80
THÁNG 5/2O15 không vì lợi nhuận HOA SEN với cộng đồng NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC www.hoasen.edu.vn

Bản tin Hoa Sen

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bản tin Hoa Sen

THÁNG 5/2O15

k h ô n g v ì l ợ i n h u ậ n

HOA SENvới cộng đồng

NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨCw w w . h o a s e n . e d u . v n

Page 2: Bản tin Hoa Sen

Mục Lục

LỜI MỞ ĐẦU 3

cHUYÊN Mục HẠNH PHÚc SẺ cHIA 5CÁCH PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC 6SỰ KHIẾM KHUYẾT CỦA XÃ HỘI VÀ GIÁ TRỊ CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 8SỰ KHÁC bIệT GIữA CôNG TÁC Từ THIệN VÀ CôNG TÁC XÃ HỘI 10TảN MẠN Về HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG VÀ bìNH ĐẳNG GIớI TẠI TRƯỜNG ĐH HOA SeN 13TôI ĐÃ “LớN LêN” TRONG TìNH THƯơNG YêU CỦA CỘNG ĐỒNG THẾ NÀO? 18ĐẾN VớI CôNG TÁC XÃ HỘI Để ... 20LÀM NGƯỜI KHÁC CƯỜI, TA SẼ VUI... 22ĐôI ĐIềU SUY NGHĨ Về VIệC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG 24Cơ DUYêN VÀ ĐAM Mê CôNG TÁC XÃ HỘI 27ĐẠI HỌC HOA SeN ỦNG HỘ CHƯơNG TRìNH “NGHĨA TìNH HOÀNG SA, TRƯỜNG SA” 31

cHUYÊN Mục ƯƠM MẦM HẠNH PHÚc 33HOA SeN TIẾP bƯớC TƯơNG LAI 34MỘT CHƯơNG TRìNH VẠN TìNH YêU THƯơNG 36NHữNG LớP HỌC NGOÀI GIỜ 38HOA SeN bỐN MÙA NGÁT HƯơNG 40CÂU CHUYệN 1O CHIẾC MÁY TÍNH 45DỰ ÁN ƯơM MẦM TRI THỨC 48

cHUYÊN Mục NHẬT KÝ cỘNG ĐỒNG 51PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG - NHữNG CUNG bậC CảM XúC 52CHƯơNG TRìNH “KẾT NỐI MÙA XUÂN” 57HÀNH TRANG YêU THƯơNG CỦA TUổI ĐôI MƯơI 60NHậT KÝ CỘNG ĐỒNG 62“KÝ SỰ” NấU bÁNH CHƯNG 64ĐÃ CÓ MỘT CHUYẾN VIẾNG THĂM 67MỘT MÙA Hè qUA - MỘT MÙA TA KHôN LớN 68NHậT KÝ... CHIA SẺ TìNH NGƯỜI 70TôI ĐI DẠY HỌC 75HOÀI NIệM XUÂN bIêN GIớI 77

HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM - NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC65 Tràng Thi - Hoàn Kiếm - Hà NộiĐT: 04. 3 926 0024 - email: [email protected]

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN THÁNG 5/2015Chịu trách nhiệm xuất bản: BÙI VIỆT BẮCbiên tập: BÙI TRÂN THÚY - TRẦN HÀ PHƯƠNG THẢO - NGUYỄN THẾ VINHVẽ bìa & Trình bày: TRẦN THỊ ÁNH NGUYỆTSửa bản in: TRẦN THÙY TRANG

In 2500 cuốn, khổ 14,5 x 20,5 cm. In tại Nhà in Lê quang Lộc. Số ĐKKHXb : 1120 - 2015 /CXbIPH/20 - 26/HĐ. In xong nộp lưu chiểu quý II năm 2015.

Page 3: Bản tin Hoa Sen

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

3HẠNH PHÚC SẺ CHIA 3

Ngay từ khi thành lập, với định hướng hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, Hoa Sen đã xác định rõ trách nhiệm của mình là phục vụ cộng đồng, bao gồm việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho xã hội. Trải qua gần 25 năm hình thành và phát triển, từng giai đoạn, cách tổ chức, nội dung chương trình tuy có khác nhau nhưng Hoa Sen vẫn kiên trì, bền bỉ theo đuổi mục tiêu này, ưu tiên hàng đầu cho việc thực hiện trách nhiệm của một trường Đại học với xã hội.

Trong chuyên đề “Hoa Sen với cộng đồng”, ban biên tập mong muốn giới thiệu những chương trình, những hoạt động được duy trì từ nhiều năm nay của Hoa Sen nhằm mục đích phục vụ cộng đồng, dành cho những đối tượng với mục tiêu cụ thể. Đặc biệt, trong năm 2015, là sự ra đời của Trung tâm Phục vụ cộng đồng (Service Learning), lần đầu xuất hiện tại một trường Đại học ở Việt Nam.

“Cộng đồng” là một khái niệm không xa lạ lắm với mọi người, gần đây thấy xuất hiện nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng, tuy nhiên, hiểu để biết cách hỗ trợ cộng đồng sao cho hiệu quả là một vấn đề khác, rất đáng được bàn bạc, đặc biệt là trong môi trường Đại học.

LỜI MỞ ĐẦU

Page 4: Bản tin Hoa Sen

4 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15

ban biên tập cũng mong muốn giới thiệu với bạn đọc những suy nghĩ của đội ngũ Hoa Sen khi tổ chức, tham gia các hoạt động cộng đồng. Những hoạt động ấy không chỉ dừng lại ở việc giúp đỡ người nghèo khó mà còn mang ý nghĩa chung tay giải quyết những khó khăn của cộng đồng với tiêu chí của Hoa Sen là: đến với đúng người cần hỗ trợ với mong muốn giúp họ thoát nghèo, có được nghề nghiệp ổn định chứ không phải chỉ là “đói thì ăn, khát phải uống”.

Từ những đóng góp ấy, người ta sẽ trưởng thành hơn, cảm nhận được niềm vui, hạnh phúc khi được giúp đỡ người khác để hiểu rằng, chúng ta hãy sáng suốt lựa chọn để sống một cuộc đời đáng sống, có bạn, có tôi, có tất cả chúng ta, thành viên của những cộng đồng xa, gần, lớn, nhỏ. Điều này cần được lan tỏa và chúng ta chính là những người phải làm công việc ấy.

Xin mời bạn đọc thưởng thức những bài viết, những trang nhật ký chứa chan tình người, đậm giá trị nhân văn của giảng viên, nhân viên, sinh viên – những người lần đầu tham gia hoạt động cộng đồng - bên cạnh những người đã tham gia từ lâu và với họ, hoạt động cộng đồng đã trở thành duyên nghiệp.

Xã hội cần lắm những bàn tay, những tấm lòng, hãy đồng hành cùng chúng tôi trong các chương trình “Hoa Sen với cộng đồng”.

Ban Biên tập

Page 5: Bản tin Hoa Sen

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

5HẠNH PHÚC SẺ CHIA 5

HẠNH PHúCSẺ cHIA

Khi suy nghĩ cũng như tham gia các hoạt động cộng đồng, mỗi cá nhân/ tổ chức có thể theo đuổi những mục đích và chọn những phương tiện khác nhau. Trong chuyên mục này, ban biên tập mong muốn giới thiệu với bạn đọc quan điểm của nhiều tác giả (trong và ngoài trường), tựu trung, vẫn là những suy nghĩ tích cực về sự chia sẻ với cộng đồng để giúp cải thiện những yếu kém, giải quyết những khó khăn, không đơn thuần chỉ là những hỗ trợ khi xã hội cần mà đáng quan tâm hơn hết, là sự thay đổi, trưởng thành trong nhận thức, dẫn dắt chúng ta đến những việc làm hữu ích cho cộng đồng.

cHUYÊN Mục

Page 6: Bản tin Hoa Sen

6 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15

HỌc cÁcH PHục Vụ cỘNG ĐỒNGTRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌc

Trần Hà Phương Thảo (Tổng hợp)

Được biết, Service Learning đã phát triển tại Mỹ trong những năm 1970 -1990 nhằm nâng cao chất lượng các chương trình tình nguyện của học sinh, sinh viên; đồng thời nâng cao chất lượng giảng dạy trong bậc Đại học, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với giáo dục. Hiện nay mô hình này đã nhận được sự quan tâm, ứng dụng và đầu tư lớn từ các trường Đại học trên thế giới tiêu biểu như Đại học California State Fullerton, Duke University, Stanford University, Hong Kong Polytechnic University… Riêng tại Việt Nam, Trung tâm Service Learning tại Đại học Hoa Sen là trung tâm đầu tiên được thành lập với nhiệm vụ chuyên trách phát triển và đẩy mạnh mô hình Service Learning vào các môn học, các ngành học tại Hoa Sen. Có thể nói, việc xây dựng và phát triển mô hình Service Learning đồng nhất với tầm nhìn và sứ mệnh của Đại học Hoa Sen. Service Learning mang thế giới thực đến lớp học cho sinh viên và mang sinh viên ra ngoài đời để vận dụng kiến thức đã được học. bên cạnh đó, mô hình cũng giúp sinh viên có trải nghiệm độc đáo, cảm thấy hào hứng với việc học hơn, từ đó có thể phát triển tri thức, kỹ năng, ngoại ngữ và nhân cách một cách đầy đủ.

Vào ngày 3/3/2015, Đại học Hoa Sen đã thành lập Trung tâm Học tập thông qua phục vụ cộng đồng, hay còn gọi là Trung tâm Service Learning. Đây là một mô hình hoàn toàn mới trong hệ thống giáo dục đại học tại Việt Nam bởi lẽ nó cung cấp cho sinh viên cơ hội được áp dụng những kiến thức từ lớp học để hỗ trợ giải quyết những vấn đề của địa phương khó khăn, những cộng đồng yếu thế trong xã hội, từ đó góp phần vào sự thay đổi lớn cho cộng đồng.

Page 7: Bản tin Hoa Sen

Center for

Service Learning

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

7HẠNH PHÚC SẺ CHIA 7

Trung tâm Service Learning sẽ góp phần thúc đẩy việc phát triển mô hình Service Learning tại Việt Nam thông qua việc tổ chức nhiều buổi hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và nghiên cứu về mô hình cho các trường Đại học khác, với các chuyên gia Service Learning từ các nước bạn. Với cam kết phục vụ cộng đồng, Đại học Hoa Sen đã đồng ý đầu tư 100 triệu đồng cho ít nhất 5 môn học và đề án theo mô hình Service Learning tại bốn Khoa đào tạo của trường. Ngoài ra, Trung tâm sẽ kêu gọi thêm nguồn hỗ trợ bên ngoài là 50 triệu đồng. Như vậy, mỗi một đề án sẽ nhận hỗ trợ 30 triệu đồng để triển khai. Một số dự án nằm trong kế hoạch như: nghiên cứu ứng dụng công nghệ biogas cho các hộ chăn nuôi tại tỉnh Bến Tre của khoa Khoa học và Công nghệ; thiết kế hỗ trợ bao bì, thương hiệu về Trà, sản xuất bởi tổ chức DOCH - Tổ chức Người câm điếc Thành phố

Hồ Chí Minh của khoa Đào tạo Chuyên nghiệp; nghiên cứu và phát triển du lịch bền vững, du lịch homestay cho xã Tà Nung, tỉnh Lâm Đồng của khoa Ngôn ngữ và Văn hóa học.

Ngoài ra, Trung tâm sẽ triển khai một số hoạt động nhằm liên kết cộng đồng với nhà trường như tổ chức hội thảo “Học dấn thân” giới thiệu về mô hình Service Learning và Hội chợ cộng đồng lần thứ 1 được tổ chức vào ngày 9 tháng 4 vừa qua tại Đại học Hoa Sen (cơ sở Nguyễn Văn Tráng, quận 1) với sự tham gia của 10 tổ chức xã hội, đang thực hiện các chương trình cộng đồng và các dự án xã hội ý nghĩa. Đặc biệt, Trung tâm sẽ luôn phối hợp với các trường Đại học quốc tế trong việc triển khai các hoạt động Service Learning tại Việt Nam, với sự tham gia của sinh viên hai nước.

Một số hoạt động của Trung tâm Service Learning (Ảnh do Phạm Văn Anh - Giám đốc Trung tâm Service Learning cung cấp)

Page 8: Bản tin Hoa Sen

8 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15

SỰ KHIẾM KHUYẾT CỦA XÃ HỘI VÀ GIÁ TRỊ cỦA GIÁO Dục ĐẠI HỌc

TS. Nguyễn Lưu bảo Đoan

Mọi xã hội đều không hoàn hảo vì nhiều lý do khác nhau. Sự không hoàn hảo có thể có nguồn gốc từ những thiết chế và định chế mà Nhà nước (State) đặt ra để quản lý người dân. Sự không hoàn hảo của một xã hội còn có thể do những điều kiện thiên nhiên (natural endowment) mà xã hội đó phải chấp nhận. Ví dụ: một quốc gia có nhiều mỏ dầu hỏa kết hợp với định chế cho phép người dân sống xa hoa bằng tiền bán dầu của chính phủ dẫn đến sự ỷ lại của người dân. Sự không hoàn hảo dĩ nhiên còn đến từ những điều kiện văn hóa truyền thống (social endowment) mà mọi thành viên trong xã hội phải chịu. Ví dụ: một xã hội có truyền thống văn hóa bị người ngoài xem là man rợ. Và sự không hoàn hảo còn có thể xuất phát từ chính sự không hoàn hảo của con người.

Ở Việt Nam, sự không hoàn hảo hay khiếm khuyết này đến từ nhiều lý do khác nhau và nguyên nhân của nó vẫn đang được tranh luận hàng ngày. Sự khiếm khuyết được thể hiện ở nhiều góc cạnh của cuộc sống mà nhiều người có thể nhận ra nhưng không phải ai cũng nhanh chóng nhận thấy sự khiếm khuyết ấy. Sự thiếu lòng tin trong xã hội Việt Nam, vốn là một yếu tố quan trọng tạo nên sự gắn bó và sự phát triển của bất kỳ xã hội nào, là một ví dụ khá rõ để minh họa điều này.

Không phải tất cả mọi người đều nhận ra hay đồng ý với nhau rằng người Việt không có sự tin cậy lẫn nhau. Tuy nhiên, trong các sự kiện liên quan đến quy hoạch đất ở nhiều thành phố khác nhau, hay quy hoạch cây xanh ở Hà Nội, đa số những người tham

Page 9: Bản tin Hoa Sen

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

9HẠNH PHÚC SẺ CHIA 9

gia vào cuộc tranh luận hay đứng ngoài quan sát đều có thể đồng ý rằng yếu tố tin cậy vào một người hay nhóm người là một trong những nguyên nhân gây ra tranh luận. Khi quan sát ngôn ngữ sử dụng của các nhóm xã hội khác nhau liên quan đến chính quyền thu hồi đất nông nghiệp giao cho nhà đầu tư, Giáo sư Arnette Kim (trường University of Southern California) nhận xét: người nông dân không tin nhà đầu tư lẫn đại diện chính quyền. Trong suy nghĩ của người nông dân, nhà đầu tư và chính quyền đang tìm cách để lấy tài sản của họ ở mức rẻ mạt chứ không quan tâm đến sinh kế của họ. Nhà đầu tư phát triển bất động sản thì không tin vào người nông dân và đại diện chính quyền. Đối với nhà đầu tư, đại diện chính quyền chỉ tìm cách làm khó họ với các thủ tục gây phiền nhiễu và người nông dân thì chỉ muốn lấy thêm tiền từ họ.

Các thành viên trong xã hội phải nhận biết khiếm khuyết của xã hội để có thể điều chỉnh giúp xã hội bớt những khiếm khuyết và có thể trở nên hài hòa hoặc nhân bản hơn. Khi sự khiếm khuyết tồn tại như một khuynh hướng, nó ăn sâu và bắt rễ vào các giá trị truyền thống và văn hóa, nó cũng sẽ tự củng cố sự tồn tại của nó và ảnh hưởng đến những giá trị hay truyền thống khác của cộng đồng và xã hội.

Vì thế, ngoài việc chuẩn bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng để có được một việc làm tốt sau khi ra trường, giáo dục Đại học còn phải mở rộng tư duy của người học, giúp họ thấy được bức tranh xã hội và

đem lại cho họ những hiểu biết về sự khiếm khuyết của bức tranh ấy.

Điều đáng tiếc là, nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế đang phát triển, đa số trường Đại học ở các quốc gia đang phát triển thường chú trọng đến việc làm sao cho sinh viên ra trường có được việc làm tốt. Các trường cũng đặt ra các tiêu chí và huấn luyện thêm cho sinh viên về tiếng Anh, về kỹ năng mềm, về khả năng giao tiếp và trả lời phỏng vấn. Các trường thường cạnh tranh nhau về chỉ số sinh viên tốt nghiệp có việc làm ngay, mức lương của sinh viên, và số lượng các cựu sinh viên thành đạt. Tất cả những yếu tố trên nhằm tạo ra uy tín, tiếng tăm của trường cũng như đáp ứng nhu cầu cung ứng lao động cho xã hội .

Tuy nhiên, với sự khiếm khuyết của xã hội, trách nhiệm của trường Đại học cần phải toàn diện hơn. Người học cần phải được tạo cơ hội để tiếp xúc và va chạm với sự khiếm khuyết đó, và nhận biết cả biểu hiện của những khiếm khuyết lẫn bản chất của khiếm khuyết. Và lẽ ra, các Đại học cũng cần phải cạnh tranh nhau về chỉ số tác động xã hội (social impact), hoặc nhận thức xã hội. Khi đó, xã hội mới có thể biến chuyển theo hướng tích cực hơn. Hy vọng, trong tương lai, trường Đại học quan tâm nhiều hơn nữa đến việc đào tạo, huấn luyện để sinh viên - thế hệ trẻ - có nhiều thời gian và công sức để góp phần giảm thiểu những khiếm khuyết của xã hội với sự phát hiện của họ và thay đổi tình trạng này bằng những giải pháp do chính họ đề ra.

Page 10: Bản tin Hoa Sen

10 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15

Gần đây, tôi nghe nhiều bạn bè nói về những chuyến đi làm “công tác xã hội” rất vui và rất ý nghĩa. Hỏi ra mới biết các bạn đi làm từ thiện chứ không phải là công tác xã hội. Vậy công tác xã hội và từ thiện khác nhau như thế nào?

Điểm chung của hai hoạt động này đều là giúp đỡ những người có khó khăn với tinh thần không vụ lợi, nhưng khác nhau về cách tiếp cận và phương pháp hỗ trợ. Trước đây, mọi người hay dùng cụm từ “xoa dầu cù là” để ám chỉ công tác từ thiện vì hiệu quả của nó chỉ nhất thời và không tạo ra nhiều thay đổi ở người nhận.

Sự KHÁc BIệT GIữAcôNG TÁc Từ THIệN VÀ côNG TÁc xã HỘI

Lưu Thị Ánh Loan

Trung tâm DRD

Page 11: Bản tin Hoa Sen

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

11HẠNH PHÚC SẺ CHIA 11

Có câu chuyện ở làng chài, một thanh niên đi câu cá, trên đường về, gặp một người ăn xin sắp chết đói. Anh thanh niên thương tình nên bắt trong giỏ cá của mình vừa câu được cho người ăn xin một con cá. Người ăn xin đã nướng để ăn và thoát được cơn đói. Anh thanh niên về nhà rất vui, gặp anh bạn hàng xóm kể lại việc thiện mà mình đã làm được. Anh bạn hàng xóm lắc đầu, bảo rằng làm như vậy là không chắc đã tốt, anh ấy nói: “Không chỉ cho cá, cậu nên cho người ăn xin cần câu để ông ta tự mình đi câu kiếm sống. Không tin, ngày mai cậu sẽ thấy người ăn xin đó vẫn bị cơn đói hành hạ”. Ngày hôm sau, anh thanh niên rủ anh bạn hàng xóm cùng đi câu. Khi trở về, quả như lời anh hàng xóm nói, hai người gặp lại người ăn xin đang nằm lả bên vệ đường.

Câu chuyện trên cho thấy, nếu chúng ta giúp người khó khăn chỉ vì lòng tốt hay vì thương họ thì vô tình chúng ta làm hại họ vì có thể sẽ tạo cho họ thói quen lười biếng, ỷ lại, luôn trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác. Công tác từ thiện, được thực hiện theo kiểu đó, chưa xuất phát từ nhu cầu của đối tượng cần trợ giúp và cũng chưa hỗ trợ họ nhận ra giá trị bản thân để giải quyết các vấn đề thiết thân trong cuộc sống. Và việc ban phát từ thiện làm cho người nhận luôn chịu ơn và không có ý thức phát triển bản thân.

Ngoài ra, thiếu kiến thức và kỹ năng trong việc trợ giúp người khác cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của họ. Câu chuyện “chú khỉ tốt bụng” là một bài học về sự thiếu hiểu biết về tính chất và nhu cầu của đối tượng cần giúp đỡ. Câu chuyện kể rằng Khỉ đang ngồi trên cây thì một cơn

bão ập tới. Nhìn con suối dưới chân mình, Khỉ thấy hai con cá đang bơi trong nước. Thương hại, Khỉ bèn bốc hai chú cá lên để trên cây. Khi mưa tạnh, Khỉ ngạc nhiên tự hỏi sao chúng không cảm ơn mình. Ngó lên cành cây Khỉ thấy hai chú cá đã chết. Cá không thể sống thiếu nước!

Ngược lại với công tác từ thiện, công tác xã hội đã phát triển thành một ngành khoa học, một nghề triết lý, có nguyên tắc và phương pháp hỗ trợ cho nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Công tác xã hội được định nghĩa là một hoạt động thực tiễn mang tính tổng hợp cao, được thực hiện theo những nguyên tắc và phương pháp nhất định nhằm hỗ trợ cá nhân và nhóm để giải quyết các vấn đề của họ. Nguyên tắc của công tác xã hội là không làm giùm, làm thay cho thân chủ mà giúp họ phát huy điểm mạnh, nhận ra giá trị bản thân, và xác định nguồn lực tiềm năng. Nói cách khác là “giúp thân chủ để họ tự giúp” hoặc “trao cần câu và hướng dẫn họ cách câu hơn là cho con cá”. Muốn như vậy thì nhân viên xã hội cần được đào tạo bài bản để hiểu các mô hình can thiệp, các kỹ năng nhận diện vấn đề và giải quyết vấn đề. Đây là một tiến trình cần được theo dõi và đánh giá trong quá trình thực hiện.

Nói đến người khuyết tật, người ta thường nghĩ họ là những người đáng thương, không làm được gì cả do thể trạng yếu, không có nhiều nhu cầu hoà nhập cuộc sống, hoặc lệ thuộc vào người khác... Kết quả là họ không được tạo điều kiện để đi học, đi làm, và tham gia các hoạt động xã hội. Hậu quả là người khuyết tật luôn mặc cảm tự ti và thiếu rất nhiều kỹ năng xã hội.

Sự KHÁc BIệT GIữAcôNG TÁc Từ THIệN VÀ côNG TÁc xã HỘI

Page 12: Bản tin Hoa Sen

12 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15

Tại TP.HCM, Trung tâm Khuyết tật & Phát triển (DRD - Đời rất đẹp) là tổ chức đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng công tác xã hội với người khuyết tật. Thay vì tập trung vào các giới hạn chức năng của người khuyết tật, DRD áp dụng mô hình xã hội và mô hình này dựa trên quyền của người khuyết tật nhằm giúp họ hiểu và nhận diện những rào cản ảnh hưởng đến quá trình hoà nhập của họ: rào cản vật lý, thái độ tiêu cực, và các chính sách liên quan. Sau đó, DRD hỗ trợ các cá nhân và hội nhóm của người khuyết tật xây dựng lòng tự tin và phát triển các kỹ năng thông qua các khoá tập huấn, các chương trình hội thảo, và các dịch vụ hỗ trợ người khuyết tật như: giới thiệu việc làm, hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ kỹ năng sống độc lập, tham vấn đồng cảnh... Khi người khuyết tật đã có đủ năng lực hoà nhập và làm chủ bản thân, họ không những đóng góp tích cực vào các hoạt động xã hội mà còn tham gia vào quá trình vận động chính sách và lên tiếng nói để bảo vệ quyền lợi của chính họ.

Về cách tiếp cận, DRD luôn lấy người khuyết tật làm trung tâm trong quá trình giải quyết vấn đề của chính họ. Và DRD áp dụng phương pháp trao quyền cho người khuyết tật thay vì duy trì trạng thái vô dụng. Song song đó, DRD cũng áp dụng phương pháp xây dựng nội lực cộng đồng (ABCD) - phương pháp này giúp người khuyết tật sử dụng những nguồn lực sẵn có trong cộng đồng để vận động chính sách và thay đổi nhận thức của cộng đồng về người khuyết tật.

Tóm lại, công tác xã hội và từ thiện đều rất tốt và ý nghĩa. Mỗi hoạt động đều có những ưu điểm riêng: công tác từ thiện sẽ rất tốt trong những trường hợp hỗ trợ khẩn cấp; trong khi đó, công tác xã hội đi sâu các vấn đề của thân chủ và đồng hành với thân chủ trong quá trình giải quyết vấn đề dựa trên nguyên tắc công bằng và bình đẳng giữa nhân viên công tác xã hội và thân chủ.

Page 13: Bản tin Hoa Sen

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

13HẠNH PHÚC SẺ CHIA 13

Nhiều chuyên gia về phát triển cộng đồng cho rằng hiện nay có hàng trăm định nghĩa khác nhau về cộng đồng. Vậy cộng đồng mà ta đang muốn nói đến có thể mang nhiều khía cạnh khá đa dạng, đó là cộng đồng các sinh viên và giảng viên, nhân viên của trường Đại học Hoa Sen (ĐHHS), cộng đồng địa phương nơi ĐHHS tọa lạc, cộng đồng là xã hội Việt Nam và cả thế giới nói chung, như các doanh nghiệp ngày nay cũng gắn với xã hội thông qua tiêu chí trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate social responsibility - CSR).

Tản mạn về

HOẠT ĐỘNG cỘNG ĐỒNG VÀ BìNH ĐẳNG GIớItại trường Đại học Hoa Sen

Lê Thị Hạnh Chuyên viên - Trung tâm nghiên cứu Giới và Xã hội

Page 14: Bản tin Hoa Sen

14 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15

Để phát triển bền vững, các doanh nghiệp, trong đó có các trường Đại học, cam kết thực hiện một số trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp qua nhiều cấp độ: chính sách bình đẳng đối với nhân viên, đảm bảo chất lượng đối với khách hàng, đảm bảo môi trường sạch và xanh đối với xã hội ở phạm vi quốc gia và toàn cầu, nói chung là nhằm cải thiện chất lượng sống của mọi người.

Đối với sinh viên, thời gian học ở trường Đại học cũng chính là lúc để các bạn tìm hiểu mọi hoạt động ở xã hội, biết được cách thức vận hành của bộ máy nhà nước, thị trường và xã hội dân sự, để sau này các bạn sẽ trở thành thành viên/ nhân viên của những nơi này. Hiện nay tại trường ĐHHS, đã thành lập Trung tâm Học tập phục vụ cộng đồng (Service Learning). Rất may mắn là đã có một trung tâm chính thức với những người có trách nhiệm cụ thể, bởi vì mỗi khi nói đến hoạt động cộng đồng, tôi khá lo lắng, sợ các hoạt động đó bị dẫn đi lạc hướng.

Trước khi bắt tay vào một hoạt động, ta nên xem hoạt động đó xuất phát từ nhu cầu của ai, của người dân tại cộng đồng hay đơn giản đó chỉ là nhu cầu của người thực hiện hoạt động cần “lấy điểm” với cấp trên hoặc khách đến tham quan. Tôi nhớ trước đây, khi tôi đến thăm một cộng đồng, một chị là tác viên cộng đồng đã cho họp khoảng 15 chị phụ nữ trong khu phố lại để ngồi nghe chị đọc hướng dẫn cách nuôi trẻ sơ sinh. Tôi cũng ngồi vào vòng tròn và lắng nghe, quả thật các thông tin này rất bổ ích và chi tiết, được viết cẩn thận bởi các chuyên gia/ bác sĩ của ngành thông tin – giáo dục và truyền thông y tế. Nhưng tôi cảm thấy khá ngạc nhiên khi không có chị nào lắng nghe cả, mỗi chị đều làm việc riêng, người thì cúi xuống khâu vá, người thì chụm đầu vào nhau nói chuyện riêng và cười khúc khích… Đợi đến lúc ra về, tôi mới hỏi nhỏ chị tác viên: “Thông tin rất hay như vậy mà sao các chị ở đây không quan tâm lắng nghe hả chị?”. Chị tác viên nhìn tôi mỉm cười thành thật: “Ừ, thì mấy chị này con lớn hết rồi, đi học hết rồi, có ai có con nhỏ sơ sinh nữa đâu mà nghe làm gì, nhưng mỗi kỳ họp tổ thì đều phải có gì để nói chứ!”.

Nội dung các kiến thức xã hội cũng cần phải chính xác và có cơ sở khoa học. Vì các vấn đề xảy ra hàng ngày ở xã hội, nên ai cũng có thể thấy các vấn đề đó quen thuộc với mình, nhiều người không có chuyên môn về một vấn đề xã hội cụ thể nào đó nhưng vẫn “điếc không sợ súng”, quá tự tin và nói liều. Chẳng hạn như có “chuyên gia” đã thuyết trình như sau: “Bình đẳng giới giải phóng phụ nữ, đưa phụ nữ ngang tầm với đàn ông trong xã hội, nhưng lại khiến họ nhường cái “quyền phụ nữ” của mình cho người khác (giúp việc đi chợ, nấu ăn, giặt giũ, trông trẻ, săn sóc người già, quản gia…), dẫn đến mất quyền kiểm soát trong gia đình (Oshin về nhà dịp Tết, cả nhà loạn lên không biết cái gì ở đâu, con nói ngọng, chồng hư…)”. Mỗi lần phải nghe những kiểu lập luận như thế này, tôi vô cùng bối rối, không biết phải làm sao, vì nếu đứng

Page 15: Bản tin Hoa Sen

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

15HẠNH PHÚC SẺ CHIA 15

lên giải thích lại thế nào là “quyền của phụ nữ” thì tôi lo chuyên gia sẽ nghĩ rằng tôi muốn công kích cá nhân họ, mà nếu im lặng cho qua thì tôi không biết tác hại sẽ đến mức độ nào.

bên cạnh đó, ta cũng cần lưu ý đến mức độ tham gia của cộng đồng: (1) cộng đồng chỉ là những người nhận phúc lợi một cách thụ động, (2) cộng đồng chỉ là những người thực hiện các hoạt động do người khác đề ra, (3) cộng đồng được hỏi ý kiến về các nhu cầu của họ, (4) người trong cộng đồng tự đứng ra cùng phối hợp với tác viên đến từ bên ngoài để lập kế hoạch, thực hiện các hoạt động và cùng ngồi lại đánh giá/ lượng giá các hoạt động và rút kinh nghiệm cho lần sau . Ta có thể tóm tắt một cách dễ nhớ như sau: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Như vậy, ta cũng thấy người bên ngoài cộng đồng chỉ đóng vai trò là chất xúc tác, chứ không phải là người chủ động.

Ảnh: Thành viên Trung tâm GAS sinh hoạt với nhóm HAPPIER – nhóm Công tác xã hội Bệnh viện Nhi Đồng 1

Nhìn lại quá khứ, ta thấy thật ra các hoạt động hướng về cộng đồng của ĐHHS đã có từ lâu, trong đó ta có thể kể đến các hoạt động của Trung tâm nghiên cứu Giới và Xã hội (tên viết tắt là GAS/ Gender and Society). Trung tâm được chính thức thành lập từ tháng 3 năm 2010 với mục tiêu hỗ trợ việc nghiên cứu khoa học và giảng dạy của giảng viên và sinh viên nhà trường, giúp các bạn sinh viên để có thể “ học đàng hoàng”. Thêm vào đó, Trung tâm GAS cũng là một diễn đàn để mọi người cùng trao đổi với nhau về các vấn đề xã hội.

Page 16: Bản tin Hoa Sen

16 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15

Là một thành viên của Trung tâm nghiên cứu Giới và Xã hội (GAS), tôi muốn trình bày về những mối liên hệ giữa bình đẳng giới với bộ máy nhà nước, thị trường và xã hội dân sự. bất kể là nữ hay nam, bạn cũng là một thành viên của xã hội. Ta thấy xã hội Việt Nam dù vẫn còn ít nhiều những khó khăn nhưng Nhà nước đã ban hành được một khung pháp lý đó là “Luật bình đẳng giới”. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007 và nhằm bảo vệ sự bình đẳng giữa nam và nữ. Đối với thị trường kinh doanh, ý thức về bình đẳng giới của doanh nghiệp giúp nam và nữ phấn đấu trở thành những doanh nhân thành đạt, giữ vững doanh nghiệp của mình. Về thị trường lao động, luật bình đẳng giới đã giúp nhiều doanh nghiệp có cơ sở thực thi bình đẳng giới giữa nam và nữ nhân viên, chẳng hạn như cơ hội được tuyển dụng và đề bạt như nhau, các chính sách nghỉ phép để chăm sóc con cái đối với cả nhân viên nữ và nam, chính sách tuổi nghỉ hưu bình đẳng giữa nữ và nam. Trong xã hội, ý thức về bình đẳng giới giúp xóa bỏ các định kiến giới trong các hoạt động của xã hội và gia đình, đáp ứng các nhu cầu giới của nữ và nam, đặc biệt là với sự hỗ trợ từ những hoạt động quảng bá bình đẳng giới của các tổ chức phi chính phủ (phi lợi nhuận) và các cơ quan truyền thông đại chúng.

Ảnh: Sinh viên ĐHHS trao đổi kinh nghiệm về Bình đẳng giới với cô Belma Halkic -sinh viên Đức

Page 17: Bản tin Hoa Sen

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

17HẠNH PHÚC SẺ CHIA 17

Đối với các bạn nào muốn các hoạt động cộng đồng của mình đảm bảo được quyền bình đẳng giữa nữ và nam, các bạn hãy ghé thăm các hoạt động của Trung tâm GAS hướng tới cộng đồng tại trang mạng (website) của GAS là http://gas.hoasen.edu.vn với ba ngôn ngữ: Việt, Anh, Pháp. Tính đến nay, Trung tâm đã ra được 19 bản tin điện tử Nghiên cứu Giới

và Xã hội thường xuyên mỗi quý (ba tháng); 96 số “Tư liệu tham khảo” (điện tử) thường xuyên hai số

mỗi tháng; và sắp phát hành tuyển tập thứ hai về Giới và Xã hội (bản in). Trên trang mạng này, ta thấy

có các bài viết, công trình nghiên cứu và tài liệu tham khảo về Giới và phát triển, các chia sẻ kinh nghiệm, tọa

đàm, thảo luận bàn tròn,… về các vấn đề xã hội. Cho đến nay, trang mạng GAS đã mang nhiều thông tin bổ ích đến cho

bạn đọc gần xa, không chỉ ở Việt Nam mà còn góp phần “kết nối năm châu”, rất nhiều người nước ngoài đã đọc và gửi thư cám ơn Trung

tâm GAS. Diễn đàn của Trung tâm GAS không chỉ ở trên mạng mà cũng có “offline” tại các phòng, hội trường của ĐHHS, góp phần vào việc “sống tử tế” cho

sinh viên và giảng viên. Tính đến nay, Trung tâm đã tổ chức được khoảng ba mươi buổi tọa đàm và hội thảo về chủ đề giới và các vấn đề xã hội. Diễn giả là những chuyên gia về giới, văn nghệ sĩ, doanh nhân hoặc sinh viên, là người Việt Nam và người nước ngoài… có những trải nghiệm có ý nghĩa liên quan đến giới. Gần đây nhất, Trung tâm GAS cũng đa dạng hóa hình thức hoạt động của mình thông qua cuộc thi nhiếp ảnh “Nữ và nam trong mắt tôi” thu hút được sự tham gia của sinh viên ĐHHS và một số thân hữu thuộc Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Hoa Sen. Các bạn đã cùng nhau vừa rèn luyện tay nghề nhiếp ảnh vừa hiểu thêm về bình đẳng giới, hứa hẹn những cuộc thi sôi động hơn vào các năm sắp tới.

Nhân dịp Trung tâm Học tập phục vụ cộng đồng (Service Learning) vừa thành lập, thay mặt Trung tâm nghiên cứu Giới và Xã hội, tôi thân mến chúc các bạn nhiều thành công, góp phần cho sinh viên ĐHHS có thêm nhiều cơ hội và loại hình học tập giúp nâng cao kiến thức, thái độ và kỹ năng và cũng có thêm cơ hội để vừa học vừa phục vụ cộng đồng một cách thiết thực.

Page 18: Bản tin Hoa Sen

18 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15

TôI Đã “LớN LÊN” trong tình thương yêu

của cộng đồng thế nào?Nguyễn Hoàng Chiêu Anh

Mỗi khi nhắc đến cái tên Chiêu Anh, mọi người thường hay hình dung ra một nét khác của tôi ngoài vai trò giảng viên: “à, cái bạn Tủ sách trái tim ấy hả”, “cái bạn hay làm công tác xã hội đó…, rồi cũng nhiều người khi gặp đều hỏi: “sao mê mấy vụ đó dữ vậy?”. Tôi chỉ cười và hỏi lại: “ủa, chứ sao lại không mê?!” Nhưng tận sâu thẳm trong tâm hồn, tôi biết rất rõ câu trả lời: “tôi làm để trả ơn cuộc đời, trả ơn cộng đồng mà tôi hỗ trợ, vì chính cộng đồng đã giúp tôi lớn lên trong suy nghĩ, trong lối sống, trong hành trình làm người của mình!” Câu trả lời có vẻ “sến” và “mo-ran”

Chương trình Giáo dục tổng quát

Page 19: Bản tin Hoa Sen

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

19HẠNH PHÚC SẺ CHIA 19

quá, nên tôi ngại thổ lộ mỗi khi có ai hỏi. Nhưng đó là câu trả lời chân

thành và chân thật nhất từ đáy lòng tôi đấy, bạn ạ!

Này nhé, khó ai có thể hình dung trước đây tôi hay suy nghĩ tiêu cực thế nào, hay “tủi thân” ra sao mỗi khi nhìn vào “số phận”, hoàn cảnh gia đình của mình. Nhưng chính lúc bắt đầu dấn thân vào những công việc nho nhỏ trong các dự án của những tổ chức NGOs hỗ trợ người khuyết tật, chứng kiến những nghị lực của các bạn ấy, tôi thực sự cảm thấy xấu hổ vì mình đã lãng phí thời gian để “khóc than” cho bản thân.

Rồi chính những lúc tham gia vào các nhóm làm việc cho các dự án công tác xã hội, tôi học được ở bạn bè những điều mà tôi còn thiếu: tinh thần lạc quan, cách làm việc nhóm, cách lập kế hoạch, quản lý cảm xúc và xử lý mâu thuẫn… Trường tôi theo học bậc Đại học và Thạc sỹ vì chỉ chú trọng đến kiến thức chuyên môn nên đã không cho tôi những điều quý giá đó để sống và làm việc hiệu quả trong cộng đồng. Nhưng chính việc tham gia vào các dự án phục vụ cộng đồng – nơi mà ban đầu tôi cứ tưởng tôi đến để “cho”, thì ở đó, tôi lại “nhận” được những điều vô giá, những điều đã giúp tôi thay đổi bản thân. Cũng chính những thứ ấy đã trở thành hành trang cho tôi đi tiếp trong cuộc đời này, biết sống có ý nghĩa để không phải “sống hoài, sống phí”.Tham gia phục vụ cộng đồng đã đem đến cho tôi nhiều cơ hội tiếp xúc với nhiều người chưa quen biết, giúp tôi rèn luyện khả năng giao tế xã hội, chấp nhận sự khác biệt và có cơ hội học

hỏi từ những người xa lạ. Đáng quý nhất, tôi đã có nhiều tình bạn đẹp. Khi bạn cùng nhau dốc lòng, dốc sức cho một mục tiêu phục vụ xã hội, bạn có thể nhen nhóm được nhiều thứ: niềm hi vọng của những người mà bạn giúp đỡ; lòng tin vào những điều tốt đẹp hiện hữu trên cuộc đời này; tình yêu thương trong bạn, trong những người đồng hành với bạn và cả cộng đồng mà bạn phục vụ; cả tình bạn, tình thân trong nhau. Chúng tôi đã góp sức cùng nhau trong nhiều hoạt động phục vụ cộng đồng và với sự cảm mến lẫn nhau, chúng tôi đã giúp nhau có những cơ hội tốt nhất để ổn định công việc, phát triển bản thân.

Nếu một số điều tôi vừa nêu, bạn nghĩ là bạn có thể tìm thấy được ở bối cảnh khác; thì chỉ có điều giản dị này đã khiến tôi “lớn lên nhiều” trong suy nghĩ, xin chia sẻ cùng bạn: đó là ánh mắt tràn đầy niềm tin, nụ cười vui sướng, cái ôm thiệt chặt, lời cám ơn ngập ngừng, khuôn mặt hạnh phúc… của các em nhỏ, của những người khuyết tật, của những cụ già mỗi khi tôi phục vụ các dự án cộng đồng. Từ đó, lạc quan hơn, tin yêu cuộc sống hơn, cố gắng không ngừng nghỉ để biết sống có ý nghĩa, sống trọn mỗi ngày trong cuộc đời mà mỗi người là một số phận, một hoàn cảnh.

Trải nghiệm của tôi đơn sơ và dĩ nhiên chỉ là những trải nghiệm của cá nhân! Mặc dù vậy, tôi vẫn hi vọng có thể cùng chia sẻ với các bạn và rất mong muốn lắng nghe những suy nghĩ khác của các bạn về công việc dấn thân phục vụ cộng đồng. Đừng ngại gửi thư cho tôi bạn nhé: [email protected]

Page 20: Bản tin Hoa Sen

Đến vớicôNG TÁc xã HỘI để ...

Khi còn là sinh viên, hầu như ai cũng ước mong có một thời sôi nổi, năng động với nhiều hoạt động, những hành trình đầy nhiệt huyết. Và tôi cũng đã bắt đầu thời sinh viên của mình bằng những chương trình tình nguyện, công tác xã hội với những ngày sống hết mình, làm hết sức.

Sau những chuyến đi là những ngày mệt lả người nhưng lại tan biến nhanh bởi những nụ cười, những kỷ niệm

và những niềm vui không thể mua được ở bất kỳ đâu và cũng không thể nào quên. Những hình

ảnh của từng vùng miền, từng nơi xa xôi và hoang sơ của Tổ quốc, cứ như

vậy, đọng lại trong tôi. Cuộc sống của chính tôi trở

nên phong phú hơn cũng từ đây.

Trương Thị Thanh Thanh

20 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15

Page 21: Bản tin Hoa Sen

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

21HẠNH PHÚC SẺ CHIA 21

Công tác xã hội khi còn sinh viên là những chương trình sôi nổi và chúng tôi đã không sợ xa, không ngại khổ, ngại khó. Chương trình cũng vô cùng phong phú từ đối tượng cho đến nội dung: tặng quà cho học sinh nghèo, thăm và tổ chức các chương trình trong các ngày lễ tại các trại trẻ, chùa, nhà mở, mái ấm (Tết Trung thu, Tết âm lịch, lễ 30/4, các kỳ nghỉ hè…), tặng quà cho những người mẹ, người phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt vào ngày 8/3… Các chương trình này thường được tổ chức từ những ý tưởng đến thật nhanh, làm thật nhanh để rồi nhận những kết quả tuy không lớn, nhưng chúng tôi không phải hối tiếc vì đã được sống hết mình của một thời tuổi trẻ.Khi đã đi làm việc, tất bật với những lo toan dường như đã chiếm hết quỹ thời gian và những căng thẳng cũng sinh ra từ đây. Tôi lại tìm lại với công tác xã hội để được trải lòng, để nhận ra tôi vẫn còn tồn tại. Và cũng chính những gương mặt trẻ thơ, những nụ cười hồn nhiên đã cuốn hút tôi tiếp tục đến với công tác xã hội. Các chương trình mà hiện tại tôi tham gia dài hơi hơn với những dự án dành cho trẻ em và giáo dục.

cHO ĐI LÀ NHẬN LẠI…

Đó là những giờ cùng học, cùng chơi với các em, cũng chính là lúc nhận lại niềm vui để tạm quên đi những mệt mỏi trong công việc,Đó là những quyển sách mang đến cho các em, lại cũng chính là cơ hội nhắc nhớ mình cần phải tiếp tục đọc và học để vững bước hơn.

Đó là những chuyến đi về với các em để mở mang kiến thức địa lý và yêu hơn quê hương mình.

Đó là những giọt nước mắt hạnh phúc khi nhận thông tin: một em đã được hỗ trợ, giờ đây đạt danh hiệu học sinh giỏi, giành giải kỳ thi học sinh giỏi hay vượt qua cánh cửa Đại học.

Chính các em đã giúp tôi biết yêu hơn bản thân, gia đình mình, biết quý trọng hơn những giá trị tinh thần. Và cũng chính các em đã cùng tôi, không chỉ thắp lên những tia hy vọng cho tương lai mà đã cùng nhau biến ước mơ thành hiện thực từ những việc nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống thường nhật chứ không phải những điều cao siêu, xa vời.

Tất cả những gì tôi đã cho đi và nhận lại đều là niềm vui, hạnh phúc, vô cùng ý nghĩa trong quãng đời tuổi trẻ của tôi.

Page 22: Bản tin Hoa Sen

Đinh Anh Lan

BAO YÊU THƯƠNG, ƠI, MùA Hè xANH VấN VƯƠNG...

Tôi biết đến hoạt động xã hội đầu tiên là chiến dịch Mùa hè xanh khi trở thành sinh viên trường ĐH Kinh tế TP.HCM. Nhờ danh tiếng từ tính hiệu quả và tác động tích cực đến cộng đồng của chương trình này, tôi cảm thấy yêu thích các hoạt động xã hội và mong muốn được góp sức một phần nào đó cho cộng đồng. Do vậy, khi được lựa chọn làm sinh viên tình nguyện của một chiến dịch mới mẻ vào thời điểm đó, Mùa hè xanh, tôi đã rất tự hào và vui sướng. Một số phụ huynh vì quá lo lắng cho con cái phải đến một nơi xa xôi, thiếu thốn nên không đồng ý cho chúng tôi đi. Vì thế, tôi và một số “cậu ấm” “cô chiêu” khác đã quyết định “tiền trảm hậu tấu”, đi trước – xin phép sau. Kỳ nghỉ hè đó, tôi không về nhà mà đã cùng các chiến sỹ tình nguyện khác hành quân xuống ba Tri - bến Tre, sau đó, vào một xã nghèo vùng sâu vùng xa để hỗ trợ người dân ở đó: dạy học cho trẻ, tổ chức các hoạt động vui chơi hè cho các em, xóa mù chữ cho người lớn, tuyên truyền về kế hoạch hóa gia đình, ăn uống hợp vệ sinh, giữ vệ sinh nhà cửa và môi trường sống xung quanh để phòng chống sốt xuất huyết, giúp dọn kênh, làm đường, gặt lúa - sửa nhà cho những gia đình neo đơn... Sự thiếu thốn nhiều thứ thiết yếu cho sinh hoạt thường

ngày và những hiểu biết hạn chế của người dân nơi xã nghèo đã tạo ra nhiều chuyện “bi hài” cho “những đứa con thành phố”. Dù vậy, điều đọng lại mãi đến giờ mà tôi vẫn nhớ là chúng tôi đã rất hạnh phúc trong thời gian ở đó. Chúng tôi cảm thấy kiến thức dù còn non nớt của mình hữu ích, sức lao động dù cho nhỏ bé của mình cũng hữu dụng, chúng tôi đã vận dụng những thứ mà mình có để giúp ích cho người khác. Và chúng tôi đã thấy được sự thay đổi, thấy được thành quả của chính mình: trẻ ngoan hơn, biết phương pháp học tốt hơn; nhiều người lớn, trước đây, chưa biết mặt chữ - con số thì nay đã có thể đọc được sách, tính toán cộng - trừ - nhân - chia cho những mớ rau, con cá mình bán được; đường sá - kênh rạch sạch đẹp hơn; nhà đã không còn dột. Thôn xóm có nhiều tiếng cười vui hơn... Nhiều người vui hơn. Và, dĩ nhiên, chúng tôi rất hạnh phúc! Thứ hạnh phúc mà lần đầu, chúng tôi có được, vô cùng đáng quý.

... ĐI MUôN PHƯƠNG, LƯU LUYếN TìNH qUÊ HƯƠNG

Chuyến đi thiện nguyện gần đây nhất của tôi là cùng Công đoàn đi tặng quà cho bà con nghèo tỉnh bình Phước nhân dịp Tết ất Mùi.

Tôi đã nhìn thấy lại hình ảnh miền quê nghèo miền Trung của tôi mấy chục năm về trước,

Làm người khác cười,TA SẼ VUI...

22 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15

Page 23: Bản tin Hoa Sen

Chuyến tặng quà cho bà con nghèo tỉnh bình Phước (ảnh do nhân vật cung cấp)

với những con đường đất bụi và thấp thoáng sau những tán cây là những mái ngói đơn sơ, thậm chí là nhà tranh vách đất bên cạnh khóm tre làng... Trong tôi, bùng lên một cảm xúc thật khó tả mà nhờ tham gia chuyến đi này, tôi mới có được cảm xúc thân quen đó. Những đứa trẻ đen nhẻm, cháy nắng, rụt rè, tò mò nhìn những vị khách lạ, là chúng tôi, với những món quà đơn giản nhưng thiết thực: một số tiền cùng với gạo, dầu ăn và nước mắm, mong cho ngày Tết thêm no ấm. Tôi đoán những người chịu trách nhiệm mua quà đã cân nhắc trong việc chọn quà cho những người dân nơi đây. Món quà nào cũng có ý nghĩa của nó, nhưng nếu mặc quần áo mới mà cái bụng không no thì thật không dễ chịu chút nào. Tôi hy vọng sau chúng tôi sẽ có nhiều người khác, thế hệ khác tiếp tục đến những nơi cần sự chia sẻ của chúng ta, các em sẽ không chỉ có thêm quần áo mới mà có cả một tương lai mới.

Trong đoàn đi lần này của chúng tôi, có một cậu bé, con của một thành viên Hoa Sen. Cậu bé là hình ảnh đại diện cho những trẻ em thành phố, luôn được ba mẹ lo lắng và chăm sóc đầy đủ, chắc là không thiếu thốn thứ gì. Tôi tin, khi các em tham gia vào những chuyến đi từ thiện, những chuyến công tác xã hội, giúp đỡ người khó khăn với những hoạt động phục vụ cộng đồng như thế này, là những lựa chọn đúng đắn của các bậc phụ

huynh. Dù còn nhỏ tuổi, các em vẫn có thể cảm nhận được những điều tốt đẹp để biết cảm thông với những người kém may mắn, những số phận bất hạnh, biết yêu quý hơn những gì mình đang có để trân trọng và sống tốt hơn.

Khi chúng tôi lên xe về, một bác trong đoàn đã hỏi cậu bé: “Sau này nếu có nhiều tiền con sẽ làm gì?”, em đã trả lời: “Mua quần áo và thức ăn cho mấy em” và lớn lên nếu có thật nhiều tiền hơn thì sẽ: “Xây trường học cho mấy em, vì như vậy giúp được nhiều em bé hơn”!

Đó là một mong ước thật đẹp của thế hệ trẻ mà Đại học Hoa Sen, luôn giữ gìn và xây đắp nó ngày càng phát triển hơn, vì một thế giới tốt đẹp hơn! Đó cũng là lý do Đại học Hoa Sen luôn đề cao trách nhiệm xã hội qua các hoạt động phục vụ cộng đồng. Đặc biệt mới đây, ngày 9/4/2015, Đại học Hoa Sen đã chính thức ra mắt Trung tâm học tập phục vụ cộng đồng (Service Learning Center) với mục tiêu phát triển và gia tăng hiệu quả các hoạt động phục vụ cộng đồng thông qua các hoạt động, đề án, môn học ngoại khóa và chính khóa của nhà trường.

Đại gia đình Hoa Sen luôn mong muốn sẻ chia với cộng đồng, vì “làm người khác cười… ta sẽ vui”.

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

23HẠNH PHÚC SẺ CHIA 23

Page 24: Bản tin Hoa Sen

24 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15

Ngoài ra, còn có các chương trình truyền hình vì cộng đồng như “Vượt qua chính mình”, “Ngôi nhà mơ ước” phối hợp cùng các doanh nghiệp trong và ngoài nước để mang đến những giá trị tinh thần và vật chất nhằm cải thiện cuộc sống của các cá nhân và cộng đồng nói chung.

Các trường học, môi trường học thuật cũng không còn lơ đễnh hoặc quá thờ ơ trong việc hướng các bạn sinh viên đến với cộng đồng. Có thể nói các trường: Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Hoa Sen… đã nhanh chóng tổ chức các chương trình và thành lập các trung tâm hoạt động vì cộng đồng một cách có hệ thống.

Đến với các trung tâm này, sinh viên sẽ nhận được những nguồn thông tin hữu ích nhất liên quan đến các hoạt động nói trên. Cụ thể, sinh viên sẽ có cơ hội tham gia các chương trình phục vụ cộng đồng (được tích lũy điểm), các chương trình thiện nguyện ngắn hạn, các hoạt động bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, tham gia dự tuyển các nguồn học bổng liên quan… Từ đó, các bạn sẽ nhận thức được việc tham gia các hoạt động cộng đồng là vô cùng hữu ích

Trong nhiều năm gần đây, hoạt động cộng đồng được nhắc đến nhiều và ngày càng phổ biến với những hình thức đa dạng. Song song, là hàng loạt các chương trình, hoạt động đi kèm như: chương trình Làm sạch biển của Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa Kỳ (Amcham), chương trình chạy bộ Thiện nguyện vì Bệnh nhân Ung thư Terry Fox do Hiệp hội Doanh nghiệp canada phát động, hoặc các chương trình của các doanh nghiệp trong nước như: chương trình “Xuân yêu thương - Vui Tết lớn” do hệ thống co.opmart phối hợp triển khai với nhà cung cấp P&G.

ĐôI ĐIềU SUY NGHĨ Về VIệC THAM GIA cÁc HOẠT ĐỘNG cỘNG ĐỒNG

Lê Thị Vân Anh

Page 25: Bản tin Hoa Sen

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

25HẠNH PHÚC SẺ CHIA 25

Với tư cách là một trong những người được tham gia đào tạo về phục vụ cộng đồng do trường Đại học Cal State Fullerton hướng dẫn cũng như bản thân đã tham gia giảng dạy, tổ chức, cộng tác, thực hiện các chương trình cộng đồng hơn 7 năm qua, tôi muốn chia sẻ với các bạn về những lợi ích thiết thực mà người sinh viên có thể nhận được khi tham gia các chương trình này. Tôi xin phép được quan sát và phân tích những lợi ích này với kinh nghiệm của người trực tiếp tham gia các chương trình như một thành viên bình thường.

Năm 2009 khi tham gia chương trình Mùa hè xanh của trường Đại học Hoa Sen tại xã Tân Xuân bến Tre, hằng ngày, tôi cùng các bạn sinh viên đi bộ hoặc đi xe đạp khoảng 2 km để đến ngôi trường tiểu học mà chúng tôi dạy Anh văn và Toán ở đó.

Việc dạy học tại đây giúp tôi nhận ra sự thiếu thốn về thông tin và cơ sở vật chất của một vùng xa. Tuy nhiên, về khả năng tiếp nhận và cảm thụ kiến thức, các em nhỏ ở vùng quê không thua kém trẻ em ở thành phố mà tôi đã từng tiếp xúc, nếu không muốn nói là còn tốt hơn. Có lẽ do các em không bị chi phối bởi nhiều thứ nên sự tập trung của các em cao hơn. Kinh nghiệm cùng sự tương tác sau lần tham gia Mùa hè xanh, sau đó, đã bổ sung vào quá trình giảng dạy hoặc trợ giảng của tôi tại Hoa Sen. Kể cả khi phải nhìn nhận con người, tôi cũng cố gắng quan sát và nhận xét với khả năng cảm thụ của chính người đó chứ không chỉ bằng các yếu tố xung quanh.

Một điều khác cụ thể hơn, thú vị hơn, sau khi tham gia chương trình Mùa hè xanh trên, tôi hiểu thêm về đất nước, con người Việt Nam và về xã hội mà mình đang sống. Lần đi xa khỏi thành phố này đã giúp tôi nhìn nhận các vấn đề một cách bao quát và khách quan hơn. Khi giải quyết các khó khăn trong quá trình làm việc, tôi đã biết cách xem xét các yếu tố khách quan khác mà trước đây tôi chưa hoặc không hề quan tâm. Ví dụ: khi tôi so sánh mức thu nhập của một bạn sinh viên làm việc tại vùng quê và một bạn làm việc tại thành phố, tôi phải học cách phân tích các yếu tố xã hội quanh đó để có thể hiểu vì sao có bạn chấp nhận về quê làm việc với một mức lương thấp hơn. Kỹ năng phân tích, biện luận của tôi thuyết phục hơn, và tôi cũng đã đưa ra được các quyết định trung dung hơn.

Page 26: Bản tin Hoa Sen

26 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15

Các hoạt động cộng đồng này sẽ là một trong những công cụ sẽ giúp bạn “biết” nhiều hơn. “biết” ở đây không phải để giỏi hơn người mà là “xây dựng mình” trong từng bước đi, để mỗi ngày chính mình tạo cho mình những cơ hội mới cũng như, mỗi ngày tìm thấy niềm vui khi học được điều gì đó mới mẻ. Từ đó sẽ thấy cuộc sống đáng yêu và đáng sống.

Có thể bạn sẽ cho rằng những lợi ích đó cũng không có gì đáng quan tâm hoặc không có gì mới lạ. Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn, nhưng những điều mà tôi chia sẻ đều rất chân thật mà tôi đã có được bằng trải nghiệm của chính mình. Với tôi, tham gia hoạt động cộng đồng là cơ hội tốt, là điều kiện để tôi có thêm vốn sống, chững chạc hơn khi phân tích một vấn đề và đặc biệt, tôi đã có được hạnh phúc được sẻ chia.

Vân Anh tham gia chương trình chạy bộ Terry Fox (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Page 27: Bản tin Hoa Sen

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

27HẠNH PHÚC SẺ CHIA 27

cơ duyên và đam mêcôNG TÁc xã HỘI

Mỗi lần về quê, tôi vẫn còn có cảm giác của gần 20 năm về trước. cuộc sống khô cằn với nắng rát, với những con người nhìn bề ngoài, sự khắc khổ hiện rõ trên khuôn mặt.

Lúc đó, tôi còn là cô bé bán hàng ở ngoài chợ. Sau khi không có điều kiện để đi học tiếp sau khi tốt nghiệp cấp 3, tôi đành tạm gác việc học để ra chợ bán hàng. Một phần để đỡ phần chi phí cho bố mẹ vì nhà còn 4 chị em đang đi học. Phần thì con đường lầy lội đã làm tôi trễ học liên tục nên ba tôi không muốn tôi phải khổ cực khi không biết sau này, học xong rồi có ai nhận tôi làm không? ba tôi còn nói: “Con thi đậu Đại học nhưng liệu họ có nhận con vào học không nữa, hay như cái trường ở Quảng Ngãi, đủ điểm nhưng họ có kêu con đi học đâu!”.

Rồi hơn 3 năm nơi làng quê nghèo, mỗi sáng đi bán hàng, buổi chiều đi mua hàng hoặc ở nhà làm phụ ba má lo cho các em ăn học. Gian hàng của tôi bán dép nhựa, mũ nón hay đồ mỹ phẩm thường. Tôi nhớ lúc ấy vật giá và đời sống đều rất thấp. Mỗi món hàng tôi bán chỉ có lời từ 100 - 200 đồng (một trăm đồng), nhưng đối với những ông cụ, bà cụ, những người nghèo khó tôi lại bán rẻ hoặc tặng cho họ, không nhận tiền. Vì thế, với 3 năm ròng rã buôn bán, cứ nghĩ sẽ kiếm được một số vốn để đi học lại nhưng chỉ đủ ăn.

ba nói với tôi: “ Tính con cứ thấy tội nghiệp rồi bán rẻ hoặc cho thì không có dư dả, giàu có được. Phải chi con đi học như bạn bè thì giờ con cũng sắp ra trường rồi !” Câu nói của ba làm tôi suy nghĩ và tôi quyết định quay trở lại với việc đi học.

Phòng Đào tạo, Đại học Hoa Sen

Trần Thị Mỹ quyên

Page 28: Bản tin Hoa Sen

28 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15

Phải bắt đầu từ đâu và bắt đầu như thế nào đây? Sau gần 4 năm ở chợ, chữ nghĩa bay đâu hết rồi. Sau đó, tôi lên gặp chị tôi, lúc này chị tôi đã ra trường đang dạy ở miền núi. May mắn tôi gặp được một thầy giáo dạy Toán, là bạn của chị tôi. Thầy nói với tôi: “Em đã học rồi thì không quên đâu, em đang xếp chữ nghĩa vào một góc nào đó, em sẽ dễ lấy ra lại thôi”. Tôi bắt đầu có niềm tin nên quyết định vừa ôn thi vừa đi bán hàng.

bao năm ở nơi quê nghèo, tôi hiểu rất rõ cái khó cái khổ của người dân miền Trung, nơi khô cằn “chó ăn đá, gà ăn sỏi” này. Chính vì thế, tôi luôn tự đặt câu hỏi: “Làm sao để dân mình bớt khổ, nếu chỉ giúp họ bằng cách bán hàng giá rẻ cho họ là chưa đủ”. Tôi nghĩ nếu tôi học Đại học, biết đâu sau này, ra trường tôi sẽ giúp họ được nhiều hơn. Từ đó, tôi có động lực để quyết tâm ôn thi.

Rồi cái ngày vào Đại học như mong ước của tôi cũng đến. Xếp lại gánh hàng để đi vào Sài Gòn, tôi đã để lại cho những người mua hàng chưa trả tiền cho tôi một số tiền không nhỏ, nhưng với tôi, đó là món quà chia tay. Tôi ra đi mang theo gần 2 triệu kết quả cả vốn lẫn lãi sau gần 4 năm buôn bán để vào Đại học.

Những ngày đầu, tôi được một nhà báo phỏng vấn, bây giờ ông ta còn nhớ và nhắc lại. ông hỏi tôi tại sao lại vào Đại học và đi học xa với hoàn cảnh khó khăn từ thể chất đến vật chất. Tôi chỉ cười và trả lời: “Tôi hy vọng giúp được nhiều người khó khăn, những hoàn cảnh bất hạnh như tôi và trả hiếu cho ba mẹ”. Tôi đâu ngờ nơi thị thành này quá phồn hoa, mọi chi phí đều rất cao, không như tôi tưởng. Mọi thứ làm tôi chới với, lạc lõng giữa dòng người xuôi ngược.

Nhưng rồi 4 năm Đại học cũng qua. Với việc dạy kèm để kiếm thêm tiền trang trải, tôi đã tham gia công tác từ thiện với các anh chị trường Tin học quản lý Hoa Sen (nay là Đại học Hoa Sen). Tôi mong muốn chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh hơn mình. quan trọng hơn, tôi có cơ hội học hỏi thêm nghị lực từ những người rất phi thường dù họ là những người không may mắn. Điều ấy đã cho tôi thêm sức mạnh, niềm tin để có thể làm được nhiều việc.

bán hàng ở chợ

Đi Pháp cùng hội VNeD

Cứu trợ bão lụt ở miền Trung(Ảnh do nhân vật cung cấp)

Page 29: Bản tin Hoa Sen

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

29HẠNH PHÚC SẺ CHIA 29

Khi ra trường, tôi đã quyết định về lại quê quảng Nam để làm từ thiện nhưng cơ quan từ thiện xã hội không nhận người trẻ, chỉ có người già nghỉ hưu thôi. Thế là, một lần nữa tôi quyết định quay lại nơi thị thành. Tôi đã xin vào dạy học ở trường Khuyết tật q.4, TPHCM. Nơi đây, tôi đã chia sẻ, giúp đỡ những em bất hạnh học được cái chữ, học được cách sống. Sau đó, tôi sanh con. Vì con tôi còn nhỏ không gởi trẻ được nên tôi phải ở nhà và nghỉ dạy ở trường khuyết tật. Đây là một quyết định làm tôi đau lòng. Một năm sau, tôi về làm ở phòng Đào tạo trường Đại học Hoa Sen.

Lúc đầu, tôi hơi lo vì ở môi trường làm việc của những người bình thường, e rằng, tôi sẽ ít có cơ hội tham gia công tác xã hội, không có cơ hội giúp những người khó khăn hơn mình. Nhưng tôi đã lầm. Chính Hoa Sen đã giúp tôi thực hiện ước nguyện, thỏa được niềm đam mê vì đã được chia sẻ cùng cộng đồng.

Người ta thường nghĩ chỉ làm công tác xã hội là bản thân là người giàu có, khá giả thì mới giúp người khác. Mang vật dụng, tiền bạc cho những người nghèo là làm công tác xã hội. Chưa hoàn toàn đúng. bởi vì, không biết bao nhiêu mới là đủ, là dư? ông bà ta có câu: “ Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Chia sẻ, sẻ chia ngay khi chúng ta gặp, ngay khi chúng ta biết và ngay khi có thể làm. Đừng để trái tim ta nguội lạnh trước những hoàn cảnh, mảnh đời. (dĩ nhiên cũng phải bình tĩnh suy xét, cân nhắc, kiểm tra, tránh trường hợp bị lừa đảo).

Với niềm đam mê công việc mong được sẻ chia cùng cộng động, tôi đã được mời làm đại diện cho hội VNeD. Tôi đã có dịp tìm hiểu và học hỏi rất nhiều về cách làm công tác xã hội của họ. Từ kinh nghiệm ấy, tôi đã thành lập Nhóm Tình thương, một đội công tác xã hội của Hoa Sen, với sự gởi gắm niềm tin từ cô Hiệu trưởng và mong muốn thực hiện các kinh nghiệm mà tôi đã học được trong chuyến đi Pháp với hội VNeD.

Mới đó mà đã 10 năm hoạt động. Nhóm Tình thương đã cùng tôi tổ chức được rất nhiều chương trình. Tên của nhóm dần trở nên quen thuộc với nhiều người, nhiều cộng đồng. Từ những quà Tết, cây mùa xuân, đêm rước đèn, những buffet chia sẻ ấm áp, ý nghĩa. Những chuyến đi không ngại đường sá xa xôi trong mùa mưa bão, chúng tôi đã mang những món quà trao tận tay bà con. Niềm vui thật khó tả. Chúng tôi được biết đến không phải là thương hiệu, mà khi nhớ đến chúng tôi, thầy cô, anh chị đồng nghiệp, sinh viên đều biết là chúng tôi đang mang yêu thương đi chia sẻ với người khó khăn. Rồi thế hệ sinh viên ra trường tiếp nối những thế hệ khác, đã cùng chúng tôi đã mang đến rất nhiều món quà cho những mảnh đời bất hạnh. Chúng tôi đã nhận được những lời cảm ơn trong niềm vui hòa nước mắt khi trao ngôi nhà tình thương do chính công sức của chúng tôi.

Không phải chương trình chỉ có ý nghĩa là những món quà chúng tôi cho đi, mà từng thành viên của nhóm, các thế hệ sinh viên, khi tham gia chương trình đã ngày càng trưởng thành

Page 30: Bản tin Hoa Sen

30 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15

hơn. Kể cả khi đã tốt nghiệp, có chỗ đứng trong xã hội, vẫn tiếp tục truyền lửa cho những đàn em hoặc những đồng nghiệp tham gia các chương trình của nhóm. Và không vắng mặt trong các chương trình dù công việc bận rộn.

Tôi nhớ một lần, khi vận động quyên góp để cứu trợ đồng bào miền Trung, do thời gian gấp rút nên chúng tôi kịp tổ chức chương trình như mọi lần mà quyết định mang thùng quyên góp vào tận lớp, với thông điệp “Sẽ mang những tình cảm chia sẻ của thầy cô, sinh viên, anh chị đến tận tay bà con miền Trung”. Có nhiều lần, các bạn chỉ mới đến trước cửa lớp, thấy giảng viên đang say sưa giảng bài nên không tiện vào. Vậy mà, có giảng viên vẫn ra mở cửa, biết đó là chương trình của nhóm Tình thương, cô vui lắm, cho phép các bạn vào lớp và còn vận động sinh viên trong lớp cùng ủng hộ. Tôi hạnh phúc vì việc sẻ chia từ nhóm không chỉ dừng lại ở sinh viên mà đã lan tỏa ra rộng khắp trong trường, và được tập thể Hoa Sen ủng hộ.

Nhìn lại chặng đường 10 năm, dù không quá dài nhưng cũng không quá ngắn đối với tôi. Nó đã cho tôi những cảm xúc thật khó tả. Tôi vui trong niềm vui của những mảnh đời khốn khó. Mừng khi họ có nhà như mình đang được nhận cùng họ. Nhóm Tình Thương cùng tôi mang đến cho bao thế hệ sinh viên Hoa Sen một hành trang vào đời, đó là việc chia sẻ lan tỏa từ cộng đồng sinh viên đến xã hội. Giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về cách sống biết chia sẻ, góp phần thực hiện chủ đề năm học của trường “Sống tử tế” để có thể vươn xa hơn nữa “Kết nối năm châu” nhưng vẫn không quên nhiệm vụ “Học đàng hoàng” để có một tương lai tốt đẹp. Tôi cảm nhận được giá trị đích thực của việc tham gia công tác xã hội là: cho đi chính là nhận lại niềm vui như câu slogan của nhóm:

Yêu thương cho đi là yêu thương không bao giờ mấtChia sẻ là niềm đau vơi đi một nửa và hạnh phúc nhân đôi.

Page 31: Bản tin Hoa Sen

ĐẠI HỌc HOA SeN ỦNG HỘ cHƯƠNG TRìNH “NGHĩA TìNH HOÀNG SA, TRƯỜNG SA”

Phòng Truyền thông

Vào ngày 13/5/2014, đại diện trường Đại học Hoa Sen, ThS. Hoàng Đức bình – Trưởng phòng Truyền thông, đã có mặt tại Cơ quan thường trú báo Lao Động tại TP.HCM để trao tặng số tiền 50.000.000 đồng ủng hộ chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa” do quỹ Tấm lòng vàng của báo Lao Động phát động.

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

31HẠNH PHÚC SẺ CHIA 31

Page 32: Bản tin Hoa Sen

Đây là số tiền mà ban giám hiệu, Đảng ủy, Đoàn Thanh Niên, Hội sinh viên, Công Đoàn và các giảng viên, nhân viên, sinh viên đã quyên góp ủng hộ chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa”, cùng quỹ Tấm lòng vàng của báo Lao Động chung tay xây dựng đài tưởng niệm 64 chiến sĩ Hải quân, nhân dân Việt Nam đã anh dũng hy sinh trong trận chiến Gạc Ma (huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) vào năm 1988; đồng thời hỗ trợ cha mẹ, vợ con và thân nhân của các sĩ tử đã hy sinh trong trận hải chiến bảo vệ Hoàng Sa năm 1974.

Đại diện trường Đại học Hoa Sen, ông Hoàng Đức bình cho biết: “Đại học Hoa Sen luôn là đơn vị giáo dục quan tâm đến công tác xã hội. Nhà trường có chính sách ưu tiên đối với các đối tượng là con em của gia đình thương binh - liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, các hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa… Hàng năm, trường còn tổ chức trao học bổng cho các sinh viên vượt khó, học giỏi… Hưởng ứng lời kêu gọi ủng hộ

chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa” của báo Lao Động, Ban giám hiệu, Đảng ủy, Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên và Công đoàn trường Đại học Hoa Sen đã mở cuộc vận động giảng viên, nhân viên và sinh viên Đại học Hoa Sen đóng góp ủng hộ chương trình từ tháng 3/2014. Sự đóng góp, hỗ trợ và chia sẻ của tập thể giảng viên, nhân viên và các bạn sinh viên Hoa Sen cho nguồn quỹ chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa” không đơn thuần là sự giúp đỡ về vật chất mà còn là sự tri ân thật sự với những hy sinh của người lính Hoàng Sa – Trường Sa. Hơn cả sự tri ân, đây còn là biểu hiện của tinh thần yêu nước và thể hiện sự tử tế của mỗi cá nhân đối với dân tộc và đất nước”.

Thay mặt báo Lao Động, ông Nguyễn Ngọc Hiển – Phó tổng biên tập cảm ơn tấm lòng của tập thể giảng viên, nhân viên và sinh viên Trường Đại học Hoa Sen đã chung tay góp sức cho chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa”.

32 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15

Page 33: Bản tin Hoa Sen

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

33ƯƠM MẦM HẠNH PHÚC 33

ƯơM MẦMHẠNH PHÚc

Với trách nhiệm “phục vụ cộng đồng”, Hoa Sen đã sớm xác định nhiệm vụ của mình đối với xã hội ngay từ khi trường được thành lập. Để chắp cánh cho những ước mơ, ươm xanh những mầm hạnh phúc, từ nhiều năm qua, Hoa Sen đã xây dựng và phát triển những chương trình hướng đến cộng đồng rất đa dạng, thu hút được sự quan tâm của sinh viên trường bạn, của giới học thuật, văn nghệ sĩ. Xin được giới thiệu một số hoạt động tiêu biểu.

cHUYÊN Mục

Page 34: Bản tin Hoa Sen

Với sứ mệnh đã được xác định là góp phần đào tạo những trí thức mới của Việt Nam - chuyên nghiệp, tâm huyết, đủ bản lĩnh và năng lực hội nhập quốc tế - Đại học Hoa Sen không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo với cam kết hoạt động không vì lợi nhuận, luôn hướng về lợi ích thiết thực của sinh viên và lợi ích cộng đồng. Để thực hiện sứ mệnh này, không chỉ tập trung vào việc cải tiến chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất, nhà trường còn tạo điều kiện cho các học sinh có đủ năng lực, khao khát vươn đến một tương lai tốt đẹp bằng nhiều hình thức hỗ trợ tài chính tích cực để có thể trở thành sinh viên Hoa Sen .

Chương trình “Học bổng tuyển sinh” được hình thành với mong muốn giảm bớt phần nào khó khăn về tài chính cho các thí sinh trước ngưỡng cửa Đại học. bạn Nguyễn Thị Yến Thảo, người đã được đặc cách nhận học bổng vượt khó trị giá 200 triệu đồng của năm học 2014 - 2015, đã chia sẻ: “Chính sách học bổng dành cho sinh viên đã giúp em thêm động lực để phấn đấu học tập. Đây là sự trợ giúp để gia đình giảm bớt gánh nặng kinh tế và em có thể đi tiếp con đường tương lai của mình tại Hoa Sen”. Thảo là một người khuyết tật, phải di chuyển bằng xe lăn, hiện là sinh viên năm nhất ngành Công nghệ thông tin. bạn là tấm gương thể hiện được nghị lực, ý chí vượt qua khó khăn của bản thân và hoàn cảnh gia đình để tiếp tục thực hiện ước mơ.

Học bổng tuyển sinh cũng là điều kiện khởi đầu giúp cho các sinh viên tài năng thể hiện đam mê và thực hiện ước mơ của mình ở một môi trường học tập năng động và sáng tạo. bạn Lê Thị Thanh Trúc (cựu học sinh trường THPT Nguyễn Tất Thành, TP.HCM) đã viết trong bài tự giới thiệu của mình: “Em cứ muốn mình có thể lớn thêm vài tuổi, nhanh chóng trưởng thành để có thể phụ giúp gia đình. Nhưng em cũng biết rằng cuộc đời có nhiều chặng đường

34 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15

HOA SeNTIẾP bƯớC TƯơNG LAI

Đỗ Thị Thắm

Page 35: Bản tin Hoa Sen

và với mỗi chặng đường đi qua, mình sẽ trưởng thành hơn một chút. Em đã chọn Hoa Sen cho chặng đường kế tiếp – một chặng đường quyết định.” Việc xác định mục tiêu từ ban đầu sau khi kết thúc bậc học phổ thông đã giúp Thanh Trúc xuất sắc nhận được học bổng Tài năng toàn phần tại Đại học Hoa Sen và hiện là sinh viên năm nhất ngành Kinh doanh quốc tế.

Từ năm 2010 đến năm 2014, học bổng tuyển sinh đã không ngừng gia tăng về số lượng và giá trị. Từ 13 suất học bổng được cấp với tổng giá trị học bổng hơn 178 triệu đồng năm 2010 đến nay Trường đã trao 107 suất học bổng với tổng trị giá gần 6 tỷ đồng cho các thí sinh đã đạt được kết quả cao trong kỳ thi tuyển sinh ĐH - CĐ 2014 và những thí sinh có hoàn cảnh khó khăn. So với năm trước đó, số lượng thí sinh nhận được học bổng tăng gần gấp 3 lần về mặt giá trị. bên cạnh đó, các điều kiện xét cấp học bổng luôn được cập nhật và thay đổi phù hợp với tình hình tuyển sinh hàng năm.

Năm 2014, trường mở rộng xét cấp học bổng cho tất cả các thí sinh thay vì trước đây chỉ xét cho thí sinh trúng tuyển nguyện vọng 1, điều này cũng tạo điều kiện thu hút được nhiều thí sinh tài năng đến với Hoa Sen.

Năm 2015 này, không ngoài mục tiêu hướng đến lợi ích cộng đồng và thu hút sinh viên tài năng, trường Đại học Hoa Sen tiếp tục nâng tổng giá trị học bổng tuyển sinh lên đến 7,2 tỷ đồng bao gồm: 30 suất Tài năng, 70 suất Khuyến học, 20 suất Vượt khó. Số suất học bổng vẫn giữ nguyên là 120 suất như năm 2014 nhưng giá trị học bổng của từng loại có nhiều thay đổi. Đặc biệt, những thí sinh có hoàn cảnh khó khăn và ý chí phấn đấu trong học tập có nhiều cơ hội nhận được học bổng vượt khó từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng. Một điểm mới, những thí sinh có năng khiếu đặc biệt hoặc đạt các giải thưởng năng khiếu trong các cuộc thi trong và ngoài nước đều có cơ hội trở thành những “ứng cử viên sáng giá” của học bổng Tài năng. Cơ hội nhận các học bổng giá trị này là cơ hội tốt cho các bạn học sinh có quyết tâm và tự tin nộp hồ sơ dự tuyển vào trường Đại học Hoa Sen.

Thực hiện trách nhiệm của một trường Đại học đối với xã hội, với cộng đồng là mục tiêu hoạt động của Hoa Sen, vì thế, cập nhật chính sách học bổng nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên là vấn đề luôn được trường quan tâm.

107 Tân sinh viên nhận học bổng trong Lễ khai giảng năm học 2014 - 2015

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

35ƯƠM MẦM HẠNH PHÚC 35

Page 36: Bản tin Hoa Sen

Tôi có may mắn dự Hội chợ “Vòng tay yêu thương” do báo Sài Gòn Tiếp thị tổ chức nhằm gây quỹ để đưa một số học sinh nghèo, học giỏi được tham quan Đà Lạt vào dịp nghỉ hè. Mục đích vận động rõ ràng, nhưng hình thức tổ chức thì khá mới lạ, ít nhất là lạ đối với tôi.

Tại phiên chợ này, nhiều sản phẩm cũ và mới được bày bán. Vật phẩm cũ là quà tặng của những người muốn ủng hộ chương trình, có thể là những vật dụng đã dùng nhưng vẫn còn giá trị sử dụng, cũng có thể là những tặng phẩm được để dành từ rất lâu. Toàn bộ tiền bán vật phẩm được sử dụng cho chương trình. Ngoài ra, còn có phần đấu giá các vật phẩm có giá trị và chính việc đấu giá đã mang lại những số tiền lớn, ngoài dự kiến của ban tổ chức (BTC).

Học tập mô hình này, năm 2012, Công đoàn ĐH Hoa Sen đã phát động chương trình “Nối vòng tay yêu thương” vào cuối năm. Ý tưởng đã có, nhưng thật sự, chúng tôi cũng không biết phải bắt đầu từ đâu và bắt đầu như thế nào? Chưa ai có một hình dung rõ ràng. Cuối cùng, “vượt chướng ngại vật”, bTC bắt đầu thu nhận vật phẩm, từ những vật rất nhỏ (vòng đeo tay, kẹp, nơ, dây chuyền…) đến các thiết bị (điện thoại, máy xay sinh tố…), có cả sách,

CD nhạc… Nhờ sự trợ giúp của phòng quản trị thông tin, chúng tôi đã có thể mua bán online, up hình, “sản phẩm đã bán” dần trở thành cụm từ quen thuộc của chúng tôi. Vật phẩm ngày càng nhiều, sức mua cũng tăng nhanh nhưng vì giá trị sản phẩm thấp nên tổng số tiền thu được không bao nhiêu mà bTC thì quá vất vả, vì chúng tôi hoàn toàn không có kinh nghiệm, chỉ có… tấm lòng thì dường như chưa đủ! Chợ online này cũng đã “ngốn” nhiều thời gian của chúng tôi nên dần dần, có vẻ ai cũng bắt đầu ngán ngại.

Khi cả trường chuẩn bị nghỉ Tết, chúng tôi có buổi Tổng kết năm học diễn ra tại Khu Du lịch bình quới. Đây là dịp để chúng tôi tổ chức đấu giá một số vật phẩm có giá trị, và cũng lại là lần đầu Hoa Sen đấu giá. Các MC đều bối rối nhưng cuối cùng, mọi việc vẫn diễn ra khá suôn sẻ. Cây kiếm Nhật của người đồng nghiệp thân thương, là vật phẩm đấu giá thành công nhất với số tiền trên 30 triệu đồng, chắc ở nơi xa xôi, anh Đặng Văn Ngọc cũng mãn nguyện. Từ tiền vận động được, chúng tôi đã đến Trung tâm Bảo trợ xã hội chánh Phú Hòa (Bến Cát, Bình Dương) để thăm, tặng quà, gửi bao lì xì cho các cụ ông, cụ bà, không người nuôi dưỡng, đang sống tại đây. Món quà tuy nhỏ

MỘT cHƯƠNG TRìNH VẠN TìNH YÊU THƯƠNG

bùi Trân Thúy

36 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15

Page 37: Bản tin Hoa Sen

nhưng từ khâu chuẩn bị cho đến khi tiếp xúc thực tế đã khiến chúng tôi hiểu rõ hơn về chương trình, ý nghĩa của những việc làm tuy nhỏ mà vẫn mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng. Chúng tôi tiếp tục đi thăm và tặng quà cho các gia đình khó khăn ở Tân Phú (Bến Tre). Chuyến đi đã để lại nhiều ấn tượng cho cả đoàn. Tận mắt chứng kiến sự cơ cực, tình trạng bệnh tật của một số người, anh chị em đã đóng góp “tại chỗ” thêm mà vẫn thấy “lòng nhiều mà của ít”.

Năm 2014, Công đoàn tổ chức thăm Khoa Nhi của Trung tâm Ung Bướu, nơi được “mệnh danh” là “địa ngục trần gian”. Trước mắt chúng tôi là những em nhỏ mắc bệnh nan y, chưa đủ khôn lớn để hiểu về chứng bệnh quái ác ấy, cha mẹ đành sống với con chặng đường cuối. Trợ cấp cho những gia đình khó khăn nhất, một số tiền nhỏ, rời nơi này, chúng tôi không khỏi băn khoăn: quả thật, sự giúp đỡ quá nhỏ nhoi so với những gì các em đang phải gánh chịu.

Kết hợp với Đoàn Thanh niên, Công đoàn còn vận động để tặng 15 chiếc xe đạp cho học sinh nghèo huyện Gò quao (Kiên Giang) trong chương trình “Tiếp bước đến trường”. Sống giữa nơi thị thành, không biết đến nơi xa xôi mà muốn đến trường, phải vượt mấy chục cây số đường dài, quả thật, là điều thiếu sót. Hãy chia sẻ niềm vui với các em khi được sở hữu chiếc xe đạp, món quà quý giá, thỉnh thoảng ẩn hiện trong giấc mơ.

Từ năm 2012 đến 2015, Chương trình đã vận động được: 270.000.000 đồng với sự đóng góp của giảng viên – nhân viên (GV – NV), cựu sinh viên, một số nhà hảo tâm. Và được sự giới thiệu của GV - NV trường, dựa vào hoàn cảnh thực tế của một số cơ sở, năm 2015, Công đoàn đã tổ chức thăm, tặng quà cho trẻ tại Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật Gò Vấp. Đa số trẻ nơi đây bị bại não (mức độ nặng - nhẹ khác nhau) được nuôi dưỡng, chăm sóc chu đáo dù có những trường hợp hầu như không còn tri giác. Cuộc sống tại Trung tâm vẫn trôi qua từng ngày, hầu như không có điểm chung với sự xô bồ, tất bật thường nhật của chúng ta. Hãy một lần đến đây…

Giáp Tết, chúng tôi đã đến tặng quà cho đồng bào nghèo ở xã Tà Thiết (Bình Phước), căn cứ địa năm xưa. Đồng bào còn nghèo lắm, một lần nữa, không cam lòng vì những gì chúng ta làm được sao mà khiêm tốn đến vậy!

Ngoài ra, tiền vận động được từ chương trình còn được chia sẻ với các GV - NV gặp khó khăn đột xuất. Sự trợ giúp tuy không lớn nhưng thể hiện được những tấm lòng Hoa Sen và điều đó, khiến mái nhà Hoa Sen thêm ấm áp, nghĩa tình.

Mong sao chương trình “Nối vòng tay yêu thương” tiếp tục được duy trì và phát triển để yêu thương được san sẻ, hạnh phúc được đơm hoa, kết trái.

Hoà

n th

ành

đấu

giá

kiếm

Nhậ

tTh

ăm T

T bả

o trợ

hội C

hánh

Phú

Hòa

Thăm

các

em

nhỏ

tại T

T U

ng b

ướu

Tặng

quà

đồn

g bà

o ng

hèo

Tà T

hiết

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

37ƯƠM MẦM HẠNH PHÚC 37

Page 38: Bản tin Hoa Sen

ban Tu thư Đại học Hoa Sen từ ngày thành lập đã kết hợp song song hoạt động xuất bản với những buổi nói chuyện, hội thảo hướng đến sinh viên và đông đảo cộng đồng bên ngoài trường.

NHữNG LớP HỌcNGOÀI GIỜNHữNG LớP HỌcNGOÀI GIỜ

Nguyễn Minh Sơn

38 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15

Page 39: Bản tin Hoa Sen

Nội dung của những buổi sinh hoạt này là những vấn đề mà mọi người quan tâm hoặc những vấn đề mới mẻ khơi gợi để tìm hiểu thêm. Không quá phổ thông nhưng cũng không quá hàn lâm. Và diễn giả là các học giả, nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà giáo uy tín trong và ngoài nước.

Có thể nói các hoạt động này gần như một hình thức giáo dục khai phóng hiện đại (liberal arts education) nhằm thỏa mãn sự hiếu tri của mọi người.

Từ buổi nói chuyện về nghệ thuật sắp đặt của nghệ sĩ tiền phong Như Huy, câu chuyện “đồ họa và truyền thông” của họa sĩ La Toàn Vinh, đến câu chuyện điện ảnh của đạo diễn gạo cội Việt Linh; từ buổi thuyết trình cuốn hút của nhà văn Nhật Chiêu về tác phẩm Rừng Na Uy của nhà văn Nhật nổi tiếng Murakami được chuyển thành phim, đến buổi nói chuyện về niềm đam mê đọc sách của nhà văn best-seller Nguyễn Nhật Ánh.

bên cạnh việc cung cấp những tri thức kinh điển, các buổi sinh hoạt còn hướng đến những vấn đề có tính thời sự được chắt lọc trong những cuốn sách hay.

Nếu Giáo sư triết học danh tiếng Trần Văn Toàn thầm thì nói về “Câu chuyện triết học” cao vời và trừu tượng, thì nhà nghiên cứu Nguyễn Tiến Văn nói về “Vẻ đẹp của ca dao Việt Nam” gần gũi và sống động. Nếu Giáo sư Nguyễn Thọ Nhân nói về những bí ẩn của nguyên tử lực và các nhà máy nguyên tử, thì Tiến sĩ

Nguyễn Thị Từ Huy nói về những trang “tiểu thuyết mới” bí ẩn không kém. bác sĩ – nhà thơ Đỗ Hồng Ngọc chia sẻ câu chuyện thực hành “thiền” trong cuộc sống bận rộn; nhà văn Nguyên Ngọc và Tiến sĩ bùi Trân Phượng đưa người đọc trở lại với những bài học còn nóng hổi của Phan Chu Trinh, Nguyễn Trường Tộ…

Và còn rất nhiều khuôn mặt sáng giá tiêu biểu trong học giới hải ngoại và Việt Nam đã đến với sinh hoạt này của ban Tu thư, có thể kể: Tiến sĩ Phạm Văn Thuyết, Tiến sĩ Khương quang Đồng (Pháp), Tiến sĩ Trần Hữu quang, Giáo sư Cao Huy Thuần, Tiến sĩ Nguyễn Tường bách, nhà nghiên cứu bùi Văn Nam Sơn, Tiến sĩ Hồ Đắc Túc, Tiến sĩ Nguyễn Khánh Trung, dịch giả Phạm Viêm Phương, nhà văn – dịch giả Nguyễn Vũ Hưng…

Nhưng đến với sinh hoạt này không chỉ có những tên tuổi lừng lẫy như nhà thiên văn nổi tiếng thế giới Trịnh Xuân Thuận, mà còn có những người bình thường, như chàng thanh niên Mỹ vừa mới rời khỏi trường Đại học, Jared Peter Roehrig; đơn giản là vì câu chuyện của Jared rất hấp dẫn, và có nhiều sinh viên muốn lắng nghe.

Trong hàng ghế của cử tọa, ngày càng có nhiều khuôn mặt người có tuổi; họ đến thường xuyên như tham dự những buổi học phi chính quy. Vâng, nếu tổ chức tốt theo một cách nào đó, các buổi sinh hoạt như thế này sẽ trở thành những lớp học đại học ngoài giờ dành cho tất cả mọi người.

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

39ƯƠM MẦM HẠNH PHÚC 39

Page 40: Bản tin Hoa Sen

Là một trong những trường tư thục tiên phong với triết lý đào tạo lấy người học làm trung tâm, nhằm đem đến nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng được nhu cầu của xã hội, Đại học Hoa Sen từng bước, đã đạt được thành công nhất định sau gần 25 năm thành lập. bên cạnh việc giảng dạy, nhà trường còn thường xuyên tổ chức các chương trình vì cộng đồng

với các hoạt động thiện nguyện nhằm kết nối các thành viên của trường cũng như thực hiện trách nhiệm của trường đối với xã hội, đúng như mục tiêu mà trường đã đề ra từ khi thành lập.

Có thể nói tinh thần “tương thân tương ái” ấy đã làm nên một hình ảnh Hoa Sen ngát hương trong suốt vòng quay của bốn mùa từ gần một phần tư thế kỷ qua.

HOA SeNBỐN MùA NGÁT HƯƠNGTrần Hà Phương Thảo

40 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15

Page 41: Bản tin Hoa Sen

Những hình ảnh đẹp về mùa xuân trong tâm trí các thành viên Hoa Sen từ nhiều năm qua chính là dấu ấn về “cây mùa xuân” ngập tràn hạnh phúc tại những vùng đất còn nhiều khó khăn và thiếu thốn. Mỗi dịp xuân về, “cây mùa xuân” do nhóm Tình thương của trường ĐH Hoa Sen phát động luôn nhận được rất nhiều sự ủng hộ của ban Giám Hiệu, giảng viên, nhân viên và cả các bạn sinh viên, đã đem đến những tiếng cười hạnh phúc cho các mảnh đời bất hạnh. Địa điểm mới nhất mà “cây mùa xuân” Hoa Sen dừng chân lại chính là trường Tiểu học Tân Phong (xã Tân Phong, huyện Thành Phú, tỉnh Bến Tre) vào ngày 07/02/2015 vừa qua. Tại đây, một buổi biểu diễn văn nghệ ấm áp đã diễn ra, đem đến cho các em nhỏ những tiếng cười hồn nhiên cũng như những món quà tinh thần ý nghĩa.

Mùa xuân cũng là thời điểm những sinh viên Hoa Sen khởi động chương trình “xuân Biên giới, xuân tình nguyện” để đem không khí vui tươi khi Tết đến, xuân về cho những mái ấm, nhà mở… Trong năm 2015, từ ngày 19/01/2015, Chiến dịch Xuân tình nguyện của sinh viên Đại học Hoa Sen đã trải dài trên nhiều địa bàn trong Thành phố Hồ Chí

Minh, tại các huyện ngoại thành: Củ Chi, bình Chánh, Hóc Môn và tại các tỉnh: Long An, bến Tre và mang đến bao hạnh phúc cho người được trao yêu thương và người được sẻ chia cũng thấy ấm lòng.

bên cạnh đó, từ năm 2013, Công đoàn cũng đã tổ chức chương trình “Nối vòng tay yêu thương” với nhiều hình thức để vận động GV - NV đóng góp gây quỹ để thực hiện một số hoạt động thiện nguyện. Công đoàn đã thăm Trung tâm bảo trợ xã hội Chánh Phú Hòa (Bến Cát, Bình Dương), xã Thạnh Phú (Bến Tre), Khoa Nhi Trung tâm Ung bướu (TP.HCM), Trung tâm nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật Gò Vấp, Xã Lộc Thịnh (Lộc Ninh, Bình Phước). Mỗi năm, số tiền được vận động đều tăng, chương trình được tổ chức với diện rộng hơn.

Chúng tôi tin rằng, trong những mùa xuân tiếp theo, vẫn sẽ có, ngày càng nhiều hơn, những thành viên khoác trên mình chiếc áo Hoa Sen để tiếp tục “trồng” những “cây mùa xuân”, đến với những mảnh đời bất hạnh để mang tình yêu thương san sẻ với cộng đồng – nơi cần lắm những tấm lòng và ân tình.

xUÂN ĐếN ...

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

41ƯƠM MẦM HẠNH PHÚC 41

Page 42: Bản tin Hoa Sen

Mỗi khi mùa hè đến thì cũng là thời điểm những chiến sĩ tình nguyện Mùa hè xanh của Hoa Sen lên đường đến các mặt trận nơi xa xôi, còn khó khăn để giúp đỡ và trao tặng những tình cảm chân thành. Có thể nói, với chiến sĩ Mùa hè xanh Hoa Sen thì cứ mỗi chiến dịch trôi qua, các bạn lại có dịp được trau dồi nhiều kỹ năng sống quý báu. Từ đó, các bạn trưởng thành hơn, biết sẻ chia nhiều hơn, biết bỏ bớt tính ích kỷ từ “cái tôi” để hướng đến “cái chung”. Những hoạt động thường thấy trong mỗi chiến dịch Mùa hè xanh là chung tay xây dựng nông thôn mới, trồng cây xanh, tu sửa đường sá, viếng thăm và tặng quà cho các gia đình chính sách, mở các lớp học tình

thương cho trẻ em nghèo có cơ hội được trau dồi tiếng Anh, vi tính, được đến với ánh sáng của tri thức… Trong năm 2014 vừa qua, chiến dịch được thực hiện tại 03 mặt trận: huyện Hóc Môn – TP.HCM, huyện Gò quao – tỉnh Kiên Giang và mặt trận quốc tế là nước CHDCND Lào với sự tham gia của hơn 200 sinh viên, trong đó có 80 sinh viên thuộc các đội hình thường trực. Đây chính là những tín hiệu đầy lạc quan, một minh chứng về cách sống đẹp của sinh viên, biết chấp nhận đi đến vùng sâu, vùng xa để chia sẻ cùng cộng đồng, thể hiện “tinh thần trách nhiệm” – một trong bảy giá trị cốt lõi mà Đại học Hoa Sen luôn hướng đến.

Mùa thu đến cũng là lúc năm học mới của trường Đại học Hoa Sen bắt đầu. Thời điểm này diễn ra lễ trao học bổng dành cho những tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn hoặc các bạn trẻ tài năng đã xuất sắc vượt qua vòng sơ tuyển học bổng, có kết quả thi tuyển Đại học thỏa được điều kiện của nhà trường cũng như tin tưởng chọn lựa Hoa Sen

là nơi chắp cánh ước mơ tương lai của mình. Mỗi mùa thu đi qua, Đại học Hoa Sen đã ươm mầm thêm nhiều cánh sen thơm ngát để những đóa hoa nhỏ bé đó có thể mạnh mẽ tỏa hương, kể cả khi phải vượt qua những khó khăn, nhọc nhằn. Trong lễ khai giảng năm 2014, Đại học Hoa Sen đã trao 107 suất học động trị giá hơn 6 tỷ đồng dành cho những

HẠ VỀ ...

THU qUA ...

42 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15

Page 43: Bản tin Hoa Sen

tài năng Hoa Sen cũng như những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn mới trúng tuyển. Theo thống kê từ Hội đồng xét duyệt học bổng thì đã có 14 suất học bổng Vượt khó (trị giá 35 triệu đồng), 73 học bổng Khuyến học (trị giá 35 triệu đồng) và 20 học bổng Tài năng (trị giá từ 50 đến 200 triệu đồng) được trao cho các bạn Tân sinh viên.

Mỗi mùa thu khép lại, ban Giám hiệu và toàn thể giảng viên Đại học Hoa Sen lại hân hoan

chào đón hàng ngàn sinh viên đến từ mọi miền đất nước đến nhập học và trải nghiệm môi trường học tập chất lượng từ nhà trường. Và trong số đó, có hàng trăm sinh viên đã và sẽ nhận được những hỗ trợ vật chất quý báu từ Đại học Hoa Sen để có thể luôn vươn lên, vượt qua những nghịch cảnh khó khăn nhất để học hỏi được những kiến thức, kỹ năng cần thiết và biết sống đàng hoàng, tử tế, tỏa hương như kỳ vọng của đội ngũ sư phạm trường Đại học Hoa Sen.

Mùa đông dường như không được nhận biết rõ ràng tại miền Nam, ngoại trừ những buổi, thỉnh thoảng, khí trời hơi se lạnh dịp cuối năm. Nhưng ở Hoa Sen, mùa đông lại ấm áp với không khí khẩn trương của những buổi hướng nghiệp, tư vấn tuyển sinh, của những buổi sáng tất bật mà giảng viên, nhân viên từ nhiều phòng ban khác nhau hối hả trên những tuyến đường khắp thành phố đến với các trường THPT. Cũng có khi phải vượt đường xa, đến các tỉnh thành lân cận, gặp gỡ các bạn trẻ lớp 12 đang khao khát tìm kiếm môi trường học tập phù hợp tại các

trường Đại học, Cao đẳng. Với những thành viên Hoa Sen, chúng tôi gọi đó là “công tác hướng nghiệp”, là hoạt động xã hội thường niên của nhà trường nhằm giới thiệu những định hướng ngành nghề cho các học sinh trường THPT.

Song song với chuỗi hoạt động này còn có “campus tour” (đưa học sinh trường THPT đến tham quan và tìm hiểu môi trường học tập tại trụ sở chính 08 Nguyễn Văn Tráng, Q1, TPHCM) và chương trình “Kết nối mùa xuân” (tổ chức cho cựu học sinh về thăm trường cũ, kết nối giữa

ĐôNG SANG ...

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

43ƯƠM MẦM HẠNH PHÚC 43

Page 44: Bản tin Hoa Sen

trường THPT và ĐH Hoa Sen, đồng thời giới thiệu những thông tin mới nhất về tuyển sinh, chính sách học bổng của nhà trường trong năm học mới…).

Cứ như thế, mỗi năm trôi qua với vòng tuần hoàn của thời gian, Hoa Sen lại tỏa hương thơm ngát đến cộng đồng, đến những vùng miền khó khăn, đến những mảnh đời bất hạnh. Những hoạt động này đã tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong nhà trường để cùng nhau sống nhân ái, biết đồng cảm, và sẻ chia với mọi người xung quanh.

Không chỉ dừng lại đó, nhà trường còn thường xuyên tổ chức những hoạt động khác cũng nhằm phục vụ cộng đồng. Một trong số đó phải kể đến những buổi chiếu phim được tổ chức vào chiều thứ sáu hàng tuần tại Hội trường Charlie Charpin (phòng 204, cơ sở 08 Nguyễn Văn Tráng, Q1, TPHCM) phục vụ nhu cầu giải trí, tìm hiểu thông tin của các “tín đồ màn ảnh nhỏ”. Chương trình nêu trên là hoạt động mang tên Art House cine – HSU, được chính thức triển khai từ tháng 12/2014. Nguồn phim được chiếu chủ yếu từ sưu tầm, một số phim khó tìm trên mạng như phim tài liệu: Hậu trường phim Cuốn theo chiều gió, hay các phim của đạo diễn Yasujirō Ozu, các phim nóng hổi mới đạt giải Oscar… Sau

mỗi buổi chiếu, Art House Cine – HSU có thảo luận về bộ phim cùng khán giả, hoạt động tương tác này đã tạo nên dấu ấn riêng của Art House Cine – HSU và nhận được sự ủng hộ hết sức nhiệt tình của quý vị khán giả. Từ tháng 3/2015, Art House Cine – HSU tiếp tục giới thiệu đến khán giả chuyên đề “Từ văn học đến điện ảnh”. Hoạt động chuyên đề này nhằm khuyến khích khán giả đến với văn hóa đọc, tìm hiểu và trao đổi sách hay đồng thời giới thiệu đến khán giả những tác phẩm văn học hay đã được chuyển thể thành phim, sẽ diễn ra mỗi tháng một lần vào tuần cuối cùng của tháng. Chuyên đề này gồm 2 nội dung: phần một: giao lưu với nhà văn/ nhà nghiên cứu/ dịch giả… về tác phẩm văn học đã được chuyển thể thành phim; phần hai: xem phim cũng như thảo luận/ trao đổi thông tin về bộ phim giữa Art House Cine – HSU và khán giả.

Những hoạt động kể trên đã phần nào khắc họa được hình ảnh một Đại học Hoa Sen đang nỗ lực phục vụ cộng đồng, theo đúng mục tiêu hoạt động của trường, đồng thời khẳng định: trường đã được khai sinh từ cộng đồng và hiện tại, vẫn tiếp tục thực hiện sứ mệnh vì cộng đồng mà tồn tại và phát triển.

44 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15

Page 45: Bản tin Hoa Sen

“Con chờ chút, cái máy chú chậm lắm, tại nó cũ quá rồi!”, chú Hai nhắc tôi vì thấy tôi có vẻ nóng ruột khi ngồi chờ máy khởi động.

Trong chuyến đi công tác về vùng quê miền Trung mùa nắng, tôi mới được tận hưởng cái cảm giác thoải mái khi được bước vào văn phòng sau gần một ngày ròng rã đi liên tục 40 km để thăm các gia đình. Mùa khô là thế, cái nắng rát da người, cái gió khô gắt làm con người chùn chân khi muốn ra đường. Nhất là khi đã quen nơi thị thành, ở trong nhà hoặc ngồi văn phòng với máy lạnh thật thỏa mái. Vậy mà, nơi đây, dù thời tiết khắc nghiệt nhưng người dân vẫn phải ra đồng, leo núi để kiếm sống. Ven bên đường, cây cỏ khô héo vì thiếu nước. Những cây cổ thụ cũng xơ xác không đủ tỏa bóng cho người dân ghé nghỉ chân. Thế nhưng trên đồng ruộng, người nông dân vẫn cần mẫn. Mùa nắng đã vậy nhưng đến mùa mưa thì thật khủng khiếp. Mưa rỉ rả có, bão bùng cũng có, những năm mưa liên tục suốt 3 tháng mùa đông. Dù gần núi nhưng lượng mưa quá lớn cũng làm dòng kênh, con sông nước dâng cao. Thủy điện cũng không chịu đựng nổi, xả lũ. Thế là cả vùng quê nghèo được bù lại cái nóng, rát bằng một màu nước trắng xóa không còn thấy ruộng đồng. Nước ngập hết hoa màu, có khi nhấn chìm cả những nhà dân. Cái vết nước ố hằn lại trên tường tạo những đường vằn minh chứng, năm sau, tiếp tục quay lại tạo nên những bức tranh tự nhiên khó tả.

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

45ƯƠM MẦM HẠNH PHÚC 45

Trần Thị Mỹ quyên

cÂU cHUYệN1O cHIếc MÁY TÍNH

Page 46: Bản tin Hoa Sen

Chương trình của tôi là đi thăm gần 15 hộ dân ở xã Đại Hưng, Đại An, Đại Minh, Đại Lãnh, Đại Chánh của huyện Đại Lộc, tỉnh quảng Nam. Tôi được chú Hai - Chủ tịch Hội Nạn nhân da cam huyện Đại Lộc - dẫn đi thăm từng gia đình. Chú cũng là người gốc Đại Lộc. Chú ít nói, gầy gầy, da ngăm đen, cứ lầm lũi chạy chiếc xe Honda cũ hướng dẫn tôi (tôi được một người bạn chở đi bằng xe máy). Chú không kể lể về những khó khăn của những gia đình mà tôi sắp đến thăm nhưng chú biết tường tận đường đi đến tận từng nhà. Chú hiểu từng hoàn cảnh của các cháu, công việc của cha mẹ và hoàn cảnh sống của từng hộ. Mặc dù từ gia đình này sang gia đình khác cách nhau một quả núi. Đường đi giữa các xã là những con đường đã gập ghềnh, len sườn núi (giờ thì đường đã được làm lại trong chương trình Nông thôn hóa ). Chú muốn tôi cảm nhận từ thực tế hơn là qua lời giới thiệu của chú. Đúng vậy, thực tế đã nói lên tất cả. Các gia đình chú đề nghị đều rất xứng đáng được giúp đỡ.

Về phần chú, chú là người đã từng tham gia kháng chiến. Chú đã từng bị rải chất độc da cam ướt hết cả người. Chú kể, lúc đó bộ đội mình có biết nó nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe đâu. Chúng đổ lên người mình, mình chạy xuống suối dội cho sạch rồi tiếp tục chiến đấu. Một lần chú bị ngạt, tưởng là không sống được, may mà đồng đội cứu kịp. Lúc đó làm gì có thuốc hay cái gì để làm sạch đâu. Giờ đây, chất độc ấy vẫn còn trong người chú. Thi thoảng chú bị ói ra máu, được bác sĩ chữa sao, như thế nào mà giờ đây, hơi buồn cười và ngược ngạo: “Mỗi khi khó ngủ chú lại uống café cho dễ ngủ!”. May mắn là con của chú không bị ảnh hưởng gì ngoài một đứa con da bị nổi hột.

Rồi hòa bình, chú được đề cử làm ở Ủy ban xã. Khi về hưu chú được bà con tín nhiệm giữ lại công tác trong Hội da cam đến nay. Chú tâm sự với tôi: “Nhiều lúc chú muốn nghỉ như đâu có được con. Phần thì bà con quý mới đề cử mình làm, phần thì chú cũng muốn giúp những gia đình khó khăn, gia đình có nạn nhân. Những gia đình này là con cháu của những người đồng đội của chú”.

Chú hẹn đón tôi ở dưới chân cầu gần đến huyện Đại Lộc. Ngoài công việc thăm, trao quà cho các gia đình, chú còn đưa các mạnh thường quân về giúp các gia đình này. Chú kể vui: “Thời gian chú ở dưới gầm cầu còn nhiều hơn ngồi ở văn phòng”. Trước khi gởi đề nghị, chú phải làm hồ sơ theo mẫu quy định của Hội mà tôi phụ trách. Với máy móc cọc cạch như vậy, chú vẫn kiên nhẫn hoàn thành từng hồ sơ, từng báo cáo gởi đi các nơi. Nhất là gởi hình thì càng khổ, file nặng càng chậm, có hôm chú ngồi đến 10 - 11h00 đêm mới gởi được do máy chậm quá.

Ngồi chờ máy chú khởi động, tôi lại nhớ đến trường Hoa Sen. Máy móc hiện đại, giảng viên, nhân viên được cấp cả laptop, mạng thì chạy vèo vèo. Các phòng máy cho sinh viên học thì luôn được nâng cấp, thay đổi phần mềm và thay máy mới để đáp ứng nhu cầu dạy và học của giảng viên, sinh viên. Tôi sực nhớ, sao mình không nghĩ đến việc xin hỗ trợ máy cho nơi này nhỉ. Trường Hoa Sen khi nâng cấp thay máy thì hay có chính sách tặng máy cho những nơi các bạn đi Mùa hè xanh, hay những nơi khó khăn khác. Vì đối với trường thì máy đã cũ, không còn đảm bảo phần mềm giảng dạy của trường. Nhưng đối với một số nơi thì vẫn còn dùng tốt. Thế là, tôi đã báo chú làm Công văn và tôi gởi đề nghị giúp đỡ này

46 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15

Page 47: Bản tin Hoa Sen

lên trường. May mắn thay, trường đã đồng ý giúp 10 cái.

Nhận tin này, chú mừng lắm. Lại một hành trình mang máy về đến Đại Lộc gần 1.000 km. Được trường giao máy, tôi cùng mấy anh chị vừa đi xin thùng carton, hì hục xếp vào 10 thùng. Chúng tôi định gởi bằng xe cho đỡ tốn kém, nhưng đi đường xa dễ bị hỏng máy - đồ điện tử mà - tôi được khuyến cáo như thế. Do vậy chúng tôi phải xếp cẩn thận, hạn chế tối đa việc làm hư máy. Rồi mọi việc cũng xong, các thùng chứa máy tính đã được chuyển ra xe, tôi vẫn rất hội hộp lo, không biết “số phận” của 10 cái máy tính sẽ ra sao.

Khi điện để báo chú đi nhận, tôi được biết chú nằm bệnh viện do xuất huyết, bị ói máu do làm việc quá sức. Tôi nhận được tin mà giật cả mình. Một người đầy nhiệt huyết, vậy mà cái chất độc quái ác trong chiến tranh đã bào mòn sức khỏe của chú. bình thường thì chú ở lại cơ quan, tự lo cơm nước cho mình do nhà chú cách nơi làm việc hơn 20 km đường núi. Ăn uống như vậy chắc khó mà đảm bảo sức khỏe. Thế nhưng, niềm vui, niềm hạnh phúc trong cái vui của bà con, của nạn nhân đã cho

chú sức khỏe. Tôi xót xa quá. Chú nghe tin đã có máy tính, dù chưa được xuất viện, chú cũng xin về để đón xe nhận hàng. Cuối cùng, hàng cũng về đến nơi an toàn. Tặng phẩm của trường đã đến được tận tay người cần nó.

Tôi rất vui mừng và hết sức cảm ơn trường Hoa Sen đã có chương trình hỗ trợ phù hợp này. Mừng là chú có máy tính mới, không còn hì hục, chờ đợi bên chiếc máy cũ. quả thật, món quà này vô cùng quý giá đối với những vùng quê xa xôi nghèo khó. Chúng tôi, những người làm công tác thiện nguyện có thêm niềm tin, động lực để tiếp tục giúp đỡ cộng đồng. Xung quanh, vẫn luôn có những người sẵn sàng hỗ trợ cộng đồng theo nhiều cách khác nhau. Một chiếc lá không làm nên mùa xuân, nhưng một viên gạch, một bàn tay có thể từ từ xây nên một căn nhà, xây dựng nên những giá trị vô giá của cuộc sống.

“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, đúng thế. Một chuyến đi đã cho tôi nhiều bài học, tôi học được từ những người dân chất phác này niềm đam mê công việc. Học cái cách chấp nhận hoàn cảnh và phấn đấu để không đầu hàng số phận và luôn biết sẻ chia.

Chú nghe tin đã có máy tính, dù chưa được xuất viện, chú cũng xin về để đón xe nhận hàng.

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

47ƯƠM MẦM HẠNH PHÚC 47

Page 48: Bản tin Hoa Sen

Dự ÁNƯƠM MẦM TRI THỨc

Nguyễn Trần Hoàng Việt

Dự án Ươm mầm tri thức tại trường Đại học Hoa Sen được phát triển do một nhóm sinh viên thích đọc sách với mong muốn lan tỏa văn hóa đọc và ẩn sâu trong dự án còn là một câu chuyện về sự tử tế của con người.

48 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15

Page 49: Bản tin Hoa Sen

Dự án chính thức ra mắt bằng một talkshow mang tên “Sức mạnh của những con chữ”. Với talkshow này, những bạn trẻ yêu thích đọc sách đã đến và cùng nhau thảo luận về khả năng thay đổi tư duy, cuộc đời mà mỗi quyển sách có thể mang lại. buổi talkshow với hơn 50 người, gói gọn trong

một phòng học nhỏ và được sự ghé thăm của hai tác giả trẻ Nguyễn Ngọc Thạch và Gia Đoàn.

Nhắc đến dự án Ươm mầm tri thức, có thể, sinh viên không nhớ, hoặc chưa nghe tới, nhưng nhắc đến “cây tri thức” - một vật phẩm được xem như linh hồn của dự án thì chắc hẳn ai cũng biết. Cây tri thức được đặt tại sảnh G cơ sở Nguyễn Văn Tráng trường Đại học Hoa Sen, nơi mà sinh viên thường xuyên lui tới nhất.

Cây tri thức thay vì mọc ra quả, thì lại mọc ra sách. Như một tủ sách nhỏ nằm tại nơi công cộng, Cây tri thức không cần thủ thư, muốn mượn sách cũng chẳng cần trình thẻ sinh viên. Cũng không cần phải để tiền đặt cọc, thế chân để thuê sách. Mọi thứ đang mở toang như tấm lòng của các bạn sinh viên trong dự án. Mọi người có thể đến, lấy một cuốn sách mà mình thích, rồi đặt lên cây một cuốn sách khác, như một quá trình “cho” và “nhận” thường nhật trong cuộc sống. Nhưng đây cũng là thông điệp “sống tử tế” mà dự án muốn truyền tải cho mọi người. Đã “nhận”, dù chỉ là một quyển sách nhỏ thì cũng sẽ “cho” lại một quyển sách khác. Các thành viên của dự án tin rằng, trong mỗi con người ai cũng có một hạt giống tử tế, xây dựng những hành vi tử tế này thành thói quen sẽ là một trong những cách tốt nhất khiến cho hạt giống tử tế này đâm chồi.

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

49ƯƠM MẦM HẠNH PHÚC 49

Standee dự án “Cây tri thức“

Page 50: Bản tin Hoa Sen

CHI TIẾT Về DỰ ÁN XIN LIêN Hệ :Nguyễn Trần Hoàng ViệtSố điện thoại : 0903.815.813 email : [email protected]

Nhưng kết quả không như mong đợi: thật đáng buồn, chỉ vỏn vẹn hơn 4 tháng hoạt động, Cây tri thức đã mất gần 100 quyển sách! Tuy vậy, dự án vẫn đang tiếp tục, kiên nhẫn từng chút với mong muốn lan tỏa thói quen đọc sách, khơi gợi tính tự giác của mỗi sinh viên trong trường Đại học Hoa Sen. Nếu suy nghĩ một cách tích cực hơn thì, đã có gần 100 quyển sách đến được với người cần nó. Như vậy, điều mà dự án cần làm hiện nay là kêu gọi sự quan tâm hơn về giá trị của sự tử tế, sự cân bằng giữa “cho” và “nhận”.

Trong những ngày vừa qua, được sự quan tâm của báo chí và truyền thông, dự án đã mang được thông tin của nhiều người hơn, thông qua các trang tin :

Tuổi trẻ: http://tuoitre.vn/tin/nhip-song-tre/20150329/chuyen-tu-te-quanh-mot-cay-sach/726755.htmlVTc14: http://vtc14.vn/tin-tuc/chuyen-tu-te-quanh-mot-cay-sach-t42523.html

Ngày 14/04 vừa qua, dự án Ươm mầm tri thức đã mang thêm một số sách và gieo trồng thêm một cây sách khác tại trường Đại học Tân Tạo tỉnh Long An, cây sẽ được đưa vào sử dụng trong tháng 5 sắp tới. Một hy vọng về sự lan tỏa rộng khắp của dự án tiếp tục nhen nhóm trong lòng của những người có mong muốn lan tỏa văn hóa đọc, tin tưởng ở sự tử tế vốn là giá trị tiềm tàng của con người.

Cây Tri Thức được đặt tại Sảnh G – Cơ Sở Nguyễn Văn Tráng

Nguyễn Trần Hoàng Việt (thứ hai từ phải qua),

chủ nhân của “cây tri thức”.

50 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15

Page 51: Bản tin Hoa Sen

NHậT KÝcỘNG ĐỒNG

Tham gia các hoạt động cộng đồng là sự yêu thích, niềm đam mê của một số sinh viên, giảng viên, nhân viên của trường. Mỗi chương trình, mỗi hoạt động sẽ được ghi nhận lại với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Có niềm vui, có nỗi buồn, có hạnh phúc của sự sẻ chia, đồng cảm, có cả sự trưởng thành sau những trải nghiệm, có cả nhưng băn khoăn, ray rứt…Xin được mời bạn đọc đến với những tâm tình, những dòng nhật ký đầy cảm xúc.

cHUYÊN Mục

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

51NHẬT KÝ CỘNG ĐỒNG 51

Page 52: Bản tin Hoa Sen

Đề án Học tập phục vụ cộng đồng lần thứ nhất của ngành Ngôn ngữ Anh: “Dạy tiếng Anh cho các thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn” đã được thực hiện tại 4 cộng đồng từ tháng 08/2014 đến tháng 12/2014. 30 sinh viên tham gia đề án đã trải nghiệm các cung bậc cảm xúc khác nhau. Sinh viên tham gia chương trình đã học hỏi rất nhiều từ việc phục vụ cộng đồng. Các trang nhật ký của các bạn lưu lại một hành trình sống động “cực mà vui, vất vả mà bổ ích”, đây sẽ là hành trang cùng các bạn vào đời để tự tin và biết yêu thương nhiều hơn.

PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG - NHữNG cUNG BẬc

cảM xÚcNgọc Dung - Phương Thảo (tổng hợp)

52 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15

Page 53: Bản tin Hoa Sen

TẠI TRUNG TÂM NUôI DƯỡNG, BảO TRợ TRẺ eM Gò VấP

Hôm nay là ngày đầu tiên mình đi dạy, lúng túng, run lập cập vì phải đứng trước 25 người xa lạ. Khi giới thiệu xong mình đã phần nào bình tĩnh hơn và quen dần, mình bắt đầu chuyển sang phần để các bạn giới thiệu, rồi mình bắt đầu dạy bảng chữ cái, khi cho các bạn đọc đến chữ “V” thì các bạn cố ý nhấn mạnh vì mình tên Vi. Mình cười, các bạn cũng cười, mọi người dường như đã hiểu nhau hơn. Hôm nay, thực sự mình đã chiến thắng bản thân và tự tin cho những buổi dạy tiếp theo.

Hôm nay đã là ngày thứ hai tôi tham gia giảng dạy tại mái ấm, những bỡ ngỡ ban đầu dường như đã tan biến khi tôi thấy những nụ cười nở trên môi các em. Tôi cùng một người bạn nữa được phân công dạy cho ba em Tiến, Minh và Vinh, trong đó cũng có em Dương cùng đi theo các bạn vào lớp. Dương nhiệt tình, thích nói chuyện, thích cổ vũ cho các bạn học, phụ mấy chị xếp ghế, là một cậu bé khá điển trai, cởi mở nhưng em lại mang trong mình căn bệnh tim quái ác và bị teo bán cầu não, thỉnh thoảng em còn bị động kinh. Khi biết được điều này tôi cũng có chút lo âu, nhưng không nỡ yêu cầu em ra khỏi lớp. Chúng tôi ôn lại cho các em bài học của buổi trước. Với Tiến, tôi

Hôm nay là ngày cả lớp làm bài kiểm tra đầu tiên sau một thời gian học tập cùng chúng tôi và tôi đã rất thất vọng về bản thân mình. Lần đầu tiên tôi khóc, hiểu cảm giác thất vọng của một người đứng lớp. Hoàng là một học sinh yếu của lớp - gần như em không hề hiểu bài. Các bạn khác thì cắn bút, bứt tóc dù đề không ngoài kiến thức đã học. Khi dạy tôi luôn luôn hỏi các bạn đã hiểu bài chưa, tôi đã thấy các bạn gật đầu xác nhận, nhưng bạn không làm được bài khiến tôi rất buồn. Công sức chuẩn bị bài, nghĩ ra trò chơi cho tạo hứng thú cho các bạn… những nỗ lực của tôi đều không có kết quả. Tôi phải làm gì bây giờ?

Ngày 18/08/2014: Ngày đầu tiên dạy học

Chủ nhật 17/8/2014: Phép màu sẽ đến từ sự sẻ chia kiến thức

Ngày 22/09/2014: Sự hụt hẫng từ bài kiểm tra đầu tiên

Nguyễn Bách Vi - MSSV: 2007595

TẠI TRƯỜNG NGHIệP Vụ NHÀ HÀNG THÀNH PHỐ

Từ Ngọc Phương KhanhMSSV: 2006134

Mai Phương Hà Anh

MSSV: 2007595

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

53NHẬT KÝ CỘNG ĐỒNG 53

Page 54: Bản tin Hoa Sen

chỉ vào những màu sắc xung quanh và hỏi em tiếng Anh gọi là gì, em đã nhớ gần hết những màu mà mình đã được học, tôi bảo em hãy đánh vần thay vì lên bảng viết vì chân em bị tật, đi lại rất bất tiện. Vinh và Minh được bình ôn lại bảng chữ cái và số đếm. Lớp học nhỏ giờ đã được chia ra làm hai nhóm, trong khi bình giảng bài cho Vinh và Dương, thì tôi dạy cho Minh và Tiến 6 chữ cái đầu tiên kết hợp với từ vựng đi kèm. Tôi dùng hình ảnh nhiều màu để minh hoạ, giúp các em nhớ lâu hơn. Hai em rất thích thú khi được thi phát âm và đoán chữ với nhau. Sau đó bình dạy cho hai em các câu khẩu lệnh tiếng Anh thông dụng. Tôi sẽ tập trung dạy cách đọc và viết chữ cái từ A đến F cho Dương và Vinh. Khi các em đã dần quen với mặt chữ, nhớ cách viết và cách

đọc, tôi tổ chức một trò chơi nho nhỏ, yêu cầu lần lượt từng em đọc chữ từ chậm đến nhanh dần. Đến giờ giải lao, tôi có dịp tâm sự với Phương – em ngồi dự thính ở trong lớp, mặc dù hai mắt em không nhìn thấy, nhưng em có những suy nghĩ rất chín chắn, đáng khâm phục. Tôi vô cùng xúc động khi em chia sẻ: “Chị biết không, mấy bạn ở đây tuy lớn rồi nhưng tâm hồn vẫn như một đứa trẻ, luôn khao khát được quan tâm, được yêu thương, nhiều khi các bạn ngỗ nghịch, hay có những bạn có bệnh về não, học rất chậm. Mong các chị hãy kiên nhẫn với chúng em…” Tôi phần nào hiểu được suy nghĩ của em, tôi cảm ơn đề án này, đã tạo cho tôi những trải nghiệm thật ý nghĩa, thật quý giá.

Hôm nay là sinh nhật Lan nên tôi mua một cái bánh kem đến cho em, em vui không nói nên lời. Một lúc sau em kéo tay tôi bảo “It is my first time I have cake”… Chúng tôi hát mừng sinh nhật, cùng cầu nguyện. Cuối buổi, Vinh nói: “Chị ơi, chị giữ cái hộp bánh sinh nhật này đi để làm kỉ niệm, còn nhớ tụi em nữa”, nghe mà thương sao là thương. Đây là buổi sinh nhật vô cùng tươi đẹp và ý nghĩa. Có lẽ tôi sẽ chẳng bao giờ quên cảm giác hạnh phúc khi được dạy các em, được thực hiện ước mơ làm giáo viên của mình.

Thứ bảy, ngày 11/10/2014: Buổi sinh nhật ấm ápNguyễn Võ

Thanh PhươngMSSV: 2131732

54 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15

Page 55: Bản tin Hoa Sen

TẠI MÁI ấM MINH TÂM (cHùA MỒ côI)

Hôm nay là lần ngoại khóa đầu tiên của nhóm mình và các em trong mái ấm, mình và các bạn đã chuẩn bị cả thảy là 10 trò chơi. Thật tiếc vì không thể cho các em tham gia hết 10 trò đó, vì thời gian không đủ. Nhưng dù sao hôm nay cũng là một ngày đáng nhớ, một trải nghiệm thật sự, nhất là khi các em chơi trò chơi “Green Bamboo”, các em chơi rất hăng say, nghiêm túc suy nghĩ, ghi nhớ các hình được dán lên tường, các em cũng rất nghiêm túc phát âm những chữ tiếng Anh nữa, điều mình cảm thấy rất dễ thương là khi đội này thắng nhưng vẫn chia bánh trái cho đội kia, chứng tỏ các em cũng rất đoàn kết và biết chia sẻ.

Tuy chỉ mới một tuần không gặp nhau nhưng tôi thực sự cảm thấy rất nhớ mấy em. Thời gian gắn bó với nhau cũng chưa lâu nhưng có lẽ các em đã trở thành một điều gì đó thân thuộc trong cuộc sống của tôi, tuần nào có việc bận không ghé lên được là tôi cảm thấy trống vắng.

“Chị đã bỏ thời gian, mất công chạy đường xa mới tới đây dạy giúp tụi mình mà còn không chịu học nữa!” – Hạnh nói khi thấy tôi buồn vì Nhi và Phước cứ loay hoay hoài không chịu học. Câu nói của em dường như đã xua hết mọi ưu phiền, mệt mỏi của tôi, tôi khá bất ngờ, vì Hạnh học cũng không được siêng cho lắm, chỉ là khá hơn Nhi và Phước, nhưng em biết nghe lời. Vì vậy, tôi rất bất ngờ và cảm thấy công mình bỏ ra cũng thật xứng đáng. Nhi và Phước dường như cũng suy ngẫm lại, bắt đầu ngồi học ngay ngắn và chăm chú hơn. Đến cuối buổi, Hạnh lại làm cho tôi cảm động thêm lần nữa: “Chị ơi, có phải như mấy anh chị trước, dạy xong vài tháng rồi em lại học người khác không?”, “Nhất định là phải đổi người hả chị, chị dạy em luôn được không, em muốn học với chị thôi…”

Hôm nay là một ngày khá nhiều cảm xúc khiến tôi thêm yêu nghề dạy học, tôi nhận ra rằng nếu cố gắng và đặt hết tình cảm của mình vào công việc thì không có gì khó và không thay đổi được.

Buổi ngoại khóa của Service Learning

Buổi dạy thứ năm, ngày thứ 5: chỉ cần cố gắng và đặt hết tình cảm vào việc dạy học

Đinh Nguyễn Thúy Anh

MSSV: 2132821

Trần Ngọc Hoàng Diệu

MSSV: 2132936

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

55NHẬT KÝ CỘNG ĐỒNG 55

Page 56: Bản tin Hoa Sen

TẠI TRƯỜNG NGHIệP Vụ NHÀ HÀNG THÀNH PHỐ

Hôm nay, khi tôi chuẩn bị dắt xe ra để đi dạy như mọi khi thì bánh xe đã xẹp hết hơi. Tôi nghĩ chắc phải cho các em học bù, nhưng tôi đã dừng suy nghĩ đó lại ngay tức khắc khi nhớ có hai học trò của tôi đang chờ tôi đến. Tôi dốc hết sức đẩy xe đến chỗ sửa xe gần nhất. Cuối cùng, tôi cũng đã đến mái ấm. Tôi đã học được bài học về tinh thần trách nhiệm và sự tự lập trong việc giải quyết khó khăn cho bản thân. Hôm nay tôi dạy cho hai em về cấu trúc “There is/ There are”, các em tiếp thu rất tốt và không bị nhầm lẫn khi dùng.

Đây là buổi cuối cùng tôi dạy các bạn. Tôi vẫn vui vẻ đến trường nhưng không hiểu sao vẫn có nỗi buồn không thể diễn tả. Và cũng đã có những giọt nước mắt. Tuần sau, các bạn chỉ còn làm bài kiểm tra. Mấy tháng đã trôi qua rồi, đi dạy đối với tôi là một niềm vui nhưng đồng thời cũng là thử thách, có thành công nhưng cũng có thất bại, có niềm vui và cũng có nỗi buồn. Chúng tôi đã hiểu nhau nhiều hơn rồi. Các bạn học sinh cũng đã cố gắng để việc học được tốt hơn. Những thói quen

ấy, những gương mặt ấy, những tính cách ấy, những con người ấy, chắc tôi sẽ không bao giờ quên được. Mỗi người một cá tính đã tạo lên một cái “chợ chồm hổm” của chúng tôi.

Chúng tôi mua bánh kem, cùng ăn và chụp hình với nhau - chụp hình để có thể lưu lại những kỉ niệm, khoảnh khắc tươi đẹp này.

Cuối cùng, tiếng chuông cũng đã vang lên, nơi đây đã để lại cho tôi rất nhiều kỉ niệm.

buổi học vẫn diễn ra bình thường như mọi ngày. Hôm nay tôi cho các em vẽ lên bảng và miêu tả những từ vựng về cơ thể mà các em mới học. Các em có vẻ thích những hoạt động như thế này hơn là chỉ ngồi nghe và ghi chép. Sau giờ học, tôi ở lại chơi với mấy em. Nam ngồi nói với tôi rằng: “Nhà anh Triệu ở đâu? Có xa đây không?” “Nhà anh cách đây khoảng 1 tiếng chạy xe máy. 1 tiếng 30 phút đi xe buýt.” “Ủa? Xa vậy anh. Hay anh ở lại đây với tụi em luôn đi khỏi chạy đi, chạy về, mệt lắm.”Tôi từ chối khéo cho em đỡ buồn, nhưng trong lòng tôi rất vui khi nghe em nói vậy.

Thứ 7 ngày 1/11/2014: Sống trách nhiệm và tự lập

Ngày 10/11/2014: Buổi học cuối cùng

Ngày 17/12/2014: “Ở lại, đừng về!”

Mai Nhật Nam - MSSV: 2005772

TẠI MÁI ấM HOA MẫU ĐƠN

Bùi quốc Triệu - MSSV: 2005462

Trần Như Hoàng OanhMSSV: 2131748

56 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15

Page 57: Bản tin Hoa Sen

CHƯơNG TRìNH“KếT NỐI MùA xUÂN”

Được triển khai từ năm 2013, chương trình “Kết nối mùa xuân” ra đời nhằm mục đích kết nối giữa các bạn sinh viên ĐH Hoa Sen với các giáo viên cũ cũng như thế hệ đàn em tại trường THPT mà trước đây, các bạn đã từng học. Các bạn sẽ về thăm lại trường cũ nhân dịp Xuân về. Đây cũng là dịp để các bạn sinh viên chia sẻ với thầy cô và các đàn em thân yêu về những trải nghiệm và cảm nhận của mình về môi trường học tập tại Đại học, đặc biệt là tại ngôi trường mang tên Hoa Sen mà mình đã và đang theo học. Những hoạt động chủ yếu của chương trình “Kết nối mùa xuân” bao gồm: giao lưu, chia sẻ, trao đổi thông tin giữa sinh viên Hoa Sen với các em học sinh THPT về kế họach tuyển sinh hàng năm của nhà trường, các điểm mới trong quy chế tuyển sinh, thông tin học bổng của ĐH Hoa Sen… cũng như những trải nghiệm thực tế mới mẻ trên giảng đường ĐH, CĐ so với bậc THPT.

Ngay năm đầu tiên triển khai, đã có 500 sinh viên đăng ký tham gia, trong đó 74 sinh viên đã nhận được giấy khen khi tham gia chương trình và có khoảng 62 trường THPT được sinh viên Hoa Sen đem đến những chia sẻ ấn tượng của chương trình “Kết nối mùa xuân”.

Là một trong những sinh viên Hoa Sen lần đầu tiên tham gia chương trình này tại trường Phước Thiền (Nhơn Trạch - Đồng Nai) vào ngày 26/01/2013, bạn Trần Trung Hiếu (hiện đang là sinh viên ngành Công nghệ thông tin, khoa Khoa học và Công nghệ) đã chia sẻ:

“Em cảm thấy tự hào và rất vui khi được là sinh viên đại diện trường Hoa Sen để giới thiệu về trường và chính sách học bổng cho rất đông các em học sinh lớp 12 ở trường cũ trong hơn một tiếng rưỡi

đồng hồ. Các em học sinh đã hào hứng đặt câu hỏi, vui mừng khi nhận được quà tặng là các cuốn sách, sổ tay Toán học - Sinh học. Khi phần trình bày kết thúc, các em vẫn còn tiếp tục đặt câu hỏi riêng. Em cũng đã rất tự tin và tự hào vì tài liệu mình mang về đầy đủ, phong phú nhất trong số các sinh viên từ các trường khác cùng tham gia ngày hôm đó”

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

57NHẬT KÝ CỘNG ĐỒNG 57

Phương Thảo (tổng hợp)

Page 58: Bản tin Hoa Sen

Tiếp theo thành công đó, năm 2014, chương trình đã thu hút 293 sinh viên đăng ký tham gia (153 sinh viên ở tỉnh và 140 sinh viên ở TP.HCM) về thăm trường cũ và tham gia tư vấn, hướng nghiệp cho các em học sinh của 86 trường (26 trường TP.HCM và 60 trường tỉnh: Đồng Nai, Long An, Khánh Hòa, Tiền Giang…).

Đến năm 2015, chương trình đã mở rộng ra dành cho cả giảng viên, nhân viên và cựu sinh viên ĐH Hoa Sen về thăm lại trường xưa cũng như đem đến cho các thế hệ đàn em của mình những thông tin hữu ích trước thềm tuyển sinh năm học mới. Theo thống kê, tính đến ngày 30/1/2015, chương trình đã thu hút 251 sinh viên - cựu sinh viên và giảng viên - nhân viên đăng ký tham gia. Trong đó có hơn 131 sinh viên - giảng viên đến từ 22 tỉnh và 120 sinh viên ở TP.HCM) đăng ký về thăm thầy cô giáo cũ ở 100 trường THPT (40 trường TP.HCM và 60 trường tỉnh: Đồng Nai, Long An, Khánh Hòa, Tiền Giang…)

Dưới đây là vài chia sẻ rất chân thành của sinh viên Hoa Sen khi tham gia chương trình này:

bạn Nguyễn Bảo Mai chi, sinh viên ngành Marketing, chia sẻ cảm xúc khi về thăm trường cũ:

“Nhóm chúng tôi trở về trường ngay đúng dịp trường tổ chức Hội xuân – ngay thời điểm này, các thầy cô, các em học sinh, cũng như các cựu học sinh chúng tôi được tụ họp. Chúng tôi gặp lại các thầy cô, những người đã dìu dắt chúng tôi từng bước, sửa cho chúng tôi từng con chữ, luôn khuyên răn và cổ vũ chúng tôi để chúng tôi đậu Đại học. Chúng tôi còn gặp lại những người bạn cũ, những người

bạn cùng chúng tôi xuất phát từ chung một mái trường cấp ba, nay đều là sinh viên của nhiều trường Đại học. Chúng tôi còn được gặp gỡ các em học sinh, có em vừa mới vào trường, có em sắp thi Đại học, các em làm bọn tôi thấy nhớ, thấy thương khoảng thời gian học tại ngôi trường này. Gặp lại nhau, vui mừng khôn xiết. Tất cả chúng tôi, ngồi lại cùng với thầy cô, bao nhiêu thời gian cũng kể không hết chuyện, mọi người cùng nhau chia sẻ những kỉ niệm, những khó khăn, thử thách, cũng như những gì chúng tôi đã đạt được tại môi trường Đại học – một môi trường mới lạ, đồng thời cũng chia sẻ kinh nghiệm cho các em nhỏ sắp vào một kì thi quan trọng.

Cám ơn Đại học Hoa Sen – nơi đã giúp chúng tôi thực hiện được điều đó. Chính ngôi trường đại học thân yêu đã tạo điều kiện cho chúng tôi thể hiện lòng biết ơn với những người từng giảng dạy mình. Hơn thế, Đại học Hoa Sen còn cung

58 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15

Page 59: Bản tin Hoa Sen

cấp những điều hữu ích, những cẩm nang cần thiết để mong chia sẻ, kết nối, trao gửi đến học sinh cấp 3 những thông tin hữu dụng, đó chính là những nhân tài sắp bước vào kì thi quan trọng.

Chuyến viếng thăm này là một kỉ niệm đẹp trong kí ức của chúng tôi.”

Chia sẻ của nhóm sinh viên Nguyễn Trần Hoàng Nhật (ngành Khách sạn), Nguyễn Võ Thanh Phương (ngành Tiếng Anh) và Tăng Thiện Văn (ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống ) – cựu học sinh trường THPT Marie Curie (TP.HCM):

“Người xưa có câu:“Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”

Câu ca dao thể hiện lòng tôn sư trọng đạo, tri ân sự nghiệp trồng người của những người lái đò thầm lặng mà chúng tôi, ai cũng đều trải qua. Ngày hôm nay, chúng tôi có cơ hội được đến với bến bờ tri thức, được tiếp tục công việc “mài chữ” tại trường Hoa Sen, tất cả đều nhờ công ơn của những người lái đò lặng lẽ. Chúng tôi tự hỏi: “Có mấy ai sang bờ mà biết ngoái đầu nhìn lại người đã đưa mình sang sông?”. Thầy cô chính là những người đã chắp cánh cho ước mơ, hoài bão của chúng tôi được bay cao, bay xa, cung cấp hành trang kiến thức để chúng tôi có thể vững tin để vững bước trên đường đời tri thức. Nhưng “Có mấy ai lần tìm về chốn xưa, nơi đó, những người lái đò vẫn miệt mài, cặm cụi, say sưa trong từng tiết giảng?”.

Thông qua “Kết nối mùa xuân”, chúng tôi tìm về chốn xưa ấy, nơi mà trước đây, chúng tôi ngồi tựa lưng dưới những bóng cây rợp mát để học bài, nơi có quầy nước giải khát với anh bán nước vui tính giúp chúng tôi xua tan đi những mệt mỏi bằng những ly nước mát lạnh, nơi chúng tôi đã trườn cả người mình lên mặt đất trong những tiết quốc phòng – an ninh. Cái nơi quá đỗi quen thuộc đến nỗi chúng tôi đã yêu nó tự bao giờ không hay, chúng tôi đã “dựa”, đã “uống”, đã “nằm”, thân quen và thân yêu. Và nơi này, vẫn còn đó bóng hình thân quen của những người lái đò, gặp vội thầy cô trong giờ ra chơi ngắn ngủi, cái nắm tay thăm hỏi ấm áp sau bao tháng ngày mới được gặp lại. bao nhiêu ký ức của tuổi học trò chợt hiện về trong chúng tôi, chúng tôi muốn kể cho thầy cô nghe biết bao điều mà chúng tôi đã học được trong trường Đại học. Nhưng có lẽ điều quan trọng nhất mà chúng tôi cần phải nói là mong thầy cô vẫn luôn khỏe mạnh để có thể tiếp tục sự nghiệp trồng người cao quý.

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

59NHẬT KÝ CỘNG ĐỒNG 59

Page 60: Bản tin Hoa Sen

HÀNH TRANG

YêU THƯơNG

cỦA TUổI

ĐôI MƯƠI

Trần Ngọc Dung

60 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15

Page 61: Bản tin Hoa Sen

Tạm biệt mười hai năm đèn sáchba lô hòa nhịp tuổi đôi mươi Đại học không chỉ là đến lớp.Sinh hoạt giao lưu, học mà chơiTa chạm vào cánh cửa cuộc đời.

Đằng sau cửa là những nụ cườiHồn nhiên em thơ, nào đâu có tộiMà sao ngơ ngác cút côi.

Sau cánh cửa rơi bao giọt mồ hôiNgười lao động sao nghèo hoài vì thất họcVì bệnh tật, vì thiên tai, lũ lụtTrán hằn lo mùa màng được, mấtCon mình không đủ ấm, đủ no,Không đủ chữ, nghèo mãi đến bao giờ?

Áo trắng, ta là cô giáo nhỏ, Cùng các em thơ học và chơi. Áo xanh tình nguyện mang xuân ra biên giới,San yêu thương cùng biển đảo xa xôi.

Xuân về, cùng người dân gói bánh tétHè đến, khai mương, cống, làm đường. Tặng xe đạp, áo thơm cùng vở mớiMong em nhỏ được tung tăng đến trường.Này chút gạo, mong cô, dì ấm bụng.Đêm về, trong chăn ấm, nghĩ mà thương.

“Này các chàng trai, cô gái áo xanh,Sao không lo học nhiều, sau này được việc tốt?”Vì cuộc đời đâu chỉ cần bằng cấp?Tiền bạc không mua được nghĩa tình. Giúp mọi người, để biết quý bản thân,Thương cha mẹ, tảo tần chăm ta lớn.

Vì ta là phần nhỏ của cộng đồng, Tuổi đôi mươi không đến hai lần,Ta đóng góp khi tuổi đang đẹp nhấtƯơm mầm non, cho xã hội thêm xanh.

Trong tập thể, ta có bạn, có anhNâng đỡ giàu kinh nghiệm, thêm trưởng thành.Năng động, sáng tạo, mở lòng hơn.Làm điều ý nghĩa, ta có thêm sức mạnh,Như búp sen xanh, uống giọt sương lành.

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

61NHẬT KÝ CỘNG ĐỒNG 61

Page 62: Bản tin Hoa Sen

NHẬT KÝ cỘNG ĐỒNG* Trích từ nhật ký của bạn Nguyễn Võ Thanh Phương – sinh viên Đại học Hoa Sen, khoa Ngôn Ngữ và Văn hóa học, tham gia dự án Service Learning dạy tiếng Anh cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt *

Thứ 5, ngày 6 tháng 11 năm 2014

Ngày trước, tôi đã từng cảm thấy mệt mỏi, cảm thấy không biết mình có đang hối hận khi tham gia Service Learning hay không? Ngày nào cũng “reflection”, ngày nào cũng lên bài giảng, rồi viết báo cáo liên tục. Nhưng đến bây giờ tôi có thể tự tin nói rằng, tôi rất vui và hạnh phúc khi được tham gia dự án này. Thứ nhất, tôi vui vì được biết thêm nhiều bạn bè, tôi có những người bạn mới, anh chị mới. Thứ hai, tôi hạnh phúc vì được phục vụ cộng đồng. Hạnh phúc vì được làm những đóa hoa tỏa ngát hương như cô Dung đã nói chứ không chỉ khoe sắc đơn thuần. Hôm nay, chúng tôi có một buổi trò chuyện cùng với anh Phạm Văn Anh (Giám đốc Trung tâm Service Learning, ĐH Hoa Sen) và đã khiến tôi suy nghĩ rất nhiều. Anh bảo hôm nay sẽ có 5 quy định trong căn phòng này:

1. Sharing is caring2. No wrong or right answers3. No judgement/marking4. everyone needs to talk5. Think/Note about what your friend share

Sau khi viết 5 quy định lên bảng, anh đặt cho chúng tôi 3 câu hỏi:1. Điều gì tuyệt vời nhất xảy đến với bạn khi bạn tham gia Service Learning?2. Điều gì tồi tệ nhất xảy đến với bạn khi bạn làm Service Learning?3. bản thân bạn ngày đầu đăng ký tham gia Service Learning và bây giờ?

Anh cho chúng tôi 5 phút suy nghĩ câu hỏi và viết ra giấy nếu cần. Sau đó anh mời một vài bạn chia sẻ câu trả lời của mình. Có những câu chuyện, những kỉ niệm mà khi nghe xong, tôi không thể quên được. Có những niềm vui, có những nỗi buồn đan xen những phút nhói lòng. Mọi người chia sẻ một cách chân thật và đó là những cảm xúc chưa bao giờ chúng tôi nói ra, nhưng ngày hôm nay, chúng tôi đã chia sẻ với nhau và như anh

62 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15

Page 63: Bản tin Hoa Sen

Văn Anh nói: “Nơi này không dành cho những ai không thật lòng”. Câu chuyện của chị Lam mang nhiều tâm sự, câu chuyện của anh Nam mang nhiều niềm vui – tôi thấy anh cười khi kể lại, câu chuyện của Trà dí dỏm nhưng rất chân thật - Trà bảo thầy giáo rất đẹp trai. Ai cũng có một câu chuyện cho riêng mình và ai cũng có những kỉ niệm, những kinh nghiệm sau khi thực hiện đề án này. Chắc sẽ là những kỉ niệm khó quên nhất trong quãng đời sinh viên của chúng tôi. Trước giờ tôi không biết mình đang làm gì, dường như sống không định hướng nhưng đến khi đi phục vụ cộng đồng, tôi thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn và tôi đã là một đóa hoa tỏa hương. Gần cuối giờ, anh Văn Anh hỏi chúng tôi 2 câu:

1. Hãy tưởng tượng là bạn đang đứng trước các em trong mái ấm, bạn muốn hỏi câu hỏi nào nhất mà trong thực tế bạn đã không dám hỏi vì e ngại? Tưởng tượng câu trả lời của các em sẽ như thế nào?2. Nếu có cây đũa thần, bạn sẽ làm gì cho các em?

Câu trả lời của Như làm tôi suy nghĩ nhiều, Như nói rất thật: “Em trước giờ không thích xen vào cuộc sống của người khác cho lắm nên em cũng không biết phải hỏi gì. Nói thật ra thì em rất vô tâm…”. Tôi hiểu tính Như – cô gái ít biểu hiện. Không sao, nơi này không dành cho những lời nói dối nên Như chia sẻ như vậy cũng không phải là điều đáng ngạc nhiên. Tiếp đó là câu trả lời của Diệu, Diệu bảo: “Nếu có thể, Diệu chỉ mong các em được có ba mẹ, được yêu thương và Diệu hiểu cảm giác khi không có người thân bên cạnh” – nói đến đây thì Diệu bật khóc, tôi thấy nhói lòng lắm, nước mắt cũng chảy theo.

Trả lời câu hỏi thứ hai chính là giây phút trải lòng của tất cả chúng tôi. Phải, nếu có cây đũa thần, tôi cũng sẽ chỉ mong các em được như chúng tôi, được đi học, được lành lặn và có ba mẹ bên cạnh. Cuối giờ, tôi lựa chọn cho mình chỗ ngồi “Service lớn (big Service)” và “Learning lớn (Big Learning)”- một trong bốn phân loại do người tham gia tự đánh giá về dự án Service Learning của mình. Sự chọn lựa của tôi mang ý nghĩa: dự án mà tôi tham gia vừa cho tôi học được rất nhiều và tác động của dự án này đến cộng đồng cũng lớn. quả thật, tôi cảm thấy mình đã cho đi nhiều và nhận lại cũng xứng đáng. Tôi luôn tự nhủ: hãy làm hết những gì bản thân có thể làm, kết quả ra sao thì còn tùy, nhưng bản thân, sau này sẽ không hối tiếc. Chỉ mong mình luôn sống, luôn hướng đến điều tốt đẹp. Sống như những đóa hoa mang hương thơm tỏa ngát cho đời.

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

63NHẬT KÝ CỘNG ĐỒNG 63

Page 64: Bản tin Hoa Sen

“KÝ Sự”NấU BÁNH cHƯNG

Vậy là đã hai tháng kể từ ngày chúng tôi đi phát bánh chưng cho người lao động ở xóm nghèo tại quận bình Thạnh. Tuy thời gian trôi qua đã lâu nhưng toàn bộ sự kiện, những cung bậc cảm xúc trong suốt quá trình chuẩn bị công việc này như vẫn còn nguyên vẹn.

Bất ngờ, ngạc nhiên là cung bậc đầu tiên của hoạt động nấu bánh chưng tặng cho người lao động nghèo. Nó bất ngờ ở điểm xuất phát: đây là ý tưởng đột xuất vào một ngày cuối năm, khi đang hối hả đến cơ quan làm việc thì chợt nhận ra là đã gần Tết, ai nấy đều tất bật công việc, giá cả thì đắt đỏ, rồi chợt nghĩ đến người lao động nghèo, họ sẽ chuẩn bị Tết như thế nào với đồng lương ít ỏi. Thế là ý tưởng quyên góp và tự tay nấu bánh chưng, mang không khí ấm áp của mùa xuân đến họ được hình thành.

Ngạc nhiên vì nhận được sự ủng hộ rất nhiệt tình của bạn bè, đồng nghiệp và các em sinh viên, đặc biệt là sinh viên Đại học Hoa Sen, nơi tôi đang công tác. Sau khi thông tin được đưa lên mạng, có rất nhiều bạn bè và đồng nghiệp của tôi đã nhắn tin và gọi điện thoại để đóng góp nấu bánh chưng. Có những hôm đang ngồi trên bàn làm việc, một người đồng nghiệp đi ngang qua và gửi nhanh cho tôi một phong bì với lời nhắn cực

Phạm Văn Anh

64 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15

Page 65: Bản tin Hoa Sen

kỳ dễ thương “Chúc chương trình bánh chưng thành công nhé!”. Thế mới biết trong xã hội này vẫn còn nhiều lắm những tấm lòng.

Thách thức của chương trình chính là công đoạn nấu bánh. Trong nhóm gồm những người đã đi làm và các em sinh viên, thực sự không ngờ đến sự vất vả, công phu của việc nấu bánh chưng. Chúng tôi đã cong lưng ngồi rửa từng chiếc lá dong, ngâm từng bó lạt. Chúng tôi cắt những chiếc là dong ấy theo kích thước của khuôn bánh và giữ lại đầu của lá để gói sau này. Rồi chúng tôi vo nếp và sau đó là công đoạn gói bánh kéo dài cả một ngày dài. Một công đoạn khác cũng rất tỉ mỉ, đó là đặt lá vào khuôn, nhét các đầu lá vào trong các góc, đổ vào một lon nếp, nửa chén đậu xanh, thịt và rồi lại thêm nửa chén đậu xanh và một lon nếp nữa. Tỉ mỉ gói bánh và buộc lạt thật chặt. Ai cũng rất mệt nhưng hiểu được ý nghĩa của việc mình làm nên tất cả đều vui vẻ và động viên nhau.

Sau khi bánh gói xong, một cái bếp khổng lồ được dựng trước khu xóm và chúng tôi mang bánh ra đó, cẩn thận đặt vào nồi và đun lửa. Chúng tôi cùng tâm sự, nói chuyện với nhau qua đêm để đợi cho bánh chín. Cảm giác mệt mỏi của công đoạn gói bánh trước đó cũng không còn nữa vì mọi người thực sự đã thân thiện với nhau hơn, cùng kể nhau nhiều câu chuyện thú vị trong cuộc sống.

Cảm xúc phấn khích nhất của chúng tôi là một cái thông báo nhỏ của bác hàng xóm báo cho chúng tôi biết: thời gian nấu bánh đã đủ! bạn không thể tưởng tượng nổi rằng chúng tôi như những đứa trẻ khi được thưởng kẹo khi lấy những chiếc bánh nóng hổi từ lò ra và đặt ngăn nắp. Đó thực sự là một cảm giác rất yomost!

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

65NHẬT KÝ CỘNG ĐỒNG 65

Page 66: Bản tin Hoa Sen

Hạnh phúc nhất có lẽ là khi chúng tôi đem 75 cặp bánh đi đến xóm lao động. Chúng tôi chia nhau gõ cửa từng ngôi nhà và trao cho bà con những cặp bánh chưng – thành quả của chính đôi bàn tay và tấm lòng của chúng tôi - cho họ. ban đầu, nhiều người rất ngạc nhiên, họ nghĩ chúng tôi đi bán bánh chưng và họ hỏi chúng tôi bán bao nhiêu một cặp. Chúng tôi giải thích cho họ hiểu về chương trình này và ai nấy điều rất hạnh phúc. Những cái bắt tay chân thành, những lời cám ơn rối rít đến từ cả hai phía. Họ cám ơn vì một món quà ý nghĩa cho ngày Tết sắp đến. Chúng tôi cám ơn vì thấy được sự trân trọng của họ dành cho tấm lòng của mình. Trong nhóm của chúng tôi đa phần là sinh viên. ban đầu các bạn thực sự rất ngại ngùng khi gõ cửa và gửi tặng cặp bánh chưng nhưng về sau, các bạn đã mạnh dạn hơn đến nói chuyện và chia sẻ sau khi gửi tặng cặp bánh vì sự hiếu khách và tấm lòng chân thành của bà con khu xóm.

Đó là một ngày cực kỳ nhiều ý nghĩa đối với chúng tôi. Chúng tôi chia tay nhau lúc trời đã nhá nhem tối, trên gương mặt ai cũng có một nụ cười thật tươi và mãn nguyện. Về lại với gia đình và về chuẩn bị cho một cái tết đoàn viên, một cái tết ấm áp: ấm áp vì được ở bên người thân và ấm áp vì tình người.

66 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15

Page 67: Bản tin Hoa Sen

Và khi Công đoàn trường phát động chương trình “Nối vòng tay yêu thương”- nhằm gây quỹ ủng hộ giúp đỡ những gia đình khó khăn, những mảnh đời bất hạnh có một cái Tết sung túc hơn – tôi đã mạnh dạn tham gia bằng việc tiếp nhận các vật phẩm quyên góp của các anh chị đồng nghiệp và đăng thông tin lên Facebook để mọi người ủng hộ cho chương trình. Chỉ hơn một tuần số tiền quyên góp được khá lớn, tôi cảm thấy rất vui vì đã đóng góp công chút công sức nhỏ nhoi của mình.

Và niềm vui của tôi càng lớn hơn khi được tham gia chuyến đi từ thiện giúp các hộ nghèo đón Tết ất Mùi tại xã Lộc Thịnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh bình Phước vào ngày 07/02/2015.

Sáng hôm đó, tôi phải dậy sớm hơn nhiều so với những ngày làm việc bình thường để đi vì lộ trình khá xa. Lần này tôi và các thành viên trong đoàn sẽ đến và tặng quà cho các hộ nghèo tại di tích lịch sử Tà Thiết, nơi đã diễn ra các cuộc chiến khốc liệt năm xưa. Những chai dầu ăn, gói đường, bột ngọt và một ít tiền được trao cho người dân nơi đây. Dù quà không có giá trị lớn nhưng cũng đã giúp những người dân nghèo đỡ vất vả lo toan trong những ngày cuối năm và có một cái tết

no đủ hơn. Từng cái bắt tay, từng câu chúc, lời cảm ơn của những người nhận quà khiến tôi và cả đoàn cảm thấy ấm lòng.

Rời hội trường nơi chúng tôi trao quà, đoàn tiếp tục đến thăm các hộ khó khăn nhất trong xã. Tôi đã tận mắt chứng kiến, được chị làm công tác xã hội của xã giới thiệu cụ thể từng hộ gia đình mới thấy được sự khổ cực, bươn chải, vất vả của họ.

Kết thúc buổi trao quà đã hơn 12h trưa, cả đoàn ai cũng mệt vì cái nắng gay gắt nhưng ai cũng cảm thấy vui, hạnh phúc vì có một buổi sáng ý nghĩa .

Với tôi, việc tham gia đóng góp cho chương trình và chuyến viếng thăm này có ý nghĩa đặc biệt. Tôi mong ước cả xã hội hãy chung tay để những gia đình khó khăn sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tôi cũng hy vọng Công đoàn Hoa Sen sẽ tiếp tục duy trì chương trình “Nối vòng tay yêu thương” với những hình thức ngày càng đa dạng, phong phú hơn và các thành viên của đại gia đình Hoa Sen sẽ tiếp tục san sẻ với cộng đồng bằng những việc làm thiết thực nhất.

Sài Gòn vào những ngày cuối năm 2014, ai cũng háo hức chuẩn bị cho gia đình mình một cái Tết ấm no đầy đủ… Nhưng đối với những bà con nghèo, họ không có được sự sung túc ấm no ấy.

Đã cÓMỘT cHUYếN VIếNG THĂM

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

67NHẬT KÝ CỘNG ĐỒNG

Tạ Thuận Lợi

67

Page 68: Bản tin Hoa Sen

Mọi người hỏi đi Mùa hè xanh mệt không? Mệt, đương nhiên phải mệt, đào mương, vét cống, xây đường, đi dạy, ngày nào việc cũng đầy ắp việc thì sao lại không mệt? Vui không? Vui, ngày nào cũng tràn ngập tiếng cười, không chỉ là của tụi tôi, mà còn là nụ cười của những người dân nghèo, những em bé những vùng xa xôi, nơi mà chúng tôi đến. Mất thời gian không? Nếu so với việc học, thì có đôi chút, nhưng đối với những việc khác đã từng “nuốt” nhiều thời gian của sinh viên thì thời gian dành cho Mùa hè xanh đáng giá hơn gấp trăm lần. Cuối cùng, được cái gì? Chỉ có một giấy chứng nhận thôi, nhưng nếu bạn thực sự đã tham gia một cách chăm chỉ thì, những thứ quý giá mà bạn có được không chỉ là tờ giấy chứng nhận mà chính là những gì mà một chiến sĩ Mùa hè xanh đã phải trải qua.

Mỗi người là một nhân tố trong một tập thể. Tuy nhiên, làm việc nhóm trong Mùa hè xanh không giống như làm việc trong một nhóm đề án. bạn sẽ không thực hiện công việc vì điểm và quyền lợi của mình, chúng ta làm vì trách

nhiệm mà tập thể của bạn đang gánh vác với cộng đồng. Thử hỏi, hằng ngày, được bao nhiêu lần bạn cúi xuống nhặt rác bỏ vào đúng chỗ, vậy mà, bây giờ, trước mặt bạn là những con kênh, mương, con đường cần phải phát quang, dọn dẹp sạch sẽ? Người ta biết, những kỹ năng đã có từ trường lớp của tôi. Thế nên, đi chợ, nấu cơm một ngày ba bữa cho một gia đình bốn, năm người đối với chúng tôi đã khó, bây giờ phải nấu cho cả một “hạm đội” với sức ăn gấp 4, 5 lần như vậy thì đâu phải là chuyện đơn giản! Những bữa cơm đầu có thể sống, khê, nhão nhưng chắc chắn vẫn được “hưởng ứng” nhiệt tình, đầy ắp tiếng cười vì ai cũng đói bụng sau khi lao động. Dúi vào tay trẻ nhỏ một túi kẹo, bánh tuy rất dễ nhưng khi chúng ta muốn “nhét” vào đầu chúng ngoại ngữ, tin học, toán học thì... đến cha mẹ hay thầy cô của trẻ có khi cũng phải lắc đầu chào thua. Vậy mà chúng tôi, chẳng những làm được mà lại còn được bọn trẻ yêu mến. Người ta cũng biết, tôi đã được dạy để sống có trách nhiệm, vì thế, công trình của người dân sử dụng phải được làm tỉ mỉ, nhanh chóng và chính xác. Chúng

Có bạn đợi hè để được du lịch, có bạn trông đến hè để đi làm thêm, có bạn vẫn cặm cụi vùi đầu vào sách vở để mong rằng sẽ tốt nghiệp sớm, có công ăn việc làm phụ giúp gia đình.

Còn tụi tôi? Sự chọn lựa là: Mùa hè xanh!

MỘT MùA Hè qUA -MỘT MùA TA KHôN LớN

Nguyễn Hoàng Tùng

68 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15

Page 69: Bản tin Hoa Sen

tôi cũng đã làm việc trên tinh thần đó, vì thế, những năm sau, nếu có dịp trở lại, chúng tôi có thể tự hào vì đã được đóng góp cho cộng đồng một cách thiết thực, cụ thể.

Nhiều người nói với tôi rằng, Mùa hè xanh đi một lần trong đời là được rồi, đâu cần phải năm nào cũng đi? Tôi đã trả lời: đúng vậy, ít nhất trong cuộc đời sinh viên bạn nên đi Mùa hè xanh một lần, để trải nghiệm một số điều ít ỏi mà tôi đã chia sẻ ở trên. Nhưng đối với bản thân tôi và nhiều sinh viên “cuồng” Mùa hè xanh thì chắc... chúng tôi “nghiện” mất rồi. Nhớ mãi khoảnh khắc chúng tôi đến với một vùng đất mới, mọi thứ đều lạ lẫm: khung cảnh với “đất”, “nước”, con người... Nhưng tất cả đều chào đón chúng tôi bằng những ánh mắt nồng hậu, những nụ cười trìu mến, điều đó giúp chúng tôi có niềm tin: “Nơi đây sẽ sớm là nhà mình thôi!”. Nhớ những lúc các chiến sĩ và người dân cùng làm việc với nhau, dưới cái nắng cháy da thịt, để sau đó, sảng khoái đón cơn mưa rào xoa dịu mọi nhọc mệt. Nhớ những lúc tụi nhỏ nhà bên cứ đến rúc vào

các anh chị, tỉ tê kể chuyện trên trời dưới dất, thậm chí xin cha mẹ được đến ăn chung, ngủ chung, học bài chung. Lúc đầu, chúng tôi chỉ nhớ nhưng ở lại càng lâu, đôi khi chúng tôi bị ám ảnh bởi ánh mắt trẻ thơ ấy, bịn rịn rồi ướt đẫm khi chúng tôi rút quân trở về.

Hiện tại, việc tham gia Mùa hè xanh cũng đã được nhà trường tạo điều kiện rất nhiều, thông qua hình thức thực tập tích lũy. Các bạn có thể không đến thực tập tại doanh nghiệp mà có thể thông qua việc tham gia Mùa hè xanh để hoàn thành môn thực tập nhận thức. Trải nghiệm một mùa hè đầy sôi động và nhiều ý nghĩa chưa bao giờ dễ dàng hơn thế. Nhưng sau những điều mà tôi chia sẻ trên đây, các bạn đã hiểu tôi đã “được” những gì chưa?

Với tôi, vẫn là “Một mùa hè qua - Một mùa ta khôn lớn”!

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

69NHẬT KÝ CỘNG ĐỒNG 69

Page 70: Bản tin Hoa Sen

NHẬT KÝ...cHIA SẺ TìNH NGƯỜI

Phương Tâm

Cũng như bao ngành khác khi làm Đề án, tôi cùng các bạn trong ngành quản trị Kinh doanh đã lựa chọn cho mình phương thức làm Đề án Kinh doanh thực tế và số tiền mà chúng tôi quyên góp cũng như kinh doanh trà sữa Thái sẽ dành để giúp đỡ những mảnh đời gặp khó khăn trong cuộc sống mưu sinh hằng ngày.

70 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15

Page 71: Bản tin Hoa Sen

Tôi nghĩ, đôi khi, trong cuộc sống, với những bận rộn, vất vả và cả khó khăn của bản thân, chúng ta đã quên đi những người nghèo khó đang hiện diện xung quanh. Đã có bao giờ chúng ta dành ra một phút lắng lòng để nhìn xung quanh cuộc sống của mình hay chưa? Nhìn về những mảnh đời bất hạnh, những đứa trẻ khuyết tật hoặc đang mang trên mình tàn tích chiến tranh – dioxin, hay những gia đình nghèo khó sống vất vưởng từ những thứ do người khác bố thí, hay sống cạnh một con sông toàn rác và mỗi khi nước lên qua đầu gối chỉ biết sống chung với nó mà thôi.

Chúng tôi đến thăm gia đình cụ Tư tại xóm ổ chuột ngụ tại quận 9, TP. Hồ Chí Minh vào một ngày âm u. Chứng kiến gia cảnh của cụ, chúng tôi không cầm được nước mắt khi mà trước mắt chúng tôi hiện ra là một “căn nhà” lợp bằng tôn ọp ẹp cạnh con sông toàn rác mà mùa mưa đến thì nước ngập đầu gối, nước chảy khắp nhà, trời nắng thì nóng như thiêu như đốt. Chiếc nệm đã quá mục nát và ẩm ướt đã trở thành chỗ ngủ hằng đêm của hai mẹ con, tấm ván cũ bị mục ruỗng vài chỗ chỉ có thể che chở đủ cho hai mẹ con vào những ngày trời đổ mưa cũng đủ khiến chúng tôi cảm thấy lo lắng. Rất nhiều chỗ trong nhà đã bị rách nát và mùa mưa có nguy cơ bị nước tạt vào nhà… Thật sự thì căn nhà đã xuống cấp một cách trầm trọng. Không ai nghĩ rằng, trong căn nhà thuê đó là hai mẹ con đơn chiếc tựa vào nhau để sống qua ngày.

love

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

71NHẬT KÝ CỘNG ĐỒNG 71

Page 72: Bản tin Hoa Sen

Hình 1: Các thành viên trong nhóm thăm gia đình cụ Tư (Q9. Tp. HCM)

Cụ Tư năm nay đã ngoài 80 tuổi với đôi mắt bị mù, cụ sống cùng người con gái bị tâm thần năm nay cũng đã hơn 40 tuổi. Gia cảnh cụ rất nghèo và thật éo le. Mọi sinh hoạt hàng ngày của 2 mẹ con đều trông cậy ít nhiều vào sự giúp đỡ của hàng xóm, nhưng được mấy ai quan tâm đến. Cụ tâm sự: “tôi thì mắt đã mù lòa, con gái thì không tỉnh táo và gia cảnh đơn chiếc nên

hai mẹ con thường xuyên phải ăn cơm với muối, thiếu thốn trăm bề. Nhưng hàng tháng vẫn phải trả 600.000 đồng cho chủ nhà. Cuộc sống tuy khổ cực nhưng được quý dì tại nhà thờ đến thăm hỏi, động viên và tặng ít tiền cũng

đủ trang trải cho cuộc sống…”. Hình 2: Thành viên trong nhóm phụ dọn dẹp nhà giúp cụ Tư

Nghe cụ tâm sự mà tôi không kìm được xúc động, tại sao cuộc sống lại có những hoàn cảnh như vậy chứ? Ngoài độ tuổi 80 người ta đã sum vầy cùng con cháu còn cụ Tư thì phải lo lắng cho cuộc sống của hai mẹ con bữa cơm chén cháo cho qua ngày! Và không ai bảo ai, chúng tôi phân chia nhau mỗi người một công việc để dọn dẹp lại căn nhà giúp cụ với hy vọng

phần nào giúp cụ có được cuộc sống tạm ổn hơn so với hiện tại.

Chia tay cụ Tư trong niềm xúc động, chúng tôi hẹn nhau tháng sau sẽ đến thăm cụ và đến thăm các em nhỏ tại xóm rác Sở Thùng ( dưới chân cầu Bình Lợi mới, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh).

Xóm rác Sở Thùng là nơi cư ngụ của những gia đình lang thang tứ xứ tụ tập về đây sống bằng nghề thu gom rác. Những người dân ở đây luôn phải sống trong môi trường ô nhiễm bởi những loại rác thải đang trong quá trình phân hủy.

72 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15

Page 73: Bản tin Hoa Sen

Hình 3: Các em nhỏ ở xóm rác Sở thùng đang học bài

Các em nhỏ ở xóm rác hàng ngày vẫn thường phụ giúp cha mẹ đi nhặt nhạnh những thứ người ta vứt đi để đem về bán ve chai. Trong cuộc sống mưu sinh của mình, các em nhỏ ở đây suốt ngày chỉ có thể biết phụ cha mẹ nhặt từng cái bịch/ cái chai để đem về bán cho những nơi đồng nát thì làm sao có đủ điều kiện để tiếp xúc với từng con chữ, chính vì gia đình nghèo khó nên việc học là một việc khó khăn và là thứ xa xỉ đối với các em. Cùng lứa tuổi của các em, các bạn nhỏ khác đã đến trường đi học mà không phải lo lắng cho việc mưu sinh hàng ngày, còn các em xóm rác Sở Thùng thì… phải “vật lộn” với từng cái bịch, cái lon để phụ cha mẹ trang trải cuộc sống hàng ngày. Hình 4: Những món quà nhỏ dành tặng các em nhỏ xóm rác Sở Thùng

Nhìn các em ê a đọc từng con chữ, nắn nót viết từng từ nét mà chúng tôi không khỏi chạnh lòng. Cuộc sống của các em còn khó khăn quá, các em phải bươn chải với đời sớm quá. Chúng tôi quyết định mua những quyển tập nhỏ nhỏ, xinh xinh để tặng các em với mong muốn các em sẽ có những quyển vở trắng và viết lên đó những mong ước cho một ngày mai tươi sáng hơn.

Nhật ký Mái ấm Thiên Phúc (số 47B, đường 33, ấp Tân Thạnh, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, Tp.Hồ Chí Minh)

Mái ấm Thiên Phúc nằm trên xã Tân Thông Hội - huyện Củ Chi là nơi đang nuôi dưỡng và chăm sóc hơn 65 em mồ côi, khuyết tật, trong đó hơn 60% là các em bị thiểu năng và chậm phát triển. Các em từ độ tuổi 3 đến 18. Mỗi em có một hoàn cảnh sống khác nhau: em thì mẹ bị khiếm thị, ba mất

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

73NHẬT KÝ CỘNG ĐỒNG 73

Page 74: Bản tin Hoa Sen

sớm; có em thì ba ở tù, mẹ bị tâm thần hoặc cũng có em ba mẹ đều mất sớm,…

Hình 5: Sinh hoạt cùng các em tại mái ấm Thiên Phúc

Các em được các Sơ nhận về nuôi và chăm lo cho các em từ miếng cơm, tấm áo cho đến từng cây bút, quyển sách, quyển vở để các em có cơ hội được học tập như bao đứa trẻ đồng trang lứa khác. 65 em tuy không phải là một số lượng đông như những Trung tâm, Mái ấm

khác nhưng ngần ấy các em cũng là ngần ấy lo toan cho những người phụ trách. Tôi nhận ra một điều rằng chỉ có thể là sự quan tâm chân thành và

yêu công việc thì mới có thể trụ được với công việc mà mình đã lựa chọn.

Hình 6: Các bạn sinh viên phụ rửa chén và dọn dẹp

Đây là một trong 3 nơi mà chúng tôi đã dự tính đến thăm trong chuỗi lịch trình thăm các gia đình khó khăn. Được tiếp xúc với các hoàn cảnh khác nhau sinh viên chúng tôi mới nhận ra rằng mình thật hạnh phúc biết bao khi mình có được một cuộc sống đầy đủ hơn so với những người khác. Khép lại chuỗi hành trình làm công việc từ thiện, tôi rút ra bài học cho bản thân là “hãy cho đi khi bạn có thể vì ở đâu đó vẫn còn có những hoàn cảnh đang cần đến

sự giúp đỡ của mình và của xã hội”. Tuy chỉ là một đề án thực tế của sinh viên ngành quản trị Kinh doanh của Đại học Hoa Sen, nhưng chính nhờ những buổi thực tế như thế này mà chúng tôi nhận ra rằng, sự giúp đỡ, quan tâm trong cộng đồng là điều rất dễ thực hiện và đặc biệt là nếu nó xuất phát từ lòng nhân ái của chính mỗi người.

74 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15

Page 75: Bản tin Hoa Sen

Dạy học sao? Khi còn bé, tôi đã từng đóng vai một cô giáo nghiêm khắc, cầm thước, cầm phấn chơi trò dạy học cùng bạn bè hàng xóm. Thế mà kì lạ, tôi chưa từng có ước mơ làm giáo viên, tôi cũng chưa bao giờ nghĩ đến một ngày mình sẽ đi dạy, dù chỉ là công việc gia sư. Mãi đến khi bước chân vào Đại học, khi phân vân lựa chọn chuyên ngành, tôi cũng không đặt ưu tiên của mình cho ngành giảng dạy. Vậy mà, lại có một ngã rẽ bất ngờ, ngã rẽ đó mang tên là “Service Learning – đề án thực tập dạy tiếng Anh” cho trẻ em ở các cộng đồng, mái ấm.

Tôi còn nhớ khi ấy là vào khoảng cuối tháng 5 năm 2014, sau khi tham dự buổi workshop, tôi đã không một phút chần chừ, do dự mà, ngay lập tức, đăng ký tham gia chương trình. Có nhiều bạn đến với Service Learning để thử xem việc giảng dạy có phù hợp với bạn không, có bạn lại vì vấn đề được giảm học phí vì sẽ được công nhận thực tập với hình thức tích lũy… Còn tôi, không giống như các bạn, tôi cứ nhớ mãi chuyến đi từ thiện tại một mái ấm ở quận bình Thạnh. Khi ra về, các em ở đó đã lưu luyến dặn tôi: “Chị nhớ quay lại, đến chơi với tụi em nữa nhé!”. Vậy mà, tôi lại chưa có dịp quay lại nơi này. Vì vậy, tôi đến với Service Learning – như để thực hiện một lời hứa năm nào, một lý do khác, tôi thật sự yêu thích các hoạt động tình nguyện và Trung tâm bảo trợ trẻ em Gò Vấp - nơi mà chúng tôi sẽ đến thực tập, Trung tâm này cũng rất gần nhà tôi.

Tôi không thể quên ngày đầu đến trung tâm. Tôi đã rất bất ngờ, “sốc” vì nơi đây có quá nhiều em nhỏ mồ côi, bị bệnh down, khuyết tật và cả bị tâm thần. Nhưng các em vẫn vô tư, hồn nhiên, vui vẻ, thân thiện với cô trò

TôI ĐI DẠY HỌcTrương Nguyễn Hương bình

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

75NHẬT KÝ CỘNG ĐỒNG 75

Page 76: Bản tin Hoa Sen

chúng tôi. Các em đã dành tặng chúng tôi những nụ cười đẹp nhất, trong sáng nhất. Có em bị khiếm thị, nhưng em lại có khả năng chỉ huy các bạn khác; có em đi đứng khó khăn, hay vấp ngã nhưng vẫn cố gắng lại gần chúng tôi xin chụp hình chung, xin bắt tay… Các em cứ cười đùa, quấn quýt, tranh nhau nói chuyện với các chị. Lúc đó, một cậu bé – là học trò của tôi đến tận bây giờ, đã chạy đến gần tôi khoanh tay chào rất lễ phép, cười ngượng nghịu, tự xoa đầu, chân thật nói: “Chị ơi, em không thích học tiếng Anh đâu!”. Thế mà, chỉ vài tháng sau, cậu bé lại cứ hay lo lắng rằng chúng tôi kết thúc đợt thực tập rồi thì sẽ không đến dạy và chơi cùng bọn nhỏ nữa. Khi tôi thông báo cho các em nghỉ Tết, cậu nhóc cứ nhắc hoài: “Sau Tết các chị nhớ vô đây lại nha!”.

Thời gian đi dạy có nhiều lắm những câu chuyện vui, buồn. Vui khi bọn nhỏ chăm ngoan học bài, tham gia ngoại khoá, vui chơi cùng nhau; khi chúng tôi tặng những món quà be bé hay là khi lì xì cho các em những viên kẹo nhỏ xinh xinh; khi nghe các em bướng bỉnh: “Chị dạy tụi em hoài đi, dạy tới chết thì thôi!”; khi các em nói “Chị ơi, em yêu chị lắm!”… Rất buồn khi bọn nhóc lo ra, ham chơi, phá phách không nghe lời, dạy trước quên sau, học sau quên trước.

Rồi ngày tháng trôi qua, điều đáng quý nhất là chúng tôi đã có những kỉ niệm rất đẹp, rất đáng nhớ cùng nhau, phải không các bạn? Chúng tôi cũng đã trưởng thành hơn, sống cởi mở hơn và sẵn sàng chung tay giúp cho những mảnh đời kém may mắn.

Chương trình Service Learning lần đầu tiên đã kết thúc rồi. Kì thực tập đầu tiên của chúng tôi cũng kết thúc rồi và vẫn còn đọng lại nhiều nỗi niềm lắm. Đó là những cảm xúc, những trải nghiệm khó có thể nào quên mà đâu phải ai cũng có được!

Tôi xin được phép thay lời các bạn đã tham gia chương trình, chúc cho Service Learning ngày càng thành công, các bạn sinh viên đang và sẽ thực tập hoàn thành tốt kì thực tập với những trải nghiệm thú vị, những kỷ niệm không thể quên.

76 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15

Page 77: Bản tin Hoa Sen

HOÀI NIệM xUÂN BIÊN GIớI Cảm xúc về chuyến đi cùng chương trình Xuân biên giới do Câu lạc bộ Tuổi Xanh tổ chức

Trần Thị Ánh Nguyệt

Một người bạn hỏi Moon: “Sao Moon yêu Hoa Sen dữ vậy?” - kể đến đây chắc bạn ấy đã biết là mình đang nói đến bạn. Lý do thật ra nhiều lắm, một trong số đó là những trải nghiệm mà các bạn sinh viên đã mang lại cho Moon, tỉ như là chương trình Xuân biên giới này.

Hôm ấy chẳng nhớ ngày có nắng đẹp hay không, Moon lạng quạng ở sảnh Nguyễn Văn Tráng rồi sà vô bàn bán hàng của các bạn Xuân biên giới (các bạn ấy bán hàng để lấy chi phí tổ chức chương trình - ghê không?) Đầu tiên là bị dụ dỗ mua một cái dây thắt lên tóc, lại còn được thắt tóc miễn phí nữa chứ - dịch vụ rất là chu đáo. Sau đó thì bé Sammie rủ đi chương trình. Suy nghĩ, đắn đo mãi Moon quyết định: “Đi”, thế nên bộ ảnh này có được là nhờ công bé Sammie đầu tiên nhé.

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

77NHẬT KÝ CỘNG ĐỒNG 77

Page 78: Bản tin Hoa Sen

Moon chẳng phải làm gì ngoài chờ đợi chuyến đi về Long An cùng các bạn trẻ. Mọi thứ tổ chức các bạn ấy đều lo tất tần tật. À, khi bước lên xe vào sáng sớm thiệt sớm của ngày đầu tiên thật ra Moon chỉ biết khoảng 6 - 7 bạn trong đoàn thôi.

Ngày 7/2/2015

Đi từ sáng đến gần trưa mới đến nơi - một vùng xa lắc với những con đường đất bụi mù, nắng chói chang và nóng như đổ lửa. Mọi người ghé đồn biên phòng Long Khốt để thắp hương trong Nhà tưởng niệm liệt sĩ Long Khốt - nơi ghi công 47 liệt sĩ, là con em nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đã hy sinh trong các cuộc chiến đấu bảo vệ vùng đất này. Đọc ngày sinh, ngày nhập ngũ và ngày mất của các anh mà thấy lòng đau nhói. Nhiều chiến sĩ đã hi sinh khi chưa qua tuổi 20, có chiến sĩ chỉ mới nhập ngũ được vài tháng. Mình khi ấy, chỉ biết học và chơi còn các anh đã gánh trên vai mình vận mệnh đất nước.

Rời đồn biên phòng mà lòng còn ngổn ngang, đoàn đi đến nhà Văn hóa cùng nhau chia quà và vẽ vời trang trí cho gian hàng trò chơi. eo ơi, các bạn ấy bán hàng bao lâu mà mua được quá trời quà, chia mãi mới hết sách, vở, bút, thước, tẩy, gạo, muối, đường...

bữa trưa với hộp cơm vội vã, rồi lại vội vàng đến trường tiểu học. Các bạn tổ chức trò chơi, tặng quà các bạn nhỏ và chơi cùng các em.

Chưa hết: Tối hôm ấy là đêm lửa trại phô diễn tài năng của các bạn sinh viên và các bạn bộ đội. Vui tưng bừng luôn nhé. Còn được ăn cơm các bạn bộ đội nấu. Nhớ nhất món gà kho lá chanh, hương vị y chang như món gà kho ở nhà mẹ nấu hồi xưa.

Tối bị cúp nước: Một nhóm đã tắm nhờ nhà dân trước buổi lửa trại, một nhóm nam kịp tắm ở doanh trại, tức là có một nhóm khác vẫn còn mang cả bụi đường mà đi ngủ. Ngủ thì thương lắm, mấy chục người cùng ngủ ở sàn nhà văn hóa trên miếng bạt backdrop của lễ khai giảng (không biết bạn nào đã nhanh tay tận dụng được - vừa có chỗ ngủ, vừa bảo vệ môi trường nữa chứ), thế mà cũng ngủ láng, sáng dậy sớm

Ngày 8/2/2015

buổi sáng nơi đây trong lành hết sức, yên bình hết sức. bữa sáng tại đồn với cơm nóng hổi nhưng đã tiêu hết sạch sau đoạn đường đi bộ mút chỉ đến cột mốc biên giới Việt Nam và Campuchia. Ở đây các anh chiến sĩ kể về lịch sử của cột mốc và nhiệm vụ của các anh ở nơi biên giới.

Các bạn sinh viên sau đó quay trở lại trường Tiểu học vác từng cái cây, cột từng khúc gỗ để làm hàng rào cho các em học sinh.

Thương lắm, thương lắm. Các bạn đã để lại cho Moon biết bao kỉ niệm và trải nghiệm thú vị. Cảm ơn các bạn đã lôi chị cùng đi, những giọt mồ hôi đã đổ xuống nhưng các bạn có quyền tự hào vì nơi các bạn đi qua, những nụ cười vẫn còn đọng lại. Và câu chuyện về các bạn sẽ còn được các bé nhắc mãi, lưu giữ trong lòng. Moon vẫn nhớ, ba Moon từng nói: “Hãy sống để mọi người kể lại về mình.” ừ, tất nhiên là với tình yêu và niềm vui nhé. Thế nên các bé à, hôm nay chị kể lại câu chuyện của Xuân biên giới bằng hình ảnh để tặng cho những điều ý nghĩa các bé đã làm - vì quyền năng của hình ảnh là lưu giữ những kỉ niệm. Và hãy tiếp tục viết tiếp những câu chuyện của chính mình trong lòng người khác nhé !

78 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 5/2O15

Page 79: Bản tin Hoa Sen

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

79NHẬT KÝ CỘNG ĐỒNG 79

Page 80: Bản tin Hoa Sen

08, Nguyễn Văn Tráng, q.1, TP.HCM ĐT: 1900.1278 ext 11.209 - 11.283 email: [email protected]

www.hoasen.edu.vn