12
1 BÀI PHÂN TÍCH CÁC VẤN ĐỀ Bài 37. CÁC ĐẶC TRƢNG CƠ BẢN CA QUN THSINH VT ---------- Cu trúc logic ca bài I. Tlgii tính 1. Khái nim - Khái nim - Phân loi 2. Các nhân tảnh hƣởng 3. Ý nghĩa II. Nhóm tui 1. Khái nim tui - Tui sinh lí - Tui sinh thái - Tui qun th2. Nhóm tui - 3 nhóm tui - 3 dng tháp tui 3. Các nhân tảnh hƣởng 4. Ý nghĩa III. Phân bcá thca qun th1. Phân btheo nhóm - Đặc điểm - Ý nghĩa 2. Phân bđồng đều - Đặc điểm - Ý nghĩa 3. Phân bngu nhiên - Đặc điểm - Ý nghĩa

Bai37 sh12

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bai37 sh12

1

BÀI PHÂN TÍCH CÁC VẤN ĐỀ

Bài 37. CÁC ĐẶC TRƢNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT

----------

Cấu trúc logic của bài

I. Tỉ lệ giới tính

1. Khái niệm

- Khái niệm

- Phân loại

2. Các nhân tố ảnh hƣởng

3. Ý nghĩa

II. Nhóm tuổi

1. Khái niệm tuổi

- Tuổi sinh lí

- Tuổi sinh thái

- Tuổi quần thể

2. Nhóm tuổi

- 3 nhóm tuổi

- 3 dạng tháp tuổi

3. Các nhân tố ảnh hƣởng

4. Ý nghĩa

III. Phân bố cá thể của quần thể

1. Phân bố theo nhóm

- Đặc điểm

- Ý nghĩa

2. Phân bố đồng đều

- Đặc điểm

- Ý nghĩa

3. Phân bố ngẫu nhiên

- Đặc điểm

- Ý nghĩa

Page 2: Bai37 sh12

2

IV. Mật độ cá thể của quần thể

1. Khái niệm

2. Các nhân tố ảnh hƣởng

3. Ý nghĩa

Trọng tâm của bài

Các đặc trưng cơ bản của QT và ý nghĩa của việc nghiên cứu các đặc trưng đó

Phương pháp giảng dạy các thành phần kiến thức

- Đặt vấn đề:

Bài trước chúng ta đã biết các dấu hiệu để nhận biết một quần thể là gì. Vậy thì, dựa

vào đâu để có thể phân biệt các quần thể khác nhau? GV đưa ra hình ví dụ về 3 QT: 2

QT gà khác nhau và 1 QT ngựa vằn.

Những dấu hiệu phân biệt 3 QT trên là: số lượng cá thể, tỉ lệ giới tính, thành phần

nhóm tuổi,… Dấu hiệu để phân biệt QT này với QT khác được gọi là đặc trưng của

QT. Vậy, QT có các đặc trưng cơ bản nào? Những đặc trưng này bị các yếu tố nào chi

phối? Và người ta nghiên cứu những đặc trưng đó nhằm mục đích gì? Chúng ta sẽ

cùng trả lời những câu hỏi đó qua bài học 37 và 38 - Các đặc trưng cơ bản của quần

thể sinh vật.

- Nội dung:

Nội dung Phƣơng pháp

I. Tỉ lệ giới tính

1. Khái niệm

Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá

thể đực và số lượng cá thể cái trong QT.

VD:

- Ngỗng, vịt có tỉ lệ giới tính 3:2

- Gà, hươu, nai có tỉ lệ giới tính là 1:2

hoặc 1:3, đôi khi 1:10

Đa số các loài sinh vật sinh sản hữu tính

có tỉ lệ giới tính là 1:1

SGK – hỏi đáp

Trực quan – hỏi đáp

(?) Tỉ lệ giới tính là gì? Cho VD minh

họa.

(?) Trên lý thuyết, tỷ lệ đực : cái thường là

1:1. Tại sao tỷ lệ đực : cái lý thuyết lại là

Page 3: Bai37 sh12

3

2. Các nhân tố ảnh hưởng

Tỉ lệ giới tính của QT chịu ảnh hưởng

bởi rất nhiều yếu tố của MTS, đặc điểm

sinh lí hoặc tập tính của loài, VD như:

- Tỉ lệ tử vong không đồng đều giữa cá

thể đực và cái

- Do điều kiện môi trường sống

- Do đặc điểm sinh sản của loài

- Do điều kiện sinh lí và tập tính của loài

- Do điều kiện dinh dưỡng của cá thể

1:1?

GV yêu cầu HS trình bày ví dụ cụ thể

quá trình hình thành giao tử ở người.

(Trong quá trình hình thành giao tử

(người):

- Giới đực: cho 2 loại giao tử có chứa

NST X, Y tỉ lệ bằng nhau: X=Y=50%

- Giới cái: cho 1 loại giao tử chứa NST X

Khi thụ tinh: tỉ lệ đực cái sẽ là 50% XX:

50% XY)

GV: Trong quá trình sống, tỉ lệ lý thuyết

1:1 này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng

loài, từng thời gian và điều kiện sống,…

(?) Có những lý do nào có thể làm cho tỷ

lệ giới tính trong QT khác 1:1?

GV đưa một số ví dụ về sự thay đổi tỉ lệ

giới tính ở một số quần thể và yêu cầu HS

chỉ ra được nguyên nhân dẫn đến sự thay

đổi này. (QT ngỗng, QT hươu, QT rùa

Chrysemys picta, QT cây thiên nam tinh)

GV cho HS hình thể hiện tỉ lệ giới tính

khi sinh của con người ở từng quốc gia

trên thế giới.

(?) Tỷ lệ giới tính của QT người Việt

Nam (2011) khoảng bao nhiêu?

(1,117)

Page 4: Bai37 sh12

4

3. Ý nghĩa

Tỉ lệ giới tính của QT là đặc trưng quan

trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của QT

trong điều kiện môi trường thay đổi.

Ứng dụng trong chăn nuôi: Người ta có

thể tính toán một tỉ lệ các con đực và cái

phù hợp để đem lại hiệu quả kinh tế.

II. Nhóm tuổi

1. Khái niệm tuổi

- Tuổi sinh lí là thời gian sống có thể đạt

tới của một cá thể trong QT.

- Tuổi sinh thái là thời gian sống thực tế

của cá thể.

- Tuổi quần thể là tuổi bình quân của các

cá thể trong QT.

(?) Mất cân bằng giới tính như thế có thể

dẫn đến những hệ quả gì?

(Tình trạng dư thừa nam giới khi đến độ

tuổi kết hôn; thiếu nữ giới cũng có thể là

nguyên nhân gây ra tệ nạn buôn bán phụ

nữ và trẻ em gái)

(?) Đối với QT sinh vật, tỷ lệ giới tính có

ý nghĩa như thế nào?

(?) Trong chăn nuôi, người ta ứng dụng

hiểu biết về tỷ lệ giới tính như thế nào?

(Nuôi con đực thường tốn kém và không

đem lại nhiều hiệu quả kinh tế như con

cái. Người ta có thể khai thác bớt các cá

thể đực khỏi QT mà vẫn duy trì được sự

phát triển của QT đó)

SGK – hỏi đáp

Trực quan – hỏi đáp

GV: Thời gian từ lúc cá thể sinh ra cho

đến khi chết đi được gọi là tuổi thọ của cá

thể. Trong nghiên cứu sinh thái học,

người ta còn định nghĩa tuổi sinh lí, tuổi

sinh thái và tuổi QT. Yêu cầu HS trình

bày khái niệm tuổi sinh lí, tuổi sinh thái,

tuổi QT.

Page 5: Bai37 sh12

5

2. Nhóm tuổi

Dựa vào sự phát triển của cá thể, người

ta chia QT ra thành 3 nhóm tuổi:

- Nhóm tuổi trước sinh sản

- Nhóm tuổi sinh sản

- Nhóm tuổi sau sinh sản

Cấu trúc tuổi là sự tổ hợp các nhóm tuổi

của QT, được thể hiện qua các dạng tháp

tuổi của QTSV:

- Tháp dạng phát triển

- Tháp dạng ổn định (QT có xu hướng

đạt cấu trúc tuổi có tháp dạng ổn định)

- Tháp dạng suy giảm

GV cho HS thảo luận nhóm 2-3 HS

(hoặc làm cá nhân), yêu cầu HS nghiên

cứu hình 37.1, kết hợp với kiến thức đã

học trong Sinh học 9 để trả lời các câu hỏi

sau:

- Dựa vào sự phát triển của cá thể, người

ta chia các cá thể trong QT thành những

nhóm tuổi nào?

- Gọi tên và trình bày đặc điểm của 3

dạng tháp tuổi trong hình 37.1.

- Trong 3 dạng tháp tuổi, QT có xu hướng

đạt đến dạng tháp tuổi nào?

(QT có xu hướng đạt đến dạng tháp ổn

định. Dạng ổn định có thể tạm thời bị thay

đổi do tỉ lệ tử vong cao hay tăng đột ngột

sức sinh sản của QT,… Tuy nhiên QT có

khả năng tự điều chỉnh để trở về trạng thái

ổn định)

(?) Nhóm tuổi nào không bắt buộc phải có

trong QT?

(nhóm tuổi sau sinh sản)

(?) Những QT nào không có nhóm tuổi

này?

(Cá hồi, ngài tằm…)

Page 6: Bai37 sh12

6

3. Các nhân tố ảnh hưởng

QT có cấu trúc tuổi đặc trưng, nhưng cấu

trúc đó cũng luôn thay đổi phụ thuộc vào

từng loài và điều kiện sống của môi

trường:

- Khi nguồn sống suy giảm: cá thể non

và già chết nhiều hơn so với các cá thể

thuộc nhóm tuổi trung bình.

- Khi nguồn sống dồi dào, thuận lợi:

con non lớn lên nhanh chóng, tỉ lệ tử

vong giảm, kích thước QT tăng lên.

4. Ý nghĩa

Thành phần nhóm tuổi trong QT có ảnh

hưởng quan trọng trong việc khai thác

nguồn sống của môi trường và khả năng

sinh sản của QT, tiềm năng phát triển của

QT.

Ứng dụng: Giúp con người bảo vệ và

khai thác tài nguyên sinh vật có hiệu quả

hơn.

(?) Tập tính sinh sản tác động tới tỷ lệ

thành phần nhóm tuổi trong QT. Còn điều

kiện MTS ảnh hưởng đến tỷ lệ thành phần

nhóm tuổi như thế nào?

(?) Quan sát hình 37.2 và cho biết mức độ

đánh bắt cá ở các QT A, B và C như thế

nào?

(A: bị khai thác quá mức, B: khai thác vừa

phải, C: chưa khai thác hết tiềm năng)

GV: Người ta có thể tiếp tục khai thác cá

ở QT nào?

(B và C, nếu tiếp tục khai thác QT A có

thể dẫn tới diệt vong)

(?) Ý nghĩa của việc nghiên cứu thành

phần nhóm tuổi trong QT là gì?

GV: Hiện nay, người ta thường khai

thác các cá thể non (như: cá lòng tong, cá

thòi lòi con, cá rô bí, cá ròng ròng (cá lóc

con)…) để làm thực phẩm. Hậu quả của

Page 7: Bai37 sh12

7

III. Sự phân bố cá thể của quần thể

1. Phân bố theo nhóm

Là kiểu phân bố phổ biến nhất, các QT

tập trung theo nhóm ở những nơi có điều

kiện sống tốt nhất.

Ý nghĩa: Kiểu phân bố này có ở những

động vật sống bầy đàn, các cá thể này hỗ

trợ lẫn nhau chống lại điều kiện bất lợi

của môi trường (khi di cư, trú đông,

chống kẻ thù,…).

việc khai thác những cá thể non như thế là

gì?

(Làm mất lực lượng hậu bị, bổ sung cho

nhóm sinh sản. QT không thể tái lập số

lượng, QT ngày càng suy giảm, có thể dẫn

tới diệt vong. Suy giảm nguồn lợi thủy

sản, một số loài cá bị đe dọa tuyệt chủng.)

GV giáo dục HS ý thức không sử dụng

thực phẩm chế biến từ các cá thể non.

Tuyên truyền cho những người xung

quanh về hậu quả sinh thái, hơn nữa, đó là

hành vi vi phạm pháp luật.

SGK – hỏi đáp

Trực quan – hỏi đáp

GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung

trong bảng 37.2. Các kiểu phân bố cá thể

của QT.

(?) Hãy xác định kiểu phân bố của các QT

sau: QT chim cánh cụt, QT cây bụi, QT

cây keo ở hoang mạc (chiếu hình). Sự

phân bố đó có ý nghĩa như thế nào đối với

QTSV?

(HS trả lời, GV tóm tắt lại)

Page 8: Bai37 sh12

8

2. Phân bố đồng đều

Thường gặp khi điều kiện sống phân bố

đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa

các cá thể trong QT.

Ý nghĩa: Kiểu phân bố này làm giảm sự

cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong

QT.

3. Phân bố ngẫu nhiên

Là dạng trung gian của 2 dạng trên.

Thường gặp khi điều kiện sống phân bố

một cách đồng đều và các cá thể trong QT

không cạnh tranh gay gắt.

Ý nghĩa: Kiểu phân bố này giúp sinh

vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng

của môi trường.

IV. Mật độ cá thể của quần thể

1. Khái niệm

Mật độ cá thể của QT là số lượng cá thể

trên một đơn vị diện tích hay thể tích của

QT. VD:

- Mật độ cây thông là 1000 cây/ha diện

tích đồi

- Mật độ cá mè trong ao là 2 con/m3

2. Các nhân tố ảnh hưởng

Mật độ cá thể của QT không ổn định mà

thay đổi theo mùa, năm hoặc tùy theo

điều kiện của MTS.

3. Ý nghĩa

SGK- Hỏi đáp

Trực quan – Hỏi đáp

(?) Mật độ cá thể được định nghĩa như thế

nào?

(?) Mật độ cá thể phụ thuộc vào những

nhân tố nào?

(?) Mật độ cá thể ảnh hưởng như thế nào

đến hoạt động sống của QT?

Page 9: Bai37 sh12

9

Mật độ cá thể ảnh hưởng tới mức độ sử

dụng nguồn sống trong môi trường, tới

khả năng sinh sản và tử vong của cá thể.

Từ đó, điều chỉnh số lượng cá thể trong

QT phù hợp với điều kiện MTS.

Ứng dụng trong trồng trọt, chăn nuôi:

Chú ý nuôi trồng các loài với một mật độ

vừa phải, để các cá thể có thể khai thác tối

đa nguồn sống.

(- Nếu mật độ quá thấp: khó khai thác môi

trường, khó gặp gỡ để sinh sản…

- Nếu mật độ vừa phải: khai thác tốt môi

trường > tăng sinh sản;

- Nếu mật độ quá cao: cạnh tranh gay gắt,

ô nhiễm…> tăng tử vong)

(?) Người ta ứng dụng những hiểu biết về

mật độ cá thể trong QT vào nông nghiệp

như thế nào?

- Củng cố:

Tóm tắt bài mới bằng hệ thống khái niệm theo sơ đồ.

Cho HS làm bài trắc nghiệm 10 câu hỏi trong 5 phút. Xem bộ câu hỏi trắc

nghiệm trong Phụ lục trắc nghiệm.

Phân tích hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu

Hình 1. Tỉ số giới tính khi sinh năm 2011

Tỉ số giới tính của các nước trên

Thế giới năm 2011 ( theo The world

factbook 2010):

Một số nước có tỉ lệ chênh lệch giới

tính cao: Việt Nam, Trung Quốc, Ấn

độ, Tây Ban Nha,...: 1.06 – 1.15

Phần lớn các nước đều có tỉ lệ giới tính

lớn hơn 1. Tức là tỉ lệ sinh bé trai

nhiều hơn bé gái.

Page 10: Bai37 sh12

10

Hình 2. Các dạng tháp tuổi của quần thể

Có 3 nhóm tuổi:

- Nhóm tuổi trước sinh sản

- Nhóm tuổi sinh sản

- Nhóm tuổi sau sinh sản

Các tháp tuổi của quần thể sinh vật.

A. Tháp dạng phát triển: có đáy rộng,

tỉ lệ sinh cao

B. Tháp dạng ổn định: đáy tháp rộng

vừa phải, cạnh tháp xiên ít hoặc

đứng, tỉ lệ sinh không cao, chỉ vừa đủ

bù đắp cho tỉ lệ tử vong.

C. Tháp dạng suy thoái: đáy hẹp, có

nhóm tuổi trung bình lớn hơn nhóm

tuổi thấp, có thể dẫn tới diệt vong.

Hình 3. Cấu trúc tuổi của quần thể cá

ở 3 mức độ đánh bắt khác nhau

Trạng thái của các quần thể bị đánh

bắt:

A: Quần thể bị đánh bắt quá mức.

Nếu tiếp tục khai thác sẽ dẫn tới diệt

vong quần thể.

B: Quần thể bị đánh bắt ở mức độ

vừa phải. Có thể tiếp tục khai thác

quần thể.

C: Quần thể bị đánh bắt ít. Còn

nhiều tiềm năng khai thác.

Hình 4. Phân bố cá thể trong

QT chim cánh cụt

QT chim cánh cụt phân bố đồng đều

trên vùng biển Bắc cực. Bắc cực là nơi

có điều kiện sống đồng đều, tuy nhiên

mật độ chim cánh cụt lại rất lớn →

chúng phân chia khu vực, phạm vi hoạt

nhất để làm giảm mức độ cạnh tranh

giữa các cá thể.

Page 11: Bai37 sh12

11

Hình 5. Phân bố cá thể trong QT cây bụi

QT cây bụi phân bố theo nhóm ở sa

mạc. Do ở sa mạc nguồn nước khan

hiếm, các cây bụi thường tập trung lại

mọc ở nơi có nguồn nước và hỗ trợ

nhau chống lại điều kiện khí hậu khô

hạn.

Hình 6. Phân bố cá thể trong QT cây keo

QT cây keo phân bố ngẫu nhiên trên

đồng cỏ xavan. Có điều kiện sống phân

bố đồng đều và mật độ cá thể trong

quần thể thưa, không có sự cạnh tranh

gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

Kỹ năng rèn luyện được cho học sinh qua bài

- Quan sát, phân tích hình ảnh.

- Tư duy độc lập và giải quyết vấn đề.

- Kỹ năng giao tiếp và hợp tác.

- Kỹ năng sử dụng các phương tiện thông tin, truyền thông và công nghệ.

- Kỹ năng sống (chủ động và tự chủ tìm hiểu kiến thức mới).

Bài tập giáo viên

- Xây dựng bài giảng e-learning.

- Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm.

Page 12: Bai37 sh12

12

Tài liệu tham khảo

Xem trong Phụ lục tài liệu tham khảo

Hệ thống khái niệm theo sơ đồ