7
ĐTTX 4 – Ban Hc Tp Môn: Thin Hc Đại Cương Bài s4: Thin Pháp Đạt Ma Trang 1/7 THIỀN PHÁP ĐẠT-MA Bài này không đi vào lịch sca Tmà sđi sâu vào tư tưởng ca T. Mình hc là học tư tưởng Thin học, cái đó mới quan trng còn lch sthì có thxem li trong tài liệu lúc nào cũng được. Mình sgii thích nhng mu chốt trong tư tưởng Thin hc của sơ tổ B-đề-đạt-ma. Đầu tiên mình snói sơ qua về tiu sngài. TB-đề-đạt-ma (không rõ năm sinh, mất năm 536) là con thba của Vua Hương Chí, người Nam Thiên Trúc (tc là Nam Ấn Độ). Tsang Trung Quc vào niên hiu PhThông đời Lương năm 520 (thời Nam Bc Triu Trung Hoa) và gp vua Lương Võ Đế. Nhng giai thoại này chúng ta đều biết hết ri nên chúng ta schnói vtưởng. Và hôm nay chúng ta snói v2 bài tng ca ngài. Trong cuộc đời giáo hóa ca T, Tcó để li tác phm Thiếu Tht Lục Môn. Trước 1975, giáo sư Trúc Thiên dy ti Viện đại hc Vn Hnh dch là Sáu Cửa Vào Động Thiếu Tht. Thiếu Tht là một cái động mà Sơ Tổ đã ngồi trong đó tu chín năm. Động Thiếu Tht nm trong khuôn viên phía sau chùa Thiếu Lâm. Cho nên tThiếu Tht gn lin vi tĐạt-ma còn tTào Khê là luôn chcho tHuNăng. Đôi khi người ta nhắc đến Tmà li dùng tThiếu Thất để ám chtĐạt Ma. Thí dnhư trong Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lc của nước mình, có nhc câu: “Thiếu Thất chín năm chừ cùng ta đồng tâm” (1) Qua câu thơ của TuTrung Thượng Sĩ ta thấy Thiếu Tht đây tức là ám chtĐạt-ma. Trong Thiếu Tht Lc Môn này gm có sáu ca: Thnht Tâm Kinh Tng. Tc là trình bày kinh Bát Nhã bằng thơ tụng. Tng là mt ththơ nhưng không hn chế scâu. Đối vi Thin Tông thì Bát Nhã Tâm Kinh cc kquan trng nên đưa lên đầu tiên. Tư tưởng Bát Nhã xuyên sut tsơ tổ Đạt-ma xung Lc tHuNăng, rồi đến các vtTrung Hoa và Vit Nam. Thhai Phá Tướng Lun. Nếu thấy được Tánh thì phải lìa Tướng. Muốn lìa Tướng phi phá Tướng. Trong lun này tĐạt-ma nói rt mnh vvấn đề phá Tướng. Thba NhChng Nhp. Hai cách để vào ca Thiền tông. Đó là: Lý Nhập và Hnh Nhp. Lý Nhp là yêu cu chúng ta học kinh điển để hiu cái Thin Tông mun chlà bn tánh, chân tâm. Sau đó phải thc hành, phi ta thin. Hai ca này không bao giri nhau. Nếu Lý Nhp mà không hiu triệt để thì phi cn Hnh Nhp. Có những người căn cơ thượng tha chcn tkhai thlà ngtriệt để tc là không cn trải qua công phu tu hành. Nhưng số người này rt hiếm, như trường hp Lc tHuNăng. Ngay cả Lc tHuNăng chúng ta ngỡ rng lúc ngài trình bày bài k“Bổn lai vô nht vật” thì ngài đã ngộ triệt để, nhưng sự thật là chưa. Sau khi ngài vào thất để gp riêng Ngũ Tổ và nghe ging Kinh Kim Cang ln thhai, ngài mi thốt lên 5 cái “Đâu ngờ …” thì lúc đó mới ngtriệt để. Như Lục tmà còn phi nghai, ba lần thì người bình thường như chúng ta phi cn nhiu ln tiu ngthì mi tới đại ng.

Ban H p Môn: Thi n H Đại C THIỀN PHÁP ĐẠT-MAtriethocphatgiao.com/wp-content/uploads/2016/06/THIEN-4-Thien-phap-dat... · ĐTTX 4 – Ban H ọc Tập ... một cái động

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Thiền Học Đại Cương

Bài số 4: Thiền Pháp Đạt Ma Trang 1/7

THIỀN PHÁP ĐẠT-MA Bài này không đi vào lịch sử của Tổ mà sẽ đi sâu vào tư tưởng của Tổ. Mình học là học tư tưởng

Thiền học, cái đó mới quan trọng còn lịch sử thì có thể xem lại trong tài liệu lúc nào cũng được.

Mình sẽ giải thích những mấu chốt trong tư tưởng Thiền học của sơ tổ Bồ-đề-đạt-ma.

Đầu tiên mình sẽ nói sơ qua về tiểu sử ngài. Tổ Bồ-đề-đạt-ma (không rõ năm sinh, mất năm 536)

là con thứ ba của Vua Hương Chí, người Nam Thiên Trúc (tức là Nam Ấn Độ). Tổ sang Trung

Quốc vào niên hiệu Phổ Thông đời Lương năm 520 (thời Nam Bắc Triều ở Trung Hoa) và gặp

vua Lương Võ Đế. Những giai thoại này chúng ta đều biết hết rồi nên chúng ta sẽ chỉ nói về tư

tưởng. Và hôm nay chúng ta sẽ nói về 2 bài tụng của ngài.

Trong cuộc đời giáo hóa của Tổ, Tổ có để lại tác phẩm Thiếu Thất Lục Môn. Trước 1975, giáo sư

Trúc Thiên dạy tại Viện đại học Vạn Hạnh dịch là Sáu Cửa Vào Động Thiếu Thất. Thiếu Thất là

một cái động mà Sơ Tổ đã ngồi trong đó tu chín năm. Động Thiếu Thất nằm trong khuôn viên

phía sau chùa Thiếu Lâm. Cho nên từ Thiếu Thất gắn liền với tổ Đạt-ma còn từ Tào Khê là luôn

chỉ cho tổ Huệ Năng. Đôi khi người ta nhắc đến Tổ mà lại dùng từ Thiếu Thất để ám chỉ tổ Đạt

Ma. Thí dụ như trong Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục của nước mình, có nhắc câu:

“Thiếu Thất chín năm chừ cùng ta đồng tâm” (1)

Qua câu thơ của Tuệ Trung Thượng Sĩ ta thấy Thiếu Thất ở đây tức là ám chỉ tổ Đạt-ma.

Trong Thiếu Thất Lục Môn này gồm có sáu cửa:

Thứ nhất là Tâm Kinh Tụng. Tức là trình bày kinh Bát Nhã bằng thơ tụng. Tụng là một thể thơ

nhưng không hạn chế số câu. Đối với Thiền Tông thì Bát Nhã Tâm Kinh cực kỳ quan trọng nên

đưa lên đầu tiên. Tư tưởng Bát Nhã xuyên suốt từ sơ tổ Đạt-ma xuống Lục tổ Huệ Năng, rồi đến

các vị tổ Trung Hoa và Việt Nam.

Thứ hai là Phá Tướng Luận. Nếu thấy được Tánh thì phải lìa Tướng. Muốn lìa Tướng phải phá

Tướng. Trong luận này tổ Đạt-ma nói rất mạnh về vấn đề phá Tướng.

Thứ ba là Nhị Chủng Nhập. Hai cách để vào cửa Thiền tông. Đó là: Lý Nhập và Hạnh Nhập. Lý

Nhập là yêu cầu chúng ta học kinh điển để hiểu cái Thiền Tông muốn chỉ là bản tánh, chân tâm.

Sau đó phải thực hành, phải tọa thiền. Hai cửa này không bao giờ rời nhau. Nếu Lý Nhập mà

không hiểu triệt để thì phải cần Hạnh Nhập. Có những người căn cơ thượng thừa chỉ cần tổ khai

thị là ngộ triệt để tức là không cần trải qua công phu tu hành. Nhưng số người này rất hiếm, như

trường hợp Lục tổ Huệ Năng. Ngay cả Lục tổ Huệ Năng chúng ta ngỡ rằng lúc ngài trình bày bài

kệ “Bổn lai vô nhất vật” thì ngài đã ngộ triệt để, nhưng sự thật là chưa. Sau khi ngài vào thất để

gặp riêng Ngũ Tổ và nghe giảng Kinh Kim Cang lần thứ hai, ngài mới thốt lên 5 cái “Đâu ngờ …”

thì lúc đó mới ngộ triệt để. Như Lục tổ mà còn phải ngộ hai, ba lần thì người bình thường như

chúng ta phải cần nhiều lần tiểu ngộ thì mới tới đại ngộ.

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Thiền Học Đại Cương

Bài số 4: Thiền Pháp Đạt Ma Trang 2/7

Thứ tư là An Tâm Pháp Môn. Nói Pháp Môn chứ thực ra không có phương pháp gì. Nhắc lại câu

chuyện Sơ tổ và ngài Thần Quang, tổ chỉ hỏi thôi: “Ngươi đem tâm ra đây ta an cho”. Phật dạy thì

có phương pháp chứ Tổ dạy thì không có phương pháp, chỉ là khai thị theo từng trường hợp cụ

thể. Nếu hành giả bén nhạy thì tự nhận ra, thấy vọng tưởng là không thật sẽ tự rơi rụng, tự mình

vào được cửa này. Đây là phương pháp An Tâm mà Sơ tổ giới thiệu cho chúng ta. Điều này

không mâu thuẫn với tuyên ngôn của Tổ khi vào Trung Hoa:

“Bất lập văn tự

Giáo ngoại biệt truyền

Trực chỉ nhân tâm

Kiến tánh thành Phật”

Không bày ra nhiều phương tiện, dù vậy nhưng Tổ cũng phải để lại tác phẩm Thiếu Thất Lục

Môn như một phương tiện.

Thứ năm là Ngộ Tánh Luận. Cửa này là quan trọng nhất trong sáu cửa. Hòa thượng Vạn Đức

(HT. thượng Trí hạ Tịnh) chỉ dịch cửa này vì ngài cho rằng cửa này quan trọng nhất. Trong đó sẽ

có bài kệ mà theo hòa thượng Vạn Đức nói rất quan trọng cho người thực tập tu thiền. Lúc bắt

đầu ngồi thiền thì người xướng thiền gõ chuông, gọi là kệ hô thiền:

(thầy giáo thọ không trình bày 1 lần mà phân tích từng câu, nhưng để cho người đọc dễ hiểu thì

con sẽ để hết 1 lần ngay đầu rồi sau đó mới đến phần phân tích từng câu của thầy. Bài kệ thứ 2

“Buổi khuya” ở dưới con cũng làm tương tự)

Bài thứ nhất: ĐẦU HÔM

Canh một nghiêm trang ngồi tịnh tu,

Tinh thần tịch chiếu đồng thái hư,

Muôn kiếp đến nay chẳng sanh diệt,

Đâu cần sanh diệt diệt gì ư ?

Gẫm xem các pháp đều như huyễn,

Bổn tánh tự không đâu dụng trừ,

Nếu biết tâm tánh không tướng mạo,

Lặng yên chẳng động tự như như.

Bây giờ chúng ta sẽ đi vào phân tích từng câu:

Canh một nghiêm trang ngồi tịnh tu

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Thiền Học Đại Cương

Bài số 4: Thiền Pháp Đạt Ma Trang 3/7

Tinh thần tịch chiếu đồng thái hư

“Canh một” là từ 7 giờ đến 9 giờ tối. “Tịch chiếu” là sợi chỉ đỏ xuyên suốt từ Phật Thích Ca xuống

tới thiền tông Việt Nam mình. Tất cả đều đồng tư tưởng này. Tịch là lặng. Tâm phải lặng xuống.

Nhưng lặng không chưa đủ, phải chiếu, tức sáng suốt. Hai yếu tố này người tu thiền cần phải đạt

được: lặng mà sáng.

Trường hợp của tổ Trần Thái Tông của Việt Nam cũng có nhắc về điều tương tự. Khi tổ Trần

Thái Tông bị Trần Thủ Độ ép lấy chị dâu thì ngài bỏ ngôi lên Yên Tử gặp ngài Đạo Viên. Ngài ngỏ

ý muốn xuất gia thì ngài Đạo Viên bảo rằng trong núi không có Phật mà Phật ở trong tâm, chỉ

cần tâm con lặng và sáng thì tâm con có Phật. Rồi bảo ngài Trần Thái Tông về làm vua đi, vẫn có

thể tu được mà không cần chấp vào hình thức. → Tịch chiếu nghĩa là lặng sáng

“Đồng thái hư” tức là thể của bản tánh đó mênh mông rộng khắp như hư không. Tâm mà lặng và

sáng thì đồng với hư không, không có số lượng nào để đo đếm được. Từ Maha trong Bát Nhã,

tiếng Hán dịch là Đại nhưng thật ra nó số lượng không đếm được, thể tánh đó còn lớn hơn cả hư

không. Trong kinh Lăng Nghiêm nói rằng thể tánh đó lớn như bầu trời.

Muôn kiếp đến nay chẳng sanh diệt

Đâu cần sanh diệt diệt gì ư?

Tự tánh, chơn tâm từ xưa tới nay vốn không sanh diệt. Nên khi vọng tưởng khởi lên không cần

phải diệt, đây là chỉ cách dụng công khi tu thiền. Nên tổ Đạt-ma không nói dài dòng, chỉ thẳng

vào tâm tánh.

Ở một trường hợp khác cũng có nhắc tới điểm này. Khi ngài Huệ Năng nghe Ngũ Tổ giảng Kinh

Kim Cang tới đoạn “Ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm”, ngài thốt lên: “Đâu ngờ tự tánh mình vốn

thanh tịnh, Đâu ngờ tự tánh mình vốn không sanh diệt”. Tự tánh vốn không sanh diệt nên không

cần phải diệt. Tổ nào thấy tánh cũng sẽ nói giống nhau.

Gẫm xem các pháp đều như huyễn

Gẫm (ngẫm) tức là ngồi quán chiếu, tư duy. Tiếng Anh là Meditate (danh từ là Meditation).

Trong thiền, Quán quan trọng hơn Chỉ. Như bên thiền Nguyên Thủy thì Vipassana cũng quan

trọng hơn Samatha. Giữa Thiền Tổ Sư và Thiền Nguyên Thủy cũng có điểm tương đồng là ở chỗ

Gẫm (Quán chiếu) này. Trong Thiền Tông Vĩnh Gia Tập của tổ sư Huyền Giác cũng có nói: Tịch

chỉ là phụ, Chiếu mới là chính. Chỉ là phụ, Quán là chính. Chỉ - Quán là cái nhân, Tịch - Chiếu là

cái quả, Định – Huệ là cái quả. Tu quan trọng là cái nhân Quán, là sáng suốt còn cái lặng chỉ là

phụ thôi. Đừng đặt nặng cái lặng mà quên quán chiếu thì một hồi sẽ ngủ quên. Lặng mà không

biết gì hết là sai. Lặng mà phải biết, tức là phải có trí tuệ.

Huyễn còn sâu hơn Giả một tầng. Huyễn thường đi chung với hóa gọi là huyễn hóa. Một từ khác

tương đương là từ Ảo. Là sự biến hiện như trò ảo thuật, vốn không thật. Huyễn hóa, ảo hóa tức

là nó biến hiện ra. Ví dụ như cảnh trần gian này là do cái gì biến hiện ra, từ đâu biến hiện ra?

Mình không thể tự ngộ như các tổ thì phải học kinh, giáo lý cho thấu suốt. Phải xem kinh Lăng

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Thiền Học Đại Cương

Bài số 4: Thiền Pháp Đạt Ma Trang 4/7

Nghiêm kỹ lưỡng thì mới hiểu chữ Huyễn này. Trong kinh đại thừa thường nói Tâm mình biến

hiện ra các pháp. Chính Lục tổ cũng nói: “Đâu ngờ tâm mình sinh ra muôn pháp”, là như vậy.

Những nhà duy vật luận hoặc các triết gia sẽ không vào được cửa này vì họ chấp tướng là thật.

Vì vậy sau Tâm Kinh Tụng thì phải đến Phá Tướng Luận liền. Phá Tướng được thì mới hiển tánh,

tức thấy được cái tánh. Khi đã biết các pháp, các tướng là huyễn thì tâm không còn vướng mắc

nữa, dẫn đến tự do tự tại. Tâm không còn dán nhãn vào đối tượng nào, tâm không còn chỗ trụ

nữa nên gọi là “Ưng vô sở trụ”. Kinh thì kêu mình không trụ vào đâu hết nhưng mình hay trụ

vào các tướng. vì mình cho các tướng là thật.

Bổn tánh tự không đâu dụng trừ

Đó giờ tưởng vọng niệm là thật nên phải trừ, phải dẹp nó đi. Bản tánh vốn là không thì đâu cần

trừ. Ví dụ như giờ mình đang nghĩ về một điều gì đó, nó còn hoài không? Ngồi thiền nó sẽ lặng

xuống, một lát thì có suy nghĩ khác thay thế nổi lên. Quán chiếu bát nhã thì nó tan mất. Như lần

trước có nhắc tới sơ tổ Trúc Lâm “Thị phi niệm trục triêu hoa lạc”. Vọng niệm rơi rụng như hoa

buổi sớm, không thật. Mình hiểu mình buông nó xuống thì mình tu rất dễ còn không hiểu mà

chiến đấu với nó thì tu rất cực. Vì vọng tưởng như cái bóng, đâu có ai dại gì đánh nhau với cái

bóng.

Ví dụ như câu chuyện cậu bé con của thiếu phụ Nam Xương. Nó lầm tưởng cái bóng là cha nó

nên gây ra bao nhiêu sự hiểu lầm nên khiến gia đình tan nát. Rốt cục là do thiếu trí tuệ, cho cái

bóng là thật. Nếu chúng ta không tu thì cũng giống cậu bé đó thôi.

Nếu biết tâm tánh không tướng mạo

Lặng yên chẳng động tự như như

Tâm tánh vốn ly tướng, không có tướng mạo nên cửa thứ 2 phải phá tướng cho nó hiện tánh.

Nếu trong tâm mình nhiều hình ảnh quá thì không thể hiện tánh được.

Cho nên quý vị tu tập nên phải biết loại ra càng nhiều thì mới càng tu tốt được chứ nhiều hình

ảnh chồng chất trong tâm quá thì tâm không sáng được. Như laptop, iPad, iPhone nên dùng như

một phương tiện để hỗ trợ việc học chứ không nên lang thang trên đó hoài. Vì trên Internet

toàn thanh âm và sắc tướng, trở ngại cho tâm cũng như việc tu học.

Tâm mình vốn rỗng thênh. Nếu nhớ nhiều quá thì không thể biến hóa được. Ví dụ như trước khi

thi phải để tâm rỗng thì mới thi tốt chứ không nên nhồi nhét nhiều trước ngày thi. Tâm yên thì

mới sáng được.

Bài thứ hai: BUỔI KHUYA:

Canh năm Bát Nhã chiếu vô biên,

Chẳng khởi một niệm khắp tam thiên,

Muốn thấy chân như tánh bình đẳng,

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Thiền Học Đại Cương

Bài số 4: Thiền Pháp Đạt Ma Trang 5/7

Dè dặt sanh tâm, trước mắt liền.

Lý diệu ảo huyền khôn lường được,

Dụng công đuổi bắt càng nhọc mình,

Nếu không một niệm mới thật tìm,

Có cố tâm tìm toàn chẳng biết.

Chúng ta tiếp tục phân tích bài thơ này:

Canh năm Bát Nhã chiếu vô biên

Canh năm là 3 giờ tới 5 giờ sáng. Bát Nhã trong câu này là gì? Bát Nhã ở đây là nói về Thực

tướng Bát Nhã. Có 3 loại Bát Nhã: Văn tự Bát Nhã, Quán chiếu Bát Nhã và Thực tướng Bát Nhã.

Thực tướng Bát Nhã chính là tự tánh nói theo Lục tổ Huệ Năng. Chơn tâm lúc nào cũng chiếu

sáng. Nhất là giữa canh khuya tĩnh mịch thì chiếu sáng. Khi lặng, tịch thì chiếu. Chiếu vô biên

tức là chiếu không có biên giới. Khi mình ngồi lặng thì tâm sẽ sáng.

Chẳng khởi một niệm khắp tam thiên

Nếu chúng ta khởi lên một niệm suy nghĩ thì tâm ta không còn thênh thang khắp tam thiên nữa.

Vì tâm thể vốn bao la, như mặt trời bị đám mây vọng tưởng che thì không thể tỏa sáng khắp tam

thiên nữa. Cho nên ngồi đừng cố khởi. Đại sư Huyền Giác trong Thiền Tông Vĩnh Gia Tập có đưa

ra 2 niệm: Niệm cố khởi và Niệm tương tục. Đây là hai cái bệnh mà chúng ta thường mắc phải.

Niệm cố khởi là gì? Là như đang ngồi yên tự nhiên cố nghĩ về một điều gì đó. Ví dụ như tối qua

đang ngồi thiền tự nhiên nhớ sáng nay học về đề tài gì. Như vậy là giờ ngồi thiền không hiệu

quả. Nhưng khi ngồi thiền tốt thì vào lớp nhớ bài rất rõ vì lúc đó đã có sức định cao, tâm sáng.

Khi tâm rỗng thì lúc nào cần thì lấy ra xài, khả năng tùy cơ ứng biến rất cao. Người tu giỏi thì

không cần tính toán trước gì hết, khi gặp chuyện thì có khả năng ứng phó tốt. Đó là diệu dụng

của tâm.

Niệm tương tục là gì? Là đã có niệm cố khởi rồi nhưng không dừng ở đó mà tiếp tục. Ví dụ như

đang ngồi thiền nghĩ sáng nay học môn Thiền Học Đại Cương (niệm cố khởi), nhưng không dừng

ở đó mà tiếp tục nghĩ chắc là học phần sơ tổ Bồ-đề-đạt-ma. Vậy tức là niệm tương tục.

Đáng lẽ vừa khởi ý nghĩ là nên dừng lại. Biết nó là huyễn thì buông xuống, không chạy theo, thì

tu mới có sức định, mà định thì mới làm việc tốt. Như Đức Phật có sức định thì ngài hướng tâm

về vấn đề đó giải quyết nhanh và tốt hơn chúng ta.

Bên thiền Nguyên Thủy có ví dụ rất hay, họ ví dụ định và huệ như một con dao có 2 yếu tố: bén

và nặng thì mới có kết quả. “Bén” chính là huệ và “nặng” chính là định. Ví dụ như cái rựa tuy

nặng nhưng lụt thì không thể chặt cây được, còn dao cạo tóc rất bén nhưng quá nhẹ thì cũng

không chặt cây được. Vì vậy, “huệ” và “định” luôn hỗ trợ lẫn nhau. Thường dân học của mình

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Thiền Học Đại Cương

Bài số 4: Thiền Pháp Đạt Ma Trang 6/7

“huệ” nhiều nhưng không có thời giờ ngồi thiền nên “định” ít. “Định” ít thì “huệ” sáng ít chứ

không thể sáng tối đa.

Muốn thấy chân như tánh bình đẳng

Dè dặt sanh tâm, trước mắt liền.

Chân tâm vốn bình đẳng, ai cũng như nhau. Khi ý niệm khởi lên (sanh tâm), tuyệt đối không

theo, thì mới thấy được chân tâm.

Lý diệu ảo huyền khôn lường được

“Lý diệu ảo huyền”: tâm vốn nhiệm mầu, nó biến hóa khôn lường. Khi tâm lặng thì sẽ sáng suốt,

diệu dụng. Nếu mình tu đúng thì trong lúc học Phật sẽ có tiến bộ nhanh. Như tôi học từ lớp 1 tới

đệ tứ cũng bình thường. Nhưng khi đọc được sách của hòa thượng Trúc Lâm thì từ đệ tam trở

lên đệ nhất bắt đầu học ăn đứt người khác . Mặc dù không cầu hơn người nhưng mình làm đúng

thì phát huy sức mạnh trí tuệ của mình. Từ đó đến nay tôi luôn áp dụng và làm tốt nhiều công

việc mà hòa thượng giao phó. Chứng tỏ là nhờ cái lý (cái tánh) nhiệm mầu và biến hóa không

lường được.

Dụng công đuổi bắt càng nhọc mình

Mình nghe giới thiệu chơn tâm hay quá nên khởi ý nghĩ muốn tìm thì càng nhọc công. Vì nó vốn

sẵn có mà mình quên mất. “Bản nguyên tự tánh thiên chân Phật”: ông Phật này vốn sẵn có,

không cần tìm.

Nếu không một niệm mới thật tìm

Muốn tìm nó thì phải không khởi niệm, khi tâm rỗng sáng thì sẽ tự nhiên thấy. Càng cố tìm càng

không thấy.

Có cố tâm tìm toàn không biết

Trong Chứng Đạo Ca cũng có nói “Tri quân bất khả kiến”. Các tổ từ sơ tổ Đạt-ma đến ngài Huyền

Giác đều nói ý giống nhau. Qua hai bài tụng này nói lên tư tưởng của sơ tổ Đạt-ma. Như ngài

Đạt-ma ngồi từ canh một đến hết canh năm, Phật Tổ thì ngồi liên tục 49 ngày. Nhưng con người

bây giờ chỉ ngồi 2 canh, canh một và canh năm là cũng khá quá rồi. Tu là phải duy trì đều đặn

chứ không cần chạy nước rút, mỗi ngày một ít nhưng đều đặn thì mới thành công.

(Cửa thứ sáu thầy nói lúc phút thứ 3:32 nghe không rõ là gì nhưng tìm trên trang Thường

Chiếu thì thấy cái thứ 6 là Huyết Mạch Luận nhưng thầy bỏ qua phần này không giảng. Chỉ

dừng ở phần Ngộ Tánh Luận.)

Mọi người tham khảo thêm phần lịch sử trong sách Thiền Học Đại Cương.

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Thiền Học Đại Cương

Bài số 4: Thiền Pháp Đạt Ma Trang 7/7

Tham khảo:

(1) Trong bài giảng thầy nói là “Thiếu Thất chín năm chừ thiên hạ đồng tâm” nhưng tìm tất cả tài liệu trên mạng thì thấy là “cùng ta đồng tâm” nên Ban Học Tập kiểm tra lại giùm. Nguồn:

http://www.thuong-chieu.org/uni/KinhSachThiKe/Thien/TueTrungThuongSi/Html/23.htm (2) Hai bài Hô Thiền nhắc đến trong bài:

http://thuongchieu.net/index.php?option=com_content&view=article&id=2757 (3) Sáu Cửa Vào Động Thiếu Thất, Trúc Thiên dịch: http://www.thuongchieu.net/index.php/chuyende/6cuavaodong

(4) Thiền Tông Vĩnh Gia Tập (thiền sư Huyền Giác): http://thuvienhoasen.org/images/file/g9aapp1G0QgQAG5j/thientongvinhgiatap.pdf

(5) Chứng Đạo Ca (Thiền sư Huyền Giác), Trúc Thiên dịch: http://tuvien.com/to_su_thien/show.php?get=1&id=chungdaoca