116
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN-TRUNG QUỐC: PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH VÀ ĐỊNH LƯỢNG MÃ HOẠT ĐỘNG: FTA-1 Nhóm chuyên gia: Ông Paolo R. Vergano Ông Daniel Linotte Ông Đinh Văn Ân Ông Lê Quang Lân Ông Nguyễn Hồng Thanh Bà Nguyễn Thị Lan Hương Hà Nội, 11/2010 Báo cáo này được xây dựng với sự hỗ của Liên minh châu Âu. Quan điểm trong báo cáo này là của các tác giả, không phải là ý kiến chính thức của Liên minh châu Âu hay Bộ Công Thương

Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

BÁO CÁO

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN-TRUNG QUỐC: PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH VÀ ĐỊNH LƯỢNG

MÃ HOẠT ĐỘNG: FTA-1

Nhóm chuyên gia: Ông Paolo R. Vergano Ông Daniel Linotte

Ông Đinh Văn Ân Ông Lê Quang Lân Ông Nguyễn Hồng Thanh Bà Nguyễn Thị Lan Hương

Hà Nội, 11/2010

Báo cáo này được xây dựng với sự hỗ của Liên minh châu Âu. Quan điểm trong báo cáo này là của các tác giả, không phải là ý kiến chính thức của Liên minh châu Âu hay Bộ Công Thương

Page 2: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

1

Từ ngữ viết tắt

ADB Ngân hàng Phát triển châu Á

ACFTA Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc

AFTA Hiệp định Thương mại tự do ASEAN

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ATIGA Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN

CGEM Mô hình cân bằng tổng thể

CLMV Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam

DSM Cơ chế giải quyết tranh chấp

EHP Chương trình thu hoạch sớm

EU Liên minh châu Âu

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FTA Hiệp định Thương mại tự do

GATS Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ

GATT Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

GSO Tổng cục Thống kê

HS Hệ thống hài hòa hóa

HSL Danh mục hàng nhạy cảm cao

IMF Qũy tiền tệ quốc tế

ISIC Bảng phân loại ngành quốc tế tiêu chuẩn

ITC Trung tâm Thương mại thế giới thuộc UNCTAD/WTO

MFN Đối xử Tối huệ quốc

OECD Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển

PPP Ngang bằng sức mua

R&D Nghiên cứu và Phát triển

Page 3: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

2

SL Danh mục hàng nhạy cảm

SITC Danh mục phân loại thương mại quốc tế tiêu chuẩn

SMEs Doanh nghiệp vừa và nhỏ

SOE Doanh nghiệp Nhà nước

TIG Thương mại hàng hóa

TIS Thương mại dịch vụ

UN Liên hợp quốc

UNCTAD Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển

UNIDO Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc

US Hoa Kỳ

WTO Tổ chức Thương mại thế giới

Page 4: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

3

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC 4

GIỚI THIỆU 8

CHƯƠNG I. BỐI CẢNH KINH TẾ VÀ PHÁP LÝ CỦA ACFTA 9

1. CƠ CẤU CHUNG CỦA FTA 9

2. HIỆP ĐỊNH KHUNG VÀ CHƯƠNG TRÌNH THU HOẠCH SỚM 10

3. BỐI CẢNH KINH TẾ 12

CHƯƠNG II. TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA THEO ACFTA 18

1. HIỆP ĐỊNH VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA 18 1.1. Tự do hóa thuế quan 18 1.2. Quy tắc xuất xứ 21 1.3. Yêu cầu về đối xử quốc gia và minh bạch hóa 23 1.4. Hạn chế định lượng và rào cản phi thuế 23 1.5. Các nguyên tắc của WTO 23

2. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HÓA TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA 24 2.1 Nhận xét ban đầu 24 2.2 Tác động thực tế đối với thương mại về các sản phẩm công nghiệp 26 2.3 Phân tích nhạy cảm thực tế (hậu kỳ -ex post) 27 2.4. Tác động trong tương lai đối với thương mại và thu ngân sách Nhà nước của việc hạ thuế nhập khẩu (phân tích tiền kỳ/tiềm năng) 34

CHƯƠNG III. TÁC ĐỘNG CỦA ACFTA ĐỐI VỚI CÁC NGÀNH CỤ THỂ 42

1. NGÀNH DỆT MAY 42

2. NGÀNH THÉP 47

3. NGÀNH Ô TÔ 49

CHƯƠNG IV. TÁC ĐỘNG VỀ ĐẦU TƯ CỦA ACFTA 54

1. HIỆP ĐỊNH ACFTA VỀ ĐẦU TƯ 54

2. TÁC ĐỘNG KINH TẾ CỦA ACFTA ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM 57

CHƯƠNG V. TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI ĐẾN LAO ĐỘNG, MÔI TRƯỜNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 60

1. TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HÓA TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA ĐẾN LAO ĐỘNG 60

2. TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HÓA TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA ĐẾN MÔI TRƯỜNG 63

3. CÁC NGHIÊN CỨU KHÁC VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ACFTA 64

CHƯƠNG VI. ĐỐI PHÓ VỚI NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI: CÁC CÔNG CỤ PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI 70

1. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI VÀ GIẢI PHÁP CỨU TRỢ TÌNH THẾ 70 1.1 Các biện pháp dự phòng 70 1.2 Chống bán phá giá và đối kháng 74 1.3 Cân nhắc định tính 75

2. CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA ACFTA 77

CHƯƠNG VII. KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 81

PHỤ LỤC 83

Page 5: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

4

TÓM LƯỢC

Các nội dung phân tích định tính và định lượng trong Hoạt động FTA-1 của MUTRAP III nhằm cung cấp cho các cán bộ Chính phủ, các nhà đàm phán thương mại, doanh nghiệp và các bên có lợi ích liên quan những ý tưởng, lập luận pháp lý, cách diễn giải và công cụ khác phục vụ cho công tác hiện tại cũng như trong tương lai (liên quan đến Hiệp định ACFTA hay các FTA khác). Vì thế, Báo cáo này không chỉ đánh giá khuôn khổ pháp lý tạo lập bởi ACFTA mà cả tác động của Hiệp định này đối với kinh tế Việt Nam.

Tổng quan về quan hệ kinh tế Việt Nam-Trung Quốc cho thấy Việt Nam là một nước đang phát triển với tốc độ nhanh trong khi Trung Quốc đã là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới chỉ sau EU và Hoa Kỳ (trên cơ sở so sánh sức mua – PPP). Phân tích kinh tế dự báo rằng GDP của Trung Quốc có thể vượt qua Hoa Kỳ trong thập kỷ tới. Sự phát triển mau lẹ của quốc gia này có thể thấy được qua sự cải thiện rất nhanh về Chỉ số Cạnh tranh toàn cầu. Việt Nam cũng đạt được thành tựu tương tự về Chỉ số Cạnh tranh toàn cầu và sự tiến bộ của Việt Nam có thể nhanh hơn nữa nếu tiếp tục cải cách. Ngoại thương của Việt Nam đang mở rộng nhanh chóng. Bảo hộ thuế quan của Việt Nam đối với các sản phẩm công nghiệp cao gấp 3 lần mức của Trung Quốc.

Trong bối cảnh đó, Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) là một hiệp định được xây dựng tương đối chặt chẽ và đầy tham vọng. Từ góc độ pháp lý và phân tích định tính, về cơ bản ACFTA là một công cụ được xây dựng chặt chẽ, đầy đủ và xuất phát từ nhu cầu hội nhập, góp phần tác động tích cực đối với phát triển kinh tế, mở rộng thương mại (cả thương mại nội bộ ASEAN và thương mại với Trung Quốc), đầu tư trực tiếp nước ngoài và giảm nghèo.

Xét về lộ trình cắt giảm thuế quan và tự do hóa thương mại trong khuôn khổ ACFTA, dường như các công cụ pháp lý đưa ra đều phù hợp với nhu cầu phát triển bền vững, mở cửa thị trường, cải cách cơ cấu kinh tế, sản xuất và nhu cầu quản lý kinh tế xã hội của Việt Nam. Đặc biệt, Chương trình Thu hoạch sớm (Early Harvest Program) ngay lập tức đưa ra các nhượng bộ quan trọng về tiếp cận thị trường, trong khi vẫn đảm bảo sự bảo hộ cần thiết cho những sản phẩm chọn lọc thông qua Danh mục loại trừ và Lộ trình cắt giảm thuế quan. Lộ trình cắt giảm thuế quan được thiết kế phù hợp với nhu cầu bảo hộ của các nước theo 2 danh mục: Danh mục cắt giảm thông thường (normal track) và Danh mục hàng nhạy cảm (senstive track). Danh mục hàng nhạy cảm quy định lộ trình cắt giảm thuế quan nhanh cho các sản phẩm nhạy cảm và nhạy cảm cao. Sự kết hợp của các phương thức cắt giảm thuế quan dường như giúp Việt Nam có khả năng tự do hóa thương mại từng phần, đồng thời đạt được mức độ bảo hộ mong muốn, đáp ứng nhu cầu trong nước.

Ngoài ra, với các quy định về ngoại lệ chung, các Bên có thể đưa ra các biện pháp không nhất thiết phải tuân thủ ACFTA (như để bảo đảm an ninh quốc gia, bảo vệ các giá trị nghệ thuật, lịch sử và khảo cổ, hay các biện pháp khác mà các Bên thấy cần thiết để bảo vệ đạo đức cộng đồng, sinh mạng và sức khỏe con người, động thực vật, với điều kiện các biện pháp này phải được áp dụng không phân biệt đối xử và không phải là sự bảo hộ trá hình). ACFTA đặt ra các quy tắc cụ thể về giải pháp cứu trợ tình thế và phòng vệ thương mại, cho phép các Bên đối phó với tác động tiêu cực không mong muốn của tự do hóa thương mại theo ACFTA.

Phân tích sâu hơn về tác động của ACFTA đối với Việt Nam cho thấy thương mại về sản phẩm công nghiệp giữa Việt Nam với Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn giữa Việt Nam và các nước thứ ba. Đánh giá tác động được chia thành phân tích tiền kỳ (ex-ante) và hậu kỳ (ex-post).

Page 6: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

5

Phân tích độ nhạy cảm hậu kỳ (ex-post) cho thấy 3 ngành hàng (sản xuất kim loại, máy móc thiết bị và dệt may) có mức độ nhạy cảm cao, cụ thể là sản xuất tăng trưởng âm khi nhập khẩu từ Trung Quốc gia tăng. Nhập khẩu cho 3 ngành hàng nêu trên chiếm đến 50% tổng nhập khẩu từ Trung Quốc. Ngoài ra, tất cả các sản phẩm công nghiệp buôn bán với Trung Quốc đều có mức độ nhạy cảm nhất định, không có ngoại lệ. Sự nhạy cảm thể hiện ở một trong 3 khả năng sau:

- Gây thâm hụt thương mại, kể cả không tiếp tục xấu đi (khoảng 15% tổng nhập khẩu)

- Có thặng dư thương mại nhưng đi cùng với tỷ lệ xuất khẩu/nhập khẩu giảm (1,25% tổng nhập khẩu),

- Làm gia tăng thâm hụt thương mại (các ngành hàng nêu trên, được coi nhạy cảm cao).

Xét về tính nhạy cảm thương mại, các sản phẩm công nghiệp buôn bán với Trung Quốc đều có thể coi là nhạy cảm. Điều này đồng thời phản ánh tầm quan trọng của việc nhập khẩu thiết bị và bán thành phẩm từ Trung Quốc vì các mặt hàng này thiết yếu cho sản xuất để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra, tính nhạy cảm dường như giảm dần theo thời gian.

Phân tích độ nhạy cảm tiền kỳ cho thấy tự do hóa thương mại với Trung Quốc ảnh hưởng đến nguồn thu của Chính phủ, GDP và thương mại. Về ảnh hưởng đối với nguồn thu của Chính phủ và GDP, 2 tình huống được đưa ra: (i) trường hợp cắt giảm thuế đầy đủ, nhập khẩu sẽ tăng khoảng 9% (1,67% GDP) và thu ngân sách của Chính phủ sẽ giảm 11,3% trong tổng thu từ trao đổi thương mại các sản phẩm không bao gồm dầu khí (1,88% GDP); (ii) trường hợp tự do hóa thương mại một phần, cụ thể là cắt giảm thuế từ 12,5% xuống 10%, mức độ ảnh hưởng sẽ giảm đi khoảng 80%.

Về hệ số mở trong thương mại song phương giữa Việt Nam - Trung Quốc, nếu thực hiện tự do hóa đầy đủ [cắt giảm thuế đầy đủ] đối với các ngành sản xuất, hệ số này sẽ tăng 1,59%, tương đối nhỏ so với mức tăng gần 11% trong giai đoạn từ 2001 đến 2007. Dệt may, dầu thô, máy móc thiết bị là 3 lĩnh vực có độ mở tăng cao nhất. Tác động của tự do hóa đầy đủ trong thương mại sản phẩm công nghiệp với Trung Quốc đến nhập khẩu và thu ngân sách tương đối hạn chế, đặc biệt khi tự do hóa diễn ra nhanh trong giai đoạn 5-10 năm. Giữa hệ số mở và tăng trưởng thực có mối quan hệ tích cực. Vì thế, đối với hầu hết các ngành, sự phát triển thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam không ngăn cản sự phát triển của các ngành trong nước. Mở cửa nền kinh tế đi đôi với tăng trưởng nhanh về việc làm trong các ngành sản xuất. Thương mại có thể gây ảnh hưởng đến môi trường, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng sẽ giảm dần theo thời gian cùng với sự phát triển của đất nước, sự nâng cao nhận thức trong nước và quốc tế. FDI từ Trung Quốc khá hạn chế, tuy nhiên nếu tính gộp cùng đầu tư từ Hồng Kông thì lại ở mức tương đối cao.

Sự phát triển của ngành dệt may trong nước phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu vải sợi từ Trung Quốc. Ngành dệt may không coi Trung Quốc là một thị trường chính và tập trung hơn vào các thị trường phương Tây.

Ngành thép dường như đầu tư quá mức trong thời gian qua. Tuy nhiên, FDI sẽ giúp nâng cao công nghệ và tính hiệu quả của ngành này.

Trong ngành ô tô, mức độ tự do hóa sẽ vẫn hạn chế (chỉ giảm 50% mức thuế tối đa áp dụng kể từ năm 2018).

Page 7: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

6

Đối với tác động tiêu cực do tự do hóa theo ACFTA, Báo cáo chỉ ra 2 biện pháp phòng vệ tức thời có thể được kích hoạt để đối phó với sự gia tăng nhập khẩu đột biến có khả năng gây tổn thất nghiêm trọng đến các ngành trong nước của Việt Nam. Một là cơ chế tự vệ theo WTO và hai là biện pháp tự vệ theo ACFTA. Nếu Việt Nam sử dụng biện pháp tự vệ của ACFTA thì không được đồng thời áp dụng cơ chế tự vệ của WTO. Báo cáo cũng đề cập đến phí tổn tương đối cao cho việc áp dụng biện pháp tự vệ khi so sánh với nhu cầu bảo hộ. Vì phải bồi thường tổn thất của nước đối tác do suy giảm thương mại, việc áp dụng các biện pháp tự vệ không được khuyến khích. Khả năng phòng vệ hợp pháp thứ hai là áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Tuy nhiên, với việc thừa nhận nền kinh tế thị trường Trung Quốc, Việt Nam đã tự loại bỏ khả năng áp dụng cơ chế WTO TPSGM và trong chừng mực nhất định, giảm sự quan tâm đối với việc theo đuổi các vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp trong tương lai, đặc biệt là khi không được ACFTA công nhận tương ứng về nền kinh tế thị trường của mình. Dù sao, Việt Nam vẫn có thể được hưởng sự đối xử có đi có lại, là kết quả của thỏa thuận chính trị đạt được với Trung Quốc và các thành viên ASEAN khác về việc công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam.

Một hướng xử lý khác cho Việt Nam là tăng cường bảo hộ cho các ngành trong nước (khi và chỉ khi rất cần thiết) thông qua thủ tục sửa đổi các nhân nhượng theo Điều 6 Hiệp định TIG. WTO cũng cho phép khả năng tương tự. Công cụ này không dễ dàng sử dụng, cũng không phải là cách thực tiễn nhất nhưng đáng xem xét và có thể là giải pháp hữu hiệu nhất để đáp ứng nhu cầu bảo hộ một số ngành cụ thể. Nếu muốn vận dụng thủ tục sửa đổi nhân nhượng hoặc đàm phán lại mức thuế, Việt Nam phải đảm bảo rằng thiệt hại của ngành trong nước (domestic injury) thực sự gây ra bởi tự do hóa thương mại theo WTO/MFN hoặc ACFTA.

Vì thế, Báo cáo đưa ra một số tình huống (scenarios) để cân nhắc cho mục đích đàm phán trong tương lai. Việc đàm phán có thể liên quan đến ACFTA (khi phát sinh nhu cầu kinh tế cấp thiết và quan trọng đòi hỏi phải đàm phán hoặc đánh giá lại các cam kết) hay liên quan đến các FTA mà Việt Nam đang hoặc sẽ tham gia với các bên thứ ba trên cơ sở song phương hoặc cùng cả khối ASEAN.

Tình huống thứ nhất là khi các cam kết cắt giảm thuế trong ACFTA tác động tiêu cực đối với một số ngành trong nước đến mức độ Việt Nam không thể chấp nhận được về mặt thương mại, chính trị, kinh tế và xã hội. Thay cho việc tiếp tục thực hiện cam kết cắt giảm thuế quan (theo lộ trình tự do hóa ACFTA) rồi sau đó giải quyết các tác động tiêu cực bằng cách vận dụng biện pháp tự vệ hoặc các cơ chế khác với phí tổn lớn, Việt Nam có thể cân nhắc khả năng đối thoại (tức là đàm phán lại) với Trung Quốc và các thành viên ASEAN khác để hoãn hoặc giảm tốc độ cắt giảm thuế. Cách xử lý này có thể áp dụng cho các ngành hàng chọn lọc, trên cơ sở bằng chứng cụ thể về việc gia tăng nhập khẩu (do cam kết theo ACFTA) gây tổn thất hoặc đe dọa gây ra tổn thất đối với các ngành hàng này. Bằng cách này, Việt Nam có thể tránh được thiệt hại về mặt chính trị, thương mại hoặc ngoại giao của việc áp dụng biện pháp tự vệ hoặc chống bán phá giá (tránh đối đầu với Trung Quốc), đáp ứng được nhu cầu cụ thể. Đây có lẽ cũng là lý do có tính chính trị và pháp lý giải thích tại sao ACFTA không công nhận nhu cầu đặc biệt và khác biệt (S&D) của các nước CLMV.

Tình huống thứ hai là việc phát sinh nhu cầu đàm phán các hướng và ‘cơ chế sáng tạo’ mà các nước khác đã đưa ra đàm phán hoặc đưa vào FTA và/hoặc thỏa thuận ưu đãi thương mại của họ. Các hướng và ‘cơ chế sáng tạo’ này có thể trở thành những công cụ hiệu quả mà Việt Nam cần đưa vào FTA của mình với các bên thứ ba. Ví dụ gần đây là việc Hoa Kỳ đưa vào FTA Hoa Kỳ – Hàn Quốc một công cụ liên quan đến trao đổi thương mại các loại xe có động cơ. Công cụ này được gọi là “thoái lui - snap back”, cho phép Hoa Kỳ được “thoái lui” về cam kết thuế nhập khẩu đối với các loại ô tô của Hàn Quốc nếu Hàn Quốc áp dụng các biện pháp làm suy giảm lợi ích dự kiến của Hiệp định dành cho Hoa Kỳ. Ý tưởng nêu ra là Việt Nam cần đàm phán được công cụ tương tự trong các FTA liên quan đến các sản phẩm nhạy

Page 8: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

7

cảm để có thể “thoái lui” về cam kết thuế nếu đối tác FTA của Việt Nam áp dụng biện pháp ảnh hưởng đến lợi ích dự kiến dành cho Việt Nam hoặc nếu ngành trong nước bị tổn thất nghiêm trọng và không dự kiến trước được từ việc cắt giảm thuế theo cam kết FTA. Trong những trường hợp này, FTA cần cho phép Việt Nam có biện pháp cứu trợ thương mại - trade remedies (nghĩa là “thoái lui” cam kết để tăng thuế nhập khẩu) mà không phải vận dụng đến các cơ chế tự vệ hay chống bán phá giá nhiêu khê về thủ tục và mất nhiều phí tổn. Việt Nam cần cân nhắc và dành nguồn lực cho việc đàm phán công cụ này vì đây sẽ là một loại “bảo hiểm” tốt cho Việt Nam, hạn chế rủi ro tiêu cực đối với nền kinh tế do tác động của tự do hóa thương mại theo FTA.

Cuối cùng, Báo cáo phân tích sâu nhiều nội dung khác trong ACFTA, từ quy tắc xuất xứ, cơ chế giải quyết tranh chấp, điều khoản về đầu tư, hạn chế định lượng, các biện pháp phi thuế cho đến các biện pháp hạn chế để đảm bảo thanh toán và các vấn đề khác ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam. Báo cáo cũng phân tích nhu cầu quản lý tiến trình tự do hóa thương mại cũng như nhu cầu đảm bảo việc thực hiện các cam kết một cách bền vững, mang lại tác động tích cực về trung hạn và dài hạn.

Page 9: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

8

GIỚI THIỆU

Quan hệ thương mại giữa ASEAN và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (sau đây gọi là “Trung Quốc”) phát triển từ năm 1991 khi Trung Quốc được trao danh hiệu “Đối tác Tham vấn” của ASEAN. Tháng 7/1996 Trung Quốc được trao danh hiệu Đối tác Đối thoại đầy đủ và hai bên bắt đầu đàm phán để thiết lập khu vực thương mại tự do.

Sau Hội nghị Cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 5 tổ chức tại Brunei ngày 6/11/2001, bước đi đầu tiên cho việc thiết lập khu vực thương mại tự do đã hoàn tất với lễ ký kết Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc vào ngày 5/11/2002. Hiệp định này bắt đầu hiệu lực vào ngày 01/07/2003 (sau đây gọi là “Hiệp định khung”).

Hiệp định khung này tạo cơ sở cho việc xây dựng khu vực thương mại tự do (sau đây gọi là “FTA”) giữa ASEAN và Trung Quốc. Hiệp định này cũng là khuôn khổ cho 4 hiệp định khác làm trụ cột cho ACFTA, bao gồm:

Hiệp định về Thương mại Hàng hóa dưới Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc ngày 29/11/2004 (sau đây gọi là “Hiệp định TIG”);

Hiệp định về Cơ chế giải quyết tranh chấp dưới Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc ngày 29/11/2004 (sau đây gọi là “Hiệp định ACFTA DSM”);

Hiệp định về Thương mại Dịch vụ dưới Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc ngày 14/01/2007 (sau đây gọi là “Hiệp định TIS”); và

Hiệp định về Đầu tư dưới Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc ngày 15/08/2009 (sau đây gọi là “Hiệp định ACFTA về Đầu tư”).

Phân tích định tính trong Báo cáo được thực hiện trên cơ sở rà soát cấu trúc ACFTA, các hiệp định, công cụ của ACFTA, với phương pháp luận mô tả dưới đây. Phân tích định tính căn cứ theo trọng tâm đặt ra tại Điều khoản tham chiếu (TOR) và theo kế hoạch triển khai của Hoạt động FTA-1. Cụ thể, Báo cáo tập trung vào thương mại các mặt hàng, sản phẩm phi nông nghiệp với mục đích phân tích định lượng và đánh giá tác động. Vì thế, phân tích định tính tập trung vào tất cả các công cụ pháp lý liên quan, bao gồm: Hiệp định TIG, Hiệp định ACFTA DSM và (ở mức độ phân tích thấp hơn) Hiệp định ACFTA về Đầu tư.

Page 10: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

9

CHƯƠNG I. BỐI CẢNH KINH TẾ VÀ PHÁP LÝ CỦA ACFTA

1. CƠ CẤU CHUNG CỦA FTA

Hiệp định khung xây dựng nền tảng cho ACFTA bằng cách thiết lập cơ sở pháp lý cho việc đàm phán các nội dung: thương mại hàng hóa, dịch vụ, tự do hóa đầu tư và giải quyết tranh chấp, đồng thời xác lập quy tắc cho Chương trình Thu hoạch sớm (sau đây gọi là “EHP”) để cắt giảm thuế ngay lập tức cho một số chủng loại sản phẩm cụ thể (chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp).

Mục tiêu của Hiệp định khung là:

a. Hoàn thành việc thiết lập khu vực thương mại tự do cho 6 nước ASEAN (bao gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan), Trung Quốc vào năm 2010, các nước CLMV (bao gồm Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam) vào năm 2015;

b. Thúc đẩy tự do hóa và xúc tiến thương mại hàng hóa, dịch vụ; thiết lập cơ chế đầu tư tự do, minh bạch, thuận lợi;

c. Tìm kiếm những lĩnh vực mới và triển khai các biện pháp phù hợp để hợp tác kinh tế chặt chẽ hơn nữa giữa các Bên; và

d. Tạo thuận lợi hơn nữa cho các Thành viên ASEAN mới trong việc hội nhập kinh tế một cách hiệu quả, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các Thành viên.

Cụ thể, các Bên tham gia Hiệp định khung đồng ý xúc tiến đàm phán để thiết lập một FTA trong vòng 10 năm, củng cố và nâng cao hợp tác kinh tế thông qua:

a. Tích cực loại bỏ thuế và hàng rào phi thuế đối với hầu hết thương mại hàng hoá;

b. Tiến tới tự do hoá thương mại dịch vụ về cơ bản tất cả các lĩnh vực;

c. Thiết lập một cơ chế đầu tư cạnh tranh và cởi mở để tạo thuận lợi và thúc đẩy đầu tư trong khuôn khổ FTA;

d. Áp dụng đối xử đặc biệt, khác biệt và linh hoạt cho các nước thành viên mới của ASEAN (các nước CLMV);

e. Áp dụng linh hoạt cho các Bên trong đàm phán FTA đối với các khu vực nhạy cảm của lĩnh vực hàng hoá, dịch vụ và đầu tư. Sự linh hoạt này sẽ được đàm phán và cùng thống nhất dựa trên nguyên tắc có đi có lại và cùng có lợi; và

f. Thiết lập các cơ chế phù hợp để thực hiện hiệu quả Hiệp định khung.

Trên cơ sở Hiệp định khung, các Thành viên đồng ý bắt đầu đàm phán về thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và thủ tục giải quyết tranh chấp để đạt được các mục tiêu trên. Bốn hiệp định làm trụ cột cho ACFTA đã được đàm phán, bao gồm các hiệp định về thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư và giải quyết tranh chấp.

Page 11: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

10

Đàm phán về thương mại hàng hóa và giải quyết tranh chấp hoàn tất vào tháng 10/2004. Hai hiệp định tương ứng được ký kết vào ngày 29/11/2004. Tháng 7/2005, mức thuế áp dụng đối với hơn 7.000 mặt hàng tương đương 90% thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN 6 đã được cắt giảm xuống mức 5% và thấp hơn.1

Thông qua Hiệp định ACFTA DSM, các bên đã đồng ý thiết lập một cơ chế và thể chế chính thức để giải quyết các tranh chấp thương mại và đầu tư trong ACFTA. Hiệp định ACFTA DSM xác lập một hệ thống hoạt động trên cơ sở quy tắc để giải quyết các tranh chấp, bao gồm quy tắc cho việc rà soát các khiếu nại, tố cáo của bên thứ ba độc lập, các phán quyết có tính chất ràng buộc và các cơ chế thực hiện. Hệ thống các quy tắc và thủ tục của Hiệp định cùng với cơ quan ‘quản lý’ được thiết lập được coi là tham vọng và tiến bộ nhất so với cơ chế giải quyết tranh chấp của các FTA song phương khác.

2. HIỆP ĐỊNH KHUNG VÀ CHƯƠNG TRÌNH THU HOẠCH SỚM

Như đã nêu ở trên, Hiệp định khung thiết lập cơ sở pháp lý cho đàm phán về tự do hóa thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, giải quyết tranh chấp và cho chương trình EHP (chương trình thu hoạch sớm).

Phạm vi Hiệp định khung đặt ra cho các lĩnh vực đàm phán tùy thuộc từng lĩnh vực. Chẳng hạn, các nội dung chính về tự do hóa thuế quan và các khía cạnh khác thuộc lĩnh vực thương mại hàng hóa được quy định cụ thể tại Điều 3 Hiệp định khung. Đối với các lĩnh vực khác (dịch vụ và đầu tư) Hiệp định khung chỉ quy định các mục tiêu chính để đàm phán và mục tiêu về tự do hóa.2 Về giải quyết tranh chấp, Hiệp định khung quy định các Bên phải xác lập thủ tục giải quyết tranh chấp chính thức trong vòng 1 năm kể từ khi Hiệp định khung bắt đầu hiệu lực. Trong thời gian chưa có thủ tục giải quyết tranh chấp chính thức, mọi tranh chấp phát sinh liên quan đến việc diễn giải, thực hiện hoặc áp dụng Hiệp định khung sẽ được giải quyết thông qua tham vấn và trung gian hòa giải.

Cùng với việc xác lập cơ sở cho đàm phán về thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và giải quyết tranh chấp, Hiệp định khung còn đề ra chương trình tự do hóa sớm đối với nhiều sản phẩm - Chương trình EHP. Cụ thể, tất cả các sản phẩm ở cấp độ 8/9 số thuộc Chương 1 đến Chương 8 của Hệ thống HS (tức là toàn bộ các sản phẩm nông nghiệp) là đối tượng tự do hóa thuế quan theo các lộ trình cụ thể tùy thuộc vào chủng loại sản phẩm.3 Mục tiêu của Chương trình EHP là đạt được nhân nhượng ngay với việc cắt giảm thuế quan sớm kể từ ngày 01/01/2006.

Danh mục loại trừ cho phép các Bên không áp dụng EHP đối với các sản phẩm nhất định.4 Trên thực tế, chỉ các Thành viên ASEAN tận dụng khả năng này. Trung Quốc không đưa sản phẩm nào vào Danh mục loại trừ của mình. Ngoài ra, Trung Quốc đồng ý nhân nhượng đối với một số sản phẩm phi nông nghiệp mà các Thành viên ASEAN đưa vào EHP trong Danh mục bao gồm (Inclusion List).5

1 Wang Jiangyu, ‘Thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc: Các khía cạnh pháp lý và thể chế, Ấn bản Quan hệ kinh tế Asean – Trung Quốc, ISEAS Publishing, Singapore, 2007, trang 115. 2 Xem Điều 4 và 5 Hiệp định khung. 3 Xem Điều 6.3.b.i Hiệp định khung sửa đổi bởi Nghị định thư số 1 ngày 6/10/2003. 4 Xem Phụ lục 1 Hiệp định khung sửa đổi bởi Nghị định thư số 1 ngày 6/10/2003 và Nghị định thư số 2 ngày 8/12/2006. 5 Xem Phụ lục 2 Hiệp định khung sửa đổi bởi Nghị định thư số 1 ngày 06/10/2003 và Nghị định thư số 2 ngày 08/12/2006.

Page 12: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

11

Danh mục bao gồm do từng Thành viên ASEAN và Trung Quốc thỏa thuận trên cơ sở song phương. Việt Nam không đưa sản phẩm nào vào Danh mục bao gồm để được hưởng lợi về cắt giảm thuế trước ngày Hiệp định TIG bắt đầu hiệu lực. Đây là một điểm thiệt cho Việt Nam, nhưng có lẽ do bối cảnh và mục tiêu đàm phán lúc đó (không có thông tin về việc này) hoặc là sự nhân nhượng lẫn nhau. Dù sao, điều này về mặt thương mại là giá trị tiêu cực (mở cửa thị trường cho Trung Quốc) và không có giá trị tích cực (bảo hộ cho ngành trong nước).

Như đã nêu ở trên, EHP cho phép các sản phẩm của ASEAN thuộc Chương 1-8 HS xuất khẩu sang Trung Quốc được hưởng mức thuế ưu đãi trong khi không phải tất cả các sản phẩm của Trung Quốc thuộc các chương này xuất khẩu sang ASEAN đều được hưởng ưu đãi. Ngoài ra, Trung Quốc còn nhân nhượng về một số loại sản phẩm phi nông nghiệp thông qua Danh mục bao gồm. Trên thực tế, các Thành viên ASEAN được hưởng lợi lớn từ EHP vì Chương trình này cho phép các sản phẩm của ASEAN được xuất khẩu sang Trung Quốc với mức thuế ưu đãi trước khi Hiệp định TIG được hoàn tất đàm phán.6

EHP cũng lập ra 1 bộ quy tắc xuất xứ tạm thời. Bộ quy tắc này được thay thế bởi bộ quy tắc chính thức quy định tại Hiệp định TIG. Một số quy tắc xuất xứ chính thức thuộc Hiệp định TIG sau này phản ánh nội dung của bộ quy tắc tạm thời, như chỉ ra dưới đây.

Kể từ ngày ký kết Hiệp định khung, Trung Quốc đồng ý đối xử tối huệ quốc theo quy tắc WTO cho tất cả các thành viên ASEAN không phải là thành viên của WTO. Đến nay Lào là thành viên ASEAN duy nhất chưa phải là thành viên WTO (vào thời điểm ký kết Hiệp định khung cả Campuchia, Lào và Việt Nam đều chưa phải là thành viên WTO). Cách đặt từ ngữ (wording)7 của điều khoản này có thể được diễn giải như sau: (i) Trung Quốc có nghĩa vụ đối xử MFN cho Lào, khác với đối xử ưu đãi theo ACFTA cho các thành viên ASEAN khác; hoặc (ii) Trung Quốc có nghĩa vụ đối xử MFN cho Lào trong mọi nội dung thương mại ngoài phạm vi điều chỉnh của ACFTA.

Nếu cách diễn giải thứ nhất là đúng thì điều này là sự phân biệt đối xử nghiêm trọng đối với Lào, đồng thời không phù hợp với mục tiêu của ACFTA và ảnh hưởng đến quyền lợi của các thành viên ASEAN khác trong trường hợp doanh nghiệp của các thành viên này đầu tư vào Lào trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến, dịch vụ vì các doanh nghiệp này sẽ không được hưởng đối xử ưu đãi theo ACFTA trong thương mại với Trung Quốc. Giả định này cho thấy cách diễn giải thứ nhất sẽ không phải là cách diễn giải được áp dụng, tuy nhiên hữu ích cho mục đích phân tích đầy đủ về mặt định tính lời văn của Hiệp định ACFTA.

Theo cách diễn giải thứ hai, Trung Quốc phải dành cho Lào đối xử MFN trong các lĩnh vực thương mại không thuộc phạm vi của ACFTA. Nghĩa vụ này sẽ tạo ra sự bình đẳng cho Lào cũng như cho các thành viên ASEAN khác trong các lĩnh vực không hoặc chưa thuộc phạm vi điều chỉnh của ACFTA. Trên thực tế, ACFTA điều chỉnh quan hệ thương mại trong các lĩnh vực cụ thể đã nêu còn nguyên tắc MFN của WTO áp dụng đối với mọi lĩnh vực thương mại khác ngoài phạm vi ACFTA. Cách diễn giải này cho phép Lào được hưởng lợi từ việc áp dụng MFN cũng như các thành viên ASEAN khác là thành viên của WTO.

6 Wang Jiangyu, supra, trang 116. Nhân nhượng thuế quan theo EHP không có tính chất ‘đa phương’. Trong khuôn khổ EHP, mỗi Bên có thể đẩy nhanh tốc độ cắt giảm thuế quan cho các Bên khác tham gia trên cơ sở đơn phương. Mỗi Bên cũng có thể đàm phán và đạt được thỏa thuận đẩy nhanh việc cắt giảm thuế quan trên cơ sở song phương và nhiều bên. Tuy nhiên những thỏa thuận này không áp dụng MFN vô điều kiện. Việc áp dụng Danh mục loại trừ không theo nguyên tắc MFN vì việc loại trừ các sản phẩm cụ thể theo danh mục này chỉ áp dụng đối với từng Bên cụ thể (nghĩa là đối với một nước ASEAN khác và/hoặc Trung Quốc). Mỗi Bên đưa vào Danh mục loại trừ những sản phẩm nhất định sẽ không nhân nhượng thuế theo EHP. Wang Jiangyu, supra, trang 117. 7 Điều 9 Hiệp định khung.

Page 13: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

12

Công ước Vienna về Luật đối với các Hiệp định quy định các hiệp định phải được diễn giải theo “tinh thần trung thực phù hợp nghĩa thông thường của các thuật ngữ trong hiệp định xét theo bối cảnh và mục tiêu của hiệp định”. Nghĩa vụ MFN của Trung Quốc cần được diễn giải theo hướng mở rộng đối xử MFN cho Lào đối với các lĩnh vực không thuộc phạm vi của ACFTA (nghĩa là cách diễn giải thứ hai nêu ở trên). Cách diễn giải này được khẳng định qua lộ trình tự do hóa thuế quan theo Hiệp định TIG, theo đó, “các mức thuế MFN áp dụng” của Trung Quốc (trong Biểu cam kết WTO của nước này) được chọn làm cơ sở để bắt đầu cắt giảm thuế.

Điều 10 Hiệp định khung quy định các trường hợp loại trừ chung, cho phép các Bên được vận dụng các biện pháp không phù hợp với điều khoản của Hiệp định khung vì các mục đích an ninh quốc gia, bảo vệ các đồ vật có giá trị nghệ thuật, lịch sử hoặc khảo cổ hoặc các biện pháp mà các Bên thấy cần thiết vì đạo đức cộng đồng, bảo vệ sức khỏe con người, động thực vật, với điều kiện các biện pháp này không được áp dụng một cách tùy tiện hoặc gây ra sự phân biệt đối xử không chính đáng đối với các Bên khác trong cùng điều kiện hoặc nhằm hạn chế thương mại giữa các Bên một cách trá hình.

Xem xét điều khoản tương tự (điều khoản loại trừ chung) trong Hiệp định về Thương mại hàng hóa, Hiệp định về Thương mại dịch vụ và Hiệp định về Đầu tư thuộc ACFTA cho thấy dường như việc áp dụng điều khoản loại trừ chung trên thực tế chỉ hạn chế ở chương trình EHP và các biện pháp nêu tại Phần 2 Hiệp định khung (về hợp tác kinh tế trong nhiều lĩnh vực khác). Quy định này được bổ trợ bằng Điều 6.3.d. Hiệp định khung, theo đó các quy định tương ứng của WTO về việc sửa đổi cam kết, tự vệ, biện pháp khẩn cấp và biện pháp phòng vệ thương mại khác (kể cả các biện pháp chống bán phá giá và đối kháng) áp dụng cho các sản phẩm thuộc phạm vi của chương trình EHP, sẽ ngừng áp dụng và được thay thế bởi các quy định của Hiệp định TIG. Quy định này đảm bảo sự nhất quán giữa cơ chế loại trừ chỉ áp dụng đối với các sản phẩm thuộc phạm vi EHP và cơ chế thuộc Hiệp định TIG. Phân tích dưới đây sẽ chỉ ra quy tắc tương ứng của WTO sẽ tiếp tục được áp dụng đối với nhiều biện pháp, bao gồm các biện pháp chống bán phá giá và đối kháng.

3. BỐI CẢNH KINH TẾ

A. Việt Nam so với Trung Quốc

Các chỉ số chính

Phân tích dưới đây sẽ so sánh hai nước đối tác là Việt Nam và Trung Quốc, tập trung vào những khác biệt quan trọng về địa lý, nhân khẩu và kinh tế gây ảnh hưởng đến các chỉ số. Trung Quốc là một nền kinh tế tương đối lớn và tính theo sức mua (PPP) là nền kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới, chỉ sau EU, Hoa Kỳ và đứng trước Nhật Bản. GDP của Việt Nam chỉ bằng 2% GDP của Trung Quốc, và tính theo sức mua thì GDP bình quân đầu người của Việt Nam chưa bằng ½ của Trung Quốc. Mức tăng trưởng GDP cho thấy sự cách biệt giữa 2 nước, tuy nhiên, khoảng cách giữa GDP bình quân đầu người thực tế của Việt Nam và Trung Quốc sẽ thu hẹp lại trong thập kỷ tới.

Page 14: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

13

Bảng 1.1: Việt Nam và Trung Quốc – Các chỉ số tiêu biểu, 2008

Chỉ số Việt Nam Trung Quốc Việt Nam so với Trung Quốc (%)

Diện tích (km2) 331.210 9.596.961 3,45 Dân số (triệu) (tháng 7/2009)

87

1.338

6,50

Lực lượng lao động (triệu) 47,41 807,30 5,82 GDP (tỷ USD) 90 4.402 2,04 GDP (tỷ USD - theo sức mua) 242 7.973 3,03 Dự báo tăng trưởng GDP thực tế (%) IMF 2009 2010 2014 ADB 2009 2010

6.5 6.8 7,0

6.7 7.0

8,5 9,0 9,5

8,2 8,9

- 3,9 - 3,7 - 2,5

- 3,5 - 2,4

GDP bình quân đầu người (USD - theo sức mua)

2.800 6.000 46,66

Tổng kim ngạch xuất khẩu (tỷ USD) 61,6 1.435 4,29 Tổng kim ngạch nhập khẩu (tỷ USD) 77,61 1.074 7,22 Tài khoản vãng lai (tỷ USD) -6,99 371,8 1,88 Dự trữ ngoại hối (tỷ USD) 23,18 1.968 1,20

Nguồn: Trang web của ADB, Ngân hàng thế giới và IMF.

Khả năng cạnh tranh toàn cầu

Xét về Chỉ số cạnh tranh toàn cầu do Diễn đàn Kinh tế thế giới đề xướng, cả Việt Nam và Trung Quốc đều nâng cao thứ hạng cạnh tranh toàn cầu trong giai đoạn 2005 - 2009.

Khả năng cạnh tranh của Trung Quốc đã được cải thiện rất lớn. Khả năng cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam cũng được cải thiện, phản ánh sự tiến bộ về mặt “nâng cao hiệu suất” và “yếu tố sáng tạo”. Về mặt này, đáng lưu ý là việc Việt Nam trở thành thành viên WTO và tham gia các FTA cho thấy các nhân tố cơ bản mang tính thể chế trợ giúp cho sự tiến bộ về kinh tế.

Bảng 1.2: Việt Nam và Trung Quốc – Chỉ số cạnh tranh toàn cầu

Năm Việt Nam Trung Quốc Khoảng cách “Việt Nam-Trung Quốc”

GCI BR EE IF GCI BR EE IF GCI BR EE IF 2008-09 70 79 73 71 30 42 40 32 40 37 33 39 2007-08 68 34 34 2006-07 77 71 83 81 54 44 71 57 23 27 12 34 2005-06 74 48 26

Nguồn: Trang web Diễn đàn Kinh tế thế giới.

Page 15: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

14

Chú giải: GCI = Chỉ số chung; BR = Các yêu cầu cơ bản;

EE = Nâng cao hiệu suất; IF = Yếu tố sáng tạo.

Hộp 1.1: Nghi vấn về chỉ số GCI

Thứ hạng GCI rõ ràng rất hấp dẫn. Tuy nhiên, phương pháp luận và kết quả của việc xếp hạng này có thể phải đặt dấu hỏi vì chẳng hạn như Hoa Kỳ và Thụy Sĩ được xếp ở hàng đầu trong khi ngân hàng lớn nhất của Thụy Sĩ đang hoạt động rất kém hiệu quả hay thực tế là Hoa Kỳ đang thâm hụt ngân sách nghiêm trọng và phải được Trung Quốc cấp tài chính. Ngoài ra, mức tăng trưởng GDP của Trung Quốc vượt xa rất nhiều lần so với mức tăng trưởng của Hoa Kỳ và Thụy Sĩ.

Năng suất lao động

So sánh năng suất lao động năm 2007 củng cố kết quả về xếp hạng Chỉ số cạnh tranh toàn cầu, cụ thể là năng suất lao động bình quân của Việt Nam kém năng suất của Trung Quốc ở mọi lĩnh vực, tuy nhiên mức đầu tư FDI cao có thể giúp Việt Nam đuổi kịp Trung Quốc trong dài hạn.

Bảng 1.3: Năng suất

Chỉ số Việt Nam Trung Quốc Việt Nam/Trung Quốc (%) GDP/công nhân 1.579 100 4.249 100 37,16

Nông nghiệp 545 34 1.087 26 50,14 Công nghiệp 3.758 237 8.329 196 45,12

Dịch vụ 2.457 155 5.312 125 46,25

Nguồn: Ngân hàng Thế giới và tính toán của tác giả.

B. Ngoại thương của Việt Nam

Thương mại tăng trưởng nhanh

Cả xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam đều tăng nhanh trong những năm gần đây:

- Theo Biểu đồ 2.1, xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới tăng gấp 4,2 lần trong giai đoạn từ 2001 đến 2008, từ 15 tỷ USD lên 62,7 tỷ USD;

- Tổng kim ngạch nhập khẩu từ các nước trên thế giới thậm chí còn tăng nhanh hơn, cụ thể là gấp 5 lần trong giai đoạn 2001 - 2008 và đạt 80,7 tỷ USD vào năm 2008.

Kết quả của sự thay đổi này là mức thâm hụt ngày càng lớn về thương mại hàng hóa, lên đến 18 tỷ USD vào năm 2008.

Page 16: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

15

Biểu đồ 2.1

Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Thương mại với Trung Quốc

Bảng 2.1: Thương mại của Việt Nam với Trung Quốc

Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Giá trị % tổng giá trị Giá trị % tổng giá trị

2000 1.536 10,6 1.401 8,9 2004 2.899 10,9 4.595 14,3 2005 3.228 9,9 5.899 16,0 2006 3.242 8,1 7.391 16,4 2007 3.646 7,5 12.710 20,2 2008 4.535 7,2 15.652 19,3

2008 (tính cả Hồng Kông) 5.412 8,6 18.285 22,6

Nguồn: Tổng cục Thống kê .

Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc gia tăng trong những năm gần đây, tuy nhiên tỷ trọng trong tổng xuất khẩu giảm dần trong giai đoạn từ 2004 đến 2008. Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng nhanh hơn xuất khẩu. Năm 2008, giá trị nhập khẩu lên đến 19,3% tổng nhập khẩu (nếu tính cả nhập khẩu từ Hồng Kông thì lên đến 22,6%). Thâm hụt thương mại với Trung Quốc và Hồng Kông chiếm đến 71,5% tổng thâm hụt thương mại năm 2008.

Thương mại về sản phẩm chế tạo với thế giới và Trung Quốc

Thương mại của Việt Nam về các sản phẩm công nghiệp ở mức giá hiện thời đã tăng gấp 4,2 lần trong giai đoạn từ 2001 đến 2007, từ 24,3 tỷ USD lên đến 93,5 tỷ USD – chiếm 84% tổng thương mại năm 2007. Ngoài ra, theo Biểu đồ 2.2, tỷ trọng thương mại với Trung Quốc về sản phẩm công nghiệp tăng từ 7% vào năm 2001 lên 14% vào 2007, nhấn mạnh tầm quan

-40

-20

0

20

40

60

80

100

1 2 3 4 5 6 7 8Billions USD

2001-2008

Vietnam: Exports, Imports and Trade Balance

X

Xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại của Việt Nam

Tỷ

USD

Page 17: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

16

trọng của Trung Quốc với tư cách là một đối tác thương mại.

Sự gia tăng về thương mại hàng hóa chế tạo với Trung Quốc đi kèm với sự suy giảm về tỷ lệ xuất khẩu/nhập khẩu tương ứng, từ 33,6% năm 2001 xuống còn 9,1% năm 2007. Chỉ trong năm 2007, nhập khẩu hàng hóa chế tạo từ Trung Quốc tăng hơn 70%. Ngoài ra, trong 2001 thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc lên đến 15,7% tổng thâm hụt thương mại hàng hóa chế tạo, còn trong năm 2007 mức thâm hụt đã lên đến 42%. Xu hướng này không nhất thiết là điều đáng lo ngại vì nhập khẩu từ Trung Quốc bao gồm cả các loại thiết bị và bán thành phẩm cần thiết cho sản xuất để xuất khẩu sang các nước thứ ba.

Biểu đồ 2.2

Biểu đồ 2.3

C. Bảo hộ danh nghĩa và bảo hộ hiệu quả

Mức thuế cam kết danh nghĩa và mức thuế áp dụng

Bảng 3.1 thể hiện các mức thuế MFN bình quân cam kết và áp dụng của Việt Nam và Trung Quốc. Đây là các mức thuế để bắt đầu thực hiện tự do hóa, đặc biệt đối với các sản phẩm phi nông nghiệp không thuộc Chương trình Thu hoạch sớm.

Nhìn chung các mức thuế của Việt Nam cao hơn và phân tán hơn các mức thuế của Trung Quốc. Việc cắt giảm thuế đối với thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ giúp Việt

010203040

0 2 4 6 82001-2007

The Export/Import Ratio for Vietnam Trade in Manufactures with China, %

0

5

10

15

0 2 4 6 82001-2007

The Share of China in Vietnam Total Trade in Manufactures, %

Tỷ trọng thương mại với Trung Quốc trong tổng thương mại hàng hóa công nghiệp của Việt Nam

Tỷ lệ xuất khẩu/nhập khẩu về thương mại hàng hóa chế biến của Việt Nam với Trung Quốc (%)

Page 18: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

17

Nam hài hòa các mức thuế và nhờ đó sẽ làm giảm bớt sự méo mó về giá, cải thiện sự phân bổ nhân tố sản xuất.

Bảng 3.1: Việt Nam và Trung Quốc – Các mức thuế

Các mức thuế Việt Nam Trung Quốc So sánh Việt Nam/Trung Quốc

Nông nghiệp

Phi nông nghiệp

Nông nghiệp

Phi nông nghiệp

Nông nghiệp

Phi nông nghiệp

Mức ràng buộc bình quân đơn giản cuối cùng

18,5 10,4 15,8 9,1 1,17 1,14

Mức thuế MFN đơn giản áp dụng năm 2007

24,2 15,7 15,8 9,0 1,53 1,74

Tính trên tỷ trọng thương mại 14,5 12,6 16,0 4,6 0,90 2,73 Hai mức thuế MFN áp dụng

với tần suất cao nhất 15-25% 25-50%

Miễn thuế 25-50%

5-10% 15-25%

0-5% 5-10%

Cao hơn Phân tán hơn

Nguồn: WTO.

Tỷ lệ bảo hộ hiệu quả

Tỷ lệ bảo hộ hiệu quả được xem xét đối với 5 loại sản phẩm liệt kê tại Bảng 3.2. Đối với các sản phẩm như gạch ngói, xe máy và phụ kiện, tỷ lệ bảo hộ hiệu quả ở mức rất cao trong khi tỷ lệ bảo hộ hiệu quả đối với các sản phẩm khác là số âm, nghĩa là các nhà sản xuất trong nước bị thiệt bởi chính sách thương mại. Các sản phẩm như phân bón và thiết bị y tế mặc dù có tỷ lệ bảo hộ là số âm nhưng cần thiết vì đây là các sản phẩm thiết yếu cho sản xuất trong nước hoặc vì mục tiêu sức khỏe của con người. (Xem phần phụ lục về danh mục đầy đủ các sản phẩm).

Bảng 3.2: Tỷ lệ bảo hộ hiệu quả

Sản phẩm 2006 2007 2008 Gạch ngói 67,29 67,47 62,84 Phân bón -4,18 -4,08 -3,88

Thiết bị y tế -4,21 -4,21 -4,42 Xe máy và phụ kiện 87,55 78,52 71,46

Ấn phẩm 10,96 10,79 10,74

Page 19: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

18

CHƯƠNG II. TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA THEO ACFTA

1. HIỆP ĐỊNH VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA

Trên cơ sở Hiệp định khung, Hiệp định TIG thiết lập khung pháp lý cho tự do hóa thương mại hàng hóa giữa các Bên. Hiệp định bao gồm các điều khoản về cắt giảm thuế, quy tắc xuất xứ, nghĩa vụ đối xử quốc gia, các yêu cầu minh bạch hóa, hạn chế định lượng và rào cản phi thuế, các biện pháp tự vệ, quy định về việc sửa đổi cam kết, các biện pháp bảo vệ cán cân thanh toán, các ngoại trừ chung, ngoại trừ về an ninh và nghĩa vụ công nhận nền kinh tế thị trường của Trung Quốc. Hiệp định này còn bao gồm một điều riêng về quan hệ với các quy tắc của WTO. Các khía cạnh này sẽ được xem xét kỹ hơn dưới đây.

1.1. Tự do hóa thuế quan

Về tự do hóa thuế quan, Hiệp định TIG quy định việc cắt giảm thuế đối với tất cả các sản phẩm không thuộc phạm vi Chương trình EHP theo mốc thời gian như sau:

2010 cho ASEAN 6 + Trung Quốc và 2015 cho các nước CLMV đối với các sản phẩm thuộc Danh mục cắt giảm thuế thông thường; và

2018 cho ASEAN 6 + Trung Quốc và 2020 cho các nước CLMV đối với các sản phẩm thuộc Danh mục hàng nhạy cảm.

Theo Điều 3 Hiệp định TIG, việc cắt giảm thuế áp dụng đối với tất cả các dòng thuế không thuộc chương trình EHP. Điều này chỉ ra rằng phạm vi của Hiệp định TIG sẽ không bao gồm các dòng thuế được liệt kê trong các Danh mục bao gồm, Danh mục loại trừ của EHP vì các sản phẩm này là đối tượng của chương trình EHP.

Vì thế, dường như các sản phẩm thuộc Danh mục loại trừ (nằm ngoài chương trình tự do hóa thuế quan theo EHP) cũng nằm ngoài chương trình tự do hóa thuế quan theo ACFTA. Trên thực tế, ngoài các sản phẩm là đối tượng của chương trình EHP, phạm vi của Hiệp định TIG gần như không bị hạn chế. Điều này được khẳng định bằng thực tế là tự do hóa thuế quan theo Hiệp định TIG dường như vận dụng cách tiếp cận ‘chọn bỏ’, nghĩa là tất cả các sản phẩm đều thuộc phạm vi điều chỉnh, trừ các trường hợp ngoại lệ được nêu rõ.8

Việc cắt giảm thuế quan bắt đầu từ “mức thuế MFN áp dụng” tương ứng với các thành viên ASEAN và Trung Quốc là các mức thuế trong hạn ngạch áp dụng tại thời điểm 01/07/2003, và tương ứng đối với Lào, Campuchia và Việt Nam (các Thành viên ASEAN chưa phải là thành viên WTO vào thời điểm ngày 01/01/2003) là các mức thuế các nước này áp dụng đối với Trung Quốc tại thời điểm 01/07/2003. Tự do hóa thuế quan được thực hiện theo 2 danh mục, cụ thể là Danh mục cắt giảm thông thường và Danh mục hàng nhạy cảm. Như đã đề cập ở trên, việc cắt giảm thuế cho các sản phẩm thuộc Danh mục cắt giảm thông thường sẽ phải hoàn tất vào năm 2010 đối với các nước ASEAN 6 và Trung Quốc, và vào năm 2015 đối với các nước CLMV. 150 dòng thuế đã được gia hạn tới năm 2012 cho các nước ASEAN 6 và Trung Quốc, và tới năm 2018 cho các nước CLMV. Phương thức cắt giảm thuế cho các dòng thuế thuộc Danh mục cắt giảm thông thường được nêu chi tiết tại Phụ lục 1 Hiệp định TIG (sửa đổi bởi Nghị định thư sửa đổi Hiệp định TIG)9.

8 Wang Jiangyu, supra, trang 117. 9 Nghị định thư sửa đổi Hiệp định về Thương mại hàng hóa ngày 08/12/2006.

Page 20: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

19

Việt Nam đã cam kết cắt giảm 50% dòng thuế thuộc Danh mục cắt giảm thông thường xuống mức thuế 0-5% không muộn hơn ngày 01/01/2009.10 Việt Nam sẽ tiếp tục cắt giảm thuế 45% dòng thuế thuộc Danh mục cắt giảm thông thường không muộn hơn ngày 01/01/2013.11

Ngoài ra, Việt Nam (cùng với Campuchia, Lào và Myanmar) đã cam kết xóa bỏ hoàn toàn thuế áp dụng đối với các dòng thuế thuộc Danh mục cắt giảm thông thường không muộn hơn năm 2015. Tuy nhiên, các nước này vẫn được phép linh hoạt đối với 250 dòng thuế12 nhưng cũng phải xóa bỏ thuế hoàn toàn không muộn hơn ngày 01/01/2018.13 Phụ lục 1 của Báo cáo này bao gồm Lộ trình cắt giảm thuế quan của Việt Nam đối với các sản phẩm thuộc Danh mục cắt giảm thông thường. Lộ trình này gắn với các thời gian biểu khác nhau cho việc cắt giảm thuế quan quy định tại Phần 1 Phụ lục 1 Hiệp định TIG sửa đổi.14

Các sản phẩm thuộc Danh mục hàng nhạy cảm lại chia thành Danh mục hàng nhạy cảm và Danh mục hàng nhạy cảm cao (sau đây gọi là “SL” and “HSL”) quy định tại Phụ lục 2 Hiệp định TIG. Việc cắt giảm thuế xuống còn 0-5% đối với các sản phẩm thuộc Danh mục SL sẽ phải hoàn tất vào năm 2018 đối với các nước ASEAN 6 và Trung Quốc, trước hoặc vào ngày 01/01/2020 đối với các nước CLMV. Đối với các sản phẩm thuộc Danh mục HSL, các mức thuế áp dụng sẽ phải cắt giảm xuống còn không quá 50% vào năm 2015 đối với các nước ASEAN 6 và Trung Quốc, và vào năm 2018 đối với các nước CLMV. Số lượng các dòng thuế nhạy cảm đối với các nước ASEAN 6 và Trung Quốc không được vượt quá 400 hay 10% tổng giá trị nhập khẩu của thống kê thương mại năm 2001, tùy thuộc mức nào thấp nhất. Các nước CLMV có thể đưa tới 500 dòng thuế vào nhóm nhạy cảm. Phụ lục 2 Hiệp định TIG quy định rõ các loại sản phẩm nào trong Danh mục SL có thể đưa vào Danh mục HSL.15

Việt Nam sẽ phải cắt giảm thuế MFN áp dụng đối với các dòng thuế thuộc Danh mục hàng nhạy cảm xuống 20% không muộn hơn ngày 01/01/2015. Các mức thuế này sẽ phải cắt giảm tiếp xuống 0-5% vào ngày 01/01/2020.16 Ngoài ra, Việt nam cũng sẽ phải cắt giảm thuế cho các sản phẩm theo các phương thức quy định tại Phần 4 Phụ lục 2 Hiệp định TIG.17 Theo Đoạn 3 Điều 3 Nghị định thư sửa đổi Hiệp định TIG, các phương thức cắt giảm thuế được quy định tại Phần 4 Phụ lục 2 Hiệp định TIG.

Các sản phẩm thuộc Danh mục HSL là đối tượng áp dụng các mức thuế cụ thể. Việt Nam (cũng như các Bên khác) phải cắt giảm thuế MFN áp dụng liên quan đến các dòng thuế thuộc Danh mục HSL xuống mức thuế không quá 50% không muộn hơn ngày 01/01/2018.18 Các phương thức cắt giảm cho các dòng thuế quy định tại Phần 4 Phụ lục 2 Hiệp định TIG.19 Theo Đoạn 4 Điều 3 Nghị định thư sửa đổi Hiệp định TIG, các phương thức được quy định tại Phần 4 Phụ lục 2 Hiệp định TIG.

10 Đoạn 6(b)(i) Phụ lục 1 Hiệp định TIG sửa đổi. 11 Đoạn 6(b)(iii) Phụ lục 1 Hiệp định TIG sửa đổi. 12 Đoạn 6(b)(iv) Phụ lục 1 Hiệp định TIG sửa đổi. Việc rà soát danh mục các dòng thuế cụ thể của Việt Nam chưa thực hiện được. 13 Đoạn 6(b)(iv) Phụ lục 1 Hiệp định TIG sửa đổi. 14 Phần Phụ lục này là Tài liệu đính kèm số 1 của Nghị định thư sửa đổi Hiệp định TIG, nhưng việc rà soát Phần này chưa thực hiện được. 15 Cụ thể là không quá 40% các sản phẩm thuộc nhóm nhạy cảm hay 100 dòng thuế đối với các nước ASEAN 6 và Trung Quốc; 40% các sản phẩm thuộc nhóm nhạy cảm hay 140 dòng thuế đối với Việt Nam, tùy thuộc mức nào thấp nhất, và 150 đối với các nước CLM. 16 Đoạn 3(ii) Phụ lục 2 Hiệp định TIG. 17 Điều 3.3.b Nghị định thư sửa đổi Hiệp định TIG. 18 Đoạn 3(iii) Phụ lục 2 Hiệp định TIG. 19 Điều 3.4.a Nghị định thư sửa đổi Hiệp định TIG.

Page 21: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

20

Các dòng thuế không được nêu tại Phụ lục 1 hay Phụ lục 2 Hiệp định TIG sẽ là đối tượng cắt giảm thuế theo Danh mục cắt giảm thông thường.20 Việt Nam đưa vào Danh mục hàng nhạy cảm các sản phẩm như rượu mạnh, thuốc lá, ngói lợp, sỏi, thuốc chữa bệnh, bồn tắm, lốp xe, túi, thắt lưng, phụ kiện quần áo, giấy, sách, quần vải thô, vải thêu, gạch lát, dây dẫn, két an toàn, động cơ, quạt, bếp lò, nồi nấu, điện thoại, microphone, tai nghe nhạc, xe cộ, đồ nội thất, bút, bút chì, bật lửa, bình xịt hương thơm và tranh ảnh.

Bảng sau tóm lược lộ trình tự do hóa thương mại hàng hóa theo ACFTA.

Nhóm Sản phẩm Mức thuế và thời hạn

Thu hoạch sớm Nông nghiệp (HS 01-08)

0% kể từ 01/01/2006

Danh mục cắt

giảm thông

thường (I và II)

ASEAN-6 + Trung Quốc (0% kể từ 01/01/2012)

Tất cả trong “danh mục

thường”

NT I 0% kể từ 01/01/2010 trừ NT II

NT II 150 dòng thuế (0% kể từ 01/01/2012)

CMLV (0% kể từ 01/01/2018)

50% các dòng thuế 0-5% kể từ năm 2009 (Việt Nam), 2010 (Myanmar, Lào), 2012 (Campuchia)

40% các dòng thuế 0% kể từ 01/01/2013

Tất cả các sản phẩm liệt kê

0% kể từ năm 2015 trừ 250 dòng thuế (0% kể từ năm 2018)

Danh mục hàng nhạy cảm

ASEAN-6 + Trung Quốc (tối đa 400 dòng thuế và 10% tổng nhập khẩu)

Các sản phẩm liệt kê trong Danh mục hàng nhạy cảm

20% không muộn hơn 01/01/2012 0-5% không muộn hơn 01/01/2018

CMLV (tối đa 500 dòng thuế) Các sản phẩm liệt kê trong nhóm nhạy cảm

20% không muộn hơn 01/01/2015 0-5% không muộn hơn 01/01/2020

Danh mục hàng nhạy

cảm cao

ASEAN-6 + Trung Quốc (tối đa 40% dòng thuế thuộc Danh mục hàng nhạy cảm hoặc 100 dòng thuế)

Các sản phẩm liệt kê trong Danh mục hàng nhạy cảm cao

50% không muộn hơn 01/01/2015

CMLV (tối đa 40% dòng thuế thuộc Danh mục hàng nhạy cảm hoặc 150 dòng thuế)

Các sản phẩm liệt kê trong Danh mục hàng nhạy cảm cao

50% không muộn hơn 01/01/2018

20 Wang Jiangyu, supra, trang 117.

Page 22: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

21

1.2. Quy tắc xuất xứ

Quy tắc xuất xứ áp dụng đối với hàng hóa trao đổi thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định được quy định tại Phụ lục 3, thay thế cho quy tắc xuất xứ tạm thời quy định tại EHP. Theo quy tắc xuất xứ của Hiệp định TIG, các sản phẩm có xuất xứ ACFTA khi:

Hoàn toàn được sản xuất hay khai thác trong lãnh thổ của một Bên;21

Không dưới 40% hàm lượng có xuất xứ từ một Bên;

Tổng giá trị của nguyên vật liệu, bộ phận hay nông sản ngoài khu vực ACFTA không vượt quá 60% giá FOB của sản phẩm, với điều kiện khâu sản xuất cuối cùng nằm trong lãnh thổ của một Bên tham gia ACFTA. Quy tắc này đặt ra yêu cầu hàm lượng thuộc khu vực ACFTA phải đạt 40%, như quy định ở trên;

Tổng hàm lượng ACFTA của sản phẩm cuối cùng không dưới 40% trong trường hợp xuất xứ cộng gộp;22

Phát sinh chuyển đổi cơ bản trong lãnh thổ của một Bên. Những hoạt động hoặc giai đoạn chế biến sau đây, dù riêng rẽ hay kết hợp cũng sẽ không được chấp nhận xuất xứ: (i) bảo quản hàng hóa cho mục đích vận tải hoặc lưu kho; (ii) tạo thuận lợi cho việc vận chuyển hoặc vận tải; (iii) bao bì đóng gói; và

Các sản phẩm đáp ứng Quy tắc sản phẩm cụ thể quy định tại Tài liệu đính kèm B Phụ lục 3 Hiệp định TIG.

Như vậy, quy tắc xuất xứ của Hiệp định TIG đặt ra hàm lượng 40% ACFTA để được cấp xuất xứ ACFTA cho các sản phẩm không được sản xuất hoặc khai thác hoàn toàn trong lãnh thổ của một Bên. Từ góc độ ASEAN, điều này có nghĩa là để được hưởng ưu đãi, hàm lượng ASEAN phải đạt ít nhất 40%, bất kể là “trong một nước” hay cộng gộp xuất xứ.

21 Quy tắc 3 Phụ lục 3 Hiệp định TIG quy định các trường hợp sau sản phẩm được coi là hoàn toàn sản xuất hoặc khai thác trong lãnh thổ của một Bên:

a. Cây trồng hoặc sản phẩm từ cây trồng được thu hoạch, hái lượm hoặc thu thập trong lãnh thổ Bên này;

b. Động vật sống sinh ra và nuôi trong lãnh thổ Bên này; c. Sản phẩm từ động vật sống nêu ở điểm (b) trên; d. Sản phẩm có được từ việc săn bắn, bẫy, câu, nuôi trồng thủy sản, thu thập hoặc đánh bắt được

trong lãnh thổ Bên này; e. Khoáng sản và các chất trong tự nhiên không thuộc các điểm từ (a) đến (d) được tách hoặc lấy

ra từ đất, nước, thềm lục địa hoặc dưới thềm lục địa của Bên này; f. Các sản phẩm thu được từ nước, thềm lục địa hoặc dưới thềm lục địa ngoài vùng nước thuộc

lãnh thổ của Bên này, với điều kiện Bên này có quyền khai thác vùng nước, thềm lục địa và dưới thềm lục địa đó theo luật quốc tế;

g. Sản phẩm của việc đánh cá ngoài biển hoặc các loại thủy sản khác từ vùng biển sâu bằng tàu đăng ký với một Bên hoặc được phép mang cờ của Bên này;

h. Sản phẩm được chế biến và/hoặc làm ra trên tàu đăng ký với một Bên hoặc được phép mang cờ của Bên này, không phải các sản phẩm nêu ở điểm (g) ở trên;

i. Các vật phẩm thu thập được ở đó không còn khả năng thực hiện các mục đích ban đầu cũng như không thể khôi phục hoặc sửa chữa và chỉ có thể vứt bỏ hoặc khôi phục các phần nguyên liệu thô hoặc cho mục đích tái chế; và

j. Các hàng hóa có được hoặc sản xuất tại một Bên từ các sản phẩm đề cập ở các điểm từ (a) đến (i) ở trên.

22 Theo Phụ lục 3 Hiệp định TIG, việc cộng gộp xuất xứ áp dụng đối với các sản phẩm tạo ra ở một Bên và được sử dụng trên lãnh thổ của một Bên khác làm đầu vào để sản xuất sản phẩm cuối cùng và đáp ứng điều kiện để được đối xử ưu đãi theo Hiệp định TIG.

Page 23: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

22

Việc áp dụng quy tắc xuất xứ của Hiệp định TIG cần được đánh giá và xem xét cùng với quy định về hải quan của các Bên, chẳng hạn như quy định về hoàn thuế nhập khẩu. Quy định về hoàn thuế nhập khẩu cho phép các sản phẩm xuất khẩu được hoàn thuế nhập khẩu và VAT đối với các nguyên vật liệu nhập khẩu cho mục đích chế biến hàng xuất khẩu, tạo ra ưu thế lớn cho ngành trong nước của nước áp dụng quy định này.

Đây chính là trường hợp phát sinh khi có FTA, theo đó thuế nhập khẩu được cắt giảm, thậm chí xóa bỏ. Quy định về hoàn thuế nhập khẩu sẽ giúp cho ngành của nước sản xuất được hoàn thuế nhập khẩu vật liệu đầu vào từ các nước khác. Việc hoàn thuế đi kèm với yêu cầu hàm lượng xuất xứ thấp trong khuôn khổ FTA sẽ giúp nước sản xuất tối đa hóa lợi ích từ FTA vì danh mục các loại sản phẩm được coi là “có xuất xứ” được hưởng ưu đãi sẽ nhiều hơn.

Một ví dụ về cơ chế này là trường hợp FTA giữa EU và Hàn Quốc,23 trong đó các Bên cho phép lẫn nhau áp dụng hoàn thuế nhập khẩu. Hàn Quốc được phép hoàn thuế nhập khẩu và VAT cho các nhà sản xuất của mình đối với các bộ phận và phụ kiện ô tô nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc (hoặc từ các nhà sản xuất các bộ phận có tính cạnh tranh cao khác) để lắp ráp ô tô xuất khẩu. Nhờ đó, ngành sản xuất ô tô của Hàn Quốc được hưởng lợi vì được phép nhập khẩu các sản phẩm chi phí thấp và hiệu quả kinh tế cao mà không phải chịu chi phí tương ứng về thuế nhập khẩu.

Khi có FTA, điều này còn mang lại lợi thế lớn hơn vì các nhà sản xuất trong nước được thuế ưu đãi. Tuy nhiên, lợi thế này chỉ thành hiện thực nếu quá trình chuyển đổi diễn ra tại Hàn Quốc (tiếp tục với ví dụ về FTA EU-Hàn Quốc) đủ để sản phẩm hoàn thiện được coi có xuất xứ Hàn Quốc theo quy tắc xuất xứ của FTA EU-Hàn Quốc. Trong ví dụ này, trên cơ sở yêu cầu xuất xứ, các nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc có thể:

Nhập khẩu các bộ phận có tính cạnh tranh và hiệu quả kinh tế chẳng hạn như từ Trung Quốc (hoặc Việt Nam);

Được hoàn thuế nhập khẩu đối với các bộ phận nhập khẩu theo quy định về hoàn thuế nhập khẩu; và

Với điều kiện giá trị của đầu vào nhập khẩu không vượt quá 45% giá tại xưởng của sản phẩm cuối cùng (theo quy tắc xuất xứ của FTA EU-Hàn Quốc), được chứng nhận xuất xứ Hàn Quốc đối với sản phẩm cuối cùng và xuất khẩu sang EU với mức thuế ưu đãi (theo FTA).

Phân tích định lượng cho thấy thương mại của Việt Nam với Trung Quốc tăng nhanh trong thời gian gần đây và đạt kim ngạch cao. Trong các cuộc đàm phán FTA mà Việt Nam hiện đang tiến hành hoặc sắp sửa bắt đầu (như với EU) trên cơ sở song phương (như với Chi-lê, EU và Hàn Quốc) hoặc cùng khối ASEAN khác (như với EU và Ấn Độ), Việt Nam cần tập trung vào việc đàm phán một cách có hệ thống về quy tắc xuất xứ và việc vận dụng hoàn thuế nhập khẩu để được hưởng lợi thế cao nhất từ các đối tác FTA trong tương lai thông qua thương mại với Trung Quốc và những ưu đãi mà ACFTA tạo ra.

Quan điểm này cần đặt ra khi xét đến vai trò quan trọng (và gây tranh cãi) của quy tắc xuất xứ trong FTA giữa EU và Hàn Quốc. Quy tắc xuất xứ của Hàn Quốc áp dụng đối với ngành ô tô, cộng với quy định về hoàn thuế và cộng gộp xuất xứ bị một số nhà sản xuất ô tô của EU cực lực phản đối và trở thành một vấn đề nóng bỏng nhất của toàn bộ cuộc đàm phán, thậm chí đã từng là vấn đề có thể khiến cả cuộc đàm phán đổ vỡ. Cơ chế này có thể giúp Việt Nam có được một công cụ quan trọng tương tự trong khuôn khổ các cuộc đàm phán đang diễn ra. Việt

23 Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng đồng châu Âu và Hàn Quốc (sau đây gọi là “FTA EU - Hàn Quốc”).

Page 24: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

23

Nam cần xác định các quy tắc xuất xứ FTA cụ thể mang lại lợi thế trong việc sản xuất cho xuất khẩu để được hưởng ưu đãi khi vào thị trường của các đối tác FTA quan trọng.

1.3. Yêu cầu về đối xử quốc gia và minh bạch hóa

Quy định về đối xử quốc gia tại Điều 2 Hiệp định TIG lồng ghép quy định của Điều III GATT (với điều chỉnh phù hợp - mutatis mutandis). Ngôn ngữ của Điều 2 (và từ ‘incorporation’) ngụ ý rằng nghĩa vụ đối xử quốc gia cũng áp dụng đối với Lào.

Tương tự, nghĩa vụ minh bạch hóa tại Điều X của GATT cũng được lồng ghép (với điều chỉnh phù hợp) vào Hiệp định TIG. Cần lưu ý rằng Hiệp định về Thương mại hàng hóa của ASEAN (sau đây gọi là “Hiệp định ATIGA”) cũng áp dụng cách này. Hiệp định ATIGA khi có hiệu lực sẽ là cơ sở pháp lý cho khu vực thương mại tự do giữa các Thành viên ASEAN.

1.4. Hạn chế định lượng và rào cản phi thuế

Theo Điều 8 Hiệp định TIG, các Bên cam kết không áp dụng các hạn chế định lượng trừ khi được phép áp dụng theo quy định của WTO. Đối với các Bên chưa phải là thành viên WTO, Điều này đặt ra những quy tắc cụ thể. Vào thời điểm Hiệp định hoàn tất, Việt Nam chưa phải là thành viên WTO và đã cam kết sẽ xóa bỏ các hạn chế định lượng trong vòng 3 năm kể từ khi Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực hoặc xóa bỏ theo cam kết với WTO, tùy thuộc thời gian nào đến sớm hơn. Các Bên cũng cam kết sẽ xác định và loại bỏ các rào cản phi thuế khác theo lộ trình mà các Bên thống nhất.

Việc quy định như trên, một phần phản ánh những nội dung mà các Bên đã cam kết hoặc sẽ cam kết với tư cách là thành viên WTO, phần khác có thể là nhằm đáp ứng nhu cầu tạo ra một “lưới an toàn” để chống lại các biện pháp hạn chế và rào cản đã nêu, đảm bảo rằng họ có thể vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của ACFTA đối với những tranh chấp phát sinh từ việc áp dụng và duy trì các hạn chế định lượng và các rào cản phi thuế khác.24

Tuy nhiên, cơ chế này bao gồm việc xác định và loại bỏ những rào cản phi thuế cũng có thể nhằm xác định và loại bỏ những rào cản phi thuế mà các quy tắc hiện thời của WTO không cấm (chẳng hạn như thuế xuất khẩu). Ngoài ra, Điều này cũng có khả năng nhằm tạo ra cho các Bên tham gia ACFTA chưa phải là thành viên WTO một khung thời gian cụ thể để loại bỏ các hạn chế định lượng.

1.5. Các nguyên tắc của WTO

Theo Điều 7 Hiệp định TIG, trong các quy định liên quan của hiệp định này hay bất kỳ thỏa thuận nào trong tương lai, các Bên tái khẳng định cam kết tuân thủ các quy tắc của WTO về các biện pháp phi thuế, trợ cấp, đối kháng, chống bán phá giá và quyền sở hữu trí tuệ.25 Vì thế, các quy tắc của WTO sẽ điều chỉnh đối với nhiều lĩnh vực ảnh hưởng đến thương mại hàng hóa giữa các Bên. Một hậu quả mà việc áp dụng quy tắc của WTO dẫn tới là trong trường hợp phát sinh tranh chấp trong lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của quy tắc WTO thì Tòa án trọng tài của ACFTA chỉ có thể xem xét việc áp dụng quy tắc của WTO và vận dụng án lệ liên quan.

Ngoài ra, Điều 7 quy định rằng các điều khoản của Hiệp định WTO về Thương mại hàng hóa không được đề cập trong Hiệp định TIG sẽ áp dụng đối với Hiệp định TIG (với những điều

24 Wang Jiangyu, supra, trang 120. 25 Điều này cũng quy định rõ rằng các Bên là thành viên ASEAN nhưng không phải thành viên WTO phải tuân thủ các quy định WTO theo cam kết gia nhập WTO của mình.

Page 25: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

24

chỉnh phù hợp) “trừ khi bối cảnh không thể áp dụng được”. Quy định này không đưa thêm chi tiết để đảm bảo sự rõ ràng về quyền hạn và nghĩa vụ của các Bên theo Hiệp định TIG vì từ “bối cảnh” có thể diễn giải theo nhiều cách, dẫn đến việc áp dụng quy tắc của WTO tùy thuộc vào suy xét của các Bên. Các Bên cần chi tiết hóa và thống nhất một cách hiểu chung về từ “bối cảnh” để có thể áp dụng quy định của WTO.

2. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HÓA TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA

2.1 Nhận xét ban đầu

Phạm vi tác động

Phân tích tác động thực tế (hậu kỳ – ex-post) và tiềm tàng (tiền kỳ – ex-ante) của quá trình tự do hóa thương mại là một vấn đề cực kỳ phức tạp.

Như chỉ ra ở Bảng 6.1, tác động của quá trình tự do hóa thương mại có thể xét theo nhiều chiều, bao gồm tác động đến dòng thương mại, sản lượng, việc làm, FDI và phúc lợi. Ngoài ra, tự do hóa thương mại còn có thể tác động trong ngắn hạn và dài hạn.

Bảng 6.1 chỉ ra phạm vi nghiên cứu, chủ yếu dựa vào dữ liệu của Tổng cục Thống kê (GSO) và một số nghiên cứu chọn lọc trước đây.

Bảng 6.1: Tác động của tự do hóa thương mại – phạm vi nghiên cứu và nguồn thông tin, dữ liệu

Tác động Phạm vi và nguồn thông tin sử dụng

Thương mại, xuất khẩu, nhập khẩu Dữ liệu của GSO Tác động tạo dựng thương mại (trade creation) và gây chệch hướng thương mại (trade diversion)

Các nghiên cứu học thuật

Tác động đến các ngành Dữ liệu của GSO, các nghiên cứu học thuật Thu ngân sách Nhà nước Dữ liệu của GSO, thống kê của IMF, OECD Sản lượng Dữ liệu của GSO Đầu tư Dữ liệu của GSO, UNCTAD Cán cân thanh toán Thống kê của IMF Tăng trưởng Dữ liệu của GSO Việc làm và lương Dữ liệu của GSO Giảm nghèo UNDP Phúc lợi IMF Môi trường Các nghiên cứu học thuật Các khía cạnh định tính khác Các báo cáo, phương tiện thông tin đại chúng

Các hướng tiếp cận (“phương pháp luận”): so sánh và đánh giá tóm lược

Việc phân tích tác động thực tế hoặc tiềm tàng của tự do hóa thương mại có thể vận dụng nhiều cách tiếp cận và phương pháp luận khác nhau, chủ yếu phân ra đánh giá định tính hay định lượng, vận dụng công cụ đơn giản hay phức tạp.

Điều cần lưu ý rằng mỗi phương pháp có điểm mạnh và điểm yếu và đôi khi đòi hỏi những điều kiện rất cụ thể để có thể vận dụng đúng đắn.

Page 26: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

25

Bảng 6.2 tóm lược một số cách tiếp cận để đánh giá tác động tự do hóa thương mại và chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu của mỗi cách tiếp cận. Trong nghiên cứu này, chúng tôi dựa chủ yếu vào phân tích tính nhạy cảm, phân tích so sánh tĩnh, và phân tích cân bằng từng phần tương tự như các nghiên cứu của IMF và OECD.

Bảng 6.2: Đánh giá tác động – các cách tiếp cận/phương pháp luận lựa chọn

Phương pháp luận

Vấn đề chính Lợi thế Yếu điểm

Phân tích SWOT (Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Thách thức)

Đánh giá định tính cho một ngành

Có thể thực hiện trong vài ngày

- Đòi hỏi phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia có nguồn thông tin tốt

- Đánh giá mang tính chủ quan

Các mô hình cân bằng từng phần

Tác động đối với thương mại và ngân sách

- Rõ ràng - Ít đòi hỏi về dữ liệu - Dễ trình bày

- Tính đàn hồi về giá của nhập khẩu đôi khi không có

- Thiếu tính liên kết giữa các thị trường

Các mô hình kinh tế lượng đa phương trình

- Giải thích nền kinh tế

- Kiểm định các giả thiết, dự đoán và phân tích các tình huống

- Xác minh giả thiết trên cơ sở bằng chứng

- Có nền tảng lý thuyết

- Đòi hỏi nhiều dữ liệu - Nhiều trường phái đối lập nhau

(như ‘Hendryfication’, ‘VARs’, v.v...)

- Tốn thời gian và nguồn lực - Đôi khi khó giải thích cho

những người không có chuyên môn về kinh tế lượng

CGEM Tác động đối với thương mại, sản lượng và thu ngân sách

- Cách tiếp cận theo tổng thể nền kinh tế

- Phân tích tình huống

- Có thể bị sai lầm bởi hội chứng “Hộp đen”

- Bị coi là không thiết thực - Giả định hạn chế - Dựa nhiều vào các nhân tố và

các điều kiện cân bằng - Thiếu các phương trình về

hành vi - Đòi hỏi nhiều dữ liệu (ví dụ

như các ma trận IO và SAM) - Khó giải thích hoặc thậm chí

khó minh chứng được một số quan hệ

Các mô hình lực hấp dẫn

Chủ yếu đánh giá tác động của tự do hóa thương mại

- Số lượng biến số không nhiều, bao gồm những biến số thường gặp: GDP, GDP bình quân đầu người, khoảng cách, bảo hộ, tỷ giá hối đoái

- Hệ số xác định quan hệ chắc chắn ở mức cao

- Tương đối yếu về mặt lý thuyết

Page 27: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

26

Dữ liệu sử dụng

Căn cứ theo Điều khoản tham chiếu, các số liệu thống kê được sử dụng cho mục đích của nghiên cứu này bao gồm các dữ liệu về thương mại, dữ liệu về ngành và thuế nhập khẩu.

Do đó, về cơ bản, nghiên cứu này dựa vào 3 nhóm phân loại chủ yếu về sản phẩm và hoạt động kinh tế:

(i) Hệ thống hài hòa hóa - HS (tập trung chủ yếu vào thuế),

(ii) Bảng phân loại thương mại quốc tế tiêu chuẩn - SITC, và

(iii) Bảng phân loại ngành quốc tế tiêu chuẩn - ISIC;

và ngoài ra còn vận dụng một số phiên bản khác của các chuẩn phân loại nêu trên.

Xét đến tầm quan trọng của việc xác định các ngành nhạy cảm, tất cả các dữ liệu tham chiếu về sản xuất, thương mại và bảo hộ sản xuất trong nước đều phải chuyển đổi theo định dạng ISIC ở cấp độ 2 chữ số (Xem phụ lục về chi tiết nội dung các phân loại này).

2.2 Tác động thực tế đối với thương mại về các sản phẩm công nghiệp

Nhập khẩu sản phẩm công nghiệp từ Trung Quốc đã tăng hơn 70% năm 2007, cao hơn nhiều tốc độ tăng trưởng nhập khẩu từ các nước ASEAN và các nước còn lại trên thế giới. Đáng lưu ý là tốc độ tăng trưởng cao nhất lên đến 80% vào năm 2004. Sự gia tăng nhập khẩu đột biến từ Trung Quốc năm 2004 và 2007 khó có thể gắn với việc cắt giảm thuế nhập khẩu của Việt Nam đối với các sản phẩm công nghiệp và cần có cách lý giải khác. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu từ các đối tác ASEAN đã giảm từ 36% năm 2006 xuống 30% năm 2007. Sự thay đổi này cho thấy việc nhập khẩu sản phẩm công nghiệp từ Trung Quốc đã phần nào thay thế nhập khẩu từ các đối tác ASEAN.

Về xuất khẩu, dường như có sự tương đồng về tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm công nghiệp sang 3 khu vực ASEAN, Trung Quốc và các nước còn lại trên thế giới, đồng thời các tốc độ tăng trưởng này cũng nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng nhập khẩu.

Figure 7.1: Growth Rates of Vietnam Imports of Manufactures

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

1 2 3 4 5 6

2002-2007

R-o-WChinaASEAN

Biểu đồ 7.1: Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu của Việt Nam về sản phẩm công nghiệp

Thế giới Trung Quốc ASEAN

Page 28: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

27

Xét về cấu trúc nhập khẩu từ Trung Quốc năm 2007, nhóm nhập khẩu tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất là hàng thiết bị điện và điện tử, có tỷ lệ tăng trưởng đến 237%; nhưng có thể đóng góp vào việc tăng cường năng lực sản xuất của Việt Nam, tác động tích cực cho tăng trưởng trong dài hạn và xuất khẩu.

2.3 Phân tích nhạy cảm thực tế (hậu kỳ -ex post)

A. PHƯƠNG PHÁP LUẬN

Tiêu chí/chỉ số tham chiếu

Nhiều chỉ số có thể được đưa vào để xác định các ngành nhạy cảm. Một số chỉ số có thể phù hợp hơn các chỉ số khác và các chỉ số được lựa chọn cần phản ánh các ưu tiên và sự ưa chuộng của các nhà hoạch định chính sách cũng như các quan chức cấp cao trong bộ máy chính trị.

Hai phương pháp (sử dụng 4 chỉ số) sau đây được đề xuất vận dụng cho nghiên cứu này để (i) định nghĩa và (ii) xác định các ngành nhạy cảm xét từ góc độ thương mại với Trung Quốc về sản phẩm công nghiệp.

Bảng 8.1 thể hiện 2 phương pháp đã nêu và các chỉ số định lượng tương ứng.

Phương pháp I xác định các ngành (hoặc nhóm sản phẩm) nhạy cảm về mặt sản lượng trong khi Phương pháp II tập trung vào các ngành nhạy cảm về mặt thương mại.

Bảng 8.1: Phương pháp và chỉ số để xác định các ngành nhạy cảm

Chỉ số Phương pháp I Theo góc độ sản

lượng II Theo góc độ

thương mại Tính năng động của sản lượng thực tế X Tính năng động của lượng nhập khẩu X Thâm hụt thương mại X Chênh lệch giữa tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu

X

-20

-10

0

10

20

30

40

50

1 2 3 4 5 6

%

2002-2007

Figure 7.2: Growth Rates of Vietnam Exports of Manufactures

R-o-WChinaASEAN

Thế giới Trung Quốc ASEAN

Biểu đồ 7.2: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam về sản phẩm công nghiệp

Page 29: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

28

Kết quả của Phương pháp I và II có thể được xem xét riêng rẽ hay tổng hợp để đưa ra một bức tranh tổng thể.

Phương pháp I (theo góc độ sản lượng)

Phương pháp I tương ứng với các phương pháp đã từng được đề xuất để xác định các ngành nhạy cảm. 26

Với Phương pháp I như ban đầu đề xuất cho nghiên cứu này, các ngành nhạy cảm về mặt sản lượng là các ngành có 2 đặc tính sau:

- Suy giảm về sản lượng thực tế, và

- Có tăng trưởng dương về lượng nhập khẩu.

Với mục đích minh họa, các ngành nhạy cảm tương ứng với Nhóm I trong Bảng 8.2 với giả định rằng sự suy giảm về sản lượng là do hàng hóa nhập khẩu.

Các nhóm hoặc ngành khác (II, III và IV) không được coi là nhạy cảm.

Một lần nữa điều quan trọng cần nhấn mạnh là các tiêu chí khác có thể lựa chọn để phân tích, chẳng hạn như phân tích mối quan hệ nhân quả để đánh giá mối liên hệ giữa sự thay đổi về sản lượng thực tế và lượng nhập khẩu. Tuy vậy, cần lưu ý rằng việc phân tích mối quan hệ nhân quả cũng phải lựa chọn giữa phương pháp “Tự hồi quy” và “Phân tích quang phổ”.

Bảng 8.2: Phân bố các các ngành công nghiệp theo Phương pháp I Tỷ lệ tăng trưởng sản xuất

Âm Dương Tỷ lệ tăng trưởng nhập khẩu

Dương Nhóm I Các ngành nhạy cảm

Nhóm II

Âm Nhóm III Nhóm IV

Phương pháp II (theo góc độ thương mại)

Các ngành nhạy cảm về thương mại có 2 đặc điểm sau:

- Có thâm hụt thương mại và;

- Nhập khẩu tăng trưởng nhanh hơn xuất khẩu.

Nói cách khác, một ngành được coi là nhạy cảm về thương mại khi có thâm hụt thương mại và thâm hụt tiếp tục gia tăng.

26 Đã từng áp dụng cho Hoa Kỳ, xem tài liệu tham khảo Gregory K. Schoeffle, “Nhập khẩu và việc làm nội địa: xác định các ngành bị ảnh hưởng”, Báo cáo Rà soát lao động theo tháng, tháng 08/1982, trang 13-26.

Page 30: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

29

Bảng 8.3: Phân bố các các ngành công nghiệp theo Phương pháp II Cân bằng thương mại (X – M)

Thâm hụt Thặng dư GX – GM Âm Nhóm I

Các ngành nhạy cảm Nhóm II

Dương Nhóm III Nhóm IV

Chú giải: GM (X) = Tỷ lệ tăng trưởng nhập khẩu (xuất khẩu).

Tầm quan trọng của các phương pháp

Phân tích về tính nhạy cảm của sản lượng quan trọng về mặt xã hội khi:

- Sự suy giảm lớn về sản lượng dẫn đến việc cắt giảm đáng kể việc làm, và

- Nền kinh tế vốn đã có thất nghiệp ở mức cao.

Xét về tính nhạy cảm thương mại, sự thâm hụt thương mại ở một ngành cụ thể sẽ gây quan ngại lớn khi trong một số trường hợp sự thâm hụt này làm trầm trọng thêm sự thâm hụt thương mại chung của cả nước, như trong trường hợp Hoa Kỳ, khiến nước này phải có các biện pháp phòng vệ thương mại cụ thể, sau khi đã đánh giá rõ ràng các điều kiện cạnh tranh và hậu quả của cạnh tranh đối với các nhà sản xuất trong nước.

Các ngành nhạy cảm cao

Như đã đề cập ở trên, Phương pháp I và II có thể sử dụng kết hợp lẫn nhau và xác định được các ngành “nhạy cảm cao”. Đây là các ngành được coi là nhạy cảm ở cả 2 phương pháp, minh họa là Nhóm A trong Bảng 8.4. Đây là nhóm sản phẩm cần lưu ý đặc biệt khi đàm phán cắt giảm thuế quan.

Bảng 8.4: Bảng phân loại chung các ngành công nghiệp theo mức độ nhạy cảm Phương pháp II (theo góc độ thương mại)

Nhạy cảm Không nhạy cảm Phương pháp I (theo góc độ sản lượng)

Nhạy cảm Nhóm A

Nhạy cảm cao

Nhóm B1 Nhạy cảm về sản lượng

Không nhạy cảm Nhóm B2 Nhạy cảm về thương mại

Nhóm C Không nhạy cảm

Đàm phán tự do hóa, tự do hóa và tính nhạy cảm

Việc chuẩn bị cho đàm phán tự do hóa thương mại có thể vận dụng nhiều chiến lược khác nhau. Ngoài ra, trong quá trình đàm phán, chiến lược vận dụng có thể phải sửa đổi căn cứ vào thông tin bổ sung có được. Việc xây dựng các chiến lược phát triển nên và cần dựa trên mục tiêu dài hạn của đất nước.

Page 31: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

30

Khi đàm phán FTA, nhà đàm phán cần đồng thời xem xét mức thuế thực tế áp dụng và mức độ nhạy cảm (nhạy cảm cao, nhạy cảm và không nhạy cảm) của tất cả các ngành như chỉ ra ở Bảng 8.5.

Chẳng hạn, không nên cam kết dưới mức thực tế áp dụng đối với hầu hết các sản phẩm nhạy cảm cao và nhạy cảm có mức thuế cao hoặc trung bình.

Đối với một số sản phẩm nhạy cảm khác, nhà đàm phán có thể vận dụng mức độ linh hoạt nhất định, có tính đến các yếu tố bổ sung chưa được đề cập trong Phương pháp I và II.

Các sản phẩm không nhạy cảm có mức thuế cao và trung bình có thể sử dụng làm đối tượng nhân nhượng trong đàm phán.

Bảng 8.5: Mức độ nhạy cảm của các ngành công nghiệp và mức thuế bình quân áp dụng Các ngành công nghiệp

Nhóm A Nhạy cảm cao

Nhóm B (1+2) Nhạy cảm

Nhóm C Không nhạy cảm

Mức thuế Cao Ranh giới không nên hạ thấp thuế

Ranh giới Đối tượng nhân nhượng? Trung bình

Thấp Đối tượng nhân nhượng?

Ngoài ra, bản chất, nội dung và mục đích sử dụng cuối cùng của sản phẩm nhập khẩu cũng cần được xem xét kỹ để phân biệt:

1) Thiết bị cần thiết cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài hoạt động tại Việt Nam,

2) Bán thành phẩm để sản xuất các hàng hóa khác,

3) Hàng hóa thành phẩm,

4) Hàng hóa thành phẩm có thể chia thành hàng thiết yếu (bao gồm một số chủng loại thuốc cơ bản và lương thực thực phẩm), các hàng hóa không thiết yếu và xa xỉ. Lưu ý danh mục hàng hóa thiết yếu có thể thay đổi theo từng thời kỳ.

Tựu trung lại, Việt Nam cần xem xét và xây dựng một khuôn khổ chính sách toàn diện để xác định và thúc đẩy các ngành chiến lược, nếu có thể. “Công cụ” này cần được xây dựng trên các lợi thế cạnh tranh/so sánh thực tế và tiềm năng, đồng thời giúp phân bổ các nguồn tài chính công và thu hút FDI vào các lĩnh vực cụ thể.

Tầm quan trọng về mặt kinh tế và xã hội của các ngành nhạy cảm

Các ngành nhạy cảm có mức độ bảo hộ từ trung bình đến cao và mang lại sản lượng cũng như số việc làm lớn cần được các nhà hoạch định chính sách cân nhắc đầy đủ khi xét đến khả năng tự do hóa, thậm chí ở mức độ rất hạn chế. Vì thế, biểu đồ về sản lượng và việc làm sẽ cho phép đi đến kết luận đầy đủ hơn về tác động tiềm năng của việc cắt giảm thuế.

Page 32: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

31

B. KẾT LUẬN

Phân tích nhạy cảm

Trừ các ngành “tổng hợp” đang suy giảm (theo phân loại SITC 29, 32, 33), phân tích về tính nhạy cảm không cho phép kết luận toàn diện. Ngoài ra, dữ liệu về lượng nhập khẩu không sẵn có. Vì những lý do này, phân tích nhạy cảm chỉ tập trung vào dòng thương mại.

Bảng 8.6 phân tích và so sánh dòng thương mại từ những năm 2001 đến 2007. 13 trong tổng số 23 nhóm mặt hàng sản xuất được trao đổi giữa Việt Nam và Trung Quốc có thể coi là có tính nhạy cảm cao. Những mặt hàng nhạy cảm cao này chiếm đến 83,28% tổng lượng hàng công nghiệp nhập khẩu từ Trung Quốc vào năm 2007. Đây quả thực là một mức khá cao.

Xét về kim ngạch nhập khẩu, 3 nhóm mặt hàng quan trọng có tính nhạy cảm cao là:

1) Nhóm mặt hàng phục vụ luyện kim (phân loại SITC 27 – chiếm 22,43% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng công nghiệp nhập từ Trung Quốc năm 2007)

2) Nhóm máy móc thiết bị (phân loại SITC 29 – 12,9% tổng kim ngạch nhập khẩu)

3) Nhóm mặt hàng dệt (phân loại SITC 17 – 12,49% tổng kim ngạch nhập khẩu).

Như vậy, tổng cộng 3 nhóm mặt hàng nói trên đã chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng công nghiệp từ Trung Quốc năm 2007.

Trên thực tế, tất cả các sản phẩm công nghiệp trao đổi với Trung Quốc đều thuộc diện nhạy cảm, với đặc trưng như sau:

- Có thâm hụt thương mại nhưng thâm hụt không gia tăng (khoảng 15% tổng số hàng hóa nhập khẩu), hoặc

- Có thặng dư thương mại kết hợp với tỷ lệ xuất khẩu/nhập khẩu suy giảm (1,25% tổng số hàng hóa nhập khẩu), hoặc

- Có thâm hụt thương mại gia tăng (tương ứng với các loại hàng hóa nhạy cảm cao có mức thâm hụt gia tăng).

Xét về mức thuế, các loại hàng hóa “trên mức thuế bình quân” và “dưới mức thuế bình quân” có sự phân biệt rõ rệt.

Phần lớn các ngành có mức thuế trên 12,44% - mức bình quân theo lưu lượng trao đổi. Sự phân tán các mức thuế trong biểu thuế không có nguyên nhân rõ ràng. Đây có thể là cơ hội để các chuyên gia về thương mại và các nhà hoạch định chính sách đánh giá (lại) biểu thuế nhập khẩu. (Xem mục dưới đây về “tính nhạy cảm và bảo hộ”).

Page 33: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

32

Bảng 8.6: Thương mại hàng hóa công nghiệp giữa Việt Nam và Trung Quốc – mức thuế và tính nhạy cảm Hàng công nghiệp có mức nhạy cảm cao Hàng công nghiệp nhạy cảm

Trên mức thuế bình quân NHÓM I 17: Hàng dệt 18: Chế biến lông thú và các sản phẩm lông thú (trừ may mặc) 21: Giấy và sản phẩm giấy 23: Than cốc, dầu thô và chế biến uranium 25: Sản xuất nhựa, cao su và các sản phẩm nhựa, cao su 28: Sản phẩm kim loại (trừ máy móc và thiết bị) 36: Sản xuất đồ nội thất và các hoạt động sản xuất khác không thuộc các loại ở trên

NHÓM III 15: Sản xuất thực phẩm và đồ uống 16: Sản xuất thuốc lá 19: Thuộc da và các sản phẩm da bao gồm ví, bọc ghế 22: In ấn và xuất bản (sách, báo, tạp chí) 26: Sản xuất các sản phẩm khoáng sản phi kim khác 34: Xe có động cơ và phụ kiện 35: Các loại phương tiện vận tải khác (tàu thủy, xe lửa, máy bay)

Dưới mức thuế bình quân NHÓM II 20: Chế biến gỗ, mây tre và sản xuất các sản phẩm gỗ, mây tre 24: Hóa chất và các sản phẩm hóa chất 27: Luyện kim 29: Máy móc thiết bị 30: Sản xuất thiết bị văn phòng và máy tính 32: Sản xuất tivi, đài

NHÓM IV 31: Các sản phẩm điện, điện tử khác không thuộc các loại đã liệt kê 33: Sản xuất thiết bị y tế và thiết bị chính xác 37: Tái chế, tái xử lý

Chú giải:

- Các sản phẩm nhạy cảm = thâm hụt thương mại năm 2007 với mức xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu trong giai đoạn 2001-2007 hoặc có thặng dư thương mại trong năm 2007 với mức nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu trong giai đoạn 2001-2007;

- Các sản phẩm nhạy cảm cao = thâm hụt thương mại năm 2007 với mức nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu trong giai đoạn 2001-2007;

- Các số ở trên là theo phân loại SITC phiên bản sửa đổi lần thứ 3;

- Mức thuế bình quân theo lưu lượng thương mại áp dụng đối với hàng công nghiệp nhập khẩu từ Trung Quốc là 12,44%;

- Các mặt hàng in nghiêng ở trên có thặng dư thương mại với Trung Quốc năm 2007.

Tầm quan trọng trong nước

Khi xét về sản lượng, giá trị gia tăng và việc làm (Xem Bảng A8.1 phần phụ lục), 3 nhóm sản phẩm/ngành “nhạy cảm nhất” lại không quá quan trọng, kém xa lĩnh vực sản xuất thực phẩm và đồ uống (SITC 15), cùng với ngành chế biến “lông thú” (SITC 18) và “da” (SITC 19) – một ngành quan trọng của nền kinh tế. Đặc điểm này cho thấy rằng sự phát triển của các ngành nhạy cảm bị hạn chế bởi hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, một số chủng loại sản phẩm nhạy cảm và quan trọng nhất lại đóng vai trò thiết yếu là đầu vào cho sản xuất, chế biến hoặc là các loại máy móc thiết bị, do đó đóng góp trực tiếp hoặc gián tiếp cho ngành chế biến của Việt Nam, giúp đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Page 34: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

33

Từ góc độ tính năng động

Khi so sánh các giai đoạn 2001-2005 và 2005-2007, phân tích nhạy cảm cho thấy không có sự thay đổi đáng kể về vị thế của Việt Nam so với Trung Quốc (Xem Bảng A8.3a phần phụ lục). Trong các giai đoạn tham chiếu, 8 loại sản phẩm đã có sự cải thiện (nghĩa là trở trên kém nhạy cảm hơn) trong khi 7 loại sản phẩm kém đi (nghĩa là nhạy cảm hơn) và 7 loại sản phẩm có độ nhạy cảm không thay đổi.

So sánh với thương mại giữa Việt Nam và thế giới

Như Bảng A8.3 và 4 trong phần phụ lục chỉ ra, thương mại hàng hóa công nghiệp của Việt Nam với thế giới đã trở nên tương đối ít nhạy cảm so với thương mại với Trung Quốc.

Bảo hộ và tính nhạy cảm

Trên cơ sở các mức thuế có thể phân ra 4 nhóm sản phẩm, tương ứng với các chiến lược tự do hóa cụ thể như sau:

- NHÓM I (nhạy cảm cao và trên mức thuế bình quân): 7 loại sản phẩm thuộc nhóm này, xét đến thâm hụt gia tăng nhanh chóng trong thương mại với Trung Quốc.

Việc cắt giảm thuế cần hết sức hạn chế.

- NHÓM II (nhạy cảm cao và dưới mức thuế bình quân): những sản phẩm này đã ở dưới mức thuế bình quân, do đó có thể duy trì ở mức thực tế áp dụng, ít nhất là vài năm (3 đến 5 năm?).

Tuy nhiên, những sản phẩm này bao gồm cả máy móc thiết bị và nguyên vật liệu đầu vào cần thiết cho sản xuất.

- NHÓM III (nhạy cảm trung bình/thấp và trên mức thuế bình quân): có thể cắt giảm thuế đối với những sản phẩm có thặng dư thương mại.

- NHÓM IV (nhạy cảm trung bình/thấp và dưới mức thuế bình quân): có thể cắt giảm thuế nhanh đối với tất cả các sản phẩm.

Điều cốt lõi là phải đánh giá chính xác mức độ linh hoạt trong các điều khoản của FTA ASEAN-Trung Quốc, căn cứ vào các phương thức tự do hóa (đối với danh mục thường, nhóm nhạy cảm, v.v...).

Phân tích hồi quy

Nhiều đường hồi quy và hệ số tương quan có thể đặt ra để kiểm tra các giả thiết hoặc đơn giản là để đánh giá các chỉ dấu (dương, âm, bằng 0). Theo hướng này, đáng chú ý là mối quan hệ dương giữa:

1) “hoạt động thương mại” (đo bằng tỷ lệ xuất khẩu-nhập khẩu) và

2) mức thuế theo lưu lượng thương mại năm 2007 (xem chi tiết tại phần phụ lục).

Page 35: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

34

2.4. Tác động trong tương lai đối với thương mại và thu ngân sách Nhà nước của việc hạ thuế nhập khẩu (phân tích tiền kỳ/tiềm năng)

A. PHƯƠNG PHÁP LUẬN

Tính đàn hồi của nhập khẩu

Tác động của cắt giảm thuế đối với nhập khẩu và thu ngân sách Nhà nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm lượng và giá của hàng hóa nhập khẩu, mức thuế, tính đàn hồi về giá của nhập khẩu, khả năng thay thế giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước, các yếu tố vĩ mô, v.v...

Biểu đồ 9.1 xem xét tầm quan trọng của tính đàn hồi về giá của nhập khẩu.

Biểu đồ 9.1

Thu ngân sách Nhà nước

Về thu ngân sách Nhà nước, cần tính đến thuế trong nước ngoài thuế nhập khẩu. Việc cắt giảm thuế nhập khẩu có thể làm gia tăng lượng hàng nhập khẩu, tức là tăng khối lượng hàng hóa là đối tượng đánh thuế trong nước, chẳng hạn như VAT.

Biểu đồ 9.2 cho thấy tác động tổng thể của việc cắt giảm thuế đối với thu ngân sách Nhà nước, có xét đến tác động đối với việc thu thuế nhập khẩu và thuế trong nước.

Thuế nhập khẩu và tính đàn hồi về giá của nhập khẩu

Giá

Lượng

Độ đàn hồi cao Độ đàn hồi thấp

Pw

Pw + T

Nhận xét: Hình trên cho thấy tác động tiềm năng của việc cắt giảm thuế (mức thuế T, cộng với mức giá thế giới Pw) trong trường hợp tính đàn hồi về giá của nhu cầu đối với hàng hóa nhập khẩu cao hoặc thấp. Việc cắt giảm thuế dự kiến sẽ có tác động tiêu cực mạnh đến thu ngân sách Nhà nước trong trường hợp tính đàn hồi thấp, và tác động tiêu cực nhỏ trong trường hợp tính đàn hồi cao. Trong trường hợp tính đàn hồi cao, việc cắt giảm thuế cuối cùng có thể làm tăng thu ngân sách Nhà nước. Tác động đối với lượng nhập khẩu cũng phụ thuộc vào tính đàn hồi: Tính đàn hồi về giá thấp sẽ có tác động làm tăng lượng nhập khẩu ở mức rất hạn chế và ngược lại. Tác động về phúc lợi cũng có thể xác định theo đó, v.v... Nguồn: OECD (2004), trang 16.

Page 36: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

35

Biểu đồ 9.2

Biểu đồ 9.2 chỉ ra thực tế có thể bù đắp việc cắt giảm thuế nhập khẩu bằng cách:

- Trước hết, giá tham chiếu là giá được định ra bằng đồng nội tệ mà trong trường hợp Việt Nam là giá bằng tiền Đồng Việt Nam. Vì thế, việc giảm giá tính theo đồng nội tệ do cắt giảm thuế nhập khẩu có thể được bù đắp bằng sự mất giá thực tế hoặc đánh tụt giá của tiền Đồng so với các ngoại tệ như USD, Euro, v.v...

Nói chung, mức giảm giá danh nghĩa 2% tương đương với mức giảm giá thực tế 1% do yếu tố gọi là nhập khẩu lạm phát. Chính sách tỷ giá hối đoái này cho phép bù đắp gia tăng nhập khẩu.

Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, việc áp dụng chính sách này có rủi ro nhập khẩu lạm phát sau khi có sự mất giá thực tế hoặc đánh tụt giá đồng nội tệ, gọi là hiện tượng “đường cong hình J” nghĩa là sự mất giá thực tế của đồng nội tệ sẽ làm tăng thâm hụt thương mại trong ngắn hạn trước khi cán cân thương mại được cải thiện. Cuối cùng, tác động thực tế hay tương lai của việc điều chỉnh tỷ giá đối với cán cân luồng vốn cũng cần phải được tính đến.

- Thứ hai, giá trong nước của hàng hóa nhập khẩu có thể gia tăng bằng cách nâng mức thuế gián tiếp trong nước (như thuế VAT, v.v...). Trong trường hợp này, lượng hàng nhập khẩu cũng sẽ giảm và trong chừng mực nhất định thì thu ngân sách Nhà nước vẫn được đảm bảo.

Thuế nhập khẩu, thuế trong nước và thu ngân sách Nhà nước

Giá

q1 q2 Lượng

Pw + id + dt Pw + dt

Pw

Nhận xét: Pw tương ứng với giá thế giới. “dt” là thuế trong nước và “id” là thuế nhập khẩu. Do có cả thuế nhập khẩu và thuế trong nước, giá hàng hóa nhập khẩu trên thị trường trong nước sẽ là “Pw + id + dt”. Khi thuế nhập khẩu bị giảm về 0, giá trong nước sẽ là “Pw + dt”. Giá giảm sẽ làm tăng lượng (trị giá) hàng nhập khẩu từ q1 (V) lên q2 (V + v). Tổn thất về thu ngân sách do giảm thuế về 0 tương ứng là ID. Do giá trong nước hạ dẫn đến lượng hàng nhập khẩu tăng, làm tăng thu ngân sách một khoản DT từ thuế trong nước. Chênh lệch giữa tổn thất và tăng thu ngân sách là “DT – ID”. Đường cầu d và d’ cho thấy độ đàn hồi về giá của hàng nhập khẩu càng cao thì Nhà nước có thu ngân sách càng cao.

ID

DT

V d d’

v

Page 37: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

36

Hộp 9.1: Đánh giá tác động suy giảm nhập khẩu khi giảm thuế về 0

Để đơn giản hóa, giả định rằng Việt Nam là một nước nhỏ, vì thế sẽ chấp nhận mức giá trên thị trường thế giới. Điều này đúng với thực tế về vị thế của Việt Nam ít nhất là trên thị trường thế giới về thương mại hàng công nghiệp.

Ngoài ra, giả định rằng giá thế giới là mức giá tham chiếu cho việc áp thuế nhập khẩu và thuế trong nước, ngụ ý rằng thuế là phần “bổ sung” chứ không phải “nhân lên”.

Khi giá hàng nhập khẩu giảm 1% thì phần trăm thay đổi tương ứng bằng với hệ số đàn hồi về giá của nhập khẩu, gọi là “e”.

Trong trường hợp giảm thuế về 0, điều quan trọng là phải đo lường được mức độ thay đổi tương đối của giá hàng nhập khẩu để đánh giá tác động đối với hàng nhập khẩu. Sau khi áp thuế nhập khẩu % theo trị giá id% và thuế trong nước dt%, giá của hàng nhập khẩu trên thị trường nội địa sẽ là Pw (1 + id% + dt%).

Sau khi bỏ thuế nhập khẩu id%, giá nội địa sẽ là Pw (1 + dt%). Như vậy mức giảm giá tương đối của hàng hóa nhập khẩu sẽ là:

Pw (1 + id% + dt%) – Pw (1 + dt%) -------------------------------------------

Pw (1 + id% + dt%)

Hoặc (1 + id% + dt%) – (1 + dt%)

------------------------------------------- (1 + id% + dt%)

Hoặc id%

---------------------- (1 + id% + dt%)

Vì thế, mức thay đổi tương đối của lượng nhập khẩu và trị giá (theo mức giá thế giới) sẽ là:

id% * e ---------------------- (I)

(1 + id% + dt%)

Trong đó e là hệ số đàn hồi về giá của nhập khẩu.

Các tính toán

- Năm tham chiếu: 2007.

- Dữ liệu tham chiếu đầy đủ về nhập khẩu hàng hóa công nghiệp của Việt Nam từ Trung Quốc.

- Bước 1: tính mức gia tăng hàng nhập khẩu do bỏ thuế nhập khẩu sử dụng công thức I bằng cách nhân giá trị của hàng nhập khẩu V trong Biểu đồ 2 để tính v:

id% x e v= ---------------------- * V.

Page 38: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

37

(1 + id% + dt%)

- Bước 2: Tính mức thu ngân sách bổ sung từ lượng hàng nhập khẩu gia tăng: v * dt%.

- Bước 3: Trừ đi tổn thất về thuế nhập khẩu: V * id%. Chênh lệch thu ngân sách sẽ bằng:

[(v * dt%) – (V * id%)].

- Hệ số đàn hồi về giá sẽ được sử dụng lần lượt là 1, 1,5 và 2.

Tác động đối với nhà sản xuất (chỉ số “mở”)

Từ góc độ so sánh tĩnh, việc cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ làm giảm giá tham chiếu [giá thị trường] đối với các nhà sản xuất trong nước, gây ra hiệu ứng thay thế từ phía ‘cầu’, ưa chuộng hàng nhập khẩu.

Theo thuật ngữ chuyên môn, hiệu ứng thay thế này gọi là “tính đàn hồi Armington”, nghĩa là tính đàn hồi về khả năng thay thế giữa: 1) hàng sản xuất trong nước và 2) hàng nhập khẩu, khi mức giá tương đối của các loại hàng hóa này thay đổi (với giả định giữa các loại hàng hóa sản xuất trong nước và nhập khẩu có sự khác biệt nhất định). Mức độ của sự đàn hồi này hiện còn nhiều tranh cãi và chưa có kết luận cuối cùng với những bằng chứng được đưa ra. Vì các kết quả tìm được liên quan đến tính đàn hồi này chưa rõ và để làm đơn giản hóa, nghiên cứu này không tính đến sự đàn hồi về khả năng thay thế.

Tuy nhiên, “tỷ lệ nhập khẩu thuần/sản lượng nội địa” được sử dụng để đánh giá mức độ thay đổi về áp lực cạnh tranh của hàng nhập khẩu đối với các nhà sản xuất trong nước 1) theo diễn tiến thời gian và 2) khi thực hiện tự do hóa, với giả định rằng tác động của việc tự do hóa thương mại với Trung Quốc đối với xuất khẩu bằng 0, tương ứng với giả định về việc Việt Nam là một nước nhỏ. Các hiệp hội ngành nghề của Việt Nam dường như ủng hộ quan điểm này, cho rằng việc cạnh tranh với hàng công nghiệp của Trung Quốc trên thị trường Trung Quốc là một thách thức quá lớn.

Nói cách khác, “(M – X)/QV” (trong đó M, X và QV tương ứng cho nhập khẩu danh nghĩa từ Trung Quốc, xuất khẩu sang Trung Quốc, và giá trị tổng sản lượng) được tính cho 2 năm 2001 và 2007. Sử dụng năm 2007 làm năm tham chiếu để tính được tác động một lần của việc tự do hóa, với giả định tác động đối với xuất khẩu và sản xuất bằng 0 (Xem phần dưới đây về tất cả các giả định khác).

B. KẾT QUẢ

Đánh giá tác động của cắt giảm thuế đối với nhập khẩu và thu ngân sách

Bảng 9.1 tóm lược tác động của việc cắt giảm thuế đối với hàng công nghiệp Trung Quốc đối với cán cân thương mại và thu ngân sách từ “góc độ so sánh tĩnh”.

Độ đàn hồi tham chiếu vận dụng để nhận xét là 1. Đây là tỷ lệ mà nhiều nghiên cứu kinh tế lượng về độ đàn hồi của hàng hóa nhập khẩu thường đưa ra.

Hai tình huống có thể đặt ra:

- Một là, tự do hóa đầy đủ, nghĩa là tất cả hàng hóa đề cập đều có thể nhập khẩu với mức thuế bằng 0. Tự do hóa ở mức này sẽ làm tăng nhập khẩu thêm 1,19 tỷ USD (hay 9,8%), tương đương với 1,67% GDP.

Page 39: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

38

Thu ngân sách sẽ giảm 1,33 tỷ USD, tương đương với 11,43% thu ngân sách liên quan đến các sản phẩm khác (trừ dầu khí) hay 1,88% GDP.

- Hai là, tự do hóa một phần, tức là cắt giảm mức thuế bình quân từ 12,5% xuống 10%. Trong trường hợp này, tất cả các con số ở trên sẽ giảm khoảng 80%.

Giả định trên cho thấy tác động của việc cắt giảm thuế sẽ giảm đi đáng kể nếu tự do hóa diễn ra trong một thời gian dài, chẳng hạn như 5 năm, chính là thời hạn của FTA ASEAN-Trung Quốc.

Mức thuế trong nước có thể được điều chỉnh để bù đắp những tác động tiêu cực của việc cắt giảm thuế đối với thu ngân sách. Sự giảm giá của Đồng Việt Nam cũng giúp cho quá trình tự do hóa nếu tương ứng với sự mất giá thật của đồng nội tệ và giúp cải thiện cán cân thương mại.

Bảng 9.1: Tác động của việc giảm thuế về 0 đối với hàng hóa công nghiệp nhập khẩu từ Trung Quốc

Năm tham chiếu: 2007

Chú giải:

- Độ đàn hồi tham chiếu về giá của hàng nhập khẩu (“e”) coi bằng “1”. Nói cách khác, khi giá của hàng nhập khẩu giảm 1% thì lượng hàng nhập khẩu sẽ tăng 2%. Đây cũng là tỷ lệ được khẳng định ở các nghiên cứu khác.

- id = tỷ lệ thuế nhập khẩu bình quân theo lưu lượng thương mại; dt = thuế trong nước.

- Mức thuế nhập khẩu bình quân theo thương mại đối với hàng công nghiệp nhập khẩu từ Trung Quốc là 12,44%. Theo WTO thì đối với các sản phẩm phi nông nghiệp, mức này là 12,6%. Nhằm mục đích đơn giản hóa, giá trị tham chiếu sử dụng để tính toán là 12,5%. Mức thuế trong nước tham chiếu là 15%. Hầu hết các sản phẩm có mức thuế trong nước giữa 10% và 20%.

Thay đổi mức thuế nhập khẩu

tham chiếu

Nhập khẩu Thu ngân sách Nhà nước

Thay đổi về giá trị tỷ USD

% kim ngạch nhập

khẩu

% GDP

Thay đổi về giá trị tỷ USD

% thuế đối với các sản phẩm (trừ dầu khí)

% GDP

E = 1; id = 12,5%; dt = 15% (trường hợp tham chiếu) Tự do hóa đầy đủ + 1,19 9,8 1,67 -1,33 11,43 1,88

Từ 12,5% xuống 10%

+ 0,23 1,96 0,34 -0,24 2,08 0,34

E = 2; id = 12,5%; dt = 15% (tình huống xấu nhất) Tự do hóa đầy đủ + 2,38 19,6 3,35 - 1,16 9,90 1,63

E = 0,75; id = 12,5%; dt = 15% - “Chiến dịch dùng hàng Việt Nam” Tự do hóa đầy đủ + 0,89 7,35 1,25 - 1,38 11,81 1,94

E = 1; id = 12,5%; dt = 17,5% - “Tăng mức thuế nội địa” Tự do hóa đầy đủ + 1,16 9,61 1,64 -1,31 11,21 1,84

Page 40: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

39

Nhận xét:

- Về “Chiến dịch dùng hàng Việt Nam”: Chiến dịch này có thể làm giảm nhu cầu đối với hàng ngoại nhập với giả định rằng các nhà sản xuất trong nước có thể sản xuất các sản phẩm thay thế với chất lượng tương đương và giá cả tương đối phù hợp. Chính sách này có thể làm giảm mức độ đàn hồi về giá của hàng ngoại nhập.

- Về “Tăng thuế nội địa”: Thuế gián tiếp trong nước có thể tăng 2,5% nhưng những hệ quả về mặt xã hội của biện pháp chính sách này cần phải được tính toán kỹ lưỡng.

Vận dụng phân tích nhạy cảm sẽ có kết quả như sau (và so sánh với trường hợp tham chiếu):

- Trong ‘Tình huống xấu nhất’ với “e = 2”: chỉ số thương mại sẽ được nhân với 2 và mức tổn thất về thu ngân sách sẽ phần nào giảm bớt.

- “Chiến dịch dùng hàng Việt Nam” sẽ làm giảm tính đàn hồi về giá của nhập khẩu xuống còn 0,75: sự gia tăng lượng hàng nhập khẩu sẽ kém hơn trong trường hợp tham chiếu và tổn thất về thu ngân sách sẽ cao hơn.

- Trong trường hợp áp thuế nội địa mới (với mức thuế 17,5%): sự gia tăng hàng nhập khẩu sẽ giảm đi và thất thu ngân sách cũng giảm.

Để phân tích, các tiêu chí khác cũng có thể được áp dụng, phản ánh lựa chọn chính sách của các nhà hoạch định chính sách. Chẳng hạn, các nhà hoạch định chính sách có thể đặt ra các mục tiêu về thu ngân sách khác đi và áp dụng các giá trị chỉ số tương ứng.

Tác động của việc cắt giảm thuế nhập khẩu đối với mức độ ‘mở’

Bảng 9.2: Cắt giảm thuế nhập khẩu và mức độ ‘mở’

ISIC phiên bản

sửa đổi lần 3

Tên ngành công nghiệp IQ IQV E01 E07 E07L VAR VARL

15

Sản xuất thực phẩm và đồ uống 220,6 303,4 -3,7 -1,0 -0,89 2,67 0,13

16 Sản xuất thuốc lá 93,9 173,6 -3,0 -1,5 -1,45 1,48 0,03 17 Dệt 363,3 307,1 5,4 42,2 52,76 36,82 10,55

18 Chế biến lông thú và các sản phẩm lông thú (trừ hàng may mặc)

297,4 426,4 0,7 0,8 1,14 0,09 0,36

19

Thuộc da và sản phẩm da, bao gồm ví, bọc ghế 201,1 331,8 3,3 2,2 2,82 -1,09 0,66

20

Chế biến gỗ, mây tre và sản xuất gỗ mây tre 218,9 283,8 -0,4 1,2 1,72 1,58 0,50

21 Giấy và sản phẩm giấy 254,7 259,8 1,2 5,0 5,84 3,77 0,82

22 In ấn và xuất bản (sách báo, tạp chí) 272,9 358,2 0,2 1,3 1,50 1,11 0,15

23 Chế biến than cốc, dầu thô, uranium 370,1 320,0 -

61,3 324,1 370,32 385,43 46,24

24 Hóa chất và sản phẩm hóa chất 113,2 424,9 13,4 29,9 30,44 16,47 0,52

25 Sản xuất nhựa, cao su và sản phẩm nhựa, cao 291,9 428,3 1,3 5,4 6,34 4,07 0,96

Page 41: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

40

su

26 Sản xuất các sản phẩm khai khoáng phi kim khác

146,8 270,9 1,5 3,8 4,40 2,23 0,65

27 Luyện kim 673,3 649,5 11,0 57,9 60,14 46,91 2,24

28 Các sản phẩm kim loại (trừ máy móc, thiết bị) 288,4 533,7 3,2 6,3 7,02 3,10 0,72

29, 32, 33

Các loại máy móc, thiết bị khác 66,3 110,9 19,8 243,8 257,63 224,07 13,78

30 Sản xuất thiết bị văn phòng và máy tính 2.244,5 2.083,4 3,3 3,9 4,23 0,63 0,29

31 Các loại thiết bị điện, điện tử khác 332,9 573,8 2,3 18,3 19,51 15,94 1,24

34 Phương tiện động cơ và phụ kiện 329,4 427,2 7,5 14,3 17,14 6,77 2,88

35 Các phương tiện vận tải khác (tàu thủy, tàu hỏa, máy bay)

350,6 371,2 28,3 2,3 2,98 -26,01 0,69

36 Sản xuất đồ nội thất và các loại hàng sản xuất khác

473,4 612,6 0,8 2,5 3,17 1,74 0,65

37 Tái chế, tái chế biến 525,4 1234,8 - 71,6 71,56 71,56 0 15-37 Các ngành sản xuất 254,8 374,5 3,85 14,8 16,39 10,96 1,59

Chú giải: Độ mở = (M - X)/QV, với M = nhập khẩu, X = xuất khẩu, QV = sản lượng danh nghĩa.

IQ = chỉ số sản lượng thực tế năm 2007 (2001 = 100); IQV = chỉ số sản lượng danh nghĩa năm 2007 (2001 = 100)

E01 = độ mở năm 2001; E07 = độ mở năm 2007

E07L = độ mở tiềm năng sau khi giảm thuế về 0 đối với hàng công nghiệp nhập khẩu từ Trung Quốc (năm tham chiếu là 2007); e = 1

VAR = E07 – E01; VARL = E07L – EO7.

Tác động của việc tự do hóa thương mại đầy đủ đối với các ngành sản xuất có thể tính được với dẫn chiếu đến độ mở trong quan hệ thương mại song phương Việt Nam và Trung Quốc “(M–X)/QV”, với độ đàn hồi nhập khẩu e = 1, mức thuế trong nước và mức bảo hộ danh nghĩa bình quân theo lưu lượng thương mại chung là 15% đối với tất cả các ngành sản xuất. Như Bảng 9.2 chỉ ra, mức độ mở sẽ tăng 1,59%, là mức tương đối nhỏ vì hệ số này đã tăng gần 11% trong giai đoạn 2001 và 2007.

Ba ngành phải đối mặt với mức độ gia tăng cao nhất về độ mở là:

- Dệt (SITC 17),

- Chế biến than cốc, dầu thô, uranium (SITC 23), và

- Các loại máy móc thiết bị khác (SITC 29, 32 và 33).

Độ mở và tăng trưởng

Một vấn đề cốt lõi là tác động của sự gia tăng độ mở đối với tăng trưởng về sản lượng của các ngành sản xuất. Trên cơ sở quan sát những thay đổi trong giai đoạn 2001 - 2007 và loại bỏ các ngành có sự biến động quá cao, giữa độ mở và sản lượng thực tế cũng như danh nghĩa đã

Page 42: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

41

có mối quan hệ dương nhưng chưa đáng kể (Xem Biểu đồ 9.1 và 9.2). Nói cách khác, nhìn chung nhập khẩu thuần (hay “M - X”) không phải là cản trở đối với sự phát triển của các ngành sản xuất.

Biểu đồ 9.3

Nominal Output Index and Exposure Change 2001-2007

(40.00)

(20.00)

-

20.00

40.00

60.00

- 100.00

200.00

300.00

400.00

500.00

600.00

700.00

Nominal output index

Series1

Chú giải: Hệ số tương quan = 0,36 sau khi loại bỏ 4 nhóm ngành có mức biến động quá cao là SITC 23, (29+32+33), 30 và 37.

Biểu đồ 9.4

Real Output Index and Exposure Change 2001-2007

(40.00)

(20.00)

-

20.00

40.00

60.00

80.00

- 100.00

200.00

300.00

400.00

500.00

600.00

700.00

800.00

Real output index

Chú giải: hệ số tương quan = 0,58 sau loại bỏ 3 nhóm ngành có mức biến động quá cao là SITC 23, (29+32+33) và 30.

Chỉ số sản lượng danh nghĩa và độ mở 2001 - 2007

Chỉ số sản lượng danh nghĩa

Chuỗi

Chỉ số sản lượng thực và độ mở 2001 - 2007

Chỉ số sản lượng thực

Page 43: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

42

CHƯƠNG III. TÁC ĐỘNG CỦA ACFTA ĐỐI VỚI CÁC NGÀNH CỤ THỂ

1. NGÀNH DỆT MAY

Tổng quan

Ngành dệt may là một trong những ngành quan trọng nhất của Việt Nam, tạo công ăn việc làm cho trên 2 triệu người, có khoảng 2.000 doanh nghiệp và có doanh thu xuất khẩu trên 9 tỷ USD (kim ngạch ước tính năm 2008 theo VITAS). 75% tổng số các doanh nghiệp là doanh nghiệp tư nhân trong nước, 500 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hầu hết các doanh nghiệp đặt trụ sở ở miền Nam.

Bảng 15.1: Ngành dệt may của Việt Nam (năm 2008)

Chỉ số Số doanh nghiệp % Địa điểm

Miền Bắc 300 15 Miền Trung 150 7,50 Miền Nam 1.550 77,50

Loại hình hoạt động Dệt 600 30 May 1400 70

Vốn Doanh nghiệp Nhà nước 5 0,25 Doanh nghiệp tư nhân trong nước 1.495 74,75 Doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài 500 25

Nguồn: VITAS (Hiệp hội Dệt may Việt Nam)

Các hoạt động thương mại với nước ngoài trong ngành chủ yếu dưới dạng hợp đồng với giá trị gia tăng thấp, thu hút đến Việt Nam vì chi phí lao động rẻ. Loại hình sản xuất này nói chung rất linh động và có xu hướng chuyển dịch địa điểm khi chi phí lao động ở Việt Nam tăng lên và trở nên kém cạnh tranh hơn trên thế giới. Ngoài ra, phần lớn sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đều phải qua các nhà trung gian nước ngoài, vì thế lợi nhuận cận biên cho các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam tương đối thấp.

Hiệp hội đại diện cho ngành dệt may là VITAS (tên đầy đủ là Hiệp hội Dệt may Việt Nam), có khoảng 600 doanh nghiệp là thành viên, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và lớn.

Vài năm trước đây, sản lượng trong ngành chủ yếu là từ các doanh nghiệp Nhà nước ở cấp trung ương. Các doanh nghiệp này có khả năng tiếp cận vốn tốt hơn các doanh nghiệp nhỏ, các doanh nghiệp Nhà nước ở địa phương. Vị thế thống lĩnh của các doanh nghiệp Nhà nước trong ngành khiến cho các doanh nghiệp ngoài Nhà nước khó phát triển.

Tuy nhiên, số lượng các doanh nghiệp Nhà nước ngày càng suy giảm và các điều kiện kinh doanh thay đổi đã khiến ngày nay trên thực tế các doanh nghiệp tư nhân kể cả doanh nghiệp tư nhân trong nước và nước ngoài đã chiếm vị trí chủ đạo trong ngành.

Năng lực sản xuất

Như thể hiện tại Bảng 15.2 dưới đây, năng lực sản xuất trong nước của ngành dệt may Việt Nam đã mở rộng, bao gồm đầy đủ các loại hoạt động.

Page 44: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

43

Sự đa dạng về các hoạt động của ngành sẽ cho phép hội nhập theo chiều sâu và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Bảng 15.2: Năng lực sản xuất của ngành dệt may Việt Nam (năm 2008)

Phân ngành Đơn vị Công suất hàng năm Phân ngành trên

Cán bông 1.000 tấn 60 Sợi 1.000 tấn 400

Phân ngành giữa Dệt Triệu m2 700 Dệt kim 1.000 tấn 200 Không dệt 1.000 tấn 10 Hoàn chỉnh Triệu m2 700

Phân ngành dưới May mặc Triệu tấm 2.000 Khăn bông có vòng tuyết 1.000 tấn 38

Nguồn: VITAS.

Xuất khẩu

Xuất khẩu dệt may của Việt Nam đã tăng gấp 4,8 lần từ năm 2000 đến năm 2008, đem lại kim ngạch xuất khẩu hơn 9 tỷ USD năm 2008. Thị trường xuất khẩu chính cho dệt may Việt Nam năm 2008 là Hoa Kỳ, kế tiếp là EU và Nhật Bản.

Bảng 15.3a: Xuất khẩu dệt may của Việt Nam (Triệu USD)

Thị trường 2000 2005 2008 Trị giá % Trị giá % Trị giá %

Tổng cộng 1.891,9 100 4.772,4 100 9.115 100 Cấp 1 100 --- 252 --- 481 --- Cấp 2 39 100 190 Hoa Kỳ 49,5 2,61 2603 54,54 5.171 56,73 EU 609 32,18 882 18,48 1.721 18,88 Nhật Bản 620 32,77 604 12,65 831 9,11 Khác 613,4 32,42 683,4 14,31 1.392 15,27

Nguồn: VITAS và tính toán của tác giả.

Thị phần của dệt may Việt Nam tại các thị trường trọng yếu được thể hiện ở Bảng 15.3b. Các sản phẩm của Việt Nam chiếm 2,7% thị trường thế giới. Ở Hoa Kỳ, thị phần tương ứng là 5%, còn ở EU chỉ là 1%.

Page 45: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

44

Bảng 15.3b: Thị phần của dệt may Việt Nam năm 2008 (%)

Nguồn: VITAS.

Mặt hàng áo sơ mi là sản phẩm dệt may tăng trưởng mạnh nhất năm 2008, tiếp đó là các mặt hàng đồ lót và quần áo trẻ em.

Các công ty lớn mua hàng dệt may của Việt Nam được liệt kê ở Bảng 15.3d. Đây là một số trong những công ty lớn nhất ở EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Bảng 15.3c: Các sản phẩm tăng trưởng mạnh nhất của dệt may Việt Nam (Triệu USD)

Sản phẩm 2007 2008 Thay đổi 2008/2007 (%) Áo phông, polo thêu 1.535 2.102 36,94 Váy 321 364 13,40 Đồ lót 204 251 23,04 Quần áo trẻ em 260 309,2 18,92 Vải 297,4 360 21,05

Nguồn: VITAS.

Bảng 15.3d: Các công ty lớn mua hàng dệt may của Việt Nam

EU Hoa Kỳ Nhật Bản Marks & Spencer NIKE ITOCHU

C & A GAP INC KAMATA PUMA EXPRESS AEON

DIESEL AMC SEIKYO MANGO LEVY GROUP CEICIL

Nguồn: VITAS.

Nhập khẩu nguyên vật liệu và phụ kiện

Ngành dệt may Việt Nam phải nhập khẩu nguyên vật liệu thô và phụ kiện cho sản xuất. Năm 2008, nhập khẩu những sản phẩm này lên đến 7 tỷ USD, tức là gấp 2,3 lần năm 2002. Điều

Page 46: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

45

thú vị là tỷ lệ xuất khẩu/nhập khẩu của ngành này vẫn tăng. Năm 2002, tỷ lệ này là 88% và đến năm 2008 đạt 128%, tức là mức tăng trưởng tích cực và là xu hướng tương đối lạc quan, dự kiến sẽ tiếp tục trong thời gian tới.

Bảng 15.4: Nhập khẩu nguyên vật liệu và phụ kiện của ngành dệt may (Triệu USD)

Mặt hàng 2002 2005 2008 Bông 111,6 170,2 468,0 Sợi 391,6 613,0 788,0 Vải 1.523,1 2.474,2 4.454,0

Phụ kiện 1.069,3 1.438,7 1.368,3 Tổng cộng 3.095,6 4.696,1 7.078,3

Tổng theo chỉ số 1 100 152 229 Tổng theo chỉ số 2 66 100 151

Xuất khẩu 2.732 4.772,4 9.115 Tỷ lệ XK/NK 0,88 1,01 1,28

Nguồn: VITAS và tính toán của tác giả.

Về Trung Quốc

Theo các chuyên gia của VITAS, ACFTA sẽ không làm nâng cao hơn được vị thế của các sản phẩm Việt Nam trên thị trường Trung Quốc.

Ngoài ra, các nhà sản xuất của Việt Nam phải nhập khẩu nhiều nguyên liệu và phụ kiện từ Trung Quốc và dường như những sản phẩm này (đầu vào cho sản xuất) không phải luôn luôn đáp ứng được các yêu cầu về quy cách và tiêu chuẩn quan trọng (liên quan đến lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng), do đó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh của sản phẩm may mặc Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường trọng điểm như Hoa Kỳ, EU, Canada, Nhật Bản hay Úc.

Vì lý do đó, Việt Nam cần có thêm các biện pháp kỹ thuật để kiểm soát nhập khẩu qua biên giới để đảm bảo chất lượng cao hơn và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế đối với nguyên vật liệu nhập khẩu, tức là cần bảo vệ nhà sản xuất trong nước và hỗ trợ xuất khẩu sang các thị trường thứ ba. Về vấn đề này, Việt Nam cần thiết lập đầu mối liên lạc với cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn, quản lý chất lượng và chứng nhận.

Tiền lương, mở cửa và tự do hóa

Các chuyên gia Việt Nam đã đánh giá tác động của việc mở cửa và tự do hóa đối với tiền lương của công nhân trong ngành dệt may. Một số kết quả đánh giá được trình bày ở Bảng 15.5.

Dường như việc mở cửa (đo bằng tỷ lệ nhập khẩu hoặc mức thuế nhập khẩu bình quân) không tác động đến tiền lương vì các hệ số tương ứng cho thấy không có tác động đáng kể.

Về tỷ lệ xuất khẩu, hệ số tương ứng cho thấy có tác động quan trọng, cụ thể là sự gia tăng xuất khẩu thêm 1% sẽ làm giảm mức mức lương 0,072%.

Kết quả này rất thú vị. Tuy nhiên, nguyên nhân và kết quả có thể đã bị đảo ngược. Chẳng hạn như trong lĩnh vực xuất khẩu, mức lương thấp hơn sẽ làm gia tăng vị thế cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam, và do đó sẽ giúp tăng xuất khẩu. Nói cách khác, Bảng 15.5 chưa diễn tả chính xác mối quan hệ nhân quả này.

Page 47: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

46

Bảng 15.5: Sự thoái lui về tiền lương: Tác động của mở cửa đối với tiền lương sử dụng phương pháp mở cửa liên tục

Biến số phụ thuộc: tiền lương theo giờ Xuất khẩu Nhập khẩu Thuế nhập khẩu

Số năm học -0,041*** -0,042*** -0,041***

[0,010] [0,010] [0,010]

Số năm học bình phương 0,004*** 0,004*** 0,004***

[0,001] [0,001] [0,001]

Kinh nghiệm 0,029*** 0,029*** 0,029***

[0,004] [0,004] [0,004]

Kinh nghiệm bình phương -0,001*** -0,001*** -0,001***

[0,000] [0,000] [0,000]

Giới tính 0,190*** 0,198*** 0,194***

[0,027] [0,027] [0,027]

Địa điểm 0,134*** 0,132*** 0,134***

[0,037] [0,037] [0,037]

Độ mở cửa -0,072** -0,021 -0,002

[0,034] [0,017] [0,001]

Doanh nghiệp tư nhân -0,268*** -0,256*** -0,253***

[0,060] [0,060] [0,060]

Kinh tế tập thể -0,033 -0,027 -0,021

[0,067] [0,067] [0,067]

Doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước -0,351*** -0,344*** -0,338***

[0,115] [0,115] [0,115]

Ngành sản xuất 0,03 0,045 0,041

[0,064] [0,063] [0,063] Giá trị 2.681 2.681 2.681

Nguồn: ILSSA/STAR.

Chú giải: Sai số tiêu chuẩn được đưa vào trong ngoặc;

* đáng kể ở mức 10%; ** đáng kể ở mức 5%; *** đáng kể ở mức 1%.

Page 48: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

47

Phân tích SWOT

Bảng 13.4: Phân tích SWOT về ngành dệt may ở Việt Nam

Đặc tính Hỗ trợ ngành Gây hại cho ngành Nội bộ ngành Điểm mạnh:

- Chi phí lao động thấp. - Lực lượng lao động có kỷ luật. - Dư thừa lao động? - Bờ biển dài và nhiều cảng biển.

Điểm yếu: - Thiếu công nhân có trình độ chuyên

môn nhất định. - Thiết bị lạc hậu. - Không sản xuất đủ các sản phẩm cuối

cùng chất lượng cao. - Chậm đáp ứng về nhu cầu thay đổi

thể chế (chẳng hạn như đào tạo). - Các dịch vụ phân phối, logistic kém

phát triển.

Môi trường Cơ hội: - Xuất hiện các khu công nghiệp

mới có hạ tầng đầy đủ. - FDI có thể giúp nâng cao trình

độ phát triển của ngành. - Có khả năng tiếp cận các thị

trường thứ 3 tốt hơn khi có FDI. - Sản xuất đa dạng hóa (nâng cao

giá trị gia tăng) khi có FDI. - Một số thị trường (như Nga)

chưa khai thác hết tiềm năng. - Cơ hội để cải thiện việc huấn

luyện và đào tạo nghề.

Thách thức: - Các thị trường EU và Hoa Kỳ sẽ mở

cửa hơn cho sản phẩm của Trung Quốc.

- Tác động của khủng hoảng kinh tế dẫn đến cạnh tranh với Trung Quốc gia tăng.

2. NGÀNH THÉP

Tổng quan

Tháng 9/2001 Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành thép trong nước. Tranh cãi vẫn tiếp tục về nhu cầu xây dựng nhà máy thép liên hợp kể cả sau khi đã có quy hoạch và đây vẫn là một vấn đề thực tế còn để ngỏ.

Hộp 16.1

Tranh cãi về việc xây dựng nhà máy thép liên hợp Ủng hộ Phản đối

(1) Thép là chìa khóa cho công nghiệp hóa (2) Việt Nam có các mỏ quặng sắt và than (3)Việt Nam có bờ biển và cảng biển thích hợp (4) Nhập khẩu thép làm tăng sức ép lên cán cân thanh toán

(1) Nhà máy thép liên hợp không thiết yếu cho quá trình công nghiệp hóa (2) Dự án đòi hỏi vốn đầu tư lớn và không phù hợp đối với Việt Nam (3) Theo cam kết thương mại tự do, Việt Nam không thể áp dụng chế độ bảo hộ tạm thời

Nguồn: Diễn đàn Phát triển GRIPS (2003).

Page 49: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

48

Đầu năm 2009, 23 dự án trong ngành thép được cấp phép tại Việt Nam. Ngoài ra, đầu tư vào ngành thép có khoảng hơn 30 dự án không thuộc kế hoạch phát triển thép ban đầu, chưa kể đến rất nhiều dự án ở các địa phương, các vùng trong cả nước. Năm 2008 và 2009, các nhà sản xuất thép trong nước đã cảm nhận rõ tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế khi nhu cầu xuống thấp, tồn kho tăng, cạnh tranh cao, đặc biệt cạnh tranh từ Trung Quốc.

Đầu tư

Trong giai đoạn 2006-2008, Việt Nam đã thu hút được nhiều đầu tư trong nước và nước ngoài vào ngành thép, kể cả dự án khai thác mỏ quặng sắt nhiều tỷ USD ở Thạch Khê. Một số dự án đầu tư mới cũng được lên kế hoạch kể từ năm 2009.

Sự tăng trưởng nhanh chóng của đầu tư vào ngành thép có thể giải thích với nhiều lý do, bao gồm:

1) các dự báo lạc quan thái quá trước đây về nhu cầu thép và mức giá;

2) sự phân cấp về cấp phép cho phép các vùng được tự quyết về việc chấp nhận các dự án đầu tư mới.

Sản xuất

Khi tất cả các dự án mới đều hoạt động thì công suất hàng năm của ngành sẽ đạt 60 triệu tấn, vượt xa mức kế hoạch do Bộ Công Thương đề ra ban đầu, là khoảng 10-11 triệu tấn vào năm 2010 và 25 triệu tấn vào năm 2025. Nói cách khác, ngành thép sẽ dư thừa công suất, dẫn đến tăng giá thành và ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng cạnh tranh quốc tế của Việt Nam.

Bảng 17.1: Sản xuất thép (1.000 tấn)

Sản phẩm 2005 2006 2007 2008 Phôi thép 1,318 1,869 2,024 2,250 Thành phẩm 4,244 4,743 5,598 5,754 Tổng cộng 5,562 6,612 7,622 8,004 Chỉ số 100 119 137 144 Tăng trưởng % - 19 15 5

Nguồn: Đ. H. Tâm (2009).

Thương mại, sản xuất và tiêu dùng trong nước

Việt Nam xuất khẩu và nhập khẩu các loại sản phẩm thép khác nhau. Điều thú vị là tỷ lệ xuất khẩu/nhập khẩu của Việt Nam nhỏ nhất là các chủng loại ‘thép khác’, tức là các loại thép đặc biệt có giá trị đơn vị cao. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế được phản ánh qua mức tiêu thụ thấp trong suốt năm 2008.

Bảng 16.2: Sản xuất, tiêu thụ và thương mại các sản phẩm thép năm 2008 (1.000 MT)

Chỉ số Các sản phẩm dài

Các sản phẩm dát mỏng

Các sản phẩm “thép khác”

Sản xuất 3.867 --- --- Nhập khẩu 829 4.528 811 Xuất khẩu 332 846,5 85 XK - NK -497 -3.681,5 -726 XK/NK % 40 18,7 10,5

Page 50: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

49

Tiêu thụ 4.364 --- --- Thay đổi mức tiêu thụ

-6,9% --- ---

Nguồn: Đ. H. Tâm (2009) và tính toán của tác giả

Lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh

Mặc dù thuế nhập khẩu đối với sản phẩm thép tăng 10-12%, giá thép nhập khẩu vẫn thấp hơn trong nước. Các nhà xuất khẩu Trung Quốc chào bán thép ở mức giá thấp hơn từ 6-8% mức giá của các nhà xuất khẩu trong nước.

Trung Quốc được coi là đối thủ cạnh tranh chính. Với việc được hưởng lợi ích miễn thuế, các biện pháp xúc tiến xuất khẩu và bị mất thị trường ở các nền kinh tế phát triển, các nhà sản xuất thép của Trung Quốc càng ráo riết hơn ở các thị trường Đông Á.

Chính sách thương mại

Các sản phẩm thép bị đánh thuế cả đối với xuất khẩu và nhập khẩu. Mức thuế thay đổi theo từng thời kỳ, chẳng hạn như để giảm xuất khẩu và hạ giá các sản phẩm nhập khẩu khi thiếu các chủng loại thép nhất định mà trong nước không sản xuất được.

Sự yếu kém của ngành thép

Một số điểm yếu của ngành thép bao gồm:

- Lạc hậu: Quy mô sản xuất tương đối nhỏ, máy móc thiết bị thường lạc hậu. Trình độ quản lý sản xuất, chiến lược kinh doanh và marketing chưa phù hợp.

- Mất cân đối trong việc đa dạng hóa các sản phẩm thép và công đoạn sản xuất: Sản xuất tập trung ở phân ngành trên bao gồm cuộn thép và tráng kẽm. Việt Nam sản xuất chủ yếu các sản phẩm dài chứ không phải các sản phẩm dát mỏng. Vì thế, Việt Nam dư thừa sản phẩm thép dài và phải nhập khẩu lượng đáng kể các sản phẩm thép mỏng và phôi thép (bán thành phẩm).

- Hệ thống phân phối kém phát triển: Việc phân phối thép (bao gồm cả nhập khẩu) do các công ty thương mại thành viên của Tổng Công ty Thép Việt Nam (VSC), các công ty thương mại nước ngoài, các thương nhân trong nước thực hiện nhưng không đơn vị nào trong số này đóng vai trò nâng cao hiệu quả hay ổn định thị trường.

- Ngoài ra, các nhà sản xuất trong nước thường phê phán chính sách cấp phép trên thực tế đã gây ra sự dư thừa công suất, làm thiệt hại cho hầu hết các công ty và cho đất nước.

3. NGÀNH Ô TÔ

Tổng quan

Với mức bình quân 1.000 người có 3 ô tô vào năm 2007 thì sở hữu ô tô của Việt Nam ở mức thấp nhất trong châu Á và sau các nước ASEAN lớn, bao gồm Ấn Độ và Trung Quốc, mặc dù đó là kết quả của việc sở hữu xe đã tăng gấp đôi trong giai đoạn 2004 và 2007. Ngược lại, mức sở hữu xe máy ở Việt Nam là cao nhất trên thế giới và còn tiếp tục tăng.

Cơ cấu của ngành ô tô Việt Nam không thay đổi nhiều kể từ khi doanh nghiệp liên doanh với Nhật Bản đầu tiên được thành lập vào giữa những năm 90. Cuộc khủng hoảng tài chính

Page 51: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

50

ASEAN năm 1998 đã làm ngưng trệ sự phát triển của ngành ô tô ở Việt Nam, với nhiều nhà máy phải đóng cửa. Trong những năm gần đây, ngành ô tô đã bắt đầu mở rộng trở lại, hiện tại có 17 liên doanh so với 11 liên doanh vào năm 2004.

VAMA – Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam – đại diện và hỗ trợ về mặt pháp lý, bảo vệ các nhà sản xuất ô tô đã được cấp phép hoạt động tại Việt Nam.

Quy hoạch tổng thể năm 2004

Quy hoạch tổng thể ngành ô tô của Chính phủ được ban hành tháng 10/2004, sau khi thông qua Chiến lược phát triển ban đầu vào tháng 12/2002. Dự kiến về sản lượng ô tô trong Quy hoạch tổng thể này được mô tả lại trong Bảng 17.2, với số lượng dự kiến cho các năm 2005, 2010 và 2020.

Theo Quy hoạch, sản xuất ô tô dự kiến sẽ gấp đôi trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2010, và từ năm 2010 đến 2020. Xe buýt là loại phương tiện dự kiến sẽ gia tăng lớn nhất.

Tác động của những thay đổi dự kiến này đối với đầu tư được chỉ ra ở Bảng 17.3. Thực tế, Việt Nam có nhu cầu đầu tư bổ sung cho tất cả các loại phương tiện, trừ xe du lịch và xe bus 26-46 chỗ ngồi. Việc sản xuất xe tải đòi hỏi đầu tư tương đối lớn.

Bảng 17.1: Dự kiến phát triển ô tô trong Quy hoạch tổng thể (Đơn vị: chiếc)

Nguồn: Quyết định 177/2004/QĐ-TTG về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam tháng 10 năm 2004

2005 2010 2020 Xe con 35.000 70.000 144.000

Xe con đến 5 chỗ ngồi 32.000 60.000 116.000 Xe con từ 6 - 9 chỗ ngồi 3.000 10.000 28.000

Xe khách 15.000 36.000 79.900 10 - 16 chỗ ngồi 9.000 21.000 44.000 17 - 25 chỗ ngồi 2.000 5.000 11.200 26 - 46 chỗ ngồi 2.400 6.000 15.180 > 46 chỗ ngồi 1.600 4.000 9.520

Xe tải 68.000 127.000 159.800 Đến 2 tấn 40.000 57.000 50.000 2 tấn - 7 tấn 14.000 35.000 53.700 7 tấn - 20 tấn 13.600 34.000 52.900 > 20 tấn 400 1.000 3.200

Xe chuyên dùng 2.000 6.000 14.400 Tổng số 120.000 239.000 398.000

Page 52: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

51

Bảng 17.2: Đánh giá nhu cầu đầu tư (Đơn vị: xe)

Năng lực

hiện tại năm 2003

Sản lượng yêu cầu

năm 2010 (dự báo)

Sản lượng cần bổ sung năm 2010

Xe con Xe con đến 5 chỗ ngồi 100.000 60.000 Không cần thiết Xe con từ 6 - 9 chỗ ngồi 4.000 10.000 6.000

Xe khách 10 - 16 chỗ ngồi -- 21.000 21.000 17 - 25 chỗ ngồi -- 5.000 5.000 26 - 46 chỗ ngồi 7.000 6.000 Không cần thiết > 46 chỗ ngồi 2.000 4.000 2.000

Xe tải Đến 2 tấn 10.000 57.000 47.000 2 tấn - 7 tấn 4.000 35.000 31.000 7 tấn - 20 tấn -- 34.000 34.000 20 tấn -- 1.000 1.000

Xe chuyên dùng 300 6.000 6.000 Nguồn: Quyết định 177/2004/QĐ-TTG về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam, tháng 10 năm 2004

Đầu tư và hiện diện của nước ngoài

Các công ty nước ngoài có thể giúp đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tư và công nghệ thông qua FDI dưới hình thức liên doanh với các đối tác trong nước. Các công ty Nhật Bản là sự hiện diện chính của nước ngoài trong ngành ô tô. Vì thế, năm 2006, 7 công ty Nhật Bản đã tham gia, thiết lập 8 nhà máy và có công suất tổng cộng là 57.800 xe. Nhà máy lớn nhất thuộc liên doanh Toyota. Sự tham gia của nước ngoài bắt đầu trong giai đoạn 1995 - 1996, sau cải cách Đổi mới cuối những năm 80.

Công ty duy nhất của châu Âu hoạt động trong ngành ô tô ở Việt Nam là Mercedes Benz Việt Nam, chuyên sản xuất xe chở hành khách và nhiều loại xe buýt tại nhà máy gần TP Hồ Chí Minh. Đây là một nhà máy nhỏ với công suất hàng năm là 4.000 xe. Các linh kiện xe được nhập khẩu.

Một công ty sản xuất ô tô khác của châu Âu đã từng tham gia thị trường Việt Nam là BMW đã quyết định đóng cửa nhà máy vào năm 2005. Điều này là do sự mở cửa thị trường sau khi Việt Nam gia nhập WTO và ASEAN.

Một số công ty của Hàn Quốc cũng hoạt động trên thị trường Việt Nam, chẳng hạn như Hyundai đã thành lập nhà máy sản xuất xe tải và xe buýt ở Bắc Giang vào tháng 3/2006 cùng với đối tác Việt Nam là Tổng Công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam (Vinamotor).

Ford có một nhà máy lắp ráp tại Hải Dương về phía Đông Thủ đô Hà Nội, có công suất là 14.000 xe. Ngoài ra, thị trường còn có 4 liên doanh chính có vốn của Việt Nam là VMC, Vina Star, Mekong Auto và Vidamco; 2 nhà sản xuất 100% vốn trong nước là Trường Hải và Vinaxuki.

Page 53: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

52

Sản xuất và linh kiện trong nước

Mức sản xuất thực tế hàng năm là dưới 100.000 xe và chỉ gần đây mới được dự kiến gia tăng công suất. Con số này chỉ tương đương với 40% công suất thiết kế. Hiệu suất sử dụng công suất thấp trong ngành ô tô đang cho thấy sự đầu tư quá mức.

Ngoài ra, bất kể những cam kết từ trước về việc nâng mức nội địa hóa lên 60% vào năm 2010, tỷ lệ này vẫn rất thấp, cao nhất Toyota Innova với mức 37%. Ở Thái Lan, tỷ lệ nội địa hóa đạt tới 70% đối với một số chủng loại xe.

Nộp thuế

Trong giai đoạn 2003 đến tháng 6/2006, các thành viên của VAMA đã nộp trên 1 tỷ USD tiền thuế vào ngân sách Nhà nước. Chỉ riêng năm 2007 các nhà sản xuất này đã nộp trên 1,3 tỷ USD.

Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô là 60% và được coi là công cụ để hạn chế việc sử dụng xe cá nhân, một phần vì cơ sở hạ tầng đường xá ở thành thị và nông thôn kém phát triển, một phần khác vì các quan ngại về mặt môi trường và xã hội, ủng hộ sự phát triển của phương tiện vận tải công cộng trong dài hạn.

Bảo hộ và thương mại

Hầu hết các linh kiện lắp ráp ô tô đều phải nhập khẩu vì chi phí sản xuất trong nước quá cao. Các công đoạn sản xuất chính được nội địa hóa là: sơn, hàn, lắp ráp các bộ phận và sản xuất các chi tiết giá trị thấp như lốp xe, ắc quy và dây điện. Các công đoạn lắp ráp trong nước được bảo hộ bằng mức thuế nhập khẩu rất cao, lên đến 83% cho xe nguyên chiếc.

WTO, AFTA, ACFTA và ngành ô tô

Theo cam kết WTO, mức thuế bình quân MFN sẽ phải hạ xuống 47% vào năm 2017. Theo cam kết tự do hóa thương mại trong khối ASEAN (AFTA), mức thuế nhập khẩu sẽ giảm xuống 0-5% vào năm 2018 so với mức thực tế hiện nay là 83%. Việc nhập khẩu ô tô chỉ tự do hóa một phần trong khuôn khổ ACFTA (mức thuế nhập khẩu tối đa là 50% vào năm 2018). Tuy nhiên, cần lưu ý rằng ô tô thuộc danh mục chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của Việt Nam (Xem phần phụ lục).

Lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh

Trên thực tế, ngành ô tô Việt Nam thiếu sự cạnh tranh, do đó không có lợi thế so sánh thực sự. Đánh giá mang tính tiêu cực này đã được đưa ra vào năm 2004, sau khi Việt Nam thông qua Quy hoạch tổng thể ngành ô tô (Xem Biểu đồ 17.1 và 17.2).

Một trong những lý do chính lý giải việc thiếu khả năng cạnh tranh của ngành ô tô dường như chính là hệ thống thuế với đặc trưng là mức thuế quá cao, khiến giá thành sản xuất cao. Ngoài ra, sự phát triển của ngành sản xuất ô tô trong nước còn chịu sự cản trở của nhiều yếu tố khác.

Những thách thức phía trước và tầm nhìn “chiến lược”

Theo một số quan chức phụ trách về thương mại, ngành ô tô trong nước có khả năng mất đi trong vòng 10 năm tới vì các cam kết với bên ngoài liên quan đến việc cắt giảm thuế nhập khẩu và việc thiếu một chiến lược phát triển hiệu quả.

Tuy nhiên, các chuyên gia của Bộ Công Thương dường như ủng hộ sự phát triển của các loại ô tô từ 6-9 chỗ ngồi có động cơ 1500 cc với ý nghĩa là sản phẩm chính của ngành ô tô trong nước, ngoài các loại xe buýt và xe tải.

Page 54: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

53

Biểu đồ 17.1a: So sánh mức giá ô tô “điển hình”

Nguồn: JETRO, Khảo sát lần thứ 14 so sánh chi phí liên quan đến đầu tư ở các thành phố và khu vực chủ yếu của châu Á (tháng 3/2004)

Chú giải: Phần màu xám có các nét đứt tương ứng với giả định của JAMA khi hoàn tất gia tăng SCT vào năm 2007 – xem Bảng 6 dưới đây.

Biểu đồ 17.1b: Phân tích mức giá ô tô “điển hình” năm 2004

Nguồn: Ước tính của VDF đối với một mẫu xe Nhật điển hình

Ngành ô tô Trung Quốc đang tiến triển

Năm 2009, các công ty Trung Quốc ‘vô danh’ hoạt động trong lĩnh vực ô tô đã có một bước đi chiến lược bằng cách mua lại một số nhãn hiệu và công nghệ nổi tiếng của phương Tây. Bản tin trên tờ Financial Times vào tháng 12/2009 đã tường thuật việc một hãng sản xuất ô tô ‘vô danh’ của Trung Quốc có tên Geely sẽ mua nhãn hiệu Volvo của Thụy Điển từ Ford Motor. Hãng Beijing Automotive sẽ đầu tư gần 5 tỷ USD để phát triển công nghệ ô tô mới dựa trên Saab từ Thụy Điển. GM cũng sẽ bán nhãn hiệu nổi tiếng Hummer cho Sichuan Tengzhong – một công ty sản xuất thiết bị nặng, v.v...

Thực tế trên phản ánh sự năng động của ngành ô tô Trung Quốc, cho thấy cả một ngành có thể dựa vào thị trường nội địa rộng lớn và phát triển nhanh như thị trường Trung Quốc. Việt Nam không có lợi thế này cho ngành ô tô Việt Nam. Liệu các công ty ô tô Việt Nam có nên thiết lập các mối liên hệ về công nghệ và kinh doanh dài hạn với các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc hay không?

Yếu tố thuế

Chi phí linh kiện

Thuế trong nước Thuế nhập khẩu Chi phí linh kiện

Page 55: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

54

CHƯƠNG IV. TÁC ĐỘNG VỀ ĐẦU TƯ CỦA ACFTA

1. HIỆP ĐỊNH ACFTA VỀ ĐẦU TƯ

Những vấn đề chung

Trên cơ sở Điều 5 Hiệp định khung, các Bên đã đàm phán Hiệp định ACFTA về Đầu tư với mục tiêu xúc tiến đầu tư và tạo ra một cơ chế đầu tư tự do, thuận lợi, minh bạch và cạnh tranh trong ASEAN và Trung Quốc thông qua:

a. Xúc tiến tự do hóa các cơ chế đầu tư;

b. Tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư;

c. Xúc tiến hợp tác giữa các Bên và các nhà đầu tư;

d. Khuyến khích và xúc tiến dòng đầu tư;

e. Tăng cường minh bạch về đầu tư; và

f. Bảo hộ đầu tư.27

Hiệp định ACFTA về Đầu tư thiết lập nên một bộ quy định mới hướng tới mục tiêu dài hạn về tự do hóa đầu tư giữa các Bên. Trên thực tế, Hiệp định này đặt ra các quy tắc về đối xử và bảo hộ đầu tư, kể cả trưng thu và đền bù. Ngoài việc dẫn chiếu đến cơ chế giải quyết tranh chấp ACFTA DSM, Hiệp định cũng xác lập một cơ chế riêng cho việc giải quyết tranh chấp về đầu tư giữa một Bên và một nhà đầu tư của một Bên khác.

Hiệp định ACFTA về Đầu tư có phạm vi bao trùm một lĩnh vực mà WTO chưa điều chỉnh, cụ thể là đến nay các nghĩa vụ về đầu tư vẫn nằm ngoài phạm vi của WTO. Điều này là một bằng chứng cho thấy ý định về hội nhập sâu hơn trong khuôn khổ ACFTA.

Các nội dung chính của Hiệp định ACFTA về Đầu tư bao gồm:

a. Nghĩa vụ đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc;

b. Đối xử (“công bằng và bình đẳng”) phải được áp dụng đối với đầu tư của các nhà đầu tư của các Bên khác, và các nghĩa vụ liên quan đến trưng thu và đền bù;

c. Nghĩa vụ cho phép chuyển đầu tư qua lãnh thổ của các Bên;

d. Các quy định về giải quyết tranh chấp; và

e. Yêu cầu minh bạch hóa.

Định nghĩa về đầu tư được quy định tại Điều 1(d) Hiệp định ACFTA về Đầu tư, theo đó, đầu tư là bất cứ loại tài sản nào được đầu tư bởi nhà đầu tư của một Bên trên cơ sở tuân thủ luật, quy định và chính sách của một Bên khác trong lãnh thổ của bên này, bao gồm và không giới hạn ở:

a. Tài sản cố định, động sản, mọi quyền liên quan đến tài sản như thế chấp, cầm cố; 27 Điều 2 Hiệp định ACFTA về Đầu tư.

Page 56: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

55

b. Cổ phiếu, chứng khoán, trái nợ của một pháp nhân hay quyền lợi liên quan đến tài sản của pháp nhân đó;

c. Quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm các quyền liên quan đến bản quyền, bằng sáng chế, kiểu dáng hữu ích, thiết kế công nghiệp, nhãn hiệu, dấu dịch vụ, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bảng mạch, tên thương mại, bí mật thương mại, quy trình kỹ thuật, bí quyết và tín nhiệm;

d. Quyền lợi kinh doanh theo luật hay theo hợp đồng, bao gồm quyền lợi về tìm kiếm, trồng trọt, chiết xuất hay khai thác tài nguyên thiên nhiên, và

e. Quyền đòi hỏi về tiền hoặc bất cứ hoạt động nào có giá trị về tài chính.

Lợi nhuận được tái đầu tư cũng thuộc phạm vi của định nghĩa này. Bất cứ thay đổi nào về hình thức mà tài sản được đầu tư hoặc tái đầu tư không làm ảnh hưởng đến bản chất là đầu tư.

Phạm vi áp dụng

Hiệp định ACFTA về Đầu tư áp dụng đối với các biện pháp28 mà mỗi Bên vận dụng hoặc duy trì liên quan đến nhà đầu tư của một Bên khác hoặc hoạt động đầu tư của nhà đầu tư của một Bên khác trong lãnh thổ của mình. Một điểm đặc biệt là Hiệp định điều chỉnh cả các hoạt động đầu tư diễn ra trước khi Hiệp định có hiệu lực. Hiệp định ACFTA về Đầu tư được ký kết vào ngày 15/08/2009. Vì thế, kể từ ngày ký kết, các quy định của Hiệp định này áp dụng đối với tất cả các hoạt động đầu tư bắt đầu trước ngày ký kết Hiệp định và đang được triển khai.

Ngược lại, Hiệp định ACFTA về Đầu tư không điều chỉnh:

a. Các biện pháp về thuế;

b. Các quy tắc về mua sắm chính phủ;

c. Trợ cấp, tài trợ hoặc bất cứ điều kiện nào liên quan đến các loại hoạt động này, bất kể các khoản trợ cấp hay tài trợ này chỉ dành cho các nhà đầu tư trong nước và hoạt động đầu tư trong nước;

d. Dịch vụ cung cấp theo thẩm quyền của cơ quan chính phủ; và

e. Các biện pháp áp dụng hoặc duy trì ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ.

Ngoại trừ về các biện pháp liên quan đến thương mại dịch vụ có lẽ là do thực tế rằng đầu tư vào thương mại dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh của các quy tắc về cung ứng dịch vụ thông qua hiện diện thương mại (TIS, và có thể là GATS). Tuy nhiên, các nghĩa vụ liên quan đến đối xử với đầu tư, trưng thu, đền bù tổn thất, chuyển lợi nhuận, thế quyền và giải quyết tranh chấp đầu tư cũng áp dụng đối với các biện pháp ảnh hưởng đến cung ứng dịch vụ thông qua hiện diện thương mại, với điều kiện các biện pháp này liên quan đến một hoạt động đầu tư, bất kể là đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ thuộc Biểu cam kết của Bên liên quan theo Hiệp định TIS hay không.

28 Theo Điều 1(g), “biện pháp” nghĩa là luật, quy định, quy tắc, thủ tục, quyết định hay biện pháp hành chính có phạm vi áp dụng chung ảnh hưởng đến nhà đầu tư và/hoặc hoạt động đầu tư, do một Bên đưa ra, có thể ở các cấp:

a. Chính quyền hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp trung ương, khu vực hoặc địa phương; và b. Các cơ quan phi Nhà nước nhưng thực hiện quyền hạn được trao bởi chính quyền hoặc cơ quan

có thẩm quyền cấp trung ương, khu vực hoặc địa phương.

Page 57: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

56

MFN và Đối xử quốc gia

Các Bên đồng ý đối xử với nhà đầu tư và hoạt động đầu tư của các Bên khác không kém ưu đãi hơn nhà đầu tư và hoạt động đầu tư của chính mình trong các điều kiện tương tự, liên quan đến việc quản lý, triển khai, thực hiện, duy trì, vận dụng, bán, thanh lý và các hình thức định đoạt khác đối với đầu tư.29 Ngoài ra, nghĩa vụ MFN cũng áp dụng đối với việc chấp thuận, thành lập, thụ đắc, mở rộng, quản lý, triển khai, thực hiện, duy trì, vận dụng, bán, thanh lý và các hình thức định đoạt khác đối với đầu tư.30

Các Bên không bị ràng buộc phải đối xử ưu đãi với các bên khác ngoài khu vực. Tuy nhiên, họ phải tạo cơ hội ngang bằng cho các bên này trong việc đàm phán các lợi ích để đưa vào hiệp định trong tương lai. Hạn chế này nhằm tránh việc áp dụng tự động đối xử ưu đãi đối với các đối tác mà các Bên muốn đàm phán hiệp định đầu tư trong tương lai một cách riêng rẽ, chẳng hạn như với EC, Nhật Bản hay Hoa Kỳ.

Nghĩa vụ MFN không bao gồm bất cứ đối xử ưu đãi nào theo các hiệp định đang có hiệu lực hay các khuôn khổ hợp tác với các bên thứ ba. Nghĩa vụ MFN cũng không bao gồm đối xử ưu đãi hiện tại hay trong tương lai đối với các nhà đầu tư và hoạt động đầu tư của họ theo hiệp định hay thỏa thuận giữa các Thành viên ASEAN, hay bất cứ Bên nào và vùng lãnh thổ hải quan của bên đó. Ngoại trừ này dường như nhằm bảo vệ những đối xử ưu đãi mà các Thành viên ASEAN dành cho nhau theo các hiệp định đầu tư thuộc khối ASEAN và là một phần của Cộng đồng Kinh tế ASEAN.

Một ngoại trừ nữa trong nghĩa vụ MFN, cũng như trong nghĩa vụ về đối xử quốc gia là quy định liên quan đến ‘các biện pháp không tuân thủ’. Cụ thể, theo Điều 6 Hiệp định ACFTA về Đầu tư, MFN và đối xử quốc gia không áp dụng đối với:

a. Những biện pháp không tuân thủ hiện tại hoặc mới đưa ra được duy trì hoặc ban hành trong lãnh thổ của mình; và

b. Sự duy trì hoặc sửa đổi của bất cứ biện pháp không tuân thủ nào.31

Hiệp định cũng quy định rằng các Bên “sẽ nỗ lực tối đa” để loại bỏ những biện pháp không tuân thủ như vậy. Vì ‘các biện pháp không tuân thủ’ không có định nghĩa ở đây nên rất khó để đánh giá được tác động đầy đủ của ngoại trừ này. ‘Không tuân thủ’ cũng có thể là bất cứ biện pháp nào ‘không tuân thủ’ nghĩa vụ đối xử quốc gia và MFN. Việc yêu cầu ‘nhanh chóng loại bỏ’ những biện pháp như vậy hàm ý rằng đây là những biện pháp có hiệu ứng tương tự như các ‘rào cản phi thuế’ đối với thương mại hàng hóa và ‘các hạn chế về đối xử quốc gia và tiếp cận thị trường’ đối với thương mại dịch vụ.

Ngoài ra, Điều 6 quy định rằng các Bên phải thảo luận với tinh thần “thúc đẩy hơn nữa mục tiêu tự do hóa nhanh chóng cơ chế đầu tư của các Bên” và “nâng cao tính minh bạch hóa của các quy tắc đầu tư” (các mục tiêu 2(a) và 2(e) Điều 2 Hiệp định). Việc đưa ra hai mục tiêu trên (trong số 6 mục tiêu liệt kê tại Điều 2) có thể dẫn đến kết luận rằng các biện pháp không tuân thủ điển hình là biện pháp không tuân thủ các nghĩa vụ đối xử quốc gia và MFN, cản trở sự tự do hóa cơ chế đầu tư và không đáp ứng các yêu cầu về minh bạch hóa. Tuy nhiên, việc làm rõ nghĩa của ‘các biện pháp không tuân thủ’ vẫn là điều hết sức cần thiết để đánh giá được tác động thực sự của quy định về ngoại trừ đối với MFN và đối xử quốc gia.

29 Điều 4 Hiệp định ACFTA về Đầu tư. 30 Điều 5 Hiệp định ACFTA về Đầu tư. 31 Điều 6 Hiệp định ACFTA về Đầu tư.

Page 58: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

57

Cần lưu ý rằng kết quả của ngoại trừ này dường như là để ‘giữ nguyên hiện trạng’ trong việc áp dụng MFN và đối xử quốc gia đối với các biện pháp không tuân thủ. Các Bên thậm chí không bị ràng buộc phải loại bỏ các biện pháp này và cam kết của họ chỉ hạn chế ở việc ‘nỗ lực tối đa’. Ngoại trừ này dường như phần lớn là để ngăn chặn ảnh hưởng của các yêu cầu về MFN và đối xử quốc gia cũng như những quy định tham vọng khác của Hiệp định ACFTA về Đầu tư. Một vấn đề phát sinh là làm thế nào để xác định được cách thức vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của Hiệp định ACFTA DSM đối với các biện pháp không tuân thủ.

Những ngoại trừ chung

Hiệp định ACFTA về Đầu tư quy định một số trường hợp ngoại trừ. Về các ngoại trừ chung, Điều 16 phản ánh hầu hết lời văn của Điều XX GATT với những điều chỉnh thích hợp và đồng thời quy định thêm một số trường hợp ngoại trừ khác (chẳng hạn như liên quan đến các biện pháp cần thiết nhằm duy trì trật tự công cộng và những biện pháp đảm bảo sự bình đẳng và hiệu quả trong việc áp dụng và thu các loại thuế trực tiếp).32 Ngoài ra, Hiệp định cũng quy định các trường hợp ngoại trừ vì lý do an ninh33 và bảo lưu các đối xử ưu đãi theo các quy định trong nước hay theo các thỏa thuận quốc tế hiện đang có hiệu lực hoặc sẽ được ban hành/ký kết trong tương lai đối với bên khác.

Điều 11 quy định một trường hợp ngoại trừ cụ thể liên quan đến việc đảm bảo cán cân thanh toán, theo đó, cho phép các Bên được duy trì các hạn chế về đầu tư, bao gồm việc thanh toán hoặc chuyển tiền liên quan đến hoạt động đầu tư trong trường hợp phải đối phó với sự mất cân bằng cán cân thanh toán hoặc những khó khăn tài chính nghiêm trọng, cũng như nhằm đảm bảo duy trì mức dự trữ tài chính đủ để thực hiện các chương trình phát triển kinh tế. Điều này cũng đề ra các điều kiện đối với những biện pháp hạn chế có thể vận dụng.34 Cuối cùng, Điều 15 cho phép các Bên, với điều kiện thông báo và tham vấn trước, được phép từ chối lợi ích theo Hiệp định ACFTA về Đầu tư cho:

a. Nhà đầu tư của một Bên khác trong trường hợp hoạt động đầu tư được thực hiện bởi một pháp nhân thuộc sở hữu hoặc chịu sự kiểm soát của pháp nhân hoặc thể nhân khác không phải của Bên này và pháp nhân này không có hoạt động kinh doanh đáng kể trong lãnh thổ của Bên này; hoặc

b. Nhà đầu tư của một Bên trong trường hợp hoạt động đầu tư được thực hiện bởi một pháp nhân thuộc sở hữu hoặc chịu sự kiểm soát của pháp nhân hay thể nhân của một Bên khác.

2. TÁC ĐỘNG KINH TẾ CỦA ACFTA ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM

Tầm quan trọng của FDI

Từ mức ban đầu tương đối thấp là 180 triệu USD vào năm 1990, vốn FDI vào Việt Nam đã đạt 8 tỷ USD vào năm 2008, tăng 20% so với năm 2007.

Năm 2006, vốn FDI tương đương với 17,6% tổng vốn cố định với số doanh nghiệp chỉ chiếm 3,2% tổng số doanh nghiệp trong cả nước.

32 Điều 17 Hiệp định ACFTA về Đầu tư. 33 Điều 18 Hiệp định ACFTA về Đầu tư. 34 Điều 11(2) Hiệp định ACFTA về Đầu tư.

Page 59: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

58

Bảng 12.1: Tóm lược chỉ số FDI của Việt Nam

% của

tổng số doanh nghiệp (2006)

% của GDP

(2006)

% của sản

lượng công

nghiệp (2006)

% của nguồn vốn

cố định tính chung

(2006)

% của xuất khẩu

(2007)

% của thuế

(2002)

% của tổng số nhân công

(2006)

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

3,2 12,7 37,8 17,6 57,2 37,2 21,5

Doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước

2,8 40,0 31,6 52,3 42,8

52,1 28,4

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

94,0 47,3 30,5 30,1 10,7 50,1

Nguồn: UNCTAD (2008).

Tác động của FDI

Năm 2006 các doanh nghiệp FDI đóng góp 38% tổng sản lượng công nghiệp của cả nước, 12,7% tổng GDP, sử dụng 21,5% tổng lực lượng lao động. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng đóng góp 57,2% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Ngoài ra, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng có năng suất lao động cao hơn, góp phần làm cho sản phẩm của Việt Nam có tính cạnh tranh hơn trên thị trường thế giới.

Phân bố theo ngành của FDI

Xét về vốn đăng ký, trong giai đoạn 2001-2007 62,2% doanh nghiệp FDI đầu tư vào sản xuất, tiếp đó là lĩnh vực bất động sản và hoạt động cho thuê (16,7%), rồi đến lĩnh vực khách sạn và nhà hàng (5,7%).

Chi phí lao động rẻ và sự phát triển của các khu chế xuất ở một số khu vực trên cả nước là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng đáng kể dòng vốn đầu tư của nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất.

Bảng 12.2: Phân bố theo ngành của các dự án đầu tư nước ngoài Vốn đăng ký (triệu USD) Tỉ lệ vốn đăng ký (% trong

tổng số) 1995-2000 2001-2007 1995-2000 2001-2007

Sản xuất 14.871 33.698 44,8 62,2 Bất động sản, hoạt động kinh doanh cho thuê

3.477 9.068 10,5 16,7

Khách sạn và nhà hàng 2.524 3.090 7,6 5,7 Xây dựng 4.152 2.209 12,5 4,1 Vận chuyển, lưu trữ và thông tin liên lạc 2.706 1.493 8,2 2,8 Cung ứng điện, gas và nước 716 994 2,2 1,8 Khai thác mỏ và khai thác đá 1.541 716 4,6 1,3 Nông lâm nghiệp 1.852 637 5,6 1,2 Khác 1.342 2.296 4,0 4,2

Nguồn: UNCTAD (2008).

Page 60: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

59

Việt Nam từ góc độ so sánh

Theo Báo cáo khảo sát triển vọng đầu tư thế giới giai đoạn 2009-2011 của UNCTAD, Việt Nam đứng thứ 11 trong danh sách các nước ưa thích của nhà đầu tư nước ngoài, sử dụng Việt Nam làm cơ sở xuất khẩu (Xem Bảng A11.1).

Nguồn FDI: Vai trò tương đối nhỏ của Trung Quốc

Bảng 12.3: Các nước đầu tư FDI, 1988-2006

Nền kinh tế Số dự án

Tỉ lệ trong tổng số dự

án (%)

Vốn đăng ký (triệu USD)

Tỉ lệ vốn đăng ký (%)

Liên minh châu Âu 727 8,8 10.935 14,0 Singapore 543 6,6 10.003 12,8 Đài Loan 1.743 21,2 9.502 12,1 Hàn Quốc 1.438 17,5 9.252 11,8 Nhật Bản 838 10,2 8.398 10,7 Trung Quốc (bao gồm cả Hồng Kông)

1.056 12,8 7.643 9,8

(Hồng Kông, Trung Quốc) (548) (6,7) (6400) (8,2) Đông Nam Á (trừ Singapo) 540 6,6 4.397 5,6 Mỹ và Canada 459 5,6 3.630 4,6 Các nước khác 893 10,8 14.385 18,4 Tổng 8.237 100,0 78.248 100,0

Nguồn: UNCTAD (2008).

Phần lớn FDI đến từ các nước láng giềng, chủ yếu là Singapore, Malaysia, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, chiếm tổng cộng khoảng 60% tổng vốn FDI.

Đầu tư từ Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 1,6% tổng đầu tư vào năm 2007, trong khi đầu tư từ Hồng Kông chiếm tỷ lệ cao hơn, cụ thể là 8,2%. Nói cách khác, ACFTA dường như không có tác động lớn đến FDI trực tiếp đến từ Trung Quốc. Điều này đáng ngạc nhiên vì Hiệp định ACFTA về Đầu tư đem lại sự đảm bảo cho nhà đầu tư.

Dường như khó có thể tìm ra một lý do duy nhất cho mức đầu tư rất thấp của Trung Quốc vào Việt Nam. Một lý giải có khả năng cao là các nhà đầu tư Trung Quốc muốn tiến hành đầu tư thông qua Hồng Kông để được hưởng lợi từ cơ chế tài chính ưu đãi hơn. Ngoài ra ACFTA còn rất mới và phải mất một thời gian để có thể tác động đầy đủ đến FDI. Cuối cùng, một điều cần lưu ý là nhiều công ty Trung Quốc hoạt động ở nước ngoài là các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, có mối quan hệ chặt chẽ với các quyền lợi chính trị và quốc gia.

Chú giải:

- Có dữ liệu về sự liên hệ chéo dựa trên các ngành sản xuất

- Hệ số tương quan theo đường thẳng là 0,75.

Page 61: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

60

CHƯƠNG V. TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI ĐẾN LAO ĐỘNG, MÔI TRƯỜNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

1. TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HÓA TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA ĐẾN LAO ĐỘNG

Sự phát triển của việc làm trong lĩnh vực sản xuất

Việc làm trong lĩnh vực sản xuất đã tăng gấp đôi trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2007. Năm 2007, tổng số việc làm trong lĩnh vực sản xuất đạt 3,6 triệu.

Các ngành quan trọng nhất về tạo dựng công ăn việc làm năm 2007 là ngành chế biến lông thú và sản phẩm lông thú (SITC 18), thực phẩm và đồ uống (SITC 15), và sản xuất đồ nội thất và các sản phẩm khác (SITC 36), chiếm tương ứng là 18,9%, 12,3% và 9,6% tổng số việc làm (Xem phần phụ lục).

Năng động nhất trong việc tạo dựng việc làm là ngành sản xuất thiết bị văn phòng và máy tính (SITC 30). Việc làm trong ngành này đã tăng gấp 30 lần trong giai đoạn 2001 – 2007, tiếp theo là ngành sản xuất đồ nội thất (SITC 36), ngành sản xuất các sản phẩm kim loại (SITC 28).

Biểu đồ 10.1

Employment in manufacturing industries (2001 = 100)

0.0

50.0

100.0

150.0

200.0

250.0

1 2 3 4 5 6 7

2001-2007

Sự tăng trưởng việc làm trong lĩnh vực sản xuất trong giai đoạn 2001 – 2007 cho thấy tự do hóa và mở cửa nền kinh tế đã có tác động tích cực đến việc làm trong hầu hết các ngành. Trên thực tế, số lượng lao động trong hầu hết các ngành đều tăng, trừ một ngành.

Việc làm tiếp tục gia tăng sau khi ký kết ACFTA. Trong bối cảnh dòng FDI lớn đổ vào Việt Nam, xu hướng này dự kiến vẫn còn tiếp tục. Ngoài ra, việc làm gia tăng ở các ngành được coi là nhạy cảm trong thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam, càng chứng tỏ rằng ngược lại, ACFTA không hề cản trợ sự phát triển công nghiệp của Việt Nam.

Mức lương thực tế và năng suất lao động

Biểu đồ 10.2 cho thấy sự thay đổi của mức lương thực tế và năng suất lao động bình quân trong lĩnh vực sản xuất trong giai đoạn 2002-2007. Chỉ trừ năm 2004, lương thực tế tăng liên

Việc làm trong các ngành sản xuất (2001 = 100)

Page 62: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

61

tục trong giai đoạn 2002 – 2007. Năm 2006, mức tăng đạt đến 8%. Những tiến triển này rõ ràng đóng góp vào sự cải thiện mức sống của người dân trong nước và giúp giảm nghèo trên cả nước. Mặc dù mức lương thực tế tăng nhanh, năng suất lao động bình quân còn tăng nhanh hơn lương thực tế, góp phần vào việc giảm chi phí lao động trên từng sản phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.

Biểu đồ 10.2

Growth Rates of Real Wages and Labour Average Productivity

-8

-6

-4

-2

0

2

4

6

8

10

12

14

1 2 3 4 5 6

2002-2007

GR RWGR Q/L

Chú giải: GR RW = tỷ lệ tăng trưởng lương thực tế; GR Q/L = tỷ lệ tăng trưởng năng suất lao động bình quân.

Độ đàn hồi sản lượng – lao động

Sự thay đổi về độ đàn hồi sản lượng – lao động nhấn mạnh tầm quan trọng của việc gia tăng năng suất lao động. Nhìn chung, độ đàn hồi giảm đáng kể trong giai đoạn 2002 – 2007 xuống mức 0,45 vào năm 2007. Sự thay đổi này một phần là kết quả của áp lực cạnh tranh từ ACFTA và kết quả là giúp nâng cao mức cạnh tranh chung của sản phẩm Việt Nam trên cả thị trường trong nước và nước ngoài.

Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng độ đàn hồi thấp khó có thể đóng góp vào sự phát triển và tái cơ cấu của các ngành sản xuất trong nước, và ngoài ra còn thể hiện sự hạn chế trên thị trường lao động, cụ thể là sự thiếu hụt nhân công có những kỹ năng mà các ngành cụ thể đòi hỏi.

Bảng 10.1: Độ đàn hồi sản lượng – lao động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp

Năm Tỷ lệ tăng trưởng Độ đàn hồi Sản lượng thực tế Lao động

2002 16,42 22,24 1,35 2003 18,33 16,09 0,87 2004 17,16 13,06 0,76 2005 19,21 7,14 0,37 2006 19,17 9,68 0,50 2007 11,09 4,99 0,45

Tỷ lệ tăng trưởng mức lương thực tế và năng suất lao động bình quân

Page 63: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

62

Tự do hóa thương mại và giảm nghèo

Rama and Sa Kim (2005) đã rà soát một cách hệ thống những tài liệu về tác động kinh tế và xã hội của tự do hóa thương mại để đi đến kết luận rằng nhìn chung tác động của mở cửa thương mại đối với giảm nghèo sẽ hạn chế (Xem Biểu đồ 10.3). Tuy nhiên, một số ngành sẽ tương đối chịu ảnh hưởng của tự do hóa thương mại, cụ thể là các ngành liên quan đến mía đường, đậu nành, ngô và một số loại gia súc gia cầm. Đây là những ngành dễ bị tổn thương nhất và nhiều hộ nghèo nhất phải dựa vào để có ăn mặc hàng ngày và thu nhập.

Biểu đồ 10.3: Tác động dự kiến của cắt giảm thuế đối với tiền lương, giảm nghèo và bất bình đẳng về thu nhập

Chú giải: Độ cao của các cột thể hiện số lượng tình huống có thể rơi vào các nhóm cụ thể.

Nguồn: Martin Rama & Lê Kim Sa (2005).

Thay đổi về lợi nhuận

Vốn Số

lượn

g tìn

h hu

ống

Thay đổi về tiền lương Thay đổi về tiền lương

Số lư

ợng

tình

huốn

g

Số lư

ợng

tình

huốn

g Số

lượn

g tìn

h hu

ống

Số lư

ợng

tình

huốn

g

Hướng thay đổi

Bất bình đẳng về thu nhập Tỷ lệ nghèo

Lao động có tay nghề Lao động phổ thông

Như cũ Như cũ

Tăng Tăng

Giảm Giảm

Số lượng tình huống

Page 64: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

63

2. TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HÓA TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA ĐẾN MÔI TRƯỜNG

Môi trường và sự phát triển

Môi trường và phát triển kinh tế có mối liên hệ tương đối phức tạp. Grossman và Krueger (1991) đã đưa ra khái niệm đường cong Kuznets (EKC) về môi trường, hay đường cong hình chữ U ngược phản ánh mối quan hệ giữa thu nhập bình quân đầu người với mức độ tổn thất về môi trường.

Các giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế thường gây ra tổn thất cho môi trường do sự phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên và công nghệ bẩn. Ý thức về môi trường tăng dần cùng với mức độ phát triển, dẫn đến việc ban hành và thực thi các quy định mới để nền kinh tế ‘xanh’ hơn và áp dụng nhiều công nghệ sạch hơn.

Biểu đồ 11.1: Đường cong Kuznets về môi trường

Nguồn: H. Vutha và H. Jalilian (2008).

Tự do hóa thương mại và môi trường

Như chỉ ra tại Hộp 11.1, tác động của tự do hóa thương mại đối với môi trường kết hợp các hiệu ứng thành phần, quy mô và kỹ thuật. Tác động thuần của tự do hóa thương mại đối với môi trường sẽ là tích cực nếu các hiệu ứng về thành phần và kỹ thuật lớn hơn hiệu ứng về quy mô.

Hộp 11.1 Hiệu ứng thành phần phát sinh từ sự thay đổi về chuyên môn khi mở cửa thương mại. Nói cách khác, một nước sẽ chuyên môn hóa và xuất khẩu sản phẩm mà nước này có tương đối dồi dào tài nguyên, đồng thời nhập khẩu các sản phẩm tương đối thiếu. Hiệu ứng thành phần phụ thuộc vào việc một nước có lợi thế so sánh trong các ngành gây ô nhiễm cao hay các ngành ít gây ô nhiễm. Hiệu ứng thuần đối với môi trường sẽ tích cực nếu bình quân, ngành xuất khẩu đang phát triển gây ít ô nhiễm hơn ngành bị thay thế bởi nhập khẩu và đang phải thu hẹp sản xuất. Hiệu ứng sẽ tiêu cực nếu ngành xuất khẩu đang phát triển gây nhiều ô nhiễm hơn.

Hiệu ứng quy mô phát sinh từ việc gia tăng các hoạt động kinh tế do tự do hóa thương mại. Với cùng một hệ số ô nhiễm, gia tăng sản xuất sẽ gây hại nhiều hơn cho môi trường, vì thế hiệu ứng quy mô là tiêu cực vì gây ô nhiễm và phát thải nhiều hơn.

Hiệu ứng kỹ thuật phát sinh khi nhà sản xuất áp dụng các công nghệ sản xuất sạch hơn với mức độ phát thải giảm đi, dẫn đến giảm mức ô nhiễm bình quân trên một đơn vị sản lượng.

Nguồn: H. Vutha và H. Jalilian (2008).

Tổn

thất

cho

môi

trườ

ng

Thu nhập bình quân đầu người

Page 65: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

64

Các ngành kinh tế và mức độ ô nhiễm

Bảng 11.1 phân loại các ngành kinh tế thành 3 nhóm, dựa trên tác động của các ngành này đến môi trường, tính bằng mức ô nhiễm đối với không khí, nước và đất trên mỗi đơn vị GDP (triệu USD).

Bảng 11.1: Sản phẩm và ô nhiễm

Nhóm 1 Các ngành gây ô nhiễm nhiều

nhất

Nhóm 2 Các ngành gây ô nhiễm vừa phải

Nhóm 3 Các ngành ít gây ô nhiễm

Định nghĩa ToxTot ≥ 1500 pnds/triệu USD 500<ToxTot<1500 pnds/triệu USD ToxTot ≤ 500 pnds/triệu USD Ngành (ISIC)

Hóa chất công nghiệp (351) Đồ gốm, sứ, đất nung (361) Trang thiết bị kĩ thuật cao (385) Kim loại màu (372) Máy chạy điện (383) Giày dép, trừ các loại làm từ cao su và nhựa

(324) Sắt thép (371) Sản phẩm cao su (355) Sản phẩm gỗ, trừ đồ nội thất (331)

Các sản phẩm da (323) Các loại khoáng phi kim (369) In ấn và xuất bản (342) Giấy và bột giấy (341) Dệt may (321) Kính và sản phẩm kính (362) Nhà máy lọc dầu (353) Thiết bị vận chuyển (384) Thuốc lá (314)

Các hóa chất khác (352) Các sản phẩm công nghiệp khác (390)

Thực phẩm (311)

Các sản phẩm nhựa (356) Các sản phẩm dầu và than đá khác (354)

Đồ uống (313)

Sản xuất sản phẩm kim loại (381)

Máy móc không dùng điện (382) Trang phục, trừ giày dép (322)

Đồ nội thất trừ kim loại (332) Nhóm (HS) Kim loại (HS 71-83) Máy móc và thiết bị điện

(HS 84-85) Sản phẩm rau quả (HS 6-14)

Hóa chất (HS 28-38) Sản phẩm khoáng sản (HS 25-27)

Gỗ và đồ gỗ (HS 44-46)

Nhựa (HS 39) Dệt may (HS 50-63) Thiết bị quang học, chính xác và nhạc cụ (HS 90-92)

Giấy và bột giấy (HS 47-49) Sản phẩm cao su (HS 40) Đá, xi măng, gốm (HS 68-70) Da (HS 41-43) Xe cộ (HS 86-89) Thực phẩm chế biến (HS 15-24)

Các mặt hàng sản xuất khác (HS93-96)

Giày dép (HS 64-67)

Nguồn: H. Vutha và H. Jalilian (2008).

ACFTA và môi trường

Đánh giá tác động của ACFTA đối với môi trường được tóm tắt tại Bảng A11.1 phần phụ lục.

Kết quả cho thấy tổng thương mại các sản phẩm gây ô nhiễm nhiều nhất đã tăng trưởng vượt bậc so với thương mại trong các lĩnh vực khác và Trung Quốc là quốc gia gây ô nhiễm nhất.

Ngoài ra, việc gia tăng khai thác tài nguyên để đáp ứng nhu cầu thương mại dự kiến sẽ gây suy giảm đa dạng sinh học, góp phần làm xói mòn đất và tăng nạn chặt phá rừng, tăng nguy cơ lụt lội tại các vùng đất thấp, tăng sụt lở đất.

Tuy nhiên, sự chuyển dịch cơ cấu thương mại hướng tới các sản phẩm phức tạp có giá trị gia tăng cao hơn có thể sẽ giúp làm giảm dần các tác động tiêu cực của ACFTA đến môi trường.

3. CÁC NGHIÊN CỨU KHÁC VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ACFTA

Kết quả của một số nghiên cứu chọn lọc về tác động của tự do hóa thương mại trong khu vực Đông Á và ACFTA được trình bày tóm lược ở đây. Trên thực tế, khá nhiều nghiên cứu đã tìm cách phân tích tác động theo nhiều khía cạnh khác nhau và dựa trên các cách tiếp cận khác nhau. Kết quả của các nghiên cứu này không hoàn toàn thống nhất với nhau.

Page 66: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

65

Tác động của ACFTA đối với thương mại

Bảng 13.1a thể hiện tác động của ACFTA đối với xuất khẩu và nhập khẩu. Trừ xuất khẩu từ Philippines sang Malaysia và Singapore, tất cả dòng lưu chuyển thương mại nội khối ACFTA đều chịu tác động tiêu cực từ ACFTA.

Nói cách khác, ACFTA góp phần vào việc chia rẽ khu vực kinh tế ASEAN. Ngoài ra, Bảng 13.1b cũng cho thấy cán cân thương mại của Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều nhất do thương mại với Trung Quốc – tỉ lệ xuất – nhập khẩu tương ứng là 28,25%, thấp nhất trong số các quốc gia ASEAN.

Bảng 13.1a: Thay đổi về xuất khẩu trong khi có ACFTA (triệu USD)

Từ/đến Indonesia Malaysia Philippines Singapore Thái Lan

Việt Nam Hoa Kỳ Nhật

Bản Trung Quốc

Các nước khác

Indonesia -69,0 -117,1 -106,4 -141,5 -40,1 -210,0 - 313,7 2.656,1 -547,5

Malaysia -45,6 -245,1 -312,7 -219,4 -21 -416,6 -246,3 3.207,3 -688,1

Philippines -2,82 16,6 46,9 -25,0 -3,0 413,7 39,2 330,8 104,5

Singapore -47,3 -392,6 -329,6 -233,8 -430,6 -321,2 -200,1 3.639,2 -745,4

Thái Lan -29,1 -65,6 -118,9 -101,2 -52,5 -252,78 -271,3 2.907,8 -525,5

Việt Nam -10,5 -31,0 -18,6 -15,1 -5,7 -12,1 -19,0 267,0 -59,2

Hoa Kỳ 8,3 11,2 -152,9 208,0 -75,5 -1,2 123,4 -501,0 100,0

Nhật Bản -16,8 -1,7 -266,2 325,3 -342,1 -23,4 394,0 -823,8 472,2

Trung Quốc 1.371,6 1.456,3 3.057,2 644,0 3.140,2 944,8 -813,3 -511,5 -890,0

Các nước khác -13,8 119,7 -543,7 417,5 -365,9 -89,3 482,3 466,8 -2.679,3 844,0

Nguồn: Nhóm chuyên gia ASEAN-Trung Quốc về Hợp tác kinh tế, trích dẫn tại Báo cáo MUTRAP II/HOR-11 (2008), trang 44.

Bảng 13.1b: Tỷ lệ xuất khẩu – nhập khẩu (%) Indonesia / Trung Quốc 193,64 Malaysia / Trung Quốc 220,23

Philippines / Trung Quốc 10,82 Singapore / Trung Quốc 565,09 Thái Lan / Trung Quốc 92,59 Việt Nam / Trung Quốc 28,25

Nguồn: Tính toán từ Bảng 13.1a

Tạo lập thương mại và chệch hướng thương mại

Các khái niệm “tạo lập thương mại” và “chệch hướng thương mại” thường được sử dụng để đánh giá lợi ích của tự do hóa thương mại.

Trong trường hợp của ACFTA, căn cứ vào các mô hình trọng lực và dữ liệu về 22 quốc gia, Hanlin Chen và Yan Tu nhấn mạnh rằng ít nhất đối với Trung Quốc, các tác động gây chệch hướng thương mại quan trọng hơn tạo lập thương mại và khoảng cách giữa 2 loại tác động này sẽ gia tăng theo thời gian.

Page 67: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

66

Tác động của ACFTA đối với tăng trưởng

Theo nghiên cứu ban đầu của Chia Siow Yue, Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ ACFTA. Theo đó, ACFTA giúp GDP của Việt Nam lên hơn 2%, cao hơn rất nhiều so với các quốc gia ASEAN khác được nghiên cứu (Xem Bảng 13.1). Trong trường hợp của Thái Lan, tác động của ACFTA lên GDP hạn chế ở 0,41%. Đối với Trung Quốc, tác động là 0,27% GDP. Đáng lưu ý là các tác động tiêu cực của ACFTA lên Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước khác trên thế giới (ROW), bao gồm EU.

Bảng 13.2: Tác động của ACFTA lên tăng trưởng GDP

Nước DGP thực tế (triệu $)

Tăng trưởng (triệu $)

Mức tăng %

Indonesia 204.031,4 2.267,8 1,12 Malaysia 98.032,3 1.133,5 1,17 Philippines 71.167,1 229,1 0,32 Singapore 72.734,9 753,3 1,05 Thái Lan 165.516,0 673,6 0,41 Việt Nam 16.110,9 339,1 2,15 Trung Quốc 815.163,0 2.214,9 0,27 Mỹ 7.120.465,5 -2.594,5 -0,04 Nhật Bản 5.079.704,5 -4.452,0 -0,09 Các nước khác 14.657.026,0 -6.272,0 -0,04 Tổng cộng 28.298.952,1 -5.706,9 -0,02

Nguồn: Nhóm chuyên gia ASEAN – Trung Quốc (2001), trích dẫn bởi Chia Siow Yue (2004).

Sức ép cạnh tranh từ Trung Quốc và phản ứng của khối ASEAN

Các quốc gia ASEAN được dự kiến sẽ có phản ứng khác nhau đối với sức ép cạnh tranh từ phía Trung Quốc. Theo một đánh giá về năng lực của các nước ASEAN trong việc đối phó với sức ép cạnh tranh từ Trung Quốc, Việt Nam được xếp vị trí tương đối tốt. Tác động của Trung Quốc sẽ rất lớn, nhưng dự kiến Việt Nam có khả năng ứng phó nhanh với những tác động này, chỉ sau Singapore và Thái Lan, ngang hàng với Malaysia, và nhanh hơn các nước Philippines, Indonesia, Lào và Campuchia.

Biểu đồ 13.1: Sức ép cạnh tranh từ Trung Quốc và phản ứng của khối ASEAN

Tốc độ phản ứng

Nguồn: Dong Dong Zhang.

Nhanh

Trung bình

Chậm

Chậm Trung bình Nhanh Tác động

Lào

Thái Lan

Campuchia

Việt Nam

Page 68: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

67

Các yếu tố quyết định đến sức ép cạnh tranh của Trung Quốc

Biểu đồ 13.2 cho thấy trong chừng mực nào đó, sức ép cạnh tranh từ Trung Quốc tỉ lệ nghịch với GDP bình quân đầu người.

Như vậy, các quốc gia có GDP bình quân đầu người khá cao như Singapore và Nhật Bản chịu sức ép cạnh tranh ít hơn, có khả năng bổ trợ phối hợp với Trung Quốc tốt hơn các quốc gia có GDP bình quân đầu người thấp (như Philippines và Indonesia). Trên thực tế, các nước có thu nhập bình quân đầu người cao thường có tỷ lệ thương mại nội bộ ngành đáng kể.

Biểu đồ 13.2: Cạnh tranh và bổ trợ phối hợp với Trung Quốc

Nguồn: D. Zhiyong (2007).

Tác động theo ngành của tự do hóa thương mại

Tự do hóa thương mại có tác động khác nhau lên từng ngành. Đối với Việt Nam, một nghiên cứu ban đầu khác về tác động của tự do hóa thương mại trong khu vực châu Á do một chuyên gia người Nhật thực hiện nhấn mạnh rằng một số ngành sẽ được hưởng lợi nhiều hơn các ngành khác.

Như Bảng 11.1 cho thấy, các ngành dệt may và thuộc da được hưởng lợi đáng kể từ tự do hóa thương mại trong khi ngành vận tải bị ảnh hưởng nhiều nhất, sau đó là ngành luyện kim.

Bảng 13.3a: Tác động của tự do hóa thương mại đối với một số ngành chính (%)

Nhật Bản

Hồng Kông

Hàn Quốc

Singapore Đài Loan

Trung Quốc

Ấn Độ

Malaysia Philippines Thái Lan

Việt Nam

GRA -18,4 13,8 -11,0 -0,3 0,0 -2,8 1,3 3,5 -6,6 22,7 8,6 MET -17,0 -1,4 9,2 -3,3 0,9 3,3 -0,2 -1,1 -3,6 3,0 -1,6 OCR -9,7 -2,4 -5,4 8,2 -3,2 -2,0 0,1 -8,7 2,5 -3,7 -7,6 MNG 3,2 -0,8 -10,1 -2,9 -5,2 -1,1 -6,6 0,6 1,3 -5,9 -16,7 PFD -6,2 1,9 13,0 9,5 -6,4 -5,3 -1,7 17,2 -0,8 5,6 -19,5 TXL -3,6 12,1 16,6 13,4 21,8 8,8 13,3 15,2 40,6 5,0 151,7 LEA -18,9 -8,6 14, 11,7 26,0 32,2 44,3 154,0 47,3 10,1 110,6 CHM 0,6 1,5 1,5 6,2 4,8 -1,8 -4,2 2,9 -0,2 -2,5 -15,1 MTL 1,5 -0,8 -2,7 0,6 -2,1 -2,3 -8,3 -4,6 2,7 -5,3 -35,5 TRN 12,0 -11,5 5,5 -18,4 -2,5 -16,4 -47,2 -29,8 24,7 -27,5 -64,4 OME 0,1 0,5 -4,5 1,0 -1,9 -0,4 12,6 7,5 15,9 5,4 -17,8 OMF -0,1 3,6 1,6 -0,4 1,2 2,0 0,5 3,7 -1,4 -1,2 -5,0 CNS -0,1 -1,5 0,4 1,2 2,2 0,7 3,1 1,3 0,6 2,9 0,6 T_T 0,3 -0,6 0,7 0,4 -0,4 0,6 -0,1 0,9 0,2 -0,1 -3,3 OSP 0,0 -0,7 -0,1 -3,9 -1,1 0,0 0,5 -2,9 -4,5 0,4 -1,4 PUB -0,1 0,6 -1,4 0,9 -0,7 -0,9 -0,5 -1,5 -0,4 -1,7 2,5

Nguồn: K. Kawasaki (2003).

Khả năng cạnh tranh

Bổ trợ

GDP bình quân đầu người (USD)

Page 69: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

68

Bảng 13.3b: Danh mục các ngành

Ngũ cốc Thịt Các ngành thiết yếu khác Khai khoáng Thực phẩm chế biến Dệt may Da giầy Hóa chất Kim loại Trang thiết bị vận tải Máy móc thiết bị khác Các ngành sản xuất khác Xây dựng Thương mại và vận tải Các ngành dịch vụ tư nhân khác Dịch vụ công

Nguồn: K. Kawasaki (2003).

Phúc lợi người tiêu dùng và tự do hóa thương mại

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là việc một nhóm các bên tham gia nền kinh tế, cụ thể là các hộ gia đình hay người tiêu dùng hầu hết sẽ được hưởng lợi đáng kể từ tự do hóa thương mại. Đây là kết quả của một nghiên cứu gần đây của IMF ( Houng Lee và các nhà nghiên cứu khác, 2007) nhấn mạnh đến phúc lợi thuần của tự do hóa thương mại trong khuôn khổ WTO sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức này.

Đuổi kịp Trung Quốc

Những bí quyết gốc rễ cho thành công của nền kinh tế Trung Quốc có thể giúp các nhà hoạch định chính sách Việt Nam trong việc xây dựng chiến lược phát triển và ban hành các chính sách hỗ trợ.

Trong trường hợp của Trung Quốc, nhiều nghiên cứu khác nhau đã nhấn mạnh tầm quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong việc giải thích sự tăng trưởng và phát triển kinh tế thần tốc của nước này. Ví dụ, G. Adams và B. Gangnes kết luận rằng khả năng cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc có liên quan chặt chẽ với đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Mối quan hệ tích cực giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và hoạt động xuất khẩu được thể hiện qua Biểu đồ 14.1, mô tả sự liên kết chặt chẽ giữa các biến số tại các tỉnh thành của Trung Quốc trong năm 1999.

Page 70: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

69

Biểu đồ 14.1

Nguồn: G. Adams and al. (2004).

Biểu đồ 14.2 cho thấy mối liên hệ đáng kể giữa tổng vốn đầu tư – gồm vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài – với tăng trưởng sản lượng tại Việt Nam

Biểu đồ 14.2

Investment and Output Growth 2001-2007

-

5.00

10.00

15.00

20.00

25.00

- 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 14.00

Investment index 2007 (2001 = 1)

Xuất khẩu và FDI Các tỉnh của Trung Quốc năm 1999

Dữ liệu lưu trữ X

uất k

hẩu

Đầu tư và tăng trưởng sản lượng 2001-2007

Chỉ số đầu tư 2008 (2001=1)

Page 71: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

70

CHƯƠNG VI. ĐỐI PHÓ VỚI NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI: CÁC CÔNG CỤ PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI

1. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI VÀ GIẢI PHÁP CỨU TRỢ TÌNH THẾ

Quy định về các biện pháp phòng vệ thương mại và giải pháp dự phòng cho các Bên theo Hiệp định TIG dựa cả vào cơ chế đặc thù của ACFTA và các nguyên tắc chung của WTO. Cụ thể, Hiệp định TIG quy định một cơ chế tự vệ quá độ đặc thù trong ACFTA. Tuy nhiên, Hiệp định này cũng dẫn chiếu đến các quy tắc tương ứng của WTO cho việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và đối kháng cũng như những hạn chế có thể áp dụng để đảm bảo cân bằng thanh toán.

Ngoài ra, sự thừa nhận nền kinh tế thị trường của Trung Quốc là một nhân nhượng cụ thể đối với Trung Quốc và sẽ có ảnh hưởng đáng kể đối với việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại cũng như các giải pháp cứu trợ tình thế mà WTO cho phép theo cam kết gia nhập của Trung Quốc.

1.1 Các biện pháp dự phòng

Theo Điều 9 Hiệp định TIG, các Bên là thành viên WTO “duy trì quyền hạn và nghĩa vụ của mình theo Điều XIX GATT và Hiệp định về Tự vệ của WTO”. Ngoài ra, Điều này cũng quy định cơ chế tự vệ quá độ đặc thù trong ACFTA. Cụ thể là cơ chế tự vệ của AFTA chỉ có thể được vận dụng trong giai đoạn quá độ của sản phẩm liên quan, là từ khi Hiệp định TIG bắt đầu có hiệu lực cho đến hết 5 năm sau ngày hoàn thành việc cắt giảm thuế đối với sản phẩm đó.

Như vậy, Hiệp định TIG cho phép các Bên tham gia ACFTA được vận dụng cơ chế tự vệ của WTO (trừ Lào, có lẽ vậy vì Lào chưa phải là thành viên của WTO). Ngoài ra, Hiệp định còn quy định một cơ chế đặc thù của ACFTA, với phạm vi về quyền hạn và nghĩa vụ hạn chế theo những gì các Bên đàm phán cho ACFTA. Các Bên được tự do lựa chọn vận dụng cơ chế nào phù hợp nhất với nhu cầu tự vệ. Tuy nhiên, nếu một Bên đã vận dụng cơ chế tự vệ của ACFTA thì không thể đồng thời vận dụng cơ chế tự vệ của WTO. Tuy nhiên, điều ngược lại không được quy định rõ và giả định nhiều khả năng xảy ra rằng là cơ chế của WTO không thể đồng thời vận dụng cùng cơ chế của ACFTA.

Các biện pháp tự vệ của ACFTA có thể được vận dụng nếu việc thực hiện nghĩa vụ theo EHP, Hiệp định khung hay Hiệp định TIG, hoặc những diễn biến không lường trước được liên quan dẫn đến việc nhập khẩu một sản phẩm cụ thể từ các Bên khác tăng đột biến về lượng (theo số tuyệt đối hay tương đối so với sản xuất trong nước) và trong những điều kiện có thể gây ra hoặc đe dọa gây ra tổn thất nghiêm trọng cho ngành trong nước sản xuất sản phẩm tương tự hoặc cạnh tranh của Bên nhập khẩu.

Các biện pháp tự vệ của ACFTA có thể dưới hình thức tăng thuế nhập khẩu nhưng không được vượt quá mức thuế WTO MFN áp dụng cho sản phẩm đó tại thời điểm áp dụng. Ngoài ra, các biện pháp tự vệ của ACFTA chỉ được duy trì trong một khoảng thời gian 3 năm và được gia hạn tối đa không quá 1 năm. Tuy nhiên, trong bất cứ trường hợp nào, các biện pháp tự vệ của ACFTA phải chấm dứt vào cuối giai đoạn quá độ của sản phẩm liên quan.

Khi áp dụng các biện pháp tự vệ của ACFTA, các Bên phải tuân thủ các quy định khác của Hiệp định WTO về Tự vệ, trừ quy định về các biện pháp hạn chế định lượng theo Điều 5 (về áp dụng các biện pháp tự vệ), Điều 9 (về các nước đang phát triển), Điều 13 (về giám sát) và Điều 14 (về áp dụng Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO). Trừ các quy định trên (cũng

Page 72: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

71

như những quy định về khung thời gian áp dụng biện pháp và mức tăng thuế được phép mô tả ở trên), tất cả các quy định khác của Hiệp định về Tự vệ của WTO đều được lồng ghép vào vào Hiệp định TIG với những điều chỉnh thích hợp.

Hệ quả là các yêu cầu về thủ tục của WTO (nghĩa là các quy định về điều tra, xác định tổn thất và hình thức tự vệ tạm thời) cũng áp dụng đối với các biện pháp theo ACFTA. Ngoài ra, các yêu cầu về thông báo và tham vấn cũng áp dụng đối với cơ chế tự vệ theo ACFTA, do đó một Bên trước khi áp dụng hoặc gia hạn một biện pháp tự vệ phải tạo cơ hội tham vấn đầy đủ cho các Bên khác có lợi ích xuất khẩu đáng kể liên quan với mục đích đạt được sự đồng thuận về đền bù và các mục đích khác. Tuy nhiên, trong khuôn khổ ACFTA, các biện pháp tự vệ có phải áp dụng trên cơ sở MFN hay không thì không có quy định rõ. Lập luận tương đối chắc chắn là việc áp dụng các biện pháp tự vệ phải theo MFN trong phạm vi các Bên tham gia ACFTA nhưng không nhất thiết phải mở rộng cho tất cả các thành viên WTO. Lập luận này có cơ sở khi xét rằng việc các biện pháp tự vệ của ACFTA là nhằm đối phó với những tổn thất hoặc đe dọa tổn thất từ sự gia tăng đột biến nhập khẩu bởi tự do hóa thương mại và cắt giảm thuế theo ACFTA.

Cũng như các biện pháp tự vệ của WTO, các biện pháp tự vệ theo ACFTA quy định rằng Bên vận dụng phải đền bù cho các Bên chịu ảnh hưởng. Hiệp định TIG quy định cụ thể rằng, trong việc thỏa thuận đền bù theo Điều 8 Hiệp định về Tự vệ của WTO (được lồng ghép vào Hiệp định TIG), các Bên phải thông qua trung gian là một cơ quan thường trực được thành lập bởi Hiệp định TIG (và trong khi cơ quan này chưa được thành lập thì phải thông qua AEM-35MOFCOM hoặc SEOM36-MOFCOM) để xác định mức độ mà các Bên chịu ảnh hưởng có thể ngừng nhân nhượng.

Việc quy định cơ chế tự vệ đặc thù dường như là một xu hướng đang gia tăng trong các FTA gần đây, chẳng hạn như ASEAN AFTA và FTA EU-Hàn Quốc.37 Theo FTA EU-Hàn Quốc, cơ chế tự vệ song phương có thể được kích hoạt nếu việc cắt giảm thuế làm nhập khẩu từ EU hoặc từ Hàn Quốc gia tăng tới mức và trong những điều kiện có thể gây ra hoặc đe dọa gây ra tổn thất nghiêm trọng đối với một ngành trong nước sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh với hàng nhập khẩu.

Theo FTA EU-Hàn Quốc, các Bên vận dụng cơ chế tự vệ song phương có thể:

a. Tạm hoãn việc tiếp tục cắt giảm thuế đối với sản phẩm liên quan; hoặc

b. Tăng thuế nhập khẩu đối với sản phẩm nhưng không vượt quá (i) mức thuế nhập khẩu MFN áp dụng đối với sản phẩm liên quan vào thời điểm áp dụng biện pháp này, cũng như (ii) mức thuế nhập khẩu cơ bản quy định tại Biểu cam kết gắn với Hiệp định.

Cơ chế tự vệ song phương này chỉ được kích hoạt nếu đã thực hiện điều tra theo đúng các yêu cầu về thủ tục tại Điều 3 và 4.2(c), với các tiêu chí quy định tại Điều 4.2(a) của Hiệp định về Tự vệ của WTO. Các Điều này được tham chiếu và lồng ghép vào trong Hiệp định FTA, với những điều chỉnh thích hợp.

Hiệp định FTA EU-Hàn Quốc quy định việc điều tra phải được hoàn tất trong vòng 1 năm. Điều này lấp hẳn chỗ trống trong quy tắc của WTO vì WTO không có quy định như vậy. Theo Hiệp định FTA EU-Hàn Quốc, cơ chế tự vệ song phương chỉ được áp dụng: 35 Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN 36 Hội nghị Quan chức kinh tế cao cấp ASEAN 37 Xem Mục A Chương III để biết thêm về các quy tắc đối với biện pháp tự vệ song phương. Lưu ý rằng cơ chế tự vệ đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp được quy định tại Mục B.

Page 73: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

72

a. Trong chừng mực và khoảng thời gian cần thiết để ngăn chặn hoặc bù đắp tổn thất nghiêm trọng và tạo điều kiện cho sự điều chỉnh;

b. Trong vòng 2 năm và có thể gia hạn thêm 2 năm nữa nếu các cơ quan có thẩm quyền xác định rằng cần tiếp tục áp dụng biện pháp tự vệ để ngăn chặn hoặc bù đắp tổn thất nghiêm trọng và tạo điều kiện cho sự điều chỉnh, và đáp ứng yêu cầu về bằng chứng cụ thể; và

c. Nếu được sự đồng ý của Bên kia, nếu biện pháp này được áp dụng sau thời kỳ chuyển đổi. Thời kỳ chuyển đổi của cơ chế tự vệ song phương EU-Hàn Quốc đối với mỗi sản phẩm là khoảng thời gian kể từ khi FTA có hiệu lực cho đến sau 10 năm kể từ ngày hoàn tất việc cắt giảm thuế nhập khẩu.

Hiệp định FTA EU-Hàn Quốc cũng cho phép khả năng áp dụng các biện pháp tự vệ tạm thời. Ngoài ra, Hiệp định này yêu cầu Bên áp dụng cơ chế tự vệ song phương phải tham vấn với Bên kia với mục đích đạt được thỏa thuận về mức đền bù. Nếu không đạt được thỏa thuận, Bên chịu ảnh hưởng của biện pháp tự vệ có thể tạm ngừng nhân nhượng nhưng chỉ được thực hiện sau khi biện pháp tự vệ đã được áp dụng 2 năm.38

So sánh cơ chế tự vệ giữa ACFTA và WTO cho thấy mức độ hỗ trợ của cơ chế khu vực ‘mềm’ hơn mức độ cho phép theo cơ chế tự vệ của WTO. Điều này phần nào có thể lý giải được vì trên thực tế trong bất cứ trường hợp nào Hiệp định TIG cũng không được phép làm giảm các quyền hạn và nghĩa vụ mà các Bên đã cam kết theo các Hiệp định WTO (tất nhiên là chỉ đối với các thành viên WTO).

Trước hết, cơ chế tự vệ theo ACFTA về bản chất chỉ mang tính ‘chuyển đổi’ nghĩa là việc áp dụng cơ chế này chỉ hạn chế trong giai đoạn chuyển đổi áp dụng đối với từng loại sản phẩm. Thứ hai, cơ chế theo ACFTA giới hạn các biện pháp tự vệ ở hình thức tăng thuế và không cho phép áp dụng các hạn chế định lượng (là các biện pháp mà Hiệp định về Tự vệ của WTO cho phép). Thứ ba, mức tăng thuế mà một Bên được phép áp dụng với ý nghĩa là biện pháp tự vệ bị giới hạn ở mức thuế MFN WTO áp dụng đối với sản phẩm liên quan tại thời điểm áp dụng biện pháp. Điều này có nghĩa là trong tình huống xấu nhất, một Bên không được đối xử kém ưu đãi hơn mức theo các Hiệp định WTO. Thứ tư, thời hạn áp dụng biện pháp bị giới hạn là 4 năm, và thậm chí còn giảm đi nếu thời gian chuyển đổi chấm dứt trước thời hạn này. Về vấn đề này, cần lưu ý rằng Hiệp định TIG đã quy định rõ việc không được phép áp dụng đồng thời đối xử đặc biệt và khác biệt của WTO khi đã áp dụng các biện pháp tự vệ theo ACFTA.39

Cơ chế tự vệ theo ACFTA có nhiều điểm tương đồng với cơ chế của Hiệp định FTA EC-Hàn Quốc. Trong cả hai trường hợp, thời hạn tối đa của biện pháp tự vệ đều là 4 năm. Ngoài ra, các điều kiện áp dụng phần lớn như nhau (trừ việc Hiệp định FTA EU-Hàn Quốc không đề cập đến “các diễn biến không lường trước được”). Hơn thế, cả hai cơ chế song phương này đều loại bỏ khả năng áp dụng biện pháp tự vệ dưới hình thức hạn chế định lượng. Cuối cùng, cả hai cơ chế đều mang tính ‘chuyển đổi’.

Điểm khác biệt chính giữa hai cơ chế này liên quan đến thời hạn chuyển đổi áp dụng đối với mỗi sản phẩm (cụ thể là 5 năm với ACFTA và 10 năm với EU-Hàn Quốc kể từ khi hoàn tất việc cắt giảm thuế). Ngoài ra, Hiệp định FTA EU-Hàn Quốc còn quy định khung thời gian đối 38 Xem Phần A Chương III Hiệp định FTA EC - Hàn Quốc. 39 Nói cách khác, dường như vì tất cả các Thành viên ACFTA đều là các nước đang phát triển (theo định nghĩa của WTO), quy tắc của WTO về cách thức các nước phát triển phải đối xử với các nước đang phát triển đã áp dụng một cách máy móc cho ACFTA. Trong khi điều này ‘đồng bộ hóa’ các điều khoản của WTO và ACFTA liên quan đến việc áp dụng tự vệ, có thể lập luận rằng các nước CLMV đáng ra nên được đối xử đặc biệt và khác biệt hơn so với các nước ASEAN 6.

Page 74: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

73

với việc điều tra, trong khi cơ chế tự vệ của ACFTA không có quy định này vì dựa vào các quy tắc tương ứng của WTO. Cuối cùng Hiệp định FTA EC-Hàn Quốc không đặt ra ngưỡng tối thiểu cho việc áp dụng các biện pháp tự vệ.

Hiệp định TIG của ACFTA dường như hạn chế các giải pháp tình thế mà các Thành viên ASEAN có thể áp dụng đối với nhập khẩu từ Trung Quốc. Cụ thể, theo Điều 14 Hiệp định TIG, các Thành viên ASEAN đã đồng ý công nhận Trung Quốc có nền kinh tế thị trường đầy đủ và kể từ ngày ký kết Hiệp định TIG sẽ không áp dụng Mục 15 và 16 Nghị định thư gia nhập WTO của Trung Quốc, Đoạn 242 Báo cáo của Ban Công tác về việc gia nhập WTO của Trung Quốc trong quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và mỗi Thành viên ASEAN.

Đoạn 242 Báo cáo của Ban Công tác về việc gia nhập WTO của Trung Quốc đề ra một cơ chế tự vệ cụ thể đối với nhập khẩu các sản phẩm dệt may từ Trung Quốc. Cơ chế này hết hạn vào năm 2008. Mục 15 Nghị định thư gia nhập WTO của Trung Quốc liên quan đến cách đối xử với Trung Quốc trong việc so sánh giá để xác định biên độ bán phá giá và trợ cấp (Xem phần dưới đây). Mục 16 đề ra Cơ chế tự vệ trong thời kỳ chuyển đổi đối với sản phẩm cụ thể (sau đây gọi là “TPSGM”), sẽ được kích hoạt nếu hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào lãnh thổ của một thành viên WTO với số lượng gia tăng đột biến và trong những điều kiện có thể gây ra hoặc đe dọa gây ra sự đổ vỡ thị trường đối với các nhà sản xuất trong nước về các sản phẩm tương tự hoặc sản phẩm cạnh tranh.

Sự đổ vỡ thị trường phát sinh khi việc nhập khẩu một mặt hàng tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp với mặt hàng sản xuất bởi ngành trong nước tăng nhanh về số lượng hoặc so sánh tương đối đến mức có thể là nguyên nhân quan trọng cho việc gây ra hoặc đe dọa gây ra tổn thất nghiêm trọng cho ngành trong nước. Vì thế, ngưỡng cho việc áp dụng biện pháp này dường như được nới lỏng hơn ngưỡng quy định cho việc áp dụng biện pháp tự vệ của WTO (so sánh giữa sự đổ vỡ về thị trường và tổn thất nghiêm trọng). Cơ chế này đề ra việc tham vấn song phương và nếu hai bên không đạt được thỏa thuận thì thành viên WTO chịu ảnh hưởng có quyền rút lại nhân nhượng hoặc bằng cách khác hạn chế việc nhập khẩu các sản phẩm liên quan từ Trung Quốc. Cơ chế TPSGM sẽ hết hạn vào năm 2013.

Về nguyên tắc, dường như Việt Nam có thể vận dụng TPSGM để đối phó với sự gia tăng nhập khẩu sản phẩm cụ thể từ Trung Quốc có thể gây ra sự đổ vỡ thị trường. Tuy nhiên, Điều 14 Hiệp định TIG ngăn cản việc vận dụng cơ chế này.

Trên cơ sở phân tích ở trên, có thể kết luận rằng các biện pháp phòng vệ thương mại mà Việt Nam có thể vận dụng để đối phó với sự gia tăng nhập khẩu từ Trung Quốc gây ra hoặc đe dọa gây ra tổn thất cho ngành trong nước là các biện pháp tự vệ theo WTO hoặc cơ chế tự vệ của ACFTA quy định tại Hiệp định TIG.40 Trái với quy tắc của WTO về tự vệ, phạm vi thực sự của cơ chế tự vệ trong ACFTA chỉ có thể đánh giá được bằng cách tính toán giai đoạn quá độ. Đối với Việt Nam, giai đoạn quá độ có thể kéo dài đến 2020 (các sản phẩm thuộc Danh mục cắt giảm thông thường) và 2025 (các sản phẩm thuộc Danh mục hàng nhạy cảm).

Phải nhấn mạnh rằng tất cả các biện pháp phòng vệ thương mại (dù theo cơ chế tự vệ của WTO hay ACFTA) Việt Nam quyết định áp dụng và thực hiện đều phải trả giá đáng kể. Cụ thể, phí tổn là mức độ đền bù mà Việt Nam phải trả cho đối tác thương mại “để đổi lấy” việc áp dụng biện pháp tự vệ và hạn chế nhập khẩu đối với các sản phẩm cụ thể. Vì lý do này, Việt Nam cần xem xét nhiều cách tiếp cận khác nhau để đáp ứng nhu cầu bảo hộ hiện tại cũng như trong tương lai, đặc biệt lưu ý lồng ghép các công cụ đã đề cập ở phần trên vào các FTA hiện đang đàm phán hay trong tương lai sẽ đàm phán.

40 Lưu ý rằng Điều 11 TIG cũng quy định khả năng áp dụng các biện pháp hạn chế cho mục đích đảm bảo cân bằng thanh toán theo quy định của WTO. Tuy nhiên, những biện pháp này chỉ được áp dụng trong những tình huống rất cụ thể.

Page 75: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

74

1.2 Chống bán phá giá và đối kháng

Bất kể nhiệm vụ đàm phán đặt ra ở Điều 3 Hiệp định khung, Hiệp định TIG vẫn không thiết lập ra các quy tắc về chống bán phá giá và đối kháng cụ thể trong khuôn khổ ACFTA, do đó về các nội dung này, các Bên sẽ tuân thủ theo quy định của WTO. Tuy nhiên, liên quan đến khả năng áp dụng thuế chống bán phá giá, theo Điều 14 Hiệp định TIG, các Thành viên ASEAN đã đồng ý công nhận Trung Quốc có nền kinh tế thị trường đầy đủ.

Xét đến việc Trung Quốc đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, Mục 15 Nghị định thư về việc gia nhập WTO của Trung Quốc cho phép cơ quan điều tra của các thành viên WTO được phép sử dụng mức giá và chuẩn mực của một nước thứ ba khi so sánh giá cho mục đích xác định biên độ bán phá giá và trợ cấp. Cách thức này thường dẫn đến kết quả phát hiện có bán phá giá và trợ cấp, từ đó mức thuế chống bán phá giá và đối kháng cao sẽ được áp dụng. Theo Nghị định thư về việc gia nhập WTO của Trung Quốc, khả năng áp dụng mức giá của nước thứ ba trong việc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp liên quan đến các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ hết hạn vào năm 2016.

Việc thừa nhận Trung Quốc có nền kinh tế thị trường đầy đủ có nghĩa là khi tính toán biên độ bán phá giá và trợ cấp trong quá trình điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp liên quan đến các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, các Thành viên ASEAN không được sử dụng mức giá và chuẩn mực của nước thứ ba. Quy định này khiến cho các ngành sản xuất của Việt Nam gặp bất lợi đáng kể so với các đối thủ cạnh tranh Trung Quốc, đặc biệt là khi cả hai đều là nhà sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp và Việt Nam có thể sẽ đứng trước tình huống phải cân nhắc khả năng điều tra chống bán phá giá các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc cạnh tranh không bình đẳng với sản phẩm tương tự hoặc sản phẩm cạnh tranh do trong nước sản xuất.

Việc thừa nhận Trung Quốc có nền kinh tế thị trường đầy đủ cũng làm cho các sản phẩm Việt Nam phải đối mặt với các biện pháp phòng vệ thương mại cứng rắn hơn và cạnh tranh khốc liệt hơn trong lãnh thổ của các Bên khác tham gia ACFTA cũng như trong lãnh thổ Việt Nam và Trung Quốc, so với các sản phẩm cạnh tranh của Trung Quốc. Cụ thể, sản phẩm của Việt Nam sẽ phải đối mặt với mức thuế chống bán phá giá và đối kháng cao hơn khi có bất kỳ cuộc điều tra nào của một Thành viên ASEAN khác vì các quy tắc áp dụng trong khuôn khổ ASEAN FTA (và giữa các Thành viên ASEAN) liên quan đến việc điều tra và thủ tục chống bán phá giá sẽ căn cứ vào quy tắc của WTO. Nghị định thư về việc gia nhập WTO của Việt Nam sẽ cho phép cơ quan điều tra của thành viên WTO được phép sử dụng các chuẩn mực thay thế để so sánh giá trong việc điều tra chống bán phá giá và đối kháng cho đến năm 2018.

Vì rằng các Thành viên ASEAN có thể áp dụng các chuẩn mực của nước thứ ba trong việc tính biên độ bán phá giá và trợ cấp đối với sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam41, trong khi không được phép làm như vậy đối với sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc do ACFTA, sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị đối xử kém ưu đãi hơn trong điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp bởi các Thành viên ASEAN khác so với sản phẩm của Trung Quốc.

41 Vì liên quan đến chống bán phá giá và chống trợ cấp, theo ATIGA, các Thành viên ASEAN duy trì quyền hạn và nghĩa vụ WTO của mình. Điều 87 ATIGA nêu rõ: 1. Các Thành viên khẳng định quyền và nghĩa vụ của mình đối với các thành viên khác liên quan đến việc áp dụng chống bán phá giá theo Điều VI GATT 1994 và việc thực hiện Điều VI GATT 1994 như quy định tại Phụ lục 1A. 2. Các Thành viên khẳng định quyền và nghĩa vụ của mình đối với các thành viên khác liên quan đến trợ cấp và các biện pháp đối kháng theo Điều XVI GATT 1994, trợ cấp và các biện pháp đối kháng như quy định tại Phụ lục 1A.

Page 76: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

75

Mặt khác, việc thừa nhận nền kinh tế thị trường của Trung Quốc cũng áp dụng đối với những cuộc điều tra mà cơ quan chức năng của Việt Nam tiến hành đối với sản phẩm Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam. Về mặt pháp lý, cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc vẫn có thể xem Việt Nam chưa phải là nền kinh tế thị trường trong điều tra chống sản phẩm Việt Nam nhập khẩu vào Trung Quốc. Tuy nhiên, sự bất đối xứng này dường như được giảm nhẹ đi khi trên thực tế, từ góc độ chính trị, Trung Quốc và các Thành viên ASEAN đã thừa nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam thông qua các tuyên bố Cấp cao và cấp Bộ trưởng kinh tế vào năm 2007.

Tổng kết lại, phân tích định tính và phân tích từ góc độ pháp lý về vấn đề quan trọng này, bất kể thực tế chính trị có thể có lợi cho Việt Nam và ngăn ngừa khả năng tiêu cực xảy ra, cho thấy những vấn đề sau:

a. Sự thừa nhận Trung Quốc có nền kinh tế thị trường ảnh hưởng đáng kể đến các ngành sản xuất của Việt Nam vì phần lớn đều cạnh tranh với Trung Quốc, đặc biệt một số các sản phẩm có thể là đối tượng chống bán phá giá và chống trợ cấp của các Thành viên ASEAN khác, dẫn đến khả năng mất thị phần đáng kể cho các Bên của ACFTA, kể cả (và nhiều khả năng nhất) cho Trung Quốc;

b. Ngoài ra, cơ quan chức năng của Việt Nam sẽ không được phép sử dụng các chuẩn mực thay thế khi tính toán biên độ bán phá giá của sản phẩm Trung Quốc xuất sang Việt Nam (và điều này ngăn chặn khả năng áp dụng mức thuế chống bán phá giá cao đối với các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc);

c. Hơn thế, Trung Quốc vẫn có khả năng đối xử Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường trong việc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp; và

d. Cuối cùng, vì được thừa nhận là nền kinh tế thị trường, Trung Quốc có khả năng thu hút đầu tư lớn hơn Việt Nam.

1.3 Cân nhắc định tính

Hai giải pháp tình thế có thể được kích hoạt để đối phó với sự gia tăng đột biến hàng nhập khẩu gây ra tổn thất nghiêm trọng đối với ngành trong nước của Việt Nam. Một là cơ chế theo quy định của WTO và hai là biện pháp tự vệ đặc thù theo ACFTA. Nếu Việt Nam lựa chọn vận dụng biện pháp của ACFTA thì không được đồng thời vận dụng cơ chế của WTO. Áp dụng loại biện pháp này để đáp ứng nhu cầu (bảo hộ) sẽ phải trả giá tương đối cao vì phải đền bù cho đối tác thương mại về sự suy giảm thương mại do áp dụng biện pháp tự vệ. Điều này khiến việc áp dụng loại biện pháp này không được khuyến khích.

Một công cụ pháp lý khác là các biện pháp chống bán phá giá. Về việc này, như đã chỉ ra ở trên, việc thừa nhận nền kinh tế thị trường của Trung Quốc đã loại bỏ khả năng vận dụng TPSGM của Việt Nam và trong chừng mực nhất định đã làm giảm lợi ích của Việt Nam trong việc xem xét tiến hành các thủ tục chống bán phá giá và chống trợ cấp trong tương lai. Như đã chỉ ra, đây chỉ là kết luận về mặt pháp lý. Thực tế về mặt chính trị cho thấy rằng Việt Nam cũng có thể được hưởng đối xử có đi có lại tương ứng theo thỏa thuận chính trị về việc công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam.

Cuối cùng, phải lưu ý rằng một cơ chế nữa mà Việt Nam có thể tận dụng để bảo hộ lợi ích của ngành trong nước (khi và chỉ khi cực kỳ cần thiết) là thủ tục sửa đổi cam kết theo Điều 6 Hiệp định TIG. Khả năng tương tự cũng đặt ra theo quy tắc của WTO. Đây có lẽ không phải là công cụ thực tiễn nhất và dễ dàng vận dụng nhất nhưng đáng để xem xét và có thể là giải pháp hiệu quả nhất cho Việt Nam để đáp ứng nhu cầu bảo hộ cụ thể. Trong trường hợp này, như

Page 77: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

76

phân tích ở trên, điều cần xem xét kỹ lưỡng là tổn thất đối với ngành trong nước mà Việt Nam muốn ngăn chặn bằng việc thoái lui nhân nhượng hay đàm phán lại việc cắt giảm thuế có thực sự do nguyên nhân tự do hóa thương mại theo WTO/MFN hay nhân nhượng trong khuôn khổ ACFTA hay không.

Ở đây có lẽ thích hợp để đề cập đến hai tình huống cần xem xét cho mục tiêu đàm phán FTA trong tương lai, kể cả cho việc đàm phán trong khuôn khổ ACFTA (tức là trường hợp nhu cầu kinh tế quan trọng và cấp thiết sẽ làm phát sinh đòi hỏi “đàm phán lại” hay “đánh giá lại” các cam kết trong Hiệp định này) hay cho các cuộc đàm phán FTA với các bên thứ ba mà Việt Nam đang hoặc sẽ tiến hành trên cơ sở song phương hay cùng khối ASEAN.

Tình huống thứ nhất là giả định Việt Nam nhận ra rằng những cam kết cắt giảm thuế theo ACFTA gây ra tổn thất đối với một số ngành sản xuất trong nước ở mức độ Việt Nam không thể gánh chịu được trên các phương diện thương mại, chính trị, kinh tế và xã hội. Trong trường hợp này, thay vì tiếp tục cắt giảm thuế đầy đủ (như đã cam kết theo nhóm và lịch biểu áp dụng của ACFTA) rồi tìm cách giải quyết các tác động tiêu cực với các cơ chế tự vệ hoặc phòng vệ thương mại phải trả giá lớn khác thì Việt Nam có thể xem xét khả năng đối thoại (tức là đàm phán) với Trung Quốc và các đối tác ASEAN tham gia ACFTA khác với mục tiêu hoãn hoặc giảm tốc độ cắt giảm thuế.

Cơ chế này có thể áp dụng đối với chủng loại hàng hóa nhất định với bằng chứng cụ thể về việc gia tăng lượng hàng hóa nhập khẩu gây ra tổn thất hoặc đe dọa gây ra tổn thất (và việc gia tăng hàng nhập khẩu chỉ vì nguyên nhân là các cam kết ACFTA). Cách này sẽ tránh được những chi phí về mặt chính trị, thương mại và ngoại giao của việc áp dụng các biện pháp tự vệ hoặc chống bán phá giá (tức là tránh được việc đối đầu trực tiếp với Trung Quốc) và mang lại một giải pháp chính trị và đàm phán được để đáp ứng nhu cầu cụ thể.

Tình huống thứ hai là nhu cầu cân nhắc các khả năng đàm phán hữu ích và “cơ chế sáng tạo” mà các nước khác đề xuất đàm phán hoặc đã đưa vào FTA và/hoặc thỏa thuận thương mại ưu đãi liên quan. Những ý tưởng này có thể là công cụ hữu ích mà Việt Nam xem xét đưa vào các FTA đang đàm phán hoặc sẽ đàm phán với các bên thứ ba, một cách riêng rẽ hoặc với tư cách một thành viên ASEAN. Một ví dụ gần đây là cơ chế mà Hoa Kỳ đưa vào đàm phán với Hàn Quốc về FTA Hoa Kỳ – Hàn Quốc (còn gọi là KORUS) liên quan đến một chương nhạy cảm về trao đổi các loại phương tiện có động cơ.

Cơ chế này được gọi là “thoái lui”, cho phép Hoa Kỳ được “thoái lui” cam kết về thuế đối với ô tô nhập khẩu từ Hàn Quốc nếu Hàn Quốc có biện pháp ảnh hưởng đến những lợi ích dự kiến cho Hoa Kỳ từ Hiệp định này. Từ việc xem xét cơ chế mà Hoa Kỳ và Hàn Quốc đã thỏa thuận được, ý tưởng đặt ra là Việt Nam cần cố gắng đàm phán và đạt được cơ chế tương tự trong các FTA đối với các sản phẩm nhạy cảm để có thể áp dụng các mức thuế “thoái lui” nếu bên tham gia FTA với Việt Nam có biện pháp cản trở những lợi ích dự kiến hoặc ngành trong nước có thể bị tổn thất nghiêm trọng và không dự kiến trước được phát sinh từ việc cắt giảm thuế theo FTA. Trong những trường hợp này, các điều khoản trong FTA cần cho phép biện pháp cứu trợ thương mại (nghĩa là “thoái lui” để tăng mức thuế áp dụng) mà không phải vận dụng đến các cơ chế tự vệ hay chống bán phá giá tốn nhiều chi phí và qua nhiều thủ tục. Đây là một tình huống mà Việt Nam cần cân nhắc và dành nguồn lực cho việc đàm phán. Công cụ này sẽ là một loại “bảo hiểm” tốt cho Việt Nam để hạn chế những rủi ro tiêu cực mà việc tự do hóa theo FTA có thể gây ra cho nền kinh tế của Việt Nam.

Page 78: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

77

2. CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA ACFTA

Theo Điều 11 Hiệp định khung, các Bên đã đàm phán một cơ chế giải quyết tranh chấp đặc thù của ACFTA. Thông qua Hiệp định ACFTA DSM, các Bên đã đồng ý thiết lập một cơ chế chính thức và được thể chế hóa để giải quyết các tranh chấp thương mại và đầu tư phát sinh trong khuôn khổ ACFTA. Hiệp định ACFTA DSM tạo ra một hệ thống giải quyết tranh chấp dựa trên các quy tắc và thiết lập một cơ chế thẩm tra bên thứ ba độc lập đối với các khiếu nại, các phán quyết ràng buộc và các cơ chế thực thi.

Cơ chế thiết lập theo Hiệp định ACFTA DSM có nhiều điểm tương đồng với Cơ chế Giải quyết Tranh chấp nâng cao ASEAN và Cơ chế Giải quyết Tranh chấp của WTO.

Cụ thể, cơ chế này quy định một giai đoạn tham vấn, khả năng đạt được thỏa thuận vào bất kỳ thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp, khả năng vận dụng hòa giải (tuy nhiên, không đề cập đến trung gian) và một giai đoạn phân xử bởi Tòa án trọng tài thông qua các thủ tục nhất định, bao gồm nhưng không hạn chế ở:

Các điều khoản tham khảo tiêu chuẩn, trừ khi các bên có tranh chấp thỏa thuận khác đi;

Các phiên điều trần trước Tòa án trọng tài;

Đệ trình và phản đối bằng văn bản của các bên;

Khả năng viện đến ý kiến của chuyên gia bên ngoài;

Tham khảo ý kiến về mặt kỹ thuật bên ngoài (nhưng dường như không có quy định về quyền tìm kiếm thông tin của Tòa án trọng tài);

Nghiêm cấm liên lạc riêng giữa một bên với Tòa án trọng tài ;

Khả năng tham gia của bên thứ ba vào tranh chấp; và

Quy trình đối với nhiều khiếu nại cùng một lúc.42

Ngoài ra, Hiệp định ACFTA DSM quy định cơ chế giám sát việc thực hiện các đề xuất và phán quyết của Hội đồng Trọng tài (nghĩa là việc xác định thời hạn hợp lý và các nội dung tuân thủ) cũng như quy định về khả năng yêu cầu bồi thường hoặc áp dụng các biện pháp đối kháng nếu một bên tranh chấp không tuân thủ các đề xuất và phán quyết của Hội đồng Trọng tài.43

Các phán quyết của Hội đồng Trọng tài là chung thẩm và ràng buộc đối với các bên tranh chấp. Thông qua quy định về khả năng áp dụng biện pháp đối kháng, Hiệp định ACFTA DSM đảm bảo việc không tuân thủ phán quyết của Hội đồng Trọng tài sẽ bị chế tài và các bên được quyền đòi hỏi sửa chữa vi phạm làm vô hiệu hoặc giảm hiệu lực của hình phạt.

Tuy nhiên, khác với cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và ASEAN, Hiệp định ACFTA DSM không quy định về phúc thẩm đối với các kết luận của Tòa án trọng tài. Ngoài ra, phán quyết của Tòa án trọng tài ràng buộc đối với các bên tranh chấp và báo cáo liên quan không đòi hỏi phải được các bên chấp nhận. Hai điểm đặc trưng này của Hiệp định ACFTA DSM dường như hướng đến việc làm cho cơ chế linh hoạt và nhanh chóng hơn các hệ thống giải 42 Xem phần quy tắc và thủ tục phân xử tại Phụ lục 1 Hiệp định ACFTA DSM và các Điều 8, 9 và 10 của Hiệp định. 43 Xem Điều 12 và 13 Hiệp định ACFTA DSM.

Page 79: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

78

quyết tranh chấp theo Hiệp định của WTO và FTA của ASEAN, làm cho các quy tắc phức tạp về giải quyết tranh chấp thích hợp hơn với nhu cầu cụ thể của AFTA. Trên thực tế, cấu trúc của Hiệp định ACFTA DSM còn khá rắc rối.

Tuy nhiên, các hiệp định FTA gần đây nhất có xu hướng mở rộng phạm vi điều chỉnh, tăng cường các cơ chế giải quyết tranh chấp chính thức và phức tạp để giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các bên (chẳng hạn như hiệp định FTA giữa EUvà Hàn Quốc). Điều này dường như nhằm khuyến khích các bên tham gia FTA tìm kiếm cách giải quyết tranh chấp với các cơ chế sẵn có trong FTA thay vì phải tìm đến các cơ chế khác (nếu có thể).

Hiệp định ACFTA DSM áp dụng với các tranh chấp phát sinh từ Hiệp định khung, bao gồm các Phụ lục và các văn kiện pháp lý trong tương lai xây dựng trên cơ sở Hiệp định khung, trừ khi có quy định khác đi.44 Các văn kiện liên quan bao gồm Hiệp định TIG, Hiệp định TIS và Hiệp định ACFTA về Đầu tư, có nội dung dẫn chiếu rõ ràng tới việc áp dụng các điều khoản của Hiệp định ACFTA DSM. Theo Điều 2.5 của Hiệp định ACFTA DSM, các bên không bị ngăn cản về việc vận dụng thủ tục giải quyết tranh chấp thuộc bất kỳ hiệp định nào khác mà các bên này tham gia.

Tuy nhiên, một khi đã vận dụng thủ tục giải quyết tranh chấp theo Hiệp định ACFTA DSM hoặc bất kỳ hiệp định nào khác thì chỉ duy nhất cơ chế này do bên khiếu nại lựa chọn sẽ được vận dụng. Bên khiếu nại được xem như đã lựa chọn cơ chế giải quyết tranh chấp khi yêu cầu thành lập hoặc viện dẫn đến một ban hoặc tòa án giải quyết khiếu nại cụ thể.45 Quy tắc này không áp dụng trong trường hợp các bên tranh chấp thỏa thuận rõ ràng về việc sẽ vận dụng nhiều hơn một cơ chế giải quyết tranh chấp.46

Do đó, tương tự như Nghị định thư ASEAN DSM, Hiệp định ACFTA DSM cho phép các bên giải quyết tranh chấp thông qua một cơ chế khác ngoài Hiệp định ACFTA DSM cho đến khi đệ trình yêu cầu thành lập một Tòa án trọng tài. Hiệp định này cũng cho phép các bên cố gắng giải quyết tranh chấp đồng thời theo các thủ tục của Hiệp định ACFTA DSM và của một cơ chế giải quyết tranh chấp khác, ít nhất cho đến khi yêu cầu thành lập Tòa án trọng tài. Khác với hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO và tương tự như cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN, Hiệp định ACFTA DSM không độc quyền đối với việc phân xử. Sự linh hoạt cho các Bên có thể xói mòn quyền hạn của hệ thống do Hiệp định ACFTA DSM thiết lập, vì hệ thống này không phải cơ chế duy nhất để giải quyết tranh chấp phát sinh từ ACFTA. Tuy nhiên, bằng việc cho phép sử dụng các cơ chế trọng tài khác có thể kém chính thức hơn, thực tế hệ thống này giúp thúc đẩy giải quyết nhanh chóng các tranh chấp phát sinh từ ACFTA.

Bảng dưới đây so sánh về thời gian tham vấn và phân xử theo Hiệp định ACFTA DSM, Hiệp định ASEAN DSM và Cơ chế Giải quyết Tranh chấp của WTO:

Giai đoạn ACFTA DSM

ASEAN DSM WTO DSM

Thời gian phúc đáp yêu cầu tham vấn

7 ngày 10 ngày 10 ngày

Tham vấn

30 ngày 30 ngày 30 ngày

Yêu cầu thành lập ban

60 ngày từ khi nhận được yêu cầu tham vấn

60 ngày từ khi nhận được yêu cầu tham vấn

60 ngày từ khi nhận được yêu cầu tham vấn

44 Xem Điều 2.1 Hiệp định ACFTA DSM. 45 Xem Điều 2.8 Hiệp định ACFTA DSM. 46 Xem Điều 2.7 Hiệp định ACFTA DSM.

Page 80: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

79

hội thẩm nếu tham vấn không giải quyết được tranh chấp Thành lập cơ quan phân xử

Hai trọng tài do các Bên lựa chọn phải được bổ nhiệm trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu bổ nhiệm. Nếu các Bên không lựa chọn trọng tài thứ 3 trong vòng 30 ngày kể từ khi bổ nhiệm trọng tài muộn nhất, các Bên sẽ phải yêu cầu Tổng giám đốc WTO bổ nhiệm vị chủ tọa

Ban hội thẩm phải được thành lập trong vòng tối đa là 45 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu thành lập ban hội thẩm. Thành viên ban hội thẩm phải được lựa chọn và bổ nhiệm trong vòng 10 ngày kể từ ngày thành lập ban hội thẩm. Nếu các Bên không thống nhất được về thành viên ban hội thẩm thì trong vòng 20 ngày kể từ khi SEOM quyết định thành lập ban hội thẩm, theo yêu cầu của bất cứ bên nào, Tổng Thư ký ASEAN sau khi tham vấn với SEOM sẽ quyết định thành phần ban hội thẩm trong vòng 10 ngày

Ban hội thẩm phải được thành lập muộn nhất là vào cuộc họp DSB sau đó, trong đó yêu cầu thành lập sẽ được đưa vào chương trình nghị sự của cuộc họp DSB. Thành viên ban hội thẩm phải được lựa chọn và bổ nhiệm trong vòng 10 ngày kể từ khi thành lập ban hội thẩm. Nếu các Bên không thống nhất được về thành viên ban hội thẩm thì trong vòng 20 ngày kể từ ngày thành lập ban hội thẩm, theo yêu cầu của bất cứ bên nào, Tổng giám đốc WTO sẽ quyết định về thành phần ban hội thẩm trong vòng 10 ngày

Phát hành báo cáo

Trong vòng 120 ngày kể từ ngày xác lập thành phần Tòa án trọng tài và trong mọi trường hợp không được vượt quá 180 ngày

Trong vòng 70 ngày kể từ khi thành lập ban hội thẩm

Trong vòng 6 tháng kể từ khi xác lập thành phần ban hội thẩm và trong mọi trường hợp không được vượt quá 9 tháng

Thời hạn hợp lý

Sẽ do các Bên thống nhất. Nếu các Bên có tranh chấp không thống nhất được về thời hạn hợp lý trong vòng 30 ngày kể từ khi thành lập Tòa án trọng tài, thời hạn này có thể được quyết định bởi các trọng tài trong vòng 30 ngày kể từ khi bắt đầu phân xử

60 ngày hoặc lâu hơn tùy theo thỏa thuận của các Bên có tranh chấp (trọng tài không quyết định)

Do Thành viên WTO đề xuất và được DSB phê chuẩn; hoặc do các Bên thỏa thuận trong vòng 45 ngày kể từ khi phê chuẩn báo cáo; hoặc do các trọng tài quyết định thông qua phân xử trong vòng 90 ngày kể từ khi phê chuẩn báo cáo

Thủ tục tuân thủ

Báo cáo phải được phát hành và lưu chuyển trong vòng tối đa 75 ngày sau khi tranh chấp được đưa

Báo cáo phải được phát hành và lưu chuyển trong vòng tối đa 90 ngày sau khi tranh chấp

Báo cáo phải được phát hành và lưu chuyển trong 90 ngày sau khi tranh chấp được đưa ra

Page 81: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

80

ra Tòa án trọng tài được đưa ra trọng tài trọng tài (cho phép kéo dài thời hạn này)

Các biện pháp đối kháng

Đàm phán về đền bù phải kéo dài ít nhất 20 ngày. Không có quy định về việc yêu cầu cho phép ngừng áp dụng nhân nhượng và Bên có tranh chấp muốn áp dụng biện pháp đối kháng phải yêu cầu Tòa án trọng tài xác định mức nhân nhượng thích hợp. Báo cáo về việc xác định mức độ thích hợp của biện pháp đối kháng phải được phát hành trong vòng tối đa 45 ngày kể từ ngày đưa tranh chấp ra Tòa án trọng tài

Đàm phán về đền bù phải kéo dài ít nhất 20 ngày. Phải phê chuẩn cho phép ngừng áp dụng nhân nhượng trong vòng 30 ngày kể từ khi hết thời hạn hợp lý. Việc xác định mức độ nhân nhượng thích hợp bởi các trọng tài phải hoàn thành trong vòng 60 ngày kể từ khi hết thời hạn hợp lý.

Đàm phán về đền bù phải kéo dài ít nhất 20 ngày. Phải phê chuẩn cho phép ngừng áp dụng nhân nhượng trong vòng 30 ngày kể từ khi hết thời hạn hợp lý. Việc xác định mức độ nhân nhượng thích hợp bởi các trọng tài phải hoàn thành trong vòng 60 ngày kể từ khi hết thời hạn hợp lý.

Về khung thời gian cho quy trình giải quyết tranh chấp theo ACFTA, Bảng trên đã chỉ rõ rằng bất kể khung thời gian này đã được cải thiện rõ rệt so với khung thời gian phi thực tế theo ASEAN DSM nhưng vẫn còn quá tham vọng khi cho rằng Tòa án trọng tài ACFTA có thể phát hành báo cáo chỉ trong vòng 120 ngày kể từ khi thành viên ban hội thẩm được bổ nhiệm. (và trong mọi trường hợp không quá 180). Thông lệ của WTO cho thấy rằng việc giải quyết tranh chấp mặc dù được bố trí và tiến hành tốt vẫn phải mất nhiều thời gian hơn và không thể nhanh như mong muốn theo hệ thống của ASEAN hay ACFTA.

Dường như ACFTA DSM không cho phép trả đũa chéo theo hiệp định mà chỉ cho phép ngừng các nhân nhượng ở mức độ tương ứng chéo theo ngành, tuy nhiên không nêu rõ “ngành” nào được đề cập đến theo Điều 13.5 ACFTA DSM. Điều này dường như để ngỏ việc diễn giải cho cấp có thẩm quyền để xác định xem các Bên của ACFTA có được phép (nếu có nhu cầu) trả đũa chéo giữa các hiệp định chứ không phải chỉ giữa các ngành. Cách trả đũa này có thể hữu ích (nếu không muốn nói cần thiết) để giải quyết những trường hợp cụ thể về vi phạm và không tuân thủ quy định của ACFTA.

Đồng thời, dường như không có hạn chế trong việc quy định các biện pháp đối kháng để tương ứng với mức độ làm vô hiệu hay giảm hiệu lực của bên gây ra tranh chấp. Hiệp định ACFTA DSM không có quy định tương ứng với Điều 22.4 WTO DSU, trong đó quy định rõ mức độ ngừng nhân nhượng hay các nghĩa vụ khác phải tương ứng với mức độ làm vô hiệu hay giảm hiệu lực. Đây có lẽ là một điểm bỏ sót trong quá trình đàm phán hay soạn thảo hiệp định nhưng là một chi tiết rất quan trọng.

Cuối cùng, thủ tục giải quyết tranh chấp không quy định một cơ quan thường trực (hoặc kể cả tạm thời) để hỗ trợ về mặt hành chính hay công tác thư ký cho quá trình giải quyết tranh chấp, chẳng hạn như Ban Thư ký ASEAN (hay Ban Thư ký WTO). Điều này có thể gây ra chậm chễ trong quá trình thực hiện, trong khi mong muốn theo hệ thống là việc thực hiện nhanh chóng và hiệu quả.

Page 82: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

81

CHƯƠNG VII. KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

Xét đến toàn bộ phân tích định tính đã thực hiện trong mối quan hệ với các kết quả chủ yếu của phân tích định lượng, lĩnh vực rà soát phù hợp nhất (và có nhiều tiềm năng vận dụng nhất trong tương lai liên quan đến thương mại hàng hóa và vị thế của Việt Nam với Trung Quốc, các cam kết cắt giảm thuế theo ACFTA) là khuôn khổ pháp lý cho các giải pháp tình thế và cơ chế phòng vệ thương mại. Những công cụ này có thể cần thiết để đối phó với những tác động tiêu cực từ sự phát triển của tự do hóa thương mại và cắt giảm thuế theo ACFTA. Như đã chỉ ra ở trên, hai giải pháp tình thế có thể được kích hoạt để đối phó với sự gia tăng đột biến hàng nhập khẩu gây ra tổn thất nghiêm trọng đối với ngành trong nước của Việt Nam.

Một là cơ chế theo quy định của WTO và hai là biện pháp tự vệ đặc thù theo ACFTA. Nếu Việt Nam lựa chọn vận dụng biện pháp của ACFTA thì không được đồng thời vận dụng cơ chế của WTO. Áp dụng loại biện pháp này để đáp ứng nhu cầu (bảo hộ) sẽ phải trả giá tương đối cao vì phải đền bù cho đối tác thương mại về sự suy giảm thương mại do áp dụng biện pháp tự vệ. Điều này khiến việc áp dụng loại biện pháp này không được khuyến khích.

Một công cụ pháp lý khác là các biện pháp chống bán phá giá. Về việc này, như đã chỉ ra ở trên, việc thừa nhận nền kinh tế thị trường của Trung Quốc đã loại bỏ khả năng vận dụng TPSGM của Việt Nam và trong chừng mực nhất định đã làm giảm lợi ích của Việt Nam trong việc xem xét tiến hành các thủ tục chống bán phá giá và chống trợ cấp trong tương lai. Như đã chỉ ra, đây chỉ là kết luận về mặt pháp lý. Thực tế về mặt chính trị cho thấy rằng Việt Nam cũng có thể được hưởng đối xử có đi có lại tương ứng theo thỏa thuận chính trị đạt được với Trung Quốc và các Thành viên ASEAN khác về việc công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam.

Một cơ chế nữa mà Việt Nam có thể tận dụng để bảo hộ lợi ích của ngành trong nước (khi và chỉ khi cực kỳ cần thiết) là thủ tục sửa đổi cam kết theo Điều 6 Hiệp định TIG. Khả năng tương tự cũng đặt ra theo quy tắc của WTO. Đây có lẽ không phải là công cụ thực tế và dễ dàng vận dụng nhất nhưng đáng để xem xét và có thể là giải pháp hiệu quả nhất cho Việt Nam để đáp ứng nhu cầu bảo hộ cụ thể. Trong trường hợp này, như phân tích ở trên, điều cần xem xét kỹ lưỡng là tổn thất đối với ngành trong nước mà Việt Nam muốn ngăn chặn bằng việc thoái lui nhân nhượng hay đàm phán lại việc cắt giảm thuế có thực sự do nguyên nhân tự do hóa thương mại theo WTO/MFN hay nhân nhượng trong khuôn khổ ACFTA hay không.

Ở đây có lẽ thích hợp để đề cập đến hai tình huống cần xem xét cho mục tiêu đàm phán FTA trong tương lai, kể cả cho việc đàm phán trong khuôn khổ ACFTA (tức là trường hợp nhu cầu kinh tế quan trọng và cấp thiết sẽ làm phát sinh đòi hỏi “đàm phán lại” hay “đánh giá lại” các cam kết trong Hiệp định này) hay cho các cuộc đàm phán FTA với các bên thứ ba mà Việt Nam đang hoặc sẽ tiến hành một cách riêng rẽ hay cùng với ASEAN.

Tình huống thứ nhất là giả định Việt Nam nhận ra rằng những cam kết cắt giảm thuế theo ACFTA gây ra tổn thất đối với một số ngành sản xuất trong nước ở mức độ Việt Nam không thể gánh chịu được trên các phương diện thương mại, chính trị, kinh tế và xã hội. Trong trường hợp này, thay vì tiếp tục cắt giảm thuế đầy đủ (như đã cam kết theo nhóm và lịch biểu áp dụng của ACFTA) rồi tìm cách giải quyết các tác động tiêu cực với các cơ chế tự vệ hoặc phòng vệ thương mại phải trả giá lớn khác thì Việt Nam có thể xem xét khả năng đối thoại (tức là đàm phán) với Trung Quốc và các đối tác ASEAN tham gia ACFTA khác với mục tiêu hoãn hoặc giảm tốc độ cắt giảm thuế. Cơ chế này có thể áp dụng đối với chủng loại hàng hóa nhất định với bằng chứng cụ thể về việc gia tăng lượng hàng hóa nhập khẩu gây ra tổn thất hoặc đe dọa gây ra tổn thất (và việc gia tăng hàng nhập khẩu chỉ vì nguyên nhân là các cam kết ACFTA). Cách này sẽ tránh được những chi phí về mặt chính trị, thương mại và ngoại

Page 83: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

82

giao của việc áp dụng các biện pháp tự vệ hoặc chống bán phá giá (tức là tránh được việc đối đầu trực tiếp với Trung Quốc) và mang lại một giải pháp chính trị và đàm phán được để đáp ứng nhu cầu cụ thể.

Tình huống thứ hai là nhu cầu cân nhắc các khả năng đàm phán hữu ích và “cơ chế sáng tạo” mà các nước khác đề xuất đàm phán hoặc đã đưa vào FTA và/hoặc thỏa thuận thương mại ưu đãi liên quan. Những ý tưởng này có thể là công cụ hữu ích mà Việt Nam xem xét đưa vào các FTA đang đàm phán hoặc sẽ đàm phán với các bên thứ ba, một cách riêng rẽ hoặc với tư cách một thành viên ASEAN. Một ví dụ gần đây là cơ chế mà Hoa Kỳ đưa vào đàm phán với Hàn Quốc về FTA Hoa Kỳ – Hàn Quốc (còn gọi là KORUS) liên quan đến một chương nhạy cảm về trao đổi các loại phương tiện có động cơ.

Cơ chế này được gọi là “thoái lui”, cho phép Hoa Kỳ được “thoái lui” cam kết về thuế đối với ô tô nhập khẩu từ Hàn Quốc nếu Hàn Quốc có biện pháp ảnh hưởng đến những lợi ích dự kiến cho Hoa Kỳ từ Hiệp định này. Từ việc xem xét cơ chế mà Hoa Kỳ và Hàn Quốc đã thỏa thuận được, ý tưởng đặt ra là Việt Nam cần cố gắng đàm phán và đạt được cơ chế tương tự trong các FTA đối với các sản phẩm nhạy cảm để có thể áp dụng các mức thuế “thoái lui” nếu bên tham gia FTA với Việt Nam có biện pháp cản trở những lợi ích dự kiến hoặc ngành trong nước có thể bị tổn thất nghiêm trọng và không dự kiến trước được phát sinh từ việc cắt giảm thuế theo FTA. Trong những trường hợp này, các điều khoản trong FTA cần cho phép biện pháp cứu trợ thương mại (nghĩa là “thoái lui” để tăng mức thuế áp dụng) mà không phải vận dụng đến các cơ chế tự vệ hay chống bán phá giá tốn nhiều chi phí và qua nhiều thủ tục. Đây là một tình huống mà Việt Nam cần cân nhắc và dành nguồn lực cho việc đàm phán. Công cụ này sẽ là một loại “bảo hiểm” tốt cho Việt Nam để hạn chế những rủi ro tiêu cực mà việc tự do hóa theo FTA có thể gây ra cho nền kinh tế của Việt Nam.

Page 84: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

83

PHỤ LỤC

- Phân loại hàng hóa và ngành (HS, SITC, ISIC)

- Các bảng và biểu đồ

- Phân tích hồi suy

- Sự đàn hồi về giá của hàng hóa nhập khẩu

- Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt của Việt Nam

Page 85: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

84

PHÂN LOẠI HÀNG HÓA VÀ NGÀNH

Hệ thống hài hòa hóa (HS)

01-05 Động vật và các sản phẩm từ động vật

06-15 Các sản phẩm rau quả

16-24 Thực phẩm

25-27 Khoáng sản

28-38 Hóa chất và các ngành liên quan

39-40 Cao su / Nhựa

41-43 Da chưa thuộc, da đã thuộc và lông thú

44-49 Gỗ và các sản phẩm gỗ

50-63 Dệt

64-67 Giày dép / Mũ nón

68-71 Đá / Kính

72-83 Kim loại

84-85 Máy móc / Thiết bị điện

86-89 Vận tải

90-97 Khác

98-99 Dịch vụ

SITC phiên bản thứ 3 (Phân loại thương mại tiêu chuẩn quốc tế, Phiên bản sửa đổi lần thứ 3)

0 – Thực phẩm và động vật sống

1 – Đồ uống và thuốc lá

2 – Nguyên vật liệu thô không ăn được, trừ nhiên liệu

3 – Nhiên liệu có nguồn gốc hóa thạch, dầu mỡ bôi trơn và các nguyên vật liệu liên quan

4 – Dầu, chất béo và sáp từ động, thực vật

5 – Hóa chất và các sản phẩm liên quan

6 – Hàng hóa sản xuất phân loại chủ yếu theo nguyên vật liệu cấu thành

7 – Máy móc và thiết bị vận tải

Page 86: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

85

8 – Các mặt hàng sản xuất khác

9 – Hàng hóa và giao dịch khác

I – Vàng, tiền tệ

II – Tiền xu bằng vàng và tiền xu hiện hành

Page 87: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

86

ISIC phiên bản thứ 3 (Phân loại ngành tiêu chuẩn quốc tế đối với tất cả các hoạt động kinh tế, Phiên bản sửa đổi lần thứ 3)

A – Nông nghiệp, săn bắn và lâm nghiệp

B – Đánh cá

C – Khai thác mỏ

D – Sản xuất

E – Cung ứng điện, gas và nước

F – Xây dựng

G – Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình

H – Nhà hàng, khách sạn

I – Vận tải, lưu kho và thông tin liên lạc

J – Trung gian tài chính

K – Các hoạt động về bất động sản, cho thuê và kinh doanh

L – Quản lý công và quốc phòng; an ninh xã hội

M – Đào tạo

N – Y tế và công tác xã hội

O – Các hoạt động cộng đồng, xã hội và cá nhân khác

P – Các hoạt động của các hộ gia đình với tư cách người chủ và các hoạt động sản xuất không phân tách được của hộ gia đình

Q – Các cơ quan, tổ chức ngoài lãnh thổ

Page 88: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

87

ISIC Rev.3.1 (Phân loại ngành tiêu chuẩn quốc tế đối với tất cả các hoạt động kinh tế, Rev.3.1)

D – Sản xuất

15 – Sản xuất thực phẩm và đồ uống

16 – Sản xuất các sản phẩm thuốc lá

17 – Sản xuất hàng dệt

18 – Sản xuất hàng may mặc, thuộc và nhuộm lông thú

19 – Thuộc da; sản xuất vali, túi xách, yên cương và giày dép

20 – Sản xuất gỗ và sản phẩm gỗ, nút chai, trừ đồ nội thất; sản xuất các mặt hàng từ nguyên liệu rơm và đồ bện

21 – Sản xuất giấy và các sản phẩm giấy

22 – Xuất bản, in ấn và nhân bản các phương tiện lưu trữ nghe nhìn

23 – Sản xuất than cốc, các sản phẩm tinh luyện từ dầu và nguyên liệu nguyên tử

24 – Sản xuất hóa chất và các sản phẩm hóa chất

25 – Sản xuất các sản phẩm cao su và nhựa

26 – Sản xuất các sản phẩm khai khoáng phi kim

27 – Sản xuất kim loại cơ bản

28 – Sản xuất các sản phẩm kim loại chế tạo, trừ máy móc thiết bị

29 – Sản xuất máy móc thiết bị

30 – Sản xuất thiết bị văn phòng, thiết bị kế toán và máy tính

31 – Sản xuất máy móc và hệ thống điện

32 – Sản xuất ti vi, máy thu thanh, thiết bị và hệ thống thông tin liên lạc

33 – Sản xuất các thiết bị y tế, cơ khí chính xác và quang học, đồng hồ đeo tay và đồng hồ để bàn / treo tường

34 – Sản xuất xe có động cơ, xe kéo, bán kéo

35 – Sản xuất các thiết bị vận tải khác

36 – Sản xuất đồ nội thất, sản xuất khác

37 – Tái chế

Page 89: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

88

CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ Bảng A3.1: Tỷ lệ bảo hộ hiệu quả theo ngành ở Việt Nam (%) 2006 2007 2008 2009 2010 2015 2020 Gạo -0,04 -0,03 -0,06 -0,06 -0,07 -0,07 -0,08Cao su tự nhiên 3,16 3,18 3,21 3,23 3,24 -0,04 -0,02Hạt cà phê 11,86 11,18 10,87 10,56 10,24 3,42 2,74Mía đường 11,21 11,23 11,24 8,95 8,95 -0,17 -0,15Chè 59,46 59,23 50,82 42,41 42,43 17,34 0,48Các sản phẩm nông nghiệp khác 10,50 9,90 9,22 9,11 8,99 8,46 8,34Thịt lợn (các loại) -6,80 -6,61 -6,65 -6,50 -6,37 -4,81 -4,37Thịt bò (các loại) 6,80 6,93 6,91 6,39 6,45 0,13 0,41Gia cầm -2,00 -1,97 -2,09 -2,02 -1,96 -1,29 -1,04Các loại động vật nuôi khác 2,05 2,06 1,99 2,04 2,10 2,49 0,67Tài nguyên nước -2,07 -2,02 -1,96 -1,89 -1,86 -1,25 -1,16Các dịch vụ nông nghiệp khác -1,95 -1,93 -1,91 -1,87 -1,83 -1,27 -1,20Các sản phẩm lâm nghiệp 4,25 4,21 4,20 4,20 4,19 3,36 3,38Cá và các sản phẩm cá khác 37,12 35,85 29,78 25,21 20,59 12,64 12,68Thủy sản 7,03 7,09 6,27 5,41 4,54 4,93 4,97Than -2,49 -2,41 -2,32 -2,23 -2,16 -1,73 -2,30Kim loại nặng -0,96 -0,74 -0,67 -0,60 -0,55 -0,77 -0,72Đá -3,61 -3,47 -3,13 -3,17 -2,99 -2,88 -3,01Cát 4,93 5,01 5,10 5,20 5,26 5,30 5,41Các sản phẩm khoáng sản phi kim khác -1,52 -1,38 -1,18 -0,99 -0,87 -0,08 -0,24Dầu thô, khí tự nhiên (trừ khảo sát) 5,08 5,12 5,14 5,15 5,16 -0,18 -0,17Sản phẩm thịt hoặc thực phẩm chế biến, bảo quản

29,28 25,62 22,27 19,07 19,01 17,22 17,12

Sản phẩm động vật chế biến, dầu thực vật, mỡ

-4,10 -3,84 -3,49 -3,29 -3,12 -2,60 -2,53

Bơ, sữa và các sản phẩm sữa 21,55 21,65 21,48 20,85 20,07 18,52 19,36Kẹo, các sản phẩm coca và sô cô la 12,65 10,26 9,69 9,01 8,64 -5,60 -6,95Rau quả chế biến và bảo quản 59,00 49,48 41,79 38,54 36,35 28,48 27,63Đô uống có cồn (trừ bia) 106,85 107,33 102,28 97,01 91,56 80,41 80,56Bia 1,83 1,90 2,43 2,78 3,02 5,10 5,35Đồ uống không chứa cồn 22,71 23,00 22,73 22,36 21,65 8,70 9,23Các loại đường 15,25 15,13 9,89 6,49 3,88 2,03 2,42Cà phê đã chế biến 8,63 9,05 8,80 8,56 8,40 4,07 4,52Trà đã chế biến 20,87 18,74 21,20 23,64 21,31 26,08 36,33Thuốc là và các sản phẩm thuốc lá 45,72 46,02 46,31 46,53 46,71 47,51 47,58Thủy sản chế biến và các sản phẩm thủy sản khác

42,51 40,73 33,77 28,66 23,52 15,84 16,17

Gạo chế biến 92,06 92,08 92,24 92,35 92,49 62,39 62,46Các loại thực phẩm chế biến khác 41,74 42,51 37,09 32,77 28,85 20,67 21,07Kính và sản phẩm kính 18,51 17,55 17,05 16,63 16,54 9,93 9,04Gốm và sản phẩm gốm 55,73 50,60 41,64 31,47 30,54 12,97 13,35Gạch, ngói 67,29 67,47 62,84 58,89 55,83 45,24 43,20Xi măng 5,24 5,50 6,42 7,34 8,06 -2,63 -4,34Bê tông và các sản phẩm bê tông 7,56 7,78 7,46 7,22 6,85 6,49 7,11Các loại vật liệu xây dựng khác 22,64 21,68 20,84 19,88 20,06 13,91 12,78Bột giấy và sản phẩm giấy 23,59 22,35 20,82 19,42 18,28 13,76 13,68Gỗ và sản phẩm gỗ chế biến -2,29 -2,16 -2,60 -3,01 -2,90 -4,88 -5,52Hóa chất hữu cơ cơ bản -6,56 -6,41 -6,11 -5,81 -5,61 -3,34 -2,96Hóa chất vô cơ cơ bản 0,70 0,84 1,03 1,16 1,29 1,20 0,10Phân bón -4,18 -4,08 -3,88 -3,67 -3,52 -2,77 -2,57Các loại phân bón khác (không phải chất hóa học)

-2,63 -2,30 -2,12 -2,04 -1,89 -1,19 -1,18

Thuốc trừ sâu -2,76 -2,67 -2,36 -2,09 -1,92 -2,50 -1,99Thuốc thú y -3,74 -3,69 -3,54 -3,38 -3,30 -2,67 -2,15Thuốc dùng cho người 7,13 7,31 7,25 7,19 6,21 3,34 3,68Cao su và sản phẩm cao su chế biến 11,11 11,11 11,00 10,95 10,87 9,10 8,71Xà phòng 22,39 21,80 19,14 18,79 18,39 8,66 9,28Nước hoa 37,01 34,95 32,88 30,80 28,79 13,39 13,85Nhựa cơ bản hoặc nhựa thô -3,34 -3,22 -2,85 -2,47 -2,16 -1,21 -1,14

Page 90: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

89

2006 2007 2008 2009 2010 2015 2020 Các sản phẩm nhựa 59,47 59,10 53,40 47,55 42,49 25,93 25,45Sơn 79,30 79,57 73,05 67,22 62,56 42,39 43,07Mực, vật liệu phủ màu, làm bóng -2,44 -2,11 -1,88 -1,74 -1,67 -1,65 -1,58Các sản phẩm hóa chất khác 9,98 9,94 9,60 9,49 9,43 7,26 6,98Thiết bị y tế -4,21 -4,21 -4,42 -4,27 -4,13 -3,23 -3,07Thiết bị chính xác và quang học -1,48 -1,35 -1,41 -1,45 -1,51 -1,62 -1,52Sản phẩm trong gia đình 38,66 36,11 32,83 28,14 25,15 12,68 11,05Xe máy và phụ kiện 87,55 78,52 71,46 65,68 59,84 46,10 43,92Xe đạp và phụ kiện 97,28 94,88 89,28 83,70 78,00 71,60 71,88Máy công cụ -5,88 -5,10 -4,80 -4,65 -4,39 -4,20 -3,74Các loại máy khác cho nhiều mục đích 7,72 7,55 7,19 6,72 6,58 3,24 2,96Máy móc chuyên dụng -18,88 -17,65 -16,80 -16,30 -16,63 -14,87 -14,12Ô tô 36,94 38,97 38,69 38,35 37,90 34,88 33,57Các phương tiện vận tải khác 8,33 8,43 8,27 8,18 8,13 7,57 7,08Thiết bị điện 6,37 6,09 5,13 4,02 3,37 1,81 1,61Các loại thiết bị điện và máy móc khác 5,35 5,50 6,41 6,63 6,78 7,53 7,81Máy thu thanh 3,92 3,24 1,56 1,02 0,19 -2,34 -2,03Kim loại màu và các sản phẩm kim loại màu (trừ máy móc)

0,95 0,94 1,58 2,00 2,31 2,83 2,89

Kim loại đen và các sản phẩm kim loại đen (trừ máy móc)

-37,93 -34,50 -30,72 -27,89 -25,17 -17,81 -16,66

Hàng dệt 124,71 34,06 34,74 35,28 35,61 33,31 28,59Sợi 4,00 -4,97 -4,46 -4,06 -3,81 -3,10 -2,66Hàng may mặc 135,70 58,02 58,44 57,72 57,48 58,26 57,83Thảm dệt 56,00 25,02 25,22 25,38 25,47 19,81 20,32Các sản phẩm thêu (trừ các vật liệu phủ) 62,33 17,44 17,69 17,90 18,05 16,03 16,31Da -0,93 8,73 8,75 8,50 8,50 6,96 7,57Các mặt hàng da 93,57 102,80 91,75 80,91 73,60 52,58 53,09Thức ăn chăn nuôi -22,96 -21,48 -13,40 -11,48 -9,77 -12,24 -16,98Các sản phẩm in ấn -40,71 -39,83 -37,08 -34,50 -32,98 -27,85 -25,11Xuất bản 10,96 10,79 10,74 10,65 10,50 9,33 9,51Các sản phẩm không phân loại 47,66 50,84 46,86 43,07 41,11 36,53 31,92Xăng và dầu bôi trơn -0,97 -0,94 -0,56 -0,18 0,14 3,37 3,45Điện và gas -0,43 -0,14 -0,09 -0,04 0,01 -1,22 -1,18

Page 91: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

90

Bảng A8.1: Các ngành sản xuất của Việt Nam – Dữ liệu thương mại (2007) SITC phiên bản

thứ 3

Ngành sản xuất Thương mại với thế giới Thương mại với Trung Quốc Nhập khẩu Xuất khẩu Nhập khẩu Xuất khẩu

Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị

Tỷ lệ

15 Sản xuất thực phẩm và đồ uống 47.656,421 4,93 99.706,844 18,38 2.440 1,24 5.324 29,88

16 Sản xuất thuốc lá 316,203 0,03 1.459,937 0,26 11 0,00 239 1,34 17 Dệt 77.655,309 8,04 43.714,219 8,06 24.450 12,49 886 4,97 18 Chế biến lông thú và

sản phẩm lông thú (trừ hàng may mặc) 3.189,391 0,33 95.622,821 17,63 676 0,34 265 1,48

19 Thuộc da và sản phẩm da bao gồm cả ví, bọc ghế 17.900,550 1,85 74.817,689 13,79 2.753 1,40 1.620 9,09

20 Chế biến gỗ, mây tre và sản xuất gỗ, tre 11.702,868 1,21 9.352,459 1,72 1.895 0,96 1.663 9,33

21 Giấy và sản phẩm giấy 15.418,085 1,59 2.770,907 0,51 1.431 0,73 18 0,10 22 In ấn và xuất bản

(sách, tạp chí, báo) 1.715,359 0,17 1.378,794 0,25 245 0,12 21 0,11 23 Chế biến than cốc, dầu

thô, uranium 137.137,484 14,20 9.264,021 1,70 10.489 5,35 288 1,61 24 Hóa chất và sản phẩm

hóa chất 141.728,146 14,68 13.378,994 2,46 25.410 12,98 1.334 7,48 25 Sản xuất nhựa, cao su

và sản phẩm nhựa, cao su 22.987,524 2,38 15.494,878 2,85 4.249 2,17 1.089 6,11

26 Sản xuất các sản phẩm phi kim khác 8.670,594 0,89 9.776,285 1,80 2.921 1,49 203 1,13

27 Luyện kim 147.342,184 15,26 10.808,018 1,99 43.912 22,43 625 3,50 28 Sản phẩm kim loại (trừ

máy móc thiết bị) 22.363,942 2,31 10.908,967 2,01 4.608 2,35 198 1,11 29 Máy móc thiết bị 117.347,804 12,15 8.948,870 1,65 25.259 12,90 349 1,95 30 Sản xuất thiết bị văn

phòng và máy tính 22.004,047 2,27 17.043,839 3,14 3.799 1,94 1.350 7,57 31 Thiết bị điện, điện tử

khác 38.676,164 4,00 28.903,830 5,33 12.868 6,57 1.037 5,82 32 Ti vi và máy thu thanh 54.149,432 5,60 23.260,826 4,28 14.926 7,62 784 4,40 33 Thiết bị y tế và thiết bị

chính xác 16.234,555 1,68 4.714,942 0,86 2.026 1,03 32 0,18 34 Xe có động cơ và phụ

kiện 26.488,516 2,74 7.219.687,937 1,33 5.887 3,00 49 0,27 35 Các phương tiện vận

tải khác (đường thủy, đường sắt, hàng không) 25.266,128 2,61 5.261,275 0,97 1.808 0,92 12 0,06

36 Sản xuất đồ nội thất và các hạng mục sản xuất khác 9.298,695 0,96 48.474,540 8,93 1.891 0,96 428 2,40

37 Tái chế, chế tạo lại 0 0 0 0 1.782 0,91 0 0 TỔNG CỘNG 965.249.411 100,00 542.282,653 100,00 195.737 100,00 17.815 100,00

Page 92: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

91

Phụ lục Bảng A8.2: Các ngành sản xuất của Việt Nam – Dữ liệu căn bản (2007)

SITC phiên bản

thứ 3 Ngành sản xuất

Sản lượng GTGT Việc làm

Trị giá Tỷ lệ Trị giá Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ

15 Sản xuất thực phẩm và đồ uống 278.713 23,19 57.372,7 21,01 443.063 12,27 16 Sản xuất thuốc lá 15.295 1,27 6.983,5 2,55 13.725 0,38 18 Dệt 55.815 4,64 12.168,6 4,45 167.442 4,63 18 Chế biến lông thú và sản phẩm lông thú (trừ

hàng may mặc) 52.326 4,35 17.035,3 6,23 682.046 18,88 19 Thuộc da và sản phẩm da bao gồm cả ví,

bọc ghế 52.368 4,35 15.096,3 5,52 603.328 16,70 20 Chế biến gỗ, mây tre và sản xuất gỗ, tre 18.968 1,57 4.454,6 1,63 117.159 3,24 21 Giấy và sản phẩm giấy 28.158 2,34 5.509,3 2,01 75.224 2,08 22 In ấn và xuất bản (sách, tạp chí, báo) 16.645 1,38 4.681,5 1,71 54.181 1,50 23 Chế biến than cốc, dầu thô, uranium 3.148 0,26 614,6 0,22 1.449 0,04 24 Hóa chất và sản phẩm hóa chất 80.468 6,69 16.283,9 5,96 99.296 2,75 25 Sản xuất nhựa, cao su và sản phẩm nhựa,

cao su 58.721 4,88 11.200,8 4,10 140.521 3,89 26 Sản xuất các sản phẩm phi kim khác 72.476 6,03 23.383,1 8,56 235.999 6,53 27 Luyện kim 74.759 6,22 10.911,4 3,99 51.001 1,41 28 Sản phẩm kim loại (trừ máy móc thiết bị) 70.058 5,83 14.950,6 5,47 171.443 4,74

29+32+33 Máy móc thiết bị; Sản xuất ti vi và máy thu thanh; Sản xuất thiết bị y tế và thiết bị chính xác 16.833 1,40 3.325,7 1,21 43.927 1,21

30 Sản xuất thiết bị văn phòng và máy tính 62.274 5,18 12.844,3 4,70 74.048 2,05 31 Thiết bị điện, điện tử khác 64.763 5,38 16.048,8 5,87 112.331 3,11 34 Xe có động cơ và phụ kiện 40.939 3,40 10.946,7 4,00 42.941 1,18 35 Các phương tiện vận tải khác (đường thủy,

đường sắt, hàng không) 78.302 6,51 14.236,8 5,21 108.210 2,99 36 Sản xuất đồ nội thất và các hạng mục sản

xuất khác 58.133 4,83 14.652,6 5,36 347.258 9,61 37 Tái chế, chế tạo lại 2.491 0,20 368,6 0,13 26.138 0,72

TỔNG CỘNG 1.201.654 100 273.069,6 100 3.610.724 100

Page 93: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

92

Bảng A8.3: Thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc về sản phẩm công nghiệp – Độ nhạy cảm (2001-2007) SITC phiên bản

thứ 3

Các sản phẩm công nghiệp

Độ nhạy cảm

Nhạy cảm cao Nhạy cảm

Không nhạy cảm

15 Sản xuất thực phẩm và đồ uống X 16 Sản xuất thuốc lá X 18 Dệt X 18 Chế biến lông thú và sản phẩm lông thú (trừ hàng may mặc) X 19 Thuộc da và sản phẩm da bao gồm cả ví, bọc ghế X 20 Chế biến gỗ, mây tre và sản xuất gỗ, tre X 21 Giấy và sản phẩm giấy X 22 In ấn và xuất bản (sách, tạp chí, báo) X 23 Chế biến than cốc, dầu thô, uranium X 24 Hóa chất và sản phẩm hóa chất X 25 Sản xuất nhựa, cao su và sản phẩm nhựa, cao su X 26 Sản xuất các sản phẩm phi kim khác X 27 Luyện kim X 28 Sản phẩm kim loại (trừ máy móc thiết bị) X 29 Máy móc thiết bị X 30 Sản xuất thiết bị văn phòng và máy tính X 31 Thiết bị điện, điện tử khác X 32 Sản xuất tivi, đài thu thanh X 33 Sản xuất thiết bị y tế và thiết bị chính xác X 34 Xe có động cơ và phụ kiện X 35 Các phương tiện vận tải khác (đường thủy, đường sắt, hàng không) X 36 Sản xuất đồ nội thất và các hạng mục sản xuất khác X 37 Tái chế, chế tạo lại X

Số lượng sản phẩm, % 13 10 0 Tỷ lệ nhập khẩu từ Trung Quốc, % 83,28 16,72 0

Chú giải:

- Sản phẩm nhạy cảm = thâm hụt thương mại năm 2007 với xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu trong giai đoạn 2001-2007 hoặc có thặng dư thương mại năm 2007 với nhập khẩu tăng trưởng nhanh hơn xuất khẩu trong giai đoạn 2001-2007;

- Sản phẩm nhạy cảm cao = thâm hụt thương mại năm 2007 với nhập khẩu tăng trưởng nhanh hơn xuất khẩu trong giai đoạn 2001-2007;

- Sản phẩm không nhạy cảm = có thặng dư thương mại năm 2007 với xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu trong giai đoạn 2001-2007.

Page 94: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

93

Bảng A8.4a: Thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc về sản phẩm công nghiệp – Độ nhạy cảm (2001-2005 và 2005-2007)

SITC phiên bản

thứ 3 Sản phẩm công nghiệp

Độ nhạy cảm

Nhạy cảm cao Nhạy cảm

Không nhạy cảm

Thay đổi

15 Sản xuất thực phẩm và đồ uống X, Y = 16 Sản xuất thuốc lá Y X - 18 Dệt X Y + 18 Chế biến lông thú và sản phẩm lông thú (trừ

hàng may mặc) X Y +

19 Thuộc da và sản phẩm da bao gồm cả ví, bọc ghế

X, Y =

20 Chế biến gỗ, mây tre và sản xuất gỗ, tre X, Y = 21 Giấy và sản phẩm giấy X, Y = 22 In ấn và xuất bản (sách, tạp chí, báo) Y X - 23 Chế biến than cốc, dầu thô, uranium X Y + 24 Hóa chất và sản phẩm hóa chất X, Y = 25 Sản xuất nhựa, cao su và sản phẩm nhựa, cao

su Y X -

26 Sản xuất các sản phẩm phi kim khác X Y + 27 Luyện kim X Y + 28 Sản phẩm kim loại (trừ máy móc thiết bị) X Y + 29 Máy móc thiết bị X Y + 30 Sản xuất thiết bị văn phòng và máy tính Y X - 31 Thiết bị điện, điện tử khác Y X - 32 Sản xuất tivi, đài thu thanh X, Y = 33 Sản xuất thiết bị y tế và thiết bị chính xác Y X - 34 Xe có động cơ và phụ kiện Y X - 35 Các phương tiện vận tải khác (đường thủy,

đường sắt, hàng không) X, Y =

36 Sản xuất đồ nội thất và các hạng mục sản xuất khác

X Y +

37 Tái chế, chế tạo lại Số lượng sản phẩm, % 12 X; 10 Y 9 X; 12 Y 1 X THAY ĐỔI 1 X 08 +; 07 -; 07 =.

Chú giải:

- Về định nghĩa sản phẩm nhạy cảm, nhạy cảm cao, không nhạy cảm, xem Bảng A8.3.

- X là kết quả cho giai đoạn 2001-2005; Y là kết quả cho giai đoạn 2005-2007.

- Tại cột “Thay đổi”: “=” nghĩa là không có thay đổi giữa 2 giai đoạn so sánh; “+” nghĩa là thay đổi tích cực; “-” nghĩa là thay đổi tiêu cực.

Page 95: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

94

Bảng A8.4b: Thương mại giữa Việt Nam và thế giới về sản phẩm công nghiệp – Độ nhạy cảm

SITC phiên bản thứ

3

Sản phẩm công nghiệp Độ nhạy cảm Nhạy cảm

cao Nhạy cảm

Không nhạy cảm

15 Sản xuất thực phẩm và đồ uống X 16 Sản xuất thuốc lá X 17 Dệt X 18 Chế biến lông thú và sản phẩm lông thú (trừ hàng may

mặc) X

19 Thuộc da và sản phẩm da bao gồm cả ví, bọc ghế X 20 Chế biến gỗ, mây tre và sản xuất gỗ, tre X 21 Giấy và sản phẩm giấy X 22 In ấn và xuất bản (sách, tạp chí, báo) X 23 Chế biến than cốc, dầu thô, uranium X 24 Hóa chất và sản phẩm hóa chất X 25 Sản xuất nhựa, cao su và sản phẩm nhựa, cao su X 26 Sản xuất các sản phẩm phi kim khác X 27 Luyện kim X 28 Sản phẩm kim loại (trừ máy móc thiết bị) X 29 Máy móc thiết bị X 30 Sản xuất thiết bị văn phòng và máy tính X 31 Thiết bị điện, điện tử khác X 32 Sản xuất tivi, đài thu thanh X 33 Sản xuất thiết bị y tế và thiết bị chính xác X 34 Xe có động cơ và phụ kiện X 35 Các phương tiện vận tải khác (đường thủy, đường sắt,

hàng không) X

36 Sản xuất đồ nội thất và các hạng mục sản xuất khác X 37 Tái chế, chế tạo lại X

Số lượng sản phẩm, % 5 13 5 Tỷ lệ nhập khẩu, % 30,03 65,88 4,07

Chú giải:

- Sản phẩm nhạy cảm = có thâm hụt thương mại năm 2007 với xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu trong giai đoạn 2001-2007 hoặc có thặng dư thương mại năm 2007 với nhập khẩu tăng trưởng nhanh hơn xuất khẩu trong giai đoạn 2001-2007;

- Sản phẩm nhạy cảm cao = có thâm hụt thương mại năm 2007 với nhập khẩu tăng trưởng nhanh hơn xuất khẩu trong giai đoạn 2001-2007;

- Sản phẩm không nhạy cảm = có thặng dư thương mại năm 2007 với xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu trong giai đoạn 2001-2007

Page 96: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

95

Bảng 10.1: Việc làm trong các ngành sản xuất, 2001 và 2007

ISIC phiên bản

thứ 3 Tên ngành 2001 2007 2007/2001

Tất cả các ngành sản xuất 1.823.374 3.610.724 198,02

15 Sản xuất thực phẩm và đồ uống 295.912 443.063 149,73

16 Sản xuất thuốc lá 13.502 13.725 101,65

17 Dệt 138.376 167.442 121,01

18 Chế biến lông thú và sản phẩm lông thú (trừ hàng may mặc) 253.613 682.046 268,93

19 Thuộc da và sản phẩm da bao gồm cả ví, bọc ghế 332.227 603.328 181,60

20 Chế biến gỗ, mây tre và sản xuất gỗ, tre 66.123 117.159 177,18

21 Giấy và sản phẩm giấy 39.492 75.224 190,48

22 In ấn và xuất bản (sách, tạp chí, báo) 26.107 54.181 207,53

23 Chế biến than cốc, dầu thô, uranium 876 1.449 165,41

24 Hóa chất và sản phẩm hóa chất 67.467 99.296 147,18

25 Sản xuất nhựa, cao su và sản phẩm nhựa, cao su 59.468 140.521 236,30

26 Sản xuất các sản phẩm phi kim khác 148.178 235.999 159,27

27 Luyện kim 30.124 51.001 169,30

28 Sản phẩm kim loại (trừ máy móc thiết bị) 55.347 171.443 309,76

29, 32,33 Thiết bị và máy móc khác 67.752 43.927 64,83

30 Sản xuất thiết bị văn phòng và máy tính 2.429 74.048 3.048,50

31 Thiết bị điện, điện tử khác 43.649 112.331 257,35

34 Xe có động cơ và phụ kiện 20.106 42.941 213,57

35 Các phương tiện vận tải khác (đường thủy, đường sắt, hàng không) 48.918 108.210 221,21

36 Sản xuất đồ nội thất và sản xuất khác 89.389 347.258 388,48

37 Tái chế, chế tạo lại 24.319 26.138 107,48

Page 97: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

96

Bảng 11.1: ACFTA và mức độ ô nhiễm

Mã HS Loại Trị giá (tỉ USD) Tỉ lệ (%) EPI* (triệu Bảng)

2001 2004 2007 2001 2004 2007 2001 2004 2007 71-83 Kim loại cơ bản 0,63 2,37 6,09 5,8 9,2 11,5 5,6 21,3 54,9 28-38 Hóa chất 0,75 1,92 4,40 7,0 7,4 8,3 9,4 24,0 54,9 39-43 Nhựa 0,72 1,41 2,15 6,7 5,5 4,1 1,8 35 53 47-49 Giấy và bột giấy 0,19 0,20 0,47 1,7 0,8 0,9 0,7 0,7 1,7 41-43 Thuộc da 0,08 0,20 0,33 0,7 0,8 0,6 0,4 1,0 1,7

Các ngành gây ô nhiễm nhiều nhất

2,37 6,10 13,44 21,93 23,62 25,36 17,89 50,53 118,5

84-85 Máy và thiết bị điện 3,62 9,52 21,97 33,6 36,9 41,4 1,8 4,8 11,2 25-27 Khoáng thành phẩm 1,45 3,40 4,01 13,4 13,2 7,6 1,1 2,6 3,1 50-63 Thêu và dệt 0,74 1,87 3,82 6,8 7,2 7,2 0,5 1,3 2,7

40 Sản phẩm gỗ 0,50 1,23 2,51 4,6 4,8 4,7 1,6 1,4 3,0 86-89 Xe cộ 0,60 0,46 1,27 5,6 1,8 2,4 0,5 0,4 1,0 93-96 Các loại hàng hóa sản

xuất khác 0,06 0,18 0,45 0,6 0,7 0,8 0,04 0,1 0,3

Các ngành gây ô nhiễm vừa phải 6,97 16,67 34,03 64,58 54,53 64,20 4,57 10,68 21,14 6-14 Rau quả 0,53 1,23 2,08 4,9 4,8 3,9 0,01 0,02 0,04 44-46 Gỗ và đồ gỗ 0,25 0,51 0,96 2,3 2,0 1,8 0,1 0,2 0,04 90-92 Nhạc cụ 0,15 0,44 0,85 1,4 1,7 1,6 0,1 0,2 0,3 68-70 Đá, xi măng, đồ gốm 0,09 0,27 0,55 0,8 1,0 1,0 0,03 0,1 0,2 15-24 Thực phẩm đã chế biến 0,30 0,33 0,53 2,7 1,3 1,0 0,1 0,1 0,1 64-67 Giày dép 0,05 0,12 0,28 0,4 0,5 0,5 0,023 0,1 0,1 1-5 Động vật sống 0,08 0,12 0,26 0,8 0,5 0,5 0,001 0,002 0,005

97-99 Đồ cổ và công trình nghệ thuật

0,01 0,04 0,03 0,1 0,1 0,0 0,004 0,019 0,012

Những lĩnh vực gây ít gây ô nhiễm 1,46 3,06 5,53 13,52 11,85 10,44 0,30 0,64 1,21 Tổng Tất cả sản phẩm 10,79 25,82 53,01 100 100 100 23 62 141

Chú giải: EPI – Ước tính mật độ ô nhiễm.

Nguồn: H. Vutha và H. Jalilian (2008). Theo tính toán của các tác giả dựa vào dữ liệu thương mại từ Global Trade Atlas

Page 98: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

97

Bảng A12.1: Tổng quan về Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo từng năm (đơn vị là triệu $ và %)

Dòng FDI 1990-2000 (bình quân hàng năm)

2005 2006 2007 2008

% trong tổng tích lũy tài sản cố định

1990-2000 (bình quân hàng năm)

2006 2007 2008

Việt Nam Dòng vào 1.322 2.021 2.400 6.739 8.050 27,6 12,0 25,5 24,1 Dòng ra - 65 85 150 100 - 0,4 0,6 0,3

Trung Quốc Dòng vào 3.0104 72.406 72.715 83.521 108.312 11,9 6,4 6,0 6,0 Dòng ra 2.195 12.261 21.160 22.469 52.150 0,9 1,9 1,6 2,9

Thái Lan Dòng vào 3.198 8.048 9.460 11.238 10.091 7,1 16,2 17,1 13,5 Dòng ra 370 503 972 1.857 2.835 0,9 1,9 1,6 2,9

Đông Nam Á Dòng vào 22.198 39.630 54.967 69.482 59.923 13,8 21,8 22,4 15,8 Dòng ra 7.498 18.071 23.298 45.802 32.117 4,8 9,4 15,0 8,6

Châu Á và châu Úc Dòng vào 76.763 213.999 283.402 332.682 388.709 8,5 11,4 11,0 10,7 Dòng ra 37.529 84.424 144.492 233.130 220.194 4,2 5,8 7,4 6,1

Các nền kinh tế đang phát triển Dòng vào 130.778 329.328 433.764 539.344 620.733 9,9 13,0 13,1 12,8 Dòng ra 52.929 122.707 215.282 285.486 292.710 4,1 6,5 7,1 6,1

Thế giới Dòng vào 490.196 973.329 1.461.074 1.978.838 1.697.353 8,2 13,4 16,0 12,3 Dòng ra 490.009 878.988 1.396.916 2.146.522 1.857.734 8,2 12,9 17,4 13,5

Vốn FDI 1990 1995 2000 2007 2008 % trong GDP

1990 2000 2007 2008 Việt Nam

Dòng vào 1.650 7.150 20.596 40.275 48.325 25,5 66,1 56,6 53,8 Dòng ra - - - - - - - - -

Memorandum Trung Quốc

Dòng vào 20.691 101.098 193.348 327.087 378.083 5,1 16,2 9,7 8,7 Dòng ra 4.455 17.768 27.768 95.799 147.949 1,1 2,3 2,8 3,4

Thái Lan Dòng vào 8.242 17.684 29.915 94.759 104.850 9,7 24,4 38,6 38,4 Dòng ra 418 2.276 2.203 8.022 10.857 0,5 1,8 3,3 4,0

Đông Nam Á Dòng vào 158.938 404.344 499.235 614.690 683.210 18,2 44,5 47,6 44,1 Dòng ra 45.814 165.302 213.310 274.330 301.635 2,8 15,1 22,9 21,7

Châu Á và châu Úc Dòng vào 631.314 1.631.580 2.090.680 2.843.929 2.583.855 16,1 25,4 29,3 22,8 Dòng ra 268.929 895.736 1.234.629 1.771.086 1.697.259 3,3 14,8 18,6 15,3

Các nền kinh tế đang phát triển Dòng vào 975.193 2.722.292 3.363.925 4.393.354 4.275.982 13,8 25,1 29,7 24,8 Dòng ra 402.559 1.283.694 1.731.557 2.360.772 2.356.649 4,1 12,9 16,5 14,0

Thế giới Dòng vào 3.237.229 10.050.885 12.404.439 15.660.498 14.909.289 9,1 18,1 28,4 24,5 Dòng ra 3.288.331 10.603.662 12.953.546 16.226.586 16.205.663 8,5 19,2 29,7 26,9

Page 99: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

98

Bảng 12.2: FDI vào Việt Nam

Đầu tư theo quốc gia, ngày 20/10/2009 Xếp hạng Nước Số dự án Vốn đăng ký (triệu $)

1 Đài Loan 2.010 21.288 2 Hàn Quốc 2.283 20.464 3 Malaysia 337 18.061 4 Nhật Bản 1.154 17.687 5 Singapore 758 16.921 8 Hồng Kông 564 7.770

15 Trung Quốc 661 2.700 89 Romania 1 0,04

TỔNG CỘNG 10.805 174.715 Đầu tư theo quốc gia từ tháng 1-10/2009

1 US 28 4.256 2 Quần đảo Caymand 3 2.016 3 Samoa 3 1.700 7 Hồng Kông 38 741

12 Trung Quốc 32 139 TỔNG CỘNG 658 14.047 Nguồn: Báo Đầu tư (Việt Nam Investment Review).

Page 100: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

99

Biểu đồ A11.1: Xuất khẩu theo quốc tịch của công ty xuất khẩu giai đoạn 1995-2007 (biến số tỷ $ và % tổng số)

Nguồn: UNCTAD (2008).

Xuất khẩu bởi các FIE

Xuất khẩu bởi DN trong nước

Tỷ lệ xuất khẩu của FIE trên tổng xuất khẩu

Page 101: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

100

PHÂN TÍCH HỒI QUY

(Báo cáo VassarStats)

Tương quan đường thẳng và hồi quy

23 ‘ngành’ công nghiệp

X = tỷ lệ bảo hộ theo lưu lượng thương mại năm 2007

Y = tỷ lệ xuất khẩu/nhập khẩu năm 2007

Tóm lược dữ liệuT

iX = 478,9 iX2i = 20534,45

iY = 2650,48 iY2i = 4519138,7398

iXY = 221090,556

R r2 Độ dốc Y

Chắn Mức sai số tiêu chuẩn

của phép tính 0,786 0,618 15,706 -211,7914 276,7157

t df 5,833 21

P 1 đuôi hồi quy (1-tailed) <,0001 2 đuôi hồi quy (2-tailed) <,0001

0,95 và 0,99 (Confidence Intervals of rho)

Giới hạn dưới Giới hạn trên 0,95 0,553 0,904 0,99 0,451 0,927

Giá trị nạp vào:

Cặp X Y Số dư 1 2 3 4 5 6 7 8 9

10 11 12 13 14 15

21,4 100 36,5

45 16,6

6,1 22,4 13,5 18,5

1,9 17,7 22,2

4,6 14,3

5,9

218,20 2110,95

3,62 39,14 58,84 87,77

1,28 8,52 2,74 5,24

25,63 6,93 1,42 4,30 1,38

93,879 752,125

-357,864 -455,846

9,909 203,754

-138,747 8,278

-76,033 187,19

-40,578 -129,955 140,963

-8,507 120,505

Page 102: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

101

16 17 18 19 20 21 22 23

5,9 7,7 8,5 2,7

28,9 49,6

29 0

35,54 8,05 5,25 1,59 0,83 0,65

22,61 0

154,665 98,904 83,539

170,975 -241,287 -566,584 -221,077 211,791

Page 103: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

102

MỨC ĐỘ ĐÀN HỒI VỀ GIÁ CỦA NHẬP KHẨU

BÌNH LUẬN

Độ đàn hồi về giá của nhập khẩu có thể được coi là chỉ số chính cho các nhà hoạch định chính sách và nhà đàm phán thương mại cân nhắc. Độ đàn hồi về giá có ý nghĩa vì giá trị của chỉ số này trong ngắn hạn và dài hạn quyết định đến mức độ tác động của cắt giảm thuế đến nhu cầu nhập khẩu, thu ngân sách và ‘độ mở’ của ngành trong nước cho cạnh tranh của nước ngoài.

Độ đàn hồi về giá của nhập khẩu đôi khi còn gọi là ‘độ đàn hồi của nhu cầu nhập khẩu’ để chỉ độ đàn hồi về thu nhập của nhập khẩu [xét từ góc độ sức mua hàng nhập khẩu]. Việc tính toán độ đàn hồi này đã dẫn đến nhiều nghiên cứu và tranh cãi trong giới học thuật cũng như các tổ chức quốc tế..

Kết quả chính của những nghiên cứu kinh tế lượng được nêu dưới đây. Một số kết quả được sử dụng làm cơ sở thông tin cho nghiên cứu này. Tuy nhiên, một điều cần lưu ý là những ước tính về độ đàn hồi đem lại kết quả khác nhau, tùy thuộc vào nước, sản phẩm và giai đoạn xem xét. Ngoài ra, các mô hình và phương pháp kinh tế lượng vận dụng cũng ảnh hưởng đến kết quả tính toán. Nói cách khác, việc xác định được ‘độ đàn hồi thực sự’ là rất khó và còn tùy thuộc vào sự lựa chọn, diễn giải mang tính cá nhân.

Khảo sát năm 1976

Stern, Francis và Schumacher (1976) công bố một báo cáo khảo sát quan trọng và thường được dẫn chiếu đến trong các nghiên cứu sau này về độ đàn hồi của nhu cầu nhập khẩu vào năm 1976. Công trình của họ tập trung chủ yếu vào dữ liệu về các ngành của Hoa Kỳ trong những năm 50 và 60.

Kết quả ước tính (được coi là ‘tốt nhất’) cho thấy độ đàn hồi nằm trong khoảng -0.55 (đối với ngành giấy) đến -5.26 (đối với ngành cao su).

Thụy Điển (1980)

Một nghiên cứu thú vị khác liên quan đến giá và độ đàn hồi ‘về hoạt động’ của nhu cầu nhập khẩu ở Thụy Điển. Kết quả ước tính nêu trong Bảng AII.1.

Đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu, độ đàn hồi về giá là 2,1. Trừ các mặt hàng thực phẩm, độ đàn hồi không biến động nhiều và chỉ nằm trong khoảng -1,7 đến -2,5.

Bảng AII.1: Độ đàn hồi về giá của hàng nhập khẩu vào Thụy Điển

Sản phẩm Độ đàn hồi về giá Thực phẩm -0,6 Kính -1,7 Hóa chất -2,1 Sản phẩm da, dệt may và giày dép -2,5 Sản phẩm kim loại, máy móc và xe cộ -1,9 Tổng cộng -2,1

Nguồn: C. Hamilton (1980).

Page 104: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

103

GATT (1984)

GATT cũng có tài liệu về độ đàn hồi của nhu cầu. Những tài liệu này dường như đã được sử dụng làm tài liệu tham chiếu cho mục đích đàm phán. Một số kết quả được nêu tại Bảng AII.2. Độ đàn hồi ước tính trong tài liệu tham khảo được công bố trước năm 1984 nằm trong khoảng -0,74 đến -2,64 đối với hàng công nghiệp (SITC 5-9) và giá trị trung vị tương ứng là -1,34. Ngoài ra, quan sát cho thấy hàng hóa sản xuất có độ đàn hồi trung vị lớn nhất.

Bảng AII.2 Nhóm hàng Sự đàn hồi của cầu nhập khẩu

Phạm vi (range) Trung vị (median)

SITC 0 + 1 Thức ăn, đồ uống và thuốc lá -0,09 đến -1,59 -0,78 SITC 2 + 4 Nguyên liệu thô, dầu và chất béo -0,17 đến -1,15 -0,50 SITC 3 Nhiên liệu có nguồn gốc hóa thạch -0,01 đến -2,78 -0,96 SITC 5 – 9 Hàng công nghiệp -0,74 đến -2,64 -1,34 SITC 0 – 9 Tổng nhập khẩu -0,42 đến -1,37 -1,06

Nguồn: GATT (1984).

Các nghiên cứu gần đây (I): OECD (1995)

Kỹ thuật kinh tế lượng đã thay đổi đáng kể kể từ khi phát hành tài liệu tham khảo của GATT, đặc biệt với việc sử dụng phân tích liên kết và đồng liên kết cho phép kiểm định sự tồn tại của mối quan hệ dài hạn giữa các biến số giá và lượng nhập khẩu.

Căn cứ một phần vào các kỹ thuật kinh tế lượng mới, một nghiên cứu của OECD đã đưa ra kết quả ước tính độ đàn hồi về giá của nhập khẩu hàng hóa ở cấp độ 2 chữ số HS cho từng nước (có tất cả 24 nước được phân tích ) trong các năm 2000, 2001 và 2002.

Bảng AII.3a đưa ra giá trị thống kê tóm lược về các độ đàn hồi này. Mức bình quân và giá trị trung vị tương ứng là -1,84 và -1,4. Giá trị tối thiểu là -5,7 và giá trị tối đa là -0,5, tương ứng với phạm vi là 5,2. Riêng đối với các mặt hàng công nghiệp, giá trị bình quân và trung vị tương ứng lại khác, cụ thể là -2,28 và -1,17, với mức trung bình là -1,67. Để đơn giản hóa phân tích, mức trung bình của giá trị bình quân và trung vị được đề xuất sử dụng (Xem Bảng AII.3b).

Bảng AII.3a: Độ đàn hồi về nhập khẩu của các mặt hàng 2 chữ số HS Thông số tham chiếu Giá trị

Tất cả các chủng loại hàng hóa

Hàng hóa công nghiệp

Bình quân đơn giản (SA) (-)1,84 (-)2,18 Độ lệch tiêu chuẩn 1,10 1,15 Trung vị, ME (-)1,4 (-)1,17 (SA + ME)/2 (-)1,52 (-)1,67 Tối thiểu (-)5,7 (-)5,7 Tối đa (-)0,5 (-)0,8 Phạm vi (= Tối đa – Tối thiểu) 5,2 4,9

Nguồn: Kowalski (2005) và tự tính toán

Các ngành sản xuất = HS 28-95

Page 105: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

104

Bảng AII.3b: Bảng 3. Mức độ đàn hồi trung bình của cầu nhập khẩu đối với hàng hóa trong bảng HS Hàng hóa

Mô tả Mức độ đàn hồi trung bình của cầu nhập khẩu

1 Động vật sống 0,5 2 Thịt và các bộ phận ăn được 1,1 3 Cá, loài giáp xác và loài không xương sống 1,1 4 Sản phẩm làm từ sữa, trứng, mật ong 1,0 5 Sản phẩm có nguồn gốc từ động vật 1,1 6 Cây, củ, hoa 0,9 7 Rau và các loại rễ, củ ăn được 0,6 8 Trái cây và hạt, cam quýt hoặc dưa 0,8 9 Café, trà, gia vị 1,2

10 Ngũ cốc 0,6 11 Các loại bột, mạch nha, tinh bột, inulin, gluten 1,1 12 Hạt có dầu; các loại ngũ cốc, hạt, trái cây, thực vật khác 0,5 13 Cao su, nhựa thông và nhựa cây khác 0,9 14 Vật liệu bện từ các loại cây thảo 0,8 15 Mỡ động vật hoặc dầu thực vật, sáp và dầu… 1,2 16 Thịt, cá và các loài giáp xác chế biến sẵn 1,1 17 Đường và đường tổng hợp 1,2 18 Ca cao thô và ca cao chế biến 1,0 19 Ngũ cốc, bột, tinh bột hay sữa sơ chế; bánh 1,1 20 Rau, trái cây, hạt sơ chế hoặc các phần khác của cây 1,1 21 Các loại đồ ăn chế biến khác 1,1 22 Đồ uống, rượu mạnh và giấm 1,2 23 Phần cặn bã của công nghiệp thực phẩm và rác; thức ăn gia súc chế

biến 0,9

24 Thuốc lá và chất thay thế thuốc lá dùng trong công nghiệp 0,9 25 Muối, lưu huỳnh, đất và đá, vôi và thạch cao 1,3 26 Quặng, xỉ và tro 1,2 27 Nhiên liệu, dầu, sáp có nguồn gốc hóa thạch 1,6 28 Hóa chất vô cơ; hợp chất hiếm và không bền, hợp chất phóng xạ 1,6 29 Hóa chất hữu cơ 1,6 30 Dược phẩm 1,9 31 Thuốc trừ sâu 1,6 32 Thuộc da và nhuộm màu, sơn, mực 1,7 33 Chất dầu, nước hoa, mỹ phẩm 1,6 34 Xà bông, sáp, nước rửa làm bóng, nến, chất dùng trong nha khoa 1,8 35 Tinh bột chuyển đổi, keo, emzim, chất có anbumin 2,2 36 Thuốc nổ, pháo hoa, chất trộn pháo hoa 2,4 37 Sản phẩm cho nhiếp ảnh hoặc điện ảnh 1,4 38 Các chất hóa học khác 2,2 39 Nhựa và sản phẩm nhựa 2,4 40 Cao su và sản phẩm cao su 4,8 41 Da thô và da không có lông; đồ da 3,2 42 Đồ da trang trí, nghệ thuật như yên cương, túi xách 4,0 43 Da bì và da lông thú nhân tạo cùng các đồ làm từ da 2,1 44 Gỗ và sản phẩm gỗ; than củi 1,6 45 Nút bần và các vật đóng nút chai 1,4 46 Đồ vật làm từ rơm rạ, đồ thủ công và mây tre đan 1,3 47 Bột gỗ, rác và mảnh vụn 1,4

Page 106: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

105

48 Giấy, bìa, và báo vụn 1,4 49 Sách in, báo…; bản thảo viết tay… 1,4 50 Tơ sợi, bao gồm cả chỉ và đồ vải dệt 1,2 51 Len và lông thú, bao gồm cả chỉ và vải dệt 1,1 52 Cotton, bao gồm cả chỉ và đồ vải dệt 1,3 53 Các loại sợi từ thực vật khác 0,8 54 Tơ làm thủ công, bao gồm cả chỉ và vải dệt 1,4 55 Các sợi thủ công, bao gổm cả chỉ và vải dệt 1,4 56 Dây buộc, chèn, dây bện, dây thừng 1,6 57 Thảm và các đồ trải sàn 1,3 58 Vải dệt đặc biệt, vải cuộn, dây buộc, thảm thêu… 1,3 59 Các vật phẩm sợi nhúng tẩm, sợi cho công nghiệp 1,7 60 Đồ dệt kim và đan kim 3,8 61 Trang phục và phụ kiện, đồ dệt và đan 3,8 62 Trang phục và phụ kiện (không tính đồ dệt kim) 3,8 63 Hàng dệt; bộ đồ may, hàng dệt may 1,6 64 Giày dép, bao chân và các phụ kiện 4,3 65 Mũ và các bộ phận 3,8 66 Ô, gậy, cây mở cửa và các phụ kiện 3,8 67 Lông vũ sơ chế, đồ lông 3,8 68 Đồ làm đá, thạch cao, xi măng, amiăng, mica… 1,6 69 Đồ gốm 2,9 70 Kính và đồ làm từ thủy tinh, gương kính 1,7 71 Ngọc trai, đá quý, kim loại quý 2,4 72 Sắt thép 2,0 73 Sản phẩm từ sắt thép 1,7 74 Đồng và sản phẩm đồng 1,1 75 Niken và sản phẩm niken 1,1 76 Nhôm và sản phẩm nhôm 1,1 77 Chì và sản phẩm chì 1,1 78 Kẽm và sản phẩm kẽm 1,1 79 Thiếc và sản phẩm thiếc 1,1 80 Kim loại cơ bản, gốm kim loại và các sản phẩm gốm 1,3 81 Dụng cụ, dao kéo… và các bộ phận làm từ kim loại cơ bản 3,8 82 Sản phẩm đa tính năng làm từ kim loại cơ bản 3,0 83 Lò phản ứng hạt nhân, đầu máy xe lửa, máy móc và linh kiện 1,6 84 Đồ điện… thiết bị âm thanh, TV tích hợp PTS 1,9 85 Đường xe lửa, đường xe điện, thiết bị phát tín hiệu giao thông 1,7 86 Xe cộ, ngoại trừ đường xe lửa và đường xe điện 2,6 87 Thiết bị bay, tàu vũ trụ và các phụ kiện 5,7 88 Tàu thủy và phương tiện đường thủy 1,4 89 Dụng cụ quang học, chụp phim cho y tế hoặc dụng cụ phẫu thuật 2,2 90 Đồng hồ và đồng hồ đeo tay cùng linh kiện 1,9 91 Nhạc cụ và các phụ kiện 3,8 92 Vũ khí, đạn dược cùng phụ kiện 1,0 93 Đồ gia dụng, bộ giường ngủ…, đèn và các phụ kiện 5,0 94 Đồ chơi, thiết bị chơi trò chơi và thể thao cùng phụ kiện 3,8 95 Sản phẩm công nghiệp khác 2,1 96 Tác phẩm nghệ thuật, sưu tầm, đồ cổ 1,1

Nguồn: Dữ liệu tính toán của Ban thư ký OECD dựa trên số liệu từ WITS, trích dẫn bởi Kowalski (2005)

Page 107: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

106

Các nghiên cứu gần đây (I): Ngân hàng Thế giới

Các nhà nghiên cứu Kee, Nicita và Olarraga của Ngân hàng Thế giới đã ước tính tính đàn hồi của nhu cầu nhập khẩu dựa trên 4.625 mặt hàng và 117 nước, có tính đến các chỉ số về độ méo mó và hạn chế thương mại.

Biểu đồ AII.1 thể hiện sự phân bố của 363.777 độ đàn hồi. Mức bình quân đơn giản trong phân bố đối với tất cả các chủng loại hàng hóa và nước xem xét là -3,97, giá trị trung vị là -1,57 và độ lệch tiêu chuẩn là 7,88 – cho thấy độ phân tán cao. Biểu đồ AII.2 cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa độ đàn hồi và tổng GDP.

Biểu đồ AII.1

Biểu đồ AII.2

Hình 1: Phân bố các giá trị ước tính của độ đàn hồi nhu cầu nhập khẩu ở mức HS 6 số

E (-

độ đ

àn h

ồi /

X)

Hình 3: Độ đàn hồi nhu cầu nhập khẩu và Log của GDP

Log của GDP / X

Độ đàn hồi

Mật

độ

Page 108: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

107

Xem xét mức đàn hồi nhập khẩu trên lưu lượng thương mại cho từng nước, mức dự tính cho các đối tác ASEAN của Việt Nam được đưa vào tổng tham chiếu bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan đều nhỏ hơn -1. Tổng gộp cũng có ảnh hưởng đến độ đàn hồi, tức là mức tổng gộp càng cao thì độ đàn hồi càng lớn. (Xem Bảng AII.4a và b).

Bảng AII.4a: Độ đàn hồi theo quốc gia

Quốc gia Bình quân đơn giản

Độ lệch tiêu chuẩn

Trung vị (median)

Bình quân theo lượng nhập khẩu

Albani (ALB) -1,12 -1,04 -1,04 -1,06 Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (ARE)

-1,38 -1,16 -1,11 -1,07

Argentina (ARG) -2,52 -1,13 -1,15 -1,26 Armenia (ARM) -1,09 -1,06 -1,06 -1,05 Úc (AUS) -2,49 -1,1 -1,1 -1,19 Áo (AUT) -1,8 -1,05 -1,04 -1,08 Azerbaijan (AZE) -1,18 -1,11 -1,1 -1,07 Burundi (BDI) -1,07 -1,19 -1,12 -1,05 Bỉ (BEL) -1,51 -1,04 -1,05 -1,05 Benin (BEN) -1,11 -1,11 -1,11 -1,05 Burkina Faso (BFA) -1,1 -1,12 -1,08 -1,05 Bangladesh (BGD) -1,65 -1,2 -1,19 -1,15 Bulgari (BGR) -1,18 -1,05 -1,04 -1,06 Belarus (BLR) -1,17 -1,04 -1,05 -1,05 Beliza (BLZ) -1,03 -1,05 -1,03 -1,03 Bolivia (BOL) -1,23 -1,07 -1,1 -1,08 Brazil (BRA) -3,38 -1,3 -1,22 -1,34 Barbados (BRB) -1,08 -1,04 -1,08 -1,04 Cộng hòa Trung Phi (CAF) -1,08 -1,15 -1,11 -1,05 Canada (CAN) -2,29 -1,05 -1,05 -1,13 Thụy Sĩ (CHE) -1,99 -1,07 -1,06 -1,1 Chile (CHL) -1,61 -1,05 -1,08 -1,1 Trung Quốc (CHN) -2,54 -1,12 -1,14 -1,13 Cote d’lvoire (CIV) -1,32 -1,16 -1,13 -1,08 Cameroon (CMR) -1,36 -1,21 -1,15 -1,12 Congo(COG) -1,13 -1,11 -1,09 -1,04 Colombia (COM) -1,81 -1,13 -1,08 -1,16 Comorros (COM) -1,04 -1,17 -1,08 -1,03 Bờ Biển Ngà (CRL) -1,23 -1,03 -1,04 -1,06 Đảo Síp (CYP) -1,17 -1,03 -1,02 -1,05 Cộng hòa Séc (CZE) -1,36 -1,03 -1,04 -1,05 Đức (DEU) -2,01 -1,06 -1,07 -1,14 Đan Mạch (DNK) -1,69 -1,09 -1,07 -1,11 Algeria (DZA) -1,59 -1,13 -1,14 -1,1 Ai Cập (EGY) -1,78 -1,14 -1,13 -1,12 Tây Ban Nha (ESP) -1,95 -1,06 -1,05 -1,14 Estonia (EST) -1,09 -1,03 -1,02 -1,03 Ethiopia (ETH) -1,17 -1,09 -1,06 -1,07 Phần Lan (FIN) -1,84 -1,07 -1,06 -1,12 Pháp (FRA) -1,93 -1,05 -1,07 -1,14 Gabon (GAB) -1,15 -1,11 -1,12 -1,08 Vương quốc Anh (GBR) -1,91 -1,07 -1,06 -1,13 Georgia (GEO) -1,15 -1,13 -1,09 -1,05 Ghana (GHA) -1,15 -1,05 -1,07 -1,05 Guinea (GIN) -1,19 -1,12 -1,1 -1,08 Gambia (GMB) -1,04 -1,05 -1,06 -1,04 Hy Lạp (GRC) -1,71 -1,04 -1,03 -1,12

Page 109: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

108

Guatemala (GTM) -1,38 -1,09 -1,14 -1,09 Guyana (GUY) -1,03 -1,04 -1,04 -1,02 Hong Kong (HKG) -1,57 -1,04 -1,02 -1,04 Honduras (HND) -1,11 -1,05 -1,09 -1,04 Croatia (HRV) -1,22 -1,04 -1,02 -1,07 Hungary (HUN) -1,32 -1,06 -1,05 -1,06 Indonesia (IND) -2,09 -1,12 -1,13 -1,14 Ấn Độ (IND) -3,26 -1,31 -1,38 -1,33 Ireland (IRL) -1,51 -1,04 -1,05 -1,07 Iran (IRN) -1,87 -1,13 -1,15 -1,11 Iceland (ISL) -1,2 -1,04 -1,07 -1,07 Israel -1,13 -1,06 -1,03 -1,06 Italia (ITA) -2,1 -1,06 -1,07 -1,14 Jamaica (JAM) -1,16 -1,1 -1,08 -1,05 Jordan (JOR) -1,16 -1,05 -1,07 -1,04 Nhật Bản (JPN) -4,05 -1,23 -1,4 -1,37 Kenya (KEN) -1,26 -1,14 -1,1 -1,07 Hàn Quốc (KOR) -2,08 -1,1 -1,1 -1,1 Li Băng (LBN) -1,26 -1,03 -1,02 -1,06 Srilanka (LKA) -1,2 -1,1 -1,04 -1,06 Lithuania (LTU) -1,2 -1,03 -1,02 -1,06 Latvia (LVA) -1,16 -1,03 -1,02 -1,05 Ma Rốc (MAR) -1,45 -1,1 -1,05 -1,09 Madagascar (MDG) -1,17 -1,12 -1,18 -1,09 Maldives (MDV) -1,04 -1,04 -1,03 -1,02 Mexico (MEX) -2,08 -1,06 -1,07 -1,11 Macedonia (MKD) -1,12 -1,04 -1,05 -1,05 Mali (MLI) -1,15 -1,19 -1,09 -1,06 Malta (MLT) -1,09 -1,04 -1,02 -1,04 Mongolia (MNG) -1,05 -1,06 -1,07 -1,03 Mauritius (MUS) -1,11 -1,05 -1,02 -1,05 Malawi (MWI) -1,07 -1,11 -1,13 -1,04 Malaysia (MYS) -1,45 -1,07 -1,06 -1,05 Niger (NER) -1,12 -1,1 -1,18 -1,06 Nigeria (NGA) -1,59 -1,29 -1,15 -1,11 Nicaragun (NIC) -1,06 -1,06 -1,07 -1,03 Hà Lan (NLD) -1,66 -1,04 -1,04 -1,07 Na Uy (NOR) -1,93 -1,06 -1,08 -1,11 New Zealand (NZL) -1,56 -1,11 -1,07 -1,1 Oman (OMN) -1,23 -1,05 -1,06 -1,05 Panama (PAN) -1,24 -1,05 -1,09 -1,07 Peru (PER) -1,74 -1,18 -1,11 -1,16 Philipin (PHL) -1,61 -1,08 -1,06 -1,07 Ba Lan (POL) -1,51 -1,08 -1,04 -1,09 Bồ Đào Nha (PRT) -1,47 -1,05 -1,03 -1,09 Paraguay (PRY) -1,19 -1,06 -1,02 -1,07 Rumani (ROM) -1,37 -1,04 -1,06 -1,09 Rwanda (RWA) -1,12 -1,13 -1,14 -1,07 Ả Rập Xê Út (SAU) -1,86 -1,04 -1,06 -1,13 Sudan (SDN) -1,32 -1,15 -1,14 -1,08 Senegal (SEN) -1,16 -1,08 -1,11 -1,05 Singapore (SGP) -1,3 -1,06 -1,02 -1,04 El Salvador (SLV) -1,25 -1,06 -1,08 -1,07 Surinam (SUR) -1,02 -1,05 -1,04 -1,02 Slovakia (SVK) -1,22 -1,03 -1,02 -1,05 Slovenia (SVN) -1,24 -1,03 -1,03 -1,05 Thụy Điển (SWE) -2,01 -1,06 -1,07 -1,11 Togo (TGO) -1,08 -1,05 -1,06 -1,04 Thái Lan (THA) -1,83 -1,15 -1,08 -1,08 Trinidad và Tobago (TTO) -1,15 -1,07 -1,07 -1,08

Page 110: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

109

Tuy-ni-di (TUN) -1,24 -1,04 -1,06 -1,06 Thổ Nhĩ Kì (TUR) -1,97 -1,11 -1,09 -1,14 Tanxania (TZA) -1,28 -1,09 -1,09 -1,11 Uganda (UGA) -1,22 -1,08 -1,17 -1,09 Ukraina (UKR) -1,46 -1,05 -1,06 -1,1 Uruquay (URY) -1,4 -1,08 -1,1 -1,12 Hoa Kỳ (USA) -3,39 -1,1 -1,16 -1,3 Venezuela (VEN) -1,85 -1,09 -1,12 -1,15 Nam Phi (ZAF) -2,04 -1,14 -1,1 -1,16 Zambia (ZMB) -1,12 -1,06 -1,09 -1,05

Bảng AII.4b: Bảng 3. Độ đàn hồi ước tính bình quân ở các mức tổng khác nhau

Nước HS 6 số HS 3 số Nước HS 6 số HS 3 số ALB -1,142 -1,04 ITA -2,10 -1,06 ARE -1,38 -1,16 JAM -1,16 -1,10 ARG -1,52 -1,13 JOR -1,16 -1,05 ARM -1,09 -1,06 JPN -4,05 -1,23 AUS -2,49 -1,10 KEN -1,26 -1,14 AUT -1,80 -1,03 KOR -2,08 -1,10 AZE -1,18 -1,11 LBN -1,26 -1,03 BDI -1,07 -1,19 LKA -1,20 -1,10 BEL -1,51 -1,04 LTU -1,20 -1,03 BEN -1,11 -1,11 LVA -1,16 -1,03 BFA -1,10 -1,12 MAR -1,45 -1,10 BGD -1,63 -1,20 MDG -1,19 -1,12 BGR -1,18 -1,05 MDV -1,04 -1,04 BLR -1,17 -1,04 MEX -2,08 -1,06 BLZ -1,03 -1,05 MKD -1,12 -1,04 BOL -1,23 -1,07 MLI -1,15 -1,19 BRA -3,38 -1,30 MLT -1,09 -1,04 BRB -1,08 -1,04 MNG -1,05 -1,06 CAF -1,08 -1,15 MUS 1,11 -1,05 CAN -2,29 -1,05 MWI -1,07 -1,11 CHE -1,99 -1,07 MYS -1,45 -1,07 CHL -1,61 -1,05 NER -1,12 -1,10 CHN -2,54 -1,12 NGA -1,59 -1,29 CIV -1,32 -1,16 NIC -1,06 -1,06 CMR -1,36 -1,21 NLD -1,66 -1,04 COG -1,13 -1,11 NOR -1,93 -1,06 COL -1,81 -1,12 NZL -1,56 -1,11 COM -1,04 -1,17 OMN -1,23 -1,05 CRI -1,23 -1,03 PAN -1,24 -1,05 CYP -1,17 -1,03 PER -1,74 -1,18 CZE -1,36 -1,03 PHL -1,61 -1,08 DEU -2,01 -1,06 POL -1,51 -1,08 DNK -1,69 -1,09 PRT -1,47 -1,05 DZA -1,59 -1,13 PRY -1,19 -1,06 EGY -1,78 -1,14 ROM -1,37 -1,04 ESP -1,93 -1,06 RWA -1,12 -1,13 EST -1,09 -1,03 SAU -1,86 -1,04 ETH -1,17 -1,09 SDN -1,32 -1,15 FIN -1,84 -1,07 SEN -1,16 -1,08 FRA -1,93 -1,05 SGP -1,30 -1,06 GAB -1,15 -1,11 SLV -1,25 -1,06 GBR -1,91 -1,07 SUR -1,02 -1,05 GEO -1,15 -1,13 SVK -1,22 -1,03 GHA -1,15 -1,05 SVN -1,24 -1,03 GIN -1,19 -1,12 SWE -2,01 -1,06 GMB -1,04 -1,05 TGO -1,08 -1,05 GRC -1,71 -1,04 THA -1,83 -1,15 GTM -1,38 -1,09 TTO -1,15 -1,07 GUY -1,03 -1,04 TUN -1,24 -1,04

Page 111: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

110

HKG -1,57 -1,04 TUR -1,97 -1,11 HND -1,11 -1,05 TZA -1,28 -1,09 HRV -1,22 -1,04 UGA -1,22 -1,08 HUN -1,32 -1,06 UKR -1,46 -1,05 IDN -2,09 -1,12 URY -1,40 -1,08 IND -3,26 -1,31 SUA -3,39 -1,10 IRL -1,51 -1,04 VEN -1,85 -1,09 IRN -1,87 -1,13 ZAF -2,04 -1,14 ISL -1,20 -1,04 ZMB -1,12 -1,06 ISR -1,13 -1,06

Các nghiên cứu gần đây (III): IMF (2007)

Một báo cáo của IMF ước tính tác động về mặt phúc lợi của việc cắt giảm thuế nhập khẩu của Việt Nam. Nội dung có tính thông tin nhất trong báo cáo là việc sử dụng các nghiên cứu khác để xác định được mức đàn hồi của nhập khẩu. Trích dẫn:

“Thông số cầu chưa được xác định. Trong mô hình, A tính trên giá trị ước tính về cầu nhập khẩu, n từ Hoekman, Ng, và Olarreaga (2002) và Kee, Nicita và Olarreaga (2004), mức nhập khẩu thực tế (...)”

Các nghiên cứu gần đây(IV): Giới học thuật (2008)

Như chỉ ra giá trị ước tính của độ đàn hồi về cầu nhập khẩu phụ thuộc vào các mô hình tham chiếu và các phương pháp kinh tế lượng chọn lựa. Trong trường hợp của Bangladesh, độ đàn hồi (song phương) còn phụ thuộc vào nước đối tác và kết quả của các nghiên cứu khác nhau có sự khác biệt đáng kể.

Công thức tham chiếu đề xuất bởi nghiên cứu xxxx là:

Bảng 4: Mô tả các thông số ước tính của mô hình

Thông số Mô tả Chỉ dấu β1 Độ đàn hồi của nhập khẩu theo giá - β2 Độ đàn hồi của nhập khẩu theo thu nhập ở Bangladesh +/- β3 Độ đàn hồi của nhập khẩu theo thuế nhập khẩu ở

Bangladesh -

β4 Thể hiện tác động của tự do hóa thương mại đối với nhập khẩu

+

Bảng 4 đưa ra chỉ dấu dự kiến trên cơ sở giá trị ước tính của các thông số nêu trên. Các kết quả cho thấy sự khác biệt lớn, không chỉ về giá trị (mức độ) mà cả chỉ dấu. Độ đàn hồi về giá tích cực thấy ở thương mại song phương với Nhật Bản, Malaysia và Singapore, trong khi độ đàn hồi về giá tiêu cực (dự kiến) xuất hiện ở thương mại với Ấn Độ và Hoa Kỳ. Các chỉ dấu tích cực rõ ràng là không như kỳ vọng và đòi hỏi phải có nghiên cứu lý giải thêm.

Page 112: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

111

Bảng 7: Kết quả dự tính ở những nước nhập khẩu chính

Nước Công thức ước tính R2 DW F Ấn Độ 3,09

(3,35) -2,22REXC*

(0,72) - 0,29GDP

(0,39) - 0,97BAIDR***

(0,53) + 0,22D (0,38)

0,73 1,07 18,17

Nhật Bản 8,27 (5,73)

+ 0,32REXC (0,37)

- 0,86GDP (0,61)

- 1,44BAIDR** (-0,60)

- 0,61D** (0,28)

0,28 1,93 2,56

Malaysia -9,85* (3,16)

+ 0,48REXC (0,47)

+ 0,70GDP***

(0,37) - 1,22BAIDR**

(0,52) - 0,48D***

(0,27) 0,63 1,61 11,50

Singapore -7,64** (3,54)

+ 1,91REXC* (0,66)

+ 0,08GDP (0,51)

- 1,52BAIDR** (0,59)

- 1,03D* (0,31)

0,60 1,11 10,16

Hoa Kỳ 19,20* (2,55)

- 1,55REXC* (0,44)

- 1,44GDP*

(0,38) - 1,43BAIDR*

(0,40) - 0,38D***

(0,23) 0,85 2,69 38,75

Chú giải: * là mức 1%, ** là mức 5%, *** là mức 10%, Số trong ngoặc đơn là lỗi tiêu chuẩn

Bảng 8: Độ đàn hồi về giá và thu nhập đối với hàm số cầu nhập khẩu ở Bangladesh

Nguồn tham khảo Độ đàn hồi về giá Độ đàn hồi về thu nhập Nguyen Bhuyan (1977) 0,385 1,48 Shilpi (1990) 0,06 – 1,55 0,24 – 4,06 Ahmed (2004) 0,52 1,63 Hussain (2004) 0,74 2,90 Nghiên cứu hiện tại* 1,55 – 2,22 0,70

* Để thuận tiện so sánh, bảng trên chỉ đưa ra mức độ đàn hồi quan trọng dự kiến theo lý thuyết. Các giá trị được đưa theo số tuyệt đối,

Lựa chọn mức đàn hồi cầu nhập khẩu thích hợp cho Việt Nam

Sau khi xem xét các báo cáo chọn lọc về độ đàn hồi của cầu nhập khẩu, nghiên cứu hiện tại sẽ tiếp tục cân nhắc mức đàn hồi trong khoảng (-2, -1), trong đó mức cao là mức thực tế/ mức phù hợp hơn. Điều này được khẳng định qua kinh nghiệm của các nước láng giềng của Việt Nam có cùng giá trị trung vị về cầu nhập khẩu đối với nhóm sản phẩm và ở cùng mức GDP của Việt Nam, tức là nước có mức GDP thấp và lưu lượng thương mại tương đối cao.

Page 113: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

112

LUẬT THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT

(Chương I và II)

(5/1998/QH10 ngày 20/05/1998)

Để hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng của xã hội, điều tiết thu nhập của người tiêu dùng cho ngân sách nhà nước một cách hợp lý, tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh đối với một số hàng hóa, dịch vụ;

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;

Luật này quy định thuế tiêu thụ đặc biệt.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng chịu thuế

Hàng hóa, dịch vụ sau đây là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt :

1. Hàng hóa:

a) Thuốc lá điếu, xì gà;

b) Rượu;

c) Bia;

d) Ô tô dưới 24 chỗ ngồi;

đ) Xăng các loại, nap-ta, chế phẩm tái hợp và các chế phẩm khác để pha chế xăng;

e) Điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;

g) Bài lá;

h) Vàng mã, hàng mã;

2. Dịch vụ :

a) Kinh doanh vũ trường, mát-xa, ka-ra-ô-kê;

b) Kinh doanh casino, trò chơi bằng máy jackpot;

c) Kinh doanh vé đặt cược đua ngựa, đua xe;

d) Kinh doanh gôn (golf): bán thẻ hội viên, vé chơi gôn.

Điều 2. Đối tượng nộp thuế

Tổ chức, cá nhân (gọi chung là cơ sở) sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.

Page 114: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

113

Điều 3. Đối tượng không thuộc diện chịu thuế

Hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều 1 của Luật này không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt trong các trường hợp sau đây:

1. Hàng hóa do các cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán, ủy thác cho các cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu;

2. Hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp sau :

a) Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; đồ dùng của các tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao, hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế;

b) Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh, mượn đường qua Việt Nam;

c) Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu và tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu trong thời hạn chưa phải nộp thuế;

d) Hàng nhập khẩu để bán miễn thuế theo chế độ quy định.

Điều 4. Nghĩa vụ, trách nhiệm thực hiện Luật thuế tiêu thụ đặc biệt

1. Đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của Luật này.

2. Cơ quan thuế trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của luật này.

3. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình giám sát, phối hợp với cơ quan thuế trong việc thi hành Luật này.

4. Công dân Việt Nam có trách nhiệm giúp cơ quan thuế, cán bộ thuế trong việc thi hành Luật này.

Chương II

CĂN CỨ TÍNH THUẾ VÀ THUẾ SUẤT

Điều 5. Căn cứ tính thuế

Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và thuế suất.

Điều 6. Giá tính thuế

1. Đối với hàng hóa sản xuất trong nước là giá do cơ sở sản xuất bán ra tại nơi sản xuất chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt.

2. Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá tính thuế nhập khẩu cộng thuế nhập khẩu.

3. Đối với hàng hóa gia công là giá tính thuế của hàng hóa cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời điểm giao hàng.

Page 115: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

114

4. Đối với dịch vụ là giá cung ứng dịch vụ chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt.

5. Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi hoặc tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng là giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.

6. Đối với rượu sản xuất trong nước, kinh doanh ca-si-nô, trò chơi bằng máy giắc-pót, kinh doanh gôn, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt do Chính phủ quy định cụ thể.

Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều này bao gồm cả khoản thu thêm mà cơ sở được hưởng.

Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh có mua, bán hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh số để xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt.

Điều 7. Thuế suất

Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa, dịch vụ được quy định theo Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt sau đây :

BIỂU THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT

STT Hàng hóa, dịch vụ Thuế suất (%)

I. Hàng hóa 1. Thuốc lá điếu, xì gà a) Thuốc lá điếu có đầu lọc sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu nhập

khẩu, xì gà 65

b) Thuốc lá điếu có đầu lọc sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu trong nước

45

c) Thuốc lá điếu không có đầu lọc 25 2. Rượu a) Rượu trên 40o 70 b) Rượu từ 30o đến 40o 55 c) Rượu từ 20o đến 30o 25 d) Rượu dưới 20o, kể cả rượu chế biến từ hoa quả 20 đ) Rượu thuốc 15 3. Bia a) Bia chai, bia tươi 75 b) Bia hộp 65 c) Bia hơi 50 4. Ô tô a) Ô tô từ 5 chỗ ngồi trở xuống 100 b) Ô tô từ 6 đến 15 chỗ ngồi 60 c) Ô tô từ 16 đến 24 chỗ ngồi 30 5. Xăng các loại, nap-ta (naptha), chế phẩm tái hợp và các chế phẩm

khác để pha chế xăng 15

6. Điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống 20 7. Bài lá 30 8. Vàng mã, hàng mã 60 II. Dịch vụ 1. Kinh doanh vũ trường, mát-xa, ka-ra-ô-kê 20

Page 116: Bao Cao Cua Mutrap III Ve Anh Huong Cua ACFTA Doi Voi Cac Nganh Cu The

115

2. Kinh doanh ca-si-nô (casino), trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot) 25 3. Kinh doanh vé đặt cược đua ngựa, đua xe 20 4. Kinh doanh gôn (golf): bán thẻ hội viên, vé chơi gôn 20

Trong trường hợp cần thiết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt và báo cáo để Quốc hội phê chuẩn trong kỳ họp gần nhất.