17
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÂY BƯƠNG LÔNG ĐIỆNBIÊN (Dendrocalamus giganteus) TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN Mã số: ĐH 2014 - TN03 -05 Chủ nhiệm đề tài: ThS. Đặng Thị Thu Hà Người tham gia thực hiện: TS. Nguyễn Thanh Tiến ThS. Lê Văn Phúc ThS. Trần Thị Hương Giang ThS. Nguyễn Việt Hưng THÁI NGUYÊN, NĂM 2016

BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ

  • Upload
    hakhue

  • View
    237

  • Download
    6

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÂY BƯƠNG LÔNG ĐIỆNBIÊN

(Dendrocalamus giganteus) TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN

Mã số: ĐH 2014 - TN03 -05

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Đặng Thị Thu Hà

Người tham gia thực hiện: TS. Nguyễn Thanh Tiến

ThS. Lê Văn Phúc

ThS. Trần Thị Hương Giang

ThS. Nguyễn Việt Hưng

THÁI NGUYÊN, NĂM 2016

Page 2: BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ

THUYẾT MINH ĐỀ TÀI

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC

1. TÊN ĐỀ TÀI

Nghiên cứu đặc điểm sinh học cây Bương Lông Điện Biên

(Dendrocalamus giganteus) tại Tỉnh Điện Biên.

TỪ KHÓA: Đặc điểm sinh học, cây Bương Lông.

2. MÃ SỐ: ĐH2014 -TN03-05

3. LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

Tự

nhiên

Kinh tế;

XH-NV

Giáo

dục

Kỹ

thuật

Nông

Lâm

Y

Dược

Môi

trường

4. LOẠI HÌNH NGHIÊN CỨU

bản

Ứng

dụng

Triển

khai

5. THỜI GIAN THỰC HI 24 tháng Từ tháng 01 năm 2014 đến tháng 12 năm 2015

6. CƠ QUAN CHỦ TRÌ, CƠ QUAN THỰC HIỆN

6.1. Cơ quan chủ trì

Tên cơ quan: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Địa chỉ: Phường Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên Điện thoại: 02803.654096

E-mail: [email protected].

6.2. Cơ quan thực hiện:

Tên cơ quan: Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Địa chỉ: Xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên Điện thoại: 02803852884

Fax:0280.3852921 E-mail: [email protected]

7. CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

Họ và tên : Đặng Thị Thu Hà Học vị, chức danh KH: Thạc sỹ Chức vụ: Giảng viên

Địa chỉ CQ: Khoa Lâm Nghiệp Địa chỉ NR: Phường Quang Vinh – TPTN.

Điện thoại CQ: 02803851427 Điện thoại di động: 0915216006

E-mail: [email protected].

8. NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Họ và tên Đơn vị công tác và lĩnh vực chuyên môn

Nội dung nghiên cứu cụ thể được giao

Chữ ký

TS. Nguyễn Thanh Tiến Khoa LN/ Điều tra rừng Điều tra số liệu

ThS. Lê văn Phúc Khoa LN Phân tích CĐ

Ths. Trần Thị Hương Giang Khoa Lâm Nghiệp Điều tra số liệu

Ths. Nguyễn việt Hưng Khoa Lâm nghiệp Điều tra xử lý số liệu

9. ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH

Tên đơn vị trong và ngoài nước Nội dung phối hợp nghiên cứu Họ và tên người đại diện đơn vị

UBND xã, huyện.. Tỉnh Điện Biên

Cung cấp địa bàn nghiên cứu Chủ tịch UBND xã, huyện

Page 3: BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ

10. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

10.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài

10.1.1.Ở trên thế giới

Tre trúc là một nguồn lâm sản ngoài gỗ chiếm vị trí quan trọng trong tài nguyên rừng ở

nhiều nước trên thế giới. Ở các nước có tre trúc, người dân đã biết sử dụng tre trúc từ lâu đời đã

tạo ra hàng trăm sản phẩm phục vụ thiết thực cho đời sống hàng ngày. Nhiều loài tre trúc là nguồn

nguyên liệu quan trọng cho ngành thủ công mỹ nghệ, công nghiệp chế biến nông lâm sản, công

nghiệp giấy sợi, công nghiệp chế biến ván nhân tạo, vật liệu trong xây dựng, kiến trúc, giao thông

vận tải,... Một số loài tre trúc cho măng ăn ngon, đã trở thành nguồn cung cấp thực phẩm có giá trị.

Ngày nay, các sản phẩm từ tre trúc không còn bó hẹp trong biên giới của một số quốc gia

mà đã có mặt ngày càng nhiều trên thị trường quốc tế và được nhiều nước châu Á, châu Âu, châu

Mỹ ưa chuộng. Chính vì vị trí quan trọng của tài nguyên tre trúc, nhiều nước trên thế giới có tre

trúc và kể cả những nước sử dụng tre trúc, đã tiến hành nhiều nghiên cứu về tre trúc, trong đó có

một số công trình nghiên cứu chính gần đây như sau:

Năm 1998 trong công trình “Bamboo Research and Deverlopment in Thailand” Rungnapar

Pattanavibool đã đề cập đến một số loài tre trúc lấy măng được gây trồng ở Thái Lan như:

Dendrocalamus asper (Pai Tong), Dendrocalamus brandissi (Pai Bongyai), Dendrocalamus

strictus (Pai Sangdoi),... trong đó có Dendrocalamus asper là loài tre trúc đã được nhập vào trồng

ở Miền Nam từ trước năm 1975 và được gọi là tre Mạnh Tông.

Trung Quốc có khoảng 100.000 ha rừng tre trúc lấy măng với năng suất 10-20 tấn/ha/năm,

tối đa 30-35 tấn/ha/năm, khoảng 3 triệu ha vừa sản xuất măng lại vừa sản xuất thân khí sinh. Tổng

sản lượng măng của Trung Quốc khoảng 1 triệu tấn/năm (Fu Maoyi, 2000).

Zhou Fangchun (2000) với công trình "Selected works of Bamboo research" đã nghiên cứu

từ nhân giống đến canh tác, khai thác sử dụng tre trúc trong đó có nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt

độ, lượng mưa và độ ẩm đến quá trình phát sinh, phát triển măng của nhiều loài tre trúc khác nhau

ở Trung Quốc làm cơ sở cho việc áp dụng biện pháp thâm canh thúc đẩy sinh măng trái vụ.

Đất tốt sẽ cho sản lượng cao, cây to, đẻ nhiều măng, giá tị sử dụng lớn. Đất nghèo, xấu, đồi

trọc bạc màu tre vẫn sống được, nhưng sản lượng thấp. Tre mọc tản thường ở nơi nhiệt độ bình

quân năm trên 14oC, mùa đông trên 4oC, lượng mưa từ 1000mm/năm trở lên. Thường tre mọc tản

yêu cầu đất đai tốt hơn, tầng đất sâu, ẩm, nhiều mùn, đất phong hoá từ phiến thạch, phiến thạch

sét, phiến thạch mica và sa phiến thạch,… Cũng chính vì vậy, Yang Yuming, và các cộng sự

(2000) đã sử dụng những đặc điểm sinh thái và năng suất, để làm tiêu chí lựa chọn loài tre trồng

rừng công nghiệp.

Theo Đỗ Văn Bản (2005), mỗi năm thế giới tiêu thụ khoảng 1 triệu đến 2 triệu tấn măng.

Úc tiêu thụ hàng năm vào khoảng 4000 đến 12000 tấn măng thái mỏng nhập khẩu. Canada và châu

Âu là những nước nhập khẩu chính của sản phẩm măng đóng hộp. Nhật Bản, Trung Quốc, Đài

Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Malayxia và Singapore là những nước tiêu thụ nhiều măng tươi, măng

ướp đông lạnh, măng tươi hấp hơi và măng hộp. Chỉ riêng một tỉnh ở Thái Lan đã chế biến 68.000

tấn măng luộc mỗi năm. Không kể lượng măng tiêu thụ tại địa phương, Nhật Bản đưa ra thị trường

90.000 tấn măng Moso và nhập khẩu trên 100.000 tấn măng từ Thái Lan, Đài Loan và Trung

Page 4: BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ

Quốc. Đài Loan có mức độ tiêu thụ măng như Nhật Bản, nhưng vẫn xuất khẩu sang Nhật khoảng

140.000 tấn măng D. latiflorus và một lượng lớn măng Moso.

10.1.2. Ở Việt Nam

Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về diện tích tre, với 194 loài thuộc 26 chi, trong đó có 80 loài đã

tạm thời được định danh, còn lại là các loài chưa có tên hoặc có các loài/phân loài mới. Dự đoán,

nếu được thống kê đầy đủ số loài tre của Việt Nam có thể lên 200- 250 loài. Năm 2001 theo công

bố của Chương trình Tổng kiểm kê rừng toàn quốc, Việt Nam có 789.221ha rừng tre thuần loại,

702.871ha rừng hỗn giao tre nứa tự nhiên, cộng với trên 70.000 ha rừng tre trồng và hàng trăm

triệu cây tre trồng phân tán. Tre đựơc sử dụng rộng rãi trong xây dựng, đặc biệt là ở các vùng nông

thôn; từ việc sử dụng làm cọc móng, giàn dáo, các kết cấu cần chịu lực đến sàn, trần, mái nhà,

vách ngăn, khung nhà để xuất khẩu, ước tính số lượng Tre được sử dụng trong xây dựng chiếm tới

50% sản lượng khai thác hàng năm. Vì vậy trong chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, nhóm

Tre có vị trí được quan tâm. Kết quả hội thảo "Xác định loài cây trồng rừng và chọn loài ưu tiên"

tại các vùng lâm nghiệp cũng đã chọn "Tre" là loài cây trồng ở tất cả các vùng (Nguyễn Tử Ưởng,

1995).

Quá trình khảo sát đã phát hiện ra một số chi được coi là mới đối với nước ta là chi Giang

(Maclurochloa) với 17 loài, chi Tre quả thịt (Melocalamus) với 10 loài, chi Tre Bidoup

(Kinabaluchloa) có 1 loài. Một số loài mới được phát hiện là Tre lông Bidoup (Kinabaluchloa) có

đặc điểm ngoại hình giống loài cùng chi ở Malaixia (Wong, 1995); trúc dây Bidoup

(Ampelocalamus) có ngoại hình giống như trúc dây Ba Bể; nhiều loài nứa (Schizostachyum), le

(Gigantochloa) và lồ ô (Bambusa). Một số chi có nhiều loài là chi Tre (Bambusa) có 55 loài, chi

Luồng (Dendrocalamus) có 21 loài, chi Le (Gigantochloa) có 16 loài, chi Nứa (Schizostachyum)

có 14 loài và chi Vầu đắng (Indosasa) có 11 loài.

Qua một số năm điều tra khảo sát (2003-2006), Trần Văn Tiến và Nguyễn Hoàng Nghĩa (2007) đã

xác định được phân tông tre (Bambussinae) ở Việt Nam hiện nay có 8 chi: chi Tre (Bambusa), chi

Le Bắc Bộ (Bonia), chi Luồng (Dendrocalamus), chi Le (Gigantochloa), chi Tre lông

(Kinabaluchloa), chi Giang (Maclurochloa), chi Tre quả thịt (Melocalamus), chi Tầm vông

(Thyrsostachys) mà các chi này có các loài mới hoặc mới ghi nhận ở Việt Nam. Dựa trên một số

đặc điểm hình thái hoa của 37 loài thuộc 5 chi cũng như các cơ quan dinh dưỡng nhằm giới thiệu

một số đặc điểm dễ nhận biết và xây dựng khoá phân loại các chi thuộc phân tông tre

(Bambusinae) ở Việt Nam.

Nhu cầu về tre ở nước ta ngày càng tăng, trong khi đó diện tích tre nứa tự nhiên đang suy giảm

nhanh chóng, do vậy trong Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng tre nứa cũng được chọn để

trồng rừng để tạo vùng nguyên liệu cho chế biến phục vụ nội tiêu và xuất khẩu. Đỗ Văn Bản

(2006) đã giới thiệu một số loài Tre thông dụng cho trồng rừng như Dendrocalamus aff giganteurs

Munro, Dendrocalamus aff latifflorus Munro, Dendrocalamus aff pachuystachys Hsueh et D.Z.Li,

Dendrocalamus aff pachuystachys Hsueh et D.Z.Li, Dendrocalamus longivaginus sp.nov.,

Bambusa sinospinosa McClure, Dendrocalamus minor (McClure), Phyllostachys hetercycla

(Carr.) Mitford, Bambusa bicorniculata sp. nov., Dendrocalamus barbatus Hsuch et D. Z. Li,

Page 5: BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ

Dendrocalamus yunnanicus Hsuch et D. Z. Li,…

Các nghiên cứu về kỹ thuật lâm sinh tương đối phong phú. Các nghiên cứu tập trung các vấn đề nhân

giống, khảo nghiệm, kỹ thuật gây trồng, kỹ thuật chăm sóc và khai thác các loại riêng biệt. Tuy nhiên,

các nghiên cứu chỉ chú trọng vào một số loài có giá trị kinh tế cao và trồng tập trung (ví dụ luồng, tre

điền trúc...), trong khi còn rất nhiều loài rất có tiềm năng phân bố trong rừng hỗn giao tre nứa khắp Việt

Nam vẫn chưa được nghiên cứu vì các mục tiêu khai thác sử dụng, cũng như đa dạng sinh học và bảo

tồn.

10.2.Danh mục các công trình liên quan (Họ và tên tác giả; Nhan đề bài báo, ấn phẩm; Các yếu tố

về xuất bản)

a) Danh mục công trình đã công bố của chủ nhiệm thực hiện đề tài

1. Đặng Thị Thu Hà (2001), “Bước đầu nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến việc giao

đất giao rừng tại xã Kim Sơn huyện Định Hoá - Tỉnh Thái Nguyên” , Luận văn thạc sĩ, Trường Đại

học Lâm Nghiệp Việt Nam.

2. PGS.TS Đặng Kim Vui, TS. Lê Sỹ Trung. Ths. Nguyễn Văn Mạn, Ths. Đặng Thị Thu Hà

(2007), Phương Pháp tiếp cận có sự tham gia trong Lâm Nghiệp Xã hội. NXB Nông nghiệp –

2007.

3. Đặng Thị Thu Hà, Ths. Nguyễn Thị Thu Hoàn ( 2007), Kiến thức địa phương trong lợi

dụng tài nguyên rừng của dân tộc Sán Chí tại xã Quy Kỳ, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên. Kỷ

yếu hội nghị Khoa học công nghệ tuổi trẻ các trường đại học và cao đẳng khối Nông – Lâm – Ngư

toàn quốc lần thứ 3.

4. Đặng Thị Thu Hà ( 2011),"Ứng dụng các phương pháp định lượng trong nghiên cứu tái

sinh rừng tại huyện Định Hóa Tỉnh Thái Nguyên", Đề tài cấp bộ, năm 2010 - 2011.

5. Đặng Thị Thu Hà, Nguyễn Thanh Tiến (2011),Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tổ thành và

tái sinh trạng thái rừng IIA, IIB tại xã Linh Thông huyện Định Hoá Tỉnh Thái Nguyên . Tạp chí

Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên . Tập 85, số 09/1 – 2011. Tr. 41 – 46

6. Đặng Thị Thu Hà, Trần Đức Thiện (2012), Xác định một số chỉ số đa dạng sinh học loài

cây tầng cao và tầng cây tái sinh ở trạng thái rừng IIA, IIB, IIIA1 tại xã Linh Thông huyện Định

Hoá Tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên ,Tập 92, số 04. Tr.

97 – 101

7. Đặng Thị Thu Hà, (2013), Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tổ thành và tái sinh trạng thái

rừng IIa, IIb tại xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa Tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí Khoa học và Công nghệ,

Đại học Thái Nguyên, Tập 108, số 08. Tr. 141 - 145.

Page 6: BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ

11. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Tỉnh Điện Biên là một tỉnh miền núi, nằm ở phía Tây Bắc của Việt Nam với nhiệm vụ chính

là phòng hộ đầu nguồn, giữ đất, chống xói mòn và giữ nước cho sinh hoạt. Có diện tích đất tự

nhiên rộng 64,27km2. Trong đó đất có rừng và đất trống quy hoạch cho lâm nghiệp chiếm > 70%

tổng diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh.Trên địa bàn có nhiều kiểu sinh thái đặc trưng của các hệ

sinh thái rừng tự nhiên và rừng trồng. Một số loài cây có giá trị phát triển kinh tế như Cao su, Cà

phê, Dổi và đặc biệt là loài Bương. Loài Bương là một trong những loài tre có kích thước lớn nhất

ở Việt Nam, chiều cao 15 -20 m, đường kính gốc 20-25cm, có vách dày, chiều dài đốt từ 25 – 30

cm, ít cành nhánh, lá to dài, khả năng cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến sản phẩm rất

cao. Mặt khác, hiện nay việc kinh doanh cây Bương vẫn theo hướng quảng canh, dựa vào kinh

nghiệm của người dân địa phương và điều kiện tự nhiên sẵn có là chính nên năng suất không cao

như vốn có của nó. Đặc biệt việc phát triển mở rộng diện tích trồng loài cây này rất khó khăn do

nhân giống bằng gốc rất hạn chế về số lượng giống, người dân chưa nắm được kỹ thuật nhân giống

bằng phương pháp chiết cành hoặc giâm hom cành nên số lượng giống cung cấp ra thị trường ít

chưa đáp ứng được nhu cầu nhân rộng mô hình, hơn nữa người dân địa phương chỉ cho rằng trồng

bằng giống gốc mới cho năng suất, trong khi đó nhiều loài tre mọc cụm khác việc nhân giống và

trồng bằng giống cành đã đem lại hiệu quả kinh tế rất cao như: Luồng (Dendrocalamus barbatus),

Mai xanh (Dendrocalamus latiflorus),vv.

Như vậy, việc gây trồng Bương Lông còn thiếu biện pháp kỹ thuật trồng rừng, kỹ thuật và

công nghệ chế biến chưa được quan tâm nghiên cứu. Do đó, việc kế thừa kết quả nghiên cứu kỹ

thuật nhân giống, gây trồng, chế biến đã thành công cho một số loài tre, đặc biệt là các loài thuộc

chi Dendrocalamus vào nghiên cứu kỹ thuật trồng, chế biến sản phẩm và tổng kết những kiến

thức bản địa có giá trị kết hợp với kỹ thuật hiện đại cần được nghiên cứu thử nghiệm cho cây

Bương Lông. Xuất phát từ những lý do nêu trên, đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cây

Bương Lông (Dendrocalamus giganteus) tại tỉnh Điện Biên” được đặt ra là rất cần thiết.

12. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

- Về lý luận

+ Xác định được đặc điểm phân bố và sinh trưởng cây Bương lông Điện Biên.

- Về thực tiễn

Đề xuất các biện pháp kỹ thuật chăm sóc và phát triển cây Bương Lông nhằm đáp ứng nhu

cầu cung cấp nguyên liệu chế biến cho các tỉnh miền núi phía Bắc tại Tỉnh Điện Biên.

13. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

13.1. Đối tượng nghiên cứu

Page 7: BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là loài cây Bương Lông Điện Biên.

13.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung xác định khả năng phân bố và tình hình sinh trưởng của

loài cây Bương Lông trên địa bàn một số huyện của Tỉnh Điện Biên.

14. CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

14.1. Cach tiếp cận và phương hương giai quyết vân đề

Trên quan điểm tiếp cận kỹ thuật - kinh tế - sinh thái - môi truờng, để giải quyết vấn đề,

cách tiếp cận của đề tài là đa ngành, từ nghiên cứu đặc điểm sinh thái, điều kiện lập địa, thực trạng

gây trồng, kết hợp giữa tư vấn của chuyên gia cho đến kế thừa có chọn lọc kiến thức bản địa của

người dân địa phương. Từ đó lựa chọn biện pháp kỹ thuật gây trồng thích hợp để phát triển cây

Bương lông Điện Biên cho năng suất và chất lượng cao cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế

biến.

14.2. Phương phap nghiên cứu

14.2.1 Phương pháp kế thừa các tài liệu sẵn có:

Kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về tre trúc và Bương

lông Điện Biên

Kế thừa tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại khu vực nghiên cứu.

Các số liệu, tài liệu, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn có liên quan.

Các loại bản đồ tại khu vực nghiên cứu (bản đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch 3 loại rừng,

bản đồ đất).

* Nghiên cứu tổng quan kỹ thuật gây trồng thâm canh tre trúc làm cơ sở để định hướng kỹ

thuật gây trồng Bương lông

- Thu thập, tổng hợp và kế thừa các kết quả nghiên cứu có liên quan về gây trồng tre trúc đã

được công bố ở trong và ngoài nước. Các tài liệu kế thừa đảm bảo đưa ra các thông tin mới, do cơ

quan có chức năng ban hành và đảm bảo độ chính xác phù hợp với yêu cầu của chủ đề nghiên cứu.

- Phân tích hệ thống, đối chiếu và so sánh các thông tin thu thập được để áp dụng vào các

chủ đề nghiên cứu tiếp theo về gây trồng Bương Lông.

14.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ở hiện trường:

Đề tài sẽ áp dụng phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn là phương pháp kinh điển được các nhà

nghiên cứu thảm thực vật trên toàn thế giới thống nhất áp dụng. Phương pháp ô tiêu chuẩn cũng

đang được áp dụng phổ biến trong nghiên cứu lâm nghiệp ở Việt Nam và đảm bảo độ tin cậy cao.

Page 8: BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ

Trong nghiên cứu này, chúng tôi sẽ lựa chọn địa điểm thiết lập ô tiêu chuẩn bằng phương pháp

điển hình trên các tuyến điều tra.

14.2.2.1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái, sinh trưởng và điều kiện lập địa (đất) gây

trồng cây Bương Lông

a. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái.

Phương pháp thu thập số liệu

Sử dụng phương pháp lập ô tiêu chuẩn (OTC) điển hình tạm thời hoặc hộ gia đình điển hình trên

những diện tích trồng Bương Lông hiện có ở các dạng lập địa khác nhau, diện tích mỗi OTC 500-

1000m2 (quy đông đặc), OTC trên đó điều tra đo đếm:

- Xác định một số đặc điểm sinh thái nơi trồng Bương Lông:

+ Vị trí gây trồng: chân, sườn, đỉnh, khe

+ Độ cao so với mặt nước biển xác định bằng máy GPS cầm tay

+ Độ dốc và hướng dốc xác định bằng địa bàn cầm tay

- Xác định sinh trưởng: Đo toàn bộ số khóm trong OTC, mỗi khóm đo 2/3 số cây trong khóm,

đo đường kính ở lóng thứ 5 bằng thước kẹp kính và đo chiều cao cây bằng thước đo cao

- Đếm số cây trong bụi, số cây 1 tuổi, mật độ hiện tại, biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc,

khai thác.

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Xử lý số liệu bằng thống kê toán học, có ứng dụng phần mềm SPSS và Excel.

Sử dụng phương pháp phân tích phương sai một nhân tố

b. Nghiên cứu điều kiện lập địa (đất) gây trồng cây Bương lông.

Phương pháp thu thập số liệu

- Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thủy văn trong vùng nghiên cứu

- Tiến hành lập 6 ô tiêu chuẩn đại diện điển hình cho loài Bương Lông, trên mỗi ô tiêu

chuẩn đo đếm các chỉ tiêu sau:

+ Đo độ dốc bằng địa bàn cầm tay

+ Đo độ cao bằng máy GPS cầm tay

+ Thu thập số liệu về trạng thái thực vật: Kiểu rừng, trạng thái rừng, thành phần loài tầng

cây cao, thành phần loài cây tái sinh và cây bụi.

Trong mỗi ô tiêu chuẩn tiến hành đào và mô tả phẫu diện (xác định loại đất, đá mẹ, độ dày

Page 9: BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ

tầng đất, tỷ lệ đá lẫn…), lấy mẫu dung trọng và mẫu đất theo tầng (0- 20cm và 21- 40cm) để phân

tích trong phòng thí nghiệm.

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

- Các mẫu đất lấy về được phân tích các chỉ tiêu lý, hoá tính theo các phương pháp đang

được áp dụng phổ biến trong phòng thí nghiệm hiện nay:

Dung trọng: Dùng ống đóng có thể tích V=100cm3

Độ ẩm: Sấy ở nhiệt độ 1050C trong 3 giờ

Thành phần cơ giới: Theo phương pháp 3 cấp của FAO.

Mùn tổng số: Theo Walkley- Black.

Đạm tổng số:Theo Kjendhall

pHKCl của đất: Dùng pH metter

P2O5 dễ tiêu: Trắc quang (Bray II)

K2O dễ tiêu: Theo Maslova (đo trên quang kế ngọn lửa)

Ca2+, Mg2+ trao đổi: Dùng Trilon B

Al3+ trao đổi: Theo Xôlôcôp

14.2.2.3. Điều tra đánh giá thực trạng gây trồng cây Bương Lông ở Điện Biên và nghiên cứu

kiến thức bản địa của người dân địa phương.

a. Điều tra đánh giá thực trạng gây trồng cây Bương Lông ở Điện Biên.

Sử dụng phương pháp chuyên gia kết hợp với phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA) và

phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) trong đó áp dụng các công cụ:

- Phỏng vấn định hướng và bán định hướng

- Phỏng vấn nhóm tiêu điểm

Thông tin cần thu thập: kỹ thuật nhân giống, gây trồng, chăm sóc, khai thác, sơ chế, bảo quản,

chế biến thông qua 50 phiếu điều tra.

b. Nghiên cứu kiến thức bản địa của người dân địa phương về gây trồng và khai thác, sơ

chế bảo quản măng Bương Lông.

Phương pháp thu thập số liệu

Sử dụng phương pháp chuyên gia kết hợp với phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA) và

phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA) trong đó áp dụng các công cụ:

- Phỏng vấn định hướng và bán định hướng

Page 10: BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ

- Phỏng vấn nhóm tiêu điểm

Thông tin cần thu thập: kỹ thuật nhân giống, gây trồng, chăm sóc, khai thác, sơ chế, bảo quản,

chế biến thông qua 30 phiếu điều tra.

Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng phương pháp thống kê toán học trong lâm nghiệp để xử lý số

liệu máy tính với phần mềm Excel 7.0 và SPSS.

15. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

15.1. Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1. Nghiên cứu tổng quan kỹ thuật gây trồng thâm canh tre trúc làm cơ sở để định

hướng kỹ thuật gây trồng Bương Lông.

Nội dung 2. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái, sinh trưởng và điều kiện lập địa (đất) gây

trồng cây Bương Lông tại Tỉnh Điện Biên.

- Nghiên cứu đặc điểm sinh thái.

- Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng cây Bương Lông trên địa bàn tỉnh Điện Biên

- Xác định điều kiện lập địa (đất) gây trồng cây Bương Lông.

Nội dung 3. Điều tra đánh giá thực trạng gây trồng cây Bương Lông ở Điện Biên và nghiên cứu

kiến thức bản địa của người dân địa phương.

- Điều tra đánh giá thực trạng gây trồng câyBương Lông tại Điện Biên.

- Nghiên cứu kiến thức bản địa của người dân địa phương về gây trồng và khai thác, sơ chế

bảo quản măng Bương Lông.

Nội dung 4. Đề xuất các biện pháp kỹ thuật chăm sóc và phát triển cây Bương Lông nhằm đáp

ứng nhu cầu cung cấp nguyên liệu chế biến cho các tỉnh miền núi phía Bắc tại Tỉnh Điện

Biên..

15.2. Tiến độ thực hiện

STT

Các nội dung, công việc

thực hiện chủ yếu

Sản phẩm

phải đạt

Thời gian

(bắt đầu-kết thúc)

Người

thực

hiện

1 Nội dung 1. Nghiên cứu tổng quan

kỹ thuật gây trồng thâm canh tre

trúc làm cơ sở để định hướng kỹ

thuật gây trồng Bương Lông.

Báo cáo chuyên đề T1/2014-

T6/2015

Chủ

nhiệm đề

tài

2 Nội dung 2. Nghiên cứu một số

đặc điểm sinh thái, điều kiện lập

địa (đất) gây trồng cây Bương

Lông.

Báo cáo chuyên đề T5/2014– 12/2014 Chủ

nhiệm đề

tài, cộng

tác viên,

sinh viên

Page 11: BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ

3 Nội dung 3. Điều tra đánh giá thực

trạng gây trồng cây Bương Lông ở

Điện Biên và nghiên cứu kiến thức

bản địa của người dân địa phương.

Báo cáo chuyên đề T1/2015 – T7/2015 Chủ

nhiệm đề

tài,

cộng tác

viên, SV

4 Viết báo cáo khoa học Báo cáo khoa học T8– T12/2015 Chủ

nhiệm đề

tài

16. SẢN PHẨM VÀ ĐỊA CHỈ ỨNG DỤNG

16.1. San phẩm khoa học, san phẩm đào tạo:

Loại

Sách Bài báo Hướng dẫn

Chuyên

khảo

Giá

o

trình

Tham

khảo

Tạp

chí

quốc

tế

HN

QT

Tạp chí

QG

HN

QG

NCS Cao

học

SV

NCKH

Khoá

luận

S.lượng 01 02

16.2. San phẩm ứng dụng:

Loại sản phẩm

Mẫu Vật liệu Thiết bị máy móc Dây chuyền công nghệ

Giống cây trồng Giống gia súc Qui trình công nghệ Phương pháp

Tiêu chuẩn Qui phạm Sơ đồ Báo cáo phân tích x

Tài liệu dự báo Đề án Luận chứng kinh tế Chương trình máy tính

Bản kiến nghị Sản phẩm khác:

Tên sản phẩm, số lượng và yêu cầu khoa học đối với sản phẩm

Stt Tên sản phẩm Số lượng Yêu cầu khoa học

1

Báo cáo khoa học 01 Đề tài hoàn chỉnh đáp ứng được mục tiêu đưa ra, có ý nghĩa đối với thực tiễn

2 Bài báo cấp đại học 01 Được đăng trên tạp chí khoa học

3 Khóa luận tốt nghiệp ĐH 02 Báo cáo được nghiệm thu có chất lượng tốt

17. HIỆU QUẢ (giáo dục và đào tạo, kinh tế - xã hội)

Kết quả của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho giảng dạy trong lĩnh lâm nghiệp cho bậc

Đại học và bậc đào tạo Thạc sỹ chuyên ngành Lâm nghiệp.

Kết quả đề tài là cơ sở cho khu vực nghiên cứu có nâng cao nhận thức của cộng đồng sống

trong khu vực quản lý, bảo vệ và phát triển loài cây Bương Lông nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp

Page 12: BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ

nguyên liệu chế biến công nghiệp và từng bước góp phần cải thiện sinh kế của các cộng đồng.

18. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ NGUỒN KINH PHÍ

Tổng kinh phí: 70 triệu đồng

Trong đó : - Kinh phí sự nghiệp KH&CN: 21 triệu đồng

-Các nguồn kinh phí khác (của cá nhân,): 49 triệu đồng

Nhu cầu kinh phí sự nghiệp KH&CN từng năm:

- Năm 2014: 10 triệu đồng - Năm 2015: 11 triệu đồng

Dự trù kinh phí theo các mục chi (Đơn vị tính: Việt Nam đồng):

St

t Khoan chi, nội dung chi

Tgian

thực

hiện

Tổng kinh

phí

Phân nguồn kinh phí Ghi

chú Kinh phí

nhà nươc

Kinh phí

tự túc

I Tra công và thuê khoan hợp

đồng

45.000.000 10.000.000 35.000.000

1 Chi công lao động tham gia trực

tiếp thực hiện đề tài

2014 26.000.000 6.000.000 20.000.000

2015 19.000.000 4.000.000 15.000.000

II Nguyên, nhiên vật liệu và thiết bị 3.000.000 1.000.000 2.000.000

1 Chi mua nguyên nhiên vật liệu 2014 3.000.000 1.000.000 2.000.000

III Công tác phí 14.000.000 4.000.000 10.000.000

1 Thuê xe đi thực địa 2014 -

2015

14.000.000 4.000.000 10.000.000

IV Mua tài liệu, số liệu, dịch tài liệu, in

ân

2014 -

2015

4.000.000 2.000.000 2.000.000

1 in ấn và phôt báo cáo 4.000.000 2.000.000 2.000.000

V Hội nghị, hội thao khoa học 0 0 0

VI Quan lý 4.000.000 4.000.000 0

1 Nghiệm thu cơ sở 2015 2.000.000 2.000.000 0

2 Quản lý đề tài 2014 -

2015

2.000.000 2.000.000 0

Tổng cộng 70.000.000 21.000.000 49.000.000

Ngày tháng năm 2014 Ngày tháng năm

Chủ nhiệm đề tài Cơ quan chủ trì

(Họ và tên, ký) (Ký tên, đóng dấu)

Page 13: BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH ĐỀ TÀI SO VỚI THUYẾT MINH

1.1. So vơi mục tiêu đăng ký của đề tài

Mục tiêu đăng ký Mức độ hoàn thành

- Xác định được đặc điểm phân bố

và sinh trưởng cây Bương lông điện

biên

Đề tài đã đáp ứng đầu đủ các mục tiêu đăng ký theo

thuyết minh

- Đề tài đã tiến hành điều tra trên 42 OTC tại 3

xã Nà Tấu , Nà Nhạn, Mường Phăng của huyện Điện

Biên và 1 xã Chân Mộng huyện Đoan Hùng. Kết quả

cho thấy đã xác định được đặc điểm sinh học cây

Bương lông điện biên là một trong những loài loài tre

mọc cụm, thân thẳng có kích thước lớn nhất ở Việt

Nam, đường kính trung bình đạt từ 17 - 22,9 cm,

chiều cao 26 - 27 m. Rễ chùm, phân bố thành mạng

lưới, thân ngầm phân thành 5 - 10 đốt. Mỗi gốc thân

có 2 hàng mắt ngủ, mỗi hàng có 2- 3 mắt ngủ.

Cây Bương lông điện biên thích hợp với khí

hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ bình quân hàng năm

đạt khoảng 21 - 230C, lượng mưa trung bình từ 1300

- 2000mm. Phân bố ở dải độ cao rộng từ 150 - 985m

so với mực nước biển. Độ dốc từ nơi khá bằng

phẳng lên tới 350, nhưng thích hợp nhất nơi có độ

dốc từ 15 - 25 độ. Cây sinh trưởng và phát triển tốt

trên các loại đất ẩm, nhưng thoát nước tốt, tầng đất

dày, có thành phần cơ giới thịt trung bình, môi

trường đất từ phèn đến chua độ pH từ 3,02 -3,57,

thích hợp nhất là ở vị trí chân đồi. Cây Bương lông

điện biện có quan hệ gần gũi với một số loài cây bụi,

thảm tươi như: Mua, Sim, Guột, Cỏ Lào, Dương xỉ,

Bui bụi, Sa nhân; có quan hệ với một số loài cây tái

sinh và cây tầng cao như: Vối thuốc, Luồng, Mỡ,

Chẹo tía, Sảng Nhung, Thành ngạch, Dẻ Ấn Độ, Vả,

Xoan ta.

Page 14: BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ

- Đề xuất các biện pháp kỹ thuật

chăm sóc và phát triển cây Bương

lông điện biên nhằm đáp ứng nhu

cầu cung cấp nguyên liệu cho các

tỉnh miền núi phía Bắc và tại tỉnh

Điện Biên.

- Từ kết quả nghiên cứu, đề tài bước đầu đề xuất một số

biện pháp kỹ thuật gây trồng chăm sóc và bảo vệ phát

triển cây Bương lông điện biên như sau:

- Phương thức trồng

+ Trồng thuần loài áp dụng ở nơi có mức độ thâm

canh cao.

+ Trồng hỗn giao với cây bản địa hoặc Keo tai tượng,

Keo lai.

+ Có thể trồng phân tán trong vườn hộ.

- Mật độ trồng rừng

+ Trồng thuần loài cây Bương lông điện biên: mật độ

200 khóm/ha. Khoảng cách trồng 5 x 10 m hoặc 7

×7 m.

+ Trồng hỗn giao: 70 khóm Bương lông/ha + 500 cây

bản địa/ha hoặc 70 khóm Bương lông/ha + 1000 cây

Keo/ha. Trong 1 - 2 năm đầu có thể trồng xen cây

nông nghiệp ngắn ngày như: lạc, đậu tương, ngô,

sắn,…

- Đào hố + bón lót phân + lấp hố: kích thước hố

trồng Bương lông điện biên nên là 60 x 60 x 50 cm

(dài, rộng, sâu). Khi đào để lớp đất mặt riêng, bón

lót 0,5 kg NPK (5-10-3) + 3kg phân vi sinh/hố, đảo

đều phân. Việc đào hố tốt nhất nên tiến hành trước

khi trồng rừng 1 tháng. Hố cuốc xong dùng đất màu

lấp bằng miệng hố để giữ ẩm cho hố trồng.

- Trồng rừng

Khi thời tiết thuận lợi tiến hành mang cây đi trồng

rừng, đặt cây vào giữa hố, cây đặt nghiêng 1 góc so

với mặt đất 45 - 60o. Lấp kín bầu, lèn chặt đất quanh

bầu. Lớp đất sau cùng dày 10 - 12 cm để xốp không

Page 15: BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ

nén. Tủ rơm rác giữ ẩm cho cây.

- Chăm sóc bảo vệ rừng trồng

+ Chăm sóc 3 - 4 năm đầu: phát dây leo, bụi rậm,

làm cỏ, cuốc lật đất xung quanh gốc cây trồng, tủ rác

giữ ẩm cho cây.

+ Bón thúc phân cho cây trồng: bón thúc 0,3 kg

phân vô cơ NPK (5-10-3) + 1 kg phân vi

sinh/khóm/năm.

+ Phòng trừ sâu bệnh: sâu vòi voi phá hoại măng:

diệt nhộng và sâu trưởng thành dưới gốc bằng cách

cuốc xới xung quanh gốc cây rộng 1 m, sâu 15 - 20

cm.

+ Bảo vệ rừng: không để chăn thả trâu bò trong khu

vực trồng rừng, việc trâu bò ăn lá và làm lay gốc cây

trồng là một trong những nguyên nhân chính dễ làm

cho cây trồng bị chết.

1.2. Mức độ hoàn thành nội dung so vơi đăng ký đề tài

TT Nội dung đăng ký Mức độ hoàn thành

1

Nghiên cứu tổng quan kỹ

thuật gây trồng thâm

canh tre trúc làm cơ sở

định hướng kỹ thuật gây

trồng Bương lông điện

biên

Đã đánh giá được đặc điểm phân bố và sinh thái

tre trúc trên thế giới và ở Việt Nạm

- Đánh giá được kỹ thuật gây trồng tre trúc ở trên

thế giới và Việt Nam

- Nghiên cứu về chi Luồng (Dendrocalmus) và

cây Bương lông điện biên trên thế giới và ở Việt

nam

2

Nghiên cứu một số đặc

điểm sinh thái, sinh trưởng

và điều kiện lập địa ( đất)

gây trồng cây Bương lông

tại tỉnh Điện Biên

Kết quả đề tài đã:

- Xác định được đặc điểm sinh học cây Bương

lông điện biên như: hình thái, thân ngầm, bề dày

vách thân khí sinh, cành chét, hình thái lá, mo và

hoa cây Bương lông điện biên.

Page 16: BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ

- Đánh giá được đặc điểm sinh thái cây Bương

lông điện biên như: Đặc điểm sinh thái vùng gây

trồng Bương lông điện biên; điều kiện lập địa (

đất) nơi gây trồng cây Bương lông điện biên.

- Nghiên cứu được đặc điểm tái sinh thân ngầm

cây Bương lông điện biên.

3

Điều tra đánh gía thực

trạng gây trồng và kiến

thức bản địa của người

dân địa phương về cây

Bương lông điện biên

Đề tài đã đánh gía được thực trạng gây trồng cây

Bương lông điện biên tại huyện Điện Biên

- Đánh giá được sinh trưởng cây Bương lông điện

biên tại Điện Biên và Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ.

- Đánh gía được tình hình khai thác và sử dụng

cây Bương lông điện biên

- Tìn hiểu được kinh nghiệm kỹ thuật gây trồng

cây Bương lông điện biên

1.3. Số lượng, chât lượng san phẩm đạt được so vơi đăng ký

TT Tên san phẩm đăng ký Số lượng Kết qua

1 Bài báo đăng tạp chí

trong nước 02

02 bài đăng trên tạp chí Bộ

NN&PTNT

2 Đề tài sinh viên 04 4 khóa luận tốt nghiệp sinh viên khóa

43 ngành Nông lâm kết hợp

3 Chuyên đề NCS 1 1 phần đề tài NCS của chủ đề tài

ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KHOA HỌC VÀ ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Gia trị khoa học của đề tài

- Cung cấp số liệu về đặc điểm hình thái và sinh thái cây Bương lông điện

biên một loài tre có kích thước lớn ở Việt Nam. Bổ sung thêm tài liệu nghiên cứu về

chi Luồng ( Dendrocalamus).

- Cung cấp tư liệu khoa học phục vụ các nghiên cứu và ứng dụng tiếp theo về

kỹ thuật nhân giống và gây trồng cây Bương lông điện biên

- Bổ sung tư liệu khoa học phục vụ đào tạo.

Page 17: BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ

2.2. Gia trị ứng dụng của đề tài

- Đây là tài liệu dùng trong tập huấn kỹ thuật nhận biết hình thái, gây trồng

và chăm sóc cây Bương lông điện biên trên địa bàn. Bổ sung thêm thông tin về 1

loài tre lớn ở Việt Nam.

- Bổ sung kiến thức thông tin cho đội ngũ có trình độ khoa học kỹ thuật trong

nhận biết và gây trồng loài tre lớn cây Bương lông điện biên.

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI

3.1. Về kinh tế -xã hội

- Kết quả của đề tài đã xác định đượcvùng sinh thái thích hợp cho phát triển

loài cây Bương lông điện biên.

- Đề tài đã xác định nguồn gốc vật liệu giống sẵn có sử dụng nhân giống của

loài Bương lông điện biên, rẻ tiền có hiệu quả kinh tế khá cao nhằm cung cấp nguyên

liệu chế biến cho địa phương và các tỉnh miền núi phía Bắc

- Tận dụng nguồn giống cây của địa phương phát triển nhằm cung cấp măng

và nguyên liệu chế biên giấy, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho nông

dân.

3.3. Về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực, thông tin

- Kết quả nghiên cứu đã được cụ thể hóa bằng 01 bài báo đăng trên tạp chí

Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, nội dung thể hiện rõ phần chương 4, mục

4.1.

- Quá trình thực hiện đề tài đã đào tạo được 04 kỹ sư 01 nghiên cứu sinh.

Các sinh viên và nghiên cứu sinh đã triển khai và nắm được các bước nghiên cứu,

sau khi tốt nghiệp các kỹ sư và tiến sỹ này đều có trình độ chuyên môn tốt về

chuyên ngành Lâm nghiệp (Tham chiếu phần báo cáo minh chứng và sản phẩm của

đề tài).

KẾT QUẢ VƯỢT TRỘI

- 01 bài báo đăng trên tạp chí Bộ NN&PTNT

- 02 khóa luận tốt nghiệp sinh viên K43 NLKH

- 01 chuyên đề NCS