19
VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN TỔ THỰC HIỆN DỰ ÁN BBP HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT Trồng và chăm sóc Giảo cổ lam (Gynostemma pubescens) Thuộc Dự án “Nâng cấp chuỗi giá trị thuốc tắm thảo dược và Giảo cổ lam tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên (BBP)”

bbp.aseanbiodiversity.orgbbp.aseanbiodiversity.org/images/resources/Hoang Lie… · Web viewỞ Việt Nam, cây phân bố từ Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hòa Bình, Huế,

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: bbp.aseanbiodiversity.orgbbp.aseanbiodiversity.org/images/resources/Hoang Lie… · Web viewỞ Việt Nam, cây phân bố từ Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hòa Bình, Huế,

VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊNTỔ THỰC HIỆN DỰ ÁN BBP

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT Trồng và chăm sóc Giảo cổ lam (Gynostemma pubescens)

Thuộc Dự án

“Nâng cấp chuỗi giá trị thuốc tắm thảo dược và Giảo cổ lam tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên (BBP)”

Tháng 7 năm 2017

Page 2: bbp.aseanbiodiversity.orgbbp.aseanbiodiversity.org/images/resources/Hoang Lie… · Web viewỞ Việt Nam, cây phân bố từ Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hòa Bình, Huế,

LỜI MỞ ĐẦU

Giảo cổ lam Gynostemma Blume [4], thuộc họ Bầu Bí (Curcubitaceae), là cây

thảo, sống dưới tán rừng vùng núi cao có khí hậu ẩm mát quanh năm, thường được sử

dụng rộng rãi trong cũng như ngoài nước như một dược liệu quý giá trong việc phòng,

điều trị bệnh và phục hồi sức khỏe. Giá trị to lớn của chúng đã thúc đẩy người dân gia

tăng khai thác Giảo cổ lam từ nhiều năm nay. Việc thu hái Giảo cổ lam tự phát đã làm

suy kiệt nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ vô giá của VQG Hoàng Liên nói riêng và

là nguồn lâm sản ngoài gỗ của rừng ở Việt Nam nói chung bởi vì đây là kế sinh nhai

và là nguồn thu nhập của đại đa số đồng bảo dân tộc thiểu số vùng cao như Lào Cai,

Cao Bằng, Hà Giang…

Tại địa bàn huyện Sa Pa đã có một số Tiểu dự án, mô hình thí điểm trồng Giảo

cổ lam tạo ra một lượng sản phẩm có thể cung cấp phần nào cho nhu cầu trên thị

trường hoặc các hộ gia đình trồng dưới dạng cây thuốc trong nhà. Nhưng với phong

tục tập quán của người dân địa phương trên địa bàn huyện Sa Pa, Lào Cai thì việc khai

thác Giảo cổ lam vẫn từ rừng tự nhiên.

Với điều kiện sinh thái khá đặc biệt: ở độ cao trên 1.500 m, điều kiện khí hậu

mát lạnh, độ ẩm cao, Sa Pa cơ bản đã phù hợp với các yêu cầu sinh thái, sinh lý cho

việc nhân trồng và phát triển Giảo cổ lam. Tại đây, đã có các tiểu mô hình trồng Giảo

cổ lam mà người dân thực hiện bộc phát khá thành công, kinh phí đầu tư ít mà mang

lại hiệu quả kinh tế cao.

Việc thực hiện những dự án trồng Giảo cổ lam có thể quy tụ vùng sản xuất, rút

ngắn công vận chuyển, hệ thống hóa nơi chế biến quả Giảo cổ lam sau khi thu hoạch,

đây cũng là những vấn đề hết sức cấp thiết cho người dân. Thời gian từ khi trồng đến

khi thu hoạch thành phẩm khoảng 3-4 tháng, đầu tư ít nên người dân Sa Pa cũng rất

mong muốn thực hiện.

Với tâm huyết phục vụ cho việc trồng Giảo cổ lam xuất khẩu - một trong những

mục đích tạo sinh kế cho người dân bản địa, thay thế các sản phẩm ngoại nhập từ

Trung Quốc, chúng tôi đã thực hiện việc điều tra khảo sát thị trường, nguồn giống,

cùng với đó nghiên cứu quy trình nhân giống trên địa bàn để mong muốn mang lại một

tài liệu chính thống về nhân trồng Giảo cổ lam tại Sa Pa.

Page 3: bbp.aseanbiodiversity.orgbbp.aseanbiodiversity.org/images/resources/Hoang Lie… · Web viewỞ Việt Nam, cây phân bố từ Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hòa Bình, Huế,

Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật này giúp người trồng:

- Hiểu biết một cách có hệ thống hơn về các điều kiện cơ bản mà cây Giảo cổ

lam sống: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, sự tưới nước…..

- Nắm được kỹ thuật trồng Giảo cổ bằng phương pháp giâm hom, chăm sóc,

bón phân và phòng trừ sâu bệnh.

Chúng tôi hân hạnh giới thiệu tới bạn đọc những hiểu biết của mình về cây

Giảo cổ lam. Trong quá trình nghiên cứu, ứng dụng còn có những thiếu sót nhất định

mong được sự giúp đỡ từ các nhà khoa học, đồng nghiệp, những người có kinh nghiệm

quan tâm tới Giảo cổ lam.

Trân trọng!

Page 4: bbp.aseanbiodiversity.orgbbp.aseanbiodiversity.org/images/resources/Hoang Lie… · Web viewỞ Việt Nam, cây phân bố từ Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hòa Bình, Huế,

CHƯƠNG 1

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ GIẢO CỔ LAM

1.1. Vài nét về họ Bầu Bí (Curcubitaceae) [2]

Họ Bầu Bí có khoảng 960 loài và 125 chi, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt

đới và á nhiệt đới, đặc biệt là rừng mưa nam Mỹ và Châu phi. Ở Việt Nam có 23

chi và khoảng 50 loài. Những cây thuộc họ Bầu Bí phần lớn là dây leo thân cỏ,

thân thường phủ nhiều lông cứng. Cành ở dạng tua cuốn. Bản ngăn mạch thủng

lỗ đơn. Lá đơn mọc cách, không có lá kèm, phiến lá thường xẻ thùy chân vịt, ít

khi lá kép 3-7 lá chét. Hoa tự chùm hoặc đơn lẻ ở nách lá. Hoa đều đơn tính

cùng hoặc khác gốc, mẫu 5. Quả mập, ít khi quả nang. Hạt có phôi thẳng, hai lá

mầm dầy ít nội nhũ.

1.2. Vị trí phân loại, nguồn gốc, phân bố, đặc điểm thực vật học của

một số loài cây thuốc có tên Giảo cổ lam

Chi Gynostemma Blume[4] thuộc họ Bầu bí (Curcubitaceae), bộ Bầu bí

(Curcubitales), phân lớp Sổ (Dilleniidae), lớp hai lá mầm (Magnoliopsida),

ngành hạt kín (Magnoliophyta).Gynostemma Blume bao gồm những cây thân thảo, thân leo mảnh, nhẵn

hoặc có lông tơ mịn. ; lá có từ 3-7 (9) lá chét, có tay cuốn chẻ 2; hoa đơn tính

khác gốc, cụm hoa đực thành chùy mảnh rất dài, nhiều hoa, hoa nhỏ hình sao,

ống bao hoa ngắn, cánh hoa rời nhau; cụm hoa cái tương tự hoa đực nhưng dài

hơn, chứa 2 noãn; vòi nhụy 3, đầu nhụy 2-3. Quả mọng chứa 2-3 

hạt, hình tròn, không mở, đường kính: 5-9mm. Hạt hình tim, hơi dẹt và sần sùi.

Gồm 4-5 loài phân bố ở vùng nhiệt đới châu Á và vùng  Indonesia. Ở nước ta có

2 loài. 

1.2.1. Mô tả hình thái loài Gynostemma pentaphyllum   Gynostemma pentaphyllum ( hunb.)Makino:  Giảo cổ lam 5 lá, cổ yếm,

thư tràng hay còn gọi là Ngũ diệp sâm.

Page 5: bbp.aseanbiodiversity.orgbbp.aseanbiodiversity.org/images/resources/Hoang Lie… · Web viewỞ Việt Nam, cây phân bố từ Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hòa Bình, Huế,

Thuộc loài cây thân thảo, mọc leo yếu. Không có lông, vòi đơn, lá kép có

cuống chung dài 3-4 cm. 5-7 (9) lá chét, mép có răng cưa, dài 3-9 cm, rộng 1,5-3

cm. Hoa đơn tính khác gốc, hoa nhỏ hình sao. Ống bao hoa rất ngắn 5 (cao 2.5

mm), bầu có 3 vòi nhụy. Quả khô, tròn đường kính 5-7 mm, màu đen, có từ 2-3

hạt, treo, to 4 mm có vân lăn tăn. Mùa hoa tháng 7-8, cho quả vào tháng 9-10.[4]

Phân bố ở Ấn Độ, Xiri lanca, Mianma, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật

Bản, Thái Lan, Lào, Việt Nam và bán đảo Mã Lai.

Ở Việt Nam, cây phân bố từ Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hòa Bình,

Huế, Kon Tum đến Đồng Nai. Cây mọc trên đá vôi, đá hoa cương và đất núi lửa,

trong rừng thưa, lùm bụi từ vùng đồng bằng đến vùng núi cao 2000 m.

1.2.2. Mô tả hình thái loài Gynostemma laxum (Wall.) Cogn. 1881

Gynostemma laxum (Wall.) Cogn: Giảo cổ lam 3 lá, Cổ yếm lá

bóng.

Dây leo mảnh, gióng dài 10-20 cm, có lông mịn. Vòi đơn, 3 lá chét. Lá

giữa dài 10-12 cm, mỏng, mép lá có răng cưa nhọn, gân bên 5-7 đôi. Cây có hoa

khác gốc. Thùy hoa đực dài 30 cm, cánh hoa rời nhau, cao 3 mm. Quả tròn to 6-

8 mm, màu lục vàng, hạt 2-3, hơi dẹt, kích thước hatj 4x4 mm.

Phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam,

Malaixia…

Ở Việt Nam, phâ bố từ Lào Cai, Hòa Bình, Ninh Bình đến Quảng Trị.

Cây mọc leo trong các rừng thưa, savan cỏ, trên đất sét hoặc trong các bụi rậm

trên núi đá vôi. Cây ra hoa vào tháng 5.

Ảnh 01: Loài Gynostemma pentaphyllum  (Thunb.)

Page 6: bbp.aseanbiodiversity.orgbbp.aseanbiodiversity.org/images/resources/Hoang Lie… · Web viewỞ Việt Nam, cây phân bố từ Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hòa Bình, Huế,

1.2.3. Dược tính

Ở nước ta, năm 1997 Phạm Thanh Kỳ cùng các cộng sự nghiên cứu tác

dụng của Giảo cổ lam và đã chỉ ra những tác dụng chính của loài thảo dược này

đối với con người:

- Giúp bình ổn huyết áp, chống kết tụ tiểu cầu, làm tan huyết khối, ngăn

ngừa xơ vữa mạch, ngăn ngừa các tai biến về tim, mạch, não.

- Chống lão hóa, ngăn ngừa Stress, giúp ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc.

- Ngăn ngừa ung thư não, phổi, thận, vú, cổ tử cung, da, tuyến tiền liệt,

tuyến giáp. Giúp bệnh nhân sau phẫu thuật, chiếu tia xạ, truyền hóa chất ăn ngủ

tốt, mau hồi phục sức lực.

- Làm giảm đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường, giúp giảm biến chứng

do bệnh nhân tiểu đường gây ra, tăng sức lực cho bệnh nhân.

- Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, tránh tác hại đến gan của bia, rượu.

- Chữa các bệnh như viêm phế quản mãn tính, béo phì, mất ngủ.

- Làm nhuận tràng, giúp đại tiểu tiện thông suốt, dễ dàng.

- Kích thích quá trình chuyển hóa lượng mỡ thừa trong cơ thể nhanh

chóng mà không cần phải ăn kiêng. Đây là một bất ngờ lớn mà đã được các nhà

khoa học thế giới phát hiện và công nhận.

Hiện nay ở Việt Nam, Giảo cổ lam đã được sử dụng rộng rãi như một

thực phẩm chức năng, được bào chế dưới dạng trà túi lọc, viên nang, nước giải

khát rất tiện dụng cho người tiêu dùng.

Ảnh 02: Những sản phẩm thông dụng từ Giảo cổ lam

1.2.4. Thành phần chất hóa học trong Giảo cổ lam [3]

Thành phần chất hóa học chủ yếu trong Giảo cổ làm là Saponin (2,4%) và

flavonoid. Các Saponin trong cây Giảo cổ lam (còn gọi là gypenosid hay

gynosaponin) có cấu trúc triterpen khung dammaran, trong đó có nhiều hợp chất

đã được xác định có trong thành phần Saponin của nhân sâm và tam thất. Ngoài

Page 7: bbp.aseanbiodiversity.orgbbp.aseanbiodiversity.org/images/resources/Hoang Lie… · Web viewỞ Việt Nam, cây phân bố từ Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hòa Bình, Huế,

ra, Giảo cổ lam còn chứa các carotenoid, polysaccharid, sterol, các acid amin tan

trong nước, nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng như Zn, Fe, Se.

1.2.4. Lợi ích kinh tế từ Giảo cổ lam

Bộ phận dùng của Giảo cổ lam là thân và lá. Vào mỗi năm khi mùa

xuân đến, điều kiện thuận lợi về nhiệt độ và độ ẩm, cây Giảo cổ lam phát triển

thân và lá mạnh, khi đạt tiêu chuẩn thu hái, người ta tiến hành thu hái dược liệu.

Sau khi thu thái, băm dược liệu thành đoạn 2-3 cm và đem phơi khô.

Hiện nay, các sản phẩm từ Giảo cổ lam được chế biến ra rất đa dạng để

tiện sử dụng, mặt khác, người tiêu dùng cũng khá thân quen với sản phẩm này

bởi tác dụng cứu chữa, phòng bệnh của loài thảo dược nổi tiếng. Giá bán Giảo

cổ lam trên thị trường Sa Pa hiện nay là 80-100 nghìn đồng/kg khô. Ước tính thu

lại khoảng 300 triệu đồng/ha.

Giảo cổ lam là cây thân thảo, có tua bám, mọc lan trên mặt đất hoặc quấn

vào cây khác, mật độ trồng cây sát nhau nên không chiếm nhiều bề mặt diện tích

đất, phù hợp với những hộ gia đình không có quá nhiều diện tích đất canh tác.

Áp dụng các biện pháp kỹ thuật theo quy trình công nghệ được chuyển

giao này, sau khi trồng 3-4 tháng đã cho thu hoạch giảo cổ lam làm dược liệu.

Sau khi thu hoạch, bón phân, tưới nước sẽ cho thu hoạch lứa tiếp theo...”.

Ảnh 03: Một số mô hình trồng Giảo cổ lam

Chương 2

Page 8: bbp.aseanbiodiversity.orgbbp.aseanbiodiversity.org/images/resources/Hoang Lie… · Web viewỞ Việt Nam, cây phân bố từ Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hòa Bình, Huế,

II. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC GIẢO CỔ LAM

2.1. Làm đất

2.1.1. Chọn đất

Giảo cổ lam mọc tự nhiên dưới tán rừng Thảo quả, hoặc dưới tán vùng

rừng núi cao, ẩm thấp trong Vườn Quốc gia Hoàng Liên. Với điều kiện tự nhiên

và khí hậu như ở Sa Pa, rất phù hợp cho việc trồng Giảo cổ lam.

Cây giảo cổ lam thích hợp trồng ở nơi râm mát, ẩm và có độ cao 200-

2000m so với mặt nước biển, cho nên cần chọn đất ở những vị trí dưới tán rừng

trồng hoặc dưới tán cây, có độ mùn và độ ẩm thích hợp cho Giảo cổ lam sinh

trưởng, phát triển tốt. Đất giàu chất hữu cơ là tốt nhất. Độ PH thích hợp 5,5- 6.

Để tiết kiệm chi phí và với quỹ đất hạn hẹp, ở Sa Pa có thể tận dụng được

đất có rừng để trồng xen canh Giảo cổ lam.

2.1.2. Làm đất

a. Làm đất đối với trồng cây tập trung

Với một diện tích đất tập trung sau khi đã được phát dọn cỏ đất có thể

được cày, cuốc rạch hoặc cuốc hố theo các hàng trồng với định mức hàng cách

hàng 1m, cây cách cây 1m

Cuốc các hố trồng cây theo tiêu chuẩn:

- Kích thước hố: 20x20x20;

- Mật độ hố 10.000 hố/1ha

Khoảng cách hàng, cây: Hàng cách hàng 1m, cây cách cây 1m;

b. Làm đất đối với trồng cây xen canh

Chọn các vị trí trồng xen canh có diện tích thoáng tối thiểu là 1m2 để cây

Giảo cổ lam phát triển và cho năng suất cao nhất.

- Phát dọn cỏ 1m2/cây;

- Cuốc hố trồng cây theo kích thước: 20x20x20;

2.2. Thời vụ trồng:

Page 9: bbp.aseanbiodiversity.orgbbp.aseanbiodiversity.org/images/resources/Hoang Lie… · Web viewỞ Việt Nam, cây phân bố từ Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hòa Bình, Huế,

- Vụ xuân: Trồng vào tháng 2 - 4.

- Vụ thu: trồng vào tháng 8 - 9

2.3. Chọn hom giống2.3.1. Khái niệm hom giống

Hom là một đoạn thân, cành, rễ hay lá cắt rời khỏi cây mẹ, cắm xuống đất

nếu điều kiện nhiệt, độ ẩm thích hợp sẽ ra rễ, nảy mầm thành một cây con mới.

2.3.2. Chọn hom và nhân giống

2.3.2.1. Chọn hom giống

Với các loài cây thân thảo như Giảo cổ lam thì việc chọn hom giống là

việc làm hết sức cần thiết. Hom giống quyết định trực tiếp khả năng sống, phát

triển và chất lượng cũng như năng suất của cây trồng sau này. Với cây Giảo cổ

lam ươm hom giống bằng thân là phương pháp lựa chọn hom đơn giản, hiệu quả

và cho năng suất cao nhất. Khi chọn hom giống cần chú ý những vấn đề sau:

- Hom giống được chọn từ những cây tốt khỏe, ít sâu bệnh, cây không được

quá già.

- Chọn phần thân bánh tẻ (không chọn phần thân già vì phần thân đó khó có

khả năng ra mầm, cũng không chọn phần thân non quá vì hom dễ bị chết khi

ươm).

2.3.2.2. Kỹ thuật giâm hom

- Cũng như hạt có thể ươm hom vào bầu hoặc trên luống ươm.

- Khi sản xuất quy mô lớn có thể ươm trong những bể, những khay nhựa

dưới có đục lỗ thoát nước.

- Giá thể cắm hom phải thật thoáng, thoát nước. Thời gian đầu giâm hom cây

chưa có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ giá thể ươm, do đó vật liệu làm giá

thể ươm cũng không cần quá cầu kỳ, phức tạp.

- Giá thể lúc đầu dùng một phần mùn một phần cát, sau khi hom ra rễ, bắt

đầu nẩy mầm có thể chuyển sang chỗ mới, thêm một phần đất thịt (li-mông) để

tăng dinh dưỡng. ở bể, ở túi P.E. dưới đáy, nên đổ một lớp đất đá răm, cát thô

v.v... cho thoát nước.

- Cành hom được cắt dài khoảng 15-20cm, có chứa ít nhất 2 mắt nảy mầm

trở lên. Khi cắt hom chú ý cắt hết lá phần giâm xuống đất, phần trên có thể cắt

Page 10: bbp.aseanbiodiversity.orgbbp.aseanbiodiversity.org/images/resources/Hoang Lie… · Web viewỞ Việt Nam, cây phân bố từ Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hòa Bình, Huế,

bỏ lá hoặc cắt 2/3 lá, để lại lá ở phần ngọn, vừa giúp nhận biết sau khi cắt hom

vừa để cành hom quang hợp hấp thụ chất dinh dưỡng.

- Hom cành thường cắm nghiêng, phía gốc xuống dưới (Khi hom không

có lá hoặc có thể đánh dấu phía gốc, hay phía ngọn để khỏi cắm ngược)

- Sau khi giâm hom xong tưới nước đủ ẩm cho toàn bộ hom và làm giàn,

tránh mưa, nắng trực tiếp đến hom giống.

2.3.2.3. Tiêu chuẩn hom giống xuất vườn

Giảo cổ lam là loài than thảo nhưng tiêu chuẩn xuất vườn vẫn phải đạt được các

quy đinh về cây con. Cây con xuất vườn đạt tiêu chuẩn sau:

- Cây con đủ 3 - 5 tháng tuổi, chiều dài từ 10 – 15cm, có từ 3 lá trở lên;

- Cây con khỏe mạnh không sâu bệnh;

- Cây con không dập, nát, không mất ngọn, mất đỉnh sinh trưởng;

2.4. Kỹ thuật trồngTrồng Giảo cổ lam có thể bằng nhiều kiểu hom khác nhau. Bằng hom

dâm trong bầu tại vườn ươm, hoặc trồng trực tiếp một đoạn thân. Mỗi kiểu trồng

khác nhau đều có mặt tốt và mặt xấu khác nhau. Kiểu giâm hom bằng phương

pháp giâm vào bầu sẽ tiết kiệm được nguồn giống và tỉ lệ sống cao hơn nhưng

chi phí cao hơn. Với kiểu giâm đoanh thân trồng trực tiếp số lượng hom lớn hơn,

tốn nhiều vật liệu giống, tỉ lệ sống thấp hơn do không chủ động việc chăm sóc

bảo vệ cây con.

Kỹ thuật trồng Giảo cổ lam được chia thành hai kỹ thuật do cách phân

chia theo diện tích đất trồng: trồng tập trung và trồng xen canh tận dụng.

2.4.1. Kỹ thuật trồng Giảo cổ lam theo vùng tập trung

Sau khi làm đất, cuốc các hố trước khi trồng cây tối thiểu là 1 tuần để

phơi đất. Quá trình phơi đất sẽ giúp phòng trừ được một số loài nấm, sâu gây hại

cho cây.

- Mật độ trồng: 10.000 cây/ ha

- Khoảng cách hàng cách hàng là 1m, cây cách cây là 1m

1m♣ ♣ ♣ ♣

♣ ♣ ♣

♣ ♣ ♣ ♣

♣ ♣ ♣

- ♣ ♣ ♣ ♣

♣ ♣ ♣ ♣ ♣

- ♣ ♣ ♣ ♣

♣ ♣ ♣ ♣ ♣

- ♣ ♣ ♣ ♣

Page 11: bbp.aseanbiodiversity.orgbbp.aseanbiodiversity.org/images/resources/Hoang Lie… · Web viewỞ Việt Nam, cây phân bố từ Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hòa Bình, Huế,

1m

Hình 01: Sơ đồ thiết kế trồng Giảo cổ lam theo vùng tập trung.

- Trồng đoạn thân: Cắt đoạn thân cây giống dài khoảng 25-30cm và đặt áp

hom giống theo luống (trồng tương tự nhưng dây khoai lang) sau đó lấp đất lại

để hở 1/3 hom giống không lấp. Hoặc cắt hom dài khoảng 50-60cm đặt dọc theo

luống sau đó lấp đất ở giữa hom để hở 2 đầu hom.

- Trồng bằng hom dâm trong túi bầu,khi trồng ta phải dùng dao sắc rạch

túi bầu nilon bỏ ra ngoài, đặt cây thẳng đứng gữi nguyên cho bầu đất không bị

vỡ sau đó vun đất xung quanh gốc.

2.4.2. Kỹ thuật trồng Giảo cổ lam xen canh dưới tán rừng

Làm đất: Xác định vị trí đất trống để đào hố, kích thước hố là 20x20x20,

bót lót phân chuồng và phân NPK theo từng hố.

- Diện tích mỗi cây là 1 m2

- Mật độ trồng trên 1ha tùy thuộc vào diện tích, độ thưa của tán rừng, độ

thưa của cây đã trồng trước đó.

- Trồng cây như kỹ thuật trồng Giảo cổ lam tập trung.

2.5. Chăm sóc sau trồng

Sau khi trồng xong nếu ở những vùng có nguồn nước tưới tiêu chủ động

ta tiến hành tưới nước cho cây đủ ẩm. Những vùng không chủ động nước tốt

nhất là khi có mưa đất còn ẩm ta tiến hành trồng ngay.

Sau trồng 15- 20 ngày cây bắt đầu mọc tiến hành kiểm tra thấy cây nào

chết ta nên trồng dặm. Sau trồng 45-50 ngày lúc này cây đã sinh trưởng phát

triển tốt cần tiến hành bấm ngọn (khi cây mọc được 40-50 cm) đế cây phân

nhánh cấp một và làm cỏ, xới sáo, bón thúc.

Page 12: bbp.aseanbiodiversity.orgbbp.aseanbiodiversity.org/images/resources/Hoang Lie… · Web viewỞ Việt Nam, cây phân bố từ Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hòa Bình, Huế,

Khi cây trồng được 100-120 ngày tiến hành làm cỏ đợt 2 nhưng lúc này ta

chỉ nhổ những cây cỏ to không nên xới sáo, kéo dây lên vì nếu kéo dây lên sẽ

làm đứt rễ phụ ở các mắt dây, dẫn đến làm ảnh hưởng và hạn chế đến sự sinh

trưởng và phát triển của cây.

2.6. Bón phân

Lượng phân bón cho 1 ha như sau:

- 2 tấn phân chuồng + 100 Kg NPK cho 1ha.

- Cách bón và các thời kỳ bón cho cây:

- Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân

- Lần 1: Sau trồng 1,5-2 tháng bón phân NPK với lượng 0,01kg/gốc.

- Lần 2: Sau khi cắt thu hoạch lần 1(sau trồng khoảng 6- 7 tháng) bón tiếp

phân NPK với lượng 0,01kg/gốc.

2.7. Phòng trừ sâu bệnhTrong quá trình sinh trưởng cây Giảo Cổ Lam có một số sâu hại chính

như: sâu ăn lá, sâu róm nên cần chú ý kiểm tra vườn, nếu phát hiện có sâu cần

phòng trừ ngay.

2.8. Thu hoạch và bảo quản sản phẩn

2.8.1. Thu hoạch sản phẩm

Cây Giảo Cổ Lam sau khi trồng 6-7 tháng có thể thu hoạch cắt lần l.

Trong quá trình thu hoạch ta không nên kéo mạnh dây nếu ta giật mạnh sẽ làm

bật cả gốc cây đứt rễ. Do vậy khi cắt ta phải cắt từ gốc và nên để cách gốc 10-

15cm nếu ta cắt sát gốc quá cây sễ bật mầm chậm dẫn đến cây sinh trưởng, phát

triển chậm và ảnh hưởng đến thu hoạch cho lần sau. Sau khi thu hoạch cắt lần 1

xong ta cần phải tiến hành làm cỏ, bón phân để bổ sung dinh dưỡng cho cây, để

tiếp tục thu hoạch lần sau.

2.8.2. Bảo quản sản phẩn

Sản phẩm thu được từ Giảo cổ lam có thể chia làm hai sản phẩm chính là

sản phẩm tươi và sản phẩm khô:

Page 13: bbp.aseanbiodiversity.orgbbp.aseanbiodiversity.org/images/resources/Hoang Lie… · Web viewỞ Việt Nam, cây phân bố từ Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hòa Bình, Huế,

Đối với sản phẩm tươi: nếu chưa tiêu thụ được ngay cần phải để vào chỗ

mát, tưới nước ẩm vừa phải tránh ngâm nước. Với phương pháp bảo quản này

sản phẩm thu được sẽ bảo quản được 2-4 ngày.

Đối với sản phẩm khô: Bảo quản sản phẩm khô là phương pháp bảo quản

dễ, đơn giản. Với Giảo cổ lam sau khi thu hoạch về rửa sạch, thái, băm thành

đoạn có độ dài 2-3 cm sau đó phơi, sấy khô. Yêu cầu phơi, sây khô hoàn toàn,

sản phẩm sấy, phơi khô còn màu xanh, không đổi màu, không nát vụn. Sản

phẩm được bọc kỹ lưỡng trong túi nilon để tránh ẩm, mốc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu Việt Nam

1. Nguyễn Tiến Hiệp, Lê Thị Hyên, 2002, Hình thái & phân loại thực vật.

NXB

2. Phạm Hoàng Hộ, 2003. Cây cỏ Việt Nam. Nhà xuất bản trẻ.

Nông nghiệp.

3. Phạm Thanh Kỳ, 1997, Nghiên cứu cấp nhà nước về cây Giảo cổ lam.

II. Tài liệu Nước Ngoài

4. C. L. BLUME, M. D. (1825), Commissaris vổ den burgerlijken

geneeskundigen dienst, directeur van’s lands plantentuin te buitenzorg, enz.

Batavia, tẻ lands drukkerij pp. 22