17
Vấn đề 1: Đối tượng dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Câu 1: Những điểm mới của BLDS năm 2005 so với BLDS năm 1995 liên quan đến tài sản có thể dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Trả lời: - BLDS năm 1995 liên quan đến tài sản có thể dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự được thể hiện qua điều 326 BLDS và 327 BLDS năm 1995: + Tại điều 326 BLDS năm 1995 nêu: “ Vật đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự. Vật đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự phải thuộc quyền sở hữu của người đảm bảo và được phép giao dịch”. + Điều 327 BLDS năm 1995 nêu: “ Tiền ,giấy tờ trị giá được bằng tiền dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự. 1-Tiền được dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự phải là Đồng Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 2-Trái phếu, kỳ phiếu ,cổ phiếu .và các giấy tờ khác trị giá được bằng tiền được phép giao dịch có thể được dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự- Điểm mới của BLDS năm 2005 liên quan đến tài sản có thể dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự thể hiện ở điều 320 và điều 321 BLDS 2005. + Điều 320 BLDS 2005 có nêu: “ Vật đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự 1

Bài Thu Hoạch - Tuần 4

Embed Size (px)

DESCRIPTION

dfhdsza e aer eh a ah e he

Citation preview

Page 1: Bài Thu Hoạch - Tuần 4

Vấn đề 1: Đối tượng dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Câu 1: Những điểm mới của BLDS năm 2005 so với BLDS năm 1995 liên quan đến

tài sản có thể dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Trả lời:

- BLDS năm 1995 liên quan đến tài sản có thể dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân

sự được thể hiện qua điều 326 BLDS và 327 BLDS năm 1995:

+ Tại điều 326 BLDS năm 1995 nêu: “ Vật đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự. Vật

đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự phải thuộc quyền sở hữu của người đảm bảo và

được phép giao dịch”.

+ Điều 327 BLDS năm 1995 nêu: “ Tiền ,giấy tờ trị giá được bằng tiền dùng để đảm

bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự.

1-Tiền được dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự phải là Đồng Việt Nam, trừ

trường hợp pháp luật có quy định khác.

2-Trái phếu, kỳ phiếu ,cổ phiếu .và các giấy tờ khác trị giá được bằng tiền được phép

giao dịch có thể được dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự”

- Điểm mới của BLDS năm 2005 liên quan đến tài sản có thể dùng để đảm bảo thực

hiện nghĩa vụ dân sự thể hiện ở điều 320 và điều 321 BLDS 2005.

+ Điều 320 BLDS 2005 có nêu: “ Vật đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự

1.Vật đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự phải thuộc quyền sở hữu của bên đảm bảo

và được phép giao dịch.

2.Vật dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự là vật hiện có hoặc được hình thành

trong tương lai.Vật được hình thành trong tương lai là động sản, bất động sản thuộc

sở hữu của bên đảm bảo sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch đảm bảo

được giao kết”.

+ Điều 321 có nêu: “ Tiền ,giấy tờ có giá được dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ

dân sự. Tiền , trái phiếu ,cổ phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác được dùng để đảm

bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự”

- Qua sự đối chiếu trên thấy rằng ,vật được dùng đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự

của BLDS năm 2005 cụ thể, rõ ràng hơn, ngoài phải thuộc quyền sở hữu của bên đảm

1

Page 2: Bài Thu Hoạch - Tuần 4

bảo và được phép giao dịch thì phải là vật hiện có hoặc được hình thành trong tương

lai. Vật được hình thành trong tương lai là động sản, bất động sản thuộc sở hữu của

bên đảm bảo sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch đảm bảo được giao

kết. Tiền dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự được hiểu theo nghĩa rộng hơn

không bị bó hẹp là Đồng Việt Nam.

Câu 2: Đoạn nào của bán án cho thấy bên vay dùng giấy chứng nhận sạp để bảo

đảm thực hiện nghĩa vụ trả tiền vay?

Trả lời:

- Theo bản án số 208/2010/DS-PT ngày 09/03/2010 của Tòa án nhân dân TP.Hồ Chí

Minh, tại trang 1 có đoạn ghi: “Ông Phạm Bá Minh trình bày :

Ông là chủ doanh nghiệp cầm đồ Bá Minh. Vào ngày 14/9/2007bà Bùi Thị Khen và

ông Nguyễn Khắc Thảo có thế chấp cho ông một giấy sử dụng sạp D2-9 tại chợ Tân

Hương để vay 60.000.000đ, thời hạn vay là 6 tháng , lãi suất thỏa thuận là

3%/tháng”.

- Kết hợp với lời khai của bị đơn: “Bị đơn bà Bùi Thị Khen và ông Nguyễn Khắc Thảo

xác nhận: Có thế chấp một tờ giấy sạp D2-9 tại chợ Tân Hương để vay 60.000.000đ

cho ông Phạm Bá Minh là chủ dịch vụ cầm đồ Bá Minh.Lãi suất 3%/tháng.”

Câu 3: Giấy chứng nhận sạp có là tài sản không? Vì sao?

Trả lời:

- Xét giấy chứng nhận sạp không phải là tài sản. Vì giấy chứng nhận sạp chỉ ghi nhận

quyền được sử dụng sạp để bà Khen buôn bán tại chợ Tân Hương, chứ cái sạp đó

không thuộc quyền sở hữu của bà Khen, bà chỉ được sử dụng chứ không có đặc quyền

nào khác đối với cái sạp, cái sạp đó không phải tài sản của bà, nên giấy chứng nhận

sử dung sạp cũng không có giá trị nên nó không phải là tài sản theo điều 163 BLDS

năm 2005 giấy chứng nhận sạp không phải là giấy tờ có giá, cũng không phải là

quyền tài sản, tiền ,vật.

Câu 4: Việc dùng giấy chứng nhận sạp để bào đảm nghĩa vụ dân sự có được Tòa án

chấp nhận không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?

2

Page 3: Bài Thu Hoạch - Tuần 4

Trả lời:

- Việc dùng giấy chứng nhận sạp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự không được

tòa án chấp nhận.

- Theo bản án số 208/2010/DS-PT ngày 09/03/2010 của Tòa án nhân dân TP.Hồ Chí

Minh, tại trang 2 có đoạn ghi: “Xét sạp thịt heo do bà Khen đứng tên và cầm cố ,

nhưng giấy chứng nhận sạp D2-9 tại chợ Tân Hương là giấy đăng kí sử dụng sạp,

không phải quyền sở hữu , nên giấy chứng nhận trên không đủ cơ sở pháp lý để bà

Khen thi hành án trả tiền cho ông Minh”.

Câu 5: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết và cơ sở pháp lí của Tòa án đối với

việc dùng giấy chứng nhận sạp để đảm bảo nghĩa vụ.

Trả lời:

- Nếu theo quan điểm của tòa án đây là vụ tranh chấp hợp đồng dịch vụ vay tiền và áp

dụng các điều luật liên quan về hợp đồng vay tài sản để giải quyết vụ việc trên là có

căn cứ. Nhưng tòa án đã không đánh mạnh vào đối tượng đảm bảo thực hiện nghĩa vụ

dân sự.

- Theo quan điểm của nhóm em căn cứ vào điều 320 BLDS năm 2005 thì vật đảm bảo

thực hiện nghĩa vụ dân sự phải thuộc sở hữu của bên đảm bảo nhưng như đã giải thích

là cái sạp đó không thuộc sở hữu của bà Khen, bà chỉ có quyền sử dụng nó để buôn

bán, nên cái sạp không được dùng làm vật đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự, theo

nhóm em giao dịch dân sự trên vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật (điều pháp

luật không cho phép ) theo điều 128 BLDS là đã dùng vật không thuộc quyền sở hữu

của mình để làm vật đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự.

- Hơn nữa, nếu xét về khía cạnh Tòa án chấp nhận giao dịch dân sự trên là hợp lý và

đối tượng đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự trong giao dịch là giấy tờ sử dụng sạp

của bà Khen thì đối tượng ở đây chỉ được xem xét dựa vào điều 321 BLDS: Tiền,giấy

tờ có giá dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự, điều 321 quy định: “ Tiền,trái

phiếu ,cổ phiếu,kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác được dùng để đảm bảo thực hiện

nghĩa vụ dân sự”. Vậy nếu ở trường hợp này tòa án chấp nhận giấy tờ sử dụng sạp là

một loại tài sản và là giấy tờ có giá thì liệu giữa khái niệm về tài sản - “giấy tờ có giá”

ở điều 163 BLDS và giấy tờ có giá ở điều 321 có được hiểu là khác nhau không?

3

Page 4: Bài Thu Hoạch - Tuần 4

Câu 6: Trên cơ sở so sánh pháp luật, suy nghĩ của anh/chị về khả năng cho phép

dùng giấy tờ liên quan đến tài sản để đảm bảo nghĩa vụ dân sự.

Trả lời:

- Tại điều 320 BLDS năm 2005: “ Điều 320.Vật đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự

1.Vật đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự phải thuộc quyền sở hữu của bên đảm bảo

và được phép giao dịch.

2.Vật dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự là vật hiện có hoặc được hình

thành trong tương lai.Vật được hình thành trong tương lai là động sản, bất động sản

thuộc sở hữu của bên đảm bảo sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch

đảm bảo được giao kết”.

- Tại điều 322 BLDS nêu: “…….. Và các quyền tài sản khác thuộc sở hữu của bên đảm

bảm đều được dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự……………….”

- Nhưng thực tế xét xử, cụ thể bản án số 208/2010/DS-PT ngày 09/03/2010 của Tòa án

nhân dân TP.Hồ Chí Minh, mặc dù tòa án không công nhận bà Khen có quyền sở

hữu đối với cái sạp: “Xét sạp thịt heo do bà Khen đứng tên và cầm cố , nhưng giấy

chứng nhận sạp D2-9 tại chợ Tân Hương là giấy đăng kí sử dụng sạp, không phải

quyền sở hữu , nên giấy chứng nhận trên không đủ cơ sở pháp lý để bà Khen thi hành

án trả tiền cho ông Minh”.

- Nhưng tòa vẫn không nêu rõ về việc bà Khen dùng giấy chứng nhận sạp để đảm bảo

thực hiện nghĩa vụ dân sự như vậy là có đúng với quy định của pháp luật hay

không.Theo cách nghĩ của nhóm em luật thì quy định như thế nhưng tòa án xét xử

thoáng hơn.

Vấn đề 2: Đăng kí giao dịch bảo đảm

Câu 1: Điểm mới của BLDS 2005 so với BLDS 1995 về đăng ký gioa dịch bảo đảm ?

Trả lời:

- BLDS 1995 không có các điều luật qui định về:

+ Đăng ký giao dịch bảo đảm (Điều 323 BLDS 2005).

+ Một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự (Điều 324 BLDS

2005).

+ Thứ tự ưu tiên thanh toán (Điều 325 BLDS 2005) khi sử lý tài sản bảo đảm.

4

Page 5: Bài Thu Hoạch - Tuần 4

Câu 2: Đoạn nào của Bản án cho thấy một số ô tô đã được thế chấp cho Ngân hàng

và ông Thiện ?

Trả lời:

- Tại bản án số 06/2012/DS-ST ngày 12/4/2012 của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵn

trang 5, 6 có nêu: “Để đảm bảo nợ vay của Công ty Oanh Hoàng, một số người thân

của bà Tạ Thị Kim Huệ đã dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để thế chấp cho Ngân

hàng NN & PTNT Việt Nam như: ...Công ty TNHH vận tải và dịch vụ thương mại

Oanh Hoàng đã dùng 2 bộ hồ sơ xe máy ủi bánh xích D5 và 11 bộ hồ sơ xe ô tô để thế

chấp cho ông Thiện.”

Câu 3: Thế chấp ô tô có là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự cần phải

đăng ký giao dịch bảo đảm không ?

Trả lời:

- Dựa vào Điều 320 BLDS 2005 quy định về vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự,

căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Nghị định 83/2010/NĐ-CP quy định về đối tượng của các

giao dịnh bảo đảm phải đăng ký thì việc thực hiện nghĩa vụ dân sự bằng thế chấp ô tô

không bắt buộc phải đăng ký giao dịch bảo đảm. Tuy nhiên giao dịch bảo đảm này

vẫn được đăng ký nếu cá nhân, tổ chức có yêu cầu (theo khoản 2 Điều 3 Nghị định

83/2010/NĐ-CP).

Câu 4: Một tài sản dùng để thế chấp 02 nghĩa vụ dân sự như trong Bản án có phải

đăng ký không ?

Trả lời:

- Không cần đăng ký giao dịch bảo đảm với tài sản dùng để thế chấp 02 nghĩa vụ.

- Theo Điều 3 Nghị định 83/2010/NĐ-CP, ô tô không nằm trong đối tượng buộc phải

đăng ký. Việc đăng ký tiến hành khi cá nhân, tổ chức yêu cầu.

Câu 5: Đoạn nào của Bản án cho thấy thế chấp ô tô với Ngân hàng đã được đăng ký

còn thế chấp ô tô với ông Thiện (đã thế chấp cho Ngân hàng) không được đăng ký ?

Trả lời:

- Tại bản án số 06/2012/DS-ST ngày 12/4/2012 của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵn

trang 6 có nêu: “Việc thế châp này đã thực hiện theo đúng quy định về đăng ký giao

5

Page 6: Bài Thu Hoạch - Tuần 4

dịch bảo đảm. Do công ty Oanh Hoàng không thực hiện việc trả nợ nói trên thì các

tài sản thế chấp sẽ được phát mãi để Ngân hàng NN & PTNT Việt Nam thu hồi nợ.”

- Và tại trang 7 Bản án: “Do việc thế chấp tài sản giữa Công ty TNHH vận tải và dịch

vụ thương mại Oanh Hoàng và ông Võ Văn Thiện không đăng ký giao dịch bảo đảm

nên thứ tự ưu tiên để thi hành án thuộc về Ngân hàng NN & PTNT Việt Nam.”

Câu 6: Trong trường hợp biện pháp bảo đảm phải đăng ký nhưng không được đăng

ký thì biện pháp bảo đảm này có giá trị pháp lý đối với các bên trong giao dịch bảo

đảm không? Vì sao?

Trả lời:

- Nếu giao dịch được pháp luật quy định bắt buộc đăng ký giao dịch bảo đảm thì nhất

định phải đăng ký giao dịch bảo đảm, trường hợp không đăng ký biện pháp bảo đảm

thì giao dịch không có giá trị pháp lý (theo Khoản 2 Điều 323).

- Vì đăng ký giao dịch bảo đảm theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 83/2010/NĐ-CP là việc

cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm ghi vào Sổ đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc nhập

vào Cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm

thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm. Nếu giao dịch bảo đảm không

được đăng ký tức là cơ quan đăng ký không có bất cứ dữ liệu gì để chứng minh tài

sản bảo đảm cho bên được bảo đảm, làm mất quyền lợi của bên nhận, mất tính công

bằng trong giao dịch.

Câu 7: Tòa án đã xử lý tài sản (ô tô) đã thế chấp cho Ngân hàng và ông Thiện như

thế nào?

Trả lời:

- Tại bản án số 06/2012/DS-ST ngày 12/4/2012 của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵn

trang 8, 9, phần 2 của Quyết định: “2. Nếu Công ty vận tải và dịch vụ thương mại

Oanh Hoàng không thanh toán được nợ thì các tài sản thế chấp sau: .... Sau khi Ngân

hàng NN & PTNT Việt Nam thu hồi nợ xong, ongo Thiện có quyền yêu cầu phát mãi

trong các tài sản nói trên và các tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của Công ty

TNHH vận tải và dịch vụ thương mại Oanh Hoàng để thu hồi nợ.”

- Do việc thế chấp ô tô với Ngân hàng đã được đăng ký còn thế chấp ô tô với ông

Thiện thì chưa đăng ký vì vậy căn cứ theo khoản 2 điều 325 BLDS thì thứ tự ưu tiên

6

Page 7: Bài Thu Hoạch - Tuần 4

để thanh toán sẽ thuộc về Ngân hàng. Và nếu giá trị tài sản thế chấp vẫn còn lại thì sẽ

được thanh toán cho ông Thiện.

Câu 8: Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý trên của Tòa án?

Trả lời:

- Toà án xử lý vẫn chưa hoàn toàn thoả đáng.

+ Thứ nhất, Tòa án không xem xét khía cạnh Công ty Oanh Hoàng có vi phạm hợp

đồng với ông Võ Văn Thiện hay không, khi mà Công ty Oanh Hoàng có thông báo

bằng văn bản cho ông Thiện biết về việc tài sản bảo đảm đang dùng để bảo đảm thực

hiện nghĩa vụ khác hay không (theo khoản 2 Điều 324 BLDS 2005). Và giá trị tài sản

thế chấp được dùng để bảo đảm có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn

hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm hay không trừ trường hợp có thỏa thuận

khác hoặc pháp luật có quy định khác (theo khoản 1 Điều 324 BLDS 2005).

+ Thứ hai, căn cứ theo khoản 2 điều 3 Nghị định 83/2010/NĐ-CP, và điều 325 BLDS

thì luật không bắt buộc giao dịch của Công ty Oanh Hoàng và ông Thiện phải đăng

ký, tuy nhiên vì chính việc không đăng ký đó lại làm ảnh hưởng đến quyền lợi được

thanh toán của ông Thiện.

Vấn đề 3: Đặt cọc.

Câu 1: Khác biệt cơ bản giữa đặt cọc và cầm cố, đặt cọc và thế chấp.

Trả lời:

Đặt coc và cầm cố:

- Điều 326 BLDS: cầm cố là việc giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm

thực hiện nghĩa vụ dân sự.

- Điều 358 BLDS: Đặt coc là việc giao tài sản cho bên kia để bảo đảm giao kết hoặc

thực hiện hợp đồng dân sự.

Đặt coc và thế chấp:

- Điều 358 BLDS: Đặt coc là việc giao tài sản cho bên kia để bảo đảm giao kết hoặc

thực hiện hợp đồng dân sự.

- Điều 342 BLDS: Thế chấp là việc dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.

7

Page 8: Bài Thu Hoạch - Tuần 4

Như vậy có thể nói là cầm cố và thế chấp thì không cần phải giao tài sản của mình

cho bên kia còn việc đặt coc thì tài sản phải được giao cho bên kia và sau khi thực

hiện nghĩa vụ thì tài sản có thể được trả lại cho bên đặt coc hoặc khấu trừ vào

nghĩa vụ.

Câu 2: Theo BLDS, khi nào bên đặt cọc mất cọc, bên nhận cọc bị phạt cọc?

Trả lời:

- Khi các bên đã đặt coc nhưng không thực hiện giao kết, hậu quả pháp lý được quy

định tại Điều 358 Bộ luật Dân sự như sau: “Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết,

thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên

nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự phải trả cho bên đặt

cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường

hợp có thỏa thuận khác”.

Câu 3: Theo Quyết định được bình luận, khi nào bên nhận cọc (bà Hạnh) bị phạt

cọc?

Trả lời:

- Theo quyết định của bản án thì bà Hạnh bên nhận coc bị phạt coc là trường hợp (chủ

quan): nếu có căn cứ xác định do bà Hạnh chậm trê hoàn tất các thủ tục để được sang

tên quyền sử hữu thì lôi hoàn toàn thuộc về bà Hạnh và bà Hạnh mới phải chịu phạt

tiền coc.

Câu 4: Theo Quyết định được bình luận, khi nào bên nhận cọc không bị phạt cọc?

Trả lời:

- Theo quyết định của bản án thì bà Hạnh bên nhận coc ko bị phạt coc là trường hợp

(khách quan): khi có căn cứ xác định cơ quan thi hành án dân sự chậm trê trong việc

chuyển tên quyền sở hữu cho bà Hạnh thì lôi dẫn tới việc bà Hạnh ko thể thực hiện

đúng cam kết với ông Lộc thuộc về khách quan.

Câu 5: Hệ quả của việc bên nhận cọc không bị phạt cọc?

Trả lời:

- Quyết định trên của toà án gây chậm trê cho bên đặt coc (ông Lộc).

Câu 6: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Toà GĐT về xử lý tài sản đặt

cọc.

8

Page 9: Bài Thu Hoạch - Tuần 4

Trả lời:

- Việc Toà GĐT xem xét đến vấn đề lý do chậm trê của bà Hạnh là chủ quan hay khách

quan là hợp lý. Bởi mặc dù Luật có quy định về việc phạt coc khi bên đặt coc chậm

trê nhưng nếu lôi chậm trê là do ở cơ quan chức năng và bà Hạnh không lường trước

được thì việc quy lôi và buộc bà Hạnh phải chịu phạt coc là mang tính quá rập khuôn.

Mặt khác 2.000.000.000 đồng cũng là một số tiền rất lớn.

Vấn đề 4: Bảo lãnh.

Câu 1: Những đặc trưng của bảo lãnh.

Trả lời:

- Bảo lãnh là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được ưa chuộng

trong lĩnh vực hoat động thương mại do tính hiệu quả của biện pháp này. Bản chất

của bảo lãnh là việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản của một bên thứ ba thay

vì bằng tài sản của bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ chính như đối với các biện

pháp bảo đảm đối vật. Như vậy, trong một quan hệ nghĩa vụ mà nghĩa vụ được bảo

đảm bằng biện pháp bảo lãnh, bên có quyền có hai chủ thể để có thể thực hiện quyền

yêu cầu của mình, đó là bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh) và bên bảo lãnh.

- Trong thực tế, nghĩa vụ được bảo lãnh luôn là nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ, hay nói

cách khác, vị thế của người bảo lãnh dưới mắt chủ nợ luôn trong tư thế là một “con

nợ” dự phòng. Điều này có nghĩa, chỉ khi nào bên được bảo lãnh không thực hiện

hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên nhận bảo lãnh mới có quyền

yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay. Quy tắc này không được thể hiện rõ nét

trong cả BLDS năm 1995 (Điều 366, Khoản 1) và BLDS năm 2005. Theo Điều 361

của BLDS năm 2005 thì “bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh)

cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ

thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu kh

- i đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng

nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện

nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình”.

BLDS năm 1995 cũng quy định tương tự. Điều này có nghĩa, trong trường hợp không

có thỏa thuận gì đặc biệt, nếu nghĩa vụ đã đến hạn thực hiện mà người có nghĩa vụ

9

Page 10: Bài Thu Hoạch - Tuần 4

không thực hiện dù đã có yêu cầu thì, bên nhận bảo lãnh ngay lập tức có quyền yêu

cầu bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ thay dù cho bên được bảo lãnh vẫn có khả

năng mà chưa kịp hay không muốn thực hiện nghĩa vụ của mình. Quy định này đã

gián tiếp không thừa nhận tính chất “dự bị” về vai trò của bên bảo lãnh trong việc

thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh. Điều đó làm ảnh hưởng nghiêm trong

đến việc giải quyết các hệ quả phát sinh trong trường hợp bên được bảo lãnh lâm vào

tình trạng phá sản.

Câu 2: Đoạn nào cho thấy Toà án địa phương đã theo hướng người bảo lãnh và

người được bảo lãnh liên đới thực hiện nghĩa vụ cho người có quyền?

Trả lời:

- Tại trang 4 của quyết định số 968/2011/ DS-GĐT ngày 27/12/2011 của Tòa Dân sự

tòa án nhân dân tối cao có đoạn: “Chấp nhận yêu cầu của bà…700.100.000đồng”.

Câu 3: Hướng liên đới trên có được Toà GĐT chấp nhận không?

Trả lời:

- Tòa giám đốc thâm không chấp nhận.

Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà giám đốc thẩm.

Trả lời:

- Cách giải quyết trên của tòa giám đốc thâm là đúng pháp luật vì cần phải xác định rõ

khả năng thực hiện nghĩa vụ dân sự của bà Mát.

Câu 5: Phân biệt thời điểm phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh và thời điểm thực hiện nghĩa

vụ bảo lãnh.

Trả lời:

- Thời điểm phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh là thời điểm cam kết.

- Thời điểm có hiệu lực là thời điểm theo luật định.

Câu 6: Theo BLDS, khi nào người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh?

Trả lời:

- Theo điều 365 BLDS thì trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng chi

trả hoặc chỉ trả một phần thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ.

Câu 7: Theo Quyết định, khi nào người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh?

10

Page 11: Bài Thu Hoạch - Tuần 4

Trả lời:

- Theo Quyết định, toà án cho rằng cần phải xác định nếu bà Mát không có khả năng

thực hiện nghĩa vụ dân sự hoặc chỉ có thể thực hiện một phần, thì khi đó bà Thắng

(bên bảo lãnh) mới phải có trách nhiệm thực hiện thay.

Câu 8: Có bản án, quyết định nào theo hướng giải quyết trên về thời điểm thực hiện

nghĩa vụ bảo lãnh có tiền lệ chưa? Nêu rõ bản án, quyết định mà anh/chị biết.

Trả lời:

- Trong Quyết định số 01/2010/DS-GĐT ngày 06-01-2010 của Hội đồng Thâm phán

Tòa án nhân dân tối cao, chị Thảo vay tiền của ông Sang và ông Lộc, bà Phục bảo

lãnh khoản tiền vay. Hội đồng thâm phán quyết định rằng nếu chị Thảo không trả

được nợ gốc và lãi thì ông Lộc, bà Phục có trách nhiệm trả thay.

- Trong Quyết định số 376/2011/DS-GĐT ngày 20/5/2011 của Tòa dân sự Tòa án nhân

dân tối cao, anh Sơn là chồng chị Phượng, vay tiền và việc vay này được cho là có

bảo lãnh của ông Be. Tòa dân sự cũng theo hướng sử dụng thời điểm bên có nghĩa vụ

không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.

11