5

Click here to load reader

Bài tập môn do luong danh gia

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bài tập môn do luong danh gia

BÀI TẬP

ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC

Họ và tên: Nguyễn Thị Xuyến

Lớp: Sư phạm Hóa học

Đề bài: lấy một bài học bất kì về môn Hóa ở bậc PT hoặc ĐH phân tích hệ thống tri

thức và kĩ năng có trong bài giảng đó. Trên cơ sở phân tích hệ thống kiến thức kĩ năng

lấy một loại tri thức và kĩ năng bất kì phân ra thành các bậc trình độ.

Bài làm: Phân tích bài “Amoniac” (Trong chương trình lớp 11)

1. Hệ thống các tri thức

Tri lý

- Thuyết lai hóa.

- Thuyết axit bazơ của bronsted.

- Nguyên lý chuyển dịch cân bằng lơstơliê.

Tri sự

- Cấu trúc hình chóp của phân từ amoniac

- Hiện tượng dung dịch amoniac làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng.

- Từ hiện tượng quan sát được từ phản ứng của amoniac với dung dịch đồng sunfat.

- Hiện tượng của phản ứng giữa amoniac với dung dịch muối, với axit, phản ứng

cháy, phản ứng với khí clo, với oxi kim loại.

Tri hành

- Thực hiện phản ứng của amoniac với dung dịch muối: nhôm clorua, đồng sunfat.

- Quan sát các thao tác dựa trên các thí nghiệm mô phỏng của phản ứng cháy, phản

ứng với khí Clo, với oxit kim loại.

Tri nhân

- Biết tác hại của khí amoniac.

- Biết các ứng dụng của amoniac trong thực tế.

2. Hệ thống các kĩ năng

Kĩ năng tư duy

- Từ cấu tạo phân tử amoniac suy ra phân tử amoniac có tính bazơ và tính khử.

Page 2: Bài tập môn do luong danh gia

- Từ phản ứng của amoniac với dung dịch đồng sunfat suy ra amoniac có khả năng

tạo phức với các nguyên tử kim loại.

- Tổng hợp được các tính chất hóa học của amoniac.

- Phân tích được phản ứng điều chế amoniac trong công nghiệp: lựa chọn điều kiện

phản ứng có hiệu suất cao nhất.

Kĩ năng hành động

- Quan sát hiện tượng và thao tác thực hiện của các phản ứng do giáo viên thực hiện

hoặc xem clip.

- Thực hiện phản ứng giữa amoniac với dung dịch muối.

Kĩ năng giao tiếp ứng xử

- Thái độ của học sinh khi sử dụng amoniac: phải cẩn thận vì amoniac hít nhiều gây

khó thở, ngộ độc.

- Kĩ năng trả lời câu hỏi.

- Kĩ năng làm việc trong nhóm.

Kĩ năng tổ chức, quản lý

- Chia nhóm học sinh để làm thí nghiệm các em sẽ học được kĩ năng tổ chức và

quản lý.

3. Các mức độ nắm vững kiến thức “tri sự”

Trình độ Khả năng thực hiện

Biết

- Cấu tạo phân tử amoniac.

- Tính chất vật lý của amoniac.

- Nêu các tính chất hóa học của amoniac

- Cách điều chế amoniac trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.

Hiểu

- Giải thích cấu tạo của phân tử amoniac.

- Giải thích tính bazơ yếu của amoniac.

- Giải thích tính khử của amoniac.

- Giải thích được hiện tượng của các phản ứng hóa học của amoniac.

- Giải thích khả năng tạo phức của phân tử amoniac.

Vận dụng - Tìm điều kiện để phản ứng điều chế amoniac trong phòng thí nghiệm

Page 3: Bài tập môn do luong danh gia

đạt hiệu suất lớn nhất.

- Nhận biết khí và dung dịch amoniac.

- Cách làm khô khí amoniac.

Đánh giá - Đánh giá quy trình điều chế amoniac trong phòng thí nghiệm.

Sáng tạo

- Nghiên cứu điều kiện thực tế để thực hiện phản ứng đạt hiệu suất cao

nhất.

- Nghiên cứu các ứng dụng của amoniac trong thực tế.

4. Các mức độ của “kĩ năng hành động”

Trình độ Khả năng thực hiện

Bắt chước- Làm các thao tác thí nghiệm phản ứng tạo phức của NH3 theo giáo

viên (Chỉ làm theo mà chưa có sự hiểu biết)

Kĩ năng- Tự thực hiện phản ứng MgSO4 + NH3 dưới sự hướng dẫn của giáo

viên.

Kĩ xảo

- Thực hiện liên tục các thao tác: Ban đầu thực hiện phản ứng CuSO4 +

NH3 ra được kết tủa, tiếp tục thêm NH3 vào để hòa tan kết tủa.

- Thực hiện các thao tác phản ứng liên tục, liền mạch, không cần sự

kiểm soát thường xuyên của ý thức

Phát triển

- Đưa ra những cải tiến, hợp lý hóa thao tác tốt hơn hiệu quả hơn.

- Kết hợp thao tác được nhiều thí nghiệm liền mạch và liên kết với các

thí nghiệm ở các bài khác.

Sáng tạo- Nghiên cứu các cách làm mới, các cách tiến hành phản ứng ở các điều

kiện khác nhau.