11
Trung tâm tâm lý học ứng dụng Sông Phố [Add]: O-67 đườ ng Đong Khờ i, P.Tam Hoa, Biên Hoa, ĐN [Têl]: (061) 6293.662 [Hotlinê]: 0917.211.204 [Wêb]: Http://tuky.songphopsy.org Pagê 1 Trong bản tin này… NHỊP CẦU SÔNG PHỐ Jan – May, 2014 VSPAP Thông tin chung Lĩnh vực hoạt động Mô hình nhân sHOẠT ĐỘNG Hi Khoa hc Tâm lý Giáo dục Đồng Nai Tp huấn chuyên đề Hoạt động sp din ra GÓC CHIA S Cm nhn ca mt chuyên viên tâm lý lý lp CTS1….

Bản tin nhịp cầu spap

Embed Size (px)

DESCRIPTION

 

Citation preview

Page 1: Bản tin nhịp cầu spap

Trung tâm tâm lý học ứng dụng Sông Phố

[Add]: O-67 đườ ng Đo ng Khờ i, P.Tam Ho a, Biê n Ho a, ĐN

[Têl]: (061) 6293.662 [Hotlinê]: 0917.211.204

[Wêb]: Http://tuky.songphopsy.org Pagê 1

Trong bản tin này…

NHỊP CẦU SÔNG PHỐ Jan – May, 2014

VỀ SPAP

Thông tin chung

Lĩnh vực hoạt động

Mô hình nhân sự

HOẠT ĐỘNG Hội Khoa học Tâm lý – Giáo

dục Đồng Nai

Tập huấn chuyên đề

Hoạt động sắp diễn ra

GÓC CHIA SẺ Cảm nhận của một chuyên

viên tâm lý lý lớp CTS1….

Page 2: Bản tin nhịp cầu spap

Trung tâm tâm lý học ứng dụng Sông Phố

[Add]: O-67 đườ ng Đo ng Khờ i, P.Tam Ho a, Biê n Ho a, ĐN

[Têl]: (061) 6293.662 [Hotlinê]: 0917.211.204

[Wêb]: Http://tuky.songphopsy.org Pagê 2

VỀ SPAP

Trung tâm tâm lý học ứng dụng Sông Phố (SPAP) là một tổ chức khoa học công

nghệ hoạt động theo định hướng doanh nghiệp xã hội. SPAP được thành lập vào

5/1/2011 bởi của Hội Khoa học Tâm lý – giáo dục Việt Nam và đơn vị cấp giấy

phép hoạt động là Sở Khoa học Công nghệ Đồng Nai. Các lĩnh vực hoạt động

chính của SPAP bao gồm: chăm sóc sức khỏe tâm lý; huấn luyện và đào tạo tâm

lý; nghiên cứu tâm lý học ứng dụng; thông tin tâm lý học ứng dụng; trắc nghiệm tâm lý và tâm lý cho cộng

đồng. Sau hơn ba năm hoạt động, SPAP đã mang những giá trị đến cộng đồng. Với đội ngũ nhân sự gần 20

chuyên viên tâm lý cùng hệ thống Ban cố vấn, cộng tác viên là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực

sức khỏe tâm thần và tâm lý học, SPAP cam kết mang lại những giá trị tốt nhất.

MÔ HÌNH NHÂN SỰ

Hội đồng quản trị

PGĐ Chuyên môn

P.Dịch vụ - dự án P.Truyền thông - marketing P.Đào tạo -NCKH

PGĐ Hành chính

Giám đốc Hội đồng khoa học

Page 3: Bản tin nhịp cầu spap

Trung tâm tâm lý học ứng dụng Sông Phố

[Add]: O-67 đườ ng Đo ng Khờ i, P.Tam Ho a, Biê n Ho a, ĐN

[Têl]: (061) 6293.662 [Hotlinê]: 0917.211.204

[Wêb]: Http://tuky.songphopsy.org Pagê 3

HOẠT ĐỘNG

1. Hội Khoa học Tâm lý – giáo dục Đồng Nai

SPAP tham gia hội nghị đầu năm của Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Đồng Nai

Đại biểu của Hội chụp hình lưu niệm với các hội viên.

SPAP là một chi hội trực thuộc Hội Khoa họ Tâm lý – giáo dục Đồng Nai. Trong

những năm qua, chi hội SPAP đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của

Hội trong lĩnh vực tâm lý – giáo dục tại Đồng Nai. Những hoạt động có thể kể đến

như đồng tổ chức hội thảo khoa học; tham gia nghiên cứu đề tài cấp tỉnh/Liên hiệp

hội; đặc biệt có thể kể đến là đề án Trung tâm giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật

trí tuệ, trẻ tự kỷ dựa trên Cơ sở đánh giá và can thiệp sớm trẻ tự kỷ của SPAP.Với

mong muốn đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển ngành, cũng như tạo cơ hội để

được tích lũy kiến thức chuyên môn, 100% nhân viên đang công tác tại SPAP đã

gia nhập và được cấp thẻ Hội viên.

Hội khoa học Tâm lý –

giáo dục Đồng Nai là

một hội xã hội - nghề

nghiệp, với hơn 150 hội

viên. Trong năm 2013,

tuy còn nhiều khó khăn

nhưng hoạt động của

hội đã đạt được những

thành công nhất định

như: tổ chức các buổi

sinh hoạt chuyên môn

chuyên đề; hội thảo

khoa học; tư vấn và

phản biện, giám định xã

hội và nghiên cứu khoa

học.

Page 4: Bản tin nhịp cầu spap

Trung tâm tâm lý học ứng dụng Sông Phố

[Add]: O-67 đườ ng Đo ng Khờ i, P.Tam Ho a, Biê n Ho a, ĐN

[Têl]: (061) 6293.662 [Hotlinê]: 0917.211.204

[Wêb]: Http://tuky.songphopsy.org Pagê 4

SPAP đồng tổ chức Hội thảo KHTL ứng dụng (lần 1)

Từ 21/ đến 23/2, SPAP phối hợp với Hội Khoa học Tâm lý – giáo dục Đồng Nai tổ chức hội thảo

khoa học kết hợp nghỉ dưỡng với chủ đề “Môi trường trường học an toàn và tích cực cho sự phát

triển toàn diện học sinh”. Ban tổ chức hân hạnh được đón tiếp sự tham gia của đại diện Hội Khoa

học Tâm lý – giáo dục tỉnh Lâm Đồng cùng hơn 30 đại biểu đến từ các trường cao đẳng, đại học,

sở giáo dục tỉnh.

LƢU Ý: Để nhận các bài viết khoa học trong Hội thảo, quý vị và các bạn vui lòng gửi email về

địa chỉ [email protected] với tiêu đề “FILE MỀM HỘI THẢO KHTL ỨNG DỤNG LẦN

I”.

Page 5: Bản tin nhịp cầu spap

Trung tâm tâm lý học ứng dụng Sông Phố

[Add]: O-67 đườ ng Đo ng Khờ i, P.Tam Ho a, Biê n Ho a, ĐN

[Têl]: (061) 6293.662 [Hotlinê]: 0917.211.204

[Wêb]: Http://tuky.songphopsy.org Pagê 5

2. Tập huấn chuyên đề

Chuyên đề tháng 3

Tại sao trẻ con cần chơi?

Trong những năm đầu đời,

chơi đóng một vai trò rất

quan trọng với trẻ. Khi tiếp

xúc với đồ chơi và trò

chơi, trẻ được cải thiện các

kỹ năng vận động - xã hội,

trí thông minh, giảm căng

thẳng, tăng khả năng tập

trung và cải thiện trí nhớ.

Các trò vận động tổng quát

giúp trẻ phát triển cơ bắp

toàn diện, cơ tay và cơ

chân trở nên rắn rỏi và

khỏe mạnh hơn. Các cơ

nhỏ như tay và chân cũng

trở nên linh hoạt, mềm dẻo

hơn để dễ dàng cầm nắm

đồ vật. Trò chơi cũng giúp

trẻ phát triển giác quan,

điều hòa cảm giác, hiểu

được quy tắc tương tác xã

hội. Nếu trẻ tuân theo

những quy định được đặt

ra khi chơi, trẻ sẽ dễ dàng

học được các chuẩn mực

xã hội, hay có thể hành xử

theo cách bố mẹ mong đợi.

Thực tế là…

Tuy nhiên, hiện nay rất

nhiều phụ huynh dành quá

ít thời gian để chơi với

con. Thậm chí là bố mẹ

lúng túng trong việc tìm

phương pháp đúng để chơi

với con. Việc mua nhiều

đồ chơi và để mặc trẻ tự

chơi cũng không đạt được

hiệu quả mong muốn. Bố

mẹ thường chọn giải pháp

hoặc là giám sát trẻ thật

kỹ, chỉ cho trẻ chơi trong

không gian đóng trong nhà

để tránh rủi ro ngoài trời,

hoặc mua đồ chơi, thiết bị

công nghệ cho trẻ.

Dựa trên thực trạng trên, Cơ sở đánh giá và can thiệp sớm trẻ tự kỷ (trực thuộc SPAP) tổ chức

chuyên đề tháng 3 với chủ đề

PHƢƠNG PHÁP CHƠI

CÙNG CON

Thời gian: 14h – 16h30

9/3/2014

Địa điểm: Văn phòng SPAP

Báo cáo viên:

- CN Nguyễn Thị Minh Trâm

- CN Nguyễn Thị Mai

Giá trị sau chƣơng trình:

- Khiến trẻ hợp tác tốt hơn khi ở

nhà.

- Phụ huynh nắm được kiến thức

và kỹ năng chơi cùng bé, giúp

bé phát triển ngôn ngữ và vận

động.

Page 6: Bản tin nhịp cầu spap

Trung tâm tâm lý học ứng dụng Sông Phố

[Add]: O-67 đườ ng Đo ng Khờ i, P.Tam Ho a, Biê n Ho a, ĐN

[Têl]: (061) 6293.662 [Hotlinê]: 0917.211.204

[Wêb]: Http://tuky.songphopsy.org Pagê 6

Tập huấn phụ huynh

Tập huấn phụ huynh: PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP Ở TRẺ TỰ

KỶ

- Thời gian: từ 8h - 11h, trong bốn buổi sáng Chủ nhật (23/3, 30/3, 6/4 và 13/4)

- Địa điểm: TP.Biên Hòa, Đồng Nai

- Báo cáo viên:

+ Thạc sỹ tâm lý Lê Minh Công

+ Chuyên viên tâm lý Nguyễn Thị Mai

+ Chuyên viên tâm lý Võ Thị Lệ Hường

- Đối tƣợng tham gia:

+ Phụ huynh có con tự kỷ, chậm ngôn ngữ

+ Phụ huynh có con dưới 3 tuổi muốn phát huy tối đa tiềm năng ngôn ngữ của

trẻ.

Page 7: Bản tin nhịp cầu spap

Trung tâm tâm lý học ứng dụng Sông Phố

[Add]: O-67 đườ ng Đo ng Khờ i, P.Tam Ho a, Biê n Ho a, ĐN

[Têl]: (061) 6293.662 [Hotlinê]: 0917.211.204

[Wêb]: Http://tuky.songphopsy.org Pagê 7

Rối loạn phổ tự kỷ và

chậm ngôn ngữ đang là

những vấn đề được quan

tâm trong xã hội hiện đại,

khi mà gần đây các báo

cáo nghiên cứu cho thấy số

lượng trẻ mắc các chứng

này ngày càng gia tăng.

Việc can thiệp sớm và có

sự trợ giúp, phối hợp của

phụ huynh với các chuyên

viên can thiệp giữ một vai

trò quan trọng trong việc

cải thiện các chức năng và

hòa nhập cho trẻ.

Tuy nhiên, theo báo cáo nghiên cứu gần đây do Hội khoa học

Tâm lý – giáo dục Đồng Nai và Trung tâm Tâm lý học ứng

dụng Sông Phố (2013) thực hiện cho thấy đa phần các vị phụ

huynh ít quan tâm đến việc phối hợp trong hỗ trợ, can thiệp

cho trẻ, đồng thời phụ huynh thường thiếu kiến thức và kỹ

năng can thiệp cho trẻ.

Hiểu được các khó khăn trên của quý phụ huynh, SPAP tổ

chức Khóa Tập huấn “Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ

tự kỷ” dựa trên tài liệu “Hơn cả lời nói” dành cho quý phụ

huynh có con rối loạn phổ tự kỷ hoặc rối loạn ngôn ngữ.

Đồng thời các nội dung trong quá tập huấn cũng giúp ích rất

nhiều cho phụ huynh có con trong lứa tuổi từ 6 tháng tuổi đến

3 tuổi có kiến thức và các kỹ năng giúp cho trẻ phát triển các

kỹ năng giao tiếp (nhất là ngôn ngữ lời nói).

Page 8: Bản tin nhịp cầu spap

Trung tâm tâm lý học ứng dụng Sông Phố

[Add]: O-67 đườ ng Đo ng Khờ i, P.Tam Ho a, Biê n Ho a, ĐN

[Têl]: (061) 6293.662 [Hotlinê]: 0917.211.204

[Wêb]: Http://tuky.songphopsy.org Pagê 8

Kỷ niệm ngày Thế giới nhận biết chứng tự kỷ 2-4

Trên thế giới…

Ngày Thế giới Nhận biết

về Tự kỷ được Liên hợp

quốc phát động năm 2007

nhằm nâng cao nhận thức

về hội chứng này trên toàn

cầu. Những thống kê mới

nhất về tự kỷ của Trung

tâm Kiểm soát Bệnh dịch

Hoa Kỳ (CDC) cho biết cứ

88 người Mỹ thì có 1

người mắc tự kỷ, trong đó

cứ 54 trẻ em nam thì có 1

em mắc tự kỷ.

Tại Việt Nam…

Theo các chuyên gia sức

khỏe, số lượng trẻ tự kỷ tại

Việt Nam đang gia tăng

mạnh qua từng năm. Mặc

dù chưa có số liệu thống kê

chính xác về vấn đề này,

tuy nhiên, tính đến năm

2009, chỉ tính riêng Bệnh

viện Nhi Trung ương có

1752 bệnh nhi bị tự kỷ

(trước đó, năm 2008 là 963

trẻ). Con số này chưa bao

gồm số trẻ tự kỷ tại các

bệnh viện khác trên cả

nước và các chuyên gia

nhận định đây chỉ là bề nổi

của „tảng băng chìm‟ vì

còn có rất nhiều trẻ tự kỷ

chưa được khám bệnh và

điều trị kịp thời. Theo ước

tính, Việt Nam có tổng

cộng hơn 200.000 người tự

kỷ.

Thực tế là…

Hiện nay, khi nhắc đến căn

bệnh tự kỷ, các bậc cha mẹ

trẻ thường có hai xu

hướng: lo lắng thái quá

hoặc không chịu chấp nhận

sự thật là con mình bị mắc

bệnh.

“Ngày Thế giới nhận

thức về chứng tự kỷ -

World Autism Awareness

Day 2/4" đã được tổ chức

hàng năm do Đại hội đồng

Liên hiệp quốc thông qua

từ 2007 để nâng cao nhận

thức của người dân về

chứng tự kỷ. Qua đó làm

nổi bật sự cần thiết để giúp

cải thiện cuộc sống của trẻ

em và người lớn bị rối loạn

để họ có thể sống một cuộc

sống đầy đủ và có ý nghĩa.

Với sứ mệnh giúp đỡ trẻ tự kỷ có cơ hội được can thiệp, hòa nhập

cộng đồng cũng như nâng cao nhận thức của người dân, SPAP tổ

chức chương trình giao lưu “Hòa nhập cho trẻ tự kỷ”. Chương trình

diễn ra vào lúc 8h – 11h, 2/4/2014 với sự tham gia của các trẻ đang

can thiệp tại trung tâm, phụ huynh và các em tại trường mầm non

Chim Họa Mi.

Năm 2014, Tổng Thư ký

Liên hiệp quốc Ban Ki-

Moon đã đưa ra thông

điệp: “Ngày Thế giới

nâng cao nhận thức về

Tự kỷ là tạo ra sự hiểu

biết nhiều hơn, đó là một

lời kêu gọi hành động.

Tôi kêu gọi các bên liên

quan tham gia trong việc

thúc đẩy sự tiến bộ bằng

cách hỗ trợ các chương

trình giáo dục, cơ hội việc

làm và các biện pháp

khác có thể trợ giúp thực

hiện mong muốn về một

thế giới toàn diện hơn".

Page 9: Bản tin nhịp cầu spap

Trung tâm tâm lý học ứng dụng Sông Phố

[Add]: O-67 đườ ng Đo ng Khờ i, P.Tam Ho a, Biê n Ho a, ĐN

[Têl]: (061) 6293.662 [Hotlinê]: 0917.211.204

[Wêb]: Http://tuky.songphopsy.org Pagê 9

SPAP và đối tác phát triển CSIP

"Doanh nghiệp xã hội (DNXH) là những doanh nghiệp theo định hướng xã hội (phi lợi

nhuận/tìm kiếm lợi nhuận hoặc hỗn hợp) được sáng lập nhằm giải quyết những vấn đề xã hội

hay thất bại của thị trường thông qua cách tiếp cận của khu vực tư nhân, nhằm gia tăng tính

hiệu quả, bền vững và cuối cùng là tạo ra những thay đổi hay lợi ích cho xã hội" - Virtue

Ventures 2010.

Qua hơn ba năm hình thành và phát triển theo định hướng DNXH, SPAP dần khẳng định được

những giá trị đóng góp cho cộng đồng.

SPAP tại buổi Hội thảo “Doanh nghiệp xã hội – Cách tiếp cận sáng tạo cho các tổ chức dân sự

Việt Nam”

Vào lúc 8h, 16/4/2014, SPAP đã tham gia Hội thảo

"Hỗ trợ đổi mới các tổ chức dân sự Việt Nam" do

CSIP tổ chức.

Hội thảo giới thiệu về chương trình hỗ trợ các tổ

chức muốn phát triển theo định hướng doanh

nghiệp xã hội nhằm giải quyết các thách thức liên

quan đến 3 nhóm đối tượng chính: phụ nữ, người

khuyết tật và đồng bào dân tộc thiểu số. Mục tiêu

chương là nhằm giúp các tổ chức dân sự xã hội

(CSO) tại Việt Nam áp dụng cách tiếp cận DNXH

để đạt mục tiêu tự chủ hơn về tài chính, trong khi

tiếp tục tăng cường giá trị xã hội.

Trải qua hơn 3 năm hình thành và phát triển, SPAP

dần vượt qua những thách thức để khẳng định hình

ảnh, chất lượng dịch vụ và những giá trị đóng góp

cho cộng đồng. SPAP vinh hạnh là một trong năm

doanh nghiệp xã hội được trưng bày sản phẩm tại

Hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm cho các CSO tham

gia.

Từ năm 2009, CSIP đã hỗ trợ 40

DNXH đang trực tiếp cải thiện chất

lượng cuộc sống cho hơn 18,700

người và 200,000 người được hưởng

lợi gián tiếp từ những chương trình và

hoạt động của những DNXH này.

CSIP đồng thời đóng góp tích cực

vào quá trình nâng cao nhận thức và

tạo môi trường hoạt động thuận lợi

cho DNXH tại Việt Nam. Hiện

nay, Danh bạ doanh nghiệp xã hội đã

được hình thành và đưa vào hoạt

động với sự tham gia của gần 200

Doanh nghiệp Xã hội trên khắp cả

nước.

(Theo csip.vn)

Page 10: Bản tin nhịp cầu spap

Trung tâm tâm lý học ứng dụng Sông Phố

[Add]: O-67 đườ ng Đo ng Khờ i, P.Tam Ho a, Biê n Ho a, ĐN

[Têl]: (061) 6293.662 [Hotlinê]: 0917.211.204

[Wêb]: Http://tuky.songphopsy.org Pagê 10

HOẠT ĐỘNG SẮP DIỄN RA

Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Sông Phố (SPAP) trân trọng giới thiệu đến quý đồng nghiệp,

Anh/Chị và các bạn khóa tập huấn chuyên môn “Chương trình Can thiệp sớm Denver và Dạy

kỹ năng giao tiếp xã hội cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ”.

1. Mục đích khóa học:

- Hiểu biết về mô hình can

thiệp sớm Denver; bảng

kiểm của mô hình trong

đánh giá và xây dựng

chương trình can thiệp cho

trẻ.

- Thiết kế, tổ chức đào tạo

lý thuyết và thực hành trên

trẻ.

- Kiến thức và kỹ năng can

thiệp giúp trẻ phát triển các

kỹ năng giao tiếp xã hội.

2. Chƣơng trình & giảng

viên

(Vui lòng xem chi tiết tại

http://www.tuky.songphop

sy.org)

3. Phƣơng pháp áp dụng:

Kết hợp xen kẽ giữa lý

thuyết và thực hành trực

tiếp trên trẻ tự kỷ.

4. Thời gian:

Từ 1/6 – 6/6

+ Sáng: 8h – 11h30

+ Chiều: 13h30 – 17h

Thời gian tổ chức được

diễn ra ngay trước hội

thảo quốc gia “Sức khỏe

tâm thần trong trường

học” tại Đồng Nai. Điều

này thuận tiện cho quý vị

vừa có thể tham gia khóa

tập huấn, vừa có thể dự

hội thảo tốt nhất."

5. Địa điểm:

TP.Biên Hòa, Đồng Nai

6. Đối tƣợng tham gia: - Người đang trực tiếp

khám sàng lọc, đánh giá,

và can thiệp cho trẻ có rối

loạn phổ tự kỷ: bác sĩ;

chuyên viên tâm lý;

chuyên viên giáo dục đặc

biệt;….

- Các đối tượng khác: phụ

huynh hoặc những người

quan tâm.

Khóa tập huấn chỉ nhận tối

đa 40 học viên. Khi kết

thúc khóa học, học viên sẽ

được cấp chứng nhận.

7. Học phí:

1,600,000VNĐ/toàn

khóa (Chi phí này bao gồm

học phí; tài liệu, dụng cụ

học tập ; chứng nhận &

teabreak).

8. Đăng ký và ghi danh: - Liên hệ đăng ký: Cô

Trần Thị Liên, Văn phòng

Trung tâm Tâm lý học ứng

dụng Sông Phố, Số O-65,

KP3, Đường Đồng Khởi,

Phường Tam Hòa, TP.

Biên Hòa, Đồng Nai.

o ĐT:

0616.293.662 (giờ

hành chính)

o Email: lienhe@son

gphopsy.org (ghi rõ

tiêu đề: Đăng ký

Khóa tập huấn

đánh giá và can

thiệp trẻ tự kỷ)

Lƣu ý:

Học viên tham gia vui lòng thanh toán trước 50% học phí qua STK 0481000624272, Ngân hàng

Vietcombank Chi nhánh Biên Hòa, chủ tài khoản Trung tâm tâm lý học ứng dụng Sông Phố.

Page 11: Bản tin nhịp cầu spap

Trung tâm tâm lý học ứng dụng Sông Phố

[Add]: O-67 đườ ng Đo ng Khờ i, P.Tam Ho a, Biê n Ho a, ĐN

[Têl]: (061) 6293.662 [Hotlinê]: 0917.211.204

[Wêb]: Http://tuky.songphopsy.org Pagê 11

GÓC CHIA SẺ

Câu chuyện từ lớp Can thiệp sớm 1

Hôm nay là ngày đầu tiên

con học cả ngày, cũng là

lúc cô được nhìn thấy con

ngồi quay quần bên các

bạn cùng ăn trưa. Trước đó

do con chỉ học nửa buổi

nên cứ đến 11 giờ trưa là

mẹ lại đón con về. Mẹ con

cũng suy nghĩ và trăn trở

rất nhiều khi quyết định

cho con học cả ngày. Lúc

nào mẹ cũng lo lắng, cũng

sợ buổi trưa ở lớp con khó

ăn. Lúc mẹ thông báo con

học cả ngày các cô cũng

hồi hộp không khác gì mẹ

con. Rồi cuối cùng ngày đó

cũng đã tới…

Cô nói với các cô trong

phòng hãy chuẩn bị tinh

thần vì hôm nay T học cả

ngày. Các cô trong phòng

ai cũng mang một tâm

trạng giống nhau, hồi hộp

từng giây từng phút. Thế là

sắp hết một buổi sáng, đến

giờ cô đi lấy cơm cho các

bạn, con vẫn ngồi yên

lặng, không phản ứng gì.

Lúc cô đưa mâm cơm đến

cho các bạn ăn, cô cũng

đưa cho con một chén. Cô

chưa kịp đút cho con ăn thì

con đã tay trái cầm chén

cơm, tay phải cầm muỗng

xúc ăn rất ngon lành. Các

cô trong phòng ai cũng

ngạc nhiên vì lần đầu tiên

các cô thấy con cầm

muỗng xúc ăn. Lúc đó cô

vội vàng lấy máy điện

thoại ra chụp mấy tấm

hình. Ôi!!! Nhìn lúc đó con

mới dễ thương làm sao!

Các cô trong phòng ai

cũng cười rất hạnh phúc vì

thấy con biết xúc cơm ăn

ngon lành như thế. Cô H

xúc động: “Chắc là ở nhà

mẹ đã làm tư tưởng cho

con trước rồi!” Mặc dù ở

lớp các cô có dạy con cầm

muỗng xúc ăn, nhưng về

nhà chưa bao giờ con tự

cầm muỗng xúc ăn gọn

gàng đến vậy. Mọi người

nhìn nhau, hạnh phúc

không nói nên lời…

Chiều về mẹ đến đón con,

khi cô cho mẹ xem những

tấm hình con ngồi ở ghế tự

xúc cơm ăn, mẹ con lúc đó

vui không tả hết. Mẹ đã rất

tự hào về con. Đối với cô,

những gì con làm được đã

động viên và khích lệ cô

rất nhiều, lúc nào cũng thôi

thúc cô, hãy cố gắng và cố

gắng mỗi ngày, rồi các con

sẽ không phụ tấm lòng của

cô. Với đứa trẻ bình

thường bốn tuổi, việc cầm

muỗng xúc cơm ăn là

chuyện bình thường.

Nhưng với con, điều đó

hơn cả một kỳ tích. Và kỳ

tích đó đã xảy ra!

(CN.Nguyễn Thị Mai)