29
Tiểu luận Thanh Toán Quốc Tế . ĐH23A4 BỘ MÔN : THANH TOÁN QUỐC TẾ. ĐỀ TÀI: NỘI DUNG CƠ BẢN L/C VÀ PHÂN LOẠI L/C. GVHD: CÔ HOÀNG THÌ THANH THÚY. LỚP : ĐH23A4. Danh sách nhóm: 1.Nguyễn Thị Hương Anh 2.Trần Thị Thu Hiền (0235) 3.Hoàng Thị Thanh Nhàn 1

Bai Thuyet Trinh Phan Loai Lc

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bai Thuyet Trinh Phan Loai Lc

Tiểu luận Thanh Toán Quốc Tế . ĐH23A4

BỘ MÔN : THANH TOÁN QUỐC TẾ.

ĐỀ TÀI: NỘI DUNG CƠ BẢN L/C VÀ PHÂN LOẠI L/C.

GVHD: CÔ HOÀNG THÌ THANH THÚY.

LỚP : ĐH23A4.

Danh sách nhóm:

1.Nguyễn Thị Hương Anh

2.Trần Thị Thu Hiền (0235)

3.Hoàng Thị Thanh Nhàn

1

Page 2: Bai Thuyet Trinh Phan Loai Lc

Tiểu luận Thanh Toán Quốc Tế . ĐH23A4

I.NỘI DUNG THƯ TÍN DỤNG

Số hiệu của thư tín dụng

Địa điểm và ngày mở thư tín dụng

Ngày mở L/C

Loại thư tín dụng

Tên, địa chỉ của những người liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ

Số tiền của thư tín dụng

Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng

Thời hạn trả tiền của thư tín dụng:

Thời hạn giao hàng

Các chứng từ mà người hưởng lợi phải xuất trình

Sự cam kết của ngân hàng mở thư tín dụng

 

1. Số hiệu của thư tín dụng: tạo thuận tiện trong việc trao đổi thông tin giữa các bên có liên quan trong quá trình giao dịch thanh toán và ghi vào các chứng từ liên quan trong bộ chứng từ thanh toán.

2. Ðịa điểm và ngày mở thư tín dụng:

Ðịa điểm mở thư tín dụng là nơi ngân hàng mở phát hành thư tín dụng để cam kết trả tiền cho người hưởng lợi. Ðịa điểm này có ý nghĩa quan trọng, vì nó liên quan đến việc tham chiếu luật lệ áp dụng, để giải quyết những bất đồng xảy ra (nếu có).

3. Ngày mở L/C: là ngày bắt đầu phát sinh và có hiệu lực sự cam kết của ngân hàng mở L/C đối với người hưởng lợi; là ngày ngân hàng mở chính thức chấp nhận đơn xin mở của người NK; là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C và cũng là căn cứ để người XK kiểm tra xem người NK có mở L/C đúng thời hạn không...

4. Loại thư tín dụng: khi mở L/C người yêu cầu mở phải xác định cụ thể loại L/C. Mỗi loại L/C khác nhau quy định quyền lợi và nghĩa vụ những người liên quan tới thư tín dụng cũng khác nhau.

5. Tên, địa chỉ của những người liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ :

+ Người yêu cầu mở thư tín dụng

+ Người hưởng lợi

+ Ngân hàng mở thư tín dụng

+ Ngân hàng thông báo

+ Ngân hàng trả tiền (nếu có)

+ Ngân hàng xác nhận (nếu có)

2

Page 3: Bai Thuyet Trinh Phan Loai Lc

Tiểu luận Thanh Toán Quốc Tế . ĐH23A4

6. Số tiền của thư tín dụng:

Số tiền phải được ghi vừa bằng số và bằng chữ và phải thống nhất với nhau. Tên đơn vị tiền tệ phải ghi cụ thể, chính xác. Không nên ghi số tiền dưới dạng một con số tuyệt đối, vì như vậy sẽ có thể khó khăn trong việc giao hàng và nhận tiền của bên bán. Cách tốt nhất là ghi một số lượng giới hạn mà người bán có thể đạt được.

Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng

Là thời hạn mà ngân hàng mở cam kết trả tiền cho người hưởng lợi, nếu người này xuất trình được bộ chứng từ trong thời hạn hiệu lực đó và phù hợp với quy định trong thư tín dụng đó

7. Thời hạn trả tiền của thư tín dụng:

Liên quan đến việc trả tiền ngay hay trả tiền về sau (trả chậm). Ðiều này hoàn toàn tuỳ thuộc vào quy định của hợp đồng thương mại đã ký kết.

Thời hạn trả tiền có thể nằm trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng (nếu trả tiền ngay) hoặc nằm ngoài thời hạn hiệu lực (nếu trả chậm). Trong trường hợp này, cần lưu ý là hối phiếu có kỳ hạn phải được xuất trình để chấp nhận trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng.

8. Thời hạn giao hàng:

Ðược ghi trong thư tín dụng và cũng do hợp đồng mua bán ngoại thương quy định. Ðây là thời hạn quy định bên bán phải chuyển giao xong hàng cho bên mua, kể từ khi thư tín dụng có hiệu lực.

Thời hạn giao hàng liên quan chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của thư tín dụng. Nếu hai bên thoả thuận kéo dài thời gian giao hàng thêm một số ngày thì ngân hàng mở thư tín dụng cũng sẽ hiểu rằng thời hạn hiệu lực của thư tín dụng cũng được kéo dài thêm một số ngày tương ứng.

Những nội dung liên quan tới hàng hoá: tên hàng,số lượng,trọng lượng, giá cả, quy cách phẩm chất, bao bì, ký mã hiệu... cũng được ghi cụ thể trong nội dung thư tín dụng.

Những nội dung về vận chuyển giao nhận hàng hoá: điều kiện cơ sở về giao hàng (FOB, CIF...), nơi giao hàng, cách vận chuyển, cách giao hàng,... cũng được thể hiện đầy đủ và cụ thể trong nội dung thư tín dụng.

9. Các chứng từ mà người hưởng lợi phải xuất trình:

Ðây cũng là một nội dung rất quan trọng của thư tín dụng. Bộ chứng từ thanh toán là căn cứ để ngân hàng kiểm tra mức độ hoàn thanh nghĩa vụ chuyển giao hàng hoá của người xuất khẩu để tiến hành việc trả tiền cho người hưởng lợi.

Ngân hàng mở thư tín dụng thường yêu cầu người hưởng lợi đáp ứng những yếu tố liên quan tới chứng từ sau đây:

+ Các loại chứng từ phải xuất trình: căn cứ theo yêu cầu đã được thoả thuận trong hợp đồng thương mại

3

Page 4: Bai Thuyet Trinh Phan Loai Lc

Tiểu luận Thanh Toán Quốc Tế . ĐH23A4

10. Thông thường một bộ chứng từ gồm có:

Hối phiếu thương mại (Commerial Bill of Exchange)

Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice)

Vận đơn hàng hải (Ocean Bill of Lading)

Chứng nhận bảo hiểm (Insurance Policy)

Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)

Chứng nhận trọng lượng (Certificate of quality)

Danh sách đóng gói (packing list)

Chứng nhận kiểm nghiệm (Inspection Certificate)

+ Số lượng bản chứng từ thuộc mỗi loại.

+ Yêu cầu về việc ký phát từng loại chứng từ.

Sự cam kết của ngân hàng mở thư tín dụng

Ðây là nội dung ràng buộc trách nhiệm mang tính pháp lý của ngân hàng mở thư tín dụng đối với thư tín dụng mà mình đã mở. Ví dụ: phần cam kết trong một thư tín dụng thường được diễn đạt như sau:

“Chúng tôi cam kết với những người ký phát hoặc người cầm phiếu trung thực rằng các hối phiếu được ký phát và chiết khấu phù hợp với các điều khoản của thư tín dụng này sẽ được thanh toán khi xuất trình và các hối phiếu được chấp nhận theo điều khoản của tín dụng sẽ được thanh tóan.”

II. MẪU LC:

Sender Bank : EACBVNVXXX

VIETCOM BANK (HO CHI MINH CITY VN)

Input Message Type : 700

Receiver : SCBLCNSXQDO

STANDARD CHARTERED BANK, CHINA

27 /SEQUENCE OF TOTAL 1/1

40A/FORM OF DOCUMENTARY CREDIT IRREVOCABLE

20 /DOCUMENTARY CREDIT NO. 0129/IM/ID/08

31C/DATE OF ISSUE 310308

31D/DATE AND PLACE OF EXPIRY 050508 CHINA

50 /APPLICANT SADACO 200 BIS ABC STR., DIST.3 HOCHIMINH CITY, VIETNAM

59 /BENEFICIARY JUNAN COUNTY TIANXIANG CO.,LTD. INDUSTRY AND TRADE ZONE OF BEIYUAN, JUNA COUNTY , SHANDONG PROVINCE, CHINA

32B/CURRENCY CODE AMOUNT USD63000,00

4

Page 5: Bai Thuyet Trinh Phan Loai Lc

Tiểu luận Thanh Toán Quốc Tế . ĐH23A4

39B/MAXIMUM CREDIT AMOUNT NOT EXCEEDING

41D/AVAILABLE WITH ANY BANK BY NEGOTIATION

42C/DRAFTS AT BENEFICIARY’S SIGHT DRAFT(S) IN DUPLICATE FOR 100 PCT INVOICE VALUE

42D/DRAWEE – EACBVNVXXX

45A/DESCR. GOODS AND/OR SERVICES ONE UNIT ZSK COMPUTERISED EMBROIDERY MACHINE SPECIFICATION : TYPE : MSCA- X 1809/330-700-9 NEEDLES, PRODUCTION IN 2000, QUALITY : SECONDHAND 80 PCT, CURRENT DATA : 1 PHASE AC 220 VOLT, EMBROIDERY FIELD : 18 HEADS ARE IN OPERATION : 700 X 330 MM PER HEAD ( SINGLE MOTIFS ), 700 X 5.940 MM-18 HEADS ( BORDER ) FUNCTIONAL FEATURES : MEMORY : 450.000/STITCHES, COLOUR MONITOR, DOUBLE DISK DRIVE, UPPER AND UNDER THREAD DEDECTOR SINGLE FRAME ACCESSORIES TOTAL AMOUNT : USD 63,000.00 CIF CAT LAI PORT, HOCHIMINH CITY.

46A/DOCUMENTS REQUIRED ORIGINAL DOCUMENTS REQUIRED : ( ALL IN 3 UNLESS OTHERWISE INDICATED )

+SIGNED COMMERCIAL INVOICE

+FULL SET 3/3 OF ORIGINAL CLEAN ON BOARD OCEAN BILLS OF LADING SHOWING LC NUMBER AND ONE NON NEGOTIABLE COPY MADE OUT TO THE ORDER OF DONGA BANK SHOWING APPLICANT AS NOTIFY PARTY MARKED FREIGHT PREPAID

+FULL SET OF MARINE INSURANCE POLICY OR CERTIFICATE FOR 110 PCT OF INVOICE VALUE TO BE COVERED BY THE SHIPPER, BLANK ENDORSED, STIPULATING CLAIM PAYABLE IN HO CHI MINH CITY, VIETNAM COVERING INSTITUTE CARGO CLAUSES ( ALL RISKS ), INSTITUTE STRIKES, RIOTS AND CIVIL COMMOTIONS CLAUSES, INSTITUTE OF WAR CLAUSES

+SIGNED DETAILED PACKING LIST

+QUANTITY AND QUALITY INSPECTION CERTIFICATE ISSUED BY SGS.

47A/ADDITIONAL CONDITIONS

+ALL DRAFT(S) AND DOCUMENTS IN ENGLISH QUOTING THIS L/C NO.

+B/L DATED PRIOR TO THIS CREDIT NOT ACCEPTABLE

71B/CHARGES ALL CHARGES OUTSIDE VIETNAM AND REIMBURSEMENT CHARGES FOR BENEFICIARY’S ACCOUNT

48 /PERIOD FOR PRESENTATION DOCUMENTS TO BE PRESENTED WITHIN 07 DAYS AFTER THE DATE OF SHIPMENT BUT WITHIN THE VALIDITY OF THE CREDIT

49 /CONFIRMATION INSTRUCTIONS WITHOUT

78 /INSTRUCTIONS TO PAY/ACC/NEG BK

5

Page 6: Bai Thuyet Trinh Phan Loai Lc

Tiểu luận Thanh Toán Quốc Tế . ĐH23A4

+PAYMENT WILL BE EFFECTED AS PER NEGOTIATING BANK’S INSTRUCTIONS AFTER SHIPPING DOCUMENTS HAVE BEEN RECEIVED BY US IN STRICT COMPLIANCE WITH L/C TERMS AND CONDITIONS

+A DISCREPANCY FEE OF USD 50 WILL BE DEDUCTED FROM PROCEEDS FOR EACH SET OF DISCREPANT DOCUMENTS

+FORWARD DOCUMENTS TO US IN TWO LOTS, FIRST BY DHL AND SECOND BY REGISTERED AIRMAIL

+THE REIMBURSEMENT UNDER THIS CREDIT, IF APPLICABLE, IS SUBJECT TO THE URR, ICC PUBLICATION NO. 725

57D/ADVISE THRU BANK – NAME / ADDR

INDUSTRIAL AND COMMERCIAL BANK OF CHINA (ZHEJIANG PROVINCIAL BRANCH), HANGZHOU CN.

1. Nội dung L/C theo điện MT700/701 - Issue of Documentary Credit (Phát hành thư tín dụng)

Loại điện 700 được gởi từ ngân hàng phát hành tới ngân hàng thông báo. Điện 700 được sử dụng để chỉ ra các điều khoản của một thư tín dụng do ngân hàng phát hành tạo ra.

Khi thư tín dụng vượt quá độ dài cho phép của mẫu điện 700, thì được chuyển sang một hoặc một số mẫu điện 701 (tối đa là ba điện 701 được sử dụng để phát hành một thư tín dụng)

6

Page 7: Bai Thuyet Trinh Phan Loai Lc

Tiểu luận Thanh Toán Quốc Tế . ĐH23A4

7

Status Tag Field Name Content/Option

M 27 Squence of Total 1n/1n

M 40A Form of Documentary Credit 24x

M 20 Documentary Credit Number 16x

O 23 Preference to Pre-Advice 16x

O 31C Date of Issue 6n

M 31D Date and Place of Expiry 6n29x

O 51D Applicant Bank A or D

M 50 Applicant 4*35x

M 59 Beneficiary [/34x]4*35x

M 32B Currency Code, Amount 3a15number

O 39A Percentage Credit Amount Tolerance

2n/2n

O 39B Maximun Credit Amount 13x

O 39C Additional Amounts Coverred 4*35x

M 41D Available with… By… A or D

M 40E Application Rules A or D

O 42C Drafts at… 3*35x

O 42D Drawee A or D

O 42M Mixed Payment Details 4*35x

O 42P Deferred Payment Details 4*35x

O 43P Partial Shipments 1*35x

O 43T Transhipment 1*35x

O 44A Loading on Board/ Dispatch/taking in Charge at/ from…

1*65x

O 44B For Transportation to… 1*65x

O 44C Lastest Date of Shipment 6n

O 44D Shipment Period 6*65x

O 45A Description of Goods and/or Services

100*65x

O 46A Documents Required 100*65x

O 47A Additional Conditions 100*65x

Page 8: Bai Thuyet Trinh Phan Loai Lc

Tiểu luận Thanh Toán Quốc Tế . ĐH23A4

M = mandatory, O = Optional.

MT700:

Status Tag Field Name Content/Option

M 20 Documentary credit number 16x

O 23 Issuing bank's reference 16x

O 31C Date of issue 6n

M 31D Date and place of expiry 6n29x

M 32B Currency code amount 3a15number

O 39B Maximum credit amount 13x

M 40A Form of documentary credit 24x

M 40E Applicable rules A or D

M 41D Available with...   by... A or D

O 42C Drafts at 3*35x

O 42D Drawee - name and address A or D

O 43P Partial shipments 1*35x

O 43T Transhipments 1*35x

O 44A Place of taking in charge/dispatch from place of receipt

1*65x

O 44E Port of loading/airport of departure

O 44F Port of discharge/Airport of destination

O 44B Place of final destination/for transportation to/Place of delivery

1*65x

O 44C Latest date of shipment 6n

O 45A Description of goods and services 100*65x

8

Page 9: Bai Thuyet Trinh Phan Loai Lc

Tiểu luận Thanh Toán Quốc Tế . ĐH23A4

O 46A Documents required 100*65x

O 47A Additional conditions 100*65x

O 48 Period of presentation 4*35x

M 49 Confirmation instructions 7x

M 50 Applicant 4*35x

O 50B Non-Bank Issuer

O 52A Issuing bank

O 57D Advise through bank A, B or D

M 59 Beneficiary [/34x]4*35x

O 71B Charges 6*35x

O 72 Sender to receiver information 6*35x

O 78 Instruction to pay/accept/negot. bank

12*65x

Khi nội dung L/C dài, vượt quá dung lượng cho phép của một bức điện, thì phần nội dung vượt trội của L/C phải được truyền bằng một hoặc một số (tối đa là 3) bức điện bổ sung theo mẫu MT 701 như sau:

Status Tag Field Name Content/Option

M 37 Squence of Total 1n/1n

M 20 Documentary Credit Number 16x

O 45B Description of Goods and/or Services

100*65x

O 46B Documents Required 100*65x

O 47B Additional Conditions 100*65x

Các quy tắc của các trường điều kiện của MT 700/701:

9

Page 10: Bai Thuyet Trinh Phan Loai Lc

Tiểu luận Thanh Toán Quốc Tế . ĐH23A4

Hoặc trường 39A hoặc trường 39B có thể được thể hiện nhưng không được thể hiện đồng thời cả hai.

Trường 42C và trường 42D phải thể hiện đồng thời, nếu sử dụng.

Hoặc trường 42C và trường 42D thể hiện đồng thời; hoặc chỉ thể hiện trường 42C; hoặc chỉ thể hiện trường 42D, các cách thể hiện khác là không được phép.

Hoặc thể hiện trường 44C, hoặc thể hiện trường 44D, nhưng không được thể hiện đồng thời cả hai trường.

Độ dài tối đa của bức điện nạp vào là 10.000 ký tự và đầu ra là 10.600 ký tự.

2. Quy tắc sử dụng các trường trong bức điện MT700/MT701

Field 40A: Form of Documentary Credit.

Trường này thể hiện loại L/C. Phải thể hiện loại L/C theo một trong các loại L/C sau:

- IRREVOCABLE

- REVOCABLE

- IRREVOCABLE TRANSFERABLE

- REVOCABLE TRANSFERABLE

- IRREVOCABLE STANDBY

- REVOCABLE STANDBY

Field 20: Documentary Credit Number.

Thể hiện số L/C do NHPH ấn định. Tất cả các L/C đều phải có số hiệu riêng của nó, nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi thư từ, điện tín trong việc thực hiện L/C, hoặc để ghi vào các chứng từ liên quan trong bộ chứng từ thanh toán L/C.

Field 23: Reference to Pre-Advice.

Nếu một L/C được phát hành bằng MT700 và đã được thông báo sơ bộ trước đó, thì trường này phải bao gồm từ “PREADV” tiếp theo là dấu “/” và tham chiếu của Thông báo sơ bộ(ví dụ, ngày, tháng, năm).

Ví dụ: Field 20: Preadv/070715.

Field 31C: Date of Issue.

Thể hiện ngày ngân hàng phát hành L/C. Nếu trường này để trống, thì ngày bức điện được truyền đi được xem là ngày phát hành L/C.

Field 31D: Date and place of Expiry.

Thể hiện ngày muộn nhất và địa điểm mà tại đó chứng từ có thể được xuất trình.

Field 51D: Applicant bank.

Thể hiện ngân hàng phục vụ người mở trong trường hợp ngân hàng này không phải là NHPH.

Field 50: Applicant.

10

Page 11: Bai Thuyet Trinh Phan Loai Lc

Tiểu luận Thanh Toán Quốc Tế . ĐH23A4

Thể hiện người mở L/C.

Field 59: Benificiary.

Thể hiện người thụ hưởng L/C.

Field 32B: Currency Code, Amount.

Thể hiện ký hiệu tiền tệ và trị giá của L/C. Thông tin cụ thể liên quan đến giá trị L/C phải được thể hiện tại Field 39A, Field 39B, hoặc Field 39C.

Field 39A: Percentage Credit Amount Tolerance.

Thể hiện dung sai liên quan đến trị giá của L/C bằng tỷ lệ % +/-.

Field 39B: Maximum Credit Amount.

Thể hiện trị giá tối đa của L/C. Tại đây, phải thể hiện một trong số các phương án sau:

-UP TO

-MAXIMUM

-NOT EXCEEDING

Field 39C: Additional Amounts Covered

Thể hiện các giá trị tăng cho người thụ hưởng theo quy định của L/C như: Phí bảo hiểm, cước phí vận chuyển, lãi suất,…

Field 41D: Available With…by…

Thể hiện ngân hàng mà tại đó L/C có giá trị (địa điểm xuất trình). Tại trường này phải thể hiện một trong các phương án sau:

-BY PAYMENT

-BY ACCEPTANCE

-BY NEGOTIATION

-BY DEF PAYMENT

-BY MIXED PAYMENT

Field 40E: Applicable Rules.

Thể hiện quy tắc áp dụng điều chỉnh giao dịch L/C.

VD: UCP LASTEST VERSION/OTHER.

Field 42C: Drafts at…

Thể hiện thời hạn của hối phiếu theo L/C.

Field 42D: Drawee.

Thể hiện người trả tiền hối phiếu. Người trả tiền hối phiếu phải là một ngân hàng.Nếu yêu cầu hối phiếu ký phát đòi tiền người mở L/C, thì hối phiếu được xem là chứng từ thuộc trường 46D.

Field 42M: Mixed Payment Details.

11

Page 12: Bai Thuyet Trinh Phan Loai Lc

Tiểu luận Thanh Toán Quốc Tế . ĐH23A4

Thể hiện các ngày trả tiền, các trị giá và/hoặc cách thức xác định chúng đối với L/C quy định trả tiền hỗn hợp.

Field 42P: Deferred Payment Details.

Thể hiện ngày trả tiền hoặc cách thức xác định nó đối với L/C chỉ quy định trả chậm.

Field 43P: Partial Shipments.

Thể hiện có cho phép hay không cho phép giao hàng từng phần.

Field 43T: Transhipment.

Thể hiện có cho phép chuyển tải hay không.

Field 44A: Loading on Board/Dispatch/Taking in Charge at/from…

Thể hiện địa điểm gửi hàng hoặc nhận hàng hoặc bốc hàng lên tàu.

Field 44B: For Transportation to…

Thể hiện địa điểm hàng đến cuối cùng.

Field 44C: Lastest Date of Shipment.

Thể hiện ngày muộn nhất phải gửi hàng/ nhận hàng/ hoặc bốc hàng lên tàu.

Field 44D: Shipment Period.

Thể hiện khoảng thời gian gửi hàng/ nhận hàng hoặc bốc hàng lên tàu.

Field 45A: Description of Goods and/or Services.

Thể hiện việc mô tả hàng hóa. Các điều kiện cơ sở giao hàng như FOB, CFR, CIF,… phải thể hiện.

Field 46A: Documents Required.

Thể hiện các chứng từ mà L/C yêu cầu xuất trình. Nếu ngày phát hành chứng từ vận tải chậm nhất được yêu cầu, thì ngày này phải quy định tại chứng từ liên quan ở trường này.

Field 47A: Additional Conditions.

Thể hiện các điều kiện khác mà L/C yêu cầu.

Field 71B: Charges.

Chỉ được sử dụng để thể hiện các chi phí mà người thụ hưởng chịu. Nếu không ghi gì, nghĩa là mọi chi phí (trừ phí chiết khấu và phí chuyển nhượng) do người mở L/C chịu.

Field 48: Period for Presentation.

Thể hiện khoảng thời gian bằng số ngày tính từ sau ngày giao hàng, bộ chứng từ phải được xuất trình để được trả tiền, chấp nhận, hoặc chiết khấu. Nếu trường này để trống, nghĩa là khoảng thời gian xuất trình là 21 ngày sau ngày giao hàng.

Field 49: Confirmation Instructions.

12

Page 13: Bai Thuyet Trinh Phan Loai Lc

Tiểu luận Thanh Toán Quốc Tế . ĐH23A4

Thể hiện chỉ thị xác nhận L/C đối với ngân hàng nhận điện. Một trong số các phương án sau đây phải được thể hiện:

- CONFIRM

- MAY ADD

- WITHOUT

Field 53D: Reimbursing Bank.

Ngân hàng bồi hoàn.

Field 78: Instruction to the Paying/Accepting/Negotiating Bank.

Chỉ thị cho ngân hàng Thanh toán/Chấp nhận/Chiết khấu.

Field 57D: “Advise Through” Bank.

Field 72: Sender to Receiver Information.

3. Ví dụ về phát hành L/C qua Swift:

Công ty ABC tại Việt Nam nhập khẩu máy vi tính từ công ty XYZ tại Mỹ. Công ty ABC yêu cầu ngân hàng của mình mở một L/C cho công ty XYZ.

Ngân hàng của công ty ABC là Vietcombank, ngân hàng của công ty XYZ là Citibank.

Ngoài những thông tin trên, L/C còn bao gồm những thông tin dưới đây:

-Loại L/C: Không thể hủy ngang.

-Luật áp dụng: UCP bản dịch mới nhất.

-Số hiệu L/C: ABC 123456.

-Ngày phát hành: 17/5/2007

-Ngày đáo hạn: 30/7/2007.

-Địa điểm xuất trình chứng từ: tại nước của người thụ hưởng.

-Giá trị L/C: 50,000USD.

-Thời hạn của hối phiếu theo L/C: ngay khi thấy 100% giá trị hóa đơn.

-Người trả tiền hối phiếu: ngân hàng phát hành.

-Địa điểm gửi hàng/nhận hàng hoặc bốc hàng lên tàu: US Port.

-Địa điểm hàng đến cuối cùng: Vietnamese Port.

-Ngày gửi hàng muộn nhất: 31/06/2007

-Khoảng thời gian bốc hàng lên tàu: 1 tuần.

-Ngân hàng thông báo: Hongkong & Shanghai Bank.

- Ngân hàng mà tại đó L/C có giá trị: bất kỳ ngân hàng nào bằng hình thức chiết khấu.

- Mô tả hàng hóa: 100 máy tính Blizzard K-99T

13

Page 14: Bai Thuyet Trinh Phan Loai Lc

Vietcombank

“Advise Throungh” BankCiti Bank

Benificiary

XYZ Company US

ABC Company VietNam

Applicant

Vietcombank

Sender(Issuing Bank)

HSBC

Receiver(Advising Bank)

Tiểu luận Thanh Toán Quốc Tế . ĐH23A4

Điều kiện cơ sớ giao hàng: FOB, Newyork.

- Các chứng từ yêu cầu xuất trình:

2 bản gốc của hóa đơn thương mại đã được ký.

2 bản gốc của danh sách đóng gói.

Trọn bộ vận đơn đường biển được ủy thác theo lệnh của ngân hàng Vietcombank, cước phí vận chuyển trả sau.

-Chứng từ phải được xuất trình trong vòng 21 ngày sau ngày gửi hàng nhưng không muộn hơn ngày giá trị L/C.

-Chỉ thị xác nhận: không.

-Giao hàng từng phần và chuyển tải: Được phép.

-Điều khoản khác:

+ Bảo hiểm do người xin mở L/C chịu trách nhiệm.

+ Nếu chứng từ được xuất trình để chiết khấu hoặc thanh toán 15 ngày sau ngày đáo hạn L/C thì phải chịu phí là 75 USD mỗi cái.Phí sẽ được tính vào tài khoản của người thụ hưởng.

Quy trình nghiệp vụ:

Mẫu L/C mở bằng Swift:

SWIFT HEADER

SWIFT NUMBER: 210106050226

1:FIN MESSAGE/SESSION/OSN: 2571 994446

2:OUTPUT MESSAGE TYPE: MT700

INPUT TIME/DATE: 20:46 17/05/07

OUTPUT TIME/DATE: 08:00 18/05/07

SENDER: XXXXXX

VIETCOMBANK (HEAD OFFICE) HOCHIMINH

RECEIVER: YYYYYY

CITYBANK (HEAD OFFICE) NEWYORK.

SWIFT TEXT

MT 700 ISSUE OF A DOCUMENTARY CREDIT

14

57D 5950 S700

R

Page 15: Bai Thuyet Trinh Phan Loai Lc

Tiểu luận Thanh Toán Quốc Tế . ĐH23A4

40A: FORM OF DOCUMENTARY CREDIT: IRREVOCABLE.

20: DOCUMENTARY CREDIT NUMBER: ABC123456.

31C: DATE OF ISSUE: MAY 17, 2007.

40E: APPLICABLE RULES: UCP LASTEST VERSION

31D: EXPIRY DATE AND PLACE: JULY 30, 2007 IN COUNTRY OF BENEFICIARY.

50: APPLICANT: ABC COMPANY VIETNAM

59: BENEFICIARY :XYZ COMPANY USA

32B: CURRENCY CODE AND AMOUNT: USD 50,000.00

39B: MAXIMUM CREDIT AMOUNT: NOT EXCEEDING FIFTY THOUSAND DOLLARS (USD 50,000.00)

41A: AVAILABLE WITH/BY: ANY BANK BY NEGOTIATION.

42C: DRAFTS AT: AT SIGHT FOR FULL INVOICE VALUE.

42A: DRAWEE: ISSUING BANK.

43P: PARTIAL SHIPMENTS: ALLOWED.

43T: TRANSSHIPMENT: ALLOWED.

44A: LOADING ON BOARD/DISPATCH/TAKING FROM: US PORT VIA NEWYORK CITY

44B: FOR TRANSPORT TO: HOCHIMINH CITY VIA VIETNAMESE PORT

44C: LATEST DATE OF SHIPMENT: JUNE 31, 2007.

44D: SHIPMENT PERIOD:ONE WEEK.

45A: GOODS DESCRIPTION:100 BLIZZARD COMPUTER MODEL K-99T, FOB NEWYORK.

46A: DOCUMENTS REQUIRED:

-ORIGINAL SIGNED COMMERCIAL INVOICE IN DUPLICATE

- ORIGINAL PACKING LIST IN DUPLICATE

-FULL SET CLEAN ON BOARD MARINE BILL OF LADING CONSIGNED TO THE ORDER OF FIRST UNION NATIONAL BANK, MARKED FREIGHT COLLECT AND NOTIFY ABC COMPANY VIETNAM

47A: ADDITIONAL CONDITIONS:

+INSURANCE TO BE EFFECTED BY APPLICANT.

+IF DOCUMENTS ARE PRESENTED FOR NEGOTIATION/PAYMENT 15 DAYS AFTER THE EXPIRATION OF THE L/C. THIS WILL BE SUBJECT TO A POST EXPIRATION CHARGES OF USD 75.00 EACH. A USD 60.00 DISCREPANCY FEE WILL BE DEDUCTED FROM EACH PRESENTATION OF DISCREPANT DOCUMENTS UNDER THIS DOCUMENTARY CREDIT. THIS CHARGE SHALL BE FOR THE ACCOUNT OF BENEFICIARY.

15

Page 16: Bai Thuyet Trinh Phan Loai Lc

Tiểu luận Thanh Toán Quốc Tế . ĐH23A4

71B: DETAILS OF CHARGES:ALL CHARGES TO BENEFICIARY.

48: PRESENTATION PERIOD: DOCUMENT TO BE PRESENTED WITHIN 21 DAYS AFTER DATE OF SHIPMENT BUT NOT LATER THAN TH VALIDITY OF THE CREDIT.

49: CONFIRMATION INSTRUCTIONS: WITHOUT.

THIS CREDIT IS SUBJECT TO UCP DC 2007. REVISION ICC PUBLICATION NO 600.

III. PHÂN LOẠI L/C:

1. CÁC LOẠI L/C CƠ BẢN:

1.1 Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable L/C)

Là một loại L/C mà mở L/C và tổ chức nhập khẩu có thể bổ sung, sửa đổi hoặc hủy bỏ bất kỳ lúc nào mà không cần báo trước cho người hưởng lợi L/C.

Loại thư tín dụng có thể hủy ngang ít được sử dụng, bởi vì L/C có thể hủy bỏ chỉ là lời hứa trả tiền chứ không phải là sự cam kết

1.2 Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrecovable L/C)

Là một loại thư tín dụng mà Ngân hàng mở L/C phải chịu trách nhiệm thanh toán tiền cho tổ chức xuất khẩu trong thời gian hiệu lực của L/C, không có quyền đơn phương tự ý sửa đổi hay hủy bỏ thư tín dụng đó.

Loại L/C không thể hủy bỏ bảo đảm quyền lợi cho bên xuất khẩu và hiện nay đang được sử dụng phổ biến

Nếu L/C không ghi là hủy hay không được hủy bỏ, thì nó là không thể hủy bỏ (Điều 3 UCP 600-ICC 2006)

1.3 L/C không hủy ngang có xác nhận:

Là L/C không thể hủy bỏ

Theo yêu cầu của NHPH , một ngân hàng khác xác nhận trả tiền cho L/C này.

Trách nhiệm trả tiền L/C của NHXN là giống như NHPH do đó NHPH phải trả phí xác nhận và thường phải ký quỹ tại NHXN. Tỷ lệ ký quỹ có thể lên tới 100% trị giá của L/C.

2. CÁC LOẠI L/C ĐẶC BIỆT: bao gồm 6 loại LC , cụ thể như sau:

2.1. L/C tuần hoàn (Revolving Letter of Credit):

2.1.1 Khái Niệm:

L/C tuần hoàn là L/C không thể hủy ngang mà sau khi đã sử dụng hết giá trị của nó, hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại tự động có giá trị như cũ và tiếp tục được sử dụng một cách tuần hoàn trong một thời hạn nhất định cho đến khi tổng giá trị hợp đồng được thực hiện.

16

Page 17: Bai Thuyet Trinh Phan Loai Lc

Tiểu luận Thanh Toán Quốc Tế . ĐH23A4

2.1.2 Đặc điểm :

Thư tín dụng tuần hoàn là một cam kết từ phía ngân hàng phát hành phục hồi lại giá trị ban đầu của thư tín dụng sau khi nó đã được sử dụng.

Số lần phục hồi và khoảng thời gian còn hiệu lực phải được quy định trong L/C.

Tín dụng tuần hoàn có thể được tích lũy hoặc không.

Trường hợp L/C tuần hoàn tích lũy, số tiền đã sử dụng có thể được thêm vào cho lần giao hàng kế tiếp.

Trường hợp tín dụng tuần hoàn không tích lũy, những khoản tiền từng phần không được sử dụng sau khi đã hết thời hạn hiệu lực.

Tín dụng tuần hoàn thường được sử dụng trong các trường hợp người mua muốn hàng hóa được giao từng phần tại những thời điểm quy định (hợp đồng giao hàng nhiều lần).

Thông thường có 3 cách tuần hoàn:

Tuần hoàn tự động : L/C sau tự động có giá trị như cũ mà không cần có sự thông báo cả NHPH cho nhà xuất khẩu biết.

Tuần hoàn bán tự động : Nếu sau một số ngày nhất định kể từ ngày L/C hết hạn hiệu lực hoặc đã sử dụng hết mà NHPH không có ý kiến gì thì L/C kế tiếp tự động có giá trị như cũ.

Tuần hoàn hạn chế : chỉ khi nào NHPH thông báo cho người bán thì L/C kế tiếp mới có hiệu lực.

2.2 L/C đối ứng (Reciprocal L/C):

2.2.1 Khái niệm:

Là loại thư tín dụng chỉ có hiệu lực thanh toán cho người thụ hưởng sau khi đã có một thư tín dụng khác của bên đối tác cũng đã được mở ra. Trong hai L/C sẽ có một L/C mở trước phải ghi: “L/C chỉ có hiệu lực khi người hưởng lợi đã mở một L/C đối ứng cho người mở L/C này hưởng”. Trong L/C đối ứng phải ghi câu: “L/C này đối ứng với L/C số…. mở ngày…tại ngân hàng…”

Khác với những L/C thông thường được thanh toán/chấp nhận thanh toán khi chứng từ xuất trình phù hợp, L/C đối ứng là L/C thanh toán có điều kiện. Điều kiện thanh toán điển hình của L/C đối ứng thường được NHPH quy định tương tự như sau: “Đây là L/C đối ứng với L/C số … ngày …. được phát hành bởi Ngân hàng….. Khi nhận được chứng từ phù hợp, chúng tôi (NHPH) sẽ chấp nhận hối phiếu/chứng từ và sẽ thực hiện thanh toán hối phiếu/chứng từ đáo hạn chỉ sau khi nhận được đầy đủ tiền hàng theo L/C số ……….. ngày …… do Ngân hàng ……. phát hành”.

2.2.2 Đặc điểm:

L/C này được sử dụng trong giao dịch hàng đổi hang (mua nguyên vật liệu bán lại thành phẩm) và gia công ở hai nước khác nhau. Cả 2 bên đều là người mua, người bán của nhau. Người mở L/C này là người hưởng lợi L/C kia và ngược lại.

17

Page 18: Bai Thuyet Trinh Phan Loai Lc

Tiểu luận Thanh Toán Quốc Tế . ĐH23A4

Đặc điểm nổi bật của L/C này là điều khoản thanh toán.

Đảm bảo quyền lợi cho người gia công vì sản phẩm làm ra có đặc điểm riêng do người đặt hàng qui định, nên chỉ có người đặt hàng tiêu thụ sử dụng.

L/C đối ứng phổ biến ở các nước Châu Á. Ở các nước khác đã từ lâu không sử dụng L/C này, song ở Việt Nam L/C này vẫn còn được sử dụng đặc biệt trong quan hệ gia công tái xuất vì nó giúp các nhà kinh doanh Việt Nam có thể gia công hàng xuất khẩu mà không cần vốn.

2.3. L/C chuyển nhượng (Transferable L/C):

2.3.1 Khái niệm:

L/C chuyển nhượng là L/C không hủy ngang, theo đó người hưởng lợi thứ nhất chuyển nhượng một phần hay toàn bộ nghĩa vụ thực hiện L/C cũng như quyền đòi tiền mà mình có được cho những người hưởng lợi thứ hai, mỗi người hưởng lợi thứ hai nhận cho mình một phần của thương vụ.

2.3.2 Đặc điểm: Chịu sự điều chỉnh của điều 38 UCP 600.

Khái niệm chuyển nhượng trong L/C chuyển nhượng bao gồm chuyển nhượng quyền thực hiện L/C và chuyển nhượng quyền được đòi chi trả tiền, tức quyền được ký phát hối phiếu đòi tiền theo L/C. Chỉ có người hưởng lợi thứ nhất hay một số người được chuyển nhượng của L/C mới có quyền ký phát hối phiếu đòi tiền theo L/C. Thông thường, người hưởng lợi thứ nhất là một người môi giới.

Một L/C chuyển nhượng chỉ được phép chuyển nhượng một lần.

Sự chuyển nhượng L/C phải được thực hiện theo L/C gốc. L/C đã chuyển nhượng phải phản ánh chính xác các điều kiện và điều khoản của L/C gốc bao gồm xác nhận (nếu có) ngoại trừ:

Số tiền của L/C.

Bất kỳ đơn giá nào trong L/C.

Ngày hết hạn hiệu lực.

Thời hạn xuất trình chứng từ hoặc ngày giao hàng chậm nhất hoặc thời hạn gửi hàng.

(Bất kỳ hay tất cả các ngoại trừ nêu trên có thể giảm hoặc bớt đi)

Ngân hàng chuyển nhượng là ngân hàng được chỉ định thực hiện chuyển nhượng L/C hoặc trong trường hợp L/C có giá trị tự do, là ngân hàng đích danh được ngân hàng ủy quyền chuyển nhượng và thực hiện chuyển nhượng. Ngân hàng phát hành có thể đồng thời là ngân hàng chuyển nhượng.

Nếu không có sự thỏa thuận nào khác vào lúc chuyển nhượng thì tất cả chi phí chuyển nhượng L/C (như phí hoa hồng, lệ phí, thủ tục phí hoặc chi phí) đều do người hưởng lợi ban đầu chịu.

18

Page 19: Bai Thuyet Trinh Phan Loai Lc

Tiểu luận Thanh Toán Quốc Tế . ĐH23A4

Việc chuyển nhượng L/C không có nghĩa là hợp đồng mua bán cũng được chuyển nhượng. Người hưởng lợi ban đầu vẫn là người chịu trách nhiệm chính với nhà nhập khẩu.

Người hưởng lợi thứ nhất có quyền thay thế hóa đơn và hối phiếu của người hưởng lợi thứ hai bằng của mình (nếu có) nhưng số tiền không được vượt quá quy định trong L/C. Và trên cơ sở thay thế như vậy thì người hưởng lợi thứ nhất có thể đòi tiền theo L/C số tiền chênh lệch (nếu có) giữa hóa đơn của mình và người hưởng lợi thứ hai.

Ưu thế trong thanh toán L/C chuyển nhượng:

Nó giúp người trung gian vẫn có thể cung cấp hàng cho nhà nhập khẩu khi không

có hoặc không đủ hàng hóa.

Rủi ro trong thanh toán L/C chuyển nhượng:

Người hưởng lợi thứ hai chịu nhiều rủi ro hơn. Họ chỉ nhận được tiền khi người

hưởng lợi thứ nhất khi người mua thanh toán. Vì vậy họ gánh chịu mọi rủi ro không những

về người mua và ngân hàng phát hành mà cả về người hưởng lợi thứ nhất và ngân hàng

chuyển nhượng.

2.4 .L/C giáp lưng (Back to back L/C):

2.4.1 Khái niệm:

L/C giáp lưng chỉ là một tên gọi được hiểu trên tổng thể của một giao dịch thương mại sử dụng hai L/C riêng biệt, cái sau dựa vào cái trước và được cái trước đảm bảo chứ trên cả hai L/C này đều không ghi tiêu đề như thế.

Sau khi nhận được L/C do người nhập khẩu mở cho mình hưởng, nhà xuất khẩu căn cứ vào nội dung L/C này và dùng chính L/C này để thế chấp mở một L/C khác cho người khác hưởng với nội dung gần giống như L/C ban đầu.

L/C được đem đi thế chấp gọi là L/C chủ hay L/C gốc (Master L/C hay Backing L/C); L/C sau gọi là L/C giáp lưng (Back to Back L/C) hay còn gọi là L/C đối, L/C phụ (Counter L/C or Subsidiary L/C); còn người xin mở L/C giáp lưng gọi là nhà trung gian.

2.4.2 Đặc điểm:

Giữa L/C chủ và L/C đối không có mối quan hệ pháp lý nào. Người mở L/C chủ không liên quan gì đến L/C đối, còn người thụ hưởng L/C đối cũng không liên quan gì đến L/C chủ.

Ngoài hối phiếu và hóa đơn ra, các chứng từ không ghi đơn giá và trị giá. Một số chứng từ (B/L, giấy giám định hàng hóa…) phải ghi dẫn chiếu số L/C gốc.

19

Page 20: Bai Thuyet Trinh Phan Loai Lc

Tiểu luận Thanh Toán Quốc Tế . ĐH23A4

Thông qua L/C giáp lưng người trung gian được hưởng khoản chênh lệch mà không cho người thụ hường L/C gốc biết đơn giá, trị giá và phần chênh lệch đó. Rất phù hợp mua bán trung gian.

L/C giáp lưng rất phức tạp, đòi hỏi sự kết hợp khéo léo và chính xác những điều kiện của L/C gốc và L/C giáp lưng, nhất là các vấn đề liên quan đến vận đơn và các chứng từ hàng hóa khác.

Tuy L/C gốc và L/C đối là tương đối giống nhau nhưng cũng có một số điểm khác biệt như:

Số tiền của L/C đối thường nhỏ hơn số tiền của L/C gốc. Số chênh lệch này bao gồm chi phí và phần thưởng cho nhà trung gian.

Đơn giá của L/C đối thường thấp hơn đơn giá của L/C gốc.

Số loại chứng từ của L/C đối thường nhiều hơn L/C gốc.

Thời hạn giao hàng của L/C đối phải sớm hơn L/C gốc.

L/C này được sử dụng khi:

L/C gốc thuộc loại không thể chuyển nhượng

Nhà cung cấp không đồng ý chuyển nhượng L/C vì nó không đảm bảo khả năng thanh toán.

Khi các chứng từ được yêu cầu xuất trình theo L/C gốc không thể khớp với L/C đối. Người trung gian muốn giấu tất cả các thông tin liên quan đến kiện hàng, người mua cuối cùng, nơi hàng đến và các thông tin về giá cả…

2.4.3 So sánh L/C chuyển nhượng và L/C giáp lưng:

Giống nhau:

- Người thụ hưởng L/C là nhà trung gian.

- Đều là L/C không được hủy ngang.

- Cho phép thay thế chứng từ của nhà trung gian trong việc xuất trình bộ chứng từ để

thanh toán.

- Phí chuyển nhượng (đối với L/C chuyển nhượng) hay phí mở L/C giáp lưng (L/C

đối) đều do người hưởng thụ đầu tiên chịu (trung gian)

Khác nhau:

L/C chuyển nhượng L/C giáp lưng

- Cho phép chuyển nhượng từ người

hưởng lợi ban đầu sang một hay nhiều

bên khác (theo yêu cầu của người

hưởng lợi thứ nhất).

- Là một L/C biệt lập được mở trên

cơ sở của L/C gốc (cùng điều kiện với

L/C gốc).

20

Page 21: Bai Thuyet Trinh Phan Loai Lc

Tiểu luận Thanh Toán Quốc Tế . ĐH23A4

- Một L/C duy nhất.

- Phải ghi rõ “Transferable L/C”

- Chịu sự điều chỉnh của điều 38 UCP

600.

- Ngân hàng chuyển nhượng chỉ có

nghĩa vụ chuyển nhượng, ko có nghĩa vụ

thanh toán.

- Những phần L/C chuyển nhượng

cho nhiều người không vượt quá tổng số

tiền L/C; có thể chuyển riêng rẽ nếu trong

L/C không ngăn cấm giao hàng riêng rẽ

và thanh toán từng phần. Ngày giao

hàng có thể sớm hơn.

- Hai L/C độc lập.

- Không cấn phải ghi rõ việc

chuyển nhượng.

- Không chịu sự điều chỉnh riêng

biệt nào trong UCP 600.

- Ngân hàng mở L/C đối có nghĩa

vụ thanh toán cho người xuất khẩu,

sau khi ngân hàng người nhập khẩu

thanh toán.

- Phức tạp phải thay đổi chứng từ

và phải phối hợp thời gian sao cho ăn

khớp với thời gian giao hàng.

5.L/C dự phòng (Standby L/C):

5.1 Khái niệm:

L/C dự phòng là một tín dụng chứng từ thể hiện nghĩa vụ của ngân hàng phát hành tới người thụ hưởng trong việc:

- Thanh toán lại khoản tiền mà người yêu cầu mở L/C dự phòng đã vay hoặc được ứng trước.

- Thanh toán khoản nợ của người mở L/C dự phòng.

- Bồi thường những thiệt hại do người yêu cầu mở L/C dự phòng không thực hiện nghĩa vụ của mình.

5.2 Đặc điểm:

Là cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành cho người hưởng lợi. Song khác với thư tín dụng truyền thống là phương tiện thanh toán của người mua cho người bán theo hợp đồng thương mại, thì thư tín dụng dự phòng chỉ được sử dụng để phòng ngừa phía đối tác vi phạm nghĩa vụ hoặc cam kết, gây hậu quả xấu cho người hưởng xuất trình được những bằng chứng nêu lên những điều kiện cam kết không được tôn trọng.Như vậy, thực chất thư tín dụng dự phòng giống như một thư bảo lãnh của

21

Page 22: Bai Thuyet Trinh Phan Loai Lc

Tiểu luận Thanh Toán Quốc Tế . ĐH23A4

ngân hàng. Riêng trong xuất nhập khẩu hàng hóa, thư tín dụng dự phòng là L/C mà trong đó ngân hàng mởi cam kết với người hưởng lợi (nhà nhập khẩu) là sẽ thanh toán lại cho họ trong trường hợp người xuất khẩu không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng theo L/C đã đề ra. Khoản tiền này bao gồm: tiền đặt cọc, tiền ứng trước, mọi khoản chi phí liên quan đến việc mở một thư tín dụng thương mại, và những chi phí khác cùng những thiệt hại mà người nhập khẩu phải gánh chịu do hậu quả của việc không cung cấp được hàng hóa của người xuất khẩu.

Chứng từ thanh toán đơn giản.

Áp dụng UCP 500 hoặc ISP 98.

6.L/C điều khoản đỏ(Red clause L/C):

6.1 Khái niệm:

Là lọai L/C có điều kiện cho phép người hưởng được nhận một khoản tiền trước khi giao hàng trên cơ sở hối phiếu trơn hay hối phiếu kèm chứng từ chứng minh rằng đã có hàng để giao như biên lai kho hàng (warrant hay warehouse‘receipt), biên lai của người giao nhận (forwarder ‘s receipt ).

6.2 Đặc điểm:

Số tiền ứng trước tính theo tỉ lệ phần trăm so với giá trị L/C. Số tiền này được thực hiện theo yêu cầu của người mở L/C và có thể sử dụng không đúng mục đích. Chứng từ do nhà xuất khẩu xuất trình có thể không phù hợp hoặc người xuất khẩu không hoàn thành được việc sản xuất hàng hóa mà cũng không hoàn lại tiền ứng trước cho ngân hàng.

Ví dụ: Người xuất khẩu được ứng trước 50% giá trị của L/C, bằng xuất trình hối phiếu đòi tiền, kèm theo cam kết các chứng từ giao hàng sẽ được xuất trình qua ngân hàng chiết khấu trong một thời hạn hiệu lực cho phép.

Để tăng thêm cho khoản tiền ứng trước các bên có thể thỏa thuận về việc phát hành L/C điều khoản đỏ có đảm bảo, còn gọi là tín dụng điều khoản xanh – nghĩa là bên cạnh các chứng từ như ví dụ trên, người hưởng lợi còn phải xuất trình thêm thư bảo lãnh của một ngân hàng, hoặc giấy nhập kho chứng minh việc hàng tập kết chuẩn bị giao cho mua. Điều khoản ứng trước này phải được người yêu cầu mở L/C qui định cụ thể và chịu trách nhiệm đối với ngân hàng phát hành L/C về điều khoản đỏ.

Hiện nay L/C điều khoản đỏ được sử dụng rộng rãi trong thanh toán xuất nhập khẩu, đặc biệt là đối với hàng hóa nông, lâm sản. với hình thức này bên bán nhận được một số tiền trước khi giao hàng từ 10% - 25%... tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa hai bên nhằm giảm khó khăn về tài chính, chuẩn bị hàng xuất khẩu và có thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định.

Đối với bên mua L/C điều khoản đỏ buộc họ phải mở L/C tương đối sớm, trước khi giao hàng, chịu chi phí và rủi ro về việc ứng trước tiền, nhưng đổi lại họ được bù đắp bằng giá hàng thấp hơn và ổn định được nguồn hàng nhập, đặc biệt khi giá quốc tế biến động bất lợi.

22

Page 23: Bai Thuyet Trinh Phan Loai Lc

Tiểu luận Thanh Toán Quốc Tế . ĐH23A4

Đối với ngân hàng ứng trước tiền L/C theo điều khoản đỏ chính là khoản vay ứng trước tiền hàng xuất khẩu.

Có thể phân thành 2 loại:

Thư tín dụng điều khoản đỏ có bảo đảm: theo phương thức này, để nhận được khoản tiền ứng, người hưởng lợi phải xuất trình thư bảo lãnh của NH phục vụ mình.

Thư tín dụng điều khoản đỏ không có bảo đảm: có nghĩa là số tiền ứng trước không được NH phát hành hay người yêu cầu mở thư bảo đảm. Do vậy việc ứng trước sẽ chỉ được thực hiện khi người hưởng lợi trình xuất hóa đơn với sự cam kết thực hiện nghĩa vụ giao hàng của họ.

Điểm khác nhau giữa L/C điều khoản đỏ và L/C dự phòng:

L/C điều khoản đỏ L/C dự phòng

- Được áp dụng trong trường hợp 2 bên

tin tưởng lẫn nhau.

- Bảo vệ quyền lợi cho nhà xuất khẩu

bằng cách NH phát hành sẽ chuyển tiền

hoặc ủy quyền cho NH thông báo để thực

hiện ứng trước một số tiền nhất định cho

nhà XK trước khi giao hàng.

- Nhà nhập khẩu phải mở L/C tương đối

sớm trước khi giao hàng, chịu chi phí và rủi

ro về việc ứng trước tiền, nhưng bù lại nhà

NK sẽ mua được hàng giá thấp hơn và ổn

định được nguồn hàng nhập. Rủi ro trong

thanh toán L/C điều khoản đỏ là nhà XK

không hoàn thành được việc giao hàng mà

cũng không hoàn lại được tiền ứng trước.

Ngoại trừ L/C điều khoản đỏ có bảo đảm.

- Thực chất là thực hiện một khoản tín

dụng thương mại

- Được áp dụng trong trường hợp 2

bên không hoặc ít tin tưởng lẫn nhau.

- Bảo vệ quyền lợi cho nhà nhập

khẩu trong trường hợp nhà xuất khẩu

đã nhận được L/C, tiền đặt cọc và tiền

ứng trước nhưng không hoàn thành

nghĩa vụ giao hàng.

- Nhà NK yêu cầu NH phục vụ nhà

XK mở L/C dự phòng buộc ngân hàng

này sẽ cam kết hoàn trả lại số tiền đặt

cọc, tiền ứng trước, chi phí mở L/C và

mọi chi phí khác gây thiệt hại cho nhà

NK nếu nhà XK không giao hàng.

- Thực chất là một thư bảo lãnh của

ngân hàng

23

Page 24: Bai Thuyet Trinh Phan Loai Lc

Tiểu luận Thanh Toán Quốc Tế . ĐH23A4

24