187
CƠ QUAN HP TÁC QUC TNHT BN (JICA) NƯỚC CNG HOÀ XÃ HI CHNGHĨA VIT NAM Nghiên cu Qun lý môi trường đô thti Vit nam BÁO CÁO TIN ĐỘ 2 Tp 06 Báo cáo nghiên cu vqun lý cht thi rn ti Vit Nam Tháng 03 năm 2011 CÔNG TY TNHH NIPPON KOEI CÔNG TY TNHH YACHIYO ENGINEERING

BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

CƠ QUAN HỢP TÁC QUỐC TẾ NHẬT BẢN (JICA) NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Nghiên cứu

Quản lý môi trường đô thị tại Vi ệt nam

BÁO CÁO TI ẾN ĐỘ 2

Tập 06

Báo cáo nghiên cứu về quản lý chất thải rắn tại Vi ệt Nam

Tháng 03 năm 2011

CÔNG TY TNHH NIPPON KOEI

CÔNG TY TNHH YACHIYO ENGINEERING

Page 2: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

Báo cáo giữa kỳ i

Mục lục

Danh mục Bảng ······························································································· iii

Danh mục Hình ······························································································· vi

Danh mục Ảnh ······························································································ viii

Danh mục Viết tắt ···························································································· ix

Chương 1 Quản lý chất thải rắn tại Vi ệt Nam ························································· 1 1.1 Thông tin chung về Việt Nam ········································································· 1 1.2 Thông tin chung về chất thải tại Vi ệt Nam ··························································· 1

Chương 2 Quản lý chất thải rắn đô thị (QLCTRĐT) ················································ 3 2.1 Thực trạng QLCTRĐT ở Việt Nam ··································································· 3

2.1.1 Cơ chế hành chính ·············································································· 3 2.1.2 Khung pháp lý ·················································································· 6 2.1.3 Chính sách và chiến lược về QLCTRĐT ···················································· 8 2.1.4 Các nhà tài trợ và khu vực tư nhân có liên quan ··········································· 12

2.2 Hiện trạng quản lý chất thải rắn đô thị tại các thành phố nghiên cứu ···························· 16 2.2.1 Tổng quan ······················································································ 16 2.2.2 Hà Nội ·························································································· 20 2.2.3 Hải Phòng ······················································································ 30 2.2.4 Huế ······························································································ 34 2.2.5 Đà Nẵng ························································································ 37 2.2.6 Thành phố Hồ Chí Minh ······································································ 42 2.2.7 Các tồn tại chính về QLCTRĐT ····························································· 50

2.3 Định hướng và các biện pháp được đề xuất ( Đề xuất “lộ trình” ) ······························· 59 2.3.1 Nội dung lộ trình ·············································································· 59 2.3.2 Sơ lược về mỗi chương trình hành động trong lộ trình ································· 64

Chương 3 Quản lý chất thải công nghiệp ····························································· 69 3.1 Hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp tại Vi ệt Nam ······································· 69

3.1.1 Khung pháp lý và hành chính ································································ 69 3.1.2 Chính sách và chiến lược về quản lý CTR công nghiệp ·································· 74 3.1.3 Hiện trạng quản lý CTR công nghiệp tại Việt Nam ····································· 73 3.1.4 Hỗ trợ của các nhà tài trợ ····································································· 80

3.2 Hiện trạng quản lý chất thải công nghiệp tại các địa bàn mục tiêu ······························ 82 3.2.1 Tổng quan ···················································································· 82

3.2.2 Thành phố Hà Nội ············································································· 84 3.2.3 Thành phố Hải Phòng ······································································· 86 3.2.4 Tỉnh Thừa Thiên – Huế ····································································· 87 3.2.5 Thành phố Đà Nẵng ········································································· 88 3.2.6 Thành phố Hồ Chí Minh ···································································· 90 3.2.7 Tỉnh Đồng Nai ··············································································· 93 3.2.8 Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ···································································· 94 3.2.9 Tỉnh Bình Dương ············································································ 94 3.3 Kết quả khảo sát thực tế về quản lý chất thải công nghiệp tại các địa bàn mục tiêu ··········· 95

3.3.1 Khái quát về khảo sát thực tế về phát sinh chất thải công nghiệp nói chung ··········· 95

Page 3: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

Báo cáo giữa kỳ

ii

3.3.2 Kết quả khảo sát ··············································································· 96 3.3.3 Bảng so sánh mức phát sinh chất thải công nghiệp ······································ 108 3.3.4 Các vấn đề chính về quản lý chất thải công nghiệp ······································ 118

3.4 Lộ trình quản lý chất thải công nghiệp ở Việt Nam ·············································· 120 3.4.1 Nội dung lộ trình ············································································ 120 3.4.1 Nội dung của mỗi nhiệm vụ trong lộ trình ··············································· 120

Chương 4 Quản lý chất thải và nước thải y tế (QLCTNTYT) ··································· 128 4.1 Hiện trạng quản lý chất thải rắn và nước thải y tế ở Việt Nam ································· 128

4.1.1 Khung pháp lý và khung hành chính ······················································ 128 4.1.2 Chính sách và chiến lược về quản lý chất thải và nước thải y tế ······················· 133 4.1.3 Hiện trạng quản lý chất thải và nước thải y tế tại Vi ệt Nam ···························· 134 4.1.4 Thực hiện Quyết định số 64/2003/QD-TTg ·············································· 143 4.1.5 Các nhà tài trợ và khu vực tư nhân liên quan ············································ 146

4.2 Hiện trạng và các vấn đề về QLCTNTYT tại các thành phố nghiên cứu······················ 149 4.2.1 Các bệnh viện được khảo sát trong khu vực nghiên cứu ································ 149 4.2.2 Quản lý chất thải và nước thải y tế tại các thành phố nghiên cứu ····················· 161 4.2.3 Các vấn đề chính trong quản lý chất thải và nước thải y tế ····························· 173

4.3 Lộ trình cải thiện QLCTRNTYT tại VIệt Nam ··················································· 175 4.3.1 Chiến lược và kế hoạch phát triển của chính phủ ········································ 175 4.3.2 Kế hoạch hành động đề xuất nhằm cải thiện QLCTRNTYT tại Việt Nam ··········· 177

Page 4: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

Báo cáo giữa kỳ

iii

Danh mục Bảng

Bảng 1-1: Tổng quan quản lý chất thải rắn ở Việt Nam Bảng 1-2: Lượng chất thải phát sinh ở Việt Nam Bảng 1-3: Ước tính lượng chất thải phát sinh ở Việt Nam Bảng 2-1: Khung pháp lý về quản lý chất thải rắn Bảng 2-2: Chương trình hành động và vai trò của các bộ/ngành có liên quan về Quản lý tổng

hợp chất thải rắn Bảng 2-3: Kế hoạch đề xuất 7 vùng xử lý CTR liên tỉnh Bảng 2-4: Các dự án ODA chủ yếu của Nhật có liên quan đến lĩnh vực quản lý chất thải rắn đô

thị tại các thành phố nghiên cứu Bảng 2-5: Các dự án chủ yếu về quản lý chất thải rắn đô thị tại Vi ệt Nam của các nhà tài trợ

khác Bảng 2-6: Các cơ sở xử lý do khu vực tư nhân đầu tư tại các thành phố nghiên cứu Bảng 2-7: Các công ty không thuộc sở hữu nhà nước tham gia thu gom và vận chuyển chất

thải rắn đô thị tại Hà Nội và Hải Phòng Bảng 2-8: Phạm vi hoạt động chính của các công ty vệ sinh môi trường tại Tp.HCM Bảng 2-9: Sơ lược QLCTRĐT tại các thành phố nghiên cứu Bảng 2-10: Cơ sở QLCTRĐT tại năm thành phố nghiên cứu Bảng 2-11: Tỉ lệ phát sinh chất thải rắn đô thị tại các thành phố nghiên cứu Bảng 2-12: Tỉ lệ phát sinh chất thải rắn tại các hộ gia đình Bảng 2-13: Thành phần chất thải hộ gia đình Bảng 2-14: Lượng chất thải QLCTRĐT phát sinh tại Hà Nội Bảng 2-15: Các công ty thu gom tại Hà Nội Bảng 2-16: Khái quát mô hình phân loại nguồn ở Hà Nội (mô hình tại Hà Nội) Bảng 2-17: Nội dung các hoạt động 3R tại Hà Nội Bảng 2-18: Các làng nghề trong và xung quanh Hà Nội Bảng 2-19: Danh mục cơ sở xử lý và tiêu huỷ rác ở Hà Nội Bảng 2-20: Lượng rác thải tới các cơ sở QLCTR ở Hà Nội Bảng 2-21: Thành phần rác đến các cơ sở xử lý QLCTR ở Hà Nội Bảng 2-22: Danh sách các cơ sở xử lý QLCTRĐT ở Hải Phòng Bảng 2-23: Lượng rác đến từng cơ sở xử lý rác ở Hải Phòng Bảng 2-24: Thành phần rác tiếp nhận tại các cơ sở QLCTR ở Hải Phòng Bảng 2-25: Cơ sở xử lý CTR ở Huế Bảng 2-26: Lượng rác tiếp nhận tại cơ sở xử lý ở Huế Bảng 2-27: Thành phần rác tiếp nhận tại các cơ sở xử lý CTR ở thành phố Huế Bảng 2-28: Tỉ lệ thu gom rác thải ở Đà Nẵng Bảng 2-29: Tỉ lệ thu gom rác thải theo từng phương pháp Bảng 2-30: Sơ lược bãi chôn lấp Khánh Sơn ở Đà Nẵng Bảng 2-31: Lượng chất thải tiếp nhận ở bãi chôn lấp Hòa Khánh ở Đà Nẵng Bảng 2-32: Thành phần rác tiếp nhận tại bãi chôn lấp Hòa Khánh Bảng 2-33: Nguồn phát sinh rác thải QLCTRĐT ở Tp.HCM Bảng 2-34: Sơ lược dự án nghiên cứu phân loại tại nguồn tại thành phố HCM Bảng 2-35: Sơ lược các trạm trung chuyển tại thành phố HCM Bảng 2-36: Tỉ lệ thu gom rác thải rắn ở thành phố HCM Bảng 2-37: Sơ lược hoạt động của các cơ sở QLCTRĐT ở tp HCM Bảng 2-38: Giới thiệu về REFU Bảng 2-39: Thống kê về các cơ sở tái chế tại thành phố Hồ Chí Minh Bảng 2-40: Nội dung kế hoạch tái chế tại Phước Hiệp và Đồng Thạnh Bảng 2-41: Nội dung của ngày hội tái chế tại thành phố Hồ Chí Minh Bảng 2-42: Lượng rác tiếp nhận tại các cơ sở QLCTR ở tp HCM Bảng 2-43: Lượng rác tiếp nhận và trung chuyển tại trạm trung chuyển ở Tp.HCM Bảng 2-44: Thành phần rác tiếp nhận tại các cơ sở QLCTR ở Tp.HCM

Page 5: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

Báo cáo giữa kỳ

iv

Bảng 2-45: Nội dung lộ trình Bảng 2-46: Tóm tắt lộ trình Bảng 3-1: Tên cơ quan quản lý KCN Bảng 3-2: Chiến lược quốc gia bảo vệ môi trường và quản lý chất thải công nghiệp Bảng 3-3: Số lượng doanh nghiệp ở Việt Nam Bảng 3-4: Số lượng doanh nghiệp ở Việt Nam Bảng 3-5: Diện tích đất của các KCN Bảng 3-6: Xu hướng của tổng lượng chất thải, CTR công nghiệp, chất thải công nghiệp nguy

hại trong giai đoạn 1999 - 2025 Bảng 3-7: Số lượng công ty xử lý chất thải nguy hại được Cục quản lý chất thải cấp phép Bảng 3-8: Vị trí và số lượng các làng nghề ở Việt Nam Bảng 3-9: Tái chế ở các làng nghề Bảng 3-10: Dự án thí điểm về sản xuất năng lượng rác thải công nghiệp ở Nam Sơn Bảng 3-11: Nội dung của dự án phát triển và ứng dụng hệ thống kê khai điện tử Bảng 3-12: Số lượng KCN được thành lập và hoạt động và tổng diện tích tại khu vực nghiên

cứu Bảng 3-13: Chất thải phát sinh tại khu vực nghiên cứu Bảng 3-14: Cơ sở xử lý chất thải công nghiệp nguy hại tại khu vực nghiên cứu Bảng 3-15: Khái quát về các cơ sở xử lý thuộc URENCO Hà Nội Bảng 3-16: Lượng chất thải công nghiệp xử lý bởi URENCO Hà Nội Bảng 3-17: Khái quát về các cơ sở xử lý thuộc URENCO Đà Nẵng Bảng 3-18: Khái quát về các thiết bị xử lý của CITENCO Bảng 3-19: Khái quát về các thiết bị xử lý của VINAUSEEN Bảng 3-20: Tổng lượng chất thải xử lý trong giai đoạn 2007-2009 và kế hoạch đến 2020 của

VINAUSEEN Bảng 3-21: Danh sách các thiết bị của VINAUSEEN Bảng 3-22: Khái quát về thiết bị xử lý của công ty TNHH Môi trường xanh Bảng 3-23: Nội dung khảo sát thực tế vè phát sinh chất thải công nghiệp nói chung Bảng 3-24: Số lượng doanh nghiệp trả lời bảng câu hỏi theo khu vực nghiên cứu Bảng 3-25: Số lượng doanh nghiệp trả lời phân theo các ngành công nghiệp Bảng 3-26: Quy mô lao động của các doanh nghiệp trả lời Bảng 3-27: Quy mô lao động của các doanh nghiệp trả lời trong khu vực nghiên cứu Bảng 3-28: Tóm tắt lượng chất thải Bảng 3-29: Khối lượng mỗi loại rác thải tại khu vực nghiên cứu Bảng 3-30: Số lượng các câu trả lời về khối lượng mỗi loại chất thải tại khu vực nghiên cứu Bảng 3-31: Khối lượng mỗi loại chất thải của mỗi ngành công nghiệp Bảng 3-32: Số lượng các câu trả lời về khối lượng mỗi loại chất thải theo ngành công nghiệp Bảng 3-33: Khối lượng mỗi loại chất thải theo quy mô lao động Bảng 3-34: Số câu trả lời về khối lượng mỗi loại chất thải theo quy mô lao động Bảng 3-35: Phương pháp xử lý các chất thải công nghiệp không nguy hại Bảng 3-36: Thu gom chất thải công nghiệp không nguy hại Bảng 3-37: Xử lý chất thải công nghiệp không nguy hại (1) Bảng 3-38: Xử lý chất thải công nghiệp không nguy hại (2) Bảng 3-39: Phương pháp xử lý chất thải rắn nguy hại Bảng 3-40: Thu gom chất thải công nghiệp nguy hại Bảng 3-41: Xử lý chất thải công nghiệp nguy hại (1) Bảng 3-42: Xử lý chất thải công nghiệp nguy hại (2) Bảng 3-43: Khó khăn của các doanh nghiệp Bảng 3-44: Hành động bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp Bảng 3-45: Hiện trạng áp dụng ISO và CSR Bảng 3-46: Kết quả các bảng so sánh (1) Bảng 3-47: Kết quả các bảng so sánh (2) Bảng 3-48: Kết quả các bảng so sánh (3) Bảng 3-49: Lộ trình cải thiện công tác quản lý chất thải công nghiệp ở Việt Nam

Page 6: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

Báo cáo giữa kỳ v

Bảng 4-1: Bảng so sánh các quy định liên quan đến Quản lý chất thải rắn và nước thải y tế Bảng 4-2: Số lượng các cơ sở y tế và giường bệnh năm 2008 Bảng 4-3: Lượng chất thải y tế phát sinh tại các bệnh viện và các khoa trong bệnh viện Bảng 4-4: Ví dụ về phân tích thành phần chất thải y tế (% dựa trên khối lượng ướt) Bảng 4-5: Tiêu chuẩn nước cấp và lượng nước thải tại các cơ sở y tế Bảng 4-6: Ví dụ về nước thải theo khoa Bảng 4-7: Một số kết quả chủ yếu của khảo sát QLCTRNTYT do Viện Vệ sinh môi trường và

sức khỏe lao động thực hiện. Bảng 4-8: Yeec cầu kỹ thuật về lò đốt chất thải rắn y tế Bảng 4-9: Các bệnh viện trong địa bàn nghiên cứu nằm trong danh sách Quyết định 64 Bảng 4-10: Các hoạt động tài trợ về QLCTRNTYT tại Vi ệt Nam Bảng 4-11: Số lượng và các loại hình cơ sở y tế khảo sát Bảng 4-12: Tổng số giường bệnh của các bệnh viện có phiếu trả lời Bảng 4-13: Khối lượng CTR y tế phát thải tại các bệnh viện khảo sát Bảng 4-14: Công nghệ xử lý chất thải tại chỗ của các bệnh biện khảo sát Bảng 4-15: Số lượng bệnh viện có và không có hệ thống xử lý nước thải Bảng 4-16: Các bệnh viện và số giường bệnh tại Hải Phòng Bảng 4-17: Các bệnh viện và số giường bệnh tại Hà Nội Bảng 4-18: Các bệnh viện và số giường bệnh tại Thừa Thiên Huế Bảng 4-20: Các bệnh viện và số giường bệnh tại Đà Nẵng Bảng 4-21: Các bệnh viện và số giường bệnh tại Tp. HCM Bảng 4-22: Các chỉ số và mục tiêu phát triển QLCTRNTYT tại Vi ệt Nam Bảng 4-23: Các chương trình và mục tiêu đề xuất của lộ trình Bảng 4-24: Lộ trình đề xuất nhằm cải thiện QLCTRNTYT tại Vi ệt Nam

Page 7: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

Báo cáo giữa kỳ

vi

Danh mục Hình

Hình 2-1: Sơ đồ tổ chức Bộ xây dựng và các Vụ/Cục liên quan Hình 2-2: Sơ đồ tổ chức MONRE và các bộ phận liên quan về QLCTR Hình 2-3: Khung thể chế về quản lý chất thải rắn ở Việt Nam Hình 2-4: Hệ thống thu gom và vận chuyển CTRĐT tại Tp. Hồ Chí Minh Hình 2-5: Sơ đồ tổ chức của Sở Xây Dựng Hà Nội Hình 2-6: Quy hoạch cơ sở QLCTR tại Hà Nội Hình 2-7: Cơ cấu ngân sách quản lý chất thải rắn tại URENCO Hà Nội Hình 2-8: Vị trí cơ sở xử lý CTR tại Hà Nội Hình 2-9: Sơ đồ lưu chuyển chất thải tại Hà Nội Hình 2-10: Vị trí các cơ sở xử lý QLCTR tại Hải Phòng Hình 2-11: Lưu chuyển rác ở Hải Phòng Hình 2-12: Vị trí các cơ sở xử lý chất thải rắn tại Huế Hình 2-13: Dòng lưu chuyển chất thải rắn tại Huế Hình 2-14: Vị trí 11 trạm trung chuyển tại Đà Nẵng Hình 2-15: Vị chí bãi chôn lấp chất thải rắn tại Đà Nẵng Hình 2-16: Dòng lưu chuyển chất thải rắn tại Đà Nẵng Hình 2-17: Hệ thống QLCTRĐT tại Tp, HCM Hình 2-18: Vị trí các khu xử lý CTR tại Tp. HCM Hình 2-19: Dòng lưu chuyển chất thải rắn đô thị tại Tp.HCM Hình 3-1: Hệ thống quản lý môi trường hiện hành ở các khu công nghiệp Hình 3-2: Hệ thống thanh tra tại các KCN Hình 3-3: Xu hướng và tỉ lệ các doanh nghiệp tại Vi ệt Nam Hình 3-4: Phát triển KCN và đất sử dụng cho KCN Hình 3-5: Vị trí các KCN được thành lập Hình 3-6: Vị trí KCN tại thành phố Hà Nội Hình 3-7: Vị trí KCN tại thành phố Hải Phòng Hình 3-8: Vị trí các KCN tại Tỉnh Thừa Thiên Huế Hình 3-9: Vị trí các KCN tại Đà Nẵng Hình 3-10: Vị trí các KCN tại Tp.HCM Hình 3-11: Vị trí các KCN tại tỉnh Đồng Nai Hình 3-12: Vị trí các KCN tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Hình 3-13: Vị trí các KCN tại tỉnh Bình Dương Hình 3-14: Sơ đồ vị trí điểm khảo sát bảng hỏi Hình 3-15: Phương pháp xử lý chất thải công nghiệp thông thường Hình 3-16: Phương pháp xử lý chất thải công nghiệp nguy hại Hình 3-17: Khó khăn của các doanh nghiệp Hình 3-18 Áp dụng và thực hiện ISO/CSR Hình 4-1: Cơ cấu hành chính về quản lý chất thải và nước thải y tế cấp trung ương và địa phương Hình 4-2: Cơ cấu tổ chức Bộ Y tế Hình 4-3: Ví dụ về nước thải y tế tại một số bệnh viện Hình 4-4: Sơ đồ rút gọn một số công nghệ xử lý nước thải Hình 4-5: Cơ cấu số lượng giường bệnh tại các bệnh viện khảo sát Hình 4-6: Thùng đựng chất thải sắc nhọn phân loại Hình 4-7: Các phương tiện thu gom chất thải trong phạm vi bệnh viện Hình 4-8: Nơi lưu trữ tạm thời tại các bệnh viện khảo sát Hình 4-9: Phương pháp xử lý chất thải lây nhiễm tại các bệnh viện được khảo sát Hình 4-10: Các phương pháp xử lý chất thải hoá chất tại các bệnh viện khảo sát Hình 4-11 Phương pháp xử lý chất thải phóng xạ Hình 4-12 Phí xử lý chất thải y tế nguy hại thuê ngoài Hình 4-13 Phí xử lý chất thải thông thường thuê ngoài Hình 4-14 Số lượng cán bộ, nhân viên phụ trách quản lý chất thải tại các bệnh viện khảo sát Hình 4-15 Thời điểm lắp đặt hệ thống xử lý nước thải

Page 8: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

Báo cáo giữa kỳ

vii

Hình 4-16 Lý do không hoạt động của hệ thống xử lý nước thải Hình 4-17 Các hệ thống xử lý nước thải tại các bệnh viện được khảo sát Hình 4-18 Chi phí ban đầu cho hệ thống xử lý nước thải Hình 4-19 Tỉ lệ cơ cấu chi phí ban đầu cho hệ thống xử lý nước thải Hình 4-20 Chi phí vận hành & duy trì hệ thống xử lý nước thải Hình 4-21 Quản lý nước thải tại các bệnh viện khảo sát Hình 4-22 Các chương trình nâng cao nhận thức cho cán bộ y tế Hình 4-23 Tập huấn/ Chương trình giáo dục cho nhân viên (không phải cán bộ y tế)

Page 9: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

Báo cáo giữa kỳ

viii

Danh mục Ảnh

Ảnh 2-1: Hệ thống thu gom rác xe đẩy tay và thu gom bằng thùng Ảnh 2-2: Phân loại rác tại nguồn tại Hà Nội Ảnh 2-3: Thùng thu gom và hệ thống trạm trung chuyển tại Đà Nẵng Ảnh 2-4: Chất thải rắn tại các làng nghề tái chế Bắc Ninh Ảnh 2-5: Trạm trung chuyển tại thành phố Đà Nẵng Ảnh 2-6: Trạm trung chuyển tại thành phố Hồ Chí Minh Ảnh 2-7: Ngày hội tái chế tại thành phố Hồ Chí Minh Ảnh 4-1: Một số ví dụ về hệ thống xử lý nước thải tại các bệnh viện ở Việt Nam Ảnh 4-2: Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện Ảnh 4-3: Lò đốt chất thải y tế tại URENCO Hải Phòng Ảnh 4-4: Lò đốt chất thải y tế của URENCO Hà Nội Ảnh 4-5: Lò đốt chất thải y tế tại Thừa Thiên Huế Ảnh 4-6: Các lò đốt chất thải y tế của CITENCO thành phố Hồ Chí Minh.

Page 10: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

Báo cáo giữa kỳ

ix

Danh mục viết tắt

MSW Chất thải rắn đô thị (CTRĐT) IW Chất thải công nghiệp (CTCN) MW Chất thải y tế (CTYT) MONRE Bộ Tài nguyên và Môi trường (BTNMT) MOC Bộ Xây dựng (BXD) WEPA Cục quản lý chất thải và Cải thiện môi trường VEA Tổng cục Môi trường EIA Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) MOH Bộ Y tế MPI Bộ Kế hoạch Đầu tư MOF Bộ Tài chính MOIT Bộ Thông tin Truyền thông PPCs Ủy ban nhân dân (UBND) DOF Sở Tài chính DOC Sở Xây dựng DONRE Sở Tài nguyên Môi trường (Sở TNMT) URENCO Công ty Môi trường Đô thị MSWM Quản lý chất thải rắn đô thị (QLCTRĐT) ISWM Quản lý chất thải rắn công nghiệp (QLCTRCN) MWWM Quản lý chất thải rắn y tế (QLCTRYT) SWM Quản ly chất thải rắn (QLCTR) HPC Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội HEPCO Công ty Môi trường và Công trình đô thị Huế IP Khu Công nghiệp (KCN) ISO International Organization for Standardization/ Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế CSR Corporate Social Responsibility/ Trách nhiệm xã hội JICA Japan International Cooperation Agency/ Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản WHO World Health Organization/ Tổ chức y tế thế giới UNDP United Nations Development Program/ Chương trình phát triển Liên hiệp quốc ODA Official Development Assistance/ Hỗ trợ phát triển chính thức

Page 11: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

1 Báo cáo tiến độ (2)

CHƯƠNG 1

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở VIỆT NAM

1.1 Thông tin chung về Việt Nam

Việt Nam là quốc gia nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương ở Đông Nam Á. Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc ở phía bắc, Lào ở phía tây bắc, Campuchia ở phía tây nam và Biển Đông ở phía đông. Diện tích của Việt Nam khoảng 330,000km2, là quốc gia lớn thứ 65 trên thế giới. Năm 2009, dân số khoảng 85.7 triệu người, đưa Việt Nam đứng thứ 14 về quốc gia đông dân trên thế giới nhưng cũng gây áp lâu dài đối với nguồn lợi tự nhiên. Trong những năm tiếp theo, dự đoán tỉ lệ đô thị hoá ở Việt Nam tiếp tục tăng. Ước tính dân số năm 2015 ở vùng đô thị là 35 triệu người (chiếm 38% tổng số dân cả nước), đến năm 2025 là 52 triệu người (chiếm 50% tổng số dân cả nước). 1.2. Thông tin chung về chất thải ở Việt Nam Theo Nghị định số 59/2007/ND-CP ngày 9 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ, quản lý chất thải ở Việt Nam được chia thành chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại. Về hệ thống quản lý, chất thải rắn được chia thành ba loại: chất thải rắn sinh hoạt, chất thải công nghiệp và chất thải y tế. Theo số liệu thống kế của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt Nam phát sinh hơn 15 triệu tấn rác thải từ nhiều nguồn khác nhau. Trên 80% (12.8 triệu tấn/năm) là từ nguồn thải sinh hoạt, gồm hộ gia đình, nhà hàng, chợ và các cơ sở kinh doanh. Ngành công nghiệp phát sinh ra hơn 2.6 triệu tấn rác thải (17 phần trăm) mỗi năm, đây là nguồn quan trọng đứng thứ hai. Khoảng 160.000 tấn/năm (1 phần trăm) chất thải của Việt Nam được coi là chất nguy hại, gồm chất thải y tế nguy hại từ bệnh viện, chất thải nguy hại hoặc dễ cháy từ quá trình sản xuất công nghiệp, thuốc trừ sâu và chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp. Nếu không được quản lý tốt, các chất thải y tế, độc hại, dễ gây ung thư và các chất độc hại khác trong rác thải sẽ là mối đe doạ lớn đối với sức khoẻ và môi trường công cộng. Các con số này được mô tả tại Bảng 1.1 và 1.2.

Bảng 1-1. Tổng quan quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

Phát sinh chất thải rắn sinh hoạt (tấn/năm) � Toàn quốc � Vùng đô thị � Nông thôn

12,800,000 6,400,000 6,400,000

Phát sinh chất thải độc hại từ ngành công nghiệp (tấn/năm) 128,400 Phát sinh chất thải không độc hại từ ngành công nghiệp (tấn/năm) 2,510,000 Phát sinh chất thải y tế độc hại (tấn/năm) 21,000 Phát sinh chất thải sinh hoạt (kg/người/ngày � Toàn quốc � Vùng đô thị � Nông thôn

0.4 0.7 0.3

Thu gom chất thải(% chất thải phát sinh) � Vùng đô thị � Nông thôn � Các hộ nghèo ở đô thị

71%

<20% 10-20%

Số đơn vị chôn lấp chất thải rắn � Cơ sở xử lý trung gian (bao gồm chế biến phân hữu cơ) � Chôn lấp và bãi chôn lấp không đạt tiêu chuẩn � Chôn lấp hợp vệ sinh

12 74 17

Năng lực xử lý chất thải y tế độc hại(% tổng số) 50%

Nguồn: World Bank [2004], sắp xếp số liệu bới JST

Page 12: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

2 Báo cáo tiến độ (2)

Bảng 1-2 Lượng chất thải phát sinh ở Việt Nam

Hạng mục Nguồn xả thải Loại chất rắn Số lượng (tấn/năm)

Đô thị Nông thôn

Tổng số

CTR sinh hoạt Khu thương mại, khu dân cư, chợ

chất thải nhà bếp, nhựa, giấy, thuỷ tinh v.v

6,400 6,400 12,800

Chất thải công nghiệp (không nguy hại)

Công nghiệp kim loại, gỗ v.v. 1,740 770 2,510

Chất thải công nghiệp (nguy hại)

Công nghiệp dầu đốt, bùn thải, hoá chất hữu cơ

126 2.4 128

Chất thải y tế (nguy hại) Bệnh viện giấy, máu, kim tiêm v.v. - - 21.5

Tổng (không bao gồm chất thải nông nghiệp) 8,266 7,172 15,459

Chất thải nông nghiệp Trồng trọt, chăn nuôi Chất trồng trọt N.A. 64,560 64,560

Nguồn: World Bank [2004]

Ước tính lượng chất thải ở Việt Nam được thể hiện ở bảng dưới đây. Ước tính chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp sẽ tăng nhanh trong vòng từ 10 đến 15 năm tới.

Bảng 1-3 Ước tính lượng chất thải phát sinh ở Việt Nam

(Đơn vị: triệu tấn)

Năm/loại Chất thải sinh

hoạt Chất thải rắn Công nghiệp

Chất thải y tế Chất thải rắn

nông thôn Chất thải từ

các làng nghề Tổng cộng

2015 22.2 9.6 0.2 9.8 1.8 43.6

2020 35.2 20.8 0.3 8.8 2.5 67.6

2025 51.7 27.8 0.3 7.6 3.6 91.0

Nguồn: Chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn tổng hợp đến năm 2025 và tầm nhìn tới năm 2050

Page 13: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

3 Báo cáo tiến độ (2)

CHƯƠNG 2

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ (QLCTRĐT)

2.1 Thực trạng QLCTRĐT ở Việt Nam

2.1.1 Cơ chế hành chính

(1) Cấp quốc gia

Nhìn chung, cơ quan nhà nước quản lý môi trường ở Việt Nam là Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE) với ba đơn vị hành chính chính được giao quyền quản lý nhà nước về chất thải, trong đó bao gồm Cục quản lý chất thải và cải thiện môi trường (WEPA), Tổng cục môi trường Việt Nam (VEA).

Tuy nhiên, về quản lý chất thải sinh hoạt (QLCTRĐT), Bộ Xây dựng (MOC) là cơ quan đầu mối về quản lý QLCTRĐT.

Ngoài ra, các bộ khác và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (cơ quan hành chính ở địa phương ở tỉnh/thành của Việt Nam) cũng tham gia trực tiếp vào các hoạt động quản lý chất thải.

� Bộ Xây dựng (MOC): là cơ quan trung ương phụ trách trực tiếp về vấn đề quản lý chất thải rắn đô thị và các khu xử lý chất thải. Trách nhiệm và thẩm quyền của bộ về quản lý chất thải rắn như sau: Sơ đồ tổ chức của MOC được thể hiện tại Hình 1.1 dưới đây.

o Xây dựng chính sách và thể chế, quy hoạch và xây dựng các cơ sở xử lý chất thải

rắn.

o Xây dựng và quản lý kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng về chất thải cấp quốc gia và

tỉnh.

Hình 2-1 Sơ đồ tổ chức Bộ xây dựng và các Vụ/Cục liên quan

� Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE): là cơ quan chịu trách nhiệm về quản lý và bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Vai trò của bộ về quản lý chất thải là phối hợp

Page 14: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

4 Báo cáo tiến độ (2)

với các bộ khác ban hành hướng dẫn, quy định, tiêu chuẩn về quản lý chất thải, xây dựng kế hoạch quản lý chất thải hàng năm và dài hạn, xây dựng chính sách và chiến lược, kế hoạch và phân bổ ngân sách nghiên cứu và phat triển cho các dự án xử lý chất thải và phê duyệt, phê chuẩn báo cáo Đánh giá tác động môi trường (EIA). Sơ đồ tổ chức MONRE như sau:

Hình 2-2 Sơ đồ tổ chức MONRE và các bộ phận liên quan về QLCTR

� Bộ Y tế (MOH): MOH tham gia quản lý chất thải y tế. Trách nhiệm của bộ về quản lý chất thải chủ yếu là đánh giá tác động chất thải rắn đối với sức khoẻ con người, thanh tra, giám sát hoạt động xử lý chất thải bệnh viện.

� Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI): là cơ quan ban hành chính sách có ảnh hưởng nhất ở cấp bộ vì nhiệm vụ của bộ là đề xuất Chính phủ phê duyệt phân bổ ngân sách nhà nước nói chung. Về quản lý chất thải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Bộ Tài chính xem xét cấp vốn và tài chính cho các bộ, cơ quan của chính phủ và địa phương để thực hiện kế hoạch quản lý chất thải trên cơ sở kế hoạch quản lý chất thải dài hạn. Ngoài ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng các ưu đãi về kinh tế để thúc đẩy hoạt động quản lý chất thải; như là ưu đãi thuế, khấu hao tài sản cố định và ưu đãi sử dụng đất.

� Bộ Tài chính (MOF): cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân bổ ngân sách cho các hoạt động quản lý chất thải.Tuy nhiên, cơ quan này tập trung vào các vấn đề tài chính và giá cả.

� Bộ Thông tin Truyền thông (MOIT): hướng dẫn tuyên truyền phổ cập tài liệu pháp luật về quản lý chất thải để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về bảo vệ môi trường.

Page 15: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

5 Báo cáo tiến độ (2)

Mối quan hệ giữa các cơ quan chính phủ Việt nam về quản lý chất thải rắn được thể hiện tại Hình 2-3. Tham khảo thông tin và chức năng, vai trò của từng cơ quan tại Chỉ thị số 199/1997/CT-TTg.

Chất thải rắn y tế

Chất thải rắn công nghiệp

Nguy hại Không nguy hại Nguy hại Không nguy hại

Chất thải rắn đô thị

MONRE MOC MOH

MPI & MOF

: Quản lý trực tiếp : Quản lý gián tiếp : Quan hệ về tài chính

Hình 2-3 Khung thể chế về quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

(2) Cấp địa phương

� Hội đồng nhân dân: là đại diện của cơ quan quyền lực của nhà nước ở địa phương. Hội

đồng nhân dân do dân địa phương bầu và có quyền lực cao nhất ở cấp địa phương.

� Uỷ ban nhân dân: là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, chịu trách nhiệm quản lý

nhà nước ở địa phương. Trách nhiệm quản lý chất thải của cơ quan này như sau:

o Thực hiện quy định quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở địa phương, chỉ đạo các cơ quan chực năng tổ chức, phối hợp với các cơ quan chức năng ở trung ước xây dựng kế hoạch thường niên và dài hạn về quản lý chất thải, áp dụng các biện pháp giúp địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ của mình về vệ sinh môi trường.

o Phê duyệt các dự án xử lý chất thải ở địa phương trên cơ sở điều kiện dân số, kinh tế xã hội và điều kiện công nghiệp ở từng địa phương.

o Huy động vốn đầu tư từ các nguồn khác nhau để xây dựng bãi chôn rác và xây dựng cơ chế khuyến khích các tổ chức phi chính phủ tham gia quản lý chất thải.

o Chỉ đạo DOC và/hoặc DONRE cấp tỉnh/địa phương thực hiện các dự án xử lý chất thải gồm thiết kế, xây dựng, giám sát, EIA v.v theo tiêu chuẩn môi trường và xây dựng của Việt Nam.

o Chỉ đạo TUPWS và URENCO cấp tỉnh/địa phương tổ chức thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, phê duyệt phí thu gom và xử lý rác thải theo khuyến nghị của Sở Tài chính tỉnh/địa phương (DOF).

� Sở xây dựng (DOC): là cơ quan cấp tỉnh, hoạt động theo chỉ đạo của cả PPC và MOC.

Trách nhiệm về quản lý chất thải rắn sinh hoạt và vùng chôn lấp rác thải gồm: giám sát

việc thực hiện quy hoạch đô thị của tỉnh hoặc thành phố đã được Thủ tướng phê duyệt, tổ

chức thiết kế và xây dựng các dự án chôn lấp rác thải theo tiêu chuẩn môi trường và xây

dựng, hỗ trợ PPC ra quyết định về các dự án cơ sở xử lý chất thải, phối hợp với DONRE

báo cáo và đề xuất vùng chôn lấp rác thải phù hợp cho PPC để phê duyệt.

Page 16: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

6 Báo cáo tiến độ (2)

� Sở Tài nguyên và môi trường (DONRE): tương tự như DOC, cơ quan này hoạt động theo

chỉ đạo của hai cấp: PPC về mặt hành chính và chính trị và MONRE về mặt phối hợp, hỗ

trợ và hướng dẫn kỹ thuật. DONRE có vai trò quan trọng trong quản lý chất thải, về giám

sát chất lượng môi trường, quản lý và thực hiện các chính sách và quy định về quản lý chất

thải do MONRE và PPC ban hành, phê duyệt EIA cho các dự án xử lý chất thải, phối hợp

với DOC xem xét và lựa chọn các bãi chôn lấp rác thải, sau đó đề xuất với PPC phê duyệt

bãi chôn lấp phù hợp nhất.

Tuy nhiên, vai trò của DOC và DONRE trong quản lý chất thải rắn phụ thuộc vào tính chất

và tổ chức của từng tỉnh thành và giữa chúng có thể có khác biệt.

� Công ty môi trường đô thị (URENCO) (có thể mỗi tỉnh thành có tên gọi khác nhau tuỳ

theo chức năng và vai trò của công ty): là công ty nhà nước chịu trách nhiệm thu gom, vận

chuyển, xử lý chất thải ở tỉnh hoặc thành phố. Về các dự án chôn lấp rác thải, URENCO

thường được giao làm chủ dự án chôn lấp rác thải đồng thời quản lý, vận hành bãi chôn lấp.

Ngoài ra, URENCO có thể chịu trách nhiệm thu gom rác thải rắn, giữ vệ sinh công cộng,

chiếu sáng đô thị, trồng cây xanh và chăm sóc cây trên các tuyến phố.

2.1.2. Khung pháp lý

Chính phủ Việt Nam ban hành nhiều công cụ pháp lý quy định về quản lý chất thải rắn, gồm danh sách sau:

Bảng 2-1 Khung pháp lý về quản lý chất thải rắn Văn bản pháp lý Cơ quan xây

dựng Cơ quan thực hiện

Luật bảo vệ môi trường nói chung

Luật bảo vệ môi trường Quốc hội Chính phủ quy định chi tiết luật này

Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt kế hoạch quản lý các cơ sở gầy ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

MONRE, MOST

MONRE, MOST Chính quyền địa phương có các cơ sở gây ô nhiễm

Nghị định số 117/2009 ngày 31 tháng 12 năm 2009 do chính phủ ban hành quy định quy chế xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường

MONRE MONRE Bộ công an và các bộ liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh

Các văn bản pháp lý về chất thải rắn và chất thải nguy hại

Quyết định số 2149/2009/QD-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2050

MOC and MONRE

MONRE, MOC, MARD, MOIC, MOH, MOET và các bộ liên quan

Nghị định số 59/2007/ND-CP ngày 9 tháng 4 năm 2007 của chính phủ ban hành quy định về hoạt động quản lý chất thải rắn, quyền hạn và trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức liên quan đến quản lý chất thải rắn

MOC MOC, MONRE và các bộ liên quan

Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn tại các khu công nghiệp và khu đô thị đến năm 2020

MOC MOC, MOSTE MOPI, MOF, MOI, MOH và các bộ liên quan

Chỉ thị số 199/TTg ngày 3 tháng 4 năm 1997 của Thủ tướng chính phủ về các biện pháp khẩn cấp để quản lý chất thải rắn đô thị khu công nghiệp và khu đô thị

n/a MOC, MOI, MOH, MOPI, MOF, MOT, MOSTE, MOCI Ủy ban nhân dân tỉnh

Page 17: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

7 Báo cáo tiến độ (2)

Văn bản pháp lý Cơ quan xây dựng

Cơ quan thực hiện

Văn bản pháp lý về tái chế

Quyết định số 03/2004/QĐ-BTNMT ngày 2 tháng 4 năm 2004 của Bộ tài nguyên và môi trường về nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất trong nước

MONRE DONREs, VEPA (MONRE)

Các cơ sở hạ tầng quản lý chất thải

Quyết định số 1440/2008/QD-TTg ngày 6 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt kế hoạch các cơ sở xử lý chất thải tại ba vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc, Trung, Nam đến năm 2020

MOC MOC, MOPI, MONRE, MOST, MOF Ủy ban nhân dân tỉnh

Thông tư liên bộ số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18 tháng 1 năm 2001 hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc chọn lựa địa điểm , xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn

MOSTE, MOC

MOSTE, MOC

Phí và lệ phí quản lý chất thải rắn

Nghị định số 174/2007/ND-CP ngày 29 tháng 11 năm 2009 của chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn

MOF MOF, MONRE các bộ liên quan và ủy ban nhân dân tỉnh

Thông tư số 39/2008/TT-BTC ngày 19 tháng 5 năm 2008 của bộ Tài chính hướng dẫn việc thi thành Nghị định số 174/2007/ND-CP ngày 29 tháng 11 năm 2008 của chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn

MOF MOF, MONRE các bộ liên quan và ủy ban nhân dân tỉnh

Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25 tháng 5 của bộ Tài chính điều chỉnh, bổ sung thông tư số 63/2002/TT-BTC về phí và lệ phí

MOF MOF

Thông tư số 121/2008/TT-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tư cho quản lý chất thải rắn

MOF MOF, MONRE

Thông tư liên tịch số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30 tháng 03 năm 2010 hướng dẫn quản lý quỹ môi trường

MOF, MONRE

MOF,MONRE, các Bộ liên quan và các ủy ban nhân dân tỉnh

Tiêu chuẩn

QCVN 07:2010/BXD – Hạ tầng kỹ thuật đô thị, chương 9 SWM

MOC MOC, các Bộ liên quan và các ủy ban nhân dân tỉnh

QCVN 25:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nươc thải bãi rác

MONRE MONRE, các Bộ liên quan và các ủy ban nhân dân tỉnh

Nghị định số 59/2007/ND-CP

Nghị định số 59/2007/ND-TTg ngày 9 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng chính phủ về quản lý chất thải rắn. Nghị định này ban hành quy định của chính phủ từ giai đoạn lập kế hoạch đến giai đoạn xử lý, quan trắc và thanh tra trong ngành quản lý chất thải rắn.

Lập kế hoạch: Quy hoạch xử lý chất thải rắn được chia thành hai cấp là cấp liên đô thị hoặc cấp các vùng kinh tế trọng điểm và cấp tỉnh. Ở cấp tỉnh, chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ tổ chức việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch quản lý chất thải rắn. Bộ Xây dựng sẽ hợp tác với Ủy ban nhân dân tỉnh để xây dựng quy hoạch quản lý chất thải rắn của từng vùng hoặc quy hoạch chất thải rắn liên tỉnh.

Đầu tư: Nhà nước khuyến khích nhiều dạng đầu tư vào ngành quản lý chất thải rắn như BBC, BOT, BTO, BT và v.v như đã quy định trong Luật đầu tư. Nhà đầu tư cần đưcọ hỗ trợ bằng các chính sách ưu đãi như: miến phí sử dụng đất, hỗ trợ bồi thường đất, ưu đãi về tín dụng…

Phân loại tại nguồn: Quyết định này quy định nhiều nội dung về phân loại chất thải tại nguồn. Quyết định này quy định rằng chất thải phải được phân loại tại nguồn và xử lý đúng cách. Về quản lý chất thải rắn, những đối tượng phát thải phải phân loại và xả chất thải đúng quy định. Chất thải

Page 18: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

8 Báo cáo tiến độ (2)

nguy hại phải được tách ra khỏi chất thải thông thường theo đúng cách. Danh mục chất thải nguy hại cũng được MONRE ban hành.

Thu gom, lưu trữ và vận chuyển: các doanh nghiệp hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại phải đăng ký với các cơ quan có thẩm quyền. Các đối tượng phát thải chất thải nguy hại chỉ được ký hợp đồng xử lý với các doanh nghiệp được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Hướng dẫn về quản lý chất thải nguy hại được MONRE ban hành.

Xử lý:Phụ thuộc vào tính chất, thành phần của chất thải rắn và điều kiện địa phương để lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp. Tuy nhiên, khuyến khích lựa chọn công nghệ tiên tiến về tái chế rác thải, xử lý rác thải để giảm kích cỡ bãi rác, sản sinh năng lượng và đảm bảo vệ sinh môi trường.

Chi phí quản lý chất thải rắn: về quản lý chất thải rắn, ngoài ngân sách thu được từ phí vệ sinh, chi phí cần được trợ giá một phần từ chính phủ. Trong khi đó, chi phí quản lý chất thải nguy hại nên thu từ các đối tượng phát thải dựa trên các hợp đồng giữa bên phát thải và các công ty thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải. Ủy ban nhân dân tỉnh cần ban hành các quy chế về dịch vụ công theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

Quan trắc, điều tra và xử lý vi phạm: Các cơ quan điều tra môi trường các cấp thực thi chức năng quan trắc, điều tra và xử lý vi phạm trong ngành quản lý chất thải rắn.

Nguyên tắc quản lý chất thải rắn:

1. Các tổ chức, cá nhân phát thải chất thải rắn hoặc có các hành động liên quan đến phát thải chất thải rắn phải trả phí thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải

2. Chất thải rắn phải được phân loại tại nguồn, tái chế, tái sử dụng làm nguyên liệu sản xuất và để tạo ra năng lượng

3.Ưu tiên áp dụng công nghệ xử lý các chất thải không phân hủy để giảm diện tích bãi rác, tiết kiệm không gian

4. Khuyến khích xã hội hóa việc phân loại rác thải, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải

2.1.3 Chính sách và chiến lược về QLCTR

(1) Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn

Chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn ở Việt Nam ban hành theo “Quyết định của Thủ tướng chính phủ số 2149/QD-TTG về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn tới năm 2025 và Tầm nhìn tới năm 2050” (sau đây gọi tắt là Chiến lược về QLCTR”) được xây dựng bởi MOC và MONRE trong năm 2009. Chiến lược về QLCTR đưa ra mục tiêu quản lý chất thải rắn, bao gồm chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế, trong các năm mục tiêu 2015, 2020 và 2025.

Tầm nhìn đến năm 2050 và mục tiêu năm 2020 được nêu trong Chiến lược QLCTRCN như sau:

Tầm nhìn đến năm 2050

Phấn đấu tới năm 2050, tất cả các loại chất thải rắn phát sinh đều được thu gom, tái sử dụng và tái chế và xử lý triệt để bằng những công nghệ tiên tiến, than thiện với môi trường và phù hợp vơi điều kiện thực tế của từng địa phương, hạn chế khối lượng chất thải rắn phải chôn lấp tới mức thấp nhất.

Page 19: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

9 Báo cáo tiến độ (2)

Mục tiêu đến năm 2020

+ 90% tổng chất thải rắn từ hộ gia đình và đô thị được thu gom và xử lý để bảo vệ môi trường, trong đó 85% sẽ được tái chế, tái sử dụng, tái tạo năng lượng hoặc sản xuất phân bón hữu cơ.

+ 80% tổng chất thải rắn trong xây dựng xả thải từ các thành phố sẽ được thu gom, trong đó 50% được thu gom để tái sử dụng hoặc tái chế.

+ 50% phân bùn bể phốt từ các đô thị loại 2 trở lên và 30% các đô thị còn lại sẽ được thu gom và xử lý an toàn với môi trường.

+ Giảm sử dụng 65% túi nilon tại siêu thị và các trung tâm thương mại so với năm 2010.

+ 80% các thành phố có điểm riêng để tái chế chất thải rắn được phân loại từ từng hộ gia đình.

+ 90% tổng lượng chất rắn công nghiệp không nguy hại sẽ được thu gom và xử lý để bảo vệ môi trường, trong đó 75% được thu gom để tái sử dụng và tái chế.

+ 70% tổng lượng chất rắn nguy hại từ khu công nghiệp được xử lý để bảo vệ môi trường.

+ 100% chất thải rắn không nguy hại và chất thải rắn nguy hại từ ngành y tế được thu gom và xử lý để bảo vệ môi trường.

+ 70% tổng lượng chất rắn từ vùng nông thôn và 80% từ làng nghề được thu gom và xử lý để bảo vệ môi trường.

Trong chiến lược về QLCTR, MOC và MONRE là các bộ có trách nhiệm xây dựng chính sách về QLCTR và/hoặc 3R (giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế) cũng như việc thực hiện QLCTR thuộc về Uỷ ban nhân dân cấp địa phương. Mặt khác, là các đơn vị hỗ trợ, vai trò của MPI, MOF, MOIT, MOH, MARD, MIC cũng được quy định. Ngoài ra, để đạt được mục tiêu của Chiến lược về QLCTRCN, chương trình hành động gồm 10 chương trình đã được xây dựng kèm theo Chiến lược trong bảng sau.

Page 20: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

10 Báo cáo tiến độ (2)

Bảng 2-2 Chương trình hành động và vai trò của các bộ/ngành có liên quan về Quản lý tổng hợp chất thải rắn

TT Tên chương trình Mục tiêu Thời gian hoàn thành

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

1

Thúc đẩy phòng ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn

- Xây dựng và thực hiện các biện pháp về ngăn chặn, giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chât thải rắn - Xây dựng ngành công nghiệp tái chế

2020 MONRE MOC, MOIT, MOH, các bộ, ngành hữu quan và Uỷ ban nhân dân (PC)

2

Thúc đẩy phân loại chât thải rắn tại nguồn

- Xây dựng văn bản và phương hướng phân loại chất thải rắn tại nguồn - Xây dựng mô hình về phân loại chất thải rắn tại nguồn

2015 MONRE MOC, MOIT, MOH, MOF, PC

3

Đầu tư xây dựng công trình xử lý chât thải rắn cấp vùng

Xây dựng vùng xử lý chât thải rắn cấp khu vực

2020 MOC MOIT, MOH, MPI, MOF, MONRE, MOST, PC

4

Xử lý chât thải rắn sinh hoạt đô thị trong giai đoạn 2009-2020

Xây dựng các nhà máy áp dụng công nghệ hạn chế lấp đất để xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại 64 tỉnh

2020 MOC MPI, MOF, MONRE, MOST, PC

5

Phục hồi môi trường ở Cơ sở xử lý và chôn lấp chất thải

Xử lý bãi chôn lấp chất thải gây ô nhiễm môi trường theo quy định tại Quyết định số 64/2003/Q§-TTg. - Khôi phục và cải thiện các vùng chôn lấp chất thải trên toàn quốc theo tiêu chuẩn môi trường

2020 MONRE MOC, MOF, MPI, PC

6

Tăng cường quản lý chất thải rắn ở vùng nông thôn và làng nghề

Tăng cường QLCTRCN tại vùng nông thôn và làng nghề

2020 MARD1 MONRE, MOC, PC

7

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và quan trắc chất thải rắn

Xây dựng các hệ thống cơ sở dữ liệu hữu quan và giám sát chất thải trên toàn quốc để nâng cao hiệu quả mô hình quản lý chất thải rắn từ cấp trung ương đến địa phương

2020 MONRE MOC, MOIT, MOH, PC

8

Giáo dục nâng cao ý thức cộng đồng

Nâng cao nhận thức về phân loại, giảm, tái chế, tái sử dụng cho mọi tầng lớp dân nhân thông qua đào tạo và giáo dục

2015 MIC MOET, MOIT, MOH, MOC, MONRE

9

Xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật và thể chế về quản lý tổng hợp chất thải rắn

Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy định, văn bản hướng dẫn ký thuật, chính sách, thể chế về QLCTRCN

2015 MOC MONRE, MOIT, MOH, MOF, MPI, MOST

10

Xử lý chất thải rắn y tế trong giai đoạn 2009 - 2025

- Đảm bảo đến năm 2025, 100% xả thải chất thải rắn từ cơ sở y tế được thu gom và xử lý theo tiêu chuẩn môi trường

2025 MOH MONRE, MOC, MOF

Nguồn: Chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn tổng hợp đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050

Là cơ quan chịu trách nhiệm chính về tiến hành ISWM, chuẩn bị tiến hành chiến lược về ISWM, MOC đã triển khai các haotj động dưới dây trong năm 2010:

1 Trách nhiệm quản lý chất thải rắn ở vùng nông thôn vẫn đang được các bộ MARD, MOC, MONRE thảo luận. Trong quyết định số 2149/QD-TTg, có nối rằng nhiệm vụ “củng cố việc quản lý chất thải rắn ở các vùng nông thôn và các làng nghề thuộc về MARD , phối hợp với MONRE và MOC. Tuy nhiên, báo cáo ở cấp địa phương cho thấy chưa có cơ chế rõ ràng về cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm quản lý chất thải rắn ở nông thôn. Trong các quy định về quản lý chất thải rắn, vai trò của các bên liên quan chưa được trình bày rõ. Ví dụ như nghị định số 59/2007/ND-CP về quy chế quản lý chất thải rắn có quy định về quản lý chất thải rắn ở cả vùng đô thị và nông thôn nhưng không nêu rõ trách nhiệm của MARD

Page 21: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

11 Báo cáo tiến độ (2)

o Nghiên cứu công nghệ giảm thiểu chất thải tại các bãi rác: (Bao gồm chất thải rắn từ các hộ gia đình ở đô thị và vùng nông thôn; chất thải rắn y tế và chất thải rắn nguy hại)

o Đánh giá kế hoạch quản lý chất thải rắn tại các tỉnh trong nước

o Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật về lập kế hoạch quản lý chất thải rắn

o Rà soát và đánh giá nghị định số 59/2007/ND-CP về quản lý chất thải rắn

o Xây dựng các quy định cho báo cáo định kỳ về quản lý chất thải rắn và các thông số cần báo cáo

o Xây dựng cơ sở dữ liêu; thu thập, phân tích và đánh giá số liệu về chất thải rắn trên toàn quốc.

o Hướng dẫn lựa chọn nhà đầu tư để xử lý chất thải rắn ở các khu vực liên tỉnh

(2) Lập kế hoạch các cơ sở xử lý chất thải rắn

Cũng với sự điều phối của MOC, kế hoạch quốc gia về đầu tư cơ sở xử lý chất thải liên tỉnh ở ba vùng kinh tế trọng điểm ở miền bắc, trung và nam đến năm 2020 được thể hiện tại "Quyết định số 1440/2008/QD-TTg ngày 6 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng chính phủ”. Kế hoạch được tóm tắt tại bảng sau.

Bảng 2-3 Kế hoạch đề xuất 7 vùng xử lý CTR liên tỉnh

TT Khu xử lý CTR

liên tỉnh Vị trí Diện tích Phạm vi hoạt động

I Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc

1 Khu xử lý CTR Nam Sơn

Xã Nam Sơn, huyện Đông Anh, Hà Nội

140-160 ha

- Đối với CTR công nghiệp: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên

- Đối với chất thải sinh hoạt: Hà Nội

2 Khu xử lý CTR Sơn Dương

Xã Sơn Dương, huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh

100 ha

- Đối với CTR công nghiệp: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương

- Đối với CTR sinh hoạt: Quảng Ninh

II Vùng kinh tế trọng điểm miền trung

1 Khu xử lý CTR Hương Văn

Xã Hương Văn, huyện Hương Trà, Thừa Thiên Huế

40 ha

- Đối với CTR công nghiệp: Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng

- Đối với CTR sinh hoạt: thành phố Huế

2 Khu xử lý CTR Bình Nguyên

Xã Bình Nguyên, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi

70 ha

- Đối với CTR công nghiệp: Quảng Nam, Quảng Ngãi

- Đối với CTR sinh hoạt: Quảng Ngãi

3 Khu xử lý CTR Cát Nhơn

Xã Cát Nhơn, huyện Phú Cát, Bình Định

70 ha

- Đối với CTR công nghiệp: Bình Định và một số tỉnh miền tây và nam

- Đối với CTR sinh hoạt: Bình Định

III Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

1 Khu xử lý CTR Tân Thanh

Xã Tân Thanh, huyện Thủ Thừa, Long An

1.760ha - Đối với CTR sinh hoạt và công nghiệp:

Long An và Tp. Hồ Chí Minh

2 Khu xử lý CTR Củ Chi

huyện Củ Chi, tp Hồ Chí Minh

822 ha - Đối với CTR công nghiệp và độc hại:

Tp.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh

Page 22: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

12 Báo cáo tiến độ (2)

2.1.4 Các nhà tài trợ và khu vực tư nhân có liên quan

ODA là nguồn vốn chính cho các dự án môi trường tại Việt Nam nói chung và các dự án quản lý chất thải rắn nói riêng. Các nhà tài trợ chính nguồn vốn ODA trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn tại Việt Nam bao gồm Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA, bao gồm tiền thân của JICA là JBIC), Ngân hàng thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).

(1) Tổng quan về hỗ trợ ODA của Nhật Bản

Các dự án ODA chủ yếu của Nhật liên quan đến lĩnh vực quản lý chất thải rắn đô thị được trình bày trong bảng dưới đây .

Bảng 2-4 Các dự án ODA chủ yếu của Nhật có liên quan đến lĩnh vực quản lý chất thải rắn đô thị tại các thành phố nghiên cứu

Dự án/chương trình Loại hỗ trợ Giai đoạn Vốn

Hà Nội

Dự án nghiên cứu cải thiện môi trường tại Hà Nội tại nước CHXHCN Việt Nam

DS 07.1998 ~ 05.2000 Không có thông tin

Dự án cung cấp thiết bị quản lý chất thải tại Hà Nội GA 01.2002 ~ 08.2003 9.0

Dự án hỗ trợ cho sáng kiến 3R tại thành phố Hà Nội TC 11.2006 ~11.2009 Không có thông tin

Chương trình phát triển đô thị toàn diện tại thành phố Hà Nội (bao gồm quản lý chất thải rắn)

DS 12.2004 ~05.2006 Không có thông tin

Hải Phòng

Nghiên cứu về quy hoạch cải thiện vệ sinh của thành phố Hải Phòng tại nước CHXHCN Việt Nam

DS 05.2000 ~ 06.2001 Không có thông tin

Dự án cải thiện môi trường tại t hành phố Hải Phòng (I) LA 04.2005 ~ 12.2011 15.2

Dự án cải thiện môi trường tại t hành phố Hải Phòng (II) LA 03.2009 ~ 09.2013 213.1

Huế

Chương trình cho nhân viên tập sự từ thành phố Shizuoka tại thành phố Huế

GTC 04.2006 ~ 03.2009 Không có thông tin

Đà Nẵng

Nghiên cứu chiến lược phát triển tổng hợp cho thành phố Đà Nẵng và khu vực phụ cận

DS 06.2008 ~ 11.2009 Không có thông tin

Nguồn: Hoạt động của JICA và các dự án tài trợ tại Việt Nam , (2002.5, Văn phòng JICA tại Việt Nam); http://www.mofa.go.jp/policy/oda/note/; do Nhóm nghiên cứu JICA sắp xếp và cập nhật.

Chú thích: DS – Nghiên cứu phát triển GA – Viện trợ không hoàn lại PTTC – Hợp tác kỹ thuật theo dự án ETD – Cử chuyên gia L A – Vốn vay ưu đãi GTC – Hợp tác kỹ thuật ở cấp cơ sở

(2) Chương trình của các nhà tài trợ khác

Bên cạnh Nhật Bản, Ngân hàng Thế giới và ADB với tư cách là các nhà tài trợ có vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn tại Vi ệt Nam. ADB là lãnh đạo của một nhóm các nhà tài trợ đa quốc gia, và lĩnh vực quản lý chất thải rắn tại Vi ệt Nam cũng tiếp nhận các nguồn tài trợ song phương từ các quốc gia khác như: Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ, Canada, Hàn Quốc, vv.

Page 23: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

13 Báo cáo tiến độ (2)

Các dự án ODA chính tại Vi ệt Nam, bao gồm dự án tại các thành phố nghiên cứu, được trình bày trong bảng đưới đây :

Bảng 2-5 Các dự án chủ yếu về quản lý chất thải rắn đô thị tại Vi ệt Nam của các nhà tài tr ợ khác

Nhà tài trợ Dự án/Chương trình Cơ quan thực

hiện Loại hỗ

trợ Giai đoạn

Vốn

(triệu US$)

Ngân hàng Thế giới

Chiến lược quản lý chất thải rắn và Kế hoạch hành động cho Hạ Long/Cẩm Phả và Hải Phòng

Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Phòng và Quảng Ninh

Không có thông

tin 1999-1999 0.65

Xử lý nước thải và chất thải rắn tại miến Bắc của Việt Nam -

Dự án đường ống

n/a 8.69

Nước thải và vệ sinh môi trường tại thành phố Đà Nẵng

UBND tỉnh Đà Nẵng

LA 1999-2004 33.83

Nước thải và vệ sinh môi trường tại thành phố Hải Phòng

UBND tỉnh Hài Phòng

LA 1999-2005 41

ADB Cải thiện môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh

UBND thành phố HCM

LA &GA

2000-2006 64.75 (LA)

1.80 (GA)

Thuỵ Điển/ SIDA

Tăng cường kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải rẵn tại khu đô thị và khu công nghiệp tại Việt Nam

N/A GA 1996-1997 0.31

Canada/ CIDA

Dự án môi trường Việt Nam - Canada (Giai đoạn 2)

MONRE GA 2000-2005 11.5

Dự án kinh tế rác thải (WasteEcon)

MOSTE GA 2000-2004 n/a

Thuỵ Sĩ/ SDC

Phát triển đô thị tại Huế UBND tỉnh Thừa Thiên Huế

GA 1996 -1999

5.07

USA/USAID Xã hội hoá công tác quản lý chất thải rắn tại thành phố Hồ Chí Minh

US-AEP, iCMA, TAF

GA 2002-2003 0.14

Tây Ban Nha Nhà máy chế biến rác Cầu Diễn URENCO Hà Nội

LA 1998 – 2000

4.00

Hàn Quốc/ KOICA

Quản lý và xử lý chất thải rẵn tại thành phố Hải Phòng

URENCO Hai Phong

LA 2003 – 2009

19.61

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ TNMT; do Nhóm nghiên cứu JICA tổng hợp Chú thích: LA – Hỗ trợ vay vốn GA – Trao viện trợ n/a: Không có thông tin

(3) Khu vực tư nhân

Trong các quy định liên quan đến quản lý CTR (CTR đô thị nói riêng) tại Vi ệt Nam, “xã hội hoá” là một chính sách được ưu tiên phát triển tại cả cấp trung ương và địa phương. Chính phủ khuyến khích mạnh mẽ khu vực tư nhân tham gia vào thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn.

Ở đây cần chú ý rằng, “xã hội khác” khác với “tư nhân khoá”. Khu vực tư nhân phải hoàn toàn chịu rủi ro trong quá trình triển khai thực hiện. Trong khi đó, đối với xã hội hoá, nó đòi hỏi có sự hợp tác giữa các thành phần kinh tế tư nhân và chính phủ, nói cách khác, trách nhiệm và rủi ro được chia sẻ giữa các công ty “xã hội hóa” (không do nhà nước sở hữu) và chính phủ, và sự tương tác giữa hai bên là rất cần thiết trong quá trình thực hiện.

Chính sách xã hội hoá này đã được thực hiện ở nhiều thành phố tại Việt Nam nơi mà CTR đô thị là một vấn đề ưu tiên của chính quyền địa phương. Cùng với chính sách này, số

Page 24: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

14 Báo cáo tiến độ (2)

lượng các công ty cũng như lĩnh vực mà các công ty này tham gia vào trong quản lý chất thải rắn đang ngày càng được mở rộng.

Trong thời gian gần đây, trong lĩnh vực quản lý CTR, các công ty theo “xã hội hóa” tham gia chủ yếu vào công tác thu gom chất thải rắn. Mặt khác, các công ty tư nhân cũng đã tham gia vào lĩnh vực xử lý chất thải rắn. Một số cơ sở xử lý chất thải rắn tại các thành phố nghiên cứu được đầu tư và vận hành bởi khu vực tư nhân.

Bảng 2-6 Các cơ sở xử lý do khu vực tư nhân đầu tư tại các thành phố nghiên cứu

STT Cơ sở xử lý Chủ sở hữu Năm bắt đầu

Công suất

Công nghệ Chú ý

Hà Nội 1 Nhà máy xử lý rác Sơn

Tây Địa điểm: xã Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.

Công ty cổ phần công nghệ Seraphin Green

2008 200 tấn/ngày

-Phân hữu cơ - Tái chế nhựa - Viên nhiên liệu RDF - Đóng gạch

2 Nhà máy xử lý rác Nam Sơn Địa điểm: Khu xử lý CTR Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Công ty cổ phần tiến bộ Quốc tế (AIC)

- Khởi công xây dựng vào tháng 9 năm 2010. - Dự kiến hoạt động: Cuối năm 2011

2,000 tấn/ngày

-Phân hữu cơ - Tái chế - Ép rác và xuất khẩu.

Đang xây dựng

Huế 1 Nhà máy xử lý rác Thuỷ

Phương Địa điểm: xã Thuỷ Phương, huyện Hương Thuỷ, tỉnh TT – Huế

Công ty CP phát triển Tâm Sinh Nghĩa

2006 200 tấn/ngày

Ansinh-ASC - Ủ - tái chế - lò đốt rác nhỏ

2 Nhà máy xử lý chất thải Hương Trà Địa điểm: xã Hương Van, huyện Hương Trà, tỉnh TT – Huế

LEMNA International.,Inc

-được phê duyệt đầu tư vào năm 2010 - Dự kiến hoạt động: cuối năm 2012

-Giai đoạn 1: 300 tấn/ngày -Giai đoạn 2 (~ 2025) 600 tấn/ngày

- Ủ -Tái chế nhựa -Chôn lấp vệ sinh

Quy hoạch theo vùng kinh tế trọng điểm ở miền Trung theo quyết định 1440/2008/QD-TTg

Thành phố Hồ Chí Minh 1 Khu liên hiệp xử lý chất

thải rắn Đa Phước Địa điểm: xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, Tp.Hồ Chí Minh

Công ty giải pháp chất thải Việt Nam (Vietnam Waste Solutions.,Inc)

- Bắt đầu tiếp nhận chất thải từ 2007 - hoàn thiện vào năm 2010

3,000 tấn/ngày

-Chôn lấp vệ sinh - Ủ - Tái chế

2 Nhà máy xử lý chất thải Vietstar Địa điểm: xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi, Tp.HCM (Khu liên hiệp xử lý chất thải Phước Hiệp)

Vietstar.,Jsc (Công ty con của LEMNA International., Inc)

Cuối năm 2009

-Giai đoạn 1: 600 t/ng -Giai đoạn 2: 1,200t/ng

- Ủ -Tái chế nhựa

3 Nhà máy xử lý chất thải Tâm Sinh Nghĩa Địa điểm: xã Hiệp Phước, huyện Củ Chi, TP.HCM (trong khu liên hiệp xử lý CTR Phước Hiệp)

Công ty CP đầu tư phát triển Tâm Sinh Nghĩa

- Bắt đầu xây dựng vào tháng 4 năm 2008 -Dự kiến hoạt động: cuối năm 2010

1,000 tấn/ngày

- Ủ -Tái chế nhựa

4 Khu liên hiệp xử lý CTR Long An Địa điểm: xã Tân Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An

Công ty giải pháp chất thải Việt Nam (Vietnam Waste Solutions.,Inc (VWS))

Bộ Xây dựng vừa phê duyệt lựa chọn VWS làm chủ đầu tư

1,760 ha n/a Quy hoạch theo vùng kinh tế trọng điểm ở miền Trung theo quyết định 1440/2008/QD-TTg

Danh sách các công ty không thuộc sở hữu nhà nước có tham gia vào thu gom và vận

Page 25: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

15 Báo cáo tiến độ (2)

chuyển chất thải tại Hà Nội và Hải Phòng được liệt kê trong Bảng 2-7.

Bảng 2-7 Các công ty không thuộc sở hữu nhà nước tham gia thu gom và vận chuyển chất thải rắn đô thị tại Hà Nội và Hải Phòng

TT Tên công ty Loại hình công ty Khu vực hoạt động Hà Nội 1 Công ty CP Môi trường Thăng Long Công ty cổ phần Quận: Hoàng Mai, Tây

Hồ, Cầu Giấy, Long Biên, Thanh Xuân theo hình thức đầu thầu

2 Công ty CP Môi trương Tây Đô Công ty cổ phần 3 Công ty CP Green Công ty cổ phần 4 Công ty CP môi tường và công nghệ Sinh

Thái Công ty cổ phần

5 Hợp tác xã Thành Công Hợp tác xã

6 Công ty CP môi trường Hà Đông Công ty cổ phần Quận Hà Đông

7 Công ty CP môi trường và công trình đô thị Sơn Tây

Công ty cổ phần TX Sơn Tây

Hải Phòng 1 Hợp tác xã Thành Vinh Hợp tác xã Huyện Dương Kinh

Tại Huế và Đà Nẵng, khu vực tư nhân tham gia vào thu gom CTR chủ yếu tại vùng nông thôn. Họ thường tổ chức các đội nhỏ và liên lạc với UBND xã hoặc huyện. Hiện nay chưa có số liệu thống kê cũng như thông tin về các đội thu gom rác này.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, hệ thống thu gom có một số điểm khác biệt so với các thành phố khác. Hệ thống thu gom của Tp.HCM được mô tả trong hình dưới đây và được giải thích như sau; (1) – Chất thải được thu gom trực tiếp bởi các xe ép (các xe ép lớn hơn 4 tấn) từ các khu dân cư và vận chuyển đến công trường xử lý rác. (2) – Chất thải được thu gom bởi các xe ép <4 tấn được vận chuyển đến các trạm trung chuyển. Chất thải được thu gom bằng xe tay, thùng gần các trạm trung chuyển cũng được vận chuyển đến đây. (3) – Rác thải được thu gom bằng xe tay, thùng được đưa đến điểm hẹn thu gom để đưa lên xe ép. Tại đây, (6)- xe ép <4 tấn sẽ vận chuyển rác đến các bồ trung chuyển rác để đưa rác lên các xe ép có công suất lớn hơn, mà không cần qua trạm trung chuyển ép rác kín; Và, (8)- xe ép <4 tấn sẽ vận chuyển rác trực tiếp đến nơi xử lý rác; hoặc (5)-đến bô trung chuyển rác (với máy ép) và chuyển rác vào vào xe công ten nơ. (7)- Tại các trạm trung chuyển, chất thải sẽ được đưa vào các xe công ten nơ (với trọng tải là 15 tấn) và vận chuyển đến nơi xử lý. (4) – Chất thải thu gom bởi xe tay hoặc thùng được đem đến bô trung chuyển để đưa lên xe ép hoặc xe tải. (9)-sau đó, xe ép >4 tấn hoặc xe tải > 7 tấn sẽ vận chuyển rác đến các công trường xử lý CTR.

(Nguồn: trang web của CITENCO)

Hình 2-4 Hệ thống thu gom và vận chuyển chất thải rắn đô thị tại Tp.Hồ Chí Minh

Xe ép>4 tons; xe tải<7tons

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Page 26: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

16 Báo cáo tiến độ (2)

Công ty thu gom chính tại Tp.HCM là CITENCO, một công ty nhà nước. Ngoài ra, có khoảng 22 công ty dịch vụ công ích dưới sự quản lý của UBND các quận/huyện cũng hoạt động về thu gom và vận chuyển chất thải rắn đô thị.

Khu vực tư nhân tham gia tích cực vào việc thu gom và vận chuyển chất thải rắn dưới nhiều hình thức khác nhau, ví dụ như các đội thu gom, hợp tác xã vệ sinh môi trường, vv. Hoạt động chính của họ là thu gom rác từ các hộ gia đình và các ngõ hẻm. Các hoạt động chính trong thu gom và vận chuyển CTR đô thị của khu vực công và tư được trình bày trong Bảng dưới đây.

Bảng 2-8 Phạm vi hoạt động chính của các công ty vệ sinh môi trường tại Tp.HCM

Loại Công ty Các hoạt động chính Chú ý

Khu vực công cộng

Công ty môi trường đô thị (CITENCO)

- Đảm bảo vệ sinh tại các đường chính . -Vận chuyển rác từ các trạm trung chuyển đến các công trường xử lý

- Chủ yếu tại giai đoạn 1, 5, 7, 8, 9 của hệ thống trong mô hình 2.4

Các công ty dịch vụ công ích thuộc các quận/huyện: 22 công ty

- Quét và thu gom rác thải trên đường phố. - Thu gom rác từ chợ, các khu vực công cộng . - Thu gom khoảng 30% rác thải của các hộ gia đình. - Ký hợp đồng với CITENCO để vận chuyển rác đến nơi xử lý.

-Chủ yếu tại giai đoạn 2, 5, 6 của hệ thống trong mô hình 2.4

Khu vực tư nhân

Các đội thu gom: khoảng 30 đội

- Thu gom khoảng 70% rác thải của các hộ gia đình . - Quét và thu gom rác tại các ngõ hẽm, các con phố nhỏ. - Vận chuyển rác đến các bô trung chuyển rác để chuyện tới các công ty vận tải .

- Chủ yếu tại giai đoạn 3, 4 của hệ thống trong mô hình 2.4 HTX vệ sinh môi

trường: 5 hợp tác xã

2.2 Hiện trạng quản lý chất thải rắn đô thị tại các thành phố nghiên cứu

2.2.1 Tổng quan

Khái quát về quản lý chất thải rắn đô thị tại năm thành phố nghiên cứu, bao gồm “I: thông tin chung, II. Hiện trạng hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị, III. Kế hoạch tương lai, IV> các vấn đề khác” được trình bày trong Bảng 2-7 dưới đây. Các thông tin đáng chú ý bao gồm.

� Cơ quan quản lý chất thải rắn đô thị trực thuộc UBND là Sở Xây dựng của Hà Nội, Hải Phòng, Huế; trong khi đó, và tại Tp. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng là Sở Tài nguyên và Môi trường .

� Tại tất cả các thành phố nghiên cứu, chôn lấp vệ sinh đều được phổ biến.

� Ủ là một công đoạn xử lý trung gian chính tại 4 thành phố nghiên cứu, ngoại trừ Đà Nẵng

� Tại tất cả các thành phố nghiên cứu, quy hoạch tổng thể về chất thải rắn đều chưa được xây

dựng

Bảng 2-9 đưa ra danh sách và cơ quan quản lý các cơ sở chất thải rắn đô thị tại năm thành phố nghiên cứu.

Page 27: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

17 Báo cáo tiến độ (2)

Bảng 2-9 Sơ lược QLCTRĐT tại các thành phố nghiên cứu

TT tphố Mục

Hà Nội Hải Phòng Huế Đà Nẵng Tp.Hồ Chí Minh

I Thông tin chung 1 Diện tích

(km2) 3,344.7 1,507.57 83.3 1.283,42 2,095

2 Dân số 6,500,000 1,884,685 333,004 822,178 7,123,340 3 Số phường,

xã 29 districts 15 districts 27 wards 8 districts 24 districts

4 Mật độ (Người/ km2)

1,943 1,207 3,997 640 3,401

5 Ghi chú -Thủ đô của Việt Nam -Thành phố trực thuộc trung ương (cấp đặc biệt)

- Thành phố trực thuộc trung ương (cấp 1) - Thành phố cảng ở miền bắc

- Thành phố trực thuộc tỉnh (tỉnh Thừa Thiên Huế) - Là thành phố du lịch, Di sản thế giới từ năm 1993

- Thành phố trực thuộc trung ương (cấp 1) -Thành phố du lịch

- Thành phố trực thuộc trung ương (cấp đặc biệt) -Trung tâm kinh tế lớn và là thành phố lớn nhất VN

II Hệ thống QLCTRĐT hiện tại 1 Cơ quan

quản lý DOC DOC DOC DONRE DONRE

2 Hệ thống pháp luật

Quy hoạch Đang xây dựng Chư a có Tài liệu hướng dẫn : 1/Nghị quyết số 04/2005/NQ-HDND về đổi mới quản lý QLCTRĐT tại Hải Phòng giai đoạn 2005-2010 2/ Kế hoạch số 6444/2005/UBND-GT về thực hiện nghị quyết số 4/2005/NQ-HDND

Kế hoạch về hệ thống thu gom và xử lý rác thải rắn của thừa Thiên Huế cho đến năm 2010 tầm nhìn đến năm 2020.

Chưa có Tài liệu hướng dẫn: 1/Quyết định số No.41/2008/QD-UBND về xây dựng chương trình: “Xây dựng Đà nẵng – thành phố môi trường”

Chưa có (Đã bắt đầu xây dựng từ năm 2004 nhưng chưađược phê duyệt)

Quy định về QLCTR

1/ Quyết định số 11/2010/QD-UBND về quy định về QLCTRĐT thông thường tại Hà Nội 2/ Quyết định số 111/2007QD-UBND về thu phí vệ sinh

1/ Quyết định số.139/2008/QD-UBND và Quyết định số 431/2008/QD-UBND về chỉnh sửa phí vệ sinh

1/ Quyết định số .10/2010/QĐ-UBND về xây dựng Quy định đảm bảo vệ sinh môi trường trong các hoạt động du lịch tại sông Hương 2/Quyết định số 576/2009/QD-UBND của tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành quy chế nếp sống mới đô thị của tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong đó, nêu rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ chức về giữ gìn vệ sinh

1/ Quyết định số 3903/QD-UB: quy định về QLCTR tại thành phố Đà nẵng 2/ Quyết định số 142/200/QĐ-UB: quy định về bảo vệ môi trường ở Đà Nẵng 3/ Quyết định số 63/2007/QĐ-UBND về thu phí vệ sinh và quản lý ở đà Nẵng 4/ Quyết định số 27/2008/QĐ: Quy chế quản lý, phân bổ, thanh toán dịch vụ vệ sinh môi trường theo mẫu quy định

1/ Quyết định số 130/2002/ QD-UBND về ban hành quy chế quản lý QLCTRĐT ở thành phố Hồ Chí Minh ngày 18 tháng 11 năm 2002. Trong đó nêu rõ traác nhiệm của các thành phần đối tác liên quan, tuy nhiên không quy định về xử phạt

3 Số lượng xả thải

~4.000 tấn ~980 tấn ~202 tấn ~660 ~6.300 tấn

4 Công ty thu gom

17 công ty và hợp tác xã

5 công ty 1 công ty 1 công ty Nhiều công ty, hợp tác xã và nhóm tư nhân

Công ty thu gom chính

URENCO Hanoi URENCO Hai Phong HEPCO URENCO Da Nang CITENCO

5 Trạm trung chuyển

0 0 0 11 nos (quy mô nhỏ) 2 nos (quy mô lớn)

6 Cơ sở xử lý rác thải Chôn lấp 4 (1 hiện tạm

thời đóng cửa) 6 (4 là khu chôn lấp mở) 1 1 2

Nhà máy compositing

3 1 1 0 1

III K ế hoạch trong tưong lai 1 Cơ sở/công

nghệ xử lý rác thải

1/Mở rộng bãi chôn lấp Nam Sơn, giai đoạn II, tổng diện tích là 83.5 ha 2/Trạm trung chuyển QLCTRĐT

1/A bãi chôn lấp vệ sinh tại khu liên hơp jxử lý chất thải Gia Minh (vay vốn JICA)

1/ Mở rộng khu chôn lấp hiện tại 2/ Thêm 2 khu chôn lấp tại hai khu liên hợp xử lý rác t hải

1/ Dự án CDM tại bãi chôn lấp Khánh Sơn đang dược thực hiện. PC Đà Nẵng được MONRE phê duyệt về PIN. PDD đang được tiến hành với công ty của Italy (Pangea Energy Co.,Ltd) 2/ Đầu tư vào nhà máy xử lý rác thải đãđược PC Đà Nẵng phê duyệt. Nhà máy này do liên doanh môi trường Việt Nam đầu tư : tái chế rác (nhựa và cao su) thành dầu đốt. Dự án này đang trong giai đoạn giải toả mặt bằng (tính đến tháng 4 năm 2010)

1/ Mở rộng khu chôn lấp hiện có ở khu liên hợp xử lý rác thải phước Hiệp 2/ Khu liên hợp xử lý rác thải chung với tỉnh Long An (730 ha) 3/ Nhà máy VWS chế biến phân hữu cơ (đang xây dựng) 4/ Nhà máy cômpositing plant (Seraphin, đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng) 5/ Nhà máy compositing của CITENCO 6/Lò đót QLCTRĐT (công suâấ: 2,000 t/d) đãđược PC HCM phê duyệt. Nhà đầu tư là Keppel Seghers Engineering Co., Ltd (Singapore)

Page 28: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

18 Báo cáo tiến độ (2)

TT tphố Mục

Hà Nội Hải Phòng Huế Đà Nẵng Tp.Hồ Chí Minh

IV Các vấn đề khác 1 Phân nguồn

(SS) Kinh nghiệm

SS đangđược duy trì tại dự án 3R: 1.Quy mô: xấp xỉ 17.000 hộ gia đình 2.Thời gian: từ 7/2007 3.Nhà tổ chức: URENCO Hanoi (thuộc chỉ đạo của PC Hà Nội) với sự hỗ trợ của JICA 4.Phương pháp: Chất rải hữu cơ, vô cơ, có thể tái chế 5. Ý kiến người dân: rất ủng hộ chương trình này 6. Hiện trạng: Duy trì và nghiên cứu để mở rộng bởi URENCO Hanoi

SS được thử nghiệm tại phường An Bien – huyện Lê Chân. Tuy nhiên, mô hiìn nhỏ và đã ngừng vì không có nguồn tài chính để duy trì và nhiều lý do khác.

Không có kinh nghiệm SS đã dược thựchiện nghiên cứu tại phường Nam Dương: 1.Quy mô: 2.000 hộ gia đình 2.Thời gian: 2 tháng từ 6/2007~7/2007, 8/2007 ~9/2007) 3.Nhà tổ chức: Đà Nẵng URENCO với kinh phí do Cục BVMT 4.Phương pháp: hai loại rác thải: vô cơ và hữu cơ 5. Ý kiến người dân: Rất ủng hộ chương trình này. Tuy nhiên do khó khăn về hệ thống thu gom nên người dân còn hồ nghi về chương trình 6. HIện trạng: đã dừng lại do: -Không có kinh phí -Chất thải sau khi phân loại được thu gom cùng nhau, không có thiết bị xử lý kịp thời 7. Kế hoạch trong tương lai: tiếp tục thực hiện SS Kế hoạch SS đã trình UBND Đà Nẵng nhưng chưa được phê duyệt vì thiếu kinh phí.

SS đã được thực hiện nghiên cứu tại quận 6 1.Quy mô: 9 phường /14 phường 2.Thời gian: 3/2006 ~ cuối năm 2007 3.Nhà tổ chức: DONRE và PC quận 6 4. Phương pháp: Thức ăn thừa và rác (Tên của rác thải đổi từ rác hữu cơ và vô cơ để người dân dễ hiểu) 5. Ý kiến người dân: rất ủng hộ chương trình 6. Hiện trạng: đã dừng do - Không phù hợp giữa hệ thống thu gom và vận chuyển - Không có nhà máy chế biến phân hữu cơ vào thời điểm đó 7. Kế hoạch trong tương lai: Duy trì lại từ tháng 7-8 năm 2010. Kế hoạch phân nguồn do DONRE chuẩn bị.

2 Hoạt động của cộng đồng về vệ sinh

1. Dọn sạch và chiều thứ sáu và sáng thứ bảy 2. 10 năm thực hiện chiến dịch phụ nữ và người dân thủ đô không vứt rác ra đường và vỉa hè 3. Nhiều sự kiện được tổ chức bở đoàn thanh niên và các liên đoàn khác về giữ gìn vệ sinh

1. túi rác của người già (người già là thành viên của Công đoàn mang túi gom rác trên phố vào sáng chủ nhật

1. Hoạt động của đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ về chiến dịch vệ sinh của thành phố 2. Hoạt động của đoàn Thanh niên/tình nguyện viên trường đại học về bảo vệ môi trường (có 5 trường ĐH ở Huế)

1.Chương trình “Ngày chủ nhật xanh” (ngày dọn vệ sinh: người dân dọn dẹp khu phố) 2. Thu gom chất có thể tái chế để gây quỹ cho các hoạt động của Hội Phụ nữ, Công đoàn của các phường như Thanh Binh, Nghĩa Dũng … 3. Đưa vệ sinh thành một trong các tiêu chí chọn gia đình văn hoá

1. Ngày chủ nhật xanh (người dân dọn dẹp khu phố) 2. Ngày trao đổi đồ có thể tái chế (DONRE tổ chức), công dân mang chất có thể tái chế và chất độc hại để đổi lấy quà

Page 29: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

19 Báo cáo tiến độ (2)

Bảng 2-10 Cơ sở QLCTRĐT tại năm thành phố nghiên cứu Thành phố

Bãi chôn lấp chất thải rắn Nhà máy chế biến phân hữu cơ /Trạm trung chuyển TT Tên Vị trí Cơ quan quản lý TT Tên Vị trí Cơ quan quản lý

Hà Nội

1 Nam Sơn Huyện Sóc Sơn

URENCO Hà Nội

1 Cầu Diễn Từ Liêm URENCO Hà Nội

2 Xuân Sơn Sơn Tây UBND Huyện Sơn Tây

2 Gia Lâm Kiêu Kỵ, Gia Lâm

Xí nghiệp MTĐT Gia Lâm

3 Kiêu Kỵ Gia Lâm Xí nghiệp MTĐT Gia Lâm

3 Xuân Sơn Sơn Tây UBND huyện Sơn Tây

Hải Phòng

1 Tràng Cát Huyện Hải An URENCO Hải Phòng

1 Tràng Cát Huyện Hải An URENCO Hải Phòng

2 Đình Vũ Huyện Hải An URENCO Hải Phòng

3 Đồ Sơn Huyện Đồ Sơn UBND Huyện Đồ Sơn

4 Tiên Lãng Huyện Tiên Lãng

UBND huyện Tiên Lãng

5 Thủy Nguyên

Huyện Thủy Nguyên

UBND Huyện Thủy Nguyên

6 Vĩnh Bảo Huyện Vĩnh Bảo

UBND Huyện Vĩnh Bảo

Huế 1 Thủy Phương

Huyện Hương Thủy

HEPCO 1 Tâm Sinh Nghĩa

Huyện Hương Thủy

Công ty TNHH Tâm Sinh Nghĩa

Đà Nẵng

1 Khánh Sơn Huyện Liên Chiểu

URENCO Đà Nẵng

11 Trạm trung chuyển rác

Thành phố Đà Nẵng

URENCO Đà Nẵng

Hồ Chí Minh

1 Đa Phước Khu liên hiệp xử lý chất thải Đa Phước

Công ty TNHH Việt Nam Waste Solution

1 Vietstar Khu liên hiệp xử lý chất thải Phước Hiệp

Công ty TNHH Vietstar

2 Phước Hiệp Khu liên hiệp xử lý chất thải Phước Hiệp

CITENCO

Trạm trung chuyển

1 Trạm trung chuyển Quang Trung

Phường 11, Quận Gò Vấp

CITENCO 2 Tống Văn Trân

Số 1 Tống Văn Trân, Phường 5, Quận 11

CITENCO

Trong khuôn khổ Nghiên cứu Quản lý Môi trường Đô thị Việt Nam, nhóm nghiên cứu JICA đã tiến hành thực hiện khảo sát thực tế về tình hình Quản lý chất thải rắn đô thị tại năm địa bàn mục tiêu. Các thông tin liên quan đến khối lượng và thành phần chất thải rắn đô thị tại các các địa bàn này đã được xác định thông qua cuộc khảo sát này. Kết quả khảo sát thực tế và các tính toán đi kèn được thể hiện trong các bảng 2-11, 2-12 và 2-13.

Số liệu nêu trong bảng 2-11 biểu hiện tỉ lệ phát sinh chất thải rắn đo thị tại từng thành phố nghiên cứu trong đó bao gồm cả lượng rác phát sinh từ các hộ gia đình và từ các cơ sở kinh doanh. Các con số nêu ra ở đây được tính toán dựa trên các thông tin thu thập từ khảo sát và từ cấc nghiên cứu khác. Trong khi đó, tỉ lệ phát sinh nêu trong bảng 2-12 chỉ nhằm tới lượng rác phát sinh từ các hộ gia đình. Số liệu trong bảng này được thu thập bằng khảo sả trực tiếp tại nguồn phát sinh chất thải.

Bảng 2-11 Tỉ lệ phát sinh chất thải rắn đô thị tại các thành phố nghiên cứu

TT Mục Hà Nội Hải Phòng Huế Đà Nẵng Tp.HCM

1 Khối lượng thu gom (tấn/ngày)

3,971 1,024 202 662 6,343

2 Tỉ lệ thu gom (%)

83.2 80 90 90 90

3 Khối lượng pháy sinh (tấn/ngày)

4,773 1,280 224 736 7,048

4 Dân số (người)

6,451,909 1,837,173 337,169 887,437 7,162,864

5 Tỉ lệ phát sinh (kg/người/ngày)

0.74 0.70 0.67 0.83 0.98

Page 30: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

20 Báo cáo tiến độ (2)

Bảng 2-12 Tỉ lệ phát sinh chất thải rắn tại các hộ gia đình Đơn vị: kg/người/ngày

T.Phố Thu nhập

Hà Nội2 Hải

Phòng3 Huế Đà Nẵng Tp.Hồ Chí Minh

R W T W R W T R W T R W T

Cao 0.04 0.40 0.44 0.52 0.01 0.38 0.39 0.01 0.43 0.44 0.01 0.53 0.55

Thường 0.03 0.44 0.47 0.51 0.01 0.31 0.32 0.01 0.27 0.28 0.01 0.37 0.38

Thấp 0.03 0.47 0.50 0.13 0.01 0.27 0.28 0.01 0.24 0.25 0.02 0.29 031

TB 0.03 0.44 0.47 0.46 0.01 0.32 0.33 0.01 0.31 0.32 0.01 0.42 0.43

Ghi chú: R – Phế liệu/ Rác tái chế; W – Rác đổ bỏ; T – Tổng

Đối với thành phần chất thải từ các hộ gia đình, chất thải nhà bếp chiếm tỉ lệ cao nhất ở tất cả các thành phố với tỉ lệ từ 55% đến 77%. Chất thải chiếm tỉ lệ cao thứ hai là nhựa, trong đó phần lớn chủ yếu là túi nilon. Đặc biệt, đối với khảo sát tại Huế, không phát hiện xỉ than trong rác thải hộ gia đình dù loại rác này rất phổ biến ở Việt Nam.

Bảng 2-13 Thành phần chất thải hộ gia đình Đơn vị: %

TT Loại rác Hà Nội 4 Hải Phòng5 Huế Đà Nẵng Tp.HCM

1 Rác nhà bếp 70.9 55.51 77.25 63.92 65.40 2 Giấy 3.8 3.45 2.30 1.97 6.77 3 Vải 1.6 0.95 1.21 2.40 1.78 4 Gỗ 1.3 12.85 1.70 2.57 3.96 5 Nhựa 9.0 6.10 13.99 13.82 16.07

6 Da và cao su 0.7 0.29 0.40 1.68 0.81 7 Kim loại 0.4 0.44 0.49 0.77 0.68 8 Kính 1.3 0.29 0.48 1.84 0.51 9 Sành sứ - - 0.25 2.15 0.18 10 Đá và cát - 4.66 0.01 3.18 0.35 11 Xỉ than 6.8 - 0.00 2.46 0.69

12 Nguy hại 0.5 - 0.01 0.50 0.11 13 Bỉm 3.3 - 1.87 2.17 2.55 14 Các loại khác 0.28 15.46 0.05 0.58 0.14 Tổng 100 100 100 100 100

Khảo sát về thành phần chất thải không chỉ được thực hiện tại nguồn phát sinh là các hộ gia đình mà còn được thực hiện đối với chất thải đầu vào tại các cơ sở xử lý chất tahri rắn của từng thành phố nghiên cứu. Kết quả này sẽ được thể hiện trong phần kết quả chi tiết cho từng thành phố.

2.2.2 Hà Nội

(1) Khung thể chế

Dưới sự chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, QLCTRĐT tại thành phố được giao cho Sở Xây dựng “Sở Xây Dựng là cơ quan có chức năng quản lý quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ

2 Số liệu tham khảo từ khảo sát về hiện trạng quản lý chất thải rắn đô thị tại Hà Nội, Dự án 3R-HN, tháng 7/2009 3 Số liệu tham khảo từ Nghiên cứu Kế hoạch Cải thiện điều kiện VSMT Thành phố Hải Phòng- Nước CHXHCN VN, tháng 7/2001 4 Số liệu tham khảo từ khảo sát về hiện trạng quản lý chất thải rắn đô thị tại Hà Nội, Dự án 3R-HN, tháng 7/2009 Số liệu tham khảo từ Nghiên cứu Kế hoạch Cải thiện điều kiện VSMT Thành phố Hải Phòng- Nước CHXHCN VN, tháng 7/2001 : Mẫu không được lấy trực tiếp từ các hộ gia đình mà từ các xe thu gom. Kết quả được ước tính bởi nhóm nghiên cứu JICA.

Page 31: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

21 Báo cáo tiến độ (2)

tầng đô thị như cấp thoát nước, xử lý nước thải, chiếu sáng, cây xanh và công viên, nghĩa trang, quản lý chất thải rắn vv....”6

Sơ đồ tổ chức của Sở Xây Dựng được thể hiện tại Hình 2-4 dưới đây.

"Phòng quản lý công trình ngầm và cơ sở hạ tầng kỹ thuật môi trường” là bộ phận phụ trách chính về công tác quản lý QLCTRĐT của thành phố.

Hình 2-5 Sơ đồ tổ chức của Sở Xây Dựng Hà Nội

Về thu gom, vận chuyển rác thải, xử lý và tiêu huỷ tại Hà Nội, URENCO (Công ty môi trường đô thị) là công ty nhà nước chính hoạt động trong lĩnh vực này.

(2) Thể chế

Quy định về quản lý chất thải rắn

� Quyết định số 11/2010/QD-UBND ngày 23 tháng 2 năm 2010 ban hành Quy định về rác

thải rắn đô thị thông thường ở Hà Nội. (Quyết định này thay thế Quyết định

3093/1996/QD-UBND ban hành năm 1996.)

Phí và lệ phí:

� Quyết định số111/2007QD-UBND ngày 22 tháng 10 năm 2007 về thu phí vệ sinh tại Hà

Nội

(3) Quy hoạch về QLCTR

Hà Nội chưa có Quy hoạch QLCTR. Gần đây, quy hoạch thành phố về Hà Nội mới đang được xây dựng và yếu tố QLCTR sẽ được đưa vào quy hoạch. Dự kiến quy hoạch được phê duyệt vào cuối năm 2010.

Bên cạnh đó, quy hoạch cơ sở QLCTR do URENCO Hà Nội xây dựng được thể hiện tại hình 2-6 dưới đây;

6 Quyết định số 1597/QĐ-UBND ngày 06/5/2008 của UBND thành phố Hà Nội bổ sung vai trò và chức năng về Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị cho Sở Xây dựng từ Sở Giao thông công chính.

Giám đốc

8 Phó Giám đốc

Phòng Kế hoạch – Hành chính Phòng quản lý kỹ thuật và giám định chất lượng

Phòng Tổ chức cán bộ Phòng quản lý kinh tế

Văn phòng Phòng Quản lý và cấp phép xây dựng

Phòng pháp chế Phòng phát triển nhà

Thanh tra Sở Phòng quản lý kinh doanh bất động sản và nhà ở

Phòng thẩm định Phòng quản lý hạ tầng kỹ thuật cấp thoát nước

Ban 61 Phòng quản lý hạ tầng kỹ thuật môi trường và công trình ngầm

Page 32: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

22 Báo cáo tiến độ (2)

Hình 2-6 Quy hoạch cơ sở QLCTR t ại Hà Nội

(4) Hiện trạng QLCTR

1) Thông tin chung

Hiện nay, tổng lượng CTRĐT phát sinh tại Hà Nội khoảng 4,000tấn/ngày. Trong đó, khoảng 3,500 – 3,700 tấn phát sinh từ vùng đô thị của thành phố.

Page 33: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

23 Báo cáo tiến độ (2)

Bảng 2-14 Lượng chất thải QLCTRĐT phát sinh tại Hà Nội7

2007 2008 2009

Khôí lượng (tấn/ngày)

Khôí lượng (tấn/năm)

Khôí lượng (tấn/ngày)

Khôí lượng (tấn/năm)

Khôí lượng (tấn/ngày)

Khôí lượng (tấn/năm)

2,800 1,008,000 3,500 1,277,500 4,100 1,493,500

2) Thu gom và vận chuyển

Có 18 công ty8 tham gia thu gom và vận chuyển QLCTRĐT tại Hà Nội. Danh sách các công ty thu gom và vận chuyển được thể hiện trong Bảng 2-15;

Bảng 2-14 Các công ty thu gom tại Hà Nội

TT Tên công ty Mô hình công ty Khu vực dịch vụ

1 Công ty TNHH môi trường đô thị một thành viên (URENCO)

Công ty nhà nước 4 quận chính (Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa)

2 Công ty Cổ phần môi trường Thăng Long Công ty cổ phần

Quận: Hoàng Mai, Tây Hồ, Cầu Giấy, Long Biên, Thanh Xuân.

3 Công ty Cổ phần môi trường Tây Đô Công ty cổ phần

4 Công ty Cổ phần môi trường Xanh Công ty cổ phần

5 Công ty Cổ phần Công nghệ và Môi trường Sinh Thái

Công ty cổ phần

6 Hợp tác xã Thành Công Công ty cổ phần

7 Công ty cổ phần Môi trường Hà Đông Công ty cổ phần Quận Hà Đông

8 Công ty Môi trường và Công trình Đô thị Sơn Tây Công ty cổ phần Thị xã Sơn Tây

9 Công ty Môi trường Đô thị Xuân Mai Công ty nhà nước Huyện Chương Mỹ

10 Công ty cổ phần môi trường Sông Hồng Công ty cổ phần Huyện Mê Linh

11 Công ty cổ phần thương mại Nội Bài Công ty cổ phần Huyện Sóc Sơn

12 Hợp tác xã Mai Dinh Hợp tác xã Huyện Sóc Sơn

13 Xí nghiệp MTĐT Từ Liêm Công ty Nhà nước Huyện Từ Liêm

14 Xí nghiệp MTĐT Thanh Trì Công ty Nhà nước Huyện Thanh Trì

15 Xí nghiệp MTĐT Gia Lâm Công ty Nhà nước Huyện Gia Lâm

16 Xí nghiệp MTĐT Đông Anh Công ty Nhà nước Huyện Đông Anh

17 Xí nghiệp MTĐT Sóc Sơn Công ty Nhà nước Huyện Sóc Sơn

18 Công ty TNHH Một thành viên thoát nước Công ty Nhà nước Không có thông tin

Về hệ thống thu gom hiện nay, Hà Nội đang trong quá trình thay đổi hệ thống thu gom từ xe đẩy sang thu gom bằng thùng

� Xe đẩy rác : đây là hệ thống dịch vụ thu gom tại chỗ , công nhân đẩy xe đến khu dân cư và gõ kẻng thu rác (hệ thống gõ kẻng )

� Hệ thống thùng chứa rác: thùng chứa rác bằng nhựa (nhiều kích cỡ) được đặt ở khu dân cư để đựng rác.

7 Nguồn: Hanoi URENCO 8 Nguồn: Báo cáo của Hà Nội về hiện trạng môi trường, Sở TN&MT và Sở Xây Dựng Hà Nội

Page 34: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

24 Báo cáo tiến độ (2)

Ảnh 2-1 Hệ thống thu gom rác xe đẩy tay và thu gom bằng thùng

Khía cạnh tài chính Như đã trình bày trên đây, chi phí SWM tại Hà Nội và các vùng khác trên cả nước chủ yếu được bao cấp từ ngân sách nhà nước. Theo số liệu của công ty URENCO Hà Nội, ngân sách nhà nước hỗ trợ hơn 60% chi phí SWM. Trong khi đó, phí vệ sinh từ các hộ gia đình chỉ đủ trang trải 10% chi phí SWM, xem hình 2-7 dưới đây.

Hình 2-7 Cơ cấu ngân sách quản lý chất thải rắn của URENCO9

3) Hoạt động phân loại chất thải tại nguồn

Phân loại chất thải tại nguồn(SS) được áp dụng tại Hà Nội vào năm 2003 & 2004 với khu vực nghiên cứu tại phường Phan Chu Trinh. Dự án này do URENCO Hà Nội thực hiện và được cấp kinh phí từ Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội.

Theo dự án này, người dân được phát miễn phí hai loại túi nilon mỗi ngày để phân loại rác thành hai loại: rác hữu cơ và rác vô cơ. Tuy nhiên, do mất nhiều kinh phí để phân phát túi nilon nên nghiên cứu bị ngừng lại. Có nhiều dự án nghiên cứu khác được thực hiện tại Hà Nội. Tuy nhiên, đó là dự án nhỏ và mang tính tự phát. Do đó, phần lớn các dự án đó bị ngừng sau một thời gian nhất định.

Năm 2006, Dự án “Hỗ trợ thực hiện sáng kiến 3R tại thành phố Hà Nội góp phần phát triển xã hội bền vững (dự án 3R-HN)" được thực hiện tại Hà Nội với sự giúp đỡ kỹ thuật của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA). Phân loại chất thải tại nguồn được áp dụng là một hợp phần của dự án, ngay cả khi dự án kết thúc vào năm 2009, hoạt động phân loại chất thải tại nguồn vẫn được duy trì do Hanoi URENCO và chính quyền địa phương thực hiện. Tháng 2 năm 2010, UBND thành phố Hà Nội (HPC) ban hành quy định mới về QLCTR tại

9 Source: URENCO Hanoi

Page 35: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

25 Báo cáo tiến độ (2)

Hà Nội trong đó mở rộng hoạt động phân loại chất thải tại nguồn cũng là một trong những mục tiêu được nêu ra.

Mô hình phân loại chất thải tại nguồn 3R-HN được nêu sơ lược tại Bảng 2-16 và ảnh được thể hiện tại Ảnh 2-2.

Bảng 2-16 Khái quát mô hình phân loại nguồn ở Hà Nội (mô hình tại Hà Nội)

TT Hạng mục Chi tiết

1 Quy mô 4 phường của 4 quận, khoảng 17,000 hộ gia đình 2 Cơ quan thực hiện URENCO Hà Nội và UBND các phường hữu quan

3 Hạng mục rác thải 1. Rác hữu cơ: được chế biến phân hữu cơ 2. Rác vô cơ: chuyển tới khu chôn lấp Nam Sơn 3. Rác tái chế được: bán/cho người mua đồng nát

4 Hệ thống thu gom Tại nguồn: hộ gia đình được cấp hai thùng chứa rác có màu sắc khác nhau để phân loại rác từ nguồn Tại điểm thu gom: - Hệ thống 240l thùng chứa rác - Thời gian đổ rác: 6.00pm~8.30pm - Điểm thu gom quy định

5 Kết quả - Khoảng 5,000 tấn chất thải hữu cơ được thu gom từ 4 vùng nghiên cứu và chuyển đến nhà máy chế biến phân hữu cơ Cầu diễn

- Vệ sinh được cải thiện rõ rệt (khoảng 90% người dân công nhận) - Có sự ủng hộ lớn từ người dân và chính quyền địa phương

Ảnh 2-2 Phân loại rác tại nguồn tại Hà Nội

Về vận chuyển, hiện tại thành phố Hà Nội chưa có trạm trung chuyển chất thải rắn đô thị. Do đó, rác thu được được chuyển trực tiếp về bãi chôn lấp Nam Sơn (cách thành phố 50km) hoặc tới nhà máy chế biến phân hữu cơ .

Hoạt động nói trên là hệ thống chính thức về thu gom rác thải ở Hà Nội, Bên cạnh đó, hệ thống thu gom không chính thức khác tồn tại ở Hà Nội để gom chất tái chế/phế liệu như giấy, nhựa, kim loại…

4) Các hoạt động xúc tiến 3R

Qua dự án 3R – Hà Nội, người dân tại thành phố đã có cơ hội tiếp cận với khái niệm 3R. Mặc dù dự án đã kết thúc vào cuối năm 2009, nhưng các hoạt động xúc tiến 3R vẫn được người dân và chính quyền thành phố tiến hành.

Một số hoạt động về vệ sinh công cộng ở Hà Nội được trình bày ở bản dưới đây:

Page 36: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

26 Báo cáo tiến độ (2)

Bảng 2-17 Nội dung các hoạt động 3R tại Hà Nội

Đối tượng Hoạt động Mục tiêu

DONRE “Ngày chủ nhật – không túi ni lông”. Được tổ chức đầu tiên vào ngày 8 tháng 8 năm 2010 nhằm khuyến khích người dân sử dụng túi sinh thái , giảm sử dụng túi ni lông

Siêu thị, người mua hàng, doanh nghiệp

Ủy ban nhân dân phường

- Ngày vệ sinh vào sáng thứ bảy và tối thứ Sáu do ủy ban nhân dân phường và các tổ chức đoàn thể của phường tổ chức

- Chương trình phát thanh vệ sinh phát vào mỗi sáng thứ Bảy

Các hộ dân, cơ sở kinh doanh

Hội phụ nữ - Phong trào “Phụ nữ thủ đô không vứt rác ra đường và nơi công cộng” đã được triển khai và duy trì suốt 10 năm qua tại thành phố Hà Nội

-Cộng tác với công ty URENCO Hà Nội tổ chức các khóa đào tạo cho các thành viên hội phụ nữ tại khu vực nông thôn về 3R và sản xuất phân bón tại gia

Thành viên hội phụ nữ (các bà nội trợ)

URENCO - Phối hợp với chính quyền địa phương, hội phụ nữ tổ chức giáo dục môi trường về 3R cho cộng đồng như tổ chức giáo dục lưu động (chiếu phim), giáo dục môi trường tại các nhà máy sản xuất phân bón …

Câu lạc bộ tình nguyện

Có nhiều câu lạc bộ tình nguyện về môi trường đang hoạt động ở Hà Nội như câu lạc bộ 3R, Go green, C4E… Các câu lạc bộ này phối hợp tổ chức nhiều chương trình giáo dục môi trường cho cộng đồng và các trường học. Một trong những hoạt động nổi bật là từ năm 2008 đã tổ chức hội chợ Mottainai hai lần/ năm.

Thanh niên Hà Nội, người dân Hà Nội …

Giáo dục môi trường tại nhà máy sản xuất phân bón

Giáo dục môi trường tại các nhà máy sản xuất phân bón

Ảnh 2-3 Các hoạt động xúc tiến 3R tại Hà Nội

5)Tái chế

Hoạt động nói trên là hệ thống chính thức về thu gom rác thải ở Hà Nội. Ngoài ra còn có hệ thống không chính thức thu gom chất tái chế như giấy, nhựa, kim loại. Sau khi thu gom, phế liệu được chuyển đến các làng nghề tái chế để xử lý. Quanh Hà Nội có nhiều làng tái chế với nhiều loại phế thải được tái chế được thể hiện tại Bảng 2-18.10

10 Nguồn: Đặng Kim Chi, Viện KH CN và MT

Page 37: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

27 Báo cáo tiến độ (2)

Bảng 2-18 Các làng nghề trong và xung quanh Hà Nội

Thành phố/tỉnh Vị trí/làng Nguyên liệu tái

chế

Đồ tái chế

Số lượng Phần trăm (%)*

Hà Nội Triều Khúc Nhựa 77 42 Trung Văn Nhựa 43 35

Bắc Ninh

Dương Ổ Giấy 350 95

Phú Lâm Giấy 13 - Đa Hội Kim loại 1,500 95

Hưng Yên Minh Khai Nhựa 716 90

Nam Định Vân Chàng Kim loại 615 90 Xuân Tiến Kim loại (đồng) 2,015 85

Vĩnh Phúc Lý Nhân Kim loại 670 61 Ghi chú: * tỉ lệ hộ gia đình tham gia hoạt động tái chế tính theo tổng số hộ gia đình của làng

Tình trạng môi trường tại các làng tái chế đang ở mức báo động. Theo Báo cáo quôc sgia về hiện trạng môi trường năm 2008, chất thải rắn là m ột trong những vấn đề của các làng nghề song song với ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí. Đặc biệt là làng tái chế giấy và tái chế nhựa thì thải ra một lượng lớn chất thải rắn hàng ngày. Thành phần chất thải rắn của các khu vực này thường bao gồm nhẵn hàng, bột giấy, cao su … Theo kết quả khảo sát của Viện Khoa học và công nghệ môi trường năm 200411, khối lượng chất thải tại làng tái chế giấy Dương Ô ở Bắc Ninh là khoảng từ 4.0 đến 4.5 tấn/ngày. Tuy nhiên, hầu hết khối lượng rác thải được thu gom và vận chuyển đến các bãi rác lộ thiên của xã/ huyện, hoặc vứt ngay ở các bãi đất trống quanh làng. Theo kết quả ghi nhận được từ đợt khảo sát thực địa các làng nghề tại tỉnh Bắc Ninh, phương pháp phổ biến nhất để xử lý chất thải rắn của các hoạt động tái chế là đốt rác, xem hình 2-4.

Chất thải rắn từ các làng nghề tái chế giấy

Đốt chất thải trên đê sôngNgũ Huyện Khê

Ảnh 2-4 Chất thải rắn từ các làng tái chế ở Bắc Ninh

6)Xử lý

Các cơ sở xử lý chất thải rắn đô thị tại Hà Nội được nêu tại Bảng 2-1712 và vị trí các cơ sở được thể hiện tại Hình 2-8.

11 Source: National report on Status of Environment: Environment of craft villages, 2008 12 Nguồn: Báo cáo của Hà Nội về hiện trạng môi trường, 2008

Page 38: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

28 Báo cáo tiến độ (2)

Bảng 2-19 Danh mục cơ sở xử lý và tiêu huỷ rác ở Hà Nội

TT Cơ sở Cơ quan quản lý Vùng dịch vụ Hiện trạng

Bãi chôn lấp

1 Khu xử lý rác thải rắn Nam Sơn

URENCO Hanoi Từ 10 quận và 5 huyện ngoại thành

- Tiếp nhận: ~3.000tấn/ngày - Thời gian duy trì dự kiến: 12/ 2011

2 Bãi chôn lấp Kiêu Ky

Xí nghiệp MTĐT Gia Lâm

Các vùng thuộc huyện Gia Lâm

- Tiếp nhận: ~100 tấn/ngày

3 Bãi chôn lấp Núi Thoong

Xí nghiệp MTĐT Xuân Mai

Hà Đông, Chương Mỹ, Thanh Oai

-Tạm thời đóng cửa do ô nhiễm

4 Bãi chôn lấp Xuân Sơn

Công ty cổ phần MTĐT Sơn Tây

Thị xã Sơn Tây, Huyện Ba Vì

-Tiếp nhận: ~100 tấn/ngày

Nhà máy Chế biến phân hữu cơ

1 Nhà máy Cầu Diễn URENCO Hà Nội Rác hưữ cơ từ 4 quận chính (chủ

yếu là từ các chợ)

- Nhận: 50 tấn/ngày - Làm phân hữu cơ: 8tấn/ngày

2 Nhà máy Kiêu Kị Xí nghiệp MTĐT huyện Gia Lâm

Rác từ quận Gia Lâm

3 Nhà máy Seraphin Công ty Cổ phần Công nghệ Môi trường Xanh SERAPHIN

Rác từ quận Hà Đông và Hợp tác xã thu gom Thành Công

- Nhận: 50 – 60 tấn/ngày - Làm phân hữu cơ: 6 tấn/ngày - Đóng than: 23 tấn/ngày

Hình 2-8 Vị trí cơ sở xử lý CTR tại Hà Nội

Page 39: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

29 Báo cáo tiến độ (2)

(5) Kết quả khảo sát hiện trạng quản lý chất thải rắn đô thị tại Hà Nội

Lượng rác nhận được ở mỗi cơ sở xử lý được thể hiện tại Bảng 2-20. Điều này cho thấy bãi chôn lấp Nam Sơn là cơ sở QLCTR chính ở Hà Nội tiếp nhận gần 90% lượng rác.

Bảng 2-20 Lượng rác thải tới các cơ sở QLCTR ở Hà Nội

STT Cơ sở xử lý Khối lượng ( tấn/ngày)

1 Bãi chôn lấp Nam Sơn 3,468

2 Bãi chôn lấp Gia Lâm (Kiêu Kị) 118

3 Bãi chôn lấp Xuân Sơn 227

4 Nhà máy chế biến phân hữu cơ Kiêu Kị 49

5 Nhà máy chế biến phân hữu cơ Cầu Diễn 53

6 Nhà máy chế biến phân hữu cơ Seraphin 56

Tổng cộng 3,972

Bảng 2-21 cho thấy thành phần rác trong lượng rác tới các cơ sở QLCTR tại Hà Nội

Tại các cơ sở xử lý, rác nhà bếp chiếm tỉ lệ cao nhất, chiếm 53% đến 73% và đứng thứ hai là nhựa chiếm 8-13%. Có sự khác nhau về thành phần chiếm tỉ lệ cao thứ ba giữa các bãi chôn lấp và nhà máy chế biến phân hữu cơ. Ngoài ra, ta thấy rằng tỉ lệ rác thải nhà bếp/rác hữu cơ tại nhà máy phân hữu cơ Cầu Diễn chiếm thành phần cao nhất trong các cơ sở xử lý CTR. Lý do có thể do rác về cơ sở Cầu Diễn được lựa chọn từ các nguồn nhiều rác hữu cơ như các chợ hoặc rác được phân loại từ 4 phường ở trung tâm Hà Nội cũng được đưa về đây.

Bảng 2-21 Thành phần rác đến các cơ sở xử lý QLCTR ở Hà Nội Unit: %

TT Loại rác Nam Sơn Gia Lâm Xuân Sơn Kiêu Kỵ Cầu Diễn Seraphin

1 Rác nhà bếp 53.81 56.00 60.79 61.73 73.42 62.79

2 Giấy 6.53 3.91 5.38 3.98 3.46 5.68

3 Vải 5.82 2.65 1.76 1.66 0.89 5.79

4 Gỗ 2.51 4.17 6.63 2.38 1.87 3.25

5 Nhựa 13.57 12.93 8.35 13.07 9.72 13.14

6 Da và cao su 0.15 0.09 0.22 0.18 0.45 0.09

7 Kim loại 0.87 0.26 0.25 0.27 0.27 0.57

8 Thuỷ tinh 1.87 1.50 5.07 1.64 0.80 0.69

9 Sành sứ 0.39 1.39 1.26 0.92 1.65 2.16

10 Đá và cát 6.29 7.08 5.44 4.16 1.78 4.62

11 Xỉ than 3.10 7.15 2.34 4.24 0.89 0.76

12 Nguy hại 0.17 0.13 0.82 0.07 0.06 -

13 Bỉm 4.34 2.30 1.63 4.94 3.80 0.46

14 Các loại khác 0.58 0.44 0.05 0.77 0.94 -

Tổng số 100 100 100 100 100 100

Dòng rác thải tại Hà Nội được thể hiện tại Hình 2-9. Theo hình này, lượng rác thải tiếp nhận tại từng cơ sở xử lý CTR là số liệu được đo thực sự qua khảo sát. Trong khi đó, số liệu về tái chế, phân hữu cơ và bã thải là con số ước tính.

Page 40: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

30 Báo cáo tiến độ (2)

Tái chế (330)

Phát thải

*Hộ gia đình

*Cơ sở kinh doanh

*V ăn phòng, cơ quan

*Đường phố

Xử lý và Tiêu hủy (3,974)

Thu gom (4,139)

1.Công ty TNHH môi trường đô thị một thành viên (URENCO) 2.Công ty Cổ phần môi trường Thăng Long 3.Công ty Cổ phần môi trường Tây Đô 4.Công ty Cổ phần môi trường Xanh 5.Công ty Cổ phần Công nghệ và Môi trường Sinh Thái 6.Hợp tác xã Thành Công 7.Công ty cổ phần Môi trường Hà Đông 8.Công ty Môi trường và Công trình Đô thị Sơn Tây 9.Công ty Môi trường Đô thị Xuân Mai 10.Công ty cổ phần môi trường Sông Hồng 11.Công ty cổ phần thương mại Nội Bài 12.Hợp tác xã Mai Dinh 13.Xí nghiệp MTĐT Từ Liêm 14.Xí nghiệp MTĐT Thanh Trì 15.Xí nghiệp MTĐT Gia Lâm 16.Xí nghiệp MTĐT Đông Anh 17.Xí nghiệp MTĐT Sóc Sơn 18.Công ty TNHH Một thành viên thoát nước

(20)

Chăn nuôi gia súc (2)

Làng nghề tái chế (348)

Ghi chú: 1. Đơn vị: tấn/ngày 2. Khối lượng bã thải được ước tính dựa trên tỉ lệ thải (Cầu Diễn: 40%, Gia Lâm, Seraphin: 60%) 3. Khối lượng phân hữu cơ được ước tính dựa trên tỉ lệ thành phẩm (Cầu Diễn: 15%, Gia Lâm 10%, Seraphin:10%) 4. Khối lượng phế liệu thu gom được ước tính dựa trên nghiên cứu của JICA thực hiện tại Hải Phòng năm 2001 = 8.3% khối lượng thu gom

(165)

(165) Người nhặt rác

Thu mua đồng nát

Cửa hàng phế liệu

Cầu Diễn (53)

Nam Sơn (3,470)

(16)

CP: (8)

(30) Gia Lâm (49)

Kiêu Kị (118)

CP: (5)

Seraphin (58)

Than (23)

CP: (6)

Sơn Tây (222)

(3,454)

(88)

Hình 2-9 Sơ đồ lưu chuyển chất thải tại Hà Nội

2.2.3 Hải Phòng

Giống như Hà Nội, cơ quan chịu trách nhiệm chính về quản lý QLCTRĐT ở Hải Phòng là Sở Xây dựng. URENCO Hải Phòng là công ty nhà nước chính chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải ở thành phố Hải Phòng.

(1) Thể chế

Quy định về quản lý chất thải rắn: Không có quy định cụ thể về quản lý rác thải rắn ở Hải Phòng. Tuy nhiên, UBND thành phố Hải Phòng và Hội đồng nhân dân đã ban hành nhiều nghị quyết hướng dẫn QLCTR tại Hải Phòng gồm:

� Nghị quyết số 22/NQ-TU ngày 24 tháng 3 năm 2005 của Ban cán sự đảng về bảo vệ môi

trường đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

� Nghị quyết số 09/2010/NQ-HĐND phê duyệt Chương trình thu gom rác thải rắn ở nông

thôn, giai đoạn 2010 -2020.

Page 41: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

31 Báo cáo tiến độ (2)

Phí và lệ phí:

� Quyết định số 2564/QD – UBND ngày 21/12/2009 sửa đổi phí vệ sinh ở thành phố Hải

Phòng

(2) Quy hoạch QLCTR

Hải Phòng chưa có quy hoạch QLCTR. Tuy nhiên, năm 2001 JICA thực hiện Nghiên cứu có tên “Nghiên cứu kế hoạch cải thiện vệ sinh thành phố Hải Phòng” tại Hải Phòng. Mục đích của nghiên cứu là: i) đánh giá tình hình vệ sinh ở Hải Phòng ii) thực hiện một số dự án nghiên cứu để chuyển giao công nghệ và iii) đề xuất phương hướng cải thiện vệ sinh ở thành phố hải Phòng. Định hướng trong tương lai về QLCTR được nêu trong điểm iii).

(3) Thực trạng QLCTR

1) Thông tin chung 13

Lượng CTRĐT ở Hải Phòng khoảng trên 1,000 tấn/ngày. Trong đó, có trên 800 tấn/ngày

phát sinh từ 5 quận chính của thành phố.

2) Thu gom và vận chuyển

Như đã nêu ở trên, URENCO Hải Phòng là công ty nhà nước chịu trách nhiệm thu gom và vận chuyển QLCTRĐT ở thành phố. Hoạt động của URENCO Hải Phòng bao gồm chủ yếu các quận nội thành là nơi phát sinh nhiều rác thải nhất.

Ngoài ra, có một vài công ty thu gom và vận chuyển QLCTRĐT. Các công ty này do UBND huyện thành lập và quản lý.

Phương thức thu gom chính tại thành phố Hải Phòng là phương pháp thu gom trực tiếp tại chỗ bằng xe thu gom thủ công (hệ thống gõ kẻng).

Bên cạnh đó, việc thu gom rác có thể tái chế một cách không chính thức được bộ phận tư nhận thực hiện ở thành phố Hải Phòng.

3) Xử lý

Có hai phương pháp xử lý rác thải ở Hải Phòng là chế biến phân hữu cơ và chôn lấp. Có sáu bãi chôn lấp ở Hải Phòng. Trong đó chỉ có duy nhất một bãi chôn lấp hợp vệ sinh.

Danh sách các cơ sở xử lý QLCTRĐT và vị trí được trình bày theo thứ tự tại Bảng 2-22 và Hình 2-10.

Bảng 2-22 Danh sách các cơ sở xử lý QLCTRĐT ở Hải Phòng 14

TT Cơ sở Vùng dịch vụ Ghi chú

Bãi chôn lấp 1 Bãi chôn lấp Tràng Cát Bốn quận chính và quận Kiến An bãi chôn lấp hợp vệ sinh

2 Bãi chôn lấp Đình Vũ Bốn quận chính và quận Kiến An bãi chôn lấp mở

3 Bãi chôn lấp Đồ Sơn Quận Đồ Sơn bãi chôn lấp tạm thời

4 Bãi chôn lấp Tiên Lãng Huyện Tiên Lãng bãi chôn lấp tạm thời

5 Bãi chôn lấp Thủy Nguyên Huyện Thủy Nguyên bãi chôn lấp tạm thời

6 Bãi chôn lấp Vĩnh Bảo Huyện Vĩnh Bảo bãi chôn lấp tạm thời

Nhà máy chế biến phân hữu cơ 1 Nhà máy chế biến phân hữu

cơ Tràng Cát Bốn quận chính Công suất thiết kế: 200

tấn/ngày

13 Nguồn: URENCO Hải Phòng 14 Không bao gồm số liệu tại hai huyện đảo của Hải Phòng

Page 42: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

32 Báo cáo tiến độ (2)

Hình 2-10 Vị trí các cơ sở xử lý QLCTR t ại Hải Phòng

(4) Kết quả khảo sát hiện trạng quản lý chất thải rắn đô thị tại Hải Phòng

Thành phố Hải Phòng có 6 bãi chôn lấp và 1 nhà máy phân hữu cơ. Tuy nhiên, trong số 6 bãi chôn lấp, chỉ có Tràng Cát là bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Bốn bãi chôn lấp là Thuỷ Nguyên, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng và Đồ Sơn là bãi rác mở. Bãi chôn lấp Tràng Cát và Đình Vũ tiếp nhận hơn 70% tổng lượng rác gom được ở Hải Phòng.

Khối lượng rác thải trung bình tiếp nhận tại từng cơ sở được mô tả ở Bảng 2-23.

Bảng 2-23 Lượng rác đến từng cơ sở xử lý rác ở Hải Phòng

Bảng 2-24 cho thấy thành phần rác thải tiếp nhận tại các cơ sở xử lý QLCTR ở Hải Phòng.

Về thành phần rác tiếp nhận ở từng cơ sở xử lý CTR ở Hải Phòng, thành phần cao nhất là rác nhà bếp chiếm tỉ lệ 51.0% - 60.7%, tiếp theo là nhựa chiếm 11.3% - 15.1%. Tỉ lệ rác nhà bếp ở nhà máy chế biến phân hữu cơ Tràng Cát cao hơn một chút so với các cơ sở khác.

TT Đơn vị xử lý Số lượng ( tấn/ngày)

1 Tràng Cát 455

2 Đình Vũ 307

3 Thủy Nguyên 41

4 Vĩnh Bảo 9

5 Tiên Lãng 7

6 Đồ Sơn 28

7 Tràng Cát (6ngày/tuần)) 158

Tổng 1,005

Page 43: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

33 Báo cáo tiến độ (2)

Bảng 2-24 Thành phần rác tiếp nhận tại các cơ sở QLCTR ở Hải Phòng Đơn vị: %

TT Loại rác Tràng Cát

Đình Vũ

Thủy Nguyên

Vĩnh Bảo

Tiên Lãng

Đồ Sơn NM xử lý rác Tràng

Cát

1 Rác nhà bếp 55.18 57.56 54.59 56.09 51.03 51.03 60.67

2 Giấy 4.54 5.42 7.04 6.07 5.58 5.58 4.87

3 Vải 4.57 5.12 6.81 3.40 6.46 6.46 3.48

4 Gỗ 4.93 3.70 3.74 4.70 4.59 4.59 4.49

5 Nhựa 14.34 11.28 12.93 19.64 15.13 15.13 11.66

6 Da và cao su 1.05 1.90 0.42 0.54 0.55 0.55 0.27

7 Kim loại 0.47 0.25 0.47 0.47 0.35 0.35 1.37

8 Kính 1.69 1.35 2.29 1.24 1.74 1.74 2.80

9 Sành sứ 1.27 0.44 1.81 0.53 2.43 2.43 0.91

10 Đá và cát 3.08 2.96 2.11 1.85 2.43 2.43 1.72

11 Xỉ than 5.70 6.06 5.15 2.50 5.06 5.06 2.75

12 Nguy hại 0.05 0.05 0.06 0.05 0.18 0.18 0.14

13 Bỉm 2.29 2.75 1.93 2.17 3.55 3.55 3.69

14 Loại khác 1.46 1.14 0.66 0.75 0.92 1.68 1.20

Tổng số 100 100 100 100 100 100 100

Dòng rác thải ở Hải Phòng được ước tính và tóm tắt tại Hình 2-11. Theo chu trình này, như Hà Nội, lượng rác tiếp nhận ở mỗi cơ sở QLCTR là số đo thực qua khảo sát. Trong khi đó số liệu về tái chế, sản phẩm phân hữu cơ và bã thải là số liệu ước tính.

Tái chế (82)

Phát thải

*Hộ gia đình

*Cơ sở kinh doanh

*Cơ quan, nơi công cộng

*Đường phố

Xử lý và Tiêu hủy (1,005)

Thu gom (1,046)

1.Công ty MTĐT Hải Phòng 2. Công ty Công trình Đô thị Đồ Sơn 3. Công ty Công trình Đô thị Tiễn Lãng 4. Công ty Công trình Đô thị Thủy Nguyên 5. Công ty Công trình Đô thị Vĩnh Bảo

Vĩnh Bảo (9)

(5)

Nông trại (0.5)

Người nhặt rác

Thu mua đồng nát

Cửa hàng phế liệu

Cơ sở tái chế (86.5)

Tràng Cát CP (158)

Tràng Cát (455)

(95)

CP: (16)

(41)

Lưu ý: 1. Đơn vị: tấn/ngày 2. Khối lượng bã thải được tính dựa trên tỉ lệ phát sinh bã thải = 40% 3. Khối lượng phân hữu cơ được tính dựa trên tỉ lệ thành phẩm = 10% 4. Khối lượng chất thải tái chế được ước tính dựa trên tỉ lệ thu được từ khảo sát của JICA tại Hải Phòng năm 2001 = 8.3% khối lượng thu gom

Đình Vũ (307)

Đồ Sơn (28)

Tiên Lãng (7)

Thủy Nguyên (40)

(41)

Hình 2-11 Dòng lưu chuyển CTRĐT ở Hải Phòng

Page 44: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

34 Báo cáo tiến độ (2)

2.2.4 Huế

(1) Tổ chức

Huế là thành phố trực thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Do vậy, các hoạt động liên quan đến QLCTRĐT tại thành phố Huế được tiến hành dưới sự chỉ đạo của UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế và các cơ quan chức năng của tỉnh;

� Sở Xây dựng: là cơ quan chủ trì trực tiếp quản lý QLCTRĐT ở tỉnh Thừa Thiên Huế

� Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Xây dựng quản lý QLCTRĐT

� Sở Tài chính cấp vốn ngân sách nhà nước cho các hoạt động quản lý QLCTRĐT

(2) Thể chế

Kế hoạch chung về bảo vệ môi trường:

� Kế hoạch số 94/KH-UBND về thực hiện các chương trình trọng điểm về bảo vệ môi trường

năm 2009

� Kế hoạch số 03/KH-UBND ngày 05/01/2010 của UBND tỉnh về việc thực hiện các chương

trình trọng điểm về bảo vệ môi trường năm 2010.

Quy định về quản lý QLCTRĐT:

� Quyết định số 10/2010/QĐ-UBND ngày 22 tháng 3 năm 2010 ban hành quy định về đảm

bảo vệ sinh đối với các hoạt động du lịch tại sông Hương.

Phí và lệ phí:

� Quyết định số 4581/2004 QD-UBND của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về thu phí vệ sinh ở

tỉnh Thừa Thiên Huế

(3) Quy hoạch QLCTR

Chưa có quy hoạch tổng thể về QLCTR ở Huế nhưng định hướng phát triển trong tương lai được thể hiện tại các quyết định sau:

� Quyết định số 2298/QĐ-UBND ngày 6 tháng 10 năm 2008 phê duyệt kế hoạch về hệ thống

thu và xử lý chất thải rắn ở Thừa Thiên Huế đến năm 2010, tầm nhìn tới năm 2020.

(4) Hiện trạng QLCTR

1) Thông tin chung15:

Hiện tại, lượng rác thải phát sinh ở thành phố Huế theo báo cáo vào khoảng 200 tấn/ngày.

2) Thu gom và vận chuyển16

Công ty môi trường và công trình công cộng Huế (HEPCO) là công ty nhà nước duy nhất thu gom và vận chuyển rác thải ở thành phố Huế.

Có hai phương pháp thu gom đang được áp dụng tại Huế:

� Hệ thống xe đẩy: Công nhân thu gom rác thải đẩy xe thu gom rác người dân đổ ra vỉa hè

hoặc đổ trực tiếp vào xe và đưa tới điểm đổ rác để cho lên xe (hệ thống gõ kẻng).

� Hệ thống thùng chứa rác: Các thùng chứa rác được đặt tại vị trí cố định. Người dân mang

rác thải đổ vào các thùng cố định này. Xe tải sẽ thu gom rác trực tiếp từ các thùng cố định

15 Nguồn: DONRE Thua Thien Hue – Báo cáo quản lý môi trường Việt Nam 16 Nguồn: HEPCO, DONRE

Page 45: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

35 Báo cáo tiến độ (2)

này tới các cơ sở xử lý

Hệ thống thùng chứa rác được áp dụng nghiên cứu từ năm 1999. Sau thời gian nghiên cứu, nhiều ưu điểm của hệ thống đặc biệt về cải thiện vệ sinh môi trường đã được khẳng định. Chính vì thế, mô hình đã được nhân rộng ra toàn miền bắc của sông Hương.

3) Xử lý rác thải

Có một cơ sở xử lý rác thải và một bãi chôn lấp rác ở Huế. Sơ lược về các cơ sở xử lý QLCTR và vị trí được trình bày lần lượt tại Bảng 2-25 và Hình 2-12.

Bảng 2-25 Cơ sở xử lý CTR ở Huế

TT Cơ sở Cơ quan quản lý Diện tích Ghi chú

1 Bãi chôn lấp Thủy Phương

HEPCO 10 ha - Bãi chôn lấp hợp vệ sinh

- Nhận rác thải vào cuối tuần do cơ sở xử lý rác thải Thuỵ Phương đóng cửa

2 Nhà máy xử lý chất thải rắn Thủy Phương

Tâm Sinh Nghĩa 4.2 ha

- Nhận khoảng 200 tấn/ngày

- Sản phẩm phân hữu cơ: 14 tấn/ngày

- Hoạt động 5 ngày/tuần (Đóng cửa vào chủ nhật và thứ bảy)

Hình 2-12 Vị trí các cơ sở xử lý QLCTR ở Huế

(5) Kết quả khảo sát hiện trạng quản lý chất thải rắn đô thị tại Huế

Lượng chất thải rắn đô thị thu gom được tại Huế khoảng 200 tấn/ngày. Vì công suất của nhà máy Tâm Sinh Nghĩa khoảng 200 tấn/ngày nên hầu hết lượng rác phát sinh được chuyển tới xử lý tại nhà máy này. Tuy nhiên, do nhà máy đóng cửa Thứ bảy và Chủ nhật, nên rác trong hai ngày này sẽ được chuyển sang bãi chôn lấp Thủy Phương.

Lượng rác trung bình tiếp nhận tại mỗi cơ sở QLCTR được thể hiện ở Bảng 2-26 dưới đây

Page 46: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

36 Báo cáo tiến độ (2)

Bảng 2-26 Lượng rác tiếp nhận tại cơ sở xử lý ở Huế

B

Bảng 2-27 cho thấy thành phần rác của lượng rác tiếp nhận tại các cơ sở xử lý CTR ở Huế.

Như đã nêu, rác tiếp nhận tại hai cơ sở này có nguồn như nhau nên thành phần rác cho thấy tương tự nhau. Rác nhà bếp chiếm đa số khoảng 78% và theo sau là nhựa chiếm 12%.

Bảng 2-27 Thành phần rác tiếp nhận tại các cơ sở xử lý CTR ở thành phố Huế Đơn vị: %

TT Loại rác Thủy Phương Tâm Sinh Nghĩa

1 Rác từ bếp 77.11 78.03

2 Giẫy 1.92 2.12

3 Vải 2.89 2.74

4 Gỗ 0.59 1.09

5 Nhựa 12.47 12.45

6 Da và cao su 0.28 0.56

7 Kim loại 0.40 0.31

8 Kính 0.39 0.33

9 Sành sứ 0.79 0.51

10 Đá và cát 1.70 0.71

11 Xỉ than - -

12 Nguy hại - 0.01

13 Bỉm 1.46 1.13

14 Loại khác - 0.01

Tổng 100 100

Dòng lưu chuyển rác thải tại Huế được ước tính và tóm tắt ở Hình 2-13. Tại nhà máy chế biến phân hữu cơ Tâm Sinh Nghĩa, trong thời gian khảo sát không có bã thải được chuyển ra ngoài

TT Cơ sở xử lý Khối lượng ( tấn/ngày)

1 Thủy Phương 60

2 Tâm Sinh Nghĩa 141

Tổng 202

Page 47: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

37 Báo cáo tiến độ (2)

Phát thải

*Hộ gia đình

*Cơ sở kinh doanh

*Cơ quan, nơi công cộng

*Đường phố

Xử lý và Tiêu hủy (202)

0

Thu gom (210)

1.Công ty Công trình Đô thị Huế (HEPCO)

(1)

Nông trại (0.1)

Tái chế (16)

Người nhặt rác

Thu mua đồng nát

CH phế liệu

Cơ sở tái chế (16.9)

Tâm Sinh Nghĩa (142)

Tự xử lý (56)

CP: (14)

Lưu ý: 1. Đơn vị: tấn/ngày 2. Khối lượng bã thải được tính dựa trên tỉ lệ phát sinh bã thải = 40% 3. Khối lượng phân hữu cơ được tính dựa trên tỉ lệ thành phẩm = 10% 4. Khối lượng chất thải tái chế được ước tính dựa trên tỉ lệ thu được từ khảo sát của JICA tại Hải Phòng năm 2001 = 8.3% khối lượng thu gom 5.Thực tế, Nhà máy của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tiếp nhận hầu hết lượng rác phát sinh tại thành phố Huế. Chỉ trong ngày thứ bảy và Chủ Nhật, bãi chôn lấp Thụy Phương mới tiếp nhận chất thải do nhà máy đóng cửa. Số liệu đề cập ở đây được tính trung bình cho 7 ngày trong tuần.

Thụy Phương (60)

(8)

(8)

Hình 2-13 Lưu chuyển rác ở thành phố Huế

2.2.5 Đà Nẵng

(1) Khung thể chế

Ở Đà Nẵng, Sở TN&MT là cơ quan chịu trách nhiệm chính về QLCTRĐT. Trong khi Sở Xây dựng chịu trách nhiệm trong việc lập kế hoạch về các cơ sở xử lý rác thải.

(2) Các quy định liên quan

� Quyết định số 3903/QĐ-UB ngày 22/10/1997 của UBND thành phố Đà nẵng ban hành quy

định về quản lý chất thải rắn ở thành phố.

� Quyết định số 142/200/QĐ-UB ngày 29/12/2000 của UBND thành phố Đà Nẵng về các

hoạt động chung bảo vệ môi trường.

� Quyết định số 63/2007/QĐ-UBND ngày 16/11/2007 của UBND thành phố Đà Nẵng về thu

phí vệ sinh

� Quyết định số 27/2008/QĐ-UBND ngày 14/5/2008 ra quyết định quy định việc quản lý,

phân bổ, kế toán hàng hoá.

� Quyết định số 41/2008/QĐ-UBND ngày 21/8/2008 về ban hành kế hoạch “xây dựng Đà

Nẵng thành phố môi trường”.

(3) Quy hoạch QLCTR:

Đà Nẵng chưa có quy hoạch QLCTR. Tuy nhiên, đã có nghiên cứu do JICA tiến hành với tên gọi “nghiên cứu chiến lược phát triển tổng hợp thành phố Đà Nẵng và khu lân cận” vào năm 2009. Kết quả của nghiên cứu này là kế hoạch quản lý môi trường.

Page 48: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

38 Báo cáo tiến độ (2)

Ngoài ra, kế hoạch “Xây dựng Đà Nẵng – thành phố môi trường” do UBND Đà Nẵng thực hiện có đề cập tới một số chỉ tiêu về QLCTR của thành phố, ví dụ tỉ lệ thu gom mục tiêu vào năm 2020 là trên 90% , v..v..

(4) Hiện trạng17 về QLCTR

1) Thông tin chung

Lượng chất thải phát sinh ở Đà Nẵng theo báo cáo vào khoảng 630 tấn/ngày.

2) Thu gom và vận chuyển

URENCO Đà Nẵng là cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm thu gom và vận chuyển CTRĐT ở Đà Nẵng. Năm 2009, lượng chất thải rắn trung bình khoảng 574 tấn/ngày được Đà Nẵng URENCO thu gom, tỉ lệ thu gom đạt khoảng 90%. Trong bảy quận, sáu quận có tỉ lệ thu gom trên 95%. Tuy nhiên, ở huyện Hoà Vang, CTRĐT chỉ được gom ở vùng dân cư gần quốc lộ, tỉnh lộ và chợ.

Lượng rác thải thu gom và tỉ lệ QLCTRĐT ở Đà Nẵng được thể hiện tại bảng 2-28.

Bảng 2-28 Tỉ lệ thu gom rác thải ở Đà Nẵng

Năm Thu gom (tấn/ngày) Tỉ lệ thu gom (%)

2007 497 85 - 86

2008 532 86 - 87

2009 574 88 - 90

Về hệ thống thu gom rác thải ở Đà Nẵng, có hai phương pháp được áp dụng là: hệ thống thu gom bằng thùng 240l & 660l. Rác được thu vào các thùng chứa và vận chuyển về các điểm trung chuyển (hệ thống trung chuyển). Phương pháp thứ hai là thu gom trực tiếp. Hệ thống trung chuyển được đầu tư và phát triển bởi dự án của ngân hàng thế giới có tên gọi Dự án cải thiện vệ sinh môi trường của thành phố Đà Nẵng năm 2002.

Tỉ lệ của từng phương pháp thu gom được thể hiện tại Bảng 2-29;

Bảng 2-29 Tỉ lệ thu gom rác thải theo từng phương pháp

TT Phương pháp thu gom Lượng thu gom (tấn/ngày)

Tỉ lệ (%) Ghi chú

I Thu gom bởi 240l, 660l xe chở rác

I.1 Thu gom tại trạm trung chuyển 97 17 11 trạm trung chuyển

I.2 Thu gom chuyển từ xe gom rác đến xe chứa rác 392 68

II Thu gom trực tiếp đến xe 85 15 ngoại thaàn

Tổng 574 100 88% tổng lượng thu gom

Hầu hết các trạm trung chuyển tại Đà Nẵng đều nằm trong trung tâm thành phố nên gặp khá

nhiều khó khăn với sự phản đối từ người dân. Theo kết quả ghi nhận được thì sự phản đối

của người dân chủ yếu do mùi hôi, tiếng ồn của các trạm trung chuyển gây ra. Hiện nay,

thành phố đang có nghiên cứu về việc bố trí hoạt động của các trạm trung chuyển này. Vị trí

của 11 trạm trung chuyển hiện tại được thể hiện trong hình sau:

17 Nguồn: URENCO Đà Nẵng, Sở TN-MT Đà Nẵng báo cáo VEA

Page 49: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

39 Báo cáo tiến độ (2)

Hình 2-14 Vị trí 11 trạm trung chuyển tại Đà Nẵng

Ảnh 2-5 Trạm trung chuyển và hệ thống xe chứa rác ở Đà Nẵng

3) Xử lý

Ở Đà Nẵng, không có nhà máy xử lý trung gian. Cách duy nhất để xử lý QLCTRĐT là bãi chôn lấp vệ sinh ở Khánh Sơn. Bãi chôn lấp Khánh Sơn được nâng cấp từ năm 2002 theo dự án của ngân hàng thế giới đã nêu ở trên. Bảng 2-30 thể hiện một số thông tin khái quát về bãi chôn lấp này.

Bảng 2-30 Sơ lược bãi chôn lấp Khánh Sơn ở Đà Nẵng

Bãi chôn lấp Vị trí Diện tích Công suất Công nghệ Ghi chú

Khánh Sơn cũ quận Liên Chiểu

9,8 ha 15 năm Chôn lấp Bắt đầu năm 1992 và đóng cửa vào cuối năm 2006

Khánh Sơn mới

Cách bãi cũ 1km

48,3 ha 15 - 20 năm Chôn lập hợp vệ sinh

Bắt đầu từ năm 2007

Page 50: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

40 Báo cáo tiến độ (2)

Hiện tại đã có khảo sát sơ bộ tại bãi chôn lấp này để xác định lượng khí bãi rác tại Hòa Khánh. Kết quả là, dự án CDM ở bãi chôn lấp Khánh Sơn đã được thúc đẩy. Hiện tại, Dự án CDM này tại Đà Nẵng đã được MONRE phê duyệt PIN. PDD đang được thực hiện cũng với công ty của Italy (Pangea Energy Co.,Ltd). Vị trí bãi chôn lấp được thể hiện tại Hình2-15 dưới đây

.

Hình 2-15 Vị trí bãi chôn lấp ở Đà Nẵng

(5) Kết quả khảo sát hiện trạng quản lý chất thải rắn đô thị tại Đà Nẵng

Có một bãi chôn lấp ở Đà Nẵng là bãi chôn lấp Hòa Khánh. Do đó, tất cả lượng rác thải thu gom ở thành phố Đà Nẵng được chuyển tới bãi chôn lấp này. Lượng chất thải trung bình tiếp nhận hàng ngày ở bãi chôn lấp này được thể hiện tại Bảng 2-31.

Bảng 2-31 Lượng chất thải ti ếp nhận ở bãi chôn lấp Hòa Khánh ở Đà Nẵng

Thành phần rác tiếp nhận được khảo sát ở bãi chôn lấp Hòa Khánh trong ba ngày tháng 5 năm 2010. Bảng 2-30 thể hiện thành phần rác thải của lượng rác tiếp nhận tại bãi chôn lấp ở Đà Nẵng.

Khảo sát cho thấy rác từ bếp chiếm khối lượng lớn nhất, 68.5%, tiếp theo là nhựa chiếm 11.4%, đá và cát chiếm 6.8% và giấy chiếm 5.1%. Cần lưu ý rằng thành phần lớn nhất trong nhựa phế thải là túi nilon, có giá trị thấp đối với người mua đồng nát hoặc người nhặt rác ở Đà Nẵng.

TT Cơ sở xử lý Khối lượng ( tấn/ngày)

1 Hòa Khánh LF 661

Tổng 661

Page 51: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

41 Báo cáo tiến độ (2)

Bảng 2-32 Thành phần rác tiếp nhận tại bãi chôn lấp Hòa Khánh Đơn vị: %

STT Loại rác Hòa Khánh

1 Rác nhà bếp 68.47

2 Giấy 5.07

3 Vải 1.55

4 Gỗ 2.79

5 Nhựa 11.36

6 Da và cao su 0.23

7 Kim loại 1.45

8 Kính 0.14

9 Sành sứ 0.79

10 Đá và cát 6.75

11 Xỉ than 0.00

12 Nguy hại 0.02

13 Bỉm 1.35

14 Các loại khác 0.03

Tổng cộng 100

Lưu chuyển rác ở thành phố Đà Nẵng được ước tính và tóm tắt ở Hình 2-16.

Xử lý và Tiêu hủy (661)

Tái chế (54)

Phát thải

*Hộ gia đình

*Cơ sở kinh doanh

*Cơ quan, nơi công cộng

*Đường phố

Thu gom (688)

(3)

Nông trại (0.3)

Người nhặt rác

Thu mua đồng nát

CH phế liệu

Cơ sở tái chế (56.7)

Lưu ý: 1. Đơn vị: tấn/ngày 2. Khối lượng bã thải được tính dựa trên tỉ lệ phát sinh bã thải = 40% 3. Khối lượng phân hữu cơ được tính dựa trên tỉ lệ thành phẩm = 10% 4. Khối lượng chất thải tái chế được ước tính dựa trên tỉ lệ thu được từ khảo sát của JICA tại Hải Phòng năm 2001 = 8.3% khối lượng thu gom

Bãi rác Khánh Sơn (661)

Thùng cố định

Xe thu gom 11 Trạm trung chuyển

Xe tải thu gom

(27)

(27)

Hình 2-16 Lưu chuyển rác thải ở Đà Nẵng

Page 52: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

42 Báo cáo tiến độ (2)

2.2.6 Thành phố Hồ Chí Minh

(1) Tổ chức

Tại thành phố Hồ Chí Minh, Sở TN&MT được giao quản lý các vấn đề về quản lý chất thải rắn. Hệ thống QLCTRĐT ở thành phố Hồ Chí Minh thuộc sự quản lý của DONRE, thể hiện tại hình 2-17:

Hình 2-17 Hệ thống quản lý QLCTRĐT tại Thành phố Hồ Chí Minh

(2) Các quy định liên quan

Các quy định:

� Quyết định số 103/2004/QD-UB ban hành kế hoạch quản lý chất thải rắn ở thành phố Hồ

Chí Minh

(3) Quy hoạch QLCTR

Quy hoạch quản lý chất thải rắn ở thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 đang được xây dựng.

(4) Hiện trạng18 về QLCTR

1) Thông tin chung

Tổng lượng CTRĐT phát sinh ở thành phố HCM vào khoảng 6,200-6,400tấn/ngày. Ước tính tỉ lệ rác thải tăng khoảng 8-10%/năm

Nguồn phát sinh rác thải và tỉ lệ rác thải ở địa phương được thể hiện ở bảng 2-33;

18 Nguồn: DONRE Ho Chi Minh City

DONRE

Phòng quản lý môi trường

Phòng quản lý chất thải rắn

Ban quản lý các khu xử lý chất thải

Quỹ tái chế Thanh tra Sở

Chi cục BVMT

Phòng tài nguyên và môi trường (cấp quận)

Cán bộ môi trường

UBND quận

Page 53: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

43 Báo cáo tiến độ (2)

Bảng 2-33 Nguồn phát sinh rác thải QLCTRĐT ở Tp.HCM

TT Nguồn Phần trăm (%)

1 Hộ gia đình 57.9

2 Đường phố 14.3

3 Cơ sở kinh doanh 2.8

4 Rác thải thương mại 13.0

5 Rác thải phát sinh từ chợ 12.0

6 Tổng cộng 100

2) Thu gom và vận chuyển

Thu gom: có ba nhóm cơ quan tham gia thu gom rác thải ở HCMC:

� Công ty nhà nước: CITENCO và 22 công ty công cộng

� Nhóm thu gom dân lập: khoảng 30 nhóm. Nhóm này hoạt động dựa phí thu được từ người

dân. Nhóm này hoạt động chủ yếu là thu gom rác thải từ hộ gia đình, đặc biệt ở ngõ và phố

nhỏ. Tỉ lệ rác thải sinh hoạt được thu gom bởi nhóm này khoảng 70%. 30% còn lại do

nhóm công ty nhà nước và hợp tác xã thu gom.

� Hợp tác xã thu gom rác thải: có 5 hợp tác xã

Phân loại chất thải tại nguồn: Trong năm 2006, phân loại chất thải tại nguồn được thực hiện ở thành phố HCM theo dự án nghiên cứu của Sở TN&MT. Khái quát về dự án này được trình bày tại Bảng 2-34.

Bảng 2-34 Sơ lược dự án nghiên cứu phân loại tại nguồn tại thành phố HCM

TT Hạng mục Chi tiết

1 Quy mô 9 phường/14 phường của Quận 6

2 Thời gian từ 3/2006 đến cuối 2007

3 Cơ quan thực hiện DONRE và UBND quận 6

4 Loại rác thải 1. Thức ăn thừa

2. Rác còn laạ

5 Kết quả -Người dân và chính quyền ủng hộ

- Bị dừng do:

(1) Hệ thống thu gom và vận chuyển không phù hợp (2) Không có nhà máy chế biến phân hữu cơ tại thời điểm đó

- Sẽ khôi phục lại từ tháng 7-8/2010, kế hoạch phân loại nguồn đangđược DONRE xây dựng.

Vận chuyển: thành phố Hồ Chí Minh là nơi duy nhất có các trạm trung chuyển quy mô lớn do CITENCO vận hành. Hệ thống này khác với Đà Nẵng. Tại các trạm trung chuyển ở Đà Nẵng, rác thải được chuyển các thùng thu gom vào các container chứa rác rời. Ở tp HCM, rác thải được chuyển từ các xe tải thu gom loại nhỏ vào các container chứa rác rời lớn hơn.

Sơ lược về trạm trung chuyển và ảnh được thể hiện lần lượt tại bảng 2-35 và ảnh 2-6.

Bảng 2-35 Sơ lược các trạm trung chuyển tại thành phố HCM

TT Cơ sở Cơ quan quản lý Diện tích Thời gian bắt đầu Công suâấ

1 Trạm Quang Trung CITENCO 9693 m2 - 630 tấn/ngày

2 Trạm Tống Văn Trần CITENCO 9811 m2 - 850 tấn/ngày

Page 54: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

44 Báo cáo tiến độ (2)

Ảnh 2-4 Các trạm trung chuyển tại thành phố Hồ Chí Minh

Tại thành phố Hồ Chí Minh, ngoài hai trạm trung chuyển nói trên, có một số trạm trung chuyển quy mô nhỏ do CITENCO vận hành

Về vận chuyển rác thải, có ba đơn vị tham gia vận chuyển rác thải tại thành phố Hồ Chí Minh như thể hiện tại bảng 2.-36. CITENCO chiếm hơn 50% lượng rác thu gom.

Bảng 2-36 Tỉ lệ thu gom rác thải rắn ở thành phố HCM

TT Đơn vị Phần trăm (%)

1 CITENCO 53

2 Các công ty công cộng ở một số quận 30

3 HTX Công Nông 17

3) Xử lý

Có hai cách xử lý CTRĐT ở thành phố HCM là chế biến phân hữu cơ và chôn lấp hợp vệ sinh.

Bảng 2-37 và Hình2-18 thể hiện khái quát các cơ sở xử lý và chôn lấp rác thải tại thành phố HCM.

Bảng 2-37 Sơ lược hoạt động của các cơ sở QLCTRĐT ở tp HCM

TT Cơ sở Cơ quan quản lý Diện tích

Thời gian bắt đầu

Công suất

Bãi chôn lấp

1 Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp

(Bãi chôn lấp số 2)

CITENCO 19.7 ha Tháng 2/ 2008

2.500 tấn/ngày

2 Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Đa Phước

VWS Co.,Ltd

(Công ty Mỹ )

128 ha Tháng 9/2007

3.000 tấn/ngày

Nhà máy chế biến phân hữu cơ

1 Nhà máy xử lý chất thải rắn Vietstar

Công ty Vietstar

(Công ty liên doanh)

28.5 ha Tháng 12/ 2009

600 tấn/ngày

(Sẽ tăng lên 1.200 tấn/ngày trong giai đoạn

tiếp theo)

Page 55: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

45 Báo cáo tiến độ (2)

Hình 2-18 Vị trí các cơ sở xử lý CTR tại Tp HCM

(5) Ngành tái chế tại thành phố Hồ Chí Minh

Quỹ tái chế chất thải thành phố Hồ Chí Minh

Các hoạt động tái chế tại thành phố Hồ Chí Minh rất đa dạng. Tuy nhiên, giống như các thành phố khác ở Việt Nam, ngành tái chế tại thành phố vẫn phát triển không chính thức. Để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp tái chế, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 5488 ngày 30 tháng 11 năm 2006 về thành lập Quỹ tái chế chất thải thành phố Hồ Chí Minh (REFU).

REFU là một tổ chức tài chính phi lợi nhuận trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh. Quỹ có chức năn hỗ trợ, cấp vốn vay cho các chương trình, dự án, nghiên cứu về quản lý, tái chế và giảm thiểu chất thải.

Các thông tin sơ bộ về REFU được trình bày trong bảng dưới đây

Page 56: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

46 Báo cáo tiến độ (2)

Bảng 2-38 Giới thiệu về REFU

Nội dung Diễn giải

Tên gọi: Quỹ tái chế chất thải thành phố Hồ Chí Minh (HCMC-REFU)

Thời gian thành lập Ngày 30 tháng 11 năm 2006 theo Quyết định số 5488/QD-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

Vốn 50 tỉ đồng (VND 50,000,000,000)

Nguồn tài chính Ngân sách thành phố

Các hoạt động chính o Xúc tiến các dự án CDM tại thành phố Hồ Chí Minh

o Xúc tiến các hoạt động tái chế: Nghiên cứu thị trường tái chế, liên hệ với doanh nghiệp trong ngành tái chế, đẩy mạnh công nghệ mới về tái chế, điều phố thành lập các hiệp hội tái chế …

o Các hoạt động nân cao nhận thức cộng đồng

Khẩu hiệu Tái chế hôm nay để bền vững mai sau

Thông tin liên hệ Giám đốc : Tiến sĩ Lê Văn Khoa

Địa chỉ: Tầng 10, 35-37 Bến Chương Dương, Phường Nguyễn Thái BÌnh, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

Tel: +84-8-39.151.9876

Đến nay, thành phố Hồ Chí Minh là nơi duy nhất đã thành lập quỹ tái chế ở Việt Nam. Quỹ vẫn gặp khó khăn về thiếu vốn. Mặc dù đã được thành lập từ năm 2006, nhưn quỹ đã nhận đưcọ 20% hỗ trợ vốn từ ngân sách thành phố. Nhưng từ đó, REFU đã tổ chức rất nhiều hoạt động để phát triển các hoạt động tái chế tại thành phố. Không chỉ tập trung vào các doanh nghiệp tái chế, mà quỹ còn tiến hành các hoạt động khác để nâng cao nhận thức về quản lý chất thải nói chung và tái chế nói riêng.

Các hoạt động tái chế

Như đã đề cập trên đây, các hoạt động tái chế ở thành phố Hồ Chí Minh rất đa dạng, nhưng không tập trung và không chính thức. Nghiên cứu về hiện trạng ngành tái chế tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2006 do DOST tiến hành cho thấy rằng các hoạt động tái chế tại thành phố Hồ Chí Minh tập trung vào năm (5) loại vât liệu tái chế chính là giấy, kính, kim loại, nhựa và cao su.

Bảng 2.39 cho thấy tỉ lệ phân bổ các cơ sở tái chế tại thành phố Hồ Chí Minh 19

Bảng 2-39 Thống kê về các cơ sở tái chế tại thành phố Hồ Chí Minh Loại Cao su Nhựa Kim loại Giấy Kính Tổng cộng Tổng cộng 2 67 9 7 15 302

Tỉ lệ 0,7 22,2 3,0 2,3 5,0 100

Theo kết quả của nghiên cứu này, hầu hết các doanh nghiệp tái chế đều nằm ở Quận 11. Tuy nhiên, thành phố có tốc độ đô thị hóa nhanh nên các doanh nghiệp này có xu hướng di chuyển ra xa trung tâm thành phố. (theo ghi nhận của JST trong chuyến khảo sát thực địa vào tháng 2 năm 2011.)

Kế hoach phát triển ngành tái chế:

Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã phê duyệt kế hoạch mở rộng Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp, trong đó có cả những cơ sở tái chế.

Ngoài ra, CITENCO đã phát triển một phần khu liên liệp Đồng Thạnh để xây dựng các cơ sở xử lý chất thải công nghiệp và các cơ sở tái chế.

Nội dung của hai kế hoạch này được trình bày trong Bảng 2-40;

19 Nguồn: Báo cáo các hoạt động tái chế tại thành phố Hồ Chí Minh, HCMC DOST, Tháng 8/2006

Page 57: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

47 Báo cáo tiến độ (2)

Bảng 2-40 Nội dung kế hoạch tái chế tại Phước Hiệp và Đồng Thạnh

TT Nội dung Phước Hiệp Đồng Thạnh

1 Vị trí Huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh

Huyện Hooc Môn, thành phố Hồ Chí Minh

2 Diện tích 200 ha (đối với tổng diện tích mở rộng. Không rõ diện tích dành cho tái chế)

15 ha (bao gồm lò đốt chất thải công nghiệp, kho lưu trữ và các cơ sở tái chế)

3 Các loại hình được ưu tiên

Vật liệu tái chế không được nêu rõ

Chủ yếu là chất thải công nghiệp (Chất thải điện tử, nhựa…)

4 Tình hình Vẫn còn đang chưa giải quyết do các vấn đề về sử dụng đất

Đang xử lý (Đã hoàn thành lò đốt. Kho lưu trữ và các cơ sở vẫn trong quá trình xây dựng)

Nghiên cứu công nghệ tái chế

Các hoạt động xúc tiến 3R

Như đã trình bày trên đây, thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành nhiều hoạt động để nâng cao nhận thức về quản lý chất thải giống như dự án 3R. Một trong những hoạt động nổi bật đã được triển khai hàng năm từ năm 2008 tại thành phố là “ngày hội tái chế”.

Ngày tái chế được REFU tổ chức nhằm giới thiệu khái niệm tái chế và khuyến khích người dân xử lý chất thải.

Nội dung cơ bản về này tái chế được trình bày tại bảng 2-41 và Ảnh 2-7

Bảng 2-41 Nội dung của ngày hội tái chế tại thành phố Hồ Chí Minh

TT Nội dung Chi tiết

1 Đơn vị tổ chức Quỹ tái chế chất thải thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Đoàn thanh niên thành phố Hồ Chí Minh, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

2 Tần suất Hàng năm

3 Đối tượng Công dân thành phố Hồ Chí Minh

(thu hút khoảng 2000 người tham dự hội chợ trong này tái chế)

4 Ngân sách Ngân sách thành phố (chủ yếu)

Tài trợ

5 Hoạt động o Trao đổi chất thải lây các hàng hóa khuyến mại

o Tranh ảnh, băng rôn về chủ đề rác thải

o Các cuộc thi về chủ đề liên quan đến tái chế chất thải

o Ca nhạc, trình diễn về chủ đề tái chế

Page 58: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

48 Báo cáo tiến độ (2)

Ảnh 2-7 Ngày hội tái chế tại thành phố Hồ Chí Minh

(6) Kết quả khảo sát hiện trạng quản lý chất thải rắn đô thị tại Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có lượng rác phát sinh lớn nhất trong số năm thành phố mục tiêu. Có hai bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt đô thị đang hoạt động và một nhà máy chế biến phân hữu cơ ở thành phố. Lương rác tiếp nhận trung bình ở các cơ sở xử lý CTR được thể hiện tại Bảng 2-42.

Bảng 2-42 Lượng rác tiếp nhận tại các cơ sở QLCTR ở tp HCM

Có hai trạm trung chuyển quy mô lớn ở thành phố HCM tiếp nhận rác thải thành phố được thu gom bởi các công ty thu gom rác và/hoặc các cơ sở dân lập từ khu dân cư. Tại các trạm trung chuyển, rác tiếp nhận được chuyển vào xe container dời bằng hệ thống máy ép. Trên 30% rác thu gom được xử lý thông qua các trạm trung chuyển này ở thành phố HCM. Lượng rác tiếp nhận trung bình tại các trạm trung chuyển và điểm đến/các cơ sở xử lý CTR được thể hiện tại Bảng 2-43

Bảng 2-43 Lượng rác tiếp nhận và trung chuyển tại tr ạm trung chuyển ở Tp.HCM Đơn vị: tấn/ngày

Điểm đến Trạm trung chuyển

Đa Phước Phước Hiệp Vietstar Tổng

Quang Trung 557 512 5 1,084

Tống Văn Trần 620 166 34 820

Tổng 1,177 678 39 1,904

Điều tra thành phần chất thải đã được tiến hành ở hai bãi chôn lấp và nhà máy chế biến phân hữu cơ ở thành phố. Thành phần lớn nhất là chất thải hữu cơ chiếm 62.9% đến 70.4%, tiếp theo là nhựa chiếm 12.4% - 14.6%. Tỉ lệ rác nhà bếp ở nhà máy chế biến phân hữu cơ VietStar cao hơn các nơi khác.

Bảng 2-44 thể hiện thành phần rác tiếp nhận tại các cơ sở QLCTR ở tp HCM.

TT Cơ sở xử lý Khối lượng ( tấn/ngày)

1 Đa Phước LF 3,170

2 Phước Hiệp LF 2,802

3 Vietstar CP 371

Tổng 6,343

Page 59: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

49 Báo cáo tiến độ (2)

Bảng 2-44 Thành phần rác tiếp nhận tại các cơ sở QLCTR ở Tp.HCM Đơn vị: %

TT Loại rác Đa Phước LF Phước Hiệp LF VietStar CP

1 Rác từ bếp 64.50 62.83 70.43

2 Giấy 8.17 6.05 2.86

3 Vải 3.88 2.09 3.10

4 Gỗ 4.59 4.78 1.83

5 Nhựa 12.42 15.96 14.62

6 Da và cao su 0.44 0.93 0.49

7 Kim loại 0.36 0.59 0.32

8 Thuỷ tinh 0.40 0.86 0.65

9 Sành sứ 0.24 1.27 1.08

10 Đá và cát 1.39 2.28 2.45

11 Xỉ than 0.44 0.39 0.62

12 Nguy hiểm 0.12 0.05 0.05

13 Bỉm 2.92 1.89 1.41

14 Loại khác 0.14 0.04 0.09

Tổng 100 100 100

Dòng luân chuyển rác ở thành phố HCM được ước tính và tóm tắt tại Hình 2-19. Theo hình này, tương tự như Hà Nội và các thành phố khác, lượng rác tiếp nhận tại từng cơ sở xử lý CTR là con số thực được đo qua khảo sát, trong khi số liệu về tái chế, sản phẩm và rác thừa là con số ước tính.

Xử lý và Tiêu hủy (6,343)

Tái chế (526)

Phát thải

*Hộ gia đình

*Cơ sở kinh doanh

*Cơ quan, nơi công cộng

*Đường phố

Thu gom (6,606)

(32)

Nông trại (3)

Người nhặt rác

Thu mua đồng nát

CH phế liệu

Cơ sở tái chế (554)

Lưu ý: 1. Đơn vị: tấn/ngày 2. Khối lượng bã thải được tính dựa trên tỉ lệ phát sinh bã thải = 40% 3. Khối lượng phân hữu cơ được tính dựa trên tỉ lệ thành phẩm = 10% 4. Khối lượng chất thải tái chế được ước tính dựa trên tỉ lệ thu được từ khảo sát của JICA tại Hải Phòng năm 2001 = 8.3% khối lượng thu gom

Phước Hiệp (2802)

Thùng/ Xe gom

Thu gom dân lập bằng xe ba gác/ xe tải nhỏ

Xe tải thu gom Trạm trung chuyển

(1905) Vietstar (371)

Nhựa (20)

CP: (37)

Đa Phước (3170)

Tống V. Trân (820)

Quang Trung (1085)

(1511)

(393)

(4439)

(371)

(1534)

(46)

(263)

(263)

Hình 2-19 Lưu chuyển rác ở thành phố Hồ Chí Minh

Page 60: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

50 Báo cáo tiến độ (2)

2.2.7 Các vấn đề chính trong quản lý chất thải rắn đô thị

(1) Các vấn đề khái quát và các biện pháp có thể áp dụng

Các vấn đề khái quát

Bối cảnh Các biện pháp

Vấn đề-1: Chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn công nghiệp (ISWM) vẫn chưa được thực hiện.

"Nghị định số 59/2007/ND-CP quy định về quản lý chất thải rắn và “Quyết định của Thủ tướng CP số 2149/2009/QD-TTG về Chiến lược quốc gia về ISWM đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050” đã được ban hành lần lượt vào năm 2007 và 2009. Tuy nhiên, ở cả cấp trung ương và địa phương, công tác quản lý chất thải rắn theo các quy định này vẫn chưa được thực hiện một cách hợp lý.

� Kế hoạch hành động cho từng bộ liên quan, như: MONRE, MOC, MARD, MIC và MOH cần xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động của riêng Bộ mình.

� Tài liệu hướng dẫn về ISWM; ví dụ như Tài liệu hướng dẫn xây dựng quy hoạch tổng thể ISWM, Tài liệu hướng dẫn xử lý và chế biến MSW, Tài liệu hướng dẫn về 3R, Tài liệu hướng dẫn về phân loại nguồn thải, vv. Bộ TNMT và Bộ Xây dựng nên xây dựng và phổ biến các tài liệu hướng dẫn cho chính quyền địa phương.

� Các quy định hiện hành/cũ về SWM của chính quyền địa phương cần được xem xét lại và ban hành các quy định mới phù hợp với "Nghị định 59/2007/ND-CP về quản lý chất thải rắn” và “Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ số 2149/2009/QD-TTG về chiến lược quốc gia về ISWM".

� Để thực hiện một cách hiệu quả quản lý CTR công nghiệp tại các chính quyền địa phương thì cấn đảm bảo nguồn nhân sự, trang thiết bị và kinh phí cần thiết.

� Quy trình hoạt động của quỹ môi trường và xác định phí vệ sinh cần được xem xét và chỉnh sửa.

Vấn đề-2: Thiếu thông tin/dữ liệu về quản lý chất thải rắn ở cả cấp trung ương và địa phương.

Tại Vi ệt Nam, các thông tin/dữ liệu đáng tin cậy về SWM ở cả cấp trung ương và địa phương đều thiếu. Cơ sở dữ liệu SWM là phần không thể thiếu trong quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể và kế hoạch hành động của SWM ở cả cấp trung ương và địa phương. Trong khi đó, để thực hiện quản lý CTR hiệu quả, cần phải công bố thông tin về SWM cho cộng đồng và thu hút sự tham gia của người dân và cộng đồng.

� Thu thập và tổng hợp dữ liệu về SWM và cần xây dựng cơ sở dữ liệu ở cấp tỉnh và/hoặc cấp huyện.

� Cơ sở dữ liệu về SWM ở cấp tỉnh và/hoặc cấp huyện cần được tổng hợp vào cơ sở dữ liệu quốc gia.

� Thông tin/dữ liệu SWM cần được chính phủ và chính quyền địa phương phổ biến đến công chúng dưới dạng “sách trắng ".

Vấn đề-3: Quy hoạch tổng thể ISWM ở cấp chính quyền địa phương của Việt Nam vẫn chưa hoàn thiện.

Nhìn chung tại Vi ệt Nam, đặc biệt là chính quyền địa phươg có quy mô vừa và nhỏ, công tác chất thải rắn được tiến hành trong phạm vi kinh phí tối thiểu. Các cơ quan này thường vội vã trong công tác thu gom rác thải hàng ngày và các bãi rác không được trang bị và vận hành hợp lý. Tại các chính quyền của địa phương có quy mô vừa và lớn, các cơ sở liên quan đến quản lý CTR được đầu một cách thiếu quy hoạch do không có quy hoạch tổng thể về SWM, và nó dẫn đến sự thiếu nhất quán trong quản lý CTR. Để thực hiẹn được quản lý CTR công nghiệp như được quy định trong “Quyết định của Thủ tướng CP số 2149/2009/QD-TTg về chiến lược quốc gia về ISWM”, cần xây dựng quy hoạch tổng thể về SWM phù hợp với các quy hoạch chung và bảo đảm nguồn kinh phí và nhân lực cần thiết, và đầu tư vào cơ sở vật chất và trang thiết bị cần thiết.

� Theo tinh thần của "Quyết định của Thủ tướng CP số 2149/2009/QD-TTG về chiến lược quốc gia về ISWM”, đề án tổng thể về ISWM cần được các chính quyền địa phương xây dựng có tinh đến 3R, phân loại nguồn, công nghệ xử lý và chế biến thích hợp.

� Theo đề án tổng thể ISWM, cần thực hiện quản lý cần thiết và đầu tư vào các cơ sở vật chất.

� Để thực hiện quy hoạch tổng thể ISWM tại cấp địa phương, chính quyền trung ương cần cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và phân bổ nguồn ngân sách cần thiết.

Vấn đề -4: Chính sách quốc gia về 3R/tối thiểu hóa và tái chế chất thải vẫn chưa được thực hiện.

Vòng đời ngắn của các bãi chôn lấp rác là vấn đề lớn mang tính chất xã hội trong quản lý CTR tại Vi ệt Nam và nó được nêu rõ trong các quy định pháp lý liên quan đến quản lý CTR. Trong khi đó, tại một số bãi rác, do sự phản đối của người dân xung quanh, đã bị đóng cửa. Theo đó, việc áp udngj tối thiểu hóa chất thải và tái chế theo sáng kiến 3R, như được xác định trong chiến lược ISWM,

� Các hoạt động quảng bá về 3R trên quy mô toàn quốc cần được khởi xướng bởi Bộ TNMT.

� Các hoạt động quảng bá cho 3R tại cấp địa phương cần được tiến hành bởi lãnh đạo tành phố.

� Sáng kiến 3R liên quan đến nhiều đối tác và cần được thúc đẩy ở cả cấp trung ương và địa phương.

Page 61: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

51 Báo cáo tiến độ (2)

Các vấn đề khái quát

Bối cảnh Các biện pháp

cần phải được thực hiện tại cấp quốc gia. � Sáng kiến 3R cần được thực hiện với sự hợp tác giữa Bộ TNMT và Bộ XD ở cấp trung ương và giữa Sở TNMT và Sở XD ở cấp địa phương.

Vấn đề-5: Cần có sự hỗ trợ từ chính phủ cho các hoạt động tái chế

Tại Vi ệt Nam, hoạt động tái chế chủ yếu do các cơ sở không chính thức thực hiện ví dụ như người nhặt rác, bán sắt vụn, các làng nghề trên cơ sở tự phát. Tại các làng nghề, các hoạt động tái chế được thực hiện trong điều kiện cơ sở vật chất nghèo nàn. Dựa trên thông tin đó, để thúc đẩy tái chế rác theo sáng kiến 3R, hỗ trợ từ phía chính phủ như cải thiện môi trường các làng nghề, và khích lệ các hoạt động tái chế, vv là cần thiết.

� Hiện trạng và các vấn đề về tái chế cần được xác định rõ tại cấp chính quyền địa phương.

� Cần xác định hoạt động tái chế bởi khu vực tư nhân trong quy hoạch tổng thể ISWM của chính quyền d dịa phương và/hoặc chiến lược về ISWM ở cấp trung ương.

� Nhằm thu hút các khu vực tư nhân tham gia vào lĩnh vực tái chế, cơ chế hỗ trợ của chính phủ ví dụ như phân bổ ngana sách, miễn thuế, khuyến khích tài chính, miễn phí cho thuê đất vv cần được thiết lập.

� Cơ chế hỗ trợ bởi chính phủ cho các hoạt động tình nguyện/ NGO vv cần được xây dựng.

Vấn đề-6: Cần có cải tiến kỹ thuật về xử lý và chế biến rác tại Vi ệt Nam

Đối với công tác giảm thiểu chất thải qua xử lý sơ bộ CTR, Bộ XD chủ yếu đẩy mạnh phương pháp ủ tại Vi ệt Nam. Tuy nhiên, nhiều cơ sở ủ rác đang gặp phải khó khăn trong quá trình hoạt động. Đối với thu gom và vận chuyển CTR, việc xem xét hệ thống thu gom và/hoặc trang thiết bị, ứng dụng các trạm trung chuyển rác cần được cân nhắc bởi chính quyền cấp địa phương để đảm bảo hiệu quả hoạt động. Dựa trên hiểu biết đó, có thể thấy việc cải thiện và phổ biến công nghệ phù hợp và trang thiết bị là rất cần thiết tại Vi ệt Nam. Chính quyền các địa phương đang gặp khó khăn về cách thức xử lý/áp dụng công nghệ của khu vực tư nhân, và do đó, trong môt vài trường hợp, các cơ sở xử lý rác thải được đầu tư một cách tự phát.

� Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về ISWM bao gồm lưu giữ và thải ra, thu gom và vận chuyển, xử lý sơ bộ, 3R/ giảm thiểu và tái chế rác, chế biến giai đoạn cuối cần được xây dựng và phổ biến bởi Bộ XD và Bộ KH&CN.

� Phát triển kỹ thuật về ISWM cần được thực hiện ở cấp trung ương và phối hợp với các trường đại học, các viện nghiên cứu nhà nước, vv.

Vấn đề-7: Cần phải nâng cao nhận thức về 3R & vệ sinh công cộng và nhận thức của cộng đồng về SWM.

Ở Việt Nam, người dân nói chung thường xả rác ra đường, cống rãnh, vv dẫn đến việc úng ngập khi có mưa to, và cũng gây ra những tác động tiêu cực đến vệ sinh và cảnh quan của thành phố. Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã và đang phát động và thúc đẩy phong trào “không xả rác ra vỉa hè” trong vòng 10 năm qua, tuy nhiên, hiệu quả còn giới hạn. Để khắc phục vấn đề này, rõ ràng cần phải nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng.

� Thúc đẩy việc nâng cao nhận thức về lưu trữ và xả rác cùng lúc với việc xúc tiến 3R và/hoặc giới triệu về phân loại chất thải tại nguồn.

� Giáo dục về môi trường và quảng bá về 3R cho người dân và học sinh cần được thực hiện như là một phương thức nâng cao nhận thức.

� Nhiều đối tác có liên quan cần tham gia và cần kiên tạo mối quan hệ hợp tác giữa các đối tác có liên quan này.

� Tái chế và/hoặc phân loại chất thải tại nguồn trên cơ sở cộng đồng cần được giới thiệu và nhân rộng.

Vấn đề-8: Cần tăng cường quản lý về tư nhân hóa/xã hội hóa

Những năm gần đây, khu vực tư nhân ngày càng tham gia nhiều vào lĩnh vực SWM và chủ yếu tại các tỉnh phía Nam của Việt Nam bao gồm Hồ Chí Minh, và nó đã làm giảm bớt gánh nặng tài chính cho ngân sách nhà nước. Đồng thời, ở miền Bắc và miến Trung xu hướng này đang được nhân rộng. Mặt khác, việc đưa vào sử dụng các công nghệ và/hoặc các cơ sở xử lý riêng biệt của khu vực tư nhân cũng có thể tạo ra tình trạng hỗn loạn về quản lý CTR; ví dụ: khi chính quyền địa phương thúc đẩy phân loại chất thải tại nguồn, thì khu vực tư nhân lại phản đồi để thu gom nhựa từ chất thải hỗn hợp tại các nhà máy, vv. Để có thể quản lý CTR một cách bền vững, Việt Nam cần quản lý quá trình tư nhân hóa một cách hợp lý.

� Ở cấp trung ương, cần xây dựng và phổ biến các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật để đạt được các yêu cầu của các chiến lược/chính sách.

� Chính quyền trung ương cần tổ chức và thực hiện các khóa đào tạo về các công nghệ xử lý SWM cho các nhân viên địa phương về SWM, nhân viên của URENCO, vv.

� Sự tương thích của các công nghệ do khu vực tư nhân đề xuất cần được đánh giá cẩn thận về việc nó có đáp ứng yêu của quy hoạch tổng thể ISWM của thành phố và/hoặc các hướng dẫn nói trên.

Page 62: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

52 Báo cáo tiến độ (2)

(2) Các vấn đề cụ thể của cấp trung ương và từng thành phố nghiên cứu

1) Cấp trung ương Hạng mục Các vấn đề chính

Pháp luật, chiến lược và quy hoạch

� Pháp luật và chiến lược về SWM ở cấp trung ương tại Vi ệt Nam tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, vấn đề chính là việc thực hiện. Mỗi bộ hữu quan cần xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động của riêng bộ mình. � Mặt khác, ở cấp tỉnh, quy hoạch SWM cũng cần được xây dựng, và các quy định hiện hành/cũ về SWM cần được chỉnh sửa để phù hợp với pháp luật và chiến lược cấp quốc gia.

Tổ chức � Vai trò của Bộ XD là cơ quan chính phụ trách về quản lý CTR đã được xác định trong Nghị định 59 và trong Chiến lược Quốc gia về ISWM. Tuy nhiên, ở cấp tỉnh/thành phổ, cả Sở XD (Hà Nội, Hải Phòng và Huề) và Sở TNMT (Đà Nẵng, Hồ Chí Minh) đều phụ trách về quản lý CTR tùy thuộc vào từng tỉnh/thành phố. Ngoài ra, đối với chất thải sinh hoạt ở vùng nông thôn, vẫn chưa xác định rõ bộ nào sẽ chịu trách nhiệm, Bộ XD hay Bộ NN &PTNT. Vì quản lý CTR ở vùng nông thôn được xem là một chủ đề nóng hổi trong quản lý CTR trong thời gian gần đây, việc xác nhận các bộ chịu trách nhiệm cần được thực hiện sớm để có hành động giải quyết vấn đề này kịp thời. � Việc thiếu thông tin/dữ liệu về SWM là một điểm yếu của Việt Nam. Dữ liệu về lĩnh vực SWM rải rác tại nhiều cơ quan và không bao giờ được tổng hợp lại. Ở cả cấp trung ương và địa phương, cơ sở dữ liệu về SWM là một yếu tố cần thiết để xây dựng kế hoạch quản lý CTR trong tương lai. Ở cấp trung ương, không rõ bộ nào, cụ thể là Bộ XD hay Bộ TNMT sẽ phụ trách về cơ sở dữ liệu quản lý CTR. � Phổ biến thông tin về SWM đến quần chúng rất quan trọng trong việc thu hút sự tham gia của cộng đồng vào quản lý CTR. Do đó. cơ sở dữ liệu về SWM ở cả cấp trung ương và địa phương đều cần phải được xây dựng tại Vi ệt Nam.

Kỹ thuật � Chiến lược quốc gia về ISWM xác định rằng công nghệ xử lý chất thải rắn tại Vi ệt Nam sẽ được phát triển theo hướng giảm thiểu tối đa lượng rác thải chôn lấp và tăng cường tỷ lệ tái chế. Gần đây, có nhiều nhà đầu tư tư nhân đến Việt Nam đem theo các công nghệ đa dạng và một số công nghệ không đáp ứng yêu cầu. Bộ XD đã cấp giấy phép cho một số công nghệ nội địa để thúc đẩy các công nghệ phù hợp. Hiện nay không có tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nào để xác định rõ công nghệ tương tự như thế do các bộ hữu quan ban hành. � Nhìn chung, các cán bộ cấp tỉnh/thành phồ phụ trách quản lý CTR không có đủ năng lực để xác minh các công nghệ như thế.

Tài chính � Nhà máy ủ được áp dụng phổ biến tại Vi ệt Nam. Tuy nhiên, hầu hết các nhà máy đang gặp khó khăn trong hoạt động. Theo báo cáo, trợ cấp từ chính quyền địa phương để vận hành các nhà máy ủ rác thấp hơn khỏan trợ cấp dành cho chôn lấp. Chức năng của nhà máy ủ rác cần được xem xét và làm rõ hơn vai trò của nhà máy với tư cách là một cơ sở giảm thiểu rác thải. Nhằm đáp ứng yêu cầu về chiến lược quốc gia về ISWM để giảm thiểu lượng chất thải chôn lấp, các biện pháp tài chính hỗ trợ việc vận hành nhà máy ủ là rất cần thiết tại Vi ệt Nam. � Quỹ Bảo vệ môi trường: Mặc dù quỹ môi trường được thành lập năm 2002 và áp dụng cho lĩnh vực bảo vệ môi trường; ví dụ như khí thải, CTR, khai thác mỏ vv. Tuy nhiên, doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn trong đăng ký và việc tiếp cận với quỹ này. Những lý do chính đó là thủ tục xin vay vốn từ quỹ bảo vệ môi trường phức tạp và tốn nhiều thời gian để giải ngân khỏan tiền này. � Phí vệ sinh: Nguồn ngân sách cho MSWM là phí vệ sinh và trợ cấp từ chính quyền địa phương. Phí vệ sinh chỉ chiếm một phần của kinh phí MSWM, khoảng 30 đến 50%. Đây là một gánh nặng lớn cho chính quyền địa phương về phân bố ngân sách cho MSWM.

Môi tr ường � Do chính sách xã hội hóa/tư nhân hóa đã được áp dụng tại Vi ệt Nam, nên có nhiều khu vực tư nhân tham gia xử lý MSW. Và nó giảm bớt gánh nặng tài chính cho chính quyền địa phương, Tuy nhiên, mặt trái của nó chính là các khu vực tư nhân luôn ưu tiên lợi nhuận hàng đầu. Gần đây, việc xả rác trái phép của một số công ty xử lý từ nhân đã bị cảnh sát môi trường phát hiện. Cần lưu ý rằng năng lực của khu vực nhà nước để giám sát và kiểm tra các hành động xả rác trái phép như vậy là rất hạn chế. � Tại Vi ệt Nam, theo báo cáo hầu hết các bãi chôn lâp rác vẫn là các bãi lộ thiên. Hầu hết các bãi rác này không có cơ sở xử lý nước rỉ rác và do đó ảnh hưởng đến cuộc sông và sức khỏe của dân cư xung quanh. Theo báo cáo, nhiều bãi chôn lập đã bị đóng cửa do sự phản đổi mạnh mẽ của người dân xung quanh. � Vứt rác ra đường là một thói quen đổ rác tại Vi ệt Nam có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước đô thị và vệ sinh, mỹ quan của thành phố.

Nhận thức � Như được xác định trong chiến lược ISWM, Bộ TNMT có vai trò chính và chịu trách nhiệm thúc đẩy 3R tại Vi ệt Nam. Trong dự án 3R của JICA, nhận thức của người dân thông qua hoạt động quan hệ công chúng, giáo dục môi trường, vv là những biện pháp quan trọng. Chiến lược đã được ban hành vào năm 2009, và các hoạt động thúc đẩy dự án 3R dường như vẫn chưa được bắt đầu.

Xã hội hóa/ tư nhân hóa

� Để thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân vào các hoạt động bảo vệ môi trường, Nghị định số 04/2009/ND-CP về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường đã được ban hành. Tuy nhiên, thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định này vẫn chưa được bộ chủ quản ban hành. Do đó, Nghị định này vẫn chưa phát huy tác dụng. � Như trình bày ở trên, nhiều công nghệ đã được đề xuất trong lĩnh vực SWM do các nhà đầu tư địa phương và nước ngoài. Chính quyền các địa phương có thể gặp khó khăn trong việc xác minh và lựa chọn công nghệ phù hợp do thiểu thông tin và nguồn lực. Một điều đáng lo ngại có thể xảy ra là các công nghê không phù hợp được đầu tư và tình hình QLCTR ở các thành phố trở nên phức tạp.

Page 63: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

53 Báo cáo tiến độ (2)

2) Hà Nội Hạng mục Bối cảnh Vấn đề chính

Pháp luật và quy hoạch

- UBND thành phố Hà Nội mới ban hành Quyết định 11/2010/QD-UBND ngày 23/02/2010 ban hành các quy định về MSWM ở UBND thành phố Hà Nội, và công tác quản lý CTR đang được thực hiện dựa theo Quyết định này.

- Quy hoạch tổng thể về SWM của thành phố Hà Nội vẫn chưa được xây dựng

- Dự thảo quy hoạch về việc xây dựng các cơ sở xử lý rác thải tại Hà Nội đã được đưa vào Quy hoạch thành phố đến năm 2020 nhưng đến nay vẫn chưa được phê duyệt.

- Quyết định về SWM mới được ban hành. Trong đó, các vai trò và trách nhiệm của từng bên cũng như hình phạt đã được xác định rõ. Tuy nhiên, việc thực hiện quyết định trên thực tế vẫn là một khó khăn. Lý do chính là thiếu nguồn nhân lực và tài chính vv cho việc thực hiện.

- Thiếu quy hoạch tổng thể là một trong những khó khăn trong việc đưa ra định hướng phù hợp cho công tác quản lý CTR tại thành phố Hà Nội. Ví dụ, AIC sẽ đầu tư vào một khu liên hiệp xử lý rác ở Nam Sơn, tuy nhiên, điều này có thể không khuyến khích việc phân loại nguồn tại khu vực thành phố.

Tổ chức

- Sở XD mới được giao nhiệm vụ quản lý chất thải rắn tại Hà Nội, theo quyết định số 59/2007/ND-CP.

- Công ty URENCO Hà Nội đang đảm nhiệm vai trò quan trọng trong quản lý CTR ở thành phố với từ cách là một công ty nhà nước.

- Sở XD gặp khó khăn trong việc quan lý và kiểm soát hoạt động của các công ty thu gom (17 công ty tại Hà Nội). Sở cũng gặp khó khăn trong việc xây dựng quy hoạch tổng thể SWM tại Hà Nội.

- Vai trò của công ty URENCO Hà Nội với tư cách là công ty nhà nước ngày càng giảm sút do các nhà đầu tư tư nhân đóng vai trò lớn hơn trước đây.

Kỹ thuật

Hệ thống thu gom

- Rác thải chủ yếu được vận chuyển trực tiếp từ khu dân cư đến bãi rác Nam Sơn cách trung tâm Hà Nội khoảng 50 km.

- Các trạm trung chuyển dự kiến được thực hiện bởi Ngân hàng Thế giới tại Hà Nội.

- Thành phố Hà Nội đang dần thay đổi hệ thống thu gom từ phương thức đến từng nhà (xe tay và chuông) thành hệ thống nơi xả rác và thời gian xả rác nhất định (công ten nơ và tại địa điểm/thời gian cố định).

- Thành phố Hà Nội đã ứng dụng phân loại nguồn rác từ năm 2007 thông qua dự án 3R của JICA và đang lên kế hoạch để nhân rộng khu vực áp dụng.

-Ở khu vực nông thôn, tỷ lệ thu gom rác rất thấp (khoảng 40%) và nó gây ra vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

- Bởi vì việc thu gom và vận chuyển tại Hà Nội còn thiếu hiệu quả nên chi phí vận chuyển rác thải rất cao, và chi phí vận chuyển không thể được chi trả bằng phí vệ sinh.

- Thiếu phương tiện vận chuyển và thiết bị hỗ trợ là những khó khăn cho việc chuyển đổi hệ thống thu gom rác sang hệ thống mới.

- Hệ thống thu gom cho đường và ngõ nhỏ mà xe tải không thể tiếp cận được vẫn còn có khó khăn trong việc thu gom rác. Do đó, chỉ có hệ thống truyền thống (thu gom từng nhà với xe tay và hệ thống chuông) được áp dụng.

- Hầu hết rác ở vùng nông thôn bị vứt ra đường, bãi đất trồng, và vứt xuông sông gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng. Ở vùng nông thôn, rất khó để thu gom rác vì mất độ dân cư thấp.

Xử lý trung gian và tái chế

-Ủ rác được ứng dụng tại Hà Nội từ đầu những năm 1990 với nhà máy ủ rác Cầu Diễn. Hiện nay, tại Hà Nội có ba nhà máy ủ rác.

- Tái chế rác đang được các làng nghề thực hiện một cách không chính thức. Nhiều làng nghề nằm ở những vùng phụ cận ở Hà Nội ví dụ như làng Triệu Khúc, làng Khaoi, làng giấy Dương Ổ, vv

- Các nhà đầu tư đã tiếp cận với công ty URENCO Hà Nội, Sở XD và/hoặc UBND và bắt đầu xây dựng cơ sở xử lý rác bằng công nghệ riêng (ví dụ như AIC)

- Chất thải xây dựng được tự do xả ra các công trường quy mô nhỏ.

- Chất lượng chất thải đưa đến nhà máy ủ là một vấn đề lớn đối với việc bảo đảm chất lượng của sản phẩm ủ, bởi vì phân loại nguồn rác tại điểm phát thải không được thực hiện rộng rãi tại Hà Nội. Ở nhà máy ủ rác Gia Lâm và Seraphim, chất thải đưa đến hoàn toàn là chất thải hỗn hợp.

- Tại các làng nghề, do vốn ít nên công nghệ được sử dụng thường rất lạc hậu

- Đồng thời, quản lý trong lĩnh vực này vẫn còn thiếu. Tất cả các hoạt động từ thu thập đến xử lý được thực hiện một cách không chính thức. Điều đó gây ra ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

- Điều này có thể gây ra trình trạng phức tapj trong quản lý CTR tại Hà Nội, bởi vì không rõ hệ thống này có phù hợp với định hướng quản lý CTR hay không. Đồng thời, chính quyền trung ương và UBND cũng bối rối về hệ thống xử lý sơ bộ của CTR đô thị.

- Việc xả chât thải xây dựng bừa bãi tại các công trường quy mô nhỏ là một vấn đề lớn của Hà Nội. Đây là một trong những khó khăn chính mà Công ty URENCO Hà Nội phải đối mặt.

Page 64: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

54 Báo cáo tiến độ (2)

Hạng mục Bối cảnh Vấn đề chính

Bãi chôn lấp - Ở Hà Nội hiện có 3 bãi chôn lấp. Bãi chôn lấp Nam Sơn dự kiến sẽ đầy vào cuối năm 2011. Bãi chôn lấp này đang trong quá trình mở rộng. Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở bãi chôn lấp Xuân Sơn, nơi tiếp nhận rác từ thị trấn Sơn Tây.

- Hiện nay, các phương tiện thông tin đã chú ý vào sự phản đối của người dân xung quanh bãi chôn lấp Núi Thoong. Bãi chôn lấp Núi Thoong gây ra những vấn đề môi trường cho khu vực xung quanh và gần đây đã dừng hoạt động.

- Theo dữ liệu của Sở TNMT, ở Hà Nội vẫn còn hàng trăm bãi chôn lấp lộ thiên

- Vòng đời của bãi chôn lấp là một vấn đề chủ yếu trong quản lý CTR tại Hà Nội.

- Kiểm soát chất lượng môi trường của bãi chôn lấp là một vấn đề trước tiên cần phải thực hiện để có được sự đồng thuận từ phía những người dân địa phương ở xung quanh khu vực bãi chôn lấp.

Môi tr ường - Các vấn đề môi trường gây ra do chất thải rắn đô thị tại Hà Nội đang ở mức báo động,đặc biệt tác động của các bãi rác ô nhiễm, bãi rác lộ thiên, rác vứt ngoài đường phố, hệ thống cống, vv.

- Chất thải vứt ra đường, những nơi công cộng và đôi khi gây ngập úng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến mỹ quan của Hà Nội.

- Các bãi rác lộ thiên có khả năng ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm và nước mặt, ô nhiễm môi trường khí xung quanh, làm phát sinh ký sinh trùng, mùi khó chịu, vv. Các bãi rác này thường năm gần khu dân cư.

Tài chính - UBND Hà Nội yêu cầu đối với chủ các nhà máy ủ rác là chi phí vận hành nhà máy ủ rác nên được chi trả bằng doanh thu từ bán phân ủ. Hiện nay không có chính sách rõ ràng về trợ cấp nhà máy xử lý rác thải từ ngân sách thành phố.

- Thiếu ngân sách vận hành nhà máy ủ. Vấn đề này đã được chủ sở hữu các nhà máy ủ đư ẩ. Đây là một trongnhững lý do mà hầu hết các nhà máy ủ rác đang hoạt động dưới công suất thiết kế.

Nhận thức - Nhận thức của cộng đồng và/hoặc người dân về quản lý CTR đang nâng cao ở một số khu vực của Hà Nội thông qua dự án 3R, tuy nhiên, nhìn chung vẫn còn thấp.

- Nhận thức rất thấp ở những vùng nông thon.

- Chính quyền các địa phương không nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình đối với quản lý chất thải rắn

- Thông thường người dân Hà Nội cho rằng trách nhiệm thuộc về các công ty thu gom và xử lý, chứ không phải là trách nhiệm của người dân.

- Người dân không nhận thức được trách nhiệm là nguồn phát sinh rác và nhiệm vụ giữ vệ sinh. Điều này dẫn đến việc xả rác bừa bãi trên đường phố, hệ thống cống rãnh.

Xã hội hóa/tư nhân hóa

- Theo chính sách xã hội hóa tại Vi ệt Nam, công ty URENCO Hà Nội trở thành công ty TNHH nhà nước một thành viên từ tháng 7 năm 2005.

- Gần đây, công ty AIC đã thỏa thuận đầu tư vào khu liên hiệp xử lý rác Nam Sơn.

- Ở Hà Nội có 18 công ty tư nhân tham gia thu thập và vận chuyển tại Hà Nội.

- Công ty URENCO Hải Phòng có một số hạn chế trong hoạt động quản lý CTR. Nhưng công ty này lại có vai trò quan trọng với tư cách là một công ty nhà nước.

- Các biện pháp đối với các điểm phát thải và cơ sở xử lý không có sự điều phối. Ví dụ, CDCP yêu cầu sự phân loại nguồn rác và đổ các chất hữu cơ cho CDCP, trong khi đó, nếu như được áp dụng tại nhà máy AIC tại Nam Sơn cách trung tâm thành phố 50km, thì đòi hỏi cần có sự đầu tư nhiều hơn.

- Sở XD đang gặp những khó khăn để quản lý số lượng các công ty thu gom ở Hà Nội.

Page 65: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

55 Báo cáo tiến độ (2)

3) Hải Phòng Hang mục Bối cảnh Vấn đề chính

Pháp luật và quy hoạch

- Quy định về SWM tại thành phố Hải Phòng vẫn chưa được xây dựng và ban hành . - Hiện tay không có quy hoạch tổng thể về SWM. Quản lý chất thải rắn ở Hải Phòng đang được thực thi theo Nghị quyết số 09/2010/NQ-HDND ngày 15/07/2010 về nhiệm vụ và giải pháp đối với thu gom và xử lý CTR tại vùng nông thôn, giai đoạn 2010 – 2020 của thành phố Hải Phòng, Hội đồng Thành phố Nhiệm ký VIII, Khoá 18. - UBND Hải Phòng giao cho công ty UNRENCO Hải Phòng thực hiện 3R tại Hải Phòng.

- Việc thiếu các quy định gây khó khăn cho thành phố này trong việc xác định vai trò của các cơ quan/bên hữu quan và các sự hợp tác giữa các đối tác, bao gồm hình phạt - Thông tin/dữ liệu về CTR rất hạn chế. - Không có quy hoạch tương lai (quy hoạch tổng thể) về quản lý CTR ở Hải Phòng. - Thiếu phương pháp/cách tiếp cận để phổ biến 3R.

Kỹ thuật

Hệ thống thu gom

- Công ty URENCO Hải Phòng là công ty có trách nhiệm hàng đầu trong việc thu gom rác thải tại các quận trung tâm của thành phố Hải Phòng theo phương thức đến từng nhà. - 4 công ty khác cung cấp dịch vụ thu gom rác thải tại Hải Phòng, chủ yếu tại vùng ngoại thành và khu vực nông thôn.

- Thiếu phương tiện vận chuyển và trang thiết bị để bảo đảm hiệu quả của việc thu gom chất thải, đặc biệt ở vùng nông thôn. Theo báo cáo, nhiều hành vi xả rác phi pháp đã bị phát hiện ở khu vực nông thôn. (Theo báo cáo điều tra phỏng vấn các công ty thu gom ở các khu vực này, tất cả đều đưa ra khó khăn do thiếu phương tiện thu gom) - Các điểm lưu trữ rác tại thành phố vẫn chưa được quản lý và gây ra các vấn đề môi trường

Xử lý trung gian và tái chế

- Chỉ có một nhà máy ủ rác mới được xây dựng ở Hải Phong do nguồn vốn ODA của Hàn Quốc với công suất thiết kế 200 tấn/ngày. Nhà máy này đang ở giai đoạn thử nghiệm và được vận hành bởi URENCO Hải Phòng.

- Rác đưa đến nhà máy ủ Tràng Cát là rác hỗn hợp do công ty URENCO Hải Phòng thu gom. Rác thải được đưa đến dưới dạng hỗn hợp tạo ra khó khăn trong việc đảm bảo chất lượng của sản phẩm phân ủ và sự vận hành hiệu quả của nhà máy, vv.

Bãi chôn lấp - Bãi chôn lấp Tràng Cát và Đình Vũ là hai bãi chôn lấp chính ở Hải Phòng và vòng đời của hai bãi chôn lấp này chỉ còn vài năm nữa. - Sáu bãi chôn lấp đang hoạt động ở Hải Phòng. Trong số đó, chỉ có bãi chôn lấp Tràng Cát là hợp vệ sinh. - Hải Phòng sẽ sớm nhận được nguồn vốn ODA (vay vốn bằng yên) để xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh tại Đình Vũ với diện tích 20 ha.

- Sự ngắn hạn của vòng đời bãi chôn lấp là một vấn đề lớn ở Việt Nam. - Các vấn đề môi trường gây ra bởi 5 bãi chôn lấp lộ thiên đang hoạt động tại Hải Phòng. Không có biện pháp đối phó nào được áp dụng với các bãi chôn lấp này.

Môi tr ường - Trong quá khứ, Hải Phòng đã phải đối mặt với những vấn đề to lớn do người dân xung quanh bãi rác Tràng Cát đưa ra. Họ tiến hành đình công và chặn các xe thu gom rác để chuyển rác vào bãi rác do sự ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của bãi rác này. Chỉ sau khi tình hình ô nhiễm đã được cái thiện, người dân mới chấp thuận cho bãi rác tiếp tục hoạt động.

- Các bãi rác lộ thiên tại Hải Phòng gây ô nhiễm môi trường tại vùng xunh quanh .

Tài chính - URENCO Hải Phòng đã tiến hành thu gom, xử lý và chế biến rác. Phân bổ ngân sách cho URENCO Hải Phòng có cơ cầu gồm 50% từ phí vệ sinh và 50% từ nguồn trợ cấp. - Thành phố Hải Phòng sẵn sàng tiến hành phân loại nguồn rác rộng rãi nhằm đảm bảo chất lượng của các chất thải hữu cơ và hiệu quả của nhà máy ủ phân.

- 50 % của hoạt động quản lý chất thải được chi trả bởi sự tài trợ của UBND Hải Phòng. Phí vệ sinh chỉ là 18,000VND/hộ gia đình/tháng. - Mặc dù nhà máy ủ phân Tràng Cát mới chỉ ở giai đoạn thử nghiệm, nhưng nó cũng gây ra vấn đề tài chính cho hoạt động của nhà máy.

Nhận thức - Ở Hải Phòng, có nhiều phong trào về giữ gìn vệ sinh do các cơ quan cộng đồng tổ chức. Tận dụng các tổ chức này sẽ là một giải pháp tốt để nâng cao nhận thức của cộng đồng

- Nhìn chung, nhận thức của cộng đồng về giữ gìn vệ sinh ở khu vực sinh sống vẫn còn thấp, mặc dù các hoạt động vệ sinh đã được tổ chức ở Hải Phòng.

Xã hội hoá/tư nhân hoá

- Phù hợp với chính sách xã hội hoá của Việt Nam, URENCO Hải Phòng đã trở thành công ty TNHH nhà nước một thành viên từ tháng 7 năm 2010. - Không có nhà đầu tư tư nhân nào tham gia vào xử lý CTR tại Hải Phòng.

- URENCO Hải Phòng còn có nhiều hạn chế trong hoạt động quản lý CTR. - Mặt khác, công ty này có vai trò quan trọng là một công ty nhà nước.

Page 66: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

56 Báo cáo tiến độ (2)

4) Huế Hang mục Bối cảnh Vấn đề chính

Pháp luật và quy hoạch

- Việc quản lý CTR được thực thi căn cứ theo Quyết định 2298 về Quy hoạch hệ thống thu gom và xử lý tại Thừa Thiên Huế đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020

- Quyết định 2298 được coi là quy hoạch tổng thể cho quản lý CTR tại Thừa Thiên Huế. Cần phải có kế hoạch hành động cụ thể thực tiễn phù hợp với Quyết định này.

Kỹ thuật

Hệ thống thu gom

- Tại Huế, gần đây hệ thống thu gom mới gồm các địa điểm thu gom quy hoạch thay thế cho hệ thống thu gom đến từng nhà đang được đẩy mạnh.

- Hệ thống mới này được xác định là một cách hiệu quả sau quá trình thử nghiệm và đang trong giai đoạn nhân rộng.

- Thiếu phương tiện và thiết bị để tăng cường hệ thống thu gom rác mới: các công ten nơ và phương tiện đặc biệt với hệ thống bốc dỡ.

Xử lý trung gian và tái chế

- Có một nhà máy ủ phân với công suát 200 tấn/ngày đang hoạt động tại thành phố Huế (Công ty TNHH Tâm Sinh Nghĩa)

- Một nhà máy ủ phân mới với công suất 600 tấn/ngày đã được công ty TNHH Lemna đầu tư và được tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt vào tháng 6 năm 2010.

- Do nhà máy Tâm Sinh Nghĩa tiếp nhận rác thải hỗn hợp từ thành phố nên nó gặp một số khó khăn trong việc cải thiện chất lượng phân ủ.

- Vấn đề tương tự có thể sẽ xảy ra với nhà máy ủ phân Lemna.

Bãi chôn lấp - Hiện nay ở Huế chỉ có một bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Tuy nhiên, hầu hết chất thải được xử lý tại nhà máy xử lý rác thải Tâm Sinh Nghĩa. Bãi chôn lấp này tiếp nhận rác thải hai ngày một tuần (thứ 7 và chủ nhật).

- Xử lý nước rỉ rác là vấn đề nóng tại bãi chôn lấp này.

- Dự án ODA của Pháp dự định sẽ xây dựng nhà máy xử lý chất thải tại bãi chôn lấp này, tuy nhiên, điều này vẫn chưa được thực hiện.

Môi tr ường - Chất tồn dư từ quy trình ủ phân tại nhà máy Tâm Sinh Nghĩa được xử lý bởi nhà máy.

- Tỷ lệ thu gom chất thải tại thành phố Huế theo báo cáo là khoảng 90% và rác được vứt trên thành phố.

- Chất tồn dư phát sinh trong quá trình ủ phân có thể có khả năng gây ra các vấn đề môi trường.

- Việc vứt rác ra đường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mỹ quan của thành phố Huế, trong khí Huế là thành phố duy lịch và di sản của thế giới.

Tài chính - Thành phố Huế dự kiến mở rộng hệ thống thu gom

- Đồng thời dự định đầu tư vào nhà máy xử lý nước rỉ rác tại bãi rác Thuỷ Phương hiện tại.

- Thiếu tài chính để mở rộng hệ thống thu gom mới và xây dựng nhà máy xử lý nước rỉ rác

Nhận thức - So với các thành phố khác, người dân Huế có ý thức khá tốt về giữ gìn vệ sinh.

- Vẫn cần tiến hành giáo dục về môi trường và quảng bá để nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề vệ sinh.

Xã hội hoá/tư nhân hoá

- Một nhà máy ủ rác của công ty TNHH Tâm Sinh Nghĩa đang hoạt động.

- Một nhà máy ủ rác mới của công ty TNHH Lemna đã được tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt vào tháng 6 năm 2010.

- Hai nhà máy ủ rác sẽ hoạt động cùng thời điểm trong khi không có hướng dẫn rõ ràng nào về quản lý CTR tại Huề về dòng thải và hệ thống thu gom chất thải.

Page 67: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

57 Báo cáo tiến độ (2)

5) Đà Nẵng

Hang mục Bối cảnh Vấn đề chính Pháp luật và quy hoạch

- Thành phố Đà Nẵng đang thực hiện quản lý CTR theo quyết định số 3903/QD-UB ngày 22/10/1997 về quản lý CTR và “Phát triển Đà Nẵng – Thành phố môi trường".

- Quy định về quản lý CTR tại Đà Nẵng tương đối lạc hậu. - Dựa theo phương hướng “Phát triển Đà Nẵng – thành phố môi trường”, quy hoạch tổng thể về quản lý CTR và kế hoạch hành động bao gồm chiến lược tái chế cần được xây dựng và thực hiện. - Đà Nẵng là một khu đô thị mới và vẫn đang ở giai đoạn phát triển. Sẽ tốt hơn nếu như quy hoạch tổng thể về quản lý CTR được xây dựng phù hợp với quy hoạch của thành phố

Tổ chức - Ở Việt Nam, theo Nghị định 59, Bộ XD được giao trách nhiệm phụ trách quản lý CTR. Do đó, ở cấp địa phương, Sở XD là cơ quan chính phụ trách quản lý CTR.

- Quản lý CTR được thực hiện bởi Sở TNMT, thay cho Sở XD

Kỹ thuật Hệ thống thu gom

- Với sự hõ trợ của Ngân hàng Thế giới từ những năm 2000, hệ thống thu gom của Đà Nẵng tương đối phát triển với hệ thống các thùng rác - Cùng thời điểm đó, hệ thống trạm trung chuyển quy mô nhỏ cũng được Ngân hàng Thế giới đưa vào áp dụng. - Sở TNMT Đà Nẵng và URENCO đang xem xét chuyển hệ thống thu gom bằng thùng sang hệ thống thu gom bằng túi. - Khu vực nông thôn tự xử lý rác thải.

- Các trạm trung chuyển gây ra các vấn đề môi trường cho người dân xung quanh và bị người dân phản đối. - Thay đổi hệ thống thu gom cần có nỗ lực lớn để có được sự đồng thuận của người dân. - Dịch vu thu gom rác không áp dụng ở các vùng nông thôn.

Xử lý trung gian và tái chế

- Không có các nhà máy xử lý trung cấp nào tại thành phố Đà Nẵng . - Dự án CDM về thu gom khí GHG tại bãi rác Khánh Sơn đang trong quá trình thực hiện tại Đà Nẵng. - Phân loại nguồn đã được đưa vào áp dụng tại thành phố, tuy nhiên, không thành công.

- Thiếu chiến lược rõ ràng về giảm thiểu và/hoặc tái chế rác thải. - Phân loại nguồn không được xem là một phần của chu trình xử lý rác tại Đà Nẵng. Phân loại nguồn cần có chỉ tiêu và mục đích rõ ràng.

Bãi chôn lấp - Đà Nẵng hiện nay chỉ có một bãi chôn lấp hợp vệ sinh là bãi chôn lấp Khánh Sơn được xây dựng bởi dự án của Ngân hàng Thế giới. Khu vực cũ của bãi chôn lấp Khánh Sơn đã bị lấp đầy vào cuối năm 2007 và khu vực mới bắt đầu đi vào hoạt động sau đó. Dự án CDM về thu gom khí GHG đang được thực hiện tại đây.

- Gần đây, không có vấn đề lớn đối với các bãi chôn lấp tại Đà Nẵng .

Môi tr ường - Hiện nay, toàn thành phố có 11 trạm trung chuyển quy mô nhỏ. Tuy nhiên, các trạm này nằm trong các khu dân cư và gây tác động xấu đến người dân xung quanh, đặc biệt là mùi khó chịu. (Một số hệ thống xử lý mùi được lắp đặt tại các trạm này đã dừng hoạt động do hỏng hoặc thiếu kinh phí duy trì.)

- Các vấn đề môi trường tại các trạm trung chuyển.

Tài chính - Thành phố Đà Nẵng sẵn sàng áp dụng phân loại rác. Thành phố đã chuẩn bị kế hoạch chi tiết với lịch trình thực hiện từ giai đoạn nghiên cứu đến giai đoạn mở rộng.

- Thiếu kinh phí để bắt đầu chương trình phân loại rác.

Nhận thức - Người dân Đà Nẵng có ý thức cao về giữ gìn vệ sinh. - Chính quyền địa phương có trách nhiệm trong công tác quản lý CTR.

- Cần tiếp tục tiến hành các hoạt động quảng bà và/hoặc giáo dục về môi trường. Để có thể thực hiện phân loại rác, cần cò nỗ lực của các cơ qan có liên quan.

Xã hội hoá/tư nhân hoá

- Công ty của Ý đầu tư vào dự án CDM tại bãi rác .

- Sự tiếp cận của công ty tư nhân trong quản lý CTR còn giới hạn vì khu vực này thiếu kinh phí.

Page 68: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

58 Báo cáo tiến độ (2)

6) Thành phố Hồ Chí Minh Hang mục Bối cảnh Vấn đề chính

Pháp luật và quy hoạch

- Thành phố HCM thực hiện quản lý CTR căn cứ theo Quyết định 103/2004/QD-UB về kế hoạch quản lý CTR tại Thành phố HCM.

- Từ năm 2004, Sở TNMT của HCM đã xây dựng quy hoạch tổng thể về xử lý CTR, tuy nhiên, sau nhiều lần chỉnh sửa, quy hoạch này vẫn chưa được phê duyết. Lý do chính là quy hoạch tổng thể này không thể đáp ứng với sự phát triển nhanh chóng của thành phố.

- Sự phát triển kinh tế nhanh chóng tại thành phố HCM gây khó khăn cho những người xây dựng chính sách về quản lý CTR về cách thức xây dựng một quy hoạch phù hợp với yếu cầu của xã hội.

Tổ chức - Ở Việt Nam, theo Nghị định 59, Bộ XD được giao trách nhiệm phụ trách quản lý CTR. Do đó, ở cấp địa phương, Sở XD là cơ quan chính phụ trách quản lý CTR.

- Quản lý CTR được thực hiện bởi Sở TNMT, thay cho Sở XD tại thành phố HCM.

Kỹ thuật

Hệ thống thu gom

- Hệ thống thu gom tại thành phố HCM khá phức tạp với sự tham gia của nhiều khu vực bao gồm các cơ quan nhà nước (23 bao gồm CITENCO), các đội thu gom tư nhân (khoảng 30) và hợp tác xã (5).

- Hai trạm trung chuyểyn quy mô lớn do CITENCO quản lý đang hoạt động.

- Sự tham gia của nhiều cơ quan khác nhau gây ra những khó khăn cho thành phố trong việc quản lý công tác thu gom. Đặc biệt, thu gom sơ bộ từ hộ gia đình đến các điểm trung chuyển bởi đội thu gom tư nhân đang là một vấn đề nóng đối với thành phố HCM. - Nhiều phương tiện bao gồm xe tải, xe máy được sử dụng để thu gom rác tại các khu dân cư. Do đó, thu gom sơ cấp và thứ cấp có thể không đồng bộ.

Xử lý trung gian và tái chế

- Ở thành phố HCM, tại khu liên hiệp quản lý CTR Phước Hiệp, nhà máy ủ rác Vietstar đã được đầu tư và vận hành bởi công ty nước ngoài với công suất 600 tấn/ngày (công suất thiết kế là 1200 tấn/ngày và công suất thực tế sẽ được nâng cao bằng mức thiết kế) .

- Một nhà máy ủ khác đã được công ty TNHH Tâm Sinh Nghĩa đầu tư với công suất là 2,200 tấn/ngày và đang được xây dựng gần với nhà máy ủ rác Vietstar.

- Nhà máy ủ rác tạo thuận lợi cho các cơ sở tai chế nhựa. Tái chế nhựa là nguồn thu chính của nhà máy, do đó, nhà máy yêu cầu chất thải hỗn hợp gồm nhựa. - Mặt khác, Sở TNMT HCM dự kiến đưa vào áp dụng việc phân loại rác một cách rộng rãi ở thành phố HCM. (đã từmg được đưa vào áp dụng trong quá khứ nhưng đã dừng lại do một số nguyên nhân). Đây sẽ là khó khăn trong tương lai đối với thành phố, đặc biệt cho các nhà máy xử lý rác sẽ được đưa vào hoạt động.

Bãi chôn lấp - Ở thành phố HCM hiện nay có hai bãi chôn lấp gồm bãi chôn lấp Phước Hiệp (do CITENCO quản lý) và bãi chôn lấp Đa Phước (do công ty Giải pháp chất thải Vi ệt Nam quản lý – công ty của Mỹ).

- Vào tháng 10 năm 2010, một khu liên hiệp xử lý chất thải mới được phê duyệt đầu tư, Khu liên hiệp này sẽ phục vụ cho vùng kinh tế trọng điểm ở miền Nam, bao gồm Hồ Chí Minh, và được phê duyệt theo quyết định của Thủ tướng Chính Phủ .

- Lượng chất thải cần xử lý tại thành phố HCM là khoảng 6300 tấn/ngày và ước tính rằng lượng rác phát sinh sẽ tăng từ 8-10%/năm. - Có thể nhận định 3R là một biện pháp không thể thiếu tại thành phố HCM.

Môi tr ường - Cảnh sát môi trường đã phát hiện việc xả chất tồn dư một cách phi pháp của nhà máy xử lý trung cấp tại thành phố Hồ Chí Minh.

- Xả rác bất hợp pháp có thể gây ra các vấn đề môi trường. - Vứt rác ra đường phố, cống rãnh vv vẫn là một vấn đề lớn của thành phố. Nó ảnh hưởng nhiều đến mỹ quan của thành phố Hồ Chí Minh.

Tài chính - Thành phố HCM đang thực hiện tư nhân hoá trong lĩnh vực quản lý CTR một cách rộng rãi. Nhiều nhà máy xử lý CTR đã đựơc đầu tư và vận hành bởi khu vực tư nhân. Điều này giúp giảm bớt gánh nặng tài chính về quản lý CTR.

- Một lượng rác thải khổng lồ là một vấn đề quan trọng tạo ra một gánh nặng tài chính của thành phố.

Nhận thức - Thành phố HCM có rất nhiều người nhập cư ngoại vi thành phố với nhiều đặc điểm khác nhau, với nhiều trình độ nhận thức khác nhau về môi trường.

- Vấn đề vứt rác ra đường là một trong những vấn mà những người ý thức kém gây ra.

Xã hội hoá/tư nhân hoá

- Như đã đề cập ở trên, nhiều cơ sở quản lý CTR tại thành phố HCM đã được đầu tư và vận hành bởi khu vực tư nhân, bao gồm cả các công ty nước ngờai.

- Thiếu sự đồng bộ đối với các biện pháp/hệ thống quản lý CTR tại các điểm phát thải, cơ sở xử lý và bãi rác. Ví dụ, Sở TNMT tiến hành phân loại rác, tuy nhiên, một số nhà đầu tư lại phản đối việc phân loại rác.

Page 69: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị Việt Nam

Tập 6: Báo cáo Nghiên cứu Quản lý chất thải rắn tại Việt Nam

59 Báo cáo tiến độ (2)

2.3 Định hướng và các biện pháp được đề xuất ( Đề xuất “l ộ trình” )

2.3.1 Nội dung lộ trình

Lộ trình được xây dựng nhằm các mục tiêu sau:

• Cải thiện MSWM ở Việt Nam

• Giảm rủi ro môi trường do MSW gây ra

• Nâng cao nhận thức về 3R và vệ sinh công cộng

• Tăng cường các hoạt động tái chế

Lộ trình tại Bảng 2-45 được xây dựng cho năm năm tới, từ năm 2011 đến 2015;

Bảng 2-45 Nội dung lộ trình

TT Chương trình hành động Mục tiêu

1 Tiến hành Chiến lược quốc gia về ISWM Tiến hành cơ chế ISWM được thành lập ở cấp quốc gia và ISWM được tiến hành theo kế hoạch

2 Cải tiến công tác xử lý MSW và công nghệ tiêu hủy và phát triển các cơ sở SWM đúng cách trên cả nước

Các cơ sở MSW và / hoặc các dịch vụ có thể phục vụ phần lớn dân số Việt Nam

3 Thành lập hệt hống quản lý thong tin chất thải rắn (SW-IMS)

Chu trình MSW ở Việt Nam được làm rõ và SW-IMS được sử dụng để lập kế hoạch SWM phù hợp ở cả cấp trung ương và địa phương

4 Xây dựng và thực hiện Quy hoạch ISWM ở từng địa phương

Quy hoạch ISWM được xây dựng bởi chính quyền địa phương và SWM được tiến hành phù hợp

5 Giới thiệu và phổ biến việc phân loại rác thải tại nguồn và cộng đồng dựa trên SWM

Các hoạt động phân loại rác thải tại nguồn được phố biến ở Việt Nam

6 Nâng cao nhận thức về 3R và vệ sinh công cộng

Liên minh về 3R và/ hoặc vệ sinh trở nên phổ biến và hành vi của người dân cũng thay đổi

7 Chính quyền đẩy mạnh các hoạt động tái chế

Ngành tái chế đạt tiêu chuẩn môi trường được phát triển

8 Quản lý tư nhân hóa/ xã hội hóa Năng lực của cán bộ thành phố được cải thiện và các công nghệ SWM phù hợp được giới thiệu ở Việt Nam

Tám chương trình hành động trong lộ trình được tóm tắt trong Bảng 2-46 dưới đây;

Page 70: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Th

e S

tudy on

Urba

n En

vironm

en

tal M

ana

gem

en

t in

Vie

tna

m V

ol. 06

: Stu

dy R

epo

rt on

Solid W

aste

Ma

nag

em

en

t

60 P

rog

ress re

po

rt ( 2)

Bảng 2-46 Tóm tắt lộ trình

Các chương trình hành động Hành động

Cơ quan chịu trách

nhiệm

Cơ quan điều phối Mục tiêu

Kế hoạch

2011 2012 2013 2014 2015

Chương trình-1:

Tiến hành Chiến lược quốc gia về ISWM

� Thành lập “Ủy ban ISWM” gồm các Bộ liên quan đến việc lập kế hoạch, triển khai và giám sát chiến lược ISWM ở Việt Nam

MOC/MONRE/MARD/MIC

/MOH

MOIT/MOF

/MPI/MOST

/PC

Xây dựng cơ chế thực hiện ISWM cấp quốc gia và thực hiện ISWM đúng kế hoạch

� Xây dựng “Kế hoạch hành động” phù hợp với Quyết định số 2149/2009/QD-TTG của thủ tướng chính phủ về Chiến lược quốc gia về tại mỗi bộ liên quan ví dụ như MONRE, MOC, MARD, MIC and MOH.

MOC/MONRE

MORD/MIC

/MOH

� Cùng với các kế hoạch hành động, cần phân bổ nhân lực, trang thiết bị và ngân sách cần thiết cho mỗi Bộ

MPI/MOF MOC/ MONRE

� Xây dựng và phổ biến “hướng dẫn về ISWM”; VD Hướng dẫn xây dựng quy hoạch ISWM tại mỗi cấp chính quyền địa phương, Hướng dẫn xử lý và tiêu hủy MSW, Hướng dẫn về 3R, Hướng dẫn phân loại chất thải tại nguồn …

MOC/MONRE

PC

� Quá trình hoạt động của Quỹ môi trường và cần xem xét xây dựng, điều chỉnh mức phí vệ sinh để hiện thực hóa các yêu cầu của kế hoạch hành động.

MONRE MOC/PC

Chương trình-2:

Cải tiến công nghệ xử lý và tiêu hủy MSW và phát triển các cơ sở SWM trên toàn quốc

� Xây dựng cơ chế điều phối giữa các cơ quan và tổ chức liên quan ở cấp quốc gia (như “hội nghị khoa học về 3R)

MOST/MOC VUREIA/

Các trường đại học/ các viện nghiên cứu

Phát triển các cơ sở và/ hoặc các dịch vụ MSW để phục vụ phần lớn dân số Việt Nam

� Nghiên cứu về công nghệ xử lý MSW và các biện pháp môi trường ở cấp trung ương, bao gồm cả việc xử lý trung gian, tái chế, tiêu hủy…

� Tiến hành dự án thử nghiệm và xác định công nghệ xử lý MSW

� Phát triển tổng cộng bảy (7) địa điểm xây dựng Trung tâm xử lý chất thải rắn liên tỉnh tại các vùng kinh tế trọng điểm Bắc, Trung Nam

MOC MPI/MOF/ PC

� Xây dựng các kế hoạch dự án để phổ biến công nghệ xử lý MSW đã được xác định và các vấn đề môi trường

� Phát triển các cơ sở MSW tại hầu hết các địa phương để phục vụ hầu hết dân cư thành phố và nông thôn

PC MOC

/MPI/MOF

� Cần tiến hành các biện pháp môi trường tại các bãi rác ở Việt Nam bao gồm các bãi rác có tên trong Quyết định số 64/2003/QD-TTG

MOC MONRE

/MPI/MOF

Page 71: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Th

e S

tudy on

Urba

n En

vironm

en

tal M

ana

gem

en

t in

Vie

tna

m V

ol. 06

: Stu

dy R

epo

rt on

Solid W

aste

Ma

nag

em

en

t

61 P

rog

ress re

po

rt ( 2)

Các chương trình hành động Hành động

Cơ quan chịu trách

nhiệm

Cơ quan điều phối Mục tiêu

Kế hoạch

2011 2012 2013 2014 2015

Chương trình-3:

Xây dựng hệ thống quản lý thông tin chất thải rắn (SW-IMS)

� Cần xây dựng hệ thống quản lý thông tin chất thải rắn (SW-IMS) ở cấp trung ương và hệ thống cơ sở dữ liệu về chất thải rắn ở cấp tỉnh/ cấp huyện.

MOC/MONRE/VUREIA

PC/URENCO/ Các doanh nghiệp SWM

Xác định chu trình MSW ở Việt Nam và sử dụng SW-IMS để lập kế hoạch SWM phù hợp ở cả cấp quốc gia và địa phương

� Xây dựng trung tâm quản lý thông tin chất thải rắn (SW-IMC) là cơ quan thiết yếu để quản lý SW-IMS.

MOC/MONRE

PC

� Cần tích hợp cơ sở dữ liệu về SWM ở cấp tỉnh/ cấp huyện vào cơ sở dữ liệu cấp quốc gia

MOC/MONRE/PC/VUREIA

URENCO/ Các doanh nghiệp SWM

� Cần sử dụng thông tin/ số liệu về SWM để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch SWM trong tương lai

MOC/PC VUREIA

� Cần phổ biến thông tin/ số liệu SWM cho công chúng ở cả cấp trung ương và địa phương dưới dạng "White Paper".

MONRE/PC VUREIA

Chương trình -4:

Xây dựng và triển khai Quy hoạch ISWM ở mỗi địa phương

� Xây dựng “Quy hoạch ISWM Master Plan” tại mỗi địa phương phù hợp với Quyết định của thủ tướng chính phủ số 2149/2009/QD-TTG về Chiến lược quốc gia về và Nghị định số 59/2007/ND-CP về SWM”.

PC MOC/MONRE Xây dựng quy hoạch ISWM ở cấp địa phương và triển khai SWM đúng cách

� Thành lập “hội đồng 3R” ở mỗi địa phương để lập kế hoạch, thực hiện và giám sát quy hoạch và những hoạt động 3R

PC URENCO

� Rà soát các sắc lệnh hiện hành và trước đó về SWM ở cấp địa phương theo Nghị định số 59 và quyết định của thủ tướng chính phủ số 2149 và thực hiện các sắc lệnh

PC URENCO

� Hỗ trợ kỹ thuật và/ hoặc phân bổ ngân sách cần thiết để thực hiện Quy hoạch ở cấp trung ương và địa phương.

MOC

MPI/MOF

PC

� Song song với quy hoạch ISWM, chính quyền địa phương cần phân bổ và cung cấp đủ ngân sách, nhân sự

PC ---

� Cùng với quy hoạch ISWM, cần xây dựng và vận hành các cơ sở SWM phù hợp

PC MOC

MPI/MOF

Chương trình-5:

Giới thiệu và phổ biến về phân loại chất thải tại nguồn và SWM dựa vào cộng đồng

� Cùng với Nghị định số 59 về SWM và Quyết định số 2149 về chiến lược quốc gia về ISWM, cần xây dựng chương trình phân loại chất thải tại nguồn ở cấp địa phương để đáp ứng thông lệ SWM hiện nay

PC URENCO

/ các doanh nghiệp SWM

Nhân rộng thói quen phân loại chất thải tại nguồn ở Việt Nam

� Cần tiến hành rộng rãi việc phân loại chất thải tại nguồn như là biện pháp kéo dài về 3R

Page 72: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Th

e S

tudy on

Urba

n En

vironm

en

tal M

ana

gem

en

t in

Vie

tna

m V

ol. 06

: Stu

dy R

epo

rt on

Solid W

aste

Ma

nag

em

en

t

62 P

rog

ress re

po

rt ( 2)

Các chương trình hành động Hành động

Cơ quan chịu trách

nhiệm

Cơ quan điều phối Mục tiêu

Kế hoạch

2011 2012 2013 2014 2015

� Xây dựng và triển khai SWM dựa vào cộng đồng (cộng đồng cùng quản lý chất thải rắn) ở cấp địa phương, song song với công tác phân loại chất thải tại nguồn, dựa vào sáng kiến của cộng đồng, đoàn thể, tình nguyện viên…

Cộng đồng/ đoàn thể/ tình nguyện viên

PC

Chương trình-6:

Nâng cao nhận thức về 3R và vệ sinh công cộng

� Xây dựng diễn đàn “Sao 3R” ở cấp trung ương để thu hút các đối tượng khác nhau cùng tham gia, như các cơ quan nhà nước, khối tư nhân, các đoàn thể, NGOs, trường đại học, hiệp hội, các cơ quan thông tấn báo chí … và thiết lập mối quan hệ đối tác giữa các đối tượng này

MONRE MOC

/VUREIA

Nhân rộng ảnh hưởng của 3R và/ hoặc vệ sinh công cộng, thay đổi thói quen của dân chúng về rác thải

� Lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động PR về 3R

� MONRE PC

� Thành lập diễn đàn “Sao 3R” ở cấp địa phương với sự tham gia của nhiều đối tượng khác nhau như như các cơ quan nhà nước, khối tư nhân, các đoàn thể, NGOs, trường đại học, hiệp hội, các cơ quan thông tấn báo chí … và thiết lập mối quan hệ đối tác giữa các đối tượng này

DONRE

/URENCO

PC

� Lập kế hoạch và triển khai các hoạt động 3R ở cấp địa phương DONRE

/URENCO

PC

� Thành lập “trung tâm giáo dục môi trường” ở mỗi địa phương URENCO PC

� Tiến hành giáo dục về môi trường và PR về 3R cho cộng đồng URENCO PC

� Tiến hành giáo dục môi trường và PR về 3R tại các trường học DOE PC/URENCO

� Chính phủ xây dựng cơ chế hỗ trợ cho hoạt động của các tình nguyện viên, các NGO về 3 R và vệ sinh công cộng

PC MONRE

Chương trình-7:

Tăng cường các hoạt động tái chế của khối nhà nước

� Chính quyền địa phương xác định hiện trạng và các vấn đề về tái chế bao gồm cả chu trình tái chế như giấy, nhựa, sắt, phi kim, kính, rác điện tử, xác ô tô…

PC MONRE/MOC Phát triển ngành tái chế đạt tiêu chuẩn môi trường

� Xác định vai trò tương lai của các hoạt động tái chế do khối tư nhân thực hiện theo chiến lược ISWM strategy ở cấp quốc gia và quy hoạch ISWM ở địa phương

MONRE/ MOC

MOIT

� Thành lập “Quỹ tái chế” tại mỗi địa phương là cơ quan đầu mối để khuyến khích các hoạt động tái chế

DONRE/PC PC

Page 73: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Th

e S

tudy on

Urba

n En

vironm

en

tal M

ana

gem

en

t in

Vie

tna

m V

ol. 06

: Stu

dy R

epo

rt on

Solid W

aste

Ma

nag

em

en

t

63 P

rog

ress re

po

rt ( 2)

Các chương trình hành động Hành động

Cơ quan chịu trách

nhiệm

Cơ quan điều phối Mục tiêu

Kế hoạch

2011 2012 2013 2014 2015

� Để thu hút khối tư nhân tham gia vào ngành tái chế, chính phủ cần xây dựng các cơ chế hỗ trợ hoặc cơ chế khuyến khích cho ngành tái chế như phân bổ ngân sách, miễn giảm thuế, khuyến khích tài chính, cấp đất miễn phí…

MOC/ MONRE

MOIT/ Industries

� Cần xây dựng các “thị trấn sinh thải” gồm có nhiều ngành tái chế khác nhau để khuyến khích các hoạt động tái chế và tập trung hóa các hoạt động tái chế hiện đang còn được tiến hành rải rác hiện nay

MOC/ MONRE

PC

Chương trình -8:

Quản lý về tư nhân hóa/ xã hội hóa

� Ở cấp quốc gia, cần xây dựng được các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về công nghệ/ cơ sở SWM để đáp ứng yêu cầu của Nghị định số và quyết định số 2149 về chiến lược quốc gia về ISWM và phổ biến đến cấp địa phương

MOST/MOC PC Tăng cường năng lực của cán bộ thành phố và giới thiệu công nghệ SWM phù hợp ở Việt Nam

� Công nghệ do khối tư nhân đề xuất phải được đánh giá trong “hội nghị khoa học về 3R” ở cấp quốc gia.

MOST/MOC Các viện/ các trường đại học

� Chính quyền trung ương cần tổ chức và tiến hành các khóa huấn luyện về công nghệ xử lý SWM cho các cán bộ địa phương đang công tác tại MOC, DONRE hoặc DOST, URENCO

MOST/MOC PC

� Cần đánh giá xem các công nghệ do khối tư nhân đề xuất có đáp ứng được yêu cầu của Quy hoạch ISWM của thành phố và/hoặc các hướng dẫn trên đây hay không

PC MOST/MOC

Ghi chú: Phần màu ghi là các hành động mà có thể áp dụng hoặc thử nghiệm trong khuôn khổ các chương trình hỗ trợ của JICA

Page 74: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

The Study on Urban Environmental Management in Vietnam

Vol. 06: Study Report on Solid Waste Management

Progress Report(2)

64

2.3.2 Sơ lược về mỗi chương trình hành động trong lộ trình

(1) Chương trình hành động - 1: Tiến hành chiến lược quốc gia về ISWM

Cơ sở

"Nghị định số 59/2007/ND-CP quy định về SWM" và "Quyết định của thủ tướng chính phủ số 2149/2009/QD-TTg về chiến lược quốc gia về ISWM đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050" đã được ban hành năm 2007 và 2009. Tuy nhiên, ở cả cấp trung ương và địa phương, quản lý chất thải rắn theo quy định đều chưa được tiến hành tuân thủ.

Mục tiêu

Cơ chế thực hiện ISWM đã được xây dựng ở cấp quốc gia và ISWM đã tiến hành theo kế hoạch.

Cơ quan chịu trách nhiệm

Theo Quyết định số 2149/2009/QD-TTg, MOC và MONRE là hai cơ quan chủ trì phối hợp với các Bộ khác như MOH, MARD, MPI, MOST, MOF, MIC , MOIT và ủy ban nhân dân các tỉnh để điều hành chiến lược quốc gia này.

Miêu tả hoạt động

Xét thấy ISWM đòi hỏi nhiều bên cùng tham gia, việc thành lập một “ủy ban ISWM” là rất cần thiết để thực hiện các chức năng lập kế hoạch, triển khai và giám sát ISWM ở Việt Nam. Để các hoạt động được phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan liên quan, tránh trùng lặp, đảm bảo hiệu quả công việc, đạt được các mục tiêu chiến lược, ủy ban này phải được thành lập ngay, ví dụ như ngay trong năm nay.

Ban hành cùng chiến lược quốc gia về ISWM là mười một (11) chương trình cần thực hiện bởi các bộ. VÌ thế, để đưa các chương trình này vào thực tế, môi Bộ phải xây dựng được “K ế hoạch hành động” của mình.

Hơn nữa, cần bố trí đủ nhân sự, trang thiết bị, ngân sách cho từng kế hoạch hành động. Vì thế, cần đánh giá và điều chỉnh hoạt động của các quỹ bảo vệ môi trường và hệ thống phí vệ sinh để kế hoạch hành động có thể triển khai trên thực tế.

Cuối cùng, là làm cách nào để phổ biến các hoạt động này đến cấp địa phương. “Hướng dẫn về ISWM” của các cơ quan nhà nước từ cấp trung ương đến cấp địa phương đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo kế hoạch của từng tỉnh phù hợp với chiến lược của trung ương.

Theo kinh nghiệm của Nhật Bản, JICA có thể hỗ trợ Việt Nam thành lập Ủy ban ISWM và xây dựng Hướng dẫn về ISWM

(2) Chương trình hành động - 2: Cải tiến công nghệ xử lý và tiêu hủy MSW và xây dựng cơ sở SWM trên toàn quốc

Cơ sở

Để giảm thiểu chất thải thông qua xử lý trung gian chất thải rắn, ở Việt Nam MOC chủ yếu là xúc tiến việc sản xuất phân bón. Tuy nhiên, nhiều cơ sở sản xuất phân bón gặp nhiều khó khăn trong hoạt động. Về thu gom, vận chuyển chất thải rắn, ở một số địa phương, cần xem xét lại hệ thống và thiết bị thu gom, đưa vào sử dụng các trạm trung chuyển… Về hệ thống tiêu hủy rác thải, số lượng các bãi rác hợp vệ sinh ở Việt Nam vẫn còn hạn chế. Theo đó, Việt Nam cần cải thiện/ phổ biến công nghệ, đầu tư các trang thiết bị xử lý/ tiêu hủy phù hợp. Chính quyền địa phương đang gặp khó khăn trong việc làm thế nào để xử lý/ áp dụng công nghệ do khối tư nhân đề xuất và vì thế trong một số trường hợp, các cơ sở xử lý

Page 75: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

The Study on Urban Environmental Management in Vietnam

Vol. 06: Study Report on Solid Waste Management

Progress Report(2)

65

rác thải được đầu tư cơ sở ad hoc.

Mục tiêu

Các cơ sở và / hoặc dịch vụ MSW có thể phục vụ hầu hết dân số ở Việt Nam

Cơ quan chịu trách nhiệm

Vì chương trình hành động này liên quan đến công nghệ MSW, cần có sự tham gia trực tiếp của MOC và MOST. Các cơ quan khác như MPI, MOF, MONRE, VUREIA, các trường đại học, ủy ban nhân dân tỉnh cũng cần được yêu cầu hợp tác.

Diễn giải hành động

Để cải tiến công nghệ MSWM, nghiên cứu về công nghệ xử lý và các biện pháp môi trường chính là những điều kiện cơ bản. Nó đòi hỏi MOST, MOC đóng vai trò điều phối với các trường đại học, các viện và VUREIA. Ngoài nghiên cứu, các công nghệ mới cũng cần được áp dụng thử nghiệm tại một số khu vực để rút kinh nghiệm trước khi nhân rộng . Cần xây dựng cơ chế điều phối giữa các tổ chức nói trên. Để phổ biến công nghệ đã xác định, các kế hoạch hành động cần được MOC xây dựng và phối hợp vwois MPI/MOF và PPC để phân bổ ngân sách. Hành động này cũng nhằm thực hiện Quyết định số 1440/2008/QD-TTg về phát triển tổng số bảy (7) địa điểm xây dựng Trung tâm xử lý chất thải rắn liên tỉnh tại các vùng kinh tế trọng điểm Bắc, Trung, Nam và Quyết định số 64/2003/QD-TTg về kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, trong đó liệt kê nhiều bãi rác trên toàn quốc.

Ở cấp địa phương, ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm chính nhận chỉ thị của MOC để xây dựng các cơ sở MSW phục vụ dân cư nông thôn và thành phố.

(3) Chương trình hành động - 3: Thành lập hệ thống quản lý thông tin chất thải rắn (SW-IMS)

Cơ sở

Thiếu thông tin/ số liệu về chất thải rắn là một điểm yếu của Việt Nam. Số liệu của ngành SWM ở các bộ liên quan không tập trung và khó tập hợp. Ở cả cấp trung ương và địa phương, cơ sở dữ liệu SWM đều là nhân tố thiết yếu để xây dựng kế hoạch SWM trong tương lai. Ở cấp trung ương, chưa rõ bộ nào (MOC hay MONRE) chịu trách nhiệm về cơ sở dữ liệu SWM.

Phổ biến thông tin SWM đến công chúng cũng rất quan trọng để thu hút sự tham gia của cộng đồng trong SWM, vì thế cơ sở dữ liệu SWM cần được xây dựng ở cả cấp trung ương và địa phương.

Mục tiêu

Chu trình MSW ở Việt Nam được làm rõ và SSW-IMS được sử dụng để lập kế hoạch SWM ở cấp trung ương và địa phương

Cơ quan chịu trách nhiệm

Cơ quan chịu trách nhiệm chủ yếu là MOC, MONRE, VUREIA ở cấp trung ương và PPC, URENCOs cũng như các doanh nghiệp SWM ở cấp địa phương.

Diễn giải hành động

Số liệu SWM cần được thu thập và cập nhật thường xuyên từ cấp địa phương và tổng hợp vào hệ thống số liệu quốc gia được xây dựng là SW-IWS. Để thực hiện hành động này, cần triển khai các hoạt động hỗ trợ như: thành lập trung tam quản lý chất thải rắn dưới sự điều phối của MONRE và MOC ở cấp trung ương và ủy ban nhân dân tỉnh ở cáp địa phương; thu thập cơ sở dữ liệu, tổng hợp, phân tích số liệu, công bố thông tin về hiện trạng SWM ở Việt Nam cho công chúng dưới dạng “White paper”

Page 76: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

The Study on Urban Environmental Management in Vietnam

Vol. 06: Study Report on Solid Waste Management

Progress Report(2)

66

Chương trình này cần được tiến hành sớm để thu thập được ác thông tin cần thiết cho việc lập kế hoạch SWM ở cả cấp trung ương và địa phương.

(4) Chương trình hành động - 4: Xây dựng và triển khai Quy hoạch ISWM tại mỗi địa phương

Cơ sở

Nhìn chung, ở Việt Nam, đặc biệt là chính quyền ở các khu vực hành chính vừa và nhỏ, dịch vụ chất thải rắn được tính ở mức tối thiểu. Các địa phương này cố gắng thu gom chất thải rắn hàng ngày và các bãi rác thì chưa được hỗ trợ, hoạt động đúng cách. Ở các khu vực hành chính cỡ vừa và lớn các cơ sở SWM đầu tư theo kiểu ad hoc vì thiếu Quy hoạch SWM, và vì thế không thống nhất trong SWM. Để giới thiệu về ISWM, Quyết định số 2149/2009/QD-TTG của thủ tướng chính phủ về chiến lược quốc gia về ISWM đã đề cập rằng quy hoạch SWM cần được xây dựng, và song song với quy hoạch, cần phải đảm bảo được ngân sách, nhân sự cần thiết và đầu tư vào trang thiết bị.

Mục tiêu

Quy hoạch ISWM được xây dựng ở cấp địa phwong và SWM được tiến hành đúng cách.

Cơ quan chịu trách nhiệm

PCs, MOC, MONRE, MPI, MOF, URENCOs

Diễn giải hành động

Hành động này liên quan chặt chẽ đến hành động trên đây về “xây dựng và phổ biến hướng dẫn về ISWM” trong chương trình hoạt động -1. Với Hướng dẫn từ cấp trung ương, PCs sẽ xây dựng Quy hoạch ISWM cho mỗi tỉnh.

Đồng thời, cần thành lập “hội đồng 3R” ở cấp địa phương để lập kế hoạch, thực hiện và giám sát Quy hoạch ISWM.

Khi bắt đầu hành động này, rất cần sự hỗ trợ kỹ thuật và phân bổ ngân sách từ chính quyền trung ương. MOC và MPI/ MOF nên chịu trách nhiệm trong vấn đề này. Chính quyền địa phương sẽ đánh giá, chuẩn bị về nhân sự, ngân sách thực hiện quy hoạch ISWM trên địa bàn của mình.

Cần cân nhắc việc xây dựng các cơ sở SWM phù hợp với ISWM và với kế hoạch quốc gia trong chương trình 2.

(5) Chương trình hành động- 5: Giới thiệu và phổ biến về phân loại chất thải tại nguồn và SWM dựa vào cộng đồng

Cơ sở

Thời gian sử dụng còn lại của các bãi rác là vấn đề chính trong SWM ở Việt Nam và đã đưcọ nêu trong một số quy định về SWM. Trong khi đó, một số bãi rác lại buộc phải đóng cửa do bị phản đối gay gắt của dân cư quanh vùng. Vì thế, việc giới thiệu về giảm thiểu rác thải và tái chế rác thải theo sáng kiến 3R như đã đề cập trong chiến lược ISWM cần được tiến ahnhf ở cấp quốc gia.

Phân loại chất thải tại nguồn cũng là một khái niệm mới đối với người dân Việt Nam. Tuy nhiên, phân loại chất thải tại nguồn đã được giới thiệu dưới dạng các dự án thí điểm ở một số thành phố và vẫn chưa được nhân rộng.

Mục tiêu

Nhân rộng thói quen phân loại rác thải tại nguồn ở VIệt Nam

Cơ quan chịu trách nhiệm

PCs, URENCOs, các doanh nghiệp SWM, tổ chức cộng đồng, tình nguyện viên

Page 77: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

The Study on Urban Environmental Management in Vietnam

Vol. 06: Study Report on Solid Waste Management

Progress Report(2)

67

Diễn giải hành động

Nghị định số 59/2007/ND-CP và Quyết định số 2149/2009/QD-TTg đã nêu rõ rằng việc phân loại chất thải tại nguồn là định hướng về MSWM ở Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi tỉnh lại có đặc điểm và điều kiện khác nhau. Vì thế, chương trình phân loại rác thải tại nguồn cần được phát triển và áp dụng ở cấp địa phương. Ủy ban nhân dân đóng vai trò là cơ quan xây dựng cơ chế, tổ chức phát triển việc phân loại rác thải tại nguồn. URENCOs và các doanh nghiệp SWM là các cơ quan thực hiện.

Đặc biệt, phân loại chất thải tại nguồn cần có nhiều nỗ lực/ sáng kiến từ cộng đồng. Vì thế cần xem xét và xây dựng cơ chế khuyến khích sự tham gia cảu cộng đồng, các đoàn thể, tình nguyện viên để hình thành và thực hiện SWM dựa vào cộng đồng.

(6) Chương trình hành động - 6: Nâng cao nhận thức 3R và vệ sinh công cộng

Cơ sở

Ở Việt Nam, người dân thường vứt rác ra đường hoặc ra cống rãnh gây ngập lụt trong thành phố khi có mưa và tác động xấu đến cảnh quan và vệ sinh thành phố. Đã có một số chương trình, chiến dịch đưcọ triển khai ở các địa phương nhưng kết quả vẫn còn hạn chế. Để giải quyết vấn đề này, phải nâng cao nhận thức của cộng đồng.

Mục tiêu

Nhân rộng Self-reliance về 3R và/ hoặc vệ sinh và thay đổi thói quen của người dân

Cơ quan chịu trách nhiệm

MONRE, MOC, MIC, MOIT, VUREIA, PCs, URENCOs

Diễn giải hành động

Để nâng cao nhận thức về 3R và vệ sinh công cộng trong cộng đồng có nhiều đối tượng khác nhau, cần phải hiểu được mối liên hệ giữa các đối tượng/ thành phần này. Vì thế rất cần diễn đàn “sao 3R” gồm nhiều đối tượng/ thành phần khác nhau như cơ quan nhà nước, khối tư nhân, đoàn thể xã hội, NGOs, các trường đại học, các hiệp hội, các phương tiện thông tin đại chúng ở cả cấp trung ương và cấp địa phương.

Dễ thấy ảnh hưởng của các hoạt động PR đối với nhận thức và hành vi của cộng đồng. Ưu điểm này của các hoạt động PR cần được xem xét để thay đổi nhận thức và từ đó là thay đổi hành vi của cộng đồng.

Giáo dục môi trường cần được coi là một biện pháp dài hạn để nâng cao nhận thức. Giáo dục môi trường không chỉ cần được tiến hành tại các trường học (đang thuộc trách nhiệm của DOE) mà còn ở cả cộng đồng và trách nhiệm này nên thuộc về PC, URENCOs. Để làm tốt công tác giáo dục môi trường, “Trung tâm giáo dục môi trường về 3R” tại mỗi địa phương cần có kế hoạch thành lập.

(7) Chương trình hành động - 7: Tăng cường các hoạt động tái chế của khối nhà nước

Cơ sở

Ở Việt Nam, tái chế thường được các đối tượng không chính thức tiến hành như là những người nhặt rác, đồng nát, làng nghề… with ad-hoc bases. Tại các làng nghề, các hoạt động tái chế đưcọ tiến hành trong các điều kiện hết sức sơ sài. Để xúc tiến tái chế với 3R về chất thải, cần có sự hỗ trợ từ khối nhà nước như là cải thiện môi trường các làng nghề, khuyến khích tái chế…

Thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập “Quỹ tái chế chất thải” để hỗ trợ các hoạt động tái chế trong thành phố. Tuy nhiên đây là thành phố duy nhất trên toàn quốc thành lập quỹ này.

Page 78: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

The Study on Urban Environmental Management in Vietnam

Vol. 06: Study Report on Solid Waste Management

Progress Report(2)

68

Mục tiêu

Phát triển ngành tái chế đạt tiêu chuẩn môi trường

Cơ quan chịu trách nhiệm

MONRE, MOIT, MOC, PCs

Diễn giải hành động

Đến nay, ở Việt Nam tái chế vẫn được thực hiện không chính thức. Vì thế các thông tin về tình hình các hoạt động tái chế còn rất ít. Kết quả là, phải tiến hành ngay việc làm rõ hiện trạng tái chế ở Việt Nam. Từ đó, dự đoán vị trí trong tương lai của các hoạt động tái chế do khối tư nhân đảm nhiệm trong chiến lược và quy hoạch ISWM ở cả cấp trung ương và địa phương.

“Quỹ tái chế” đang hoạt động ở thành phố Hồ Chí Minh là một kinh nghiệm tố và cần đưcọ nghiên cứu thêm để nhân rộng cho các tỉnh/thành khác trên toàn quốc.

“Thị trấn sinh thái” là kinh nghiệm thành công ở Nhật Bản cũng cần được xem xét áp dụng ở Việt Nam để thống nhất các hoạt động tái chế đơn lẻ cũng như khuyến khích các hoạt động tái chế đi đúng hướng.

(8) Chương trình hành động - 8: Quản lý tư nhân hóa/ xã hội hóa

Cơ sở

Những năm gần đây, khối tư nhân tham gia nhiều vào ngành SWM, chủ yếu ở miền Nam, gồm cả thành phố Hồ Chí Minh và đã làm giảm bớt gánh nặng tài chính của chính quyền địa phương. Ở miền Bắc và miền Trung, xu hướng này cũng đang phát triển. Mặt khác, khi khối tư nhân đưa vào sử dụng công nghệ/ thiết bị riêng thì lại có nguy cơ gây ra sự lộn xộn trong SWM; Ví dụ, ngay cả khi chính quyền tại địa phương xúc tiến việc phân loại chất thải tại nguồn thì khối tư nhân lại phản đối vì muốn thu gom thêm nhựa trong rác chưa phân loại… Để SWM bền vững, Việt Nam cần phải quản lý việc tư nhân hóa.

Mục tiêu

Nâng cao năng lực cán bộ thành phố và giới thiệu công nghệ SWM phù hợp ở Việt Nam

Cơ quan chịu trách nhiệm

MOST, MOC, PCs, Các trường đại học, các viện

Diễn giải hành động

Các hành động trong chương trình này rất gần với chương trình -1, “xây dựng và phổ biến hướng dẫn”, đặc biệt là các hướng dẫn cho chính quyền địa phương. Chương trình này cũng cùng hướng với chương trình -2 “ ủy ban khoa học 3R” cần đóng vai trò đánh giá công nghệ xử lý chất thải của khối tư nhân ở cấp quốc gia.

Các khóa đào tạo thường xuyên về công nghệ SWM cho cán bộ địa phương cần phải được tổ chức ở cấp trung ương. Theo đó, các cán bộ địa phương sẽ được cập nhật các công nghệ mới nhất và nâng cao năng lực về SWM. Để thực hiện mục tiêu này, cần có cách tiếp cận đúng đắn để sử dụng các nguồn tài chính công / tư cho ngành SWM.

Page 79: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

The Study on Urban Environmental Management in Vietnam

Vol. 06: Study Report on Solid Waste Management

Progress Report(2)

69

CHƯƠNG 3

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP

3.1 Hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp tại Việt Nam

3.1.1 Khung pháp lý và hành chính

Luật Bảo vệ Môi trường và Nghị định của Chính Phủ số 59/ND-CP đã phân định sự khác biệt giữa chất thải rắn đô thị và chất thải rắn công nghiệp. Chính quyền địa phương có trách nhiệm xử lý CTR đô thị và các chủ nguồn thải phải có trách nhiệm xử lý chất thải công nghiệp.

Đối với việc xử lý chất thải nguy hại, Việt Nam có quyết định 23/2006 của Bộ TNMT về danh mục chất thải công nghiệp và Thông tư số 12/2006/TT-B-TNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại. Tuy nhiên Việt Nam không có quy định chặt chẽ đối với việc xử lý cuối cùng của bùn và xỉ có chứa thủy ngân, cadmium và các chất nguy hại khác.

Các tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật về công nghệ xử lý CTR đã được ban hành chi tiết. Việt Nam đã ban hành tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6696-2000 và TCXDVN 261: 2001 về thiết kế và tiêu chuẩn bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt. TCVN 6706: 2000 và TCXDVN 320: 2004 quy định tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật đối với thiết kế của các bãi chôn lấp chất thải nguy hại.

Luật và các tiêu chuẩn liên quan đến chất thải công nghiệp do chính phủ Việt Nam ban hành được liệt kê dưới đây;

Quy định pháp luật về Bảo vệ Môi trường

� Luật Bảo vệ Môi trường thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2005 và Nghị định của Chính phủ số 59-CP quy định chi tiết việc thực hiện Luật Bảo vệ Môi trường trong quản lý CTR.

� Nghị định số 174/2007/NĐ-CP do Chính phủ ban hành về xử phạt hành chính vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

� Quyết định số 256/2003/QD-TTg, ban hành ngày 2 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

� Quyết định 64/2003/QD-TTg, ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt kế hoạch quản lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Quy định pháp luật về chất thải rắn

� Nghị định số 13/2003/ND-CP ngày 19 tháng 2 năm 2003 của Chính Phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm, vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường bộ.

� Chỉ thị số 199/TTg, ngày 3 tháng 4 năm 1997 của Thủ tướng Chính Phủ về các biện pháp khẩn cấp quản lý chất thải rắn tại các khu đô thị và khu công nghiệp.

� Quyết định 60/2002/QD-BKHCNMT ngày 7 tháng 8 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường về việc ban hành hướng dẫn kỹ thuật chôn lấp chất thải nguy hại.

� Quyết định 152/1999/QD-TTg ngày 10 tháng 7 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý CTR tại khu đô thị và khu công nghiệp.

Page 80: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

The Study on Urban Environmental Management in Vietnam

Vol. 06: Study Report on Solid Waste Management

Progress Report(2)

70

� Quyết định số 155/1999/QD-TTg ban hành ngày 16 tháng 7 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về quản lý chất thải nguy hại.

� Thông tư liên tịch số 1590/1997/TTLT/BKHCNMT-BXD ngày 17 tháng 10 năm 1999 của Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chỉ đạo việc thực hiện Chỉ thị số 199/TTg của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách trong quản lý CTR tại khu đô thị và công nghiệp.

� Thông tư 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 của Bộ TNMT hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại.

� Quyết định 23/2006/QD-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ TNMT ban hành danh mục chất thải nguy hại.

Quy định pháp luật về chất thải nguy hại

� Chỉ thị số 29/1998/CT-TTg ngày 25 tháng 8 năm 1998 của Thủ tướng Chính Phủ về tăng cường về tăng cường công tác quản lý việc sử dụng thuốc bảo vệ và các chất hữu cơ gây ô nhiễm khó phân hủy (POPs).

� Nghị định số 1970/1999 QD-BKHCNMT ngày 10 tháng 11 năm 1999 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về ban hành quy trình công nghệ tiêu hủy thuốc bảo vệ thức vật Phốt pho có tồn đọng cấm sử dụng.

� Quyết định 1971/1999-QD-BKHCNMT ngày 10 tháng 11 năm 1999 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về việc ban hành Quy trình công nghệ tiêu huỷ hoặc tái sử dụng Xyanua.

� Quyết định số 1972/1999-QD-BKHCNMT ngày 10 tháng 11 năm 1999 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về Quy trình công nghệ tiêu huỷ thuốc bảo vệ thực vật Clo hữu cơ tồn đọng cấm sử dụng.

Quy định pháp luật về tái chế

� Công văn số 1146/BKHCNMT ngày 6 tháng 5 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về sản xuất sạch hơn.

� Quyết định số 03/2004/QD-BTNMT, ngày 2 tháng 4 năm 2004 của Bộ TNM phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất trong nước.

Quy định pháp luật về cơ sở hạ tầng kỹ thuật quản lý CTR

� Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT- BKHCNMT-BXD, ngày 18 tháng 1 năm 2001 hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn.

� Thông tư liên tịch 10/2000/TTBXD, ngày 8 tháng 8 năm 2000 hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các đồ án quy hoạch xây dựng.

� Thông tư liên tịch số 29/1999/QD-BXD, ngày 22 tháng 10 năm 1999, Quy chế bảo vệ môi trường ngành Xây dựng.

� Thông tư liên tịch số 1817/1999/TT-BKHCNMT, ngày 21 tháng 10 năm 1999, Hướng dẫn xác định các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư quy định tại khoản 7 mục I phụ lục I nghị định 10/1998NĐ-CP về về một số biện pháp khuyến khích và bảo đảm hoạt động đầu tư

Page 81: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

The Study on Urban Environmental Management in Vietnam

Vol. 06: Study Report on Solid Waste Management

Progress Report(2)

71

trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam liên quan dến môi trường, phục hồi môi trường và tái chế, tái sử dụng rác thải.

Tiêu chuẩn

� TCVN 6696-2000 quy định về bảo vệ môi trường cho các bãi chôn lấp hợp vệ sinh.

� TCVN 6705-2000 quy định về phân loại chất thải không nguy hại.

� TCVN 6706-2000 quy định về phân loại chất thải nguy hại.

� TCVN 6707-2000 dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa chất thải nguy hại.

� TCXDVN 261: 2001 – Bãi chôn lấp – Tiêu chuẩn thiết kế

� TCXDVN 320-2004 – Bãi chôn lấp chất thải nguy hại – Tiêu chuẩn thiết kế.

� Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 02: 2008 về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế

� QCVN 07: 2009 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại

� QCVN 25: 2009 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị.

Tiêu chuẩn Cơ quan quản lý

TCVN 6696-2000 MONRE, MOST

TCVN 6705-2000 MONRE, MOST

TCVN 6706-2000 MONRE, MOST

TCVN 6707-2000 MONRE, MOST

TCXDVN 261: 2001 MOST, MOC

TCXDVN 320-2004 MOST, MOC

QCVN30:2010/BTNMT MONRE

QCVN 02: 2008/ BTNMT MONRE

QCVN 25: 2009 MONRE

Khung pháp lý về chính sách đầu tư vào các khu công nghiệp và quản lý chất thải trong các

khu công nghiệp. Chính sách đầu tư:

� Luật đầu tư 59/2005/QH11

� Nghị định của Chính phủ số 108/2006/ND-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết Luật đầu tư số 59/2005

� Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2006 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

� Nghị định của Chính phủ số 29/2008/ND-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 về quản lý các khu công nghiệp, xây dựng khung pháp lý về xây dựng quy hoạch tổng thể chi tiết và phát triển các khu công nghiệp trên cả nước.

� Nghị định chính phủ số 124/2008/ND-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 về thuế thu nhập doanh nghiệp

� Quyết định số 126/2009/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2009 về cơ chế hỗ trợ vốn ngân sách trung ương đối với đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng khu kinh tế ven biển.

Page 82: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

The Study on Urban Environmental Management in Vietnam

Vol. 06: Study Report on Solid Waste Management

Progress Report(2)

72

Bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp

� Nghị định của chính phủ số 80/2006/ND_CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường ban hành ngày 9 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ

� Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT, ngày 8 tháng 12 năm 2008 của Bộ TNMT hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược đánh giá tác động môi trường và cam kết BVMT.

� Quyết định 1440/QD-TTg ngày 6 tháng 10 năm 2008 đánh giá quy hoạch về các nhà máy xử lý CTR tại 3 vùng Ktế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam đến năm 2020.

� Thông tư 08/2009/TT-BTNMT, ngày 15 tháng 7 năm 2009 của của Bộ TNMT quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp.

Bộ TNMT và Sở TNMT có trách nhiệm đối với các hoạt động quản lý môi trường tại các khu công nghiệp. (Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT, 15 tháng 7 năm 2009 của Bộ TNMT hướng dẫn chi tiết và quy định về quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp). Sở TNMT tiến hành giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường ở cấp địa phương.

Cơ quan quản lý khu công nghiệp chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp đó, bao gồm bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp. Ban quản lý các Khu CN có nhiệm vụ xây dựng công trình xử lý chất thải, quản lý và thực hiện việc bảo trì và vận hành công trình xử lý chất thải, tiến hành thu gom chất thải, phân loại chất thải và xử lỷ CTR theo các công nghệ theo quy định và giám sát việc xả thải của các doanh nghiệp.

Hệ thống quản lý môi trường tại các khu công nghiệp được mô tả trong hình dưới đây.

[ Khu CN]

UBND cấp tỉnh

Enterprise

Ban Quản lý các khu công nghiệp

Sở TNMT Ban quản lý các khu CN

Bộ TNMT

Cảnh sát Môi trường

Các Bộ/ngành liên quan

Chính phủ

Hình 3-1 Hệ thống quản lý môi trường hiện hành ở các khu công nghiệp

Rất nhiều cơ quan có trách nhiệm thanh tra. Bộ TNMT và Sở TNMT tiến hành thanh tra định kỳ đối với chủ sở hữu/Ban Quản lý các KCN và các doanh nghiệp. Chính quyền địa

Page 83: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

The Study on Urban Environmental Management in Vietnam

Vol. 06: Study Report on Solid Waste Management

Progress Report(2)

73

phương nơi có KCN tiến hành thanh tra định kỳ đối với các doanh nghiệp cùng với Chủ sở hữu/Ban Quản lý.

Cảnh sát môi trường mới được thành lập nhằm tăng cường giám sát và kiểm soát môi trường đột xuất.

Vai trò của cơ quan quản lý KCN về công tác thanh tra ở mỗi tỉnh/thành phố không giống nhau. Một số chính quyền địa phương phối hợp với Sở TNMT và cảnh sát môi trường để tiến hành thanh tra các doanh nghiệp.

Hệ thống thanh tra ở các KCN được trình bày trong hình dưới đây và Tên của cơ quan quản lý KCN ở mỗi tỉnh/thành phố được trình bày trong bảng dưới đây.

UBND tỉnh/thành phố

[ Khu CN ]

Doanh nghiệp

Ban quản lý/ Công ty khai thác hạ tầng

Sở TNMT

Cảnh sát Môi trường

Ban Quản lý các khu công nghiệp

Bộ TNMT

Bộ/Ngành liên quan

: Phối hợp

: Thanh tra

: Báo cáo

Hình 3-2 Hệ thống thanh tra tại các KCN

Bảng 3-1 Tên cơ quan quản lý KCN

STT Tỉnh/thành phố Tên cơ quan quản lý KCN

1 Hà Nội HIZA: ban quản lý các khu công nghiệp và khu chế xuất Hà Nội

2 Hải Phòng HEZA: Ban quản lý các KCN Hải Phòng

3 Huế Ban quản lý các KCN Thừa Thiên Huế

4 Đà Nẵng DIEPZA: Ban quản lý các khu chế xuất và KCN Đà Nẵng

5 Hồ Chí Minh HEPZA: Ban quản lý các khu chế xuất và KCN Tp.HCM

6 Bình Dương BDIZA: Ban quản lý các KCN Bình Dương

7 Bà Rịa – Vũng Tàu BIZA: Ban quản lý các KCN Bà Rịa – Vũng Tàu

8 Đồng Nai DIZA: Ban quản lý các KCN Đồng Nai

3.1.2 Chính sách và chiến lược về quản lý CTR công nghiệp

Việt Nam đã xây dựng khung pháp lý về bảo vệ môi trường với các quy định cụ thể về quản lý CTR (Nghị định 59/2007), các tài liệu hướng dẫn quản lý và xử lý tất cả các luồng chất thải. Khung pháp lý này được hỗ trợ bởi các chiến lược về quản lý CTR.

� Chiến lược quản lý CTR tại các thành phố và KCN tại Vi ệt Nam (1999)

� Chiến lược bảo vệ môi trường quocó gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (2003)

� Chiến lược quản lý chất thải rắn tích hợp quốc gia đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2025

Page 84: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

The Study on Urban Environmental Management in Vietnam

Vol. 06: Study Report on Solid Waste Management

Progress Report(2)

74

� Quyết định 1440/2008/QD-CP: Phê duyệt quy hoạch xây dựng các khu xử lý CTR tại 3 khu kinh tế trọng điểm miến Bắc, miền Trung và miền Nam đến năm 2010

Bảng 3-2 Chiến lược quốc gia bảo vệ môi trường và quản lý chất thải công nghiệp

Mục tiêu Hiện tại 2010 2020

Thu gom CTR 65% 90% -

Phân loại chất thải tại nguồn (WSS)

Phổ biến nhưng không có thông tin về mức độ tham gia

30% hộ gia đình, 70% doanh nghiệp -

Xử lý chất thải Chất thải CN: không xác định. Các hóa chất nông nghiệp tồn dư: 42%.HzMW <50%

60% chất thải nguy hại và 100% chất thải y tế

80–95% tổng lượng rác thải ở thành phố và khu công nghiệp.

Doanh nghiệp có công trình xử lý chất thải

10-20% 100% các doanh nghiệp mới thành lập -

Doanh nghiệp đạt chứng chỉ ISO 14001

<1% 50% 80%

Nhãn sinh thái theo theo ISO 14021 0%

100% hàng xuất khẩu và 50% hàng tiêu thụ trong nước

Nguồn: Hiện trạng môi trường (SOE) 2003: quản lý CTR

3.1.3 Hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp ở Việt Nam

(1) Hiện trạng các hoạt động công nghiệp

Số lượng các doanh nghiệp đang tăng lên đáng kể. Đến năm 2008, có 38,384 doanh nghiệp ở Việt Nam, gấp ba lần năm 2000. Khoảng 90.4% doanh nghiệp có ít hơn 200 nhân viên; khoảng 7.8% doanh nghiệp có từ 201 đến 999 nhân viên; và khoảng 1.8% doanh nghiệp có hơn 1,000 nhân viên.

Trong vòng tám năm này, tỉ lệ doanh nghiệp lại không thay đổi nhiều. Khoảng 90% là doanh nghiệp loại vừa và nhỏ, có ít hơn 200 nhân viên. Doanh nghiệp cỡ lớn có hơn 1,000 chiếm ít hơn 3%.

Bảng 3-3 Số lượng doanh nghiệp ở Việt Nam

Số lượng doanh nghiệp

<5 5-9 10-49 50-199 200-299 300-499 500-999 1,000 -4,999 >5,000 Tổng

2000 626 2,077 3,743 2,198 506 525 431 278 15 10,399

2001 1,156 2,183 4,558 2,537 548 554 464 334 19 12,353

2002 870 2,872 5,659 3,106 636 682 559 389 21 14,794

2003 982 3,118 6,739 3,483 681 744 703 437 29 16,916

2004 1,306 3,850 8,411 4,071 796 839 737 491 30 20,531

2005 1,772 4,820 9,811 4,570 867 878 753 508 38 24,017

2006 990 7,690 9,945 4,980 948 881 811 571 47 26,863

2007 2,696 7,099 11,988 5,658 1,096 992 840 635 53 31,057

2008 3,712 9,725 15,268 5,988 1,150 1,013 836 635 57 38,384

Nguồn: Hiện trạng doanh nghiệp dựa trên kết quả khảo sát năm 2007, 2008, 2009 Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội 2010

Page 85: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

The Study on Urban Environmental Management in Vietnam

Vol. 06: Study Report on Solid Waste Management

Progress Report(2)

75

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

0

10,000

20,000

30,000

40,000

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008(Year)

(Num

ber

of e

nte

rpri

ses)

>5000

1000-4999

500-999

300-499

200-299

50-199

10-49

5-9

<5

Hình 3-3 Tỉ lệ và số lượng doanh nghiệp ở Việt Nam

Bảng 3-4 Số lượng doanh nghiệp ở Việt Nam (2008)

TT Loại công nghiệp Quy mô lao động

<300 301 – 1,000 >1,001 Tổng số

1 Sản xuất kim loại cơ bản 5,509 97 24 5,630

2 Dệt may 4,034 492 225 4,751

3 Sản xuất hóa chất 1,580 71 11 1,662

4 Cao su, nhựa 4,562 259 40 4,861

5 Giấy/ sản xuất giấy 1,468 38 4 1,510

6 In ấn/ xuất bản 2,319 24 1 2,344

7 Gỗ / sản phẩm gỗ 5,889 251 84 6,224

8 Xử lý thực phẩm 6,605 282 93 6,980

9 Thiết bị điện tử 1,015 79 35 1,129

10 Máy móc 1,037 38 10 1,085

11 Phương tiện vận chuyển 1,030 104 30 1,164

12 Sản phẩm da 587 106 126 819

13 Sản phẩm vệ sinh 54 2 6 62

14 Than/sản phẩm xăng 34 0 0 34

15 Tái chế, xử lý chất thải 103 0 0 103

16 Khác 17 6 3 26

Tổng số doanh nghiệp 35,843 1,849 692 38,384

93.4% 4.8% 1.8% (100%) Nguồn: Văn phòng Tổng cục thống kê Việt Nam

(2) Hiện trạng tại các khu công nghiệp

Trong những năm vừa qua, diện tích đất công nghiệp tăng hàng năm. Theo báo cáo, tổng diện tích đất nông nghiệp chiếm 180 200 ha, trong đó đất của các KCN vào tháng 10 năm 2009 là 63.173 ha, và diện tích này sẽ tăng lên 70.000 ha vào năm 2015. Đến cuối năm 2009, 249 khu công nghiệp đã được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Số lượng và diện tích KCN được trình bày trong bảng dưới đây và Sự phát triển của các KCN và đất sử dụng cho KCN được trình bày trong hình dưới đây.

Page 86: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

The Study on Urban Environmental Management in Vietnam

Vol. 06: Study Report on Solid Waste Management

Progress Report(2)

76

Bảng 3-5 Diện tích đất của các KCN

Diên tích các KCN

(ha)

Số lượng KCN được thành lập

11,964

26,98629,392

42,986

57,264

63,173

1 12 65 131 139 179 223 249

2,360300

-

10,000

20,000

30,000

40,000

50,000

60,000

70,000

1991 1995 2000 2005 2006 2007 2008 2009

IPs land area (ha) No of IPs established

Hình 3-4 Phát triển KCN và đất sử dụng cho KCN

1991 300 1

1995 2,360 12

2000 11,964 65

2005 26,986 131

2006 29,392 139

2007 42,986 179

2008 57,264 223

2009 63,173 249

2015 70,000 Theo quy hoạch

Nguồn: SOE, 2009

Page 87: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

The Study on Urban Environmental Management in Vietnam

Vol. 06: Study Report on Solid Waste Management

Progress Report(2)

77

Hình 3-5 Vị trí các KCN được thành lập

Page 88: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

The Study on Urban Environmental Management in Vietnam

Vol. 06: Study Report on Solid Waste Management

Progress Report(2)

78

(2) Việc phát thải các chất thải rắn công nghiệp

Theo báo cáo, tổng lượng chất thải phát sinh tại Vi ệt Nam năm 2008 là trên 28 triệu tấn, trong đó chất thải công nghiệp là 3.5 triệu tấn và chất thải nguy hại là 0.63 tấn. Theo dự báo, tổng lượng chất thải phát sinh năm 2015 sẽ khoảng 43.6 triệu tấn (9,6 triệu tấn chất thải công nghiệp); khoảng 67,6 triệu năm 2020 (20,8triệu tấn chất thải công nghiệp); khoảng 91 triệu tấn năm 2025 (27,8 triẹu tấn chất thải công nghiệp).

Bảng 3-6 Xu hướng của tổng lượng chất thải, CTR công nghiệp, chất thải công nghiệp nguy hại trong giai đoạn 1999 - 2025

Tổng lượng chất thải

(triệu tấn/năm) Chất thải rắn công nghiệp

( triệu tấn/năm ) Chất thải công nghiệp nguy hại

( triệu tấn/năm) 1999 11.3* 2.3 0.08*

2003 12.8* 2.5* 0.13*

2004 16.0* 2.8 0.16

2005 22.5* 3.1 0.19

2008 28.0 3.5 0.63

2010 31.5 5.5 0.86

2015 43.6 9.6 1.55

2020 67.6 20.8 2.80

2025 91.0 27.8 4.51 Nguồn: *Số liệu từ SOE và dự báo

Chất thải công nghiệp tại Vi ệt Nma chiếm khoảng 13% đến 20% tổng lượng chất thải. Phần trăm chất thải công nghiệp nguy hại vào năm 2008 là khoảng 18% trong tổng số chất thải công nghiệp.

Việc phát sinh chất thải công nghiệp tập trung chủ yếu tại các khu công nghiệp và ở miền Nam. Gần một nửa số chất thải công nghiệp phát sinh ở các vùng kinh tế trọng điểm phía nam: thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương. 30% chất thải công nghiệp phát sinh tại các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: Hà Nội, Hải Phòng. Các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm hơn 70% lượng chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh tại Việt Nam.

(3) Thu gom chất thải công nghiệp nguy hại

Việc xử lý chất thải ở Việt Nam chủ yếu do Công ty môi trường và đô thị cấp tỉnh thực hiện có trách nhiệm thu gom và xử lý rác đô thị, bao gồm chất thải công nghiệp và chất thải rắn nguy hại. Công ty môi trường và đô thị Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, và CITENCO Hồ Chí Minh đã được đăng ký và cấp phép để thu gom và vận chuyển chất thải công nghiệp nguy hại tại Việt Nam.

Một số KCN có cơ sở hạ tầng và công ty dịch vụ thuộc Ban quản lý các KCN phụ trách công tác thu gom chất thải sinh hoạt. Tỷ lệ thu gom chất thải công nghiệp trung bình đăng tăng lên cả ở trong và ngoài KCN, nhưng vẫn còn thấp ở một số thành phố. Chưa có số liệu đầy đủ về tỷ lệ thu gom chất thải công nghiệp ở từng thành phố của Việt Nam. Tỷ lệ thu gom tại KCN tương đối cao hơn so với bên ngoài KCN.

(4) Xử lý chất thải rắn công nghiệp

Hiện nay ở Việt Nam có khoảng hơn 80 doanh nghiệp xử lý chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại. Các doanh nghiệp này được Bộ TNMT hoặc Sở TNMT cấp tỉnh cấp giấy phép hoạt động. Bộ TNMT có quyền đánh giá và cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại. Hầu hềt các doanh nghiệp thu gom và xử lý chất thải đều nằm ở phía Nam.

Hầu như tất cả các cơ sở xử lý chất thải công nghiệp đều có quy mô nhỏ và dùng lò đốt theo mẻ (trừ Lò quay ở nhà máy xi măng Hà Tiên nơi tiếp nhận chất thải công nghiệp nguy hại

Page 89: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

The Study on Urban Environmental Management in Vietnam

Vol. 06: Study Report on Solid Waste Management

Progress Report(2)

79

từ thành phố HCM và các tỉnh lân cận). Nhà máy xử lý rác Đại Đồng (Công ty URENCO Hà Nội) đã đầu tư một lò đốt rác với công suất 10 – 20 tấn/ngày, và là một trong những công trình xử lý chất thải công nghiệp lớn nhất tại vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và đang trong quá trình thử nghiệm.

Ở miền Trung, có hai lò đốt công nghiệp (công suất 100kg/h và 200kg/h) đang hoạt động tại Đà Nẵng. Ở miền Nam, có một số lò đốt công nghiệp như lò đốt của CITENCO (300kg/h, 4tấn/ngày), VINAUSEEN (500kg/h, 2tấn/ngày) đang hoạt động.

Bảng 3-7 Số lượng công ty xử lý chất thải nguy hại được Cục quản lý chất thải cấp phép

Tỉnh/thành phố Công ty được cấp phép Thu gom/vận chuyển Xử lý

Hà Nội 14 3 12

Hải Phòng 3 2 3

Huế 0 0 0

Đà Nẵng 2 1 2

Hồ Chí Minh 23 16 20

Đồng Nai 5 1 5

Bà Rịa–Vũng Tàu 3 0 3

Bình Dương 7 4 7

Hưng Yên 3 1 3

Hải Dương 3 1 2

Bắc Ninh 3 2 2

Phúc Yên 2 1 2

Quảng Ninh 1 0 1

Tổng 69 32 62

(6) Tái chế ISW

Tái chế là hoạt động phổ biến ở Việt Nam. Các hộ gia đình phân loại rác thải như kim loại và giấy để bán. Các chất thải công nghiệp không nguy hại cũng có tỉ lệ tái chế cao. Mặc dù chưa có nghiên cứu cấp quốc gia về khối lượng chất thải công nghiệp được tái chế, nhưng báo cáo cho thấy rằng có một số ngành công nghiệp có thể tái chế đến 80% chất thải của ngành. Đặc biệt, các hộ gia đình/ doanh nghiệp ở nhiều làng nghề đã tái chế thành công đến hơn 90 % rác thải có thể tái chế. Thị trường tái chế rất có tiềm năng phát triển.

(7) Các làng nghề tái chế

Báo cáo cho thây có khoảng 1,450 làng nghề tại 56 tỉnh. Khoảng 90 làng nghề vẫn tiến hành các hoạt động tái chế như giấy, kim loại và nhựa… Chất thải công nghiệp từ các làng nghề này tập trung chủ yếu ở miền Bắc, khoảng 774,000 tấn chất thải công nghiệp không nguy hại một năm.

Bảng 3-8 Vị trí và số lượng các làng nghề ở Việt Nam

Ngành Miền Bắc Miền Trung Miền Nam Tổng cộng

Nhựa 4 1 0 5

Giấy 4 0 0 4

Kim loại 53 23 5 81

Tổng cộng 61 24 5 90 Nguồn: INEST-HUT[2004]

Page 90: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

The Study on Urban Environmental Management in Vietnam

Vol. 06: Study Report on Solid Waste Management

Progress Report(2)

80

Bảng 3-9 Tái chế ở các làng nghề

Vật liệu tái chế Đầu vào để tái chế production (tons/year) Sản phẩm (tấn/ năm) Tái chế (%)

Nhựa 25,200 22,900 90.9

Giấy 51,700 45,500 80.0

Kim loại 735,000 700,000 95.2

Tổng 811,900 768,400 94.6 Nguồn: INEST, 2003. Dự án KC08-09

3.1.4 Hỗ trợ của các nhà tài trợ

(1) Tổ chức phát triển năng lượng mới và công nghệ công nghiệp (NEDO)

NEDO đang lập kế hoạch dự án điển hình về nhà máy năng lượng rác thải công nghiệp ở Nam Sơn. Đơn vị sản xuất lò đốt rác của Nhật Bản cũng đã tiến hành khảo sát về chất thải công nghiệp ở Hà Nội. Nghiên cứu khả thi đã được NEDO và công ty sản xuất lò đốt rác của Nhật Bản tiến hành.

Dự án điển hình này được tóm tắt dưới đây:

Hình ảnh về môi trường làng nghề

Chất thải rắn thải trực tiếp ra môi trường

Các làng nghề đã góp phần phát triển kinh tế xã hội ở vùng nông thôn Việt Nam Đồng thời, các vấn đề về chất thải rắn, nước thải và ô nhiễm không khí tại các làng nghề ngày càng trở nên trầm trọng và đáng lo ngại. Thông thường thì không thu gom chất thải rắn và để lộ thiên trực tiếp ra môi trường. Hầu hết các hộ gia đình tại các làng nghề không có hệ thống xử lý nước thải và khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường. Cần có những biện pháp đúng đắn để cải thiện môi trường tại các làng nghề.

Nước thải Tái chế nhôm

Page 91: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

The Study on Urban Environmental Management in Vietnam

Vol. 06: Study Report on Solid Waste Management

Progress Report(2)

81

Bảng 3-10 Dự án thí điểm về sản xuất năng lượng rác thải công nghiệp ở Nam Sơn

Loại hình Nội dung

Sơ lược về dự án thí điểm

Tên dự án “Dự án thí điểm về sản xuất năng lượng từ nước thải công nghiệp tại Nam Sơn”

Mục tiêu Giới thiệu công nghệ đốt (lò đốt) � Kéo dài thời gian sử dụng của các bãi rác bằng cách giảm khối lượng rác thải � An toàn cho cộng đồng (thực phẩm, môi trường…) bằng cách khử trùng � Cung cấp năng lượng bằng nhà máy sản xuất năng lượng

Thời gian Dự án kéo dài khoảng 2 năm từ ngày 01/04/ 2011 đến ngày 31/03/2013.

Địa điểm dự án

Nam Sơn, Hà Nội, Việt Nam

Cơ cấu hợp đồng

Công việc cơ bản và chia sẻ chi phí

Nhiệm vụ Nhật Bản Việt Nam

Khảo sát, lập kế hoạch và kỹ thuật

Chịu trách nhiệm chính Hợp tác

Thiết kế và sản xuất Thiết bị chính Thiết bị bổ sung Vận chuyển Đến Việt Nam Trong nước Xây dựng dân dụng, lắp đặt Hướng dẫn kỹ thuật Chịu trách nhiệm

chính

Mô tả Hướng dẫn kỹ thuật Chịu trách nhiệm chính

Vận hành và bảo trì Hợp tác Chịu trách nhiệm chính

Chuyển giao kỹ thuật Hợp tác Chịu trách nhiệm chính

Ước tính chi phí dự án Chia sẻ chi phí Chia sẻ chi phí

Kết quả Lò đốt rác và cơ sở sản xuất năng lượng đạt tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Nhật Bản về môi trường được giới thiệu.

- Quy mô nhà máy: tối đa 75 tấn/ ngày - Thành phần chất thải chính: cao su, da, nhựa, vải, bùn giấy, rác thải bệnh viện - Chất thải nguy hại: 4.7 tấn/ngày - Tiền xử lý: không - Tận dụng tro/ xỉ: làm xi măng

(2) Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA)

Ngày 21 tháng 4 năm 2010, KOICA và chính phủ Việt Nam đã thỏa thuận tiến hành dự án phát triển và ứng dụng hệ thống kê khai điện tử phục vụ quản lý tổng hợp chất thải nguy hại ở Việt Nam.

Nội dung cơ bản của dự án được trình bày dưới đây.

Giao nhiệm vụ

Công ty được giao(Hitachi Zosen)

NEDO

NHẬT BẢN

Yêu cầu hợp tác (thỏa thuân)

URENCO Hà Nội(bãi Nam Sơn)

Bộ Tài nguyên và Môi trường

(MONRE)

VIỆT NAMBiên bản thỏa thuận

(MOU)

Văn bản Thực hiện (ID)

(Thỏa thuận CDM)

Page 92: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

The Study on Urban Environmental Management in Vietnam

Vol. 06: Study Report on Solid Waste Management

Progress Report(2)

82

Bảng3-11 Nội dung của dự án phát triển và ứng dụng hệ thống kê khai điện tử

Loại hình Nội dung

Khái quát Tên dự án “Phát triển và ứng dụng hệ thống kê khai điện tử phục vụ quản lý tổng hợp chất thải nguy hại ở Việt Nam”

Mục tiêu � Cải thiện tình hình quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam bằng cách giới thiệu tình trạng trang thiết bị theo kinh nghiệm và sự hiểu biết của Hàn Quốc trong lĩnh vực này. � Áp dụng hệ thống kê khai điện tử để quản lý chất thải nguy hại trên toàn quốc � Phát triển năng lực của Bộ Tài nguyên và môi trường cũng như Tổng cục Môi trường trong việc tiến hành và giám sát dự án quản lý chất thải nguy hại. � Tăng cường quan hệ và hợp tác trong lĩnh vực quản lý chất thải nguy hại giữa hai nước bằng cách triển khai thành công dự án

Thời gian Thời gian tiến hành dự án là 3 năm từ ngày 21/4/2010, là ngày bắt đầu dự án trên văn bản hoặc có thể được điều chỉnh theo sự thỏa thuận chung của hai bên

Địa điểm dự án

Dự án nên đặt địa điểm tại Tổng cục Môi trường, Hà Nội, Việt Nam

Ngân sách KOIKA viện trợ số tiền không quá hai triệu năm trăm nghìn đô la Mỹ (US$2,500,000) cho dự án này

Hợp tác giữa hai bên

� Cử chuyên gia Hàn Quốc sang Việt Nam để tiến hành khảo sát thực địa, lắp đặt trang thiết bị … dự án � Mời các học viên phía Việt Nam sang Hàn Quốc để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về quản lý chất thải nguy hại và hệ thống kê khai điện tử � Cung cấp các thiết bị để thiết lập hệ thống kê khai điện tử � Xây dựng phần mềm theo công nghệ của Hàn Quốc phù hợp với điều kiện của Việt Nam � Cải thiện khung pháp lý của Việt Nam để đưa vào áp dụng hệ thống khai báo điệ tử � Thành lập phòng kiểm soát trung tâm cho hệ thống kê khai điện tử � Đào tạo ở các tỉnh cho các công ty và cán bộ Sở Tài nguyên và môi trường � Vận hành và bảo trì hệ thống

Cơ quan điều hành

Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOIKA), thay mặt nước cộng hòa Hàn Quốc và Tổng cục Môi trường (VEA) trực thuộc Bộ Tài nguyên và môi trường (MONRE) thay mặt cho nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam điều hành dự án này.

Trách nhiệm của các bên

KOIKA � Cùng các chuyên gia Việt Nam Xây dựng hệ thống kê khai điện tử ở Việt Nam � Cung cấp thiết bị và nguyên vật liệu cho dự án � Cử chuyên gia Hàn Quốc sang Việt Nam � Đào tạo các cán bộ quản lý và kỹ sư Việt Nam ở Hàn Quốc � Đào tạo các công ty địa phương và sở tài nguyên và môi trường: 3 khóa đào tạo ở ba vùng trên toàn quốc

VEA � Các biện pháp hành chính nói chung � Các biện pháp cho chuyên gia Hàn Quốc � Các biện pháp về trang thiết bị và nguyên vật liệu đào tạo � Các biên pháp đối với phòng kiểm soát trung tâm

Các kết quả chính � Xây dựng hệ thống kê khai điện tử theo công nghệ Hàn Quốc và phù hợp với điều kiện và luật pháp của Việt Nam � Cơ chế hoạt động và thể chế để điều hành hệ thống khai báo � Áp dụng hệ thống kê khai điện tử trên toàn quốc, ở cả cấp trung ương và địa phương

3.2 Hiện trạng quản lý chất thải công nghiệp tại các địa bàn mục tiêu

3.2.1 Tổng quan

(1) Hiện trường của các khu công nghiệp

Theo thông tin thu được từ các Ban Quản lý các khu công nghiệp, trong khu vực nghiên cứu có 112 khu công nghiệp đã dược thiết lập. Trong đó, 76 KCN đang hoạt động với tổng diện tích 19.594 ha, 36 KCN đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng.

Page 93: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

The Study on Urban Environmental Management in Vietnam

Vol. 06: Study Report on Solid Waste Management

Progress Report(2)

83

Số lượng và diện tích đất của KCN tại từng thành phố/tỉnh được trình bày trong bảng dưới đây.

Bảng 3-12 Số lượng KCN được thành lập và hoạt động và tổng diện tích tại khu vực nghiên cứu

Khu vực nghiên cứu

KCN đã được thành lập KCN hoạt động KCN đang xây dựng

Tổng diện tích của KCN đang hoạt động

(ha) Hà Nội 17 8 9 1,235

Hải Phòng 9 5 4 875

Huế 2 2 0 1,185

Đà Nẵng 4 4 0 1,086

Hồ Chí Minh 15 13 2 2,649

Đồng Nai 29 22 7 5,856

Bà Rịa – Vũng Tàu 11 7 4 3,512

Bình Dương 25 15 10 3,196

Tổng 112 76 36 19,594

Nguồn: Báo cáo về quản lý môi trường và kiểm soát ô nhiễm tại các KCN tại Hà Nội : Báo cáo về quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp và khu kinh tế tại thành phố Hải Phòng: Tài liệu từ cơ quan quản lý KCN Huế : Tài liệu từ cơ quan quản lý KCN Đà Nẵng : Báo cáo về công tác quản lý môi trường tại các khu chế xuất và khu công nghiệp tại thành phố HCM năm 2009 và kế hoạch quản lý môi trường năm 2010) : Quản lý môi trường tại các Khu chế xuất, KCN tại thành phố HCM : Các khu công nghiệp Việt Nam

(2) Phát thải

Tổng lượng chất thải công nghiệp không nguy hại tại khu vực nghiên cứu theo báo cáo là 3163 tấn/ngày, trong đó Hà Nội là 1010 tấn, Hồ Chí Minh là 1450 tấn/ngày. Lượng chất thải của hai thành phố này chiếm khoảng 70% tổng lượng chất thải công nghiệp không nguy hại phát sinh.

Tổng lượng chất thải công nghiệp nguy hại ở khu vực nghiên cứu là khoảng 1126 tấn/ngày, trong đó Hà Nội là 371 tấn/ngày, Hồ Chí Minh là 350 tấn/ngày. Tổng lượng chất thải của hai thành phố này chiếm khoảng 65% tổng lượng chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh.

Bảng 3-13 Chất thải phát sinh tại khu vực nghiên cứu

Tỉnh/thành phố Chất thải rắn đô thị (tấn/ngày)

Chất thải công nghiệp không nguy hại (tấn/ngày)

Chất thải công nghiệp nguy hại (tấn/ngày)

Hà Nội 4,200 1,010 371

Hải Phòng 1,200 72 27

Huế 600 3 2

Đà Nẵng 570 72 25

Hồ Chí Minh 6,400 1,450 350

Đồng Nai 1,150 550 140

Bà Rịa – Vũng Tàu 740 276 91

Bình Dương 700 180 120

Tổng 15,560 3,613 1,126 Nguồn: Báo cáo của URENCO Hải Phòng và trang web www.mondre.gov.vn lúc 13:17 ngày 24 tháng 12 năm 2009

Báo cáo từ URENCO và ghi chép từ chuyến công tác tới URENCO Huế, URENCO Đà Nẵng ngày 7,8 /06/2010. Báo cáo của Sở TNMT Hồ Chí Minh và ghi chép từ công tác tại Sở TNMT Hồ Chí Minh và CITENCO ngày 08/10/2010 Báo cáo của Sở TNMT Đồng Nai và www.mondre.gov.vn ngày 24 tháng 12 năm 2009. URENCO Bà Rịa – Vũng Tàu và www.baria-vungtau.gov.vn, ngày 4 tháng 11 năm 2009, 08:02 Báo cáo của URENCO Bình Dương và ;http://www.chatthainguyhai.net/index.asp?newsid=1967&PageNum=22 Báo cáo của URENCO Hà Nội tháng 4 năm 2010 và dữ liệu của Sở TNMT về đăng ký chất thải nguy hại năm 2009

Page 94: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

The Study on Urban Environmental Management in Vietnam

Vol. 06: Study Report on Solid Waste Management

Progress Report(2)

84

(3) Các công ty thu gom/vận chuyển và xử lý

Các cơ sở xử lý chất thải chính trong khu vực nghiên cứu được liệt kê dưới đây.

Bảng 3-14 Cơ sở xử lý chất thải công nghiệp nguy hại tại khu vực nghiên cứu

Tỉnh/Thành phố Tên công ty Công suất của các cơ sở xử lý chất thải công nghiệp nguy hại

Hà Nội URENCO Hà Nội

[Lò đốt chất thải công nghiệp] Khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn; 150kg/h (220 kg/h) Khu liên hiệp xử lý chất thải Đại Đồng; 10-20 tấn/ngày Lò đốt chất thải công nghiệp mới (NEDO); 75 tấn/ngày [Khác] Bãi rác Nam Sơn (làm rắn); 200tấn/ngày

Hải Phòng Tân Thuận Phong

[Lò đốt chất thải công nghiệp] Lò đốt: 10 – 20 tấn/ngày [Khác] Bãi rác (làm rắn)

Huế - Chuyển giao

Đà Nẵng URENCO Đà Nẵng

[Lò đốt chất thải công nghiệp] Lò đốt 100kg/h (Bãi rác Hoà Khánh) Lò đốt 200kg/h (Bãi rác Hoà Khánh) [Khác] Bãi rác (làm rắn)

Hồ Chí Minh

CITENCO

[Lò đốt chất thải công nghiệp] Lò đốt 300kg/h (7ton/day) (HOVAL 2000.4) Lò đốt 4 tấn/ngày (Marco Burn 2004) Lò đốt 21 tấn/ngày (Lò đốt rác quay, bãi rác Đông Thành 2010.12)

VINAUSEEN

[Lò đốt chất thải công nghiệp] Lò đốt : 500k/day Lò đốt : 2ton/day Lò đốt : 2ton/day

Môi trường xanh (40 tấn/ngày) *

Holcim (100 tấn/ngày) *

Đồng Nai Sonadezi [Lò đốt chất thải công nghiệp] Lò đốt : 200kg/h(4 tấn/ngày)(theo mẻ, công nghệ của Pháp) ( hiện tại: lưu giữ)

Bà Rịa–Vũng Tàu Holcim -

Bình Dương

Công ty Green Việt [Lò đốt chất thải công nghiệp] Lò đốt : 1,000kg/h(công nghệ Đức) Lò đốt : 1,000kg/h(công nghệ Đức)

BIWASE

[Lò đốt chất thải công nghiệp] Lò đốt : 300kg/h Lò đốt : 300kg/h Lò đốt : 300kg/h Lò đốt : 2,000kg/h( vận hành đường ray) [Khác] Bãi rác (làm rắn), xử lý lý -hoá

Holcim (20 tấn/ngày) *

Chú thích: ( )* lượng xử lý.

3.2.2 Thành phố Hà Nội

(1) Hiện trạng các khu công nghiệp

Thành phố Hà Nội có 17 khu công nghiệp đã được Thủ tưởng Chính Phủ phê duyệt hoặc được liệt kê trong danh sách các khu công nghiệp của Việt Nam đến năm 2015 với tổng diện tích là 3500 ha và hơn 400 doanh nghiệp đang hoạt động và kinh doanh tại các khu công nghiệp. 6 khu công nghiệp đang trong quá trình giải phóng mặt bằng và 3 khu công nghiệp đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư.

Page 95: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

The Study on Urban Environmental Management in Vietnam

Vol. 06: Study Report on Solid Waste Management

Progress Report(2)

85

Hình 3-6 Vị trí KCN t ại thành phố Hà Nội

(2) Phát thải

Tổng lượng chất thải rắn đô thị ở thành phố Hà Nội theo báo cáo là khoảng 4200 tấn/ngày và 60% số đó là chất thải sinh hoạt, 20 – 25% là chất thải xây dựng và 10% là chất thải công nghiệp nguy hại và 5% là bùn tại các bể tự hoại.

Tổng lượng chất thải công nghiệp không nguy hại theo báo cáo là khaỏng 1010 tấn/ngày và có 327 đã đăng ký là chủ nguồn thải nguy hại với tổng số lượng là 371 tấn/ngày, tuy nhiên, trên thực tế, tỷ lệ thu gom/vận chuyển rất thấp.

(3) Công ty thu gom/vận chuyển và xử lý

Mười bốn (14) công ty đã được WEPA cấp giấy phép, trong đó 3 công ty được cấp phép thu gom/vận chuyển và 12 công ty được cấp phép xử lý tại thành phố Hà Nội.

Page 96: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

The Study on Urban Environmental Management in Vietnam

Vol. 06: Study Report on Solid Waste Management

Progress Report(2)

86

URENCO Hà Nội là một trong những công ty thu gom và xử lý chất thải công nghiệp phát sinh tại thành phố Hà Nội. URENCO Hà Nội trực thuộc UBND thành phố Hà Nội và có nhiệm vụ vệ sinh thành phố như thu gom/vận chuyển và xử lý chất thải tại Hà Nội cũng như cung cấp dịch vụ vệ sinh môi trường tại các KCN tại Hà Nội và các khu vực khác.

Các cơ sở xử lý của URENCO Hà Nội được trình bày khái quát dưới đây.

Bảng 3-15 Khái quát về các cơ sở xử lý thuộc URENCO Hà Nội

Mục Diễn giải

Khu vực phục vụ Thành phố Hà Nội, miền Bắc và miền Trung Việt Nam

Các cơ sở chính Khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn: 5 tấn/ngày (220kg/h) Khu liên hiệp xử lý chất thải Đại Đồng; 10-20 tấn/ngày Lò đốt chất thải công nghiệp mới (NEDO); 75 tấn/ngày [Lưu trữ, tái chế và chôn lấp] Bãi chôn lấp Nam Sơn; 200 tấn/ngày [Khác] Làm rán bụn, xử lý lý-hoá, xử lý công nghệ PCB, xử lý bằng dung dịch axit, hệ thống xử lý tái chế cồn hữu cơ, xử lý nước thải và bùn chứa đồng

Lượng xử lý Chất đốt: 130 tấn/ngày. Chất thải lỏng: 70 tấn - 100 tấn/ngày Bùn: 100 tấn/ngày.

Chú ý Các lò đốt hoạt động suốt cả tuần và chỉ dừng 1 -2 ngày để bảo dưỡng. URENCO 10 là doanh nghiệp phụ trách thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế và chất thải công nghiệp. URENCO 10 có một hệ thống xử lý PCB với công suất nhỏ là 0.5m3 và hoạt động theo mẻ.

Nguồn: Khảo sát phỏng vấn của nhóm nghiên cứu JICA năm 2009

URENCO Hà Nội xử lý khoảng 40.000 tấn chất thải công nghiệp mỗi năm, trong đó chất thải công nghiệp thông thường là 22.500 tấn/năm và chất thải công nghiệp nguy hại là 17.500 tấn/năm.

Lượng chất thải được xử lý bởi URENCO Hà Nội được trình bày trong bảng dưới đây.

Bảng 3-26 Lượng chất thải công nghiệp xử lý bởi URENCO Hà Nội

Đơn vị: tấn năm

Loại chất thải

2007 2008 2009

Chất thải công nghiệp thông thường 16,000 25,000 22,500

Chất thải công nghiệp nguy hại 16,000 25,000 17,500

Tổng 32,000 50,000 40,000 Nguồn: URENCO Hà Nội

3.2.3 Thành phố Hải Phòng

(1) Hiện trạng các khu công nghiệp

Tính đến tháng 4 năm 2010, thành phố Hải Phòng có 9 KC, 5 KCN đang hoạt động với tổng diện tích là 875 ha và có hơn 100 doanh nghiệp, 4 KCN đang giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng.

Page 97: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

The Study on Urban Environmental Management in Vietnam

Vol. 06: Study Report on Solid Waste Management

Progress Report(2)

87

Vào ngày 2 tháng 2 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt sửa đổi 2 KCN và thêm 11 KCN ở thành phố Hải Phòng vào danh mục các KCN ưu tiên thành lập.

Hình 3-7 Vị trí KCN t ại thành phố Hải Phòng

(2) Phát thải

Tổng lượng chất thải rắn đô thị tại thành phố Hải Phòng là khoảng 1200 tấn/ngày, theo báo cáo. Lượng chất thải công nghiệp không nguy hại và nguy hại theo báo cáo lần lượt là khoảng 72 tấn/ngày và 27 tấn/ngày.

(3) Thu gom/vận chuyển và xử lý

Hải Phòng có tổng số 3 doanh nghiệp được WEPA cấp phép, trong đó 2 doanh nghiệp được cấp phép thu gom/vận chuyển và 3 doanh nghiệp được cấp phép xử lý tại thành phố Hải Phòng.

URENCO Hải Phòng đang trong quá trình xin giấy phép thu gom/vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại. Do đó, hiện tại, URENCO chỉ thu gom chất thải công nghiệp không nguy hại.

3.2.3 Tỉnh Thừa Thiên – Huế

(1) Hiện trạng các khu công nghiệp

Tỉnh Thừa Thiên – Huế có 2 KCN đang hoạt động với tổng diện tích là 1185 ha và có khoảng 38 doanh nghiệp.

Page 98: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

The Study on Urban Environmental Management in Vietnam

Vol. 06: Study Report on Solid Waste Management

Progress Report(2)

88

Hình 3-8 Vị trí khu công nghiệp tại t ỉnh Thừa Thiên Huế

(2) Phát thải

Tổng lượng CTR đô thị ở tỉnh Thừa Thiên Huế theo báo cáo là khoảng 600 tấn/ngày. Lượng chất thải công nghiệp không nguy hại và nguy hại theo báo cáo lần lượt là 3 tấn/ngày v à 2 tấn/ngày. Theo báo cáo của Ban quản lý KCN tỉnh Thừa Thiên Huế, 790 tấn chất thải công nghiệp phát sinh từ 2 KCN nằm tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

(3) Thu gom/vận chuyển và xử lý

Không có công ty nào ở tỉnh Thừa Thiên Huế được WEPA cấp phép thu gom/vận chuyển và xử lý và cũng không có công ty nào được Sở TNMT của Huế cấp phép thu gom/vận chuyển và xử lý. Hiện nay có một số công ty ở Đà Nẵng và có giấy phép thu gom/vận chuyển đang thực hiện thu gom chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

URENCO Huế (HEPCO) đang nỗ lực để xin giấy phép từ Sở TNMT để thu gom/vận chuyển chất thải công nghiệp. Do đó, hiện tại URENCO Huế chỉ thu gom chất thải công nghiệp không nguy hại và xử lý cùng với chất thải sinh hoạt.

3.2.4 Thành phố Đà Nẵng

(1) Hiện trạng các khu công nghiệp

Thành phố Đà Nẵng có 4 KCN đang hoạt động với tổng diện tích là 1086 ha.

Page 99: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

The Study on Urban Environmental Management in Vietnam

Vol. 06: Study Report on Solid Waste Management

Progress Report(2)

89

Hình 3-9 Vị trí các KCN tại thành phố Đà Nẵng

(2) Phát thải

Tổng lượng CTR đô thị ở thành phố Đà Nẵng theo báo cáo la khoảng 570 tấn/ngày. Số lượng chất thải công nghiệp nguy hại và không nguy hại theo báo cáo lần lượt là khoảng 72 tấn/ngày và 25 tấn/ngày.

(3) Thu gom/vận chuyển và xử lý

Ở thành phố Đà Nẵng, có một công ty được WEPA cấp phép thu gom/vận chuyển và 2 công ty được cấp phép xử lý chất thải.

URENCO Đà Nẵng phụ trách thu gom chất thải ở thành phố Đà Nẵng và cung cấp dịch vụ thu gom/vận chuyển chất thải cho các doanh nghiệp tại các KCN cũng như chất thải y tế và các cơ sở y tế. URENCO Đà Nẵng được Sở TNMT Đà Nẵng giấy phép thu gom/vận chuyển và xử lý chất thải. URENCO Đà Nẵng xử lý 600 tấn chất thải rắn đô thị một ngày, trong đó chất thải công nghiệp thông thường là khoảng 50 tấn/ngày. 200 tấn chất thải công nghiệp nguy hại được đốt cùng với chất thải y tế nguy hại trong năm 2009.

Các thiết bị xử lý thuộc URENCO Đà Nẵng được trình bày dưới đây.

Bảng 3-17 Khái quát về các cơ sở xử lý thuộc URENCO Đà Nẵng

Mục Diễn giải

Khu vực nghiên cứu Da Nang

Các cơ sở chính [Lò đốt chất thải công nghiệp] Lò đốt 100kg/h (Bãi chôn lấp Hòa Khánh) Lò đốt 200kg/h (Bãi chôn lấp Hòa Khánh) [Lưu trữ, tái chế, chôn lấp] LF(Làm rắn)

Lượng xử lý Chất thải công nghiệp: 200 tấn/năm 2009

Chú ý Chất thải công nghiệp và chất thải y tế được xử lý bằng cùng một lò đốt rác Nguồn: Khảo sát phóng vấn của Nhóm nghiên cứu JICA năm 2009

Page 100: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

The Study on Urban Environmental Management in Vietnam

Vol. 06: Study Report on Solid Waste Management

Progress Report(2)

90

3.2.5 Thành phố Hồ Chí Minh

(1) Hiện trạng các khu công nghiệp

Tính đến tháng 2 năm 2010, thành phố Hồ Chí Minh có 3 chế xuất và 12 khu công nghiệp, 3 KCX và 10 KCN đang hoạt động với tổng diện tích là 2649 ha và khoảng 949 doanh nghiệp. Hai KCN đang trong quá trình giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng.

Hình 3-10 Vị trí các khu công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh

(2) Phát thải

Thành phố Hồ Chí Minh là khu đô thị lớn nhất ở Việt Nam và có nhiều doanh nghiệp phát sinh chất thải công nghiệp nguy hại. Tính đến tháng 10 năm 2010, có khoảng 1600 doanh nghiệp tại thành phố đã được đăng ký.

Theo báo cáo, tổng lượng chất thải của Hồ Chí Minh là khoảng 6700 ~7.200 tấn/ngày, lượng chất thải không công nghiệp nguy hại theo báo cáo là khoảng 1450 tấn/ngày và lượng chất thải công nghiệp nguy hại là khoảng 350 tấn/ngày.

(3) Công ty thu gom/vận chuyển và xử lý

Trong tổng số 23 công ty được WEPA cấp phép tại thành phố Hồ Chí Minh, có 16 công ty cấp phép thu gom/vận chuyển và 20 công ty được cấp phép xử lý. Đối vơi các công ty được

Page 101: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

The Study on Urban Environmental Management in Vietnam

Vol. 06: Study Report on Solid Waste Management

Progress Report(2)

91

cấp phép bởi Sở TNMT thành phố HCM, có 11 công ty được cấp phép thu gom/vận chuyển và một công ty được cấp phép xử lý.

Công ty môi trường Tp. Hồ Chí Minh (CITENCO) có trách nhiệm thu gom chất thải tại thành phố Hồ Chí Minh và cung cấp dịch vụ thu gom/vận chuyển chất thải của các doanh nghiệp trong các KCN cũng như chất thải y tế từ các cơ sở y tế.

CITENCO là một trong những công ty thu gom và xử lý chất thải công nghiệp được WEPA cấp phép để thu gom/vận chuyển và xử lý. Hiện tại, CITENCO xử lý chất thải công nghiệp nguy hại bằng lò đốt và chỉ có một số khách hàng của thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

Các thiết bị xử lý của CITENCO được trình bày khái quát dưới đây.

Bảng 3-18 Khái quát về các thiết bị xử lý của CITENCO

Mục Diễn giải

Khu vực nghiên cứu Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận

Các thiết bị xử lý [Lò đốt chất thải công nghiệp] Lò đốt: 7t/d (HOVAL 2000.4) Lò đốt: 4t/d (Marco Burn 2004) Lò đốt: 21t/d (Lò đốt quay ở bãi chôn lấp chất thải Đông Thanh 2010.12)

Lượng xử lý -

Chú thích Chất thải công nghiệp và chất thải y tế nguy hại được xử lý bằng hai lò đốt hiện có. Vận hành các lò đốt: 24 giờ/ngày; 6 ngày/tuần; 1 ngày cho công tác vệ sinh. Công tác bảo dưỡng lò đốt: 2 – 3 lần/năm.

Nguồn: Khảo sát phỏng vấn của Nhóm nghiên cứu JICA năm 2009

Ở thành phố Hồ Chí Minh, có rất nhiều công ty xử lý chất thải công nghiệp làm công tác thu gom và xử lý rác tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận như tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Dương.

Một số công ty được liệt kê dưới đây.

1) Công ty cổ phần môi trường Việt - Úc (VINAUSEEN)

Công ty cổ phần môi trường Việt - Úc (VINAUSEEN) được thành lập theo Quyết định số 4103000609 của Sở KH& ĐT Thành phố Hồ Chí Minh ngày 20 tháng 9 năm 2001. Hiện nay có khoảng 100 công nhân đang làm việc tại công ty với tổng diện tích là 4,100m2.

VINAUSEEN đã có giấy phép thu gom/vận chuyển và xử lý do WEPA cấp và có hơn 500 khách hàng từ thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh lân cận và cả ở thành phố Đà Nẵng.

Các thiết bị xử lý của VINAUSEEN được trình bày khái quát dưới đây.

Bảng 3-19 Khái quát về các thiết bị xử lý của VINAUSEEN

Mục Diễn giải

Khu vực nghiên cứu Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh lân cận, thành phố Đà Nẵng

Các thiết bị xử lý [Lò đốt chất thải công nghiệp] Lò đốt: 500kg/ngày Lò đốt: 2ton/ngày Lò đốt: 2ton/ngày

Lượng xử lý 9,764 tấn//năm

Chú thích Vận hành của các lò đốt: 24 tiếng/ngày; 6 ngày/tuần (6h vào sáng thứ 2 đến 17h ngày thứ Bảy); 2 giờ cho công tác vệ sinh.

Nguồn: Trang web của VINAUSEEN : Khảo sát phỏng vấn của nhóm nghiên cứu JICA 2009

Page 102: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

The Study on Urban Environmental Management in Vietnam

Vol. 06: Study Report on Solid Waste Management

Progress Report(2)

92

Tổng lượng chất thải được xử lý trong năm 2009 là 9,764 tấn, và lượng chất thải được xử lý tăng lên trong những năm gần đây. VINAUSEEN đã đặt chỉ tiêu xử lý 13000 tấn chất thải vào năm 2020.

Lượng rác xử lý được trình bày dưới đây.

Bảng 3-20 Tổng lượng chất thải xử lý trong giai đoạn 2007-2009 và kế hoạch đến 2020 của VINAUSEEN

Năm 2007 2008 2009 2020

Tổng (Tấn) 1,987 4,196 9,764 13,000

Nguồn: Khảo sát phỏng vấn của nhóm nghiên cứu JICA năm 2009

VINAUSEEN có nhiều cơ sở xử lý dưới nhiều hình thức khác nhau như lò đốt, hệ thống sấy rác và tái chế chì.

Danh sách các thiết bị và công suất tương ứng được trình bày dưới đây.

Bảng 3-21 Danh sách các thiết bị của VINAUSEEN No Thiết bị Số lượng Công suất 01 Lò đốt I 1 500 kg/ngày

02 Lò đốt II 1 2 tấn/ngày

03 Lò đốt III 1 2 tấn/ngày

04 Máy sấy khô 2 4 tấn/ngày

05 Hệ thống tái chế chì 1 2 tấn/ngày

06 Hệ thống chưng cất chân không 2 1 tấn/ngày

07 Hệ thống tái chề dầu 1 1 tấn/ngày

08 Hệ thống xử chất lỏng 40 m3/ngày

+ Xử lý chất thải từ dầu 1 -

+ xử lý chất thải hóa chất 1 -

+ Xử lý sinh học 1 -

09 Hệ thống mài cao su 3 03 tấn/ngày

10 Hệ thống ép thủy lực 3 10 tấn/ngày

11 Hệ thống mài nhựa 3 3 tấn/ngày

12 Hệ thồng nghiền 2 2 tấn/ngày

13 Làm rắn tất cả các loại chất thải 1 10 tấn/ngày

14 Hệ thống rửa áp lực 1 40 đơn vị/ngày

15 Xử lý bằng ánh sáng Fluorescent 1 300 đơn vị/ngày

16 Thiết bị nâng hạ 2 2,5 tấn

17 Phương tiện nhỏ 1 1,75 tấn

18 Phương tiện nhỏ 1 2,4 tấn Nguồn: HP của VINAUSEEN

2) Công ty TNHH Môi trường xanh (Green Environment Co.Ltd)

Công ty TNHH Môi trường xanh có khoảng 45 công nhân làm việc tại cơ sở với tổng diện tích là 3000m2 và có các chi nhánh tại các thành phố khác (Hải Dương, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu, Tây Ninh).

Công ty TNHH Môi trường xanh được WEPA cấp giấy phép thu gom/vận chuyển và xử lý và có hơn 50 khách hàng từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

Công ty TNHH Môi trường xanh có rất nhiều thiết bị xử lý khác nhau ví dụ như lò đốt, cơ sở phục hồi chì, hệ thống phục hồi dung môi, các máy nghiền, đèn/bong đèn fluorescent, máy huỷ.

Các thiết bị xử lý của Công ty Môi trường xanh được trình bày dưới đây.

Page 103: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

The Study on Urban Environmental Management in Vietnam

Vol. 06: Study Report on Solid Waste Management

Progress Report(2)

93

Bảng 3-22 Khái quát về thiết bị xử lý của công ty TNHH Môi trường xanh

Mục Diễn giải

Khu vực nghiên cứu Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận/ tất cả các vùng trên đất nước

Các thiết bị chính Lò đốt: (loại FSI-300) [khác] Thiết bị phục hồi chì, hệ thống phục hồi dung môi, máy nghiền, máy huỷ đèn/bóng đèn huỳnh quang, nhà máy xử lý nước thải (công suất xử lý là 6m3/h, xử lý sinh học)

Lượng xử lý Chất thải công nghiệp nguy hại: 844tấn/năm

Chú ý Các chi nhánh: Hải Dương, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu, Tây Ninh).

Nguồn: Khảo sát phỏng vấn của nhóm nghiên cứu JICA năm 2009

3.2.6 Tỉnh Đồng Nai

(1) Hiện trạng các khu công nghiệp

Tỉnh Đồng Nai có 29 khu công nghiệp tính đến tháng 11 năm 2010, có 22 khu công nghiệp đang hoạt động với tổng diện tích là 5.856 ha, 7 khu công nghiệp đang giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng.

Hình 3-11 Vị trí các khu công nghiệp tại Đồng Nai

Page 104: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

The Study on Urban Environmental Management in Vietnam

Vol. 06: Study Report on Solid Waste Management

Progress Report(2)

94

(2) Phát thải

Tổng lượng chất thải rắn đô thị tại tỉnh Đồng Nai theo báo cáo là khoảng 1150 tấn/ngày. Lượng chất thải công nghiệp không nguy hại và nguy hại theo báo cáo lần lượt là 550 tấn/ngày và 140 tấn/ngày.

(3) Thu gom/vận chuyển và xử lý

Trong tổng số 5 công ty được WEPA cấp giấy phép, có 1 công ty được cấp giấy phép thu gom/vận chuyển và 5 công ty được cấp phép xử lý tại tỉnh Đồng Nai. Một công ty được Sở TNMT Đồng Nai cấp phép thu gom/vận chuyển và xử lý.

3.2.7 Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

(1) Hiện trạng các khu công nghiệp

Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có 11 khu công nghiệp tính đến tháng 11 năm 2010. Có 7 JCN đang hoạt động với tổng diện tích là 3,512 ha, 4 KCN đang giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng .

Hình 3-12 Vị trí các khu CN tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

(2) Phát thải

Tổng lượng chất thải rắn đô thị tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu theo báo cáo là khoảng 74 tấn/ngày. Lượng chất thải công nghiệp không nguy hại và nguy hại theo báo cáo lần lượt là 276 tấn/ngày và 91 tấn/ngày.

(3) Thu gom/vận chuyển và xử lý

Ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có 3 công ty được WEPA cấp phép xử lý.

3.2.8 Tỉnh Bình Dương

(1) Hiện trạng các khu công nghiệp

Tỉnh Bình Dương có 25 KCN tính đến tháng 11 năm 2010. 15 KCN đang hoạt động với tổng diện tích 3196 ha, 10 KCN đang giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng.

Page 105: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

The Study on Urban Environmental Management in Vietnam

Vol. 06: Study Report on Solid Waste Management

Progress Report(2)

95

Hình 3-13 Vị trí các khu CN tại tỉnh Bình Dương

(2) Phát thải

Tổng lượng chất thải rắn đô thị tại tỉnh Bình Dương theo báo cáo là khoảng 700 tấn/ngày. Lượng chất thải công nghiệp không nguy hại và nguy hại theo báo cáo lần lượt là 180 tấn/ngày và 120 tấn/ngày.

(3) Thu gom/vận chuyển và xử lý

Có tổng số 7 công ty được WEPA cấp giấy phép, trong đó có 4 công ty được cấp phép thu gom/vận chuyển và 5 công ty được cấp phép xử lý tại tỉnh Bình Dương.

3.3 Kết quả khảo sát thực tế về quản lý chất thải công nghiệp tại các địa bàn mục tiêu

3.3.1 Khái quát về khảo sát thực tế về phát sinh chất thải công nghiệp nói chung

(1) Mục tiêu của cuộc khảo sát

Mục tiêu của khảo sát thực tế về phát sinh chất thải công nghiệp nói chung nhằm để tìm hiểu xu hướng phát thải/xử lý/chế biến chất thải công nghiệp tại Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Tp.HCM và các tỉnh lân cận (Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương).

(2) Nội dung cuộc khảo sát

Khảo sát bằng bảng câu hỏi tại các khu công nghiệp được thực hiện nhằm khảo sát hiện trạng và kế hoạch tương lai về chất thải công nghiệp. Nội dung của cuộc khảo sát được trình bày trong Bảng dưới đây.

Page 106: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

The Study on Urban Environmental Management in Vietnam

Vol. 06: Study Report on Solid Waste Management

Progress Report(2)

96

Bảng 3-23 Nội dung khảo sát thực tế vè phát sinh chất thải công nghiệp nói chung

Mục Diễn giải

Thời gian 5/6/2010 to 22/6/2010

Bảng câu hỏi Số lượng bảng câu hỏi phát:640

Mục tiêu Các KCN và doanh nghiệp đóng tại các KCN ở Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế, Tp.Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận (Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương)

Phương thức Bảng câu hỏi

Nội dung Loại hình kinh doanh, loại hình và sản lượng sản phẩm; Nguyên liệu công nghiệp được sử dụng, Phương pháp xử lý chất thải, loại và lượng chất thải, điểm cuối của chất thải, Loại và lượng chất thải được tái chế, vv.

3.3.2 Kết quả khảo sát

(1) Số lượng doanh nghiệp trả lời

Số lượng doanh nghiệp trả lời bảng câu hỏi khảo sát là 328 trong tổng số 640 (chiếm 51,3%). Kết quả được trình bày trong bảng và hình dưới đây.

Bảng 3-24 Số lượng doanh nghiệp trả lời bảng câu hỏi theo khu vực nghiên cứu

Khu vực nghiên cứu Số lượng phiếu phát Số lượng DN trả lời

Hà Nội 80 33

Bên ngoài KCN tại Hà Nôi 60 32

Hải Phòng 40 34

Đà Nẵng – Huế 40 23

Hồ Chí Minh 240 120

Đồng Nai 80 63

Bà Rịa – Vũng Tàu 60 15

Bình Dương 40 8

Tổng 640 328

(51.3%)

Page 107: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

The Study on Urban Environmental Management in Vietnam

Vol. 06: Study Report on Solid Waste Management

Progress Report(2)

97

Hình 3-14 Sơ đồ phân bố doanh nghiệp trả lời bảng câu hỏi khảo sát

Số lượng doanh nghiệp trả lời phân theo các ngành công nghiệp được trình bày dưới đây.

Rất nhiều doanh nghiệp như sản xuất công nghiệp cơ bản, vải/dệt may, sản xuất chất hóa học nằm tại thành phố Hồ Chí Minh; nhiều doanh nghiệp sản xuất gỗ và các sản phẩn đồ gỗ nằm tại tỉnh Đồng Nai; nhiều doanh nghiệp liên quan đến phương tiện vận tải nằm ở thành phố Hà Nội và Hải Phòng.

Page 108: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

The Study on Urban Environmental Management in Vietnam

Vol. 06: Study Report on Solid Waste Management

Progress Report(2)

98

Bảng 3-25 Số lượng doanh nghiệp trả lời phân theo các ngành công nghiệp

STT Ngành công nghiệp HN HP DN/H HCM DNai BR-VT BD Tổng

1 Sản xuất kim loại cơ bản 12 5 7 52 10 3 2 91

2 Vải/dệt may 2 2 2 13 8 1 0 28

3 Sản xuất hóa chất 15 5 1 26 9 2 2 60

4 Cao su, nhựa 4 2 5 4 6 0 0 21

5 Giấy, sản phẩm giấy 2 0 3 10 1 0 1 17

6 In/xuất bản 1 0 0 10 0 0 0 11

7 Gỗ/sản phẩm gỗ 1 0 0 0 10 0 1 12

8 Chế biến thực phẩm 2 3 1 0 5 2 1 14

9 Thiết bị điện tử 6 4 1 5 3 0 0 19

10 Máy móc 2 1 0 0 1 0 0 4

11 Phương tiện vận chuyển 12 9 0 0 0 0 0 21

12 Sản phẩm da 0 0 0 0 1 3 0 4

13 Văn phòng phẩm 1 1 0 0 1 0 0 3

14 Sản phẩm than/dầu 0 0 0 0 1 0 0 1

15 Tái chế, xử lý rác 0 0 0 0 0 0 1 1

16 Khác 5 2 3 0 7 4 0 21

Tổng số công ty 65 34 23 120 63 15 8 328 Chú thích: HN: Hà Nội và các doanh nghiệp ngoài KCN Hà Nội; HP: Hải Phòng; DN/H: Đà Nẵng – Huế, HCM: Hồ Chí

Minh, DNai: Đồng Nai, BR-VT: Bà Rịa – Vũng Tàu

Quy mô lao động của các doanh nghiệp trả lời được trình bày dưới đây. Theo kết quả khảo sát, 78,3% các doanh nghiệp tại KCN có ít hơn 300 lao động.

Các doanh nghiệp có nhiều hơn 301 lao động thuộc các ngành công nghiệp như dệt may, gỗ/sản phẩm gỗ, thiết bị điện tử, phương tiện vận chuyển.

Bảng 3-26 Quy mô lao động của các doanh nghiệp trả lời

STT Ngành công nghiệp Quy mô lao động

<100 101 - 300 301- 500 501-1,000 >1,001

1 Ngành công nghiệp 49 33 3 4 2

2 Sản xuất kim loại cơ bản 8 9 5 2 4

3 Vải/dệt may 33 22 3 0 2

4 Sản xuất hóa chất 7 9 2 0 3

5 Cao su, nhựa 13 2 2 0 0

6 Giấy, sản phẩm giấy 10 0 1 0 0

7 In/xuất bản 1 5 1 2 3

8 Gỗ/sản phẩm gỗ 3 7 0 3 1

9 Chế biến thực phẩm 6 5 3 2 3

10 Thiết bị điện tử 2 2 0 0 0

11 Máy móc 5 8 2 3 3

12 Phương tiện vận chuyển 0 1 0 1 2

13 Sản phẩm da 0 1 0 1 1

14 Văn phòng phẩm 1 0 0 0 0

15 Sản phẩm than/dầu 0 1 0 0 0

16 Tái chế, xử lý rác 10 4 3 3 1

Khác 148 109 25 21 25 ( /328) (45.1%) (33.2%) (7.6%) (6.4%) (7.6)

Page 109: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

The Study on Urban Environmental Management in Vietnam

Vol. 06: Study Report on Solid Waste Management

Progress Report(2)

99

Số lượng các doạnh nghiệp trả lời với quy mô lao động trên 301 lao động tại Hà Nội là 23/65 doanh nghiệp. Tuy nhiên, tại thành phố HCM chỉ có một doanh nghiệp trong số các daonh nghiệp được khảo sát có quy mô lao động trên 301 người.

Bảng 3-27 Quy mô lao động của các doanh nghiệp trả lời trong khu vực nghiên cứu

Tỉnh/thành phố Trả lời <100 101-300 301-500 501-1,000 >1,001

HN 65 21 21 7 8 8

HP 34 9 14 4 3 4

DN/H 23 9 9 4 0 1

HCM 120 84 35 0 0 1

DNai 63 18 22 9 7 7

BR-VT 15 4 4 1 3 3

BD 8 3 4 0 0 1

Tổng 328 148 109 25 21 25

(2) Khối lượng từng loại chất thải

Theo các kết quả khảo sát thực tế, lượng chất thải theo loại được tính toán dưới đây:

Bảng 3-28 Tóm tắt lượng chất thải

Số lượng từng loại chất thải Chất thải công nghiệp không

nguy hại

Chất thải công nghiệp nguy hại

Chất thải đô thị

(1) Số lượng phản hồi 242 289 239

( /328) (73.8%) (88.1%) (72.9%)

(2) Số lượng (tấn/năm) 83,494.31 12,329.30 5,204.31

Theo kết quả khảo sát thực tế, đã phát hiện một số vấn đề tại khu vực nghiên cứu như sau.

• Nhiều doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đều trả lời về khối lượng mỗi loại rác thải. Nhưng tổng lượng phát thải của các loại rác lại không cao so với các tỉnh/ thành khác.

• Đồng Nai có nhiều chất thải công nghiệp không nguy hại.

• Hà Nọi có nhiều chất thải công nghiệp nguy hại.

• Về tỉ lệ các câu trả lời về khối lượng rác thải, chất thải công nghiệp không nguy hại và chất thải rắn đô thị lại ít hơn chất thải công nghiệp nguy hại.

Khối lượng mỗi loại chất thải trong khu vực dự án và số lượng các câu trả lời về khối lượng chất thải trong khu vực nghiên cứu được trình bày trong bảng dưới đây.

Bảng 3-29 Khối lượng mỗi loại rác thải tại khu vực nghiên cứu Đơn vị: tấn/ năm

Tỉnh/ thành Non-HzIW HzIW MSW Tổng

HN 12,173.51 7,839.47 1,391.10 21,404.08

HP 8,999.21 475.86 551.77 10,026.84

DN/H 1,397.40 42.12 517.39 1,956.91

HCM 5,356.38 1,498.25 667.87 7,522.50

DNai 33,190.63 2,017.96 983.56 36,192.15

BR-VT 203.20 3,606.17 145.90 3,955.27

BD 457.60 68.50 90.41 616.51

Tổng cộng 61,777.93 15,548.33 4,348.00 81,674.26

Page 110: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

The Study on Urban Environmental Management in Vietnam

Vol. 06: Study Report on Solid Waste Management

Progress Report(2)

100

Bảng 3-30 Số lượng các câu trả lời về khối lượng mỗi loại chất thải tại khu vực nghiên cứu

Tỉnh/ thành Non-HzIW HzIW MSW Tổng

HN 46 55 28 65 HP 31 31 26 34 DN/H 18 15 14 23 HCM 77 116 108 120 DNai 56 58 54 63 BR-VT 9 9 6 15 BD 7 8 6 8 Tổng 244 292 242 328

Theo kết quả khảo sát thực tế, đã phát hiện một số vấn đề sau về loại ngành công nghiệp như sau.

• Các doanh nghiệp sản xuất gỗ/ các sản phẩm gỗ và thực phẩm/ đồ uống thường sản sinh nhiều chất thải công nghiệp không nguy hại.

• Các doanh nghiệp cao su/ nhựa, thiết bị điện tử và sản phẩm da sản sinh nhiều chất thải công nghiệp nguy hại so với các doanh nghiệp khác.

Số lượng mỗi loại chất thải của mỗi ngành công nghiệp và số lượng các câu trả lời về khối lượng chất thải của mỗi ngành công nghiệp được trình bày dưới đây.

Bảng 3-31 Khối lượng mỗi loại chất thải của mỗi ngành công nghiệp Đơn vị: tấn/ năm

TT Ngành công nghiệp Non-HzIW HzIW MSW Tổng

1 Kim loại cơ bản 6,338.58 2,151.96 819.11 9,309.65

2 Sợi 8,009.97 255.76 335.17 8,600.90

3 Hóa chất 4,757.40 2,370.89 390.48 7,518.77

4 Cao su/ nhựa 1,263.02 2,538.75 1,021.45 4,823.22

5 Giấy/ sản phẩm giáy 1,445.17 226.37 111.90 1,783.44

6 In ấn/ xuất bản 2,456.31 172.43 140.76 2,769.50

7 Gỗ/ sản phẩm gỗ 17,195.71 477.62 90.90 17,764.23

8 Thực phẩm/ đồ uống 11,500.81 42.46 528.14 12,071.41

9 Thiết bị điện tử 1,227.44 1,919.34 230.58 3,377.36

10 Máy móc 243.97 5.29 54.03 303.29

11 Phương tiện vận tải 5,228.53 1,341.58 350.21 6,920.32

12 Sản phẩm da 123.52 3,588.86 46.80 3,759.18

13 Văn phòng phẩm 420.20 36.21 34.44 490.85

14 Than/ sản phẩm dầu 34.08 187.84 3.84 225.76

15 Tái chế/ xử lý chất thải 0.00 0.05 0.00 0.05

16 Khác 1,533.22 232.93 190.19 1,956.34

Tổng cộng 61,777.93 15,548.34 4,348.00 81,674.27

Page 111: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

The Study on Urban Environmental Management in Vietnam

Vol. 06: Study Report on Solid Waste Management

Progress Report(2)

101

Bảng 3-32 Số lượng các câu trả lời về khối lượng mỗi loại chất thải theo ngành công nghiệp

TT Ngành công nghiệp Non-HzIW HzIW MSW Tổng

1 Kim loại cơ bản 70 83 73 91

2 Sợi 22 25 23 28

3 Hóa chất 35 54 45 60

4 Cao su/ nhựa 14 17 15 21

5 Giấy/ sản phẩm giáy 14 14 16 16

6 In ấn/ xuất bản 8 12 11 12

7 Gỗ/ sản phẩm gỗ 12 12 9 12

8 Thực phẩm/ đồ uống 13 11 8 14

9 Thiết bị điện tử 16 17 9 19

10 Máy móc 3 3 2 4

11 Phương tiện vận tải 18 19 13 21

12 Sản phẩm da 2 4 2 4

13 Văn phòng phẩm 3 3 2 3

14 Than/ sản phẩm dầu 1 1 1 1

15 Tái chế/ xử lý chất thải 0 1 0 1

16 Khác 13 16 13 21

Tổng cộng 244 292 242 328

Theo kết quả khảo sát thực tế, các vấn đề về quy mô lao động đã được phát hiện như sau:

• Tỉ lệ sản sinh các loại chất thải tỉ lệ với quy mô lao động.

• Tỉ lệ phản hồi của hơn 500 công nhân viên chỉ là 14% nhưng hơn một nửa chất thải phát sinh bởi các doanh nghiệp có quy mô lao động lớn.

Khối lượng của mỗi loại chất thải theo quy mô lao động và số lượng các câu trả lời về khối lượng của mỗi loại chất thải theo quy mô lao động được trình bày dưới đây.

Bảng 3-33 Khối lượng mỗi loại chất thải theo quy mô lao động Đơn vị: tấn/ năm

Quy mô lao động Non-HzIW HzIW MSW Tổng

<100 9,654.64 2,254.24 801.53 12,710.41

101-300 10,861.85 3,198.75 909.55 14,970.15

301-500 12,439.68 1,470.32 147.11 14,057.11

501-1000 14,954.37 1,422.34 766.05 17,142.76

>1,001 13,867.39 7,202.68 1,723.76 22,793.83

Tổng 61,777.93 15,548.33 4,348.00 81,674.26

Bảng 3-34 Số câu trả lời về khối lượng mỗi loại chất thải theo quy mô lao động

Quy mô lao động Non-HzIW HzIW MSW Tổng

<100 106 135 120 149

101-300 78 94 79 108

301-500 21 22 15 25

501-1000 19 19 10 21

>1,001 20 22 18 25

Tổng 244 292 242 328

Page 112: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

The Study on Urban Environmental Management in Vietnam

Vol. 06: Study Report on Solid Waste Management

Progress Report(2)

102

(3) Thu gom/vận chuyển và xử lý chất thải công nghiệp không nguy hại

Hầu hết các doanh nghiệp (74.2%) lựa chọn “ký hợp đồng thu gom hoặc xử lý chất thải” làm phương thức xử lý các các chất thải công nghiệp không nguy hại. Không doanh nghiệp nào lựa chọn việc đốt, ủ và chôn lấp trên công trường làm phương thức xử lý chất thải công nghiệp không nguy hại.

Số doanh nghiệp lựa chọn bán chất thải có giá trị chiếm 18.0% và một số doanh nghiệp lựa chọn “nghiền nát” vì họ sử dụng làm nguyên liệu để đun. Tái chế tại chỗ, tái sử dụng chất thải và trao đổi không phải là những phương pháp chế biến chính.

Bảng 3-35 Phương pháp xử lý các chất thải công nghiệp không nguy hại

Tỉnh/TP Nghiền nát Ký hợp đồng (Xử

lý chât thải) Ký hợp đồng (thu

gom chất thải) Bán Khác

HN 0 27 21 1 0

HP 3 16 11 4 2

DN/H 1 11 7 2 0

HCM 0 8 43 19 9

DNai 2 18 21 21 2

BR-VT 1 7 3 0 0

BD 0 5 0 1 1

total 7 92 106 48 14

(%) 2.6% 34.5% 39.7% 18.0% 5.2%

Nghiền2.6%

Hợp đồng xử lý bên ngoài

34.5%

Hợp đồng thu gom

39.7%

Bán18.0%

Khác5.2%

Hình 3-15 Phương pháp xử lý các chất thải công nghiệp không nguy hại

106 doanh nghiệp trong số các doanh nghiệp trả lời ký hợp động vận chuyển/thu gom chất thải công nghiệp không nguy hại. Các nhà thầu chủ yếu nằm ngòai các khu công nghiệp (69.8%), nhưng 21 trong số 43 doanh nghiệp ở Hồ Chí Minh trả lời “cùng KCN”.

Mức độ thường xuyên của việc thu gom chất thải thay đổi theo từng doanh nghiệp. Nhưng tại thành phố Hồ Chí Minh, vì nhà thầu của 21 doanh nghiệp thuộc cùng khu công nghiệp, do đó số lần thu gom rác cao hơn so với các thành phố khác.

Page 113: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

The Study on Urban Environmental Management in Vietnam

Vol. 06: Study Report on Solid Waste Management

Progress Report(2)

103

Bảng 3-36 Thu gom chất thải công nghiệp không nguy hại

Khu vực nghiên cứu

Số lượng trả lời

Mức độ thường xuyên

(ngày/lần)

Vị trí các nhà thầu

Cùng khu CN

Khác KCN Ngoài KCN

Không biết

HN 21 3.73 0 3 18 0

HP 11 1.74 1 0 10 0

DN/H 7 1.01 0 0 4 3

HCM 43 7.73 21 1 20 1

DNai 21 8.3 0 2 19 0

BR-VT 3 2 0 0 3 0

BD 0 0 0 0 0

Tổng số lượng trả lời 106 22 6 74 4 (%) (100%) (20.7%) (5.7%) (69.8%) (3.8%)

92 doanh nghiệp ký hợp đồng xử lý chất thải công nghiệp không nguy hại. Các nhà thầu chủ yếu nằm ngoài các khu CN (91.3%).

Đối với phương pháp xử lý chất thải công nghiệp không nguy hại, 23.9% doanh nghiệp lựa chọn “đốt”, 30,7% lựa chọn “chôn lấp”, 25% chọn “tái chế”. 40.0% doanh nghiệp trả lời không biết chất thải công nghiệp không nguy hại được xử lý như thế nào, đặc biệt 8 trong số 11 doanh nghiệp ở Đà Nẵng/Huế và 4 trong 7 doanh nghiệp ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chọn “không biết”.

Bảng 3-37Xử lý chất thải công nghiệp không nguy hại (1)

Tỉnh/thành phố

Số lượng trả lời

Tần xuất (ngày/lần)

Vị trí nhà thầu

Cùng khu CN Khác KCN Ngoài KCN Không biết

HN 27 7.65 0 0 27 0

HP 16 2.81 0 0 16 0

DN/H 11 1.20 1 0 9 1

HCM 8 0.09 1 2 5 0

DNai 18 3.01 0 2 15 1

BR-VT 7 0.25 0 0 7 0

BD 5 0.13 0 5 0

Tổng 92 2 4 84 2

(%) (100%) (2.2%) (4.3%) (91.3%) (2.2%)

Bảng 3-38 Xử lý chất thải công nghiệp không nguy hại (2)

Khu vực nghiên cứu

Số lượng trả lời

Mức độ thường xuyên

(ngày/lần)

Phương pháp xử lý

Nghiền Đốt LF Tái chế Khác Không biết

HN 27 7.65 2 4 13 4 2 6

HP 16 2.81 1 5 7 4 1 3

DN/H 11 1.20 0 2 2 2 1 8

HCM 8 0.09 0 6 0 7 0 1

DNai 18 3.01 1 1 4 4 1 11

BR-VT 7 0.25 0 3 1 0 0 4

BD 5 0.13 0 1 1 2 1 1

Total 92 4 22 28 23 6 34

(%) (100%) (4.4%) (23.9%) (30.4%) (25.0%) (6.5%) (40.0%)

Page 114: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

The Study on Urban Environmental Management in Vietnam

Vol. 06: Study Report on Solid Waste Management

Progress Report(2)

104

(4) Thu gom/vận chuyển và xử lý chất thải công nghiệp nguy hại

Phần lớn các doanh nghiệp (58.4%) lựa chọn phương án “ký hợp đồng thu gom hoặc xử lý chất thải” để xử lý chất thải công nghiệp nguy hại cũng như không nguy hại. Không doanh nghiệp nào lựa chọn đốt, ủ và chôn lấp trong phương thức xử lý chất thải công nghiệp nguy hại. Mặt khác, lưu trữ tạm thời trong các doanh nghiệp cũng được 37% các doanh nghiệp lựa chọn làm phương pháp xử lý chất thải công nghiệp nguy hại.

Bảng 3-39 Phương pháp xử lý chất thải rắn nguy hại

Tỉnh/TP Lưu trữ Ký hợp đồng

(xử lý chất thải)

Ký hợp đồng

(thu gom chất thải)

Hóa rắn, sấy Khác

HN 41 43 12 1 2

HP 19 23 3 2 0

DN/H 2 7 8 0 0

HCM 77 53 50 0 15

DNai 24 42 19 1 0

BR-VT 4 7 3 0 0

BD 8 5 1 1 0

Total 175 180 96 5 17

(%) 37.0% 38.1% 20.3% 1.1% 3.6%

Lưu giữ37.0%

Hợp đồng xử lý38.1%

Hợp đồng thu gom

20.3%

Hóa rắn1.1%

Khác3.6%

Hình 3-16 Phương thức xử lý chất thải công nghiệp nguy hại

96 doanh nghiệp đang ký hợp đồng thu gom/vận chuyển chất thải công nghiệp nguy hại. Các nhà thầu chủ yếu nằm ngoài khu công nghiệp (77.1%), nhưng 15 trong số 50 doanh nghiệp ở Hồ Chí Minh đã trả lời “cùng khu công nghiệp”.

Tần suất thu gom rác thay đổi theo các doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở thành phố Hồ Chí Minh, vì nhà thầu của 15 doanh nghiệp nằm cùng một khu công nghiệp, nên tần suất thu gom rác cao hơn so với các thành phố khác.

Page 115: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

The Study on Urban Environmental Management in Vietnam

Vol. 06: Study Report on Solid Waste Management

Progress Report(2)

105

Bảng 3-40 Thu gom chất thải công nghiệp nguy hại

Khu vực nghiên cứu

Số lượng trả lời

Tần xuất (ngày/lần)

Vị trí công ty thu gom

Cùng KCN Khác KCN Ngoài KCN Không biết

HN 12 2.40 0 2 10 0

HP 3 0.10 0 0 3 0

DN/H 8 1.25 0 0 6 2

HCM 50 5.02 15 1 33 1

DNai 19 1.34 0 0 19 0

BR-VT 3 1.01 0 0 3 0

BD 1 0.03 1 0 0

Tổng số trả lời 96 16 3 74 3 (%) (100%) (16.7%) (3.1%) (77.1%) (3.1%)

180 doanh nghiệp ký hợp đồng xử lý chất thải công nghiệp nguy hại. Các nhà thầu chủ yếu nằm ngoài khu công nghiệp (77.2%) nhưng ở thành phố Hồ Chí Minh, có 15 trong số 53 doanh nghiệp trả lời “cùng khu CN” và 14 trong số đó trả lời “các khu công nghiệp”.

Về phương pháp xử lý HzIW, 54.4% trong số doanh nghiệp lựa chọn “đốt”, 25% chọn “chôn lấp”, 3.9% chọn “nghiền” và 4.4% chọn “tái chế”. 31.7% doanh nghiệp trả lời họ không HzIW được xử lý như thế nào, đặc biệt 5 trong số 7 doanh nghiệp ở Đà Nẵng/Huề, 27 trong số 42 doanh nghiệp ở tỉnh Đồng Nai và 4 trong số 7 doanh nghiệp ở Bà Rịa – Vũng Tàu chọn “không biết”.

Bảng 3-41 Xử lý chất thải công nghiệp nguy hại (1)

Tỉnh/thành phố

Sốlượng trả lời

Tần xuẩt (lần/ngày)

Vị trí các nhà thầu

Cùng khu CN Khác KCN Ngoài KCN Không xác định

HN 43 8.49 0 0 41 2

HP 23 2.89 0 1 22 0

DN/H 7 0.29 1 0 5 1

HCM 53 2.01 15 14 24 0

DNai 42 1.77 0 1 38 3

BR-VT 7 1.02 0 2 5 0

BD 5 0.22 1 0 4 0

Tông 180 17 18 139 6

(%) (100%) (9.4%) (10.0%) (77.2%) (3.3%)

Bảng 3-42 Xử lý chất thải công nghiệp nguy hại (2)

Tỉnh/thành phố

Sốlượng trả lời

Tần xuất (lần/ngày)

Phương pháp xử lý chất thải công nghiệp nguy hại

Nghiền Đốt Chôn lấp Tái chế Khác Không biết

HN 43 8.49 4 13 26 1 2 7

HP 23 2.89 1 11 6 4 3 8

DN/H 7 0.29 0 4 1 0 1 5

HCM 53 2.01 1 51 0 0 5 4

DNai 42 1.77 2 11 10 2 1 27

BR-VT 7 1.02 0 4 0 0 2 4

BD 5 0.22 0 4 2 0 0 2

Tông 180 8 98 45 7 14 57

(%) ( 100%) (4.4%) (54.4%) (25.0%) (3.9%) (7.8%) (31.7%)

Page 116: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

The Study on Urban Environmental Management in Vietnam

Vol. 06: Study Report on Solid Waste Management

Progress Report(2)

106

(6) Chi phí

Mức giá trung bình cho xử lý chất thải công nghiệp là khoảng 200,000-600,000VND/tấn, và đối với chất thải công nghiệp không nguy hại là khoảng 1,500,000-4,000,000VND/tấn và chất thải nguy hại là khoảng 6,000,0000-8,000,000VND/tấn. Nhiều công ty ở Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh nói rằng họ phải trả phí xử lý HzIW là 8,000-9,000VND/kg và cộng thêm phí vận chuyển là 400,000VND/tấn.

Giá xử lý bên ngoài còn phụ thuộc vào đàm phán giữa các doanh nghiệp và công ty xử lý. Giá thay đổi theo từng doanh nghiệp và loại chất thải. Trong trường hợp chất thải có lẫn nhiều chất có thể tái chế, giá có thể được giảm.

(7) Những khó khăn của doanh nghiệp

42.5% doanh nghiệp lo lắng không biết chất thải chuyển cho các nhà thầu bên ngoài có được các công ty xử lý chất thải xử lý theo đúng quy định hay không. 41.2% doanh nghiệp trả lời rằng phí trả cho nhà thầu vận chuyển và xử lý chất thải là quá cao. Rất nhiều doanh nghiệp trả lời “không có đủ chỗ để lưu trữ chất thải tại chỗ”, “không có thông tin kỹ thuật để đẩy mạnh tái chế và giảm thiểu chất thải” và “khó khăn nâng cao nhận thức về phân loại chất thải”

Các doanh nghiệp ở Hà Nội, thành phố Hải Phòng và tỉnh Bình Dương phản hồi rằng có rất nhiều khó khăn, mặt khác các doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng/Huế phản hồi là không có nhiều khó khăn.

Bảng 3-43 Khó khăn của các doanh nghiệp

Tỉnh/thành phố

Số lượng trả lời

Không đủ diện tích để lưu trữ chất thải tại chỗ

Không có công trình xử lý/chế biến rác

tại công ty

Không có kỹ thuật và thông

tin để tăng cường tái chế và giảm thiểu

chất thải

Không có bộ phận xử

lý/chế biến rác hợp lý

Phí trả cho nhà thầu phụ để xử lý/vận chuyển chất thải quá cao

HN 53 13 6 31 21 20

HP 27 14 7 11 3 18

DN/H 13 4 4 1 3 4

HCM 72 6 9 10 12 16

DNai 45 16 4 13 15 29

BR-VT 10 3 6 3 1 3

BD 8 6 3 4 1 4

Tổng 228 62 39 73 56 94 ( /228) (27.2%) (17.1%) (32.0%) (24.6%) (41.2%)

Tỉnh/thành phố

Có sự lo lắng về việc các tổ chức xử lý/chế biến rác hợp lý hay

không

Hệ thống thông tin về chất

thải nguy hại không đáng tin

cậy

Không có công trình xử lý chất thải

nguy hại phát sinh từ hoạt động của công ty

Khó nâng cao nhận thức về

phân loại chất thải

Không thẻ xuất

khẩu chất thải

Khiếu nại từ người dân xung

quanh Khác

HN 23 26 9 8 1 8 3

HP 20 5 5 17 4 1 0

DN/H 3 1 0 2 0 1 1

HCM 20 24 13 24 9 10 2

DNai 23 7 3 21 1 2 1

BR-VT 3 0 2 2 1 0 0

BD 5 3 3 4 0 1 1

Total 97 66 35 78 16 23 8

(42.5%) (28.9%) (15.4%) (34.2%) (7.0%) (10.1%) (3.5%)

Page 117: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

The Study on Urban Environmental Management in Vietnam

Vol. 06: Study Report on Solid Waste Management

Progress Report(2)

107

0.0%

20.0%

40.0%

60.0%

80.0%

100.0%

HN HP DN/H HCM DNai BR-VT BD Total

Không có đủ thông tin và kỹ thuật Chi phí cao Nghi ngờ việc xử lý Ý thức về phân loại

Hình 3-17 Khó khăn của các doanh nghiệp

(8) Hành động bảo vệ môi trường

125 trong số 172 doanh nghiệp trả lời rằng hoạt động bảo vệ môi trường của họ là “các khoá tập huấn, hội thảo”, đặc biệt có đến 92.3% doanh nghiệp tại thủ đô Hà Nội, 70% doanh nghiệp tại thành phố Hải Phòng và 88.9% doanh nghiệp ở tỉnh Đồng Nai lựa chọn ý kiến này.

Bảng 3-44 Hành động bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp

Tỉnh/thành phố

Sổ lượng trả lời

Phân loại chất thải, giảm thiểu và tái

chế chất thải Tái chế nước

Xử lý nước thải và chất

thải theo luật và quy định

Khoá tập huấn, hội thảo

Nghiên cứu và phát triển

công nghệ để bảo vệ môi

trường

HN 39 11 21 14 36 12

HP 30 7 2 17 21 11

DN/H 17 6 3 14 7 1

HCM 21 5 3 10 10 1

DNai 45 4 1 4 40 3

BR-VT 14 2 1 10 8 0

BD 6 4 3 5 3 0

Tổng 172 39 34 74 125 28

( /172) (22.7%) (19.8%) (43.0%) (72.7%) (16.3%)

(9) Tổ chức tiêu chuẩn hoá chất lượng quốc tế (ISO) và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)

173 trong số 203 doanh nghiệp trả lời “có biết về ISO” và 251 trong số 252 doanh nghiệp trả lời “có biết về CSR”. Có 78.3% trả lời rằng “áp dụng và thực hiện ISO” và 77% trả lời “áp dụng và thực hiện CSR”. Cụ thể, các doanh nghiệp tại thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Hồ Chí Minh dường như có nhận thức cao hơn.

Page 118: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

The Study on Urban Environmental Management in Vietnam

Vol. 06: Study Report on Solid Waste Management

Progress Report(2)

108

Bảng 3-45 Hiện trạng áp dụng ISO và CSR

Thành phố/ tỉnh

Số lượng trả lời

ISO (Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế)

Có biết ISO Áp dụng và thực hiện ISO Cân nhắc áp dụng ISO

HN 39 20 34 35

HP 28 26 25 23

DN/H 15 14 7 11

HCM 49 49 45 3

DNai 51 46 32 39

BR-VT 14 12 9 8

BD 7 6 7 4

Tổng 203 173 159 123 ( /203) (85.2%) (78.3%) (60.6%)

Thành phố/ tỉnh

Số lượng trả lời

CSR (trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp)

Có biết CSR Áp dụng và thực hiện CSR Cân nhắc áp dụng CSR

HN 36 36 35 14

HP 20 20 18 19

DN/H 15 15 9 7

HCM 115 115 96 94

DNai 53 53 27 31

BR-VT 8 8 6 5

BD 5 4 3 1

Tổng 252 251 194 171 ( /252) (99.6%) (77.0%) (67.9%)

0.0%

20.0%

40.0%

60.0%

80.0%

100.0%

HN HP DN/H HCM DNai BR-VT BD Total

ISO CSR

Hình 3-18 Áp dụng và thực hiện ISO/CSR

3.3.3 Bảng so sánh mức phát sinh chất thải công nghiệp

Bảng so sánh mức phát sinh chất thải công nghiệp được xây dựng theo ba tiêu chí về tỉnh/ thành, loại ngành công nghệp và quy mô lao động. Có ba trường hợp được trình bày: tỉnh/thành và loại công nghiệp, tỉnh/thành và quy mô lao động, loại ngành công nghiệp và quy mô lao động. Kết quả trong các bảng so sánh được trình bày dưới đây.

Page 119: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

The Study on Urban Environmental Management in Vietnam

Vol. 06: Study Report on Solid Waste Management

Progress Report(2)

109

Bảng 3-46 Kết quả các bảng so sánh (1)

Non HzIW Đơn vị : tấn/năm

TT Ngành công nghiệp HN HP DH/H HCM DNai BR-VT BD

1 Kim loại cơ bản 676.63 432.26 915.60 1,944.78 2,312.52 23.20 33.60

2 Sợi 30.30 7,824.00 20.60 46.86 82.81 5.40 -

3 Hóa chất 4,122.12 72.20 25.00 353.84 125.94 5.30 53.00

4 Cao su/ nhựa 423.71 269.60 105.12 186.52 278.08 - -

5 Giấy/ sản phẩm giáy 7.30 - 38.48 1,273.39 - - 126.00

6 In ấn/ xuất bản - - - 1,216.31 1,240.00 - -

7 Gỗ/ sản phẩm gỗ 75.07 - - - 16,988.64 - 132.00

8 Thực phẩm/ đồ uống 7.10 22.91 250.00 - 11,105.80 2.00 113.00

9 Thiết bị điện tử 416.38 261.00 - 334.68 215.38 - -

10 Máy móc 243.96 0.01 - - - - -

11 PHương tiện vận tải 5,140.30 88.23 - - - - -

12 Sản phẩm da - - - - 26.52 97.00 -

13 Văn phòng phẩm 30.00 29.00 - - 361.20 - -

14 Coke/ sản phẩm dầu - - - - 34.08 - -

15 Tái chế/ xử lý chất thải - - - - - - 0.00

16 Khác 1,000.64 0.01 42.60 - 419.67 70.30 -

Tổng 12,173.51 8,999.22 1,397.40 5,356.38 33,190.63 203.20 457.60

Đơn vị : tấn/ năm

No Ngành công nghiệp <100 101-300 301-500 501-1000 >1,001 Tổng

1 Kim loại cơ bản 2109.51 3586.73 80.56 558.18 3.6 6,338.58

2 Sợi 16.26 41.64 7900.4 5.17 46.5 8,009.97

3 Hóa chất 4375.64 319.48 2.16 - 60.12 4,757.40

4 Cao su/ nhựa 84.52 541.75 256.75 - 380 1,263.02

5 Giấy/ sản phẩm giáy 1420.69 24.48 - - - 1,445.17

6 In ấn/ xuất bản 1,216.31 - 1,240.00 - - 2,456.31

7 Gỗ/ sản phẩm gỗ 48 1,872.00 1,560.00 1,577.95 12,137.76 17,195.71

8 Thực phẩm/ đồ uống 17.76 442.41 - 11,040.49 0.15 11,500.81

9 Thiết bị điện tử 236.45 528.99 219.86 3 239.14 1,227.44

10 Máy móc 0.01 243.96 - - - 243.97

11 PHương tiện vận tải 14.69 3,112.58 816.2 646.13 638.93 5,228.53

12 Sản phẩm da - 26.52 - 97 - 123.52

13 Văn phòng phẩm - 30 - 29 361.2 420.20

14 Coke/ sản phẩm dầu 34.08 - - - - 34.08

15 Tái chế/ xử lý chất thải - - - - - 0.00

16 Khác 80.72 91.31 363.75 997.44 - 1,533.22

Tổng 9,654.64 10,861.85 12,439.68 14,954.36 13,867.40 61,777.93

Đơn vị : tấn/ năm

Tỉnh/ thành <100 101-300 301-500 501-1000 >1,001 Tổng

HN 4,149.04 3,924.54 847.20 2,149.08 1,103.65 12,173.51

HP 84.47 724.37 8,066.56 37.35 86.46 8,999.21

DN/H 911.40 327.28 158.72 - - 1,397.40

HCM 4,011.89 1,315.69 - - 28.80 5,356.38

DNai 290.34 4,222.67 3,367.20 12,670.94 12,639.48 33,190.63

BR-VT 21.50 79.30 - 97.00 5.40 203.20

BD 186.00 268.00 - - 3.60 457.60

Tổng 9,654.64 10,861.85 12,439.68 14,954.37 13,867.39 61,777.93

Page 120: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

The Study on Urban Environmental Management in Vietnam

Vol. 06: Study Report on Solid Waste Management

Progress Report(2)

110

HzIW Đơn vị : tấn/ năm

TT Ngành công nghiệp HN HP DH/H HCM DNai BR-VT BD

1 Kim loại cơ bản 1,100.34 289.76 7.01 331.58 387.55 5.20 30.52

2 Sợi 0.11 9.97 - 212.88 32.80 0.00 -

3 Hóa chất 632.28 1.30 5.64 609.37 1,105.23 4.43 12.64

4 Cao su/ nhựa 2,518.15 2.80 12.80 2.01 2.99 - -

5 Giấy/ sản phẩm giáy 18.48 - 2.90 204.26 - - 0.73

6 In ấn/ xuất bản 39.00 - - 132.64 0.79 - -

7 Gỗ/ sản phẩm gỗ 360.57 - - - 93.05 - 24.00

8 Thực phẩm/ đồ uống 0.80 2.24 3.60 - 35.25 - 0.56

9 Thiết bị điện tử 1,718.45 30.89 0.06 5.50 164.44 - -

10 Máy móc 1.19 0.09 - - 4.01 - -

11 PHương tiện vận tải 1,238.95 102.62 - - - - -

12 Sản phẩm da - - - - 0.15 3,588.71 -

13 Văn phòng phẩm 10.12 24.00 - - 2.09 - -

14 Coke/ sản phẩm dầu - - - - 187.84 - -

15 Tái chế/ xử lý chất thải - - - - - - 0.05

16 Khác 201.02 12.19 10.10 - 1.78 7.83 -

Tổng 7,839.47 475.87 42.12 1,498.24 2,017.96 3,606.17 68.49

Đơn vị : tấn/ năm

TT Ngành công nghiệp <100 101-300 301-500 501-1000 >1,001 Tổng

1 Kim loại cơ bản 340.75 925.78 16.82 698.61 170.00 2,151.96 2 Sợi 27.09 45.61 20.43 2.98 159.65 255.76 3 Hóa chất 960.54 670.16 477.90 - 262.29 2,370.89

4 Cao su/ nhựa 3.45 6.28 11.02 - 2,518.00 2,538.75

5 Giấy/ sản phẩm giáy 210.99 2.90 12.48 - - 226.37 6 In ấn/ xuất bản 132.64 - 39.79 - - 172.43 7 Gỗ/ sản phẩm gỗ 0.23 53.91 13.20 367.41 42.87 477.62

8 Thực phẩm/ đồ uống 1.85 4.78 - 34.73 1.10 42.46

9 Thiết bị điện tử 5.67 963.10 808.07 24.12 118.38 1,919.34 10 Máy móc 4.10 1.19 - - - 5.29 11 PHương tiện vận tải 359.36 491.83 70.00 82.47 337.92 1,341.58

12 Sản phẩm da - 0.15 - 75.71 3,513.00 3,588.86

13 Văn phòng phẩm - 10.12 - 24.00 2.09 36.21 14 Coke/ sản phẩm dầu 187.84 - - - - 187.84 15 Tái chế/ xử lý chất thải - 0.05 - - - 0.05

16 Khác 19.72 22.90 0.61 112.32 77.38 232.93

Tổng 2,254.23 3,198.76 1,470.32 1,422.35 7,202.68 15,548.34

Đơn vị : tấn/ năm

Tỉnh/ thành <100 101-300 301-500 501-1000 >1,001 Tổng

HN 587.71 1,957.71 977.63 1,205.92 3,110.50 7,839.47

HP 15.07 303.39 24.74 55.87 76.79 475.86

DN/H 6.22 23.90 12.00 - - 42.12

HCM 1,030.08 309.78 - - 158.39 1,498.25

DNai 607.37 560.10 451.65 84.84 314.00 2,017.96

BR-VT 1.40 11.76 4.30 75.71 3,513.00 3,606.17

BD 6.39 32.11 - - 30.00 68.50

Tổng 2,254.24 3,198.75 1,470.32 1,422.34 7,202.68 15,548.33

Page 121: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

The Study on Urban Environmental Management in Vietnam

Vol. 06: Study Report on Solid Waste Management

Progress Report(2)

111

MSW Đơn vị : tấn/ năm

TT Ngành công nghiệp HN HP DH/H HCM DNai BR-VT BD

1 Kim loại cơ bản 424.07 19.55 16.99 206.41 150.72 1.00 0.36

2 Sợi - 1.63 - 128.06 124.48 81.00 -

3 Hóa chất 122.44 5.54 - 111.92 111.64 9.90 29.05

4 Cao su/ nhựa 520.08 23.00 443.40 1.25 33.72 - -

5 Giấy/ sản phẩm giáy 34.39 - 3.32 62.19 - - 12.00

6 In ấn/ xuất bản - - - 137.16 3.60 - -

7 Gỗ/ sản phẩm gỗ - - - - 66.90 - 24.00

8 Thực phẩm/ đồ uống - 54.36 50.00 - 398.78 - 25.00

9 Thiết bị điện tử 151.20 36.00 - 20.88 22.50 - -

10 Máy móc 54.00 0.03 - - - - -

11 PHương tiện vận tải 83.42 266.79 - - - - -

12 Sản phẩm da - - - - 4.80 42.00 -

13 Văn phòng phẩm - 0.84 - - 33.60 - -

14 Coke/ sản phẩm dầu - - - - 3.84 - -

15 Tái chế/ xử lý chất thải - - - - - - 0.00

16 Khác 1.50 144.03 3.68 - 28.98 12.00 -

Tổng 1,391.10 551.77 517.39 667.87 983.56 145.90 90.41

Đơn vị : tấn/ năm

TT Ngành công nghiệp <100 101-300 301-500 501-1000 >1,001 Tổng

1 Kim loại cơ bản 178.16 331.14 6.21 203.60 100.00 819.11

2 Sợi 6.86 68.64 27.40 1.27 231.00 335.17

3 Hóa chất 183.26 175.99 31.00 - 0.23 390.48

4 Cao su/ nhựa 20.35 42.10 12.00 - 947.00 1,021.45

5 Giấy/ sản phẩm giáy 75.60 1.92 34.38 - - 111.90

6 In ấn/ xuất bản 137.16 - 3.60 - - 140.76

7 Gỗ/ sản phẩm gỗ 0.23 27.76 13.20 6.84 42.87 90.90

8 Thực phẩm/ đồ uống 0.36 141.00 - 386.42 0.36 528.14

9 Thiết bị điện tử 9.48 11.40 1.32 151.20 57.18 230.58

10 Máy móc 0.03 54.00 - - - 54.03

11 PHương tiện vận tải 15.72 49.09 - 15.88 269.52 350.21

12 Sản phẩm da - 4.80 - - 42.00 46.80

13 Văn phòng phẩm - - - 0.84 33.60 34.44

14 Coke/ sản phẩm dầu 3.84 - - - - 3.84

15 Tái chế/ xử lý chất thải - - - - - 0.00

16 Khác 170.48 1.71 18.00 - - 190.19

Tổng 801.53 909.55 147.11 766.05 1,723.76 4,348.00

Đơn vị : tấn/ năm

Tỉnh/ thành <100 101-300 301-500 501-1000 >1,001 Tổng

HN 115.89 239.03 47.38 351.20 637.60 1,391.10

HP 149.39 105.46 1.69 16.72 278.51 551.77

DN/H 17.29 58.30 4.80 - 437.00 517.39

HCM 371.64 206.23 - - 90.00 667.87

DNai 111.21 230.53 86.04 398.13 157.65 983.56

BR-VT 14.70 1.00 7.20 - 123.00 145.90

BD 21.41 69.00 - - - 90.41

Tổng 801.53 909.55 147.11 766.05 1,723.76 4,348.00

Page 122: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

The Study on Urban Environmental Management in Vietnam

Vol. 06: Study Report on Solid Waste Management

Progress Report(2)

112

Bảng 3-47 Kết quả các bảng so sánh (2)

Khu vực nghiên cứu (Hà Nội) Đơn vị: tấn/ năm

TT Ngành công nghiệp Non-HzIW HzIW MSW Tổng

1 Kim loại cơ bản 676.63 1,100.34 424.07 2,201.04

2 Sợi 30.30 0.11 - 30.41

3 Hóa chất 4,122.12 632.28 122.44 4,876.84

4 Cao su/ nhựa 423.71 2,518.15 520.08 3,461.94

5 Giấy/ sản phẩm giáy 7.30 18.48 34.39 60.17

6 In ấn/ xuất bản - 39.00 - 39.00

7 Gỗ/ sản phẩm gỗ 75.07 360.57 - 435.65

8 Thực phẩm/ đồ uống 7.10 0.80 - 7.90

9 Thiết bị điện tử 416.38 1,718.45 151.20 2,286.03

10 Máy móc 243.96 1.19 54.00 299.15

11 PHương tiện vận tải 5,140.30 1,238.95 83.42 6,462.67

12 Sản phẩm da - - - -

13 Văn phòng phẩm 30.00 10.12 - 40.12

14 Coke/ sản phẩm dầu - - - -

15 Tái chế/ xử lý chất thải - - - -

16 Khác 1,000.64 201.02 1.50 1,203.16

Tổng 12,173.51 7,839.47 1,391.10 21,404.08

Đơn vị: tấn/ năm Quy mô lao động Non-HzIW HzIW MSW Tổng

<100 4,149.04 587.71 115.89 4,852.65

101-300 3,924.54 1,957.71 239.03 6,121.28

301-500 847.20 977.63 47.38 1,872.22

501-1000 2,149.08 1,205.92 351.20 3,706.20

>1,001 1,103.65 3,110.50 637.60 4,851.75

Tổng 12,173.51 7,839.47 1,391.10 21,404.08

(Hải Phòng) Đơn vị: tấn/ năm

TT Ngành công nghiệp Non-HzIW HzIW MSW Tổng

1 Kim loại cơ bản 432.26 289.76 19.55 741.57

2 Sợi 7,824.00 9.97 1.63 7,835.60

3 Hóa chất 72.20 1.30 5.54 79.04

4 Cao su/ nhựa 269.60 2.80 23.00 295.40

5 Giấy/ sản phẩm giáy - - - -

6 In ấn/ xuất bản - - - -

7 Gỗ/ sản phẩm gỗ - - - -

8 Thực phẩm/ đồ uống 22.91 2.24 54.36 79.51

9 Thiết bị điện tử 261.00 30.89 36.00 327.89

10 Máy móc 0.01 0.09 0.03 0.13

11 PHương tiện vận tải 88.23 102.62 266.79 457.64

12 Sản phẩm da - - - -

13 Văn phòng phẩm 29.00 24.00 0.84 53.84

14 Coke/ sản phẩm dầu - - - -

15 Tái chế/ xử lý chất thải - - - -

16 Khác 0.01 12.19 144.03 156.23

Tổng 8,999.22 475.87 551.77 10,026.85

Đơn vị: tấn/ năm Quy mô lao động Non-HzIW HzIW MSW Tổng

<100 84.47 15.07 149.39 248.93

101-300 724.37 303.39 105.46 1,133.22

301-500 8,066.56 24.74 1.69 8,092.99

501-1000 37.35 55.87 16.72 109.94

>1,001 86.46 76.79 278.51 441.77

Tổng 8,999.22 475.87 551.77 10,026.85

Page 123: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

The Study on Urban Environmental Management in Vietnam

Vol. 06: Study Report on Solid Waste Management

Progress Report(2)

113

(Đà Nẵng – Huế) Đơn vị: tấn/ năm TT Ngành công nghiệp Non-HzIW HzIW MSW Tổng

1 Kim loại cơ bản 915.60 7.01 16.99 939.60

2 Sợi 20.60 - - 20.60

3 Hóa chất 25.00 5.64 - 30.64

4 Cao su/ nhựa 105.12 12.80 443.40 561.32

5 Giấy/ sản phẩm giáy 38.48 2.90 3.32 44.70

6 In ấn/ xuất bản - - - -

7 Gỗ/ sản phẩm gỗ - - - -

8 Thực phẩm/ đồ uống 250.00 3.60 50.00 303.60

9 Thiết bị điện tử - 0.06 - 0.06

10 Máy móc - - - -

11 PHương tiện vận tải - - - -

12 Sản phẩm da - - - -

13 Văn phòng phẩm - - - -

14 Coke/ sản phẩm dầu - - - -

15 Tái chế/ xử lý chất thải - - - -

16 Khác 42.60 10.10 3.68 56.38

Tổng 1,397.40 42.12 517.39 1,956.91

Đơn vị: tấn/ năm Quy mô lao động Non-HzIW HzIW MSW Tổng

<100 911.40 6.22 17.29 934.91

101-300 327.28 23.90 58.30 409.48

301-500 158.72 12.00 4.80 175.52

501-1000 - - - -

>1,001 - - 437.00 437.00

Tổng 1,397.40 42.12 517.39 1,956.91

(Hồ Chí Minh) Đơn vị: tấn/ năm

TT Ngành công nghiệp Non-HzIW HzIW MSW Tổng

1 Kim loại cơ bản 1,944.78 331.58 206.41 2,482.77

2 Sợi 46.86 212.88 128.06 387.80

3 Hóa chất 353.84 609.37 111.92 1,075.13

4 Cao su/ nhựa 186.52 2.01 1.25 189.78

5 Giấy/ sản phẩm giáy 1,273.39 204.26 62.19 1,539.84

6 In ấn/ xuất bản 1,216.31 132.64 137.16 1,486.11

7 Gỗ/ sản phẩm gỗ - - - -

8 Thực phẩm/ đồ uống - - - -

9 Thiết bị điện tử 334.68 5.50 20.88 361.06

10 Máy móc - - - -

11 PHương tiện vận tải - - - -

12 Sản phẩm da - - - -

13 Văn phòng phẩm - - - -

14 Coke/ sản phẩm dầu - - - -

15 Tái chế/ xử lý chất thải - - - -

16 Khác - - - -

Tổng 5,356.38 1,498.24 667.87 7,522.49

Đơn vị: tấn/ năm Quy mô lao động Non-HzIW HzIW MSW Tổng

<100 4,011.89 1,030.08 371.64 5,413.61

101-300 1,315.69 309.78 206.23 1,831.69

301-500 - - - -

501-1000 - - - -

>1,001 28.80 158.39 90.00 277.19

Tổng 5,356.38 1,498.24 667.87 7,522.49

Page 124: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

The Study on Urban Environmental Management in Vietnam

Vol. 06: Study Report on Solid Waste Management

Progress Report(2)

114

(Đồng Nai) Đơn vị: tấn/năm TT Ngành công nghiệp Non-HzIW HzIW MSW Tổng

1 Kim loại cơ bản 2,312.52 387.55 150.72 2,850.79

2 Sợi 82.81 32.80 124.48 240.09

3 Hóa chất 125.94 1,105.23 111.64 1,342.80

4 Cao su/ nhựa 278.08 2.99 33.72 314.78

5 Giấy/ sản phẩm giáy - - - -

6 In ấn/ xuất bản 1,240.00 0.79 3.60 1,244.39

7 Gỗ/ sản phẩm gỗ 16,988.64 93.05 66.90 17,148.59

8 Thực phẩm/ đồ uống 11,105.80 35.25 398.78 11,539.84

9 Thiết bị điện tử 215.38 164.44 22.50 402.31

10 Máy móc - 4.01 - 4.01

11 PHương tiện vận tải - - - -

12 Sản phẩm da 26.52 0.15 4.80 31.47

13 Văn phòng phẩm 361.20 2.09 33.60 396.89

14 Coke/ sản phẩm dầu 34.08 187.84 3.84 225.76

15 Tái chế/ xử lý chất thải - - - -

16 Khác 419.67 1.78 28.98 450.43

Tổng 33,190.63 2,017.96 983.56 36,192.15

Đơn vị: tấn/ năm Quy mô lao động Non-HzIW HzIW MSW Tổng

<100 290.34 607.37 111.21 1,008.92

101-300 4,222.67 560.10 230.53 5,013.30

301-500 3,367.20 451.65 86.04 3,904.88

501-1000 12,670.94 84.84 398.13 13,153.91

>1,001 12,639.48 314.00 157.65 13,111.13

Tổng 33,190.63 2,017.96 983.56 36,192.15

(Bà Rịa – Vũng Tàu) Đơn vị: tấn/ năm

TT Ngành công nghiệp Non-HzIW HzIW MSW Tổng

1 Kim loại cơ bản 23.20 5.20 1.00 29.40

2 Sợi 5.40 0.00 81.00 86.40

3 Hóa chất 5.30 4.43 9.90 19.63

4 Cao su/ nhựa - - - -

5 Giấy/ sản phẩm giáy - - - -

6 In ấn/ xuất bản - - - -

7 Gỗ/ sản phẩm gỗ - - - -

8 Thực phẩm/ đồ uống 2.00 - - 2.00

9 Thiết bị điện tử - - - -

10 Máy móc - - - -

11 PHương tiện vận tải - - - -

12 Sản phẩm da 97.00 3,588.71 42.00 3,727.71

13 Văn phòng phẩm - - - -

14 Coke/ sản phẩm dầu - - - -

15 Tái chế/ xử lý chất thải - - - -

16 Khác 70.30 7.83 12.00 90.13

Tổng 203.20 3,606.17 145.90 3,955.27

Đơn vị: tấn/ năm Quy mô lao động Non-HzIW HzIW MSW Tổng

<100 21.50 1.40 14.70 37.60

101-300 79.30 11.76 1.00 92.06

301-500 - 4.30 7.20 11.50

501-1000 97.00 75.71 - 172.71

>1,001 5.40 3,513.00 123.00 3,641.40

Tổng 203.20 3,606.17 145.90 3,955.27

Page 125: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

The Study on Urban Environmental Management in Vietnam

Vol. 06: Study Report on Solid Waste Management

Progress Report(2)

115

(Bình Dương) Đơn vị: tấn/ năm TT Ngành công nghiệp Non-HzIW HzIW MSW Tổng

1 Kim loại cơ bản 33.60 30.52 0.36 64.48

2 Sợi - - - -

3 Hóa chất 53.00 12.64 29.05 94.68

4 Cao su/ nhựa - - - -

5 Giấy/ sản phẩm giáy 126.00 0.73 12.00 138.73

6 In ấn/ xuất bản - - - -

7 Gỗ/ sản phẩm gỗ 132.00 24.00 24.00 180.00

8 Thực phẩm/ đồ uống 113.00 0.56 25.00 138.56

9 Thiết bị điện tử - - - -

10 Máy móc - - - -

11 PHương tiện vận tải - - - -

12 Sản phẩm da - - - -

13 Văn phòng phẩm - - - -

14 Coke/ sản phẩm dầu - - - -

15 Tái chế/ xử lý chất thải 0.00 0.05 0.00 0.05

16 Khác - - - -

Tổng 457.60 68.49 90.41 616.50

Đơn vị: tấn/ năm Quy mô lao động Non-HzIW HzIW MSW Tổng

<100 186.00 6.39 21.41 213.79

101-300 268.00 32.11 69.00 369.11

301-500 - - - -

501-1000 - - - -

>1,001 3.60 30.00 - 33.60

Tổng 457.60 68.49 90.41 616.50

Bảng 3-48 Kết quả các bảng so sánh (3)

Ngành công nghiệp

(1.Kim loại cơ bản) Đơn vị: tấn/ năm Quy mô lao động Non-HzIW HzIW MSW Tổng

<100 2,109.51 340.75 178.16 2,628.42

101-300 3,586.73 925.78 331.14 4,843.65

301-500 80.56 16.82 6.21 103.59

501-1000 558.18 698.61 203.60 1,460.39

>1,001 3.60 170.00 100.00 273.60

Tổng 6,338.59 2,151.96 819.10 9,309.66

(2.Sợi ) Đơn vị: tấn/ năm Quy mô lao động Non-HzIW HzIW MSW Tổng

<100 16.26 27.09 6.86 50.21

101-300 41.64 45.61 68.64 155.89

301-500 7,900.40 20.43 27.40 7,948.23

501-1000 5.17 2.98 1.27 9.42

>1,001 46.50 159.65 231.00 437.15

Tổng 8,009.97 255.76 335.17 8,600.90

(3.Hóa chất) Đơn vị: tấn/ năm Quy mô lao động Non-HzIW HzIW MSW Tổng

<100 4,375.64 960.54 183.26 5,519.44

101-300 319.48 670.16 175.99 1,165.62

301-500 2.16 477.90 31.00 511.06

501-1000 - - - -

>1,001 60.12 262.29 0.23 322.64

Tổng 4,757.39 2,370.88 390.48 7,518.76

Page 126: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

The Study on Urban Environmental Management in Vietnam

Vol. 06: Study Report on Solid Waste Management

Progress Report(2)

116

(4.Cao su/ nhựa) Đơn vị: tấn/ năm Quy mô lao động Non-HzIW HzIW MSW Tổng

<100 84.52 3.45 20.35 108.32

101-300 541.75 6.28 42.10 590.13

301-500 256.75 11.02 12.00 279.77

501-1000 - - - -

>1,001 380.00 2,518.00 947.00 3,845.00

Tổng 1,263.02 2,538.75 1,021.45 4,823.22

(5.Giấy) Đơn vị: tấn/ năm Quy mô lao động Non-HzIW HzIW MSW Tổng

<100 1,420.69 210.99 75.60 1,707.28

101-300 24.48 2.90 1.92 29.30

301-500 - 12.48 34.38 46.86

501-1000 - - - -

>1,001 - - - -

Tổng 1,445.17 226.37 111.90 1,783.44

(6.In ấn/ xuất bản) Đơn vị: tấn/ năm Quy mô lao động Non-HzIW HzIW MSW Tổng

<100 1,216.31 132.64 137.16 1,486.11

101-300 - - - -

301-500 1,240.00 39.79 3.60 1,283.39

501-1000 - - - -

>1,001 - - - -

Tổng 2,456.31 172.44 140.76 2,769.50

(7. Gỗ) Đơn vị: tấn/ năm Quy mô lao động Non-HzIW HzIW MSW Tổng

<100 48.00 0.23 0.23 48.46

101-300 1,872.00 53.91 27.76 1,953.67

301-500 1,560.00 13.20 13.20 1,586.40

501-1000 1,577.95 367.41 6.84 1,952.21

>1,001 12,137.76 42.87 42.87 12,223.50

Tổng 17,195.71 477.62 90.90 17,764.23

(8.Thực phẩm/ đồ uống)

Đơn vị: tấn/ năm Quy mô lao động Non-HzIW HzIW MSW Tổng

<100 17.76 1.85 0.36 19.97

101-300 442.41 4.78 141.00 588.19

301-500 - - - -

501-1000 11,040.49 34.73 386.42 11,461.64

>1,001 0.15 1.10 0.36 1.61

Tổng 11,500.81 42.45 528.14 12,071.40

(9.Thiết bị điện tử) Đơn vị: tấn/ năm Quy mô lao động Non-HzIW HzIW MSW Tổng

<100 236.45 5.67 9.48 251.60

101-300 528.99 963.10 11.40 1,503.49

301-500 219.86 808.07 1.32 1,029.25

501-1000 3.00 24.12 151.20 178.32

>1,001 239.14 118.38 57.18 414.70

Tổng 1,227.44 1,919.33 230.58 3,377.35

(10.Machine) Đơn vị: tấn/ năm Quy mô lao động Non-HzIW HzIW MSW Tổng

<100 0.01 4.10 0.03 4.14

101-300 243.96 1.19 54.00 299.15

301-500 - - - -

501-1000 - - - -

>1,001 - - - -

Tổng 243.97 5.29 54.03 303.29

Page 127: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

The Study on Urban Environmental Management in Vietnam

Vol. 06: Study Report on Solid Waste Management

Progress Report(2)

117

(11.Phương tiện vận tải) Đơn vị: tấn/ năm Quy mô lao động Non-HzIW HzIW MSW Tổng

<100 14.69 359.36 15.72 389.77

101-300 3,112.58 491.83 49.09 3,653.50

301-500 816.20 70.00 - 886.20

501-1000 646.13 82.47 15.88 744.47

>1,001 638.93 337.92 269.52 1,246.37

Tổng 5,228.53 1,341.57 350.21 6,920.31

(12.Sản phẩm da) Đơn vị: tấn/ năm Quy mô lao động Non-HzIW HzIW MSW Tổng

<100 - - - -

101-300 26.52 0.15 4.80 31.47

301-500 - - - -

501-1000 97.00 75.71 - 172.71

>1,001 - 3,513.00 42.00 3,555.00

Tổng 123.52 3,588.86 46.80 3,759.18

(13.Văn phòng phẩm) Đơn vị: tấn/ năm Quy mô lao động Non-HzIW HzIW MSW Tổng

<100 - - - -

101-300 30.00 10.12 - 40.12

301-500 - - - -

501-1000 29.00 24.00 0.84 53.84

>1,001 361.20 2.09 33.60 396.89

Tổng 420.20 36.21 34.44 490.85

(14.Coke/Sản phẩm dầu) Đơn vị: tấn/ năm Quy mô lao động Non-HzIW HzIW MSW Tổng

<100 34.08 187.84 3.84 225.76

101-300 - - - -

301-500 - - - -

501-1000 - - - -

>1,001 - - - -

Tổng 34.08 187.84 3.84 225.76

(15.Xử lý chất thải) Đơn vị: tấn/ năm Quy mô lao động Non-HzIW HzIW MSW Tổng

<100 - - - -

101-300 - 0.05 - 0.05

301-500 - - - -

501-1000 - - - -

>1,001 - - - -

Tổng - 0.05 - 0.05

(16.Khác) Đơn vị: tấn/ năm Quy mô lao động Non-HzIW HzIW MSW Tổng

<100 80.72 19.72 170.48 270.92

101-300 91.31 22.90 1.71 115.92

301-500 363.75 0.61 18.00 382.36

501-1000 997.44 112.32 - 1,109.76

>1,001 - 77.38 - 77.38

Tổng 1,533.22 232.93 190.19 1,956.34

Page 128: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

The Study on Urban Environmental Management in Vietnam

Vol. 06: Study Report on Solid Waste Management

Progress Report(2)

118

3.3.4 Các vấn đề chính về quản lý chất thải công nghiệp

Dựa vào kết quả khảo sát ban đầu bằng các đánh giá, xem xét các báo cáo/ văn bản hiện có cũng như kết quả khảo sát thực tế tại các tỉnh thành thông qua các phiếu khảo sát và phỏng vấn các doanh nghiệp, các công ty xử lý chất thải và các cơ quan/ cấp có thẩm quyền liên quan, các vấn đề về quản lý chất thải công nghiệp và các chương trình hợp tác trong ngành chất thải công nghiệp đã được xác định.

(1) Quản lý chất thải công nghiệp

Vấn đề -1: Thiếu số liệu thực tế để hiểu rõ hiện trạng quản lý chất thải công nghiệp

Các doanh nghiệp làm phát sinh chất thải công nghiệp độc hại phải đăng ký là chủ phát thải chất thải công nghiệp nguy hại và nộp báo cáo thường niên về loại chất thải và khối lượng chất thải nguy hại phát sinh. Rất nhiều doanh nghiệp không đăng ký chính thức theo quy định. Vì thế, số liệu về các chất thải công nghiệp nguy hại không được tổng hợp ở DONRE. Hơn nữa, DONRE chưa thể tổng hợp số liệu này một cách chính xác.

Có nhiều cách để lấy được số liệu về chất thải công nghiệp không nguy hại. Hiện nay, nhiều loại chất thải không nguy hại thường vẫn được trộn lẫn và tiêu hủy cùng với chất thải rắn đô thị.

Cũng có nhiều công ty không đăng ký. Vì thế, khó có thể xác định được chu trình xử lý chất thải công nghiệp ở các tỉnh/ thành trên toàn quốc.

Hệ thống khai báo cũng không hoạt động tốt. Các doanh nghiệp bắt buộc phải có văn bản khai báo với DONRE. Nhưng hiện nay, nhiều bên liên quan nhận thấy cần phải có một hệ thống khai báo. Cả DONRE và các doanh nghiệp đều không hiểu vì sao lại cần có hệ thống kha báo này.

Vấn đề-2: Thiếu năng lực và nguồn nhân lực về quản lý chất thải công nghiệp

Hiện nay, các cơ quan quản lý môi trường ở cấp trung ương và địa phương như MONRE và DONRE chưa quản lý chất thải công nghiệp một cách hiệu quả. Một trong những nguyên nhân chính là do thiếu cán bộ và cán bộ chưa đủ năng lực quản lý. Các cơ quan này thường không có cán bộ chuyên trách về quản lý chất thải công nghiệp do không có đủ nhân sự hoặc là cán bộ phụ trách về quản lý chất thải công nghiệp lại không có đủ kiến thức chuyên môn về quản lý và xử lý chất thải công nghiệp.

Vấn đề-3: Thiếu năng lực vận hành/ bảo trì các lò đốt

Một số công ty xử lý không đủ kiến thức để vân hành và bảo trì lò đốt rác đúng cách. Một vài lò đốt rác lại không được vận hành đúng quy định. Đặc biệt, cần kiểm soát nhiệt độ đốt đúng cách và giải quyết cẩn thận vấn đề tro, bụi.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải công nghiệp QCVN30:2010/BTNMT đã được ban hành. Phạm vi quy định của Quy chuẩn nêu rõ: “Quy chuẩn này quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong lò đốt chất thải công nghiệp và một số yêu cầu cơ bản liên quan đến bảo vệ môi trường trong thiết kế và vận hành lò đốt chất thải công nghiệp”. Hầu hết các lò đốt hiện nay đều không đạt các tiêu chuẩn của quy chuẩn này.

Vấn đề-4: thiếu nhân thức về việc xử lý đúng cách

Các công ty xử lý

Các công ty có lò đốt thường không chú ý đến việc xử lý đúng cách khí thải, nước thải và than (sau khi đốt chất thải - residue) lò đốt. Theo kết quả khảo sát, nhiều doanh nghiệp ký hợp đồng xử lý chất thải công nghiệp nguy hại với các công ty xử lý chất thải và họ đều lo ngại rằng không biết chất thải của mình có được xử lý đúng cách hay không.

Page 129: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

The Study on Urban Environmental Management in Vietnam

Vol. 06: Study Report on Solid Waste Management

Progress Report(2)

119

Các doanh nghiệp

Các doanh nghiệp có các cơ sở / dây chuyền sản xuất phát sinh khí thải, nước thải, và chất thải bao gồm cả tro lò đốt thường không chú ý đến việc xử lý đúng cách.

Làng nghề

Nhiều công ty và hộ gia đình tham gia vào các hoạt động sản xuất hoặc tái chế tại các làng nghề. Hầu hết các công ty này không xử lý khí thải, nước thải và chất thải bao gồm cả tro bụi từ lò đốt. Đặc biệt chất thải của các hoạt động sản xuất và tái chế ở các làng nghề thường được xả thải trái phép, một số hộ gia đình thậm chí còn đổ chất thải ngay đằng sau nhà.

Vấn đề-5: Thiếu nhận thức về bảo vệ môi trường

Các công ty xử lý, doanh nghiệp và các hộ gia đình/ các công ty sản xuất/ tái chế tại làng nghề thường không quan tâm đến bảo vệ môi trường. Vì họ không có đủ kiến thức chuyên môn về vận hành/ bảo trì và chưa hiểu được tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường. Thêm nữa, khó để phân bổ ngân sách cần thiết về bảo vệ môi trường.

Vấn đề -6: thiếu nhận thức về phân loại và tái chế

Các công ty thu gom/ vận chuyển

URENCO là công ty chịu trách nhiệm thu gom chất thải rắn đô thị và nhiều loại chất thải công nghiệp không nguy hại. URENCO cũng thu gom một phần chất thải công nghiệp nguy hại. Những chất thải này phải được thu gom riêng, nhưng trên thực tế, chúng thường bị trộn lẫn trong quá trình thu gom. Các công ty thu gom/ vận chuyển chất thải khác cũng gặp vấn đề tương tự như URENCO.

Các doanh nghiệp

Một số doanh nghiệp không quan tâm nhiều đến phân loại chất thải rắn đô thị, chất thải công nghiệp nguy hại và chất thải công nghiệp không nguy hại. Nhưng việc phân loại chất thải đóng vai trò rất quan trọng không chỉ giúp các doanh nghiệp ngày càng trở nên thân thiện với môi trường mà còn giúp họ tăng cao hiệu quả sản xuất.

(2) Các văn bản luật, quy định và tiêu chuẩn

Vấn đề -7: Thiếu quy hoạch chiến lược quốc gia về quản lý và xử lý chất thải công nghiệp ở Việt Nam

Ở Việt Nam, còn thiếu các chính sách, định hướng toàn diện về nâng cao quản lý chất thải công nghiệp. Tất cả các cơ quan liên quan đến chất thải công nghiệp như các doanh nghiệp, các công ty xử lý và các cơ quan khác đều lúng túng về chính sách, chiến lược về quản lý chất thải công nghiệp ở Việt Nam.

Vấn đề-8: Thiếu kế hoạch thực hiện về quản lý chất thải công nghiệp tại các tỉnh thành và khu công nghiệp

Hầu hết kế hoạch của các khu công nghiệp và các tỉnh thành về xử lý chất thải công nghiệp vẫn chưa được xây dựng. Vì thế, vai trò và trách nhiệm của các cơ quan liên quan vẫn chưa rõ ràng.

Vấn đề-9: Thiếu hiểu biết về pháp luật/ quy định

Có nhiều luật đinh/ quy định về chất thải công nghiệp và thường phức tạp, không được phổ biến đầy đủ cho các doanh nghiệp và các công ty xử lý. Vì thế họ không thể quản lý tốt được.

Vấn đề-10: Hệ thống thanh tra, giám sát, quan trắc, xử phạt phức tạp liên quan đến nhiều đối tượng

Page 130: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

The Study on Urban Environmental Management in Vietnam

Vol. 06: Study Report on Solid Waste Management

Progress Report(2)

120

Công tác thanh tra doanh nghiệp thường được nhiều cơ quan tiến hành như MONRE, DONRE, cảnh sát môi trường và ban quản lý khu công nghiệp. Vai trò của mỗi cơ quan trong việc giám sát, quan trắc và xử phạt chưa được quy định rõ ràng.

Vấn đề-11: Các tiêu chuẩn thường quá cao và không phù hợp

Tiêu chuẩn đối với các cơ sở xử lý như là khí thải, nước thải thường rất cao. Vì thế nhiều doanh nghiệp và các công ty xử lý khó có thể đáp ứng các tiêu chuẩn này. Một số doanh nghiệp và các công ty xử lý chưa có đủ thiết bị đạt tiêu chuẩn vì chưa có đủ năng lực kỹ thuật/ tài chính và nhận thức về bảo vệ môi trường. Các tiêu chuẩn không phù hợp với điều kiện hiện nay. (công nghệ xử lý hiện nay, các biện pháp/ kỹ thuật phân tích vàquan trắc hiện tại và chi phí cho ngành bảo vệ môi trường)

Vấn đề -12: Thiếu hướng dẫn về công nghệ xử lý, vận hành/ bảo trì

Một số doanh nghiệp và công ty xử lý không có đủ kiến thức về công nghệ xử lý để có thể lựa chọn, lắp đặt thiết bị phù hợp và vận hành/ bảo trì đúng cách.

(3) Các cơ sở xử lý

Vấn đề-13: Thiếu các cơ sở xử lý chất thải công nghiệp nguy hại

Số lượng các công ty xử lý chất thải còn rất hạn chế, nghĩa là chưa đủ khả năng để xử lý chất thải công nghiệp nguy hại. Vì thế, các doanh nghiệp phát sinh chất thải công nghiệp không có nhiều sự lựa chọn với các công ty xử lý.

Nhiều công ty xử lý chất thải công nghiệp nguy hại quy mô lớn ở thành phố Hồ Chí Minh thường nằm ở trong thành phố Hồ Chí Minh hoặc ở vùng ngoại vi thành phố. Vì thế, chất thải phải mất cả chặng đường dài mới được vận chuyển đến các công ty này để xử lý.

Mặt khác, theo kết quả khảo sát phỏng vấn, hầu hết các công ty xử lý thường không quan tâm đến các công ty phát sinh ít chất thải công nghiệp nguy hại. Vì thế các công ty này thường gặp khó khăn khi muốn ký hợp đồng với các công ty xử lý. Điều này dẫn đến giá thành xử lý cao và cả việc vứt chất thải không hợp lệ.

Vấn đề-14: Các thiết bị bảo vệ môi trường ở các cơ sở xử lý không được lắp đặt

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải công nghiệp QCVN30:2010/BTNMT đã được ban hành. Trong quy định này, việc nâng cấp, điều chỉnh phải tuân thủ như sau: “ Các tổ chức cá nhẳn dụng lò đốt chất thải công nghiệp đã hoạt động theo giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại trước ngày Quy chuẩn này có hiệu lực phải nâng cấp, điều chỉnh để đáp ứng các quy định của quy chuẩn này trước ngày 31 tháng 12 năm 2004”. Một số cơ sở xử lý không được hoạt động đúng cách. Không thể đạt được các tiêu chuẩn nếu không lắp đặt các thiết bị bảo vệ môi trường.

3.4 Lộ trình quản lý chất thải công nghiệp ở Việt Nam

3.4.1 Nội dung lộ trình

Qua nghiên cứu quản lý chất thải công nghiệp tại các tỉnh/thành mục tiêu, hiện trạng và các vấn đề về quản lý chất thải công nghiệp đã được tìm hiểu và các biện pháp giải quyết vấn đề cũng được xem xét. Từ đó, lộ trình cải thiện chất thải công nghiệp Việt Nam đã được xây dựng.

Lộ trình bao gồm ba nội dung sau: Quản lý chất thải công nghiệp, Luật pháp, quy định và tiêu chuẩn; và các cơ sở xử lý; 12 nhiệm vụ đối với ba nội dung này cũng được trình bày dưới đây. Các hành động và các cơ quan chịu trách nhiệm cũng được diễn giải chi tiết.

Về quản lý chất thải công nghiệp, có 4 nhiệm vụ như sau:

1-1 Thành lập hệ thống quản lý chất thải công nghiệp theo các loại chất thải công nghiệp và cơ quan quản lý môi trường ở cấp trnng ương và địa phương

1-2 Xây dựng hệ thống xử lý chất thải công nghiệp ở các công ty xử lý

Page 131: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

The Study on Urban Environmental Management in Vietnam

Vol. 06: Study Report on Solid Waste Management

Progress Report(2)

121

1-3 Nâng cao nhận thức về xử lý đúng cách và bảo vệ môi trường

1-4 Nâng cao nhận thức về phân loại và tái chế

Về luật pháp, quy định và tiêu chuẩn, có năm nhiệm vụ như sau:

2-1 Xây dựng quy hoạch chiến lược về quản lý chất thải công nghiệp

2-2 Xây dựng kế hoạch thực hiện về quản lý chất thải công nghiệp

2-3 Cải tiến các quy đinh/ tiêu chuẩn về quản lý chất thải công nghiệp

2-4 Xây dựng hướng dẫn về quản lý chất thải công nghiệp

2-5 Xây dựng cơ chế mới về quản lý chất thải công nghiệp và bảo vệ môi trường

Về các cơ sở xử lý, có ba nhiệm vụ như sau:

3-1Phát triển công nghệ xử lý chất thải công nghiệp

3-2 Xúc tiến các hoạt động tái chế phù hợp với bảo vệ môi trường

3-3Xây dựng cơ chế tài chính

Lộ trình được tóm tắt trong Bảng 3-49 và nội dung mỗi nhiệm vụ trong lộ trình được nêu rõ trong Phần 3.4.2.

Page 132: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Th

e S

tudy on

Urba

n En

vironm

en

tal M

ana

gem

en

t in

Vie

tna

m

Vo

l. 06: S

tudy R

ep

ort on

So

lid Wa

ste M

ana

gem

en

t

122 P

rogre

ss rep

ort (2)

Bảng 3-49(1) Lộ trình cải thi ện công tác quản lý chất thải công nghiệp ở Việt Nam

Nội dung Nhiệm vụ Hành động Cơ quan chịu trách

nhiệm Mục tiêu Ghi chú

Quản lý chất thải công nghiệp

1- Xây dựng hệ thống quản lý chất thải công nghiệp theo các loại chất thải công nghiệp bởi các cơ quan quản lý môi trường ở cấp trnng ương và địa phương

1-1-1 Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển năng lực cho các cơ quan quản lý chất thải công nghiệp ở cấp trung ương và địa phương

MOC,DOC Quản lý chất thải công nghiệp được cải thiện bởi các cơ quan quản lý chất thải công nghiệp và các cơ quan quản lý môi trường ở cấp trung ương và địa phương.

Vấn đề-1 Vấn đề-2

1-1-2 Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển năng lực cho các cơ quan quản lý môi trường ở cấp trung ương và địa phương

MONRE, DONRE

1-1-3 Các cơ quan quản lý chất thải công nghiệp giám sát, quan trắc do theo hệ thống quản lý chất thải công nghiệp đã xây dựng

MOH, DOH

1-1-4 Các cơ quan quản lý môi trường giám sát, quan trắc theo hệ thống quản lsy nước thải công nghiệp đã xây dựng

MONRE, DONRE

1- Xây dựng hệ thống xử lý chất thải công nghiệp ở các công ty xử lý

1-2-1 Xây dựng và thực hiện kế hoạch tăng cường năng lực cho các cán bộ quản lý/ vận hành các cơ sở xử lý chất thải công nghiệp

MONRE, DONRE Các cơ sở xử lý chất thải công nghiệp được quản lý và vận hành đúng cách bởi cán bộ quản lý/ cán bộ vận hành của Các công ty xử lý.

Vấn đề-3

1-2-2 Xây dựng hệ thống vận hành/ bảo trì về xử lý chất thải công nghiệp ở các công ty xử lý

Các công ty xử lý

1-2-3 nâng cấp hoạt động vận hành/ bảo trì của các cơ sở xử lý chất thải công nghiệp

Các công ty xử lý

1-2-4 Các cơ quan quản lý giám sát và quan trắc theo hệ thống xử lý chất thải công nghiệp đã xây dựng

Các công ty xử lý

1-3 Nâng cao nhận thức về xử lý đúng cách và bảo vệ môi trường

1-3-1 Xây dựng và thực hiện kế hoạch nâng cao nhận thức về xử lý đúng cách và bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp, các công ty xử lý và các làng nghề

MONRE, DONRE Nhận thức về xử lý đúng cách và bảo vệ môi trường được nâng cao.

Vấn đề-4 Vấn đề-5

1-3-2 Phổ biến và triển khai kế hoạch nâng cao nhận thức về xử lý đúng cach và bảo vệ môi trường trên toàn quốc

MONRE, DONRE

1-3-3 Tiến hành các hoạt động nâng cao nhận thức về xử lý đúng cách và bảo vệ môi trường như tổ chức hội thảo, hội nghị

MONRE, DONRE

1-4- Nâng cao nhận thức về phân loại và tái chế

1-3-1 Xây dựng kế hoạch hành động về nâng cao nhận thức về phân loại và tái chế cho các doanh nghiệp,các công ty xử lý và các làng nghề

MONRE, DONRE Nhận thức về phân loại và tái chế được nâng cao .

Vấn đề-6

1-3-2 Phổ biến kế hoạch thực hiện về nâng cao nhận thức về phân loại và tái chế trên toàn quốc

MONRE, DONRE

1-3-3 Tiến hành các hoạt động ề nâng cao nhận thức về phân loại và tái chế như tổ chức hội thảo, hội nghị

MONRE, DONRE

Luật pháp, quy định và tiêu chuẩn

2-1 Xây dựng quy hoạch chiến lược về quản lý chất thải công nghiệp

2-1-1 Xây dựng quy hoạch chiến lược quốc gia về quản lý chất thải công nghiệp MOC,MONRE Chính sách và chiến lược về quản lý chất thải công nghiệp được xây dựng và phổ biến

Vấn đề-7

2-1-2 Phổ biến quy hoạch chiến lược về quản lý chất thải công nghiệp trên toàn quốc

MOC,MONRE

2-2 Xây dựng kế hoạch thực hiện về quản lý chất thải công nghiệp

2-2-1 Xây dựng kế hoạch hành động về quản lý chất thải công nghiệp DOC,DONRE Quản lý chất thải công nghiệp tại các tỉnh/thành được cải thiện thông qua việc triển khai các kế hoạch thực hiện

Vấn đề-8

2-2-2 Phổ biến kế hoạch hành động về quản lý chất thải công nghiệp tại các tỉnh/thành

DOC,DONRE

2-2-3 Tiến hành các hoạt động theo kế hoạch hành động DOC,DONRE

Page 133: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Th

e S

tudy on

Urba

n En

vironm

en

tal M

ana

gem

en

t in

Vie

tna

m

Vo

l. 06: S

tudy R

ep

ort on

So

lid Wa

ste M

ana

gem

en

t

123 P

rogre

ss rep

ort (2)

Bảng 3-49(2) Lộ trình cải thi ện công tác quản lý chất thải công nghiệp ở Việt Nam

Nội dung Nhiệm vụ Hành động Cơ quan chịu trách

nhiệm Mục tiêu Ghi chú

Luật, các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn

2-3 Cải tiến các quy đinh/ tiêu chuẩn về quản lý chất thải công nghiệp

2-3-1 Đánh giá và cập nhật các nội dung còn thiếu trong các quy định/tiêu chuẩn về quản lý chất thải công nghiệp

MOC,MONRE Vai trò và trách nhiệm của mỗi cơ quan/tổ chức trong quản lý chất thải công nghiệp được làm rõ. Quản lý chất thải công nghiệp ở các doanh nghiệp/ Các công ty xử lý được cải thiện và nâng cao bởi các tiêu chuẩn/ quy định mới.

Vấn đề-9 Vấn đề-10 Vấn đề-11 2-3-2 Xây dựng các quy định/ tiêu chuẩn để cải thiện công tác quản lý chất thải

công nghiệp MOC,MONRE

2-3-3 Phổ biến các quy định/ tiêu chuẩn mới cho các cơ quan/ đơn vị liên quan và các doanh nghiệp/ /Các công ty xử lý

MOC,DOC MONRE,DONRE

2-3-4 Tiến hành quản lý chất thải công nghiệp bởi các doanh nghiệp/các công ty xử lý theo quy định/ tiêu chuẩn mới

Các doanh nghiệp/ Các công ty xử lý

2-4 Xây dựng hướng dẫn về quản lý chất thải công nghiệp

2-4-1 Xây dựng tài liệu/ sổ tay hướng dẫn về quản lý chất thải công nghiệp MOST, MONRE Quản lý chất thải công nghiệp tại các doanh nghiệp / Các công ty xử lý được thực hiện đúng với tài liệu/ sổ tay hướng dẫn.

Vấn đề-12

2-4-2 Phổ biến tài liệu/ sổ tay hướng dẫn về quản lý chất thải công nghiệp MONRE,DONRE

2-4-3 Tiến hành quản lý chất thải công nghiệp bởi các doanh nghiệp/ các công ty xử lý theo tài liệu/sổ tay hướng dẫn

Các doanh nghiệp/Các công ty xử lý

2-5 Xây dựng cơ chế mới về quản lý chất thải công nghiệp và bảo vệ môi trường

2-5-1 Đánh giá hiện trạng và hệ thống quản lý chất thải công nghiệp and system ở Việt Nam

MOC,MONRE, MOST,DOC,DONRE

Cơ chế mới được xây dựng và tiến hành để củng cố công tác quản lý chất thải công nghiệp và bảo vệ môi trường.

Vấn đề-11

2-5-2 Đánh giá hiện trạng xử lý chất thải công nghiệp các làng nghề ở Việt Nam 2-5-3 Nghiên cứu cơ chế mới về quản lý chất thải công nghiệp và bảo vệ môi

trường (cán bộ kiểm soát ô nhiễm, phương pháp đo đạc được chứng nhận)

2-5-4 Nghiên cứu khả thi về cơ chế quản lý chất thải công nghiệp và bảo vệ môi trường

2-5-5 Xây dựng các văn bản luật và quy định về cơ chế mới

2-5-6 Phổ biến cơ chế mới đến các cơ quan/ đơn vị liên quan và các doanh nghiệp /Các công ty xử lý

2-5-7 Tiến hành quản lý chất thải công nghiệp và bảo vệ môi trường bởi các doanh nghiệp/ Các công ty xử lý theo cơ chế mới

Các cơ sở xử lý

3-1 Phát triển công nghệ xử lý chất thải công nghiệp

3-1-1 Nghiên cứu công nghệ xử lý chất thải công nghiệp và xây dựng cơ chế điều phối giữa các cơ quan/ tổ chức liên quan

MOST, MONRE, Trường đại học và viện nghiên cứu

Các doanh nghiệp /Các công ty xử lý áp dụng công nghệ xử lý phù hợp bằng cách tham khảo công nghệ xử lý tiên tiến. Lắp đặt/ xây dựng đủ các cơ sở xử lý ở Việt Nam.

Vấn đề-13 Vấn đề-14

3-1-2 Tiến hành các dự án thử nghiệm/ điển hình và xác định công nghệ xử lý chất thải công nghiệp

MOST, MONRE,, Trường đại học và viện nghiên cứu

3-1-3 Phổ biến công nghệ xử lý chất thải công nghiệp đã xác định cho các doanh nghiệp /Các công ty xử lý nationwide

MONRE,DONRE

3-1-4 Xúc tiến lắp đặt các cơ sở xử lý chất thải công nghiệp

MONRE, MOF, MPI, PPC

Page 134: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Th

e S

tudy on

Urba

n En

vironm

en

tal M

ana

gem

en

t in

Vie

tna

m

Vo

l. 06: S

tudy R

ep

ort on

So

lid Wa

ste M

ana

gem

en

t

124 P

rogre

ss rep

ort (2)

Bảng 3-49(3) Lộ trình cải thi ện công tác quản lý chất thải công nghiệp ở Việt Nam

Nội dung Nhiệm vụ Hành động Cơ quan chịu trách

nhiệm Mục tiêu Ghi chú

Các cơ sở xử lý

3-2 Xúc tiến các hoạt động tái chế phù hợp với bảo vệ môi trường

3-2-1 Đánh giá hiện trạng tái chế chất thải công nghiệp, bao gồm cả hoạt động của các làng nghề ở Việt Nam

MOC,MONRE,PPC Các hoạt động tái chế hướng đến bảo vệ môi trường được đẩy mạnh.

3-2-2 Nghiên cứu các phương pháp xúc tiến các hoạt động tái chế theo hướng bảo vệ môi trường

MOC,MONRE,PPC

3-2-3 Tiến hành các dự án thử nghiệm/ điển hình và đánhh giá tính khả thi của các phương pháp xúc tiến này ở Việt Nam

MOC,MONRE,PPC

3-2-4 Phổ biến phương pháp xúc tiến đã xác định làm ví dụ cho các doanh nghiệp/ các công ty xử lý trên toàn quốc

MOC,MONRE,PPC

3-3 Xây dựng cơ chế tài chính 3-3-1 Đánh giá và sửa đổi các quy định về phân phổ và đảm bảo ngân sách phù hợp để quản lý chất thải công nghiệp

MONRE, MOF, MPI, PPC

Ngân sách cần thiết để quản lý chất thải công nghiệp được phân bổ và đảm bảo tại tất cả các cơ quan/ tổ chức , các doanh nghiệp/ các công ty xử lý.

3-3-2 Phân bổ và đảm bảo ngân sách phù hợp để quản lý chất thải công nghiệp MONRE, PPC, DONRE, các doanh nghiệp/Các công ty xử lý

Page 135: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

The Study on Urban Environmental Management in Vietnam

Vol. 06: Study Report on Solid Waste Management

125 Progress Report(2)

3.4.2 Nội dung của mỗi nhiệm vụ trong lộ trình

(1) Quản lý chất thải công nghiệp

Nhiệm vụ 1-1 Xây dựng hệ thống quản lý chất thải công nghiệp theo các loại chất thải công nghiệp bởi cơ quan quản lý môi trường ở cấp trnng ương và địa phương

Mục tiêu: Quản lý chất thải công nghiệp được cải thiện bởi các cơ quan quản lý môi trường ở cấp trung ương và địa phương

Khó nắm bắt được đầy đủ hiện trạng quản lý chất thải công nghiệp ở Việt Nam nếu chỉ dựa trên các số liệu thống kê. MONRE, DONRE và các cơ quan liên quan cần có nguồn số liệu và thông tin đầy đủ về chất thải công nghiệp ở Việt Nam. Vì thế, cần phát triển năng lực nguồn nhân lực ở các cơ quan quản lý chất thải công nghiệp và quản lý môi trường ở cả cấp trung ương và địa phương để có thể lãnh đạo quản lý chất thải công nghiệp đúng cách.

Nhiệm vụ 1-2 Xây dựng hệ thống xử lý chất thải công nghiệp tại các công ty xử lý

Mục tiêu: Các cơ sở xử lý chất thải công nghiệp được quản lý và vận hành đúng cách bởi cán bộ quản lý và vận hành tại các công ty xử lý

Các cơ sở xử lý chất thải công nghiệp, đặc biệt là các lò đốt không được vận hành đúng cách để đảm bảo sức khỏe cho cán bộ vận hành và ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Vì thế, cần nâng cao nhận thức và kỹ thuật vận hành/ bảo trì. Cũng cần phát triển năng lực cho các công ty xử lý để các công ty này đạt được các quy định trong quy chuẩn quốc gia về khí thải lò đốt chất thải công nghiệp ,QCVN30:2010/BTNMT.

Nhiệm vụ 1-3 Nâng cao nhận thức về xử lý đúng cách và bảo vệ môi trường

Mục tiêu: Nhận thức về xử lý đúng cách và bảo vệ môi trường được nâng cao.

Các công ty xử lý, các doanh nghiệp và các hộ gia đình/các công ty tại làng nghề không chý ý đến xử lý đúng cách và bảo vệ môi trường. Vì thế, cần củng cố nhận thức về xử lý đúng cách và bảo vệ môi trường. Các hội nghị và hội thảo về nội dung này cần được tổ chức trên toàn quốc.

Nhiệm vụ 1-4 Nâng cao nhận thức về phân loại và tái chế

Mục tiêu: Nhận thức về phân loại và tái chế được cải thiện.

Một số chất thải công nghiệp nguy hại và không nguy hại thường được trộn lẫn trong quá trình thu gom. Mặt khác, có nhiều khả năng ngành tái chế sẽ tăng trong cơ cấu các ngành công nghiệp. Tất cả các vấn đề liên quan đến phân loại chất thải tại nguồn và tái chế đều cần được xem xét. Hơn nữa, cũng nên tổ chức các hội nghị, hội thảo về vấn đề này trên toàn quốc.

(2) Luật lệ, quy định và tiêu chuẩn

Nhiệm vụ 2-1 Xây dựng quy hoạch quốc gia về quản lý chất thải công nghiệp

Mục tiêu: Chính sách và chiến lược quản lý chất thải công nghiệp được xây dựng và phổ biến

Chính sách và chiến lược quản lý chất thải công nghiệp ở Việt Nam không rõ ràng. Các cơ quan liên quan rất cần nắm rõ các chính sách, chiến lược này. Quy hoạch chiến lược quốc gia về quản lý chất thải công nghiệp cần được xây dựng và phổ biến cho các bên liên quan.

Nhiệm vụ 2-2 Xây dựng và thực hiện quy hoạch quản lý chất thải công nghiệp

Mục tiêu: Quản lý chất thải công nghiệp tại các tỉnh/thành được cải thiện và nâng cao bằng cách triển khai các kế hoạch thực hiện.

Page 136: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

The Study on Urban Environmental Management in Vietnam

Vol. 06: Study Report on Solid Waste Management

126 Progress Report(2)

Việc làm rõ các chính sách của các cơ quan địa phương cho các doanh nghiệp và các công ty xử lý. Kế hoạch thực hiện quản lý chất thải công nghiệp cần được xây dựng và phổ biến. Cần tiến hành cộng tác với các bên liên quan.

Nhiệm vụ 2-3 Cải thiện các quy đinh/ tiêu chuẩn về quản lý chất thải công nghiệp

Mục tiêu: Vai trò và trách nhiệm của mỗi cơ quan/tổ chức chịu trách nhiệm về quản lý chất thải công nghiệp được làm rõ. Quản lý chất thải công nghiệp tại các doanh nghiệp/ các công ty xử lý được cải thiện và nâng cấp bằng các quy định/ tiêu chuẩn mới.

Nhiều cơ quan/ tổ chức cùng chịu trách nhiệm quản lý thải công nghiệp ở Việt Nam, vì thế rất phức tạp. Vai trò và trách nhiệm của mỗi cơ quan/ tổ chức quản lý chất thải công nghiệp cần được phân định rõ. Các doanh nghiệp và các công ty xử lý cần tiến hành các hoạt động sản xuất phù hợp có xét đến bảo vệ môi trường.

Nhiệm vụ 2-4 xây dựng các tài liệu/sổ tay hướng dẫn quản lý chất thải công nghiệp

Mục tiêu: Quản lý chất thải công nghiệp tại các doanh nghiệp/ các công ty xử lý được tiến hành đúng với tài liệu/ sổ tay hướng dẫn.

Các doanh nghiệp và các công ty xử lý không có đủ kiến thức về quản lý chất thải công nghiệp. Vì thế, cần phải có tài liệu/ sổ tay hướng dẫn hiệu quả và thực tế về công nghệ xử lý và vận hành/ bảo trì.

Nhiệm vụ 2-5 Xây dựng cơ chế mới trong quản lý chất thải công nghiệp và bảo vệ môi trường

Mục tiêu: Cơ chế mới được xây dựng và thực hiện nhằm củng cố công tác quản lý chất thải công nghiệp và bảo vệ môi trường.

Việt Nam chưa làm tốt công tác quản lý chất thải công nghiệp. Xét về bảo vệ môi trường, cơ chế mới về quản lý chất thải công nghiệp là rất cần thiết không chỉ với các doanh nghiệp/ các công ty xử lý mà cả với các cơ quan/ tổ chức quản lý chất thải công nghiệp. Sau khi nằm được hiện trạng chất thải công nghiệp, cần tiến hành nghiên cứu khả thi để xác định cơ chế mới. Và các bên liên quan cần được chia sẻ cơ chế này.

(3) Các cơ sở xử lý

Nhiệm vụ 3-1 Xây dựng công nghệ xử lý chất thải công nghiệp

Mục tiêu: Tất cả các doanh nghiệp/ các công ty xử lý áp dụng công nghệ xử lý phù hợp bằng cách tham khảo các công nghệ tiên tiến Lắp đặt/ xây dựng đủ các cơ sở xử lý ở Việt Nam

Các doanh nghiệp và các công ty xử lý không có đủ kiến thức về công nghệ xử lý chất thải công nghiệp technology và Việt Nam không có đủ cơ sở xử lý chất thải công nghiệp. Vì thế, cần xúc tiến xây dựng các cơ sở xử lý chất thải công nghiệp.

Nhiệm vụ 3-2 Đẩy mạnh các hoạt động tái chế hướng đến bảo vệ môi trường

Mục tiêu: Các hoạt động tái chế liên quan đến bảo vệ môi trường được đẩy mạnh.

Các hoạt động tái chế được tiến hành ở nông thôn, chủ yếu ở các làng nghề nhưng yếu tổ bảo vệ môi trường vẫn chưa được chú trọng. Một số nơi rất ô nhiễm. Trước khi bị ô nhiễm nghiêm trọng, cần có các biện pháp phù hợp để giải quyết vấn đề này.

Nhiệm vụ 3-3 Xây dựng cơ chế tài chính

Mục tiêu: Ngân sách cần thiết để quản lý chất thải công nghiệp được phân bổ và đảm bảo ở mỗi cơ quan/tổ chức, doanh nghiệp/ các công ty xử lý.

Page 137: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

The Study on Urban Environmental Management in Vietnam

Vol. 06: Study Report on Solid Waste Management

127 Progress Report(2)

Các quy định và cơ chế tài chính để phân bổ ngân sách quản lý chất thải công nghiệp cần được các cơ quan liên quan xem xét và điều chỉnh để đạt yêu cầu. Và sau đó, ngân sách cho quản lý chất thải công nghiệp cần được phân bổ và đảm bảo.

Page 138: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

The Study on Urban Environmental Management in Vietnam

Vol. 06: Study Report on Solid Waste Management

128 Progress Report(2)

CHƯƠNG 4

QUẢN LÝ CHẤT THẢI VÀ NƯỚC THẢI Y TẾ (QLCTNTYT)

4.1 Hiện trạng quản lý chất thải rắn và nước thải y tế ở Việt Nam

4.1.1 Khung pháp lý và khung hành chính

(1) Các văn bản pháp lý liên quan đến quản lý chất thải rắn và nước thải y tế

Có nhiều văn bản pháp lý về quản lý chất thải y tế trong đó bao gồm các tiêu chuẩn và các quy chuẩn kỹ thuật đối với các lò đốt chất thải. Hơn 40 văn bản đã được ban hành kể từ năm 1997 liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quản lý chất thải y tế (Theo dõi chi tiết tại phụ lục 1). Các văn bản được liệt kê dưới đây là các luật lệ và quy định quan trọng nhất về quản lý chất thải y tế.

� Quyết định số 1895/1997/BYT-QĐ ngày 19/09/1997 ban hành quy định về quản lý bệnh viện.

� Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế về quản lý chất thải nguy hại

� Luật Bảo vệ môi trường 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 ban hành năm 2005

� Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn,

� Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế ban hành quy chế quản lý chất thải y tế

Ngoài các luật lệ và quy định nói trên, các tiêu chuẩn và hướng dẫn sau trực tiếp liên quan đến công tác quản lý chất thải y tế

� TCVN 5939-1999: Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn khí thải đối với lò đốt chất thải y tế: Các hạn mức (Bộ tiêu chuẩn này đã được thay thế bằng QCVN 02:2008/BTNMT, nêu chi tiết tại phụ lục-2)

� TCVN 7380-2004: Lò đốt chất thải rắn y tế - Yêu cầu kỹ thuật.

� TCVN 7381-2004: Lò đốt chất thải rắn y tế - Phương pháp đánh giá và thẩm định

� TCVN 7382-2004: Nước thải bệnh viện - Tiêu chuẩn thải (Tiêu chuẩn này đã được thay thế bằng QCVN 28-2010/BTNMT).

� TCVN 5945-2005: Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải (Tiêu chuẩn này đã được thay thế bằng QCVN 24-2009/BTNMT).

� TCXDVN 365-2007: Bệnh viện đa khoa – Hướng dẫn thiết kế

� QCVN 02-2008/BTNMT: Tiêu chuẩn quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế.

� QCVN 24-2009/BTNMT: Tiêu chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp

� QCVN 28-2010/BTNMT: Tiêu chuẩn quốc gia về nước thải bệnh viện (Chi tiết tại phụ lục 4)

Quy chế về quản lý bệnh viện chỉ ra nhiệm vụ của các cơ quan quản lý hành chính và cán bộ các bệnh viện trong công tác quản lý chất thải và nước thải bệnh viện. Các yêu cầu cơ

Page 139: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

The Study on Urban Environmental Management in Vietnam

Vol. 06: Study Report on Solid Waste Management

129 Progress Report(2)

bản và các biện pháp caaps thiết để xử lý chất thải rắn, nước thải hoặc khí thải bệnh viện được trình bày tại “12. QUY ĐỊNH VỀ CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI” hoặc PHẦN IV: QUY ĐỊNH HÀNH NGHỀ. Tuy nhiên, được biết trên thực tế, quy định này sẽ được thay thế bới Quy định quản lý chất thải y tế.

Chất thải lây nhiễm từ các cơ sở y tế được xếp loại là chất thải nguy hại. Các quy định về quản lý chất thải nguy hại rất quan trọng trong việc quản lý chất thải nguy hại nói chung. Quy định này đầu tiên được ban hành năm 1999 và sẽ thay được thay thế bởi Hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại (Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT) và danh sách chất thải nguy hại (Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT).

Luật bảo vệ môi trường năm 2005 là một bộ luật tổng hợp về bảo vệ môi trường. Điều số 39- Chương V của luật bảo vệ môi trường quy định một số quy định và biện pháp cơ bản về quản lý chất thải y tế, trong đó bao gồm cả chất thải thông thường, chất thải nguy hại, nước thải và chất thải phóng xạ phát sinh từ các cơ sở khám, chữa bệnh (Chi tiết tại Phụ lục 4). Chương VIII của luật này cũng nêu rõ các quy định chung về quản lý chất thải đối với chất thải thông thường, chất thải nguy hại và nước thải.

Nghị định về Quản lý chất thải rắn cung cấp các hướng dẫn và giải thích tổng thể về quản lý chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại. Nghị định này đề cập tới các khái niệm về chất thải rắn, lập quy hoạch quản lý chất thải rắn, hướng dẫn đầu tư, trách nhiệm của chủ thải, đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn. Ngoài ra, nghị định này cũng nhân mạnh đến trách nhiệm thực hiện phân loại rác tại nguồn, công nghệ xử lý/ chôn lấp, chi phí quản lý chất thải rắn, cũng như công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong quản lý chất thải rắn. MOC và MONRE và các sở tương ứng tại địa phương chịu trách nhiệm thực tổ chức hướng dẫn và thực hiện nghị định này.

Rõ ràng, các quy định về quản lý chất thải bệnh viện là một văn bản pháp luật quan trọng để kiểm soát và quản lý chất thải y tế. Khung pháp lý về quản lý nước thải từ các cơ sở y tế vẫn còn bất cập nếu so với quản lý chất thải rắn hay chất thải nguy hại. Chỉ có nước thải (chủ yếu là chất thải nguy hại ) được quy định bởi các luật lệ và quy định liên quan..

Quy định về quản lý chất thải y tế nêu rõ trách nhiệm của chủ nguồn thải, yêu cầu xử lý hoặc thực thi quản lý chất thải y tế tại nguồn và xa nguồn. Tuy nhiên, quy định này không nói rõ chi tiết về hình thức xử phạt đối với các trường hợp vi phạm. Xử phạt các đối tượng vi phạm được quy định trong Quy chế về quản lý chất thải nguy hại, Luật bảo vệ môi trường và Nghị định về quản lý chất thải rắn.

Bảng 4-1 so sánh quy định về quản lý chất thải y tế, quy định về quản lý chất thải nguy hại, Luật bảo vệ môi trường và Nghị định về quản lý chất thải rắn theo trách nhiệm, phát thải và phân loại chất thải, vận chuyển và lưu trữ chất thải tại nguồn, vận chuyển chất thải khỏi nguồn, công nghệ xử lý/ tiêu hủy, xử lý nước thải, khí thải, thực thi và xử phạt. Trách nhiệm của chủ thải và đơn vị xử lý chất thải được quy định rõ trong luật và các quy định này. Nếu so sánh với các quy định pháp lý về quản lý chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại thì các quy định về quản lý nước thải bệnh viện dường như chưa thực sự đầy đủ. Chủ yếu chỉ có các quy định về quản lý chất thải lỏng (phần lớn liên quan đến chất thải lỏng nguy hại).

Page 140: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

130

Ng

hiê

n cứu Q

uản lý Mô

i trường Đ

ô thị V

iệt na

m

Tập 6

: Ng

hiên

cứu về

Quản lý chất thải rắn

ở Việt N

am

Bảng 4-1 Bảng so sánh các quy định liên quan đến Quản lý chất thải rắn và nước thải y tế

Mục quản lý Các luật và quy định chính

Quy định về chất thải y tế, Quyết định số 43/2007/QD-BYT

Quy định về quản lý bệnh viện, phòng khám Quyết định số1895/1997/BYT-QD

Quy định về chất thải nguy hại Quyết định số 155/1999/QD-TTg

Luật bảo vệ môi trường Luật số 52/2005/QH11

Nghị định về Quản lý chất thải rắn Nghị định số 59/2007/ND-CP

Quy định chung/ trách nhiệm

• Các cơ sở y tế, các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực quản lý chất thải y tế (C1)

• Phòng kiểm soát ô nhiễm có trách nhiệm tổ chức thực hiện và giám sát công tác quản lý chất thải tại bệnh viện.

• Cán bộ vệ sinh • Giám đốc bệnh viện

• Trách nhiệm của chủ nguồn thải (C9) • Chứng từ chất thải nguy hại (C10)

• Các hành vi nghiêm cấm(A7) • Nhiệm vụ bảo vệ môi trường (A37) • Bảo vệ môi trường trong các cơ sở khám chữa

bệnh (A38) • Trách nhiệm quản lý chất thải (A69) • Trách nhiệm quản lý chất thải nguy hại (A70)

• Giải thích các thuật ngữ(A3) • Nguyên tắc quản lý chất thải (A4) • Các hành vi nghiêm cấm (A6) • Lập kế hoạch (A7, A8) • Trách nhiệm chủ nguồn thải (A22, 23)

Phát thải • Các hạng mục (C3, C5, C6) • Phụ lục 1: Danh mục hóa chất sử dụng tại

các cơ sở y tế • Phụ lục 2: Thuốc gây độc tế bào • Phụ lục 4: Danh mục chất thải tái chế

• Phụ lục 1: Danh mục các loại chất thải nguy hại (A4010-Y2/Y3, A4020-Y1)

• Định nghĩa về chất thải (A3)

Phân loại • Túi và thùng chứa chất thải (C7, C8, C10, C11)

• Thùng chứa vật sắc nhọn (C9) • Phụ lục 3: Nhãn hiệu

• Phân loại thành 4 loại chất thải • Túi nilon và thùng cứng

• Phân loại, lưa chứa và thu gom chất thải nguy hại (A71)

• Thu gom chất thải rắn (A78)

• Phân loại chất thải tại nguồn (A19, A20, A21)

Thu gom tại chỗ

• Vị trí đặt thùng (C14) • Các loại thùng (C12) • Tần suất thu gom (C15)

• Trách nhiệm cán bộ vệ sinh • 2 lần/ngày trong trường hợp cần thiết • Thu gom và xử lý riêng biệt các loại chất thải

bệnh lý

• Thu gom và lưu chứa (A24, 25) • Trách nhiệm đơn vị thu gom và vận chuyển (A26,

27)

Kho lưu chưa • Phòng/ kho lưu chứa (C16) • Thời gian lưu chứa (C16)

• Kho chứa có tường và mái nằm về phía đông bắc bệnh viện

Vận chuyển • Đơn vị vận chuyển được cấp phép (C17) • Xe vận chuyển (C17) • Hồ sơ (C18)

• Vận chuyển do các đơn vị thu gom đối với chất thải thông thường

• Đăng ký các phương tiện vận chuyển (C6, C8) • Trách nhiệm của đơn vị vận chuyển (C11, C12,

C13) • Tuyến đường vận chuyển (C14)

• Vận chuyển chất thải rắn nguy hại (A72)

Chất thải rắn • Mẫu lò đốt chất thải y tế nguy hại (C19) • Các biện pháp kỹ thuật (C20) • Xử lý sơ cấp đối với chất thải lây nhiễm

cao (C21) • Chất thải lây nhiễm (C22) • Chất thải hóa học (C23) • Chất thải phóng xạ (C24) • Thùng áp suất (C25) • Rác thông thường (C26)

• Lò đốt • Đốt hoặc chôn chất thải ô nhiểm dưới hố sâu

50cm. • Tiệt trùng hoặc xử lý vật lý đối với chất thải sắc

nhọn trước khi đốt hoặc chôn. • Hủy hoặc xử lý chất thải phóng xạ và thuốc độc.

• Đăng ký xử lý/ tiêu hủy chất thải (C6,C8) • Trách nhiệm của chủ cơ sở (C15)

• Xử lý chất thải nguy hại (A73, 74) • Tiêu hủy chất thải nguy hại (A75) • Tái chế, xử lý và tiêu huy chất thải rắn (A79, 80) • Kiểm soát khí thải và bụi (A83)

• Tiêu hủy chất thảu (A29, 30) • Trách nhiệm của chủ cơ sở (A32) • Thanh tra cơ sở xư lý (A33)

Chất thải lỏng • Nước thải (C27-C29) • Cần có bể chứa cùng hệ thống xử lý nước thải từ phòng thí nghiệm, phòng chụp X-quang, phòng khám bệnh và các phòng dịch vụ khác.

• Quản lý nước lũ

• Thu gom và xử lý (A81) • Hệ thống xử lý (A82)

Khí thải • Khí thải (C30) • Lò đốt với ống khói • Hệ thống xử lý khí thải đối với các phòng thí

nghiệm sinh học.

Thực hiện • Trách nhiệm quản lý (C31) • Nghiên cứu và tập huấn (C32) • Đăng ký chủ nguồn thải (C33) • Tài chính (C34)

• Giám đốc bệnh viện: bố trí nhân viên xử lý chất thải, cung cấp thiết bị, hóa chất và các coogn cụ đảm bảo an toàn lao động, khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên.

• Quản lý phòng/khoa chống nhiễm khuẩn: tổ chức và giám sát hoạt động của nhân viên quản lý chất thải.

• Nhân viên quản lý chất thải: tuân thủ các quy định và hướng dẫn về quản lý chất thải.

• Thanh tra, kiểm tra (C29) • Chứng từ quản lý chất thải (C7) • Sổ đăng ký chủ nguồn thải (C6, C8)

• Thu phí (A36) • Thanh tra (A38)

Xử lý • Biện pháp xử phạt (C30) • Xư lý vi phạm (A127) • Bồi thường thiệt hại(A130 ~ A134)

• Xử lý vi phạm (A39) • Nghị định số 117/2009/ND-CP ban hành

31/12/2009 Chú ý: Trong ngoặc thể hiện sô Mục hay Điểm trong luật hoặc trong các quyết định, nghị định.

Pro

gre

ss rep

ort (2

)

Page 141: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý Môi trường Đô thị Việt Nam Tập 06: Báo cáo nghiên cứu Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

Báo cáo giữa kỳ

131

(2) Tổ chức hành chính trong Quản lý chất thải rắn và nước thải y tế

Bộ Y Tế là cơ quan trung ương chịu trách nhiệm về việc quản lý và kiểm soát chất thải và nước thải từ bệnh viện và các cơ sở y tế bao gồm bệnh viện, phòng khám, các cơ sở y tế, y tế học đường, các viện nghiên cứu, cơ sở sản xuất dược phẩm…Bên cạnh Bộ Y Tế, Bộ TN&MT, Bộ Xây Dựng và các bộ/ngành khác cũng có trách nhiệm trực tiếp hoặc gián tiếp trong việc quản lý chất thải rắn và nước thải y tế. Bộ TN&MT là cơ quan trung ương chịu trách nhiệm chung về giám sát môi trường và đánh giá tác động môi trường xét trên khía cạnh. Mặt khác, Bộ Xây Dựng là cơ quan có trách nhiệm trong việc quy hoạch và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng về quản lý chất thải và nước thải y tế, đặc biệt đối với các cơ sở xử lý nằm bên ngoài phạm vi của các cơ sở y tế.

Tại địa phương, các sở đối với cấp tỉnh/thành phố hoặc phòng/ban đối với cấp quận /huyện sẽ có trách nhiệm và vai trò riêng trong việc quản lý chất thải và nước thải y tế tại địa bàn trực thuộc như nêu trong hình 4-1.Trong trường hợp này, vai trò và nhiệm vụ của Sở Y tế, Sở TN&MT và Sở Xây dựng sẽ tương ứng với các cơ quan trung ương là Bộ Xây dựng, Bộ TN&MT. Do yêu cầu cần có sự tham gia của nhiều cơ quan cũng như tính phức tạp vốn có của việc quản lý chất thải và nước thải y tế, Văn phòng chính phủ đã có công văn yêu cầu Bộ Y Tế chủ động phối kết hợp với các bộ, ngành liên quan để xây dựng quy hoạch tổng thể quản lý chất thải y tế quốc gia20.

Hình 4-1 Cơ cấu hành chính về quản lý chất thải và nước thải y tế cấp trung ương và địa phương

Bộ Y tế có vai trò trong việc kiểm soát hoạt động quản lý chất thải và nước thải y tế tại các cơ sở y tế tuyến trung ương. Tại địa phương, mô hình quản lý tương tự được thể hiện trong hình 4.1. Trong trường hợp tại cấp địa phương, vai trò và chức năng của Sở Y tế, Sở TN&MT và Sở XD sẽ tương tự như vai trò của các bộ chủ quản cấp trung ương.

20 Official Letter 1153/VPCP-KG dated on March 22, 1999 and Letter 1069 dated on October 11, 1999.

Bộ Y Tế Bộ Tài nguyên & Môi trường

Sở Tài nguyên & Môi trường

Sở Y Tế

Bệnh viện tuyến Tỉnh

Bệnh viện tuyến Trung ương

Trạm y tế xã/phường

Bệnh viện tuyến Huyện

Bộ Xây Dựng

Sở Xây Dựng

URENCOs

CHÍNH PHỦ

UBND Tỉnh/Thành

phố

UBND Tỉnh/Thành

phố

UBND Tỉnh/Thành

phố

Page 142: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý Môi trường Đô thị Việt Nam Tập 06: Báo cáo nghiên cứu Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

Báo cáo giữa kỳ

132

Mặc dù không có một hệ thống quản lý chất thải và nước thải y tế đồng nhất tại các cơ sở y tế, tuy nhiên tại nhiều cơ sở y tế của Việt Nam, Phòng kiểm soát lây nhiễm hoặc Ban kiểm soát ô nhiễm kết hợp với phòng hành chính sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc quản lý chất thải và nước thải y tế. Công nhân viên thực hiện thu gom chất thải hoặc vận hành trạm xử ý chất thải thường nằm trong bộ phận hành chính kể cả đó là nhân viên của bệnh viện, cơ sở hay là nhân viên của công ty thu gom hợp đồng với bệnh viện, cơ sở y tế.

(3) Cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế

Bộ Y tế chịu trách nhiệm về: (i) giám sát công tác quản lý chất thải y tế tại các bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh và các cơ sở y tế khác nhằm đảm bảo việc thực hiện tại các cơ sở này theo đúng chức năng, (ii) tổ chức lập kế quy hoạch quản lý chất thải y tế, đầu tư xây dựng và phối hợp với các Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Xây dựng để lựa chọn công nghệ nghệ và thiết bị xử lý, và (iii) giám sát việc thực hiện các chính sách và quy định. Hình 4-2 thể hiện cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế, trong đó thể hiện vai trò và trách nhiệm trực tiếp cũng như gián tiếp trong quan lý chất thải y tế của các cơ quan trực thuộc Bộ Y tế. Đặc biệt, Cục quản lý Môi trường y tế - VIHEMA và Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế có trách nhiệm chính trong việc lập kế hoạch, lựa chọn, đánh giá và giá sát hệ thống quản lý chất thải y tế nói chung tại các bệnh viện cấp trung ương. VIHEMA cũng chịu trách nhiệm chính trong trong các vấn đề liên quan đến môi trường tại các cơ sở y tế với việc tổ chức tập huấn cho cán bộ của các đơn vị này

Cục quản lý môi trường y tế - VIHEMA

VIHEMA có chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Y tế trong các công tác liên quan đến môi trường y tế của bộ như:

• Các hoạt động bảo vệ môi trường tại các cơ sở y tế và sức khỏe môi trường • Kiểm soát vệ sinh, an toàn lao động và các bệnh nghề nghiệp, kiểm soát ảnh hưởng của

biến đổi khí hậu đến sức khỏe con người. • Quản lý hóa chất, thuốc diệt khuẩn, hóa chất bảo vệ thực vật sử dụng trong y tế. • Các nhiệm vụ khác liên quan đến môi trường y tế.

Về mặt quản lý chất thải y tế, VIHEMA chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn khác trong việc lập chiến lược, quy hoạch nhằm bảo vệ môi trường trong ngành y tế. Ngoài ra, VIHEMA cũng soạn thảo và trình các văn bản, các quy định về bảo vệ môi trường trong các cơ sở y tế bao gồm cả các tiêu chuẩn kỹ thuật trong môi trường y tế… Hơn nữa, VIHEMA tham gia: (i) tổ chức thực hiện và đánh giá tác động môi trường các dự án của Bộ Y tế, (ii) phòng và chống các sự cố môi trường, (iii) khắc phục và phục hồi môi trường y tế, và (iv) đề xuất các biện pháp nhằm phát triển bền vững ngành y tế.

Ngoài ra, VIHEMA cũng chỉ đạo và hướng dẫn các hoạt động kỹ thuật trong lĩnh vực phụ trách đối với các cơ sở y tế của ngành và các cơ sở y tế trực thuộc các bộ khác. Phối hợp với các cơ quan chức năng khác, VIHEMA thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, phát hiện và đề xuất biện pháp xử phạt đối với các đơn vị vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường, môi trường y tế, an toàn vệ sinh và sức khỏe lao động…

Vụ trang thiết bị và công trình y tế

Đây là vụ chuyên môn của Bộ Y tế với chức năng tham mưu cho Bộ trưởng các vấn đề về quản lý các trang thiết bị y tế và các công trình y tế. Vụ trang thiết bị và công trình y tế có nhiệm vụ xây dựng các văn bản quy định hướng dẫn về: (i) cung cấp, quản lý, sử dụng, duy trì và thử nghiệm các thiết bị y tế, (ii) sản xuất, kinh doanh và các dịch vụ kỹ thuật liên quan đến thiết bị y tế.

Vụ trang thiết bị và công trình y tế đưa ra danh sách các thiết bị y tế tiêu chuẩn cho các cơ sở y tế căn cứ vào trình độ kỹ thuật của cơ sở và tiêu chuẩn quốc gia về thiết bị. Vụ này cũng có chức năng đánh giá các thiết bị y tế của các dự án đầu tư và trình bộ trưởng phê duyệt kế hoạch và kế quả đấu thầu cung cấp thiết bị có sử dụng vốn đầu tư.

Page 143: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý Môi trường Đô thị Việt Nam Tập 06: Báo cáo nghiên cứu Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

Báo cáo giữa kỳ

133

Một trong các chức năng khác là tổ chức ủy ban tư vấn đối việc cung cấp, sử dụng các thiết bị y tế, thiết lập các chương trình, kế hoạch tập huấn cán bộ về quản lý các thiết bị y tế. Phối hợp với Vụ kế hoạch và tài chính để bố trí vốn đầu tư và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư này.

Hình 4-2 Cơ cấu tổ chức Bộ Y tế

4.1.2 Chính sách và chiến lược về quản lý chất thải và nước thải y tế

Nhận thức về tầm quan trọng của việc quản lý và xử lý đúng cách chất thải y tế, Chính phủ Việt Nam đã ban hành một số chính sách, chiến lược và kế hoạch bảo vệ môi trường. Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 (ban hành cùng Quyết định số 256/2003/QD-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ) và Kế hoạch quốc gia về Kiểm soát ô nhiễm môi trường năm 2010 (ban hành kèm theo Quyết định số 328/2005/QD-TTg ngày 12/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ) nhằm xử lý 100% chất thải y tế nguy hại của 84 bệnh viện gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Quyết định mới được ban hành gần đây về định hướng phát triển các khu đô thị và công nghiệp Việt Nam năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 (ban hành cùng Quyết định số 1930/QD-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ) đã đặt mục tiêu đến năm 2015, toàn bộ nước thải y tế phải được xử lý đạt tiêu chuẩn dòng thải trước khi xả ra môi trường.

Kế hoạch bảo vệ môi trường ngành y tế từ năm 2009 đến 2015 đã được bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt theo quyết định số 1873/QD-BYT. Trong kế hoạch này, mục tiêu phát triển và tăng cường quản lý chất thải và nước thải của các cơ sở y tế đã được xác định.

� 100% bệnh viện trung ương và bệnh viện tư nhân, 70% bệnh viện cấp tỉnh, 50% bệnh viện

huyện xử lý chất thải y tế đạt tiêu chuẩn môi trường,

Page 144: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý Môi trường Đô thị Việt Nam Tập 06: Báo cáo nghiên cứu Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

Báo cáo giữa kỳ

134

� 100% các viện nghiên cứu, trường y và trường dược, các cơ sở dược phẩm trực thuộc Bộ Y

tế xử lý chất thải y tế đạt tiêu chuẩn môi trường,

� 70% trung tâm y tế dự phòng tỉnh xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường,

� 100% trung tâm y tế dự phòng cấp huyện, 100% trạm y tế công cộng và các cơ sở y tế hiện

hành trực cấp tỉnh và huyện tiến hành xử lý sơ bộ chất thải y tế trước khi xả thải.

� 100% cơ sở y tế có nhân viên y tế được đào tạo về quản lý chất thải y tế và quan trắc môi

trường,

� 100% nhân viên y tế được huấn luyện về quy chế quản lý chất thải y tế và bảo vệ môi

trường trong ngành y tế, và

� 100% cơ sở y tế giải thích, chỉ đạo các cán bộ y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về

bảo vệ môi trường tại các cơ sở y tế.

4.1.3 Hiện trạng quản lý chất thải và nước thải y tế tại Vi ệt Nam

(1) Các cơ sở y tế ở Việt Nam

Tính đến năm 2008, tại Việt Nam có 13,506 cơ sở y tế với hơn 221,695 giường bệnh21. Trong đó bao gồm: 774 bệnh viện đa khoa, 136 bệnh viện chuyên khoa, 5 bệnh viện ngành, 83 bệnh viện tư nhân và các hình thức khác như được nêu trong bảng 4-2 Bên cạnh đó, còn có 14 viện thuộc hệ thống y tế dự phòng và 190 cơ sở y tế chỉ định khác (63 trung tâm y tế dự phòng, 59 trung tâm phòng chống HIV/AIDS, 28 trung tâm phòng chống sốt rét, 23 trung tâm phòng chống bệnh, 11 trung tâm cách ly y tế quốc tế, 6 trung tâm sức khỏe lao động và môi trường), 686 trung tâm y tế quận/huyện, gần 100 cơ sở nghiên cứu và tâp huấn y tế, và 181 công ty sản xuất dược22. Số lượng các cơ sở y tế cũng như số giường bệnh có xu hướng tăng hơn so với những năm trước.

Bảng 4.2 Số lượng các cơ sở y tế và giường bệnh năm 2008

Cơ sở y tế Số lượng Số lượng giường bệnh

Số lượng giường bệnh TB/ cơ sở

Bệnh viện đa khoa 774 115,923 150

Bệnh viện chuyên khoa 136 28,560 210

Bệnh viện y học cổ truyền 51 6,501 127

Trung tâm phục hồi chức năng 49 6,792 139

Bệnh viện phong 18 1,782 99

Trung tâm y tế liên huyện 752 8,761 12

Trạm xá chuyên khoa 45 1,012 22

Nhà hộ sinh 17 321 19

Trung tâm y tế 11,576 45,994 4

Bệnh viện ngành* 5 620 124

Bệnh viện tư nhân 83 5,429 65

Tổng 13,506 221,695 16

Nguồn: Trích dẫn từ Niên giám thống kê 2008, Bộ Y tế

21 Bộ Y tế, Niên giám thống kê 2008 22 Ibid

Page 145: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý Môi trường Đô thị Việt Nam Tập 06: Báo cáo nghiên cứu Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

Báo cáo giữa kỳ

135

(2) Chất thải y tế phát sinh tại Vi ệt Nam

Ở Việt Nam, lượng chất thải y tế phát sinh đang tăng lên. Năm 2005, tổng lượng chất thải rắn phát sinh từ các cơ sở y tế theo báo cáo là khoảng 300 tấn mỗi ngày, trong đó 40 tấn là chất thải y tế nguy hại và chất thải được xử lý kém23. Tỷ lệ phát sịnh chất thải y tế phụ thuộc vào số giường bệnh, trình độ và loại công nghệ y tế và khả năng tiếp cận của người dân đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Bảng 4-3 cung cấp thông tin về việc phát sinh chất thải y tế tại các bệnh viện và các khoa thuộc các bệnh viện trung ương, tỉnh và quận24.

Bảng 4-3 Lượng chất thải y tế phát sinh tại các bệnh viện và các khoa trong bệnh viện

Bệnh viện/Khoa

Tổng lượng chất thải y tế phát sinh (kg/giường/ngày)

Lượng chất thải nguy hại phát sinh (kg/giường/ngày)

BV trung ương

BV cấp tỉnh

BV cấp huyện

TB BV trung ương

BV cấp tỉnh

BV cấp huyện

TB

Khám bệnh 0.97 0.88 0.73 0.86 0.16 0.14 0.11 0.14

Chăm sóc đặc biệt 1.08 1.27 1.00 1.11 0.30 0.31 0.18 0.26

Khoa dược 0.64 0.47 0.45 0.52 0.04 0.03 0.02 0.03

Trẻ em 0.50 0.41 0.45 0.45 0.04 0.05 0.02 0.04

Phẫu thuật 1.01 0.87 0.73 0.87 0.26 0.21 0.17 0.21

Phụ sản 0.82 0.95 0.73 0.83 0.21 0.22 0.17 0.20

Khoa mắt/Khoa tai 0.66 0.68 0.34 0.56 0.12 0.10 0.08 0.10

Khoa bệnh học 0.11 0.10 0.08 1.0 0.03 0.03 0.03 0.03

Nguồn: Tổng hợp từ một số tài liệu thu thập từ Bộ Y tế

Lượng lớn chất thải y tế nguy hại phát sinh từ các cơ sở y tế liệt kê trong bảng 4-2. Do tổng số giường bệnh tại các bệnh viện đa khoa, chuyên ngành, các bệnh viện ngành, bệnh viện tư nhân chiếm tới 150,000 giường, nên lượng chất thải y tế từ các cơ sở này chiếm tới 70% tổng lượng phát sinh. Khối lượng chất thải y tế phát sinh mỗi ngày trong năm 2010 ước tính khoảng 380 tấn/ngày, trong đó 45 tấn/ngày là chất thải y tế nguy hại. Con số này ước tính sẽ tăng lên khoảng 600 tấn/ngày vào năm 2015 và trên 800 tấn/ngày 202025.

Bảng 4-4 thể hiện thành phần chất thải y tế tại Việt Nam đối chiếu với Ấn Độ. Các số liệu về thành phần chất thải y tế thường rất hiếm ngay cả đối với các quóc gia khác do tính phức tạp trong quá trình thực hiện và phân tích. Ngoài ra, chưa có danh sách chuẩn cho các thành phần chất thải y tế, vì vậy việc so sánh trực tiếp các thành phần chất thải y tế gặp khá nhiều khó khăn. Tuy nhiên, từ bảng 4-4 có thể nhận thấy thành phần chất thải nguy hại có thể chiếm khoảng 20% tổng lượng chất thải y tế.

23 Kế hoạch bảo vệ môi trường ngành y tế giai đoạn 2009 - 2015, Quyết định 1873-QD-BYT 24 Dựa theo số liệu trong Bảng 4-3 và sử dụng dữ liệu về số giường bệnh trong bản 4-2, tổng lượng chất thải và nước thải y tế nguy hại tính được là lần lượt là 190 tấn/ngày và 31 tấn/ngày, thấp hơn nhiều các số liệu này. Sự khác biệt này có thể do số giường bệnh trên thực thế nhiều hơn số giường bệnh danh nghĩa được nêu trong Bảng 4-2 tại hầu hết các bệnh viện. Điều này có thể khiến cho lượng chất thải nhiều hơn con số ước tính theo số giường bệnh và tỷ lệ phát sinh chất thải được nêu trong Bảng 4-3. 25 Ministry of Health: Proposal on “Project document on healthcare waste management”, March 25, 2010.

Page 146: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý Môi trường Đô thị Việt Nam Tập 06: Báo cáo nghiên cứu Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

Báo cáo giữa kỳ

136

Bảng 4-4 Ví dụ về phân tích thành phần chất thải y tế (% dựa trên khối lượng ướt)

Loại chất thải Vi ệt Nam26 Ấn Độ27 Ghi chú

Chất thải thông thường 26.8~40.0 53.5

Kim tiêm và vật sắc nhọn 1.3~2.29 * * bao gồm trong kim loại

Bông băng dính máu 4.58~18.1 15

Mẫu xét nghiệm 1.31~13.8 -

Nhựa 2.63~3.2 10

Giấy - 15

Kim loại 0.64~1.4 1

Thủy tinh, vỏ chai 1.8~2.63 4.0

Dược phẩm hết hạn 0.1~1.6 -

Chất thải lây nhiễm - 1.5

Khác 12.5~26.0 -

(3) Nước thải y tế phát sinh tại Vi ệt Nam

Lượng và đặc điểm nước thải của các cơ sở y tế thay đổi theo thời gian, theo từng ngày trong tuần, lượng chất thải được tính gần bằng lượng nước tiêu thụ các cơ sở. Các giá trị tiêu chuẩn về lượng nước thải phát sinh tại Vi ệt Nam được trình bày trong Bảng 4-528. Tuy nhiên, ở các trung tâm y tế dự phòng hoặc các trạm y tế xã, lượng nước cung cấp thường thấp hơn như trình bày trong Bảng 4-5.

Bảng 4-5 Tiêu chuẩn cấp nước và lượng nước thải của các bệnh viện

Quy mô bệnh viện (số giường) Cấp nước (L/giường/ngày) Nước thải(m3/ngày)

Ít hơn 100 giường bệnh 700 70 100~300 giường 700 100~200 300~500 giường 600 200~300 500~700 giường 600 300~400 Nhiều hơn 700 giường bệnh 600 Nhiều hơn 400 Bệnh viện của trường đại học lớn hơn 700 giường

1,000 Nhiều hơn 500

Nguồn: Trung tâm môi trường đô thị và khu công nghiệp, Đại học Xây dựng Hà Nội, 2002.

Nước thải xả ra từ các cơ sở y tế có chứa các chất ô nhiễm tương tự như nước thải sinh hoạt nhưng mức độ các chất ô nhiễm này có sự khác biệt tuỳ thuộc vào đặc điểm của bệnh viện và của khoa. Bên cạnh các chất ô nhiễm, nước thải từ các cơ sở y tế còn có thể chứa các chất đặc thù như thuốc, chất tẩy, thuốc thử hoá học, dung môi, đồng vị phóng xạ sử dụng trong phân tích và điều trị. Mức độ của các chất này có thể phụ thuộc nhiều vào đặc điểm và hoạt động của các cơ sở y tế. Bảng 4-6 tổng hợp ví dụ về chất lượng nước thải xả ra từ một số khoa của bệnh viện tại Việt Nam. Một số thông số như H2S, BOD5, COD, Nitơ tổng và chất rắn lơ lửng thay đổi theo từng khoa.

26 Nguyen Thi Kim Thai, Báo cáo Dự án nghiên cứu về Tiêu chuẩn Lưu trữ, thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại MONRE, 2007 và một số báo cáo, văn bản thu thập từ Bộ Y tế 27 Viện nghiên cứu môi trường xây dựng quốc gia (personal communication, 1997) về các hoạt động quản lý chất thải an toàn, A. Pruss, E.Girouult, and P. Rushbrook, WHO 1999. 28 Lượng nước thải thực tế có thể nhiều hơn giá trị tiêu chuẩn trong Bảng do lý do được nêu trong chú thích số 4.

Page 147: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý Môi trường Đô thị Việt Nam Tập 06: Báo cáo nghiên cứu Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

Báo cáo giữa kỳ

137

Bảng 4-6 Ví dụ về nước thải bệnh viện theo từng khoa

Khoa Thông số (mg/L trừ pH)

pH DO H2S BOD5 COD Tổng phốt pho

Tổng nitơ

SS

Hành chính 6.40 1.91 2.07 87.1 126.6 0.94 9.54 37.99 Kiểm soát bệnh truyền nhiễm

7.04 1.81 5.50 117.60 168.98 1.57 12.82 55.82

Phòng thí nghiệm 7.04 1.76 3.32 105.43 149.25 1.10 10.12 23.46 Dược 6.55 1.64 5.95 181.83 235.05 1.56 20.74 51.48 Nguồn: Viện môi trường và sức khỏe lao động, Bộ y tế và một số văn bản thu thập từ Bộ Y tế

Hình 4-3 đưa ra một số so sánh về chất lượng nước thải được phân tích trong một số báo cáo khác nhau29,30,31,32. Các bệnh viện được khảo sát đề cập trong chú thích 27 trong đó bao gồm 6 bệnh viện trực thuộc sự quản lý của Bộ Y tế nằm trong đề xuất các bệnh viện cần cần được nâng cấp hệ thống xử lý nước thải kịp thời của Bộ Y tế. Các bệnh viện đề cập trong chú thích số 32 bao gồm các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa cấp trung ương và cấp tỉnh cần được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Chú thích số 31 tập trung vào tám (08) bệnh viện có tên trong danh sách quyết định 64/2003/QD-TTg. Nghiên cứu đề cập trong chú thích số 32 có đề cập tới năm (05) bệnh viện (trong đó, 2 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế tại Hà Nội và 3 bệnh viện cấp tỉnh tại Đồng Nai, Tp.HCM và Thái Nguyê9n). Hầu hết các bệnh viện đề cập ở đây, trừ các bệnh viện nêu trong nghiên cứu tại chú thích số 32, đều không đạt các tiêu chuẩn về nước thải và hệ thống xử lý nước thải tại các bệnh viện này đòi hỏi phải được nâng cấp hoặc xây mới. Vì vậy, cần phải chú ý rằng số liệu nêu ra trong hình4-3 không phải là các số liệu đại diện cho chất lượng nước thải của các bệnh viện Việt Nam mà của các bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải kém hoặc không có hệ thống xử lý nước thải.

Tất cả các mẫu phân tích ở đây đều không đạt chuẩn về các chỉ số BOD5, COD và coliform tổng. Một trong số đó cho kết quả rất cao đối với chỉ COD, có thể do một vài loại nước thải y tế được thải trực tiếp tới hệ thống xử lý nước thải mà không có bất cứ biện pháp xử lý sơ bộ nào. (Hình 4-3(a)). Mẫu này cũng có kết quả tương tự với giá trị pH cao nhất (và sunfua) (Hình 4-3(b)). Hiện nay, chưa có tiêu chuẩn đối với chỉ tiêu Fecal coliform, tuy nhiên hình 4-3(d) cho thấy kết quả khá cao trong chỉ tiêu coliform tổng đối với tất cả các mẫu. Nguyên nhân của kết quả này có thể do nước thải của các bệnh viện được khảo sát kể cả các bệnh viện nêu trong chú thích số 30, chưa được xử lý triệt để. Việc phát hiện chỉ tiêu Fecal coliform cho thấy khả năng tồn tại của vi khuẩn đường ruột trong nước thải.

29 Yachiyo Engineering Co. Ltd., và System Science Consultants Inc., Khảo sát chuẩn bị cho Chương trình của JICA nhằm cải thiện hệ thống xử lý nước thải và chất thải rắn y tế, Dự thảo báo cáo cuối cùng, Tháng 1/2011. 30 Báo cáo dự án đẩu tư: Xậy dựng các trạm xử lý nước thải cho các cơ sở y tế trực thuộc Bộ Y tế, Trung tâm Tư vấn và Chuyển giao công nghệ Nước sạch và Môi trường (CTC) 31Trung tâm nghiên cứu Công nghệ Môi trường và Phát triển bền vững (CETSD), Đại học khoa học tự nhiên, Khảo sát ô nhiễm nước thải bệnh viện trong khu vực Hà Nội cho Dự án Tăng cường năng lực quản lý Môi trường cho Bộ TN&MT nhằm thực hiện Quyết định số 64, JICA, Tháng 11/2005. 32 Viện kỹ thuật nước và Công nghệ Môi trường (IWEET), Điều tra công nghiệp để chuẩn bị xây dựng hướng dẫn xử lý nước thải (cho các ngành chăn nuôi, bệnh viện, công nghiệp mạ), Báo cáo cuối kỳ, JICA, Tháng 12/2009.

Page 148: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý Môi trường Đô thị Việt Nam Tập 06: Báo cáo nghiên cứu Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

Báo cáo giữa kỳ

138

0

100

200

300

400

500

600

700

800

900

1000

0 100 200 300 400 500 600 700

CO

D (m

g/L

)

Footnote 27

Footnote 28

Footnote 29

Footnote 30

BOD5(mg/L)

Source:Source:

BOD5(mg/L)

Source:Source:

Standard of BOD5: 30 mg/L

Standard of COD: 100 mg/L

0

10

20

30

40

50

60

3 4 5 6 7 8 9 10

Footnote 27

Footnote 28

pH

S2-(a

s H

2S)

(mg/

L)

Standard of S2-: 1 mg/L Standard of pH: 6.5-8.5

Source:

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

0 20 40 60 80 100 120

T-P

(mg

/L)

T-N (mg/L)

Footnote 27

Footnote 28

Footnote 29

Footnote 30

Source:

Standard ofT-N: 30 mg/L Standard of T-P: 6 mg/L

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

0 20 40 60 80 100 120

T-P

(mg

/L)

T-N (mg/L)

Footnote 27

Footnote 28

Footnote 29

Footnote 30

Source:

Standard ofT-N: 30 mg/L Standard of T-P: 6 mg/L

1.0E+03

1.0E+04

1.0E+05

1.0E+06

1.0E+07

1.0E+08

1.0E+03 1.0E+04 1.0E+05 1.0E+06 1.0E+07 1.0E+08 1.0E+09 1.0E+10

Footnote 29

Footnote 30

Feca

l Co

lifo

rm (

MPN

/10

0m

L)

Standard of Total Coliform:5,000 MPN/100mL

Source:

Total Coliform (MPN/100mL)

(a) BOD5 vs. COD

(b) pH vs. S2-

(c) T-N vs. T-P

(d) Coliform tổng vs. Fecal Coliform

Hình 4-3 Ví dụ về chất lượng nước thải tại các cơ sở y tế

Page 149: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý Môi trường Đô thị Việt Nam Tập 06: Báo cáo nghiên cứu Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

Báo cáo giữa kỳ

139

Việc phát hiện các chỉ tiêu S2- lớn hơn tiêu chuẩn cho phép có thể giải thích rằng lượng oxy

hòa tan ít đã tạo ra môi trường hiếu khí trong nước thải của các bệnh viện. Điều này càng khẳng định quá trình khử ni-tơ chậm, đòi hỏi lượng ni-tơ lớn hơn như thể hiện trong hình 4.3(c) đối với rất nhiều mẫu thử.

(4) Hiện trạng xử lý chất thải và nước thải y tế

Theo khảo sát thực hiện vào năm 2006 bởi Vi ện y học lao động và vệ sinh môi trường- Bộ Y tế, khoảng 50% các bệnh viện trên tổng số 1,042 bệnh viện đã thu gom chất thải theo đúng quy định trong Quy chế quản lý chất thải ngành y tế. Mặc dù hơn 500 lò đốt đã được lắp đặt, nhưng 33% các lò đốt chất thải y tế không hoạt động tại thời điểm khảo sát do chi phí vận hành và bảo dưỡng cao, công tác vận hành thực tế kém. Ngoài ra, nhiều lò đốt được cho rằng gây ô nhiễm môi trường xung quanh do thiếu thiết bị kiểm soát khí đốt và tình trạng yếu kém của công tác vận hành và điều chỉnh. Hơn nữa, các tiêu chuẩn và tiêu chí kỹ thuật cho các lò đốt không được phổ biến nên các bệnh viện gặp khó khăn trong việc điều hành và thực hiện các chương trình bảo vệ môi trường.

Cùng trong một khảo sát, 81% bệnh viện trung ương, 46% bệnh viện tỉnh, 30% bệnh viện huyện và 86% các bệnh viện tư nhân có hệ thống xử lý nước thải. Tuy nhiên, tỷ lệ các hệ thống được vận hành tốt của các bệnh viện cấp trung ương là 61%, tỉnh là 25%, huyện là 8% và các bệnh viện tư nhân là 71%. Có 634 bệnh viện trong số 1042 bệnh viện được khảo sát không có hê thống xử lý nước thải, và 217 bệnh viện cần nâng cấp hệ thống33. Các kết quả chính của nghiên cứu này được tóm tắt trong Bảng 4-7.

Bảng 4-7 Các kết quả chính của nghiên cứu trên phạm vi toàn quốc về quản lý chất thải và nước thải y tế thực hiện bởi Vi ện y học lao động và vệ sinh môi trường năm 2006

Các cơ sở y tế Xử lý chất thải rắn Xử lý nước thải Bệnh viện • 95.6% bệnh viện phân loại tại

nguồn và 90.9% bệnh viện đã thu gom rác hàng ngày.

• Nhưng chỉ có 50% các bệnh viện tuân thủ Quy chế trong thu gom và lưu trữ chất thải.

• 73.3% các bệnh viện đốt chất thải tại chỗ hoặc bên ngoài.

• Các lò đốt được vận hành thường xuyên tại các bệnh viện như sau: - 5 trong số 5 bệnh viện trung ương,

- 79 trong số 106 bệnh viện cấp tỉnh,

- 97 trong số 201 bệnh viện cấp huyện.

• Tất cả các lò đốt đều thiếu thiết bị kiểm soát ô nhiễm khí thải để đáp ứng tiêu chuẩn khí thải.

• Số lượng các bệnh viện thực hiện tốt: - Bệnh viện trung ương: 22 - Bệnh viện tỉnh: 88 - Bệnh viện huyện: 51 - Bệnh viện tư nhân: 30 - Tổng 191 • Số lượng các bệnh viện cần sửa

chữa: - Bệnh viện TW 7 - Bệnh viện tỉnh 70 - Bệnh viện huyện: 134 - Bệnh viện tư nhân 6 - Tổng 217 • Số lượng các bệnh viện không có

công trình xử lý: - Bệnh viện TW 7 - Bệnh viện tỉnh 188 - Bệnh viện huyện 433 - Bệnh viện tư nhân 6 - Tổng 634

Trạm y tế xã • Nhận thức về quản lý chất thải và nước thải rất thấp, và hầu hết các tram y tế xã phường đều không xử lý chất thải trước thải bỏ

Các trung tâm dự phòng và viện nghiên cứu

• 17% trung tâm y tế dự phòng sử dụng lò đốt đơn giản.

• 39% trung tâm y tế dự phòng ký hợp đồng với các bệnh viện lân cận để đốt rác.

• Bể tự hoại là hệ thống phổ biến, nhưng không có các công trình xử lý nước thải được lắp đặt.

Các cơ sở giáo dục và đào tạo y tế

• Hầu hết các cơ sở không có hệ thống xử lý chất thải rắn và lỏng.

Ngành dược • 91 cơ sở trong số 181 có hệ thống xử lý chất thải theo Quy chế. *Quy định về quản lý chất thải y tế (Theo quyết định số 43/2007/QD-BYT ban hành ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế)

33 Theo trích dẫn từ một số tài liệu không có tên thì nước thải bệnh viện từ 84.5%~86.3% bệnh viện và 88.4% bệnh viện

Page 150: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý Môi trường Đô thị Việt Nam Tập 06: Báo cáo nghiên cứu Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

Báo cáo giữa kỳ

140

(5) Công nghệ xử lý chất thải rắn và nước thải y tế tại các cơ sở y tế Việt Nam

Hệ thống xử lý nước thải y tế

Như đã đề cập trong phần trước, hơn một nửa số trong tổng số 1,042 bệnh viện được khảo sát không có hệ thống xử lý nước thải. Ngay cả đối với các cơ sở hiện tại đã có hệ thống xử lý nước thải, hơn một nửa số này cũng đưa ra yêu cầu về việc nâng cấp hệ thống xử lý nước thải nhằm đạt tiêu chuẩn nước thải. Có một số báo cáo đã nêu ra thống kê về các coogn nghệ xử lý nước thải được sử dụng tại các cơ sở y tế của, một số nhóm công nghệ được đưa ra sau đây là kết quả của khảo sát được thực hiện vào đầu những năm 200034.

Nhóm 1: Nước thải được đưa vào bể chưa tự hoại và xử lý ban đầu với bể lắng. Sau đó, nước thải được khử trùng với clo và được xả ra ngoài. Đây là công nghệ phổ biến được sử dụng trong các bệnh viện cũ.

Nhóm 2: Nước thải sau khi rời bể chứa sẽ được xử lý hóa học tại bể lắng (Bể Imhoff), lộc qua bộ lọc nhỏ giọt và được khủ trùng bằng clo trước khi xả ra hệ thống cống thoát chung. Tại một số bệnh viện, nước thải sau khi cho lắng cặn tại bể lắng sẽ được bơm lên một bể chứa vàphân hủy tự nhiên (nhóm xử lý theo phương pháp gọi là hệ thống hồ cạn- lagoon system và hệ thống đất ngập nước – wet land system có thể được liệt kê trong nhóm này)

Nhóm 3: Nước thải sau khi ra khỏi bể tự hoại được xử lý bằng công nghệ bùn kích hoạt, và được khử trùng trước khi xả thải. Công nghệ này được áp dụng chủ yếu tại các cơ sở y tế xây dựng sau năm 1990.

Nhóm 4: Có thể coi công nghệ nhóm 4 này là nhóm công nghệ cải thiện từ nhóm số 3 và là nhóm công nghệ xử lý nước thải tiên tiến. Nước thải sau khi dẫn ra từ bể tự hoại sẽ được xử lý sở bộ tại bể lắng và sau đó được xử lý sinh học với một lượng lớn vi sinh vật. Sau đó, là giai đoạn lắng và khử trùng thứ cấp. Một số công nghệ chỉnh sửa dựa trên nhóm công nghệ này đã được phát triển tại địa phương, ví dụ như VN69, CN2000 và hệ thống lọc nhỏ giọt sinh học.

Bên cạnh các công nghệ kể ra trên đây, các cơ sở y tế tại Việt Nam còn áp dụng một số một số công nghệ xử lý nước thải khác. Trong đó bao gồm công nghệ phản ứng bó tuần tự (sequential batch reactor) AAO (kỵ khí – thiếu khí- hiếu khí) được biết đến với tên là hệ thống Johkasou, công nghệ màng lọc và thiết bị lọc các bon hoạt tính. Bổ sung thêm cho quá trình khử trùng, đối với một số hệ thống, người ta sử dụng UV hoặc O3. Hình 4-4 thể hiện quy trình xử lý nước thải từ nhóm 1 đến nhóm 4 và một số hệ thống được trình bày trong ảnh 4-1.

Công nghệ xử lý chất thải rắn y tế

Như đã nêu trong phần kết quả của khảo sát, lò đốt là công nghệ phổ biến được sử dụng tại các cơ sở y tế của Việt Nam. Trước khi các quy định và các tiêu chuẩn kỹ thuật về lò đốt (TCVN 7380-2004) và các phương pháp đánh giá và thẩm định (TCVN 7381-2004) được ban hành, hầu hết các lò đột được sử dụng là các lò đốt được sản xuất trong nước với dạng đơn giản chỉ có một buồng đốt. Chính vì vậy, hầu như các loại lò đốt này sẽ rất khó đạt được các tiêu chuẩn về khí thải như đã quy định trong TCVN 5939-1999.Sau năm 2000,chính phủ đã có những khuyến khích và hỗ trợ tài chính để lắp đặt các thiết bị lò đốt chất thải hiện đại hơn, chủ yếu là các lò đốt theo công nghệ nước ngoài tại các cơ sở y tế. Theo đó, tính đến năm 2006, hơn 500 lò đốt đã được lắp đặt tại các cơ sở y tế tại Vi ệt Nam theo kết quả của cuộc khảo sát nghiên cứu đã nêu. Tuy nhiên, trong số đó có tới hơn 33% số lò không được hoạt động do nhiều lý do khác nhau. Số lượng các bệnh viện có lò đốt chất thải y tế được hoạt động như sau: 5/5 bệnh viện tuyến trung ương, 79/106 bệnh viện tuyến

34 ibid.

Page 151: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý Môi trường Đô thị Việt Nam Tập 06: Báo cáo nghiên cứu Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

Báo cáo giữa kỳ

141

tỉnh, 97/201 bệnh viện tuyến huyện như thể hiện trong bảng 4-7. Tuy nhiên, không có bệnh viện nào có hệ thống xử lý khí thải.

Bảng 4-8 nêu một số các yêu cầu kỹ thuật về lò đốt chất thải y tế trong TCVN 7380-2004. Mặc dù các quy định về nhiệt độ lò đốt, thời gia cư trú khí đốt, và lượng to được quy định khá chặt chẽ và chi tiết, tuy nhiên các yêu cầu về xử lý khí thải lò đốt như vét bụi, xử lý khí axit và kiểm soát dioxin vẫn chưa được nêu trong đây, trừ chiều cáo của ống khói

Nhóm 1: Xử lý vật lý đơn giản (Lắng cặn)

Nhóm 2: Xử lý sinh học truyền thống (I) (Màng lọc nhỏ giọt, phương pháp hồ cạn, phương pháp đất ngập nước…)

Septic tank

EqualizationLagoon system/Wet land system

DischargeSedimentation

Sludge withdrawal

Nhóm 3: Xử lý sinh học truyển thống (II) (bùn kích hoạt)

Nhóm 4: Hệ thống xủ lý sinh học cải tiến (Thông gió tiếp xúc, màng sinh học, hiếu khí, VN69, CN2000, màng lọc sinh học nhỏ giọt)

Hình 4-4 Sơ đồ rút gọn các cộng nghệ xử lý nước thải y tế

Septic tank Sedimentation Disinfection DischargeBể tự hoại Bể lắng Khử trùng Xả thải

Bể tự hoại

Bể tự hoại

Ổn định Bể lắng Bể lắng Màng lọc nhỏ giọt

Khử trùng

Ép bùn

Xả thải

Thu bùn

Ổn định Bể lắng Hệ thống hồ cạn/ Hệ thống đất ngập nước Xả thải

Thu bùn

Bể tự hoại

Lọc sạn /Ổn định Bể lắng Bể lắng Khử trùng Xả thải

Bùn kích hoạt

Bùn

Ép bùn Thu bùn

Bể tự hoại

Lọc sạn /Ổn định Bể lắng Bể lắng Khử trùng Phản ứng

sinh học

Ép bùn

Xả thải

Thu bùn

Page 152: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý Môi trường Đô thị Việt Nam Tập 06: Báo cáo nghiên cứu Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

Báo cáo giữa kỳ

142

Thông tin về công nghệ xử lý chất thải răn y tế chưa được tổng hợp, tuy nhiên, trong thời gian gần đây, một số bệnh viện đang sử dụng hoặc đang lắp đặp hệ thống lò vi sóng kết hợp với hệ thống sấy khử khuẩn. Công nghệ này là công nghệ nhập từ nước ngoài và hiện tại đang được WHO và MOH đánh giá hiệu quả và khả năng áp dụng tại Vi ệt Nam. Có báo cáo đề cập đến hệ thống hấp chất thải y tế đang được bệnh viện tỉnh Dak Lak, tuy nhiên không có thông tin chi tiết nào liên quan đến hệ thống này. Ảnh 4-2 thể hiện một số lò đốt chất thải y tế và hệ thống hấp tiệt trùng.

(a) (b)

(e) (d)

(c)

Ảnh 4-1: Một số hình ảnh các hệ thống xử lý nước thải y tế tại Vi ệt Nam a. Hệ thống đất ngập nước, b. CN2000, c. Hệ thống bùn kích hoạt, d. Hệ thống Johkasou, e. Hệ thống màng sinh học nhỏ giọt

(a)

(d) (e)

(c)

(b)

Ảnh 4-2: Công nghệ xử lý chất thải rắn y tế a. Lò đốt bằng gạch, b. Lò đốt hai buồng sau –trước, c. Lò đốt hai buồng song song, d. Lò đốt bê tông, e. Hệ thống hấp tiệt trùng

Page 153: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý Môi trường Đô thị Việt Nam Tập 06: Báo cáo nghiên cứu Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

Báo cáo giữa kỳ

143

Bảng 4-8 Các yêu cầu kỹ thuật đối với lò đốt chất thải y tế

4.1.4 Thực hiện Quyết định số 64/2003/QD-TTg

Trong năm 2003, 84 bệnh viện cấp tỉnh và cấp trung ương đã được xác định là các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (Quyết định số 64/2003/QD-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ). Trong số đó có 6 bệnh viện thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế và 78 bệnh viện thuộc quản lý của các tỉnh/ thành hoặc của các bộ/ngành khác.

(1) Bệnh viện tuyến trung ương

Sáu bệnh viện do Bộ Y tế quản lý và được liệt kê trong Quyết định 64 bao gồm: • Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên

• Bệnh viện 74

• Bệnh viện K

• Bệnh viện Việt Đức

• Bệnh viện phụ sản trung ương, và

• Bệnh viện C Đà Nẵng

TCVN 7380:2004 LÒ ĐỐT CHẤT THẢI RẮN Y TẾ - CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT (Trích dẫn))))

1. Phạm vi áp dụng

1.1 Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu kỹ thuật căn bản đối với lò đốt chất thải rắn y tế (lò đốt) trong việc thiết kế, xây dựng, lắp đặt, phân tích và

thẩm định lò đốt. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại chất thải y tế bao gồm các nhóm: Nhóm A, Nhóm B, Nhóm C, Nhóm D (tuy nhiên

không áp dụng cho các loại: dược phẩm quá hạn, dược phẩm lây nhiễm, dược phẩm không sử dụng) và Nhóm E như nêu trong Quy định về

quản lý chất thải rắn y tế.

1.2 Tiêu chuẩn này không áp dụng cho

• Chất thải không phải thể rắn, chất gây độc tế bào, chất thải phóng xạ, bình chứa áp suất, thùng nhựa chứa clo như PVC, kim loại nặng.

• Chất thải thông thường,

• Lò đốt dành cho các loại chất thải khác, VD như chất thải công nghiệp… và,

• Lò hỏa tang

2. Các yêu cầu kỹ thuật

2.1 Cấu tạo lò đốt • Lò đốt cần có ít nhất hai ngăn: buồng sơ cấp và buồng thứ cấp. Các buồng này cần phải được thiết kế để khí lò đốt có thể phân bố đều trong

các buồng đốt.

• Vỏ lò đốt phải được làm từ kim loại (hoặc các chất liệu khác) sao cho phù hợp với nhiệt độ và môi trường xung quanh và nhiệt độ của vỏ lò

đốt bên ngoài không được vượt quá 50℃.

• Lò đốt phải kín để khí trong lò không thể thoát ra ngoài

• Cửa bỏ rác phải dễ dàng, thuận tiện trong việc đóng mở, và phải đóng kín trong suốt quá trình đốt

• Áp suất âm trong lò phải được đảm bảo

2.2 Nhiệt độ lò đốt

• Nhiệt độ của lò đốt sơ cấp không được thấp hơn 800℃.

• Nhiệt độ của lò đốt thứ cấp không được thấp hơn 1,050℃.

• Nhiệt độ của khí thải khi thải ra môi trường không được lớn hơn 250℃.

2.3 Thời gian lưu cháy • Thời gian lưu cháy của khí đốt trong buồng đốt thứ cấp không được nhỏ hơn 1.5 giây

2.4 Thông gió khí thải

• Thông gió cho lò đốt buộc phải là thông gió cưỡng bức

• Giới hạn tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải của lò đốt không được vượt quá giới hạn quy định TCVN 5939:1999*.

2.5 Mức ồn

• Mức ồn của lò đốt trong quá trình hoạt động không được vượt quá 85 dBA tại điểm đo cách 1m so với lò đốt, phương pháp đo được áp dụng

theo TCVN 3985:1999.

2.6 Tro x ỉ

• Lò đốt phải được cấu tạo sao cho lò đột được thu gom một cách dễ dàng và không rơi vãi ra cung quanh lò đốt.

• Hàm lượng các chất chất được trong tro xỉ không vượt quá 0.5%.

2.7 Ống khói

• Ống khói phải được cấu tạo từ chất liệu bền vững dưới tác dụng của nhiệt và ăn mòn của khí thải

• Ống khói phải cao hơn ít nhất 3m so với chiều cao của nóc ngôi nhà cáo nhất trong phạm vi bán kính 40m của lò đốt. Trong trường hợp lò

đốt được xây dựng trong khu vực không có nhà ở, chiều cao của ống khói phải đạt ít nhất 8m tính từ mặt đất.

• Khi lò đốt hoạt động ổn định ở công suất định mức, tốc độ khí thải thoát ra tại miệng ống phải đạt nhỏ nhất là 15m/s.

*Tiêu chuẩn này đã được thay thế bởi QCVN 02: 2008/BTNMTQuy chuẩn quốc gia về khí thải đối với lò đốt chất thải y tế

Page 154: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý Môi trường Đô thị Việt Nam Tập 06: Báo cáo nghiên cứu Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

Báo cáo giữa kỳ

144

Vào năm 2009, hai bệnh viện do Bộ Y tế quản lý (Bệnh viện 74 và Bệnh viện Việt Đức) và 33 bệnh viện địa phương đã được đưa ra hoặc nhận được chứng chỉ để được đưa ra khỏi danh sách. Bốn bệnh viện do Bộ Y tế quản lý và 20 bệnh viện địa phương còn lại đã lắp đặt công trình xử lý chất thải và đang chuẩn bị tài liệu xin chứng chỉ để được đưa ra khỏi danh sách. Tình hình thực hiện Quyết định 64 của các bệnh viện trung ương như sau:

Bệnh viện Việt Đức: Vào cuối năm 2008, bệnh viện đã xâ dựng hệ thống xử lý nước thải với công suất 1,000m3/ngày và vận hành từ tháng 2 năm 2009. Bệnh viện đã đề nghị xác nhận việc hoàn thành công tác cải thiện môi trường căn cứ theo Quyết định số 10/2006/QD- BTNMT ban hành ngày 21 tháng 8 năm 2006 của Bộ TNMT35. Bệnh viện này do đó được coi là bệnh viện sẽ được đưa ra khỏi danh sách quyết định 64.

Bệnh viện K: Do bệnh viện K không xây dựng chương trình quản lý môi trường và không đăng ký chủ nguồn thải nguy hại, và xả nước thải vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với các chất ô nhiễm, bệnh viện đã được liệt kê là cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Sau đó, bệnh viện đã lắp đặt hệ thống xử lý nước thải với công suất 300m3/ngày. Từ tháng 8 năm 2008, hệ thống này đã hoạt động đáp ứng tiêu chuẩn nước thải. Bệnh viện đã đã đề nghị xác nhận việc hoàn thành công tác cải thiện môi trường căn cứ theo Quyết định số 10/2006/QD- BTNMT

Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên: Bệnh viện này đã lắp đặt hệ thống xử lý nước thải vào năm 1997. Từ năm 2004 đến nay, bệnh viện đã tiến hành nâng cấp hệ thống. Sở TNMT tỉnh Thái Nguyên đã đánh già và kết luận rằng hệ thống xử lý nước thải đã được vận hành đáp ứng cơ bản các tiêu chuẩn môi trường.

Bệnh viện 74:: Để thực hiện Quyết định 64/2003/QD-TTg, bệnh viện này đã xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải và hệ thông thu gom và xử lý chất thải y tế vào năm 2006. Hệ thống xử lý nước thải đã bắt đầu hoạt động, đảm bảo nước thải đáp ứng tiêu chuẩn môi trường. Đồng thời bệnh viện cũng đã đầu tư lò đốt với công suất 30kg/h để xử lý chất thải y tế. Bệnh viện này đã được công nhận là bệnh viện đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường vào tháng 8 năm 2009.

Bệnh viện phụ sản trung ương: Vào tháng 11 năm 2008, bệnh viện này đã hoàn thành việc lắp đặt hệ thống xử lý nước thải với công suất 400m3/ngày. Theo các kết quả quan trắc, chất lượng nước thải đáp ứng các tiêu chuẩn. Bệnh viện đã đề nghị xác nhận việc hoàn thành công tác cải thiện môi trường căn cứ theo Quyết định số 10/2006/QD- BTNMT

Bệnh viện C Đà Nẵng:

Từ năm 2005 bệnh viện đã thực hiện nhiều hoạt động nhằm khắc phục ô nhiễm môi trường bằng cách nâng cấp lò đốt và hệ thống xử lý nước thải. Tuy nhiên, những hoạt động này chỉ có tính tạm thời. Vào năm 2008, Bộ TNMT cấp ngân sách để xây dựng một hệ thống xử lý nước thải mới phù hợp với kế hoạch phát triển của bệnh viện. Bệnh viện đã hoàn thành việc lắp đặt và đã vận hành hệ thống.

(2) Các bệnh viện do Sở y tế quản lý trong khu vực nghiên cứu

Tại các thành phố nghiên cứu trong nghiên cứu, có 4 bệnh viện do Bộ Y tế quản lý, 8 bệnh viện do Sở Y tế quản lý và 2 bệnh viện do Bộ Quốc phòng quản lý như trong Bảng 4-8. Các cơ sở này có dầu hiệu vi phạm các tiêu chuẩn nước thải (BOD5, tổng nitơ, tổng phốt pho,

35 Quyết địn số.10/2006/QD-BTNMT ban hành ngày 21/08/2006 của Bộ trường Bộ TN&MT về việc thực hiện kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo quy định số 64/2003/QD-TTg của thủ tướng chính phủ

Page 155: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý Môi trường Đô thị Việt Nam Tập 06: Báo cáo nghiên cứu Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

Báo cáo giữa kỳ

145

và tổng coliform) và tiêu chuẩn về khí thải (Bụi, SO2, CO, NOx, và Dioxin), và/hoặc quản lý chất thải nguy hại kém theo tiêu chí lựa chon36 của danh sách các cơ sở trong Quyết định 64. Tình trạng của các cơ sở này và tình hình thực hiện khắc phục môi trường được trình bày tóm tắt trong phần dưới đây.

Bảng 4-9 Các bệnh viện liệt kê trong Quyết định số 64 và nằm tại các thành phố nghiên cứu

Thành phố

Tên bệnh viện Cơ quan quản lý

Nguyên nhân ô nhiễm

Năm cải thiện Chú ý

Hải Phòng

Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp

Sở Y Tế Chất thải, nước thải

2003~2006

Bệnh viện Lao Phổi Sở Y Tế Chất thải, nước thải

2003~2006

Hà Nội Bệnh viện Việt – Đức Bộ Y tế Nước thải 2003~2006 Bệnh viện K Bộ Y tế Nước thải 2003~2006 Bệnh viện phụ sản trung ương

Bộ Y tế Nước thải 2003~2006

Bệnh viện đa khoa Đống Đa

Sở Y Tế Nước thải 2003~2006

Bệnh viện đa khoa Sơn Tây

Sở Y Tế Chất thải, nước thải

2003~2006 Thuộc tỉnh Hà Tây cũ

Bệnh viện đa khoa Thanh Nhàn (Bệnh viện Hai Bà Trưng)

Sở Y Tế Nước thải 2003~2006

Bệnh viện phụ sản Sở Y Tế Nước thải 2003~2006 Bệnh viện đa khoa Hà Đông

Sở Y Tế Chất thải, nước thải

2003~2006 Thuộc tỉnh Hà Tây cũ

Đà Nẵng

Bệnh viện C Bộ Y tế Chất thải, nước thải

2003~2007

Bệnh viện Đa khoa Sở Y Tế Chất thải, nước thải

2003~2007

Bệnh viện quân đội 17 Bộ Quốc Phòng

Chất thải, nước thải

2003~2007

HCMC Bệnh viện quân đội 7A Bộ Quốc Phòng

Chất thải, nước thải

2003~2007

Bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp (Hải Phòng):

Bệnh viện này đã nhận được giấy chứng nhận hoàn thành các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Bệnh viện Lao và bệnh (Hải Phòng):

Do khó khăn về ngân sách nên bệnh viện này vẫn chưa nâng cấp cơ sở xử lý nước thải và không tiến hành các dự án về môi trường, khảo sát, phân tích và báo cáo về thanh tra môi trường. Do đó, bệnh viện này vẫn chưa được công nhận hoàn thành các biện pháp khắc phục.

Bệnh viện đa khoa Thanh Nhàn (Hà Nội):

Bệnh viện này đã hoàn thành các biện pháp cần thiết đáp ứng yêu cầu về quản lý chất thải nguy hại. Bệnh viện này đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải và vận hành từ năm 2006. Hệ thống xử lý này được 3 bệnh viện sử dụng chung gồm: bệnh viện Thanh Nhàn, bệnh viện U bướu, bệnh viện Lao Hà Nội. Bệnh viện đã đề nghị xác nhận việc hoàn thành công tác cải thiện môi trường căn cứ theo Quyết định số 10/2006/QD- BTNMT

36 Thông tư 7/2007/TT-BTNMT, hướng dẫn phân loại và xác định danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần xử lý

Page 156: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý Môi trường Đô thị Việt Nam Tập 06: Báo cáo nghiên cứu Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

Báo cáo giữa kỳ

146

Bệnh viện phụ sản (Hà Nội):

Bệnh viện này, giống như bệnh viện Thanh Nhàn, đã hoàn thành các biện pháp cần thiết đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý chất thải nguy hại theo Quy định quản lý chất thải nguy hại và Quy định quản lý chất thải y tế. Và bệnh viện này đang chuẩn bị báo cáo cần thiết để gửi Sở TNMT.

Bệnh viện đa khoa Sơn Tây (Hà Nội):

Bệnh viện này không có chương trình bảo vệ môi trường và không tiến hành quan trắc môi trường hàng năm. Ngoài ra, bệnh viện cũng không đăng ký chủ nguồn thải nguy hại và nước thải của bệnh viện vượt tiêu chuẩn nước thải. Một mẫu chất thải cho tháy nồng độ BOD5 và tổng coliform tương ứng là 90~93 mg/L và 6x105~4x106 MPN/100mL. Bệnh viện đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải và đưa vào hoạt động từ năm 2007. Bệnh viện này đang tiếp tục hoàn thành yêu cầu về các biện pháp quản lý chất thải y tế nguy hại và dự kiến sẽ hoàn thành các biện pháp này trong năm 2010.

Bệnh viện đa khoa Đống Đa (Hà Nội):

Bệnh viện này không đăng ký chủ nguồn thải nguy hại và không xây dựng báo cáo ĐTM. Bệnh viện không có công trình xử lý nướcthải và do đó nước thải vượt quá tiêu chuẩn. Sau đó, một hệ thống xử lý nước thải tập trung đã được xây dựng trong khuôn khổ dự án đầu tư của Bộ Y tế về xây dựng cơ sở vật chất cho 2 bệnh viện (Bệnh viện Đống Đa và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội). Dự án bắt đầu vào tháng 7 năm 2009 và chính thức đưa hệ thống xử lý vào hoạt động vào thágn 12 năm 2009. Bệnh viện đang tiếp tục hoàn thành yêu cầu về các biện pháp quản lý chất thải nguy hại sau khi nhận được kết quả thanh tra từ Bộ TNMT và dự kiến sẽ hoàn thành cá biện pháp trong năm 2010.

Bệnh viện Hà Đông (Hà Nội):

Bệnh viện này không đăng ký chủ nguồn thải nguy hại và chất thải nguy hại không được phân loại, thu gom theo quy định. Sau đó Sở TNMT Hà Nội đã xử phát hành chính với mức phạt 24 triệu VND. Bệnh viện đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải và đưa vào hoạt động từ năm 2006. Bệnh viện đã được chứng nhận hoàn thành xử lý ô nhiễm.

4.1.5 Các nhà tài trợ và hoạt động của khu vực tư nhân

(1) Các dự án được thực hiện với sự hỗ trợ của các nhà tài trợ

Một số nghiên cứu và dự án đã được thực hiện về lĩnh vực này, đặc biệt từ năm 2000. Trong đó bao gồm việc phát triển năng lực của hệ thông quản lý chất thải y tế và nước thải ở cả các bệnh viện cấp trung ương và tỉnh và năng lực quản lý, phát triển quy hoạch, mua và lắp đặt các thiết bị và cơ sở xử lý chất thải y tế và nước thải ở một số vùng và tỉnh. Một số nghiên cứu/dự án được tóm tắt trong Bảng 4-9. Đặc biệt chú ý đến các chương trình được thực hiện gần đây hoặc đang được thực hiện bởi WHO, UNDP và Ngân hàng Thế giới được giới thiệu như dưới đây.

Tổ chức Y tế Thế giới đã hỗ trợ thực hiện kế hoạch hành động37 quản lý chất thải y tế. Kế hoạch hành động này nhằm vào mục tiêu: phát triển chiến lược quản lý an toàn chất thải y tế nhằm bảo vệ sức khỏe con người và môi trường trên các khía cạnh địa phương, xã hội, kinh tế và môi trường; đặt ra hoạt động ưu tiên nhằm giải quyết các vấn đề cấp thiết nhất; và thiết lập cơ chế tài chính để có thể thực hiện được kế hoạch hành động này. Kế hoạch hành động đề xuất cho thời gian từ 2008 đến 2020 và được chia thành 3 giai đoạn: 2008 đến 2010, 2011 đến 2015, and 2016 đến 2020. Trong giai đoạn thứ nhất, các hoạt động chú trọng vào công tác tập huấn nâng cao năng lực cán bộ, cũng như rà soát, bổ sung các chính sách, hướng dẫn, quy định kỹ thuật. Giai đoạn thứ hai tập trung mô hình hóa hệ thống quản

37 Kế hoạch hành động đề xuất về quản lý chất thải y tế tại Vi ệt Nam, Tổ chức y tế thế giới, Văn phòng tại Vi ệt Nam và văn phòng Tây Thái Bình Dương, 26 tháng 1 năm 2009.

Page 157: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý Môi trường Đô thị Việt Nam Tập 06: Báo cáo nghiên cứu Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

Báo cáo giữa kỳ

147

lý chất thải y tế. Một trong các chương trình của giai đoạn này là hiện đại hóa các lò đốt cũ theo mô hình công nghệ các lò đốt hiệu quả về chi phí. Giai đoạn ba là các hoạt động hoàn thiện mô hình hóa và duy trì, phát triển.

Kế hoạch hành động này, mặc dù chưa được Chính Phủ phê duyệt, đã đề xuất một hệ thống quản lý chất thải tập trung trong đó cơ sở xử lý chất thải y tế hiện này (chủ yếu là lò đốt) tại một số bệnh viện chủ chốt, nếu cơ sở đó có công suất vượt quá nhu cầu, có thể xử lý chất thải từ các bệnh viện khác nằm trong khoảng cách chuyên chở chất thải phù hợp và tiết kiệm. Kế hoạch nghiên cứu về hệ thống này đã được giới thiệu trong kế hoạch hành động. Ngoài ra WHO cũng hỗ trợ để xây dựng sổ tay kỹ thuật về các công nghệ xử lý chất thải y tế bằng phương pháp không, và vào thời điểm viết báo cáo này thì chương trình này vẫn đang được thực hiện. Đồng thời WHO cũng hỗ trợ nghiên cứu về cách cải thiện hiệu quả của hệ thống lò đốt chất thải y tế.

Tổ chứcUNDP, trong chương trình của Quỹ Môi trường toàn cầu, đang tiến hành thúc đẩy công nghệ xử lý chất thải y tế nhằm ngăn chặn chất thải khí có chứa hoá chất nguy hại vào môi trường, như thuỷ ngân và POPs. Tổ chức đang lên kế hoạch lắp đặt hệ thống khử trùng quy mô lớn (200 kg/lần, 2 đơn vị) tại URENCO Hà Nội, chỉ sử dụng cho xử lý chất thải y tế và các công nghệ khác tại một số bệnh viện ở các tỉnh lân cận như tỉnh Ninh Bình. Tuy nhiên, dự án này vẫn chưa được thực hiện vào thời điểm báo cáo này được xây dựng.

Trái ngược với dự án do WHO và UNDP thực hiện, Ngân hàng Thế giới lại tập trung vào quản lý chất thải ý tế dưới việc vận hành chương trình Tín dụng hỗ trợ giảm nghèo tại Vi ệt Nam. Dự án này bao gồm việc mua sắm và nâng cấp các hệ thống xử lý nước thải ở các bệnh viện cấp tỉnh, huyện và trung ương cũng như hỗ trợ việc phát triển và cải thiện khung pháp lý về quản lý chất thải và nước thải y tế và các chương trình đào tạo để củng cố năng lực cho lĩnh vực này. Trong dự án 5 năm này, ngân hàng Thế giới đã phân bổ to ỏng nguồn vốn lên tới 150 triệu USD, cho củng cố cơ sở chính sách (50 triệu USD), củng cố năng lực thể chế (9 triệu USD), tài trợ cải thiện cơ sở vật chất (90 triệu) và hỗ trợ thực hiện và điều phối chương trình (1 triệu).

Ngân hàng dự kiến khoảng 200 đến 250 bệnh viện sẽ được hưởng lợi từ dự án này. Hiện nay, có gần 30 tỉnh đang đề nghị được tham gia dự án này. Các tỉnh này đã xây dựng quy hoạch tổng thể về hệ thống quản lý chất thải y tế và nước thải tại tỉnh mình. Mỗi bệnh viện ứng cử đều phải nộp các tài liệu cần thiết theo mẫu của ngân hàng. Tiêu chí lựa chọn các bệnh viện bao gồm các bệnh viện có hơn 200 giường và không nhận được hỗ trợ từ các nhà tài trợ khác. Các công nghệ được lựa chọn từ danh sách của WB có sự tư vấn của Bộ y tế. Theo chính sách an toàn của WB, lò đột không được hỗ trợ trong dự án này nhưng phương tiện thu gom chất thải cho hệ thống xử lý chất thải y tế có thể được mua.

Page 158: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý Môi trường Đô thị Việt Nam Tập 06: Báo cáo nghiên cứu Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

Báo cáo giữa kỳ

148

Bảng 4-9 Các hoạt động của nhà tài trợ liên quan đến quản lý chất thải và nước thải y tế tại Vi ệt Nam

Tên dự án Nguồn tài chính

Nội dung liên quan đến HCWM Thời gian và địa điểm của dự án

Cơ quan

Xử lý chất thải rắn y tế

ODA của Úc

Mua 25 lò đốt HOVAL 2000-2004 (25 bệnh viện đa khoa và bệnh viện cấp tỉnh )

MOH

Quy hoạch quản lý chất thải rắn

ODA của Pháp

Xây dựng quy hoạch về quản lý chất thải rắn tại Vi ệt Nam

2001-2003 (Bộ y tế và 6 địa điểm trình diễn)

MOH

Hỗ trợ y tế cho 5 tỉnh trung du

ADB (i) Mua và lắp đặt các thiết bị xử lý nước thải và chất thải ; (ii) Lập Báo cáo ĐTM và quy hoạch quản lý môi trường; (iii) Đào tạo

2005-2010 (thực hiện tại một số bệnh viện cấp tỉnh và quận/huyện của 5 tình trung du )

MOH

Hỗ trợ y tế cho vùng biển phía Nam

ADB (i) Mua và lắp đặt thiết bị y tế, thiết bị xử lý chất thải và nước thải; (ii) L ập Báo cáo ĐTM và quy hoạch quản lý môi trường; (iii) Đào tạo

2008-2010 ( thực hiện tại một số bệnh viện cấp tỉnh và quận/huyện của 8 tỉnh vùng biển phía Nam)

MOH

Hỗ trợ y tế cho đồng bằng sông Mekong

World Bank

Xây dựng quy hoạch tổng thể về quản lý chât thải y tế khu vực

2006-2012 (thực hiện tại 13 tỉnh khu vực đồng bằng sông Mê kông)

MOH

Hỗ trợ y tế cho 7 tỉnh cao nguyên phía Bắc

World Bank

(i) Mua và lắp đặt các thiết bị xử lý nước thải và chất thải ; (ii) Lập Báo cáo ĐTM và quy hoạch quản lý môi trường; (iii) Đào tạo

2008-2012 (Thực hiện tại các bệnh viện cấp tỉnh và huyện tại 7 tỉnh cao nguyên)

MOH

Hỗ trợ y tế cho 6 tỉnh miền Trung và Bắc bộ

World Bank

(i) Mua và lắp đặt các thiết bị xử lý nước thải và chất thải ; (ii) Lập Báo cáo ĐTM và quy hoạch quản lý môi trường; (iii) Đào tạo

2010-2016 (Thực hiện tại các bệnh viện cấp tỉnh và huyện tại 6 tỉnh miền Bắc và miền Trung)

MOH

Hỗ trợ y tế cho các bệnh viện cấp tỉnh (giai đoạn 1,2)

KfW Đức và Ngân sách nhà nước

(i) Các hoạt động tư vấn lập kế hoạch; (ii) Đào tạo, mua sắm và lắp đặt các thiết bị xử lý nước thải và chất thải y tế.

2001-2010 (9 bệnh viện cấp tỉnh)

MOH, PPC

Hỗ trợ y tế cho hệ thống y tế cấp tỉnh

KfW Đức và ngân sách nhà nước

(i) Các hoạt động tư vấn lập kế hoạch; (ii) Đào tạo, mua sắm và lắp đặt các thiết bị xử lý nước thải và chất thải y tế..

2008-2012(các bệnh viện cấp tỉnh và cấp huyện ở Yên Bái, Thanh Hoá, Phú Yên)

MOH, PPC

Quản lý chất thải y tế

WHO (i) Xây dựng kế hoạch quản lý chất thải y tế; (ii) Tài liệu hướng dẫn quản lý nước thải y tế; (iii) Giới thiệu cách xử lý chất thải y tế bằng công nghệ không đốt; iv) Xây dựng mô hình nghiên cứu xử lý chất thải y tế ở trạm y tế xã bằng chôn lấp vệ sinh.

2009-2011 MOH

Các thành tích tốt nhất về giảm thiểu chất thải y tế nhằm tránh phát sinh khí thải có chưa dioxin và thuỷ ngân ra môi trường

UNDP (i) Xây dựng mô hình xử lý chất thải y tế tại một số địa điểm nghiên cứu; (ii) Thực hiện và đánh giá công nghệ không đốt; (iii) áp dụng “không thuỷ ngân” tại các điểm nghiên cứu; (iv) Đào tạo và xây dựng năng lực về HCWN, (v) xem xét các vấn đề liên quan và khung pháp lý .

2009-2014 MONRE

Page 159: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý Môi trường Đô thị Việt Nam Tập 06: Báo cáo nghiên cứu Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

Báo cáo giữa kỳ

149

(2) Xu hướng tham gia của khu vực tư nhân

Sự tham gia của khu vực tư nhân vào công tác quản lý chất thải và nước thải y tế được xem xét trên hai khía cạnh: một là dịch vụ thu gom chất thải y tế và hai là dịch vụ xử lý/chế biến chất thải và nước thải y tế. Dịch vụ thu gom đã được thực hiện ở một số bệnh viện lớn như bệnh viện Bạch Mai ở Hà Nội và bệnh viện Chợ Rẫy ở thành phố Hồ Chí Minh. Các công ty dịch này cũng cung cấp dịch vụ vệ sinh tại các bệnh viện trong một số trường hợp đồng thời với việc chuẩn bị và thu gom chất thải để xử lý tại chỗ và bên ngoài tại các khu vực lưu trữ chất thải. Thông thường, chất thải tái chế được được phân loại tại khu vực lưu trữ bởi công ty thu gom hoặc người mua phế liệu. Việc tái chế chất thải y tế không được chính thức hoá và luồng chất thải y tế tái chế vẫn chưa được xác định chi tiết. Các hoạt động tái chế hiện nay trên khu vực không đủ lớn để thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân.

Dịch vụ xử lý cũng không thu hút khu vực tư nhân tham gia. Mặc dù có một số công ty quản lý chất thải tư nhân được Bộ TNMT và Sở TNMT cấp phép để thu gom và/hoặc xử lý chất thải nguy hại, không có công ty xử lý chất thải y tế hoặc nước thải y tế. Chất thải y tế ở các thành phố lớn, nơi có lượng chất thải y tế đủ lớn để hình thành dịch vụ thương mại, đã được thu gom và xử lý bởi các công ty nhà nước hay URENCO. Lò đốt, nếu được sử dụng cho xử lý chất thải y tế, cần phải được đầu tư nhiều mới đáp ứng được tiêu chuẩn khắt khe về khí thải và nó không đem lại hiệu quả kinh tế cho khu vực tư nhân. Đó có thể là lý do tại sao khu vực tư nhân không tham gia mạnh vào lĩnh vực này. Theo báo cáo, một số bệnh viện cấp tỉnh tại thành phố Hồ Chí Minhd đã ký hợp đồng xử lý nước thải y tế cho công ty tư nhân, nhưng không có thông tin chi tiết nào.

4.2 Hiện trạng và các vấn đề về QLCTNTYT t ại các thành phố nghiên cứu

4.2.1 Các bệnh viện được khảo sát trong khu vực nghiên cứu

(1) Các bệnh viện được khảo sát

Các bệnh viện được khảo sát bao gồm bệnh viện công cộng cấp trung ương, tỉnh và cấp huyện cũng như các bệnh viện tư nhân38. Có 194 bệnh viên công (39 bệnh viện cấp trung ương, 81 bệnh viện cấp tỉnh, 74 bệnh viện cấp huyện) và 63 bệnh viện tư nhân tại Hải Phòng (HP), Hà Nội (HN), Thừa Thiên Huế (HU), Đà Nẵng (DN) và Hồ Chí Minh (HCM) vào thời điểm chuẩn bị khảo sát. Trong số đó, 151 bệnh viện công và 21 bệnh viện tư đã được lựa chọn để khảo sát bằng bảng câu hỏi. Số lượng trả lời là 172, chiếm 82.2% (80% bệnh viện công và 42.5% bệnh viên tư) trong số các bệnh viện hiện có tại các thành phố nghiên cứu. Số lượng trả lời đợc tóm tắt trong Bảng 4-10 theo từng hạng mục. Có 108 bệnh viện trong số 172 bệnh viện trả lời là bệnh viện đa khoa và số còn lại là bệnh viên chuyên môn.

Bảng 4-10 Số lượng và phân loại các bệnh viện hiện có và được khảo sát tại các thành phố nghiên cứu

Thành phố

Bệnh viện hiện có Bệnh viện trả lời

C P D Pri Tổng C P D Pri Tổng HP 0 11 16 2 29 0 5 12 0 17 HN 32 23 16 20 91 18 22 16 5 61 HU 1 7 13 3 24 1 7 13 2 23 DN 1 11 6 4 22 1 9 6 4 20 HCM 5 29 23 34 91 4 26 12 9 51 Total 39 81 74 63 257 24 65 57 20 172

(Note: C; trung ương (bệnh viện do BYT quản lý), P; cấp tỉnh, D: cấp huyện, Pri; tư nhân)

Số giường bệnh được tóm tắt trong Bảng 4-11, cho thấy số lượng giường trên thực tế lớn hơn số lượng theo quy hoạch. Có thể tháy bệnh viện tại Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng tương đối quá tải với tỷ lệ 1.21 tại Thừa Thiên Huế và 1.41 tại Đà Nẵng. Tỷ lệ quá tải trung bình là 1.14.

38 Các bệnh viện ngành do các bộ/ngành khác quản lý không nằm trong danh sách khảo sát.

Page 160: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý Môi trường Đô thị Việt Nam Tập 06: Báo cáo nghiên cứu Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

Báo cáo giữa kỳ

150

Bảng 4-11 Tổng số giường bệnh tại các bệnh viện trả lời khảo sát

Thành phố

Số lượng phản hồi

Số giường theo quy hoạch

Số giường trên thực tế Tỷ lệ quá tải

HP 17 3,485 3,761 1.08

HN 61 16,388 19,210 1.17

HU 23 2,882 3,617 1.26

DN 20 3,600 5,084 1.41

HCM 51 20,757 22,147 1.07

Tổng 172 47,112 53,819 1.14

(2) Việc thực hiện quản lý chất thải tại nguồn

Tất cả các bệnh viện trả lời đều đã phân loại cái vật sắc nhọn tại nguồn có sử dụng nhiều loại thùng khác nhau. Gần như 1 nửa trong số các bệnh viện sử dụng các thùng nhựa rỗng đã qua sử dụng như thùng PET cho mục đích khác, chủ yếu là thùng chứa đồ uống. 57 trong số 172 bệnh viện trả lời đã sử dụng thùng theo quy định đối với các vật sắc nhọn. Theo Quy định39, thùng chứa chất thải sắc nhọn phải đáp ứng tiêu chuẩn đủ cứng và có kích cỡ phù hợp, hoặc chống nước. Các chai, xô, can kim loại, thùng nhựa rỗng cũng có thể được sử dụng làm thùng chứa các chất này với điều kiện chúng đủ cứng. Một cách tổng thể, cac bệnh viện được khảo sát tại các thành phố nghiên cứu đều ý thực được sự cần thiết phải kiểm soát các chất thải sắt nhọn và phân loại các loại chất thải khác nhau có sử dụng nhiều loại thùng an toàn khác nhau.

Bảng 4-12 Dụng cụ phân loại và thu gom chất thải tại chỗ

TP Số lượng trả lời

Thùng chứa vật sắc nhọn Túi chứa chất thải lây nhiễm

Thùng rác theo quy định

Thùng nhựa

Hộp khác

Khác Túi vàng

HP 17 5 12 0 1 17

HN 61 28 29 2 11 58

HU 23 4 17 0 4 23

DN 20 5 11 4 1 20

HCM 51 15 25 1 14 51

Total 172 57 94 7 31 169

Theo quy định, chất thải lây nhiễm phải được đổ vào các túi nhựa màu vàng. Tuy nhiên, 3 trong số 172 bệnh viện không sử dụng loại túi này. Các bệnh viện khác, tương đương với 95 bệnh viện trả lời, đã sử dụng túi theo quy định về phân loại theo Quy định: túi vàng cho chất thải lây nhiễm và túi xanh lá cây hoặc da trời cho chất thải thông thường.

Đối với công tác thu gom chất thải, hầu hết các bệnh viện sử dụng thùng nhựa có bánh và/hoặc xe tay để thu gom và vận chuyển chất thải tại chỗ. Xe tay và thùng có bánh có thể được sử dụng đồng thời tại một số bệnh viện. Tuy nhiên, các dụng cụ khác bao gồm các dụng cụ vận chuyển bằng tay được sử dụng tại 39 bệnh viện. Đặc biệt nhiều bệnh viện (!1 trong số 17 bệnh viện) tại Hải Phòng vận chuyển chất thải bằng tay để thu gom và vận chuyển tại chỗ. Chất thải, khi đã được thải ra, được lưu trữ trước khi xử lỷ tại chỗ hoặc tại các khu vực xử lý bên ngoài. Các khu vực lưu trữ phải được trang bị điều hoà và hệ thống thông gió theo Quy định. Tuy nhiên, theo Bảng 4-13, chỉ gần 1/3 các bệnh viện trả lời có khu vực lưu trữ như thế. 31 bệnh viện sử dụng phòng chung để lưu trữ chất thải tạm thời và 45 bệnh viện sử dụng phòng không có hệ thống điều hoà và thông gió. Đáng chú ý hơn là

39 Quy định về quản lý chất thải y tế (Quyết định Số 43/2007/QD-BYT ban hành ngày 12/12/2007 của Bộ Y tế)

Page 161: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý Môi trường Đô thị Việt Nam Tập 06: Báo cáo nghiên cứu Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

Báo cáo giữa kỳ

151

30 bệnh viện không có phòng lưu trũ chất thải riêng cho chất thải y tế. Đặc biệt, một nửa trong số bệnh viện trả lời tại Thừa Thiên Huế không có phòng lưu trữ. Kết quả này cho thấy mặc dù việc phân loại rác tại nguồn tương đối tốt, nhưng bước quản lý tại chỗ tiếp theo như thu gom và lưu trừ không được tốt tại nhiều bệnh viện.

Bảng 4-13 Dụng cụ thu gom chất thải và lưu trữ chất thải tại chỗ

Thành phố

Số lượng trả lời

Dụng cụ thu gom tại chỗ Lưu trữ chất thải

Xe tay

Thùng có bánh

Khác Có điều hoà và thông gió

Không có điều hoà và thông gió

Phòng chung

Không có khu lưu trữ

HP 17 2 4 11 1 3 8 5

HN 61 32 25 15 24 13 15 9

HU 23 1 14 0 1 5 5 12

DN 20 9 5 6 2 13 2 3

HCM 51 30 27 7 38 11 1 1

Tổng 172 74 75 39 66 45 31 30

(3) Lượng và loại chất thải

Lượng của chất thải rắn y tế tuỳ thuộc vào đặc điểm của bệnh viện (chuyên khoa, số giường bệnh, trình độ công nghệ y tế áp dụng, và mức độ đánh giá về dịch vụ sức khoẻ). Trong Quy định, chất thải y tế được phân thành 5 loại: chất thải lây nhiẽm, chất thải hoá học, chất thải phóng xạ, bình nén và chất thải thông thường. Chất thải lây nhiễm, chất thải hoá học, chất thải phóng xạ và bình nén được coi là chất thải y tế nguy hại. Chất thải lây nhiễm còn được phân thành 4 loại: chất thải sắc nhọn (Nhóm A), chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (Nhóm B), chất thải lây nhiễm cao (Nhóm C), và chất thải giải phẫu (Nhóm D). Chất thải hoá học bao gồm chất thải dược, chất thải hoá chất độc hại, chất thải tế bào độc hại và các chất thải có chứa kim loại nặng.

Bảng 4-14 tóm tắt lượng phát sinh chất thải y tế trung bình tại các bệnh viện được khảo sát trong khu vực nghiên cứu. Lượng chất thải được tính theo đơn vị (kg) trên một giường bệnh. Lượng chất thải y tế phát sinh trung bình từ các bệnh viện nghiên cứu là 1.4kg/giường/ngày, 0.3kg/giường/ngày đối với chất thải độc hại (21.4% tổng lượng chất thải) và 1.1 kg/giường/ngày đối với chất thải y tế thông thường (78.6% tổng lượng chất thải). Chất thải lây nhiễm phát sinh là 0.26 kg/giường/ngày, chiếm 18.6% tổng lượng chất thải y tế. Các bệnh viện ở thành phố Hồ Chí Minh có lượng chất thải lây nhiễm phát sinh nhiều hơn (0.36 kg/giường/ngày) so với các khu vực khác.

Thông tin về lượng chất thải hoá chất, bình nén và chất phóng xạ còn rất hạn chế, 33 bệnh viện có thông tin về chất thải hoá chất và 44 bệnh viện có thông tin về chất thải phóng xạ. Đặc biệt bình nén chỉ được các bệnh viện ở Hà Nội xác nhận. Sử dụng nguồn thông tin hạn chế đó. Lượng chất thải phóng xạ và hoá chất được tính toán lần lượt là 0.03 kg/giường/ngày và 0.1 kg/giường/ngày.

Page 162: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý Môi trường Đô thị Việt Nam Tập 06: Báo cáo nghiên cứu Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

Báo cáo giữa kỳ

152

Bảng 4-14 Tỷ lệ phát sinh chất thải y tế tại các bệnh viện ở các thành phố nghiên cứu

(đơn vị: kg/giường/ngày)

HP HN HU DN HCM Tổng Tổng số bảng câu hỏi 17 61 23 20 51 172 Chất thải lây nhiễm 0.13 0.19 0.17 0.17 0.36 0.26

(0.23) Chất thải y tế nguy hại 0.14 0.20 0.17 0.19 0.45 0.30

(0.26) Chất thải thông thường 1.09 1.08 0.96 0.89 1.18 1.10

(0.97) Tổng lượng chất thải y tế (chất thải nguy hại + chất thải thông thường)

1.23 1.28 1.13 1.08 1.63 1.40 (1.23)

Chú thích: Số liệu trong dấu ngoặc đơn ở dòng Tổng là tỷ lệ chất thải phát sinh trên số giường thực tế.

(4) Xử lý chất thải y tế

Xử lý chất thải lây nhiễm

Vật sắc nhọn (Nhóm A) là chất thải thuộc loại kim tiêm, ống thông đường tiểu, thuỷ tinh vỡ, gây sát thương và mầm bệnh cho các nhân viên y tế và các bệnh nhân. Việc xử lý các chất thải này cần đảm bảo độ an toàn nghề nghiệp và vệ sinh môi trường để tránh những nguy cơ tiềm năng. Phần lớn các bệnh viện (140 trong số 172 bệnh viện trả lời) ký hợp đồng với URENCO để xử lý những chất thải này. Có 14 bệnh viện sử dụng lò đốt tại chỗ và 7 bệnh viện xử lý bằng cách huỷ kim tiêm. Và 7 bệnh viện khác sử dụng phương pháp chôn sau khi trộn với xi măng trong ổng. Có 2 bệnh viện cũng sử dụng hấp khử trùng nhưng không có bệnh viện nào tẩy nhiễm bằng hoá chất.

Các chất thải không sắc nhọn (Nhóm B) bao gồm các bình có chứa máu hoặc nước và chất thải từ người bệnh từ các khu cách ly và do đó cần đặc biệt chú ý tránh tiếp xúc trực tiếp khi xử lý những chất thải này. Có 146 trong số 172 bệnh viện ký hợp đồng với URENCO của tỉnh để xử lý các chất thải này. Tuy nhiên, có 1 bệnh viện ở Hồ Chí Minh hấp khử trùng và 14 bệnh viện đốt tại chỗ.

Các chất thải lây nhiễm cao (Nhóm C) phát sinh từ các khoa đặc biệt của bệnh viện như phòng thí nghiệm hoặc thử nghiệm có thể bị nhiễm các mầm bệnh lây nhiễm và do đó cần phải được tẩy nhiễm tại chỗ trước khi xử lý tiếp theo. 135 bệnh viện lựa chọn ký hợp đồng xử lý với bên ngoài. Tuy nhiên, không rõ là các bệnh viện này có xử lý sơ bộ các chất thải này hay không. Số lượng bệnh viện tiến hành tẩy nhiễm bằng hấp tiệt trùng và bằng hoá chất lần lượt là 8 và 7. Một bệnh viện sử dụng phương pháp trung hoà và 13 bệnh viện sử dụng lò đốt tại chỗ.

Chất thải giải phẫu (Nhóm D) bao gồm mô con người, nội tạng, bộ phận cơ thể, nhau thai, bào thai, và xác xúc vật thí nghiệm. Có 14 bệnh viện sử dụng lò đốt tại chỗ trong khi 155 ký hợp đồng xử lý bên ngoài. Chỉ có 20 bệnh viện xử lý bằng hấp tiệt trùng và một bệnh viện sử dụng tẩy nhiễm bằng hoá chất và 2 bệnh viện xử lý bằng trộn xi măng.

Các chất thải lây nhiễm được xử lý bằng cách ký hợp đồng bên ngoài (cho URENCO) tại phần lớn các bệnh viện trong khu vực nghiên cứu (78.4%~90.1% phụ thuộc vào loại chất thải lây nhiễm). Các lò đốt tại chỗ cũng được sử dụng để xử lý chất thải lây nhiễm tại một số bệnh viện, chiếm 4.6%~8.1% tuỳ thuộc vào loại chất thải lây nhiễm. Các bệnh viện này có thể nằm xa trung tâm thành phố và không thể sử dụng dịch vụ thu gom chất thải của URENCO và do đó phải phụ thuộc vào các lò đốt để xử lý chất thải y tế.

Page 163: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý Môi trường Đô thị Việt Nam Tập 06: Báo cáo nghiên cứu Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

Báo cáo giữa kỳ

153

147

2

0

7

140

Sắc nhọn

Đốt tại chỗ

Khử trùng kim tiêm

Hấp

Khử trùng hóa chất

Hóa rắn với xi mămg

141

0

146

Không sắc nhọn

Đốt tại chỗ

Hấp

Khử trùng hóa chất

Hợp đồng với công ty xử lý

138

71

135

Lây nhiễm cao

Đốt tại chỗ

Hấp

Khử trùng hóa chất

Trung hòa

Hợp đồng với công ty xử lý

8

2 012

155

Giải phẫu

Đốt tại chỗ

Hấp

Vi sóng

Khử trùng hóa chất

Chôn lấp trong hố bê tông

Xử lý chất thải hoá chất

Hầu hết các bệnh viện xử lý thuốc hết hạn bằng cách ký hợp đồng với các công ty xử lý chất thải như URENCO. Chỉ có 6 trong số 172 bệnh viện xử lý bằng lò đốt tại chỗ trong khi 27 bệnh viện trả lại cho nhà cung cấp.

111 trong số 172 bệnh viện có thể không biết cách xử lý hoá chất độc hại và ký hợp đồng xử lý bên ngoài. Chí có 3 bệnh viện xử lý bằng lò đốt tại chỗ trong khi 23 trả lại cho nhà sản xuất và 28 bệnh viện sử dụng chôn xuống hố/bể xi măng để làm rắn các hoá chất đó. Chỉ có 2 bệnh viện đã biết trung hoà hoá chất độc hại. Vì tỷ lệ trả lời tương đối thấp cho câu hỏi này, nên hầu hầu các bệnh viện có vẻ không biết rõ cách xử lý hoá chất độc hại phát sinh tại bệnh viện.

Chỉ có 8 trong số 172 bệnh viện đốt các chất gây độc tế bào tại chỗ. Cân nhắc đặc điểm của lò đốt lắp đặt tại các bệnh viện, chất thải tế bào độc hại dường như không được phá huỷ một cách hiệu quả. Hầu hết các bệnh viện (111 bệnh viện) ký hợp đồng xử lý chất thải tế bào độc hại. Không phải tất cả các bệnh viện biết cách xử lý loại chất thải này.

Các phương pháp xử lý thông thường tại chỗ được sử dụng đối với các chất thải có chứa kim loại nặng là chôn trong các bể bê trong sau khi làm rắn (8 bệnh viện) hoặc trung hoà (4 bệnh viện). Tuy nhiên, hầu hết các bệnh viện (113 bệnh viện) phụ thuộc vào phương pháp thuê bên ngoài hoặc trả lại cho nhà cung cấp để xử lý.

Các chất thải hoá chất chủ yếu được xử lý bằng phương pháp ký hợp đồng xử lý bên ngoài tại các bệnh viện trong khu vực nghiên cứu. Tuy nhiên, trả lại nhà cung cấp cũng là một phương pháp thường được sử dụng để xử lý các chất thải này. Các chất thải tế bào độc hại nên được trả lại nhà sản xuất, nhưng không có bệnh viện nào sử dụng cách này. Mặc dù thuốc tế bào độc hại ít được sử dụng tại các bệnh viện, nhưng số lượng bệnh viện trả lời thuê bên ngoài xử lý lại tới 111. Điều này có lẽ do ý nghĩa của chất thải tế bào độc hại không được các bệnh viện hiểu rõ .

Hình 4-2 Phương pháp xử lý chất thải lây nhiễm tại các bệnh viện được khảo sát Figure 4-3 Treatment methods of chemical waste at surveyed hospitals

Hình 4-2 Phương pháp xử lý chất thải lây nhiễm tại các bệnh viện được khảo sát

Page 164: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý Môi trường Đô thị Việt Nam Tập 06: Báo cáo nghiên cứu Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

Báo cáo giữa kỳ

154

6

24

10

16106

Chất th ải dược

Đốt tại chỗ

Hoàn trả nhà cung cấp

Trung hòa

Khác

Hợp đồng với công ty xử lý

3 2 2

28

23

111

Chất thải hóa học

Đốt tại chỗ

Xử lý hóa học

Trung hòa

Hóa rắn với xi măng

Hoàn trả nhà cung cấp

Hợp đồng với công ty xử lý

86

111

Chất th ải gây độc tế bào

Đốt tại chỗ

Khử trùng hóa chất

Hợp đồng với công ty xử lý

8

4

11

113

Chất thải chứa kim loại nặng

Hóa rắn với xi măng

Trung hòa

Hoàn trả nhà cung cấp

Hợp đồng với công ty xử lý

Xử lý các chất thải phóng xạ

Các chất thải phóng xạ được 112 trong số 172 bệnh viện ký hợp đồng xử lý bên ngoài. 14 bệnh viện trộn các chất thải phóng xạ với xi măng và chôn xuống hố. Một số bệnh viện sử dụng công nghệ trung hoà. Vì không phải tất cả các bệnh viện đều làm phát sinh chất thải phòng xạ, nên nhận thức về xử lý chất thải phóng xạ một cách hợp lý còn thấp. Thực thế, chỉ có 5 trong số 23 bệnh viện ở Thừa Thiên Huế phát sinh chất thải phóng xạ với khôi lượng là 0.5~5kg/ngày. Chỉ có 5 trong số 61 bệnh viện ở Hà Nội làm phát sinh khoảng 47,7 kg chất thải phóng xạ mỗi ngày. Bên cạnh đó, 9 bệnh viện trong số 51 bệnh viện ở thành phố Hồ Chí Minh làm phát sinh là một lượng chất thải phóng xạ là 198,27 kg/ngày (cả chất thải lỏng và rắn), và một trong số 17 bệnh viện tại Hải Phòng trả lời rằng họ làm phát sinh 3 kg chất thải phóng xạ mỗi ngày. Chất thải phóng xạ phát sinh chủ yếu trong các phòng chụp X quang và ở bộ phận dược hạt nhân. Một số bệnh viên phát sinh chất thải phóng xạ dạng lỏng chủ yếu từ bộ phận dược hạt nhân đã sử dụng các công nghệ khác như phân rã và pha loãng mức phóng xạ, và các công nghệ này không thuộc các lựa chọn sẵn có trong bảng câu hỏi.

Hình 4-4 Phương pháp xử lý chất thải phóng xạ

514

6

122

Đốt tại chỗ

Hóa rắn với xi măng

Trung hòa

Hợp đồng với công ty xử lý

Hình 4-3 Các phương pháp xử lý chất thải hoá chất tại các bệnh viện khảo sát

Page 165: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý Môi trường Đô thị Việt Nam Tập 06: Báo cáo nghiên cứu Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

Báo cáo giữa kỳ

155

Xử lý các bình nén

82.1% bệnh viện trả lời câu hỏi này trả lời rằng họ trả lại các bình nèn rỗng cho nhà máy/nhà cung cấp, trong khi đó 17% lựa chọn ký hợp đồng xử lý bên ngoài.

Xử lý chất thải thông thường

Chỉ có 5 bệnh viện sử dụng lò đốt tại chỗ và hầu hết các bệnh viện ký hợp đồng với công ty xử lý (169 bệnh viện). Hai bệnh viện dùng cả hai phương pháp để xử lý chất thải thông thường. Các bệnh này sử dụng lò đốt tại chỗ thường nằm xa trung tâm thành phố và thường là các bệnh viện cấp huyện.

(5) Các công nghệ xử lý chất thải tại chỗ

Trong số các bệnh viện trả lời, có 21 bệnh viện có hệ thống xử lý tại chỗ, và công nghệ thường được sử dụng là lò đốt (16 bệnh viện), và hấp tiệt trùng (2 bệnh viện) và lò tiệt trùng bằng hơi nước (3 bệnh viện). Tại Hà Nội, 12 bệnh viện có lò đốt nhưng 3 trong số đó không được vận hành vì trục trặc. Hầu hết các lò đốt đều được sản xuất ởHàn Quốc và Thuỵ sĩ và một số được sản xuất trong nước. Một lò đốt ở Thừa Thiên Huế của bệnh viện đa khoa Huế (công suất: 200 kg.h) và hai lò đốt (lò gạch đơn giản) của các bệnh viện cấp huyện. Một lò đốt của một bệnh viện cấp quận tại thành phố Hồ Chí Minh không được vận hành.

Bảng 4-15 Các công nghệ xử lý chất thải tại chỗ ở các bệnh viện

T.phố Số lượngtrả lời

Số bệnh viện

Lò đốt Hấp tiệt trùng Lò tiệt trùng bằng hơi nước

HP 17 0 1 0

HN 61 12 0 1

HU 23 3 0 0

DN 20 0 0 2

HCM 51 1 1 0

Tổng 172 16 2 3

Hệ thống hấp tiệt trùng được sử dụng tại một bệnh viện cấp huyện tại Hải Phòng. Hệ thống có công suất 7kg/h với thời gian hoạt động trung bình là 3h/ngày. Một hệ thống tương tự được sử dụng tại một bệnh viện ở Hồ Chí Minh. Lò tiệt trùng bằng hơi nước được sử dụng tại 2 bệnh viện, một tại Hà Nội và một tại Đà Nẵng. Tại Đà Nẵng, có một bệnh viện khác cũng đang lắp đặt hệ thống lò tiệt trùng bằng hơi nước.

(6) Chi phí xử lý chất thải

Thông tin về chi phí xử lý chất thải y tế trong trường hợp các bệnh viện ký hợp đồng xử lý bên ngoài, chủ yếu cho URENCO, rất hạn chế. Chi phí xử lý chất thải nguy hại cao hơn xử lý các chất thải thông thường và chi phí thay đổi theo từng khu vực. Thông thường, URENCO áp dụng mức phí đối với các bệnh viện tư nhân rẻ hơn bệnh viện công.

Chi phí xử lý chất thải thông thường tại Hà Nội thay đổi từ 160,000VND/tấn đến 421,000VND/tấn. Chi phí xử lý chất thải thông thường tại Hải Phòng và Hồ Chí Minh tương ứng là 420,000VND/tấn và 100,000VND/tấn. Chi phí tại Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế không được công bố trong cuộc khảo sát này.

Chi phí xử lý chất thải y tế nguy hại ở Hải Phòng tương đối thấp, 7,900,000VND/tấn. Chi phí trung bình xử lý chất thải nguy hại ở thành phố Hồ Chí Minh và Thừa Thiên Huế là

Page 166: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý Môi trường Đô thị Việt Nam Tập 06: Báo cáo nghiên cứu Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

Báo cáo giữa kỳ

156

12,000,000VND/tấn trong khi đó chi phí tại Hà Nội và Đà Nẵng tương ứng là 9,400,000VND/tấn và 8,100,000VND/tấn.

Bảng 4-16 Phí xử lý chất thải bên ngoài (VND/tấn)

T.phố Số mẫu Chất thải y tế nguy hại Chất thải thông thường

HP 5 7,900,000 100,000

HN 9 8,980,000~9,878,000 380,000~421,000

HU 2 12,000,000 NA

DN 2 8,083,000~8,172,000 NA

HCM 6 10,000,000~14,000,000 420,000

(7) Hệ thống xử lý nước thải y tế

Trong 172 bệnh viện trả lời, có 92 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải (53.5%), tuy nhiên 12 bệnh viện không vận hành hệ thống này do một số lý do. 70 trong số 172 bệnh viện không có hệ thống xử lý nước thải (40.7%). Đặc biệt có tới hơn 60% trong số các bệnh viện trả lời tại Hải Phòng không có hệ thống xử lý nước thải. Tỷ lệ tương ứng tại Hải Phòng và Thừa Thiên Thuế. Hà Nội lần lượt là 64.7%, 60.9% và 59%. Gần 80% các bệnh viện tại Đà Nẵng (80%) và Hồ Chí Minh có hệ thống xử lý chất thải đang hoạt động.

Bảng 4-17 Số bệnh viện có hoặc không có hệ thống xử lý nước thải

T.phố Số lượng trả lời

Công trình đang hoạt động

Công trình không hoạt động

Không có công trình

HP 17 3 (17.6%) 3 (17.6%) 11 (64.7%)

HN 61 22 (36.1%) 3 (4.9%) 36 (59.0%)

HU 23 9 (39.1%) 0 14 (60.9%)

DN 20 16 (80.0%) 0 4 (20.0%)

HCM 51 40 (78.4%) 6 (11.8%) 5 (9.8%)

Tổng 172 80 (46.5%) 12 (7.0%) 70 (40.7%)

Hình 4-5 trình bày về năm lắp đặt các công trình xử lý nước thải đang hoạt động tại các trả lời. Hầu hết các công trình được lắp đặt sau năm 2000, đặc biệt sau năm 2005. Trong số các lý do các công trình xử lý nước thải không hoạt động, trục trặc (và không thể sửa) là lý do chủ yếu, sau đó là thiếu năng lực đáp ứng tiêu chuẩn nước thải và quá tải của hệ thống .

Page 167: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý Môi trường Đô thị Việt Nam Tập 06: Báo cáo nghiên cứu Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

Báo cáo giữa kỳ

157

(8) Công nghệ xử lý nước thải

Kết quả khảo sát bằng bảng câu hỏi cho thấy các công nghệ xử lý nước thải thường được sử dụng tại các bệnh viện được khảo sát được phân loại như sau:

• Quy trình sinh học truyền thống (Loại I): Loại công nghệ này bao gồm một bể lọc nhỏ giọt và bùn hoạt tính và thường bao gồm bể ngang, lọc sạn, lọc và lắng cặn, bể lọc nhỏ giọt hoặc bùn hoạt tính, lưới làm sạch và tẩy nhiễm. Bùn thừa được cho vào bể ngậm khí nằm trong quy trình bùn hoạt tính, và bùn được lấy ra định kỳ từ bể lắng cặn.

• Quy trình xử lý sinh hoạt tiếp xúc (Loại II): Hệ thống này về cơ bản giống như loại I, tuy nhiên, có nhiều chất trung gian để làm tăng màng sinh học được đưa vào (trong bể thông khí tiếp túc) thay vì cho quy trình bể lọc nhỏ giọt và bùn hoạt tính của Loại I. Công nghệ thường được biết với tên CN 2000 tại Vi ệt Nam là công nghệ điển hình của quy trình này.

• Quy trình màng sinh học (Loại III): Thay vì bể ngậm khí của loại II, một lò phản ứng màng sinh học (MBR) được đưa vào trong quy trình. Công nghệ V69 tại Vi ệt Nam là công nghệ điển hình của quy trình này.

Hình 4-5 Thời điểm lắp đặt hệ thống xử lý nước thải

Hình 4-6 Lý do không hoạt động của hệ thống xử lý nước thải

Page 168: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý Môi trường Đô thị Việt Nam Tập 06: Báo cáo nghiên cứu Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

Báo cáo giữa kỳ

158

• Quy trình sinh học kỵ khí (Loại IV): Sau quá trình lắng cặn, nước thải được xử lý bằng bể kỵ khí, tiếp đó là kết tụ/lặng cặn và quy trình tẩy nhiễm.

• Quy trình tiên tiến (Loại V): Những quy trình này bao gồm quy trình AAO (kỵ khí – thiếu khí – ô xy hoá) và lò phản ứng theo mẻ được kết hợp với bể lọc carbon hoạt tính và/hoặc quy trình tẩy nhiễm bởi UV hoặc O3.

Hình 4-7 cho thấy công nghệ phổ biến nhất là Loại I, tiếp đó lần lượt là Loại IV, Loại II, Loại III và Loại V. Loại I chủ yếu được sử dụng tại Đà Nẵng (14 trong số 16 bệnh viện), Hồ Chí Minh (28 trong số 46 bệnh viện), và Hà Nội (13 trong số 25 bệnh viện). Loại III được sử dụng chủ yếu tại Hải Phòng (4 trong số 6 bệnh viện) và Loại IV được sử dụng tại Thừa Thiên Huế (7 trong số 9 bệnh viện).

Hình 4-7 Các hệ thống xử lý nước thải tại các bệnh viện được khảo sát.

(9) Quản lý chất thải dạng lỏngs

Một số bệnh viện có thể phát sinh chất thải lỏng có chứa nhiều các chất ô nhiễm như hoá chất nguy hại, các mô lây nhiễm, hoặc chất phóng xạ khó xử lý được bằng hệ thống xử lý nước thải tập trung thông thường đạt mức an toàn để phòng tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và môi trường. Những loại và mức độ các chất thải lỏng đó thay đổi phụ thuộc vào bệnh viện đó có các bộ phận hoặc khu sử dụng và thải các thất lỏng như thế. Hình 4- 8 trình bày cách thức các bệnh viện xử lý các chất thải lỏng này.

Hình 4-8 Quản lý nước thải

22

85

26

39

Xử lý riêng biệt

Xử lý chung với các loại nước thải khácHợp đồng với công ty xử lý

Không phát sinh chất thải lỏng

58

11

10

16

7

Quy trình sinh học truyền thống (Loại I)

Quy trình sinh học tiếp xúc (Loại II)

Quy trình màng sinh học (Loại III)

Quy trình sinh học kỵ khí (Loại IV)

Quy trình tiên tiến (Loại V)

Page 169: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý Môi trường Đô thị Việt Nam Tập 06: Báo cáo nghiên cứu Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

Báo cáo giữa kỳ

159

Có khoảng một nửa các bệnh viện trả lời (85 trong số 172 bệnh viện) đã trộn các chất lỏng và đổ ra hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tỷ lệ các bệnh viện tại Đà Nẵng đổ lẫn chất thải với các loại nước thải khác là cao nhất, chiếm đến 75% số lượng bệnh viện trả lời, tiếp đó là Hà Nội (59%). Hải Phòng (50%), Thừa Thiên Huế (38%) và Hồ Chí Minh (33%). Chỉ có 15% các bệnh viện (26 trong số 72 bệnh viện) xử lý chất thải lỏng riêng biệt trong khi 15% (26 trong số 172 bệnh viện) ký hợp đồng xử lý bên ngoài. 23% các bệnh viện trả lời tại thành phố Hồ Chí Minh xử lý riêng biệt, tiếp đó là Hà Nội (15%). 23% các bệnh viện (39 trong số 172 bệnh viện) không phát sinh các chất thải lỏng như thế.

(10) Nâng cao nhận thức và các hoạt động tập huấn về quản lý chất thải và nước thải y tế

Các bệnh viện đã một số chương trình nâng cao nhận thức cho nhân viên y tế để cải thiện công tác quản lý chất thải và nước thải y tế. Các chương trình này có thể bao gồm các tờ rơi hoặc áp phích, các chiến dịch định kỳ, tổ chức hoặc tham gia các hội thảo hoặc hội nghi trong hoặc ngoài bệnh viện, thành lập đội hoặc tổ chức chuyên về quản lý chất thải và nước thải, tổ chức các chương trình đào tạo/giáodục, vv. Hình 4.2.8 trình bày về các chương trình được các bệnh viện khảo sát thực hiện đối với các nhân viên y tế. Có thể lựac chọn cùng lúc nhiều chương trình.

Hầu hết các chương trình thường xuyên được thực hiện là thành lập đội hoặc uy ban chuyên về quản lý chất thải và nước thải y tế. Tuy nhiên, không có bệnh viện nào sử dụng tờ rơi hoặc tờ bướm để nâng cao nhận thức về quản lý nước thải và có 11 bệnh viện không có chương trình cụ thể để nâng cao nhận thức về quản lý nước thải. So với quản lý nước thải thì việc phát các tờ rơi/tờ bướm và chiến dịch định ký thường được sử dụng trong nâng cao nhận thức về quản lý chất thải.

Nước thải Chất thải rắn

Hình 4-9 Các chương trình nâng cao nhận thức cho cán bộ y tế

67

81

83

87

101

92

10 0 Áp phích, tờ rơi

Tuyên truyền định kỳ về quản lý nước thải

Tổ chức hội thảo trong bệnh viện

Tham gia các hội thảo với quy mô ngoài bệnh viện

Thành lập ban/ bộ phân chịu trách nhiệm về xử lý nước thải của bệnh viện

Có chương trình tập huấn riêng về vấn đề nước thải

Khác

Không rõ

0

23

51

5562

59

2 11

Page 170: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý Môi trường Đô thị Việt Nam Tập 06: Báo cáo nghiên cứu Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

Báo cáo giữa kỳ

160

Các chương trình đào tạo/giáo dục cũng quan trọng đối với các cán bộ bình thường đang làm việc trực tiếp về xử lý chất thải và nước thải y tế như cán bộ thu gom rác và công nhân làm việc tại công trình xử lý tại chỗ. Mặc dù một số bệnh viện ký hợp đồng xử lý với các công ty chuyên môn bên ngoài, các hoạt động giáo dục/đào tạo vẫn cần được mở rộng đến các đối tượng công nhân này. Hình 4-10 trình bày về các chương trình giáo dục/đào tạo được thực hiện tại các bệnh viện. Các chương trình này chủ yếu cho các cán bộ bình thường làm việc về quản lý chất thải và nước thải y tế. Hoạt động giáo dục/đào tạo về an toàn nghề nghiệp và các biện pháp đối phó với các sự cố, tập huấn định kỳ về quản lý chất thải hoặc nước thải, tham gia vào các hội thảo/hội nghị tổ chức bên ngoài bệnh viện, xây dựng sổ tay về các công trình xử lý là những chương trình được thực hiện phổ biến nhất để nâng cao năng lực cho các cán bộ bình thường.

(11) Tóm tắt kết quả khảo sát

Từ cuộc khảo sát bằng bảng câu hỏi được thực hiện trong tháng 6 và tháng 7 năm 2010, có một số vấn đề đáng lưu ý về quản lý chất thải và nước thải y tế tại một số bệnh viện trong khu vực nghiên cứu:

• Phân loại chất thải được tổ chức tốt và thực hiện tại hầu hết các bệnh viện, đặc biệt đã sử dụng nhiều loại thùng để chứa kim tiêm và các vận sắc nhọn, tuy nhiên, một số dụng cụ chứa vẫn không đủ cứng để ngăn chặn việc kim tiêm gây thương tích.

• Mặc dù việc phân loại chất thải y tế đã được thực hiện tương đối, nhưng những chất thải đó thường không được lưu trữ theo đúng Quy định. 30 bệnh viện không có phòng lưu trữ và thậm chí có đến 71 bệnh viện có phòng lưu trữ được sử dụng chung cho các mục đích khác không đáp ứng theo quy định.

• Lượng chấtt hải lây nhiễm và thông thường phát sinh lần lượt là 0.26kg/giường/ngày và 1.10kg/giường/ngày. Tỷ lệ phát sinh chất thải nguy hại khác ngoài chất thải lây nhiễm là 0.04 kg/giường/ngày. Cần lưu ý rằng thông tin về lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh ngoài chất thải lây nhiễm còn rất hạn chế so với thông tin về chất thải thông thường và chất thải lây nhiễm.

• Hiện tại, hầu hết các bệnh viện ký hợp đồng xử lý chất thải với URENCO từ khâu vận chuyển đến xử lý cuối cùng. URENCO tại các thành phố nghiên cứu, ngoại trừ Huế, có các lò đốt riêng để xử lý chất thải y tế. Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, bệnh viện trung ương Huế có lò đốt riêng và tiếp nhận chất thải từ các bệnh viện khác trong khu vực.

Nước thải Chất thải rắn

Hình 4-10 Tập huấn/ Chương trình giáo dục cho nhân viên (không phải cán bộ y tế)

50

46

59

59

2

991

97103

86

4 4

Tập huấn/ giáo dục thường xuyên về vệ sinh an toàn lao động và xử lý tai nạnTập huấn định kỳ về quản lý nước thải

Tham gia các hội thảo tổ chức bên ngoài bệnh viện

Xây dựng hướng dẫn cho việc vận hành trạm xử lý nước thải

Khác

Không rõ

Page 171: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý Môi trường Đô thị Việt Nam Tập 06: Báo cáo nghiên cứu Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

Báo cáo giữa kỳ

161

• 16 trong số 72 bệnh viện có lò đốt riêng và đốt một số loại chất thải y tế tại chỗ. Các bệnh viện này thường nằm xa trung tâm thành phố và khó tiếp cận dịch vụ thu gom chất thải của URENCO.

• Công nghệ xử lý chất thải y tế tại chỗ thường được dùng nhất là lò đốt nhỏ, tiếp đến là lò tiệt trùng bằng hơi nước và hấp tiệt trùng tại một số bệnh viện. Chất thải dược phẩm, hoá chất nguy hại, chất thải tế bào nguy hại, chất thải có chứa kim loại nằng và chất thải phóng xạ có lượng phát sinh không nhiều nhưng lại đòi hỏi công nghệ xử lý đặc biệt. Hầu hết các bệnh viện ký hợp đồng xử lý bên ngoài. Tuy nhiên, các chất thải đó được xử lý như thế nào và ở đâu vẫn chưa thực sự rõ ràng .

• Thông tin về chi phí xử lý chất thải y tế cũng rất hạn chế. Đặc biệt chi phí xửl ý tại chỗ thường không được ghi lại riêng biệt trong các khoản chi phí. Có một số ít các thông tin về phí xử lý chất thải của URENCO là 7,900,000~14,000,000VND/tấn cho chất thải y tế nguy hại và 100,000~420,000VND/tấn đối với chất thải thông thường.

• 70 trong số 172 bệnh viện (41%) không có công trình xử lý nước thải tập trung. Mặc dù có 92 bệnh viện có các công trình xử lý nước thải nhưng 12 công trình không được vận hành do nhiều lý do gồm có hệ thống trục trặc (và không thể khắc phục), hoạt động không đúng (không đáp ứng tiêu chuẩn nước thải), quá tải, và không đủ chi phí vận hành và bảo dưỡng. Hầu hết các hệ thống được lắp đặt sau năm 2000.

• Có một số công nghệ được sử dụng tại các hệ thống xử lý nước thải tại các bệnh viện. 58 trong số 102 bệnh viện sử dụng quy trình sinh học truyền thống như công nghệ bể lọc nhỏ giọt hoặc bùn hoạt tính. Quy trình t iép xúc sinh học, quy trình màng sinh hoạc và quy trình sinh học kỵ khí được sử dụng đồng đều, khoảng 10 – 16 bệnh viện sử dụng các loại công nghệ đó. Các công nghệ hiện đại như AAO hoặc quy trình tích hợp với lọc cacbon hoạt tính, tẩy nhiễm bằng UV hoặc O3 cũng được sử dụng tại 7 bệnh viện. Vì tiêu chuẩn nước thải khắt khe nên các quy triình xử lý nước thải hiện đại sẽ được lắp đặt tại nhiều bệnh viện.

• Một số bệnh viện hoặc cơ sở/bộ phận thải ra chất thải lỏng cần phải xử lý đặc biệt trước khi đổ ra hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tuy nhiên, 85 bệnh viện trộn lẫn các chất thải lỏng đó với nước thải thông thường để đổ ra hệ thống xử lý. Chỉ có 22 bệnh viện có các hệ thống riêng để xử lý các chất thải lỏng đó. 39 bệnh viện không phát sinh các chất thải lỏng

• Đối với các chương trình nâng cao nhận thức cho cán bộ y tế về chất thải và nước thải tế, các biện pháp phổ biến bao gồm tổ chức hoặc tham gia các hội thảo và hội nghị, và tự tổ chức các chương trình đào tạo/giáo dục riêng nhằm nâng cao nhận thức của nhân viên y tế. Tuy nhiên, việc nâng cao nhận thức thông qua các tờ rơi/áp phích là công cụ được dùng cho quản lý chất thải y tế mà thôi.

• Đối với các chương tình phát triển năng lực cho cán bộ bình thường làm về quản lý chất thải và nước thải y tế, các hoạt động đào tạo thường xuyên về an toàn nghề nghiệp, tập huấn quản lý chất thải và nước thải, tham gia các hội nghị/hội thảo, và xây dựng sổ tay hướng dẫn sử dụng các công trình xử lý lấcc biện pháp được áp dụng phổ biến tại các bệnh viện.

4.2.2 Quản lý chất thải và nước thải y tế tại các thành phố nghiên cứu

(1) Thành phố Hải Phòng

Các cơ sơ y tế

Số lượng các bệnh viện ở Hải Phòng được tóm tắt trong Bảng 4.2.1, cho thấy có 31 bệnh viện đa khoa và chuyên khoa với tổng số giường là 5,312. Ngoài ra, còn có 10 trung tâm y tế trực thuộc Sở Y tế (DOH), 15 trung tâm y tế cấp huyện và 224 trạm y tế cấp xã/phường.

Page 172: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý Môi trường Đô thị Việt Nam Tập 06: Báo cáo nghiên cứu Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

Báo cáo giữa kỳ

162

Bảng 4-18: Các bệnh viện và số giiường bệnh tại Hải Phòng* Cơ sở y tế Số lượng Số giường

Bệnh viện cấp tỉnh/thành phố** 9 2,940

Bệnh viện cấp huyện 16 1,895

Các bệnh viện tư nhân và của các khu vực khác***

6 477

*: Ngoài các cơ sở y tế, có 15 trung tâm y tế cấp huyện và 22 trạm y tế cấp xã/phường với tổng số 1,120 giường.

**: Trung tâm bảo vệ sức khoẻ thành phố (50 giường¥) và Trung tâm sinh sản (10 giường) không được liệtt kê trên đây.

***: B ệnh viện đại học y (150 giường), Bệnh viện giao thông vận tải (80 beds), Viện y tế hải quân (140 giường), và tiểu khu 7 (50 giường) và 2 bệnh viện tư nhân được liệt kê trong hạng mục này.

Quản lý chất thải y tế

Hiện nay, các bệnh viện ở Hải Phòng phát sinh khoảng 5.317,6 kg chất thải hàng ngày, trong đó 435,5 kg là chất thải y tế nguy hại và 4882,1 kg là chất thải thông thường. Bên cạnh đó, các trung tâm y tế phát sinh khoảng 109,13 kg chất thải y tế trong đó 13,03 kg là chất thải y tế nguy hại. Các cơ sở y tế sử dụng túi để phân loại rác và lưu trữ theo Quy định. Một số cơ sở y tế có hệ thống xử lý tại chỗ đối với chất thải lây nhiễm trước khi vận chuyển đến các cơ sở xử lý tập trung (lò đốt và bãi chôn lấp) của URENCO, Hải Phòng.

Tại Hải Phòng, URENCO là cơ quan chủ chốt trong quản lý chất thải y tế của thành phố. URENCO thu gom khoảng 16 tấn chất thải y tế hàng tháng. 5 bệnh viện gồm bệnh viện Việt Tiệp, bệnh viện Lao và bệnh phổi, bệnh viện phụ sản, bệnh viện Kiến An, bệnh viện Nhi đều ký hợp đồng với URENCO để xử lý chất thải bằng phương pháp đốt. Các chấtt thải y tế phát sinh từ các cơ sở y tế khác thường được URENCO thu gom cùng với chất thải thông thường và đổ tại bãi chôn lấp rác của URENCO40. Theo ước tính, lượng chất thải tái chế được từ chất thải y tế là 1,68 yấn/tháng hay 20,16 tấn/năm theo trung bình41.

Lò đốt của URENCO nằm cách trung tâm thành phố hơn 30 km. Vì phí xử lý chất thải y tế của URENCO là 7,900 VND/kg, tổng ngân sách mà Sở Y Tế cần là khoảng 42 triệu VND/ngày tương đương với 1,3 tỷ VND/tháng, nếu tính theo tổng lượng chất thải phát sinh là 5,317.6 kg/ngày. Chất cặn sau khi đốt chất thải y tế được xử lý tại bãi chôn lấp Tràng Cát.

Hiện trạng của hệ thống thoát nước thải y tế

Hiện nay có 7 bệnh viện được đầu tư theo dự án xử lý nước thải y tế. Tại các bệnh viện khác, nước thải được đổ trực tiếp ra hệ thống cống rãnh hoặc thoát nước sông. Một số bệnh viện có các hệ thống nước thải nhưng các hệ thống này được vận hành một cách thủ công và không thường xuyên. Các bệnh viện này cần phải lắp đặt hệ thống xử lý nước thải để xử lý nước thai y tế đáp ứng tiêu chuẩn nước thải. Hiện nay ở Hải Phòng có 3 bệnh viện cấp tỉnh gồm bệnh viện phụ sản, bệnh viện y học cổ truyền, bệnh viện tâm thần và 14 bệnh viện cấp huyện gồm: bệnh viện Hồng Bàng, Lê Chân, Trung tâm y tế Kiến An, bệnh viện Hải An, trung tâm y tế Dương Kinh, bệnh viện Thuỷ Nguyên, bệnh viện An Dương, bệnh viện Vĩnh Bảo, bệnh viện An Lão, bệnh viện Kiến Thuỷ, bệnh viện Cát Hải, bệnh viện Đồ Lương và Bạch Long Vỹ.

Kế hoạch phát triển hệ thống xử lý rác thải và nước thải y tế

Cùng với sự gia tăng của dân số, nhiều bệnh viện trở nên quá tải và lượng chất thải bệnh viện tăng lên nhanh chóng ở Hải Phòng. Tuy nhiên, năng lực thu gom và xử lý chất thải bệnh viện không đáp ứng được yêu cầu thực tế và có thể ảnh hưởng đến điều kiện vệ sinh của người dân. Tạm thời, Sở Y Tế có kế hoạch lắp đặt hệ lò đốt chất thải y tế cho các bệnh viện có nhiều giường, bao gồm kế hoạch phát triển hệ thống xử lý chất thải y tế, với tổng

40 Dựa theo các thông tin của Sở Y Tế Hải Phòng cung cấp trong buổi gặp với Nhóm nghiên cứu JICA ngày 1 tháng 10 năm 2010. 41 Ibid.

Page 173: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý Môi trường Đô thị Việt Nam Tập 06: Báo cáo nghiên cứu Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

Báo cáo giữa kỳ

163

ngân sách đầu tư ước tính là 98,9 tỷ VND (74,5 tỷ cho hệ thống xử lý nước thải và 24,4 tỷ cho các lò đốt rác) vào cuối năm 2015. Nguồn vốn dự kiến được lấy từ nhiều nguồn như ngân sách trung ương và địa phương, hỗ trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế và các cá nhân, vv42.

Những thiếu sót và thách thức trong xử lý chất thải y tế

Trong quá trình xử lý chất thải và nước thải y tế phù hợp với Quy định, Hải Phòng đã vấp phải những thiếu sót và thách thức dưới đây:

• Sự gia tăng ô nhiễm và nhu cầu về chăm sóc sức khoẻ của người dân vượt khả năng của hệ thống xử lý chất thải và nước thải y tế hiện này, đặc biệt tại các bệnh viện cấp tỉnh.

• Một số cơ sở chăm sóc sức khoẻ cần được lắp đặt và nâng cấp hệ thống xử lý chất thải y tế để đáp ứng với các tiêu chuẩn môi trường.

• Chi phí đầu tư ban đầu cũng như chi phí bảo dưỡng định ỳ của hệ thống xử lý chất thải và nước thải y tế cao. Trong khi đó, phí vận hành và bảo dưỡng hệ thống xử lý lại không được tính kèm trong chi phí dịch vụ theo giường, do đó, các cơ sở y tế gặp khó khăn trong việc đảm bảo đủ chi phí vận hành và bảo dưỡng hệ thống.

• Số lượng cán bộ tham gia quản lý chất thải y tế không đủ đáp ứng nhu cầu thực tế.

• Sự phối hợp giữa các ngành và tổ chức vẫn còn hạn chế và chưa tận dụng đủ năng lực để phục vụ cho công tác quản lý chất thải y tế.

(2) Thành phố Hà Nội

Trước khi Bộ Y tế ban hành Quyết định số 2575/1999/QD-BYT ngày 27 tháng 8 năm 1999 về Quy chế quản lý chất thải y tế, UBND thành phố Hà Nội đã ra quyết định số 52/1999/QD-UB ban hành quy định tạm thời về quản lý chất thải y tế tại Hà Nội. Sau đó, các trung tâm y tế đã quản lý chất thải và nước thải theo cả hai quyết định trên. Gần đây, Sở Y T ế được giao nhiệm vụ mới trong “Thách thức và biện pháp đối phó hoặc xử lý ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại thành phố Hà Nội đến năm 2010” để giám sát và chỉ đạo các cơ sở y tế quản lý và xử lý chất thải và nước thải y tế một cách phù hợp.

Các bệnh viện tại Hà Nội

Tại Hà Nội có 16 bệnh viện do Bộ Y Tế quản lý với tổng số giường bệnh là 6680 và có 16 viện liên quan đến y tế do Bộ Y tế quản lý bao gồm viện nghiên cứu, đào tạo và phòng thí nghiệm, một số trong đó có giường bệnh và tổng số giường là 1030. Ngoài các cơ sở y tế thuộc Bộ Y tế quản lý, Hà Nội còn có 15 bệnh viện do các bộ khác hoặc các ngành khác quản lý với tổng số giường là 3270, bao gồm bệnh viện do Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ NN&PTNT, Bộ Công nghiệp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tổng công ty bưu chính viễn thông, và tập đoàn dệt may. Ngoài ra, còn có 23 bệnh viện cấp tỉnh, 16 bệnh viện cấp quận/huyện và 20 bệnh viện tư nhân.

Quản lý chất thải y tế

Phân loại chất thải y tế được thực hiện tại các cơ sở y tế theo Quy định của Bộ Ye tế. Các cơ sở y tế nêu phát sinh các chất thải lây nhiễm phải đăng ký với Sở TNMT theo Thông tư 12/2006/TT-BTNMT. Thông qua sự phối hợp và điều phối giữa bộ phận kiểm soát lây nhiễm và ủy ban kiểm soát lây nhiễm tại các bệnh viện, 100% chất thải lây nhiễm dự kiến sẽ được xử lý trước khi thải ra. Các cơ quan này có vai trò kiểm tra và giám sát các hoạt động kiểm soát lây nhiễm và xử lý chất thải y tế.

Theo khảo sát tại chỗ tại 40 cơ sở y tế thuộc Sở Y tế Hà Nội về tính trạng xử lý chất thải và

42 Ibid.

Page 174: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý Môi trường Đô thị Việt Nam Tập 06: Báo cáo nghiên cứu Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

Báo cáo giữa kỳ

164

nước thải y tế, các kết quả được xác định dưới đây43:

• 14 trong 40 bệnh viện có hệ thống xử lý chất thải chủ yếu tại khu vực phía T ây, chủ yếu bằng các lò đốt nhỏ đầu tư năm 2004 – 2005, trong đó:

• 2 bệnh viện (Bệnh viện đa khoa Sơn Tây và Bệnh viện Đa Khoa Hà Đông) vẫn vận hành các lò đốt.

• 1 bệnh viện (bệnh viện đa khoa Chương Mỹ) có ký hợp đồng với công ty thu gom để xử lý sau khi bị hỏng lò đốt.

• 11 bệnh viện đã chuẩn bị dự án đầu tư mới để thay thế các lò đốt cũ sau khi các lò đốt cũ bị hỏng. Dự án này đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt vào tháng 6 năm 2010.

• 1 bệnh viện (Bệnh viện y học cổ truyền Hà Nội) có dự án lắp đặt hệ thống xử lý nước thải.

• 26 trong số 40 cơ sở y tế đang xử lý chất thải y tế bằng cách ký hợp đồng với URENCO để thu gom và xử lý bằng lò đốt.

Xử lý nước thải y tế

Trong cùng cuộc khảo sát, một số vấn đề chính về quản lý nước thải tại 40 bệnh viện cũng được xác định như sau.

• 15 bệnh viện đã lắp đặt các hệ thống xử lý nước thải y tế và việc kiểm tra, giám sát và vận hành hệ thống đã được thực hiện theo Quy định.

• 25 trong số 40 bệnh viện đang tiến hành dự án lắp đặt hệ thống xử lý nước thải. 12 bệnh viện đã được phê duyệt dự án với tổng ngân sách là 48 tỷ VND.

• Sở Y tế đã xây dựng đề xuất lắp đặt hệ thống xử lý nước thải y tế tại 46 cơ sở y tế và đệ trình lên UBND Thành phố Hà Nội để phê duyệt.

Ngoài các bệnh viện công, Hà Nội còn có 20 bệnh viện tư nhân. Sở Y tế đang tiền hành kiểm tra định kỳ để đảm bảo các cơ sở này đáp ứng quy định và tiêu chuẩn môi trường trong quản lý nước thải/chất thải rắn. Các bệnh này ký hợp đồng xử lý chất thải với URENCO.

43 Dựa theo thông tin do Sở Y tế cung cấp trong cuộc gặp với Nhóm nghiên cứu JICA ngày 1 tháng 10 năm 2010.

Page 175: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý Môi trường Đô thị Việt Nam Tập 06: Báo cáo nghiên cứu Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

Báo cáo giữa kỳ

165

Lò đốt chất thải y tế của URENCO Hà Nội đặt tại Tây Mỗ, Cầu Diễn, Từ Liêm, Hà Nội, cách trung tâm thành phố 8km. Lò đốt được sản xuất tại Ý, lò đốt kép (Del Monego 200) được lắp đặt năm 2001 với tổng công suất là 200 kg/hr. Chi phí đầu tư là US$420,000. Hiện tại lò đốt này đốt 4 -6 tấn chất thải y tế hàng ngày thu gom từ 70 bệnh viện công và 250 bệnh viện tư nhân và các phòng khám. URENCO có 3 phương tiện thu gom chất thải với công suất là 2 tấn. URENCO tính phí xử lý cho các bệnh viện là 6.8 triệu VND/tấn bao gồm chi phí túi nhựa 5kg và các thùng chứa 240 lít. Khí thải được phân tích 4 lần/năm bởi Vi ện y học lao động và vệ sinh môi trường

Lò đốt chất thải y tế và phương tiện thu gom chất thải

Lò đốt chất thải y tế

Xử lý ông khói

Ví dụ về công tác quản lý chất thải và nước thải y tế tại bệnh viện(1)

Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, Thành phố Hà Nội Bệnh viện có 520 giường bệnh theo thiết kế, tuy nhiên số giường trên thực tế là 570 và trong tình trạng quá tải tại mọi thời điểm trong năm. Trong năm 2000, có 44.954 bệnh nhân nội trú và 660.576 bệnh nhân ngoại trú, và số lượng các ca tiểu phẫu và phẫu thuật tương ứng là 26.490 và 7000, và có hơn 3.000.000 ca thử thuốc.

Bệnh viện có 975 nhân viên y tế làm việc. Bệnh viện đang thực hiện quản lý chất thải theo Quy định và sử dụng các thùng theo quy định cho các vật sắc nhọn, túi nhựa và thùng rác theo mã màu và thùng rác có bánh và xe đẩy tay để thu gom chất thải.

Lượng chất thải y tế phát sinh trung bình: 30kg nhóm A, 110 kg nhóm B, 3 kg Nhóm C và 10 kg Nhóm D, tổnt cộng là 153 chất thải lây nhiễm; 1 kg thuốc và 1 kg hoá chất tổng cộng có 2 kg hoá chất nguy hạil 1040 kg chất thải thông thường. Bệnh viện ký hợp đồng xử lý chất thải với URENCO. Chi phí xử lý của URENCO Hà Nội là 9,878,000 VND/tấn chất thải y tế nguy hại và 160.000 VND/m3 đối với chất thải thông thường. Hiện nay có 6 công nhân trực tiếp về quản lý chất thải y tế. Chi phí quản lý chất thải là 513,367,842VND/năm cho xử lý chất thải nguy hại và 142,272,000VND/năm cho xử lý chất thải thông thường và 144,000,000VND cho lương công nhân.

Trong năm 2008, nhà máy xử lý nước thải công suất 600m3/ngày được lắp đặt sử dụng công nghệ xử lý sinh học. Luồng xử lý như sau: bể ngang bằng –bể ngậm khí – tiếp xúc sinh học(CN2000) –lắng cặn – tẩy nhiễm. Lươngj nước thải xử lý trên thực tế là 400m3/ngày. Tổng chi phí đầu tư là 33,300 triệu VND trong đó 15.103 triệu để mua thiết bị. Hàng tháng, chi phí vận hành và bão dường bao gồm 8, 10, 2, 8, 0.5 và 1.5 lần lượt cho chất đốt, dụng cụ hoá học, phụ tùng, lương, xử lý bùn và chi phí khác, tổng cộng là 30 triệu VND/thánt. Phân tích nước thải do Sở TNMT Hà Nội thực hiện 2 lần/năm, chi phí là 14,8 triệu VND/năm. Bệnh viện đề xuất kinh phí để đổi mới và lắp đặt các bơm chất thải, quạt gió và nén khí cho nhà máy này.

- Theo kết quả khảo sát phỏng vấn của nhóm nghiên cứu JICA

Ảnh 4-1: Lò đốt chất thải y tế của URENCO Hà Nội

Page 176: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý Môi trường Đô thị Việt Nam Tập 06: Báo cáo nghiên cứu Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

Báo cáo giữa kỳ

166

(3) Thừa Thiên Huế44

Các cơ sở y tế

Các bệnh viên trung ương và ngành

Ở Huế có các bệnh viện do các bộ quản lý: Bệnh viện trung ương Huế (1,500 giường), Bệnh viện Đại học Y Dược (300 giường), Bệnh viện quân đội 268 của Quân khuIV (100 giường), Bệnh viện giao thông (100 giường) và bệnh xá của cảnh sát, cảnh sát biên phòng. Các chất thải y tế phát sinh từ các bệnh viện này chủ yếu được vận chuyển đến các lò đốt được quản lý và vận hành bởi bệnh viện trung ương Huế và nằm tại xã Thuỷ Phương, thị xã Hương Thuỷ.

Các bệnh viện cấp tỉnh

Ở Huế có 7 bệnh viện cấp tỉnh với 1,070 giường trong đó có 5 bệnh viện chuyên khoa và 2 bệnh viện đa khoa, một tại khu phía nam (đã hoàn thiện và sẽ vận hành từ đầu năm 2011) và một bệnh viện cấp tỉnh khác với 500 giường đang được xây dựng và dự kiến sẽ hoạt động vào năm 2012. Hầu hết các bệnh viện ký hợp đồng của URENCO Huế để vận chuyển và xử lý chất thải bởi lò đốt như đã đề cập ở trên.

Các cơ sở y tế cấp huyện và bệnh viên tư nhân

Có 10 bệnh viện đa khoa cấp huyện/thị xã/thành phố với tổng số 760 giường bệnh và 10 phòng khám khu vực với tổng số 185 giường cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và tư vấn và xử lý sơ bộ cho người dân trong khu vực. Bên cạnh các bệnh viện công, ở tỉnh Thừa Thiên Huế còn có 3 bệnh viện tư nhân với tổng số 107 giường bệnh. Các bệnh viện ở thành phố Huế ký hợp đồng với URENCO để vận chuyển và xử lý chất thải bằng lò đốt như đã đề cập ở trên. Các bệnh viện khác ở cấp huyện/thị xã có lò đốt để xử lý chất thải y tế tại chỗ.

Các cơ sở y tế cấp xã/phường

Có 152 trạm y tế cấp xã/phường chịu sự quản lý của trung tâm y tế cấp huyện/thị xã/thành phố. Mỗi trạm y tế có từ 3 – 5 giường trong một lần điều trị trong ngày. Thông thường, các trạm y tế chỉ đốt chất thải và chôn. Ngoài ra, tại cấp xã/phường, có 285 cơ sở y tế tư nhân và 145 cơ sở y học cổ truyền có tham gia vào tư vấn sức khoẻ và điều trị hàng ngày. Xử lý chất thải y tế được ký hợp đồng với URENCO Huế.

Quản lý chất thải và nước thải tại cơ sở y tế

Tổ chức và vận hành

• 100% các bệnh viện thành lập Hội đồng quản lý chất thải – kiểm soát lây nhiễm và họ có các buỗi gặp gỡ định kỳ hàng tháng và hàng quý cũng như các hoạt động quan trắc.

• Các bệnh viện tổ chức các khoá đầo tạo cho các nhân viên thu gom và xử lý chất thải.

Phân loại chất thải

Theo khảo sát tại 19 cơ sở y tế thuộc ngành y tế địa phương, tổng lượng chất thải y tế và chất thải thông thường phát sinh tương ứng là 117 kg/ngày và 320 kg/ngày.

• 100% cơ sở y tế thực hiện phân loại rác tại từng bộ phận và khu vực và có các thùng với túi nhựa xanh để chứa chất thải thông thường và các thùng với túi nhựa vàng chứa chất thải y tế. Kim tiêm và các vật sắc nhọn được để vào các thùng cứng theo Quy định. Một số bệnh viện để các vật phẩm này trong các chai nhựa huyết thanh. Tuy nhiên, một số cơ sở y tế vẫn sử dụng thùng rác không có nắp và nhãn hướng dẫn và để lẫn chất thải y tế với chất thải thông thường. Một số bệnh viện túi nhựa tái chế được để lưu trữ chất thải trái với quy định.

44 Dựa theo thông thin do Sở Y tế Hà Nội cung cấp trong buổi gặp gỡ với Nhóm nghiên cứu JICA vào tháng 10 năm 2010

Page 177: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý Môi trường Đô thị Việt Nam Tập 06: Báo cáo nghiên cứu Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

Báo cáo giữa kỳ

167

• Trong hầu hết các phòng X quang tại các cơ sở y tế, không có các thùng và túi nhựa màu đen để lưu giữ các chất thải phóng xạ và nguy hại theo Quy định.

Thu gom và vận chuyển chất thải

• 100% các cơ sở y tế phân công nhân viên theo thứ tự ở các bộ phận/khu vực phụ trách thu gom và vận chuyển chất thải đến các kho chứa chất thải. Các nhân viên phụ trách tại các bộ phận/khu vực thực hiện các hoạt động giám sát và kiểm tra.

• Hầu hết các cơ sở y tế đã sử dụng xe tay để vận chuyển chất thải và không có thiết bị vận chuyển riêng

Lưu trữ chất thải

• Một số trung tâm y tế có kho chứa chất thải với tường, mái và cửa khoá, cách biệt với khu dân cư và phòng bệnh. Tuy nhiên, một số cơ sở y tế không có kho chứa chất thải hoặc họ có kho chứa chất thải không có mái và tường ngăn.

• Hầu hết các cơ sở y tế không phân loại chất thải triệt để tại nhà kho và một số để lẫn chất thải thông thường với chất thải y tế. Một số cơ sở y tế để chất thải rải rác bên ngoài nhà kho hoặc thải các chất thải thông thường ra thùng rác công cộng.

Xử lý chất thải rắn

• Hầu hết các cơ sở y tế đốt chất thải y tế từ 2 – 3 lần một tuần có sử dụng dầu làm nhiên liệu đốt bổ sung. Tuy nhiên, nhiều lò đốt có hiệu quả đốt rất thấp do trục trặc.

• Hầu hết các cơ sở y tế tại thành phố Huế ký hợp đồng với URENCO để vận chuyển chất thải y tế đến lò đốt tại Thuỷ Phương, thị xã Hương Thuỷ. Tuy nhiên, URENCO không có phương tiện riêng để vận chuyển chất thải y tế và do đó sử dụng phương tiện để vận chuyển chất thải thông thường.

• Hầu hết các cơ sở y tế ký hợp đồng với URENCO để vận chuyển chất thải thông thường đến các bãi chôn lấp tại Huế.

• Một số cơ sở y tế chôn chất thải thông thường (hàng tháng hoặc hàng quý) ở khu vực lân cận các cơ sở này hoặc đốt hàng tuần.

Xử lý nước thải

• Hầu hết các cơ sở y tế không có hệ thống xử lý nước thải đáp ứng tiêu chuẩn. Hầu hết chất thải lòng được thải ra hệ thống thoát nước của bệnh viện và thấm vào đất.

• Một số cơ sở y tế có hệ thống xử lý nước thải riêng biệt.

Kế hoạch phát triển và cải thiện

• Các bệnh viện cần tổ chức Hội đồng kiểm soát lây nhiễm và quản lý chất thải để xây dựng các quy hoạch chi tiết về quản lý chất thải và nước thải y tế, để tăng cường các hoạt động quan trắc định kỳ.

• Tất cả các cơ sở y tế cần phải thực hiện đào tạo và tái đào tạo về quản lý chất thải y tế cho tất cả các nhân viện để đảm bảo việc phân loại chất thải hoàn chỉnh tại các bộ phận/khu vực.

• Các thùng rác chuyên đụng với nắp và dụng cụ vận chuyển chất thải chuyên nghiệp cần được các bệnh viện mua sắm.

• Mỗi bệnh viện cần phải xây dựng nhà kho chứa chất thải riêng biệt vời hàng rào và mái và nằm cao hơn so với mặt đất. Trong nhà kho, chất thải y tế cần phải được lưu trữ tách biệt so với chất thải thông thường, chất thải phân huỷ và không phân huỷ theo các công nghệ xử lý cuối cùng được sử dụng tại bệnh viện.

• Các bệnh viện cấp huyện/thị xã hoặc bệnh viện với diện tích lớn cần xây dựng lò đốt chất thải vì hiện nay lượng chất thải y tế phát sinh từ các bệnh viện này dưới mức 20

Page 178: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý Môi trường Đô thị Việt Nam Tập 06: Báo cáo nghiên cứu Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

Báo cáo giữa kỳ

168

kg/ngày. Tuy nhiên các bệnh viện và cơ sở y tế nếu nằm ở các khu đông dân cư cần phải ký hợp đồng với các công ty vận chuyển hoặc xử lý chất thải y tế. Công suất lò đốt thường được sử dụng tại các trạm y tế cấp huyện/xã và phòng khám khu vực, vv là khoảng 10~15 kg/ngày.

• Hiện tại nhiều cơ sở y tế không có hệ thống xử lý nước thải riêng biệt. Do đó, nhằm ngăn chặn việc chất thải lỏng đổ ra môi trường, trước hết các cơ sở y tế phải có kế hoạch xây dựng đường đi khép kín tới hệ thống thoát nước riêng biệt.

• Mặt khác, Sở XD ước tính rằng lượng chất thải y tế phát sinh vào năm 2010 và 2020 tương ứng là 8 tấn/ngày và 16 tấn/ngày, và chất thải y tế nguy hại

Ví dụ về quản lý chất thải và nước thải y tế (2)

Bệnh viện trung ương Huế, thành phố Huế Bệnh viện có 1,500 giường bệnh nhưng thực tế có đến 2,440 giường và dự kiến sẽ có 2,820 giường bệnh vào năm 2020. Diện tích của bệnh viện là 10 ha với 100 khu nhà . Chất thải thông thường phát sinh vào khoảng 7m3 mỗi ngày được thu gom, vận chuyển và chôn lấp bởi HEPCO. Chất thải y tế nguy hại khoảng 150 – 800 kg/ngày được xử lý bởi lò đốt loại MZ4 được lắp đặt bên trong bệnh viện vào năm 2000 (nhưng di chuyển ra ngoài bệnh viện vào tháng 4 năm 2010). Lò đốt của bệnh viện nằm trên khu đất 2ha thuộc xã Thuỷ Phương, cách thành phố Huế 20 km. Lò đốt này tiếp nhận chất thải y tế từ hơn 20 cơ sở y tế (bao gồm cơ sở tư nhân). Bệnh viện tính phí xử lý là 12.000 VND/kg chất thải y tế nguy hại từ các bệnh viện khác để chi trả cho chất đốt và lương nhân viên. Chất thải phóng xạ phát sinh chủ yếu tại khu dược hạt nhân và được xử lý trong bề riêng có công suất lớn hơn 10 vòng Nhà máy xử lý chất thải cũ được xây dựng từ năm 1987 với công suất 400m3/ngày dùng công nghệ lắng cặn và lọc. Nhà máy đang được nâng cấp với sự hỗ trợ từ Tổ chức Đông Tây Hội ngộ (West Meet East Organization) với tổng vốn đầu tư là US$480,000. Toà nhà công nghệ cao mới có nhà máy xử lý nứoc thải với công suất 200m3/ngày được lắp đặt với sự hỗ trợ của Nhật Bản vào năm 2004).

- Kết quả phỏng vấn được thực hiện bởi Nhóm nghiên cứu JICA-

Lò đốt chất thải y tế MZ2 (Hoval-25kg/h) được đặt tại Xã Thuỷ Phương, thành phố Huế. Lò đốt này được quản lý và vận hành bởi Bệnh viện trưng ương Huế. Theo chỉ đạo của UBND Huế, lò đốt này đã được di chuyển tới địa điểm hiện nay từ bệnh viên Trung ương Huế vào tháng 4 năm 2010. Diện tích 2ha được UBND Huế cấp. 5 công nhân của bệnh viện trung ưong Huế vận hành lò đốt. Tổng lượng chất thải là khoảng 1,000kg (750-800kg từ bệnh viện trung ương Huế và phần còn lại 150-200kg từ các bệnh viện khác). Tro đốt theo báo cáo được xử lý bằng cách làm rắn với xi măng tuy nhiên trên thực tế, tro được đổ trực tiếp xuống hố.

Hố chôn tro

Lò đốt Nhà chứa lò đốt

Ảnh 4-2: Lò đốt chất thải y tế tại Thừa Thiên Huế

Page 179: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý Môi trường Đô thị Việt Nam Tập 06: Báo cáo nghiên cứu Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

Báo cáo giữa kỳ

169

• Chất thải y tế nguy hại phát sinh chiếm 25% tổng lượng chất thải y tế. Công nghệ xử lý chất thải y tế nguy hại là công nghệ đốt45.

(4) Thành phố Đà Nẵng

Chất thải và nước thải y tế là một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất cần phải xử lý tại Đà Nẵng. Hầu hết các bệnh viện được xây dựng trong quá khứ đều nằm ở khu vực ít dân cư và công tác quản lý chất thải và nước thải không phải là vấn đề lớn tại thời điểm đó. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của thành phố, các khu đó trở nên đông dân cư và mối lo ngại của người dân về chất thải và nước thải y tế tăng lên. Ở Đà Nẵng có 22 bệnh viện, một do Bộ Y tế quản lý, 11 bệnh viện cấp tỉnh46, 6 bệnh viện cấp quận và 4 bệnh viện tư nhân với tổng số khoảng 4000 giường. Ngoài ra, có 56 phòng khám cấp huyện/xã và 63 phòng khám tư nhân.

Theo khảo sát phóng vấn của Sở Y Tế Đà Nẵng vào tháng 10 năm 2009, 7 lò đốt, chủ yếu sản xuất tại Nhật, đang dược vận hành tại 2 bệnh viện cấp tỉnh và 4 bệnh viện tư nhân. Lượng chất thải phát sinh tại các bệnh viện ước tính là 2,312 tấn/năm vào năm 2008, và tăng nhẹ lên 2148 tấn/năm vào năm 2007.

Vào tháng 1 năm 2009, Chủ tích UBND Đà Nẵng tuyên bố rằng tất cả các bệnh viện cần vận chuyển chất thải y tế tới các cơ sở xử lý tập trung. Vì thành phố Đà Nẵng cấm sử dụng lò đốt tại các bệnh viện kẻ từ 10 tháng 1 năm 2010, tất cả chất thải y tế đều do URENCO Đà Nẵng đốt tại lò đốt nằm tại bãi chôn lấp. Theo chỉ đạo của UBND Đà Nẵng, chất thải y tế sẽ được xử lý tại các cơ sở tập trung do URENCO sở hữu hoặc bởi do các bệnh viện trọng tâm sở hữu trong tương lai. Hiện nay URENCO tính phí các cơ sở xử lý là 7,300 VND/kg cho dịch vụ thu gom và xử lý chất thải.

Hệ thống xử lý nước thải được lắp đặt tại 17 bệnh viện, 1 bệnh viện trung ương, 8 bệnh viện cấp tỉnh, 4 bệnh viện cấp huyện và 4 bệnh viện tư nhân. Hiện tại có 5 bệnh viện không có hệ thống xử lý nước thải. Hiện tại, các chuyên gia địa phương đang phối hợp với Sở y tế, Đà Nẵng đang chuẩn bị dự án lắp đặt hệ thống xử lý nước thải cho các cơ sở y tế không có công trình xử lý nước thải.

45 Quyết định 2298/QD-UBND ngày 06 tháng 10 năm 2008 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt quy hoạch về hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn tại Thừa Thiên Huế đến năm 2010 với tầm nhìn cho năm 2020. 46 Số liệu này gồm cả 4 bệnh viện do các bộ ngành khác ngoài Bộ Y tế quản lý.

Page 180: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý Môi trường Đô thị Việt Nam Tập 06: Báo cáo nghiên cứu Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

Báo cáo giữa kỳ

170

(5) Thành phố Hồ Chí Minh

Cơ sở y tế47

Hiện tại ở Hồ Chí Minh có 113 bệnh viện, 23 trung tâm dự phòng y tế, 322 trạm y tế và 9 trung tâm chuyên môn không có giường bệnh, 24 phòng khám và 3 nhà hộ sinh với tổng số 28.183 giường. Hệ thống y tế công cộng bao gồm 62 bệnh viện lớn của thành phố với hơn 25.952 giường bệnh.

47 Sở Y Tế thành phố Hồ Chí Minh: Hiện trạng quản lý chất thải rắn và nước thải sinh hoạt tại Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2010.

Ví dụ về quản lý chất thải và nước thải y tế tại bệnh viện (3)

Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng, thành phố Đà Nẵng Đây là bệnh viện công và là bệnh viện đa khoa với 43 khoa và 1,100 giường bệnh tuy nhiên số lượng thực tế là 2,000~2,200 giường.

Bệnh viện đã thành lập ban quản lý chất thải y tế, lãnh đạo của ban là giám đốc của Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng. Khoá học thường niên về kiểm soát lây nhiễm và quản lý chất thải đã được tổ chức và khoá học này đang được Bộ phận kiểm soát lây nhiễm thực hiện. Các nhân viên tham gia khoá học không chỉ là nhân viên y tế mà còn là các công nhân vệ sinh của công ty Hoàn Mỹ. Chất thải y tế được phân loại tại nguồn. Bộ phận kiểm soát lây nhiễm cử 2 nhân viên và y tá trưởng cử nhân viên giám sát từng bộ phận đối với công tác phân loại chất thải và vào thời điểm này bệnh viện bán các chất thải tái chế được cho người mua phế liệu. Chất thải được phân loại sử dụng nhiều loại thùng hoặc túi có chứa chai nhựa PE, thùng các tong và các loại thùng khác để chứa vật phẩm sắc nhọn để tiết kiệm kinh phí (giá một hộp tiêu chuẩn: 12,000VND/hộp). Thu gom và vận chuyển chất thải tại chỗ được thực hiện với xe đẩy tay. Do sự khan hiếm của quỹ đất, bệnh viện không có nhà kho chứa chất thải theo tiêu chuẩn. Lượng chất thải nguy hại phát sinh là 200-250kg/ngày và chi phí thu gom và xử lý chất thải là 50 triệu VND/tháng (7,400 VND/kg). Lượng chất thải thông thường phát sinh là 4-5m3 /ngày (thu gom 2 lần một ngày) và chi phí xử lý là 25 triệu VND/tháng. Cả hai chất thải đều được bệnh viện ký hợp đồng xử lý với URENCO Đà Nẵng để vận chuyển và xử lý. Khoảng 20 – 25kg các bộ phận cơ thể hoặc nhau thau mỗi tuần được đưa đến nghĩa trang để chôn. Các chất thải tái chế được bán cho công ty tư nhân Lạc Nhân. Lượng chất thải tái chế khoảng 200 kg/tháng đối với bìa cac ton, giấy; 300 kg/tháng đối với nhựa PEl; và 3000 mảnh vỏ chai thuỷ tinh. Hệ thống xử lý chất thải được lắp đặt lần đầu vào năm 1994 theo thiết kế của Đức với quy trình lắng cặn và lọc. Vào năm 2004, Tổ chức Đông Tây hội ngộ đã hỗ trợ nâng cấp hệ thống sử dụng quy trình hoá sinh (công nghệ Úc) với công suất 750m3/ngày (lượng xử lý thực tế là 500m3/ngày). Bùn phát sinh từ hệ htống này không nhiều do đó bệnh viện vét bùn theo định kỳ 5 năm. Lượng chất thải lỏng nguy hại phát sinh từ phòng thí nghiệm không nhiều, và chất thải lỏng phóng xạ được xử lý tại bộ phận hạt nhân/ung thư. Nước thải đi từ bể thứ nhất nơi chất rắn được lắng cặn, tiếp đó chảy đến ngăn hai (20m3) nơi nước được giữ lại trong 10 quy trình phân huỷ ở mức bức xạ. Một bể được làm từ bê tong với độ dày thành bể là 20 cm.

- Kết quả thu được từ khảo sát phỏng vấn trực tiếp của nhóm chuyên gia nghiên cứu JICA-

Page 181: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý Môi trường Đô thị Việt Nam Tập 06: Báo cáo nghiên cứu Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

Báo cáo giữa kỳ

171

Quản lý chất thải y tế

Tất cả các bệnh viện, cả công cộng và tư nhân, tại thành phố Hồ Chí Minh đều ký hợp đồng với CITENCO, Công ty môi trường đô thị và Công ty dịch vụ công cộng của quận để thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế. Chất thải của các bệnh viện cấp huyện được thu gom để chuyển tới trạm trung chuyển của Công ty dịch vụ công cộng quận hoặc nhà kho chứa chất thải y tế của bệnh viện quận. Tiếp đó CITENCO sẽ vận chuyển để các cơ sở đốt.

Số lượng và chất lượng của chất thải y tế

Một số nghiên cứu cho thấy thành phần của chất thải y tế trước khi đốt như sau: 14.6% là kim tiêm/ống tiêm, 17,5% là ống huyết thanh, 33,9% là bông, băng và gạc, 5,5% là chất thải giải phẫu và 28,5% là chất thải không phân loại. Lượng chất thải y tế nguy hại từ các cơ sở y tế do Sở Y Tế, UBND cấp quận, trung ương và ngành, tổ chức tư nhân quản lý lần lượt là 3,500kg/ngày, 540kg/ngày, 1,750kg/ngày và 1800 kg/ngày48.

Quản lý nước thải y tế

Tổng lượng chất thải từ các cơ sở y tế trên thành phố ước tính là 17.276m3/ngày. Chất lượng của nước thải của các cơ sở y tế điển hình được tóm tắt như sau: 6.9~7.58 pH, 210~450 mg/LCOD, 169~320 mg/L BOD5, 120~190 mg/l SS, 2.1~7.9 mg/L tổng phốt pho và 18.5~35.3 mg/L tổng Nitơ. Theo khảo sát đối với 250 cơ sở y tế tại thành phố Hồ Chí Minh, các công nghệ xử lý nước thải phổ biến nhất bao gồm quy trình màng sinh học (39.2%), tiếp đó là quy trình sinh học truyền thống (21.6%), hồ ổn định (12.4%) và loại khác (26.8%)49.

Tình trạng hệ thống xử lý nước thải tại các cơ sở y tế50

Các bệnh viện trung ương

Ở Hồ Chí Minh có 21 bệnh viện do các bộ hoặc ngành quản lý. Hầu hết các hệ thống xử lý

48 Tỷ lệ chất thải phát sinh được tính là 0.2 kg/giường/ngày. 49 Tương tự như chú giải 25. 50 Ibid.

Ảnh 4-3: Các lò đốt chất thải y tế của CITENCO thành phố Hồ Chí Minh.

Phương tiện thu gom chất thải y tế và tháo dỡ chất thải

Lò đốt Hoval GG42 Lò đốt MacroBurn

CITENCO Hồ Chí Minh sử dụng 2 lò đốt để xủ lý chất thải y tế, gồm lò đốt Hoval GG42 và MacroBurn. Lò Hoval xử lý 7 tấn/ngày trong khí lò MacroBurn xử lý 4 tấn/ngày. Chi phí đầu tư cho lò Hoval và MacroBurrn tương ứng là 22 tỷ VND và 4 tỷ VND. CITENCO có 11 phương tiên để thu gom và vận chuyển chất thải y tế. Công ty tính phí 5 triệu VND/tấn đôi với bệnh viện công và 6~7 tấm đối với bệnh viện tư nhân.

Page 182: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý Môi trường Đô thị Việt Nam Tập 06: Báo cáo nghiên cứu Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

Báo cáo giữa kỳ

172

nước thải được sử dụng đều là quy trình sinh hoạt truyền thống được các bộ/ngành đầu tư trực tiếp. Gần đây lượng nước thải vượt công suất danh nghĩa của hệ thống và không đáp ứng tiêu chuẩn nước thải do đó cần phải năng cấp hệ thống. Trong số 21 bệnh trung ương, có 9 bệnh viện đáp ứng tiêu chuẩn nước htải và 6 bệnh viện đang được nâng cấp. 5 bệnh viện trung ương đang chuẩn bị dự án đầu tư nâng cấp hệ thống.

Các bệnh viện do Sở Y tế thành phố HCM quản lý

Trước năm 2002, hầu hết các bệnh viện được quản lý bởi Sở Y tế đều đã lắp đặt hệ thống xử lý nước thải theo tiêu chuẩn (TCVN5945:1995). Tuy nhiên sau khi sửa đổi TCVN5945:1995 thành TCVN 6772:2000, hầu hết các bệnh viện cần nâng cấp hệ thống xử lý nước thải. Đặc biệt trong năm 2006 và 2007, các cơ sở y tế do Sở Y tế quản lý không đáp ứng tiêu chuẩn nước thải đã được khảo sát và hỗ trợ để nâng cấp hệ thống nước thải. 10 bệnh viện trong số 29 bệnh viện do Sở Y tế quản lý đã hoàn thành dự án đầu nâng cấp trong giai đoạn 2008 ~2009. Và 7 bệnh viện dự kiến sẽ hoàn thành vào quý 3 năm 2010, trong khí 8 bệnh viện dự kiến sẽ bắt đầu dự án vào quý 4 năm 2010 hoặc quý 1 năm 2011.

Các bệnh viện do Phòng Y tế cấp quận quản lý

Có 23 bệnh viện, 24 trung tâm y tế dự phòng và 322 trạm y tế được quản lý bởi quận. Hầu hết hệ thống sử dụng bởi các bệnh viện dung công nghệ sinh học truyền thống và quá tải so với công suất xử lý. 14 bệnh viện đáp ứng tiêu chuẩn nước thải. 9 bệnh viện đang xây dựng dự án để nâng cấp hệ thống.

Các bệnh viện và phòng khám tư nhân

Hầu hết các bệnh viện tư nhân lắp đặt công trình xử lý nước thải đáp ứng tiêu chuẩn nước thải. Tuy nhiên lượng nước thải vượt quá công suất thiết kế của hệ thống tại nhiều bệnh viện. Mặt khác, hệ thống xử lý nước thải tại các phòng khám tư nhân áp dụng công nghệ đơn giản với bể tự hoại và quy trình tẩy nhiễm. Số lượng bệnh viện tư nhân đáp ứng tiêu chuẩn nước thải là 19 và 15 bệnh viện được yêu cầu nâng cấp hoặc mở rộng hệ thống.

Ví dụ về quản lý chất thải và nước thải y tế tại bệnh viện (4)

Bệnh viện Chợ Rẫy, thành phố Hồ Chí Minh

Đây là bệnh viện đa khoa trung ương với 43 khoa và 1800 giường bệnh tuy nhiên số lượng giường trên thực tế là 3,200~3,500.

Bệnh viện đã thành lập ban quản lý chất thải y tế và trường ban là giám đốc bệnh viện. Khoá đào tạo thường niên về kiểm soát lây nhiễm và quản lý chất thải được tổ chức và khoá tập huấn được thực hiện bởi Bộ phận kiểm soát lây nhiễm.

Phân loại chất thải được thực hiện theo Quy định có sử dụng các thùng chuyên dụng để chứa các vật phẩm sắc nhọn, thùng rác vàng và túi chứa chất thải lây nhiễm, thùng rác xanh cho chất thải thong thường, thùng và túi trắng cho chất thải phóng xạ và hoá học. Chất thải sau khi phân loại được vận chuyển bằng xe đẩy tay hoặc thùng 240L có bánh tại chỗ. Chất thải y tế được lưu giữ tại phòng lạnh. Bộ phận kiểm soát lây nhiễm cử 2 nhân viên và y tá trưởng cử các nhân viên để giám sát từng bộ phận về phân loại chất thải và vào thời điểm các bệnh viện bán chất thải tái chế cho người mua phế liệu. Lượng chất thải y tế phát sinh khảng 800 kg/day.

Bệnh viện có bộ phận dược hạt nhân với 20 – 30 bệnh nhân, phát sinh chất thải phóng xạ. Lượng chất thải lỏng nguy hại phát sinh ví dụ như formalin hoặc dung dịch dialyzer không nhiều và không được xử lý riêng biệt với nước thải khác. Chất thải phóng xạ được xử lý tại nguồn tại bộ phận hạt nhân/ung thư với phương pháp pha loãng và phân huỷ.

Năng lực của nhà máy xử lý chất thải tập trung không đủ để đáp ứng lượng nước thải thực tế cũng như đáp ứng tiêu chuẩn môi trường. Bệnh viện đề xuất một hệ thống mới với tổng vốn đầu tư khoảng 82 tỷ VND và công suất là 4,200m3/ngày. Nhà máy trình diễn hệ thống mới 150m3/ngày đã được lắp đặt và vận hành trong 1 năm. Chất lượng nước thải không đáp ứng một số thong số (NH4, PO4, hợp chất hạt nhân). Chi phí vận hành nhà máy trình diễn theo báo cáo ít hơn US$2,000/tháng.

- Theo kết quả phỏng vấn của Nhóm nghiên cứu JICA-

Page 183: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý Môi trường Đô thị Việt Nam Tập 06: Báo cáo nghiên cứu Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

Báo cáo giữa kỳ

173

4.2.3 Các vấn đề chính trong quản lý chất thải và nước thải y tế

Qua khảo sát sơ bộ về quản lý chất thải và nước thải y tế tại các thành phố nghiên cứu qua các tài liệu. báo cáo hiện có, cuộc khảo sát bằng bảng câu hỏi cho các cơ sở y tế, khảo sát thực tế tại các bệnh viện và khảo sát phỏng vấn tại các bộ ngành lien quan ở cả cấp trung ương và địa phương, một số vấn đề trong lĩnh vực này đã được xác định. Một số vấn đề tồn tại trong lĩnh vực này nhưng cũng có một số vấn đề thuộc lĩnh vực khác có hoặc ít có liên quan đền quản lý chất thải và nước thải y tế. Những vấn đề đó sẽ dược xem xét và đánh giá cẩn trọng nhằm tìm ra các biện pháp để giải quyết hoặc cải thiện vấn đề sẽ được đề xuất trong báo cáo tổng kết của nghiên cứu. Dưới đây là các vấn đề chính được xác định bởi nhóm nghiên cứu.

(1) Các vấn đề pháp lý

Quy định về môi trường

• Trong Luật bảo vệ môi trường và nghị định, thông tư có liên quan, các cơ sở y tế với hơn 50 giường bệnh phải chuẩn bị báo cáo ĐTM trước khi bắt đầu xây dựng hoặc cung cấp dịch vụ y tế. Quy mô của các dự án đòi hỏi phải có ĐTM khác xa so với quy định tại các nước phát triển nhất với xu hướng giới hạn trong các dự án quy mô lớn có khả năng gây ra những tác động lớn đến môi trờng. Các cơ sở y tế khi đã nộp báo cáo ĐTM cho Sở TNMT hoặc Bộ TNMT có trách nhiệm làm báo cáo về hành vi môi trờng hàng năm. Nhiệm vụ bắt buộc này cũng như việc chuẩn bị ĐTM được xem là làm tăng thêm chi phí và tạo gánh nặngcho các cơ sở y tế, đặc biệt là các cơ sở quy mô nhỏ.

• Khí thải từ lò đốt chất thải y tế được điều chỉnh bởi QCVN 02:2008/BTNMT (sửa đổi từ TCVN trước đây). Tuy nhiên, dioxin trong chất đốt vẫn chưa được phân tích tại Việt Nam. Mặc dù vậy, các lò đốt quy mô nhỏ và không có các thiết bị hiệu quả để giảm thiểu dioxin dưới giá trị quy định vẫn tiếp tục được lắp đặt mới tại một số trung tâm y tế. Tuy nhiên, công văn do Bộ trường Bộ Y tế ban hành (7164/2008/BYT-KCB ngày 20/10/2008) có chỉ ra rằng lò đốt hiện có tại các cơ sở y tế có thể được sử dụng theo đúng hoạt động của lò đốt được xác định cụ thể, tuy nhiên các công nghệ mới được lắp đặt phải là các công nghệ không khói nếu lò đốt không được trang bị các thiết bị kiểm soát ô nhiễm hiệu quả. Thông tu này đã bị một số cơ sở y tế phớt lờ.

• Tiêu chuẩn nước thải của các cơ sở y tế bao gồm một các thông số cụ thể đối với các cơ sở y tế như chất phóng xạ, Shigella, Cholera vibrio, và Salmonella. Tuy nhiên, các thông số này rất ít khi được phân tích trong hoạt động quan trắc định kỳ. Tiêu chuẩn chất thải cho các cơ sở y tế chỉ có tính hình thức bên ngoài. Hơn nữa, mức độ quy định của một số thông số khác với mức độ của chất thải công nhiệp mặc dù mục đích sử dụng nước tại các điểm xả là giống nhau.

• Tiêu chuẩn về chất thải và khí đốt được áp dụng như nhau bất kể sự khác biệt về quy mô của cơ sở y tế và lượng chất thải cũng như lượng khí đốt. Các quy định về môi trường đó rất thiếu khả thi nếu tính đến phạm vi ảnh hưởng tới môi trường. Đặc biệt đối vứoi các cơ sở y tế quy mô nhỏ thì các quy định đó rất khó để tuân theo do thiếu năng lực tài chính và kỹ thuật.

Quản lý chất thải nguy hại

• Chất thải lây nhiễm được coi là chất thải nguy hai theo quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ TNMT ban hành danh mục chất thải nguy hại. Do đó tất cả cac cơ sở y tế phải đăng ký chủ nguồn thải nguy hại và có nghĩa vụ công bố báo cáo hàng năm về quản lý chất thải y tế bao gồm lượng chất thải phát sinh và phương thức xử lý không phụ thuộc vào số lượng chất thải lây nhiễm. Nếu các cơ sở y tế có hệ thống xử lý tại chỗ các chất thải lây nhiễm thì các cơ sở này cần được đăng ký và được cấp phép xrư lý chất thải nguy hại không phụ thuộc vào lượng chất thải được xử lý. Những quy định này thiếu thực tế và đã tạo thành một gánh nặng tương đối lớn đặc biệt cho các cơ sở y tế về mặt tài chính và kỹ thuật.

Page 184: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý Môi trường Đô thị Việt Nam Tập 06: Báo cáo nghiên cứu Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

Báo cáo giữa kỳ

174

• Danh mục chất thải nguy hại cũng giống như danh mục của Công ước Basel và luật trong nước tương ứng với công ước Basel vẫn chưa được ban hành. Trong dnah mục này, điểm đến (công nghệ xử lý) của chất thải lây nhiễm được mô tả chỉ là phương pháp đốt. Không có mô tả về công nghệ không khói như lò vi sóng hoặc hấp tiệt trùng đã phát triển và được sử dụng rộng rãi trên thế giới trong thời gian gần đây.

Quản lý chất thải y tế

• Ngoài Bộ Y Tế và Bộ TNMT, Bộ XD cũng có vai trò và trách nhiệm trong quản lý chất thải và nước thải y tế, đặc biệt đối với việc phát triển các cơ sở xử lý. Trong bối cảnh đó, nhiều văn bản pháp luật đã được banh hành bởi nhiều bộ khác nhau. Một số quy định có sự mô tả không cần thiết hoặc không thống nhất. Ngoài ra, một các chỉ tiêu đôi khi đã được ban hành về phát triển hệ thống xử lý chất thải và nước thải y tế. Nếu như không có công tác rà soát các chính sách và mục tiêu được đưa ra trước đây, thì chính sách hoặc các mục tiêu mới cũng không có ý nghĩa.

• Vì không nhiều tỉnh có quy hoạch về quản lý chất thải và nước thải y tế, quy hoạch phát triẻn hệ thống xử lý tại các cơ sở y tế cũng chỉ mang tính cục bộ và tự phát do đó không phát triển được hiệu quả và theo đúng kỳ vọng. Trong thông tư của Bộ trường Bộ Y Tế (7164/2008/BYT-KCB ngày 20/10/2008), Bộ trưởng cũng đã đề cập đến định hướng bền vững về hệ thống xử lý chất thải và nước thải y tế trong tương lai. Dựa trên định hướng đó, quy hoạch cấp tỉnh về quản lý chất thải và nước thải y tế cần được xây dựng cần sớm được xây dựng.

• Quy chế quản lý chất thải y tế hiện nay được sửa đổi từ quy chế được ban hành năm 1997 theo quyết định số 1895/1997/BYT-QĐ ngày 19/09/1997. Một số nội dung trong Quy chế không phản ánh được hiện trạng hoặc điều kiện của các cơ sở y tế. Một số nội dung thiếu mô tả chi tiết và đầy đủ. Điều này tạo ra sự nhầm lẫn hoặc hiểu sai tại các cơ sở y tế.

(2) Các vấn đề về quản lý

• Nhận thức hoặc quyết tâm của lãnh đạo các cơ sở y tế về quản lý chất thải và nước thải y tế vẫn chưa đủ. Không chỉ có lãnh đạo mà cả các nhân viên y tế và nhân viên bình thường vẫn thiếu nhận thức về quản lý chất thải và nước thải y tế. Mặc dù một số hình thức tập huấn và/hoặc đào tạo đã được tiến hành ở nhiều cơ sở y tế nhằm ngăn chặn các dịch bệnh lây nhiễm, đào tạo hoặc chiến dịch quản lý chất thải hoặc nước thải y tế vẫn chưa được thực hiện rộng rãi, đặc biệt là đối với quản lý nước thải y tế.

• Quan trắc hoặc thanh tra môi trường được thực hiện bởi Sở TNMT (Bộ TNMT). Ngoài ra, Sở Y tế cũng thực hiện các hoạt động quan trắc hoặc thanh tra về các vấn đề hành chính của các cơ sở y tế bao gồm các vấn đề môi trường. Từ phía các cơ sở y tế tại tất cả các cấp hoặc ngay cả các cơ sở tư nhân, hệ thống quan trắc và thanh tra hiện nay quá phức tạp và thường xuyên. Hơn nữa, trách nhiệm hoặc nhiệm vụ quan trắc hoặc thanh tra đối với các cơ sở y tế do các bộ/ngành quản lý ngoài Bộ Y tế vẫn chưa rõ ràng.

• Xử phạt đối với những vi phạm hành chính đã được xác định chi tiết trong các quy định có liên quan. Tuy nhiên, thủ tục ra lệnh hoặc xử phạt quá phức tạp nếu áp dụng cho các cơ sở y tế cấc cấp từ trung ương đến cấp huyện hoặc cấp xã cũng như các bệnh viện của bộ và ngành bao gồm các bệnh viện do Bộ Quốc Phòng hay Bộ Công An quản lý.

• Ngân sách cần thiết và đủ không được phân bổ tại nhiều cơ sở y tế cho công tac quản lý môi trường bao gồm quản lý chất thải và nước thải. Đây là một trongn hững khó khăn lớn cản trợ việc xử lý chất thải và nước thải y tế ngay cả khi các công trnhf xử lý đã được lắp đặt. Đáng chú ý là chi phí môi trường sẽ cao hơn khi các quy định về môi

Page 185: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý Môi trường Đô thị Việt Nam Tập 06: Báo cáo nghiên cứu Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

Báo cáo giữa kỳ

175

trường càng chặt chẽ, và sự tảng lờ hay thiếu kinh phí dành cho bảo vệ môi trường hôm nay sẽ càng trở nên tống kém hơn trong tương lai.

(3) Các vấn đề kỹ thuật

• Thông tin hoặc dữ liệu sơ cấp về quản lý chất thải và nước thải y tế vẫn còn thiếu do đó không thể xây dựng các kế hoạch phát triển hoặc cải thiện hiệu quả và chính sách và quy định phản ánh hiện trạng.

• Quy trình lựa chọn công nghệ xử lý nước thải và chất thải y tế không rõ ràng và minh bạch, đặc biệt các công nghệ nhập khẩu chưa được trải nghiệm nhiều và do đó không xác minh hiệu quả hoạt động tại Vi ệt Nam.

• Hiện nay, các chất thải y tế nguy hai bao gồm chất thải lây nhiễm được ký hợp đồng chủ yếu với URENCO và một số chất thải nguy hại như chất thải dược, chất thải tế bào độc hại, chất thải học học được trả laịi cho nhà cung cấp các sản phẩm ban đầu. Tuy nhiên, các chất thải nguy hại được xử lý cuối cùng ở đâu và như thế nào vẫn chưa được rõ ràng. Hệ thống kê khai để theo dõi luồng chất thải nguy hại không hoạt động hiệu quả tại Vi ệt Nam.

• Luồng chất thải RI hoặc chất thải phát sinh từ các cơ sở y tế không được xác định rõ. Một số bệnh viện có hệ thống xử lý tại chỗ (pha loãng và phân hủy bức xạ), nhưng hệ thống quan trắc/kiểm tra không được lắp đặt hoặc xây dựng một cách hoàn thiện.

• Tùy thuộc vào đặc điểm của các cơ sở y tế hoặc đặc điểm của khoa/khu vực, các chất thải lỏng cần phải được xử lý đặc biệt và riêng biệt trước khi đổ ra hệ thống thoát nước thông thường vẫn phát sinh một lượng đáng kể. Các chất thải lỏng bao gồm chất thải lỏng lây nhiễm cao, chất thải có chứa RI, chất thải có axit/kiềm, chất thải có chứa chất hữu cơ hoặc chất tẩy nhiễm. Tuy nhiên, các hệ thống hoặc công nghệ xử lý riêng vẫn chưa được áp dụng rộng rãi, gây ra thiệt hại của hệ thống xử lý chất thải trung tâm và làm tăng nguy cơ với môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe.

4.3 Lộ trình cải thi ện QLCTRNTYT t ại Việt Nam

Một số Lộ trình và các biện pháp nhằm cái thiện các khó khắn bất cập trong QLCTRNTYT đã được nêu trong các phần trước sẽ được tập hợp và trình bày dưới dạng kế hoạch hành động nhằm cải thiện QLCTRNTYT. Trong phần này, kế hoạch hành động được đề xuất dưới dạng những hành động cụ thể và các đối tượng liên quan chính trong các hành động này. Lộ trình này được nhóm chuyên gia nghiên cứu đề xuất chủ yếu dựa trên kết quả của khảo sát thực hiện trong nghiên cứu. Trong thời gina báo cáo này hoàh thiện, có thông tin cho biết MOH và MOC là hai bộ liên quan trực tiếp đến QLCTRNTYT cũng đang chuẩn bị đưa ra quy hoạch QLCTRNTYT trình thủ tướng phê duyệt. Chính vì vậy, trong giai đoạn thực hiện kế hoạch hành động được nêu ra trong đây cần được xem xét để hài hòa, phù hợp với hai quy hoạch đã nêu. Ngoài ra, kê hoạch hành động này cũng đưa ra các tỉ lệ thực hiện cũng trong các năm mục tiêu. Chính vì vậy, việc thực hiện kế hoạch hành động trong sự kết hợp với các kế hoạch phát triển của ngành là hết sức quan trọng. . 4.3.1 Chiến lược và kế hoạch phát triển của chính phủ Chiến lược và các kế hoạch phát triển QLCTRNTYT của chính phủ trong đó nêu các mục tiêu về QLCTRNTYT sau năm 2010 được khái quát sau đây:

(1) Quyết định số1873/2009/QD-BYT: Kế hoạch BVMT trong ngành y tế giai đoạn 2009-2015.

Nhằm mục tiêu bảo vệ sức khỏe cộng động và sức khỏe lao động và giảm thiểu tác động đến môi trường do các cơ sở y tế gây ra, quyết định này được ban hành vào ngày 28/05/2009. Mục tiêu cụ thể đưa ra trong quyết định này bao gồm: (i) Rà soát và cải thiện các văn bản liên quan đến bảo về

Page 186: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý Môi trường Đô thị Việt Nam Tập 06: Báo cáo nghiên cứu Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

Báo cáo giữa kỳ

176

môi trường trong ngành y tế; (ii) đảm bảo việc lắp đặt các thiết bị xử lý CTYT; (iii) tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát và phân tích các tác động đến môi trường và sức khỏe cộng đồng của các cơ sở y tế; (iv) cải thiện năng lực các cán bộ phụ trách môi trường tại các cơ sở y tế; và (iv) nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường đối với các cán bộ y tế, chính quyền địa phương và cộng đồng.

Các mục tiêu sau đây được để ra, phân đấu đến năm 2015:

• 100% bệnh viện tuyến trung ương, 70% tuyến tỉnh và 50% tuyến huyện xử lý chất thải y tế đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường,

• 100% các cơ sở y tế có cán bộ phục trách môi trường được đào tạo về xử lý chất thải y tế và giám sát môi trường,

• 100% các cán bộ y tế được tập huấn về các quy định xử lý chất thải y tế, bảo vệ môi trường trong ngành y tế, và

• 100% các cán bộ y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân có ý thức bảo vệ môi trường.

(2) Công văn số 7164/BYT- KCB ban hành ngày 20/10/2008 của bộ trường Bộ Y tế về việc tăng cường hệ thống quản lý chất thải tại các cơ sở y tế

Công văn của Bộ trưởng đề cập đến Lộ trình quản lý chất thải y tế trên cả khía cạnh công nghệ và hệ thống, thúc đẩy việc lập kế hoạch quản lý chất thải nguy hại tại các cơ sở y tế do Sở y tế địa phương quản lý nhờ đó đến năm 2010, 100% chất thải y tế nguy hại sẽ được xử lý đảm bảo yêu cầu môi trường.

(3) Quyết định số 30/2008/QD-TTg ngày 22/2/2008 phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới y tế đến năm 2010, tầm nhìn 2020.

Quyết định này đưa ra các Lộ trình nhằm xây dựng và phát triển mạng lưới y tế phù hợp với hoàn cảnh kinh tế xã hội của Việt Nam nhằm mục đích nâng cao chất lượng y tế tới mức độ các nước phát triển trong khu vực. Quyết định này nêu ra mục tiêu đến năm 2010 sẽ có 80% và đến năm 2020 là 100% các cơ sở y tế sẽ có hệ thống xử lý CTYT riêng đạt tiêu chuẩn môi trường..

Các mục tiêu cụ thể về hệ thống QLCTRNTYT trong các chiến lược và kế hoạch phát triển được nêu trong Bảng - 4.22 cùng với các mục tiêu nêu trong Quyết định 2149/2009/QD-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về Quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025 Lộ trình 2050. Trong đó, một số các mục tiêu được thiết lập cho các năm đã qua vẫn chưa đạt được.

Bảng 4-22 Các chỉ tiêu trong QLCTRNTYT t ại Vi ệt Nam

Kế hoạch/ Chiến lược Năm ban hành

Mục tiêu Năm mục tiêu

Chiến lược quốc gia về BVMT đến năm 2010 và tầm nhin 2020. (Quyết định số.256/2003/QD- TTg)

2003 100% lượng chất thải y tế nguy hại thu gom được xử lý. 2010

Quản lý chất thải răn tại các đô thị và khu công nghiệp (Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg)

2005 100% lượng chất thải y tế nguy hại được xử lý theo đúng tiêu chuẩn. 2010

Phê chuẩn Quy hoạch Phát triển mạng lưới y tế đến năm 2010 tầm nhìn 2020. (Quyết đinh số 30/2008/QD -TTg)

2008

80% các cơ sở y tế có hệ thống xử lý chất thải y tế riêng đảm bảo tiêu chuẩn của BYT 2010

100% các cơ sở y tế có hệ thống xử lý chất thải y tế riêng đảm bảo tiêu chuẩn của BYT 2020

Củng cố hệ thống quản lý và xử lý chất thải y tế (Công văn số 7164/ BYT-KCB)

2008 100% các cơ sở y tế trực thuộc Sở y tế xử lý CTYT đạt tiêu chuẩn môi trường 2010

Page 187: BC Nghien Cuu Ve Quan Ly CTR Tai VN

Nghiên cứu Quản lý Môi trường Đô thị Việt Nam Tập 06: Báo cáo nghiên cứu Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

Báo cáo giữa kỳ

177

Phê duyệt Chiến lược quốc gia về Quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025 tầm nhìn 2050 (Quyết định số 2149/2009/QD-TTg)

2009

85% chất thải y tế không nguy hại và 70% chất thải y tế nguy hại được thu gom và xử lý. 2015

100% CTYT không nguy hại và nguy hại được thu gom và xử lý. 2020

Kế hoạch BVMT trong ngành y tế trong giai đoạn 2009 đến 2015 (Quyết định số 1873/2009/QD- BYT)

2009

100% cở sở y tế tuyến trung ương, 70% cở sở y tế tuyến tỉnh, 50% cở sở y tế tuyến huyện xử lý CTYT đạt tiêu chuẩn môi trường.

2015

100% các cơ sở y tế có cán bộ phục trách môi trường được đào tạo về xử lý chất thải y tế và giám sát môi trường

2015

100% các cán bộ y tế được tập huấn về các quy định xử lý chất thải y tế, bảo vệ môi trường trong ngành y tế,

2015

100% các cán bộ y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân có ý thức bảo vệ môi trường. 2015

4.3.2 Kế hoạch hành động đề xuất nhằm cải thi ện QLCTRNTYT t ại Việt Nam Các mục tiêu của Lộ trình được nêu trong Bảng 4-23. Lộ trình được đề xuất nhằm thực hiện các múc định sau đây:

• Thiết lập hệ thống các văn bản pháp lý và công nghệ cần thiết cho công tác QLCTRNTYT,

• Thiết lập hệ thống QLCTRNTYT tại các cơ sở y tế,

• Phát triển công nghệ và hệ thống QLCTRNTYT đúng đắn, và

• Thiết lập cơ chế tài chính nhằm đảm bảo ngân sách thực hiện và duy trì. Chi tiết của đề xuất được nêu trong bảng 4-23 trong đó thể hiện các chương trình cụ thể và các cơ quan thực hiện, cơ quan phối hợp và các chương trình JICA có thể hợp tác hỗ trợ.

Bảng 4-23 Các chương trình và mục tiêu

TT Chương trình Mục tiêu

1 Thiết lập chiến lược về QLCTRNTYT

Các chính sách và chiến lược về QLCTRNTYT được nêu rõ ràng và thực hiện

2 Cải thiện các quy định về QLCTRNTYT

Vai trò và trách nhiệm của các đơn vị liên quan được nêu rõ và hệ thống QLCTRNTYT được cải thiện

3 Thiết lập và cải thiện các hướng dẫn về QLCTRNTYT

Các cơ sở y tế thực hiện theo đúng các hướng dẫn về QLCTRNTYT

4 Thiết lập/ Cải thiện hệ thống QLCTRNTYT trong ngành y tế và ngành QLMT tại cấp trung ương và địa phương.

QLCTRNTYT trong ngành y tế và ngành QLMT tại cấp trung ương và địa phương được cải thiện

5 Thiết lập/ Cải thiện hệ thống và tổ chức về QLCTRNTYT trong các cơ sở y tế

QLCTRNTYT tại các cơ sở y tế được nâng cao do chính cán bộ của của cơ sở. QLCTRNTYT tại các cơ sở y tế được quản lý và thực hiện bởi chính các cán bộ của cơ sở.

6 Phát triển công nghệ QLCTRNTYT Tất cả các cơ sở y tế được áp dụng các công nghệ xử lý CTYT theo công nghệ của các nước phát triển

7 Lắp đặt và cải thiện các công trình QLCTRNTYT

Tất cả các cơ sở y tế có lắp đặt các công trình xử lý CTYT phù hợp

8 Thiết lập cơ chế tài chính Ngân sách dành cho QLCTRNTYT được đảm bảo tất cả các cơ sở y tế