn gốc từ Ấn Độ và Indonesia, hiện được trồng nhiều ở đình chùa, công viên vì có hoa thơm. Hoa dùng để chế nước hoa

Ngọc lan trắng (Michelia alba)

Ngọc lan vàng (Michelia champaca)

Cây gỗ nhỏ hoặc cây bụi, có khi dây leo. Lá đơn nguyên, mọc cách, không có lá kèm. Hoa lưỡng tính mọc đơn độc. Đài gồm 3 mảnh rời, đôi khi dính lại ở gốc. Tràng có 6 cánh hoa xếp 2 vòng, có khi chỉ có 3 cánh dày và lớn (na). Nhị nhiều, xếp xoắn, chỉ nhị ngắn. Lá noãn nhiều, rời, xếp xoắn. Quả do những lá noãn riêng rẽ hợp thành. Hạt có phôi nhỏ, nội nhũ lớn và xếp nếp.

Công thức hoa: K3 C3+3 A∞ G∞

Gồm 120 chi, 2000 loài, nước ta có 26 chi, 128 loài

Na (Annona Squamosa)

Mãng cầu xiêm (Annona muricata)

Ngọc lan tây hay Hoàng lan (Cananga odorata)

Họ Sen (Nelumbonaceae)

PL Ngọc lan bộ Sen họ Sen

Cây thân cỏ sống ở nước, lâu năm, có thân rễ lớn. Lá nổi trên mặt nước, hình khiên, có cuống dài nằm trên mặt nước hoặc có khi vượt lên khỏi mặt nước. Hoa to, đơn độc, lưỡng tính. Đài ít phân biệt với tràng, gồm nhiều cánh xếp xoắn, càng vào trong càng nhỏ. Nhị nhiều, xếp xoắn, một số nhị biến thành cánh hoa. Bộ nhụy gồm nhiều lá noãn rời nằm trong một đế hoa loe. Hạt sen không có nội nhũ, phôi màu lục mang 2 lá mầm dày và 4 lá non xếp gấp ở trong.

Công thức hoa: P∞ A∞ G∞

Gồm 4 chi, khoảng 60 loài. Nước ta có 3 chi.

Sen (Nelumbo nucifera)

Hoa Sen Gương sen

Súng (Nymphaea stellata)

Súng và Sen có cùng Họ, Bộ không?Sen và Súng thuộc 2 bộ khác nhau!PL. Ngọc lan Bộ Súng Họ Súng Cây Súng

Cây phân loại

HỌ DÂU TẰM (Moraceae)

Đặc điểm chung:

Cây gỗ hoặc cây bụi, thường có nhựa mủ trắng như sữa. Lá mọc cách, đơn, lá kèm bao bọc lấy chồi.

Có nhiều cây có rễ phụ mọc ra từ, cắm xuống đất .

Hoa đơn tính cùng cây hay khác cây, họp thành cụm hoa xim, đuôi sóc,… Bao hoa 2 – mảnh, nhị bằng số mảnh bao hoa và mọc đối diện với bao hoa.

Nhụy: Bầu trên, có 1 ô chứa 1 noãn đảo hay cong.

Quả phức có nhiều quả đơn tính dính lại với nhau, phần lớn hạt có nội nhũ.

Công thức hoa: ♂ P4 A4 ; ♀ P4 G(2)

Mít (Artocapus heterophyllus)

Cây gỗ, quả phức. Múi mít, gai mít tương ứng với 1 hoa. Xơ mít là do các lá bắc và bao hoa của các bao hoa không được thụ tinh.

Dâu tằm (Morus alba)

Cây nhỏ, lá đơn, có khi xẻ thùy, mép lá có răng. Quả phức gồm nhiều quả nhỏ có các mảnh bao hoa mọng nước, khi chín chuyển màu hồng rồi màu mận chín. Cây tròng phổ biến ở vùng đồng bằng lấy lá dùng để nuôi tằm, trái ăn được.

Dâu ta (Morus acidosa)

Đa búp đỏ

(Ficus elastica)

Sung (Ficus glomerata)

Vả (Ficus auriculata)

Họ Phi lao

Đặc điểm chung:

Cây gỗ, lá tiêu giảm, cành chia đốt, mỗi đốt mang một vòng lá dạng vảy nhỏ dính liền với nhau ở gốc thành 1 bẹ. Hoa đơn tính cùng cây. Hoa trần, hoa đực xếp thành hình đuôi sóc ở đầu cành, chỉ có 1 nhị với 4 lá bắc. Bầu 2 ô do 2 lá noãn hợp thành, nhưng chỉ có môt sinh sản mang vài lá noãn thẳng, về sau chỉ có 1 noãn biến đổi thành hạt. Quả phức, hình trụ, gồm nhiều quả đơn, dạng quả khô có 2 lá bắc nhỏ hóa gỗ bao ngoài . Hạt có phôi to, không có nội nhũ.

Công thức hoa: ♂ P0 A1 ; ♀ P0 G(2)

Phi lao (Casuarina)

Họ Cẩm chướng

Đặc điểm chung: Cây thân cỏ, thường phân nhánh

đôi. Lá đơn nguyên, mọc đối. Cụn hoa thường là xim

2 ngả. Hoa đều, lưỡng tính, các lá đài thường dính,

tràng rời. Nhị gấp đôi số cánh hoa, xếp 2 vòng. Nhụy

gồm 3 – 5 lá noãn dính nhau thành bầu trên. Bầu 1 ô

với lối đính noãn giữa, vòi nhụy rời. Quả khô mở hay

mọng, hạt có phôi cong, có ngoại nhũ.

Công thức hoa: * K (4 - 5)C4 - 5 A4 + 4 G(3 - 5)

4 + 5

Hoa Cẩm chướng

(Dianthus cariophyllus)

Rau xương cá

(Myosoton aquaticum)

Họ rau răm

Đặc điểm chung: Cây thân cỏ, cây bụi, dây leo. Lá mọc cách, các lá kèm ở gốc lá dính lại với nhau thành 1 ống bao lấy gốc gióng gọi là bẹ chìa.

Cụm hoa kép gồm nhiều xim. Hoa nhỏ, thường lưỡng tính, đều, mẫu 3, không có cánh hoa. Đài gồm 3 – 6 mảnh màu lục, trắng, đỏ hồng, rời hay dính, tồn tại ở quả. Bộ nhị có 6 nhị xếp thành 2 vòng, đôi khi có 9 nhị.

Nhụy gồm 3 lá noãn, dính lại ở phía dưới, bầu trên, chứa một noãn thăng ở đáy. Quả đóng, hạt có phôi thẳng và nội nhũ lớn.

Công thức hoa: * K3 - 6 C0 A6 - 9 G(3)

Rau răm (Polygonum odoratum)

Hoa Tigôn

(Antigonon leptiopus)

Nghể (Polygonum hydropiper)

Nêu các đặc điểm của họ Bầu bí?

Phân lớp Sổ Bộ Hoa tím Họ Bầu bí

Đặc điểm chung: cây thân cỏ, leo nhờ tua cuốn hoặc bò trên mặt đất. Lá mọc cách có cuống lá dài, phiến lá chia thùy hình chân vịt, không có lá kèm. Thân và lá thường phủ một lớp lông cứng.

Hoa đơn tính, cùng cây hoặc khác cây, đều, mẫu 5. Đài, cánh, nhị đều có 5. Cánh hoa thường dính với nhau. Nhị rời hoặc dính. Nhụy gồm 3 lá noãn dính lại thành bầu dưới, có 3 ô, vòi nhụy ngắn, 3 đầu nhụy khá lớn.

Họ Bầu bí

Một số loài thường gặp:

Bí ngô ()

Dưa chuột ()

Dưa hấu ()

Bầu ()

Mướp ta ()

Mướp đắng ()

Bí đao()

Dưa bở()

Gấc ()

Susu ()

Nêu đặc điểm của Họ Cải?

Họ cải ()

PL Sổ Bộ Màn màn Họ Cải

(350 chi 3000 loài; nước ta: 6 chi 20 loài)

Đặc điểm chung:

Thân: cỏ sống hàng năm

Lá: đơn, mọc cách, không có lá kèm

Hoa: cụm hoa (chùm đơn, kép hoặc hình ngù); hoa nhỏ, đều, mẫu 2.

Đài: 4 mảnh, xếp 2 vòng hình chữ thập Tràng: 4 mảnh, xếp 1 vòng, xen kẽ với đài.

Nhị: 6 nhị, xếp 2 vòng: 2 + 4

Nhụy: 2 nhụy, dính, bầu trên, 1 ô; có vách ngăn giả chia bầu thành 2 ô.

Quả khô, khi chín mở 4 khe.

Công thức hoa: K2+2 C4 A2 G(2)

Các loài thường gặp:

Su hào ()

Cải bắp ()

Cải soong ()

Cải củ ()

Súp lơ ()

Cải canh ()

Cải thìa ()

Họ Bông ()

PL Sổ Bộ Bông Họ Bông

(90 chi 1570 loài; VN: 17 chi – 65 loài)

Đặc điểm chung:

Thân: Gỗ nhỏ, bụi, hoặc cỏ.

Lá: đơn, nguyên, mọc cách, có lá kèm

Hoa: đơn độc, đều, mọc ở nách lá

Đài: 5 lá rời hoặc dính ở gốc. Đài phụ (k) phát triển ở một số loài.

Tràng: 5 cánh rời, tiền khai hoa vặn

Nhị: 2 vòng, do phân nhánh tạo thành nhiều nhị. Chỉ nhị dính thành 1 ống bao quanh nhụy.

Nhụy: 2 – 5, lá noãn rời hoặc dính

Công thức hoa: k 3-7 K (5) C (5) A ∞

Đại diện thường gặp:

Bông vải cây (Gossypium arboreum)

Họ thầu dầu:

PL Sổ Bộ Thầu dầu Họ thầu dầu

290 chi – 7500 loài; VN: 80 chi – 459 loài

Đặc điểm chung:

Thân: gỗ, bụi, cỏ, đôi khi mọng nước, có nhựa mủ.

Lá: Mọc cách/ mọc đối; đơn nguyên/xẻ thùy;

gân lông chim/ chân vịt; thường có lá kèm, đôi khi lá biến thành gai.

Dâm bụt

(Hibiscus rose - sinensis)

PL Sổ Bộ Thầu dầu Họ thầu dầu

290 chi – 7500 loài; VN: 80 chi – 459 loài

Đặc điểm: Thân: gỗ, bụi, cỏ, đôi khi mọng nước, có nhựa mủ (cây Thầu dầu).

Lá: Đa dạng (Mọc cách/đối; Đơn nguyên/xẻ thùy; gân lông chim/chân vịt), thường có lá kèm, đôi khi biến thành gai.

Hoa: Cụm hoa dạng chùm hoặc chùy, gồm nhiều xim 2 ngả. Đơn tính cùng cây/khác cây. Hoa đều thường có mẫu 5. Bao hoa kép/đơn, chỉ có đài, đôi khi hoa trần, ko có bao hoa

Nhị: từ nhiều 5 nhị 1 nhị

Nhụy: 3 lá noãn dính, bầu trên 3 ô. Mỗi ô chứa 1 -2 noãn đảo.

Quả mở thành 3 – 6 mảnh vỏ, Đôi khi quả mọng/ quả hạch.

Công thức hoa:

Chi Ricinus: ♂♂ K5 C0 A ∞ ♀♀ K5 C0 G (3)

Chi Euphorbia: ♂♂ K0 C0 A1 ♀♀ K0 C0 G (3)

Dâu da ()

Sắn mì ()

Hoa trạng nguyên ()

Cao su ()

Rau ngót ()

Xương rắn ()

Xương rồng ()

Xương rồng bà

(thuộc Họ Xương rồng trong PL Cẩm chướng)

Thầu dầu ()

Bài 8. Họ Hoa Hồng, Sim, Cam, Hoa tánHọ Hoa Hồng, Sim, Cam, Hoa tán

Họ Hoa hồng (Rosaceae)

Phân lớp Hoa hồng Bộ Hoa hồng Họ Hoa hồng

phân Họ Hoa hồng

Hãy nêu các đặc điểm của Họ Hoa hồng và phân họ Hoa hồng?

- Thân, Lá:

- Hoa:

+ Đài, tràng

+ Nhị

+ Nhụy

+ Công thức hoa:

Họ Hoa hồng là một họ lớn gồm 115 chi với 3000 loài được chia thành 5 phân họ, ở nước ta gặp 3 phân họ sau: Phân họ Hoa hồng, Táo, Mận.

Phân họ Hoa Hồng (Rosoideae):

- Cây bụi, thường có gai, hoặc thân cỏ.

- Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 5, nhị nhiều, xếp vòng.

- Lá noãn rời, nằm trên đế hoa hoặc lõm hình chén.

- Quả đóng / quả giả (đôi khi)

- Công thức hoa: K5 C5 A∞ G∞

Các đại diện trong phân họ Hoa hồng?

Dâu tây ()

Mâm xôi

Ngấy ()

Hoa hồng ()

Họ Sim (Myrtaceae)Phân lớp Hoa hồng Bộ Nắp ấm Họ Sim

Hãy nêu các đặc điểm của họ Sim?

Thân:

Lá:

Hoa

+ Đài, tràng

+ Nhị

+ Nhụy

+ Công thức hoa:

Thân: Cây gỗ/ cây bụi.

Lá: Đơn nguyên, mọc đối, không có lá kèm.

Hoa: Mọc thành chùm, đôi khi đơn độc, mẫu 4 hoặc 5.

+ Đài: Dính lại với nhau ở dưới thành hình chén.

+ Tràng: Cánh hoa rời

+ Nhị: Nhiều, bất định, xếp không theo trật tự nào, rời

hoặc dính ở phần dưới.

+ Nhụy: Có số lá noãn thường bằng số cánh hoa, dính

lại với nhau thành bầu trên hoặc giữa. Số ô tương ứng

với số lá noãn, đính noãn trụ giữa, 1 đầu nhụy, 1 vòi

nhụy. Quả mọng/thịt thường do đế hoa phát triển thành

+ Công thức hoa: K (5 – 4) C (4 - 5) A ∞ G (5 - 4 - 2)

Các đại diện:

Hãy kể tên các đại diện của họ Sim?

Bạch đàn trắng

(Eucaliptus resinifera)

Bạch đàn đỏ

(Eucaliptus robusta)

Cây Sim (Rhodomyrtus)

Gioi (Syzygium jambos)

Ổi (Psidium guazava)

Tràm (Melaleuca cajaputi)

Họ Cam (Rutaceae)Phân lớp Hoa hồng Bộ Cam Họ Cam

Hãy nêu các đặc điểm của họ Cam?

Thân:

Lá:

Hoa

+ Đài, tràng

+ Nhị

+ Nhụy

+ Công thức hoa:

Thân: Cây gỗ, cây bụi, ít khi cây thân cỏ. Lá: mọc cách, kép / đơn; trên lá có túi tiết dầu thơm.Hoa: Cụm hoa hình xim/ngù. Lưỡng tính, đều, mẫu 5+ Đài: Gồm các mảnh dính với nhau ở phía dưới tạo thành đài hợp.+ Tràng: cánh hoa rời/ dính ở gốc+ Nhị: Có số lượng gấp đôi số cánh hoa, nhiều khi hơn. + Nhụy: Thường có 4 - 5 lá noãn, nhưng có thể nhiều hơn – như ở chi Citrus (Trái cam, bưởi,.. Mỗi múi là một lá noãn, tương ứng với một ô của bầu) Hoặc có khi tiêu giảm chỉ còn 1 ô. Bầu trên, số ô = số lá noãn, mỗi ô có 1 – 2 hay nhiều noãn, đính trụ giữa.

+ Công thức hoa: K 5 - 4 C 4 - 5 A 8 - 10 - ∞ G (4 - 5 - ∞∞)

Họ Cam (Rutaceae)

Các đại diện:Hãy kể tên các đại diện của họ Cam?

+ Bưởi

+ Cam

+ Chanh

+ Quất

Bưởi

(Citrus grandis)

Cam chanh

(Citrus aurantium)(Citrus aurantium)

Chanh (Citrus medica)(Citrus medica)

Quất (Citrus japonic)(Citrus japonic)

Họ Hoa tán (Apiaceae)Phân lớp Hoa hồng Bộ Nhân sâm Họ Hoa tán

Hãy nêu các đặc điểm của họ Hoa tán?

Thân:

Lá:

Hoa

+ Đài, tràng

+ Nhị

+ Nhụy

+ Công thức hoa:

Họ Hoa tán (Apiaceae)Thân:Thân cỏ, sống 1 năm

Lá: Lá đơn, phiến lá xẻ thùy lông chim 1 – 2 hay nhiều

lần, mọc cách, không có lá kèm, cuống lá phía dưới

phình to thành bẹ lá.

Hoa: Hoa nhỏ, tập hợp thành cụm hoa hình tán. Gốc tán

có lá bắc mọc thành vòng. Hoa lưỡng tính, đều, mẫu 5.

+ Đài: 5 đài

+ Tràng: 5 cánh hoa, tiền khai hoa van.

+ Nhị: 5 nhị, xếp 1 vòng xen kẽ với cánh hoa, chỉ nhị

dài, dính vào đĩa mật ở trên đỉnh bầu.

+ Nhụy: hai lá noãn dính thành bầu dưới

+ Công thức hoa: K 5 C 5 A 5 G (2)

Các đại diện:

Hãy kể tên các đại diện của họ Hoa tán?

Cà rốt

(Daucus carota)

Mùi tàu

(Eringium foetidum)

Rau cần

(Oenanthe javatica)

Rau cần tây

(Apium grayveolens)

Rau má (celtella Asiatica)

Rau mùi (Coriandrum sativum)

Rau Thì là

(Anethum grayveolens)

HỌ TRÚC ĐÀO (Apocynaceae)

Phân lớp Cúc Bộ Hoa vặn Họ Trúc đào

Hãy nêu các đặc điểm của họ Trúc đào?

Thân:

Lá:

Hoa

+ Đài, tràng

+ Nhị

+ Nhụy

+ Công thức hoa:

Thân: Cây gỗ (gỗ leo), cây bụi, cỏ

Lá: Lá đơn nguyên, mọc đối/vòng/cách, không có lá kèm. Trong bộ phận của lá thường có nhựa mủ trắng

Hoa: Đơn độc/ cụm hoa vô hạn/xim, mẫu 5, đều.

+ Đài, tràng: 5 đài, 5 tràng dính. Tràng hợp thành ống, thường có phần phụ hình vảy, lông ở bên ống tràng. Các thùy tràng xếp vặn.

+ Nhị: = số cánh hoa, chỉ nhị thường dính vào ống tràng

+ Nhụy: 2 lá noãn rời (Đôi khi 3 - 5), tạo thành bầu trên. Đầu nhụy thường loe rộng hình nón cụt.

+ Công thức hoa: K (5) C (5) A 5 G 2

HỌ KHOAI LANG (Convolvulaceae)

Phân lớp Cúc Bộ Khoai lang Họ Khoai lang

Hãy nêu các đặc điểm của họ Khoai lang?

Thân:

Lá:

Hoa

+ Đài, tràng

+ Nhị

+ Nhụy

+ Công thức hoa:

HỌ KHOAI LANG (Convolvulaceae)

Thân: cỏ, leo, sống 1 hoặc nhiều năm.

Lá: đơn, mọc cách, phiến lá nguyên/xẻ thùy lông chim, chân vịt.

Hoa: Khá lớn, lưỡng tính, đều, mẫu 5.

+ Đài: 5 lá đài rời

+ Tràng: hình phễu, hơi chia thành 5 thùy, hoặc 5 góc ở mép.

+ Nhị: 5 nhị, chỉ nhị dính vào ống tràng và xếp xen kẽ với thùy của tràng.

+ Nhụy: có 2 lá noãn dính, bầu trên, 1 – 2 ô.

+ Công thức hoa: K 5 C (5) A 5 G (2)

HỌ CÀ (Solonaceae)

Phân lớp Cúc Bộ Hoa mõm sói Họ Hoa mõm sói

Hãy nêu các đặc điểm của họ Hoa mõm sói?

Thân:

Lá:

Hoa

+ Đài, tràng

+ Nhị

+ Nhụy

+ Công thức hoa:

Thân: cây bụi, cỏ đôi khi leo hoặc gỗ.

Lá: Lá đơn nguyên/xẻ thùy, mọc cách, không có lá kèm. Hoa: cụm hoa hình xim,mọc ở nách lá. Hoa lưỡng tính mẫu 5, đều.

+ Đài: 5 đài dính tạo thành đài hợp, thường tồn tại ở quả.

+ Tràng: tràng hình bánh xe/ống, gồm 5 thùy bằng nhau. + Nhị: 5nhị xếp xen kẽ với các thùy tràng, chỉ nhị thường dính vào ống tràng.

+ Nhụy: 2 lá noãn dính (Đôi khi 3 – 5 như ở Cà chua), tạo thành bầu trên.

+ Công thức hoa: K (5) C (5) A 5 G (2)

HỌ HOA MÔI (Lamiaceae)

Phân lớp Cúc Bộ Hoa môi Họ Hoa môi

Hãy nêu các đặc điểm của họ Hoa môi?

Thân:

Lá:

Hoa:

+ Đài, tràng

+ Nhị

+ Nhụy

+ Công thức hoa:

Thân: hầu hết thân cỏ, thân và cành vuông 4 cạnh.

Lá: Lá đơn nguyên/xẻ thùy, mọc đối, thân và lá có tế bào tiết dầu thơm.

Hoa: nhỏ, mọc thành cụm hoa hình xim. Hoa lưỡng tính, không đều, mẫu 5 hoặc 4.

+ Đài: 5 đài dính tạo thành đài hợp, thường tồn tại ở quả.

+ Tràng: tràng hình bánh xe/ống, gồm 5 thùy bằng nhau. + Nhị: 5nhị xếp xen kẽ với các thùy tràng, chỉ nhị thường dính vào ống tràng.

+ Nhụy: 2 lá noãn dính (Đôi khi 3 – 5 như ở Cà chua), tạo thành bầu trên.

+ Công thức hoa: K (5) C (5) A 5 G (2)

Baøi 6. Caùc hoï Caåm chöôùng, Rau raêm, Daâu taèm, Deû, Phi laoBaøi 7. Caùc hoï Baàu bí, Boâng, Thaàu daàu, CaûiBaøi 8. Caùc hoï Hoàng, Ñaäu, Sim, Cam, Hoa taùnBaøi 9. Caùc hoï Truùc Ñaøo, Khoai lang, Caø, Hoa moâi, CuùcBaøi 10. Caùc hoï Haønh, Lay ôn, Chuoái, Chuoái hoa, LanBaøi 11. Caùc hoï Coùi, Luùa, Cau, Raùy