16

ban tin vatunn - agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2010/08/BanTinVTNN_So1_2010.08.01_VN_2.pdf · trong lĩnh vực hải quan và Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18/2/2009 của

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ban tin vatunn - agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2010/08/BanTinVTNN_So1_2010.08.01_VN_2.pdf · trong lĩnh vực hải quan và Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18/2/2009 của
Page 2: ban tin vatunn - agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2010/08/BanTinVTNN_So1_2010.08.01_VN_2.pdf · trong lĩnh vực hải quan và Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18/2/2009 của

T r a n g | 1 BẢN TIN NÔNG NGHIỆP VÀ HỘI NHẬP | Chuyên đề vật tư nông nghiệp

 

BẢN TIN NÔNG NGHIỆP VÀ HỘI NHẬP

CHUYÊN ĐỀ THỊ TRƯỜNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP

Bộ phận khách hàng: An Thu Hằng

Tel: (84.4) 3972.5153

Email:[email protected]

Page 3: ban tin vatunn - agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2010/08/BanTinVTNN_So1_2010.08.01_VN_2.pdf · trong lĩnh vực hải quan và Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18/2/2009 của

T r a n g | 2 BẢN TIN NÔNG NGHIỆP VÀ HỘI NHẬP | Chuyên đề vật tư nông nghiệp

 

Giới Thiệu Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (AGROINFO) đang đẩy mạnh các hoạt động để trở thành cầu nối giữa phân tích và thực tiễn, nhà cung cấp thông tin và số liệu phân tích chất lượng, kịp thời về nông nghiệp, nông thôn Việt Nam và thế giới cho các đối tượng quan tâm. Nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông sản và các doanh nghiệp kinh doanh khác liên quan tới nông nghiệp về chính sách và diễn biến thị trường các ngành hàng trong nước và quốc tế cập nhật hàng tuần, AGROINFO thực hiện xuất bản BẢN TIN NÔNG NGHIỆP & HỘI NHẬP với các chuyên đề theo ngành nông nghiệp nói chung và nhóm các ngành hàng: Chuyên đề 1: Ngành Nông Nghiệp (thứ 2 hàng tuần) Chuyên đề 2: Thị trường sản phẩm cây công nghiệp (thứ 4 hàng tuần) Chuyên đề 3: Thị trường vật tư nông nghiệp (thứ 6 hàng tuần) Hướng tới cung cấp thông tin chính sách, thương mại, thông tin thị trường nông nghiệp trong và ngoài nước nhanh và chính xác nhất, Bản tin Nông nghiệp và Hội nhập đem đến nhận định của các chuyên gia hàng đầu về nông nghiệp Việt Nam và quốc tế. Với mạng lưới thông tin phối hợp cùng Hội nông dân ở hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước, Bản tin sẽ nhanh chóng cập nhật giá cả, biễn biến nông nghiệp cụ thể ở từng địa phương. Bản tin Nông nghiệp và Hội nhập ngoài cập nhật thông tin thương mại, chính sách, còn dự báo về thị trường nông nghiệp trong ngắn hạn, đánh giá xu thế hội nhập, về sản xuất và xuất khẩu của nông nghiệp Việt Nam ở từng ngành hàng cụ thể. AGROINFO dự kiến sẽ chính thức đưa các sản phẩm bản tin này vào ngày 15 tháng 08 năm 2010. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bên quan tâm. Trân trọng Trung tâm Thông tin PTNNNT

Page 4: ban tin vatunn - agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2010/08/BanTinVTNN_So1_2010.08.01_VN_2.pdf · trong lĩnh vực hải quan và Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18/2/2009 của

T r a n g | 3 BẢN TIN NÔNG NGHIỆP VÀ HỘI NHẬP | Chuyên đề vật tư nông nghiệp

 

1. ĐIỂM TIN NÔNG NGHIỆP

1.1 Tin chính sách và diễn biến nông nghiệp trong nước

Tin chính sách nông nghiệp trong nước

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát mặt hàng phân bón

Ngày 16/7/2010, Ban Chỉ đạo 127/TW đã ban hành văn bản số 26/BCĐ-QLTT gửi Ban chỉ đạo 127 các tỉnh, thành phố, Tổng cục Hải quan, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với mặt hàng phân bón. Ban Chỉ đạo 127/TW đề nghị Ban Chỉ đạo 127 các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các lực lượng chức năng tiếp tục triển khai các nội dung như kiểm tra việc chấp hành các quy định về đăng ký kinh doanh; điều kiện sản xuất, kinh doanh phân bón vô cơ; thực hiện các quy định về niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, các quy định về hóa đơn, chứng từ, ghi nhãn hàng hóa; chấp hàng các quy định về chất lượng, và thực hiện theo tiêu chuẩn chất lượng đã công bố.

Ban hành Quy chế phân tích, phân loại hàng hoá xuất nhập khẩu trong ngành Hải quan

Ngày 15/7/2010, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường đã ký Quyết định số 1628/QĐ-TCHQ ban hành Quy chế phân tích, phân loại hàng hoá xuất nhập khẩu

trong ngành Hải quan. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/8/2010.

Trong đó, quy định Phân tích, phân loại hàng hoá XNK ( viết tắt là PTPL) là việc cơ quan hải quan kiểm tra thực tế mẫu hàng hoá XK,NK tại các đơn vị phân tích phân loại bằng các phương tiện, biện pháp nghiệp vụ kỹ thuật để xác định đặc tính, tên hàng, mã số của hàng hoá theo Danh mục hàng hoá XK,NK Việt Nam, theo Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu và theo Hệ thống hài hoà mô tả và mã hàng hoá của Tổ chức Hải quan thế giới nhằm phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về hải quan. Việc PTPL được thực hiện khách quan, khoa học, chính xác theo các quy định của quy chế này và theo quy định của pháp luật về công tác PTPL.

Quy định cụ thể các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 93/2010/TT-BTC ngày 28/6/2010 hướng dẫn việc xác định các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính là hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Trong đó, quy định cụ thể 53 hành vi buôn lậu, gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan.

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát mặt hàng phân bón. Ban hành Quy chế phân tích, phân loại hàng hoá xuất nhập khẩu trong ngành Hải quan Quy định cụ thể các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại trong các lĩnh vực hải quan Quy trình kiểm tra việc phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong khi làm thủ tục hải quan Quy định về việc đăng ký thuốc bảo vệ thực vật Nhà nước hỗ trợ 80-90% cho nông dân mua bảo hiểm Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, hạn chế sử dung, cấm sử dụng ở Việt Nam của Bộ NN&PTNT Đồng Tháp: chi trả lương cho nhân viên BVTV

Page 5: ban tin vatunn - agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2010/08/BanTinVTNN_So1_2010.08.01_VN_2.pdf · trong lĩnh vực hải quan và Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18/2/2009 của

T r a n g | 4 BẢN TIN NÔNG NGHIỆP VÀ HỘI NHẬP | Chuyên đề vật tư nông nghiệp

 

Các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan là hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 7/6/2007 của Chính phủ quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan và Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18/2/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 7/6/2007. Thông tư có hiệu lực từ ngày 12/8/2010.

Quy trình kiểm tra việc phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong khi làm thủ tục hải quan

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn vừa ký Quyết định số 1323/QĐ-TCHQ ngày 22/6/2010 về việc ban hành Quy trình kiểm tra việc phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong khi làm thủ tục hải quan.

Quy trình này áp dụng đối với các lô hàng thuộc diện phải kiểm tra chi tiết hồ sơ hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa và được thực hiện đồng thời với Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại, Quy trình kiểm tra và ấn định thuế. Đối với các lô hàng thuộc diện kiểm tra sơ bộ hồ sơ thì cán bộ tiếp nhận phải kiểm tra sơ bộ về khai báo chi tiết tên hàng, mã số, mức thuế của các mặt hàng nhập khẩu. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Quy định về đăng ký thuốc bảo vệ thực vật

Ngày 28/6/2010, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 38/2010/TT-BNNPTNT quy định về đăng ký; sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói; xuất khẩu, nhập khẩu; buôn bán; bảo quản, vận chuyển; sử dụng; tiêu hủy; nhãn; bao bì; hội thảo, quảng cáo; khảo nghiệm, kiểm định chất

lượng và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam.

Theo Thông tư này, mỗi loại hoạt chất hay thuốc kỹ thuật của một nhà sản xuất chỉ được đăng ký 01 tên thương phẩm để phòng, trừ dịch hại hoặc điều hòa sinh trưởng cây trồng.

Cũng theo Thông tư ngày, các loại thuốc bảo vệ thực vật phải đăng ký sử dụng ở Việt Nam gồm có: thuốc chứa hoạt chất chưa có tên trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam; thuốc chứa hoạt chất đã có tên trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng nhưng mang tên thương phẩm khác; thuốc có tên thương phẩm trong danh mục được phép sử dụng nhưng bổ sung phạm vi sử dụng, liều lượng sử dụng, cách sử dụng, dạng thuốc, hàm lượng hoạt chất hoặc hỗn hợp với nhau thành thuốc mới; thuốc thành phẩm có độ độc cấp tính nhóm I hoặc thuốc thành phẩm có độ độc cấp tính nhóm II nhưng có hoạt chất thuộc nhóm độc I, theo quy định tại mục 1, mục 7, Phụ lục 4 của Thông tư này chuyên dùng trong khử trùng kho tàng, bến bãi; thuốc bảo quản lâm sản; thuốc trừ mối hại các công trình xây dựng, đê điều; thuốc trừ chuột. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký.

Quy định về sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón.

Ngày 24/6/2010, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 36/2010/TT-BNNPTNT quy định về sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón. Thông tư quy định các nội dung cụ thể về sản xuất phân bón, kinh doanh phân bón, nhập khẩu phân bón và sử dụng phân bón.

Nông dân sẽ được hỗ trợ mua bảo hiểm

Bộ Tài chính đang gấp rút hoàn tất Đề án thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai

Page 6: ban tin vatunn - agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2010/08/BanTinVTNN_So1_2010.08.01_VN_2.pdf · trong lĩnh vực hải quan và Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18/2/2009 của

T r a n g | 5 BẢN TIN NÔNG NGHIỆP VÀ HỘI NHẬP | Chuyên đề vật tư nông nghiệp

 

đoạn 2010- 2012, giúp nông dân bớt thiệt hại khi gặp rủi ro.

Dự kiến, Nhà nước hỗ trợ 80-90% phí bảo hiểm cho hộ nông dân nghèo; 60% cho hộ nông dân không thuộc diện nghèo; 50% cho tổ chức sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp.

Nông dân sẽ được hỗ trợ mua bảo hiểm

Bộ Tài chính đang gấp rút hoàn tất Đề án thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2010- 2012, giúp nông dân bớt thiệt hại khi gặp rủi ro.

Dự kiến, Nhà nước hỗ trợ 80-90% phí bảo hiểm cho hộ nông dân nghèo; 60% cho hộ nông dân không thuộc diện nghèo; 50% cho tổ chức sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp.

Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ngày 22/7/2010, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 46/2010/TT-BNNPTNT về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 24/2010/TT-BNNPTNT ngày 8 tháng 4 năm 2010 về việc ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Thông tư quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số số 24/2010/TT-BNNPTNT ngày 8 tháng 4 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam. Các quy định cụ thể gồm: sửa đổi tên tổ chức xin đăng ký, sửa đổi tên hoạt chất, sửa đổi tên thuốc; đăng ký chính thức; đăng ký bổ sung. Ngoài ra, thông tư cũng hướng dẫn về việc xuất khẩu, nhập khẩu các loại thuốc bảo vệ thực vật. Thông tư có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký.

Đồng Tháp: Chi trả lương cho nhân viên bảo vệ thực vật, thú y, khuyến nông cấp xã.

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh thống nhất việc hợp đồng và chi trả lương theo trình độ đào tạo đối với nhân viên bảo vệ thực vật, thú y, khuyến nông công tác trên địa bàn xã, phường, thị trấn có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực công tác đang đảm nhiệm. Đối với nhân viên chưa qua đào tạo chuyên môn, chi trả phụ cấp theo hệ số 1,00 mức lương tối thiểu.Việc chi trả lương cho nhân viên bảo vệ thực vật, thú y, khuyến nông công tác ở cấp xã nhằm khuyến khích tinh thần làm việc của đội ngũ cán bộ, góp phần thực hiện tốt hơn nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Page 7: ban tin vatunn - agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2010/08/BanTinVTNN_So1_2010.08.01_VN_2.pdf · trong lĩnh vực hải quan và Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18/2/2009 của

T r a n g | 6 BẢN TIN NÔNG NGHIỆP VÀ HỘI NHẬP | Chuyên đề vật tư nông nghiệp

 

Diễn biến thị trường vật tư nông nghiệp

Phân bón

Giá phân bón tại An Giang, ngày 29/7/2010 (đơn vị: đồng/ kg)

Loại phân bón Giá DAP (Philippine) 10.600

DAP (Mỹ) 10.400

DAP (TQ) 9.600

DAP xanh (Hồng Hà) 10.600

NPK Cò Pháp (16 - 16 - 8) 9.200

NPK Cò Pháp (20 - 20 - 15) 11.200

NPK Đầu Trâu (20 - 20 - 15) 11.000

NPK Đầu Trâu TE (20 - 20 - 15) 11.400

Phân KCL (Canada) 10.000

Phân KCL (Israel) 9.300

Super lân (Long Thành) 2.000

Urea (Liên Xô) 6.800

Urea (Phú Mỹ) 7.000 Urea (Trung Quốc) 6.600

Nguồn: Sở NN An Giang

Giá phân DAP đảo chiều, tăng trở lại

Ngày 26/7, giá phân DAP trên thị trường An Giang bắt đầu giảm nhẹ. Từ đầu tháng, giá mặt hàng này được duy trì ở mức 9.600 đồng/ kg. Trong 2 ngày 26 và 27/7, giá giảm xuống chỉ còn 9.400 đồng/ kg. Tuy nhiên, đến ngày 29.7, giá phân DAP đã tăng lại mức 9.600 đồng/ kg.

Với mặt hàng Phân Lân, đầu tháng, mặt hàng này được bán với giá ở mức giá 1.800 đồng/ kg. Bắt đầu từ 12/7, mức giá này đã tăng lên thành 2.000 đồng/ kg và được duy trì đến cuối tháng. Hiện giá phân bón trong nước có xu

hướng tăng do gần đây giá một số loại phân bón trên thế giới đã nhích lên. Giá xuất khẩu phân Urê tại nhiều nước châu Á đã tăng 240-250 USD lên 260-270 USD/tấn (FOB), còn phân DAP đứng ở mức khoảng 460-465 USD/tấn (FOB). Thêm vào đó, hiện sức mua đang tăng do nông dân tại các tỉnh, thành ĐBSCL đang bước vào vụ sản xuất lúa và hoa màu vụ thu đông 2010. Tuy nhiên theo dự báo, giá này sẽ không tiếp tục tăng mạnh trong thời gian sắp tới vì nguồn cung các loại phân bón trong nước đang khá dồi dào.

Hai quý đầu năm, Trung Quốc vẫn là nước xuất khẩu phân bón chính của thị trường Việt Nam

Trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập khẩu 532.464 tấn phân bón từ Trung Quốc. Quốc gia xuất khẩu lớn thứ hai là Nga với 197.347 tấn. Chỉ riêng trong tháng 6/2010, Việt Nam đã nhập khẩu 62,6 nghìn tấn phân bón các loại từ Trung Quốc, đạt trị giá 18,7 triệu USD, tăng 18,57% về lượng và tăng 47,86% về trị giá so với tháng 5/2010. Nâng lượng phân bón hai quý đầu năm nhập về từ thị trường này lên 532,4 nghìn tấn chiếm 38% lượng phân bón của cả nước, trị giá 157,8 triệu USD, giảm 26,54% về lượng và giảm 33,72% về trị giá so với cùng kỳ năm 2009.

Nhập khẩu Phân bón của Việt Nam hai quý đầu năm 2010 (đơn vị: tấn)

Giá phân bón tại thị trường An Giang ngày 29/7/2010 Giá phân DAP tăng nhẹ trở lại Trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập khẩu 532.464 tấn phân bón từ thị trường Trung Quốc. Nửa đầu tháng 7/2010, kim ngạch nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu của Việt Nam trong nửa đầu tháng 7/2010 đạt 17,23 triệu USD Hai quý đầu năm, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trên thế giới giảm Ba tháng đầu năm, các doanh nghiệp chi 555 triệu USD để nhập khẩu nguyên liệu TACN

Page 8: ban tin vatunn - agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2010/08/BanTinVTNN_So1_2010.08.01_VN_2.pdf · trong lĩnh vực hải quan và Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18/2/2009 của

T r a n g | 7 BẢN TIN NÔNG NGHIỆP VÀ HỘI NHẬP | Chuyên đề vật tư nông nghiệp

 

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Đáng chú ý là thị trường Na Uy. Tuy lượng nhập trong 2 quý đầu năm chỉ đạt 12,2 nghìn tấn, đạt trị giá 5,1 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ năm 2009, thì thị trường này đạt mức tăng trưởng đột biến (tăng 6267,88% về lượng và 3392,28% về trị giá)

Thuốc bảo vệ thực vật

Giá thuốc sâu Basa duy trì ổn định

Trong tháng 7, giá thuốc sâu Basa tại thị trường An Giang duy trì ổn định ở mức 33.000 đồng/ chai. Tại Đồng Nai, mức giá này chỉ là 30.000 đồng/ chai.

Kim ngạch nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu của Việt Nam giảm.

Số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho thấy, nửa đầu tháng 7/2010, kim ngạch nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu của Việt Nam trong nửa đầu tháng 7/2010 đạt 17,23 triệu USD, giảm 5,8% so với nửa cuối tháng 6/2010 và giảm 13,4% so với cùng kỳ tháng 6/2010. Tính cộng dồn từ đầu năm đến 15/7/2010, tổng kim ngạch nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu của Việt Nam đạt 291,6 triệu USD, chiếm 0,69% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của cả nước lũy kế nhập khẩu từ đầu năm đến nay.

Thức ăn chăn nuôi

Giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm giảm nhẹ

Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, hiện một số nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (TACN) cũng như giá TACN thành phẩm đều giảm nhẹ như ngô có giá 5.460 đồng/kg, giảm 3,7% so với tháng 6; khô dầu đậu tương 7.900 đồng/kg, giảm 8,5%; cám gạo 4.620 đồng/kg, giảm 10,5%. Cạnh đó, giá thức ăn thành phẩm cũng có mức giảm cao so với thời điểm đầu tháng 7 như cám gà Broiler có giá hơn 8.000 đồng/kg.

Theo nhận định của các chuyên gia, giá TACN giảm trong thời gian qua là do lượng TACN còn tồn kho hiện tăng tới 168% so với cùng kỳ năm 2009. Tuy nhiên, giá sẽ bắt đầu tăng trở lại vào tháng 9 khi người dân bắt đầu có xu hướng phát triển chăn nuôi trở lại để phục vụ nhu cầu tiêu thụ vào các ngày lễ cuối năm.

Tuy nhiên, trước đó, thức ăn chăn nuôi thành phẩm trong nước đã tăng liên tục kể từ đầu năm đến hết thời điểm tháng 3 năm nay. Sau đó giá mặt hàng này giảm nhẹ vào đầu tháng 4 và duy trì ở mức giá này cho đến thời điểm hiện nay.

Diễn biến giá thức ăn đậm đặc cho lợn của Công ty CP Việt Nam từ 31/12/2009 đến 30/06/2010 tại thị trường tỉnh Đồng Nai (nghìn đồng/kg)

Page 9: ban tin vatunn - agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2010/08/BanTinVTNN_So1_2010.08.01_VN_2.pdf · trong lĩnh vực hải quan và Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18/2/2009 của

T r a n g | 8 BẢN TIN NÔNG NGHIỆP VÀ HỘI NHẬP | Chuyên đề vật tư nông nghiệp

 

Nguồn: AGROINFO

Sáu tháng đầu năm, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trên thế giới giảm

Giá các loại nguyên liệu sản xuất TACN trên thế giới liên tục giảm xuống trong quý II. Trong đó giá bột cá giảm mạnh nhất trong quý II này, giá bột cá tháng 6 là 1.817 USD/tấn, giảm hơn 90 USD/tấn so với tháng 5. Giá ngô tháng 6 giảm so với tháng 5 là 10,35 USD/tấn, và giảm so với tháng 6/2009 là 26 USD/tấn, xuống mức 152,8 USD/tấn gần chạm mức giá thấp nhất trong 3 năm trở lại đây. Với đậu tương, do năm nay được mùa, lượng cung thị trường tăng đáng kể, nên giá của loại nguyên liệu này giảm xuống chỉ còn 349 USD/tấn tại thời điểm tháng 5, giảm 8,59 USD/tấn so với tháng 4 trước đó và giảm hơn 73 USD/tấn so với hồi tháng 5/2009.

Giá một số loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trên thế giới (USD/tấn)

Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)

Nhập khẩu nguyên liệu, TACN thành phẩm giảm

Trong quý I kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu TACN tăng đột biến, trong 3 tháng đầu năm các doanh nghiệp đã bỏ ra hơn 555 triệu USD để nhập khẩu nguyên liệu TACN. Tuy nhiên, sau khi dịch bệnh bùng phát trên diện rộng, nhu cầu tiêu thụ TACN giảm xuống khiến các doanh nghiệp hạn chế nhập khẩu. Trong 2 tháng đầu quý II, các doanh nghiệp sản xuất TACN chỉ nhập khẩu 276,13 triệu USD, giảm 137 triệu USD, tương đương giảm 33,2% so với 2 tháng trước đó.

Kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu TACN tính đến hết tháng 05/2010 (triệu USD)

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Page 10: ban tin vatunn - agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2010/08/BanTinVTNN_So1_2010.08.01_VN_2.pdf · trong lĩnh vực hải quan và Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18/2/2009 của

T r a n g | 9 BẢN TIN NÔNG NGHIỆP VÀ HỘI NHẬP | Chuyên đề vật tư nông nghiệp

 

1.2 Tin chính sách và diễn biến nông nghiệp quốc tế

Tin trong thị trường

Tin ngoài thị trường

Diễn Biến thị trường Vật Tư Nông Nghiệp

Phân Bón

Urea

Chính phủ Ấn Độ dự tính ban hành chính sách đầu tư khôi phục 8 nhà máy sản xuất Urea trong 2 tháng tới để có nguồn cung cho đất nước và giảm bớt sự lệ thuộc vào nhập khẩu. Nhập khẩu Urea của Ấn Độ năm 2007/08 là 6,9 triệu tấn, năm 2008/09 là 5,66 triệu tấn trong khi năm 2000/01 chỉ là 0,22 tấn. Mỗi nhà máy dự tính sản xuất 1,15 triệu tấn mỗi năm.

Từ 1/7, thuế xuất khẩu phân bón của Trung Quốc giảm 7 %, mở ra cơ hội xuât khẩu và củng cố thị trường Phân bón. Tuần qua, một lượng nhỏ Urea được bán với giá 232-235 USD/tấn (FOB), Urea (granules) được bán với giá 245-250 USD/tấn (FOB). Chính sách thuế thả lỏng theo mùa là cơ hội tốt cho thị trường phân bón TQ. Dự kiến cuối năm 2010, khoảng 16/9-15/10 mức thuế xuất khẩu sẽ ở mức cao nhất.

Phốt Phát

Tại Mỹ giá DAP giảm xuống 445-450 USD/tấn (FOB)

Tuynia bán 50 000 tấn DAP cho Ấn Độ với giá 450 USD (FOB). Trong khi đó, Maroc bán 10-15 000 tấn DAP cho Brazil với mức giá 480 USD (CFR).

Kali

Gần đây, giá Kali trên thị trường thế giới tăng do nhu cầu từ Ấn Độ, Brazil, và một số nước khác tăng hơn bình thường. Giá tăng từ 350 lên 375 USD/tấn, dự kiến mức giá này còn tăng.

Năm nay nhu cầu Kali của Trung Quốc cao hơn năm ngoái, 130 tấn nhập nhẩu cộng với sản xuất nội địa, tổng lượng Kali lên tới 1 triệu tấn.

Ammonia

Giá Ammonia tại Nga và Ucraina biến động khi nhu cầu về loại phân bón này tăng, điều

Chính Phủ Ấn Độ công bố sẽ đầu tư để khôi phục lại 8 nhà máy sản xuất Urea để có thể tự cung tự cấp trong ngành hàng này. Từ 8-10/11 tại Hà Nội sẽ diễn ra hội nghị “Giao Lộ Châu Á Thái Bình Dương, Hiệp hội Công nghiệp Phân bón Thế giới” (International Fertilizer Industry Association (IFA) Crossroads Asia-Pacific). Từ 1/7 Trung Quốc giảm 7 % thuế xuất khẩu phân bón. Xuất khẩu Ngô của Nam Phi tuần này tăng vọt lên 30,074 tấn so với tuần trước 6,772 tấn. Ngày 28/07, Ban chấp hành Liên minh Châu Âu phê duyệt chấp thuận nhập khẩu cho 6 giống Ngô biến đổi gen phục vụ cho thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Tại Châu Âu, giá ngũ cốc tăng khiến giá thức ăn chăn nuôi tăng.

* Giá dầu thô giảm nhẹ đóng cửa phiên 28/7 ở 76,99 USD/thùng, giảm 51 cent so với phiên trước đó. * Giá vàng đã hồi phục trong phiên hôm qua sau khi giảm sâu xuống mức thấp nhất 3 tháng trong phiên trước đó. Đóng cửa phiên, giá vàng giao ngay đứng ở 1.163,75 USD/ounce, so với 1.159,65 USD/ounce phiên trước đó. Giá vàng giao tháng 8 tăng 2,4 USD lên 1.160,40 USD/ounce. * Euro trong khi đó giảm so với USD. USD mạnh thường khiến giá hàng hoá trở nên đắt hơn với các nhà đầu tư nắm giữ những ngoại tệ khác trong đó có Euro.

Page 11: ban tin vatunn - agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2010/08/BanTinVTNN_So1_2010.08.01_VN_2.pdf · trong lĩnh vực hải quan và Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18/2/2009 của

T r a n g | 10 BẢN TIN NÔNG NGHIỆP VÀ HỘI NHẬP | Chuyên đề vật tư nông nghiệp

 

này khiến việc thiết lập một mức giá chung trên thị trường thế giới là rất khó khăn. Giá Ammmonia tại khu vực Biển Đen giảm 60-70 USD xuống 310-315 USD/tấn. Các nhà sản xuất cho biết giá phụ thuộc vào nhu cầu từ Mỹ và thị trường Châu Á. Tuy nhiên có nguồn tin cho rằng nhu cầu về loại phân này đang tăng. Trong năm ngoái, nhu cầu về Ammonia tăng 14%.

Mức nhập khẩu Ammonia hàng năm của Mỹ tăng lên 8,4 triệu tấn so với 3,9 triệu tấn vào thập kỷ trước. Dự báo cho rằng sản lượng Ammonia của Mỹ tiếp tục giảm và mức nhập khẩu sẽ tăng. Sắp tới giá vận chuyển hàng tại Đông Âu sẽ tăng do giá Gas tăng.

Thuốc trừ sâu

Sau khủng hoảng tài chính, hoạt động kinh doanh thuốc trừ sâu càng giảm, lợi nhuận rất ít. Lợi nhuận của Frbiz(Trung Quốc) giảm hơn 50% xuống 22,88 triệu RMB so với cùng kì 2009 là 44,12 triệu RMB.

Thức Ăn Chăn Nuôi

Ngô, Đậu Tương

Giá ngô và đậu tương tại Chicago trong khi đó giảm nhẹ, với ngô giảm phiên thứ 4 liên tiếp. Cả hai mặt hàng này đều chịu sức ép từ thông tin thời tiết ở Mỹ đã bình thường trở lại. Giá ngô giao tháng 9 giảm 1 -1/4 cent xuống 3,62 -3/4 USD/giạ. Giá đậu tương giao tháng 8 trong khi đó đóng cửa ở 9,98 USD/giạ, giảm 1/4 cent so với phiên liền trước.

Trong khi đó ở Ấn Độ, giá Ngô tại CHHINDWARA (Madhya Pradesh) tăng 9 rups lên 1035 rups/100kg, tại RANEBENNUR

(Karnataka) tăng 5 rups lên mức 1088 rups/100kg.

Xuất khẩu Ngô của Nam phi đạt mức kỉ lục niên vụ 2010/11 cả về Ngô Trắng và Ngô Vàng. Ngô trắng đạt 30,074 tấn so với tuần trước là 6,772 tấn, Ngô vàng đạt 51,383 so với tuần trước là 3,374 tấn. Nhu cầu mua đến từ Hàn Quốc và Bồ Đào Nha.

Ngũ Cốc, Lúa Mỳ

Giá Lúa Mỳ trong phiên hôm qua leo lên mức cao nhất kể từ tháng 6 năm ngoái bởi lo ngại hạn hán có thể khiến xuất khẩu ngũ cốc của Nga giảm gần một nửa. Theo chuyên gia phân tích nông nghiệp SovEcon, xuất khẩu ngũ cốc của Nga có thể chỉ đạt 12 triệu tấn trong niên vụ 2010/11 bắt đầu từ 1/7 năm nay, từ mức 22 triệu tấn của niên vụ 2009/10. Con số này bao gồm xuất khẩu Lúa Mỳ là 11 triệu tấn..

Giá Lúa Mỳ giao kỳ hạn tháng 9 đóng cửa phiên 28/7 ở 6,15-1/2 USD/bushel, tăng 3,5% so với phiên trước đó. Kể từ đầu tháng 7, giá lúa mì kỳ hạn tại CBOT đã tăng gần 30%.

Tại Châu Âu, Giá Ngũ Cốc tăng trong vài tuàn gần đây khiến giá thức ăn chăn nuôi tăng. Hiện giá ngũ cốc đã tăng 25% so với 3 tuần trước. Nguyên nhân là do thời tiết nóng và hạn hán gây ảnh hưởng đến mùa vụ. Tại Paris, giá Lúa Mỳ lên tới 178 euro/tấn.

Cây Con Giống

Mới đây(22/07), FAO lên tiếng cảnh báo về giống cây Jatropha- một loại cây hạt chứa dầu làm nhiên liệu sinh học. FAO cho rằng không nên đặt quá nhiều kì vọng vào giống cây này, bởi thực tế nó không thể thay thế lượng dầu nhập khẩu tại các nước đang phát triển. Theo đó, tổ chức này cũng cảnh báo làn sóng đầu tư vào Jatropha, lợi nhuận từ giống cây này là không chắc chắn.

Page 12: ban tin vatunn - agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2010/08/BanTinVTNN_So1_2010.08.01_VN_2.pdf · trong lĩnh vực hải quan và Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18/2/2009 của

T r a n g | 11 BẢN TIN NÔNG NGHIỆP VÀ HỘI NHẬP | Chuyên đề vật tư nông nghiệp

 

2. TIÊU ĐIỂM THỊ TRƯỜNG Sáu tháng cuối năm, giá TACN khó bị đẩy cao Lượng nhập khẩu phân bón của Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng

Sáu tháng cuối năm 2010, giá thức ăn chăn nuôi khó bị “đẩy” cao

Hai quý đầu năm, thị trường thức ăn chăn nuôi có nhiều biến động

Sáu tháng đầu năm, giá nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước liên tục tăng. Cám gạo và ngô là 2 loại nguyên liệu có mức tăng giá “chóng mặt” nhất. Diễn biến giá các loại nguyên liệu này tương tự với diễn biến xảy ra vào thời điểm này năm 2009. Mặt hàng cám gạo có giá tăng mạnh nhất so với năm ngoái, giá cám tháng tư năm nay tăng 1.468 đồng/kg, tương đương tăng 50% so với thời điểm này năm ngoái, ngoài ra các mặt hàng khác như đậu tương, ngô, lúa cũng tăng từ 8-26% so với cùng thời điểm năm ngoái. Giá cám và giá ngô bắt đầu tăng lên từ cuối quý I cho đến hết quý II của năm. Giá cám ngô tại thời điểm tháng 4/2010 đạt 5.055 đồng/kg, tăng 101 đồng/kg so với tháng 3 và tăng 762 đồng/kg so với hồi tháng 4 năm 2009. Sang tháng 5 và tháng 6 giá tiếp tục tăng lên, giá ngô tại thời điểm tháng 6 đã lên 5.461 đồng/kg, tăng 406 đồng/kg so với hồi tháng 4 và tăng tới 1.113 đồng/kg so với tháng 6 năm ngoái.

Diễn biến giá các loại nguyên liệu dùng cho sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước năm 2010 (VNĐ/Kg)

Nguồn: AGROINFO

Thời tiết khô hạn, nắng nóng kéo dài, thêm nữa là tình trạng cắt điện diễn ra thường xuyên đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất của các hộ dân trong thời gian qua. Người chăn nuôi (đặc biệt là các hộ chăn nuôi quy mô lớn) phải gánh thêm những chi phí ngoài thức ăn rất lớn.

Thêm một yếu tố tác động đến giá tình hình chăn nuôi 2 quý đầu năm, đó là sự bùng phát của dịch bệnh. Cúm gia cầm bùng phát từ 18/1/2010, tính từ đầu năm bệnh dịch đã xảy ra ở 56 xã, 33 huyện, quận thuộc 20 tỉnh thành phố trong cả nước. Cùng với đó tình hình dịch tai xanh (PRRS) gây ảnh hưởng nặng nề đến ngành chăn nuôi lợn trong quý II này, đến nay toàn quốc ghi nhận các ổ dịch tai xanh tại 461 xã, phường, thị trấn của 71 quận, huyện thuộc 16 tỉnh, thành phố. Tổng số lợn mắc bệnh là 146.040 con trong đó số tiêu hủy là 65.900 con. So với cùng kỳ năm 2009 tình hình dịch PRRS năm 2010 đã tăng cả về phạm vi, quy mô dịch và số lượng gia súc phải tiêu hủy.

Sáu tháng cuối năm, giá thức ăn chăn nuôi sẽ khó bị “đẩy” cao

Những bất lợi về thời tiết và dịch bệnh xảy ra trong quý II vừa qua đã tác động không nhỏ đến nguồn cung nguyên liệu sản xuất TACN trong nước, đến khả năng tái đàn của người chăn nuôi và đến tâm lý của người tiêu dùng thịt. Nhận định về diễn biến của thị trường thức ăn chăn nuôi trong nước, có 2 kịch bản có thể xảy ra vào 6 tháng cuối năm.

Thứ nhất, cung thấp hơn cầu và đẩy giá TACN tăng cao. Kịch bản này có thể xảy ra

Page 13: ban tin vatunn - agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2010/08/BanTinVTNN_So1_2010.08.01_VN_2.pdf · trong lĩnh vực hải quan và Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18/2/2009 của

T r a n g | 12 BẢN TIN NÔNG NGHIỆP VÀ HỘI NHẬP | Chuyên đề vật tư nông nghiệp

 

nếu giá nguyên liệu nhập khẩu tăng lên trong thời gian tới, do nguồn nguyên liệu trong nước dùng để sản xuất TACN thiếu hụt (do nắng nóng và hạn hán). . Hiện ngành chăn nuôi nước ta mỗi năm cần khoảng 17-18 triệu tấn thức ăn, nhưng trong nước mới chỉ đáp ứng được 50%. Trong số khoảng 8,5 triệu tấn thức ăn chăn nuôi công nghiệp được sản xuất mỗi năm, các nhà máy chế biến vẫn phải nhập khẩu tới 3,7 triệu tấn nguyên liệu. Tuy nhiên, khả năng này ít xảy ra vì nguồn cung nguyên liệu sản xuất TACN trên thế giới đang dồi dào; và nhập khẩu thịt vào Việt Nam trong thời gian qua bám sát diễn biến cung cầu thị trường.

Thứ hai, cung cầu ổn định và giá TACN tăng nhẹ, kịch bản này xảy ra trong trường hợp chi phí nhập khẩu nguyên liệu không tăng. Khi đó, nhập khẩu sẽ bù đắp lượng thiếu hụt nguyên liệu trong nước để sản xuất ra các sản phẩm TACN với giá thành sản xuất ở mức trung bình. Số liệu thống kê cho thất trong quý 2, giá các loại nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi trên thế giới liên tục giảm. Trong điều kiện đó, giá thành sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước không bị đẩy lên quá cao . Tuy nhiên giá TACN vẫn khó có khả năng giảm vì đây là thời vụ chăn nuôi chính trong năm.

(Bùi Hải Hưng, Chuyên gia ngành hàng thức ăn chăn nuôi, Trung tâm Thông tin NN PTNT, Viện Chính sách và chiến lược PTNNNT)

Lượng nhập khẩu phân bón của Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng

Việt Nam nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 TG, tuy nhiên sản lượng phân bón lại phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Theo thống kê của GSO trong năm 2009, Việt nam đã nhập khẩu 4.31 triệu tấn phân bón trị giá 1,35 tỉ USD. Lí

do là các công ty ồ ạt nhập khẩu khi mà giá phân bón trên thị trường TG giảm bởi suy thoái kinh tế.

Dự tính lượng phân bón nhập khẩu của Việt Nam còn tăng. Riêng trong 2 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu 726 tấn trị giá 223 triệu USD, tăng 20,3% về lượng và 16,6% về giá trị so với cung kì năm trước.

Lượng Urea nhập khẩu trong năm 2009 là 1,39 triệu tấn trị giá 404 triệu USD, tăng 96,32% về lượng và 41,26% về giá. Trung quốc là nước xuất khẩu phân bón lớn nhất cho Việt Nam, cung cấp khoảng 1,95 triệu tấn trị giá 595 triệu USD. Các nguồn xuất khẩu khác là Nga (395 nghìn tấn trị giá 109 triệu USD), Hàn Quốc(348 nghìn tấn trị giá 72 triệu USD), Philippine (294 nghìn tấn, trị giá 115 triệu USD).

Đối với Phốt phát (SSP, FMP), sản xuất của Việt nam chỉ có thể đáp ứng một nửa nhu cầu. Một số loại khác như DAP, SA, Kali Việt Nam hoàn toàn phải nhập khẩu vì không thể sản xuất. Theo một cuộc điều tra của Bộ Nông Ngiệp Việt Nam (MARD), một số loại phân bón sản xuất trong nước không đạt tiêu chuẩn. 40% trong số 201 mẫu phân bón không đạt tiêu chuẩn quốc tế, 34% trong số đó không có nhãn mác. Hiện thị trường phân bón tại Việt Nam tràn ngập hàng giả mạo và sản phẩm

Page 14: ban tin vatunn - agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2010/08/BanTinVTNN_So1_2010.08.01_VN_2.pdf · trong lĩnh vực hải quan và Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18/2/2009 của

T r a n g | 13 BẢN TIN NÔNG NGHIỆP VÀ HỘI NHẬP | Chuyên đề vật tư nông nghiệp

 

kém chất lượng dù có khoảng 500 nhà máy sản xuát phân bón của cả nội địa và nước ngoài. Trong một đợt sát hạch 60,000 mẫu phân bón đã có tới 25-30% loại quá hạn sử dụng.

Tổng công ty Hoá chất Việt Nam (Vinachem) là nhà sản xuất phân bón lớn nhất nước. Hiện nay, Vinachem đã có 10 công ty con, 16 công ty nắm giữu cổ phần, 4 doanh nghiệp trong nước và 12 DN liên doanh với nước ngoài Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hà Lan, Hàn Quốc, và các nước ASEAN trong lĩnh vực phân bón, thuốc trừ sâu, chất tẩy rửa, sản phẩm cao su, sơn và hóa dầu.

Tổng công ty vật tư nông nghiệp(Vigecam), cty có trách nhiệm bình ổn giá phân bón trong nước hiện là cty nhập khẩu phân bón lớn nhất với số vốn lên tới 60 triệu USD. Cung- cầu phân bón tại Việt Nam

Về mặt Cầu, tiêu thụ phân bón tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây tăng lên nhanh chóng do giá cả của các mặt hàng nông nghiệp tăng cao, cộng thêm nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp của Chính phủ giúp người nông dân tăng thêm lợi nhuận nhờ việc tăng năng xuất và giá cả.

Theo Hiệp hội phân bón Việt Nam (VFA), năm nay Việt Nam đã tiêu thụ khoảng 8,9 triệu tấn phân bón tăng lên gần gấp đôi so với 5 năm trước. Năm ngoái mức tiêu thụ của cả nước là 8,3 triệu tấn.

Phân bón được sử dụng nhiều nhất trong trồng lúa, đặc biệt là vào vụ mùa Đông-xuân. Tại ĐBSCL- thị thường tiêu thụ phấn bón lớn nhất nước, 65,4 % đất được sử dụng cho trồng lúa và hoa màu. Tại miền Nam, người nông dân tập trung vào chất lượng vì thế họ thường chọn loại phân bón có nhãn hiệu tốt bởi sản phẩm nông nghiệp của họ chủ yếu để xuất khẩu. Trong khi đó, người dân miền Bắc thường lấy giá cả làm tiêu chí lụa chon phân bón. Chính vì thế mà các loại phân bón giả mạo và hàng kém chất lượng phổ biến ở miền Bắc hơn miền Nam.

Về mặt cung, thị trường phân bón tại Việt nam không ổn định khi giá phân bón có nhiều biến động. Năm qua, có thời gian giá phân bón đã tăng lên gấp đôi thậm chí gấp ba. Giá tăng bởi các lí do sau: • Giá USD tăng khiến các nhà nhập khẩu tăng giá bán theo VND, Dự tính khấu hao lên tới 8.27% so với USD. • Đầu cơ nội địa với hy vọng đẩy giá lên. • Người dân đổ xô mua hàng để chuẩn bị cho mùa vụ, họ lo sợ càng để lâu giá càng tăng.

Việt Nam ước tính tiêu thụ khoảng 5,6 triệu tấn phân bón bao gồm 945,5 tấn Urea, 1,7 triệu tấn Phôt phát, 2,7 triệu tấn NPKs, và 260 tấn DAP trong năm 2010. Để đáp ứng được nhu cầu này, mức nhập khẩu lên tới 3,3 triệu tấn.

Gần 40% nguôn cung phân bón là nhập khẩu. Sản xuất nội địa chỉ có thể ssanr xuất một số sản phẩm:

Page 15: ban tin vatunn - agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2010/08/BanTinVTNN_So1_2010.08.01_VN_2.pdf · trong lĩnh vực hải quan và Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18/2/2009 của

T r a n g | 14 BẢN TIN NÔNG NGHIỆP VÀ HỘI NHẬP | Chuyên đề vật tư nông nghiệp

 

• Nitrogen: nhà máy Phú Mỹ và Bắc Hà. Mỗi nhà máy sản xuất khoảng 740 nghìn tấn và 175 nghìn tấn cho khoảng 900 tấn Urea mỗi năm. Tuy nhiên cũng chỉ đáp ứng được ½ nhu cầu cả nước. Tiếp đến nhà máy tại Cà Mau và Ninh Bình, đầu ra khoảng 1,2 triệu tấn. • Phosphate: Các nhà sản xuất bao gồm: Lam Thao Fertilizer and Chemicals JSC (880 nghìn tấn /năm), Long Thanh Super Phosphate Company (180 tấn/năm), Ninh Binh Phosphate Fertilizer JSC (300 nghìn tấn/năm), and Van Dien Fused Magnesium Phosphate Company (300 nghìn tấn); Về cơ

bản có thể đáp ứng nhu cầu nội địa. • NPK: Có nhiều nhà máy sản xuất. Sản lượng khoảng 2,5 triệu tấn /năm

Ngoài ra, Việt Nam còn là thị trường lớn tiêu thụ DAP, đặc biệt ở Miền Nam. Mỗi năm, Việt Nam nhập khẩu khoảng 700 nghìn tấn DAP. Miền Bắc chỉ chiếm 50 nghìn tấn.

Trong năm ngoái, sản lượng DAP tại một Nhà máy sản xuất DAP ở Hải Phòng đạt 150-160 nghìn tấn. Rõ ràng là sản lượng này không đủ cung ứng sản xuất 1,3 triệu tấn sản phẩm Phốt phát (SSP và FMP) hàng năm.

Page 16: ban tin vatunn - agro.gov.vnagro.gov.vn/images/2010/08/BanTinVTNN_So1_2010.08.01_VN_2.pdf · trong lĩnh vực hải quan và Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18/2/2009 của