332
BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM 1 MỤC LỤC CHƯƠNG I: RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH VỀ HÀNH VI THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH 3 PHẦN 1: KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH CÁC HÀNH VI THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH ............................................................................................................................................................................................. 3 PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC THI CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH TẠI VIỆT NAM .............................................................................................................................................. 22 PHẦN 3: KHUYẾN NGHỊ SỬA ĐỔI CÁC QUY ĐỊNH VỀ THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH ................................ 38 CHƯƠNG II: HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG, LẠM DỤNG VỊ TRÍ ĐỘC QUYỀN 46 PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN CỦA VIỆC KIỂM SOÁT ĐỘC QUYỀN ............................................................................ 46 PHẦN 2: SOÁT VIỆC THỰC THI LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM VỀ HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH/ĐỘC QUYỀN ................................................................................................................................................... 63 PHẦN 3: KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM VỀ KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH/ĐỘC QUYỀN ......................................................................................... 82 CHƯƠNG III: TẬP TRUNG KINH TẾ 89 PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH QUY ĐỊNH VỀ KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ ................................... 89 PHẦN 2: QUY ĐỊNH THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG TẬP TRUNG KINH TẾ VIỆT NAM .............................................. 120 PHẦN 3: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ.................................................................................................................................................. 142 CHƯƠNG IV: RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH 151 PHẦN 1: HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH VIỆT NAM .............................................................................. 151 PHẦN 2. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ .................................................................................................................................................... 184 PHẦN 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TẠI VIỆT NAM ............. 210 CHƯƠNG V: MÔ HÌNH CÁC CƠ QUAN CẠNH TRANH 224 PHẦN 1: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ XÂY DỰNG QUAN CẠNH TRANH .................................................................... 224 PHẦN 2: THỰC TRANG QUAN QUẢN CẠNH TRANH TẠI VIỆT NAM ................................................................... 230 PHẦN 3. ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................................................................. 242

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

  • Upload
    lyhuong

  • View
    241

  • Download
    5

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

1

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH VỀ HÀNH VI THỎA THUẬN HẠN CHẾ

CẠNH TRANH 3

PHẦN 1: KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH CÁC HÀNH VI THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH

TRANH ............................................................................................................................................................................................. 3

PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC THI CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ THỎA THUẬN HẠN CHẾ

CẠNH TRANH TẠI VIỆT NAM .............................................................................................................................................. 22

PHẦN 3: KHUYẾN NGHỊ SỬA ĐỔI CÁC QUY ĐỊNH VỀ THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH ................................ 38

CHƯƠNG II: HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG, LẠM DỤNG

VỊ TRÍ ĐỘC QUYỀN 46

PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA VIỆC KIỂM SOÁT ĐỘC QUYỀN ............................................................................ 46

PHẦN 2: RÀ SOÁT VIỆC THỰC THI LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM VỀ HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ

THỐNG LĨNH/ĐỘC QUYỀN ................................................................................................................................................... 63

PHẦN 3: KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM VỀ KIỂM SOÁT

HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH/ĐỘC QUYỀN ......................................................................................... 82

CHƯƠNG III: TẬP TRUNG KINH TẾ 89

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH VÀ QUY ĐỊNH VỀ KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ ................................... 89

PHẦN 2: QUY ĐỊNH VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG TẬP TRUNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM .............................................. 120

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................................................................................. 142

CHƯƠNG IV: RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH 151

PHẦN 1: HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH Ở VIỆT NAM .............................................................................. 151

PHẦN 2. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ .................................................................................................................................................... 184

PHẦN 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TẠI VIỆT NAM ............. 210

CHƯƠNG V: MÔ HÌNH CÁC CƠ QUAN CẠNH TRANH 224

PHẦN 1: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ XÂY DỰNG CƠ QUAN CẠNH TRANH .................................................................... 224

PHẦN 2: THỰC TRANG CƠ QUAN QUẢN LÝ CẠNH TRANH TẠI VIỆT NAM ................................................................... 230

PHẦN 3. ĐỀ XUẤT VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................................................................. 242

Page 2: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

2

PHỤ LỤC: MÔ HÌNH CƠ QUAN CẠNH TRANH MỘT SỐ NƯỚC 252

I. ỦY BAN THƯƠNG MẠI LÀNH MẠNH NHẬT BẢN ................................................................................................................................... 252

II. ỦY BAN THƯƠNG MẠI LIÊN BANG HOA KỲ VÀ CỤC CHỐNG ĐỘC QUYỀN CỦA BỘ TƯ PHÁP ....................................................... 267

III.ỦY BAN THƯƠNG MẠI LÀNH MẠNH ĐÀI LOAN .................................................................................................................................. 277

IV. ỦY BAN CẠNH TRANH VÀ NGƯỜI TIÊU DÙNG ÚC ............................................................................................................................. 291

V. CỤC CẠNH TRANH CANADA ................................................................................................................................................................... 298

VI. CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH PHÁP ...................................................................................................................................................... 307

VII. ỦY BAN CẠNH TRANH LIÊN BANG THỤY SỸ .................................................................................................................................... 316

VIII. ỦY BAN CẠNH TRANH SINGAPORE ................................................................................................................................................... 325

Page 3: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

3

CHƢƠNG I:

RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH VỀ

HÀNH VI THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH

PHẦN 1: KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH CÁC HÀNH VI

THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH

1. Khái quát chung về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Quá trình cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải nỗ lực để đạt được lợi thế hơn

so với các đối thủ. Tuy nhiên, khi phải đối mặt với cạnh tranh, không ít các doanh

nghiệp đã nhìn nhận cạnh tranh như một mối hiểm họa đối với khả năng thu lợi nhuận

cũng như sự tồn vong của doanh nghiệp. Vì vậy, thay vì nỗ lực điều chỉnh, nâng cao

năng lực cạnh tranh để tồn tại và phát triển trong bối cảnh mới, các doanh nghiệp này

đã chọn một con đường dễ dàng hơn là dàn xếp, thỏa thuận với các đối thủ cạnh tranh

trên thị trường về giá cả, sản xuất, thị trường, khách hàng… nhằm duy trì thị phần và

lợi nhuận kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận.

Hậu quả tất yếu của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là sự độc quyền hóa thị trường,

theo đó các vấn đề quan trọng của thị trường như giá cả, sản lượng, khách hàng…

không còn tuân thủ theo quy luật thị trường mà bị khống chế bởi một nhóm các doanh

nghiệp tham gia thỏa thuận. Từ việc khống chế thị trường, hành vi thỏa thuận hạn chế

cạnh tranh, vì vậy, thường mang tính chất ―trục lợi‖ (exploitative) hoặc ―ngăn cản, loại

bỏ‖ (exclusionary) cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh như Adam Smith đã phát

hiện thấy trong cuốn Sự thịnh vượng của các quốc gia xuất bản năm 1776:

―… những người trong cùng một nghề thường hiếm khi gặp nhau, thậm chí để vui vẻ

và giải trí, nhưng nếu có thì các cuộc nói chuyện giữa họ thường kết thúc với âm mưu

chống lại công chúng, hoặc một số thủ đoạn để tăng giá.‖

Mặc dù vậy, không phải tất cả các thỏa thuận giữa các doanh nghiệp đều nhất

thiết nhằm mục đích hoặc có tác động làm phương hại cạnh tranh. Trong một số quốc

gia, luật cạnh tranh có quy định miễn trừ cho một số thỏa thuận hợp tác giữa các doanh

nghiệp nếu các thỏa thuận đó có tác dụng làm tăng hiệu quả kinh tế, năng động hóa thị

trường. Ví dụ, nhiều quốc gia cho phép các doanh nghiệp hợp tác trong lĩnh vực nghiên

Page 4: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

4

cứu, phát triển sản phẩm (R&D), nghiên cứu, phát triển các tiêu chuẩn thống nhất cho

sản phẩm… để kích thích lợi thế kinh tế qui mô, thúc đẩy các tiến bộ kỹ thuật, công

nghệ... mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và toàn bộ nền kinh tế.

Từ các đánh giá, nhìn nhận về tác động tiêu cực của các hành vi thỏa thuận hạn

chế cạnh tranh, pháp luật cạnh tranh của hầu khắp các nước trên thế giới đều có quy

định điều chỉnh các hành vi thỏa thuận và đều coi pháp luật điều chỉnh hành vi thỏa

thuận hạn chế cạnh tranh là một trong ba cột trụ quan trọng của Luật Cạnh tranh. Tuy

nhiên, như đã đề cập trên đây, do không phải bất kỳ thỏa thuận nào giữa các doanh

nghiệp cũng mang ý nghĩa tiêu cực nên việc phân định rõ các dạng thức thỏa thuận,

đánh giá được bản chất, tác động của các hành vi thỏa thuận có ý nghĩa vô cùng quan

trọng đối với việc xây dựng và thực thi pháp luật cạnh tranh ở các quốc gia.

1.1. Khái niệm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Mặc dù không có một khái niệm chung, thống nhất giữa các quốc gia về ―thỏa

thuận hạn chế cạnh tranh‖, tuy nhiên, từ thực tiễn thực thi pháp luật, có thể thấy cách

hiểu, cách tiếp cận đối với ―thỏa thuận hạn chế cạnh tranh‖ ở các quốc gia có nhiều

điểm tương đối đồng nhất.

Ở Châu Âu, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được quy định tại Điều 101 (Điều 81

cũ) của Hiệp ước thành lập liên minh Châu Âu như sau:

"Mọi thoả thuận giữa các doanh nghiệp, quyết định của hiệp hội các doanh

nghiệp và mọi hành vi liên kết khác có thể ảnh hưởng đến thương mại giữa các nước

thành viên và có mục đích hoặc hệ quả ngăn cản, hạn chế hoặc làm sai lệch quy luật

cạnh tranh trên thị trường của liên minh, đều bị coi là đi ngược lại với mục đích thành

lập thị trường chung và bị cấm”.

Tại Nhật Bản, khoản 6, Điều 2, Luật Chống độc quyền quy định:

“Hạn chế thương mại bất hợp lý là các hoạt động kinh doanh mà thông qua đó

bất kỳ doanh nghiệp nào bằng hợp đồng, thỏa thuận hay bất kỳ các hoạt động thông

đồng khác, không phụ thuộc tên gọi, cùng hạn chế hay tiến hành các hoạt động kinh

doanh của họ theo cách thức cố định giá, duy trì giá hay tăng giá, hoặc để giới hạn

sản xuất, công nghệ, sản phẩm, cơ sở sản xuất hay khách hàng hoặc giao dịch của các

đối tác, gây ra hạn chế đáng kể đối với cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại, đi ngược

lại lợi ích chung”.

Tại Việt Nam, Luật Cạnh tranh hiện hành thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được liệt

vào nhóm các hành vi hạn chế cạnh tranh, theo đó là các hành vi của doanh nghiệp làm

Page 5: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

5

giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường. Khác với pháp luật cạnh tranh của

Châu Âu và Nhật Bản, Luật Cạnh tranh của Việt Nam không đưa ra khái niệm về thỏa

thuận hạn chế cạnh tranh mà quy định cụ thể về 8 dạng thức (hành vi) thoả thuận, bao

gồm các thỏa thuận như thỏa thuận ấn định giá, phân chia thị trường, tiết chế sản

lượng… quy định tại Điều 8, Luật Cạnh tranh.

Như vậy, pháp luật cạnh tranh của Việt Nam cũng như của các quốc gia nêu trên

đều không phân biệt hình thức thỏa thuận (công khai hay ngầm) và đều nhắm vào mục

đích/hệ quả hạn chế cạnh tranh của thỏa thuận. Tuy nhiên, từ các cách tiếp cận điều

chỉnh hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, có thể thấy rằng pháp luật cạnh tranh Việt

Nam hiện hành sử dụng cách tiếp cận đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh hẹp hơn so

với tiếp cận của Châu Âu và Nhật Bản, chí ít trên 2 phương diện:

Ở Việt Nam, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh chỉ bao hàm thỏa thuận giữa các

doanh nghiệp, không bao hàm các quyết định của Hiệp hội doanh nghiệp hay các hành

vi liên kết khác như ở Châu Âu và Nhật Bản. Chính bởi cách tiếp cận này, Luật Cạnh

tranh của Việt Nam đã không xem xét vai trò của các hiệp hội trong các vụ việc liên

quan đến hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

Xuất phát từ cách tiếp cận liệt kê hành vi, ở Việt Nam, ngoài 8 dạng thỏa

thuận được luật hóa tại Điều 8 của Luật, các hạn chế thương mại bất hợp lý khác hay

các hành vi liên kết, thông đồng khác mặc dù có mục đích hoặc hệ quả ngăn cản, hạn

chế hoặc làm sai lệch quy luật cạnh tranh trên thị trường nhưng nếu không thuộc 8

dạng thỏa thuận được liệt kê sẽ không bị coi là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và không

bị xem xét.

Trong các phần sau, báo cáo sẽ phân tích kỹ lưỡng hơn các điểm tương đồng, dị

biệt trong cách tiếp cận điều chỉnh hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của pháp luật

cạnh tranh Việt Nam và của một số nước khác, đánh giá các ưu, nhược điểm để từ đó

có các khuyến nghị phù hợp.

1.2. Các loại hình thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể được phân loại và nhận dạng

theo nhiều tiêu chí khác nhau. Hình dưới đây trình bày cách phân loại thỏa thuận hạn

chế cạnh tranh theo mối quan hệ giữa các chủ thể tham gia thỏa thuận và theo mức độ

vi phạm nguyên tắc cạnh tranh.

Page 6: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

6

Thỏa thuận HCCT

Thỏa thuận ngang Thỏa thuận dọc

Thỏa thuận ngang

nghiêm trọng

Thỏa thuận ngang

ít nghiêm trọng

Ấn định giá

Hạn chế sản lượng

Thông đồng đấu thầu

Phân chia thị trường

Ấn định giá bán lại

Các loại thỏa thuận dọc khác

Hợp đồng giao dịch độc quyền

Bán kèm

Phân loại thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

1.2.1. Căn cứ mối quan hệ giữa các doanh nghiệp tham gia thoả thuận

Căn cứ theo mối quan hệ giữa các chủ thể (doanh nghiệp) tham gia thỏa thuận, có

thể phân loại thành thỏa thuận theo chiều ngang và thỏa thuận theo chiều dọc. Việc

phân loại này có một ý nghĩa quan trọng trong cách tiếp cận điều chỉnh hành vi thỏa

thuận hạn chế cạnh tranh, bởi vì thỏa thuận ngang luôn được đánh giá là có tác động

nguy hại hơn so với thỏa thuận theo chiều dọc, do phạm vi ảnh hưởng trên cùng một

thị trường của thỏa thuận ngang lớn hơn thỏa thuận dọc. Do vậy, phân biệt rõ ràng giữa

thỏa thuận ngang và thỏa thuận dọc sẽ giúp ích cho việc định hướng cách thức điều

chỉnh hành vi thỏa thuận, mức độ can thiệp của cơ quan cạnh tranh đối với vụ việc.

a. Thỏa thuận theo chiều ngang

Thỏa thuận theo chiều ngang (các-ten) là thỏa thuận giữa các chủ thể kinh

doanh trong cùng ngành hàng và cùng khâu của quá trình kinh doanh (ví dụ: thỏa thuận

giữa các nhà sản xuất, những người bán buôn với nhau, giữa những người bán lẻ với

nhau).

Về chủ thể, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều ngang diễn ra giữa các

doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh với nhau.

Về hình thức, thỏa thuận là sự thống nhất cùng hành động giữa các doanh nghiệp,

có thể công khai hoặc ngầm.

Page 7: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

7

Về nội dung, các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều ngang thường tập trung

vào các yếu tố cơ bản của quan hệ thị trường mà các doanh nghiệp đang cạnh tranh như

giá, thị trường, trình độ kỹ thuật, công nghệ, điều kiện ký kết hợp đồng và nội dung hợp

đồng.

Khi những nội dung của thỏa thuận được hình thành và thực hiện, thì các yếu tố

nói trên sẽ trở thành tiêu chuẩn thống nhất, không có cạnh tranh trên thị trường giữa

những doanh nghiệp tham gia thỏa thuận.

Căn cứ vào mức độ vi phạm các nguyên tắc cạnh tranh, xem xét trên phương diện

các tác động mà thỏa thuận theo chiều ngang mang đến đối với thị trường, người tiêu

dùng, nền kinh tế và xã hội nói chung, mà người ta chia thỏa thuận theo chiều ngang

thành hai nhóm:

Thoả thuận ngang nghiêm trọng (hardcore cartel) và

Các loại thoả thuận ngang ít nghiêm trọng (non-hardcore cartel).

a.1. Thỏa thuận ngang nghiêm trọng (hardcore cartel)

Theo Khuyến nghị về các hoạt động hiệu quả chống hardcore cartel của OECD

(1998), “hardcore cartel là một thỏa thuận hay thống nhất ý chí cùng hành động giữa

các đối thủ cạnh tranh nhằm ấn định giá, gian lận thầu (thông đồng đấu thầu), hạn chế

sản lượng hoặc hạn ngạch, phân chia thị trường theo nhóm khách hàng, nguồn cung

ứng, khu vực địa lý hay các kênh thương mại.”

Trên thực tế, hardcore cartel được đề cập đến trong nhiều hệ thống luật như là

một dạng hành vi hạn chế cạnh tranh một cách nghiêm trọng, và vì vậy là các vi phạm

―mặc nhiên‖ (per se illegal). Điều đó có nghĩa là các cơ quan cạnh tranh không cần

phải chứng minh về tác động hạn chế cạnh tranh do hành vi gây ra, mà mặc nhiên xác

định đó là một vi phạm. Thông thường, hardcore cartel bao hàm 4 loại hành vi điển

hình: thỏa thuận/thông đồng/cấu kết ấn định giá, hạn chế sản lượng, phân chia thị

trường, và thông đồng đấu thầu.

Thỏa thuận ấn định giá là một thỏa thuận bất kỳ giữa các đối thủ cạnh tranh

nhằm tăng, giảm, ấn định hoặc duy trì giá sản phẩm, dịch vụ trên thị trường. Về bản chất,

thỏa thuận ấn định giá là thỏa thuận nhằm loại bỏ, triệt tiêu hoặc hạn chế cạnh tranh về giá

cả giữa các doanh nghiệp. Thỏa thuận ấn định giá có thể bao gồm các thỏa thuận (ngầm

hoặc công khai) nhằm tăng, giảm, kìm giữ giá các sản phẩm trên thị trường.

Page 8: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

8

Thỏa thuận hạn chế sản lƣợng có thể bao gồm các thỏa thuận về sản lượng

sản xuất, sản lượng bán hoặc tỷ lệ tăng trưởng thị trường. Về bản chất, thỏa thuận hạn

chế sản lượng là những toan tính tác động trực tiếp đến quan hệ cung cầu của thị

trường bằng cách tạo ra sự khan hiếm giả tạo về hàng hóa, dịch vụ mà các doanh

nghiệp kinh doanh. Sự khan hiếm giả tạo được chứng minh bằng năng lực kinh doanh

của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận, theo đó họ đã thống nhất cắt giảm số lượng

sản xuất, mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ hoặc ấn định số lượng, khối lượng sản

xuất, mua bán hàng hoá đủ để tạo khan hiếm trên thị trường trong khi năng lực sản

xuất, mua bán hoặc cung ứng của họ đủ đáp ứng nhu cầu thị trường. Năng lực kinh

doanh của doanh nghiệp được xác định bằng số lượng, khối lượng hàng hoá, dịch vụ đã

sản xuất mua bán hoặc cung ứng trước khi có thỏa thuận.

Thỏa thuận phân chia thị trƣờng là những thỏa thuận trong đó các đối thủ

cạnh tranh phân chia các thị trường với nhau theo lãnh thổ, theo lượng cung, cầu của

từng doanh nghiệp hoặc theo nhóm khách hàng cụ thể.

Thứ nhất, thỏa thuận phân chia thị trường theo lãnh thổ là việc các doanh nghiệp

phân chia thị trường địa lý liên quan thành các khu vực và giao cho từng doanh nghiệp

tham gia được quyền mua, bán hàng hóa dịch vụ trong một, một số khu vực nhất định.

Thỏa thuận này được pháp luật của các nước coi là loại thỏa thuận kinh điển nhất trong

những thỏa thuận phân chia thị trường.

Thứ hai, thỏa thuận phân chia thị trường mang tính định lượng là việc các doanh

nghiệp thống nhất phân bổ lượng hàng hóa, dịch vụ mua, bán trên thị trường cho từng

doanh nghiệp tham gia. Trong trường hợp này, thị trường được phân chia theo lượng

cung, lượng cầu mà không phải theo khu vực địa lý hoặc theo nhóm khách hàng. Để

thực hiện được thỏa thuận này, các doanh nghiệp phải dự liệu được tổng lượng hàng

hóa, dịch vụ được mua, bán trên thị trường liên quan và phân chia thành những phần

khối lượng, số lượng mà từng doanh nghiệp được quyền mua, bán.

Thứ ba, thỏa thuận phân chia thị trường theo nhóm khách hàng là việc các doanh

nghiệp thống nhất cho từng doanh nghiệp tham gia được quyền mua, bán hàng hóa với

một số nhóm khách hàng nhất định. Với thỏa thuận này, các doanh nghiệp phải phân

chia khách hàng thành từng nhóm theo những tiêu chí nhất định. Các tiêu chí phân

nhóm khách hàng rất đa dạng, có thể phân chia theo thu nhập, theo độ tuổi, theo giới

tính, theo đặc điểm về nhu cầu tiêu dùng…. Từ đó, mỗi doanh nghiệp tham gia được

phân công phụ trách mua hoặc bán sản phẩm với một nhóm khách hàng.

Page 9: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

9

Thông đồng đấu thầu (bid rigging): là những thỏa thuận giữa các đối thủ

cạnh tranh nhằm làm sai lệch kết quả đấu thầu để đạt được mục tiêu của mình.

Bản chất hạn chế cạnh tranh của thỏa thuận thông đồng trong đấu thầu là các bên

tham gia đã loại bỏ cạnh tranh giữa họ hoặc với những doanh nghiệp không tham gia

thỏa thuận để dành quyền trúng thầu cho người mà họ chỉ định. Quan hệ cạnh tranh mà

người mời thầu mong muốn sử dụng để tìm kiếm người cung cấp hàng hoá, cung ứng

dịch vụ tốt nhất đã bị hủy diệt bằng thỏa thuận thông đồng của những người tham gia

dự thầu. Vì vậy, người mời thầu đã không thể đạt được ý định của mình, cuộc cạnh

tranh đã trở thành giả tạo giữa những người dự thầu khi tổ chức đấu thầu. Bằng sự

thông đồng, các bên dự thầu đã phá hỏng cơ chế cạnh tranh trong đấu thầu nên người

trúng thầu được lựa chọn nhưng không do cơ chế cạnh tranh theo đúng ý định của

người mời thầu, mà do các doanh nghiệp tham gia thông đồng xác định.

Ở một số quốc gia, thông đồng đấu thầu và hạn chế sản lượng đôi khi được coi là

một trong số loại hành vi ấn định giá và/hoặc phân chia thị trường, vì tác động của các

hành vi này là nhằm can thiệp đến việc định giá thầu hoặc bằng cách giảm sản lượng

hoặc nhằm chuyển nhượng, phân chia những hợp đồng cụ thể hoặc thị phần giữa các

đối thủ cạnh tranh. Bất kể việc phân loại cụ thể như thế nào, thì tất cả các loại hardcore

cartel đều bao gồm hành vi mà trong đó các đối thủ cạnh tranh ấn định một mặt của thị

trường tự do.

a.2. Thỏa thuận ngang ít nghiêm trọng (non-hardcore cartels)

Trong số các thỏa thuận theo chiều ngang, không phải tất cả các thỏa thuận

theo chiều ngang đều gây tác hại xấu, mà có thể có những trường hợp các đối thủ

cạnh tranh phối hợp với nhau theo cách thức mang lại lợi ích kinh tế không chỉ cho

bản thân họ, mà còn làm lợi cho cả người tiêu dùng. Những thỏa thuận ngang như

thế có thể gọi là thỏa thuận hợp tác.

Những hình thức thỏa thuận hợp tác phổ biến nhất bao gồm:

Thỏa thuận nghiên cứu và phát triển (R&D): Các thỏa thuận R&D có thể

tạo ra một khuôn khổ chung cho một số hoạt động R&D nhất định, cải thiện các công

nghệ hiện có hoặc hợp tác nghiên cứu, phát triển và tiếp thị các sản phẩm mới.

Thỏa thuận sản xuất: Có ba dạng thỏa thuận sản xuất chính:

- thỏa thuận liên doanh sản xuất, theo đó các bên thỏa thuận liên doanh sản xuất

một số sản phẩm nhất định;

Page 10: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

10

- thỏa thuận chuyên môn hóa (đơn phương hoặc đồng nhất), theo đó các bên

thỏa thuận đơn phương hoặc cùng nhau chấm dứt sản xuất một loại sản phẩm và mua

chúng từ một bên khác;

- thỏa thuận thầu phụ, theo đó một bên (nhà thầu) giao việc sản xuất sản phẩm

cho một bên khác (nhà thầu phụ).

Thỏa thuận mua chung sản phẩm: Thỏa thuận liên quan đến việc cùng nhau

mua sản phẩm do một công ty liên doanh mà trong đó nhiều doanh nghiệp giữ cổ phần

nhỏ tiến hành thông qua một hợp đồng thỏa thuận hoặc dưới một hình thức hợp tác lỏng

lẻo hơn.

Thỏa thuận thƣơng mại hóa: Những thỏa thuận này bao gồm hợp tác giữa

các đối thủ cạnh tranh trong việc bán, phân phối và quảng bá sản phẩm của mình.

Phạm vi của chúng có thể khác nhau tùy thuộc vào các chức năng thương mại được

quy định trong thỏa thuận.

Thỏa thuận định chuẩn: Các thỏa thuận định chuẩn có mục tiêu chính là

xác định các tiêu chuẩn chất lượng và kỹ thuật thống nhất đối với những sản phẩm, quy

trình sản xuất hoặc phương pháp sản xuất mà các doanh nghiệp phải tuân thủ.

Thỏa thuận bảo vệ môi trƣờng: Thỏa thuận bảo vệ môi trường là các thỏa

thuận mà theo đó các bên tham gia cam kết giảm ô nhiễm theo quy định của Luật môi

trường hoặc để đạt được các mục tiêu bảo vệ môi trường.

Thỏa thuận về các điều kiện kinh doanh: Thỏa thuận về các điều kiện kinh

doanh là những thỏa thuận thống nhất về điều kiện kinh doanh, cung ứng, thanh toán.

Bên cạnh mặt tích cực là tăng tính tường minh của thị trường còn có điểm cần cân nhắc

về nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường cạnh tranh trên thị trường. Đó là sự liên

kết của các doanh nghiệp trên cơ sở xác định các điều kiện có thể gây khó khăn cho các

doanh nghiệp mới hoặc đối thủ tiềm năng và cũng gây trở ngại cho tính năng động, đổi

mới của mỗi doanh nghiệp tham gia thỏa thuận.

Các dạng thỏa thuận nêu trên, một mặt có tác động gây hạn chế cạnh tranh nhưng

mặt khác cũng có tác động thúc đẩy cạnh tranh, mang lại lợi ích cho xã hội và người

tiêu dùng. Chính vì vậy, các quốc gia như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản có các đối xử khác

biệt hoặc miễn trừ (có thời hạn) đối với các thỏa thuận này.

b. Thỏa thuận theo chiều dọc

Thỏa thuận theo chiều dọc (vertical agreement/vertical restraints) là thỏa thuận

Page 11: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

11

hợp tác giữa hai hoặc nhiều doanh nghiệp hoạt động ở những khâu khác nhau trong quá

trình sản xuất, hoặc phân phối trên thị trường. Nhìn chung, các thỏa thuận theo chiều

dọc phần lớn ít gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường cạnh tranh, tới thị trường hơn

so với thỏa thuận theo chiều ngang.

Về chủ thể, các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận dọc không phải là đối thủ cạnh

tranh của nhau, mà là những doanh nghiệp hoạt động ở các khâu khác nhau trong quá

trình kinh doanh, chẳng hạn như nhà sản xuất và nhà phân phối.

Về hình thức, cũng giống như thỏa thuận ngang, thỏa thuận dọc có thể công khai

hoặc ngầm định.

Về nội dung, thỏa thuận dọc thường tập trung vào các điều kiện kinh doanh trên

thị trường thứ cấp như giá bán lại, khu vực phân phối, sản lượng phân phối, khách

hàng giao dịch, điều kiện phân phối…Thỏa thuận theo chiều dọc thường đa dạng, tùy

thuộc vào đặc điểm của sản phẩm hay dịch vụ phân phối. Dựa trên các nhóm hành vi

thường gặp, thỏa thuận theo chiều dọc có ba dạng chính, bao gồm:

thỏa thuận ấn định giá bán lại;

thỏa thuận bán kèm sản phẩm, dịch vụ;

hợp đồng độc quyền.

Ngoài ra, còn có một số hình thức thỏa thuận dọc khác như ấn định số lượng sản

phẩm, dịch vụ phải bán, bán sản phẩm theo mức giá khuyến nghị…

Về tác động hạn chế cạnh tranh, có thể thấy thỏa thuận dọc tác động đến hoạt động

cạnh tranh giữa các nhà phân phối của cùng một sản phẩm (intra-brand) và giữa các nhà

sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ trên thị trường (inter-brand). Nói cách khác, tác động hạn

chế cạnh tranh của thỏa thuận theo chiều dọc là theo cả chiều dọc và chiều ngang. Tuy

nhiên, mức độ gây hạn chế cạnh tranh của các dạng thỏa thuận dọc thường ít hơn (so với

thỏa thuận ngang), vì vậy các nước thường sử dụng cách tiếp cận hợp lý để đánh giá theo

từng vụ việc cụ thể và thông thường chỉ xem xét khi một trong các bên tham gia thỏa

thuận có sức mạnh thống lĩnh thị trường. Riêng đối với thỏa thuận ấn định giá bán lại,

Nhật Bản có cách tiếp cận tương đối nghiêm khắc, theo đó mặc nhiên cấm mọi hình thức

thỏa thuận ấn định giá bán lại.

Page 12: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

12

2. Đánh giá tác động của hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh xảy ra ở nhiều dạng khác nhau và gây ra các

tác động khác nhau. Có một số thỏa thuận mặc nhiên bị coi là gây ra tác động hạn chế

cạnh tranh, một số thỏa thuận chỉ gây tác động hạn chế cạnh tranh trong những trường

hợp nhất định và cũng có những thỏa thuận không gây tác động hạn chế cạnh tranh.

Đánh giá mức độ tác động của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là nhằm đưa ra cách thức

điều chỉnh phù hợp đối với mỗi loại hành vi.

Thỏa thuận ngang có tính chất nguy hại hơn thỏa thuận dọc

Các cơ quan cạnh tranh thường đánh giá thỏa thuận ngang (giữa các đối thủ cạnh

tranh ở cùng một khâu trong quá trình kinh doanh trên thị trường) có phạm vi ảnh

hưởng đến thị trường và tính chất nguy hại hơn so với thỏa thuận dọc (giữa các doanh

nghiệp ở các khâu khác nhau của quá trình kinh doanh trên thị trường). Các thỏa thuận

hạn chế cạnh tranh theo chiều ngang, đặc biệt là các thỏa thuận hardcore cartel liên

quan đến giá, sản lượng, phân chia thị trường và thỏa thuận thông đồng đấu thầu luôn

có bản chất hạn chế cạnh tranh. Các thỏa thuận này luôn nhắm đến lợi ích của các bên

tham gia thỏa thuận và đối lập với lợi ích của các chủ thể còn lại trên thị trường như

nhà cung ứng, người tiêu dùng hay các đối thủ cạnh tranh khác không tham gia thỏa

thuận.

Trong khi đó, đối với các thỏa thuận theo chiều dọc, bên cạnh tác động gây hạn

chế cạnh tranh, các cơ quan cạnh tranh cũng thừa nhận các tác động tích cực, thúc đẩy

cạnh tranh của các thỏa thuận, ví dụ: giúp nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ

kiểm soát được các chi phí quảng cáo, khuếch trương sản phẩm, chi phí giao dịch, định

giá bán lẻ sản phẩm rẻ hơn và đồng nhất trong cùng mạng lưới phân phối, tránh tình

trạng thu lợi nhuận kép, kiểm soát các tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm, dịch vụ, bảo

vệ hình ảnh thương hiệu đã tạo dựng, cải thiện chất lượng dịch vụ, loại bỏ tình trạng

hưởng khống (free riding) của các đối thủ cạnh tranh từ sự đầu tư phát triển hệ thống

phân phối... Vì vậy, đối với các thỏa thuận dọc, cơ quan cạnh tranh thường đánh giá tác

động tới cạnh tranh và ra quyết định theo từng trường hợp cụ thể.

Thỏa thuận thuộc nhóm hardcore nguy hại hơn thỏa thuận thuộc nhóm non-

hardcore cartel.

Có một số loại thỏa thuận được xếp vào nhóm thỏa thuận ngang nghiêm trọng

nhất như thỏa thuận ấn định giá, hạn chế sản lượng, phân chia thị trường và thông đồng

Page 13: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

13

đấu thầu. Các thỏa thuận này luôn được ưu tiên chú trọng hàng đầu, bởi hầu hết các

quốc gia đều cho rằng các loại thỏa thuận này luôn gây ra tác động nguy hại và trực

tiếp đối với môi trường cạnh tranh. Trong khi đó, các thỏa thuận non-hardcore không

phải lúc nào cũng gây ra tác động tiêu cực. Một số thỏa thuận non-hardcore còn phát

sinh hiệu quả kinh tế như đã phân tích ở phần trên. Trong nhiều trường hợp, các tác

động thúc đẩy cạnh tranh của các thỏa thuận này còn lớn hơn so với tác động phản

cạnh tranh mà nó gây ra. Thông thường, các cơ quan cạnh tranh xem xét, đánh giá các

hành vi non-hardcore cartel trên cơ sở phân tích và cân bằng các tác động thúc đẩy

cạnh tranh cũng như tác động hạn chế cạnh tranh phát sinh từ thỏa thuận.

3. Nguyên tắc ban hành quy định cấm

Từ thực tiễn thực thi pháp luật cạnh tranh, trên cơ sở đánh giá mức độ nguy hại

tới cạnh tranh của các dạng thỏa thuận, các nước đi trước đã đưa ra các nguyên tắc để

đánh giá tính hợp pháp/bất hợp pháp của một thỏa thuận nhằm tăng cường khả năng

thực thi pháp luật. Có hai nguyên tắc được các cơ quan cạnh tranh sử dụng khi xem

xét, đánh giá một hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, bao gồm: cấm mặc nhiên (per

se rule) đối với các thỏa thuận nghiêm trọng và chỉ cấm một số trường hợp đối với các

thỏa thuận không thuộc nhóm nghiêm trọng (rule of reason).

Nguyên tắc vi phạm mặc nhiên là nguyên tắc coi một số hành vi hạn chế cạnh

tranh cụ thể là mặc nhiên vi phạm pháp luật cạnh tranh. Nguyên tắc vi phạm mặc nhiên

khẳng định tính bất hợp pháp của một số loại hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cụ

thể khi chứng minh được sự tồn tại của thỏa thuận, mà không cần phải xem xét đến

mục đích gây hạn chế cạnh tranh, mức độ thiệt hại và tác động mà thỏa thuân gây ra.

Thông thường, nguyên tắc vi phạm mặc nhiên được áp dụng khi xem xét, đánh

giá các hành vi thuộc nhóm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nghiêm trọng (hardcore

cartel), bao gồm các thỏa thuận ấn định giá hàng hóa một cách trực tiếp hoặc gián tiếp,

thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát sản lượng, thỏa thuận phân chia thị trường, khu vực,

khách hàng và thông đồng đấu thầu.

Trên thực tế, các nước như Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản đều coi 4 dạng thỏa

thuận ngang gồm thỏa thuận ấn định giá, thỏa thuận phân chia thị trường, thỏa thuận

kiểm soát số lượng sản xuất, mua bán và thông đồng đấu thầu là các thỏa thuận làm

nguy hại tới cạnh tranh trong mọi trường hợp, không thể được biện minh bởi bất kỳ

một lập luận nào về tác động tích cực hay hiệu quả của các thỏa thuận. Do vậy, khi

Page 14: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

14

xem xét tính hợp pháp/bất hợp pháp của các thỏa thuận này, nước nói trên đều áp dụng

nguyên tắc vi phạm mặc nhiên, tức là cấm các thỏa thuận trong mọi trường hợp.

Nguyên tắc hợp lý là nguyên tắc đánh giá một hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh

tranh là vi phạm pháp luật cạnh tranh trên cơ sở xem xét, cân bằng giữa tác động thúc

đẩy cạnh tranh và tác động hạn chế cạnh tranh của thỏa thuận. Nguyên tắc này được

coi là kim chỉ nam của Luật chống độc quyền Mỹ và cũng được áp dụng rộng rãi ở

Liên minh Châu Âu, Nhật Bản.

Theo nguyên tắc hợp lý, việc kiểm tra tính bất hợp pháp của hành vi được tiến

hành dựa trên việc đánh giá xem liệu thỏa thuận giữa các doanh nghiệp đơn thuần chỉ

là các quy định chung và có tác dụng thúc đẩy cạnh tranh hay liệu nó có thể ngăn chặn

hoặc thậm chí phá hủy sự cạnh tranh trên thị trường. Nói cách khác, trong những

trường hợp này, cơ quan cạnh tranh phải cân nhắc, cân bằng giữa các tác động thúc đẩy

cạnh tranh và tác động hạn chế cạnh tranh.

Nếu thỏa thuận giữa các doanh nghiệp mang lại lợi ích kinh tế lớn hơn so với

các tác động phản cạnh tranh; đồng thời lợi ích này là công bằng giữa nhà sản xuất

và người tiêu dùng trong khi không có biện pháp nào khác có thể được sử dụng để

mang lại lợi ích kinh tế tương đương thì thỏa thuận đó được coi là hợp pháp. Ngược

lại, nếu hành vi thỏa thuận dẫn đến các tác động hạn chế cạnh tranh mà không thể

bù đắp bởi các tác động thúc đẩy cạnh tranh mà nó đem lại và không đáp ứng những

điều kiện nêu trên thì bị coi là bất hợp pháp.

Tuy nhiên, để đưa ra được đánh giá cuối cùng, các cơ quan cạnh tranh thường

phải xem xét các hiện tượng đặc biệt dẫn đến hình thành và áp dụng các thỏa thuận,

các điều kiện thị trường trước và sau khi thực hiện thỏa thuận, bản chất của thỏa thuận

và các tác động thực tế hoặc có thể do hành vi thỏa thuận gây ra… Theo hướng dẫn áp

dụng Điều 101(3) TFEU của EU, việc đánh giá một thỏa thuận có thể được thực hiện

thông qua 2 bước: (1) Thỏa thuận đang xem xét có gây hạn chế cạnh tranh hay không;

và (2) thỏa thuận đó có mang lại lợi ích thúc đẩy cạnh tranh hay không và liệu tác động

thúc đẩy cạnh tranh của thỏa thuận có lớn hơn tác động hạn chế cạnh tranh do nó mang

lại hay không. Hướng dẫn hiện tại của EU liệt kê 4 điều kiện có thể được các cơ quan

cạnh tranh dùng làm căn cứ để xem xét, đánh giá thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, gồm:

Page 15: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

15

Lợi ích kinh tế: thỏa thuận đang xem xét phải mang lại những lợi ích kinh tế

như cải tiến sản xuất và phân phối sản phẩm hoặc thúc đẩy sự tiến bộ khoa học kỹ

thuật và kinh tế phải lớn hơn các tác động hạn chế cạnh tranh gây ra.

Tính cần thiết: các hạn chế do thỏa thuận gây ra là cần thiết để đạt được các

lợi ích kinh tế. Nếu có những cách khác ít gây hạn chế cạnh tranh hơn để đạt được lợi

ích tương tự, thì những lợi ích đạt được từ việc thỏa thuận sẽ không thể được sử dụng

để biện minh cho tác động hạn chế cạnh tranh. Nói cách khác, cơ quan cạnh tranh phải

đánh giá liệu các tác động hạn chế cạnh tranh có vượt quá những gì cần thiết để đạt

được lợi ích kinh tế hay không.

Chia sẻ lợi ích công bằng cho người tiêu dùng: các lợi ích kinh tế đạt được phải

có lợi không chỉ cho các bên tham gia thỏa thuận, mà phải được chia sẻ một cách công

bằng cho người tiêu dùng. Phần lợi ích chuyển cho người tiêu dùng có thể được đánh giá

thông qua việc đánh giá lợi ích cắt giảm chi phí, môi trường cạnh tranh, các yếu tố cung

cầu có lợi cho cạnh tranh…Doanh nghiệp tham gia thỏa thuận sẽ giữ lại hiệu quả không

được chia sẻ cho người tiêu dùng, thể hiện bởi đạt được lợi nhuận cao hơn.

Không loại bỏ cạnh tranh: cơ quan cạnh tranh cần đánh giá liệu thỏa thuận có

gây ra tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường hay không. Nếu

các doanh nghiệp tham gia có vị trí thống lĩnh trên thị trường, thì thỏa thuận gây ra các

tác động phản cạnh tranh và vì vậy hành vi sẽ thuộc diện bị cấm thực hiện.

Như vậy, đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, tiếp cận điều chỉnh của các nước

là kết hợp áp dụng nguyên tắc vi phạm mặc nhiên (đối với thỏa thuận nghiêm trọng) và

nguyên tắc hợp lý (đối với các dạng thỏa thuận khác và thỏa thuân theo chiều dọc).

4. Xử lý vi phạm

4.1. Các hình thức xử lý vi phạm

Sau khi xem xét, đánh giá tính bất hợp pháp của hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh

tranh trên cơ sở nguyên tắc vi phạm mặc nhiên hoặc nguyên tắc hợp lý, nếu xét thấy

hành vi thỏa thuận vi phạm pháp luật cạnh tranh, thì tùy thuộc vào tính nghiêm trọng,

mức độ tác động và thiệt hại do hành vi gây ra mà cơ quan cạnh tranh, cơ quan công tố

truy cứu trách nhiệm đối với các đối tượng khác nhau, với các hình thức xử lý vi phạm

khác nhau.

Page 16: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

16

Đối tượng có thể bị truy cứu trách nhiệm liên quan đến hành vi thỏa thuận hạn

chế cạnh tranh gồm: a) doanh nghiệp; b) cá nhân; c) tổ chức ngành nghề.

Các hình thức xử lý vi phạm đối với hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được quy

định trong pháp luật cạnh tranh phải phù hợp với đối tượng bị truy cứu trách nhiệm, đồng

thời phải tương xứng với mức độ tác động và gây hại của hành vi, trong đó bao gồm:

a) chế tài phạt tù: được áp dụng đối với cá nhân vi phạm;

b) chế tài phạt tiền: được áp dụng đối với doanh nghiệp; cá nhân và/hoặc tổ

chức vi phạm;

c) biện pháp khắc phục hậu quả: được áp dụng đối với doanh nghiệp và/hoặc tổ

chức vi phạm.

4.1.1. Xử lý vi phạm đối với cá nhân

Cá nhân vi phạm được đề cập trong phần này có thể là giám đốc, nhà quản lý,

người đại diện doanh nghiệp, chủ tịch hoặc thành viên ban chấp hành hiệp hội đã thực

hiện hành vi thỏa thuận; ép buộc, lôi kéo, xúi giục hoặc tổ chức, tạo điều kiện thuận lợi

để các bên dễ dàng tham gia thỏa thuận.

Các hình thức xử lý vi phạm có thể áp dụng đối với các cá nhân vi phạm bao gồm

a) chế tài phạt tù và/hoặc b) chế tài phạt tiền.

Chế tài xử lý vi phạm đối với cá nhân thường được áp dụng trong các trường hợp

thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thuộc nhóm hardcore cartels, như thỏa thuận ấn định giá,

phân chia thị trường, hạn chế sản lượng hoặc thông đồng đấu thầu...

Việc quy định các chế tài xử lý hình sự đối với các cá nhân tham gia thỏa thuận

hạn chế cạnh tranh thể hiện sự nghiêm khắc của pháp luật đối với các hành vi các-ten

nguy hại, đồng thời mang tính răn đe, ngăn ngừa. Tuy nhiên, không phải tất cả các

nước đều có quy định về chế tài xử lý vi phạm đối với cá nhân tham gia thỏa thuận hạn

chế cạnh tranh. Các chế tài xử phạt này chỉ được áp dụng ở những quốc gia có chế độ

xử lý hình sự đối với các-ten, với cách tiếp cận coi các-ten là một tội hình sự, tương tự

như các tội danh trộm cắp, gian lận... Khi đó, việc xử lý các thỏa thuận hạn chế cạnh

tranh vi phạm được thực hiện theo thủ tục tố tụng hình sự.

Trong xử lý hình sự đối với các cá nhân tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh,

các quốc gia cũng quy định khác nhau về thẩm quyền xử lý vi phạm, thời hạn phạt tù

và mức phạt tiền tối đa.

Page 17: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

17

Tại một số quốc gia, chẳng hạn như Canada, cơ quan cạnh tranh chịu trách nhiệm

điều tra vụ việc, nhưng việc truy tố hình sự lại thuộc thẩm quyền của Viện công tố.

Trong khi đó, ở các quốc gia khác như Hoa Kỳ, Israel, Cơ quan chống độc quyền có

đồng thời hai thẩm quyền điều tra và truy tố hình sự đối với hành vi các-ten.

Về thời hạn phạt tù tối đa, một số quốc gia quy định cá nhân vi phạm có thể bị

phạt tù tối đa lên tới 5 năm, như Nhật Bản, Ireland, Vương quốc Anh...Trong khi đó,

Hoa Kỳ có cách tiếp cận nghiêm khắc hơn đối với hành vi các-ten, đặc biệt là các-ten

hardcore cartels, với quy định về thời hạn phạt tù tối đa lên tới 10 năm.

Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân vi phạm về hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh

tranh có thể là 5 triệu yen (tại Nhật Bản), 4 triệu euro (tại Ireland), 500,000 đô la New

Zealand (tại New Zealand) hoặc 1 triệu đô la Mỹ (tại Hoa Kỳ).

4.1.2. Xử lý vi phạm đối với doanh nghiệp

Doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể phải chịu các hình thức

xử lý như sau: a) phạt tiền và/hoặc b) buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả.

a) Phạt tiền

Có thể nói, phạt tiền đối với doanh nghiệp là hình thức xử lý vi phạm chính được

các cơ quan cạnh tranh áp dụng phổ biến đối với các vụ việc liên quan đến hành vi thỏa

thuận hạn chế cạnh tranh.

Cơ sở để tính toán mức phạt tiền đối với doanh nghiệp vi phạm tương đối đa dạng

và có sự khác biệt giữa các quốc gia. Nó có thể là:

o doanh thu/doanh số bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường liên quan hoặc tổng

doanh thu, doanh thu trên thị trường nội địa hoặc doanh thu toàn cầu;

o lợi nhuận thu được từ hành vi vi phạm bất chính;

o thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan.

Trong tính toán mức phạt tiền đối với doanh nghiệp, cơ quan cạnh tranh luôn chú

trọng tới các yếu tố như tỷ lệ phần trăm từ doanh thu/doanh số, lợi nhuận bất chính;

khoảng thời gian để tính toán doanh thu/doanh số, lợi nhuận; khung phạt tối thiểu, tối

đa. Tỷ lệ phần trăm tối đa từ doanh thu thường được quy định ở mức 10%. Khoảng

thời gian để tính toán doanh thu làm cơ sở tính mức phạt có thể là 01 hoặc tối đa 03

năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm. Khung phạt có thể rơi vào khoảng

giữa mức tối thiểu và mức tối đa, hoặc chỉ quy định mức phạt tối đa.

Đối với từng vụ việc, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm về hành vi thỏa thuận

hạn chế cạnh tranh có quyền quyết định áp dụng một, một số hoặc tất cả các hình thức

Page 18: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

18

phạt tiền nêu trên. Mức phạt tiền cao hay thấp tùy thuộc vào tính nghiêm trọng, mức độ

tác động của hành vi, tuy nhiên không được vượt quá mức tối đa, hoặc nằm ngoài

khung phạt tiền theo quy định của pháp luật cạnh tranh.

b) Biện pháp khắc phục hậu quả

Ngoài chế tài phạt tiền, các biện pháp khắc phục hậu quả cũng được các cơ quan

thực thi cạnh tranh chú trọng áp dụng như là các giải pháp nhằm cân bằng thị trường,

đưa thị trường trở về trạng thái cạnh tranh hơn hoặc trạng thái như trước khi xảy ra các

hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

Các biện pháp khắc phục hậu quả đối với doanh nghiệp có thể là buộc bồi thường,

bù đắp tổn thất, thiệt hại cho khách hàng, người tiêu dùng, đối tác kinh doanh; buộc

loại bỏ những điều khoản vi phạm ra khỏi hợp đồng, bản cam kết, ghi nhớ, thỏa thuận

giữa các doanh nghiệp/cá nhân kinh doanh; buộc cam kết không tái phạm hoặc tiếp tục

vi phạm các quy định của Luật Cạnh tranh hay buộc học tập và được giáo dục nhận

thức về pháp luật cạnh tranh... Các biện pháp xử lý này mang tính chiến lược, lâu dài,

có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn các trường hợp tái phạm trong tương lai.

4.1.3. Xử lý vi phạm đối với tổ chức nghề nghiệp

Các tổ chức nghề nghiệp, chẳng hạn như hiệp hội các doanh nghiệp trong cùng

một ngành không phải là đối tượng trực tiếp tham gia thỏa thuận. Tuy nhiên, hiệp hội

vẫn có thể là đối tượng bị truy cứu trách nhiệm liên quan đến hành vi thỏa thuận hạn

chế cạnh tranh do đã ép buộc, lôi kéo, xúi giục các doanh nghiệp thành viên tham gia

thỏa thuận, thực hiện các quyết định của hiệp hội liên quan đến giá, sản lượng sản xuất,

thị trường...hay đóng vai trò tổ chức, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp thành

viên gặp gỡ, trao đổi các thông tin kinh doanh nhạy cảm và thỏa thuận hạn chế cạnh

tranh.

Các hình thức xử lý vi phạm áp dụng đối với hiệp hội ngành nghề có thể là phạt

tiền hoặc buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Nhật Bản và Đài Loan là

hai quốc gia có những quy định rõ ràng về xử lý vi phạm của hiệp hội thương mại, hiệp

hội nghề nghiệp liên quan đến hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

4.2. Xu hướng điều chỉnh các quy định về xử lý vi phạm

Với quan điểm thống nhất cho rằng vi phạm về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là

một trong các vi phạm pháp luật cạnh tranh nghiêm trọng nhất, thời gian gần đây các

nước trên thế giới có xu hướng điều chỉnh các quy định về xử lý vi phạm liên quan đến

hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo hướng tăng chế tài xử phạt. Cụ thể:

Page 19: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

19

a) Xu hướng hình sự hóa các-ten

Theo nghiên cứu mới nhất của Mạng lưới cạnh tranh quốc tế (ICN) năm 2009 về

“Xu hướng và sự phát triển trong thực thi chống các-ten”, trong giai đoạn 10 năm gần

đây từ năm 2000 đến năm 2009, đã có một số quốc gia sửa đổi, bổ sung Luật Cạnh

tranh theo hướng hình sự hóa một số hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nghiêm

trọng.

Chẳng hạn, Luật Cạnh tranh của Vương quốc Anh năm 2003 đã bổ sung thêm các

quy định về phạt tù lên tới 5 năm và phạt tiền không giới hạn đối với cá nhân vi phạm

liên quan đến hành vi các-ten nghiêm trọng. Tương tự, điều khoản quy định về chế tài

phạt hình sự đối với hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cũng được đưa vào trong

pháp luật cạnh tranh của Romania năm 2003, Estonia năm 2002 và Hungary năm 2005.

Gần đây nhất, năm 2009, cơ quan thực thi cạnh tranh tại Úc và Nam Phi cũng đã

thay đổi quan điểm và có thái độ nghiêm khắc hơn đối với các hành vi các-ten, coi các-ten

là một tội hình sự. Theo Luật Cạnh tranh mới được sửa đổi của Úc, cá nhân vi phạm hình

sự trong các vụ việc các-ten có thể chịu mức phạt tù tối đa 10 năm và/hoặc mức phạt tiền

tới 220,000 đô la Úc/hành vi. Tại Nam Phi, từ năm 2009, cá nhân là giám đốc hoặc giữ vị

trí quản lý doanh nghiệp đã chỉ đạo, lôi kéo doanh nghiệp thực hiện thảo thuận hạn chế

cạnh tranh có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự dưới hình thức nộp phạt với mức tiền

phạt không quá 500,000 Rand Nam Phi hoặc bị phạt tù tối đa 10 năm, hoặc phải chịu cả

hai chế tài xử phạt.

b) Xu hướng tăng mức phạt

Thể hiện phản ứng mạnh mẽ hơn, quyết tâm cao hơn trong thực thi các quy định

kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh, trong thời gian gần đây, nhiều quốc gia trên thế giới

có xu hướng tăng chế tài xử phạt đối với doanh nghiệp và cá nhân vi phạm, bao gồm tăng

thời hạn phạt tù, mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân, doanh nghiệp. Cụ thể như dưới đây:

Page 20: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

20

Xu hƣớng thay đổi mức phạt đối với cá nhân vi phạm pháp luật về thỏa

thuận hạn chế cạnh tranh của một số quốc gia 2000 – 2009

Quốc gia Năm

SĐBS

Mức phạt tù tối đa Mức phạt tiền tối đa

Trƣớc SĐBS Sau SĐBS Trƣớc

SĐBS Sau SĐBS

Chile 2009 2 năm 5 năm

Ai-len 2002 2 năm 5 năm 3 triệu € 4 triệu €

Nhật Bản 2009 3 năm 5 năm

Hà Lan 2001 300,000

NZ$

500,000 NZ$

Tây Ban Nha 2007 60,000 €

Hoa Kỳ 2004 3 năm 10 năm 350,000 $ 1 triệu $

Xu hƣớng thay đổi mức phạt tiền đối với doanh nghiệp vi phạm pháp luật về

thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của một số quốc gia 2000 – 2009

Quốc gia Năm

SĐBS Trƣớc SĐBS Sau SĐBS

Chile 2009 24.2 triệu $

Ai Cập 2008 2 triệu $ 55 triệu $

Pháp 5% doanh thu thị trường Pháp 10% doanh thu toàn cầu

Đức 3 lần lợi nhuận thu được từ

hành vi vi phạm

1 triệu € và 10% tổng doanh

thu

Ai-len 2002 3 triệu € 4 triệu €

Nhật Bản 2005 6% doanh thu trên TTLQ 10% doanh thu trên TTLQ

Hàn Quốc 2005 5% doanh thu hàng năm 10% doanh thu hàng năm

Hà Lan 2001 5 triệu NZ$ 10 triệu NZ$;

3 lần lợi nhuận thu được từ

hành vi vi phạm hoặc 10%

doanh thu.

Panama 2007 100,000 $ 1 triệu $

Tây Ban Nha 2007 10% doanh thu hoặc 10 triệu €

Hoa Kỳ 2004 10 triệu $ 100 triệu $

Mỗi quốc gia lựa chọn một chế độ xử lý riêng đối với hành vi thỏa thuận hạn chế

cạnh tranh, phù hợp với hệ thống pháp luật của mình. Mặc dù cơ sở và cách tính toán

Page 21: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

21

mức phạt, khung phạt giữa các quốc gia có sự khác biệt, tuy nhiên với việc thống nhất

nâng cao quan điểm đánh giá đối với hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, các cơ

quan cạnh tranh ngày càng có xu hướng hình sự hóa hành vi các-ten nghiêm trọng hoặc

quy định chế tài phạt nặng hơn nhằm nâng cao hiệu quả thực thi chống các-ten.

Page 22: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

22

PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC THI CÁC QUY ĐỊNH HIỆN

HÀNH VỀ THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH TẠI VIỆT NAM

1. Tổng quan về các quy định hiện hành

1.1. Về các hành vi t hỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Khoản 3, Điều 3, Luật cạnh tranh đưa ra khái niệm về hành vi hạn chế cạnh tranh

―là hành vi của doanh nghiệp làm giảm, làm sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị

trường, bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị

trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế‖. Tuy nhiên, Luật cạnh tranh và

các văn bản hướng dẫn không đưa ra định nghĩa trực tiếp về thỏa thuận hạn chế cạnh

tranh. Một cách gián tiếp có thể hiểu, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là thỏa thuận giữa

hai hay nhiều doanh nghiệp nhằm làm giảm, làm sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị

trường.

Luật Cạnh tranh và Nghị định 116/2005/NĐ-CP quy định về thỏa thuận hạn chế

cạnh tranh dưới hình thức liệt kê các hành vi cụ thể và mô tả chi tiết về nội dung, hình

thức của các loại thỏa thuận này. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, vì vậy, được hiểu bao

gồm 08 dạng thỏa thuận quy định tại Điều 8, Luật Cạnh tranh và được quy định chi tiết

tại các Điều từ 14 đến 21, Nghị định 116/2005/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Theo Điều 8, Luật cạnh tranh, các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bao gồm:

1) Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;

2) Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung

ứng dịch vụ;

3) Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán

hàng hoá, dịch vụ;

4) Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư;

5) Thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua,

bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên

quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;

6) Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị

trường hoặc phát triển kinh doanh;

7) Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các

bên của thoả thuận;

Page 23: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

23

8) Thông đồng để một hoặc các bên của thoả thuận thắng thầu trong việc cung

cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ.

Mỗi loại thỏa thuận trên được mô tả chi tiết tại Nghị định hướng dẫn thi hành (từ

Điều 14 đến Điều 21, Nghị định 116/2005/NĐ-CP). Như vậy, phạm vi các thỏa thuận

hạn chế cạnh tranh bị điều chỉnh chỉ nằm trong khuôn khổ các hành vi được quy định

trong Luật và Nghị định.

1.2. Về các quy định cấm

Các quy định cấm đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được đề cập tại Điều 9,

Luật Cạnh tranh. Theo đó, các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm đoán ở hai

mức độ: cấm tuyệt đối (trong mọi trường hợp) và cấm khi thị phần kết hợp của các bên

tham gia thỏa thuận trên thị trường liên quan chiếm từ 30% trở lên. Mặc dù vậy, căn cứ

các quy định hiện hành, có thể thấy rằng Luật Cạnh tranh của Việt Nam sử dụng

nguyên tắc vi phạm mặc nhiên khi đánh giá các hành vi thỏa thuận.

1) Quy định cấm tuyệt đối (Khoản 1, Điều 9, Luật Cạnh tranh): được áp dụng

đối với các thỏa thuận quy định tại khoản 6; 7; 8, Điều 8, Luật Cạnh tranh, bao gồm (1)

thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc

phát triển kinh doanh; (2) thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp

không phải là các bên của thoả thuận; (3) thông đồng để một hoặc các bên của thoả

thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ.

Theo cách tiếp cận của Luật Cạnh tranh Việt Nam, ba loại thỏa thuận bị cấm

tuyệt đối và không được miễn trừ luôn hàm chứa tính chất hạn chế cạnh tranh mà

không có bất cứ một cơ sở nào để có thể biện hộ về hiệu quả của chúng đối với thị

trường. Do đó, việc xác định hành vi thỏa thuận bị cấm trong các trường hợp này

không đòi hỏi phải chứng minh về sức mạnh thị trường của các doanh nghiệp tham gia

thỏa thuận.

2) Quy định cấm khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên

thị trƣờng liên quan từ 30% trở lên (Khoản 2, Điều 9, Luật Cạnh tranh): được áp

dụng đối với các thỏa thuận quy định tại khoản 1; 2; 3; 4; 5, Điều 8, Luật Cạnh tranh,

bao gồm (1) thỏa thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;

(2) thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ;

(3) thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá,

dịch vụ; (4) thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư; (5) thoả

thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch

Page 24: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

24

vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến

đối tượng của hợp đồng.

Các thỏa thuận không thuộc ba trường hợp bị cấm tuyệt đối chỉ có thể bị cấm khi

thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận trên thị trường liên quan từ

30% trở lên. Việc xác định cấu thành hành vi thỏa thuận bị cấm trong những trường

hợp này yêu cầu phải chứng minh hai yếu tố:

- Nội dung của thỏa thuận thuộc các hình thức thỏa thuận được quy định tại

khoản 1; 2; 3; 4 hoặc 5, Điều 8, Luật Cạnh tranh;

- Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận trên thị trường

liên quan phải chiếm từ 30% trở lên.

Điều kiện khác biệt giữa hai mức độ cấm đoán là yêu cầu về mức thị phần kết

hợp của các bên tham gia thỏa thuận. Theo cách tiếp cận của các nhà làm luật Việt

Nam, thị phần là cơ sở để xác định khả năng chi phối của doanh nghiệp đối với thị

trường. Theo Luật Cạnh tranh, mức thị phần trên thị trường liên quan từ 30% trở lên đã

có thể trao cho doanh nghiệp sức mạnh thị trường, là khả năng tác động đến giá cả thị

trường của một loại hàng hóa hoặc dịch vụ mà họ bán hoặc mua.

Quy định ―cấm có điều kiện‖ căn cứ trên cơ sở duy nhất là thị phần kết hợp của

các bên tham gia thỏa thuận trên thị trường liên quan, không xem xét trên cơ sở đánh

giá, cân nhắc giữa các tác động tích cực và tiêu cực của hành vi.

1.3. Về các quy định miễn trừ

Phạm vi các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được miễn trừ theo Luật Cạnh tranh

bao gồm 5 dạng hành vi được xem xét cấm theo ―nguyên tắc hợp lý‖, nghĩa là bị cấm

khi thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của các bên tham gia từ 30% trở lên. Cụ

thể, theo Điều 10, Luật Cạnh tranh, chỉ những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định

tại khoản 2, Điều 9 mới thuộc phạm vi các thỏa thuận được xem xét miễn trừ có thời

hạn.

Các thỏa thuận nêu trên được miễn trừ có thời hạn nếu đáp ứng một trong các

điều kiện sau đây nhằm hạ giá thành, có lợi cho người tiêu dùng:

a) Hợp lý hoá cơ cấu tổ chức, mô hình kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh

doanh;

b) Thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch

vụ;

c) Thúc đẩy việc áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ

thuật của chủng loại sản phẩm;

Page 25: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

25

d) Thống nhất các điều kiện kinh doanh, giao hàng, thanh toán nhưng không

liên quan đến giá và các yếu tố của giá;

e) đ) Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa;

f) Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc

tế.

Để được hưởng miễn trừ, các bên tham gia thỏa thuận phải thực hiện thủ tục đề

nghị hưởng miễn trừ quy định tại Điều 25-38, Luật Cạnh tranh. Trên cơ sở hồ sơ đề

nghị hưởng miễn trừ của các bên, cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm xem xét,

đề xuất ý kiến để Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định.

1.4. Về các hình thức xử lý vi phạm

a) Hình thức xử lý vi phạm

Tại Việt Nam, các tổ chức, cá nhân kinh doanh (doanh nghiệp) vi phạm các quy

định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm sẽ bị xử lý theo các hình thức được quy

định tại Điều 117, 118, Luật Cạnh tranh và được quy định chi tiết tại Điều 10-17, Nghị

định 120/2005/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, bao gồm:

- Phạt tiền;

- Phạt bổ sung;

- Biện pháp khắc phục hậu quả.

Các hình thức xử lý vi phạm đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

STT Hình thức

xử lý

Mô tả chi tiết

1

Phạt tiền 0 - 5% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực

hiện hành vi vi phạm nếu không thuộc các trường hợp đặc biệt

(quy định tại Khoản 2, Điều 10, Nghị định 120/2005/NĐ-CP).

5-10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực

hiện hành vi vi phạm nếu thuộc các trường hợp:

- Hàng hoá, dịch vụ liên quan là các mặt hàng lương thực, thực

phẩm, trang thiết bị y tế, thuốc phòng và chữa bệnh cho người,

thuốc thú y, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật,

giống cây trồng, vật nuôi và các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ;

- Doanh nghiệp vi phạm giữ vai trò tổ chức, lôi kéo các đối tượng

khác tham gia vào thoả thuận.

Page 26: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

26

STT Hình thức

xử lý

Mô tả chi tiết

2

Phạt bổ

sung

Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện

hành vi vi phạm, bao gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu

được từ việc thực hiện hành vi vi phạm

3

Biện pháp

khắc phục

hậu quả

Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi

hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh

b) Thẩm quyền xử lý vi phạm

Liên quan đến việc xử lý vi phạm các quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh

tranh, sau khi kết thúc quá trình điều tra, Cục Quản lý cạnh tranh có quyền đề xuất,

kiến nghị các hình thức và mức độ xử phạt dựa trên kết quả điều tra và mức độ vi phạm

của các doanh nghiệp. Thẩm quyền xử lý vi phạm đối với hành vi hạn chế cạnh tranh

nói chung, và thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nói riêng thuộc về Hội đồng cạnh tranh và

Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định tại Điều 43, Nghị định 120/2005/NĐ-

CP Quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh.

c) Căn cứ xác định mức độ xử lý

Khi xác định mức độ xử lý đối với từng hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận

hạn chế cạnh tranh cũng tương tự như đối với các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh

nói chung, cơ quan có thẩm quyền có quyền căn cứ vào một hoặc một số yếu tố được

quy định tại Điều 7, Nghị định 120/2005/NĐ-CP như sau:

- Mức độ gây hạn chế cạnh tranh do hành vi vi phạm gây ra;

- Mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra;

- Khả năng gây hạn chế cạnh tranh của các đối tượng vi phạm;

- Thời gian thực hiện hành vi vi phạm;

- Khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm;

- Các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.

d) Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ

Các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng là một trong các yếu tố được xem xét

để cân nhắc, xác định mức độ xử lý đối với vi phạm liên quan đến hành vi thỏa thuận

hạn chế cạnh tranh. Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được quy định chi tiết tại Điều

85, Nghị định 116/2005/NĐ-CP. Cụ thể:

Page 27: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

27

- Tình tiết giảm nhẹ bao gồm:

a) Tự nguyện khai báo về hành vi vi phạm trước khi cơ quan có thẩm quyền phát

hiện;

b) Đối tượng vi phạm đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của hành vi vi phạm

hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;

c) Đối tượng vi phạm tự nguyện cung cấp chứng cứ, thông tin liên quan đến hành

vi vi phạm mà cơ quan có thẩm quyền trước đó chưa biết;

d) Tác động tích cực của hành vi vi phạm đối với việc phát triển nền kinh tế.

- Tình tiết tăng nặng bao gồm:

a) Vi phạm nhiều lần trong cùng lĩnh vực hoặc tái phạm trong cùng lĩnh vực;

b) Thực hiện hành vi vi phạm sau khi nhận được quyết định không chấp thuận

được hưởng miễn trừ hoặc quyết định bãi bỏ quyết định cho hưởng miễn trừ của cơ

quan có thẩm quyền;

c) Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu

chấm dứt hành vi đó;

d) Sau khi thực hiện hành vi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm.

Quy định về tình tiết giảm nhẹ đối với vi phạm liên quan đến thỏa thuận hạn chế

cạnh tranh đã đề cập đến vấn đề xét giảm nhẹ mức độ xử lý đối với trường hợp “tự

nguyện khai báo về hành vi vi phạm trước khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện” và

trường hợp ―đối tượng vi phạm tự nguyện cung cấp chứng cứ, thông tin liên quan đến

hành vi vi phạm mà cơ quan có thẩm quyền trước đó chưa biết‖.

Mặc dù quy định này có mang hơi hướng, tinh thần của chính sách khoan hồng,

tuy nhiên nó chưa được cụ thể hóa bằng một ―chương trình khoan dung‖ để chỉ ra lợi

ích rõ ràng của bên tham gia thỏa thuận khi tự nguyện khai báo thông tin về hành vi vi

phạm và cung cấp chứng cứ cho cơ quan cạnh tranh giống như các quy định về

Chương trình khoan dung mà các nước phát triển hiện đang áp dụng một cách hiệu

quả.

2. Đánh giá các quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

2.1. Các kết quả đạt được

Ngay từ khi mới được ban hành, giới học giả, luật gia và cộng đồng đông đảo các

doanh nghiệp đã kỳ vọng Luật Cạnh tranh nói chung và pháp luật điều chỉnh hành vi

Page 28: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

28

thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là văn bản quan trọng đảm bảo môi trường kinh doanh

bình đẳng, đảm bảo sự vận hành hiệu quả của một nền kinh tế thị trường. Đến nay, sau

hơn 6 năm kể từ 1/7/2005 (thời điểm Luật có hiệu lực), có thể nói rằng việc ban hành

và thực thi pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam cũng đã đạt được một số kết quả ban đầu.

a) Đã ban hành được bộ quy định điều chỉnh

Thành công bước đầu của Việt Nam trong kiểm soát các hành vi phản cạnh tranh

nói chung và hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nói riêng trước hết là đã xây dựng

và ban hành được một bộ quy định điều chỉnh tương đối đầy đủ, bao gồm Luật Cạnh

tranh và các Nghị định hướng dẫn thi hành, tạo được cơ sở pháp lý cho hoạt động cạnh

tranh của doanh nghiệp cũng như việc quản lý nhà nước về cạnh tranh của cơ quan

cạnh tranh.

Mặc dù pháp luật cạnh tranh ở một số quốc gia tiên tiến trên thế giới như Hoa Kỳ,

Nhật Bản, EU đã có một lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, tuy nhiên, đối với một

số nước châu Á nó vẫn còn là một lĩnh vực tương đối mới. Việc Việt Nam lần đầu tiên

ban hành Luật Cạnh tranh năm 2004 là một bước tiến bộ so với các nước trong khu vực

ASEAN. Việt Nam là nước thứ tư trong khu vực ASEAN đã thông qua và áp dụng một

Bộ luật Cạnh tranh toàn diện, chỉ sau Thái Lan (ban hành năm 1999), Indonesia (năm

1999) và Singapore (tháng 10 năm 2004).

Hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh tại Việt Nam hiện nay được điều chỉnh

bởi:

(1) Luật Cạnh tranh của Quốc hội năm 2004;

(2) Nghị định 116/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số

điều của Luật Cạnh tranh và

(3) Nghị định 120/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp

luật trong lĩnh vực cạnh tranh.

Nếu như Luật Cạnh tranh đưa ra các quy định khái quát về mặt nguyên tắc liên

quan đến hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, bao gồm:

- quy định về hành vi (Điều 8, Luật Cạnh tranh);

- quy định cấm (Điều 9, Luật Cạnh tranh);

- quy định miễn trừ (Điều 10, Luật Cạnh tranh);

- quy định về xử lý vi phạm (Điều 117 – 121, Luật Cạnh tranh);

- quy định về trình tự, thủ tục điều tra và xử lý vụ việc (Chương V, Luật Cạnh

tranh),

thì các Nghị định hướng dẫn thi hành quy định chi tiết hơn giúp các cơ quan chức

năng có căn cứ rõ ràng hơn khi xem xét các vụ việc liên quan đến hành vi thỏa thuận

Page 29: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

29

hạn chế cạnh tranh. Cụ thể, Nghị định 116/2005/NĐ-CP giải thích rõ hơn các quy định

cấm, miễn trừ, trình tự, thủ tục điều tra và xử lý đối với vụ việc thỏa thuận hạn chế

cạnh tranh, trong khi Nghị định 120/2005/NĐ-CP quy định chi tiết về hình thức và

mức độ xử lý đối với hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (Điều

10-17).

b) Đã xây dựng và từng bước hoàn thiện bộ máy cơ quan thực thi

Song song với việc ban hành bộ quy định điều chỉnh hành vi thỏa thuận hạn chế

cạnh tranh, bộ máy thực thi tại Việt Nam cũng đã được xây dựng, hình thành với hai cơ

quan chức năng, bao gồm Hội đồng cạnh tranh và Cục Quản lý cạnh tranh.

Cơ sở pháp lý cho hoạt động của Hội đồng cạnh tranh và Cục Quản lý cạnh tranh

bao gồm Nghị định 05/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/01/2006 về việc thành lập

và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng cạnh

tranh và Nghị định 06/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/01/2006 quy định chức

năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh. Theo đó,

liên quan đến các vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, Cục Quản lý cạnh tranh có

chức năng thụ lý và tổ chức điều tra, trong khi đó Hội đồng cạnh tranh có chức năng xử

lý vụ việc. Với mô hình cơ quan thực thi như hiện tại, việc điều tra và xử lý vụ việc

thỏa thuận hạn chế cạnh tranh độc lập với nhau.

Việc xây dựng các nghị định nêu trên bước đầu đã tạo tiền đề, cơ sở giúp cơ quan

thực thi điều tra và xử lý được một số vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Tuy

nhiên, cũng chính trong quá trình vận hành bộ máy thực thi đã bộc lộ những khó khăn,

bất cập về mô hình cần khắc phục. Do đó, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền

hạn của cơ quan thực thi cạnh tranh vẫn đang từng bước được hoàn thiện. Vấn đề này

được phân tích sâu hơn trong khuôn khổ “Báo cáo rà soát mô hình cơ quan cạnh tranh

Việt Nam”.

c) Một số quy định đã được thực thi, góp phần cải thiện môi trường kinh

doanh/văn hóa cạnh tranh

Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành, các cơ quan cạnh

tranh Việt Nam thông qua quá trình thực thi đã thực sự bắt đầu đưa Luật Cạnh tranh đi

vào cuộc sống. Kết quả kiểm soát hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thể hiện rõ

nhất thông qua việc một số quy định đã được thực thi nhằm góp phần cải thiện môi

trường kinh doanh cũng như văn hóa cạnh tranh của doanh nghiệp.

Trong số các quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, quy định về hành vi

“thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp” tại

Khoản 1, Điều 8, Luật Cạnh tranh và Điều 14, Nghị định 116/2005/NĐ-CP, đồng thời

Page 30: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

30

quy định cấm tại Khoản 2, Điều 9, Luật Cạnh tranh, cũng như các quy định về xử lý vi

phạm, trình tự , thủ tục điều tra và xử lý vụ việc thỏa thuận ấn định giá tương ứng được

thực thi khá hiệu quả. Trong ba năm trở lại đây, đã có 03 vụ việc thỏa thuận hạn chế

cạnh tranh được điều tra, trong đó có 01 vụ việc đã được xử lý. Cả 03 vụ việc này đều

liên quan đến ―hành vi thỏa thuận ấn định giá‖ trên các thị trường bảo hiểm vật chất xe

ô tô, thị trường tấm lợp và thị trường bảo hiểm học sinh.

Việc thực thi một số quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đã có những tác

động tích cực đối với môi trường cạnh tranh trên các thị trường liên quan trong ba vụ

việc được điều tra, đồng thời, nhận thức của doanh nghiệp về pháp luật cạnh tranh cũng

được nâng lên rõ rệt.

Cụ thể, trong các vụ việc nêu trên, sau khi cơ quan cạnh tranh ra quyết định điều

tra, các hiệp hội đã gửi công văn yêu cầu các doanh nghiệp thành viên ngừng thực hiện

các thỏa thuận ấn định giá, một số doanh nghiệp lớn đã yêu cầu các đại lý, công ty con

ngừng áp dụng mức giá mới, thậm chí có một vài doanh nghiệp đã bồi thường cho khách

hàng một khoản tiền chênh lệch giữa các mức giá trước và sau khi thực hiện thỏa thuận.

Bên cạnh đó, nhận thức được hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh vi phạm pháp

luật cạnh tranh, bị điều tra và xử lý nghiêm minh, nên các doanh nghiệp và hiệp hội đã

có thái độ hợp tác tốt hơn trong việc cung cấp thông tin, chứng cứ phục vụ quá trình điều

tra.

d) Đã phát hiện được một số vấn đề cần hoàn thiện

Nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý hoàn chỉnh, đồng bộ trong lĩnh vực cạnh tranh nói

chung và lĩnh vực kiểm soát hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nói riêng, ngoài việc

xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đầy đủ, thì việc hoàn thiện chúng

sao cho phù hợp với thực tiễn và bối cảnh kinh doanh, phát triển kinh tế, xã hội cũng là

một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng.

Trải qua hơn 5 năm thực thi các quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, bên

cạnh những kết quả đạt được, thực tiễn cũng cho thấy một số những vấn đề bất cập xuất

phát từ các quy định pháp lý cần phải hoàn thiện. Chẳng hạn như thiếu một quy địnhh

quét về hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh khiến cho một số hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp về bản chất vi phạm nguyên tắc cạnh tranh nhưng chưa có cơ sở pháp

lý để điều chỉnh, hay trường hợp một số quy định còn chưa rõ ràng khiến cơ quan cạnh

tranh lúng túng trong việc áp dụng hoặc một số quy định lại cho nhiều cách hiểu khác

nhau gây nên tranh cãi.

Page 31: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

31

Những khó khăn, bất cập trong thực thi kiểm soát các hành vi thỏa thuận hạn chế

cạnh tranh xuất phát từ những quy định pháp luật sẽ được phân tích sâu hơn trong phần

2.2. dưới đây.

2.2. Các khó khăn, thách thức phát sinh từ quy định pháp luật

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nhiều ý kiến cũng cho rằng do Luật Cạnh

tranh vẫn còn là một lĩnh vực mới nên hiệu quả thực tiễn của luật vẫn còn nhiều điểm

cần bàn. Nguyên nhân chính có thể bắt nguồn từ cơ chế thực thi, từ sự hạn chế nguồn

lực, sự bất cập trong mô hình cơ quan cạnh tranh hay từ chính sự thiếu rõ ràng, hợp lý,

minh bạch trong các quy định pháp lý …. Trong khuôn khổ phần này, Nhóm nghiên cứu

chỉ phân tích, đánh giá những khó khăn, vướng mắc phát sinh từ quy định pháp luật về

thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Nhóm nghiên cứu đánh giá những bất cập pháp lý theo

các nhóm vấn đề như sau: a) bất cập liên quan đến các quy định về hành vi; b) bất cập

liên quan đến các quy định cấm; c) bất cập liên quan đến các quy định miễn trừ; d) bất

cập liên quan đến các quy định về xử lý vi phạm/khắc phục hậu quả và e) bất cập liên

quan đến chính sách khoan hồng.

a) Liên quan đến các quy định về hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Hiện nay, pháp luật cạnh tranh Việt Nam chưa có định nghĩa hoặc quy định

chung về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Các quy định hiện hành chỉ nhắm đến các

hình thức biểu hiện bên ngoài một cách cứng nhắc, chưa nhắm vào bản chất phản cạnh

tranh của hành vi, đồng thời chưa bao quát được hết các dạng thức kinh doanh mới với

tính phức tạp ngày càng cao của doanh nghiệp. Chẳng hạn, thỏa thuận ấn định mức giá

sàn, giá trần; thỏa thuận tăng giá hoặc giảm giá (không chỉ ở mức cụ thể) hoặc thỏa

thuận duy trì giá bán lại cho bên thứ ba... là những thỏa thuận có bản chất hạn chế cạnh

tranh, nhưng chưa được quy định. Trong khi hành vi kinh doanh, chiến lược kinh

doanh của doanh nghiệp (trong đó có hành vi thỏa thuận) thay đổi ngày càng phức tạp

với nhiều dạng thức khác nhau thì tiếp cận quy định ―cứng‖ như hiện nay sẽ gây khó

khăn cho cơ quan thực thi trong quá trình điều tra, xử lý các vụ việc cụ thể.

b) Liên quan đến các quy định cấm

Thứ nhất, việc phân nhóm các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo hai

mức độ cấm đoán quy định tại Điều 9, Luật Cạnh tranh là chưa hoàn toàn hợp lý.

Cụ thể, một số hành vi thỏa thuận ấn định giá, phân chia thị trường, hạn chế sản

lượng và thông đồng đấu thầu luôn mang bản chất phản cạnh tranh, vi phạm nghiêm

trọng các nguyên tắc cạnh tranh và có tác động trực tiếp đến các yếu tố thị trường như

Page 32: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

32

giá cả, sản lượng, khu vực phân phối... Theo cách tiếp cận của nhiều cơ quan cạnh

tranh trên thế giới, các thỏa thuận này bị cấm trong mọi trường hợp mà không cần xem

xét đến các yếu tố tác động hay các trường hợp cụ thể, và không được phép miễn trừ.

Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 2, Điều 9 về các thỏa thuận hạn chế cạnh

tranh bị cấm, các hành vi thỏa thuận ấn định giá, phân chia thị trường và hạn chế sản

lượng (được quy định tại Khoản 1, 2, 3, Điều 8, Luật Cạnh tranh và Khoản 14, 15, 16,

Nghị định 116/2005/NĐ-CP) chỉ bị cấm khi thị phần kết hợp của các bên tham gia thỏa

thuận trên thị trường liên quan chiếm từ 30% trở lên.

Quy định này bộc lộ bất cập ở chỗ, một số trường hợp thỏa thuận hạn chế cạnh

tranh nghiêm trọng, chẳng hạn như thỏa thuận ấn định giá nghiễm nhiên không bị cấm

nếu thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của các doanh nghiệp tham gia thỏa

thuận đạt dưới ngưỡng 30%. Trong khi đó, những thỏa thuận này vẫn gây ra tác động

tăng giá hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Trong những trường hợp này, thị phần

không phản ánh đầy đủ, chính xác về sức mạnh thị trường, hay nói cách khác là khả

năng gây hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận.

Trong kinh tế học, “sức mạnh thị trường” được coi là “khả năng doanh nghiệp

thu được lợi nhuận từ việc tăng giá cao hơn mức giá cạnh tranh hoặc hạn chế sản

lượng, chất lượng thấp hơn mức cạnh tranh trong một khoảng thời gian tương đối dài”.

Chính việc tăng giá hay hạn chế sản lượng mà vẫn thu lợi nhuận đã phản ánh sức mạnh

thị trường và khả năng gây hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp tham gia thỏa

thuận. Do đó, việc thỏa thuận ấn định giá, phân chia thị trường, hạn chế sản lượng và

thông đồng đấu thầu mặc nhiên vi phạm các quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

và phải bị cấm tuyệt đối. Quy định cấm có điều kiện đối với các thỏa thuận dạng này sẽ

có thể dẫn đến bỏ sót những hành vi thỏa thuận gây hại cho môi trường cạnh tranh và

người tiêu dùng.

Thứ hai, thị phần là cơ sở duy nhất để phân biệt hai mức độ cấm đoán cũng gây

nên những bất cập trong quá trình thực thi kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

Trước hết, việc phân biệt các mức độ cấm đoán đối với các hành vi thỏa thuận

hạn chế cạnh tranh phải dựa trên bản chất hạn chế cạnh tranh của hành vi, tính chất và

mức độ tác động trực tiếp hay gián tiếp đến các yếu tố cạnh tranh trên thị trường. Thị

phần chỉ là một trong số rất nhiều tiêu chí được sử dụng để đánh giá khả năng gây hạn

chế cạnh tranh của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận, qua đó gián tiếp phản ánh

Page 33: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

33

mức độ và phạm vi tác động đối với thị trường nếu xảy ra hành vi thỏa thuận. Đánh giá

sức mạnh thị trường hay khả năng gây hạn chế cạnh tranh của doanh nghiệp thỏa thuận

ngoài thị phần còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như cấu trúc của chính thị trường

đó, năng lực dư thừa của các đối thủ cạnh tranh, rào cản gia nhập thị trường, sức mua

của người tiêu dùng....

Ngoài ra, mỗi một ngành có một cấu trúc thị trường riêng và số lượng doanh

nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh ở các ngành, các lĩnh vực cũng khác nhau. Việc

ấn định một ngưỡng thị phần kết hợp 30% cho tất cả các thị trường, các ngành nghề, lĩnh

vực để xác định sức mạnh thị trường của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận là không

hợp lý.

Do đó, nếu chỉ căn cứ vào ngưỡng thị phần kết hợp 30% của các doanh nghiệp

tham gia thỏa thuận trên thị trường liên quan để phân biệt các mức độ cấm đoán đối với

các hành vi thỏa thuận sẽ là chưa toàn diện, khiến cho việc đánh giá hành vi thỏa thuận

bị cấm trên thực tế trở nên cứng nhắc và không phù hợp với thực tiễn.

c) Liên quan đến các quy định miễn trừ

Thứ nhất, phạm vi các loại thỏa thuận được miễn trừ như các quy định hiện

hành là chưa hợp lý.

Như đã phân tích ở trên, các thỏa thuận ấn định giá, phân chia thị trường, hạn

chế sản lượng luôn mang bản chất hạn chế cạnh tranh và vi phạm nghiêm trọng các

nguyên tắc cạnh tranh. Theo đó, các thỏa thuận này phải bị cấm tuyệt đối và không

được phép miễn trừ. Tuy nhiên, theo Luật Cạnh tranh Việt Nam các thỏa thuận này vẫn

thuộc phạm vi các thỏa thuận được phép miễn trừ có thời hạn nếu đáp ứng các điều

kiện quy định tại Khoản 1, Điều 10, Luật Cạnh tranh.

Thứ hai, các quy định về miễn trừ chưa đề cập đến nguyên tắc xác định thời

hạn cho hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

Theo quy định tại Điều 10, Luật Cạnh tranh, việc miễn trừ đối với thỏa thuận

hạn chế cạnh tranh là có thời hạn. Việc cho hưởng miễn trừ có thời hạn đối với thỏa

thuận hạn chế cạnh tranh là hoàn toàn hợp lý. Bởi vì, theo thời gian các thỏa thuận này

thường có xu hướng không còn đáp ứng được các điều kiện cần thiết để hưởng miễn

trừ nữa.

Page 34: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

34

Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền thụ lý hồ sơ, ra quyết định cho hưởng miễn trừ

đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có quyền đề xuất, quyết định về thời hạn miễn

trừ. Tuy nhiên, việc thiếu các quy định về thời hạn miễn trừ trong pháp luật cạnh tranh

dẫn đến thiếu căn cứ trong việc xác định thời hạn cho hưởng miễn trừ đối với thỏa

thuận hạn chế cạnh tranh.

Thứ ba, quy định miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm có sự

mâu thuẫn liên quan đến thỏa thuận về giá.

Cụ thể, hành vi “thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp

hoặc gián tiếp” quy định tại Khoản 1, Điều 8 và bị cấm theo Khoản 2, Điều 9, Luật

Cạnh tranh thuộc phạm vi các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể được miễn trừ. Tuy

nhiên, trong số các điều kiện để được hưởng miễn trừ lại bao gồm điều kiện “Thống

nhất các điều kiện kinh doanh, giao hàng, thanh toán nhưng không liên quan đến giá

và các yếu tố của giá” (điểm d, Khoản 1, Điều 10, Luật Cạnh tranh). Sự mâu thuẫn

trong quy định miễn trừ cũng gây ra bất cập trong quá trình thực thi.

d) Liên quan đến các quy định về xử lý vi phạm

Thứ nhất, mức phạt tiền được xác định căn cứ trên tổng doanh thu là không hợp

lý.

Thực tiễn điều tra, xử lý các vụ việc hạn chế cạnh tranh cho thấy, tất cả các khiếu

nại hoặc khởi kiện ra tòa án đối với các quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh đều có nội

dung liên quan đến căn cứ xác định khoản tiền phạt là tổng doanh thu. Mặc dù nội

dung khiếu nại, khiếu kiện này đều bị cơ quan cạnh tranh Việt Nam hoặc tòa án bác bỏ

bởi đó là quy định của pháp luật, tuy nhiên có thể thấy rằng việc xác định mức phạt

tiền dựa trên tổng doanh thu, trong nhiều trường hợp, là không tương xứng với mức độ

tác động của hành vi thỏa thuận. Chính bởi nhận định này, cơ quan cạnh tranh trong

các vụ việc đều xem xét áp dụng mức phạt rất thấp trong khung phạt đến 10%, ví dụ:

0.0x% tổng doanh thu của năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm. Vấn đề

đặt ra là, đối với những hành vi bị xử phạt ở mức 5-10% tổng doanh thu thì mức xử

phạt tối thiểu phải là 5%. Trong một số trường hợp, doanh nghiệp thậm chí có thể bị

phá sản bởi quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh và tất nhiên, đó là trường hợp mà

không một cơ quan cạnh tranh nào trên thế giới mong muốn bở nó đi ngược lại với

mục tiêu bảo vệ cạnh tranh mà tất cả các luật cạnh tranh đều hướng đến.

Với nhìn nhận xử phạt dựa vào các căn cứ hợp lý để doanh nghiệp tiếp tục tồn tại

và đóng góp cho nền kinh tế, không xử phạt để chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp,

Page 35: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

35

nhiều quốc gia đã áp dụng nguyên tắc tính mức xử phạt căn cứ theo doanh thu trên thị

trường liên quan hoặc thị trường bị ảnh hưởng. Ngoài ra, đối với các hành vi hạn chế

cạnh tranh diễn ra trong một quá trình, ví dụ hành vi thỏa thuận đã diễn ra trong 5 năm,

các cơ quan cạnh tranh có thể lấy tổng doanh thu trên thị trường liên quan của doanh

nghiệp trong các năm doanh nghiệp đã thực hiện hành vi vi phạm để làm căn cứ xác

định mức phạt. Tuy nhiên, với nhìn nhận xử phạt nhưng không làm chấm dứt hoạt

động của doanh nghiệp, nhiều nước có quy định chỉ hạn chế trong phạm vi tổng doanh

thu trên thị trường liên quan của doanh nghiệp trong phạm vi tối đa là 3 năm liên tiếp

(như Nhật Bản) hoặc quy định mức phạt tối đa trong mọi trường hợp là không quá 10%

tổng doanh thu trong năm tài chính của doanh nghiệp.

Thứ hai, thiếu cơ sở để xác định mức phạt tiền cụ thể đối với các doanh nghiệp

vi phạm các quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

Các quy định về xử lý vi phạm đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh chỉ đề cập

đến hai mức khung phạt tiền là 0-5% và 5-10% tổng doanh thu của năm tài chính trước

năm thực hiện hành vi vi phạm, nhưng không đưa ra nguyên tắc xác định mức phạt cụ

thể trong khung hình phạt đó. Điều đó gây khó khăn cho Cơ quan quản lý cạnh tranh

và Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh trong việc xác định mức phạt tiền cụ thể đối với

các doanh nghiệp vi phạm các quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, thậm chí gây

tranh cãi trong quyết định mức độ xử lý vi phạm. Mặt khác, việc thiếu cơ sở pháp lý

trong xác định mức phạt tiền cụ thể sẽ dẫn đến những quan ngại của doanh nghiệp về

tính minh bạch trong xử lý vi phạm, đồng thời các doanh nghiệp cũng khó xác định

được mức độ xử lý đối với hành vi vi phạm của mình.

Thứ ba, chưa có quy định về mức phạt tiền tối thiểu.

Việc thiếu quy định về mức phạt tiền tối thiểu (lớn hơn 0 đồng) dẫn đến thực tế

xảy ra trường hợp doanh nghiệp vi phạm chịu mức phạt tiền bằng 0 đồng, do tổng

doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của bên vi phạm

bằng 0. Việc áp dụng mức phạt tiền 0 đồng trong trường hợp này không có ý nghĩa răn

đe đối với doanh nghiệp thực hiện hành vi vi phạm.

Thứ tư, chưa có quy định về hình thức và mức độ xử lý đối với cá nhân vi phạm.

Các quy định về xử lý vi phạm đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh chưa xem

xét hình thức xử lý đối với cá nhân vi phạm (phạt tiền và/hoặc phạt tù). Thực tế, ý

tưởng liên kết, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thường do các cá nhân đứng đầu doanh

nghiệp, như thành viên ban giám đốc, lãnh đạo, trưởng phòng kinh doanh...xây dựng

nên. Nếu chỉ áp dụng chế tài xử phạt nặng đối với doanh nghiệp có thể dẫn đến tình

trạng khánh kiệt, phá sản doanh nghiệp sau khi nộp phạt, gây ảnh hưởng trực tiếp đến

Page 36: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

36

đời sống của công nhân, nhân viên đang lao động tại doanh nghiệp, trong khi đó những

cá nhân vi phạm lại không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Thứ năm, các quy định về xử lý vi phạm đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

chưa xem xét các chế tài đối với Hiệp hội ngành nghề.

Tại Việt Nam hiện nay có hàng nghìn hiệp hội ngành nghề với quy mô lớn nhỏ

khác nhau. Là tổ chức xã hội nghề nghiệp, nhưng thực tế cho thấy có nhiều trường hợp,

hiệp hội đóng vai trò chủ trương xây dựng ý tưởng thỏa thuận, tổ chức gặp mặt, trao

đổi thông tin giữa các doanh nghiệp, vận động các doanh nghiệp thành viên tham gia

và thực hiện thỏa thuận.

Mặc dù các hiệp hội ngành nghề thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật cạnh

tranh theo Điều 2, Luật Cạnh tranh, tuy nhiên, hiện chưa có cơ sở pháp lý để áp dụng

các chế tài xử lý vi phạm đối với hiệp hội trong các vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh

tranh. Trong bối cảnh nhận thức của các doanh nghiệp và hiệp hội về pháp luật cạnh

tranh còn chưa cao, việc không áp dụng chế tài xử lý đối với các vi phạm của hiệp hội

liên quan đến các quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh sẽ không có tác động cảnh

báo, răn đe cũng như khuyến khích các hiệp hội thực hiện tốt các quy định của pháp

luật cạnh tranh.

Thứ sáu, các hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả chưa phản

ánh đúng mục đích răn đe, giáo dục đối với doanh nghiệp vi phạm.

Theo quy định của pháp luật cạnh tranh Việt Nam hiện nay, biện pháp xử phạt bổ

sung và khắc phục hậu quả đối với các vi phạm về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bao gồm:

(1) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm, bao gồm cả

tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm; và (2) Buộc

loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh.

Do đặc thù của các vụ việc liên quan đến thỏa thuận, các doanh nghiệp có thể

thỏa thuận bằng miệng hoặc bằng văn bản dưới nhiều hình thức khác nhau như điện

thoại, email, bản cam kết, thỏa thuận… Chính vị vậy, các biện pháp xử phạt bổ sung và

khắc phục hậu quả trên đây dường như không phù hợp và ít được áp dụng trên thực

tiễn. Trong khi đó, biện pháp xử phạt bổ sung và khắc phục hậu quả lại là một trong

những nội dung quan trọng mà các cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh quốc tế hướng

tới.

Ở Nhật Bản, trong các vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, ngoài biện pháp xử

phạt hành chính đối với doanh nghiệp và thậm chí là xử phạt hình sự đối với các cá nhân

có liên quan trực tiếp đến thỏa thuận, cơ quan cạnh tranh của Nhật Bản còn buộc các

doanh nghiệp thực hiện lệnh chấm dứt hành vi vi phạm, không được thực hiện các hành vi

tương tự trong tương lai, buộc các doanh nghiệp vi phạm thực hiện chương trình tuân thủ

Page 37: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

37

pháp luật (compliance program), yêu cầu doanh nghiệp vi phạm cung cấp thông tin, tài

liệu liên quan (ví dụ thông tin về giá bán sản phẩm liên quan) theo định kỳ… Điều đáng

lưu ý là cơ quan cạnh tranh Nhật Bản có thẩm quyền đưa ra các biện pháp mà cơ quan này

cho là cần thiết tùy theo đặc thù của từng vụ việc, từng ngành. Đây cũng là điểm các nhà

làm luật Việt Nam cần nghiên cứu, tham khảo thêm trong quá trình hoàn thiện pháp luật

cạnh tranh.

e) Liên quan đến chính sách khoan hồng

Thực tiễn thực thi pháp luật cạnh tranh của các nước đi trước cho thấy, việc xử lý

các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh sẽ có xu hướng ―ngầm hóa‖ các thỏa thuận. Điều

này sẽ làm cho việc phát hiện và điều tra các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trở nên khó

khăn hơn, phức tạp hơn gấp nhiều lần. Vì vậy, hầu hết các nước đã sử dụng chính sách

khoan hồng như một công cụ quan trọng để phát hiện và điều tra các thỏa thuận hạn

chế cạnh tranh. Trên thực tế, phần lớn các vụ việc cartel của cơ quan cạnh tranh là vụ

việc được phát hiện thông qua chính sách khoan hồng.

Pháp luật Việt Nam hiện nay về vấn đề khoan hồng mới chỉ có quy định về các

tình tiết giảm nhẹ áp dụng với các bên trong một số trường hợp nhất định. Tuy nhiên,

qua 5 năm thực thi Luật Cạnh tranh cũng có thể thấy quy định về tình tiết giảm nhẹ

không giúp khám phá ra nhiều vụ việc vi phạm do chưa tạo được động cơ và áp lực lớn

để doanh nghiệp tham gia thỏa thuận trình báo và cung cấp thông tin về thỏa thuận mà

họ tham gia. Vì vậy, cần phải bổ sung các quy định về chính sách khoan hồng để tăng

cường hiệu quả thực thi pháp luật.

Page 38: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

38

PHẦN 3: KHUYẾN NGHỊ SỬA ĐỔI CÁC QUY ĐỊNH VỀ THỎA THUẬN

HẠN CHẾ CẠNH TRANH

Trên cơ sở tổng kết, đánh giá thực tiễn thực thi các quy định về thỏa thuận hạn chế

cạnh tranh tại Việt Nam và phân tích bài học kinh nghiệm của EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản,

Nhóm nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát hành vi

thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, trong đó tập trung vào định hướng sửa đổi, hoàn thiện các

quy định liên quan đến thỏa thuận hạn chế cạnh tranh để phù hợp hơn với thực tiễn thực

thi. Các khuyến nghị được xây dựng trên cơ sở phân tích những bất cập xuất phát từ các

quy định hiện hành như đã nêu trong phần 2 ở trên, đồng thời bám sát các nhóm vấn đề

liên quan đến các (1) hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, (2) các quy định cấm, (3) các

quy định miễn trừ, (4) các hình thức xử lý vi phạm và (5) chương trình khoan dung.

1. Liên quan đến các quy định về hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Xuất phát từ tình hình thực thi pháp luật, nhóm nghiên cứu cho rằng cần bổ sung

thêm một điều khoản chung về hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, trong đó quy định

bản chất chung nhất của hành vi nhằm bao quát hết các dạng thức thỏa thuận hạn chế

cạnh tranh. Cụ thể:

Cần bổ sung một quy định chung hay nói cách khác là một “điều khoản quét”

(basket clause) về hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nhằm “quét” hết các dạng hành

vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội thì các dạng thức kinh doanh của doanh

nghiệp cũng ngày càng trở nên đa dạng, phong phú, theo đó hành vi của doanh nghiệp

cũng có xu hướng biến đổi không ngừng nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận, đặc biệt

trong các môi trường cạnh tranh khốc liệt. Do đó, các hình thức thỏa thuận hạn chế cạnh

tranh cũng ngày càng được doanh nghiệp biến hóa nhằm đối phó với các cơ quan cạnh

tranh. Mặc dù hình thức thỏa thuận có thể thay đổi, tuy nhiên bản chất hạn chế cạnh tranh

của hành vi chỉ liên quan đến những yếu tố cạnh tranh như giá cả, khu vực phân phối, thị

trường tiêu thụ, sản lượng, chất lượng hàng hóa, dịch vụ. Pháp luật cạnh tranh cần dựa

vào các đặc điểm này của hành vi thỏa thuận để ban hành các quy định điều chỉnh.

Trong bối cảnh hiện nay, để đảm bảo việc thực thi luật có hiệu quả, tránh bỏ sót

hành vi hoặc xử lý các hành vi thỏa thuận cần thiết để mang lại lợi ích kinh tế xã hội,

nhóm nghiên cứu cho rằng Việt Nam cần kết hợp hài hòa phương pháp liệt kê hiện tại và

Page 39: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

39

phương pháp tiếp cận hợp lý. Nói cách khác, bên cạnh việc coi các hành vi được liệt kê

trong luật cũng như trong các văn bản hướng dẫn là hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh

tranh, Việt Nam cần cho phép áp dụng quy định chung hay nói cách khác là một ―điều

khoản quét‖ (basket clause) nhằm ―quét‖ hết các dạng hành vi thỏa thuận có tác động xấu

tới môi trường cạnh tranh, không nên chỉ quy định dựa theo các hình thức biểu hiện bên

ngoài một cách cứng nhắc như hiện nay.

Trong khuôn khổ báo cáo này, nhóm nghiên cứu không có đủ điều kiện để nêu ra

các đề xuất cụ thể về khái niệm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Tuy nhiên, nhóm

nghiên cứu cho rằng Việt Nam cần cân nhắc kinh nghiệm của các nước như Hoa Kỳ, Nhật

Bản cũng như Châu Âu trong việc áp dụng cách tiếp cận rộng đối với hành vi thỏa thuận

hạn chế cạnh tranh, theo đó bao quát toàn bộ các hợp đồng, liên kết, hay bất kỳ hoạt động

thông đồng nào khác (không phụ thuộc vào tên gọi hay hình thức) có mục đích hoặc hệ

quả ngăn cản, hạn chế hoặc làm sai lệch quy luật cạnh tranh.

Cân nhắc bổ sung quy định điều chỉnh hành vi của Hiệp hội các doanh nghiệp

trong các vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Mặc dù Hiệp hội không trực tiếp tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường,

không trực tiếp «cạnh tranh« nhưng hoạt động của các hiệp hội nói chung có thể có tác

động lớn tới quá trình cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường. Trong hướng dẫn

phát hiện và xử lý thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, OECD đã chỉ ra rằng Hiệp hội chính là

một trong những yếu tố tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp họp bàn và đi đến

thỏa thuận. Chính vì vậy, nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ đã quy định xử phạt Hiệp hội liên

quan về hành vi «tạo điều kiện để hình thành và thực hiện thỏa thuận giữa các thành

viên«. Một số nước khác như EU, Nhật Bản thậm chí còn coi quyết định, nghị quyết của

hiệp hội các doanh nghiệp là hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và vì vậy, cũng bị

xem xét, xử lý tương tự như hành vi thỏa thuận giữa các doanh nghiệp. Về hình thức xử

phạt đối với hiệp hội liên quan, theo kinh nghiệm của các nước đi trước, biện pháp xử

phạt có thể bao gồm cảnh cáo, phạt tiền hoặc đề nghị các cơ quan chức năng rút giấy phép

hoạt động của Hiệp hội vi phạm.

Ở Việt Nam hiện nay, pháp luật cạnh tranh Việt Nam hiện nay đã bỏ qua vai trò của

Hiệp hội trong các vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Thực tế thực thi pháp luật về

thỏa thuận hạn chế cạnh tranh tại Việt Nam cho thấy, trong 06 vụ việc thỏa thuận hạn chế

cạnh (điều tra chính thức 02 vụ việc) tranh mà cơ quan cạnh tranh Việt Nam đã xem xét,

Page 40: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

40

xử lý, Hiệp hội đều là tổ chức đứng sau, giữ vai trò tổ chức, lôi kéo doanh nghiệp tham

gia và giám sát việc thực thi thỏa thuận giữa các doanh nghiệp. Thậm chí trong nhiều vụ

việc, Hiệp hội còn ban hành các «quyết định», các «nghị quyết » về giá cả, sản lượng…

trên thị trường để các doanh nghiệp thành viên thực hiện. Trong khi đó, do pháp luật cạnh

tranh không có quy định điều chỉnh hành vi của hiệp hội nên các cơ quan cạnh tranh đã bỏ

qua hoặc lờ đi vai trò của Hiệp hội trong các vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Trong

thời gian tới, Việt Nam cần cân nhắc bổ sung các quy định để điều chỉnh hành vi của Hiệp

hội để phù hợp với thực tiễn và tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật.

2. Liên quan đến các quy định cấm

Thứ nhất, xem xét điều chỉnh các hành vi thuộc nhóm bị cấm tuyệt đối và cấm tùy

theo từng trường hợp cụ thể.

Như đã trình bày trong Phần I, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể bao gồm các

thỏa thuận ngang nghiêm trọng (thỏa thuận ấn định giá, phân chia thị trường, hạn chế sản

lượng và thông đồng đấu thầu), thỏa thuận ngang ít nghiêm trọng và các thỏa thuận dọc.

Cũng như phân tích tại Phần I, thỏa thuận ngang nghiêm trọng (hardcore cartel) luôn bị

các cơ quan cạnh tranh quốc tế coi là các hành vi làm phương hại tới cạnh tranh nhiều

nhất và vì vậy các nước có xu hướng cấm nhóm hành vi này trong mọi trường hợp và

không xem xét miễn trừ đối với 4 dạng hành vi này. Đối với các hành vi thỏa thuận còn

lại, các nước đều có quy định cho phép cơ quan cạnh tranh cân nhắc các «lợi ích» và «chi

phí » đối với cạnh tranh, đối với người tiêu dùng và đối với toàn xã hội để ra quyết định

cấm hoặc không cấm các doanh nghiệp thực hiện tùy từng trường hợp cụ thể, tùy đặc thù

của từng ngành, đặc điểm của từng thị trường.

Từ thực tiễn thực thi pháp luật, tham khảo kinh nghiệm của các nước đi trước,

Nhóm nghiên cứu cho rằng cần điều chỉnh các quy định cấm của pháp luật cạnh tranh

Việt Nam theo hướng:

- Cấm tuyệt đối đối với 4 dạng thỏa thuận luôn bị coi là nghiêm trọng trong mọi

trường hợp gồm: thỏa thuận ấn định giá; thỏa thuận phân chia thị trường; thỏa thuận hạn

chế, kiểm soát sản lượng sản xuất, mua bán và; thông đồng đấu thầu.

- Cấm theo từng trường hợp cụ thể đối với các dạng thỏa thuận khác tùy theo đặc

thù của từng ngành, đặc điểm của từng thị trường.

Page 41: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

41

Có như vậy, việc thực thi các quy định của pháp luật cạnh tranh về hành vi thỏa

thuận hạn chế cạnh tranh mới có thể phục vụ tốt cho mục tiêu tạo điều kiện cho nền kinh

tế phát triển và đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng Việt Nam.

Thứ hai, cần xem xét sửa đổi cách tiếp cận đánh giá thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

dựa theo tiêu chí duy nhất là thị phần như hiện nay.

Một số ý kiến cho rằng quy định như hiện tại (chỉ cần xem xét thị phần của các

doanh nghiệp tham gia thỏa thuận) là dễ thực thi và phù hợp với các cơ quan cạnh tranh

còn non trẻ. Ở một khía cạnh khác, một số ý kiến khác cho rằng việc ban hành các quy

định điều chỉnh hành vi chỉ vì mục tiêu tạo điều kiện dễ dàng cho cơ quan thực thi luật mà

làm sai lệch bản chất, ý nghĩa, mục đích của việc điều chỉnh là cần phải xem xét lại bởi

nếu không việc thực thi các quy định sẽ không còn có ý nghĩa, thậm chí trong một số

trường hợp còn phản tác dụng. Chính vì vậy, các nước khi ban hành các quy định điều

cấm đối hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đều căn cứ vào bản chất gây hạn chế cạnh

tranh của hành vi và thị phần chỉ là một trong các yếu tố để cơ quan cạnh tranh có thể

xem xét khi đánh giá về vụ việc.

Đối với các vụ việc liên quan đến các hành vi thỏa thuận không thuộc nhóm thỏa

thuận nghiêm trọng, pháp luật cạnh tranh của phần lớn các nước như Hoa Kỳ, Châu Âu,

Nhật Bản… đều áp dụng nguyên tắc hợp lý khi đánh giá vụ việc. Khác với tiếp cận của

Việt Nam, trong các tiêu chí để đánh giá một hành vi có thuộc diện bị cấm hay không, các

cơ quan cạnh tranh quốc tế chỉ coi tiêu chí thị phần không hẳn là một tiêu chí chiếm vị trí

quan trọng. Như đã trình bày tại Chương I, khi đánh giá vụ việc, cơ quan cạnh tranh

trước hết đánh giá liệu thỏa thuận đang xem xét có gây hạn chế cạnh tranh hay không.

Trong trường hợp thỏa thuận có khả năng gây hạn chế cạnh tranh, cơ quan cạnh tranh sẽ

tiếp tục đánh liệu thỏa thuận đó có mang lại lợi ích thúc đẩy cạnh tranh hay không và liệu

tác động thúc đẩy cạnh tranh của thỏa thuận có lớn hơn tác động hạn chế cạnh tranh do nó

mang lại hay không. Các tiêu chí có thể giúp các cơ quan cạnh tranh đánh giá có thể bao

gồm (1) lợi ích kinh tế mà thỏa thuận đó mang lại; (2) tính cần thiết của thỏa thuận nhằm

đạt được các lợi ích kinh tế đó; (3) phần lợi ích được chuyển/chia sẻ cho người tiêu dùng

và; (4) tính không loại bỏ cạnh tranh của thỏa thuận.

Page 42: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

42

Tham khảo kinh nghiệm của các nước đi trước, Nhóm nghiên cứu cho rằng Việt

Nam cần thay đổi cách tiếp cận đánh giá thỏa thuận dựa chủ yếu vào yếu tố thị phần một

cách cứng nhắc như hiện nay. Để có thể thực hiện được điều này, Việt Nam cần nghiên

cứu kỹ để đưa ra một bộ tiêu chí đánh giá phù hợp, theo đó đảm bảo sự cân bằng giữa

phương pháp liệt kê và tiếp cận hợp lý về mặt kinh tế.

3. Liên quan đến các quy định miễn trừ

Như đã trình bày tại mục 2 trên đây, đối với các thỏa thuận thuộc nhóm nghiêm

trọng (hardcore cartel), bao gồm 4 hành vi: (1) thỏa thuận ấn định giá ; (2) thỏa thuận

phân chia thị trường ; (3) thỏa thuận hạn chế sản lượng ; và (4) thông đồng đấu thầu, Việt

Nam cần cân nhắc sửa đổi quy định hiện tại theo hướng cấm trong mọi trường hợp và

không áp dụng miễn trừ đối với nhóm hành vi này. Đối với các thỏa thuận khác, Việt

Nam cần nghiên cứu áp dụng nguyên tắc hợp lý, theo đó cơ quan cạnh tranh sẽ xem xét

trên cơ sở đánh giá yếu «chi phí» và «lợi ích» của thỏa thuận. Theo cách tiếp cận này,

Việt Nam không cần phải ban hành các quy định về miễn trừ. Các điều kiện xem xét miễn

trừ quy định tại Điều 10, Luật Cạnh tranh hiện nay có thể được đưa vào bộ tiêu chí để

đánh giá «chi phí» và «lợi ích» của hành vi thỏa thuận (ngoài hardcore cartel). Miễn trừ,

nếu có, có thể xem xét miễn trừ theo các đặc thù của ngành (block exemptions), tuy nhiên

việc này cần được cân nhắc kỹ lưỡng để tránh việc lạm dụng và làm giảm thiểu vai trò, vị

thế cũng như hiệu quả của Luật Cạnh tranh. Đồng thời, thời hạn miễn trừ và các điều kiện

gia hạn thời hạn được hưởng miễn trừ cũng cần được xem xét quy định.

4. Liên quan đến các quy định về hình thức và mức độ xử lý vi phạm

Thứ nhất, xác định mức phạt tiền dựa trên doanh thu trên thị trường liên quan

Một trong những ý nghĩa quan trọng của việc xác định thị trường liên quan là nhằm

xác định mức độ, phạm vi tác động, gây hạn chế cạnh tranh của hành vi thỏa thuận. Do

đó, khi áp dụng các hình thức xử lý vi phạm đối với các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận

hạn chế cạnh tranh bị cấm, đặc biệt là khi xác định mức phạt tiền, thì doanh thu của các

doanh nghiệp tham gia thỏa thuận trên thị trường liên quan là căn cứ hợp lý hơn thay vì

tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm như hiện nay. Việc tính toán mức phạt tiền dựa

trên doanh thu trên thị trường liên quan sẽ tương xứng với mức độ tác động, ảnh hưởng

đối với môi trường cạnh tranh trên chính thị trường đó.

Page 43: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

43

Thứ hai, quy định các nguyên tắc xác định mức phạt tiền

Đối với hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, pháp luật cạnh

tranh quy định mức phạt tiền đối với doanh nghiệp tham gia thỏa thuận từ 0 đến 10% tổng

doanh thu của năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm. Tuy nhiên, khung phạt từ

0 đến 10% là tương đối rộng. Do đó, cần quy định nguyên tắc xác định một mức phạt tiền cụ

thể trong khung hình phạt đó. Chẳng hạn, đối với một hành vi vi phạm quy định của pháp

luật cạnh tranh có thể đưa ra một mức phạt chuẩn. Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, các căn

cứ xác định mức độ xử lý như mức độ gây hạn chế cạnh tranh, mức độ thiệt hại do hành vi

gây ra, thời gian thực hiện hành vi vi phạm...sẽ có ý nghĩa giúp cơ quan xử lý vụ việc xác

định mức phạt thực tế tăng lên hoặc giảm xuống so với mức phạt chuẩn. Tuy nhiên, các căn

cứ này cũng cần phải được lượng hóa một cách tương đối để cơ quan cạnh tranh có thể dễ

dàng áp dụng, minh bạch hóa trong xác định mức phạt, tránh gây tranh cãi.

Thứ ba, quy định mức phạt tiền tối thiểu

Nếu việc xác định mức phạt tiền chỉ căn cứ vào doanh thu, có những trường hợp

mức phạt tiền của doanh nghiệp bằng 0 đồng, do doanh thu để tính mức phạt bằng 0. Vì

vậy, cần quy định mức phạt tiền tối thiểu đối với hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

dưới hình thức một số tiền tối thiểu mà doanh nghiệp vi phạm phải nộp phạt. Nếu số tiền

phạt được tính toán trên cơ sở doanh thu lớn hơn mức phạt tiền tối thiểu, thì áp dụng mức

phạt tiền tính theo doanh thu, ngược lại, nếu thấp hơn thì áp dụng mức phạt tiền tối thiểu.

Việc quy định mức phạt tiền tối thiểu như thế có tác dụng răn đe, ngăn ngừa những doanh

nghiệp mới gia nhập thị trường, doanh nghiệp nhỏ tham gia vào một thỏa thuận hạn chế

cạnh tranh.

Thứ tư, quy định các hình thức xử lý vi phạm đối với các cá nhân vi phạm

Với xu hướng hình sự hóa các-ten trên toàn thế giới, trong giai đoạn 10 năm gần đây,

theo nghiên cứu của Mạng lưới cạnh tranh quốc tế (ICN) về xu hướng và sự phát triển trong

thực thi chống các-ten cho thấy có rất nhiều quốc gia đã sửa đổi, bổ sung pháp luật cạnh

tranh theo hướng áp dụng hình thức phạt tù hoặc tăng mức phạt tù đối với cá nhân vi phạm,

trong đó có Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada, Úc, New Zealand. Sự thay đổi này cho thấy xu

hướng ngày càng coi trọng việc kiểm soát và xử lý các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh

tranh. Việc hình sự hóa các-ten có tác dụng ngăn chặn một số hành vi thỏa thuận hạn chế

cạnh tranh có nguy cơ xảy ra trong tương lai, đồng thời việc tăng mức phạt kết hợp với

chương trình khoan dung có tác động thúc đẩy thực thi chống các-ten một cách hiệu quả.

Page 44: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

44

Tuy nhiên, ở Việt Nam việc hình sự hóa một hành vi nào đó chỉ được diễn ra ở giai

đoạn xây dựng pháp luật, dưới sự cho phép của Quốc hội. Một hành vi vi phạm được áp

dụng xử lý theo hình thức phạt tù chỉ khi nó được quy định điều chỉnh trong Bộ luật hình

sự. Điều đó có nghĩa là, việc hình sự hóa các-ten ở Việt Nam sẽ dẫn đến yêu cầu phải sửa

đổi, bổ sung không chỉ pháp luật cạnh tranh, mà cả pháp luật hình sự. Trong khi đó, Bộ

luật hình sự mới được sửa đổi, bổ sung năm 2009 tại kỳ họp Quốc hội khóa XII. Do đó,

việc hình sự hóa các-ten trong bối cảnh hiện tại là tương đối sớm. Mặc dù vậy, việc hình

sự hóa các-ten vẫn là một ý tưởng tốt tăng cường hiệu quả thực thi chống các-ten, thể hiện

sự nghiêm khắc của pháp luật đối với các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh gây hại

nghiêm trọng cho môi trường cạnh tranh và người tiêu dùng. Do vậy, Nhóm nghiên cứu

cho rằng, ở một thời điểm thích hợp trong tương lai việc hình sự hóa các-ten vẫn nên

được xem xét và cân nhắc.

Thứ năm, quy định các hình thức xử lý vi phạm đối với các hiệp hội ngành nghề.

Do đặc thù thị trường tại Việt Nam có sự tham gia sâu rộng của các hiệp hội ngành

nghề trong việc định ra chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên dẫn đến

nguy cơ xảy ra tình trạng thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thành

viên, mà trong đó hiệp hội đóng vai trò tổ chức, giám sát thực hiện thỏa thuận. Như kiến

nghị ở trên, các quyết định của hiệp hội gây hạn chế cạnh tranh cũng có thể được coi là

thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, do đó các hiệp hội ngành nghề cũng phải được coi là đối

tượng vi phạm. Bởi vậy, cần thiết phải quy định các chế tài xử lý vi phạm đối với hiệp hội

ngành nghề.

Do hiệp hội ngành nghề là tổ chức phi lợi nhuận, cho nên việc xác định mức phạt

tiền dựa theo doanh thu như áp dụng đối với các doanh nghiệp vi phạm là không hợp lý.

Đối với hiệp hội, có thể quy định các mức phạt cứng (số tiền cụ thể) đối với cá nhân thuộc

hiệp hội và đối với hiệp hội, đồng thời có thể áp dụng các biện pháp phạt bổ sung hoặc

các biện pháp khắc phục hậu quả, chẳng hạn như rút giấy phép hoạt động, buộc loại bỏ

những điều khỏan vi phạm pháp luật ra khỏi quyết định của hiệp hội, buộc cam kết không

được tái phạm, buộc phải học tập về pháp luật cạnh tranh và phổ biến cho các doanh

nghiệp thành viên...

Page 45: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

45

Thứ sáu, điều chỉnh lại các quy định về các biện pháp phạt bổ sung hoặc các biện

pháp khắc phục hậu quả.

Các biện pháp phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với thỏa thuận hạn

chế cạnh tranh được quy định như hiện nay chưa mang tính thực tiễn cao. Để các hình

thức xử lý vi phạm này thực sự có ý nghĩa khắc phục hậu quả cần bổ sung các quy định

về các biện pháp phạt bổ sung hoặc biện pháp khắc phục hậu quả theo hướng tăng cường

phổ biến, giáo dục nhận thức cho hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp về pháp luật cạnh

tranh, khôi phục lại các điều kiện cạnh tranh công bằng, thực hiện các cam kết không vi

phạm pháp luật cạnh tranh trong tương lai...

5. Liên quan đến chƣơng trình khoan dung

Thực tiễn thực thi pháp luật cạnh tranh của các nước đi trước cho thấy, việc xử lý

các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh sẽ có xu hướng ―ngầm hóa‖ các thỏa thuận. Điều này

sẽ làm cho việc phát hiện và điều tra các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trở nên khó khăn

hơn, phức tạp hơn gấp nhiều lần. Vì vậy, hầu hết các nước đã sử dụng chính sách khoan

hồng như một công cụ quan trọng để phát hiện và điều tra các thỏa thuận hạn chế cạnh

tranh. Trên thực tế, phần lớn các vụ việc cartel của cơ quan cạnh tranh là vụ việc được

phát hiện thông qua chính sách khoan hồng.

Một trong những nguyên nhân khiến chương trình khoan hồng thành công hơn, mấu

chốt chính là ở hình thức và mức xử phạt phải nặng. Khi đứng trước nguy cơ phải đối mặt

với các chế tài nghiêm khắc, nặng nề do hành vi vi phạm của họ, đồng thời trước những

quan ngại về nguy cơ phá vỡ các-ten khi thông tin bị rò rỉ bởi một trong số các doanh

nghiệp tham gia thỏa thuận, doanh nghiệp sẽ có động cơ tự nguyện khai báo, hợp tác với

cơ quan điều tra để nhận được lợi ích từ chương trình khoan dung.

Pháp luật Việt Nam hiện nay về vấn đề khoan hồng mới chỉ có quy định về các tình

tiết giảm nhẹ áp dụng với các bên trong một số trường hợp nhất định. Tuy nhiên, qua 5

năm thực thi Luật Cạnh tranh cũng có thể thấy quy định về tình tiết giảm nhẹ không giúp

khám phá ra nhiều vụ việc vi phạm do chưa tạo được động cơ và áp lực lớn để doanh

nghiệp tham gia thỏa thuận trình báo và cung cấp thông tin về thỏa thuận mà họ tham gia.

Vì vậy, cần phải bổ sung các quy định về chính sách khoan hồng để tăng cường hiệu quả

thực thi pháp luật. Tuy nhiên, để đảm bảo chương trình khoan dung phát huy đúng tác

dụng, các quy định về chương trình khoan dung phải được xây dựng dựa trên nguyên tắc

minh bạch, rõ ràng. Đồng thời, cũng cần quan tâm đến cơ chế bảo mật thông tin về đối

tượng khai báo và bảo vệ nhân chứng. Có như vậy, chương trình khoan dung mới trở

thành một công cụ hữu hiệu giúp cơ quan cạnh tranh thực thi hiệu quả các quy định về

thỏa thuận hạn chế cạnh tranh./.

Page 46: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

46

CHƢƠNG II:

HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƢỜNG,

LẠM DỤNG VỊ TRÍ ĐỘC QUYỀN

PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA VIỆC KIỂM SOÁT ĐỘC QUYỀN

I. Độc quyền và một số vấn đề về kiểm soát độc quyền

Thị trường là sự tương tác giữa cung và cầu, qua đó xác định giá và lượng hàng hóa

hoặc dịch vụ trao đổi. Tính đa dạng trong hoạt động trao đổi giữa người mua và người bán

hình thành nên các hình thái thị trường khác nhau, bao gồm: cạnh tranh hoàn hảo; độc

quyền; cạnh tranh độc quyền và độc quyền nhóm.

Doanh nghiệp hoạt động trên thị trường bị chi phối bởi các quy luật cung, cầu và thị

trường. Trong các hình thái thị trường nêu trên, thị trường cạnh tranh được cho là thị

trường trong đó nguồn tài nguyên khan hiếm được phân bổ một cách hiệu quả nhất. Đối

với các hình thái thị trường còn lại, do nằm trong tay của một số ít doanh nghiệp nên các

doanh nghiệp có khả năng thay đổi, định đoạt giá cả, sản lượng cũng như các yếu tố khác

của thị trường (quyền lực/sức mạnh thị trường).

Vấn đề đặt ra là, mọi doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp cạnh tranh hay độc quyền,

đều hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo, các

doanh nghiệp thường có quy mô nhỏ, không có quyền lực thị trường và luôn chịu áp lực

gia nhập ngành dễ dàng của các doanh nghiệp mới tiềm năng. Họ là người chấp nhận giá

và lựa chọn sản lượng cung ứng ra thị trường theo nguyên tắc chi phí biên (MC) = giá bán

(P) để tối đa hóa lợi nhuận.

Trong khi đó, doanh nghiệp độc quyền là người sản xuất duy nhất trên thị trường,

không chịu áp lực từ việc gia nhập ngành của các đối thủ tiềm năng, có quyền lực thị

trường lớn. Vì vậy, doanh nghiệp độc quyền có khả năng kiểm soát, định đoạt sản lượng

cung ứng và mức giá thị trường. Lý thuyết kinh tế đã chỉ ra rằng để tối đa hóa lợi nhuận,

doanh nghiệp độc quyền sẽ lựa chọn sản lượng và định giá tương ứng tại điểm mà chi phí

biên (MC) = lợi nhuận biên (MR) < P.

Page 47: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

47

Trên thực tế, hầu như không tồn tại một thị trường độc quyền tồn tại thực sự. Lợi

nhuận siêu ngạch từ thị trường độc quyền sẽ thu hút các doanh nghiệp mới tham gia thị

trường, làm thủ tiêu tính chất độc quyền tuyệt đối của thị trường, hình thành nên các dạng

thị trường độc quyền nhóm hoặc thị trường cạnh tranh độc quyền. Tuy nhiên, trong các

hình thái thị trường này, những doanh nghiệp có sức mạnh vượt trội vẫn có thể đưa ra các

quyết định về giá và sản lượng tương tự như doanh nghiệp trên thị trường độc quyền

nhằm tối đa hóa lợi nhuận của mình. Những doanh nghiệp nắm sức mạnh thị trường vượt

trội như vậy được coi là các doanh nghiệp nắm giữ vị trí thống lĩnh/độc quyền trên thị

trường.

Với đặc điểm chung nhất nêu trên, thị trường độc quyền làm nảy sinh hai vấn đề lớn,

đó là: tổn thất phúc lợi xã hội (deadweight loss) và lợi nhuận siêu ngạch của nhà độc

quyền.

1. Tổn thất phúc lợi xã hội

Như thể hiện tại biểu đồ dưới đây, phần bên trái của biều đồ dưới đây minh hoạ cho

thặng dư mà người tiêu dùng và người sản xuất nhận được trong thị trường cạnh tranh

hoàn hảo. Phần bên phải biểu đồ minh hoạ mức thặng dư thất thoát mà người tiêu dùng và

người sản xuất phải chịu trong một thị trường độc quyền so với một thị trường cạnh tranh

hoàn hảo. Biểu cho thấy, việc tối đa hóa lợi nhuận của nhà độc quyền tối đã làm cho mức

giá thị trường tăng từ P(pc) tới P(m), trong khi đó sản lượng cung ứng ra thị trường giảm

từ Q(pc) xuống Q(m).

So sánh tình huống cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền

Xét về phúc lợi xã hội, nếu nhìn nhận phúc lợi xã hội là tổng thặng dư của nhà sản

xuất và thặng dư của người tiêu dùng, có thể dễ dàng thấy rằng so với thị trường cạnh

tranh, phúc lợi xã hội trong trường hợp độc quyền đã giảm đi một lượng tương ứng với

Page 48: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

48

diện tích BCF. Các nhà kinh tế gọi phần mất mát này là tổn thất vô ích (dead weight loss)

hay là chi phí xã hội của độc quyền. Nói cách khác, tổng phúc lợi xã hội sẽ giảm hơn so

với thị trường cạnh tranh bởi phần mất mát về thặng dư của người tiêu dùng không được

chuyển toàn bộ sang cho nhà sản xuất mà mất mà một cách vô ích.

Như vậy, xét về hiệu quả kinh tế, độc quyền sẽ dẫn tới sự phân bổ nguồn lực kém

hiệu quả hay nói cách khác các quyết định về giá cả và sản lượng của nhà độc quyền vì

mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận đã phá hỏng mục tiêu tối đa hóa thặng dư xã hội. Các nhà

kinh tế, vì vậy, đã nhìn nhận các vấn đề gây ra bởi tình trạng độc quyền là thất bại thị

trường và đã đề xuất các giải pháp kiểm soát độc quyền nhằm đưa thị trường có yếu tố

độc quyền về gần với thị trường cạnh tranh. Luật cạnh tranh chính là một trong những

công cụ để Nhà nước can thiệp, kiểm soát hành vi của doanh nghiệp độc quyền, nâng cao

hiệu quả của nền kinh tế.

2. Lợi nhuận siêu ngạch của nhà độc quyền

Ở một thị trường cạnh tranh, doanh nghiệp tham gia thị trường khó có thể thu được

lợi nhuận siêu ngạch bởi điều này sẽ kích thích các doanh nghiệp mới tham gia thị trường

và về dài hạn, khoản lợi nhuận vượt trội có xu hướng tiến tới 0. Trên thị trường độc

quyền, doanh nghiệp độc quyền có khả năng thu được lợi nhuận siêu ngạch.

Lợi nhuận siêu ngạch của nhà độc quyền

Do sức hấp dẫn của lợi nhuận siêu ngạch, doanh nghiệp có sức mạnh thị trường luôn

tìm cách đạt được và duy trì vị thế độc quyền. Chính vì vậy, trong quá trình kinh doanh,

doanh nghiệp có sức mạnh độc quyền có xu hướng áp dụng hai chiến lược kinh doanh

chính gồm: (1) trục lợi từ vị thế, sức mạnh thị trường của mình để thu lợi; và (2) loại bỏ

đối thủ cạnh tranh, đóng cửa thị trường nhằm duy trì, tăng cường sức mạnh của doanh

Page 49: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

49

nghiệp trên thị trường. Trong cả hai trường hợp, hành vi của doanh nghiệp đều gây ra các

tác động tiêu cực cho nền kinh tế và tất nhiên người tiêu dùng là đối tượng phải trực tiếp

gánh chịu hậu quả. Luật cạnh tranh được ban hành nhằm mục tiêu kiểm soát các hành vi

tiêu cực đó của doanh nghiệp.

II. Pháp luật cạnh tranh về kiểm soát độc quyền

1. Mục tiêu của pháp luật cạnh tranh về kiểm soát độc quyền

Sự cần thiết của việc điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp có sức mạnh độc quyền

Thông qua lý luận về thị trường độc quyền đã trình bày tại phần trên, có thể thấy nhà

độc quyền luôn có động cơ để thực hiện các hành vi nhằm gia tăng lợi nhuận siêu ngạch

của mình.

Sức mạnh độc quyền đem lại cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh so với các doanh

nghiệp khác và đem lại khả năng chi phối các quan hệ với khách hàng. Những lợi thế cạnh

tranh có thể là khả năng kiểm soát các yếu tố của thị trường (như nguồn nguyên liệu, giá

cả, số lượng sản phẩm đáp ứng cho người tiêu dùng; khả năng tài chính; thói quen tiêu

dùng của khách hàng .v.v.) và các yếu tố tạo ra địa vị không ngang bằng trong cạnh tranh

giữa doanh nghiệp thống lĩnh trên thị trường và các đối thủ của nó (bao gồm cả đối thủ

tiềm năng).

Nhà độc quyền có điều kiện tận dụng những ưu thế trên nhằm gây khó khăn cho đối

thủ trong quá trình kinh doanh hoặc ngăn cản việc gia nhập thị trường. Đối với khách

hàng, vị trí thống lĩnh hoặc độc quyền đã khẳng định địa vị quan trọng của doanh nghiệp

trong cung ứng hoặc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường liên quan bởi họ là nguồn cung

hoặc nguồn cầu chủ yếu của thị trường. Vì thế, quyền lựa chọn của khách hàng đã bị hạn

chế, nhu cầu của khách hàng bị lệ thuộc vào khả năng đáp ứng của doanh nghiệp. Doanh

nghiệp có cơ hội để bóc lột khách hàng thông qua việc áp đặt những điều kiện giao dịch

không công bằng.

Chính vì những hậu quả tiềm tàng như vậy, việc điều chỉnh hành vi của doanh

nghiệp có sức mạnh độc quyền luôn là trọng tâm của chính sách cũng như pháp luật cạnh

tranh các nước.

Mục tiêu chính của pháp luật cạnh tranh

Mặc dù có nhiều điểm khác nhau về chính sách và pháp luật cạnh tranh giữa các

quốc gia, nhưng các quốc gia đều thống nhất về ba mục tiêu chính của chính sách và pháp

luật cạnh tranh là: (1) đảm bảo một quá trình cạnh tranh hiệu quả; (2) tăng cường phúc lợi

xã hội, đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng; và (3) tối đa hóa hiệu quả sản xuất, kinh

Page 50: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

50

doanh, phân bổ các nguồn lực xã hội. Vì vậy, luật cạnh tranh là công cụ để bảo vệ và đem

lại lợi ích cho nền kinh tế, xã hội và người tiêu dùng.

Với vai trò là một bộ phận không tách rời của chính sách và pháp luật cạnh tranh,

pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh/độc quyền cũng hướng đến

những mục tiêu chung đã nêu trên.

Điểm quan trọng nhất cần lưu ý là mặc dù tình trạng độc quyền của thị trường có thể

dẫn đến tổn thất chung cho xã hội nhưng pháp luật cạnh tranh không cấm các doanh

nghiệp bằng sức mạnh nội tại của mình, thông qua các biện pháp cạnh tranh, đạt được sức

mạnh độc quyền. Pháp luật cạnh tranh hướng tới mục tiêu hiệu quả và lợi ích người tiêu

dùng thông qua việc đảm bảo cạnh tranh trên thị trường chứ không phải bảo vệ đối thủ

cạnh tranh.

Do đó, pháp luật cạnh tranh chỉ điều chỉnh hành vi của các doanh nghiệp độc quyền/

thống lĩnh trên thị trường nhằm hạn chế, ngăn chặn việc thực hiện các hành vi lạm dụng

sức mạnh thị trường để loại bỏ cạnh tranh và gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Nói cách

khác, việc áp dụng pháp luật chống lạm dụng vị trí độc quyền/thống lĩnh không nhằm xoá

bỏ vị trí thống lĩnh hoặc vị trí độc quyền của doanh nghiệp mà chỉ loại bỏ hành vi lạm

dụng vị trí thống trị/độc quyền để trục lợi hoặc để bóp méo cạnh tranh.

2. Nội dung chính của pháp luật cạnh tranh về kiểm soát độc quyền

Về kiểm soát độc quyền, pháp luật cạnh tranh các nước tập trung vào 4 vấn đề chính:

(1) xác định thị trường liên quan, (2) xác định vị trí thống lĩnh/độc quyền, (3) kiểm soát

hành vi và (4) chế tài xử lý.

2.1. Xác định thị trường liên quan

Xác định thị trường liên quan được xem là một bước quan trọng, mang tính quyết

định đối với một vụ việc hạn chế cạnh tranh. Xác định thị trường liên quan giúp đánh giá

được sức mạnh thị trường mà doanh nghiệp có được, các đối thủ cạnh tranh và tác động

của hành vi do doanh nghiệp có sức mạnh thị trường thực hiện.

Trên thế giới, một doanh nghiệp được xem là có vị trí thống lĩnh khi có sức mạnh thị

trường đáng kể (theo Điều 102 TFEU1). Thị trường liên quan được xác định càng hẹp thì

doanh nghiệp càng bị coi là có vị trí thống lĩnh và có khả năng gây hạn chế cạnh tranh

càng lớn và ngược lại.

1 TFEU là viết tắt của ―Hiệp ước về chức năng của Liên minh Châu Âu (Treaty of the Functioning of the European

Union‖ (hay còn được gọi là Hiệp ước Lisbon), có từ năm 2007

Page 51: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

51

Thông thường, cơ quan cạnh tranh xác định thị trường liên quan căn cứ trên cả

phương diện sản phẩm và phương diện địa lý. Mục đích của việc xác định thị trường trên

cả hai phương diện này là nhằm xác định các đối thủ cạnh tranh thực sự của doanh nghiệp

thống lĩnh cũng như khả năng các đối thủ này có thể ngăn cản doanh nghiệp thống lĩnh có

những hành động đơn phương tăng giá hoặc áp đặt giá trên mức giá cạnh tranh. Mặt khác,

việc xác định thị trường liên quan sẽ hỗ trợ việc tính toán thị phần (không tính đến các yếu

tố khác), qua đó xác định được sức mạnh thị trường của các doanh nghiệp có liên quan đối

với hành vi hạn chế cạnh tranh. Các doanh nghiệp có thị phần thấp thường không sở hữu

sức mạnh thị trường đáng kể, mặc dù về nguyên tắc, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng có

một sức mạnh thị trường riêng của mình dù ít hay nhiều.

Việc xác định thị trường liên quan cũng chính là quá trình đi tìm câu trả lời cho câu

hỏi ―Đâu là những sản phẩm mà người tiêu dùng cho là có khả năng thay thế ở mức chấp

nhận được cho một sản phẩm, khi xem xét đến các yếu tố đặc tính, giá cả, mục đích sử

dụng và các thuộc tính quan trọng khác của sản phẩm?‖. Có nhiều loại thông tin, tài liệu

giúp cơ quan cạnh tranh có thể đánh giá mức độ về khả năng thay thế giữa sản phẩm hay

sự khác biệt giữa các khu vực bán sản phẩm. Đối với mỗi vụ việc, các loại thông tin,

chứng cứ khác nhau sẽ có vai trò quyết định trong quá trình xem xét, phân tích vụ việc,

điều này sẽ phụ thuộc nhiều vào đặc tính và đặc trưng riêng của ngành công nghiệp và các

sản phẩm hay dịch vụ mà cơ quan cạnh tranh đang xem xét.

Liên quan đến việc xác định thị trường liên quan, có hai phương pháp xác định

chính: xem xét khả năng thay thế về cầu và khả năng thay thế về cung. Trong hầu hết các

trường hợp, thị trường thường được xác định dựa trên quan điểm của khách hàng, tức là

xét từ góc độ khả năng thay thế về cầu. Nếu cần thiết phải xác định thị trường dựa trên

quan điểm của nhà cung cấp, tức là xem xét khả năng thay thế về cung.

Trên quan điểm kinh tế học, khả năng thay thế về cầu tạo nên sức mạnh thường

xuyên, có hiệu quả và ngay tức thì cho các nhà cung cấp một loại sản phẩm cụ thể. Nếu

như khách hàng có thể dễ dàng chuyển sang sử dụng sản phẩm thay thế sẵn có hoặc

chuyển sang một nhà cung cấp ở một khu vực địa lý khác, thì một doanh nghiệp, hoặc một

nhóm doanh nghiệp không bị coi là có tác động đáng kể lên những điều kiện bán hàng

thông thường, như giá bán hàng hóa, dịch vụ. Về cơ bản, việc xác định thị trường bao

gồm xác định các nguồn cung về mặt sản phẩm và vị trí địa lý của nhà cung cấp có khả

năng thay thế hiệu quả cho khách hàng của các doanh nghiệp liên quan trên thị trường.

Nhìn chung, những tác động cạnh tranh phát sinh từ khả năng thay thế về cung

thường không tác động ngay tới hành vi kinh doanh của các doanh nghiệp khác trên thị

Page 52: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

52

trường. Vì vậy, một số cơ quan cạnh tranh xem xét khả năng thay thế về cung trong giai

đoạn xác định thị trường liên quan, nhưng cũng có một số cơ quan cạnh tranh xem xét khả

năng thay thế về cung tại giai đoạn đánh giá phân tích cạnh tranh.

2.1.1. Về thị trường sản phẩm liên quan

Tại Nhật Bản, thị trường sản phẩm liên quan được định nghĩa là: ―Phạm vi sản phẩm

được xác định bằng việc xem xét khả năng thay thế giữa các sản phẩm từ phía người tiêu

dùng. Mức độ thay thế sản phẩm rất phù hợp với mức độ tương đồng về mục đích sử dụng

của các sản phẩm. Vì thế, tiêu chí mục đích sử dụng có thể được sử dụng để đánh giá độ

thay thế sản phẩm‖2.

Tại Liên minh Châu Âu, thị trường sản phẩm liên quan được định nghĩa như sau:

―Một thị trường sản phẩm liên quan bao gồm tất cả những sản phẩm và/hoặc dịch vụ mà

người tiêu dùng cho là có thể hoán đổi, thay thế cho nhau về đặc tính, giá cả và mục đích

sử dụng của các sản phẩm đó‖3.

Còn tại Hoa Kỳ, thị trường liên quan được định nghĩa như sau: ―Khi một sản phẩm

được bán bởi một công ty sáp nhập (sản phẩm A) cạnh tranh với một hoặc nhiều sản phẩm

được bán bởi một công ty sáp nhập khác, cơ quan cạnh tranh sẽ xác định thị trường sản

phẩm liên quan xung quanh sản phẩm A để đánh giá về tầm quan trọng của quan hệ cạnh

tranh này. Thị trường sản phẩm liên quan đó bao gồm nhóm các sản phẩm có khả năng

thay thế cho sản phẩm A, và bao gồm cả sản phẩm A. Vì vậy, cơ quan cạnh tranh có thể

xác định một thị trường liên quan bao gồm nhiều sản phẩm‖4.

Vì vậy, khi xác định thị trường sản phẩm liên quan, cơ quan cạnh tranh cần xác định

nhóm các sản phẩm được coi là thuộc thị trường sản phẩm liên quan để phục vụ quá trình

phân tích các tác động cạnh tranh mà hành vi gây hạn chế cạnh tranh đang bị nghi ngờ có

thể gây ra đối với những sản phẩm đó.

Một số phương pháp xác định thị trường sản phẩm liên quan mà các cơ quan cạnh

tranh trên thế giới thường sử dụng, gồm: Phân tích khả năng thay thế về cầu của sản phẩm

dẫn đến hình thành một nhóm các sản phẩm mà theo đánh giá của người tiêu dùng đó là

các sản phẩm có khả năng thay thế cho nhau; Phân tích khả năng thay thế về cung trong

trường hợp ảnh hưởng của khả năng thay thế về cung tương đương với khả năng thay thế

2 Xem Hướng dẫn áp dụng Luật Chống độc quyền trong khi xem xét vụ việc kết hợp kinh doanh (2004, sửa đổi

2011), trang 12. 3 Xem Lưu ý của Uỷ ban Châu Âu về xác định thị trường liên quan theo mục đích của Luật Cạnh tranh

(97/C372/03), trang 8. 4 Xem: Hướng dẫn sáp nhập theo chiều dọc, công bố ngày 19/8/2010, trang 8.

Page 53: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

53

về cầu liên quan đến tính hiệu quả và kịp thời; sử dụng phép thử SSNIP hay còn gọi là

phép thử nhà độc quyền giả định.

2.1.2. Về thị trường địa lý liên quan

Tại Nhật Bản, thị trường địa lý liên quan được định nghĩa như sau: ―Phạm vi địa lý,

cũng như phạm vi sản phẩm đều được xác định dựa trên việc xem xét khả năng thay thế

giữa các sản phẩm được cung cấp tại mỗi khu vực với nhau. Mức độ thay thế giữa các sản

phẩm được cung cấp tại mỗi khu vực có thể được xác định bằng hành vi của người sử

dụng và nhà cung cấp, và các vấn đề về vận chuyển hàng hóa‖.

Liên minh Châu Âu định nghĩa về thị trường địa lý liên quan như sau: ―Thị trường

địa lý liên quan bao gồm các khu vực nơi mà các doanh nghiệp có liên quan có mối liên

hệ với nhau trong việc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ, trong đó các điều kiện cạnh tranh

là đồng nhất và có thể phân biệt với các khu vực địa lý lân cận do các điều kiện cạnh tranh

tại các khu vực này là khác biệt đáng kể. Các nhân tố có liên quan trong quá trình xác định

thị trường địa lý liên quan bao gồm bản chất và các đặc tính của sản phẩm hoặc dịch vụ có

liên quan, sự tồn tại của các rào cản gia nhập thị trường hay thị hiếu của người tiêu dùng,

sự khác biệt đáng kể về thị phần của các doanh nghiệp giữa các khu vực địa lý lân cận hay

các khác biệt đáng kể về giá‖.

Tại Hoa Kỳ, thị trường địa lý liên quan được xác định thông qua việc trả lời một câu

hỏi tương tự như câu hỏi đã được đặt ra khi xác định thị trường sản phẩm liên quan:

―Người tiêu dùng sẽ chuyển sang nguồn cung nào nếu giá của sản phẩm liên quan tăng

một mức nhỏ nhưng đáng kể và không phải trong một thời gian ngắn?‖ Nếu như một số

lượng đáng kể người tiêu dùng chuyển sang mua hàng tại một khu vực ngoài khu vực

đang được xem xét, vậy khu vực địa lý mà người tiêu dùng sẽ quyết định chuyển sang

mua hàng sẽ phải nằm trong thị trường địa lý liên quan.

Vì vậy, khi xác định thị trường địa lý liên quan, cơ quan cạnh tranh cần xác định khu

vực địa lý cụ thể để phục vụ quá trình phân tích các tác động cạnh tranh mà hành vi gây

hạn chế cạnh tranh đang bị nghi ngờ có thể gây ra trong khu vực đó.

Một số bằng chứng mà cơ quan cạnh tranh có thể xem xét để đưa ra kết luận về thị

trường địa lý liên quan như: Bằng chứng về sự phân chia đơn đặt hàng tới các khu vực

khác nhau trong quá khứ; Các đặc tính cơ bản của cầu; quan điểm của khách hàng và đối

thủ cạnh tranh; mô hình mua sắm địa lý hiện tại; Các rào cản gia nhập và rút khỏi thị

trường v.v…

Page 54: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

54

2.2. Xác định vị trí thống lĩnh/độc quyền

―Vị trí thống lĩnh/độc quyền‖ được hiểu là một doanh nghiệp trên thị trường có khả

năng tăng giá bán sản phẩm, hạn chế số lượng sản phẩm đầu ra hoặc thậm chí hạn chế quá

trình đổi mới sản phẩm và những điều này có thể gây hạn chế cạnh tranh trên thị trường.

Liên quan đến khái niệm vị trí thống lĩnh/độc quyền, theo Điều 102 Hiệp ước Cộng

đồng kinh tế Châu Âu (TFEU), ―vị trí thống lĩnh‖ được định nghĩa như ―thế mạnh kinh tế

hình thành do việc thực hiện hành vi ngăn cản cạnh tranh hiệu quả vốn được duy trì trên

thị trường liên quan, thông qua đó, doanh nghiệp có thể hành xử độc lập đáng kể trước đối

thủ cạnh tranh, khách hàng và cuối cùng là người tiêu dùng‖.

Trong Mục 2 của Luật Chống độc quyền Sherman Act của Hoa Kỳ, sức mạnh độc

quyền được hiểu là ―doanh nghiệp có khả năng (1) định giá cao hơn đáng kể so với mức

giá cạnh tranh và (2) cố tình gây ra hành vi này trong khoảng thời gian nhất định nhằm

loại bỏ đối thủ cạnh tranh mới gia nhập hoặc mở rộng thị trường‖.

Mặc dù trên thế giới có nhiều cách định nghĩa khác nhau, nhưng có thể nhận thấy

một số đặc điểm chung phản ánh trong các định nghĩa về ―sức mạnh thị trường‖ đó là:

Thứ nhất, việc đánh giá sức mạnh thị trường hoặc vị trí thống lĩnh phải gắn liền

trong mối quan hệ với thị trường liên quan cụ thể, không thể mang tính chất trừu tượng

chung chung. Điều này có nghĩa bản thân doanh nghiệp đó (hoặc có thể kết hợp nhiều

doanh nghiệp tạo thành nhóm doanh nghiệp thống lĩnh) phải có vị trí dẫn đầu trên thị

trường so với các đối thủ cạnh tranh của mình.

Thứ hai, cần phân biệt rõ ràng giữa khái niệm “sức mạnh thị trường” và “sức

mạnh thị trường đáng kể/ hoặc vị trí thống lĩnh”:

Sức mạnh thị trường được hiểu là khả năng doanh nghiệp có thể thực hiện hành vi

kiểm soát giá cả hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Tuy khác nhau về mức độ, sức mạnh

thị trường và sức mạnh thị trường đáng kể (hoặc có vị trí thống lĩnh) có mối quan hệ với

nhau. Theo Mục 2 của Đạo luật Sherman Act của Hoa Kỳ, sức mạnh mạnh độc quyền đòi

hỏi mức độ đáng kể về mức mạnh thị trường nhằm kiểm soát giá hoặc loại trừ cạnh tranh

trên thị trường. Bên cạnh đó, sức mạnh độc quyền cũng tồn tại trong khoảng thời gian dài

và không chỉ mang tính chất tạm thời. Xét theo Điều 102 TFEU, vị trí thống lĩnh là việc

doanh nghiệp có khả năng ngăn cản cạnh tranh hiệu quả đang tồn tại trên thị trường và

hành động độc lập so với các đối thủ cạnh tranh. Khái niệm về tính độc lập, đặc trưng cho

vị trí độc quyền/chi phối của doanh nghiệp trên thị trường, có liên quan đến mức độ hạn

chế cạnh tranh mà doanh nghiệp có khả năng gây ra. Khi có vị trí thống lĩnh thị trường,

các doanh nghiệp/nhóm doanh nghiệp đó không hẳn thuộc đối tượng gây cản trở cạnh

Page 55: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

55

tranh hiệu quả. Nói cách khác, doanh nghiệp cần phải có được sức mạnh đáng kể trên thị

trường, chứ không chỉ đơn thuần có sức mạnh thị trường.

Như đã phân tích ở trên, pháp luật cạnh tranh và quá trình thực thi các quy định pháp

lý sử dụng nhiều khái niệm và định nghĩa khác nhau nhằm xác định đối tượng điều chỉnh

từng hành vi phản cạnh tranh đối với doanh nghiệp có ―vị trí thống lĩnh‖, ―sức mạnh độc

quyền‖ và ―sức mạnh thị trường đáng kể‖. Dù việc sử dụng khái niệm khác nhau, khung

pháp lý về cạnh tranh trên thế giới đồng nhất quan điểm rằng các quy định cấm hành vi

hạn chế cạnh tranh chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp có ―sức mạnh thị trường đáng

kể‖.

Sức mạnh thị trường đáng kể tồn tại khi các nỗ lực cản trở cạnh tranh bởi các đối thủ

cạnh tranh hầu như không có tác động đến doanh nghiệp đó. Trong trường hợp này, các

quyết định của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh về sản lượng và giá cả có thể gây ảnh

hưởng đến thị trường đầu ra. Để phân biệt giữa sức mạnh thị trường và sức mạnh thị

trường đáng kể cần phải có những quy định pháp luật giám sát và xử lý thông qua các quy

định cấm, cần xác định liệu sức mạnh thị trường hiện hữu trong thời gian lâu dài, hoặc

đáng kể. Việc nhấn mạnh vào độ bền sức mạnh thị trường giải thích câu hỏi vì sao việc

xác định rào cản gia nhập và mở rộng thị trường- bên cạnh xác định thị phần- là một bước

quan trọng trong việc khẳng định doanh nghiệp có sức mạnh thị trường hay không.

Thứ ba, việc sở hữu sức mạnh thị trường đáng kể không vi phạm Luật Cạnh

tranh, nhưng việc đánh giá đóng vai trò quan trọng trong việc rà soát, xác định liệu

doanh nghiệp đó có khả năng đơn phương thực hiện hành vi phản cạnh tranh hay

không?

Hơn nữa, một số Luật Cạnh tranh như Việt Nam hoặc Châu Âu phân định rõ ràng

giữa hành vi đơn phương gây ra bởi một doanh nghiệp với sức mạnh thị trường đáng kể

(hay còn có thể hiểu là vị trí thống lĩnh) và các tác động kết hợp hình thành do một nhóm

các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh/độc quyền (hoặc có thể hiểu là thống lĩnh thị trường

kết hợp).

2.2.1. Xác định vị trí thống lĩnh của một doanh nghiệp

Những chứng cứ khẳng định sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp thường

được chia thành các chứng cứ trực tiếp và gián tiếp. Về chứng cứ trực tiếp, các chứng cứ

này giúp xác định khả năng doanh nghiệp có sức mạnh thị trường đáng kể thông qua mức

độ nhạy cảm doanh thu doanh nghiệp trước sự thay đổi của khách hàng và doanh thu của

đối thủ cạnh tranh, cũng như xác định ―hiệu quả hoạt động‖ của doanh nghiệp. Chứng cứ

trực tiếp có thể được sử dụng như phương pháp đo lường khả năng của công ty khi muốn

tăng giá sản phẩm, dịch vụ cao hơn mức giá cạnh tranh hiệu quả; hoặc đánh giá khả năng

sinh lời, chứng cứ về hành vi gây tác động phản cạnh tranh trên thị trường của doanh

nghiệp, v.v. Trong khi đó, các chứng cứ gián tiếp thường có liên quan đến khả năng làm

Page 56: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

56

thay đổi cấu trúc thị trường và quan ngại rằng liệu công ty đó có sức mạnh thị trường lớn

hay không.

Nhằm xác định liệu một doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh trên thị trường liên quan

hay không, cơ quan cạnh tranh thường căn cứ trên nhiều yếu tố, như: thị phần, các rào cản

gia nhập và mở rộng sản xuất, rào cản rút lui khỏi thị trường, sức mạnh của người mua, độ

co giãn về cầu, khả năng sinh lợi nhuận, mức chênh lệch giữa giá và chi phí v.v…

Trong các yếu tố nêu trên, thị phần là một yếu tố quan trọng được cơ quan cạnh

tranh sử dụng để đánh giá vị trí thống lĩnh hoặc độc quyền của doanh nghiệp trên thị

trường. Khi doanh nghiệp nắm được thị phần cao trong thời gian dài trên thị trường,

không cần nhiều chứng cứ cũng có thể giả định rằng doanh nghiệp đó có vị trí thống lĩnh.

Ngược lại, với doanh nghiệp có thị phần thấp, cơ quan cạnh tranh cần thu thập thêm nhiều

chứng cứ để có thể kết luận chắc chắn về vị trí thống lĩnh của doanh nghiệp. Biến động về

thị phần cho thấy cạnh tranh hiệu quả giữa các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Đây

không phải trường hợp khi các doanh nghiệp là kết quả của quá trình tập trung kinh tế.

Để đánh giá sức mạnh thị trường, trước tiên cần dựa trên dữ liệu thị phần hiện tại

của các doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp nghi vấn cũng như các đối thủ cạnh tranh

của các doanh nghiệp này. Bên cạnh đó, những đánh giá tổng quan về quá trình phát triển

của thị trường trong quá khứ, thị phần các chủ thể tham gia cũng là công cụ hữu ích cung

cấp thông tin quan trọng về cạnh tranh, cũng như xu thế phát triển của các đối thủ cạnh

tranh.

Luật pháp của Châu Âu và Hoa Kỳ đều không quy định chính xác về mức độ thị

phần, mà trong đó thị trường chắc chắn có doanh nghiệp thống lĩnh hay có khả năng chi

phối. Tuy nhiên, quy định pháp luật các quốc gia trên thế giới chỉ ra một số kinh nghiệm

về mức thị phần và vị trí doanh nghiệp trên thị trường như sau:

Khả năng kết luận dựa trên chỉ tiêu thị phần Mức thị phần của doanh

nghiệp

EU U.S.

Giả định cao về khả năng có vị trí thống lĩnh trên thị

trường (chủ yếu kết luận thông qua những chứng cứ

ban đầu)

> 50% 70 – 80%

Giả định có vị trí thống lĩnh và cần thu thập thêm

chứng cứ

40 – 50%

Giả định thấp về vị trí thống lĩnh, cần thu thập thêm

nhiều chứng cứ chứng minh

30 – 40% 50 – 70%

Không có dấu hiệu về vị trí thống lĩnh trên thị trường < 25%* < 50%

**

Page 57: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

57

* Theo Thông lệ 32 Quy chế Hội đồng EC (Concil Regulation EC) số 139/2004

ngày 20/01/2004 về kiểm soát tập trung kinh tế của doanh nghiệp (Quy chế sáp nhập EC),

OJ 24 L, 2004/01/29, trang 1-22.

** Ngoại trừ trường hợp ―nỗ lực độc quyền hóa‖ khi hành vi trong nghi vấn có khả

năng tạo nên độc quyền trên thị trường liên quan, tuy mức độ thị phần doanh nghiệp thấp

nhưng vẫn cần xem xét thêm.

Tuy nhiên, những suy luận về thống lĩnh thị trường không tự hiểu là doanh nghiệp

đó sở hữu thị phần cao trên thị trường. Thị phần chỉ là một trong những chỉ tiêu đánh giá

sức mạnh thị trường, tuy cần khẳng định rằng thị phần đóng vai trò là yếu tố quyết định.

Các phán quyết của tòa án đều cho rằng ―việc chứng minh thống lĩnh thị trường của doanh

nghiệp đòi hỏi quá trình đánh giá toàn diện và không chỉ đơn thuần dựa trên tiêu chí thị

phần‖5.

2.2.2. Xác định vị trí thống lĩnh của nhóm doanh nghiệp

Bên cạnh sự tồn tại của vị trí thống lĩnh của một doanh nghiệp, còn có thống lĩnh thị

trường kết hợp của nhóm doanh nghiệp. Điều 102 của TFEU quy định cấm không chỉ

hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh của một doanh nghiệp đơn lẻ, và cả một nhóm doanh

nghiệp: ―Bất kỳ hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường gây ra bởi một hay nhiều

doanh nghiệp (…)‖.

Theo luật pháp Châu Âu, nhóm có vị trí thống lĩnh bao gồm hai hoặc nhiều doanh

nghiệp có thể hành động giống nhau một cách riêng lẻ hoặc cùng hành động như một thực

thể liên kết trên một thị trường liên quan cụ thể.6 Trên quan điểm kinh tế học, sẽ là đầy đủ

chứng cứ khi các doanh nghiệp áp dụng cùng một chính sách chung trên thị trường và

hành động độc lập đáng kể trên thị trường với các đối thủ cạnh tranh, khách hàng và

người tiêu dùng.

Khái niệm về thống lĩnh thị trường kết hợp đề cập đến các khái niệm ―thỏa thuận

ngầm‖. ―Thỏa thuận‖ hay ―cấu kết ngầm‖ là một dạng liên kết và hợp tác có sự đồng

thuận chính thức hoặc không chính thức giữa các đối thủ cạnh tranh trên thị trường (do đó

thuộc đối tượng những thỏa thuận vi phạm pháp luật) với mục đích gây hạn chế cạnh

5 Trích nguồn: American Council of Certified Podiatric Physicians & Surgeons v. American Board. of Podiatric

Surgery, Inc., 185 F.3d 606, 623 (6th Cir. 1999). 6 Tham khảo thêm thông tin tại Joined cases C-395/96 P and C-396/96 P Compagnie maritime belge transports SA,

Compagnie maritime belge SA and Dafra-Lines A/S v Commission [2000] ECR I-1365, paragraph 36.

Page 58: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

58

tranh đáng kể trên thị trường. Tác động của cấu kết ngầm giữa các doanh nghiệp đó là tạo

ra mức giá cao trên thị trường và đem lại doanh thu lớn cho các doanh nghiệp.

Quá trình đánh giá khả năng tồn tại của vị trí thống lĩnh liên kết bao gồm việc trả lời

một số câu hỏi như: Thị trường tồn tại đồng lực khiến các doanh nghiệp tham gia thông

đồng? những hành vi thông đồng đó có khả năng tồn tại và bền vững không?... Để trả lơi

chính xác, hai điều kiện sau đây cần phải thực hiện:

(i) Khả năng các đối tác thông đồng nhanh chóng phát hiện ra độ lệch chuẩn từ chiến

lược thông đồng;

(ii) Có hình phạt đáng tin cậy khiến cho các đối thủ cạnh tranh sản xuất cao hơn

nhiều mức thông thường (hoặc bán ở mức giá rất thấp) trong một khoảng thời gian mà

thỏa thuận đó xảy ra, do đó làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp tham gia.

Tuy nhiên, hai điều kiện này khó có thể nhận biết được trên thực tế. Do đó, một số

yếu tố sau đây sẽ tạo điều kiện cho thông đồng giữa các doanh nghiệp và có thể sử dụng

để đánh gia khả năng tồn tại của liên kết độc quyền nhóm:7

- Số lượng các doanh nghiệp tham gia liên kết chi phối thị trường/ mức độ tập trung;

- Tính cân xứng (VD: cấu trúc chi phí giống nhau)

- Điều kiện ổn định của thị trường: thị trường càng ổn định càng dễ dàng phát hiện

những sai lệch của thị trường do chiến lược thỏa thuận giữa các doanh nghiệp. Ngoài ra,

đổi mới công nghệ trong điều kiện thị trường ổn định sẽ làm cho những thỏa thuận phản

cạnh tranh khó xảy ra hơn.

- Tính minh bạch của thị trường (VD: các doanh nghiệp có thể quan sát hành động

của đối thủ cạnh tranh trên thị trường)

- Cơ chế xử phạt đảm bảo tính răn đe khiến các doanh nghiệp thấy không đáng kể

thực hiện các hành vi thỏa thuận.

- Sức mạnh bên mua: bên mua có thể tận dụng khả năng thương lượng của mình để

thúc đẩy cạnh tranh giữa các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên thị trường và do đó làm

mất tính ổn định của hành vi thông đồng.

- Rào cản gia nhập thị trường cao: Rào cản gia nhập thị trường càng cao thì càng dễ

duy trì hành vi thông đồng, cũng như ngăn chặn khả năng các doanh nghiệp mới phá vỡ

sự thông đồng đó.

7 Tổng quan về các yếu tố tạo điều kiện cho hành vi thông đồng được trình bày cụ thể tại ―Competition policy-

theory and practice,‖, M.Motta (2004, pp.137 ff)

Page 59: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

59

Trên thực tế, không có nguyên tắc cố định nào đưa ra cách đánh giá thỏa thuận liên

kết tạo nên sức mạnh thống lĩnh như các tiêu chí đã đề cập ở trên. Tuy nhiên, trong quá

trình đánh giá từng vụ việc thì việc đánh giá tổng quan những tiêu chí nếu trên cũng mang

lại những ý nghĩa nhất định.

2.3. Đánh giá hành vi vi phạm

Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh có thể được phân loại theo nhiều cách khác

nhau. Tuy nhiên, cách phân loại truyền thống và quan trọng trong pháp luật Châu Âu chủ

yếu dựa trên các tác động do hành vi gây ra. Theo cách phân loại này, các hành vi lạm

dụng vị trí thống lĩnh/ độc quyền có thể được chia thành hai nhóm hành vi chính như sau:

(i) “Hành vi lạm dụng mang tính loại bỏ đối thủ” là hành vi có tác động ngăn cản

cạnh tranh hiệu quả trên thị trường liên quan bằng cách loại bỏ hoặc cản trở các đối thủ

cạnh tranh hiện tại và/hoặc tăng các rào cản gia nhập thị trường đối với các đối thủ tiềm

năng.

Khái niệm này gồm hai phần, thứ nhất hành vi mang tính loại bỏ trước hết về mặt

bản chất phải có khả năng phong tỏa, loại bỏ đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường. Để xác

định khả năng này cần phải điều tra về hình thức và bản chất của hành vi đó. Thứ hai,

trong bối cảnh thị trường cụ thể, cần xác định khả năng phát sinh tác động phong tỏa, bóp

méo thị trường.

Phong tỏa thị trường có nghĩa là các đối thủ cạnh tranh hiện tại hoặc tiềm năng bị từ

chối tham gia một phần hoặc toàn bộ vào thị trường. Phong tỏa thị trường có thể là ngăn

cản việc gia nhập hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh của các đối thủ hoặc thúc đẩy họ rút

lui khỏi thị trường. Sự phong tỏa thị trường thậm chí hiện hữu ngay cả khi các đối thủ bị

phong tỏa không bị buộc phải rút lui khỏi thị trường: đó là khi các đối thủ cạnh tranh bị áp

đặt các điều kiện khó khăn dẫn đến cạnh tranh kém hiệu quả. Các đối thủ có thể bị gây

khó dễ khi doanh nghiệp thống lĩnh trực tiếp làm tăng chi phí hoặc giảm cầu đối với các

sản phẩm của đối thủ. Các doanh nghiệp thống lĩnh thường là các doanh nghiệp đã gây

dựng được danh tiếng để dễ dàng mở rộng hoặc thâm nhập thị trường.

Sự phong tỏa bị coi là bóp méo thị trường nếu nó có khả năng ngăn cản sự duy trì

mức độ cạnh tranh hiện có hoặc ngăn chặn sự phát triển cạnh tranh trên thị trường và do

đó, có khả năng làm giá cả tăng lên hoặc được duy trì trên mức giá cạnh tranh.

(ii) “Hành vi lạm dụng mang tính trục lợi/bóc lột” là hành vi đối xử không công

bằng hoặc bất hợp lý đối với những bên bị phụ thuộc vào doanh nghiệp thống lĩnh trong

việc cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ trên thị trường liên quan. Hành vi của doanh nghiệp

thống lĩnh có thể được coi là hành vi mang tính bóc lột khi hành vi này là không công

Page 60: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

60

bằng và bất hợp lý đối với những đối tượng phụ thuộc vào doanh nghiệp thống lĩnh.

Những đối tượng này có thể là các khách hàng (khi doanh nghiệp thống lĩnh định giá quá

cao) hoặc các nhà cung cấp của doanh nghiệp thống lĩnh (khi trả một mức giá quá thấp).

Trong hai nhóm hành vi nêu trên, hành vi lạm dụng mang tính loại bỏ được coi là

nghiêm trọng hơn và phản ánh mức độ tác động kinh tế lớn hơn của hành vi lạm dụng.

Tuy nhiên, bảo vệ người tiêu dùng cuối cùng là mục tiêu quan trọng của pháp luật cạnh

tranh và do đó rất cần thiết phải xem xét, đánh giá liệu một hành vi mang tính loại bỏ trên

thực tế có gây thiệt hại cho người tiêu dùng cuối cùng hoặc có dẫn đến việc tăng giá hoặc

hạn chế sản lượng, hạn chế sự lựa chọn hay không. Bởi vậy, không có sự phân biệt một

cách tuyệt đối giữa hai loại hành vi trên và một số hành vi lạm dụng khác, chẳng hạn như

việc áp dụng điều khoản bán kèm có thể vừa mang tính bóc lột, vừa mang tính loại bỏ.

Cũng có thể áp dụng cách phân loại khác đối với các hành vi mang tính loại bỏ gây

tác hại đến cạnh tranh trên thị trường, khi vị trí thống lĩnh bị lạm dụng nhằm hạn chế hoặc

bóp méo cạnh tranh trên thị trường liên quan, đặc biệt khi một doanh nghiệp thống lĩnh

bằng cách lạm dụng sức mạnh độc quyền có thể kiểm soát, chi phối sự cạnh tranh trên thị

trường thứ cấp. Cách phân loại này như sau:

Thứ nhất, hành vi lạm dụng mang tính loại bỏ ―trên cùng một thị trường‖ điển hình

có thể là hành vi định giá hủy diệt hoặc áp đặt các nghĩa vụ giao dịch độc quyền gây khó

khăn hoặc ngăn cản các đối thủ cạnh tranh phát triển hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh

trên thị trường mà doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh. Loại hành vi này được gọi là “phong

tỏa theo chiều ngang”.

Thứ hai, hành vi lạm dụng mang tính loại bỏ trên thị trường liên đới bao gồm hành

vi từ chối cung cấp/giao dịch hoặc ép giá (margin squeeze). Trong khi mục đích của các

hành vi lạm dụng được mô tả ở trên là nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh trên thị trường sơ

cấp, thì hành vi lạm dụng trên thị trường liên đới nhằm loại bỏ đối thủ đang hoạt động

hoặc có khả năng sắp sửa tham gia vào thị trường thứ cấp. Loại hành vi này được gọi là

“phong tỏa theo chiều dọc”.

Xuất phát từ quan điểm của chính sách cạnh tranh, trong phần lớn các trường hợp,

chỉ nên quan ngại khi bản thân doanh nghiệp thống lĩnh/độc quyền trên thị trường sơ cấp

cũng tiến hành hoạt động kinh doanh trên thị trường thứ cấp. Mặc dù vậy, đôi lúc chúng ta

cũng không thể nhận biết rõ ràng một hành vi cụ thể thuộc loại nào, nhưng cấu trúc của

các loại hành vi lạm dụng có thể được sắp xếp như ở dưới đây:

Các hành vi lạm dụng mang tính loại bỏ

+ Hành vi mang tính loại bỏ liên quan đến giá (dạng hành vi hủy diệt)

- Định giá hủy diệt

- Phân biệt giá

- Giảm giá …(Fidelity Rebates)

- Ép giá (Margin squeeze)

Page 61: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

61

- Trợ cấp chéo

+ Hành vi mang tính loại bỏ không liên quan đến giá (hành vi nhằm làm tăng chi phí của

đối thủ)

- Giao dịch độc quyền

- Bán kèm /bán trọn gói

- Từ chối cung cấp

Các hành vi lạm dụng mang tính bóc lột

- Định giá bất hợp lý

- Hạn chế sản lượng

- Áp đặt điều kiện bất hợp lý

2.4. Chế tài xử lý vi phạm

Một điểm chung của hầu hết các cơ quan cạnh tranh trên thế giới là việc xem phạt

tiền như một hình thức răn đe hơn là biện pháp bồi thường.8 Cụ thể, phạt tiền không chỉ để

trừng phạt hành vi vi phạm mà còn dùng để ngăn chặn việc thực hiện hành động phạm

pháp giống và tương tự trong tương lai của mà còn răn đe những đối tượng tiềm tàng có

khả năng thực hiện hành vi phản cạnh tranh khác.

Trong trường hợp này, việc tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ hành vi phạm pháp

có thể giúp ngăn ngừa hiệu quả các vi phạm trong tương lai. Tuy nhiên, rất khó đưa ra

mức phạt dạng này vì không dễ để xác định và chứng minh một khoản lợi nhuận nhất định

mà doanh nghiệp thu được là do hành vi phạm pháp mà có. Vì thế, hầu hết cơ quan cạnh

tranh tính toán mức phạt dựa trên doanh thu của doanh nghiệp vi phạm một cách trực tiếp

hoặc gián tiếp. Doanh thu này có thể là doanh thu của doanh nghiệp vi phạm trên thị

trường liên quan. Vì thế, dường như không có công thức tối ưu để xác định một mức phạt

hiệu quả. Bên cạnh đó, việc xử phạt tiền cũng có nhiều điểm không thuận tiện. Ví dụ, áp

dụng mức phạt quá cao có thể gây ra kết quả không mong muốn như phá sản và chính vì

thế tác động xấu đến cạnh tranh và thậm chí là nghiêm trọng hơn thế.

Mặc dù pháp luật mỗi quốc gia quy định khác nhau về mức phạt tiền đối với doanh

nghiệp vi phạm, tuy nhiên các cơ quan cạnh tranh đều phải xem xét một số yếu tố nhất

định để tính toán mức phạt cuối cùng. Trong đó, hầu hết cơ quan cạnh tranh đều nhận ra

rằng tổng số tiền phạt phụ thuộc vào mức độ vi phạm. Tuy nhiên, một số yếu tố khác có

thể được xem xét (chủ yếu liên quan đến mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm), như:

mức độ chủ định vi phạm, liệu hành vi vi phạm có được tiến hành một cách nghiêm túc

8 ICN 2008 ―Setting of fines for cartels in ICN jurisdiction‖.

Page 62: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

62

hay không, đặc điểm của thị trường, khoảng thời gian vi phạm, lợi nhuận có được từ việc

vi phạm v.v… Ngoài ra, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ có thể được xem xét khi điều

chỉnh mức phạt cơ bản, như: khoảng thời gian của hành vi, tái phạm, từ chối hợp tác, cản

trở điều tra v.v… (tình tiết tăng nặng); hợp tác hiệu quả, chấm dứt ngay hành vi vi phạm

v.v… (tình tiết giảm nhẹ).

Bên cạnh những hình thức phạt truyền thống, cũng cần lưu ý tới các cách thức khác

để có thể ngăn chặn hành vi vi phạm. Một ví dụ quan trọng là nghĩa vụ phải công khai các

hình phạt bởi vì thiệt hại gây ra cho uy tín của doanh nghiệp có thể là một hình thức ngăn

chặn rất hữu hiệu.

Page 63: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

63

PHẦN 2: RÀ SOÁT VIỆC THỰC THI LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

VỀ HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH/ĐỘC QUYỀN

I. Tổng quan các quy định hiện hành

Quy định về lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền trong hệ thống pháp luật

Việt Nam được thể hiện trong các văn bản chính gồm: Luật Cạnh tranh, Nghị định

116/2005/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số Điều của Luật Cạnh tranh, Nghị định

120/2005/NĐ-CP về xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh. Khác với hệ thống

pháp luật ở các nước như Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản, Việt Nam sử dụng cách tiếp cận vi

phạm mặc nhiên để đánh giá doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, độc quyền cũng như các

hành vi bị coi là ―lạm dụng‖ và hình thức xử lý vi phạm.

Về khái niệm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, pháp luật cạnh tranh Việt Nam phân

biệt hai trường hợp: một doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh và nhóm doanh nghiệp có vị trí

thống lĩnh. Để xác định vị trí thống lĩnh của doanh nghiệp/ nhóm doanh nghiệp, pháp luật

cạnh tranh Việt Nam dựa chủ yếu vào ngưỡng thị phần. Cụ thể như bảng sau:

Doanh nghiệp/Nhóm doanh nghiệp Ngƣỡng thị phần

1 Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh Từ 30% trở lên

2

Nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh

Nhóm 2 doanh nghiệp Từ 50% trở lên

Nhóm 3 doanh nghiệp Từ 65% trở lên

Nhóm 4 doanh nghiệp Từ 75% trở lên

Riêng đối với trường hợp một doanh nghiệp, khoản 1, Điều 11 của Luật Cạnh tranh

quy định thêm tiêu chí ―khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể‖ để xác định

vị trí thống lĩnh của doanh nghiệp. Tiêu chí đánh giá ―khả năng gây hạn chế cạnh tranh

một cách đáng kể‖ được quy định tương đối chi tiết tại Điều 22, Nghị định 116/2005/NĐ-

CP, theo đó liệt kê một số căn cứ để đánh giá như: năng lực tài chính, năng lực công nghệ,

quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, mạng lưới phân phối của

doanh nghiệp. Tuy nhiên, Nghị định 116/2005/NĐ-CP đã không hướng dẫn cách thức

đánh giá khả năng của doanh nghiệp gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể dựa trên

các yếu tố đó như thế nào.

Page 64: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

64

Về khái niệm doanh nghiệp có vị trí độc quyền, Điều 12, Luật cạnh tranh quy định

―doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh

về hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan‖. Theo

quan điểm của các nhà làm luật Việt Nam, sở dĩ cần phân biệt rõ doanh nghiệp thống lĩnh

và doanh nghiệp độc quyền để điều chỉnh là do có một số hành vi mà chỉ doanh nghiệp

độc quyền mới có thể thực hiện hoặc chỉ doanh nghiệp độc quyền thực hiện mới gây ảnh

hưởng tiêu cực cho thị trường và người tiêu dùng.

Về các quy định cấm, pháp luật cạnh tranh Việt Nam thừa nhận sự tồn tại của các

doanh nghiệp thống lĩnh, doanh nghiệp độc quyền, tuy nhiên cấm tất cả các hành vi lạm

dụng sức mạnh thị trường của các doanh nghiệp này. Theo cách tiếp cận vi phạm mặc

nhiên, Điều 13, Luật cạnh tranh Việt Nam liệt kê 06 hành vi ―lạm dụng vị trí thống lĩnh‖

và Điều 14 liệt kê thêm 02 hành vi ―lạm dụng vị trí độc quyền‖ để điều chỉnh. Trên cơ sở

các quy định này, Nghị định 116/2005/NĐ-CP đã quy định các hành vi ―lạm dụng vị trí

thống lĩnh‖, ―lạm dụng vị trí độc quyền‖ một cách cụ thể, theo đó mô tả một cách chi tiết

các hình thức biểu hiện của từng hành vi bị coi là ―lạm dụng‖.

Ví dụ, theo quy định tại Điều 31, của Nghị định 116/2005/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết

quy định tại khoản 6, Điều 13 của Luật cạnh tranh, hành vi ―ngăn cản việc tham gia thị

trường của những đối thủ cạnh tranh mới‖ là những hành vi sau đây:

“1. Yêu cầu khách hàng của mình không giao dịch với đối thủ cạnh tranh mới.

2. Đe dọa hoặc cưỡng ép các nhà phân phối, các cửa hàng bán lẻ không chấp nhận

phân phối những mặt hàng của đối thủ cạnh tranh mới.

3. Bán hàng hóa với mức giá đủ để đối thủ cạnh tranh mới không thể gia nhập thị

trường nhưng không thuộc trường hợp quy định tại Điều 23 của Nghị định này.”

Theo cách tiếp cận này, chỉ 03 hành vi được liệt kê tại Điều 31, Nghị định 116/NĐ-

CP mới bị coi là hành vi ngăn cản việc tham gia thị trường của đối thủ cạnh tranh mới.

Ngoài 03 hành vi trên, các hành vi khác mặc dù có tác động ngăn cản việc tham gia thị

trường của đối thủ cạnh tranh mới cũng không bị coi là hành vi ―lạm dụng‖ vị trí thống

lĩnh/độc quyền và không bị xem xét, xử lý. Ngược lại, một số hành vi mặc dù không có

khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể, thậm chí mang lại lợi ích cho cạnh

tranh, cho người tiêu dùng nhưng có hình thức biểu hiện phù hợp với mô tả trong các văn

bản hướng dẫn thi hành luật cũng sẽ bị cấm thực hiện.

Cách tiếp cận quy định về vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền, thị trường

liên quan cũng như hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền… của pháp luật

cạnh tranh Việt Nam như trên có một số điểm mạnh, đặc biệt đối với các cơ quan cạnh

Page 65: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

65

tranh còn non trẻ. Tuy nhiên, sau hơn 5 năm thực thi trên thực tế, các quy định hiện tại

cũng đã phát sinh một số điểm bất cập, cần xem xét đánh giá để hoàn thiện. Trong phần

sau, báo cáo sẽ tập trung phân tích, đánh giá kỹ hơn về các điểm mạnh cũng như các bất

cập cần hoàn thiện của hệ thống pháp luật kiểm soát doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, độc

quyền hiện hành.

II. Thực tiễn 6 năm thực thi pháp luật cạnh tranh về kiểm soát hành vi lạm

dụng vị trí thống lĩnh/độc quyền

Sau hơn 6 năm, Luật Cạnh tranh về cơ bản đã tạo được hành lang pháp lý quan

trọng, giúp tạo lập và duy trì môi trường kinh doanh bình đẳng. Đây là tiền đề quan trọng

đảm bảo hoạt động kinh doanh bình đẳng, bền vững cho các doanh nghiệp, đồng thời đảm

bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và phân bổ hiệu quả các nguồn lực xã

hội. Trên cơ sở quy định của pháp luật, các cơ quan cạnh tranh cũng đã chú trọng đẩy

mạnh hoạt động thực thi pháp luật và từng bước áp dụng các quy định của pháp luật để xử

lý các vụ việc thực tiễn.

Mặc khác, sau 6 năm thực thi Luật cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn thi hành, số

lượng các vụ việc vẫn còn ở mức hạn chế. Cụ thể, từ 2005 đến nay, Cục QLCT đã điều tra

03 vụ việc trong các lĩnh vực: cung cấp xăng dầu hàng không; bia; phân phối và chiếu

phim nhựa. Đến thời điểm hiện tại, Cơ quan cạnh tranh đã hoàn tất việc xử lý 02 vụ việc

trong đó ra quyết định xử phạt 01 vụ việc và ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc đối

với vụ việc còn lại.

Ngoài ra, trong nỗ lực tăng cường hoạt động thực thi pháp luật, Cục QLCT cũng

thường xuyên tiến hành hoạt động điều tra tiền tố tụng9. Trong năm 2009, Cục QLCT đã

tiến hành được 08 vụ điều tra tiền tố tụng liên quan đến các hành vi lạm dụng vị trí thống

lĩnh/độc quyền. Mặc dù vậy, hoạt động điều tra tiền tố tụng đến thời điểm hiện tại chưa

mang lại hiệu quả tích cực, theo đó chỉ chuyển được 01 vụ việc thành điều tra chính thức

theo quy định của pháp luật cạnh tranh.

Tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng trên, Nhóm nghiên cứu nhận thấy có một số

nguyên nhân chính, xuất phát từ phía: các cơ quan cạnh tranh, từ nhận thức của các doanh

nghiệp về pháp luật cạnh tranh còn hạn chế và từ các quy định của Luật Cạnh tranh, cũng

9 Điều tra tiền tố tụng: được tiến hành khi trên thị trường đang xảy ra các tranh chấp hoặc có biến động bất thường và

hành vi của một hay một số doanh nghiệp trên thị trường có dấu hiệu vi phạm quy định của Luật Cạnh tranh. Hoạt

động này nhằm thu thập thêm các thông tin, chứng cứ về hành vi của doanh nghiệp và thông tin chung về thị trường.

Kết quả của hoạt động này là đưa ra kiến nghị điều tra vụ việc nếu phát hiện thấy dấu hiệu vi phạm, hoặc tiếp tục

theo dõi diễn biến vụ việc nếu nhận thấy chưa có đủ chứng cứ về dấu hiệu vi phạm của doanh nghiệp.

Page 66: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

66

như hoạt động thực thi các quy định đó. Thực tế triển khai các hoạt động thực thi pháp

luật cạnh tranh cho thấy, các vấn đề nổi cộm liên quan đến quy định của pháp luật cạnh

tranh thường tập trung vào các nội dung như: xác định thị trường liên quan, xác định

doanh nghiệp thống lĩnh (theo ngưỡng thị phần), xác định hành vi bị coi là ―lạm dụng‖ và

một số nội dung liên quan đến biện pháp xử phạt và khắc phục hậu quả. Trong phần sau,

Nhóm nghiên cứu sẽ tập trung phân tích về từng vấn đề này.

III. Đánh giá quy định của pháp luật cạnh tranh Việt Nam về kiểm soát hành

vi lạm dụng vị trí thống lĩnh/độc quyền

1. Quy định của Luật Cạnh tranh Việt Nam về xác định thị trƣờng liên quan

Nhìn chung, cách thức xác định thị trường liên quan của Luật cạnh tranh Việt Nam

cũng phù hợp với các nguyên tắc được sử dụng phổ biến: dựa trên việc đánh giá khả năng

thay thế về cầu và khả năng thay thế về cung.

Các tiêu chí xác định thị trường liên quan của Luật cạnh tranh Việt Nam là được quy

định rất cụ thể tại Nghị định 116. Về mặt tích cực, việc quy định cụ thể như vậy giúp nâng

cao tính minh bạch của pháp luật cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan cạnh tranh

trong quá trình thực thi luật. Tuy nhiên, việc liệt kê các tiêu chí cụ thể cũng như giản lược

hóa các đánh giá về mặt kinh tế trong quá trình xác định thị trường liên quan đã gây

không ít khó khăn cho cơ quan cạnh tranh và trong một số trường hợp có hướng việc đánh

giá của cơ quan cạnh tranh xa rời khỏi thực tế thị trường.

Thứ nhất, Khoản 2, Điều 4, Nghị định 116 quy định: ―đặc tích của hàng hóa, dịch

vụ được xác định theo một hoặc một số căn cứ sau: (a) tính chất vật lý, (b) tính chất hóa

học, (c) tính năng kỹ thuật, (d) tác dụng phụ đối với người sử dụng, (đ) khả năng hấp thụ.

Các tiêu chí cụ thể nêu trên có thể phù hợp đối với hàng hóa nhưng không có một sự liên

quan nào tới dịch vụ. Do đó, trong trường hợp cần phải xác định thị trường liên quan của

một loại dịch vụ, cơ quan cạnh tranh không thể áp dụng các tiêu chí này để xác định đặc

tích của dịch vụ, từ đó, không đảm bảo đầy đủ các yếu tố xác định thị trường liên quan

theo quy định của luật10

.

Thứ hai, về cách thức xác định khả năng thay thế cho nhau về giá, Điểm c, Khoản 5,

Điều 4, Nghị định 116 quy định ―Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế được cho

nhau về giá cả nếu trên 50% của một lượng mẫu ngẫu nhiên 1.000 người tiêu dùng sinh

sống tại khu vực địa lý liên quan chuyển sang mua hoặc có ý định mua hàng hóa, dịch vụ

10

Khoản 1, Điều 4, Nghị định 116 quy định ―thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch

vụ có thể thay thế cho nhau cả về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả‖.

Page 67: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

67

khác có đặc tính, mục đích sử dụng giống với hàng hóa, dịch vụ mà họ đang sử dụng hoặc

có ý định sử dụng trong trường hợp giá của hàng hóa, dịch vụ đó tăng lên quá 10% và

được duy trì trong 06 tháng liên tiếp‖. Có thể thấy đây là một hình thức đơn giản của phép

thử SSNIP được các cơ quan cạnh tranh trên thế giới công nhận rộng rãi trong việc xác

định thị trường liên quan. Về bản chất, phép thử SSNIP (small but significant and non-

transitory increase in price – mức tăng giá tối thiểu đủ để khách hàng chuyển sang sử

dụng sản phẩm thay thế khác) là nhằm kiểm tra khả năng nhà độc quyền giả định có thể

thu lợi từ việc tăng giá sản phẩm/dịch vụ ở mức độ nhất định (5%-10%) trong một khoảng

thời gian nhất định (6 tháng – 1 năm). Trong trường hợp việc tăng giá đó giúp nhà độc

quyền có thể thu được lợi nhuận (mức sụt giảm trong sản lượng bán ra, tương ứng với

lượng khách hàng chuyển sang sử dụng sản phẩm/dịch vụ khác, không đủ lớn để để làm

giảm lợi nhuận từ việc tăng giá) thì thị trường sản phẩm liên quan đã được xác định.

Trong trường hợp nhà độc quyền không thể thu lợi từ việc tăng giá thì thị trường sản

phẩm liên quan sẽ được mở rộng hơn.

Trên thực tế, số lượng vụ việc sử dụng phép thử SSNIP thuần túy là rất ít do khó

khăn về mặt thu thập dữ liệu thị trường và sự tốn kém trong việc tổ chức lấy ý kiến người

tiêu dùng. Do đó, các cơ quan cạnh tranh thường sử dụng công cụ thay thế như độ co giãn

về cầu để gián tiếp đánh giá khả năng tăng giá của nhà độc quyền giả định.

Do đó, quy định về xác định khả năng thay thế về giá tại Nghị định 116 có những

nhược điểm sau:

Yêu cầu trên 50% mẫu chuyển sang sử dụng một hàng hóa/dịch vụ khác để

xác định khả năng thay thế giữa hai loại sản phẩm/dịch vụ là quá chặt chẽ. Bởi với mức

tăng giá 10%, có thể số lượng người sử dụng sản phẩm/dịch vụ quyết định không tiếp tục

sử dụng hàng hóa/dịch vụ đó nữa chiếm trên 50%. Tuy nhiên, để trên 50% lượng khách

hàng chuyển sang sử dụng một sản phẩm/dịch vụ khác là không khả thi và thường dẫn đến

kết quả thị trường liên quan được xác định là của chính sản phẩm/dịch vụ được khảo sát

hay có thể hiểu là doanh nghiệp bị điều tra là doanh nghiệp độc quyền trên thị trường liên

quan được xác định theo quy định của Luật cạnh tranh. Điều này không phản ánh đúng

với thực tế cạnh tranh trên thị trường.11

11

Kinh nghiệm từ việc thực hiện khảo sát giá theo quy định của Luật cạnh tranh trong vụ bia cho thấy: có trên 50%

số lượng người được phỏng vấn cho biết sẽ không tiếp tục sử dụng sản phẩm được hỏi trong trường hợp giá của sản

phẩm đó tăng lên 10% trong khoảng thời gian 6 tháng. Tuy nhiên, họ lại quyết định lựa chọn các sản phẩm thay thế

khác nhau chứ không phải là một sản phẩm duy nhất khác. Do đó, kết quả khảo sát cho thấy, lượng người tiêu dùng

chuyển sang sử dụng một sản phẩm thay thế khác không đáp ứng ngưỡng 50% như quy định của luật. Như vậy, có

Page 68: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

68

Việc yêu cầu thực hiện khảo sát trong mọi trường hợp xác định khả năng

thay thế về giá gây ra lãng phí về nguồn lực cho cơ quan cạnh tranh. Thay vào đó, việc

đưa ra nguyên tắc xác định khả năng thay thế về giá và cho phép cơ quan cạnh tranh sử

dụng các công cụ phù hợp nhất tùy vào đặc điểm của từng vụ việc sẽ giúp tiết kiệm cả về

thời gian và chi phí. Ví dụ, với bản chất của phép thử SSNIP như nêu ở trên, cơ quan cạnh

tranh có thể đánh giá khả năng tăng giá của nhà độc quyền giả định thông qua độ co giãn

chéo về cầu.

Theo kinh nghiệm quốc tế, việc xác định thị trường liên quan chủ yếu dựa trên đánh

giá khả năng thay thế về cầu. Cơ quan cạnh tranh chỉ đánh giá khả năng thay thế về cung

khi thấy rằng khả năng gia nhập thị trường của đối thủ mới là khả thi.

2. Quy định về xác định doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh/độc quyền

Theo quy định của Luật cạnh tranh, vị trí thống lĩnh/độc quyền của doanh nghiệp

được xác định dựa trên hai căn cứ: thị phần trên thị trường liên quan hoặc khả năng gây

hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể. Một doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh

thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây

hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể.

Khái niệm ―khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể‖ được giải thích tại

Điều 22 Nghị định 116/2005/NĐ-CP. Theo đó, khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách

đáng kể của doanh nghiệp trên thị trường liên quan được xác định dựa vào một hoặc một

số căn cứ chủ yếu sau đây:

- Năng lực tài chính của doanh nghiệp.

- Năng lực tài chính của tổ chức kinh tế, cá nhân thành lập doanh nghiệp.

- Năng lực tài chính của tổ chức, cá nhân có quyền kiểm soát hoặc chi phối

hoạt động của của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hoặc điều lệ của

doanh nghiệp.

- Năng lực tài chính của công ty mẹ.

- Năng lực công nghệ.

- Quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.

- Quy mô của mạng lưới phân phối.

Với cách thức quy định nêu trên của Luật cạnh tranh cũng như Nghị định

116/2005/NĐ-CP, Nhóm nghiên cứu có một số đánh giá như sau:

thể hiểu, theo cách xác định thị trường liên quan được quy định tại Nghị định 116, thị trường sản phẩm liên quan của

vụ việc là thị trường của chính sản phẩm đó, không bao gồm các sản phẩm cạnh tranh nào khác. Điều này không

phản ánh đúng thực tế cạnh tranh trên thị trường bia..

Page 69: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

69

Thứ nhất, về việc xác định sức mạnh thị trường của doanh nghiệp dựa trên tiêu chí

thị phần theo Luật Cạnh tranh hiện hành, khi một doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp

đạt được một ngưỡng thị phần nhất định thì mặc nhiên được coi là có vị trí thống lĩnh trên

thị trường. Thị phần của doanh nghiệp/nhóm doanh nghiệp bị cho là có hành vi phản cạnh

tranh được xem xét tại thời điểm thực hiện hành vi đó, tính theo tháng, quý hoặc năm.

Về vấn đề này, Luật Cạnh tranh của các quốc gia phát triển đều thừa nhận vai trò của

thị phần trong việc đánh giá sức mạnh thị trương của doanh nghiệp bởi thị phần của doanh

nghiệp được thể hiện một cách khách quan, dựa trên các số liệu cụ thể, rõ ràng và cho

thấy sự tương quan trong sức mạnh của doanh nghiệp bị xem xét với các đối thủ khác trên

thị trường. Tuy nhiên, các quốc gia này không đưa ra các ngưỡng thị phần cụ thể để làm

cơ sở xác định sức mạnh thị trường của doanh nghiệp. Thay vào đó, thị phần của doanh

nghiệp bị xem xét được đem so sánh với thị phần của các đối thủ cạnh tranh hoặc được

xem xét trong một quá trình để đánh giá sự tồn tại và sự bền vững của sức mạnh thị

trường mà doanh nghiệp nắm giữ. Cách thức đánh giá như vậy là cần thiết để đảm bảo

tính chính xác khi sử dụng tiêu chí thị phần để xác định vị trí thống lĩnh của doanh nghiệp.

Bởi có những trường hợp, mặc dù doanh nghiệp nắm giữ 30% thị phần trên thị trường liên

quan nhưng không hề có sức mạnh vượt trội so với đối thủ cạnh tranh hoặc khách hàng.

Ví dụ, trên một thị trường có 03 doanh nghiệp đứng đầu, các doanh nghiệp nắm giữ lần

lượt 50%, 30% và 20% thị phần. Trong trường hợp này, một doanh nghiệp trong số đó, dù

nắm giữ 30% thị phần, cũng không thể có sức mạnh vượt trội so với đối thủ hiện đang giữ

50% thị phần; do đó, không thể coi là có vị trí thống lĩnh trên thị trường. Ngược lại, cũng

tồn tại những thị trường trong đó có 01 doanh nghiệp đứng đầu nắm giữ 20% thị phần;

80% thị trường còn lại thuộc về các doanh nghiệp chỉ nắm giữ 1%-2% thị phần. Như vậy,

doanh nghiệp đứng đầu thị trường, mặc dù không nắm giữ tới 30% thị phần, nhưng lại có

sức mạnh thị trường vượt trội so với phần còn lại của thị trường, hoàn toàn có khả năng

đưa ra những quyết định có ảnh hưởng tới toàn thị trường.

Chính vì vậy, các cơ quan cạnh tranh trên thế giới còn sử dụng cùng lúc rất nhiều

tiêu chí đánh giá vị trí thống lĩnh khác nhau ngoài tiêu chí thị phần. Theo Báo cáo của

Mạng lưới cạnh tranh quốc tế- ICN12, các cơ quan cạnh tranh trên thế giới hiện sử dụng

hơn 20 tiêu chí để đánh giá vị trí thống lĩnh của doanh nghiệp. Trong đó, các tiêu chí

thường thấy là:

12

ICN, Report on the Objectives of Unilateral Conduct Laws, Assessment of Dominance/Substantial Market Power,

and State- Created Monopolies, Prepared by the Unilateral Conduct Working Group, 2007.

Page 70: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

70

- Vị thế (gồm năng lực vượt trội) và hành vi của các đối thủ cạnh tranh trên thị

trường,

- Các rào cản gia nhập và khả năng gia nhập thị trường của đối thủ mới,

- Tính bền vững của của sức mạnh thị trường mà các doanh nghiệp đang nắm

giữ,

- Sức mạnh của người mua,

- Các nguồn lực thiết yếu mà doanh nghiệp đang nắm giữ v.v…

Trong tất cả các tiêu chí đó, ICN cũng như các cơ quan cạnh tranh đều cho rằng:

không tiêu chí đơn lẻ nào cho phép khẳng định doanh nghiệp có nắm giữ vị trí thống lĩnh

hay không, nhưng nếu nhiều tiêu chí cùng được kết hợp sử dụng thì có thể cho phép

khẳng định điều đó.

Thứ hai, về tiêu chí khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể, với những

nội dung được đề cập ở trên, có thể thấy, các nội dung được Luật cạnh tranh cân nhắc xem

xét dừng lại ở trạng thái tĩnh. Có nghĩa là, các yếu tố được cân nhắc đánh giá chỉ tập trung

vào doanh nghiệp bị xem xét chứ không được đem so sánh trong mối tương quan với các

đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. Ví dụ, Điều 22, Nghị định 116 có đề cập tới một

trong các nội dung cần xem xét khi đánh giá khả năng hạn chế cạnh tranh một cách đáng

kể là ―quy mô của mạng lưới phân phối‖. Đánh giá theo quan điểm ―tĩnh‖, sẽ có ý kiến

cho rằng, quy mô như thế nào thì được coi là có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một

cách đáng kể. Còn theo quan điểm ―động‖, quy mô hệ thống phân phối của doanh nghiệp

bị điều tra sẽ được đem so sánh với phần còn lại của thị trường, từ đó cơ quan cạnh tranh

có đánh giá chính xác hơn về sức mạnh trên thị trường của doanh nghiệp.

Ngoài ra, thực tế thực thi Luật cạnh tranh của các quốc gia phát triển cho thấy, trong

một số trường hợp, bản thân việc doanh nghiệp có thể thực hiện một hành vi lạm dụng

nhất định đã cho thấy doanh nghiệp đó có sức mạnh thị trường. Mục 2 của Luật Chống

độc quyền Sherman Act của Hoa Kỳ quy định, sức mạnh độc quyền được hiểu là ―doanh

nghiệp có khả năng (1) định giá cao hơn đáng kể so với mức giá cạnh tranh và (2) cố tình

gây ra hành vi này trong khoảng thời gian nhất định nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh mới

gia nhập hoặc mở rộng thị trường‖.

Tóm lại, các quy định về đánh giá vị trí thống lĩnh của doanh nghiệp trong Luật cạnh

tranh hiện hành còn khá cứng nhắc và trong một số trường hợp không phản ánh đúng

tương quan cạnh tranh trên thị trường.

Page 71: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

71

3. Quy định về xác định hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh/độc quyền

3.1. Việc phân biệt hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh và hành vi lạm dụng vị trí

độc quyền chưa phù hợp với thực tiễn

Như đã trình bày tại mục 1 trên đây, Luật Cạnh tranh đã đặt các doanh nghiệp độc

quyền vào tình trạng bị giám sát về hành vi lạm dụng một cách nghiêm khắc hơn so với

các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường. Ngoài những hành vi bị cấm theo điều 13

Luật Cạnh tranh, các doanh nghiệp độc quyền còn bị cấm thêm hai hành vi theo Khoản 2

và 3 Điều 14 gồm hành vi áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng và hành vi lợi dụng

vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có

lý do chính đáng.

Những hành vi trên chủ yếu xâm phạm đến quyền lợi của khách hàng và nguyên tắc

bình đẳng trong các hợp đồng đã hoặc sẽ được ký kết giữa doanh nghiệp độc quyền và

khách hàng, đối tác của họ. Vì vậy, chúng ta có thể suy đoán cơ sở xây dựng nên khoản 2

và khoản 3 Điều 14 là tình trạng không cân xứng về vị trí giữa doanh nghiệp độc quyền và

khách hàng, đối tác. Theo đó, quyền lựa chọn của người tiêu dùng và khách hàng sẽ

không tồn tại nếu có doanh nghiệp độc quyền trên thị trường. Hệ quả tất yếu là khách

hàng sẽ luôn ở vào tình trạng yếu thế trong giao dịch do nhu cầu của họ bị lệ thuộc vào

khả năng và quyết định cung ứng của nhà độc quyền.

Để ngăn chặn những khả năng khai thác lợi thế độc quyền, xâm phạm đến các

nguyên tắc bình đẳng của pháp luật hợp đồng, Luật Cạnh tranh cấm các doanh nghiệp độc

quyền không được áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng và không được đơn

phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng mà không có lý do chính đáng. Tuy nhiên, trên

thực tế, các hành vi trên có thể xảy ra ở bất kỳ môi trường kinh doanh nào có khiếm

khuyết về cạnh tranh, nhất là khi có sự tồn tại của doanh nghiệp có sức mạnh thị trường.

Vì vậy, khả năng xâm hại đến quyền lợi chính đáng của khách hàng hoặc xâm hại đến

nguyên tắc bình đẳng được pháp luật hợp đồng bảo hộ bằng những hành vi trên đều có thể

xảy ra ngay cả khi chỉ tồn tại doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh (không độc quyền) và hoàn

toàn có thể gây tác động tiêu cực tới cạnh tranh trên thị trường.

Trong vụ việc cạnh tranh liên quan đến Công ty xăng dầu hàng không (Vinapco), các

cơ quan cạnh tranh cho rằng tại thời điểm xem xét (tháng 4/2008), do Vinapco có vị trí

độc quyền trên thị trường dịch vụ cung cấp xăng dầu hàng không (không có doanh nghiệp

nào cạnh tranh với Vinapco trên thị trường) nên hành vi áp đặt các điều kiện bất lợi cho

khách hàng và lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã

giao kết mà không có lý do chính đáng đã bị xử lý. Tại thời điểm hiện tại, Vinapco hoàn

Page 72: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

72

toàn có thể thực hiện hành vi trên mà không bị xem xét bởi Luật cạnh tranh do hiện nay

họ đã không còn vị trí độc quyền trên thị trường, mặc dù đối thủ cạnh tranh của Vinapco

(là Công ty cổ phần nhiên liệu bay Petrolimex) trên thị trường chỉ chiếm một lượng thị

phần không đáng kể tại sân bay Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh).

Tương tự, năm 2007, Cục Quản lý cạnh tranh nhận được thư tố cáo một doanh

nghiệp lớn (năm 2006 chiếm tới 98% thị phần) đã có hành vi đơn phương ngừng bán hàng

cho hàng loạt các doanh nghiệp phân phối. Trên cơ sở các thông tin ban đầu, Cục Quản lý

cạnh tranh đã làm việc với một số doanh nghiệp, cơ quan có liên quan và nhận định việc

đơn phương ngừng bán hàng là có thật và có tác động tiêu cực tới thị trường. Tác động

của hành động đơn phương ngừng bán hàng, thay đổi doanh nghiệp phân phối sản phẩm

có thể lan trên diện rộng bởi sản phẩm đó là đầu vào quan trọng cho nhiều ngành sản xuất

khác. Mặc dù vậy, do doanh nghiệp thực hiện hành vi đơn phương ngừng cung cấp hàng

hóa không phải là doanh nghiệp độc quyền quy định tại Điều 12, Luật Cạnh tranh nên Cục

Quản lý cạnh tranh đã không thể xem xét, áp dụng Điều 14, Luật Cạnh tranh để điều tra,

xử lý vụ việc.

Tham khảo kinh nghiệm của các nước như Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản, có thể thấy

pháp luật cạnh tranh của các nước này không phân biệt hành vi của doanh nghiệp có vị trí

thống lĩnh và hành vi của doanh nghiệp có vị trí độc quyền. Thay vào đó, các nước này

quan niệm vị trí độc quyền là một trường hợp đặc biệt của vị trí thống lĩnh và về bản chất

doanh nghiệp có vị trí độc quyền hay doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh đều là các doanh

nghiệp có sức mạnh thị trường, có khả năng hành xử một cách tương đối độc lập so với

đối thủ cạnh tranh (nếu có) và người tiêu dùng. Trong các vụ việc, để đánh giá, ra quyết

định điều chỉnh, cơ quan cạnh tranh của các nước đặt trọng tâm phân tích là tác động gây

hạn chế cạnh tranh, tính chất tận thu, trục lợi hay ngăn cản, đóng cửa thị trường của hành

vi kinh doanh. Pháp luật cạnh tranh của nhiều nước vì vậy chỉ đề cập hành vi của doanh

nghiệp thống lĩnh mà không phân biệt rõ 02 nhóm hành vi như pháp luật cạnh tranh hiện

hành của Việt Nam.

3.2. Việc liệt kê, mô tả hành vi một mặt dẫn tới cách tiếp cận hẹp, khó thực thi,

mặt khác có thể bỏ sót hành vi phản cảnh tranh trên thị trường

Xét về hành vi, Luật cạnh tranh hiện hành liệt kê 6 hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh

và 8 hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm. Trên cơ sở các quy định này, Nghị định

116/2005/NĐ-CP tiếp tục chi tiết hóa các quy định của Luật bằng cách liệt kê 20 hành vi

lạm dụng với các hình thức biểu hiện khác nhau. Ngoài 20 hành vi trên, các hành vi khác

mặc dù có thể có tính chất đóng cửa thị trường/loại bỏ đối thủ cạnh tranh (market

Page 73: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

73

foreclosure/exclusionnary) hoặc tính chất tận thu (exploitative) khác không bị coi là lạm

dụng vị trí thống lĩnh. Tiếp cận liệt kê hành vi một cách chi tiết có thể dẫn tới 03 vấn đề

chính:

Quy định mang nặng tính định dạng, thiên về mô tả hình thức biểu hiện bên

ngoài mà chưa chú trọng đến các dấu hiệu đặc trưng của hành vi

Xuất phát từ nhiều nguyên nhân, các cơ quan soạn thảo Luật Cạnh tranh và các văn

bản hướng dẫn thi hành đã chọn phương pháp mô tả hành vi dựa theo hình thức biểu hiện

bên ngoài của hành vi. Ví dụ, hành vi ―ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối

thủ cạnh tranh mới‖ quy định tại khoản 6, Điều 13, Luật Cạnh tranh được hiểu theo hướng

chỉ bao gồm 03 hành vi (Điều 31, Nghị định 116/2005/NĐ-CP):

(1) Yêu cầu khách hàng của mình không giao dịch với đối thủ cạnh tranh mới.

(2) Đe dọa hoặc cưỡng ép các nhà phân phối, các cửa hàng bán lẻ không chấp nhận

phân phối những mặt hàng của đối thủ cạnh tranh mới.

(3) Bán hàng hóa với mức giá đủ để đối thủ cạnh tranh mới không thể gia nhập thị

trường nhưng không thuộc trường hợp quy định tại Điều 23 của Nghị định này.

Quy định một cách chi tiết dựa vào hình thức biểu hiện bên ngoài như trên hạn chế

đáng kể khả năng đánh giá của cơ quan cạnh tranh trong quá trình điều tra, xử lý vụ việc.

Căn cứ theo hệ thống các quy định hiện hành, cơ quan cạnh tranh của Việt Nam thực chất

không có thẩm quyền được đưa ra các đánh giá sâu về bản chất gây hạn chế cạnh tranh

của hành vi mà chỉ là cơ quan thu thập các chứng cứ phù hợp với các mô tả theo quy định

của pháp luật để kết luận về hành vi. Điều này một mặt tạo điều kiện dễ dàng cho cơ quan

thực thi trong quá trình thu thập thông tin, chứng cứ để chứng minh hành vi, bởi chỉ cần

thu thập các thông tin, chứng cứ phù hợp với mô tả theo quy định của luật mà không cần

phải phân tích, chứng minh về tác động phản cạnh tranh của hành vi. Tuy nhiên, nhìn ở

khía cạnh khác, việc liệt kê nêu trên cũng tạo ra khó khăn cho cơ quan cạnh tranh trong

quá trình thực thi.

Trong vụ việc thực tế liên quan đến thị trường bia, theo đó một doanh nghiệp sản

xuất kinh doanh bia đã ký hợp đồng phân phối độc quyền với một số ít các nhà hàng/các

quán bán bia. Trong điều khoản hợp đồng, doanh nghiệp bia đã yêu cầu các nhà hàng ký

hợp đồng với họ không được bán các loại bia cạnh tranh khác, và vì vậy, xét về mặt pháp

lý, hành vi này thỏa mãn khách quan quy định tại khoản 1, Điều 31 của Nghị định

116/2005/NĐ-CP. Điều đáng nói là, số lượng các hợp đồng độc quyền liên quan là rất

nhỏ, và mặc dù không có tác động ngăn cản việc tham gia thị trường của doanh nghiệp

Page 74: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

74

khác nhưng việc ký hợp đồng độc quyền vẫn có thể bị coi là vi phạm do hợp đồng có nội

dung phù hợp với mô tả hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật.

Ở một góc nhìn khác, trong vụ việc liên quan đến bản quyền phát hình các sự kiện

thể thao, Công ty CP Viễn thông và Truyền thông An Viên (AVG) đã ký hợp đồng hợp

tác với Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), theo đó AVG được VFF chuyển nhượng toàn

bộ thương quyền của các giải bóng đá13 do VFF tổ chức trong đó có các trận thi đấu tại

giải bóng đá vô địch quốc gia trong thời hạn từ 2011- 2030. Điều đáng nói là, với cách

tiếp cận hiện tại, mặc dù hợp đồng này có tác động hạn chế cạnh tranh, ngăn cản sự tham

gia thị trường của các doanh nghiệp khác nhưng do Luật Cạnh tranh và các văn bản hướng

dẫn không có quy định cấm ký kết các hợp đồng độc quyền với thời hạn dài nên các cơ

quan cạnh tranh đã không thể có ý kiến về hợp đồng này. Các cơ quan có liên quan khác

sau một thời gian xem xét cũng đã kết luận thừa nhận hiệu lực của hợp đồng trên bởi hiện

nay không quy định nào của pháp luật cấm các pháp nhân ký kết với nhau hợp đồng 20

năm.

Qua hai vụ việc thực tiễn, có thể thấy rằng tiếp cận hiện nay của pháp luật cạnh tranh

Việt nam, trong một số trường hợp, đã ngăn chặn không cho phép doanh nghiệp thực hiện

các hành vi không có tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể, thậm chí là có lợi

cho cạnh tranh, và ngược lại, cho phép thực hiện các hành vi có tác động hạn chế cạnh

tranh, đóng cửa thị trường. Ở các vụ việc tương tự như vụ việc liên quan đến hợp đồng

độc quyền trên thị trường bia và vụ việc bản quyền khai thác các sự kiện thể thao, pháp

luật cạnh tranh của nhiều nước có cách hành xử tương đối khác, theo đó ra quyết định trên

cơ sở đánh giá bản chất hạn chế cạnh tranh, tính chất trục lợi hay đóng cửa thị trường của

hành vi, bất kể hành vi đó được thể hiện dưới hình thức nào. Ví dụ, đối với vụ bia, cơ

quan cạnh tranh có thể cấm doanh nghiệp thực hiện hành vi nếu thấy rằng hợp đồng độc

quyền có tác động ngăn cản một cách đáng kể hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp

bia khác. Ngược lại, họ cũng có thể cho phép thực hiện hợp đồng tùy thuộc từng bối cảnh

thị trường…

Qua thực tiễn thực thi pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam, tham khảo kinh nghiệm

của các nước đi trước, Nhóm nghiên cứu cho rằng đã đến lúc Việt Nam cần nghiên cứu

13

Gồm ghi âm, ghi hình, sản xuất và sở hữu bản ghi âm, ghi hình; quyền công bố, phát sóng, khai thác doanh thu

dưới mọi hình thức và trên mọi phương tiện như truyền hình, internet, cũng như tất cả phương tiện khác, cũng như

tất cả các quyền có liên quan khác đối với một phần hoặc toàn bộ các cuộc thi đấu và các sự kiện, thông tin bên lề

(...)

Page 75: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

75

thay đổi cách tiếp cận mô tả hành vi theo hình thức biểu hiện bên ngoài, thay vào đó là

cách tiếp cận nhắm trực diện vào bản chất hạn chế cạnh tranh của hành vi. Có như vậy,

việc thực thi pháp luật cạnh tranh mới thực sự mang lại hiệu quả cho toàn bộ nền kinh tế

theo đúng mục tiêu ban hành pháp luật.

Mô tả hành vi với cấu thành pháp lý quá phức tạp đến mức gây khó khăn

cho quá trình áp dụng luật trong thực tiễn

Pháp luật cạnh tranh hiện hành, đặc biệt là các quy định chi tiết tại Nghị định

116/2005/NĐ-CP quy định các hành vi hành vi với mô tả về hình thức biểu hiện và cấu

thành pháp lý quá phức tạp, gây khó khăn cho quá trình áp dụng trong thực tiễn. Ví dụ,

với hành vi áp đặt giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý quy định tại Khoản 2 điều 13 Luật

Cạnh tranh, Nghị định 116/2005/NĐ-CP diễn giải thành:

Hành vi áp đặt giá bán hàng hóa, dịch vụ được coi là bất hợp lý gây thiệt hại cho

khách hàng nếu cầu về hàng hoá, dịch vụ không tăng đột biến tới mức vượt quá công suất

thiết kế hoặc năng lực sản xuất của doanh nghiệp và thỏa mãn hai điều kiện sau đây:

a) Giá bán lẻ trung bình tại cùng thị trường liên quan trong thời gian tối thiểu 60

ngày liên tiếp được đặt ra tăng một lần vượt quá 5%; hoặc tăng nhiều lần với tổng mức

tăng vượt quá 5% so với giá đã bán trước khoảng thời gian tối thiểu đó;

b) Không có biến động bất thường làm tăng giá thành sản xuất của hàng hóa, dịch

vụ đó vượt quá 5% trong thời gian tối thiểu 60 ngày liên tiếp trước khi bắt đầu tăng giá.

Căn cứ quy định nêu trên, để chứng minh một doanh nghiệp có hành vi áp đặt giá

bán hàng hóa dịch vụ bất hợp lý cơ quan cạnh tranh trước hết cần chứng minh cầu về hàng

hoá, dịch vụ không tăng đột biến tới mức vượt quá công suất thiết kế hoặc năng lực sản

xuất của doanh nghiệp. Đòi hỏi này phù hợp với lý thuyết kinh tế, thừa nhận quy luật cung

cầu và giá cả tuy nhiên rất khó áp dụng bởi trên thực tiễn khó có thể ước lượng được

chính xác ―cầu‖ đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó. Nếu tạm chấp nhận căn cứ vào

số liệu bán hàng trong quá khứ để đưa ra ước lượng về lượng cầu và so sánh với năng lực

sản xuất của doanh nghiệp đang xem xét, cơ quan điều tra sẽ gặp khó khăn tiếp theo là xác

định giá bán lẻ trung bình của hàng hóa/dịch vụ tại cùng thị trường liên quan trong khoảng

thời gian tối thiểu 60 ngày liên tiếp theo quy định của Nghị định.

Việc xác định giá bán lẻ trung bình càng khó khăn hơn khi khoản 4, Điều 4 của Nghị

định 116/2005/NĐ-CP quy định “giá cả của hàng hóa, dịch vụ là giá ghi trong hóa đơn

bán lẻ theo quy định của pháp luật” và càng khó khăn hơn khi phải thu thập số liệu từ

nhiều doanh nghiệp, nhiều mặt hàng trên cùng thị trường liên quan để tính giá trung bình

Page 76: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

76

trong thời gian “tối thiểu” 60 ngày liên tiếp trước khi tăng giá. Tiếp sau đó, cơ quan cạnh

tranh phải thu thập các thông tin, số liệu về giá thành sản xuất của hàng hóa tương

ứngtrong thời gian tối thiểu 60 ngày liên tiếp trước khi bắt đầu tăng giá để đánh giá và

chứng minh không tồn tại các biến động bất thường làm tăng chi phí sản xuất lên quá

5%... Khó khăn càng tăng lên gấp nhiều lần khi việc tính toán chi phí sản xuất cũng được

quy định cụ thể tại Điều 24 của Nghị định 116/2005/NĐ-CP và càng khó khả thi hơn khi

việc hạch toán chi phí trên đầu sản phẩm là tùy thuộc vào chế độ hạch toán, tùy thuộc

chiến lược kinh doanh của từng doanh nghiệp và nhiều yếu tố khác…

Ở một phương diện khác, quy định cụ thể về hành vi ấn định giá bán hàng hóa, dịch

vụ bất hợp lý như trên vô hình chung đã thu hẹp đáng kể phạm vi áp dụng của khoản 2,

Điều 13, Luật Cạnh tranh. Hành vi ấn định giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý theo quy

định của luật có thể được tiếp cận theo hướng ấn định giá để thu lợi quá mức (excessive

pricing). Tuy nhiên, theo diễn giải của Nghị định 116/2005/NĐ-CP, hành vi ấn định giá

bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý chỉ được tiếp cận dưới một hình thức là ―hành vi tăng giá

bán bất hợp lý‖, đó là tăng giá quá 5% khi chi phí tăng không quá 5%. Quy định này sẽ

không áp dụng đối với trường hợp doanh nghiệp lạm dụng sức mạnh thị trường để áp đặt

mức giá cao bất hợp lý ngay từ đầu cũng như không áp dụng trong trường hợp có biến

động về cầu, có biến động làm tăng chi phí sản xuất quá 5%.

Theo cách tiếp cận này, nếu doanh nghiệp chứng minh được chi phí sản xuất tăng

5,1%, thì việc tăng giá 10%, 20%, 50%... thậm chí hơn nữa cũng không thuộc phạm vi

điều chỉnh của khoản 2, Điều 13, Luật Cạnh tranh. Thực tiễn thực thi pháp luật cạnh tranh

tại Việt Nam trong thời gian qua cho thấy, các vụ việc liên quan đến khoản 2, Điều 13 của

Luật Cạnh tranh (điều 27, Nghị định 116/2005/NĐ-CP sau một thời gian xem xét đều dẫn

tới bế tắc, không thể áp dụng. Điều này cũng dễ hiểu bởi trên thực tế với biến động CPI,

lạm phát của nền kinh tế Việt Nam, cộng thêm tác động của đợt khủng hoảng kinh tế toàn

cầu…trong thời gian qua dễ dàng làm chi phí sản xuất tăng quá 5%. Và như đã đề cập trên

đây, khi chi phí sản xuất tăng quá 5% thì doanh nghiệp thống lĩnh hoàn toàn có thể tăng

giá hàng hóa ở mức cao nhất có thể mà không cần phải lo ngại về các rủi ro pháp lý liên

quan đến khoản 2, Điều 13 của Luật Cạnh tranh.

Xem xét các quy định khác của Luật Cạnh tranh và của Nghị định 116/2005/NĐ-CP,

có thể thấy nhiều quy định về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh/độc quyền khác cũng gặp

các vấn đề tương tự như đối với hành vi áp đặt giá bán bất hợp lý. Cách tiếp cận quy định

hiện hành không những đặt ra các đòi hỏi pháp lý gây khó khăn cho quá trình thực thi luật

Page 77: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

77

mà còn làm sai lệch bản chất, mục đích của việc điều chỉnh. Trong thời gian tới, Việt Nam

cần đánh giá nghiêm túc về cách tiếp cận hiện hành, tránh tình trạng quy định quá chi tiết,

quá cụ thể về các hành vi bởi càng quy định chi tiết, càng bó hẹp phạm vi và càng khó áp

dụng trên thực tiễn.

Tiếp cận liệt kê theo các hình thức biểu hiện chi tiết của hành vi tất yếu dẫn

tới việc bỏ sót hành vi phản cạnh tranh, tạo kẽ hở pháp lý để doanh nghiệp lách luật

Bối cảnh kinh tế - xã hội của Việt Nam trong những năm qua, đặc biệt là khi Việt

Nam hội nhập sâu, rộng hơn với nền kinh tế quốc tế, đã có nhiều thay đổi làm cho một số

nội dung của Luật Cạnh tranh không còn phù hợp, hoặc chưa bắt kịp với thực tiễn kinh

doanh của doanh nghiệp. Nhiều chiến lược cạnh tranh mới, trong đó có cả các hành vi

phản cạnh tranh đã ―du nhập‖ và được các doanh nghiệp vận dụng trong hoạt động kinh

doanh. Các hành vi hạn chế cạnh tranh mang tính chất đóng cửa thị trường/loại bỏ đối thủ

cạnh tranh (market foreclosure/exclusionnary) hoặc mang tính chất tận thu (exploitative)

được thực hiện dưới nhiều hình thức mới với mức độ tinh vi, phức tạp ngày càng cao hơn.

Trong khi đó các quy định hiện hành của Luật Cạnh tranh còn mang tính kỹ thuật,

cứng nhắc chưa nhắm vào bản chất phản cạnh tranh của hành vi mà chỉ nhắm đến hình

thức biểu hiện bên ngoài của hành vi và vì vậy, chưa bắt kịp với điều kiện thực tiễn, gây

khó khăn cho quá trình thực thi pháp luật. Đơn cử như hành vi ―ép giá‖ (Margin

Squeezing), mặc dù pháp luật cạnh tranh thế giới đã điều chỉnh từ lâu và hành vi đã xuất

hiện tương đối phổ biến tại Việt Nam nhưng pháp luật cạnh tranh hiện hành không quy

định điều chỉnh hành vi này. Vì vậy, cơ quan cạnh tranh trong một số trường hợp đã phải

vận dụng các quy định khác để giải quyết vụ việc, giải quyết các vấn đề phát sinh từ hành

vi ép giá một cách khiên cưỡng.

Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng bỏ sót hành vi như trên, Nhóm nghiên cứu

cho rằng vấn đề chính không nằm ở chỗ phải rà soát để bổ sung toàn bộ các hành vi mà

nằm ở cách tiếp cận ban hành các quy định. Với cách tiếp cận hiện hành, Nhóm nghiên

cứu cho rằng ngay cả khi pháp luật cạnh tranh liệt kê hàng trăm hành vi phản cạnh tranh

dựa theo hình thức biểu hiện bên ngoài vẫn không thể bao quát hết các hành vi, đặc biệt là

khi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng diễn biến phức tạp. Vì vậy, bên

cạnh việc rà soát các hành vi mới, vấn đề cần tập trung nghiên cứu để sửa đổi chính là

cách tiếp cận ban hành và thực thi pháp luật, giữ được cân bằng giữa phương pháp liệt kê,

mô tả và các quy định nhắm vào bản chất của hành vi.

Page 78: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

78

4. Quy định về biện pháp xử lý vi phạm

Trong hệ thống pháp luật cạnh tranh hiện hành, biện pháp xử lý vi phạm được quy

định cụ thể tại Nghị định 120/2005/NĐ-CP, theo đó bao gồm: (1) Phạt cảnh cáo; (2) Phạt

tiền; và (3) Các biện pháp xử phạt bổ sung và khắc phục hậu quả. Trong các hình thức xử

phạt và khắc phục hậu quả trên đây, biện pháp cảnh cáo chỉ được áp dụng trong một số ít

trường hợp liên quan đến các hành vi vi phạm quy định về cung cấp thông tin, tài liệu, tiết

lộ thông tin, tài liệu thuộc bí mật điều tra hoặc gây rối tại phiên điều trần (Điều 39-40,

Nghị định 120/2005/NĐ-CP). Đối với các vi phạm về lạm dụng vị trí thống lĩnh/độc

quyền, cơ quan cạnh tranh có thể áp dụng biện pháp phạt tiển đến 10% tổng doanh thu

trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp, một số biện

pháp xử phạt bổ sung và khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3, 4, Điều 4 của Nghị

định 120/2005/NĐ-CP.

Qua một số vụ việc thực tiễn, Nhóm nghiên cứu nhận thấy quy định hiện hành của

Luật Cạnh tranh và Nghị định 120/2005/NĐ-CP về xử lý vi phạm liên quan đến lạm dụng

vị trí thống lĩnh/độc quyền có thể làm phát sinh một số vấn đề chính như sau:

4.1. Mức phạt tiền được xác định căn cứ trên tổng doanh thu của năm tài chính

trước năm thực hiện hành vi vi phạm là không hợp lý

Theo quy định hiện hành của pháp luật, mức phạt tiền đối với hành vi lạm dụng vị trí

thống lĩnh/độc quyền có thể lên đến 10% tổng doanh thu của năm tài chính trước năm

thực hiện hành vi vi phạm. Vấn đề đặt ra là, trong các vụ việc hạn chế cạnh tranh, doanh

nghiệp liên quan thường kinh doanh đa nghành nghề, ví dụ: ngoài việc kinh doanh hàng

hóa, dịch vụ đang xem xét, đa phần các doanh nghiệp liên quan đều có kinh doanh thêm

các hàng hóa, dịch khác. Thậm chí trong một số vụ việc, doanh thu phát sinh từ việc kinh

doanh hàng hóa, dịch vụ có liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm chỉ chiếm một phần

rất nhỏ trong tổng doanh thu của doanh nghiệp. Đối với những trường hợp này, việc xác

định mức xử phạt căn cứ theo tổng doanh thu theo quy định dường như không tương xứng

với mức độ tác động, ảnh hưởng của doanh nghiệp khi thực hiện hành vi vi phạm trên thị

trường.

Cũng từ những nhận định trên, do pháp luật hiện hành quy định tương đối linh hoạt

về mức xử lý vi phạm (0-5%; 5-10% Tổng doanh thu) nên các cơ quan cạnh tranh có xu

hướng lựa chọn tỷ lệ tính mức phạt rất thấp. Ví dụ: trong vụ việc liên quan đến hành vi

lạm dụng vị trí độc quyền của Vinapco, hay trong vụ việc liên quan đến hành vi thỏa

thuận hạn chế cạnh tranh của 19 doanh nghiệp bảo hiểm, cơ quan cạnh tranh đã xác định

mức phạt rất thấp chỉ tương đương 0.025% tổng doanh thu. Vấn đề đặt ra là, đối với

Page 79: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

79

những hành vi bị xử phạt ở khung phạt từ 5-10% tổng doanh thu theo quy định thì kể cả

khi cơ quan cạnh tranh áp dụng triệt để các tình tiết giảm nhẹ, tỷ lệ tính mức xử phạt tối

thiểu cũng phải là 5%. Đối với những trường hợp này, nếu lấy tổng doanh thu trong năm

tài chính để làm căn cứ tính mức phạt thì mức phạt có thể rất lớn, thậm chí có thể khiến

doanh nghiệp phá sản bởi quyết định xử lý vụ việc và tất nhiên, đó là trường hợp mà

không một cơ quan cạnh tranh nào trên thế giới mong muốn bởi nó có thể đi ngược lại với

mục tiêu bảo vệ, giữ gìn cạnh tranh.

4.2. Thiếu cơ sở để xác định mức phạt tiền cụ thể đối với các doanh nghiệp thực

hiện hành vi vi phạm

Đối với hình thức phạt tiền, hiện nay pháp luật cạnh tranh quy định 02 khung xử

phạt chính là từ 0 - 5% và từ 5 - 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực

hiện hành vi vi phạm. Do các khung phạt trên là rất rộng, đặc biệt khi sử dụng căn cứ tính

phạt là tổng doanh thu, Nghị định 120/2005/NĐ-CP quy định một số căn cứ để xác định

mức độ xử lý đối với các hành vi vi phạm. Cụ thể, Điều 7, Nghị định 120/2005/NĐ-CP

quy định một số yếu tố mà cơ quan cạnh tranh có thể xem xét khi xác định mức độ xử lý

vi phạm sau:

1. Mức độ gây hạn chế cạnh tranh do hành vi vi phạm gây ra.

2. Mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra.

3. Khả năng gây hạn chế cạnh tranh của các đối tượng vi phạm.

4. Thời gian thực hiện hành vi vi phạm.

5. Khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

6. Các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng được quy định tại Điều 8 của Nghị định

này.

Mặc dù vậy, pháp luật cạnh tranh không quy định cách thức sử dụng các yếu tố để

xác định tỷ lệ tính mức phạt như thế nào, chí ít là về mặt nguyên tắc. Điều này gây khó

khăn cho cơ quan cạnh tranh trong việc xác định mức phạt tiền cụ thể đối với các doanh

nghiệp vi phạm, thậm chí gây tranh cãi trong quyết định mức độ xử lý vi phạm hoặc có

thể dẫn đến việc tùy tiền trong quyết định mức phạt. Ở một góc nhìn khác, việc thiếu cơ

sở pháp lý trong xác định mức phạt tiền cụ thể sẽ dẫn đến những quan ngại về tính minh

bạch, tính có thể dự đoán trước (predictability), tính hợp lý trong quá trình xử lý vi phạm.

5. Quy định về biện pháp xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả

Cũng tương tự như cách tiếp cận quy định về hành vi, pháp luật cạnh tranh Việt Nam

cũng liệt kê một cách chi tiết các biện pháp xử phạt bổ sung và khắc phục hậu quả mà cơ

Page 80: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

80

quan cạnh tranh có thể áp dụng. Đối với biện pháp xử phạt bổ sung, pháp luật cạnh tranh

quy định 02 biện pháp, trong đó bao gồm ―tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để

thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc

thực hiện hành vi vi phạm‖ là biện pháp có thể áp dụng đối với các vi phạm về lạm dụng

vị trí thống lĩnh, lạm dụng vị trí độc quyền trên thị trường. Đối với biện pháp khắc phục

hậu quả, Nghị định 120/2005/NĐ-CP liệt kê 09 biện pháp áp dụng đối với các vi phạm

liên quan đến hành vi lạm dụng, ví dụ: Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật

ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh liên quan; Buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi

đã áp đặt cho khách hàng; Buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ

mà doanh nghiệp đã cản trở; Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị

trường…

Về biện pháp tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi

phạm bao gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi

vi phạm, mặc dù việc tịch thu khoản lợi nhuận bất hợp pháp là cần thiết trong một số

trường hợp, tuy nhiên Nhóm nghiên cứu nhận thấy việc coi biện pháp này là một biện

pháp xử phạt bổ sung là chưa hợp lý và khiên cưỡng. Xét trên nhiều góc độ, khoản lợi

nhuận thu được từ hành vi vi phạm không phải, và không thể là tang vật hay phương tiện

sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm. Trong khi pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

xem xét khoản lợi nhuận bất hợp pháp dưới hình thức biện pháp khắc phục hậu quả, pháp

luật cạnh tranh cũng cần điều chỉnh để đảm bảo tính nhất quán trong hệ thống các văn bản

quy phạm pháp luật.

Về biện pháp khắc phục hậu quả, có thể nói pháp luật cạnh tranh Việt Nam đã áp

dụng cả các biện pháp khắc phục hậu quả theo hành vi (behaviorial remedies) và biện

pháp khắc phục hậu quả theo cấu trúc (structural remedies). Nghiên cứu, so sánh quy định

về hành vi và quy định về khắc phục hậu quả, có thể thấy về bản chất hầu hết các biện

pháp khắc phục hậu quả theo quy định hiện hành đều hướng tới mục tiêu chính là dừng,

chấm dứt hành vi vi phạm. Ví dụ: buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách

hàng chỉ áp dụng đối với các vi phạm liên quan đến khoản 2, Điều 14 của Luật Cạnh tranh

áp đặt điều kiện bất lợi cho khách hàng; biện pháp buộc sử dụng hoặc bán lại các sáng

chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp đã mua nhưng không sử dụng chỉ áp dụng

đối với các vi phạm liên quan đến hành vi mua sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng

công nghiệp để tiêu hủy hoặc không sử dụng (điểm a, khoản 3, Điều 28, Nghị định

116/2005/NĐ-CP)…. Ở nhóm biện pháp khắc phục hậu quả theo cấu trúc, Nghị định

Page 81: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

81

116/2005/NĐ-CP sử dụng biện pháp buộc cơ cấu lại doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị

trường để cải thiện cạnh tranh trên thị trường.

Thực tiễn điều tra, xử lý các vụ việc hạn chế cạnh tranh nói chung và lạm dụng vị trí

thống lĩnh/độc quyền tại Việt Nam cho thấy vai trò của biện pháp khắc phục hậu quả vẫn

chưa được nhìn nhận một cách đầy đủ. Mặc dù liệt kê nhiều biện pháp khắc phục hậu quả,

tuy nhiên các biện pháp đưa ra đều ở dưới dạng các quy định cứng nhắc, có thể phù hợp

đối với một vài vụ việc mà không phù hợp với các vụ việc, các ngành khác. Theo kinh

nghiệm của các nước đi trước, nhóm biện pháp khắc phục theo hành vi thường được đưa

ra dưới dạng buộc một doanh nghiệp phải thực hiện một số yêu cầu của cơ quan cạnh

tranh hoặc chấm dứt thực hiện các hành vi có tác động xấu tới môi trường cạnh tranh.

Biện pháp khắc phục theo hành vi, vì vậy, thường rất linh hoạt để phù hợp với từng điều

kiện, hoàn cảnh thị trường cũng như đặc thù trong hoạt động kinh doanh của từng doanh

nghiệp.

Trên thực tiễn, pháp luật cạnh tranh của nhiều nước không quy định quá chi tiết, cụ

thể về các biện pháp khắc phục hậu quả mà đòi hỏi cơ quan cạnh tranh phải xem xét, đánh

giá và quyết định về biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng vụ việc, từng ngành. Ví

dụ: Luật chống độc quyền Nhật Bản quy định cơ quan cạnh tranh có quyền yêu cầu doanh

nghiệp vi phạm thực hiện các biện pháp cần thiết để loại trừ những hành vi vi phạm.

Chính vì vậy, các cơ quan cạnh tranh quốc tế đều có chung quan điểm cho rằng việc thiết

kế được biện pháp khắc phục hậu quả phù hợp, hiệu quả là một nội dung điều tra không

kém phần quan trọng so với điều tra xác định vị trí thống lĩnh và hành vi lạm dụng. Trong

tương lai, để luật cạnh tranh thực sự phát huy hiệu quả, Việt Nam cần nghiên cứu, điều

chỉnh cách tiếp cận về biện pháp khắc phục hậu quả theo hướng điều chỉnh tác động của

hành vi thay vì điều chỉnh trực tiếp các biểu hiện bên ngoài của hành vi như hiện nay.

Page 82: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

82

PHẦN 3: KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN

PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM VỀ

KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM DỤNG VỊ TRÍ THỐNG LĨNH/ĐỘC QUYỀN

I. Thay đổi cách thực xác định vị trí thống lĩnh/độc quyền

Trên cơ sở những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn hơn 6 năm thực thi pháp luật

cạnh tranh Việt Nam về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường/độc quyền

đã cho thấy nhu cầu cấp thiết phải thay đổi cách thức xác định vị trí thống lĩnh/độc quyền

hiện nay. Việc sửa đổi có thể được thực hiện theo hướng như sau:

Thứ nhất, xóa bỏ cách thức đánh giá vị trí thống lĩnh/sức mạnh thị trường phụ thuộc

vào tiêu chí thị phần, theo các mức thị phần cố định như hiện nay.

Thứ hai, sửa đổi cụm từ ―Khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể‖ thành

―Khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường liên quan‖ và xây

dựng các quy định về ―Khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường

liên quan‖ thành hệ thống tiêu chí duy nhất để đánh giá vị trí thống lĩnh/ sức mạnh thị

trường đáng kể của doanh nghiệp.

Việc xây dựng hệ thống các tiêu chí giúp đánh giá vị trí thống lĩnh/ sức mạnh thị

trường đảng kể của doanh nghiệp (hoặc nhóm doanh nghiệp) cần thiết được cân nhắc kỹ

lưỡng trên cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam. Dưới

đây là một số tiêu chí phổ biến (không phải tất cả các tiêu chí được sử dụng hiện nay) mà

cơ quan cạnh tranh Việt Nam có thể tham khảo nhằm xác định vị trí thống lĩnh/ sức mạnh

thị trường đáng kể của doanh nghiệp:

(1) Thị phần

Trước tiên, cơ quan cạnh tranh cần dữ liệu thị phần hiện tại của doanh nghiệp nghi

vấn cũng như các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp này. Về cơ bản, thị phần thường

được tính toán dựa trên doanh thu hoặc số lượng hàng bán ra, hoặc năng lực sản xuất của

doanh nghiệp. Một yếu tố khác cũng cần xem xét là sự phân bổ thị phần trên thị trường.

Phân bổ thị phần bất đối xứng (VD: một công ty chiếm 50% thị phần và 3 công ty còn lại

mỗi công ty chiếm 10% thị phần) sẽ dễ tạo ra sức mạnh thị trường cho doanh nghiệp lớn

hơn là khi thị phần được chia đều (mỗi công ty chiếm 20% thị phần). Bên cạnh đó, những

thay đổi về thị phần trong quá khứ có thể cung cấp thông tin hữu ích về quá trình cạnh

tranh, cũng như khả năng vận động của thị trường giữa các đối thủ cạnh tranh thông qua

mức độ tăng, giảm thị phần.

Page 83: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

83

Tuy nhiên, thị phần không chỉ là yếu tố duy nhất giúp xác định tình hình cạnh tranh

trên thị trường. Vì thế, cần phân tích thêm các yếu tố khác để đánh giá cụ thể, chính xác vị

trí thống lĩnh/sức mạnh thị trường của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp.

(2) Rào cản gia nhập và mở rộng sản xuất

Sức mạnh thị trường lớn chỉ có được khi khả năng mở rộng sản xuất hoặc gia nhập

thị trường khó khăn, và khi đó, doanh nghiệp sẽ có thể duy trì hành động đơn phương

trong khoảng thời gian tương đối. Tuy nhiên, cơ quan cạnh tranh cũng không nhất thiết

phải tìm chứng cứ về rào cản mở rộng hoặc gia nhập thị trường trong lĩnh vực thường

xuyên có sự gia nhập mới các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, nếu nỗ lực nhằm mở rộng

hoặc gia nhập không thành công, có thể do hành vi ngăn cản, thì việc mở rộng hoặc gia

nhập ít có khả năng gây ra hạn chế cạnh tranh.

Khả năng gia nhập hoặc mở rộng thị trường có thể được đánh giá theo một số tiêu

chí như: Lợi nhuận dự kiến của doanh nghiệp, các rào cản về cấu trúc, chính sách, chiến

lược, công nghệ, thời điểm gia nhập và mở rộng thị trường, hiệu quả của việc gia nhập và

mở rộng thị trường v.v…

(3) Rào cản rút lui khỏi thị trường

Rủi ro khi mở rộng hoặc gia nhập thị trường cũng phụ thuộc vào chi phí mà doanh

nghiệp phải chấp nhận khi việc mở rộng hoặc gia nhập mới không thành công. Những chi

phí đó thường là kết quả của những đầu tư vào thị trường cụ thể. Việc đầu tư vào một thị

trường cụ thể không thể không phục vụ và sử dụng cho một thị trường khác nếu công ty

đó muốn rút lui khỏi thị trường đó (thường được gọi là ―chi phí chìm‖). Vì vậy, chi phí

chìm thấp sẽ làm tăng rủi ro của việc mở rộng hoặc gia nhập thị trường mới, và ngược lại,

chi phí chìm cao sẽ ngăn ngừa được rủi ro này tốt hơn. Chi phí chìm cao, lợi nhuận cận

biên kỳ vọng sẽ cao hơn và thu hút việc gia nhập và mở rộng thị trường.

(4) Sức mạnh của người mua

Vị trí của người mua trên thị trường cung cấp dấu hiệu về khả năng họ có thể hạn

chế hành vi lạm dụng của doanh nghiệp. Người mua có sức mạnh lớn có thể tận dụng khả

năng thương lượng để thúc đẩy cạnh tranh giữa các nhà cung cấp và phá vỡ những hành

động hợp tác của nhóm doanh nghiệp, gián tiếp đe dọa bằng cách chuyển đơn hàng đến

nhà cung ứng khác, xây dựng mạng lưới cung ứng mới, hoặc đe dọa sẽ thiết lập mạng lưới

tự cung ứng cấp trên.

(5) Độ co giãn về cầu

Độ co giãn về cầu mà doanh nghiệp phải đối mặt tác động đến khả năng tăng giá sản

phẩm của công ty đó, sau khi tính toán đến phản ứng về cầu của khách hàng và các nhà

Page 84: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

84

cung cấp trước sự tăng giá của đối thủ cạnh tranh. Một doanh nghiệp sẽ có độ co giãn về

cầu cao hơn trong trường hợp các đổi thủ cạnh tranh có phản ứng ―hiệu quả‖ thông qua

việc tăng sản lượng đầu ra. Ngược lại, độ co giãn về cầu thấp sẽ cho thấy doanh nghiệp đó

có sức mạnh thị trường cao hơn.

(6) Khả năng sinh lợi nhuận

Một cách tiếp cận khác có ích trong một số trường hợp cụ thể nhằm xác định liệu

năng lực hoạt động của doanh nghiệp (khả năng sinh lợi nhuận) đồng nhất với quan ngại

rằng doanh nghiệp có sức mạnh thị trường đáng kể hay không. Phương pháp đánh giá vị

thế của doanh nghiệp dựa vào khả năng sinh lợi nhuận có thể mang lại kết quả chính xác

trong trường hợp các số liệu thu thập được có liên quan và đáng tin cậy. Tỷ suất lợi nhuận

cao sẽ chỉ ra bằng chứng về sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp và có thể được

sử dụng làm bằng chứng cho các vụ việc về hạn chế cạnh tranh.

Trong sáu tiêu chí trên, cũng như tất cả tiêu chí khác, không có tiêu chí đơn lẻ nào

cho phép khẳng định doanh nghiệp nắm giữ vị trí thống lĩnh/độc quyền, nhưng nếu nhiều

tiêu chí, nhiều dấu hiệu cùng kết hợp lại thì có thể cho phép khẳng định điều đó.

Ngoài ra, các tiêu chí cần được quy định theo hướng mở, tránh quá bó hẹp để cơ

quan cạnh tranh có thể đưa ra đánh giá, nhận định phù hợp trong các trường hợp cụ thể.

II. Xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá hành vi lạm dụng

Luật Cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn thi hành mới chỉ đưa ra định nghĩa hành

vi hạn chế cạnh tranh, vị trí thống lĩnh/độc quyền mà chưa có định nghĩa hoặc các tiêu chí

chung nhất để xác định như thế nào là hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh/độc quyền. Thiếu

sót này khiến doanh nghiệp không hiểu được bản chất của hành vi để tránh; đồng thời có

thể dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau trong nội bộ các cơ quan cạnh tranh, từ đó dẫn tới

thiếu định hướng, thậm chí nhầm lẫn trong quá trình thực thi. Việc thiếu một định nghĩa

chung hoặc các tiêu chí đó đồng thời dẫn tới việc phân nhóm, liệt kê các hành vi chưa rõ

ràng và chưa hợp lý.

Ngoài ra, các quy định về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh/ độc quyền chưa bao

quát được toàn điện các hành vi lạm dụng gây tác động hạn chế cạnh tranh. Lý do như

sau: Luật Cạnh tranh hiện hành định nghĩa hành vi lạm dụng bằng cách liệt kê một số

lượng hạn chế các hành vi lạm dụng tiêu biểu. Trong khi đó, kinh nghiệm 6 năm thực thi

các quy định này cho thấy, cơ quan cạnh tranh đã phải đối mặt với nhiều vụ việc mà hành

vi bị điều tra cũng có tác động hạn chế cạnh tranh giống với những hành vi được Luật liệt

kê. Tuy nhiên, do các hành vi đó không được liệt kê và giải thích trong Luật hiện hành,

nên cơ quan cạnh tranh không thể sử dụng Luật Cạnh tranh để xử lý các hành vi đó.

Page 85: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

85

Do vậy, cần thiết phải xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá hành vi lạm dụng vị

trí thống lĩnh/ độc quyền, đồng thời phải có quy định bao quát các hành vi lạm dụng có tác

động hạn chế cạnh tranh có thể xảy ra. Trong thời gian tới, quy định của Luật Cạnh tranh

về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh/độc quyền có thể được sửa đổi theo hướng sau:

- Xây dựng các tiêu chí cơ bản nhằm xác định hành vi lạm dụng vị trí thống

lĩnh/độc quyền;

- Liệt kê một số dạng hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh/độc quyền cơ bản căn

cứ theo các tiêu chí như trên;

- Đưa ra một điều khoản quét (basket clause) để bao quát các hành vi có bản

chất tương tự.

Mặt khác, như đã trình bày tại Phần 2, cùng với việc thay đổi đổi cách thức xác định

vị trí thống lĩnh/độc quyền như đã nêu tại mục 1, các quy định giải thích cụ thể về hành vi

lạm dụng vị trí thị trường cũng phải được bãi bỏ.

III. Thay đổi cách thức phân loại nhóm hành vi và quy định cấm

Hiện nay, Luật Cạnh tranh Việt Nam đang phân loại các hành vi lạm dụng thành hai

nhóm, gồm: hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh và lạm dụng vị trí độc quyền; và tất cả

hành vi đó đều bị nghiêm cấm trong mọi trường hợp. Tuy nhiên, việc phân loại nhóm

hành vi và áp dụng nguyên tắc vi phạm mặc nhiên (per se illegal) đối với mọi trường hợp

như trên chưa thực sự phù hợp (như đã phân tích tại mục 3, Chương II). Do vậy, Luật

Cạnh tranh cần thiết được sửa đổi theo hướng:

Phân loại, nhóm hành vi theo bản chất, tác động của hành vi;

Không nên cấm tuyệt đối mọi hành vi, trong mọi trường hợp mà nên trao quyền cho

cơ quan cạnh tranh trong việc đánh giá bản chất và tác động của hành vi để đưa ra quyết

định hợp lý.

Về vấn đề này, pháp luật cạnh tranh trên thế giới cũng có những quan điểm, cách

đánh giá khác nhau. Cụ thể:

Pháp luật cạnh tranh của trên thế giới có nhiều cách phân loại các hành vi lạm dụng

vị trí thống lĩnh/độc quyền khác nhau, nhưng không nằm ngoài mục tiêu phản ánh chính

xác bản chất hành vi, từ đó quyết định có nên cấm tuyệt đối hành vi hay không. Nhìn

chung, pháp luật cạnh tranh thường có thái độ khác nhau đối với hai nhóm hành vi: (i)

nghiêm cấm đối với hành vi Ấn định giá bán lại (Resale Price Maintenance- RPM), (ii)

các hành vi lạm dụng khác không liên quan đến giá có thể được xem xét, cân nhắc giữa

những tác động tích cực và tiêu cực của hành vi.

Page 86: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

86

Ấn định giá bán lại là việc một nhà sản xuất/cung cấp thỏa thuận với các nhà phân

phối/bán lẻ nhằm kiểm soát mức giá của sản phẩm mà các nhà phân phối/bán lẻ bán lại

cho khách hàng sau khi mua sản phẩm đó từ nhà sản xuất/cung cấp. Ấn định giá bán lại có

thể diễn ra dưới ba dạng cơ bản, đó là: ấn định giá bán lại cố định (fixed RPM), ấn định

giá bán lại tối đa (maximum RPM), và ấn định giá bán lại tối thiểu (minimum RPM). Lần

lượt theo các hình thức ấn định giá bán lại này, các nhà PP-BL chỉ được phép bán lại sản

phẩm cho khách hàng theo một mức giá (i) cụ thể không đổi, hoặc (ii) không cao hơn hay

(iii) không thấp hơn một mức giá xác định mà nhà sản xuất/cung cấp đã ấn định. Ấn định

giá bán lại liên quan đến hai nhóm chủ thể kinh doanh hoạt động trên hai giai đoạn khác

nhau của một chu trình kinh doanh: giai đoạn sản xuất/cung cấp và giai đoạn phân

phối/bán lẻ. Do đó, dưới góc độ pháp luật cạnh tranh, hành vi ấn định giá bán lại còn được

gọi là ấn định giá theo chiều dọc (vertical price fixing) để phân biệt với hành vi ấn định

giá theo chiều ngang (horizontal price fixing)-tức thỏa thuận ấn định giá giữa các đối thủ

cạnh tranh, cùng hoạt động trên cùng một giai đoạn của một chu trình kinh doanh.

Tuy nhiên, EU và Hoa Kỳ lại có cách nhìn nhận khác nhau về hành vi ấn định giá

bán lại, và do đó cũng có xử lý khác nhau đối với hành vi này. Cụ thể:

Về lý thuyết, Ủy ban Châu Âu cho rằng ấn định giá bán lại có hai ảnh hưởng tiêu

cực tới cạnh tranh: (i) làm giảm cạnh tranh về giá của một nhãn hiệu sản phẩm, và (ii) làm

gia tăng sự minh bạch về giá theo chiều hướng xấu cho cạnh tranh. Thứ nhất, trong trường

hợp ấn định giá bán lại cố định hay ấn định giá bán lại tối đa, các nhà phân phối/bán lẻ

không còn cạnh tranh với nhau về giá của nhãn hiệu sản phẩm liên quan. Điều này dẫn

đến việc triệt tiêu cạnh tranh về giá của nhãn hiệu sản phẩm đó. Trong khi đó, ấn định giá

bán lại tối đa hay đề xuất giá bán lại là một tiêu điểm, qua đó ít hay nhiều có thể dẫn đến

việc thống nhất giá bán lại tại mức giá tối đa hay mức giá đề xuất đó. Thứ hai, khi giá bán

lại và sự thay đổi giá bán lại được công khai như vậy sẽ khiến cho việc thỏa thuận ngầm

theo chiều ngang giữa các nhà sản xuất/cung cấp hay giữa các nhà phân phối/bán lẻ dễ

dàng hơn, ít nhất là trên thị trường có ít đối thủ cạnh tranh. Qua đó, việc giảm cạnh tranh

đối với một nhãn hiệu sản phẩm có thể gián tiếp dẫn đến việc giảm cạnh tranh giữa các

sản phẩm có khả năng thay thế nhau. 14

Tuy nhiên, trong xu thế đề cao việc bảo vệ cạnh tranh giữa các sản phẩm có khả

năng thay thế nhau hơn là việc bảo vệ cạnh tranh trong một nhãn hiệu sản phẩm nhất định

14

Xem European Commission Guidelines on Vertical Restraints, OJ 2000 C291/1, đoạn 111-112.

Page 87: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

87

của pháp luật cạnh tranh hiện đại, Tòa án tối cao Hoa Kỳ đã lần lượt hủy bỏ phán quyết

Albrecht và Dr. Miles bằng phán quyết Khan 15

và Leegin16

vào năm 1997 và 2007. Theo

đó, hành vi ấn định giá bán lại tối đa và ấn định giá bán lại tối thiểu không còn bị coi là vi

phạm mặc nhiên Đạo luật Sherman. Để khẳng định chúng có vi phạm hay không, các

hành vi này phải được xem xét theo nguyên tắc lập luận hợp lý (rule of reason), tức phải

đánh giá các yếu tố liên quan đến các hạn chế cạnh tranh này, cân bằng giữa các lợi ích

thúc đẩy cạnh tranh và các ảnh hưởng tiêu cực hạn chế cạnh tranh mà các hạn chế cạnh

tranh đó mang lại để xem về bản chất chúng có tác dụng thực sự khuyến khích cạnh tranh

hay ngăn cản cạnh tranh.17

.

IV. Sửa đổi, bổ sung quy định về biện pháp xử lý vi phạm

- Về hệ thống các hình thức xử lý vi phạm:

Pháp luật cạnh tranh hiện hành quy định 03 nhóm biện pháp xử lý vi phạm đối với

hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh/độc quyền, gồm: hình phạt chính (phạt tiền), hình phạt

bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả. Các phân loại này là tương tự như nhiều ngành

luật khác. Tuy nhiên, đối với pháp luật cạnh tranh việc phân biệt hình phạt bổ sung và

biện pháp khắc phục hậu quả như trên là không cần thiết. Vì vậy, có thể rút gọn hệ thống

các hình thức xử lý vi phạm đối với hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh/độc quyền chỉ gồm

2 nhóm hình thức xử phạt là: hình phạt chính (phạt tiền) và biện pháp khắc phục hậu quả.

Trong đó, hình phạt chính được áp dụng đối với mọi trường hợp cơ quan cạnh tranh quyết

định xử lý vi phạm; biện pháp khắc phục hậu quả chỉ được áp dụng trong trường hợp cần

thiết, do cơ quan cạnh tranh quyết định.

Đồng thời, pháp luật cạnh tranh nên có các quy định cụ thể hơn về việc xử lý vi

phạm đối hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền. Trong

đó, Luật Cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn thi hành cần khẳng định một cách thống

nhất: hình phạt chính áp dụng cho nhóm hành vi này chỉ là phạt tiền, và không áp dụng

biện pháp phạt cảnh cáo.

- Đối với hình phạt chính (phạt tiền):

Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm nên được xác định trên doanh thu của doanh

nghiệp trên thị trường liên quan của năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm.

15

State Oil Co. v. Khan, 522 U.S. 3 (1997). 16

Leegin Creative Leather Products v. PSKS, 127 S.Ct. 2705 (2007). 17

Nguyễn Thanh Tú, ―Nguyên tắc lập luận hợp lý và nguyên tắc vi phạm mặc nhiên trong pháp luật cạnh tranh‖, Tạp

chí Nhà nước và Pháp luật, số 1(225), 2007, tr. 52-62.

Page 88: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

88

Ban hành các quy định về nguyên tắc áp dụng biện pháp phạt tiền, căn cứ tính toán

mức phạt, cân nhắc các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ. Các quy định trên sẽ tạo căn cứ

vững chắc trong việc quyết định mức phạt, tránh tùy tiện trong khi ra quyết định xử lý vi

phạm và tăng tính minh bạch trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ việc.

- Đối với các biện pháp khắc phục hậu quả

Nhằm hướng tới mục đích nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của doanh nghiệp và

khôi phục tình trạng cạnh tranh đã bị bóp méo, cơ quan cạnh tranh có thể áp dụng thêm

một số biện pháp khắc phục hậu quả khác. Một số biện pháp xử lý vi phạm mới nên được

nghiên cứu và đưa vào áp dụng như: buộc doanh nghiệp công bố quyết định xử lý vi phạm

đối với hành vi vi phạm của họ (trích lục); hoặc đăng thông cáo với nội dung do cơ quan

cạnh tranh quy định trên một số tờ báo hay ấn phẩm khác theo chỉ định của cơ quan cạnh

tranh; đưa nội dung quyết định xử lý vi phạm vào trong nội dung báo cáo hoạt động

thường niên của doanh nghiệp; buộc lãnh đạo và nhân viên các doanh nghiệp vi phạm

phải tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn về pháp luật cạnh tranh nhằm nâng cao nhận

thức và ý thức pháp luật cạnh tranh v.v…

Page 89: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

89

CHƢƠNG III:

TẬP TRUNG KINH TẾ

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH VÀ QUY ĐỊNH VỀ KIỂM SOÁT

TẬP TRUNG KINH TẾ

I. TỔNG QUAN CHÍNH SÁCH KIỂM SOÁT TẬP TRUNG KINH TẾ

1. Mục tiêu của chính sách kiểm soát TTKT

Ở mỗi quốc gia, chính sách kiểm soát TTKT (TTKT) là một bộ phận trong tổng thể

các chính sách của chính phủ, bao gồm chính sách công, chính sách kinh tế và chính sách

cạnh tranh. Trong khuôn khổ của nghiên cứu này, Nhóm nghiên cứu chỉ tập trung phân

tích chính sách kiểm soát TTKT theo khía cạnh là một bộ phận của chính sách cạnh tranh.

Xét về cạnh tranh, mục tiêu cốt lõi của chính sách kiểm soát TTKT là nhằm đảm bảo

hoạt động TTKT không hoặc không tiềm ẩn nguy cơ gây ra tác động tiêu cực tới hoạt

động cạnh tranh trên thị trường.

Là một bộ phận của chính sách cạnh tranh nói chung, chính sách TTKT được cụ thể

hóa là một trong ba lĩnh vực điều chỉnh của Luật Cạnh tranh, bao gồm: thỏa thuận hạn chế

cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh/độc quyền và kiểm soát TTKT. Các quy định về

kiểm soát TTKT có tác động tiền kiểm, nhằm ngăn chặn các vụ việc sáp nhập có khả năng

làm phương hại tới cạnh tranh. Trong khi đó, các quy định điều chỉnh hành vi thỏa thuận

hạn chế cạnh tranh và hành vi dụng vị trí thống lĩnh thị trường lại có nhắm tới hậu kiểm,

xử lý các hành vi làm phương hại tới cạnh tranh trên thị trường.

Việc đưa các quy định về TTKT vào Luật Cạnh tranh, nhằm ngăn chặn các vụ việc

mới chỉ có khả năng gây phương hại cho cạnh tranh là do:

Thứ nhất, TTKT ngay lập tức loại bỏ áp lực cạnh tranh giữa các bên tham gia

vào vụ việc và làm giảm số lượng các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Khi tác động loại

Page 90: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

90

bỏ cạnh tranh của vụ việc TTKT đủ lớn, thị trường sẽ mất dần định hướng hiệu quả kinh

tế; đồng thời trong một số trường hợp, doanh nghiệp thành lập sau vụ việc TTKT không

cần phải thực hiện các hành vi phạm các quy định mang tính hậu kiểm của Luật Cạnh

tranh mà vẫn có thể loại bỏ được các đối thủ cạnh tranh và thu lợi từ thị trường.

Thứ hai, hiệu quả của công tác thực thi Luật Cạnh tranh không phải là 100%.

Không phải vi phạm nào cũng có thể bị phát hiện và xử lý. Do đó, việc áp dụng các biện

pháp tiền kiểm có thể giúp giảm bớt áp lực cho cơ quan thực thi Luật. Ngoài ra, ngay cả

khi có thể thực hiện các biện pháp khắc phục ở khâu hậu kiểm đối với các vụ việc TTKT

bị phát hiện có tác động xấu tới cạnh tranh, thì các biện pháp này cũng rất tốn kém.

Tóm lại, chính sách kiểm soát TTKT là nhằm mục đích ngăn ngừa việc thay đổi cấu

trúc thị trường có thể dẫn đến việc làm tổn hại tới động lực cạnh tranh trên thị trường, từ

đó làm suy giảm hiệu quả kinh tế và xâm hại tới lợi ích của người tiêu dùng.

2. Các dạng vụ việc TTKT

Thực tế cho thấy, hầu hết các vụ việc TTKT không làm nảy sinh lo ngại về mặt cạnh

tranh. Do đó, cơ quan cạnh tranh cần phân định rõ các dạng vụ việc TTKT mà họ cần tập

trung nguồn lực để xử lý. Thông thường, việc đánh giá một vụ việc TTKT bao gồm hai

bước:

Xem xét xem liệu một giao dịch nhất định có thực sự là một vụ việc TTKT?

Liệu vụ việc TTKT đó có làm nảy sinh lo ngại về cạnh tranh để phải ngăn

chặn?

Luật Cạnh tranh các quốc gia trên thế giới nói chung đều điều chỉnh các dạng vụ

việc TTKT cơ bản, bao gồm: sáp nhập, hợp nhất, mua lại và liên doanh. Luật Cạnh tranh

Việt Nam quy định:

Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ

tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng

thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.

Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài

sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới,

đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất.

Page 91: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

91

Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài

sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của

doanh nghiệp bị mua lại.

Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng

nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành

một doanh nghiệp mới.

Thông thường, một giao dịch tự thân nó đã cho thấy đó có phải là một giao dịch

TTKT hay không. Tuy nhiên, có những giao dịch rất khó phân định rõ về bản chất, có thể

coi là giao dịch TTKT nhưng cũng có thể coi là một hành vi bị cấm theo quy định của

Luật Cạnh tranh về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh hoặc thậm chí về lạm dụng sức mạnh

thị trường. Những giao dịch biên dạng này có thể bao gồm: liên doanh, mua lại phần sở

hữu của cổ đông thiểu số hoặc mua lại một phần tài sản độc lập như công nghệ hoặc danh

sách khách hàng.

Với mục tiêu của chính sách TTKT như đã nêu ở trên, việc đánh giá một giao dịch

TTKT có thể được hiểu là công việc của cơ quan cạnh tranh nhằm phân tích, đánh giá

xem giao dịch đó có làm tổn hại tới động lực cạnh tranh trên thị trường, từ đó làm suy

giảm hiệu quả kinh tế hoặc xâm hại tới lợi ích của người tiêu dùng hay không. Đây là một

công việc phức tạp, khó khăn và sẽ được phân tích cụ thể ở phần tiếp theo.

Ngoài ra, để đảm bảo tính minh bạch và khả năng dự đoán, pháp Luật Cạnh tranh

các nước đều đưa ra các tiêu chí để xác định xem một vụ việc TTKT có chịu sự điều

chỉnh của pháp luật hay không. Hai tiêu chí được sử dụng phổ biến là tiêu chí về thị phần

và tiêu chí về doanh thu. Việc sử dụng các tiêu chí này như thế nào sẽ được đề cập chi tiết

hơn ở phần Ngưỡng thông báo TTKT.

II. ĐÁNH GIÁ VỤ VIỆC TẬP TRUNG KINH TẾ

Mục tiêu của việc đánh giá các vụ việc TTKT theo quy định của Luật Cạnh tranh

nhằm xác định và ngăn ngừa, hoặc đưa ra các biện pháp khắc phục đối với những vụ việc

có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.

Trong trường hợp này, khái niệm gây hạn chế cạnh tranh có thể được hiểu là hành vi

―thâu tóm, duy trì hoặc gia tăng sức mạnh thị trường‖.

Để xử lý hiệu quả các vụ việc TTKT có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách

đáng kể, chính sách và quy định kiểm soát TTKT cần xây dựng được một khung đánh giá

Page 92: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

92

toàn diện. Trên cơ sở đó, cơ quan cạnh tranh cũng cần đảm bảo tính toàn diện khi đánh giá

các yếu tố giúp đưa ra quyết định một vụ việc TTKT có khả năng gây hạn chế một cách

đáng kể hay không.

1. Xác định thị trƣờng liên quan

Việc đánh giá tác động cạnh tranh thường được các cơ quan cạnh tranh đánh giá

trong các khuôn khổ thị trường có ý nghĩa về mặt kinh tế, còn gọi là thị trường liên quan.

Thị trường liên quan được xác lập thông qua hai tiêu chí: sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm

là đối tượng của giao dịch (thị trường sản phẩm liên quan)18

và khu vực địa lý nơi giao

dịch đó diễn ra (thị trường địa lý liên quan).

Cơ quan cạnh tranh Châu Âu định nghĩa: “thị trường sản phẩm liên quan bao gồm

toàn bộ các sản phẩm/dịch vụ được người tiêu dùng coi là có khả năng thay thế cho nhau

thông quan việc đánh giá đặc tính, giá cả và mục đích sử dụng của sản phẩm/dịch vụ

đó”19

.

Hướng dẫn TTKT theo chiều ngang của Hoa Kỳ quy định: “khi một sản phẩm được

bán bởi một bên tham gia TTKT (Sản phẩm A) cạnh tranh với một hoặc nhiều sản phẩm

khác được bán bởi bên tham gia TTKT còn lại, cơ quan cạnh tranh sẽ xác định thị trường

sản phẩm liên quan xung quanh Sản phẩm A để đánh giá mức độ cạnh tranh. Thị trường

sản phẩm liên quan được xác định như trên sẽ bao gồm một nhóm các sản phẩm thay thế

cho nhau bao gồm cả Sản phẩm A. Do đó, có thể có nhiều thị trường liên quan sẽ được

xác lập cho một vụ việc”20

.

Việc xác định thị trường liên quan có thể được thực hiện thông qua phép thử nhà

độc quyền giả định hay còn gọi là phép thử SSNIP (Small but significant and non-

transitory increase in price). Phép thử này nhằm kiểm tra xem một nhà độc quyền giả định

có thể tăng giá bán sản phẩm trong một khoảng thời gian liên tục nhất định mà vẫn thu

được lợi nhuận hay không.

Khi sử dụng phép thử SSNIP để xác định thị trường sản phẩm liên quan, cơ quan

cạnh tranh sẽ xác định được một hoặc một nhóm sản phẩm, trong đó, nhà độc quyền giả

18

Sản phẩm được hiểu bao gồm cả sản phẩm và dịch vụ. 19

Commission Notice on the definition of relevant market for the purpose of Community Competition Law

(97/C372?03), par. 8. 20

US. Horizontal Merger Guidelines, published 19/08/2010, p.8.

Page 93: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

93

định có thể tăng giá bán, ít nhất là ở mức tối thiểu đủ để khách hàng chuyển sang sử dụng

sản phẩm thay thế khác, mà vẫn thu được lợi nhuận trong điều kiện các yếu tố thị trường

khác không đổi.

Khu vực địa lý liên quan cũng có thể được xác định thông qua phép thử SSNIP khi

nhà độc quyền có thể tăng giá bán trong một khu vực địa lý nhất định trong khi các yếu tố

thị trường khác không đổi.

Khi nhà độc quyền giả định có chính sách phân biệt giá bán sản phẩm cho các đối

tượng khác hàng khác nhau hoặc trong từng khu vực địa lý nhất định, cơ quan cạnh tranh

cần cân nhắc thu hẹp thị trường liên quan tương ứng với từng nhóm khách hàng hoặc từng

khu vực địa lý cụ thể.

Ngoài ra, cũng cần đánh giá khả năng thay thế về cung, để giới hạn đối tượng đánh

giá chỉ bao gồm các doanh nghiệp tham gia trên thị trường liên quan hay mở rộng, tính

đến cả các doanh nghiệp có khả năng sẽ gia nhập thị trường đó trong một thời gian ngắn

mà không phát sinh nhiều chi phí chìm, sau khi có sự biến động về giá trên thị trường liên

quan.

2. Vai trò của thị phần - đánh giá sức mạnh thị trƣờng

Thị phần và các phương pháp đánh giá mức độ tập trung thị trường đóng một vai trò

quan trọng trong quá trình phân tích vụ việc TTKT. Vì vậy, cơ quan cạnh tranh cần cần

trọng trong việc xác định thị phần và mức độ tập trung thị trường.

Thị phần và mức độ tập trung thị trường có thể đem lại những thông tin ban đầu

giúp nhận diện khả năng gây quan ngại về cạnh tranh của vụ việc TTKT, để từ đó phục vụ

cho các phân tích sâu hơn.

Mức độ tập trung thị trường cao và thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia

TTKT lớn là một dấu hiệu cho thấy cần phải có đánh giá chi tiết hơn về tác động của vụ

việc TTKT. Tuy nhiên, cần lưu ý, đây không phải là yếu tố quyết định về khả năng gây

hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của vụ việc.

Các cơ quan cạnh tranh sử dụng các yếu tố về thị phần và mức độ tập trung thị

trường để đánh giá tác động hạn chế cạnh tranh của vụ việc TTKT cần phải đảm bảo rằng

việc sử dụng các chỉ số đó được hỗ trợ bởi các đánh giá cụ thể khác về điều kiện thị

trường.

Page 94: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

94

3. Các hình thức TTKT

Luật Cạnh tranh Việt Nam sử dụng tiêu chí duy nhất để đánh giá các giao dịch

TTKT: thị phần của các bên tham gia vào giao dịch. Chỉ các vụ việc làm gia tăng thị phần

của các bên tham gia TTKT mới chịu sự điều chỉnh của Luật Cạnh tranh. Từ đó, có thể

hiểu rằng Luật Cạnh tranh Việt Nam chỉ điều chỉnh các dạng TTKT theo chiều ngang.

Tuy nhiên, về mặt lý thuyết, có thể chia các giao dịch TTKT thành các dạng như sau:

TTKT theo chiều ngang, TTKT theo chiều dọc và TTKT theo dạng tổ hợp.

3.1. TTKT theo chiều ngang

Hình thức này bao gồm những vụ TTKT của các doanh nghiệp tham gia cung ứng

cùng một loại sản phẩm hoặc các sản phẩm có thể khả năng thay thế mật thiết cho nhau.

Khái niệm TTKT theo chiều ngang ngầm ý rằng các doanh nghiệp tồn tại trên cùng một

cấp trong chuỗi sản xuất, cung ứng sản phẩm. Trước khi thực hiện TTKT, các doanh

nghiệp này thường là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp hoặc đối thủ tiềm năng.

Sáp nhập theo chiều ngang được coi là có khả năng gây quan ngại đến cạnh tranh trên

thị trường nhất do việc TTKT trực tiếp làm suy giảm số lượng đối thủ cạnh tranh độc lập

trên thị trường. Vụ việc TTKT theo chiều ngang có 2 dạng tác động chính sẽ được phân

tích ở phần tiếp theo: tác động đơn phương (unilater effects) và tác động kết hợp

(coordinated effects).

3.2. TTKT theo chiều dọc

Hình thức này bao gồm các vụ TTKT giữa các doanh nghiệp ở cấp độ khác nhau

trong cùng một chuỗi sản xuất, cung ứng sản phẩm. Nói cách khác, các vụ việc này phát

sinh khi các doanh nghiệp đang hoặc sẽ có mối quan hệ mua - bán sản phẩm thực hiện

TTKT.

Không giống như các vụ việc TTKT theo chiều ngang, các vụ TTKT theo chiều dọc

không làm giảm số lượng đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan, tuy nhiên, cũng có

thể gây ra những quan ngại đáng kể đối với cạnh tranh trên thị trường. Quan ngại nghiêm

trọng nhất liên quan tới cạnh tranh là khi vụ việc TTKT gây ra tác động đóng cửa thị

trường, ví dụ, trường hợp một doanh nghiệp sản xuất tiến hành TTKT với các nhà cung

cấp nguyên liệu đầu vào thiết yếu và từ chối cung cấp nguyên liệu thiết yếu đó cho các

đối thủ cạnh tranh khác.

Page 95: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

95

3.3. TTKT theo dạng tổ hợp

Hình thức này bao gồm các vụ TTKT khi các bên tham gia hoạt động sản xuất kinh

doanh trong các lĩnh vực khác nhau. Điển hình là khi các công ty không cùng sản xuất

một loại sản phẩm, và cũng không có mối quan hệ mua – bán hiện hữu hoặc tiềm năng.

Các vụ sáp nhập theo dạng tổ hợp được coi là những hình thức TTKT ít gây quan ngại

nhất đến cạnh tranh trên thị trường và thường được miễn trừ trong các quy định của Luật

Cạnh tranh.

4. Đánh giá tác động của vụ việc TTKT theo chiều ngang

Mục tiêu của việc phân tích tác động cạnh tranh trong rà soát các vụ việc TTKT theo

chiều ngang là nhằm đánh giá khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể thông

qua việc tạo lập hoặc củng cố khả năng hay động lực của doanh nghiệp trong việc lạm

dụng sức mạnh sau TTKT bằng các hành vi đơn phương hoặc kết hợp với các đối thủ

cạnh tranh hiện hữu trên thị trường.

Do đó, khi đánh giá tác động cạnh tranh, các cơ quan cạnh tranh thường cân nhắc

xem sau vụ việc TTKT có khả năng dẫn đến các hành vi lạm dụng đơn phương hoặc kết

hợp hay không. Hai cách đánh giá này được coi là hai khung đánh giá cạnh tranh để xem

xét một vụ việc TTKT.

Kinh nghiệm cho thấy, việc đánh giá tác động cạnh tranh, dù trong khuôn khổ hành

vi đơn phương hay kết hợp, cần được dựa trên các phân tích về mặt kinh tế và điều kiện

thực tế của từng vụ việc.

4.1. Tác động đơn phƣơng

Khi phân tích tác động đơn phương của vụ việc TTKT, các cơ quan cạnh tranh

thường tập trung đánh giá liệu doanh nghiệp hình thành sau TTKT có khả năng gây hạn

chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường liên quan thông qua việc tạo lập, củng cố

vị thế trên thị trường và gia tăng khả năng và động lực của doanh nghiệp đó trong việc

lạm dụng sức mạnh thị trường một cách độc lập.

Do đó, cần phải áp dụng các lý thuyết hoặc mô hình kinh tế mô tả đúng nhất đặc

điểm của thị trường cụ thể đó. Ngoài ra, cũng cần đánh giá các áp lực cạnh tranh mà

doanh nghiệp hình thành sau TTKT phải đối mặt hoặc các yếu tố giúp doanh nghiệp hình

thành sau TTKT có thể lạm dụng sức mạnh trên thị trường liên quan.

Page 96: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

96

Một số yếu tố cần cân nhắc khi đánh giá tác động đơn phương của vụ việc TTKT:

Vị thế của các bên tham gia TTKT - thị phần, vị trí trên thị trường xét về mặt thị

phần, các đối thủ cạnh tranh trước khi thực hiện TTKT;

Áp lực cạnh tranh từ các doanh nghiệp không tham gia TTKT - thị phần, khác

biệt về thị phần giữa doanh nghiệp hình thành sau TTKT với các đối thủ cạnh tranh, dư

thừa năng lực cung ứng, mức độ khác biệt hóa sản phẩm;

Áp lực cạnh tranh trực tiếp hoặc tiềm năng – nhập khẩu và khả năng gia nhập

thị trường của đối thủ mới, sự hiện diện của thị trường sản phẩm và thị trường địa lý thay

thế gần cho thị trường liên quan đang xem xét, tính cạnh tranh trong các thị trường liên hệ

theo chiều dọc đối với thị trường đang xem xét;

Hiệu quả kinh tế và năng lực hiện tại của các bên tham gia TTKT.

4.2. Tác động kết hợp

Khi phân tích tác động kết hợp của vụ việc TTKT, các cơ quan cạnh tranh thường

đánh giá xem điều kiện thị trường sau vụ việc TTKT có làm gia tăng khả năng các doanh

nghiệp trên thị trường cấu kết ngầm với nhau hoặc tăng cường sự liên kết hiện tại, gây

hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường liên quan.

Khi đánh giá về khả năng cấu kết ngầm giữa các doanh nghiệp, cần lưu ý một số

điều kiện giúp thực hiện thành công sự cấu kết đó, bao gồm: (a) khả năng xác định điều

kiện cấu kết, (b) khả năng phát hiện vi phạm trong quá trình cấu kết và (c) khả năng trừng

phạt những vi phạm đó.

Ngoài ra, cũng cần đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị

trường trước khi thực hiện TTKT và các yếu tố có tác động kìm hãm hoặc ngăn cản sự

cấu kết giữa các doanh nghiệp đó sau khi vụ việc TTKT được thực hiện. Trong quá trình

đánh giá này, cần xem xét tất cả các bằng chứng mà cơ quan cạnh tranh có thể thu thập

được, bao gồm, điều kiện thị trường trước khi thực hiện TTKT có thể gây bất lợi hoặc tạo

thuận lợi cho quá trình liên kết giữa các doanh nghiệp và tác động của vụ việc TTKT lên

các điều kiện thị trường đó.

Theo kinh nghiệm của Ủy ban thương mại công bằng Nhật Bản (JFTC), mục đích

của việc phân tích các tác động kết hợp là nhằm xác định các vụ việc TTKT, trong đó, do

cấu trúc thị trường, các bên tham gia TTKT có thể thấy được lợi ích về mặt kinh tế khi

liên kết với nhau và có thể cùng tăng giá mà không cần phải hình thành nên các thỏa

thuận vi phạm quy định của Luật Cạnh tranh.

Page 97: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

97

Các yếu tố cơ bản được JFTC xem xét khi phân tích tác động kết hợp của một vụ

việc TTKT theo chiều ngang bao gồm:

Vị thế thị trường của các bên tham gia TTKT và các đối thủ cạnh tranh trước

khi thực hiện TTKT - số lượng các doanh nghiệp trên thị trường, tính tương đồng giữa

các sản phẩm liên quan và cơ cấu chi phí, mức độ cạnh tranh giữa các bên tham gia

TTKT, dư thừa năng lực cung ứng;

Đặc điểm của thị trường liên quan - tính minh bạch trong giao dịch kinh doanh,

tần suất và quy mô hợp đồng, mức độ ổn định và bão hòa của cầu, tốc độ phát triển công

nghệ, mức độ cạnh tranh trước vụ việc TTKT;

Áp lực cạnh tranh hiện tại và tiềm năng trên thị trường – sản phẩm nhập khẩu,

khả năng gia nhập thị trường của đối thủ mới, sự hiện diện của thị trường sản phẩm và thị

trường địa lý thay thế gần cho thị trường liên quan đang xem xét, tính cạnh tranh trong

các thị trường liên hệ theo chiều dọc đối với thị trường đang xem xét;

Hiệu quả kinh tế và khả năng tồn tại của các bên tham gia TTKT.

4.3. Tác động hạn chế cạnh tranh trực tiếp

Tác dụng của việc xác định thị trường liên quan là nhằm xác định một khuôn khổ thị

trường, trong đó, doanh nghiệp bị xem xét chịu tác động trực tiếp từ hành vi cạnh tranh

của các đối thủ khác trên thị trường. Do đó, việc xác định mức độ tập trung của thị trường

dù không trực tiếp phản ánh cạnh tranh trên thị trường nhưng có thể giúp đưa ra đánh giá

sơ bộ xem một vụ việc TTKT có làm nảy sinh lo ngại về mặt cạnh tranh hay không, do

mức độ cạnh tranh trực tiếp từ các đối thủ cạnh tranh không đủ lớn khiến doanh nghiệp

sau TTKT có thể lạm dụng sức mạnh thị trường của mình. Nhìn chung, thị trường có mức

độ tập trung càng cao thì áp lực cạnh tranh trực tiếp đối với doanh nghiệp hình thành sau

TTKT càng thấp. Các chỉ số cơ bản để đánh giá mức độ tập trung của thị trường bao gồm:

thị phần, mức độ tích tụ thị trường (chỉ số CR) và chỉ số Herfindahl - Hirschmann Index

(HHI).

Chỉ số CR được tính bằng tổng thị phần của các doanh nghiệp chiếm thị phần lớn

nhất trên thị trường, thể hiện quy mô tương đối của nhóm doanh nghiệp này so với tổng

dung lượng thị trường.

n

i

in SCR1

Page 98: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

98

Trong đó Si là thị phần của doanh nghiệp lớn thứ i trong ngành; n là số lượng các

doanh nghiệp có thị phần lớn nhất trên thị trường để xác định CRn.

Chỉ số CR được sử dụng phổ biến nhất là CR4 (tổng thị phần của 4 doanh nghiệp lớn

nhất trên thị trường). Chỉ số này dao động từ xấp xỉ 0% cho đến 100%. Hệ số tập trung

cao chỉ ra rằng các doanh nghiệp hàng đầu chiếm giữ một vị trí quan trọng trên thị trường

và tính chất tập trung của ngành cao. Điều đó cũng có nghĩa rằng khả năng thống lĩnh thị

trường của các doanh nghiệp lớn, quyền lực trong đàm phán với hệ thống cung cấp hay hệ

thống phân phối cũng được tập trung. Khi chỉ có một số ít doanh nghiệp nhưng chiếm giữ

một thị phần lớn thì thị trường trở lên ít cạnh tranh, thị trường tiến gần đến tình trạng độc

quyền.

Trái lại, mức độ tập trung thấp chỉ ra rằng ngành kinh doanh bị cạnh tranh bởi nhiều

doanh nghiệp, không có doanh nghiệp nào có được thị phần quan trọng. Hiện tượng này

gọi là thị trường bị phân tán, nhưng mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp lại trở lên

rất gay gắt. Các doanh nghiệp thường luôn cố gắng để gia tăng phần thị trường của mình.

Thị trường ở các ngành này thường diễn ra các cuộc chiến về giá cả.

Chỉ số HHI được tính bằng tổng bình phương thị phần của các doanh nghiệp trên

thị trường, cho thấy quy mô của doanh nghiệp trên thị trường, từ đó, xác định mức độ

cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường đó. Chỉ số HHI có giá trị trong khoảng

từ 0 đến 10,000, tùy thuộc vào số lượng doanh nghiệp trên thị trường. Trên thị trường

càng có nhiều doanh nghiệp và thị phần của mỗi doanh nghiệp càng gần với thị phần

trung bình của thị trường thì chỉ số HHI càng nhỏ. Điều này cho thấy khả năng gây hạn

chế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường là thấp. Ngược lại, càng ít doanh nghiệp

và mức độ chênh lệch thị phần của các doanh nghiệp trên thị trường càng lớn thì chỉ số

HHI có giá trị càng cao, cho thấy sự tồn tại của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp

chiếm vị trí thống lĩnh và khả năng xảy ra hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh trên thị

trường.

Chỉ số HHI được sử dụng ở phổ biến ở các quốc gia, khu vực có nền cạnh tranh lâu

đời như Hoa Kỳ, châu Âu và Nhật Bản để đánh giá mức độ tập trung của thị trường và coi

đó như là bước đầu của quá trình đánh giá vụ việc TTKT.

Page 99: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

99

4.4. Khả năng gia nhập thị trƣờng của đối thủ mới và mở rộng sản xuất

Ngay cả khi một vụ việc TTKT làm tăng mức độ tập trung thị trường thì nó cũng

chưa chắc đã làm nảy sinh các vấn đề về cạnh tranh nếu các doanh nghiệp khác vẫn có thể

dễ dàng gia nhập thị trường hoặc các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường dễ

dàng mở rộng quy mô sản xuất.

Các doanh nghiệp mới có thể gia nhập thị trường nếu: (i) sự thay đổi về giá tạo ra

động lực hay khuyến khích doanh nghiệp mới gia nhập; và (ii) các rào cản gia nhập không

cao. Bên cạnh các rào cản cấu trúc (ví dụ như lợi thế kinh tế nhờ quy mô của các doanh

nghiệp hiện hữu, hoặc việc sở hữu các tài sản hay công nghệ then chốt), còn có các rào

cản gia nhập dạng hành vi, ví dụ như các doanh nghiệp hiện tại sẽ đối phó với doanh

nghiệp mới gia nhập bằng cách đưa ra mức giá rất thấp hoặc bằng việc đầu tư mở rộng

sản xuất đến mức dư thừa để ngăn cản việc gia nhập.

Vậy khi nào thì nguy cơ gia nhập thị trường của đối thủ cạnh tranh mới thực sự trở

thành một tác nhân tiềm năng cản trở hành vi lạm dụng? Việc gia nhập thị trường của đối

thủ mới phải có tính thực tế khi các bên liên quan sau TTKT tìm cách thực hiện hành vi

lạm dụng. Khả năng gia nhập thị trường của đối thủ cạnh tranh mới cũng cần phải bền

vững và đủ lớn để đảm bảo cạnh tranh hiệu quả và lâu dài trên thị trường sau khi vụ việc

TTKT được thực hiện. Đồng thời, cũng cần tính đến khả năng chuyển đổi của người tiêu

dùng thông qua chi phí thay đổi sản phẩm đang được sử dụng.

Đối thủ mới có thể được xem xét từ khía cạnh nhập khẩu hoặc sự thay thế về cung.

Ngoài ra, cũng cần tính đến khả năng mở rộng năng lực sản xuất hoặc chiến lược định vị

lại sản phẩm của các doanh nghiệp lớn trên thị trường. Trong trường hợp các đối thủ mới

có thể tham gia thị trường ngay lập tức (trong một thời gian ngắn, không tốn nhiều chi

phí) thì cần phải coi đó là các chủ thể hiện hữu trên thị trường liên quan chứ không phải là

đối thủ tiềm năng.

Về lý thuyết, nếu việc gia nhập thị trường là dễ dàng thì lợi nhuận độc quyền của thị

trường sau vụ TTKT (thu được từ việc hạn chế sản lượng và nâng giá) sẽ thu hút các

doanh nghiệp mới tham gia thị trường và tạo sức ép giảm giá xuống mức giá trước khi

thực hiện TTKT. Trong trường ngược lại, nếu việc gia nhập thị trường là khó khăn, nói

Page 100: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

100

cách khác, nếu tồn tại rào cản gia nhập thị trường thì khả năng gia nhập thị trường của đối

thủ cạnh tranh mới sẽ bị hạn chế và doanh nghiệp hình thành sau TTKT có thể lạm dụng

sức mạnh thị trường của mình trong một khoảng thời gian đủ dài. Trong những trường

hợp như vậy, sẽ phải có sự can thiệp của pháp luật để ngăn chặn các tác động hạn chế

cạnh tranh của vụ việc TTKT.

Hầu hết các văn bản hướng dẫn thực thi các quy định về TTKT của các cơ quan

cạnh tranh đều nhấn mạnh việc đánh giá xem khả năng gia nhập thị trường của đối thủ

mới hoặc mở rộng kinh doanh của các doanh nghiệp lớn có ảnh hưởng như thế nào trong

việc hạn chế các tác động gây hạn chế cạnh tranh của vụ việc TTKT. Các cơ quan này

đều thống nhất rằng, để thực sự có hiệu quả trong việc hạn chế tác động phản cạnh tranh

của vụ việc TTKT thì việc gia nhập thị trường của đối thủ mới phải (i) khả thi, (ii) kịp

thời và (iii) ở quy mô, phạm vi đủ lớn.

Mặc dù cách tiếp cận nêu trên được thừa nhận rộng rãi về mặt lý thuyết nhưng vấn

đề nằm ở chỗ, trên thực tế, làm sao để có thể đánh giá chính xác nhất tác động của hai yếu

tố khả năng gia nhập thị trường của doanh nghiệp mới và khả năng mở rộng sản xuất của

doanh nghiệp hiện tại trên thị trường. Trong điều kiện mức chi phí gia nhập thị trường

nhất định hoặc phản ứng dự kiến của các doanh nghiệp lớn trên thị trường, cần phải đánh

giá được xem liệu có sự gia nhập thị trường kịp thời ở quy mô đủ lớn để có thể hạn chế

được khả năng lạm dụng của doanh nghiệp hình thành sau TTKT hay không.

Các quốc gia khác nhau đã xây dựng và không ngừng cải tiến mô hình phân tích của

mình để có thể đánh giá được tác động của các yếu tố này. Ở nhiều quốc gia, có sự phân

biệt giữa khả năng gia nhập thị trường trong ngắn hạn và trong trung hạn. Ví dụ, theo

quan điểm của cơ quan cạnh tranh châu Âu và Hoa Kỳ, khả năng gia nhập thị trường

trong ngắn hạn được coi là một dạng của thay thế về cung, do đó, các doanh nghiệp tiềm

năng gia nhập thị trường cũng được tính vào thị trường liên quan và khả năng gia nhập thị

trường trong trung hạn được sử dụng để đánh giá tác động cạnh tranh của vụ việc TTKT.

Ngoài ra, Hoa Kỳ và Brasil còn sử dụng phân tích ―quy mô tồn tại tối thiểu‖ (minimum

Page 101: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

101

viable scale) để đánh giá tác động cạnh tranh hiệu quả của việc đối thủ mới gia nhập thị

trường21

.

4.5. Sức mạnh của bên mua

Thông thường, trong trường hợp khách hàng có đủ sức mạnh đàm phán có thể tự

mình hạn chế hành vi của doanh nghiệp sau TTKT, vụ việc TTKT đó sẽ không gây ra lo

ngại về mặt cạnh tranh.

Tuy nhiên, sức mạnh của bên mua không chỉ đơn thuần xuất hiện thông qua sự tồn

tại của các khách hàng lớn. Ngay cả các khách hàng lớn cũng có thể không có khả năng

thể hiện sức mạnh đàm phán của mình trong những trường hợp như phải mua các hàng

hóa đặc thù, thiếu nguồn cung thay thế hoặc không tìm được các nguồn cung thay thế tin

cậy.

4.6. Doanh nghiệp phá sản

Việc phân tích cấu trúc thị trường đòi hỏi phải so sánh tình trạng cạnh tranh trên thị

trường trong hai trường hợp: khi vụ việc TTKT được thực hiện và khi vụ việc TTKT

không được thực hiện. Nếu một trong số các doanh nhiệp tiến hành TTKT thực sự rơi vào

tình trạng phá sản, cần phải so sánh cấu trúc của thị trường trong trường hợp cho phép

thực hiện vụ việc TTKT với trường hợp để doanh nghiệp đó phá sản hoặc trường hợp để

cho doanh nghiệp khác không phải là một bên của vụ việc TTKT mua lại doanh nghiệp bị

phá sản đó.

Trên thực tế, các vụ việc TTKT hiếm khi đáp ứng được các tiêu chí được sử dụng để

phân tích trong trường hợp một bên tham gia TTKT lâm vào tình trạng phá sản. Do đó, có

quan điểm cho rằng, nếu cứ để doanh nghiệp phá sản rút khỏi thị trường thì ngay lập tức,

cạnh tranh sẽ gia tăng do các doanh nghiệp còn lại trên thị trường sẽ phải nỗ lực cạnh

tranh để giành các khách hàng của doanh nghiệp vừa rời bỏ thị trường đó.

21 Quy mô tồn tại tối thiểu (MVS) được Hoa Kỳ và Brasil sử dụng như một tiêu chí đánh giá khả năng gia nhập của

đối thủ mới. MVS sẽ lớn khi chi phí cố định và chi phí chìm cho việc gia nhập lớn, và các tài sản được sử dụng

không đúng mức trong một khoảng thời gian dài cho tới khi doanh nghiệp mới có thể chiếm lĩnh thị trường và phát

triển doanh số. Nếu MVS vượt quá 5% doanh số bán của thị trường, việc gia nhập có khả năng không diễn ra.

Page 102: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

102

4.7. Hiệu quả kinh tế

Một vụ việc TTKT có thể sẽ không có vấn đề nếu chứng minh được hiệu quả kinh tế

của vụ việc đó. Tính hiệu quả có thể được thể hiện thông qua tác động tích cực đến cạnh

tranh trên thị trường khiến cho cạnh tranh không bị suy giảm cho dù số lượng đối thủ

cạnh tranh bị giảm đi sau vụ việc TTKT. Ví dụ, vụ việc TTKT giúp hạ thấp chi phí cận

biên của doanh nghiệp sau TTKT hoặc nâng cao khả năng cải tiến công nghệ của doanh

nghiệp. Trong những trường hợp như vậy, việc đánh giá lợi ích thu được từ việc nâng cao

hiệu quả kinh tế thường được sử dụng để đánh giá cạnh tranh trên thị trường và không cần

phải so sánh giữa lợi ích thu được với tác động phản cạnh tranh của vụ việc.

Trên thực tế, có thể xảy ra trường hợp lợi ích kinh tế được gia tăng trong khi cạnh

tranh bị suy giảm. Trong trường hợp này, lợi ích kinh tế có thể được so sánh với tác động

phản cạnh tranh để đánh giá xem, cuối cùng, lợi ích của người tiêu dùng (hoặc tổng phúc

lợi xã hội) có tăng lên hay không. Điểm quan trọng nhất là phải chứng minh được lợi ích

về mặt kinh tế hoặc tác động tổng hợp tới cạnh tranh của vụ việc TTKT sẽ được chuyển

tới tay người tiêu dùng.

Không phải lúc nào lợi ích kinh tế cũng lớn hơn so với tác động phản cạnh tranh.

Trong một số trường hợp, cần phải có một số áp lực cạnh tranh nhất định thì mới đảm bảo

đạt được một kết quả có lợi. Ở đây, việc đánh giá lợi ích kinh tế cũng có liên quan tới việc

đánh giá và đưa các biện pháp khắc phục, theo đó, các biện pháp khắc phục cần tương

xứng để hạn chế tác động phản cạnh tranh nhưng cũng cần đảm bảo phát huy các lợi ích

kinh tế thu được từ vụ việc TTKT.

Như vậy, sẽ có một số vấn đề cần xem xét khi đánh giá tính hiệu quả của vụ việc

TTKT, bao gồm: làm thế nào để so sánh giữa lợi ích kinh tế với tác động từ việc gia tăng

sức mạnh thị trường của doanh nghiệp sau TTKT; có cần phải chứng minh lợi ích kinh tế

sẽ được chuyển tới người tiêu dùng hay không; có thể xây dựng một bộ tiêu chí chung

hay xem xét theo từng vụ việc; có nhất thiết phải đòi hỏi lợi ích kinh tế thu được có tác

động ngay trên thị trường đang xem xét hay không? Làm thế nào để so sánh lợi, hại giữa

các tiêu chí về lợi ích đối với người tiêu dùng (nhiều lựa chọn hơn, chất lượng tốt hơn

nhưng giá lại cao hơn), giữa các nhóm tiêu dùng khác nhau (một số được hưởng lợi

nhưng một số khác lại không), giữa các thị trường khác nhau hoặc giữa tác động ngắn hạn

và tác động dài hạn.

Page 103: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

103

Các doanh nghiệp thường viện dẫn lợi ích kinh tế thu được từ vụ việc TTKT nhưng

trên thực tế, lợi ích kinh tế này có thực sự tới tay người tiêu dùng hay không? Vậy cơ

quan cạnh tranh nên xử lý như thế nào đối với các viện dẫn về lợi ích kinh tế thu được từ

vụ việc TTKT? Theo hướng này, cũng cần lưu ý sự khác biệt giữa thông tin mà các doanh

nghiệp tham gia TTKT có được và thông tin của cơ quan cạnh tranh sử dụng để phân tích

tác động của vụ việc.

III. CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC VÀ NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG

1. Các nguyên tắc áp dụng biện pháp khắc phục

Như đã nêu ở trên, trong một số trường hợp, để đảm bảo đạt được các lợi ích kinh tế,

vụ việc TTKT cần phải được thực hiện trong một khuôn khổ nhất định. Các biện pháp

khắc phục được đưa ra nhằm mục đích khôi phục hay duy trì sự cạnh tranh trên thị

trường, mà vẫn đảm bảo đạt được hiệu quả và lợi ích của vụ việc TTKT. Để đạt được mục

đích này, cần phải lựa chọn các biện pháp khắc phục thông qua việc so sánh giữa hiệu quả

hạn chế tác động phản cạnh tranh của vụ việc với gánh nặng thực hiện các biện pháp đó

và chi phí phát sinh. Theo khuyến nghị của ICN, ―quy định và quy trình thực hiện biện

pháp khắc phục cần đảm bảo tính hiệu quả và khả năng giám sát thực hiện biện pháp hậu

quả đó‖22

.

Các cơ quan cạnh tranh khác nhau sẽ có cách đánh giá khác nhau tùy thuộc vào phép

thử cạnh tranh mà họ sử dụng và thẩm quyền được trao trong việc quyết định các yếu tố

lợi ích liên quan tới TTKT. Nếu một vụ việc TTKT có khả năng gây hại cho cạnh tranh

mà không thể tìm ra một biện pháp khắc phục phù hợp thì, thông thường, vụ việc TTKT

đó sẽ bị cấm. Trong trường hợp có thể tìm được các biện pháp khắc phục phù hợp, thì các

bên tham gia TTKT sẽ có nhiều động lực để đề xuất các biện pháp phù hợp. Do đó, trách

nhiệm đề xuất biện pháp khắc phục thường do các bên tham gia TTKT thực hiện. Để có

được cách xử lý hiệu quả và kịp thời, các cơ quan cạnh tranh thường tìm cách thông báo

cho các biên liên quan trong thời gian sớm nhất về bản chất và phạm vi của các vấn đề

cạnh tranh mà họ cho rằng cần phải giải quyết trước khi thông qua một vụ việc TTKT.

22

ICN Recommended Remedies Practice C

Page 104: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

104

1.1. Tính tƣơng xứng (nguyên tắc tỷ lệ)

Các cơ quan cạnh tranh thường tìm cách áp dụng những biện pháp/hoặc nhóm biện

pháp khắc phục ít phiền toái nhất đối với các doanh nghiệp mà vẫn có hiệu quả trong việc

loại trừ các tác động phản cạnh tranh của vụ việc TTKT.

Một số cơ quan cạnh tranh áp dụng quy tắc tương xứng, theo đó, một vụ việc TTKT

có thể được thông qua mà không phải thực hiện các biện pháp khắc phục nếu gánh nặng

thực thi các biện pháp đó là quá lớn so với tác động phản cạnh tranh của vụ việc. Điều

này có thể xảy ra trong trường hợp thị phần kết hợp của các bên tham gia TTKT chỉ

chiếm một phần rất nhỏ trên thị trường.

Tuy nhiên, một số khác lại cho rằng việc áp dụng nguyên tắc này là không hợp lý

bởi một khi vụ việc TTKT bị cho rằng có thể gây ra tác động phản cạnh tranh trên thị

trường liên quan thì cần phải có giải pháp để hạn chế các động phản cạnh tranh đó.

1.2. Tính hiệu quả

Việc đánh giá tính hiệu quả của một hay một nhóm biện pháp khắc phục đòi hỏi

phải xem xét các khía cạnh sau:

Tác động toàn diện: biện pháp khắc phục nên giải quyết được tất cả các tổn hại

cạnh tranh do vụ việc TTKT gây ra.

Rủi ro có thể chấp nhận được: kinh nghiệm cho thấy, khi đưa ra một biện pháp

khắc phục, cơ quan cạnh tranh không thể chắc chắn biện pháp đó sẽ mang lại kết quả như

dự kiến. Do đó, các cơ quan cạnh tranh thường chọn các biện pháp đảm bảo vừa có hiệu

quả, vừa có mức độ rủi ro thấp nhất trong trường hợp biện pháp đó không thực sự mang

lại kết quả hạn chế tác động phản cạnh tranh của vụ việc TTKT. Điều này đặc biệt quan

trọng khi cơ quan cạnh tranh bị hạn chế không được phép thay đổi biện pháp khắc phục

cho dù biện pháp đó không hiệu quả như mong đợi

Tính thực tiễn: Một biện pháp khắc phục hiệu quả là biện pháp phù hợp với khả

năng thực hiện của doanh nghiệp, có thể giám sát được và có khả năng thực thi trong

Page 105: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

105

phạm vi thẩm quyền của cơ quan cạnh tranh. Điều này cũng hàm ý rằng việc áp dụng và

các bước thực hiện biện pháp khắc phục phải được cơ quan cạnh tranh thể hiện rõ ràng.

Thời điểm và thời gian áp dụng phù hợp: Các biện pháp khắc phục cần xử lý

được toàn bộ các tác động phản cạnh tranh trong một khoảng thời gian dự kiến nhất định.

Các biện pháp có tác động ngay trong ngắn hạn thường được ưu tiên sử dụng hơn các

biện pháp dự kiến sẽ chỉ có tác động trong dài hạn hoặc những biện pháp không có khung

thời gian thực hiện cụ thể.

1.3. Các chi phí và gánh nặng tiềm ẩn của các biện pháp khắc phục

Trong quá trình đánh giá các biện pháp khắc phục cũng cần tính đến các gánh nặng

hoặc chi phí tiềm ẩn khi thực hiện các biện pháp đó. Một số dạng chi phí phát sinh cần

cân nhắc, bao gồm:

Chi phí do tác động của biện pháp khắc phục: Một số biện pháp khắc phục có

thể dẫn đến sự bóp méo hay thiếu hiệu quả trong đầu ra của thị trường. Đây có thể là

trường hợp mà các biện pháp khắc phục về hành vi được sử dụng để can thiệp trực tiếp

vào đầu ra của sản phẩm, đặc biệt là trong dài hạn. Ví dụ, việc không cho phép doanh

nghiệp sau TTKT tăng giá có thể ngăn cản sự gia nhập thị trường do mối lo ngại vể khả

năng thu hồi vốn hoặc đảm bảo khả năng sinh lợi. Tương tự như vậy, những hạn chế

không liên quan đến giá cũng có thể có tác động tiêu cực đến quyết định đầu tư.

Chi phí thực hiện biện pháp khắc phục: ngoài chi phí trực tiếp của việc thực

hiện các biện pháp khắc phục, cần tính đến chi phí để giám sát việc thực hiện biện pháp

khắc phục (thuê giám sát, thu thập thông tin phục vụ mục đích giám sát…).

Dự tính hiệu quả kinh tế và các lợi ích khác của vụ việc TTKT: Một trong

những ưu điểm của biện pháp khắc phục là nhằm đảm bảo đạt được hiệu quả kinh tế hoặc

các lợi ích nhất định từ vụ việc TTKT mà không thể đạt được nếu vụ việc đó bị cấm thực

hiện. Thể hiện rõ nhất của những lợi ích đó bao gồm hạ giá thành đồng thời nâng cao chất

lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, hoặc đẩy mạnh cải tiến. Quan điểm về hiệu quả

kinh tế hoặc các lợi ích khác của các cơ quan cạnh tranh có thể khác nhau nhưng đều có

Page 106: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

106

một điểm chung là hiệu quả kinh tế và các lợi ích đó phải xuất phát trực tiếp từ vụ việc

TTKT đang được xem xét và nếu không cho phép thực hiện vụ việc TTKT thì không thể

đạt được những kết quả này. Đồng thời, các lợi ích thu được từ vụ TTKT chỉ được coi là

có liên quan khi chúng có khả năng mang lại lợi ích đáng kể cho khách hàng. Thông

thường, việc chứng minh các lợi ích này thường do các bên tham gia TTKT đảm trách.

Nhiệm vụ của cơ quan cạnh tranh chỉ là điều chỉnh các lựa chọn do các bên tham gia

TTKT đề xuất hoặc đề ra các biện pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực tới hiệu quả kinh

tế hoặc lợi ích do vụ việc đem lại. Tuy nhiên, cơ quan cạnh tranh cũng cần đảm bảo rằng

biện pháp do doanh nghiệp đề xuất là có hiệu quả trong việc xử lý các tác động phản cạnh

tranh của vụ việc.

1.4. Tính minh bạch và nhất quán

Trong việc lựa chọn, xây dựng và thi hành các biện pháp khắc phục, tính minh bạch

và nhất quán là những quy tắc cơ bản nhằm đảm bảo tính công bằng cũng như tính hợp

pháp. Bên cạnh đó, các quy tắc này cũng rất quan trọng trong việc tối ưu hóa tính hiệu

quả của các biện pháp khắc phục.

Theo khuyến nghị liên quan tới các biện pháp khắc phục hậu quả của ICN, ―cơ chế

rà soát TTKT cần đưa ra một khuôn khổ minh bạch cho việc đề xuất, thảo luận và thông

qua của các biện pháp khắc phục‖. Tính minh bạch ở đây có nghĩa là những quy tắc và

vấn đề quan trọng của biện pháp khắc phục cho từng vụ việc cụ thể phải dễ hiểu đối với

các doanh nghiệp sáp nhập, thậm chí đối với các đối thủ cạnh tranh và khách hàng của họ.

Tính minh bạch không đồng nghĩa với việc tiết lộ các thông tin mật.

Tính nhất quán trong thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đóng vai trò quan trọng

trong việc tạo một cơ sở tin cậy cho việc cân nhắc và ra quyết định của doanh nghiệp. Tuy

nhiên, do bản chất của từng vụ việc là khác nhau nên rất khó có thể đảm bảo tính nhất

quán.

Đối với những vụ việc có tính chất đa quốc gia, vai trò của tính nhất quán càng trở

nên quan trọng. Các cơ quan cạnh tranh cần phối hợp nhằm tránh sự bất đồng và khác biệt

trong các biện pháp khắc phục hậu quả mà các doanh nghiệp liên quan phải thực hiện.

Page 107: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

107

2. Các biện pháp khắc phục

2.1. Tổng quan về các biện pháp khắc phục

Các biện pháp khắc phục và cách phân loại được thể hiện như hình dưới đây:

Các biện pháp khắc phục

Khắc phục cấu trúc Khắc phục hành vi

Bán lại Khắc phục theo

quyền sở hữu trí tuệ

Khuyến khích cạnh

tranh trực tiếp Kiểm soát

sản lƣợng

Hạn chế tác động

của mối quan hệ

theo chiều dọc

Thay đổi hành vi

của ngƣời mua

Điều chỉnh quan

hệ với khách hàng

cuối cùng

Tổng thể các biện pháp khắc phục hậu quả

Thông thường, các biện pháp khắc phục được phân loại thành các biện pháp khắc

phục về mặt cấu trúc và các biện pháp về mặt hành vi.

Các biện pháp khắc phục về mặt cấu trúc là các biện pháp được thực hiện một lần

nhằm phục hồi cấu trúc cạnh tranh của thị trường.

Các biện pháp khắc phục về mặt hành vi thường là các biện pháp được thực hiện

trong một khoảng thời gian nhất định để điều chỉnh hay kiểm soát hành vi của các doanh

nghiệp tham gia TTKT. Một số biện pháp khắc phục, ví dụ giải pháp liên quan đến chia sẻ

quyền sở hữu trí tuệ, thường khó phân định xem thuộc nhóm nào. Để đảm bảo tính hiệu

quả, một gói giải pháp thường phải bao gồm cả hai yếu tố cấu trúc và hành vi.

Nhiều cơ quan cạnh tranh đề cao vai trò của các giải pháp mang tính cấu trúc hơn so

với các giải pháp về hành vi, đặc biệt đối với các vụ việc TTKT theo chiều ngang. Giải

pháp mang tính cấu trúc, như buộc bán lại một phần doanh nghiệp, thường hiệu quả hơn

Page 108: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

108

bởi nó giúp trực tiếp giải quyết nguyên nhân gây ra tác động phản cạnh tranh, đồng thời,

không làm phát sinh chi phí giám sát thực hiện cũng như hạn chế sự bóp méo thị trường.

Tuy nhiên, cũng có những hạn chế đối với giải pháp bán lại tài sản, gây ảnh hưởng đáng

kể tới việc thiết kế cũng như tính phù hợp của giải pháp. Trong trường hợp này, lựa chọn

thay thế tốt nhất có thể là cấm thực hiện vụ việc TTKT.

2.2. Các biện pháp khắc phục về mặt cấu trúc

2.2.1. Bán lại tài sản

Bán lại tài sản là hình thức khắc phục phổ biến nhất về mặt cấu trúc. Về bản chất,

bán lại tài sản là việc cố gắng duy trì sự cạnh tranh trên thị trường liên quan bằng cách tạo

nên nguồn lực cạnh tranh mới - thông qua việc bán doanh nghiệp hoặc tạo dựng tài sản

cho đối tượng mới tham gia thị trường, hay củng cố sức mạnh cho nguồn lực cạnh tranh

sẵn có - thông qua việc bán phần tài sản đó đối tượng tham gia trên thị trường độc lập với

các bên sáp nhập. Để đạt được hiệu quả, việc bán lại tài sản đòi hỏi doanh nghiệp bán

phần tài sản thích hợp cho một doanh nghiệp phù hợp.

Các yếu tố mấu chốt của việc bán lại tài sản như quy mô của phần tài sản phải bán,

tìm được người mua phù hợp và quy trình xử lý, có thể gặp phải nhiều rủi ro như:

Rủi ro quy mô phần tài sản phải bán – quy mô phần tài sản phải bán có thể

không được cơ cấu đủ hấp dẫn để thu hút doanh nghiệp khác mua lại hoặc không đủ để

doanh nghiệp mua lại có thể vận hành một cách hiệu quả .

Rủi ro trong việc tìm doanh nghiệp mua phần tài sản phải bán – có thể không

tìm được người mua phù hợp hoặc các bên tham gia TTKT lại chủ đích bán phần tài sản

đó cho một doanh nghiệp yếu kém hoặc không thích hợp.

Rủi ro về tài sản – tính cạnh tranh của phần tài sản phải bán có thể suy giảm

một cách đáng kể trước khi hoàn tất quá trình mua bán, ví dụ, mất đi khách hàng hoặc

nhân sự chủ chốt do thay đổi chủ sở hữu.

Các bên tham gia TTKT luôn có động lực để hạn chế tác động cạnh tranh của phần

tài sản phải bán, do đó, càng làm gia tăng rủi ro của biện pháp khắc phục hậu quả dạng

này. Các rủi ro dạng này có thể được hạn chế phần nào bằng cách sử dụng các biện pháp

phòng ngừa như chỉ định bên được ủy thác giám sát thực hiện các biện pháp khắc phục

hoặc yêu cầu phải tìm được bên mua trước cho phép thực hiện vụ việc TTKT. Ngoài ra,

Page 109: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

109

việc xác lập một khoảng thời gian hợp lý để thực hiện công việc bán lại tài sản cũng giúp

giảm thiểu các rủi ro tiềm ẩn.

Quy mô của gói tài sản phải bán cũng cần phải đủ lớn để giải quyết các tác động

phản cạnh tranh và cho phép doanh nghiệp mua lại phần tài sản đó có thể cạnh tranh hiệu

quả trong dài hạn. Nhìn chung, quy mô hợp lý của gói tài sản phải bán có thể được coi

như một đơn vị hoạt động nhỏ nhất của một doanh nghiệp (giống như một công ty con

hoặc chi nhánh) có thể đảm trách toàn bộ các hoạt động liên quan và có thể cạnh tranh

một cách độc lập. Sau khi trao đổi với các bên tham gia TTKT, cơ quan cạnh tranh có thể

cho phép thay đổi quy mô của gói tài sản phải bán, miễn là phần tài sản đó đủ để xử lý các

tác động phản cạnh tranh. Trong một số hoàn cảnh nhất định (ví dụ, việc bán lại đòi hỏi

phải tiến hành trong khoảng thời gian ngắn), một số cơ quan cạnh tranh sẽ xác định gói tài

sản ở quy mô lớn hơn, dễ bán lại hơn (được gọi là biện pháp ―crown jewels‖23

) khi gói tài

sản đã được chấp thuận bán lại không được xử lý trong khoảng thời gian quy định. Thay

vì sử dụng ―gói tài sản vương miện‖ dạng này, các cơ quan cạnh tranh khác lại sử dụng

các biện pháp khác (như chỉ định doanh nghiệp trung gian tiến hành bán tài sản) để thúc

đẩy tiến độ bán tài sản này.

Việc bán lại phần tài sản của các bên tham gia TTKT có thể bao gồm: bán lại một bộ

phận hoạt động độc lập, bán lại một phần tài sản của một bên tham gia TTKT hoặc bán lại

phần tài sản của nhiều bên tham gia TTKT. Trong số các giải pháp trên, giải pháp đầu tiên

thường được ưa chuộng nhất để hạn chế các rủi ro nêu trên. Trong trường hợp không thể

áp dụng giải pháp đầu tiên, giải pháp bán lại phần tài sản của một bên tham gia TTKT sẽ

hạn chế rủi ro và tiết kiệm chi phí hơn. Trong trường hợp này, việc đánh giá năng lực và

tài sản của bên mua lại càng trở nên quan trọng nhằm đảm bảo tính cạnh tranh hiệu quả

của phần tài sản được bán đi.

Thông thường, cơ quan cạnh tranh sẽ đòi hỏi quyền phê chuẩn doanh nghiệp mua lại

cũng như phần tài sản phải bán lại. Một doanh nghiệp mua lại thích hợp thường phải

không có mối quan hệ đáng kể đối với doanh nghiệp sau TTKT, ví dụ mối quan hệ tài

chính. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, doanh nghiệp mua lại có thể yêu cầu tiếp cận

các yếu tố đầu vào chủ chốt do các bên tham gia TTKT cung cấp trong một khoảng thoài

gian nhất định.

23 Crown Jewel: Công ty bị thâu tóm bán đi bộ phận hoặc tài sản có giá trị nhất của mình.

Page 110: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

110

Doanh nghiệp mua lại cần phải có nguồn lực và chuyên môn cần thiết để có thể trở

thành đối thủ cạnh tranh thực sự nhưng cũng phải không gây quan ngại về cạnh tranh sau

khi mua phần tài sản của các doanh nghiệp tham gia TTKT. Đồng thời, việc doanh nghiệp

mua lại có kế hoạch kinh doanh và động lực cạnh tranh thích hợp trên thị trường liên quan

sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn cho cơ quan cạnh tranh trong việc phê duyệt kế hoạch bán

lại tài sản.

Khi nhận thấy khả năng xảy ra các rủi ro về quy mô phần tài sản phải bán hoặc rủi

ro về doanh nghiệp mua lại, một số cơ quan cạnh tranh có thể yêu cầu các bên tham gia

TTKT phải tìm được doanh nghiệp mua lại phù hợp và phải có thỏa thuận về việc mua lại

phần tài sản phải bán trước khi cho phép thực hiện TTKT. Trong một số trường hợp, cơ

quan cạnh tranh còn yêu cầu phải hoàn tất việc bán lại đó trước khi cho phép thực hiện

TTKT.

Để tránh những rủi ro tài sản, gói tài sản phải bán lại cần được tách biệt và quản lý

độc lập với các hoạt động kinh doanh còn lại của các doanh nghiệp tham gia TTKT. Việc

này thường được giải quyết thông qua việc chỉ định một công ty được ủy thác giám sát

độc lập. Trong một khoảng thời gian nhất định, nếu các bên tham gia TTKT không thể

bán lại phần tài sản buộc phải bán như đã cam kết, bên được ủy thác giám sát sẽ có quyền

lựa chọn đối tác phù hợp và bán phần tài đó với bất kỳ giá nào.

2.2.2. Sở hữu trí tuệ

Việc bán lại hoặc cấp phép quyền sở hữu trí tuệ (IP), như đã đề cập, được coi là một

biện pháp khắc phục về mặt cấu trúc và nhìn chung, có thể được xem xét như việc bán lại

một hình thái tài sản đặc biệt. Tuy nhiên, trong vài trường hợp nhất định, các điều khoản

của cấp phép quyền sở hữu trí tuệ lại bao gồm cả những yếu tố hành vi, khiến cho biện

pháp này trở thành một biện pháp lai giữa cấu trúc và hành vi.

Điểm mấu chốt của các biện pháp liên quan tới sở hữu trí tuệ là mức độ liên hệ về

mặt vật chất giữa bên cấp phép và bên được cấp phép sau khi việc cấp phép được thực

hiện. Trong trường hợp biện pháp khắc phục chỉ yêu cầu việc chuyển giao quyền sở hữu

Page 111: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

111

trí tuệ một lần, không thể rút lại, không thể hủy bỏ và không phải trả phí thường xuyên

thì biện pháp này có thể được coi là giải pháp về mặt cơ cấu. Trong khi đó, nếu việc

chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ đòi hỏi bên nhận chuyển giao phải phụ thuộc vào bên

chuyển giao như việc nâng cấp hoặc nguyên liệu đầu vào… thì giải pháp này thường đòi

hỏi phải thực hiện thêm một số yêu cầu về mặt hành vi.

Quyền sở hữu trí tuệ nói chung đem lại lợi nhuận đầu tư thông qua độc quyền khai

thác công nghệ trong một thời gian nhất định. Khi xem xét cách thức và phạm vi của giải

pháp khắc phục về sở hữu trí tuệ, cần đảm bảo sự cân bằng giữa việc duy trì động lực đổi

mới công nghệ và việc khắc phục các tác động tổn hại cạnh tranh. Việc này chịu ảnh

hưởng của một số nhân tố sau đây:

Hình thức và hệ thống pháp lý liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (ví dụ: bằng

sáng chế, giấy phép độc quyền, thương hiệu…) có thể ảnh hưởng tới khả năng chuyển

giao của các quyền sở hữu trí tuệ.

Chuyên môn liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ có thể gây một số hạn chế đối

với việc lựa chọn doanh nghiệp nhận chuyển giao phù hợp. Cơ quan cạnh tranh có thể cần

tư vấn độc lập về khía cạnh kỹ thuật để có những đánh giá chính xác đối với biện pháp

khắc phục có liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ. Trong trường hợp luật không cho phép cơ

quan cạnh tranh có quyền sửa đổi, bổ sung đối với cam kết của các bên sau khi thực hiện

TTKT cho phù hợp với thực tiễn thì vai trò của chuyên môn trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

càng trở nên quan trọng hơn trong việc xây dựng biện pháp khắc phục.

Tốc độ đổi mới công nghệ trên thị trường liên quan có tác động tới thời gian áp

dụng của biện pháp khắc phục. Thị trường có tốc độ đổi mới công nghệ cao hơn sẽ đòi

hỏi thời gian ngắn hơn đối với các biện pháp khắc phục về quyền sở hữu trí tuệ và ngược

lại.

Tác động của hình thức thanh toán cho việc chuyển nhượng quyền sở hữu trí

tuệ. Mỗi hình thức thanh toán khác nhau như thanh toán một lần, thanh toán định kỳ hoặc

phân chia lợi nhuận đều có tác động nhất định tới động lực cạnh tranh.

Page 112: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

112

Ngoài ra, các vụ việc sáp nhập trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ có thể liên quan đến những

thủ tục thuộc nhiều quốc gia, ví dụ, trong việc nộp đơn và cấp giấy phép quyền sáng chế quốc

tế.

2.3. Biện pháp khắc phục về mặt hành vi

Các biện pháp khắc phục về mặt hành vi rất đa dạng, đồng thời, cũng đòi hỏi công

tác giám sát và thực hiện rất phức tạp. Ngoài ra, các biện pháp khắc phục theo hành vi còn

có thêm các hạn chế khác như chi phí lớn, hiệu quả không như mong muốn và đặc biệt là

nguy cơ bóp méo thị trường. Mặc dù vậy, biện pháp về hành vi vẫn được lựa chọn trong

một số trường hợp như không có giải pháp khả thi về mặt cấu trúc hoặc trong các vụ việc

xuyên biên giới. Các giải pháp về hành vi có thể được phân loại như sau:

Giải pháp gia tăng cạnh tranh theo chiều ngang bao gồm 3 loại biện pháp khắc

phục như sau:

o Các biện pháp ngăn chặn doanh nghiệp lạm dụng sức mạnh thị trường theo

chiều ngang để loại bỏ đối thủ và hạn chế cạnh tranh, bao gồm: cấm bán kèm (tying &

bundling), bán phá giá và sử dụng hợp đồng độc quyền hoặc có thời hạn dài.

o Biện pháp ngăn ngừa doanh nghiệp sử dụng mối quan hệ theo chiều dọc để bóp

méo hoặc hạn chế cạnh tranh theo chiều ngang. Điều này có thể thấy rõ qua trường hợp

khi doanh nghiệp sau TTKT có thể kiểm soát các yếu tố đầu vào hoặc cơ sở hạ tầng thiết

yếu mà các doanh nghiệp khác cũng cần có để cạnh tranh. Các biện pháp bao gồm: cho

phép các doanh nghiệp khác tiếp cận các yếu tố đầu vào thiết yếu và quản lý giá, điều

khoản và điều kiện tiếp cận.

o Các biện pháp nhằm thay đổi hành vi của người mua để khuyến khích cạnh

tranh. Những biện pháp này có thể bao gồm việc cung cấp thông tin cho người mua và tạo

điều kiện dễ dàng cho người mua có thể chuyển đổi nhà cung cấp, ví dụ như, yêu cầu quá

trình đấu thầu mở.

Kiểm soát kết quả: Nhóm giải pháp này ngăn chặn tác động phản cạnh tranh

thông qua các biện pháp kiểm soát trực tiếp hệ quả của vụ việc TTKT như ấn định mức

giá trần, buộc phải ký cam kết cung cấp các yếu tố đầu vào thiết yếu…

Page 113: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

113

Có thể thấy, một số biện pháp về mặt hành vi nêu trên đã được quy định trong Luật

Cạnh tranh liên quan tới việc điều chỉnh hành vi của các doanh nghiệp có sức mạnh thị

trường. Do đó, nhiều quốc gia không đưa các biện pháp đó vào gói biện pháp khắc phục.

Tuy nhiên, một số quốc gia vẫn đưa các biện pháp đó vào gói biện pháp khắc phục nhằm

giúp cho việc thực thi trở nên dễ dàng hơn, đặc biệt đối với các hệ thống pháp Luật Cạnh

tranh đòi hỏi phải chứng minh vị trí thống lĩnh của doanh nghiệp trên thị trường liên quan.

Những trƣờng hợp có thể áp dụng biện pháp khắc phục về hành vi

Mặc dù giải pháp về cấu trúc được ưa dùng hơn, biện pháp khắc phục về hành vi có

thể sẽ phù hợp với các trường hợp sau:

Việc bán lại tài sản không khả thi hoặc chứa đựng những rủi ro không thể chấp

nhận được (ví dụ như không tìm được doanh nghiệp mua lại thích hợp) và không thể cấm

thực hiện TTKT (đối với vụ việc TTKT đa quốc gia) hay

Các tác động phản cạnh tranh chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định

do sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ hoặc các yếu tố khác hoặc

Lợi ích từ việc sáp nhập là đáng kể và việc áp dụng các giải pháp về mặt hành

vi có hiệu quả hơn so với các giải pháp về mặt cơ cấu trong việc đảm bảo các lợi ích do

vụ việc TTKT mang lại.

Nhìn chung, các biện pháp khắc phục theo hành vi nhằm kiểm soát đầu ra của thị

trường thường rất phức tạp trong việc thực thi và giám sát, hiệu quả không cao và có nguy

cơ làm biến dạng thị trường nếu áp dụng trong một thời gian dài. Do đó, các giải pháp này

chỉ được áp dụng khi không còn biện pháp nào khác và chỉ nên thực hiện trong một khoảng

thời gian ngắn.

Các giải pháp về hành vi đòi hỏi cơ quan cạnh tranh phải cân nhắc khoảng thời gian

áp dụng hợp lý. Các giải pháp này sẽ được áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định

do cơ quan cạnh tranh đề ra. Sau khoảng thời gian đó, các bên tham gia TTKT không phải

thực hiện các biện pháp giới hạn này nữa. Trong một số trường hợp, cơ quan cạnh tranh có

thể quy định sẽ xem xét việc tiếp tục áp dụng, loại bỏ hoặc sửa đổi gói biện pháp khắc phục

sau một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, tựu trung lại, các giải pháp về mặt hành vi

không thể được áp dụng vô thời hạn bởi vì theo thời gian, khi điều kiện thị trường thay đổi,

các biện pháp áp dụng sẽ trở nên không phù hợp và thậm chí còn gây ra các tác dụng phụ

không mong muốn.

Page 114: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

114

IV. XÁC ĐỊNH NGƢỠNG THÔNG BÁO TẬP TRUNG KINH TẾ

1. Ngƣỡng thông báo TTKT

Kinh nghiệm cho thấy, cơ quan cạnh tranh không nên tiêu tốn nguồn lực vào một vụ

việc TTKT, trừ khi vụ việc đó có thể gây quan ngại đáng kể đối với thị trường. Có nghĩa

là, thay vì xem xét toàn bộ các vụ việc TTKT, cơ quan cạnh tranh cần đặt ra những tiêu

chí cụ thể để lựa chọn xem xét các vụ việc TTKT có khả năng gây ra lo ngại về mặt cạnh

tranh. Đồng thời, các tiêu chí này nên được hạn chế trong phạm vi các đối tượng tham gia

TTKT hoặc lĩnh vực kinh doanh là đối tượng của giao dịch TTKT giữa các bên liên quan.

Ngoài ra, ngưỡng thông báo TTKT cần phải rõ ràng và dễ nắm bắt, dựa trên các tiêu

chí định lượng khách quan (như doanh thu hoặc giá trị tài sản thay vì thị phần) và dựa

trên các thông tin mà các bên tham gia TTKT có thể dễ dàng tiếp cận.

1.1. Mục đích của việc đƣa ra ngƣỡng thông báo

Ngưỡng thông báo TTKT cần phải loại bỏ được các giao dịch không có nguy cơ gây

hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể để tránh các chi phí giao dịch không cần thiết cho

doanh nghiệp và giúp cơ quan cạnh tranh tiết kiệm được nguồn lực. Cùng với một cơ chế

kiểm soát TTKT hiệu quả, việc đưa ra ngưỡng TTKT phù hợp không chỉ giúp tiết kiệm

nguồn lực cho cả cơ quan quản lý và doanh nghiệp thông qua việc lọc bỏ những vụ việc

không gây ra lo ngại về mặt cạnh tranh mà còn hạn chế thiệt hại xã hội khi tránh bỏ sót

những vụ việc thực sự có tác động hạn chế cạnh tranh

Theo kinh nghiệm của một số quốc gia đã tiến hành thay đổi ngưỡng thông báo

TTKT, ngưỡng TTKT sử dụng các tiêu chí khách quan như doanh thu hoặc giá trị tài sản

của các bên tham gia TTKT không mang lại nhiều hiệu quả trong việc dự báo tác động

cạnh tranh của giao dịch TTKT. Ngưỡng thông báo TTKT sử dụng các tiêu chí khách quan

có tính cứng nhắc cao, được áp dụng chung mà không tính đến đặc thù của từng lĩnh vực

giao dịch. Do đó, cần phải cân nhắc, tính toán để đưa ra được một ngưỡng thông báo TTKT

phù hợp với từng nền kinh tế, nhằm tránh bỏ sót những giao dịch có nguy cơ gây hạn chế

cạnh tranh nhưng cũng hạn chế sự lãng phí nguồn lực đối với những giao dịch không thực

sự gây tác động hạn chế cạnh tranh.

So với các tiêu chí khách quan nêu trên, tiêu chí thị phần trên thị trường liên quan có

thể giúp phản ánh chính xác hơn các giao dịch có khả năng gây hạn chế cạnh tranh.

Page 115: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

115

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ngưỡng TTKT sử dụng tiêu chí thị phần đã gây ra rất

nhiều khó khăn và chi phí không cần thiết. Hầu hết các cơ quan cạnh tranh sử dụng tiêu

chí thị phần đều kết luận rằng lợi ích do các ngưỡng thông báo TTKT dạng này không thể

bù đắp cho những khó khăn và chi phí mà chúng gây ra. Ngoài ra, hệ thống thông báo

TTKT sử dụng tiêu chí thị phần còn có thể gây ra rủi ro pháp lý và kéo dài thời gian xử lý

vụ việc, đặc biệt là công đoạn xác định thị trường liên quan và thị phần của các doanh

nghiệp tham gia TTKT trên thị trường liên quan. Do đó, các tài liệu tổng hợp kinh nghiệm

thực thi quy định về TTKT của các tổ chức như ICN và OECD đều không ủng hộ việc áp

dụng hệ thống thông báo TTKT sử dụng tiêu chí thị phần. Mặc dù thừa nhận ưu điểm của

tiêu chí thị phần nhưng các quốc gia tiến hành sửa đổi Luật Cạnh tranh trong thời gian

gần đây đều quyết định sử dụng các tiêu chí khách quan và nhấn mạnh tầm quan trọng

của việc xác định một ngưỡng thông báo TTKT phù hợp.

1.2. Xác định ngƣỡng thông báo TTKT

Trong phần này, nhóm nghiên cứu tổng hợp các công đoạn cần thực hiện để xác

định ngưỡng thông báo TTKT từ kinh nghiệm của một số quốc gia. Thông thường, việc

để có được một ngưỡng thông báo TTKT phù hợp tiến hành các bước sau: xác định mục

tiêu của việc đưa ra ngưỡng thông báo TTKT, số lượng vụ việc cơ quan cạnh tranh có thể

xử lý, các tiêu chí được sử dụng trong thông báo TTKT, số liệu về các vụ việc TTKT

trong quá khứ, thông tin về các ngành công nghiệp nội địa, học tập kinh nghiệp từ các

quốc gia có hoàn cảnh tương đồng để đề xuất một ngưỡng thông báo TTKT phù hợp và

cuối cùng, xây dựng cơ chế cho phép có thể thay đổi ngưỡng thông báo TTKT trong

tương lai.

1.2.1. Xác định mục tiêu của việc đƣa ra ngƣỡng thông báo TTKT

Việc xem xét mục tiêu của ngưỡng thông báo TTKT được Nhóm nghiên cứu rà soát

thông qua kinh nghiệm của các quốc gia đã từng tiến hành điều chỉnh ngưỡng thông báo

TTKT. Sau một thời gian thực hiện và phát sinh nhu cầu điều chỉnh thì mục tiêu của việc

xác định ngưỡng thông báo TTKT sẽ trở nên rõ ràng và khả thi hơn.

Kinh nghiệm từ các quốc gia đã tiến hành điều chỉnh ngưỡng thông báo TTKT cho

thấy, mục tiêu chung nhất là nhằm giảm bớt số lượng vụ việc TTKT được thông báo cho

cơ quan cạnh tranh. Đối với mục tiêu hạn chế số lượng vụ việc TTKT cần thông báo này

Page 116: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

116

(đồng nghĩa với việc nâng cao ngưỡng thông báo TTKT), cần thận trọng nhằm tránh bỏ

sót các vụ việc thực sự gây hạn chế cạnh tranh.

Một số quốc gia khác lại tiến hành điều chỉnh ngưỡng thông báo TTKT bằng cách

thiết lập các ngưỡng thông báo TTKT cho từng loại giao dịch hoặc từng lĩnh vực kinh

doanh khác nhau nhằm làm gia tăng tỷ trọng các vụ việc thực sự cần xem xét. Tuy nhiên,

để thực hiện được mục đích này, cần phải có hướng dẫn cụ thể nhằm tránh sự chồng chéo

và mâu thuẫn giữa các ngưỡng thông báo TTKT khác nhau.

1.2.2. Cân nhắc loại ngƣỡng thông báo

Việc xây dựng một hệ thống ngưỡng thông báo hiệu quả không chỉ đòi hỏi sự linh

động trong việc điều chỉnh ngưỡng, mà còn cần xem xét rộng hơn, tính đến cả hình thức

thông báo.

Đa phần các quốc gia đều sử dụng ngưỡng thông báo TTKT dựa trên tiêu chí doanh

thu trên thị trường nội địa. Trong khi đó, một số khác lại sử dụng ngưỡng thông báo kép,

bao gồm cả hai chỉ tiêu là doanh thu trên thị trường nội địa và doanh thu trên thị trường

toàn cầu. Với những quốc gia sử dụng ngưỡng thông báo kép này, tổng doanh thu toàn

cầu của các bên tham gia TTKT thường được xác định ở mức tương đối cao nhằm tránh

việc phải nhận quá nhiều hồ sơ thông báo. Kết quả là, các giao dịch chỉ mang tính chất

quốc gia, dù có khả năng gây hạn chế cạnh tranh trên bình diện nội địa, lại bị bỏ sót do

không đáp ứng được tiêu chí về doanh thu trên phạm vi toàn cầu. Trong những trường

hợp như vậy, một hệ thống ngưỡng thông báo TTKT đã sử dụng cả tiêu chí về doanh thu

kết hợp và doanh thu của từng doanh nghiệp tham gia vào giao dịch TTKT trên thị trường

nội địa có thể giúp nắm bắt tốt hơn các giao dịch có khả năng gây hạn chế cạnh tranh.

Mặc dù cách tiếp cận này sẽ không giúp đạt được mục đích hạn chế số lượng thông báo

TTKT mà cơ quan cạnh tranh phải tiếp nhận nhưng lại giúp làm tăng tỷ lệ các vụ việc có

vấn đề được thông báo lên cơ quan cạnh tranh.

Một số quốc gia đã cân nhắc tới việc áp dụng ngưỡng thông báo theo tiêu chí thị

phần nhằm phản ánh chính xác hơn khả năng gây hạn chế cạnh tranh của vụ việc TTKT.

Tuy nhiên, sau quá trình xem xét, các quốc gia này đã loại bỏ phương án này do những

khó khăn mà nó gây ra cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các thủ tục thông báo

Page 117: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

117

TTKT. Một số trong đó thậm chí còn chỉ ra rằng ngưỡng thông báo sử dụng tiêu chí thị

phần không phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế được thừa nhận rộng rãi.

1.2.3. Cân nhắc miễn trừ đối với các giao dịch không gây quan ngại về cạnh

tranh

Hệ thống thông báo cũng được hoàn thiện hơn khi xem xét đến miễn trừ một số hình

thức giao dịch không cần thông báo theo quy định vì không gây ra quan ngại về cạnh

tranh. Một số hình thức miễn trừ chủ yếu bao gồm: giao dịch nội bộ (khi mà bên mua nắm

giữ hơn 50% số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết của bên bán và đơn thuần chỉ tăng số

cổ phần nắm giữ, điều này cũng đồng nghĩa với việc tài sản được chuyển từ các nhóm cổ

đông trong nội bộ doanh nghiệp), và giao dịch với mục đích duy nhất là đầu tư (thường áp

dụng nếu 10% hoặc thấp hơn 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết bị mua lại, 15% nếu

nhà đầu tư mua lại là một tổ chức).

Bên cạnh đó, nếu các quỹ tín dụng, tổ chức tài chính hoặc các công ty bảo hiểm mua

lại cổ phiếu của doanh nghiệp khác với mục đích bán lại, thì quá trình mua lại đó không

được coi là hình thức TTKT, trong điều kiện doanh nghiệp mua lại không sử dụng quyền

biểu quyết của cổ phiếu và việc bán lại được thực hiện trong vòng 1 năm.

Ở Đức, pháp luật kiểm soát TTKT cho phép miễn trừ đối với các giao dịch được thực

hiện trên các thị trường không đóng vai trò chủ chốt của nền kinh tế. Đây được gọi là ―điều

khoản đối với thị trường nhỏ‖, được áp dụng đối với các thị trường đã vận hành tối thiểu là 5

năm và tổng doanh thu của thị trường thấp hơn 15 triệu Euro/năm. Ngoài ra, quốc gia này

còn có điều khoản ―tối thiểu hóa‖, cho phép bỏ qua các giao dịch khi một trong các bên tham

gia thuộc loại hình doanh nghiệp nhỏ, ngay cả doanh nghiệp còn lại nằm trong ngưỡng phải

thông báo.

1.2.4. Xem xét các giao dịch trong quá khứ

Nhiều quốc gia tham gia khảo sát của ICN cho biết có tính đến giá trị của các giao

dịch trong quá khứ trong quá trình xây dựng hoặc điều chỉnh ngưỡng thông báo TTKT.

Mặc dù có sự khác biệt trong phương pháp nhưng cách tiếp cận cơ bản là rà soát lại các

giao dịch được tiến hành trong một vài năm trở lại và xem xét tác động của việc tăng

Page 118: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

118

ngưỡng thông báo TTKT đối với lượng vụ việc mà cơ quan cạnh tranh phải tiếp nhận.

Phương pháp này cũng giúp xác định một ngưỡng thông báo TTKT phù hợp để không bỏ

sót các vụ việc đã từng gây hạn chế cạnh tranh trong quá khứ.

Kết quả thu được tại các quốc gia áp dụng phương pháp này cho thấy có thể nâng

ngưỡng thông báo TTKT lên đáng kể mà không làm ảnh hưởng tới hiệu quả của hệ thống

pháp luật rà soát TTKT. Kết quả nhất quán từ các quốc gia này cho thấy, các ngưỡng

thông báo TTKT của họ trước đây là quá ôm đồm và gây ra những áp lực không đáng có

cho cơ quan cạnh tranh.

1.2.5. Phù hợp với quy mô của nền kinh tế

Quy mô của nền kinh tế có thể ảnh hưởng đến các tiêu chí của ngưỡng thông báo

TTKT. Một nền kinh tế quy mô nhỏ thì các doanh nghiệp thường có quy mô nhỏ (với

doanh thu thấp) hơn các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực tại các nền kinh tế lớn. Điều

này lý giải vì sao ngưỡng thông báo tại các nền kinh tế nhỏ thấp hơn ngưỡng thông báo

TTKT tại các quốc gia có nền kinh tế lớn.

Một số cơ quan cạnh tranh cho biết họ thực sự quan tâm tới thị trường nội địa và

mong muốn đánh giá tác động phản cạnh tranh của vụ việc TTKT lên thị trường nội địa.

Để đạt được điều này, cần phải xác định ngưỡng thông báo TTKT ở mức đủ thấp hoặc

xác định các tiêu chí phù hợp với từng lĩnh vực/ngành công nghiệp cụ thể.

1.2.6. So sánh ngƣỡng thông báo sử dụng tại các quốc gia có điều kiện tƣơng

đồng

Rất nhiều cơ quan cạnh tranh tham gia khảo sát của ICN cho rằng họ đã tiến hành so

sánh các ngưỡng thông báo trong nhiều hệ thống pháp lý khác nhau. Các nhân tố thị

trường nội địa được coi là rất quan trọng trong việc thiết lập và điều chỉnh ngưỡng thông

báo, và việc so sánh tiêu chuẩn ngưỡng thông báo của các hệ thống pháp lý khác nhau rất

hữu ích.

1.2.7. Việc điều chinh ngƣỡng cần phải thực hiện thƣờng xuyên

Kinh nghiệm từ các quốc gia áp dụng hệ thống điều chỉnh ngưỡng thông báo TTKT

thường xuyên cho thấy, có thể khiến chính sách kiểm soát TTKT trở nên tốt hơn khi kết

hợp với việc thường xuyên rà soát và điều chỉnh ngưỡng thông báo TTKT.

Page 119: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

119

Việc điều chỉnh có thể mang ý nghĩa rất quan trọng do ngưỡng thông báo được xác

lập khi luật mới ban hành đã trở nên không còn phù hợp. Nguyên nhân có thể là do bản

thân việc xác định ngưỡng ban đầu là chưa hợp lý hoặc do lạm phát cao làm cho ngưỡng

thông báo ban đầu bị hạ thấp một cách tương đối.

Do đó, một số quốc gia áp dụng hệ thống tự động điều chỉnh tăng giá trị của ngưỡng

thông báo TTKT theo biến động chỉ số giá. Một số khác không áp dụng biện pháp tự

động có thể quy định điều chỉnh ngưỡng thông báo khi có sự biến động nhất định trong

chỉ số lạm phát hoặc quy định rõ việc điều chỉnh ngưỡng thông báo vào mỗi kỳ rà soát

pháp luật về kiểm soát TTKT.

Do biến động bất lường của thị trường, cần phải cân nhắc điều chỉnh ngưỡng thông

báo TTKT cho phù hợp sau một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, để việc điều

chỉnh được thuận lợi, có thể cân nhắc việc cho phép điều chỉnh ngưỡng thông báo TTKT

mà không cần phải thông qua cơ quan lập pháp. Một số quốc gia cho phép tiến hành điều

chỉnh ngưỡng thông báo TTKT thông qua nghị định của chính phủ hoặc đơn giản chỉ

thông qua quyết định của cơ quan cạnh tranh.

Page 120: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

120

PHẦN 2: QUY ĐỊNH VÀ THỰC TIỄN

HOẠT ĐỘNG TẬP TRUNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM

I. CÁC QUY ĐỊNH VỀ TTKT TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

1. Các quy định chung về TTKT

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam có nhiều luật và văn bản dưới luật có các quy

định liên quan đến TTKT. Các văn bản đó được tổng hợp trong Bảng 1 sau đây.

STT Tên văn bản Điều khoản Năm

ban hành

Bộ luật/ Luật

1 Luật Cạnh tranh Điều 16 - 24 2004

2 Bộ Luật Dân sự Điều 94, 95 2005

3 Luật Doanh nghiệp Điều 152,

153

2005

3 Luật Đầu tư Điều 21, 25,

26

2005

4 Luật Chứng khoán Điều 29, 32,

69

2006

Nghị định

5 Nghị định 116/2005/NĐ-CP ngày 15

tháng 9 năm 2005 của Chính phủ Quy

định chi tiết thi hành Luật Cạnh tranh

(Nghị định 116/2005)

2005

6 Nghị định 120/2005/NĐ-CP ngày 30

tháng 9 năm 2005 của Chính phủ Quy

định về xử lý vi phạm trong lĩnh vực cạnh

tranh (Nghị định 120/2005)

2005

7 Nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng

8 năm 2006 về đăng ký kinh doanh

2006

Page 121: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

121

STT Tên văn bản Điều khoản Năm

ban hành

8 Nghị định 101/2006/NĐ-CP ngày 21

tháng 9 năm 2006 của Chính phủ Quy

định việc đăng ký lại, chuyển đổi và đăng

ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư của các

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

theo quy định của Luật Doanh nghiệp và

Luật Đầu tư

2006

9 Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22

tháng 9 năm 2006 của Chính phủ Quy

định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số

điều của Luật Đầu tư

2006

Nghị định 139/2007/NĐ-CP ngày 05

tháng 9 năm 2007 của Chính phủ Hướng

dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật

Doanh nghiệp

2007

Các văn bản pháp luật trong các lĩnh vực

chuyên ngành

Nguồn: Cục Quản lý cạnh tranh

Bảng: Các văn bản pháp luật có liên quan đến TTKT

1.1. Bộ Luật Dân sự

Điều 94, 95 Bộ luật Dân sự quy định về hợp nhất và sáp nhập pháp nhân, theo đó

các pháp nhân cùng loại có thể hợp nhất thành một pháp nhân mới hoặc một pháp nhân có

thể được sáp nhập vào một pháp nhân khác cùng loại theo quy định của điều lệ, theo thoả

thuận giữa các pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Sau khi hợp nhất, các pháp nhân cũ chấm dứt; các quyền, nghĩa vụ dân sự của các

pháp nhân cũ được chuyển giao cho pháp nhân mới. Sau khi sáp nhập, pháp nhân được

sáp nhập chấm dứt; các quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được sáp nhập được

chuyển giao cho pháp nhân sáp nhập.

Page 122: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

122

1.2. Luật Cạnh tranh

1.2.1. Các hình thức TTKT theo Luật Cạnh tranh

Ðiều 16 Luật Cạnh tranh quy định “TTKT là hành vi của doanh nghiệp bao gồm:

(1) Sáp nhập doanh nghiệp; (2) Hợp nhất doanh nghiệp; (3) Mua lại doanh nghiệp; (4)

Liên doanh giữa các doanh nghiệp; và (5) Các hành vi TTKT khác theo quy định của

pháp luật”.

Cụ thể hơn, Điều 17 Luật Cạnh tranh nêu ra khái niệm về các hình thức TTKT như

sau:

Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ

tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng

thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.

Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài

sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới,

đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất.

Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài

sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của

doanh nghiệp bị mua lại.

Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng

nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành

một doanh nghiệp mới.

Các hình thức mua lại không bị coi là TTKT được quy định tại Điều 35, Nghị định

116/2005, bao gồm: ―Doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức tín dụng mua lại doanh nghiệp khác

nhằm mục đích bán lại trong thời hạn dài nhất là 01 năm. Doanh nghiệp mua lại không thực

hiện quyền kiểm soát hoặc chi phối doanh nghiệp bị mua lại; hoặc Doanh nghiệp thực hiện

quyền kiểm soát/chi phối nhưng chỉ trong khuôn khổ bắt buộc để đạt được mục đích bán

lại‖.

1.2.2. Ngƣỡng thông báo và tiêu chí đánh giá vụ việc TTKT

Luật Cạnh tranh sử dụng tiêu chí thị phần để xác định ngưỡng thông báo TTKT và

đồng thời để đánh giá một vụ việc TTKT.

Ngưỡng thông báo TTKT được quy định tại Khoản 1, Điều 20, Luật Cạnh tranh.

Theo đó, trong trường hợp thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia TTKT chiếm

từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của các doanh nghiệp này

Page 123: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

123

có nghĩa vụ thực hiện thủ tục thông báo TTKT cho Cục QLCT theo quy định tại Điều 20

Luật Cạnh tranh. Ngoài ra, trong trường hợp doanh nghiệp sau TTKT vẫn thuộc loại

doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật thì không phải thông báo.

Thị phần cũng đồng thời được sử dụng để đánh giá tác động hạn chế cạnh tranh của

vụ việc TTKT. Điều 18, Luật Cạnh tranh quy định ―cấm TTKT nếu thị phần kết hợp của

các doanh nghiệp tham gia TTKT chiếm trên 50% trên thị trường liên quan‖. Với cách

tiếp cận như vậy, có thể thấy, Luật Cạnh tranh Việt Nam quan niệm, việc hình thành nên

một thực thể (doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp) chiếm trên 50% thị phần trên thị

trường liên quan đã tạo nên một sức mạnh đủ để gây hạn chế cạnh tranh, có khả năng làm

giảm, làm cản trở và sai lệch cạnh tranh một cách đáng kể. Đối với những trường hợp

này, doanh nghiệp bị cấm thực hiện TTKT, trừ trường hợp doanh nghiệp sau khi thực

hiện TTKT vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, vụ việc TTKT có thể được xem xét cho hưởng miễn trừ theo quy định tại

Điều 19, Luật Cạnh tranh:

Một hoặc nhiều bên tham gia TTKT đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm

vào tình trạng phá sản (thẩm quyền xem xét quyết định thuộc về Bộ trưởng Bộ Thương

mại – nay là Bộ Công thương);

Việc TTKT có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế -

xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ (do Thủ tướng Chính phủ quyết định).

Như vậy, ngoài việc sử dụng tiêu chí thị phần để đánh giá tác động hạn chế cạnh

tranh của một vụ việc TTKT, Luật cạnh tranh Việt Nam còn xem xét thêm hai yếu tố để

cấm hay cho phép tiến hành TTKT: một bên tham gia TTKT đang trong nguy cơ bị giải

thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản và tác động tích cực của vụ việc TTKT tới xuất khẩu,

phát triển kinh tế xã hội, cải tiến công nghệ, kỹ thuật. Mặc dù cả hai yếu tố này đều là

những yếu tố phổ biến được các cơ quan cạnh tranh trên thế giới xem xét khi đánh giá

một vụ việc TTKT (mục 4.6 và 4.7 của Chương I) nhưng có thể thấy, vai trò của cơ quan

cạnh tranh Việt Nam trong việc đánh giá các yếu tố này là thấp. Trong trường hợp thứ

nhất, chỉ cần một bên tham gia TTKT đáp ứng điều kiện về giải thể hoặc phá sản là cơ

quan cạnh tranh sẽ phải đề xuất Bộ trưởng cho phép tiến hành TTKT mà không có quyền

đưa ra các biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả của thị trường. Tương tự, đối với

trường hợp thứ hai khi vụ việc TTKT có tác động nâng cao hiệu quả kinh tế, cơ quan cạnh

Page 124: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

124

tranh cũng không có quyền giám sát để đảm bảo hiệu quả kinh tế của một vụ việc TTKT

bị coi là gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể sẽ được chuyển tới tay người tiêu dùng.

Việc sử dụng yếu tố thị phần kết hợp24

làm căn cứ để kiểm soát TTKT cho thấy Luật

Cạnh tranh của Việt Nam chỉ kiểm soát các trường hợp TTKT theo chiều ngang. Vì vậy,

việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại, liên doanh giữa các doanh nghiệp không cùng thị trường

liên quan thì không chịu sự kiểm soát của Luật Cạnh tranh.

Bên cạnh Luật Cạnh tranh, các văn bản luật khác cũng có những quy định liên quan

đến TTKT như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật các Tổ chức tín dụng, Luật Chứng

khoán được tóm lược ở dưới đây.

1.3. Luật Doanh nghiệp

Với vai trò là pháp luật tổ chức và thiết lập mô hình hoạt động cho các loại hình

doanh nghiệp, pháp luật về doanh nghiệp có nhiều nội dung liên quan trực tiếp đến

TTKT, cụ thể:

Các quy định trong Luật Doanh nghiệp có thể được sử dụng làm căn cứ pháp

lý để làm rõ khái niệm và phạm vi của các hoạt động TTKT. Chẳng hạn để xác định khái

niệm mua lại doanh nghiệp, khi thực thi cơ quan quản lý cạnh tranh có thể dẫn chiếu đến

Luật Doanh nghiệp. Vấn đề mấu chốt để xác định việc mua lại là quyền chi phối và kiểm

soát doanh nghiệp bị mua lại, theo đó, nếu việc mua tài sản chưa đủ tạo nên quyền chi

phối, kiểm soát doanh nghiệp bị mua lại thì chưa cấu thành hiện tượng TTKT. Pháp Luật

Cạnh tranh xác định hai trường hợp tạo nên quyền kiểm soát, chi phối doanh nghiệp khác

là:

o giành được quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp bị kiểm soát đủ chiếm được

trên 50% quyền bỏ phiếu tại Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị; hoặc

o giành được quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp bị kiểm soát ở mức mà theo

quy định của pháp luật hoặc điều lệ của doanh nghiệp bị kiểm soát đủ để doanh nghiệp

mua lại chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp bị kiểm soát

nhằm thu được lợi ích kinh tế từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị kiểm soát.

Trong trường hợp thứ nhất, căn cứ xác định đã được Luật Cạnh tranh định lượng

theo số phiếu hoặc giá trị biểu quyết tại các cơ quan lãnh đạo, quản lý cao nhất của doanh

24

Khoản 6 điều 3 Luật cạnh tranh quy định: Thị phần kết hợp là tổng thị phần trên thị trường liên quan của các

doanh nghiệp tham gia vào TTKT.

Page 125: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

125

nghiệp. Song, để xác định trường hợp thứ hai cần dẫn chiếu đến những quy định tương

ứng về việc quyết định những chính sách tài chính, kinh doanh trong pháp luật về doanh

nghiệp. Tùy theo hình thức tổ chức của doanh nghiệp bị mua lại mà mức vốn đủ chi phối

các vấn đề nói trên là khác nhau. Pháp luật về doanh nghiệp có vai trò làm rõ hơn những

vấn đề mà Luật Cạnh tranh chưa quy định chi tiết về các hành vi TTKT.

Các quy định liên quan đến thủ tục đăng ký kinh doanh, tổ chức lại doanh

nghiệp, chuyển nhượng vốn góp, mua bán cổ phần trong pháp luật về doanh nghiệp. Với

nhiệm vụ bảo đảm quyền tự do kinh doanh và thiết lập trật tự trong việc thực hiện quyền

kinh doanh, các chế định nói trên đảm bảo quyền quản lý nhà nước đối với hoạt động

kinh doanh trên thị trường. Quan hệ giữa các thủ tục kiểm soát trong Luật Cạnh tranh và

các thủ tục về đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp được xác định như sau:

o Nếu TTKT thuộc nhóm không chịu sự kiểm soát của Luật Cạnh tranh thì chỉ

phải làm các thủ tục về việc đăng ký kinh doanh, chuyển nhượng vốn, mua bán cổ phần

theo pháp luật doanh nghiệp mà không phải thực hiện bất cứ thủ tục gì tại cơ quan cạnh

tranh;

o Nếu TTKT thuộc nhóm phải thông báo thì trước khi tiến hành các thủ tục tại cơ

quan đăng ký kinh doanh, các doanh nghiệp tham gia tập trung phải làm thủ tục thông báo

tại cơ quan quản lý cạnh tranh. Chỉ khi nào có trả lời của cơ quan này khẳng định việc

TTKT không thuộc trường hợp bị cấm thì các doanh nghiệp mới được thực hiện các thủ

tục về sáp nhập, hợp nhất, mua lại hoặc liên doanh theo pháp luật doanh nghiệp;

o Nếu thuộc trường hợp bị cấm, các doanh nghiệp tham gia TTKT phải thực hiện

thủ tục xin hưởng miễn trừ và chỉ được phép thực hiện giao dịch TTKT khi có được quyết

định cho hưởng miễn trừ của các cơ quan liên quan25

.

Luật Doanh nghiệp còn có các quy định có thể hỗ trợ cho quá trình kiểm soát

TTKT, bao gồm:

o Các quy định về nghĩa vụ thông báo bằng văn bản tiến độ góp vốn của công ty

TNHH, thông báo tiến độ góp vốn cổ phần của công ty cổ phần26

;

o Nghĩa vụ đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh về việc có cổ đông sở hữu

từ 5% tổng số cổ phần trở lên…Những quy định trên không chỉ tạo điều kiện cho việc

quản lý doanh nghiệp hiệu quả mà còn có thể cung cấp nhiều thông tin cần thiết để việc

xác minh thông tin về vụ việc TTKT được thuận tiện, nhanh chóng.

25

Điều 24 Luật Cạnh tranh 26

Điều 39 và Điều 84 Luật Doanh nghiệp

Page 126: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

126

1.4. Luật Đầu tƣ

Luật Đầu tư gồm các quy định về hoạt động đầu tư nhằm mục đích kinh doanh;

quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư;

khuyến khích và ưu đãi đầu tư; quản lý nhà nước về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt

Nam ra nước ngoài. Trong đó, có một số nội dung liên quan đến TTKT, cụ thể là:

Các quy định về hình thức đầu tư ghi nhận một số hình thức là các hoạt động

TTKT như: Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà

đầu tư nước ngoài; Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư; Đầu

tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp27

. Đối với nhà đầu tư nước ngoài khi

góp vốn, mua cổ phần phải thực hiện đúng các quy định của các điều ước quốc tế mà Việt

Nam là thành viên về tỷ lệ góp vốn, hình thức đầu tư và lộ trình mở cửa thị trường;

Các quy định về thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thủ tục thẩm tra đầu tư được thiết

kế để thực hiện vai trò quản lý nhà nước về đầu tư. Tuy nhiên, nhà đầu tư nước ngoài lần

đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư và thực hiện thủ tục đầu tư để được cấp

Giấy chứng nhận đầu tư; Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký

kinh doanh cho tổ chức kinh tế được thành lập để thực hiện dự án đầu tư.

Trong pháp luật đầu tư chỉ có một quy định đề cập đến vấn đề kiểm soát TTKT

dưới góc độ của Luật Cạnh tranh: khi sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh tại Việt Nam

phải tuân thủ các quy định của Luật Doanh nghiệp về điều kiện TTKT và pháp luật về

cạnh tranh28

.

1.5. Các văn bản pháp luật khác

1.5.1. Luật Chứng khoán

Luật Chứng khoán cũng có các điều khoản liên quan đến TTKT thông qua các giao

dịch trên thị trường chứng khoán như sau: ―Tổ chức, cá nhân trở thành cổ đông lớn của

công ty đại chúng (sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu

quyết của công ty đại chúng) phải báo cáo công ty đại chúng, Ủy ban chứng khoán nhà

27

Điều 21 Luật Đầu tư. 28

Khoản 2 điều 10 Nghị định Số 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 09 năm 2006 Quy định chi tiết

và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư. Ngoài ra, điều 56 của cùng Nghị định 108 nêu trên có quy

định về thủ tục đầu tư trực tiếp theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp.

Page 127: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

127

nước và Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán nơi cổ phiếu của

công ty đại chúng đó được niêm yết‖.

Điều 29 và Điều 32 quy định về việc chào mua công khai theo đó các tổ chức, cá

nhân chào mua công khai số cổ phiếu có quyền biểu quyết dẫn đến việc sở hữu từ 25% trở

lên số cổ phiếu đang lưu hành của một công ty đại chúng phải gửi đăng ký chào mua đến

UBCKNN. Điều 69 quy định về chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi công ty chứng

khoán, công ty quản lý quỹ, theo đó các công ty này đều phải được sự chấp thuận của

UBCKNN khi thực hiện các giao dịch này.

1.5.2. Luật các tổ chức tín dụng

Điều 153 Luật các Tổ chức tín dụng quy định việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập,

mua lại, giải thể tổ chức tín dụng phải được Ngân hàng nhà nước chấp thuận bằng văn

bản.

2. Quy định về mua cổ phần doanh nghiệp Việt Nam đối với nhà đầu tƣ nƣớc

ngoài

Điều 10, Nghị định 139/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007 về hướng dẫn chi tiết thi hành

một số điều của Luật Doanh nghiệp quy định tất cả các tổ chức là pháp nhân, gồm cả

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, không phân biệt nơi đăng ký trụ sở chính và mọi

cá nhân, không phân biệt quốc tịch và nơi cư trú, đều có quyền góp vốn, mua cổ phần với

mức không hạn chế tại doanh nghiệp, trừ một số trường hợp (công ty cổ phần niêm yết;

doanh nghiệp ngành nghề kinh doanh có điều kiện do pháp luật chuyên ngành quy định;

doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ áp dụng theo

Biểu cam kết về thương mại dịch vụ với WTO).

Đối với công ty niêm yết, Quyết định 238/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài mua, bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán

Việt Nam được nắm giữ tối đa 49% tổng số cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch của một

tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên Trung tâm giao dịch chứng khoán. Riêng đối với

lĩnh vực ngân hàng, theo Nghị định số 69/2007/NĐ-CP ngày 20/4/2007 về việc nhà đầu

tư nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng thương mại Việt Nam, tỷ lệ nắm giữ tối đa của

nhà đầu tư nước ngoài là 30% vốn điều lệ (mức tối đa dành cho một tổ chức tín dụng

nước ngoài và người có liên quan là 15%, trường hợp đặc biệt sẽ do Thủ tướng Chính phủ

quyết định nhưng không vượt quá 20% vốn điều lệ.

Page 128: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

128

3. Thủ tục thông báo TTKT

Luật Cạnh tranh quy định về thủ tục thông báo (từ Điều 20 đến Điều 26) trong đó đề

cập đến những vấn đề sau đây:

Đối tượng áp dụng: Các trường hợp TTKT mà thị phần kết hợp của các doanh

nghiệp tham gia chiếm từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan, trừ trường hợp doanh

nghiệp sau khi thực hiện TTKT vẫn thuộc loại doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trách nhiệm của các doanh nghiệp có liên quan: Các doanh nghiệp tham gia

TTKT phải làm hồ sơ thông báo TTKT theo điều 21 Luật Cạnh tranh để nộp cho cơ quan

có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về tính trung thực của hồ sơ. Hồ sơ thông báo việc

TTKT cung cấp những thông tin cần thiết về tài chính, về sản phẩm, về thị phần của

doanh nghiệp trên thị trường liên quan trong hai năm liên tiếp gần nhất… làm cơ sở để cơ

quan có thẩm quyền phân tích, đánh giá vụ việc.

Thẩm quyền của cơ quan quản lý cạnh tranh: Cơ quan quản lý cạnh tranh có

quyền kiểm soát TTKT bằng việc xem xét hồ sơ thông báo và trả lời thông báo TTKT.

Nội dung trả lời thông báo TTKT phải xác định TTKT thuộc một trong hai trường hợp

sau:

o TTKT không thuộc trường hợp bị cấm; hoặc

o TTKT bị cấm theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, lý do cấm

phải được nêu rõ trong văn bản trả lời.

Quy định về thời hạn trả lời thông báo TTKT: 45 ngày kể từ ngày nhận được

đầy đủ hồ sơ, có thể gia hạn trong những trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp theo

quyết định của thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh. Việc gia hạn không quá 02 lần,

mỗi lần không quá 30 ngày.

Trách nhiệm đảm bảo tính trung thực của hồ sơ: Các doanh nghiệp nộp hồ sơ

chịu trách nhiệm này.

Mẫu hồ sơ, giấy tờ ban hành kèm Quyết định 17/QĐ-QLCT của Cục QLCT về

việc ban hành một số mẫu giấy tờ theo quy định của Luật Cạnh tranh ban hành ngày

04/07/2006.

Page 129: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

129

Doanh nghiệp

Hồ sơ tập trung kinh tế (HS TTKT)

Cục QLCT

Tiếp nhận HS TTKT

HS đầy đủ, hợp lệ HS không đầy đủ, hợp lệ

VB trả lời về

tính đầy đủ, hợp lệVB yêu cầu

bổ sung HS

Thụ lý HS TTKT

TTKT không thuộc TH bị cấm TTKT thuộc TH bị cấm

Doanh nghiệp Doanh nghiệp

Tiến hành TTKT Dừng TTKT HS xin hƣởng miễn trừ

7 ngày làm việc

45 ngày + 2×30 ngày gia hạn

Cục QLCT

Tiếp nhận HS đề nghị hƣởng miễn trừ (ĐNHMT)

HS đầy đủ HS không đầy đủ

VB trả lời về tính

đầy đủ của HSVB yêu cầu

bổ sung HS

Thụ lý HS ĐNHMT

Bộ trƣởng Bộ Công Thƣơng

TH1: DN ĐNHMT có

nguy cơ giải thể/phá sản TH2: DN mở rộng XK/phát triển

KH-XH, kỹ thuật, công nghệ

Thủ tƣớng Chính phủ

Chấp thuận MT Không chấp thuận MT Chấp thuận MT Không chấp thuận MT

7 ngày làm việc

60 ngày + 2×30 ngày gia hạn 90 ngày + 90 ngày gia hạn

Thủ tục thông báo và xem xét miễn trừ

Page 130: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

130

4. Quy định về xử lý vi phạm

Việc xử lý vi phạm pháp luật về TTKT trong Luật cạnh tranh Việt Nam chỉ tập

trung xử lý các vi phạm liên quan tới việc tiến hành TTKT trong những trường hợp bị

cấm hoặc TTKT mà không thông báo khi thuộc những trường hợp phải thông báo.

Việc điều tra, xử lý được thực hiện theo quy trình tố tụng cạnh tranh, trong đó cơ

quan quản lý cạnh tranh có chức năng thụ lý, điều tra vụ việc và Hội đồng cạnh tranh có

thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm bằng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính theo

các quy định của Luật Cạnh tranh và Nghị định 120/2005/NĐ-CP.

Các biện pháp xử phạt bao gồm: phạt tiền tùy theo hành vi vi phạm và mức độ

nghiêm trọng của hành vi. Theo đó, phạt tiền đến 5% tổng doanh thu trong năm tài chính

trước khi tiến hành TTKT đối với sáp nhập, hợp nhất, mua lại liên doanh bị cấm; phạt tiền

từ 5% đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước khi tiến hành TTKT đối với sáp

nhập, mua lại bị cấm trong trường hợp có dấu hiệu chèn ép, buộc doanh nghiệp khác phải

sáp nhập hoặc bán toàn bộ hoặc một phần tài sản; phạt tiền từ 5% đến 10% tổng doanh

thu trong năm tài chính trước khi tiến hành TTKT đối với hợp nhất, liên doanh bị cấm

trong trường hợp làm tăng giá hàng hóa, dịch vụ trên thị trường liên quan một cách đáng

kể; phạt tiền từ 1 đến 3% tổng doanh thu trong năm tài chính trước khi tiến hành TTKT

trong trường hợp không thực hiện nghĩa vụ thông báo theo quy định của Luật Cạnh tranh.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể bị buộc thực hiện chia tách các doanh nghiệp đã sáp nhập,

hợp nhất; bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; bị buộc phải bán tài sản đã

mua… (Điều 25 đến điều 29 Nghị định 120).

5. Cơ quan quản lý cạnh tranh và các cơ quan nhà nƣớc có liên quan

Theo pháp Luật Cạnh tranh và pháp luật doanh nghiệp, việc kiểm soát các hành vi

sáp nhập, hợp nhất, mua lại và liên doanh giữa các doanh nghiệp có sự tham gia của các

cơ quan:

Cục Quản lý Cạnh tranh có chức năng: Kiểm soát quá trình TTKT; Thẩm định

hồ sơ thông báo, hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ TTKT; Thụ lý, tổ chức điều tra vụ việc

cạnh tranh liên quan đến hành vi vi phạm các quy định về TTKT của Luật Cạnh tranh;

Hội đồng cạnh tranh xử lý các hành vi vi phạm pháp luật như thực hiện TTKT

trong trường hợp bị cấm hoặc TTKT mà không thực hiện việc thông báo;

Page 131: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

131

Cơ quan đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch Đầu tư và các Sở Kế hoạch – Đầu

tư) thực hiện các thủ tục liên quan đến đăng ký kinh doanh trong các trường hợp sáp

nhập, hợp nhất, mua lại, liên doanh.

Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành (Ngân hàng Nhà nước, Ủy

ban Chứng khoán Nhà nước…) thực hiện chức năng thẩm định, cấp phép đối với các

trường hợp TTKT trong lĩnh vực chuyên ngành theo pháp luật.

II. THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG TTKT TẠI VIỆT NAM

1. Hoạt động TTKT ngày càng phát triển cả về số lƣợng và quy mô

Nguồn: PwC29

Số lượng và giá trị các vụ việc TTKT giai đoạn 2005 - 2010

29

Báo cáo đánh giá hoạt động mua bán sáp nhập năm 2010 của PWC.

Page 132: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

132

Về số lượng và giá trị: số thương vụ được công bố trong các năm vừa qua có xu

hướng tăng ổn định, năm 2009 có khoảng 230 thương vụ. Giá trị các thương vụ cũng tăng

mạnh kể từ năm 2005 và năm 2007 đạt mức gần 1,7 tỷ USD nhưng đã giảm sút trong 2

năm 2008 và 2009. Một số nguyên nhân của hiện tượng này có thể kể đến như sau: (1)

Thị trường chứng khoán chứng kiến sự suy giảm mạnh, do đó kéo theo giá trị thẩm định

có xu hướng giảm theo chỉ số chứng khoán, dẫn đến sự sụt giảm quy mô các giao dịch về

mặt giá trị so với thời gian trước đây. (2) Thực tế là nhiều công ty đa quốc gia dành nguồn

lực để đánh giá lại chiến lược mở rộng của họ tại thị trường sở tại và các thị trường đang

phát triển như Việt Nam do tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu tiếp tục gây ảnh hưởng

lớn đến xu thế TTKT. Tuy nhiên, cùng với đà hồi phục của kinh tế toàn cầu và trong

nước, năm 2010 hoạt động TTKT đã đạt mức cao nhất từ trước tới nay cả về số vụ được

công bố (345) và giá trị giao dịch (1,75 tỷ USD).

Về quy mô các thương vụ: Các giao dịch tại Việt Nam chủ yếu có quy mô nhỏ và

vừa, quan sát các thương vụ diễn ra trong các năm qua, có thể thấy có hai loại thương vụ

chiếm ưu thế: giao dịch quy mô nhỏ dưới 5 triệu USD (chiếm khoảng 30-35% số vụ) và

các giao dịch có quy mô ở mức trung bình (khoảng 20 triệu USD/thương vụ - chiếm 50-

55% tổng số vụ). Các vụ TTKT lớn gắn với đối tác chiến lược của các doanh nghiệp nhà

nước cổ phần hóa vẫn chưa diễn ra do tiến độ cổ phần hóa chậm và những khó khăn trong

việc tìm kiếm và lựa chọn đối tác chiến lược.

Về đặc điểm của thương vụ: Các thương vụ tại Việt Nam chủ yếu thuộc thuộc hai

loại: Doanh nghiệp nước ngoài mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam (chiếm khoảng

40%) và doanh nghiệp Việt Nam mua lại doanh nghiệp Việt Nam (khoảng 40%). Hai

dạng TTKT còn lại (doanh nghiệp Việt Nam mua lại doanh nghiệp nước ngoài và và

doanh nghiệp nước ngoài mua lại doanh nghiệp nước ngoài) chỉ chiếm 20% tổng số

thương vụ.

Page 133: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

133

2. Một số ngành, lĩnh vực có hoạt động M&A sôi động

Nguồn: PWC

Một số ngành chiếm tỷ trọng cao về số vụ việc TTKT

Một số ngành có hoạt động TTKT sôi động trong những năm vừa qua là các ngành:

hàng công nghiệp, năng lượng, tài chính, nguyên vật liệu và ngành hàng tiêu dùng (đặc biệt

là nhóm ngành tiêu dùng nhanh – FMCG). Các vụ TTKT trong các ngành này thường

xuyên chiếm khoảng 2/3 tổng số vụ được công bố. Một số nguyên nhân lý giải điều này có

thể kể đến:

Nhóm các ngành năng lượng và nguyên vật liệu, tài chính là những ngành có

rào cản gia nhập thị trường tương đối cao (đặc biệt là rào cản pháp lý). Để có thể có được

giấy phép hoạt động kinh doanh trong những ngành này, nhà đầu tư thường phải mất một

khoảng thời gian dài. Thậm chí trong một số lĩnh vực, hiện nay nhà nước không cấp giấy

phép cho các doanh nghiệp mới tham gia thị trường nữa. TTKT là cách thức có thể giúp

nhà đầu tư tham gia vào các lĩnh vực đó một cách nhanh chóng.

Việt Nam là một nước đang phát triển, có lực lượng dân số trẻ chiếm tỷ trọng

lớn với thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng với tốc độ cao trong những năm vừa

qua. Cùng với đó là các cơ hội cho các nhà sản xuất, phân phối, bán lẻ trong các ngành

hàng tiêu dùng, đặc biệt là các ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG). Nhiều nhà đầu tư

Page 134: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

134

nước ngoài đã thông qua TTKT để nhanh chóng tiếp cận thị trường này và tận dụng các

hệ thống phân phối, bán lẻ của các công ty mục tiêu.

3. Sự xuất hiện TTKT thông qua thị trƣờng chứng khoán

Trong những năm vừa qua đã xuất hiện các thương vụ được tiến hành trên các sở

giao dịch chứng khoán đối với các công ty niêm yết. Các thương vụ sáp nhập lớn có thể

kể đến là M&A Hà Tiên 1 – Hà Tiên 2; Mirae – Mirae Fiber; Kinh Đô – Kinh Đô Miền

Bắc; Vinpearl – Vinpearl Đà Nẵng, Vinpearl Hội An. Các thương vụ này đều đã có tham

vấn với Cục QLCT.

4. Hình thức TTKT vẫn còn ở mức độ đơn giản

Chủ yếu vẫn là các vụ thâu tóm một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp và rất ít các

loại ở mức độ cao hơn như hợp nhất, hình thức đòi hỏi trình độ quản lý và hợp tác cao.

Ngoài ra, rất nhiều vụ TTKT diễn ra dưới hình thức đầu tư tài chính, mua cổ phần để trở

thành đối tác chiến lược mà chưa nhắm đến thâu tóm để khống chế sở hữu và điều hành

công ty. Điều này một phần là do tỷ lệ sở hữu cổ phần bị khống chế đối với doanh nghiệp

nước ngoài trong một số lĩnh vực (ngân hàng 30%, công ty niêm yết 49%). Tuy nhiên,

trong hai năm 2009 – 2010, đã bắt đầu xuất hiện các hình thức TTKT mới như: (1) theo

chiều dọc nhằm kiểm soát nguồn cung, nguyên vật liệu cho hoạt động sản xuất kinh

doanh (Mirae – Mirae Fibers,…) hoặc (2) TTKT dạng tổ hợp để mở rộng lĩnh vực kinh

doanh (thương vụ ICA là công ty chiếm thị phần lớn trên thị trường các sản phẩm chăm

sóc sức khỏe của nam giới dành quyền kiểm soát Công ty Thuận Phát là công ty đã có vị

trí trên thị trường sản xuất nước mắm và các loại gia vị, Masan Food – Mỏ than Núi

Pháo…) hoặc (3) sáp nhập để tái cấu trúc hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu

quả hơn (Unilever Quốc tế - Unilever Việt Nam, Kinh Đô – Kinh Đô Miền Bắc, Vinpearl

Land – Vinpearl Hội An – Vinpearl Đà Nẵng…).

5. Các vụ TTKT nằm trong ngƣỡng phải thông báo hoặc bị cấm đã bắt đầu

xuất hiện và có xu hƣớng gia tăng

Trong thời gian vừa qua, trên thế giới đã có một loạt các vụ sáp nhập lớn mà trong

đó, các bên tham gia đều có công ty con hoặc chi nhánh tại Việt Nam, ví dụ như Alcatel –

Lucent, ICI – Akzo Nobel, Prudential – AIA (thương vụ này cuối cùng đã bị hủy bỏ)…

Nhiều công ty đã chiếm lĩnh được thị phần lớn, thậm chí có thể đã có thị phần chi phối

Page 135: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

135

trên thị trường Việt Nam. Đã xuất hiện nhiều trường hợp các công ty tự tuyên bố hoặc

quảng bá về thị phần lớn đối với các sản phẩm của mình.

Bảng dưới đây thống kê các M&A đã được thông báo (bao gồm cả theo trình tự của

Luật Cạnh tranh và qua công văn tham vấn chính thức) tới Cục Quản lý cạnh tranh từ khi

Luật canh tranh có hiệu lực (tháng 7/2005) đến Tháng 12/2011.

TT Năm Ngành Các công ty tham gia TTKT

1 2008 Sản xuất giấy CTCP Giấy Tân Mai

CTCP Giấy Đồng Nai

2 2008 Công nghệ thông tin CTCP Sáng Tạo

Công ty TNHH Giải Pháp NEC Việt

Nam

3 2008 Thiết bị viễn thông Công ty TNHH Lucent Technologies

Việt Nam

Công ty TNHH Alcatel - Lucent Việt

Nam

4 2009 Dịch vụ khoan dầu

khí

Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ khoan

Dầu khí (PV Drilling)

CTCP Đầu tư Khoan Dầu khí Việt

Nam (PVDI)

5 2009 Sản xuất chăn gối

đệm

CTCP Mirae

CTCP Mirae Fiber

6 2010 Sản xuất hàng tiêu

dùng

CT TNHH Unilever Việt Nam

CT TNHH Unilever Quốc tế Việt Nam

7 2010 Bảo hiểm nhân thọ CT BHNT Prudential

CT BHNT AIA

8 2010 Kinh doanh thực

phẩm

CTCP Kinh Đô

CTCP Miền Bắc

CTCP Kem Kido's

9 2011 Dịch vụ nghỉ dưỡng CTCP Vinpearl

CTCP Vinpearl Hội An, Huế,

Vincharm

Bảng Thống kê các vụ việc TTKT được thông báo đến Cục QLCT

Page 136: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

136

Cho tới nay Cục QLCT đã phê chuẩn tất cả các vụ việc TTKT được thông báo.

Chưa có vụ việc nào thuộc dạng bị cấm theo quy định của Luật cạnh tranh.

Dưới đây là tóm tắt nội dung một số vụ việc thông báo/tham vấn đáng chú ý trong

những năm qua:

Vụ việc 1: Vụ sáp nhập giữa Công ty cổ phần giấy Tân Mai và công ty cổ phần

giấy Đồng Nai

Năm 2008, Cục QLCT đã thụ lý Hồ sơ Thông báo việc TTKT của Công ty cổ phần

giấy Tân Mai và Công ty Cổ phần giấy Đồng Nai. Hình thức TTKT là hợp nhất hai công

ty để hình thành doanh nghiệp mới là Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Mai, đồng thời

chấm dứt sự tồn tại của hai công ty trước đó. Sau khi nghiên cứu và phân tích thông tin về

các doanh nghiệp tham gia TTKT, xem xét tổng quan về ngành công nghiệp giấy (giấy in

báo) của Việt Nam bao gồm tình hình sản xuất giấy in báo tại Việt Nam, tình hình đầu tư,

nhập khẩu, đặc điểm thị trường xét trên góc độ thị phần, cũng như những đánh giá về

chính sách giá của doanh nghiệp, Cục Quản lý cạnh tranh đã cho phép hai doanh nghiệp

được phép thực hiện hợp nhất. Xét về tác động cấu trúc thị trường giấy in báo, quá trình

TTKT giữa hai công ty không làm thay đổi cấu trúc thị trường so với trước khi hợp nhất.

Mặt khác, Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Mai hình thành sau quá trình hợp nhất sẽ có

thêm lợi thế cạnh tranh về tiềm lực tài chính, nhân sự, công nghệ, thiết bị…do đó có thể

cạnh tranh với các doanh nghiệp nhập khẩu giấy in báo về chất lượng và giá cả. Bên cạnh

đó, những quan ngại gây hạn chế cạnh tranh của hoạt động TTKT này như việc lạm dụng

vị trí thống lĩnh để tăng giá bất hợp lý hay gây bất lợi cho khách hàng của doanh nghiệp

mới hình thành được đánh giá là không có khả năng xảy ra.

Vụ việc 2: Tham vấn đối với vụ sáp nhập giữa Tổng công ty PV Drilling và

Công ty PVDI

Năm 2009, Cục Quản lý Cạnh tranh đã nhận được công văn yêu cầu của Ủy ban

Chứng khoán về việc tham vấn và cho ý kiến hỗ trợ liên quan đến việc sáp nhập giữa

Tổng công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan dầu khí – PV Drilling (thành lập năm

2001) và Công ty Cổ phần Đầu tư Khoan Dầu khí Việt Nam – PVDI (thành lập tháng

4/2007).

Công ty PV Drilling hoạt động trong các lĩnh vực chủ yếu bao gồm dịch vụ cho thuê

và vận hành giàn khoan, dịch vụ kỹ thuật giếng khoan, cung cấp vật tư thiết bị khoan.

Trong đó dịch vụ cho thuê giàn khoan chiếm tới 40% doanh thu năm 2008 với 3.720 tỷ.

Page 137: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

137

Công ty PVDI có vốn điều lệ ban đầu là 1.000 tỷ đồng với 51% vốn do PV Drilling

nắm giữ và 49% vốn của cán bộ công nhân viên ngành dầu khí và các pháp nhân khác.

Việc thành lập PVDI nhằm mục đích chính là triển khai đầu tư 02 giàn khoan cho PV

Drilling.

Sau sáp nhập, 2 giàn khoan này sẽ thuộc sở hữu của PV Drilling và nâng tổng số

giàn khoan của PV Drilling lên 3 giàn khoan.

Sau khi xem xét vụ việc, Cục QLCT đã có công văn trả lời trường hợp sáp nhập của

2 công ty không thuộc đối tượng phải thông báo TTKT do thị phần dịch vụ khoan của PV

Drilling sau khi sáp nhập chỉ chiếm khoảng 25%. Thực chất đây là vụ sáp nhập công ty

con vào công ty mẹ nên cũng không làm thay đổi nhiều cấu trúc thị trường và ảnh hưởng

tới cạnh tranh. Bên cạnh đó, do tình hình khó khăn chung của kinh tế thế giới và Việt

Nam, việc sáp nhập PVDI vào PV Drilling được các bên cho là giải pháp tối ưu giúp

PVDI trong việc huy động nguồn vốn và tìm kiếm thị trường cho 2 giàn khoan mới, nâng

cao sức mạnh, tiềm lực tài chính và khả năng cạnh tranh của PV Drilling đồng thời mang

lại lợi ích cao cho cổ đông của 2 công ty.

Vụ việc 3: Tham vấn vụ việc sáp nhập công ty Mirae Fiber vào Mirae

Tháng 10/2009, Cục QLCT nhận được công văn từ CTCP Mirae tham vấn về việc

sáp nhập Mirae Fiber vào Mirae. CTCP Mirae (Mirae) tiền thân là Công ty TNHH Mirae

Fiber VN, chính thức thành lập năm 2001 với chủ đầu tư là Công ty TNHH Mirae Fiber

Technology Co., Ltd đặt tại Hàn Quốc, sau đó đã cổ phần hóa vào năm 2007. Công ty CP

Mirae Fiber tiền thân là chi nhánh của Công ty Mirae Fiber Vietnam, được tách ra hoạt

động độc lập và lấy tên là Công ty TNHH Mirae Fiber Hưng Yên, cổ phần hóa vào

09/2007. Sau khi tiếp nhận đầy đủ thông tin và nghiên cứu vụ việc, Cục QLCT đã trả lời

trường hợp sáp nhập này không thuộc đối tượng phải thông báo TTKT lên Cục quản lý

cạnh tranh theo quy định tại Điều 20, Luật Cạnh tranh 2004 (Thị phần kết hợp sau khi sáp

nhập trên thị trường liên quan đối với từng loại sản phẩm mà Công ty sau sáp nhập sản

xuất và kinh doanh thấp hơn 30%).

Vụ việc 4: Tham vấn vụ việc mua lại công ty BHNT AIA và BHNT Prudential

Tháng 4/2010, Cục QLCT nhận được công văn của hai Tập đoàn Prudential Plc (có

trụ sở tại Vương quốc Anh) và American International Group Inc (AIG – có trụ sở tại Hoa

Kỳ) để tham vấn về thỏa thuận mua lại AIA Group Limited (AIA) – một công ty con

thuộc sở hữu toàn bộ của AIG – của Prudential. Hiện tại hai tập đoàn này có các công ty

Page 138: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

138

con tại Việt Nam là Prudential Việt Nam và AIA Việt Nam với thị phần trên thị trường

bảo hiểm nhân thọ tương ứng là 39,97% và 6,67% căn cứ trên tổng doanh thu năm 2009.

Vì vậy trường hợp này nằm trong diện phải nộp hồ sơ thông báo TTKT chính thức tới

Cục QLCT do thị phần kết hợp của hai bên chiếm 46,64% thị phần (trên 30% và dưới

50%). Tuy nhiên, đến tháng 6/2010, đại diện của các bên đã thông báo chấm dứt hợp

đồng sáp nhập AIA vào Prudential, do đó vụ việc đã được đóng lại.

III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG THỰC THI QUY ĐỊNH VỀ KIỂM SOÁT

TTKT Ở VIỆT NAM

1. Môi trƣờng pháp lý của hoạt động M&A tại Việt Nam

Qua việc phân tích pháp Luật Cạnh tranh về TTKT và các quy định có liên quan

trong một số lĩnh vực pháp luật khác trên đây cũng như từ thực tiễn của hoạt động này

trong thời gian 6 năm kể từ khi Luật Cạnh tranh được ban hành, có thể tìm thấy một số

điểm khiếm khuyết trong môi trường pháp lý về TTKT cần được bổ sung, hoàn thiện như

sau:

Thứ nhất, Luật Cạnh tranh chưa đề cập đến việc kiểm soát đối với TTKT theo chiều

dọc, TTKT hỗn hợp. Ngoài ra, Luật cạnh tranh cũng chưa đề cập đến việc kiểm soát hình

thức liên kết thông qua đội ngũ lãnh đạo, quản lý chung. Những dạng TTKT này, có khả

năng xảy ra trong tương lai cùng với sự đa dạng hoạt động kinh doanh của các doanh

nghiệp trên thị trường, và có thể gây hạn chế cạnh tranh ở mức độ nhất định hoặc làm gia

tăng nguy cơ thỏa thuận giữa các doanh nghiệp sau khi tiến hành TTKT.

Thứ hai, ngoài các quy định có nội dung khái quát và mang tính nguyên tắc trong

Mục 3 Chương II Luật Cạnh tranh, và tại Mục 5, Chương II – Nghị định số 116/2005/NĐ-

CP, hiện nay vẫn chưa có các hướng dẫn cụ thể. Luật Cạnh tranh vẫn chưa có quy định để

trao quyền cho cơ quan quản lý cạnh tranh trong việc xây dựng nội dung thẩm tra trong

thủ tục thông báo, thủ tục miễn trừ các trường hợp TTKT và quy chế kiểm soát TTKT.

Nếu khung pháp lý này được hoàn thiện, doanh nghiệp có thể hình dung được phạm vi

của quyền tự do kinh doanh liên quan đến hoạt động sáp nhập, hợp nhất, mua lại, góp vốn

thành lập doanh nghiệp… mà họ muốn thực hiện.

Thứ ba, về tổng thể pháp luật liên quan đến TTKT bao gồm các quy định thuộc

nhiều chế định pháp luật khác nhau, trong đó cơ bản là pháp luật về tổ chức lại doanh

nghiệp, pháp luật về thực hiện quyền góp vốn, mua cổ phần, chuyển nhượng vốn góp,

pháp luật đầu tư, pháp luật chứng khoán… Trong các lĩnh vực này, bước đầu đã có sự

Page 139: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

139

quan tâm ở mức độ nhất định đến việc kiểm soát kinh tế bằng quy định dẫn chiếu đến các

quy định của Luật Cạnh tranh. Tuy nhiên, vẫn chưa có quy định về cơ chế phối hợp giữa

các thủ tục kiểm soát TTKT với thủ tục quản lý nhà nước trong việc đăng ký kinh doanh,

thủ tục đầu tư…, chưa có quy chế liên kết làm việc giữa cơ quan chịu trách nhiệm chính

trong việc kiểm soát TTKT là Cục QLCT với các cơ quan quản lý nhà nước trong các lĩnh

vực nói trên. Mặc dù đã có sự liên kết về mặt pháp lý nhưng việc thiếu quy định về cơ chế

phối hợp trong quá trình thực thi khiến cho việc kiểm soát TTKT trên thực tế là khó thực

hiện.

2. Bất cập khi sử dụng thị phần làm tiêu chí để đánh giá vụ việc TTKT

2.1. Khó khăn đối với doanh nghiệp khi sử dụng thị phần làm tiêu chí để thông

báo

Luật Cạnh tranh sử dụng thị phần làm cơ sở phân loại nhóm TTKT và là tiêu chí duy

nhất để xác định cách thức xử lý. Thực tế cho thấy, mặc dù số lượng các giao dịch TTKT

là khá lớn và tăng mạnh trong các năm vừa qua, quy mô của nhiều giao dịch cũng không

nhỏ nhưng số lượng các giao dịch được thông báo đến Cục QLCT vẫn còn khá thấp. Một

phần vì các doanh nghiệp đã thực hiện TTKT trên các thị trường có thị phần kết hợp

không cao (dưới ngưỡng kiểm soát 30%), nhưng quy định nghĩa vụ phải thông tin chính

xác về thị phần của các bên tham gia TTKT là một khó khăn cho doanh nghiệp. Trên thực

tế, doanh nghiệp chỉ có thể biết và chịu trách nhiệm về doanh số của mình mà không có

nghĩa vụ phải nắm được doanh số của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường (căn cứ để

tính toán thị phần của các bên tham gia TTKT). Việc yêu cầu doanh nghiệp phải thu thập

một khối lượng lớn thông tin liên quan đến thị trường và thị phần tạo một áp lực rất lớn

cho các doanh nghiệp mong muốn thực hiện thủ tục thông báo hoặc tham vấn ý kiến của

Cục QLCT. Điều này phần nào giải thích lý do tại sao rất nhiều vụ việc TTKT đã diễn ra

nhưng chỉ có một số ít được thông báo tới Cục QLCT.

Bên cạnh đó, từ góc độ của doanh nghiệp, việc xác định các đối thủ cạnh tranh để

đưa ra các quyết định về sản xuất, kinh doanh phù hợp cũng có nhiều điểm khác biệt so

với kỹ thuật xác định thị trường liên quan (cả thị trường sản phẩm và thị trường địa lý)

theo quy định của Luật Cạnh tranh. Điều này cũng sẽ tạo ra những tính toán thị phần kết

hợp khác nhau từ phía Cơ quan cạnh tranh và doanh nghiệp.

Ngoài ra, việc sử dụng yếu tố thị phần kết hợp làm căn cứ để kiểm soát TTKT cho

thấy Luật Cạnh tranh Việt Nam chỉ kiểm soát các trường hợp TTKT theo chiều ngang. Vì

vậy, việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại, liên doanh giữa các doanh nghiệp không cùng thị

trường liên quan (các dạng sáp nhập theo chiều dọc và tổ hợp) không chịu sự kiểm soát của

Luật Cạnh tranh.

Page 140: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

140

2.2. Hạn chế khi đánh giá vụ việc TTKT chỉ dựa trên tiêu chí thị phần

Về nguyên tắc, Điều 18 Luật Cạnh tranh chỉ cấm thực hiện TTKT khi thị phần kết

hợp chiếm trên 50% thị trường. Một khi khẳng định thị phần kết hợp của các doanh

nghiệp chỉ ở mức 50% trở xuống thì cơ quan quản lý cạnh tranh sẽ trả lời trường hợp đó

không bị cấm. Nói cách khác, thủ tục thông báo đơn giản chỉ là quá trình xác định lại một

cách chính xác về thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia TTKT mà chưa là quá

trình đánh giá tác động của TTKT đến thị trường ở nhiều phương diện.

Cách tiếp cận này làm cho pháp luật kiểm soát TTKT chưa thực sự hiệu quả bởi

những lẽ sau đây:

Về bản chất, đánh giá tác động của việc TTKT đến thị trường luôn hướng về

tương lai. Khi tiến hành thủ tục thông báo (trước khi tiến hành TTKT), hậu quả hạn chế

cạnh tranh chưa thực sự xảy ra. Các số liệu chứng minh về thị phần chỉ phản ánh năng lực

cạnh tranh của từng doanh nghiệp tham gia trong quá khứ hoặc ở hiện tại. Nếu chỉ dựa

vào chúng để đánh giá tác động của TTKT đến tương lai của thị trường cạnh tranh có

nghĩa là chúng ta đang đặt thị trường trong trạng thái tĩnh. Trong sự vận động không

ngừng của thị trường, nhiều khi sự kiện sáp nhập, mua lại, liên doanh… giữa các doanh

nghiệp là nguyên nhân tạo nên những biến động về thị phần trên thị trường một cách

nhanh chóng (doanh nghiệp sau khi TTKT không cần thực hiện bất cứ chiến lược cạnh

tranh nào mà có thể tăng được thị phần ở một mức độ nhất định). Thế nên, trong nhiều

trường hợp, thị phần kết hợp của doanh nghiệp gần đạt đến mức bị cấm mặc nhiên, song

tác động của sự kiện TTKT đã làm cho chúng phát triển đến hoặc vượt qua ngưỡng bị

cấm. Như vậy, mức thị phần kết hợp ở hiện tại chưa đủ để chứng minh về tác hại chắc

chắn trong tương lai gần của việc TTKT.

Trong lý thuyết cạnh tranh, khả năng hạn chế cạnh tranh của TTKT không chỉ là

việc làm thay đổi cơ cấu cạnh tranh của thị trường mà còn là khả năng tăng cường quyền

lực thị trường để thực hiện hành vi phản cạnh tranh trong tương lai. Thế nên, đặt trong bối

cảnh nhất định, việc TTKT cũng có thể bị coi là nguy hại cho thị trường cạnh tranh nếu

đem lại cho doanh nghiệp khả năng chi phối thị trường và tiềm năng thực hiện hành vi phản

cạnh tranh cho dù mức thị phần kết hợp hiện tại chưa đủ để bị cấm mặc nhiên. Xét trong

bối cảnh lịch sử, tại thời điểm ban hành Luật Cạnh tranh thì quy định cấm này có thể có

tính hợp lý nhất định, nhưng với sự vận động của nền kinh tế cũng như qua kinh nghiệm

thực thi của cơ quan cạnh tranh, quy định này rất cần được xem xét điều chỉnh cho phù hợp.

Ngoài ra, việc đặt ra ngưỡng thị phần 50% để cấm thực hiện giao dịch TTKT không

phản ánh đúng thực trạng của nền kinh tế. Số liệu thống kê về các vụ việc TTKT ở Phần

II cho thấy đa phần các vụ việc đều có mô trung bình với mức thị phần kết hợp khoảng

Page 141: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

141

30% trên thị trường được xem xét. Do đó, ngoài việc hạn chế thẩm quyền của cơ quan

cạnh tranh trong việc đánh giá vụ việc TTKT, ngưỡng thị phần 50% theo quy định của

Luật Cạnh tranh có thể bỏ sót các vụ việc TTKT có khả năng gây hạn chế cạnh tranh trên

thị trường liên quan.

3. Khó khăn với cơ quan quản lý cạnh tranh về thu thập thông tin, dữ liệu

Hiện nay, ngoài cơ quan quản lý cạnh tranh có chức năng kiểm soát các hoạt động

TTKT đối với những trường hợp thuộc diện phải thông báo hoặc bị cấm, một số cơ quan

quản lý nhà nước chuyên ngành khác cũng có chức năng kiểm soát mua lại, sáp nhập

trong phạm vi ngành, cụ thể là:

Bộ KHĐT và Sở Kế hoạch đầu tư các tỉnh thành phố:

o Thẩm định và cấp giấy phép cho các dự án đầu tư;

o Thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh do nguyên nhân sáp nhập, hợp nhất,

mua lại, liên doanh;

o Khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua các chương trình xúc tiến

đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Ủy ban Chứng khoán nhà nước:

o Việc sáp nhập, hợp nhất các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ phải

được sự chấp thuận của Ủy ban

Ngân hàng nhà nước:

o Việc sáp nhập, hợp nhất các tổ chức tín dụng phải được Ngân hàng nhà nước

chấp thuận bằng văn bản.

Các cơ quan điều tiết ngành:

o Viễn thông: phải thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành nếu thị phần kết

hợp trên 30%

Tuy nhiên, bên cạnh những bất cập trong hệ thống thông báo nêu trên, hiện nay chưa

có một cơ chế phối hợp và trao đổi thông tin giữa các cơ quan trong việc kiểm soát TTKT

dẫn đến việc nắm bắt các thông tin, dữ liệu về các vụ việc TTKT còn nhiều khó khăn và

không đầy đủ. Hiện tại, Cục Quản lý Cạnh tranh chủ yếu dựa vào các nguồn thông tin: từ

phía doanh nghiệp thực hiện TTKT, phương tiện thông tin truyền thông trong nước và

quốc tế, sự hợp tác của một số Sở KH-ĐT…

Page 142: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

142

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. Khuyến nghị về phạm vi và các hình thức TTKT phải kiểm soát

1. Mở rộng về hình thức và hành vi giao dịch TTKT cần phải điều chỉnh.

Như đã phân tích ở trên, việc sử dụng tiêu chí thị phần kết hợp của các doanh nghiệp

tham gia TTKT để đánh giá một vụ việc TTKT cho thấy Luật cạnh tranh Việt Nam chỉ

điều chỉnh các vụ việc TTKT theo chiều ngang. Các tác động phản cạnh tranh tiềm ẩn của

dạng TTKT theo chiều ngang là rõ rệt khi doanh nghiệp sau khi sáp nhập có một sức

mạnh thị trường đáng kể. Dạng TTKT này cũng được chú trọng trong các chính sách

kiểm soát TTKT của nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, cả về mặt học thuật lẫn thực

tiễn đã chỉ ra rằng, các dạng TTKT theo chiều dọc không phải không tiềm ẩn những tác

động xấu tới cạnh tranh mặc dù không làm thay đổi trực tiếp tới cấu trúc thị trường.

Không thể phủ nhận các tác động tích cực tới cạnh tranh và phúc lợi xã hội có thể có

của một vụ sáp nhập theo chiều dọc. Rõ thấy nhất là một vụ TTKT giữa hai doanh nghiệp

nằm ở 2 công đoạn liền kề của một chuỗi sản xuất và đều có sức mạnh trên các thị trường

liên quan. Vụ sáp nhập sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động vì lúc này các hoạt động trước là

tách biệt của 2 doanh nghiệp nay đã được thực hiện một cách thống nhất và đồng bộ. Nếu

không có vụ sáp nhập, giá cuối cùng của sản phẩm sẽ hàm chứa mức lợi nhuận biên kép

của cả hai doanh nghiệp, khi mỗi doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất đều có thể tăng giá,

tức là làm hạn chế quyết định về đầu vào của doanh nghiệp nằm ở công đoạn sau của

chuỗi. Với những lợi ích trên và khả năng tác động trực tiếp tới cấu trúc thị trường, nhìn

chung các cơ quan cạnh tranh ít chú ý tới các vụ sáp nhập dạng này.

Tuy nhiên, các giao dịch TTKT kiểu này cũng có khả năng gây ra tác động hạn chế

cạnh tranh nhất định trên mỗi cấp độ thị trường là nơi hoạt động của các doanh nghiệp

tham gia TTKT ngay cả khi doanh nghiệp được hình thành sau TTKT không cần phải

thực hiện các hành vi phản cạnh tranh. Hai tác động phổ biến nhất được các cơ quan cạnh

tranh quan tâm là phân biệt giá (price discrimination) và phong tỏa thị trường (market

foreclosure).

Page 143: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

143

Ngoài ra, có một số dạng giao dịch thuộc dạng biên30

cũng cần phải được Luật cạnh

tranh xem xét điều chỉnh như: mua lại phần sở hữu của cổ đông thiểu số; mua/bán một

phần tài sản độc lập. Những giao dịch dạng này có thể được xem xét điều chỉnh dưới dạng

kiểm soát TTKT.

Mặt khác, khi một giao dịch TTKT được thực hiện trong nội bộ doanh nghiệp thì

giao dịch TTKT đó có thể được coi là một hoạt động tái cấu trúc của bản thân doanh

nghiệp và không làm thay đổi đáng kể tình trạng cạnh tranh trên thị trường. Do đó, cần

phải có quy định miễn trừ đối với các dạng giao dịch nội bộ này.

Do đó, Nhóm nghiên cứu kiến nghị cần xem xét mở rộng việc điều chỉnh cả về hình

thức và hành vi của giao dịch TTKT.

2. Cần xem xét kiểm soát cả các giao dịch TTKT được thực hiện ngoài lãnh thổ

Việt Nam nhưng có tác động gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường

Việt Nam.

Được đánh giá là một nền kinh tế năng động, thu nhập quốc dân tăng tương đối

nhanh, quy mô thị trường khá lớn và còn nhiều tiềm năng phát triển, chi phí sản xuất thấp

hơn nhiều nước khác trong khu vực, trong những năm qua Việt Nam đã thu hút sự quan

tâm đáng kể của các tập đoàn đa quốc gia. Trên thực tế có nhiều công ty đa quốc gia đã có

sự hiện diện tại Việt Nam và trong số đó có nhiều sản phẩm và dịch vụ do các công ty này

cung cấp có thị phần đáng kể trên thị trường trong nước.

Một vấn đề đặt ra là hiện tại Luật cạnh tranh Việt Nam chỉ mới kiểm soát bằng hình

thức thông báo hoặc cấm/miễn trừ đối với hoạt động TTKT thực hiện trên lãnh thổ Việt

Nam. Giả định một vụ sáp nhập giữa hai tập đoàn đa quốc gia đã được cho phép tại các

quốc gia khác. Hai tập đoàn này đều có mặt trên thị trường Việt Nam với thị phần kết hợp

thuộc dạng bị cấm theo quy định của Luật cạnh tranh Việt Nam31

. Trong trường hợp đó,

các bên sẽ phải cân nhắc các tình huống sau:

30

Nêu tại Mục I.2 của Chương I. 31

Trường hợp này đã có tiền lệ khi Prudential có kế hoạch mua lại AIA trong đó thị phần kết hợp của hai công ty

con tại Việt Nam của hai tập đoàn này được báo cáo cho Cơ quan cạnh tranh Việt Nam là chiếm gần 50% thị trường

bảo hiểm nhân thọ. Con số này lớn hơn tất cả các thị trường khác tại châu Á mà hai tập đoàn này hoạt động (Hàn

Quốc, Singapore, Nhật bản, Malaysia,…). Tuy nhiên, tại các quốc gia có pháp luật kiểm soát TTKT thì vụ M&A này

đã phải báo cáo chính thức cho cơ quan cạnh tranh nước sở tại ngay từ giai đoạn các bên đạt được thỏa thuận mua

lại.

Page 144: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

144

Các bên vẫn tiến hành TTKT nhưng không thông báo hoặc không xin hưởng

miễn trừ. Các doanh nghiệp tham gia vụ việc sẽ phải đối mặt với một rủi ro pháp lý khá

lớn nếu bị cơ quan cạnh tranh phát hiện, điều tra với mức phạt có thể lên tới 10% tổng

doanh thu của năm trước thời điểm vi phạm cũng như phải chia tách doanh nghiệp đã hợp

nhất, sáp nhập trở về trạng thái trước khi TTKT.

Trong trường hợp tiến hành thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh và

không được hưởng miễn trừ, các doanh nghiệp liên quan sẽ phải đối mặt với các lựa chọn:

o Tiếp tục duy trì sự tồn tại độc lập của hai doanh nghiệp có sự liên hệ với nhau

về mặt quản lý. Trên thực tế, khi các công ty mẹ ở nước ngoài đã sáp nhập xong thì không

có lý do nào mà hoạt động của các công ty con là độc lập trong các quyết định về sản

phẩm, sản lượng và giá cả. Điều này cũng đưa các công ty đó gặp một rủi ro pháp lý

không kém phần nghiêm trọng là hành vi thỏa thuận, thông đồng gây hạn chế cạnh tranh

với các mức phạt rất lớn.

o Một bên trong vụ việc TTKT sẽ phải bán lại cho một doanh nghiệp khác hoặc

giải thể. Trên thực tế, cả hai cách giải quyết này đều hết sức tốn kém cả về thời gian và

tiền bạc.

o Trong trường hợp xấu nhất, để đảm bảo kinh doanh ở Việt Nam thì vụ việc

TTKT có thể phải hủy bỏ dù đã được chấp nhận ở các quốc gia khác.

Như vậy, có thể nói trong bất kỳ tình huống nào, việc sáp nhập các công ty đa quốc

gia có hoạt động tại Việt Nam nếu có tiềm ẩn khả năng gây hạn chế cạnh tranh tại Việt

Nam sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy, việc cơ quan cạnh tranh Việt Nam

được thông báo để xem xét ngay từ giai đoạn đầu để có được những đánh giá phù hợp là

cần thiết.

Do đó, Nhóm nghiên cứu kiến nghị cần có thêm các quy định điều chỉnh hoạt động

TTKT của các doanh nghiệp nước ngoài có hoạt động tại Việt Nam.

II. Khuyến nghị về bổ sung ngƣỡng thông báo TTKT

Luật cạnh tranh Việt Nam kiểm soát vụ việc TTKT thông qua tiêu chí thị phần. Như

đã phân tích ở trên, việc sử dụng tiêu chí thị phần để xác định ngưỡng thông báo tập trung

kinh tế sẽ giúp cơ quan cạnh tranh có được đánh giá ban đầu chính xác hơn về khả năng

gây hạn chế cạnh tranh của vụ việc, từ đó gia tăng tỷ trọng các vụ việc thực sự có vấn đề

về cạnh tranh trong tổng số các vụ việc mà cơ quan cạnh tranh phải xem xét. Tuy nhiên,

các tiếp cận sử dụng tiêu chí thị phần trên thị trường liên quan cũng gây ra rất nhiều khó

Page 145: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

145

khăn cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục thông báo TTKT như xác định

thị trường liên quan, xác định thị phần của mình trên thị trường liên quan. Kinh nghiệm

của các quốc gia đã tiến hành sửa đổi quy định kiểm soát TTKT cho thấy, lợi ích từ việc

sử dụng tiêu chí thị phần để xác định ngưỡng thông báo TTKT không thể bù đắp cho

những khó khăn và chi phí mà doanh nghiệp phải gánh chịu. Trên thực tế, hầu hết các hệ

thống kiểm soát TTKT chỉ sử dụng tiêu chí doanh thu để xác định ngưỡng thông báo

TTKT.

Các lợi ích của việc sử dụng tiêu chí doanh thu để xác định ngưỡng thông báo

TTKT bao gồm:

Doanh nghiệp có thể dễ dàng cung cấp số liệu về doanh thu của các bên tham

gia vụ việc TTKT;

Ngưỡng thông báo theo doanh thu là phù hợp với thông lệ quốc tế trong kiểm

soát TTKT.

Cơ quan quản lý cạnh tranh, nếu thấy cần thiết để đánh giá tác động tiềm ẩn tới

cạnh tranh của vụ việc, sẽ yêu cầu các doanh nghiệp tham gia TTKT và các doanh nghiệp

hoạt động trên cùng thị trường liên quan cung cấp thêm thông tin. Sẽ là hợp lý hơn khi

việc thu thập thông tin về thị trường được cơ quan cạnh tranh thực hiện.

Với các lý do trên, thay vì quy định ngưỡng dựa trên thị phần như hiện tại trong

Luật Cạnh tranh, Nhóm nghiên cứu khuyến nghị sử dụng tiêu chí ―doanh thu‖ làm cơ sở

xác định ngưỡng thông báo TTKT.

Trên thực tế, khi xem xét các lựa chọn thay thế cho tiêu chí thị phần, đã có sự cân

nhắc giữa hai tiêu chí ―tổng doanh thu‖ và ―tổng tài sản‖. Tuy nhiên, có thể thấy, tiêu chí

―tổng tài sản‖ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc xác định hơn. Có nhiều trường hợp (đặc

biệt là đối với các công ty nước ngoài) có thể có tổng doanh thu rất lớn trên thị trường

Việt Nam nhưng tổng tài sản tại Việt Nam lại không đáng kể. Do đó, nếu xét từ quan

điểm xác định sự hiện diện của một doanh nghiệp trong nền kinh tế, tổng doanh thu sẽ là

chỉ dấu đại diện tốt hơn tổng tài sản. Và nếu áp dụng ngưỡng thông báo theo tổng doanh

thu, thì cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài đều được đối xử như

nhau.

Đồng thời, theo kinh nghiệm quốc tế, tỷ lệ giữa ―tổng doanh thu‖ và ―tổng tài sản‖

đối với các tổ chức tài chính (ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán,…) hoàn

toàn khác với các hình thức doanh nghiệp thông thường theo nghĩa là ―tổng tài sản‖ của

Page 146: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

146

các tổ chức này thường là rất lớn. Đây cũng là một lập luận cho thấy nếu áp dụng tiêu chí

thông báo là ―tổng tài sản‖ thì cần phải có sự phân định giữa các tổ chức tài chính với các

loại doanh nghiệp khác.

III. Khuyến nghị về đánh giá tác động cạnh tranh của vụ việc TTKT

1. Về xác định thị trƣờng liên quan

Nhìn chung, cách thức xác định thị trường liên quan của Luật cạnh tranh Việt Nam

cũng phù hợp với các nguyên tắc được sử dụng phổ biến: dựa trên việc đánh giá khả năng

thay thế về cầu và khả năng thay thế về cung.

Các tiêu chí xác định thị trường liên quan của Luật cạnh tranh Việt Nam là được quy

định rất cụ thể tại Nghị định 116. Về mặt tích cực, việc quy định cụ thể như vậy giúp

nâng cao tính minh bạch của pháp luật cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan cạnh

tranh trong quá trình thực thi luật. Tuy nhiên, việc liệt kê các tiêu chí cụ thể cũng như

giản lược hóa các đánh giá về mặt kinh tế trong quá trình xác định thị trường liên quan đã

gây không ít khó khăn cho cơ quan cạnh tranh và trong một số trường hợp có hướng việc

đánh giá của cơ quan cạnh tranh xa rời khỏi thực tế thị trường.

Thứ nhất, Khoản 2, Điều 4, Nghị định 116 quy định: ―đặc tích của hàng hóa, dịch vụ

được xác định theo một hoặc một số căn cứ sau: (a) tính chất vật lý, (b) tính chất hóa học,

(c) tính năng kỹ thuật, (d) tác dụng phụ đối với người sử dụng, (đ) khả năng hấp thụ. Các

tiêu chí cụ thể nêu trên có thể phù hợp đối với hàng hóa nhưng không có một sự liên quan

nào tới dịch vụ. Do đó, trong trường hợp cần phải xác định thị trường liên quan của một

loại dịch vụ, cơ quan cạnh tranh không thể áp dụng các tiêu chí này để xác định đặc tích

của dịch vụ, từ đó, không đảm bảo đầy đủ các yếu tố xác định thị trường liên quan theo

quy định của luật32

.

Thứ hai, về cách thức xác định khả năng thay thế cho nhau về giá, Điểm c, Khoản 5,

Điều 4, Nghị định 116 quy định ―Hàng hóa, dịch vụ được coi là có thể thay thế được cho

nhau về giá cả nếu trên 50% của một lượng mẫu ngẫu nhiên 1.000 người tiêu dùng sinh

sống tại khu vực địa lý liên quan chuyển sang mua hoặc có ý định mua hàng hóa, dịch vụ

khác có đặc tính, mục đích sử dụng giống với hàng hóa, dịch vụ mà họ đang sử dụng hoặc

có ý định sử dụng trong trường hợp giá của hàng hóa, dịch vụ đó tăng lên quá 10% và

được duy trì trong 06 tháng liên tiếp‖. Có thể thấy đây là một hình thức đơn giản của phép

32

Khoản 1, Điều 4, Nghị định 116 quy định ―thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch

vụ có thể thay thế cho nhau cả về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả‖.

Page 147: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

147

thử SSNIP được các cơ quan cạnh tranh trên thế giới công nhận rộng rãi trong việc xác

định thị trường liên quan. Về bản chất, phép thử SSNIP (small but significant and non-

transitory increase in price – mức tăng giá tối thiểu đủ để khách hàng chuyển sang sử

dụng sản phẩm thay thế khác) là nhằm kiểm tra khả năng nhà độc quyền giả định có thể

thu lợi từ việc tăng giá sản phẩm/dịch vụ ở mức độ nhất định (5%-10%) trong một khoảng

thời gian nhất định (6 tháng – 1 năm). Trong trường hợp việc tăng giá đó giúp nhà độc

quyền có thể thu được lợi nhuận (mức sụt giảm trong sản lượng bán ra, tương ứng với

lượng khách hàng chuyển sang sử dụng sản phẩm/dịch vụ khác, không đủ lớn để để làm

giảm lợi nhuận từ việc tăng giá) thì thị trường sản phẩm liên quan đã được xác định.

Trong trường hợp nhà độc quyền không thể thu lợi từ việc tăng giá thì thị trường sản

phẩm liên quan sẽ được mở rộng hơn.

Trên thực tế, số lượng vụ việc sử dụng phép thử SSNIP thuần túy là rất ít do khó

khăn về mặt thu thập dữ liệu thị trường và sự tốn kém trong việc tổ chức lấy ý kiến người

tiêu dùng. Do đó, các cơ quan cạnh tranh thường sử dụng công cụ thay thế độ co giãn về

cầu để gián tiếp đánh giá khả năng tăng giá của nhà độc quyền giả định.

Do đó, quy định về xác định khả năng thay thế về giá tại Nghị định 116 có những

nhược điểm sau:

Yêu cầu trên 50% mẫu chuyển sang sử dụng một hàng hóa/dịch vụ khác để xác

định khả năng thay thế giữa hai loại sản phẩm/dịch vụ là quá chặt chẽ. Bởi với mức tăng

giá 10%, có thể số lượng người sử dụng sản phẩm/dịch vụ quyết định không tiếp tục sử

dụng hàng hóa/dịch vụ đó nữa chiếm trên 50%. Tuy nhiên, để trên 50% lượng khách hàng

chuyển sang sử dụng một sản phẩm/dịch vụ khác là không khả thi và thường dẫn đến kết

quả thị trường liên quan được xác định là của chính sản phẩm/dịch vụ được khảo sát hay

có thể hiểu là doanh nghiệp bị điều tra là doanh nghiệp độc quyền trên thị trường liên

quan được xác định theo quy định của Luật cạnh tranh. Điều này không phản ánh đúng

với thực tế cạnh tranh trên thị trương.33

33

Kinh nghiệm từ việc thực hiện khảo sát giá theo quy định của Luật cạnh tranh trong vụ bia cho thấy: có trên 50%

số lượng người được phỏng vấn cho biết sẽ không tiếp tục sử dụng sản phẩm được hỏi trong trường hợp giá của sản

phẩm đó tăng lên 10% trong khoảng thời gian 6 tháng. Tuy nhiên, họ lại quyết định lựa chọn các sản phẩm thay thế

khác nhau chứ không phải là một sản phẩm duy nhất khác. Do đó, kết quả khảo sát cho thấy, lượng người tiêu dùng

chuyển sang sử dụng một sản phẩm thay thế khác không đáp ứng ngưỡng 50% như quy định của luật. Như vậy, có

thể hiểu, theo cách xác định thị trường liên quan được quy định tại Nghị định 116, thị trường sản phẩm liên quan của

vụ việc là thị trường của chính sản phẩm đó, không bao gồm các sản phẩm cạnh tranh nào khác. Điều này không

phản ánh đúng thực tế cạnh tranh trên thị trường bia.

Page 148: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

148

Việc yêu cầu thực hiện khảo sát trong mọi trường hợp xác định khả năng thay

thế về giá gây ra lãng phí về nguồn lực cho cơ quan cạnh tranh. Thay vào đó, việc đưa ra

nguyên tắc xác định khả năng thay thế về giá và cho phép cơ quan cạnh tranh sử dụng các

công cụ phù hợp nhất tùy vào đặc điểm của từng vụ việc sẽ giúp tiết kiệm cả về thời gian

và chi phí. Ví dụ, với bản chất của phép thử SSNIP như nêu ở trên, cơ quan cạnh tranh có

thể đánh giá khả năng tăng giá của nhà độc quyền giả định thông qua độ co giãn chéo về

cầu.

Tóm lại, Nhóm nghiên cứu kiến nghị, không nên áp dụng một cách cứng nhắc các

đánh giá mang tính kỹ thuật đối với việc xác định thị trường liên quan. Cần mở rộng các

tiêu chí đánh giá để xác định thị trường liên quan cả về định tính và định lượng để đảm

bảo xác định một thị trường liên quan phản ánh đúng thực tế của vụ việc.

2. Đánh giá tác động của vụ việc TTKT

Theo quy định hiện hành, việc đánh giá vụ việc TTKT chủ yếu tập trung vào việc

xác định thị phần của các doanh nghiệp tham gia TTKT trên thị trường liên quan. Vụ việc

TTKT sẽ bị cấm trong trường hợp thị phần kết hợp của các bên tham gia TTKT chiếm

trên 50% trên thị trường liên quan. Trong trường hợp đó, để có thể tiến hành giao dịch

TTKT, các bên liên quan cần phải thực hiện thủ tục xin hưởng miễn trừ theo quy định tại

Điều 19, Luật cạnh tranh.

Điều 19, Luật cạnh tranh quy định hai trường hợp cho phép hưởng miễn trừ đối với

vụ việc TTKT bị cấm: (i) một bên trong vụ việc đang trong có nguy cơ giải thể hoặc lầm

vào tình trạng phá sản và (ii) tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế

- xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ.

Với cách tiếp cận như trên, có thể thấy, Luật cạnh tranh mặc nhiên công nhận: khi

thị phần kết hợp của các bên tham gia chiếm trên 50% trên thị trường liên quan thì vụ việc

TTKT không gây ra hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể. Điều này đồng nghĩa với việc

nếu thị phần kết hợp của các bên tham gia chiếm từ 50% trở xuống trên thị trường liên

quan thì vụ việc đó không gây ra tác động hạn chế cạnh tranh. Trong trường hợp này, cơ

quan cạnh tranh không có nghĩa vụ/quyền hạn để đánh giá tác động cạnh tranh của vụ

việc TTKT.

Ngay cả trong trường hợp vụ việc TTKT thuộc diện bị cấm thì đánh giá về mặt cạnh

tranh của cơ quan cạnh tranh cũng bị hạn chế. Theo quy định của Điều 19 như nêu ở trên,

đánh giá của cơ quan cạnh tranh chỉ dừng lại ở việc xem xét hiệu quả mà vụ việc TTKT

Page 149: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

149

có thể mang lại cho sự phát triển kinh tế xã hội. Không có một đánh giá nào liên quan tới

cạnh tranh bởi sự công nhận mặc nhiên rằng với mức thị phần kết hợp trên 50%, các

doanh nghiệp tham gia TTKT đã gây ra hạn chế cạnh tranh trên thị trường, dù có thực

hiện các hành vi phản cạnh tranh (theo quy định điều chỉnh về thỏa thuận hạn chế cạnh

tranh và lạm dụng vị trí thống lĩnh) hay không.

Trên thực tế, đối với một số thị trường, chỉ cần mức thị phần 10%-20% đã đủ mang

lại cho doanh nghiệp một sức mạnh tuyệt đối trên thị trường, đặc biệt đối với các thị

trường phân tán và có sự chênh lệch đáng kể trong thị phần giữa doanh nghiệp/nhóm

doanh nghiệp đứng đầu trên thị trường với các doanh nghiệp đứng sau. Ngược lại, cũng

tồn tại những thị trường chỉ có một số ít doanh nghiệp, với mức thị phần của các doanh

nghiệp đứng đầu có sự chênh lệch không đáng kể thì việc tiến hành TTKT giữa một

doanh nghiệp trong nhóm đứng đầu thị trường với doanh nghiệp có thị phần nhỏ sẽ không

làm thay đổi đáng kể đến cấu trúc thị trường và tương quan cạnh tranh trên thị trường.

Do đó, quy định hiện tại của Luật cạnh tranh không chỉ hạn chế thẩm quyền của cơ

quan cạnh tranh trong việc đánh giá tác động cạnh tranh của vụ việc TTKT mà còn không

phản ánh được chính xác thực tế thị trường, dẫn tới bỏ sót những trường hợp có khả năng

gây hạn chế cạnh tranh hoặc cấm những trường hợp trên thực tế không gây ra tác động

phản cạnh tranh.

Kinh nghiệm ở các quốc gia phát triển cho thấy, luôn có một sự nhất quán giữa mục

tiêu của chính sách kiểm soát TTKT và các hoạt động thực thi pháp luật về kiểm soát

TTKT. Như đã nêu tại phần đầu của nghiên cứu, mục tiêu chung nhất của chính sách

kiểm soát TTKT là nhằm ngăn ngừa việc thay đổi cấu trúc thị trường có thể dẫn đến việc

làm tổn hại tới động lực cạnh tranh trên thị trường, từ đó làm suy giảm hiệu quả kinh tế và

xâm hại tới lợi ích của người tiêu dùng. Từ đó, các hoạt động thực thi chính sách TTKT

luôn tập trung vào hai điểm chính: đảm bảo động lực cạnh tranh trên thị trường và hiệu

quả kinh tế cũng như lợi ích người tiêu dùng.

Do đó, pháp luật cạnh tranh các nước trao quyền rất lớn cho cơ quan cạnh tranh

trong việc đánh giá tác động cạnh tranh của vụ việc TTKT, đồng thời cũng cho phép cơ

quan cạnh tranh tiến hành các biện pháp để đảm bảo đạt được lợi ích kinh tế cũng như

quyền lợi người tiêu dùng. Tiêu chí quan trọng nhất là đảm bảo, bảo vệ cạnh tranh trên thị

trường. Do đó, những vụ việc TTKT có khả năng gây hạn chế cạnh tranh trên thị trường

đều bị cấm. Trong trường hợp vụ việc TTKT có mang lại hiệu quả kinh tế hoặc lợi ích

cho người tiêu dùng, cơ quan cạnh tranh có thể yêu cầu thực hiện các biện pháp khắc

Page 150: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

150

phục để đảm bảo hiệu quả kinh tế hoặc lợi ích thu được từ vụ việc TTKT sẽ được chuyển

tới người tiêu dùng. Tuy nhiên, có một nguyên tắc cơ bản luôn phải tuân thủ trước khi cho

phép tiến hành giao dịch TTKT là phải đảm bảo giao dịch đó không loại bỏ cạnh tranh

trên thị trường và giao dịch TTKT là biện pháp duy nhất để mang lại hiệu quả kinh tế

hoặc lợi ích cho người tiêu dùng.

Với những đánh giá nêu trên, Nhóm nghiên cứu kiến nghị thay đổi cách thức đánh

giá vụ việc TTKT để hướng mục tiêu của việc đánh giá vụ việc TTKT là nhằm xác định

và ngăn ngừa tác động hạn chế cạnh tranh của vụ việc TTKT hoặc đưa ra các biện pháp

khắc phục để vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế hoặc quyền lợi người tiêu dùng, vừa hạn chế

các tác động phản cạnh tranh của vụ việc.

Về phương pháp đánh giá tác động của vụ việc TTKT, cần cân nhắc các nhân tố sau:

Thị phần và các phương pháp đánh giá mức độ tập trung thị trường đóng vai trò

quan trọng trong phân tích vụ việc TTKT. Đó là những thông tin ban đầu giúp cơ quan

cạnh tranh nhận diện khả năng gây quan ngại về cạnh tranh của vụ việc TTKT, để từ đó

tiến hành các phân tích sâu hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý đây không phải là yếu tố quyết định

về khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của vụ việc. Các đánh giá cụ thể

khác về điều kiện thị trường là cần thiết để đưa ra một nhận định về sức mạnh thị trường.

Đánh giá tác động của vụ việc TTKT dựa trên các tiêu chí:

o Tác động đơn phương: (i) vị thế các bên tham gia TTKT; (ii) áp lực cạnh tranh

từ các doanh nghiệp không tham gia TTKT; (iii) áp lực cạnh tranh trực tiếp hoặc tiềm

năng từ nhập khẩu và khả năng gia nhập thị trường của đối thủ mới; (iv) hiệu quả kinh tế

và khả năng tồn tài của các bên tham gia TTKT;

o Tác động kết hợp: (i) khả năng thiết lập điều kiện kết hợp; (ii) khả năng phát

hiện vi phạm khi thực hiện tác động kết hợp; (iii) khả năng trừng phạt những vi phạm đó.

Ngoài ra, cần quy định thêm các biện pháp khắc phục hậu quả hoặc điều chỉnh

cần thiết mà cơ quan cạnh tranh có thể chủ động áp dụng đối với các bên tham gia vụ việc

TTKT.

3. Bỏ quy định về miễn trừ

Về bản chất, khi luật cho phép cơ quan cạnh tranh quyền đánh giá sức mạnh thị

trường của các doanh nghiệp tham gia TTKT và đánh giá tác động vụ việc TTKT, cũng

như việc đưa ra yêu cầu đối với các bên tham gia TTKT có các biện pháp khắc phục thì

quy định về việc xin hưởng miễn trừ là không cần thiết.

Page 151: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

151

CHƢƠNG IV:

RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH

CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

PHẦN 1: HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH Ở VIỆT NAM

I. Hệ thống pháp luật điều chỉnh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh ở

Việt Nam

1. Các quy định về cạnh tranh không lành mạnh trong uật Cạnh tranh ( CT) và

các văn bản hướng dẫn

Khái niệm cạnh tranh không lành mạnh trong pháp luật Việt Nam lần đầu tiên được

LCT đưa ra tại Khoản 4 Điều 3: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh

tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường

về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước,

quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.Theo định nghĩa

này, một hành vi cạnh tranh không lành mạnh có những đặc trưng sau:

- Mục đích của hành vi là mục đích cạnh tranh hay rộng hơn là mục đích lợi nhuận.

- Chủ thể thực hiện là các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường. Theo Điều 2

LCT, doanh nghiệp được hiểu là mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh, có nghĩa là bao gồm cả

chủ thể kinh doanh không đăng ký loại hình doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp.

- Đặc điểm của hành vi là trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh

doanh, là những quy tắc xử sự chung đã được chấp nhận rộng rãi và lâu dài trong quá

trình kinh doanh trên thị trường.

- Đối tượng bị xâm hại bao gồm ba loại khác nhau: Nhà nước, người tiêu dùng và

doanh nghiệp khác.

Luật Cạnh tranh quy định cụ thể 9 hành vi cạnh tranh không lành mạnh từ Điều 40

đến Điều 49 bao gồm:

1.1. Quy định về Chỉ dẫn gây nhầm lẫn

Page 152: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

152

Điều 40 LCT quy định:“Cấm doanh nghiệp sử dụng chỉ dẫn chứa đựng thông tin

gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì,

chỉ dẫn địa lý và các yếu tố khác theo quy định của Chính phủ để làm sai lệch nhận thức

của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh.

Cấm kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn này.”

Theo quy định trên, các đối tượng (chỉ dẫn) mà doanh nghiệp sử dụng để gây nhầm

lẫn trong LCT có nội hàm tương tự với phạm trù ―chỉ dẫn thương mại‖ được quy định tại

Nghị định 54/2000/NĐ-CP và Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT). Điều 4 Nghị định 54 quy định

―Chỉ dẫn thương mại là các dấu hiệu, thông tin nhằm hướng dẫn thương mại hàng hóa,

dịch vụ, gồm nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh

doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hóa, nhãn hàng hóa…‖; ―Sử dụng chỉ

dẫn thương mại là các hành vi gắn chỉ dẫn thương mại đó lên hàng hóa, bao bì hàng hóa,

phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện quảng cáo; bán, quảng

cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu hàng hóa có gắn chỉ dẫn thương mại đó.‖ Như vậy,

khái niệm chỉ dẫn trong LCT có phần hẹp hơn do trong khái niệm chỉ dẫn này không bao

gồm nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hàng hóa.

Do trong LCT không có định nghĩa chi tiết cho các phạm trù tên thương mại, khẩu

hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, kiểu dáng bao bì của hàng hóa, chỉ dẫn địa lý…

nên có thể hiểu để áp dụng quy định này cần sử dụng phối hợp với các quy phạm định

nghĩa hiện có trong các văn bản pháp luật khác liên quan, mà cụ thể trong trường hợp này

là Nghị định 54 và Luật SHTT.

Về chủ thể thực hiện hành vi sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn: Theo quy định tại Điều

40 ở trên thì chủ thể thực hiện hành vi này là ―doanh nghiệp‖. Khái niệm ―doanh nghiệp‖

được hiểu theo nghĩa của LCT không chỉ bao gồm tổ chức kinh doanh như quy định của

Luật DN mà còn bao gồm cả cá nhân kinh doanh, trong đó cá nhân kinh doanh được hiểu

là bao gồm cả cá nhân có đăng ký kinh doanh và cá nhân không có đăng ký kinh doanh.

Phương thức thực hiện hành vi là xâm hại đến tên thương mại, khẩu hiệu kinh

doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý… có trên sản phẩm hàng hóa, dịch

vụ của đối thủ cạnh tranh. LCT không đưa ra các dấu hiệu để nhận dạng các đối tượng bị

xâm phạm này, do đó để có thể nhận dạng được các đối tượng này phải sử dụng phối hợp

với các quy phạm định nghĩa trong các văn bản pháp luật hiện hành khác có liên quan để

từ đó có cách hiểu thống nhất trong quá trình áp dụng.

Page 153: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

153

Về mục đích của hành vi: Mục đích của hành vi là nhằm gây nên sự nhầm lẫn của

khách hàng giữa hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh với hàng hóa,

dịch vụ của doanh nghiệp mình. Như vậy, hàng hóa dịch vụ có sử dụng chỉ dẫn gây nhầm

lẫn phải cùng trong một thị trường với hàng hóa dịch vụ của đối thủ cạnh tranh hoặc cùng

trên thị trường liên quan.

Phương pháp xác định hành vi: phương pháp xác định hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn

là so sánh giữa các dấu hiệu để nhận biết hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp bị xâm

phạm với đặc tính để nhận biết hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp đang sử dụng bị coi là

đã có hành vi sử dụng những thông tin gây nhầm lẫn cho khách hàng.

Một vấn đề được đặt ra trong quá trình so sánh giữa các quy định về chỉ dẫn gây

nhầm lẫn trong LCT và Luật SHTT là cách thức ứng xử với các chỉ dẫn thương mại đã

được bảo hộ và chỉ dẫn thương mại chưa được bảo hộ. Luật SHTT và Nghị định 54 chỉ

bảo vệ các chỉ dẫn thương mại đã đăng ký bảo hộ, tuy nhiên căn cứ trên quy định của

LCT, theo đó hành vi sử dụng chỉ dẫn làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng

hóa, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh là một dạng của hành vi cạnh tranh không lành

mạnh, không phụ thuộc vào việc dấu hiệu chỉ dẫn đó đã được đăng ký hay chưa. Như vậy

trên lí thuyết, các chỉ dẫn thương mại chưa đăng ký bảo hộ vẫn tìm được cơ sở pháp lý

bảo vệ trong LCT, tuy nhiên trong quá trình thực thi, sẽ rất khó khăn cho cơ quan điều tra

khi chứng minh một chỉ dẫn chưa được đăng ký bảo hộ nhưng đã trở nên quen thuộc với

người tiêu dùng và đang bị gây nhầm lẫn.

1.2. Quy định về bí mật kinh doanh

Điều 41 LCT quy định: Cấm doanh nghiệp thực hiện các hành vi sau:

1. Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các

biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh đó;

2. Tiết lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ

sở hữu bí mật kinh doanh;

3. Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ

bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập và làm lộ thông tin thuộc bí mật kinh doanh của chủ sở

hữu bí mật kinh doanh đó;

4. Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người khác khi người

này làm thủ tục theo quy định của pháp luật liên quan đến kinh doanh, làm thủ tục lưu

Page 154: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

154

hành sản phẩm hoặc bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan nhà nước

hoặc sử dụng những thông tin đó nhằm mục đích kinh doanh, xin cấp giấy phép liên quan

đến kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm.

Khoản 10 Điều 3 LCT định nghĩa: Bí mật kinh doanh là thông tin có đủ các điều

kiện sau: không phải là hiểu biết thông thường, có khả năng áp dụng trong kinh doanh và

khi được sử dụng sẽ tạo cho người nắm giữ thông tin đó có lơi thế hơn so với người

không nắm giữ hoặc không sử dụng thông tin đó; được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện

pháp cần thiết để thông tin đó không bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được.

Qua các trình bày nêu trên có thể rút ra một số đặc điểm của hành vi này như sau:

Thứ nhất, chủ thể thực hiện hành vi là các tổ chức, cá nhân kinh doanh, bao gồm cả

cá nhân có đăng ký kinh doanh và cá nhân không có đăng ký kinh doanh.

Thứ hai, về phương thức thực hiện hành vi: gồm 4 phương thức đã được miêu tả chi

tiết tại Điều 41 ở trên.

Về mục đích của hành vi: nhằm chiếm đoạt bí mật kinh doanh của đối thủ cạnh tranh

qua đó tạo lợi thế cạnh tranh hơn so với người không nắm giữ nó hoặc không sử dụng nó

hoặc ngay cả đối với chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó. Về hậu quả là gây thiệt hại hoặc

có thể gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp thực hiện hành vi.

1.3. Quy định về hành vi ép buộc trong kinh doanh

Hành vi ép buộc trong kinh doanh được quy định tại Điều 42 LCT, theo đó: Cấm

doanh nghiệp buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi

đeo dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh

nghiệp đó.“

Qua cách quy định trên cho thấy, cũng như các hành vi CTKLM đã trình bày ở trên,

LCT đã dùng khái niệm của hành vi để gọi tên nó, theo đó, LCT cấm doanh nghiệp, trong

quá trình cạnh tranh thực hiện hành vi đe doạ hoặc cưỡng ép khách hàng, đối tác kinh

doanh của doanh nghiệp khác không giao dịch hoặc chấm dứt giao dịch với doanh nghiệp

đó. Đây là hành vi xâm phạm trực tiếp đến đối thủ cạnh tranh bởi hành vi này sẽ làm giảm

số lượng khách hàng, bạn hàng, đối tác kinh doanh của đối thủ cạnh tranh.

Dựa vào tên gọi của hành vi và dưới góc độ lý thuyết thì đây là hành vi ép buộc

trong kinh doanh của doanh nghiệp có những đặc điểm nhận dạng sau đây:

Page 155: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

155

Thứ nhất: chủ thể thực hiện hành vi này bao gồm, tổ chức, cá nhân kinh doanh, bao

gồm cả cá nhân có đăng ký kinh doanh và cá nhân không đăng ký kinh doanh

Thứ hai: về phương thức thực hiện hành vi, được biểu hiện thông qua hành vi dùng

áp lực để đe doạ hoặc cưỡng ép khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác

không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với đối thủ cạnh tranh của mình. Đe doạ hay cưỡng

ép có thể được thể hiện qua việc dùng áp lực từ phía cơ quan công quyền, cơ quan chủ

quản, hay từ ưu thế thị trường, dưới dạng tăng tỷ lệ chiết khấu hoặc các điều khoản của

hợp đồng với các điều kiện ràng buộc nhằm cản trở cạnh tranh của đối thủ cạnh tranh.

Một trong những nội hàm của tự do kinh doanh là việc bất cứ khách hàng nào cũng đều

có quyền tự do trong việc hình thành và tuyên bố ý chí. Cũng được coi là ép buộc trong

kinh doanh, nếu một doanh nghiệp có hành vi dồn khách hàng của mình vào tình thế bắt

buộc phải mua hoặc không được phép mua hàng hoá, dịch vụ trong điều kiện không còn

sự lựa chọn nào khác.

Thứ ba: mục đích thực hiện hành vi nhằm lôi kéo khách hàng hoặc đối tác kinh

doanh của đối thủ cạnh tranh để từ đó buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với

doanh nghiệp đó, qua đó làm giảm lượng khách hàng hoặc đối tác làm ăn của đối thủ cạnh

tranh với mình.

1.4. Quy định về gi m pha doanh nghiệp khác

Điều 43 LCT quy định: ―Cấm doanh nghiệp gi m pha doanh nghiệp khác bằng

hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu

đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.”

Không phải đến khi có LCT, hành vi gièm pha doanh nghiệp khác mới được điều

chỉnh bởi pháp luật. Hành vi gièm pha doanh nghiệp đã được điều chỉnh trực tiếp hoặc

gián tiếp trong một số văn bản pháp luật khác, theo những cách tiếp cận và mục đích bảo

vệ khác nhau chẳng hạn như: Bộ luật dân sự, các quy định pháp luật trong lĩnh vực quảng

cáo, vệ sinh an toàn thực phẩm...Tuy vậy, nếu xét dưới góc độ cạnh tranh thì hành vi gièm

pha doanh nghiệp khác mới được quy định và gọi tên lần đầu tiên trong LCT. Qua quy

định tại Điều 43 LCT cho thấy, hành vi gièm pha doanh nghiệp khác có một số đặc điểm

về chủ thể, phương thức thực hiện hành vi, mục đích sau đây:

Thứ nhất: Chủ thể thực hiện hành vi là tổ chức, cá nhân kinh doanh, bao gồm cả cá

nhân có đăng ký kinh doanh và cá nhân không có đăng ký kinh doanh.

Page 156: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

156

Thứ hai: Điều luật cấm với mục đích nhằm ngăn chặn hành vi CTKLM giữa các

doanh nghiệp cạnh tranh trên cùng thị trường hàng hoá, dịch vụ hay thị trường liên quan,

qua đó bảo vệ quyền tự do kinh doanh của các chủ thể kinh doanh cũng như quyền và lợi

ích hợp pháp của người tiêu dùng.

Thứ ba: Hành vi phải xuất phát từ đối thủ cạnh tranh, vì mục đích cạnh tranh. Hành

vi này có thể được thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp và như vậy không nhất thiết doanh

nghiệp này phải có hành vi trực tiếp gi m pha. Như vậy, mọi hành vi gi m pha như bôi

nhọ, lăng mạ không xuất phát từ đối thủ cạnh tranh và không vì mục đích cạnh tranh sẽ

được xem xét bởi pháp luật dân sự hay thậm chí là pháp luật hình sự và/hoặc các quy

định khác của pháp luật có quy định, điều chỉnh vấn đề này.

Thứ tư: Phương thức thực hiện hành vi là đưa ra thông tin không trung thực, ảnh

hưởng đến uy tín của đối thủ cạnh tranh có thể được thực hiện dưới các hình thức như nói

xấu, bôi nhọ nhằm vào tình trạng tiềm lực kinh tế, tài chính, hoạt động kinh doanh, chất

lượng hàng hoá, cách thức bán hàng...của đối thủ cạnh tranh (mặc dù thực tế không có

như vậy). Như vậy có thể suy luận rằng, sẽ không bị coi là hành vi nói xấu khi thông tin

mà doanh nghiệp thực hiện hành vi đưa ra là đúng sự thật, trung thực về đối thủ cạnh

tranh. Tuy nhiên để có thể kết luận được chính xác còn cần căn cứ vào phương thức, thời

điểm đưa ra những thông tin đó của doanh nghiệp.

1.5. Quy định về hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác

Điều 44 LCT quy định: ―Cấm doanh nghiệp gây rối hoạt động kinh doanh hợp pháp

của doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp đó."

Qua quy định trên cho thấy hành vi CTKLM bằng hình thức gây rối hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp khác có một số đặc điểm sau đây:

Thứ nhất: chủ thể thực hiện hành vi là tổ chức, cá nhân kinh doanh, bao gồm cả cá

nhân có đăng ký kinh doanh và cá nhân không có đăng ký kinh doanh.

Thứ hai: Đây là hành vi CTKLM nhằm vào đối thủ cạnh tranh và xâm phạm trực

tiếp đến đối thủ cạnh tranh.

Thứ ba: Phương thức thực hiện hành vi là dưới dạng gây rối, quấy phá hoạt động

kinh doanh của đối thủ cạnh tranh với mình. Hành vi này có thể do doanh nghiệp trực tiếp

thực hiện hoặc nhờ qua một chủ thể khác thực hiện tác động đến hoạt động kinh doanh

Page 157: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

157

của đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp mình và chính các hành vi này là tác nhân trực

tiếp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của đối thủ cạnh tranh.

Thứ tư: Mục đích của hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác

là nhằm cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, ảnh

hưởng đến hoạt động, hiệu quả cũng như tính cạnh tranh của đối thủ cạnh tranh trên

thương trường nói chung và trong việc cạnh tranh với doanh nghiệp của mình nói riêng.

1.6. Quy định về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh

Điều 45 LCT quy định những nhóm hành vi sau đây bị coi là quảng cáo nhằm

CTKLM và bị cấm thực hiện: ―So sánh trực tiếp hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng

hoá, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác; Bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác

để gây nhầm lẫn cho khách hàng; Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách

hàng về một trong các nội dung sau đây: Giá, số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu

dáng, chủng loại bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hoá người sản

xuất, nơi sản xuất, người gia công, nơi gia công; Cách thức sử dụng, phương thức phục

vụ, thời hạn bảo hành; Các thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn khác và các hoạt động

quảng cáo khác mà pháp luật có quy định cấm.“

LCT không đưa ra quy phạm định nghĩa ―Quảng cáo‖ để từ đó tạo cơ sở cho việc

hiểu thế nào là hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Do vậy, chỉ có thể

hiểu dược khái niệm này qua việc vận dụng các quy định trong một số lĩnh vực khác có

liên quan. Nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh hành vi quảng cáo đã được ban hành, trong

đó có Pháp lệnh quảng cáo, Luật Thương mại. Theo Pháp lệnh quảng cáo thì quảng cáo là

hoạt động ―giới thiệu đến người tiêu dùng về hoạt động kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ

bao gồm dịch vụ có mục đích sinh lời và dịch vụ không có mục đích sinh lời‖. Theo quy

định tại Luật Thương mại, ―Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của

thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của

mình‖ (Điều 102 Luật Thương mại). Như vậy, hiện đang tồn tại hai khái niệm quảng cáo,

đó là ―quảng cáo‖ và ―quảng cáo thương mại‖. Tuy nhiên, với các quy định của LCT thì

quảng cáo trong cạnh tranh gần và cần được hiểu theo hướng mà Luật thương mại đã định

nghĩa. Qua quy định tại Điều 45 LCT có thể thấy hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh

không lành mạnh có một số đặc điểm sau đây:

Hành vi quảng cáo so sánh trực tiếp về hàng hóa, dịch vụ giữa doanh nghiệp của

mình với doanh nghiệp khác là hành vi quảng cáo nhằm CTKLM được biểu hiện thông

Page 158: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

158

qua việc cố ý đưa vào các sản phẩm quảng cáo của doanh nghiệp mình các thông tin

mang tính chất so sánh trực tiếp giữa hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ

cùng loại của doanh nghiệp khác theo hướng có lợi cho doanh nghiệp mình. Nói cách

khác, đây là hành vi quảng cáo sản phẩm của mình nhưng cố ý đưa vào đó những lời lẽ,

tuyên bố làm mất uy tín về sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Hệ quả của hành vi này gây

nên cho người tiêu dùng sự so sánh (thông thường chủ yếu tập trung vào yếu tố chất

lượng, giá cả) về hàng hóa, dịch vụ cùng loại theo hướng có lợi cho doanh nghiệp có hành

vi quảng cáo so sánh, tạo cho khách hàng tâm lý không tốt đối với sản phẩm hàng hóa

dịch vụ cùng loại của đối thủ cạnh tranh.

Hành vi bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng:

Khái niệm về ―sản phẩm quảng cáo‖ cũng không được quy định trong LCT. Theo Pháp

lệnh quảng cáo (Điều 4 Khoản 3) thì ―Sản phẩm quảng cáo là sản phẩm thể hiện nội dung

quảng cáo, hình thức quảng cáo. Theo Luật thương mại (Điều 105) thì ―sản phẩm quảng

cáo thương mại gồm những thông tin bằng hình ảnh, hành động, âm thanh, tiếng nói, chữ

viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng chứa đựng nội dung quảng cáo thương mại‖. Như vậy

tuy hai khái niệm trên không hoàn toàn trùng khít nhau nhưng qua đó có thể thấy ―sản

phẩm quảng cáo‖ là một sản phẩm bao gồm 2 yếu tố: yếu tố hình thức và yếu tố nội dung

trong đó chứa đựng các thông tin có thể thể hiện dưới dạng hình ảnh, hành động, âm

thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng. Vậy có thể hiểu việc bắt chước

một sản phẩm quảng cáo khác là hành vi của doanh nghiệp cố ý làm giống, tương tự một

và/hoặc một vài yếu tố nếu trên của sản phẩm quảng cáo khác của đối thủ cạnh tranh. Hệ

quả của hành vi này là làm cho người tiêu dùng không phân biệt được hoặc khó phân biệt

được đến mức có thể gây nhầm lẫn với sản phẩm quảng cáo khác của đối thủ cạnh tranh.

Từ việc nhầm lẫn về sản phẩm quảng cáo, rồi đến là nhầm lẫn hàng hóa, dịch vụ của đối

thủ cạnh tranh được thể hiện trong sản phẩm quảng cáo đó.

Hành vi đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng: đây là hành vi

cố ý tạo ra những sản phẩm quảng cáo chứa các thông tin không đúng hoặc có tính chất

mập mờ về một hoặc các yếu tố như: giá, số lượng, chất lượng, kiểu dáng, chủng loại, bao

bì, ngày sản xuất, hạn sử dụng, xuất xứ hàng hóa, người sản xuất, nơi sản xuất, người gia

công, nơi gia công; cách thức phục vụ, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành. Đây là

hành vi xâm phạm trực tiếp đến quyền lợi hợp pháp của khách hàng. Thông tin chứa đựng

các yếu tố này là dữ liệu liên quan đến hàng hóa, dịch vụ để phân biệt với hàng hóa, dịch

vụ cùng loại khác.

Page 159: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

159

Ngoài ra, khoản 4 Điều 45 Luật Cạnh tranh còn quy định cấm các hoạt động quảng

cáo khác mà pháp luật khác có quy định cấm. Đây là quy phạm mở, theo đó Luật Cạnh

tranh không chỉ cấm các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh được quy

định nêu trên mà còn cấm các hoạt động quảng cáo khác được quy định trong các văn bản

pháp luật khác nếu hành vi đó thoả mãn các tiêu chí của cạnh tranh.

1.7. Quy định về hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh

Điều 46 Luật Cạnh tranh quy định 4 nhóm hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh

không lành mạnh bị cấm cụ thể như sau:

1. Tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng;

2. Khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hoá, dịch vụ để lừa dối

khách hàng;

3. Phân biệt đối xử đối với các khách hàng như nhau tại các địa bàn tổ chức khuyến

mại khác nhau trong cùng một chương trình khuyến mại;

4. Tặng hàng hoá cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng

hoá cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó đang sử dụng để dùng

hàng hoá của mình.

Theo Luật Thương mại, khuyến mại là hoạt động thương mại của thương nhân

nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng

những lợi ích nhất định (Điều 88).

Như vậy, hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh được quy định tại

Điều 46 LCT là hoạt động của doanh nghiệp nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung

ứng dịch vụ nhưng chúng lại bị doanh nghiệp cố ý lợi dụng để thực hiện hành vi khuyến

mại không lành mạnh dưới nhiều dạng thức khác nhau. Các hành vi này có thể do doanh

nghiệp trực tiếp thực hiện hoặc được tiến hành thông qua thương nhân kinh doanh dịch vụ

khuyến mại thực hiện việc khuyến mại cho mình.

Hành vi tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng là hành vi cạnh tranh không

lành mạnh xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, qua đó

gián tiếp xâm phạm đến đối thủ cạnh tranh. Để tổ chức khuyến mại, doanh nghiệp phải

thực hiện thủ tục đăng ký việc thực hiện khuyến mại với cơ quan Nhà nước có thẩm

quyền, doanh nghiệp phải thông báo công khai về loại giải thưởng và giá trị của từng loại

Page 160: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

160

giải thưởng, thể lệ tham gia chương trình khuyến mại, cách thức lựa chọn người trúng

thưởng…và các thông tin có liên quan khác. Các trường hợp gian dối về giải thưởng có

thể xảy ra như: không có giải thưởng hoặc có nhưng không đúng như những gì đã công

bố; giải thưởng như đã công bố, nhưng thể thức tiến hành lựa chọn người trúng thưởng

không đúng thể lệ, có gian dối.

Hành vi khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hóa, dịch vụ để

lừa dối khách hàng cũng là hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh xâm

phạm trực tiếp đến khách hàng và cũng qua đó ảnh hưởng đến quyền lợi, lợi ích hợp pháp

của đối thủ cạnh tranh, làm mất đi cơ hội tiếp cận hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp này

từ phía khách hàng. Khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn ở đây có thể hiểu là

hành vi cố ý đưa ra những thông tin không đúng sự thật, đánh vào tâm lý của khách hàng

thường thích mua những hàng hóa, dịch vụ có kèm theo khuyến mại, nhằm lừa dối khách

hàng, trong khi khách hàng có thể chỉ vì những thông tin khuyến mại gian dối này mà lựa

chọn sản phẩm của doanh nghiệp. Không trung thực hoặc gây nhầm lẫn ở đây có thể về

giá cả, có thể về chất lượng hàng hóa, dịch vụ … để làm khách hàng tưởng lầm là có

khuyến mại khi mua hàng hóa, dịch vụ, nhưng thực chất là không có khuyến mại.

Hành vi phân biệt đối xử với các khách hàng như nhau tại các địa bàn tổ chức

khuyến mại khác nhau trong cùng một chương trình khuyến mại cũng là một hành vi

khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích

hợp pháp của khách hàng. Lựa chọn khách hàng và địa điểm khuyến mại là quyền của

doanh nghiệp khuyến mại. Tuy vậy, khi thực hiện các hoạt động khuyến mại phải bảo

đảm sự bình đẳng giữa các khách hàng. Đây là hành vi của doanh nghiệp, mặc dù đều

cùng trong một chương trình khuyến mại, với đối tượng áp dụng là những khách hàng

như nhau, nhưng lại có những chính sách khuyến mại khác nhau ở những nơi khác nhau.

Hành vi tặng hàng hóa cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi

hàng hóa cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó đang sử dụng để

dùng hàng hóa của mình là hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh xâm

phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp

trên cùng một thị trường hàng hóa cụ thể. Trong trường hợp này doanh nghiệp đã dùng

thủ đoạn lôi kéo, dụ dỗ khách hàng dùng hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp mình bằng

Page 161: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

161

cách khuyến mại dưới dạng tặng hàng hóa để khách hàng dùng thử với điều kiện phải đổi

hàng hóa cùng loại mà khách hàng đang dùng của đối thủ cạnh tranh. Thực tế loại hình

tặng hàng hóa cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền là một loại hình khuyến

mại được pháp luật cho phép. Tuy nhiên phương thức tặng hàng để đổi lấy hàng mà

khách hàng đang sử dụng (lưu ý là hàng hóa dùng để tặng và hàng hóa dùng để đổi ở đây

phải cùng loại, tức là cùng tồn tại trên một thị trường liên quan) lại là phương thức nhằm

mục đích cạnh tranh không lành mạnh và bị LCT cấm.

1.8. Quy định về phân biệt đối xử hiệp hội

Điều 47 Luật Cạnh tranh quy định về hành vi phân biệt đối xử của hiệp hội, theo đó:

" Cấm hiệp hội ngành nghề thực hiện các hành vi sau:

Từ chối doanh nghiệp có đủ điều kiện gia nhập hoặc rút khỏi hiệp hội nếu việc từ

chối đó mang tính phân biệt đối xử và làm cho doanh nghiệp đó bị bất lợi trong cạnh

tranh;

Hạn chế bất hợp lý hoạt động kinh doanh hoặc các hoạt động khác có liên quan tới

mục đích kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên"

LCT không đưa ra khái niệm về hiệp hội mà chỉ quy định tại Khoản 2 Điều 3: ―Hiệp

hội ngành nghề bao gồm hiệp hội ngành hàng và hiệp hội nghề nghiệp‖. Tuy nhiên, có thể

tìm thấy các nội dung có liên quan tại nhiều văn bản quy định về hội. Khoản 1 Điều 2

Nghị định số 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21/4/2010 quy định về tổ chức, hoạt

động và quản lý hội định nghĩa: ―Hội được quy định trong Nghị định này được hiểu là tổ

chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng

giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi

nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt

động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được tổ

chức và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên

quan".

Các nguyên tắc hoạt động của Hội được nêu tại Điều 3 của Nghị định số

45/2010/NĐ-CP, trong đó hai nguyên tắc quan trọng nhất là ―Tự nguyện, tự quản‖ và

―Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch‖. Quy định tại Điều 47 LCT cấm Hội từ chối

Page 162: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

162

doanh nghiệp giai nhập hoặc rút khỏi hoặc đối xử với các doanh nghiệp một cách phân

biệt đối xử...là phù hợp với các quy định khác của LCT về hành vi cạnh tranh không lành

mạnh cũng như phù hợp với bản chất của Hội.

1.9. Quy định về Bán hàng đa cấp bất chính

Bán hàng đa cấp (BHĐC) là một khái niệm mới và lần đầu tiên được chính thức ghi

nhận trong LCT. ― Điều 3 LCT định nghĩa ―Bán hàng đa cấp‖ như sau:

" Bán hàng đa cấp là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hoá đáp ứng các điều kiện

sau:

1. Việc tiếp thị để bán lẻ hàng hoá được thực hiện thông qua mạng lưới người tham

gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau;

2. Hàng hoá được người tham gia tiếp thị trực tiếp cho người tiêu dùng tại nơi ở,

nơi làm việc của người tiêu dùng hoặc địa điểm khác không phải là địa điểm bán lẻ

thường xuyên của doanh nghiệp hoặc của người tham gia;

3. Người tham gia mạng lưới Bán hàng đa cấp sẽ được hưởng tiền hoa hồng, tiền

thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả tiếp thị trực tiếp của mình và của người tham

gia cấp dưới trong mạng lưới do mình tổ chức ra và mạng lưới đó được doanh nghiệp

Bán hàng đa cấp chấp thuận".

Cùng với sự phát triển của phương thức kinh doanh theo mạng lưới BHĐC, phương

thức kinh doanh theo kiểu BHĐC bất chính đã xuất hiện ở Việt Nam trong một vài năm

trở lại đây. Đây là phương thức kinh doanh trong đó doanh nghiệp và những tầng trên

trong mạng lưới người tham gia được hưởng các khoản lợi ích kinh tế chủ yếu từ tiền

đóng góp của những người mới tham gia chứ không phải từ lợi nhuận của việc bán lẻ sản

phẩm cho người tiêu dùng. Điều 48 LCT quy định: "Cấm doanh nghiệp thực hiện các

hành vi sau đây nhằm thu lợi bất chính từ việc tuyển dụng người tham gia mạng lưới

BHĐC:

1. Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng hàng hoá ban

đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia mạng lưới BHĐC;

2. Không cam kết mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá hàng hoá đã bán cho

người tham gia để bán lại;

3. Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, lợi ích kinh tế khác chủ yếu từ việc dụ dỗ

Page 163: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

163

người khác tham gia mạng lưới BHĐC;

4. Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới BHĐC, thông

tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hoá để dụ dỗ người khác tham gia".

Bên cạnh những quy định về BHĐC bất chính được quy định tại Luật Cạnh tranh,

Nghị định 110/2005/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động BHĐC ngày 24/8/2005

còn có thêm một số quy định cấm doanh nghiệp BHĐC thực hiện môt số hành vi như: cản

trở người tham gia trả lại hàng hoá phát sinh từ việc chấm dứt hợp đồng tham gia BHĐC;

từ chối chi trả không có lý do chính đáng các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay các lợi ích

kinh tế khác mà người tham gia có quyền hưởng (khoản 5, 7 Điều 7 của Nghị định).

1.10. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác

Ngoài 09 hành vi cạnh tranh không lành mạnh cụ thể, Khoản 10 Điều 39 Luật Cạnh

tranh còn trao quyền cho Chính phủ quy định bổ sung các hành vi cạnh tranh không lành

mạnh khác theo tiêu chí tại Khoản 4 Điều 3 của luật. Điều này là hoàn toàn phù hợp với

thực tiễn đa dạng và phong phú của hoạt động cạnh tranh trên thị trường. Dù văn bản có

tiến bộ đến bao nhiêu thì nhà làm luật cũng không thể dự đoán hết được các diễn biến trên

thị trường, vì vậy, các hành vi cạnh không lành mạnh trên thị trường cần được liên tục rà

soát, bổ sung...Trong quá trình này, sự phối hợp giữa cơ quan quản lý cạnh tranh và cơ

quan điều tiết ngành là rất cần thiết vì đây là hai cơ quan liên quan trực tiếp đến hoạt động

cạnh tranh trong lĩnh vực đó...

2. Các quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong các lĩnh vực pháp

luật khác

Bên cạnh các quy định của Luật cạnh tranh, hệ thống pháp luật Việt Nam còn có

một số văn bản khác có liên quan đến việc điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành

mạnh tại các lĩnh vực cụ thể, đặc biệt liên quan đến sở hữu trí tuệ và xúc tiến thương mại.

2.1. Quy định về chỉ dẫn gây nhầm lẫn

Mặc dù không phải là mục đích chính của Luật SHTT, nhưng các quy định về hành

vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến chỉ dẫn thương mại và các quy định dưới

dạng quy phạm định nghĩa đã góp phần làm rõ dấu hiệu nhận dạng về tên thương mại, chỉ

dẫn địa lý...được quy định trong Luật Cạnh tranh dưới dạng chỉ dẫn gây nhầm lẫn như đã

tình bày ở trên. Điều đó có nghĩa là, trong nhiều trường hợp, cùng với các quy định về

hành vi cạnh tranh không lành mạnh dưới dạng chỉ dẫn gây nhầm lẫn, các quy định điều

Page 164: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

164

chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực SHTT nói chung và chỉ dẫn

thương mại nói riêng là bộ phận của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh điều

chỉnh hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn được quy định trong Luật Cạnh tranh .

Theo đó, Điều 130 Luật SHTT cũng quy định những hành vi sau đây được coi là

hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến chỉ dẫn thương mại và bị cấm, đó là:

Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh,

nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ; Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn

về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng

hoá, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ. Trong đó, chỉ dẫn thương mại

được hiểu là các dấu hiệu, thông tin nhằm hướng dẫn thương mại hàng hoá, dịch vụ, bao

gồm nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa

lý, kiểu dáng bao bì của hàng hoá, dịch vụ.

Qua quy định trên, có thể rút ra một số đặc điểm về hành vi cạnh tranh không lành

mạnh này được quy định trong Luật SHTT là:

- Về chủ thể thực hiện hành vi: hành vi cạnh tranh không lành mạnh dưới hình thức

sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn là hành vi được quy định trong Luật SHTT, do đó nó bị chi

phối bởi các quy định chung của Luật này bao gồm Điều 2 quy định về đối tượng áp

dụng. Theo đó, đối tượng áp dụng của hành cạnh tranh không lành mạnh không chỉ là các

tổ chức, cá nhân Việt Nam mà cả tổ chức, cá nhân nước ngoài đáp ứng các điều kiện quy

định tại Luật này và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Như vậy có thể thấy,

chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến chỉ dẫn thương mại

theo quy định của Luật SHTT rộng hơn so với Luật Cạnh tranh. Và như vậy sẽ có những

tình huống sau đây xảy ra liên quan đến chủ thể thực hiện hành vi khi tiến hành áp dụng

những luật này: Trường hợp thứ nhất: Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm các quy định về

sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn của cả Luật Cạnh tranh và Luật SHTT; Trường hợp thứ

hai: Chủ thể tuy vi phạm các quy định pháp luật khách quan, nhưng chỉ thuộc chủ thể

được quy định tại Luật SHTT, không thuộc chủ thể được điều chỉnh bởi Luật Cạnh tranh.

Đối với trường hợp thứ hai, nếu chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp Luật SHTT,

luật đó sẽ được áp dụng. Và như vậy sẽ có trường hợp có hành vi thoả mãn các dấu hiệu

của hành vi cạnh tranh không lành mạnh, nhưng chủ thể không thuộc đối tượng áp dụng

của Luật Cạnh tranh, do đó sẽ không được hiểu là hành vi cạnh tranh không lành mạnh

theo cách hiểu của Luật Cạnh tranh. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc hành vi đó sẽ

Page 165: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

165

không được xử lý theo quy định của Luật Cạnh tranh.

Mặt khác, Luật SHTT cũng có một số quy định cụ thể để nhận dạng xâm phạm đối

với một số chỉ dẫn thương mại. Đây cũng sẽ là nguồn quan trọng khi áp dụng các quy

định liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh dưới dạng hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn

được quy định trong Luật cạnh tranh.

2.2. Quy định về xâm phạm bí mật kinh doanh

Trong lĩnh vực SHTT, bí mật kinh doanh cũng thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật

SHTT. Điều 127 Luật SHTT quy định về hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh

doanh như sau:

Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh:

a) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các

biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó;

b) Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ

sở hữu bí mật kinh doanh đó;

c) Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ,

lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ

bí mật kinh doanh;

d) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ

tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp

bảo mật của cơ quan có thẩm quyền;

đ) Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật

kinh doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi quy định

tại các điểm a, b, c và d khoản này;

e) Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật quy định tại Điều 128 của Luật

Bên cạnh đó, Điều 125 khoản 3 Luật SHTT cũng có quy định việc người chủ sở hữu

bí mật kinh doanh không có quyền cấm người khác thực hiện các hành vi sau đây: bộc lộ,

sử dụng bí mật kinh doanh thu được khi không biết và không có nghĩa vụ phải biết bí mật

kinh doanh đó do người khác thu được một cách hợp pháp; bộc lộ dữ liệu bí mật nhằm

bảo vệ công chúng; sử dụng dữ liệu bí mật tại Điều 128 Luật SHTT không nhằm mục

đích thương mại; bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra một cách độc lập; bộc lộ,

Page 166: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

166

sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra do phân tích, đánh giá sản phẩm được phân phối

hợp pháp với điều kiện người phân tích, đánh giá không có thoả thuận khác với chủ sở

hữu bí mật kinh doanh hoặc người bán hàng.

Không chỉ có lĩnh vực SHTT, có thể tìm thấy rất nhiều các quy định pháp luật khác

liên quan đến việc bảo vệ thông tin nói chung và bí mật kinh doanh nói riêng, đó là trong

các lĩnh vực: Trong lĩnh vực viễn thông, khoản 2 Điều 11 Luật Viễn thông ; Trong lĩnh

vực kinh doanh bảo hiểm, khoản 6 Điều 124 Luật kinh doanh bảo hiểm; Trong lĩnh vực

chứng khoán, Luật chứng khoán (có hiệu lực 1/1/2007) cũng có một số quy định liên quan

đến bí mật kinh doanh (Điều 6, Điều 9); Đối với Luật sư, Điều 25 Luật Luật sư quy định

một số trường hợp cấm của Luật sư liên quan đến bí mật thông tin; Đối với Kiểm toán

viên, Luật Kiểm toán yêu cầu Kiểm toán viên phải ―Giữ bí mật thông tin, tài liệu thu thập

được trong quá trình kiểm toán‖ (Khoản 5 Điều 30) cũng như cấm kiểm toán viên ―Tiết lộ

bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp của đơn vị được kiểm toán‖...(Điểm e Khoản 1 Điều

12).

2.3. Quy định liên quan đến hành vi ép buộc trong kinh doanh

Mặc dù các quy định trong các văn bản pháp luật khác có liên quan không sử dụng

thuật ngữ ―ép buộc trong kinh doanh‖ để gọi tên hành vi, các hành vi có bản chất là ép

buộc theo tiêu chí của Luật Cạnh tranh có thể tìm thấy ở nhiều văn bản pháp luật ở nhiều

lĩnh vực khác nhau như những nguyên tắc chung về tự do, tự nguyện thoả thuận trong

hoạt động thương mại, nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của thương nhân trong hoạt

động thương mại được quy định trong Luật thương mại , hay các quy định về quyền của

doanh nghiệp trong Luật doanh nghiệp , nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận

trong Bộ luật dân sự , cho đến các quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng... Các

quy định trong các văn bản nêu trên đều trực tiếp hoặc gián tiếp thể hiện quan điểm cấm

các hành vi ép buộc trong kinh doanh làm thiệt hại đến lợi ích của các chủ thể kinh doanh,

người tiêu dùng. Các quy phạm của các luật khác cũng có thể được coi là quy định về

chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh khi nó thoả mãn các yếu tố.

Khoản 2 Điều 11 Luật thương mại quy định: Trong hoạt động thương mại, các bên

hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe doạ,

ngăn cản bên nào. Khác với Luật thương mại, quyền được bảo vệ chống các hành vi ép

buộc trong kinh doanh trong Luật DN được hiểu gián tiếp qua các quy định về quyền của

doanh nghiệp trong việc tự chủ quyết định các công việc kinh doanh (Khoản 7 Điều 8,

Page 167: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

167

Luật thương mại). Điều 4 Bộ luật dân sự về nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thoả

thuận đã quy định: Trong quan hệ dân sự, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào

được áp đặt, cấm đoán, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào...Cam kết, thỏa thuận hợp

pháp có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên và phải được cá nhân, pháp nhân,

chủ thể khác tôn trọng. Cũng như Luật thương mại, quyền được bảo vệ chống lại các

hành vi ép buộc trong kinh doanh có liên quan đến quyền của người tiêu dùng được hiểu

gián tiếp qua các quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các văn bản

hướng dẫn, theo đó người tiêu dùng có quyền ―Lựa chọn hàng hoá, dịch vụ, tổ chức, cá

nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định

tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thoả thuận khi tham gia giao

dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ‖( Khoản 3 Điều 8 Luật bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng). Trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, Luật kinh doanh bảo

hiểm cũng có quy định cấm hành vi tranh giành khách hàng dưới hình thức ngăn cản, lôi

kéo, mua chuộc, đe doạ nhân viên hoặc khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý

bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác (Điểm b Khoản 2, Điều 10, Luật kinh

doanh bảo hiểm). Ngoài ra, Luật này còn quy định hành vi ép buộc giao kết hợp đồng bảo

hiểm là một trong các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm (Khoản 4, Điều

124) .

Như vậy, hành vi ép buộc trong kinh doanh là hành vi vi phạm pháp luật được quy

định trong nhiều văn bản pháp luật, tuy mức độ tiếp cận, mục tiêu điều chỉnh có rộng hẹp

khác nhau tùy thuộc vào phạm vi mà đạo luật đó điều chỉnh. Cũng như cách tiếp cận như

đối với hành vi khác, các quy định về hành vi này cũng sẽ là bộ phận của pháp luật chống

hành vi cạnh tranh không lành mạnh và được xử lý theo quy định của Luật Cạnh tranh khi

thoả mãn các dấu hiệu của một hành vi cạnh tranh không lành mạnh; ngược lại sẽ được xử

lý theo quy định của đạo luật có quy định hành vi đó. Không phải bất kỳ hành vi nào vi

phạm dưới hình thức ép buộc trong kinh doanh được quy định trong các đạo luật này đều

là hành vi CTKLM. Chỉ những hành vi thoả mãn các tiêu chí cạnh tranh mới được xử lý

theo cách của Luật cạnh tranh.

2.4. Quy định liên quan đến hành vi gi m pha doanh nghiệp khác

Cũng như với hành vi Ép buộc doanh nghiệp khác, hành vi gièm pha doanh nghiệp

khác có thể được tìm thấy dưới nhiều dạng thức, biểu hiện trong các văn bản quy phạm

pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau dù không phải lúc nào cũng được gọi tên là

Gièm pha.

Page 168: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

168

Chẳng hạn, trong quan hệ dân sự, các bên phải thiện chí, trung thực trong việc xác

lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự, không bên nào được lừa dối bên nào (Điều 6 Bộ

luật dân sự ). Khi quyền dân sự bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy

định của Bộ luật dân sự hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền: công nhận quyền

dân sự của mình; buộc chấm dứt hành vi vi phạm; buộc xin lỗi, cải chính công khai, buộc

bồi thường thiệt hại...(Điều 9 khoản 2 Bộ luật dân sự). Thiệt hại do danh dự, uy tín của

pháp nhân bị xâm phạm bao gồm: chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập

thực tế bị mất hoặc bị giảm sút...(Điều 611 khoản 1 Bộ luật dân sự ).

Pháp luật thuộc lĩnh vực khác cũng có những quy định liên quan điều chỉnh vấn đề

này như: nghiêm cấm hành vi thông tin sai sự thật về nội dung, phạm vi hoạt động, điều

kiện bảo hiểm làm tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm (Khoản 2

Điều 10 Luật kinh doanh bảo hiểm ). Trong lĩnh vực điện lực: cấm cung cấp thông tin

không trung thực làm tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoạt

động điện lực và sử dụng điện (Khoản 9, Điều 7 Luật điện lực ). Hay trong lĩnh vực vệ

sinh an toàn thực thẩm: nghiêm cấm hành vi thông tin sai sự thật về vệ sinh an toàn thực

phẩm (Khoản 7, Điều 8 Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm ). Trong lĩnh vực quảng cáo:

nghiêm cấm hành vi lợi dụng quảng cáo để xúc phạm danh dự, uy tín hoặc xâm phạm

quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân (Khoản 6, Điều 5 Pháp lệnh quảng cáo ).

Trong lĩnh vực chứng khoán, Luật chứng khoán có quy định: cấm tổ chức, cá nhân trực

tiếp hoặc gián tiếp thực hiện các hành vi gian lận, lừa đảo, tạo dựng thông tin sai sự thật

hoặc bỏ sót thông tin cần thiết gây hiểu nhầm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến hoạt động

chào bán chứng khoán ra công chúng, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng

khoán, dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán (Khoản 1 Điều 9, Luật chứng

khoán). Công bố thông tin sai lệch nhằm lôi kéo, xúi giục mua, bán chứng khoán hoặc

công bố thông tin không kịp thời, đầy đủ về các sự việc xảy ra có ảnh hưởng lớn đến giá

chứng khoán trên thị trường (Khoản 2 Điều 9, Luật chứng khoán).

Như vậy, hành vi được xem là gièm pha cũng thuộc đối tượng điều chỉnh của nhiều

lĩnh vực pháp luật khác, chỉ có điều mục đích điều chỉnh trong những lĩnh vực khác nhau

là không giống nhau. Sự khác nhau đó có thể là về chủ thể, về mục đích thực hiện hành

vi. Chủ thể của hành vi gièm pha, nói xấu trong thực tế thường là đối thủ cạnh tranh của

doanh nghiệp bị gièm pha.

Nói cách khác, các hành vi được quy định trong các văn bản pháp luật khác chỉ có

thể bị xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh và bị xử lý theo pháp luật cạnh tranh

Page 169: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

169

khi nó thoả mãn các yếu tố của hành vi cạnh tranh.

2.5. Quy định liên quan đến hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

khác

Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác được quy định trực

tiếp hoặc gián tiếp qua các quy định về quyền của chủ thể kinh doanh. Tuỳ vào mục đích

và phạm vi điều chỉnh trong từng lĩnh vực mà các quy định trong các văn bản pháp luật

này điều chỉnh rộng hay hẹp, trực tiếp hay gián tiếp đối với hành vi được coi là có dấu

hiệu gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác đối với từng ngành cụ thể.

Nhiều văn bản pháp luật trong một số lĩnh vực khác có quy định điều chỉnh cũng

thuộc dạng hành vi này như: Khoản 5, Khoản 9, Điều 7 Luật điện lực quy định một trong

các hành vi bị cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện là: đóng cắt điện trái quy

định của pháp luật; lợi dụng chức vụ quyền hạn để gây sách nhiễu, phiền hà, thu lợi bất

chính trong hoạt động điện lực và sử dụng điện. Khoản 2, Điều 11 Luật thương mại quy

định: Trong hoạt động thương mại, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được

thực hiện hành vi ngăn cản bên nào... Điều 4 Bộ luật dân sự quy định: Trong quan hệ dân

sự, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được ngăn cản bên nào... Trong lĩnh vực

bưu chính, viễn thông, Khoản 1, 2 Điều 10 Luật bưu chính viễn thông có quy định một số

hành vi bị cấm, cụ thể là: phá hoại các công trình bưu chính, viễn thông hoặc cản trở hoạt

động hợp pháp về bưu chính, viễn thông; thu trộm, nghe trộm thông tin trên mạng viễn

thông của tổ chức, cá nhân khác.

Những hành vi được quy định trong các văn bản pháp luật nêu trên sẽ là hành vi

cạnh tranh không lành mạnh nếu hành vi đó được thực hiện vì mục đích cạnh tranh, nhằm

xâm hại đến đối thủ cạnh tranh trên cùng thị trường hàng hoá, dịch vụ hay thị trường liên

quan. Trường hợp thoả mãn những dấu hiệu của hành vi cạnh tranh thì việc xử lý được

thực hiện bởi các quy định của pháp luật cạnh tranh. Trường hợp các hành vi này không

phải là hành vi cạnh tranh thì việc xử lý hành vi đó sẽ do văn bản pháp luật đó quy định.

2.6. Quy định liên quan đến hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh

Điều chỉnh hoạt động quảng cáo không lành mạnh hiện nay bên cạnh LCT còn có

một số văn bản pháp luật khác quy định điều chỉnh về hoạt động này: Luật thương mại ,

Pháp lệnh quảng cáo, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng...Các quy định về hoạt động

quảng cáo dưới đây khi thoả mãn các dấu hiệu của hành vi cạnh tranh không lành mạnh,

nhằm xâm phạm đối thủ cạnh tranh hay người tiêu dùng vì mục đích cạnh tranh sẽ được

Page 170: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

170

coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh dưới dạng quảng cáo. Các quy định vi phạm

hoạt động quảng cáo trong từng lĩnh vực cụ thể sẽ là nguồn của pháp luật cạnh tranh khi

điều chỉnh cũng như nhận dạng, xác định từng hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong

lĩnh vực quảng cáo khi những hành vi đó được chủ thể thực hiện vì mục đích cạnh tranh.

Điều 109 Luật Thương mại quy định chi tiết thêm hai hành vi quảng cáo thương mại

bị nghiêm cấm vi phạm tính trung thực về nội dung quảng cáo như hành vi quảng cáo

bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng

hoá, dịch vụ của mình với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ cùng loại của

thương nhân khác; và hành vi quảng cáo sai sự thật về một trong các nội dung số lượng,

chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, xuất xứ hàng hoá, chủng loại, bao bì, phương thức

phục vụ, thời hạn bảo hành của hàng hoá dịch vụ. Có ngoại lệ trong trường hợp này, đó là

việc sản phẩm quảng cáo có nội dung so sánh hàng hóa của mình với hàng giả, hàng vi

phạm SHTT sau khi có xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc sử

dụng những hàng hóa này để so sánh, thì không bị coi là hành vi CTKLM dưới dạng

quảng cáo so sánh. (Điều 22, Nghị định 37/2006/NĐ-CP ngày 4/4/2006 quy định chi tiết

Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại).

Điều 3 Nghị định số 24/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13 tháng 3 năm 2003 quy

định hướng dẫn chi tiết thi hành Pháp lệnh quảng cáo liệt kê 9 hành vi quảng cáo bị

nghiêm cấm, bao gồm các hành vi: Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng

tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo; Quảng cáo có tính chất kích thích bạo lực, kinh

dị, dùng từ ngữ không lành mạnh; Dùng hình ảnh người lãnh đạo Đảng và Nhà Nước Việt

Nam; Quảng cáo không đúng chất lượng hàng hoá, dịch vụ, không đúng địa chỉ cơ sở sản

xuất, kinh doanh, dịch vụ; ép buộc quảng cáo dưới mọi hình thức; Quảng cáo hạn chế tầm

nhìn của người tham gia giao thông; làm ảnh hưởng đến sự trang nghiêm tại nơi làm việc

của các cơ quan nhà nước; dùng âm thanh gây tiếng ồn vượt quá độ ồn cho phép theo tiêu

chuẩn Việt Nam; Quảng cáo nói xấu, so sánh hoặc gây nhầm lẫn với cơ sở sản xuất, kinh

doanh, hàng hoá, dịch vụ của người khác; dùng danh nghĩa, hình ảnh của tổ chức, cá nhân

khác để quảng cáo mà không được sự chấp thuận của tổ chức, cá nhân đó; Quảng cáo

thuốc chữa bệnh cho người bán theo đơn của thầy thuốc; thuốc chưa được cấp đăng ký

hoặc hết hạn đăng ký, đã loại ra khỏi danh mục thuốc cho phép sử dụng; thuốc đã được

đăng ký nhưng bị đình chỉ lưu hành; các thiết bị dụng cụ y tế chưa được phép sử dụng,

dịch vụ y tế chưa được phép thực hiện tại Việt Nam; Quảng cáo hàng hoá, dịch vụ khác

mà pháp luật cấm quảng cáo (Điều 3).

Page 171: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

171

Hoạt động quảng cáo ngoài chịu sự điều chỉnh của các quy định mang tính chất

chung nêu trên còn chịu sự điều chỉnh rất chặt chẽ và chi tiết trong từng lĩnh vực cụ thể.

Trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có nhiều quy định nghiêm cấm các hành vi

thông tin, quảng cáo sai sự thật và các hành vi khác nhằm lừa dối người tiêu dùng.

Điều chỉnh quảng cáo về chất lượng hàng hóa, Khoản 2 Điều 9 Luật Tiêu chuẩn và

quy chuẩn kỹ thuật quy định nghiêm cấm hành vi ― Thông tin, quảng cáo sai sự thật và

các hành vi gian dối khác trong hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy

chuẩn kỹ thuật.‖. Điều chỉnh về quảng cáo giá cả, Khoản 3 4 Điều 28 Pháp lệnh giá quy

định cấm các hành vi bịa đặt, loan tin không có căn cứ về việc tăng giá hoặc hạ giá gây

thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh khác, của người

tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước; nghiêm cấm hành vi định giá sai để lừa dối người tiêu

dùng hoặc tổ chức, cá nhân hợp tác sản xuất, kinh doanh với mình. Điều chỉnh về quảng

cáo trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, Điểm a, Khoản 2, Điều 10 Luật kinh doanh bảo

hiểm cấm hành vi thông tin, quảng cáo sai sự thật về nội dung, phạm vi hoạt động, điều

kiện bảo hiểm làm tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm. Trong lĩnh

vực dược phẩm, Khoản 5 Điều 9 Luật dược cũng có quy định nghiêm cấm hành vi thông

tin, quảng cáo thuốc sai sự thật, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

2.7. Quy định liên quan đến hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh

Khuyến mại là một trong những hoạt động thương mại được quy định khá cụ thể

trong Luật thương mại. Điều 100 Luật thương mại quy định các hành vi bị cấm trong hoạt

động khuyến mại, cụ thể là: Khuyến mại cho hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng

hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hoá chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được

phép cung ứng; Sử dụng hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hoá, dịch vụ cấm

kinh doanh; hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hoá chưa được phép lưu thông,

dịch vụ chưa được phép cung ứng; Khuyến mại hoặc sử dụng thuốc lá, rượu có độ cồn từ

30 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức; Khuyến mại thiếu trung thực hoặc gây

nhầm lẫn về hàng hoá, dịch vụ để lừa dối khách hàng; Khuyến mại để tiêu thụ hàng hoá

kém chất lượng, làm phương hại đến môi trường, sức khoẻ con người và lợi ích công

cộng khác; Khuyến mại tại trường học, bệnh viện, trụ sở của cơ quan nhà nước, tổ chức

chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân; Hứa tặng, thưởng

nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng; Khuyến mại nhằm cạnh tranh không

lành mạnh; Thực hiện khuyến mại mà giá trị hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại vượt

quá hạn mức tối đa, hoặc giảm giá hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại quá mức tối đa

Page 172: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

172

theo quy định.

Trong lĩnh vực giá cả, nhiều hành vi có liên quan đến việc gian dối về giá cũng được

quy định tại các Khoản 3, 4, 5 Điều 28 Pháp lệnh giá, theo đó cấm các tổ chức, cá nhân

sản xuất, kinh doanh thực hiện các hành vi như: bịa đặt, loan tin không có căn cứ về việc

tăng giá hoặc hạ giá gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh

doanh khác, của người tiêu dùng và lợi ích của nhà nước; định giá sai đề lừa dối người

tiêu dùng hoặc tổ chức, cá nhân hợp tác sản xuất, kinh doanh với mình; tăng hoặc giảm

giá giả tạo bằng cách thay đổi số lượng, chất lượng, địa điểm giao nhận hàng hoá, dịch

vụ.

Bên cạnh đó, Luật kinh doanh bảo hiểm (Điểm c, Khoản 2, Điều 10), Luật Dược

(Khoản 8, Điều 9), tuy không quy định rõ thế nào là khuyến mại bất hợp pháp, nhưng đã

có quy định mang tính nguyên tắc cấm các hành vi khuyến mại bất hợp pháp, trái quy

định của pháp luật.

II. Thực trạng thực thi pháp luật điều chỉnh các hành vi cạnh tranh không lành

mạnh ở Việt Nam

1. Quy trình xử lý vụ các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của

uật cạnh tranh

1.1. Căn cứ điều tra vụ việc cạnh tranh Khiếu nại vụ việc cạnh tranh

Theo Điều 86 Luật Cạnh tranh, có hai căn cứ để tiến hành điều tra một vụ việc cạnh

tranh, cụ thể được quy định như sau:

“Việc điều tra sơ bộ vụ việc cạnh tranh được tiến hành theo quyết định của Thủ

trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh trong những trường hợp sau đây:

1. Hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh đã được cơ quan quản lý cạnh tranh thụ lý;

2. Cơ quan quản lý cạnh tranh phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định của Luật

này.”

Đối với trường hợp tại Khoản 1, Điều 86, trình tự, thủ tục áp dụng đối với các hành

vi cạnh tranh không lành mạnh được bắt đầu từ khi cơ quan quản lý cạnh tranh thụ lý hồ

sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh.

Theo quy định tại Điều 58 Luật Cạnh tranh thì khi tổ chức, cá nhân cho rằng quyền

Page 173: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

173

và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm quy định của Luật có quyền

khiếu nại đến cơ quan quản lý cạnh tranh. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại về những

hành vi cạnh tranh không lành mạnh, đồng thời cũng có quyền khiếu nại cả những việc

làm trái pháp luật trong hoạt động tố tụng cạnh tranh của các cơ quan và người có thẩm

quyền hoặc bất cứ cá nhân nào thuộc các cơ quan đó, nếu như tổ chức, cá nhân cho rằng

việc vi phạm đó xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trường hợp các vi

phạm này không ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của họ thì cũng có quyền làm

đơn tố cáo về hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật khiếu nại, tố cáo.

Thời hiệu khiếu nại theo quy định của Luật Cạnh tranh là 2 năm kể từ ngày hành vi

có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh được thực hiện. Để được cơ quan quản lý

cạnh tranh thụ lý vụ việc, người khiếu nại phải làm đơn và nộp tiền tạm ứng chi phí cho

việc giải quyết vụ việc cạnh tranh. Đơn khiếu nại có nội dung theo mẫu của cơ quan quản

lý cạnh tranh, theo đó phải có: ngày tháng năm làm đơn; tên cơ quan quản lý cạnh tranh;

họ tên địa chỉ của bên làm đơn khiếu nại, bên bị khiếu nại và của người có quyền, nghĩa

vụ liên quan (nếu có); những vấn đề cụ thể yêu cầu cơ quan quản lý cạnh tranh giải quyết;

họ tên địa chỉ của người làm chứng (nếu có); các thông tin liên quan mà bên khiếu nại xét

thấy cần thiết cho viẹc giải quyết vụ việc cạnh tranh. Bên khiếu nại là cá nhân phải ký tên

hoạc điểm chỉ; nếu là tổ chức nộp đơn khiếu nại thì đại diện hợp pháp của tổ chức đó phải

ký tên và đóng dấu (Khoản 1 Điều 45 Nghị định 116/2005/NĐ-CP quy định chi tiết thi

hành một số điều của LCT ngày 15/9/2005, có hiệu lực ngày 30/9/2005).

Mức tạm ứng chi phí giải quyết vụ việc CTKLM mà người khiếu nại phải nộp bằng

30% mức phí giải quyết vụ việc cạnh tranh đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh

(tức là bằng 30% của 10.000.000 triệu đồng) (Điều 53 Nghị định 116/2005/NĐ-CP quy

định chi tiết thi hành một số điều của LCT ngày 15/9/2005, có hiệu lực ngày 30/9/2005).

Bên khiếu nại có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để chứng minh hành vi bị khiếu nại đã

xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Chứng cứ phải đảm bảo tính trung

thực. Chứng cứ có thể là vật chứng, nhưng phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc hoặc

là lời khai của người làm chứng, giải trình của tổ chức cá nhân liên quan hay tài liệu gốc,

bản sao tài liệu gốc, bản dịch tài liệu gốc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp,

xác nhận; kết quả giám định hợp pháp (Điều 76 Nghị định 116/2005/NĐ-CP). Bên khiếu

nại phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho khiếu nại, yêu cầu đó của mình là có căn cứ

và hợp pháp (Điều 74 Nghị định (116/2005/NĐ-CP).

Page 174: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

174

Sau khi nhận được đơn của bên khiếu nại và nộp tạm ứng chi phí cho việc giải quyết

vụ việc hợp lệ, trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan quản lý

cạnh tranh có trách nhiệm xem xét và thông báo cho bên khiếu nại biết về việc có thụ lý

hay trả lại hồ sơ cho bên khiếu nại nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền điều tra, giải

quyết của cơ quan quản lý cạnh tranh.

Trong trường hợp thông qua rà soát thị trường, cơ quan điều tra tự phát hiện hành vi

của doanh nghiệp trên thị trường có dấu hiệu vi phạm Luật Cạnh tranh, cơ quan cạnh

tranh sẽ tiến hành ―điều tra tiền tố tụng‖ nhằm đánh giá lại hành vi của doanh nghiệp. Sau

quá trình ―điều tra tiền tố tụng‖, nếu xét thấy thực sự có dấu hiệu vi phạm LCT, Thủ

trưởng cơ quan điều tra sẽ quyết định tiến hành điều tra vụ việc theo thủ tục tố tụng cạnh

tranh.

1.2. Điều tra vụ việc cạnh tranh

Điều tra vụ việc cạnh tranh không lành mạnh gồm 2 bước: điều tra sơ bộ và điều tra

chính thức. Sau khi thụ lý hồ sơ khiếu nại về hành vi cạnh tranh không lành mạnh hoặc

phát hiện hành vi của doanh nghiệp trên thị trường có dấu hiệu vi phạm Luật Cạnh tranh,

Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh sẽ quyết định việc điều tra sơ bộ và phân công cho

điều tra viên tiến hành việc điều tra sơ bộ. Sự bắt đầu thủ tục điều tra sơ bộ là bước đầu

tiên trong quy trình tiến hành thủ tục tố tụng đối với hành vi CTKLM. Thời hạn điều tra

sơ bộ là 30 ngày, kể từ ngày có quyết định điều tra sơ bộ. Trong thời hạn này, điều tra

viên được phân công điều tra vụ việc cạnh tranh phải hoàn thành điều tra sơ bộ và kiến

nghị Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh ra quyết định đình chỉ điều tra hoặc điều tra

chính thức. Theo Điều 88 Luật Cạnh tranh, căn cứ vào kết quả điều tra sơ bộ và kiến nghị

của điều tra viên, Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh ra một trong các quyết định sau

đây:

1. Đình chỉ điều tra nếu kết quả điều tra sơ bộ cho thấy không có hành vi vi phạm

quy định của Luật này.

2. Điều tra chính thức nếu kết quả điều tra sơ bộ cho thấy có dấu hiệu vi phạm quy

định của LCT.

Thời hạn điều tra chính thức đối với vụ việc CTKLM là 90 ngày, kể từ ngày có

quyết định điều tra chính thức, không phân biệt là vụ việc phức tạp hay không phức tạp;

nhưng trong trường hợp cần thiết, thời hạn này có thể được Thủ trưởng cơ quan quản lý

Page 175: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

175

cạnh tranh gia hạn một lần không quá 60 ngày. Như vậy, tổng thời gian điều tra chính

thức kể cả gia hạn đối với một vụ việc cạnh tranh tối đa là 150 ngày.

Việc gia hạn thời hạn điều tra phải được điều tra viên thông báo đến tất cả các bên

liên quan trong thời hạn chậm nhất là 7 ngày làm việc trước ngày hết hạn điều tra (Điều

90 Luật Cạnh tranh).

Trong quá trình điều tra, các bên có quyền yêu cầu Cơ quan quản lý cạnh tranh mời

người làm chứng. Cơ quan quản lý cạnh tranh cũng có thể yêu cầu chính quyền địa

phương, cơ quan công an, tổ chức khác phối hợp, hỗ trợ quá trình điều tra (Điều 97 LCT

2004). Theo quy định tại Điều 88 và 89 Nghị định 116/2005/NĐ-CP thì, Thủ trưởng cơ

quan quản lý cạnh tranh có quyền áp dụng, thay đổi hay huỷ bỏ một trong những biện

pháp ngăn chặn hành chính như: tạm giữ người theo thủ tục hành chính; tạm giữ tang vật,

phương tiện vi phạm pháp luật về cạnh tranh; khám người; khám phương tiện vận tải, đồ

vật; khám nơi cất dấu tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật về cạnh tranh…

Trong trường hợp vụ việc liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh được điều tra

chính thức thì trong thời hạn điều tra, điều tra viên phải xác định căn cứ cho rằng liệu bên

bị điều tra đã hoặc đang thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Sau khi kết thúc

điều tra, xác định là có vi phạm thì điều tra viên sẽ đề nghị với Thủ trưởng cơ quan quản

lý cạnh tranh ra quyết định xử lý.

Trường hợp qua điều tra phát hiện vụ việc cạnh tranh có dấu hiệu phạm tội, điều tra

viên phải kiến nghị ngay với Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh xem xét chuyển hồ

sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự.

Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thấy có căn cứ

không được khởi tố vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì phải trả lại

hồ sơ cho cơ quan quản lý cạnh tranh để tiếp tục điều tra theo thủ tục quy định tại Luật

này. Thời hạn điều tra quy định tại Điều 90 của Luật được tính từ ngày Cơ quan quản lý

cạnh tranh nhận lại hồ sơ (Điều 95 Luật Cạnh tranh).

1.3. Xử lý đối với các hành vi CTK M

Sau khi kết thúc điều tra, xác định là có hành vi cạnh tranh không lành mạnh vi

phạm quy định của Luật Cạnh tranh, điều tra viên sẽ đề nghị Thủ trưởng cơ quan quản lý

cạnh tranh ra quyết định xử lý. Theo các quy định của Nghị định 120/2005/NĐ-CP ngày

Page 176: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

176

30/9/2005 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh

thì: Hình thức xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh gồm các hình thức xử phạt và các biện

pháp khắc phục hậu quả. Đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh, tổ chức, cá

nhân kinh doanh vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau: phạt cảnh

cáo; phạt tiền. Tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một

số hình thức xử phạt bổ sung như: tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực

hiện hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh. Ngoài các hình thức sử phạt chính và bổ

sung nêu trên, tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm pháp luật về cạnh tranh không lành

mạnh còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc cải

chính công khai (Điều 4). Mức phạt tiền đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh

được quy định cụ thể như sau:

Đối với hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn, gi m pha doanh nghiệp khác, gây rối hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp khác: mức phạt tiền thấp nhất là 5 triệu đồng và cao

nhất là 20 triệu đồng. Ngoài việc bị phạt tiền, tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm còn có

thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu

quả như: tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao

gồm tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm; buộc

cải chính công khai.

Đối với hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh, hành vi ép buộc trong kinh doanh:

mức phạt từ thấp nhất là 5 triệu đồng và cao nhất là 20 triệu đồng. Ngoài ra còn có thể bị

tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm, bao gồm cả

tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

Đối với các hành vi quảng cáo, khuyến mại nhằm CTKLM: mức phạt tiền đối với

hành vi này cao hơn các hành vi CTKLM khác như đã nêu trên, thấp nhất là 15 triệu đồng

và cao nhất là 50 triệu đồng. Ngoài ra còn có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện được sử

dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ

việc thực hiện hành vi vi phạm và/hoặc buộc cải chính công khai.

Đối với hành vi phân biệt đối xử của hiệp hội thì mức phạt tiền thấp nhất là 15 triệu

đồng và cao nhất là 50 triệu đồng. Tuy vậy chủ thể thực hiện hành vi này không bị áp

dụng các biện pháp xử phạt bổ sung và/hoặc biện pháp khắc phục hậu quả.

Page 177: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

177

Về hành vi BHĐC bất chính: mức phạt tiền đối với hành vi này là cao nhất so với

các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác khác, thấp nhất là 50 triệu đồng và cao nhất

là 100 triệu đồng. Ngoài ra còn có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để

thực hiện hành vi vi phạm bao gồm tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc

thực hiện hành vi vi phạm và/hoặc buộc cải chính công khai.

1.4. Giải quyết khiếu nại đối với quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh chưa có

hiệu lực pháp luật

Theo nguyên lý của nhà nước pháp quyền, các quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

luôn có thể bị khiếu nại hoặc khiếu kiện. Vì vậy, các quyết định của Thủ trưởng cơ quan

quản lý cạnh tranh đều có thể bị xem xét lại thông qua thủ tục khiếu nại hành chính với

thời hiệu là 30 ngày kể từ khi ban hành. Trong trường hợp này, thẩm quyền giải quyết

khiếu nại chống lại quyết định của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh là Bộ trưởng

Bộ Công Thương. Trong quá trình xem xét khiếu nại và khiếu kiện, những nội dung của

quyết định không bị khiếu nại hay khiếu kiện là có hiệu lực thi hành, cụ thể là:

Tổ chức cá nhân bị xử lý vi phạm phải chấp hành quyết định xử lý vụ việc cạnh

tranh của cơ quan quản lý cạnh tranh trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định xử lý

vụ việc cạnh tranh không lành mạnh có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp không nhất

trí một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh

thì trong thời hạn 30 ngày nêu trên, tổ chức, cá nhân kinh doanh có quyền khiếu nại lên

Bộ trưởng Bộ Công Thương đối với quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Thủ trưởng

cơ quan quản lý cạnh tranh. Những phần của quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh không

lành mạnh bị khiếu nại chưa được thi hành.

Bên khiếu nại phải làm đơn khiếu nại và gửi đến cơ quan đã ban hành quyết định xử

lý vụ việc cạnh tranh kèm theo các chứng cứ bổ sung (nếu có) chứng minh cho khiếu nại

của mình là có căn cứ hợp pháp. Trong thời hạn 30 ngày (trừ trường hợp phức tạp, thời

hạn giải quyết khiếu nại có thể được gia hạn nhưng không qúa 30 ngày), kể từ ngày nhận

được hồ sơ khiếu nại, Bộ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm giải quyết theo thẩm

quyền, cụ thể là: Bộ trưởng Bộ Công thương có quyền giữ nguyên quyết định xử lý vụ

việc cạnh tranh nếu xét thấy việc khiếu nại là không có căn cứ hoặc sửa một phần hoặc

toàn bộ quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh nếu quyết định này không đúng pháp luật;

trường hợp chứng cứ chưa được thu thập và xác minh đầy đủ thì có quyền huỷ quyết định

Page 178: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

178

xử lý vụ việc cạnh tranh và yêu cầu cơ quan quản lý cạnh tranh giải quyết lại theo quy

định. Quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Bộ trưởng

Bộ Công thương có hiệu lực kể từ ngày ký.

Trường hợp không nhất trí với quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý

vụ việc cạnh tranh của Bộ trưởng Bộ Công thương thì các bên liên quan có quyền khởi

kiện vụ án hành chính đối với một phần hoặc toàn bộ nội dung của quyết định giải quyết

khiếu nại ra Toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền (Toà hành chính). Những phần

quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh không bị khởi kiện ra Toà án vẫn được tiếp tục đưa ra

thi hành.

Trong trường hợp hết thời hạn 30 ngày như đã trình bày ở trên, nếu tổ chức, cá nhân

kinh doanh bị xử lý vi phạm không tự nguyện thi hành, không khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ

Công thương, Toà án cấp tỉnh có thẩm quyền, bên được thi hành quyết định xử lý vụ việc

cạnh tranh không lành mạnh có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án cấp tỉnh nơi

có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành tổ chức cưỡng chế thi hành

quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh.

2. Một số vụ việc điển hình được xử lý theo uật Cạnh tranh 2004

Sau 5 năm thực hiện các quy định về chống cạnh tranh không lành mạnh, Cục

QLCT đã tiến hành điều tra 61 vụ việc liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh (01 vụ

trong năm 2006, 05 vụ trong năm 2007, 13 vụ trong năm 2008, 14 vụ trong năm 2009 và

28 vụ trong năm 2010). Trong đó có 46/63 vụ việc do Cục Quản lý cạnh tranh khởi xướng

điều tra và 15/61 vụ việc điều tra dựa trên căn cứ đơn khiếu nại từ các doanh nghiệp,cụ

thể như sau:

- 28 vụ việc liên quan đến hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh;

- 17 vụ việc liên quan đến hành vi bán hàng đa cấp bất chính;

- 06 vụ việc liên quan đến hành vi dèm pha nói xấu doanh nghiệp khác;

- 05 vụ việc liên quan đến hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh;

- 04 vụ việc liên quan đến hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn;

- 01 vụ việc liên quan đến hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

khác.

Page 179: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

179

Bên cạnh các vụ việc được xử lý thông qua tố tụng cạnh tranh, Cục còn tiếp nhận,

xem xét và cho ý kiến hướng dẫn, tư vấn về pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh

cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan thông qua các thủ tục hành chính thông

thường. Cục cũng tiến hành tham vấn tiền tố tụng đối với 62 vụ việc có dấu hiệu vi phạm

pháp luật cạnh tranh không lành mạnh, bao gồm các vụ việc Cục khởi xướng tham vấn và

các vụ việc phát sinh từ đơn khiếu nại của các doanh nghiệp.

2.1. Vụ việc liên quan đến hành vi “chỉ dẫn gây nhầm lẫn”:

Ngày 10/6/2010, Cục Quản lý cạnh tranh đã nhận được Hồ sơ của Công ty TNHH

Đầu tư và Xuất nhập khẩu Thu Hiên khiếu nại Công ty TNHH Sản xuất Thương mại

Dịch vụ Nguyễn Long đã thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Công ty Thu

Hiên là nhà phân phối độc quyền sản phẩm bột rau câu dẻo ―Konnyaku Jelly Powder‖ của

Jim Willie Pte Ltd (Singapore) tại thị trường Việt Nam từ năm 2006. Công ty TNHH SX

TM DV Nguyễn Long là công ty sản xuất và kinh doanh sản phẩm bột rau câu tại Việt

Nam từ năm 2007. Trong quá trình kinh doanh của mình, Công ty Nguyễn Long đã sử

dụng 02 mẫu bao bì là mẫu bao bì bột rau câu Nguyễn Long “Konnyaku Jelly Powder”

và mẫu bao bì bột rau câu Nguyễn Long “Dragon Jelly Powder”. Trong Đơn khiếu nại đề

ngày 10/6/2010, Công ty Thu Hiên khiếu nại Công ty Nguyễn Long về ba nội dung : Thứ

nhất, Công ty Thu Hiên cho rằng bao bì bột rau câu dẻo “Konnyaku Jelly Powder” của

Công ty Nguyễn Long gắn nhiều chỉ dẫn thương mại trùng lặp, gây nhầm lẫn với các chỉ

dẫn thương mại trên sản phẩm bột rau câu dẻo “Konnyaku Jelly Powder” của Jim Willie

(do Thu Hiên phân phối) tại Việt Nam và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn

gốc, chất lượng, các đặc tính khác của sản phẩm trong quá trình nhận biết và lựa chọn sản

phẩm. Thứ hai, Công ty Thu Hiên cho rằng mẫu bao bì mới của Công ty Nguyễn Long

(Dragon Jelly Powder) vẫn là mẫu bao bì vi phạm Konnyaku Jelly Powder có bỏ đi vài

điểm chứ không hề thay đổi mẫu mã, kiểu dáng, kích cỡ. Thứ ba, Công ty Nguyễn Long

sản xuất và lưu thông đồng thời 02 mẫu bao bì là nhằm mục đích quảng cáo, phát triển,

đưa sản phẩm bột rau câu dẻo “Dragon Jelly Powder” đến với người tiêu dùng dựa trên

nền tảng bột rau câu “Konnyaku Jelly Powder”. Đối với nội dung khiếu nại thứ nhất liên

quan đến “ chỉ dẫn gây nhầm lẫn”, các chứng cứ thu thập được trong quá trình điều tra

cho thấy bao bì bột rau câu dẻo ―Konnyaku Jelly Powder‖ của Công ty Nguyễn Long gắn

nhiều chỉ dẫn thương mại trùng lặp, gây nhầm lẫn với các chỉ dẫn thương mại trên sản

phẩm bột rau câu dẻo ―Konnyaku Jelly Powder‖ của Jim Willie (do Thu Hiên phân phối)

tại Việt Nam và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về 02 sản phẩm. Với việc sử dụng mẫu

Page 180: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

180

bao bì Konnyaku Jelly Powder này, Công ty Nguyễn Long đã xâm phạm quyền đối với

nhãn hiệu hàng hóa số 107600 của Jim Willie. Công ty Nguyễn Long đã ngừng sản xuất

và lưu hành mẫu bao bì này từ ngày 20/11/2008, tuy nhiên tính từ thời điểm 20/11/2008

cho tới thời điểm điều tra là tháng 06/2010, hành vi vẫn nằm trong thời hiệu khiếu nại.

Hơn nữa, đối với hành vi có dấu hiệu vi phạm về sở hữu trí tuệ của Nguyễn Long nêu

trên, chưa có cơ quan nào xử lý. Căn cứ trên đơn khiếu nại, các tài liệu chứng cứ do bên

khiếu nại cung cấp và các tài liệu khác do Cục QLCT thu thập được, nhận thấy đơn khiếu

nại là có cơ sở, Cục QLCT đã ra quyết định điều tra đối với Công ty TNHH SX TM DV

Nguyễn Long. Đối với 02 nội dung khiếu nại thứ hai và thứ ba, Công ty Thu Hiên không

cung cấp được các bằng chứng chứng minh 2 nội dung này là có cơ sở. Kết thúc giai đoạn

điều tra chính thức, các điều tra viên kết luận Công ty Nguyễn Long đã thực hiện hành vi

vi phạm khoản 2 Điều 40 Luật cạnh tranh qui định về chỉ dẫn gây nhầm lẫn. Ngày

1/10/2010, Cục trưởng Cục QLCT đã ra quyết định số 132/QĐ-QLCT xử phạt Công ty

TNHH SX TM DV Nguyễn Long với mức phạt 10 triệu đồng.

2.2. Vụ việc liên quan đến hành vi “gi m pha nói xấu doanh nghiệp khác”:

Cùng với thời điểm thụ lý đơn khiếu nại của Công ty Thu Hiên, Cục cũng nhận được

đơn khiếu nại từ phía Công ty Nguyễn Long khiếu nại Công ty Thu Hiên về hành vi

―gièm pha nói xấu doanh nghiệp khác‖. Công ty Nguyễn Long cũng đã cung cấp được các

bằng chứng chứng minh đơn khiếu nại của họ là có cơ sở. Quá trình điều tra xác minh cho

thấy Công ty Thu Hiên đã thực hiện việc lưu hành tờ rơi với nội dung không chính xác về

Công ty Nguyễn Long, cụ thể: trong tờ rơi Thông báo đính kèm trong bao bì sản phẩm,

Công ty Thu Hiên đã đưa ra nhiều thông tin ―trực tiếp và gián tiếp‖ không chính xác liên

quan đến Công ty Nguyễn Long như: ―sản phẩm Bột rau câu của Công ty Nguyễn Long

là hàng nhái kém chất lượng‖, và sản phẩm của Công ty Nguyễn Long là ―gian lận về

xuất xứ hàng hóa‖ hay việc Công ty Nguyễn Long bị lực lượng quản lý thị trường kiểm

tra, xử phạt và bị công an kinh tế kiểm tra phát hiện sai phạm...Kết thúc điều tra, các điều

tra viên kết luận Công ty Thu Hiên đã vi phạm Điều 43 Luật cạnh tranh. Ngày

20/10/2010, Cục trưởng Cục QCLT đã ra quyết định xử phạt Công ty TNHH Đầu tư

XNK Thu Hiên với mức phạt 10 triệu đồng.

Đây là một vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp bởi mâu thuẫn giữa 2 công ty đã xảy

ra trong khoảng thời gian khá dài (từ năm 2008), Công ty Thu Hiên đã đệ đơn khiếu nại

lên rất nhiều cơ quan chức năng khác nhưng các cơ quan này đều chưa đưa ra kết luận

cuối cùng. Vì vậy, trong quá trình ―kêu oan‖, Công ty Thu Hiên đã đưa những thông tin

Page 181: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

181

không chính xác về Công ty Nguyễn Long với mục đích ―trả đũa‖. Trong trường hợp này,

cả hai công ty đều có lỗi. Đứng trên lập trường của Luật cạnh tranh, các điều tra viên Cục

QLCT đã giải quyết vụ việc hợp tình hợp lý, kết thúc mâu thuẫn kéo dài của 2 doanh

nghiệp.

2.3. Vụ việc liên quan đến hành vi “quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh”:

Tháng 1/2010, qua rà soát hoạt động quảng cáo trên thị trường, Cục đã phát hiện các

thông điệp quảng cáo của Công ty TNHH Panasonic đối với các sản phẩm điều hòa, tủ

lạnh có dấu hiệu vi phạm Luật Cạnh tranh. Qua quá trình điều tra tiền tố tụng, nghiên cứu

tài liệu thu thập được, xét thấy nội dung các quảng cáo nêu trên có yếu tố gây nhầm lẫn,

vi phạm pháp luật cạnh tranh, Cục Quản lý cạnh tranh tiến hành điều tra vụ việc cạnh

tranh đối với Công ty TNHH Panasonic Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 86 của

Luật Cạnh tranh. Bên bị điều tra đã quảng cáo sai sự thật về công dụng của sản phẩm điều

hòa Envio với nội dung: “vô hiệu hóa hơn 99% tác nhân gây hại trong không khí”, bao

gồm vi sinh vật có hại, vi khuẩn, virus và nấm mốc. Theo giải trình của Bên bị điều tra,

kết quả thử nghiệm cho thấy sau khi chạy điều hòa trong môi trường thử nghiệm cho thấy

tỷ lệ một số loại vi khuẩn, virus và nấm mốc trong không khí giảm từ 58% đến 100%,

trong đó khả năng vô hiệu hóa virus cúm A là 99.9%. Tuy nhiên, kết quả thử nghiệm đối

với các loại vi khuẩn khác và nấm mốc không đạt chỉ tiêu như trên. Đồng thời, kết quả

thử nghiệm cũng cho thấy khi không chạy điều hòa, tỷ lệ vi khuẩn và nấm mốc trong

không khí cũng tự giảm đáng kể (giảm tự nhiên). Tại buổi làm việc với các điều tra viên,

cán bộ kỹ thuật của Panasonic Nhật Bản cũng thừa nhận dựa vào các kết quả thử nghiệm

không thể khẳng định sản phẩm có tác dụng vô hiệu hóa hơn 99% tác nhân gây hại trong

không khí, trong đó có cả vi sinh vật có hại, vi khuẩn, virus và nấm mốc. Như vậy, nội

dung quảng cáo này của Bên bị điều tra là sai sự thật. Bên bị điều tra đã quảng cáo không

đầy đủ về công dụng của sản phẩm tủ lạnh Panasonic với nội dung vệ sinh diệt đến 99.9%

vi khuẩn “bất hoạt đến 99.9% vi khuẩn & nấm mốc”. Bên bị điều tra có thử nghiệm tác

dụng kháng khuẩn của màng lọc Ag (bộ phận cấu thành của sản phẩm tủ lạnh Panasonic)

đối với 02 loại vi khuẩn là Staphylocccus và Escherichia Coli. Tuy nhiên, Bên bị điều tra

cũng xác nhận không có cơ sở để xác định 02 loại vi khuẩn nói trên mang tính đại diện

cho tất cả các loại vi khuẩn và nấm mốc. Do đó, nội dung quảng cáo nội dung nói trên là

không đầy đủ, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Quảng cáo sản phẩm điều hòa Envio có

tính năng của tiết kiệm 60% điện tiêu thụ khi chạy liên tục trong vòng 2h: Theo xác minh

của Cục, kết quả thử nghiệm tính năng tiết kiệm điện của điều hòa Envio sử dụng công

Page 182: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

182

nghệ inverter và cảm biến Eco Patrol cho thấy sản phẩm có hiệu quả tiết kiệm điện so với

dòng sản phẩm điều hòa khác của Panasonic khoảng 40% sau 2 giờ hoạt động và 60% sau

8 giờ. Các chỉ số này đã thể hiện rõ trong catalogue giới thiệu sản phẩm, tuy nhiên khi

đưa lên mẫu quảng cáo báo chí đã thể hiện thành tiết kiệm 60% điện tiêu thụ trong vòng

2h. Về vấn đề này, Công ty cũng đã thừa nhận sai sót và điều chỉnh lại nội dung quảng

cáo ngay trong giai đoạn điều tra sơ bộ.

Ngoài ra, Công ty còn thực hiện quảng cáo sản phẩm tủ lạnh Panasonic có tính năng

tăng cường thành phần vitamin của thực phẩm đến 12% (model NR-BY601X/V và NR-

BY551/XV). Mặc dù, Công ty đã cung cấp báo cáo thử nghiệm cho thấy công nghệ chiếu

sáng thực phẩm trong ngăn kín của tủ lạnh có thể làm tăng vitamin của một số loại rau

quả từ 11.8% đến 21.7%. Tuy nhiên, kết quả thử nghiệm chỉ thể hiện tác dụng trên rau

quả, không đúng với thực phẩm nói chung. Do đó, Công ty cũng đã thừa nhận nội dung

quảng cáo không rõ ràng và đã điều chỉnh nội dung quảng cáo thành “tăng cường thành

phần vitamin trong rau củ quả cao hơn 12%”.

Ngày 16 tháng 6 năm 2010, Cục trưởng Cục QLCT đã ra quyết định số 66/QĐ-

QLCT xử phạt Công ty TNHH Panasonic với mức phạt 30 triệu đồng và yêu cầu chấm

dứt ngay lập tức hành vi vi phạm khoản 3 Điều 45 Luật Cạnh tranh“cung cấp thông tin

gây nhầm lẫn cho khách hàng”.

Vụ việc Công ty TNHH Panasonic có thể coi là vụ việc tiên phong trong năm 2010

của Cục QLCT liên quan đến hành vi ―quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh‖. Vụ

việc đã cung cấp cho các điều tra viên những hiểu biết cơ bản và khá toàn diện về các tính

năng kỹ thuật của sản phẩm điều hòa, vụ việc này cũng trở thành nền tảng cho các vụ việc

điều tra về sau có liên quan tới sản phẩm điều hòa của một loạt các hãng điện lạnh khác

như LG, Sharp, Samsung, Toshiba...

2.3. Vụ việc liên quan đến hành vi “khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành

mạnh”:

Tháng 6 năm 2010, qua rà soát hoạt động khuyến mại trên thị trường, Cục đã phát

hiện hoạt động khuyến mại của Công ty TNHH Supor Việt Nam có dấu hiệu vi phạm

Luật Cạnh tranh. Căn cứ theo quy định của Luật, Cục trưởng Cục QLCT đã ra quyết định

điều tra Công ty TNHH Supor Việt Nam.

Công ty TNHH Supor là công ty kinh doanh và sản xuất các sản phẩm dụng cụ nhà

bếp, các sản phẩm điện gia dụng; nhập khẩu các vật dụng, thiết bị nhà bếp, sản phẩm điện

Page 183: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

183

dân dụng. Từ cuối tháng 5/2010, Bên bị điều tra đã quảng cáo trên các phương tiện thông

tin đại chúng về chương trình khuyến mại ―Miễn phí 1000 nồi canh‖ có nội dung tặng

hàng hóa cho khách hàng dùng thử kèm theo điều kiện khách hàng đổi các loại nồi nhôm

đang sử dụng do doanh nghiệp khác sản xuất. Kết thúc quá trình điều tra chính thức, các

điều tra viên kết luận bên bị điều tra đã thực hiện hành vi ―Tặng hàng hóa cho khách hàng

dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hóa cùng loại do doanh nghiệp khác sản

xuất mà khách hàng đó đang sử dụng để dùng hàng hóa của mình” vi phạm quy định tại

khoản 4 Điều 46 Luật Cạnh tranh. Ngày 29/9/2010, Cục trưởng Cục QLCT đã ra quyết

định số 129/QĐ-QLCT xử phạt Công ty TNHH Supor Việt Nam với mức phạt 30 triệu

đồng và yêu cầu ngay lập tức chấm dứt hành vi vi phạm.

2.5. Vụ việc liên quan đến hành vi “bán hàng đa cấp bất chính”:

Trong quá trình giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước về hoạt động

bán hàng đa cấp, Cục QLCT nhận được một số thông tin liên quan đến việc Công ty Cổ

phần công nghệ mới và phát triển Quốc tế Amkey Việt Nam chưa tuân thủ đúng các quy

định pháp luật trong hoạt động bán hàng đa cấp. Sau khi nghiên cứu các tài liệu liên quan,

Cục Quản lý cạnh tranh tiến hành điều tra vụ việc cạnh tranh đối với Công ty Cổ phần

công nghệ mới và phát triển Quốc tế Amkey Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 86

của Luật Cạnh tranh. Kết quả điều tra chính thức cho thấy Công ty Cổ phần công nghệ

mới và phát triển Quốc tế Amkey Việt Nam đã thực hiện một số hành vi có dấu hiệu vi

phạm quy định tại Điều 48 Luật Cạnh tranh về bán hàng đa cấp bất chính, cụ thể: "Yêu

cầu người muốn tham gia phải mua một lượng hàng hoá ban đầu để được quyền tham

gia mạng lưới bán hàng đa cấp"; "Không cam kết mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá

hàng hoá đã bán cho người tham gia để bán lại"; "Cung cấp thông tin sai lệch về tính

chất và công dụng của hàng hoá để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp". Đây là

vụ việc mà chứng cứ về hành vi vi phạm rất rõ ràng, Công ty cũng đã thừa nhận tất cả các

hành vi vi phạm. Ngày 24/03/2010, Cục trưởng Cục QLCT đã ra quyết định số 39/QĐ-

QLCT xử phạt Công ty Cổ phần công nghệ mới và phát triển Quốc tế Amkey Việt Nam

với mức phạt 210 triệu đồng.

Page 184: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

184

PHẦN 2. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

Mặc dù pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã có từ lâu đời, vẫn chưa

có một khái niệm nhất quán cho tất cả các quốc gia về hành vi cạnh tranh không lành

mạnh. Vì vậy, quy định cùa từng quốc gia khác nhau cũng rất khác nhau liên quan đến

các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu để sửa đổi

một số điều khoản trong Luật Cạnh tranh liên quan tới các hành vi cạnh tranh không lành

mạnh, nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng định nghĩa về các hành vi cạnh tranh không lành

mạnh của Việt Nam làm hệ quy chiếu, trên cơ sở đó nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm của

các quốc gia khác quy định về vấn đề này.

2.1. Kinh nghiệm Nhật Bản

2.1.1. Tổng quan về các quy định pháp luật cạnh tranh không lành mạnh tại Nhật

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của Nhật được quy định chủ yếu trong

Luật Cạnh tranh, Luật cấm cạnh tranh không lành mạnh, Luật về các giao dịch thương

mại đặc biệt và Luật cấm bán hàng đa cấp dạng hình tháp. Ngoài ra, liên quan đến các

quy định về chỉ dẫn gây nhầm lẫn, có rất nhiều bộ luật khác tại Nhật có liên quan, ví dụ

như Luật Thương hiệu, Luật tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản… Trong phạm vi của đề

tài nghiên cứu này, việc tìm hiểu quá nhiều luật khác nhau sẽ dẫn đến sự dàn trải và

không hiệu quả, vì vậy, ở đây chúng ta sẽ tập trung tìm hiểu vào 5 Luật có liên quan chủ

yếu, là Luật Cạnh tranh, Luật cấm cạnh tranh không lành mạnh, Luật về giải thưởng và

chỉ dẫn, Luật quy định về các giao dịch thương mại đặc biệt và Luật cấm bán hàng đa cấp

dạng hình tháp.

2.1.1.1. Luật Cạnh tranh

Luật cạnh tranh của Nhật chính là Đạo Luật chống độc quyền (Đạo luật quy định về

chống độc quyền tư nhân và duy trì cạnh tranh công bằng).

Bên cạnh các quy định về chống độc quyền tư nhân và các hành vi hạn chế thương

mại bất hợp lý (cartel), Chương V Luật chống độc quyền Nhật Bản còn quy định các hành

vi được xác định là các hành vi thương mại không lành mạnh (unfair trade practices). Tuy

nhiên, định nghĩa ―hành vi thương mại không lành mạnh‖ ở đây không hoàn toàn trùng

với định nghĩa về ―hành vi cạnh tranh không lành mạnh‖ được quy định trong Luật cạnh

tranh của Việt Nam. Thuật ngữ ―các hành vi thương mại không lành mạnh‖ sử dụng trong

Luật chống độc quyền Nhật Bản được định nghĩa tại Khoản 9 Điều 2 của Luật này, được

Page 185: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

185

hiểu là bất kỳ hành vi nào trong 16 hành vi được liệt kê tại Khoản 9. Các hành vi này gồm

16 hành vi, trong đó có 6 hành vi tương tự với các hành vi được quy định từ điều 39 –

điều 48 Luật cạnh tranh Việt Nam, bao gồm các hành vi:

1) Các hành vi từ chối giao dịch khác (Other refusal to deal): sử dụng các biện pháp

không chính đáng khiến doanh nghiệp khác từ chối giao dịch với một doanh nghiệp nhất

định, hoặc hạn chế về số lượng/tính chất của hàng hóa/dịch vụ trong giao dịch thương mại

với một doanh nghiệp nhất định;

2) Sự xem xét phân biệt đối xử (Discriminatory consideration): cung cấp hoặc chấp

nhận hàng hóa hoặc dịch vụ tại một mức giá phân biệt đối xử nhằm gây bất lợi hoặc tạo

lợi ích cho một/các doanh nghiệp/người tiêu dùng nhất định, hoặc phân biệt đối xử giữa

các doanh nghiêp/ người tiêu dùng khác nhau trong một khu vực địa lý nhất định;

3) Lôi kéo khách hàng một cách gian dối: dẫn dụ khách hàng của các đối thủ cạnh

tranh giao dịch với mình bằng cách khiến họ nhầm lẫn về tính chất của hàng hóa hoặc

dịch vụ của mình, hoặc nhầm lẫn về các điều khoản thương mại, hoặc nhầm lẫn về các

vấn đề khác có liên quan đến giao dịch này là tốt hơn nhiều hoặc ưu đãi hơn nhiều so với

giao dịch trên thực tế hoặc so với các đối thủ cạnh tranh.

4) Lôi kéo khách hàng bằng các khoản lợi nhuận không chính đáng (Customer

inducement by unjust benefits): lôi kéo các khách hàng của đối thủ cạnh tranh chuyển

sang giao dịch với mình bằng cách đưa ra các lợi ích không chính đáng căn cứ trên các

hành vi kinh doanh thông thông thường;

5) Ép buộc trong kinh doanh (Tie-in sales): khiến một bên khác mua hàng hóa hoặc

dịch vụ từ mình hoặc từ mình hoặc từ một doanh nghiệp được chỉ định bởi chính mình

bằng cách ép buộc bên đó giao dịch với mình hoặc với một doanh nghiệp đã chỉ định.

6) Gây rối hoạt động kinh doanh của đối thủ cạnh tranh (Interference with a

competitor’s transactions): gây rối không chính đáng một giao dịch của một doanh nghiệp

là đối thủ cạnh tranh nội địa của chính mình hoặc với tập đoàn mà mình là một cổ đông

hoặc là một nhân viên, bằng cách ngăn cản việc thực thi kết quả của hợp đồng, hoặc bằng

cách tạo ra sự vi phạm hợp đồng, hoặc bằng bất kỳ biện pháp nào khác34

.

34 Tuy nhiên, ở Nhật Bản, trọng điểm của những hành vi này được đánh giá dựa trên khuynh hướng ngăn cản cạnh tranh lành

mạnh.

Page 186: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

186

Ngoài ra, điều 8 của Luật chống độc quyền quy định cấm các Hiệp hội thương mại

thực hiện một số hành vi, trong đó có các hành vi sau tương tự với các quy định về Phân

biệt đối xử hiệp hội (Điều 47, Luật cạnh tranh Việt Nam): Các Hiệp hội thương mại tại

Nhật bị cấm không được thực hiện các hành vi:

1) Hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trong bất kỳ một lĩnh vực thương mại nào;

2) Hạn chế số lượng doanh nghiệp hiện tại hoặc tương lai trong bất kỳ một lĩnh vực

kinh doanh cụ thể nào;

3) Ngăn cản một cách không chính đáng hoạt động hoặc chức năng của các doanh

nghiệp.

4) Cản trở một cách không chính đáng các chức năng hoặc hoạt động của các doanh

nghiệp thành viên.

2.1.1.2. Luật cấm các giải thưởng bất chính và các chỉ dẫn gây nhầm lẫn (Act

against Unjutifiable premiums and misleading representations)

Luật cấm các giải thưởn bất chính và các chỉ dẫn gây nhầm lẫn được coi là một luật

đặc biệt thuộc Luật Chống độc quyền cho tới khi Cục Bảo vệ người tiêu dùng Nhật

(CAA) được thành lập trực thuộc chính phủ Nhật Bản, sau đó, thẩm quyền thực thi Luật

này đã được chuyển sang cho CAA (trước đó thuộc thẩm quyền của JFTC).

Luật cấm các giải thưởng bất chính và các chỉ dẫn gây nhầm lẫn có nội dung chính

là quy định cấm các giải thưởng vô lý (thuật ngữ ―giải thưởng‖ được sử dụng trong Luật

này mang ý nghĩa là bất kì đồ vật, tiền hay bất kì hình thức lợi nhuận kinh tế nào được

doanh nghiệp đưa ra nhằm mục đích lôi kéo người tiêu dùng – xem cụ thể tại Khoản 1

Điều 2 Luật cấm các giải thưởng bất chính và các chỉ dẫn gây nhầm lẫn) và các chỉ dẫn

gây nhầm lẫn về thành phần của hàng hóa, gây nhầm lẫn về điều khoản mua bán hàng

hóa, và bất kỳ chỉ dẫn về hàng hóa nào do CAA kết luận là gây nhầm lẫn dựa trên tiêu chí

dẫn dụ khách hàng mua hàng một cách không chính đáng và cản trở cạnh tranh công bằng

(thuật ngữ ―chỉ dẫn‖ sử dụng trong Luật này được hiểu là quảng cáo hay bất kì chỉ dẫn

nào khác được doanh nghiệp sử dụng như một phương tiện để lôi kéo dẫn dụ khách hàng

– xem cụ thể tại Khoản 2 Điều 2 Luật cấm các giải thưởng bất chính và các chỉ dẫn gây

nhầm lẫn). Bên cạnh đó, Luật còn quy định chi tiết về các nội dung quảng cáo không

chứng minh được (restrictions on uproven advertisement) cũng là các nội dung quảng cáo

bị cấm: trong trường hợp CAA muốn đánh giá liệu một nội dung quảng cáo có gây nhầm

Page 187: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

187

lẫn hay không, CAA có thể chỉ định một khoảng thời gian hợp lý cho doanh nghiệp cung

cấp các bằng chứng xác thực chứng minh cho các nội dung quảng cáo đó; nếu doanh

nghiệp không cung cấp được các bằng chứng này trong khoảng thời gian hợp lý trên, nội

dung quảng cáo đó có thể bị xác định là chỉ dẫn gây nhầm lẫn.

2.1.1.3. Luật điều chỉnh hành vi bán hàng đa cấp

Hành vi bán hàng đa cấp bất chính được quy định chi tiết tại cả hai bộ luật của Nhật

là Luật về các giao dịch thương mại đặc biệt và Luật cấm bán hàng đa cấp dạng hình tháp.

Luật về các giao dịch thương mại đặc biệt bắt buộc các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa

hoặc dịch vụ theo các hình thức bán hàng tận cửa (door to door sales), bán hàng qua thư

điện tử, bán hàng qua điện thoại, bán hàng đa cấp… phải tuân theo các quy tắc đã được

quy định trong Luật. Các quy định bắt buộc trong Luật này gồm:

1) Phải thông tin trước và rõ ràng tới đối tác về tên, mục đích và chủng loại hàng

hóa hoặc dịch vụ;

2) (Đối với hoạt động quảng cáo bán hàng đa cấp) cấm tạo ra các chỉ dẫn gây nhầm

lẫn về chất lượng của hàng hóa hay nội dung của quyền sử dụng các điều kiện thuận lợi;

3) Phải cung cấp đầy đủ tài liệu về tổ chức hoạt động bán hàng đa cấp của công ty

cho người tham gia trước khi ký kết hợp đồng;

4) Các hành vi bị cấm :

(i) cố tình che giấu sự thật hoặc các thông tin nhầm lẫn về chủng loại, mẫu mã, hoặc

chất lượng của hàng hóa hoặc che đậy các vấn đề liên quan đến các ràng buộc về nghĩa vụ

và trách nhiệm đã được quy định, các vấn đề liên quan đến từ bỏ lợi nhuận

(ii) Đe dọa hoặc gây rối một người để buộc khiến anh ta/ cô ta miễn cưỡng ký hợp

đồng hoặc nhằm cản trở người đó hủy bỏ hợp động đã ký với công ty bán hàng đa cấp;

(iii) Dụ dỗ một người ký hợp đồng bán hàng đa cấp tại một địa điểm không phải địa

điểm công cộng hoặc trụ sở kinh doanh của Công ty;

Luật cấm bán hàng đa cấp dạng hình tháp là luật cấm hoàn toàn các dạng bán hàng

đa cấp nào thực hiện theo phương thức hình tháp. Đây là một hệ thống tập hợp và phân

phối tiền dựa trên sự gia tăng không giới hạn số người tham gia vào mạng lưới đa cấp,

bằng cách người tham gia trước có thể nhận được lợi nhuận dựa vào tiền tham gia mạng

lưới của những người gia nhập sau.

Page 188: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

188

2.1.1.4. Luật chống cạnh tranh không lành mạnh

Luật chống cạnh tranh không lành mạnh của Nhật ra đời từ năm 1934 gồm 22 điều

và một số điều khoản bổ sung qua các lần sửa đổi điều chỉnh các hành vi cạnh tranh

không lành mạnh. Luật chống Cạnh tranh không lành mạnh quy định cụ thể 15 hành vi

cạnh tranh không lành mạnh tại Khoản 1 Điều 2 dưới đây:

(i) Hành vi tạo ra sự nhầm lẫn với hàng hóa hoặc hoạt động kinh doanh của người

khác bằng cách sử dụng một chỉ dẫn giống hoặc tương tự với chỉ dẫn đã nổi tiếng (đối với

người tiêu dùng hoặc những người mua khác), hoặc tạo sự nhầm lẫn bằng cách chuyển

giao, phân phối, chào bán với mục đích chuyển giao hoặc phân phối, xuất khẩu, nhập

khẩu hay phân phối thông qua một kênh truyền thông điện tử hàng hóa sử dụng chỉ dẫn

gây nhầm lẫn đó;

(ii) Hành vi sử dụng chỉ dẫn về hàng hóa hoặc giao dịch của chính mình nhưng

giống hoặc tương tự như chỉ dẫn của sản phẩm hoặc trong kinh doanh của một cá nhân

nổi tiếng, hoặc hành vi chuyển giao, phân phối, trưng bày với mục đích chuyển giao hoặc

phân phối, xuất khẩu, nhập khẩu hoặc cung cấp thông qua một kênh truyền thông điện tử

những sản phẩm có sử dụng những chỉ dẫn đó;

(iii) Hành vi chuyển giao, cho thuê, trưng bày với mục đích chuyển giao hoặc cho

thuê, xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa bắt chước mẫu mã của một loại sản phẩm của

cá nhân khác;

(iv) Hành vi giành được bí mật kinh doanh bằng cách ăn trộm, lừa gạt, ép buộc

hoặc các cách làm sai trái khác, hoặc hành vi sử dụng hoặc tiết lộ bí mật kinh doanh có

được bằng hình thức trên;

(v) Hành vi có được bí mật kinh doanh mặc dù đã biết bí mật này có được bằng các

hành vi sai trái hoặc không biết về vấn đề đó do sơ suất nghiêm trọng, hoặc hành vi sử

dụng hoặc tiết lộ bí mật kinh doanh có được theo cách này;

(vi) Hành vi sử dụng hoặc tiết lộ một bí mật kinh doanh, với nhận thức rõ ràng hoặc

có thể không biết do sơ suất nghiêm trọng, sau khi có được bí mật kinh doanh đó, rằng bí

mật đó có được bằng các biện pháp sai trái;

(vii) hành vi sử dụng hoặc làm lộ một bí mật kinh doanh đã được chủ thể kinh doanh

khác sở hữu và công bố trước đây với mục đích cạnh tranh thương mại không lành mạnh,

hoặc để đạt lợi nhuận bất hợp pháp hoặc gây tổn hại cho bên sở hữu bí mật đó;

Page 189: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

189

(viii) Hành vi có được một bí mật kinh doanh với nhận thức hoặc không nhận thức

được do sơ suất nghiêm trọng, rằng bí mật được tiết lộ không đúng cách, hoặc bí mật đó

có được nhờ sự tiết lộ trái phép, hoặc hành vi sử dụng hoặc tiết lộ bí mật kinh doanh có

được theo cách này;

(ix) hành vi sử dụng hoặc tiết lộ một bí mật kinh doanh có được sau khi nhận thức

được hoặc không nhận thức được do sơ suất nghiêm trọng, sau khi đã có được bí mật kinh

doanh đó, rằng bí mật đó được tiết lộ trái phép, hoặc bí mật đó có được thông qua sự tiết

lộ trái phép;

(x) hành vi chuyển giao, phân phối, trưng bày với mục đích chuyển giao, phân phối,

xuất khẩu hoặc nhập khẩu (a) các thiết bị có chức năng duy nhất là phát tán hình ảnh hoặc

âm thanh, chạy chương trình hoặc ghi lại hình ảnh, âm thanh hay các chương trình đã bị

chặn bởi những biện pháp chặn công nghệ được sử dụng trong kinh doanh, bằng cách phá

rối những biện pháp chặn này, hoặc (b) thiết bị lưu trữ dữ liệu hoặc các máy móc chứa

các chương trình có chức năng duy nhất như trên, hoặc các hành vi cung cấp các chương

trình có chức năng duy nhất như trên thông qua một đường dây truyền thông điện tử.

(xi) hành vi chuyển giao, phân phối, trưng bày với mục đích chuyển giao hoặc phân

phối, xuất khẩu hoặc nhập khẩu cho tất cả mọi người trừ một số cá nhân nhất định (a) các

thiết bị có chức năng duy nhất là cho phép xem hình ảnh hoặc nghe âm thanh, chạy

chương trình, lưu thu hình ảnh, âm thanh hoặc chương trình bị chặn bởi những biện pháp

chặn công nghệ được sử dụng trong kinh doanh để chặn tất cả trừ một số đối tượng nhất

định, không được nghe những hình ảnh, âm thanh, chương trình hoặc hình ảnh, chương

trình được ghi âm,thu lại, bằng cách cản trở các biện pháp chặn công nghệ nói trên, hoặc

(b) phương tiện truyền thông lưu trữ dữ liệu hoặc máy lưu trữ dữ liệu nơi lưu trữ các

chương trình có chức năng duy nhất nói trên, hoặc hành vi cung cấp các chương trình có

chức năng duy nhất nói trên thông qua một đường truyền thông tin điện tử.

(xii) Hành vi giành hay giữ quyền sử dụng một hoặc nhiều tên miền giống hoặc

tương tự với chỉ dẫn của hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể của cá nhân khác, hoặc hành vi sử

dụng bất kì một hoặc nhiều tên miền như trên, nhằm mục đích đạt lợi nhuận bất chính

hoặc gây thiệt hại cho người khác;

(xiii) Hành vi đưa thông tin sai lệch về sản phẩm hoặc dịch vụ, hoặc trong một

quảng cáo, hoặc trong một văn bản hay thư tín sử dụng trong một một giao dịch có liên

quan, theo cách có khả năng gây nhầm lẫn cho công chúng về xuất xứ, chất lượng, hàm

Page 190: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

190

lượng, quy trình sản xuất, cách sử dụng hoặc về số lượng của hàng hóa; hoặc gây nhầm

lẫn về chất lượng, nội dung, mục đích và số lượng của dịch vụ; hoặc hành vi chuyển giao,

phân phối, trưng bày với mục đích chuyển giao, phân phối, xuất khẩu, nhập khẩu hoặc

cung cấp thông qua kênh truyền thông điện tử hàng hóa hoặc dịch vụ có những dấu hiệu

nói trên;

(xiv) Hành vi tạo ra hoặc phát tán một cáo buộc sai lệch gây tổn hại uy tín kinh

doanh của người khác trong một mối quan hệ cạnh tranh;

(xv) Hành vi của một đại lý, đại diện hoặc của cá nhân – người đã từng là đại lý

hoặc đại diện (trong vòng một năm kể từ thực hiện hành vi) của chủ sở hữu quyền liên

quan tới một thương hiệu của một nước thành viên thuộc liên minh các quốc gia ký Công

ước Paris (Công ước Paris được hiểu như quy định tại điểm (ii) khoản 1 Điều 4 Luật

Thương hiệu (Luật số 127 năm 1959)) hoặc một nước là thành viên của Tổ chức Thương

mại Thế giới WTO hoặc một nước là đối tác ký kết hợp đồng của Hiệp ước về Luật

Thương hiệu, sử dụng thương hiệu giống hoặc tương tự như thương hiệu liên quan đến

quyền sở hữu nói trên không có lý do chính đáng hoặc không có sự cho phép của chủ sở

hữu thương hiệu, hoặc hành vi chuyển giao, phân phối, trưng bày nhằm mục đích chuyển

giao hoặc phân phối, xuất khẩu, nhập khẩu hoặc cung cấp qua kênh truyền thông điện tử

những mặt hàng sử dụng thương hiệu giống như hàng hóa có thương hiệu đã được đăng

ký bản quyền, hoặc cung cấp dịch vụ sử dụng thương hiệu giống hoặc tương tự dịch vụ đã

được đăng ký quyền sở hữu.

Như vậy, tương ứng với 9 hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định trong

Luật cạnh tranh Việt Nam, Nhật Bản đều có những quy định tương tự, chỉ khác là được

quy định cụ thể và chi tiết hơn trong những bộ luật khác nhau.

2.1.2. Mô hình thực thi pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh tại Nhật

2.1.2.1 Luật Chống độc quyền

Liên quan đến những Luật Chống độc quyền Nhật Bản, các hành vi cạnh tranh

không lành mạnh được quy định trong luật này được JFTC xử lý theo qui trình như sau:

Khi JFTC nhận được thông tin từ nguồn đáng tin cậy về một hành vi bị nghi ngờ vi

phạm luật, JFTC sẽ tiến hành điều tra. Trong quá trình điều tra vụ việc, phía bị điều tra có

cơ hội được giải thích và bào chữa cho hành vi của mình. Kết thúc quy trình điều tra, nếu

đã có bằng chứng đầy đủ để kết luận về sự vi phạm của bên bị điều tra, JFTC sẽ ban hành

Page 191: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

191

Lệnh yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm (Cease and Desist Order). Nếu công ty không

thực hiện quyết định của JFTC, JFTC có thể buộc tội hình sự tới Phòng Công tố để áp đựt

một án phạt tù đến 2 năm và phạt tiền đến 3 triệu Yên đối với đại diện của công ty hoặc

đối với chính công ty đó.

2.1.1.2 Luật cấm các giải thưởng bất chính và các chỉ dẫn gây nhầm lẫn

Đối với Luật cấm các giải thưởng bất chính và các chỉ dẫn gây nhầm lẫn, Cục Bảo

vệ người tiêu dùng Nhật Bản (Consumer Affair Agency-CAA) là cơ quan có thẩm quyền

thực hiện điều tra hành vi nghi vấn và ban hành Lệnh đình chỉ và chấm dứt hành vi vi

phạm.

Quy trình thủ tục điều tra của CAA cũng gần giống như quy định trong Luật chống

độc quyền được thực hiện bởi JFTC. Ngoài ra, chi nhánh đặt tại các tỉnh của JFTC được

chỉ định quyền điều tra vi phạm theo qui định của Luật cấm các giải thưởng bất chính và

các chỉ dẫn gây nhầm lẫn.

2.1.2.3 Luật Giao dịch thương mại đặc biệt

Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Công nghiệp và Thương mại có thể ra một lệnh yêu cầu bên

vi phạm quy định của Luật này phải thực hiện các biện pháp cần thiết.

Nếu bên vi phạm không tuân theo Lệnh này, bên vi phạm đó sẽ bị áp mức phạt tiền

nhiều nhất là 1 triệu Yên và Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Công nghiệp và Thương mại sẽ ban

hành Lệnh đình chỉ hoạt động kinh doanh đối với bên vi phạm.

Trong trường hợp bên vi phạm không đồng ý với quyết định đình chỉ kinh doanh,

bên vi phạm sẽ phải bị phạt tù lên đến 2 năm hoặc phạt tiền lên đến 3 triệu Yên.

2.1.2.4 Luật cấm bán hàng đa cấp dạng hình tháp

Những vi phạm thuộc phạm vi của Luật cấm bán hàng đa cấp dạng hình tháp có thể

bị phạt tội hình sự (đối với người điều khiển mạng lưới: án phạt có thể lên đến 3 năm tù

và phạt tiền đến 3 triệu Yên, với tư vấn viên kinh doanh cấp cao: phạt tù đến 1 năm và

phạt tiền đến 300 ngàn Yên, đối với cá nhân dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp

bất chính mức phạt áp dụng cao nhất là 200 nghìn Yên).

2.1.2.5 Luật cấm cạnh tranh không lành mạnh

Các hành vi vi phạm Luật chống cạnh tranh không lành mạnh có thể là đối tượng

của các vụ kiện dân sự (lệnh đình chỉ và lệnh bồi thường thiệt hại) hoặc đối tượng phạt

Page 192: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

192

hình sự (phụ thuộc vào độ nghiêm trọng của vi phạm, có thể bị phạt án tù đến 10 năm

hoặc tiền phạt đến 10 triệu yên, hoặc án tù đến 5 năm và phạt tiền đến 5 triệu Yên).

2.2. Kinh nghiệm Hoa Kỳ

2.2.1. Quy định chung về pháp luật cạnh tranh không lành mạnh ở Hoa Kỳ:

Hầu hết các hành vi được xem là ― cạnh tranh không lành mạnh ‖ theo qui định của

Luật Cạnh tranh Việt Nam rơi vào 4 loại hành vi sau của hệ thống pháp luật Mỹ gồm:

hành vi cản trở hoạt động kinh doanh thông thường (thuộc sự điều chỉnh của các Luật của

các bang khác nhau); hành vi xâm phạm nhãn hiệu hoặc bản quyền (thuộc sự điều chỉnh

của Đạo Luật giảm chất lượng thương hiệu liên bang 1996 (Federal Trademark Dilution

Act) và Đạo Luật Lanham), và quảng cáo so sánh gian dối hoặc gây nhầm lẫn (Thuộc sự

điều chỉnh của Đạo Luật Lanham); và hành vi quảng cáo hoặc marketing thông thường

gian dối hoặc gây nhầm lẫn gây thiệt hại cho tiêu dùng nói chung. Ba loại hành vi đầu

được giải quyết trong lĩnh vực hoạt động của luật tư. Riêng loại hành vi thứ tư, tại Mỹ gọi

là ―hành vi thương mại gian dối hoặc không lành mạnh‖ thuộc sự quản lý của FTC theo

Mục 5 của Đạo Luật về Ủy ban Thương mại liên bang (FTC Act). Ủy ban Thương mại

liên bang đã ban hành nhiều quy tắc nhằm điều chỉnh các hành vi thương mại gian dối

hoặc không lành mạnh mang tính hệ thống. Một số quy tắc có thể kể đến bao gồm: Quy

tắc về đặt hàng qua thư điện tử, Quy tắc về marketing qua điện thoại, Quy tắc không gọi

điện (Do-not-call Rule) và Đạo luật chống thư rác liên bang ( CAN–SPAM Act)… Một

vài cơ quan chính phủ khác của Mỹ cũng có thẩm quyền xét xử chuyên biệt đối với một

số loại quảng cáo đối với các sản phẩm đặc thù, ví dụ như thuốc.

Năm 1994, Đạo Luật FTC sửa đổi định nghĩa hành vi cạnh tranh không lành mạnh

là hành vi ―gây ra hoặc có thể gây ra những thiệt hại đáng kể mà người tiêu dùng không

thể tránh được một cách hợp lý và thiệt hại gây ra này không bù lại được những lợi ích

tương ứng do hành vi đó tạo ra cho người tiêu dùng hoặc đối thủ cạnh tranh.‖

Mặc dù đã phát triển hệ thống các quy định về hạn chế cạnh tranh từ rất lâu (Luật

Sherman-1890), các quy định về cạnh tranh không lành mạnh của Hoa Kỳ lại tương đối

phân tán. Các nhà lập pháp của Hoa Kỳ kết hợp cả hai cách tiếp cận của Châu Âu trong

việc điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh, sử dụng các quy định chung về bồi

thường thiệt hại dân sự cũng như một số quy định chuyên ngành, và thậm chí có sự khác

biệt giữa pháp luật liên bang và pháp luật các tiểu bang. Các quy định cạnh tranh quan

Page 193: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

193

trọng nhất có thể kể đến là Đạo Luật về Ủy ban Thương mại liên bang (Đạo luật FTC)

(1914) và Luật nhãn hiệu liên bang, hay còn gọi là Luật Lanham (1946).

Luật về Ủy ban Thương mại liên bang đặt cơ sở cho việc thành lập Ủy ban Thương

mại Hoa Kỳ chức năng của Ủy ban Thương mại Liên bang bao gồm chức năng điều tra và

giám sát các vụ việc chống độc quyền, xử lý ―các cách thức cạnh tranh không lành mạnh

ảnh hưởng dến thương mại và các hành vi không lành mạnh hoặc gây gian dối ảnh hưởng

đến thương mại‖(Điều 5 Luật về Ủy ban Thương mại Liên bang). Ủy ban Thương mại

liên bang Hoa Kỳ (USFTC) đã có những giải thích rõ hơn về phạm vi các hành vi ―không

lành mạnh‖ và ―gian dối‖ trong các văn bản hướng dẫn theo thẩm quyền của mình. Trong

bản Tuyên bố chính sách về hành vi không lành mạnh, cơ quan này nêu rõ: “Luật thành

văn chỉ định khung cho các điều khoản chung do Nghị viện nhận thấy rằng không thể

soạn ra một danh sách các hành vi không lành mạnh mà không bị lạc hậu một cách

nhanh chóng hoặc tạo ra những kẽ hở cho việc vi phạm. Nhiệm vụ xác định các hành vi

cạnh tranh không lành mạnh thuộc về Ủy ban, với hy vọng các tiêu chí đánh giá sẽ được

xem xét và phát triển”.

Căn cứ trên các án lệ tại tòa án, đến năm 1964 Ủy ban đã hình thành 3 tiêu chí để

đánh giá hành vi cạnh tranh không lành mạnh, đó là: (i) gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

(ii) vi phạm các chính sách xã hội hiện hành; và (iii) vô đạo đức và không cẩn trọng.

Cũng trên cách tiếp cận này, trong Tuyên bố chính sách về hành vi gian dối, Ủy ban xác

định 3 yếu tố cần xem xét trong một vụ việc gian dối, đó là:

- Phải có một diễn giải, một thiếu sót hoặc một hành động có thể gây nhầm lẫn cho

người tiêu dùng;

- Người tiêu dùng ứng xử có nhận thức và ứng xử hợp lý trong hoàn cảnh tiếp nhận

quảng cáo;

- Cuối cùng, diễn giải, thiếu sót hoặc hành động phải có tác động về mặt vật chất,

có nghĩa là có thể dẫn nguời tiêu dùng đến quyết định hoặc hành động mua hàng. Khi có

tác động vật chất, mới dẫn đến khả năng gây thiệt hại cho người tiêu dùng, do người tiêu

dùng có thể đã lựa chọn nếu không có gian dối.

Nếu Luật về Ủy ban Thương mại Liên bang trao quyền cho USFTC chủ động thực

hiện các biện pháp pháp lý chống quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh với tư

cách đại diện cho lợi ích công và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thì Luật Lanham mở

ra một kênh khác cho phép đối thủ cạnh tranh trực tiếp khiếu nại, và thủ tục này cũng

Page 194: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

194

được USFTC ủng hộ với quan điểm cho rằng thiệt hại của người tiêu dùng cũng đồng

nghĩa với thiệt hại của các đối thủ cạnh tranh. Mặc dù nội dung chủ yếu của đạo luật này

quy định về nhãn hiệu hàng hóa, Điều 43(a) quy định: ―Bất kỳ ai liên quan đến việc kinh

doanh hàng hóa, dịch vụ sử dụng từ ngữ, khái niệm, tên, biểu tượng, hình vẽ hoặc sự kết

hợp của chúng, hay nguồn gốc xuất xứ giả mạo, mô tả gian dối hoặc gây nhầm lẫn

- Có thể gây bối rối, sai sót hoặc đánh lừa về sự liên hệ, liên kết hoặc hợp tác giữa

người này với một người khác, hoặc về nguồn gốc, khả năng tài trợ hoặc sự chấp nhận

hàng hóa, dịch vụ hoặc hoạt dộng thương mại của nguời này từ người khác đó, hoặc

- Trong quảng cáo hay khuyến mại mà diễn giải sai lệch bản chất, đặc điểm số

lượng, nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ hay hành động thương mại của người này

hay người khác đó

Sẽ chịu trách nhiệm từ khởi kiện dân sự của bất kỳ ai cho rằng lợi ích của họ bị thiệt

hại hoặc có thể bị thiệt hại do hành vi nêu trên.

Để chứng minh thiệt hại, bên nguyên đơn phải đưa ra được trường hợp người tiêu

dùng thực tế tin vào quảng cáo gian dối và từ đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của

mình. Bên cạnh đó, trong khi Ủy ban Thương mại Liên bang khi tiến hành các vụ việc xử

lý có quyền yêu cầu bên bị đơn chứng minh tính đúng đắn trong quảng cáo của mình, thì

theo thủ tục này bên nguyên đơn phải chứng minh về sự gian dối trong quảng cáo của bên

bị. Có thể thấy rõ do đặt hàng trong một đạo luật về nhãn hiệu, thủ tục giải quyết tranh

chấp về quảng cáo gian dối của Luật Lanham cũng mang nhiều màu sắc của thủ tục giải

quyết tranh chấp trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

2.2.2 Thực thi pháp luật cạnh tranh không lành mạnh tại Hoa Kỳ

2.2.2.1. Ủy ban Thương mại liên bang:

Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) là một cơ quan độc lập được thành lập bởi

Quốc hội vào năm 1941 để thực thi Đạo luật FTC. Mục 5 của Đạo Luật FTC cấm ―các

phương pháp không lành mạnh‖ và được sửa đổi vào năm 1938 cấm ―hành vi thương mại

lừa đảo và không lành mạnh‖.

Đạo luật FTC cung cấp một khuôn khổ toàn diện để thực hiện các sáng kiến pháp

luật của Ủy ban thực thi. Trong trách nhiệm thực thi bảo vệ người tiêu dùng. Ủy ban căn

cứ vào Mục 5 của Đạo luật FTC- ngăn cấm hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay lừa

đảo và một số quy định liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng. Ủy ban quyết định rằng

Page 195: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

195

một hành vi được coi là hành vi lừa đảo nếu: (i) nó có khả năng đánh lừa người tiêu dùng

(ii) về bản chất, nó khả năng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm của người tiêu

dùng. Tháng tám năm 1944, Quốc hội sửa đổi Mục 5 của Đạo luật FTC, cụ thể sửa đổi

cho rằng một hành vi thương mại không công bằng khi thiệt hại gây ra hoặc có thể gây ra

cho người tiêu dùng: (i) đáng kể; (ii) người tiêu dùng không thể tránh được; (iii) không

nặng hơn so với những lợi ích của người tiêu dùng và đối thủ cạnh tranh.

Quốc hội cũng đã ban hành một số đạo luật khác quy định trách nhiệm thực thi bảo

vệ người tiêu dùng. Như đạo luật Wheeler- Lea năm 1938 đã cho Ủy ban ngăn chặn

quảng cáo sai về thực phẩm, thuốc, và mỹ phẩm.

* Quy trình giải quyết vụ việc phát sinh:

Khi có vi phạm xảy ra, Luật về Ủy ban Thương mại Liên bang cho phép USFTC

nhân danh lợi ích công tổ chức phiên điều trần với sự có mặt của bên vi phạm để làm rõ

hành vi, và dựa trên kết quả phiên điều trần ra quyết định buộc đình chỉ và chấm dứt đối

với hành vi bị xem là không lành mạnh. Trong trường hợp quyết định có hiệu lực (không

có kháng cáo hoặc kháng cáo không được Tòa Phúc thẩm hoặc Tòa Tối cao chấp thuận),

nếu bên bị đơn tiếp tục vi phạm, Ủy ban có thể đưa vụ việc ra Tòa án và yêu cầu phạt dân

sự mỗi hành vi vi phạm tới 10.000 USD, trong trường hợp vi phạm kéo dài thì mỗi ngày

vi phạm bị tính là một hành vi riêng lẻ (Điều 5 khoản 1). Riêng đối với quảng cáo gian

dối, Ủy ban có thể khởi kiện trực tiếp ta tòa án địa phương có thẩm quyền, yêu cầu bồi

thường thiệt hại và cải chính công khai. Trong trường hợp quảng cáo gian dối gây ra thiệt

hại về sức khỏe, bên bị phạt sẽ bị phạt tiền tới 5.000 USD hoặc phạt tù 6 tháng hoặc chịu

cả hai hình phạt,vi phạm lần thứ hai phạt 10.000 USD và phạt tù tới 1 năm.

FTC có thể điều tra một vụ việc từ nhiều hướng khác nhau. Từ khiếu nại của người

tiêu dùng hoặc của doanh nghiệp, yêu cầu của Quốc hội. Việc điều tra có thể tiến hành

công khai hoặc được giữ bí mật. Nói chung, FTC thường thực hiện điều tra không công

khai để bảo vệ bí mật cho cả bên điều tra và các công ty. Nếu FTC có cơ sở để tin rằng có

hành vi vi phạm pháp luật. FTC sẽ ban hành một lệnh cho các công ty. Một công ty khi ký

vào lệnh trên, không cần thừa nhận hành vi vi phạm nhưng bắt buộc phải chấm dứt hành

vi được đề cập trong đơn khiếu nại.

Nếu lệnh trên không được chấp thuận từ bên bị khiếu nại. FTC sẽ thực hiện một

khiếu nại hành chính. Nếu một khiếu nại hành chính được thực hiện, một thủ tục như một

phiên tòa sẽ được mở ra trước khi thực hiện một vụ kiện hành chính. Bằng chứng được đệ

Page 196: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

196

trình, được trình bày, có sự kiểm tra về nhân chứng và kiểm tra chéo giữa các bên. Nếu

phát hiện hành vi vi phạm, một lệnh hành chính được ban hành yêu cầu chấm dứt hành vi

vi phạm, phạt tiền, hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại. Quyết định hành chính có thể bị

kháng cáo lên Ủy ban.

Quyết định cuối cùng của Ủy ban có thể bị kháng cáo lên Tòa án Phúc thẩm Mỹ và

cuối cùng là Tòa Tối Cao Hoa Kỳ. Nếu có hành vi vi phạm, Ủy ban có thể tìm kiếm từ

Tòa án một hình phạt dân sự hay một lệnh cấm.

FTC có thể yêu cầu thực hiện một lệnh cấm, một hình phạt dân sự, yêu cầu khắc

phục hậu quả trực tiếp từ lệnh của Tòa án. Điều này thường xảy ra trong việc xử phạt

những hành vi gian lận với người tiêu dùng. Bằng cách thông qua Tòa án, FTC có thể xử

lý kịp thời hành vi vi phạm và tránh những tổn thất không đáng có cho người tiêu dùng.

2.2.2.2. Cục bảo vệ người tiêu dùng:

Cục bảo vệ người tiêu dùng giám sát và báo cáo về sự phát triển của pháp luật về

quảng cáo sai sự thật và lừa đảo, hành vi cạnh tranh không lành mạnh và tiếp thị bất hợp

pháp. Cục tiến hành điều tra, kiện những công ty và những người vi phạm pháp luật. Phát

triển các quy tắc để bảo vệ người tiêu dùng, giáo dục người tiêu dùng và doanh nghiệp về

quyền và trách nhiệm của mình. Cục cũng tiếp nhận những hồ sơ khiếu nại của nguời tiêu

dùng và chuẩn bị hồ sơ cho các cơ quan thực thi pháp luật trên toàn quốc.

2.3. Kinh nghiệm Châu Âu

2.3.1. Tổng quan quy định về cạnh tranh không lành mạnh tại các quốc gia Châu Âu

Châu Âu là nơi khởi đầu của pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh, và

cũng là nơi phát sinh các cách tiếp cận khác biệt trong quá trình xây dựng pháp luật về

cạnh tranh không lành mạnh. Ba trung tâm kinh tế lớn của Châu Âu là Pháp, Đức và Anh

có những cách điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh riêng, trong đó đáng ngạc

nhiên là hệ thống của Pháp lại có nhiều điểm gần với Anh hơn là Đức.

Pháp và Anh đều điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên cơ sở các

nguyên tắc chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (tort law) và cụ thể

hoá thông qua các án lệ. Một số nước khác cũng xây dựng pháp luật về cạnh tranh không

lành mạnh theo hướng này là Hà Lan và Italia. Tại các quốc gia này, toà án có vai trò rất

lớn trong việc đánh giá hành vi cạnh tranh không lành mạnh và quyết định biện pháp xử

lý, với chế tài chủ yếu là bồi thường thiệt hại.

Page 197: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

197

Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt giữa hai hệ thống Dân luật và Thông luật trong cách

thức áp dụng pháp luật đối với lĩnh vực này. Trong hệ thống của Pháp, phạm vi áp dụng

tort law đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh tương đối rộng, Toà án có thẩm

quyền xem xét và phán quyết nhiều hành vi cạnh tranh khác nhau, từ đó hình thành các án

lệ đa dạng về các hành vi gây cản trở hoạt động cạnh tranh (concurrence déloyal) và các

hành vi lợi dụng thành quả của đối thủ cạnh tranh (concurrence parasitaire). Trong các

vụ việc tại toà án, bên nguyên đơn cần chứng minh sự tồn tại của hành vi cạnh tranh

không lành mạnh, thiệt hại xảy ra và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt

hại; và bên bị đơn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà không cần xét đến yếu tố lỗi (cố

ý) đối với hành vi vi phạm. Hà Lan cũng áp dụng mô hình này, tuy nhiên với nguyên tắc

―doanh nghiệp được thực hiện mọi hoạt động cạnh tranh không bị cấm bởi quy định pháp

luật‖ kết hợp với nguyên tắc ưu tiên, việc sử dụng các điều khoản chung của pháp luật

dân sự để xử lý vụ việc cạnh tranh bị hạn chế hơn.

Trong khi đó, hệ thống Thông luật của Anh chỉ thừa nhận việc áp dụng tort law về

cạnh tranh không lành mạnh đối với một số dạng hành vi cụ thể như gây nhầm lẫn, mạo

nhận về nhãn hiệu (passing off) và xâm phạm bí mật kinh doanh. Do đó, để được toà án

giải quyết, các vụ việc về cạnh tranh không lành mạnh phải đáp ứng một số yêu cầu nhất

định, và các thẩm phán có thể từ chối thụ lý nếu vụ việc liên quan đến các hành vi thị

trường nằm ngoài phạm vi các hành vi cạnh tranh không lành mạnh nêu trên..

Bên cạnh đó, một số nước đã lựa chọn cách tiếp cận sử dụng luật chuyên ngành (lex

specialis) để điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Một số nước như Đức, Áo,

Bỉ, Đan Mạch, Phần Lan, Tây Ban Nha, Thuỵ Sỹ, Luxemburg đã có một đạo luật riêng về

cạnh tranh không lành mạnh, một số nước khác như Hungary, Bulgary hay Rumani xây

dựng các quy định về cạnh tranh không lành mạnh trong một đạo luật về thương mại hay

cạnh tranh. Các quốc gia này đã luật hoá một số dạng hành vi cạnh tranh không lành

mạnh điển hình, dựa trên cơ sở các khuyến nghị tại Điều 10bis Công ước Paris về Bảo hộ

Sở hữu công nghiệp, và lấy đó làm cơ sở cho việc thực thi pháp luật về cạnh tranh không

lành mạnh. Tuỳ thuộc vào quan điểm điều tiết nền kinh tế thị trường của từng quốc gia tại

từng thời kỳ nhất định, danh sách các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm có thể

nhiều hay ít. Cách tiếp cận này một mặt khiến cho các quy định về cạnh tranh không lành

mạnh rõ ràng và dễ áp dụng, nhưng mặt khác khiến cho quá trình thực thi trở nên cứng

nhắc và gây khó khăn cho cơ quan thực thi trong việc điều chỉnh các hành vi cạnh tranh

mới xuất hiện, hay có sự thay đổi về điều kiện kinh tế xã hội. Ví dụ, nhiều nước tại Châu

Page 198: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

198

Âu trong một thời gian dài đã coi việc một doanh nghiệp tìm kiếm và thu hút các khách

hàng đã có quan hệ hợp đồng ổn định với doanh nghiệp cạnh tranh khác là một dạng thức

cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên rõ ràng trong điều kiện nền kinh tế thị trường tự

do, quy định như vậy là không hợp lý, một mặt không đảm bảo quyền tự do lựa chọn cho

khách hàng, mặt khác không tạo động lực khuyến khích các doanh nghiệp có động lực

phát triển. Việc sửa đổi, bổ sung danh sách các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã

được luật hoá đòi hỏi phải có những nỗ lực lập pháp với thủ tục không dễ dàng, nhiều khi

không đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh chóng và linh hoạt của cơ chế thị trường.

2.3.2. Tổng quan các quy định về cạnh tranh không lành mạnh của Liên minh Châu

Âu

Trong nhiều năm gần đây, đã có những nố lực để thống nhất các quy định về cạnh

tranh không lành mạnh giữa các nước thành viên EU trong khuôn khổ chương trình hài

hoà hoá pháp luật chung (legal harmonisation) của Cộng đồng Châu Âu. Dựa trên Công

ước Paris về Bảo hộ Sở hữu Công nghiệp, các quốc gia Châu Âu đã phát triển các quy

định chung theo nhiều hình thức, cấp độ, từ các nguyên tắc cơ bản về cạnh tranh tại Hiệp

ước Rome 1957 đến những thoả thuận nhóm như Luật Nhãn hiệu chung của khối Benelux

1971 và những hướng dẫn chung từ EC đến các nước thành viên như Chỉ thị số

2005/29/EC. Mặc dù vậy, tính đến sự khác biệt còn tồn tại giữa hệ thống pháp luật của

các quốc gia thành viên, EU vẫn phải bổ sung một số nguyên tắc giải quyết xung đột pháp

luật, trong đó đặc biệt quan trọng là nguyên tắc nước xuất xứ tại Điều 28 của Hiệp ước

Châu Âu, theo đó pháp luật của quốc gia nhập khẩu được ưu tiên áp dụng để đánh giá tính

hợp pháp trong việc kinh doanh một loại hàng hoá nhất định. EC cũng đã ban hành Quy

định số 2006/2004 ngày 27/10/2004 về việc hợp tác giữa các cơ quan chịu trách nhiệm

thực thi pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của các quốc gia thành viên.

Chỉ thị hướng dẫn các hành vi thương mại không lành mạnh (sau đây gọi tắt là Chỉ

thị) được thông qua vào tháng 5/2005, Chỉ thị được thông qua nhằm củng cố niềm tin của

người tiêu dùng thuộc cộng đồng chung Châu Âu vào các giao dịch giữa các quốc gia

thành viên. Người tiêu dùng không chắc chắn rằng liệu quyền lợi của họ có được bảo vệ

một cách thỏa đáng trong các giao dịch quốc tế và vì thế sẽ không tận dụng được lợi thế

của thị trường chung Châu Âu. Sau một quá trình tham vấn chuyên sâu và mở rộng, Chỉ

thị hướng dẫn các hành vi thương mại không lành mạnh đã được thông qua, thay thế cho

một loạt các luật lệ thông thường về thương mại không lành mạnh đang tồn tại tại các

quốc gia thành viên. Sự thống nhất và minh bạch mà Chỉ thị này mang lại cho cộng đồng

Page 199: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

199

chung Châu Âu sẽ góp phần đảm bảo hơn nữa cho người tiêu dùng trong các giao dịch

mua bán của họ. Mục tiêu của Chỉ thị là nhằm làm rõ các quyền của người tiêu dùng và

đơn giản hóa thương mại xuyên biên giới. Các quy tắc và nguyên tắc chung mà Chỉ thị

mang lại sẽ bảo vệ người tiêu dùng chống lại các hành vi không lành mạnh và các thương

nhân lừa đảo cho dù họ mua hàng từ một cửa hàng gần nhà hay từ một website nước

ngoài. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp có thể quảng cáo và tiếp thị tới

tất cả 450 triệu người tiêu dùng trên khắp cộng đồng Châu Âu với cùng một phương thức

như khi quảng cáo và tiếp thị tới người tiêu dùng nội địa tại quốc gia của họ. Chỉ thị mang

đến sự hài hòa và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia thành viên, hạ thấp các rào cản

trong thị trường chung.

Trước khi chỉ thị ra đời, khái niệm về ―hành vi thương mại không lành mạnh‖ là rất

khác nhau giữa các quốc gia thành viên. Từ khi Chỉ thị ra đời, các hành vi thương mại

trên khắp Châu Âu sẽ được đánh giá theo một tiêu chuẩn chung. Cấu trúc của Chỉ thị bao

gồm: Qui định chung, qui định về các hành vi gây nhầm lẫn, qui định về các hành vi

mang tính công kích và danh sách đen.

Qui định chung bao gồm các nguyên tắc cấm chung đối với hành vi thương mại

không lành mạnh. Điều khoản này sẽ thay thế các qui định phân tán tại các quốc gia thành

viên và vì thế sẽ xóa bỏ đi các rào cản tồn tại trên thị trường chung. Thêm vào đó, hai

mảng chính của hành vi thương mại không lành mạnh là các hành vi ―gây nhầm lẫn‖ và

―mang tính công kích‖ cũng được miêu tả chi tiết hơn. Trên thực tế, hầu hết các hành vi bị

coi là không lành mạnh đều thuộc qui định về hai mảng hành vi trên. Khi áp dụng các qui

định trên, các hành vi được đánh giá dựa trên tác động của hành vi đó hoặc tác động có

khả năng xảy ra của hành vi đó đối với ―người tiêu dùng trung bình‖. Cuối cùng, Danh

sách đen bao gồm danh sách các hành vi có thể, trong mọi trường hợp, bị coi là không

lành mạnh và vì thế sẽ bị cấm mà không cần phải áp dụng kiểm định về ―người tiêu dùng

trung bình‖.

Vậy như thế nào là ―người tiêu dùng trung bình‖? Tòa án công lý liên minh Châu

Âu định nghĩa, người tiêu dùng trung bình là người có đầy đủ thông tin ở mức vừa phải,

tinh ý ở mức vừa phải và thận trọng ở mức độ vừa phải, khi tính đến các yếu tố xã hội,

văn hóa và ngôn ngữ. Tại hầu hết các quốc gia thuộc liên minh Châu Âu, các tòa án quốc

gia đều đã sử dụng kiểm định người tiêu dùng trung bình. Đây không phải là một kiểm

định mang tính thống kê. Các tòa án quốc gia và các cơ quan có thẩm quyền quốc gia sẽ

phải thực thi quyền quyết định của riêng từng cơ quan, có xem xét tới án lệ của Tòa án

Page 200: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

200

công lý liên minh Châu Âu, để quyết định phản ứng điển hình của một người tiêu dùng

trung bình trong một trường hợp cụ thể.

Khái niệm hành vi thương mại đề cập tới các hoạt động có mối liên hệ với xúc tiến,

kinh doanh hoặc cung cấp hàng hóa tới người tiêu dùng. Nó bao hàm bất kỳ hành động,

sai sót, qui cách ứng xử, chỉ dẫn hoặc quan hệ giao tiếp thương mại – bao gồm quảng cáo

và marketing – được tiến hành bởi thương nhân. Nếu một hành vi thương mại là không

lành mạnh, điều đó có nghĩa là theo tiêu chuẩn cụ thể, hành vi đó bị coi là không thể chấp

nhận được trong mối liên hệ với người tiêu dùng. Điều 5 Chỉ thị hướng dẫn các hành vi

thương mại lành mạnh qui định một hành vi thương mại bị coi là không lành mạnh nếu:

(a) đi ngược lại với các yêu cầu về sự cần mẫn nghề nghiệp, và

(b) ―bóp méo‖ một cách nghiêm trọng hoặc có khả năng ―bóp méo‖ nghiêm trọng

ứng xử kinh tế trong mối liên hệ với sản phẩm của người tiêu dùng trung bình, người mà

hành vi này hướng tới hoặc sản phẩm của nhóm thành viên trung bình khi một hành vi

thương mại hướng trực tiếp tới một nhóm cụ thể người tiêu dùng.

Các hành vi thương mại tác động tới phần đông người tiêu đùng, nhưng có khả năng

bóp méo một cách nghiêm trọng ứng xử kinh tế của chỉ một nhóm người tiêu dùng đặc

biệt dễ bị tổn thương đối với hành vi cụ thể hay một sản phẩm không rõ ràng bởi sự yếu

đuối về mặt thể chất hoặc tinh thần, tuổi tác hay do sự cả tin (doanh nhân thực hiện hành

vi thương mại có thể dễ dàng dự doán được một cách hợp lý sự dễ bị tổn thương của

nhóm người tiêu dùng này), sẽ bị đánh giá dựa trên quan điểm của các thành viên trung

bình của nhóm đó. Điều này không ảnh hưởng tới các hành vi quảng cáo thông thường và

hợp pháp với các thông điệp nói quá hoặc các thông điệp không được hiểu theo nghĩa

đen.

2.4. Kinh nghiệm Úc

2.4.1. Tổng quan về các quy định pháp luật cạnh tranh không lành mạnh tại Úc

Bộ Luật Cạnh tranh và tiêu dùng 2010 mà tiền thân là Đạo luật Thương Mại 1974

quy định về những hành vi phản cạnh tranh nhằm đảm bảo tính công bằng và hiệu quả

cạnh tranh ở Úc. Bộ luật cũng bao gồm những quy tắc bảo vệ người tiêu dùng được biết

đến như là Luật tiêu dùng Úc (Australia Comsummer Law, viết tắt là ACL) mà doanh

nghiệp phải tuân thủ trong giao dịch với người tiêu dùng – ACL được qui định chi tiết tại

Phụ Lục 2 thuộc Quyển 3 của Bộ Luật Cạnh tranh và tiêu dùng 2010. Nội dung tại Phụ

Page 201: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

201

lục 2 – tức nội dung của ACL là thông tin phụ thêm và không phải là một phần của Bộ

Luật Cạnh tranh và tiêu dùng 2010. ACL được áp dụng dưới hiệu lực được qui định tại

Subdivision A, Division 2, Phần XI của Bộ Luật Cạnh tranh và tiêu dùng Úc 2010. ACL

gồm 5 chương: Chương 1 là chương giới thiệu, Chương 2 qui định các nguyên tắc bảo vệ

chung, Chương 3 qui định các nguyên tắc bảo vệ cụ thể, Chương 4 liệt kê các hành vi vi

phạm, Chương 5 qui định về biện pháp thực thi và các biện pháp phòng vệ khác. Tại

Chương 3 thuộc Phụ lục này, phần 3-1 qui định về các hành vi không lành mạnh, được

gọi dưới tên ―unfair practices‖, đây là phần có những qui định tương tự với các qui định

về hành vi cạnh tranh không lành mạnh được qui định trong Luật Cạnh tranh Việt Nam.

Từ khi ra đời, ACL là quy định pháp luật quốc gia duy nhất về người tiêu dùng ở

Australia. ACL được áp dụng chung thống nhất cho toàn bộ các tiểu bang, vùng lãnh thổ

và các doanh nghiệp thuộc Úc. Đối với những giao dịch xảy ra trước 31 tháng 12 năm

2010, pháp luật về người tiêu dùng của từng tiểu bang, và vùng lãnh thổ vẫn tiếp tục

được áp dụng. Nó được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp bất kể quy mô hay cơ cấu

như thế nào. Luật người tiêu dùng tại Úc được thi hành bởi Ủy ban Cạnh tranh và người

tiêu dùng (ACCC), các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng ở các bang, vùng lãnh thổ và được

thi hành bởi Ủy ban tài chính, chứng khoán và phát triển của Úc (ASIC).

Các hành vi được coi là hành vi không lành mạnh (unfair practices) được qui định

trong ACL bao gồm:

Các chỉ dẫn sai trái hoặc gây nhầm lẫn: cấm bất kỳ hành vi tạo ra chỉ dẫn sai trái

hoặc gây nhầm lẫn nào trong thương mại bằng bất kỳ hình thức nào

- Chỉ dẫn sai trái hoặc gây nhầm lần về hàng hóa hoặc dịch vụ:

- Chỉ dẫn sai trái hoặc gây nhầm lẫn về bán hàng hóa liên quan đến bất động sản

- Chỉ dẫn gây nhầm lẫn liên quan đến vấn đề việc làm:

- Khuyến mại dưới hình thức đưa ra các gói giảm giá, quà tặng, giải thưởng…:

- Chỉ dẫn gây nhầm lẫn về bản chất của hàng hóa

- Chỉ dẫn gây nhầm lẫn về bản chất của dịch vụ

- Quảng cáo dụ dỗ (Bait Advertising)

- Sai trong việc chấp nhận thanh toán

- Miêu tả gây nhầm lẫn về những hoạt động kinh doanh cụ thể

Page 202: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

202

Các phƣơng thức cung cấp hàng hóa không theo yêu cầu

- Cung cấp thẻ không theo yêu cầu: cấm mọi hành vi cung cấp thẻ tín dụng hoặc thẻ

ghi nợ hoặc bất kỳ loại thẻ nào được sử dụng như thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ nếu không có

yêu cầu từ phía người được cung cấp hoặc không có lí do hợp lý.

- Quyền đòi thanh toán cho các dịch vụ hoặc hàng hóa cung cấp không theo yêu

cầu: cấm các hành vi đòi thanh toán cho các dịch vụ hoặc hàng hóa cung cấp không theo

yêu cầu trừ khi có lý do hợp lý. Người nhận được các hàng hóa/dịch vụ cung cấp không

theo yêu cầu này không có nghĩa vụ phải thanh toán cho các hàng hóa/dịch vụ này.

- Quyền đòi thanh toán cho sự thâm nhập trái phép hoặc quảng cáo trái phép: cấm

các hành vi đòi thanh toán cho các sự thâm nhập trái phép hoặc quảng cáo trái phép trừ

khi có lí do hợp lý.

Sự tham gia vào mạng lƣới hình tháp: cấm các hành vi tham gia vào mạng lưới

hình tháp. Một mạng lưới hình tháp là một mạng lưới có 2 đặc tính sau đây: thứ nhất, để

gia nhập vào mạng lưới, một vài hoặc tất cả các thành viên mới phải cung cấp cho những

thành viên khác trong mạng lưới một trong hai khoản phí sau (gọi là phí gia nhập): một

khoản lợi nhuận tài chính hoặc phi tài chính cho thành viên khác hoặc các thành viên

khác, một khoản lợi nhuận tài chính hoặc phi tài chính một phần cho thành viên khác

hoặc các thành viên khác và một phần cho những người khác; thứ hai, những người mới

tham gia bị xui khiến đóng các khoản phí gia nhập bởi triển vọng rằng họ sẽ được các lợi

ích nếu giới thiệu thêm được những người mới gia nhập thêm vào mạng lưới.

Hành vi định giá:

Hành vi định nhiều mức giá khác nhau: cấm không được cung cấp hàng hóa nếu

hàng hóa đó có nhiều hơn một mức giá quảng cáo, và mức giá hiện cung cấp không phải

là mức giá quảng cáo thấp hơn hoặc thấp nhất.

Hành vi ấn định đơn giá trong các trường hợp nhất định: cấm các hành vi tạo chỉ

dẫn có liên quan đến một số lượng hàng nhất định rằng nếu số hàng này được trả tiền sẽ

tạo thành một phần tiền bồi thường cho nguồn cung hàng hóa/dịch vụ trừ khi người bán

hàng cũng cụ thể hóa đơn giá của hàng hóa/dịch vụ bằng một cách gây chú ý và bằng một

con số duy nhất.

Các hành vi không lành mạnh khác:

Bán hàng hứa hẹn: cấm hành vi dẫn dụ khách hàng mua hàng hóa hoặc dịch vụ

Page 203: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

203

bằng cách hứa hẹn rằng người đó sẽ nhận được các hình thức giảm giá, hoa hồng hoặc các

hình thức lợi ích thu hồi khác sau khi ký vào hợp đồng mua hàng nếu khách hàng cung

cấp được tên của những khách hàng triển vọng (khách hàng cũng sẽ kí hợp đồng) hoặc

mặt khác trợ giúp bán hàng hóa/dịch vụ cho các khách hàng khác.

Quấy rối và ép buộc: Cấm các hành vi sử dụng vũ lực hoặc quấy rối, ép buộc bất

hợp lý liên quan đến nguồn cung của hàng hóa/dịch vụ hoặc tiền thanh toán hàng hóa/dịch

vụ, hoạt động kinh doanh hoặc nhượng quyền phần lợi nhuận sản sinh từ bất động sản

hoặc tiền thanh toán cho phần lợi nhuận sản sinh từ bất động sản.

2.4.2. Mô hình thực thi pháp luật cạnh tranh không lành mạnh tại Úc

2.4.2.1. Ủy ban cạnh tranh và tiêu dùng của Úc (Australia Competition and

Consumer Commission, viết tắt là ACCC)

Ủy ban cạnh tranh và tiêu dùng của Úc là cơ quan độc lập về mặt pháp luật, điều đó

có nghĩa là trong khi ACCC là một tổ chức chính phủ, mọi hành động của nó vẫn độc lập

với chính phủ. ACCC được Quốc hội ban hành quyết định thành lập vào năm 1995 để

thực thi Đạo luật Thương mại năm 1974 nhằm bảo vệ quyền của người tiêu dùng và các

doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường. ACCC cũng thực hiện chức năng điều chỉnh

những thị trường nơi mà quy luật cạnh tranh tự nhiên không được vận hành một cách hiệu

quả, ví dụ như trong các thị trường năng lượng và viễn thông. Song song với việc thực thi

Đạo luật thương mại 1974, ACC cũng cung cấp thông tin và giáo dục các doanh nghiệp

và người tiêu dùng có được sự hiểu biết về các đạo luật có liên quan.

2.4.2.2. Ủy ban Chứng khoán và đầu tư của Úc (ASIC):

ASIC là một tổ chức của Úc chuyên về thị trường và điều tiết thị trường tài chính.

ASIC đóng góp cho phúc lợi kinh tế của Úc và đảm bảo uy tín trong thương mại bằng

việc đảm bảo thị trường tài chính của Úc được công khai và minh bạch, hỗ trợ các nhà

đầu tư tự tin hơn khi tham gia vào thị trường Úc và cuối cùng đảm bảo quyền lợi cho

người tiêu dùng. ASIC là cơ quan Chính phủ độc lập, được thành lập và thuộc sự điều

chỉnh của Đạo Luật về ACCC chứng khoán và đầu tư của Úc (Đạo luật ASIC) và thực

hiện hầu hết các công việc theo đạo luật Công ty.

2.5. Kinh nghiệm Đài Loan

2.5.1. Tổng quan về pháp luật cạnh tranh không lành mạnh tại Đài Loan

Luật Thương mại lành mạnh Đài Loan được dự thảo từ những năm đầu của thập

niên 80 (1980s) cùng với quá trình thực thi các chính sách phát triển của chính phủ nhằm

Page 204: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

204

toàn cầu hóa và tự do hóa nền kinh tế Đài Loan, với mục đích thúc đẩy quá trình chuyển

đổi nền kinh tế Đài Loan thành nền kinh tế thị trường cạnh tranh. Luật Thương mại lành

mạnh Đài Loan ra đời với rất nhiều mục đích, không chỉ nhằm bảo đảm cạnh tranh lành

mạnh trên thị trường mà còn nhằm duy trì trật tự cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi của người

tiêu dùng và thúc đẩy tính ổn định và sự thịnh vượng của nền toàn bộ nền kinh tế.

Tương tự Luật cạnh tranh Việt Nam, Luật Thương mại lành mạnh Đài Loan điều

chỉnh các hành vi hạn chế cạnh tranh, và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Các

hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định từ điều 19 đến điều 24 trong Luật

Thương mại lành mạnh Đài Loan, bao gồm các dạng hành vi: hành vi làm hàng giả,

quảng cáo gây nhầm lẫn hoặc quảng cáo sai sự thật, hành vi gièm pha/nói xấu doanh

nghiệp khác, và các hành vi giả dối hoặc hành vi không lành mạnh gây ảnh hưởng tới trật

tự thương mại trên thị trường một cách rõ ràng.

Điều 19 Luật Thương mại lành mạnh Đài Loan quy định: “Doanh nghiệp không

được có một trong các hành vi sau đây có thể gây cản trở cạnh tranh hay hạn chế cạnh

tranh lành mạnh:

1. p doanh nghiệp khác không tiếp tục cung ứng, mua hay thực hiện giao dịch với

một doanh nghiệp cụ thể nhằm mục đích gây tác hại đến doanh nghiệp này.

2. Đối xử với doanh nghiệp khác một cách phân biệt mà không có lí do chính đáng;

3. p đối tác thương mại của đối thủ cạnh tranh kinh doanh với mình bằng việc ép

buộc, hối lộ, hay các phương thức bất hợp lí khác.

4. p doanh nghiệp khác tự hạn chế cạnh tranh về giá, hay ép doanh nghiệp khác

tham gia vào hành động hợp nhất hay tập trung thông qua ép buộc, hối lộ, hay các

phương thức bất hợp lí khác;

5. Dành được bí mật sản xuất và kinh doanh, thông tin liên quan đến đối tác thương

mại hay công nghệ khác liên quan đến bí mật của doanh nghiệp khác bằng việc ép buộc,

hối lộ, hay bằng bất kì phương thức bất hợp lí nào khác; hoặc

6. Hạn chế hoạt động kinh doanh của đối tác thương mại một cách bất hợp lí bằng

các phương thức yêu cầu cam kết kinh doanh.”

Song song với Luật thương mại lành mạnh, Ủy ban thương mại lành mạnh Đài Loan

còn ban hành các hướng dẫn (Guidelines) nhằm hướng dẫn chi tiết về các hành vi thương

mại không lành mạnh được quy định trong Luật. Trong hướng dẫn chi tiết cho Điều 19

Luật Thương mại lành mạnh, Ủy Ban thương mại lành mạnh Đài Loan đã đưa ra các tiêu

Page 205: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

205

chí để quyết định xem có hay không các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của một

doanh nghiệp bị coi là ―có thể hạn chế cạnh tranh lành mạnh‖. Theo đó, để quyết định

xem một doanh nghiệp có thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh lành mạnh hay không,

hành vi đó phải được xem xét một cách chung hoặc tách biệt nhau, xem ―các phương

pháp cạnh tranh‖ được sử dụng bởi doanh nghiệp có lành mạnh không và xem ―kết quả

của phương pháp cạnh tranh‖ có làm suy yếu ―chức năng cạnh tranh tự do trên thị trường‖

hay không. Mỗi khoản trong Điều 19 đã được định nghĩa tương đối rõ ràng, tuy nhiên

trong các trường hợp khác chưa được quy định cụ thể, mỗi vụ việc phải được xem xét và

xác định một cách riêng lẻ, dựa theo phạm vi đạo đức xã hội và kinh doanh bị vi phạm để

xác định xem nó có phải là hành vi không lành mạnh không. Khi tính phi lành mạnh của

hành vi cạnh tranh là không rõ ràng, việc xem xét cần tập trung vào việc kết quả của hành

vi cạnh tranh làm tăng hay giảm cạnh tranh trên thị trường.

Tương tự với hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn được quy định tại Điều 40, LCT Việt

Nam, Điều 20 Luật Thương mại lành mạnh Đài Loan quy định: “Không doanh nghiệp

nào được có một trong các hành vi sau đây đối với hàng hóa hay dịch vụ mà nó cung

ứng:

1. Sử dụng giống nhau hay tương tự, tên cá nhân, tên thương mại hay tên công ty,

hay thương hiệu của doanh nghiệp khác, hay vỏ contenơ, bao bì, hay hình thức hàng hóa

của doanh nghiệp khác, hay bất kì biểu trưng nào khác mà tượng trưng cho hàng hóa của

người này, được biết đến bởi các doanh nghiệp hay người tiêu dùng liên quan, cũng như

gây nhầm lẫn với hàng hóa của người này, hoặc bán, vận chuyển, xuất khẩu, hay nhập

khẩu hàng hóa chứa đựng biểu trưng này.

2. Sử dụng giống nhau hay tương tự, tên cá nhân, tên doanh nghiệp hay tên công ty,

hay nhãn hiệu dịch vụ của doanh nghiệp khác, hay bất kì biểu tượng nào khác mà nó

tượng trưng cho hàng hóa hay dịch vụ của người này, mà nó đươc biết đến bởi doanh

nghiệp hay người tiêu dùng liên quan, cũng như gây nhầm lẫn với các phương tiện, hoạt

động kinh doanh hay dịch vụ của người này; hoặc

3. Sử dụng hàng hóa giống nhau hay tương tự mà nhãn hiệu của nó là giống nhau

hay tương tự với một thương hiệu nước ngoài nổi tiếng mà không được đăng kí trong

quốc gia này; hoặc bán, vận chuyển, xuất khẩu, hay nhập khẩu hàng hóa chứa đựng

thương hiệu này.

Điều khoản trên sẽ không áp dụng với bất kì trường hợp nào sau đây:

Page 206: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

206

1. Sử dụng theo cách thông thường tên chung liên quan đến hàng hóa hay biểu

trưng chung thường được sử dụng trong mua bán các loại hàng hóa giống nhau; hoặc

bán, vận chuyển, xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa chứa đựng tên hay biểu trưng này.

2. Sử dụng theo cách thông thường tên hay biểu trưng mà thường được sử dụng

trong mua bán loại hình dịch vụ kinh doanh tương tự;

3. Sử dụng tên riêng của một người có uy tín tốt, hoặc bán, vận chuyển, xuất khẩu

hay nhập khẩu hàng hóa chứa đựng tên này; hoặc/hay

4. Sử dụng theo cách giống nhau biểu trưng có uy tín tốt liên quan đến mục 1 hay 2

của phần trên trước khi biểu trưng này trở nên nổi tiếng đối với người tiêu dùng hay

doanh nghiệp liên quan, hoặc sử dụng biểu trưng này bởi bất kì người kế nghiệp mà được

hưởng biểu trưng này cùng với doanh nghiệp từ một người tiền nhiệm; hoặc bán, vận

chuyển, xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa chứa đựng biểu trưng này.

Khi một doanh nghiệp nào đó có bất kì hành vi nào trong các hành vi dược thể hiện

trong Mục ba hay bốn của đoạn trước mà có thể gây hại hay gây nhầm lẫn với doanh

nghiệp, hàng hóa, phương tiện, hay các hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp

khác, Doanh nghiệp sau có thể yêu cầu doanh nghiệp trước để sửa lại biểu trưng thích

hợp trừ phi doanh nghiệp trước chỉ vận chuyển hàng hóa này.”

Như vậy, không chỉ quy định chi tiết hơn về các loại hành vi bị coi là gây nhầm lẫn,

điều luật trên còn có quy định về các trường hợp ngoại lệ mặc dù sử dụng các chỉ dẫn

giống với một chỉ dẫn nào đó nhưng được coi là cách sử dụng thông lệ trong kinh doanh.

Điều 21 Luật Thương mại lành mạnh Đài Loan quy định: “Không doanh nghiệp nào

tạo ra hay sử dụng các biểu tượng hay biểu trưng gây nhầm lẫn hay sai lệch như là giá

cả, số lượng, chất lượng, nội dung, quá trình sản xuất, ngày sản xuất, hạn sử dụng,

phương pháp sử dụng, mục đích sử dụng, nơi xuất xứ, nhà sản xuất, nơi sản xuất, người

gia công, hay nơi gia công hàng hóa hay trong các mục quảng cáo, hay bằng bất kì cách

nào khác làm cho công chúng biết đến.

Không doanh nghiệp nào sẽ bán, vận tải, xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa chứa

đựng các biểu trưng gây nhầm lẫn liên quan như được đề cập ở trên.

Hai khoản trên sẽ áp dụng có sửa đổi đối với dịch vụ của doanh nghiệp

Page 207: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

207

Khi bất kì cơ quan quảng cáo nào sản xuất hay thiết kế sản phẩm quảng cáo mà nó

được nhận thấy hay có thể được nhận biết là gây nhầm lẫn, nó sẽ phải chịu toàn bộ hay

từng phần đối với sản phẩm quảng cáo này về các thiệt hại gây ra. Khi bất kì phương tiện

quảng cáo truyền thông hay xuất bản quảng cáo mà nó được biết hay có thể được biết là

có thể gây ra nhầm lẫn cho công chúng, nó sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ hay từng phần

đối với sản phẩm quảng cáo này về những thiệt hại gây ra.” Quy định tại điều này tương

tự với quy định tại khoản 2,3 Điều 45 Luật cạnh tranh Việt Nam về hành vi quảng cáo

nhằm cạnh tranh không lành mạnh, tuy nhiên không có quy định về quảng cáo so sánh

được nêu ra.

Tương tự với quy định về gièm pha nói xấu doanh nghiệp khác, Điều 22 Luật

Thương mại lành mạnh Đài Loan quy định như sau: “Không doanh nghiệp nào sản xuất

hay phổ biến bất kì bản thông cáo sai lệch nào mà có thể làm ảnh hưởng xấu đến uy tín

kinh doanh của doanh nghiệp khác vì mục đích cạnh tranh”.

Liên quan đến hành vi bán hàng đa cấp bất chính, quy định trong các Điều 23, 23-1,

23-2, 23-3, 23-4 quy định rất chi tiết và có nhiều điểm giống với quy định bán hàng đa

cấp của LCT Việt Nam, ví dụ như qui định về việc cấm hưởng lợi từ kinh doanh đa cấp

chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp hơn là thông qua

tiếp thị hay bán hàng hóa dịch vụ ở các mức giá hợp lý hay quy định về cam kết mua lại

với mức giá ít nhất 90% giá mua ban đầu …

Ngoài ra, Điều 24 cũng là điều khoản quét giống như quy định tại Khoản 10 Điều 39

LCT Việt Nam: “Ngoài những điều khoản được đề cập trong Luật này, không doanh

nghiệp nào được có hành vi không lành mạnh hay gian dối mà có thể ảnh hưởng đến trật

tự thương mại”.

Qui định về hành vi khuyến mại được quy định tại Hướng dẫn của Ủy Ban Thương

mại lành mạnh về các trường hợp liên quan đến khuyến mại bằng các phương thức tặng

quà và trao giải thưởng, cụ thể tập trung quy định về trị giá của quà tặng được phép sử

dụng cho mục đích khuyến mại. Bên cạnh đó, Ủy Ban cũng ban hành hướng dẫn về thực

thi chính sách về hiệp hội thương mại, theo đó hiệp hội thương mại là các tổ chức được

thành lập để thúc đẩy các quan hệ giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành thương mại,

mang lại lợi ích chung, và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Mục đích của Hướng dẫn

này là nhằm hỗ trợ các hiệp hội thương mại trong việc hiểu biết và duy trì các quy định

liên quan của Luật thương mại lành mạnh và để cung cấp các ý kiến cho Ủy Ban thương

Page 208: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

208

mại lành mạnh trong việc xử lí các vụ việc liên quan. Hướng dẫn đã quy định chi tiết các

hành vi của hiệp hội thương mại có thể vi phạm Luật thương mại lành mạnh, trong đó có

thể kể đến một số hành vi không lành mạnh bị cấm như: hạn chế việc ra, nhập ngành của

các doanh nghiệp trên thị trường cụ thể, áp đặt các hạn chế về chủng loại, qui cách, hay

hình thức của hàng hóa hoặc dịch vụ, hạn chế việc mở rộng khả năng sản xuất hay quy

mô dịch vụ, ép buộc các thành viên đối xử với các thành viên khác phân biệt hoặc đối xử

không công bằng với thành viên khác trong hiệp hội…

Không chỉ có quy định chung về các hành vi quảng cáo không lành mạnh nói chung,

Ủy Ban Thương mại lành mạnh Đài Loan còn ban hành các hướng dẫn cụ thể về quảng

cáo trong ngành ngân hàng, quảng cáo trong lĩnh vực bất động sản, quảng cáo trong lĩnh

vực thiết bị điện. Các hướng dẫn này không những tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Ủy

Ban trong việc thực thi Luật thương mại lành mạnh mà còn giúp sự chồng chéo giữa các

Luật chuyên ngành khác nhau và Luật Thương mại lành mạnh.

2.5.2. Thực thi pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh tại Đài Loan

Ủy Ban Thương mại lành mạnh (sau đây gọi tắt là Ủy ban hoặc FTC) là cơ quan nhà

nước cấp Bộ được thành lập vào ngày 27/01/1992 theo quyết định của Nội Các Đài Loan.

FTC là cơ quan nhà nước có thẩm quyền chịu trách nhiệm về thực thi Luật Thương mại

lành mạnh tại Đài Loan và phát triển chính sách cạnh tranh tại Đài Loan. Như được quy

định cụ thể tại Luật Thương mại lành mạnh, các trách nhiệm của FTC bao gồm:

(1) Chuẩn bị cho sự ra đời và phát triển chính sách thương mại lành mạnh, các luật

và các quy định về thương mại lành mạnh;

(2) Rà soát lại các vấn đề thương mại lành mạnh có liên quan đến Luật này;

(3) Thực hiện các hoạt động điều tra doanh nghiệp và các điều kiện kinh tế;

(4) Thực hiện điều tra bất kỳ vụ việc nào vi phạm Luật này; và

(5) Chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề khác có liên quan đến thương mại lành

mạnh.

Điều 26 Luật Thương mại lành mạnh quy định ―Ủy ban thương mại lành mạnh có

thể thực hiện điều tra và xem xét vụ việc dựa trên đơn khiếu nại hoặc do tự đề xướng

(mặc nhiên) bất kỳ hành vi nào vi phạm các điều khoản của Luật này và gây thiệt hại cho

lợi ích chung‖. Điều 28 qui định ―Ủy ban thương mại lành mạnh sẽ thực thi trách nhiệm

Page 209: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

209

của mình một cách độc lập, tuân theo quy định của Luật Thương mại thương mạnh và có

thể tùy ý xử lý các vụ việc liên quan đến thương mại lành mạnh với tư cách của Ủy ban.‖

Qui trình điều tra của FTC được quy định tai điều 27 Luật thương mại lành mạnh

theo các bước như sau:

1. Thông báo cho các bên và bất kỳ bên thứ ba có liên quan nào về việc trình diện để

cung cấp thông tin (trình báo);

2. Thông báo cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc các cá nhân có liên quan

đề nghị cung cấp sách vở và bản thu âm, tài liệu, và bất kỳ thông tin cần thiết nào khác,

3. Thực hiện khám xét tại chỗ (tại văn phòng, nơi thực hiện hoạt động kinh doanh

hoặc các địa điểm khác của các tổ chức hoặc doanh nghiệp có liên quan) trong trường hợp

cần thiết.

Điều tra viên thực hiện nhiệm vụ của mình theo quy định của Luật này sẽ phải trình

diện các tài liệu chứng minh cho nghĩa vụ và quyền hạn điều tra của mình; bên bị điều tra

có thể không hợp tác trong quá trình điều tra nếu điều tra viên không trình diện được các

tài liệu này.

Page 210: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

210

PHẦN 3. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH

KHÔNG LÀNH MẠNH TẠI VIỆT NAM

3.1. Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Từ những phân tích về pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật, kinh nghiệm quốc tế

về lĩnh vực pháp luật này, chúng tôi cho rằng nhu cầu hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh

không lành mạnh đang tồn tại những luận cứ sau:

Thứ nhất, các quy định của pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh đang ngày

càng khẳng định vị trí của mình trong hệ thống pháp luật điều tiết các hành vi của doanh

nghiệp trên thị trường. Các quy định của Luật cạnh tranh dù không quy định tất cả các

hành vi, song đã đặt ra nguyên tắc chung và là cơ sở thống nhất về quan niệm pháp lý liên

quan đến xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Từ những nguyên tắc này, các quy

định rải rác trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau đã được định hình thành một chế

định pháp luật chung quy định hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Trên cơ sở đó, hệ

thống pháp lý có thể xem xét, đối chiếu để tìm ra những điểm bất cập, chồng chéo trong

toàn bộ hệ thống các quy định đang rải rác ở nhiều pháp luật cụ thể khác nhau.

Thực tiễn xử lý các vụ việc về cạnh tranh không lành mạnh đã cho những loại hành

vi cạnh tranh không lành mạnh khác nhau thì đa dạng và phong phú về biểu hiện và về

mức độ xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp khác và người tiêu dùng.

Thực trạng giải quyết các khiếu nại của doanh nghiệp và xử lý các hành vi cạnh tranh

không lành mạnh dựa trên các quy định của Luật cạnh tranh và các văn bản pháp luật

khác đã cho thấy doanh nghiệp đã bắt đầu khai thác giá trị của pháp luật cạnh tranh bên

cạnh việc sử dụng các thiết chế tư pháp để bảo vệ quyền lợi của mình. Pháp luật về cạnh

tranh không lành mạnh đang có vai trò quan trọng trong khung pháp lý bảo vệ quyền lợi

hợp pháp của doanh nghiệp, người tiêu dùng và đảm bảo sự lành mạnh của thị trường.

Thứ hai, thực trạng thực thi pháp luật đang đặt ra nhiều vấn đề lớn liên quan đến

tính thống nhất của pháp luật và cơ chế thực thi. Hiện nay, với tình trạng cùng một hành

vi được quy định trong nhiều văn bản pháp luật được ban hành ở các thời điểm khác nhau

và được thực thi bởi các cơ quan quản lý nhà nước khác nhau nên tất yếu tồn tại những

khác biệt về cách mô tả cấu thành pháp lý của hành vi, khác biệt về biện pháp và mức độ

xử lý, thủ tục xử lý người có hành vi vi phạm. Thực trạng này ảnh hưởng lớn đến tính

thống nhất của pháp luật và sự nghiêm minh của quá trình thực thi pháp luật. Ngoài ra,

Page 211: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

211

với sự khác biệt về cơ chế xử lý cũng có thể dẫn đến những khác biệt về quan niệm giải

quyết một vụ việc liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Mặc dù đều là hành

vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực quản lý kinh tế của Nhà nước, song việc thực thi

các quy định cụ thể trong từng lĩnh vực hoàn toàn phụ thuộc vào thái độ tích cực của các

cơ quan, các cán bộ có thẩm quyền. Với các cơ quan chuyên ngành, chức năng điều tra vụ

việc không phải là nhiệm vụ chính nên việc xử lý gần như chỉ bắt đầu từ khiếu nại của các

doanh nghiệp hoặc sự lên tiếng của công luận. Các cơ quan chuyên ngành dường như

chưa có sự chủ động phát hiện và điều tra để xử lý các hành vi vi phạm. Trong khi đó,

Luật cạnh tranh trao cho cơ quan quản lý cạnh tranh thẩm quyền điều tra vụ việc ngay cả

khi không có khiếu nại. Với thẩm quyền điều tra và với lực lượng điều tra viên, cơ quan

quản lý cạnh tranh đã chủ động tiến hành các vụ việc điều tra về hành vi cạnh tranh không

lành mạnh một cách chủ động không phụ thuộc vào sự khiếu nại của những người liên

quan. Những khác biệt đáng kể này đã ảnh hưởng lớn đến sự thống nhất của quá trình

thực thi pháp luật và có thể tạo ra sự bất bình đẳng trong việc xử lý các doanh nghiệp có

hành vi cạnh tranh không lành mạnh xâm phạm đến các lĩnh vực pháp luật khác nhau. Do

đó, vấn đề hình thành cơ chế thống nhất và đặt ra nguyên tắc thống nhất trong việc xử lý

hành vi cạnh tranh không lành mạnh là cần thiết.

Thứ ba, sự tham gia của nhiều cơ quan quản lý nhà nước vào việc xử lý hành vi

cạnh tranh không lành mạnh một mặt tạo ra sự cần thiết trong việc liên kết và hợp tác

giữa các cơ quan trong nhà nước để đảm bảo giải quyết triệt để các hành vi xâm hại đến

môi trường cạnh tranh lành mạnh; đảm bảo cho các doanh nghiệp, người tiêu dùng có

nhiều cơ hội để nương nhờ vào sức mạnh công quyền để bảo vệ lợi ích của mình. Song

mặt khác tình trạng này cũng có thể gây ra những hệ lụy không mong muốn theo các

hướng sau (1) sự chồng chéo về thẩm quyền xử lý cùng một hành vi cạnh tranh không

lành mạnh. Tình trạng này đã được phân tích trong Phần 1 bằng các ví dụ cụ thể liên quan

đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo. (2) Khả năng đùn đẩy

trách nhiệm giữa các cơ quan thực thi pháp luật khi một hành vi vi phạm được quy định

trong nhiều văn bản pháp luật thuộc các lĩnh vực quản lý kinh tế khác nhau. Đặc biệt là

những hành vi đồng thời được quy định trong Luật cạnh tranh và các văn bản pháp luật

khác. Các vụ việc cạnh tranh vốn dĩ rất dễ chạm đến những nhóm quyền lợi khác nhau

hoặc gây ra những xung đột trong việc bảo vệ và chống lại các nhóm lợi ích của nhiều bộ

phận chủ thể tham gia thị trường. Ngoài những khả năng chạm vào các nhóm lợi ích nhạy

cảm về kinh tế, việc xử lý vụ việc cạnh tranh còn có thể tạo ra những tranh cãi lớn trên

Page 212: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

212

bình diện xã hội. Tất cả những trường hợp trên đều có thể gây ra áp lực cho cơ quan thực

thi pháp luật. Để thực thi pháp luật một cách nghiêm minh, cơ quan thực thi không chỉ

cần có đội ngũ điều tra viên am hiểu pháp luật, tinh tường về kỹ thuật điều tra và xử lý

thông tin mà còn cần có bản lĩnh, vị trí chính trị đủ mạnh. Sự yếu thế về chuyên môn hoặc

khả năng chịu sức ép chưa phù hợp đều có thể làm giảm khả năng ứng phó và quyết tâm

xử lý vụ việc triệt để. Từ đó, việc đùn đẩy lẫn nhau giữa các cơ quan có thể xảy ra nhằm

lẩn tránh các sức ép xã hội, kinh tế kể trên. Do đó, dưới góc độ pháp luật, việc đặt ra cơ

chế xử lý xung đột về thẩm quyền, giải quyết tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ

quan nhà nước trong các vụ việc là cần thiết.

Thứ tư, các quy định hiện hành trong Luật cạnh tranh về hành vi cạnh tranh không

lành mạnh còn nhiều điểm hạn chế về cách sử dụng từ ngữ pháp lý trong việc định hình

cấu thành pháp lý của hành vi; cần nghiên cứu lại tính phù hợp của một số hành vi bị kết

luận là cạnh tranh không lành mạnh và cần xem xét về tính bất chính của một số hành vi

cụ thể trong các nhóm cạnh tranh không lành mạnh. Như đã phân tích trong Phần 1, có

những quy định về một số loại hành vi chưa từng được áp dụng trên thực tế không phải do

không xuất hiện hành vi trên thực tế mà vì cách thức mô tả hành vi có thể giúp cho doanh

nghiệp tránh được sự vi phạm pháp luật mà vẫn đạt được mục tiêu cạnh tranh không lành

mạnh như hành vi khuyến mại bằng cách tặng hàng hóa dùng thử nhưng yêu cầu khách

hàng đổi hàng hóa cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất…; các quy định về hành vi

bán hàng đa cấp bất chính chỉ đơn giản là sự xâm phạm quyền lợi của người tham gia

thông qua các điều khoản trong hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp; hành vi phân biệt đối

xử trong khuyến mại cần được xem xét về tính bất chính trong cạnh tranh. Những hạn chế

trong các quy định hiện hành không chỉ giảm khả năng điều chỉnh của pháp luật mà còn

có thể cản trở sự sáng tạo lành mạnh trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

3.2. Định hướng cơ bản cho công tác hoàn thiện pháp luật cạnh tranh không lành

mạnh

Việc hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh là nhu cầu tất yếu của quá

trình phát triển thị trường và của quá trình thực thi pháp luật. Với đối tượng điều chỉnh là

các quan hệ cạnh tranh trên thị trường, vốn dĩ là những quan hệ có sự vận động, sáng tạo

không ngừng), Luật cạnh tranh là lĩnh vực pháp luật có khả năng lạc hậu nhanh so với

thực tiễn khách quan. Đi sau thực tiễn vốn là đặc tính của pháp luật điều chỉnh hoạt động

kinh doanh và đặc tính này lại càng phát huy trong khu vực pháp lý điều chỉnh các hành

vi cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì vậy, nhu cầu hoàn thiện, bổ sung không ngừng các

Page 213: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

213

quy định của pháp luật cạnh tranh luôn đặt ra đối với các quốc gia đã thừa nhận pháp luật

cạnh tranh là bộ phận không thể thiếu trong khung pháp luật kinh doanh. Nhu cầu này

không phản ánh năng lực xây dựng pháp luật mà đơn giản chỉ là đòi hỏi tất yếu của quá

trình phát triển thị trường. Ngay cả khi các quy định của pháp luật cạnh tranh chưa từng

được áp dụng thì vấn để sửa đổi hay hoàn thiện, bổ sung pháp luật hoàn toàn có thể đặt ra.

Trong điều kiện hiện nay, việc hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh cần

được thực hiện dựa trên những nguyên tắc sau:

Nguyên tắc thứ nhất, pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh vẫn cần duy

trì trong trạng thái mở và liên kết với các lĩnh vực pháp luật quản lý các lĩnh vực kinh tế

chuyên ngành sâu. Nguyên tắc này được hình thành từ thực tiễn sinh động của thị trường

và từ kinh nghiệm lập pháp của các nước.

(1) Thực tiễn sinh động của thị trường đã và đang xác nhận cho chúng ta rằng

hành vi cạnh tranh không lành mạnh luôn phát triển và xuất hiện những trạng thái mới.

Cùng một hành vi và cùng mục đích cạnh tranh không lành mạnh, các doanh nghiệp có

thể sáng tạo nên vô số biểu hiện khác nhau làm cho sự mô tả chặt chẽ cấu thành pháp lý

của các điều luật nhanh chóng lạc hậu. Mặt khác, đặc thù của từng lĩnh vực kinh doanh có

ảnh hưởng đáng kể đến biểu hiện về hình thức và tính chất của hành vi cạnh tranh không

lành mạnh. Các lĩnh vực kinh tế khác nhau có thể có những hành vi cạnh tranh không lành

mạnh khác nhau. Ví dụ trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ có những hành vi đặc trưng như chỉ

dẫn gây nhầm lẫn, cạnh tranh không lành mạnh trong sở hữu tên miền…; lĩnh vực quảng

cáo có những hành vi đặc thù như quảng cáo so sánh, quảng cáo gian dối…. Đặc thù của

từng lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi phương thức nhận dạng hành vi khác nhau và cách thức

đánh giá mức độ gây hại, mức độ bất chính của các hành vi không thể giống nhau.

(2) Những phân tích trong Phần 2 đã cho thấy pháp luật về cạnh tranh không

lành mạnh của các quốc gia khác cũng theo xu hướng kết hợp giữa những quy định của

Luật cạnh tranh và các lĩnh vực pháp luật điều chỉnh từng lĩnh vực kinh doanh, từng nhóm

hoạt động thương mại. Mặc dù có sự khác nhau về cách thức xử lý hành vi cạnh tranh

không lành mạnh (có quốc gia sử dụng các chế tài dân sự để giải quyết xung đột giữa các

chủ thể có liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh; có quốc gia sử dụng chế tài

phạt hành chính đối với doanh nghiệp thực hiện hành vi), song về hình thức, gần như hầu

hết các quốc gia có pháp luật cạnh tranh đều không coi Luật cạnh tranh là nguồn duy nhất

của pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Chế định pháp luật này được hình

Page 214: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

214

thành từ luật cạnh tranh cũng như nhiều văn bản pháp luật khác nhau thuộc nhiều lĩnh vực

quản lý kinh tế.

Khi thừa nhận nguyên tắc này, pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh có

ngoại diên rất rộng bao gồm các quy định trong Luật cạnh tranh và các quy định của các

văn bản pháp luật khác và phương thức xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh là khác

nhau phụ thuộc và lĩnh vực quản lý kinh tế. Có như vậy, điều kiện pháp luật này đảm bảo

được những yêu cầu cơ bản sau (1) khả năng co dãn cao để tương hợp với sự vận động

không ngừng của thị trường. Một khi sự sáng tạo không ngừng của doanh nghiệp trong

các chiến lược cạnh tranh (bao gồm cả thủ đoạn bất chính), thì pháp luật phải vừa bảo vệ

quyền tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh song cũng cần có cơ chế phù hợp để khắc chế

những hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Để khắc chế hành vi đa dạng về hình thức và

biến hóa về chiến thuật, pháp luật cần có cơ chế linh hoạt cho phù hợp. Một trong những

cách thức để bảo đảm sự linh hoạt và thích ứng với thực thế là xây dựng một chế định có

độ co dãn cao bằng cơ chế liên kết điều chỉnh giữa nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau.

(2) Đảm bảo tính đặc thù trong các lĩnh vực pháp luật chuyên ngành sâu. Mặc dù có

chung tính chất là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, các hành vi thuộc những lĩnh vực

kinh doanh khác nhau sẽ có tính chất và biểu hiện khác nhau. Tính chất và biểu hiện của

hành vi được thể hiện rõ qua đối tượng mà hành vi khai thác để thực hiện hành vi hoặc

phương thức thực hiện hành vi…. Việc đánh giá tính chất và mức độ không lành mạnh

của một hành vi hoặc một chiến lược cạnh tranh cần phải được xem xét từ các nguyên tắc

cơ bản của từng lĩnh vực cụ thể. Chúng ta không thể xây dựng và ban hành một hoặc một

bộ chuẩn mực chung về đạo đức kinh doanh của tất cả các lĩnh vực của thị trường. Mỗi

lĩnh vực kinh doanh sẽ có những chuẩn mực riêng và có những nguyên tắc quản lý Nhà

nước riêng biệt tùy theo đối tượng của hoạt động kinh doanh và các yêu cầu kỹ thuật

chuyên ngành…. Do đó, để đảm bảo nhận dạng hành vi một cách đúng đắn và đầy đủ

nhất (đầy đủ ở mức độ có thể ở thời điểm xây dựng các quy định của pháp luật), pháp luật

về cạnh tranh không lành mạnh cần được xây dựng theo hướng Luật cạnh tranh đặt ra các

nguyên tắc cơ bản trong việc xử lý hành vi, việc nhận dạng cụ thể giao cho các văn bản

pháp luật về quản lý các lĩnh vực kinh tế cụ thể.

Nguyên tắc thứ hai, cần tôn trọng triệt để nguyên tắc ưu tiên áp dụng pháp luật

chuyên ngành khi có sự khác biệt trong các quy định giữa Luật cạnh tranh (luật chung) và

các văn bản pháp luật khác quy định về quản lý Nhà nước đối với các lĩnh vực kinh tế cụ

thể (luật chuyên ngành). Một khi chấp nhận pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành

Page 215: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

215

mạnh có nguồn rất rộng bao gồm các quy định trong Luật cạnh tranh và các quy định

trong các văn bản pháp luật về quản lý Nhà nước đối với các lĩnh vực, các hoạt động kinh

doanh cụ thể tất yếu sẽ phát sinh đòi hỏi phải xây dựng cơ chế phối hợp trong việc nhận

dạng và xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh giữa các văn bản pháp luật có liên

quan. Có như vậy, tính thống nhất và hiệu quả điều chỉnh của pháp luật được đảm bảo

trên thực tế. Theo đó, khi thiết lập cơ chế phối hợp điều chỉnh, nguyên tắc này được thể

hiện ở những khía cạnh sau:

Một là, các văn bản pháp luật chuyên ngành nên quy định các hành vi cạnh tranh

không lành mạnh trong phạm vi điều chỉnh trên cơ sở các nguyên tắc được Luật cạnh

tranh ghi nhận. Cần đảm bảo tính thống nhất giữa các quy định về hành vi trong Luật

cạnh tranh và các văn bản pháp luật chuyên ngành. Theo đó, (1) với những hành vi đã

được quy định trong Luật cạnh tranh, pháp luật chuyên ngành chỉ nên lặp lại cấu thành

pháp lý đã được mô tả trong Luật cạnh tranh. (2) Luật chuyên ngành có thể mở rộng phạm

vi của pháp luật cạnh tranh không lành mạnh bằng cách quy định thêm những hành vi

cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực kinh doanh thuộc phạm vi điều chỉnh mà chưa

được quy định trong Luật cạnh tranh. Trong những trường hợp này, pháp luật chuyên

ngành có vai trò bổ trợ cho Luật cạnh tranh trong việc nhận dạng chi tiết các hành vi cạnh

tranh không lành mạnh. (3) Pháp luật chuyên ngành có thể thiết kế các biện pháp và mức

độ xử lý đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh thuộc phạm vi điều chỉnh. Tùy

thuộc vào mức độ bất chính, khả năng gây hại cũng như đối tượng bị xâm phạm mà pháp

luật chuyên ngành sẽ thiết kế các biện pháp xử lý cho phù hợp để vừa chấm dứt hành vi

cạnh tranh không lành mạnh và vẫn có thể khôi phục sự cạnh tranh lành mạnh trên thị

trường. Có như vậy, biện pháp xử lý sẽ được áp dụng phù hợp với thực tiễn của vụ việc,

phù hợp với đặc trưng của thị trường.

Hai là, cần phải thống nhất quy trình và nguyên tắc xử lý đối với các hành vi cạnh

tranh không lành mạnh cho dù chúng thuộc các lĩnh vực pháp luật khác nhau. Mặc dù các

hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể được quy định trong nhiều lĩnh vực pháp luật

khác nhau, song một khi đã khẳng định chúng là cạnh tranh không lành mạnh thì cần thiết

phải áp dụng chung một quy trình xử lý và các nguyên tắc xử lý. Chúng ta không thể xé lẻ

việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo lĩnh vực quản lý nhà nước khác nhau.

Mặc dù mỗi lĩnh vực quản lý kinh tế có phương tiện và công cụ khác nhau song việc xử lý

hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì quy trình xử lý không đơn giản là một bộ phận

quản lý chuyên ngành mà là một yếu tố cấu thành cơ bản của việc quản trị cạnh tranh trên

Page 216: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

216

thị trường. Trước tiên, chúng ta cần xác định rõ bản chất pháp lý của hành vi cạnh tranh

không lành mạnh là gì để quyết định sử dụng công cụ pháp lý tương ứng xử lý doanh

nghiệp thực hiện hành vi. Trên cơ sở đó, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh phải

được xử lý theo cùng một nguyên tắc pháp lý và quy trình xử lý thống nhất.

Ba là, trong trường hợp có sự khác biệt giữa Luật cạnh tranh và các văn bản pháp

luật chuyên ngành về các quy định nhận dạng hành vi cạnh tranh không lành mạnh, quy

định về xử lý doanh nghiệp thực hiện hành vi vi phạm, pháp luật được ưu tiên áp dụng là

pháp luật chuyên ngành. Nếu tuân thủ triệt để hai nội dung trên, pháp luật về hành vi cạnh

tranh không lành mạnh sẽ thống nhất về cơ bản trong quy trình xử lý và các quy định về

nhận dạng hành vi. Tuy nhiên, vẫn có thể tồn tại những khác biệt trong các quy định về

hành vi cạnh tranh không lành mạnh và việc xử lý hành vi do sự phát triển của pháp luật

và do những thay đổi trong nhận thức pháp lý về hành vi cho phù hợp với thực tiễn sinh

động của thị trường. Sự tồn tại những khác biệt, những xung đột giữa các văn bản pháp

luật khác nhau quy định về cùng một hành vi cạnh tranh không lành mạnh là tất yếu nên

nhu cầu phải có nguyên tắc xác định hiệu lực ưu tiên giữa các văn bản pháp luật là đòi hỏi

khách quan. Mức độ trừu tượng của các quy định phụ thuộc vào sự phù hợp của các quy

định cụ thể với thực tiễn khách quan của một lĩnh vực kinh doanh cụ thể. Do đó, một khi

đã xác định Luật cạnh tranh đặt ra những nguyên tắc cơ bản cho việc xử lý hành vi và

nhận diện những dạng hành vi cạnh tranh không lành mạnh điển hình, tiêu biểu cho một

số lĩnh vực kinh doanh cụ thể thì tính trừu tượng trong các quy định của đạo luật này

đương nhiên sẽ cao hơn so với các quy định trong những văn bản pháp luật điều chỉnh

những hoạt động cạnh tranh theo từng lĩnh vực cụ thể. Vì lý do này, tính ưu tiên áp dụng

phải dành cho các pháp luật chuyên ngành.

Nói tóm lại, với nguyên tắc này, quá trình xây dựng pháp luật luôn đòi hỏi cơ quan

lập pháp phải đặt ra những nguyên tắc tiếp cận việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành

mạnh được thống nhất về quy trình và nguyên tắc xử lý để tránh sự phân tán thẩm quyền

và thủ tục xử lý khác nhau theo nhóm hành vi. Các văn bản pháp luật chuyên ngành chỉ

nên nhận dạng các hành vi cạnh tranh không lành mạnh phát sinh trong lĩnh vực mà

chúng điều chỉnh. Nguyên tắc ưu tiên áp dụng pháp luật chuyên ngành chỉ được áp dụng

khi có sự khác biệt trong cấu thành pháp lý hoặc trong cách thức xử lý cùng một hành vi

giữa văn bản pháp luật chuyên ngành và Luật cạnh tranh (với tư cách là luật chung điều

chỉnh hoạt động quản lý nhà nước về cạnh tranh).

Page 217: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

217

3.3. Các kiến nghị cụ thể

3.3.1. Kiến nghị về việc sửa đổi, bổ sung các quy định về hành vi cạnh tranh không

lành mạnh được quy định trong Luật cạnh tranh

Với những nghiên cứu trong Phần 1, chúng tôi cho rằng Luật cạnh tranh đã tiếp cận

đúng hướng là chỉ quy định những hành vi cạnh tranh không lành mạnh phổ biến, tiêu

biểu trong một số lĩnh vực nhất định và liên kết điều chỉnh với các lĩnh vực pháp luật

khác để đảm bảo xử lý ở mức tốt nhất, hiệu quả nhất đối với diễn biến về cạnh tranh

không lành mạnh trên thị trường. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề sau đây cần giải

quyết:

Thứ nhất, Với những kết quả nghiên cứu trong Phần 1, chúng tôi cho rằng cần xem

lại các quy định về hành vi bán hàng đa cấp bất chính vì những lý do sau:

Nếu phân tích từ góc độ của các quan hệ phát sinh hành vi bán hàng đa cấp bất

chính, chúng ta có thể thấy rằng các hành vi được liệt kê tại điều 48 Luật cạnh tranh chủ

yếu xảy ra trong quan hệ giữa doanh nghiệp bán hàng đa cấp với người tham gia mạng

lưới bán hàng. Các hành vi này khi được thực hiện đã tạo ra những hợp đồng bất cân

xứng về quyền và nghĩa vụ hoặc bị khiếm khuyết về sự trung thực, công bằng giữa các

bên tham gia. Trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện hành vi nhằm trục lợi từ việc đặt

ra các điều kiện giao dịch bất lợi cho người tham gia bán hàng thì mục đích bất chính chỉ

giới hạn trong quan hệ giữa doanh nghiệp tổ chức bán hàng và người tham gia. Yếu tố

cạnh tranh không thể hiện rõ trong từng hành vi đã được quy định trong điều 48 Luật cạnh

tranh. Chúng tôi cho rằng, việc định danh hành vi có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả điều

chỉnh của pháp luật. Để có thể xử lý hiệu quả một hành vi hoặc một quan hệ cụ thể xảy ra

trên thị trường hoặc trong đời sống xã hội, nhà nước cần xác định rõ tính pháp lý hành vi

để áp dụng các công cụ, các biện pháp xử lý phù hợp. Với Luật cạnh tranh, bán hàn đa

cấp phải mang bản chất cạnh tranh. Các hành vi có thể ngăn cản đền sự công bằng trên thị

trường nhưng không mang bản chất cạnh tranh thì không thể sử dụng các công cụ của

Luật cạnh tranh để xử lý. Có làm như vậy, chúng ta sẽ thuyết phục được công chúng.

Người vi phạm xác định rõ được giới hạn vi phạm và nhà nước sẽ sử dụng các biện pháp

phù hợp theo tính chất của hành vi. Với quan điểm khoa học này, chúng ta không thể quy

kết các hành vi được quy định tại điều 48 Luật cạnh tranh là hành vi cạnh tranh không

lành mạnh. Những hành vi này nếu có bị xử lý thì sẽ bị xếp vào nhóm hành vi bán hàng

Page 218: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

218

đa cấp vi phạm pháp luật về quản lý bán hàng đa cấp với bản chất là tạo nên các giao dịch

bất cân xứng và trục lợi từ quan hệ bất cân xứng với người tham gia bán hàng đa cấp.

Thứ ba, cần sửa đồi và làm rõ thêm một số quy định cụ thể trong các hành vi cạnh

tranh không lành mạnh được quy định tại chương III Luật cạnh tranh năm 2004:

(1) Với hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn, với cách mô tả hiện nay, chúng ta sẽ hiểu

giới hạn của quy định này chỉ là doanh nghiệp đã sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn với chỉ

dẫn của doanh nghiệp khác (gây nhầm lẫn về hình thức). Tuy nhiên, từ khái niệm chỉ dẫn

thương mại được quy định trong Luật sở hữu trí tuệ Chỉ dẫn thương mại là các dấu hiệu,

thông tin nhằm hướng dẫn thương mại hàng hóa, dịch vụ, gồm nhãn hiệu hàng hóa, tên

thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao

bì của hàng hóa, nhãn hàng hóa... thì chỉ dẫn thương mại luôn có hai ý nghĩa là chỉ dẫn

về nội dung và chỉ dẫn về hình thức của sản phẩm. Với ý nghĩa chỉ dẫn về nội dung, các

yếu tố như nhãn hiệu, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh… có

thể sẽ cung cấp cho người tiêu dùng những thông tin cơ bản như công dụng, thành phần…

để nhận biết về sản phẩm. Với ý nghĩa chỉ dẫn về hình thức, các yếu tố cấu thành chỉ dẫn

thương mại là cơ sở về hình thức để người tiêu dùng phân biệt sản phẩm cụ thể nào đó với

các sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác. Do đó, chỉ dẫn gây nhầm lẫn không thể

hiểu hạn hẹp trong phạm vi hành vi tạo ra sự nhầm lẫn giữa các sản phẩm mà còn bao

gồm việc sử dụng các chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về nội dung của sản phẩm. Trên

thực tế, đã có những loại chỉ dẫn gây nhầm lẫn cho khách hàng như chỉ dẫn về sữa tươi.

Các doanh nghiệp sản xuất sữa tươi đã sử dụng cụm từ trên bao bì sản phẩm sữa tươi tiệt

trùng, sữa tươi nguyên nhất, sữa tươi nguyên kem…. Tuy nhiên, thực tế sản xuất lại cho

thấy sản phẩm sữa tươi do các doanh nghiệp sản xuất lại là sữa hoàn nguyên (tức là sữa

sản xuất từ bột sữa gầy sau khi đã phe chế thêm chật béo mà không hoàn toàn từ sữa tươi

nguyên chất). Do đó, chỉ dẫn gây nhầm lẫn là việc doanh nghiệp làm vô hiệu hóa ý nghĩa

của chỉ dẫn thương mại bao gồm làm sai lệch nhận thức của khách hàng về sản phẩm và

làm mất khả năng phân biệt sản phẩm trong số các sản phẩm cùng loại.

(2) Cần lãm rõ cấu thành pháp lý của hành vi bắt chước một sản phẩm quảng

cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng. Trong trường hợp này, có hai vấn đề cần được

làm rõ khi xây dựng các quy định của pháp luật là (i) xác định rõ tính không lành mạnh

của hành vi; (ii) xây dựng cấu thành pháp lý của hành vi. Nếu dựa vào quy định hiện tại

theo Khoản 2 điều 45 Luật cạnh tranh, tính không lành mạnh của hành vi chủ yếu được

xác định từ mục đích gây nhầm lẫn cho khách hàng. Tuy nhiên, câu chữ của Luật cạnh

Page 219: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

219

tranh không làm rõ được đối tượng bị nhầm lẫn là nhầm lẫn giữa các sản phẩm quảng cáo

có liên quan hay là nhầm lẫn giữa các sản phẩm được quảng cáo có trong các sản phẩm

quảng cáo liên quan. Một khi chưa làm rõ được điều này thì chắc chắn quy định của pháp

luật còn mơ hồ, không rõ ràng và không thể áp dụng được trên thực tế. Ngoài ra, Khoản 2

Điều 45 cũng chưa làm rõ nội dung nhầm lẫn của hành vi. Điều luật chỉ quy định một

cách đơn giản là bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách

hàng. Tuy nhiên, đối với hành vi này, chúng tôi cho rằng tính không lành mạnh của hành

vi nên xác định từ việc bắt chước sản phẩm quảng cáo khác, cho nên, vụ việc mà hành vi

có mục đích gây nhầm lẫn cho khách hàng và vụ việc có ảnh hưởng gây nhầm lẫn, thì

chúng ta không nên đặt nặng mục đích gây nhầm lẫn và coi chúng như một yếu tố không

thể thiếu trong cấu thành pháp lý của hành vi vi phạm. Mặt khác, nếu hành vi không thật

sư ảnh hưởng gây nhầm lẫn cho khách hàng, thì sẽ quá nghiêm khắc nếu coi đó là vi

phạm. Với cách tiếp cận này, vấn đề cần giải quyết trong quy định trên là cấm vụ việc bắt

chước sản phẩm quảng cáo gây nhầm lẫn cho khách hàng mà không cần phải chứng minh

mục đích gây nhầm lẫn của hành vi.

(3) Cần đánh giá lại về tính không lành mạnh của hành vi phân biệt đối xử đối

với các khách hàng như nhau tại các địa bàn tổ chức khuyến mại khác nhau trrong cùng

một chương trình khuyến mại. Với quy định hiện nay tại Khoản 3 Điều 46 Luật cạnh

tranh, hành vi phân biệt đối xử trong khuyến mại có thể hiểu là việc doanh nghiệp tổ chức

khuyến mại trên nhiều địa bàn khác nhau, khách hàng đã có những giao dịch như nhau

nhưng doanh nghiệp áp dụng các mức, các loại, các hình thức khuyến mại khác nhau cho

khách hàng thuộc những địa bàn khác nhau. Trong hành vi này, chúng ta cần lưu ý những

nội dung sau:

- Doanh nghiệp không có sự phân biệt đối xử với khách hàng trong giao dịch mua

bán hàng hóa dịch vụ mà họ đang kinh doanh. Việc phân biệt đối xử chỉ giới hạn trong lợi

ích khuyến mại mà doanh nghiệp dành cho khách hàng. Giao dịch mua bán hàng hóa,

dịch vụ được diễn ra bình đẳng và công bằng giữa các khách hàng.

- Lợi ích khuyến mại là phần vật chất mà doanh nghiệp chấp nhận mất đi để thực

hiện kế hoạch xúc tiến thương mại (là phần cộng thêm cho khách hàng). Về cơ bản, việc

phân biệt đối xử trong khuyến mại không phải là hành vi trục lợi hoặc đối xử bất công

cho khách hàng trong các giao dịch mua bán chính thức mà đơn giản chỉ là áp dụng các

chính sách khuyến mại khác nhau cho khách hàng có thể nhằm đảm bảo hiệu quả của

chiến lược khuyến mại theo các khu vực khác nhau. Sự công bằng giữa doanh nghiệp và

Page 220: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

220

khách hàng về cơ bản phải xét trong giao dịch mua bán sản phẩm mà doanh nghiệp kinh

doanh. Phần lợi ích tăng thêm do hoạt động khuyến mại cho dù có áp dụng khác nhau

giữa các khách hàng vẫn không phá vỡ quan hệ công bằng trong mua bán nếu chúng

không phải là công cụ để doanh nghiệp xâm hại đến quyền lợi của khách hàng.

- Về mặt kinh tế, một chiến lược khuyến mại hiệu quả là chiến lược áp dụng lợi ích

khuyến mại ở mức thấp nhất có thể mà vẫn kích thích được nhu cầu tiêu dùng của xã hội.

Với những địa bàn có nhu cầu tiêu dùng khác nhau và mức sống khác nhau thì việc áp

dụng các mức khuyến mại khác nhau đôi khi lại là giải pháp tối ưu để phát huy ở mức tối

đa giá trị khuyến mại. Từ kết quả đánh giá mức độ tiêu dùng và khả năng tiêu dùng,

doanh nghiệp có thể xây dựng những chiến lược khuyến mại để vừa tiết kiệm giá trị

khuyến mại (giảm thiểu phần mất đi cho doanh nghiệp), tăng thêm lợi ích cho người tiêu

dùng một cách phù hợp mà vẫn xúc tiến thương mại. Do đó, nhìn dưới góc độ kinh tế,

việc áp dụng các mức độ khuyến mại khác nhau theo địa bàn có khi là chiến lược kinh

doanh hiệu quả và tích cực.

- Dưới góc độ pháp lý, tổng giá trị khuyến mại là phần vật chất thuộc sở hữu của

doanh nghiệp mà họ chấp nhận dành thêm cho khách hàng để xúc tiến thương mại (không

phải là phần vật chất mua bán trong giao dịch với khách hàng). Với quyền sở hữu, doanh

nghiệp được toàn quyền định đoạt về việc phân phối và mức độ phân phối cho khách

hàng nên không thể quy kết là bất chính.

- Về cấu thành pháp lý, quy định tại Khoản 3 điều 46 Luật cạnh tranh đã tạo nên cấu

thành phức tạp và rất khó áp dụng trong thực tiễn. Với cách quy định hiện nay, doanh

nghiệp rất dễ lách luật để thực hiện những hành vi có mục đích tương tự mà vẫn không

thể quy kết là vi phạm luật cạnh tranh. Theo đó, doanh nghiệp chỉ cần phân chia chương

trình khuyến mại thành hai chương trình nhỏ tổ chức ở hai địa bàn khác nhau với cùng

một thời gian, cùng một điều kiện áp dụng cho khách hàng… nhưng doanh nghiệp tiến

hành hai thủ tục đăng ký khuyến mại khác nhau thì sẽ không vi phạm Luật cạnh tranh vì

không thỏa mãn điều kiện vi phạm là trong cùng một chương trình khuyến mại.

Với những phân tích trên, chúng tôi cho rằng hành vi áp dụng các lợi ích khuyến

mại khác nhau cho các khách hàng như nhau tại các địa bàn tổ chức khuyến mại khác

nhau trong cùng một chương trình khuyến mại không mang bản chất của một hành vi

cạnh tranh không lành mạnh nên cần đưa quy định này về hành vi cạnh tranh không lành

mạnh ra khỏi Luật cạnh tranh.

Page 221: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

221

(4) Về hành vi tặng hàng hóa cho khách hàng dùng thử nhưng lại yêu cầu khách

hàng đổi hàng hóa cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó đang sử

dụng để dùng hàng hóa của mình. Chúng tôi cho rằng cách thức quy định này đã chưa bao

trùm hết những dạng vi phạm thuộc nhóm này và dễ bị lạc hậu so với thực tiễn sinh động

của thị trường. Về bản chất, hành vi này mang bản chất không lành mạnh bởi hoạt động

khuyến mại chỉ thực hiện dành cho những người đang sử dụng hàng hóa của doanh

nghiệp khác, nên nó cản trở thương mại giữa người dân và doanh nghiệp khác. Mặt

khách, với cách định dạng theo Khoản 4 Điều 46 Luật cạnh tranh, chỉ khi nào doanh

nghiệp đặt ra điều kiện để hưởng khuyến mại là yêu cầu khách hàng dùng hàng hóa của

mình đổi hàng hóa cùng loại… thì mới là sự vi phạm đã làm cho quy định này trở nên hẹp

hơn so với tính chất không lành mạnh của hành vi. Nói cách khác, dựa và điều khoản hiện

nay, trong vụ việc mà yêu cầu của người thực hiện hành vi không rõ hoặc không tồn tại sẽ

không có vi phạm. Mặt khác, xử lý vụ việc mà mà hành vi không có ảnh hưởng thực sự

làm khách hàng đổi hàng hóa thì quá nặng. Cho nên, thay bằng việc yêu cầu khách hàng

dùng hàng hóa của mình đổi… trong điều khoản hiện nay, chúng tôi đề xuất sửa đổi điều

khoản này bằng cách thêm vào ngăn cản thương mại giữa khách hàng và các doanh

nghiệp khác sản xuất cùng loại hàng hóa đang được khách hàng sử dụng.

3.3.2. Kiến nghị về giải quyết quan hệ giữa Luật cạnh tranh và các văn bản pháp luật

chuyên ngành

Một khi chấp nhận pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh cho ngoại diên

bao gồm các quy định trong Luật cạnh tranh và các văn bản pháp luật quản lý Nhà nước

trong các lĩnh vực kinh tế cụ thể thì vấn đề then chốt cần giải quyết là xử lý mối quan hệ

giữa các lĩnh vực pháp luật này. Theo đó, chúng tôi cho rằng, các vấn đề cần giải quyết

hiện nay để xử lý mối quan hệ này sẽ là:

Một là, phải xác định rõ rằng mối quan hệ giữa Luật cạnh tranh và các văn bản pháp

luật quản lý Nhà nước các lĩnh vực kinh tế cụ thể là quan hệ pháp luật chung và pháp luật

chuyên ngành. Trong đó, Luật cạnh tranh đặt ra những nguyên tắc cơ bản cho việc nhận

dạng hành vi và xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Các văn bản pháp luật khác

khi quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực điều chỉnh phải tuân

thủ theo đúng các nguyên tắc này. Các văn bản pháp luật khác quy định chi tiết và bổ

sung cho Luật cạnh tranh về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực điều

chỉnh. Tuy nhiên cần có sự phân biệt giữa các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và

hành vi đơn thuần chỉ vi phạm pháp luật chuyên nghành . Ví dụ, trong lĩnh vực quảng

Page 222: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

222

cáo, cần phân biệt rõ các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh như quảng

cáo gian dối, quảng cáo so sánh… với các hành vi vi phạm về quản lý Nhà nước trong

lĩnh vực quảng cáo như dùng hình ảnh lãnh tụ để quảng cáo, quảng cáo những loại sản

phẩm bị cấm quảng cáo…. Để làm được điều này, cần có những nghiên cứu nghiêm túc

về các loại hành vi và bản chất cạnh tranh không lành mạnh của chúng trong từng lĩnh

vực để có những quy định phù hợp.

Hai là, cần thống nhất trong các quy định của pháp luật về các hành vi đã được quy

định trong Luật cạnh tranh và các văn bản pháp luật chuyên ngành và thống nhất về quan

điểm xử lý. Với các quy định về hành vi, chúng ta có thể thấy có nhiều hành vi cùng được

quy định trong Luật cạnh tranh và các văn bản pháp luật khác nhưng có nội dung khác

nhau. Ví dụ như quy định về chỉ dẫn gây nhầm lẫn được quy định trong Luật cạnh tranh

có nội hàm hẹp hơn so với quy định trong pháp luật về sở hữu trí tuệ; các quy định về

xâm phạm bí mật kinh doanh trong hai văn bản pháp luật trên cũng có sự khác nhau đáng

kể về các dạng vi phạm….; các quy định về quảng cáo không trung thực trong pháp luật

quảng cáo và quảng cáo gian dối, gây nhầm lẫn quy định trong Luật cạnh tranh…. Để

đảm bảo tính thống nhất của pháp luật thì cùng một hành vi nên chỉ có một khái niệm mô

tả hành vi. Có như vậy, việc thực thi pháp luật vừa đảm bảo được hiệu quả, vừa đảm bảo

tính minh bạch, rõ ràng của pháp luật. Do đó, việc rà soát sự khác biệt trong các quy định

của pháp luật về cùng một hành vi cạnh tranh không lành mạnh là cần thiết để có thể có

kế hoạch sửa đổi một cách đồng bộ các quy định tương ứng trong nhiều văn bản pháp

luật.

Ba là, cần thống nhất mức xử lý vi phạm đối với các hành vi cạnh tranh không lành

mạnh được quy định trong Luật cạnh tranh và trong các văn bản pháp luật điều chỉnh các

lĩnh vực pháp luật cụ thể. Với tình trạng hiện nay, khi hành vi cạnh tranh không lành

mạnh được quy định đồng thời trong nhiều văn bản pháp luật thì đã xảy ra tình trạng cùng

một hành vi nhưng lại áp dụng các mức xử lý khác nhau. Ví dụ, cùng xử lý hành vi chỉ

dẫn gây nhầm lẫn nhưng Nghị định 120/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 09

năm 2005 quy định xử lý vi pham hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh áp dụng biện

pháp phạt tiền với mức phạt từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, nhưng theo Nghị

định 97/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21 tháng 09 năm 2010 quy định về xử phạt

hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp lại áp dụng mức phạt có thể tối đa lên đến

500.000.000 đồng. Sự khác biệt quá lớn về khung xử phạt và mức phạt có thể tạo nên sự

thiếu công bằng khi áp dụng các văn bản pháp luật khác nhau để xử lý cùng một hành vi

Page 223: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

223

có mức độ như nhau. Do đó, vấn đề cần giải quyết là có sự phối hợp giữa các lĩnh vực

pháp luật khác nhau khi xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh và cần có những sửa

đối cần thiết khi có sự thay đổi trong việc áp dụng các biện pháp xử lý.

Bốn là, về thủ tục xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Sự tồn tại nhiều văn

bản pháp luật quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể gây ra một hệ lụy là

cùng một hành vi có nhiều cơ quan có thẩm quyền và áp dụng các thủ tục khác nhau để

xử lý. Luật cạnh trah đã xây dựng tố tụng cạnh tranh để xử lý các hành vi cạnh tranh

không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh với quy định điều tra, xử lý đặc thù cho các vụ

việc cạnh tranh. Trong các lĩnh vực pháp luật khác như pháp luật quảng cáo, pháp luật về

khuyến mại, pháp luật về quản lý bán hàng đa cấp…, hành vi cạnh tranh không lành mạnh

được nhìn nhận như một dạng vi phạm về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực này nên

thủ tục áp dụng để xứ lý là thủ tục xử lý vi phạm hành chính thông thường. Tương ứng

với các thủ tục này là thẩm quyền xử lý sẽ thuộc các cơ quan quản lý chuyên ngành. Sự

đa dạng về thủ tục và cơ quan có thẩm quyền xử lý có thể tạo nhiều khả năng lựa chọn

cho những chủ thể có liên quan bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước những

hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Song mặt khác, tình trạng này lại gây ra những hệ

quả khó lường trước. Theo đó, (1) khả năng các cơ quan khác nhau có những quan điểm

xử lý khác nhau cho cùng một hành vi nếu chúng được quy định trong nhiều lĩnh vực

pháp luật có liên quan. (2) Thủ tục điều tra xác định hành vi khác nhau có thể dẫn đến

cách thức đánh giá bản chất cạnh tranh không lành mạnh và tác động của hành vi cũng

không giống nhau làm ảnh hưởng đến kết luận và các biện pháp xử lý. (3) khả năng đùn

đẩy trách nhiệm cho nhau giữa các cơ quan thực thi pháp luật trước những vụ việc có

nhiều khó khăn trong điều tra và xử lý hành vi. Những hệ quả trên đều có ảnh hưởng

không tốt đối với tính thống nhất của pháp luật, ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi pháp luật

và đến lòng tin của cộng đồng xã hội đối với khả năng quản lý thị trường cua Nhà nước.

Chúng tôi cho rằng, với đặc thù của lĩnh vực cạnh tranh, cho dù được hành vi cạnh tranh

không lành mạnh được quy định ở lĩnh vực pháp luật nào thì việc xử lý chúng cần phải

được thực hiện một cách thống nhất. Có thể chúng ta nghiên cứu thêm về cơ chế phối hợp

giữa cơ quan quản lý cạnh tranh với cơ quan quản lý chuyên ngành kinh tế cụ thể khi tiến

hành điều tra và xử lý các vụ việc về hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhằm có được

những đánh giá chuyên môn theo chuyên ngành.

Page 224: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

224

CHƢƠNG V:

MÔ HÌNH CÁC CƠ QUAN CẠNH TRANH

PHẦN 1: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ

XÂY DỰNG CƠ QUAN CẠNH TRANH

Qua tìm hiểu mô hình cơ quan quản lý cạnh tranh của một số nước tiêu biểu trên thế

giới như vừa nêu trên, có thể rút ra một số các yêu cầu cơ bản đối với cơ quan cạnh tranh

và tiêu chí xây dựng mô hình cơ quan quản l ý cạnh tranh:

I. Tính độc lập

Pháp luật cạnh tranh của các nước khi quy định về cơ quan cạnh tranh đều không sử

dụng các thuật ngữ ―Lập pháp‖, ―Hành pháp‖ hay ―Tư pháp‖ để chỉ bản chất pháp lý của

các cơ quan này. Các thuật ngữ này thường chỉ xuất hiện trong các học thuyết về quyền

lực nhà nước gắn liền với tổ chức bộ máy nhà nước, ví dụ như học thuyết tam quyền phân

lập của Montesquier. Theo học thuyết này, quyền lực nhà nước được phân thành ba quyền

năng: quyền lập pháp (ban hành pháp luật); quyền hành pháp (tổ chức thi hành pháp luật)

và quyền tư pháp (xét xử các tranh chấp). Trong một bộ máy nhà nước, cơ quan thực hiện

quyền lập pháp được gọi là các cơ quan lập pháp; cơ quan thực hiện quyền hành pháp

được gọi là cơ quan hành pháp và cơ quan thực hiện quyền tư pháp được gọi là cơ quan tư

pháp.

Chính vì vậy, việc xem xét bản chất pháp lý của các cơ quan này cũng chính là

nghiên cứu vị trí, chức năng và quyền hạn của các cơ quan cạnh tranh rồi từ đó rút ra

được cơ quan này có quyền năng của loại hình cơ quan nào.

Qua nghiên cứu các mô hình cơ quan cạnh tranh, nhìn chung cơ quan quản lý cạnh

tranh của các nước đều mang tính "lưỡng tính", tức nó vừa là cơ quan hành chính, lại, là

cơ quạn tư pháp. Cơ quan quản lý cạnh tranh luôn là công cụ của các Chính phủ trong

việc thực thi các chính sách, pháp luật về cạnh tranh, do đó nó có dáng dấp của cơ quan

hành chính. Song hoạt động của nó lại mang tính tài phán tư pháp vì nó có quyền ra các

quyết định để phán xử đúng sai và áp dụng các biện pháp chế tài đối với các bên có hành

vi vi phạm pháp luật. Sự kết hợp hai đặc tính "hành chính", "tư pháp" là yếu tố đảm bảo

cho cơ quan này thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình.

Page 225: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

225

Ví dụ rõ nét nhất về tính lưỡng tính của cơ quan cạnh tranh được thể hiện ở chức

năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban thương mại lành mạnh của Nhật Bản. Căn cứ

Luật của Nhật Bản, có thể chia chức năng của Uỷ ban này làm hai loại: chức năng hành

chính và chức năng tư pháp. Chức năng hành chính bao gồm: (i) ban hành các văn bản

hướng dẫn thi hành Luật chống độc quyền; (ii) thực hiện phối hợp với các ngành khác

trong việc soạn thảo luật và chính sách ngành; (iii) hợp tác quốc tế về cạnh tranh và chống

độc quyền. Về thẩm quyền tư pháp, khi xử lý vụ việc vi phạm Luật chống độc quyền, Uỷ

ban có thể thi hành Luật đối với vụ việc hoàn toàn dựa vào các điều khoản và cách hiểu

như tòa án.

Dù được tổ chức theo mô hình cụ thể như thế nào thì nguyên tắc quan trọng hàng đầu

đối với cơ quan này là bảo đảm tính độc lập cho nó, chính điều này đã gợi mỡ ra một tư duy

mới, một cách tiếp cận mới vượt ra khỏi cách tiếp cận truyền thống về phương pháp tổ chức

bộ máy nhà nước phải được chia theo lập pháp, hành pháp và tư pháp. Cơ quan hành chính

độc lập, cụm từ này không chỉ thể hiện tính chất "lưỡng tính" như vừa đề cập tới ở trên, mà

nó gợi ra một vấn đề lớn hơn, đó là tổ chức, hoạt động của thiết chế này phải được thiết kế

làm sao để bảo đảm không để can thiệp hoặc bị chi phối từ các cơ quan khác (lập pháp,

hành pháp, tư pháp). Độc lập là yếu tố tiên quyết để có sự công bằng trong việc xử lý các

vụ việc, điều mà các bên đương sự luôn chờ đợi ở cơ quan này.

Tính độc lập của các cơ quan cạnh tranh trong tổ chức và hoạt động luôn luôn là

mục tiêu hàng đầu mà các nước này hướng tới xây dựng. Đây là nội dung rất quan trọng

đảm bảo cho những cơ quan này có thể thực hiện chức năng xử lý một cách công minh, vì

mục tiêu bảo vệ trật tự công cộng – cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Để đạt được việc này, Luật Cạnh tranh của các nước đều quy định nguyên tắc tối

cao là các cơ quan cạnh tranh hoàn toàn độc lập trong các hoạt động của mình mà không

bị chi phối hay can thiệp của bất kỳ cơ quan thứ ba nào. Các cơ quan cạnh tranh được

thành lập theo Luật và thực hiện các quyền năng được Luật này trao cho. Họ cũng có thể

sử dụng những quyền hạn này để yêu cầu sự phối hợp, hỗ trợ của các cơ quan khác.

Để tạo lập sự độc lập về mặt tổ chức và tài chính, một số nước như Italia đã thành

lập cơ quan cạnh tranh của mình trực thuộc Quốc hội, độc lập với tư pháp và chính phủ.

Một số cơ quan cạnh tranh khác lại được tổ chức như một Bộ hay ngang Bộ, độc lập với

các bộ ngành khác. Một số trường hợp khác mặc dù đặt trong một bộ ngành nào đó nhưng

lại duy trì một chế độ độc lập rất cao trong hoạt động. Các cơ quan này chỉ bị phụ thuộc

về mặt hành chính. Việc độc lập này còn đạt được thông qua bổ nhiệm những nhân sự của

các cơ quan cạnh tranh này. Ngoài ra, Luật Cạnh tranh các nước còn quy định rõ ngân

Page 226: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

226

sách hoạt động cũng như chế độ đãi ngộ cho các cơ quan cạnh tranh và thành viên cơ

quan này.

II. Tính minh bạch

Minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước kể cả cơ quan cạnh tranh đang

là một đòi hỏi hết sức quan trọng. Tuy nhiên, đối với các cơ quan cạnh tranh thì đây lại là

yêu cầu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Điều này xuất phát chính từ vai trò trong việc duy

trì trật tự cạnh tranh rõ ràng, lành mạnh. Thông tin trong thị trường phải được thông suốt.

Tính minh bạch sẽ nâng cao thêm uy tín của chính các cơ quan này.

Pháp luật cạnh tranh của các quốc gia nói trên đều quy định rất chặt chẽ về những yêu

cầu phải công bố công khai các hoạt động của cơ quan cạnh tranh. Ngoài ra, các bên liên

quan có quyền yêu cầu các cơ quan cạnh tranh cho phép tiếp cận thông tin liên quan tới vụ

việc. Trên thực tế, các cơ quan cạnh tranh cũng luôn đề cao tiêu chí minh bạch

(Transparency) trong các hoạt động cụ thể của mình, từ việc công khai các chính sách, pháp

luật cũng như các quy trình xử lý công việc… cho đến nội dung các quyết định cụ thể trên

các website của mình. Tuy nhiên, cơ quản cạnh tranh phải có trách nhiệm bảo mật các

thông tin thu thập được trong quá trình điều tra liên qua đến bí mật kinh doanh của các

doanh nghiệp là đối tương bị điều tra.

III. Về nguồn lực hoạt động

Kinh phí hoạt động cho cơ quan cạnh tranh của tất cả các nước này đều lấy từ Ngân

sách nhà nước. Ở một số nước khoản ngân sách này được quy định trong pháp luật cạnh

tranh. Chẳng hạn, Luật chống độc quyền của Italia quy định: cơ quan chống độc quyền

được cấp ngân sách từ Chính phủ Trung ương thông qua việc phân bổ ngân sách hàng

năm. Trong phạm vi ngân sách này, cơ quan có trách nhiệm quản lý chi phí điều hành và

hoạt động của bản thân. Cơ quan chống độc quyền kết thúc năm tài khoá của mình vào

ngày 30/4 của năm tiếp theo, và phải đệ trình báo cáo lên Cơ quan kiểm toán.

Luật Cạnh tranh của Nam Phi đã quy định rất rõ về vấn đề ngân sách. Theo quy

định, ngân sách hoạt động bao gồm ngân sách hàng năm mà Quốc Hội (Parliament) dành

cho Uỷ ban/Toà án Cạnh tranh; các khoản phí có thể trả cho Uỷ ban theo quy định của

Luật Cạnh tranh; thu nhập có được từ việc đầu tư hoặc ký gửi khoản tiền dư thừa (Luật

cho phép Uỷ ban có thể đầu tư hoặc gửi tiết kiệm ngân hàng khoản tiền này khi Uỷ ban

không có nhu cầu cho các khoản chi tiêu bất ngờ hoặc trước mắt); khoản tiền nhận được

từ bất kỳ nguồn nào khác. Hàng năm, Cao Uỷ (đối với Uỷ Ban)/Chánh toà (đối với Toà

án) phải đệ trình bản báo cáo khoản thu chi dự tính của Uỷ ban/Toà án cho Bộ trưởng và

khoản ngân sách mà Quốc hội dành cho năm tài chính tiếp theo. Năm tài chính được tính

Page 227: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

227

từ 01/04 đến 31/03 năm tiếp theo. Hơn nữa Luật cũng quy định rõ cách thức trả công cho

những cán bộ được tuyển dụng. Cụ thể, Bộ trưởng Bộ Công thương phải tham khảo ý

kiến của Bộ trưởng Bộ Tài chính để quyết định tiền thù lao, trợ cấp, các lợi ích và bất kỳ

điều kiện nào khác cho việc tuyển dụng/bổ nhiệm. Cao Uỷ có thể bổ nhiệm bất kỳ người

nào thuộc Uỷ ban Cạnh tranh làm điều tra viên (Inspector) nếu những người này có đầy

đủ phẩm chất theo yêu cầu. Bộ trưởng có thể tham vấn ý kiến của Bộ trưởng Bộ Tài chính

để quyết định tiền công cho những người được bổ nhiệm làm điều tra viên nhưng không

làm full-time cho Uỷ ban Cạnh tranh. Điều tra viên phải được cấp giấy chứng nhận điều

tra viên của Uỷ viên trưởng tuân theo quy định của Luật. Uỷ viên trưởng có thể tuyển

dụng nhân viên, hoặc ký hợp đồng với bất kỳ người nào để hỗ trợ cho hoạt động của Uỷ

ban Cạnh tranh. Uỷ ban cần tham vấn ý kiến của Bộ trưởng Bộ Công thương và Bộ

trưởng Bộ Tài chính cho việc trả công và các điều kiện tuyển dụng.

Ngân sách dành cho cơ quan cạnh tranh của các nước đang ngày càng được tăng lên do

tính chất của công việc. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì thị trường cũng ngày càng

được mở rộng, hành vi vi phạm của các chủ thể kinh doanh ngày càng trở nên tinh vi và phức

tạp hơn. Lượng công việc cho các cơ quan cạnh tranh cũng đang ngày càng tăng dần lên. Hầu

hết các nước đều ý thức được điều này và đã có sự ưu tiên nhiều hơn đối với công tác quản lý

cạnh tranh.

Một điểm đáng lưu ý là việc bổ nhiệm thành viên cho cơ quan cạnh tranh. Các thành

viên thường được bổ nhiệm bởi những người đứng đầu Chính phủ hoặc Quốc hội. Điều

này đã làm tăng tính chất quan trọng cũng như tính độc lập của cơ quan cạnh tranh trong

quá trình hoạt động. Tiêu chuẩn để được bổ nhiệm là thành viên của cơ quan cạnh tranh

cũng là điểm cần được nhắc đến. Các thành viên này thường được yêu cầu đạt được một

trình độ chuyên môn nhất định, có học vấn cao, có kinh nghiệm và kiến thức thuộc nhiều

lĩnh vực khác nhau.

Cơ quan chống độc quyền Italia có một Chủ tịch và bốn thành viên được chỉ định

bởi Chủ tịch Hạ viện và Chủ tịch Thượng viện. Chủ tịch được chọn trong số những người

nổi tiếng về tính độc lập, những người giữ vị trí cao trong bộ máy công quyền; bốn thành

viên là những người nổi tiếng trên những vị trí độc lập, là thẩm phán của Toà hành chính

tối cao, Toà Kiểm toán, Toà Phúc thẩm Tối cao, giáo sư đại học, hay đại diện cho cộng

đồng doanh nghiệp, những người đã được công nhận về tiêu chuẩn nghiệp vụ. Mỗi thành

viên của cơ quan này có nhiệm kỳ 7 năm và không được tái bổ nhiệm. Cơ quan chống độc

quyền có thể thuê tới 220 người, cả nhân viên trong biên chế và hợp đồng có thời hạn.

Page 228: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

228

Ủy ban Thương mại lành mạnh Hoa kỳ hoạt động dưới sự chỉ đạo của 5 Ủy viên có

nhiệm kỳ 7 năm, được bổ nhiệm bởi Tổng thống và được phê chuẩn bởi Thượng nghị

viện. Tổng thống chỉ định một Ủy viên đảm trách chức vụ Chủ tịch. Không quá 3 Ủy viên

là thành viên của một Đảng.

Trên thực tế, các nguồn lực hoạt động của các cơ quan cạnh tranh ngày càng tăng

lên nhanh chóng. Điều này càng cho thấy được vai trò quan trọng và sự ưu tiên của các

nước trong việc tăng cường phát triển cơ quan cạnh tranh.

Tên nước Nhân lực

Hoa Kỳ 1110

Nhật Bản 779

Đài Loan 222

Australia 813

Canada 435

Pháp 200

Thụy Sỹ 76

Singapore 60

IV. Về quyền hạn, chức năng và nhiệm vụ

Nhiệm vụ chính của cơ quan quản lý cạnh tranh là bảo đảm thực thi Luật cạnh tranh.

Có thể nói, luật cạnh tranh được thực thi nghiêm chỉnh đến đâu là phụ thuộc vào hiệu quả

hoạt động của chính cơ quan này. Qua nghiên cứu mô hình cơ quan cạnh tranh của một

số nước, chúng ta có thể rút ra một số chức năng, nhiệm vụ chính của cơ quan cạnh tranh

như sau:

- Điều tra, xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường

- Chống độc quyền, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường.

- Kiểm soát quá trình sát nhập hợp nhất doanh nghiệp.

Page 229: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

229

- Điều tra, xử lý các thoả thuận hạn chế cạnh tranh trên thị trường.

- Thực hiện các hoạt động khác nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Bên cạnh đó, do chính sách cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng có quan hệ mật

thiết với nhau nên theo mô hình của nhiều nước trên thế giới như Úc, Colombia, Phần

Lan, Pháp, Hungary, New Zealand, Na Uy, Peru, Ba Lan, Liên bang Nga, Vương quốc

Anh, Hoa Kỳ và Italia…. Cơ quan cạnh tranh vừa có thẩm quyền thực thi chính sách cạnh

tranh vừa có thẩm quyền thực thi chính sách bảo vệ người tiêu dùng.

Ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn trên, hầu hết các cơ quan cạnh tranh đều có hai thẩm

quyền cơ bản:

- Phát hiện và kiến nghị các cơ quan liên quan bãi bỏ các chính sách làm cản trở đến

môi trường cạnh tranh.

- Yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, chứng cứ trong quá

trình điều tra xử lý vụ việc cạnh tranh

Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu mô hình cơ quan quản lý cạnh tranh của các

nước ta thấy không có một cơ quan cạnh tranh nào thực hiện thêm chức năng thực thi các

pháp luật về biện pháp bảo đảm công bằng trong thương mại quốc tế.

Page 230: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

230

PHẦN 2: THỰC TRẠNG CƠ QUAN QUẢN LÝ CẠNH TRANH

TẠI VIỆT NAM

I. Cục Quản lý cạnh tranh

1. Chức năng, nghĩa vụ và quyền hạn

Theo Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 9/1/2006 của Chính phủ, Cục Quản lý

cạnh tranh là tổ chức trực thuộc Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) có chức năng

giúp Bộ trưởng Bộ Thương mại thực hiện:

- Quản lý nhà nước về cạnh tranh (thực thi Luật cạnh tranh)

- Quản lý nhà nước về chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự

vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (thực thi 03 Pháp lệnh về chống bán phá

giá, chống trợ cấp và tự vệ);

- Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (thực thi Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng);

- Phối hợp với các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng trong việc đối phó với các vụ

kiện trong thương mại quốc tế liên quan đến bán phá giá, trợ cấp và áp dụng các biện

pháp tự vệ.

Về lĩnh vực cạnh tranh, Cục QLCT có nhiệm vụ Quản lý nhà nƣớc về cạnh

tranh (thực thi Luật Cạnh tranh)

Thụ lý, tổ chức điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh

tranh để Hội đồng cạnh tranh xử lý theo quy định của pháp luật.

Tổ chức điều tra và xử lý đối với các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi cạnh

tranh không lành mạnh và các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh khác theo quy định

của pháp luật.

Thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ theo các quy định của pháp luật để trình

Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định hoặc trình Thủ trướng Chính phủ quyết định.

Kiểm soát quá trình tập trung kinh tế.

Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin về các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị

trường, các doanh nghiệp độc quyền, về quy tắc cạnh tranh trong hiệp hội, về các trường

hợp miễn trừ.

2. Cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh gồm

- Ban Điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh.

Page 231: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

231

- Ban Chính sách cạnh tranh.

- Ban Điều tra và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

- Ban Bảo vệ người tiêu dùng.

- Ban Xử lý chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ.

- Ban Hợp tác quốc tế.

- Văn phòng.

- Trung tâm thông tin.

- Trung tâm đào tạo điều tra viên.

- Văn phòng đại diện của Cục Quản lý cạnh tranh tại Đà Nẵng.

- Văn phòng đại diện của Cục Quản lý cạnh tranh tại thành phố Hồ Chí Minh.

Page 232: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

232

3. Quy trình xử lý vụ việc

3.1. Quy trình xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh

Page 233: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

233

3.2. Quy trình xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh

Page 234: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

234

3.3. Quy trình khai báo tập trung kinh tế và Đề nghị hưởng miễn trừ

Doanh nghiệp

Hồ sơ tập trung kinh tế (HS TTKT)

Cục QLCT

Tiếp nhận HS TTKT

HS đầy đủ, hợp lệ HS không đầy đủ, hợp lệ

VB trả lời về

tính đầy đủ, hợp lệVB yêu cầu

bổ sung HS

Thụ lý HS TTKT

TTKT không thuộc TH bị cấm TTKT thuộc TH bị cấm

Doanh nghiệp Doanh nghiệp

Tiến hành TTKT Dừng TTKT HS xin hƣởng miễn trừ

7 ngày làm việc

45 ngày + 2×30 ngày gia hạn

Cục QLCT

Tiếp nhận HS đề nghị hƣởng miễn trừ (ĐNHMT)

HS đầy đủ HS không đầy đủ

VB trả lời về tính

đầy đủ của HSVB yêu cầu

bổ sung HS

Thụ lý HS ĐNHMT

Bộ trƣởng Bộ Công Thƣơng

TH1: DN ĐNHMT có

nguy cơ giải thể/phá sản TH2: DN mở rộng XK/phát triển

KH-XH, kỹ thuật, công nghệ

Thủ tƣớng Chính phủ

Chấp thuận MT Không chấp thuận MT Chấp thuận MT Không chấp thuận MT

7 ngày làm việc

60 ngày + 2×30 ngày gia hạn 90 ngày + 90 ngày gia hạn

Page 235: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

235

4. Thực thi luật cạnh tranh

Cục Quản lý cạnh tranh có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện

Quản lý nhà nước về cạnh tranh (thực thi Luật cạnh tranh và văn bản pháp luật hướng

dẫn):

Luật số 27/2004/QH11 ngày 03/12/2004 về Cạnh tranh

Nghị định số 116/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/09/2005 quy định chi tiết thi

hành một số điều của Luật Cạnh tranh.

Nghị định số 120/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/09/2005 quy định về xử lý vi

phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh.

Nghị định số 110/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/08/2005 về Quản lý hoạt

động bán hàng đa cấp.

Thông tư số 19/2005/TT-BTM của Bộ Thương mại ngày 08/11/2005 hướng dẫn một

số nội dung quy định tại Nghị định số 110/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/08/2005

về Quản lý hoạt động bán hàng đa cấp.

II. Hội đồng cạnh tranh

Theo quy định của Luật cạnh tranh, đối với các hành vi hạn chế cạnh tranh, Cục

Quản lý cạnh tranh chỉ đảm nhận vai trò điều tra, thu thập, tìm kiếm các chứng cứ có liên

quan đến một vụ việc, còn việc xét xử, xử lý, đưa ra các quyết định, giải quyết khiếu nại

có liên quan đến vụ việc hạn chế cạnh tranh thì do Hội đồng cạnh tranh (Hội đồng xử lý

vụ việc cạnh tranh) đảm nhận.

Hội đồng cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập gồm từ 11 đến 15 thành viên

do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương

mại.

Ngày 9/1/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 05/2006/NĐ-CP về việc thành

lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng cạnh

tranh.

Page 236: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

236

Theo Nghị định này, Hội đồng cạnh tranh có nhiệm vụ tổ chức xử lý, giải quyết

khiếu nại đối với các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh theo

quy định của Luật cạnh tranh.

Ngày 12/06/2006, theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại, Thủ tướng Chính

phủ đã ký Quyết định số 843/QĐ-TTg bổ nhiệm 11 thành viên Hội đồng cạnh tranh.

Thành viên Hội đồng cạnh tranh là đại diện của các Bộ: Bộ Thương mại, Bộ Tư Pháp, Bộ

Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, ....

Hội đồng cạnh tranh gồm 01 Chủ tịch, giúp việc cho Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh

sẽ có 02 Phó Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh.

Để giúp việc cho Hội đồng, ngày 28/8/2006, Bộ trưởng Bộ Thương mại đã có Quyết

định số 1378/QĐ-BTM thành lập Ban Thư ký Hội đồng cạnh tranh. Ban Thư ký Hội đồng

cạnh tranh gồm từ 7-9 người làm việc chuyên trách.

Hiện nay, một mặt Hội đồng cạnh tranh đang nhanh chóng tiến hành xây dựng cơ

chế hoạt động và hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Hội đồng vừa tăng cường trao đổi và học

hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới (Hoa Kỳ, Hà Lan, Pháp, EU) trong việc xử lý

các vụ việc hạn chế cạnh tranh.

III. Khó khăn và bất cập hiện nay

1. Khó khăn và thách thức

1.1. Hạn chế nguồn nhân lực

Theo Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ, Cục

Quản lý cạnh tranh là cơ quan quản lý nhà nước trong cả 3 lĩnh vực: Cạnh tranh, Bảo vệ

người tiêu dùng và Phòng vệ thương mại.

Qua nghiên cứu một số mô hình về cơ quan cạnh tranh của các nước trên thì Cơ

quan Cạnh tranh, Bảo vệ người tiêu dùng và Cơ quan Phòng vệ thương mại đều là những

cơ quan phụ trách độc lập do tính chất công việc của của chúng. Việc cùng một cơ quan

phụ trách tất cả các lĩnh vực này cũng chính là vấn đề vẫn còn bất cập vì với nguồn nhân

lực của Cục QLCT hiện nay có thể nói là chưa thể đáp ứng được với yêu cầu về chức

năng và nhiệm vụ của mình.

Page 237: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

237

Số nhân viên và độ tuổi trung bình của Cục Quản lý cạnh tranh năm 2008 – 2010

Bên cạnh đó, để Luật cạnh tranh đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng, điều quan

trọng là phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp bảo đảm thực thi có hiệu

quả các quy định của Luật này. Đội ngũ cán bộ phải có khả năng làm việc độc lập, năng

động để có thể giải quyết tốt các khâu trong quá trình điều tra xử lý các hành vi vi phạm

Luật cạnh tranh cũng như các vụ việc về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ, kể từ

khâu tiếp nhận thông tin đến tổ chức điều tra, xử lý, giám sát, thực hiện các thủ tục giải

quyết miễn trừ, giải quyết khiếu nại… Các công việc đó rất phức tạp, quy mô lớn, liên

quan đến nhiều Bộ/Ngành và các doanh nghiệp.

Hơn nữa, quy trình xử lý công việc cũng như tính chất của vụ việc gắn kết rất nhiều,

chặt chẽ với lĩnh vực kinh tế, tài chính, đầu tư, lao động... Điều này, đòi hỏi phải có một

đội ngũ cán bộ có trình độ cao, có kiến thức chuyên môn sâu mới có thể thực hiện được.

Vấn đề nhân sự có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực cạnh tranh, chống bán phá

giá, chống trợ cấp và tự vệ luôn là một vấn đề khó khăn bước đầu cho tất cả các quốc gia.

Chúng ta cũng nhận thức rõ ràng là vấn đề này dù sao cũng không thể được giải quyết

trong một sớm một chiều, mà phải là một quá trình xây dựng và tích tụ từng bước.

Theo quy định của Điều 52 - Luật cạnh tranh Việt Nam, điều tra viên phải là những

người có thời gian công tác thực tế ít nhất là năm năm thuộc một trong các lĩnh vực luật,

kinh tế và tài chính. Trong khi thực tế các cán bộ, nhân viên của Cục Quản lý cạnh tranh

hiện nay đến hơn 80% là những cán bộ mới ra trường hoặc có ít hơn 5 năm kinh nghiệm.

Vì vậy, căn cứ các tiêu chuẩn nói trên, tính đến nay, Bộ trưởng Bộ Công Thương mới chỉ

bổ nhiệm gần 20 điều tra viên.

Trong khi đó, môi trường cạnh tranh ngày càng gắt gao mang tính sống còn với

doanh nghiệp, tâm lý chạy theo lợi nhuận, lợi dụng sự thiếu vắng một khung pháp lý hoàn

chỉnh điều chỉnh các hoạt động kinh tế, cũng như khe hở của các quy định pháp luật hiện

hành, v.v. đã làm xuất hiện trên thị trường nhiều hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh

Page 238: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

238

không lành mạnh, lợi dụng vị thế độc quyền gây khó khăn, làm tổn hại đến nền kinh tế,

đến hoạt động kinh doanh và lợi ích kinh tế chính đáng của các doanh nghiệp và của

người tiêu dùng. Do đó, chắc chắn trong thời gian tới, số vụ kiện liên quan Luật cạnh

tranh sẽ ngày càng tăng.

Vì vậy, trong thời gian tới, Cục Quản lý cạnh tranh chắc chắn sẽ còn thiếu rất nhiều

điều tra viên cũng như để đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, Cục Quản lý cạnh tranh

cần có chiến lược đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên một cách nhanh chóng và hiệu quả.

- Để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cạnh tranh, Cục Quản lý cạnh tranh

phải triển khai hoạt động nhiều lĩnh vực như việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật và các

chính sách có liên quan đến cộng đồng doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước ở

Trung ương và địa phương thực hiện nhiệm vụ tại địa phương (mạng lưới các Sở Công

Thương ở các tỉnh/thành phố), đến việc xây dựng mối quan hệ giữa Cục với các cơ quan

điều tiết ngành, với các cơ quan và Hiệp hội liên quan trong công tác bảo vệ người tiêu

dùng… Ngoài ra, hoạt động của hai Trung tâm đào tạo điều tra viên và Trung tâm thông

tin cũng đòi hỏi các cán bộ có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết về các kiến thức pháp luật

cũng như ngoại ngữ và tin học. Đó là những khó khăn, thách thức lớn đối với cơ quan

quản lý cạnh tranh hiện nay.

1.2. Thiếu kinh phí hoạt động

Một trong những khó khăn Cục Quản lý cạnh tranh hiện nay đang phải đối mặt là

không có đủ cơ sở pháp lý để sử dụng kinh phí phục vụ cho công tác chuyên môn, hoàn

thành nhiệm vụ chính trị được giao. Khó khăn này do cơ quan mới, chức năng, nhiệm vụ

mới và đặc biệt là tính chất ―lưỡng tính‖ của cơ quan quản lý cạnh tranh nên các quy định

hiện hành quản lý kinh phí hành chính sự nghiệp là không phù hợp, thậm chí là bất cập,

khó thực hiện trong thực tế.

Để tiến hành điều tra một vụ việc cạnh tranh, các điều tra viên cạnh tranh phải tiến

hành các nghiệp vụ điều tra như: thu thập thông tin, xác minh chứng cứ, bảo vệ chứng cứ,

lấy lời khai… Theo kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, để thu thập và xác minh

các chứng cứ về hành vi vi phạm, các điều tra viên phải thực hiện kiểm tra tại chỗ. Để

việc kiểm tra tại chỗ có hiệu quả, chúng ta phải có nhiều điều tra viên kiểm tra địa điểm

của tất cả đối tượng bị nghi ngờ vi phạm cùng lúc, vì thế, điều này cần một khoản nhất

định dành cho chi phí đi lại, gửi bưu điện và những chi phí khác. Thêm vào đó, để điều tra

có hiệu quả, chúng ta phải thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn với đối tượng bị nghi ngờ vi

phạm, bên đối tác thương mại... không chỉ tại cơ quan của Cục Quản lý cạnh tranh mà còn

tại địa điểm của họ. Do đó, có thể nói rằng việc điều tra chủ động cần tốn kinh phí.

Page 239: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

239

Một ví dụ khác, một trong những chức năng quan trọng nhất của cơ quan cạnh tranh

là phát hiện và kiến nghị các cơ quan có liên quan giải quyết theo thẩm quyền về những

văn bản quy phạm pháp luật có nội dung không phù hợp (những văn bản quy phạm pháp

luật hiện hành và các dự thảo Luật, Pháp lệnh...) với quy định của pháp luật cạnh tranh,

chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ và bảo vệ người tiêu dùng. Để thực hiện tốt

nhiệm vụ này, đòi hỏi cơ quan quản lý cạnh tranh phải tiến hành rà soát và kiểm tra các

văn bản quy pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, theo quy định của Bộ Tài chính hiện nay, chỉ

có một số cơ quan như Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tư pháp, các tổ

chức pháp chế của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Sở Tư pháp, các

phòng tư pháp của các quận/huyện mới thuộc đối tượng được ngân sách nhà nước bảo

đảm kinh phí kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật. Như vậy, tại thời điểm hiện nay, Cục

Quản lý cạnh tranh không được cấp kinh phí để triển khai nhiệm vụ này.35

Ngoài ra, các định mức chi cho việc tổ chức các Hội thảo, Hội nghị, Toạ đàm, Lớp

tập huấn để tuyên truyền, phổ biến và đào tạo cho các cán bộ theo quy định của Bộ Tài

chính không còn phù hợp với giá cả trên thị trường hiện nay. Tuy vậy, trong suốt những

năm vừa qua, các hoạt động trên của Cục là hiệu quả, tiết kiệm, tuân thủ theo các quy

định hiện hành, một phần là do có sự hỗ trợ và giúp đỡ của các tổ chức quốc tế trong và

ngoài nước cũng như các cơ quan cạnh tranh đồng nghiệp nước ngoài.

1.4. Thách thức

Luật cạnh tranh đã được Quốc Hội thông qua và đã có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2005.

Tính đến nay, toàn bộ các văn bản hướng dẫn thực thi Luật cũng đã được Chính phủ và

Bộ Công Thương ban hành. Với việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, đến nay các doanh

nghiệp trong nước hoàn toàn có đẩy đủ cơ sở pháp lý để yêu cầu cơ quan quản lý cạnh

tranh của Việt Nam tiến hành điều tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về cạnh

tranh trên thị trường.

Trong khi đó, quá trình đổi mới chính sách và cơ chế quản lý kinh tế ở Việt Nam

trong những năm gần đây đã thúc đẩy thị trường Việt Nam phát triển và trưởng thành với

một tốc độ vượt bậc; góp phần làm cải thiện diện mạo của nền kinh tế Việt Nam một cách

đáng kể. Tuy nhiên, mặt trái quá trình này đã bắt đầu bộc lộ. Môi trường cạnh tranh ngày

càng gắt gao mang tính sống còn với doanh nghiệp, tâm lý chạy theo lợi nhuận, lợi dụng

sự thiếu vắng một khung pháp lý hoàn chỉnh điều chỉnh các hoạt động kinh tế, cũng như

khe hở của các quy định pháp luật hiện hành, v.v… đã làm xuất hiện trên thị trường nhiều

hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh gây khó khăn, làm tổn hại đến

nền kinh tế, đến hoạt động kinh doanh và lợi ích kinh tế chính đáng của các doanh nghiệp

35 Thông tư liên tịch Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp số 109/2004/TTLT/BTC-BTP ngày 17/11/2004 hướng dẫn việc

quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.

Page 240: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

240

và của người tiêu dùng. Do đó, chắc chắn trong thời gian tới, số vụ kiện liên quan đến

Luật cạnh tranh sẽ ngày càng tăng.

Ngoài ra, Việt Nam vừa trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới, theo

đó sẽ có rất nhiều các tập đoàn kinh tế lớn mạnh đầu tư vào Việt Nam. Một điều có thể sẽ

xảy ra là những tập đoàn kinh tế lớn với nguồn lực tài chính lớn mạnh của mình có thể sẽ

bóm méo môi trường kinh doanh bằng cách lạm dụng nguồn tài chính sẵn có chén ép và

loại bỏ ra khỏi thị trường các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt, hiện nay gần 95% các

doanh nghiệp Việt nam là các doanh nghiệp nhỏ và vừa với sức cạnh tranh còn hạn chế.

Yêu cầu đặt ra hiện nay là làm sao để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm

tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội cạnh tranh bình đẳng với các

doanh nghiệp nước ngoài. Mặt khác, để thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, chúng

ta cũng phải tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam

không bị các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng các hành vi cạnh tranh không lành mạnh để

cản trở phát triển và mở rộng kinh doanh trên thị trường Việt Nam. Những điều này đòi

hỏi cơ quan quản lý cạnh tranh phải phát huy hiệu quả vai trò của mình.

2. Những bất cập còn tồn tại

2.1. Mô hình cơ quan cạnh tranh

Với mô hình của cơ quan cạnh tranh hiện nay, Cục Quản lý cạnh tranh đảm nhận vai

trò điều tra, thu thập, tìm kiếm các chứng cứ có liên quan đến vụ việc hạn chế cạnh tranh.

Việc còn lại xét xử, xử lý, đưa ra các quyết định, giải quyết khiếu nại có liên quan đến vụ

việc cạnh tranh thì do Hội đồng cạnh tranh (Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh) đảm nhận.

Hội đồng cạnh tranh lại là tập hợp 11 thành viên đại diện của các Bộ: Bộ Công Thương,

Bộ Tư Pháp, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, ....

do Thủ tướng bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương. Khi mà các doanh

nghiệp bị điều tra và xử lý lại là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc các Bộ và Ngành mà

thành viên của Hội đồng cạnh tranh đại diện, thì việc đưa ra quyết định xử lý vụ việc rất

khó được coi là công bằng và khách quan.

Hơn nữa, thành viên của Hội đồng cạnh tranh không tham gia điều tra vụ việc ngay

từ thời điểm ban đầu, nên việc ra quyết định xử lý sẽ không được thấu đáo và chặt chẽ,

thậm chí làm kéo dài thêm thời gian xử lý vụ việc.

Có thể nhìn lại việc điều tra và xử lý vụ việc xử phạt 19 doanh nghiệp bảo hiểm đã

thỏa thuận ấn định giá một số dịch vụ bảo hiểm vừa qua để thấy được việc chậm trễ trong

từng thủ tục phối hợp giữa VCA và VCC.

Page 241: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

241

Các mốc thời gian trong việc điều tra và xử lý vụ việc thỏa thuận ấn định giá dịch

vụ của 19 doanh nghiệp bảo hiểm

Thời gian Nội dung Cơ quan

thực thi

18/11/2008 Quyết định điều tra sơ bộ VCA

28/11/2008 Quyết định điều tra chính thức VCA

18/05/2009 Quyết định gia hạn điều tra chính thức VCA

18/07/2009 Kết thúc điều tra chính thức VCA

02/10/2009 Ban giao hồ sơ và kết quả điều tra cho VCC VCA

15/01/2010 Quyết định về việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung VCC

15/03/2010 Kết thúc điều tra bổ sung VCA

05/2010 Ban giao hồ sơ cho VCC VCA

12/07/2010 Quyết đinh mở Phiên điều trần VCC

29/07/2010 Quyết định về việc xử lý vụ việc cạnh tranh VCC

Ngày 02 tháng 10 năm 2009, sau khi hoàn thành việc điều tra chính thức VCA bàn

giao toàn bộ hồ sơ vụ việc cho Ban Thư ký của Hội đồng cạnh tranh xử lý. Do không

tham gia điều tra từ đầu nên VCC đã mất gần 04 tháng nghiên cứu hồ sơ rồi do tính chất

của vụ việc nên VCC đã ban hành quyết định trả hồ sơ và yêu cầu VCA điều tra bổ sung.

Tiếp sau quá trình điều tra bổ sung của VCA, đến tận tháng 7 năm 2010, VCC mới ra

Quyết định mở Phiên điều trần.

Như vậy từ khi VCA kết thúc điều tra chính thức, chỉ riêng thời gian phối hợp giữa

VCA và VCC trong các giai đoạn tiếp sau đó: điều tra bổ sung, việc xem xét và xử lý hồ

sơ của vụ việc đã kéo dài thêm là hơn 09 tháng so với tổng thời gian là gần 02 năm bắt

đầu từ khi quyết định điều tra sơ bộ của vụ việc. Việc VCC cùng tham gia cùng điều tra

và phân tích vụ việc ngay tại thời điểm ban đầu thì quỹ thời gian của cả quá trình điều tra

sẽ không bị lãng phí bởi các công đoạn trên.

2.2. Chức năng của Cục Quản lý cạnh tranh

Theo Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 9/1/2006 của Chính phủ, Cục Quản lý

cạnh tranh là cơ quan quản lý nhà nước trong cả 3 lĩnh vực: Cạnh tranh, Bảo vệ người tiêu

dùng và Phòng vệ thương mại. Trong khi tất cả các nước trên thế giới thì Cơ quan Phòng

vệ thương mại và Cơ quan Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đều là những cơ quan

phụ trách độc lập do tính chất công việc của của chúng. Việc cùng một cơ quan phụ trách

tất cả các lĩnh vực này cũng chính là vấn đề vẫn còn bất cập hiện nay, nên trong tương lai

việc tách biệt hai cơ quan này sẽ được ưu tiên tiến hành.

Page 242: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

242

PHẦN 3. ĐỀ XUẤT VÀ KHUYẾN NGHỊ

Căn cứ những khó khăn, thách thức của Cục Quản lý cạnh tranh hiện nay và bài học

kinh nghiệm của các nước trên thế giới, để thực thi hiệu quả các chính sách cạnh tranh

của Việt nam hiện nay, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm từng bước hoàn thiện

mô hình cơ quan quản lý nhà nước về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ của Việt

Nam hiện nay như sau:

I. Giải pháp

1. Khi chƣa sửa đổi luật cạnh tranh

1.1 Tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh

tranh

Hiện nay, hệ thống cơ quan cạnh tranh của Việt Nam (bao gồm Hội đồng cạnh tranh

và Cục Quản lý cạnh tranh) sẽ cần phải hoàn thiện hơn nữa để đáp ứng được yêu cầu và

kỳ vọng của cộng đồng doanh nghiệp và toàn xã hội.

Việc Cục chỉ có 02 Văn phòng đại diện (tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng) là quá ít

so với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp hiện nay. Điều nay một mặt gây khó khăn cho

công tác điều tra của Cục khi phải tiến hành điều tra ở thị trường các tỉnh/thành phố ngoài

địa bàn Hà Nội, Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh, mặt khác gây cản trở cho các doanh

nghiệp hoạt động trên địa bàn ngoài này có thể tiếp cận với Cục Quản lý cạnh tranh để tư

vấn và nộp hồ sơ khiếu nại.

Theo kinh nghiệm của các nước, quá trình điều tra các vụ việc cạnh tranh có thể kéo

dài từ 6 tháng đến 1 năm, trong trường hợp phức tạp có thể lên tới 2-3 năm. Trong những

trường hợp các hành vi vi phạm diễn ra tại các tỉnh thuộc khu vực miền nam hoặc miền

trung, các điều tra viên của Cục Quản lý cạnh tranh không thể chỉ ngồi làm việc tại Hà

Nội mà họ còn phải tiến hành các cuộc điều tra tại chỗ để thu thập chứng cứ. Do đó, để

tiết kiệm chi phí đi lại và tạo điều kiện cho công tác điều tra được liên tục, việc mở thêm

các Văn phòng đại diện của Cục tại các khu vực này cùng với bộ máy, nguồn nhân lực

cũng như kinh phí hoạt động là hết sức cần thiết.

Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 11 thành viên Hội đồng cạnh tranh hiện

nay là đại diện của các Bộ/ngành có liên quan như: Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, Bộ Kế

hoạch và đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp.... Như vậy, trước mắt các thành viên của Hội

đồng sẽ làm việc kiêm nhiệm, bán chuyên trách.

Page 243: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

243

Mô hình trên đã được cân nhắc và khá phù hợp cho giai đoạn đầu. Tuy nhiên, ngay

từ bây giờ cần nghiên cứu để hoàn thiện hơn nữa mô hình này:

Một là, cần một Ban Thư ký hoạt động chuyên trách để giúp việc cho Hội đồng. Ban

Thư ký sẽ đảm nhiệm các nhiệm vụ như:

+ Tiếp nhận báo cáo điều tra của Cục Quản lý cạnh tranh

+ Giúp Hội đồng cạnh tranh tổ chức các phiên điều trần;

+ Thu thập các thông tin, chứng cứ bổ sung;

+ Đóng vai trò là các Ban Thư ký trong các phiên điều trần;

+ Thực hiện các công tác hành chính khác v.v...

Thành viên Ban Thư ký phải là những người có nhiều kinh nghiệm trong quá trình

điều tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh. Có như vậy, Hội đồng cạnh

tranh mới có thể phát huy hết vai trò, vị trí của mình trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh

tế.

Hai là bổ sung một số thành viên chuyên trách của Hội đồng cạnh tranh. Theo quy

định của Luật cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh có thể có từ 11-15 thành viên, trong khi

hiện nay Thủ tướng Chính phủ mới bổ nhiệm 11 thành viên. Các thành viên này có thể

lấy từ nguồn các chuyên gia về lĩnh vực cạnh tranh và đặc biệt, các thành viên này không

bị giới hạn về tuổi làm việc như quy định của Bộ Luật lao động hiện tại. Theo kinh

nghiệm của một số nước như Pháp, Nhật Bản, Indonesia...., các thành viên của cơ quan

cạnh tranh có thể làm việc đến tuổi 70.

Ba là Ủy viên Hội đồng cạnh tranh sẽ cùng tham gia vào quá trình điều tra vụ việc

hạn chế cạnh tranh ngay từ đầu. Việc này sẽ giúp các Ủy viên nắm được các tình tiết của

vụ việc trước khi ra quyết định chính thức, cũng như rút ngắn lại được về mặt thời gian

xử lý mỗi vụ việc.

1.2. Xây dựng đội ngũ điều tra viên vụ việc cạnh tranh

Theo quy định tại Điều 52 Luật cạnh tranh thì điều tra viên vụ việc cạnh tranh là

những người do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm theo đề nghị của Cục trưởng Cục

Quản lý cạnh tranh và phải có đầy đủ các tiêu chuẩn sau đây:

- Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan;

- Có trình độ cử nhân luật hoặc cử nhân kinh tế, tài chính;

Page 244: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

244

- Có thời gian công tác thực tế ít nhất là năm năm thuộc một trong các lĩnh vực luật,

kinh tế và tài chính;

- Được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ điều tra.

Vấn đề cạnh tranh là vấn đề rất phức tạp, đòi hỏi các điều tra viên khi tiến hành tố

tụng phải có kiến thức chuyên sâu không chỉ về pháp lý mà còn bao gồm cả những kiến

thức về kinh tế. Phân tích kinh tế đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu khi áp dụng các

Luật cạnh tranh trong các vụ việc cụ thể.

Đối với Luật cạnh tranh, khi tiến hành điều tra các hành vi hạn chế cạnh tranh (bao

gồm: thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền

và tập trung kinh tế), cơ quan điều tra phải xác định thị trường liên quan, thị phần của

doanh nghiệp có hành vi vi phạm. Để xác định thị trường liên quan, các điều tra viên phải

tiến hành nhiều phân tích kinh tế khác nhau: từ điều tra xã hội học để thăm dò ý kiến,

phản ứng của người tiêu dùng, đến việc xác định các khả năng thay thế cho nhau của các

sản phẩm cùng loại cũng như phân tích các số liệu, doanh thu của các doanh nghiệp hoạt

động trên thị trường để kết luận về cấu trúc thị trường và tính chất của sản phẩm...

Vì vậy, để xây dựng đội ngũ điều tra viên, Cục Quản lý cạnh tranh phải có một

chiến lược hợp lý như sau:

- Xây dựng chương trình đào tạo toàn diện cho từng loại đối tượng đào tạo bao gồm:

nhóm các điều tra viên cạnh tranh và nhóm các điều tra viên chống bán phá giá, chống trợ

cấp và tự vệ.

- Phối hợp với các tổ chức quốc tế, các cơ quan cạnh tranh nước ngoài, cơ quan về

chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ nước ngoài tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn

về kỹ năng điều tra cho các điều tra viên của Việt Nam

- Tích cực và tạo điều kiện cử các cán bộ của mình ra nước ngoài tham gia các khoá

đào tạo ngắn và dài hạn.

- Phối hợp với các cơ quan đào tạo nghiệp vụ điều tra trong nước như: Bộ Công an,

Viện kiểm soát cũng như các Trường đại học kinh tế, tài chính, luật để bồi dưỡng nâng

cao các kiến thức về kinh tế, tài chính, luật và kỹ năng điều tra cho các điều tra viên. Năm

2006, Cục Quản lý cạnh tranh đã phối hợp với Học viện cảnh sát nhân dân tổ chức khoá

đào tạo về phương pháp điều tra cạnh tranh cho 10 cán bộ của Cục.

- Hàng năm, tổ chức các lớp tấp huấn, nâng cao nghiệp vụ cho các điều tra viên. Xây

dựng và triển khai hoạt động của Trung tâm đào tạo điều tra viên của Cục. Trung tâm này

Page 245: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

245

không chỉ tập trung đào tạo các kỹ năng, kiến thức cho các điều tra viên của Cục mà còn

có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cho các cán bộ của các cơ quan có liên quan như: cán bộ

làm công tác bảo vệ người tiêu dùng tại địa phương, lực lượng quản lý thị trường tại các

tỉnh/thành phố...

- Nên đưa các nội dung, kiến thức của pháp luật cạnh tranh, chống bán phá giá,

chống trợ cấp và tự vệ vào trong công tác nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học

chuyên ngành luật, tài chính, kinh tế... hoặc các Viện nghiên cứu. Đây chính là nơi đào

tạo và cung cấp nguồn nhân lực chủ yếu và chuyên nghiệp về lĩnh vực này cho cơ quan

quản lý cạnh tranh và các cơ quan hữu quan sau này.

1.3. Tăng cường kỹ năng thẩm phán cho các thành viên Hội đồng cạnh tranh

Theo quy định của Luật cạnh tranh, đối với hành vi hạn chế cạnh tranh thì sau khi

kết thúc điều tra, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh phải chuyển báo cáo điều tra cùng

toàn bộ hồ sơ vụ việc cạnh tranh lên Hội đồng cạnh tranh.

Sau khi nhận được báo cáo điều tra và hồ sơ từ phía Cục Quản lý cạnh tranh, Hội

đồng cạnh tranh sẽ ra quyết định thành lập một Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh. Hội

đồng xử lý vụ việc cạnh tranh sẽ tổ chức phiên điều trần, tại đó có sự tham gia của bên bị

điều tra, bên khiếu nại, luật sư, điều tra viên và những người khác. Sau phiên điều trần,

Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh sẽ thảo luận, bỏ phiếu kín và ra quyết định xử lý vụ

việc cạnh tranh.

Như vậy, Hội đồng cạnh tranh là cơ quan mang tính "lưỡng tính", Hội đồng vừa là

cơ quan hành chính vừa là cơ quan tư pháp. Một mặt, Hội đồng cạnh tranh là cơ quan của

Chính phủ trong việc thực thi Luật cạnh tranh, do đó nó có dáng dấp của cơ quan hành

chính. Song hoạt động của Hội đồng lại mang tính tài phán tư pháp vì Hội đồng có thẩm

quyền ra quyết định xử phạt có thể phạt tiền tối đa đến 10% tổng doanh thu của tổ chức,

cá nhân vi phạm trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm. Trên thực tế,

mức tiền phạt theo các quy định này có thể lên tới hàng tỷ đồng. Ngoài việc bị phạt tiền,

Hội đồng còn có thẩm quyền yêu cầu các doanh nghiệp vi phạm áp dụng một hoặc một số

hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả như tịch thu tang vật, phương

tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi

nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm; buộc cơ cấu lại doanh nghiệp có vị trí

thống lĩnh thị trường; buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng

hoặc giao dịch kinh doanh liên quan; buộc tách các doanh nghiệp đã tham gia hợp nhất,

sáp nhập; buộc bán lại phần tài sản đã mua...

Page 246: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

246

Do có sự kết hợp hai đặc tính "hành chính", "tư pháp" nên các thành viên Hội đồng

cạnh tranh ngoài các tiêu chuẩn như theo quy định của Luật cạnh tranh như: (i) Có phẩm

chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan, có tinh thần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa;

(ii) Có trình độ cử nhân luật hoặc cử nhân kinh tế, tài chính; (iii) Có thời gian công tác

thực tế ít nhất là chín năm thuộc một trong các lĩnh vực luật, kinh tế và tài chính; (iv) Có

khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao, họ còn phải có các kỹ năng như của một thẩm

phán.

Vì vậy, trong thời gian tới, Hội đồng cạnh tranh cần một mặt tăng cường hợp tác

quốc tế để học tập kinh nghiệm, kỹ năng xử lý các hành vi vi phạm cạnh tranh của các cơ

quan cạnh tranh nước ngoài. Mặt khác, Hội đồng cạnh tranh cũng cần phối hợp với các cơ

quan trong nước như Toà án nhân dân tối cao để tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn, dài

hạn về kỹ năng thẩm phán cho các thành viên của Hội đồng.

1.4. Đào tạo kiến thức về cạnh tranh cho các thẩm phán

Theo quy định tại Điều 115 của Luật cạnh tranh, trường hợp không nhất trí với

quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, các bên liên quan

có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với một phần hoặc toàn bộ nội dung của quyết

định giải quyết khiếu nại ra Tòa án Nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương có

thẩm quyền.

Do đó, để đảm bảo công bằng và hiệu quả trong toàn bộ quá trình xử lý vụ việc cạnh

tranh, trong thời gian tới, chúng ta cần tổ chức bồi dưỡng kiến thức về cạnh tranh cho các

thẩm phán làm việc tại các Toà án nói trên.

2. Khi sửa đổi Luật cạnh tranh

Xây dựng theo mô hình một cơ quan cạnh tranh trực thuộc Chính phủ trên cơ sở xóa

bỏ mô hình cũ, thành lập một Cơ quan độc lập hoàn toàn mới, trên cơ sở nhập Cục Quản

lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh hiện nay

Căn cứ theo các quy định về chức năng, nhiệm vụ của Cục Quản lý cạnh tranh và

Hội đồng cạnh tranh kết hợp tham khảo kinh nghiệm quốc tế, nhóm nghiên cứu đề xuất

trong giai đoạn từ năm 2012-2016, Chính phủ cần thành lập một cơ quan cạnh tranh thống

nhất trực thuộc Chính phủ trên cơ sở nhập Cục Quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh

tranh vì các lý do sau đây:

Thứ nhất, hoạt động của cơ quan quản lý cạnh tranh chủ yếu được thể hiện trong

hoạt động điều tra và xử lý vụ việc cạnh tranh. Đặc biệt, trong điều kiện ở nước ta hiện

Page 247: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

247

nay khi mà các doanh nghiệp nhà nước đang giữ hầu hết các lĩnh vực then chốt của nền

kinh tế, do đó đối tượng điều tra của cơ quan cạnh tranh có thể sẽ là các Tổng Công ty

nhà nước, các tập đoàn kinh tế lớn và thậm chí là cả các cơ quan quản lý nhà nước. Nếu

không có một vị thế đủ mạnh thì cơ quan cạnh tranh sẽ không thể thực hiện tốt các nhiệm

vụ của mình.

Thứ hai, việc thành lập một cơ quan cạnh tranh độc lập thuộc Chính phủ cũng

sẽ tạo điều kiện cho việc huy động nguồn thu ngân sách thông qua hoạt động một cách

độc lập, tăng thêm tính tự chủ của cơ quan cạnh tranh. Kinh nghiệm tách bộ, ngành, tái cơ

cấu được thực thi trong những năm gần đây cho thấy việc thiết lập một cơ quan ngang Bộ

về mặt thể chế, có cơ cấu gọn nhỏ trong giai đoạn đầu, có cơ chế huy động ngân sách hoạt

động cụ thể là khả thi. Đặc biệt khả năng phát triển ngày càng độc lập trong tương lai sẽ

không bị giới hạn trong một khuôn khổ nhất định nào.

Thứ ba, một lý do khác khá quan trọng chúng ta không thể bỏ qua khi cân nhắc

có nên đặt cơ quan quản lý cạnh tranh Việt Nam tại Bộ Công Thương hay không là tầm

quan trọng đặc biệt và tính đa nghành cao của Luật Cạnh tranh. Thậm chí, trên thực tế,

Luật Cạnh tranh thường xuyên được đề cập tới như một luật khung, hoặc nguyên tắc cơ

bản phục vụ xây dựng các quy định chuyên ngành trong nền kinh tế thị trường hiện đại.

Sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ với các cơ quan chuyên ngành, do đó, là một nhân tố

cốt yếu quyết định sự thành công, tính hiệu quả của Luật nhằm đảm bảo và thúc đẩy môi

trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng trong toàn bộ nền kinh tế.

Thứ tư, vị trí độc lập của một cơ quan trực thuộc Chính phủ giúp đảm bảo và

thúc đẩy việc tập trung chuyên môn, tính công chính, minh bạch và khả năng chịu trách

nhiệm và giải trình của cơ quan này. Tự chủ về quá trình tuyển chọn, bổ nhiệm cũng như

đào tạo nhân sự, cũng như tự chủ về mặt ngân sách hoạt động đảm bảo cho cơ quan cạnh

tranh có thực quyền cao hơn. Đây cũng là kinh nghiệm của nhiều quốc gia phát triển trên

thế giới chẳng hạn như Nhật Bản, Ủy ban Thương mại Lành mạnh Nhật Bản có vị trí độc

lập và quyền tự chủ, hoạt động hết sức hiệu quả. Luật Chống độc quyền còn đưa ra các

quy định để đảm bảo cho tính độc lập và trung lập trong quyết định của chủ tịch và các ủy

viên của Ủy ban Thương mại Lành mạnh Nhật Bản:

- Chủ tịch và các ủy viên của Ủy ban Thương mại Lành mạnh thực hiện nhiệm vụ

của họ một cách độc lập;

- Chủ tịch và các ủy viên sẽ không bị bãi nhiệm trong thời hạn nhiệm kỳ trái ý muốn

của họ‖ ngoại trừ những trường hợp mà Luật quy định;

Page 248: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

248

- Lương của Chủ tịch và Các ủy viên của Ủy ban được cấp riêng và không bị cắt

giảm ngược lại với ý muốn của họ đang trong nhiệm kỳ.

Thứ năm, một trong những chức năng quan trọng khác của hầu hết các cơ quan

cạnh tranh trên thế giới là chức năng tham vấn. Tại Nghị định 06/2006/NĐ-CP ngày

9/1/2006 cũng quy định Cục Quản lý cạnh tranh có quyền «phát hiện và kiến nghị cơ

quan có liên quan giải quyết theo thẩm quyền về những văn bản đã ban hành có nội dung

không phù hợp với quy định của pháp luật cạnh tranh». Đây đã là một điểm khá tiến bộ

theo hướng cho phép cơ quan cạnh tranh được quyền loại bỏ tất cả các quy định đi ngược

lại với các nguyên tắc cạnh tranh. Tuy nhiên, để làm được điều này đòi hỏi cơ quan cạnh

tranh phải có vị trí đủ mạnh.

Thứ sáu, để đáp ứng đòi hỏi ngày càng tăng của hội nhập kinh tế quốc tế, số vụ kiện

về các hành vi vi phạm pháp luật canh tranh chắc chắn sẽ tăng lên một cách đáng kể. Điều

này đòi hỏi quy mô của cơ quan cạnh tranh phải được mở rộng nhằm đảm bảo nguồn tài

chính, nhân lực để thực thi hiệu quả các công việc được giao.

Thứ bảy, theo thống kê của Bộ Công Thương, trong số 90 cơ quan cạnh tranh hiện

nay trên thế giới, chỉ Việt Nam còn tồn tại mô hình hai cơ quan, một chịu trách nhiệm về

điều tra, một chịu trách nhiệm về xử lý như mô hình cũ của Cơ quan cạnh tranh Pháp.

Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất giữa Hội đồng cạnh tranh của Pháp trước đây và của

Việt Nam là ở Hội đồng cạnh tranh Pháp, ngoài các thành viên Hội đồng còn có các báo

cáo viên. Báo cáo viên đóng vai trò như các điều tra viên của Cục Quản lý cạnh tranh.

Trong một số trường hợp, thông qua các báo cáo viên Hội đồng có thể tự tiến hành điều

tra hoặc tự điều tra bổ sung trên cơ sở những chứng cứ sơ bộ mà Tổng Vụ cạnh tranh và

trấn áp gian lận Pháp gửi lên.

Một trong những điểm yếu lớn nhất của mô hình hai cơ quan như Việt Nam hiện

nay là do các thành viên của các cơ quan xử lý không theo sát được quá trình điều tra vụ

việc. Do đó, chỉ dựa vào các báo cáo điều tra cuối cùng của các điều tra viên, họ sẽ khó

đưa ra được các quyết định chính xác về hành vi vi phạm. Ví dụ, tại Uỷ Ban Thương mại

liên bang Hoa Kỳ, trước khi quyết định có điều tra chính thức một vụ việc cạnh tranh hay

không, các điều tra viên phải trình bày các lập luận trước các Uỷ viên (người đóng vai trò

như các thành viên Hội đồng cạnh tranh Việt Nam). Trong trường hợp các điều tra viên

đưa ra chứng cứ thuyết phục được các Uỷ viên, họ sẽ có quyết định cho phép điều tra

chính thức vụ việc. Cơ chế này giúp giảm thiểu các trường hợp yêu cầu điều tra bổ sung

hoặc kịp thời có quyết định đình chỉ điều tra khi thấy cần thiết, và như vậy sẽ tiếc kiệm

được nguồn lực và kinh phí cho cơ quan điều tra.

Page 249: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

249

Vì vậy, học tập kinh nghiệm của hầu hết các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà

Lan, EU, Đức ..., trong giai đoạn tới, chúng ta nên nhập Cục Quản lý cạnh tranh và Hội

đồng cạnh tranh thành một cơ quan trực thuộc Chính phủ. Tuy nhiên, một trong những

điểm khó của phương án này là chúng ta phải sửa đổi Luật cạnh tranh cho phù hợp với

mô hình mới này.

II. Kiến nghị về việc triển khai các giải pháp nêu trên

Để các giải pháp trên đây mang tính khả thi, cần có sự tham gia tích cực của các cơ

quan quản lý nhà nước. Ở đây, cần nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm của tất cả các đơn vị

hữu quan trong công tác xây dựng bộ máy tổ chức. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và

quyền hạn của các cơ quan do Chính phủ quy định, thì vai trò/trách nhiệm cụ thể của các

đơn vị trong việc thực hiện các giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình cơ quan quản lý cạnh

tranh chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ là rất quan trọng mà các cơ quan cần

nhận thức và thực hiện một cách đầy đủ. Đây cũng chính là những khuyến nghị về cách

thức triển khai của những giải pháp trên. Cụ thể như sau:

1. Đối với Chính phủ

1.1. Trong ngắn hạn

Trong giai đoạn trước mắt, để mô hình cơ quan quản lý cạnh tranh hoạt động được

hiệu quả, đáp ứng kỳ vọng của cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội và người tiêu dùng,

Chính phủ cần tạo điều kiện cho Hội đồng cạnh tranh, Cục Quản lý cạnh tranh nhanh

chóng hoàn thiện bộ máy tổ chức:

- Tăng cường nguồn nhân lực và vật lực cho Cục Quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh

tranh.

- Ban hành quyết định bổ sung thêm 04 thành viên chuyên trách cho Hội đồng cạnh

tranh.

1.2. Trong dài hạn

Theo quy định của Luật cạnh tranh, cơ quan cạnh tranh việt Nam gồm cơ quan quản

lý cạnh tranh (Cục Quản lý cạnh tranh) và Hội đồng cạnh tranh. Như vậy, để xây dựng

mô hình một cơ quan cạnh tranh thống nhất trên cơ sở nhập Hội đồng cạnh tranh và Cục

Quản lý cạnh tranh nói trên đòi hỏi chúng ta phải tiến hành sửa đổi Luật cạnh tranh.

Việc sửa đổi những quy định về cơ quan cạnh tranh Việt nam đồng nghĩa với việc

thay đổi cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh. Điều này đòi hỏi Chính phủ phải trình

Quốc hội sửa đổi một loạt các quy định hiện nay của Luật cạnh tranh như:

Page 250: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

250

Các quy định liên quan đến cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh;

Các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành điều tra vụ việc cạnh tranh;

Các quy định về thẩm quyền xử lý vụ việc cạnh tranh.

Đồng thời với việc sửa đổi Luật cạnh tranh, Chính phủ cũng phải giao cho Bộ Công

Thương chủ trì phối hợp với các Bộ/ngành có liên quan tiến hành sửa đổi các Nghị định

hướng dẫn Luật cạnh tranh bao gồm:

- Nghị định số 116/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/9/2005 quy định chi tiết thi

hành một số điều của Luật Cạnh tranh.

- Nghị định số 120/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/9/2005 quy định về xử lý vi

phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh.

- Nghị định số 06/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 9/1/2006 của quy định chức

năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh.

- Nghị định số 05/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 9/1/2006 về việc thành lập và

quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng cạnh tranh.

2. Đối với Bộ Công Thƣơng

- Trước mắt, tạo điều kiện cho Cục Quản lý cạnh tranh đào tạo đội ngũ điều tra viên

về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ.

- Bổ nhiệm bổ sung các điều tra viên cạnh tranh, chống bán phá giá, trợ cấp và tự vệ.

- Nhanh chóng hoàn thiện bộ máy, tổ chức của Ban Thư ký Hội đồng cạnh tranh.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ/ngành liên quan nghiên cứu, soạn thảo Đề án và trình

Chính phủ thành lập một cơ quan cạnh tranh Việt Nam thống nhất trực thuộc Chính phủ

và Cục Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ trực thuộc Bộ Thương mại.

3. Đối với Toà án nhân dân tối cao

- Nhanh chóng xây dựng lực lượng thẩm phán trong lĩnh vực cạnh tranh.

- Phối hợp với Bộ Thương mại tổ chức các khoá đào tạo trong và ngoài nước về các

kỹ năng xét xử vụ việc cạnh tranh cho các thẩm phán làm về lĩnh vực cạnh tranh.

Page 251: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

251

- Phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng các văn bản hướng dẫn cụ thể về

việc giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc

cạnh tranh và Bộ trưởng Bộ Thương mại.

4. Đối với Bộ Tài chính

- Đảm bảo nguồn tài chính cho Cục Quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh, Hội

đồng xử lý các vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ hoàn thành tốt nhiệm vụ

được giao. Đặc biệt là các khoản chi phí cho việc đi tiến hành điều tra tại chỗ đối với các

vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ ở nước ngoài.

- Do công tác điều tra cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ có đặc

thù riêng, trong khi các quy định về mực chi hiện nay đối với công tác điều tra nói trên là

không đủ và còn nhiều bất cấp nên trong thời gian tới Bộ Tài chính cần chủ trì phối hợp

với Bộ Công Thương xây dựng các quy định về các định mực chi trong các hoạt động

điều tra của Cục Quản lý cạnh tranh.

5. Đối với Bộ Nội vụ

- Tạo điều kiện đảm bảo đủ biên chế cho Cục Quản lý cạnh tranh cũng như Ban Thư

ký Hội đồng cạnh tranh trong giai đoạn từ nay đến năm 2015.

- Cũng giống như các lực lượng điều tra viên khác như: lực lượng cảnh sát điều tra,

lực lượng quản lý thị trường…, các điều tra viên cạnh tranh cũng đòi hỏi phải triển khai

các công tác điều tra như thu thập thông tin, xác minh chứng cứ, khám xét nơi cất giấu

tang vật và phương tiện vi phạm… Do đó, để đảm bảo quyền lợi cho các điều tra viên

cạnh tranh Bộ Nội vụ cần phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính trình Chính phủ

ban hành văn bản quy định về chế độ phụ cấp cho các đối tượng nói trên.

Page 252: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

252

PHỤ LỤC: MÔ HÌNH CƠ QUAN CẠNH TRANH

MỘT SỐ NƢỚC

I. Ủy ban Thƣơng mại lành mạnh Nhật Bản

1. Thông tin chung

1.1. Tên gọi:

Ủy ban thương mại lành mạnh Nhật Bản (JFTC)

1.2. Tóm tắt lịch sử hình thành

1.2.1. Năm thành lập--------1947

1.2.2. Tóm tắt lịch sử hình thành

1947 Ban hành Luật Chống độc quyền (AMA); Thành lập JFTC

1956 Ban hành đạo luật cấm Chậm trễ trong thanh toán hợp đồng phụ với các nhà

thầu phụ (Luật hợp đồng phụ)

1962 Ban hành đạo luật về Khuyến mãi không trung thực và chỉ dẫn gây nhầm

lẫn (Luật về chỉ dẫn và khuyến mãi)

1977 Công bố lần sửa đổi thứ 10 của Luật Chống độc quyền (Áp dụng hệ thống

phạt tiền)

1991 Công bố lần sửa đổi thứ 11 Luật Chống độc quyền (tăng mức phạt tiền)

1992 Công bố lần sửa đổi Luật Chống độc quyền (tăng cường chế tài hình sự)

1996 Thành lập Ban Thư ký chung (chuyển từ Ban thư ký)

2003 JFTC chuyển từ cơ quan trực thuộc Bộ Nội nội và Bưu chính viễn thông

Nhật Bản thành cơ quan độc lập thuộc Chính phủ.

2005 Sửa đổi Luật Chống độc quyền (AMA)

Tăng mức phạt tiền;

Áp dụng cơ chế khoan dung;

Áp dụng các biện pháp bắt buộc đối với buộc tội Hình sự;

Page 253: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

253

Sửa đổi Thủ tục tiến hành phiên điều trần;

2009 Chuyển trách nhiệm thực thi bộ luật nhãn mác từ JFTC tới Cơ quan bảo vệ

người tiêu dùng Nhật Bản.

Sửa đổi Luật AMA

Mở rộng đối tượng hành vị chịu hình phạt phụ bằng việc kết hợp hành vi độc

quyền tư nhân và một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Ban hành hệ thống thông báo về thị phần trong mua bán và xem xét lại các quy

định về thông báo ngưỡng.

1.3. Nguồn lực

Năm Nhân viên Điều tra viên Ngân sách

(Tỷ Yên)

2011 799 452 8.92

2010 791 451 8.96

2009 779 442 8.45

2008 795 429 8.66

2007 765 409 8.42

2006 737 383 8.34

2005 706 360 8.13

1.4. Bổ nhiệm ngƣời đứng đầu cơ quan

1.4.1. Danh sách lãnh đạo (tiền nhiệm)

Tên Tiển nhiệm

Chủ tịch Kazuhiko Takeshima Trợ lý tổng thư ký

Ủy viên Michiyo Hamada Hiệu trưởng đại học Luật, Đại học Nagoya

Kiyoshi Hosokawa Chánh án tòa án tối cao Nagoya

Hiroyuki Odagiri Giáo sư – Đại học Seijo

Hideo Makuta Vụ trưởng, Vụ phụ trách các vấn đề hình

sự, Văn phòng mua sắm công tối cao

Page 254: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

254

1.4.2. Thủ tục bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan

JFTC gồm 01 Chủ tịch và 4 Ủy viên. Ủy viên và Chủ tịch là các chuyên gia luật và

kinh tế tuổi đời từ 35 trở lên, được Thủ tướng bổ nhiệm trên cơ sở sự đồng thuận của cả

thượng viện và hạ viện. Việc bổ nhiệm Chủ tịch do Nhật hoàng thông qua.

Chủ tịch và các Ủy viên được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ 05 năm và phải nghỉ hưu ở

tuổi 70. Họ không bị miễn nhiệm trừ khi gây ra sai phạm trong thời gian đương nhiệm.

Chủ tịch chủ trì công việc và là đại diện của JFTC.

1.5. Căn cứ để đảm bảo tính độc lập của cơ quan cạnh tranh

Để đảm bảo tính độc lập trong quyết định của JFTC Bản, bên cạnh sự độc lập về

mặt lợi ích với các chủ thể khác, Luật Chống độc quyền còn đưa ra các quy định để đảm

bảo cho tính độc lập và trung lập trong quyết định của chủ tịch và các ủy viên của JFTC.

Điều 28 quy định ―Chủ tịch và các ủy viên của JFTC thực hiện nhiệm vụ của họ một

cách độc lập‖.Tuy điều này chưa tạo ra được một cơ cấu cụ thể để tạo ra tính độc lập

trong quyết định của Chủ tịch và các Ủy viên nhưng chính điều này đã tạo ra cơ sở pháp

lý rất quan trọng cho tính độc lập này.

Để đảm bảo cho việc các quyết định của Chủ tịch và Ủy viên là trung lập và không

bị ảnh hưởng, trong điều 31 “Chủ tịch và các ủy viên sẽ không bị bãi nhiệm trong thời

hạn nhiệm kỳ trái ý muốn của họ” ngoại trừ những trường hợp sau:

i. Khi người này bị tòa án phán xét là không có năng lực, hầu như không có năng

lực, hoặc rơi vào tình trạng phá sản;

ii. Khi người này bị bãi miễn bởi hình phạt kỷ luật;

iii. Khi người này bị phạt vì vi phạm Luật này;

iv. Khi người này bị kết án tù hoặc bị kết án nặng hơn;

v. Khi Ủy ban Thương mại Lành mạnh quyết định rằng người này không đủ khả

năng thực hiện nhiệm vụ của mình vì lý do suy sụp về thể xác và tinh thần;

vi. Khi không giành được sự thông qua tiếp theo của cả hai Viện của Nghị viện như

trong trường hợp quy định tại mục (4) của Điều trên đây.

Đồng thời trong Điều 36 quy định về lương của Chủ tịch và Các ủy viên của JFTC

có quy định như sau nhằm nâng cao tính độc lập trong lợi ích của Chủ tịch và các Ủy

viên:

Page 255: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

255

"1. Lương của Chủ tịch và các ủy viên sẽ được cấp riêng;

2. Lương của Chủ tịch và ủy viên không bị cắt giảm ngược lại với ý muốn của họ khi

họ đang trong nhiệm kỳ"

1.6. Cơ cấu tổ chức

Dưới Ủy ban là Ban thư ký chung.

Tổng thư ký tiến hành tố tụng hành chính của JFTC.

Tổng thư ký thực hiện các thủ tục tố tụng hành chính của Ban Thư ký. Ban Thư ký

gồm thư ký, Cucj các vấn đề kinh tế; Cục điều tra và các văn phòng khu vực đặt tại

Hokkaido (Sapporo) Tohoku (Sendai), Chubu (Nagoya), Kinki (Osaka), Chūgoku

(Hiroshima), Shikoku (Takamatsu) và Kyushu (Fukuoka).

Dưới Cục Các vấn đề kinh tế, có Phòng Thương mại và dưới Cục điều tra có các

phòng điều tra hình sự.

Page 256: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

1.7 Cơ cấu tổ chức:

Page 257: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

257

1.8. Chức năng

1.8.1. Thực thi Luật (chủ yếu là Luật chống độc quyền)

Nhằm mục đích duy trì, ổn định hoạt động cạnh tranh bình đẳng, tự do trên thị

trường, JFTC chịu trách nhiệm thực thi 3 văn bản pháp luật: Luật Chống độc quyền và

Luật Hợp đồng phụ. JFTC đã nỗ lực đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh thông

qua việc ban hành các lệnh đình chỉ và chấm dứt khi phát hiện hành vi cạnh tranh bất

hợp pháp và các lệnh phạt tiền đối với những hành vi các-ten.

1.8.2. Triển khai chính sách cạnh tranh

Trong nỗ lực xây dựng cơ chế kinh tế tự do, cởi mở, bình đẳng và năng động,

JFTC đã chủ động thúc đẩy cải cách mới các quy định và tích cực tham gia ban hành

các chính sách cạnh tranh. Những cố gắng này nhằm mục đích định hướng cho việc

nâng cao chất lượng của Luật Chống độc quyền, đưa ra những nghiên cứu, đề xuất cải

cách pháp luật và hoàn thiện các hướng dẫn hành chính về hạn chế cạnh tranh, đẩy

mạnh hoàn thiện hệ thống hợp đồng đấu thầu công, xây dựng và sửa đổi các chỉ dẫn

khác nhau được xem như các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm.

2. Thực thi Luật

2.1. Thực thi Luật chống độc quyền và Luật hợp đồng phụ

2.2. Phạm vi của Luật cạnh tranh

Cấm độc quyền tƣ nhân

(Điều 3)

Hành vi kiểm soát hay loại trừ các doanh nghiệp khác

nhằm hạn chế cạnh tranh trên một thị trường liên quan

Cấm hành vi hạn chế

thƣơng mại không chính

đáng (Điều 3)

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, thông đồng đấu thầu

v..v

(Gồm chương trình khoan hồng)

Cấm các hành vi cạnh

tranh không lành mạnh

(Điều 19)

Hành vi nhằm cạnh tranh không lành mạnh

Điều khoản về Mua bán và

Sáp nhập (Chƣơng IV)

M&A hạn chế cạnh tranh trên một thị trường liên

quan

Page 258: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

258

3. Quyền hạn thực thi Luật

3.1. Hành chính

3.1.1. Quyền khởi tố điều tra vụ việc

JFTC tiến hành điều tra sơ bộ thông qua các thông tin thu được từ công chúng

cũng như tự phát hiện vụ việc.

Sau khi điều tra sơ bộ, nếu Cục trưởng Cục điều tra tìm thấy một số nghi vấn làm

cơ sở cho vụ kiện, Cục sẽ gửi báo cáo lên Ủy Ban về sự cần thiết của một cuộc điều tra

và làm rõ gồm (i) lời nói đầu, (ii) bản tóm tắt các sự kiện, và (iii) luật có liên quan

càng nhiều càng tốt.

Trong trường hợp Ủy ban thấy rằng vụ việc cần phải được áp dụng một biện

pháp hành chính, chẳng hạn như một lệnh trình, vv, Ủy ban sẽ chỉ định các điều tra

viên phụ trách vụ việc đó.

Chƣơng trình khoan hồng

Chương trình khoan hồng được ban hành từ năm 2005. Trong chương trình

khoan hồng, thực hiện thông báo hành vi càng sớm trước khi JFTC bắt đầu điều tra

bao nhiêu thì các khoản được miễn giảm sẽ càng nhiều bấy nhiêu. Hệ thống này áp

dụng cho tổng số là 5 ứng viên vào một cơ sở đầu tiên đến trước được miễn trừ, bao

gồm cả báo cáo về trường hợp bất hợp pháp sau khi bắt đầu điều tra.

Đơn đầu tiên trƣớc khi tiến hành điều tra Miễn tất cả các hình phạt

Đơn thứ 2 trƣớc khi tiến hành điều tra Giảm 50% mức phạt

Đơn thứ 3 trƣớc khi tiến hành điều tra Giảm 30% mức phạt

Đơn sau khi tiến hành điều tra Giảm 30% mức phạt

3.1.2. Quyền điều tra vụ việc

Phương pháp thu thập các bằng được các điều tra viên của JFTC sử dụng gồm:

(i) việc ban hành lệnh để thu thập bằng chứng hoặc để giữ bằng chứng thông qua

điều tra tại chỗ;

(ii) ghi chép các báo cáo thông qua các cuộc phỏng vấn, và

(iii) ban hành các lệnh để báo cáo, v…v

Page 259: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

259

A. Trình tự

Điều 47 khoản (1), mục (iv) của AMA xác định phạm vi điều tra tại chỗ, tiến

hành từ JFTC là "bất kỳ văn phòng kinh doanh của người có liên quan trong vụ việc

hoặc các địa điểm cần thiết khác", các điều tra viên được phép thực hiện, và thực sự

thực hiện, điều tra tại chỗ không chỉ đối với người có liên quan với trường hợp mà còn

cho các đối tác kinh doanh của họ, vv

Trường hợp tài liệu hoặc bằng chứng khác được coi là cần thiết trong một cuộc

điều tra như là kết quả của một cuộc điều tra tại chỗ, các điều tra viên yêu cầu người

đại diện của các bên liên quan nộp tài liệu đó hoặc các bằng chứng đồng thời giữ

chúng, theo quy định của Điều 47 , khoản (1), mục (iii) của AMA.

B. Ghi âm khi phỏng vấn

Điều 47 khoản (1), mục (i) của AMA cho phép các điều tra viên của JFTC yêu

cầu người có liên quan trong vụ việc hoặc nhân chứng tham gia thẩm vấn.

Các điều tra viên sẽ chuẩn bị ghi âm về thẩm vấn sau khi thẩm vấn những người

liên quan trong vụ việc hoặc nhân chứng.

- Lệnh triệu tập và thẩm vấn bắt buộc

Theo Mục 1 Khoản 1 Điều 47 của AMA, cho phép điều tra viên của JFTC có thể

triệu tập nhân chứng và những người có liên quan để tiến hành thẩm vấn. Điều tra viên

phải ghi lại nội dung của buổi thẩm vấn bằng Biên bản thẩm vấn sau khi buổi thẩm

vấn kết thúc.

- Phỏng vấn tự nguyện

Các điều tra viên cũng có thể yêu cầu người có liên quan trong vụ việc hoặc nhân

chứng tiến hành các cuộc phỏng vấn tự nguyện, và tiến hành ghi âm các cuộc phỏng

vấn.

C. Thông qua yêu cầu báo cáo

- Lệnh báo cáo

Điều 47 khoản (1), mục (i) của AMA cho phép các điều tra viên của JFTC có thể

yêu cầu người có liên quan trong vụ việc hoặc nhân chứng đưa ra ý kiến hay báo cáo

một cách tự nguyện.

- Yêu cầu báo cáo

Các điều tra viên cũng có thể yêu cầu người có liên quan trong vụ việc hoặc nhân

chứng đưa ra ý kiến hay báo cáo một cách tự nguyện.

Page 260: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

260

Tuy nhiên, khi các điều tra viên định thu thập ý kiến, báo cáo từ người có liên

quan trong vụ việc, họ thường ra tiến hành bằng lệnh. Yêu cầu nộp tự nguyện được

thực hiện chủ yếu là để làm chứng.

3.1.3. Quyền ra quyết định

(1) Báo cáo kết quả điều tra

Khi cuộc điều tra vụ án đã được hoàn thành, Cục trưởng cục điều tra báo cáo kết

quả cho Ủy Ban.

Các báo cáo phải bao gồm (i) một lời nói đầu, (ii) quá trình điều tra, (iii) một bản

tóm tắt các sự kiện, (iv) các bài viết có liên quan, và (v) các ý kiến của các điều tra

viên. (Mục 23 của Quy chế điều tra) Bản tóm tắt các sự kiện còn bao gồm bằng chứng

hỗ trợ, cụ thể là nội dung ghi ấm các cuộc phỏng vấn với người có liên quan đến vụ

việc và / hoặc các nhân chứng và vật chứng thu thập được như một phần của cuộc điều

tra.

(2) Giải thích trƣớc về nội dung lệnh chấm dứt và tạm dừng điều tra, vv, ý

kiến và giao nộp các bằng chứng, vv, của ngƣời có liên quan

A. Thông báo trƣớc

Nếu JFTC thấy thích hợp để chấm dứt và tam dừng điều tra được mô tả ở trên,

JFTC sẽ thông báo các nội dung của lệnh chấm dứt và tạm dừng tới người có liên

quan, bằng cách gửi một tài liệu mô tả (i ) Nội dung của lệnh ngừng và chấm dứt, (ii)

các yếu tố liên quan được tìm thấy bởi các JFTC, và áp dụng pháp luật và các quy định

liên quan, (iii) cơ hội để bày tỏ ý kiến và giao nộp các bằng chứng liên quan đến các

vấn đề được liệt kê trong (i) và (ii) cho JFTC và thời hạn. (Điều 49, khoản (5) của

AMA, Mục 24 của Quy tắc điều tra)

Khi ban hành lệnh phạt bổ sung, các JFTC phải thông báo cho người có liên

quan, thay cho (i) và (ii) ở trên, (i) số tiền phạt dự định sẽ phải trả và (ii) cơ sở tính

toán các khoản phạt và các hành vi vi phạm liên quan đến việc phạt này. (Điều 50,

khoản (6) của AMA, mục 29 của Quy định điều tra)

B. Giải thích

Khi có yêu cầu từ phía người nhận được thông báo đề cập đến trong mục A trên

hoặc từ phía cơ quan, các điều tra viên phải giải trình về nội dung (i) của lệnh ngừng

và chấm dứt, (ii) các yếu tố tìm thấy từ JFTC, áp dụng các điều khoản từ AMA. Trong

trường hợp này, các điều tra viên cũng cần giải thích bằng chứng cần thiết để cung cấp

những căn cứ để giải thích đến người liên quan. (Điều 25 của Quy tắc điều tra) giải

Page 261: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

261

thích cũng được cho về các thông báo trước của lệnh thanh toán. (Mục 29 và 25 của

Quy tắc điều tra)

C. Báo cáo ý kiến và giao nộp các bằng chứng từ đối tƣợng điều tra

Một người nhận được thông báo đề cập đến trong mục A. có thể gửi ý kiến bằng

văn bản hoặc bằng chứng tới JFTC trong một ngày cụ thể. Khi nộp chứng cứ, những

người có trách nhiệm làm rõ những vấn đề mà họ đang tìm cách chứng minh. JFTC có

thể cho phép người có liên quan bày tỏ ý kiến của mình bằng lời nói trong trường hợp

đặc biệt cần thiết. (Điều49, đoạn (3) của AMA, mục 26 của Quy chế điều tra)

(3) Lệnh tạm dừng thực hiện hành vi

JFTC ban hành lệnh tạm ngừng thực hiện hành vi hay các hình phạt phụ sau khi

xem xét đầy đủ ý kiến và bằng chứng từ những người liên quan đến việc giải thích tại

mục (2) ở trên.

3.2. Hình sự

3.2.1. Quyền khởi tố điều tra vụ việc

Sau khi điều tra sơ bộ, nếu JFTC thấy cần thiết bắt đầu một cuộc điều tra bắt

buộc đối với vụ án hình sự, JFTC có thể tiến hành khởi tố điều tra.

Trong điều tra bắt buộc đối với vụ án hình sự, Thẩm phán có thể ra lệnh tiến

hành việc cưỡng chế khám xét các doanh nghiệp có liên quan nếu cần thiết.

3.2.2. Quyền đƣa ra quyết định

Khi kết thúc điều tra sơ bộ, Cục trưởng Cục điều tra sẽ thông báo kết quả tới Ủy

ban.

Nếu kết quả điều tra cho thấy các cáo buộc hình sự là có căn cứ, cáo buộc này sẽ

được chuyển tới Viện trưởng viện kiểm sát

3.3. Mua bán sáp nhập (M&A)

3.3.1. Xem xét sơ bộ

(1) Tiếp nhận hồ sơ thông báo

Mẫu hồ sơ thông báo của kế hoạch M&A và giấy tờ cần có được qui định tại

Điều 2-6, 5, 5-2, 5-3 và 6 của Nguyên tắc Thông báo. Khi tiếp nhận hồ sơ thông báo,

Page 262: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

262

JFTC sẽ đưa cho doanh nghiệp thông báo giấy tiếp nhận hồ sơ theo qui định tại Điều

7, đoạn (1) và (2) của Nguyên tắc Thông báo.

(2) Kết thục điều tra sơ bộ

Theo kết quả xem xét sơ bộ, JFTC sẽ: (1) quyết định M&A bị nghi nghờ không

có vấn đề gì theo AMA và đưa ra thông báo rằng cơ quan sẽ không đưa ra thông báo

trước theo điều khoản của Điều 9 của Nguyên tắc Thông báo, hoặc; (2) quyết định cần

xem xét chi tiết hơn và yêu cầu báo cáo v..v...

Khi doanh nghiệp thông báo yêu cần rút ngăn thời hạn chờ và phán quyết của

JFTC là (1) ở trên, JFTC sẽ nhanh chóng thông báo rằng cơ quan sẽ không đưa ra

thông báo trước theo điều khoản của Điều 9 của Nguyên tắc Thông báo và rút ngắn

thời hạn chờ cho đến hạn của thông báo đã nói.

Thêm vào đó, bất kỳ vụ việc nào khác mà có thông tin hữu ích cho các doanh

nghiệp khác xét xử trong giai đoạn xem xét sơ bộ sẽ được thông báo công khai bởi

JFTC. Những vụ việc như thế bao gồm những vụ mà JFTC coi là không có vấn đề theo

AMA với điều kiện là cần có biện pháp khắc phục bằng cách thông báo cho doanh

nghiệp trong giai đoạn xem xét sơ bộ.

3.3.2. Xem xét lần hai

(1) Yêu cầu báo cáo..v.v.

Khi JFTC yêu cầu doanh nghiệp thông báo trình lên báo cáo…, JFTC sẽ gửi đến

doanh nghiệp thông báo bản yêu cầu báo cáo… như được qui định tại Điều 8, đoạn (1)

của Nguyên tắc Thông báo, và khi JFTC nhận được tất cả báo cáo… từ doanh nghiệp

thông báo, cơ quan sẽ sẽ gửi đến bản tiếp nhận báo cáo… như được qui định tại đoạn

(2) của Điều trên. Khi yêu cầu báo cáo…, theo điều khoản của câu thứ hai của đoạn

(1) của cùng Điều trên, JFTC sẽ giải thích lý do yêu cầu báo cáo.. bằng văn bản yêu

cầu báo cáo…

Khi JFTC yêu cầu doanh nghiệp thông báo trình lên báo cáo…, JFTC sẽ công bố

cho công chúng.

(2) Nghe quan điểm của bên thứ ba

Bất kỳ bên nào có ý kiến về kế hoạch M&A mà JFTC đã công bố yêu cầu báo

cáo… theo như (1) ở trên, có thể gửi lên ý kiến dưới dạng văn bản đến JFTC trong

vòng 30 ngày từ ngày công bố đã nói.

Page 263: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

263

(3) Kết thúc xem xét lần hai

A. Thông báo… liên quan đến kết thúc xem xét lần hai

Theo kết quả xem xét lần hai, JFTC sẽ: (1) quyết định M&A bị nghi nghờ không

có vấn đề gì theo AMA và đưa ra thông báo rằng cơ quan sẽ không đưa ra thông báo

trước theo điều khoản của Điều 9 của Nguyên tắc Thông báo, hoặc; (2) thông báo

trước. Trong trường hợp (1), JFTC sẽ giải thích kết quả xem xét bao gồm cả lý do đưa

đến kết quả. Trong trường hợp (2), thủ tục sẽ dựa theo điều khoản của Chương VIII,

Mục II của AMA.

B. Công bố kết thúc xem xét lần hai

Khi JFTC xem xét, dựa vào kết quả xem xét lần hai, rằng M&A bị nghi nghờ

không có vấn đề gì theo AMA và đưa ra thông báo rằng cơ quan sẽ không đưa ra

thông báo trước theo điều khoản của Điều 9 của Nguyên tắc Thông báo, JFTC sẽ công

bố công khai kết quả xem xét đã nói.

3.4. Số liệu thực thi Luật cạnh tranh

3.4.1. Số lƣợng quyết định/vụ việc

3.4.1.1. Hành chính

Số lƣợng các biện pháp khắc phục hậu quả (2006 -2010)

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Số vụ việc 13 24 17 26 12

3.4.1.2. Hình sự

Số lƣợng các vụ việc cáo buộc hình sự nộp Viện kiếm sát

2006 2007 2008 2009 2010

2 1 1 0 0

3.4.1.3. Mua bán và Sáp nhập

Số lƣợng thông báo Sáp nhập

2006 2007 2008 2009 2010

74 76 69 48 11

Page 264: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

264

3.2.2. Tiền phạt

Thanh toán phụ phí

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Số lệnh 158 162 87 106 156

Tổng số (Triệu

Yên)

9263 11296 27036 36074 72087

4. Thẩm quyền hoạch định chính sách

4.1. Soạn thảo/Ban hành Luật

JFTC chịu trách sửa sửa đổi Luật chống độc quyền, Luật Hợp đồng phụ và các

Thông tư của Chính phủ.

JFTC cũng chịu trách nhiệm việc ban hành các quy tắc của JFTC bằng cách tham

khảo ý kiến công khai về thủ tục.

4.2. Ban hành Hƣớng dẫn

Nhằm tăng cường tính minh bạch, tính pháp ly’ trong việc thực thi Luật chống

độc quyền, JFTC đã biên soạn các Hướng dẫn các vấn đề liên quan đến AMA.

4.3. Một số công việc khác

JFTC ban hành các điều chỉnh về pháp luật, chính sách với các cơ quan quản ly’

khác (Bộ và những cơ quan khác).

Nếu cần thiết, JFTC có thể yêu cầu người đứng đầu cơ quan hành chính liên quan

gửi và giải thích các tài liệu cần thiết, mặt khác, JFTC cũng góp y’ cho các chính sách

của các cơ quan hành chính có liên quan khác. (Điều 58, đoạn (8), Đạo luật thành lập

của Văn phòng Nội Các).

5. Quy trình xử lý vụ việc

5.1. Thủ tục điều tra

5.2. Thủ tục ra quyết định

---Như đã đề cập ở đoạn 3.1., 3.2. và 3.3.

Page 265: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

265

5.3. Kháng cáo

Hiện tại, bất kỳ người nào người không hài lòng với biện pháp hành chính từ

JFTC có thể yêu cầu JFTC bắt đầu phiên điều trần về các biện pháp hành chính đó.

Phiên điều trần được tiến hành dưới sự JFTC. Tuy nhiên, hệ thống của phiên điều trần

có thể là thiếu công bằng vì chính JFTC sẽ xác định tính phù hợp của biện pháp mà cơ

quan đó tiến hành.

Để đối phó với những chỉ trích về sự công bằng trong các thủ tục được mô tả ở

trên, một dự luật sửa đổi của AMA đã được trình lên vào tháng 3 năm 2010. Nội dung

của dự luật là như sau:

A. Thủ tục điều trần của JFTC về kháng cáo sẽ được bãi bỏ và các điều khoản

pháp ly’ trong các trường hợp đầu tiên về khiếu nại đối với quyết định đưa ra tại phiên

điều trần của JFTC trách nhiệm của các cao Toà án Tokyo sẽ được bãi bỏ.

B. Để đảm bảo tính chuyên môn kỹ thuật trong tòa án và một số mục đích khác,

thẩm quyền trong kháng cáo chống lại lệnh tạm dừng thực hiện hành vi v..v sẽ do Tòa

án quận Tokyo đảm nhiệm, một danh sách gồm từ ba đến năm thẩm phán sẽ nghe thử

và đưa lại các quyết định tư pháp.

C. Đối với các thủ tục điều trần liên quan đến lệnh tạm dừng thực hiện hành vi

điều tra, v…v, các quy định sẽ được ban hành để giải thích về nội dung của lệnh nói

trên và sao chép các chứng cứ bảo đảm đúng thủ tục.

Page 266: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

Page 267: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

267

II. Ủy ban Thƣơng mại liên bang Hoa Kỳ và Cục Chống độc quyền của

Bộ Tƣ Pháp

1. Thông tin chung

1.1 Tên cơ quan

Ở Hoa Kỳ có hai cơ quan chính phụ trách thi hành Luật Cạnh tranh bao gồm

Ủy ban Thưong mại liên bang Hoa Kỳ (US FTC) và Cục Cạnh tranh thuộc Bộ Tư

Pháp (DOJ). Mỗi cơ quan chịu trách nhiệm thi hành một số mảng nhất định trong

Luật Cạnh tranh.

1.2 Tóm tắt lịch sử phát triển

1.2.1 US FTC

Cục Doanh nghiệp tập đoàn là tiền thân của Ủy ban Thương mại liên bang

Hoa Kỳ; việc chuyển đổi từ Cục này sang thành Ủy ban Thương mại liên bang Hoa

Kỳ được bắt nguồn từ Quyết định của Tòa án tối cao năm 1911 đối với vụ việc liên

quan đến xăng dầu. Sau khi vụ việc này kết thúc vào năm 1914, Quốc hội đã quyết

định thành lập một cơ quan hành chính có thể trực tiếp ngăn chặn những hành vi

cạnh tranh không lành mạnh, từ đó đưa ra định nghĩa chính xác về những hành vi bị

cấm và sử dụng quyền lực pháp lý để xử lý hành vi này cũng như áp dụng Luật

Clayton.

1.2.2 Cục Chống độc quyền của Bộ Tư pháp

Luật Chống độc quyền Sherman bắt đầu có hiệu lực tại thời điểm Bộ trưởng

Bộ Tư pháp thông qua năm 1890 cho đến thời điểm Văn phòng Thứ trưởng được

thành lập năm 1903 dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Roosevelt và Bộ trưởng

Philander Knox.

Thứ trưởng phụ trách giải quyết các vấn đề liên quan đến chống độc quyền từ

năm 1903 đến năm 1933. Trong khoảng thời gian này, ngày 15/10/1914, Luật

Clayton cũng đã có hiệu lực. Năm 1933, chính quyền Roosevelt và Bộ trưởng

Homer S.Cummings, Cục Chống độc quyền đã được thành lập để thực thi hiệu quả

Luật Cạnh tranh.

1.3 Chức năng của Cơ quan cạnh tranh

1.3.1. Ủy ban Thương mại liên bang Hoa Kỳ

+Ngăn chặn hành vi kinh doanh phản cạnh tranh hoặc gây bất lợi đối với

người tiêu dùng

+Tăng cường quyền lựa chọn của người tiêu dùng và nhận thức của công

chúng về cạnh tranh

Page 268: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

268

+Hoàn thành những nhiệm vụ trên nhưng không gây ra bất kỳ rào cản hay

gánh nặng pháp lý đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

1.3.2 Cục Chống độc quyền của Bộ Tư pháp

Cục Chống độc quyền có chức năng đẩy mạnh cạnh tranh kinh tế thông qua

việc thi hành và hướng dẫn thi hành Luật Chống độc quyền và các quy định liên

quan.

1.4. Nhân lực và ngân quỹ

1.4.1 Ủy ban Thương mại liên bang Hoa Kỳ

2005 2006 2007 2008 2009

Nhân viên 293 317 382 361 509

Ngân quỹ

($)

85,700,000 86,100,000 94,500,000 102,000,000 108,000,000

1.4.2 Cục Chống độc quyền của Bộ Tư pháp

2005 2006 2007 2008 2009

Nhân viên 770 768 789 782 792

Ngân quỹ

($)

138,800,000 144,000,000 147,800,000 147,800,000 157,800,000

1.5 Bổ nhiệm lãnh đạo

1.5.1 Ủy ban Thương mại liên bang Hoa Kỳ

Đứng đầu Ủy ban Thương mại liên bang Hoa Kỳ là một nhóm ủy viên gồm 05

người do Tổng thống đề cử và Thượng viện thông qua, mỗi thành viên có nhiệm kỳ

07 năm. Tổng thống sẽ chọn một trong số 05 Ủy viên làm Chủ tịch. Bên cạnh đó,

nhiều nhất 03 ủy viên được phép thuộc cùng một Đảng.

Ông Jon Leibowitz được bầu làm chủ tịch US FTC từ ngày 02/03/2009.

Hiện tại, các Ủy viên là Julie Brill, Edith Ramirez, và J. Thomas Rosch.

1.5.2. Cục Chống độc quyền của Bộ Tư pháp

Cục Chống độc quyền do Thứ trưởng Bộ Tư pháp giám sát, do Tổng thống đề

cử và Thượng viện thông qua.

Hiện nay, ông Joseph Wayland đảm nhiệm chức Quyền Thứ trưởng từ tháng

4/2012.

1.6 Tổ chức

1.6.1 Ủy ban Thương mại liên bang Hoa Kỳ

Page 269: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

269

Trụ sở của US FTC được đặt tại thủ đô Washington, hoạt động rộng rãi trên

07 bang của Mỹ. US FTC chịu trách nhiệm quản lý 3 cơ quan chính: Cơ quan bảo

vệ người tiêu dùng; Cơ quan cạnh tranh và Cơ quan kinh tế. Bên cạnh đó, các Văn

phòng Tư vấn chung, Văn phòng Điều tra chung; Văn phòng Hợp tác quốc tế; Văn

phòng Giám đốc điều hành và các Văn phòng đại diện ở 07 Bang khác.

Sơ đồ tổ chức của USFTC:

1.6.2 Cục Chống độc quyền của Bộ Tư pháp

Thứ trưởng được hỗ trợ bởi 5 trợ lý, có thể là cán bộ chuyên tu. Mỗi bộ phận

và văn phòng thông báo cho 1 Trợ lý nhất định. Giám đốc và phó giám đốc điều

Văn phòng Thư ký Donald S. Clark

Văn phòng Giám đốc

Eileen Harrington

Cục Kinh tế Joseph Farrel

Văn phòng tư vấn chung

Willard K. Tom

Văn phòng khu vực về Bảo vệ

người tiêu dùng David Vladeck

Cục cạnh tranh Richard Feinstein

Văn phòng đại diện các bang

Văn phòng Thẩm phán Luật hành chính

D. Michael Chappell

Văn phòng điều tra chung John Seeba

Văn phòng thư ký Donald S. Clark

Chủ tịch Jon Leibowitz - - - - - - - - - - -

Trưởng tham mưu Joni Lupovitz

Ủy viên Julie Brill

Ủy viên

Trống Ủy viên

J. Thomas Rosch

Ủy viên Edith Ramirez

Văn phòng Quan hệ quốc tế

Randolph W. Tritell

Văn phòng Hoạch định chính sách

Susan S. DeSanti

Văn phòng hành chính công

Cecelia Prewett

Văn phòng Quan hệ Quốc hội

Jeanne Bumpus

Page 270: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

270

hành, giám đốc Bộ phận thực thi luật hình sự và bộ phận thực thi kinh tế có thêm

quyền giám sát đối với chương trình của họ và là cán bộ chuyên tu.

Bộ phận này có nhiều chi nhánh ở nhiều nơi, như là Alanta, Chicago,

Cleveland, Dallas.

Sơ đồ tổ chức của Cục Chống độc quyền của Bộ Tư pháp như sau:

LEGAL POLICY

DAAG ECONO

MIC ANALYI

S

DAAG INTERNATIO

NAL ENFORCEM

ENT

DAAG CRIMINAL ENFORCE

MENT

DAAG REGULAT

ORY MATTERS

DAAG CIVIL

ENFORCEMENT

ASSISTANT ATTORNEY GENERAL

EXECUTIVE OFFICE

APPELLATE

SPECIAL COUNSEL

FOREIGN

COMMERCE

ECONOMIC

REGULATORY

ECONOMIC

LITIGATION

COMPETI

TION POLICY

NETWORKS

&TECHNOLOGY

TELECOMM &

MEDIA

TRANSPORTATIONENERG

Y & AGRICULTUR

E

LITIGATIO

N I

LITIGATION II

LITIGATIO

N III

OFFICE OF

OPERATIONS

ATLANTA

CHICAGO

CLEVELAND

NEW YORK

PHILADEL

PHIA

NATIONAL CRIMINAL ENFORCE

MENT

DALLAS

SAN FRANCIS

CO

Page 271: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

271

2. Thực thi Luật

2.1 Ủy ban Thương mại liên bang Hoa Kỳ

USFTC có trách nhiệm thực thi các quy định hành chính được quy định trong

khoảng 46 Bộ Luật, nhóm thành 03 chủ đề chính, bao gồm (a) Các đạo luật liên

quan đến lĩnh vực cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng; cụ thể Luật Ủy ban

Thương mại liên bang; (b) Các đạo luật chủ yếu liên quan đến đến cạnh tranh, ví dụ

như Luật Clayton; và các đạo luật chủ yếu liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng.

Trong mỗi bộ luật, FTC chỉ phụ trách một số mảng cụ thể, bao gồm:

Luật Ủy ban thương mại liên bang (FTC Act) trao cho US FTC những quyền

hạn sau đây:

(1) ngăn chặn hành vi cạnh tranh không lành mạnh, những hành vi ảnh hưởng

xấu đến hoạt động thương mại;

(2) giúp người tiêu dùng lấy lại được bồi thường về vật chất và tinh thần khi

quyền của họ bị xâm hại

(3) Thi hành các quy định thương mại, trong đó nêu rõ những hành vi cụ thể

được coi là không lành mạnh hoặc gian dối; thiết lập những yêu cầu cụ thể để ngăn

chặn những hành vi đó;

(4) tiến hành điều tra tổ chức, doanh nghiệp, hành vi của chủ thể có liên quan

tham gia vào hoạt động thương mại; và

(5) Xây dưng báo cáo và kiến nghị trình liên Quốc hội.

Trong luật Clayton, trách nhiệm của FTC được quy định tại phần 3,7 và 8 với

nội dung ngăn chặn và phá bỏ những thỏa thuận hợp đồng trái pháp luật, thương vụ

mua bán sáp nhập hoặc ban quản trị phối hợp. Đạo luật này được chỉnh sửa bởi Luật

Robinson-Patman , theo đó Ủy ban được trao quyền hạn ngăn chặn những hành vi

liên quan đến đặt giá phân biệt và khuyến mại sản phẩm.

2.2 Cục chống độc quyền của Bộ Tư pháp

Cơ quan này tập trung nhiều hơn vào chức năng điều tra hạn chế cạnh tranh,

được quy định chủ yếu tại 2 bộ luật : Luật Sherman và Luật Clayton.

Nội dung chính của 2 bộ luật này được kiểm soát và thực thi bời Cục chống

độc quyền, cụ thể như sau:

Luật Sherman nghiêm cấm các hợp đồng, thỏa thuận, âm mưu hạn chế vô lý

hoạt động giao thương giữa các tiểu bang hoặc quốc tế. Những hành vi này bao gồm

thỏa thuận giữa các đối thủ cạnh tranh nhằm ấn định giá, thông thầu, phân chia

khách hàng; những hành vi này có thể bị phạt nặng tương tự như tội phạm hình sự

Page 272: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

272

nguy hiểm. Luật Sherman còn nghiêm cấm các hành vi độc quyền hóa bất cứ khu

vực nào trong hệ thống thương mại liên bang. Độc quyền trái luật tồn tại khi một

công ty kiểm soát thị trường của một loại hàng hóa hoặc dịch vụ đồng; thời nắm giữ

sức mạnh thị trường không phải vi loại hàng hóa hoặc dịch vụ đó ưu việt hơn các

loại hàng hóa khác mà bởi vì hoạt động cạnh tranh bị kiềm chế bởi hành vi phản

cạnh tranh.

Luật Clayton là bộ luật dân sự (không quy định xử phạt hình sự) trong đó quy

định nghiêm cấm hoạt động sáp nhập hoặc mua bán có nguy cơ hạn chế cạnh tranh.

Theo như bộ luật này, chính phủ ngăn chặn những thương vụ sáp nhập có thể tạo

nên sự tăng giá hàng hóa làm ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng. Tất cả

những chủ thể có kế hoạch tiến hành sáp nhập hoặc mua bán với giá trị vượt quá

mức nhất định phải thông báo với Cục Chống độc quyền và US FTC. Bộ Luật này

cũng nghiêm cấm những hành vi ảnh hưởng tới cạnh tranh trong mọi trường hợp.

3. Quyền hạn thực thi Luật

3.1. Các vụ việc hành chính

3.1.1 US FTC

Trong quá trình xử lý hành chính, US FTC có quyền ra phát quyết sơ bộ một

hành vi cụ thể vi phạm luật

Xét xử: Theo phần 5(b) của Luật FTC, US FTC có thể xem xét hành vi cạnh

tranh không lành mạnh hoặc hành vi gian dối trong kinh doanh (hoặc hành vi liên

quan đến bảo vệ người tiêu dùng) thông qua bước xét xử hành chính. Khi đã có đầy

đủ lý do kết luận rằng có hành vi vi phạm luật cạnh tranh, Ủy ban có thể phát hành

lệnh buộc tội. Nếu bị đơn chấp nhận với cáo buộc, họ sẽ phải ký vào biên bản đồng

ý (không cần xác nhận pháp lý) liên quan đến việc chấp nhận đi đến quyết định cuối

cùng đồng thời tự nguyện từ bỏ các quyền liên quan đến rà soát pháp lý. Nếu như

US FTC chấp nhận biên bản đồng í này, quyết định liên quan sẽ được công bố lấy ý

kiến trong vòng 30 ngày ( hoặc trong khoảng thời gian US FTC quy định) trước khi

đưa ra kết luận cuối cùng.

Theo như quy định ở trên, khi US FTC đưa ra quyết định thông qua bước xét

xử hành chính về hành vi cạnh tranh không lành mạnh hoặc gian dối thương mại,

US FTC phối hợp với tòa án để tiến hành lệnh xử phạt dân sự hoặc bồi thường cho

người tiêu dùng do hành vi vi phạm luật

Như diễn giải ở phần trên, tuy Ủy ban US FTC đã xác định thông qua quá

trình xét xử và phán quyết rằng một hành vi là hành vi không lành mạnh hoặc lừa

đảo, US FTC vẫn cần có những hỗ trợ từ Tòa án để đưa ra những mức phạt dân sự

Page 273: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

273

hoặc khắc phục hậu quả gây ra đối với người tiêu dùng đối với hành vi vi phạm đó,

chiểu theo quy định tạm ngừng hành vi và Quy định các quy tắc thương mại. Mục

13(b) của Luật FTC, 15 U.S.C Mục 53(b), cho phép US FTC đưa ra phán quyết sơ

bộ và nhằm khắc phục lâu dài ―bất kỳ hành vi vi phạm nào theo quy định của Luật‖.

3.1.2. Cục chống độc quyền của Bộ Tư Pháp

Chiểu theo Mục 2 của Luật Sherman, Cục Chống độc quyền của Bộ TP chủ

yếu tiến hành điều tra dân sự liên quan đến việc sử dụng Lệnh điều tra dân sự

(CID), một loại công cụ điều tra tiền khởi tố.

Lệnh điều tra dân sự (CID) là một loại lệnh điều tra chung được ban hành bởi

Thứ trưởng Bộ TP chiểu theo Luật Độc quyền dân sự. Lệnh này sẽ được gửi tới đối

tượng được Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng quy kết là ―sở hữu, kìm hãm hoặc kiểm

soát‖ một loại hàng hóa có liên quan đến điều tra dân sự. Lệnh này cũng có thể

được ban hành cùng với những hành vi bị nghi ngờ là vi phạm.

CID có thể được tiến hành dưới các dạng văn bản, lấy lời khai hoặc thẩm vấn.

3.2. Vụ việc hình sự

Cục chống độc quyền của Bộ TP chịu trách nhiệm chính trong các vụ việc hạn

chế cạnh tranh cũng như khởi tố vụ án ra tòa nếu thấy có dấu hiệu hình sự. Với chức

năng này, cơ quan này sẽ xử lý các hành vi vi phạm luật cạnh tranh bằng cách đưa

vụ án đó ra tòa với mức hình phạt như phạt tiền hoặc bỏ tù. Trong một số vụ việc

khác, cơ quan này có thể kết tội một hành vi dân sự nhất định bằng cách sử dụng

lệnh của tòa án cấm thực hiện những hành vi đó trong tương lại cũng như khắc phục

những hậu quả của hành vi vi phạm trước đó.

Có rất nhiều vụ việc được xử lý với sự hỗ trợ và phối hợp của các cơ quan

cạnh tranh nước ngoài và các văn phòng tư pháp quốc gia.

Phần lớn các vụ khởi tố dân sự đều liên quan đến các vấn đề ấn định giá, thông

đồng đấu thầu, phân chia thị trường hoặc mặt hàng. Bất cứ hình thức thỏa thuận nào

nêu trên nếu xảy ra trong vòng ít nhất 05 năm trở lại đây đều bị khởi tố hình sự,

ngay cả khi hành vi đó không có bằng chứng liên quan đến thỏa thuận chính thức

trên giấy tờ. Các hành vi thông đồng nêu trên có thể được tìm thấy thông qua các

bằng chứng liên quan đến lời khai của người tham gia, hoặc bằng chứng gián tiếp ví

dụ như tình tiết đầu thầu bị nghi ngờ, báo cáo công tác hoặc báo cáo chi tiêu, hóa

đơn điện thoại, nhật ký kinh doanh…

Ấn định giá hoặc thông đồng đấu thầu là hành vi vi phạm luật Sherman. Theo

đó, bất cứ hành vi thông đồng nào cũng sẽ không được bào chữa hay thanh minh, ví

dụ như thỏa thuận về giá là hợp lý, thỏa thuận đó nhằm ngăn chặn hoặc loại trừ khả

Page 274: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

274

năng giảm giá hoặc phá hoại cạnh tranh; hoặc hành vi thông đồng chỉ đơn thuần

nhằm đảm bảo mỗi bên có thị phần bằng nhau trên thị trường.

3.3. Sáp nhập và Mua lại

Cả US FTC và Cục chống độc quyền (BTP) có chức năng tiếp nhận và rà soát

các vụ việc sáp nhập. Liên quan đến quá trình thông báo tiền sáp nhập, Luật Hart-

Scott-Rodino đã thiết lập chương trình thông báo tiền sáp nhập liên bang nhằm cung

cấp cho US FTC và Cục chống độc quyền những thông tin liên quan đến những kế

hoạch mua bán và sáp nhập lớn. Các công ty khi tiến hành các giao dịcc mua bán

cần phải nộp thông báo tiền sáp nhập cho US FTC và Cục chống độc quyền. Thông

báo phải bao gồm bản khai HSR (còn gọi là Bản thông báo và báo cáo về mua bán

và sáp nhập) đã hoàn thiện cùng với thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh

của mỗi bên. US FTC có trách nhiệm quản lý chương trình báo cáo tiền sáp nhập;

đội ngũ nhân viên thuộc chương trình này luôn có mặt sẵn sàng để trả lời các câu

hỏi liên quan đến cách thức và thời gian nộp hồ sơ báo cáo.

Thông tin chung đối với những đối tượng tham gia hành vi mua bán sáp nhập:

(1) Cá nhân tham gia vào hành vi thương mại trong phạm vi nước Mỹ, có ảnh

hưởng đến nền kinh tế Mỹ; (2) Lượng cổ phiếu hoặc tài sản được coi là kết quả của

quá trình mua bán vượt 50 triệu đo la và (3) Nếu giá trị giao dịch đạt 200 triệu đô la

(có thể điều chỉnh) hoặc ít hơn, một thành viên có doanh thu hoặc tài sản 100 triệu

đô la (có thể điều chỉnh) hoặc nhiều hơn, những thành viên khác có doanht thu

hoặc tài sản 10 triệu đô la (có thể điều chỉnh) hoặc nhiều hơn.

Cá nhân nộp hồ sơ cần phải đợi 30 ngày ( 15 ngày trong trường hợp có lệnh

mời mua cổ phiếu hoặc thông báo phá sản chiểu theo Phần 363(b) của Luật Phá sản

Mỹ ) tính từ ngày các bên nộp bộ hồ sơ hoàn chỉnh. Yêu cầu tiếp theo (thứ hai) có

thể được đưa ra trong trường hợp thời gian chờ đợi được kéo dài thêm 30 ngày tính

từ ngày các bên chấp nhận làm theo yêu cầu tiếp theo đó (10 ngày trong trường hợp

có lệnh mời mua cổ phiếu hoặc phá sản).

Kết thúc giai đoạn 30 ngày, cơ quan có thẩm quyền kết luận không có vấn đề -

giai đoạn xem xét kết thúc

Kết thúc giai đoạn 30 ngày, cơ quan có thẩm quyền vẫn đặt câu hỏi đối với

một số vấn đề - phát hành ―yêu cầu cung cấp thêm thông tin‖, thông thường được

gọi là ―yêu cầu thứ 2‖

Kết thúc giai đoạn yêu cầu thứ hai, nếu cơ quan có thẩm quyền kết luận không

còn vướng mắc, quá trình xétd duyệt kết thúc.

Trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền kiến nghị đây là giao dịch tiềm ẩn

ảnh hưởng đến thương mại, Cục chống độc quyền sẽ đưa vụ việc ra tòa; và US FTC

tiến hành các bước hành chính.

Page 275: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

275

3.4 Thông số liên quan đến thi hành Luật Cạnh tranh

3.4.1 US FTC

2005 2006 2007 2008 2009

Số lƣợng vụ việc xử

lý không liên quan

đến hoạt động sáp

nhập

4 6 11 4 7

Số lƣợng vụ việc xử

lý liên quan đến sáp

nhập

14 16 22 21 19

3.4.2. Cục chống độc quyền (Bộ Tư pháp)

Kết quả điều tra dân

sự

2005 2006 2007 2008 2009

Điều tra không liên

quan đến sáp nhập:

Hồ sơ nộp lên Tòa án

địa phƣơng

8 2 2 4 2

Điều tra sáp nhập: Hồ

sơ nộp lên Tòa án địa

phương

3 10 4 15 7

Vụ việc hình sự 2005 2006 2007 2008 2009

Tổng số vụ việc xử lý 32 34 40 54 72

Cá nhân 47 37 47 59 65

Doanh nghiệp 27 24 10 25 22

Vụ việc xử phạt 2005 2006 2007 2008 2009

Cá nhân: Tổng tiền

phạt ($000)

4,483 3,650 15,109 1,485 605

Số lƣợng cá nhân

bị phạt

22 17 25 23 27

Doanh nghiệp: Tổng

tiền phạt doanh

nghiệp ($000)

595,966 469,805 615,671 695,042 973,740

Số lƣợng doanh

nghiệp bị phạt

18 18 12 12 16

Tổng lượng phạt

($000)

600,449 473,455 630,780 696,527 974,345

Page 276: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

276

4. Thẩm quyền hoạch định chính sách

4.1. US FTC

Theo phần 18 của Luật FTC, US FTC được trao quyền phác thảo ―những quy

định chỉ ra hành vi cụ thể mang tính không lành mạnh hoặc ảnh hưởng xấu đến hoạt

động thương mại‖ chiểu theo phần 5(a)(1) của cùng Bộ Luật đó. Trước khi tiến

hành viết Luật, US FTC cần phải có đủ lý lẽ để biện chứng rằng hành vi bị điều

chỉnh thường xuyên xuất hiện trong môi trường kinh doanh. Quy định của US FTC

được công bố trong Đề mục thứ 16 của Bộ Luật liên bang.

4.2 Cục chống độc quyền của Bộ Tƣ pháp

Nhằm đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền Luật, Cục chống độc quyền tổ chức

rất nhiều chương trình hướng tới mục tiêu phát triển thị trường, bảo đảm môi trường

kinh tế tự do lành mạnh. Các hoạt động bao gồm hoạt động hợp tác sâu rộng với các

cơ quan liên bang cũng như tổ chức cạnh tranh quốc tế; phối hợp với Tòa án tối cao

và các tòan án địa phương khác.

5. Quy trình xử lý vụ việc

5.1. Quy trình điều tra – Nhƣ đã đề cập ở phần 3.1; 3.2 và 3.3

5.2 Kháng án

5.2.1 USFTC

US FTC có thẩm quyền độc lập để khởi kiện trong một số trường hợp cụ thể,

thay cho vai trò của luật sư . Trừ một số trường hợp khác quy định theo pháp luật,

trong đó Bộ trưởng Bộ Tư pháp có trách nhiệm thi hành và giải quyết các vụ kiện ,

trong đó Hoa Kỳ, hoặc một trong các cơ quan trực thuộc, đóng vai trò một bên của

vụ kiện. Một số quy định cụ thể liên quan đến tính đại diện trước Tòa án tối cao

theo Mục 16 (3), 15 U.S.C.Sec 56(3), định nghĩa một số trường hợp cụ thể mà Ủy

ban được phép kháng kiện lên Tòa án tối cao theo quy định của Luật dân sự, theo đó

Ủy ban FTC có tư cách là đại diện nguyên đơn tại Điều 15 U.S.C. 56 (1) hoặc (2).

5.2.2 Cục chống độc quyền, Bộ Tư pháp

Theo như quy định, Cục chống độc quyền có quyền hạn đưa ra lệnh khởi kiện

lên Tòa án địa phương. Nếu như các bên liên quan không đồng tình với quyết định

của tòa, họ có thể khởi kiện lên cấp cao hơn – tòa án tối cao.

Page 277: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

277

III.Ủy ban Thƣơng mại lành mạnh Đài Loan

1. Thông tin chung

1.1. Tên cơ quan

Ủy ban thương mại lành mạnh Đài Loan

1.2. Tóm tắt lịch sử phát triển

1.1.1. Năm thành lập --- 1992

Tóm tắt lịch sử phát triển

4/2/1991 Luật thương mại lành mạnh được ban hành

27/1/1992 Thành lập TFTC

4/2/1992 Luật thương mại lành mạnh chính thức có hiệu lực

3/2/1999 Luật thương mại lành mạnh được sửa đổi

30/21999 Các quy định về thực thi sửa đổi được thông báo

26/4/2000 Điều 9 của Luật thương mại lành mạnh được sửa đổi

6/2/2002 Luật thương mại lành mạnh được sửa đổi

19/6/2002 Các quy định về thực thi được sửa đổi

9/6/2010 Điều 21 của Luật thương mại lành mạnh được sửa đổi

1.3. Nguồn nhân lực

1.3.1. Nhân lực

2008 2009 2010

216 214 222

Chuyên ngành: 31% Luật; 22% Kinh tế, 47%: Khác (bao gồm ngành thống kê

số liệu, kế toán, quản trị kinh doanh và các ngành khác).

1.3.2. Ngân sách hoạt động

Không có thông tin

1.4. Bổ nhiệm ngƣời đứng đầu

1.4.1. Tên của ngƣời đứng đầu (nhiệm kỳ trƣớc)

Tên Chức vụ trước đây

Chủ tịch Tiến sĩ WU, Shiow-

Ming

Phó Chủ tịch TFTC

Ủy viên, Ủy Ban pháp chế, Hội

đồng dân tộc bản xứ

Chuyên gia tư vấn, Trung tâm

Page 278: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

278

nghiên cứu thông tin và chính sách

cạnh tranh

Giáo sư Đại học Quốc gia Chiao

Tung và Đại học Quốc gia Chengchi

Phó Chủ tịch Bà. SHIH, Hui-Fen Chủ tịch Ủy Ban pháp chế

Tổng Thư ký Ủy Ban đào tạo và bảo

vệ dân sự

Chủ tịch Ủy Ban pháp chế, Bộ giáo

dục

Ủy viên Ông. LIN, Yi-Yu Tổng Thư ký, TFTC

Tiến sĩ SUN, Lih-

Chyun

Ủy viên, Ban tư vấn về viễn thông,

Tổng Cục viễn thông

Ủy viên, Ủy Ban rà soát các ngành

phục vụ công cộng của Đài Bắc

Ủy viên, Ủy Ban quốc gia về phát

triển bền vững

Tiến sĩ LIN, Yi-Nan Giáo sư, Hiệu trưởng Đại học

Tamkang

Ủy viên, Ủy Ban Bầu Cử Đài Bắc

Giám sát doanh nghiệp, Tập đoàn

dịch vụ tài sản tài chính Đài Loan

Bà. CHIANG, Li-

Ming

Trưởng Ban Kế hoạch, TFTC

Phó Ban nghiên cứu kinh tế, Ủy Ban

kế hoạch và phát triển kinh tế

Tiến sĩ TSAI, Diana

Hwei-An

Giám đốc Học viện Kinh tế, Đại học

Quốc gia Yat-sen

Giáo sư liên kết của một số trường

đại học tại Canada và Hoa Kỳ

Ủy viên, Ủy Ban phát triển kinh tế

và Ủy Ban kế hoạch đô thị thành

phố Kaoshiung

Tiến sĩ LEE,

Lawrence Li-Chung

Trưởng Khoa kinh tế tài chính Đại

học Asia

Nghiên cứu sinh tại Trường Đại học

New York, Hoa Kỳ

Giám đốc của một số công ty và tập

đoàn như Bảo hiểm Mega, công ty

tài chính Mega,…

Page 279: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

279

1.4.2. Thủ tục bổ nhiệm những ngƣời đứng đầu

TFTC có 9 Ủy viên thường trực làm việc theo nhiệm kỳ 3 năm và có thể được

bổ nhiệm thêm một nhiệm kỳ nữa. Trong số các Ủy viên sẽ có một người là Chủ

tịch Ủy Ban và được coi là cán bộ được bổ nhiệm đặc biệt sẽ điều hành các hoạt

động của TFTC đồng thời có quyền bổ nhiệm Phó Chủ tịch TFTC để hỗ trợ Chủ

tịch trong việc điều phối TFTC.

Tất cả các Ủy viên do Thủ thướng đề cử và được Tổng thống bổ nhiệm.

1.5. Cơ sở để đảm bảo tính độc lập của cơ quan cạnh tranh

Điều 28 của FTA chỉ ra rằng: ―TFTC sẽ thực thi các nhiệm vụ một cách độc

lập phù hợp với quy định của pháp luật và có thể tiến hành xử lý các vụ việc liên

quan đến thương mại lành mạnh với tư cách là Ủy Ban độc lập‖

TFTC là một trong số ít các Ủy ban của nội các được điều hành bởi một hệ

thống độc lập. Do Luật thương mại lành mạnh là luật thương mại phức tạp, với mục

tiêu đảm bảo xem xét ý kiết của tất cả các bộ ngành và khi xử lý vụ việc tuân thủ

pháp luật của các ngành đó, Quyết định của TFTC dựa trên tỷ lệ bỏ phiếu của các

Ủy viên.

Các Ủy viên sẽ không đại diện cho Đảng nào và sẽ hoạt động độc lập theo quy

định của pháp luật, không chịu bất cứ áp lực nào từ các đảng chính trị.

Số lượng Ủy viên trong cùng một đảng chính trị sẽ không được quá bán so với

tổng số Ủy viên.

Chỉ có những cán bộ có trình độ và giàu kinh nghiệm trong các lĩnh vực như

luật, kinh tế, tài chính, thuế, kế toán hoặc quản lý thì sẽ được bổ nhiệm làm Ủy viên

của TFTC.

1.6. Tổ chức

Dưới Ủy Ban là Ban thư ký.

TFTC thường được tổ chức thành Cuộc họp của các Ủy viên và các phòng ban

chuyên môn, hành chính: Ban 1, 2, 3, Ban Kế hoạch, Ban pháp chế, Ban Thư ký,

Phòng nhân sự, Phòng kế toán, Phòng thống kê số liệu và Phòng civil service ethics

Page 280: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

280

Cơ cấu tổ chức

1.7. Chức năng

1.7.1. Thực thi luật (chủ yếu quy định trong FTA)

Theo Điều 26 của FTA, ―TFTC có thể điều tra và xử lý các vụ việc theo khiếu

nại của doanh nghiệp hoặc ex officio (mặc nhiên) bất kỳ vi phạm nào theo quy định

của luật tác động xấu đến lợi ích chung.

1.7.2. Thực thi chính sách cạnh tranh

Nhiệm vụ của TFTC, quy định tại Điều 25 – FTA như sau:

(1) hoạch định chính sách, luật và các quy định về thương mại lành mạnh;

(2) rà soát các vần đề thương mại lành mạnh xung đột với luật này

(3) điều tra hoạt động của các doanh nghiệp cũng như kiểm soát các hoạt động

kinh tế;

(4) điều tra và đưa ra quyết định đối với bất kỳ vụ việc nào vi phạm luật

thương mại lành mạnh; và

(5) bất kỳ vấn đề nào liên quan đến thương mại lành mạnh.

2. Thực thi luật

2.1. Thực thi luật --- FTA

Các quy định về việc giám sát hoạt động bán hàng đa cấp

Ban I Ban II Ban III

Ban Pháp chế Ban Kế hoạch

Trung tâm thông tin và chính sách

cạnh tranh

Trung tâm dịch vụ khu vực phía Nam

Phòng

thống kê

Phòng civil

service Phòng kế

toán

Phòng thư

Phòng

nhân sự

Tổng Thư ký

Chủ tịch

Phó Chủ tịch

Các Ủy viên

Họp Ủy viên

Page 281: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

281

2.2. Lĩnh vực điều chỉnh của FTA

2.2.1 Khuôn khổ pháp lý: phản cạnh tranh

Độc quyền

Sáp nhập

Cartel

Thỏa thuận

theo chiều dọc

Được cho phép trừ khi lạm dụng sức

mạnh thị trường

Mặc nhiên vi phạm pháp luật về mặt

nguyên tắc trừ khi được cơ quan cạnh

tranh xem xét và phê duyệt từ trước

Thông báo trước khi đến ngưỡng

Duy trì giá bán lại, tẩy chay hàng hóa, đầu

cơ, phân biệt đối xử, etc.

Luật thương mại lành mạnh

Phản cạnh tranh Cạnh tranh không lành mạnh

Độc quyền

Sáp nhập Thỏa thuận theo

chiều dọc

Cartel

Gièm pha doanh

nghiệp

Bán hàng đa

cấp

Quảng cáo Bán hàng giả

Hành vi lừa đảo hoặc cạnh tranh không lành

mạnh

Page 282: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

282

2.2.1 Khuôn khổ pháp lý: cạnh tranh không lành mạnh

3. Quyền hạn thực thi pháp luật

3.1. Hành chính

3.1.1. Quyền khởi xƣớng điều tra vụ việc

TFTC tiến hành điều tra sơ bộ bằng cách thu thập thông tin qua công chúng và

thông qua tìm hiểu của chính Ủy ban.

Điều 26: TFTC có thể tiến hành điều tra và xử lý các vụ khiếu nại hoặc ex

officio bất kỳ những vi phạm nào của Luật tác động xấu đến lợi ích công cộng.

Ban I: chịu trách nhiệm điều tra và thực thi luật liên quan đến độc quyền, sáp

nhập và khiếu kiện tập thể trong lĩnh vực dịch vụ và nông nghiệp.

Ban II: chịu trách nhiệm điều tra và thực thi liên quan đến độc quyền, sáp nhập

và khiếu kiện tập thể trong ngành sản xuất.

Ban III: chịu trách nhiệm điều tra và thực thi liên quan đến hành vi thương mại

không lành mạnh.

Quyền điều tra vụ việc

Khi tiến hành các cuộc điều tra trong khuôn khổ FTA, TFTC có thể tiến hành

các thủ tục với các quy trình như sau:

1. thông báo cho các bên và bên thứ 3 có liên quan đến để tìm hiểu thông tin

2. thông báo cho các cơ quan, các tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân có liên

quan để nộp sách, tài liệu và bất kỳ tài liệu nào hoặc tang vật cần thiết

3. cử cán bộ tiến hành khám sát cơ quan, địa điểm kinh doanh hoặc những địa

điểm khác có liên quan đến các doanh nghiệp hoặc tổ chức có liên quan

Cạnh tranh không lành

mạnh

Bán hàng giả

Quảng cáo

Bán hàng đa cấp

Gièm pha doanh nghiệp

Hành vi lừa đảo và cạnh tranh không

lành mạnh

Luật thương hiệu

Page 283: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

283

Bất kỳ điều tra viên nào thực hiện nhiệm vụ quy định tại FTA đều xuất trình

những tài liệu chứng minh nhiệm vụ của họ bởi vì người bị hỏi có thể từ chối không

hợp tác khi điều tra viên không xuất trình được những tài liệu nói trên.

Trong quá trình điều tra theo Điều 27, một cá nhân hoặc một bên có liên quan,

để đáp ứng đòi hỏi của việc tuyên bố hay bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của

mình, có thể đọc, ghi âm, sao chép hoặc chụp ảnh những tài liệu hoặc hồ sơ liên

quan ngoại trừ những trường hợp sau:

1. Dự thảo quyết định hành chính hoặc tài liệu làm việc nào đó được chuẩn bị

cho một vụ việc

2. Những tài liệu liên quan đến quốc phòng, quân sự, ngoại giao và những bí

mật chính thức khác được bảo mật theo quy định của pháp luật

3. Những tài liệu liên quan đến bí mật cá nhân, bí mật chuyên môn, hoặc bí

mật kinh doanh cần đảm bảo bí mật theo quy định của pháp luật

4. Trường hợp xâm phạm quyền và lợi ích của bên thứ ba

5. Trường hợp cản trở nghiêm trọng việc thi hành công vụ nhằm duy trì trật tự

xã hội, an ninh công cộng hoặc lợi ích chung

Các vấn đề thủ tục liên quan thẩm định hồ sơ, thời gian nhận hồ sơ, phạm vi

tài liệu; cách thức tiến hành cũng sẽ được TFTC đề cập đến.

3.1.2. Quyền hạn ra quyết định cuối cùng

Khi hoàn thành việc điều tra vụ việc, các ban có liên quan soạn thảo và nộp đề

xuất tại Cuộc họp của các Commissioner để đưa ra quyết định về vụ việc.

3.2. Hình sự

Điều 26 của Luật xử phạt hành chính quy định rằng ―nếu một hành vi đơn lẻ

nào đó đồng thời cấu thành tội hình sự hoặc vi phạm quy định của luật hành chính

sẽ bị xử phạt theo quy định của luật hình sự‖. Chính vì thế, vụ việc có thể bị các

công tố viên điều tra khi cá nhân/công ty bị hại trong vụ việc này có đơn kiện gửi

đến tòa án.

Công tố viên sẽ quyết định đưa vụ việc ra tòa dựa trên bằng chứng và số liệu

thực tế và vụ việc này nằm ngoài thẩm quyền của TFTC. TFTC chỉ có thể tiến hành

điều tra nếu vụ việc được pháp luật quy định là không phải khởi tố hoặc đưa ra

quyết định cuối cùng không thể rút lại của tòa án kết án rằng không có tội, miễn

trách nhiệm tố tụng, không phải đưa ra xem xét hoặc xét xử.

3.3. Mua bán sáp nhập

3.3.1. Thông báo trƣớc khi tiến hành sáp nhập

Theo Điều 11 của FTA, doanh nghiệp cần phải tiến hành thông báo cho TFTC

trước khi tiến hành sáp nhập.

Page 284: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

284

Bất kỳ vụ sáp nhập nào trong các trường hợp dưới đây sẽ phải được thông báo

trước cho TFTC:

sau khi sáp nhập, doanh nghiệp sẽ chiếm 1/3 thị phần trên thị trường liên quan

một trong các doanh nghiệp tham gia sáp nhập chiếm ¼ thị phần hoặc doanh số bán

hàng của năm tài chính trước đó của doanh nghiệp tham gia sáp nhập vượt quá

ngưỡng mà TFTC đã công bố.

Ngưỡng về doanh số được dẫn chiếu tại tiểu đoạn 3 của đoạn trước đó có thể

được TFTC thông báo riêng rẽ đối với doanh nghiệp tài chính và doanh nghiệp phi

tài chính.

Các doanh nghiệp sẽ không tiến hành sáp nhập trong vòng 30 ngày kể từ ngày

TFTC chấp nhận các tài liệu đã hoàn chỉnh, nếu TFTC có thể rút ngắn hoặc gia hạn

thời gian đó nếu cần thiết hoặc thông báo cho doanh nghiệp về những thay đổi trên

bằng văn bản dưới dạng viết.

Khi TFTC gia hạn thời gian cho phù hợp với quy định tại đoạn trên, việc gia

hạn trên có thể không vượt quá 30 ngày, trong trường hợp gia hạn, quyết định mà

TFTC phải phù hợp với các khoản tại điều 12 của FTA.

Khi TFTC không thể thông báo về việc gia hạn thời gian được dẫn chiếu tại

điều khoản của đoạn 3 hoặc đưa ra các quyết định dẫn chiếu đến đoạn trước đó khi

thời gian đã hết, các doanh nghiệp có thể tiếp tục sáp nhập nếu vụ sáp nhập đó

không rơi vào một trong các trường hợp sau đây:

Khi doanh nghiệp chấp nhận thời gian gia hạn đó. Khi hồ sơ của doanh nghiệp

có điểm nào đó sai hoặc nhầm lẫn.

Miễn trừ

Các điều khoản của đoạn 1 của Điều khoản trước sẽ không được áp dụng cho

bất kỳ trường hợp nào sau đây:

Khi doanh nghiệp tham gia vụ sáp nhập chiếm ít hơn 50% số cổ phiếu có

quyền biểu quyết hoặc vốn góp của một cơ quan khác trong vụ sáp nhập đó và sáp

nhập với doanh nghiệp khác như thế.

Khi các doanh nghiệp có 50% hoặc hơn thế cổ phiếu có quyền biểu quyết hoặc

vốn góp do công ty tương tự nắm giữ tiến hành sáp nhập.

Khi một doanh nghiệp chuyển giao phần chính của hoạt động kinh doanh hoặc

tài sản của mình hoặc tất cả hoặc một phần hoạt động kinh doanh mà có thể hoạt

Page 285: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

285

động riêng lẻ cho một công ty khác mới được thành lập bởi duy nhất một công ty

trước đó.

Khi một doanh nghiệp, theo điều khoản tại Điều 167, đoạn 1 của Luật doanh

nghiệp hoặc Điều 28-2 của Luật chứng khoán mua lại cổ phiếu của cổ đông để mà

cổ phần của cổ đông đích thực rơi vào các trường hợp quy định tại Điều 6, đoạn 1,

tiểu đoạn 2.

3.3.2. Thủ tục pháp lý

Khi có bất kỳ doanh nghiệp nào không nộp hồ sơ thông báo sáp nhập đòi hỏi

phải được phê duyệt, hoặc tiến hành sáp nhập mặc dù TFTC chưa phê duyệt, TFTC

có thể cấm vụ sáp nhập đó, quy định khoảng thời gian mà doanh nghiệp đó phải

tách ra, chuyển đổi tất cả hoặc một phần cổ phần, hoặc chuyển giao một phần các

hoạt động kinh doanh hoặc luân chuyển một số cán bộ nhất định hoặc có thể bố trí

sắp xếp lại nếu cần thiết.

Đối với các doanh nghiệp vi phạm những bố trí mà TFTC đã quyết định như

đoạn trên, TFTC có thể yêu cầu giải thể doanh nghiệp hoặc đình chỉ hoặc chấm dứt

hoạt động của doanh nghiệp đó.

3.4. Số liệu về tình hình thực thi luật cạnh tranh

3.4.1. Số lƣợng quyết định/vụ việc

3.4.1.1. Hành chính

Số lƣợng các biện pháp xử lý

Diễn biến vụ việc Đơn vị: vụ

việc

Năm Các vụ việc đang tiến hành Vụ việc đã

hoàn thành

Vụ việc treo

vào cuối năm Tiến hành từ

năm trước

Nhận trong

năm nay

2006

2007

2008

420

422

329

1,440

1,340

1,507

1,438

1,433

1,583

422

329

253

3.4.1.2. Hình sự

Theo số liệu của Bộ tư pháp, trong năm 2008, tòa hình sự cấp quận đã xử lý

18 vụ sơ thẩm liên quan đến FTA, 50 bị can có liên đới.

Page 286: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

286

Phán quyết của tòa hình sự cấp quận về các vụ sơ thẩm liên quan đến FTA

Đơn vị: bị can và vụ việc

Năm/ Hành vi phạm pháp Vụ

việc

đã xử

Bị can

Tổng số Vi phạm Không vi

phạm

Miễn

phạt

2006

2007

2008

Kinh doanh

Gièm pha doanh nghiệp

Bán hàng đa cấp bất

chính

11

9

18

--

--

--

50

29

50

10

38

2

26

23

32

-

31

1

7

1

2

-

2

-

1

2

1

-

1

-

Năm/Hành vi phạm pháp Bị can

Không

được

chấp

nhận

Xét xử có

sai phạm

Bị truy

Rút lại đơn Khác

2006

2007

2008

Kinh doanh

Gièm pha doanh nghiệp

Bán hàng đa cấp bất

chính

Khác

8

3

8

7

-

1

-

-

3

-

3

-

-

-

1

-

1

-

8

-

3

3

-

-

-

-

-

-

-

-

Nguồn: Vụ thống kê, Bộ tư pháp

Trong năm 2008, tòa án tối cao đã kết thúc 10 vụ xử phúc thẩm liên quan đến

FTA, 31 bị can trong đó 28 bị can bị phạt tiền vì vi phạm các điều khoản quy định

về bán hàng đa cấp bất chính, 2 bị can vi phạm điều khoản về gièm pha doanh

nghiệp. Theo phán quyết của tòa án, 30 bị can bị xử có tội (26 bị bỏ tù, 3 bị phạt

hình sự và 1 bị quản thúc và 1 bị can rút lui.

Page 287: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

287

Phán quyết của tòa hình sự cấp quận về các vụ phúc thẩm liên quan đến FTA

Đơn vị: bị can và vụ việc

Năm/hành vi phạm pháp Vụ

việc

đã xử

Bị can

Tổng số Vi phạm Không vi

phạm

Rút lui

2006 6 16 8 3 5

2007 4 19 17 2 -

2008 10 31 30 - 1

Gièm pha doanh nghiệp - 2 2 - -

Bán hàng đa cấp bất

chính

- 28 27 - 1

Khác - 1 1 - -

Nguồn: Vụ thống kê, Bộ tư pháp

3.4.1.3. Mua bán sáp nhập

Số lượng thông báo sáp nhập

Thông báo sáp nhập Đơn vị: vụ việc

Năm Vụ việc đang giải quyết Kết quả xử lý vụ việc

Triển khai từ

năm trước

Tiếp nhận

trong năm nay

Tổng số Sáp nhập không

bị cấm

2006

2007

2008

3

5

7

79

69

71

77

67

65

34

37

36

Sáp nhập không bị cấm là đề xuất sáp nhập không bị cấm tại cuộc họp

Commissioners của TFTC

Sáp nhập bị cấm là đề xuất sáp nhập bị cấm tại cuộc họp Commissioners.

Page 288: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

288

Chấm dứt rà soát được thực hiện khi các bên thông báo không thể cung cấp

đủ tài liệu theo yêu cầu của TFTC hoặc kết quả xử lý các vụ việc không được xếp

vào danh sách bị cấm.

3.2.2. Số tiền phạt

Không có thông tin

4. Thẩm quyền hoạch đính chính sách

4.1. Soạn thảo/xây dựng văn bản pháp luật

Không có ví dụ

4.2. Xây dựng các hƣớng dẫn

Để nâng cao tính minh bạch và đảm bảo pháp lý trong quá trình thực thi FTA,

TFTC đã xây dựng các hướng dẫn về các vấn đề liên quan đến FTA và các quy định

giám sát quản lý hoạt động bán hàng đa cấp…

5. Quy trình xử lý vụ việc

5.1. Thủ tục điều tra

Mô tả ở trang cuối

Khiếu nại là vụ việc một cơ quan khác hoặc các cơ quan chính phủ chuyển

cho TFTC dưới dạng viết (bao gồm email và fax) hoặc dạng nói (do TFTC ghi âm)

thông báo về khả năng vi phạm quy định của FTA.

TFTC tự tiến hành điều tra nghĩa là việc TFTC tự tiến hành điều tra những

hành vi có khả năng vi phạm FTA trong phạm vi thẩm quyền và nhiệm vụ của mình

theo đúng trình tự thủ tục đã được thiết lập.

5.2. Thủ tục ra quyết định

--- Tương tự như 3.1., 3.2. và 3.3.

5.3. Kháng kiện

TFTC có thẩm quyền phạt hành chính đối với các doanh nghiệp vi phạm FTA.

Để bảo đảm quyền lợi của các doanh nghiệp bị phạt cho phù hợp với Luật kháng

kiện có hiệu lực vào tháng 7 năm 2000, các doanh nghiệp có liên quan có thể kháng

cáo ra Hành chính viện (Executive Yuan).

Năm Vụ việc đƣợc tiếp nhận Vụ việc đƣợc xử lý

Tiến hành từ

năm trƣớc

Tiếp nhận

trong năm

nay

Tổng Bị bác

bỏ

Quyết định

ban đầu bị

hủy bỏ

2006

2007

2008

42

63

50

174

154

143

153

166

148

141

148

116

3

2

14

Page 289: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

289

Năm Vụ việc đã đƣợc xử lý Vụ việc

đang bị

treo Không

đƣợc

chấp

nhận

Rút

lại

Một phần bị

bác bỏi, một

phần là quyết

định ban đầu

bị hủy bỏ

Một phần

bị bác bỏ,

một phần

không

đƣợc chấp

nhận

Quyết

định ban

đầu bị

hủy bỏ

một phần

2006

2007

2008

9

16

11

-

-

-

-

-

2

-

1

-

-

-

5

63

50

45

Page 290: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

Page 291: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

291

IV. Ủy ban Cạnh tranh và Ngƣời tiêu dùng Úc

1. Thông tin chung

1.1 Tên cơ quan:

Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Úc (ACCC)

1.2 Lịch sử phát triển

1.2.1. Năm thành lập --- 1995

1.2.2. Tóm tắt lịch sử

Năm 1906 Luật Chống độc quyền đầu tiên ra đời

Năm 1974 Ủy ban Thương mại được thành lập

Năm 1983 Cục Giám sát giá được thành lập

Tháng 11/1995 Ủy ban Thương mại hợp nhất với Cục giám sát giá hành Ủy ban

Cạnh tranh và Người tiêu dùng Úc

Tháng 01 năm 2011 Luật Hành vi thương mại được đổi tên thành Luật Cạnh tranh

và Người tiêu dùng Úc

1.3 Nguồn lực:

1.3.1 Nhân sự

2005 2006 2008 2009 2010

533 588 638 797 813

1.3.2 Ngân sách*

2006 2007 2008 2009 2010

89,794,000 108,017,000 118,798,000 132,555,000 142,892,000

* Ngân sách từ Chính phủ

Page 292: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

292

1.4 Bổ nhiệm lãnh đạo

1.4.1 Ban Lãnh đạo

Tên Thông tin liên quan (Chức vụ trƣớc đây)

Chủ tịch Rod Sims Chủ tịch Tòa án điều tiết giá độc lập của New

South Wales, Ủy Viên Hội đồng Cạnh tranh

quốc gia…

Phó Chủ

tịch

Michael Schaper

Ủy viên phụ trách vấn đề vốn cho khu vực

doanh nghiệp nhỏ

Thành

viên

Sarah Court Luật sư cao cấp, Giám đốc Trung tâm tư vấn

Luật chính phủ

Joe Dimasi Trưởng Bộ phần điều hành của ACCC

Jill Walker Thành viên của Tòa án cạnh tranh Úc

Edward Willett Giám đốc điều hành Hội đồng Cạnh tranh quốc

gia

1.4.2 Quy trình bổ nhiệm lãnh đạo cấp cao

Ban lãnh đạo của ACCC bao gồm 7 thành viên, trong đó có 01 chủ tịch và 02 phó

chủ tịch. Thành viên Ban lãnh đạo do Người đứng đầu cơ quan Nhà nước bổ nhiệm có

nhiệm kỳ 05 năm. Quyết định bổ nhiệm được tiến hành khi dựa trên đa số phiếu bầu ủng

hộ của các cơ quan lập pháp lãnh thổ và bang ở nước đó.

1.5 Cơ sở pháp lý đảm bảo tính độc lập của Cơ quan cạnh tranh

ACCC là cơ quan thuộc chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Luật Thương mại và

các luật liên quan khác, nhưng là cơ quan hoạt động độc lập với Chính phủ.

ACCC được phép áp dụng Luật Thương mại một cách tự chủ để bảo đảm sự nhất

quán trong quá trình thực thi.

Page 293: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

293

Bên cạnh thực thi Luật, ACCC cung cấp thông tin cũng như đào tạo cho doanh

nghiệp và người tiêu dùng về những bộ Luật cơ quan này đang áp dụng.

1.6 Cơ cấu tổ chức

Đơn vị cấp dưới Ủy ban là Ban thư ký, đứng đầu là Trưởng Ban thư ký (CEO)

Ban thư ký có 03 bộ phận: (i) Bộ phận thực thi Luật; (ii) Bộ phận hợp tác và (iii) Bộ

phận điều hành chung

Trong Bộ phận thực thi có Nhóm tổ chức thực thi, Nhóm phổ biến Luật và Nhóm

Sản phẩm an toàn.

1.7 Chức năng

ACCC có những chức năng sau:

1. Đẩy mạnh khuyến khích quá trình cạnh tranh nhưng vẫn tuân thủ luật

2. Đảm bảo kinh doanh lành mạnh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và an toàn sản

phẩm

3. Quản lý lĩnh vực cơ sở hạ tầng ưuốc gia cũng như các lĩnh vực được cho là cạnh

tranh bị hạn chế

2. Thực thi Luật

2.1 Văn bản Luật: Luật cạnh tranh và Bảo vệ ngƣời tiêu dùng (tiền thân là

Luật Thƣơng mại) và các luật khác

2.2. Lĩnh vực thực thi

Thỏa thuận hạn chế

cạnh tranh (Cartel)

(Bao gồm Quy định

miễn trừ)

Ấn định giá, hạn chế đầu ra, thông đồng đấu thầu, phân chia

khách hàng, nguồn cung và thị trường; tẩy chay vv (Điều 45

vv)

Lạm dụng vị trí thống

lĩnh

Lạm dụng sức mạnh thị trường (Điều 46)

Thỏa thuận độc quyền (Điều 47)

Duy trì giá bán lại tối thiểu (Điều 48)

Mua bán và sáp nhập Hoạt động mua bán và sáp nhập nếu gây ảnh hưởng xấu đến

quá trình cạnh tranh sẽ bị cấm (Điều 50, phần 50A)

Page 294: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

294

3. Quyền hạn thực thi luật

3.1 Hành chính (dân sự)

3.1.1 Quyền tiến hành điều tra vụ việc

ACCC thu thập thông tin liên quan đến hành vi vi phạm Luật Cạnh tranh và bảo vệ

người tiêu dùng thông qua khiếu nại của người tiêu dùng, báo chí, nội bộ ACCC và các

cơ quan khác.

Trung tâm tiếp nhận thông tin sẽ trả lời tất cả những khiếu nại cũng như thắc mắc

liên quan đến cạnh tranh và người tiêu dùng.

Quy định về trường hợp miễn trừ

ACCC có thể cho cá nhân hoặc doanh nghiệp hưởng chính sách khoan hồng nếu cá

nhân và doanh nghiệp là thành viên của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh tự giác khai báo về

hoạt động thỏa thuận sớm nhất và tại thời điểm ACCC chưa có thông tin đầy đủ về vụ

việc để tiến hành mở điều tra.

Chính sách khoan hồng của ACCC đối với hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

được áp dụng từ năm 2005, thay thế cho chính sách miễn trừ trước đó.

3.1.2. Quyền tiến hành điều tra

ACCC có thể yêu cầu đối tượng liên quan:

(1) Cung cấp đúng thời hạn cho cơ quan điều tra bằng văn bản thông tin cần thiết

theo đúng mẫu mà cơ quan điều tra yêu cầu;

(2) Chỉ định đại diện của công ty đến làm việc với ACCC dựa trên yêu cầu cụ thể

của ACCC

(3) Có mặt tại địa điểm được quy định rõ trong thông báo cung cấp thông tin, bằng

chứng theo hình thức phỏng vấn hoặc nộp văn bản tùy theo yêu cầu của ACCC

3.1.3. Quyền ra quyết định

Quyết định của ACCC được đưa ra thông qua các buổi họp chính thức giữa các Ủy

viên. Chỉ có Ủy ban mới có quyền tiến hành quyết định của tòa án về việc thông qua hoặc

cho phép các hành vi phản cạnh tranh xét đến lợi ích công chúng.

Để thực thi các điều khoản liên quan đến phản cạnh tranh trong Luật Cạnh tranh,

ACCC có thể tiến hành:

Page 295: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

295

- Tuyên bố hành vi cụ thể nào vi phạm Luật Cạnh tranh

- Phán quyết của Tòa án để ngăn chặn những hành vi bị cấm hoặc yêu cầu thực hiện

một số

- Xác định thiệt hại

- Bằng chứng

- Phạt lao động công ích

- Phạt án treo

- Phạt chính thức

- Xin lỗi công khai

- Thông báo công khai về hành vi vi phạm liên quan đến phản cạnh tranh

- Phạt tiền có thể lên đến 10 triệu đô la, gấp ba lần so với lợi nhuận do hành vi vi

phạm mang lại; hoặc chiếm khoảng 10% doanh thu hàng năm của doanh nghiệp vi phạm

trong trường hợp là phạt công ty; và khoảng 500.000 đô la trong trường hợp phạt cá nhân.

( Cho phép và thông báo)

ACCC có thể miễn giảm các quyết định của tòa án theo Bộ luật thương mại đối với

một số hành vi phản cạnh tranh nhất định nếu như hành vi này phục vụ cho lợi ích cộng

đồng. Quá trình xét xử này được xem như một phần quan trọng và đặc biệt về chức năng

của ACCC.

Các doanh nghiệp được hưởng miễn giảm thông qua hai công đoạn công khai và

minh bạch bao gồm ―cho phép‖ và ―thông báo‖

Quá trình cho phép sẽ bảo vệ doanh nghiệp trước những quyết định của tòa án liên

quan đến hành vi vi phạm luật cạnh tranh (ngoại trừ vi phạm liên quan đến lạm dụng sức

mạnh thị trường hoặc sáp nhập theo s.50). ACCC có quyền cho phép doanh nghiệp tham

gia vào hoạt động phản cạnh tranh nếu xét thấy lợi ích công chúng từ hoạt động này lớn

hơn những thiệt hại cho cộng đồng hoặc có thể mang lại những lợi ích xứng đáng được

cho phép thực hiện

Page 296: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

296

Quá trình thông báo bảo vệ doanh nghiệp trước quyết định của toàn án về hành vi vi

phạm có thể xảy ra liên quan những điều khoản về mua bán độc quyền của Luật nêu trên

và liên quan đến những thỏa thuận mua bán tập thể của các doanh nghiệp nhỏ.

3.2. Hình sự

Liên quan đến vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, các quy định liên quan đến vi

phạm hình sự được giới thiệu tháng 7 năm 2009.

Được bảo đảm bởi tòa án, cán bộ điều tra của ACCC có thể đến các doanh nghiệp

tìm kiếm hồ sơ và bằng chứng vv

ACCC sau đó sẽ chuyển giao những vi phạm hình sự liên quan đến thỏa thuận hạn

chế cạnh tranh cho Giám đốc bộ phận khởi tố dân sự của Khối thịnh vượng chung đối với

những trường hợp khởi tố hình sự nhất định.

3.3 Sáp nhập và Mua lại

3.3.1 Thông báo trƣớc khi sáp nhập

ACCC không yêu cầu thông báo trước khi tiến hành sáp nhập. Tuy nhiên, thay vào

đó các bên có thể thảo luận không chính thức với ACCC để tham khảo ý kiến và cho phép

chính thức, sau đó nhận được sự thông qua của Tòa án Cạnh tranh

3.3.2 Hiệu lực của việc ra quyết định

Liên quan đến quyết định cho phép chính thức của ACCC, Luật Thương mại Úc quy

định rằng ACCC sẽ phải đưa ra quyết định liên quan đến cho phép tiến hành sáp nhập

trong vòng 40 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ chính thức. Nếu quyết định không

được đưa ra trong khoảng thời gian đó có nghĩa rằng hồ sơ đã bị từ chối.

Thời gian đối với quá trình ra quyết định của ACCC có thể được gia hạn nếu như

bên nộp hồ sơ chấp thuận để ACCC sử dụng thêm một khoản thời gian nhất định để đánh

giá và đưa ra quyết định đối với bộ hồ sơ đó.

3.4 Số liệu liên quan đến quá trình thực thi Luật Cạnh tranh

3.4.1 Số lƣợng quyết định/ vụ việc

3.4.1.1 Hành chính (dân sự)

2008 2009 2010

15 9 8

Page 297: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

297

3.4.1.2 Hình sự

Không có

3.4.1.3 Sáp nhập và Mua bán

2009 2010

Phản đối công khai 1 8

Tòa án giải quyết 3 4

Không phản đối 5 5

3.2.2 Lƣợng phạt (đơn vị: AUD)

2009 2010

41,549,000 22,510,000

4. Thẩm quyền hoạch định chính sách

(1) Bên cạnh những công việc nêu trên của ACCC, ACCC còn thực hiện một số

chức năng sau:

(a) cung cấp cho các chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại và các chủ thể có

nhu cầu khác thông tin liên quan đến hoạt động, chức năng, thẩm quyền của ACCC, theo

như Bộ luật nêu trên;

(b) Kiểm tra chặt chẽ và báo cáo lại cho Bộ trưởng phụ trách về các bộ luật đang

thực thi ở Úc liên quan đến lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng phù hợp với quyền hạn và

chức năng của ACCC do Chính phủ quy định;

(c) Tiến hành nghiên cứu các vấn đề ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng phù

hợp với quyền hạn và chức năng của ACCC do Chính phủ quy định;

(d) Tiến hành nghiên cứu các vụ việc do Hội Đồng giao cho có liên quan đến chức

năng của ACCC

(e) Cung cấp thông tin chung cho công chúng về các vấn đề ảnh hưởng đến lợi ích

của người tiêu dùng;

Page 298: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

298

(f) Cung cấp hướng dẫn cho người tiêu dùng về quyền và nghĩa vụ của những người

được bổ nhiệm công việc bảo vệ người tiêu dùng

(2) Khi một vấn đề nêu trong đoạn (1)(b) do Bộ trưởng phụ trách chuyển đến ACCC

để kiểm định và báo cáo:

(a) ACCC sẽ đăng Công báo và các tờ báo liên quan các thông tin phù hợp như sau:

(-) chỉ rõ thông tin được đưa ra và xác định rõ vấn đề liên quan đến thông tin đó; và

(-) mời các bên có lên quan cho biết ý kiến về vấn đề đó và chỉ rõ thời gian cũng

như cách thức thu thập những ý kiến đó;

(b) ACCC chỉ nên xin ý kiến của các nhân liên quan về một vấn đề cụ thể khi có lý

do chính đáng, từ đó mới xây dựng báo cáo gửi đến Bộ trưởng vụ trách;

(c ) ACCC có thể cho vào báo cáo nêu trên kiến nghị về sửa đổi Luật liên quan đến

vấn đề được đăng tin ở trên ; xác định rõ những kiến nghị góp phần sửa đổi Luật hiện tại

hay xây dựng Luật mới.

(3) Bộ trưởng phụ trách sau khi nhận được báo cáo liên quan đến vấn đề ở phần

(1)(b) từ phía Ủy ban sẽ tiến hành gửi một bản copy đến Nghị viện để được thông qua và

phát huy hiệu lực trong thời gian sớm nhất.

5. Quy trình xử lý vụ việc

5.1 Quy trình điều tra

5.2 Quy trình ra quyết định

- Được đề cập ở điều 3.1 và 3.3 ở trên

5.3 Kháng án

ACCC và bị cáo sẽ tiến hành kháng cáo Quyết định của Tòa án liên quan đến các vụ

việc cạnh tranh đến Tòa án cao hơn và Tòa án tối cao trong một khoảng thời gian nhất

định được quy định trong Luật.

V. Cục Cạnh tranh Canada

1. Thông tin chung

1.1. Tên gọi:

Cục cạnh tranh Canada

Page 299: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

299

1.2. Tóm tắt lịch sử hình thành

1889 Luật ngăn chặn và phòng ngừa các hình thức liên kết trong hạn chế thương

mại được ban hành

1892 Luật ngăn chặn và phòng ngừa các hình thức liên kết trong hạn chế thương

mại kết hợp Bộ luật Hình sự được ban hành.

1910 Luật phối hợp điều tra được ban hành.

1923 Luật phối hợp điều tra mới được ban hành.

1952 Sửa đổi Luật điều tra phối hợp.

1986 Luật cạnh tranh được ban hành. Luật Tòa án cạnh tranh được ban hành.

1.3.Nguồn lực

1.3.1. Số lƣợng nhân viên

2004 2005 2006 2007 2008

440 440 453 447 435

1.3.2. Ngân sách

(CAD)

2007 2008

40,300,000 47,100,000

1.4. Bổ nhiệm ngƣời đứng đầu cơ quan

1.4.1. Danh sách lãnh đạo

Cục trưởng Cục cạnh tranh hiện tại là bà Melanie Aitken. Bà giữ chức Cục

trưởng tạm thời từ tháng 12 năm 2008 và chính thức được bổ nhiệm tháng 5 năm 2009.

Cục trưởng chịu trách nhiệm quản lý và thực thi Luật Cạnh tranh và ba Đạo luật ghi

nhãn gồm Luật đóng gói và nhãn mác tiêu dùng, Luật nhãn mác kim loại quý và Luật

nhãn hiệu hàng dệt may.

Melanie L. Aitken — Cục trưởng Cục cạnh tranh;

Paul Collins — Phó cục trưởng phụ trách các vấn đề Sáp nhập;

Page 300: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

300

John Pecman — Phó cục trưởng phụ trách các vấn đề hình sự;

Lisa Campell — Phó cục trưởng phụ trách các vấn đề thương mại lành mạnh

Douglas Clark — Quyền Phó cục trưởng phụ trách các vấn đề Dân sự;

Lise Davey — Phó cục trưởng cạnh tranh phụ trách chấp hành và thực thi;

Alan Gunderson — Quyền Trưởng phòng các vấn đề Kinh tế;

Pierre Leduc — Phó cục trưởng các vấn đề công vụ;

Mollie Johnson - Phó cục trưởng cạnh tranh các vấn đề lập pháp và vụ viêc quốc tế

Vicky Eatrides — Phó cục trưởng cạnh tranh Văn Phòng Ủy Viên

1.4.2. Thủ tục bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan

Bộ trưởng Công nghiệp bổ nhiệm Cục trưởng Cục cạnh tranh

1.5. Căn cứ bảo đảm tính độc lập của Cơ quan cạnh tranh

Theo Luật Cạnh tranh, Cục trưởng có thể ra quyết định điều tra các vấn đề dân sự và

sáp nhập trước khi Tòa án cạnh tranh xét xử, đưa ra các kiến nghị tới Bộ trưởng Tư pháp

Canada về các vấn đề hình sự, đồng thời cũng là tham gia tranh tụng trước tòa liên bang

và bang như là một luật sư về cạnh tranh.

1.6. Cơ cấu tổ chức

Cục cạnh tranh Canada có bảy văn phòng đại diện tại Halifax, Montreal, Toronto,

Hamiltion, Winnipeg, Calgary và Vancouver.

Cơ quan có tám phòng chuyên môn:

Phòng các vấn đề dân sự xem xét hành vi phản cạnh tranh như: lạm dụng vị trí

thống lĩnh; nhà sản xuất khống chế người tiêu dùng như: từ chối cung cấp hàng hóa, độc

quyền kinh doanh và bán hàng kèm điều kiện khắt khe.

Phòng chấp hành và thực thi giám sát việc tuân thủ hoạt động của Cục, chương

trình đào tạo và dịch vụ khách hàng. Phòng cũng quản lý Trung tâm thông tin và kế hoạch

của Cục, quản lý nguồn lực, điều hành, thông tin hoạt động.

Phòng các vấn đề hình sự điều hành và thực thi các quy định hình sự theo Luật

cạnh tranh, bao gồm các hành vi làm giảm cạnh tranh (như ấn định giá) và thông đồng

đấu thầu, phân biệt giá, định giá hủy diệt và duy trì giá. Phòng hình sự tiến hành các hoạt

động thực thi thông qua các văn phòng khu vực tại Ottawa và một số thành phố khác.

Page 301: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

301

Phòng chính sách và thực thi kinh tế cung cấp tư vấn, chuyên môn kinh tế cũng

như hỗ trợ thực thi cho trưởng bộ phận kinh tế của Cục và các phòng khác của Cục.

Phòng quan hệ đối ngoại và công vụ gồm Ban truyền thông và các vấn đề quốc tế,

nâng cao lợi ích của Cục trong hợp tác quốc tế, đàm phán và phát triển chính sách. Đảm

bảo người tiêu dùng Canada, các doanh nghiệp và cộng đồng quốc tế đều nhận thức được

sự đóng góp quan trọng của Văn phòng tới cạnh tranh trên thị trường và sự phát triển của

nền kinh tế Canada.

Phòng Thƣơng mại lành mạnh điều hành và thực thi các quy định về hành vi chỉ

dẫn nhầm lẫn và tiếp thị gian dối theo Luật cạnh tranh. Ngoài ra, Phòng còn giải quyết các

vụ việc liên quan đến tiếp thị lừa đảo qua điện thoại, kế hoạch tiếp thị bán hàng đa cấp và

mô hình bán hàng kim tự tháp, chỉ dẫn sai lệch hoặc gây nhầm lẫn, khiếu nại về mức giá

thông thường bị sai hoặc nhầm lẫn, các chương trình khuyến mại mà trong đó không thực

hiện đầy đủ các quy định đã đặt ra. Phòng cũng điều hành và thực thực Luật đóng gói và

dán nhãn sản phẩm, Luật nhãn mác kim loại quý và Luật nhãn hiệu hàng dệt may, gọi

chung là các đạo luật về tiêu chuẩn. Phòng thực hiện các điều tra thông qua trụ sở tại

Ottawa và các văn phòng đại diện của Cục.

Phòng các vấn đề luật pháp và quốc hội chịu trách nhiệm xem xét, sửa đổi Luật

cạnh tranh hiện hành, quản lý, phối hợp trong quá trình làm luật của Quốc hội, hỗ trợ các

vấn đề về chính sách và tuyên truyền.

Phòng sáp nhập xem xét các giao dịch sáp nhập để đánh giá liệu các sáp nhập tiềm

năng có thể ngăn chặn hay làm giảm cạnh tranh trên thị trường hay không.

2. Thực thi Luật

Cục cạnh tranh chịu trách nhiệm quản lý và thực thi Luật cạnh tranh, Luật đóng gói

và dán nhãn (sản phẩm không phải là thực phẩm), Luật nhãn hiệu hàng dệt may và Luật

nhãn mác kim loại quý.

2.1.Luật cạnh tranh

Luật cạnh tranh là đạo luật liên bang giám sát hầu hết các hoạt động kinh doanh tại

Canada. Luật bao gồm các quy định hình sự và dân sự nhằm ngăn chặn hành vi phản cạnh

tranh trên thị trường.

Luật nhằm duy trì và khuyến khích cạnh tranh tại Canada để:

Page 302: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

302

Thúc đẩy hiệu quả và khả năng thích ứng của nền kinh tế Canada

mở rộng các cơ hội tham gia vào thị trường thế giới đồng thời ghi nhận vai trò của

cạnh tranh nước ngoài tại Canada.

đảm bảo các doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội tham gia bình đẳng vào nền kinh tế

Canada

cung cấp cho người tiêu dùng các mức giá cạnh tranh và sự lựa chọn sản phẩm.

Các quy định của Luật cạnh tranh:

Quy định về các hành vi phản cạnh tranh của các nhà cung cấp dịch vụ nội địa đã có

hiệu lực ngày 23 tháng 8 năm 2000.

Quy định về việc thông báo giao dịch căn cứ trên phần VIII của Luật cạnh tranh.

Các tham vấn từ trước về Luật cạnh tranh

Ngày 12 tháng 3 năm 2010, hai quy định sửa đổi của Luật Cạnh tranh có hiệu lực.

Những thay đổi này cho phép áp dụng các biện pháp hình sự hiệu quả hơn chống lại các

thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nghiêm trọng, trong khi vẫn cho phép các doanh nghiệp

hoạt động tự do và linh hoạt để kiếm lợi từ các liên kết hợp pháp với đối thủ cạnh tranh.

Theo quy định của pháp luật cạnh tranh, các loại hành vi phản cạnh tranh bị cấm và bị cơ

quan cạnh tranh điều tra như sau:

Ấn định giá

Thông đồng đấu thầu

Chỉ dẫn sai lệch hoặc gây nhầm lẫn

Gian dối thông báo giải thưởng

Lạm dụng vị trí thống lĩnh

Độc quyền kinh doanh, bán hàng kèm điều kiện khắt khe, hạn chế thị trường

Từ chối giao dịch

Sáp nhập

Kế hoạch tiếp thị đa cấp và chương trình bán hành kim tự tháp

Quảng cáo gian dối qua điện thoại

Hành vi tiếp thị gian dối

Page 303: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

303

2.2. Luật đóng gói và dán nhãn hàng hóa

Luật gồm các quy định hình sự liên quan đến việc đóng gói, dán nhãn, buôn bán,

quảng cáo sản phẩm, sản phẩm quan trọng đóng gói sẵn và một số sản phẩm khác. Luật

yêu cầu các sản phẩm tiêu dùng đóng gói sẵn phải cung cấp chính xác và đầy đủ thông tin

để giúp người tiêu dùng lựa chọn đúng sản phẩm. Luật cấm các hành vi chỉ dẫn sai hay

sai lệch và bắt buộc nhà sản xuất đưa ra các thông số kỹ thuật của sản phẩm như: tên sản

phẩm, số lượng và địa chỉ các đại lý phân phối.

2.3. Luật nhãn mác hàng dệt may

Luật gồm các quy định hình sự liên quan đến việc đóng gói, dán nhãn, buôn bán,

quảng cáo sản phẩm tiêu dùng dệt may. Luật yêu cầu các sản phẩm dệt may phải có đầy

đủ và chính xác thông tin để giúp người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm. Luật cấm các hành

vi chỉ dẫn sai hay sai lệch và bắt buộc nhà sản xuất đưa ra các thông số kỹ thuật của sản

phẩm, địa chỉ bưu điện và mã số CA.

2.4. Luật nhãn mác kinh loại quý

Luật gồm các quy định liên quan đến việc dán nhãn các sản phẩm là các kim loại

quý. Luật yêu cầu phải mô tả thống nhất, chi tiết chất lượng các sản phẩm làm từ vàng,

bạc, bạch kim và palladium để giúp người tiêu dùng lựa chọn đúng sản phẩm. Luật cấm

các hành vi chỉ dẫn sai hay nhầm lẫn các sản phẩm làm từ kim loại quý. Luật cũng yêu

cầu các đại lý chọn nhãn hiệu sản phẩm phải tương tự chất lượng kim loại đã dùng trước

đây theo Luật và các Quy định.

3. Quyền hạn thực thi luật

3.1. Các vụ việc hành chính

- Ngăn chặn các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh và các hành vi phản cạnh

trành: Khi thích hợp, Cục khuyến khích các doanh nghiệp tự nguyện thực hiện quy định

của pháp luật. Bao gồm các hành động cần thiết để khôi phục tình hình. Một giải pháp

chính thức hơn liên quan đến việc ký một thỏa thuận với Toà án Cạnh tranh, theo đó tất cả

các bên đồng ý thực hiện giải pháp khôi phục cạnh tranh trên thị trường. Khi tuân thủ tự

nguyện không thể đạt được, Cục có thể nộp đơn cho Toà án Cạnh tranh cho một trật tự để

khắc phục tình hình.

- Loại bỏ các hành vi chỉ dẫn sai hoặc gây nhầm lẫn thực, các hành vi hành

tiếp thị lừa đảo: Theo quy chế dân sự của Luật Cạnh tranh, Cục có thể tiến hành các hoạt

Page 304: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

304

động điều tra, xem xét, đánh giá trước khi chuyển vụ việc lên Toà án Cạnh tranh, Tòa án

Liên bang hoặc tòa án cấp tỉnh hoặc vùng lãnh thổ. Để xác định hành vi vi phạm các quy

định này, Cục phải chứng minh với xác xuất như nhau từng yếu tố cấu thành hành vi. Cục

thường làm việc với các doanh nghiệp để loại bỏ hành vi phản cạnh tranh thông qua thủ

tục rút gọn. Theo Luật cạnh tranh, Cục trưởng Cục cạnh tranh sẽ chấm dứt một cuộc điều

tra nếu có đủ bằng chứng để chuyển vụ việc lên Tóa án cạnh tranh chuyển vụ việc tới

Viện trưởng Viện Kiểm sát hoặc đó là vụ việc giải quyết bằng thủ tục rút gọn.

3.2. Các vụ việc hình sự:

Cục cạnh tranh quản lý và thực thi các quy định hình sự theo Luật Cạnh tranh, chủ

yếu liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh và thông đồng đấu thầu. Văn phòng này có

một số công cụ bao gồm các chương trình phòng vệ (Immunity Program) để thi hành các

quy định này. Các vấn đề nghiêm trọng nhất được gọi là Giám đốc Công truy tố cùng với

một đề nghị để truy tố. Người phạm tội bị phạt tiền, bị án tù hoặc cả hai. Để giải quyết các

vụ án hình sự, Cục cũng làm việc với các công ty để loại bỏ hành vi phản cạnh tranh

thông qua giải pháp thay thế.

3.3. Mua bán và sáp nhập

Cục xem xét các giao dịch sáp nhập theo Mục 92 của Luật Cạnh tranh và đánh giá

xem liệu một đề xuất sáp nhập có thể làm giảm đáng kể hoặc ngăn chặn đối thủ cạnh

tranh hay không. Khi Cục thấy rằng một đề nghị sáp nhập có khả năng ảnh hưởng đáng kể

và tiêu cực đến cạnh tranh trên thị trường, các Ủy viên có thể yêu cầu các bên tham gia tái

cơ cấu sáp nhập hoặc đề nghị các biện pháp khắc phục khác để giải quyết những vấn đề

cạnh tranh cụ thể. Khi mối quan tâm về cạnh tranh không thể được giải quyết bằng

thương lượng, các Ủy viên có thể chuyển hồ sơ lên Toà án Cạnh tranh.

Đối với việc sáp nhập có liên quan đến nhiều hơn một hệ thông Luật, việc hợp tác

quốc tế là rất quan trọng. Khi cần thiết, Cục chia sẻ với các cơ quan cạnh tranh quốc tế

quan điểm và thông tin về những vụ việc sáp nhập cũng như lợi ích từ việc trao đổi này.

Mặt khác, Cục cũng trao đổi các ý kiến về những phương pháp và cách thức thực thi

chính sách tốt nhất hiện nay khi xem xét sáp nhập với các cơ quan cạnh tranh khác đồng

thời phối hợp vê mặt thời gian trong quá trình đánh giá và xem xét lại việc gia hạn. Khi

cần thiết, tìm các biện pháp phù hợp (hoặc ít nhất không mâu thuẫn nhau) để khắc phục

Page 305: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

305

sáp nhập. Cục thường xuyên tiếp xúc với các đối tác của mình tại Uỷ ban Thương mại

Liên bang Hoa Kỳ, Bộ Tư pháp và Ủy ban châu Âu.

3.4. Những số liệu về thực thi Luật cạnh tranh

Từ năm 2006 tới 2010, Cơ quan cạnh tranh đã tiếp nhận trung bình khoảng 1,200

khiếu nại, yêu cầu thông tin liên quan đến các vấn đề dân sự và đã tiến hành điều tra mỗi

năm khoảng 30 vụ việc.

Đối với các vấn đề hình sự, số lượng khiếu nại chỉ bằng 1/3 các vụ việc dân sự,

(khoảng 400 khiếu nại và yêu cầu), cơ quan đã tiến hành kiểm tra mỗi năm khoảng 26 vụ

việc.

Đối với hành vi cạnh tranh lành mạnh, hàng năm trung bình khoảng 16,000 khiếu

nại và yêu cầu thông tin, 20 ý kiến bằng văn bản và tiến hành kiểm tra 52 vụ việc.

Đối với hành vi Mua bán & Sáp nhập, số liệu như sau:

Thông báo

Sáp nhập

Cấp chứng nhận

hợp pháp hóa

M&A

Một số thẩm

định khác

Tổng số

2009-2010

(tính đến

tháng 5/2010)

10 190 16 216

2009-2008 12 195 32 239

2008-2007 15 294 28 337

2007-2006 18 250 32 300

3.5. Tổng số tiền phạt

Cục có trách nhiệm hành chính thu tiền phạt theo quyết định của Tòa án. Trong thời

gian 2010-2006, hơn 10 triệu USD tiền phạt được thu từ Cục hàng năm. Cụ thể, trong

từng vụ việc, số tiền phạt như sau:

Các vụ việc dân sự: khoảng $7,945,000 hàng năm

Các vụ việc về thương mại lành mạnh: khoảng $2,000,000 mỗi năm

Page 306: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

306

Đối với các vụ việc sáp nhập, doanh thu từ việc Thông báo sáp nhập và cấp chứng

nhận hợp pháp (ARC) yêu cầu qua các năm là: 10.1 triệu USD năm 2009-2010, 10.2 triệu

USD năm 2008 – 2009 và 15.3 triệu USD năm 2007 – 2008.

Liên quan đến các vụ việc hình sự, Luật cạnh tranh đã được sửa đổi đáng kể vào

tháng 3 năm 2009, các sửa đổi này có hiệu lực từ ngày 12 tháng 3 năm 2010. Mức phạt tối

đa cho các hành vi thỏa thuận tăng gấp đôi so với trước, mức phạt lên tới 25 triệu USD

(….), phạt tù tới 14 năm. Người vi phạm có thể bị phạt cả 2 hình thức trên.

4. Thẩm quyền hoạch định chính sách

Cục cạnh tranh có chức năng ban hành các Hướng dẫn và các quy định ngành:

Cục ban hành Dự thảo Hướng dẫn thực thi chống định giá hủy diệt để tham vấn

tháng 10 năm 2007,

Cục đã hoàn thành nghiên cứu quy định chuyên môn ngày 11 tháng 12 năm 2007,

nghiên cứu cho thấy các điều khoản giới hạn quảng cáo, áp đặt giá cho các dịch vụ và hạn

chế cung cấp các dịch vụ chất lượng có thể bị sử dụng quá mức so với mục tiêu bảo vệ lợi

ích công cộng.

Cục kiếm soát quá trình thực hiện quy định về dịch vụ nha khoa. Khi nghiên cứu

chuyên môn được công bố, Cục đã hỗ trợ quản lý dịch vụ nha khoa thông qua áp dụng các

nguyên tắc của báo cáo đó.

Cục tham gia vào quá trình tham vấn công khai liên quan đến trình tự, đề xuất sửa

đổi để tăng cường thẩm quyền tài phán giữa Ủy ban phát thanh-truyền hình -viễn thông

Canada (CRTC) và Cục tại các thị trường điện thoại địa phương.

Cục là đại diện công khai trên văn bản đối với Quản lý quang phổ và Chi nhánh

Viễn thông Canada trong khuôn khổ triển khai dịch vụ băng tần quang phổ không dây.

Cục cũng tham gia vào khuôn khổ tố tụng pháp lý của CRTC đối với việc bán buôn

và các dịch vụ cần thiết khác.

5. Quy trình xử lý vụ việc

5.1. Thủ tục điều tra

Tùy vào sự tự nguyện hợp tác giữa các bên liên quan, Cục sẽ có những biện pháp

khác nhau để giải quyết những vụ việc nhất định.

Page 307: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

307

Biện pháp xử lý rút gọn cho phép Cục giải quyết một số vấn đề nhanh chóng và

dễ dàng mà không cần một cuộc điều tra hoặc trình tự tố tụng đầy đủ. Biện pháp này bao

gồm các cam kết tự nguyện của các công ty và cá nhân để có thước đo xác định tác động

của hành vi phản cạnh tranh và các lệnh cấm. Giải quyết vấn đề theo cách này làm giảm

sự không chắc chắn và tối đa hóa việc sử dụng các nguồn lực Cục vì biện pháp xử lý rút

gọn không yêu cầu hành động lâu dài từ tòa án.

Ngoài ra, trong trường hợp các bên được yêu cầu từ Cục để cung cấp thông tin và tài

liệu cần thiết bằng văn bản. Loại yêu cầu này bắt buộc tất cả các bên có nghĩa vụ thi hành

mệnh lệnh các cơ quan quốc gia. Đặc biệt, trong các trường hợp gian lận thầu và thỏa

thuận hạn chế cạnh tranh, Immunity program là một trong những cách hiệu quả nhất để

khuyến khích các công ty để lộ thông tin cho Cục.

5.2. Kháng cáo

Khi Toà án đưa ra phán quyết cuối cùng về từng trường hợp cạnh tranh ở

Canada, các thủ tục kháng cáo được tiến hành bởi các tòa án cấp cao hơn.

VI. Cục Quản lý cạnh tranh Pháp

1. Thông tin chung

1.1. Tên cơ quan

Cục Quản lý cạnh tranh Pháp

1.2. Tóm tắt lịch sử

Được thành lập theo Luật Đổi mới nền kinh tế Ban hành năm 2008, Cục quản lý

cạnh tranh Pháp thay thế Hội đồng cạnh tranh (thành lập theo Pháp lệnh ngày 01 tháng 12

năm 1986). Pháp lệnh này được được hệ thống lại trong Phần 4 của Bộ luật Thương mại

năm 2000. Hội đồng cạnh tranh được thanh lập thay thế Ủy ban cạnh tranh (được thành

lập năm 1977). Tiền thân của Ủy ban cạnh tranh là Ủy van kỹ thuật về Cartel và Vị trí độc

quyền. Điều 95, 96 và 97 của Luật Đổi mới nền kinh tế chú trọng vào việc xây dựng Cục

quản lý cạnh tranh và các quy định trước đây của Bộ luật Thương mại.

Với sự điều chỉnh của Luật Đối mới nền kinh tế, Cục quản lý cạnh tranh có toàn bộ

quyền năng của Hội đồng cạnh tranh trước kia và hầu hết quyền hạn của Tổng Vụ cạnh

tranh, tiêu dùng và trấn áp gian lận (DGCCRF) về vấn đề cạnh tranh. Đồng thời, Cục

quản lý cạnh tranh cũng có thêm quyền hạn nữa là đưa ra những ý kiến và khuyến nghị

cho cơ quan công quyền khác.

Page 308: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

308

Trên cơ sở đó, các điều tra viên trước đây thuộc DGCCRF đã chuyển sang Cục quản

lý cạnh tranh. Thêm vào đó việc gia tăng thêm quyền biện hộ của các doanh nghiệp đã tạo

nên sự phân cách lớn hơn giữa chức năng điều tra và chức năng phán xét, theo đó mà vai

trò của ―Đội trưởng đội xử lý vụ việc‖ của Cục quản lý cạnh tranh được nâng lên (mục

1.2), ngoài ra trong vụ việc còn xuất hiện thêm chức danh ―cán bộ điều trần‖ (mục 1.3).

Cuối cùng, thêm một sự đổi mới nữa trong việc soạn thảo của Ban Nghiên cứu của Cục

quản lý cạnh tranh (1.4).

1.3. Nguồn nhân lực

Sau khi tiếp nhận thêm 60 cán bộ mới, Cục quản lý cạnh tranh đến nay có tổng số

cán bộ là 200 so với 130 cán bộ vào năm 2008.

Đội trưởng đội xử lý vụ việc: Chức năng điều tra và khởi tố của Cục quản lý cạnh

tranh được thực hiện dưới sự giám sát của Đội trưởng đội xử lý vụ việc. Đội trưởng được

bổ nhiểm bởi Bộ trưởng Bộ kinh tế cùng với sự đồng thuận của Hội đồng.

1.4. Bổ nhiệm

1.4.1. Lãnh đạo cao nhất

Tên Chức vụ trƣớc đây

Chủ tịch Bruno Lasserre Chủ tịch Hội đồng

Đồng Chủ tịch Thẩm phán và tranh tụng

Hội đồng Nhà nước

Phó Chủ tịch Francoise Aubert Phó Chủ tịch Hội đồng

Thẩm phán Tòa án Tối cao

Elisabeth Flury Herard Cựu thành viên của Hội đồng giám sát

Patrick Spilliaert Thành viên Tổng Cục kiểm toán

1.4.2. Thủ tục bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan

Chủ tịch và 4* Phó Chủ tịch được bổ nhiệm bởi Tống thống theo đề nghị của Bộ

trưởng Bộ Kinh tế.

*Hiện tại trống 1 vị trí

Ủy ban Tài chính Kinh tế của cả Quốc hội và Thượng Nghị viện có thể góp ý về

việc bổ nhiểm Chủ tịch cạnh tranh của Tổng thống.

Page 309: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

309

1.5. Cơ sở pháp lý về sự độc lập của cơ quan cạnh tranh

Điều L461-1 của Luật Đổi mới nền kinh tế:

―Cục Quản lý cạnh tranh là một cơ quan hàn chính độc lập, đảm bảo việc tự do cạnh

tranh trong môi trường kinh doanh. Chính điều này sẽ vì vậy nó hỗ trợ thêm sự vận hành

của thị trường cạnh tranh của Châu Âu và quốc tế‖

1.6. Bộ máy tổ chức

1.7. Chức năng

Cục Quản lý cạnh tranh có ba chức năng sau:

Thứ nhất, Cục thực hiện một số chức năng tư vấn. Bất kỳ đề xuất nào về pháp luật

cạnh tranh phải được chính thức tham khảo ý kiến từ Chính phủ (Điều L462-2 Luật

Thương mại). Ngoài ra, Cục có thể được yêu cầu cho y’ kiến về bất cứ vấn đề nào liên

quan đến cạnh tranh. Trong bối cảnh đó, một số các cơ quan cũng có quyền kiến nghị cho

ý kiến, bao gồm Chính phủ, Quốc hội, Toà án, quản lý ngành (như các quy định Viễn

thông ("ARCEP"), các quy định về truyền thông ("CSA") hoặc Quy định về Năng lượng

("CRE")), chính quyền khu vực và địa phương, giáo sư và các hiệp hội, công đoàn thương

mại, các phòng nông nghiệp, thương mại và công nghiệp (Điều L461-5, L462-1 và L462-

3 Luật Thương mại.

Page 310: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

310

Cục quản lý cạnh tranh thông qua ý kiến về hệ thông chia sẻ thông tin bảo mật được

thiết kế cho các khách sạn theo Điều 81 EC và các quy định quốc gia (CCI Mulhouse), e-

Competition, ngoài ra còn có các tổ chức công đoàn thương mại và người tiêu dùng.. các

hiệp hội vào tháng 12 năm 2006-I. Cuối cùng, việc sửa đổi năm 2008 (Ordonnance n°

2008-1161 du 13 novembre 2008 portant modernisation de la régulation de la

concurrence) cho phép Cục quản lý cạnh tranh thẩm quyền ban hành ý kiến và đề xuất

hành động của Chính phủ tại các thị trường nơi cạnh tranh có thể được cải thiện. (Điều

L.462-4 Luật Thương mại).

Thứ hai, chức năng thực thi Luật cạnh tranh không lành mạnh của Pháp và EC tại

Pháp thông qua điều tra các vụ việc và ban hành quyết định, bao gồm các quyết định về

các biện pháp trừng phạt tạm thời, phạt tiền, biện pháp khắc phục, cảnh cáo (Điều L462-5,

L462-6 Luật Thương mại). Thêm vào đó, Cục cũng có những công cụ thực thi khác như

xem xét việc chấp nhận cam kết từ các bên…. để thương lượng các biện pháp giải quyết

cũng như cấp miễn toàn bộ hay một phần tiền phạt cho người nộp đơn khoan hồng trong

các trường hợp thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

Thứ ba, Cục có thẩm quyền xem xét các thông báo sáp nhập (Điều L430-3 Luật

Thương mại). Trước năm 2008, thẩm quyền này thuộc về DGCCRF. Tuy nhiên, Bộ

trưởng Kinh tế vẫn là người quyết định cuối cùng các vụ việc sáp nhập.

- Kết thúc giai đoạn đầu tiên, Bộ Trưởng sẽ có 5 ngày để xem xét quyết định cuối

cùng (kể từ ngày nhận), sau đó sẽ ―yêu cầu‖ Cơ quan Cạnh tranh về khả năng tiếp tục tiến

hành giai đoạn điều tra thứ 2. Cơ sở để xem xét sự can thiệp này cũng như việc Cơ quan

cạnh tranh có thực hiện ―yêu cầu‖ đó hay không không được Pháp Luật quy định cụ thể.

Vào cuối giai đoạn 2, Bộ trưởng đã có 25 ngày làm việc sau khi nhận được quyết

định của Cục về vụ việc liên quan đến căn cứ về lợi ích công cộng ngoài việc duy trì cạnh

tranh trên thị trường. Luật không giới hạn các căn cứ về lợi ích công cộng, cũng không

phải là loại quyết định có liên quan một phần chức năng của Cục (cho phép hay cấm),

cũng không phải là quyền hạn của Bộ trưởng Bộ (thêm cũng như các biện pháp cưỡng

chế, biến cho phép sang lệnh cấm và ngược lại).

Trong thời gian này, các bên không thực hiện các giao dịch, do đó tổng thời gian

cho giai đoạn 1 khoảng 30 đến 45 ngày làm việc và từ 90 đến 110 ngày làm việc cho giai

đoạn 2.

Page 311: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

311

2. Thực thi Luật

2.1. Thực thi Luật

Cục quản lý cạnh tranh có thẩm quyền gần như tuyệt đối để thi hành pháp luật cạnh

tranh của Pháp và EC.

2.2. Phạm vi của Luật cạnh tranh

Cơ quan cạnh tranh thực thi các quy tắc được ghi trong Sách tập IV, Tiêu đề II, Luật

Thương mại Pháp (FCC). Những quy định này cung cấp kiểm soát về:

(i) Các thỏa thuận phản cạnh tranh và các hành vi liên quan (Điều L. 420-1 FCC,

lệnh cấm theo Điều 81 (1) EC);

(ii) Lạm dụng vị trí thống lĩnh đơn lẻ hoặc tập thể (Điều L. 420-2 (1) FCC, lệnh cấm

theo Điều 82 EC);

(iii) Lạm dụng ưu thế bởi một hoặc một nhóm doanh nghiệp (không nhất thiết có vị

trí thống lĩnh) đối với nhà cung cấp hoặc khách hàng (Điều L. 420-2(2) FCC); và (iv) lạm

dụng để ấn định giá thấp (Điều L. 420-5 FCC).

3. Quyền hạn thực thi Luật

3.1.1 Hành chính

3.1.1. Quyền khởi tố điều tra

Công việc điều tra: Cục Cạnh tranh đã có những điều tra viên trong biên chế.

Tuy nhiên, Bộ vẫn giữ lại các dịch vụ điều tra ở cấp độ khu vực để có thể tiến hành

những điều tra đơn giản cũng như việc khám xét, tịch thu tang vật liên quan đến hành vi

phản cạnh tranh cáo buộc trong " khuôn khổ địa phương."

Điều trần trong quá trình khám xét và tịch thu. Sửa đổi cho phép điều tra viên của

Cục Cạnh tranh và của Bộ để thu thập lời khai từ những nhân viên công ty trong quá trình

khám xét và tịch thu. Quyền hạn đã được mở rộng vì nó bao gồm cả "thông tin hay lời

Page 312: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

312

giải thích hữu ích cho các mục đích của điều tra" và không giới hạn yêu cầu liên quan đến

yếu tố liên quan, tài liệu, như là trường hợp trong luật pháp châu Âu.

Xử phạt đối với hành vi cản trở điều tra. Cục Cạnh tranh có thể, theo yêu cầu của

các trưởng nhóm điều tra, ban hành một lệnh cấm, cùng với hình phạt hàng ngày, đối với

các công ty không trả lời thông báo xuất hiện hoặc không phúc đáp kịp thời thông tin theo

yêu cầu của các điều tra viên của Cục Cạnh tranh hoặc của Bộ.

Cơ quan cạnh tranh cũng có thể, theo yêu cầu của các trưởng nhóm điều tra, áp dụng

phạt đối với việc cung cấp thông tin không đầy đủ, không chính xác hoặc không đầy đủ

hoặc thay đổi tang vật. Tiền phạt không được vượt quá 1% doanh thu của công ty bị coi là

có hành vi cản trở việc điều tra hoặc các yêu cầu của điều tra viên.

Các hình thức xử phạt hình sự đã có hiệu lực trước khi sửa đổi, vẫn được duy trì:

trong trường hợp cản trở điều tra, cá nhân có thể bị kết án 6 tháng tù giam và phạt 7.500

€, các đối tượng pháp lý khác sẽ bị phạt 37.500 €.

3.1.2. Quyền ra quyết định

Nếu Cục quản lý cạnh tranh phát hiện các dấu hiệu vi phạm Luật cạnh tranh, Cục có

quyền ra quyết định yêu cầu các bên chấm dứt các hành vi phản cạnh tranh (s) và áp dụng

hình phạt. Quyết định này được công bố trên website của Cục Cạnh tranh. Thông thương

quyết định của Cục sẽ có hiệu lực ngay lập tức. Cục Cạnh tranh cũng có thể ra cảnh cáo

nhằm khôi phục lại cạnh tranh trên thị trường. Cục Cạnh tranh cũng có thể yêu cầu các

bên tham gia công khai các quyết định xử phạt hoặc công bố trên báo chí. Ngược lại, Cục

cũng có thể quyết định rằng không có cơ sở để tiếp tục tố tụng (i) trong trường hợp hành

vi phản cạnh tranh chưa gây hại trên thị trường, (ii) khi cho rằng tồn tại hành vi bị cấm

nhưng chưa được quy định, (iii) trong trường hợp cam kết từ phía bởi các bên và được

chấp nhận từ phía Cục.

3.2. Hình sự

(Không)

3.3. Mua bán và sáp nhập

3.3.1. Thông báo trƣớc khi tiến hành sáp nhập

Ngưỡng 150.000.000 € tổng doanh thu đạt từ tất cả các bên tham gia giao dịch sáp

nhập và ngưỡng 50.000.000 € doanh thu đạt được ở Pháp ít nhất hai của các bên trong

giao dịch được duy trì.

Tuy nhiên, ngưỡng thông báo mới € 75.000.000 và 15.000.000 € được áp dụng thay

vì các ngưỡng chung trong trường hợp các bên đang hoạt động trong phân phối bán lẻ

hoặc ngoài lãnh thổ Pháp. Cụ thể, khi có ít nhất hai bên trong giao dịch sáp nhập hoạt

động một hoặc một số cửa hàng bán lẻ sẽ phải điền vào một bản yêu cầu nếu:

Page 313: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

313

• Tổng doanh thu của tất cả các bên tham gia giao dịch đạt trên 75.000.000 €; và

• Có ít nhất hai bên tham gia giao dịch ở Pháp có tổng doanh thu trên 15.000.000 €

trong ngành thương mại bán lẻ.

Khi soạn thảo, các ngưỡng này áp dụng đối với bất kỳ giao dịch sáp nhập liên quan

đến ít nhất hai bên điều hành cửa hàng bán lẻ, ngay cả khi những người chỉ chiếm một

phần biên của việc kinh doanh của các bên.

3.3.2. Quyền hạn ra quyết định

Giai đoạn I. Giai đoạn I giới hạn thời gian như sau:

• thời hạn bình thường cho giai đoạn I đối với việc điều tra là 25 ngày làm việc;

• nếu các cam kết được đề xuất, giai đoạn I được mở rộng cho 15 ngày làm việc;

• thời hạn có thể bị hoãn trong 15 ngày, theo đề xuất của các bên, "trong trường hợp có

yêu cầu cụ thể, chẳng hạn như hoàn thiện các cam kết."

Giai đoạn II. Giai đoạn II giới hạn thời gian như sau:

• thời hạn bình thường cho giai đoạn II đối với việc điều tra 65 ngày làm việc;

• nếu các cam kết được nộp ít hơn 20 ngày làm việc trước khi kết thúc thời hạn 65

ngày, giai đoạn II sẽ được gia hạn thêm 20 ngày làm việc;

• giới hạn thời gian này có thể bị hoãn trong 20 ngày, theo sáng kiến của các bên,

"trong trường hợp yêu cầu cụ thể, chẳng hạn như hoàn thiện các cam kết."

Thời hạn kiểm tra từ Bộ trưởng Kinh tế. Như đã nêu ở trên, Bộ trưởng Kinh tế có

thể:

• ở cuối giai đoạn I, trong thời hạn 05 ngày làm việc từ khi nhận quyết định của Cục,

yêu cầu tiến hành giai đoạn II của điều tra (điều tra mang tính chiều sâu);

• ở cuối giai đoạn II, trong thời hạn 25 ngày làm việc từ khi nhận được quyết định

cuối cùng của Cục, xem xét trên các căn cứ khác với cạnh tranh.

3.4. Số liệu về thực thi Luật cạnh tranh

3.4.1. Hành chính

Thời gian 2005 2006 2007 2008 2009

Số lƣợng quyết định 31 13 24 16 15

Số lƣợng công ty, nhóm, doanh nghiệp

bị phạt tiền

137 178 94 82 58

Tổng số tiền phạt (triệu Euro) 754,4 128,2 211 613,3 206,6

Page 314: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

314

3.4.2. Mua bán & sáp nhập Ban hành 94 quyết định về sáp nhập năm 2009

4. Thẩm quyền hoạch định chính sách

4.1. Soản thảo/Công bố luật

Thủ tục thông báo liên quan đến chương trình khoan hồng của Pháp ban hành ngày

2-3-2009

Thông báo về Cam kết cạnh tranh ban hành ngày 2-3-2009

4.2. Ban hành các Hƣớng dẫn

Khác

*Gồm phối hợp với các Bộ khác,

Nghiên cứu thị trường/Khảo sát và một số loại khác

5. Quy trình xử lý vụ việc

5.1. Thủ tục điều tra

Page 315: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

315

Hành động/Quyết định Thời gian

Thủ tục khởi tố (hồ sơ/giới thiêu/…)

Yêu cầu thông tin và hƣớng dẫn (kiểm tra / nghe

của các bên từ trưởng nhóm nếu cần thiết / yêu cầu

thông tin) Pre-SO, khả năng trình cam kết

Không có khung thời gian cụ thể - có thể

kéo dài vài tháng / năm kể từ khi bắt đầu

của vụ việc

SO được soạn thảo bởi các cán bộ xử ly’ và thông

báo cho các bên, người khiếu nại và các đại diện

Chính phủ (Commissaire du Gouvernement) do Báo

cáo viên (có thể quyết định áp dụng thủ tục đơn giản

trong hầu hết các đơn giản và / hoặc ít nhất là trường

hợp có hại)

Không có khung thời gian cụ thể - một vài

tháng / năm kể từ khi bắt đầu của vụ việc

Biên bản giám sát của các bên, người khiếu nại và

đại diện Chính phủ đối với SO / truy cập vào các hồ

sơ áp dụng thủ tục giải quyết. Ở giai đoạn này, các

bên có thể chọn không phản đối cuộc thi trong SO

và lợi ích phù hợp từ giảm tiền phạt

Hai tháng kể từ khi nhận được SO + thêm

một tháng khi yêu cầu

Báo cáo nhóm xử lý thông báo cho các bên, người

khiếu nại và các Commissaire du Gouvernement

Không có khung thời gian cụ thể - trong

thực tế là một vài tuần / tháng kể từ khi

nhận được biên bản khi trả lời với SO,

hoặc nhiều hơn trong trường hợp khó khăn

cụ thể

Trả lời của các bên trong các báo cáo Hai tháng sau khi nhận được báo cáo +

thêm một tháng khi trường hợp yêu cầu

đặc biệt

Ý kiến trao đổi của các bên trong quá trình tố tụng

được gửi đến cơ quan điều trần (HO)/ Báo cáo tham

vấn của HO được trình lên Chủ tịch của Cơ quan

cạnh tranh

Quá trình trao đổi ý kiến hậu SO không bị

giới hạn về mặt thời gian – Báo cáo của

HO được gửi đến Ban Lãnh đạo 10 ngày

trước khi diễn ra phiên điều trần

Điều trần trước Ban lãnh đạo Cơ quan cạnh tranh/

Trao đổi ý kiến miệng giữa Rapporteur Général, các

bên và Commissaire du Gouvernement

Không quy định khung thời gian cụ thể -

khoảng từ 2 đến 6 tuần sau khi nhận được

các ý kiến phản hồi về báo cáo

Quyết định của Ban lãnh đạo (Quyết định này

không được dựa trên những dữ kiện bổ sung về hành

vi vi phạm cho những quan điểm đã được trình bày

trong báo cáo)

Một hoặc hai tháng sau khi kết thúc phiên

điều trần

Thông báo về quyết định xử lý đối với các bên –

Đăng tải Quyết định trên trang tin điện tử của cơ

quan cạnh tranh.

Page 316: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

316

5.2. Thủ tục ra quyết định

Được mô tả ở phần 3.1 và 3.2 ở trên

5.3. Kháng cáo

Các bên (và cả ủy viên công tố) có thể kháng lại giá trị pháp lý của (i) mệnh lệnh tư

pháp điều chỉnh điều khoản thanh tra L.450-4, và (ii) các điều kiện mà trong đó cuộc

thanh tra được tiến hành với đầy đủ quyền tài phán trước chủ tịch của Tòa phúc thẩm đối

với thẩm phán, người đã ban hành mệnh lệnh hành chính đối với cuộc điều tra đã tiến

hành. Cả hai trường hợp kháng cáo nêu trên phải được yêu cầu trong vòng 10 ngày và

không có hiệu lực tạm hoãn. Một kháng cáo chống lại các điều kiện của cuộc thanh tra

cũng có thể được nộp trong khoảng thời gian tương tự bởi chính người đưa ra khiếu kiện

vì các khoản mục thu được trong suốt cuộc thanh tra. Thủ tục kháng cáo có thể được nộp

lên Chủ tịch tòa Phúc thẩm trước 6 đến 8 tháng. Lệnh do Chủ tịch tòa Phúc thẩm đã đưa

ra chỉ có thể được kháng cáo đối với các vấn đề pháp lý tại phòng hình sự của tòa phá án

Các điều kiện nêu trong điều khoản về thanh tra L.450-3 có thể bị khiếu kiện như là

một khiếu kiện đến sau lên cơ quan điều tra khi quyết định chọn cơ sở của vụ việc và khi

kháng cáo với tòa Phúc thẩm Paris. Sau-SO, các bên liên quan có thể đệ trình các quan sát

của mình cho các viên chức tham gia phiên điều trân của cơ quan điều tra đối với những

vi phạm tiềm tàng quyền lợi của họ. Các viên chức sẽ đưa ra một báo cáo không có tính

ràng buộc pháp lý cho Chủ tịch cơ quan điều tra 10 ngày trước khi phiên điều trần diễn ra,

trong đó có thể dựa trên hoặc không dựa trên các kết luận của các viên chức nêu trên.

VII. Ủy ban Cạnh tranh Liên bang Thụy Sỹ

1. Thông tin chung

1.1. Tên cơ quan

Ủy ban Cạnh tranh Liên bang Thụy Sỹ (COMCO)

1.2. Sơ lƣợc lịch sử

1.2.1. Thành lập

COMCO được thành lập dựa trên Đạo luật liên bang về Cartel và các hành vi hạn

chế cạnh tranh khác năm 1995 (Đạo luật Cartel).

Về mặt hành chính, COMCO là một đơn vị của Federal Department of Economic

Affairs, tuy nhiên, COMCO là cơ quan liên bang độc lập (Điều 18).

Page 317: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

317

1.2.2. Các mốc thời gian

1962 Đạo luật Cartel thứ nhất được ban hành, theo đó, Ủy ban Cartel được thành

lập.

1985 Đạo luật Cartel 1962 được thay thế bằng Đạo luật 1985 mới.

1995 Đạo luật Cartel 1985 được thay thế bằng Đạo luật Cartel hiện nay, theo đó

COMCO được thành lập.

2003 Đạo luật Cartel được sửa đổi (có hiệu lực từ tháng Tư năm 2004)

1.3. Nguồn lực

1.3.1. Nhân lực36

Ủy ban Cạnh tranh liên bang Thụy Sỹ được hỗ trợ bởi một Ban Thư Ký toàn thời

gian (đến cuối năm 2009, Ban Thư Ký có 64 thành viên bao gồm cả bán thời gian và full-

time).

Ban Thư Ký với hơn 50 thành viên với lĩnh vực chuyên sâu về kinh tế và pháp lý.

1.3.2. Ngân sách37

Ngân sách hàng năm của COMCO vào khoản 7 triệu CHF (tương đương với 7.65

triệu USD).

1.4. Bổ nhiệm lãnh đạo cao nhất38

1.4.1. Ban Lãnh đạo

COMCO bao gồm Ban Chủ tịch (Chủ tịch và 2 phó chủ tịch) và 9 thành viên khác

(bao gồm các chuyên gia độc lập).

Chủ tịch: Giáo sư Tiến sỹ Vincent Martenet.

(Nguyên là Phó Chủ tịch từ năm 1998, cũng giáo sự luật cạnh tranh và hiến pháp

của Đại học Lausanne).

1.4.2. Bổ nhiệm Chủ tịch

Các thành viên của COMCO được lựa chọn bởi Hội đồng Liên bang.

1.5. Cơ sở pháp lý về sự độc lập của cơ quan cạnh tranh39

36 http://www.weko.admin.ch/org/index.html?lang=en 37 THE 2005 HANDBOOK of COMPETITION ENFORCEMENTCEMENT AGENCIES 38 The European Antitrust Review 2011 39 Federal Act on Cartels and other Restraints of Competition - CartA

Page 318: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

318

Theo Điều 18 của Đạo luật Cartel, COMCO có thể ra quyết định và ban hành các

quy định mà không phụ thuộc vào các cơ quan khác

1.6. Tổ chức40

Ban Thư ký được chia thành 3 nhóm.

Mỗi nhóm chịu trách nhiệm cho một nhóm thị trường: Thị trường sản phẩm,

Dịch vụ và Cơ sở hạ tầng

Nhóm ―Nhân lực và Hậu cần‖ chịu trách nhiệm về các vấn đề hành chính và kỹ

thuật.

1.7. Chức năng41

Chức năng của COMCO bao gồm:

- đấu tranh ngăn ngừa những cartels có hại,

- giám sát các công ty độc quyền có dấu hiện phản cạnh tranh,

- thực thi pháp luật kiểm soát sáp nhập

40 http://www.weko.admin.ch/org/index.html?lang=en 41 http://www.weko.admin.ch/index.html?lang=en

Page 319: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

319

- chống lại việc áp đặt các hành vi hạn chế cạnh tranh từ nhà nước.

2. Thực thi luật

2.1. Thực thi luật42

Đạo luật Cartel

- Pháp lệnh Kiểm soát sáp nhập

- Pháp lệnh Xử lý vi phạm Đạo luật Cartel

2.2. Phạm vi điều chỉnh của Luật cạnh tranh

Cartel Thỏa thuận được điều chỉnh trên cơ sở hiệu quả kinh tế mà

ảnh hưởng đáng kể đến hạn chế cạnh tranh trên thị trường của

hàng hóa hay dịch vụ cụ thể, và tất cả các thỏa thuận mà loại

trừ cạnh tranh hiệu quả đều là trái pháp luật (Điều 5).

Lạm dụng vị trí thống

lĩnh

Các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh vi phạm pháp luật khi

chúng lạm dụng vị trí của mình trên thị trường, ngăn cản các

các doanh nghiệp khác gia nhập và tham gia cạnh tranh hay

gây bất lợi cho các đối tác thương mại khác (Điều 7)

Mua bán và sáp nhập COMCO cấm hay cho phép việc tập trung kinh tế tùy thuộc

vào các điều kiện và nghĩa vụ nếu cuộc điều tra cho thấy rằng

việc tập trung.

3. Quyền hạn thực thi luật

3.1. Thủ tục hành chính

3.1.1. Quyền tiến hành điều tra vụ việc43

Ban Thư ký có thể tiến hành điều tra sơ bộ và yêu cầu doanh nghiệp hợp tác hay trả

lời những khiếu nại của bên thứ ba. Ban Thư ký có thể đề nghị áp dụng các biện pháp để

42 The Public - Competition Enforcement Review - Switzerland 43 Cartel Act

Page 320: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

320

loại trừ và ngăn ngừa hành vi hạn chế cạnh tranh. Nhưng trong suốt quá trình điều tra sơ

bộ, Ban Thư ký không có quyền khám xét hồ sơ.

Nếu như phát hiện dấu hiệu của sự vi phạm, Ban Thư ký được sự đồng ý của cuộc

điều tra sơ bộ sẽ mở cuộc điều tra chính thức. Ban Thư ký sẽ mở cuộc điều tra bất cứ khi

nào COMCO hoặc cơ quan khác có yêu cầu. COMCO sẽ quyết định thứ tự tiến hành các

cuộc điều tra tùy theo mức độ quan trọng của chúng.

[Chƣơng trình khoan dung]

Chương trình Khoan dung được quy định theo Đạo luật sửa đổi năm 2003.

Nếu như doanh nghiệp giúp đỡ việc phát hiện và loại trừ được hành vi hạn chế cạnh

tranh (Cartel hay lạm dụng vị trí thống lĩnh) sẽ được miễn toàn bộ hoặc một phần phí

phạt của vụ việc (Điều 49a, Khoản 2)

3.1.2. Quyền hạn đƣa ra quyết định

Trên cơ sở đề nghị của Ban Thư ký, COMCO sẽ ra quyết định áp dụng biện pháp

thích hợp hoặc chấp thuận việc hòa giải theo quy định.

Các bên bị điều tra có thể đánh giá và nhận xét đề nghị của Ban Thư ký bằng văn

bản. COMCO sẽ quyết định tiến hành phiên điều trần hoặc chỉ đạo Ban Thư ký để tiến

hành thêm các biện pháp điều tra.

Nếu trong trường hợp có sự thay đổi đáng kể về khung pháp lý hay điều kiện thực

tế, khi có đề nghị từ Ban Thư ký hoặc yêu cầu của các bên liên quan, COMCO có thể sẽ

xem xét rút lại hoặc sửa đổi quyết đinh đã ban hành.

3.2. Mua bán và sáp nhập

3.2.1. Thông báo trƣớc khi sáp nhập

Các doanh nghiệp tham gia sẽ phải thông báo với COMCO trước khi tiến hành sáp

nhập nếu năm tài chính trước khi việc sáp nhập diễn ra:

a. doanh nghiệp liên quan cùng báo cáo tổng mức doanh thu ít nhất 2 tỷ francs Thụy

Sỹ hoặc doanh thu trên lãnh thổ nước Thụy Sỹ đạt ít nhất 500 triệu francs Thụy Sỹ và

b. ít nhất 2 trong các doanh nghiệp tham gia sáp nhập có doanh thu lần lượt trên lãnh

thổ Thụy Sỹ đạt ít nhất 100 triệu francs Thụy Sỹ.

Page 321: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

321

Khi nhận được thông báo về việc tập trung kinh tế của các doanh nghiệp, COMCO

quyết định sẽ tiến hành cuộc điều tra. COMCOM sẽ thông báo với các doanh nghiệp liên

quan về việc mở cuộc điều tra trong vòng một tháng sau khi nhận được Thông báo về

việc tập trung kinh tế. Sau một tháng kể trên, nếu như không có thông báo gì từ phía

COMCO thì các doanh nghiệp có thể tiến hành việc tập trung theo như thông báo của

mình.

Các doanh nghiệp sẽ chưa được phép tiến hành sáp nhập trong vòng một tháng theo

như thông báo trừ khi các bên liên quan đưa ra được lý do chính đáng và COMCO cho

phép việc sáp nhập.

Nếu COMCO quyết định tiến hành điều tra thì Ban Thư ký sẽ ban hành một số các

điều kiện của việc Thông báo tập trung kinh tế và ấn định khung thời gian mà bên thứ ba

liên quan muốn có ý kiến về việc tập trung kinh tế đã được thông báo đó.

Ở giai đoạn đầu của cuộc điều tra, COMCO sẽ quyết định tạm thời hoặc việc tập

trung sẽ được diễn ra hay vẫn phải tạm thời đình chỉ. COMCO sẽ hoàn tất việc điều tra

trong vòng 04 tháng nếu như không có những lý do ngăn cản chính đáng của bên thứ ba

liên quan.

3.3.2. Thẩm quyền ra quyết định

Tác động về mặt pháp lý của tập trung kinh tế (hình thức phải thông báo bị đình chỉ

liên quan đến sự đáo hạn của các thời hạn được quy định và đối với bất cứ quy định tạm

thời nào để thực thi vấn đề tập trung kinh tế. Nếu Ủy ban Cạnh tranh không đưa ra một

quyết định trước khi kết thúc thời hạn được nêu trong điều 33, đoạn 3, thì tập trung kinh

tế được xem như hợp pháp, trừ khi COMCO khẳng định là không được (bằng việc kết

luận rằng họ không thể tiến hành cuộc điều tra với một số lý do có thể được coi là có liên

quan).

Những hồ sơ đề nghị xem xét ngoại lệ của Hội đồng Liên bang cũng thế thể được đệ

trình trong vòng 30 ngày kể từ khi phán quyết của Tòa hành chính liên bang hoặc Tòa Án

liên bang có liệu lực.

Page 322: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

322

Nếu có thể, Hội đồng Liên bang sẽ đưa ra quyết định trong vòng 4 tháng kể từ ngày

nhận được hồ sơ đề nghị nêu trên.

3.4. Số liệu thống kê về thực thi luật cạnh tranh

3.4.1. Số liệu thống kê44

Nội dung 009 008 007 006 005

Điều tra

Quyết định cuối cùng 6 4 7 4 4

Hòa giải 3 1 1 1 1

Phán quyết hành chính 2 1 3 0 1

Chế tài theo quy định điều 49a, đoạn 1 5 1 2 1 -

Sáp nhập

Báo cáo 6 0 5 9 7

Không có phản đối sau khi điều tra sơ bộ 9 9 9 6 4

Điều tra 5 3 5 3 4

Các quyết định của Ủy ban cạnh tranh 4 2 3 0 1

Sau giai đoạn điều tra sơ bộ 1 0 - - -

Sau khi toàn tất điều tra 3 2 - - -

Thực thi sớm 0 0 0 0 0

3.4.2. Giá trị xử phạt

Nghị định về xử phạt các hành vi Cartel (nghị định xử phạt) đạt ra các tiêu chí được

sử dụng cho việc quyết định mức độ thực tế khi xử phạt. Theo quy định tại điều 2.1 của

nghị định, chế tài được tính toán dựa trên một vài bước:

44 Annual Report of COMCO from 2005 to 2009

Page 323: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

323

Trước tiên, một mức khởi điểm được xác định. Dựa trên mức độ và hình thức vi

phạm, nó có thể lên tới 10% tổng doanh thu của các doanh nghiệp có liên quan trong thị

trường liên quan ở Thụy Sỹ trong 3 năm gần nhất (Điều 3 của nghị định xử phạt).

Thứ hai, mức khởi điểm đó được điều chỉnh dựa theo thời gian vi phạm. Nếu hành

vi hạn chế cạnh tranh đó đã diễn ra trong khoảng từ 1 đến 5 năm, nó có thể tăng lền tới

50%. Nếu hành vi đó kéo dài trên 5 năm, nó sẽ được tăng thêm 10% đối với mỗi năm kéo

dài thêm (Điều 4 nghị định xử phạt).

Thống kê về mức xử phạt trong một số vụ việc gần đây nhất.

(1). Tháng 5 năm 2010, Ban thư ký COMCO đã kết thúc cuộc điều tra chính thức

đối với thị trường nước hoa cao và mỹ phẩm cấp và đưa ra đề xuất quyết định cuộc điều

tra tới COMCO và các bên liên quan. Theo đề xuất của Ban thư ký, COMCO sẽ tuyên bố

rằng hành vi Cartel đã vi phạm và phải áp dụng chế tài xử phạt cho từng thành viên của

ngành công nghiệp có liên quan.

Mức xử phạt do Ban thư ký đề xuất nằm trong khoảng từ 17,000 CHF đến 25.5 triệu

CHF và tổng mức xử phạt ước tính trên 100 triệu CHF.

(2). Trong tháng 12 năm 2009, COMCO đã đề xử phạt tổng cộng 5.7 triệu CHF đối

với 3 công ty dược phẩm (Pfizer AG, Eli Lilly (Suisse) SA và Bayer (Schweiz) AG)

(3). Trong tháng 12 năm 2009, COMCO đã xử phạt lần lượt là 4.8 triệu CHF và

10,000 CHF đối với nhà sản xuất kem đánh răng Elmex (Gaba International AG) và nhà

sản xuất nhượng quyền của công ty này tại Áo (Gebro Pharma GmbH).

(4). Trong tháng 11 năm 2009, COMCO đã đưa ra quyết định rằng công ty viễn

thông hàng đầu của Thụy Sỹ là Swisscom đã lạm dụng vị trí thống lĩnh thông qua chính

sách giá đối với dịch vụ Internet tốc độ cao (ADSL) và xử phạt Swisscom 220 triệu CHF.

4. Thẩm quyền hoạch định chính sách 45

4.1. Khuyến nghị dành cho các cơ quan quản lý (điều.45)

COMCO sẽ giám sát thường xuyên tình hình cạnh tranh và có thể gửi đến các cơ

quan quản lý những khuyến nghị về cách thức khuyến khích môi trường cạnh tranh một

45 The European Antitrust Review 2011

Page 324: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

324

cách hiệu quả, đặc biệt liên quan đến việc xây dựng và thực thi các quy định liên quan

đến các vấn đề về thương mại.

4.2. Các quan điểm (điều.46)

Các dự thảo luật Liên bang liên quan đến các vấn đề thương mại mà có khả năng

ảnh hưởng đến cạnh tranh sẽ được thông báo lên Ban thư ký COMCO. Ban thư ký sẽ

quyết định xem liệu rằng những dự thảo luật đó có thể là lý do làm suy giảm hoặc hạn chế

cạnh tranh hay không.

COMCO sẽ thông qua một thủ tục tham vấn để đưa ra quan điểm của mình đối với

các dự thảo luật Liên bang gây cản trở hoặc có ảnh hưởng đến cạnh tranh. COMCO có thể

đệ trình các quan điểm của mình trong các đạo luật của Bang.

4.3. Báo cáo của chuyên gia (điều.47)

COMCO sẽ đưa ra cho các cơ quan quản lý khác những báo cáo của mình đối với

các vấn đề chung có tầm quan trọng cao trong luật cạnh tranh. COMCO có thể chỉ đạo

cho Ban thư ký tiến hành công việc này (đưa ra các báo cáo chuyên sâu) đối với các vấn

đề ít quan trọng hơn.

5. Quy trình xử lý vụ việc46

5.1. Thủ tục điều tra

5.2. Thủ tục ra quyết định

Được mô tả ở mục 3.1 và 3.3 nêu trên

5.3 Kháng cáo

Có hai kênh pháp lý thông qua đó có thể kháng cáo lại các quyết định được đưa ra từ

cơ quan quản lý cạnh tranh.

Một kháng cáo có thể được thực hiện thông qua Ủy ban kháng cáo các vấn đề cạnh

tranh (REKO/WEF). Cơ quan này có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp thứ nhất

(điều 44)47

.

Nếu một bên liên quan không thỏa mãn với quyết định của Ủy ban kháng cáo các

vấn đề cạnh tranh, bên đó có thể kháng cáo qua Tòa tối cao.

46 REGULATORY REFORM IN SWITZERLAND - OECD REVIEWS OF REGULATORY REFORM 47 This procedure is amended from January 2011.

Page 325: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

325

Nói cách khác, khi COMCO ban hành quyết định và phán quyết rằng hành vi hạn

chế cạnh tranh là không hợp pháp, các bên liên quan có thể yêu cầu một lệnh đặc biệt từ

Hội đồng Liên bang căn cứ trên lợi ích chung mang tính thuyết phục. (điều 8, 11 và 31).

VIII. Ủy ban cạnh tranh Singapore

1. Thông tin chung

1.1. Tên cơ quan

Cơ quan cạnh tranh Singapore (CCS)

Tóm tắt lịch sử hình thành

1.2.1. Năm thành lập --- 2005

1.2.2. Tóm tắt lịch sử hình thành

19/10/2004 Nghị viện Singapore thông qua Dự thảo luật cạnh tranh

01/2005 Luật Cạnh tranh có hiệu lực

CCS được thành lập trực thuộc Bộ Công Thương Singapore

01/2006 Luật Cạnh tranh bao gồm các quy định M&A

07/2007 Các quy định M&A

1.3. Nguồn lực

1.3.1. Số cán bộ: 60 ngƣời, trong đó có 12 Luật sƣ và 18 chuyên gia kinh tế

(Tính theo năm 2010)

1.3.2. Ngân sách

(SGD)

2005 2006 2008 2009 2010

10,695,262 13,798,358 12,001,083 12,872,943 13,033,864

* Tổng ngân sách trợ cấp của Bộ

1.4. Bổ nhiệm Lãnh đạo CCS

1.4.1. Danh sách Lãnh đạo (Lý lịch)

Tên Lý lịch

Chủ tịch Lam Chuan Leong Đại sứ lưu động, Bộ Ngoại giao

Page 326: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

326

Tên Lý lịch

Ủy viên Bobby Chin Yoke Choong Chủ tịch

Dr Andrew Khoo Cheng

Hoe

Giám đốc Điều hành các Thị trường Vốn, Sở

Quản lý Tiền Tệ Singapore

Prof Phang Sock Yong Giáo sư Khoa Kinh tế, Đại học Quản lý

Singapore

Prof Tan Cheng Han Giáo Sư Khoa Luật, Đại học Quốc Gia

Singapore

Mrs Tan Ching Yee Thư ký, Bộ Y tế

Ms Yena Lim Hua Yen Chủ tịch Hội đồng Quản trị CCS

Lionel Yee Woon Chin Cố Vấn kiêm Luật sư, Giám đốc Cục Quan

hệ Quốc tế, Phòng chưởng lý

Ms Chia Aileen Phó Tổng Giám Đốc (Viễn Thông & Bưu

Điện)

Cục Phát triển Thông tin truyền thông

Wong Yew Meng Cựu đối tác kiểm toán

PricewaterhouseCoopers

1.4.2. Quy trình thủ tục bổ nhiệm Lãnh đạo CCS

Chủ tịch và thành viên Hội đồng cạnh tranh Singapore do Bộ trưởng Bộ Công

Thương bổ nhiệm

Số thành viên của Hội đồng được quy định không dưới 2 người và không quá

16 người (Phần 5)

Nhiệm kỳ bổ nhiệm Chủ tịch và thành viên Hội đồng cạnh tranh được quyết

định bởi Bộ Công Thương, được quy định không dưới 3 năm và không quá 5 năm. (Có

thể tái bổ nhiệm)

Page 327: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

327

Bên cạnh thẩm quyền bổ nhiệm Chủ tịch và thành viên Hội đồng cạnh tranh,

Bộ trưởng Bộ Công Thương có thẩm quyền đưa ra những chỉ đạo chung liên quan đến

chính sách của CCS, thông qua việc bổ nhiệm trưởng ban hành pháp (Phần 10)

1.5. Cơ sở Đảm bảo tính Độc lập cho Cơ quan Quản lý Cạnh tranh

Phần 7 Luật Cạnh tranh quy định rằng CCS có chức năng thực thi Luật Cạnh tranh

và không có Luật nào khác có thể giới hạn chức năng này của CCS.

1.6. Tổ chức

Dưới Ủy ban có Ban điều hành. Dưới Ban điều hành có 3 ban: (i) Ban phân tích

chính sách và kinh tế, (ii) Ban Kế hoạch chiến lược và (iii) Ban Hợp tác quốc tế

Dưới Ban điều hành cũng có cơ quan hỗ trợ (Thực thi và pháp chế). Dưới Ban

pháp chế có 2 Ban thực thi và pháp chế.

Chức năng của các Ban như sau

Ban phân tích

chính sách và

kinh tế

Bao gồm phòng Kinh tế (có chức năng phân tích kinh tế trong các

vụ việc cạnh tranh và nghiên cứu thị trường), Phòng Chính sách

(có trách nhiệm trong các vấn đề về chính sách) và Phòng tập

trung kinh tế (quản lý các vụ việc tập trung kinh tế) cùng với Ban

Giám đốc và các chuyên gia kinh tế

Ban kế hoạch

chiến lƣợc

Với một trưởng ban và các cán bộ có trách nhiệm trong mảng hợp

tác quốc tế, chiến lược phát triển và hợp tác cộng đồng

Ban Hợp tác

quốc tế

Bao gồm Phòng Hành chính/IT, Phòng hợp tác cộng đồng, Phòng

Tài chính, Phòng tổ chức, và Phòng phát triển tổ chức, với 1

trưởng Ban và các chuyên viên, có trách nhiệm trong các lĩnh vực

như nhân sự, tài chính, hành chính, quản lý mạng

Thực thi Luật Cạnh tranh, tư vấn pháp lý và soạn thảo các văn

bản pháp luật trong quá trình hoạt động của CCS. Bao gồm các

Giám đốc thứ nhất và thứ hai, các chuyên gia pháp lý và cán bộ

hành pháp.

1.7. Chức năng

Chức năng chính của CCS như sau.

Page 328: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

328

Đảm bảo và nâng cao tính hiệu quả của thị trường và xây dựng một thị trường năng

động, và cạnh tranh tại Singapore

Giám sát thực tiễn cạnh tranh tại Singapore

Thúc đẩy và đảm bảo tính cạnh tranh trong thị trường Singapore

Thúc đẩy môi trường cạnh tranh lành mạnh và xây dựng văn hóa cạnh tranh trong

nền kinh tế Singapore;

Là đại diện cho Singapore tham gia các hoạt động quốc tế trong lĩnh vực cạnh tranh;

Tư vấn cho Chính phủ hay các cơ quan nhà nước khác những vấn đề liên quan đến

cạnh tranh.

2. Thực thi Luật

Thực thi Luật --- Luật Cạnh Tranh 2004

Thỏa thuận hạn chế

cạnh tranh

(Với chƣơng trình

khoan dung)

Cấm các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các bên

khác nhau nhằm ấn định giá, hạn chế sản xuất, phân chia thị

trường và bóp méo cạnh tranh (Mục 34)

Lạm dụng vị trí thống

lĩnh

Nghiêm cấm các hành vi lạm dụng, bao gồm việc giảm giá để

cạnh tranh, găm hàng, từ chối cung cấp các nguồn đầu vào

thiết yếu để giảm cạnh tranh (Mục 47)

Sáp nhập và hợp nhất Cấm sáp nhập và hợp nhất nếu vụ việc ảnh hưởng đến cạnh

tranh trên thị trường (Mục 54)

3. Quyền hạn thực thi luật

- Hành chính

Thẩm quyền điều tra vụ việc

CCS có quyền thực hiện các vụ kiện tụng (điều tra chính thức) sau khi có khiếu nại

hoặc sau khi có chủ định kiện tụng.

Page 329: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

329

CCS có thể tiến hành điều tra nếu xét thấy có đủ cơ sở nghi ngờ các hành vi vi phạm

Mục 34 (thỏa thuận), Mục 47 (lạm dụng vị trí thống lĩnh) và Mục 54 (sát nhập và hợp

nhất). CCS có thể chỉ định thanh tra để tiến hành các công việc điều tra. (Mục 62)

[Chương trình Nhân văn]

Chương trình nhân văn được triển khai từ năm 2009.

Các hành vi đối xử nhân văn được áp dụng đối với các tổ chức hoặc cá nhân đang

tham gia hoặc đã và đang tham gia vào các hoạt động thỏa thuận hợp tác hiệu quả với

CCS trong đó các điều kiện cụ thể được đáp ứng.

Đưa ra tất cả thông tin xác minh dấu hiệu thông đồng móc nối cũng như hợp tác đầy

đủ trong quá trình điều tra.

Hạn chế tham gia vào các hoạt động câu kết chủ mưu hoặc cưỡng ép

Hành vi đối xử nhân văn bao gồm việc giảm phạt tiền lên tới 100%

[Thẩm quyền điều tra vụ việc]

Thanh tra được bổ nhiệm bởi CCS có các quyền sau.

Yêu cầu xuất trình tài liệu, cung cấp thông tin, vv… (Mục 63)

Khám xét mà không cần trát của tòa (Mục 64)

Ngoài ra, nếu có căn cứ hợp lý, thanh tra có thể xin trát của tòa và được quyền khám

xét theo lệnh. (Mục 65)

Thẩm quyền phán quyết.

CCS có thể đưa ra phán quyết về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và lạm dụng vị trí

thống lĩnh. (Mục 68)

Trong phán quyết, CCS có thể ra lệnh xóa bỏ vi phạm và phạt tiền doanh nghiệp

kinh doanh ở Singapore mỗi năm không quá 10% doanh thu trong thời gian vi phạm

(Không quá 3 năm) (Mục 69)

- Xử lý hình sự

Trong luật cạnh tranh, việc tố tụng hình sự không có trong phần giải quyết vụ án.

- Sáp nhập và thâu tóm

Thông báo trước khi sáp nhập.

Page 330: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

330

Bên sáp nhập được quyền thông báo việc sáp nhập cho CCS.

Ngoài thông báo như trên, đối với sáp nhập và thâu tóm, CCS có thể chủ động tiến

hành điều tra.

Thẩm quyền phán quyết

CCS có quyền quyết định các trường hợp sáp nhập. Tuy nhiên, đối với các phán

quyết này, trong vòng 14 ngày, áp dụng đối với Bộ trưởng Bộ Công Thương, việc sáp

nhập sẽ không còn bị hạn chế nếu có yếu tố công ích (Mục 68).

Trong trường hợp đó, phán quyết của Bộ trưởng là phán quyết cuối cùng.

Bên cạnh các thủ tục chính thức trên, CCS thiết lập thủ tục xem xét sáp nhập theo

hướng dẫn. Tức là, sau thông báo sáp nhập, CCS tiến hành Giai đoạn xem xét 1 trong

vòng 30 ngày. Sau Giai đoạn 1, CCS có thể đưa ra phán quyết chấp thuận hoặc chuyển

sang Giai đoạn xem xét 2. Giai đoạn 2 được tiến hành trong 120 ngày. Sau đó CCS sẽ đưa

ra phán quyết chấp thuận hoặc bác bỏ.

Thống kê thực thi luật cạnh tranh.

Số phán quyết / số trường hợp

Hành chính

Vào tháng 1 năm 2008, CCS đưa ra phán quyết vi phạm với sáu công ty diệt côn

trùng gian lận đấu thầu, và phạt tiền tổng cộng 262.760 SGD.

Tháng 11 năm 2009, CCS ban hành phán quyết vi phạm với 16 nhân viên xe buýt

cùng công đoàn của họ do thông đồng làm giá xe buýt, và phạt tiền các bên vi phạm tổng

cộng 1,69 triệu SGD.

Tháng 6 năm 2010, CCS ban hành phán quyết cuối cùng chống lại một công ty in

nhãn do lạm dụng vị trí thống lĩnh và phạt công ty trên 262.760 SGD.

Page 331: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

331

Tháng 6 năm 2010, CCS đưa ra phát quyết cuối cùng chống lại 14 công ty thiết bị

điện và xây dựng do gian lận đấu thầu. Các bên liên quan phải chịu mức phạt tiền tổng

cộng là 188.000 SGD.

Xử lí hình sự

Không có trường hợp nào.

Sáp nhập và thâu tóm

Sau khi các điều luật có hiệu lực vào năm 2007, CCS đã giải quyết tất cả các thông

báo sáp nhập mà không cần áp đặt bất kì biện pháp nào. Số thông báo như sau:

FY2007 FY2008 FY2009

6 7 5

Số tiền phạt (SGD)

2006 2007 2008 2009 2010

0 0 262.760 1.690.000 1.177.000

4. Thẩm quyền hoạch định chính sách

Soạn thảo / Ban hành luật --- Không có ví dụ.

Ban hành văn bản hƣớng dẫn.

CCS được phép soạn thảo tài liệu hướng dẫn chỉ rõ cách ứng xử để diễn giải và thực

thi các điều khoản của luật cạnh tranh. (Mục 61)

CCS đã ban hành bộ 14 hướng dẫn cách diễn giải và thực thi các điều khoản của luật

cạnh tranh.

Các hướng dẫn gồm:

Hướng dẫn Mục 34.

Hướng dẫn Mục 47.

Hướng dẫn Thẩm định sáp nhập.

5. Quy trình xử lý vụ việc

Quy trình điều tra.

Thủ tục

--- Đã được nhắc đến ở phần 3.1. và 3.3.

Kháng cáo

Theo luật cạnh tranh, hội đồng kháng cáo cạnh tranh sẽ xem xét đơn kháng án chống

lại quyết định của CCS. (Mục 72)

Page 332: BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CẠNH TRANH

BÁO CÁO RÀ SOÁT CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM

332

Hội đồng kháng cáo cạnh tranh là một cơ quan độc lập bao gồm các thành viên bổ

nhiệm bởi Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp. Chủ tịch hiện tại của Hội đồng

phúc thẩm là nguyên Thẩm phán Tòa án Tối cao, ông Thean Lip Ping. Hội đồng sẽ trao

quyền hạn, quyền và đặc quyền cho một Tòa án Quận để xem xét vụ kiện. (Mục 73)

Chỉ có các bên nhận phán quyết từ CCS có thể kháng án lên Hội đồng kháng cáo

cạnh tranh. Các bên có thể kháng án chống lại quyết định của hội đồng lên tòa án tối cao,

nhưng chỉ được phúc thẩm các vấn đề luật và mức phạt tiền. (Mục 74).