44
Giáo viên giảng dạy: TS.Ninh Thị Phíp Nhóm sinh viên thực hiện: Tô Thị Mai Dung Cao Thị Châm Cấn Thị Phương Phạm Văn Hưởng Hoàng Ngọc Sơn Lớp: CT49C Báo cáo chuyên đề Môn học: Cây thuốc CT49C Hanoi Agricultural University Cây Bạc hà

Báo cáo chuyên đề Môn học: Cây thuốc

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Báo cáo chuyên đề Môn học: Cây thuốc. Cây Bạc hà. CT49C Hanoi Agricultural University. B ạc hà. Tên khoa học: Mentha arvensis L .; Mentha piperita L. Họ: Hoa môi ( Lamiaceae ) - PowerPoint PPT Presentation

Citation preview

Page 1: Báo cáo chuyên đề Môn học: Cây thuốc

Giáo viên giảng dạy: TS.Ninh Thị PhípNhóm sinh viên thực hiện: Tô Thị Mai Dung

Cao Thị ChâmCấn Thị PhươngPhạm Văn HưởngHoàng Ngọc Sơn

Lớp: CT49C

Báo cáo chuyên đềMôn học: Cây thuốc

CT49C Hanoi Agricultural University

Cây Bạc hà

Page 2: Báo cáo chuyên đề Môn học: Cây thuốc

Bạc hàTên khoa học: Mentha arvensis L.; Mentha piperita L.Họ: Hoa môi (Lamiaceae)Tên khác: Bạc hà nam, Kêtô, Kim tiền bạc hà, Liên tiền thảo, Nạt nặm, Chapiacbom (tiếng Tày), Tẩu hà (Bản Thảo Mông Thuyên), Thăng dương thái (Trấn Nam Bản Thảo), Bạc hà diệp, Bạc hà não, Bạc hà ngạnh, Bạc hà than, Nam bạc hà, Sao bạc hà, Tô bạchà (Đông Dược Học Thiết Yếu), Bạc thiệt (Lữ Thầm Tự Lâm), Dịch tức hoa (Thực Vật Danh Nghĩa),

Page 3: Báo cáo chuyên đề Môn học: Cây thuốc

I. Nguồn gốc

Cây bạc hà được con người biết đến và sử dụng từ rất lâu đời. Người La mã, Do Thái, Ai Cập, Trung Quốc, Nhật Bản là những dân tộc đầu tiên biết sử dụng cây bạc hà. Theo các tài liệu lịch sử thì cây bạc hà đã được sử dụng cách đây 2000 năm.

Hình 1: Một số loài Bạc hà

CT49C Hanoi Agricultural University

Page 4: Báo cáo chuyên đề Môn học: Cây thuốc

Theo Khơtin (1963): Loài Mentha piperita huds có nguồn gốc phía tây Châu âu và Xibia. Nước Anh được coi như quê hương của loại bạc hà này vì cách đây hơn 100 năm(1840) các vùng Mitcham, Tutinh, Macđêing của Anh đã trồng rộng rãi loài này và từ đó lan sang các vùng khác.

Ở nước ta, ngoài loài bạc hà mọc hoang dại thì gần đây cũng đã nhập một số chủng cùng loài có năng suất tinh dầu cao như: BH974 đưa vào nước ta từ tháng 9-1974; BH975 đưa vào nước ta từ tháng 9-1975; BH976 xuất xứ từ Triều Tiên, đưa vào nước ta từ tháng 9-1976.

CT49C Hanoi Agricultural University

Page 5: Báo cáo chuyên đề Môn học: Cây thuốc

II. Phân bố

Ở Châu Âu, bạc hà được trồng nhiều ở Liên Xô(cũ),

Italia, Ba Lan, Nam Tư, Bungari, Nam Tư…

Ở Châu Mỹ trồng nhiều ở Mỹ, Braxin.

Ở Châu Á được trồng nhiều ở Trung Quốc, Nhật

Bản, Việt Nam. Bạc hà của Nhật Bản nổi tiếng vì có hàm

lượng metol cao nhất, tới 80-90%.

Ở Việt Nam, cây bạc hà mọc hoang cả miền đồng

bằng và ở miền núi: Sapa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc),

Ba Vì (Hà Tây), Bắc Cạn, Sơn La. Năm 1972, nước ta lần

đầu tiên đã tự sản xuất được 60 tấn tinh dầu bạc hà và sản

xuất được 1 tấn metol tinh thể.CT49C Hanoi Agricultural University

Page 6: Báo cáo chuyên đề Môn học: Cây thuốc

III. Giá trị

1. Giá trị trong công nghiệp

Là nguyên liệu trong công nghiệp thực phẩm sản xuất bánh kẹo, rượu bia, nước giải khát, kem đánh răng, hương liệu trong thuốc lá…

Sau chưng cất bạc hà còn 18-24% Prôtêin thô, đường

8-10%, Lipit thô 49,55% cũng như một số axit amin không

thay thế với hàm lượng tương đối, được dùng làm thức ăn gia

súc, sản xuất nấm hoặc làm phân bón.

CT49C Hanoi Agricultural University

Page 7: Báo cáo chuyên đề Môn học: Cây thuốc

2. Giá trị trong y học và một số bài thuốc dân gian

Giá trị chính của cây bạc hà là hàm lượng tinh dầu

bạc hà chứa trong cây, là một vị thuốc quan trọng tác dụng

làm cho thuốc thơm dễ uống, làm ra mồ hôi, hạ sốt, chữa

cảm sốt cảm mạo, mũi ngạt, đầu nhức, giúp cho sự tiêu hóa,

chữa kém ăn, ăn uống không tiêu, đau bụng đi ngoài. Tinh

dầu bạc hà dùng làm thuốc sát trùng, xoa bóp nơi đau như

khớp xương, thái dương khi đau nhức. Ngoài ra bạc hà còn

là một vị thuốc chữa loét dạ dày, làm giảm bài tiết dịch vị,

giảm đau…

CT49C Hanoi Agricultural University

* Giá trị trong y học

Page 8: Báo cáo chuyên đề Môn học: Cây thuốc

* Một số bài thuốc dân gian

+ Trị mắt toét: Bạc hà, ngâm với nước Gừng 1 đêm, sấy khô, tán bột. Mỗi lần dùng 4g, hòa với nước đã đun sôi, rửa mắt((Minh Mục Kinh Nghiệm Phương).

+ Ong chích: Bạc hà gĩa, đắp lên chỗ tổn thương (Tất Hiệu Phương).

+ Trị đầu đau, mắt đỏ, họng sưng đau do phong nhiệt: Bạc hà 4g, Cát cánh 8g, Kinh giới 12g, Phòng phong 8g, Cương tằm 12g, Cam thảo 8g, sắc uống (Tổng Phương Lục Vị Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

CT49C Hanoi Agricultural University

Page 9: Báo cáo chuyên đề Môn học: Cây thuốc

Một số sản phẩm được chế biến từ Bạ hà

Tinh dầu Bạc hà Lá Bạc hà hãm uống

Kẹo Bạc hà CT49C Hanoi Agricultural University

Page 10: Báo cáo chuyên đề Môn học: Cây thuốc

IV. Phân loại và đặc điểm thực vật học

A. Phân loại

Bạc hà

+ Tên khoa học: Mentha arvensis L., Mentha piperita L.

+ Họ hoa môi: Lamiaceae. Trong họ này gồm nhiều chi:

chi Perrila ( tía tô), chi Leonurus (ích mẫu), chi Ocimum

( húng chó, hương nhu tía), chi Orthosiphon( râu mèo), chi

Coleus( húng chanh), chi Salvia( xôn đỏ, kinh giới dại, đan

sâm), chi Mentha(húng láng, bạc hà)

+ Chi Mentha gồm các loài như bạc hà cay, bạc hà

nam, húng láng.

Page 11: Báo cáo chuyên đề Môn học: Cây thuốc

A. Phân loại

Hiện nay bạc hà được phân theo 2 nhóm lớn: + Nhóm bạc hà và tinh dầu bạc hà âu: có 2 dạng, dạng thân tím và dạng thân xanh. + Nhóm bạc hà á( bạc hà nhật) gồm 2 dạng xanh và trắng. - Ngoài ra trong điều trị có hai loại: (1) Bạc hà Việt Nam hay Bạc hà nam: thân màu xanh lục hoặc tím tía, mép lá khía răng đều, hoa nhỏ màu trắng hoặc hồng hoặc tím hồng, quả bế có 4 hạt.

Page 12: Báo cáo chuyên đề Môn học: Cây thuốc

A. Phân loại

2) Bạc hà Âu châu hay Bạc hà cay (Mentha piperita L): thân vuông ít hoặc không có lông. Lá mọc đối, hình bầu dục nhọn, mép khía răng, cụm hoa mọc thành bóng dầy đặc ở ngọn cành. Có hai thứ: a. Metha piperita var. offcinalis forma pallescens: Thân và lá, xanh nhạt, hoa trắng mùi nhẹ b. Mentha piprita var. offcinalis forma rubescens: Thân và lá tía, hoa nâu đỏ, mùi thơm kém hơn, cây mọc khỏe hơn. Vò lá của cây Bạc hà nam có mùi thơm hắc, vị cay và tê, còn vò lá Bạc hà Âu châu có mùi thơm mát, vị cay tê mát.

Page 13: Báo cáo chuyên đề Môn học: Cây thuốc

1. RễCấu tạo từ thân ngầm dưới đất. Phân bố ở lớp đất

sâu 30-40cm phân nhánh như rễ phụ. Từ các đốt ngầm

mọc thân khí sinh. Thân ngầm không chứa tinh dầu, khi

bộ phận khí sinh tàn lụi, thân ngầm vẫn sống qua đông,

mùa xuân ấm áp tiếp tục phát triển thành bộ rễ và cho

cây bạc hà mới. Khi cây và rễ mới hình thành xong,

thân ngầm cũ héo và chết. Thân ngầm không có thời kỳ

ngủ nghỉ rõ rệt, thời gian tạm ngừng sinh trưởng vào

tháng 11. Thân ngầm là đối tượng nhân giống và vị trí

giữa cho tỉ lệ sống cao nhất. CT49C Hanoi Agricultural University

B. Đặc điểm thực vật học

Page 14: Báo cáo chuyên đề Môn học: Cây thuốc

2. ThânThuộc loại thân thảo, thân

chính và tán tạo thành dạng chóp

nón, tán càng lớn sản lượng càng

cao. Thân chính cao 0,6-1,2m,

rỗng ruột khi già. Trên thân có đốt,

mỗi đốt mọc 2 mầm đối xứng nhau

và các rễ bất định. Giữa 2 đốt là

các lóng, độ dài lóng phụ thuộc

vào giống và điều kiện trồng trọt.

Thân chứa tinh dầu với hàm lượng

thấp.

Đặc điểm thân cây Bạc hà

CT49C Hanoi Agricultural University

B. Đặc điểm thực vật học

Page 15: Báo cáo chuyên đề Môn học: Cây thuốc

3. LáLà cơ quan quan trọng làm

nhiệm vụ quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước và mang tinh dầu. Chiếm 40-50% khối lượng khí sinh, hàm lượng tinh dầu biến đổi từ 2-6%.

Lá đơn, mọc đối chéo chữ thập, cuống lá ngắn, lá hình trứng màu xanh thẫm có thể đỏ tím, xẻ răng cưa không đều, dài 4-8cm, rộng 2-4cm. Hai phía mặt lá là các túi tinh dầu, mặt trên số lượng lớn hơn mặt dưới.

CT49C Hanoi Agricultural University

Đặc điểm lá Bạc hà

B. Đặc điểm thực vật học

Page 16: Báo cáo chuyên đề Môn học: Cây thuốc

Hai mặt đều có lông, gồm có 2 loại lông

- Lông che chở: thẳng nhọn gồm 3-4 tế bào.

- Lông bài tiết: ngắn, hơi tù, có tinh dầu, còn gọi là lông tiết tinh dầu.

3. Lá

CT49C Hanoi Agricultural University

Các dạng lá Bạc hà

B. Đặc điểm thực vật học

Page 17: Báo cáo chuyên đề Môn học: Cây thuốc

Cấu tạo một túi dầu gồm 9 tế bào, một tế bào đáy,

còn 8 tế bào xếp tròn trên đáy tạo thành một khoang trống.

Khi túi chứa đầy tinh dầu thì có màng phủ căng và dễ dàng

bị vỡ dưới tác động cơ giới.

Tế bào tiết tinh dầu trên lá tăng từ đầu lá đến cuống

lá và từ mép lá vào giữa lá. Số lượng tùy giống và môi

trường trồng trọt. Trên thân có 13-15 đốt, lá ở đốt thứ 8( từ

dưới gốc lên) là to nhất và nhiều tinh dầu nhất.

CT49C Hanoi Agricultural University

B. Đặc điểm thực vật học

3. Lá

Page 18: Báo cáo chuyên đề Môn học: Cây thuốc

4. Hoa, quả và hạt

Vào mùa hè và mùa thu cây ra

hoa, hoa mọc vòng ở kẽ lá, hoa tự hình

bánh xe, cánh hoa hình môi màu tím

hay hồng nhạt có khi màu trắng, môi

trên hơi lõm, môi dưới tách làm 3. Ít

khi thấy quả và hạt. Quả bạc hà là quả

bế 4 ngăn, hạt hình bầu dục, màu nâu

vàng rất bé (P1000= 0,6-0,7g).

CT49C Hanoi Agricultural University

Hoa Bạc hà

B. Đặc điểm thực vật học

Page 19: Báo cáo chuyên đề Môn học: Cây thuốc

V. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển

Cây bạc hà trải qua 4 giai đoạn sinh trưởng: mọc, phân cành, làm nụ, nở hoa

1. Thời kỳ mọc mầm

Kéo dài khoảng 10-15 ngày. Sau trồng, các đốt thân

ngầm bắt đầu mọc rễ phụ và mầm. Thời kỳ này cần chú ý tới độ

ẩm của đất, thiếu ẩm (40-50%), rễ không phát triển và sau đó

không kích thích được mầm phát triển.

CT49C Hanoi Agricultural University

Page 20: Báo cáo chuyên đề Môn học: Cây thuốc

2. Thời kỳ phân cành

Sau mọc khoảng 45-55 ngày. Thời kỳ này khi bộ rễ đã

phát triển đầy đủ, cây con bắt đầu phát triển mạnh về chiều cao,

các mầm nách bắt đầu phát triển cành lá mới. Thời kỳ này quyết

định đến năng suất của cây bạc hà do vậy cần chú ý cung cấp

đầy đủ dinh dưỡng, ánh sáng, nước… để cây phát triển thân lá

tối đa tạo năng suất cao.

3. Thời kì làm nụ

Kéo dài 10-15 ngày. Tốc độ ra lá ở giai đoạn này

chậm lại và sau đó dừng hẳn, tuy nhiên cây tiếp tục tăng kích

thước thân lá cũng như hàm lượng tinh dầu. Thời kì này cây

yêu cầu về độ ẩm, ánh sáng cao nhất trong toàn bộ quá trình

sinh trưởng. CT49C Hanoi Agricultural University

Page 21: Báo cáo chuyên đề Môn học: Cây thuốc

4. Thời kỳ hoa nở

Hoa bạc hà nở kiểu vô hạn,

hoa cành chính nở trước sau đó

theo thứ tự cành nào ra trước thì

nở trước và nở từ gốc lên ngọn.

Đây là thời kì cây đạt khối lượng

chất xanh và hàm lượng tinh dầu

cao nhất. Khi hoa nở đạt 50%

hàm lượng tinh dầu đạt cao nhất,

bạc hà ngừng sinh trưởng. Đây là

thời điểm thu hoạch thích hợp,

nếu thu muộn, lá rụng làm giảm

năng suất và hàm lượng tinh dầu.

Giai đoạn nở hoa của Bạc hà

CT49C Hanoi Agricultural University

Page 22: Báo cáo chuyên đề Môn học: Cây thuốc

VI. Điều kiện sinh thái

Bạc hà là cây phân bố và có phổ thích nghi rộng. Mặc dù có nguồn gốc ôn đới, tuy nhiên có nhiều chủng đã được chọn tạo thích nghi với nhiều vùng khí hậu khác nhau từ ôn đới, á nhiệt đới đến nhiệt đới.

CT49C Hanoi Agricultural University

Page 23: Báo cáo chuyên đề Môn học: Cây thuốc

Tổng tích ôn hữu hiệu của thời kì sinh trưởng sinh dưỡng (từ nảy mầm đến ra hoa) là 1500-16000C. Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng của bạc hà từ 80-100 ngày tùy thuộc vào nhiệt độ: nhiệt độ trung bình ngày thấp kết hợp với điều kiện ngày ngắn cây sẽ không ra hoa (mùa xuân). Ngược lại, nhiệt độ trung bình ngày đêm cao cây sẽ nở hoa càng nhanh.

1. Nhiệt độ

Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng, phát triển là từ 18-250C, kết nụ 28-300C, trong giai đoạn cây ngừng sinh trưởng có thể chịu được nhiệt độ 2-30C. Cây con nhạy cảm với nhiệt độ thấp và chết ở nhiệt độ -7 đến -80C.

CT49C Hanoi Agricultural University

Page 24: Báo cáo chuyên đề Môn học: Cây thuốc

2. Ẩm độ

Bộ rễ bạc hà nông và kém phát triển, sức hút và giữ

nước kém, mẫn cảm với hạn hán, gặp hạn liên tục sẽ bị thất

thu. Tuy nhiên, nếu độ ẩm cao trong suốt thời kì sinh trưởng

thì cây sẽ đạt năng suất chất xanh cực đại nhưng hàm lượng

tinh dầu lại giảm. Do đó trước thu hoạch 7-10 ngày cần làm

giảm độ ẩm đất <50% sẽ làm giảm chất xanh tăng tỉ lệ tinh

dầu trong lá.

Nhìn chung bạc hà cần tổng lượng nước khoảng

5700m3/ha, một ngày đêm cần khoảng 28m3/ha trong suốt

quá trình sinh trưởng.

CT49C Hanoi Agricultural University

Page 25: Báo cáo chuyên đề Môn học: Cây thuốc

3. Ánh sáng

Bạc hà là cây ngày dài. Để phát triển bình thường cây yêu

cầu thời gian chiếu sáng bằng hoặc hơn 12giờ.

Càng lên phía bắc thời gian chiếu sáng trong ngày dài

hơn nên thời gian sinh trưởng ngắn lại.

Trong điều kiện ngày dài(14-16h), cây chuyển từ sinh

trưởng sinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực và nở hoa.

Điều kiện ngày ngắn(8-10h), cây không chuyển giai

đoạn được, cành gốc trở thành thân ngầm, năng suất chất

xanh giảm.

CT49C Hanoi Agricultural University

Page 26: Báo cáo chuyên đề Môn học: Cây thuốc

4. Đất đai và dinh dưỡng

Trừ những loại đất quá ẩm ướt, quá khô cằn, đất kiềm hoặc chua nhiều thì bạc hà có thể trồng ở tất cả các loại đất khác. Nhưng tốt nhất là trồng ở đất phù sa, đất pha cát, nhiều mùn.

Không nên trồng liên canh bạc hà nhiều vụ trên cùng một mảnh đất sẽ tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển mạnh, làm giảm năng suất.

CT49C Hanoi Agricultural University

Page 27: Báo cáo chuyên đề Môn học: Cây thuốc

VII. Kỹ thuật trồng bạc hà

1. Thời vụ, mật độ, khoảng cách

Có 2 mùa trồng bạc hà vào mùa xuân và mùa thu. Mùa xuân tháng 2-3, mùa thu vào tháng 8-9. Tốt nhất là trồng vào mùa xuân cho năng suất cao nhất.

Hàng x hàng: 25-30cmCây x cây: 10-15cm

CT49C Hanoi Agricultural University

Page 28: Báo cáo chuyên đề Môn học: Cây thuốc

2. Kỹ thuật trồng

Chuẩn bị giống: Bạc hà có thể trồng bằng hạt, đoạn thân hoặc thân ngầm, tuy nhiên rất ít áp dụng trồng bằng hạt.

Chọn đoạn thân ngầm tốt, chặt thành từng đoạn 10-20cm, có thể xử lý trong dung dịch CuSO4 5% trong 15 phút trước khi trồng.

Làm đất: Đất làm nhỏ, lên luống. Ở chân ruộng thấp thì phải lên luống cao 10-15cm, rộng 0,9-1m, rãnh luống rộng 20cm, rạch hàng ngang luống sâu 8-10cm.

CT49C Hanoi Agricultural University

Page 29: Báo cáo chuyên đề Môn học: Cây thuốc

Phân bón: (Cho 1 ha)Phân chuồng hoai: 15-20 tấnSuper lân: 200-300kgAmon sunphat: 200-250kgKali sunphat: 150kg

Phương pháp bón:Bón lót: 2/3 phân chuồng + toàn bộ lânThúc lần 1: 1/3 phân chuồng + 1/3 đạm + 1/3 kaliThúc lần 2: 1/3 đạm + 1/3 kaliThúc lần 3: 1/3 đạm + 1/3 kali còn lại

Phân bón và kỹ thuật bón cho cây Bạc hà

CT49C Hanoi Agricultural University

Page 30: Báo cáo chuyên đề Môn học: Cây thuốc

VIII. Chăm sóc 1. Làm cỏ và tưới nước

Ở giai đoạn cây chưa bò lan thì dùng cuốc xới phá váng đất. Nhưng sau khi cây bò rộng ra và thân rễ đã phát triển mạnh thì nhổ cỏ bằng tay và xới xáo ở chỗ đất hở. Làm cỏ là khâu quan trọng nhất trong sản xuất tinh dầu lấy bạc hà. Lưu ý trước khi thu hoạch cần nhổ hết cỏ để bạc hà không lẫn cỏ khi đem chưng cất.

Bạc hà gặp hạn thì khô cằn, nếu thiếu nước nghiêm trọng sẽ rụng trụi. Do vậy phải tưới nước kịp thời. Mùa hè đất quá khô thì nên tưới rãnh để nước ngấm sâu vào thân rễ hoặc bơm tháo nước vào ruộng qua một đêm, hôm sau tháo kiệt. Nếu gặp mưa to cần tháo nước nhanh chóng để khỏi thối lá.

CT49C Hanoi Agricultural University

Page 31: Báo cáo chuyên đề Môn học: Cây thuốc

2. Phòng trừ sâu bệnh2.1. Phòng bệnh

Khi cây phân cành nhiều, lá che kín đất, thiếu ánh

sáng, ở chỗ trũng độ ẩm chênh lệch nhiều so với độ ẩm

không khí là cơ hội để bệnh gỉ sắt lan nhanh. Dùng dung

dịch Boocdo hoặc hỗn hợp Diêm sinh với vôi phun định kỳ

7 ngày 1 lần để hạn chế bệnh.

Bệnh thối lá dễ phát hiện. Hễ thấy một đám nhỏ bị

nhũn giống như bị đổ nước nóng vào thì cũng phòng trừ như

trên, hoặc nặng thì nhổ đám cây bị bệnh và rắc vôi bột vào.

Ngoài ra còn các bệnh khác như bệnh phấn trắng xuất

hiện vào tháng 4,5, bệnh đốm vàng, bệnh thối thân ngầm…

CT49C Hanoi Agricultural University

Page 32: Báo cáo chuyên đề Môn học: Cây thuốc

2.2. Trừ sâu

Từ tháng 1 đến tháng 3, để phòng sâu xám cắn

ngang cây khi mầm lá mới mọc: dùng thuốc trừ sâu trộn

với đất bột và cỏ non rắc lên trên mặt luống vào chiều tối

để đêm sâu ra ăn sẽ chết. Nếu ít thì bắt bằng tay.

Có loại sâu khoang ăn lá rất hại. Cần xử lý kịp thời,

dùng thuốc trừ sâu pha loãng phun vào buổi chiều mát,

phun liên tục cách nhau 3 ngày, vài lần thì hết sâu.

Ngoài ra còn nhiều loại sâu hại khác như sâu đo, sâu

xanh, bọ nhẩy, rệp, sâu đục thân, nhện…

CT49C Hanoi Agricultural University

Page 33: Báo cáo chuyên đề Môn học: Cây thuốc

IX. Các biện pháp then chốt để tăng sản lượng cây bạc hà

Chọn giống tốt: Chọn giống có sản lượng cao, tính

chống chịu bệnh cao, tỉ lệ tinh dầu cao. Loài BH974 được

xem là loài có sản lượng tinh dầu cao.

Cày sâu vừa phải, bón đủ phân lót vì bộ rễ bạc hà đa

số phân bố ở lớp đất sâu từ 7-10 cm cho nên ko cần cày quá

sâu. Nhìn chung chỉ cần cày sâu vào khoảng 23-27cm là

được. Đồng thời với lúc cày đất bón lót 10-15 tấn phân

chuồng + 200-300kg super lân cho 1 ha.

CT49C Hanoi Agricultural University

Page 34: Báo cáo chuyên đề Môn học: Cây thuốc

Trồng sớm và trồng dầy: Trồng sớm sẽ kéo dài được

thời gian sinh trưởng của cây, nên trồng từ cuối tháng 3 đến

đầu tháng 5. Trồng dầy theo hàng, khoảng cách cây x cây là

10-13cm. So với trồng bình thường thì số cây tăng lên gấp

rưỡi. Bón thúc nhiều lần và bón đúng lúc.

Chống hạn kịp thời, phục rạ lên mặt luống làm cây

mọc nhanh. Trong vụ hạn phải tưới nước kịp thời để đảm

bảo cho cây sinh trưởng bình thường, nhất là sau khi thu

hoạch lần thứ hai phải tưới nước đồng thời dùng biện pháp

phủ rạ lên trên làm cho đất giữ được ẩm, chồi sẽ chóng mọc.

Trước kia mỗi năm thu hoạch 2 lứa: vụ xuân và vụ thu, đến nay đã thu hoạch 3 lứa: thu hoạch vào thượng tuần tháng 6, hạ tuần tháng 8 và trung tuần thang 11. CT49C Hanoi Agricultural University

Page 35: Báo cáo chuyên đề Môn học: Cây thuốc

X. Thu hoạch, chế biến, chưng cất tinh dầu và chiết metol

1.Thu hoạch bạc hà

Bạc hà là cây trồng lấy tinh dầu, vì vậy cần thu

hoạch cây bạc hà vào thời điểm hàm lượng tin dầu trong

cây đạt cao nhất. Để có được điều đó, cần lưu ý một số

điểm khi thu hoạch bạc hà.

CT49C Hanoi Agricultural University

Page 36: Báo cáo chuyên đề Môn học: Cây thuốc

1.Thu hoạch bạc hà

Khi lá bạc hà có màu xanh sẫm láng bóng, cuống lá

hơi héo vàng, cây có thể dụng rụng 5 – 7 lá. Thời gian thu

hoạch bạc hà là từ lúc cây bắt đầu ra nụ đến trước khi hoa

nở rộ. Đây là lúc bạc hà tích luỹ hàm lượng tinh dầu cao

trong thân lá. Có thể kiểm tra cấ thử 40 – 60ml tinh dầu của

10kg cành lá tươi, đổ tinh dầu vào trong bình rồi lắc đều,

nếu thấy nhiều bọt nổi lên rồi mất ngay là hàm lượng tinh

dầu khá cao, có thể tiến hành thu hoạch. Đối với những cây

đã ngừng sinh trưởng hay những cây bị bệnh mà không còn

khả năng sinh trưởng nữa cũng cần cho thu hoạch ngay.

CT49C Hanoi Agricultural University

Page 37: Báo cáo chuyên đề Môn học: Cây thuốc

* Thời điểm thu hoạch tốt nhất.

Thu hoạch bạc hà lúc trời không mưa, thời tiết tạnh

ráo. Thời gian thu hoạc hàng ngày từ 8 – 9 giời sáng đến 2 –

3 giờ chiều. Chú ý những lá bạc hà rụng xuống đất trong

quá trình thu hoạch là những lá chứa nhiều tinh dầu không

nên vứt bỏ. Sau khi thu hoạch, quét dồn lại, loại bỏ rác rồi

đem cất lấy tinh dầu.

CT49C Hanoi Agricultural University

Page 38: Báo cáo chuyên đề Môn học: Cây thuốc

1.Thu hoạch bạc hà

Tuỳ theo vùng khí hậu mà thu hái 2 – 5 lứa trong

năm trồng. Vùng đồng bằng Bắc bộ thường thu 3 lứa, lứa

đầu thu hái vào thánh 6 -7, lứa thứ 2 vào tháng 8 – 9, lứa thứ

3 tháng 10 – 11. Lứa thứ nhất cho năng suất cao nhất, được

10 – 15 tấn thân lá/ ha (tỷ lệ tinh dầu 0,4 – 0,8 %), hai lứa

sau cho năng suất bằng lứa đầu.

CT49C Hanoi Agricultural University

Page 39: Báo cáo chuyên đề Môn học: Cây thuốc

Sau khi thu hoạch ( nếu cất tinh dầu) cần trải thân, lá

bạc hà ra để hong ở những chỗ râm mát, không chất đồng

làm bốc nóng thối cây, cũng không phơi ngoài trời nắng làm

giảm lượng tinh dầu lúc cất. Hong bạc hà 1 – 2 ngày cho cây

héo bớt sau đó mới tiến hành cất tinh dầu. Năng suất trung

bình 25 - 40 tấn cành lá bạc hà tươi/ha, cất được 50 – 100

lít tinh dầu.

Vườn cây Bạc hà trong gia đinhCT49C Hanoi Agricultural University

Page 40: Báo cáo chuyên đề Môn học: Cây thuốc

* Chế biến Bạc hà

Phơi không làm dược liệu: Là cách đơn giản nhất. Sau

khi thu hoạch về, cây còn tươi, rải ra phơi nắng ngay, cứ 2

giờ trở một lần. Phơi 7 – 8 giời nắng thì khô, sau đó bó thành

từng bó, phơi thêm vài ngày nữa cho không kiệt rồi có thể

đem làm thuốc. Khi phơi chú ý không để lá vụn nát, rơi rụng.

CT49C Hanoi Agricultural University

Page 41: Báo cáo chuyên đề Môn học: Cây thuốc

Cất tinh dầu: Là cách chế biến chính sau khi thu hoạch bạc hà. Tinh dầu bạc hà bốc hơi nhanh nên có thể áp dụng phương pháp cất kéo bằng hơi nước để lấy tinh dầu. Dụng cụ chưng cất tinh dầu gồm ba bộ phận: nồi cất, thùng ngưng ( hay thùng làm lạnh) và bình hứng ( gần giống với hệ thống cất rượu dân gian). Trong nồi cất, cành lá bạc hà được bố trí bên trên và không tiếp xúc với nước bên dưới.

Dậy kín nồi cất rồi nâng nhiệt độ nước đến sôi. Từ nồi cất, hơi tinh dầu bạc hà đi qua ống dẫn vào thùng làm lạnh ( là hệ thống ống ruột gà đặt trong bể nước lạnh), ở đây, tinh dầu bạc hà dạnh hơi ngưng thành dịch lỏng, chảy vào bình hứng, ta thu được tinh dầu bạc hà.

CT49C Hanoi Agricultural University

Page 42: Báo cáo chuyên đề Môn học: Cây thuốc

Khi cất tinh dầu, có một phần hơi nước bốc lên theo hơi tinh dầu bạc hà và cũng ngưng lại trong thùng ngưng cùng với tinh dầu bạc hà. Vì vậy ở lại bình hứng, tinh dầu thu được có lần một phần nước. Tinh dầu nhẹ hơn nước ( tỷ trọng tinh dầu là 0,9), nổi lên trên còn nước ở phía dưới, ta dễ dàng tách được tinh dầu ra khỏi nước.

CT49C Hanoi Agricultural University

Page 43: Báo cáo chuyên đề Môn học: Cây thuốc

Tinh dầu bạc hà chứa 50 – 60 % menthol. Menthol là

sản phẩm có giá trị cao hơn tinh dầu bạc hà, được sử dụng

nhiều trong ngành dược và những ngành cồng nghiệp khác

như thuốc lá, thuốc đánh răng, kẹo…Từ tinh dầu bạc hà

chiết suất lấy menthol, ta thu được menthol là sản phẩm có

giá trị song vẫn có tinh dầu bạc hà tốt. Có thể tách menthol

trong tinh dầu bạc hà bằng nhiệt độ thấp. Hạ nhiệt độ hỗn

hợp tinh dầu bạc hà xuống 10 – 1 độ C, menthol trong tinh

dầu bạc hà kết tinh lại và được rút ra ngoài.

*Chiết suất Menthol

CT49C Hanoi Agricultural University

Page 44: Báo cáo chuyên đề Môn học: Cây thuốc

CT49C Hanoi Agricultural University