67
BÁO CÁO KHẢO SÁT- NGHIÊN CỨU KHÓ KHĂN & THUẬN LỢI ĐỐI VỚI BÁO CHÍ ĐƯA TIN THAM NHŨNG Ở CẤP TỈNH MAI PHAN LỢI & nhóm nghiên cứu (NGUYỄN VĂN HIẾU, PHẠM ĐOAN TRANG, ĐỖ THỊ THU HÀ)

bao cao - mec.org.vnmec.org.vn/.../2015/02/09/Final--Bao-chi-chong-tham-nhun…  · Web viewSau gần 5 tháng với hơn 100 cuộc khảo sát, phỏng vấn tại 12 tỉnh, thành

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: bao cao - mec.org.vnmec.org.vn/.../2015/02/09/Final--Bao-chi-chong-tham-nhun…  · Web viewSau gần 5 tháng với hơn 100 cuộc khảo sát, phỏng vấn tại 12 tỉnh, thành

B Á O C Á O K H Ả O S Á T - N G H I Ê N C Ứ U

KHÓ KHĂN & THUẬN LỢIĐỐI VỚI

BÁO CHÍ ĐƯA TIN THAM NHŨNG Ở CẤP TỈNH

MAI PHAN LỢI

&

nhóm nghiên cứu

(NGUYỄN VĂN HIẾU, PHẠM ĐOAN TRANG, ĐỖ THỊ THU HÀ)

H À N Ộ I T H Á N G 1 0 N Ă M 2 0 1 2

Page 2: bao cao - mec.org.vnmec.org.vn/.../2015/02/09/Final--Bao-chi-chong-tham-nhun…  · Web viewSau gần 5 tháng với hơn 100 cuộc khảo sát, phỏng vấn tại 12 tỉnh, thành

MỤC LỤC

Lời cảm ơn……………………………………………………………………………....

Phần I - Tóm tắt tổng quan………………………………………..……………..…….

Phần II - Giới thiệu……………………………………………………………….…….

Phần III - Câu hỏi, phạm vi và phương pháp nghiên cứu..……………...……….….

Phần IV - Những phát hiện ……………………………………………………..……..

4.1. Khuôn khổ luật pháp…………………………………………………….….

4.2. Vai trò của chính quyền địa phương……………………….…….…….…...

4.3. Các vấn đề nội tại của cơ quan báo chí…………………………………..…

4.4. Tác động của công chúng ……………………………………………..…

4.5. Tổng quan ba miền………………………………………………...……..…

Phần V - Khuyến nghị……………………………………………………….…...……..

Phần VI - Phụ lục……………………………………………………………….………

6.1. Báo chí phòng chống tham nhũng ở Miền Bắc………………………….

6.2. Báo chí phòng chống tham nhũng ở Miền Trung…………………...……..

6.3. Báo chí phòng chống tham nhũng ở Miền Nam…………………………...

Phần VII - Các tài liệu tham khảo…………………………………………...………...

4

6

8

9

10

10

13

20

23

27

31

35

35

37

40

43

2

Page 3: bao cao - mec.org.vnmec.org.vn/.../2015/02/09/Final--Bao-chi-chong-tham-nhun…  · Web viewSau gần 5 tháng với hơn 100 cuộc khảo sát, phỏng vấn tại 12 tỉnh, thành

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

KH-ĐT:

NNVN:

NN&PTNT:

NTNN:

PCTN:

PTTH:

SGTT:

TAND:

TP.HCM:

TTTT:

UBND:

Kế hoạch-Đầu tư (Bộ)

Nông Nghiệp Việt Nam (báo)

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ)

Nông Thôn Ngày Nay (báo)

Phòng chống tham nhũng

Phát thanh truyền hình (đài)

Sài Gòn Tiếp Thị (báo)

Tòa án Nhân dân

Thành phố Hồ Chí Minh

Thông tin-Truyền thông (Bộ)

Ủy ban Nhân dân

3

Page 4: bao cao - mec.org.vnmec.org.vn/.../2015/02/09/Final--Bao-chi-chong-tham-nhun…  · Web viewSau gần 5 tháng với hơn 100 cuộc khảo sát, phỏng vấn tại 12 tỉnh, thành

Lời cảm ơn

Sau gần 5 tháng với hơn 100 cuộc khảo sát, phỏng vấn tại 12 tỉnh, thành phố trên cả nước và 3 lần trình bày kết quả tại các Hội thảo trước Đối thoại phòng chống tham nhũng diễn ra ở Quảng Ninh, Đà Nẵng và Cần Thơ, báo cáo nghiên cứu “KHÓ KHĂN & THUẬN LỢI ĐỐI VỚI BÁO CHÍ ĐƯA TIN THAM NHŨNG Ở CẤP TỈNH” đã được hoàn thiện.

Tuy nhiên, báo cáo mà các bạn đang cầm trên tay không phải là thành quả lao động của riêng nhóm nghiên cứu mà còn có sự hỗ trợ của nhiều tổ chức trong nước và quốc tế, của các tòa soạn báo từ Bắc vào Nam cùng hơn 100 nhà báo ở mọi miền.

Trước hết, nhóm nghiên cứu xin gửi lời cảm ơn tới Bộ Phát triển Anh quốc (DFID) và Đại sứ quán Anh đã tài trợ để báo cáo này có thể được thực hiện và hoàn thành trước thềm Đối thoại Phòng chống tham nhũng ngày 6/12/2012, đặc biệt là sự tư vấn, hỗ trợ nhiệt tình của chị Kim Liên, Phương Chi và Minh Hạnh.

Báo cáo khảo sát này cũng sẽ không thể thành công nếu thiếu sự đồng thuận của lãnh đạo các cơ quan Nhà nước như ông Hoàng Hữu Lượng (cục trưởng Cục Báo chí), ông Vũ Thanh Sơn (cục phó Cục Báo chí), ông Nguyễn Văn Hiếu (Trưởng phòng Pháp luật - Chính sách, Cục Báo chí), bà Nguyễn Thanh Thủy (Phó phòng quản lý Báo chí địa phương, Cục Báo chí), Trung tâm Truyền thông Giáo dục cộng đồng (MEC media), Liên chi hội nuôi trồng Thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng - Hải Phòng, Hiệp hội Vận tải ô tô TP.HCM…

Cùng với đó, trong quá trình thực hiện báo cáo khảo sát, nhóm nghiên cứu đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ nhiều tòa soạn báo, nổi bật là báo Pháp Luật TP.HCM, báo Tuổi Trẻ, báo Pháp luật và Xã hội, báo Người Cao Tuổi, báo Nông Nghiệp Việt Nam, báo Lao động Nghệ An…

Đặc biệt, trong quá trình thực hiện khảo sát, nhóm nghiên cứu đã nhận được sự hợp tác quý giá từ đội ngũ các nhà báo, phóng viên hoạt động trong lĩnh vực điều tra tham nhũng, như nhà báo Nguyễn Hoàng Linh (Người Cao Tuổi, Hà Nội), Nguyễn Văn Bình (Tổng biên tập báo Pháp luật và Xã hội, Hà Nội), Phạm Quốc Hợp (cựu phóng viên báo Sài Gòn giải phóng, Hà Nội), Mạnh Quân (Sài Gòn Tiếp thị, Hà Nội), Dương Đức Đà Trang (trưởng đại diện văn phòng Hà Nội của báo Tuổi trẻ), Nguyễn Văn Hùng (báo Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội, từng là phóng viên thường trú tại Thanh Hóa)…

Nguyễn Hải Sâm (báo Thanh niên, văn phòng Đông Bắc Bộ, thường trú Hải Phòng), Vũ Minh Khang (VTC News, Hải Phòng), Đỗ Huy Hoàng (Pháp Luật TPHCM, Hải Phòng), Văn Thắng (Nông thôn Ngày nay, Hải Phòng), Ngô Mai Phong (Lao động, Quảng Ninh), Võ Thanh Mai (Nông nghiệp Việt Nam, Nghệ An), tập thể phóng viên - biên tập của báo Lao động Nghệ An do Tổng biên tập Nguyễn Thu Hương cùng các biên tập viên - phóng viên - cộng tác viên Hiền Lương - Văn Hải - Trọng Đức làm đại diện, Phạm Việt Thắng (Lao động, Nghệ An), Đắc Lam (Pháp luật TPHCM,

4

Page 5: bao cao - mec.org.vnmec.org.vn/.../2015/02/09/Final--Bao-chi-chong-tham-nhun…  · Web viewSau gần 5 tháng với hơn 100 cuộc khảo sát, phỏng vấn tại 12 tỉnh, thành

Nghệ An)… cũng là những nhà báo, phóng viên đã đi cùng nhóm nghiên cứu đến cuối cuộc khảo sát này.

Chúng tôi cũng không thể không nhắc đến sự giúp đỡ của các nhà báo, phóng viên Lý Trung Dung - Đức Hiển – Nguyễn Đức (báo Pháp luật TP.HCM, TP.HCM), Xuân Trung (Tổng Thư ký tòa soạn báo Tuổi trẻ, TPHCM), Thủy Cúc, Đặng Anh Tuấn (Tuổi trẻ, TP.HCM), Cao Hùng (Lao động, TPHCM), Trúc Lâm (Thanh Tra, Đồng Nai), Hoàng Công Tâm (TTXVN, Ninh Thuận), Nguyễn Hà Linh (Tuổi trẻ, Huế), Ngô Hồng Thủy (Lao động, Cần Thơ), Lê Phi (Pháp luật TPHCM, Đà Nẵng), Phan Thanh Hải (Lao Động, Đà Nẵng)... và nhiều sự giúp đỡ thầm lặng khác.

Báo cáo có tham khảo thông tin, tài liệu từ “Hội thảo khuôn khổ pháp lý báo chí phòng chống tham nhũng – Bảo vệ nguồn tin: Pháp lý và đạo đức” được tổ chức bởi Trung tâm truyền thông Giáo dục Cộng đồng (MEC), Ngân hàng Thế giới (WB) và báo Pháp luật TPHCM với ý kiến của TS. Nguyễn Đình Lộc (nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp), luật sư Phan Hữu Thư - nguyên Giám đốc Học viện Tư pháp, luật sư Mai Lương Việt (Công ty luật Việt và cộng sự), luật sư Phan Trung Hoài (chủ nhiệm UB Bảo vệ quyền lợi luật sư thuộc liên đoàn Luật sư Việt Nam).

Các bạn bè trong và ngoài nước, như các ông Nguyễn Hồng Ngân, James Anderson (Ngân hàng Thế giới), Nguyễn Ngọc Anh (Trung tâm Nghiên cứu chính sách và phát triển - Depocen), bà Đào Thị Nga (Tổ chức Hướng tới Minh bạch - TT), bằng nhiều cách khác nhau cũng đã dành tình cảm và hỗ trợ nhóm nghiên cứu hoàn thành nghiên cứu này.

Nhóm nghiên cứu

5

Page 6: bao cao - mec.org.vnmec.org.vn/.../2015/02/09/Final--Bao-chi-chong-tham-nhun…  · Web viewSau gần 5 tháng với hơn 100 cuộc khảo sát, phỏng vấn tại 12 tỉnh, thành

PHẦN I - TÓM TẮT TỔNG QUANMột số nghiên cứu về báo chí Việt Nam gần đây đã cho thấy tình tình trạng các nhà báo bị cản

trở tác nghiệp không ngừng gia tăng, đặc biệt tập trung ở các nhà báo đưa tin về tham nhũng và môi trường, và đối tượng cản trở nhà báo phổ biến nhất là cán bộ, công chức nhà nước. Để phục vụ cho Đối thoại về PCTN năm 2012 với chủ đề “Phòng chống tham nhũng ở cấp tỉnh, thực trạng và giải pháp”, một nghiên cứu đã được tiến hành cung cấp một bức tranh toàn cảnh về những khó khăn của báo chí trong công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng tại cấp địa phương.

Báo cáo nghiên cứu này tập trung vào hơn 100 nhà báo, phóng viên có ít nhất 01 năm kinh nghiệm đưa tin, viết bài điều tra về các vụ việc liên quan đến tham nhũng ở 12 tỉnh/thành phố, nơi đang quản lý những nguồn tài nguyên cụ thể như rừng, khoáng sản, đất đai… và cũng là nơi thường xuất hiện những tin tức đầu tiên liên quan đến tham nhũng (tố giác, tranh chấp, kiện cáo…). Kết quả nghiên cứu được trình bày tại ba hội thảo bàn tròn trước Đối thoại PCTN năm 2012, cho thấy một số vấn đề như sau:

Thứ nhất, hệ thống pháp luật Việt Nam đã quy định khá đầy đủ về hành lang pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho cho hoạt động của báo chí trong lĩnh vực PCTN. Tuy nhiên, khâu thực thi các quy định của pháp luật lại thiếu sự thống nhất, việc ra quy định chồng chéo hiện vẫn tồn tại ở nhiều địa phương. Đáng lưu ý hơn cả là sự thiếu hụt các quy định cụ thể về bảo vệ nhà báo với tư cách người tố cáo khi đưa tin, viết bài về tham nhũng và công bố thông tin trên mặt báo.

Thứ hai, trong thực thi quyền tiếp cận thông tin, phần lớn các nhà báo phản ánh sự hợp tác hạn chế của chính quyền, cơ quan chức năng địa phương.

Thứ ba, vấn đề kiến thức và kỹ năng do chưa được đào tạo bài bản của chính các nhà báo cũng là một yếu tố hạn chế họ và đôi chỗ đem lại rủi ro trong quá trình điều tra về tham nhũng.

Thứ tư, sự tin cậy của người tố cáo ở địa phương với báo chí cũng như mức độ quan tâm, ủng hộ của dư luận xã hội với nhà báo điều tra chống tham nhũng ở mức cao là một thuận lợi cơ bản.

Thứ năm, các nhà báo được khảo sát cho rằng tác động của các nhóm lợi ích vào báo chí tại địa phương khá mạnh mẽ, điển hình là các hành vi can thiệp từ mức độ đe dọa đến mua chuộc và trả thù.

Những vấn đề khác cũng ảnh hưởng đến quá trình đưa tin của báo chí chống tham nhũng ở cấp địa phương bao gồm: Lương và sự tự chủ tài chính của cơ quan báo chí, uy tín của tờ báo và thái độ của dư luận xã hội.

Từ các phát hiện trên, nhóm nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị như sau:

- Luật pháp đối với các hoạt động tác nghiệp báo chí cần phải được thực thi nghiêm túc hơn. Một số quy định chưa đầy đủ về việc cung cấp thông tin cho báo chí, bảo vệ người tố cáo, nhân chứng, nguồn tin… cần phải được bổ sung. Các khái niệm chưa rõ ràng về “nhà báo” và “phóng viên” cần sớm được làm rõ hơn nhằm tạo môi trường tác nghiệp an toàn, công bằng và thuận lợi cho những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí điều tra chống tham nhũng.

6

Page 7: bao cao - mec.org.vnmec.org.vn/.../2015/02/09/Final--Bao-chi-chong-tham-nhun…  · Web viewSau gần 5 tháng với hơn 100 cuộc khảo sát, phỏng vấn tại 12 tỉnh, thành

- Chính quyền các địa phương và các cơ quan nhà nước cần mạnh dạn tạo không gian độc lập hơn cho báo chí ở địa phương, hợp tác tích cực hơn với báo chí, nhận thức rõ hơn về nghĩa vụ cung cấp thông tin cho báo chí và đặc biệt là thay đổi tư duy muốn quản lý, can thiệp sâu vào hoạt động báo chí. Đồng thời, chính quyền các địa phương và các cơ quan nhà nước cần đảm bảo môi trường tác nghiệp an toàn hơn cho các phóng viên, nhà báo bằng cách tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật về báo chí và PCTN.

- Các phóng viên, nhà báo trực tiếp tác nghiệp điều tra chống tham nhũng cần nâng cao kỹ năng tác nghiệp báo chí, kiến thức pháp luật và kiến thức chuyên môn nhằm đạt được hiệu quả cao hơn trong công việc bằng cách đào tạo, tự đào tạo, và liên kết chia sẻ với nhau kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp.

- Các đối tác phát triển, các nhà tài trợ quốc tế cho Việt Nam cần tăng cường đóng góp ý kiến cho các hoạt động liên quan đến báo chí và công tác PCTN tại Việt Nam , đẩy mạnh việc giám sát các cam kết quốc gia của Chính phủ Việt Nam và hỗ trợ các hoạt động trong hai lĩnh vực này.

7

Page 8: bao cao - mec.org.vnmec.org.vn/.../2015/02/09/Final--Bao-chi-chong-tham-nhun…  · Web viewSau gần 5 tháng với hơn 100 cuộc khảo sát, phỏng vấn tại 12 tỉnh, thành

PHẦN II - GIỚI THIỆUMột trong những yếu tố quan trọng của chương trình PCTN cấp quốc gia là một nền báo chí hiệu

quả, tức là độc lập và chuyên nghiệp. Báo chí hiệu quả sẽ làm tăng khả năng phát hiện và hạn chế hành vi tham nhũng, thông qua các việc: (1) Nâng cao nhận thức của cộng đồng về tham nhũng; (2) Điều tra và công bố hậu quả của các vụ việc tham nhũng cùng với các cơ quan giám sát (tố tụng) khác; (3) Thúc đẩy sự vào cuộc, tăng cường trách nhiệm giám sát của các cơ quan chống tham nhũng.

Trước đó, vai trò của báo chí trong PCTN cũng như việc đánh giá tình hình báo chí viết về tham nhũng đã từng được thảo luận tại Đối thoại PCTN lần thứ 4 và lần thứ 10. Một số nghiên cứu trước đây như báo cáo “Báo chí và tham nhũng: Báo chí Việt Nam đưa tin về tham nhũng như thế nào? Làm thế nào để nâng cao chất lượng đưa tin của báo chí” của Catherine McKinley năm 2009, “Báo cáo khảo sát, nghiên cứu các hành vi cản trở báo chí tác nghiệp” của Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông Phát triển (RED Communication) năm 2011 cũng đã phần nào cung cấp cái nhìn tổng thể về tình hình báo chí điều tra chống tham nhũng và những cản trở mà báo chí nói chung phải đối mặt. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa có một nghiên cứu nào về hoạt động tác nghiệp chống tham nhũng của báo chí ở một cấp độ cụ thể hơn là cấp địa phương, nhất là tại các tỉnh được coi là “điểm nóng” về tham nhũng và mâu thuẫn lợi ích nhóm giữa các bên nắm đặc quyền kinh tế. Trong khi đó, báo chí ở các địa phương giữ một vai trò rất quan trọng trong nền truyền thông của Việt Nam, và số vụ tham nhũng ở cấp tỉnh chiếm một tỷ lệ cao trong tổng số vụ tham nhũng trên cả nước.

Với chủ đề “Phòng chống tham nhũng ở cấp tỉnh, thực trạng và giải pháp”, đối thoại về Phòng chống tham nhũng lần thứ 11 diễn ra vào tháng 12/2012 là cơ hội tốt để đánh giá vai trò và những khó khăn của báo chí tác nghiệp tại địa phương. Trước thềm Đối thoại PCTN này, ba hội thảo cấp vùng miền đã được tổ chức tại Quảng Ninh, Đà Nẵng và Cần Thơ nhằm cung cấp thông tin tổng hợp về công tác PCTN ở từng vùng, miền đồng thời thu thập ý kiến đóng góp cho Đối thoại. Những phát hiện và khuyến nghị trong nghiên cứu “Khó khăn và thuận lợi đối với báo chí đưa tin tham nhũng ở cấp tỉnh” là một tài liệu bổ sung cần thiết cho Đối thoại.

Dựa vào kết quả phỏng vấn trực tiếp, kết hợp với khảo sát và thảo luận nhóm với các nhà báo địa phương và các bên liên quan, báo cáo này sẽ cung cấp một bức tranh toàn cảnh về những khó khăn và thuận lợi chính đối với báo chí đưa tin tham nhũng ở cấp tỉnh. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu cũng đưa ra các khuyến nghị cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả PCTN của báo chí ở các địa phương.

8

Page 9: bao cao - mec.org.vnmec.org.vn/.../2015/02/09/Final--Bao-chi-chong-tham-nhun…  · Web viewSau gần 5 tháng với hơn 100 cuộc khảo sát, phỏng vấn tại 12 tỉnh, thành

PHẦN III - PHẠM VI & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUCác nghiên cứu trước đây từ các một số quốc gia khác đã chỉ ra rằng nghèo đói, hạn chế về mặt

pháp luật, thiếu các điều luật bảo vệ nhà báo, sự từ chối cung cấp thông tin, đe dọa mạng sống và bị cản trở (như chửi rủa, hăm dọa, tấn công bạo lực), tống tiền, Nhà nước can thiệp/kiểm duyệt không phù hợp là những trở ngại lớn cho báo chí trong cuộc chiến chống tham nhũng 1. Các nhà báo và cơ quan báo chí ở Việt Nam cũng thừa nhận phải đối mặt với một số trở ngại tương tự.

Trong khuôn khổ và phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tập trung vào làm rõ những khó khăn/thuận lợi của các nhà báo đang đưa tin về tham nhũng ở cấp tỉnh. Nhà báo được chọn để khảo sát bao gồm hai nhóm: (1) Nhà báo thường trú tại một địa phương – tức những nhà báo làm việc cho cơ quan báo chí trung ương hoặc một cơ quan báo chí thuộc địa phương khác thường trú tại địa phương đó; (2) Nhà báo làm việc cho chính cơ quan báo chí của địa phương đó, như báo của đảng bộ tỉnh, đài PTTH thuộc UBND tỉnh... Họ còn cần đáp ứng điều kiện: có ít nhất 01 năm kinh nghiệm đưa tin, viết các bài báo liên quan đến tham nhũng, mà không phải xuất phát từ nguồn tin do cơ quan chức năng (như công an, thanh tra…) cung cấp.

Nghiên cứu được thực hiện bằng cách kết hợp các phương pháp khảo sát định lượng, phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm. Cụ thể, nhóm nghiên cứu đã tiến hành:

- Khảo sát hơn 100 nhà báo tại 12 tỉnh/thành phố, bao gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lào Cai, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Ninh Thuận, TP.HCM, Cần Thơ và Bình Thuận, đã được tiến hành trong vòng 4 tháng để đánh giá môi trường hoạt động báo chí tại các địa phương. Các nhà báo tham gia khảo sát được yêu cầu trả lời bảng câu hỏi có sử dụng phương pháp chấm điểm theo ba mức: mức thấp (tác động nhỏ, mức độ quan tâm ít, sự hợp tác kém), mức trung bình và mức cao (tác động lớn) và kết hợp với các câu hỏi mở.

- Phỏng vấn sâu, gồm những câu hỏi định tính, với 16 trường hợp là nhà báo điều tra, lãnh đạo cơ quan báo chí, người tố cáo tham nhũng, và cán bộ nhà nước có liên quan đến hoạt động đưa tin về tham nhũng.

- Thảo luận nhóm nhằm phân tích các vụ việc nổi bật, được đánh giá là điển hình và có tác động mạnh mẽ đến cả cuộc chiến chống tham nhũng và môi trường tác nghiệp báo chí trong lĩnh vực này. Các cuộc thảo luận nhóm có sự tham gia của các nhà báo trực tiếp tác nghiệp điều tra, lãnh đạo cơ quan báo chí và người tố cáo, nhân chứng vụ việc. Ba cuộc thảo luận nhóm như vậy đã được tổ chức tại Hải Phòng (xung quanh vụ cưỡng chế đất đai ở Tiên Lãng), Nghệ An (về một điển hình báo chí chống tham nhũng ở báo Lao động Nghệ An) và TP.HCM (cuộc đấu trí giữa báo chí và tiêu cực trong ngành giao thông).

1 Florentin-Hofilena, 2004

9

Page 10: bao cao - mec.org.vnmec.org.vn/.../2015/02/09/Final--Bao-chi-chong-tham-nhun…  · Web viewSau gần 5 tháng với hơn 100 cuộc khảo sát, phỏng vấn tại 12 tỉnh, thành

PHẦN IV - NHỮNG PHÁT HIỆN 4.1. KHUÔN KHỔ LUẬT PHÁP

Hoạt động đưa tin về tham nhũng của báo chí hiện nay được quy định bởi Luật Báo chí và một số luật khác có liên quan như Luật PCTN, Luật Thanh tra, Luật Kiểm toán Nhà nước, Luật Ngân sách… Trong các luật/bộ luật này, quyền và nghĩa vụ của các nhà báo được quy định tương đối đầy đủ, bao gồm các quyền cơ bản về thu thập thông tin, yêu cầu khai thác thông tin từ cơ quan nhà nước, công bố thông tin và quyền yêu cầu đối tượng bị phản ánh trả lời về vấn đề báo nêu. Hệ thống luật pháp cũng có những quy định nhằm bảo hộ việc thực hiện các quyền trên của nhà báo và các cơ quan báo chí như không ai được cản trở, đe dọa, hành hung, gây tổn hại về vật chất và tinh thần, tịch thu phương tiện hành nghề của nhà báo… Đặc biệt, đối với các vụ án đang được điều tra hoặc chưa xét xử, nếu các cơ quan tiến hành tố tụng không cung cấp thông tin thì báo chí vẫn có quyền công bố thông tin theo các nguồn tài liệu của mình và chịu trách nhiệm với tính chính xác của thông tin do mình công bố. Báo chí cũng đồng thời có trách nhiệm giữ bí mật nguồn cung cấp thông tin, chỉ có nghĩa vụ tiết lộ cho Viện trưởng Viện kiểm sát và Chánh án TAND cấp tỉnh trở lên với điều kiện để phục vụ quá trình truy tố, xét xử những vụ án có tội danh nằm trong khung hình phạt từ 7 năm trở lên.

Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát, nghiên cứu, chúng tôi phát hiện một số vấn đề lớn mà các nhà báo điều tra chống tham nhũng ở cấp tỉnh phải đối mặt, bao gồm: (1) Sự thực thi pháp luật thiếu nghiêm túc của nhiều cơ quan nhà nước; (2) Các địa phương tự “sáng tác” cách vận dụng luật để “trói” báo chí hoạt động trên địa bàn mình; (3) Tâm lý muốn can thiệp vào hoạt động báo chí còn nặng nề; (4) Một số khái niệm về hoạt động báo chí chưa rõ ràng.

4.1.1. Việc thực thi pháp luật thiếu nghiêm túc của cơ quan nhà nước

Minh chứng rõ nét nhất trong việc triển khai các quy định pháp luật thiếu nghiêm túc đối với hoạt động báo chí được thể hiện qua việc thực hiện Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí theo Quyết định 77/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Mặc dù quy chế đã quy định cụ thể về trách nhiệm cung cấp thông tin cho báo chí nhưng nhiều cơ quan lại ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chồng chéo, chưa phù hợp, thậm chí là có phần mâu thuẫn với Quyết định 77 nói trên; hoặc khi thực thi, một số nơi cố tình hiểu không đúng quy định, dẫn đến hiện tượng cản trở quá trình thu thập, kiểm chứng thông tin của các nhà báo. Cụ thể, để thực hiện “Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí” thì tất cả các Bộ, ngành, cơ quan chức năng từ trung ương tới địa phương đều cử người phát ngôn chính thức có trách nhiệm cung cấp thông tin cho báo chí theo Quy chế trên. “Tuy nhiên, một số cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí còn hình thức, người phát ngôn khi gặp báo chí thì đọc bài viết sẵn, phóng viên hỏi thêm thì xin trả lời sau hoặc để xin ý kiến cấp trên. Chính quyền nhiều địa phương chưa có thói quen họp báo, chưa chủ động cung cấp thông tin cho báo chí, có những địa phương còn tâm lý ngại tiếp xúc hoặc trả lời những vấn đề liên quan đến địa phương mình”1.

Điều đáng nói là tình trạng trên không chỉ diễn ra ở các cấp chính quyền địa phương xa trung ương mà ngay cả ở cơ quan bảo vệ pháp luật. Khoản 8 Điều 2 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông

1 Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ TT&TT tại hội nghị

tổ chức ngày 23/6/2012 ở Đà Nẵng.

10

Page 11: bao cao - mec.org.vnmec.org.vn/.../2015/02/09/Final--Bao-chi-chong-tham-nhun…  · Web viewSau gần 5 tháng với hơn 100 cuộc khảo sát, phỏng vấn tại 12 tỉnh, thành

tin cho báo chí của Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 2016/2007/QĐ-TTCP ngày 26/9/2007 của Tổng Thanh tra quy định cán bộ, công chức được báo chí đề nghị trả lời phỏng vấn thì phải báo cáo, xin phép Tổng Thanh tra bằng văn bản ghi rõ nội dung phỏng vấn và chỉ được trả lời phỏng vấn sau khi được Tổng Thanh tra đồng ý. Điều này đã hạn chế việc cung cấp thông tin cho báo chí của các tổ chức, cá nhân thuộc Thanh tra Chính phủ theo quy định của pháp luật khiến việc tiếp cận thông tin về các vụ việc của báo chí trở nên khó khăn hơn.

“Tới thời điểm này, gần như tất cả người phát ngôn của các cơ quan,

tổ chức Nhà nước đều chưa được đào tạo về nghiệp vụ phát ngôn. Điều này khiến cho họ lúng túng trong việc trả lời báo chí, thậm chí là trả lời

sai và dẫn đến những hậu quả không lường trước được. Bởi thế, nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức chọn phương án an toàn là “né” báo chí. Bên cạnh đó, cũng có tình trạng bao che sai phạm hoặc che giấu sai phạm của một

bộ phận quan chức bằng cách từ chối cung cấp thông tin cho báo chí.

”Một đại diện của Phòng quản lý báo chí địa phương, Cục Báo chí

Mặt khác, Nghị định 02/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản có đến hai điều khoản (điều 6 và khoản 1 điều 8) chống việc cản trở và bảo hộ quyền tác nghiệp của nhà báo. Tuy nhiên, cho đến nay các quy định này mới chỉ được thực hiện hai lần ở Đăk Lăk và Cần Thơ. Điều đó khiến tình trạng cản trở nhà báo tác nghiệp mà không bị trừng phạt gia tăng.

4.1.2. Tự “sáng tác” cách vận dụng luật

Các nhà báo đang hoạt động tại địa phương thường xuyên phải đối mặt với tình trạng tự “đẻ” ra thủ tục, tự “sáng tác” ra cách thức vận dụng luật. Nhiều nhà báo tại các địa bàn khác nhau phản ánh tình trạng cơ quan, tổ chức, cá nhân chỉ đồng ý làm việc khi nhà báo đáp ứng đủ ba điều kiện là có thẻ nhà báo, có giấy giới thiệu của cơ quan và có công văn đặt lịch làm việc và đã được xếp lịch làm việc với lãnh đạo. Cá biệt, có địa phương còn yêu cầu nhà báo phải có giấy giới thiệu , như trường hợp Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An. Việc đặt ra các quy định như thế này là không đúng với Nghị định 51/2002/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Báo chí và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo Chí (vốn chỉ yêu cầu có thẻ nhà báo).

Ngoài các quy định chung, các phóng viên thường trú còn phải thực hiện các quy định của Thông tư số 13/2008/TT-BTTTT của Bộ TTTT hướng dẫn việc thành lập và hoạt động của cơ quan đại diện, phóng viên thường trú ở trong nước của các cơ quan báo chí. Trong quá trình thực hiện, có địa phương thực hiện rất nghiêm quy định với phóng viên này, nhưng lại bỏ qua cho phóng viên khác, dẫn đến tình trạng xử lý thiếu công bằng, thiếu toàn diện đối với các phóng viên thường trú.

Một ví dụ điển hình là việc UBND tỉnh ra quyết định “trục xuất” một phóng viên thường trú của báo Nông Nghiệp Việt Nam hồi giữa năm 2012. Lý do được tỉnh Thanh Hóa đưa ra là phóng viên kể trên không có thẻ nhà báo (tức là không đủ điều kiện làm phóng viên thường trú theo Thông tư số

11

Page 12: bao cao - mec.org.vnmec.org.vn/.../2015/02/09/Final--Bao-chi-chong-tham-nhun…  · Web viewSau gần 5 tháng với hơn 100 cuộc khảo sát, phỏng vấn tại 12 tỉnh, thành

13/2008/TT-BTTTT) vào thời điểm chỉ còn... 4 ngày nữa là anh được Bộ TTTT cấp thẻ nhà báo. Điều đáng nói là tỉnh Thanh Hóa chưa từng đề cập đến việc yêu cầu phóng viên này phải trình thẻ nhà báo hay tuyên bố anh không có đủ điều kiện thường trú tại tỉnh trong suốt 4 năm trước đó, kể từ khi Thông tư 13 có hiệu lực vào năm 2008. Tỉnh Thanh Hóa chỉ gửi công văn lên Bộ trưởng NN&PTNT “đề nghị đồng chí Bộ trưởng có ý kiến đối với báo Nông Nghiệp Việt Nam để sớm bố trí thuyên chuyển phóng viên công tác ở nơi khác hoặc lĩnh vực khác” sau khi anh thực hiện một loạt bài viết về những sai phạm của cán bộ chính quyền tỉnh này như “Tan tành rừng phòng hộ sông Chu”, “Đói lay lắt miền tây Thanh Hóa”, “Khi lòng dân chưa yên”, “Khi Bí thư Tỉnh ủy tiếp dân”. Sau khi ra quyết định “trục xuất” phóng viên trên, tỉnh Thanh Hóa cũng không có bất kỳ quyết định nào tương tự đối với các phóng viên thường trú trên địa bàn địa phương, dù không ít người trong số họ cũng chưa có thẻ nhà báo.

4.1.3. Tâm lý muốn can thiệp vào hoạt động báo chí còn nặng nề

Tâm lý muốn can thiệp vào hoạt động báo chí còn thể hiện ngay trong dự thảo sửa đổi Luật PCTN được trình Quốc hội vào tháng 10/2012. Khoản 4, Điều 101 dự thảo 2 Luật PCTN sửa đổi có quy định cơ quan báo chí, phóng viên phát hiện hoặc đưa tin về hành vi tham nhũng có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu khi có yêu cầu của cơ quan Kiểm tra Đảng, cơ quan Thanh tra nhà nước, cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, cơ quan Kiểm toán nhà nước. Khi thông qua, Quốc hội đã bỏ quy định này trong dự thảo do mâu thuẫn với Luật Báo chí và Quy định về đạo đức nghề nghiệp nhà báo.

Trước đó, dự Luật Tố cáo cũng được thiết kế quy định buộc cơ quan báo chí phải chuyển đơn thư tố cáo nhận được cho cơ quan chức năng, thay vì cho xác minh, đăng tải. Điều khoản này cuối cùng cũng không được Quốc hội thông qua. Các hành động kể trên đã thể hiện khá rõ tư duy trói buộc báo chí của các cơ quan nhà nước, khiến các cơ quan báo chí, nhà báo gặp nhiều khó khăn hơn trong quá trình đấu tranh PCTN. Tâm lý muốn can thiệp vào hoạt động báo chí đã kéo dài từ lâu, xuất phát từ thực tế là các cơ quan báo chí của Việt Nam đều thuộc quyền kiểm soát của nhà nước chứ không có báo chí tư nhân như ở nhiều quốc gia khác.

4.1.4. Một số khái niệm còn chưa rõ ràng

Quy định của các luật/bộ luật liên quan đến hoạt động tác nghiệp của báo chí chống tham nhũng cũng có nhiều khái niệm chưa rõ ràng. Trong Bộ luật Hình sự chưa đề cập cụ thể tới các khái niệm như “lợi ích công”, “bí mật đời tư”, “chủ thể bị xâm hại”, “quyền miễn trừ” khiến bản thân các nhà báo e ngại khi không xác định rõ được ranh giới tác nghiệp, dễ dẫn đến bị cáo buộc vi phạm và bị xử lý hình sự (hai nhà báo của báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ trong việc thông tin về vụ PMU18 năm 2008, nhà báo Hoàng Khương của báo Tuổi Trẻ thông tin về tiêu cực của cảnh sát giao thông năm 2012).

Ngoài ra, quy định chưa cụ thể về hai đối tượng trực tiếp tác nghiệp là “phóng viên” và “nhà báo” cũng là vấn đề được nhiều nhà báo tham gia khảo sát phản ánh. Luật Báo chí Việt Nam quy định, nhà báo là những người “đang hoạt động hoặc công tác thường xuyên với một cơ quan báo chí Việt Nam và được cấp thẻ nhà báo”. Người chưa hoặc không được Bộ TTTT cấp thẻ thì không được công nhận là nhà báo (trên thực tế, họ được các cơ quan công quyền gọi là “phóng viên”). Sự phân biệt này khiến cho các phóng viên ít được bảo vệ hơn và bị cản trở nhiều hơn so với các nhà báo đã được cấp thẻ trong khi hai đối tượng này đều có môi trường tác nghiệp tương tự nhau, đối diện với

12

Page 13: bao cao - mec.org.vnmec.org.vn/.../2015/02/09/Final--Bao-chi-chong-tham-nhun…  · Web viewSau gần 5 tháng với hơn 100 cuộc khảo sát, phỏng vấn tại 12 tỉnh, thành

những khó khăn như nhau trong quá trình đưa tin, điều tra các vụ việc liên quan đến tham nhũng. (Trong báo cáo này, để ngắn gọn, cả hai đối tượng được gọi chung là “nhà báo”).

4.2. VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

Báo cáo Khảo sát, nghiên cứu các hành vi cản trở báo chí tác nghiệp của RED Communication (2011) đã xác định và phân loại đối tượng cản trở báo chí tác nghiệp thành 5 nhóm chính: (1) Đối tượng xã hội (lưu manh, côn đồ), (2) Người dân bình thường, (3) Tổ chức xã hội, (4) Doanh nghiệp, (5) Cán bộ nhân viên trong các cơ quan nhà nước. Báo cáo này cũng cho biết nhóm (5) là các đối tượng cản trở nhà báo nhiều nhất, bằng các hình thức đa dạng nhất. Tuy nhiên, với bộ máy hành chính quy mô như ở Việt Nam, thì đây cũng là lực lượng có khả năng hỗ trợ báo chí hiệu quả nhất nếu họ chủ động hợp tác và giúp đỡ.

Các kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy chính quyền địa phương và các cơ quan nhà nước đóng góp cả vai trò tích cực và tiêu cực đối với quá trình tác nghiệp của giới báo chí bằng cách hành vi: (1) Hỗ trợ/cản trở báo chí tiếp cận thông tin; (2) Không xử lý các hành vi xâm phạm quyền tác nghiệp báo chí; (3) Sử dụng báo chí làm công cụ đối đầu báo chí; và (4) Kiểm duyệt, gây áp lực.

4.2.1. Hỗ trợ/cản trở báo chí tiếp cận thông tin

Quyền tiếp cận thông tin là quyền của người dân được thông tin về một cơ quan/định chế nhà nước. Quyền này xác định rằng người dân có quyền đề nghị các cơ quan nhà nước nắm giữ thông tin phải cho họ biết thông tin miễn phí hoặc với mức phí thấp nhất. Tuy nhiên, bản thân mỗi người dân không thể tự tiếp cận các thông tin này mà cần phải thông qua các nhà báo, được coi như đại diện của dân chúng trong hoạt động giám sát việc sử dụng tiền thuế và phân bổ tài nguyên đất nước. Luật Báo Chí và Luật PCTN cũng đã quy định nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước phải cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của công dân. Tuy nhiên, 80% nhà báo tham gia cuộc khảo sát ở 12 tỉnh/thành phố kể trên đều cho rằng tình trạng cơ quan nhà nước không trả lời báo chí bằng văn bản hoặc từ chối cung cấp mà không có lý do chính đáng vẫn còn phổ biến vì hệ thống pháp luật còn có lỗ hổng và quy định biện pháp xử lý chưa nghiêm. Nghị định 02/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản mới chỉ quy định chế tài không cung cấp thông tin nhưng lại chưa đề cập đến việc cung cấp thông tin chậm hay thông tin sai. Ngay cả quy định xử phạt hành vi không hoặc cản trở việc cung cấp thông tin này cũng chưa được địa phương nào thực hiện, theo như kết quả khảo sát ghi nhận.

Thực tế cho thấy trong khi chính quyền một số địa phương đã có nhiều nỗ lực nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho báo chí tác nghiệp thì hiện tượng các cơ quan công quyền có thái độ bất hợp tác vẫn còn phổ biến ở nhiều địa phương khác.

Những nỗ lực của chính quyền địa phương nhằm hỗ trợ báo chí tiếp cận thông tin

Theo phản ánh của hơn 100 nhà báo tham gia cuộc khảo sát trên địa bàn cả nước, một số địa phương đã chủ động hợp tác chặt chẽ và tạo điều kiện cho báo chí tác nghiệp, ví dụ như huyện Thanh Chương (tỉnh Nghệ An), hay thành phố Đà Nẵng và tỉnh Đăk Lăk.

Tại huyện Thanh Chương, báo chí nói chung thường được lãnh đạo huyện đón tiếp với thái độ cởi mở và tinh thần hợp tác cao. Lãnh đạo huyện không chỉ sẵn sàng tiếp nhà báo (kể cả chưa đặt lịch hẹn trước), không sách nhiễu về mặt thủ tục mà còn chủ động cử những người có chuyên môn trong

13

Page 14: bao cao - mec.org.vnmec.org.vn/.../2015/02/09/Final--Bao-chi-chong-tham-nhun…  · Web viewSau gần 5 tháng với hơn 100 cuộc khảo sát, phỏng vấn tại 12 tỉnh, thành

lĩnh vực cần quan tâm đến làm việc với báo chí để đảm bảo thông tin chính xác, đầy đủ và đa chiều. Bên cạnh đó, lãnh đạo huyện Thanh Chương còn thể hiện sự tích cực trong việc phản ứng với các thông tin mà báo chí đưa, chẳng hạn bằng cách yêu cầu các cơ quan liên quan phải giải trình. Điều đó tạo sức mạnh cho báo chí với tư cách là “quyền lực thứ tư” vì thông thường, nếu không có sức ép từ trên xuống, buộc phải giải trình, thì các cơ quan nhà nước dễ có xu hướng phớt lờ thông tin được báo chí phản ánh. Ảnh hưởng và sức mạnh của báo chí cũng vì thế mà kém đi. Tuy nhiên, nếu các cơ quan đó ý thức được là họ có thể bị lãnh đạo địa phương nhắc nhở thì họ sẽ nể, sẽ tôn trọng báo chí hơn.

Còn tại thành phố Đà Nẵng và tỉnh Đăk Lăk, chính quyền địa phương thường xuyên chủ động tổ chức những cuộc họp báo để trực tiếp cung cấp và xử lý thông tin về vấn đề sử dụng các nguồn lực của địa phương (đất đai, rừng, sông suối,...). Tại Đăk Lăk, các cuộc họp báo để làm rõ các thông tin về hành vi của cá nhân, tổ chức hoặc vụ việc có liên quan đến tham nhũng được công bố trên báo chí cũng thường được lãnh đạo địa phương chủ động tổ chức, yêu cầu đối tượng bị phản ánh giải trình.

Chính quyền địa phương cản trở báo chí tiếp cận thông tin bằng nhiều hình thức

Tuy nhiên, những điểm sáng như trên không nhiều. Khảo sát cho thấy tỷ lệ nhà báo đánh giá sự hợp tác của chính quyền địa phương ở mức thấp và trung bình lên tới 90%. Số lượng nhà báo đánh giá sự hợp tác của quan chức sở tại ở mức cao chỉ chiếm 10%. Điều này cho thấy một thực trạng đáng buồn là chính quyền và cơ quan chức năng, tức là nhóm đối tượng có trách nhiệm cao nhất trong việc hợp tác với báo chí nhằm tăng hiệu quả của công tác PCTN lại chính là nhóm đối tượng cản trở quá trình tác nghiệp báo chí ở mức cao nhất. Nhóm đối tượng này cản trở quá trình tiếp cận thông tin của báo chí bằng nhiều hình thức như:

- Cản trở “mềm”: đây là hình thức cản trở mà báo chí thường gặp nhất. “Cản trở mềm” thể hiện qua việc lãnh đạo chính quyền địa phương né tránh gặp gỡ, tiếp xúc, trả lời báo chí một cách khéo léo bằng cách lấy lý do “đang bận”, “không biết”, “không rõ”, “đang chờ xác minh”, không có thẩm quyền trả lời báo chí”, “chuyện nội bộ, chưa/không thể công bố được”... hoặc nếu đồng ý gặp thì trả lời loanh quanh, không đi thẳng vào nội dung câu hỏi, đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. Trong một số trường hợp khác, các cơ quan được báo chí liên hệ phỏng vấn không từ chối trả lời mà tìm cách kéo dài thời gian, để cho mọi chuyện lắng xuống, đề tài của nhà báo dần dần mất tính thời sự. Đứng từ góc độ quản lý nhà nước, đây là cách từ chối quyền tiếp cận thông tin của nhà báo rất “hiệu quả” mà những người bị từ chối không có cơ sở gì để phản đối, khiếu nại. Điều đáng chú ý là những người “né” việc công khai thông tin không chỉ là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước mà còn bao gồm cả người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước và người phát ngôn của cơ quan trong khi họ là những người được Nhà nước trả lương để thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin cho báo chí một cách đầy đủ và chính xác.

- Sử dụng công cụ pháp luật để “trói” báo chí: Trong trường hợp những hình thức “cản trở mềm” không đủ sức “răn đe” với báo chí, một số cơ quan nhà nước còn có những biện pháp “cứng rắn” hơn như sử dụng công cụ pháp luật để đối phó với báo chí. Việc làm này thường diễn ra ở những nơi mà chính quyền địa phương là đối tượng bị báo chí phản ánh vì có liên quan đến tham nhũng như huyện Tân Kỳ, Nghệ An (tự “sáng tác” thêm luật và các vận dụng các quy định pháp luật để gây khó khăn cho các nhà báo).

14

Page 15: bao cao - mec.org.vnmec.org.vn/.../2015/02/09/Final--Bao-chi-chong-tham-nhun…  · Web viewSau gần 5 tháng với hơn 100 cuộc khảo sát, phỏng vấn tại 12 tỉnh, thành

- Bỏ qua đề nghị hợp tác của báo chí: Trong một số trường hợp được đánh giá là nhạy cảm, có liên quan đến những lĩnh vực như quân sự, an ninh quốc phòng, thì sự thiếu hợp tác của chính quyền địa phương và lãnh đạo các cơ quan nhà nước có thể là nguyên nhân chính khiến quá trình tác nghiệp của nhà báo bị ảnh hưởng tiêu cực, thậm chí là phải ngừng lại.

“Có lần mình được một người tố cáo cung cấp thông tin về

những hành vi gian lận xăng dầu hàng không ở sân bay Cát Bi (Hải Phòng). Tuy nhiên, mình thấy cả hai lĩnh vực “hàng

không” và “xăng dầu” đều là lĩnh vực nhạy cảm, hơn thế nữa còn liên quan đến quân đội vì sân bay Cát Bi là sân bay quân

sự, nên mình đề nghị một số cơ quan chức năng hỗ trợ điều tra (bao gồm cả Thanh tra Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ

và Thanh tra Quốc phòng. Tuy nhiên, các cơ quan mà mình đề nghị hỗ trợ đều từ chối bằng nhiều hình thức (ậm ừ không trả lời rõ ràng hoặc đùn đẩy trách nhiệm sang cơ quan khác)

nên mình buộc phải dừng kế hoạch tác nghiệp.

”Một nhà báo của báo SGTT thường trú tại Hà Nội

Dưới đây là đánh giá của chính các nhà báo về sự hợp tác của chính quyền địa phương và lãnh đạo các cơ quan nhà nước trong việc cung cấp và xử lý thông tin tham nhũng:

Thấp66%

Trung bình24%

Cao10%

Sự hợp tác của chính quyền, cơ quan nhà nước

66% nhà báo được hỏi đánh giá “sự hợp tác của chính quyền và cơ quan chức năng” với báo chí chống tham nhũng ở mức thấp nhất. 24% đánh giá sự hợp tác đó ở mức độ trung bình. Chỉ 10% nhìn nhận sự hợp tác của chính quyền địa phương với báo chí ở mức độ cao.

4.2.2. Không xử lý các hành vi xâm phạm quyền tác nghiệp báo chí

15

Page 16: bao cao - mec.org.vnmec.org.vn/.../2015/02/09/Final--Bao-chi-chong-tham-nhun…  · Web viewSau gần 5 tháng với hơn 100 cuộc khảo sát, phỏng vấn tại 12 tỉnh, thành

Tại một số địa phương khác, chính quyền sở tại có thể không trực tiếp can thiệp, gây cản trở đối với quá trình tác nghiệp của phóng viên thường trú trên địa bàn nhưng lại bày tỏ sự thiếu thiện chí với báo chí bằng cách “lờ” nghĩa vụ bảo vệ quyền tác nghiệp của nhà báo. Trường hợp để lưu manh, côn đồ đe dọa nhà báo mà không xử lý trong vụ cưỡng chế đầm tôm ở xã Quang Vinh, huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) là một ví dụ điển hình. Trước đó vài tháng là vụ nhà báo Võ Thanh Mai (tỉnh Nghệ An) bị chém vào vai và tay trái gây thương tích với 21 mũi khâu, nhưng cơ quan chức năng không tìm ra kẻ cầm đầu mà chỉ tiến hành khởi tố, xử tù nhóm xã hội đen được thuê để thực hiện vụ việc trên. Hoặc vụ việc phóng viên Trần Thế Dũng (báo Người Lao động) bị côn đồ ném vào đồn công an sau khi đánh đập dã man ở Lạng Sơn trong khi đang điều tra đường dây bảo kê nhập lậu gia cầm nhưng vụ án đã không được khởi tố. Ngay cả khi có sự can thiệp mạnh mẽ từ trung ương buộc các cơ quan chức năng của Lạng Sơn phải khởi tố vụ án thì sau đó việc điều tra cũng nhanh chóng bị đình chỉ và thủ phạm được tha. Gần đây, vụ việc hai nhà báo Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam bị đánh và bắt giữ trái phép khi đang tác nghiệp tại Hưng Yên vào tháng 4/2012 đã làm dấy lo ngại trong báo giới khi ban đầu chính quyền địa phương tìm mọi cách che giấu sự thật, cho rằng không có việc hành hung nhà báo. Sau khi bị dư luận xã hội phản ứng mạnh mẽ, địa phương chỉ xử phạt hành chính nhóm thủ phạm là cảnh sát và dân phòng ở mức rất nhẹ, mỗi người 1,5 triệu đồng.

Bốn vụ việc trên là những vụ nổi cộm cho thấy thái độ bàng quan của địa phương trong nghĩa vụ bảo vệ nhà báo tác nghiệp. Đáng nói là nghĩa vụ này của địa phương đã được ghi rất rõ trong Nghị định 02/2011/NĐ-CP, thể hiện ở việc phải thụ lý, xử phạt những đối tượng tấn công gây thương tích, đe dọa, hủy hoại tài sản của nhà báovới mức phạt đến 30 triệu đồng và buộc công khai xin lỗi, nếu vụ việc chưa nghiêm trọng đến mức phải xử lý hình sự.

4.2.3. Sử dụng báo chí “đánh” báo chí

Như đã trình bày, ở địa phương ngoài các phóng viên thường trú còn có một lực lương khá đông nhà báo làm việc cho các cơ quan báo chí của đảng bộ, chính quyền địa phương. Số nhà báo này không thường xuyên đưa tin tham nhũng từ nguồn độc lập mà chủ yếu dựa vào cung cấp của cơ quan chức năng địa phương. Chính sự lệ thuộc này cùng với sự lệ thuộc về tài chính, nhân sự dẫn dến hiện tượng đài báo địa phương được sử dụng là công cụ phản bác các tin tức về tham nhũng do báo đài trung ương hoặc địa phương khác đưa tin. Đây là một hình thức cản trở gây hậu quả nghiêm trọng vì vừa gây khó khăn cho quá trình công bố sự thật, vừa làm “nhiễu” thông tin khiến dư luận mất phương hướng và mất niềm tin vào báo chí.

Trường hợp minh chứng rõ nét cho việc sử dụng báo chí để “đánh” báo chí được thể hiện qua vụ thu hồi, cưỡng chế đất đai trái phép ở xã Quang Vinh, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng. Đối diện với sức ép từ công luận sau vụ thu hồi trái phép đầm tôm của gia đình ông Đoàn Văn Vươn, không ít lãnh đạo các cơ quan có liên quan đến vụ việc tại thành phố Hải Phòng một mặt từ chối cung cấp thông tin trung thực, chính xác cho báo chí, mặt khác lại sử dụng đài báo địa phương làm công cụ bóp méo thông tin, phát tán thông tin nhiễu loạn, gây khó khăn cho việc công bố sự thật của các tờ báo đưa tin tham nhũng thực sự. Cả những phương tiện thông tin chính thống trên địa bàn như Cổng thông tin điện tử thành phố Hải Phòng, Đài PTTH Hải Phòng, báo Hải Phòng cũng bị lãnh đạo thành phố huy động vào mục đích trên. Một nhà báo thường trú của báo Thanh Niên tại Hải Phòng cho biết: “Lãnh đạo thành phố đã tung tin bôi nhọ cá nhân tôi và một số nhà báo, phóng viên khác, ảnh hưởng không

16

Page 17: bao cao - mec.org.vnmec.org.vn/.../2015/02/09/Final--Bao-chi-chong-tham-nhun…  · Web viewSau gần 5 tháng với hơn 100 cuộc khảo sát, phỏng vấn tại 12 tỉnh, thành

nhỏ tới các mối quan hệ hiện có nhằm cản trở quá trình tiếp cận các đối tượng liên quan để thu thập thông tin”.

Như vậy, sự cản trở của một số chính quyền địa phương đối với quá trình điều tra chống tham nhũng của báo chí không chỉ dừng lại ở cấp độ bất hợp tác mà còn có thể lên tới mức “đối đầu” quyết liệt.

4.2.4. Kiểm duyệt, gây áp lực

Tại cấp địa phương, do cơ quan báo chí và chính quyền ở khá gần nhau, cho nên việc các cơ quan chi phối hoạt động báo chí, đặc biệt là kiểm duyệt các bài báo trước khi in, đăng tải trên mạng hay phát sóng hoặc gây áp lực để các báo phải gỡ bài khỏi bản điện tử, là dễ dàng hơn và mức độ can thiệp cũng dày đặc hơn so với báo chí ở Trung ương. Ngay cả với đội ngũ phóng viên thường trú của các báo Trung ương cũng hay gặp trường hợp này do tình trạng “nước xa không cứu được lửa gần”.

Kiểm duyệt trước khi in, phát sóng

Điều 2, Luật Báo Chí năm 1989 quy định “báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, phát sóng”. Song kiểm duyệt vẫn là một vấn đề mà nhà báo phải đối mặt. Báo cáo của McKinley nhận định: “Nhà nước vẫn duy trì khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của báo chí bằng những cách khác, kết hợp giữa một “giới hạn trần” bất thành văn nhưng ai cũng hiểu – mà việc đưa tin tham nhũng vượt quá giới hạn đó được coi là bị cấm – và mối đe dọa phải đối mặt với pháp luật hay những biện pháp hành chính nếu như nhà báo vượt qua ranh giới này”1.

Một lãnh đạo báo Lao động Nghệ An nêu ví dụ: Một phóng viên trẻ của báo được giao viết bài về tình hình thu chi ở một trường học trong tỉnh. Ngay sau khi phóng viên phỏng vấn hiệu trưởng trường này, ông hiệu trưởng đã gọi điện cho lãnh đạo Liên đoàn Lao động Việt Nam tại Nghệ An (cơ quan chủ quản của báo), nhờ can thiệp để báo không đăng bài viết. Vị lãnh đạo trên liền gọi lại cho bà để nhắc nhở và đề nghị “bỏ qua” trường hợp trên. Bà cũng cho biết thêm, đó chỉ là một bài viết nhỏ về tình hình thu chi ở một trường học địa phương, nhưng đã “gây phức tạp” như vậy. Với các bài viết liên quan đến chống tiêu cực (đa số mới chỉ là “có dấu hiệu tiêu cực”), ảnh hưởng tới một số nhóm lợi ích thì mức độ can thiệp còn căng thẳng hơn nhiều. Một phóng viên ban bạn đọc thuộc một cơ quan báo chí ở Hải Phòng cho hay, chị thường xuyên nhận được tố cáo, khiếu nại của người dân, nhiều lần đang đi xác minh thì nhận được điện thoại của lãnh đạo yêu cầu quay về không làm tiếp nữa vì đối tượng bị tố giác “là người quen lãnh đạo TP”. Do vậy mỗi khi nhận tố giác thì việc làm đầu tiên là xem có “quen với lãnh đạo TP không?” Tại TP HCM có những lãnh đạo báo chí phải nhận án kỷ luật do sử dụng những cụm từ “nhạy cảm” trên tiêu đề các bài báo bởi cấp trên đánh giá các cụm từ này có dấu hiệu chống lại họ. Điều này đã dẫn đến tình trạng “tự kiểm duyệt” bởi chính các nhà báo.

Gây áp lực trong và sau khi bài đã được đăng

Tháng 9/2012, Petrotimes, Pháp Luật TP.HCM và Tiền Phong là những tờ báo đầu tiên đưa tin đến bạn đọc về vụ án “thâu tóm ngân hàng” với việc nhiều cán bộ ngân hàng cỡ lớn, trong đó có cả cựu bộ trưởng KH&ĐT Trần Xuân Giá, bị khởi tố. Sau đó, các bài bị gỡ khỏi phiên bản điện tử còn báo giấy phải có bài đính chính, dù đó là thông tin chính xác và là sự kiện mang tính thời sự cao, được nhiều người đặc biệt quan tâm. 1 McKinley, C. 2009. “Báo chí và tham nhũng: Báo chí Việt Nam đưa tin về tham nhũng như thế nào? Làm thế nào để nâng cao chất lượng đưa tin của báo chí), trang 14.

17

Page 18: bao cao - mec.org.vnmec.org.vn/.../2015/02/09/Final--Bao-chi-chong-tham-nhun…  · Web viewSau gần 5 tháng với hơn 100 cuộc khảo sát, phỏng vấn tại 12 tỉnh, thành

Cũng cần nói thêm, mặc dù cả Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đều từng lên tiếng xác nhận có nhóm lợi ích tác động đến các chính sách, nhưng nhà báo đưa tin về việc bắt/khởi tố quan chức ngân hàng lại bị xem là nhạy cảm, gây mất ổn định. Nói cách khác nhà báo phải phục vụ một lợi ích tương đối trừu tượng là “sự ổn định” mà không được giải thích rõ, bởi thực tế vụ việc xảy ra ở ngân hàng này thì được định hướng nhưng khi xảy ra ở ngân hàng khác thì không.

Tình trạng can thiệp bằng quyền lực cũng được nhà báo của báo Người Cao Tuổi phản ánh thông qua vụ việc báo này đăng loạt bài điều tra tố giác lãnh đạo trường Sỹ quan Lục quân I thu hồi trái phép đất của dân. Theo tuyên bố của lãnh đạo trường thì các cơ quan chức năng đã cấp phép cho trường thu hồi khu đất đối diện cổng Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) để “làm trường bắn”. Tuy nhiên, thực tế thì các cơ quan chức năng chưa hề phê chuẩn yêu cầu trên và lãnh đạo trường Sỹ quan Lục quân muốn chiếm đất để chia cho một số quan chức trong ngành chứ không phải làm trường bắn như đã thông báo. Theo lời kể của nhà báo trực tiếp điều tra vụ việc này, sau khi có sự tố giác của những người dân trong làng văn hóa, nhiều cơ quan báo chí đã đồng loạt vào cuộc, nhưng liền sau đó, do bị ông hiệu phó trường Sỹ quan Lục quân I gửi tín hiệu đe dọa các báo bằng việc hỏi các Tổng biên tập “có thích ngồi ghế Tổng biên tập tiếp không?” khiến các báo e ngại mà rút khỏi cuộc điều tra. Chỉ riêng có báo Người Cao Tuổi tiếp tục theo đuổi sự việc đến cùng nên vụ việc mới bị phanh phui và những người dân sở tại vẫn giữ được đất và yên ổn làm ăn cho đến bây giờ.

“So sánh tình hình chống tham nhũng của báo chí hiện nay với giai

đoạn trước PMU18, thì thấy số báo chí kiên cường chống tham nhũng chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Các tờ báo khác thì họ chọn giải pháp an toàn hơn. Thấy cái gì “gợn gợn” thì họ không làm hoặc là họ không làm mạnh.

Các báo cứ vào cuộc ồ ạt, rồi rụng dần!

”Một nhà báo của báo Người Cao Tuổi

Điều cuối cùng đáng nói là về bản chất, khi các báo địa phương đều thuộc cơ quan Đảng ở địa phương, do Đảng bộ địa phương quản lý, thì dễ hiểu là báo chí sẽ rất khó chống tiêu cực, chống tham nhũng mà không phải đối đầu trực tiếp với chính quyền địa phương; ít nhất đó cũng là một rào cản tâm lý khó vượt qua. Có thể nói đây là tình trạng chung của các nhà báo chống tiêu cực trên cả nước. Một khi đã viết bài đấu tranh hoặc phản biện một cơ quan, tổ chức, cá nhân lãnh đạo nào đó thì nhà báo sẽ rất khó duy trì được quan hệ “bình thường” với cơ quan, tổ chức, cá nhân đó. Trong khi đó, quan hệ vốn là tài sản vô hình quý báu của nhà báo, khi đã mất quan hệ với cơ sở, với nguồn tin, nhất là ở địa phương, thì nhà báo gần như không còn cơ hội tác nghiệp. Đây là lý do khiến nhiều nhà báo địa phương buộc phải thận trọng, thậm chí quá mức cần thiết, trong quá trình tác nghiệp để tránh xung đột trực diện với cơ quan chính quyền sở tại. Trên thực tế, mối lo ngại này đã làm giảm hẳn nỗ lực đấu tranh chống tiêu cực của báo chí ở địa phương.

18

Page 19: bao cao - mec.org.vnmec.org.vn/.../2015/02/09/Final--Bao-chi-chong-tham-nhun…  · Web viewSau gần 5 tháng với hơn 100 cuộc khảo sát, phỏng vấn tại 12 tỉnh, thành

Chính môi trường tác nghiệp nhiều khó khăn và rủi ro như vậy nên khá nhiều nhà báo điều tra cấp tỉnh đang chọn cách đưa tin từ nguồn cơ quan chức năng về các vụ việc đã được kết luận cho “an toàn”. Chỉ còn một tỷ lệ không cao (chưa đến 1/3) quan tâm đến các bài điều tra độc lập về các vụ việc, hành vi liên quan đến tham nhũng, như biểu đồ dưới đây:

Thấp39%

Trung bình28%

Cao33%

Mức độ quan tâm của giới báo chí(đồng nghiệp, lãnh đạo)

33% nhà báo được hỏi cho rằng giới báo chí quan tâm đến tin bài chống tham nhũng (đánh giá qua đồng nghiệp và lãnh đạo của họ) ở mức cao, 28% cho rằng sự quan tâm chỉ ở mức vừa phải và 39% cho là giới báo chí không quan tâm nhiều đến các tin bài chống tham nhũng.

Tác động của “không khí chính trị”

Một yếu tố được một số nhà báo cho rằng có ảnh hưởng lớn tới báo chí điều tra chống tham nhũng là “không khí chính trị”. Đây có thể xem như yếu tố “thời tiết” trong việc tính toán yếu tố hiệu quả đưa tin tham nhũng. Khi “không khí chính trị” thuận lợi, báo chí dường như có không gian rộng rãi hơn để hoạt động. Chẳng hạn như thời điểm 2006, việc đẩy mạnh công cuộc “Xây dựng và chỉnh đốn Đảng” theo Nghị quyết trung ương 6 đã tạo cơ hội rất tốt cho các tuyến bài điều tra liên quan đến tham nhũng xuất hiện trên báo chí. Thời điểm nửa cuối 2012 với quá trình “Phê bình và Tự phê bình” trong Đảng theo Nghị quyết trung ương 4 cũng tạo cơ hội cho báo chí được tiếp cận và công bố thông tin dễ dàng hơn.

“Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới công tác đấu tranh chống

tham nhũng của báo chí nói chung là “không khí chính trị”. “Không khí chính trị” thuận lợi sẽ giúp cho báo chí dễ dàng tiếp cận các vấn đề

nóng trong xã hội, phanh phui các vụ việc tham nhũng, giúp cải thiện tính dân chủ thực sự trong xã hội. Ngược lại, “không khí chính trị”

không thuận lợi sẽ khiến báo chí điều tra chùn bước.

”Một lãnh đạo văn phòng Hà Nội của báo Tuổi Trẻ

19

Page 20: bao cao - mec.org.vnmec.org.vn/.../2015/02/09/Final--Bao-chi-chong-tham-nhun…  · Web viewSau gần 5 tháng với hơn 100 cuộc khảo sát, phỏng vấn tại 12 tỉnh, thành

Tuy nhiên, “không khí chính trị” là một yếu tố khó có thể đo bằng các chỉ số cụ thể mà chỉ được đánh giá bằng cảm nhận của các nhà báo tham gia khảo sát nên trong khuôn khổ báo cáo này, nhóm nghiên cứu không đi sâu vào yếu tố trên.

4.3. CÁC VẤN ĐỀ NỘI TẠI CỦA CƠ QUAN BÁO CHÍ

Không chỉ phải đối mặt với nhiều yếu tố khách quan như hệ thống luật pháp hay sự cản trở từ các cơ quan nhà nước, bản thân mỗi cơ quan báo chí cũng có rất nhiều vấn đề nội tại cần xử lý để có thể thực hiện tốt vai trò phòng chống tham nhũng của mình. Trong đó, nhóm nghiên cứu thấy nổi lên bốn vấn đề chính là: (1) Vai trò của lãnh đạo cơ quan báo chí; (2) Kỹ năng của nhà báo; (3) Lương và sự tự chủ kinh tế của cơ quan báo chí; (4) Uy tín của tờ báo.

4.3.1. Vai trò của người đứng đầu cơ quan báo chí

Vai trò của người đứng đầu cơ quan báo chí, có thể là cá nhân Tổng biên tập, hoặc một đội ngũ lãnh đạo (như ban biên tập) thể hiện ở rất nhiều khía cạnh và là yếu tố quyết định đến sức chiến đấu chống tham nhũng ở mỗi tờ báo.

Thứ nhất, lãnh đạo cơ quan báo chí là người phê duyệt đề tài, ra quyết định có thực hiện một đề tài nào đó hay không, và quyết định mức độ thực hiện đề tài đó (quyết liệt hay bình thường). Nếu bản thân phóng viên nhiệt tình tìm hiểu, nắm thông tin, muốn vào cuộc, mà Tổng biên tập hoặc đội ngũ lãnh đạo lại chủ ý gạt đi, không cho phép phóng viên thực hiện thì vụ việc cũng sẽ bị “chìm xuồng”.

Một nhà báo của báo Thanh Tra, thường trú tại TP.HCM nhận xét: “Lâu nay các nhà báo chống tham nhũng cứ kêu là bị cô lập, bị cản trở. Nhưng tôi thấy có một việc mà không ai dám nói ra: Đó là cản trở ngay trong mỗi cơ quan báo chí. Trong báo tôi không có điều đó nhưng anh em các báo khác thì đều kêu là bị sếp cản trở. Ở ngoài, anh em còn có thể đấu tranh chứ với sếp mình thì chịu rồi”. Một nhà báo khác, hiện đang công tác tại Đài PTTH Hải Phòng thì cho biết: “Có những lần mình đang đi xác minh thư tố giác của độc giả thì nhận được điện thoại của sếp, yêu cầu dừng việc xác minh mà không cho biết lý do. Hoặc nếu có thì các sếp thường đưa ra lý do khá chung chung là có yêu cầu đề nghị dừng vụ việc”.

Biên tập viên của một báo điện tử lớn cũng cho biết thỉnh thoảng lại nhận được điện thoại của sếp trực tiếp yêu cầu sửa hoặc dỡ bỏ một bài viết khỏi trang điện tử với lý do “cấp trên đề nghị”, nhưng biên tập viên không thể nào biết “trên” là đơn vị nào, cơ quan nào hay cụ thể là cá nhân nào. Lâu dần, việc tránh né những đề tài nhạy cảm, liên quan đến tham nhũng của đội ngũ lãnh đạo sẽ làm các phóng viên chán nản, buông xuôi và không còn hứng thú thực hiện những đề tài thuộc lĩnh vực này nữa.

“Tất cả sự thành bại của một cuộc điều tra chống tham

nhũng của báo chí đều là do người đứng đầu. Nếu Tổng biên tập không quyết tâm thì nhà báo khó theo đuổi vụ việc đến cùng lắm.

”nhiều nhà báo

20

Page 21: bao cao - mec.org.vnmec.org.vn/.../2015/02/09/Final--Bao-chi-chong-tham-nhun…  · Web viewSau gần 5 tháng với hơn 100 cuộc khảo sát, phỏng vấn tại 12 tỉnh, thành

Ngược lại, sự quyết tâm của người lãnh đạo sẽ có tác dụng truyền lửa cho các nhà báo. Trong vụ trường Sỹ quan Lục quân I thu hồi đất của dân để “làm trường bắn”, khi bị báo chí phản ánh hành vi trái pháp luật, vị hiệu phó trường này (cũng chính là người chỉ huy việc thu hồi đất) đã nhanh chóng tổ chức một cuộc họp, mời phóng viên, lãnh đạo các báo cùng rất nhiều quan chức của Bộ Quốc phòng đến dự. Tại cuộc họp, trước sự phản ứng gay gắt của vị hiệu phó, lãnh đạo báo Người Cao Tuổi khẳng định sẽ chiến đấu với tham nhũng đến cùng, không sợ hãi. Thái độ kiên quyết đó, cộng với sự trợ giúp của luật sư đi cùng và những bằng chứng có được đã giúp các nhà báo điều tra vụ việc ở báo Người Cao Tuổi vững tin và đi tới cùng vụ việc khiến trường Sỹ quan Lục quân I không thu hồi trái phép đất của dân nữa.

Thứ hai, lãnh đạo cơ quan báo chí còn là người có trách nhiệm theo sát diễn tiến vụ việc, bảo vệ phóng viên trong quá trình tác nghiệp, lựa chọn thời điểm phù hợp để đăng tải các bài viết cũng như đối phó với sự phản hồi tiêu cực sau khi sản phẩm báo chí đã được xuất bản.

Có thể khẳng định rằng trách nhiệm bảo vệ phóng viên của các cơ quan báo chí đã trở thành một quy tắc ứng xử bất thành văn trong nghề báo. Trên thực tế, tờ báo càng lớn, uy tín càng cao thì càng ý thức rõ nguyên tắc này. Ví dụ rõ nhất là vụ PMU18, ngay sau khi hai nhà báo Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Việt Chiến bị bắt giam, hai tờ báo mà họ đang công tác là Tuổi Trẻ và Thanh Niên đều liên tục lên tiếng mạnh mẽ bảo vệ nhân viên của mình thông qua việc đăng tải hàng loạt bài báo khẳng định sự công tâm của các nhà báo khi đưa tin về vụ việc tham nhũng nghiêm trọng kể trên. Tuy nhiên, ở các báo nhỏ, “yếu thế”, ý kiến chung của các nhà báo là xu hướng bảo vệ phóng viên của lãnh đạo các báo này thường không rõ rệt lắm.

4.3.2. Kiến thức, kỹ năng điều tra của nhà báo

Kỹ năng điều tra báo chí là sự tổng hòa các kỹ năng khai thác, thu thập, xử lý, kiểm chứng thông tin, viết bài; kỹ năng sử dụng các thiết bị kỹ thuật chuyên dụng như máy quay, máy ghi âm, máy tính cá nhân, các phần mềm thu âm, thu hình... Ngoài ra công tác điều tra còn yêu cầu các nhà báo phải có kiến thức pháp luật vững vàng và am hiểu kiến thức về lĩnh vực chuyên ngành. Tuy nhiên, kết quả khảo sát nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đa số các nhà báo Việt Nam vẫn còn yếu ở cả hai khía cạnh này. Điều này vừa hạn chế tính hiệu quả của các tin bài liên quan đến tham nhũng, vừa đem lại rủi ro cho nhà báo khi phải đối mặt với các chế tài hành chính và hình sự xuất phát từ sai sót của họ.

Kỹ năng điều tra báo chí của các nhà báo còn kém

Tại các trường đào tạo chuyên nghiệp về báo chí, các nhà báo trẻ thường không được đào tạo các kỹ năng này một cách bài bản, hoặc nếu có thì chỉ được học lý thuyết, ít gắn liền với thực tế nên khi vận dụng thường lúng túng. Bên cạnh đó, rất nhiều người hiện đang làm báo không được đào tạo từ các trường báo chí mà chuyển “tay ngang” từ các ngành khác sang. Bởi thế, mặt bằng kỹ năng báo chí nói chung và kỹ năng điều tra báo chí nói riêng lại càng kém, đặc biệt là ở các tỉnh thành xa Trung ương.

Hiện tại chưa có một thống kê chính thức nào về tỷ lệ những người không được đào tạo báo chí bài bản nhưng lại làm nghề báo. Tuy nhiên, khảo sát nhanh của Trung tâm Truyền thông Giáo dục Cộng Đồng (MEC media) tại những tòa soạn được coi là đi đầu trong lĩnh vực báo chí chống tham nhũng mà nhóm nghiên cứu có cơ hội tiếp xúc thì tỷ lệ những người không học báo chí theo đuổi nghề báo chiếm trên 60%.

21

Page 22: bao cao - mec.org.vnmec.org.vn/.../2015/02/09/Final--Bao-chi-chong-tham-nhun…  · Web viewSau gần 5 tháng với hơn 100 cuộc khảo sát, phỏng vấn tại 12 tỉnh, thành

Ở một số địa phương, do thiếu nhân lực được đào tạo bài bản nên có những tờ báo phải sử dụng lực lượng cộng tác viên là… nông dân, chưa từng được đào tạo các kỹ năng báo chí. Ví dụ như báo Lao Động Nghệ An ở tỉnh Nghệ An. Do thiếu phóng viên, lãnh đạo, ban biên tập báo Lao động Nghệ An đã phải cất công hướng dẫn những cộng tác viên đặc biệt này các kỹ năng cơ bản để thu thập, xử lý thông tin, viết bài. Tuy nhiên, để họ có thể thuần thục các kỹ năng cơ bản này đòi hỏi báo Lao động Nghệ An phải dành rất nhiều thời gian và công sức trong khi nguy cơ sai sót nghiệp vụ dẫn đến thông tin sai lại luôn thường trực.

Nhiều nhà báo còn thiếu kiến thức pháp luật và kiến thức chuyên ngành

Ngoài việc thiếu các kỹ năng tác nghiệp thì việc thiếu kiến thức luật pháp cũng là một trong những điểm yếu lớn của nhiều nhà báo điều tra chống tham nhũng.

Theo kết quả khảo sát, không ít nhà báo, đặc biệt là ở địa phương, không nhận biết đủ 12 hành vi tham nhũng được đề cập trong Luật PCTN 2005. Phần lớn các nhà báo trẻ đều chỉ nhận biết được các hành vi tham nhũng vặt như phong bì bệnh viện, mãi lộ của cảnh sát giao thông... Còn các hành vi tham nhũng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng sâu rộng tới đời sống xã hội và nền kinh tế như việc thu hồi, giao đất trái phép, thâu tóm ngân hàng… lại thường bị bỏ qua. Nhiều người thậm chí còn chưa hiểu hết cả những điều luật về quyền tác nghiệp của chính mình, theo kết quả nghiên cứu của RED Communication (2011). Khi bị cản trở tác nghiệp như bị đe dọa, bị đánh, bị thu hoặc phá hoại phương tiện tác nghiệp, nhiều nhà báo không biết quy trình, đầu mối trình báo vụ việc để tự bảo vệ bản thân. Thông thường, các nhà báo bị cản trở này thường tìm đến công an để khai báo sự việc trong khi Sở TTTT mới là cơ quan có chức năng tiếp nhận các khiếu nại liên quan đến cản trở tác nghiệp báo chí.

Đặc biệt là sự thiếu hụt các kiến thức chuyên môn của các nhà báo trong những lĩnh vực cụ thể như các quy định về giao, thu hồi, cho thuê đất, rừng, khoáng sản, thu chi tài chính, chuyển nhượng cổ phần, quy trình về cán bộ, tố tụng hình sự… cũng là yếu tố khiến nhà báo điều tra khó nhận biết các hành vi làm trái quy định pháp luật, lợi dụng chức vụ hoặc vụ lợi, nếu như không có sự trợ giúp của chuyên gia.

4.3.3. Lương và sự tự chủ kinh tế của cơ quan báo chí

Do tính chất đặc thù của thể chế chính trị, các cơ quan báo chí Việt Nam đều được đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước hoặc một tổ chức xã hội nào đó được lập ra bởi Nhà nước. Trong thời kỳ bao cấp trước năm 1986 và một thời gian dài sau đó, gần như 100% các cơ quan báo chí đều được Nhà nước tài trợ toàn bộ kinh phí hoạt động. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do việc tinh giản bộ máy và cải cách trong khu vực công, nhiều tòa báo được yêu cầu phải tự bảo đảm toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động của mình. Điều này giúp các cơ quan báo chí có quyền tự quyết cao trong việc tổ chức các tuyến bài điều tra các vấn đề liên quan đến tham nhũng. Đây cũng đồng thời là áp lực mà các tòa soạn báo phải đối mặt nếu muốn thu hút độc giả nhiều hơn nhằm đảm bảo vấn đề tài chính của mình.

Báo Lao động Nghệ An là một ví dụ điển hình. Kinh phí hoạt động thường niên của tờ báo miền Trung này là khoảng 1,1 - 1,2 tỷ đồng. Trong đó, Sở Tài chính tỉnh Nghệ An cấp cho báo 400 triệu đồng, nghĩa là 1/3 tổng kinh phí hoạt đông thường niên của báo. Tuy nhiên, lãnh đạo báo này khẳng định: “Sự phụ thuộc một phần tài chính vào ngân sách tỉnh không ảnh hưởng nhiều đến sức chiến đấu của tờ báo. Người dân Nghệ An yêu mến tờ báo vì tính chiến đấu của đội ngũ phóng viên. Nếu chúng

22

Page 23: bao cao - mec.org.vnmec.org.vn/.../2015/02/09/Final--Bao-chi-chong-tham-nhun…  · Web viewSau gần 5 tháng với hơn 100 cuộc khảo sát, phỏng vấn tại 12 tỉnh, thành

tôi từ bỏ mảng điều tra chống tiêu cực, tờ báo sẽ chết”. Điều này càng thể hiện rõ hơn ở các tờ báo có trụ sở tại TP.HCM, như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Pháp Luật TP.HCM, Người Lao Động… vốn có truyền thống tự chủ kinh doanh và có bề dày kinh nghiệm báo chí điều tra. Một lãnh đạo tòa soạn Tuổi Trẻ cho biết mỗi khi có bài điều tra độc lập, lượng phát hành báo tăng khoảng 10% ở khu vực xảy ra sự kiện.

Như vậy, có thể thấy chính yêu cầu từ độc giả mới là yếu tố quyết định đối với tinh thần chống tiêu cực của báo Lao động Nghệ An và cũng như một số cơ quan báo chí khác chứ không phải sự hỗ trợ tài chính của cơ quan chủ quản.

4.3.4. Uy tín tờ báo

Số lượng phát hành (đối với báo in), số lượng người truy cập (đối với báo điện tử) và nhất là uy tín của tờ báo cũng là một trong những yếu tố tạo nên tầm ảnh hưởng của tờ báo nói chung và sức mạnh lan tỏa của bài báo chống tham nhũng nói riêng. Những tờ báo có lượng bạn đọc lớn, có uy tín như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Pháp luật TP.HCM… sẽ có tầm ảnh hưởng sâu rộng hơn đối với quần chúng, tạo ra những sức ép nhất định, “đánh” vào các đối tượng có liên quan đến tham nhũng và buộc cơ quan chức năng vào cuộc điều tra. Ngược lại, những tờ báo nhỏ thường ít có khả năng tạo được hiệu ứng xã hội.

Ví dụ như ngay sau khi loạt bài điều tra về tình trạng “xăng bẩn” được đăng tải trên báo Tuổi Trẻ, cơ quan chức năng đã tuyên bố sẽ làm rõ vụ việc và cam kết xử lý những đối tượng vi phạm. Trong khi đó, báo Người Cao Tuổi có số lượng phát hành thấp do đối tượng độc giả đích của báo là những người cao tuổi, người về hưu nên ít gây được tiếng vang hơn mặc dù nhiều bài điều tra của báo được tiến hành rất công phu, mạnh mẽ và động chạm đến những vụ việc tham nhũng phức tạp như vụ cố ý làm trái ở trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, vụ chiếm đất của dân của trường Sỹ quan Lục quân I.

Tuy nhiên, cũng cần làm rõ rằng lượng phát hành, lượng người truy cập của một tờ báo không đồng nghĩa với uy tín của tờ báo đó. Uy tín của tờ báo là một khái niệm tương đối trừu tượng, khó đo đếm cụ thể. Theo nhiều nhà báo, ngoài số lượng người đọc, uy tín của tờ báo còn được đo bằng hiệu quả các tuyến bài điều tra mà tờ báo đó đã làm, uy tín những nhân vật, quan chức, chuyên gia thường xuyên phát biểu trên báo, sự dũng cảm dấn thân của phóng viên và tính thuyết phục của thông tin. Chẳng hạn tờ Pháp Luật TP.HCM đã tổ chức khoảng 100 tuyến bài điều tra trong năm năm gần đây, nhiều tuyến bài sử dụng phương pháp điều tra “nhập vai” (phóng viên điều tra giả trang) đi sâu vào “hang ổ” của tiêu cực, cận cảnh cách thủ đoạn tham nhũng nên tạo hiệu ứng cao, thúc đẩy ngay cơ quan chức năng vào cuộc. Sau những tuyến bài như thế tờ báo lại thường xuyên đăng ý kiến phát biểu, bình luận, phản hồi của các quan chức, chuyên gia pháp luật và hưởng ứng của người đọc về vụ việc nên dần tạo được sự lan tỏa rộng rãi của thông tin và uy tín trong lòng bạn đọc.

4.4 TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG CHÚNG

Đối với báo chí nói chung và báo chí điều tra chống tham nhũng nói riêng thì công chúng không chỉ là bạn đọc thuần túy, tức là những người tiếp nhận thông tin một chiều từ phía báo chí mà còn là đối tượng có tác động lớn tới quá trình tác nghiệp. Sự phản hồi của công chúng là yếu tố quan trọng hàng đầu để đo đếm sự thành công hay thất bại của mỗi bài báo, mỗi nhà báo và mỗi tờ báo. Công chúng cũng là đối tượng hưởng lợi khi vụ việc điều tra chống tham nhũng được các nhà báo đưa ra

23

Page 24: bao cao - mec.org.vnmec.org.vn/.../2015/02/09/Final--Bao-chi-chong-tham-nhun…  · Web viewSau gần 5 tháng với hơn 100 cuộc khảo sát, phỏng vấn tại 12 tỉnh, thành

ánh sáng và được cơ quan chức năng xử lý. Bởi vậy, họ thường là đối tượng hỗ trợ báo chí theo chiều hướng tích cực.

Tuy nhiên, đối lập với đông đảo độc giả nói chung là một nhóm nhỏ các đối tượng bị tình nghi tham nhũng hoặc có liên quan đến tham nhũng, chúng thường gây nên những cản trở tiêu cực đối với hoạt động báo chí. Ngoài ra còn có nhóm đối tượng thứ ba can thiệp vào hoạt động của báo chí là những người có chức có quyền sử dụng báo chí như một công cụ để đấu đá tranh giành quyền lực.

4.4.1. Vai trò hỗ trợ và sự kỳ vọng của công chúng

Vai trò hỗ trợ của công chúng đối với quá trình tác nghiệp của báo chí là một yếu tố rất khó để định lượng cụ thể bởi sự hỗ trợ này diễn ra ở tất cả các khâu trong quá trình tác nghiệp của nhà báo, bao gồm khâu thu thập thông tin, xử lý thông tin, xuất bản và nhận phản hồi. Trong một số trường hợp cụ thể, công chúng là người có vai trò chủ chốt quyết định sự thành công của một vụ việc như là người cung cấp thông tin chính, thậm chí là cung cấp những thông tin giúp báo chí lật ngược tình huống, phanh phui sự thật đồng thời trực tiếp bảo vệ nhà báo trong quá trình tác nghiệp,…

Câu chuyện ông Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng chống lại lực lượng cưỡng chế đầm tôm là một minh chứng cụ thể cho vai trò của công chúng đối với báo chí. Gần như ngay sau khi vụ việc diễn ra vào sáng 5/1/2012, báo chí trong cả nước đồng loạt đưa tin phản ánh sự việc theo hướng đây là một vụ khủng bố, sử dụng vũ khí tự tạo chống người thi hành công vụ mà ông Vươn là kẻ chủ mưu. Thế nhưng, đến ngày 6/1, tức là chưa đầy 24h sau đó, một nhóm nhỏ các tờ báo mà tiên phong là báo Pháp luật TP.HCM, báo Nông Thôn Ngày Nay và tiếp theo là báo Thanh Niên đã bắt đầu đưa thêm những thông tin trái chiều, khởi đầu giai đoạn điều tra minh oan cho nông dân Đoàn Văn Vươn.

Một phóng viên thường trú tại Hải Phòng của báo Pháp luật TP.HCM, cho biết: “Khi mới tiếp cận sự việc, chúng tôi cũng chỉ có những thông tin như thông báo của lực lượng cưỡng chế. Chúng tôi chỉ bắt đầu tìm hiểu những thông tin trái chiều chỉ bắt đầu khi có người dân trên đầm tôm nói về việc một người nông dân như ông Vươn đã tự bỏ rất nhiều tiền của để trồng cây chắn sóng biển cho người dân trong khu vực mà lại phải chịu tai họa như vậy”. Không chỉ phóng viên này mà gần như toàn bộ các phóng viên theo dõi vụ việc cũng đều thay đổi chiều hướng đánh giá tính chất vụ việc sau khi được người dân địa phương cung cấp những đầu mối quan trọng và hoàn toàn trái ngược với những thông tin mà lực lượng cưỡng chế và chính quyền thành phố Hải Phòng công bố, giúp báo chí lật ngược vấn đề và phanh phui hàng loạt sai phạm của chính quyền Hải Phòng. Người dân xã Quang Vinh, huyện Tiên Lãng còn trực tiếp bảo vệ nhóm phóng viên trước các đối tượng xã hội đen khi chúng cố tình gây xô xát để cản trở quá trình điều tra làm rõ vụ việc.

Sự hỗ trợ của người dân đối với báo chí trong việc thu thập thông tin liên quan đến tham nhũng còn được minh chứng rõ nét trong các vụ việc điều tra mãi lộ trong lĩnh vực giao thông. Nhiều nhà báo tham gia phỏng vấn cho biết nếu không được các tài xế xe tải hỗ trợ bằng cách bí mật cho đi cùng đoàn xe để thực hiện việc ghi âm, ghi hình làm bằng chứng trên các cung đường diễn ra tình trạng mãi lộ nghiêm trọng thì cũng không có sự thành công của các loạt bài điều tra gây chấn động ngành giao thông đến thế.

Một nhà báo của tờ SGTT, thường trú tại Hà Nội, cho biết: “Nhờ sự ủng hộ và hợp tác của các lái xe và Hiệp hội Vận tải mà nhóm phóng viên (5-6 người) mới có thể hoàn thành bài điều tra về nạn mãi lộ nghiêm trọng trên tuyến đường Lào Cai – Hà Nội năm 2006”. Vụ việc này sau gây tiếng vang

24

Page 25: bao cao - mec.org.vnmec.org.vn/.../2015/02/09/Final--Bao-chi-chong-tham-nhun…  · Web viewSau gần 5 tháng với hơn 100 cuộc khảo sát, phỏng vấn tại 12 tỉnh, thành

lớn, “Bộ Công an buộc phải vào cuộc yêu cầu các đối tượng liên quan kiểm điểm. Các tỉnh cũng yêu cầu kỷ luật, dừng mọi hoạt động của các tổ cảnh sát giao thông. Trong đó Yên Bái xử lý nặng nhất. Những người có liên quan bị xử phạt, chuyển công tác”.

Việc các nhà báo điều tra mãi lộ giao thông được những người tài xế xe tải hỗ trợ bằng nhiều hình thức còn được ghi nhận đối ở một số tờ báo có nhiều tuyến bài đấu tranh chống tham nhũng như Pháp luật TP.HCM, Tuổi Trẻ, Thanh Niên. Nhiều bạn đọc thậm chí còn chủ động ghi hình và cung cấp băng ghi hình tự quay về việc CSGT nhận mãi lộ để báo chí đăng tải, phản ánh thực trạng tiêu cực của ngành giao thông.

Các biểu đồ dưới đây cho thấy sự quan tâm, ủng hộ của dư luận xã hội đối với tin bài chống tham nhũng cũng như sự tin tưởng của người tố cáo với nhà báo:

Thấp10%

Trung bình9%

Cao81%

Sự quan tâm, ủng hộ của dư luận xã hội

81% nhà báo được hỏi cho rằng xã hội rất quan tâm đến báo chí chống tham nhũng, họ thường xuyên tìm đọc tin bài trên báo chí liên quan đến lĩnh vực này. 9% đánh giá sự quan tâm đó chỉ ở mức độ trung bình và chỉ 10% cho rằng xã hội ít quan tâm đến báo chí chống tham nhũng, tiêu cực.

Thấp8% Trung

bình31%

Cao61%

Sự tin cậy của người tố cáo đối với nhà báo

61% nhà báo được hỏi cho biết các nhân chứng, người tố cáo rất tin tưởng ở báo chí. 31% cho rằng sự tin cậy chỉ ở mức “vừa vừa” và 8% nói rằng nhân chứng, người tố cáo không tin hoặc đã mất lòng tin ở báo chí.

25

Page 26: bao cao - mec.org.vnmec.org.vn/.../2015/02/09/Final--Bao-chi-chong-tham-nhun…  · Web viewSau gần 5 tháng với hơn 100 cuộc khảo sát, phỏng vấn tại 12 tỉnh, thành

4.4.2. Cản trở từ những đối tượng bị tình nghi hoặc có lien quan đến tham nhũng

Đây là nhóm đối tượng đích của các tin bài liên quan đến tham nhũng nên thường có hành vi cản trở, can thiệp quá trình điều tra của phóng viên bằng nhiều hình thức và quyết liệt nhất như: mua chuộc, đe dọa, trả thù, tác động qua người nhà của nhà báo hay nhờ người có quan hệ với lãnh đạo tòa soạn, có địa vị trong xã hội gây áp lực với cơ quan báo chí đó nhằm dừng việc điều tra hoặc đăng tải thông tin theo hướng ngược lại.

Trong đó, việc mua chuộc trực tiếp nhà báo hoặc mua chuộc thông qua người thân diễn ra tương đối phổ biến nhưng ít khi được ghi nhận bởi các đối tượng thường có sự chuẩn bị chu đáo, đẩy các nhà báo vào tình trạng bị động, không chuẩn bị các thiết bị ghi âm, ghi hình, nên chỉ có thể phản ánh bằng lời chứ không có bằng chứng để tố cáo người đưa hối lộ. Hành vi đe dọa, trả thù được ghi nhận diễn ra phổ biến hơn. Gần như tất cả các nhà báo tham gia khảo sát đều thừa nhận tình trạng thường xuyên bị đe dọa khi điều tra chống tham nhũng.

Kết quả khảo sát cho thấy 45% các nhà báo được hỏi đánh giá sự can thiệp của nhóm đối tượng này ở mức độ cao nhất. Trong đó, đáng chú ý nhất là các nhà báo khu vực miền Nam khi tỷ lệ này đạt tới mức 72%.

Một nhà báo của báo Người Cao Tuổi kể, khi bắt đầu điều tra vụ tham nhũng đất đai ở tỉnh Hà Giang liên quan đến ông Nguyễn Trường Tô (lúc bấy giờ là chủ tịch tỉnh Hà Giang), ông nhiều lần nhận được tin đe dọa: “Đường lên Hà Giang chỉ có một thôi. Lên là không có đường về”. Tỉnh ủy Hà Giang còn tận dụng các mối quan hệ để khiến một số quan chức ở các cơ quan chức năng tại Hà Nội yêu cầu ông không được tiếp tục loạt bài điều tra, đồng thời bắt ông phải báo cáo, giải trình và cung cấp nguồn tin của mình.

Việc nhà báo chống tham nhũng bị đe dọa, trả thù cũng diễn ra ở nhiều nơi như việc nhà báo Ngô Mai Phong bị xã hội đen Quảng Ninh đe dọa, nhà báo Võ Thanh Mai bị chém ở Nghệ An, nhà báo Trần Thế Dũng bị đánh ở Lạng Sơn…

Nhà báo Đặng Anh Tuấn (báo Tuổi Trẻ), Cao Hùng (báo Lao động tại TP.HCM), Phạm Quốc Hợp (báo Sài Gòn Giải Phóng tại HN), Văn Hùng (báo NNVN tại Thanh Hóa) và nhiều nhà báo khác đều cho biết họ đều lường trước tình huống này và đã “chuẩn bị tâm lý” khi bắt đầu theo “nghiệp” điều tra.

Biểu đồ dưới đây thể hiện mức độ can thiệp của các nhóm lợi ích vào quá trình tác nghiệp của báo chí:

26

Page 27: bao cao - mec.org.vnmec.org.vn/.../2015/02/09/Final--Bao-chi-chong-tham-nhun…  · Web viewSau gần 5 tháng với hơn 100 cuộc khảo sát, phỏng vấn tại 12 tỉnh, thành

Thấp19%

Trung bình36%

Cao45%

Sự can thiệp của các nhóm lợi ích trong quá trình tác nghiệp báo chí

45% nhà báo được hỏi nhìn nhận sự can thiệp của các nhóm lợi ích trong quá trình tác nghiệp của báo chí là rất mạnh, 36% đánh giá là tương đối cao. Chỉ có 19% nghĩ là không có hoặc có ít sự can thiệp.

4.4.3. Các nhóm lợi ích sử dụng báo chí sử dụng làm công cụ cho các phe phái

Vấn nạn của truyền thông là khi báo chí bị sử dụng như công cụ cho cuộc chiến giữa các phe phái, các nhóm lợi ích, hay nói cách khác là phe này dùng báo chí để tấn công phe kia. Mặt tiêu cực của điều này là báo chí bị mất tính khách quan, công bằng, đưa thông tin không đầy đủ và có tính thiên lệch làm độc giả hiểu sai sự việc – nên tất nhiên, đây cũng là một hình thức lừa dối độc giả, vi phạm đạo đức báo chí. Tuy nhiên, để tránh sự phản ứng gay gắt từ độc giả, nhiều tờ báo (như Dân trí, VnExpress) chọn cách đăng các bài viết đặt hàng như trên ở mục “Bạn đọc”.

Mặt tích cực (nếu có) là trong trường hợp đó, báo chí được phe nhờ vả cung cấp thông tin chi tiết về sự việc đang diễn ra. Dẫu sao đây vẫn là một điểm tích cực không được mong muốn, bởi về nguyên tắc, báo chí không thể làm công cụ cho bất cứ phe phái nào. Tệ hơn cả việc viết bài thiếu khách quan và làm độc giả hiểu sai sự việc, là hành động cố ý mượn báo chí để hại người khác. Một nhà báo của Tuổi Trẻ phản ánh: “Có một khó khăn nữa là sự đối kháng của một số đồng nghiệp. Họ sẵn sàng bảo vệ cho đối tượng tham nhũng theo hướng đối nghịch lại với đồng nghiệp báo khác và chà đạp sự thật. Họ thường là Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài tiếng nói Việt Nam (VOV), Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) và báo đài địa phương…”.

Một phóng viên thường trú báo Pháp luật TP.HCM tại Nghệ An cho biết, có những nhà báo, tờ báo thấy đồng nghiệp viết bài chống tham nhũng thì lập tức có bài theo sau quảng cáo, khen ngợi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đang bị tố cáo, điều này gây nhiễu loạn thông tin đáng kể cho độc giả.

4.5. TỔNG QUAN BA MIỀN

Trong ba miền Bắc-Trung-Nam, môi trường tác nghiệp báo chí tại miền Bắc nói chung được đánh giá là nhiều khó khăn hơn cả. Do ở gần trung ương hơn, báo chí miền Bắc thường bị can thiệp bởi các mối quan hệ, các lãnh đạo cơ quan nhà nước, các Bộ, ban ngành. Điều này cũng khiến nhiều tờ báo ở miền Bắc “né” các thông tin liên quan đến tham nhũng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 40% nhà báo tại miền Bắc cho biết lãnh đạo và đồng nghiệp của họ ít quan tâm đến vấn đề tham nhũng trong khi ở miền Nam chỉ có 14% nhà báo trả lời phỏng vấn có cùng chung quan điểm.

27

Page 28: bao cao - mec.org.vnmec.org.vn/.../2015/02/09/Final--Bao-chi-chong-tham-nhun…  · Web viewSau gần 5 tháng với hơn 100 cuộc khảo sát, phỏng vấn tại 12 tỉnh, thành

Tại miền Nam báo chí điều tra đã xuất hiện từ lâu và phát triển rất mạnh mẽ nhờ sự thông thoáng về tư duy của các lãnh đạo báo cũng như nhu cầu của độc giả. Tuy nhiên, khi báo chí điều tra phát triển mạnh hơn thì đi kèm với nó cũng là những rủi ro lớn hơn cho các nhà báo và tòa soạn báo. Một trong số đó là sự can thiệp sâu của các nhóm lợi ích vào quá trình tác nghiệp của nhà báo, tới 72% nhà báo tại khu vực này thừa nhận tình trạng này và đánh giá ở mức độ cao.

Nhìn ở cả ba miền, khi so sánh với báo chí ở trung ương, do địa bàn báo chí địa phương bao phủ là hẹp (chủ yếu là đưa tin bài giới hạn ở địa phương), nên sự tương tác giữa báo chí với cả chính quyền lẫn người dân là khá mạnh. Mặt tích cực của vấn đề này được thể hiện ở chỗ, chính quyền và cả người dân đều có thể nhanh chóng có ý kiến phản hồi các vấn đề báo chí nêu. Mặt tích cực này được thể hiện ở chỉ số đo lường về sự hưởng ứng của dư luận xã hội đối với các tin, bài chống tham nhũng ở ba miền đều được các nhà báo đánh giá ở mức cao: 89% ở miền Bắc, 81% ở miền Trung và 72% ở miền Nam.

Tuy nhiên sự gần gũi giữa báo chí và độc giả lại có thể cũng có tác dụng tiêu cực đối với tờ báo vì đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho người làm báo ở địa phương luôn gặp phải những vấn đề “chưa thể động tới”, “chưa thể nói hết”, vì ngại phản ứng từ phía những người liên quan (cơ quan chính quyền, doanh nghiệp, người dân địa phương…). Kết quả khảo sát, nghiên cứu cho thấy có tới 86% nhà báo ở miền Nam đánh giá chính quyền địa phương hợp tác ở mức thấp. Tại miền Bắc và miền Trung, tỷ lệ các nhà báo tham gia phỏng vấn có cùng chung quan điểm lần lượt là 64% và 62%. Hiểu đơn giản thì đây là tình trạng “gần lửa rát mặt”: Từng xảy ra nhiều trường hợp, khi ở một địa phương xảy ra một vụ việc nào đó, báo chí cả nước cùng đưa tin phản ánh, làm thành một “chiến dịch” tin bài. Các báo trung ương, ngoài lực lượng phóng viên thường trú, có khi cũng bổ sung thêm nhân lực từ tòa soạn vào cùng tham gia. Kết thúc chiến dịch, phóng viên báo trung ương an toàn về lại nơi làm việc, còn nhà báo địa phương ở lại, sẽ phải “chịu trận”. Đây chính là chuyện đã từng xảy ra với báo chí trong vụ Tiên Lãng (Hải Phòng) và một số vụ việc khác.

Qua so sánh những yếu tố thuận lợi trong khâu tiếp cận và thu thập thông tin của các nhà báo, nhóm nghiên cứu thấy có những khác biệt cơ bản giữa 3 miền. Cụ thể, với 60% nhà báo điều tra ở miền Bắc, thu thập được thông tin đáng tin cậy là thuận lợi cơ bản. Trong khi đó, các nhà báo ở miền Nam lại đánh giá rằng “không bị cản trở” mới là yếu tố thuận lợi lớn (43% nhà báo ở miền Nam bình chọn cho yếu tố này so với 0% ở miền Trung và 21% ở miền Bắc). Điều đó chứng tỏ tính chủ động thu thập thông tin ở các nhà báo miền Nam cao hơn hẳn (và cũng bị cản trở nhiều hơn) so với các miền khác.

28

Page 29: bao cao - mec.org.vnmec.org.vn/.../2015/02/09/Final--Bao-chi-chong-tham-nhun…  · Web viewSau gần 5 tháng với hơn 100 cuộc khảo sát, phỏng vấn tại 12 tỉnh, thành

Các yếu tố thuận lợi của báo chí điều tra ba miền trong quá trình thu thập thông tin

Tiếp cận TT dễ dàng

TT đáng tin cậy Không bị cản trở

Thúc đẩy CQCN vào cuộc

Ý kiến khác0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

Miền Bắc Miền Trung Miền Nam

Điều này còn thể hiện rõ hơn trong đánh giá các thách thức sau khi công bố thông tin. 100% các nhà báo điều tra ở miền Nam cho rằng “thông tin bị chìm xuồng” là khó khăn lớn nhất thì chỉ có 62% các nhà báo miền Bắc và 50% ở miền Trung đồng tình. Tương tự thế, các yếu tố “bị kiện cáo, khiếu nại”, “bị đe dọa”, “bị can thiệp” đều được các nhà báo điều tra ở miền Nam đánh giá là khó khăn ở mức cao thì ở miền Bắc và miền Trung đều coi là trên mức trung bình.

Những khó khăn của báo chí điều tra ba miền trong khâu nhận phản hồi

Bị kiện cáo, khiếu nại

Bị đe dọa, uy hiếp

Bị can thiệp từ bên ngoài

Thông tin vị chìm xuồng

Ý kiến khác0%

20%

40%

60%

80%

100%

120%

Miền Bắc Miền Trung Miền Nam Cả nước

29

Page 30: bao cao - mec.org.vnmec.org.vn/.../2015/02/09/Final--Bao-chi-chong-tham-nhun…  · Web viewSau gần 5 tháng với hơn 100 cuộc khảo sát, phỏng vấn tại 12 tỉnh, thành

Dưới đây là kết quả khảo sát tổng hợp hơn 100 nhà báo tại 12 tỉnh, thành phố về khó khăn và thuận lợi của báo chí đưa tin tham nhũng qua bốn khâu: Thu thập thông tin, Xử lý thông tin, Công bố thông tin và Nhận phản hồi.

30

Page 31: bao cao - mec.org.vnmec.org.vn/.../2015/02/09/Final--Bao-chi-chong-tham-nhun…  · Web viewSau gần 5 tháng với hơn 100 cuộc khảo sát, phỏng vấn tại 12 tỉnh, thành

PHẦN V - KHUYẾN NGHỊTrên cơ sở những phát hiện trong các phần trên, trong phần này, nhóm nghiên cứu sẽ đưa ra các

đề xuất đối với những vấn đề được đánh giá là chưa hợp lý hoặc cần thay đổi với một vài nhóm đối tượng chính:

- Hành lang pháp lý của nhà nước;

- Chính quyền địa phương;

- Bản thân các nhà báo và lãnh đạo tòa soạn;

- Các đối tác phát triển, các nhà tài trợ quốc tế cho Việt Nam

5.1. KHUYẾN NGHỊ VỀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT

Dựa trên các kết quả khảo sát, nghiên cứu về hành lang pháp lý và hệ thống pháp luật đối với hoạt động tác nghiệp báo chí, nhóm nghiên cứu khuyến nghị các vấn đề sau:

- Luật pháp đối với các hoạt động tác nghiệp báo chí cần phải được thực thi nghiêm: Cụ thể, các cơ quan chức năng cần thúc đẩy việc thực thi Luật Báo chí (1999) và Nghị định 02/2011/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí-xuất bản (2011) để tăng cường sự bảo vệ các nhà báo trong quá trình tác nghiệp hợp pháp và xử lý những đối tượng cản trở.

- Một số quy định chưa đầy đủ cần phải được bổ sung, các khái niệm chưa rõ ràng cần được làm rõ hơn. Cụ thể, Nghị định 02/2011/NĐ-CP mới chỉ quy định chế tài xử phạt hành vi không cung cấp thông tin của người phát ngôn các cơ quan nhà nước nhưng chưa có quy định chế tài xử phạt đối với hành vi chậm cung cấp thông tin hhoặc cung cấp thông tin sai cho báo chí. Các khái niệm như “lợi ích công”, “bí mật đời tư”, “chủ thể bị xâm hại”, “quyền miễn trừ”… trong Bộ luật Hình sự, Dân sự cũng cần được làm rõ hơn.

- Sự phân biệt giữa “phóng viên” và “nhà báo” cần phải được xóa bỏ. Quy định của Luật Báo chí cần cụ thể theo hướng bảo hộ cho công việc nhà báo chứ không nên phân biệt hai đối tượng trực tiếp tác nghiệp là “phóng viên” và “nhà báo”. Việc bảo hộ này nhằm giúp hai đối tượng có cùng môi trường tác nghiệp, đối diện với cùng những khó khăn như nhau được bảo vệ ở cùng một mức độ tương đương nhau.

- Quy định về bảo vệ nguồn tin, bảo vệ nhân chứng cần sớm được ban hành. Về căn bản, không cần thiết và không nên quy định thêm chủ thể được truy nguồn tin của báo chí: Bảo vệ nguồn tin vốn là đạo đức và nghĩa vụ của nhà báo, là một trong các nguyên tắc chung của báo chí trên toàn thế giới, để tránh rủi ro cho người cung cấp thông tin, nhất là trong lĩnh vực nhạy cảm như PCTN. Các văn bản, quy định, dự luật trái với nguyên tắc trên nên xem xét hủy bỏ để tạo điều kiện cho báo chí phát huy hiệu quả cao nhất trong cuộc chiến chống tham nhũng.

- Quy định bảo vệ người tố cáo trên phương tiện thông tin đại chúng cần sớm được sửa đổi, làm rõ: Điều 100 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định “tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng” được xem là tin báo tố giác tội phạm và trên thực tế cơ quan tố tụng đã nhiều lần khởi

31

Page 32: bao cao - mec.org.vnmec.org.vn/.../2015/02/09/Final--Bao-chi-chong-tham-nhun…  · Web viewSau gần 5 tháng với hơn 100 cuộc khảo sát, phỏng vấn tại 12 tỉnh, thành

tố vụ án từ các bài báo tố giác tội phạm (như trường hợp Công an TP.HCM khởi tố vụ án “Nhận hối lộ” từ hai bài báo của nhà báo Hoàng Khương đăng trên báo Tuổi Trẻ). Vì vậy cần phải có quy định bảo vệ nhà báo với tư cách là người tố cáo tham nhũng. Trong một nghiên cứu cùng lĩnh vực, cùng thời điểm (do Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng thế giới tiến hành,

công bố 20/11/2012) cũng khuyến nghị “thay đổi luật pháp để những sai sót trong viết báo chỉ phải chịu trách nhiệm dân sự chứ không phải các chế tài hình sự sẽ giúp tăng cường quyền lực cho báo chí để viết mạnh dạn hơn về tham nhũng ở mọi cấp”.

- Luật Tiếp cận Thông tin cần sớm được thông qua để thực hiện một quyền hiến định của công dân Việt Nam nói chung (và nhà báo Việt Nam nói riêng). Quyền ấy đã được xác định ngay từ Hiến pháp 1946 và được cụ thể hóa hơn nữa trong Điều 69 Hiến pháp 1992: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.

5.2. KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

Các bằng chứng của cuộc khảo sát, nghiên cứu cho thấy chính quyền địa phương là nhóm đối tượng có tác động lớn đến quá trình tác nghiệp của phóng viên. Căn cứ theo kết quả nghiên cứu, các khuyến nghị đối với chính quyền địa phương như sau:

- Mạnh dạn tạo không gian độc lập hơn cho báo chí ở địa phương: Việc làm này có thể được thực hiện bằng cách giảm bớt can thiệp vào hoạt động của báo chí, nhất là can thiệp thông qua các cách thức không chính thống như “điện thoại nhắc nhở”, nhắn tin, ra quyết định miệng... thay vì thể hiện bằng văn bản và trên cơ sở luật pháp.

- Nhận thức đầy đủ hơn về “quyền và nghĩa vụ” cung cấp thông tin cho báo chí: Chính quyền địa phương và lãnh đạo các cơ quan nhà nước thường cho rằng việc cung cấp thông tin cho báo chí là “nghĩa vụ”, thậm chí là gánh nặng của họ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đây cũng đồng thời là “quyền” được thể hiện quan điểm, chính kiến một cách rộng rãi của các cơ quan nhà nước. Việc phát ngôn trên các phương tiện truyền thông sẽ giúp các cơ quan nhà nước dễ dàng đưa thông điệp đến với người dân hơn là bằng các văn bản quản lý hành chính.

- Hợp tác tích cực với báo chí hơn: Chính quyền địa phương và các cơ quan nhà nước cần có phản hồi sớm, tích cực xử lý vấn đề báo nêu. Thực chất, đây cũng là cách làm “PR” khôn ngoan của chính quyền địa phương với báo giới và nhân dân.

- Nâng cao kỹ năng phát ngôn cho người phát ngôn: Hầu hết người phát ngôn của các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương đều chưa được đào tạo kỹ năng tiếp xúc, trả lời báo chí. Điều này khiến họ lúng túng, ngần ngại, thậm chí là né tránh gặp gỡ báo chí vì sợ trả lời sai, gây hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, để tránh các vấn đề nảy sinh trong quá trình phát ngôn, các cơ quan nhà nước cần đào tạo kỹ năng phát ngôn cho những người đại diện của cơ quan mình.

- Chính quyền cần thay đổi tư duy về báo chí: Tính tới thời điểm này, không ít lãnh đạo các cơ quan nhà nước còn mang nặng lối tư duy cũ khi cho rằng: báo chí là công cụ của chính quyền; báo chí có nghĩa vụ minh họa đường lối, giải thích chủ trương chính sách; báo chí cần phối hợp tốt với địa phương theo hướng tăng cường tuyên truyền cái tốt đẹp, tích cực, hạn chế

32

Page 33: bao cao - mec.org.vnmec.org.vn/.../2015/02/09/Final--Bao-chi-chong-tham-nhun…  · Web viewSau gần 5 tháng với hơn 100 cuộc khảo sát, phỏng vấn tại 12 tỉnh, thành

đưa tin tiêu cực, gây mất đoàn kết và làm xói mòn lòng tin của quần chúng vào lãnh đạo… Cần ý thức được rằng báo chí, khi đấu tranh với tiêu cực, thúc đẩy sự minh bạch trong xã hội, mới là cây cầu nối và làm thân thiết hơn quan hệ giữa chính quyền và người dân.

- Đảm bảo môi trường tác nghiệp an toàn cho các nhà báo: Đây là một yêu cầu cấp thiết theo luật định nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho các nhà báo trong quá trình tác nghiệp, đặc biệt là tại những địa phương thuộc dạng “điểm nóng” với nhiều vấn đề xã hội phức tạp, như Lạng Sơn, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An,...

5.3. KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ BÁO VÀ TÒA SOẠN

Đối với bản thân nhà báo, như đã nêu trên, việc thiếu kỹ năng điều tra báo chí và kiến thức về lĩnh vực điều tra là vấn đề chính gây cản trở quá trình điều tra chống tham nhũng của các nhà báo ở địa phương. Bởi thế, nhóm nghiên cứu đưa ra các khuyến nghị như sau đối với các nhà báo và tòa soạn:

- Nâng cao kỹ năng, kiến thức: Để thực hiện điều này, các nhà báo, tòa soạn báo cần tăng cường đào tạo, tự đào tạo, và chia sẻ với nhau kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp. Việc tổ chức (đối với tòa soạn) và tham gia (đối với nhà báo) các cuộc hội thảo, các khóa tập huấn liên quan tới báo chí như khóa đào đạo kỹ năng phóng viên điều tra, hội thảo về các nội dung chuyên môn như trách nhiệm của báo chí, vai trò của báo chí đối với nguồn lực đất đai (qua vụ Tiên Lãng), báo chí điều tra nhìn từ vụ việc của phóng viên Hoàng Khương.. hay các diễn đàn nghề nghiệp như Diễn đàn Nhà báo trẻ, Diễn đàn Báo chí Việt Nam… là cần thiết.

- Tổ chức đào tạo theo phương pháp hiện đại: Việc đào tạo kỹ năng cho các nhà báo, đặc biệt là những nhà báo tác nghiệp trực tiếp cần tránh sa đà vào lý thuyết như tình trạng đang diễn ra phổ biến tại gần như tất cả các trường Đại học, Học viện đào tạo báo chí, mà cần tập trung vào thực tiễn của ngành báo chí tại Việt Nam. Các khóa đào tạo nên được tổ chức theo ê-kíp làm việc để nâng cao tính tương tác và tính hiệu quả bằng các hình thức như sau:

Phối hợp tổ chức đào tạo cho ê-kíp phóng viên của nhiều báo, như ê-kíp phóng viên xã hội, hay ê-kíp phóng viên kinh tế, nội chính hoặc nhóm phóng viên thường trú.

Đào tạo một ê-kíp của một tòa soạn chuyên tổ chức điều tra và đưa tin về tham nhũng, gồm phóng viên – biên tập viên – tổng thư ký tòa soạn (hoặc phó tổng biên tập).

- Tổ chức đào tạo chuyên sâu: Tổ chức ngay các lớp đào tạo viết về tham nhũng trong đất đai, quy hoạch đô thị, tài chính…

5.4. KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC ĐỐI TÁC PHÁT TRIỂN

Nhóm nghiên cứu cho rằng các đối tác phát triển cần đẩy mạnh các hoạt động nhằm thúc đẩy hoạt động hiệu quả của báo chí chống tham nhũng tại Việt Nam thông qua các hành động cụ thể như:

- Tăng cường giám sát các cam kết quốc gia của Chính phủ Việt Nam về minh bạch thông tin, chống tham nhũng.

- Hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu, đào tạo báo chí, đặc biệt là báo chí chống tham nhũng, vận động chính sách, thực hiện các báo cáo đánh giá định kỳ về mức độ cải thiện tình hình;

33

Page 34: bao cao - mec.org.vnmec.org.vn/.../2015/02/09/Final--Bao-chi-chong-tham-nhun…  · Web viewSau gần 5 tháng với hơn 100 cuộc khảo sát, phỏng vấn tại 12 tỉnh, thành

- Khuyến khích những sáng kiến chống tham nhũng trong xã hội, nhất là ở khối dân sự bằng việc hỗ trợ các dự án, các mạng lưới xã hội dân sự (đặc biệt là của giới truyền thông báo chí) thông qua tài trợ trực tiếp cho các nghiên cứu, cung cấp chuyên gia, kiến thức, kinh nghiệm….

34

Page 35: bao cao - mec.org.vnmec.org.vn/.../2015/02/09/Final--Bao-chi-chong-tham-nhun…  · Web viewSau gần 5 tháng với hơn 100 cuộc khảo sát, phỏng vấn tại 12 tỉnh, thành

PHẦN VI - PHỤ LỤC6.1. BÁO CHÍ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG Ở MIỀN BẮC

Miền Bắc là nơi đóng trú ở của nhiều tòa báo trung ương và địa phương. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu khảo sát cho thấy, do nhiều nguyên nhân, tính chủ động và sự quan tâm đến việc tổ chức các tin bài liên quan đến tham nhũng của báo chí miền Bắc chỉ ở mức trung bình. Mặc dù vậy, mức độ tham nhũng và sự can thiệp của các nhóm lợi ích vào tác nghiệp báo chí cũng rất cao mà muốn thành công các nhà báo ở địa phương phải biết cách dựa vào nhau, tranh thủ các yếu tố thuận lợi để hoạt động.

6.1.1. Hiệu quả hạn chế do sự can thiệp từ bên ngoài cao

Lãnh đạo một tờ báo chuyên mảng pháp luật và xã hội có trụ sở tại Hà Nội, khẳng định: “Chính quyền thành phố rất quan tâm tới vấn đề chống tham nhũng của báo chí. Bằng chứng là Ban chỉ đạo PCTN thường xuyên đề cao vai trò tuyên truyền và đưa tin về PCTN của báo chí. Kết quả của việc vận động tuyên truyền này là hầu như báo nào cũng có chuyên mục về PCTN”. Mặc dù vậy, khi được hỏi về hiệu quả của các chuyên mục đó, thì ông chỉ đánh giá ở mức độ trung bình, nghĩa là “có tích cực tham gia nhưng mà hiệu quả thì chưa được cao”.

“Thời điểm trước vụ PMU18, có nhiều bài viết chống tiêu

cực ở cấp cao nhưng sau đó bị chững lại. Nguyên nhân là vì việc các nhà báo sử dụng tài liệu do cơ quan điều tra cung cấp còn chưa được

chấp nhận, nhà báo bị yêu cầu phải khẳng định lại cái tin của mình. Mà điều này thì rất khó.

” Lãnh đạo một tờ báo chuyên mảng pháp luật và xã hội tại Hà Nội

Như vậy, có thể thấy rằng sự e dè của giới nhà báo bắt nguồn từ hệ thống pháp lý thiếu cơ chế bảo vệ, sự thiếu hợp tác của cơ quan chức năng cũng như sự can thiệp của các nhóm lợi ích khiến môi trường báo chí điều tra chống tham nhũng ở Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung có phần thiếu “lửa” so với thời điểm cách đây 4 năm, trước khi vụ PMU18 diễn ra. Thậm chí, một số nhà báo, phóng viên tham gia khảo sát còn cho rằng, việc ở gần TƯ có thể khiến họ gặp nhiều rào cản “mềm” hơn trong quá trình phanh phui các vụ việc tình nghi có liên quan đến tham nhũng. Lý do mà phần lớn các nhà báo đưa ra là ở trung ương có quá nhiều quan chức hoặc những người có mối quan hệ với quan chức các cấp, bộ ngành. Bởi vậy, khi các đối tượng tình nghi, có liên quan đến tham nhũng nhận thấy dấu hiệu báo chí đang bắt đầu vào cuộc điều tra các sai phạm của mình thì sẽ nhanh chóng vận dụng các mối quan hệ để ép báo chí dừng tác nghiệp hoặc chỉ đưa tin theo hướng có lợi cho mình. Việc các nhà báo nhận được chỉ thị dừng loạt bài điều tra từ “cấp trên” diễn ra khá phổ biến.

Cũng cần nói thêm rằng, trong một số trường hợp nhất định, có những nhà báo đã chủ động dừng loạt bài điều tra về tham nhũng khi nhận ra đối tượng tình nghi tham nhũng có liên hệ mật thiết với những người có quyền lực, địa vị trong xã hội, trước khi nhận được “đề nghị” từ nhóm người này.

35

Page 36: bao cao - mec.org.vnmec.org.vn/.../2015/02/09/Final--Bao-chi-chong-tham-nhun…  · Web viewSau gần 5 tháng với hơn 100 cuộc khảo sát, phỏng vấn tại 12 tỉnh, thành

Mặc dù vậy, đôi khi việc các đối tượng tình nghi gây sức ép quá lớn lại phản tác dụng. Tức là, thay vì khiến cho báo chí chùn tay thì lại thúc đẩy họ vào cuộc nhanh hơn và quyết liệt hơn.

Một lãnh đạo của văn phòng đại diện tại Hà Nội của báo Tuổi Trẻ, cho biết: “Cách đây vài năm, khi báo Tuổi Trẻ bắt đầu thực hiện loạt bài về một nữ đối tượng bị nghi ngờ có hành vi liên quan đến tham nhũng đất đai, bà ta đã nhờ tới 3–4 vị quan chức đến tận văn phòng tôi để nhờ vả, đề nghị báo Tuổi Trẻ dừng điều tra vụ việc. Tuy nhiên, chính hành động này đã khẳng định mối nghi ngờ của chúng tôi là đúng đắn. Sau đó, thay vì dừng loạt bài, chúng tôi đã tổ chức triển khai việc điều tra khẩn trương hơn rất nhiều và đã làm rõ những sai phạm của bà ta.”

Tuy nhiên, trên thực tế, những trường hợp mà áp lực từ các mối quan hệ mang lại tác động tích cực như trên là không nhiều.

6.1.2. Bài học Tiên Lãng - Tác nghiệp một cách linh hoạt để thành công

Thông qua kết quả khảo sát, nghiên cứu tại 4 tỉnh miền Bắc là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và Lào Cai, nhóm nghiên cứu nhận thấy khó khăn lớn nhất mà các nhà báo đưa tin chống tham nhũng ở các tỉnh thành này phải đối mặt là sự cản trở từ chính các lãnh đạo cơ quan chính quyền địa phương, đặc biệt là tại Hải Phòng.

“Hải Phòng là một cái bongke trong việc bưng bít thông tin

đối với cánh nhà báo.

” Một phóng viên báo Thanh Niên, thường trú Hải Phòng & một cựu phóng viên báo SGGP, thường trú tại Hà Nội

Để “né” sự cản trở, nhằm tiếp cận, thu thập, xác minh tính chính xác của thông tin để có thể công khai những vụ việc liên quan đến tham nhũng trên mặt báo, các nhà báo, phóng viên tại đây đã phải vận dụng nhiều phương pháp như sử dụng những mối quan hệ cá nhân, nhờ sự can thiệp của một cơ quan có thẩm quyền cao hơn đối với cơ quan mình cần tiếp xúc, xin ý kiến chuyên gia… Đáng lưu ý là những nhà báo điều tra chống tham nhũng tại Hải Phòng còn sử dụng một phương án tác nghiệp đặc biệt, đi ngược với xu hướng độc quyền thông tin của báo chí trong và ngoài nước là “tác nghiệp đồng đội, chia sẻ thông tin với đồng nghiệp báo bạn” để vượt qua rào cản né tránh cung cấp thông tin của các cơ quan chính quyền địa phương. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng nhất làm nên sự thành công của báo chí trong cuộc đấu tranh đòi sự thật cho ông Đoàn Văn Vươn, chủ đầm tôm bị chính quyền Tiên Lãng, Hải Phòng cưỡng chế trái phép hồi đầu năm 2012 và hiện vẫn đang bị tạm giam vì nổ súng khiến 6 cán bộ công an tham gia cưỡng chế bị thương.

Phóng viên báo Thanh Niên cho biết, vụ việc này “nếu không có đồng nghiệp thì chắc là không thể làm được” bởi “áp lực tinh thần rất lớn”, “có những hôm chúng tôi làm việc ở biển đến 22, 23 giờ, có buổi làm việc từ nửa đêm, về đến nhà là gần sáng”. Chị đánh giá sự hợp tác của đồng đội ở các báo khác là một yếu tố thuận lợi rất lớn vì “ngoài mặt nghiệp vụ, hỗ trợ lẫn nhau còn là sự động viên tinh thần quan trọng”. Còn phóng viên báo Pháp luật TP.HCM đánh giá việc “tác chiến đồng đội” phát huy hiệu quả cao “nhất là khi đến cơ quan công quyền. Nếu phóng viên đi một mình thì sẽ bị các lãnh đạo lảng tránh trả lời nhưng đi đông thì chính quyền sẽ buộc phải cung cấp thông tin”.

36

Page 37: bao cao - mec.org.vnmec.org.vn/.../2015/02/09/Final--Bao-chi-chong-tham-nhun…  · Web viewSau gần 5 tháng với hơn 100 cuộc khảo sát, phỏng vấn tại 12 tỉnh, thành

Vụ Tiên Lãng cũng là vụ việc mà giới báo chí tại Hải Phòng nói riêng và cả nước nói chung gặp sự cản trở lớn chưa từng có từ phía chính quyền địa phương, theo nhận định của nhà báo báo Thanh Niên: “Sau vụ Tiên Lãng, tôi gần như mất hết những mối quan hệ thiết lập được với các cơ sở ở đây (Đảng ủy, UBND, Công An thành phố), và không biết đến bao giờ mới xây dựng lại được”. Tuy nhiên, 1.200 bài báo đăng ở hầu khắp các tờ báo lớn nhỏ trong cả nước, sự vào cuộc chỉ đạo của người đứng đầu Chính phủ, kết luận xử lý vụ việc của Thủ tướng là minh chứng rõ ràng nhất cho sự thành công của những nhà báo, phóng viên đã dành nhiều công sức, trí lực để theo đuổi vụ việc nhằm giành lại công lý cho một gia đình nông dân ở miền quê Tiên Lãng, Hải Phòng.

6.2. BÁO CHÍ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG Ở MIỀN TRUNG

So với miền Bắc và miền Nam – nơi có hai đô thị hàng đầu, trung tâm kinh tế-văn hóa-xã hội, đầu tàu phát triển của đất nước là Hà Nội và TP.HCM – miền Trung kém hơn về điều kiện phát triển, thị trường nhỏ hơn cả về hàng hóa vật chất lẫn sản phẩm tinh thần như báo chí.

Tuy nhiên chính vì thế, theo đánh giá của nhóm nghiên cứu, miền Trung lại là nơi mà mô hình báo chí địa phương có nhiều điểm khác biệt. Đó là sự gần gũi và hiểu thấu độc giả, là quy mô vừa đủ về diện tích địa bàn báo bao phủ, là sự quan tâm của độc giả đối với các vấn đề thiết thân, trong phạm vi địa phương của họ, trong đó có vấn đề tham nhũng, là sự tương tác chặt chẽ giữa báo chí và chính quyền…

Một lãnh đạo của báo Gia Lai, một tờ báo được đánh giá cao ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên, cho biết: “Mỗi khi báo Gia Lai đưa một vấn đề tiêu cực ra ánh sáng thì ngay lập tức đồng chí Chủ tịch tỉnh chỉ đạo văn phòng có công văn gửi cho nơi đó hỏi cụ thể vấn đề báo nêu, chúng tôi đăng công khai công văn đó trên báo in. Báo Gia Lai không né tránh việc đưa thông tin về các vụ việc tiêu cực, tất nhiên không phải bất cứ điều gì cũng đưa lên mặt báo. Và báo Gia Lai trở thành một trợ thủ đắc lực của tỉnh trong việc chống tiêu cực tham nhũng trên tinh thần xây dựng”.

Điểm chung trong mô hình của các báo địa phương chống tham nhũng ở miền Trung là: quy mô vừa và nhỏ (chưa đến hai chục cán bộ công nhân viên có biên chế chính thức), vận hành linh hoạt, sử dụng triệt để lực lượng cộng tác viên. Với bộ máy đó, các báo vận hành linh hoạt, huy động một đội ngũ lớn “chân rết” là các cộng tác viên tại địa phương và ở các báo lớn. Trong số đó, nổi bật lên một điển hình là báo Lao động Nghệ An, một tờ báo nhỏ nhưng có sức chiến đấu chống tham nhũng vô cùng mạnh mẽ.

Lao động Nghệ An - “tờ báo nhỏ, chỗ đứng lớn trong lòng bạn đọc”

Không kể các báo trung ương mà chỉ so với các báo địa phương khác tại Nghệ An thì báo Lao động Nghệ An vẫn là tờ báo “sinh sau đẻ muộn” và gặp nhiều khó khăn hơn về mặt tài chính. Trong thời gian đầu, khi mới thành lập (năm 2000), Lao động Nghệ An gặp rất nhiều khó khăn về nguồn tin, bài vở, đặc biệt là không tạo được sự khác biệt so với hai “đàn anh” đi trước: tin tức không nhanh bằng báo Nghệ An, mảng tin liên quan đến vụ án, tòa án… thì càng đuối hơn Công an Nghệ An. Về sau, tờ báo đã dần dần tìm ra một hướng đi khác để không trùng với hai tờ báo đi trước: Con đường điều tra, đấu tranh chống tiêu cực.

Lãnh đạo báo Lao động Nghệ An cho biết: “Chúng tôi xác định không bám theo các vụ án, chúng tôi chỉ tìm hiểu và điều tra những vấn đề liên quan đến đời sống người lao động, liên quan đến

37

Page 38: bao cao - mec.org.vnmec.org.vn/.../2015/02/09/Final--Bao-chi-chong-tham-nhun…  · Web viewSau gần 5 tháng với hơn 100 cuộc khảo sát, phỏng vấn tại 12 tỉnh, thành

tiêu cực xảy ra tại các cơ quan, công sở, liên quan đến quan chức. Giai đoạn phát triển mạnh nhất của báo Lao động Nghệ An là các năm 2005-2007, đó là thời gian báo chúng tôi đạt đỉnh cao nhất, điều tra chống tiêu cực tốt nhất và đã xây dựng được hệ thống cộng tác viên là các nhà báo, phóng viên của các báo trung ương thường trú trên địa bàn. Đây là điều mà các báo khác không thể có được, và quan trọng nhất là báo chúng tôi dám đăng và dám chịu trách nhiệm về các thông tin mà chúng tôi đăng tải. Một khi đã có sự tin cậy lẫn nhau rồi thì cộng tác viên đưa bài đến cho chúng tôi, nguồn bài vở và nguồn thông tin cung cấp ngày càng nhiều”.

Bà dẫn chứng, vào năm 2006, Lao động Nghệ An đăng tải một loạt bài về chống tham nhũng đất đai trên địa bàn thành phố Vinh, gây tiếng vang lớn. “Hồi đó, rất đông độc giả chờ đợi tờ báo phát hành. Năm 2006, tuần nào báo cũng có bài điều tra chống tham nhũng, tuần nào người ta cũng chờ đợi để xem báo Lao động Nghệ An viết về cái gì, lượng bạn đọc rất đông. Tới năm 2007, khi một ủy viên Thành ủy bị điều chuyển sang vị trí khác do có liên quan đến tham nhũng, thì tờ báo của chúng tôi thực sự có vị trí trong lòng bạn đọc”.

Như nhiều tờ báo địa phương khác, Lao động Nghệ An đi theo mô hình sử dụng cộng tác viên làm lực lượng chính, cung cấp khoảng 80% bài vở trên trang. Đội ngũ cộng tác viên của báo hiện khoảng 50 người, bao gồm các viên chức, nhà giáo, cán bộ, cựu chiến binh, đảng viên hưu trí, và phóng viên của những báo trung ương, báo địa phương khác thường trú tại địa bàn. Đặc biệt, trong hàng ngũ cộng tác viên của báo còn có cả những người nông dân ở các vùng ngoại thành. Một phóng viên thường trú báo Khoa học và Đời sống, cộng tác cho Lao động Nghệ An từ năm 2004 đến nay giải thích lý do gắn bó với tờ báo này: “Báo Lao động Nghệ An là báo có tác động nhanh trên địa bàn thành phố. Sáng sớm báo vừa ra là người viết có thể nhận điện thoại phản hồi thông tin từ quần chúng ngay. Hiệu quả, sức nặng của tờ báo đến dư luận nhanh lắm, mình sớm đăng thì chiều có thể họ (cơ quan, doanh nghiệp có liên quan) đã có văn bản phản hồi ngay”.

Thành phần cơ yếu của báo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm khá nhiều, ví dụ biên tập viên thường kiêm luôn việc của phóng viên và tiếp nhận đơn thư bạn đọc. Về nội dung, do báo ít người nên không có sự phân chia thành từng mảng chính trị - xã hội - kinh tế - pháp luật, các cây viết được tự do lựa chọn đề tài quan tâm, “thấy chỗ nào bất cập là có thể vào cuộc”.

Với đặc điểm – báo địa phương, địa bàn nhỏ, gần dân và sát lãnh đạo – trong quá trình hoạt động, ban biên tập báo Lao động Nghệ An chịu rất nhiều sức ép: từ lãnh đạo địa phương, từ cơ quan chủ quản, đến các mối quan hệ thân quen của chính cán bộ công nhân viên trong tòa soạn. Cùng một lúc, báo phải thực hiện việc điều hòa giữa các bên: vừa đảm bảo đáp ứng nhu cầu của độc giả được cung cấp thông tin minh bạch, vừa không để mất lòng cơ quan chủ quản và chính quyền địa phương, lại vừa không để ảnh hưởng đến nguồn tin, và giữ được “lửa” của phóng viên, cộng tác viên. Không ít lần báo phải làm giải trình với cơ quan chủ quản, cũng không ít lần bị khiếu nại, nhắc nhở, hoặc “nhờ vả”, “bỏ nhỏ” để ngừng bám theo một sự việc nào đó.

Để có thể tồn tại, đứng vững trong lòng độc giả đồng thời điều hòa được mối quan hệ với các bên liên quan, lãnh đạo báo Lao động Nghệ An luôn tuân thủ và yêu cầu nghiêm khắc nhân viên phải nguyên tắc làm việc của tòa soạn là:

38

Page 39: bao cao - mec.org.vnmec.org.vn/.../2015/02/09/Final--Bao-chi-chong-tham-nhun…  · Web viewSau gần 5 tháng với hơn 100 cuộc khảo sát, phỏng vấn tại 12 tỉnh, thành

Luôn dựa trên bằng chứng: Tất cả các bài viết của phóng viên, cộng tác viên đều phải được gửi kèm với bằng chứng (hồ sơ, tài liệu, băng ghi âm, ảnh chụp…), bởi đấy sẽ là cơ sở để tòa soạn đương đầu với các khiếu nại, nếu có.

Thông tin bài viết phải được đảm bảo tuyệt mật trước khi đăng báo. Cẩn trọng đến từng chi tiết, đảm bảo các bài chính xác ở mức cao nhất để không ai có thể

bẻ được. Kiểm tra chặt chẽ hồ sơ tài liệu, từ số công văn đến ngày gửi, ngày nhận, người liên quan…

Đảm bảo bài viết khách quan, nhiều chiều, không chỉ dựa vào thông tin do một bên cung cấp.

Theo sát, đi đến tận cùng sự việc, đặc biệt là khi đã nắm chắc sự thực thì không bao giờ chỉ đạo người viết phải xử lý tin bài “cho nhẹ đi”.

Sử dụng đội ngũ chuyên gia am hiểu về từng lĩnh vực chuyên môn.

Về nguyên tắc “đi đến cùng” và không can thiệp cho bài nhẹ đi, ban biên tập báo thậm chí còn ủng hộ việc phóng viên viết bài có thể hiện chính kiến riêng: “Kết luận phải sắt đá, chính kiến, lập trường phải rõ ràng, báo Lao động Nghệ An không phải hi-fi. Anh là người viết, anh phải biết trong bài đó, nhân vật đúng hay sai. Anh phải nhận định ngay trong bài chứ không phải chỉ nêu mọi chuyện ra như thế thôi”. Quan điểm làm báo này hiện đại hay đã cũ, lỗi thời, thì còn phải thảo luận, nhưng trong bối cảnh báo chí địa phương đáp ứng nhu cầu của độc giả địa phương, đây cũng là một quan điểm đáng ghi nhận.

Nguyên tắc “sử dụng chuyên gia” cũng được áp dụng triệt để. Lao động Nghệ An xây dựng được một đội ngũ chuyên gia (không có lương) khá rộng lớn. Một nhà báo cho biết: “Ví dụ như viết bài về tôn giáo thì phải nhờ người rất am hiểu về tôn giáo đọc lại. Bài về điều tra hình sự, có hai đồng chí chánh, phó văn phòng cơ quan cảnh sát điều tra luôn luôn sẵn sàng đọc giúp. Gần đây, có vụ giáo xứ Con Cuông, các báo khác đưa tin bị phản ứng rầm rầm, nhưng riêng Lao động Nghệ An thì không, bởi vì đã nhờ những người có kiến thức về tôn giáo chỉnh sửa lại bài trước”.

Tuy nhiên, điều cao nhất, nguyên tắc của mọi nguyên tắc, đó là quyết tâm chống tiêu cực của toàn tòa soạn – một cách thống nhất từ lãnh đạo đến phóng viên, cộng tác viên. Đội ngũ cán bộ báo ý thức rõ rằng Lao động Nghệ An có được chỗ đứng trong lòng bạn đọc là với mảng đấu tranh chống tiêu cực, bảo vệ quyền lợi người dân. Kể từ khi được thành lập, các vị Tổng biên tập của tờ báo miền Trung này đều xác định không bao giờ thay đổi quan điểm về tinh thần đấu tranh với tham nhũng.

“Một điều trớ trêu là trong khi Lao động Nghệ An là tờ

báo có uy tín với hoạt động đấu tranh chống tiêu cực, chống tham nhũng, được lòng độc giả, thì thu nhập của cán bộ nhân viên tòa

soạn lại rất thấp: Trung bình khoảng 4 triệu đồng/tháng. Ngay đến tổng biên tập, thu nhập cũng chỉ khoảng 5 triệu đồng/tháng.

”Lãnh đạo báo Lao động Nghệ An

39

Page 40: bao cao - mec.org.vnmec.org.vn/.../2015/02/09/Final--Bao-chi-chong-tham-nhun…  · Web viewSau gần 5 tháng với hơn 100 cuộc khảo sát, phỏng vấn tại 12 tỉnh, thành

Vị nữ tổng biên tập của báo Lao động Nghệ An cho biết: “Có thể hôm nay anh cho tôi 10 triệu đồng chẳng hạn, đề nghị tôi đừng đăng bài nào đó, tôi đồng ý, thì ít hôm sau, liệu anh có nói rằng “bài đấy không đăng là do tôi đưa 10 triệu đồng để im lặng rồi”? Tôi không mua, không bán rẻ cái danh dự của mình, và anh em chúng tôi ở đây, một tập thể như thế này, đặc biệt là những phóng viên chuyên viết điều tra chống tiêu cực, họ cũng hiểu điều đó. Danh dự lớn hơn nhiều so với những cái mà 10 triệu đồng có thể giải quyết được ngay”.

Quyết tâm của người đứng đầu, ý chí thống nhất của toàn tòa soạn, sự gắn bó chặt chẽ giữa nhà báo với nhân dân và cách làm việc chặt chẽ, cẩn trọng đến từng chi tiết, đều là những yếu tố góp phần mang lại hiệu quả chống tiêu cực của báo Lao động Nghệ An, để tạo ra một mô hình báo chí địa phương năng động, được bạn đọc tin yêu.

6.3. BÁO CHÍ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG Ở MIỀN NAM

Trong sự phát triển báo chí Việt Nam hiện tại, báo chí địa phương khu vực phía Nam có bước phát triển nổi bật nhờ sự thông thoáng về tư duy của lãnh đạo cũng như thói quen, sự kỳ vọng và nhu cầu to lớn của công chúng về tính minh bạch. Ở đây có những tờ báo địa phương mà tầm ảnh hưởng vượt mọi khoảng cách địa lý, không chỉ được nhân dân nhiều tỉnh thành khác đón đợi, mà các vấn đề báo chí thành phố này đặt ra còn luôn được trung ương xem xét, chỉ đạo giải quyết. Ngoài ra, lực lượng các phóng viên thường trú của báo trung ương tại địa bàn này cũng góp phần đáng kể cho sự sôi động đó.

Với phạm vi nghiên cứu khu trú tại ba địa phương gồm Bình Thuận, TP.HCM và Cần Thơ, nhóm nghiên cứu thấy rằng nổi bật nhất trong hoạt động báo chí khu vực phía Nam là TP.HCM (tiêu biểu là các tờ Tuổi Trẻ, Pháp Luật TP.HCM, Người Lao Động, SGTT), ngoài ra hoạt động của phóng viên thường trú các báo có trụ sở tại TP.HCM nằm tại Bình Thuận, Cần Thơ cũng rất đáng quan tâm.

6.3.1. Phòng chống tham nhũng tích cực, độ rủi ro cao

Kết quả khảo sát, nghiên cứu cho thấy báo chí miền Nam có những đặc điểm nổi bật như sau:

Thứ nhất, những báo đóng tại TP.HCM luôn coi tham nhũng là một trong những đề tài ưu tiên nhất, xuyên suốt quá trình hoạt động của tờ báo. Theo khảo sát, 28% nhà báo đánh giá sự quan tâm của lãnh đạo báo họ và đồng nghiệp về chủ đề này đạt mức cao nhất; có tới 80% đánh giá thuận lợi cơ bản là “lãnh đạo báo ủng hộ”.

Thứ hai, báo chí không đưa nhiều tin về các trường họp tham nhũng tại chính địa phương mình nhưng lại khởi xướng nhiều vụ điều tra về tham nhũng tại các địa phương khác trong toàn quốc. Trong 7 năm gần đây, báo tại TP.HCM chỉ có một số tin về những vụ tham nhũng đất đai ở quận Gò Vấp, đưa nhận hối lộ ở dự án đại lộ Đông Tây, tham nhũng của cảnh sát giao thông, song hầu hết từ nguồn các cơ quan chức năng (trừ đề tài tham nhũng của cảnh sát giao thông). Ngược lại, các vụ tham nhũng ở các địa bàn khác lại thường xuyên được báo chí TP.HCM khởi xướng, như tham nhũng đất đai tại Hải Phòng, Bình Thuận… Hiện tượng ít phát hiện tham nhũng trên chính địa bàn như thế này có tính tương đồng với báo chí tại 11 địa phương khác, nghĩa là hiểu theo hướng tích cực thì do địa phương phòng ngừa tốt nên tham nhũng không có cơ hội nảy sinh, nhưng hiểu theo hướng tiêu cực thì có nghĩa báo chí các địa phương đều né tránh tiêu cực tại địa bàn, chỉ tích cực chống tham nhũng ở

40

Page 41: bao cao - mec.org.vnmec.org.vn/.../2015/02/09/Final--Bao-chi-chong-tham-nhun…  · Web viewSau gần 5 tháng với hơn 100 cuộc khảo sát, phỏng vấn tại 12 tỉnh, thành

địa phương khác. Nhóm nghiên cứu nghiêng về giả thuyết thứ hai nhưng không đủ bằng chứng để khẳng định điều này.

Thứ ba, chính vì yếu tố tích cực, chủ động trong báo chí điều tra nên tính rủi ro trong hoạt động báo chí ở TP.HCM rất cao. Bắt đầu từ năm 2008 với việc bắt hai phóng viên báo TT, TN do đưa tin vụ PMU 18, sau đó là án kỷ luật với khoảng 20 nhà báo liên quan, và cuối năm 2012 là bản án 4 năm tù cho nhà báo Hoàng Khương (TT), người đã viết bài tố giác hành vi tham nhũng của cảnh sát giao thông. Có đến 72% số nhà báo điều tra được hỏi đánh giá sự can thiệp của các nhóm lợi ích vào quá trình tác nghiệp của báo chí ở mức cao nhất.

Thứ tư, do tầm ảnh hưởng quá cao của báo chí (có đến 72% nhà báo nói thuận lợi của họ là “thúc đẩy được cơ quan chức năng vào cuộc” và 100% nói công tác chống tham nhũng thành công nhờ “tầm ảnh hưởng của cơ quan báo chí”) nên việc nhà báo lạm dụng quyền hạn nhằm trục lợi khi đưa tin tham nhũng cũng là yếu tố đáng chú ý. Trong khi các địa bàn khác chưa ghi nhận được trường hợp nào thì tại TP.HCM báo Tuổi Trẻ có một phóng viên (Hoàng Linh) nhận án tù về hành vi cưỡng đoạt tài sản và gần đây là trường hợp phóng viên thường trú báo Tiền Phong (Phan Hà Bình) nhận án 7 năm tù vì hành vi tương tự. 40% số nhà báo xác nhận “bị mua chuộc” là một trong những cản trở cho họ khi công bố thông tin.

Thứ năm, chính vì sự dũng cảm của báo chí trong đưa tin về tham nhũng (100% nhà báo cho rằng yếu tố “lãnh đạo báo ủng hộ” là thuận lợi cơ bản) mà địa bàn này trong thời gian qua cũng chứng kiến nhiều trường hợp người đứng đầu cơ quan báo chí liên tục bị kỷ luật, thuyên chuyển, dừng công tác vì yếu tố nội dung, như các trường hợp các lãnh đạo báo Lê Hoàng, Huỳnh Sơn Phước, Trương Quang Vĩnh, Bùi Thanh (Tuổi Trẻ), Nguyễn Công Khế, Nguyễn Quốc Phong (Thanh Niên), Đặng Tâm Chánh (SGTT)...

Dưới đây là hai ví dụ điển hình về sự tích cực và thành công của báo chí điều tra phòng chống tham nhũng cũng như những rủi ro đi kèm với nó.

6.2.2. Ví dụ điển hình một tờ báo phòng chống tham nhũng – báo Pháp luật TP.HCM

Tính từ khi Luật PCTN đi vào thực tế (2005) đến nay, báo Pháp luật TP.HCM đã có hàng chục loạt bài điều tra công phu, có kết quả tốt (cụ thể là cơ quan chức năng vào cuộc, kẻ tham nhũng bị xử lý), như vụ tham nhũng đất đai quy mô lớn ở Đồ Sơn (Hải Phòng), vụ quan “ăn” đất ở Bình Phước, vụ mãi lộ trên đường cao tốc TP.HCM, tiêu cực ở các dự án thủy lợi Ninh Thuận, chung chi lấy thẻ ưu tiên (xe hộ đê) và quản lý khoáng sản ở Bình Thuận và gần đây nhất là vụ thu hồi đất ở Tiên Lãng (Hải Phòng).

Kết quả khảo sát, nghiên cứu cho thấy các yếu tố đem lại sự thành công cho báo Pháp luật TP.HCM gồm:

Thứ nhất là sự đồng thuận trong ban lãnh đạo tờ báo, từ vị Tổng biên tập tiền nhiệm Nam Đồng (Nguyễn Minh Lộc) đến Tổng biên tập hiện tại (ông Phạm Phú Tâm) và các phó Tổng biên tập nội dung khác. Việc cá nhân lãnh đạo nhưng tập thể quyết định, với sự phân công, giám sát chặt chẽ đã ngăn ngừa được các sai sót nhưng vẫn đảm bảo cho các tin bài về đề tài PCTN đạt được các mục tiêu: đưa tin tham nhũng kịp thời; đấu tranh với các hành vi tham nhũng cụ thể và góp ý xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật pháp PCTN.

41

Page 42: bao cao - mec.org.vnmec.org.vn/.../2015/02/09/Final--Bao-chi-chong-tham-nhun…  · Web viewSau gần 5 tháng với hơn 100 cuộc khảo sát, phỏng vấn tại 12 tỉnh, thành

Thứ hai là sự trợ giúp hiệu quả của các chuyên gia về pháp luật hình sự, kinh tế, đất đai, tài chính… Báo Pháp luật TP.HCM thường xuyên tổ chức tư vấn, trợ giúp pháp luật cho người dân thông qua hoạt động của chương trình trợ giúp pháp lý và cung cấp văn bản pháp luật miễn phí. Các luật sư, chuyên gia, nhà quản lý tham gia chương trình này gồm những người am hiểu chuyên môn, có trách nhiệm và tâm huyết.

Thứ ba là sự chuyên nghiệp của phóng viên và tinh thần phối hợp tác chiến nhịp nhàng giữa các vùng miền với tòa soạn. Trong các vụ việc lớn, nhạy cảm, phức tạp và nguy hiểm, sự dấn thân và am hiểu cặn kẽ của phóng viên là điều kiện cần, song sự trợ giúp của tòa soạn và các vùng miền mới là điều kiện đủ để đưa lại thành công.

Thứ tư là việc sớm xây dựng các biện pháp nghiệp vụ nhằm chống tham nhũng trong nội bộ cũng như tránh các rủi ro đã có ý nghĩa rất tích cực. Đó là các nguyên tắc điều tra nhập vai, nguyên tắc xử lý thông tin phức tạp, nhạy cảm trên mặt báo, nguyên tắc cải chính và quy trình xử lý khiếu nại… Đây cũng là tờ báo sớm nhất xây dựng Bộ Quy tắc đạo đức nghề nghiệp ở Việt Nam.

Thứ năm là sự tin cậy của bạn đọc trong việc cung cấp thông tin, hỗ trợ kiểm chứng thông tin và định hướng nội dung. Thông qua kênh xử lý đơn thư, bạn đọc đã cung cấp nhiều thông tin về tham nhũng có giá trị, có trường hợp bạn đọc còn tự quay clip cảnh sát giao thông mãi lộ để cung cấp cho báo…

6.3.3. Ví dụ điển hình về rủi ro cho báo chí điều tra chống tham nhũng

Trường hợp nhà báo Hoàng Khương (Tuổi Trẻ) bị xử 4 năm tù về tội đưa hối lộ do tham gia sâu vào quá trình đưa tiền cho cảnh sát giao thông đã đem lại nhiều bài học cho các nhà báo điều tra. Trong khi tòa án cho rằng Hoàng Khương đã thúc đẩy người khác phạm tội với động cơ cá nhân, luật sư biện hộ lại cho rằng Hoàng Khương đã vi phạm pháp luật trong tình thế không còn cách nào khác để tìm ra bằng chứng tham nhũng của cảnh sát giao thông để đăng báo. Trước và sau phiên tòa, báo Tuổi Trẻ vẫn khẳng định Hoàng Khương thực hiện bài viết theo chủ trương được giao, do đó, anh chỉ mắc lỗi nghiệp vụ chứ không có tội và không đáng bị xử lý hình sự. Đáng nói là cùng thời điểm đó, vụ việc cảnh sát giao thông nhận tiền mãi lộ tại Thanh Hóa đã được xét xử với các tình tiết tương tự nhưng những người tố giác như Hoàng Khương đều không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Dư luận báo chí TP.HCM cũng như cả nước đã dấy lên cuộc tranh luận mạnh mẽ: Làm thế nào để có chứng cứ tham nhũng của cảnh sát? Các phóng viên có nên tiếp tục làm theo kiểu điều tra nhập vai của Hoàng Khương để phanh phui tham nhũng hay không? Vào cuối tháng 9-2012, nhóm nghiên cứu đã tổ chức một cuộc tọa đàm bàn tròn về chủ đề “Chứng cứ tham nhũng trong lĩnh vực giao thông vận tải” tại trụ sở Hội Nhà báo TP.HCM với sự tham gia của các phóng viên điều tra báo Tuổi Trẻ, Pháp luật TP.HCM, Thanh Tra, Lao Động, người tố giác (đại diện Hiệp hội Vận tải TP.HCM) và phỏng vấn trực tiếp chuyên gia pháp lý (luật sư Phan Trung Hoài, luật sư bào chữa của nhà báo Hoàng Khương).

Tại cuộc tọa đàm nói trên, vấn đề lớn nhất được đặt ra là lằn ranh pháp lý cũng như cơ chế miễn trừ trách nhiệm cho nhà báo ở Việt Nam hiện vẫn chưa có. Hơn thế sự vận dụng chính sách hình sự lại thiếu đồng nhất giữa trung ương và địa phương, giữa địa phương này (Thanh Hóa) và địa phương khác (TP.HCM). Điều này đã tạo nên những rủi ro đáng kể cho các nhà báo khi điều tra và đưa tin về một lĩnh vực nhạy cảm như tham nhũng.

42

Page 43: bao cao - mec.org.vnmec.org.vn/.../2015/02/09/Final--Bao-chi-chong-tham-nhun…  · Web viewSau gần 5 tháng với hơn 100 cuộc khảo sát, phỏng vấn tại 12 tỉnh, thành

PHẦN VI - CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Magno, L., 2004, “Battling media corruption in the Philippines: Profile interview: Chay Florentin Hofileña”, Center for Journalism, Ateneo de Manila University, Asia Pacific Media Educator, 15, 2004, p221-225.

McKinley, C., 2009, “Media and corruption: How has Vietnam’s print media covered corruption and how can coverage be strengthened?”, UNDP

Nhóm tác giả, 2011, “Báo cáo khảo sát, nghiên cứu các hành vi cản trở báo chí tác nghiệp”, RED Communication.

Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ TT&TT tại hội nghị tổ chức ngày 23/6/2012 ở Đà Nẵng

Thanh tra Chính phủ - Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, 2012, Tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức, NXB Chính trị Quốc gia

9 quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam – Hội Nhà báo Việt Nam ban hành

Luật Báo chí năm 1989, sửa đổi năm 1999

Luật Phòng chống tham nhũng, 2005

43