54
Báo cáo thực tập sản xuất Công ty TNHHMTV Nhiệt điện Uông Bí Lời nói đầu Sau một thời gian thực tập tại công ty TNHHMTV Nhiệt điện Uông Bí, mặc dù bản thân em đã rất cố gắng và cũng được sự quan tâm hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các anh chị cô chú phụ trách phân xưởng, lãnh đạo công ty và toàn thể các cán bộ công nhân viên trong phân xưởng tự động điều khiển, nhưng do thời gian và trình độ bản thân có hạn, dây chuyền công nghệ hiện đại, nên báo cáo này của em không tránh khỏi thiếu sót. Em kính mong được các thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến cho em để bản báo cáo này của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! SV: Bùi Minh Ngọc GVDH: PGS-TS Đào Văn Tân

báo cáo thực tập sản xuất

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: báo cáo thực tập sản xuất

Báo cáo thực tập sản xuất Công ty TNHHMTV Nhiệt điện Uông Bí

Lời nói đầu Sau một thời gian thực tập tại công ty TNHHMTV Nhiệt điện Uông Bí,

mặc dù bản thân em đã rất cố gắng và cũng được sự quan tâm hướng dẫn, chỉ

bảo tận tình của các anh chị cô chú phụ trách phân xưởng, lãnh đạo công ty và

toàn thể các cán bộ công nhân viên trong phân xưởng tự động điều khiển, nhưng

do thời gian và trình độ bản thân có hạn, dây chuyền công nghệ hiện đại, nên

báo cáo này của em không tránh khỏi thiếu sót. Em kính mong được các thầy cô

và các bạn đóng góp ý kiến cho em để bản báo cáo này của em được hoàn thiện

hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

SV: Bùi Minh Ngọc GVDH: PGS-TS Đào Văn Tân

Page 2: báo cáo thực tập sản xuất

Báo cáo thực tập sản xuất Công ty TNHHMTV Nhiệt điện Uông Bí

NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHHMTV NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ

1.1 Lịch sử hình thành & phát triển của công ty TNHHMTV Nhiệt điện Uông Bí

1.2 Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty

1.3 Điều kiện sản xuất của công ty

Chương 2

QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CỦA NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN

UBMR 1-300MW

2.1 Giới thiệu chung về công nghệ sản xuất điện năng

2.2 Quy trình công nghệ sản xuất điện năng của nhà máy

2.3 Các hệ thống và thiết bị chính của nhà máy

2.4 Hệ thống điều khiển và giám sát trong nhà máy

2.5 Hệ thống điều khiển Turbine của nhà máy

2.5.1 Thành phần điều khiển

2.5.2 Hệ thống trao đổi tín hiệu của các chi tiết động

2.5.3 Các cửa sổ bộ điều chỉnh Turbine

Chương 3

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LÒ HƠI TRONG NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN

UBMR 1-300MW

3.1 Cấu tạo và đặc tính kỹ thuật của lò hơi

3.1.1 Các thông số kỹ thuật của lò hơi

3.1.2 Cấu tạo và nguyên lý làm việc của lò hơi

3.2 Hệ thống cấp nước cho lò hơi

3.2.1 Chức năng của hệ thống

3.2.2 Thiết bị và đối tượng điều khiển

3.2.3 Vận hành của hệ thống

SV: Bùi Minh Ngọc GVDH: PGS-TS Đào Văn Tân

Page 3: báo cáo thực tập sản xuất

Báo cáo thực tập sản xuất Công ty TNHHMTV Nhiệt điện Uông Bí

3.2.4 Mạch vòng điều khiển trong hệ thống

SV: Bùi Minh Ngọc GVDH: PGS-TS Đào Văn Tân

Page 4: báo cáo thực tập sản xuất

Báo cáo thực tập sản xuất Công ty TNHHMTV Nhiệt điện Uông Bí

Chương 1

TỔNG QUAN CÔNG TY TNHHMTV NHIỆT ĐIỆN UÔNG BÍ

1.1 Giới thiệu tổng quan về công ty

Công ty TNHHMTV Nhiệt điện Uông Bí cách thủ đô Hà Nội khoảng

130km về hướng đông. Từ khi khởi công xây dựng ngày 19/5/1961 đến nay,

Công ty TNHHMTV Nhiệt điện Uông Bí (tiền thân là Nhà máy điện Uông Bí)

đã trải qua nhiều giai đạn xây dựng và phát triển chính như sau:

a.Giai đoạn thành lập, xây dựng, sản xuất và chiến đấu từ 1961-1975:

Nhà máy nhiệt điện Uông Bí được khởi công xây dựng ngày 19/5/1961 vào

dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 71 của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Công trình do

Đảng, Chính phủ và nhân dân Liên Xô anh em giúp đỡ xây dựng với chủ trương

ban đầu xây dựng hai đợt với tổng công suất đặt là 48MW.

b.Giai đoạn mở rộng sản xuất đợt III & IV và phát huy hiệu suất lò

máy, duy trì sản xuất ổn định 1976-2000:

Những năm đầu thập kỷ 80, Nhà máy điện Uông Bí là đơn vị phát điện chủ

lực của toàn quốc cho đến khi Nhà máy điện Phả Lại phát điện lên lưới. Từ đó

đến tháng 11/2009 Nhà máy phát ổn định với công suất 110MW của 2 tổ máy 5-

6. Giai đoạn từ 1990-2000, Nhà máy còn mở rộng sang các lĩnh vực dịch vụ

khác như: sản xuất bia, sản xuất gạch ốp, lát; sản xuất cột điện ly tâm; thành lập

Trung tâm xây lắp điện và các đội đường dây đi xây lắp các công trình điện tại

nhiều địa phương trong cả nước…nhằm giải quyết khó khăn về việc làm trong

giai đoạn lực lượng CBCNV đông và thiếu việc làm.

c.Giai đoạn mở rộng sản xuất từ năm 2000 đến nay:

Từ năm 2000 đến nay, Nhà máy điện Uông Bí có nhiều bước phát triển

quan trọng. Năm 2000, Chính phủ quyết định đầu tư Dự án Nhà máy nhiệt điện

Uông Bí mở rộng 1 công suất 300MW, đến 26/5/2002 chính thức khởi công gói

thầu EPC của Dự án do Tổng công ty lắp máy Việt Nam làm tổng thầu và đến

SV: Bùi Minh Ngọc GVDH: PGS-TS Đào Văn Tân

Page 5: báo cáo thực tập sản xuất

Báo cáo thực tập sản xuất Công ty TNHHMTV Nhiệt điện Uông Bí

19/5/2003 hợp đồng EPC bắt đầu có hiệu lực. Từ ngày 27/11/2009, Công ty

nhiệt điện Uông Bí đã tiếp quản, vận hành tổ máy mở rộng 1-300MW. Năm

2006, Tập đoàn điện lực Việt Nam quyết định đầu tư Dự án Uông Bí mở rộng 2-

300MW. Ngày 23/5/2008 gói thầu EPC Dự án Uông Bí mở rộng 2-330MW do

tổng thầu Chengda Trung Quốc được khởi công. Công ty nhiệt điện Uông Bí

thực hiện quản lý dự án đồng thời chuẩn bị nguồn nhân lực để vận hành tổ máy.

Theo dự kiến, đến tháng 5/2011, Nhà thầu Chengda sẽ bàn giao thương mại cho

Chủ đầu tư. Nhiệt điện Uông Bí sẽ thành tổ hợp 3 Nhà máy với tổng công suất

phát điện là 740MW.

Về tổ chức quản lý, từ ban đầu thành lập năm 1961, Công ty mang tên Nhà

máy điện Uông Bí. Đến năm 2005, Nhà máy nhiệt điện Uông Bí đổi tên thành

Công ty nhiệt điện Uông Bí hạch toán độc lập trực thuộc Tập đoàn điện lực Việt

Nam. Tháng 7/2010, Công ty chuyển đổi mô hình sản xuất và quản lý thành

Công ty TNHH MTV Nhiệt điện Uông Bí trực thuộc Tập đoàn điện lực Việt

Nam.

Tổng diện tích của nhà máy là 320.342m2 trong đó 111.300m2 là dành cho

nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng 1 và các khu vực thi công.

Nhà máy kết nối với lưới điện tại sân phân phối 220/110KV và đấu với

trạm biến áp Bạch Đằng-Tràng Bạch. Nguồn nguyên liệu chính cho nhà máy là

than cám 5, than cám 6 được lấy từ mỏ Vàng Danh, dầu FO được vận chuyển

bằng tàu đi qua sông Uông cấp cho nhà máy tại trạm bơm dầu đặt tại Uông Bí.

Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí mở rộng 1-300MW:

Dự án được thực hiện theo hình thức hợp đồng EPC

+ Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án nhiệt điện 1(EVN)

+ Tư vấn cho chủ đầu tư: Công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 1

+ Tổng thầu EPC: Công ty LILAMA Việt Nam

+ Tư vấn tổng thầu: nhà thầu Electrowwatekono

SV: Bùi Minh Ngọc GVDH: PGS-TS Đào Văn Tân

Page 6: báo cáo thực tập sản xuất

Báo cáo thực tập sản xuất Công ty TNHHMTV Nhiệt điện Uông Bí

Để thực hiện dự án này và được sự hỗ trợ của nhà thầu EE thì nhà thấu

LILAMA đã tiến hành phân chia dự án thành các gói thầu sau:

STT Tên gói thầu Mô tả Tên gói thầu Xuất xứ1 M1 Lò hơi và các thiết bị phụ Powermachine Nga 2 M2 Turbine-máy phát và các

thiết bịPowermachine Nga

3 M3 Hệ thống ống công nghệ nội bộ nhà máy

Thai rotury Thái lan

4 M4, 5, 6 Hệ thống nước khử khoáng, xử lý nước thải.

Gósukoshan Thái lan

5 M7 Hệ thống cấp và dỡ than đường sắt

FAM Đức

6 M8 Trạm bơm nước tuần hoàn và hệ thống sx clorine

Torshima Nhật bản

7 M9 Trạm khí nén Atlascopco Việt nam- Mỹ

8 M10 Hệ thống xử lý nước tro xỉ CPC Việt nam9 M11 Hệ thống khử lưu huỳnh Kawasaki Nhật bản10 M12 Hệ thống cứu hỏa Công ty thăng

long Việt namViệt nam

11 M13 Hệ thống sản xuất hidro Stuard energy Canada12 M14 Hệ thống chứa dầu nhiên

liệuThaitory Thái lan

13 M15 Cung cấp xe cứu hỏa cứu thương

Công ty sunivy

Việt nam

14 M16 Cung cấp xe ô tô Công ty sunivy

Việt nam

15 M17 Cung cấp các thiết bị xưởng sửa chữa

Công ty sunivy

Việt nam

16 M18 Hệ thống cấp hơi khởi động Viện nhiệt lạnh

ĐHBKHN-VN

17 E1 Sân phân phối 220/110KV AVERA Singapore18 E2 Máy biến áp chính 353 Sumitomo Nhật bản19 EB01 Hệ thống điện thuộc phần

cân bằng nhà máyABB Singapore

20 Hệ thống TTLL HTI Việt nam21 I1 Hệ thống điều khiển giám

sát tích hợpABB Singapore

SV: Bùi Minh Ngọc GVDH: PGS-TS Đào Văn Tân

Page 7: báo cáo thực tập sản xuất

Báo cáo thực tập sản xuất Công ty TNHHMTV Nhiệt điện Uông Bí

1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty

xưởng

Hình 1- 1: Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty

1.2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành của Công ty

a.Chủ tịch kiêm Giám đốc: là người đại diện theo ủy quyền của Hội đồng

thành viên Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), do Hội đồng thành viên EVN bổ

nhiệm.

b.Kiểm soát viên: EVN bổ nhiệm 01 Kiểm soát viên của Công ty.

SV: Bùi Minh Ngọc GVDH: PGS-TS Đào Văn Tân

Chủ tịch kiêmGiám đốc

PGĐKỸ THUẬT KẾ TOÁN

TRƯỞNG

PGĐ UBMR1

PGĐQLDA.UBMR

2

Trưởng ca

Phân xưởngNhiên liệu

Phân xưởng Lò - Máy

Văn phòng

Phòng Tổ chức- LĐ

Phòng Kế hoạch

Phân xưởng Điện – kiểm nhiệt

Phòng kỹ thuật

Phân xưởng Hóa

Phòng tài chính kế toán

Phân xưởng Cơ nhiệt

Phòng Vật tư

Phòng tổng hợp CBSX

Phân xưởng Vận hành 1

Phân xưởngTự động - ĐK

PhòngKinh tế - kế hoạchQLDA

PhòngKỹ thuật - GS

QLDA

Phân xưởngVận hành 2Phân xưởng

SX VL- DVPhòng bảo vệ

Page 8: báo cáo thực tập sản xuất

Báo cáo thực tập sản xuất Công ty TNHHMTV Nhiệt điện Uông Bí

c.Các Phó Giám đốc và Kế toán trưởng:

+Các Phó Giám đốc: Giám đốc do Chủ tịch công ty bổ nhiệm trên cơ sở

chấp thuận của EVN để giúp Giám đốc Công ty thực hiện nhiệm vụ theo sự

phân công và ủy quyền của Giám đốc Công ty.

+Kế toán trưởng: do Chủ tịch Công ty bổ nhiệm trên cơ sở chấp thuận của

EVN để giúp Giám đốc tổ chức và thực hiện công tác tài chính, kế toán, thống

kê của Công ty.

d.Bộ máy giúp việc (Văn phòng và các Phòng chức năng, các Phân

xưởng sản xuất): có chức năng tham mưu, giúp việc cho Chủ tịch, Giám đốc

Công ty trong quản lý, điều hành công việc. Bộ máy giúp việc của Công ty bao

gồm:

Khối văn phòng và phòng tổ chức:

1. Văn phòng: Công tác quản lý hành chính: đối ngoại, tổng hợp, thi đua

khen thưởng, tuyên truyền, quản trị, đời sống, y tế, mầm non.

2. Phòng Tổ chức- Lao động: Công tác tổ chức nhân sự, cán bộ, công tác

đào tạo, định mức và lao động tiền lương, thực hiện chế độ chính sách đối với

người lao động.

3. Phòng Kế hoạch: Công tác kế hoạch sản xuất và kinh doanh.

4. Phòng Kỹ thuật: Quản lý kỹ thuật, Kỹ thuật an toàn, An toàn- Bảo hộ lao

động, Quản lý Môi trường và Công nghệ- Thông tin.

5. Phòng Tài chính- Kế toán: Công tác Tài chính- Kế toán- Thống kê.

6. Phòng Vật tư: Quản lý và cung ứng vật tư, nhiên liệu.

7. Phòng Bảo vệ: Bảo vệ trật tự, bảo vệ sản xuất trong Công ty, công tác

phòng chống cháy nổ- trực cứu hỏa, công tác thanh tra, quân sự tự vệ.

8. Phòng Kinh tế- Giám sát QLDA UBMR2

9. Phòng Kỹ thuật- Giám sát QLDA UBMR2

10. Phòng Tổng hợp CBSX UBMR2

SV: Bùi Minh Ngọc GVDH: PGS-TS Đào Văn Tân

Page 9: báo cáo thực tập sản xuất

Báo cáo thực tập sản xuất Công ty TNHHMTV Nhiệt điện Uông Bí

Các phân xưởng trực tiếp sản xuất điện:

11. Phân xưởng Nhiên liệu: Tổ chức tiếp nhận, quản lý và cung cấp than.

12. Phân xưởng Hóa: Quản lý- xử lý nước, thí nghiệm nước, than, dầu.

13. Phân xưởng Lò- Máy: Quản lý, vận hành các lò, máy 110MW.

14. Phân xưởng Vận hành 1: Quản lý, vận hành NM 300MW (UBMR1).

15. Phân xưởng Vận hành 2: Quản lý, vận hành NM 330MW (UBMR2).

16. Phân xưởng Điện- Kiểm nhiệt

17. Phân xưởng Tự động- Điều khiển

18. Phân xưởng sửa chữa Cơ nhiệt: Sửa chữa thiết bị cơ nhiệt

Đơn vị sản xuất kinh doanh khác (Ngoài sản xuất điện):

19. Phân xưởng sản xuất Vật liệu xây dựng và dịch vụ

1.2.2 Cơ cấu tổ chức của hệ thống Đảng, đoàn thể

-Đảng ủy Công ty có 20 Chi bộ trực thuộc:

-Công đoàn công ty có 20 Công đoàn bộ phận trực thuộc. Bộ phận nữ công

Công ty nằm trong Công đoàn Công ty

-Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Công ty có 11 Chi đoàn và Chi

đoàn ghép

-Hội Cựu chiến binh Công Ty có 08 Chi hội trực thuộc

-Hội Chữ thập đỏ Công ty có 19 Chi hội trực thuộc

SV: Bùi Minh Ngọc GVDH: PGS-TS Đào Văn Tân

Page 10: báo cáo thực tập sản xuất

Báo cáo thực tập sản xuất Công ty TNHHMTV Nhiệt điện Uông Bí

Chương 2

QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CỦA NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN

UBMR 1-300MW

2.1 Giới thiệu chung về nhà máy điện

Ở nước ta thì các nhà máy điện vẫn cung cấp một lượng điện không nhỏ

cho mạng điện quốc gia. Đối với các nhà máy điện hiện nay thì nhiên liệu chính

được sử dụng là than và khí thiên nhiên.

Nguyên lý sản suất điện của nhà máy điện là chuyển hóa nhiệt năng từ đốt

cháy các loại nhiên liệu trong lò hơi thành cơ năng quay Turbine, chuyển cơ

năng thành năng lượng điện trong máy phát điện. Nhiệt năng được dẫn đến

Turbine qua một môi trường dẫn nhiệt là hơi nước. Hơi nước chỉ là môi trường

truyền tải nhiệt năng đi, nhưng hơi vẫn phải đảm bảo chất lượng ( như phải đủ

áp suất…) trước khi đi vào Turbine để sinh công. Nhiệt năng cung cấp càng

nhiều thì năng lượng điện phát ra càng lớn và ngược lại. Điện áp phát ra từ đầu

cực máy phát điện sẽ được đưa qua hệ thống trạm biến áp nâng lên cấp điên áp

thích hợp trước khi hòa vào lưới điện quốc gia.

● Phân loại các nhà máy điện

Phân loại theo nguyên liệu sử dụng:

- Nhà máy điện đốt nhiên liệu rắn

- Nhà máy điện đốt nhiên liệu lỏng

- Nhà máy điện đốt nhiên liệu khí.

- Nhà máy điện đốt nhiên liệu hỗn hợp

Phân loại theo Turbine quay máy phát:

- Nhà máy điện Turbine hơi

- Nhà máy điện Turbine khí

- Nhà máy điện Turbine khí- hơi

SV: Bùi Minh Ngọc GVDH: PGS-TS Đào Văn Tân

Page 11: báo cáo thực tập sản xuất

Báo cáo thực tập sản xuất Công ty TNHHMTV Nhiệt điện Uông Bí

SV: Bùi Minh Ngọc GVDH: PGS-TS Đào Văn Tân

Page 12: báo cáo thực tập sản xuất

Báo cáo thực tập sản xuất Công ty TNHHMTV Nhiệt điện Uông Bí

Quá trình chuyển hóa năng lượng của nhà máy điện:

Hình 2-1: Quá trình chuyển hóa năng lượng

2.2 Quy trình công nghệ sản xuất điện năng của nhà máy nhiệt điện

UBMR1-300MW

SV: Bùi Minh Ngọc GVDH: PGS-TS Đào Văn Tân

Nhiên liệu Lò hơi

Hơi Turbine

Máy phát

Tiêu thụBao hơi

Nước ngưng

5

1

2

3

413

10

14

16 Kh«ng khÝ

Tíi èng khãi

17

12

11

96

7

8

Hình 2-2 Sơ đồ khối quá trình sản xuất điện năng của nhà máy

15

Page 13: báo cáo thực tập sản xuất

Báo cáo thực tập sản xuất Công ty TNHHMTV Nhiệt điện Uông Bí

(1) Kho nhiên liệu dùng để dự trữ và pha trộn than trước khi cấp lên lò.

(2) Hệ thống cung cấp nhiên liệu cho lò. Thiết ké hệ thống băng tải

cung cấp cho lò, hai hệ thống này làm việc độc lâp kể cả phần cung cấp điện

để đảm bảo luôn luôn cung cấp đủ than cho lò trong trường hợp sự cố băng

tải hoặc sự cố mất điện.

(3) Hệ thống nghiền than: đươc thiết kế kiêu lò hơi đốt than trực tiếp

( không có than bột trung gian). Mỗi lò bao gồm 4 máy nghiền than bằng bi,

than cấp vào máy nghiền qua máy cấp than nguyên và nó được sấp nóng bởi

gió cấp 1va sau đó dược thổi thẳng vào lò.

(4) Lò hơi của dây truyền là lò hơi kiểu tuần hoàn tự nhiên, có kết cấu

xung quanh là các giàn ống sinh hơi, trong lò than được đốt cháy sinh nhiệt

trao đổi với nước ngưng trong các giàn ống sinh hơi để tạo ra hơi bão hòa

tích tụ trong bao hơi, sau đó hơi này được đua qua các phân ly dạng xyclon

và được đưa qua các giàn quá nhiệt để tạo ra hơi quá nhiệt khô có nhiệt độ và

áp suất yêu cầu của Turbine.

(5) Turbine được thiết kế gồm 3 cấp áp lực. Hơi từ lò được đư vào

Turbine cao áp, sau khi giãn nở sinh công ở cao áp nó lại được đưa qua giàn

quá nhiệt trung gian để nâng nhiệt độ đẳng áp, sau đó được đưa vào Turbine

trung áp và sang Turbine hạ áp về bình ngưng. Công sinh ra trên trục Turbine

quay máy phát điện, máy phát điện sẽ biến năng lượng cơ đó thành năng

lượng điện phát lên lưới.

(6) Bình ngưng : có nhiệm vụ ngưng hơi thoát từ Turbine hạ áp thành

nước ngưng

(7) Bơm tuần hoàn: dùng để cung cấp nước làm mát từ sông cho bình

ngưng, nước làm mát đầu ra bình ngưng một phần cung cấp cho hệ thống xử

lý nước, còn lại đổ ra kênh thải ra sông.

SV: Bùi Minh Ngọc GVDH: PGS-TS Đào Văn Tân

Page 14: báo cáo thực tập sản xuất

Báo cáo thực tập sản xuất Công ty TNHHMTV Nhiệt điện Uông Bí

(8) Bơm ngưng: Bơm ngưng dùng để cung cấp nước ngưng cho khử

khí.

(9) Hệ thống gia nhiệt hạ áp: dùng để nâng nhiệt độ nước ngưng trước

khi vào khử khí.

(10) Bình khử khí: sẽ nhận hơi trích từ Turbine trung áp để gia nhiệt

nước ngưng tới trạng thái gần bão hòa để tách khí không ngưng.

(11) Bơm cấp: dùng để cung cấp nước cho bao hơi.

(12) Hệ thống gia nhiệt cao: dùng để nâng nhiệt độ nước cấp.

(13) Bộ hâm: bộ hâm có tác dụng nhận nhiệt trong khói thoát sau các

giàn quá nhiệt để nâng nhiệt độ nước cấp gần bằng nước trong nhiệt độ bao

hơi

(14) Bộ sấy không khí kiểu quay: bộ sấy không khí kiểu quay dùng để

sáy không khí từ các quạt gió trước khi vào lò.

(15) Quạt gió cấp 1: dùng để cung cấp gió đi sấy than và vận chuyển

than vào lò.

(16) Quạt gió chính: để cung cấp gió cho quạt gió cấp 1 và cung cấp oxi

cho lò.

(17) Quạt khói: dùng để hút khói thoát của lò và để duy trì chân không

buồng lửa.

Nguyên lý hoạt động

Từ kho nhiên liệu (than, dầu, đá vôi), qua hệ thống cung cấp nhiên liệu (2)

được đưa và lò (3). Nhiên liệu than từ kho nhiên liệu (1) qua hệ thống cung cấp

nhiên liệu (2), sau đó được đưa vào hệ thống nghiền than (3). Tại đây than được

sấy bởi gió nóng cấp 1 từ quạt gió cấp 1(15), qua bộ sấy không khí (14) và thổi

trực tiếp vào lò (4).

Nước được xử lý hóa học, qua bộ hâm (13) đưa vào bao hơi của lò. Trong

lò xảy ra phản ứng cháy tạo ra nhiệt năng. Khói thoát ra có nhiệt độ cao được

SV: Bùi Minh Ngọc GVDH: PGS-TS Đào Văn Tân

Page 15: báo cáo thực tập sản xuất

Báo cáo thực tập sản xuất Công ty TNHHMTV Nhiệt điện Uông Bí

qua các dàn quá nhiệt, qua bộ hâm và bộ sấy không khí để tận dụng nhiệt sau đó

thoát ra ngoài ống khói nhờ quạt khói (17).

Nước trong bao hơi được cấp xuống các giàn ống sinh hơi xung quanh lò,

trao đổi nhận nhiệt của lò biến thành hơi có thông số cao và được dẫn đến

Turbine (5). Tại đây hơi giãn nở sinh công quay Turbine_ máy phát. Máy phát

điện sẽ biến công suất cơ nhận trên trục Turbine thành công suất điện phát lên

lưới. Hơi sau khi sinh công có thông số thấp thoát về bình ngưng (6). Trong bình

ngưng hơi nước động thành nước nhờ hệ thống nước làm mát tuần hoàn lấy từ

sông.

Trong bình ngưng(6), nước ngưng được qua các bình gia nhiệt hạ (9) sau đó

được đưa đến bình khử khí (!0) nhờ bơm ngưng (8). Nước sau khi được khử khí

sẽ được bơm cấp (11) bơm qua các bình gia nhiệt cao(12), qua bộ hâm sau đó

đưa vào bao hơi. Người ta dùng hơi trích từ Turbine để cung cấp cho các bình

gia nhiệt cao, gia nhiệt hạ và bình khử khí.

2.3 Các hệ thống và thiết bị chính trong nhà máy

- Lò hơi và các thiết bị phụ

- Hệ thống điện nhà máy.

- Hệ thông đo lường điều khiển.

- Turbine – máy phát và các thiết bị phụ

- Hệ thống xử lý và vận chuyển than.

- Hệ thống xử lý và vận chuyển đá vôi.

- Hệ thống xử lý và vận chuyển tro xỉ.

- Hệ thống cấp nước và xử lý nước.

- Hệ thông dầu đốt.

- Hệ thống nước thải.

2.4 Hệ thống điều khiển và giám sát của nhà máy

Nhà máy được trang bị một hệ thống điều khiển và giám sát tích hợp

(ICMS) để thực hiện các chức năng: điều khiển và giám sát quá trình vânh hánh

SV: Bùi Minh Ngọc GVDH: PGS-TS Đào Văn Tân

Page 16: báo cáo thực tập sản xuất

Báo cáo thực tập sản xuất Công ty TNHHMTV Nhiệt điện Uông Bí

của lò hơi tua bin và các thiết bị phụ, điều khiển phối hợp lò hơi tua bin, bảo vệ

lò hơi tua bin máy phát…điều khiển và giám sát các hệ thống phụ trợ thuộc phần

cân bằng nhà máy

Cấu trúc của hệ thống điều khiển và giám sát tích hợp bao gồm các trạm

điều khiển được bố trí phân tán dựa trên cơ sở các bộ điều khiển loại vi xử lý do

hãng ABB cấp và các hệ thống điều khiển độc lập và sử dụng bộ điều khiển

logic khả trình

Hệ thống điều khiển giám sát (ICMS-intergrated control monitoring

system) hệ thống này bao gồm:

-Hệ thống điều khiển giám sát khối tổ máy được gọi là (UCMS- unit

control monitoring system)

-Hệ thống điều khiển giám sát phần chung của nhà máy được gọi là

(SCMS-station control monitor system)

Các hệ thống hoạt động độc lập với khối tổ máy được điều khiển và giám

sát độc lập hoàn toàn từ các tủ điều khiển độc lập sử dụng bộ điều khiển logic

khả trình PLC cụ thể như sau hệ thống xử lý nước và khử khoáng và xử lý nước

thải ,hệ thống cấp than ,hệ thống xử lý tro xỉ ,hệ thống xử lý hidro trạm khí nén,

hệ thống thổi bụi lò.

Toàn bộ việc điều khiển và giám sát quá trình vận hành nhà máy được

thực hiện từ phòng điều khiển chính đặt tại nhà điều khiển trung tâm .Trong

phòng điều khiển chính này được bố trí các thiết bị chính sau:

-5 trạm làm việc vận hành với màn hình đôi để điều khiển và giám

sát các hệ thống thiết bị thuộc khối tổ máy.

-2 trạm làm việc vận hành với màn hình đôi để điều khiển và giám

sát quá trình vận hành các hệ thống thuộc phần chung của nhà máy để dừng thiết

bị chính khi hệ thống điều khiển hệ thống.

-Hệ thống truyền hình mạch kín để theo dõi ngọn lửa buồng đốt và

quá trình vận hành các hệ thống.

SV: Bùi Minh Ngọc GVDH: PGS-TS Đào Văn Tân

Page 17: báo cáo thực tập sản xuất

Báo cáo thực tập sản xuất Công ty TNHHMTV Nhiệt điện Uông Bí

Các bảng điều khiển phụ: ngoài ra tại một số nhà máy có bố trí một trạm làm

việc vận hành với màn hình đơn đặt tại phòng điều khiển tại chỗ việc điều khiển

và giám sát quá trình vận hành của hệ thống công nghệ này được thực hiện từ

màn hình MMI của các trạm vận hành, chi tiết cụ thể như sau:

stt Tên hệ thống Số lượng trạm làm việc

1 Hệ thống xử lý nước ,khử

khoáng ,xử lý nước thải

4 trạm (2 màn hình đơn )

2 Hệ thống cấp than 3 trạm (3 màn hình đơn )

3 Hệ thống dỡ than đường sắt 2 trạm (2 màn hình đơn)

4 Hệ thống khử lưu huỳnh và

khử bụi tĩnh điện

2 trạm (2 màn hình đơn)

5

6

Hệ thống xử lý tro xỉ

Hệ thống sản xuất hidro

2 trạm (hai màn hình đơn)

2 trạm (hai màn hình đơn)

Hiện nay nhà máy đang phát công suất 280MW để phát điện lên lưới của EVN

SV: Bùi Minh Ngọc GVDH: PGS-TS Đào Văn Tân

Page 18: báo cáo thực tập sản xuất

Báo cáo thực tập sản xuất Công ty TNHHMTV Nhiệt điện Uông Bí

Hình 2- 3 : Cấu trúc mạng ICMS

Bảng kê các từ viết tắt được sử dụng trong tài liệu

БЩУ - Phòng điều khiển trung tâm

ВД - Cao áp

ИПУ - Bảng điều khiển cục bộ (Palen điều khiển cục bộ)

МУ - Cơ cấu điều khiển

НД - Hạ áp

РД - Bộ điều chỉnh áp suất hơi mới “trước nó”

РК - Van điều chỉnh

РМ - Bộ điều chỉnh công suất

РП - Bộ điều chỉnh vị trí

РС - Bộ điều chỉnh tốc độ (tần số quay của rôto)

SV: Bùi Minh Ngọc GVDH: PGS-TS Đào Văn Tân

Page 19: báo cáo thực tập sản xuất

Báo cáo thực tập sản xuất Công ty TNHHMTV Nhiệt điện Uông Bí

СД - Trung áp

СК - Van stop

ЦВД - Xilanh cao áp

ЦНД - Xilanh hạ áp

ЭГП-С - Bộ cộng-biến đổi điện thủy lực

UCTE - Hiệp hội điều phối truyền tải điện năng

2.5.1 Thành phần điều khiển

Thành phần điều khiển dùng cho nhân viên vận hành thiết lập lệnh đưa vào

bộ điều khiển Tuabin (và/hoặc vào hệ thống bảo vệ Tuabin) và hiển thị các tín

hiệu phản hồi từ bộ điều khiển Tuabin về. Tất cả các thành phần điều khiển cần

có các bảo vệ tránh các hành động ngẫu nhiên của nhân viên vận hành. Khi

nháy chuột chọn biểu tượng của thành phần điều khiển thì trên màn hình sẽ xuất

hiện một cửa sổ điều khiển cục bộ, mà ở đó tác động điều khiển sẽ được hình

thành-thay đổi điểm đặt cho bộ điều chỉnh, chuyển chế độ làm việc….khi đó

theo thông lệ cần phải xác nhận các hành động của nhân viên vận hành nhằm

ngăn chặn việc vô tình thiết lập sai lệnh đưa vào bộ kiểm duyệt.

2.5.2 Hệ thống trao đổi tín hiệu của các chi tiết động

Các van điều chỉnh Tuabin:

Để hiển thị trạng thái của các van điều chỉnh Tuabin, bộ phận xử lý điện

tử của hệ thống điều khiển hình thành hai tín hiệu và gửi vào hệ thống tự động

điều khiển:

-Tín hiệu nhị phân (“Van đang ở trạng thái đóng”)

-Tín hiệu tương tự về vị trí của van

Đồ hoạ của van thay đổi màu sắc theo tín hiệu nhị phân, còn ở ô tín hiệu

tương tự nằm ngay sát đồ hoạ van thì hiển thị giá trị từ senser cảm biến vị trí.

SV: Bùi Minh Ngọc GVDH: PGS-TS Đào Văn Tân

Page 20: báo cáo thực tập sản xuất

Báo cáo thực tập sản xuất Công ty TNHHMTV Nhiệt điện Uông Bí

Các van stop Tuabin:

Để hiện thị trạng thái của van Stop Tuabin. Hệ thống bảo vệ hình thành và

gửi vào ACY hai tín hiệu nhị phân xuất phát từ các tiếp điểm ngắt cuối của vị trí

mở và đóng.

Áp dụng chế độ màu cho các tín hiệu đó như sau:

-Nếu van đóng – Màu của nó xanh.

-Nếu van mở màu của nó giống như màu của đường ống hơi mới.

-Nếu các tín hiệu đóng và mở có giá trị bằng nhau (“0” và “0” hoặc

“1” và “1”) thì van phải nhấp nháy để thu hút sự chú ý của nhân viên vận hành .

2.5.3 Các cửa sổ bộ điều chỉnh Turbine

● Cửa sổ bộ điều chỉnh tốc độ Turbine

SV: Bùi Minh Ngọc GVDH: PGS-TS Đào Văn Tân

Page 21: báo cáo thực tập sản xuất

Báo cáo thực tập sản xuất Công ty TNHHMTV Nhiệt điện Uông Bí

1) 10MAY10DS301 YC21 (Speed Controller Switch ON) nút bật – dùng

để bật chế độ điều chỉnh tốc độ (tần số quay của rôto).

2) 10MAY10DS301 XC21, XR08 (Speed Controller ON/DISABLE)

“đèn” cảnh báo sự kiện – “bộ điều chỉnh tốc độ” đã bật/bị ngăn cấm.

3) 10MAY10DS321 XR08 (Speed Setpoint auto DISABLE) “đèn” cảnh

báo sự kiện “điểm đặt tự động tần số quay” bị ngăn cấm.

4) 10MAY10DG310 YC20,21 (HPC Switch OFF/ON) nút “đưa xilanh cao

áp vào làm việc” – dùng để đưa xilanh cao áp vào làm việc bằng tay. Khả năng

đưa xilanh cao áp vào làm việc hoặc ngắt ra phụ thuộc vào dòng điều khiển. Nếu

dòng điều khiển < 62 mA thì xilanh cao áp luôn luôn bị ngắt ra, nếu dòng > 72

mA thì xilanh cao áp tự động được đưa vào làm việc. Trong dải 62-72 mA nhân

viên vận hành có thể đưa vào hoặc ngắt xilanh cao áp ra bằng tay.

5) 10MAY10DG310 XC21 (HPC ON) “đèn” cảnh báo sự kiện – xilanh cao

áp đã được đưa vào làm việc.

6) 10MAY10DG310 XR08 (HPC DISABLE) “đèn” cảnh báo sự kiện –

xilanh cao áp bị ngăn cấm (việc đưa xilanh cao áp vào làm việc bằng tay bị ngăn

cấm).

7) 10MAY10DS321 YC20, 21 (Speed Setpoint auto Switch OFF/ON) nút

“bằng tay/ tự động” – dùng để kích hoạt chế độ tăng tốc tự động Tuabin. Chế độ

có thể được kích hoạt bởi nhân viên vận hành sau khi thực hiện các thao tác

trước khởi động như mở các van stop, sấy các đường ống …sau khi kích hoạt

chế độ tăng tốc tự động, điểm đặt cuối được đặt ở mức 3000 vòng/phút, còn

điểm đặt hiện thời được hình thành nhờ bộ điều chỉnh phù hợp với biểu đồ tăng

tốc Tuabin. Khi đạt được các tần số quay trung gian 500 (800) và 1000 (1200)

vòng/phút thời gian duy trì các số vòng quay này sẽ tự động được thực hiện (nếu

nó được tính đến trong biểu đồ khởi động), ở bất kỳ thời điểm nào chế độ tự

động cũng có thể được tắt bởi nhân viên vận hành, khi đó điểm đặt cuối dừng

bằng với điểm đặt hiện thời. nếu việc tắt chế độ tự động xảy ra trong dải vòng

SV: Bùi Minh Ngọc GVDH: PGS-TS Đào Văn Tân

Page 22: báo cáo thực tập sản xuất

Báo cáo thực tập sản xuất Công ty TNHHMTV Nhiệt điện Uông Bí

quay tới hạn thì điểm đặt cuối được thiết đặt ở 1300 hoặc 2700 vòng/phút phụ

thuộc vào giá trị hiện thời của điểm đặt. chế độ tăng tốc tự động tắt khi đạt được

3000 vòng/phút.

8) 10MAY10DS321 XC21 (Speed Setpoint auto/man) “đèn” cảnh báo sự

kiện - “điểm đặt tự động tần số quay” điều khiển tự động/bằng tay.

9) 10MAY10DS001 YH00 (Speed Setpoint 0 – 3500pm) nút đặt điểm đặt –

dùng để thiết lập điểm đặt cho bộ điều chỉnh, được điều khiển bởi nhân viên vận

hành, nếu bộ điều chỉnh tần số quay không được bật, ví dụ: khi bộ điều chỉnh

công suất làm việc , thì nút đặt điểm đặt không can thiệp được.

10) 10MAY10DS001 XH21 (Speed Setpoint target) điểm đặt cuối – tín

hiệu thông tin phản hồi từ bộ điều chỉnh Tuabin, chỉ ra giá trị của điểm đặt được

bộ điều chỉnh chấp nhận với tư cách là giá trị mục tiêu. Thông thường điểm đặt

này trùng với giá trị mà nhân viên vận hành đưa vào. Tuy nhiên nếu nhân viên

vận hành đặt điểm đặt bên trong dải tới hạn của tần số quay (1300-2700

vòng/phút), thì giá trị đó bị bộ điều chỉnh từ chối và chỉ chấp nhận giá trị bằng

với giá trị giới hạn trên hoặc giới hạn dưới của dải tới hạn.

11) 10MAY10DS001 XH31 (Speed Setpoint actual) giá trị hiện thời – dòng

này chỉ ra giá trị điểm đặt tần số quay mà bộ điều chỉnh xử lí tại một thời điểm.

12) 10MAD11FS001 XC61 (Turbin speed) tần số quay – dòng này chỉ ra

tần số quay rôto của Tuabin được đo bằng bộ điều chỉnh Tuabin. Chỉ số được

hình thành trên cơ sở các chỉ số của 3 bộ cảm biến, được lắp đặt trong hộp phía

đằng đầu Tuabin, khi đó các chỉ số biên sẽ bị loại bỏ. nếu xảy ra việc lỗi 1 trong

số các bộ cảm biến, thì chỉ số cao nhất từ hai bộ cảm biến còn lại sẽ được sử

dụng để điều

SV: Bùi Minh Ngọc GVDH: PGS-TS Đào Văn Tân

Page 23: báo cáo thực tập sản xuất

Báo cáo thực tập sản xuất Công ty TNHHMTV Nhiệt điện Uông Bí

chỉnh, khi 2 bộ cảm biến đồng thời bị lỗi thì một tín hiệu tự động hình thành gửi

vào hệ thống bảo vệ để dừng Tuabin.

13) 10MAY10DS001 XH25 (Speed setpoint gradient) (Tốc độ tăng tốc)

tốc độ thay đổi điểm đặt – dòng này chỉ ra tốc độ thay đổi điểm đặt tần số quay.

Tốc độ được tính toán một cách tự động và nhân viên vận hành không thể thay

đổi. Khi tăng tốc ở chế độ bằng tay tốc độ đặt ở mức ~ 300 vòng/phút, khi trong

dải vòng quay tới hạn là 1000 vòng/phút , khi khởi động tự động thì tốc độ phụ

thuộc vào trạng thái nhiệt của Tuabin.

14) 15) 16) và 17) các chỉ báo dạng khởi động Tuabin - chúng chỉ ra kiểu

tăng tốc Tuabin sẽ được thực hiện sau khi bật chế độ tự động. Việc tính toán

dạng khởi động được thực hiện trên cơ sở chỉ số của các cặp nhiệt - “nhiệt độ

kim loại bên trên xilanh cao áp” và “nhiệt độ kim loại bên trên xilanh trung áp”

khi chúng bị lỗi thì chỉ cho phép khởi động từ trạng thái lạnh. Các biểu đồ khởi

động được đưa ra trong hướng dẫn vận hành Tuabin. Chỉ báo bên trái ứng với

khởi động Tuabin từ trạng thái lạnh, bên phải – từ trạng thái nóng, ở giữa – từ

trạng thái nhiệt trung gian.

18) 10MAY10EU301 YC20,21 (Overspeed test switch OFF/ON) nút cho

phép thử vượt tốc Tuabin – dùng để tiến hành thử tự động bảo vệ an toàn Tuabin

(chốt văng li tâm) khi đạt được 3000 vòng/phút chế độ có thể được kích hoạt ,

sau khi kích hoạt với sự trợ giúp của bảng đặt điểm đặt (xem mục 9) cần đặt

điểm đặt tốc độ quay cao hơn giá trị điểm đặt tác động của các chốt văng, ví dụ

3360 vòng/ phút. Sau khi tác động bảo vệ, cho phép tăng vượt tốc sẽ tự động bị

giải trừ.

19) 10MAY20EZ001 XZ01 (Turbine protection ch1) đèn báo có tác

độngcủa hệ thống bảo vệ Tuabin – kênh1.

20) 10MAY20EZ002 XZ01 (Turbine protection ch1) đèn báo có tác động

của hệ thống bảo vệ Tuabin – kênh 2.

SV: Bùi Minh Ngọc GVDH: PGS-TS Đào Văn Tân

Page 24: báo cáo thực tập sản xuất

Báo cáo thực tập sản xuất Công ty TNHHMTV Nhiệt điện Uông Bí

21) 10MAY10EK003 XH31 (Acecleration Limiter Setpoint) điểm đặt tác

động bảo vệ sơ bộ - dòng này hiển thị giá trị, mà ở giá trị đó sẽ xảy ra việc tác

động của kênh bảo vệ sơ bộ Tuabin. Bảo vệ sơ bộ Tuabin là cấp phụ của bảo vệ

vượt tốc. Kênh bảo vệ sơ bộ có điểm đặt tác động nổi (lững lờ), nó phụ thuộc

vào gia tốc góc của rôto, gia tốc càng lớn thì việc ngừng Tuabin xảy ra càng

sớm.

22) 10MAY10EK003 XC21 (Acceleration Limitir OPERATED) chỉ báo

tác động bảo vệ sơ bộ - sáng đỏ nếu xảy ra tác động của kênh bảo vệ sơ bộ.

SV: Bùi Minh Ngọc GVDH: PGS-TS Đào Văn Tân

Page 25: báo cáo thực tập sản xuất

Báo cáo thực tập sản xuất Công ty TNHHMTV Nhiệt điện Uông Bí

SV: Bùi Minh Ngọc GVDH: PGS-TS Đào Văn Tân

Page 26: báo cáo thực tập sản xuất

Báo cáo thực tập sản xuất Công ty TNHHMTV Nhiệt điện Uông Bí

Chương 3

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LÒ HƠI TRONG NHÀ MÁY

NHIỆT ĐIỆN UBMR 1-300MW

SV: Bùi Minh Ngọc GVDH: PGS-TS Đào Văn Tân

Page 27: báo cáo thực tập sản xuất

Báo cáo thực tập sản xuất Công ty TNHHMTV Nhiệt điện Uông Bí

3.1 Cấu tạo và đặc tính kỹ thuật của lò hơi

Lò hơi kiểu Еп – 920 – 17,6 – 543 AT (kiểu của nhà sản suất TE –

318/CO) được cung cấp để sản xuất hơi quá nhiệt từ việc đốt than Antraxite

của Việt Nam. Lò hơi được thiết kế để vận hành trong tổ máy cùng Tuabin hơi

có công suất 300 MW.

3.1.1 Các thông số kỹ thuật của lò hơi

- Công suất hơi t/h 920

- Các thông số hơi chính danh định

+ Áp suất trong bao hơi

+ Áp suất hơi ra khỏi lò

+ Nhiệt độ

kgf/сm²

kgf/сm²oC

194,7

176

543

- Các thông số hơi tái nhiệt ở công suất định mức

+ Áp suất

+ Nhiệt độ hơi tái nhiệt lạnh vào lò

+ Nhiệt độ hơi tái nhiệt nóng ra khỏi lò

+ Lưu lượng

kgf/сm²oCoC

t/h

41,6

337

543

818,57

- Nhiệt trị thấp của nhiên liệu

Tổng lượng than tiêu thụ

Kcal/kg

Tấn/giờ

4961

137,6

- Nhiệt độ nước cấp oC 254

- Nhiệt độ nước cấp có thể chấp nhận khi làm việc ở

chế độ tuần hoàn định kỳ

oC 160

- Nhiệt độ khói thải ra khỏi lò oC 122

- Hệ số không khí thừa α 1,3

- Hiệu suất của lò hơi ở 85% công suất hơi danh

định.

% 87,66

Các chỉ số công suất theo chu kỳ

SV: Bùi Minh Ngọc GVDH: PGS-TS Đào Văn Tân

Page 28: báo cáo thực tập sản xuất

Báo cáo thực tập sản xuất Công ty TNHHMTV Nhiệt điện Uông Bí

- Số lần khởi động theo thiết kế có thể chấp nhận

+ Trong toàn bộ tuổi thọ làm việc của lò hơi Lần 2100

+ Số lần khởi động từ trạng thái lạnh Lần 180

Các chỉ số tin cậy

- Số giờ vi phạm chế độ làm việc Giờ 3800

- Thời gian làm việc theo thiết kế Năm 30

- Thời gian cụ thể giữa các lần sửa chữa lớn Năm 5

Các thông số khác:

- Kích thước của buồng đốt: 21,8m х 12,8m х 58 m

- Thể tích của buồng đốt: 11806 m³

- Độ cao tâm bao hơi: 68 m (so với cos 0m của nhà máy)

- Ứng suất nhiệt thể tích của buồng lửa: q ≈ 60 x 10³ kcal/ m³h.

- Nhiên liệu rắn là than antraxit: Các thành phần như sau (%)

+ Hàm lượng các bon: C = 58,98%

+ Hàm lượng Hydro H = 1,09%

+ Hàm lượng Nitơ N = 0,85%

+ Hàm lượng Oxy O = 1,14%

+ Hàm lượng Lưu huỳnh S = 0,85%.

+ Độ ẩm W = 9,40%

+ Độ tro A= 27,69%

Nhiệt trị thấp Qtlv= 4961 Kcal/kg

SV: Bùi Minh Ngọc GVDH: PGS-TS Đào Văn Tân

Page 29: báo cáo thực tập sản xuất

Báo cáo thực tập sản xuất Công ty TNHHMTV Nhiệt điện Uông Bí

3.1.2 Cấu tạo và nguyên lý làm việc của lò hơi

Lò hơi là một tổ hợp các thiết bị dùng cho viêc sản xuất hơi có áp suất

khi hấp thụ năng lượng nhiệt từ quá trình cháy của nhiên liệu, được tích hợp

vào thành một tổ hợp đơn.

Việc gia nhiệt cho nước, sự hoá hơi của nước và sự quá nhiệt hơi được

thực hiện ở các bề mặt nhận nhiệt đặc biệt, khi hấp thụ nhiệt từ việc đốt than

Antraxit của Việt Nam.

Nước cấp được cung cấp tới lò hơi thông qua bộ hâm nước, tại đây nước

được gia nhiệt gần tới nhiệt độ bão hoà và được cung cấp vào bao hơi của lò

hơi. Từ bao hơi, nước được cung cấp tới các ống góp dưới, sau đó được phân

phối vào các vách ống sinh hơi của lò hơi. Nước nhận nhiệt từ buồng đốt để

hoá hơi, hỗn hợp hơi nước được tạo ra ở các vách ống sinh hơi đi vào các ống

góp trên, sau đó vào bao hơi.

Sau khi được phân ly trong bao hơi, hơi bão hoà được tách ra và đi tới

bộ quá nhiệt của lò hơi, còn những hạt nước lẫn trong hơi được tách ra và đi

vào khoang chứa nước của bao hơi tiếp tục tham gia các vòng tuần hoàn tiếp

theo của lò hơi.

Hơi sau khi được sấy tại các bộ quá nhiệt và đạt được các thông số theo

thiết kế, nó được cấp tới Turbine thông qua các đường hơi chính.

Quá trình cháy của than Antraxit trong buồng đốt được thực hiện bằng

16 vòi đốt được sắp đặt ở vách trước và vách sau của lò hơi và được bố trí

thành 2 tầng. Khói thải do quá trình cháy tạo ra được hút lên phía trên của

buồng đốt và sau đó đi ra phía đuôi lò. Để tận dụng lượng nhiệt của khói thải

người ta đặt bộ hâm nước và bộ sấy không khí phía đuôi lò. Khi đi qua bộ hâm

nước và bộ sấy không khí, khói gia nhiệt cho nước và không khí để hạ nhiệt

SV: Bùi Minh Ngọc GVDH: PGS-TS Đào Văn Tân

Page 30: báo cáo thực tập sản xuất

Báo cáo thực tập sản xuất Công ty TNHHMTV Nhiệt điện Uông Bí

độ xuống. Sau đó khói thải được đưa qua thiết bị khử bụi và khử Lưu huỳnh

rồi được đưa tới ống khói nhờ 2 quạt khói kiểu ДH -28,8 x 2 - 0,936.

Việc cung cấp gió cho quá trình cháy được thực hiện thông qua 2 quạt

gió chính kiểu BДH-24x2-IIMФ. Lò hơi được trang bị 4 quạt gió sơ cấp kiểu

ВГДН – 17 БФ. Gió nóng được cung cấp tới các quạt sơ cấp sau khi đi qua bộ

sấy không khí kiểu ống. Ngoài ra, lò hơi còn được trang bị 4 hệ thống chế biến

than bột cùng với các máy nghiền bi ký hiệu ШБМ – 370/850.

Các chế độ khởi động Lò hơi như sau:

- Khởi động lò hơi từ trạng thái lạnh.

- Khởi động lò hơi từ trạng thái ấm (sau khi ngừng Lò khoảng 24 ÷ 55

giờ)

- Khởi động lò hơi từ trạng thái nóng (sau khi ngừng Lò khoảng 5 ÷ 8

giờ)

- Khởi động lò hơi từ trạng thái rất nóng (sau khi ngừng Lò khoảng 2

giờ).

Các đặc điểm riêng biệt của các trạng thái khởi động này là được đặc

tính hoá bởi giá trị áp suất và nhiệt độ hơi còn lại ở trong bao hơi và bằng giá

trị lượng nhiên liệu khởi động (xấp xỉ khoảng 15÷ 20 %) và được xác định

thông qua việc căn chỉnh và quá trình thử nghiệm của lò hơi.

Tất cả các chế độ vận hành của lò hơi được thực hiện phù hợp với biểu

đồ khởi động, được tạo ra trên cơ sở vận hành thử nghiệm lò hơi được đưa vào

để tính toán theo các yêu cầu của hướng dẫn vận hành lò hơi. Vị trí của các

van điều khiển chính, các van cách ly và các lá chắn cũng như các giá trị của

các thông số được điều khiển chính được chỉ thị ở biểu đồ chế độ vận hành.

SV: Bùi Minh Ngọc GVDH: PGS-TS Đào Văn Tân

Page 31: báo cáo thực tập sản xuất

Báo cáo thực tập sản xuất Công ty TNHHMTV Nhiệt điện Uông Bí

3.2 Hệ thống cấp nước cho lò hơi

1. Chức năng của hệ thống

Cấp nước vào bao hơi đồng thời cấp nước vào hệ thống giảm ôn để điều chỉnh

nhiệt độ của hơi.

2. Thiết bị và đối tượng điều khiển

- Bơm tăng áp 1: 10 LAC11AP002

- Bơm tăng áp 2: 10 LAC12AP002

- Bơm tăng áp 3: 10LAC13AP002

- Bơm nước cấp 1 : 10 LAC11AP002

- Bơm nước cấp 2: 10 LAC12AP002

- Bơm nước cấp 3: 10LAC13AP002

- Van trên đường hút của bơm tăng áp 1 : 10LAB11AA201

- Van trên đường hút của bơm tăng áp 2 : 10LAB12AA201

- Van trên đường hút của bơm tăng áp 3 : 10LAB13AA201

- Van trên đường bơm của PFP1: 10LAF11AA201

- Van trên đường bơm của PFP2: 10LAF12AA201

- Van trên đường bơm của PFP3: 10LAF13AA201

- Van cấp N2H4 vào đường hút của BFP1: 10LFN32AA201

- Van cấp N2H4 vào đường hút của BFP2: 10LFN32AA202

- Van cấp N2H4 vào đường hút của BFP3: 10LFN32AA203

- Van cấp NH3 vào đường hút của BFP 1: 10LFN82AA201

- Van cấp NH3 vào đường hút của BFP 2: 10LFN82AA202

- Van cấp NH3 vào đường hút của BFP 3: 10LFN82AA203

- Van đầu ra của BFP1: 10LAB11AA202

- Van đầu ra của BFP2: 10LAB12AA202

- Van đầu ra của BFP3: 10LAB13AA202

- Van bypass của van chăn đầu ra của BFP1: 10LAB11AA212

- Van bypass của van chăn đầu ra của BFP2: 10LAB11AA212

SV: Bùi Minh Ngọc GVDH: PGS-TS Đào Văn Tân

Page 32: báo cáo thực tập sản xuất

Báo cáo thực tập sản xuất Công ty TNHHMTV Nhiệt điện Uông Bí

- Van bypass của van chăn đầu ra của BFP3: 10LAB11AA212

- Van chăn đường nước cấp: 10LAB20AA201

- Van bypass của van chặn đường nước cấp: 10LAB31AA201

- Van chặn trên đường và bộ giảm ôn phun cao áp: 10LAE01AA201

- Van chặn trên đường và bộ giảm ôn phun trung áp: 10LAF01AA201

- Van điều chỉnh trên đường nước cấp: 10LAB20AA001

- Van điều chỉnh trên đường rẽ nhánh đường nước cấp: 10LAB31AA001.

3. Vận hành của hệ thống

Nước cấp từ bình khử khí được đưa đến đầu hút của 3 bơm tăng áp. Tại

đầu hút của bơm tăng áp có hệ thống cấp hydrazine N2H4 và cấp amôniac để

tăng chất lượng của nước cấp, áp lực đầu vào bơm tăng áp được đo băng các

transmiter 10LAB11CP001, 10LAB12CP001, 10LAB13CP001.

Nước cấp từ đường ra của bơm tăng áp sẽ đưa đến đầu hút của các bơm

cấp nước 10LAC11AP001, 10LAC12AP001, 10LAC13AP001

Các bơm tăng áp và bơm cấp nước được dẫn động bằng các động cơ điện.

Để truyền công suất động cơ và điều khiển tốc độ quay của bơm cấp nước người

ta sử dụng các khớp nối thuỷ lực.

Từ đầu ra của bơm cấp, nước cấp chính qua các van điện

10LAB11AA202, 10LAB12AA202, 10LAB13AA202 và cấp vào đường ống

góp chung. Mỗi một van chặn ở đường nước chính đều có đường bypass và trên

đó có lắp các van điện 10LAB12AA212, 10LAB13AA212. Tại đầu ra của mỗi

bơm có các điểm đo nhiệt độ và áp suất 10LAB11CT002,10LAB11CP002

(10LAB12CT002, 10LAB12CP002, 10LAB13CT002, 10LAB13CP002). Tại

đường ống gom nước chính có hai điểm đo áp suất 10LAB20CP002,

10LAB20CP002.

Từ tầng trung gian của mỗi bơm nước cấp, nước được lấy qua các van

chặn dẫn động bằng điện 10LAF11AA201( 10LAF12AA201, 10LAF13AA201)

SV: Bùi Minh Ngọc GVDH: PGS-TS Đào Văn Tân

Page 33: báo cáo thực tập sản xuất

Báo cáo thực tập sản xuất Công ty TNHHMTV Nhiệt điện Uông Bí

và đưa đến đường ống góp chung, tại đường ống góp chung áp lực được đo bằng

transmiter 10LAF20CP001. Từ đường ống góp chung nước được cung cấp cho :

- Bộ giảm ôn phu hạ áp đường tái nhiệt theo đường 10LAF20. Trên đường này

có các điểm đo áp suất 10LAF20CP401, nhiệt độ 10LAF20CT401, lưu lượng

10LAF20CF401.

- Vào bộ giảm ôn phun 43/14

- Xả vào bể đọng hạ áp

Trên mỗi đường xả có các van một chiều, nước cấp theo đường ống xả

vào bộ khử khí. Trên các đường ống đó có đặt các van chặn và thiết bị tiết lưu

để giảm áp xuất và tránh sôi nước trong ống dẫn trước thiết bị khử khí.

Nước từ ống góp bơm nước cấp được đưa đến:

- Hệ thống cấp nước vào bao hơi. Nước cấp được đưa qua van chặn

10LAB20AA210 và van điều chỉnh10LAB20AA001, trên đó có đường

bypass và có van chặn và van điều chỉnh. Nước được đưa đến bộ gia nhiệt

cao áp số 5 qua đường 10LAB20, 21. áp lực nước cấp được kiểm soát bởi

các điểm đo 10LAB20CP005, 006.

- Cấp vào bộ giảm ôn phu quá nhiệt theo đường 10LAE01 trên đó có van chặn

10LAE01AA201 và các điểm đo nhiệt độ 10LAE01CT001, 002, 401, các

điểm đo áp suất 10LAE01CP003, 004, 001, 401 và điểm đo lưu

lượng10LAE01CF001, 002, 401.

- Cấp vào bộ giảm ôn phun đường tái nhiệt theo đường 10LAF01. Trên đó có

các thiết bị: Van chặn , điểm đo nhiệt độ, áp suất.

- Vòi phun thiết bị giảm ôn nhanh BPOY-1 theo đường 10LAB51

- Vòi phun giảm ôn dự phòng POY

4. Mạch vòng điều khiển trong hệ thống

Trong hệ thống có mạch vòng điều chỉnh lưu lượng nước cấp bằng cách

điều chỉnh tốc độ của bơm cấp.

Bộ điều chỉnh 10LAC11DP001, điều chỉnh khớp nối thủy lực của bơm cấp.

SV: Bùi Minh Ngọc GVDH: PGS-TS Đào Văn Tân

Page 34: báo cáo thực tập sản xuất

Báo cáo thực tập sản xuất Công ty TNHHMTV Nhiệt điện Uông Bí

Tín hiệu đầu vào của mạch vòng điều khiển bao gồm: Tín hiệu điều khiển lưu

lượng đầu ra của bơm cấp, tín hiệu chênh áp giữa đầu vào và đầu ra của van điều

chỉnh 10LAB20AA001 trên đường nước cấp chính. Tín hiệu áp suất được đo

bởi các transmitter: 10LAB20CP003, 10LAB20CP004, 10LAB20CP005,

10LAB20CP006.

Hệ thống điều khiển áp lực nước cấp bao gồm các mạch vòng điều khiển sau:

10LAB10DB001- Điều chỉnh chênh áp trên van điều khiển nước cấp

10LAB10DP002 - Điều chỉnh giới hạn áp lực nước cấp lớn nhất

10LAB10DP003 - Điều chỉnh giới hạn áp lực nước cấp nhỏ nhất

10LAB10DU001 - Điều khiển cân bằng cho công suất 2 bơm nước cấp.

a. Điều chỉnh chênh áp trên van điều khiển nước cấp - 10LAB10DB001

Bộ điều khiển duy trì chênh áp lực nuớc cấp trên van điều khiển nước cấp

Bộ điều khiển được thiết kết theo luật điều khiển PI

Có thể thay đổi điểm đặt cho bộ điều khiển tùy thuộc vào tải của lò (giá trị

K1 và K2)

b. Điều chỉnh giới hạn áp lực nước cấp lớn nhất - 10LAB10DP002

Bộ điều khiển giới hạn áp lực nước cấp lớn nhất cho phép.

Khi đường đặt tính áp lực nước cấp đạt đến giá trị đặt K và điều kiện ít nhất

một bơm nước cấp ở chế độ điều khiển tự động, bộ điều khiển chuyển sang

chế độ AUTO và thực hiện điều chỉnh áp lực nước cấp theo hướng giảm.

Khi mà áp nực nước cấp giảm dưới giá trị lớn nhất là 1% và tín hiệu đầu ra

bộ điều khiển nhỏ hơn 0.1%. Thì bộ điều khiển chuyển về chế độ điều khiển

bằng tay MAN với thời gian trễ 20 giây.

Bộ điều khiển thực hiện chức năng hiệu chỉnh và tín hiệu đầu ra được giới

hạn trong khoảng 0% -7%.

c. Điều chỉnh giới hạn áp lực nước cấp nhỏ nhất - 10LAB10DP003

Bộ điều khiển giới hạn áp lực nước cấp nhỏ nhất cho phép.

SV: Bùi Minh Ngọc GVDH: PGS-TS Đào Văn Tân

Page 35: báo cáo thực tập sản xuất

Báo cáo thực tập sản xuất Công ty TNHHMTV Nhiệt điện Uông Bí

Khi đường đặt tính áp lực nước cấp đạt đến giá trị điểm đặt nhỏ nhất và điều

kiện ít nhất một bơm nước cấp ở chế độ điều khiển tự động, bộ điều khiển

chuyển sang chế độ AUTO và thực hiện điều chỉnh áp lực nước cấp theo

hướng tăng.

Khi mà áp lực nước cấp tăng trên giá trị nhỏ nhất là 1% và tín hiệu đầu ra bộ

điều khiển nhỏ hơn 0.1%. Thì bộ điều khiển chuyển về chế độ điều khiển

bằng tay MAN với thời gian trễ 20 giây.

Bộ điều khiển thực hiện chức năng hiệu chỉnh và tín hiệu đầu ra được giới

hạn trong khoảng 0% - 4%.

d. Điều khiển cân bằng công suất 2 bơm nước cấp - 10LAB10DU001

Bộ điều khiển thực hiện cân bằng lưu lượng nước cấp của các bơm nước cấp

trong chế độ đang vận hành.

Mạch vòng điều khiển bắt đầu vận hành sau 60s sau khi bộ điều khiển áp lực

nước cấp của bất kỳ hai bơm cấp nước nào được bật.

Nếu chỉ có một bơm nước cấp hoạt động thì bộ điều khiển 10LABDU001 sẽ

tắt và tín hiệu đặt chuyển về 0.

Bộ điều khiển thực hiện chức năng hiệu chỉnh với tín hiệu đầu ra được giới

hạn trong khoảng +/- 4%.

SV: Bùi Minh Ngọc GVDH: PGS-TS Đào Văn Tân

Page 36: báo cáo thực tập sản xuất

Báo cáo thực tập sản xuất Công ty TNHHMTV Nhiệt điện Uông Bí

SV: Bùi Minh Ngọc GVDH: PGS-TS Đào Văn Tân