15
CHƯƠNG 6: CÁC KIM LOẠI KIỀM, KIỀM THỔ VÀ NHÔM BÀI 25: KIM LOẠI KIỀM MỘT SỐ HỢP CHẤT CỦA KIM LOẠI KIỀM A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT I. Vị trí các kim loại kiềm trong bảng tuần hoàn Các kim loại kiềm thuộc nhóm IA trong bảng tuần hoàn, gồm các nguyên tố: liti (Li), natri (Na), kali (K), rubiđi (Rb), xesi (Cs) và franxi (Fr). Cấu hình electron lớp ngoài cùng: ns 1 trong đó n là số thứ tự của lớp electron ngoài cùng. Electron lớp ngoài cùng của các kim loại kiềm liên kết yếu với hạt nhân, do đó tính chất đặc trưng của kim loại kiềm là tính khử mạnh. M - 1e M + Năng lượng ion hoá: kim loại kiềm có năng lượng ion hoá nhỏ nhất so với các kim loại khác. Theo chiều từ Li đến Cs năng lượng ion hoá giảm dần. Riêng Fr là một nguyên tố phóng xạ. Số oxi hoá: năng lượng ion hoá thứ nhất nhỏ hơn rất nhiều so với năng lượng ion hoá thứ hai. Ví dụ đói với Na, I1 = 500kj/mol trong khi I2 = 4600kj/mol. Do đó, kim loại kiềm luôn luôn có số oxi hoá là +1 trong mọi hợp chất. II. Tính chất vật lí Tất cả các kim loại kiềm đều có mạng tinh thể lập phương tâm khối: mỗi nguyên tử trong tâm của hình lập phương chỉ liên kết với 8 nguyên tử khác trên đỉnh của hình lập phương (số phối trí 8). Đó là một cấu trúc tương đối rỗng. Mặt khác, so với các nguyên tố cùng chu kỳ, các kim loại kiềm có bán kính nguyên tử lớn nhất, cho nên lực hút giữa các nguyên tử lân cận yếu. Do những đặc điểm trên mà các kim loại kiềm có: - Khối lượng riêng nhỏ. - Nhiệt độ nóng chảy < 200 0 C, nhiệt độ sôi thấp. - Độ cứng thấp, có thể dùng dao cắt dễ dàng - Độ dẫn điện cao. III. Tính chất hoá học Các kim loại kiềm có tính khử mạnh, tính khử tăng dần từ Li đến Cs. - Phản ứng với oxi: Li cho ngọn lửa màu đỏ son, Na cho ngọn lửa màu vàng, K cho ngọn lửa màu tím nhạt. - Phản ứng với nước: các kim loại kiềm tác dụng mạnh với nước ở nhiệt độ thường, tạo ra kiềm và giải phóng khí hiđro. - Tác dụng với axit: Các kim loại kiềm phản ứng mãnh liệt với axit. Chỉ nên làm thí nghiệm với axit HCl đặc, nồng độ > 20%. Nếu axit có nồng độ nhỏ hơn, phản ứng quá mãnh liệt, gây nổ rất nguy hiểm. Không nên làm thí nghiệm cho kim loại kiềm tác dụng với HNO3 hay H2SO4 đặc vì rất nguy hiểm. IV. Điều chế kim loại kiềm Phương pháp điện phân muối hoặc hiđroxit nóng chảy. Ví dụ: 2NaCl 2Na + Cl2 V. Một số hợp chất quan trọng Các kiềm: NaOH (xút ăn da), KOH (potat ăn da) là những hoá chất cơ bản. Các muối: NaCl. NaHCO3, Na2CO3 (xođa), KCl. Tất cả các muối của kim loại kiềm đều tan trong nước. B. BÀI TẬP Câu 1: Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại kiềm là A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 2: Chất phản ứng được với dung dịch NaOH tạo kết tủa là Điện phân nóng chảy

BÀI 25: KIM LOẠI KIỀM VÀ MỘT SỐ HỢP CHẤT CỦA KIM LOẠI …thpttrabong.edu.vn/upload/43691/fck/files/ÔN TẬP HÓA 12.pdf · Các kim loại kiềm thổ thuộc

  • Upload
    others

  • View
    12

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

CHƯƠNG 6: CÁC KIM LOẠI KIỀM, KIỀM THỔ VÀ NHÔM

BÀI 25: KIM LOẠI KIỀM VÀ MỘT SỐ HỢP CHẤT CỦA KIM LOẠI KIỀM

A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT

I. Vị trí các kim loại kiềm trong bảng tuần hoàn

Các kim loại kiềm thuộc nhóm IA trong bảng tuần hoàn, gồm các nguyên tố: liti (Li), natri

(Na), kali (K), rubiđi (Rb), xesi (Cs) và franxi (Fr).

Cấu hình electron lớp ngoài cùng: ns1 trong đó n là số thứ tự của lớp electron ngoài cùng.

Electron lớp ngoài cùng của các kim loại kiềm liên kết yếu với hạt nhân, do đó tính chất đặc trưng

của kim loại kiềm là tính khử mạnh. M - 1e M+

Năng lượng ion hoá: kim loại kiềm có năng lượng ion hoá nhỏ nhất so với các kim loại khác.

Theo chiều từ Li đến Cs năng lượng ion hoá giảm dần. Riêng Fr là một nguyên tố phóng xạ.

Số oxi hoá: năng lượng ion hoá thứ nhất nhỏ hơn rất nhiều so với năng lượng ion hoá thứ hai.

Ví dụ đói với Na, I1 = 500kj/mol trong khi I2 = 4600kj/mol. Do đó, kim loại kiềm luôn luôn có số

oxi hoá là +1 trong mọi hợp chất.

II. Tính chất vật lí Tất cả các kim loại kiềm đều có mạng tinh thể lập phương tâm khối: mỗi nguyên tử trong tâm

của hình lập phương chỉ liên kết với 8 nguyên tử khác trên đỉnh của hình lập phương (số phối trí 8).

Đó là một cấu trúc tương đối rỗng. Mặt khác, so với các nguyên tố cùng chu kỳ, các kim loại kiềm

có bán kính nguyên tử lớn nhất, cho nên lực hút giữa các nguyên tử lân cận yếu. Do những đặc điểm

trên mà các kim loại kiềm có:

- Khối lượng riêng nhỏ.

- Nhiệt độ nóng chảy < 2000C, nhiệt độ sôi thấp.

- Độ cứng thấp, có thể dùng dao cắt dễ dàng

- Độ dẫn điện cao.

III. Tính chất hoá học Các kim loại kiềm có tính khử mạnh, tính khử tăng dần từ Li đến Cs.

- Phản ứng với oxi: Li cho ngọn lửa màu đỏ son, Na cho ngọn lửa màu vàng, K cho ngọn lửa

màu tím nhạt.

- Phản ứng với nước: các kim loại kiềm tác dụng mạnh với nước ở nhiệt độ thường, tạo ra

kiềm và giải phóng khí hiđro.

- Tác dụng với axit: Các kim loại kiềm phản ứng mãnh liệt với axit. Chỉ nên làm thí nghiệm

với axit HCl đặc, nồng độ > 20%. Nếu axit có nồng độ nhỏ hơn, phản ứng quá mãnh liệt, gây nổ rất

nguy hiểm. Không nên làm thí nghiệm cho kim loại kiềm tác dụng với HNO3 hay H2SO4 đặc vì rất

nguy hiểm.

IV. Điều chế kim loại kiềm

Phương pháp điện phân muối hoặc hiđroxit nóng chảy.

Ví dụ: 2NaCl 2Na + Cl2

V. Một số hợp chất quan trọng

Các kiềm: NaOH (xút ăn da), KOH (potat ăn da) là những hoá chất cơ bản.

Các muối: NaCl. NaHCO3, Na2CO3 (xođa), KCl. Tất cả các muối của kim loại kiềm đều tan

trong nước.

B. BÀI TẬP

Câu 1: Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại kiềm là

A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.

Câu 2: Chất phản ứng được với dung dịch NaOH tạo kết tủa là

Điện phân nóng chảy

A. KNO3. B. FeCl3. C. BaCl2. D. K2SO4.

Câu 3: Để bảo quản natri, người ta phải ngâm natri trong

A. nước. B. rượu etylic. C. dầu hỏa. D. phenol lỏng.

Câu 4: Cho dây Pt sạch nhúng vào hợp chất của natri rồi đem đốt trên ngọn lửa đèn cồn, ngọn

lửa có màu:

A. đỏ B. Xanh C. Vàng D. tím

Câu 5: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi

trường kiềm là

A. Be, Na, Ca. B. Na, Ba, K. C. Na, Fe, K. D. Na, Cr, K.

Câu 6: Chất phản ứng được với dung dịch NaOH là

A. Mg(OH)2. B. Ca(OH)2. C. KOH. D. Al(OH)3.

Câu 7: Chất không có tính chất lưỡng tính là

A. NaHCO3. B. AlCl3. C. Al(OH)3. D. Al2O3.

Câu 8: Quá trình nào sau đây, ion Na+ không bị khử thành Na?

A. Điện phân NaCl nóng chảy. B. Điện phân dung dịch NaCl trong nước

C. Điện phân NaOH nóng chảy. D. Điện phân Na2O nóng chảy

Câu 9: Quá trình nào sau đây, ion Na+ bị khử thành Na?

A. Dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch HCl. B. Điện phân NaCl nóng chảy.

C. Dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch HCl. D. Dung dịch NaCl tác dụng với dung dịch

AgNO3.

Câu 10: Khi cho miếng Na vào dung dịch CuCl2 hiện tượng quan sát được là

A. xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan B. sủi bọt khí không màu và xuất hiện kết tủa

màu xanh

C. xuất hiện kết tủa màu xanh D. sủi bọt khí không màu

Câu 11: Na2CO3 có lẫn tạp chất là NaHCO3. Bằng cách nào sau đây có thể loại bỏ được tạp chất đó?

A. trung hòa bằng dd NaOH dư rồi nung B. Nung

C. cho pứ với dd HCl rồi cô cạn D. Hòa tan vào nước rồi lọc

Câu 12: Một số hằng số vật lí quan trọng của các kim loại kiềm được biểu diễn trong bảng sau:

Nguyên

tố

Nhiệt độ

nóng chảy

(toC)

Nhiệt độ

sôi (toC)

Khối lượng

riêng

(g/cm3)

Độ cứng (độ cứng

của kim cương

bằng 1,0)

Li 180 1330 0,53 0.6

Na 98 892 0.97 0,4

K 64 760 0,86 0,5

Rb 39 688 1,53 0,3

Cs 29 690 1,90 0,2

Hỏi tại sao các kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, độ cứng thấp? cách giải thích nào

sau đây là đúng?

A. Do cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối, tương đối rỗng.

B. Do các kim loại kiềm có bán kính nguyên tử lớn nhất trong chu kỳ, các nguyên tử liên kết

với nhau bằng lực liên kết yếu

C. Do cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm diện, tương đối rỗng.

D. A, B đúng.

Câu 13: Hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm A, B nằm kế tiếp nhau. Lấy 6,2g X hoà tan hoàn toàn

vào nước thu được 2,24lít hiđro (ở đktc). A, B là hai kim loại:

A. Li, Na. B. Na, K.

C. K, Rb. D. Rb, Cs.

Câu 14:. Ghép đôi các thành phần ở cột A và B sao cho phù hợp.

A B

1. Li+ a. khi đốt cho ngọn lửa màu vàng.

2. Na+ b. khi đốt cho ngọn lửa màu tím.

3. K+ c. khi đốt cho ngọn lửa màu đỏ

son.

4. Ba2+ d. khi đốt cho ngọn lửa màu da

cam.

e. khi đốt cho ngọn lửa màu xanh

nõn chuối.

Câu 15: X, Y, Z là các hợp chất vô cơ của một kim loại, khi đốt nóng ở nhiệt độ cao cho ngọn lửa

màu vàng. X tác dụng với Y thành Z. Nung nóng Y ở nhiệt độ cao thu được Z, hơi nước và khí E.

Biết E là hợp chất của cacbon, E tác dụng với X cho Y hoặc Z.

X, Y, Z, E lần lượt là những chất nào sau đây?

A. NaOH, Na2CO3, NaHCO3, CO2.

B. NaOH, NaHCO3, Na2CO3, CO2.

C. NaOH, NaHCO3, CO2, Na2CO3.

D. NaOH, Na2CO3, CO2, NaHCO3.

Câu 16: Kim loại kiềm có thể được điều chế trong công nghiệp theo phương pháp nào sau đây ?

A. Nhiệt luyện. B. Thuỷ luyện.

C. Điện phân nóng chảy. D. Điện phân dung dịch.

Câu 17: Các nguyên tử của nhóm IA trong bảng HTTH có số nào chung?

A. Số nơtron. B. Số electron.

C. Số lớp electron D. Số electron lớp ngoài cùng.

* Hướng dẫn giải và đáp số:

1B 2B 3C 4C 5B 6D 7B 8B 9B 10B 11B 12C 13B 14 15B 16C 17D

Câu 13: Hướng dẫn:

Đặt công thức chung của A và B là R

2R + 2H2O 2ROH + H2

0,2mol 0,1mol

6,2M 31(g / mol)

0,2

A

B

M 23

M 39

là thỏa mãn

Đáp án B.

BÀI 26: KIM LOẠI KIỀM THỔ VÀ MỘT SỐ HỢP CHẤT CỦA KIM LOẠI KIỀM THỔ

A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT

I. VỊ TRÍ CẤU TẠO:

1.Vị trí của kim loại kiềm thổ trong bảng tuần hoàn: Các kim loại kiềm thổ thuộc nhóm IIA, trong mỗi chu kì các kim loại kiềm thổ đứng sau kim loại

kiềm.

Bao gồm các nguyên tố: Be, Mg, Ca, Sr, Ba và Ra ( nguyên tố phóng xạ).

2. Cấu tạo và tính chất của các nguyên tố kim loại kiềm thổ:

Bảng một số đặc điểm của các nguyên tố kim loại kiềm thổ:

Nguyên tố Be Mg Ca Sr Ba

Số hiệu nguyên tử 4 12 20 38 56

Electron lớp ngoài cùng 2s2 3s2 4s2 5s2 6s2

Bán kính nguyên tử (nm) 0,11 0,16 0,20 0,21 0,22

Năng lượng ion hoá I2 (kJ/mol) 1800 1450 1150 1060 970

Độ âm điện 1,57 1,31 1,00 0,95 0,89

Thế điện cực chuẩn E0M+/M

(V)

-1,85 -2,37 -2,87 -2,89 -2,90

Mạng tinh thể LP LP LPTD LPTD LPTK

- Nhận xét:

+ Cấu hình electron: ns2

+ Số oxi hoá: +2

+ Thế điện cực chuẩn: Các cặp oxi hoá khử của các kim loại kiềm thổ đều có thế điện cực chuẩn rất

âm.

II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ - Bảng một số hằng số vật lí của kim loại kiềm thổ:

Nguyên tố Be Mg Ca Sr Ba

Nhiệt độ nóng chảy

(oC)

1280 650 838 768 714

Nhiệt độ sôi 2770 1110 1440 1380 1640

Khối lượng riêng (g/cm3) 1,85 1,74 1,55 2,6 3,5

Độ cứng - 2,0 1,5 1,8 -

- Nhận xét:

+ Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các kim loại kiềm thổ cao hơn so với các kim loại kiềm. Tuy

nhiên sự biến đổi đó diễn ra không đều đặn vì các kim loại kiềm thổ kiểu mạng tinh thể khác nhau.

+ Khối lượng riêng của các kim loại kiềm thổ lớn hơn khá nhiều so với các kim loại kiềm là do

trong tinh thể có nhiều electron hoá trị, vì vậy thực hiện liên kết kim loại mạnh hơn.

III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC Các kim loại kiềm thổ đều có tính khử mạnh, nhưng yếu hơn só với kim loại kiềm cùng chu kì. Tính

khử của các kim loại kiềm thổ tăng dần từ Be đến Ba.

1. Tác dụng với phi kim

2 2Mg Cl MgCl 0t

22Mg O 2MgO 0t

2 3 26Mg N 2Mg N

22Mg Si Mg Si

2. Tác dụng với axit

2 2Mg 2HCl MgCl H

2 4 4 2Mg H SO MgSO H

3 3 2 4 3 24Mg 10HNO 4Mg(NO ) NH NO 3H O

3. Tác dụng với H2O

- Be không tác dụng với H2O dù ở nhiệt độ cao

- Mg tác dụng chậm với H2O ở nhiệt độ thường tạo ra Mg(OH)2, 2 2 2Mg 2H O Mg(OH) H

Tác dụng nhanh với hơi nước ở nhiệt độ cao tạo thành MgO . 0t

2 (h) 2Mg H O MgO H

Ca, Sr, Ba tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch bazơ.

2 2 2Ca 2H O Ca(OH) H

IV. ỨNG DỤNG VÀ ĐIỀU CHẾ

1. Ứng dụng của kim loại kiềm thổ: - Kim loại Be được làm chất phụ gia để chế tạo những hợp kim có tính đàn hồi cao, bền chắc, không

bị ăn mòn.

Kim loại Mg được dung để chế tạo những hợp kim có đặc tính cứng, nhẹ, bền. Những hợp kim này

dùng để chế tạo máy bay, tên lửa, ôtô …

Mg còn dùng để tổng hợp nhiều hợp chất hữu cơ. Bột Mg trộn với chất oxi hoá dung để chế tạo chất

chiếu sáng ban đêm.

Kim loại Ca dung làm chất khử để tách oxi , lưu huỳnh ra khỏi thép. Canxi còn dùng để làm khô

một số hợp chất hữu cơ.

2. Điều chế các kim loại kiềm thổ - Nguyên tắc: Khử ion kim loại kiềm thổ: M2+ + 2e → M

- Phương pháp: Điện phân nóng chảy muối của chúng. dpnc

2 2

dpnc

2 2

CaCl Ca Cl

MgCl Mg Cl

MỘT SỐ HỢP CHẤT HỢP CHẤT QUAN TRỌNG

CỦA KIM LOẠI KIỀM THỔ

I. MỘT SỐ HỢP CHẤT CỦA CANXI

1. Canxi hiđroxit, Ca(OH)2

Canxi hiđroxit là chất rắn màu trắng, ít tan trong nước (độ tan ở 250C là 0,12 g/100 g H2O.

Dung dịch Ca(OH)2 (nước vôi trong) là một bazơ mạnh.

Tác dụng với axit

2 2 2Ca(OH) 2HCl CaCl 2H O

Tác dụng với oxit axit

Cho CO2 vào dung dịch Ca(OH)2

2 2 3 2

3 2 2 3 2

Ca(OH) CO CaCO H O

CaCO CO H O Ca(HCO )

Hoặc:

2 2 3 2

2 2 3 2

Ca(OH) CO CaCO H O

Ca(OH) 2CO Ca(HCO )

Tác dụng với muối

2 2 3 3Ca(OH) Na CO CaCO 2NaOH

4 2 2 3 22NH Cl Ca(OH) CaCl 2NH 2H O

Ca(OH)2 chế tạo vữa xây nhà. Khử chua đất trồng. Điều chế clorua vôi dùng để tẩy trắng và khử

trùng.

2. Canxi cacbonat, CaCO3 và canxi hidro cacbonat Ca(HCO3)2

CaCO3 là chất rắn màu trắng, không tan trong nước (độ tan ở 250C là 13.10-5/ 100 g H2O).

CaCO3 tác dụng được với axit.

3 3 3 2 2 2

3 3 3 2 2 2

CaCO 2HNO Ca(NO ) CO H O

CaCO 2CH COOH Ca(CH COO) CO H O

CaCO3 tan trong nước có lẫn CO2 tạo thành Ca(HCO3)2: (1)

3 2 2 3 2(2)CaCO CO H O Ca(HCO )

Phản ứng (1) giải thích sự xâm thực của nước mưa (chứa CO2) đối với núi đá vôi.

Phản ứng (2) giải thích tạo thành thạch nhũ trong các hang động núi đá vôi. Và nó cũng giải

thích sự tạo thành cặn CaCO3 trong ấm đun nước.

Ứng dụng

- CaCO3 dùng nhiều trong các ngành công nghiệp thủy tinh, xi măng, gang, thép, soda, vôi và

cao su.

- CaO dùng làm vật chiệu nhiệt, điều chế CaC2 và chất làm khô các chất.

- CO2 tạo ra từ phản ứng nhiệt phân CaCO3 tạo nước giải khát có gas, bình cứu hỏa và nước đá

khô.

- Ca(OH)2 dùng để điều chế NaOH trong phòng thí nghiệm, nhận biết CO2. Ca(OH)2 dùng để

khử chua đất trồng trọt. Ca(OH)2 chế tạo sơn, vữa xây nhà, chất tẩy trắng, sát trùng.

Một số phản ứng hóa học của Ca(HCO3)2 : lưỡng tính .

+ Ca(HCO3)2 phân hủy bởi nhiệt. 0t

3 2 3 2 2Ca(HCO ) CaCO CO H O

+ Tác dụng với Ca(OH)2

3 2 2 3 2Ca(HCO ) Ca(OH) 2CaCO 2H O

+ Tác dụng với NaOH

3 2 3 3 2

3 2 3 2 3 2

Ca(HCO ) NaOH CaCO NaHCO H O

Ca(HCO ) 2NaOH CaCO Na CO H O

+ Tác dụng với axit

3 2 2 2 2Ca(HCO ) 2HCl CaCl 2CO 2H O + Tác dụng với muối

3 2 2 3 3 3Ca(HCO ) Na CO CaCO 2NaHCO

3. Canxi sunfat, CaSO4 :

CaSO4 là chất rắn màu trắng, màu trắng, tan ít trong nước (độ tan ở 250C là 0,15 g / 100 g H2O)

CaSO2.2H2O thạch cao sống, bền ở nhiệt độ thường.

CaSO4. H2O hoặc CaSO4.0,5H2O thạch cao nung. 0160 C

4 2 4 2 2CaSO .2H O CaSO .H O H O

CaSO4 gọi thạch cao khan.

Ứng dụng :

+ Thạch cao nung có thể kết hợp với nước tạo thành thạch cao sống và khi đông cứng thì giản nở thể

tích, do vậy thạch cao rất ăn khuôn. Thạch cao nung thường được đúc tượng, đúc các mẫu chi tiết

tinh vi trang trí nội thất, làm phấn viết bản, bó bột khi gãy xương…

+ Thạch cao sống dùng để sản xuất xi măng.

II.NƯỚC CỨNG:

II. NƯỚC CỨNG

1. Định nghĩa

Nước cứng là nước chứa nhiều cation Ca2+, Mg2+. Nước chứa ít hoặc không chứa các ion trên được

gọi nước mềm.

2. Phân loại nước cứng

Có ba loại nước cứng: Nước có tính cứng tạm thời, nước có tính vĩnh cửu và nước có tính cứng toàn

phần.

+ Tính cứng tạm thời của nước cứng là do các muối Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2 gây ra.

+ Tính cứng tạm thời của nước cứng là do các muối CaCl2, MgCl2, CaSO4, MgSO4 gây ra.

+ Nước có tính cứng toàn phần là do nước có cả tính cứng tạm thời và vĩnh cửu.

3. Tác hại của nước cứng

Giặt xà phòng bằng nước cứng sẽ tạo ra chất không tan, chất này bán trên vải sợi, làm quần áo mau

mục nát. Hơn nữa, nước cứng làm cho xà phòng ít bọt, giảm khả năng giặt rửa của nó.

+ Nước cứng là cho thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị.

+ Nước cứng tạo cặn trong nồi hơi, gây lãng phí nhiên liệu và không an toàn.

+ Nước cứng gây tắc ống dẫn nước.

+ Nước cứng làm hỏng nhiều dung dịch cần pha chế.

4. Biện pháp làm mềm nước cứng.

Nguyên tắc: Làm giảm nồng độ các ion Ca2+, Mg2+

a) Phương pháp kết tủa.

Đối với nước cứng tạm thời: đun sôi hoặc phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 vừa đủ. 0t

3 2 3 2 2

3 2 2 3 3 2

Ca(HCO ) CaCO CO H O

Mg(HCO ) Ca(OH) CaCO MgCO H O

Đối với nước cứng vĩnh cửu

Dùng Na2CO3, Na3PO4 và Na2CO3 + Ca(OH)2 để làm mềm nước cứng 2 2

3 3

2 2

4 3 4 2

2

2 2 3 2 3

Ca CO CaCO

3Ca 2PO Ca (PO )

Mg Ca(OH) Na CO Mg(OH) CaCO 2Na

b. Phương pháp trao đổi ion.

Cho nước cứng qua hạt zeolit hoặc nhựa tro đổi ion, Na+ rời khỏi mạng tinh thể, thay cho nó là ion

Ca2+và Mg2+.

B. BÀI TẬP

Câu 1: Công thức chung của oxit kim loại kiềm thổ là

A. R2O3. B. RO2. C. R2O. D. RO.

Câu 2: Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IIA là

A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.

Câu 3: Phương pháp thích hợp để điều chế Ca là

A. Điện phân dung dịch CaCl2 có màng ngăn. B. Điện phân CaCl2 nóng chảy.

C. Dùng Al khử CaO ở nhiệt độ cao. D. Dùng Ba đẩy Ca ra khỏi dung dịch CaCl2.

Câu 4: Hai kim loại đều thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn là

A. Sr, K. B. Na, Ba. C. Be, Al. D. Ca, Ba.

Câu 5: Chất có thể dùng làm mềm nước cứng tạm thời là

A. NaCl. B. NaHSO4. C. Ca(OH)2. D. HCl.

Câu 6: Chất phản ứng được với dung dịch H2SO4 tạo ra kết tủa là

A. NaOH. B. Na2CO3. C. BaCl2. D. NaCl.

Câu 7: Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion

A. Cu2+, Fe3+. B. Al3+, Fe3+. C. Na+, K+. D. Ca2+, Mg2+.

Câu 8: Hai chất được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu là

A. Na2CO3 và HCl. B. Na2CO3 và Na3PO4.

C. Na2CO3 và Ca(OH)2. D. NaCl và Ca(OH)2.

Câu 9: Công thức hóa học nào sau đây không phải là của thạch cao ?

A. CaSO4. B. CaSO4.2H2O C. CaCO3.MgCO3 D. CaSO4. H2O.

Câu 10: Cặp chất không xảy ra phản ứng là

A. Na2O và H2O. B. dung dịch NaNO3 và dung dịch MgCl2.

C. dung dịch AgNO3 và dung dịch KCl. D. dung dịch NaOH và Al2O3.

Câu 11: Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dung dịch Ba(HCO3)2 tác dụng với dung dịch

A. HNO3. B. HCl. C. Na2CO3. D. KNO3.

Câu 12: Khi cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có

A. bọt khí và kết tủa trắng. B. bọt khí bay ra.

C. kết tủa trắng xuất hiện. D. kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần.

Câu 13: Khi dẫn từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2 thấy có

A. bọt khí và kết tủa trắng. B. bọt khí bay ra.

C. kết tủa trắng xuất hiện. D. kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan dần.

Câu 14: Hòa tan hoàn toàn 10,0g hỗn hợp hai muối XCO3 và Y2(CO3)3 bằng dung dịch HCl ta thu

được dung dịch A và 0,672 lít khí bay ra ở đktc. Cô cạn dung dịch A thì thu được m(g) muối khan.

m có giá trị là:

A. 1,033g B. 10,33g C. 9,265g D. 92,65g

Câu 15: Hòa tan 5,94g hỗn hợp hai muối clorua của hai kim loại A, B (A và B là hai kim loại thuộc

phân nhóm chính II) vào nước được 100ml dung dịch X. Để làm kết tủa hết ion Cl- có trong dung

dịch X người ta cho dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 thu được 17,22g kết tủa. Lọc bỏ

kết tủa, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y được m (g) hỗn hợp muối khan, m có giá trị là:

A. 6,36g. B. 63,6g.

C. 9,12g. D. 91,2g.

Câu 16: Cho các chất: CO2, CO, MgO, MgCO3. Hai chất có phần trăm khối lượng oxi bằng nhau là:

A. MgO và CO. B. CO2 và MgCO3.

C. MgCO3 và CO. D. không có cặp chất nào.

Câu 17: Nguyên tử của nguyên tố nào luôn cho 2e trong các phản ứng hoá học

A. Na Số thứ tự 11.

B. Mg Số thứ tự 12.

C. Al Số thứ tự 13.

D. Fe Số thứ tự 26.

Câu 18: Chất nào sau đây được sử dụng đẻ khử tính cứng của nước?

A. Na2CO3. B. Ca(OH)2.

C. Chát trao đổi ion. D. A, B, C đúng.

Câu 19: Magie có thể cháy trong khí cacbon đioxit, tạo ra một chất bột màu đen. Công thức hoá học

của chất này là:

A. C B. MgO

C. Mg(OH)2 D. Một chất khác.

Câu 20: Hoà tan hoàn toàn 4,68g hỗn hợp muối cacbonat của hai kim loại A và B kế tiếp trong

nhóm IIA vào dd HCl thu được 1,12 lit CO2 ở đktc. Xác định kim loại A và B là:

A. Be và Mg B. Mg và Ca.

C. Ca và Sr. D. Sr và Ba.

Câu 21: Hoà tan hoàn toàn 23,8g hỗn hợp một muối cacbonat của kim loại hoá trị I và một muối

cacbonat của kim loại hoá trị II vào dd HCl thấy thoát ra 0,2mol khí. Khi cô cạn dd sau phản ứng thì

thu được bao nhiêu gam muối khan?

A. 26,0 B. 28,0

C. 26,8 D. 28,6

Câu 22: Trong số các phương pháp làm mềm nước, phương pháp nào chỉ khử được độ cứng tam

thời?

A. Phương pháp hoá học. B. Phương pháp đun sôi nước.

C. Phương pháp cất nước. D. Phương pháp trao đổi ion.

Câu 23: Trong một cốc nước cứng chứa a mol Ca2+, b mol Mg2+, và c mol HCO3-. Nếu chỉ dùng

nước vôi trong, nồng độ Ca(OH)2 pM để làm giảm độ cứng của cốc thì người ta thấy khi thêm V lít

nước vôi trong vào cốc, độ cứng trong cốc là nhỏ nhất. Biểu thức tính V theo a, b, p là:

A. V = b a

p

B.

2b a

p

C. 2b a

p

D.

2

b a

p

Câu 24: Một dung dịch chứa 0,1mol Na+, 0,1 mol Ca2+, 0,1mol Cl- và 0,2 mol HCO3-. Cô cạn dung

dịch ở áp suất thấp, nhiệt độ thấp thì thu được m gam hỗn hợp muối khan. Nếu cô cạn dung dịch ở

áp suất khí quyển, nhiệt độ cao thì thu được n gam hỗn hợp muối khan. So sánh m và n ta có:

A. m = n. B. m < n.

C. m > n. D. Không xác định.

Câu 25: Sự tạo thạch nhũ trong các hang động đá vôi là một quá trình hoá học. Quá trình này kéo

dài hàng triệu năm. Phản ứng hoá học nào sau đây biểu diễn quá trình hoá học đó?

A. CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2.

B. Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O.

C. Mg(HCO3)2 MgCO3 + CO2 + H2O.

D. MgCO3 + CO2 + H2O Mg(HCO3)2.

Câu 26: Để sản xuất magie từ nước biển, người ta điện phân muối MgCl2 nóng chảy. Trong quá

trình sản xuất magie, người ta đã sử dụng các tính chất nào của các hợp chất magie?

A. Độ tan trong nước rất nhỏ của Mg(OH)2.

B. Nhiệt độ nóng chảy tương đối thấp của muối MgCl2 (705oC).

C. Mg(OH)2 tác dụng dễ dàng với dung dịch axit HCl.

D. A, B, C đều đúng.

Câu 27: Loại đá và khoáng chất nào sau đây không chứa canxi cacbonat?

A. Đá vôi. B. Thạch cao.

C. Đá hoa cương. D. Đá phấn.

Câu 28: Chất nào sau đây được sử dụng trong y học, bó bột khi xương bị gãy?

A. CaSO4.2H2O. B. MgSO4.7H2O.

C. CaSO4. D. 2CaSO4.H2O

* Hướng dẫn giải và đáp số

1D 2B 3B 4D 5C 6C 7D 8B 9C 10B 11C 12C 13D 14B 15C 16C 17B 18D 19A 20B

21A 22B 23B 24C 25B 26D 27B 28D

Câu 14: Cách giải 1:

PTPƯ:

XCO3 + 2HCl XCl2 + H2O + CO2 (1)

a a

Y2(CO3)3 + 6HCl 2HCl3 + 3H2O + 3CO2 (2)

b 3b

2CO

0,672n 0,03(mol)

22,4

Đặt 3 2 3 3

XCO Y COn a ; n b

Theo đầu bài ta có hệ phương trình:

X 60 a 2Y 180 b 10

a 3b 0,03

aX + 2bY + 60(a+3b) = 10

aX + 2bY = 10 - 1,8 = 8,2

Mà khối lượng muối (m) = 2 3XCl YCl

m m

m = a(X + 71,5) + 2b(Y + 106,5) m = a(X + 71) + 2b(Y + 106,5)

= aX + 2bY + 35,5(2a + 3b) m = (aX + 2bY) + (71a + 213b)

=> m = 8,2 + 71(a + 3b) = 8,2 + 2,13 = 10,33 (g)

Cách giải 2: Vận dụng phương pháp tăng giảm khối lượng.

Theo phương trình ta có: 1 mol muối 3

CO chuyển thành muối Cl- thì có 1mol CO2 bay ra,

khối lượng muối tăng là 71- 60 =11g

Vậy theo đề bài m muối tăng: 11 x 0,03 = 0,33 (g)

mmuối clorua = 10 + 0,33 = 10,33 (g).

Đáp án: B

Câu 15: Cách giải 1:

ACl2 + 2AgNO3 2AgCl + A(NO3)2

BCl2 + 2AgNO3 2AgCl + BC(NO3)2

Đặt 2 2ACl BCl

n x ; n y

Theo đầu bài ta có:

(A + 71) x + (B + 71)y = 5,94

2x + 2y = 0,12 => x + y = 0,06

Khối lượng muối khan gồm A(NO3)2 và B(NO3)2

m = (A + 124)x + (B + 124) y

= Ax + By + 124(x+y) = 1,68 + 124 x 0,06 = 9,12 (g)

Cách giải 2: áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng

Cứ 1mol MCl2 tạo ra 2mol AgCl thì m tăng 53g

Vậy nAgCl = 0,12 mol

m muối nitrat = mKL + m = 5,94 + 3,18 = 9,12 (g)

Đáp án C.

Câu 16: Cách giải 1: áp dụng công thức, tính phần trăm khối lượng của oxi có trong mỗi hợp chất

để so sánh.

CO2 %O = 32

12 + 31 x 100% = 72,7%

CO %O = 16

12 + 16 x 100% = 57,1%

MgO %O = 16

24+16 x 100% = 40%

MgCO3 %O = 16 x 3

24+12 + (16 x 3) x 100% = 57,1%

Đáp án C.

Cách giải 2: Dựa vào đặc điểm nguyên tử khối Mg gấp hai lần nguyên tử khối của C. Ta qui đổi

khối lượng một Mg bằng hai C. Ta có các tỷ lệ sau:

CO2 1C : 2O MgO 2C:1O

CO 1C :1O MgCO3 3C:3O

Vậy cặp có % khối lượng oxi bằng nhau là MgCO3 và CO.

Đáp án C.

Câu 20: Hướng dẫn:

Đặt M là nguyên tử khối trung bình của hai kim loại A và B.

M CO3 + 2HCl M Cl2 + CO2 + H2O

0,05 mol05,04,22

12,1

M CO3 = ;6,9305,0

68,4 M = 93,6 - 60 = 33,6

Biện luận: A < 33,6 A là Mg = 24

B > 33,6 B là Ca = 40.

Đáp án: B

Câu 21: Hướng dẫn:

Kí hiệu kim loại hoá trị I là M, số mol là x kim loại, hoá trị II là R, số mol là y.

M2CO3 + 2HCl 2MCl + CO2 + H2O (1)

1mol(2M+60)g 2(M+35,5) tăng (2M+71)-(2M+60) = 11gam

xmol 11gam

RCO3 + 2HCl RCl2 + CO2 + H2O (2)

1mol(R+60)g (R+71) tăng (R+71)-(R+60) = 11g

ymol 11ygam

Từ (1) và (2): mhh = x + y = 2COn = 0,2

Theo (1), (2): (x + y)mol hỗn hợp phản ứng thì khối lượng hh muối tăng (11x + 11y)g = 11(x

+ y) = 11.0,2 = 2,2g.

Vậy khối lượng muối thu được bằng khối lượng muối ban đầu cộng với khối tượng tăng

thêm.

mmuối = 23,8 + 2,2 = 26g

Đáp án: A

Câu 23: Hướng dẫn:

Dung dịch nước vôi trong có sự điện li:

Ca(OH)2 Ca2+ + 2OH-

Vp mol 2Vp mol

Các phản ứng khử cứng:

Mg2+ + 2OH- Mg(OH)2 (r)

b mol 2b mol

Ca2+ + HCO3- + OH- CaCO3(r) + H2O

(a + Vp)mol (a + Vp)mol

Lượng OH- đủ dùng cho cả hai phản ứng trên, cho nên:

2b + (a + Vp) = 2Vp 2b + a = Vp V = 2b a

p

.

Đáp án: B

BÀI 27: NHÔM VÀ MỘT SỐ HỢP CHẤT CỦA NHÔM

A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT

I. NHÔM 1. Vị trí và cấu tạo: Nhôm có số hiệu nguyên tử 13, thuộc chu kì 3, nhóm IIIA, chu kì 3 BTH

Cấu tạo của nhôm: Cấu hình e: 1s22s22p63s23p1 hay [Ne]3s23p1 . Số oxi hoá: +3.

2. Tính chất vật lí: Al màu trắng bạc, mềm, dễ kéo sợi và dát mỏng, nhẹ (2,7g/cm3), t0nc = 6600C,

dẫn điện và nhiệt tốt.

3. Tính chất hóa học: Nhôm là kim loại có tính khử mạnh sau kim loại kiềm và kiềm thổ.

Al → Al3+ + 3e

- Tác dụng với phi kim: Tác dụng trực tiếp và mạnh với nhiều phi kim như: O2, Cl2, S,…

- Tác dụng với axit HCl và H2SO4 loãng → H2↑:

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑ 2Al + 6H+ → 2Al3+ + 3H2↑

Với HNO3 loãng hoặc đặc nóng, H2SO4 đặc nóng thì nhôm khử và xuống số oxi hoá thấp hơn.

Al + 4HNO3 loãng→ Al(NO3)3 + NO + 2H2O

2Al + 6H2SO4 đặc, nóng → Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

Với HNO3 và H2SO4 đặc nguội: không tác dụng .

- Tác dụng với nước. Nhôm có thể khử được nước →H2↑: 2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2↑

Những vật bằng nhôm được phủ màng Al2O3 rất mỏng, mịn, bền nên không cho nước và khí thấm

qua.

- Tác dụng với dung dịch kiềm. Nhôm tan trong dung dịch kiềm : 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 (dd) + 3H2↑

Hiện tượng trên được giải thích như sau:

- Màng bảo vệ Al2O3 bị phá hủy trong dung dịch kiềm: Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2+ 2H2O

- Nhôm khử nước: 2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 +3H2↑

-Màng Al(OH)3 bị phá hủy: Al(OH)3 + NaOH → 2NaAlO2 (dd) + 3H2↑

4. Ứng dụng và sản xuất. Ứng dụng:Chế tạo máy bay, ô tô, tên lửa, tàu vũ trụ, trang trí nội thất, bột nhôm trộn bột sắt(

tecmit) dùng hàn đường ray.

Sản xuất: Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất từ quặng boxit bằng phương pháp điện phân.

Có 2 công đoạn:Tinh chế quặng boxit(Al2O3.2H2O): loại bỏ tạp chất SiO2, Fe2O3…Điện phân Al2O3

nóng chảy( hỗn hợp Al2O3 với criolit Na3AlF6): 2Al2O3 4Al + 3O2 ↑

II. TMỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA NHÔM

1. NHÔM OXIT – Al2O3 : a.Lý tính : Trạng thái rắn, màu trắng, không tác dụng với nước va không tan trong nước, t0nc ở

20500C.

b. Trạng thái tự nhiên: tồn tại ở 2 dạng -dạng ngậm nước: boxit (Al2O3.nH2O) → sản xuất

nhôm

-dạng khan: emery có độ cứng cao dùng làm đá mài

c Tính chất hoá học : - Tính bền vững: Lực hút giữa Al3+ và O2- rất mạnh tạo ra liên kết bền vững → có t0

nc rất cao,

khó bị khử thành kim loại nhôm.

- Tính lưỡng tính : - Tính bazơ : Al2O3 + 6HCl → 2 AlCl3 + 3 H2O

Al2O3 + 6H+ → 2Al3+ + 3 H2O

- Tính axit : Al2O3 + 2 NaOH → 2NaAlO2+ 3 H2O

Al2O3 + 2OH- → 2 AlO2-+2H2O

- Ứng dụng : Làm đồ trang sức, CN kỷ thuật cao, vật liệu mài ( đá mài ), nguyên liệu sản xuất

nhôm kim loại

2. NHÔM HIĐROXIT Al(OH)3 : a. Tính chất vật lý : Chất rắn, kết tủa keo, màu trắng

b. Tính chất hoá học

- Hợp chất kém bền : Dể bị phân huỷ bởi nhiệt độ

- Là hợp chất lưỡng tính :

* Tính bazơ : Al(OH)3 + 3 HCl → AlCl3 + 3H2O

Al(OH)3 + 3H+ → Al3+ + 3H2O

* Tính axit :

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2+ 2H2O Al(OH)3 + OH- → AlO2-+2H2O

Þ Al(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính

3. NHÔM SUNFAT : + Phèn chua K2SO4. Al2(SO4)3 .24H2O. viết gọn: KAl(SO4)2.12H2O

+ Nếu thay K+ bằng Na+, Li+ hay NH4+ muối kép khác (phèn nhôm)

Phèn chua được sử dụng trong thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu, làm trong nước.

III. CÁCH NHẬN BIẾT ION Al3+ TRONG DUNG DỊCH: Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư,

ban đầu có kết tủa keo sau đó kết tủa keo tan dần .

Al3+ + 3OH- → Al(OH)3¯ Al(OH)3 + OH- dư→ AlO2-+2H2O

B. BÀI TẬP

Câu 1: Cấu hình electron của nguyên tử Al (Z =13) là

A. 1s22s2 2p6 3s2. B. 1s22s2 2p63s23p1. C. 1s22s2 2p6 3s1. D. 1s22s2 2p6

Câu 2. Tính chất hóa học đặc trưng của các kim loại kiềm, kiềm thổ và nhôm là

A. tính khử mạnh. B. tính oxi hóa mạnh. C. tính khử yếu. D. tính oxi hóa yếu.

Câu 3: Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Al là

A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.

Câu 4: Al2O3 phản ứng được với cả hai dung dịch:

A. Na2SO4, KOH. B. NaOH, HCl. C. KCl, NaNO3. D. NaCl, H2SO4.

Câu 5: Mô tả nào dưới đây không phù hợp với nhôm?

A. Ở ô thứ 13, chu kì 2, nhóm IIIA. B. Cấu hình electron [Ne] 3s2 3p1.

C. Dẫn điện và nhiệt tốt, dẻo D. Mức oxi hóa đặc trưng +3.

Câu 26: Kim loại Al không phản ứng với dung dịch

A. NaOH loãng. B. H2SO4 đặc, nguội. C. H2SO4 đặc, nóng. D. H2SO4 loãng.

Câu 6: Ở nhiệt độ thường, kim loại Al tác dụng được với dung dịch

A. Mg(NO3)2. B. Ca(NO3)2. C. KNO3. D. Cu(NO3)2.

Câu 7: Để phân biệt dung dịch AlCl3 và dung dịch KCl ta dùng dung dịch

A. NaOH. B. HCl. C. NaNO3. D. H2SO4.

Câu 8: Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là

A. quặng pirit. B. quặng boxit. C. quặng manhetit. D. quặng đôlômit.

Câu 9. Phèn chua có công thức hóa học nào sau đây ?

A. Al2 (SO4)3 B. K2SO4. Al2(SO4)3.12H2O

C. K2SO4. Al2(SO4)3. 24H2O D. (NH4)2SO4. Al2(SO4)3. 24H2O .

Câu 10: Cho phản ứng: aAl + bHNO3 cAl(NO3)3 + dNO + eH2O.

Hệ số a, b, c, d, e là các số nguyên, tối giản. Tổng (a + b) bằng

A. 5. B. 4. C. 7. D. 6.

Câu 11: Phản ứng hóa học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt

nhôm?

A. Al tác dụng với Fe2O3 nung nóng B. Al tác dụng với CuO nung nóng.

C. Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng D. Al tác dụng với axit H2SO4 đặc nóng

Câu 12: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là

A. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên. B. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.

C. chỉ có kết tủa keo trắng. D. không có kết tủa, có khí bay lên.

Câu 13: Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2. Hiện tượng xảy ra là

A. có kết tủa nâu đỏ. B. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa lại tan.

C. có kết tủa keo trắng. D. dung dịch vẫn trong suốt.

Câu 14: Nhôm hidroxit thu được từ cách nào sau đây?

A. Cho dư dung dịch HCl vào dung dịch natri aluminat.

B. Thổi khí CO2 vào dung dịch natri aluminat.

C. Cho dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3.

D. Cho Al2O3 tác dụng với nước

Câu 15: Các dung dịch MgCl2 và AlCl3 đều không màu. Để phân biệt 2 dung dịch này có thể dùng

dung dịch của chất nào sau đây?

A. NaOH. B. HNO3. C. HCl. D. NaCl.

Câu 16. Dung dịch có thể dùng để loại Al ra khỏi hỗn hợp Al và Fe là

A. dung dịch FeCl2. B. dung dịch FeCl3.

C. dung dịch AlCl3. D. dung dịch H2SO4 đặc nguội, dư.

Câu 17 Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do

A. nhôm là kim loại kém hoạt động. B. có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ.

C. có màng hiđroxit Al(OH)3 bền vững bảo vệ.D. nhôm có tính thụ động với KK và nước.

Câu 18: Chỉ dùng dung dịch KOH để phân biệt được các chất riêng biệt trong nhóm nào sau đây?

A. Zn, Al2O3, Al. B. Mg, K, Na. C. Mg, Al2O3, Al. D. Fe, Al2O3, Mg.

Câu 19: Hiện tượng nào xảy ra khi cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2 ?

A. Không có hiện tượng gì xảy ra. B. Ban đầu có kết tủa dạng keo, sau đó kết tủa tan một

phần.

C. Lượng kết tủa tăng dần đến cực đại, sau đó kết tủa tan dần đến hết.

D. Có kết tủa dạng keo và kết tủa không tan.

Câu 20:. Hiđroxit nào sau đây có tính lưỡng tính?

A. Al(OH)3. B. Zn(OH)2.

C. Be(OH)2. D. A, B, C đúng.

Câu 21: Các nguyên tố kim loại nào được sắp xếp theo chiều tăng của tính khử ?

A. al, Fe, Zn, Mg. B. Ag, Cu, Mg, Al.

C. Na, Mg, Al, Fe. D. Ag, Cu, Al, Mg.

Câu 22: Cho 3,78g bột Al phản ứng vừa đủ với dd muối XCl3 tạo thành dd Y. Khối lượng chất tan

trong dd Y giảm 4,06g so với dd XCl3. xác định công thức của muối XCl3 là chất nào sau đây?

A. FeCl3 B. CrCl3

C. BCl3 D. Không xác định được.

Câu 23: Criolit Na3AlF6 được thêm vào Al2O3 trong quá trình điện phân Al2O3 nóng chảy, để sản

xuất nhôm vì lí do nào sau đây?

A. Làm giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3, cho phép điện phân ở nhiệt độ thấp nhằm tiết

kiệm năng lượng.

B. Làm tăng độ dẫn điện của Al2O3 nóng chảy.

C. Tạo một lớp ngăn cách để bảo vệ nhôm nóng chảy khỏi bị oxi hoá.

D. A, B, C đúng.

Câu 24: Hợp kim nào sau đây không phải là của nhôm?

A. Silumin. B. Đuyara.

C. Electron D. Inox.

Câu 25: Loại quặng và đá quý nào sau đây có chứa nhôm oxit trong thành phần hoá học?

A. Boxit. B. Hồng ngọc.

C. Ngọc bích. D. A, B, C đúng.

Câu 26: Dung dịch muối AlCl3 trong nước có pH là:

A. = 7. B. < 7.

C. > 7. D. Không xác định.

Câu 27: Nhúng một thanh nhôm nặng 50g vào 400ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau một thời gian

lấy thanh nhôm ra cân nặng 51,38g. Khối lượng Cu thoát ra là:

A. 0,64g B. 1,28g

C . 1,92g D. 2,56

* HƯỚNG DẪN GIẢI VÀ ĐÁP SỐ

1B 2A 3B 4B 5A 6D 7A 8B 9C 10A 11D 12B 13C 14B 15A 16A 17B 18C 19C 20D

21D 22A 23D 24D 25D 26B 27C

Câu 22: Hướng dẫn:

Gọi A là nguyên tử khối của kim loại X.

Al + XCl3 AlCl3 + X

14,014,027

78,3 0,14

Ta có: (A + 35,5.3).0,14 – (133,5.0,14) = 4,06

Giải ra A = 56. Kim loại X là Fe và muối FeCl3.

Đáp án: A

Câu 27: Cách giải 1:

2Al + 3CuSO4 Al2(SO4)3 + 3Cu

x 1,5x

Đặt số mol Al phản ứng là x

Khối lượng vật sau phản ứng = mCu gp + mAl còn dư

= 1,5x x 64 + (50 - 27x) = 51,38

x = 0,02 (mol)

=> khối lượng Cu thoát ra: 0,02 x 1,5 x 64 = 1,92g

Cách giải 2:

Theo phương trình cứ 2mol Al 3mol Cu khối lượng tăng là: 3 x (64 - 54) = 138g

Vậy khối lượng tăng: 51,38 - 50 = 1,38g 0,03mol Cu

mCu = 0,03 x 64 = 1,92 (g)

Đáp án C.