30
Báo cáo thường niên Tháng 4, 2018 ANCO

Báo cáo thường 2018 - anco-cms-production.s3-ap ...€¦ · ... tôi xin báo cáo tình hình kinh doanh ... chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch động

  • Upload
    vuminh

  • View
    214

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Báo cáo thường niên

Tháng 4,

2018 ANCO

THƯ CỦA TỔNG GIÁM ĐỐC ............................................................................................................ 3

BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ANCO ............................................................................ 5

Phát triển sản phẩm và quy trình sáng tạo ................................................................................. 5

Bền vững về môi trường ............................................................................................................. 5

Bền vững về nhân lực ................................................................................................................ 6

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ........................................................................................... 6

Hoạt động khuyến học ................................................................................................................ 6

Các chương trình thiện nguyện .................................................................................................. 6

Giải thưởng .................................................................................................................................... 7

BÁO CÁO CỦA BAN ĐIỀU HÀNH ..................................................................................................... 8

Ý kiến kiểm toán ............................................................................................................................. 9

Chỉ tiêu tài chính .............................................................................................................................. 11

BÁO CÁO TÀI CHÍNH ...................................................................................................................... 12

Tình hình tài chính ......................................................................... Error! Bookmark not defined.

Kế hoạch 2018 ................................................................................................................................... 2

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP .......................................................................................................... 3

Lịch sử Thành lập và Cơ cấu Tổ chức của ANCO ........................................................................ 3

Lich sử Thành lập ....................................................................................................................... 3

Quản trị Doanh nghiệp ................................................................................................................... 4

Cơ cấu Tổ chức .......................................................................................................................... 4

Hội đồng Quản trị ........................................................................................................................ 4

Ban Điều hành ................................................................................................................................ 5

Ban Kiểm soát ................................................................................................................................ 6

HOẠT ĐỘNG CỦA BAN KIỂM SOÁT ........................................................................................ 7

Các công ty con và liên kết ............................................................................................................ 8

KHUYẾN CÁO SỬ DỤNG BÁO CÁO .............................................................................................. 10

THUẬT NGỮ/ TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................................... 11

LIÊN HỆ ........................................................................................................................................... 12

THƯ CỦA TỔNG GIÁM ĐỐC

Kính gửi Quý cổ đông và các thành viên của ANCO,

Thay mặt Hội đồng Quản trị, tôi xin báo cáo tình hình kinh doanh trong năm 2017 vừa qua và triển

vọng của chúng ta trong tương lai.

2017 thực sự là một năm thử thách cao độ đối với hàng triệu hộ chăn nuôi, đại lý, các công ty trong

lĩnh vực chăn nuôi. ANCO cũng bị tác động nặng nề bởi khủng hoảng. Việt Nam phải đối mặt với

khủng hoảng giá heo hơi kéo dài và sâu nhất trong lịch sử. Ước tính đã có gần 50% hộ chăn nuôi

phải bỏ nghề hoặc thu hẹp quy mô đàn, dẫn đến tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi heo suy giảm

48%. Giá heo hơi suy giảm đã góp phần ảnh hưởng tiêu cực lên toàn ngành chăn nuôi. Trong khi

đó, người tiêu dùng vẫn tiếp tục phải trả giá cao cho các sản phẩm thịt tươi và thịt chế biến với chất

lượng và nguồn gốc không đảm bảo.

Đối diện thực trạng cam go, Hội đồng Quản trị, Ban Điều Hành cũng như toàn thể nhân viên ANCO

càng kiên định quyết tâm hiện thực hóa chiến lược xây dựng và làm chủ cả ba lĩnh vực cốt yếu

trong mô hình kinh doanh có thương hiệu và năng suất cao: 3F - “Từ trang trại đến bàn ăn”.

Đối với thức ăn chăn nuôi, chúng ta kết thúc 2017 với doanh thu thuần 7.403 tỷ đồng, lợi nhuận sau

thuế 527 tỷ đồng, một kết quả khiêm tốn và thấp hơn những năm trước. Tuy nhiên, chúng ta vẫn

giữ tinh thần lạc quan do kết qủa kinh doanh của chúng ta bị ảnh hưởng ít hơn mức sụt giảm chung

của thị trường. Trong khủng hoảng, chúng ta càng sát cánh bên người chăn nuôi, không ngừng tìm

kiếm và cung cấp các giải pháp tối ưu về năng suất giúp bà con trụ vững với nghề thông qua các

chương trình quảng bá và khách hàng thân thiết. Trong năm 2017, chúng ta tung ra hai sản phẩm

chiến lược đáp ứng nhu cầu của bà con chăn nuôi: thức ăn cho heo Bio-zeem “Xanh” giúp bà con

tiết kiệm hiệu quả trong khủng hoảng, đánh chiếm mạnh mẽ thị trường cám trung cấp; và sản phẩm

thức ăn cho gà thịt Bio-zeem bắt đầu những bước chân đầu tiên chiếm lĩnh thị trường thức ăn gia

cầm, giúp bà con nâng cao hiệu suất. Tôi rất tự hào khi nhìn thấy thị phần thức ăn cho heo của

chúng ta vào tháng 12/2017 tăng lên 35% (không tính trại gia công) so với 30% vào tháng 12/2016.

Đối với hoạt động chăn nuôi, chúng ta đã bắt đầu đưa vào vận hành trang trại chăn nuôi heo công

nghệ cao tại Nghệ An với công suất thiết kế 250.000 heo thịt/năm. Trang trại tại Nghệ An này là nền

tảng chiến lược giúp chúng ta nâng cao hiệu suất chăn nuôi và là hình mẫu cho công tác bảo vệ

môi trường. Quan trọng hơn cả, trang trại này giúp chúng ta thực cam kết mang đến thịt và các sản

phẩm từ thịt có nguồn gốc minh bạch, an toàn với giá cả hợp lý cho người tiêu dùng.

Cũng trong 2017, chúng ta tự hào đã lắp được mảnh ghép cuối cùng trong chuỗi 3F bằng việc khởi

công tổ hợp chế biến thịt tại tỉnh Hà Nam vào đầu năm 2018 với công suất thiết kế 1.4 triệu con/năm,

ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất từ Châu Âu. Với dự án này, chúng ta đang dần Hiện thực hóa

Giấc mơ Thịt sạch cho người Việt Nam.

Mặc dù năm 2018 có thể sẽ tiếp tục là một năm trầm lắng của ngành chăn nuôi do gia heo hơi chưa

phục hồi nhanh như dự đoán, chúng ta vẫn tin rằng có một nhu cầu lớn chưa được đáp ứng cho

thịt có chất lượng và mô hình 3F sẽ là chìa khoá để mở khoá tiềm năng chuỗi giá trị thịt của Việt

Nam. ANCO đặt mục tiêu tăng trưởng thị phần trong năm 2018 và sẽ giới thiệu sản phẩm thịt mát

ra thị trường vào Quý 4/2018. Đây sẽ là cột mốc quan trọng việc hiện thực hóa sứ mệnh của chúng

ta: “Là và được công nhận là người dẫn đầu trong việc cung cấp những giải pháp đạm động

vật có thương hiệu trên toàn chuỗi giá trị cho mọi người, mọi gia đình, mỗi ngày tại Việt Nam

bằng việc nâng cao hiệu suất ngang tầm quốc tế.”.

2017 là một năm đầy thách thức và chúng ta cũng sẽ phải chuẩn bị cho một năm 2018 nhiều biến

động. Tuy nhiên, tôi tin rằng, với quy mô, năng lực, thương hiệu mạnh, phát kiến mới, và quan trọng

nhất là nguồn nhân lực, ANCO đang đi đúng hướng để phụng sự người tiêu dùng Việt Nam tốt hơn

với các sản phảm thịt mà họ có thể tin tưởng và thưởng thức.

Trân trọng,

Phạm Trung Lâm

Tổng Giám đốc ANCO

BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ANCO

Phát triển sản phẩm và quy trình sáng tạo

Thu mua có trách nhiệm

Phần lớn các nguyên liệu dùng để sản xuất các sản phẩm của chúng tôi là hàng hóa. Chúng tôi

thường ký hợp đồng nhận trực tiếp hay trả lại (take-or-pay) có mức giá cố định lên đến một năm

với nhà cung cấp. Chi phí nguyên liệu nhập khẩu trong những năm qua chiếm khoảng 80% tổng

chi phí nguyên vật liệu được sử dụng (bao gồm cả nguyên liệu chúng tôi nhập khẩu trực tiếp từ

nguồn nguyên liệu nước ngoài và nhập khẩu mà chúng tôi đã mua thông qua trung gian hoặc các

nhà cung cấp).

Để đảm bảo truy xuất nguồn gốc nguyên liệu, chúng tôi yêu cầu các nhà cung cấp nước ngoài cung

cấp cho chúng tôi giấy chứng nhận xuất xứ, phân tích, kiểm dịch không có biến đổi gene; các nhà

cung cấp trong nước thì cần có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch động vật và

thực hành nông nghiệp tốt. Các nhà cung cấp đạt chất lượng trong thời gian dài được coi là "nhà

cung cấp có bảo đảm" và sẽ tiếp tục được tham gia theo hợp đồng hàng năm.

Thành phần nguyên liệu chủ yếu trong thành phẩm của ANCO gồm có cám gạo, bánh dầu đậu

nành, bắp, khô dầu cải ép và bột thịt được mua cả trong lẫn ngoài nước. Banh dâu đâu nanh va

băp được nhập khẩu tư nhiêu nươc trên thê giơi dưa trên cơ sơ đanh gia chât lương va gia ca cua

cac nha cung câp uy tin hang đâu thê giơi. Trong đo, cám gạo chủ yếu sử dụng nguồn trong nước.

Nguyên liệu thu mua từ nước ngoài dựa trên các hợp đồng được ký kết trước 6 tháng và kiểm soát

giá dựa trên thành phần năng lượng, protein và dinh dưỡng. Nguyên liệu trong nước được các

nhân viên thu mua tại từng nhà máy. Các hợp đồng thường ngắn hạn và giá mua được xem xét

hàng tuần theo biến động thị trường.

Các nguồn nguyên vật liệu của chúng tôi được kiểm soát chặt chẽ về số lượng lẫn chất lượng. Các

nhà kho của chúng tôi được kiểm tra thường xuyên, và các sản phẩm của chúng tôi được quản lý

chất lượng nghiêm ngặt.

An toàn lao động

Chúng tôi đảm bảo chất lượng cuộc sống cho toàn thể nhân viên. Chúng tôi có trách nhiệm trách

nhiệm cung cấp cho nhân viên các thiết bị bảo hộ lao động, các biện pháp giữ an toàn và vệ sinh

nơi làm việc và điều kiện làm việc thoải mái. Chúng tôi cũng thường xuyên thực hiện huấn luyện

đội ngũ nhân viên về các hành vi phù hợp an toàn lao động cho bản thân và cho người khác, và áp

dụng kiến thức này trong cuộc sống hàng ngày.

Bền vững về môi trường

ANCO dành khoảng ngân sách lớn lên đến 200 tỷ đồng cho việc đầu tư vào hệ thống xử lý nước

thải thuộc loại hiện đại nhất tại trang trại chăn nuôi heo kỹ thuật cao Masan Nutri-Farm tại tỉnh Nghệ

An. Trang trại cho ra nước thải sau xử lý đạt loại “A” và có thể tái sử dụng 70% lượng nước tuần

hoàn, đồng thời cung cấp cho trang trại sử dụng. Trang trại còn có hệ thống phát điện từ nguồn

biogas giúp tự đáp ứng nguồn điện cho hoạt động của trang trại.

Tại tổ hợp chế biến thịt tại Hà Nam, chúng tôi cũng cam kết đầu tư lớn cho hệ thống xử lý chất thải

với công nghệ hàng đầu, đảm bảo nước thải sau xử lý đạt loại “A”. Đồng thời, chúng tôi cũng dành

tối đa diện tích có thể cho mảng xanh cho khu vực bao quanh tổ hợp nhằm tạo nên một không gian

làm việc xanh và thân thiện.

Bền vững về nhân lực

Tại ANCO, nhân viên là tài sản quý giá nhất của chúng tôi. Chúng tôi có tổng cộng 1.253 nhân viên.

Chúng tôi tự hào là một trong những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam, có kế hoạch mang tầm nhìn

dài hạn nhằm thu hút và gìn giữ nhân tài, đảm bảo phát triển bền vững.

Lý tưởng của chúng tôi là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người Việt Nam cũng như

tất cả cán bộ công nhân viên của chúng tôi. Trách nhiệm của chúng tôi là mang lại thu nhập ổn định

và duy trì việc làm cho cán bộ nhân viên. Chúng tôi có các kế hoạch huấn luyện dài hạn nhằm

chuẩn bị cho các nhân viên giỏi hành trang để trở thành những nhà lãnh đạo tương lai thông qua

các chương trình đào tạo thường xuyên.

Chúng tôi thường xuyên khuyến khích nhân viên nhìn vào vấn đề một cách khác biệt, từ đó nhận

ra khả năng của họ và tạo điều kiện phát triển tối đa cho nhân sự. Cho dù có được đội ngũ là những

nhân viên hàng đầu trong ngành, chúng tôi hiểu rằng tăng trưởng chỉ có thể đến từ sự ổn định về

vật chất, tinh thần và cảm xúc của tất cả các nhân viên thuộc tất cả các bộ phận trong Công ty.

Chúng tôi đề cao việc tưởng thưởng nhân viên công bằng, hợp lý với mức năng lực và mức đóng

góp của họ cho sự phát triển của Công ty. Những nhân viên giỏi nhất của chúng tôi cũng đồng thời

là cổ đông của Công ty, điều này giúp khuyến khích tinh thần doanh nhân và tầm nhìn dài hạn.

Chúng tôi thường xuyên tổ chức tập huấn cho cán bộ nhân viên để họ cải thiện kỹ năng và kiến thức. Đồng thời, mỗi nhà máy luôn có những hoạt động huấn luyện riêng, dành riêng cho các nhân viên của những bộ phận khác nhau. Năm 2017, chúng tôi đã tổ chức 21 khoá huấn luyện cho 507 cán bộ nhân viên nhằm cải thiện khả năng lãnh đạo và nâng cao kỹ năng chuyên môn.

Chúng tôi chấp hành thời gian làm việc, giờ nghỉ giải lao và số ngày nghỉ phép trong năm cho các cán bộ nhân viên theo quy định trong Bộ luật Lao động.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Hoạt động khuyến học

Trong nửa cuối năm 2017, ANCO đặc biệt quan tâm đến con em của các hộ chăn nuôi heo nhằm

chia sẻ gánh nặng và mối lo của các gia đình trong tình hình giá heo hơi liên tục rớt giá, gây ảnh

hưởng nặng nề đến thu nhập và đời sống người chăn nuôi. Những học bổng này được trao nhằm

khuyến khích các em tiếp tục con đường học vấn, từ đó tạo dựng nền tảng vững chắc kiến thức

vững chắc để các em trở thành những công dân có ích cho xã hội trong tương lai.

Các chương trình thiện nguyện

Năm 2017 là một năm không thuận lợi với ngành chăn nuôi do giá heo hơi giảm chưa từng có trong

lịch sử, đời sống người chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn. Vẫn chưa hoàn toàn phục hồi từ khủng

hoảng giá heo, bà con miền Trung lại liên tiếp gặp thiên tai khiến cho cuộc sống ngày càng khó

khăn hơn.

Thấu hiểu điều đó, ngoài chương trình hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi và nhà phân phối trong bối cảnh

giá heo giảm, ANCO đã đến thăm và tặng tổng cộng 900 phần quà thiết thực với tổng trị giá trên

600 triệu đồng cho những bà con thiệt hại nặng do cơn bão số 12 (bão Damrey) tại các xã Hiệp

Hòa Bắc, Hiệp Hòa Trung, và Hiệp Hòa Nam thuộc huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên; xã Vạn Phú và

Vạn Thắng thuộc huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hòa và các xã Điện Thắng Trung, xã Điện Phước

thuộc thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam và xã Hòa Tiến thuộc huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.

Việc này giúp cho những hộ gia đình mau chóng phục hồi hoạt động chăn nuôi, có lại nguồn thu

nhập và cải thiện đời sống.

Chúng tôi đã tặng 1.200 phần quà Tết bao gồm các nhu yếu phẩm tiêu dùng cho bệnh nhân nghèo,

học sinh nghèo hiếu học, người già neo đơn, trẻ em cơ nhỡ, khuyết tật và không nơi nương tựa tại

các huyện, xã đặc biệt khó khăn tại các tỉnh Thái Nguyên, Quảng Nam, Đồng Nai và Long An.

Ngoài ra, chúng tôi còn trao tặng 50 con bò giống cho các hộ nông dân nghèo tại xã Lộc Giang và

An Ninh Tây, tỉnh Long An. Chúng tôi cũng đã đóng góp 200 triệu đồng vào chương trình “Ngày

Sinh viên Đồng Nai Sáng tạo và Khởi nghiệp 2017” và đóng góp 1 tỷ đồng cho Hội Bảo trợ người

tàn tật, Trẻ mồ côi và Bệnh nhân nghèo tỉnh Quảng Nam.

Giải thưởng

ANCO tự hào là “Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao” năm 2018 vì những đóng góp nhằm phụng sự và mang lại những sản phẩm cám gia súc tốt nhất cho nông dân Việt Nam.

ANCO đã nhận bằng khen “Doanh nghiệp xuất sắc 2017” của UBND tỉnh Hà Nam; Giấy khen “Công ty đã có thành tích thực hiện tốt chính sách, pháp luật thuế năm 2017” của Tổng cục thuế; và “Chứng nhận Tấm lòng vàng” của Ủy ban nhân dân huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An.

BÁO CÁO CỦA BAN ĐIỀU HÀNH Chăn nuôi heo là một phần quan trọng trong ngành thịt của Việt Nam, vì 70% thịt tiêu thụ ở Việt

Nam là thịt heo. Nhu cầu thịt heo trong nước chiếm khoảng 75% sản lượng thịt heo của Việt Nam,

trong khi phần còn lại được xuất khẩu sang các thị trường lân cận.

Trung Quốc nhập khẩu số lượng lớn heo hơi của Việt Nam thông qua thông qua đường chính ngạch

và tiểu ngạch dọc theo biên giới Việt Nam với các tỉnh Quảng Tây và Vân Nam của Trung Quốc.

Xuất khẩu heo của Việt Nam sang Trung Quốc tăng gần như gấp đôi từ khoảng 17.000 con mỗi

ngày vào năm 2013 đến khoảng 33.000 con vào đầu năm 2016.

Sự gia tăng này đã làm tăng thêm 12 triệu heo hơi trong năm 2016. Do nhu cầu nhập khẩu heo từ

Trung Quốc tăng đáng kể, các trang trại chăn nuôi heo tại Việt Nam đã vội vã tăng đàn heo nái và

quên mất những sự cố trước đây khi đường biên giới đóng cửa vì nhiều lý do. Lượng heo nái của

Việt Nam vào năm 2014 là 3,7 triệu con, và con số này đạt tới 4 triệu con trong vòng hai năm.

Vào giữa năm 2016, Trung Quốc giảm mua heo từ Việt Nam, và giá xuất chuồng đã giảm xuống

mức chỉ còn 40.000 đồng/kg vào tháng 12/2016 và thấp hơn 30.000 đồng trong năm 2017. Do đó

nhiều trang trại quy mô nhỏ đã quyết định thu nhỏ đàn hoặc thậm chí ngừng nuôi thêm heo nái và

treo chuồng cho đến khi giá cả phục hồi. Các trang trại vừa và lớn thường có thể chịu được những

thời điểm khó khăn này bởi vì họ có giá bán hoà vốn thấp hơn và hỗ trợ tài chính mạnh hơn.

Do quy mô chăn nuôi heo thịt giảm, giá cả thị trường dự kiến sẽ phục hồi trong ăm 2018. Một điểm

đang lưu ý là các trang trại bán công nghiệp và công nghiệp sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng

cung của heo trong những năm tới và sự thay đổi này có thể xảy ra nhanh hơn dự kiến.

Mức độ nghiêm trọng của khủng hoảng thị trường thức ăn chăn nuôi heo đã làm giảm doanh thu

của ANCO trong năm 2017, bao gồm cả việc nông dân chuyển sang sử dụng thức ăn tự chế biến

để tiết kiệm chi phí. Trong giai đoạn này, ANCO đã đầu tư để hỗ trợ nông dân với các chương trình

tiêm chủng/giáo dục để giúp cải thiện chất lượng thịt ở Việt Nam. ANCO đã tung ra sản phẩm trung

cấp Bio-zeem “Xanh” để thu hút nông dân và chuyển đổi nông dân hiện đang sử dụng thức ăn tự

chế biến.

Ý kiến kiểm toán

Kính gửi các Cổ đông Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Nông nghiệp Quốc tế Chúng tôi đã kiểm toán báo cáo tài chính hợp nhất đính kèm của Công ty Cổ phần Dinh dưỡng

Nông nghiệp Quốc tế (“Công ty”) và các công ty con (gọi chung là “Tập đoàn”), bao gồm bảng cân

đối kế toán hợp nhất tại ngày 31 tháng 12 năm 2017, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo

cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất cho năm kết thúc cùng ngày và các thuyết minh kèm theo được

Ban Giám đốc Công ty phê duyệt phát hành ngày 8 tháng 3 năm 2018, được trình bày từ trang 6

đến trang 56.

Trách nhiệm của Ban Giám đốc

Ban Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm lập và trình bày trung thực và hợp lý báo cáo tài chính hợp

nhất này theo các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Chế độ Kế toán Doanh nghiệp Việt Nam và các

quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính, và chịu trách nhiệm về

kiểm soát nội bộ mà Ban Giám đốc xác định là cần thiết để đảm bảo việc lập báo cáo tài chính hợp

nhất không có sai sót trọng yếu do gian lận hay nhầm lẫn.

Trách nhiệm của kiểm toán viên

Trách nhiệm của chúng tôi là đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính hợp nhất này dựa trên kết quả kiểm

toán của chúng tôi. Chúng tôi đã thực hiện công việc kiểm toán theo các Chuẩn mực Kiểm toán

Việt Nam. Các chuẩn mực này yêu cầu chúng tôi tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức

nghề nghiệp và lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán để đạt được sự đảm bảo hợp lý về việc

liệu báo cáo tài chính hợp nhất có còn sai sót trọng yếu hay không.

Công việc kiểm toán bao gồm việc thực hiện các thủ tục nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán

về các số liệu và các thuyết minh trong báo cáo tài chính hợp nhất. Các thủ tục được lựa chọn dựa

trên xét đoán của kiểm toán viên, bao gồm đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài

chính hợp nhất do gian lận hoặc nhầm lẫn. Khi thực hiện các đánh giá rủi ro này, kiểm toán viên

xem xét kiểm soát nội bộ của Công ty liên quan tới việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất

trung thực và hợp lý nhằm thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp với tình hình thực tế, tuy nhiên

không nhằm mục đích đưa ra ý kiến về hiệu quả của kiểm soát nội bộ của Tập đoàn. Công việc

kiểm toán cũng bao gồm việc đánh giá tính thích hợp của các chính sách kế toán được áp dụng và

tính hợp lý của các ước tính kế toán của Ban Giám đốc của Công ty, cũng như đánh giá việc trình

bày tổng thể báo cáo tài chính hợp nhất.

Chúng tôi tin rằng các bằng chứng kiểm toán mà chúng tôi thu được là đầy đủ và thích hợp làm cơ

sở cho ý kiến kiểm toán của chúng tôi.

Ý kiến của kiểm toán viên

Theo ý kiến của chúng tôi, báo cáo tài chính hợp nhất đã phản ánh trung thực và hợp lý, trên các

khía cạnh trọng yếu, tình hình tài chính hợp nhất của Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Nông nghiệp

Quốc tế và các công ty con tại ngày 31 tháng 12 năm 2017, kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất

và lưu chuyển tiền tệ hợp nhất cho năm kết thúc cùng ngày, phù hợp với các Chuẩn mực Kế toán

Việt Nam, Chế độ Kế toán Doanh nghiệp Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc

lập và trình bày báo cáo tài chính.

Chỉ tiêu tài chính Kết quả 2017 2016

Hệ số khả năng thanh toán nợ

Khả năng thanh toán nợ hiện tại 1.52 0.62

Khả năng thanh toán nhanh 1.05 0.38

Cơ cấu vốn

Tổng nợ/Tổng tài sản 0.66 0.82

Tổng nợ/Tổng vốn sở hữu 1.95 4.43

Tổng nợ/EBITDA 4.56 5.66

Tỷ suất khả năng sinh lời

Biên lợi nhuận thuần 7.1% 12.1%

ROE 25.8% 75.4%

ROA 8.8% 13.9%

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Bảng cân đối kế toán hợp nhất tại ngày 31 tháng 12 năm 2017

số

Thuyết

minh

31/12/2017

VND

1/1/2017

VND

TÀI SẢN

Tài sản ngắn hạn

(100 = 110 + 120 + 130 + 140 + 150) 100 1.758.923.739.853

3.134.392.844.632

Tiền và các khoản tương đương tiền 110 4 602.451.354.992 1.136.584.266.210

Tiền 111 55.951.354.992 74.484.266.210

Các khoản tương đương tiền 112 546.500.000.000 1.062.100.000.000

Đầu tư tài chính ngắn hạn 120 - 130.000.000

Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 123 - 130.000.000

Các khoản phải thu ngắn hạn 130 584.830.852.219 766.648.783.009

Phải thu của khách hàng 131 6 342.696.210.156 652.057.790.498

Trả trước cho người bán 132 7 68.007.601.527 103.825.200.642

Phải thu về cho vay ngắn hạn 135 8 108.761.300.000 -

Phải thu ngắn hạn khác 136 9(a) 104.010.095.293 16.217.752.300

Dự phòng các khoản phải thu khó

đòi 137 10 (38.644.354.757) (5.451.960.431)

Hàng tồn kho 140 11 544.668.084.926 1.220.771.725.418

Hàng tồn kho 141 546.733.167.033 1.228.169.388.530

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 (2.065.082.107) (7.397.663.112)

Tài sản ngắn hạn khác 150 26.973.447.716 10.258.069.995

Bảng cân đối kế toán hợp nhất tại ngày 31 tháng 12 năm 2017

số

Thuyết

minh

31/12/2017

VND

1/1/2017

VND

Chi phí trả trước ngắn hạn 151 16(a) 7.936.452.954 8.257.883.540

Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 152 9.484.056.538 1.687.666.770

Thuế phải thu Nhà nước 153 19(b) 9.552.938.224 312.519.685

Bảng cân đối kế toán hợp nhất tại ngày 31 tháng 12 năm 2017 (tiếp theo)

Tài sản dài hạn

(200 = 210 + 220 + 240 + 250 + 260) 200 4.265.160.151.270 6.089.869.617.407

Các khoản phải thu dài hạn 210 1.010.247.317.837 2.750.726.504.897

Phải thu về cho vay dài hạn 215 8 937.000.000.000 2.631.574.458.000

Phải thu dài hạn khác 216 9(b) 73.247.317.837 119.152.046.897

Tài sản cố định 220 657.590.249.626 732.115.553.251

Tài sản cố định hữu hình 221 12 558.523.372.997 702.653.346.207

Nguyên giá 222 829.500.761.811 940.393.646.832

Giá trị hao mòn lũy kế 223 (270.977.388.814) (237.740.300.625)

Tài sản cố định vô hình 227 13 99.066.876.629 29.462.207.044

Nguyên giá 228 101.486.158.204 29.905.247.750

Giá trị hao mòn lũy kế 229 (2.419.281.575) (443.040.706)

Tài sản dở dang dài hạn 240 271.697.390.541 298.573.858.996

Xây dựng cơ bản dở dang 242 14 271.697.390.541 298.573.858.996

Đầu tư tài chính dài hạn 250 2.135.490.172.000 2.135.490.172.000

Đầu tư vào công ty liên kết 252 15 2.135.490.172.000 2.135.490.172.000

Tài sản dài hạn khác 260 190.135.021.266 172.963.528.263

Chi phí trả trước dài hạn 261 16(b) 136.229.844.065 98.540.421.304

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 17 53.905.177.201 74.423.106.959

TỔNG CỘNG TÀI SẢN

(270 = 100 + 200) 270 6.024.083.891.123 9.224.262.462.039

Bảng cân đối kế toán tại ngày 31 tháng 12 năm 2017 (tiếp theo)

NGUỒN VỐN

NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 330) 300 3.982.208.555.279 7.524.702.163.345

Nợ ngắn hạn 310 1.157.287.617.710 5.043.947.226.857

Phải trả người bán 311 18 294.312.999.415 772.216.870.849

Người mua trả tiền trước 312 6.330.254.010 8.168.020.851

Thuế phải nộp Nhà nước 313 19(a) 15.125.307.196 46.408.956.037

Chi phí phải trả ngắn hạn 315 20 291.840.016.686 754.473.369.412

Phải trả ngắn hạn khác 319 21(a) 3.831.734.883 1.993.998.280.545

Vay ngắn hạn 320 22(a) 545.840.190.814 1.468.674.614.457

Quỹ khen thưởng, phúc lợi 322 7.114.706 7.114.706

Nợ dài hạn 330 2.824.920.937.569 2.480.754.936.488

Chi phí phải trả dài hạn 333 20 - 34.243.411.378

Phải trả dài hạn khác 337 21(b) 13.744.595.980 37.578.191.778

Vay và trái phiếu phát hành dài hạn 338 22(b) 2.805.879.808.839 2.408.933.333.332

Dự phòng phải trả dài hạn 342 5.296.532.750 -

EQUITY (400 = 410) 400 2.041.875.335.844 1.699.560.298.694

Vốn chủ sở hữu 410 23 2.041.875.335.844 1.699.560.298.694

Vốn cổ phần 411 24 200.000.000.000 200.000.000.000

- Cổ phiếu phổ thông có quyền

biểu quyết 411a 200.000.000.000 200.000.000.000

Quỹ đầu tư phát triển 418 944.868.793 944.868.793

Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 420 944.868.793 944.868.793

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 421 1.839.975.598.258 1.497.660.561.108

- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

lũy kế đến cuối năm trước 421a 1.497.660.561.108 216.235.525.925

- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

năm nay 421b 342.315.037.150 1.281.425.035.183

Lợi ích cổ đông không kiểm soát 429 10.000.000 10.000.000

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN

(440 = 300 + 400) 440 6.024.083.891.123 9.224.262.462.039

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất cho năm kêt thúc ngày 31

tháng 12 năm 2017

số

Thuyết

minh

2017

VND

2016

VND

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch

vụ 01 26 7.782.409.354.480 11.356.787.086.729

Các khoản giảm trừ doanh thu 02 26 379.565.499.171 787.779.940.739

Doanh thu thuần về bán hàng và cung

cấp dịch vụ (10 = 01 - 02) 10 26 7.402.843.855.309 10.569.007.145.990

Giá vốn hàng bán 11 27 5.763.840.047.056 8.104.957.477.534

Lợi nhuận gộp (20 = 10 - 11) 20 1.639.003.808.253 2.464.049.668.456

Doanh thu hoạt động tài chính 21 28 217.924.165.686 178.083.651.388

Chi phí tài chính 22 29 396.538.483.835 157.818.648.508

Trong đó: Chi phí lãi vay 23 392.442.273.529 151.066.086.421

Chi phí bán hàng 25 30 696.922.054.498 1.053.258.332.654

Chi phí quản lý doanh nghiệp 26 31 194.546.003.478 152.211.837.848

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh

doanh {30 = 20 + (21 - 22) - (25 + 26)} 30 568.921.432.128 1.278.844.500.834

Thu nhập khác 31 32 5.481.685.263 144.118.185.118

Chi phí khác 32 33 3.264.698.523 6.814.274.020

Kết quả từ các hoạt động khác

(40 = 31 - 32)

40

2.216.986.740 137.303.911.098

Lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) (mang sang trang sau)

50 571.138.418.868 1.416.148.411.932

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho năm kết thúc ngày 31 tháng 12

năm 2017

số

Thuyết

minh

2017

VND

2016

VND

Lợi nhuận kế toán trước thuế

(50 = 30 + 40) (trang trước mang sang) 50 571.138.418.868 1.416.148.411.932

Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 35 23.491.890.456 164.165.984.453

Chi phí/(lợi ích) thuế TNDN hoãn lại 52 35 20.517.929.758 (29.442.607.704)

Lợi nhuận thuần sau thuế TNDN

(60 = 50 - 51 - 52) 60 527.128.598.654 1.281.425.035.183

Phân bổ cho:

Lợi nhuận sau thuế của cổ đông của

Công ty 61 527.128.598.654 1.281.425.035.183

Lãi trên cổ phiếu

Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 35 26.356 64.071

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất cho năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2017

số

Thuyết

minh

2017

VND

2016

VND

LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Lợi nhuận kế toán trước thuế 01 571.138.418.868 1.416.148.411.932

Điều chỉnh cho các khoản

Khấu hao 02 98.730.754.740 58.734.198.662

Các khoản dự phòng 03 45.093.657.888 8.385.355.091

(Lãi)/lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do

đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có

gốc ngoại tệ 04 (1.957.412.491) 3.399.353.875

Lãi từ hoạt động đầu tư 05 (213.691.441.282) (177.166.331.890)

Chi phí lãi vay và chi phí phát hành

trái phiếu 06 392.442.273.529 151.066.086.421

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

trước những thay đổi vốn lưu động 08 891.756.251.252 1.460.567.074.091

Biến động các khoản phải thu và tài

sản ngắn hạn khác 09 181.169.272.403 (395.432.456.097)

Biến động hàng tồn kho 10 534.997.829.493 (368.618.719.859)

Biến động các khoản phải trả và nợ phải

trả khác 11 (790.263.479.492) 562.537.546.120

Biến động chi phí trả trước 12 (67.717.854.361) (18.406.708.494)

749.942.019.295 1.240.646.735.761

Tiền lãi vay và chi phí phát hành trái

phiếu đã trả 14 (240.255.453.895) (97.837.505.607)

Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp 15 (63.120.114.226) (185.944.253.463)

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động

kinh doanh 20 446.566.451.174 956.864.976.691

LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ

Tiền chi mua sắm, xây dựng tài sản cố

định và xây dựng cơ bản dở dang 21 (333.821.071.300) (614.164.497.131)

1

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất cho năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2017

số

Thuyết

minh

2017

VND

2016

VND

Tiền thu từ thanh lý tài sản cố định 22 6.403.510.223 1.739.896.657

Tiền chi cho vay và đầu tư tài chính

ngắn hạn 23 (910.000.000.000) (6.261.466.378.000)

Tiền thu hồi cho vay và đầu tư tài chính

ngắn hạn 24 402.630.000.000 4.418.161.920.000

Tiền chi đầu tư góp vốn vào công ty liên

kết 25 - (2.135.490.172.000)

Tiền thu lãi tiền gửi 27 45.895.446.192 50.685.578.874

Thanh lý các công ty con, tiền chi

thuần 4 (31.738.894.691) -

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu

tư 30 (820.631.009.576) (4.540.533.651.600)

LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

Tiền thu từ nhận vốn góp vào công ty

con bởi cổ đông không kiểm soát 31 - 10.000.000

Tiền thu từ đi vay và phát hành trái phiếu 33

6.648.001.331.55

8 12.847.312.663.456

Tiền trả nợ gốc vay 34 (4.820.069.684.374) (9.113.454.787.893)

Tiền trả cổ tức 36 (1.988.000.000.000) (190.000.000.000)

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài

chính 40 (160.068.352.816) 3.543.867.875.563

Lưu chuyển tiền thuần trong năm

(50 = 20 + 30 + 40) 50 (534.132.911.218) (39.800.799.346)

Tiền và các khoản tương đương tiền đầu

năm 60 1.136.584.266.210 1.176.385.065.556

Tiền và các khoản tương đương tiền

cuối năm (70 = 50 + 60) 70 5 602.451.354.992 1.136.584.266.210

2

Kế hoạch 2018

Kế hoạch 2018 Thực

hiện 2017

Tăng trưởng

Thấp Cao Thấp Cao

Tổng sản lượng bán hàng (Nghìn tấn)

494

606

630 -22% -4%

Doanh thu thuần (Tỷ đồng)

5,000

6,500

7,403 -32% -12%

Lợi nhuận sau thuế (Tỷ đồng)

200

300

527 -62% -43%

3

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP

Lịch sử Thành lập và Cơ cấu Tổ chức của ANCO

Lich sử Thành lập

Công ty Cổ Phần Dinh Dưỡng Nông Nghiệp Quốc Tế (ANCO) được thành lập từ năm 2003, tiền thân là

liên doanh giữa Malaysia và Việt Nam với nhà máy đầu tiên đặt tại Đồng Nai. ANCO đã không ngừng phát

triển để mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng đỉnh cao mà giá thành luôn hợp lý đem lại

sự kỳ vọng và tin yêu của khách hàng.

Qua hơn 15 năm hình thành và phát triển, công ty ANCO đã gặt hái được những thành tựu to lớn và là

công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu tại Việt Nam. Sau đây là các cột mốc đáng nhớ trong lịch sử

hình thành và phát triển của ANCO:

Năm 2007: Thành lập Công ty Liên Doanh Dinh Dưỡng Thủy Sản Quốc Tế tại tuyến công nghiệp

Cổ Chiên, Huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long và Công ty Cổ phần Dinh Dưỡng Nông Nghiệp Quốc

Tế - chi nhánh Hà Nam tại khu công nghiệp Đồng Văn, tỉnh Hà Nam;

Năm 2012: Thành lập Công ty TNHH Dinh Dưỡng Nông Nghiệp Quốc Tế Thái Nguyên;

Năm 2013: Thành lập Công ty TNHH MTV Dinh Dưỡng Nông Nghiệp Quốc Tế Tiền Giang

Năm 2015: Mở rộng mạng lưới kinh doanh toàn quốc bằng cách thành lập các Công ty sau: Công

ty TNHH MTV Dinh Dưỡng Nông Nghiệp Quốc Tế Nghệ An, Công ty TNHH MTV Dinh Dưỡng

Nông Nghiệp Quốc Tế Hậu Giang;

Năm 2016: Thành lập Công ty TNHH Masan Nutri-Farm và khởi công trang trại chăn nuôi heo công

nghệ cao tại Nghệ An;

Năm 2017: Thành lập Công ty TNHH MNS Meat và các công ty con.

Năm 2017, Công Ty đã triển khai và hoàn thành và được Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO)

cấp giấy chứng nhận ISO 22000 - Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.

4

Quản trị Doanh nghiệp

Cơ cấu Tổ chức

Chấp thuận Đại Hội Đồng Cổ Đông

Phê duyệt Hội đồng Quản trị Ban Kiểm soát

Quản trị chiến lược

Ban Điều hành

Tổng Giám đốc

Giám đốc Tài chính

Kế toán trưởng

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Hội đồng Quản trị được cổ đông bầu ra để điều hành hoạt động của ANCO. Các thành viên Hội đồng

Quản trị họp định kỳ hoặc thảo luận riêng về các quyết định chiến lược do Ban Điều hành đệ trình. Chi

tiết về trách nhiệm của Hội đồng Quản trị được trình bày trong phần Hội đồng Quản trị.

BAN KIỂM SOÁT

Ban Kiểm soát giám sát hoạt động của Hội đồng Quản trị và Ban Điều hành.

BAN ĐIỀU HÀNH

Trách nhiệm chính của Ban Điều hành bao gồm quản trị chiến lược, phân bổ nguồn lực ở cấp quản lý

cao cấp, theo dõi và kiểm soát tài chính kế toán, quản lý vốn, quản trị doanh nghiệp và kiểm soát nội bộ.

Hội đồng Quản trị

TRÁCH NHIỆM VÀ THẨM QUYỀN CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Hoạt động của Hội đồng Quản trị được tổ chức bởi Chủ tịch.

Thành viên Hội đồng Quản trị bao gồm:

Ông Phạm Trung Lâm, Chủ tịch

Ông Phạm Trung Lâm là Giám đốc Điều hành của MNS, Proconco và ANCO. Ông là nhân tố quan

trọng trong việc sát nhập và chuyển đổi thành công Proconco và ANCO, giúp MNS trở thành công

ty sản xuất thức ăn cho heo lớn nhất Việt Nam (không tính trại gia công). Ông cũng có vai trò quan

trọng trong việc xây dựng hệ thống phân phối rộng khắp của Masan Consumer.

Trước khi gia nhập ANCO, ông đã từng làm việc tại Unilever và Nestlé Việt Nam.

Ông Lâm có bằng Cử nhân Quản trị Kinh doanh từ Đại học Kinh tế.

Ông Danny Le, Thành viên

Ông Danny Le có vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi ANCO từ một công ty sản xuất thức ăn

gia súc trở thành nền tảng sản xuất thịt có thương hiệu. Ông chịu trách nhiệm đưa ra định hướng

chiến lược cho ANCO và thiết lập mối quan hệ hợp tác với quỹ đầu tư toàn cầu KKR.

Trước khi gia nhập Tập đoàn Masan, ông Danny là cố vấn tài chính tại Morgan Stanley, New York,

và đã thực hiện nhiều thương vụ M&A và các giao dịch trên thị trường vốn và tư nhân hoá cho

nhiều khách hàng.

Ông Danny có bằng Cử nhân tại Đại học Bowdoin, Mỹ.

5

Ông Trần Phương Bắc, Thành viên

Ông Trần Phương Bắc là Luật sư trưởng và giám đốc tuân thủ của tập đoàn Masan. Ông Bắc giữ

vai trò cố vấn pháp lý và tuân thủ.

Ông Bắc bằng thạc sỹ Luật học.

Chủ tịch đóng vai trò lãnh đạo quan trọng và tham gia:

Chủ trì các cuộc họp của Hội đồng Quản trị và đóng vai trò lãnh đạo hiệu quả;

Duy trì đối thoại với Ban Điều hành và chỉ đạo chiến lược phù hợp; và

Giám sát hiệu quả hoạt động của Hội đồng Quản trị và Ban Điều hành.

HỌP HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Hội đồng Quản trị thương xuyên họp để thảo luận về phương hướng, chiến lược và tiến độ phát triển

kinh doanh. Thông thường, các chủ đề tại cuộc họp Hội đồng Quản trị bao gồm:

Báo cáo về những dự án lớn và những vấn đề trong hoạt động kinh doanh hiện tại của Công ty

và các công ty con;

Báo cáo kết quả kinh doanh và quản trị doanh nghiệp;

Trình bày những dự án, kế hoạch kinh doanh cụ thể; và

Các vấn đề của các cuộc họp trước và những vấn đề còn tồn đọng.

HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Trong năm 2017, Hội đồng Quản trị phần lớn tập trung việc thảo luận và thông qua những vấn đề sau:

Hoàn chỉnh cơ cấu nội bộ của Công ty;

Tái cơ cấu các khoản nợ của Công ty;

Thành lập công ty con, chi nhánh của Công ty;

Quyết định kế hoạch phát triển kinh doanh và lập dự toán ngân sách hàng năm cho các công ty

thành viên; và

Các hoạt động khác.

Ban Điều hành

Ban Điều hành chịu trách nhiệm thực thi kế hoach phát triển kinh doanh của Công ty và báo cáo kết quả

kinh doanh. Tổng Giám đốc lãnh đạo Ban Điều hành.

Hiện nay, Ban Điều hành gồm có 3 thành viên gồm: Tổng Giám đốc, Giám đốc Tài chính và Kế toán

trưởng:

Ông Phạm Trung Lâm – Tổng Giám đốc

Để xem thông tin, tham khảo phần Hội đồng Quản trị

Bà Nguyễn Thị Minh Hằng – Giám đốc Tài chính

6

Bà Nguyễn Thị Minh Hằng có 24 năm làm việc trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp tại các công

ty thương mại và doanh nghiệp sản xuất. Bà từng là Giám Đốc Tài Chính tại Công ty ScanCom

International Việt Nam và từng đảm nhiệm vị trí Giám Đốc Tài Chính của Công ty Triumph

International Việt Nam.

Bà Hằng tốt nghiệp Thạc sỹ Kế toán Quốc tế, Đại học Swinburne, Australia. Bà cũng có bằng CPA

của Úc.

Bà Nguyễn Thị Thanh Tâm - Kế toán trưởng

Bà Nguyễn Thị Thanh Tâm có hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành tài chính kế toán tại các

công ty. Bà có bằng Cử nhân Kế toán – Tài chính của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí

Minh.

Ban Kiểm soát

Thành viên Ban Kiểm soát được bầu bởi Đại Hội Đồng Cổ Đông.

Ban Kiểm soát bao gồm các thành viên sau đây:

Bà Đoàn Thị Mỹ Duyên - Trưởng Ban Kiểm soát

Bà Đoàn Thị Mỹ Duyên là Trưởng ban Kiểm soát của MNS và Kế toán trưởng tại Tập đoàn

Masan. Bà có hơn 10 năm kinh nghiệm về tài chính các lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ

và xây dựng. Trước đây bà từng làm việc cho KPMG, Việt Nam.

Bà Duyên tốt nghiệp Thạc Sĩ về Tài Chính Doanh Nghiệp và Kế Toán của Trường Đại Học Kinh

Tế Thành Phố Hồ Chí Minh. Bà cũng là thành viên của Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc

(ACCA).

Bà Đào Thị Mai Hoa - Thành viên (sẽ chính thức từ nhiệm trong năm 2018)

Bà Đào Thị Mai Hoa là thành viên Ban Kiểm soát của MNS, ANCO và Chuyên viên Phân tích

Phát triển Thị trường Cấp cao tại Tập đoàn Masan. Bà có gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực

đầu tư tài chính. Và từng làm việc cho công ty chứng khoán SSI và Savills Việt Nam.

Bà Hoa có bằng Cử nhân Quản trị Kinh doanh, chuyên ngành Tài chính từ Đại học Quốc gia

Singapore, Singapore.

Ông Đặng Ngọc Cả - Thành viên

Ông Đặng Ngọc Cả là chuyên viên tư vấn luật của MNS và Tập đoàn Masan.

Ông Cả có bằng cử nhân Luật của Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.

7

HOẠT ĐỘNG CỦA BAN KIỂM SOÁT

Ban Kiểm soát giám sát hoạt động của Hội đồng Quản trị và Ban Điều hành trong việc tuân thủ Điều lệ

Công ty và pháp luật Việt Nam. Đặc biệt, Ban Kiểm soát tham gia vào các cuộc họp thường kỳ và bất

thường của Hội đồng Quản trị và Đại Hội Đồng Cổ Đông.

8

Các công ty con và liên kết (tính đến ngày 31/12/2017)

Tên công ty Các hoạt động chính Địa chỉ Số thứ tự Công ty con Công ty con sở hữu trực tiếp 1 Công ty Liên doanh

Dinh dưỡng Thủy sản Quốc tế (i)

Sản xuất, chế biến thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản; chế biến tôm, cá và mực; sản xuất, chế biến khoai mì, bột mì, bắp, gạo, ngũ cốc và bột ngũ cốc.

Khu IV, tuyến công nghiệp Cổ Chiên, ấp Sơn Đông, xã Thanh Đức, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, Việt Nam.

2 Công ty TNHH Một

Thành viên Dinh dưỡng Nông nghiệp Quốc tế Bình Định

Sản xuất, chế biến thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản; chăn nuôi gia súc và gia cầm.

Lô B4.06, khu công nghiệp Nhơn Hội (Khu A), khu kinh tế Nhơn Hội, xã Nhơn Hội, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Việt Nam.

3 Công ty TNHH Dinh

dưỡng Nông nghiệp Quốc tế Thái Nguyên (i)

Sản xuất, chế biến thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản; chăn nuôi gia súc và gia cầm.

Lô B5-B6, khu công nghiệp Trung Thành, xã Trung Thành, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam.

4 Công ty TNHH Một Thành viên Dinh dưỡng Nông nghiệp Quốc tế Tiền Giang (i)

Sản xuất, chế biến thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản; chăn nuôi gia súc và gia cầm.

Lô 22-23B, khu công nghiệp Long Giang, xã Tân Lập 1, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam.

5 Công ty TNHH Một

Thành viên Dinh dưỡng Nông nghiệp Quốc tế Nghệ An (i)

Sản xuất, chế biến thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản; chăn nuôi gia súc và gia cầm.

Khu C, khu công nghiệp Nam Cấm, khu kinh tế Đông Nam Nghệ An, xã Nghi Xá, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, Việt Nam.

6 Công ty TNHH Một

Thành viên Dinh dưỡng Nông nghiệp Quốc tế Hậu Giang (i)

Sản xuất, chế biến thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản; chăn nuôi gia súc và gia cầm.

Đường số 4, khu công nghiệp Tân Phú Thạnh, giai đoạn 1, xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, Việt Nam.

9

7 Công ty TNHH MNS Meat (trước đây là “Công ty TNHH Masan Nutri-Farm”)

Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản.

(Trong khuôn viên Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Nông nghiệp Quốc tế) Lô A4, đường số 2, khu công nghiệp Sông Mây, xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam.

Công ty con sở hữu gián tiếp 1 Công ty TNHH Masan Nutri-

Farm (N.A) Chăn nuôi lợn. Xóm Côn Sơn, xã Hạ Sơn,

huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An, Việt Nam.

2 Công ty TNHH MNS Meat

Processing (ii) Chế biến và bảo quản thịt.

Tầng 10, Tòa nhà Central Plaza, 17 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

3 Công ty TNHH MNS Meat Hà

Nam (iii) Chế biến và bảo quản thịt và các sản phẩm chế biến từ thịt.

Lô CN-02, Khu công nghiệp Đồng Văn IV, Xã Đại Cường, Huyện Kim Bảng, Tỉnh Hà Nam, Việt Nam.

4 Công ty TNHH MNS Farm (iv) Chăn nuôi lợn. Tầng 10, Tòa nhà Central

Plaza, 17 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Công ty liên kết sở hữu trực tiếp

1 Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản

Chế biến và kinh doanh thịt tươi sống, thực phẩm và các sản phẩm chế biến từ thịt.

Số 420, đường Nơ Trang Long, phường 13, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

10

KHUYẾN CÁO SỬ DỤNG BÁO CÁO

Tất cả các nhận định hoặc phát biểu trong quyển báo cáo này không phải là những dữ liệu ghi lại các sự kiện đã xảy ra, mà trong đó có bao hàm những “nhận định về tương lai”. Những nhận định này có thể có những từ ngữ như “dự đoán”, “tin tưởng”, “có thể”, “ước tính”, “dự kiến”, “dự phóng”, “kỳ vọng”, “dự định”, “kế hoạch”, “nhắm đến”, “sẽ” hoặc những từ ngữ tương tự. Tuy nhiên, đây không phải là những dấu hiệu duy nhất để xác định và nhận biết chúng. Toàn bộ các bài viết dự đoán về tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh, kế hoạch và triển vọng đều được xem là những nhận định về tương lai. Ngoài ra, chúng còn bao gồm cả những bài viết về chiến lược kinh doanh, triển vọng doanh thu và lợi nhuận (bao gồm, nhưng không giới hạn những dự phóng hoặc dự báo về tài chính hoặc hoạt động kinh doanh), dự án đã lên kế hoạch và các vấn đề khác trong tài liệu này mà không phải là những dữ kiện đã xảy ra. Những nhận định về tương lai và dự báo được trình bày trong báo cáo cũng tùy thuộc vào những rủi ro xác định và không xác định, những bất trắc nhất định và các yếu tố khác vốn có thể khiến kết quả tài chính, hiệu quả kinh doanh hoặc thành tích thực tế hoàn toàn khác biệt so với những nhận định về tương lai hoặc dự báo đó.

Những nhận định về tương lai này dựa trên niềm tin và giả định được chúng tôi xây dựng từ những thông tin có sẵn. Chúng tôi hoạt động tích cực trong lĩnh vực xây dựng, mua lại và quản lý các doanh nghiệp hàng đầu trong một số lĩnh vực tăng trưởng nhanh nhất của nền kinh tế Việt Nam. Triển vọng của Tập đoàn Masan chủ yếu dựa trên diễn giải của chúng tôi về các yếu tố kinh tế quan trọng có ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam, đến lĩnh vực hoạt động kinh doanh và các doanh nghiệp của chúng tôi. Mặc dù chúng tôi tin rằng các giả định nền tảng của những nhận định về tương lai là hợp lý trong thời điểm hiện tại, nhưng bất kỳ giả định nào cũng đều có thể sai lệch trong thực tế khiến cho những nhận định về tương lai dựa trên giả định đó trở nên thiếu chính xác. Kết quả thực tế có thể sai biệt đáng kể so với những thông tin trong nhận định về tương lai do nhiều yếu tố, đa phần nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng tôi. Do đó, các nhà đầu tư cần lưu ý không phụ thuộc quá nhiều vào những nhận định về tương lai được trình bày trong báo cáo này. Chúng chỉ có hiệu lực vào ngày lập báo cáo hoặc ngày tương ứng được nêu trong báo cáo, và Tập đoàn Masan không có nghĩa vụ cập nhật hoặc sửa đổi công khai đối với bất kỳ nhận định nào, cho dù có xuất hiện những thông tin mới hoặc những sự kiện tương lai.

11

THUẬT NGỮ/ TỪ VIẾT TẮT

3F Feed – Farm – Food, Từ trang trại đến bàn ăn

ANCO Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Nông nghiệp Quốc tế

Công ty Công ty Cổ phần Dinh Dưỡng Nông nghiệp Quốc tế (ANCO)

M&A Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp

Tập đoàn, Tập đoàn Masan Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan

Masan Nutri-Science, MNS Công ty Cổ phần Masan Nutri-Science

Proconco Công ty Cổ phần Việt Pháp Sản xuất Thức ăn Gia súc

Protein Đạm

TNHH Trách Nhiệm Hữu Hạn

12

LIÊN HỆ

Địa chỉ: Lô A4, đường số 2, Khu công nghiệp Sông Mây, xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom

Đồng Nai, Việt Nam

Số điện thoại: 02513968175

Fax: 02513968176