56
TỈNH ỦY LÂM ĐỒNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM * Đà Lạt, ngày tháng năm 2015 Số -BC/TU Dự thảo Chủ đề Đại hội: NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA TỔ CHỨC ĐẢNG; ĐOÀN KẾT, DÂN CHỦ, PHÁT HUY SỨC MẠNH TOÀN DÂN; HUY ĐỘNG MỌI NGUỒN LỰC, ĐẨY MẠNH CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI, CHỦ ĐỘNG HỘI NHẬP; TIẾP TỤC ĐƯA LÂM ĐỒNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG. Phương châm Đại hội: ĐOÀN KẾT - DÂN CHỦ - KỶ CƯƠNG - ĐỔI MỚI (Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 - 2020) Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ X (nhiệm kỳ 2015 - 2020) diễn ra trong thời điểm có ý nghĩa quan trọng. Toàn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã thực hiện thắng lợi nhiều mục tiêu, nhiệm vụ do Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IX (nhiệm kỳ 2010 - 2015) đề ra. Trong bối cảnh đất nước đứng trước nhiều cơ hội và thách thức mới, có cả thuận lợi, thời cơ và khó khăn đan xen. Đại hội có nhiệm vụ kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ IX (nhiệm kỳ 2010 - 2015), quyết định phương hướng nhiệm vụ 5 năm 2016 - 2020; kiểm điểm sự lãnh đạo của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ IX, bầu Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ X và bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đặt nhiều kỳ vọng vào những quyết sách đúng đắn, mạnh mẽ, hợp lý để tận dụng thời cơ, thuận lợi, vượt qua những khó khăn, thách thức nhằm thực hiện mục tiêu tiếp tục đưa Lâm Đồng phát triển nhanh và bền

Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng

TỈNH ỦY LÂM ĐỒNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM * Đà Lạt, ngày tháng năm 2015 Số -BC/TU Dự thảo

Chủ đề Đại hội:NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA TỔ CHỨC ĐẢNG; ĐOÀN KẾT, DÂN CHỦ, PHÁT HUY

SỨC MẠNH TOÀN DÂN; HUY ĐỘNG MỌI NGUỒN LỰC, ĐẨY MẠNH CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI, CHỦ ĐỘNG HỘI NHẬP;

TIẾP TỤC ĐƯA LÂM ĐỒNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG.Phương châm Đại hội:

ĐOÀN KẾT - DÂN CHỦ - KỶ CƯƠNG - ĐỔI MỚI(Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng

lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 - 2020)

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ X (nhiệm kỳ 2015 - 2020) diễn ra trong thời điểm có ý nghĩa quan trọng. Toàn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã thực hiện thắng lợi nhiều mục tiêu, nhiệm vụ do Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IX (nhiệm kỳ 2010 - 2015) đề ra. Trong bối cảnh đất nước đứng trước nhiều cơ hội và thách thức mới, có cả thuận lợi, thời cơ và khó khăn đan xen. Đại hội có nhiệm vụ kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ IX (nhiệm kỳ 2010 - 2015), quyết định phương hướng nhiệm vụ 5 năm 2016 - 2020; kiểm điểm sự lãnh đạo của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ IX, bầu Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ X và bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đặt nhiều kỳ vọng vào những quyết sách đúng đắn, mạnh mẽ, hợp lý để tận dụng thời cơ, thuận lợi, vượt qua những khó khăn, thách thức nhằm thực hiện mục tiêu tiếp tục đưa Lâm Đồng phát triển nhanh và bền vững.

I. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT KẾT QUẢ 5 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ IX.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ IX, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi cơ bản, còn có nhiều khó khăn, thách thức: tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu, xung đột về chính trị, quân sự liên tục xảy ra ở nhiều khu vực trên thế giới, tình hình tranh chấp Biển Đông, an ninh chính trị trong nước còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn, ...; thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp; hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều bất cấp; đời sống của một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn.

Trong bối cảnh đó, toàn Đảng bộ, toàn dân và toàn quân đã nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức, đạt được những thành tựu quan trọng trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội IX đề ra.

Kinh tế tiếp tục phát triển, quy mô, chất lượng nền kinh tế được nâng lên đáng kể, cơ cấu kinh tế chuyển dịch hợp lý; phần lớn các chỉ tiêu kinh tế - xã hội

Page 2: Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng

đều đạt và vượt kế hoạch đề ra; việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế gắn với thực hiện 5 khâu đột phá và phát huy lợi thế của địa phương được quan tâm, tiếp tục tạo điều kiện cho các ngành du lịch, dịch vụ, công nghiệp thủy điện, công nghiệp khai khoáng, công nghiệp chế biến và nông nghiệp phát triển; đầu tư toàn xã hội tăng khá; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được chú trọng đầu tư, cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất, đời sống của nhân dân, nhất là hạ tầng giao thông, đô thị; diện mạo đô thị và nông thôn có nhiều khởi sắc; các dịch vụ tài chính, ngân hàng, viễn thông, vận tải,... đáp ứng yêu cầu của xã hội; các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ,... có nhiều chuyển biến tiến bộ; an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được tăng cường.

Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị đạt nhiều kết quả quan trọng; phương thức lãnh đạo của đảng tiếp tục đổi mới, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên được nâng lên; việc thực hiện xây dựng, chỉnh đốn đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng đảng hiện nay” gắn với Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị “Tiếp tục thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã tạo được những chuyển biến đáng kể về nhận thức, ý thức tự rèn luyện, tu dưỡng của cán bộ, đảng viên; dân chủ trong đảng được phát huy, đã tạo được sự đồng thuận trong xã hội. Cán bộ, đảng viên, nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền và công cuộc đổi mới của đất nước.

Đạt được những thành tựu trên do nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân chủ yếu sau:

- Các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được ban hành kịp thời, phù hợp với thực tế, được các cấp ủy, chính quyền và các ngành ở địa phương triển khai nghiêm túc. Các nghị quyết, chương trình, kế hoạch của Tỉnh ủy đã bám sát Cương lĩnh của Đảng, chiến lược phát triển của đất nước và yêu cầu thực tế của địa phương. Trong tổ chức thực hiện có sự vận dụng sáng tạo.

- Sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy Đảng, sự quản lý điều hành của các cấp chính quyền có nhiều đổi mới, kiên quyết trong cải cách hành chính. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội đã chủ động, phối hợp với các cấp chính quyền trong tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên thực hiện nghị quyết của Đảng, tạo được đồng thuận trong xã hội và sự ủng hộ của nhân dân.

- Phần lớn cán bộ, đảng viên đã phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu, thể hiện tinh thần trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm. Đội ngũ công nhân, người lao động trong các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế và nhân dân trong tỉnh năng động, cần cù, có nhiều sáng kiến, không ngừng nâng cao năng suất lao động.

- Quan tâm công tác xây dựng Đảng, trọng tâm là nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Tuy nhiên, trong thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IX còn một số hạn chế, khuyết điểm sau:

- Kinh tế phát triển chưa bền vững; chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu phát triển của địa

2

Page 3: Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng

phương; một số chỉ tiêu Đại hội đề ra chưa hoàn thành1. Một số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp còn lúng túng trong hội nhập. Các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ còn có sự phát triển không đều giữa vùng nông thôn với vùng đô thị; giảm nghèo chưa thật bền vững, đời sống một bộ phận nhân dân, gia đình chính sách còn khó khăn. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội còn tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định.

- Một số tổ chức đảng chậm đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tiêu cực chưa được ngăn chặn, đẩy lùi triệt để; công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật trong đảng trên một số mặt còn thiếu sót; việc sắp xếp tổ chức bộ máy chưa đạt mục tiêu tinh gọn, hiệu quả, chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ chưa rõ ràng; việc đổi mới công tác cán bộ còn chậm; công tác tuyên truyền và dân vận ở một số tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, đoàn thể hiệu quả chưa cao.

Những hạn chế, khuyết điểm nêu trên do các nguyên nhân sau:- Sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính trong khu vực và trên

thế giới, tình hình khó khăn trong nước,... đã ảnh hưởng đến đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; chất lượng nguồn nhân lực, trình độ khoa học công nghệ, kết cấu hạ tầng phát triển còn chậm.

- Một số cấp ủy, chính quyền, mặt trận, đoàn thể còn trì trệ, chưa có quyết tâm cao trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện; năng lực trình độ của một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, trong đó có cả cán bộ chủ chốt còn hạn chế, trách nhiệm chưa cao; chưa khai thác hết tiềm năng lợi thế của địa phương để tạo sự đột phá cho đầu tư và phát triển; việc triển khai thực hiện 5 khâu đột phá và các công trình trọng điểm còn chậm.

Những bài học kinh nghiệm:1. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng, đảm

bảo nguyên tắc, phát huy dân chủ, giữ vững kỷ cương; chú trọng xây dựng và chỉnh đốn Đảng, đảm bảo sự đoàn kết thống nhất trong các tổ chức đảng.

2. Không ngừng đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của đảng đối với hệ thống chính trị; một mặt khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị, mặt khác phát huy tính chủ động, điều hành theo pháp luật của chính quyền, hoạt động theo luật pháp và điều lệ của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. Không buông lỏng sự lãnh đạo, không bao biện làm thay.

3. Năng động sáng tạo trong tổ chức quán triệt và cụ thể hóa tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào điều kiện thực tiễn địa phương; phát huy tiềm năng lợi thế so sánh để phát triển.

4. Quán triệt và thực hiện tốt phương châm: Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, sự lãnh đạo toàn diện trong các tổ chức đảng; đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa kinh tế với các lĩnh vực văn hóa xã hội, giữa kinh tế với quốc phòng, an ninh.

1 Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm đạt 1.690 triệu USD; Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 5 năm đạt 25.829 tỉ đồng đạt 84,7% kế hoạch giai đoạn 2011 - 2015; Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm đạt 80.651 tỉ đồng;

3

Page 4: Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng

5. Phát huy mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội; đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế, mở rộng các hình thức và nội dung liên kết trên các lĩnh vực: kinh tế - xã hội, an ninh trật tự...

II. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN 5 NĂM 2016 - 2020 1. Dự báo tình hình:Tình hình thế giới trong thời gian tới có nhiều yếu tố diễn biến khó lường,

các hoạt động khủng bố, bạo loạn, ly khai, chiến tranh cục bộ, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp; tranh chấp tài nguyên, chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo tiếp tục làm gia tăng căng thẳng, đe dọa hòa bình, an ninh thế giới, khu vực và chủ quyền của nước ta. Tình hình trong nước, tuy nền kinh tế dần phục hồi và có bước phát triển nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch tiếp tục tăng cường chống phá, đẩy mạnh hoạt động “diễn biến hòa bình” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ, kích động bạo loạn lật đổ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, gây mất ổn định chính trị - xã hội.

Tình hình trong tỉnh: với vị trí quan trọng của một tỉnh Tây Nguyên, các thế lực thù địch sẽ không ngừng tăng cường các hoạt động chống phá, kích động chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc; lợi dụng sự khó khăn của một bộ phận nhân dân để tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng.

Tuy nhiên, về tổng thể, thời cơ và thuận lợi là cơ bản, cùng với thành tựu của 30 năm đổi mới đất nước và sự phát triển tương đối toàn diện của địa phương những năm qua là tiền đề quan trọng, là kinh nghiệm quý báu để tiếp tục đổi mới và phát triển trong những năm tiếp theo.

2. Mục tiêu tổng quát: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng; giữ

vững nguyên tắc của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình. Xây dựng bộ máy chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh, của nhân dân, vì nhân dân, gần gũi và gắn bó với nhân dân. Tăng cường đoàn kết, mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy sức mạnh toàn dân, tạo sự đồng thuận trong xã hội. Huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển; duy trì tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý; phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội, đảm bảo an sinh xã hội; giữ vững quốc phòng an ninh và trật tự xã hội. Tiếp tục đưa Lâm Đồng phát triển nhanh và bền vững.

3. Nhiệm vụ trọng tâm:- Đẩy mạnh phát triển kinh tế trên cơ sở tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi

mới mô hình tăng trưởng. Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, từng bước tổ chức lại ngành nông nghiệp; tiếp tục xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững. Phát triển dịch vụ du lịch trở thành ngành kinh tế động lực dựa trên thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên và văn hóa đa dạng. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến các mặt hàng nông sản, đầu tư hoàn thiện các khu công nghiệp. Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông, thủy lợi, đô thị.

- Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa xã hội: bám sát mục tiêu, nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo để triển khai thực hiện; đẩy

4

Page 5: Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng

mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống; phát huy vai trò quốc sách hàng đầu của giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Xây dựng nền văn hóa, con người Việt Nam ở địa phương, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc.

- Đảm bảo an sinh xã hội, phát triển sự nghiệp y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế; thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với các gia đình có công với nước, đối tượng chính sách; thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo.

- Quản lý chặt chẽ tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, nhất là tài nguyên rừng; tuyên truyền và thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với thiên tai.

- Tập trung đầu tư xây dựng các đô thị, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa trên cơ sở quy hoạch và quản lý chặt chẽ quy hoạch. Xây dựng Đà Lạt và vùng phụ cận theo quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2020 cơ bản đủ tiêu chí của một thành phố trực thuộc trung ương; thành phố Bảo Lộc trở thành đô thị loại 2; huyện Đức Trọng thành đô thị loại 3.

- Giữ vững an ninh trật tự, xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc; đảm bảo ổn định chính trị xã hội, giữ bình yên cho cuộc sống của nhân dân.

- Tăng cường đoàn kết, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh toàn dân; nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong vận động các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận xã hội.

- Xây dựng chính quyền các cấp trong sạch vững mạnh, của nhân dân, vì nhân dân, gần gũi gắn bó với nhân dân; đẩy mạnh cải cách hành chính, từng bước xây dựng chính quyền điện tử từ tỉnh đến cơ sở.

- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức Đảng; giữ vững nguyên tắc, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, quan liêu, tham nhũng trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Phòng chống các biểu hiện “tự diễn biến”,“tự chuyển hóa” trong nội bộ.

4. Các chỉ tiêu chủ yếu:1. Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 (theo

giá so sánh 2010) đạt từ 8,5 - 9,0 %. 2. GRDP bình quân đầu người vào năm 2020 đạt 73 - 75 triệu đồng (tương

đương 3.570 USD).3. Cơ cấu kinh tế đến năm 2020 (giá hiện hành): Ngành nông, lâm, thủy sản

35 - 36%, công nghiệp - xây dựng 24 - 25%, ngành dịch vụ 39 - 40%.4. Thu ngân sách nhà nước bình quân năm tăng từ 10 - 12%; thu thuế, phí

bình quân năm tăng từ 12 - 14%.5. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội hàng năm đạt khoảng 36% GRDP.

5

Page 6: Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng

6. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 750 - 800 triệu USD vào năm 2020.

7. Số lượt khách du lịch hàng năm tăng từ 8 - 10% so với năm trước, trong đó khách quốc tế chiếm từ 10 - 12%.

8. Đến năm 2020, có ít nhất 77% số xã; 08 huyện đạt chuẩn nông thôn mới và tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới.

9. Tỷ lệ độ che phủ rừng đến năm 2020 tối thiểu đạt 55%.10. Đến năm 2020, có 95% trở lên rác thải đô thị, trên 80% rác thải nông

thôn được thu gom và xử lý.11. Đến năm 2020, tỷ lệ hộ dân vùng đô thị sử dụng nước sạch đạt từ 70%

trở lên; tỷ lệ hộ dân vùng nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt trên 90%. 12. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2020 khoảng 1,02%.13. Phấn đấu giảm nghèo bình quân hàng năm tối thiểu 1,5 - 2%/năm, riêng

hộ đồng bào dân tộc thiểu số giảm tối thiểu 2 - 3%/năm (theo tiêu chí mới).14. Đến năm 2020, giữ vững kết quả và nâng cao chất lượng phổ cập giáo

dục các cấp; 80% thanh niên trong độ tuổi hoàn thành chương trình trung học phổ thông; 75 - 80% trường công lập đạt chuẩn quốc gia.

15. Đến năm 2020, 80% số xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế, có từ 7 - 8 bác sĩ/1 vạn dân.

16. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 75 - 80%.17. Đến năm 2020, có từ 85 - 90% hộ gia đình, 86% số thôn đạt chuẩn văn

hóa; 77% số xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; 80% phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị; 98% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.

18. Hàng năm, có 75 - 80% số tổ chức cơ sở đảng đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh.

19. Bình quân hàng năm kết nạp trên 2.000 đảng viên mới, trong đó có 65% đảng viên mới trở lên là đoàn viên thanh niên.

5. Các khâu đột phá và dự án, công trình trọng điểm:a) Các khâu đột phá: Trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh và các vấn đề quan trọng có tính chất quyết

định đến sự phát triển, trong thời gian tới xác định 4 khâu đột phá sau:1. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ.2. Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.3. Phát triển dịch vụ du lịch chất lượng cao.4. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.b) Các dự án, công trình trọng điểm:Để đầu tư có trọng tâm trọng điểm, trong thời gian tới xác định 12 công

trình trọng điểm sau: Đường Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương; Khu công nghiệp Phú Hội, Khu công - nông nghiệp Tân Phú, Khu Công nghệ thông tin tập trung; các khu du lịch: Đan Kia - Đà Lạt, hồ Đại Ninh, hồ Tuyền Lâm; các dự án thủy lợi: Đạ Sị, Đông Thanh, KaZam; Khu Trung tâm Hòa Bình - thành phố Đà Lạt, Trung

6

Page 7: Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng

tâm Văn hóa - Thể thao Lâm Đồng.III. ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG, PHÁT HUY LỢI THẾ

CỦA ĐỊA PHƯƠNG1. Tình hình:Thực hiện nghị quyết của Trung ương và quyết định của Chính phủ, Tỉnh ủy

và Ủy ban nhân dân tỉnh đã xây dựng thực hiện đề án đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện 5 khâu đột phá của tỉnh, nhằm phát huy lợi thế của địa phương. Định hướng chuyển từ phát triển chủ yếu dựa vào chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng với chiều sâu; đẩy mạnh phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống. Kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội. Kết quả trên các lĩnh vực như sau:

a) Lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng nông thôn:Việc thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm phát huy lợi thế so

sánh của các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, có điều kiện phát triển tại địa phương; đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao và phát triển bền vững đã mang lại kết quả đáng kể: Trình độ sản xuất, năng suất lao động trong nông nghiệp từng bước được nâng lên. Tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp bình quân 5 năm đạt 7,5%. Giá trị sản phẩm thu hoạch trên một đơn vị diện tích năm 2015 đạt trên 145 triệu đồng/ha/năm. Chăn nuôi tiếp tục phát triển ổn định.

Chương trình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt được nhiều kết quả quan trọng, thúc đẩy nền sản xuất nông nghiệp của tỉnh phát triển cả về trình độ sản xuất và quan hệ sản xuất. Đến nay, tổng diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt 39.237 ha diện tích đất canh tác toàn tỉnh bằng 150% mục tiêu Nghị quyết 05-NQ/TU2; tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp công nghệ cao chiếm 30% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.

Ngành lâm nghiệp phát triển theo hướng tăng cường quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh, ngừng khai thác rừng tự nhiên theo chủ trương của Chính phủ; tiếp tục thực hiện giao khoán quản lý, bảo vệ rừng cho nhân dân. Việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người giữ rừng.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện đạt nhiều kết quả tích cực, đã làm chuyển biến căn bản nhận thức của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở và các tầng lớp nhân dân; vai trò chủ thể của người dân được khẳng định, nhân dân đồng thuận, hưởng ứng và tích cực tham gia, đóng góp xây dựng nông thôn mới. Diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc; đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày một nâng lên; kết cấu hạ tầng nông thôn phát triển, phục vụ thiết thực cho sản xuất và cuộc sống của người dân. Đến cuối 2015, toàn tỉnh có từ 43 xã trở lên đạt chuẩn nông thôn mới, huyện Đơn Dương đạt huyện nông thôn mới.2) trong đó cây rau 11.887 ha, cây hoa 2.416 ha, cây đặc sản 303 ha, chè cành 3.150 ha; chè chất lượng cao 2.485 ha, cà phê ghép chồi 6.750 ha, cà phê sử dụng cây giống ghép 8.500 ha, lúa chất lượng cao đạt 3.585 ha.

7

Page 8: Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng

Những kết quả đạt được nêu trên khẳng định chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn của trung ương và địa phương là hoàn toàn đúng đắn; việc xây dựng đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp dựa trên lợi thế so sánh của địa phương và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp là hướng đi phù hợp; sự chủ động sáng tạo của nông dân và người sản xuất trong việc ứng dụng khoa học công nghệ, tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới.

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng còn nhiều khó khăn và hạn chế. Quản lý nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn còn một số bất cập, quy hoạch chậm, quản lý quy hoạch còn yếu kém; việc quảng bá các thương hiệu nông sản chưa được chú trọng. Việc dự báo thị trường chưa tốt, thị trường tiêu thụ nông sản chưa ổn định; bảo quản và chế biến sau thu hoạch còn bất cập; việc liên kết 4 nhà đạt kết quả chưa cao; kinh tế tập thể trong nông nghiệp phát triển chậm; trình độ canh tác của một bộ phận nhân dân còn thấp. Việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới chưa đồng đều giữa các vùng, địa bàn trong tỉnh, một số địa phương, cơ sở còn nóng vội, đầu tư dàn trải; một số cấp ủy đảng, chính quyền và một bộ phận nhân dân còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại.

Trách nhiệm của chính quyền, người đứng đầu ở một số địa phương, cơ quan, đơn vị trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, tài nguyên, khoáng sản chưa thực hiện tốt. Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp và chủ rừng chưa chặt chẽ; rừng và tài nguyên khoáng sản tiếp tục bị xâm hại, một số nơi rất nghiêm trọng. Lâm nghiệp chưa có đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế.

b) Lĩnh vực du lịch và dịch vụ:Đã có sự chuyển biến đáng kể trong việc đa dạng hóa và nâng cao chất

lượng dịch vụ - du lịch; công tác quảng bá, xúc tiến, liên kết, hợp tác du lịch có chuyển biến tích cực; nhiều sản phẩm và loại hình du lịch, khu, điểm du lịch mới được đưa vào khai thác kinh doanh góp phần thu hút và tăng số lượt khách du lịch qua các năm3; duy trì và tổ chức có hiệu quả nhiều hoạt động văn hóa, du lịch với quy mô tầm quốc gia, quốc tế4; huy động được nhiều nguồn lực xã hội tham gia đầu tư, phát triển du lịch - dịch vụ; chất lượng, kỹ năng phục vụ được nâng lên thông qua việc chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cho lực lượng lao động trong ngành du lịch - dịch vụ.

Từng bước mở rộng, đa dạng hóa các loại hình và nâng cao chất lượng dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thương mại, chăm sóc sức khỏe, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, vận tải, bưu chính - viễn thông,...

Tuy nhiên, lĩnh vực du lịch - dịch vụ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh; hạ tầng du lịch - dịch vụ phát triển chậm, không gian và loại hình du lịch chưa được mở rộng; một số công trình trọng điểm chậm hoàn thành theo kế hoạch, yêu cầu đặt ra; chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong

3 Đến năm 2015 có 05 triệu lượt khách, trong đó có 450.000 lượt khách quốc tế; số ngày lưu trú bình quân của du khách dự kiến đạt 2,5 ngày.4 Festival hoa, Lễ hội văn hóa Trà, Năm Du lịch quốc gia 2014 - Tây Nguyên - Đà Lạt, các Hội nghị, hội thảo quốc tế tổ chức tại Đà Lạt,...

8

Page 9: Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng

kinh doanh du lịch; sản phẩm du lịch còn trùng lắp, đơn điệu, chất lượng chưa cao; văn minh, văn hóa trong du lịch còn có mặt hạn chế; lượng khách quốc tế hàng năm tăng chậm, tỷ lệ thấp.

c) Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng: Tốc độ tăng trưởng của khu vực công nghiệp - xây dựng khá cao, tỷ trọng

công nghiệp - xây dựng trong GRDP tăng lên đáng kể. Đã chú trọng công tác quy hoạch, tập trung phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế: công nghiệp chế biến, khai khoáng, điện; công tác quảng bá, xúc tiến mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được quan tâm đẩy mạnh. Quy mô và năng lực của ngành xây dựng được nâng lên đáng kể, công tác quản lý nhà nước về xây dựng có nhiều chuyển biến tích cực.

Tuy nhiên, quy mô ngành công nghiệp - xây dựng còn nhỏ; việc thu hút vào các khu, cụm công nghiệp khó khăn; trình độ và thiết bị công nghệ của phần lớn các cơ sở công nghiệp còn lạc hậu, hiệu quả thấp; thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu chưa ổn định, sức cạnh tranh của sản phẩm chưa cao. Công nghiệp chế biến tuy đã có chuyển biến tích cực nhưng chưa theo kịp yêu cầu của sản xuất nông nghiệp. Trật tự xây dựng đô thị tuy được tăng cường nhưng vẫn còn nhiều hạn chế.

d) Xây dựng kết cấu hạ tầng:Việc xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ theo nghị quyết của Trung ương và

của Tỉnh ủy trong nhiệm kỳ qua đã đạt kết quả đáng kể: hệ thống giao thông từng bước được nâng cấp, nhiều tuyến đường mới được đầu tư xây dựng (như quốc lộ 20, 27, 28, đường tỉnh ĐT 721, 722, 723, 725, ...), giao thông nông thôn phát triển nhanh với phương châm dân làm, nhà nước hỗ trợ; hệ thống thủy lợi được duy trì, mở rộng phù hợp với đặc điểm của miền núi phục vụ tưới cây công nghiệp, đã chủ động tưới cho 52% diện tích đất gieo trồng; hạ tầng đô thị được đầu tư, nâng cấp, xây dựng mới theo quy hoạch, diện mạo đô thị và nông thôn có nhiều khởi sắc.

Hạ tầng các khu công nghiệp, du lịch tiếp tục được đầu tư và từng bước hoàn thiện. Một số công trình trọng điểm hoàn thành đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả tốt như: Thủy điện Đồng Nai 5, Quảng trường Lâm Viên, Khu hành chính tập trung của tỉnh...

Hoàn thành thi công một số dự án cấp nước; đến nay có 65% dân số đô thị sử dụng nước sạch; 85% dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh.

Nhiều dự án, công trình thuộc ngành giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục, thể thao được đầu tư xây dựng, cơ bản đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Tuy nhiên, hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; công tác quản lý quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị; các công trình phúc lợi, văn hóa, y tế, giáo dục còn thiếu về số lượng, chất lượng chưa cao.

đ) Đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án về giảm nghèo bền vững,

định canh định cư, xóa nhà tạm, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và các chủ trương, chính sách khác trong đồng bào dân tộc. Đã ưu tiên tập trung đầu tư hỗ trợ về phát triển sản xuất, giải quyết đất sản xuất, nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu

9

Page 10: Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng

về giao thông, nước sinh hoạt, điện thắp sáng; phát triển các cơ sở y tế, giáo dục, các thiết chế văn hóa..., 5 năm qua tổng vốn đầu tư trực tiếp cho các chương trình, dự án tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số là 693 tỷ đồng5. Từ đó, đã tạo sự chuyển biến rõ nét về đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào; thu nhập bình quân đầu người tăng (năm 2014 đạt 28 triệu đồng/người/năm), tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm nhanh (còn dưới 6%). Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng ưu tiên bố trí sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số. Các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn, phát huy. Đồng bào dân tộc đoàn kết, thống nhất, góp phần quan trọng ổn định quốc phòng, an ninh.

Tuy nhiên, đời sống vật chất, tinh thần của một bộ phận người dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, kết cấu hạ tầng một số vùng chậm phát triển, trình độ sản xuất, doanh thu trên đơn vị diện tích đất canh tác thấp; tình trạng lấn chiếm đất rừng, phá rừng làm rẫy, trở về buôn làng cũ chưa chấm dứt, phong tục tập quán lạc hậu chậm được khắc phục.

g) Xây dựng, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đẩy mạnh phát triển kinh tế hợp tác:

Đã quan tâm phát triển quan hệ sản xuất phù hợp với yêu cầu phát triển của từng lĩnh vực, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế hoạt động. Tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trên địa bàn tỉnh đến 2015 có 6.300 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký 62.960 tỷ đồng. Kinh tế tập thể mà nòng cốt là hoạt động của các hợp tác xã, tuy còn gặp khó khăn nhưng đã dần được củng cố và có sự phát triển. Số lượng các hợp tác xã thành lập mới và hoạt động có hiệu quả ngày càng tăng6. Việc đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn các xã xây dựng nông thôn mới thông qua hợp tác xã, tổ hợp tác đã có những chuyển biến rõ nét. Kinh tế trang trại phát triển tương đối tốt, toàn tỉnh hiện có trên 760 trang trại, trong đó trang trại chăn nuôi chiếm 50,5%, trang trại trồng trọt chiếm 35,5%, còn lại là trang trại tổng hợp chiếm 14%.7

Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp của tỉnh có quy mô nhỏ, công nghệ và kỹ thuật lạc hậu, chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh kém. Tình trạng thiếu vốn hoặc không có vốn mở rộng sản xuất kinh doanh còn phổ biến. Hiện nay, tỉnh chưa có nhiều hợp tác xã có quy mô, tổ chức hoạt động khép kín từ khâu dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất và giải quyết đầu ra cho sản phẩm. Năng lực, trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh của một số hợp tác xã chưa cao. Đội ngũ cán bộ quản lý hợp tác xã thiếu năng động, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh. Các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể chưa thực sự đủ mạnh, còn những hạn chế, bất cập nhất định, chưa thúc đẩy hợp tác xã phát triển.

5 Trong đó đầu tư vào: Chương trình 135 là 355,664 tỷ đồng (đầu tư nâng cấp đường giao thông nông thôn, các thiết chế văn hóa, hỗ trợ sản xuất...), Chương trình 134 là 42,294 tỷ đồng (xây mới và nâng cấp sửa chữa 54 công trình nước sinh hoạt tập trung), Chính sách định canh định cư (giải quyết được 562 hộ/2.885 khẩu), hỗ trợ các mặt hàng chính sách miền núi là 197,516 tỷ đồng...6 Đến tháng 12/2014, trên địa bàn toàn tỉnh có 170 hợp tác xã và Quỹ tín dụng cơ sở, 02 liên hiệp hợp tác xã, 01 Chi nhánh ngân hàng hợp tác xã và 3.741 tổ hợp tác các loại. Tổng số xã viên trong hợp tác xã là 8.567 xã viên, tổng số lao động thường xuyên trong hợp tác xã là 9.686 lao động. Số thành viên tham gia trong các Quỹ tín dụng nhân dân là 88.510 người và trong các Tổ hợp tác là 88.939 người. Doanh thu bình quân của một hợp tác xã năm 2014 đạt 6.125 triệu đồng, lợi nhuận bình quân năm 2014 đạt 101,9 triệu đồng/HTX.7 Thời điểm tháng 7/2013 (sơ kết Nghị quyết Trung ương 7 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn), toàn tỉnh có 457 trang trại theo tiêu chí mới, tổng số lao động thường xuyên là 9.944 người.

10

Page 11: Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng

h) Hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế:Công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế tiếp tục phát triển cả về chiều rộng

và chiều sâu, đạt được nhiều kết quả; các hoạt động ngoại giao chính trị, kinh tế và nhân dân được chú trọng, tạo môi trường thuận lợi để hội nhập quốc tế, huy động nguồn lực phát triển và nâng cao vị thế của tỉnh; bộ máy và cán bộ làm công tác đối ngoại được củng cố, đã ban hành nhiều kế hoạch, chương trình hành động để thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước về hội nhập quốc tế; đã thu hút được nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn phi chính phủ trên các lĩnh vực kinh tế, giáo dục đào tạo, y tế, lao động và dạy nghề, khoa học công nghệ… góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Ngoại giao nhân dân được đẩy mạnh, quan tâm hỗ trợ doanh nhân, trí thức kiều bào về đầu tư và làm việc tại tỉnh.

Đến nay, tỉnh Lâm Đồng có quan hệ với 21 quốc gia và vùng lãnh thổ8, 12 tổ chức quốc tế9. Thiết lập mối quan hệ hợp tác hữu nghị với 6 địa phương nước ngoài10, trong đó, đã đầu tư, hỗ trợ cho tỉnh Champasak - Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, số tiền trên 34.000 triệu đồng.

2. Phương hướng, nhiệm vụ:Tiếp tục thực hiện đề án tái cơ cấu nền kinh tế, đồng thời rà soát, bổ sung

phù hợp với yêu cầu trong giai đoạn mới. Trong đó tập trung một số vấn đề:- Nâng cao chất lượng dự báo tình hình quốc tế, khu vực, trong nước, trong

tỉnh để thực hiện tốt công tác xây dựng kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch hàng năm và trung hạn. Kịp thời rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch chung về xây dựng, quy hoạch ngành của tỉnh và các địa phương; tăng cường quản lý, tổ chức thực hiện theo các quy hoạch được phê duyệt.

- Mạnh dạn đổi mới thể chế kinh tế theo hướng tuân thủ những nguyên tắc kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất xã hội, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, nguồn lực và nguồn vốn để tạo những bứt phá phát triển mới.

- Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, trong đó chú trọng tăng trưởng theo chiều sâu. Đồng thời với mở rộng quy mô, phải nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững; tiếp tục thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy lợi thế so sánh trong các lĩnh vực; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa; ưu tiên phát triển các ngành, lĩnh vực có lợi thế, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

- Coi trọng tính bền vững trong phát triển trên cơ sở giải quyết hài hòa giữa phát triển kinh tế với các lĩnh vực xã hội; giữa phát triển và bảo tồn, tập trung phát

8) Gồm: Mỹ, Canada, Úc, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Thụy Sỹ, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Đức, Tây Ban Nha, Anh, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản, Lào, Singapore, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Ấn Độ, Đài Loan.9) Gồm: WorldBank, Qũy Malaria toàn cầu, Quỹ Môi trường toàn cầu, Cơ quan phát triển Na Uy, Cơ quan phát triển hợp tác Tây Ban Nha, Viện chiến lược Môi trường toàn cầu, Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA), Liên minh Châu Âu (EU), ASEAN, Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO).10) Gồm: tỉnh Lipestsk - Liên Bang Nga, tỉnh Champasak - CHDCND Lào, TP Vaucluse - Pháp, tỉnh Jihočeský Kraj - Cộng hòa Czech, TP Guri (Gyeonggi-Do, Hàn Quốc), tỉnh Đông Flanders - Vương quốc Bỉ.

11

Page 12: Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng

triển văn hóa, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội.

- Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ; phát huy tiềm năng con người, khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh của các thành phần kinh tế trong xã hội để khai thác lợi thế cạnh tranh, nâng cao năng suất lao động, giá trị gia tăng và quy mô nền kinh tế.

- Chủ động hội nhập, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội, áp dụng các hình thức thu hút đầu tư đa dạng, hấp dẫn để huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế; phát huy nội lực, tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài cho phát triển. Khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp chế biến, nông nghiệp, dịch vụ có hàm lượng khoa học công nghệ, du lịch chất lượng cao...

a) Phát triển lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới:Tốc độ tăng trưởng của ngành nông - lâm nghiệp bình quân 5 năm đạt 4,5 -

5%/năm; cơ cấu kinh tế nông nghiệp năm 2020: trồng trọt 70 - 75%, chăn nuôi 20 - 25%, dịch vụ 4 - 5%.

- Nông nghiệp: Tiếp tục thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, mở rộng liên kết giữa các khâu của quá trình sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm thu hoạch trên một đơn vị diện tích và phát triển bền vững. Tiếp tục phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với việc tổ chức lại sản xuất trong nông nghiệp; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh việc liên kết giữa giữa hộ sản xuất với doanh nghiệp, phát triển các loại hình kinh tế trang trại trong sản xuất nông nghiệp; tạo lập thị trường mới trong tiêu thụ nông sản; hình thành các trung tâm bảo quản, phân loại nông sản sau thu hoạch; xây dựng và phát triển thương hiệu các mặt hàng nông sản chủ lực để bảo hộ quyền lợi cho người sản xuất. Triển khai thực hiện tốt, có hiệu quả Đề án phát triển nông nghiệp theo hướng tiếp cận đa ngành trong chương trình hợp tác trung hạn giữa Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản.

Ổn định diện tích đất sản xuất nông nghiệp khoảng 300.000 ha; quy hoạch, bố trí lại cơ cấu cây trồng để nâng cao hiệu quả sử dụng đất; giữ quy mô hợp lý về diện tích đối với các loại cây trồng chủ lực của tỉnh11, thực hiện chương trình trồng xen cây mắc ca che bóng trong diện tích trà, cà phê ở những vùng phù hợp. Phấn đấu đến năm 2020 giá trị sản phẩm thu hoạch bình quân trên một đơn vị diện tích đạt khoảng 170 triệu đồng/ha/năm.

Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, hình thành các khu chăn nuôi tập trung và các trang trại chăn nuôi; chú trọng công tác phòng chống dịch bệnh và nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm. Phấn đấu nâng tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu ngành nông nghiệp lên 20 - 25% vào năm 2020. Đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản theo hướng hàng hoá; phát triển cá nước lạnh theo quy hoạch12.

11 Đến năm 2020 diện tích cây cà phê khoảng 150.000 ha; chè 26.000 ha (chè chất lượng cao 8.000 ha); cây dâu tằm khoảng 4.500 - 5.000 ha; cây điều khoảng 10.000 ha; phát triển các loại rau, hoa, quả ôn đới cao cấp với diện tích gieo trồng đạt 55.000 ha rau và 7.900 ha hoa; diện tích trồng lúa ổn định khoảng 20.200 ha. 12 Phấn đấu diện tích nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 đạt khoảng 3.100 ha, trong đó nuôi cá nước lạnh 100 ha; sản lượng thuỷ sản khoảng 14.000 tấn, trong đó sản lượng cá nước lạnh ước khoảng 2.000 tấn.

12

Page 13: Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng

Tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân chung sức xây dựng nông thôn mới, đưa chủ trương xây dựng nông thôn mới trở thành phong trào sâu rộng trong nhân dân; phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng nông thôn mới; huy động mọi nguồn lực, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, phấn đấu đến năm 2020, tỉnh Lâm Đồng đạt tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Triển khai các đề án hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, đổi mới quan hệ sản xuất, phát triển các loại hình kinh tế hợp tác phù hợp với trình độ sản xuất để phát triển nền nông nghiệp theo hướng toàn diện, hiện đại.

- Về lâm nghiệp:Tiếp tục thực hiện chủ trương xã hội hóa nghề rừng và nghiên cứu hoàn

thiện chính sách giao khoán quản lý và bảo vệ rừng. Rà soát quy hoạch 3 loại rừng phù hợp với công tác quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn và phát triển tính đa dạng sinh học của rừng; bảo vệ nghiêm ngặt rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; có chính sách hợp lý để phát triển rừng sản xuất. Giải quyết hài hòa các mối liên hệ giữa lợi ích kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội; giữa lợi ích nhà nước, doanh nghiệp và người dân sống liền rừng, vừa bảo tồn tính đa dạng sinh học, bảo vệ diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, đồng thời phát triển mạnh rừng kinh tế có năng suất, chất lượng cao.

Thực hiện tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Đẩy mạnh việc trồng rừng tập trung, trồng cây phân tán, trồng cây che bóng để nâng dần độ che phủ của rừng và tạo thêm nhiều mảng xanh trong đô thị, phấn đấu mỗi năm trồng mới ít nhất 5.500 ha rừng các loại. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến lâm sản trồng rừng để bảo đảm ổn định vùng nguyên liệu. Sắp xếp lại tổ chức của các công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng theo nghị quyết của Trung ương, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

b) Lĩnh vực du lịch và dịch vụ:- Về du lịch: Tiếp tục khai thác, phát huy lợi thế về khí hậu, cảnh quan, môi

trường nhằm phát triển du lịch - dịch vụ trở thành ngành kinh tế động lực của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2020, ngành du lịch chiếm tỷ trọng trên 10% cơ cấu GRDP toàn tỉnh; xây dựng thành phố Đà Lạt trở thành trung tâm du lịch của cả nước, khu vực và thế giới. Tập trung các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tại các khu du lịch tổng hợp, khu du lịch chuyên đề, các điểm du lịch tiềm năng. Khuyến khích tạo điều kiện để thu hút đầu tư vào các dự án du lịch lớn như: Khu du lịch hồ Tuyền Lâm, Đại Ninh, Đankia - Đà Lạt...

Đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến du lịch gắn với hợp tác xây dựng các tuyến du lịch trong nước và quốc tế; kết nối Đà Lạt với các trung tâm du lịch lớn trong nước và quốc tế. Đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch gắn với bảo vệ môi trường, cảnh quan, giữ gìn và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa; kết hợp hài hòa giữa du lịch cảnh quan và du lịch văn hóa, chú trọng khai thác các giá trị văn hóa trong du lịch là chiến lược quan trọng để phát triển du lịch bền vững.

- Thương mại - dịch vụ:Tiếp tục rà soát quy hoạch và phát triển các loại hoạt động dịch vụ nhằm đáp

ứng với nhu cầu của xã hội. Đầu tư mở rộng các trung tâm thương mại, siêu thị,

13

Page 14: Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng

đồng thời phát triển hệ thống chợ nông thôn. Hình thành các trung tâm bảo quản, phân loại nông sản, trung tâm đấu giá hoa. Liên kết với hệ thống siêu thị, tập đoàn bán lẽ trong và ngoài nước, từng bước hiện đại hóa dịch vụ thương mại, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.

Tăng cường năng lực vận chuyển hàng hóa, hành khách, khuyến khích phát triển dịch vụ giao thông công cộng; hiện đại hóa dịch vụ bưu chính, viễn thông; sử dụng có hiệu quả dịch vụ internet; mở rộng các loại hoạt động dịch vụ: tài chính, bảo hiểm, tín dụng, thị trường chứng khoán...

c) Công nghiệp - xây dựng: - Phát triển ngành công nghiệp dựa trên lợi thế của địa phương: tiếp tục quy

hoạch và phát triển công nghiệp chế biến nông sản chất lượng cao, nhất là đối với các sản phẩm trà, cà phê, dâu tằm, chế biến sữa, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản chất lượng cao... Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghiệp chế biến thức ăn cho gia súc, gia cầm. Quy hoạch để kêu gọi đầu tư khu công nghiệp công nghệ cao; tạo điều kiện để các nhà đầu tư xây dựng nhà máy luyện nhôm và công nghiệp sau nhôm; phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống gắn với phát triển dịch vụ - du lịch, quảng bá hình ảnh và nét đẹp văn hóa của các dân tộc.

- Nâng cao năng lực của các doanh nghiệp xây dựng dân dụng, khuyến khích việc thay đổi và hiện đại hóa phương tiện, máy móc thiết bị phục vụ xây dựng. Tăng cường quản lý quy hoạch đô thị và nông thôn; đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa đi đôi với bảo vệ cảnh quan, đảm bảo môi trường và hài hòa về mặt kiến trúc; tiếp tục quy hoạch phát triển nhà ở cả khu vực đô thị và nông thôn; ưu tiên phát triển nhà cho đối tượng có thu nhập thấp.

d) Phát triển kinh tế vùng: Thực hiện tốt quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng đến

năm 2030 tầm nhìn 2050, xác định một số vùng trọng điểm để đẩy mạnh phát triển các ngành nông nghiệp, du lịch, công nghiệp, tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao và công nghiệp hỗ trợ:

- Xây dựng thành phố Đà Lạt, một phần huyện Lạc Dương thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp, hội nghị, hội thảo và du lịch văn hóa di sản tầm quốc gia, khu vực và quốc tế; trung tâm nghiên cứu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cấp quốc gia và quốc tế; trung tâm nghiên cứu khoa học, giáo dục - đào tạo và chuyển giao công nghệ đa ngành, đa quốc gia.

- Xây dựng phát triển thành phố Bảo Lộc - huyện Bảo Lâm - huyện Di Linh - huyện Đam Rông và một phần huyện Lâm Hà thành những vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến cà phê, chè, mắc ca, tơ tằm, lâm sản, khai thác khoáng sản, chế biến các sản phẩm alumina gắn với sản xuất nhôm. Xây dựng thành phố Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm thành trung tâm công nghiệp của tỉnh.

- Xây dựng phát triển các huyện Đức Trọng, Đơn Dương, Lâm Hà thành trung tâm sản xuất rau công nghệ cao; trung tâm chăn nuôi bò sữa tập trung gắn với chế biến sữa quy mô công nghiệp.

14

Page 15: Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng

- Xây dựng các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên thành vùng sản xuất lúa gạo, cây ăn trái có chất lượng và giá trị kinh tế cao; phát triển chăn nuôi gia súc; phát triển du lịch sinh thái, truyền thống cách mạng, khảo cổ.

Cùng với việc phát triển kinh tế vùng trong tỉnh, cần tiếp tục mở rộng liên kết với các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhất là các tỉnh miền Đông Nam bộ, Tây Nam bộ, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Duyên hải miền Trung và các tỉnh Tây Nguyên.

đ) Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ:Tiếp tục thực hiện nghị quyết của Trung ương, chương trình hành động của

Tỉnh ủy về phát triển hạ tầng đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương những năm tiếp theo.

- Đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ. Tiếp tục rà soát quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông, xây dựng kế hoạch hợp lý để đẩy nhanh tiến độ xây dựng các tuyến đường chính, huyết mạch. Phối hợp với Bộ Giao thông - Vận tải, các bộ, ngành trung ương kêu gọi nhà đầu tư để sớm khởi công đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương hoàn thành đưa vào sử dụng trước năm 2020. Đầu tư nâng cấp các tuyến quốc lộ (27, 28, 55, 55B,...); nâng cấp và xây mới các tuyến tỉnh lộ (723, 727,...); phát triển mạng lưới giao thông nông thôn theo phương châm “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”, đáp ứng yêu cầu kế hoạch xây dựng nông thôn mới.

- Đầu tư phát triển hạ tầng thủy lợi phù hợp với điều kiện tự nhiên và nhu cầu tưới của các loại cây trồng; phát huy năng lực các công trình đã có, đồng thời đầu tư xây dựng mới các công trình đã được quy hoạch, kể cả các công trình có quy mô lớn như: thủy lợi Đạ Sị, Ka Zam, Bảo Thuận, Đông Thanh, Ta Wet... và hệ thống hồ đập thủy lợi nhỏ, đảm bảo phục vụ tưới cây công nghiệp, rau, hoa. Phấn đấu đến năm 2020, có ít nhất 60% diện tích nông nghiệp chủ động nước tưới.

- Phát triển hạ tầng đô thị đồng bộ, từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông đô thị; chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước, xử lý nước thải, rác thải nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường đô thị; nâng cấp chất lượng mạng lưới điện chiếu sáng; xây dựng và phát triển hệ thống công viên, cây xanh. Phấn đấu có nhiều đô thị trong tỉnh đạt tiêu chuẩn “xanh - sạch - đẹp”.

- Trên cơ sở kế hoạch đầu tư trung hạn 2015 - 2020, khẩn trương triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, công nghệ thông tin, văn hóa, thể dục thể thao; huy động nhiều nguồn vốn để đầu tư nâng cấp hệ thống điện chiếu sáng, nhất là khu vực nông thôn, phát triển hạ tầng các khu, cụm công nghiệp.

e) Đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Tiếp tục thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy về đầu tư phát triển vùng đồng

bào dân tộc thiểu số; thực hiện việc lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình: chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, định canh định cư và các nguồn vốn khác; ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng, xây dựng mô hình điểm về sản xuất; giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở; thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng; phát huy tốt vai trò của Mặt trận Tổ

15

Page 16: Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng

quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín, các chức sắc tôn giáo trong việc vận động đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện chủ trương đường lối của Đảng; khuyến khích bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, bài trừ các hủ tục lạc hậu; có giải pháp để hạn chế dân di cư tự do; xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số, khắc phục tình trạng hụt hẫng cán bộ.

g) Xây dựng, từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất, đẩy mạnh phát triển kinh tế hợp tác:

Xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh để phát triển các thành phần kinh tế trong tỉnh. Hình thành các chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân, doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với các tổ chức kinh tế khác để phát triển các thành phần kinh tế.

Thực hiện tốt các chương trình đề án phát triển kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác, làng nghề đã được phê duyệt; đề án tổ chức liên kết sản xuất gắn chế biến tiêu thụ nông sản; xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất tại địa phương, thúc đẩy mạnh mẽ việc liên kết, hợp tác, hình thành các mô hình tổ chức phù hợp với yêu cầu điều kiện cụ thể, hình thành chuỗi sản xuất để giảm chi phí, hạ giá thành, tăng giá trị hàng hóa nông sản. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực kinh tế hợp tác. Hoàn thiện các quy định cụ thể triển khai các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tập thể. Phấn đấu đến năm 2020, toàn tỉnh có trên 250 hợp tác xã, 3.000 tổ hợp tác hoạt động hiệu quả, không còn hợp tác xã yếu kém. Xây dựng một số liên hiệp hợp tác xã.

Phát triển và mở rộng mô hình kinh tế trang trại nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về đất đai, nguồn lực, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng vùng. Phấn đấu đến năm 2020, toàn tỉnh có 900 đến 1.000 trang trại hoạt động hiệu quả.

h) Hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế:Tiếp tục thực hiện có hiệu quả đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

Kịp thời điều chỉnh, bổ sung các chính sách, các quy định thuộc thẩm quyền ban hành của địa phương cho phù hợp với chính sách đối ngoại và lộ trình hội nhập quốc tế. Xây dựng và triển khai chiến lược tổng thể về hội nhập quốc tế, trong đó hội nhập về kinh tế là trọng tâm; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về những thuận lợi cũng như thách thức trong hội nhập quốc tế, đặc biệt việc gia nhập cộng đồng ASEAN vào cuối năm 2015; tăng cường quan hệ đối ngoại với các cơ quan đại diện các nước, tổ chức quốc tế tại Việt Nam; đẩy mạnh hoạt động liên kết, kết nghĩa với một số tỉnh, vùng lãnh thổ của các nước đã có quan hệ tốt với tỉnh.

Tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên các lĩnh vực có lợi thế của tỉnh: nuôi trồng và chế biến nông, lâm, thủy sản, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng...; vận động thu hút các nguồn vốn ODA để tiếp tục đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh; tiếp nhận có chọn lọc các nguồn vốn hỗ trợ phi

16

Page 17: Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng

chính phủ để tăng cường năng lực các cơ sở y tế, giáo dục, giảm nghèo, phát triển cộng đồng...

Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại nhân dân, tiếp tục vận động kiều bào về đầu tư và làm việc tại tỉnh nhà; nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm hàng hóa, dịch vụ bằng các hoạt động hỗ trợ cụ thể để mở rộng thị trường xuất khẩu của tỉnh.

IV. PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO

1. Tình hình: Quy mô giáo dục và đào tạo được mở rộng, chất lượng ngày càng được nâng

cao, đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập của nhân dân, cơ sở vật chất, hệ thống trường lớp phát triển đến tất cả các địa bàn vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh các vùng khó khăn có điều kiện và cơ hội học tập. Đến năm học 2014 - 2015, toàn tỉnh có 710 trường học các cấp với hơn 300.000 học sinh và trẻ mầm non ra lớp, tăng 63 trường so với năm học 2009 - 2010. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học được đầu tư nâng cấp, từng bước được chuẩn hóa, hiện đại hóa và xây dựng trường chuẩn quốc gia; chất lượng, hiệu quả giáo dục ở các ngành học, cấp học ổn định, giữ vững ở mức độ khá, giáo dục toàn diện được chú trọng. Duy trì phổ cập giáo dục các cấp học tại 147/147 xã, phường, thị trấn. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia năm 2015 đạt trên 30%.

Công tác quản lý giáo dục có bước chuyển biến tích cực theo hướng chuẩn hóa; phân cấp quản lý giáo dục và quyền tự chủ của cơ sở giáo dục được tăng cường; cải cách hành chính trong ngành giáo dục được đẩy mạnh; công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong công tác quản lý; trật tự, kỷ cương trong ngành được chấn chỉnh. Các chương trình hợp tác, liên kết trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở các ngành, các lĩnh vực của tỉnh được đẩy mạnh. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, công chức, viên chức cơ bản đủ số lượng và được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng ngày càng nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, đạt chuẩn theo quy định, đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ.

Hệ thống đào tạo đại học, cao đẳng được củng cố và phát triển, quy mô đào tạo tăng lên hàng năm13. Mạng lưới cơ sở dạy nghề phát triển nhanh14, từng bước đáp ứng tốt hơn nhu cầu đào tạo nghề của xã hội. Nội dung và phương pháp dạy nghề tiếp tục được đổi mới, phát triển gắn với nhu cầu của thị trường lao động, doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động và từng bước hội nhập quốc tế. Cơ cấu ngành nghề đào tạo từng bước được điều chỉnh đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp và tổ chức sử dụng lao động.

Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao được quan tâm; nhiều chương trình hợp tác, liên kết trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực được triển khai thực hiện. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được chú trọng, trong đó tập trung xây dựng đội ngũ công chức hành chính nhà nước theo hướng chuyên nghiệp hóa, có trình độ chuyên môn cao. Quan

13) Trên địa bàn tỉnh có 02 trường đại học; 6 trường cao đẳng và 4 trường trung cấp dạy nghề;14) Trên địa bàn tỉnh có 52 cơ sở dạy nghề, trong đó có 4 trường cao đẳng nghề, 4 trường trung cấp nghề và 44 cơ sở dạy nghề.

17

Page 18: Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng

tâm đào tạo đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên để bố trí vào các cơ quan đảng, mặt trận tổ quốc, đoàn thể, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn.

Tuy nhiên, việc chuẩn hóa các trường học còn chậm, chưa đạt mục tiêu kế hoạch đề ra. Chất lượng giáo dục chưa đồng đều giữa các vùng, địa phương trong tỉnh; quản lý giáo dục có một số mặt còn bất cập; công tác rà soát điều chỉnh quy hoạch mạng lưới trường lớp chưa thật sự đồng bộ làm ảnh hưởng đến việc đầu tư phát triển quy mô giáo dục; lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội; cơ sở vật chất phục vụ dạy và học cũng như sinh hoạt của giáo viên, học sinh ở một số vùng còn nhiều khó khăn.

2. Phương hướng, nhiệm vụ:Bám sát mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, quán

triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu; phát triển giáo dục đào - đào tạo vừa là động lực, vừa là điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển; từng bước chuẩn hóa, hiện đại hóa, đẩy mạnh xã hội hóa, dân chủ hóa và chủ động hội nhập quốc tế; nâng cao chất lượng giáo dục một cách toàn diện (giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học); đẩy mạnh nghiên cứu khoa học - kỹ thuật trong học sinh trung học phổ thông, chú trọng phát hiện, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời của mỗi người dân; quan tâm phát triển cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng giáo dục cho con em vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập. Tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục đi đôi với bảo đảm các chính sách, chế độ, đời sống của viên chức, công chức ngành giáo dục. Tiếp tục quan tâm sắp xếp, bố trí việc làm phù hợp cho con em người đồng bào dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học.

Tăng cường các hoạt động đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động. Thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại đối với đội ngũ cán bộ quản lý ở các cấp, các lĩnh vực; khuyến khích phát triển các hình thức đào tạo trực tiếp tại các doanh nghiệp, đào tạo theo đơn đặt hàng của nhà đầu tư và các trung tâm giới thiệu việc làm.

Tiếp tục thực hiện các nội dung, chương trình đào tạo nguồn nhân lực theo quy hoạch phát triển nhân lực đến năm 2020. Tạo điều kiện thuận lợi và có chính sách hỗ trợ cho đội ngũ doanh nhân nghiên cứu, học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng quản lý, hội nhập quốc tế. Phát triển nhanh quy mô đi đôi với nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy nghề, nhất là dạy nghề cho lao động nông thôn. Thực hiện các biện pháp nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật; đồng thời, tăng cường tuyên truyền để nhận thức đúng đắn hơn về đào tạo nghề.

Đổi mới việc đánh giá, tuyển chọn, bồi dưỡng, bố trí cán bộ, công chức và chính sách đãi ngộ nhằm phát hiện, thu hút những người có đủ phẩm chất, trình độ

18

Page 19: Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng

và năng lực vào các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. Xây dựng và thực hiện chính sách ưu đãi cụ thể nhằm thu hút lực lượng lao động có trình độ cao được đào tạo chính quy, chuyên nghiệp từ các vùng miền khác trong cả nước đến công tác, làm việc trong một số cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và cơ sở sản xuất, kinh doanh mũi nhọn của tỉnh. Kết hợp hài hòa giữa đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với giải quyết việc làm cho lao động sau đào tạo.

Kêu gọi đầu tư, xã hội hóa mạnh mẽ hơn nữa về giáo dục, đồng thời chủ động hợp tác, liên kết với các viện, các trường đại học lớn trong nước, một số trường đại học danh tiếng của nước ngoài và các tổ chức quốc tế khác... trong việc thực hiện chiến lược xây dựng Lâm Đồng thành một trung tâm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của vùng Tây Nguyên, với nền giáo dục tiên tiến; phấn đấu xây dựng thành phố Đà Lạt trở thành đô thị đào tạo, đô thị khoa học gắn với tăng trưởng xanh, đạt chuẩn quốc tế.

V. ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ1. Tình hình: Hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học, công nghệ đã góp

phần quan trọng phục vụ sản xuất và đời sống, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các cấp uỷ đảng, chính quyền đã quan tâm đến khoa học, công nghệ, khuyến khích các tầng lớp nhân dân, các tổ chức tích cực, chủ động đổi mới công nghệ, ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ vào sản xuất, kinh doanh và trong cuộc sống. Tiềm lực khoa học công nghệ được tăng cường, đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ được nâng lên cả về số lượng, chất lượng có khả năng tiếp thu và làm chủ được tri thức ở một số lĩnh vực hiện đại như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học…

Công tác nghiên cứu khoa học đã được chú trọng, trong 5 năm qua, các ngành của tỉnh đã xây dựng 63 đề tài cấp tỉnh, 11 dự án nghiên cứu liên quan đến khoa học công nghệ, trong đó tập trung nghiên cứu các đề tài liên quan đến việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, cải thiện điều kiện và nâng cao năng suất lao động; ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách hành chính…Việc chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất được chú trọng hơn, các hoạt động khuyến nông được đẩy mạnh, xây dựng được nhiều mô hình ứng dụng khoa học công nghệ có hiệu quả được nhân dân duy trì, nhân rộng vào sản xuất, chế biến nhằm tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, thu nhập bình quân trên một đơn vị diện tích sản xuất nông nghiệp, các ngành nghề khác được nâng cao15.

Tuy nhiên, một số cấp uỷ, chính quyền chưa quán triệt sâu sắc nghị quyết của Đảng về khoa học và công nghệ; hoạt động khoa học công nghệ chưa kịp thời giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra, chưa gắn kết chặt chẽ với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; trình độ công nghệ ở hầu hết các ngành kinh tế đều thấp, nhất là lĩnh vực công nghệ chế biến. Ðội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ cao còn thiếu, cơ cấu ngành nghề và sự phân bố còn chưa hợp lý. Nhiều đề tài

15 Hiện nay, trong sản xuất có trên 100 giống rau, 60 giống hoa, 2 giống chè cao sản, 4 giống chè chất lượng cao, 6 dòng cà phê vối cao sản được trồng khai thác hàng hóa. Tỷ lệ giống mới trong các loại rau, hoa chiếm 80%, cây lương thực (lúa, bắp) chiếm trên 90%, các giống cây công nghiệp dài ngày: chè 47%, dâu tằm 30%, cà phê 12%.

19

Page 20: Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng

nghiên cứu chưa xuất phát từ nhu cầu thiết yếu của đời sống và sản xuất. Một số kết quả nghiên cứu có tính sáng tạo, có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng chưa được khuyến khích, tạo điều kiện để ứng dụng vào thực tế.

2. Phương hướng, nhiệm vụ:Tiếp tục quán triệt sâu sắc nghị quyết của Đảng về khoa học - công nghệ,

phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Phát triển đồng bộ các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ.

Phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ, khuyến khích chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ mới, tiên tiến vào quản lý, sản xuất, kinh doanh, nhất là việc ứng dụng công nghệ cao trong một số lĩnh vực thuộc ngành công nghiệp, nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Khoa học xã hội và nhân văn cần phải tập trung nghiên cứu, tổng kết thực tiễn quá trình đổi mới, xu thế phát triển của xã hội, văn hóa, dân tộc, tôn giáo và con người Việt Nam tại địa phương.

Nhanh chóng đổi mới thiết bị, công nghệ mới; khuyến khích các doanh nghiệp phát triển các sản phẩm công nghệ cao, nhất là trong lĩnh vực điện tử tin học, vật liệu mới, công nghệ sinh học, …; thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ; gắn nghiên cứu với ứng dụng các sản phẩm của đề tài khoa học vào sản xuất và đời sống.

Đẩy mạnh công tác quản lý chất lượng, đăng ký và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu sản phẩm hàng hóa; huy động các thành phần kinh tế tham gia phát triển khoa học, công nghệ; quan tâm đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị các trung tâm nghiên cứu, thí nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định, công nghệ thông tin, hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác nghiên cứu khoa học công nghệ.

Xây dựng và thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng, đãi ngộ đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ, nhất là các chuyên gia giỏi, có nhiều đóng góp. Tạo môi trường thuận lợi, điều kiện cơ sở, vật chất để cán bộ khoa học và công nghệ phát triển bằng tài năng và hưởng lợi ích xứng đáng với giá trị lao động sáng tạo của mình.

Kiện toàn, nâng cao năng lực bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ.

VI. PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI1. Tình hình: Việc phát triển văn hóa và xây dựng con người Việt Nam ở Lâm Đồng đã có

nhiều chuyển biến tích cực, đạt được những kết quả quan trọng; nhận thức về văn hóa của các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể và toàn dân được nâng lên. Đời sống văn hóa của nhân dân ngày càng phong phú, nhiều giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc được phát huy, nhiều chuẩn mực văn hóa, đạo đức mới được hình thành. Sản phẩm văn hóa, văn học nghệ thuật ngày càng phong phú, đa dạng; nhiều phong trào, hoạt động văn hóa phục vụ thiết thực, hiệu quả cho sản

20

Page 21: Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng

xuất và đời sống; phát huy được truyền thống gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư. Việc xã hội hóa hoạt động văn hóa ngày càng được quan tâm mở rộng thu hút nhiều thành phần tham gia, góp phần đáng kể vào việc xây dựng, phát triển các thiết chế văn hóa phục vụ cộng đồng xã hội ngày càng tốt hơn. Nhiều phong tục, tập quán, di sản văn hóa vật thể, phi vật thể được bảo tồn, tôn tạo. Công tác quản lý nhà nước về văn hóa được tăng cường; đội ngũ làm công tác văn hóa ngày càng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Tuy nhiên, việc phát triển văn hóa chưa tương xứng với đòi hỏi thực tế của địa phương; chưa tác động có hiệu quả trong việc xây dựng con người và môi trường văn hóa hiện nay. Đời sống văn hóa ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc còn nghèo nàn, có sự chênh lệch về khoảng cách với đô thị; tình trạng văn hóa thiếu lành mạnh, mê tín, dị đoan trái với thuần phong mỹ tục vẫn còn tồn tại và có chiều hướng gia tăng; chưa có nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị cao; hệ thống thiết chế văn hóa và cơ sở vật chất cho hoạt động văn hóa còn thiếu, xuống cấp, thiếu đồng bộ, hiệu quả sử dụng thấp; nguồn nhân lực phục vụ văn hóa còn hạn chế, bất cập.

2. Phương hướng, nhiệm vụ: Xác định xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam là một nhiệm

vụ quan trọng, xuyên suốt thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người, tạo môi trường và điều kiện để phát triển nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật.

Phát huy tinh thần sáng tạo, nâng cao nhận thức, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội đối với phát triển văn hóa và phát triển con người Việt Nam ở Lâm Đồng; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, hoàn thiện cơ chế, chính sách về phát triển văn hóa, con người; quan tâm đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, nâng cấp trang thiết bị phương tiện phục vụ văn hóa nhằm thu hẹp khoảng cách về hưởng thu văn hóa giữa các vùng, địa phương trong tỉnh, nâng cao các chuẩn mực giá trị văn hoá và con người, đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức xã hội…, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, văn minh. Xây dựng đời sống văn hóa ở địa bàn dân cư, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh, nhất là trong việc cưới, việc tang, lễ hội.

Coi trọng xây dựng văn hoá từ trong đảng, trong bộ máy nhà nước, các đoàn thể, môi trường giáo dục; đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng sự đoàn kết, thống nhất trong đảng; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân. Nêu cao tinh thần gương mẫu, tận tụy, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong cơ quan đảng, nhà nước và hội viên các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa, bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa, các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc bản địa tỉnh Lâm Đồng. Khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa mới.

Chú trọng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ, quản lý văn hóa.

21

Page 22: Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng

Đẩy mạnh xã hội hóa nhằm huy động các nguồn đầu tư, tài trợ cho phát triển văn hóa, xây dựng con người.

VII. ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI.1. Tình hình: - Lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân: Đã huy động nhiều nguồn

vốn từ ngân sách nhà nước, các tổ chức quốc tế và xã hội để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho ngành y tế; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn, y đức cho đội ngũ cán bộ, bác sĩ, dược sĩ, y sĩ, nhân viên... ngành y tế; đáp ứng ngày càng cao nhu cầu khám chữa bệnh và điều trị của nhân dân; tăng cường đội ngũ y tế cho cơ sở; chú trọng công tác phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời, không để xảy ra các dịch bệnh lớn, nguy hiểm. Đến năm 2015, toàn tỉnh có 62/117 xã đạt tiêu chí về y tế; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 60,4%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn 1,29%; sinh con thứ 3 trở lên giảm còn 14,5% .

- Đã thực hiện tốt các chính sách ưu đãi người có công, công tác đền ơn đáp nghĩa; thực hiện trợ giúp xã hội, ứng phó có hiệu quả với các biến cố, rủi ro, trợ cấp đột xuất và trợ giúp thường xuyên, kịp thời, đúng đối tượng chính sách, quan tâm người có hoàn cảnh đặc biệt, đồng bào dân tộc thiểu số sống tại vùng khó khăn; công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ và các chính sách bảo trợ xã hội được triển khai đồng bộ, kịp thời và đúng quy định.

- Công tác giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho người lao động được đảm bảo. Giải quyết việc làm bình quân hằng năm đạt khoảng gần 30.000 người16. Hệ thống bảo hiểm (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiến tới thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp...) được chú trọng phát triển cả các hình thức bảo hiểm bắt buộc và các hình thức bảo hiểm tự nguyện.

- Thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững tại huyện Đam Rông theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ và vận dụng của tỉnh tại các xã nghèo, thôn nghèo17; các hộ nghèo chủ động đăng ký phương án, cách thức để thoát nghèo và được Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, hạn chế tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào nhà nước.

Tuy nhiên, việc thực hiện chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững kết quả chưa đồng đều giữa các vùng, các địa bàn. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, người dân tham gia bảo hiểm y tế còn hạn chế, tỷ lệ đạt thấp. Việc khám, chữa bệnh cho nhân dân tại các vùng khó khăn chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Thu nhập bình quân đầu người một số vùng còn thấp; đời sống một bộ phận dân cư còn khó khăn. Chênh lệch đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người dân thành thị và nông thôn tuy có giảm song vẫn còn khoảng cách đáng kể.

2. Phương hướng, nhiệm vụ:- Tăng cường đầu tư phát triển ngành y tế trên các lĩnh vực y tế dự phòng,

khám chữa bệnh, dược, y tế cơ sở và công tác dân số kế hoạch hóa gia đình ở tất cả các tuyến tỉnh, huyện, xã; coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ 16 Trong đó giải quyết việc làm cho thanh niên chiếm khoảng 70% tổng số lao động được giải quyết.17 Tỉnh chọn thêm 29 xã có hộ nghèo trên 30% để đầu tư; các huyện, thành phố chọn 94 thôn nghèo ngoài các xã nghèo để có chính sách hỗ trợ giảm nghèo.

22

Page 23: Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng

chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên y tế, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân. Quan tâm đầu tư nâng cấp, xây dựng mới các bệnh viện, trung tâm y tế, trạm xá xã gắn với đầu tư thiết bị đáp ứng yêu cần khám chữa bệnh của nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực y tế, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư xây dựng các cơ sở y tế, phát triển hệ thống bệnh viện, các trang thiết bị y tế hiện đại, đầu tư nghiên cứu, sản xuất các loại dược phẩm... trên cơ sở đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước và nhà đầu tư.

- Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt các cơ chế, chính sách giảm nghèo bền vững; quan tâm giải quyết nhà ở xã hội cho người dân, nhất là đối với công nhân và người có thu nhập thấp; hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tiếp tục thực hiện tốt chương trình giảm nghèo bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, thực hiện lồng ghép với chương trình xây dựng nông thôn mới và chương trình khác để nâng cao đời sống cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; chú trọng công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho người lao động; thực hiện tốt chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chính sách an sinh xã hội; đảm bảo chế độ chính sách đối với người có công; quan tâm công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

VIII. TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1. Tình hình: Công tác quản lý nhà nước về đất đai được tăng cường; cơ bản hoàn thành

công tác đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong toàn tỉnh; hiệu quả sử dụng đất đai ngày càng cao; công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng có chuyển biến tiến bộ; việc phòng chống cháy rừng, trồng rừng kinh tế, trồng cây phân tán được chú trọng; thực hiện triệt để chủ trương của Chính phủ về việc ngừng khai thác rừng tự nhiên; số vụ vi phạm pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng giảm đáng kể. Đã rà soát và điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng phù hợp với chủ trương chung của Đảng, Nhà nước và tình hình thực tế của địa phương18.

Công tác quản lý tài nguyên, khoáng sản có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiệm vụ bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu được quan tâm; triển khai thực hiện kịp thời các chương trình, đề án, kế hoạch, chiến lược của quốc gia về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững giai đoạn 2011 - 2020. Ban hành và triển khai Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”. Công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật, việc vận hành hệ thống xử lý chất thải, kiểm soát ô nhiễm tại các cơ sở sản xuất kinh doanh được quan tâm, chú trọng. Đến năm 2015, tỷ lệ chất thải rắn được thu gom tại đô thị đạt 75%, trong đó xử lý đạt 65%. Riêng chất thải y tế, tỷ lệ thu gom và xử lý hợp vệ sinh tại các đô thị đạt 80%. Thực hiện tương đối tốt việc quản lý, cấp phép thăm dò, khai thác nước dưới đất, nước mặt, xả nước thải vào nguồn nước...

18 Trong đó rừng đặc dụng là 83.674 ha; rừng phòng hộ là 173.148 ha; rừng sản xuất là 342.175 ha trong đó diện tích rừng trồng là 70.402 ha.

23

Page 24: Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng

Tuy nhiên, trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, tài nguyên, khoáng sản, môi trường còn nhiều hạn chế, yếu kém. Rừng, tài nguyên còn bị tàn phá, tình trạng khai thác khoáng sản trái phép còn xảy ra, một số nơi nghiêm trọng; xử lý rác thải, chất thải rắn, chất thải y tế còn nhiều bất cập, chưa đạt yêu cầu; tài nguyên nước, cảnh quan môi trường... sử dụng chưa thật hiệu quả, cảnh quan môi trường, khí hậu và môi trường nước ở một số nơi đang bị xấu đi.

2. Phương hướng, nhiệm vụ:Thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý, khai thác đất đai theo quy hoạch

và kế hoạch; sử dụng đất đai tiết kiệm và hiệu quả. Rà soát, thu hồi diện tích đất của các dự án, các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích,... giao cho các địa phương quản lý. Hoàn thành công tác xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai. Kịp thời xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.

Triển khai thực hiện tốt chương trình hành động quốc gia về chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng, suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng. Bảo tồn và phát triển tính đa dạng sinh học, nâng cao chất lượng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ kết hợp phát triển du lịch sinh thái dưới tán rừng. Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển và bảo vệ môi trường, giữa lợi ích kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội; tiếp tục thực hiện và hoàn thiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Thực hiện nhiều giải pháp để hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị; đến năm 2020, có 95% trở lên rác thải đô thị, trên 80% rác thải nông thôn được thu gom và xử lý. Bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường sinh thái; quản lý, bảo vệ có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là đất đai, rừng và khoáng sản. Thực hiện tốt công tác dự báo, cảnh báo và khắc phục hậu quả thiên tai, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu.

IX. ĐẢM BẢO QUỐC PHÒNG, AN NINH, GIỮ VỮNG ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ VÀ TRẬT TỰ XÃ HỘI

1. Tình hình: - Tình hình an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh tiếp tục ổn định, trật tự an toàn

xã hội được bảo đảm. Nền quốc phòng toàn dân gắn với an ninh nhân dân được củng cố; xây dựng và hoạt động khu vực phòng thủ được thực hiện đồng bộ, giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh thực hiện theo quy định; gắn phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng - an ninh. Lực lượng vũ trang của tỉnh thường xuyên cảnh giác, duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu, hoạt động hiệu quả đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng - an ninh của địa phương; tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ hàng năm đều đạt chỉ tiêu cả về số lượng và chất lượng.

- Thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; tổ chức thực hiện tốt phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; chủ động đấu tranh phòng, chống âm mưu “diễn biến hòa bình”, phát hiện và ngăn chặn kịp thời hoạt động của các tổ chức phản động ở nước ngoài móc nối gây cơ sở hoạt động, không để hình thành các tổ chức chính trị đối lập; tích cực phát hiện, xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật; tội phạm hình sự được kiềm chế; án chung vi

24

Page 25: Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng

phạm trật tự xã hội giảm; không để hình thành tội phạm có tổ chức; tai nạn giao thông giảm về số vụ, số người bị thương và số người chết19.

- Công tác thanh tra, kiểm tra, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí được thực hiện đúng quy định, qua đó đã phát hiện, chấn chỉnh, xử lý các trường hợp vi phạm, góp phần giữ vững trật tự, kỷ cương trong quản lý kinh tế, tài sản và ngân sách nhà nước. Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo ngày càng đi vào nề nếp, đúng quy định pháp luật. Các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài đã được rà soát, giải quyết, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân20.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW, ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị “Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”; thực hiện hiệu quả chủ trương xã hội hóa hoạt động bổ trợ tư pháp; sự phối hợp giữa các cơ quan tư pháp trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án có chuyển biến rõ rệt, hạn chế oan sai và bỏ lọt tội phạm. Chất lượng công tác xét xử của tòa án ngày càng được nâng lên, phán quyết của tòa án các cấp chuyển dần theo hướng chủ yếu dựa vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp.

Tuy nhiên, công tác xây dựng khu vực phòng thủ, xây dựng lực lượng quân đội, dân quân tự vệ, công an còn một số hạn chế. Một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân chưa nhận thức đầy đủ về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, về âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Trên địa bàn vẫn còn tiềm ẩn các nguy cơ gây mất ổn định về chính trị; một số vi phạm pháp luật, trật tự an toàn xã hội chưa được quan tâm chỉ đạo giải quyết ngay từ khi phát sinh ở cơ sở; một số vụ án điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án chưa kịp thời, có trường hợp chưa đúng pháp luật, làm phát sinh khiếu kiện và dư luận không tốt; công tác tiếp dân hiệu quả chưa cao, một số vụ việc khiếu nại, tố cáo giải quyết chưa kịp thời, gây bức xúc trong nhân dân, phát sinh khiếu kiện kéo dài, vượt cấp, gây mất an ninh trật tự; công tác phòng, chống tham nhũng chưa đạt yêu cầu đề ra.

2. Phương hướng, nhiệm vụ:- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc tuyên truyền, giáo dục làm cho cán bộ,

đảng viên và nhân dân nhận thức rõ để nâng cao cảnh giác, chủ động phòng, chống âm mưu “diễn biến hoà bình”, “bạo loạn lật đổ” của các thế lực thù địch; “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ. Tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, xây dựng khu vực phòng thủ, xây dựng lực lượng quân đội, công an, lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ đảm bảo tin cậy về chính trị, đủ về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu và thực hiện tốt nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Tăng cường các biện pháp bảo vệ Đảng, bảo vệ an ninh

19 Từ đầu nhiệm kỳ cho đến nay, ngành công an đã xử lý 3.500 vụ phạm pháp hình sự, tỷ lệ phá án đạt 78%, án chung về TTXH giảm 22,3% so với cùng kỳ trước; tai nạn giao thông đường bộ xảy ra 1.732 vụ, làm chết 743 người, bị thương 1.384 người, so với nhiệm kỳ trước thì giảm 19% số người chết.20 Từ năm 2010 đến nay, toàn tỉnh tiếp 11.894 lượt công dân (giảm 6.964 lượt so với nhiệm kỳ 2005 - 2010). Tiếp nhận, xử lý 20.568 đơn, trong đó có 11.577 đơn thuộc thẩm quyền giải quyết (giảm 8.961 đơn so với nhiệm kỳ 2005 - 2010). Tỷ lệ giải quyết đơn khiếu nại đạt 92%, đơn tố cáo đạt 95%. Kết quả giải quyết đã phục hồi quyền lợi cho 136 người; kiến nghị thu hồi về cho nhà nước 498,6 triệu đồng, thu hồi đền bù 5,3 ha đất; trả lại tài sản cho tổ chức, cá nhân 454,2 triệu đồng; bảo vệ quyền lợi chính đáng cho nhân dân là 1.496 triệu đồng và 5.118m2 đất; 11 vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài đã được rà soát, giải quyết.

25

Page 26: Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng

chính trị nội bộ. Tổ chức tốt công tác nắm tình hình, phát hiện và chủ động đấu tranh không để hình thành tổ chức chính trị đối lập.

- Chủ động và thực hiện đồng bộ các biện pháp đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, không để hình thành tội phạm có tổ chức. Các cấp ủy thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; phát huy vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng, vai trò tham gia của các đoàn thể và nhân dân để kịp thời phát hiện và đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí ngay từ cấp cơ sở.

- Tăng cường công tác thanh tra, kịp thời phát hiện, khắc phục các sơ hở, thiếu sót trong việc thực hiện các chính sách quản lý kinh tế - xã hội, chính sách đất đai, dân tộc, tôn giáo, người có công; giải quyết triệt để, kịp thời, dứt điểm các mâu thuẫn, khiếu kiện trong nhân dân nhằm tăng cường sự đồng thuận xã hội.

- Tăng cường phối hợp, nâng cao chất lượng công tác và bảo đảm hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, các hoạt động tư pháp khác đúng quy định pháp luật. Thực hiện tốt công tác tiếp công dân; thường xuyên rà soát, giải quyết kịp thời, đúng pháp luật đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, hạn chế đơn thư vượt cấp.

X. PHÁT HUY SỨC MẠNH ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN1. Tình hình:Đại đoàn kết toàn dân trong tỉnh được phát huy trên cơ sở giải quyết hài hòa

quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội; quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân được bảo vệ; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo đảm mọi người dân đều được thụ hưởng những thành quả đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội. Đảng bộ đã giữ gìn và phát huy sự đoàn kết, nhất trí trong đảng, là hạt nhân, là cơ sở vững chắc để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Các cấp ủy đảng và chính quyền thường xuyên quan tâm tổ chức tiếp công dân, đối thoại, lắng nghe, tiếp thu những tâm tư, nguyện vọng để kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc, yêu cầu chính đáng của nhân dân. Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp có nhiều đổi mới về tổ chức, bộ máy, về nội dung và phương thức hoạt động, đa dạng hóa các hình thức tập hợp, vận động nhân dân để người dân bày tỏ chính kiến, nguyện vọng, phát huy năng lực sáng tạo và thực hiện quyền làm chủ của mình. Phần đông cán bộ, đảng viên thực hiện tốt việc giữ mối quan hệ, gần gũi, gương mẫu, nâng cao tinh thần trách nhiệm trước nhân dân.

Giai cấp công nhân, nông dân, đội ngũ trí thức, các chức sắc tôn giáo, người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc, đội ngũ doanh nhân, thế hệ trẻ, phụ nữ, cựu chiến binh, người cao tuổi đã tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm với xã hội, có nhiều đóng góp tích cực, hiệu quả trong phát huy truyền thống cách mạng, tinh thần sáng tạo và vận động các tầng lớp nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị của địa phương.

Tuy nhiên, nội dung và phương pháp công tác dân vận chưa phong phú, hấp dẫn; hoạt động của một số đoàn thể chậm đổi mới; vẫn còn tổ chức mặt trận, đoàn thể hoạt động hình thức, hành chính hóa, công tác tuyên truyền chưa cụ thể, sát với

26

Page 27: Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng

thực tế và gắn với quyền lợi thiết thực của đoàn viên, hội viên. Vai trò giám sát, phản biện xã hội của các tổ chức thành viên Mặt trận Tổ quốc còn hạn chế. Một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa nắm chắc diễn biến tư tưởng, dư luận xã hội, những vấn đề phức tạp, nổi cộm để có hướng giải quyết ngay từ cơ sở.

2. Phương hướng, nhiệm vụ:- Tăng cường tuyên truyền, quán triệt, thực hiện các chủ trương của Đảng về

khối đại đoàn kết toàn dân tộc; nâng cao nhận thức của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân về đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, động lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận và đoàn thể các cấp tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo, nâng cao vai trò giám sát, phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội.

- Quan tâm giáo dục đào tạo, phát triển giai cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng; nâng cao nguồn nhân lực nhằm thực hiện “chuyên môn hóa” giai cấp công nhân, ngày càng nâng cao trình độ tay nghề, kỹ năng, chuyên môn, tạo điều kiện cho công nhân xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

- Xây dựng và phát huy vai trò của giai cấp nông dân, tiếp tục thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, khuyến khích và tạo điều kiện cho nông dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đồng thời, có cơ chế, chính sách cho nông dân tiếp cận các nguồn vốn để phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi... gắn với đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.

- Xây dựng đội ngũ trí thức có trình độ, năng lực, phát huy tính sáng tạo, tài năng, trí tuệ đóng góp ngày càng nhiều kết quả nghiên cứu trên các lĩnh vực nhằm phát triển kinh tế của địa phương.

- Ban hành các cơ chế, chính sách, tạo điều kiện xây dựng, phát triển đội ngũ doanh nhân, nhất là lực lượng doanh nhân trẻ có trình độ, năng động, sáng tạo, có đạo đức nghề nghiệp và có trách nhiệm với xã hội.

- Phát triển toàn diện thế hệ trẻ thông qua công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống; định hướng cho thanh niên sống có mục đích, lý tưởng, nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão; tạo điều kiện học tập, rèn luyện, phát triển thể lực, trí tuệ để thanh niên cống hiến, trưởng thành, phát huy tinh thần làm chủ, xung kích, sáng tạo, kế thừa thành tựu các thế hệ đi trước góp phần vào sự nghiệp cách mạng, xứng đáng là đội dự bị tin cậy của Đảng.

- Thực hiện các chính sách, chế độ về bình đẳng giới; tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức về bình đẳng giới đối với toàn xã hội, tạo điều kiện để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều các hoạt động xã hội; chống tư tưởng coi thường phụ nữ, trẻ em gái và các hành vi phân biệt đối xử khác.

- Phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ trong lực lượng Cựu chiến binh, nêu cao tinh thần tổ chức triển khai các hoạt động theo nghị quyết của trung ương và địa phương trong tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ

27

Page 28: Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng

nghĩa; chổ dựa tinh thần cho thế hệ trẻ; bảo vệ nhân dân, giữ vững ổn định ở cơ sở, kết hợp chăm lo đời sống của cựu chiến binh.

- Tạo điều kiện để người cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc, sống có ích; tiếp tục quan tâm, thực hiện các chính sách hỗ trợ, giúp đỡ người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn, không nơi nương tựa.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các tôn giáo hoạt động theo quy định của pháp luật và hiến chương, điều lệ; giải quyết kịp thời các đề đạt chính đáng của các tổ chức tôn giáo; tiếp tục phát huy vai trò và uy tín của các chức sắc tôn giáo trong vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác tôn giáo, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; thực hiện đoàn kết giữa đồng bào có tín ngưỡng và tôn giáo khác nhau; kịp thời đấu tranh với những hành vi hoạt động tôn giáo trái phép và lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo gây mất an ninh trật tự.

XI. XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH1. Tình hình:- Hoạt động của hội đồng nhân dân các cấp đã bám sát chức năng, nhiệm vụ

theo quy định của Luật Tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân; không ngừng đổi mới phương thức và nội dung hoạt động; thể hiện rõ vai trò của cơ quan quyền lực, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân; chất lượng và nội dung các kỳ họp được nâng lên; đã kịp thời cụ thể hóa các chủ trương của trung ương và quyết định nhiều vấn đề quan trọng của địa phương; công tác tiếp xúc cử tri trước, sau các kỳ họp tuân thủ đúng quy định pháp luật và có nhiều cải tiến về nội dung, hình thức tổ chức, thẩm tra, giám sát; chất vấn, trả lời chất vấn được tổ chức chặt chẽ, công khai, dân chủ và thiết thực.

- Hoạt động của ủy ban nhân dân các cấp có nhiều tiến bộ; công tác quản lý, điều hành có nhiều đổi mới, đạt hiệu quả. Phối hợp có hiệu quả với mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp; thực hiện tốt quy chế phối hợp và các quy định về phân công, phân cấp với tinh thần trách nhiệm cao; lề lối, tác phong làm việc của cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt, người đứng đầu có chuyển biến tích cực, theo hướng sát dân, gần dân, từng bước khắc phục tình trạng sách nhiễu, phiền hà nhân dân. Công tác quản lý hành chính được tăng cường, chính quyền các cấp cơ bản thực hiện đúng chức năng quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

- Công tác cải cách hành chính được ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan chuyên môn tập trung thực hiện, xác định là một trong những nhiệm vụ then chốt trong công tác quản lý, điều hành; công khai danh mục, quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”; ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách hành chính, chất lượng cải cách thủ tục hành chính trong các cơ quan hành chính nhà nước địa phương được nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của nhân dân, tổ chức và doanh nghiệp21. Bên cạnh việc tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đã quan tâm đào tạo, nâng cao và phát triển

21 Cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” được thực hiện tại 19/20 sở, ngành; 12/12 huyện, thành phố; 147/147 xã, phường, thị trấn; hệ thống ISO 9001:2000, phần mềm E-office được ứng dụng rộng rãi.

28

Page 29: Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng

nguồn nhân lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước cho đảng viên, cán bộ, công chức từ tỉnh đến cơ sở, từ đó tạo được phong cách làm việc ngày càng khoa học, năng động và hiệu quả; công tác quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động cán bộ thực hiện đúng quy định.

Khuyết điểm, hạn chế:- Chất lượng quản lý điều hành của chính quyền ở một số địa phương còn

hạn chế; một số nơi chưa thực hiện nghiêm các quy định quản lý nhà nước về quy hoạch, sử dụng đất, quản lý và khai thác tài nguyên, khoáng sản. Trong một số lĩnh vực, thủ tục hành chính còn bất cập, rườm rà, chồng chéo; mô hình cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” trong một vài lĩnh vực còn chưa hợp lý; sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong một số lĩnh vực chưa chặt chẽ, đồng bộ; năng lực, trình độ và trách nhiệm chính trị của một bộ phận cán bộ, công chức chưa theo kịp yêu cầu nhiệm vụ được giao.

- Chất lượng hoạt động của hội đồng nhân dân ở một số nơi còn hạn chế; tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực chưa tốt; công tác giám sát, đôn đốc giải quyết các kiến nghị của cử tri chưa được quan tâm đúng mức; việc giải trình, tiếp thu ý kiến của cử tri của một số đại biểu và cơ quan chức năng chưa thỏa đáng, chưa đáp ứng yêu cầu.

2. Phương hướng, nhiệm vụ:- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chăm lo tổ chức bộ máy và cán

bộ, nâng cao vai trò, hiệu quả, chất lượng hoạt động của hội đồng nhân dân các cấp; tiếp tục đổi mới và cải tiến nội dung các kỳ họp hội đồng nhân dân; thực hiện có hiệu quả hoạt động chất vấn tại các kỳ họp; đa dạng các hoạt động tổ chức tiếp xúc cử tri và thực hiện chức năng giám sát, thẩm định của hội đồng nhân dân, các ban của hội đồng nhân dân và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện quản lý nhà nước; đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ phù hợp với yêu cầu của nhân dân, tổ chức, doanh nghiệp; phát huy vai trò tiền phong gương mẫu của cán bộ, công chức, nhất là người đứng đầu, kịp thời biểu dương, khen thưởng, khuyến khích động viên những cán bộ, công chức có nhiều sáng kiến, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì sự phát triển của đất nước và địa phương.

- Kiện toàn hệ thống chính quyền các cấp trong sạch vững mạnh; đổi mới tổ chức, hoạt động, tinh giản bộ máy, biên chế, đảm bảo đồng bộ; khắc phục tình trạng cồng kềnh, chồng chéo, gắn với cơ cấu lại và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với vị trí việc làm; tiếp tục xác định rõ hơn chức năng và nội dung quản lý nhà nước của từng cấp chính quyền; nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành của ủy ban nhân dân các cấp; nâng cao vai trò chủ động tham mưu của các sở, ban, ngành, các phòng, ban chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân các cấp; tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chú trọng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác cải cách hành chính.

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả quy chế phối hợp giữa Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp; kịp thời thông tin tình hình kinh tế - xã hội đến các tầng lớp nhân dân, đồng thời tranh thủ và tiếp thu những ý

29

Page 30: Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng

kiến từ người dân để bổ sung vào phương hướng, nhiệm vụ, đổi mới trong hoạt động của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp.

XII. XÂY DỰNG TỔ CHỨC ĐẢNG TRONG SẠCH VỮNG MẠNH, NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA TỔ CHỨC ĐẢNG

1. Tình hình:- Tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI): Các cấp ủy đảng đã cụ thể hóa bằng các nghị quyết, chương trình, kế hoạch

và triển khai đến cơ sở đảng, đảng viên và phổ biến đến nhân dân. Việc triển khai và tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 nghiêm túc, kịp thời, thể hiện sự quyết tâm cao trong việc đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên; xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu của cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với thường trực cấp ủy, chính quyền, đảng viên; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 trong thời gian qua đạt được những kết quả bước đầu quan trọng: từng bước lập lại trật tự kỷ cương, có tác dụng cảnh báo, răn đe góp phần ngăn chặn các hành vi tiêu cực, tạo tiền đề đẩy mạnh công tác xây dựng đảng, đưa việc tự phê bình và phê bình trở thành công việc thường xuyên trong đảng. Đội ngũ cán bộ, đảng viên (lãnh đạo, quản lý các cấp) đã có sự chuyển biến đáng kể trong việc nâng cao tinh thần trách nhiệm, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn, đổi mới lề lối làm việc; bước đầu tự sửa chữa khuyết điểm, tự điều chỉnh các mặt hạn chế trong công tác và cuộc sống. Đã có sự nhìn nhận, đánh giá, nhận dạng rõ hơn tình trạng, những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, từ đó có những biện pháp ngăn chặn hiệu quả; nhiều vụ án tham nhũng, lãng phí được chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm minh theo pháp luật; công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ được chú trọng hơn; phương thức lãnh đạo của các tổ chức đảng từng bước được đổi mới.

Tuy nhiên, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 tuy có nhiều cố gắng nhưng chưa đạt được kết quả như mong muốn: việc tổ chức kiểm điểm tự phê bình của một số tổ chức đảng chưa sâu sắc, còn hạn chế; một số chưa nhận đúng khuyết điểm, trách nhiệm của tổ chức và cá nhân, khắc phục yếu kém, khuyết điểm còn chậm; đấu tranh tự phê bình và phê bình còn yếu; việc nể nang, né tránh, ngại va chạm chưa được khắc phục; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa được ngăn chặn, đẩy lùi... Đây là những vấn đề cấp bách trong xây dựng đảng hiện nay cần tiếp tục có các giải pháp để khắc phục trong nhiệm kỳ tới.

- Công tác xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong nhiệm kỳ qua của Đảng bộ đạt được kết quả quan trọng trên nhiều mặt:

Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng có nhiều chuyển biến; nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân được nâng lên. Việc học tập, quán triệt, triển khai thực hiện các chỉ

30

Page 31: Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng

thị, nghị quyết được thực hiện nghiêm túc; công tác định hướng tư tưởng và dư luận xã hội có nhiều đổi mới. Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đạt được nhiều kết quả thiết thực; tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân được nâng lên; có nhiều tấm gương tập thể, cá nhân tiêu biểu được biểu dương và nhân rộng22.

Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng23, phát triển đảng viên24 được các cấp uỷ đảng quan tâm25; chú trọng việc xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng ở những lĩnh vực trọng yếu, vùng sâu, vùng xa, những loại hình mới; quy chế hoạt động, quy chế phối hợp của cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng được xây dựng, điều chỉnh, bổ sung kịp thời; chất lượng sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt chi bộ được nâng lên; việc kiện toàn, sắp xếp các mô hình tổ chức đảng được thực hiện theo quy định26. Công tác đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên hằng năm thực chất hơn; bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, tính tiền phong gương mẫu, ý thức tổ chức kỷ luật của cán bộ, đảng viên ngày càng được nâng lên.

Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có bước phát triển về chất lượng; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước được nâng lên27; công tác quy hoạch, đánh giá, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ đảm bảo đúng quy trình mang lại kết quả tốt, đã chú ý đến số lượng, cơ cấu tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số; công tác điều động, luân chuyển cán bộ lãnh đạo quản lý chuyển biến tích cực28; việc bố trí, sử dụng cán bộ cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; từng bước khắc phục được tình trạng hụt hẫng, chắp vá cán bộ.

Công tác bảo vệ chính trị nội bộ được coi trọng, tích cực rà soát, thẩm tra, xác minh và thẩm định tiêu chuẩn chính trị từ khâu quy hoạch, đào tạo đến sử dụng cán bộ cũng như công tác phát triển đảng viên cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ29.

Công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng được thực hiện tốt; kỷ luật, kỷ cương của đảng được giữ vững, tạo chuyển biến quan trọng về công tác phòng ngừa, ngăn chặn sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, vi phạm pháp luật của cán bộ, đảng viên. Các cấp ủy đảng và ủy ban kiểm tra các cấp thực hiện có kết quả việc kiểm tra theo Điều lệ Đảng đối với các cơ quan, đơn vị, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền; giám sát việc chấp hành quy chế làm việc, nguyên tắc tập trung dân chủ, việc giữ gìn phẩm chất, đạo đức lối sống, thực hiện chức trách nhiệm vụ, những điều đảng viên không được làm, thực hiện

22 04 năm thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW, toàn tỉnh có 2.150 tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến (872 tập thể, 1.278 cá nhân). Riêng năm 2014, có 225 tập thể và 375 cá nhân điển hình tiên tiến được biểu dương, khen thưởng.23 Hiện nay, toàn tỉnh có 678 tổ chức cơ sở đảng (283 chi bộ cơ sở, 395 đảng bộ cơ sở), 3.342 chi bộ trực thuộc, 5 đảng bộ bộ phận. 24 Kết nạp 6.979 đảng viên mới. 25 Toàn Đảng bộ có 37.373 đảng viên (Nữ 13.339; dân tộc thiểu số 3.505, tôn giáo 3.205, Đoàn TNCSHCM 8.377 đảng viên). 26 Sau sắp xếp, kiện toàn giảm 128 tổ chức cơ sở đảng so với năm 2010. 27 Từ 2011 đến nay CB,CC,VC được đào tạo: CCLL 505, cao đẳng, đại học 1.019, thạc sỹ 612, BDKTQP 146.28 Nhiệm kỳ 2010-2015 luân chuyển 05 đ/c diện Tỉnh ủy quản lý.29 Rà soát 26.830/36.736 hồ sơ cán bộ, đảng viên; phát hiện 2.847 hồ sơ có vấn đề, đã thẩm tra xác minh, kết luận 2.275 hồ sơ.

31

Page 32: Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng

Nghị quyết Trung ương 4 (Khoá XI) và Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị30.Công tác dân vận được quan tâm và có bước đổi mới đã góp phần tạo sự đồng

thuận trong xã hội, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; nội dung, phương thức lãnh đạo, quản lý nhà nước đối với công tác vận động nhân dân được đổi mới.

Tuy nhiên, công tác xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị nhiệm kỳ qua cũng còn nhiều hạn chế, khuyết điểm:

Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một số tổ chức đảng còn yếu, công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện, tính tiền phong, gương mẫu của một bộ phận đảng viên còn hạn chế, chất lượng sinh hoạt đảng chưa cao.

Chất lượng và hiệu quả công tác tư tưởng chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới; việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” chưa đi vào chiều sâu, một số nơi chưa gắn được việc học tập với làm theo, nói đi đôi với làm; chưa kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc để nhân rộng.

Tổ chức bộ máy của đảng và hệ thống chính trị còn cồng kềnh, hiệu quả hoạt động chưa cao. Công tác cán bộ chưa thật sự đổi mới, việc đánh giá phân loại cán bộ, đảng viên có nơi chưa thực chất; cơ chế, phương pháp và quy trình đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm còn bất cập; chưa mạnh dạn thay thế, tinh giản những cán bộ, công chức có năng lực yếu; công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu thực tế; công tác bảo vệ chính trị nội bộ tuy được quan tâm nhưng cũng còn có mặt hạn chế; việc nắm bắt tình hình, diễn biến tư tưởng và vấn đề chính trị hiện nay của cán bộ, đảng viên chưa kịp thời.

Công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng chất lượng, hiệu quả chưa cao; một số khuyết điểm, vi phạm của cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng ở một số nơi chậm được phát hiện.

Đổi mới nội dung phương thức lãnh đạo của đảng đối với chính quyền, mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội còn lúng túng; một số nơi cấp ủy đảng vừa buông lỏng lãnh đạo, vừa bao biện làm thay.

2. Phương hướng, nhiệm vụ:- Tập trung xây dựng tổ chức đảng, trọng tâm là xây dựng tổ chức cơ sở

đảng trong sạch vững mạnh; đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; kiên trì thực hiện các chủ trương của Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) với tinh thần kiên quyết, quyết tâm cao nhất, vừa thường xuyên, vừa có tính chất chiến lược lâu dài. Các tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị, cán bộ lãnh đạo, cán bộ, đảng viên phải nghiêm túc, tự giác xây dựng kế hoạch, xác định rõ biện pháp khắc phục những yếu kém, khuyết điểm, xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, nêu cao tinh thần tiền phong, gương mẫu của người đảng viên.

- Đổi mới công tác tư tưởng, nội dung, phương pháp công tác tuyên truyền; thực hiện tốt công tác tuyên truyền về truyền thống cách mạng của đất nước và địa phương. Thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống âm mưu “diễn

30 Nhiệm kỳ 2010 - 2015 kiểm tra, giám sát 4.188 lượt tổ chức đảng, 3.704 đảng viên.

32

Page 33: Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng

biến hòa bình” của các thế lực thù địch, các phần tử xấu trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, văn học nghệ thuật. Có giải pháp cụ thể, thiết thực không để “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

- Thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng; nêu cao vai trò tiền phong, gương mẫu và thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, phong cách, lề lối làm việc của cán bộ, đảng viên; tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, đặt lợi ích của Đảng, Nhà nước và tập thể lên trên lợi ích của cá nhân; gắn việc rèn luyện phẩm chất đạo đức của cán bộ, đảng viên với việc chống suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tạo sự thống nhất, tự giác, quyết tâm cao trong hành động. Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, lãng phí, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra tham nhũng, lãng phí. Quan tâm công tác phòng ngừa không để xảy ra tham nhũng, lãng phí. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; đẩy mạnh công tác cải cách hành chính; phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc, các đoàn thể và nhân dân để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

- Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của đảng; các tổ chức đảng phải chịu trách nhiệm trước nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động... về những quyết định của mình; xác định rõ về quyền hạn, trách nhiệm của người đứng đầu và mối quan hệ giữa tập thể cấp ủy, tổ chức đảng với người đứng đầu, bảo đảm thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, đi đôi phát huy vai trò, trách nhiệm, tính chủ động của người đứng đầu. Đẩy mạnh việc phân cấp, ủy quyền; xây dựng cơ chế để các địa phương phát huy quyền chủ động, sáng tạo, gắn với đề cao trách nhiệm, đồng thời bảo đảm sự lãnh đạo, quản lý thống nhất của đảng cấp trên.

- Cấp ủy đảng các cấp phải xác định rõ các chủ trương, định hướng, giải pháp để lãnh đạo toàn diện các lĩnh vực ở địa phương, đơn vị; phải tăng cường kiểm tra, giám sát việc quán triệt, tổ chức thực hiện của tổ chức và cá nhân. Đồng thời, tạo điều kiện để cơ quan nhà nước, mặt trận tổ quốc, đoàn thể thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ theo quy định; phải khắc phục tình trạng buông lỏng sự lãnh đạo hoặc bao biện làm thay của cấp ủy, tổ chức đảng.

- Đổi mới nội dung sinh hoạt và nâng cao vai trò hạt nhân chính trị của tổ chức cơ sở đảng; phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của đảng viên; rà soát chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ của các tổ chức đảng, các ban xây dựng đảng; tiếp tục cải cách hành chính, giảm tối đa các thủ tục hành chính trong đảng, hội họp, đi đôi với nâng cao chất lượng, hiệu quả các hội nghị.

- Tiếp tục thực hiện chiến lược cán bộ thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa; làm tốt công tác quy hoạch gắn với đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa và luân chuyển cán bộ về cơ sở để hoàn thiện kỹ năng, khả năng lãnh đạo.

33

Page 34: Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng

- Coi trọng công tác chính trị nội bộ, xác định vai trò của cấp ủy đảng các cấp, nhất là cấp cơ sở trong việc bảo vệ chính trị nội bộ, xác định rõ nhiệm vụ bảo vệ chính trị nội bộ là bảo vệ Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, hiến pháp, pháp luật, bảo vệ cán bộ, đảng viên. Kiên quyết đấu tranh ngăn chặn những biểu hiện bè phái, cục bộ, lợi ích nhóm, gây mất đoàn kết nội bộ. Xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên phát ngôn, tuyên truyền, tán phát tài liệu trái với Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Đảng, hiến pháp, pháp luật của Nhà nước.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; coi trọng công tác quy hoạch, đào tạo, nâng cao trình độ, bản lĩnh chính trị đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra Đảng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về công tác kiểm tra, giám sát của đảng.

- Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân, tiếp tục tuyên truyền, quán triệt nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể và cán bộ, đảng viên đối với công tác dân vận; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; giải quyết kịp thời, có hiệu quả những bức xúc, những kiến nghị chính đáng của nhân dân. Tăng cường và đổi mới công tác dân vận của các cơ quan nhà nước. Thực hiện tốt quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị.

** *

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 - 2020, khẳng định quyết tâm chính trị tiếp tục lãnh đạo toàn Đảng bộ, toàn dân, toàn quân trong tỉnh phát huy những thành tựu đã đạt được trong những nhiệm kỳ qua, vượt qua khó khăn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, điều hành của chính quyền, tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị; tiếp tục đưa Lâm Đồng phát triển nhanh và bền vững./.

BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH LÂM ĐỒNG

34