100
THÁNG 8/ 2014 ĐẠI HỌC NÀO ĐẠI HỌC NÀO www.hoasen.edu.vn

Bản tin Hoa Sen _ Số 10

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Bạn đọc thân mến, Chuyên đề này dành cho các bạn vừa vượt qua những cam go, thử thách của kỳ tuyển sinh Cao đẳng - Đại học, đã trúng tuyển và đang có ý định tìm hiểu thông tin để khẳng định con đường đến với Đại học Hoa Sen. Xin chúc mừng các bạn, đồng thời cũng chia sẻ những băn khoăn, lo lắng của các bạn về việc chọn ngành nghề, một lựa chọn đánh dấu sự trưởng thành và có ý nghĩa quyết định cho tương lai của các bạn. Với chủ đề: “Đại học nào cho tôi”, Ban Biên tập mong muốn giới thiệu với các bạn môi trường đại học dưới nhiều góc nhìn khác nhau, một số phương pháp mà các bạn cần tiếp cận khi bắt đầu một bậc học khác với phổ thông. Ban Biên tập cũng mời các bạn “Vòng quanh Đại học Hoa Sen” để tìm hiểu về ngôi trường đã có hơn 20 năm hình thành và phát triển. Với “Những điều cần biết”, chúng tôi giới thiệu những vấn đề mà các bạn cần quan tâm khi trở thành sinh viên Hoa Sen. Đại Học Hoa Sen từ nhiều năm nay được nhìn nhận là nơi đào tạo một phần nhân lực có chất lượng cho xã hội. Để minh họa cho điều đó, chuyên mục “Hoa Sen trong mắt tôi”giới thiệu chia sẻ của những sinh viên đang học tập tại Hoa Sen, sinh viên đã ra trường, trưởng thành và có được công việc phù hợp. Mỗi bài viết là những suy nghĩ, cảm nhận chân thành, thú vị. Một lần nữa, xin chúc mừng và hân hoan chào đón các bạn. Ban Biên tập

Citation preview

Page 1: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

THÁNG 8/ 2014

ĐẠI HỌC NÀOĐẠI HỌC NÀO

www.hoasen.edu.vn

Page 2: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM - NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨCA2 - 261 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà NộiĐT: 04. 3 926 0024 - Email: [email protected]

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN THÁNG 8/2014Chịu trách nhiệm xuất bản: BÙI VIỆT BẮCBiên tập: BÙI TRÂN THÚY - TRẦN HÀ PHƯƠNG THẢOVẽ bìa & Trình bày: TRẦN THỊ ÁNH NGUYỆTSửa bản in: TRẦN THÙY TRANG

In 3000 cuốn, khổ 14 x 20 cm. In tại Nhà in Lê Quang Lộc. Số ĐKKHXB : 1532 - 2014/CXB/43 - 44/HĐ. In xong nộp lưu chiểu Quý III năm 2014.

MụC LụCLỜI MỞ ĐẦU 3GIỚI THIỆU SÁCH “CẨM NANG HỌC ĐẠI HỌC” 5SUy NGHĩ Về MôI TrưỜNG ĐẠI HỌC ĐÀO TẠO SINH VIêN Có THựC LựC Từ GóC NHìN CủA NGưỜI KINH dOANH 7HìNH dUNG Về MôI TrưỜNG ĐẠI HỌC 9TOÀN CẢNH ĐẠI HỌC HOA SEN 13GIỚI THIỆU CÁC PHÒNG BAN 17CùNG KHÁM PHÁ VÀ VUN XỚI VăN HOÁ ĐỌC 36LÀM QUEN VỚI THUyẾT TrìNH 40TrưỚC NGưỡNG CửA ĐẠI HỌC 46GẶT VỘI 52CHI ĐOÀN GIẢNG VIêN NHâN VIêN “Về NGUỒN” TẠI CẦN GIỜ 56“HỌC ĐÀNG HOÀNG“ LÀ HỌC CHO CHíNH MìNH 59GIỚI THIỆU CHươNG TrìNH “NỐI VÒNG TAy yêU THươNG” 62CHấP NHậN VÀ VượT QUA THử THÁCH 63ĐôI ĐIềU CHIA SẺ 65dũNG CẢM, Tự TIN VÀ LÀ CHíNH MìNH 67HOA SEN: NIềM Tự HÀO rấT rIêNG CủA TôI 69HOA SEN TrONG TôI ! 71HOA SEN, Sự LựA CHỌN CủA TôI 73HỌC BổNG VượT KHó: CÁNH CửA MAy MẮN CủA TôI 75THựC TậP - Cơ HỘI MANG ĐẾN NHữNG TrẢI NGHIỆM THựC TẾ 76GIỚI THIỆU TrANG HỆ THỐNG THôNG TIN SINH VIêN & EMAIL SINH VIêN 79HưỚNG dẪN Sử dụNG PHẦN MềM CHỐNG ĐẠO VăN TUrNITIN 81HOẠT ĐỘNG NGHIêN CứU KHOA HỌC CủA SINH VIêN TẠI TrưỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN 84HưỚNG dẪN Sử dụNG THư VIỆN 86GIỚI THIỆU MỘT SỐ TrưỜNG ĐẠI HỌC TrêN THẾ GIỚI 91BÀI CA ĐẠI HỌC HOA SEN 99

Page 3: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

Xin chúc mừng các bạn, đồng thời cũng chia sẻ những băn khoăn, lo lắng của các bạn về việc chọn ngành nghề, một lựa chọn đánh dấu sự trưởng thành và có ý nghĩa quyết định cho tương lai của các bạn.

Với chủ đề: “Đại học nào cho tôi”, Ban Biên tập mong muốn giới thiệu với các bạn môi trường đại học dưới nhiều góc nhìn khác nhau, một số phương pháp mà các bạn cần tiếp cận khi bắt đầu một bậc học khác với phổ thông.

Ban Biên tập cũng mời các bạn “Vòng quanh Đại học Hoa Sen” để tìm hiểu về ngôi trường đã có hơn 20 năm hình thành và phát triển. Với “Những điều cần biết”, chúng tôi giới thiệu những vấn đề mà các bạn cần quan tâm khi trở thành sinh viên Hoa Sen.

Đại Học Hoa Sen từ nhiều năm nay được nhìn nhận là nơi đào tạo một phần nhân lực có chất lượng cho xã hội. Để minh họa cho điều đó, chuyên mục “Hoa Sen trong mắt tôi” giới thiệu chia sẻ của những sinh viên đang học tập tại Hoa Sen, sinh viên đã ra trường, trưởng thành và có được công việc phù hợp.

Mỗi bài viết là những suy nghĩ, cảm nhận chân thành, thú vị.

Một lần nữa, xin chúc mừng và hân hoan chào đón các bạn.

Ban Biên tập

Bạn đọc thân mến,

Chuyên đề này dành cho các bạn vừa vượt qua những cam go, thử thách của kỳ tuyển sinh Cao đẳng - Đại học, đã trúng tuyển và đang có ý định tìm hiểu thông tin để khẳng định con đường đến với Đại học Hoa Sen.

LỜI MỞ ĐẦU

Page 4: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

4 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 8/2014

Page 5: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

5MÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC 5

Giới thiệu sách“CẨM NANG HỌC ĐẠI HỌC”

Như tên gọi của nó, cuốn sách bao gồm 75 lời chỉ dẫn tường tận cho những sinh viên muốn có một trải nghiệm học vấn đại học tốt nhất.

Tác giả là giáo sư của một đại học ở Mỹ, am hiểu mọi ngõ ngách, mọi phương diện của sinh hoạt đại học, từ lớp học nhỏ đến giảng đường lớn; từ học phí đến những chọn lựa đầu tiên có tính quyết định; từ cuộc sống ký túc xá đến hoạt động ngoại khóa; từ tính chất của các loại giảng khóa đến “mặt trái” của điểm số, xếp hạng hay danh tiếng của sinh viên và giảng viên; từ việc viết luận văn cuối khóa đến việc xem xét cách giao tiếp với các giáo sư; từ công việc nghiên cứu đến sự cân bằng giữa nghiên cứu và giảng dạy của sinh viên cao học và các giáo sư; từ sự đa dạng của chương trình giáo dục khai phóng (liberal arts) đến một thị trường lao động mở cho các sinh viên ra trường không mang theo kỹ năng hành nghề mà mang theo một tâm hồn khao khát tiếp tục tìm hiểu và khám phá (mà tác giả cho là sự may mắn kép của xã hội Mỹ)…

Tất cả 75 lời khuyên đều thiết thực và quí báu, như những món hành trang trên con đường đại học mà, theo lời tác giả, bạn có thể thu nhặt ngẫu nhiên, chứ không nhất thiết phải sắp xếp thành hệ thống.

Tác giả Người dịch

Nhà xuất bản

: Andrew Roberts : Huỳnh Văn Thanh : Hồng Đức

Mai Sơn

Page 6: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

6 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 8/2014

Tác giả cung cấp một bức tranh đại học Mỹ, một xứ sở có các đại học luôn ở top trên và chiếm số đông trên bảng xếp hạng các đại học tốt nhất thế giới. Vì thế, tại Việt Nam, sự học tập các mô hình và tinh thần đại học Mỹ hiện đang trở thành “phong trào” thể hiện trong từng sinh viên du học, trong mỗi trường đại học qua các chương trình hợp tác quốc tế.

Bức tranh đó dĩ nhiên có nhiều mặt lạ lẫm với sinh viên Việt Nam và ngay cả với người đọc già dặn. Nhưng khi đi vào từng lời khuyên, lời mách nước như cầm tay chỉ việc của tác giả, thì sự khác biệt đó mờ dần đi. Bạn sẽ thấy, xuyên qua 75 lời khuyên này, thực chất là những dấu đi đường, một đại học của chính mình với tất cả những đường nét gần gũi như bạn từng trải qua hoặc lâu nay vẫn hình dung, đồng thời là một đại học xa lạ vì lần đầu tiên bạn được nghe nói đến rất nhiều bí mật, những thách thức mới mẻ, và từ đó những tiền giả định (assumption) hoặc/và những định kiến bị phá vỡ, những huyền thoại bị giải hoặc đó có thể là những điều tương phản với trải nghiệm và suy tư còn đơn giản của bạn. Đó cũng có thể là những cánh cửa nhỏ mở ra từng vuông sân mới để suy nghĩ cho tất cả những ai từng có một niềm tin vững chắc về hình ảnh và tinh thần và nội dung của một đại học. Mở ra trước mắt chúng ta là một trường đại học lý tưởng, không phải vì tất cả những

vẻ đẹp và ưu điểm của nó, mà vì không ít khía cạnh tiêu cực và khuyết điểm trong học tập, giảng dạy, nghiên cứu, tương tác, sinh hoạt, tổ chức của một trường đại học đã được nêu ra thật bình dị, để tránh.

Nói tóm lại, đây là một toàn cảnh đại học, được viết nên không phải bằng sự đúc kết lô-gic mà bằng sự trải nghiệm của cá nhân một người đã “làm việc khá lâu trong lĩnh vực giáo dục” và có lẽ đã có những tháng ngày có ý nghĩa nhất bên học trò và đồng nghiệp trong sân trường, giảng đường, phòng nghiên cứu. Đây là một toàn cảnh đại học trong thực tiễn và trong kỳ vọng. Nó rộng lớn và đẹp hơn cái hình ảnh đại học từng được nhìn ngắm quen thuộc hay từng in sâu trong trí tưởng tượng bạn. Nó rộng lớn và đẹp hơn vì sự có mặt sinh động với bao băn khoăn, hoài bão của chính bạn đấy! Nếu bạn không có cảm thức tích cực đó, thì hoặc bạn hoặc tác giả cuốn sách này đã chọn nhầm nhau.

Cuốn sách còn dành cho các giảng viên và các nhà quản lý đại học muốn mở rộng kích thước học vấn cho sinh viên của mình, và để thấy rằng mỗi sinh viên là một thế giới của những quan tâm riêng biệt, chứ không phải là một đơn vị của cái khối ý chí đơn thuần ham học trước mắt quí vị hàng ngày.

Page 7: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

7MÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC 7

MôI TrưỜNG ĐẠI HỌC ĐÀO TẠO SINH VIêN Có THựC LựCTừ GóC NHìN CủA NGưỜI kINH doANH

SUy NGHĩ Về

kato Fukukazu (Đinh Văn Phước) là cựu Tổng Giám đốc Tsubaki Yamakya Chain Co. Tokyo, Japan

Nhân mùa tựu trường, tôi xin chúc mừng các em sinh viên đã trúng tuyển vào trường đại học mà mình mong muốn. Bốn năm ở đại học sẽ là khoảng thời gian quý báu nhất và có ảnh hưởng sâu sắc đến suốt cuộc đời của các em. Tôi mong các em sẽ tích cực rèn luyện trong học tập và quan trọng hơn nữa, là học hỏi trong tập thể sinh viên. Tôi xin chúc mừng Đại học Hoa Sen đã tuyển chọn được những thành viên ưu tú của thế hệ trẻ Việt Nam. Tôi tin tưởng Đại học Hoa Sen sẽ ý thức sứ mệnh “Trồng Người” của mình, đó là phải đào tạo sinh viên trở thành những người có ý chí, có thực lực để đưa Việt Nam thoát khỏi tình trạng yếu kém hiện nay và đủ sức đẩy lùi mọi áp lực bất cứ từ đâu đến.

Thực lực được hiểu đơn giản là khi tiếp cận với công việc, dù là một công việc mới mẻ bắt đầu từ con số không, người được giao trách nhiệm phải có khả năng đi đến thành công với những điều kiện mình đang có về nhân sự, ngân sách và thời hạn thực hiện.

Những công việc thực tiễn đòi hỏi người đầu đàn phải có khả năng:

Lập kế hoạch khả thi,

Xác định rõ mục tiêu với thời khoá biểu cho từng giai đoạn,

Kết hợp năng lực của mọi người cộng sự,

Biết lắng nghe các ý kiến xây dựng và thực hành,

Không bị lung lạc trong mọi tình huống.

Đòi hỏi sinh viên mới ra trường có các khả năng trên là điều không tưởng. Phải vật lộn với nhiều loại công việc trong nhiều năm, mỗi người mới có cơ hội rút tỉa kinh nghiệm và từ đó, mới tạo được thực lực. Tuy nhiên, cũng nên khẳng định những kiến thức căn bản trong khả năng 1 và 2 hoàn toàn có thể được đào tạo với giáo trình cơ sở cộng với chương trình thực tập có sự phối hợp giúp đỡ của doanh nghiệp. Khả năng 3 tuy có thể

1

2

3

4

5

Page 8: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

8 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 8/2014

huấn luyện được bằng các giáo trình về Giao tiếp (Communication), Quan hệ nhân sự (Human relation); nhưng trong thực tế, mỗi người chỉ có thể nắm bắt được nó nhờ những trải nghiệm của chính bản thân thông qua việc giao du rộng rãi, chơi đùa trong tập thể sinh viên hay ngoài cộng đồng xã hội. Thế nhưng, khả năng 4 và 5 thì chỉ được hun đúc qua các sinh hoạt ngoài lớp học.

Tóm lại, có hai vấn đề cốt lõi đòi hỏi hai môi trường huấn luyện hoàn toàn khác nhau:

Môi trường đào tạo kiến thức căn bản, khả năng chuyên môn phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp trong từng thời kỳ phát triển kinh tế

Môi trường rèn luyện tác phong, nhân cách mà thời đại nào cũng cần

Điều này có nghĩa là: con người được đào tạo toàn diện thì mới có thực lực.

Để xây dựng được hai môi trường trên tôi có 3 điều xin góp ý:

Vận động các doanh nghiệp nhận sinh viên vào thực tập tại nhà máy, văn phòng của công ty khoảng từ 3 đến 6 tháng, thời gian đủ dài để sinh viên có cơ hội va chạm với công việc thực tế. Điều này cũng có lợi cho cả phía công ty, vì họ có thể thu hút những thành phần ưu tú để tuyển dụng,

Tổ chức các chương trình giảng dạy tập trung, ngắn ngày về các đề tài thực tiễn do các chuyên gia, giáo sư nổi tiếng trong hay ngoài nước đảm trách. Tổ chức các chương trình hội thảo không nhất thiết liên quan đến ngành học, động viên đông đảo sinh

viên tham dự để tiếp cận với những tư duy đột phá, tư duy chiến lược, nhằm mở rộng tầm nhìn cho sinh viên,

Đầu tư xây dựng các Clubs để sinh viên hoàn toàn tự do lựa chọn, tham gia phù hợp với sở thích. Ở đó sinh viên có điều kiện hoặc luyện tập cơ thể tráng kiện, hoặc nâng cao sự phong phú của tâm hồn. Cụ thể là các Clubs điền kinh, bơi lội, quần vợt, bóng bàn, bóng rổ, bóng chuyền, bóng đá, các môn võ nghệ v.v… hay các Clubs chơi nhạc, hợp ca, hội họa, cắm hoa v.v... với sân vận động, hồ bơi, sân chơi, phòng tập võ v.v… cùng với các thiết bị cần thiết. Đây mới chính là môi trường để sinh viên rèn luyện được tinh thần đồng đội, trách nhiệm, trọng kỷ luật, chịu khó, kiên nhẫn, biết tôn trọng và nhường nhịn lẫn nhau, nhiệt tình vì lợi ích cộng đồng… Từ đó, dần dần hình thành ước mơ, hoài bão hay cái “Chí” trong mỗi người.

Tôi ước mong Đại học Hoa Sen sẽ tích cực đầu tư xây dựng các môi trường như thế cho sinh viên.

Thay lời kết, tôi xin chia sẻ lời một bậc đàn anh nhắn nhủ cách đây hơn nửa thế kỷ, nhân ngày chúng tôi ra mắt trong club Karate ở đại học mà tôi tốt nghiệp: “Các em nên nhớ, ra đời không phải các em thành công chỉ nhờ vào những kiến thức các em đang học trong lớp, mà phần lớn sẽ nhờ vào những trải nghiệm tập võ trong thời gian sắp tới. Dù có khổ cực đến mấy, các em nên đeo đuổi cho đến cùng, không nên bỏ cuộc”. Điều đó, hoàn toàn đúng trong đời tôi.

1

3

2

Page 9: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

9MÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC 9

Trở thành sinh viên của một trường đại học là ước mơ, là mục tiêu phấn đấu của nhiều bạn trẻ hiện nay.

Trong số này, Ban biên tập xin chia sẻ vài cảm nghĩ của giáo viên và các bạn học sinh THPT cùng bạn đọc:

Lê Thị Trúc Linh (Học sinh lớp 12 trường THPT Marie Curie TP.HCM):

“Không chỉ đối với riêng em mà chắc chắn đối với các bạn khác, đại học luôn là giấc mơ trong suốt những năm còn học phổ thông. Môi trường học tập ở đại học sẽ là nơi giúp em tiếp cận nguồn tri thức mới, cách làm việc khoa học và trau dồi các kỹ năng mềm cần thiết phục vụ cho công việc và cuộc sống sau này và là nơi giúp mỗi người tu dưỡng bản thân để trở thành công dân có ích cho đất nước”.

Vừa trải qua kỳ thi tuyển sinh ĐH – CĐ 2014, theo em, việc học đại học có ý nghĩa quyết định gì cho tương lai và sự nghiệp sau này của mình?

HìNH dUNG Về MôI TRưỜNG ĐẠI HỌC

Hữu Tri (Tổng hợp)

Page 10: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

10 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 8/2014

Trong suy nghĩ của em, một trường đại học sẽ như thế nào? Hay nói một cách khác, em mong đợi điều gì ở trường đại học mà em đã chọn?

Tôn Nữ Thảo Nhi (Học sinh lớp 12 trường THPT Gia Định, TP.HCM)

“Cũng như bao bạn đồng trang lứa, em cũng ước mơ được học ở trường đại học mà mình yêu thích. Khi đặt bút chọn ngành, chọn trường trong kỳ thi tuyển sinh ĐH – CĐ 2014 vừa qua, trong đầu em đã hình dung ra rất rất nhiều câu hỏi: Vào đại học mình sẽ học những gì? Ngành nghề mình đã chọn sẽ dễ tìm việc làm? Với em, một trường đại học đáng mơ ước phải là một trường có cơ sở vật chất tốt, đáp ứng được những mong đợi của sinh viên và có chất lượng đào tạo uy tín. Em mong muốn trường đại học sẽ là nơi giúp em trau dồi các kiến thức và hoàn thiện nhân cách. Đặc biệt, em hy vọng sẽ được học trong một môi trường năng động, sáng tạo, thực hành nhiều hơn lý thuyết và giúp em tự tin hơn”

Em Bùi Minh Đức (Học sinh lớp 12, THPT Võ Minh Đức, thị xã Thủ Dầu Một - Bình Dương)

“Với em, trường đại học mơ ước không phải là trường có điểm đầu vào cao, danh tiếng mà quan trọng đó là trường giúp em biết

định hướng đúng cho những quyết định của mình. Trường đại học mơ ước phải là nơi em cảm thấy hân hoan mỗi khi bước chân đến, là nơi em được trau dồi các kiến thức và hoàn thiện nhân cách, là môi trường thân thiện để thầy cô và bạn bè cùng em vươn cao hơn. Em không phải chịu những áp lực do phải học lý thuyết quá nhiều như thời trung học. Em phải có cơ hội được thể hiện và đặc biệt, là phải tự tin khi tiếp xúc với môi trường làm việc sau khi ra trường. Trường đại học mơ ước là ngôi nhà thứ hai giúp em trường thành và cùng em nuôi dưỡng những ước mơ của mình. “

Việc học đại học có ý nghĩa với em như thế nào? Và em mong đợi điều gì ở trường đại học?

Em Huỳnh Phương duy (Học sinh lớp 12 Anh, trường THPT Chuyên Huỳnh Mẫn Đạt, Thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang)

“Ba mẹ em đều là nông dân, nhìn ba mẹ suốt ngày vất vả ngoài ruộng, nỗi khát khao được học đại học của em mãnh liệt hơn bao giờ hết. Em cảm nhận cuộc sống bằng sự chín chắn hơn. Vào đại học, em mong được trau dồi, trưởng thành trong một nền giáo dục trong sạch, hiện đại, năng động và thoát khỏi

Page 11: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

11MÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC 11

cách học tập thụ động như trước đây. Ở đó, em được khẳng định mình, được tự do sáng tạo, được học những môn mà mình yêu thích, được rèn luyện đạo đức và các kỹ năng mềm. Em mong “người bạn” đại học không chỉ lắng nghe được những ước mơ của chúng em mà còn thấu hiểu được những lo lắng, hy sinh và niềm tin của các bậc cha mẹ để xây dựng một nền giáo dục chất lượng với tất cả nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm của mình.”

Học đại học là ước mơ chính đáng và luôn được nâng niu trong trái tim của mỗi người. Chỉ còn vài tháng nữa sẽ bước vào kì thi đại học, em có những suy nghĩ như thế nào khi sắp bước sang một bậc học mới, có ý nghĩa quyết định cho tương lai, sự nghiệp và cuộc sống sau này của mình?

Em Nguyễn Tấn Hoàng Hải (Học sinh lớp 12, THPT Chuyên Lê Khiết, Quảng Ngãi)

“Mười hai năm đèn sách, ai cũng ước mơ một lần được bước lên giảng đường đại học, em cũng vậy, cũng mơ ước được bước vào cánh cổng đại học, được trở thành niềm tự hào của gia đình và là một người công dân có ích cho xã hội. Nhưng song song với mong ước đó là những trăn trở, lo lắng khi chọn trường đại

học, ngành học phù hợp với năng lực và cơ hội việc làm sau khi ra trường. Có rất nhiều câu hỏi cứ hiện lên trong suy nghĩ của em: vào đại học mình sẽ được học những gì, học đại học có khó không, liệu đại học có hiểu được những ước mơ của em và khi sống xa nhà, ai sẽ cùng em bước qua những niềm vui và thử thách trong cuộc phiêu lưu của cánh cổng trường đại học…”

Là một người làm công tác giáo dục và hướng nghiệp cho các em học sinh trong nhiều năm qua, cô có thể chia sẻ vài suy nghĩ về một môi trường đại học lý tưởng dành cho các em học sinh cũng như một vài lời khuyên các em khi bước chân vào đại học?

Cô dương Thu Trang (Giáo viên trường THPT Mạc Đĩnh Chi, TP.HCM)

“Vừa là giáo viên dạy Văn, vừa đảm nhận công tác hướng nghiệp cho các em học sinh nên tôi rất quan tâm đến việc chọn ngành, chọn trường của các em. Theo tôi, nếu các em chọn lựa được một nghề nghiệp phù hợp với khả năng và tìm được một môi trường đại học tốt thì các em sẽ có hứng thú học tập tốt hơn và gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống. Một môi trường đại học lý tưởng phải

Page 12: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

12 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 8/2014

là nơi giúp sinh viên tìm được nghề nghiệp phù hợp, rèn luyện cho các em tính chủ động, sáng tạo và có định hướng mục tiêu rõ ràng. Hình dung về một môt trường đại học như vậy để từ đó các em học sinh cần rút ra được phương pháp học tập cho phù hợp. Môi trường đại học rất khác với phổ thông, đòi hỏi các em phải chủ động hơn và tự tích lũy kiến thức cho bản thân.”

Và chia sẻ của ông Nguyễn Đăng khoa (P.Hiệu trưởng trường Nguyễn Thị Minh Khai)

“Là một người làm công tác giáo dục, chúng tôi rất quan tâm đến việc hướng nghiệp cho học sinh, đặc biệt khi toàn ngành giáo dục đang thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh. Con người sẽ tìm thấy được hạnh phúc khi chọn được một nghề nghiệp phù hợp với khả năng, hứng thú của mình và đáp ứng được nhu cầu của xã hội, để từ đó thăng tiến trong công việc, gặt hái được thành công và cống hiến cho xã hội nhiều nhất.

Trong nhiều năm qua, trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai chúng tôi đã thực hiện nhiều hoạt động giáo dục nhằm hướng học, hướng nghiệp cho học sinh, giúp các em cũng như phụ huynh học sinh có cái nhìn khoa học hơn về công tác giáo dục hướng nghiệp và tự chọn cho mình hướng đi phù hợp nhất sau THPT.

Những năm gần đây, chúng tôi nhận thấy Trường Đại học Hoa Sen, một trường đối tác tin cậy của chúng tôi rất quan tâm đến công tác giáo dục hướng nghiệp và đã phối hợp nhịp nhàng với các trường THPH, (trong đó có trường Nguyễn Thị Minh Khai) nhằm giúp học sinh có định hướng nghề nghiệp đúng đắn để có thể dễ dàng lựa chọn ngành học. Cụ thể, Hoa Sen đã cử giảng viên đến các trường để hướng nghiệp cho học sinh hoặc giới thiệu về nhu cầu nhân lực của thành phố, những ngành nghề mới… Tôi cho rằng ĐH Hoa Sen đã làm được một việc rất có ý nghĩa, hỗ trợ tích cực và thiết thực cho các trường THPT thực hiện tốt công tác giáo dục hướng nghiệp. Xin cảm ơn Đại học Hoa Sen vì những nỗ lực này!”

Page 13: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

13VÒNG QUANH ĐẠI HỌC HOA SEN 13

Là một đại học tư thục khẳng định tính chất phi lợi nhuận ngay trong Quy chế tổ chức và hoạt động, Đại học Hoa Sen thể hiện tính chủ động của tư thục, đồng thời nêu cao tinh thần một đại học nhân văn và nhân bản trong tầm nhìn, sứ mệnh và thực tiễn đào tạo, nghiên cứu, phục vụ .

Sứ mệnh của Đại học Hoa Sen đã được xác định là góp phần đào tạo những trí thức mới của Việt Nam, chuyên nghiệp, tâm huyết, đủ bản lĩnh và năng lực hội nhập quốc tế. Đó là một cam kết hướng về lợi ích thiết thực của sinh viên và lợi ích cộng đồng.

TOÀN CẢNHĐ Ạ I H Ọ C H o A S E N Hải Triều

Page 14: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

Một số hình ảnh về môi trường học tập tại Đại học Hoa Sen

14 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 8/2014

Page 15: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

15VÒNG QUANH ĐẠI HỌC HOA SEN 15

Cơ SỞ VậT CHấT HIệN ĐẠI THEO TIêU CHUẨN QUỐC TẾ

Được thành lập vào năm 1991, qua gần 23 năm hình thành và phát triển, Đại học Hoa Sen với những thành tựu đạt được ngày càng khẳng định uy tín và chất lượng đào tạo hàng đầu trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Để khẳng định được vị thế này, Đại học Hoa Sen không ngừng phát triển và lớn mạnh thông qua việc mở rộng hệ thống cơ sở vật chất.

Hiện tại, Đại học Hoa Sen đang sở hữu 1 trụ sở chính và 4 cơ sở hiện đại, khang trang với đầy đủ các điều kiện hỗ trợ học tập tốt nhất cho sinh viên. Đặc biệt, năm học 2013, nhà trường đã khánh thành trụ sở chính tại số 8, Nguyễn Văn Tráng, Quận 1; đánh dấu một cột mốc quan trọng trong chặng đường 22 năm phát triển; đồng thời khẳng định sự phát triển liên tục của nhà trường. Tọa lạc ngay tại trung tâm thành phố, trụ sở mới với 10 tầng được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế của Đại học Hoa Sen, tổng diện tích sử dụng gần 12.000m2, có hai hầm làm bãi giữ xe. Tòa nhà có các phòng hội nghị, thư viện, phòng họp, khu văn phòng làm việc và các giảng đường, lớp học được trang bị đầy đủ tiện nghi.

Page 16: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

16 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 8/2014

CHươNG TRìNH Đào TẠo TIẾP CậN VỚI CÁC NềN GIÁO dụC TIêN TIẾN

Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của toàn xã hội, chương trình đào tạo của Đại học Hoa Sen ngày một đa dạng, gồm: 21 ngành đại học, 8 ngành cao đẳng. Ngoài ra, Trường Đại học Hoa Sen còn là đơn vị giáo dục đi đầu trong việc đào tạo chương trình trung cấp chuyên nghiệp, kỹ thuật viên cao cấp và những chương trình đào tạo hợp tác quốc tế.

Tại Đại học Hoa Sen, bên cạnh các chương trình quốc gia được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Việt, sinh viên được khuyến khích đăng ký môn học bằng tiếng Anh, tham gia chương trình trao đổi sinh viên quốc tế… Ngoài ra, sinh viên còn được học các môn có tính chất giao tiếp trong môn trường đa văn hóa, liên văn hóa như: Giao tiếp liên văn hóa, Văn hóa Anh – Mỹ. Các buổi hội thảo mở rộng đa lĩnh vực về vấn đề thời sự, khoa học, giáo dục… đã được tổ chức với sự tham gia diễn giả nước ngoài đã thu hút nhiều sinh viên tham dự. Qua đó, nâng cao khả năng tri nhận về vấn đề văn hóa và những vấn đề mang tính chất toàn cầu, cũng như phát triển năng lực hội nhập quốc tế cho sinh viên.

Điểm khác biệt nổi bật trong chương trình đào tạo tại Đại học Hoa Sen là mỗi sinh viên phải trải qua 2 kỳ thực tập: thực tập nhận thức và thực tập tốt nghiệp. Thông qua 2 kỳ thực tập này, sinh viên đã có được những trải nghiệm thực tế cũng như tích lũy được nhiều kinh nghiệm làm việc. Tỷ lệ sinh viên ra trường, có việc làm phù hợp hằng năm gần 90% là một

minh chứng cụ thể cho triết lí đào tạo sát với nhu cầu thực tiễn của Đại học Hoa Sen.

Trong hơn 23 năm qua, Đại học Hoa Sen đã cung cấp cho thị trường một khối lượng lớn đội ngũ lao động chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của các doanh nhiệp và nhà tuyển dụng. Đặc biệt, chính sách học bổng của ĐH Hoa Sen đã góp phần chắp cánh cho ước mơ đại học của hàng ngàn sinh viên luôn nỗ lực vượt khó để học tập. Hằng năm, nhà trường đã dành từ 6 - 7 tỉ đồng để tặng học bổng cho những sinh viên vượt khó học giỏi. Có thể nói chính sách học bổng thể hiện rõ nét triết lý giáo dục của nhà trường, khẳng định phương châm đào tạo của Đại học Hoa Sen, luôn lấy người học là trung tâm, vì một thế hệ sinh viên khát khao tri thức, vượt khó và hội nhập quốc tế.

Trong suốt hơn 23 năm hình thành và phát triển, Đại học Hoa Sen luôn nỗ lực đi đầu trong công tác nâng cao chất lượng đào tạo để cung ứng nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng được nhu cầu xã hội. Với những nỗ lực cải tiến không ngừng chương trình đào tạo cũng như đầu tư trang thiết bị hiện đại, Đại học Hoa Sen đã từng bước vươn lên khẳng định vị trí của mình trong nền giáo dục Việt Nam và hội nhập cùng nền giáo dục thế giới; thể hiện sự chủ động hội nhập quốc tế về giáo dục; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, mở rộng thị trường lao động.

Page 17: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

17VÒNG QUANH ĐẠI HỌC HOA SEN 17

PHÒNG Đào TẠo

Phòng Đào tạo là bộ phận tham gia quản lý đào tạo, góp phần thực hiện chất lượng thật của trường. Thấm nhuần 7 giá trị cốt lõi của Đại học Hoa Sen: Tinh thần hiếu học hiếu tri; tư duy độc lập, tinh thần trách nhiệm; chính trực; năng động, sáng tạo; tôn trọng sự khác biệt và cam kết dẫn đầu chất lượng, chúng tôi luôn cam kết hướng đến sự hợp tác, đồng hành chặt chẽ với các bộ phận trong trường để thực hiện chất lượng đào tạo và dịch vụ hỗ trợ tốt nhất, bảo đảm môi trường đào tạo thân thiện, minh bạch, có thể liên thông với quốc tế.

GIỚI THIỆU CÁC PHÒNG BAN

Với tập thể gồm 22 nhân viên có tinh thần trách nhiệm, chúng tôi chủ động và linh hoạt giải quyết công việc phục vụ sinh viên với chất lượng tốt nhất có thể:

Cụ thể hóa và triển khai thực hiện Luật giáo dục và các văn bản, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác đào tạo các bậc học. Xây dựng các quy định, quy chế đào tạo của trường;

Tiếp nhận và xử lý các yêu cầu học vụ của sinh viên với cam kết chất lượng phục vụ tốt và nhanh nhất;

Quản lý kết quả học tập, phối hợp các khoa xét tốt nghiệp; quản lý việc cấp phát, thu hồi văn bằng, chứng chỉ;

Tham gia xây dựng phương hướng phát triển trường trong lĩnh vực đào tạo về mục tiêu, qui mô, cơ cấu ngành nghề, nội dung và phương pháp đào tạo. Tổ chức thẩm định các điều kiện mở ngành đào tạo mới và bãi bỏ ngành học theo các qui định;

Phối hợp với các Khoa để xây dựng ngành mới và cập nhật chương trình đào tạo;

Page 18: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

18 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 8/2014

2. Thông tin liên hệ:

STT Nội dung SV cần liên hệ Thông tin liên hệ (ĐT: 19001278)

1

Thắc mắc liên quan đến đăng ký môn học

Chị Trần Thị Mỹ Quyên - Cơ sở 2, Quang Trung Email: [email protected] - Số nội bộ: 12.224

Anh Phạm Văn Huy - Cơ sở 2, Quang Trung Email: [email protected] - Số nội bộ: 12.223

2

Giải quyết các yêu cầu học vụ (đơn miễn môn học, hoãn thi, chuyển ngành, chuyển lớp,…)

Chị Vũ Thị dinh - Cơ sở 2, Quang Trung Email: [email protected] – Số nội bộ: 12.225

Anh Nguyễn Quốc An - Cơ sở 2, Quang Trung Email: [email protected] – Số nội bộ: 12.226

3Thắc mắc liên quan đến việc thi cuối học kỳ

Anh Nguyễn Tiến Lập - Cơ sở 5 - Tản Viên Email: [email protected] – Số nội bộ: 15.231

4Thắc mắc liên quan đến bảng điểm

Anh Vũ Hồng Giáp - Cơ sở 5 - Tản Viên Email: [email protected] - Số nội bộ: 15.230

5Thắc mắc liên quan đến đăng ký xét tốt nghiệp, xét tốt nghiệp

Chị Nguyễn Thị Thu Hà - Cơ sở 5 - Tản Viên Email: [email protected] – Số nội bộ: 15.232

Phối hợp với các Chủ nhiệm bộ môn xây dựng và quản lý danh mục môn học, cập nhật đề cương môn học; tổ chức đăng ký môn học, quản lý quá trình giảng dạy, học tập, thi - kiểm tra từng học kỳ theo đúng quy định và sử dụng cơ sở vật chất hiệu quả nhất;

Là đầu mối triển khai và phối hợp các bộ phần thực hiện công tác tuyển sinh, tiếp nhận tân sinh viên và tổ chức đào tạo;

Tiếp nhận và giải thích, hướng dẫn sinh viên khi có thắc mắc trong học tập, thi cử và thực hiện các qui định của trường.

Đừng ngần ngại, các bạn SV có thể liên hệ với chúng tôi khi cần theo thông tin sau:

1. Lịch làm việc:

Từ thứ Hai đến thứ Sáu: Sáng: 7g30 - 11g30; Chiều: 13g00 - 17g00

Thứ Bảy: Sáng: 7g30 - 11g30; Chiều thứ Bảy và ngày Chủ nhật: nghỉ

riêng bộ phận Giáo vụ làm việc từ 6g30 đến 21g15 theo lịch học tất cả các ngày trong tuần tại từng cơ sở.

Page 19: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

19VÒNG QUANH ĐẠI HỌC HOA SEN 19

STT Nội dung SV cần liên hệ Thông tin liên hệ (ĐT: 19001278)

6Thắc mắc về các thông báo, quy định, quy chế

Nhận văn bằng, chứng chỉ

Chị Phạm Thị Phương dung - Cơ sở 1, Nguyễn Văn Tráng Email: [email protected] Số nội bộ: 11.226

Chị Phạm Thị dung - Cơ sở 1, Nguyễn Văn Tráng Email: [email protected] – Số nội bộ: 11.222

7

Các thắc mắc về công tác giáo vụ (giảng viên, lớp học,…)

Cô Đặng Thị Huệ - Email: [email protected] Chị Huỳnh Nguyễn Thanh Loan Email: [email protected] Cơ sở 5, Tản Viên - Số nội bộ: 15.222

Chị Nguyễn Thị Quế Chi - Cơ sở 2, Quang Trung Email: [email protected] - Số nội bộ: 12.222

Chị Phạm Nguyễn Thanh Thảo - Cơ sở 4, Quang Trung (tòa nhà SoongSil University) Email: [email protected] ĐT: 08 54371216

Chị Vương Tuyết Anh - Email: [email protected] Anh Nguyễn Nam Phương Email: phươ[email protected] Cơ sở 1, Nguyễn Văn Tráng - Số nội bộ: 11.228

Anh Nguyễn Đăng khoa - Cơ sở 7, Cao Thắng Email: [email protected] - Số nội bộ: 17.222

8

Thắc mắc liên quan đến chương trình đào tạo, đề cương môn học

Chị Đoàn Thị Minh Thoa Email: [email protected] Chị Tô Thị Anh Nguyên Email: [email protected] Cơ sở 2 - Quang Trung – Số nội bộ: 12.228

9

Thắc mắc liên quan đến việc thẩm tra các văn bằng, chứng chỉ đầu vào (bằng tốt nghiệp THPT,…)

Chị Bùi Thị Hương Thảo - Cơ sở 5 - Tản Viên Email: [email protected] – Số nội bộ: 15.234

Anh Võ Minh Hiệp - Cơ sở 5 - Tản Viên Email: [email protected] – Số nội bộ: 15.233

Page 20: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

PHÒNG HỖ TRỢ SINH VIÊN

Thân chào các bạn sinh viên,

Chúc mừng các bạn đã đặt những bước chân đầu tiên đến Đại học Hoa Sen. Biết bao bỡ ngỡ, lạ lẫm trong những ngày đầu này phải không các bạn? Chúng tôi – tập thể Phòng Hỗ trợ sinh viên (với cái tên viết tắt rất dễ thương “DSS”) – bước đầu sẽ giúp các bạn hòa nhập dần vào môi trường mới và đồng hành cùng các bạn trong suốt thời gian các bạn gắn bó với Hoa Sen.

Trước khi tham dự Lễ khai giảng năm học mới, các bạn sẽ được chúng tôi giới thiệu đầy đủ các thông tin cần thiết nhất về Hoa Sen, về ngành học, về quy chế đào tạo… với những buổi sinh hoạt thú vị mà chúng tôi gọi là “Sinh hoạt Tuần 0”.

Sau những ngỡ ngàng trong thời gian đầu, các bạn sẽ dần làm quen với môi trường mới. Chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục bên cạnh các bạn để giúp các bạn có được nhiều trải nghiệm thú vị trong quãng đời sinh viên của mình tại Hoa Sen.

BẠN CÓ THỂ GÕ CỬA “dSS” Ở ĐÂU?

Chúng tôi có mặt ở tất cả các cơ sở của Đại Học Hoa Sen.

Các bạn có thể đến với chúng tôi tại:

Cơ sở Nguyễn Văn Tráng

Phòng M101, số 8 Nguyễn Văn Tráng, Q.1

Cơ sở Quang Trung

Phòng E103, lô 10 CVPM Quang Trung, Q.12

Cơ sở Tản Viên

Lầu 3, Số 2 Tản Viên, Q. Tân Bình

“dSS” SẼ HỖ TRỢ CÁC BẠN TRoNG NHỮNG TRưỜNG HỢP Nào?

Chúng tôi có 03 bộ phận để hỗ trợ các bạn những vấn đề sau:

1. Bộ phận Tư vấn và dịch vụ sinh viên:

Tư vấn các vấn đề liên quan đến học tập của sinh viên tại trường thông qua tiếp xúc trực tiếp, email và trực tuyến. Tiếp nhận các loại đơn về học vụ: nghỉ học, miễn môn học, phúc khảo…

Cấp thẻ sinh viên và các loại giấy xác nhận theo yêu cầu của sinh viên.

Hướng dẫn thủ tục vay vốn Ngân hàng, chính sách xã hội tại địa phương.

20 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 8/2014

Page 21: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

21VÒNG QUANH ĐẠI HỌC HOA SEN

Quản lý các chương trình học bổng dành cho sinh viên đang học của nhà Trường.

Xét duyệt đơn xin miễn giảm và gia hạn đóng học phí của sinh viên.

Phối hợp với các phòng ban theo dõi & đề xuất việc khen thưởng – kỷ luật sinh viên.

Cung cấp bảo hiểm y tế & bảo hiểm tai nạn cho sinh viên.

Cung cấp đồng phục thể dục, quà tặng cho các tân sinh viên

2. Bộ phận Quan hệ doanh nghiệp:

Tổ chức các hội chợ việc làm, các sự kiện định hướng phát triển nghề nghiệp, các buổi tọa đàm với các doanh nghiệp nhằm cung cấp cho sinh viên những thông tin cần thiết về kế hoạch tuyển dụng của các doanh nghiệp.

Hỗ trợ sinh viên tìm việc làm bán thời gian trong quá trình học và cung cấp các cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.

Hỗ trợ sinh viên tìm địa điểm thực tập trong nước.

Phát triển và duy trì quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường.

Khảo sát việc làm của sinh viên tốt nghiệp và khả năng phát triển nghề nghiệp của cựu sinh viên.

Tổ chức giao lưu, tham quan doanh nghiệp

3. Bộ phận Hoạt động sinh viên và cộng đồng:

Xây dựng & khuyến khích sinh viên tham gia những hoạt động thể hiện được các giá trị cốt lõi của Đại học Hoa Sen.

Tổ chức giao lưu văn hóa cho sinh viên Hoa Sen và sinh viên quốc tế.

Tổ chức cho SV thực tập tại nước ngoài và tư vấn du học.

Tổ chức các hoạt động thiện nguyện.

Tổ chức các buổi trò chuyện – Tọa đàm – Hội thảo sinh viên

Tổ chức các dự án sinh viên học tập & phục vụ cộng đồng

Hỗ trợ hoạt động của các CLB, các đội nhóm.

Tiếp đón các sinh viên quốc tế và sắp xếp việc thực tập

Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài nước, các Khoa chủ quản tổ chức hoặc hướng dẫn sinh viên tham dự các cuộc thi tài năng.

21

Page 22: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

BẠN CÓ THỂ GÕ CỬA “dSS” BẰNG CÁCH Nào?

Tổ Tư Vấn Email: [email protected] ĐT: 1900.1278 (ext. 11.242)

Tổ Quan hệ doanh nghiệp Email: [email protected] ĐT: 1900.1278 (ext. 11.257)

Tổ Hoạt động sinh viên Email: [email protected] ĐT: 1900.1278 (ext. 11.247)

Chúng tôi luôn mong muốn cung cấp dịch vụ hiệu quả và chuẩn mực đến giảng viên, sinh viên, cựu sinh viên, phụ huynh, nhân viên và thành viên trong cộng đồng Hoa Sen với một tinh thần làm việc vui vẻ, thân thiện, kiên nhẫn, nghiêm túc, tâm huyết và tin cậy.

Rất vui được đồng hành cùng các bạn.

Chúc các bạn học tốt và có được nhiều trải nghiệm thú vị tại Hoa Sen.

22 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 8/2014

Page 23: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

23VÒNG QUANH ĐẠI HỌC HOA SEN

GIớI THIệU Về CHíNH SÁCH HỌC PHí Và PHÒNG kế ToÁN TàI CHíNH TRưỜNG ĐẠI HỌC HoA SEN

Thân chào tân sinh viên khóa 2014,

Phòng kế toán tài chính (P .KTTC) trường ĐH Hoa Sen thân chào và chúc mừng tân sinh viên (SV) đã trúng tuyển nhập học khóa 2014. Chúng tôi xin giới thiệu một số thông tin cơ bản về chính sách học phí và thông tin phục vụ cho sinh viên trong suốt quá trình học tập tại Đại học Hoa Sen.

1. Chính sách học phí:

Chính sách học phí hệ Đại học, Cao đẳng khóa 2014 - 2018 với mức học phí mới sẽ tương đương với khóa 2013 - 2017. Mức thu này sẽ giữ nguyên cho khóa 2014 - 2018. Các bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết tại website Tuyển sinh. riêng các chương trình hợp tác quốc tế (liên kết nước ngoài) sẽ có khung học phí riêng và được công bố khi tuyển sinh cụ thể từng chương trình, nhưng nhìn chung sẽ không có nhiều biến động đáng kể. Học phí công bố nêu trên không bao gồm học phí các môn học lại, học cải thiện điểm, học phí Anh văn dự bị, tin học dự bị hoặc học phí các môn học ngoài lộ trình mẫu của chương trình đào tạo và lệ phí đồng phục, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm y tế theo quy định của nhà nước.

Một năm học bao gồm 4 học kỳ chính và phụ xen kẽ: 2 học kỳ chính , 2 học kỳ phụ, học kỳ chính học trong vòng 4 tháng, học kỳ phụ học trong vòng 2 tháng.

Trường thu học phí theo từng học kỳ, học phí từng học kỳ sẽ không giống nhau hoàn toàn vì phụ thuộc vào việc lựa chọn đăng ký môn học và lộ trình học của sinh viên trong đó nơi đóng học phí quy định:

Khi nhập học: Đóng học phí tại trường 08 Nguyễn Văn Tráng, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh.

Trong quá trình học: Đóng tại hệ thống Ngân hàng đầu tư và Phát triển (BIDV)

Tham khảo: Hướng dẫn đóng học phí và qui trình chi hoàn học phí – sau khi nhập học vào trường P.KTTC sẽ gửi thông tin này qua email của SV.

23

Page 24: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

2. Chính sách hỗ trợ:

Hoãn học phí: Đối với SV có hoàn cảnh khó khăn, nhà trường sẽ có chính sách gia hạn thời gian đóng học phí và có những chính sách học bổng hỗ trợ: học bổng tài năng, học bổng khuyến học, học bổng vượt khó.

Miễn giảm học phí:

Giảm 10% học phí đối với các trường hợp:

Hai anh/ chị/ em học song song tại Trường;

SV Hoa Sen sau khi tốt nghiệp, học liên thông thì mặc định là được miễn giảm 10% học phí tính cho toàn bộ khóa học.

không áp dụng miễn giảm học phí cho các môn học lại, học trả nợ, hoặc khi một trong 2 anh/ chị/ em nghỉ học, ngừng học, bảo lưu.

không áp dụng miễn giảm học phí cho SV học các chương trình liên kết đào tạo quốc tế.

SV chỉ được áp dụng 1 trong 2 diện miễn giảm nêu ở trên. Không được áp dụng tích hợp các diện miễn giảm.

Hồ sơ miễn giảm:

Nộp bản sao Giấy khai sinh của anh/chị/ em, ghi bổ sung thông tin MSSV và mã lớp.

Nộp bản sao Bằng tốt nghiệp các bậc đào tạo dài hạn của Hoa Sen

Thủ tục miễn giảm:

khi nhập học: sinh viên xuất trình hồ sơ miễn giảm, Phòng KTTC giảm trừ trực tiếp vào học phí.

Trong quá trình học tập: SV chỉ đóng phần học phí còn lại sau khi đã được miễn giảm, phần miễm giảm đã thực hiện trực tiếp ngay trên hệ thống đăng ký môn học.

Trường hợp đặc biệt:

Trường hợp sinh viên được miễn giảm học phí theo quy định tại thông tư số 23/2001/TTLT/BTC-BLĐTBXH (Anh hùng Lực lượng Vũ trang, Anh hùng Lao động; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con của liệt sỹ, con của thương binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của

24 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 8/2014

Page 25: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

25VÒNG QUANH ĐẠI HỌC HOA SEN

bệnh binh): sinh viên được Nhà trường hướng dẫn các thủ tục hỗ trợ học phí, cấp giấy xác nhận và sinh viên nộp hồ sơ, nhận hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước tại địa phương nơi cư trú.

Thời hạn nộp hồ sơ miễn giảm:

khi làm thủ tục nhập học: trong vòng 10 ngày kể từ ngày khóa học bắt đầu khai giảng.

Các trường hợp nộp sau mốc thời hạn nêu trên sẽ được ghi nhận miễn giảm từ học kỳ kế tiếp của năm học.

Nơi nhận hồ sơ:

Phòng Kế toán Tài chính Trường Đại học Hoa Sen

Phòng NZ0102 Tầng M – Số 08 Nguyễn Văn Tráng, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh.

3. Chính sách khuyến học:

Chính sách khuyến học từ năm học 2014 - 2015 trở đi cũng sẽ có thay đổi: bổ sung thêm mức khuyến học cho môn học bằng tiếng Anh (không bao gồm môn chuyên ngành của ngành Ngôn ngữ Anh và Anh văn thương mai) và các cấp độ môn anh văn dự bị áp dụng cho tất cả các khóa: giảm 20% học phí bao gồm cả học phí học lại.

Tham khảo: Thông báo về chính sách khuyến học số 550/TB-KTTC ban hành ngày 09/06/2014 V/v: Áp dụng chính sách học phí khuyến học cho môn học bằng tiếng Anh và Anh văn dự bị hệ tín chỉ.

Tham khảo quy định chính sách học phí: Quyết định 1315/QĐ-BGH ban hành ngày 15/09/2014 Quy định về học phí áp dụng cho học sinh, sinh viên đang theo học tại Trường Đại học Hoa Sen và thông báo 984/TB-KTTC ban hành ngày 23 tháng 8 năm 2012 V/v sửa đổi Quy định về học phí áp dụng cho học sinh, sinh viên đang theo học tại trường Đại học Hoa Sen.

25

Page 26: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

Trong quá trình học tập SV có vướng mắc về học phí cần hỗ trợ thông tin vui lòng liên hệ:

a. Email chung: [email protected].

b. Nhân viên phụ trách:

Hệ Đại học, Cao đẳng, Liên thông:

Trần Thị Ngọc Điểm Email: [email protected] Điện thoại 1900.1278 ext 11.166.

Hà Thị Hoa Mai Email: [email protected] Điện thoại 1900.1278 ext 11.168.

Chương trình hợp tác quốc tế:

Võ Thị Anh Thi Email: [email protected] Điện thoại1900.1278 ext 11.163.

c. Liên hệ trực tiếp:

Phòng kTTC phòng NZ0102 – tầng M 08 Nguyễn Văn Tráng, Quận 1, TP. Hố Chí Minh.

d. Giờ làm việc:

Trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần trong giờ hành chính từ 7h30 đến 16h30, riêng thứ 7 làm việc từ 7h30 đến 10h30.

26 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 8/2014

Page 27: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

27VÒNG QUANH ĐẠI HỌC HOA SEN

Hiện tại khoa có các chuyên ngành đa dạng và nhiều loại hình đào tạo phong phú, từ bậc đại học, cao đẳng, kỹ thuật viên, đến các chương trình đào tạo cấp văn bằng chứng chỉ khác thuộc các ngành thiết kế, quản trị, kinh doanh, du lịch... Các đối tác của khoa gồm: Tổ chức Edexcel và trường Cao đẳng Manchester (Vương quốc Anh); trường Cao đẳng Quản trị và Tài chính ESCIA, Viện Đào tạo xen kẽ IFA Pierre SALVI (Cộng hòa Pháp); Viện Quốc tế Nghệ thuật và Thời trang Mod’Art Paris.

Hằng năm, khoa Đào tạo chuyên nghiệp có các hoạt động nổi bật như: Buổi trình diễn và đánh giá bộ sưu tập tốt nghiệp của sinh viên ngành Thiết kế thời trang; Lễ khai giảng và trao chứng chỉ Chương trình Manchester và các buổi tọa đàm, hội thảo khoa học về các chủ đề hội họa, thiết kế, thời trang… Ngoài ra, Khoa thường xuyên tổ chức các hoạt động trải nghiệm quốc tế dành cho sinh viên các ngành. Trong một năm học, các đối tác quốc tế thường xuyên tổ chức đánh giá chất lượng: Manchester: 3 đợt/ năm, Edexcel: 1 đợt/ năm.

kHoA Đào TẠo CHUyÊN NGHIệP

khoa Đào tạo chuyên nghiệp trường Đại học Hoa Sen được thành lập với mục tiêu đồng hành cùng doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội. Luôn đặt trọng tâm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn sâu phù hợp với nền kinh tế mới, chúng tôi chọn chất lượng đào tạo làm yếu tố chính yếu để không ngừng nâng cao trình độ cho sinh viên.

Bộ sưu tập: Little ManTác giả: Trương Thuỳ Minh TrangGiải Nhất Fashion Show Creation 2014

27

Page 28: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

Chúng tôi rất tự hào về đội ngũ của mình. Hầu hết giảng viên đều đã có thời gian tu nghiệp ở nước ngoài và là những nhà chuyên môn giỏi trong nhiều lĩnh vực. Thay vì áp dụng những hình thức giảng dạy truyền thống, đội ngũ giảng viên của khoa luôn lấy sự cân bằng giữa giảng dạy lý thuyết và vận dụng kinh nghiệm thực tiễn làm tôn chỉ trong phương pháp truyền thụ kiến thức nhằm đáp ứng liên tục nhu cầu học tập của sinh viên.

Bằng cấp từ khoa Đào tạo chuyên nghiệp vừa đảm bảo về mặt chất lượng đào tạo vừa là minh chứng cho năng lực và bản lĩnh để thành công trong sự nghiệp của mỗi sinh viên.

Khoa chúng tôi cam kết sẽ luôn tận tụy vì sự nghiệp giáo dục. Hãy đến với chúng tôi để trải nghiệm “môi trường quốc tế” ngay tại Việt Nam.

Thông tin liên hệ:

Thư ký khoa: Đặng dương Hoàng Anh (phụ trách nhóm ngành Thiết kế)

Thư ký khoa: Nguyễn Thị Vân (phụ trách các ngành Quản trị văn phòng, hệ Kỹ thuật viên cao cấp và Trung cấp chuyên nghiệp)

Thư ký khoa: Nguyễn Thúy Ngân (Phụ trách chương trình Manchester)

Điện thoại: 1900.1278

Văn phòng khoa:

CS1: NZ604, CS Nguyễn Văn Tráng (08 NVT Q1 TPHCM). Ext 11.567

CS5: TZ201, CS Tản Viên (02 Tản Viên Q.Tân Bình TPHCM). Ext: 15.562

Thời gian làm việc:

Thứ Hai – Thứ Sáu: 07:30 – 11:30, 13:00 – 16h30. Thứ Bảy: 07:30 – 10:30

28 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 8/2014

Page 29: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

29VÒNG QUANH ĐẠI HỌC HOA SEN

Bộ môn kỹ thuật máy tính

Bộ môn kỹ thuật phần mềm

Bộ môn Hệ thống thông tin

Bộ môn Toán ứng dụng

Bộ môn Môi trường

Khoa Khoa học và Công nghệ của trường Đại học Hoa Sen luôn cung cấp các trang thiết bị hiện đại, những phương pháp giảng dạy sáng tạo cùng đội ngũ nghiệp vụ sư phạm năng động, nhiệt tình với kinh nghiệm từ nhiều quốc gia tiên tiến. Thông qua mối quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp và các tổ chức chuyên nghiệp, cùng với các chương trình đào tạo tập trung trau dồi tư duy sáng tạo và làm việc thực tế, các sinh viên tốt nghiệp được trang bị kiến thức và kỹ năng đủ để hòa nhập vào sự phát triển nhanh chóng của nền khoa học và công nghệ hiện đại.

kHoA kHoA HỌC Và CôNG NGHệ

khoa khoa học và Công nghệ của Trường Đại học Hoa Sen đang đảm nhận nhiệm vụ đào tạo 7 ngành: Công nghệ thông tin, Truyền thông - Mạng máy tính, Quản lý tài nguyên và môi trường, Công nghệ kỹ thuật môi trường, Toán ứng dụng, Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin quản lý. Khoa chia 5 bộ môn, gồm:

Sinh viên Đại học Hoa Sen trong phòng thực hành thí nghiệm môi trường

29

Page 30: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

Trong một môi trường học tập ngày càng được cải thiện tốt hơn theo tiêu chuẩn quốc tế, các bạn sinh viên khoa Khoa học và Công nghệ được trải nghiệm một môi trường giảng dạy xuất sắc và để góp phần làm cho một sự khác biệt trong cuộc sống cho Việt Nam trên đường hội nhập. Hằng năm, sinh viên Khoa Khoa học và Công nghệ đã tham gia nhiều cuộc thi lớn: Cuộc thi Sinh viên với an toàn thông tin, Cuộc thi Olympic Toán học… và đạt được nhiều thành tích cao: Giải Ba vòng sơ khảo cuộc thi “Sinh viên với An toàn thông tin 2013”, giải Tư vòng chung khảo cuộc thi “Sinh viên với An toàn thông tin 2012”, giải ba môn Giải tích và giải khuyến khích môn Đại số tại cuộc thi Olympic Toán sinh viên toàn quốc năm 2013. Ngoài ra, Khoa Khoa học và Công nghệ cũng thường xuyên tổ chức các hội thảo khoa học về: an ninh mạng, hướng dẫn kỹ năng viết hồ sơ xin việc bằng tiếng Anh…

Hiện nay khoa học và công nghệ đã không chỉ thâm nhập rộng rãi vào nhiều lĩnh vực mà còn trở thành động lực cho sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế. Hãy nắm lấy cơ hội để thực hiện ước mơ nghề nghiệp của bạn trở thành sự thật tại khoa Khoa học và Công nghệ của trường Đại học Hoa Sen.

Thông tin liên hệ:

Cơ sở Quang Trung

P. A103, Lô 10 Công viên phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, TP.HCM

Điện thoại: 1900.1278 (ext.12.502 – chị Châu hoặc 12.503 – chị Linh)

30 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 8/2014

Page 31: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

31VÒNG QUANH ĐẠI HỌC HOA SEN

Xuất phát từ nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, các chương trình đào tạo thuộc khoa Kinh tế - Thương mại của trường Đại học Hoa Sen đã được xây dựng trên cơ sở tham khảo các chương trình đào tạo tiên tiến từ các trường Đại học tại các nước phát triển. Với kiến thức và kinh nghiệm thực tế của đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp (40% giảng viên đều là các nhà quản lý cấp cao), chương trình giảng dạy cung cấp cho sinh viên một nền tảng kiến thức vững chắc về kinh doanh hiện đại, kỹ năng nghề nghiệp, khả năng lãnh đạo và kinh nghiệm thực tế cần thiết để thành công trong môi trường làm việc toàn cầu, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và sự phát triển của cộng đồng.

Khoa Kinh tế - Thương mại thương xuyên tổ chức rất nhiều chương trình lớn như: Quản trị viên tập sự Saigon Co.op; Quản trị viên tập sự của Tập đoàn Masan Việt Nam; hội thảo “Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên Hoa Sen trong ngành xuất khẩu cà phê”… để mang lại những cơ hội nghề nghiệp tốt nhất cho sinh viên.

kHoA kINH Tế - THươNG MẠI

khoa kinh tế - Thương mại là Khoa có số lượng sinh viên đông nhất trường Đại học Hoa Sen. Hiện nay, khoa Kinh tế - Thương mại mang lại cho nhiều bạn trẻ cơ hội học hỏi, sáng tạo và phát triển nghề nghiệp tương lai với 7 ngành nghề trong lĩnh vực quản trị và kinh doanh: Kinh doanh quốc tế, Quản trị kinh doanh, Quản trị nhân lực, Kế toán, Tài chính – Ngân hàng, Marketing và Quản trị công nghệ truyền thông.

Sinh viên Đại học Hoa Sen trong lớp học lý thuyết

31

Page 32: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

Không chỉ dừng ở đó, khoa Kinh tế - Thương mại còn tổ chức nhiều cuộc thi thu hút đông đảo sinh viên tham gia: Nhà nhân sự tài năng; Sáng tạo phim quảng cáo – TV Create

Mục tiêu của khoa Kinh tế - Thương mại là phấn đấu trở thành một trong số những đơn vị đào tạo và nghiên cứu hàng đầu về kinh doanh ở Việt Nam với các chương trình đào tạo có chất lượng cao nhất đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và tổ chức trong môi trường kinh doanh toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng.

Thông tin liên hệ:

Cơ sở Quang Trung

Địa chỉ: Lô 10, Công viên phần mềm Quang Trung, Q.12, HCM

Phòng: A.107

Điện thoại: 1900.1278 (ext.12.522, 12.523, 12.524 - chị Giang, chị Chi, chị Lợi)

Cơ sở Nguyễn Văn Tráng

Địa chỉ: 08 Nguyễn Văn Tráng, P.Bến Thành, Quận 1, HCM

Phòng: 0103 (tầng M)

Điện thoại: 1900.1278 (ext 11.523 - chị Vân hoặc 11.524 - chị Phượng)

32 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 8/2014

Page 33: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

33VÒNG QUANH ĐẠI HỌC HOA SEN

Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa học được xem là một khoa có sinh viên năng động nhất trường. Hằng năm các bạn sinh viên Khoa đã có nhiều dự án rất ấn tượng như: Cuộc thi Grand Tour dành cho sinh viên ngành du lịch, I - Hotellier dành cho sinh viên nhóm ngành Khách sạn – Nhà hàng, sự kiện Lotus By Night của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh. Đặc biệt trong năm 2014, sinh viên ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống đã cùng giảng viên, nhân viên Khoa đã cùng nhau thực hiện chiếc bánh Pizza khổng lồ. Ngoài ra, Bộ môn Văn hóa Anh – Mỹ của khoa cũng vừa mới ra mắt đề án “Học tập phục phục cộng đồng” thu hút khá nhiều sự quan tâm của các bạn sinh viên.

kHoA NGôN NGỮ Và VĂN HoÁ HỌC

Được thành lập năm học 2007 - 2008, khoa Ngôn ngữ và Văn hóa học của trường Đại học Hoa Sen đã từng bước phát triển và ngày càng lớn mạnh, với số lượng hơn 2000 sinh viên. Hiện tại, Khoa đang đào tạo 4 ngành học: Quản trị Khách sạn, Quản trị du lịch và Lữ hành, Quản trị Nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Ngôn ngữ Anh (với 4 chuyên ngành: Anh văn thương mại, Biên - Phiên dịch, Giảng dạy tiếng Anh, Truyền thông doanh nghiệp). Ngoài ra, khoa còn dạy tiếng Pháp, tiếng Nhật và tiếng Hoa, môn Tiếng Việt truyền thông, văn hoá Việt Nam, văn hoá Anh Mỹ, tiếng Việt và văn hoá Việt Nam cho sinh viên nước ngoài (trong các chương trình hợp tác trao đổi sinh viên với các trường Đại học trên thế giới)…

Bàn tiệc do sinh viên khoa Ngôn ngữ & văn hoá học chuẩn bị

33

Page 34: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

34 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 8/2014

Với những hoạt động ngoại khóa sôi nổi, những đề án sát với chuyên ngành đào tạo và đội ngũ giảng viên đã tốt nghiệp từ các trường Đại học lớn trong nước cũng như nước ngoài; các chương trình đào tạo của khoa Ngôn ngữ và Văn hóa học sẽ trang bị hành trang cho các bạn sau khi tốt nghiệp có được kiến thức sâu rộng về chuyên môn, có kỹ năng giỏi trong nghề nghiệp và có lối hành xử thích ứng ngoài xã hội.

Trong quá trình học tập, sinh viên cần liên hệ khoa/ Phòng

Bộ môn Ngôn ngữ Anh

Chị Trần Thị Ngọc oanh Email: [email protected] Điện thoại: 1900.1278 (Ext: 12.542)

Bộ môn du lịch – khách sạn – Nhà hàng

Chị Lương Thị Thương Email: [email protected] Điện thoại: 1900.1278 (Ext:12.546)

Phòng thực hành du lịch

Phòng thực hành khách sạn

Sinh viên chuẩn bị tiệc buffer cho một sự kiện

Sinh viên đang thực tập tại núi Hàm rồng - SaPa - Lào Cai

Page 35: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

35VÒNG QUANH ĐẠI HỌC HOA SEN 35

Đoàn Trường Hoa Sen là tổ chức Đoàn cơ sở trực thuộc Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh, được thành lập vào ngày 16/11/1999. Đến năm 2006, đồng hành cùng với sự phát triển vượt bậc, chuyển mình thành Trường Đại học Hoa Sen là sự phát triển mạnh mẽ không ngừng của các phong trào thanh niên. Đoàn Trường cùng với những nỗ lực không ngừng đã thành lập và ra mắt Hội Sinh viên Trường Đại học Hoa Sen vào ngày 26/06/2007 để cùng đồng hành với sinh viên, vận động và hỗ trợ đắc lực cho sinh viên trong suốt quá trình học tập và rèn luyện.

Trong suốt quá trình 14 năm phát triển, với số lượng Đoàn viên hơn 5000, Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên Trường Đại học Hoa Sen đã nhiều lần đạt danh hiệu đơn vị Xuất Sắc, và nhận được nhiều bằng khen từ Trung ương Đoàn, Thành Đoàn Tp. Hồ Chí Minh, Trung ương Đoàn, Hội Sinh viên Tp.HCM, Trung ương Hội Sinh viên , UBNd Thành Phố Hồ Chí Minh, UBNd các Tỉnh Bến Tre, Kiên Giang, Gia Lai, Trà Vinh,…..

Sự nỗ lực của tập thể cán bộ, đoàn viên toàn Trường đã góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt phong trào của Đoàn viên thanh niên, tạo nhiều chuyển biến tích cực về tư tưởng, chính trị của đoàn viên thanh niên đồng thời mang lại nhiều hoạt động phong trào có tính hiệu quả cao góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho toàn thể sinh viên trường Đại học Hoa Sen.

GIớI THIệU ĐoàN TRưỜNG HoA SEN

1. Tiếp sức mùa thi 2. Mùa Hè Xanh 3. Xuân Tình Nguyện 4. Tập huấn cán bộ Đoàn TN – Hội SV

1

2 3

4

Page 36: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

Trần Ngọc dung Giảng viên khoa Ngôn ngữ và Văn hóa học, trường ĐH Hoa Sen

Bạn đã là người yêu sách, thích đọc và nghiên cứu chưa?

Trải qua một năm học cuối cấp vất vả và một mùa luyện

thi vào đại học, bạn đang đến một môi trường mới,

rộng mở hơn, với lượng tri thức mênh mông nhưng

cũng thực tế hơn để có thể giúp bạn được trang bị tốt

và thành công trong sự nghiệp tương lai. Ở đại học Hoa

Sen, sau học kỳ đầu tiên bạn đã có thể chủ động lên

thời khóa biểu học tập cho mình, có nhiều thời gian để

tự học và nghiên cứu sâu rộng hơn, và đọc sách là một

trong những hoạt động rất thiết thực giúp bạn tiếp cận

lượng tri thức khổng lồ của nhân loại.

Cùng khám phá và vun xới VĂN HoÁ ĐỌC

36 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 8/2014

Page 37: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

37HỌC ĐẠI HỌC NHƯ THẾ NÀO?

Vì sao nên đọc sách?

Đọc sách giúp bạn tăng cường khả năng tập trung, kích thích não bộ nên bạn sẽ có cơ hội luyện trí nhớ, và thông minh hơn.

Đọc sách làm tăng vốn từ và khiến bạn nói chuyện tự tin, lưu loát, có nhiều ý tưởng hơn. Thông qua các tình huống trong sách, bạn sẽ có nhiều cách giải quyết những vấn đề thực tế trong cuộc sống của bạn. Ngoài ra, bạn sẽ có cái nhìn cởi mở, bao dung, khách quan hơn vì bạn đã được tiếp thu nhiều tư tưởng, nhiều nền văn hóa khác nhau từ những quyển sách bạn đã đọc. Sách có thể làm thay đổi cách bạn tư duy, từ đó làm cho cuộc sống của bạn có ý nghĩa hơn

Đọc sách còn là cách giải trí ít tốn kém. Bạn có thể mang sách bên mình, đọc sách trong lúc đợi tàu xe, lúc giải lao giữa những công việc căng thẳng. Sách giúp những ai chưa có điều kiện đi du lịch hiểu biết về những vùng đất, những lịch sử và đặc trưng của các vùng miền.

Nhiều quyển sách mở ra cho các bạn một chân trời mới, với nhiều trải nghiệm thú vị, cho bạn nhiều thích thú, bất ngờ, làm giàu trí tưởng tượng và óc sáng tạo của bạn hơn.

Chọn sách như thế nào?

Trước hết bạn cần xác định mục đích đọc sách: giải trí, nhanh chóng tìm thông tin hay suy ngẫm, nghiên cứu một vấn đề nào đó, sau đó bạn sẽ chọn sách và chọn phương pháp đọc sách phù hợp.

Muốn tìm một cuốn sách nhanh chóng ở thư viện hay nhà sách, bạn cần biết tựa sách, tên tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản,và lần tái bản. Các nội dung này cũng giúp bạn dễ dàng trích dẫn sách khi cần viết báo cáo hoặc giới thiệu cho người khác cùng đọc sách.

Để tìm hiểu nhanh nội dung sách, bạn nên đọc lời tựa, lời giới thiệu về tác giả, tác phẩm (thường xuất hiện ở các trang đầu và bìa cuối của sách). Mục lục sách giúp bạn lướt qua các ý chính của sách. Việcđọc vài đoạn mở đầu, kết thúc sẽ giúp bạn quyết định nên tiếp tục đọc sách hay không.

37

Page 38: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

38 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 8/2014

Các phương pháp đọc sách

Đọc lướt qua: khi bạn chỉ quan tâm đến cốt truyện hoặc nội dung chính của bài viết. Đọc lướt phổ biến với các mục đích đọc giải trí, đọc để tăng cường sự lưu loát. Sau khi đọc lướt, bạn có thể lưu nội dung lâu hơn trong trí nhớ bằng cách kể hoặc viết tóm tắt lại nội dung này.

Đọc từng phần: khi bạn muốn tìm kiếm thông tin để tìm câu trả lời cần thiết cho những việc cụ thể nào đó, ví dụ, các bước để nấu một món ăn ngon, thông tin cụ thể trả lời cho một vấn đề liên quan đến lịch sử, địa lý. Bạn có thể vẽ sơ đồ tư duy để ghi chú lại các chi tiết bạn vừa đọc.

Đọc nghiền ngẫm nội dung : là cách đọc dành cho những người tự học hoặc đang nghiên cứu. Người đọc thường hay ghi chép, phân tích, so sánh, tổng hợp những suy nghĩ khi mình đang đọc với những nội dung đã đọc nhằm tìm hiểu sâu sắc một vấn đề. Phương pháp này tốn nhiều thời gian nhất nhưng lại là cách đọc chủ động, người đọc có thể không đồng tình với ý kiến của người viết sách, từ đó, có thể suy nghĩ sâu sắc hơn, cũng có khả năng phát triển vấn đề sâu, rộng hơn.

Hoạt động “đọc” ở Đại học Hoa Sen

Thư viện Hoa Sen có một nguồn sách giấy và sách điện tử phong phú, được quản lý khoa học qua hệ thống mạng máy tính. Các bạn sinh viên có thể mượn và đọc sách tại các cơ sở 1 đường Nguyễn Văn Tráng, cơ sở 5 đường Tản Viên hoặc cơ sở 2 ở Công viên phần mềm Quang Trung. Sách được sắp xếp theo các chủ đề, sinh viên tự chọn, xem các sách trực tiếp hoặc vào máy tính tìm sách trước khi quyết định đọc tại chỗ hoặc mang sách về nhà. Các nhân viên thư viện luôn nhiệt tình hướng dẫn các bạn tìm sách giấy hay cách tra cứu sách điện tử, cách truy cập thông tin nhanh và hiệu quả nhất.

Đại học Hoa Sen luôn khuyến khích các sinh viên đọc sách nên đã có nhiều hoạt động thúc đẩy việc đọc sách và khai thác nguồn tài liệu của thư viện.

Bộ môn Văn Hóa Anh Mỹ của khoa Ngôn ngữ & Văn hoá học qua chương trình Extensive reading (Đọc mở rộng) đã khuyến khích sinh viên tăng cường khả năng đọc lưu loát tiếng Anh bằng cách đặt thư viện mua hơn 1.000 quyển truyện tiếng Anh được viết giản lược đủ các cấp độ từ dễ đến khó, đủ các thể loại văn học

Page 39: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

39HỌC ĐẠI HỌC NHƯ THẾ NÀO? 39

cổ điển, văn học hiện đại, truyện phiêu lưu, truyện trinh thám, sách khoa học… Sinh viên các lớp Đọc được khuyến khích đọc các sách này, tóm tắt hoặc làm bài tập tương ứng qua một hệ thống mạng để lấy một cột điểm với tỷ lệ 10% trong tiến trình học. Kết quả thu được cho thấy nhiều sinh viên rất chăm đọc và đã vượt chỉ tiêu.

Cuộc thi “Bình sách mùa Xuân”, cuộc thi “Thư viện và tôi” cũng đã thu hút nhiều bạn trẻ tham gia, cho thấy người trẻ không thờ ơ với việc đọc sách. Các bạn đã có nhiều bài cảm nhận sâu sắc, thể hiện tình yêu sách, thái độ trân trọng thư viện, mong muốn góp phần cải tiến và phát triển thư viện nhằm phục vụ bạn đọc tốt hơn.

Khi cơ sở Nguyễn Văn Tráng được xây dựng lại, thư viện Lê Quý Đôn được khánh thành tại đây, thì trang web nguoidoctre.org và quỹ Người đọc trẻ cũng được thành lập với mục đích xây dựng cộng đồng văn hóa đọc, tổ chức các buổi thảo luận sách,v.v... Cùng với câu lạc bộ Tuổi Xanh, hiện nay dự án “Vòng xoay tri thức” và chương trình “Trao đổi sách” đang được phát động nhằm quyên góp sách vở, tài liệu cho các học sinh trung học

ở vùng sâu, vùng xa, đồng thời giúp các quyển sách hay được đến chia sẻ nhiều người đọc hơn.

Hi vọng các bạn sinh viên khóa 2015 sẽ dần trở thành những độc giả yêu sách, biết sử dụng thư viện hiệu quả, chọn lọc và đọc sách thông minh để không chỉ bồi dưỡng trí tuệ mà còn vun xới tâm hồn mình. Cũng mong các bạn sinh viên không chỉ đọc sách mà còn có những phản hồi tích cực qua những bài giới thiệu sách hay, bình sách, qua việc trao tặng sách của mình đến nhiều người hơn để văn hóa đọc luôn được gìn giữ và phát huy.

Page 40: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

LÀM QUEN VỚIT H U y ế T T R ì N HBan Biên tập lược ghi theo Giáo trình của môn: “kỹ năng giao tiếp”

1. Thuyết trình dễ hay khó?

Việc trình bày một vấn đề trước một số người không đơn giản, nhất là đối với những người chưa từng làm việc này

Cần thiết với SV Hoa Sen: ở tất cả các môn học vì các GV thường yêu cầu SV thực hiện việc này

Cần thiết khi đi làm việc (trình bày ý kiến của bản thân trong nhóm làm việc, trình bày một vấn đề với đối tác, với khách hàng…)

Thuyết trình có thể trở thành kỹ năng nếu chịu khó học hỏi và có nhiều cơ hội để vận dụng

40 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 8/2014

Page 41: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

41HỌC ĐẠI HỌC NHƯ THẾ NÀO?

2. Giới thiệu Quy trình ToPP (The oral Presentation Process) trong thuyết trình

Quy trình TOPP này bao gồm 5 giai đoạn: (Bảng biểu trang 45)

Phân tích khán thính giả

Xác định khán thính giả của bạn là ai

Họ muốn nghe gì khi đến với buổi thuyết trình của bạn

Chú ý câu hỏi: “Vấn đề này có lợi ích gì cho tôi?” – câu hỏi người nghe đặt ra trong suốt quá trình nghe bạn nói

Xác định chủ đề và nội dung thuyết trình

Nên chọn một đề tài phù hợp với thế mạnh, kiến thức và kinh nghiệm của bạn. Không nên nhận lời thuyết trình về một vấn đề bạn không nắm vững hoặc tầm quan trọng của nó không ngang tầm với bạn

Sau đó, vận dụng quy tắc ABC để xác định chính xác chủ đề và nội dung thuyết trình

Quy tắc ABC:

Analyse – Phân tích, so sánh những tên đề tài có liên quan đến chủ đề cần thuyết trình. Trên cơ sở đó, lựa chọn đề tài thích hợp

Brainstorm: động não suy nghĩ về nội dung cần thuyết trình, những điểm cần nhấn mạnh và nguồn tài liệu cần

thiết. Từ đó, thu thập thông tin bằng cách: học hỏi kinh nghiệm từ những chuyên gia, nghiên cứu ấn phẩm đã xuất bản, tìm hiểu thông tin từ thực tế, trên internet…

Choose – lựa chọn. Trên cơ sở những số liệu, tài liệu có được, bạn hãy lựa chọn những thông tin tốt nhất, thích hợp nhất cho nội dung thuyết trình của mình.

Phác thảo bài thuyết trình

Lập đề cương bài thuyết trình theo một kết cấu hợp lý nhất.

Có thể chọn một trong những cách sau:

Chữ cái đầu tiên: sử dụng chữ cái đầu mỗi câu để tạo ra một từ hay một cụm từ có nghĩa, dễ nhớ, giúp người nghe tập trung theo dõi bài thuyết trình.

Theo thứ tự tăng hay giảm dần (từ vấn đề quan trọng nhất đến ít quan trọng hơn hoặc ngược lại)

So sánh và đối chiếu: làm nổi bật sự giống và khác nhau giữa các sự vật, sự việc, vấn đề…

Theo trình tự thời gian

Nguyên nhân và kết quả (có thể bắt đầu từ phân tích thực trạng, đánh giá mặt mạnh, yếu, từ đó, đề xuất giải pháp…)

41

Page 42: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

Từ tổng quát tới cụ thể (bắt đầu bằng bức tranh tổng thể rồi đi vào chi tiết ở từng khía cạnh cụ thể)

POP (Problem, Options, Proposal): đưa ra vấn đề và một số giải pháp lựa chọn. Sau đó, phân tích, so sánh và đi đến lựa chọn một trong các giải pháp đã nêu.

Vấn đề và giải pháp (đưa ra vấn đề, phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp hoàn thiện)

Sắp xếp theo không gian: thích hợp với các chủ đề có liên quan đến không gian rộng lớn.

Nội dung bài thuyết trình thường có 3 phần:

a. Phần mở đầu:

Để mở đầu hay, nên chú ý:

Gây ấn tượng bằng cách tạo ra bầu không khí gần gũi, thân thiện

Thu hút sự tập trung, chú ý của khán giả

Hoan nghênh khán thính giả và giới thiệu về bản thân/ nhóm thuyết trình. Biết đựơc bạn là ai và kinh nghiệm, kiến thức của bạn trong lĩnh vực sẽ trình bày, khán giả sẽ tin tưởng hơn.

Giới thiệu đề tài: tên, ý nghĩa, tầm quan trọng, mục đích thuyết trình, phạm vi thuyết trình và lý do phải giới hạn đề tài

Giới thiệu dàn ý bài thuyết trình

Cho biết có phần giao lưu với khán giả không? Nếu có thì vào thời điểm nào? Cách khán giả đặt câu hỏi

Chuyển ý: Hết phần mở đầu nên có câu chuyển ý sang phần diễn thuyết chính, thay đổi giọng để tăng thêm sự sinh động, hấp dẫn

b. Phần thân bài (nên có từ 3 tới 5 vấn đề chính)

Nếu bài thuyết trình ngắn thì mỗi vấn đề nên được trình bày thành một đoạn văn. Bài thuyết trình dài thì mỗi ý được trình bày thành một đoạn văn, mỗi vấn đề gồm nhiều ý.

Giữa các phần, các vấn đề cần có phần chuyển ý – câu kết nối giữa các phần, các ý với nhau. Trong bài thuyết trình nên có nhiều cách chuyển ý khác nhau giúp bài nói thêm phần sinh động.

c. Phần kết luận. Để có được phần kết cho một bài thuyết trình hay, chú ý:

Cách chuyển sang phần kết bằng câu chuyển ý. Tiếp đó, cảm ơn khán thính giả đã chú ý lắng nghe, đề nghị họ đặt câu hỏi.

Tóm tắt những nội dung chủ yếu của bài thuyết trình: Nêu bật được những nội dung hoặc mục đích chính của bài thuyết trình.

Câu kết.

Bạn cần biết căn cứ vào những bối cảnh, đối tượng người nghe cụ thể để nêu câu kết (không thể có câu kết mẫu).

Hoàn chỉnh bài thuyết trình

Tập trung trả lời những câu hỏi:

Liệu khán giả có hiểu được các từ ngữ (đặc biệt là các từ chuyên môn, từ mới) mà bạn

42 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 8/2014

Page 43: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

43HỌC ĐẠI HỌC NHƯ THẾ NÀO?

sử dụng trong bài thuyết trình không?

Các số liệu minh họa cho bài nói của bạn đã được trình bày sinh động chưa?

Những vấn đề nào cần đưa lên slide? dùng loại nền nào, hình ảnh gì để minh họa là thích hợp nhất?

Lường trước những nội dung khán giả có thể phản ứng và cách phúc đáp của bạn.

Chỗ nào nên nhấn mạnh, nói sâu thêm?

Thuyết trình thử

Đọc kỹ bản thảo cuối cùng của bài thuyết trình

Nắm vững nội dung, đặc biệt là các ý chính

Nhớ kỹ phần giới thiệu vì bạn sẽ tự tin hơn với phần mở đầu trôi chảy

Hãy sẵn sàng những gợi ý (nếu cần)

Tập dượt thuyết trình kết hợp với slide power point, có thể nhờ người khác làm cử tọa để có cảm giác “thật”

Với những chia sẻ ngắn gọn này, hy vọng các bạn có thể học hỏi, luyện tập để có thể tự tin, chủ động khi phải trình bày một vấn đề với một nhóm người và trước hết, được thuận lợi hơn khi phải cùng với nhóm, hoàn tất các bài tập mà bất kỳ SV Hoa Sen nào cũng phải trải qua.

3. Thu hút sự chú ý của khán thính giả

Sử dụng thuật hùng biện hoặc phép tu từ.

Thuật hùng biện là nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trau chuốt nhằm gây ấn tượng mạnh mẽ, tạo sức thuyết phục lớn với khán thính giả.

Sau đây là một số phép hùng biện thông dụng:

Phép so sánh, ví von

Phép ẩn dụ

Phép cường điệu/ ngoa dụ dùng khi muốn nhấn mạnh, thổi phồng vấn đề nào đó. Mục đích nhằm gây ấn tượng mạnh cho người nghe chứ không phải là lừa dối họ

Câu hỏi tu từ

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể

Trong thuyết trình, ngôn ngữ cơ thể đóng vai trò rất quan trọng đối với sự thành công của diễn giả. Để thu hút được khán thính giả, cần lưu ý các yếu tố sau:

Tiếp xúc bằng mắt với khán thính giả để họ thấy được sự quan tâm của bạn. Đồng thời, thông qua việc quan sát bạn có thể đọc được phản ứng của khán thính giả đối với những gì bạn đang nói để có sự điều chỉnh sao cho phù hợp

Biểu lộ bằng nét mặt: hãy mỉm cười để thể hiện sự thân thiện, để người nghe thấy bạn rất tự tin để bạn không bối rối

Dáng điệu: đứng thẳng, hơi ngả về phía khán giả một chút, hai tay xuôi hoặc một tay cầm micro và biết cử động hai tay một cách thích hợp, hai bàn chân cách nhau khoảng 30 cm

Trang phục: chỉnh tề, lịch sự, phù hợp với lứa tuổi, địa vị của người thuyết trình và mức độ trang trọng, quy mô, tính chất của buổi thuyết trình

43

Page 44: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

Chất lượng giọng nói:

Tốc độ: Không nên nói quá chậm hoặc quá nhanh. Khi nói bằng tiếng mẹ đẻ nên nói 120 – 150 từ/ phút và 100 từ/ phút khi nói bằng ngôn ngữ thứ hai

Sôi nổi: sử dụng giọng nói một cách linh hoạt, lúc cao lúc trầm, nói có trọng tâm, điểm nhấn, lúc nhanh lúc chậm…

Giọng nói: to, rõ ràng, lưu loát. Nếu không có một giọng nói hay trời phú, hãy luyện tập

Những điều cần tránh:

Đứng im, mặt tái nhợt, tay chân run lập cập => thể hiện sự thiếu tự tin, mất bình tĩnh

Tay để trong túi quần, túi áo => thể hiện sự thiếu nhiệt tình, tạo khoảng cách

Hai tay để sau lưng hoặc thu trước bụng, người đung đưa liên tục => thể hiện sự thiếu tự tin, tư duy không mạch lạc, không làm chủ bài nói

Không kiểm soát được hành động cơ thể: đầu cúi gằm, mắt nhìn chằm chằm slide, màn hình hay bài viết, đứng một cách vô thức: chân co chân duỗi, tì vào bàn…

Nhìn lên trần nhà, tường, không nhìn khán giả, nhăn trán, cau mày…

4. Sử dụng các công cụ hỗ trợ hiệu quả

Số lượng slide: 6 – 12 slide cho 10 phút thuyết trình, 30 – 70 slide cho 1 giờ

Hình thức slide:

Cỡ chữ: từ 28 trở lên, chữ dùng cho tựa đề lớn hơn

Mỗi slide nên có khoảng 5 - 8 dòng (trừ tựa đề)

Trên mỗi slide sử dụng tối đa 2 kiểu chữ

Tránh mọi lỗi chính tả và ngữ pháp

Chuẩn bị nơi thuyết trình

Kiểm tra các dụng cụ trước giờ thuyết trình

Lường trước các trục trặc về thiết bị có thể có và cách khắc phục

Nên tránh:

Sử dụng nhiều hiệu ứng đặc biệt gây sự mất tập trung với bài nói

Giao việc chiếu slide cho người khác

Chúc các bạn thuyết trình thành công.

44 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 8/2014

Page 45: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

45HỌC ĐẠI HỌC NHƯ THẾ NÀO?

CÁC GIAI ĐoẠN

Giai đoạn 1: Phân tích khán giả

Giai đoạn 2: Xác định chủ đề và nội dung thuyết trình

Giai đoạn 3: Phác thảo bài thuyết trình

Giai đoạn 4: Hoàn chỉnh bài thuyết trình

Giai đoạn 5: Thuyết trình thử

CôNG VIệC CẦN LàM

Cần xác định rõ:Khán giả là ai?Họ cần gì? Họ muốn biết gì?Động lực của họ khi tới buổi thuyết trình Họ kỳ vọng gì ở buổi nói chuyện?

Sử dụng quy tắc ABC để:Xác định chủ đề và nội dung cần thuyết trìnhĐộng não suy nghĩ để tìm ra những nội dung chủ yếu, những điểm cần nhấn mạnhLựa chọn những tài liệu tốt nhất cho bài thuyết trình

Viết đề cương sơ bộ cho bài thuyết trình gồm: mở bài, thân bài và kết luận Viết đề cương chi tiết cho bài thuyết trình Phác thảo bài thuyết trình (hãy luôn nhớ đây là văn nói)

Hãy tự đọc bài phác thảo và đọc to cho người khác nghe Lắng nghe sự góp ý và sửa chữa Chèn thêm những câu, phần chuyển ý, chuyển đoạn để bài viết có logic chặt chẽ hơn, sức thuyết phục cao hơn Chuẩn bị slide power point và các phương tiện nghe nhìn thích hợp để bài thuyết trình đạt hiệu quả cao hơn

Chuẩn bị ngôn ngữ lời nói và cơ thể Tập dợt thuyết trình Suy nghĩ xem bạn nên mặc gì, trang điểm ra sao và chuẩn bị

Tổng kết quy trình ToPP

45

Page 46: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

Bạn 18, 20 tuổi và vừa trúng tuyển vào một ngành học của Đại học Hoa Sen. Chúc mừng bạn, năm đầu đại học! Chúc mừng bạn trước ngưỡng cửa trường, một mùa khai giảng như chưa từng có trước đây, một năm học mới đánh dấu trưởng thành!

Học ở đại học, khác gì với hơn 12 năm học phổ thông mà bạn từng quen? Học ở Hoa Sen, có cái gì đặc thù, thú vị? Cái gì thách thức, tự hào? Cái gì phải thay đổi trong thói quen thâm căn cố đế? Cái gì hào hứng tự làm mới mình? Cái gì… không biết vượt qua nổi hay không?

TrưỚC NGưỡNG

CửA Đ Ạ I

H Ọ CTS.Bùi Trân Phượng

Hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Sen

46 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 8/2014

Page 47: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

47CHỦ ĐỀ NĂM HỌC

SốNG TỬ Tế

Sống tử tế, đáng lẽ là kết quả đã phải đạt được vững chắc từ giáo dục của gia đình và trường phổ thông, trước khi bạn vào Đại học. Buồn thay, ở Việt Nam thực tế không đương nhiên là như vậy.

Tôi ở trong nghề giáo dục – hiểu theo nghĩa sống bằng lương giáo viên – đến nay tròn nửa thế kỷ, trong đó chỉ 3 năm là trước 1975. Qua 17 năm công tác tại một Đại học công lập lớn của Thành phố, lại là nơi đào tạo giáo viên, từng là cán bộ Đoàn, tham gia quản lý Khoa, Bộ môn, tôi có lần “tổng kết” với đồng nghiệp: “Mình đã phải đối mặt không thiếu một tình huống nào trong sinh viên, từ trộm cắp đến hiếp dâm, hoang thai, chỉ mỗi giết người là chưa bị gặp.” Vậy mà, thời đó, vi phạm đạo đức so với bây giờ nào có nghĩa gì; vì thường là trường hợp cá biệt, có khi chỉ do túng thiếu mà trộm vặt kí lô đường, cái áo bạn mới may chưa kịp mặc Tết… Thầy cô phải cân lên nhắc xuống, không nhân nhượng vì sinh viên đang học để thành thầy cô giáo, nhưng ráng hiểu hoàn cảnh đưa đến sai lầm, rồi cả thầy cô cũng phải xót xa khi mình chưa thấu đáo nên lỡ phạt oan, cũng phải “trả giá” khi “chống tiêu cực” rồi bị phản ứng trả thù. Thời ấy hình như… đã xa, khi thông tin trên báo giấy và báo mạng nhan nhản chuyện đau lòng như cơm bữa về bạo lực học đường, suy thoái đạo đức nghiêm trọng cả trong và ngoài trường học. Khi trung thực, lương thiện mới bị coi là “cá biệt” và do đó, thiếu tự tin để khẳng định mình, nơm nớp lo bị thiệt thòi, cười chê, trừng phạt.

Hơn 20 năm cùng đồng nghiệp Hoa Sen kiên trì giữ nền nếp nhà trường trong sạch, không chấp nhận gian lận thi cử trong sinh viên, hơn một lần tôi nghe các bạn phân bua: “Thưa cô, nhưng khắp nơi người ta…” Một bạn lớp trưởng bị tôi mời lên hỏi về việc lộ đề kiểm tra giữa học kỳ, thiệt tình ngơ ngác: “Nhưng, thưa cô, em biết được đề thì đã thông tin cho cả lớp chứ đâu giữ một mình! Suốt thời gian học phổ thông, em làm lớp trưởng từng làm vậy hoài mà!” Cùng với Khoa, Phòng Đào tạo, chúng tôi tốn nhiều công sức, thời giờ, mà không biết được bao nhiêu bạn trong lớp đó thực sự hiểu vì sao lớp trưởng bị “cách chức” ngay tức khắc, đề thi cuối học kỳ được đổi và lớp có làm kiến nghị nhiều chữ ký mà kết quả hơn hai phần ba dưới trung bình bài thi cuối học kỳ vẫn không thay đổi, do các bạn, dù đã được cảnh báo vẫn khăng khăng học lệch, theo “trọng tâm” đã được thầy “giới hạn”. Nhưng thầy giáo thỉnh giảng môn học đó chắc hiểu vì sao thầy vĩnh viễn không còn cộng tác được với trường. Vậy thì, bạn ơi, sống tử tế, trước hết, là liêm chính, thật thà, không gian dối. dẫu “hồi đó tới giờ”, dẫu “ngoài đời” ra sao đi nữa, thì ở đây, tại Đại học Hoa Sen, chúng ta sống tử tế. Với kỳ vọng, sau này, vào đời lập nghiệp, bạn cảm thấy mình không thể, hay ít nhứt, khó có thể sống khác hơn.

Tất nhiên, sống tử tế còn có nhiều nội hàm khác. Thầy trò, đồng nghiệp Hoa Sen chúng ta sẽ cùng nhau tiếp tục nghĩ, bàn và thực hiện trong suốt năm học này và vài ba năm học tới, với mong muốn củng cố niềm tin cho người xưa nay vốn sống lương thiện, và tiếp sức “lội ngược dòng” cho những ai từng bị cám dỗ bởi suy thoái chung.

47

Page 48: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

HỌC ĐàNG HoàNG

Đây cũng là nề nếp lẽ ra phải đã có từ trước khi vào đại học. Nhưng “cái học ngày nay đã hỏng rồi ”là một thực trạng không còn ai chối cãi; và nó “hỏng” tới mức chẳng những tác giả lời than đó vào nửa sau thế kỷ 19 mà bất kỳ ai, không hàng ngày lặn hụp trong thực tế giáo dục Việt Nam như thầy trò chúng ta thì không thể nào hình dung nổi.

Nhưng vì các bạn vốn là người trong cuộc, nên trải nghiệm mà tôi chia sẻ ở đây chắc không làm các bạn quá ngạc nhiên. Khi bàn bạc cùng một nhóm sinh viên tích cực, với mong mỏi các bạn đó sẽ là những thành viên nòng cốt trong cuộc vận động sâu rộng mà Đại học Hoa Sen đã triển khai: “Phòng tránh và chống đạo văn”. Một câu hỏi bất ngờ: “Nếu tác giả cho phép em sử dụng bài của mình mà không dẫn nguồn, thì em có bị coi là đạo văn không?”, “Sao lại có trường hợp đó?”, thầy hướng dẫn hỏi lại. “Ở trường phổ thông, cô giáo em luôn bắt học thuộc bài mẫu cô làm cho tụi em để đi thi, kể cả thi học sinh giỏi; đó

là cô cho phép mà!”. Một sinh viên Hoa Sen sang Phần Lan học một học kỳ trong khuôn khổ chương trình trao đổi sinh viên đã kể lại bên cạnh nhiều điều kỳ thú một kinh nghiệm đáng suy gẫm: lần đầu trong đời bạn bị điểm 1, vì bạn đã theo thói quen từ trước tới nay: thản nhiên sử dụng tài liệu từ Internet mà không dẫn nguồn. Chúng tôi biết rất nhiều bạn sinh viên không hiểu “đạo” nghĩa là “ăn cắp”, không hiểu chính xác như thế nào thì bị coi là “đạo văn” ở bất kỳ trường học bình thường nào ngoài đất nước ta, không cần phải là trường đại học. Cho nên, thay vì chỉ là lớp hướng dẫn tự nguyện như các năm trước, các qui định về việc “Phòng tránh và chống đạo văn” đã được triển khai và áp dụng từ năm học 2013 - 2014 sau 2 năm chuẩn bị. Như vậy, cả thầy và trò đều được hiểu minh bạch, cặn kẽ thế nào là quyền sở hữu trí tuệ, thế nào là các nguyên tắc và quy phạm trích dẫn, v.v… để tránh trường hợp vi phạm không cố ý.

48 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 8/2014

Page 49: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

49CHỦ ĐỀ NĂM HỌC

Còn lại, “học đàng hoàng” thật ra đòi hỏi cả thầy và trò thay đổi nhiều thói quen ăn sâu. Nếu trước giờ bạn quen học thuộc lòng và nói lại, viết lại những gì mình đã được nghe giảng – hay được cho phép, thậm chí bị bắt buộc dùng lại ý, câu, bài viết, bài tập mẫu, không chỉ là bài văn mà trong hầu hết các môn, kể cả Toán, Lý, Hóa – và chỉ cần “tái hiện” theo mẫu, “đoán đúng” đáp án đã được coi là “học tốt”, thì từ nay, bạn phải thay đổi. Chúng tôi mong bạn sẽ học thiệt, học đúng nghĩa, tức là tìm hiểu tri thức mới, không chỉ từ lời giảng của thầy mà từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau, bằng nhiều cách khác nhau để thực sự mở rộng hiểu biết, suy nghĩ, phân tích, lý giải, chứng minh, lập luận, kể cả đặt giả thuyết, tưởng tượng cái ngoài khuôn khổ thông thường, để tư duy và sáng tạo. Học, đọc sách, thuyết trình, thảo luận bằng trí suy nghĩ của mình, viết bằng ý tưởng và câu chữ, lập luận của mình, học để biết thêm cái mình chưa biết, để nghĩ có thể khác với điều mình từng nghĩ trước đây. Bạn sẽ học không chỉ

ở giảng đường khi có mặt thầy, mà cả một mình trong thư viện, hay trong nhóm sinh viên. Học khi đi du khảo, tham quan, thực hành, thực tập, xử lý tình huống thực tế tại doanh nghiệp hay trong hoạt động phục vụ cộng đồng. Học khi giao tiếp trong và ngoài lớp học, làm việc nhóm với bạn hay tại nơi thực tập, với nhiều trải nghiệm đa dạng qua các hoạt động chính khóa và ngoại khóa. Học là luôn luôn quan sát, suy nghĩ, có thái độ, có chính kiến riêng, có đủ bản lĩnh bảo vệ chân lý và lẽ phải, đủ hiểu biết và khoan dung để lắng nghe, tôn trọng ý kiến khác ý mình, để không ngừng truy tìm chân lý mới, luôn nồng nhiệt dấn thân, mà vẫn tỉnh táo, lý trí. “Học đàng hoàng”, trước hết, là tự học; học với thầy, với bạn, kể cả tự mình học, không lệ thuộc vào thầy, dựa dẫm vào bạn, càng không phải là sao chép mà không cần suy nghĩ, dù chép từ sách, từ thầy hay từ Internet.

49

Page 50: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

I N T E R N A T I O N A

kếT NốI NĂM CHÂU

Đây là đặc điểm nổi bật nhất khi bạn đã chọn Đại học Hoa Sen. Từ khi thành lập trường Hoa Sen, lúc đó chưa phải là đại học, chúng tôi đã dứt khoát từ chối cách suy nghĩ “Việt Nam là ngoại lệ”. Thay vì “trường quốc tế”, chúng tôi luôn tâm niệm xây dựng một trường Việt Nam được cộng đồng giáo dục quốc tế công nhận ngang hàng, hợp tác bình đẳng. Thay vì “chất lượng cao” hay “đẳng cấp” này nọ, chúng tôi quan niệm chuẩn mực chỉ có thể là quốc tế, là phổ quát. Trường đại học thực sự đạt chuẩn mực khi nó là trường đại học đúng nghĩa, như đại học đang vận hành phổ quát trên thế giới, bất kể khác biệt, đặc thù về chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa.

“Kết nối năm châu” là sứ mạng xưa nay của mọi trường đại học đúng nghĩa, từ khi Đại học hiện đại ra đời ở châu âu; không phải chỉ vì toàn cầu hóa; mặc dù toàn cầu hóa tạo ra vô số cơ hội và không ít thách thức mới cho việc thực thi sứ mạng đại học. Đối với nền giáo dục đại học vừa sinh sau đẻ muộn vừa là nạn nhân của lỗi hệ thống như ở Việt Nam, kết nối năm châu có thêm ý nghĩa vừa của phao cứu sinh vừa của lửa thử vàng.

Quốc tế hóa đại học đang là chủ đề nóng

bỏng của nhiều hội thảo về giáo dục đại học trên thế giới. Nội hàm của khái niệm này rộng và đa dạng. dù còn nhiều tranh luận, nhưng không ai có thể chấp nhận quốc tế hóa đơn giản chỉ là “chạy” thêm từ “quốc tế” để gắn vô tên trường, hay chỉ là dạy 1, 2 năm ở Việt Nam rồi đưa SV đi học tiếp, lấy bằng ở một Đại học nước khác. Mong muốn của Đại học Hoa Sen, trong tiến trình lâu dài quốc tế hóa đại học mình, là xây dựng một trường đại học Việt Nam không là ngoại lệ, một trường Đại học đúng nghĩa nơi giáo sư, giảng viên, nhà nghiên cứu từ bất cứ quốc gia nào có thể đến làm việc bình thường, thoải mái, hiệu quả như ở nước họ; sinh viên thuộc bất cứ quốc tịch nào có thể đến học tập, nghiên cứu, thực tập và có nhiều trải nghiệm bổ ích như kỳ vọng của họ khi đi ra quốc tế; vì trường đại học Việt Nam mang tên Hoa Sen xứng đáng là môi trường đại học quốc tế đối với họ.

Trong thập niên đầu của lịch sử đại học còn non trẻ của mình, chúng ta hãy hoàn thành cho được mục tiêu kết nối với quốc tế (being internationally connected). Có nghĩa là, tuy môi trường của toàn trường chưa hoàn toàn được như viễn cảnh tôi vừa vẽ ra – chẳng hạn, các bạn còn học nhiều môn bằng tiếng Việt,

CÁC ĐốI TÁC Sư PHẠM QUốC Tế

50 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 8/2014

Page 51: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

GESTION -COMMERCE -INFORMATIQUE -ADMINISTRATION

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

51CHỦ ĐỀ NĂM HỌC

làm sao thầy giáo và bạn bè quốc tế có thể đến dạy, học thoải mái? – thì ít nhứt, chúng ta cũng có nhiều điểm kết nối, nhiều cơ hội cho một số (nay còn ít, nhưng sẽ ngày càng đông hơn) giáo sư, giảng viên quốc tế đến làm việc, dạy học ở trường; cho ngày càng đông bạn bè SV quốc tế đến cùng học với các bạn, ngày càng đông SV từ Hoa Sen được trải nghiệm học tập, thực tập, làm việc trong môi trường quốc tế tại Việt Nam và nước khác. Kết nối quốc tế cũng là tổ chức hội thảo khoa học tại trường mình có thành viên tham dự đến từ quốc tế, là đưa giảng viên trường mình đi dạy học, dự hội thảo, sinh hoạt học thuật quốc tế; là xây dựng những nhóm nghiên cứu xuyên quốc gia, phát hành những ấn bản khoa học đến được với cộng đồng Đại học quốc tế, …

Để làm được những việc đó, trước hết, tất nhiên các bạn phải tự nâng cao trình độ tiếng Anh, chủ động tham gia các môn học, chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh (mỗi năm sẽ gia tăng ngay trong hệ chính quy lấy bằng quốc gia Việt Nam) để nắm lấy những cơ hội dành cho mình. Nhưng giao tiếp liên văn hóa không dừng ở năng lực ngôn ngữ. Quan trọng hơn, các bạn cần biết quan sát, với sự thích thú, khoan dung và cởi mở,

những tương đồng và khác biệt văn hóa giữa mình và thầy cô, bạn bè từ quốc tế hay từng có trải nghiệm quốc tế. Bạn cần tự tìm hiểu sâu và vững chắc hơn về căn tính văn hóa Việt đã biến thiên suốt chiều dài lịch sử, để có thể sẻ chia, học hỏi với sự tự trọng, tự tin và khát khao không ngừng hoàn thiện bản thân, mở rộng tình thân ái với bạn trẻ năm châu bốn biển.

Bạn cần sống tử tế, thì mới có thể học đàng hoàng. Và có đàng hoàng tử tế, thì mới tự tin kết nối với năm châu, làm cho bạn bè quốc tế yêu mến, quý trọng mình và qua đó, gia tăng thiện cảm với trường Hoa Sen và đất nước Việt Nam. Đó cũng là cách tốt nhứt để bạn tự chuẩn bị cho tương lai nghề nghiệp của mình; vì các nhà tuyển dụng luôn căn dặn: “Sự nghiệp bền vững dành cho người không chỉ là nhân viên chuyên nghiệp, hiệu quả, mà còn là công dân toàn cầu có trách nhiệm.”

Chúc bạn bước vào ngưỡng cửa Đại học Hoa Sen với rất nhiều ước mơ đẹp và nhiều nghị lực, hứng khởi, sáng tạo để thực hiện ước mơ, hoài bão của chính mình!

51

Page 52: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

GẶT VỘIVài ghi chép về chuyến đi Nhật từ 24 đến 31/5/2014 cùng 14 bạn đồng nghiệp Hoa Sen

Đây là cảm nhận của một thành viên đã tham gia chương trình “Kết nối năm châu“ với chuyến đi Nhật Bản

Nguyễn Minh Sơn (Mai Sơn)

Ban Tu thư, ĐH Hoa Sen

1/ MỘT GươNG MẶT HIềN HÒA

Trên máy bay từ Sài Gòn đến Tokyo đêm đó, tôi được ngồi vai kề vai với một người Nhật - một nhà sư Phật giáo. ông nói chút ít tiếng Anh và chủ động bắt chuyện với tôi (dĩ nhiên là tôi hoàn toàn không biết tiếng Nhật.) Vẻ mặt hiền hậu, cử chỉ khoan thai, chính xác. ông ngồi cạnh cửa sổ. Tôi không biết ông có ngủ chút nào không suốt hơn 5 giờ bay, vì thấy ông ngồi bất động suốt với đôi tai nghe gắn chặt vào tai. Đến rạng sáng, khi máy bay sắp hạ cánh, tôi xin đổi chỗ để được nhìn đất đai, phong cảnh Nhật Bản bên dưới, ông vui vẻ đồng ý. Hóa ra bên dưới cánh máy bay đang hạ dần độ cao không phải là thành phố Tokyo (sau này tôi được biết thêm rằng các sân bay ở Nhật được xây dựng ở rất xa khu dân cư đông đúc). Chúng tôi lưu luyến chia tay nhau, phút giây đó tôi muốn nói ông là người Nhật đầu tiên đón tôi vào ngôi nhà rộng lớn của đất nước ông.

Nhưng tôi sẽ còn bắt gặp hoặc gần gũi với nét mặt thanh thản, nụ cười cởi mở, thần thái an vui của ông trên khắp chặng đường tôi đi qua.

2/ HUMAN LANGUAGE

Nhà sư đó còn tiêu biểu cho nước Nhật về một phương diện khác: không cần thông thạo ngoại ngữ, ngay cả tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới. Nghe nói đó là một phần của niềm tự hào dân tộc và tinh thần độc lập của người Nhật. Hình như họ cho rằng thế giới sẽ phải học văn tự và tiếng nói của họ, như là đang sử dụng rất nhiều tiện nghi văn minh do họ làm ra. Tôi không biết sự thiếu vắng một công cụ giao thiệp đó ảnh hưởng thế nào đến các quan hệ quốc tế của nước Nhật, nhưng trong “khuôn khổ” một tuần sinh hoạt, đi lại thăm thú, shopping của các đồng nghiệp và tôi, thực sự là không có bất kỳ trở ngại nào đáng kể. Bởi vì tính trung thực, ân cần, kiên nhẫn của người Nhật và chất lượng hảo hạng của các dịch vụ, sản phẩm đã “nói lên” tất cả.

52 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 8/2014

Page 53: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

53CHỦ ĐỀ NĂM HỌC

3/ ĐồNG XU Và kHốI THịNH VưỢNG

Vừa rời khỏi sân bay được vài phút, từ cửa sổ xe bus, câu chuyện kỳ lạ của Nhật đã dần dần len lỏi vào đầu tôi khi tôi bắt gặp cái bảng giá khách sạn được trang trí thật đẹp, công phu, rõ to trên cao, như thể cái (bảng) giá đó không bao giờ thay đổi vậy. Tại sao? Người hướng dẫn viên Nhật gián tiếp trả lời tôi: Cái chai nước suối này trong 30 năm qua đã… tăng giá từ 100 lên thành 120 yên.

Giá cả sinh hoạt, giá các mặt hàng tiêu dùng, tiện nghi gia đình ở Nhật đắt đỏ nhất thế giới thì ai cũng biết, nhưng mặt khác ai cũng biết đồng yên có giá trị nhất, nhì thế giới và như một hệ quả, những đồng tiền kẽm, kể cả đồng 50 xu, đồng 1 yên (1 yên Nhật = 210 đồng Việt) vẫn luôn hiện diện trong mọi giao dịch mua bán hàng ngày. Không có chúng trong túi, bạn sẽ gặp nhiều bất lợi đấy. Trong một đêm khuya ngoài trời mưa lớn, với một vốc tiền kẽm trong tay tôi đã lang thang tìm đến trụ bán hàng tự động để mua mấy lon bia Asahi. Tôi chợt liên tưởng đến Việt Nam và tự hỏi: làm sao chúng ta có thể làm những trụ bán chai nước tự động đây khi mà đồng tiền

mất giá liên tục và những đồng xu đã nhanh chóng biến mất?

Tới đây cần phải nói ngay một chút nhận xét của tôi về nền kinh tế đứng thứ ba thế giới này. Họ có vô số thương hiệu uy tín (trong khi đó, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới có thương hiệu gì, xin bạn dạy bảo cho tôi biết?) Nhưng vì sao công trình và sản phẩm của Nhật lại đắt nhất thế giới? Theo tôi, theo hiểu biết hạn hẹp của tôi, do tuân nghiêm những chuẩn mực về một nền kinh tế lành mạnh, họ đề cao giá trị bền vững, tức là phải đầu tư rất lớn cho nhân công, cho xã hội, và cho việc giữ gìn môi trường (trong khi đó nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã “sản xuất” bằng mọi giá, bất chấp sự hy sinh con người và xã hội, để tung hàng hóa rẻ ra khắp thế giới, nhằm thu lợi và làm giàu nhanh chóng.) Nói theo ngôn ngữ kinh tế học là, Nhật vừa tăng trưởng kinh tế vừa phát triển xã hội; trong khi đó Trung Quốc chỉ đạt được những con số tăng trưởng phiến diện.

53

Page 54: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

54 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 8/2014

4/MỘT NGưỜI VIệT NAM Ở NHậT

Cứ đi giữa Tokyo, Kyoto, Osaka mà “ngoảnh nhìn” về Việt Nam thì buồn chết, nhưng những hình ảnh tương phản không làm sao biến khỏi đầu óc được, đặc biệt là từ sau buổi gặp gỡ ngắn ngủi với Giáo sư Trần Văn Thọ, đại học Waseda (Tokyo). ông ở Tokyo hơn 40 năm qua nhưng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. ông từng là thành viên hội đồng cố vấn của Thủ tướng Nhật trong hơn 10 năm. ông là cả một khối tài liệu cho ai muốn tìm hiểu về nước Nhật hiện đại.

Giáo sư Thọ cho biết người Nhật rất thích đầu tư vào Việt Nam, vì mấy lý do sau: hai dân tộc có cùng màu da; từ sâu xa có chung một nền văn hóa hình thành trên nền tảng sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước, cùng chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa nên Nho giáo, Đạo giáo và nhiều chuẩn mực Trung Hoa có thể tìm thấy trong văn hoá cả hai nước; địa lý gần gũi (chỉ 5 giờ bay); và quan trọng hơn cả, Việt Nam là một đất nước giàu tiềm năng.

Qua Giáo sư Trần Văn Thọ, chúng tôi biết được thủ tướng Nhật Waseda (người sáng lập ngôi trường ngày nay mang tên ông) từng gặp Phan Bội Châu và khuyên người chí sĩ Việt Nam đại khái là: “Chưa đánh Pháp nổi đâu. Hãy lo học hành trước đã.” Và câu nói đó đã gợi ý cho Phan Bội Châu tổ chức phong trào Đông du lịch sử.

Câu chuyện tuyệt hay mà ông kể lại (qua một bài báo) là câu chuyện “Thượng tôn pháp luật: Sức mạnh của Nhật bản thời Minh trị duy tân”. Chuyện khá dài, khi nào rảnh, mời các bạn đọc ở đây: http://edu.topglobis.com/phap-luat/434-thuong-ton-phap-luat---suc-manh-cua-nhat-ban-thoi-minh-tri-duy-tan.html

Page 55: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

55CHỦ ĐỀ NĂM HỌC 55

5/ Mỹ HỌC Về Sự SốNG Và Sự CHếT

Người Nhật làm cái gì cũng làm với tinh thần cầu toàn, làm đến nơi đến chốn, để có thể tổng kết thành quy phạm, thành nghệ thuật, thành tinh túy. Có nghệ thuật cắm hoa (Ikebana), nghệ thuật gấp hoa (Kusudama), trà đạo (Chado), nghệ thuật cắt giấy (Kamikiri)… Nhìn chung, nước Nhật có cả một nền mỹ học cho mọi sinh hoạt đời sống, và kỳ lạ thay, có cả một mỹ học về sự chết. Vâng, chết cũng phải chết cho đẹp, tự sát cũng phải tự sát cho xứng đáng. Không ai không biết về các vụ tự sát của ít nhất ba nhà văn vĩ đại nhất của nước Nhật là ryunosuke Akutagawa (1892 - 1927), Mishima yukio (1925 - 1970, ba lần được đề cử giải Nobel văn học), yasunari Kawabata (1899 - 1972, đoạt giải Nobel văn học năm 1968). Họ tìm đến cái chết như tìm đến một ý nghĩa tối hậu của cuộc hiện hữu. Họ chọn cái chết như hoa anh đào chọn cách rơi rụng vào lúc đẹp nhất. riêng cuộc tự sát của Mishima còn được... truyền hình trực tiếp.

Tôi đọc ở đâu đó trên mạng rằng: “Các nhà văn Nhật Bản có truyền thống tự sát vì tuổi già sộc đến, cái đẹp họ suốt đời tìm kiếm đã rời xa. Cảm thức thẩm mĩ không cho phép họ níu kéo sự sống. Và họ muốn ra đi vào lúc trong lòng vẫn vẹn nguyên cái đẹp, và trong con mắt của mọi người họ đang được sự ngưỡng mộ nhất.”

Có thể nói đó là một phần của văn hóa “tự xử”(Jiketsu) của người Nhật.

Nhưng đây là một câu chuyện dài nằm trong “trường thiên” về xứ Phù Tang mà một cuộc đi thăm chớp nhoáng chỉ cho phép gặt hái vội vàng vài ấn tượng kể trên.

Page 56: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

Chi đoàn giảng viên nhân viên“Về NGUồN” TẠI CẦN GIỜ

Phạm Thuyên

Vừa qua, Chi Đoàn giảng viên, nhân viên (GVNV) Trường Đại học Hoa Sen đã tổ chức chuyến đi “Về nguồn” tại rừng Sác - Cần Giờ với sự tham gia của gần 30 giảng viên, nhân viên trẻ.

Nghĩa trang liệt sĩ Rừng Sác – Cần Giờ

Hành trình về nguồn tuy chỉ diễn ra trong một ngày ngắn ngủi nhưng đã để lại những ấn tượng và tình cảm khó quên. Điểm đến đầu tiên trên hành trình về nguồn này là nghĩa trang liệt sĩ Cần Giờ (hay còn gọi là nghĩa trang liệt sĩ rừng Sác). Đây là nơi quy tập khoảng trên dưới 1300 mộ liệt sĩ thuộc quân đội nhân dân Việt Nam, trong đó đa phần là liệt sĩ của Đoàn 10 đặc công (khoảng 600 mộ là liệt sĩ đoàn 10) hay còn gọi là đặc công rừng Sác.

Thắp hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ

Nghĩa trang tọa lạc trên đường rừng Sác, đối diện quảng trường rừng Sác, thuộc địa bàn thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, TP.HCM. Các đoàn viên chi đoàn đã rất xúc động khi làm lễ dâng hương tại nghĩa trang liệt sĩ Cần Giờ. Tại đây, các giảng viên, nhân viên và cán bộ đoàn trẻ của Hoa Sen cũng đã có cơ hội trò chuyện cùng bác nhân viên quản trang Vũ Kim Sơn; người đã có hơn 10 năm trông coi các phần mộ của các chiến sĩ và đồng bào rừng Sác. Qua lời kể sinh động của bác Sơn, tinh thần yêu nước quật cường và sự hy sinh to lớn của các chiến si đặc công rừng Sác như được khắc họa rõ nét.

“Về nguồn“ trở về với cội nguồn, học tập những người đi trước để biết “Sống tử tế“.

56 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 8/2014

Page 57: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

57CHỦ ĐỀ NĂM HỌC

Trò chuyện với bác Kim Sơn – người trông coi các phần mộ

Tất cả đều bày tỏ sự xúc động khi được đặt chân đến khu căn cứ lẫy lừng một thời và nghiêng mình trước sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ và đồng bào rừng Sác. Hy vọng, các lớp đoàn viên, giảng viên và nhân viên trẻ của Hoa Sen sẽ tiếp tục nỗ lực để học tập, làm việc, rèn luyện tốt để góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam. Cụ thể là thực hiện chủ đề năm học với vai trò tiên phong của những người trẻ.

Viết cảm tưởng vào sổ lưu niệm tại nghĩa trang

Thắp hương tại các phần mộ liệt sĩ

Chuyến “Về nguồn” tiếp tục hành trình đến với Trường tiểu học Hòa Hiệp (thuộc xã Long Hòa, huyện Cần Giờ) để thăm và tặng quà Tết cho 30 học sinh nghèo của trường. Đây là việc làm có ý nghĩa thiết thực nhằm hỗ trợ, tiếp sức và động viên cho học sinh nghèo hiếu học; tạo điều kiện cho các em cố gắng để trở thành những người công dân có ích cho xã hội.

Nụ cười của các em học sinh khi các thầy cô, anh chị đến thăm và tặng quà

57

Page 58: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

58 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 8/2014

Nụ cười của các thành viên sau khi đến thăm trường

Điểm dừng chân cuối cùng của hành trình về nguồn là khu du lịch sinh thái Cần Giờ, khu căn cứ cách mạng của đặc công thủy năm xưa. Tại đây, các giảng viên, nhân viên và cán bộ đoàn viên trẻ đã có những giây phút đáng nhớ, cùng nhau sinh hoạt, trao đổi ý kiến đóng góp xây dựng cho chương trình hành động của chi đoàn ngày một tốt hơn, thiết thực hơn, tập trung bàn về những hoạt động nhằm quảng bá chủ đề năm học trong sinh viên và chi đoàn

Ca nô đưa từng nhóm vào thăm căn cứ cách mạng Rừng Sác

Các nhóm thảo luận và trình bày ý kiến

Các nhóm thảo luận và trình bày ý kiến

Chia tay Cần Giờ, chúng tôi vẫn không sao quên được chuyến “Về nguồn” đầy ý nghĩa. Chúng tôi rất đỗi tự hào đối với truyền thống yêu nước và tình thần chiến đấu của thế hệ cha anh cũng như niềm tin về sự phát triển của vùng đất này trong tương lai. Niềm tự hào và lòng tin ấy cũng mạnh mẽ và bền bỉ như những cây đước rễ đã cắm sâu và thân đước đứng thẳng, vươn cao lên từ trong lòng đất. Chúng tôi tự hứa sẽ cố gắng học tập, giảng dạy, làm việc thật tốt tại ngôi trường mến yêu mang tên “Đại học Hoa Sen”.

Page 59: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

59CHỦ ĐỀ NĂM HỌC 59

Là cựu sinh viên Hoa Sen, tôi không lạ lẫm gì với chủ đề “Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu” của trường. Tuy nhiên, đến lúc viết bài này, tôi mới chợt nhận ra mình chỉ mới có khái niệm mường tượng trong đầu, chưa hề có một định nghĩa chi tiết, mang tính định hướng nào cho riêng mình về việc “học đàng hoàng”.

“HỌC ĐàNG HoàNG“là học cho chính mình

Cựu sinh viên khóa 2009 - 2013Đang làm việc tại Ban Tu thư, Đại học Hoa Sen

Phan Minh Trí

Page 60: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

60 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 8/2014

Đối với các bạn tân sinh viên, khi còn học phổ thông, “học đàng hoàng” có thể hiểu theo nghĩa: đi học đúng giờ, học bài, làm bài đầy đủ, trong lớp chú ý nghe giảng… Nhìn chung, “học đàng hoàng” đồng nghĩa với việc tuân thủ những quy định, phép tắc thiên về kỉ luật.

Thế nhưng, theo quan điểm của tôi, một người từng học tại Hoa Sen, cụm từ “học đàng hoàng” trong chủ đề năm học phải được hiểu xa hơn, rộng hơn. Tôi nghĩ, “học đàng hoàng” ở đây mang tính tự giác hơn là “kỉ luật ràng buộc”, “kỉ luật thúc ép”. Các bạn sinh viên phải tự giác học đàng hoàng, tự tìm nguồn động lực để học đàng hoàng, chứ không còn ai thúc ép các bạn nữa. Những cụm từ “đi học đúng giờ, học bài, làm bài đầy đủ, trong lớp chú ý nghe giảng…” giờ đây sẽ được chuyển thành “tự giác đi học, tự giác chú ý nghe giảng, tự giác nghiêm túc trong thi cử, ...”. Tóm lại, bạn sẽ được đánh giá là một sinh viên “học đàng hoàng” khi bạn tập trung mọi nỗ lực của mình vào việc học một cách trung thực của người có lòng tự trọng.

Với “xu thế” hiện nay, các bạn sẽ dễ cảm thấy mình bị thiệt thòi khi “học đàng hoàng” vì phải chấp nhận việc chống lại nhiều cám dỗ từ môi trường xung quanh cũng như từ chính bản thân mình. Tại sao phải đi học đầy đủ trong khi mình có thể xin thầy cô châm chước? Tại sao phải tự làm bài trong khi bài của bạn mình hay hơn và nó rất sẵn sàng chia sẻ? Tại sao phải trung thực trong thi cử trong khi bạn có thể lấy điểm cao nếu quay cóp thành công? Câu trả lời rất đơn giản: “Bởi vì những hành động

ấy là không đúng, ít nhất là đối với những quy định của trường.”

Người ta hay viện dẫn cái cớ “ai cũng vậy” để biện minh cho hành động vi phạm quy định của mình. Tuy nhiên, kiểu biện minh ấy không hợp lý. Đa số không phải bao giờ cũng đúng và mỗi cá nhân cần chính kiến của mình. Với một người làm sai, khi bị phát hiện, sẽ bị xử lý theo nội quy, còn bạn, nếu là một người tử tế thì bạn phải tuân theo cái gì là đúng trước đã. Tuy định nghĩa về đúng - sai, phải - trái trong nhiều trường hợp còn mơ hồ, nhưng tôi nghĩ khi được hỏi, các bạn sẽ đồng tình với tôi rằng: “Thiếu trung thực trong học tập là sai.”

Tôi vẫn biết nhiều người “sợ” mình bị “thiệt thòi”, “mất quyền lợi” nếu không “biết” vi phạm, nhưng hãy thử suy nghĩ: nếu ai cũng lấy lý do vì sợ chậm vài chục giây so với người khác để vượt đèn đỏ thì giao thông nhất định sẽ hỗn loạn, chưa kể tai nạn có thể xảy ra.

Ngược lại, cái “quyền lợi” mà bạn nhận được khi “học không đàng hoàng” là gì? Tôi xin không nhắc đến các quy định về chuyên cần, mà tập trung đến sự thiếu trung thực trong học tập. Khi “học không đàng hoàng”, bạn có thể có thêm vài điểm để qua được môn học, hay được xếp loại học lực cao hơn. Trên các trang mạng, người ta kêu gào “đổi mới giáo dục”, bớt chú trọng vào điểm số, bằng cấp. Vậy mà những hành động thiếu trung thực vẫn cứ xảy ra, hoàn toàn trái ngược với những “khuôn vàng, thước ngọc” mà chúng ta vẫn thấy trong chủ trương này, sách lược kia. Kêu

Page 61: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

61CHỦ ĐỀ NĂM HỌC 61

gọi xã hội bớt chú trọng vào điểm số, nhưng chính người đi học lại sẵn sàng gian dối để lấy thêm được điểm số.

Vậy, để “học đàng hoàng”, cá nhân mỗi người cần phải làm gì? Theo tôi, học đàng hoàng vừa dễ lại vừa khó. dễ là vì chỉ cần tự bản thân người học có ý thức và quyết tâm là đã có thể thực hiện được; khó là vì môi trường luôn luôn tạo ảnh hưởng tiêu cực lên quyết định của mỗi cá nhân. Vì thế, phải có một ý chí vững vàng mới không bị lay chuyển. Để tạo điều kiện cho sinh viên, Hoa Sen luôn nhất quán trong việc gìn giữ một môi trường học tập lành mạnh. Các kì thi cuối kì được tổ chức nghiêm túc và trong suốt thời gian học tập của mình tại trường, tôi không hề phải “đi thầy” mới qua được môn. Tôi tin rằng nếu các bạn muốn “học đàng hoàng”, các bạn sẽ được nhà trường hết sức hỗ trợ.

Những dòng trên đây là những lời một cựu sinh viên muốn nhắn nhủ, chia sẻ với tân sinh viên một chút “tinh thần Hoa Sen”. Tôi thật sự không dám dạy đời ai, cũng không dám khẳng định tôi luôn luôn “học đàng hoàng” trong hơn hai chục năm của cuộc đời mình.

Tôi chỉ mong rằng, chúng ta, những người được ăn học tử tế, hãy có ý thức tự sửa đổi nếu lỡ như mình đã có đôi lần, vì những cám dỗ rất “đời thường” mà quên rằng, “thực học, học thật” vẫn luôn có giá trị, đặc biệt, là đối với người học.

Page 62: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

Giới thiệu chương trình“NỐI VÒNG TAy yêU THươNG” Trúc Quỳnh

Chương trình đã được Công đoàn phát động từ tháng 10/ 2012 để gây quỹ, sử dụng cho các hoạt động thiện nguyện bằng việc tặng và mua vật phẩm online, quyên góp và đấu giá một số vật phẩm có giá trị.

Hoạt động đầu tiên là sự hình thành và ra đời phiên chợ “Nối vòng tay yêu thương”. Lần đầu tiên tại Đại học Hoa Sen xuất hiện việc mua bán trên mạng.

Với sự hỗ trợ của Phòng Quản trị thông tin, website đã xuất hiện với một giao diện riêng, hình ảnh, màu sắc khá bắt mắt.Tổng kết, chúng tôi đã thu được: 47.865.300 đồng từ việc bán vật phẩm, tiền quyên góp và 35.400.000 đồng từ bán đấu giá.

Công đoàn đã đến thăm Trung tâm bảo trợ xã hội Chánh Phú Hòa và tặng 400 phần quà với tổng trị giá 43.811.000 đồng

Thăm xã Thạnh Phú tỉnh Bến tre và tặng 40 phần quà với tổng trị giá 16.593.000 đồng

Hỗ trợ xây nhà tình nghĩa (trong chiến dịch mùa hè xanh năm 2011 - 2012) tại tỉnh Kiên Giang với tổng trị giá 20.000.000 đồng

Trong năm học 2013 - 2014, tiếp tục hoạt động của chương trình Nối vòng tay yêu thương, Công đoàn cũng đã:

Tặng 195 phần quà cho Khoa Nhi-Bệnh viện Ung bướu (TP.HCM) với tổng giá trị 30.584.000 đồng

Hỗ trợ chương trình “Tiếp bước đến trường” (trong chiến dịch Mùa hè xanh 2014) để mua xe đạp cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Kiên Giang với tổng số tiền 15.000.000 đồng

Chương trình “Nối vòng tay yêu thương” là một trong những hoạt động đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo GV - NV, thể hiện rõ nét chủ đề năm học “Sống từ tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu”. Vòng tay ngày càng rộng lớn, tình yêu thương cộng đồng ngày thêm sâu đậm...

62 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 8/2014

Page 63: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

63HOA SEN TRONG MẮT TÔI

CHấP NHậN VÀ VưỢT QUATHử THÁCH

Nguyễn Lê Như Huệ

Có lẽ đến giờ tôi vẫn chưa thể nào quên được cái cảm giác lâng lâng khi biết mình là sinh viên duy nhất trong số hơn 3000 tân sinh viên nhận học bổng Tài năng - học bổng danh giá nhất dành cho tân sinh viên tại Đại học Hoa Sen. Niềm vui sướng, sự hãnh diện không chỉ thể hiện trên khuôn mặt tôi mà còn với các thầy cô cấp 3, những người bạn tôi quen biết và đặc biệt là gia đình tôi.

Sinh viên ngành Quản trị nhà hàng và Dịch vụ ăn uống, lớp NH 131, khoa Ngôn ngữ & Văn hoá học

63

Page 64: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

Nhớ lại một năm về trước, khi các bạn cùng trang lứa tíu tít làm hồ sơ thi Đại học, tôi chỉ nghĩ rằng mình chỉ cần học như thế này là được. Lúc ấy, tôi dự định sẽ thi vào trường Sư phạm vì nếu tôi trúng tuyển thì gia đình cũng không phải lo học phí cho tôi. Tình cờ, cô Trang – giáo viên dạy văn, giới thiệu với tôi về trường Hoa Sen vốn nổi tiếng với nhóm ngành Nhà hàng – Khách sạn mà tôi muốn theo học. Tìm hiểu thông tin về trường cũng như về chính sách học bổng, tôi đánh liều làm hồ sơ dự tuyển. Tôi đã đăng ký suất học bổng cao nhất và chỉ thi một trường Hoa Sen. Gần một tháng sau ngày thi tốt nghiệp, tôi học ngày học đêm và không khỏi băn khoăn, lo lắng về quyết định mạo hiểm của mình. Thế mà, cuối cùng, tôi chính thức trở thành sinh viên của Đại học Hoa Sen. Có thể nói, đó là thành công lớn nhất mà tôi đã đạt được trong quá trình học tập và tôi cảm thấy như thể chẳng còn thứ gì có thể ràng buộc mình được nữa, ngoài ngôi trường Hoa Sen.

Những ngày đầu học Đại học là những ngày trong mơ, tôi có cơ hội tiếp xúc với rất nhiều điều mới mẻ mà suốt 12 năm học qua tôi chưa từng được biết. Suốt học kì đầu tiên, tôi luôn hoàn thành tốt các bài tập, đề án môn học. Tôi làm cộng tác viên cho một câu lạc bộ và tham dự đều đặn các hội thảo của trường. Học kì 2 là một học kì khá vất vả khi tôi cùng các anh chị năm 2 thực hiện đề án Tâm lý du khách và thời gian ở miền Trung đi khảo sát để lại cho tôi những kỉ niệm đẹp nhất của năm đầu tiên.

Kết thúc học kì 2, tôi cùng các anh chị trong nhóm Đề án cùng thực hiện chiếc bánh pizza hình bản đồ Việt Nam và sau đó là đi quyên góp để nấu bữa cơm chay từ thiện giúp đỡ những người vô gia cư.

Một năm học ở Hoa Sen chưa đủ để thay đổi hoàn toàn con người tôi, nhưng một năm qua là hành trình trải nghiệm thật lí thú. Điều tôi tâm đắc nhất sau khi học ở trường là tính chính trực trong học tập. Tôi luôn tự hào khi nói rằng tôi là một sinh viên Hoa Sen, và ở trường tôi, sinh viên đều phải nộp bài qua phần mềm chống đạo văn Turnitin giúp kiểm tra sự giống nhau với các nguồn có sẵn. Nhờ đó, vấn đề đạo văn dễ dàng được dẹp bỏ và xử lý triệt để. Một dấu hiệu đáng mừng cho nền giáo dục Việt Nam mà bấy lâu nay rất nhiều người đã có cái nhìn bi quan.

“Không có cuộc sống bằng phẳng nhưng có cách làm thăng bằng cuộc sống” – đó là bài học lớn mà tôi học được từ cô Trang, cũng là người mẹ thứ hai của tôi. Quả thật, nếu cứ mãi e dè, sợ hãi, không dám đối đầu với khó khăn thì bạn sẽ cam tâm với thất bại. Mọi rào cản đều có thể bị dẹp bỏ nếu bạn sẵn sàng đón nhận thử thách, không lùi bước khi thất bại.

Tôi của ngày hôm nay sẽ không thể mạnh dạn bước tiếp trên chặng đường dài đầy thử thách nếu trước đây, tôi không có lựa chọn đúng và quyết tâm vượt qua những thử thách không phải là nhỏ đối với bản thân.

64 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 8/2014

Page 65: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

65HOA SEN TRONG MẮT TÔI

Lớp 12, như bao bạn bè đồng trang lứa, tôi được tham gia các buổi tư vấn hướng nghiệp tại trường phổ thông. Lúc ấy, Đại học Hoa Sen đến với tôi khá bất ngờ nhưng cũng đầy thú vị. Trong khi tôi đang băn khoăn không biết nên chọn trường nào đào tạo ngành Marketing tốt, vì tôi đã tìm hiểu và rất yêu thích ngành này, thì tôi may mắn được tham gia buổi hướng nghiệp tại lớp do một giảng viên của Đại học Hoa Sen phụ trách. Tôi rất ấn tượng với cách thầy chia sẻ về trường, về các ngành học và chương trình đào tạo, cùng với chính sách học bổng dành cho sinh viên. Ngay sau buổi hôm đó, tôi đã ngầm chọn Hoa Sen là điểm đến cho mình trên chặng đường sắp tới.

Một tuần sau, khi tôi bắt tay vào làm hồ sơ tuyển sinh Đại học thì cũng là lúc tôi bắt đầu nộp đơn ứng tuyển học bổng của trường. Tôi chọn cho mình học bổng Khuyến học vì bản thân tôi không đủ tự tin với phần học bổng Tài năng vì tôi nghĩ mình không thể trúng tuyển Đại học với số điểm cao như vậy. Tuy nhiên, lần này, là trường Hoa Sen đã chọn tôi, khuyến khích và thúc đẩy tôi với một hành trình mới, một quyết định mới. Khi nộp hồ sơ ứng tuyển học bổng, tôi nhận được sự tư vấn khá chi tiết của một chị nhân viên tại trường, chị động viên, khuyến khích tôi nên dự tuyển thêm học bổng Tài năng và chị giải thích rằng, đây có thể chính là động lực để tôi cố gắng học tập thật tốt, chuẩn bị cho kì thi Đại học sắp tới. Và tôi đã thay đổi quyết định của mình vào phút chót: tôi chọn học bổng Tài năng và bắt đầu đặt ra cho mình mục tiêu cao hơn trong kì tuyển sinh Đại học.

Cho đến bây giờ, tôi vẫn tự hỏi, không biết là do tôi chọn trường, hay là chính Đại học Hoa Sen chọn tôi, hay là chúng tôi lại có “duyên” với nhau đến thế?

Tôi chọn Hoa Sen hay Hoa Sen chọn tôi?

ĐôI ĐIềU CHIA SẺNguyễn Thụy Nhật Giao Sinh viên ngành Marketing,

lớp MK 121, khoa Kinh tế - Thương mại

65

Page 66: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

Ngày thi Đại học cận kề, cũng như bao thí sinh khác, tôi cố gắng ôn tập và làm bài thật tốt để có thể trúng tuyển vào trường. Tôi chỉ mong sao các buổi thi diễn ra thật suôn sẻ, để những lo lắng của thầy cô, những sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ và cả những tháng ngày miệt mài bên trang sách của tôi được đền đáp một cách xứng đáng. Tôi cảm nhận rõ sự hồi hộp, căng thẳng của bạn bè và của chính bản thân mình trong những ngày đợi chờ kết quả. Và rồi, tôi đậu Đại học với điểm số cao. Đồng nghĩa với việc tôi cũng sẽ nhận được phần học bổng Tài năng mà tôi đã ứng tuyển cách đây vài tháng. Cuối cùng, cá chép đã vượt vũ môn hóa rồng.

Thành công sẽ chẳng thể đồng hành cùng tôi mãi mãi nếu như tôi dừng lại, tự thỏa mãn và ngủ quên trên chiến thắng của mình. Tôi biết rằng, việc có được học bổng chỉ là bước khởi đầu đẹp cho một hành trình mới. Ở trường Đại học Hoa Sen, tôi vẫn phải tiếp tục duy trì kết quả học tập tốt, song song với việc tham gia các hoạt động ngoại khóa, tìm kiếm các trải nghiệm và thử thách mới, để trang bị cho mình những kiến thức và kĩ năng tốt nhất trước khi tốt nghiệp và tìm được công việc như ý muốn.

Tôi luôn cho rằng mình là người may mắn khi đạt được học bổng toàn phần giữa hàng trăm ngàn thí sinh thi tuyển vào Đại học Hoa Sen. Nhưng, đối với tôi, điều quan trọng hơn chính là việc tôi sẽ duy trì học bổng đó như thế nào? Tôi xác định đây là một quá trình dài đòi hỏi sự nỗ lực tối đa của bản thân. Vì với tôi, may mắn thường đi kèm với sự nỗ lực. Nỗ lực để chứng minh rằng, tôi hoàn toàn xứng đáng với những may mắn mà mình đã được nhận trước đó.

Bằng tất cả tâm huyết, tôi gửi đến các bạn, những người bạn thân thương, sẽ đi cùng tôi suốt chặng đường dài, những chia sẻ này.

Cá chép hóa rồng

May mắn nào cũng cần phải có sự nỗ lực

66 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 8/2014

Page 67: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

67HOA SEN TRONG MẮT TÔI

Sinh viên ngành Quản trị kinh doanh,lớp TV101, khoa Kinh tế - Thương mại

dũng cảm, tự tinvà là CHíNH MìNH

Trang Thị Ngọc Thảo

“dũng cảm, tự tin và là chính mình” đó là những điều tôi rút ra được sau những năm tháng học tập tại ngôi trường mang tên Hoa Sen.

Để đặt chân vào ngưỡng cửa đại học là rất khó bởi lẽ bạn đã trải qua một quá trình dài để đến được đây. Tuy nhiên, hành trình của bạn chỉ mới bắt đầu. Đó là một hành trình khởi đầu những bước đầu tiên trên con đường của sự trưởng thành.

67

Page 68: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

Bước vào môi trường mới cần lắm “sự dũng cảm”. ừ, nghe lạ vậy, nhưng khi các bạn xa rời thời phổ thông của mình, có nhiều bạn lại phải tạm biệt gia đình và miền đất thân quen để đặt chân đến môi trường xa lạ, gặp gỡ và hòa nhập cùng một cộng đồng hoàn toàn mới, điều đó cũng cần lắm sự can đảm của các bạn khi bước ra khỏi vùng an toàn “comfort zone”.

Nhớ lại những ngày đầu bước chân vào đại học, nếu không dám bước ra khỏi vỏ ốc đã từng được chở che, ấp ủ, thì có lẽ, tôi đã không dám tham gia nhiều hoạt động đến như vậy để có được trải nghiệm vô giá. Không quá lan man đến những khái niệm dũng cảm xa xôi, theo tôi, dũng cảm khi bước chân vào môi trường đại học là sự sẵn sàng và sẵn lòng, không ngại đón nhận những điều mới. Vì đó chính là năng lượng tiếp sức cho tinh thần thêm vững chắc, không chán nản khi gặp khó khăn. “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, nếu môi trường càng có nhiều khác lạ, nhiều thử thách xuất hiện, bạn càng học được nhiều và sẽ nhanh chóng trưởng thành.

“Sự tự tin” bao hàm nhiều ý nghĩa, nhưng đơn giản nhất là tin vào chính mình. Niềm tin này tiếp sức cho bạn trong mọi hoàn cảnh và nhiều khi là công cụ để bạn vượt qua những thử thách. Sự tự tin giúp tôi trong học tập, trong việc mạnh dạn học hỏi, trong việc thực hiện những đề án môn học. Sự tự tin giúp tôi trong các hoạt động ngoại khóa, trong việc đi làm thêm. Cũng chính điều này mở ra những mối quan hệ mới, những cánh cửa mới, cho tôi những kinh nghiệm quý báu. Sự tự tin bắt đầu bằng việc hiểu chính mình, hiểu mình muốn gì và có thể làm được gì khiến bạn không ngừng phấn đấu để hoàn thiện mình hơn,

tiến bước vững chắc hơn trong những lựa chọn của mình.

Học tập tại Hoa Sen, tôi may mắn được tham gia “Chương trình trao đổi sinh viên quốc tế”. Có được cơ hội trải nghiệm đầy ý nghĩa này, cũng nhờ mối quan hệ giữa Hoa Sen với các trường quốc tế, cũng như sự giúp đỡ về nhiều mặt từ các thầy, cô cũng như các anh, chị phòng Hợp tác quốc tế và phòng Hỗ trợ sinh viên. Vậy là những trải nghiệm đại học mà tôi đã có ở ba môi trường: Việt Nam, Bỉ và Pháp. dù đã chuẩn bị tinh thần, những thay đổi với nhiều điều mới lạ, nhiều hoạt động diễn ra cũng làm tôi choáng ngợp. Mặc dù mải hòa mình vào môi trường mới, nhưng cũng có khi tôi bối rối và lo nghĩ không biết mình là ai, mình sẽ làm gì. Vì phải thích nghi mà đôi lúc tôi phải bối rối và lạc hướng. Cho phép mình “lạc”, nhưng không để bản thân “lạc” chính mình. Là chính bản thân, tôi có cơ hội thực hiện những điều mình yêu thích, có được những người bạn chân thành, và học hỏi, trải nghiệm một cách thoải mái nhất. Trong môi trường xa lạ, tôi hiểu rằng sự khác biệt của bản thân tôi là đáng quý, hòa nhập nhưng không hòa tan. Bạn là cát trong đại dương thật, nhưng hãy làm một hạt cát thật chắc và không lẫn vào đâu được.

Tôi sắp tốt nghiệp, nhìn lại, những năm đại học đã mang lại cho tôi, không chỉ là kiến thức mà còn định hình được những thói quen, nhân cách và cả những dự định tương lai. Với tôi, để có những trải nghiệm đại học một cách trọn vẹn nhất gói gọn trong “sự dũng cảm, tự tin và là chính mình”. Sắp đến đây khi bước ra khỏi ngưỡng cửa Hoa Sen, tôi lại tiếp tục một hành trình mới mà hành trang là tất cả những gì tôi đã học được tại Hoa Sen và những trường khác mà tôi đã hân hạnh được tiếp cận.

68 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 8/2014

Page 69: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

69HOA SEN TRONG MẮT TÔI

Những ngày đầu tiên trên giảng đường đại học

Bước vào đại học là niềm mơ ước lớn của nhiều bạn học sinh, tuy nhiên, khi phải đối mặt với sự lựa chọn, tôi nghĩ rằng không ít người băn khoăn và bỡ ngỡ. Đối với tôi, vào đại học Hoa Sen là một bước ngoặt lớn mà mình chưa bao giờ nghĩ đến. Tôi không nghĩ mình lại có thể tiếp xúc với môi trường học tập mới mẻ và ấn tượng như thế.

Những ngày đầu khi còn là một tân sinh viên ngây ngô và lạ lẫm trước mọi thứ, tôi được các thầy cô, anh chị nhiệt tình hướng dẫn giải đáp thắc mắc. Tôi vẫn nhớ buổi lễ khai giảng chào đón tân sinh viên hôm ấy đã để lại một kỉ niệm đẹp không thể quên. Ngày ấy, các anh chị sinh viên năm trước nhiệt tình chào đón chúng tôi trong vòng tay niềm nở và thân thiện. Không hiểu sao lúc ấy, trong tôi bỗng dâng lên một niềm cảm xúc khó tả, tôi muốn cuộc sống ở trường đại học bốn năm ngắn ngủi của mình trở nên có ý nghĩa hơn. Và quãng đời sinh viên của tôi đã bước qua một trang mới, đầy sôi nổi với nhiều gam màu. Bởi lẽ, sau hai năm học tập tại ĐH Hoa Sen, tôi đã dần thay đổi bản thân mình theo hướng tích cực hơn.

Sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế, lớp NT 121, khoa Kinh tế - Thương mại

HoA SEN: Niềm tự hào rất riêng của tôiHà Thị Mỹ Trang

69

Page 70: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

Hoa Sen: Môi trường học tập tuyệt vời

Tôi đã hoàn thiện bản thân hơn khi học tập tại mái trường này. Tôi được chủ động trong việc học, không còn theo lối học truyền thống, chúng tôi - những sinh viên Hoa Sen, được tự do sáng tạo, bày tỏ ý kiến của mình, giúp việc học trở nên sinh động và hấp dẫn. Hơn thế nữa, tôi có thể cải thiện bản thân thông qua các lớp học kỹ năng mềm, giáo dục thể chất… Nhà trường luôn đảm bảo phương châm đào tạo “học đi đôi với hành”, cũng như cam kết thực hiện nghiêm túc khẩu hiệu năm học: “Sống tử tế, học đàng hoàng, kết nối năm châu”.

Hoa Sen: Sân chơi bổ ích

Mỗi khi nhắc đến các hoạt động ở trường, trong tôi bỗng rạo rực. Trước đây, tôi là một người rụt rè và thụ động trong nhiều tình huống giao tiếp, ít khi tham gia các hoạt động ở trường lớp, nhưng kể từ khi bước chân vào Đại học Hoa Sen, tôi đã khác. Tôi luôn tìm ra niềm vui cho chính mình khi tham gia hoạt động tại các câu lạc bộ, các cuộc thi do trường tổ chức cũng như những hoạt động tình nguyện đầy ý nghĩa… Qua đó, những sinh viên Hoa Sen chúng tôi được tôi luyện và trau dồi thêm chính phẩm chất đạo đức, tích lũy những kinh nghiệm quý báu từ thực tế để là hành trang vững bước trên đường đời.“Học mà chơi, chơi mà học” là thông điệp đầy ý nghĩa mà sân chơi Hoa Sen đã đem lại cho tất cả các thế hệ sinh viên.

Hoa Sen: Gia đình chung của chúng tôi

Không chỉ là nơi để học tập, là sân chơi bổ ích, đối với tôi, Hoa Sen như là một gia đình lớn. Ở đó, các thầy cô giảng viên – những người chắp cánh cho chúng tôi vào đời, luôn thân thiện và tận tụy. Họ không chỉ là người thầy, người cô mà còn là người bạn, người thân trong gia đình, luôn chia sẻ và dẫn dắt chúng tôi. Có thể nói, chính đại gia đình Hoa Sen đã tạo điều kiện cho sinh viên chúng tôi phát triển về mọi mặt…

Hoa Sen khác biệt so với những ngôi trường đại học khác không phải vì cơ sở vật chất hiện đại, quy mô đồ sộ mà còn vì “cái chất” mà trường đã tạo ra trong mỗi sinh viên chúng tôi. Tôi luôn biết ơn vì điều đó. Tôi nhớ đã có một người thầy từng nói rằng: “Sinh viên là sự khác biệt lớn nhất của Đại học Hoa Sen”. Tôi cảm thấy may mắn khi mình được học tập trong môi trường tuyệt vời và thân thiện như thế này, nếu được lựa chọn tôi vẫn sẽ tiếp tục học tập tại Đại học Hoa Sen. Suy nghĩ mỗi người có thể khác nhau, nhưng tôi biết rằng, chỉ khi tự mình trải nghiệm mới có thể hiểu được sự nổi bật rất riêng của Hoa Sen. Đối với tôi, Hoa Sen là niềm tự hào, và tôi luôn tự tin khi nói với mọi người rằng: “Tôi chính là sinh viên Hoa Sen”.

70 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 8/2014

Page 71: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

71HOA SEN TRONG MẮT TÔI

Thấp thoáng đâu đó những chùm phượng vĩ đơm hoa rực rỡ cả một khoảng trời, mùa hè đang đến. Cơn gió nhẹ bất chợt, xào xạc chiếc lá vàng rơi đã gợi lại trong tôi kỷ niệm của một thời sinh viên ở trường Cao đẳng Hoa Sen. Thật tình cờ và cũng là một duyên may khi tôi đến với Hoa Sen trong lớp Kỹ thuật viên cao cấp ngành Thiết kế đồ họa. Nơi đây đã cho tôi sự khởi đầu đầy ý nghĩa và cũng là nơi đã cho tôi những kiến thức, giá trị sống không thể nào phai nhòa.

Cách đây 8 năm, tôi chập chững bước vào ngành Thiết kế đồ họa. Những khái niệm căn bản về màu sắc, phối cảnh đã mở ra từng trang kiến thức mới tràn đầy hứng khởi trong tôi. Theo đó là những chia sẻ kinh nghiệm chân thành của giảng viên giúp tôi hiểu được sức hấp dẫn của ngành thiết kế sáng tạo trong nhịp sống công nghiệp hiện đại và những cơ hội làm việc rộng mở trong lĩnh vực này.

Mỗi môn học là một sự trải nghiệm lý thú đan xen giữa lý thuyết và thực tế. Chúng tôi được học, được nghe, được chứng kiến, trải nghiệm và chạm vào từng góc cạnh của ngành học. Những giờ học lý thuyết luôn luôn sinh động với việc chia nhóm làm bài tập và tranh luận trong từng

Phòng Truyền thông, Đại học Hoa Sen

Hoa Sen trong tôi !Lư Trọng Hiếu

71

Page 72: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

khái niệm, làm sáng tỏ để có thể áp dụng vào các trường hợp thực tế. Kết thúc môn học là bài tập ứng dụng, báo cáo sản phẩm của chính sinh viên. Mỗi bài thuyết trình là cơ hội rèn luyện kỹ năng thuyết phục, thương lượng giúp tôi không phải ngỡ ngàng khi làm việc trong môi trường doanh nghiệp.

Ngoài những giờ học căng thẳng chúng tôi còn được tham gia các hoạt động Đoàn Hội, kết nối và sẻ chìa cùng cộng đồng. Mỗi khi gặp phải khó khăn, tôi và các bạn đều được thầy cô, anh chị trong các phòng ban hướng dẫn, hỗ trợ tận tình. Chính tình cảm này đã làm cho tôi không còn cảm thấy xa lạ mà cảm nhận tôi đang là một thành viên của đại gia đình Hoa Sen và nơi đây đã trở thành mái ấm của tôi!

Kết thúc khóa học, tôi được giới thiệu đến kênh truyền hình SCTV5 thực tập tốt nghiệp. Tôi nhanh chóng hòa nhập vào môi trường làm việc. Với những kiến thức được trang bị vững chắc từ Hoa Sen, sau hai tháng thực tập, tôi đã trở thành kỹ thuật viên dựng chính thức của nhà đài, được giao trách nhiệm dựng những tin tức thời sự nóng trong ngày. Đây quả thật là niềm vui và thành công lớn bước đầu trong sự nghiệp của tôi.

Tôi cảm thấy kiến thức mình đã được học rất thực tế và hữu ích, nó cho tôi cơ hội trải nghiệm để thành công. Trong tôi, hình ảnh thầy cô, ngôi trường Hoa Sen luôn đẹp và chân thành như thế. Cảm ơn Hoa Sen, cảm ơn thầy cô đã tận tụy và nhiệt tâm với thế hệ trẻ để hôm nay, tôi có những thành công bắt nguồn từ nền tảng Hoa Sen.

Tôi vẫn luôn tin tưởng Hoa Sen sẽ ngày càng vững chắc và tiếp tục phát huy triết lý đào tạo, những giá trị chân chính mà trường luôn gìn giữ để tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho xã hội.

72 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 8/2014

Page 73: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

73HOA SEN TRONG MẮT TÔI

Mới đó mà tôi đã đi được 1/4 đoạn đường đại học. Cũng vào khoảng thời gian này, năm trước, tôi trông chờ kết quả thi đại học với tâm trạng vừa mừng vừa lo. Nỗi lo còn lớn hơn cả niềm vui đậu đại học, vì học phí quá cao so với khả năng tài chính của gia đình tôi. Hơn ai hết, tôi ý thức rất rõ hoàn cảnh của mình: Từ sau khi ngôi nhà hương quả của gia đình bị giải toả, không được đền bù và việc làm ăn cũng không mấy suôn sẻ, tinh thần và sức khoẻ của bố mẹ tôi giảm sút rất nhiều. Hơn nữa, họ cũng đã lớn tuổi, không còn đủ khả năng để lo cho chị em tôi. Mọi chi phí sinh hoạt, học tập của hai chị em tôi đều do một tay ni sư trụ trì chùa Quan âm Ni Tự - cũng chính là người nuôi dưỡng của tôi, chu cấp. Khi nộp hồ sơ vào trường Đại học Hoa Sen, tôi đã từng nghe không ít lời chỉ trích: “Mày cứ bày đặt học đòi với con nhà người ta, biết bao nhiêu trường không chọn, lại vào Hoa Sen, cái trường nổi tiếng đắt đỏ... Nhà mày có khá giả bao nhiêu đâu… Mày không biết suy nghĩ cho cha mẹ mày à?...” Vâng, thiên hạ là

Sinh viên ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống,lớp NH131, khoa Ngôn ngữ và văn hóa học.

HoA SEN,

Sự LựA CHỌN CủA TôI

Thái Ngọc Tuyết Trình

73

Page 74: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

vậy. Nói thì có, giúp thì không. Nhưng việc sống tự lập từ sớm đã phần nào hình thành thói quen suy nghĩ độc lập trong tôi, giúp tôi vượt qua những định kiến của mọi người xung quanh. Bởi lẽ, tôi nghĩ mình đủ trưởng thành để đưa ra những lựa chọn và quyết định cho tương lai của bản thân, và việc nộp hồ sơ vào trường Đại học Hoa Sen cũng không là một ngoại lệ.

Vì thế, tôi đã dành rất nhiều thời gian để tìm hiểu, so sánh, tìm ra những “lý lẽ” hợp lý nhất để thuyết phục người nuôi dưỡng cho phép tôi học tại Đại học Hoa Sen. Nhận được sự đồng ý của bà đã khó, khó khăn lại tiếp nối khó khăn khi tôi phải đối mặt với chuyện học phí. Tôi lại tiếp tục thuyết phục bà và làm đơn xin học bổng tại trường. Được sự hỗ trợ nhiệt tình của thầy Hoàng Đức Bình cùng tập thể các anh chị phòng Hỗ trợ sinh viên, đơn xin học bổng của tôi được giải quyết trong vòng chưa đến 3 ngày. Có lẽ trường đã cảm nhận được tất cả sự chân thành và quyết tâm được theo học tại trường của tôi. Lúc nhận tin mình sẽ có được suất học bổng Vượt khó với giá trị ba mươi triệu đồng, tôi thật sự “lặng người”. Tôi không biết phải diễn tả như thế nào... nó hỗn độn, phức tạp vì trộn lẫn quá nhiều cảm xúc... hay tất cả cảm xúc đã tạm trôi tuột đi đâu hết để nhường chỗ cho một chút bình yên lắng lại sau bao nỗi lo toan, hồi hộp của tôi trong suốt thời gian qua...

Đến khi bình tĩnh trở lại, tôi thấy mình thật may mắn. May mắn vì có một người nuôi dưỡng luôn thấu hiểu và ủng hộ cho quyết định của tôi. May mắn vì có được sự hỗ trợ tinh thần tuyệt đối từ gia đình. May mắn hơn hết là tôi đang được học tập tại trường Đại học Hoa Sen - một môi trường học tập chuyên nghiệp với những cam kết hàng đầu về chất lượng.

Sau khi hoàn thành năm học đầu tiên, tôi nhận thấy sự lựa chọn của mình là hoàn toàn đúng đắn. Đó cũng là động lực để tôi cố gắng hơn nữa trong những năm học tiếp theo. Tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Bùi Trân Thuý, người đã tạo cơ hội để tôi được chia sẻ những suy nghĩ rất thực của lòng mình trên Bản tin Hoa Sen và nhân đây, tôi cũng chúc các bạn tân sinh viên có một năm học mới may mắn và đầy phấn khởi!

74 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 8/2014

Page 75: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

75HOA SEN TRONG MẮT TÔI

Được đặt chân vào và học tập tại trường Đại học Hoa Sen có lẽ là một điều không ngờ đến với tôi nếu không nhận được sự giúp đỡ của người cô họ. Ý thức được điều đó, ngoài thời gian học tại trường, tôi còn đi làm bán thời gian kiếm thêm tiền sinh hoạt để đỡ bớt chi phí cho ba mẹ. Công việc diễn ra đều đặn ở hai năm đầu, nhưng đến năm thứ 3 vì phải học nhiều môn chuyên ngành với lượng kiến thức “khủng” cùng với quá trình chạy mô hình đề án nên tôi dành nhiều thời gian để học hơn, thời gian trống để tôi đi làm thêm không nhiều. Điều đó khiến cho thu nhập từ công việc bán thời gian của tôi ít dần, việc chi tiêu trong sinh hoạt hằng ngày đều phải tiết kiệm vì tôi còn phải để dành tiền để thực hiện đề án.

Với những khó khăn như vậy, học bổng vượt khó đến với tôi như một món quà lớn đầy bất ngờ. Trước kia, tôi đã được biết đến học bổng ngay từ lúc mới vào trường nhưng vì nghĩ mình không đủ điều kiện nên tôi ngại đăng ký. Nhưng sau khi được động viên từ người bạn, tôi đã mạnh dạn làm hồ sơ đăng ký học

bổng. Và may mắn đã đến với tôi, hồ sơ xin học bổng của tôi đã được nhà trường chấp thuận. Niềm hạnh phúc vỡ òa khi tôi có được một khoản tiền để thực hiện đề án và trang trải chi phí sống xa nhà. Có thể nói, học bổng đã giúp tôi trút bỏ được một gánh nặng lớn về mặt kinh tế, tôi có nhiều thời gian để chú tâm vào việc học và đồ án thay vì phải san sẻ bộ não để lo chuyện “cơm - áo - gạo - tiền”. Từ đấy, tôi có thể an tâm cố gắng học thật tốt các học kì còn lại để sau khi ra trường là một người có đầy dủ kiến thức chuyên môn và trách nhiệm để có thể cùng chung tay xây dựng xã hội tốt đẹp hơn.

Tôi cám ơn trường Đại học Hoa Sen đã hỗ trợ cho tôi trong thời gian khó khăn vừa qua. Đối với tôi, học bổng như là một sự động viên lớn từ phía nhà trường, giúp tôi tự tin hơn theo đuổi con đường mình đã chọn. Tôi hi vọng, nhà trường và các nhà hảo tâm sẽ càng ngày càng phát triển quỹ học bổng hơn nữa để các bạn sinh viên có điều kiện khó khăn như tôi được giúp đỡ, để tiếp tục theo đuổi giấc mơ của mình.

Sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường,lớp QM111, khoa Khoa học và Công nghệ

Học bổng vượt khóCÁNH CỬA MAy MẮN CủA TôI

Nguyễn Thị Thùy Nghiêm

75

Page 76: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

THựC TậP - cơ hội mang đến những trải nghiệm thực tế

Thực tập là một phần quan trọng trong quá trình đào tạo sinh viên của trường Đại học Hoa Sen. Qua quá trình thực tập, sinh viên được thâm nhập môi trường làm việc thực tế, được chủ động áp dụng những kiến thức và kỹ năng đã học vào công việc thực tại cơ quan, doanh nghiệp; đồng thời tạo được những quan hệ mới, học hỏi, rèn luyện phong cách làm việc, ứng xử trong các mối quan hệ công tác tại cơ quan và biết cách làm việc trong một tập thể đa dạng, trong đó, yếu tố “quan hệ giữa con người với con người” luôn luôn được trân trọng.

76 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 8/2014

Page 77: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

77NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Thực tập có những loại hình như sau:

1. Các loại hình thực tập theo lộ trình học:

a. Thực tập nhận thức: đây là đợt thực tập đầu tiên trong quá trình học của sinh viên tại Hoa Sen và được tổ chức theo kế hoạch đào tạo của trường. Thông thường, thực tập nhận thức sẽ kéo dài trong 8 tuần và được tổ chức vào 2 học kỳ phụ của năm học. Kỳ thực tập này chủ yếu giúp sinh viên làm quen với môi trường làm việc thực tế tại doanh nghiệp và không bắt buộc sinh viên phải thực tập đúng chuyên ngành.

b. Thực tập nhận thức dưới hình thức tích lũy: là hình thức thực tập được công nhận nếu trong quá trình học, sinh viên tích lũy đủ 320 giờ làm việc thực tế tại cơ quan, doanh nghiệp. Ngoài ra, sinh viên cũng có thể chọn lựa tham gia các dự án của trường/ Khoa, các hoạt động xã hội, cộng đồng do Phòng Hỗ trợ sinh viên hoặc Đoàn Thanh niên/ Hội sinh viên tổ chức. Tuy nhiên, để tham gia và được công nhận, sinh viên cần đăng ký trước. Sinh viên cần liên hệ với Khoa hoặc Phòng Hỗ trợ sinh viên để được hướng dẫn các thông tin chi tiết trước khi đăng ký hình thức thực tập này.

c. Thực tập tốt nghiệp: được tổ chức vào 2 học kỳ chính theo kế hoạch đào tạo của trường và kéo dài trong 15 tuần. Đây là kỳ

thực tập rất quan trọng, vì vậy, yêu cầu sinh viên phải thực tập đúng chuyên ngành, bám sát đề cương thực tập. Vì sinh viên có thời gian làm việc tại doanh nghiệp đến 15 tuần nên những doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng thông thường sẽ tạo cơ hội và chọn ứng viên từ chính các bạn sinh viên thực tập. Ngoài ra, kết thúc đợt thực tập này, sinh viên có nhiều kinh nghiệm thực tế. Từ đó, các bạn sẽ mạnh dạn, tự tin hơn trong quá trình tìm việc.

2. Loại hình thực tập không theo lộ trình học:

Để đa dạng hóa các trải nghiệm của mình trong suốt quá trình học tập, sinh viên có thể tìm hiểu các cơ hội thực tập tại nước ngoài. Đây là những chương trình do các doanh nghiệp ở nước ngoài giới thiệu hoặc thông qua các đại diện tại Việt Nam. Để có thể tham gia các chương trình thực tập này, điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất là khả năng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên. Các bạn phải sử dụng ngôn ngữ này một cách thành thạo ở tất cả các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Bên cạnh đó, sinh viên cũng cần trang bị cho mình khả năng học tập, làm việc độc lập, khả năng thích nghi tốt và kể cả kỹ năng quản lý thời gian, quản lý tài chính. Ngoài ra, việc tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động cộng đồng trong quá trình học cũng là một ưu thế tốt để giới thiệu với các nhà tuyển dụng ở nước ngoài.

77

Page 78: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

Để có thêm thông tin về chương trình thực tập tại nước ngoài, các bạn có thể liên hệ

Chị Lê Thị Vân Anh Tổ Hoạt động sinh viên (thuộc Phòng Hỗ trợ sinh viên) Phòng M101 – Cơ sở Nguyễn Văn Tráng Email: [email protected] Điện thoại: 1900.1278 – 11.247

Chúng tôi tin rằng các cơ hội thực tập với yêu cầu cao như thế này sẽ mang đến cho các bạn những kinh nghiệm quý báu, thiết thực và mang tính quốc tế. Đây cũng sẽ là một lợi thế cạnh tranh giúp các bạn thuận lợi hơn trong quá trình tìm việc làm sau này.

Ngoài thực tập tại nước ngoài và các chương trình thực tập theo lộ trình học, sinh viên cũng

có thể tự tìm kiếm các cơ hội thực tập khác theo các chương trình hoặc kế hoạch của các doanh nghiệp lớn. Chẳng hạn, chương trình thực tập sinh tại các Ngân hàng hoặc các Tập đoàn nước ngoài. Đây là những chương trình có thời gian thực tập dài hơn (khoảng 3 – 6 tháng) và yêu cầu tuyển chọn rất gắt gao. Tuy nhiên, nếu được tham gia các chương trình thực tập này thì cơ hội để các bạn được tuyển dụng sau khi hoàn tất chương trình cũng rất lớn. Vì vậy, vấn đề quan trọng là các bạn phải luôn chủ động để tìm kiếm và không nên bỏ qua các cơ hội tốt. Để làm được điều đó, các bạn cần phải không ngừng trau giồi khả năng tiếng Anh cũng như tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động cộng đồng để góp phần nâng cao các kỹ năng mềm cho mình.

Chúng tôi hy vọng rằng, qua bài viết này các bạn sẽ có thêm thông tin để vạch cho mình một lộ trình phấn đấu cho khoảng thời gian học tập tại Hoa Sen sắp tới. Nếu cần thêm thông tin về thực tập và việc làm, các bạn hãy liên hệ với chúng tôi:

Tổ Quan hệ doanh nghiệp (thuộc Phòng Hỗ trợ sinh viên)

Phòng M101 – Cơ sở Nguyễn Văn Tráng Hoặc Phòng E 103 – Cơ sở Quang Trung Email: [email protected] Điện thoại: 1900.1278 – 11.257

78 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 8/2014

Page 79: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

79NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Trở thành tân sinh viên của trường Đại học Hoa Sen khi nhập học, các bạn sẽ được nhà trường cấp cho mã sinh viên và tài khoản truy cập vào website Hệ thống thông tin sinh viên để xem thời khóa biểu, đăng ký môn học và nhận các thông báo quan trọng của nhà trường.

Bản tin Hoa Sen giới thiệu cho các bạn tân sinh viên của Đại học Hoa Sen những thông tin hữu ích của trang Hệ thống thông tin sinh viên và hướng dẫn sử dụng sinh viên để các bạn có một trải nghiệm thật trọn vẹn trong quá trình học tập tại Đại học Hoa Sen.

1. Trang Hệ thống thông tin sinh viên

Địa chỉ hệ thống: http://htttsv.hoasen.edu.vn

Các chức năng chính dành cho sinh viên:

Lập kế hoạch học tập cá nhân

Đăng ký môn học – Xem thời khóa biểu học kỳ

Xem thông tin tài khoản (tài khoản học phí – tài khoản photocopy)

Xem quá trình học tập – điểm môn học

Xem tiến độ học tập so với yêu cầu đào tạo

Đăng ký xét tốt nghiệp

Xem đáp án môn học

Địa chỉ liên hệ khi gặp sự cố trong hệ thống:

Email: [email protected] Văn phòng: Ban dự án ErP - Phòng NZ0705 – cơ sở Nguyễn Văn Tráng Điện thoại: 1900.1278 – số nội bộ: 11.273

GIỚI THIỆU TrANG Hệ thống thông tin sinh viên & email sinh viên Bích Thuỷ

79

Page 80: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

80 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 8/2014

2. Hướng dẫn sử dụng email sinh viên

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng khi liên lạc, trường Đại học Hoa Sen đã tiến hành tạo email Hoa Sen cho mỗi sinh viên và từng lớp. Để sử dụng email, sinh viên vào địa chỉ http://mail.sinhvien.hoasen.edu.vn.

Mỗi cá nhân sinh viên sẽ có địa chỉ email theo nguyên tắc sau:

Tên Tài khoản: <ten>.<hotenlotviettatchudau><4socuoimasv>

Email: <ten>.<hotenlotviettatchudau> <4socuoimasv>@sinhvien.hoasen.edu.vn

Mật khẩu: Được nhà Trường cung cấp

Vd: Sinh viên Nguyễn Văn An, có mã số sinh viên là 080145

Username: [email protected]

Password: mật khẩu của bạn

Mỗi lớp sẽ có 1 email chung, theo nguyên tắc tên lớp, ví dụ lớp MK071 sẽ có email chung là [email protected] .

Khi có thắc mắc về sử dụng các hệ thống (email, htttsv, elearning ...) bạn hãy gọi đến một trong các số điện thoại nội bộ hoặc email như thông tin bên dưới để bộ phận IT - Support hướng dẫn cho bạn. Bạn lưu ý các vấn đề về mật khẩu truy cập vào hệ thống đều không được hỗ trợ qua điện thoại, bạn vui lòng mang thẻ sinh viên hoặc giấy CMNd đến một trong các địa điểm bên dưới để IT Support hỗ trợ:

Email: [email protected]

Cơ sở Nguyễn Văn Tráng: Phòng 0705 Điện thoại: 1900.1278 (ext: 11.261)

Cơ sở Quang Trung: Phòng A114 Điện thoại: 1900.1278 (ext: 12.262)

Cơ sở Tản Viên: Phòng TZ301 Điện thoại: 1900.1278 (ext: 15.262)

Page 81: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

81NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT 81

Quy định về liêm chính học thuật là một trong những nền tảng cơ sở vững chắc mà ĐH Hoa Sen muốn xây dựng để tạo một môi trường học tập minh bạch, công bằng cho tất cả sinh viên theo học tại trường. Quy định này được ban hành nhằm giúp sinh viên hiểu rõ hơn về khán niệm liêm chính học thuật, các hành vi vi phạm liêm chính học thuật cũng như các biện pháp xử lý khi vi phạm. Một trong những hành vi vi phạm liêm chính học thuật là đạo văn, cụ thể là: “dùng từ ngữ hay ý tưởng của người khác như thể là của mình trong hoạt động học thuật”.

Theo đó, để phòng chống đạo văn, các bài viết dạng tự luận của sinh viên ĐH Hoa Sen phải nộp qua phần mềm Turnitin. Đây là phần mềm phòng chống đạo văn hàng đầu thế giới, với hơn 130 triệu bài viết từ các cuốn sách và các ấn bản học thuật, có hơn 1,6 triệu người hướng dẫn đăng ký, lọc dữ liệu hơn 45 tỷ trang web, hơn 13.000 tổ chức giáo dục và 24 triệu sinh viên được cấp quyền sử dụng, đồng thời, có mặt tại 135 quốc gia.

HướNG dẪNSử dụng phần mềm

chống đạo văn TURNITIN

Page 82: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

1. Tạo tài khoản:

Vào trang của Turnitin: http://www.turnitin.com, chọn mục “Create account”

Sau đó chọn tiếp mục “Student”

Điền Id và password của lớp do giảng viên cung cấp cũng như các thông tin cá nhân để tạo tài khoản. Nên sử dụng email của Đại học Hoa Sen cấp khi dùng Turnitin, password phải có 6 - 12 ký tự và có ít nhất 1 ký tự chữ là 1 ký tự số:

Để sử dụng phần mềm này, sinh viên (SV) phải được giảng viên cấp Id và password của lớp học, sau đó, SV phải tạo tài khoản cá nhân trên Turnitin. Sau đây là phần hướng dẫn cách tạo tài khoản và nộp bài.

82 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 8/2014

Page 83: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

83NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

2. Nộp bài:

Khi đã đăng nhập thành công, sinh viên sẽ vào lớp của mình và thấy tên bài phải nộp. Ví dụ đây là lớp “Thông tin Thư viện 2013” và chủ đề bài nộp là “Đạo văn”. Click vào nút “Submit” để nộp bài. Lưu ý bài chỉ có thể nộp trong thời hạn giảng viên cho phép, khi quá hạn, nút “Submit” sẽ không hoạt động.

Điền tên bài nộp và upload bài từ máy tính cá nhân để nộp. Turnitin cũng chấp nhận bài nộp từ dropbox hoặc Google drive:

Khi nộp bài xong, sinh viên sẽ nhận một email xác nhận đã nộp bài, kèm với Id của bài nộp. Kết quả kiểm tra đạo văn sẽ có sau đó khoảng 5 - 15 phút. Nếu giảng viên cho phép, sinh viên có thể thấy được kết quả này cùng với tỷ lệ % đạo văn của bài nộp. Bài làm vượt mức % quy định của giảng viên sẽ phải làm lại và nộp lại (tại bài đã nộp sẽ xuất hiện nút “resubmit” để sinh viên nộp lại).

Các lưu ý dành cho sinh viên khi sử dụng phần mềm chống đạo văn Turnitin:

Bài nộp lại lần 2, 3 sẽ mất đến 24 giờ mới có kết quả kiểm tra đạo văn. Sinh viên nên hạn chế nộp bài nhiều lần và không nên để gần hết hạn mới nộp bài vì như thế sẽ

không có cơ hội được nộp lại.

Bài nộp của sinh viên sẽ được lưu vĩnh viễn trong dữ liệu của Turnitin, do đó không được nộp một bài cho nhiều lớp hoặc nhiều học kỳ khác nhau. Tuyệt đối không được dùng tài khoản của người khác để nộp thử trước khi nộp chính thức, vì lần nộp sau sẽ bị xem là đạo văn. Turnitin chỉ chấp nhận việc nộp lại duy nhất bằng nút “resubmit”.

Sinh viên gặp khó khăn trong sử dụng phần mềm Turnitin có thể liên hệ email: [email protected] hoặc đến thư viện tại các cơ sở của ĐH Hoa Sen để được hỗ trợ.

83

Page 84: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

1. Mục tiêu hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên

Phát huy tính năng động, sáng tạo, khả năng nghiên cứu khoa học độc lập của sinh viên, hình thành năng lực tự học cho sinh viên.

Nâng cao khả năng tư duy logic, kỹ năng đọc, viết và trình bày báo cáo khoa học.

Góp phần tạo ra tri thức, sản phẩm mới cho xã hội.

2. Đối tượng tham gia:

Sinh viên Cao đẳng và Đại học của ĐH Hoa Sen, thuộc tất cả các chuyên ngành thuộc các Khoa/ Bộ môn của trường.

Có giảng viên hướng dẫn và có sự thông qua của Khoa.

3. Quyền lợi của sinh viên khi tham gia nghiên cứu khoa học:

Được tham gia thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học trong một năm học.

Được sử dụng các thiết bị sẵn có của trường để tiến hành nghiên cứu khoa học.

Công bố kết quả nghiên cứu trên các kỷ yếu, tập san, tạp chí, thông báo khoa học của trường và các phương tiện thông tin khác.

Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các kết quả nghiên cứu và công bố khoa học do sinh viên thực hiện theo quy định hiện hành.

Được ưu tiên xét cấp học bổng; xét các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng nếu có thành tích nghiên cứu khoa học xuất sắc.

4. Hỗ trợ kinh phí nghiên cứu khoa học cho sinh viên

Nhằm mục đích hỗ trợ sinh viên trong thời gian thực hiện đề tài NCKH, trường Đại học Hoa Sen dự kiến sẽ hỗ trợ kinh phí tối đa là 2.000.000 đồng cho mỗi đề tài, tùy theo quy mô và tính chất của đề tài.

HoẠT ĐỘNGnghiên cứu khoa học của sinh viênTẠI TrưỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN

84 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 8/2014

Page 85: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

85NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Kinh phí sẽ được cấp thành hai lần: sinh viên nhận tạm ứng 500.000 đồng sau khi đề cương nghiên cứu được hội đồng khoa học khoa duyệt và phần còn lại khi sinh viên nộp báo cáo kết quả nghiên cứu.

Các chi phí cần có chứng từ theo quy định của Phòng kế toán.

Nếu sinh viên đã nhận kinh phí mà không hoàn tất đề tài thì phải hoàn lại kinh phí cho trường.

5. Các tiêu chí để đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên:

Tổng quan tình hình nghiên cứu, lý do chọn đề tài.

Mục tiêu đề tài.

Phương pháp nghiên cứu.

Nội dung khoa học.

Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng.

Hình thức trình bày báo cáo tổng kết đề tài.

6. Xếp loại đánh giá đề tài

Hội đồng đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên cho điểm xếp loại đề tài theo 5 mức: Xuất sắc, tốt, khá, đạt và không đạt.

Các thành viên hội đồng đánh giá độc lập bằng cách cho điểm theo từng nội dung của phiếu đánh giá. Căn cứ vào điểm trung bình cuối cùng (theo thang 100 điểm) của các thành viên hội đồng có mặt, đề tài được xếp loại ở mức xuất sắc: từ 90 điểm trở lên; mức tốt: từ 80 điểm đến dưới 90 điểm; mức khá: từ 70 điểm đến dưới 80 điểm; mức đạt: từ 50 điểm đến dưới 70 điểm và không đạt: dưới 50 điểm.

Kết quả xếp loại được ghi trong biên bản họp hội đồng đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên.

7. Cơ cấu giải thưởng đối với các đề tài nghiên cứu khoa học: dự kiến có 8 giải thưởng:

2 Giải nhất: 2.000.000 đồng/giải

2 Giải nhì: 1.500.000 đồng/giải

2 Giải ba: 1.000.000 đồng/giải

2 Giải khuyến khích: 500.000 đồng/giải

85

Page 86: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

Hướng dẫn

sử dụng

thư viện

ĐịA ĐIỂM Và GIỜ MỞ CỬA CủA THư VIệN

Cơ sở Nguyễn Văn Tráng (phòng đọc Lê Quý Đôn) - Lầu 8

Thứ Hai - Thứ Sáu: sáng: 8g00 -18g00 Thứ Bảy: 8g00 - 16g00

Cơ sở Quang Trung (gồm phòng đọc sách, phòng đọc tạp chí & multimedia) - A301 - A310

Thứ Hai - Thứ Sáu: 7g30 - 18g30 Thứ Bảy: 7g30 - 16g30

Cơ sở Tản Viên - Lầu 7

Thứ Hai - Thứ Sáu: 7g30 - 18g00 Thứ Bảy: 7g30 - 16g30

86 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 8/2014

Page 87: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

87NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

CÁC dịCH Vụ THư VIệN

1. Đọc tài liệu tại chỗ: dành cho tất cả giảng viên, nhân viên và sinh viên Đại học Hoa Sen. Bạn đọc cần có thẻ nhân viên hoặc thẻ sinh viên để sử dụng phòng đọc.

2. Mượn và gia hạn tài liệu: Giảng viên/ nhân viên và sinh viên Đại học Hoa Sen có thể mượn sách về nhà. Giảng viên/ nhân viên dùng mã số nhân viên để đăng ký mượn sách, tiêu chuẩn mượn 3 quyển trong vòng 1 học kỳ. Sinh viên phải cược tiền để được cấp quyền mượn sách. Mỗi sinh viên được mượn 2 quyển trong vòng 15 ngày. Trễ hạn trả sách sẽ bị xử phạt theo quy định. Sách tra cứu, sách có 1 bản, tài liệu multimedia và tạp chí không thuộc diện được mượn về.

3. Hướng dẫn tra cứu thông tin: ngoài lớp hướng dẫn dành cho tân sinh viên đầu năm học, Thư viện còn tổ chức các lớp hướng dẫn tra cứu tài liệu thư viện, tài liệu điện tử, tài liệu Internet, cách sử dụng thông tin trong học tập, cách phòng chống đạo văn, cách nộp bài qua phần mềm Turnitin. Các lớp này được tổ chức khi có đủ số lượng đăng ký của cá nhân hoặc tập thể. Thư viện sẽ thông báo lịch hướng dẫn theo từng nội dung để bạn đọc tham gia.

4. Cung cấp tài liệu học tập và đề cương môn học: tài liệu học tập và đề cương môn học có thể truy cập tại trang web thư viện, phần Tài liệu điện tử. Ngoài ra hàng năm, sinh viên còn được nhà trường hỗ trợ chi phí photo tài liệu thông qua một tài khoản tích hợp trong Thẻ sinh viên. Sinh viên có thể sử dụng tài khoản này để photo tài liệu cần cho việc học tập.

5. Tìm tin theo yêu cầu (dịch vụ tham khảo): Thư viện Đại học Hoa Sen sẽ hỗ trợ cung cấp thông tin phục vụ GV và SV trong nghiên cứu khoa học, soạn tài liệu giảng dạy, làm luận văn, đề án tốt nghiệp. Các thông tin bao gồm sách, bài tạp chí, nghiên cứu, bài tập tình huống, số liệu thống kê, văn bản pháp lý, tiêu chuẩn, bằng sáng chế... dạng toàn văn, tóm tắt hay danh mục.

87

Page 88: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

HướNG dẪN TRA CứU TàI LIệU THư VIệN

Nguồn tài liệu thư viện được truy cập và sử dụng tại trang web thư viện: http://thuvien.hoasen.edu.vn

Đây là cổng thông tin bao gồm nhiều nguồn thông tin đa dạng như sách, báo, tài liệu học tập điện tử, cơ sở dữ liệu tạp chí điện tử... Tại ô Nguồn tài liệu, người dùng có thể chọn loại tài liệu mình cần.

Sau đây là phần hướng dẫn sử dụng nhanh thư viện. Sinh viên có thể xem phần hướng dẫn đầy đủ tại: http://thuvien.hoasen.edu.vn/hdsd.

1. Tra cứu sách: giúp người đọc tìm kiếm sách thư viện từ máy tính mà không cần trực tiếp đến các phòng đọc.

Vào phần Tài liệu giấy trên web thư viện để vào trang tra cứu. Gõ từ khóa vào ô Nội dung tìm, đồng thời chọn các tiêu chí như Nhan đề, Tác giả, Chủ đề... Kết quả sẽ cho biết có quyển sách mình cần hay không, có bao nhiêu bản, tại phòng đọc nào, và danh mục những sách tương tự để người đọc chọn thêm.

ISBNISSN

Tìm nâng cao

88 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 8/2014

Page 89: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

89NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

2. Tra cứu tài liệu điện tử: tài liệu điện tử bao gồm tài liệu học tập, đề cương môn học của tất cả chương trình đào tạo tại Đại học Hoa Sen, ngoài ra còn có ebook, đề án tốt nghiệp các khóa trước, tài liệu lưu trữ nội bộ. Đây là nguồn dành riêng cho nội bộ nên phải đăng nhập để sử dụng. Hướng dẫn sử dụng:

Bước 1: Vào phần Tài liệu điện tử trên web thư viện và đăng nhập bằng tài khoản email của sinh viên Hoa Sen như sau:

Bước 2: Chọn tài liệu trong danh mục. Với tân sinh viên, chọn mục (2), với các sinh viên khác, chọn mục (1). Tài liệu được sắp xếp theo môn học cùng với mã số môn, mỗi môn học bao gồm đề cương và tài liệu học tập chính cần cho môn học đó.

RSS Feeds

89

Page 90: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

3.Tra cứu cơ sở dữ liệu: cơ sở dữ liệu là nguồn tài liệu chất lượng cao dành cho học tập, nghiên cứu bao gồm tạp chí, công trình nghiên cứu khoa học, phần lớn là toàn văn do thư viện mua hoặc sưu tập.

Vào phần Cơ sở dữ liệu trực tuyến trên web thư viện và đăng nhập bằng tài khoản mail của sinh viên Hoa Sen để sử dụng. Thư viện thường xuyên có các lớp hướng dẫn sử dụng các CSdL này, sinh viên có thể đăng ký theo cá nhân hoặc theo lớp tại thư viện để được hướng dẫn.

4. Sử dụng tài khoản photocopy: Ngoài tài liệu học tập điện tử có thể download từ trang web thư viện, sinh viên còn được cấp một tài khoản để photocopy tài liệu theo nhu cầu. Tài khoản này được sử dụng thông qua Thẻ Sinh viên, địa điểm sử dụng tài khoản là Quầy photo Hùng tại Cơ sở Quang Trung và Tản Viên. Tài khoản photo được cấp theo học kỳ, và có giá trị sử dụng đến khi sinh viên ra trường.

Sub-communities bên trong community này

Các collection trong community này

90 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 8/2014

Page 91: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

91

Với mong muốn giúp các bạn tân sinh viên có các thông tin cơ bản liên quan đến một số trường Đại học trên thế giới nhằm mở rộng tầm nhìn, hiểu được các trường Đại học âu/Á đã hình thành và vận hành như thế nào, Ban Biên tập xin giới thiệu:

ĐẠI HỌC Tokyo

Theo số liệu tháng 5/ 2013, số lượng sinh viên đại học: 14.013, trong đó có: 238 sinh viên quốc tế. (http://www.u-tokyo.ac.jp/en/about/data/enrollment.html)

Có thỏa thuận trao đổi sinh viên với Đại học Cần Thơ, Đại học Nông lâm Hà Nội, Đại học y Hà Nội, Đại học Công Nghiệp TPHCM, Đại học Huế, Đại học Nông lâm, Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

Điều kiện ứng tuyển:

Học sinh trong nước phải tham dự kì thi đại học chung cho toàn quốc, sau đó, những thí sinh đạt yêu cầu sẽ phải tiếp tục tham dự kì thi đầu vào của Đại học Tokyo.

Thời gian nhận ứng tuyển vào đầu tháng 4 hoặc tháng 10, nhưng hồ sơ ứng tuyển cần được gửi trước khoảng 4 tháng.

Tỉ lệ thí sinh trúng tuyển trên tổng số thí sinh ứng tuyển vào khoảng 25%.

Tên viết tắt thường gọi: Todai Năm thành lập: 1877

Gồm 10 khoa, 15 trường sau đại học và 11 viện nghiên cứu.Có 5 cơ sở ở Hongo, Komaba, Kashiwa, Shirokane và Nakano. Sinh viên sẽ được học tại cơ sở Komaba trong 2 năm đầu, 2 năm tiếp theo là xen kẽ giữa cơ sở Hongo và Komaba (http://www.u-tokyo.ac.jp/res03/i13_e.html)

GIớI THIệU MỘT Số TRưỜNG ĐẠI HỌC

TrêN THẾ GIỚI Ban Biên tập tổng hợp

91

Page 92: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

92 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 8/2014

Chương trình PEAk:

Bắt đầu từ năm 2012, sinh viên có thể đăng kí chương trình PEAK, học hoàn toàn chương trình đại học của mình bằng tiếng Anh tại cơ sở Komaba. (http://www.u-tokyo.ac.jp/en/about/data/applications-admissions.html)

Phí nhập học đối với sinh viên đại học: ¥282.000 (tương đương khoảng 58 triệu VNĐ)

Học phí hàng năm đối với sinh viên đại học (trừ ngành Luật): ¥535.800/năm (tương đương khoảng 110 triệu VNĐ)

Cựu sinh viên nổi tiếng:

kawabata yasunari, Nobel Văn học năm 1968 Jigoro kano, Tổ sư Judo kodaira kunihiko, Giải Fields năm 1954

(http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_University_of_Tokyo_people)

1. Nơi trường Đại học Tokyo được thành lập2. Hội trường yasuda của Đại học Tokyo3. Trung tâm thông tin của cơ sở Hongo4. Tòa nhà y khoa thứ 25. Thư viện y khoa6. Thư viện

1

2

3

4

5

6

Page 93: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

ĐẠI HỌC PRINCEToN

Trong năm học 2012 - 2013, có 5.264 sinh viên nhập học. Vào học tại Princeton không phải là điều dễ dàng, trong hồ sơ nhập học, ngoài những thứ hiển nhiên cần có như bảng điểm trung học, cần phải có hai thư giới thiệu của hai giáo viên từ lĩnh vực học thuật khác nhau, điểm thi SAT hoặc ACT, hai bài luận (essay, đối với sinh viên theo học kĩ sư phải thêm một bài luận nữa) với mục đích kiểm tra khả năng viết và nêu ý kiến của chính sinh viên.

Ngoài ra, tuy không bắt buộc, Ban Chấp hành Cựu sinh viên Princeton sẽ phỏng vấn ứng viên trong khả năng có thể. dù điều kiện nhập học khó khăn (tỉ lệ trúng tuyển của trường trong 5 năm gần đây chỉ vào khoảng 7 - 10%), nhưng với chất lượng và danh tiếng của mình, Princeton là ngôi trường được nhiều học sinh mơ ước.

Năm thành lập: 1746 khẩu hiệu: deī sub nūmine viget (Tiếng Anh: “Under God’s power, she flourishes”; Tạm dịch: Lớn mạnh dưới quyền năng Thiên Chúa)

Gồm các ngành liên quan đến nhân văn, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và kĩ thuật kĩ sư

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

9393

Hội trường Nassau

Page 94: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

94 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 8/2014

Học phí:

$40.170 (tương đương khoảng 850 triệu VNĐ)

Tiền thuê phòng: $7.220 (tương đương khoảng 153 triệu VNĐ) Ăn uống: $5.860 (tương đương khoảng 124 triệu VNĐ) Chi phí khác (sách, dụng cụ…): $3.500 (tương đương khoảng 74 triệu VNĐ)

http://www.princeton.edu/pub/profile/admission/undergraduate-costs/

Cựu sinh viên nổi tiếng:

James Madison, sinh viên khóa đầu tiên của trường Princeton, cha đẻ của Hiến pháp Hoa Kì, tổng thống thứ tư của nước Mĩ Pete Conrad, phi hành gia từng bay lên mặt trăng cùng với Neil Armstrong và Buzz Aldrin Eric Schmidt, Giám đốc điều hành của Google

Hội trường Tháp BlairHội trường East Pyne

Page 95: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

ĐẠI HỌC QUốC GIA SEoUL

Phải có kết quả học tập cực tốt mới có thể vào được Đại học Seoul. Từ năm 1981 đến 1987, khi thí sinh chỉ được chọn một trường đại học để thi, hơn 80% trong số 0.5% thí sinh đạt được điểm số cao nhất trong kì thi quốc gia đã chọn ứng tuyển vào Đại học Seoul, và nhiều người trong số họ đã không đạt. Hiện tại, tân sinh viên của Đại học Seoul nằm trong số 2.5% thí sinh đạt điểm số cao nhất trong kì thi đại học toàn quốc.

(http://en.wikipedia.org/wiki/Seoul_University)

Khi ứng tuyển, ngoài hồ sơ cá nhân liên quan, còn cần thư giới thiệu và chứng chỉ ngoại ngữ (ví dụ như TOPIK cấp độ 3, TOEFL iBT 80, IELTS 5.5…)

Năm thành lập: 1946

khẩu hiệu: Veritas Lux Mea (Tiếng Anh: The truth is my light Tạm dịch: Sự thật là ánh sáng)

Tính đến 1/4/2013, Đại học Seoul có: 16 trường Đại học, 1 trường sau Đại học và 9 trường chuyên môn với tổng số sinh viên: 28.011

Trường có 2 cơ sở: Gwanak và yongon.

Có chương trình trao đổi với:

Đại học Quốc gia Hà Nội Đại học Quốc gia TP.HCM

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

9595

Panorama đại học quốc gia Seoul

Page 96: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

96 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 8/2014

Học phí:

Khoảng 2,6 triệu won đến 3,3 triệu won/ học kì (khoảng 54 triệu VNĐ đến 69 triệu VNĐ, áp dụng vào tháng 1/ 2015)

h t t p : / / w w w . u s e o u l . e d u / u p l o a d /admission/2015_Spring_Undergraduate.pdf?afdabe548537f34820e159f3d6a72679

Cựu sinh viên nổi tiếng

Ban ki-moon, Tổng Thư kí Liên Hiệp Quốc koo Pyong Hwoi, Thành viên sáng lập tập đoàn LG Lee Ho-Wang, Người phát hiện Hantavirus

Kí túc xá mới

Cổng chào, cũng là biểu tượng của trường

Page 97: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

9797

ĐẠI HỌC CHIANG MAI

Là học viện sau phổ thông đầu tiên ở miền Bắc Thái Lan và là đại học công lập đầu tiên của Thái Lan.

Có 20 khoa với 36.332 sinh viên (tháng 1/ 2014).

Có 4 cơ sở với tổng diện tích khoảng 14,1 km2.

Đại học Chiang Mai được xếp hạng 67 trong khu vực châu Á (theo Quacquarelli Symonds, năm 2011).

Để nhập học, học sinh trong nước sẽ được đánh giá qua thang điểm gọi là Hệ thống tuyển sinh Đại học trung ương

Năm thành lập: 1964

khẩu hiệu: “Attānaṃ Damayanti Paṇḍitā” (Tiếng Anh: “The Wise Control Themselves” Tạm dịch: “Người khôn ngoan tự điều khiển bản thân mình”)

Page 98: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

(Central University Admission System). Trong đó, điểm số được tính qua các tiêu chí: điểm trung bình tích lũy (CUAS, trọng số 20%), kết quả kì thi quốc gia Ordinary National Educational Test (O-NET, trọng số 30%), kết quả kì thi General Attitude Test (GAT, trọng số đến 50%, tùy thuộc vào môn học), kết quả kì thi Professional Attitude Test (PAT, trọng số đến 50%, tùy thuộc vào môn học).

Đối với học sinh nước ngoài, cần có kết quả IELTS 5.5, TOEFL PBT 500, TOEFL CBT 173 hoặc tương đương. Ngoài ra, cần có giấy chứng nhận tốt nghiệp, bảng điểm phổ thông, đậu ba môn học liên quan đến chuyên ngành và có điểm trung bình tích lũy từ 2.5 trở lên.

Học phí

Từ 120.000 baht tới 450.000 baht mỗi năm học tùy chuyên ngành (từ khoảng 79 triệu VNĐ đến 296 triệu VNĐ).

1. Thư viện 2. Đại học Chiang Mai 3. Trung tâm nghệ thuật

2

3

1

98 CHUYÊN ĐỀ HOA SEN - THÁNG 8/2014

Page 99: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

CHUYÊN ĐỀ HOA SEN

99

w w w.hoasen.edu.vn

“Bài ca Đại học Hoa Sen” được nhạc sĩ Trần Xuân Tiến sáng tác năm 2011, nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập trường. Nhạc sĩ là phụ huynh sinh viên Trần Xuân Khánh (2004 - 2007, ngành CNTT), hiện đang làm việc tại IBM Việt Nam

99

Page 100: Bản tin Hoa Sen _ Số 10

08, Nguyễn Văn Tráng, Q.1, TP.HCM ĐT: 1900.1278 ext 11.209 - 11.283 Email: [email protected]

www.hoasen.edu.vn