34
BO CO THC TP K THUT Nguyễn Hữu Tiến - KTXD B – K51 Page 1

BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

  • Upload
    khoiutc

  • View
    189

  • Download
    2

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

BAO CAO THƯC TÂP KY THUÂT

Nguy n H u Ti n - KTXD B – K51ễ ữ ế Page 1

Page 2: BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

BAO CAO THƯC TÂP KY THUÂT

LỜI MỞ ĐẦU

Một vấn đề thực tế mà hầu như  các trường đại học trong cả nước đều chưa có đủ điều kiện để

thực hiện, đó là kết hợp một cách hài hoà giữa những kiến thức lý thuyêt thuần tuý và kiến thức

thực hành. Một sinh viên có thể hoà nhập vào công việc sau khi ra trường mà không bị thụ động,

phụ thuộc rất nhiều vào những thời gian thực hành những kiến thực tế trong quá trình học tập.

Một trong những phương pháp mà nhà trường, muốn sinh viên có thể tập dượt một cách khái

quát trước khi tốt nghiệp. đó là việc thực tập kỹ thuật. Với mục đích tạo điều kiện cho sinh viên

làm quen với môi trường công việc. Ngoài ra đợt thực tập này thâm nhập thực tế chuẩn bị cho

sinh viên, những kiến thức thực tế vừa sâu vừa rộng để sinh viên không bỡ ngỡ dẫn đến thiếu tự

tin vào chính mình trước những công việc được phân công.

Đợt thực tập này cũng giúp cho sinh viên làm quen với việc tổ chức quản lý, chỉ đạo kỹ thuật tại

một cơ sở: viện nghiên cứu, nhà máy chế tạo, nhà máy sửa chữa, công ty, xí nghịêp hoặc đội thi

công cơ giới... Mặt khác cũng giúp cho sinh viên làm quen với công việc của một cán bộ kỹ thuật

tại cơ sở thực tâp mà trước đó sinh viên hoàn toàn chưa có bất kỳ một điều kiện tập dượt nào.

Trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng công trình giao thông

Transico tôi nhận được sự giúp đỡ và hướng dẫn rất tận tình của các thầy, các anh chị trong

công ty. Tôi xin chân thành cảm ơn.    

BÀI BÁO CÁO GỒM CÓ 4 PHẦN:

Chương 1: Giới thiệu về Công ty Cổ phấn tư vấn đầu tư và xây dựng công trình giao thông

Transico.

Chương 2: Giới thiệu về công trình “Cầu vượt tại nút giao thông đường Đại Cồ Việt – đường

Trần Khát Chân”.

Chương 3: Thiết kế kỹ thuật thi công.

Chương 4: Quá trình nghiệm thu các hạng mục dự án.

Nguy n H u Ti n - KTXD B – K51ễ ữ ế Page 2

Page 3: BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

BAO CAO THƯC TÂP KY THUÂT

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY

1.THÔNG TIN CHUNG.

- Tên giao dịch: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG

CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG (TRANSINCO., JSC)

-Tên giao dịch quốc tế: TRANSPORTATION INVESTMENT AND CONSTRUCTION

CONSUNLTANT JOINT STOCK COMPANY

- Tên viết tắt : TRANSINCO., JSC

- Địa chỉ: Số 8 E, Tổ 11, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận

Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

- Điện thoại 043.7678714

- Fax 043.7678714

- Email: [email protected]

- Website: transincojsc.com

- Vốn điều lệ : 5.000.000.000 (Năm tỷ đồng chẵn);

- Tài khoản số: 14024149630014 tại Ngân hàng TECHCOM BANK

chi nhánh Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.

- Giấy CNĐKKD số: 0105267339

2.CÁC NGÀNH NGHỀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH

- Kiểm định chất lượng công trình xây dựng;

- Tư vấn đấu thầu: Lập hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu (không bao gồm xác định giá gói thầu

và giá hợp đồng trong xây dựng);

Nguy n H u Ti n - KTXD B – K51ễ ữ ế Page 3

Page 4: BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

BAO CAO THƯC TÂP KY THUÂT

- Tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình; Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

(chỉ hoạt động khi đáp ứng đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật);

- Thiết kế công trình cầu, đường bộ; Thiết kế công trình cầu đường; Hoạt động tư vấn đầu tư

(không bao gồm tư vấn pháp luật, tài chính, kế toán, kiểm toán, thuế và chứng khoán); Xuất nhập

khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh; (Doanh nghiệp chỉ hoạt động xây dựng khi có đủ điều

kiện năng lực theo quy định của pháp luật)./.

- Hoạt động tư vấn đầu tư (không bao gồm tư vấn pháp luật, tài chính, kế toán, kiểm toán, thuế

và chứng khoán);

- Xây dựng nhà các loại.

- Hoạt động kiếm trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan

- Thiết kế công trình cầu, đường bộ;

- Thiết kế công trình cầu đường;

- Giám sát xây dựng và hoàn thiện công trình cầu, đường bộ.

- Xây dựng công trình.

- Chuẩn bị mặt bằng.

- Kiểm tra và phân tích kỹ thuật.

- Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ.

- Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác chi tiết: Đường thủy, bến cảng và các công trình

trên sông, cảng du lịch, cửa cống, công trình thể thao ngoài trời.

- Phá dỡ.

- Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét.

- Sản xuất sắt, thép, gang.

- Hoàn thiện công trình xây dựng.

- Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao.

- Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác.

Nguy n H u Ti n - KTXD B – K51ễ ữ ế Page 4

Page 5: BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

BAO CAO THƯC TÂP KY THUÂT

- Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng.

- Sản xuất xi măng, vôi và thạch cao.

- Xuất nhập khẩu các mặt hang công ty kinh doanh;

- Lập báo cáo tác động môi trường;

- Quan trắc môi trường (Doanh nghiệp chỉ hoạt động xây dựng khi có đủ điều kiện năng lực theo

quy định của pháp luật)

3.TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY

Công ty được chia thành các phòng với các chức năng chính sau:

- Hội đồng quản trị;

- Ban kiểm soát;

- Ban Giám đốc;

- Phòng Tài chính Tổng hợp: thực hiện các nghiệp vụ liên quan tới tài chính kế toán, tổ chức

lao động và các vấn đề chung khác.

- Phòng kế hoạch: Có nhiệm vụ lập kế hoạch ký kết, thực hiện các hợp đồng và theo dõi tiến độ

của các dự án mà công ty tham gia.

- Phòng Khảo sát - Thiết kế: thực hiện các dự án liên quan tới công tác khảo sát thiết kế công

trình giao thông và công trình dân dụng.

- Phòng Kiểm định chất lượng: thực hiện các dự án liên quan tới công tác kiểm định chất lượng

công trình giao thông và công trình dân dụng.

- Các đội thi công: thực hiện các dự án thi công công trình.

Nguy n H u Ti n - KTXD B – K51ễ ữ ế Page 5

Page 6: BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

BAO CAO THƯC TÂP KY THUÂT

CHƯƠNG 2

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TRÌNH

1.GIỚI THIỆU CHUNG

Cầu vượt Đại Cồ Việt – Trần Khát Chân được xây dựng nhằm hạn chế ùn tắc giao thông tại

nút giao cắt giữa đường Đại Cồ Việt – Trần Khát Chân( đường vành đai I của Thủ đô) và Phố

Huế - Bạch Mai.

2. QUY MÔ VÀ TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ

- Cầu thiết kế vĩnh cửu bằng kết cấu thép và kết cấu BTCT.

- Tiêu chuẩn thiết kế:

+ Phần cầu: 22 TCN 272 – 05 (tham khảo AASHTO LRFD 2007);

+ Phần đường đô thị: QCVN 07: 2010/BXD

- Tải trọng: 0,5HL93 + đoàn xe máy 4KN/m2( đảm bảo khai thác cho các loại xe bus);

- Khổ cầu: B = 2x3,5m+2x1,5m+2x0,5m =11m;

+ Làn ô tô: 2x3,5m = 7m;

+ Làn xe máy: 2x1,5m = 3,0m;

+ Gờ lan can: 2x0,5m = 1m;

- Tĩnh không thông xe: H = 4.75m.

- Cấp hạng đường thiết kế: Vtk = 40km/h( Theo QCVN 07: 2010/BXD)

3. PHƯƠNG ÁN KẾT CẤU

3.1. Kết cấu nhịp

- Chiều dài cầu tính đến đuôi mố Lơm = 213,2m, chiều dài toàn cầu tính đến đuôi gờ chắn

bánh Ltc = 352,4m;

- Sơ đồ kết cấu nhịp: 27+33+2x45+33+27m.

Nguy n H u Ti n - KTXD B – K51ễ ữ ế Page 6

Page 7: BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

BAO CAO THƯC TÂP KY THUÂT

- Mặt cắt ngang gồm 2 dầm liên hợp bản BTCT liên tục. Khoảng cách tim 2 dầm hộp là

5500m;

- Chiều cao dầm hộp thay đổi từ H = 1270m tại đỉnh trụ T3 và H = 1230m tâij đầu mố M0,

M6.

- Dầm chủ được làm bằng thép hợp kim thấp Fy = 345Mpa.

- Bản mặt cầu bằng BTCT C25.

- Lớp phủ mặt cầu gòm lớp bê tông nhựa hạt mịn dày 5cm và lớp phòng nước dạng phun. Tưới

nhựa dính bám 0,5kg/m2 trước khi thảm cầu.

3.2. Kết cấu tru

- Trụ cầu làm bằng thép gồm 2 hộp vuông uốn cong tạo kiểu dáng kiến trúc kiểu chữ A ngược.

- Hộp thép có kích thước 1200x1200x20. Hai nhánh cong được liên kết bới thanh ngang

800x1000x14;

- Liên kết cột trụ với bệ trụ bằng mặt bích và bu lông tinh chế M50x1440mm;

- Trụ T3 đặt tại vị trí giữa đường được đổ bê tông C10 không co ngót vào lòng trụ để chóng va

xô;

- Móng trụ dùng cọc ép 2H300 có chiều dài Lđk=36m( trụ T1, T2, T4) và Lđk=42m( trụ T3,

T5). Bệ móng bằng BTCT 25MPa gồm 2 bậc dày 1,2m( ở dưới) và 0,8m( ở trên).

3.3. Kết cấu mố

- Mố bằng BTCT C25MPa đổ tại chô dạng mố chữ U;

- Móng mố dùng cọc ép 2H300 có chiều dài Lđk=36m. Bệ móng bằng BTCT 25MPa dày 1,2m.

3.4. Phần tường chắn – đường đầu cầu

- Đoạn tiếp giáp với mố sử dụng tường chắn đất có cốt MSE kéo dài cho tới khi chênh cao với

mặt đất tự nhiên khoảng 1m;

- Đoạn tiếp theo dùng tường chắn có trọng lực BTCT C25 dạng chứ L và gờ chắn BTCT C20;

- Kết cấu mặt đường trong phạm vi tường chắn đảm bảo Eyc>=140MPa bao gồm:

+ Bê tông nhựa hạt mịn dày 5cm;

+ Tưới nhựa dính bám 0,5kg/m2;

+ Bê tông nhựa hạt thô dày 7cm;

+ Tưới nhựa dính bám 1,0kg/m2;

+ Cấp phối đá dăm loại 1 dày 15cm;

Nguy n H u Ti n - KTXD B – K51ễ ữ ế Page 7

Page 8: BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

BAO CAO THƯC TÂP KY THUÂT

+ Cấp phối đá dăm loại 2 dày 20cm;

Đặt trên nến Cát đầm chặt K95( trong đó 50cm trên cùng đầm chặt K98)

GHI CHU:

- Hệ cao độ dùng theo cấp quốc gia( Hòn Dấu – Đồ Sơn);

- Hệ tọa độ dùng theo hệ tọa độ VN – 2000;

- Kích thước ghi là m;

- Kích thước ngoài ngoặc là thuộc phía Đại Cồ Việt, trong ngoặc là thuộc phía Trần Khát

Chân.

CHƯƠNG 3

THIẾT KẾ KY THUÂT THI CÔNG

PHẦN A: TỔ CHỨC THI CÔNG

1.CÔNG TÁC CHUẨN BỊ VÀ MẶT BẰNG THI CÔNG

1.1. Công tác chuẩn bị:

- Trước khi thi công đơn vị thi công phải làm một số công việc sau:

+ Đơn vị thi công phải lập biện pháp đảm bảo giao thông, phân luồng giao thông trình cấp

có thẩm quyền phê duyệt; phải thông báo kế hoạch phân luồng đảm bảo giao thông trên các

phương tiện thông tin đại chúng;

+ Đơn vị thi công phải phối hợp với Ban Quản lý dự án di dời các công trình hạ tầng kỹ

thuật hiện hữu trong phạm vi thi công (nếu có) như đường ống nước, cáp quang, cáp điện, cột

điện… gây cản trờ đến quá trình thi công.

1.2. Mặt bằng bố trí công trường:

- Dựa trên khối lượng công việc, tiến độ công việc cũng như thực tế địa hình khu vực xây

dựng, việc bố trí mặt bằng công trường được xác định sơ bộ như sau:

+ Công trường được bố trí dọc theo tuyến thi công;

+ Bố trí xây dựng hàng rào ngăn cách khu vực công trường với phần đường xe chạy.

Nguy n H u Ti n - KTXD B – K51ễ ữ ế Page 8

Page 9: BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

BAO CAO THƯC TÂP KY THUÂT

- Vật tư, thiết bị được chở đến hiện trường bằng đường bộ. Trường hợp vận chuyển các thiết bị

siêu trường, siêu trọng và quá khổ đơn vị thi công phải xin phép các cơ quan có thẩm quyền.

- Đơn vị thi công căn cứ vào thực tế hiện trường, năng lực thiết bị để lập mặt bằng thi công chi

tiết cho phù hợp với điều kiện của mình.

- Điện thi công: điện lưới kết hợp với máy phát điện dự phòng.

- Nước sinh hoạt và thi công: sử dụng nguồn nước sinh hoạt đảm bảo chất lượng.

2.TỔ CHỨC ĐÔI THI CÔNG

Nguy n H u Ti n - KTXD B – K51ễ ữ ế Page 9

Mũi thi công 1 : Mố M0, Trụ T1, T2, T3

Mũi thi công 2: Mố M6, Trụ T5, T4

Kỹ sư phụ trách: 1 người

Bộ phận trắc đạc

Kỹ sư phụ trách: 1 người

Tổ ván khuôn10 công nhân

Tổ cốt thép05 công nhân

Tổ ván khuôn10 công nhân

Tổ cốt thép05 công nhân

Bộ phận điện máy

Huy động vật tư + máy phụ- Ván khuôn: 202,4m2

- Hệ thép hình: 450 tấn

Huy động vật tư + máy phụ- Ván khuôn: 202,4m2

- Hệ thép hình: 450 tấn

Ban chỉ huy

Page 10: BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

BAO CAO THƯC TÂP KY THUÂT

3.GIỚI THIỆU MÁY MOC THI CÔNG

STTLoại máy thi công Công suất Số

lượngChất lượng thực

tế hiện nay

1 Cần cẩu 16T-25T 16-25T 02 Tốt

2 Máy cắt + uốn cốt thép 02 Tốt

3 Thiết bị cắt hơi 01 Tốt

4 Máy ủi C100 110cv 01 Tốt

5 Máy đào V=0.8 m3 01 Tốt

6 Xe Mix vận chuyển bê tông 8 m3 05 Tốt

7 Máy bơm nước 500-100m3/h 02 Tốt

8 Máy hàn + bình cắt 23KW 02 Tốt

9 Ô tô vận tải 10-20T 02 Tốt

10 Đầm dùi các loại 1,5kWh 6 Tốt

11 Máy cào bóc Wirtgen C100 02 Tốt

12 Máy nén khí diezel 360m3/h 01 Tốt

13 Trạm biến thế 180KVA 01 Tốt

14 Máy toàn đạc 01 Tốt

15 Máy phun sơn 01 Tốt

16 Trạm trộn bê tông 80T/h

17 Máy bơm bê tông tự hành 50m3/h 02 Tốt

Nguy n H u Ti n - KTXD B – K51ễ ữ ế Page 10

Page 11: BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

BAO CAO THƯC TÂP KY THUÂT

18 Máy hàn nhiệt 02 Tốt

19 Máy đầm cóc 4.0HP 02 Tốt

PHẦN B: PHƯƠNG ÁN THI CÔNG CHI TIẾT TRỤ T2

1. MÔ TẢ CHI TIẾT KẾT CẤU TRỤ T2

- Trụ T2 được thiết kế bằng thép gồm 2 hộp vuông uốn cong tạo dáng kiến trúc kiểu chữ A

ngược, hộp thép có kích thước 1200x1200x20, hai nhánh cong được liên kết bởi thanh ngang

800x1000x14. Liên kết cột trụ với bê tông trụ bằng mặt bích và bu lông tinh chế M50x14400.

Các trụ đặt tại vị trí giữa đường T2, T3, T4 được đổ bê tông C12 không co ngót vào trong

lòng trụ để chống va xô.

- Trụ T2 được thi công bằng cẩu lắp đặt trên hệ cọc thép 2H300x150 với chiều dài dự kiến Lđk

= 36m. Trụ T2 được bố trí gồm 21 cọc thép, chiều dài thực của cọc sẽ được quyết định thực

tế theo điều kiện địa chất tại hiện trường trong quá trình thi công cọc.

Qua khảo sát địa chất công trình, phạm vi thi công trụ T2 có cống thoát nước thải sinh hoạt nên

biện pháp tổ chức thi công trụ T2 có sự khác biệt so với các trụ khác của gói thầu trong hạng

mục thi công ép cọc thép, do phải phá dỡ cống và bảo vệ cống trong phạm vi thi công.

Nguy n H u Ti n - KTXD B – K51ễ ữ ế Page 11

Page 12: BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

BAO CAO THƯC TÂP KY THUÂT

2. TRÌNH TỰ THI CÔNG:

- BƯỚC 1: CHUẨN BỊ THIẾT BỊ, VÂT LIỆU VÀ MẶT BẰNG THI CÔNG

+ Chuẩn bị vật liệu máy móc thi công.

+ Xác định phạm vi thi công, định vị tim trụ.

Xác định vị trí, mặt bằng tim trụ bằng thiết bị trắc đạc. Tiến hành đào + san ủi mặt bằng

đất nền đến cao độ thiết kế bằng máy xúc và máy ủi.

+ Bố trí hệ thống an toàn: đèn, biển báo…

Các biển báo trên đường như biển báo hạn chế tốc độ, biển báo lối rẽ, biển báo phạm vi

công trường đang thi công...để các phương tiện qua lại được thuận lợi và an toàn.

+ Bóc lớp áo đường tại vị trí mố trụ chiếm chô.

Cào bóc lớp mặt đường bê tông nhựa hạt mịn, chiều dày lớp cắt <=5 cm bằng máy cào

Wirtgen C100.

Cào bóc tiếp lớp mặt đường bê tông nhựa hạt thô chiều dày lớp cắt 7cm bằng máy cào

Wirtgen 100.

+ Di chuyển hàng rào vào vị trí chiếm dụng ban đêm.

+ Di chuyển máy móc thiết bị vào vị trí thi công.

- BƯỚC 2: THI CÔNG ĐONG VÒNG VÂY CỌC VÁN VÀ ĐÀO HỐ MONG PHỤC VỤ

PHÁ DỠ CỐNG TRONG PHẠM VI THI CÔNG TRỤ T2

+ Xác định phạm vi hố móng. Thi công vòng vây cọc ván.

Dùng cọc ván thép Larsen IV chiều dài L=9m và L=6m.

Nguy n H u Ti n - KTXD B – K51ễ ữ ế Page 12

Page 13: BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

BAO CAO THƯC TÂP KY THUÂT

Chu vi vòng vây P=2x(8+5,4)m.

Để vòng vây cọc ván thép được kín và khít thì việc đầu tiên là ta dùng khung định

vị(thanh chống I300, cách mặt đất tự nhiên 1,5m) sau đó dựa vào khung định vị chúng

ta mới tiến hành hạ cọc ván.

Sau đó ta sử dụng nhân công dựng các cột ván thép lên sau đó tiến hành định vị cho

thẳng bố trí cho khớp vào cùng thiết bị đóng.

Dùng cẩu 16T và búa rung DZ45 đóng cọc đến cao độ thiết kế.

Dùng máy đào gầu ngoặm lấy đất trong hố móng, khi cách mặt đất tự nhiên 1,5m thì

kết hợp với nhân công đào hố móng đến cao độ cống(+2,959)

+ Dùng máy phá bê tông kết hợp thủ công phá dỡ cống D=2m trong phạm vi thi công trụ

T2.

Dùng búa căn khí nén phá bê tông kết hợp thủ công phá dỡ cống ở cao độ

Xây gạch bịt cống, chiều dài 22cm, cao <=4m, vữa xi măng mác 100.

Trát gạch bịt cống dày 1,5cm, vữa xi măng mác 100.

+ Lấp đất hố móng để trả lại mặt bằng thi công.

Khối lượng đất vừa đào được tận dụng để đắp và đầm chặt tạo mặt bằng thi công ép

cọc.

- BƯỚC 3: THI CÔNG ÉP CỌC THÉP 2H300X150

+ Xác định vị trí cọc thử 2H300 móng trụ.

Nguy n H u Ti n - KTXD B – K51ễ ữ ế Page 13

Page 14: BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

BAO CAO THƯC TÂP KY THUÂT

Cọc thép 2H300 được chế tạo thành các đoạn sẵn trong nhà máy và được chở ra công

trường, được quét 1 lớp nhựa đường nóng 0,5kg/m2.

Vị trí tim cọc phải được định vị và đánh dấu sẵn.

+ Dùng máy ép Ropot để ép cọc.

Đưa máy vào vị trí, sau đó móc cọc đến tim móc đã được xác định, kiểm tra lại tính

chuẩn xác của tim móc, khi cọc đã được ghim vào mặt đất khoảng 50cm, phải sử dụng

một lúc 2 máy kinh vĩ để điều chỉnh và đảm bảo thế thẳng đứng của cọc.

+ Dùng máy cẩu cấp cọc cho giá ép cọc.

Sau khi kiểm tra thế đứng của cọc đã đạt tiêu chuẩn với độ nghiên cho phép < 0,5% và

đã chỉnh bằng máy mới có thể ép cọc vào lòng đất.

+ Tiến hành ép cọc thử, xác định chiều dài ép cọc.

Cọc được ép từng đoạn khoảng từ 6 – 12m, giữa các đoạn ta hàn bằng máy hàn nhiệt

để liên kết.

Khi ép cọc phải ép liên tục, hạn chế tối đa gián đoạn trong khi ép. Sau khi mũi cọc đã đi

vào tầng đất chịu lực, máy ép sẽ ngưng ép khi đại chuẩn theo thiết kế.

+ Sau khi có chiều dài ép cọc, tiến hành sản xuất và ép cọc đại trà chiều dài L=36m.

+ Cọc được xe vận chuyển đến công trường và tiến hành ép

Tiến hành ép cọc bằng máy ép cọc Ropot theo hình ziczac.

Khoảng cách giữa các cọc là 1,2m. Cọc ngoài cùng cách mép hố móng là 0,4m.

Cọc được công nhận là ép xong khi thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện sau: chiều dài cọc

đã ép vào đất nền nằm trong khoảng Lmin<Lc<Lmax ( với Lmin, Lmax là chiều dài ngắn nhất

và dài nhất của cọc được thiết kế dự báo theo tình hình biến động của nền đất trong khu

vực) và lực ép trước khi dừng (Pep)min <(Pep)tk<(Pep)max ( với (Pep)min và (Pep)max là lực ép

nhỏ nhất và lớn nhất do thiết kế quy định, (Pep)tk là lực ép tại thời điểm kết thúc ép cọc,

trị số này được duy trì với vận tốc thường xuyên không quá 1cm/s trên chiều sâu không

ít hơn 3 lần cạnh của cọc)

- BƯỚC 4: THI CÔNG ĐONG ĐÀO HỐ MONG

Nguy n H u Ti n - KTXD B – K51ễ ữ ế Page 14

Page 15: BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

BAO CAO THƯC TÂP KY THUÂT

+ Đào nền đường bằng máy đào <=0,8m3, máy ủi 110cv đất cấp IV, khi đào đến vị trí các

đầu cao độ đầu cọc 0,3m thì dừng lại kết hợp với nhân công đào hố móng đến cao độ đáy

móng.

+ Đào hố tụ nước, lắp đặt máy bơm hút hố móng( nếu cần)

+ Công tác đào đất móng tuân thủ đúng quy phạm thi công công tác đất.

+ Đất được vận chuyển đi bằng ô tô và tập kết đúng nơi quy định.

Những đất thừa và đất không đảm bảo chất lượng phải đô ra bãi thải đúng nơi quy

định. Không được đổ làm ứ đọng nứoc, ngập úng những công trình lân chạn và gây trở

ngại sau khi thi công.

Những phần đất đào từ hố móng lên, nếu được sử dụng để đắp thì phải tính toán sao

cho tốc độ đầm nén phù hợp với tốc độ đào nhằm sử dụng hết đất đào mà không gây

ảnh hưởng tới tốc độ đào đất hố móng.

+ Hố đào đúng vị trí và độ sâu thiết kế, khi đào đảm bảo độ ổn định mái ta luy của hố

móng(1:0.5).

+ Vệ sinh sạch hố móng sau khi đào.

+ Thi công lớp bê tông tạo phẳng dày 10cm.

Đổ lớp lót móng bằng bê tông C12, dày 10cm.

+ Chặt các đầu cọc đến cao độ thiết kế.

- BƯỚC 5: THI CÔNG ĐỔ BÊ TÔNG TRỤ ĐỢT I

Nguy n H u Ti n - KTXD B – K51ễ ữ ế Page 15

Page 16: BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

BAO CAO THƯC TÂP KY THUÂT

MÆt c ¾t A-A

+ Lắp cụm định vị bu lông bao gồm: ghế kê, dưỡng định vị, bu lông móng. Bu lông tinh

chế M50 được lắp vào bản định vị(chiều dày 2cm) trước, sau đó dùng ghế kê định vị bu lông.

+ Lắp đặt ván khuôn, cốt thép bệ trụ.

Cốt thép chủ và cốt thép chờ được lắp dựng và phải được giữ ổn định trong quá trình đổ

bê tông và đảm bảo đúng vị trí thiết kế.

Để đảm bảo chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép, phải đặt các đệm định vị bằng xi

măng cát giữa cốt thép và ván khuôn.

Biện pháp gia công cốt thép như uốn cốt thép, mối buộc ,mối hàn...theo đúng yêu cầu

thiết kế . Riêng công tác hàn cốt thép phải tuân thủ theo tiêu chuẩn 20TCN 71-77.

Ván khuôn chống sập thành hố móng đảm bảo đúng thiết kế kích thước 3,2x8m, phẳng

khít, không biến dạng, bê tông không bị chảy ra ngoài.

Nguy n H u Ti n - KTXD B – K51ễ ữ ế Page 16

Page 17: BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

BAO CAO THƯC TÂP KY THUÂT

Ván khuôn phải được làm sạch, bề mặt ván khuôn được bôi phụ gia chống dính trước

khi đổ bê tông.

+ Đổ bê tông;

Bê tông C25, độ sụt 12 – 14cm.

Bê tông được sản xuất tại trạm trộn 80T/h theo các yêu cầu kỹ thuật và vận chuyển đến

hiện trường bằng xe mix 8m3. Trong quá trình vận chuyển phải đảm bảo bê tông không

bị phân tầng.

Trước khi đổ bê tông, cần kiểm tra độ sụt của bê tông bằng côn hình nón cụt.

Bê tông được chuyển từ xe mix vào thiết bị bơm bê tông. Môi lần bơm với chiều dày

0,5m kết hợp với máy đầm dùi 1,5kWh đầm bê tông.

+ Bảo dưỡng bê tông.

Sau khi đổ bê tông xong chậm nhất là 10 giờ phải che phủ và tưới nước, nếu trời nóng

có gió thì sau 2-3 giờ che phủ bề mặt hở của dầm bằng vật liệu giữ nước ( bao tải cát).

Việc tưới nước bảo dưỡng bê tông thực hiện bằng các vòi phun, phun ướt toàn bộ bề

mạt kết cấu . Trong những ngày nóng kéo dài số lần phun phải lớn hơn. Dấu hiệu làm

tốt công tác này luôn luôn đảm bảo mặt bê tông không bị khô.

Nước dùng để bảo dưỡng bê tông phải dùng loại nước trộn bê tông, thời gian bảo

dưỡng tuân thủ theo quy định về công tác bảo dưỡng bê tông trong hồ sơ kỹ thuật của

dự án.

Quét 2 lớp nhựa đường nóng 2kg/m2 lên các mặt của bệ trụ tiếp xúc với nền đắp. Các

cạnh lộ ra ngoài phải được vát góc 20x20mm.

- BƯỚC 6: THI CÔNG ĐỔ BỆ TRỤ ĐỢT II

Nguy n H u Ti n - KTXD B – K51ễ ữ ế Page 17

Page 18: BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

BAO CAO THƯC TÂP KY THUÂT

MÆT B»NG hè mã ng t r ô t 2

+ Sau khi khảo sát thấy bệ trụ 1, bê tông đã đủ cường độ, ta tiến hành đổ bê tông trụ đợt

II.Dùng nhân công lắp đặt ván khuôn bệ trụ đốt II theo đúng các tiêu chuẩn thiết kế.

+ Lắp đặt cốt thép bệ trụ đợt II kết hợp với cốt thép chờ.

+ Bê tông được vận chuyển đến hiện trường bằng xe mix.

+ Đổ bê tông, bảo dưỡng bê tông.

+ Tháo dỡ ván khuôn và vòng vây cọc ván thép.

Ván khuôn được tháo dỡ.

Dùng búa rung DZ45 và cẩu 16T rút vòng vây cọc ván thép

Quét 2 lớp nhựa đường nóng 2kg/m2 lên các mặt của bệ trụ tiếp xúc với nền đắp. Các

cạnh lộ ra ngoài phải được vát góc 20x20mm.

+ Lấp trả đất mặt bằng.

Nguy n H u Ti n - KTXD B – K51ễ ữ ế Page 18

Page 19: BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

BAO CAO THƯC TÂP KY THUÂT

Đất được vận chuyển từ bãi tập kết bằng ô tô tự đổ 7T đến hố móng và tiến hành lấp hố

móng.

Đất lấp trả mặt bằng độ chặt K95 bằng máy kết hợp với thủ công.

- BƯỚC 7: THI CÔNG CẨU LẮP TRỤ CẦU

+ Toàn bộ trụ được chế tạo và hoàn thiện trong xưởng và chở ra công trường, Trụ cầu làm

bằng thép gồm 2 hộp vuông uốn cong tạo dáng kiến trúc chữ A ngược. Hộp thép có kích

thước 1204x1204x22mm, 02 nhánh cong được liên kết bởi thanh ngang kích thước

800x1000x14mm; Liên kết cột trụ với bệ móng dạng mặt bích bằng bu lông tinh chế

M50x1440mm.

+ Dùng cẩu 16T, cẩu lắp thân trụ vào vị trí.

Thân trụ được móc nối với cẩu thông qua các kô công tác trên thân trụ.

Thân trụ được liên kết với các bu lông chờ thông qua bản định vị.

+ Dùng máy toàn đạc để xác định vị trí tim và cao độ.

+ Cân chỉnh độ phẳng của trụ bằng êcu và bản dưỡng định vị.

+ Sau khi căn chỉnh trụ xong kiểm tra lại lần nữa.

+ Đắp trả hố móng.

Tiếp tục hoàn thiện hố móng bằng đất đào tận dụng.

Đắp đất thành từng lớp, phải đảm bảo lớp đất cũ và lớp đất mới liên kết chặt với nhau,

không có hiện tượng mặt nhẵn giữa 2 lớp đất, đảm bảo sự liên tục và đồng nhất của

khối đất đắp.

Nguy n H u Ti n - KTXD B – K51ễ ữ ế Page 19

Page 20: BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

BAO CAO THƯC TÂP KY THUÂT

Đắp lớp nào đầm nén ngay lớp đó, những lớp dưới đầm nén với độ chặt K95, 5cm trên

cùng đầm chặt với độ chặt K98.

+ Công tác lu lèn phải đạt tiêu chuẩn:

Đầm theo sơ đồ tiến lùi.

Khi đầm các vết đầm của 2 lần đầm liên tiếp phải chồng lên nhau.

Theo hướng song song với tim công trình đắp thì phải chồng lên từ 25 – 50cm.

Theo hướng thẳng góc với tim công trình đắp thì phải từ 50 – 100cm. Trong một sân

đầm, vết đầm sau phải đè lên vết đầm trước là 0,2m nếu đầm bằng máy và phải đè lên

1/3 vết đầm trước nếu đầm bằng thủ công.

Trong khối đất đắp không cho phép có hiện tượng bùng nhùng.

Tại vị trí gần bệ trụ, tiến hành đầm bằng các phương tiện cơ giới như máy đầm nện,

đầm nện chấn động treo bằng các máy khác như cần cẩu, máy đào… Ở những chô đặc

biệt khó đầm, phải sử dụng máy đầm loại nhỏ. Nếu không đầm được bằng máy thì

phải đầm bằng thủ công.

- BƯỚC 8: HOÀN THIỆN TRỤ CẦU

+ Bơm vữa Sika grout 214 – 11 bằng thủ công để lấp khít các lô bulông và mặt bích.

+ Sơn lại các vị trí sơn vị bóc tróc do thi công.

Màu các lớp sơn phải khác nhau để có thể kiểm tra độ che phủ của các lớp sơn;

Trước khi tiến hành sơn phủ, phải tiến hành xử lý bề mặt thép theo quy định;

Đối với bề mặt tiếp xúc của mối nối, yêu cầu sau khi sơn có hệ số ma sát trượt 0,5;

Nguy n H u Ti n - KTXD B – K51ễ ữ ế Page 20

Page 21: BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

BAO CAO THƯC TÂP KY THUÂT

Nếu lớp sơn nào đó bị hư hỏng thì cần phải xử lý bề mặt và sơn lại;

Thi công sơn được thực hiện tại công xưởng. Riêng khu vực mối nối bu lông cường độ

cao và các bản táp chỉ thực hiện lớp sơn lót trong xưởng, các lớp sơn khác thực hiện tại

hiện trường;

+ Hoàn thiện và dọn dẹp vệ sinh trả lại mặt bằng.

CHƯƠNG 4

QUÁ TRÌNH NGHIỆM THU CÁC HẠNG MỤC DỰ ÁN

Trong quá trình thi công nhà thầu đảm bảo thi công theo đúng như bản vẽ tổ chức thi công được Tư vấn giám sát và chủ đầu tư phê duyệt. Trước khi thi công các hạng mục nào đó nhà thầu báo cho kỹ sư tư vấn để có kế hoạch kiểm tra. Quá trình thi công và nghiệm thu được tiến hành theo các bước sau đây:

1. CÔNG TÁC ĐO ĐẠC VÀ ĐỊNH VỊ CÁC KẾT CẤU HẠNG MỤC

- Sau khi chủ đầu tư bàn giao cho đơn vị thi công mặt bằng, toạ độ và số lựơng các mốc của đường tim cầu nhà thầu sẽ triển khai công tác lập lưới khống chế toạ độ, xác định, lên bình đồ mặt bằng, tim mố các trụ và mố .

- Nhà thầu sẽ thiết lập cao độ và mốc cao độ với số lượng cần thiết, các số liệu này nhà thầu sẽ cử các nhân viên có kinh nghiệm với thiết bị đo đạc hiện đại tính toán, xác định và trình kỹ sư tư vấn trước khi triển khai.

- Trong quá trình thi công các cao độ chủ yếu và tim các bộ phận công trình đang xây dựng như: Móng trụ mố và phần trên móng của trụ mố....nhà thầu đều lập biên bản nghiệm thu đo đạc bộ phận kết cấu đã hoàn thành để có biện pháp sử lý các số liệu kịp thời đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật của thiết kế.

2. CÔNG TÁC NGHIỆM THU HỐ MONG

- Hố móng sẽ được nhà thầu thi công đào đất đến cao độ thiết kế trong bản vẽ thiết kế kỹ thuật.

- Hố móng đảm bảo độ chính xác về kích thước hình học, về cao độ và đảm bảo khô ráo trong quá trình thi công đổ bê tông.

- Trước khi thi công bệ nhà thầu sẽ lập biên bản nghiệm thu hố móng, toạ độ đầu cọc cũng như kích thước của hố móng.

- Công tác nghiệm thu đà giáo ván khuôn khuôn được nghiệm thu theo các yêu cầu ghi trong bảng 1 Quyển TCKT công trình giao thông-TậpIII.

3. CÔNG TÁC LẮP DỰNG CỐT THÉP VÀ BÊ TÔNG

3.1 Công tác cốt thép

- Khi lắp dựng cốt thép cần có biện pháp giữ ổn định cốt thép không để làm biến dạng khi đổ

bê tông và đảm bảo đúng vị trí thiết kế.

Nguy n H u Ti n - KTXD B – K51ễ ữ ế Page 21

Page 22: BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

BAO CAO THƯC TÂP KY THUÂT

- Để đảm bảo chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép, phải đặt các đệm định vị bằng xi măng cát

giữa cốt thép và ván khuôn. Không cho phép dùng đầu mẩu cốt thép, gô, đá hoặc các vật liệu

khác có thể gây ăn mòn cốt thép, phá huỷ bê tông.

- Sai số về công tác lắp đặt cốt thép tuân thủ theo tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án.

- Cốt thép trước khi được gia công tại hiện trường đều được đem thí nghiệm bằng phương

pháp thử kéo và phương pháp thử uốn và tuân theo TCVN 5574-1991 ,TCVN198-85.

- Cốt thép đảm bảo các yếu tố như:Đúng chủng loại, cường độ thí nghiệm đạt yêu cầu,bề mặt

sạch, không dính bùn đất, dầu mỡ, không có vẩy sắt và các lớp rỉ.

- Biện pháp gia công cốt thép như uốn cốt thép, mối buộc ,mối hàn...theo đúng yêu cầu thiết kế

. Riêng công tác hàn cốt thép phải tuân thủ theo tiêu chuẩn 20TCN 71-77.

- Công tác vận chuyển và lắp dựng cốt thép: Việc vân chuyển cốt thép đã gia công đảm bảo

không làm hư hỏng và biến dạng sản phẩm cốt thép đó.Nhà thầu có biện pháp ổn định vị trí

cốt thép tạo thành một tổ hợp không biến dạng trong quá trình đổ bê tông.

- Trước khi đổ bê tông nhà thầu sẽ lập biên bản nghiệm thu cốt thép trong đó ghi rõ về :các

biên bản kiểm tra mẫu thử về chất lượng thép, chất lượng gia công cốt thép mối nối, chiều

dài thanh thép thực tế, bước cốt thép.....Biên bản nghiệm thu kỹ thuật trong quá trình gia

công và lắp dựng cốt thép, các biên bản thay đổi cốt thép trên công trường so với thiết kế.

Hàn cốt thép

+ Có thể chọn các phương án và công nghệ hàn khác nhau, nhưng chỉ đảm bảo chất lượng các

mối hàn theo tiêu chuẩn 20TCN 71- 77 - Chỉ dẫn hàn cốt thép và chi tiết đặt sãn trong cấu

kiện BTCT.

+ Các mối hàn phải đảm bảo :

Bề mặt nhẵn, không chảy, không đứt quãng, không thu hep cục bộ và không có bọt.

Có chiều dài và chiều cao đường hàn theo qui định của hồ sơ thiết kế.

Nối buộc thép

+ Chiều dài nối buộc của cốt thép trong các khung và lưới cốt thép tuân thủ theo quy định kỹ

thuật của dự án và theo bản vẽ thiết kế thi công.

+ Dây buộc dùng loại dây thép mềm đường kính 1mm.

+ Trong các mối nối cần buộc ít nhất 3 vị trí (ở giữa và 2 đầu).

3.2 Công tác bê tông

Nguy n H u Ti n - KTXD B – K51ễ ữ ế Page 22

Page 23: BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

BAO CAO THƯC TÂP KY THUÂT

- Việc vận chuyển hôn hợp bê tông từ nơi trộn đến nơi đổ cần đảm bảo không bị phân tầng,

chảy nước xi măng hoặc mất nước. Tuân thủ theo điều kiện 6.3 của TCVN 4453 - 1995.

- Việc đổ bê tông phải đảm bảo không làm sai lệch vị trí cốt thép, vị trí cốt pha và chiều dày

của lớp bê tông bảo vệ cốt thép.

- Bê tông phải được đổ liên tục cho đến khi hoàn thành một kết cấu hoặc đến mạch dựng kỹ

thuật của cấu kiện.

- Bề mặt tiếp xúc của bê tông cũ phải được xử lý làm nhám, làm ẩm và sạch. Đầm nén kỹ vữa

bê tông mới để đảm bảo tính liền khối.

- Bảo dưỡng và hoàn thiện:

+ Sau khi đổ, bê tông phải được bảo dưỡng trong điều kiện ẩm. Thời gian bảo dưỡng tuân

thủ theo quy định kỹ thuật của dự án.

+ Trước khi đổ bê tông nhà thầu đảm bảo yêu cầu về kiểm tra các công tác sau:

Có biên bản kiểm tra vật liệu bao gồm cát đá, xi măng, phụ gia.các loại vật liệu trên

đều có kết quả thí nghiệm và tuân thủ về các tiêu chuẩn về vật liệu như đã nói trong biện

pháp đảm bảo chất lượng về vật liệu thi công.

Kiểm tra các thiết bị phục vụ thi công: Trạm trộn bê tông, hệ thống đầm, công tác

chuẩn bị và vận chuyển bê tông...trước khi tiến hành đổ bê tông cho các hạng mục. Các

hạng mục này chỉ thực hiện khi đã hoàn thiện công tác ván khuôn và lắp đặt cốt thép

Nhà thầu đảm bảo yêu cầu về chất lượng bê tông về cường độ, độ sụt, độ linh động

của bê tông theo đúng yêu cầu theo bản tính toán cấp phối bê tông mà kỹ sư tư vấn chấp

thuận.

Các mẫu thí nghiệm bê tông được lấy theo từng tổ, môi tổ gồm 3 viên lấy theo một lúc

và cùng ở một chô quy định. Số lượng mẫu thử cũng như tiêu chuẩn mẫu được lấy theo

qui định của TCVN 3105-1993.

Các mẫu thí nghiệm được bảo quản và được ép để xác định cường độ thực tế .

Sau khi tiến hành thi công xong các hạng mục nhà thầu lập biên bản nghiệm thu các

hạng mục đã hoàn thành và trình kỹ sư tư vấn xem xét.

3.3 Công tác ván khuôn

- Ván khuôn đảm bảo bằng phẳng kín khít, được chống chèn chắc chắn đảm bảo không biến

dạng khi đổ bê tông.

Nguy n H u Ti n - KTXD B – K51ễ ữ ế Page 23

Page 24: BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

BAO CAO THƯC TÂP KY THUÂT

- Ván khuôn phải được làm sạch, bề mặt ván khuôn được bôi phụ gia chống dính trước khi đổ

bê tông.

- Ván khuôn đảm bảo về kích thước hình học theo các bộ phận của hạng mục thi công.

3.4 Bảo dưỡng bê tông

- Sau khi đổ bê tông xong chậm nhất là 10 giờ phải che phủ và tưới nước, nếu trời nóng có gió

thì sau 2-3 giờ che phủ bề mặt hở của dầm bằng vật liệu giữ nước ( bao tải cát). Việc tưới

nước bảo dưỡng bê tông thực hiện bằng các vòi phun, phun ướt toàn bộ bề mạt kết cấu .

Trong những ngày nóng kéo dài số lần phun phải lớn hơn. Dấu hiệu làm tốt công tác này

luôn luôn đảm bảo mặt bê tông không bị khô.

- Nước dùng để bảo dưỡng bê tông phải dùng loại nước trộn bê tông, thời gian bảo dưỡng tuân

thủ theo quy định về công tác bảo dưỡng bê tông trong hồ sơ kỹ thuật của dự án.

Nguy n H u Ti n - KTXD B – K51ễ ữ ế Page 24

Page 25: BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

BAO CAO THƯC TÂP KY THUÂT

Nguy n H u Ti n - KTXD B – K51ễ ữ ế Page 25