61
MNG LƯỚI CÁC TCHC PHI CHÍNH PHVIT NAM VTHC THI LÂM LUT, QUN TRRNG VÀ THƯƠNG MI LÂM SN (VNGO-FLEGT) BÁO CÁO Kết qutham vn cng đồng vtính hp pháp ca gvà các sn phm gti huyn Na Rì, tnh Bc Kn. Đơn vthc hin: - Trung tâm Phát trin Nông thôn Bn vng (SRD) - Vin Qun lý rng Bn vng và chng chrng (SFMI) Tháng 11/2012

BÁO CÁO - loggingoff.info · trình Hành động ‘Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)’. Tháng 10 năm 2010, Liên minh Châu

  • Upload
    buiphuc

  • View
    218

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÁO CÁO - loggingoff.info · trình Hành động ‘Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)’. Tháng 10 năm 2010, Liên minh Châu

MẠNG LƯỚI CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ VIỆT NAM

VỀ THỰC THI LÂM LUẬT, QUẢN TRỊ RỪNG VÀ THƯƠNG MẠI LÂM SẢN

(VNGO-FLEGT)

BÁO CÁO

Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ tại huyện Na Rì,

tỉnh Bắc Kạn. Đơn vị thực hiện: - Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) - Viện Quản lý rừng Bền vững và chứng chỉ rừng (SFMI)

Tháng 11/2012

0

Page 2: BÁO CÁO - loggingoff.info · trình Hành động ‘Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)’. Tháng 10 năm 2010, Liên minh Châu

Các chữ viết tắt FLEGT Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản

FSC Hội đồng quản trị rừng

PEFC Chương trình phê duyệt các quy trình chứng chỉ rừng

EU Liên minh Châu Âu

Lacey Đạo Luật Lacey do Thượng nghị sĩ Bang Iowa đệ trình vào mùa xuân năm 1900

sau đó được Tổng thống Hoa Kỳ William McKinley ký ban hành thành luật

ngày 25/05/1900. Trong Đạo Luật Lacey có mục Cấm buôn bán thực vật hoặc

sản phẩm từ thực vật – bao gồm cả gỗ và sản phẩm từ gỗ bất hợp pháp xuất xứ

từ bất kỳ bang nào của Hoa Kỳ hoặc từ nước ngòai vào Hoa Kỳ. Đạo luật này

đến nay vẫn đang có hiệu lực trong việc đấu tranh chống lại tội phạm về nguồn

tài nguyên thiên nhiên

NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn

VPA Hiệp định đối tác tự nguyện

1A Nhóm các cộng đồng được Nhà nước giao, cho thuê rừng, đất trồng rừng tự

nhiên

1B Các hộ nhận khoán quản lý bảo vệ rừng hoặc tham gia đồng quản lý rừng

1C Các cộng đồng sống gần rừng, ven rừng và phụ thuộc vào rừng nhưng không

thuộc hai đối tượng 1A, 1B trên

2A Các hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao, cho thuê đất trồng rừng

2B Các hộ gia đình, cá nhân nhận khoán quản lý bảo vệ rừng trồng hoặc tham gia

đồng quản lý rừng

1

Page 3: BÁO CÁO - loggingoff.info · trình Hành động ‘Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)’. Tháng 10 năm 2010, Liên minh Châu

Mục lục

I/ BỐI CẢNH, MỤC TIÊU ............................................................................................................. 3

1. Bối cảnh : ............................................................................................................................. 3

2. Mục tiêu ............................................................................................................................... 4

2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................................................ 4

2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................................................... 4

II/ PHƯƠNG PHÁP, CÔNG CỤ .................................................................................................... 4

1. Phương pháp ........................................................................................................................ 4

2. Công cụ : .............................................................................................................................. 4

2.1 Nhóm....................................................................................................................................... 4

2.2 Số người tham gia tham vấn: ................................................................................................ 5

III/ TIẾN TRÌNH VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN .............................................................................. 5

1. Tiến trình .............................................................................................................................. 5

1.1 Lựa chọn địa bàn tham vấn: ...................................................................................................... 5

1.2 Kế hoạch tham vấn.................................................................................................................. 8

1.3 Nội dung tham vấn .................................................................................................................... 8

2. Quy mô thực hiện ................................................................................................................. 9

IV/ KẾT QUẢ ............................................................................................................................... 10

1. Sơ lược về địa bàn khảo sát tại Huyện Na Rì .................................................................... 10

1.1 Về kinh tế xã hội: ................................................................................................................. 10

1.2 Các thông tin về lâm nghiệp, rừng, tình hình khai thác, vận chuyển gỗ và chế biến gỗ ........ 10

1.3 Chủ thể được tham vấn (vai trò sở hữu, trong quản lý, sử dụng, khai thác gỗ và mối quan hệ với các chủ thể khác) ................................................................................................................ 13

2. Các phát hiện chính ............................................................................................................ 14

2.1 Nhận thức của người dân về các nội dung liên quan đến ĐN gỗ hợp pháp ............................ 14

2.2 Các quy định và thực hành hiện tại liên quan đến khai thác và vận chuyển gỗ ......... 15

2.3 Các vấn đề liên quan của việc khai thác, vận chuyển gỗ đến môi trường, xã hội ...... 17

2.4 Các vấn đề liên quan trực tiếp đến người dân địa phương, đặc biệt là người bản địa, dân tộc thiểu số, người nghèo, phụ nữ… ............................................................................... 19

3. Các nhận xét và bình luận .................................................................................................. 23

4. Đề xuất, khuyến nghị: ........................................................................................................ 24

Phụ lục 1 : Hướng dẫn tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ ......................................... 26

Phụ lục 2 : Kế hoạch tham vấn cộng đồng ................................................................................... 41

Phụ lục 3 : Báo cáo của hai nhóm thực hiện tham vấn ............................................................... 46

Nhóm 1: BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG .............................. 46

Nhóm 2: : BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG ........................... 54

2

Page 4: BÁO CÁO - loggingoff.info · trình Hành động ‘Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)’. Tháng 10 năm 2010, Liên minh Châu

I/ BỐI CẢNH, MỤC TIÊU

1. Bối cảnh : Hiện nay, trên thế giới đang gia tăng nhu cầu mua gỗ và các phẩm gỗ sản xuất hợp pháp và được chứng nhận quản lý bền vững nhằm để giải quyết vấn nạn khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp. Do vậy có rất nhiều công cụ đưa ra để giải quyết vấn đề này được áp dụng trên toàn cầu từ những năm đầu của thập kỷ 1990 cho đến nay như chứng chỉ quản lý rừng bền vững và chuỗi hành trình sản phẩm của Hội đồng quản trị rừng (FSC), Chương trình phê duyệt các quy trình chứng chỉ rừng (PEFC) .v.v, không những thế một số nước còn có thêm những luật riêng của nước họ đòi hỏi người xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào nước họ phải thực hiện như Đạo luật Lacey của Mỹ được bổ sung ngày 22/5/2008, còn đối với Liên minh Châu Âu nơi nhập khẩu lượng gỗ lớn trên toàn thế giới vào năm 2003 đã công bố Chương trình Hành động ‘Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)’. Tháng 10 năm 2010, Liên minh Châu Âu đã thông qua một Quy chế mới về kiểm soát nguồn gốc Gỗ hợp pháp nhập khẩu vào thị trường Châu Âu. Đây là một trong những hoạt động trong khuôn khổ của kế hoạch Hành động về FLEGT. Theo Quy chế 995/2010 của EU về tính hợp pháp của gỗ (hay còn gọi là Quy định Trách nhiệm giải trình) sẽ có hiệu lực vào tháng 3 năm 2013, và theo đó là hệ thống cấp phép FLEGT sẽ được thực hiện, các lô hàng xuất vào EU không có giấy phép FLEGT sẽ phải thực hiện trách nhiệm giải trình. Do vậy nhằm thích ứng với các quy định mới của EU về nguồn gốc gỗ hợp pháp và đảm bảo giữ vững và mở rộng thị trường EU cho đồ gỗ xuất khẩu của Việt nam, Chính phủ Việt nam đã giao Bộ NN&PTNN cùng với các bộ ngành đàm phán với EU về Hiệp định đối tác tự nguyện VPA về FLEGT. Một trong những nội dung quan trọng nhất của hiệp định là định nghĩa về gỗ hợp pháp của Việt nam và danh mục hàng hóa gỗ và sản phẩm gỗ Việt nam xuất vào thị trường EU và một trong những yêu cầu của tiến trình đàm phán cũng như thực thi sau này là cần có sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan để giảm thiểu tác động tiêu cực của VPA/FLEGT đối với các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương như các hộ gia đình trồng rừng, các cộng đồng địa phương tham gia bảo vệ rừng và các doanh nghiệp chế biến quy mô nhỏ v.v . Nhận thức được tầm quan trọng đó Mạng lưới các tổ chức phi chính phủ Việt Nam với Chương trình Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại Lâm sản (VNGO-FLEGT) đã hình thành với mục tiêu thúc đẩy sự tham gia, đóng góp hiệu quả của các cộng đồng vào quá trình đàm phán và thực thi giám sát Hiệp định đối tác tự nguyện (VPA) về FLEGT giữa Chính phủ Việt nam và Liên minh Châu Âu từ đó góp phần thực hiện kế hoạch quản lý, bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 của Việt nam, thúc đẩy chính sách cho phép cộng đồng địa phương sống trong rừng và dựa vào rừng được tiếp cận, sử dụng, quản lý bảo vệ và phát triển rừng một cách công bằng và bền vững. Báo cáo này là một trong 6 báo cáo tại 3 miền của mạng lưới VNGO-FLEGT tham vấn tại Huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.

3

Page 5: BÁO CÁO - loggingoff.info · trình Hành động ‘Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)’. Tháng 10 năm 2010, Liên minh Châu

1. Mục tiêu 2.1. Mục tiêu chung Thu thập các thông tin (nhận thức, đề xuất…) từ cộng đồng địa phương về định nghĩa gỗ hợp

pháp, thực thi Lâm luật và thương mại gỗ nhằm góp ý kiến hoàn thiện tài liệu của Chính phủ

sử dụng trong đàm phán vòng thứ 6 với đoàn đàm phán Liên minh Châu âu (EU)

2.2 Mục tiêu cụ thể

• Khảo sát sự hiểu biết/nhận thức của người dân/cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và

sản phẩm gỗ

• Phân tích việc thực thi lâm luật và ảnh hưởng của nó đến quyền lợi và nghĩa vụ của

người dân/cộng đồng

• Tổng hợp các nguyện vọng/đề xuất của người dân liên quan đến việc đảm bảo tính

hợp pháp của gỗ và sản phẩm gỗ gắn kết với cải thiện sinh kế

II/ PHƯƠNG PHÁP, CÔNG CỤ 1. Phương pháp (theo tài liệu hướng dẫn tham vấn cộng đồng về tinh hợp pháp của gỗ và sản phẩm gỗ của Việt nam) (Phụ lục 1),

Xác định số mẫu: Số lượng mẫu tham vấn được chọn tại Huyện Na Rì tỉnh Bắc cạn

đều hội tụ các nhóm 1A, 1B, 1C, 2A và 2B

Chọn xã có tính đại diện (có đủ các loại rừng): gồm 3 xã Văn Minh, Cư Lễ và Lạng

San

Chọn nhóm hộ đại diện tham gia buổi tham vấn: Đại diện cho các hình thức chủ rừng

và không là chủ rừng

Thu thập thông tin thứ cấp: UBND xã, Hạt Kiểm lâm, Kiểm lâm địa bàn..

Thảo luận nhóm có sự điều khiển của cán bộ hiện trường

Phỏng vấn sâu, ghi chép các trường hợp điển hình

Họp toàn thôn để thống nhất kết quả tham vấn

2. Công cụ : 2.1 Nhóm

• Nhóm 1A: các cộng đồng được Nhà nước giao, cho thuê rừng, đất trồng rừng tự nhiên

• Nhóm 1B: Hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng được nhận khoán quản lý bảo vệ rừng

(Bên nhận khoán)

• Nhóm 1C: Hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng sống gần rừng, ven rừng và phụ thuộc

vào rừng nhưng không thuộc hai đối tượng trên

4

Page 6: BÁO CÁO - loggingoff.info · trình Hành động ‘Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)’. Tháng 10 năm 2010, Liên minh Châu

• Nhóm 2A: Hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn được Nhà nước giao, cho

thuê rừng, đất trồng rừng để sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp theo quy định của Luật

Bảo vệ và Phát triển rừng (Chủ rừng)

• Nhóm 2B: Các hộ gia đình, cá nhân nhận khoán quản lý bảo vệ rừng trồng hoặc tham

gia đồng quản lý rừng (Bên nhận khoán)

2.2 Số người tham gia tham vấn: a. Nhóm 1A: Chủ rừng (5 người x 3 nhóm = 15 người)

b. Nhóm 1B : Bên nhận khoán: (5 người x3 nhóm = 15 người)

c. Nhóm 1C : Các cộng đồng sống gần rừng, ven rừng và phụ thuộc vào rừng nhưng

không thuộc hai đối tượng trên : (5 người x2 nhóm = 10 người)

Tổng cộng là 40 người 8 nhóm

a) Nhóm 2:

d. Nhóm 2A Chủ rừng (7 người x4 nhóm = 28 người)

e. Nhóm 2B Bên nhận khoán: (7 người x2 nhóm = 14 người)

Tổng cộng 6 nhóm là 42 người

Tổng số: 14 cuộc thảo luận nhóm gồm 82 người.

Ưu tiên trong các nhóm thảo luận gồm có cả đồng bào dân tộc và có nam và nữ có hộ nghèo

tại 6 thôn là Sắc Sái, Nà Lẹng, Nà Ngòa, Khuổi Liềng, Nà Mực và Tô Đooc thuộc 3 xã là xã

Văn Minh. Cư Lễ và Lạng San.

III/ TIẾN TRÌNH VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN 1. Tiến trình 1.1 Lựa chọn địa bàn tham vấn:

Theo Hướng dẫn tham vấn cộng đồng về tinh hợp pháp của gỗ và sản phẩm gỗ của Việt nam

(Phụ lục 1), căn cứ tại cuộc họp ngày 21/9/2012 của mạng lưới VNGO-FLEGT , địa bàn

Huyện Na Rì Tỉnh Bắc cạn được chọn là 1 trong 2 tỉnh của miền Bắc và là 1 trong 6 tỉnh trên

toàn quốc để tham vấn.

Vị trí địa lý: Huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn nằm ở phía đông tỉnh, phía bắc giáp huyện Ngân

Sơn, phía tây là huyện Bạch Thông và Chợ Mới, phía nam là huyện Võ Nhai (Thái Nguyên),

phía đông giáp huyện Bình Gia và Tràng Định (Lạng Sơn).

5

Page 7: BÁO CÁO - loggingoff.info · trình Hành động ‘Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)’. Tháng 10 năm 2010, Liên minh Châu

(Hình 1) Sơ đồ vị trí Huyện Na Rì Tỉnh Bắc Kạn.

6

Page 8: BÁO CÁO - loggingoff.info · trình Hành động ‘Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)’. Tháng 10 năm 2010, Liên minh Châu

(Hình 2) Sơ đồ vị trí Xã Cư Lễ và xã Văn Minh, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn

7

Page 9: BÁO CÁO - loggingoff.info · trình Hành động ‘Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)’. Tháng 10 năm 2010, Liên minh Châu

(Hình 3) Sơ đồ vị trí Xã Lạng San, Huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.

1.2 Kế hoạch tham vấn

Bao gồm thời gian từ ngày 12-15/10/2012, lịch phỏng vấn, số người phỏng vấn, địa điểm,

phỏng vấn và chia nhóm phỏng vấn gồm hai nhóm nhỏ: Mỗi nhóm gồm hai người và một cán

bộ hiện trường .( phụ lục 2)

1.3 Nội dung tham vấn a) Các quy định về khai thác gỗ hợp pháp trong nước Hồ sơ khai thác gỗ hợp pháp của chủ rừng là Hộ gia đình, Cá nhân và Cộng đồng

• Khai thác chính ở rừng tự nhiên

• Khai thác tận dụng, tận thu gỗ ở rừng tự nhiên

• Khai thác gỗ ở rừng trồng tập trung bằng vốn do chủ rừng tự đầu tư

Hồ sơ khai thác gỗ hợp pháp của Hộ gia đình, Cá nhân và Cộng đồng nhận khoán quản lý

bảo vệ rừng hoặc tham gia đồng quản lý rừng với các chủ rừng nhà nước

• Khai thác chính ở rừng tự nhiên

• Khai thác tận dụng, tận thu gỗ ở rừng tự nhiên

• Khai thác gỗ từ rừng trồng tập trung bằng vốn do chủ rừng tự đầu tư

8

Page 10: BÁO CÁO - loggingoff.info · trình Hành động ‘Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)’. Tháng 10 năm 2010, Liên minh Châu

Quy trình khai thác gỗ hợp pháp (Các hồ sơ xác minh khai thác đúng phạm vi ranh giới, diện

tích, chủng loại, khối lượng theo giấy phép được cấp hoặc bản đăng ký khai thác)

• Gỗ rừng tự nhiên

• Gỗ rừng trồng

b) Các quy định về vận chuyển gỗ hợp pháp (Nguyên tắc 3 của Dự thảo 5) Hộ gia đình, Cá nhân và Cộng đồng vận chuyển gỗ khai thác trong nước trong các trường

hợp sau:

• Gỗ mua

• Gỗ đem bán

c) An toàn về môi trường • Đảm bảo việc bảo tồn tài nguyên rừng ở những khu rừng được phép khai thác gỗ

• Những đóng góp trong việc đảm bảo môi trường sống của các cộng đồng dân cư

• Khu vực khai thác gỗ

• Tuyến đường vận chuyển gỗ

d) An toàn về xã hội Sự tham gia đầy đủ và có hiệu quả của cộng đồng trong quá trình lập kế hoạch khai thác,

thiết kế khai thác và khai thác gỗ

• Kế hoạch khai thác gỗ đạt được sự đồng thuận của cộng đồng sống ven khu rừng được

phép khai thác

• Người dân/Cộng đồng sống ven rừng tham gia thiết kế và giám sát quá trình khai thác ở

những khu rừng đó (không xảy ra)

Cơ chế chia sẻ lợi ích

• Sự hưởng lợi của người dân/cộng đồng sống ven khu rừng được khai thác gỗ

• Tính minh bạch trong việc hưởng lợi từ khai thác và vận chuyển gỗ

1. Quy mô thực hiện Ngày đầu tiên nhóm tham vấn gặp gỡ với Ủy ban nhân dân Huyện Na Rì tại trụ sở của Ủy

ban Huyện.Phía Ủy ban gồm Ông Nông Danh Hiển Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân Huyện,

ông Lương Thanh Lộc Phó Chánh văn phòng Huyện, Ông Ngôi Quang Nam Phó hạt trưởng

Kiểm lâm Huyện Na Rì, Ông Hoàng Anh Tuấn, Phó hạt trưởng Khu bảo tồn Kim Hỷ; Nhóm

đã báo cáo mục đích và nội dung của đoàn đến làm việc tham vấn tại 3 xã của Huyện là Xã

Văn Minh, Xã Cư Lễ, xã Lạng San gồm các thôn là thôn Nà Ban, thôn Sắc Sái, thôn Nà Mực,

thôn Nà Ngòa, thôn Khuổi Liềng, thôn Tô Đoóc.

Sau khi họp với Ủy ban, nhóm tập trung họp nhóm cùng hai cán bộ hiện trường bàn về việc

triển khai tham vấn tại những thôn nằm trong kế hoạch, xem xét có những thay đổi gì hoặc có

9

Page 11: BÁO CÁO - loggingoff.info · trình Hành động ‘Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)’. Tháng 10 năm 2010, Liên minh Châu

vướng mắc gì về nội dung phỏng vấn, cách phỏng vấn hay về việc sắp xếp các thôn, xã, thời

gian phỏng vấn v.v..

Nhóm đã cùng cán bộ hiện trường thực hiện tham vấn ở các thôn theo kế hoạch như ở phụ lục

2, theo nội dung và phương pháp tham vấn được đề cập ở trên. Nhóm chia thành 2 nhóm nhỏ,

mỗi nhóm nhỏ có 1 người thúc đẩy hướng dẫn bà con thảo luận theo Bộ câu hỏi trong (Phụ

lục 1), một người ghi chép và cán bộ hiện trường. Trong lúc bà con thảo luận người thúc đẩy

đưa ra nhiều tình huống gần gũi với bà con để bà con thảo luận về tính hợp pháp của gỗ, các

thủ tục cần thiết nào khi muốn khai thác gỗ tận thu ở rừng tự nhiên, gỗ từ rừng trồng hay từ

việc bán gỗ và mua gỗ của bà con, gỗ nào được phép bán, gỗ nào không được phép bán, và

khuyến khích bà con có những đóng góp, sau khi bà con nói những suy nghĩ về những thủ tục

về gỗ hợp pháp hay không hợp pháp không đúng chỗ nào thì nhóm giải thích và hướng dẫn

cho bà con hiểu rõ về những thủ tục cần thiết đó. Bà con sau khi nghe hiểu được và rất mong

có những lần như thế này để bà con trao đổi và nâng cao hiểu biết cho bà con về gỗ hợp pháp

hay không hợp pháp.

2 nhóm đã thực hiện tham vấn theo kế hoạch tại 6 thôn là Sắc Sái, Nà Lẹng, Nà Ngòa, Khuổi

Liềng, Nà Mực và Tô Đooc thuộc 3 xã là xã Văn Minh. Cư Lễ và Lạng San. Tổng số người

đã tham gia tham vấn là 82 người (danh sách tham vấn cụ thể trong hai báo cáo ở phụ lục 3

)trong đó có 34 nữ và 47 nam, đa số bà con dân tộc Tày, Nùng, dao

IV/ KẾT QUẢ 1. Sơ lược về địa bàn khảo s¸t tại Huyện Na R× 1.1 Về kinh tế x· hội:

Huyện có diện tích 864km2 và toµn huyÖn cã h¬n 38 ngh×n nh©n khÈu víi 6 d©n téc Tµy,

Nïng, Dao, Kinh, H.M«ng, S¸n chØ (65% là d©n téc Tày), ph©n bè trªn ®Þa bµn 233 th«n, b¶n

cña 21 x· vµ 01 thÞ trÊn. Tr×nh ®é d©n trÝ kh«ng ®ång ®Òu, ®êi sèng kinh tÕ cña ng−êi d©n cßn

nhiÒu khã kh¨n, sè hé nghÌo chiÕm tû lÖ cao 34,30%, tËp trung ë nh÷ng th«n b¶n gÇn rõng,

thiÕu ®Êt ®Êt canh t¸c kh«ng cã viÖc lµm æn ®Þnh vÉn chñ yÕu dùa vµo rõng tù nhiªn ®Ó khai

th¸c gç vµ thu h¸i c¸c lo¹i l©m s¶n. Huyện ly là thị trấn Yên Lạc nằm trên quốc lộ 3B,

cách thị xã Bắc Kạn 70km về hướng đông. Đường quốc lộ 279 chạy qua huyện theo hướng

t©y bắc nối với huyện Ng©n Sơn và đường quốc lộ 3b nối từ đường quốc lộ 3 sang huyện

Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn. Huyện gồm 21 x· và một thị trấn.

1.2 Các thông tin về lâm nghiệp, rừng, tình hình khai thác, vận chuyển gỗ và chế biến gỗ

10

Page 12: BÁO CÁO - loggingoff.info · trình Hành động ‘Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)’. Tháng 10 năm 2010, Liên minh Châu

Về lâm nghiệp:

Tổng diện tích rừng tự nhiên của Huyện là 85.406,79 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp

74.760,6 ha chiếm 87,53%, diện tích đất có rừng là 58.961,29 ha trong đó rừng tự nhiên

48.260,78 và rừng trồng là 10.700,51 (kể cả rừng mới trồng là 1.980,11 ha), đất chưa có rừng

là 15.768,02 ha, đất khác là 10.570,69 ha, độ che phủ rừng là 66,8% (theo biểu Tổng hợp độ

che phủ rừng theo đơn vị hành chính của Tỉnh Bắc Kạn, Huyện Nari tính đến ngày

31/12/2011)

Tình hình khai thác toàn huyện theo báo cáo của Hạt Kiểm lâm Huyện Na Rì năm 2011 :

Trong năm trên địa bàn huyện có 65 giấy phép khai thác lâm sản các loại được cấp, tổng

khối lượng cấp 1.536,53 m3 gỗ c¸c loại, đã khai thác: 731,729 m3, đạt 47,6% so với khối

lượng cấp.Trong n¨m c¸c chñ rõng ®Òu thùc hiÖn khai th¸c ®óng theo giÊy phÐp cÊp, vµ chÊp

hµnh nghÜa vô nép thuÕ tài nguyªn ®óng quy ®Þnh. Tuy nhiªn khèi l−îng gç cÊp phÐp vµ khèi

l−îng gç khai th¸c thùc tÕ cßn chªnh lÖch lín (hå s¬ cÊp nhiÒu nh−ng khèi l−îng khai th¸c

thùc tÕ kh«ng ®¹t).

Đối với người dân được phỏng vấn về khai thác, vận chuyển gỗ và chế biến gỗ:

Người dân chủ yếu khai thác và bán sản phẩm cho thương lái, nếu là gỗ keo thì thương lái

bán lại cho một số cơ sở chế biến quy mô nhỏ hoặc bán cho Công ty Sahabac Thanh Bình tại

chợ Mới cách Na Rì khoảng 70km cơ sở chế biến này làm ván ép, nếu là gỗ khác thương lái

chở về xuôi hoặc sang các tỉnh khác bán.

Địa bàn chọn phỏng vấn tại 3 xã là xã Cư Lễ, xã Văn Minh và Lạng San gồm các thôn Sắc

Sái, Nà Mực, Nà Ban, Nà Ngòa, Khuổi Liềng, Too Đoóc. Theo báo cáo của Kiểm lâm huyện

Na Rì (2011) thì:

Xã Cư lễ là một xã nằm cách trung tâm của huyện Na Rì 10 km về phía nam, cách trục đường

chính quốc lộ 3B chạy qua và là điểm nút giao thông của tuyến đường nối Na Rì với tỉnh

Lạng Sơn, có tổng diện tích tự nhiên là 6.017,36 ha, diện tích có rừng là 4.891,52 ha, trong đó

rừng tự nhiên là 4.096,28 ha và rừng trồng là 795,24 ha (kể cả rừng mới trồng là 239,4 ha),

đất chưa có rừng là 736,38, đất khác là 389,46 ha, độ che phủ rừng là 77,3%; Dân tộc gồm

Tày, Nùng, Dao, Kinh, Mông (85% là dân tộc Tày) với 2.054 nhân khẩu (hình 2)

Xã Văn Minh là một xã nằm cách trung tâm của huyện Na Rì 14 km về phía nam, cách trục

đường chính quốc lộ 3B 2 km, có tổng diện tích tự nhiên là 3.808,61 ha, diện tích có rừng là

2.715,36 ha, trong đó rừng tự nhiên là 2.236,55 ha và rừng trồng là 478,81 ha (kể cả rừng mới

11

Page 13: BÁO CÁO - loggingoff.info · trình Hành động ‘Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)’. Tháng 10 năm 2010, Liên minh Châu

trồng là 85,75 ha), đất chưa có rừng là 714,6, đất khác là 378,65 ha, độ che phủ rừng là

69,0%, diện tích rừng trồng phát triển khá tốt với những cây trồng như luồng, keo và mỡ, trữ

lượng khai thác hàng năm đạt 1.500 m3. Xã gồm 12 thôn, bản với dân số 1.104 người, dân

tộc gồm Tày, Nùng, Dao, Kinh, Mông (80% là dân tộc Tày)

Xã Lạng San là một xã miền núi, cách trung tâm huyện Na Rì 30 km về phía tây trên quốc lộ

279 đi huyện Ngân Sơn, nhờ đó tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu trao đổi hàng hóa và phát

triển kinh tế - xã hội của xã. Xã có tổng diện tích tự nhiên là 3.478,7 ha, diện tích có rừng là

2.025,55 ha, trong đó rừng tự nhiên là 1.831,70 ha và rừng trồng là 193,85 ha (kể cả rừng mới

trồng là 26,0 ha), đất chưa có rừng là 998,18 đất khác là 463,97 ha độ che phủ rừng là

57,3%. diện tích rừng trồng phát triển với những cây trồng như luồng, keo và mỡ, trữ lượng

khai thác hàng năm đạt 650 m3. Dân tộc gồm Tày, Nùng, Dao, Kinh, Mông (81% là dân tộc

Tày)

Thông tin một số thôn trong quá trình tham vấn

Thôn Sắc Sái: Thôn Sắc Sái có 41 hộ, 177 nhân khẩu, trong đó có 4 hộ nghèo. Trong đó mỗi

hộ được nhận bình quân là 3ha rừng (có sổ đỏ, còn 4 hộ chưa nhận được đất để trồng rừng ;

+ Tổng diện tích rừng khoảng Diện tích đất rừng là 380 ha, trong đó còn bao gồm rừng

phòng hộ, rừng lâm trường, rừng núi đá...;

+ Tỷ lệ đất nông nghiệp khoảng 400 – 500 m2/ nhân khẩu;

+ Thành phần dân tộc: Nùng chiếm đa số (khoảng 99%), Tày, Kinh (1 hộ).

+ Toàn bộ đất rừng trước đây thuộc về Lâm trường Na Rì. Từ năm 2008 có đề nghị của thôn

và chính quyền địa phương cấp xã và huyện yêu cầu lâm trường cấp cho dân đất để khai thác

và trồng cây. Bởi vì không có rừng sẽ gây nhiều khó khăn cho dân. Năm 2011, chính thức

tiến hành bàn giao đất trồng rừng cho dân.

Thôn Khuổi Liềng: + Có 37 hộ, 151 nhân khẩu. Trong đó có 16 hộ nghèo;

+ Diện tích tự nhiên 820 ha, riêng rừng cộng đồng chiếm 121,11 ha (có sổ đỏ);

+ Thành phần dân tộc: Đa số là dân tộc Tày, chỉ có một số ít các dân tộc khác như Nùng (1

hộ), Dao (2 hộ), Kinh (5 hộ).

Thôn Nà Mực: Thông tin về thôn: Thôn gồm 24 hộ và 106 khẩu trong đó có 4 hộ nghèo, với

thành phần dân tộc chủ yếu là dân tộc Tày (85%). Trưởng thôn là ông Lục Văn Luyện. Tổng

diện tích rừng cộng đồng là 128ha, và đã được cấp sổ đỏ từ năm 2007, các loài cây chủ yếu

trong rừng cộng đồng bao gồm Sao đen, Xoan, Sau Sau, Kháo, Xoan Đào. Hiện tại chưa

được khai thác. Có 22 hộ gia đình được hưởng lợi từ rừng cộng đồng còn 2 hộ là những

12

Page 14: BÁO CÁO - loggingoff.info · trình Hành động ‘Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)’. Tháng 10 năm 2010, Liên minh Châu

người già không tham gia vào quản lý và bảo vệ rừng Cộng đồng ngay từ khi thành lập.

Người hưởng lợi đã xây dựng quy chế hoạt động và cơ chế hưởng lợi từ rừng cộng đồng, nếu

được khai thác và bán thì 20% lợi nhuận sẽ được trích vào quỹ của thôn, 80% lợi nhuận chia

đều cho các hộ gia đình. Có 05 người trong ban quản lý rừng cộng đồng và làm trên tinh thần

tự nguyện, không được hỗ trợ.

Thôn Too Đooc: Thôn gồm 30 hộ, 141 khẩu trong đó có 6 hộ nghèo, với thành phần dân tộc

chủ yếu là dân tộc Nùng (90%).

Rừng cộng đồng thôn To Đoóc có diện tích 45,13 ha và được cấp sổ bìa đỏ năm 2007. Rừng

cộng đồng ở đây là rừng xản xuất với các loài cây chủ yếu là sao, xoan, sau sau, kháo,…Toàn

bộ rừng do thôn được hưởng lợi. Hiện nay trên rừng cộng đồng mới trồng bổ sung làm giàu

rừng một số loài cây như Mỡ, Keo, Trám, Lát, vv…

1.3 Chủ thể được tham vấn (vai trò sở hữu, trong quản lý, sử dụng, khai thác gỗ và mối quan hệ với các chủ thể khác)

a) Các cộng đồng được nhà nước giao rừng tự nhiên sản xuất như : Rừng cộng đồng thôn

To Đooc có diện tích 45,13 ha và được cấp sổ bìa đỏ năm 2007 , Rừng cộng đồng ở đây

là rừng xản xuất với các loài cây chủ yếu là sao, xoan, sau sau, kháo,…Toàn bộ rừng do

thôn được hưởng lợi. Hiện nay trên rừng cộng đồng mới trồng bổ sung làm giàu rừng

một số loài cây như Mỡ, Keo, Trám, Lát, vv…

Rừng cộng đồng thôn Nà Mực có 128ha, và đã được cấp sổ đỏ từ năm 2007, các loài cây

chủ yếu trong rừng cộng đồng bao gồm Sao đen, Xoan, Sau Sau, Kháo, Xoan Đào. Hiện

tại chưa được khai thác. Rừng cộng đồng thôn Khuổi Liềng có 121,11 ha , được cấp sổ

đỏ từ năm 2007, các loài cây chủ yếu trong rừng cộng đồng bao gồm Sao đen, Xoan, Sau

Sau, Kháo, Xoan Đào.

Các thôn có rừng cộng đồng đều có quy chế quản lý và bảo vệ rừng cộng đồng và gỗ khai

thác đã được quy định trong quy chế như sau:

Tất cả các sản phẩm thu được từ rừng cộng đồng đều thuộc về cộng đồng.

- Việc khai thác các sản phẩm lớn (gỗ, lâm sản có số lượng lớn...) từ rừng cộng đồng do cộng

đồng quy định về thời gian khai thác, số lượng khai thác... nhưng phải phù hợp với các quy

định của pháp luật về khai thác. Việc bán các sản phẩm sẽ do cộng đồng thôn bản quyết

định.

- Việc thu hoạch các nguồn lâm sản phụ như mật ong, mộc nhĩ, nấm hương, các loại củ,

quả... do cộng đồng tổ chức thu hoạch thường xuyên.

13

Page 15: BÁO CÁO - loggingoff.info · trình Hành động ‘Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)’. Tháng 10 năm 2010, Liên minh Châu

- Khi một gia đình có nhu cầu sử dụng gỗ làm nhà ở mà khai thác tại rừng cộng đồng thì

phải xin phép cộng đồng và phải trả một phần tiền cho cộng đồng. Số lượng được khai thác

và số tiền phải trả do cộng đồng quyết định. - Ban quản lý phát triển rừng cộng đồng có trách nhiệm quản lý việc khai thác các sản phẩm

từ rừng cộng đồng.

b) Hộ gia đình, cá nhân nhận khoán bảo vệ rừng : không sở hữu rừng mà Lâm trường sở

hữu rừng (có sổ đỏ), các hộ hoặc cá nhân chỉ kí hợp đồng nhận khoán trồng rừng, quản

lý rừng hoặc chăm sóc rừng hàng năm với lâm trường, khai thác gỗ do lâm trường quản

lý và khai thác.

c) Hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng sống gần rừng, ven rừng và phụ thuộc vào rừng

nhưng không thuộc hai đối tượng trên là những hộ gia đình, cá nhân không sở hữu rừng,

sống gần rừng có thể là rừng tự nhiên hoặc rừng trồng lâm trường quản lý có thể là rừng

sản xuất của những hộ khác hoặc rừng của cộng đồng. Những đối tượng này không sở

hữu rừng, không quản lý và sử dụng rừng, không khai thác rừng.

d) Hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn được Nhà nước giao, cho thuê rừng, đất

trồng rừng để sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát

triển rừng: Đối tượng này là chủ rừng được cấp sổ đỏ được nhà nước giao đất sản xuất

kinh doanh lâm nghiệp, tự quản lý và tự khai thác.

e) Các hộ gia đình, cá nhân nhận khoán quản lý bảo vệ rừng trồng: Đối tượng này chỉ nhận

khoán (ký hợp đồng) quản lý bảo vệ rừng trồng của lâm trường, không sở hữu rừng

không khai thác rừng.

2. Các phát hiện chính 2.1 Nhận thức của người dân về các nội dung liên quan đến ĐN gỗ hợp pháp

Rừng tự nhiên giao cho cộng đồng : Các cư dân thôn được giao rừng tự nhiên quản lý gọi là

rừng cộng đồng do cộng đồng thôn quản lý. Mỗi một khu rừng mà cộng đồng quản lý đều có

quy chế quản lý rừng cộng đồng được thiết lập bởi cư dân thôn, ngoài những điều của quy

chế về Quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên trong cộng đồng trong việc bảo vệ và phát

triển rừng; Về làm nương rẫy; Việc chăn thả gia súc trong rừng; Phát triển rừng; Bảo vệ rừng;

phòng chống cháy rừng, sâu bệnh hại, bảo vệ động vật rừng; Ban quản lý phát triển rừng

cộng đồng… còn đề cập đến khai thác sản phẩm , phân phối sản phẩm và xử lý vi phạm v.v.

Do vậy cư dân thôn hiểu về việc khai thác gỗ trong rừng cộng đồng đều theo quy định của

pháp luật, họ hiểu được họ được khai thác gỗ phục vụ cho chính cộng đồng và gia dụng cho

các thành viên cộng đồng như làm nhà, sửa nhà v.v. không được thương mại (theo Luật bảo

vệ và Phát triển rừng). Khi phỏng vấn cư dân thôn về rừng cộng đồng họ đều hiểu về khai

14

Page 16: BÁO CÁO - loggingoff.info · trình Hành động ‘Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)’. Tháng 10 năm 2010, Liên minh Châu

thác gỗ trong rừng cộng đồng phải làm các thủ tuc như làm đơn trình lên xã Lập bảng dự kiến

khai thác tự làm hoặc thuê tư vấn xây dựng hồ sơ thiết kế ; đóng búa bài cây đối với những

cây gỗ rừng tự nhiên được phép khai thác chọn có D1.3m từ 25 cm trở lên; lập bảng dự kiến

sản phẩm khai thác. Sau khi hoàn thành báo kiểm lâm địa bàn hoặc cán bộ lâm nghiệp xã xác

nhận, rồi gửi lên huyện phê duyệt. Người dân có ý kiến chỉ cần làm thủ tục xin khai thác đối

với gỗ bán, còn khai thác về sử dụng trong gia đình thì giảm thủ tục để giản tiện cho bà con;

Đối với rừng sản xuất : Phần lớn bà con mới trồng mỡ, keo khoảng 2-3 năm 99% người dân

được tham vấn không hiểu đầy đủ về tính hợp pháp của gỗ, chỉ có một số ít người 1% hiểu

tương đối có nghĩa là biết nhưng lẫn lộn cấp phê duyệt, hay trình tự phải làm những gì. Họ

không nắm rõ các thủ tục khai thác, mua bán gỗ

Các nhóm thảo luận về rừng trồng đều không biết, chưa nắm được trình tự, thủ tục khai thác

gỗ hợp pháp là như thế nào, chỉ nghe nói phải lên ủy ban xã, huyện gì đó v.v..

Hộp 1:

* Phỏng vấn : Chị Vi Thị Tuyến (30 tuổi) thôn Sắc Sái, xã Cư Lễ, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn nhóm 2A - Nhà có 4 khẩu, 2 lao động chính;

- Có 2 thửa ruộng (nhưng không nhớ diện tích), 1 năm cấy 2 vụ, mỗi vụ thu được 20

bao thóc. Ngoài ra còn trồng mỗi vụ được 2kg ngô giống và chăn nuôi gà, lợn.

- Năm ngoái thuộc diện hộ nghèo. Năm nay đã thoát nghèo nhờ vay vốn phụ nữ với

lãi suất 0,5% để chăn nuôi.

- Sau khi nhận rừng đã tiến hành trồng mỡ. Theo chị thì nếu rừng mỡ lớn, chị có thể

chặt về dùng trong gia đình mình (không biết có hợp pháp không ?).

- Chị cũng không nắm rõ về các thủ tục xin phép để khai thác, mua, bán và vận

chuyển gỗ.

- Chị thấy bất công vì lâm trường khai thác nhiều gỗ nhưng không đóng góp cho thôn,

còn người dân thì trồng rừng bán nhưng lại có quá nhiều thủ tục rắc rối.

2.2 Các quy định và thực hành hiện tại liên quan đến khai thác và vận chuyển gỗ

Trong quá trình tham vấn phỏng vấn kiểm lâm huyện Na Rì được biết các quy định và thực

hành hiện tại liên quan đến khai thác và vận chuyển gỗ như sau:

2.2.1 Quy định hiện hành liên quan đến khai thác đối với rừng trồng do chủ rừng tự đầu

tư hoặc Nhà nước hỗ trợ:

15

Page 17: BÁO CÁO - loggingoff.info · trình Hành động ‘Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)’. Tháng 10 năm 2010, Liên minh Châu

a) Lập bảng dự kiến sản phẩm khai thác: Chủ rừng tự làm hoặc thuê tư vấn điều tra, xác minh

tại thực địa và lập bảng dự kiến sản phẩm khai thác.

b) Đăng ký khai thác: Chủ rừng gửi 01 bộ hồ về Uỷ ban nhân dân cấp xã để đăng ký. Hồ sơ

gồm: Bản đăng ký khai thác, bảng dự kiến sản phẩm khai thác.

UBND Xã giao Kiểm lâm địa bàn hoặc cán bộ lâm nghiệp xã tham mưu bằng văn bản cho

UBND cấp xã xác nhận đăng ký khai thác.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Uỷ ban nhân

dân cấp xã phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.

Trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, nếu Uỷ ban nhân dân cấp

xã không có ý kiến thì được khai thác theo đăng ký.

Lưu thông vận chuyển: Khi khai thác xong chủ rừng báo Kiểm lâm địa bàn nghiệm thu khối

lượng lâm sản khai thác theo bảng kê và đóng thuế (nếu có).

2.2.2 Quy định hiện hành liên quan đến gỗ rừng tự nhiên phục vụ nhu cầu hàng năm tại

rừng cộng đồng

a) Có phương án khai thác rừng được phê duyệt; được UBND tỉnh giao chỉ tiêu kế hoạch khai

thác.

b) Trình tự, thủ tục: Chủ rừng cộng đồng (trưởng thôn) tự làm hoặc thuê tư vấn đánh giá tại

thực địa để thu thập số liệu, đóng dấu búa bài cây đối với số cây khai thác và viết thuyết minh

thiết kế khai thác.

Sau khi hoàn thành, chủ rừng báo Hạt Kiểm lâm sở tại kiểm tra tại thực địa, nếu đúng đối

tượng rừng, địa danh, diện tích và số cây thì lập biên bản xác nhận của hạt kiểm lâm sở tại.

Cấp phép khai thác: Chủ rừng gửi 01 bộ hồ sơ về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Hồ sơ gồm: Tờ trình đề nghị, thuyết minh thiết kế khai thác chọn, phiếu bài cây khai thác,

biên bản xác nhận của Hạt Kiểm lâm sở tại .

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Chi cục lâm nghiệp trình

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt hồ sơ, cấp phép khai thác.

Lưu thông vận chuyển: Khi khai thác xong Kiểm lâm địa bàn đến nghiệm thu khối lượng lâm

sản khai thác theo bảng kê do chủ rừng lập, đóng búa kiểm lâm (nếu có) và đóng thuế (nếu

có).

2.2.3 Quy định hiện hành liên quan đến gỗ rừng trồng trong vườn nhà, trang trại và cây

gỗ trồng phân tán

1. Lập bảng dự kiến sản phẩm khai thác: Chủ rừng tự làm hoặc thuê tư vấn điều tra thu thập

số liệu và lập bảng dự kiến khai thác.

16

Page 18: BÁO CÁO - loggingoff.info · trình Hành động ‘Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)’. Tháng 10 năm 2010, Liên minh Châu

2. Đăng ký khai thác: Chủ rừng gửi 01 bộ hồ sơ về Uỷ ban nhân dân cấp xã để đăng ký. Hồ

sơ gồm: Bản đăng ký khai thác, bảng dự kiến sản phẩm khai thác

UBND xã giao Kiểm lâm địa bàn hoặc cán bộ lâm nghiệp xã tham mưu bằng văn bản cho

UBND cấp xã xác nhận đăng ký khai thác.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Uỷ ban nhân

dân cấp xã phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, nếu Ủy ban nhân dân cấp xã

không có ý kiến thì chủ rừng được khai thác theo đăng ký.

Lưu thông vận chuyển: Khi khai thác xong chủ rừng báo Kiểm lâm địa bàn nghiệm thu khối

lượng lâm sản khai thác theo bảng kê và đóng thuế (nếu có).

Việc thực hiện các quy định hiện hành này đối với người dân : Sự hiểu biết về quy định hiện

hành về khai thác rừng cộng đồng dùng vào mục đích gia dụng như làm nhà, sửa nhà khi

được phỏng vấn thì đều nói được là phải có giấy phép của Huyện Na Rì và thủ tục làm theo

quy định của pháp luật vì họ có quy chế về quản lý rừng cộng đồng đề cập về khai thác gỗ và

đầy đủ thủ tục thì mới vận chuyển gỗ được mặc dù không buôn bán gì chỉ vận chuyển về nhà

để sử dụng. Đối với bà con trồng rừng sản xuất khi hỏi về quy định vận chuyển gỗ hợp pháp

thì hầu hết bà con không biết, chi nói được phải có giấy tờ, hỏi những giấy tờ gì thì không

biết, có người nói là phải có chữ ký của xã hay huyện. Nói chung về vấn đề này bà con đều

chưa biết, rừng chưa đến tuổi khai thác (rừng trồng được 2 năm), mới chỉ khai thác gỗ vườn

nhà đem bán nhưng đều qua thương lái hoặc khai thác tận dụng gỗ ở rừng tự nhiên để trồng

rừng hỗ trợ theo 147 nhưng vì thủ tục nhiều nên bà con không bán được , gỗ bây giờ cũng

mục (trong khi thảo luận có cả cán bộ của hạt kiểm lâm Na Rì tới dự chứng kiến cuộc họp

và đều thấy sự bất cập trong thủ tục giấy phép).

2.3 Các vấn đề liên quan của việc khai thác, vận chuyển gỗ đến môi trường, xã hội

Đối với rừng cộng đồng khi khai thác đều tuân thủ theo quy định như trong quy chế quản lý

rừng cộng đồng và trong thông tư 35 /2011/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện khai thác,

tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ có nghĩa là có thiết kế khai thác có thể tự làm hoặc thuê công

ty tư vấn thiết kế mặc dù vậy bà con cũng ý thức được rằng nếu khi đến tuổi khai thác rừng

cộng đồng, hoặc hàng năm cộng đồng khai thác gỗ làm nhà cho các thành viên, người dân sẽ

tiến hành khai thác tỉa nhằm bảo tồn rừng bền vững và các cây gỗ quý thì giữ lại để bảo tồn .

Hiện tại người dân chủ yếu khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ từ rừng cộng đồng theo quy

định trong quy chế ví dụ như cây Sa nhân, Dương xỉ đào lấy củ, giây đằng.

17

Page 19: BÁO CÁO - loggingoff.info · trình Hành động ‘Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)’. Tháng 10 năm 2010, Liên minh Châu

Đất giao cho dân trồng rừng còn rất nhiều cây tái sinh và chính những cây tái sinh này mang

lại nguồn nước cho bà con, nhưng khi thực hiện việc hỗ trợ trồng mới theo 147 mà theo công

ty thiết kế trồng rừng bà con phải chặt hết để trồng rừng (mỡ và keo), khi chặt hết bà con

thấy xót xa vì toàn cây to mà tương lai sẽ mất đi nguồn nước. Khi chặt hết gỗ không bán

được vì phải thuê công ty thiết kế khai thác, đáng lẽ ra phải thuê thiết kế khai thác trước khi

chặt thì bà con không biết chặt trước nên khi làm thủ tục mất nhiều thời gian đi lại từ cấp xã

đến cấp huyện để nhiều ngày chưa được duyệt nên gỗ để mục cũng là một sự phí phạm, đồng

thời gây ảnh hưởng đến môi trường. Ngoài ra có những kiến nghị rất thiết thực của thôn là

lâm trường và thôn đồng quản lý để rừng không mất đi những cây to ở trên đỉnh đồi ảnh

hưởng đến nguồn nước của bà con.

Hộp 4 : ý kiến của bà con về môi trường

- Rừng phát trắng để trồng lại rừng mới theo dự án 147 có rất nhiều khu rừng tốt.

Đáng lẽ kiểm lâm phải nhắc nhở hoặc cấm dân không được phát những khu rừng

đó. Nhưng cây đã bị chặt hết để trồng giống mới khiến người dân rất xót xa. Đó

còn là khu rừng để giữ nước đầu nguồn của thôn/ bản họ. Vì thế, cán bộ khảo sát

dự án cần phải có ý kiến nhắc nhở chung với bà con, khu nào được phát trắng và

khu nào cấm để tránh lãng phí tài nguyên.

Bác Hà Văn Phùng (39 tuổi), thôn Nà Ngòa, xã Văn Minh, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.

- Rừng nguyên sinh phải giao cho dân cùng lâm nghiệp quản lý. Nếu không giao

nhanh cho dân thì khoảng 3 năm nữa là mất rừng. Còn rừng tái sinh lâm nghiệp

quản lý cũng được vì không còn gỗ nữa.

Ông Hoàng Tiến Văn – (nhóm 2B) thôn Sắc Sái, xã Cư Lễ, huyện Na Rì

- Về xã hội Hầu hết các hộ gia đình nhận khoán từ Lâm trường Na Rì đã có công ăn việc làm như nhận

khoán trồng rừng từ năm 2007 đến nay thể hiện bằng hợp đồng cụ thể với từng hộ gia đình

được giao khoán, với điều khoản được chi trả tiền công trồng năm đầu (khoảng 3,9 triệu/ha),

chăm sóc năm 2 (khoảng 1,8 triệu/ha), chăm sóc năm 3 (khoảng 700 nghìn/ha), còn năm thứ

4 trở đi các hộ gia đình tự bỏ công chăm sóc, bảo vệ. Đến năm khai thác các hộ gia đình được

hưởng 15% giá trị khối lượng gỗ khai thác được. Nếu người dân khai thác thì sẽ được hưởng

thêm 10% giá trị gỗ khai thác được. Rừng trồng chủ yếu là keo, chu kỳ khai thác 8 năm/chu

kỳ. Năng suất 1ha rừng trồng keo vào khoảng 60-70m3/ha/chu kỳ trồng rừng. Tuy nhiên hàng

18

Page 20: BÁO CÁO - loggingoff.info · trình Hành động ‘Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)’. Tháng 10 năm 2010, Liên minh Châu

năm Lâm trường có doanh thu từ việc khai thác và bán gỗ nhưng không có đóng góp gì cho

quỹ của thôn. Bà con kiến nghị công ty nên trích một phần lợi nhuận cho vào quỹ thôn để làm

các công việc xã hội của thôn.

Đối với bà con trồng rừng sản xuất như rừng mới trồng được 2 năm hoặc cây trong vườn nhà

muốn bán bà con không hiểu biết về thủ tục khai thác nên nhờ thương lái làm hộ, việc không

hiểu biết của bà con về các thủ tục về gỗ hợp pháp đó dẫn tới việc ảnh hưởng đến sinh kế của

bà con phải trả tiền thủ tục cho thương lái, bà con mong muốn được tập huấn về thủ tục khai

thác gỗ hợp pháp.

Có những trường hợp gỗ hợp pháp đan xen với gỗ bất hợp pháp chỉ vì ngại làm thủ tục như

người dân thường khai thác ở vườn nhà và bán gỗ cùng với nhà có gỗ bán đã thuê thương lái

xin được thủ tục khai thác hợp pháp. Về mặt xã hội không an toàn thứ nhất một người làm đủ

thủ tục giấy tờ cho việc khai thác gỗ ở lô cụ thể với số lượng cụ thể để bán cho chủ gỗ, nhưng

nhà khác cũng khai thác và cùng vận chuyển bán gỗ cùng nhưng không có giấy tờ nếu khi gỗ

bị bắt ai là người trả tiền phạt hay bị tịch thu gỗ và dễ bị xảy ra tranh chấp. Thứ hai thương

lái lợi dụng việc này trả tiền mua gỗ giảm cho người dân vì không có thủ tục ảnh hưởng đến

sinh kế cho bà con. Thứ ba việc kiểm soát gỗ gây khó khăn cho cơ quan chức năng.

2.4 Các vấn đề liên quan trực tiếp đến người dân địa phương, đặc biệt là người bản địa, dân tộc thiểu số, người nghèo, phụ nữ… Hầu hết người dân đều chưa mua, bán gỗ từ rừng sản xuất hoặc có bán gỗ từ vườn nhà đều

do các thương lái đến mua họ làm thủ tục xin khai thác và họ trừ tiền người dân trên giá trị

của gỗ vì người dân không nắm được hoặc họ ngại phải làm các thủ tục lập hồ sơ xin khai

thác gỗ cũng như giấy tờ lâm sản hợp pháp. Chính vì sự thiếu hiểu biết hay ngại đó để

thương lái làm đã ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của người dân, cụ thể đến giá trị gỗ mà

người dân phải chịu thiệt đáng lẽ bán đúng giá thì thương lái họ lại trừ tiền thủ tục mà người

dân không biết là thủ tục đó không mất tiền. Hơn thế nữa người dân không hiểu là nghĩa vụ

nộp thuế của mình đóng góp vào cho xã hội như thế nào.

Có trường hợp người dân tự đi hỏi thủ tục để làm nhưng vì thủ tục nhiều cửa nên phải đi từ

xã lên huyện mà phải đợi nhiều ngày thậm chí khi gỗ mục mà chưa hoàn thiện thủ tục. Khi

phỏng vấn bà con ở thôn Khuổi Liềng trồng rừng theo 147 Người dân muốn làm thủ tục về

tận thu gỗ khi phát trắng rừng tự nhiên sản xuất nghèo kiệt đã được giao sổ đỏ để trồng cây

thì phải làm đơn từ xã rối lên huyện phê duyệt ; nhưng có một sự rườm rà là phải có thiết kế

19

Page 21: BÁO CÁO - loggingoff.info · trình Hành động ‘Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)’. Tháng 10 năm 2010, Liên minh Châu

khai thác mà giá mời công ty thiết kế là 50.000/ m3. Việc này người dân không tự làm được;

khi nhận trồng rừng 147 đã có công ty đến thiết kế trồng rừng nay khi muốn bán những gỗ

tận thu lại một lần thiết kế nữa, người dân không biết cứ phải thuê hai lần thiết kế là ảnh

hưởng đến lợi ích của người dân, còn thủ tục khi phê duyệt xong thi người dân phải chờ rất

nhiều tháng nên người dân nói là gỗ đã mục rồi không bán được nữa, bà con không được

hưởng gì cả ảnh hưởng đên sinh kế của bà con. Hay có trường hợp người dân muốn khai thác

1 hoặc 2 m3 đề sửa nhà cũng phải thực hiện những thủ tục như khai thác nhiều. Đối với đồng

bào người dân tộc tiếng kinh chưa sõi việc thực hiện các thủ tục khai thác chủ yếu từ rừng tự

nhiên tất nhiên là phải theo chính sách nhưng khai thác tận thu hay khai thác chính các thủ

tục đều phải đi nhiều cửa từ xã đến huyện nên ít nhiều ảnh hưởng đến lợi ích của bà con cụ

thể là sinh kế của bà con. Dưới đây là Hộp 2 phỏng vấn một số người thấy thủ tục rườm rà

ảnh hưởng đến sinh kế của bà con.

Hộp 2:

Phỏng vấn : Bác Đinh Duy Vạn (nhóm 1A) thôn Khuổi Liềng, xã Văn Minh, huyện Na Rì - Một vài thông tin về sinh kế:

+ Nhà có 5 khẩu với 2 lao động chính;

+ Có 10.000 m2 đất nông nghiệp, trong đó đất trồng lúa là 7.000m2. Tuy nhiên

năng suất lúa không cao, chỉ từ 3-4 tạ/ 1.000m2. Ngòai ra còn chăn nuôi gà, vịt và thả

cá;

+ Có 8 ha rừng trồng ;

- Hiểu biết về thủ tục khai thác, mua bán và vận chuyển gỗ:

+ Vì không nắm rõ về thủ tục, nên người mua thường làm thủ tục và mua gỗ

với giá thấp hơn. Theo bác thì người dân có muốn cũng không tự làm thủ tục được.

+ Bác cũng không có nhu cầu mua gỗ, gỗ ở vườn nhà có bao nhiêu thì dùng

bấy nhiêu.

- Ý kiến:

+ Nhà nước đã thiết kế 1 lần trước khi phát sạch rừng thực bì để trồng mới thì

nên thiết kế luôn gỗ cho dân đỡ tốn kém. Vì đến khi dân muốn bán gỗ lại phải thuê

thiết kế thêm một lần nữa.

Phỏng vấn bác Hà Văn Phùng (nhóm 2A) thôn Nà Ngòa, xã Văn Minh, huyện Na

Rì, tỉnh Bắc Kạn

- Vài nét về kinh tế gia đình:

20

Page 22: BÁO CÁO - loggingoff.info · trình Hành động ‘Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)’. Tháng 10 năm 2010, Liên minh Châu

+ có 7 khẩu nhưng chỉ có 2 lao động chính.

+ Có 5ha rừng nhưng vừa trồng rất ít vì không đủ lao động.

+ Có 3000 m2 đất nông nghiệp

- Trong sổ đỏ của bác có hai loại rừng: rừng trồng và rừng tự nhiên. Rừng trồng thì

mới chưa khai thác được. Rừng tự nhiên mà muốn khai thác thì phải làm đơn xin khai

thác trong đó ghi rõ là bán cho ai, khai thác bao nhiêu, ở thửa số mấy trên bản đồ.

Đấy là trong trường hợp khai thác nhiều. Còn thông tư 35 vừa rồi được tập huấn có

rất nhiều cái dở: Gỗ tôi trồng muốn khai thác 1 -2 m3 về sửa nhà cũng phải làm thủ

tục. Nên bác có ý kiến là nếu khai thác gỗ bán thì mới cần giấy tờ, còn dùng trong gia

đình thì không cần làm giấy tờ để thuận lợi cho người dân.

Phỏng vấn Ông Hoàng Tiến Văn – (nhóm 2B) thôn Sắc Sái, xã Cư Lễ, huyện Na Rì - Có 3 sào ruộng

- Có 7 nhân khẩu với 6 lao động

- Mỗi năm thu được 30 triệu từ rừng (nhận khoán 49ha rừng), nhưng trừ đi 10 triệu

thuê người cuốc hố và trồng cây. Việc nhận khoán không gặp khó khăn gì và cứ đến

khoảng cuối tháng Chạp là nhận được tiền công cả năm. Tỷ lệ khi nghiệm thu đạt 99

%. Loại cây trồng chủ yếu là keo. Gỗ tạp có thể chặt bán cho chủ lò gạch.

- Cũng muốn mua gỗ nghiến làm nhà nhưng nghe nói lại phải lên xã làm thủ tục nên

ngại không muốn làm vì rườm rà.

- Khi bán gỗ thì người mua sẽ làm thủ tục. Đọc trong đó thấy có xác nhận của kiểm

lâm huyện và mình chỉ việc ký vào. Người dân rất ngại nên dù tự đi làm thủ tục bán

được giá cao hơn họ cũng không làm.

Ý kiến:

- Rừng nguyên sinh phải giao cho dân cùng lâm nghiệp quản lý. Nếu không giao

nhanh cho dân thì khoảng 3 năm nữa là mất rừng. Còn rừng tái sinh lâm nghiệp quản

lý cũng được vì không còn gỗ nữa.

- Mong muốn của người dân: Khai thác gỗ : Mong muốn của người dân ở các nhóm là được tập huấn, hướng dẫn cụ thể về

cách lập hồ sơ xin khai thác gỗ từ rừng tự nhiên, rừng tự trồng, rừng dự án, rừng được hỗ trợ

v.v. vì các loại gỗ từ các rừng đó có những hồ sơ khác nhau và các cấp phê duyệt cũng khác

như đối với rừng trồng thì cấp phê duyệt ở cấp xã còn đối với gỗ rừng ở rừng tự nhiên thì hồ

sơ xin khai thác phức tạp hơn, có yêu cầu về lập hồ sơ thiết kế khai thác thì đa số người dân

21

Page 23: BÁO CÁO - loggingoff.info · trình Hành động ‘Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)’. Tháng 10 năm 2010, Liên minh Châu

chưa tự lập được hoặc phải thuê đơn vị tư vấn có tư cách pháp nhân, có búa bài cây thì mới

thực hiện được.

Tất cả các ý kiên thu được đều mong muốn các thủ tục đơn giản hơn nhất là cấp phê duyệt

bà con đề nghị cấp xã thôi chứ lên cấp huyện thì bà con thấy phải đi lại nhiều. Như phỏng

vấn Cộng đồng cư dân thôn được giao rừng mong muốn mỗi lần bà con làm thủ tục khai thác

gỗ làm nhà chỉ cần cấp xã phê duyệt thôi, hay bà con yêu cầu cho bà con khai thác một

lượng gỗ nhất định hàng năm ví dụ 10m3 hay bao nhiêu gỗ gì đó để bà con bán đi lấy tiền đó

để chi trả cho những người đi bảo vệ rừng ‘rừng nuôi rừng’ nhưng cũng ở cấp xã thôi.

Vận chuyển gỗ : Mong muốn có một thủ tục khai thác gỗ đơn giản thì bà con có thể tự đi làm

thì không phải mất tiền thuê người vận chuyển gỗ làm thủ tục, rừng trồng thì chưa tới tuổi

khai thác (mới trồng rừng 2-3 năm) nên bà con muốn được tập huấn làm thế nào biết được gỗ

hợp pháp trên đường vận chuyển. Đối với rừng cộng đồng vì có quy chế quản lý rừng cộng

đồng trong đó có đề cập đến khai thác cụ thể phục vụ chính cho bà con trong thôn như làm

nhà, nên việc vận chuyển gỗ bà con đều hiểu là phải đầy đủ giấy tờ, làm đơn trình lên xã và

sau đó phải có giấy phép của huyện, nhưng nguyện vọng của bà con thủ tục khai thác đối với

rừng cộng đồng nên giản tiện chỉ cần cấp xã phê duyệt vì khai thác phục vụ gia dụng chính

cho các thành viên cộng đồng

Qua hộp 3 dưới đây cũng cho thây ý kiến của bà con mong muốn thủ tục đơn giản hơn.

Một số ý kiến của bà con

Hộp 3

Nên giải quyết thủ tục khai thác, mua/bán, vận chuyển gỗ theo chế độ một cửa để tạo thuận lợi cho người dân; - Khai thác rừng tự nhiên phải xin phép cấp huyện, nhưng rừng cộng đồng chỉ cần xin ở cấp xã; - Nên thiết kế khai thác gỗ luôn cho dân khi thiết kế để phát trắng rừng thực bì trồng mới nhằm tiết kiệm cho dân. Bác Đinh Duy Vạn (73 tuổi), thôn Khuổi Liềng, xã Văn Minh, Huyện Na Rì Thủ tục nên ngắn gọn để tạo điều kiện cho người dân có thể khai thác, mua/bán gỗ một cách nhanh nhất; - Nếu khai thác gỗ dùng trong gia đình thì không cần làm thủ tục lên xã mà chỉ cần báo đến trưởng thôn. Hoặc nên quy định rõ khi khai thác, mua bán, vận chuyển gỗ với số lượng từ bao nhiêu m3 trở lên thì mới phải làm thủ tục

Bác Nông Văn Chi (54 tuổi), thôn Nà Lẹng, xã Cư Lễ, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn

- Người dân thấy không công bằng vì lâm trường khai thác quá nhiều gỗ nhưng lại không đóng góp vào quỹ thôn; còn người dân thì trồng rừng bán nhưng lại có quá nhiều thủ tục rắc rối, Người dân muốn trồng cây to nhưng đất lâm trường giao lại cho họ toàn là đất nghèo, bạc màu.

22

Page 24: BÁO CÁO - loggingoff.info · trình Hành động ‘Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)’. Tháng 10 năm 2010, Liên minh Châu

Chị Vi Thị Tuyến (30 tuổi), thôn Sắc Sái,xã Cư Lễ, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn

- Chỉ cần làm thủ tục xin khai thác đối với gỗ bán, còn khai thác về sử dụng trong gia đình thì không cần làm thủ tục để giản tiện cho bà con;

Bác Hà Văn Phùng (39 tuổi), thôn Nà Ngòa, xã Văn Minh, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.

3. Các nhận xét và bình luận 3.1 Mức độ thực thi các quy định pháp lý hiện hành trong việc thiết kế, tổ chức và giám sát

việc khai thác, vận chuyển gỗ

Các quy định pháp lý hiện nay về việc thiết kế, tổ chức và giám sát việc khai thác, vận

chuyển gỗ đều rất đầy đủ, tuy nhiên mức độ thực thi các quy định này đối với các tổ chức

như Công ty lâm nghiệp, lâm trường hay các tổ chức khác có rừng đều chấp hành nghiêm

chỉnh vì họ có cả một bộ máy chuyên nghiệp về các lĩnh vực như thiết kế, tổ chức và giám sát

việc khai thác gỗ và vận chuyển gỗ và cộng với việc tài chính dồi dào, còn đối với các hộ gia

đình, cá nhân thì mức độ thực thi các quy định thấp vì những bất cập trong nhận thức như

thiếu hiểu biết các thủ tục, bất cập trong ngôn ngữ như đồng bào dân tộc nói tiếng kinh bị hạn

chế, bất cập trong việc thiết kế khai thác như đối với rừng cộng đồng hay rừng tự nhiên sản

xuất được giao khi khai thác gỗ tận dụng để trồng rừng theo hỗ trợ 147 phải có thiết kế khai

thác mà đồng bào làm sao tự làm được vì trong thiết kế khai thác phải xây dựng bản đồ khu

khai thác tỷ lệ 1: 5.000 hoặc tỷ lệ 1: 10.000 và viết thuyết minh thiết kế khai thác theo quy

định trong TT 35 , đồng bào muốn có thiết kế khai thác lại phải đi thuê công ty tư vấn, do vậy

làm giảm đi giá trị gỗ vì phải trừ tiền tư vấn. Ngoài ra còn bất cập khi người dân muốn khai

thác số lượng gỗ nhỏ về sửa nhà vẫn phải làm thủ tục đầy đủ như khai thác chính. Chính các

vấn đề bất cập trên dẫn đến khi người dân muốn khai thác đều thuê thương lái làm các thủ tục

hộ họ bắt chẹt kiểu gì vẫn phải chịu hay có hộ dân không thuê thương lái lại không làm thủ

tục và vận chuyển gỗ cùng với gỗ có thủ tục nên đã xảy ra việc bắt giữ trên đường vận

chuyển gây ra việc tranh cãi mất an toàn về mặt xã hội. Vấn đề giám sát việc khai thác và vận

chuyển gỗ hiện nay theo quy định của Thông tư 01 /2012/TT-BNNPTNT về ‘Quy định hồ sơ

lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản’ đều do kiểm lâm thực hiện, quy định này

hoàn toàn đúng nhưng tại sao gỗ vẫn bị khai thác trộm vì lực lượng kiểm lâm không nhiều,

cho dù có cả kiểm lâm địa bàn dựa vào người dân nữa nhưng người dân đâu có chức năng

giám sát, khi phỏng vấn người dân, họ cũng có những bức xúc vì họ cũng biết là lâm tặc,

cũng biết là xe chở gỗ lậu nhưng họ không có quyền hỏi và hỏi họ tại sao không báo cho

23

Page 25: BÁO CÁO - loggingoff.info · trình Hành động ‘Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)’. Tháng 10 năm 2010, Liên minh Châu

kiểm lâm họ đều ngại. Điều này có lẽ trong các quy định về giám sát khai thác và vận chuyển

gỗ thiếu bóng giám sát của người dân sở tại, của cộng đồng cư dân thôn. Nếu người dân sở

tại hay cộng đồng cư dân thôn tham gia vào việc giám sát việc khai thác và vận chuyển gỗ thì

các phát hiện sớm giúp kiểm lâm thi hành pháp luật hay người dân được thảo luận với đơn vị

quản lý rừng trước khai thác thì còn đâu những trường hợp khai thác gỗ làm ảnh hưởng đến

nguồn nước của dân sở tại hay việc vệ sinh rừng sau khai thác hay khai thác làm lấp các dòng

chảy dẫn nước cho cộng đồng nữa .v.v.

3.2 Khả năng thực hiện theo nguyên tắc trong định nghĩa gỗ hợp pháp

Như đã nói ở trên khả năng thực hiện theo nguyên tắc trong định nghĩa gỗ hợp pháp hiện tại

là các tổ chức, công ty lâm nghiệp hoặc lâm trường là cao, đối với hộ dân

qua tham vấn cộng đồng mới thấy được hết sự hiểu biết, nhận thức thấp của bà con về tính

hợp pháp về gỗ, những thủ tục cần làm khi khai thác từ mọi loại rừng cộng đồng, rừng tự

nhiên sản xuất, rừng sản xuất, rừng được hỗ trợ, rừng dự án v.v. rất hạn chế, thậm chí còn

không biết như trong thông tư 35 /2011/TT-BNNPTNT đã quy định.

Đối với đồng bào dân tộc phần lớn rừng được giao đều nằm xa trung tâm như rừng cộng đồng

hay rừng tự nhiên sản xuất khi làm thủ tục đều qua rất nhiều cấp từ thôn lên xã rồi lên huyện

trừ rừng sản xuất tự trồng thì cấp xã phê duyệt thì các thủ tục đó chưa thuận tiện với bà con vì

đi lại nhiều.

Đồng bào là người dân tộc họ chủ yếu dùng tiếng dân tộc mà các thủ tục khai báo về khai

thác đối với họ bị hạn chế vì họ không biết tiếng kinh nhiều.

Từ việc không biết các thủ tục cần làm khi muốn khai thác đến khi gặp nhiều thủ tục đi lại dễ

gây ra chặt rừng không phép, lách các thủ tục hay không bán được gỗ như gỗ tận thu khai

thác để trồng rừng hỗ trợ 147 không làm được thủ tục vì qua đi lại nhiều qua nhiều cấp mà gỗ

không bán được đã làm ảnh hưởng đến sinh kế của bà con, và làm ảnh hưởng tới môi trường.

Sự đòi hỏi về thủ tục như phải có thiết kế khai thác mà dân không tự làm được lại phải thuê

công ty thiết kế liệu có quá khả năng đối với dân không ngay cả đối với đồng bào dân tộc.

4. Đề xuất, khuyến nghị:

4.1 Các giải pháp cần thực hiện để tăng cường việc thực thi khung pháp lý hiện tại: Để thực

hiện tốt những quy định pháp lý hiện hành trong khai thác, vận chuyển gỗ

24

Page 26: BÁO CÁO - loggingoff.info · trình Hành động ‘Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)’. Tháng 10 năm 2010, Liên minh Châu

- Cần rà soát lại nội dung của các thông tư xem có những thủ tục nào có thể giảm bớt cho

người dân nhất là về cấp giấy phép tại huyện có thể giảm xuống cấp xã được không hay

những người dân muốn khai thác tại vườn nhà có 1 hoặc 2m3 gỗ để sửa nhà có cân phải

làm thủ tục tận xã hay chỉ cần cấp thôn, hay là việc thiết kế khai thác có cần không khi

mà người dân không làm được mà lại phải đi thuê.

Vấn đề cần cân nhắc điều chỉnh trong các quy định pháp lý hiện hành để tăng cường hiệu

lực thực thi, và bảo vệ được quyền lợi, tiếng nói (sự tham gia của người dân cộng đồng)

- Cần có cơ chế cho người dân sở tại hay cộng dân cư tham gia vào giám sát khai thác và

vận chuyển gỗ trên địa bàn.

- Theo Luật bảo vệ và phát triển rừng tại Điều 30 phần b nói về quyền, nghĩa vụ của cộng

đồng dân cư thôn được giao rừng tự nhiên là được khai thác, sử dụng lâm sản và các lợi

ích khác của rừng vào mục đích công cộng và gia dụng cho thành viên trong cộng đồng

…Điều này có nghĩa là cộng đồng không được bán gỗ chỉ sử dụng vào mục đích cho

cộng đồng thôi. Nhưng qua tham vấn cộng đồng có đề nghị là nếu thời gian nào có bổ

sung hay sửa đổi luật thì hãy đưa vào cho cộng đồng hàng năm có thể khai thác quy định

một số lượng gỗ nào đó thí dụ như 10m3 hay bao nhiêu cũng được để cộng đồng bán gỗ

lấy tiền chi trả cho những người được phân công đi tuần tra bảo vệ thường xuyên.

4.2 Những điểm cần bổ sung, điều chỉnh trong ĐN gỗ hợp pháp

- Cần xem lại trong dự thảo 5 có tham chiếu đến các thông tư như thông tư 35 nhưng

nghĩa của thông tư ở đây chỉ là truyền đạt, hướng dẫn, giải thích của một văn bản nào đó

nhưng ở đây tại điều 34 lại thay thế Quyết định số 40/2005/QĐ-BNN liệu có đúng không

?

4.3 Những đề xuất, khuyến nghị khác của cộng đồng và người tham vấn

- Để tránh có những hiện tượng khai thác trái phép, song song với việc đàm phán VPA cần

có các lớp tập huấn cho những chủ rừng, cộng đồng và người vận chuyển, người chế biến

gỗ về gỗ hợp pháp và không hợp pháp vì qua tham vấn hầu như mọi người không hiểu về

các thủ tục.

- Muốn hộ gia đình, cá nhân thực thi cao các pháp lý hiện hành trong việc khai thác gỗ,

song song với việc đàm phán VPA nên phát hành sổ tay cho các thôn về các quy định

hay các thủ tục cần làm khi khai thác chính hay tận dụng, tận thu ở các loại rừng khác

nhau riêng cho bà con với ngôn ngữ bình dân chứ bà con đọc các thông tư bà con không

hiểu hết.

25

Page 27: BÁO CÁO - loggingoff.info · trình Hành động ‘Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)’. Tháng 10 năm 2010, Liên minh Châu

------------------------

Phụ lục 1 : Hướng dẫn tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ TIẾN TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP THAM VẤN Bước 1: Chuẩn bị Lựa chọn địa bàn tham vấn: Các cộng đồng/thôn tham vấn tối thiểu phải đáp ứng các tiêu chí sau:

26

Page 28: BÁO CÁO - loggingoff.info · trình Hành động ‘Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)’. Tháng 10 năm 2010, Liên minh Châu

• Đại diện cho các vùng, miền khác nhau (Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam) • Có rừng (rừng tự nhiên và rừng trồng), sống gần rừng (khu rừng được phép khai thác gỗ)

và gắn bó lâu đời với rừng (đời sống dựa vào rừng) • Là đầu mối giao thông của các tuyến đường vận chuyển gỗ và các sản phẩm gỗ • Có các cơ sở chế biến lâm sản (xưởng cưa, xưởng mộc…) Làm việc với các bên liên quan trước khi tham vấn • Gặp chính quyền huyện để xin phép thực hiện tham vấn tại địa phương (nếu cần thiết) • Gặp lãnh đạo xã (hoặc các bên liên quan khác như BQL rừng phòng hộ; Công ty Lâm

nghiệp/Lâm trường) để trao đổi mục tiêu, nội dung và tiến trình thực hiện tham vấn Trong trường hợp có nhiều thôn đáp ứng được các tiêu chí để tham vấn thì cần phải thảo luận với chính quyền xã/các bên liên quan khác để chọn thôn tham vấn

• Thống nhất với lãnh đạo xã/các bên liên quan khác về kế hoạch tham vấn (đối tượng, phương pháp, thời gian, địa điểm…)

• Thu thập các thông tin cơ bản về cộng đồng tham vấn • Gặp Trưởng thôn để thống nhất kế hoạch làm việc ở thôn và nhờ Trưởng thôn hẹn gặp

các đối tượng tham vấn Bước 2: Thực hiện tham vấn Thảo luận nhóm (Focus Group Discussion) • Nhóm 1: BQL rừng cộng đồng và Tổ trưởng tổ bảo vệ rừng (5-7 người)

- Nhóm 1A: Các cộng đồng được Nhà nước giao, cho thuê rừng, đất trồng rừng (Chủ rừng)

- Nhóm 1B: Các cộng đồng nhận khoán quản lý bảo vệ rừng hoặc tham gia đồng quản lý rừng (Bên nhận khoán)

- Nhóm 1C: Các cộng đồng sống gần rừng, ven rừng và phụ thuộc vào rừng nhưng không thuộc hai đối tượng trên

Thảo luận với các Nhóm 1A, 1B và 1C chỉ tập trung vào các vấn đề liên quan đến tính hợp pháp của gỗ và sản phẩm gỗ từ rừng tự nhiên

• Nhóm 2: Các hộ gia đình, cá nhân (7-10 người) - Nhóm 2A: Các hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao, cho thuê đất trồng rừng

(Chủ rừng) - Nhóm 2B: Các hộ gia đình, cá nhân nhận khoán quản lý bảo vệ rừng trồng hoặc tham

gia đồng quản lý rừng (Bên nhận khoán) - Các tiêu chí (theo thứ tự ưu tiên) để chọn các hộ tham gia thảo luận nhóm 2A và 2B

là: (1) Có rừng trồng (đã và chưa khai thác); (2) Đầy đủ các hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ không nghèo; (3) Có cả Nam và Nữ

Thảo luận với các Nhóm 2A, 2B chỉ tập trung vào các vấn đề liên quan đến tính hợp pháp của gỗ và sản phẩm gỗ từ rừng trồng Số lượng mẫu tham vấn cho một tỉnh (chọn 1 huyện/tỉnh): Mỗi nhóm (1A, 1B, 1C, 2A và 2B) đều phải tiến hành tham vấn từ 3 cộng đồng/thôn/nhóm trở lên. Như vậy một tỉnh ít nhất phải tổ chức 15 cuộc thảo luận nhóm. Họp thôn để trình bày những thông tin thu thập được từ thảo luận nhóm và thu nhận ý kiến đóng góp của cộng đồng/thôn Bước 3: Viết báo cáo sơ bộ và gửi cho các chuyên gia góp ý Bước 4: Hoàn thiện báo cáo HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN THAM VẤN 1. Hướng dẫn thảo luận nhóm 1.1. Tiến trình thảo luận nhóm • Chào hỏi và giới thiệu mục tiêu của buổi làm việc. Phần này cần nêu rõ

- Người thúc đẩy là thành viên của nhóm

27

Page 29: BÁO CÁO - loggingoff.info · trình Hành động ‘Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)’. Tháng 10 năm 2010, Liên minh Châu

- Mục tiêu của buổi làm việc là hoặc hỏi và chia sẻ với bà con những vấn đề liên quan đến tính hợp pháp của gỗ và sản phẩm gỗ. Đặc biệt là nhấn mạnh đến những vấn đề xảy ra trên thực tế của địa phương mình và những nguyện vọng/đề xuất của bà con liên quan đến tính hợp pháp của gỗ và sản phẩm gỗ

• Giới thiệu các nội dung cần thảo luận (có thể viết trước trên giấy Ao) • Sử dụng công cụ sơ đồ tài nguyên (mapping). Trên sơ đồ tài nguyên cần thể hiện rõ:

- Các khu vực rừng tự nhiên, rừng trồng của các bên liên quan khác nhau (rừng đã giao cho cộng đồng, hộ gia, cá nhân; rừng đã khoán cho cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân; rừng của BQLRPH hoặc Công ty Lâm nghiệp/Lâm trường hoặc của các tổ chức khác; rừng chưa giao cho ai (do UBND xã quản lý)…

- Các đường vận chuyển gỗ - Các xưởng cưa; xưởng mộc - Khu dân cư - Các khu vực sử dụng đất khác…

• Sau khi hoàn thành sơ đồ tài nguyên thì thúc đẩy viên chỉ vào những vị trí của từng khu rừng, các tuyến đường vận chuyển gỗ, các xưởng cưa, xưởng mộc… để đưa ra những câu hỏi gợi ý/hướng dẫn thảo luận (xem chi tiết ở bộ câu hỏi hướng dẫn cho từng nhóm ở phần 1.3)

• Trực quan hóa/ghi chép các ý kiến chính của người dân trên giấy Ao và ghi chép toàn bộ ý kiến/cuộc trao đổi với nhóm vào sổ tay

• Tổng kết/đúc rút kết quả thảo luận • Cảm ơn

1.2. Những điểm cần lưu ý khi thúc đẩy thảo luận nhóm • Vị trí và yêu cầu của thúc đẩy viên

Vị trí Yêu cầu o Người lãnh đạo o Người hướng dẫn o Thành viên của nhóm o Người ngoài nhóm

o Tích cực o Năng động o Linh hoạt o Lãnh đạo những không áp đặt o Khách quan và trung lập o Hướng dẫn

• Nhóm thúc đẩy cần phải có 2 người: 1 người hỏi/thúc đẩy và ghi chép ý chính trên giấy Ao; 1 người ghi chép tất cả những ý kiến của dân vào sổ tay (hai người có thể luân phiên thay đổi vị trí).

• Người dân có thể đưa ra những ý kiến không tuân theo thứ tự nội dung cần thảo luận Nhóm thúc đẩy cần phải ghi chép đầy đủ, sẽ sắp xếp theo từng nội dung sau khi tổng hợp kết quả thảo luận nhóm. Nên phỏng vấn sâu một số thành viên để sau này đưa “câu chuyện” của họ như một “case study” trong phần báo cáo (đưa vào “hộp”)

• Luôn luôn khuyến khích và hướng cuộc thảo luận theo đúng chủ đề/nội dung • Không nên chỉ để 1 người đưa ra ý kiến mà khuyến khích mọi người cùng nêu ý kiến. • Nếu trong quá trình thảo luận nhóm mà các thành viên nữ “không có tiếng nói” thì có thể

tách riêng các thành viên nữ thành 1 nhóm nhỏ để thảo luận. 1.3. Bộ câu hỏi hướng dẫn/gợi ý trong quá trình thảo luận nhóm

Nhóm 1A: Các thôn/cộng đồng/nhóm hộ được Nhà nước giao, cho thuê rừng tự nhiên (Chủ rừng)

Nội dung cần tham vấn

và thông tin cần thu thập Câu hỏi gợi ý/định hướng để thu thập thông tin

1. Các quy định về khai thác gỗ hợp pháp trong nước

28

Page 30: BÁO CÁO - loggingoff.info · trình Hành động ‘Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)’. Tháng 10 năm 2010, Liên minh Châu

1.1. Hồ sơ khai thác gỗ hợp pháp 1.1.1. Khai thác chính ở rừng tự nhiên Cần thu thập những thông tin có liên quan đến: - Giấy phép khai thác (Quyết định phê duyệt của UNBD huyện) - Hồ sơ thiết kế khai thác (Tờ trình đề nghị, thuyết minh thiết kế khai thác chọn, phiếu bài cây khai thác, biên bản xác nhận của Kiểm lâm địa bàn hoặc cán bộ lâm nghiệp xã và bản đồ khu khai thác)

Thôn mình được nhà nước giao rừng từ năm nào? Diện tích bao nhiêu ha? Rừng của thôn là rừng sản xuất hay rừng phòng hộ? Ở thôn mình đã khai thác gỗ trong RCĐ hay chưa? Nếu đã khai thác thì hỏi tiếp câu 3 đến câu 7. Nếu chưa thì chuyển sang câu 5 đến câu 7 Thôn mình đã khai thác từ năm nào? Khai thác được bao nhiêu khối gỗ tròn/bao nhiêu cây gỗ tròn? Số gỗ được khai thác có nằm trong kế hoạch khai thác gỗ của thôn hay không? Khi thôn muốn khai thác gỗ thì cần phải xin phép ai? Để xin được giấy phép khai thác thì thôn mình phải làm những việc gì (thủ tục xin giấy phép)? Trước khi vào khai thác gỗ trong RCĐ thì thôn cần phải có đầy đủ những loại giấy tờ gì?

1.1.2. Khai thác tận dụng, tận thu ở rừng tự nhiên Cần thu thập những thông tin có liên quan đến: - Giấy phép khai thác (Quyết định phê duyệt của UNBD huyện) - Hồ sơ khai thác tận dụng gỗ từ rừng tự nhiên (Bản đăng ký khai thác, bản thiết kế hoặc dự án lâm sinh do chủ rừng tự phê duyệt, bảng dự kiến sản phẩm khai thác, bản xác nhận của kiểm lâm địa bàn hoặc cán bộ lâm nghiệp xã) - Hồ sơ tận thu gỗ từ rừng tự nhiên (Bản đăng ký khai thác, bảng dự kiến sản phẩm khai thác, sơ đồ khu khai thác)

Thôn mình đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh (cải tạo, nuôi dưỡng, tỉa thưa, làm giàu rừng…) hay chưa? Nếu có hỏi tiếp câu 9 đến câu 14. Nếu chưa thì chuyển sang câu 11 đến câu 14 Thôn mình đã thực hiện các biện pháp đó từ năm nào?

. Trong quá trình thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, thôn mình có được khai thác gỗ tận dụng, tận thu hay không?

. Những cây gỗ như thế nào thì được khai thác tận dụng, tận thu (ví dụ: đường kính hoặc vanh (chu vi) bao nhiêu cm trở lên? Cây gỗ chết khô, chết cháy, đổ gãy)

. Khi thôn muốn khai thác gỗ tận dụng, tận thu thì cần phải xin phép ai?

. Để xin được giấy phép khai thác gỗ tận dụng, tận thu thì thôn mình phải làm những việc gì (thủ tục xin giấy phép)?

. Trước khi vào khai thác gỗ tận dụng, tận thu thì thôn cần phải có đầy đủ những loại giấy tờ gì?

1.2. Quy trình khai thác gỗ hợp pháp từ rừng tự nhiên (Các hồ sơ xác minh khai thác đúng phạm vi ranh giới, diện tích, chủng loại, khối lượng theo giấy phép được cấp hoặc bản đăng ký khai thác) Cần thu thập những thông tin có liên quan đến:

. Sau khi chặt hạ những cây gỗ được phép khai thác, thôn mình cần phải làm gì để chuyển được gỗ ra khỏi rừng một cách hợp pháp?

. Theo bà con, thủ tục xin phép khai thác gỗ (bao gồm cả khai thác tận dụng, tận thu gỗ) như vậy là phù hợp hay quá phức tạp đối với mình? Bà con có nguyện vọng/đề xuất gì về thủ tục xin phép khai thác gỗ trong RCĐ?

. Sau khi tính toán tất cả các chi phí trong quá trình xin cấp giấy phép khai thác gỗ, khai thác gỗ và chở gỗ đi bán/chở gỗ về dùng thì bà con thấy thôn mình được hưởng lợi như thế nào?

29

Page 31: BÁO CÁO - loggingoff.info · trình Hành động ‘Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)’. Tháng 10 năm 2010, Liên minh Châu

- Nghiệm thu gỗ - Dấu búa kiểm lâm 2. Các quy định về vận chuyển gỗ hợp pháp (trong nước) 2.1. Gỗ mua Cần thu thập những thông tin có liên quan đến: - Bảng kê lâm sản (có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã) - Có dấu búa kiểm lâm (nếu gỗ khai thác từ rừng tự nhiên)

. Bà con trong thôn đã có bao giờ đi mua gỗ chưa?

. Khi mua gỗ rừng tự nhiên thì bà con cần yêu cầu người bán có những giấy tờ nào liên quan đến lô gỗ đó? Trên từng lóng gỗ/súc gỗ phải có dấu hiệu gì?

. Khi mua gỗ rừng trồng thì bà con cần yêu cầu người bán có những giấy tờ nào liên quan đến lô gỗ đó?

. Bà con hãy đề xuất những điều kiện (các loại giấy tờ) như thế nào để chứng minh/đảm bảo cho những lô gỗ (gỗ rừng trồng và gỗ rừng tự nhiên) khi mình mua là hợp pháp?

2.2. Gỗ bán Cần thu thập những thông tin có liên quan đến: - Bảng kê lâm sản (có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã) - Có dấu búa kiểm lâm (nếu gỗ khai thác từ rừng tự nhiên)

. Bà con trong thôn đã có bao giờ đem gỗ đi bán chưa?

. Khi bán gỗ được khai thác từ rừng tự nhiên thì bà con cần những giấy tờ nào liên quan đến lô gỗ đó và trên từng lóng gỗ/súc gỗ phải có dấu hiệu gì để đảm bảo tính hợp pháp của gỗ?

. Khi bán gỗ rừng trồng thì bà con có những giấy tờ nào liên quan đến lô gỗ đó để đảm bảo tính hợp pháp của gỗ?

. Bà con hãy đề xuất những điều kiện (các loại giấy tờ) như thế nào để chứng minh/đảm bảo cho những lô gỗ (gỗ rừng trồng và gỗ rừng tự nhiên) khi mình bán là hợp pháp?

3. An toàn về môi trường 3.1. Đảm bảo việc bảo tồn tài nguyên rừng và đa dạng sinh học ở những khu rừng được phép khai thác gỗ

. Khu rừng của thôn/BQLRPH/Lâm trường có nhiều loài cây gỗ không? Trong đó có những loài cây gỗ nào bà con cho là gỗ quý?

. Khi khai thác gỗ (hoặc nếu được phép khai thác gỗ) thì bà con thường chặt những loài cây gỗ nào? Chặt những loài cây gỗ đó để làm gì (nhằm mục đích gì)? Bà con có nghĩ đến việc bảo tồn tài nguyên rừng (đặc biệt là bảo tồn những loài cây gỗ quý) sau khi khai thác không?

. Theo bà con thì làm thế nào để sau khi khai thác thì tài nguyên rừng vẫn được bảo tồn, đặc biệt là các loài cây gỗ quý (khai thác bền vững)

3.2. Những đóng góp trong việc đảm bảo môi trường sống (bao gồm cả việc làm hư hỏng cơ sở hạ tầng) của các cộng đồng dân cư

. Sau khi khai thác gỗ trong rừng của thôn/BQLRPH/Lâm trường, môi trường sống của bà con có bị ảnh hưởng không? (Ví dụ như: mùa hè thì ít nước, mùa mưa thì thường bị sạt lỡ đất, đường sá bị hư hỏng do vận chuyển gỗ từ rừng ra…)

. Theo bà con, các đơn vị khai thác gỗ (kể cả thôn mình) phải làm gì để đảm bảo môi trường sống của người dân xung quanh khu rừng được khai thác? (Ví dụ: trích nộp % để đầu tư cho việc quản lý, bảo vệ hay trồng lại rừng sau khi khai thác; sửa chữa đường sá, xe không được chở quá trọng tải, không được khai thác trắng một diện tích lớn trong cùng một thời gian/mùa vụ…)

4. An toàn về xã hội 4.1. Sự tham gia đầy đủ và có hiệu quả của cộng

. Kế hoạch khai thác gỗ của thôn do ai lập? Có họp thôn để thông qua kế hoạch khai thác gỗ hay không?

30

Page 32: BÁO CÁO - loggingoff.info · trình Hành động ‘Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)’. Tháng 10 năm 2010, Liên minh Châu

đồng trong quá trình lập kế hoạch khai thác, thiết kế khai thác và khai thác gỗ

. Ai tham gia thiết kế khai thác gỗ và giám sát quá trình khai thác gỗ trong rừng cộng đồng?

. Theo bà con, để tôn trọng các quyền của người dân trong việc lập kế hoạch, thiết kế và giám sát khai thác gỗ thì phải làm như thế nào? Nếu xung quanh khu vực người dân của thôn sinh sống có rừng của BQLRPH/Lâm trường thì hỏi tiếp câu 34 đến câu 35

. Theo bà con, BQLRPH/Lâm trường có nên họp với thôn để thông báo kế hoạch khai thác gỗ trong những khu rừng gần thôn không? Hãy cho biết lý do tại sao?

. Theo bà con, BQLRPH/Lâm trường có nên mời đại diện của thôn tham gia thiết kế và giám sát khai thác gỗ trong các khu rừng gần thôn không? Hãy cho biết lý do tại sao?

4.2. Cơ chế chia sẻ lợi ích . Ở thôn ta có cơ chế chia sẻ lợi ích từ việc khai thác gỗ trong RCĐ không? Nếu có thì hỏi tiếp câu 37, câu 38 và câu 41. Nếu không thì chuyển sang câu 39 đến câu 41

. Bà con hãy cho biết khi gỗ khai thác từ RCĐ thì được phân chia như thế nào?

. Bà con hãy cho biết ý kiến của mình về việc thực hiện cơ chế chia sẻ lợi ích từ khai thác gỗ trong RCĐ?

. Theo bà con, thôn ta có cần thiết phải xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích từ RCĐ, đặc biệt từ việc khai thác gỗ hay không?

. Nếu có thì bà con hãy cho biết nên phân chia lợi ích như thế nào?

. Theo bà con, để minh bạch, công bằng trong việc hưởng lợi từ gỗ của RCĐ thì phải nên như thế nào? Nếu xung quanh khu vực người dân của thôn sinh sống có rừng của BQLRPH/Lâm trường thì hỏi tiếp câu 42 đến câu 43

. Khi BQLRPH/Lâm trường khai thác gỗ của họ ở các khu rừng gần thôn thì họ có đóng góp gì cho quỹ của thôn không?

. Theo bà con, để minh bạch, công bằng trong việc hưởng lợi từ việc khai thác gỗ của BQLRPH/Lâm trường ở những khu rừng gần thôn thì phải nên như thế nào?

Nhóm 1B: Các thôn/cộng đồng/nhóm hộ được nhận khoán quản lý bảo vệ rừng tự nhiên

(Bên nhận khoán)

Nội dung cần tham vấn Câu hỏi gợi ý/định hướng để thu thập thông tin 1. Các quy định về khai thác gỗ hợp pháp trong

31

Page 33: BÁO CÁO - loggingoff.info · trình Hành động ‘Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)’. Tháng 10 năm 2010, Liên minh Châu

nước 1.1.2. Khai thác tận dụng, tận thu ở rừng tự nhiên Cần thu thập những thông tin có liên quan đến: - Giấy phép khai thác (Quyết định phê duyệt của UNBD huyện) - Hồ sơ khai thác tận dụng gỗ từ rừng tự nhiên (Bản đăng ký khai thác, bản thiết kế hoặc dự án lâm sinh do chủ rừng tự phê duyệt, bảng dự kiến sản phẩm khai thác, bản xác nhận của kiểm lâm địa bàn hoặc cán bộ lâm nghiệp xã) - Hồ sơ tận thu gỗ từ rừng tự nhiên (Bản đăng ký khai thác, bảng dự kiến sản phẩm khai thác, sơ đồ khu khai thác)

Thôn/nhóm hộ mình đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh (cải tạo, nuôi dưỡng, tỉa thưa, làm giàu rừng…) trong rừng nhận khoán hay chưa? Nếu có hỏi tiếp câu 2 đến câu 7. Nếu chưa thì chuyển sang câu 4 đến câu 7 Thôn/nhóm hộ mình đã thực hiện các biện pháp đó từ năm nào? Trong quá trình thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, thôn/nhóm hộ mình có được khai thác gỗ tận dụng, tận thu hay không? Những cây gỗ như thế nào thì được khai thác tận dụng, tận thu (ví dụ: đường kính hoặc vanh/chu vi bao nhiêu cm trở lên? Cây gỗ chết khô, chết cháy, đổ gãy) Khi thôn/nhóm hộ muốn khai thác gỗ tận dụng, tận thu thì cần phải xin phép ai? Để xin được giấy phép khai thác gỗ tận dụng, tận thu thì thôn/nhóm hộ mình phải làm những việc gì (thủ tục xin giấy phép)? Trước khi vào khai thác gỗ tận dụng thì thôn/nhóm hộ mình cần phải có đầy đủ những loại giấy tờ gì?

1.2. Quy trình khai thác gỗ hợp pháp từ rừng tự nhiên (Các hồ sơ xác minh khai thác đúng phạm vi ranh giới, diện tích, chủng loại, khối lượng theo giấy phép được cấp hoặc bản đăng ký khai thác) Cần thu thập những thông tin có liên quan đến: - Nghiệm thu gỗ - Dấu búa kiểm lâm

Sau khi chặt hạ những cây gỗ được phép khai thác, thôn/nhóm hộ mình cần phải làm gì để chuyển được gỗ ra khỏi rừng một cách hợp pháp? Theo bà con, thủ tục xin phép khai thác gỗ (bao gồm cả khai thác tận dụng, tận thu gỗ) như vậy là phù hợp hay quá phức tập đối với mình? Bà con có nguyện vọng/đề xuất gì về thủ tục xin phép khai thác gỗ trong rừng nhận khoán?

. Sau khi tính toán tất cả các chi phí trong quá trình xin cấp giấy phép khai thác gỗ, khai thác gỗ và chở gỗ đi bán/chở gỗ về dùng thì bà con thấy thôn/nhóm hộ mình được hưởng lợi như thế nào?

2. Các quy định về vận chuyển gỗ hợp pháp (trong nước)

2.1. Gỗ mua Cần thu thập những thông tin có liên quan đến: - Bảng kê lâm sản (có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã) - Có dấu búa kiểm lâm (nếu gỗ khai thác từ rừng tự nhiên)

. Bà con trong thôn đã có bao giờ đi mua gỗ chưa?

. Khi mua gỗ rừng tự nhiên thì bà con cần yêu cầu người bán có những giấy tờ nào liên quan đến lô gỗ đó? Trên từng lóng gỗ/súc gỗ phải có dấu hiệu gì?

. Khi mua gỗ rừng trồng thì bà con cần yêu cầu người bán có những giấy tờ nào liên quan đến lô gỗ đó?

. Bà con hãy đề xuất những điều kiện (các loại giấy tờ) như thế nào để chứng minh/đảm bảo cho những lô gỗ (gỗ rừng trồng và gỗ rừng tự nhiên) khi mình mua là hợp pháp?

32

Page 34: BÁO CÁO - loggingoff.info · trình Hành động ‘Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)’. Tháng 10 năm 2010, Liên minh Châu

2.2. Gỗ bán Cần thu thập những thông tin có liên quan đến: - Bảng kê lâm sản (có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã) - Có dấu búa kiểm lâm (nếu gỗ khai thác từ rừng tự nhiên)

. Bà con trong thôn đã có bao giờ đem gỗ đi bán chưa?

. Khi bán gỗ được khai thác từ rừng tự nhiên thì bà con cần những giấy tờ nào liên quan đến lô gỗ đó và trên từng lóng gỗ/súc gỗ phải có dấu hiệu gì để đảm bảo tính hợp pháp của gỗ?

. Khi bán gỗ rừng trồng thì bà con có những giấy tờ nào liên quan đến lô gỗ đó để đảm bảo tính hợp pháp của gỗ?

. Bà con hãy đề xuất những điều kiện (các loại giấy tờ) như thế nào để chứng minh/đảm bảo cho những lô gỗ (gỗ rừng trồng và gỗ rừng tự nhiên) khi mình bán là hợp pháp?

3. An toàn về môi trường 3.1. Đảm bảo việc bảo tồn tài nguyên rừng và đa dạng sinh học ở những khu rừng được phép khai thác gỗ

. Khu rừng của thôn/BQLRPH/Lâm trường có nhiều loài cây gỗ không? Trong đó có những loài cây gỗ nào bà con cho là gỗ quý?

. Khi khai thác gỗ (hoặc nếu được phép khai thác gỗ) thì bà con thường chặt những loài cây gỗ nào? Chặt những loài cây gỗ đó để làm gì (nhằm mục đích gì)? Bà con có nghĩ đến việc bảo tồn tài nguyên rừng (đặc biệt là bảo tồn những loài cây gỗ quý) sau khi khai thác không?

. Theo bà con thì làm thế nào để sau khi khai thác thì tài nguyên rừng vẫn được bảo tồn, đặc biệt là các loài cây gỗ quý (khai thác bền vững)

3.2. Những đóng góp trong việc đảm bảo môi trường sống (bao gồm cả việc làm hư hỏng cơ sở hạ tầng) của các cộng đồng dân cư

. Sau khi khai thác gỗ trong rừng của thôn/BQLRPH/Lâm trường, môi trường sống của bà con có bị ảnh hưởng không? (Ví dụ như: mùa hè thì ít nước, mùa mưa thì thường bị sạt lỡ đất, đường sá bị hư hỏng do vận chuyển gỗ từ rừng ra…)

. Theo bà con, các đơn vị khai thác gỗ (kể cả thôn/nhóm hộ mình) phải làm gì để đảm bảo môi trường sống của người dân xung quanh khu rừng được khai thác? (Ví dụ: trích nộp % để đầu tư cho việc quản lý, bảo vệ hay trồng lại rừng sau khi khai thác; sửa chữa đường sá, xe không được chở quá trọng tải, không được khai thác trắng một diện tích lớn trong cùng một thời gian/mùa vụ…)

4. An toàn về xã hội 4.1. Sự tham gia đầy đủ và có hiệu quả của cộng đồng trong quá trình lập kế hoạch khai thác, thiết kế khai thác và khai thác gỗ

. Kế hoạch khai thác gỗ tận dụng, tận thu của thôn/nhóm mình do ai lập? Có họp thôn để thông qua kế hoạch khai thác gỗ hay không?

. Ai tham gia thiết kế khai thác gỗ và giám sát quá trình khai thác gỗ trong rừng nhận khoán?

. BQLRPH/Lâm trường có bao giờ họp với thôn/nhóm hộ để lấy ý kiến của bà con về kế hoạch khai thác của họ trong các khu rừng giao khoán cho thôn/nhóm hộ không?

. BQLRPH/Lâm trường có bao giờ mời đại diện của thôn/nhóm hộ tham gia thiết kế và giám sát khai thác gỗ trong các khu rừng giao khoán cho thôn/nhóm hộ không?

. Theo bà con, BQLRPH/Lâm trường có nên họp với thôn/nhóm hộ để thông báo kế hoạch khai thác gỗ trong những khu rừng giao khoán cho thôn/nhóm hộ không? Hãy cho biết lý do tại sao?

. Theo bà con, BQLRPH/Lâm trường có nên mời đại diện của

33

Page 35: BÁO CÁO - loggingoff.info · trình Hành động ‘Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)’. Tháng 10 năm 2010, Liên minh Châu

thôn/nhóm hộ tham gia thiết kế và giám sát khai thác gỗ trong các khu rừng giao khoán cho thôn/nhóm hộ không? Hãy cho biết lý do tại sao?

. Theo bà con, để tôn trọng các quyền của người dân trong việc lập kế hoạch, thiết kế và giám sát khai thác gỗ trong các khu rừng nhận khoán thì phải làm như thế nào?

4.2. Cơ chế chia sẻ lợi ích . Ở thôn/nhóm hộ mình có cơ chế chia sẻ lợi ích từ việc khai thác gỗ tận dụng, tận thu trong rừng nhận khoán hay không? Nếu có thì hỏi tiếp câu 32, câu 33 và câu 36. Nếu không thì chuyển sang câu 34 đến câu 36

. Bà con hãy cho biết khi gỗ khai thác tận dụng, tận thu trong rừng nhận khoán thì được phân chia như thế nào?

. Bà con hãy cho biết ý kiến của mình về việc thực hiện cơ chế chia sẻ lợi ích từ khai thác gỗ tận dụng, tận thu trong rừng nhận khoán?

. Theo bà con, thôn ta có cần thiết phải xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích từ rừng nhận khoán, đặc biệt từ việc khai thác gỗ tận dụng, tận thu hay không?

. Nếu có thì bà con hãy cho biết nên phân chia lợi ích như thế nào?

. Theo bà con, để minh bạch, công bằng trong việc hưởng lợi từ khai thác gỗ tận dụng, tận thu trong rừng nhận khoán thì phải nên như thế nào? Nếu xung quanh khu vực người dân của thôn sinh sống có rừng của BQLRPH/Lâm trường (những diện tích gần dân nhưng chưa giao khoán QLBV rừng cho thôn/nhóm hộ) thì hỏi tiếp câu 37 đến câu 38

. Khi BQLRPH/Lâm trường khai thác gỗ của họ ở các khu rừng gần thôn thì họ có đóng góp gì cho quỹ của thôn không?

. Theo bà con, để minh bạch, công bằng trong việc hưởng lợi từ việc khai thác gỗ của BQLRPH/Lâm trường ở những khu rừng gần thôn thì phải nên như thế nào?

Nhóm 1C: Các cộng đồng sống gần rừng, ven rừng nhưng không thuộc hai đối tượng 1A, 1B

Nội dung cần tham vấn Câu hỏi gợi ý/định hướng để thu thập thông tin

1. Các quy định về vận chuyển gỗ hợp pháp (trong nước) 2.1. Gỗ mua Cần thu thập những

Bà con trong thôn đã có bao giờ đi mua gỗ chưa? Khi mua gỗ rừng tự nhiên thì bà con cần yêu cầu người bán có

34

Page 36: BÁO CÁO - loggingoff.info · trình Hành động ‘Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)’. Tháng 10 năm 2010, Liên minh Châu

thông tin có liên quan đến: - Bảng kê lâm sản (có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã) - Có dấu búa kiểm lâm (nếu gỗ khai thác từ rừng tự nhiên)

những giấy tờ nào liên quan đến lô gỗ đó? Trên từng lóng gỗ/súc gỗ phải có dấu hiệu gì? Khi mua gỗ rừng trồng thì bà con cần yêu cầu người bán có những giấy tờ nào liên quan đến lô gỗ đó? Bà con hãy đề xuất những điều kiện (các loại giấy tờ) như thế nào để chứng minh/đảm bảo cho những lô gỗ (gỗ rừng trồng và gỗ rừng tự nhiên) khi mình mua là hợp pháp?

2.2. Gỗ bán Cần thu thập những thông tin có liên quan đến: - Bảng kê lâm sản (có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã) - Có dấu búa kiểm lâm (nếu gỗ khai thác từ rừng tự nhiên)

Bà con trong thôn đã có bao giờ đem gỗ đi bán chưa? Khi bán gỗ được khai thác từ rừng tự nhiên thì bà con cần những giấy tờ nào liên quan đến lô gỗ đó và trên từng lóng gỗ/súc gỗ phải có dấu hiệu gì để đảm bảo tính hợp pháp của gỗ? Khi bán gỗ rừng trồng thì bà con có những giấy tờ nào liên quan đến lô gỗ đó để đảm bảo tính hợp pháp của gỗ? Bà con hãy đề xuất những điều kiện (các loại giấy tờ) như thế nào để chứng minh/đảm bảo cho những lô gỗ (gỗ rừng trồng và gỗ rừng tự nhiên) khi mình bán là hợp pháp?

2. An toàn về môi trường 2.1. Đảm bảo việc bảo tồn tài nguyên rừng và đa dạng sinh học ở những khu rừng được phép khai thác gỗ

Khu rừng của BQLRPH/Lâm trường/xã có nhiều loài cây gỗ không? Trong đó có những loài cây gỗ nào bà con cho là gỗ quý?

. Khi khai thác gỗ (hoặc nếu được phép khai thác gỗ) thì bà con thường chặt những loài cây gỗ nào? Chặt những loài cây gỗ đó để làm gì (nhằm mục đích gì)? Bà con có nghĩ đến việc bảo tồn tài nguyên rừng (đặc biệt là bảo tồn những loài cây gỗ quý) sau khi khai thác không?

. Theo bà con thì làm thế nào để sau khi khai thác thì tài nguyên rừng vẫn được bảo tồn, đặc biệt là các loài cây gỗ quý (khai thác bền vững)

2.2. Những đóng góp trong việc đảm bảo môi trường sống (bao gồm cả việc làm hư hỏng cơ sở hạ tầng) của các cộng đồng dân cư

. Sau khi khai thác gỗ trong rừng của BQLRPH/Lâm trường/xã, môi trường sống của bà con có bị ảnh hưởng không? (Ví dụ như: mùa hè thì ít nước, mùa mưa thì thường bị sạt lỡ đất, đường sá bị hư hỏng do vận chuyển gỗ từ rừng ra…)

. Theo bà con, các đơn vị khai thác gỗ (kể cả thôn mình) phải làm gì để đảm bảo môi trường sống của người dân xung quanh khu rừng được khai thác? (Ví dụ: trích nộp % để đầu tư cho việc quản lý, bảo vệ hay trồng lại rừng sau khi khai thác; sửa chữa đường sá, xe không được chở quá trọng tải, không được khai thác trắng một diện tích lớn trong cùng một thời gian/mùa vụ…)

3. An toàn về xã hội 3.1. Sự tham gia đầy đủ và có hiệu quả của cộng đồng trong quá trình lập kế hoạch khai thác, thiết kế khai thác và khai thác gỗ

. Theo bà con, BQLRPH/Lâm trường có nên họp với thôn để thông báo kế hoạch khai thác gỗ trong những khu rừng gần thôn không? Hãy cho biết lý do tại sao?

. Theo bà con, BQLRPH/Lâm trường có nên mời đại diện của thôn tham gia thiết kế và giám sát khai thác gỗ trong các khu rừng gần thôn không? Hãy cho biết lý do tại sao?

35

Page 37: BÁO CÁO - loggingoff.info · trình Hành động ‘Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)’. Tháng 10 năm 2010, Liên minh Châu

3.2. Cơ chế chia sẻ lợi ích . Khi BQLRPH/Lâm trường khai thác gỗ của họ ở các khu rừng gần thôn thì họ có đóng góp gì cho quỹ của thôn không?

. Theo bà con, để minh bạch, công bằng trong việc hưởng lợi từ việc khai thác gỗ của BQLRPH/Lâm trường ở những khu rừng gần thôn thì phải nên như thế nào?

Nhóm 2A: Các hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao, cho thuê đất trồng rừng (Chủ rừng)

Nội dung cần tham vấn Câu hỏi gợi ý/định hướng để thu thập thông tin

1. Các quy định về khai thác gỗ hợp pháp từ rừng trồng do chủ rừng tự bỏ vốn đầu tư 1.1. Hồ sơ khai thác gỗ hợp pháp - Hồ sơ khai thác gỗ hợp pháp gồm: + Bản đăng ký khai thác + Bản dự kiến sản phẩm khai thác

Bà con được nhà nước giao đất trồng rừng từ năm nào? Bà con đã khai thác gỗ hay chưa? Nếu đã khai thác thì hỏi tiếp câu 3 đến câu 6. Nếu chưa thì chuyển sang câu 4 đến câu 6 Bà con đã khai thác từ năm nào? Khi gia đình mình muốn khai thác gỗ thì cần phải xin phép ai? Để xin được giấy phép khai thác thì gia đình mình phải làm những việc gì (thủ tục xin giấy phép)? Trước khi vào khai thác gỗ thì gia đình mình cần phải có đầy đủ những loại giấy tờ gì?

1.2. Quy trình khai thác gỗ hợp pháp từ rừng trồng (Các hồ sơ xác minh khai thác đúng phạm vi ranh giới, diện tích, chủng loại, khối lượng theo giấy phép được cấp hoặc bản đăng ký khai thác) - Có xác nhận của UBND xã

Sau khi khai thác, bà con cần phải làm gì để chuyển được gỗ ra khỏi rừng một cách hợp pháp? Theo bà con, thủ tục xin phép khai thác gỗ như vậy là phù hợp hay quá phức tập đối với mình? Bà con có nguyện vọng/đề xuất gì về thủ tục xin phép khai thác gỗ không? Sau khi tính toán tất cả các chi phí trong quá trình xin cấp giấy phép khai thác gỗ, khai thác gỗ và chở gỗ đi bán/chở gỗ về dùng thì bà con thấy mình được hưởng lợi như thế nào?

2. Các quy định về vận chuyển gỗ hợp pháp (trong nước) 2.1. Gỗ mua - Bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã - Có dấu búa kiểm lâm (nếu gỗ khai thác từ rừng tự nhiên)

. Bà con đã có bao giờ đi mua gỗ chưa?

. Khi mua gỗ rừng tự nhiên thì bà con cần yêu cầu người bán có những giấy tờ nào liên quan đến lô gỗ đó? Trên từng lóng gỗ/súc gỗ phải có dấu hiệu gì?

. Khi mua gỗ rừng trồng thì bà con cần yêu cầu người bán có những giấy tờ nào liên quan đến lô gỗ đó?

. Bà con hãy đề xuất những điều kiện (các loại giấy tờ) như thế nào để chứng minh/đảm bảo cho những lô gỗ (gỗ rừng trồng và gỗ rừng tự nhiên) khi mình mua là hợp pháp?

2.2. Gỗ bán - Bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã - Có dấu búa kiểm lâm (nếu gỗ khai thác từ rừng tự nhiên)

. Bà con đã có bao giờ đem gỗ đi bán chưa?

. Khi bán gỗ được khai thác từ rừng tự nhiên thì bà con cần những giấy tờ nào liên quan đến lô gỗ đó và trên từng lóng gỗ/súc gỗ phải có dấu hiệu gì để đảm bảo tính hợp pháp của gỗ?

. Khi bán gỗ rừng trồng thì bà con có những giấy tờ nào liên quan đến lô gỗ đó để đảm bảo tính hợp pháp của gỗ?

. Bà con hãy đề xuất những điều kiện (các loại giấy tờ) như thế nào để chứng minh/đảm bảo cho những lô gỗ (gỗ rừng trồng và gỗ rừng tự nhiên) khi mình bán là hợp pháp?

3. An toàn về môi trường

36

Page 38: BÁO CÁO - loggingoff.info · trình Hành động ‘Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)’. Tháng 10 năm 2010, Liên minh Châu

3.1. Đảm bảo việc bảo tồn tài nguyên rừng và đa dạng sinh học ở những khu rừng được phép khai thác gỗ

. Khu rừng của BQLRPH/Lâm trường có nhiều loài cây gỗ không? Trong đó có những loài cây gỗ nào bà con cho là gỗ quý?

. Khi khai thác gỗ (hoặc nếu được phép khai thác gỗ) thì bà con thường chặt những loài cây gỗ nào? Chặt những loài cây gỗ đó để làm gì (nhằm mục đích gì)? Bà con có nghĩ đến việc bảo tồn tài nguyên rừng (đặc biệt là bảo tồn những loài cây gỗ quý) sau khi khai thác không?

. Theo bà con thì làm thế nào để sau khi khai thác thì tài nguyên rừng vẫn được bảo tồn, đặc biệt là các loài cây gỗ quý (khai thác bền vững)

3.2. Những đóng góp trong việc đảm bảo môi trường sống (bao gồm cả việc làm hư hỏng cơ sở hạ tầng) của các cộng đồng dân cư

. Sau khi khai thác gỗ trong rừng của thôn/BQLRPH/Lâm trường, môi trường sống của bà con có bị ảnh hưởng không? (Ví dụ như: mùa hè thì ít nước, mùa mưa thì thường bị sạt lỡ đất, đường sá bị hư hỏng do vận chuyển gỗ từ rừng ra…)

. Theo bà con, các đơn vị khai thác gỗ (kể cả gia đình mình) phải làm gì để đảm bảo môi trường sống của người dân xung quanh khu rừng được khai thác? (Ví dụ: trích nộp % để đầu tư cho việc quản lý, bảo vệ hay trồng lại rừng sau khi khai thác; sửa chữa đường sá, xe không được chở quá trọng tải, không được khai thác trắng một diện tích lớn trong cùng một thời gian/mùa vụ…)

4. An toàn về xã hội 4.1. Sự tham gia đầy đủ và có hiệu quả của cộng đồng trong quá trình lập kế hoạch khai thác, thiết kế khai thác và khai thác gỗ

. Gia đình mình có thông báo với thôn về kế hoạch khai thác gỗ hay không?

. Ai tham gia thiết kế khai thác gỗ và giám sát quá trình khai thác gỗ của bà con?

. Theo bà con, để tôn trọng các quyền của người dân trong việc lập kế hoạch, thiết kế và giám sát khai thác gỗ thì phải làm như thế nào? Nếu xung quanh khu vực người dân của thôn sinh sống có rừng của BQLRPH/Lâm trường thì hỏi tiếp câu 26 đến câu 27

. Theo bà con, BQLRPH/Lâm trường có nên họp với thôn để thông báo kế hoạch khai thác gỗ trong những khu rừng gần thôn không? Hãy cho biết lý do tại sao?

. Theo bà con, BQLRPH/Lâm trường có nên mời đại diện của thôn tham gia thiết kế và giám sát khai thác gỗ trong các khu rừng gần thôn không? Hãy cho biết lý do tại sao?

4.2. Cơ chế chia sẻ lợi ích Nếu xung quanh khu vực người dân của thôn sinh sống có rừng của BQLRPH/Lâm trường thì hỏi tiếp câu 28 đến câu 29

. Khi BQLRPH/Lâm trường khai thác gỗ của họ ở các khu rừng gần thôn thì họ có đóng góp gì cho quỹ của thôn không?

. Theo bà con, để minh bạch, công bằng trong việc hưởng lợi từ việc khai thác gỗ của BQLRPH/Lâm trường ở những khu rừng gần thôn thì phải nên như thế nào?

37

Page 39: BÁO CÁO - loggingoff.info · trình Hành động ‘Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)’. Tháng 10 năm 2010, Liên minh Châu

Nhóm 2B: Các hộ gia đình, cá nhân được nhận khoán quản lý bảo vệ rừng trồng (Bên nhận khoán) Nội dung cần tham vấn Câu hỏi gợi ý/định hướng để thu thập thông tin

1. Các quy định về khai thác gỗ hợp pháp từ rừng trồng do chủ rừng tự bỏ vốn đầu tư 1.1. Hồ sơ khai thác gỗ hợp pháp - Hồ sơ khai thác gỗ hợp pháp gồm: + Bản đăng ký khai thác + Bản dự kiến sản phẩm khai thác

Bà con nhận khoán quản lý bảo vệ rừng trồng từ năm nào? Bà con đã khai thác gỗ hay chưa? Nếu đã khai thác thì hỏi tiếp câu 3 đến câu 6. Nếu chưa thì chuyển sang câu 4 đến câu 6 Bà con đã khai thác từ năm nào? Khi gia đình mình muốn khai thác gỗ thì cần phải xin phép ai? Để xin được giấy phép khai thác thì gia đình mình phải làm những việc gì (thủ tục xin giấy phép)? Trước khi vào khai thác gỗ thì gia đình mình cần phải có đầy đủ những loại giấy tờ gì?

1.2. Quy trình khai thác gỗ hợp pháp từ rừng trồng (Các hồ sơ xác minh khai thác đúng phạm vi ranh giới, diện tích, chủng loại, khối lượng theo giấy phép được cấp hoặc bản đăng ký khai thác) - Có xác nhận của UBND xã

Sau khi khai thác, bà con cần phải làm gì để chuyển được gỗ ra khỏi rừng một cách hợp pháp? Theo bà con, thủ tục xin phép khai thác gỗ như vậy là phù hợp hay quá phức tập đối với mình? Bà con có nguyện vọng/đề xuất gì về thủ tục xin phép khai thác gỗ không? Sau khi tính toán tất cả các chi phí trong quá trình xin cấp giấy phép khai thác gỗ, khai thác gỗ và chở gỗ đi bán/chở gỗ về dùng thì bà con thấy mình được hưởng lợi như thế nào?

2. Các quy định về vận chuyển gỗ hợp pháp (trong nước) 2.1. Gỗ mua - Bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã - Có dấu búa kiểm lâm (nếu gỗ khai thác từ rừng tự nhiên)

. Bà con đã có bao giờ đi mua gỗ chưa?

. Khi mua gỗ rừng tự nhiên thì bà con cần yêu cầu người bán có những giấy tờ nào liên quan đến lô gỗ đó? Trên từng lóng gỗ/súc gỗ phải có dấu hiệu gì?

. Khi mua gỗ rừng trồng thì bà con cần yêu cầu người bán có những giấy tờ nào liên quan đến lô gỗ đó?

. Bà con hãy đề xuất những điều kiện (các loại giấy tờ) như thế nào để chứng minh/đảm bảo cho những lô gỗ (gỗ rừng trồng và gỗ rừng tự nhiên) khi mình mua là hợp pháp?

2.2. Gỗ bán - Bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã - Có dấu búa kiểm lâm (nếu gỗ khai thác từ rừng tự nhiên)

. Bà con đã có bao giờ đem gỗ đi bán chưa?

. Khi bán gỗ được khai thác từ rừng tự nhiên thì bà con cần những giấy tờ nào liên quan đến lô gỗ đó và trên từng lóng gỗ/súc gỗ phải có dấu hiệu gì để đảm bảo tính hợp pháp của gỗ?

. Khi bán gỗ rừng trồng thì bà con có những giấy tờ nào liên quan đến lô gỗ đó để đảm bảo tính hợp pháp của gỗ?

. Bà con hãy đề xuất những điều kiện (các loại giấy tờ) như thế nào để chứng minh/đảm bảo cho những lô gỗ (gỗ rừng trồng và gỗ rừng tự nhiên) khi mình bán là hợp pháp?

3. An toàn về môi trường 3.1. Đảm bảo việc bảo tồn tài nguyên rừng và đa dạng sinh học ở những khu rừng được phép khai thác gỗ

. Khu rừng của BQLRPH/Lâm trường có nhiều loài cây gỗ không? Trong đó có những loài cây gỗ nào bà con cho là gỗ quý?

. Khi khai thác gỗ (hoặc nếu được phép khai thác gỗ) thì bà con thường chặt những loài cây gỗ nào? Chặt những loài cây gỗ đó để làm gì (nhằm mục đích gì)? Bà con có nghĩ đến việc bảo tồn

38

Page 40: BÁO CÁO - loggingoff.info · trình Hành động ‘Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)’. Tháng 10 năm 2010, Liên minh Châu

tài nguyên rừng (đặc biệt là bảo tồn những loài cây gỗ quý) sau khi khai thác không?

. Theo bà con thì làm thế nào để sau khi khai thác thì tài nguyên rừng vẫn được bảo tồn, đặc biệt là các loài cây gỗ quý (khai thác bền vững)

3.2. Những đóng góp trong việc đảm bảo môi trường sống (bao gồm cả việc làm hư hỏng cơ sở hạ tầng) của các cộng đồng dân cư

. Sau khi khai thác gỗ trong rừng của thôn/BQLRPH/Lâm trường, môi trường sống của bà con có bị ảnh hưởng không? (Ví dụ như: mùa hè thì ít nước, mùa mưa thì thường bị sạt lỡ đất, đường sá bị hư hỏng do vận chuyển gỗ từ rừng ra…)

. Theo bà con, các đơn vị khai thác gỗ (kể cả gia đình mình) phải làm gì để đảm bảo môi trường sống của người dân xung quanh khu rừng được khai thác? (Ví dụ: trích nộp % để đầu tư cho việc quản lý, bảo vệ hay trồng lại rừng sau khi khai thác; sửa chữa đường sá, xe không được chở quá trọng tải, không được khai thác trắng một diện tích lớn trong cùng một thời gian/mùa vụ…)

4. An toàn về xã hội 4.1. Sự tham gia đầy đủ và có hiệu quả của cộng đồng trong quá trình lập kế hoạch khai thác, thiết kế khai thác và khai thác gỗ

. BQLRPH/Lâm trường có bao giờ họp với các hộ gia đình để lấy ý kiến của bà con về kế hoạch khai thác của họ trong các khu rừng giao khoán cho hộ không?

. BQLRPH/Lâm trường có bao giờ mời đại diện của hộ tham gia thiết kế và giám sát khai thác gỗ trong các khu rừng giao khoán cho hộ không?

. Theo bà con, BQLRPH/Lâm trường có nên họp với hộ để thông báo kế hoạch khai thác gỗ trong những khu rừng giao khoán cho hộ không? Hãy cho biết lý do tại sao?

. Theo bà con, BQLRPH/Lâm trường có nên mời đại diện của hộ tham gia thiết kế và giám sát khai thác gỗ trong các khu rừng giao khoán cho hộ không? Hãy cho biết lý do tại sao?

. Theo bà con, để tôn trọng các quyền của người dân trong việc lập kế hoạch, thiết kế và giám sát khai thác gỗ trong các khu rừng nhận khoán thì phải làm như thế nào?

4.2. Cơ chế chia sẻ lợi ích . Khi BQLRPH/Lâm trường khai thác gỗ của họ ở các khu rừng gần thôn thì họ có đóng góp gì cho quỹ của thôn không?

. Theo bà con, để minh bạch, công bằng trong việc hưởng lợi từ việc khai thác gỗ của BQLRPH/Lâm trường ở những khu rừng gần thôn thì phải nên như thế nào?

2. Các bước chính trong cuộc họp thôn Mở đầu • Giới thiệu mục tiêu, thành phần tham dự • Giới thiệu nội dung, cách làm việc, thời gian......

Hoạt động chính • Mục tiêu của đợt tham vấn

39

Page 41: BÁO CÁO - loggingoff.info · trình Hành động ‘Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)’. Tháng 10 năm 2010, Liên minh Châu

• Phương pháp tham vấn • Trình bày kết quả tham vấn ban đầu (kết quả của thảo luận nhóm), bao gồm cả các ý kiến

trái ngược nhau • Mời bà con phát biểu, đóng góp ý kiến

Kết thúc • Tổng kết/đúc rút các ý kiến thảo luận • Cảm ơn bà con

PHỤ LỤC Phụ lục 1: Các văn bản pháp lý của nhà nước liên quan đến tính hợp pháp của gỗ và sản phẩm gỗ cần phải tham chiếu trong quá trình tham vấn cộng đồng 1. Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn về việc ban hành “Hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ”

2. Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn việc ban hành “Quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản”

3. Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN ngày 01 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành “Quy chế quản lý và đóng búa bài cây, búa kiểm lâm”

Phụ lục 2: Mẫu báo cáo kết quả tham vấn Báo cáo kết quả tham vấn ít nhất phải bao gồm các phần sau 1. Đặt vấn đề 2. Mục tiêu và nội dung tham vấn 3. Phương pháp và tiến trình tham vấn 4. Kết quả tham vấn 4.1. Các quy định về khai thác gỗ hợp pháp trong nước 4.2. Các quy định về vận chuyển gỗ hợp pháp (trong nước) 4.3. An toàn về môi trường 4.4. An toàn về xã hội Tất cả 4 nội dung trên đều được phân tích thực trạng và đề xuất của cộng đồng/người dân về tính hợp pháp của gỗ và sản phẩm gỗ. Cần phải đưa các “case study” vào báo cáo dưới dạng “hộp” (box), dưới đây là một ví dụ để tham khảo (có thể không liên quan gì nhiều đến tính hợp pháp của gỗ và sản phẩm gỗ) Hộp 1: Các hình thức khai thác gỗ và chia sẻ lợi ích Anh H. năm nay 23 tuổi là lao động chính trong gia đình để nuôi một mẹ già tàn tật và một em gái nhỏ (15 tuổi) với nghề chính là khai thác gỗ. Học hết lớp 2 thì bỏ học do nhà quá nghèo, năm 14 tuổi anh đã đi tập cưa gỗ ở trong rừng (do đi học nghề cưa nên chỉ được nuôi ăn, không trả tiền công), năm 18 tuổi (2004) bắt đầu được chủ trả tiền công, đến năm 2009 thì không có người cùng cưa nên chuyển sang đi “đạp rừng” tìm gỗ, sau đó thuê thợ cưa và chủ trâu kéo gỗ ra nhà để bán. Anh H. thường đi tìm gỗ từ khu vực khe A Sáp cho đến tận đầu nguồn sông Bồ, từ nhà đến rừng khoảng hơn 4 giờ đi bộ. Một chuyến đi khai thác gỗ thường kéo dài từ 10-15 ngày, mỗi chuyến trung bình được 3m3 gỗ xẻ (kích thước 10-15cm x 10-12cm x 2,5m hoặc 18-20cm x 10-18cm x 2,5m hoặc 30-40cm x 10-15cm x 2,5m), giá bình quân khoảng 3 triệu đồng/m3. Một tháng đi một chuyến, tổng thu được 3 triệu đồng, trong đó tổng chi phí hết 1,5 triệu đồng (tiền ăn: 400.000 đồng, tiền thuê bốc vác tại nhà: 600.000 đồng và tiền giao dịch khác: 500.000 đồng), còn lại được 1,5 triệu đồng. Trong khi đó thì thợ cưa, chủ trâu sau khi trừ chi phí còn lại khoảng 2 triệu đồng. Anh T. năm nay 29 tuổi, có vợ 20 tuổi và con gái 1 tuổi. Được bố mẹ cho 1 con trâu nên thường đi “đạp rừng” tìm gỗ, sau đó thuê thợ cưa vào xẻ, sau khi xẻ xong thì đem trâu vào

40

Page 42: BÁO CÁO - loggingoff.info · trình Hành động ‘Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)’. Tháng 10 năm 2010, Liên minh Châu

kéo gỗ về. Một tháng anh thường vào rừng khoảng lần, một chuyến đi khoảng 6 ngày (tìm gỗ: 2 ngày; cưa: 2 ngày; à kéo gỗ ra: 2 ngày), thông thường được khoảng 0,3 m3/lần. Mỗi lần bán được khoảng 900.000 đồng, trả cho thợ cưa khoảng 450.000 đồng (1,5 triệu/m3), chi phí khác khoảng 200.000 đồng, còn lại khoảng 250.000 đồng, như vậy bình quân một tháng cũng thu được 750.000 đồng từ khai thác gỗ 1. Kết luận và những đề xuất đóng góp cho định nghĩa gỗ và sản phẩm gỗ hợp pháp

Phần phụ lục Phụ lục 1: Kế hoạch tham vấn Phụ lục 2: Danh sách các thành viên tham gia tham vấn Phụ lục 2 : Kế hoạch tham vấn cộng đồng

Đơn vị thực hiện: Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững (SRD) Đơn vị phối hợp: SFMI 1. Thời gian: Từ 5/10/2012 đến 20/10/2012 2. Mục tiêu: Thu thập các thông tin (nhận thức, đề xuất…) từ cộng đồng địa phương về

định nghĩa gỗ hợp pháp, thực thi Lâm luật và thương mại gỗ nhằm góp ý kiến hoàn thiện tài liệu của Chính phủ sử dụng trong đàm phán vòng thứ 6 với EU.

3. Phương pháp tham vấn cộng đồng Xác định số mẫu: Số lượng mẫu tham vấn cho một tỉnh (chọn 1 huyện/tỉnh): Mỗi nhóm

(1A, 1B, 1C, 2A và 2B trong TL hướng dẫn) đều phải tiến hành tham vấn từ 3 cộng đồng/thôn/ nhóm trở lên (15 cuộc thảo luận nhóm/tỉnh).

Chọn xã có tính đại diện (có đủ các loại rừng) Chọn nhóm hộ đại diện tham gia buổi tham vấn: Đại diện cho các hình thức chủ rừng và

không là chủ rừng Thu thập thông tin thứ cấp Thảo luận nhóm có sự điều khiển của cán bộ hiện trường Phỏng vấn sâu, ghi chép các trường hợp điển hình Họp toàn thôn để thống nhất kết quả tham vấn

4. Các bước thực hiện kế hoạch

Thời gian Hoạt động Kết quả Người tham gia 6-10/10 9/10 10-11/10 12-16/10

Chuẩn bị lựa chọn hiện trường để phỏng vấn, liên hệ các thôn, xã theo đúng hướng dẫn Lên kế hoạch chi tiết gửi công văn đến DARD và Tuấn Kiểm lâm Thực hiện hoạt động thực

Huyện Na rì gồm 4 xã và 6 thôn Kế hoạch chi tiết Để hẹn với huyện Mời các xã, thôn Tham vấn cộng

Liên, Tuấn Liên, Tuấn Nhuận Nam, Tuấn Liên, Ngọc, Nhuận,

41

Page 43: BÁO CÁO - loggingoff.info · trình Hành động ‘Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)’. Tháng 10 năm 2010, Liên minh Châu

17/10

địạ Thực hiện hoạt động tham vấn Hai nhóm ở hiện trường chỉnh lại báo cáo thu thập dữ liệu

đồng ở các thôn Báo cáo dữ liệu

Nam, Tuấn Nhuận, Giang

18-21 Viết báo cáo cuối cùng Báo cáo Liên 5. Đối tượng tham vấn • Hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn được Nhà nước giao, cho thuê rừng, đất

trồng rừng để sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (Chủ rừng)

• Hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng được nhận khoán quản lý bảo vệ rừng (Bên nhận khoán)

• Hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng sống gần rừng, ven rừng và phụ thuộc vào rừng nhưng không thuộc hai đối tượng trên

6. Số người tham gia tham vấn: • Nhóm 1: BQL rừng cộng đồng và Tổ trưởng tổ bảo vệ rừng (5 người )

- Nhóm 1A: Các cộng đồng được Nhà nước giao, cho thuê rừng, đất trồng rừng (Chủ rừng) (5 người x 3 nhóm = 15 người)

- Nhóm 1B: Các hộ nhận khoán quản lý bảo vệ rừng hoặc tham gia đồng quản lý rừng (Bên nhận khoán): (5 người x3 nhóm = 15 người)

- Nhóm 1C: Các cộng đồng sống gần rừng, ven rừng và phụ thuộc vào rừng nhưng không thuộc hai đối tượng trên : (5 người x2 nhóm = 10 người)

- Tổng cộng là 40 người 8 nhóm • Nhóm 2: Các hộ gia đình, cá nhân (7- người)

- Nhóm 2A: Các hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao, cho thuê đất trồng rừng (Chủ rừng) : (7 người x4 nhóm = 28 người)

- Nhóm 2B: Các hộ gia đình, cá nhân nhận khoán quản lý bảo vệ rừng trồng hoặc tham gia đồng quản lý rừng (Bên nhận khoán): (7 người x2 nhóm = 14 người)

Tổng cộng 6 nhóm là 42 người Tổng số: 14 cuộc thảo luận nhóm 82 người 7. Nội dung phỏng vấn: theo Hướng dẫn có trong bộ câu hỏi 8. Danh sách người phỏng vấn :

1) Dương thị Liên SFMI 2) Phạm Thị Bích Ngọc SRD 3) Nguyễn văn Nhuận SRD 5) Đinh thị Giang IOS 6) Hoàng Anh Tuấn cán bộ hiện trường 7) Ngôi Quang Nam Cán bộ hiện trường huyện Na Rì

9) Đoàn sẽ chia làm 2 nhóm trong quá trình phỏng vấn Nhóm 1 gồm: 1) Dương thị Liên 2) Đinh Thị Giang 3) Ngôi Quang Nam cán bộ hiện trường Nhóm 2 gồm: 1) Nguyễn văn Nhuận 2) Phạm Thị Bích Ngọc 3) Hoàng Anh Tuấn cán bộ hiện trường

42

Page 44: BÁO CÁO - loggingoff.info · trình Hành động ‘Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)’. Tháng 10 năm 2010, Liên minh Châu

43

Page 45: BÁO CÁO - loggingoff.info · trình Hành động ‘Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)’. Tháng 10 năm 2010, Liên minh Châu

KẾ HOẠCH CHI TIẾT VỀ LỊCH PHỎNG VẤN

Thời gian (Dự kiến)

Tên thôn, xã Nhóm Số người được phỏng vấn Tổng Địa điểm 1A 1B 1C 2A 2B

Chiều 12/10

Gặp gỡ và báo cáo UBND huyện Na Rì

Họp nhóm phỏng vấn gồm cán bộ hiện trường và đoàn

công tác

Cả nhóm

Huyện Na Rì Khách sạn

Sáng 13/10 Thôn Sắc Sái, xã Cư Lễ Nhóm1 5 5 10 tại nhà họp thôn Chiều 13/10 7 7 Thôn Sắc Sái

Sáng 13/10 Thôn Nà Lẹng, xã Cư Lễ Nhóm 2 8 12 tại nhà họp thôn Chiều 13/10 7 7 Thôn Nà Lẹng

Sáng 14/10 Thôn Nà Ngòa, xã Văn Minh Nhóm 1 2 14 16 tại nhà họp thôn Nà

Mực Chiều 14/10

Thôn Khuổi Liềng, xã Văn Minh 10 10 tại nhà họp thôn

Sáng 14/10 Thôn Nà Mực, xã Văn Minh, Nhóm 2 8 9 17 tại nhà họp thôn Nà

Mực Chiều 14/10

Thôn Too Đooc, xã Lạng San Nhóm 1 5 5 tại nhà họp thôn

Sáng 15/10

Đoàn làm việc với anh Nam và Tuấn kiểm lâm để tổng hợp số liệu và hỏi các thông tin thêm

Tổng 13 10 7 36 14 Lưu ý: Nhóm 1A, 1B, 1C là rừng tự nhiên, nhóm 2A, 2B là rừng trồng

44

Page 46: BÁO CÁO - loggingoff.info · trình Hành động ‘Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)’. Tháng 10 năm 2010, Liên minh Châu

45

Nhóm 1A: Các cộng đồng được Nhà nước giao, cho thuê rừng, đất trồng rừng (Chủ rừng) (5 người x3 nhóm = 15 người) Nhóm 1B: Các cộng đồng, nhóm hộ hoặc hộ gđ nhận khoán quản lý bảo vệ rừng hoặc tham gia đồng quản lý rừng (Bên nhận khoán): (5 người x3 nhóm = 15 người) Nhóm 1C: Các cộng đồng sống gần rừng, ven rừng và phụ thuộc vào rừng nhưng không thuộc hai đối tượng trên : (5 người x3 nhóm = 15 người) Nhóm 2A: Các hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao, cho thuê đất trồng rừng (Chủ rừng) : (7 người x 4 nhóm = 28 người) Nhóm 2B: Các hộ gia đình, cá nhân nhận khoán quản lý bảo vệ rừng trồng hoặc tham gia đồng quản lý rừng (Bên nhận khoán): (7 người x2 nhóm = 14 người) Các tiêu chí (theo thứ tự ưu tiên) để chọn các hộ tham gia thảo luận nhóm 2A và 2B là: (1) Có rừng trồng (đã và chưa khai thác);

(2) Đầy đủ các hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ không nghèo; (3) Có cả Nam và Nữ

Kế hoạch có thể được bổ sung, điều chỉnh trong quá trình làm việc cho phù hợp với thực tế và thời tiết tại địa phương.

Page 47: BÁO CÁO - loggingoff.info · trình Hành động ‘Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)’. Tháng 10 năm 2010, Liên minh Châu

Phụ lục 3 : Báo cáo của hai nhóm thực hiện tham vấn Nhóm 1: BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG

--------------------- - Địa điểm: Thôn Sắc Sái, xã Cư Lễ, huyện Na Rì - Thời gian: 8h ngày 13/10/2012 - Thành phần tham dự: + SRD: Dương Thị Liên, Đinh Thị Hà Giang; + Cán bộ hiện trường: Ngôi Quang Nam, Hoàng Văn Đàm; + Cán bộ hiện trường xã: Nông Văn Tuyên (sđt: 0167 373 3275) + Trưởng thôn Sắc Sái: Vi Văn Ca cùng bà con thôn bản theo danh sách dưới đây.

Nhóm 2A STT Họ và tên Tuổi Nam Nữ SĐT 1 Vi Văn Tươi 55 tuổi nam 2 Hoàng Trường Giang 50 tuổi nam 0162 8011 475 3 Vi Thị Tuyến 30 tuổi Nữ 4 Vi Văn Du 34 tuổi nam 0165 295 6057 5 Bế Thị Thiện 42 tuổi Nữ 6 Vi Văn Đức 39 tuổi nam

- Một vài thông tin chung về thôn: + Thôn Sắc Sái có 41 hộ, 177 nhân khẩu. Trong đó mỗi hộ được nhận bình quân là 3ha rừng (giao đất), còn 4 hộ chưa nhận được đất1; + Tổng diện tích rừng khoảng 510ha, trong đó cắt cho làng Khuổi Liềng hơn 100 ha vì là đất giáp ranh. Diện tích đất rừng trong thôn còn khoảng 380 ha, nhưng trong đó còn bao gồm rừng phòng hộ, rừng lâm trường, rừng núi đá...; + Tỷ lệ đất nông nghiệp khoảng 400 – 500 m2/ nhân khẩu; + Thành phần dân tộc: Nùng chiếm đa số (khoảng 99%), Tày, Kinh (1 hộ). + Toàn bộ đất rừng trước đây thuộc về Lâm trường. Từ năm 2008 có đề nghị của thôn và chính quyền địa phương yêu cầu lâm trường cấp cho dân đất để khai thác và trồng cây. Bởi vì không có rừng sẽ gây nhiều khó khăn cho dân. Năm 2011, chính thức tiến hành bàn giao đất cho dân. * Kết quả thảo luận nhóm 2A - Vài nét sơ lược về đối tượng thuộc nhóm 2A của thôn Sắc Sái:

Đối tượng thuộc các hộ gia đình được giao đất trồng rừng (có sổ bìa đỏ) từ năm 2011. Mỗi hộ nhận 3ha rừng và đều trồng mỡ. Dự định 20 năm khai thác, 20 năm là có thể khai thác tỉa. Đất thuộc sở hữu của hộ gia đình nhưng trồng rừng theo dự án nên được hỗ trợ giống.

1 4 hộ dân chưa nhận được đất rừng là 4 hộ sống liền kề ở đất lâm nghệp, còn một số vướng mắc chưa dàn xếp ổn thỏa. Vị trí rừng này vốn là đất của trạm lâm nghiệp, khi giao cho dân thì chỉ tiến hành bằng miệng chứ không có biên bản cụ thể. Đến khi dân vào thực hiện dự án 147, lại nói là đất rừng lâm nghiệp chưa cho dân được.

46

Page 48: BÁO CÁO - loggingoff.info · trình Hành động ‘Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)’. Tháng 10 năm 2010, Liên minh Châu

Diện tích rừng được giao chủ yếu là rừng tái sinh (trước là đất lâm trường nên đã khai thác hết rồi mới giao lại cho xã quản lý) nên gỗ tận thu là rất ít. Chủ yếu làm củi đun vì làm thủ tục giấy tờ để bán cũng không bõ công làm. Như vậy, nhóm đối tượng này chưa có ai từng bán gỗ hay làm thủ tục bán gỗ. Tuy nhiên, thông qua thảo luận đã thu được ý kiến của bà con như sau:

Vì các hộ ở đây đều chưa khai thác nên cũng không biết rõ quy trình, chỉ biết là phải có những trình tự nhưng nếu nhà ai cần khai thác sẽ phải ra Ủy ban xã để hỏi kỹ hơn. - Ý kiến của người dân: + Người dân thấy không công bằng vì lâm trường khai thác quá nhiều gỗ nhưng lại không đóng góp vào quỹ thôn; + Người dân muốn trồng cây to nhưng đất lâm trường giao lại cho họ toàn là đất nghèo, bạc màu. - Nhận xét chung:

+ Các hộ dân khi được giao đất, phát trắng để trồng cây theo dự án 147 đều có gỗ tận thu, nhưng vì không có giấy tờ nên họ không thể bán, mà để đi làm thủ tục thì ngại (vì không có tiền, vì mất thời gian).

+ Họ đều đã được hướng dẫn về thế nào là gỗ hợp pháp hay không hợp pháp nhưng họ cũng không rõ làm thế nào để kiểm tra được và giả sử kiểm tra được thì cũng không biết nên làm thế nào (vì họ không có quyền). Ví dụ: họ đều nghe nói gỗ hợp pháp khai thác từ rừng tự nhiên là phải có dấu búa kiểm lâm, nhưng chưa ai biết hay nhìn thấy dấu búa kiểm lâm là thế nào.

* Phỏng vấn sâu: Chị Vi Thị Tuyến (30 tuổi) - Nhà có 4 khẩu, 2 lao động chính; - Có 2 thửa ruộng (nhưng không nhớ diện tích), 1 năm cấy 2 vụ, mỗi vụ thu được 20 bao thóc. Ngoài ra còn trồng mỗi vụ được 2kg ngô giống và chăn nuôi gà, lợn. - Năm ngoái thuộc diện hộ nghèo. Năm nay đã thoát nghèo nhờ vay vốn phụ nữ với lãi suất 0,5% để chăn nuôi. - Sau khi nhận rừng đã tiến hành trồng mỡ. Theo chị thì nếu rừng mỡ lớn, chị có thể chặt về dùng trong gia đình mình . - Chị cũng không nắm rõ về các thủ tục để khai thác, mua, bán và vận chuyển gỗ. - Chị thấy bất công vì lâm trường khai thác nhiều gỗ nhưng không đóng góp cho thôn, còn người dân thì trồng rừng bán nhưng lại có quá nhiều thủ tục rắc rối.

Nhóm 1C: chị Ngọc phụ trách, anh Mạnh hỗ trợ STT Họ và Tên Nam Nữ Số nhân khẩu 1 Hoàng Văn Đại nam 6 khẩu (4 lao động chính) 2 Vi Văn Quyến nam 4 khẩu (2 lao động chính) 3 Hoàng Thị Châu Nữ 5 khẩu (2 lao động chính) 4 Nông Thị Duyên Nữ 5 khẩu (2 lao động chính) 5 Nông Thị Ngư Nữ 7 khẩu (2 lao động) * Kết quả thảo luận nhóm 1C - Không ai công tác gì tại thôn và không nhà ai thuộc diện hộ nghèo. Cả 5 hộ gia đình đều có nhà gỗ. Nhà chú Đại làm từ năm 1979, lúc đó thì tự vào rừng xẻ chứ không xin phép ai.

47

Page 49: BÁO CÁO - loggingoff.info · trình Hành động ‘Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)’. Tháng 10 năm 2010, Liên minh Châu

- Trong thôn có những hộ khai thác theo giấy phép để bán. Các hộ dân sống dựa vào rừng và lấy củi từ rừng. - Lý do không có rừng là: đi phát 2 năm trên đất trôi màu, sau đó lại đi làm chỗ khác, còn chỗ cũ mình đã làm thì lại có người khác làm. - Khai thác gỗ có ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống không, nhất là đến nguồn nước, cần bảo vệ cây đầu nguồn và không cho phép được khai thác. Tuy nhiên đất rừng đầu nguồn lại của lâm trường. - Bà con đều nhận biết được các loại gỗ quý nhưng khai thác hết rồi - Mong muốn của người dân: + Cần khai thác tỉa để giữ lại nguồn nước; + Khi khai thác rừng đầu nguồn cần phải hỏi ý kiến dân; + Nếu được giao đất sẽ trồng mỡ, keo; + 5 hộ làm thuê cho lâm trường; + Giao cho dân quản lý sẽ tốt hơn vì dân trồng được nên dân tận thu những cây oằn; + Được có đất để trồng rừng; Phỏng vấn riêng chị Châm:

Dự án 147 cấp cây, phân đất nhưng sau đó lâm trường bảo đó là đất của lâm trường và bắt nhổ đi trồng keo của lâm trường. Lúc đó nhà chị đã mất khoảng 3 triệu chi phí. Nhưng không biết kiện ai vì có xã đi cùng, có cả biên bản Gỗ làm nhà: Quy định chỉ cấp 10 m3 nhưng không đủ gỗ làm nhà, nếu lấy thêm sẽ bị phạt nên số gỗ đã khai thác đem bán đi vì không đủ làm nhà và lại xin khai thác tiếp => vòng luẩn quẩn. Lâm trường khai thác sử dụng lao động địa phương thì vừa tạo công ăn việc làm lại vừa tạo cơ hộ để dân giám sát. TÓM TẮT KẾT QUẢ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG - Địa điểm: Thôn Nà Lẹng, xã Cư Lễ, huyện Na Rì - Thời gian: 14h ngày 13/10/2012 - Thành phần tham dự: + SRD: Dương Thị Liên, Đinh Thị Hà Giang; + Cán bộ hiện trường: Ngôi Quang Nam; + Phó Chủ tịch xã: Nông Văn Vinh + Trưởng thôn Nà Lẹng: Hoàng Văn Héo cùng bà con thôn bản theo danh sách dưới đây. STT Họ và Tên Năm sinh nam Nữ SĐT Diện tích rừng

đã có sổ đỏ 1 Lý Thị Ánh 1987 Nữ 0125 793

575 15 ha

2 Hoàng Thị Thâm

1671 Nữ 8 ha

3 Lục Thị Loan 1963 Nữ 18 ha 4 Nông Văn

Công 1986 nam 20 ha

5 Đàm Quang Khải

1941 nam 3,8 ha

6 Hoàng Văn Tài 1944 nam 39 ha 7 Nông Văn Chi 1958 nam 11 ha

48

Page 50: BÁO CÁO - loggingoff.info · trình Hành động ‘Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)’. Tháng 10 năm 2010, Liên minh Châu

- Một vài thông tin chung về xã : + xã Cư Lễ có 14 thôn; + Diện tích tự nhên: 6.300 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp là hơn 5000 ha. Hiện nay còn khoảng 30% diện tích rừng chưa giao cho dân được vì phân tán nhỏ lẻ, xa địa bàn cư trú. + Thành phần dân tộc: 98% là người dân tộc thiểu số (chủ yếu là Nùng, Tày) * Kết quả thảo luận: - Những khó khăn bức xúc của người dân: + Người dân biết là muốn khai thác, mua bán và vận chuyển gỗ cần phải làm thủ tục báo lên Ủy ban xã, kiểm lâm xã hay cao hơn là lên huyện nhưng vì bà con rất ngại. Theo ý kiến chung để làm được thủ tục rất mất thời gian và tốn kém. Do đó, khi bán gỗ mọi người thường để cho người mua tự làm thủ tục, rồi chấp nhận bán cho họ với giá thấp hơn. + Họ cũng biết là kể cả lấy gỗ dùng trong gia đình ít hay nhiều cũng phải xin phép, nhưng vì số lượng ít, khoảng 1m3 thì mọi người sẽ thông cảm được. Nếu chỉ khai thác 1-2m3 gỗ mà phải làm thủ tục thì rất rắc rối. => Ý kiến đề xuất chung của người dân: - Thủ tục nên ngắn gọn để tạo điều kiện cho người dân có thể khai thác, mua/bán gỗ một cách nhanh nhất. * Phỏng vấn sâu: Bác Nông Văn Chi - Nhà có 6 khẩu với 2 lao động chính; - Diện tích đất nông trồng lúa nước: 2000m2; - Có 11 ha rừng nhưng vừa trồng được 2ha mỡ; - 3 năm trước gia đình thuộc diện hộ nghèo, nhưng đã thoát nghèo nhờ vay vốn chăn lợn, chăn gà; - Ý kiến đề xuất: Nên tạo điều kiện cho người dân. Nếu dùng trong gia đình thì không cần làm thủ tục lên xã mà chỉ cần báo đến trưởng thôn. Hoặc quy định rõ, khai thác, bán gỗ với số lượng từ bao nhiêu m3 trở lên thì mới phải làm thủ tục.

TÓM TẮT KẾT QUẢ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG

- Địa điểm: Thôn Nà Ngòa, xã Văn Minh, huyện Na Rì - Thời gian: 8h ngày 14/10/2012 - Những người tham dự + SRD: Dương Thị Liên, Đinh Thị Hà Giang; + Cán bộ hiện trường : Ngôi Quang Nam, chú Đàm; + Sái Văn Tuấn: trưởng thôn Nà Ngòa cùng bà con thôn bản theo danh sách dưới đây. Thảo luận chia thành 2 nhóm: 1C + 2A Nhóm 1C: Giang thảo luận nhanh nhóm 1C rồi sang trợ giúp nhóm 2 A STT Họ và Tên Sinh

năm nam Nữ SĐT

1 Đặng Thị Dung 1969 Nữ 01689068972 2 Mã Văn Luận 1976 nam 01276214859 Sau khi thảo luận tổng hợp thu được kết quả sau: 1. Nhận thức của người dân:

49

Page 51: BÁO CÁO - loggingoff.info · trình Hành động ‘Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)’. Tháng 10 năm 2010, Liên minh Châu

- Về vấn đề khai thác: + Pháp luật đề ra là muốn khai thác phải xin phép phải báo qua trưởng thôn và qua xã để làm thủ tục khai thác. - Về vấn đề thu mua gỗ:

+ Khi mua gỗ phải có giấy xác nhận đúng cây, đúng lô, đúng chủng loại nhà họ mới dám mua. - Các vấn đề khác thu được những ý kiến không gắn với mục tiêu của buổi tham vấn. Thảo luận nhóm 2A + Phỏng vấn sâu Hà Văn Phùng: STT Họ và Tên Sinh năm nam Nữ SĐT Diên tích rừng1 Hà Thị Vị 1981 Nữ 0164 553 9097 Hơn 3ha 2 Lục Thị Liễu 1969 Nữ 0124 620 1825 7 ha 3 Sái Văn Dậu 1980 nam 0124 422 608 4 ha 4 Hà Văn Phùng 1939 nam 5ha 5 Nguyễn Thị Huệ 1973 Nữ 3 ha 6 Nguyễn Thị Tỵ 1966 Nữ Hơn 3ha 7 Mã Ngọc Kiểm 1959 nam 6 ha 8 Sái Văn Tuấn 1966 nam 012555336967 3 ha 9 Nông Thị Nhung 1962 Nữ 4 ha 10 Mã Thiêm Chung 1964 nam 1 ha 11 Mã Ngọc Thắng 1962 nam 2 ha 12 Mã Thiên Văn 1987 nam 3 ha 13 Triệu Văn Đoàn 1962 nam 5 ha 14 Mã Ngọc Chuyên 1970 nam 5 ha Sau khi thảo luận, rút ra được những ý kiến như sau: 1. Vấn đề khai thác gỗ hợp pháp - Nhận thức của người dân về khai thác gỗ hợp pháp chưa đầy đủ. Một vài người dân cũng biết là khi khai thác gỗ để bán ra ngoài hoặc sử dụng trong gia đình đều phải xin phép. Nhưng trình tự đầy đủ và chính xác thì dân chưa nắm chắc. - Hơn nữa trong dân cũng chưa ai có rừng để khai thác. Rừng chỉ khai thác tận thu khi phát quang rừng thực bì để trồng cây theo dự án 147 thì chủ yếu là củi. - Có xảy ra trường hợp là người dân thường khai thác và bán gỗ nhờ của nhà đã xin được thủ tục khai thác hợp pháp. Ví dụ: nhà chị A làm đầy đủ giấy tờ, khai thác gỗ nào, ở lô nào với số lượng cụ thể để bán cho chủ gỗ. Nhưng nhà anh B và anh C cũng khai thác và bán cùng với nhà anh A. Hiện tượng này là phổ biến vì mọi người muốn khai thác nhưng ngại làm thủ tục. Ý kiến của người dân: - Chỉ cần làm thủ tục xin khai thác đối với gỗ bán, còn khai thác về sử dụng trong gia đình thì không cần xin để giản tiện cho bà con. - Rừng phát trắng để trồng lại rừng mới theo dự án 147 có rất nhiều khu rừng tốt. Đáng lẽ kiểm lâm phải nhắc nhở hoặc cấm dân không được phát những khu rừng đó. Nhưng cây đã bị chặt hết để trồng giống mới khiến người dân rất xót xa. Đó còn là khu rừng để giữ nước đầu nguồn của thôn/ bản họ. Vì thế, cán bộ khảo sát dự án cần phải có ý kiến nhắc nhở chung với bà con, khu nào được phát trắng và khu nào cấm. Bởi vì, họ phát trắng theo dự án thế vẫn là hợp pháp, nhưng lãng phí tài nguyên.

50

Page 52: BÁO CÁO - loggingoff.info · trình Hành động ‘Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)’. Tháng 10 năm 2010, Liên minh Châu

2. Vấn đề thu mua/bán gỗ hợp pháp (gỗ ở đây chủ yếu là gỗ phá rừng theo dự án 147, chặt cây cũ để trồng cây mới) - Khi muốn bán gỗ ra ngòai địa bàn huyện cần đơn xin khai thác được huyện cấp phép trong đó ghi đúng: chủng loại gỗ, nhóm gỗ. - Tuy nhiên có một thực tế là gia đình chỉ viết đơn xin, còn các thủ tục còn lại do người mua gỗ làm. Nên giá thu mua thường bị thấp do người dân bị trừ tiền cho người môi giới làm thủ tục. Kể cả người dân bán gỗ vườn cũng là do người mua làm thủ tục nên họ mất bao nhiêu chi phí cho chuyện đó cũng không biết, chỉ biết là mình chắc chắn bị thiệt so với việc tự đi làm thủ tục và bán. Ý kiến của người dân: - Từ khi sản xuất ra của cải vật chất đến khi bán được đã rất vất vả nhưng tất cả lại bị định giá bởi người thu mua. Đề nghị riêng đồ gỗ thì cần định giá đối với các loại gỗ để người dân không bán với giá quá thấp, đặc biệt là các loại gỗ ở rừng tự nhiên có nhiều nhóm mà họ không biết được giá trị thực của gỗ. - Tập huấn giúp cho dân hiểu cụ thể về quy trình các thủ tục cần làm để mua/ bán gỗ thế nào, đối với từng loại gỗ rừng (rừng tự nhiên,rừng trồng), cần phải đến cơ quan nào, làm những gì, lệ phí bao nhiêu. 3. Quy trình vận chuyển gỗ hợp pháp - Người dân cũng hiểu là cần phải có đầy đủ giấy tờ của cả người mua, người bán và khớp với số lượng, chủng loại gỗ trên xe. - Xe tư nhân có giấy tờ hợp pháp hay không thì cũng không nắm được hay họ cần có giấy tờ gì thì mới được coi là lưu thông hợp pháp. - Gỗ trong rừng tự nhiên khai thác cần phải có dấu búa của kiểm lâm thì mới gọi là hợp pháp. Tuy nhiên người dân cho rằng việc kiểm tra cũng khó khăn vì trên xe to nhiều loại gỗ lẫn sau nên có khi đi ra đến đường thì gỗ đã bị tráo. 4. Phỏng vấn riêng bác Hà Văn Phùng - Vài nét về kinh tế gia đình:

+ có 7 khẩu nhưng chỉ có 2 lao động chính. + Có 5ha rừng nhưng vừa trồng rất ít vì không đủ lao động. + Có 3000 m2 đất nông nghiệp

- Trong sổ đỏ của bác có hai loại rừng: rừng trồng và rừng tự nhiên. Rừng trồng thì mới 2 năm chưa khai thác được. Rừng tự nhiên mà muốn khai thác thì phải làm đơn xin khai thác trong đó ghi rõ là bán cho ai, khai thác bao nhiêu, ở thửa số mấy trên bản đồ. Đấy là trong trường hợp khai thác nhiều. Còn thông tư 35 vừa rồi được tập huấn có rất nhiều cái dở: Gỗ tôi trồng muốn khai thác 1 -2 m3 về sửa nhà cũng phải làm thủ tục. Nên bác có ý kiến là nếu khai thác gỗ bán thì mới cần giấy tờ, còn dùng trong gia đình thì không cần làm giấy tờ để thuận lợi cho người dân. TÓM TẮT KẾT QUẢ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG

- Địa điểm: Thôn Khuổi Liềng, xã Văn Minh, huyện Na Rì - Thời gian: 14h ngày 14/10/2012 - Thành phần tham dự: + SRD: Dương Thị Liên, Đinh Thị Hà Giang; + Cán bộ hiện trường: Ngôi Quang Nam, chú Đàm;

51

Page 53: BÁO CÁO - loggingoff.info · trình Hành động ‘Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)’. Tháng 10 năm 2010, Liên minh Châu

+ Cán bộ hiện trường xã : Lục Văn Thụy + Trưởng thôn Khuổi Liềng: Đàm Chí Cường cùng bà con thôn bản theo danh sách dưới đây. STT Họ và Tên Năm

sinh nam

Nữ SĐT Diện tích rừng đã có sổ đỏ

1 Nguyễn Quốc Hưng

1990 nam 0943917055 16 ha

2 Bàn Thị Vương 1980 Nữ 01238269160 2ha 3 Hoàng Văn Sơn 1963 nam 01272393430 17.8 ha 4 Nông Văn Thái 1986 nam 01237054759 22ha 5 Đinh Duy Vạn 1939 nam 01253671775 8ha 6 Đặng Ngọc Bình 1951 nam 01235304642 28,5ha 7 Đàm Văn Đồng 1967 nam 0946215049 29ha 8 Đàm Văn Lý 1975 nam 10ha 9 Đàm Văn Huyên 1963 nam 13ha 10 Nguyễn Thị Mão 1963 Nữ 01244503237 9ha - Một vài thông tin chung về thôn: + Có 37 hộ, 151 nhân khẩu. Trong đó có 16 hộ nghèo; + Diện tích tự nhiên 820 ha, riêng rừng cộng đồng chiếm 121,11 ha; + Thành phần dân tộc: Đa số là dân tộc Tày, chỉ có một số ít các dân tộc khác như Nùng (1 hộ), Dao (2 hộ), Kinh (5 hộ). * Kết quả thảo luận: 1. Về rừng cộng đồng Diện tích rừng cộng đồng là 121,11 ha, nằm cách xa khu dân cư do thôn quản lý chung và có sổ bìa đỏ thuộc sở hữu của cộng đồng cư thôn. Ban Quản lý gồm 7 người thay nhau đi tuần nhưng cũng không có kinh phí hỗ trợ. Do đó, để vận động đi tuần 1 lần/1 tháng là rất khó. Dự án Card đã tài trợ cho 13 triệu để làm quỹ bảo vệ rừng cộng đồng. Tuy nhiên, như lời anh Cường trưởng thôn trình bày: Ban quản lý rừng cộng đồng có 7 người, mà theo quy chế đi tuần với hơn 10 triệu thì chỉ 1 năm là hết. Vì thế nên số tiền quỹ đó để bà con vay vốn với lãi suất thấp để phát triển kinh tế. Vay trong 6 tháng trả rồi tới lượt hộ khác vay. Theo hiểu biết của người dân thì: - Về thủ tục xin khai thác: + Làm đơn xin lên xã sau khi đã họp thôn; + Sau đó lại trình lên huyện, huyện đồng ý mới được phép khai thác. => Ý kiến của người dân: - Rừng cộng đồng quá xa, thủ tục rắc rối, chi phí vận chuyển tốn kém nên sẽ rất khó để khai thác; - Giấy tờ thủ tục chỉ cần đến cấp xã và huyện nên đặt ra quy định, mỗi năm cộng đồng cư thôn được phép khai thác bao nhiêu m3 gỗ để người dân được chủ động; - Nhà nước rót vốn xuống để không phải khai thác rừng lấy kinh phí bảo vệ rừng cộng đồng. 2. Về rừng trồng theo dự án 147 - Về thủ tục khai thác: Người dân biết về thủ tục tận thu gỗ khi phát trắng rừng thực bì để trồng cây: + Đơn xin gửi lên phòng Nông – Lâm Na Rì rồi chuyển sang cho Phó chủ tịch huyện ký duyệt;

52

Page 54: BÁO CÁO - loggingoff.info · trình Hành động ‘Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)’. Tháng 10 năm 2010, Liên minh Châu

+ Mời công ty thiết kế với giá 50.000/ m3. - Lý do người dân không bán được gỗ tận thu từ rừng trồng dự án 147: Để bán 1m3 gỗ với giá hơn 100.000 đ. Người dân phải chi trả: + Tiền thiết kế: 50.000 + Tiền thuế: 10.000 Hơn nữa, tiền vận chuyển rơi vào khoảng 400.000đ – 700.000 đ/ vài khối gỗ vì quá xa. Do đó, gỗ thì có nhưng không bán. => Ý kiến: - Nên giải quyết thủ tục khai thác, mua/bán, vận chuyện một cửa để tạo thuận lợi cho người dân. Thời gian làm thủ tục mất quá nhiều thời gian, trong thôn đã có trường hợp khi làm xong thủ tục mất gần 2 năm thì gỗ đã mục. - Khai thác rừng tự nhiên thủ tục phải đến cấp huyện, nhưng rừng cộng đồng chỉ cần xin ở cấp xã. * Phỏng vấn sâu: Bác Đinh Duy Vạn - Một vài thông tin về sinh kế: + Nhà có 5 khẩu với 2 lao động chính; + Có 10.000 m2 đất nông nghiệp, trong đó đất trồng lúa là 7.000m2. Tuy nhiên năng suất lúa không cao, chỉ từ 3-4 tạ/ 1.000m2. Ngòai ra còn chăn nuôi gà, vịt và thả cá; + Có 8ha rừng; - Hiểu biết về thủ tục khai thác, mua bán và vận chuyển gỗ: + Vì không nắm rõ về thủ tục, nên người mua thường làm thủ tục và mua gỗ với giá thấp hơn. Theo bác thì người dân có muốn cũng không tự làm thủ tục được. + Bác cũng không có nhu cầu mua gỗ, gỗ ở vườn nhà có bao nhiêu thì dùng bấy nhiêu. - Ý kiến: + Nhà nước đã thiết kế 1 lần trước khi phát sạch rừng thực bì để trồng mới thì nên thiết kế luôn gỗ cho dân đỡ tốn kém. Vì đến khi dân muốn bán gỗ lại phải thuê thiết kế thêm một lần nữa.

Người tổng hợp Đinh Thị Hà Giang

53

Page 55: BÁO CÁO - loggingoff.info · trình Hành động ‘Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)’. Tháng 10 năm 2010, Liên minh Châu

Nhóm 2: : BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG

Về tính hợp pháp của gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam (Bắc Kạn 12/10-15/10/2012)

I. Mục tiêu tham vấn 1.1. Mục tiêu chung Thu thập các ý kiến của người dân/cộng đồng về những vấn đề liên quan đến tính hợp pháp của gỗ và sản phẩm gỗ nhằm đóng góp cho dự thảo tính hợp pháp của gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam. 1.2. Mục tiêu cụ thể • Nâng cao nhận thức của người dân về tính hợp pháp của gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam; • Khảo sát sự hiểu biết/nhận thức của người dân/cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và sản

phẩm gỗ; • Phân tích việc thực thi lâm luật và ảnh hưởng của nó đến quyền lợi và nghĩa vụ của người

dân/cộng đồng; • Tổng hợp các nguyện vọng/đề xuất của người dân liên quan đến việc đảm bảo tính hợp pháp

của gỗ và sản phẩm gỗ gắn kết với cải thiện sinh kế. II. Thời gian và địa điểm tham vấn 2.1 Thời gian tham vấn: 12/10/2012 – 15/10/2012 2.2 Địa điểm và thời gian tham vấn − Thôn Sắc Sái, xã Cư Lễ tham vấn sáng ngày 13/10/2012 − Thôn Nà Lẹng, xã Cư Lễ tham vấn chiều ngày 13/10/2012 − Thôn Nà Mực, xã Văn Minh tham vấn sáng ngày 14/10/2012 − Thôn To Đoóc, xã Lạng San tham vấn chiều ngày 14/10/2012

III. Kết quả tham vấn 3.1 Thôn Sắc Sái, xã Cư Lễ Đối tượng tham vấn: Nhóm 2B: Các hộ gia đình, cá nhân nhận khoán quản lý bảo vệ rừng. Danh sách các đối tượng tham vấn cụ thể như sau:

STT Họ và tên Diện tích đất rừng nhận khoán từ công ty Lâm Nghiệp (ha)

Diện tích đất rừng có sổ đỏ (ha)

01 Nông Thị Bình 3 3 02 Hoàng Thị Tuyên 2 3 03 Vi Thị Đẹp 0,45 3 04 Lô Thị Lơi 0,48 3 05 Vi Thị Ngôi 6 3 06 Vi Thị Liễu 2 3 07 Hoàng Tiến Văn 49 3

54

Page 56: BÁO CÁO - loggingoff.info · trình Hành động ‘Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)’. Tháng 10 năm 2010, Liên minh Châu

Hầu hết các hộ gia đình đã được lâm trường giao khoán trồng rừng từ năm 2007 đến nay thể hiện bằng hợp đồng cụ thể với từng hộ gia đình được giao khoán, với điều khoản được chi trả tiền công trồng năm đầu (khoảng 3,9 triệu/ha), chăm sóc năm 2 (khoảng 1,8 triệu/ha), chăm sóc năm 3 (khoảng 700 nghìn/ha), còn năm thứ 4 trở đi các hộ gia đình tự bỏ công chăm sóc, bảo vệ. Đến năm khai thác các hộ gia đình được hưởng 15% giá trị khối lượng gỗ khai thác được. Nếu người dân khai thác thì sẽ được hưởng thêm 10% giá trị gỗ khai thác được. Rừng trồng chủ yếu là keo, chu kỳ khai thác 8 năm/chu kỳ. Trong hợp đồng giao khoán không có điều khoản khai thác tận thu khi có cây đổ hoặc chết, vì vậy người dân không thể khai thác tận thu những cây đổ hoặc chết do không được quy định trong hợp đồng. Trong hợp đồng có quy định phát phân bón cho người dân để chăm sóc và trồng rừng nhưng khi triển khai trồng rừng lại không được thực hiện. Năng suất 1ha rừng trồng keo vào khoảng 60-70m3/ha/chu kỳ trồng rừng. Mọi thủ tục, hồ sơ về khai thác, vận chuyển gỗ khai thác được từ rừng trồng do Lâm trường thực hiện, nên các hộ không biết được cách lập hồ sơ khai thác gỗ hợp pháp. Từ trước đến nay các hộ gia đình chưa từng mua hoặc bán gỗ bao giờ nên không nắm được các quy định cũng như cách lập hồ sơ khai thác, vận chuyển gỗ kể cả gỗ rừng tự nhiên và gỗ rừng trồng. Người dân cho biết khi khai thác chặt trắng sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước. Đối với rừng tự nhiên, người dân đề xuất không nên khai thác những cây to ở đỉnh núi để hạn chế ảnh hưởng của xói mòn. Ngoài ra, người dân cũng cho biết, khi công ty Lâm nghiệp tiến hành khai thác gỗ thì cũng không thông báo cho bản biết. Vì vậy, bà con đề xuất khi tiến hành khai thác gỗ từ rừng trồng thì nên thông báo kế hoạch khai thác gỗ và nên sử dụng lao động địa phương để tạo công ăn việc làm và cải thiện sinh kế của người dân địa phương. Hàng năm công ty Lâm nghiệp khi có doanh thu từ việc khai thác và bán gỗ nhưng không có đóng góp gì cho quỹ của thôn. Bà con kiến nghị công ty nên trích một phần lợi nhuận cho vào quỹ thôn để làm các công việc xã hội của thôn. Người dân cũng cho biết, nếu họ có gỗ để bán và họ có khả năng làm được các thủ tục mua bán gỗ hợp pháp thì lợi nhuận sẽ cao hơn. Vì vậy, bà con đề xuất tập huấn, hướng dẫn cụ thể trình tự lập hồ sơ khai thác gỗ, vận chuyển gỗ, và mua bán gỗ. Phỏng vấn sâu Ông Hoàng Tiến Văn – thôn Sắc Sái - Có 3 sào ruộng - Có 7 nhân khẩu với 6 lao động - Mỗi năm thu được 30 triệu từ rừng (nhận khoán 49ha rừng), nhưng trừ đi 10 triệu thuê người cuốc hố và trồng cây. Việc nhận khoán không gặp khó khăn gì và cứ đến khoảng cuối tháng Chạp là nhận được tiền công cả năm. Tỷ lệ khi nghiệm thu đạt 99 %. Loại cây trồng chủ yếu là keo. Gỗ tạp có thể chặt bán cho chủ lò gạch. - Cũng muốn mua gỗ nghiến làm nhà nhưng nghe nói lại phải lên xã làm thủ tục nên ngại không muốn làm vì rườm rà. - Khi bán gỗ thì người mua sẽ làm thủ tục. Đọc trong đó thấy có xác nhận của kiểm lân huyện và mình chỉ việc ký vào. Người dân rất ngại nên dù tự đi làm thủ tục bán được giá cao hơn họ cũng không làm. Ý kiến:

55

Page 57: BÁO CÁO - loggingoff.info · trình Hành động ‘Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)’. Tháng 10 năm 2010, Liên minh Châu

- Rừng nguyên sinh phải giao cho dân cùng lâm nghiệp quản lý. Nếu không giao nhanh cho dân thì khoảng 3 năm nữa là mất rừng. Còn rừng tái sinh lâm nghiệp quản lý cũng được vì không còn gỗ nữa. 3.2 Thôn Nà Lẹng, xã Cư Lễ Đối tượng tham vấn: Nhóm 2A: Các hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao, cho thuê rừng, đất trồng rừng (Chủ rừng). Danh sách các hộ tham vấn cụ thể như sau:

STT Họ và tên Diện tích đất rừng có sổ đỏ (ha) 01 Nông thị Hòa 9 02 Nông Thị Phơi Không nhớ 03 Nông Thị Lịch 19ha chưa có sổ đỏ 04 Tô Thị Luyến Không nhớ 05 Hoàng Thị Nhời 0,5 chưa có sổ đỏ 06 Hoàng Văn Chiến 3 07 Nông Văn Tân 18,4 08 Nông Văn Tuyên 4ha chưa có sổ đỏ

Các hộ tham gia phỏng vấn có 5 hộ đã được cấp sổ đỏ năm 2011 và 3 hộ chưa được cấp sổ đỏ mặc dù trước đây đã được giao bìa xanh (nay đã thu hồi). Tuy nhiên, một số hộ được nhận sổ đỏ nhưng không biết đất của mình ở đâu hoặc không phải đất của hộ gia đình đang quản lý. Diện tích rừng của các hộ gia đình trước năm 1994 đã bị phát nương làm rẫy. Đến năm 1997 được giao đất giao rừng và từ năm 2000-2007 được dự án 661 của huyện Na Rì giao khoán quản lý bảo vệ rừng với kinh phí 50 nghìn/ha/năm. Trên diện tích của các hộ gia đình chủ yếu là các cây nhỏ chưa đủ tuổi khai thác gồm các loài cây gỗ tạp như Dẻ, Sau Sau, Kháo, Vải rừng,…có giá trị kinh tế thấp. Các hộ đều đã trồng rừng Mỡ trên diện tích được giao với sự hỗ trợ từ dự án trồng rừng sản xuất 147, tuy nhiên mới được trồng từ năm 2011. Vì vậy, từ khi được giao đất giao rừng người dân chưa từng khai thác để đi bán bao giờ. Tất cả các cây gỗ đủ tuổi khai thác, đem bán được đều do người mua là các tư thương từ nơi khác đến mua và trực tiếp họ làm thủ tục giấy tờ liên quan đến khai thác gỗ nên người dân không nắm, không biết được các quy định cũng như cách lập hồ sơ khai thác, vận chuyển gỗ kể cả gỗ rừng tự nhiên và gỗ rừng trồng. Theo người dân, khi có tư thương đến mua gỗ họ sẽ làm thủ tục mua bán gỗ hợp pháp cho người dân, người dân chỉ việc phô tô sổ đỏ đất rừng và ký vào các thủ tục cần thiết do tư thương đưa cho và bán gỗ cho tư thương. Tuy nhiên, người dân cho biết nếu tư thương làm các thủ tục mua bán gỗ hợp pháp cho mình thì giá gỗ có thể rẻ hơn do người mua phải bỏ chi phí làm các thủ tục mua bán gỗ hợp pháp. Mong muốn của người dân: được tập huấn, hướng dẫn cụ thể trình tự lập hồ sơ khai thác gỗ và vận chuyển gỗ, mua bán gỗ hợp pháp, và được rà soát cấp sổ đỏ cho diện tích rừng của hộ gia đình đang quản lý bảo vệ để về lâu dài làm cơ sở căn cứ lập hồ sơ khai thác gỗ hợp pháp. 3.3 Thôn Nà Mực, xã Văn Minh

56

Page 58: BÁO CÁO - loggingoff.info · trình Hành động ‘Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)’. Tháng 10 năm 2010, Liên minh Châu

Thông tin về thôn: Thôn gồm 24 hộ và 106 khẩu, với thành phần dân tộc chủ yếu là dân tộc Tày. Trưởng thôn là ông Lục Văn Luyện Đối tượng tham vấn nhóm 2A Các hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao, cho thuê rừng, đất trồng rừng (Chủ rừng). Danh sách các hộ tham vấn cụ thể như sau:

STT Họ và tên 01 Lục Văn Duy 02 Hứa Thị Sự 03 Lý Thị Ban 04 Bàn Thị Sâm 05 Lục Văn Huệ 06 Nông Thị Sôi 07 Hoàng Thị Nhoi 08 Lục Văn Bằng 09 Phan Thị Mến

Các hộ gia đình tham gia phỏng vấn đều đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ bìa đỏ) với diện tích từ 1,8-6,5ha/hộ. Từ năm 1992 các hộ gia đình trong thôn đã được giao đất rừng. Tuy nhiên, trên rừng chỉ gồm các lây gỗ tạp như Dẻ, Mạy Ngăm, Sau Sau, vv…có giá trị kinh tế thấp hoặc các cây không có giá trị về gỗ…Hoặc rừng xa đường vận chuyển nên khối lượng gỗ thấp, giá trị không cao, không có lãi khi vận chuyển ra ngoài đường bán nên mặc dù một số cây đủ tuổi khai thác nhưng người dân không khai thác. Gỗ Keo ở rừng trồng từ năm 2007, 2008 mặc dù đã to, nhưng không đồng đều, không chủ động được đầu ra, thị trường tiêu thụ nên giá trị sau khai thác không cao, do đó cũng chưa khai thác để bán. Các hộ được phỏng vấn chưa từng mua hoặc bán gỗ bao giờ. Họ chưa biết được cách lập hồ sơ thủ tục khai thác gỗ. Tuy nhiên, họ cũng nắm được là phải viết đơn gửi UBND xã và có xác nhận của Trưởng thôn, khi khai thác cần có sự giám sát của Kiểm Lâm. Một số hộ đã trồng rừng keo, mỡ nhưng đa số đều mới trồng và có diện tích khoảng 01ha. Nếu rừng được khai thác họ sẽ lên hỏi UBND xã để được hướng dẫn và có khả năng tự lập hồ sơ. Mong muốn của người dân: Được tập huấn, hướng dẫn cụ thể trình tự lập hồ sơ khai thác gỗ và vận chuyển gỗ hoặc thông qua các tờ rơi phát cho người dân để biết và tự lập hồ sơ khi rừng đủ tuổi khai thác.

Đối tượng tham vấn Nhóm 1A: Các cộng đồng đồng được Nhà nước giao, cho thuê rừng, đất trồng rừng (Chủ rừng). Danh sách cụ thể các thành viên tham gia tham vấn như sau:

STT Họ và tên 01 Lục Văn Hậu 02 Lục Văn La 03 Lục Văn Hoái

57

Page 59: BÁO CÁO - loggingoff.info · trình Hành động ‘Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)’. Tháng 10 năm 2010, Liên minh Châu

STT Họ và tên 04 Lục Văn Khu 05 Lục Văn Cao 06 Mã Thị Thiểm 07 Lục Quang Phong 08 Lục Văn Luyện

Tổng diện tích rừng cộng đồng là 128ha, và đã được cấp sổ đỏ từ năm 2007, các loài cây chủ yếu trong rừng cộng đồng bao gồm Sao đen, Xoan, Sau Sau, Kháo, Xoan Đào. Hiện tại chưa được khai thác. Có 22 hộ gia đình được hưởng lợi từ rừng cộng đồng. Người hưởng lợi đã xây dựng quy chế hoạt động và cơ chế hưởng lợi từ rừng cộng đồng, nếu được khai thác và bán thì 20% lợi nhuận sẽ được trích vào quỹ của thôn, 80% lợi nhuận chia đều cho các hộ gia đình. Có 05 người trong ban quản lý rừng cộng đồng và làm trên tinh thần tự nguyện, không được hỗ trợ. Người hưởng lợi tiến hành họp và phân công nhiệm vụ và trách nhiệm cho các thành viên hưởng lợi từ rừng cộng đồng tiến hành công tác tuần tra, bảo vệ rừng cộng đồng; khâu chăm sóc hầu như không được tiến hành, chủ yếu là công tác tuần tra và bảo vệ rừng được tiến hành bởi người dân. Người dân cho biết, nếu khi đến tuổi khai thác rừng cộng đồng, người dân sẽ tiến hành khai thác tỉa nhằm bảo tồn rừng bền vững. Hiện tại người dân chủ yếu khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ từ rừng cộng đồng ví dụ như cây Sa nhân, Dương xỉ đào lấy củ, giây đằng. Những người tham gia phỏng vấn hầu hết đều biết các thủ tục để khai thác gỗ hợp pháp. Tuy nhiên, việc mua bán gỗ hợp pháp phần lớn là do tư thương làm các thủ tục khai thác gỗ hợp pháp, người dân chỉ phô tô sổ bìa đỏ đất rừng đưa cho tư nhân và ký vào các giấy tờ khai thác gỗ hợp pháp do tư thương đã xây dựng sẵn. Vì vậy, bà con cho biết giá cả các sản phẩm gỗ bà con định bán có thể không được giá do tư thương phải mất một phần phí để làm các thủ tục khai thác gỗ hợp pháp. Bà con mong muốn được hỗ trợ tập huấn hướng dẫn làm các hồ sơ thủ tục khai thác gỗ hợp pháp, và mua bán gỗ hợp pháp. Việc làm các thủ thuc khai thác và buôn bán gỗ hợp pháp nên làm theo chính sách một cửa để tiết kiệm thời gian cho bà con. 3.4 Thôn To Đoóc, xã Lạng San Đối tượng tham vấn Nhóm 1A: Các cộng đồng đồng được Nhà nước giao, cho thuê rừng, đất trồng rừng (Chủ rừng). Danh sách cụ thể các thành viên tham gia tham vấn như sau:

STT Họ và tên 01 Hoàng Văn Dính 02 Trần Văn Nam 03 Trần Văn Bằng 04 Trần Văn Huy 05 Hoàng Văn Cao

58

Page 60: BÁO CÁO - loggingoff.info · trình Hành động ‘Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)’. Tháng 10 năm 2010, Liên minh Châu

Thông tin về thôn: Thôn gồm 30 hộ, 141 khẩu, với thành phần dân tộc chủ yếu là dân tộc Nùng. Trưởng thôn là ông Trần Văn Nam. Rừng cộng đồng thôn To Đoóc có diện tích 45,13 ha và được cấp sổ bìa đỏ năm 2007. Rừng cộng đồng ở đây là rừng sản xuất với các loài cây chủ yếu là sao, xoan, sau sau, kháo,…Hiện nay trên rừng cộng đồng mới trồng bổ sung làm giàu rừng một số loài cây như Mỡ, Keo, Tram, Lát, vv… Do rừng cộng đồng chưa có loài cây đủ tuổi khai thác, vì vậy cộng đồng chưa từng mua, bán gỗ bao giờ nên không biết các thủ tục, trình tự lập hồ sơ khai thác gỗ. Trong trường hợp bà con khai thác tận thu gỗ thì Ban quản lý rừng cộng đồng sẽ tiến hành họp các hộ hưởng lợi và phân công trách nhiệm người khai thác và người giám sát. Người dân địa phương đã xây dựng quy chế quản lý và cơ chế chia sẻ lợi ích từ rừng cộng đồng. Trong thôn chỉ có 15 hộ được cấp sổ bìa đỏ cho hộ gia đình quản lý với hơn 15ha, tuy nhiên trên rừng cũng gồm các loài cây gỗ tạp có giá trị thấp hoặc có một vài cây gỗ Xoan đến tuổi khai thác nhưng đều do các tư thương đến mua và tự lập hồ sơ xin khai thác. Phần lớn rừng ở đây là rừng tái sinh. Hầu hết người dân trong thôn chưa từng mua, bán gỗ nên không biết trình tự thủ tục xin khai thác gỗ. Mong muốn của người dân: được tập huấn, hướng dẫn cụ thể trình tự lập hồ sơ khai thác và vận chuyển gỗ, mua bán gỗ hợp pháp. IV. Kết luận Qua tham vấn cộng đồng ở 4 thôn cho thấy: − Hầu hết người dân đều chưa từng mua, bán gỗ hoặc có bán đều do các tư thương đến mua tự

làm thủ tục xin khai thác nên người dân chưa nắm được các trình tự, thủ tục lập hồ sơ xin khai thác gỗ cũng như giấy tờ lâm sản hợp pháp.

− Mong muốn của người dân là được tập huấn, hướng dẫn cụ thể về cách lập hồ sơ xin khai thác gỗ và vận chuyển gỗ hợp pháp. Đối với gỗ rừng trồng thì thủ tục theo quy định hiện nay thì đơn giản hơn và phù hợp với khả năng của người dân, còn hồ sơ xin khai thác rừng tự nhiên hồ sơ phức tạp hơn, có yêu cầu về lập hồ sơ thiết kế khai thác thì đa số người dân chưa tự lập được hoặc phải thuê đơn vị tư vấn có tư cách pháp nhân, có búa bài cây thì mới thực hiện được.

− Do chưa biết cách lập hồ sơ giấy tờ xin khai thác gỗ nên người dân thường bị các tư thương đến mua ép giá nên lợi nhuận thu được từ rừng của người dân còn thấp, nên một số trường hợp thấy không có lãi nên không bán do đó thu nhập của người dân từ rừng chưa cao, đời sống chưa được cải thiện.

− Cần có cơ chế chính sách phù hợp đối với những trường hợp người dân khai thác một số cây gỗ tạp từ rừng với khối lượng ít để đem về sửa nhà, chuồng trại. Vì trình độ dân trí của người dân còn hạn chế, ngại lập hồ sơ giấy tờ và phải trình qua nhiều cấp dẫn đến ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi từ bảo vệ rừng và nhu cầu sử dụng gỗ tại chỗ của người dân.

Người tổng hợp Nguyễn văn Nhuận

59

Page 61: BÁO CÁO - loggingoff.info · trình Hành động ‘Thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT)’. Tháng 10 năm 2010, Liên minh Châu

60