1

ĐTTX 4 – Ban H p Môn: Thi n học đại cương Bài 3: Nh ng câu ...triethocphatgiao.com/wp-content/uploads/2016/06/THIEN-3-Nhung-cau... · ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn:

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐTTX 4 – Ban H p Môn: Thi n học đại cương Bài 3: Nh ng câu ...triethocphatgiao.com/wp-content/uploads/2016/06/THIEN-3-Nhung-cau... · ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn:

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Thiền học đại cương

Bài số 3: Những câu chuyện Thiền Trang 1/6

Bài 3: Những câu chuyện Thiền I. NỘI DUNG HỌC VÀ HÌNH THỨC THI VỀ MÔN HỌC

Nội dung học: Sử thoại về Lịch sử Thiền tông, xuất phát từ Ấn độ

Hình thức nội dung thi: Hình thức dựa vào biểu đồ xác định địa điểm, đánh dấu và khoanh tròn; nội dung không thi về Lý thuyết, không làm tiểu luận.

Ví dụ 1: Bản đồ khu vực của Đức Phật giáo hóa Tại Đông Bắc Ấn Độ có một tiểu bang tên là Bihar. Trong Bihar có một thành phố tên là Vương Xá (Rajgir). Ở thành Vương Xá có núi Linh Thứu (Brada).

Câu hỏi: " núi Linh Thứu ở đâu?", các học viên khoan tròn đánh dấu vùng trên bản đồ. Xem trên bản đồ núi Linh Thứu viết tắt là Brada.

Câu hỏi khác: Nơi xuất phát Thiền tông ở Trung Quốc, Việt Nam và dựa theo bản đồ quý Thầy cô chấm vào đó.

Ví dụ 2: về thực hành tọa Thiền

Câu hỏi: Những động tác khi nhập Thiền hay khi xả Thiền

Môn này là môn thực hành nên quý Thầy phải biết thực hành khi ngồi Thiền. Vì đây là môn phụ không cần học nhiều nhưng nó cần trong việc tu hành của chúng ta, chủ yếu cần Quý Thầy Cô lãnh hội.

II. DÒNG TRUYỀN THỪA “NIÊM HOA VI TIẾU” TẠI NÚI LINH THỨUTẠI

Tại Đông Bắc Ấn Độ có một tiểu bang tên là Bihar. Trong Bihar có một thành phố tên là Vương Xá (Rajgir). Ở phía Nam thành Vương Xá có núi Linh Thứu (Brada).

Đây là nơi Đức Phật Thích Ca đã giảng pháp trong khoảng 7 năm . Trong đó có giai thoại Đức Phật giơ cành hoa lên gọi là "niêm hoa vi tiếu". Ngài Ca Diếp mĩm cười nên gọi là vi tiếu.

Trên núi Linh Thứu có cục đá có cái mỏ giống như con chim kênh kênh. Thầy Lê Mạnh Thát dịch thứu là con chim kênh kênh cho nên gọi là núi kênh kênh. Tại đây Đức Phật thuyết kinh Pháp Hoa.

Trên đỉnh núi này trong một buổi thuyết pháp Đức Phật không nói gì mà chỉ cầm cành hoa giơ lên trước đại chúng và chẳng ai biết gì hết, riêng Ngài Ca Diếp lãnh hội được. Ngài mĩm cười nên người ta gọi: Phật niêm hoa, Ca Diếp vi tiếu.

Tổ Ma Ha Ca Diếp trở thành truyền nhân của Phật là vị Tổ đầu tiên của Thiền tông. Đó là dòng thiền “Bất lập văn tự” vì Phật đâu có nói gì đâu mà có người hội ngộ được. Đó là hình thức mà Thiền tông được lưu truyền cho đến bây giờ tức là ít dùng ngôn ngữ văn tự nhưng dạy người ta vẫn lãnh hội được nên có tác phẩm Thế Tôn mật phó (mật phó = Mật: thành, Phó: trao thành trao). Ở đây không phải trao cành hoa mà trao cái bên trong nên gọi là mật. Cành hoa giơ lên để tiêu biểu sắc tướng nhưng có cái gì ở trong đó nên gọi mật là thành và phó là trao cho. Xuyên qua hình ảnh đó mà lãnh hội được là tinh thần của Thiền tông. Các chư tổ Ấn độ, Trung Hoa cho đến Việt Nam cũng dùng hình thức đó.

Đây là hình ảnh Đức Phật truyền lại cho Tổ Ca Diếp là người truyền thừa đầu tiên nên được gọi là sơ tổ của Thiền tông. Thiền tông có 28 vị tổ Ấn Độ

III. NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ CÁC VỊ TỔ THIỀN TÔNG TIÊU BIỂU 1. Tổ sư Ma Ha Ca Diếp (Mahakasyapa) – Sơ tổ thiền tông

Ngài Ca Diếp sanh trong gia đình khá giả, đặc biệt thân Ngài có màu da vàng chói giống như màu vàng của vàng cho nên khi lớn lên Ngài rất là đẹp.

Page 2: ĐTTX 4 – Ban H p Môn: Thi n học đại cương Bài 3: Nh ng câu ...triethocphatgiao.com/wp-content/uploads/2016/06/THIEN-3-Nhung-cau... · ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn:

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Thiền học đại cương

Bài số 3: Những câu chuyện Thiền Trang 2/6

Ngài là con một nên Cha mẹ của Ngài muốn Ngài lập gia đình để có người kế thừa nhân truyền. Vì không muốn lập gia đình nên Ngài ra điều kiện với cha mẹ kiếm được người con gái nào có nước da màu vàng giống như Ngài thì mới đồng ý. Ông bà đúc một tượng vàng tầm vóc bằng con người để trên chiếc xe đẩy đi và rao tìm người phụ nữ giống như bức tượng. Tưởng chừng không tìm được nhưng cũng có một cô gái có thân màu vàng y như Ngài. Ngài phải lập gia đình.

Ngài ở chung với vợ nhưng không phạm giới, hai người sống giống như bạn tri kỷ. Thời cận đại cũng có một ông Tổ giống như vậy là Tổ Thiền Tông Trung Quốc- Hư Vân Lão Hòa Thượng thời trẻ Ngài cũng như vậy. Cha Ngài cưới cho Ngài 2 cô mà Ngài không động đến 1 cô nào mặc dù ở chung một phòng. Những người như vậy mới đủ tư cách làm Tổ.

Mọi người tìm hiểu nguyên nhân tại sao 2 người trùng hợp có nước da giống nhau, thành vợ chồng mà chỉ trên danh nghĩa. Tìm về quá khứ, kiếp trước Ngài Ca Diếp là một ông thợ bạc. Trong thời đó có một ngôi chùa tượng Phật bằng thép vàng mà khuôn mặt bị lỗ hư 1 chỗ. Tiền thân của vợ Ca Diếp thời đó là 1 cô gái nghèo chỉ có 1 đồng tiền vàng duy nhất thôi, nhưng khi nhìn thấy tượng Phật như vậy cô mới lấy 1 đồng tiền vàng đó đem đến nhờ ông thợ bạc dát vàng lại chỗ gương mặt của tượng Phật . Ngài Ca Diếp cảm động thấy người nghèo mà có tâm với Tam Bảo. Ngài cũng phát tâm làm không công cho Cô và 2 người nguyện làm bạn gắn bó với nhau. Từ kiếp trước đã nguyện như vậy nên khi thời Phật Thích Ca Mâu Ni 2 người gặp lại và chỉ sống như vậy chứ không có niềm ân ái và hai người cùng tu tập.

Một hôm có thành nhân rủ Ngài đến gặp Phật Thích Ca Mâu Ni và ông làm đệ tử Đức Phật và tu khổ hạnh và nổi danh là Ca Diếp Đại Đầu Đà. Ngài tu khổ hạnh đến mức mà thân thể Ngài tiều tỵ, bận đồ không lành lặng.

Một hôm tại một pháp hội, chư Tăng thời đó cũng còn phân biệt họ thấy 1 ông già bê bối bận đồ rách rới, ốm nên không phục. Phật nhìn là biết các chư Tăng không kính trọng mà không biết được nỗ lực của Ngài. Đức Phật nói: Này Ca Diếp hãy đến gần ta đây, ta chia nửa tòa cho ngồi. Chư tăng mới biết đây là ông già thượng thừa, mới kính trọng.

Ngài là người đầu tiên triệu tập đại hội kết tập kinh điển mời 500 vị La hán sau khi Phật diệt độ, nhưng không có Anan.

2. Tổ sư Anan (Ananda) – Tổ thứ 2

Anan là một người bác học đa năng mà tại sao không được dự vào cuộc kết tập kinh điển đó do vì lo học mà thiếu tu chưa chứng đạo, mà thành phần tham dự kết tập Kinh điển phải là Thánh tăng mới được tham dự.

Anan là một nhân vật rất là lỗi lạc có trí nhớ rất là siêu phàm khi làm thị giả cho Phật 25 năm. Lúc Phật đã 55 tuổi rồi, Phật nói trong chúng: bây giờ ta già rồi, ta muốn có thị giả thì 21 vị kia xung phong làm nhưng Phật không có nhận. Ngài Mục Kiền Liên nhập định biết Phật muốn Anan làm thị giả. Ngài Mục Kiền Liên nhiều lần hỏi Anan nhưng Anan không đồng ý. Ngài Anan nói nếu muốn tôi làm thị giả thì phải thõa 8 điều kiện gồm: 4 điều mong và 4 điều ước, vì Anan ngoài là em họ của Phật (anh em chú bác), Anan còn rất thông minh liệu làm ngang xương như vậy thì mọi người sẽ chê trách thị phi cho nên Anan mới ra những điều kiện đó, và những điều kiện đó Đức Phật rất là ưng ý. Điều kiện này là những điểm hay mà chúng ta cần phải học. 4 điều đầu mong ( ăn, mặc, nghĩ ngơi), 4 điều sau: ước

Cho nên thị giả ngày nay cũng phải học 8 điều này. Anan là người thị giả xuất sắc. 1. Không ăn những thức ăn mà thiện tín dâng cúng Phật dù thức ăn thừa. 2. Không mặc những y của Phật 3. Không ngủ nghỉ chung phòng với Đức Phật 4. Có những ông khách phương xa tới thì xin Phật được phép tiếp khách và dẫn vào.

Page 3: ĐTTX 4 – Ban H p Môn: Thi n học đại cương Bài 3: Nh ng câu ...triethocphatgiao.com/wp-content/uploads/2016/06/THIEN-3-Nhung-cau... · ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn:

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Thiền học đại cương

Bài số 3: Những câu chuyện Thiền Trang 3/6

Đây là tâm tốt vì thường những thị giả ai có tiền, sang trọng nên dẫn vô trước, nghèo ở xa tới cho đứng đó chơi. Có những ông thị giả kiểu đó làm cho người ta bất bình. 5. Mỗi khi Đức Phật thuyết pháp mà vắng mặt Ngài Anan thì Anan xin Phật lặp lại những thời pháp khi Ngài Anan vắng mặt. Cho nên kỳ kết tập kinh điển rất cần Ngài Anan vì Ổng nhớ hết trơn, các vị A la hán không có nhớ hết vì không có gần Phật. 6. Được phép hỏi Phật khi những bài pháp Anan còn thấy nghi 7. Khi người ta thỉnh Phật đi thọ trai nếu không có mời Ngài Anan thì Ngài không đi theo. Ngài Anan muốn tránh lời thị phị, Ngài rất hay ở điểm này vì là em Phật nên có nhiều người gần Phật dựa hơi như Xa Nặc ỷ mình là người thân cận Đức Phật nên hay ăn hiếp các chư Tăng Tổ, khinh phái Ngài Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên. Cho nên ở đây Ngài Anan rất hay tránh những tình trạng đó không đi chung với Phật cho nên đi riêng mới gặp Ma Đăng Già. 8. Sắp xếp thời gian thọ trai cho Đức Phật khi được Phật tử mời đến thọ trai.

Anan tận tụy 25 năm với Phật đến khi Phật nhập Niếp bàn. Hiện nay, ở Trung Quốc hay Việt Nam ngoài Ông thị giả lo ăn mặc ra còn có ông thị giả làm thi cận thị giả. Bây giờ thì có 6 Ông thị giả như Ngài Bách Trượng, hay những chư Tổ Thiền tông Trung Quốc. Thời vua Trần Nhân Tông cũng vậy. Cho nên Ngài Anan giỏi chuyên đủ hết trơn. Cho nên Ngài Anan 1 mình ổng mà lo cho cả 6 người, mới thấy Anan giỏi như vậy, rất tài và năng lực rất lớn. Anan là kỳ tài giỏi, có một không hai, lại có trí nhớ siêu phàm còn biết sắp xếp văn thư.

Nguyên do Anan gặp Ma Đăng Già: Ma Đăng Già là cô gái gánh nước mướn, Ngài Anan thường ghé đó xin nước uống thì cô gái đó mê mẫn Ngài và khóc với Mẹ muốn lấy ông tỳ kheo đó. Ngài Anan là người xuất gia và có nội lực nên không chịu. Bình thường thì không thể dụ dỗ Ngài được nên bà mà nhờ đến ngoại đạo dùng thần chú Ca Tỳ La Tiên bắt Ngài Anan. Khi Ngài Anan tới Bà Ma đăng già đọc thần chú đó nên Ngài Anan chịu không thấu, Thần chú rất lợi hại làm cho Ngài mê mẫn, sắp phá giới thể. Trong lúc đó Ngài Anan biết nên, âm thầm trong tâm cầu cứu Đức Phật. Lúc đó Đức Phật và vua Ba Tư Nặc thọ trai ở tịnh xá. Đức Phật biết và sai Ngài Văn Thù đem thần chú Lăng Nghiêm tới giải chú Ca Tỳ La Tiên kia, giải xong thì Ngài Anan tỉnh lại chạy về Tịnh xá và thoát nạn. Nếu Ngài Văn Thù chậm trễ chừng 1 giây thôi thì Ngài Anan phá giới, nguy hiểm cực kỳ rất may là Ngài Anan còn nguyên. Ngài Anan về khóc lóc, lúc này Đức Phật nói cho đại chúng biết. Đó là cái nguyên do, duyên khởi Phật thuyết Kinh Lăng Nghiêm, Kinh này được nói với quần thần, vua Ba Tư Nặc và chư Tăng nghe.

Thời điểm Anan ngộ đạo: Trong lịch sử Thiền tông kể lại rằng: Một hôm Ngài Ca Diếp với Anan nói chuyện:

- Anan hỏi Ca Diếp: Sư huynh khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni truyền trao cho sư huynh ngoài y bát kim lang ra còn gì nữa không?

- Ngài Ca Diếp không trả lời. Ngài kêu Anan

- Anan trả lời: Dạ!

- Sau đó Ca Diếp mới nói: Cây cột phướng trước chùa ngã thì khi đó Anan ngộ

Sau đó mình cũng thắc mắc và đem thắc mắc này hỏi Hòa thượng Duy Lực ( tổ sư Thiền) trả lời: Khi Kết tập Kinh điển Anan chưa ngộ, Anan đứng ngoài cửa động lúc này có 500 vị A La Hán đã vào trong động hết và chuẩn bị tuyên lại lời Phật dạy thì Anan buồn lắm nghĩ: mình là người thuộc hết Kinh của Phật mà không được dự, cũng tại mình bình thường không chịu ráng Thiền định mà chỉ có trí nhớ thôi. Lúc đó Ông đi lần quầng ngoài sân trước cửa động rồi thấy Ngài Ca Diếp.

- Anan hỏi Ca Diếp: Sư huynh khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni truyền trao cho sư huynh ngoài y bát kim lang ra còn gì nữa hôn?

- Ngài Ca Diếp không trả lời. Ngài kêu Anan

- Anan trả lời: Dạ!

Page 4: ĐTTX 4 – Ban H p Môn: Thi n học đại cương Bài 3: Nh ng câu ...triethocphatgiao.com/wp-content/uploads/2016/06/THIEN-3-Nhung-cau... · ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn:

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Thiền học đại cương

Bài số 3: Những câu chuyện Thiền Trang 4/6

- Sau đó Ca Diếp mới nói cột phướng trước chùa ngã thì lúc đó Anan mới ôm mối nghi, cột phướng trước cửa chùa không có ngã mà sau Ca Diếp nói gì kỳ vậy nên cả ngày hôm đó Ngài cứ nghi, và hỏi tại sao Ngài Ca Diếp nói như vậy. Cả đêm hôm đó Ngài không ngủ mà Thiền định và cứ hỏi tại sao Ngài Ca Diếp lại nói như vậy và đến gần sáng Ngài lăng mình ngủ và chứng ngộ. Lúc này Ngài gỏ cửa động và xin vô, Ngài Ca Diếp nói: nếu Ông ngộ thì tự ông vô, đâu cần ai mở, năng lực hư vô. Anan mới nhớ mình có thần thông và biến mình nhỏ lại chung qua cái khe vào Kết tập Kinh điển.

Một khi mình chứng đạo thì mình sẽ có khả năng đó cho nên Ngài Ca Diếp nhắc là như vậy và sau khi Ngài vô động thì 500 vị A La Hán rất là mừng, biết rằng Ngài có năng lực lớn mới đủ sức trùng tuyên lại Kinh Phật. Đó là lần kế tập Kinh điển đầu tiên mà có Ngài Anan dự và là người có công rất lớn.

Ngài sống rất thọ đến 120 tuổi mới nhập Niếp bàn và lúc nhập Niếp bàn thì có 2 ông vua tranh nhau vì Ngài. Vua A Xà Thế rất phục kính Ngài. Khi Ngài đến triều đình Vua A Xà Thế thì cận thần không cho vô gặp. Ngài mới bỏ đi qua sông nước Vệ Xá Ly. Lúc đi vua A Xà Thế đang nằm mộng thấy bàu cái trên đó treo rất nhiều đồ ngọc quý tự nhiên có 1 cơn gió lớn thổi rớt y xuống, làm Ổng giật mình thức dậy và ngẫm nghĩ không biết điềm gì. Lúc đó Ông quan mới đến bẫm: Ngài Anan muốn gặp Ngài, nhưng không gặp được nên đi rồi. Lập tức A Xà Thế chạy theo thỉnh Ngài trở lại nhưng lúc đó Anan đã lên thuyền đi được giữa sông lúc đó Ngài ngồi kiết già trên thuyền. A Xà Thế đứng bên này sông gọi Ngài trở lại vì rất thương quý Ngài. Lúc này Ông vua Vệ Xá Ly hay tin và kéo quân qua đứng bờ sông bên kia réo gọi Ngài. Ngài dặn người đưa đò sau khi Ngài nhập niếp bàn đem xác thân (Xá lợi)Ngài chia cho 2 ông vua để khỏi có chiến tranh.

Tham khảo: Sau này có 1 Ngài dịch kinh rất hay mà 2 Ông vua cũng giành. Ngài là Cưu Ba La Thập lúc còn sống

Ở đây chỉ nói về những vị tổ nổi bậc trong lịch sử Thiền tông gồm 28 vị. 3. Bồ tát Long Thọ ( tên Ấn Độ: Nagarjuna) - Tổ sư thứ 14

Trước khi qua đầu Phật Ông là 1 ngoại đạo học rất giỏi, tin thông các pháp và mọi thứ trong thế gian này. Nhưng có 1 nhân duyên không biết Ngài đau bệnh gì, lúc đó Ngài mới phát tâm quy y Phật và chính Ngài là 1 vị Bồ tát ở trên đời.

Ngài Long Thọ sau khi đắc đạo với Phật được học với những vị tôn giả trước Ngài là Ca Tỳ Ma La. Ngài xiển dương đạo Phật ở vùng Nam Ấn Độ. Lúc này có 1 ông vua theo 5000 ngoại đạo và họ có thần thông nên Ông vua ngã theo ngoại đạo đó. Ngài Long Thọ muốn cứu cái tệ nạn đó và giáo hóa ông vua này trở về với Phật pháp. Một hôm Ngài dùng thần thông của Ngài, Ngài cầm cây cờ đỏ, đi phía trước vua có khi Ngài hiện ra có khi Ngài ẩn mất. Ngài đi trước ông vua nên ông vua bực mình sai quân bắt nhưng bắt không được. Một hồi lâu Ông vua mỏi mệt thì Ngài Long Thọ mới hiện ra.

- Ông vua hỏi: Ngài là ai? mà dám đi trước ta

- Ngài Long Thọ nói: Tôi là người trí biết tất cả việc

- Ông vua mới thử hỏi: Hiện giờ chư Thiên đang làm gì?

- Ngài Long Thọ đáp: đang đánh nhau với mấy vị A Tu La kịch liệt lắm

- Ông vua hỏi: Sao Ngài biết

- Ngài Long Thọ đáp: chút nữa Ngài sẽ thấy

Lát sau trên Trời binh khí và tay chân rớt xuống. Lúc đó ông vua mới tin và phục Ngài, biết Ngài có thần thông giỏi và nghe lời Thầy chuyển hướng theo đạo Phật.

Dân chúng thời đó họ cũng còn mê tín, họ không tin liền vì Ngài xiển dương đại thừa. Ngài nói về cái tâm thanh tịnh.

Ngài có bộ Kinh luận, Thập nhị môn luận đó là 2 bộ luận tiêu biểu trong tổng số 6 bộ luận. Hai bộ luận đó nói về tâm thanh tịnh, chân như mà dân chúng không có hiểu thì Ngài giải thích nó

Page 5: ĐTTX 4 – Ban H p Môn: Thi n học đại cương Bài 3: Nh ng câu ...triethocphatgiao.com/wp-content/uploads/2016/06/THIEN-3-Nhung-cau... · ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn:

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Thiền học đại cương

Bài số 3: Những câu chuyện Thiền Trang 5/6

không hình không tướng rất là khó lãnh hội. Ngài dùng cách ẩn mình đi lập tức trên hư không có 1 vầng trăng tròn sáng rực không có gì trong đó hết chỉ là rỗng sáng. Dân chúng nhìn lên nhưng Ngài không có thuyết pháp chỉ hiện vầng trăng. Lúc đó có Ông Ca Na Đề Bà là người cư sĩ chưa xuất gia đạo Phật. Ông nhìn và nói: Ngài này đang nói về Phật tánh dùng hình ảnh để mà thuyết minh. Phật tánh đó thể của nó rỗng và sáng như mặt trăng. Khi Ca Na Đề Bà nói như vậy thì vầng trăng ẩn mất. Dân chúng nhận ra được qua lời Ca Na Đề Bà, nhận ra cái nghĩa Phật tánh xuyên qua cái hình ảnh khai thị của Ngài Long Thọ.

Điểm đặc sắc của Ngài Long Thọ: có thần thông, dùng thần thông để giáo hóa biến nên những hình ảnh rất rõ nét tượng trưng để hiểu được Phật tánh. Sau này các kiệt tác của Thiền tông dùng toàn hình ảnh này là thể rỗng lặng hay hư minh (hư nghĩa là rỗng, minh nghĩa là sáng). Đó là 2 yếu tố của Thiền tông.

4. Tổ sư Mã Minh (Asvaghosha) – Tổ sư thứ 12 Khi Ngài sanh ra có 2 thuyết ghi lại: - Thuyết thứ nhất ghi: khi Ngài mới sinh ra trong chuồng ngựa, các con ngựa tự nhiên nó kêu

réo lên

- Thuyết thứ 2: Khi Ngài thuyết pháp những con ngựa này nó lắng nghe pháp, sau đó nó kêu, nó khóc. Nó cảm ngộ được cho nên người ta đặc tên cho Ngài là Mã Minh ( Mã là ngựa, Minh là kêu-> gọi là Ngựa kêu). Vì Ngài cảm hóa được nó. Nên Ngài có năng lực cảm hóa được dị loại.

Ngài để lại tác phẩm đại thừa Khởi Tính Luật. Đại thừa chính là tâm phải khởi lòng tin với tâm của mình. Bộ luận đó thuyết mình điều đó và khai thị chúng ta tin cái bản tâm của chúng ta, đó là niềm tin chân chánh nhất. Khởi tính là khởi cái lòng tin về Đại thừa.

Đại thừa chính là cái tâm thanh tịnh, tâm chân như.

5. Tổ sư Thế Thân ( Bà Tẩu Bàn Đậu) Thế Thân hay còn gọi là Thiên Thân vì Ông tạo ra một ngàn bộ luận nên gọi là Thiên thân

Gia đình có 3 anh em. Thế Thân là người ở giữa. Người lớn nhất là Ngài Vô Trước tu theo đại thừa, còn ông thì tu theo tiểu thừa nguyên thủy.

Ngài giỏi nhất trong 3 anh em. Ngài thông minh và có khả năng biện tài. Ngài đã dùng khả năng biện tài nên chê bai đại thừa. Anh Ngài không thuyết phục được Ngài. Ngài là tông chủ của các bộ phái ông viết ra những bộ luận câu xá, Ông nổi tiếng và viết ra bộ A Tỳ Đạt Ma.

Anh Ngài một hôm thị hiện bệnh, kêu Ngài về thăm. Anh Ngài nói: nếu muốn anh Ngài khỏi bệnh thì Thế Thân phải đọc những kinh điển đại thừa và hồi hướng cho anh thì anh sẽ đỡ bệnh. Dùng tình thương để kêu gọi vì Ngài rất giỏi.

Vì thương anh nên đọc kinh, khi đọc như vậy Ngài tự chuyển hóa và chấn động trong tâm tư và thay đổi cách nhận thức.

Ngài đã khóc quá trời và nói rằng: hồi đó giờ em đã quá si mê phỉ báng đại thừa, thôi giờ em tự tử cắn lưỡi chết.

Ông anh khuyên: Không làm vậy thay vì dùng cái lưỡi phỉ báng đại thừa thì hãy dùng cái lưỡi tuyên dương đại thừa.

Ngài Thế Thân dùng cái biện tài của mình và tuyên dương đại thừa cho nên thành ông Tổ thứ 21 của Thiền tông. Ngoài ra Ngài còn là Ông tổ của các tông phái khác.

6. Tổ sư Sư tử Bồ Đề (Aryasimha) – Tổ sư thứ 24 Ngài là người Nam Ấn, Thầy của Ngài là Hạc Lặc Na. Ngài có công truyền bá Thiền tông rất hưng thịnh. Một hôm có 2 ông ngoại đạo rất giỏi tìm mọi cách để hại Ngài nhưng không được thì họ dùng đến thế lực của Vua, tâu với Vua: Ngài truyền đạo tà giáo. Vua đem gươm tới nơi ở của Ngài.

- Vua hỏi: Ngài tu có thấy ngũ uẩn giai không chưa?

- Ngài đáp: đã thấy giai không rồi.

Page 6: ĐTTX 4 – Ban H p Môn: Thi n học đại cương Bài 3: Nh ng câu ...triethocphatgiao.com/wp-content/uploads/2016/06/THIEN-3-Nhung-cau... · ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn:

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Thiền học đại cương

Bài số 3: Những câu chuyện Thiền Trang 6/6

- Vua nói: xin cái đầu được không?

- Ngài nói: Thân còn không phải ta thì huống chi cái đầu. Ông vua lập tức rút gươm và chặt đầu Ngài. Khi đầu rớt xuống đất thì ngay cái cổ sữa trắng nó xịt lên, không có máu đỏ và xịt trúng cái tay của ông vua. Ông vua cảm thấy nguyên cái tay đau nhức về 7 ngày sau Vua băng hà. Vua con lên ngôi, ông mới cảm thán thấy Ông cha tự làm những việc chuốc họa vào thân. Vua con sám hối với chư Tăng, thỉnh thi thể Ngài Sư Tử làm lễ trà tỳ và xây tháp cho Ngài. Câu chuyện này trong thiền tông rất thường nhắc đến, và đặt vấn đề. Có Thiền sư Cảnh Sầm thời nhà Đường, có 1 cư sĩ đến hỏi Ngài: Tổ Sư Tử chứng đạo mà tại sao bị chặt đầu. Thời đức Phật, Đức Phật cũng bị nạn Mục Kiền Liên cũng bị nạn vì kiếp trước gieo nên giờ phải nhận nhưng ngay bản thân của người nhận họ không thấy họ nhận. Bản thân của người chứng đạo họ thấy họ không thật nhận, nên không thấy thật bị chặt đầu. Vì thế, Ngài Sư Tử không thấy bị chặt đầu. Người phàm phu thấy có đền nợ trước còn Thánh nhân thì không có thấy đền

Tại sao thường nhắc đến Ngài: vì người bị nhưng không thấy bị, còn ta thấy nó thảm thiết như vậy. IV TIẾP NỐI NỘI DUNG THI VÀ CHUYỂN BỊ CHO BÀI SAU

- Câu hỏi : Nơi Đức Phật thể định vị, xuất phát của Thiền tông – núi Linh Thứu nằm ở đâu? Quý Thầy Cô cần xác định đúng trên bản đồ và khoan tròn chỗ đó trên bản đồ (bản đồ không có chữ địa phương chỉ có chữ của tiểu bang). - VD câu hỏi khác: Trung tâm thiền học thời Đường nằm ở đâu trên bản đồ Trung Quốc. Bài tuần sau hướng dẫn ngồi thiền. Quý Thầy, Cô phải về siêng thực tập ngồi thiền để nhớ những động tác Thiền và động tác xoa bóp.

- VD hỏi: Những động tác khi nhập Thiền hay khi xả Thiền.