102
BỆNH DO VIRUT EBOLA HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT VÀ PHÒNG CHỐNG ThsBSCK2 Nguyễn thái Hòa Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Thừa thiên Huế Huế , ngày 28tháng 8 năm 2014

BỆNH DO VIRUT EBOLA HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT VÀ PHÒNG CHỐNG ThsBSCK2 Nguyễn thái Hòa Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Thừa thiên Huế Huế, ngày 28tháng 8 năm

Embed Size (px)

Citation preview

BỆNH DO VIRUT EBOLAHƯỚNG DẪN GIÁM SÁT VÀ PHÒNG CHỐNG

ThsBSCK2 Nguyễn thái Hòa Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Thừa thiên Huế

Huế , ngày 28tháng 8 năm 2014

Nội dung trình bày

1.Dịch tễ học bệnh Ebola

2.Nhận định tình hình dịch

3.Hướng dẫn giám sát & phòng chống

1. Dịch tễ học bệnh do virut Ebola

bệnh do virut Ebola

Sốt xuất huyết Ebola “Ebola haemorrhagic

fever”.Bệnh do vi rút Ê-bô-la “Ebola virus

disease”.

Qua niêm mạc, bạch cầu đơn nhân, đại thực

bào, tế bào nội mô, nguyên bào sợi, tế bào gan,

tế bào vỏ thượng thận và các tế bào biểu mô,

đến hạch bạch huyết đến gan, lá lách và tuyến

thượng thận.Tế bào lympho giảm. Hoại tử tế bào

gan, rối loạn đông máu. Hoại tử thượng thận, hạ

huyết áp và suy giảm tổng hợp steroid. kích

hoạt cytokine, rối loạn đông máu cuối cùng dẫn

đến suy đa phủ tạng và sốc

Bệnh do vi rút Ebola là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm (nhóm A), có khả năng lay lan và tỷ lệ tử vong cao (60 – 90%).

Lâm sàng bệnh:

Sốt đột ngột

Đau, yếu cơ

Đau đầu, đau họng

Nôn, ỉa chảy, nổi ban, suy giảm chức năng gan, thận

Xuất huyết.

Nguyên nhân gây tử vong chính: mất nước và điện giải, xuất huyết, suy đa phủ tạng.

2.1.Đặc điểm chung

2.2.Tác nhân

Tác nhân: do Virus Ebola thuộc họ Filoviridae.

Zaire ebolavirus (EBOV) đang gây dịch năm 2014.

Tai Forest ebolavirus (TAFV).

Reston ebolavirus (RESTV).

Sudan ebolavirus (SUDV).

Bundibugyo ebolavirus (BDBV).

BDBV, EBOV, SUDV đã từng gây dịch lớn tại châu Phi.

RESTV và TAFV chưa từng gây dịch.

Yambuku RDC 1976

LÀNG YAMBUKU, CỘNG HÒA DÂN CHỦ CÔNG GÔ, 1976, CẠNH CON SÔNG EBOLA NƠI KHỞI NGUỒN CỦA DỊCH BỆNH EBOLA

Bệnh do virut Ebola

Tình hình bệnh do virut Ebola, 1976 – 2014

CÁC NƯỚC CÓ DỊCH TRONG THỜI GIAN 1976-2014

• Một cuộc điều tra bước đầu về sự gia tăng các trường hợp  bệnh viêm dạ dày, ruột có sốt  (577 trường hợp mắc/ 65 tử vong) 28/7-18/8/2014 tại tỉnh Equateur nằm ở phía Tây Bắc Cộng hòa Dân chủ Công Gô . tiến hành từ ngày 20-22/8/2014

• Cuộc điều tra có sự tham gia của Bộ Y tế Công hòa Dân chủ Công Gô, WHO, CDC và Tổ chức Bác sỹ không biên giới đã sàng lọc kỹ lưỡng 577 trường hợp bệnh viêm dạ dày ruột có sốt sau đó đưa kết luận rằng 24 trường hợp trong đó có 13 trường hợp tử vong là phù hợp với định nghĩa ca bệnh do vi rút Ebola.

Ổ CHỨA: DƠI ĂN QUẢ

EBOLA

Bundibugyo ebolavirus (BDBV)Zaire ebolavirus (EBOV)Reston ebolavirus (RESTV)Sudan ebolavirus (SUDV)Taï Forest ebolavirus (TAFV).

2.3.Nguồn bệnh

Dơi quả.

Khỉ đột.

Linh dương.

Tinh tinh

Dơi nhiễm VR tiếp xúc các loài động vật gây dịch lớn ở gorrila, tinh tinh, khỉ, linh dương.

Tiếp xúc trực tiếp với máu, mô, chất tiết, dịch tiết cơ thể của người bệnh.

Nguy cơ lây cao nhất: trực tiếp chăm sóc hoặc xử lý tử thi.

3.NGƯỜI NHIỄM TIÊN PHÁT

2. DỊCH Ở LOÀI LINH TRƯỞNG

Tiếp xúc trực tiếp dơi nhiễm bệnh (hiếm gặp)

Tiếp xúc trực tiếp/giết mổ xác động vật ốm/chết trong rừng (phổ biến)

4. LÂY NHIỄM THỨ PHÁT Ở NGƯỜI

2.4.Chu trình lây truyền dịch

1. Ổ CHỨA VIRUT TIÊN PHÁT: DƠI ĂN QUẢ

Vi rút duy trì trong loài dơi ăn quả. Dơi phát tán vi rút trong quá trình di

cư.

2.5.Đường lây truyền

Từ động vật sang người: Do tiếp xúc máu, chất thải, cơ

quan bộ phận/ các dịch cơ thể của động vật bị nhiễm bệnh.

Các vật dụng bị nhiễm vi rút từ động vật mắc bệnh.

2.5.Đường lây truyền

Từ người sang người:

Do tiếp xúc:

‒ Chất dịch cơ thể của bệnh nhân & tử thi (máu, nước bọt, chất nôn, nước tiểu, phân, tinh dịch…).

‒ Các vật dụng bị nhiễm vi rút từ người bệnh.

Người nhiễm bệnh hồi phục vẫn có khả năng truyền virut Ebola. Nước

tiểu, phân

Chất nôn

Tinh dịch

Dịch cơ thể

Nước bọt

Thời gian ủ bệnh Từ 2 đến 21 ngày, (phổ biến là

từ 8- 10 ngày).

Thời kỳ lây truyền: Bắt đầu từ khi sốt hết hẳn

các triệu chứng lâm sàng. Nam giới lây truyền qua tinh

dịch đến 7 tuần sau khi hồi phục.

Mức độ lây truyền tăng theo diễn tiến của bệnh.

Tính cảm nhiễm:

Mọi giới, mọi lứa tuổi.

2.6.Thời gian ủ bệnh – lây truyền

2.7.Đối tượng nguy cơ

Thợ săn, người sống trong rừng

có tiếp xúc với động vật ốm hoặc

chết (tinh tinh, vượn người, khỉ

rừng, linh dương, nhím, dơi ăn

quả…)

Thành viên gia đình/ những người

có tiếp xúc gần với người bị bệnh

Nhân viên lễ tang: người có tiếp

xúc trực tiếp với thi thể bệnh nhân

Nhân viên y tế: trực tiếp chăm

sóc bệnh nhân

3.Nhận định tình hình hiện tại

Quốc gia Ca mắc Ca tử vong CFR

Guinea 607 406 66.8 %

Liberia 1082 624 57.6%

Sierra Leone 910 392 43.1%

Nigeria 16 5 31.25%

Tổng cộng 2615 1427 54.56%

Số liệu cập nhật đến ngày 22/8/2014 theo WHO

Tình hình bệnh do virut Ebola trên Thế giới, 2014

Trong 6 tháng dịch bệnh vừa qua, hơn 225 nhân viên y tế đã bị nhiễm bệnh trong đó gần 130 người đã tử vong.

Tình hình bệnh do virut Ebola Thế giới, 2014

Ngoài Châu Phi

Có 02 người Mỹ và 01 người Tây Ban Nha bị

mắc bệnh.

Cả 03 BN đều có tiền sử phơi nhiễm tại vùng

dịch (sinh sống, làm việc tại vùng đang có dịch).

Địa điểm xảy ra dịch bệnh:

Là những nước nghèo.

Cơ sở hạ tầng y tế kiệt quệ.

Các bác sĩ chưa có kinh nghiệm trong việc điều trị và dự phòng bệnh Ebola.

Có dân số đông, di biến động qua biên giới.

3.1. Nguyên nhân bùng dịch

Văn hóa, phong tục, tập quán địa phương

Phong tục mai táng người chết tại nhà.

Chăm sóc người thân khi mắc bệnh tại nhà.

Người dân từ chối không thích sử dụng các biện pháp y tế hiện đại.

Thiếu trang thiết bị và nhân viên y tế cần thiết

Chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu

3.1. Nguyên nhân bùng dịch

Tình hình bệnh do virut Ebola trên Thế giới

Tình hình bệnh do virut Ebola trên Thế giới

Tuyên bố của WHO 8/8/ 2014 • Đây là vụ dịch lớn nhất của căn bệnh này trong lịch sử

trong gần 4 thập kỷ qua. số ca mắc dịch bệnh đợt này này tại châu Phi đã gia tăng

mạnh cả về số lượng và phạm vi địa lý, số ca mắc và tử vong tăng nhanh hàng tuần dịch lây lan nhanh từ người sang người ở cán bộ y tế và

người dân trong cộng đồng• Bệnh EBOLA được đánh giá là một sự kiện bất thường TCYTTG công bố dịch ebola ở Tây Phi là tình trạng khẩn

cấp về y tế công cộng gây quan ngại quốc tế cánh báo về nguy cơ lan truyền rộng dịch ebola nhằm nâng cao nhận thức của các quốc gia trong việc

chủ động phòng chống, tập trung và điều phối các nguồn lực nhằm ngăn chặn sự lây truyền dịch bệnh Ebola.

Bệnh do vi rút Ebola chưa được ghi nhận tại Việt

Nam

Dịch bệnh Ebola có thể xâm nhập vào Việt Nam:

Công dân của các quốc gia từ vùng dịch nhập

cảnh Việt Nam;

Công dân Việt Nam đi công tác, lao động, học

tập trở về từ vùng có dịch;

3.3. Nhận định tình hình tại VN

4.Hướng dẫn giám sát & phòng chống

(Hướng dẫn Giám sát và phòng, chống bệnh do vi rút ebola, Ban hành kèm theo

Quyết định số 2914 /QĐ-BYT ngày 06/08/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Định nghĩa ca bệnh Ca bệnh nghi ngờ• Là trường hợp nghi ngờ mắc bệnh có các dấu hiệu sau:

– Sốt cao đột ngột.– Mệt mỏi, đau đầu, đau cơ.– Đau họng, nôn, buồn nôn, tiêu chảy cấp.– Phát ban, trong một số trường hợp có biểu hiện chảy máu

cam, nôn hoặc đi ngoài ra máu.– Yếu tố dịch tễ: Có tiền sử ở/đi/đến từ vùng/quốc gia có

dịch hoặc tiếp xúc gần với người bị bệnh Ê-bô-la hoặc động vật nhiễm vi rút Ê-bô-la trong vòng 21 ngày.

– Không hướng đến nguyên nhân nào khác.Tiếp xúc gần bao gồm:

– Người trực tiếp chăm sóc; người sống, làm việc cùng phòng, cùng gia đình với trường hợp bệnh xác định.

– Có tiếp xúc trực tiếp với trường hợp bệnh trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Định nghĩa ca bệnh

Ca bệnh xác địnhLà ca bệnh nghi ngờ và có kết quả xét nghiệm phòng thí nghiệm dương tính với : – ELISA phát hiện kháng thể IgM kháng vi rút Ê-bô-

la hoặc – RT-PCR phát hiện dấu ấn di truyền của vi rút.

Định nghĩa ổ dịch

• Ổ dịch: một nơi (thôn, xóm, đội/tổ dân phố/đơn vị/cửa khẩu…) ghi nhận 1 ca bệnh xác định trở lên.

• Ổ dịch chấm dứt: khi không ghi nhận trường hợp mắc mới trong vòng 21 ngày kể từ ngày khởi phát ca bệnh gần nhất.

Xét nghiệm• Loại mẫu bệnh phẩm:

– máu toàn phần hoặc huyết thanh, – nước tiểu, dịch tiết, – mẫu phủ tạng

• Phương pháp xét nghiệm: – ELISA: IgM, IgG– RT-PCR, – phân lập vi rút.

Xét nghiệm chẩn đoán

Diễn biến bênh Xét nghiệm chẩn đoán

Trong vài ngày sau khi có triệu chứng

Xét nghiệm ELISA tìm kháng nguyênIgM ELISAPCRPhân lập virus

Các giai đoạn sau của bệnh hoặc giai đoạn phục hồi

IgM và IgG kháng thể

Hồi cứu bệnh nhân tử vong Các xét nghiệm hóa miễn dịchPCRPhân lập virus

Xét nghiệm

• Vi rút ebola phải được tiến hành tại phòng xét nghiệm đảm bảo an toàn sinh học đảm bảo.

• Nhân viên phòng xét nghiệm phải được tập huấn về an toàn sinh học đối với các vi rút thuộc nhóm bệnh này.

• Thu thập, bảo quản, đóng gói và vận chuyển bệnh phẩm nghi nhiễm Ê-bô-la theo đúng qui định ATSH

Tình huống 1: Chưa ghi nhận ca bệnh tại Việt Nam

• Mục tiêu:– phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ

tại khu vực cửa khẩu để cách ly kịp thời, hạn chế lây lan

– phát hiện sớm các ca bệnh nghi ngờ đầu tiên tại cộng đồng và cơ sở y tế ,khoanh vùng và xử lý ổ dịch kịp thời, triệt để, không để lây lan

Tình huống 1: Chưa ghi nhận ca bệnh tại Việt Nam

Phương thức giám sát• Tại cửa khẩu: sử dụng máy đo thân nhiệt, quan sát

thể trạng, cách ly và lấy mẫu xét nghiệm đối với trường hợp nghi ngờ:– Đi từ vùng có dịch: Khai tờ khai y tế, đo thân

nhiệt, khám sàng lọc, xét nghiệm, cách ly• Phát tờ rơi

– Đi từ vùng không có dịch: Đo thân nhiệt• Tại cộng đồng: theo dõi, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét

nghiệm tất cả các trường hợp bệnh thuộc diện giám sát bao gồm những ca bệnh nghi ngờ mắc Ê-bô-la và có tiền sử ở/đi/đến từ vùng/quốc gia có dịch hoặc tiếp xúc gần với người hoặc động vật xác định mắc bệnh Ê-bô-la hoặc tiếp xúc với bệnh nhân Ê-bô-la có liên quan đến vùng/quốc gia có dịch trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát.

SƠ ĐỒ KIỂM DỊCH TẠI CỬA KHẨUSƠ ĐỒ KIỂM DỊCH TẠI CỬA KHẨU

ThoátSlide 43

SƠ ĐỒ KIỂM DỊCH TẠI CỬA KHẨU

SƠ ĐỒ KIỂM DỊCH Y TẾ ĐỐI HÀNH KHÁCH TẠI CỬA KHẨU

Áp dụng từ khai Y tế và lhám sàng lọc

Chuyển Phòng cách ly tại cửa khẩu

Kiểm tra thân nhiệt

và thủ tục nhập cảnh

Hành khách từ vùng dịch bệnh Ebola

Hành khách không từ vùng dịch bệnh Ebola

Hành khách không có biểu hiện triệu chứng

mắc Ebola

Hành khách biểu hiện triệu chứng mắc Ebola

Áp dụng biện pháp dự phòng

Chuyển cơ sở

điều trị

Nhập cảnh Theo dõi 21 ngày

Nghi ngờ mắc bệnh Ebola

Xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ

Không sốt hoặc có biểu hiện triệu chứng mắc

Ebola

Sốt hoặc có biểu hiện triệu chứng mắc Ebola

Nhập cảnh

Nhập cảnh Hành khách tự theo

dõi 21 ngày

Không nghi ngờ mắc bệnh Ebola

Hành khách quốc tế đến

ThoátSlide 44

ThoátSlide 45

Hình ảnh bệnh nhân Ebola người Anh được đưa tới London

ThoátSlide 46

ThoátSlide 47

ThoátSlide 48

Tình huống 2: Xuất hiện ca bệnh xác định xâm nhập vào

Việt NamMục tiêu: • Phát hiện sớm các trường hợp bệnh có liên

quan đến ca bệnh xâm nhập, xử lý triệt để ổ dịch, tránh lây lan ra cộng đồng.

Phương thức giám sát:• Giám sát, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm

tất cả các trường hợp bệnh thuộc diện giám sát.• Giám sát, theo dõi tình trạng sức khỏe của tất cả

những người có tiếp xúc gần với trường hợp bệnh trong vòng 21 ngày kể từ lần tiếp xúc cuối cùng.

Tình huống 3: Dịch lây lan trong cộng đồngMục tiêu:

Phát hiện sớm các trường hợp bệnh mắc mới trong cộng đồng, xử lý triệt để ổ dịch, hạn chế tối đa khả năng dịch lan rộng trong cộng đồng.

Phương thức giám sát:• Ở các địa phương chưa ghi nhận trường hợp bệnh:

Giám sát, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm tất cả các trường hợp ca bệnh nghi ngờ theo định nghĩa ca bệnh.

• Ở các ổ dịch đã được xác định: Giám sát, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm tất cả trường hợp bệnh phát hiện đầu tiên.

• Ở cả 3 tình huống, tất cả các trường hợp tử vong nghi do mắc vi rút Ê-bô-la đều phải được điều tra, báo cáo và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 43/2011/TT-BYT

ngày 05/12/2011 của Bộ Y tế quy định chế quản lý mẫu

bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm.

Thu thập, bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm

• Thực hiện việc giám sát, thông tin, báo cáo theo– Quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm

số 03/2007/QH12 ban hành ngày 26/11/2007; – Thông tư số 48/2010/TT-BYT ngày 31/12/2010 của Bộ

Y tế hướng dẫn chế độ khai báo, thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm và các văn bản khác về thông tin, báo cáo dịch.

– Thông tư số 15/2014/TT-BYT ngày 15/5/2014 của Bộ Y tế hướng dẫn thông tin báo cáo hoạt động kiểm dịch y tế.

Thông tin báo cáo

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH

DO VI RÚT EBOLA

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH1. Biện pháp phòng bệnh chung• Tránh tiếp xúc với người bị bệnh Ebola, máu, dịch tiết

của người bệnh, động vật nhiễm bệnh, vật dụng có khả năng nhiễm vi rút. Khi cần tiếp xúc phải sử dụng trang bị phòng hộ cá nhân.

• Thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.

• Thường xuyên lau chùi nền nhà, đồ dùng, vật dụng… bằng Cloramin B hoặc hóa chất sát khuẩn thông thường.

• Nếu thấy có biểu hiện của bệnh Ebola, phải thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, cách ly và điều trị kịp thời.

2. Biện pháp phòng bệnh đặc hiệu

Hiện nay chưa có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu cho bệnh này.

3. Kiểm dịch y tế biên giới• Hướng dẫn và tổ chức cho nhân viên y tế, đặc biệt là người

làm việc tại khu vực cửa khẩu về các quy định giám sát, kiểm soát, xử lý phòng chống dịch bệnh do vi rút ebola.

• Thực hiện giám sát hành khách nhập cảnh bằng máy đo thân nhiệt từ xa và các biện pháp khác theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Áp dụng khai báo y tế.

• Việc cách ly và xử lý y tế tại cửa khẩu áp dụng đối với các bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định tại Nghị định số 101/2010/NĐ-CP ngày 30/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch.

• Triển khai các biện pháp truyền thông phòng, chống dịch bệnh do vi rút ebola đối với hành khách tại khu vực cửa khẩu theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH

4. Chuẩn bị đầy đủ về vật tư, hóa chất dự phòng khi dịch xảy ra.

• Trang bị phòng hộ: Khẩu trang N95, khẩu trang ngoại khoa, kính đeo mắt, kính che mặt, găng tay, ủng, áo choàng

• Thuốc cấp cứu, điều trị.• Hóa chất khử khuẩn: cloramin B• Máy phun hóa chất.• Khu cách ly

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH

CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ Ổ DỊCHBỆNH DO VI RÚT EBOLA

XỬ LÝ Ổ DỊCH1. Triển khai các biện pháp như trên.2. Thực hiện thêm các biện pháp sau:2.1. Đối với người bệnh: • Cách ly, điều trị tại cơ sở y tế theo hướng dẫn của Bộ

Y tế.• Sử dụng trang bị phòng hộ cá nhân đúng để hạn chế

lây nhiễm và truyền bệnh.• Hạn chế tiếp xúc, vận chuyển bệnh nhân, trong trường

hợp cần vận chuyển phải sử dụng trang bị phòng hộ cá nhân và xe chuyên dụng. Các vật dụng bị ô nhiễm, đồ thải bỏ và chất thải của bệnh nhân cần phải khử trùng và xử lý theo quy định.

• Xử lý tử thi theo Thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hoả táng.

2.2. Đối với người tiếp xúc gần• Người chăm sóc bệnh nhân phải thực hiện các biện pháp

phòng hộ cá nhân (khẩu trang N95, kính đeo bảo hộ mắt, mũ, găng tay, bao giầy, quần áo) rửa tay ngay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác sau mỗi lần tiếp xúc với người bệnh.

• Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với bệnh nhân.• Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay

bằng xà phòng hóa chất khử khuẩn; sử dụng các thuốc sát khuẩn đường mũi họng.

• Lập danh sách những người tiếp xúc gần và theo dõi tình trạng sức khỏe trong vòng 21 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối. Tư vấn cho người tiếp xúc về các dấu hiệu bệnh và các biện pháp phòng, chống để tự phòng bệnh, tự theo dõi, phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh Ê-bô-la. Nếu xuất hiện các triệu chứng của bệnh cần thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.

2.3. Phòng chống lây nhiễm tại các cơ sở điều trị•Thực hiện nghiêm ngặt việc phân luồng khám, cách ly và điều trị bệnh nhân, các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, trang bị phòng hộ cá nhân cho cán bộ y tế, người chăm sóc bệnh nhân và bệnh nhân khác tại các cơ sở điều trị bệnh nhân theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

CÁC KHUYẾN CÁOPHÒNG CHỐNG LÂY NHIỄM

TRONG BỆNH VIỆN

Nơi lưu trú bệnh nhân

• Phòng đơn (có nhà tắm riêng), kín cửa.

• Cơ sở lưu trú phải có bảng theo dõi tất cả những người ra vào phòng bệnh nhân.

Trang bị bảo hộ cá nhân (PPE)

• Tất cả những người ra vào phòng bệnh nhân phải trang bị tối thiểu những thứ sau:– Găng tay– Áo choàng (chống thấm chất lỏng)– Bảo vệ mắt (Kính bảo hộ hoặc là khẩu trang)– Mặt nạ

• Cần bổ sung thêm 1 số đồ bảo vệ trong 1 số tình huống ví dụ như xung quanh có nhiều máu, dịch cơ thể, chất nôn, hay phân):– Dùng 2 lớp găng tay– Bao giày dùng 1 lần

• Bao phủ cẳng chân .

TRANG PHỤC PHÒNG HỘ

• Nhân viên y tế• Nhân viên xét nghiệm• Thân nhân nuôi bệnh

PHƯƠNG PHÁP THU THẬP, BẢO QUẢN, ĐÓNG GÓI

BỆNH PHẨM

04/18/23 72

1. NGUYÊN TẮC THU THẬP BỆNH PHẨM

1. Tuân theo quy định của An Toàn Sinh Học.

2. Chuẩn bị dụng cụ – môi trường vận chuyển phù hợp cho các loại BP khác nhau và phương pháp xét nghiệm khác nhau.

3. Thu thập BP:

* Đúng đối tượng.

* Đúng thời điểm.

* Đúng quy trình.

* Đảm bảo chất lượng.

04/18/23 73

1.1. ĐỐI TƯỢNG THU THẬP BỆNH PHẨM

Định nghĩa ca bệnh nghi ngờ:

− Biểu hiện lâm sàng:

− Sốt cao đột ngột.

− Mệt mỏi, đau đầu, đau cơ.

− Đau họng, nôn, buồn nôn, tiêu chảy cấp.

− Phát ban, chảy máu cam, nôn hoặc đi ngoài ra máu.

− Yếu tố dịch tễ: Có tiền sử ở/đi/đến từ vùng/quốc gia có dịch hoặc tiếp xúc gần với BN hoặc ĐV nhiễm vi rút Ebola trong vòng 21 ngày.

− Không hướng đến nguyên nhân nào khác.

04/18/23 74

1.2. THỜI ĐIỂM THU THẬP BỆNH PHẨM

04/18/23 75

Loại BP Thời điểm lấy mẫu Kỹ thuật XN

Máu/HT giai đoạn cấp

Ngày 0-7 sau khởi bệnh

ELISA IgMRT-PCRPhân lập virusMáu/HT giai đoạn

hồi phụcNgày 14, ngày 28 hoặc 3 tháng sau khởi bệnh

Nước tiểu, dịch tiết (nước bọt, tinh dịch)

Ngày 0-14 sau khởi bệnh

Mẫu phủ tạng Có chỉ định

1.3. CHUẨN BỊ VẬT LIỆU THU THẬP BỆNH PHẨM

BP máu

BP nước tiểu BP dịch tiết

1. Bộ quần áo chống dịch mặc 1 lần Màu trắng (TYVEK-Nhật)

2. Tấm choàng không thấm nước Choàng phía trước bộ quần áo chống dịch

3. Mũ chùm hoặc tấm choàng che cổ bằng chất liệu không thấm nước

4. Khẩu trang có lọc sạch cao (N95, N100), hoặc có bộ phận lọc và hỗ trợ thở

5. Kính bảo hộ, tấm che mặt Đảm bảo che toàn bộ mặt

6. Găng tay: 2-3 lớp-Lớp 1, 2 (găng tay y tế): luôn giữ sạch, tránh không để tiếp xúc với dụng cụ bẩn.- Lớp 3 (găng tay dày, dài): dùng cho lấy mẫu.

7. Ủng cao su cao

8. Chai dung dịch khử trùng tay

Trang bị phòng hộ cá nhân (PPE)

(INTERIM VERSION 1.1Ebola and Marburg virus disease epidemics: preparedness, alert, control, and evaluation, June 2014)

1.4.1. Quy trình mặc trang bị phòng hộ cá nhân (PPE) thành thạo

Trước khi lấy mẫu (mặc) Sau khi lấy mẫu (cởi)

Khẩu trang N95 Găng tay - lớp thứ hai

Mũ Quần áo

Kính bảo hộ Bao giầy

Tấm che mặt Tấm che mặt

Quần áo (không thấm nước, các dịch tiết)

Kính bảo hộ

Găng tay - lớp thứ nhất Mũ

Găng tay - lớp thứ hai Khẩu trang N95

Bao giầy Găng tay - lớp thứ nhất

Thu thập mẫu máu ở bệnh nhân nghi nhiễm Ebola ở Kenema tháng 7/2014

1.4.2. Quy trình thu thập mẫu máu

Thu thập dịch phết họng ở bệnh nhân nghi nhiễm Ebola ở Mbomo, Congo

1.4.3. Quy trình thu thập dịch tiết

Đặt mẫu vào VTM

Thu thập dịch họngChạm tăm bông vào hạch hạnh nhân hai bên và thành sau họng

Thu thập dịch mũiĐưa tăm bông vào trong lỗ mũi, để vài giây, rút ra theo chuyển động xoay tròn

2-3 mL nước tiểu

Mẫu bệnh phẩm sau khi lấy, phải có:

Thông tin trên tube:

- Tên bệnh nhân (hoặc mã số bệnh phẩm).

- Tuổi

- Ngày thu thập mẫu

Phiếu yêu cầu xét nghiệm: đầy đủ thông tin

Phiếu điều tra dịch tễ: đầy đủ thông tin

1.5. THÔNG TIN BỆNH PHẨM

VR.03-5.4-QTKT.01.BM.01 1.14

Đơn vị gửi mẫu ……………………………………………… Mã mẫu: ……………………………………

PHIẾU YÊU CẦU XÉT NGHIỆM

1. Thông tin bệnh nhân

1.1. Họ và tên bệnh nhân: ……………………………………………………………………………………

1.2. Tuổi theo: Ngày sinh: ……… / ……… / …………

Tháng tuổi (< 24 tháng): ……………

Năm tuổi (≥24 tháng): ……………

1.3. Giới tính: Nam Nữ 1.4. Dân tộc: ………………

1.5. Địa chỉ bệnh nhân: ………………………………………………………………………………………

…………………………………………………… Xã/phường: ……………………………………

Quận/huyện: ……………………………………… Tỉnh/thành: ……………………………………

1.6. Họ tên người giám hộ (bố mẹ/người thân, nếu có): ……………………………………………………

Điện thoại: ………………………………………

2. Thông tin bệnh phẩm

2.1. Ngày khởi phát: ……… / ……… / …………

2.2. Ngày lấy mẫu: ……… / ……… / ………… Giờ lấy mẫu: …… - ……

Người lấy mẫu: ……………………………………… Điện thoại: ……………………………

Đơn vị: …………………………………………………………………………………………

2.3. Loại mẫu: ……………………………………………… Số lượng: …………………

Loại mẫu: ……………………………………………… Số lượng: …………………

Loại mẫu: ……………………………………………… Số lượng: …………………

2.4. Yêu cầu xét nghiệm: ………………………………………………………………………………………

Người yêu cầu: ………………………………………

Đơn vị yêu cầu xét nghiệm: ………………………………………………………………………………

Đơn vị nhận mẫu Đơn vị gửi mẫu Tình trạng mẫu khi nhận: …………………………… …………………………………………………………………

(ghi rõ họ tên và tên đơn vị gửi mẫu)

Chấp nhận yêu cầu

Từ chối yêu cầu – Mã bệnh nhân: ……………

Ghi chú: ……………………………………………………......

……………………………………………………………………

Người tiếp nhận: ……………………………

Ngày nhận: …… / …… / …………

Giờ nhận: …… - ……

Cách đặt mã mẫu

EBOV.01-14.001

EBOV + mã tỉnh + 2 số cuối của năm thu thập + số thứ tự BP

Danh sách mã Tỉnh/Thành theo cuốn Danh mục hành chính Việt nam – Tổng cục thống kê

PPE và dụng cụ bẩn sau khi lấy BP được phun/ngâm dung dịch có Clo hoạt tính 0,5% và chuyển vào một túi ni lông chuyên dụng dùng cho rác thải y tế (có khả năng chịu được nhiệt độ cao). Buộc chặt và sấy theo quy định (120oC/30 phút) hoặc đốt tại lò rác BV.

Tẩy trùng bằng clo hoạt tính 0,5% toàn bộ dụng cụ và khu vực lấy mẫu; phích lạnh chuyển BP; và phương tiện chuyên chở chuyên dụng vận chuyển BP đến PXN.

1.6. KHỬ TRÙNG DỤNG CỤ VÀ TẨY TRÙNG KHU VỰC LẤY BỆNH PHẨM

Bảo quản BP ở 2-8 0C và chuyển tới phòng xét nghiệm trong vòng 24 - 48 giờ sau

khi thu thập.

2. BẢO QUẢN BỆNH PHẨM

Nguyên tắc đóng gói trong vận chuyển vật liêu lây nhiễm: đóng gói 3 lớp

Tuân theo hướng dẫn của thông tư 43 /2011/TT-BYT ngày 5/12/2011 của Bộ Y Tế

3. ĐÓNG GÓI BỆNH PHẨM

Lớp 1: Ống (tube) chứa mẫu trực tiếp, có nắp kín.

Lớp 2: Hộp/túi chứa các ống đựng mẫu: chắc chắn, kín tuyệt đối và có khả năng hấp thụ dung dịch nếu ống mẫu bị đổ/vỡ (giấy thấm, bọt xốp…)

Lớp 3: Thùng chứa các hộp/túi có ống mẫu bệnh phẩm: chắc chắn, có khả năng cách nhiệt, không rò rỉ. (Thùng xốp bên trong, thùng bìa carton bên ngoài, có biển báo nguy hiểm (logo)).

Phiếu yêu cầu xét nghiệm để vào túi nilon riêng, để bên ngoài thùng (không để chung phiếu với BP).

3. ĐÓNG GÓI BỆNH PHẨM NHÓM A

Chất lây nhiễm loại A: theo hướng dẫn 620

Đóng gói BP nhóm A

Trang thiết bị chăm sóc, điều trị bệnh nhân

• Chăm sóc bệnh nhân nên sử dụng các trang thiết bị y tế chuyên dụng (ưu tiên loại dùng 1 lần)

• Những trang thiết bị y tế không chuyên dụng, không phải loại dùng 1 lần nên được làm sạch và tiệt trùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc theo quy định của bệnh viện trước khi sử dụng cho bệnh nhân

Các lưu ý khi điều trị bệnh nhân

• Hạn chế tối đa sử dụng kim tiêm và các dụng cụ sắc nhọn.

• Mở đường tĩnh mạch, các thủ thuật và lấy mẫu xết nghiệm chỉ được lấy vừa đủ cho việc chẩn đoán và điều trị

• Tất cả các kim tiêm và vật sắc nhọn cần phải được xử lý cẩn thận tối đa và được bỏ vào thùng chuyên dụng dán nhán.

Rửa tay

• Các chuyên gia y tế phải rửa tay thường xuyên, trước và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân, tiếp xúc với các vật dụng có nguy cơ nhiễm bẩn, và trước khi mặc và cởi bỏ đồ bảo hộ cá nhân PPE, bao gồm cả găng tay.

• Cơ sở vật chất điều trị phải được đảm bảo cho việc vệ sinh bàn tay thường xuyên.

Kiểm soát sự lây nhiễm trong môi trường• Phải tẩy rửa và tiệt trùng môi trường xung quanh thường xuyên

một cách an toàn, đặc biệt đối với các chất như máu, mồ hôi, chất nôn, phân và các chất tiết khác của cơ thể có thể lây nhiễm

• Các chuyên gia y tế thực hiện việc tẩy rửa và tiệt trùng môi trường phải mặc PPE theo khuyến cáo và cân nhắc việc trang bị bảo hộ bổ sung (như bao giày, bao chân…) nếu cần.

• Khẩu trang, mặt nạ, hay kính bảo hộ cần phải được sử dụng trong quá trình thực hiện các công việc liên quan đến xử lý chất lỏng để tránh bị bắn vào mặt.

• Tuân thủ các phương pháp tiêu chuẩn theo quy định của bệnh viện hoặc nhà sản xuất trong quá trình tẩy rửa và tiệt trùng những thứ sau:– Môi trường bề mặt và các trang thiết bị. – Vải và quần áo bẩn– Đồ dùng trong ăn uống

Theo dõi và quản lý các nhân viên y tế có nguy cơ bị phơi nhiễm (1)

• Phải có các chính sách để theo dõi và quản lý các nhân viên y tế có khả năng bị phơi nhiễm.

• Phải có các chính sách nghỉ ốm cho các nhân viên y tế một cách linh động, và theo các hướng dẫn y tế công cộng:– Đảm bảo tất cả các nhân viên y tế dù không làm trong các cơ sở y

tế nhưng tham gia điều trị hàng ngày cũng được hưởng các chính sách nghỉ ốm.

• Những người phơi nhiễm với máu, dịch cơ thể, các chất tiết của bệnh nhân nghi Ebola qua da và niêm mạc cần – Dừng công việc và rửa sạch vùng da bị nhiễm bẩn bằng xà phòng

và nước sạch. Niêm mạc (niêm mạc mắt) cần phải được rửa bằng nhiều nước sạch hoặc nước rửa mắt.

– Liên hệ ngay với đơn vị phụ trách sức khoẻ nghề nghiệp để được hưởng các chế độ quản lý phơi nhiễm đối với tất cả các tác nhân (HIV, Viêm gan B,C..)

Theo dõi và quản lý các nhân viên y tế có nguy cơ bị phơi nhiễm (2)

• Các nhân viên y tế xuất hiện các triệu chứng sốt, người mệt mỏi, đau cơ, nôn, tiêu chảy hoặc bất kỳ dấu hiệu xuất huyết nào sau khi phơi nhiễm không an toàn (VD như không sử dụng PPE khi tiếp xúc hoặc tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể) của bệnh nhân Ebola cần phải – Dừng công việc– Báo cáo lãnh đạo – Đánh giá tình trạng và làm xét nghiệm – Báo cáo cơ quan y tế địa phương/tỉnh– Tạm dừng công việc cho đến khi không còn có khả năng lây

bệnh sang người khác

Theo dõi và quản lý các nhân viên y tế có nguy cơ bị phơi nhiễm (2)

• Các nhân viên y tế không có triệu chứng mặc dù đã phơi nhiễm không an toàn với bệnh nhân Ebola cần phải: – Làm đánh giá sức khoẻ và theo dõi các triệu chứng có thể

xuất hiện như sốt trong vòng 21 ngày kể từ ngày bắt đầu phơi nhiễm.

– Các bệnh viện phải có các chính sách đảm bảo việc liên hệ với các nhân viên y tế bị phơi nhiễm để nhậnc các báo cáo về các triệu chứng 2 lần 1 ngày.

• Có thể tiếp tục làm việc trong quá trình theo dõi sốt 2 tuần 1 ngày, tuỳ theo các chính sách và quy định của cơ quan quản lý các cấp.

Theo dõi, quản lý và hướng dẫn đối với người thăm nom

• Tránh việc người thăm nom đi vào buồng bệnh– Các trường hợp ngoại lệ cân nhắc dựa vào tình huống đặc

biệt để đảm bảo quyền lợi người bệnh.• Thiết lập quy trình theo dõi, quản lý và hướng dẫn đối với

người thăm nom.• Thăm nom được lên lịch và quản lý nhằm mục đích:

– Sàng lọc xuất huyết Ebola (VD sốt hoặc các triệu chứng khác) trước khi đến bệnh viện

– Đánh giá nguy cơ sức khỏe và khả năng tuân thủ các biện pháp phòng ngừa

– Hướng dấn trước khi bước vào khu vực chăm sóc điều trị bệnh nhân: Vệ sinh tay, hạn chế tiếp xúc các bề mặt, sử dụng biện pháp phòng hộ cá nhân theo quy định của cơ sở y tế

• Hạn chế tối đa đi lại trong khu vực chăm sóc điều trị và các khu vực chờ liền kề.

2.4. Khử trùng xử lý môi trường.

•Chất thải của bệnh nhân phải được xử lý triệt để bằng dung dịch hóa chất khử trùng có clo với nồng độ 1,25% - 2,5% hoạt tính với tỷ lệ 1:1 trong thời gian ít nhất 30 phút sau đó đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh hoặc hố thu gom và xử lý phân. •Quần áo, chăn màn, đồ dùng đã sử dụng của bệnh nhân trong thời gian bị bệnh phải nhúng, dội nước sôi hoặc ngâm vào dung dịch hóa chất khử trùng có clo với nồng độ 0,5% clo hoạt tính để trong 1 - 2 giờ trước khi đem giặt, rửa.•Phương tiện chuyên chở bệnh nhân phải được sát trùng tẩy uế bằng dung dịch hóa chất khử trùng có clo với nồng độ 0,5% clo hoạt tính. •Khu vực cách ly và nhà bệnh nhân phải được khử khuẩn bằng cách lau chùi hóa chất khử khuẩn 0,5% clo hoạt tính.•Vật dụng, đồ dùng trong nhà bệnh nhân phải được lau chùi bằng hóa chất sát khuẩn 0,5% clo hoạt tính.

Lượng hóa chất chứa clo cần để pha số lít dung dịch với nồng độ clo hoạt tính theo yêu cầu được tính theo công thức sau:

Nồng độ clo hoạt tính của dung dịch cần pha (%) X Số lít Lượng hóa chất (gam) = ------------------------------------------------------------- X 1000

Hàm lượng clo hoạt tính của hóa chất sử dụng (%)*

•Hàm lượng clo hoạt tính của hóa chất luôn được nhà sản xuất ghi trên nhãn, bao bì hoặc bảng hướng dẫn sử dụng sản phẩm.

Ví dụ: Để pha 10 lít dung dịch có nồng độ clo hoạt tính 0,5% từ bột cloramin B 25% clo hoạt tính, cần: (0,5 x 10 / 25) x 1000 = 200 gam.Để pha 10 lít dung dịch có nồng độ clo hoạt tính 0,5% từ bột canxi hypocloride 70% clo hoạt tính, cần: (0,5 x 10 / 70 ) x 1000 = 72 gam.Để pha 10 lít dung dịch có nồng độ clo hoạt tính 0,5% từ bột natri dichloroisocianurate 60% clo hoạt tính, cần: (0,5 x 10 / 60) x 1000 = 84 gam.

CÁCH PHA DUNG DỊCH KHỬ TRÙNG CHỨA CLO

Lượng hóa chất chứa clo để pha 10 lít dung dịch với các nồng độ clo hoạt tính thường sử dụng trong công tác

phòng chống dịch

Tên hóa chất sử dụng (hàm lượng clo hoạt tính)

Lượng hóa chất cần để pha 10 lít dung dịch có nồng độ clo hoạt tính

0,125% 0,25% 0,5% 1,25%

Cloramin B (25% - 30%) 50g 100g 200g 500g

Canxi HypoCloride (70%)

18g 36g 72g 180g

Bột Natri dichloroisocianurate (60%)

21g 42g 84g 210g

Cách pha: Hòa tan hoàn toàn lượng hóa chất cần thiết cho vừa đủ 10 lít nước sạch.

• Hiện nay bệnh chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu, vì vậy việc phòng bệnh tập trung chủ yếu vào phát hiện sớm, cách ly nghiêm ngặt và thực hiện các biện pháp phòng hộ cá nhân và phòng chống lây nhiễm đúng quy định.

• Tùy theo diễn biến của bệnh Ê-bô-la và các khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, Bộ Y tế sẽ tiếp tục cập nhật và điều chỉnh hướng dẫn cho phù hợp./.

Để phòng bệnh do vi rút Ê-bô-la, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện

pháp sau • Biện pháp phòng bệnh hữu hiệu là thực hành vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên với xà

phòng, dung dịch sát khuẩn.• - Tránh tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết, các vật dụng của người, động vật nhiễm bệnh

hoặc các vật có thể đã tiếp xúc với máu, dịch tiết của người, động vật nhiễm bệnh;• - Hạn chế đi đến các quốc gia đang có dịch bệnh Ê-bô-la khi không cần thiết (quốc gia vùng

Tây Phi: Liberia, Guinea, Sierra Leone và Nigeria).• - Nếu phải đi, cần tìm hiểu thông tin tình hình dịch bệnh Ê-bô-la tại nơi đến để có các biện

pháp phòng ngừa lây nhiễm cho bản thân.• - Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh Ê-bô-la; khi cần thiết phải tiếp xúc với người

bệnh phải đeo khẩu trang y tế, mặc trang phục phòng hộ cá nhân đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.

• - Những người trở về từ các quốc gia vùng Tây Phi, trong vòng 21 ngày nếu có dấu hiệu sốt, mệt mỏi, đau cơ, đau đầu, đau họng, tiêu chảy, phát ban... hoặc có tiếp xúc gần với người có dấu hiệu như trên, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, kiểm tra, xét nghiệm.

• - Thường xuyên cập nhật thông tin và cách phòng chống dịch bệnh Ê-bô-la của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế trên websitehttp://vncdc.gov.vn và các thông tin chính thống khác.