17
Bài 3: Hình thành ý tưởng kinh doanh TXQTTH10_Bai3_v1.0015104224 29 BÀI 3 HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG KINH DOANH Hướng dn hc Để hc tt bài này, sinh viên cn tham kho các phương pháp hc sau: Hc đúng lch trình ca môn hc theo tun, làm các bài luyn tp đầy đủ và tham gia tho lun trên din đàn. Đọc tài liu: 1. Nguyn Ngc Huyn, Ngô ThVit Nga (Chbiên) (2014), Giáo trình Khi skinh doanh, Nhà xut bn Đại hc Kinh tế Quc dân, Hà Ni. 2. Robert D. Hisrich; M. Peter, Entrepreneurship, 8 th edition, Mc Graw Hill International Edition 2010. 3. Bruce R. Baringer và R. Duane Ireland, Entrepreneurship: Successfully Launching New Ventures, 4 th Global Edition, Pearson Education Limited, 2012. Sinh viên làm vi c theo nhóm và trao đổi vi gi ng viên tr c ti ếp t i l p hc hoc qua email. Tham kho các thông tin ttrang Web môn hc. Ni dung Bài 3 trong hc phn Khi skinh doanh nghiên cu nhng vn đề: Nhn din cơ hi kinh doanh. Ý tưởng kinh doanh. Đánh giá ý tưởng kinh doanh. Mc tiêu Thông qua vic phân tích cung và cu trên thtrường, chúng ta stho lun vn đề khác nhau quan trng gia ý tưởng và cơ hi, tđó nhn din được cơ hi kinh doanh, thông qua các knăng nhn din. Hình thành các ý tưởng kinh doanh, sdng các công c, mô hình để la chn và đánh giá ý tưởng kinh doanh.

BÀI 3 HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG KINH DOANHeldata2.neu.topica.vn/TXQTTH10/Giaotrinh/03_TXQTTH10_Bai3_v1... · Bài 3: Hình thành ý tưởng kinh doanh TXQTTH10_Bai3_v1.0015104224

  • Upload
    others

  • View
    44

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Bài 3: Hình thành ý tưởng kinh doanh

TXQTTH10_Bai3_v1.0015104224 29

BÀI 3 HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG KINH DOANH

Hướng dẫn học

Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:

Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.

Đọc tài liệu:

1. Nguyễn Ngọc Huyền, Ngô Thị Việt Nga (Chủ biên) (2014), Giáo trình Khởi sự kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

2. Robert D. Hisrich; M. Peter, Entrepreneurship, 8th edition, Mc Graw Hill International Edition 2010.

3. Bruce R. Baringer và R. Duane Ireland, Entrepreneurship: Successfully Launching New Ventures, 4th Global Edition, Pearson Education Limited, 2012.

Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.

Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học.

Nội dung

Bài 3 trong học phần Khởi sự kinh doanh nghiên cứu những vấn đề:

Nhận diện cơ hội kinh doanh.

Ý tưởng kinh doanh.

Đánh giá ý tưởng kinh doanh.

Mục tiêu

Thông qua việc phân tích cung và cầu trên thị trường, chúng ta sẽ thảo luận vấn đề khác nhau quan trọng giữa ý tưởng và cơ hội, từ đó nhận diện được cơ hội kinh doanh, thông qua các kỹ năng nhận diện.

Hình thành các ý tưởng kinh doanh, sử dụng các công cụ, mô hình để lựa chọn và đánh giá ý tưởng kinh doanh.

Bài 3: Hình thành ý tưởng kinh doanh

30 TXQTTH10_Bai3_v1.0015104224

Tình huống dẫn nhập

Năm 2008, Ashish Rangnekar đang làm việc cả ngày và anh chuẩn bị thi GMAT. Anh làm tất cả những công việc bình thường để chuẩn bị cho kì thi, chẳng hạn như mua sách để luyện thi và tham dự các kì thi thử. Vác theo những quyển sách nặng và cố gắng thu xếp thời gian để chuẩn bị thi là những việc anh đã trả qua hết sức vất vả. Khi anh có thời gian để học thì anh lại không mang theo sách và khi anh mang theo sách thì lại không có thời gian để học. Anh nghĩ “Liệu có cách nào tốt hơn để quán lý quá trình này hay không?”. Cùng thời gian với việc Rangnekar tham dự kì thi GMAT, sản phẩm IPHONE ra mắt trên thị trường, và Rangnekar là một trong những người xếp hàng chờ để có được một sản phẩm cho mình.

Các bạn thử nghĩ và đưa ra ý tưởng cho Ashish Rangnekar trong tình huống này?

Bài 3: Hình thành ý tưởng kinh doanh

TXQTTH10_Bai3_v1.0015104224 31

3.1. Nhận diện cơ hội kinh doanh

3.1.1. Cơ hội kinh doanh

Có thể nói, các nhân tố cũng như điều kiện tự nhiên, công nghệ - kỹ thuật, xã hội, kinh tế,… luôn vận động một cách khách quan ngoài ý muốn chủ quan của con người. Bản thân các nhân tố đó tác động qua lại với nhau và tác động với nhau theo các tính qui luật nhất định. Chính sự vận động có tính qui luật đó có thể tạo ra các điều kiện thuận lợi hoặc gây khó khăn cho các hoạt động kinh doanh nhất định. Cần chú ý rằng, mọi sự vật và hiện tượng luôn ở trạng thái vận động không ngừng nên ở một thời điểm hay thời kỳ cụ thể nhất định có thể môi trường kinh doanh tạo ra cơ hội cho một hoạt động kinh doanh cụ thể thì khi qua thời điểm hoặc thời kỳ đó, cơ hội kinh doanh sẽ không còn; thậm chí còn có thể tạo ra nguy cơ cho hoạt động kinh doanh đó. Bất cứ thị trường nào lúc đầu khi nhu cầu cụ thể của con người chưa được đáp ứng thì tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp đáp ứng cầu thị trường. Khi nhu cầu cụ thể đã đáp ứng đến độ bão hòa thì không còn là cơ hội mà là nguy cơ cho nhiều doanh nghiệp đang kinh doanh sản phẩm/dịch vụ đáp ứng nhu cầu đó. Chẳng hạn, một trường học, cơ quan chính quyền thường tạo cơ hội cho dịch vụ photo copy ở xung quanh; nhưng khi nhiều cửa hàng cùng mở ở một khu vực nhỏ sẽ không còn là cơ hội nữa.

Những người khởi sự nhận ra một cơ hội kinh doanh nào đó và biến cơ hội thành công việc kinh doanh thành công. Một cơ hội có triển vọng sẽ tạo ra sản phẩm/dịch vụ đáp ứng một nhu cầu mới nào đó của con người hoặc tạo ra công việc kinh doanh mới. Hầu hết sự mạo hiểm kinh doanh đều bắt đầu từ một trong hai cách. Thứ nhất, một vài sự mạo hiểm bắt nguồn từ những kích thích bên ngoài. Thứ hai, ở nhiều trường hợp khác ý tưởng lại xuất hiện từ sự kích thích bên trong. Người khởi sự nhận ra vấn đề hay khoảng trống cơ hội và tạo ra công việc kinh doanh để lấp đầy nó.

Hình 3.1. Bốn yếu tố của một cơ hội kinh doanh

(Bruce R. Baringer và R. Duane Ireland, Entrepreneurship: Successfully Launching New Ventures, Pearson Education Limited, 2012)

Người khởi sự có thể bắt đầu công việc kinh doanh rất hứa hẹn với một trong hai cách này, cơ hội được chắc chắn nhận diện. Việc xác định sản phẩm/dịch vụ, cơ hội kinh doanh nếu không đơn thuần là sự khác biệt phiên bản của một cái gì đó đã có là rất khó. Một lỗi chung mà những người khởi sự thường mắc trong quá trình nhận diện cơ

Bài 3: Hình thành ý tưởng kinh doanh

32 TXQTTH10_Bai3_v1.0015104224

hội là đem những giá trị của sản phẩm/dịch vụ hiện tại mà họ thích hay đam mê và sau đó cố gắng xây dựng công việc kinh doanh xoay quanh sản phẩm/dịch vụ đó. Mặc dù cách tiếp cận này là hợp lý, nhưng không thường xuyên như thế. Điểm mấu chốt của việc nhận ra cơ hội là xác định được sản phẩm/dịch vụ mà khách hàng cần và sẵn sàng mua; chứ không phải sản phẩm/dịch vụ mà người khởi sự muốn tạo ra và bán chúng.

Một cơ hội kinh doanh có 4 đặc trưng căn bản: đó là (1) tính hấp dẫn, (2) tính bền vững, (3) tính thời điểm, (4) duy trì sản phẩm/dịch vụ hoặc công việc kinh doanh mà nó tạo ra giá trị gia tăng cho người mua và người sử dụng cuối cùng.

Điều quan trọng là phải hiểu rằng có sự khác biệt giữa cơ hội và ý tưởng. Một ý tưởng là một suy nghĩ, một ấn tượng, hay một quan điểm. Một ý tưởng có thể hoặc không thể gắn với tiêu chí của một cơ hội. Đây là điểm có tính quyết định bởi sự kinh doanh mạo hiểm thất bại không phải vì các doanh nhân không tích cực tìm kiếm cơ hội mà bởi vì không có cơ hội thực để bắt đầu. Trước khi tìm kiếm những ý tưởng kinh doanh, chúng ta cần phải hiểu được thế nào là ý tưởng lấp đầy một nhu cầu cũng như thế nào là đáp ứng các chỉ tiêu cho một cơ hội kinh doanh.

Cuối cùng, cần nhận thức rằng cơ hội thì có thể có, có thể vẫn đang tồn tại nhưng nếu người khởi sự không nhận thức được, không hình thành được ý tưởng tận dụng cơ hội, biến cơ hội thành hiện thực thì cơ hội mãi mãi sẽ vẫn chỉ là cơ hội.

3.1.2. Nhận diện cơ hội kinh doanh

Có ba cách tiếp cận mà các doanh nhân sử dụng để nhận diện cơ hội kinh doanh. Khi biết được tầm quan trọng của mỗi cách tiếp cận, chúng ta sẽ chắc chắn tìm kiếm được các cơ hội và các ý tưởng phù hợp.

3.1.2.1. Nhận diện cơ hội từ các khuynh hướng thay đổi trong cuộc sống

Khi nhìn vào những khuynh hướng của môi trường kinh doanh để nhận thấy những ý tưởng kinh doanh mới, thì có hai điều cần ghi nhớ: một là, vấn đề quan trọng là phải phân biệt giữa khuynh hướng và tính nhất thời. Vấn đề kinh doanh mới không có nguồn lực điển hình đủ làm nổi lên lợi thế của cái nhất thời. Hai là, mặc dù chúng ta thảo luận từng khuynh hướng riêng lẻ, nhưng chúng có sự kết nối và được coi là tương tác với nhau khi thảo luận ra ý tưởng mới. Ví dụ, một nguyên nhân mà điện thoại thông minh trở nên thông dụng là bởi vì nó tạo ra lợi nhuận từ một số khuynh hướng tại một thời điểm, bao gồm sự tăng dân số (khuynh hướng xã hội), sự thu nhỏ liên tục các thiết bị điện tử (khuynh hướng công nghệ) và khả năng của chúng giúp con người quản trị tốt hơn tiền bạc qua ngân hàng điện tử đối với việc mua sắm (khuynh hướng kinh tế). Nếu một trong những khuynh hướng này không hiện ra thì điện thoại thông minh sẽ không thành công như nó đã thành công và sẽ không chứa đựng nhiều hứa hẹn cho sự thành công.

Thứ nhất, các khuynh hướng kinh tế

Hiểu biết được khuynh hướng kinh tế sẽ có lợi khi quyết định khu vực nào các cơ hội kinh doanh chín muồi cũng như các khu vực cần tránh. Khi nền kinh tế tăng trưởng, con người chi tiêu nhiều và sẵn sàng chi trả để mua những sản phẩn/dịch vụ có ích để nâng cao cuộc sống của mình. Ngược lại, khi nền kinh tế yếu kém, con người không chỉ chi tiêu ít đi mà còn không sẵn sàng chi tiêu khoản tiền mình

Bài 3: Hình thành ý tưởng kinh doanh

TXQTTH10_Bai3_v1.0015104224 33

có; họ sợ rằng khi nền kinh tế trở nên xấu hơn thì họ có thể bị mất việc bởi vì nền kinh tế suy thoái. Một nghịch lý là, nền kinh tế suy thoái có thể tạo ra cơ hội kinh doanh để khởi sự và giúp người tiêu dùng tiết kiệm. Nền kinh tế tăng trưởng hay yếu kém cũng đều tạo ra cơ hội cho các hãng để bán sự nâng cấp và các hạng mục hàng ngày ở mục “giảm giá”. Hiểu được các khuynh hướng kinh tế cũng giúp người khởi sự tìm ra những trường hợp cần tránh. Chẳng hạn, hiện nay không phải thời điểm tốt để bắt đầu kinh doanh dựa vào các nhiên liệu hóa thạch (fossil fuel) như hãng hàng không, xe tải hay thậm chí kinh doanh các hoạt động liên quan đến vận chuyển ở địa phương như kinh doanh taxi vì giá xăng quá cao. Đó là vài danh mục sản phẩm chịu ảnh hưởng khá lớn của xu hướng thay đổi kinh tế.

Thứ hai, các khuynh hướng xã hội

Hiểu được các khuynh hướng thay đổi xã hội và sự tác động của các khuynh hướng này đến việc kinh doanh sản phẩm/dịch vụ cụ thể. Thông thường, một lý do mà sản phẩm/dịch vụ tồn tại là thỏa mãn một/các nhu cầu xã hội hơn là việc lấp đầy nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ đang có. Các cửa hàng đồ ăn nhanh là một ví dụ, bởi vì thực tế, không phải con người thích đồ ăn nhanh mà bởi vì cuộc sống quá bận rộn khiến họ không có thời gian để nấu nướng các bữa ăn. Tương tự như vậy, các trang mạng xã hội như Facebook hay Twitter phổ biến không phải bởi vì chúng có thể đưa các thông tin hay hình ảnh lên mạng; chúng trở nên phổ biến bởi chúng cho phép người ta nhanh chóng, thậm chỉ tức thời kết nối và giao tiếp với nhau - đó là một xu hướng tất yếu.

Sự thay đổi các khuynh hướng xã hội đã thay đổi hành vi của doanh nghiệp và con người và họ sẽ phải thiết lập những ưu tiên. Những sự thay đổi này ảnh hưởng tới việc sản phẩm/dịch vụ được tạo ra và bán như thế nào.

Mỗi khuynh hướng này đều thúc đẩy các ý tưởng kinh doanh mới. Sự xuất hiện của các loại năng lượng làm xuất hiện các ý tưởng kinh doanh từ năng lượng mặt trời đến nhiên liệu sinh học

Thứ ba, các khuynh hướng tiến bộ công nghệ

Những tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ thường có mối liên quan tới sự thay đổi kinh tế và xã hội nhằm tạo ra các cơ hội mới. Những tiến bộ trong công nghệ không dây đã thiết lập nên hệ thống này một cách có thể. Trong hầu hết mọi tình huống, công nghệ không phải là chìa khóa để nhận ra cơ hội kinh doanh. Thay vào đó, chìa khóa để nhận ra công nghệ được sử dụng như thế nào giúp thỏa mãn nhu cầu cơ bản hay nhu cầu thường xuyên thay đổi của con người. Tiến bộ công nghệ cũng cung cấp những cơ hội để giúp con người hoàn thành công việc hàng ngày của mình tốt hơn và thuận tiện hơn.

Một khía cạnh khác của tiến bộ công nghệ là khi công nghệ được tạo ra, thì sản phẩm mới cũng được ra đời. Chẳng hạn như khi ipod, iphone, ipad của Apple được tạo ra thì những ngành sản xuất thiết bị đi kèm cũng được hình thành.

Thứ tư, những khuynh hướng thay đổi về luật pháp và chính trị

Sự thay đổi về luật pháp và chính trị có thể tạo cơ hội mới. Chẳng hạn, khi bộ luật mới tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp bắt đầu công việc kinh doanh của mình để giúp cho các doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức chính phủ thực thi theo luật.

Bài 3: Hình thành ý tưởng kinh doanh

34 TXQTTH10_Bai3_v1.0015104224

Một vài doanh nghiệp và ngành quá phụ thuộc vào qui định chính phủ đến nỗi sự tồn tại của nó bị đe dọa bởi sự thay đổi các qui định. Chẳng hạn một doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thu nhập chính từ các dịch vụ chăm sóc người già dựa trên mức độ dịch vụ chăm sóc đối với khách hàng. Lợi nhuận của doanh nghiệp nhạy cảm cao với bất kì sự thay đổi nào trong chính sách hoàn trả của dịch vụ chăm sóc sức khỏe người già.

Sự thay đổi của chính trị cũng tạo ra sự cơ hội kinh doanh mới và sản phẩm mới. Sự bất ổn về chính trị toàn cầu và sự đe dọa khủng bố đã gây ra cho nhiều hãng trở nên ý thức hơn về vấn đề an ninh. Những doanh nghiệp này cần có những sản phẩm/dịch vụ mới để bảo vệ tài sản và sự phát triển cũng giống như bảo vệ khách hàng và người lao động. Ngành lưu trữ dữ liệu ngày càng mở rộng vì khuynh hướng mới này có cảm giác như nhu cầu về dữ liệu ngày càng được bảo vệ nhiều hơn so với trước đây.

3.1.2.2. Cách thức giải quyết một vấn đề

Cách tiếp cận thứ hai phát hiện ra cơ hội là nhận diện vấn đề và tìm ra cách để giải quyết. Những vấn đề này có thể được nhận ra bởi sự quan sát những thách thức mà con người gặp phải trong cuộc sống hàng ngày và thông qua những phương tiện đơn giản như trực giác, khả năng may mắn và cơ hội. Có rất nhiều vấn đề vẫn chưa được giải quyết. Bàn luận về vấn đề này và chú ý đến những vấn đề có thể dẫn chúng ta đến nhận diện ý tưởng kinh doanh. Có thể nói, mỗi vấn đề đều có thể dẫn đến cơ hội, chẳng qua là chúng được ngụy trang một cách tài tình thôi.

Tiến bộ công nghệ thường tạo ra cho con người không thể sử dụng được công nghệ theo cách được bán cho số đông. Một vài vấn đề được giải quyết bởi các doanh nhân xử lý vấn đề một cách khác biệt so với cách mọi người thường nghĩ tới như trước đây và sau đó tìm ra giải pháp cho phù hợp. Một vài ý tưởng kinh doanh được lượm lặt bởi việc nhận ra vấn đề có liên quan đến các khuynh hướng mới nổi. Chẳng hạn, ý tưởng được tạo ra bởi dịch vụ Web mà có thể giúp cho cha mẹ bảo vệ được con mình trên mạng an toàn. Khuynh hướng xã hội hướng các hoạt động online bởi smartphone khiến cho con người có thể kết nối với nhau, nhưng dẫn tới vấn đề là chúng ta không thể có điện để sạc được điện thoại liên tục. Một số công ty, đã tạo ra năng lượng mặt trời cho smartphone.

3.1.2.3. Tìm kiếm khoảng trống thị trường

Có nhiều ví dụ về sản phẩm/dịch vụ mà người tiêu dùng muốn hoặc cần nhưng không có tại thị trường địa phương, hoặc chưa hề có. Khoảng trống sản phẩm/dịch vụ trong thị trường đại diện cho những cơ hội kinh doanh tiềm năng khả thi. Ví dụ, lúc đầu quần áo Jeans chỉ được thiết kế dùng cho nam giới, mà không được thiết kế riêng cho nữ giới. Để lấp đầy khoảng trống này, người ta đã thiết kế ra những sản phẩm dành cho phụ nữ, thể hiện sự khỏe khoắn của nữ giới.

Cách thông thường để nhận ra những khoảng trống đó là khi người ta chán nản bởi không thể tìm được một sản phẩm hay dịch vụ mà họ cần và nhận ra rằng những người khác cũng cảm thấy như vậy. Ví dụ trên thị trường thời trang, có những người cảm thấy chán nản khi họ không thể tìm được những chiếc quần áo cỡ lớn đẹp phù

Bài 3: Hình thành ý tưởng kinh doanh

TXQTTH10_Bai3_v1.0015104224 35

hợp với họ. Phản ứng lại với sự chán nản đó, họ lập ra một cửa hàng bán những chiếc quần áo ngoại cỡ đáng yêu và sành điệu. Và ý tưởng này thể hiện sự hấp dẫn là khi nó được triển khai đúng lúc bằng việc đáp ứng lại với sự đồng cảm với những khách hàng đặc biệt. Điều đó rất tuyệt vời, khi bạn chấp nhận rủi ro và nhận lại những gì xứng đáng và mọi người nói với bạn điều đó hàng ngày.

3.1.3. Kỹ năng nhận diện cơ hội kinh doanh

3.1.3.1. Sử dụng kinh nghiệm trong quá khứ

Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng những kinh nghiệm trong quá khứ trong một ngành công nghiệp giúp những doanh nhân nhận ra cơ hội kinh doanh. Điều này thống nhất với những nghiên cứu của Hiệp hội Quốc gia những doanh nghiệp độc lập theo thời gian. Có một số những lời giải thích cho những nghiên cứu trên. Bằng việc làm việc trong một ngành công nghiệp, một cá nhân có thể phát hiện một thị trường ngách chưa được phục vụ. Đó cũng là một khả năng có được khi làm việc trong một khu vực riêng, một cá nhân xây dựng nên một mạng lưới quan hệ xã hội trong ngành công nghiệp có thể đưa ra những cái nhìn sâu sắc dẫn tới cơ hội.

Một khi doanh nhân khởi sự, những cơ hội mạo hiểm trở thành hiển nhiên. Điều này được gọi là nguyên lý hành lang; nguyên lý chỉ ra rằng một khi người khởi sự bắt đầu một cuộc hành trình trên một con đường gọi là “hành lang” dẫn dắt những cơ hội mạo hiểm trở nên rõ ràng. Cái nhìn sâu sắc cung cấp bởi nguyên lý này là chỉ đơn giản khi ai đó khởi sự và chìm đắm trong một ngành công nghiệp, sẽ dễ dàng cho người đó nhìn ra những cơ hội mới hơn là những người đứng nhìn từ bên ngoài vào ngành công nghiệp đó.

3.1.3.2. Nhạy bén trong phát hiện cơ hội kinh doanh

Nhạy bén kinh doanh được định nghĩa như là khả năng nhận thức những điều mà không cần phải khảo sát kĩ lưỡng về nó. Phần lớn các doanh nhân nhìn thấy chính họ trong trường hợp này, tin rằng họ nhạy bén hơn những người khác. Sự nhạy bén là một kĩ năng có thể học hỏi nói chung và những người có nhiều kiến thức trong một lĩnh vực đường như nhạy bén hơn với những cơ hội trong lĩnh vực đó hơn người khác. Một kĩ sư vi tính, ví dụ, sẽ nhạy bén hơn với những nhu cầu và cơ hội trong ngành công nghiệp máy tính hơn là một luật sư.

Những phát hiện về sự nhạy bén kinh doanh là hỗn tạp. Một số nhà nghiên cứu kết luận rằng sự nhạy bén đi xa hơn phát hiện và bỏ nhiều nỗ lực có mục đích hơn vào đó. Ví dụ, một học giả tin rằng sự khác nhau quan trọng giữa những người tìm kiếm cơ hội (doanh nhân) và những người không tìm kiếm là sự đánh giá liên quan của họ đối với thị trường. Nói cách khác, những doanh nhân có thể tốt hơn người khác trong việc mở rộng thị trường và suy luận sâu sắc hơn.

3.1.3.3. Sử dụng các quan hệ xã hội

Một ý tưởng quan trọng chỉ ra tầm quan trọng của mạng lưới xã hội đối với nhận thức cơ hội kinh doanh là tác động khác biệt của các mối quan hệ gắn bó và các mối quan hệ thông thường. Các mối quan hệ với người khác được gọi là “ràng buộc” đều có những sợi dây nhất định. Những sợi dây ràng buộc quan hệ chắc chắn được dựng nên

Bài 3: Hình thành ý tưởng kinh doanh

36 TXQTTH10_Bai3_v1.0015104224

bởi giao tiếp thường xuyên và những ràng buộc với bạn bè, đồng nghiệp của vợ hoặc chồng. Những ràng buộc quan hệ yếu được hình thành bởi tương tác không thường xuyên và những ràng buộc với những mối quan hệ quen biết đơn giản. Theo nghiên cứu trong lĩnh vực này, một doanh nhân có khả năng tìm ra ý tưởng kinh doanh mới tốt hơn thông qua những ràng buộc quan hệ yếu hơn là một mối quan hệ bền vững bởi những mối quan hệ chắc chắn thường được tạo nên bởi những đầu óc tương đồng, có xu hướng củng cố những cái nhìn sâu sắc và những ý tưởng mà những cá nhân sẵn có. Mối quan hệ ràng buộc yếu, ngược lại, được tạo nên giữa những mối quan hệ đơn giản, không có xu hướng giữa những người có trí óc tương đồng, vì thế một người có thể nói điều gì đó để người khác bật ra một ý tưởng hoàn toàn mới.

3.1.3.4. Tư duy sáng tạo

Đối với cá nhân, quá trình sáng tạo có thể được chia thành năm bước được chỉ ra trong hình 3.2. Hãy kiểm tra xem những bước đó liên quan tới quá trình nhận thức cơ hội kinh doanh như thế nào. Trong biểu đồ, những mũi tên nằm ngang chỉ từ bước này sang bước khác cho thấy quá trình sáng tạo trải qua năm bước. Những mũi tên nằm dọc cho thấy rằng ở tất cả mọi bước, một cá nhân (một doanh nhân chẳng hạn) bế tắc hoặc không có đủ thông tin hay cái nhìn sâu sắc để tiếp tục, lựa chọn tốt nhất là quay về bước chuẩn bị để trang bị nhiều kiến thức hoặc kinh nghiệm hơn trước khi tiếp tục sáng tạo.

Hình 3.2. Năm bước tạo ra các ý tưởng sáng tạo

3.2. Ý tưởng kinh doanh và đánh giá ý tưởng kinh doanh

3.2.1. Khái niệm ý tưởng kinh doanh

Có thể hiểu đơn giản ý tưởng kinh doanh là ý tưởng về một hoạt động kinh doanh. Vấn đề là ở chỗ, ý tưởng thì luôn có rất nhiều; ý tưởng kinh doanh cũng không ít song không phải ý tưởng kinh doanh nào cũng dẫn đến đảm bảo cho hoạt động kinh doanh thành công. Muốn thành công, người khởi sự cần có ý tưởng kinh doanh tốt. Ý tưởng kinh doanh tốt là ý tưởng kinh doanh đảm bảo tính khả thi và có thể dẫn đến thành công. Như thế, trong cả rừng ý tưởng kinh doanh, người khởi sự phải tìm kiếm ý tưởng kinh doanh tốt – ý tưởng có thể đem đến sự thành công cho hoạt động kinh doanh của mình.

Một doanh nghiệp mới nếu chỉ sản xuất những sản phẩm/dịch vụ hiện tại và bán chúng ở những thị trường hiện tại thì đó hẳn chưa phải là một ý tưởng kinh doanh tốt. Nhưng nếu doanh nghiệp biết tạo ra những cái mới, cái khác biệt trong sản phẩm của mình thì sẽ tạo ra những cơ hội thành công cho mình khi gia nhập thị trường.

Chuẩn bị Ươm mầm Nhìn nhận vấn đề

Đánh giá Xác định cơ hội

Bài 3: Hình thành ý tưởng kinh doanh

TXQTTH10_Bai3_v1.0015104224 37

Muốn thành công, ý tưởng kinh doanh phải tạo ra được lợi thế cạnh tranh không những lấp đầy được nhu cầu mới mà nó còn mang lại giá trị hoặc dịch vụ tốt hơn cho khách hàng. Lợi thế cạnh tranh được tạo ra từ việc hình thành sản phẩm/dịch vụ mới, cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho thị trường hoàn toàn mới, sử dụng công nghệ - kỹ thuật mới tạo ra sản phẩm/dịch vụ với tính ưu việt hơn hẳn so với sản phẩm/dịch vụ đang có hoặc tạo ra cách thức kinh doanh mới tiến bộ hơn nhiều so với cách thức kinh doanh đang có.

Có thể tóm tắt các trường hợp sau:

Sản phẩm/dịch vụ mới có thể được hình thành từ những phát minh mới hoặc bắt đầu từ sự cải tiến các sản phẩm/dịch vụ đã có. Ý tưởng kinh doanh xuất phát từ những phát minh mới thường không dễ dàng khi bắt đầu một công việc kinh doanh. Bởi vì việc phát minh ra những sản phẩm hoặc dịch vụ mới thường gắn liền với sự yêu thích khi sáng tạo cho nên thường thì người sáng tạo ra sản phẩm/dịch vụ mới không quan tâm nhiều đến nhu cầu thị trường. Điều này gây nhiều khó khăn khi khởi sự kinh doanh. Và khi bắt đầu kinh doanh từ những phát minh mới, doanh nghiệp lại cần phải có bằng sáng chế cũng như việc thử nghiệm nó. Nhưng để đạt được điều đó thì cần rất nhiều công sức, tiền bạc cũng như thời gian. Còn ý tưởng kinh doanh xuất phát từ sự cải tiến hay đổi mới sản phẩm/dịch vụ đã có sẽ dễ dàng hơn. Cải tiến hay đổi mới sản phẩm là việc cải thiện những sản phẩm hiện tại, có thể là thay đổi trọng lượng, hình dáng, màu sắc trong việc sử dụng chất liệu mới, hoặc là thêm các chức năng mới,... Đôi khi việc cải tiến cũng cần phải có bằng sáng chế hay một sự thử nghiệm, tuy nhiên nó không phức tạp như đối với một phát minh mới vì nó đã có nền tảng trên sản phẩm hiện tại đã được tiêu dùng trong thực tế.

Có thể phát minh ra công nghệ mới hay thiết bị máy móc mới. Tạo ra công nghệ mới có tính ưu việt cao hơn công nghệ đang có thường dẫn đến năng suất cao hơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn, chi phí thấp hơn nên tạo ra lợi thế cạnh tranh thực sự so với các đối thủ vẫn đang sử dụng công nghệ cũ. Điều tương tự cũng xảy ra khi sáng tạo ra máy móc thiết bị mới. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng trong trường hợp sáng tạo ra máy móc thiết bị mới thường không lớn như ảnh hưởng khi sáng tạo ra công nghệ mới.

Việc sáng tạo ra vật liệu mới để tạo ra sản phẩm/dịch vụ đang cung cấp cũng là một trong các trường hợp tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ đang sử dụng vật liệu cũ. Thông thường, nếu tạo ra được vật liệu mới thay thế vật liệu đang khan hiếm thì lợi thế rất rõ ràng.

Việc tìm ra một thị trường mới hoặc một khu vực thị trường mà ở đó nhu cầu đang vượt quá cung cũng đồng nghĩa với việc tạo cơ hội mới cho doanh nhân có thể khởi sự.

Có thể tạo ra một cách thức tổ chức mới trong quá trình sản xuất cũng như trong phân phối. Chẳng hạn, Ford Việt Nam không chế tạo được xe ô tô nhưng họ tạo ra được một dây chuyền lắp ráp mà có thể nói đó là một tổ chức mới. Điều này tạo ra cho doanh nghiệp có lợi thế đưa ra giá rẻ, chất lượng, dịch vụ tốt hơn.

Bài 3: Hình thành ý tưởng kinh doanh

38 TXQTTH10_Bai3_v1.0015104224

3.2.2. Phương pháp tìm kiếm, sáng tạo ý tưởng kinh doanh

3.2.2.1. Phương pháp kinh nghiệm

Kinh nghiệm là phương pháp đơn giản được áp dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong nhiều trường hợp ở lĩnh vực sáng tạo ý tưởng kinh doanh cũng rất cần sử dụng phương pháp kinh nghiệm.

Theo phương pháp này, trong thực tế cách thức giải quyết một vấn đề nào đó thường đã có sẵn, thường trực; vấn đề chỉ là ở chỗ người khởi sự tác động vào vỏ não để tư duy về một vấn đề mới phát sinh theo các kiến thức mình đã tích lũy được. Vì thế, phương pháp này thường nhanh và tốn ít công sức.

Mặt khác, cũng không bao giờ một người nào đó chỉ áp dụng thống kê kinh nghiệm mà cải tiến/hoàn thiện được một sản phẩm/dịch vụ hoặc qui trình tạo ra sản phẩm/dịch vụ cung cấp cho khách hàng mà không sử dụng kỹ năng tư duy sáng tạo. Vì thế, nói phương pháp ở đây cũng chỉ là một cách nói tương đối mà chính xác hơn phải sử dụng thuật ngữ phương pháp chủ yếu dựa vào kinh nghiệm.

3.2.2.2. Phương pháp tư duy sáng tạo

Tư duy sáng tạo là phương pháp có thể áp dụng cho mọi lĩnh vực hoạt động của loài người; đặc biệt là các hoạt động nghiên cứu sáng tạo.

Để có thể nghiên cứu và sáng tạo cần có thông tin về các vấn đề có liên quan; thông tin về các vấn đề có liên quan càng đầy đủ, càng tốt. Vậy, làm gì để có thông tin? Người sáng tạo phải có kỹ năng xác định các thông tin cần thiết cũng như phương thức và địa chỉ cung cấp thông tin cần thiết và phải có kỹ năng thu thập chúng. Trên nền tảng các thông tin về môi trường cũng như cơ hội kinh doanh người khởi sự cần có tư duy sáng tạo để sáng tạo ra ý tưởng kinh doanh cụ thể.

Để tư duy sáng tạo, có nhiều phương pháp cụ thể hơn mà dưới đây đề cập đến các phương pháp chủ yếu:

Thứ nhất, phương pháp sáng tạo tự do

Tư duy sáng tạo liên quan đến hoạt động của não bộ con người. Các nhà nghiên cứu đã thống nhất hai bán cầu não của con người có cách thức xử lý thông tin khác nhau:

o Bán cầu não trái thực hiện các chức năng điều khiển lý trí, tư duy lập luận.

o Bán cầu não phải điều khiển các phương thức tư duy trực quan, phi lý trí.

Con người sử dụng cả hai bán cầu não, chuyển thông tin từ bán cầu não này sang bán cầu não kia trong quá trính sáng tạo. Nếu để mỗi con người tự thực hiện sự sáng tạo, người ta gọi là phương pháp sáng tạo tự do.

Thứ hai, phương pháp sáng tạo nhóm

Sáng tạo nhóm là hoạt động một nhóm người cùng thực hiện quá trình sáng tạo. Nhóm không nên nhiều quá và cũng không nên có ít người quá: tốt nhất nếu tập hợp được nhóm 5-10 người.

Michael Gorbon đã đề nghị sử dụng 10 qui tắc tập kích não để tăng cường khả năng sáng tạo của nhóm:

o Xác định rõ mục đích.

o Lựa chọn người tham gia.

Bài 3: Hình thành ý tưởng kinh doanh

TXQTTH10_Bai3_v1.0015104224 39

o Lựa chọn người giám sát.

o Tập kích não tự nhiên.

o Không phê bình, chỉ trích, không tiêu cực.

o Ghi lại ý tưởng một cách đầy đủ.

o Tạo ra những khoảng trống.

o Ngăn tình trạng chỉ bám vào một ý tưởng.

o Chỉ đưa ra ý tưởng hứa hẹn nhất.

o Chắt lọc và ưu tiên.

Dưới đây là một số kỹ thuật có thể sử dụng:

Một là, kỹ thuật brainstorming

Một cách thông thường để tạo ra ý tưởng kinh doanh mới là thông qua brainstorming. Nói chung, brainstorming đơn giản là quá trình tạo ra một vài ý tưởng về chủ đề cho trước. Phạm vi tiếp cận từ một người đang ngồi với một tờ giấy và viết xuống những ý tưởng kinh doanh thú vị đến một phiên brainstorming chính quy dẫn dắt bởi những người điều hành với sự tham gia của một nhóm người.

Hai là, thảo luận nhóm tập trung

Một nhóm tập trung tập hợp từ 5 đến 10 người được lựa chọn dựa trên các mối quan hệ của họ để tiến hành bàn bạc và thảo luận. Mặc dù một nhóm tập trung được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau nhưng mô hình này có thể giúp tìm ra những ý tưởng kinh doanh mới lạ.

3.2.2.3. Phương pháp sử dụng thư viện và tìm kiếm trên internet

Phương pháp thứ ba để tìm kiếm một ý tưởng kinh doanh là sử dụng sách trong thư viện hoặc tìm kiếm trên Internet. Một khuynh hướng tự nhiên của con người trong quá trình tìm kiếm ý tưởng là nghĩ sẽ lựa chọn ý tưởng nào trước và sau đó quá trình tìm kiếm ý tưởng mới bắt đầu. Đây là cách tiếp cận theo đường thẳng. Thông thường, ý tưởng xuất sắc nhất sẽ xuất hiện khi các khái niệm, ý kiến hay thông tin về ý tưởng được tìm thấy thông qua thư viện hoặc công cụ tim kiếm trên Internet. Điều này có thể so sánh với hình ảnh người khởi sự là một chuyên viên đang thiết kế một trò chơi điện tử, còn Internet chính là công cụ cung cấp một cái nhìn bao quát toàn bộ thị trường trò chơi điện tử; và sau khi tham khảo Internet người khởi sự sẽ quyết định nên thiết kế loại trò chơi nào là tốt nhất.

Tìm kiếm trên Internet cũng rất quan trọng. Nếu người khởi sự bắt đầu với một mớ hỗn độn và chưa biết phải làm gì, đơn giản người khởi sự có thể gõ cụm từ “ý tưởng kinh doanh mới” vào Google hoặc Yahoo! Các trang này sẽ dẫn người khởi sự tới các bài báo và tạp chí viết về những ý tưởng mới nhất và có sức hút nhất hiện nay. Mặc dù nội dung của các bài báo này có cách viết khá chung chung, nhưng nó sẽ là điểm khởi đầu khi người khởi sự muốn tìm ra một cơ hội kinh doanh trong mớ bong bong. Còn nếu người khởi sự đã có một ý tưởng rõ ràng ở trong đầu và biết cách sử dụng một công cụ rất hữu ích là thiết lập Google hoặc Yahoo! Gửi tin nhắn vào hộp thư theo từ khóa liên quan đến các chủ đề mà người khởi sự đang quan tâm. Các kết quả mà Google hoặc Yahoo! cung cấp sẽ là những tin nhắn cập nhật thông tin mới từ nhất

Bài 3: Hình thành ý tưởng kinh doanh

40 TXQTTH10_Bai3_v1.0015104224

báo, tạp chí, báo cáo, blog theo từ khóa mà người khởi sự tìm kiếm. Đây là một dịch vụ miễn phí và sẽ cung cấp cho người khởi sự những tài liệu chuyên sâu và có giá trị.

3.2.2.4. Các phương pháp khác

Ngoài ba phương pháp trên người khởi sự còn có thể sử dụng rất nhiều phương pháp khác nhau để tìm kiếm những ý tưởng mới. Một vài doanh nghiệp thành lập ban chuyên gia cố vấn sản phẩm thường xuyên bàn luận về nhu cầu, mong muốn và các vấn đề liên quan đến khách hàng có thể dẫn đến những phát minh mới. Một số doanh nghiệp khác lại sử dụng mô hình nhân chủng học, ví dụ như chương trình nghiên cứu khách hàng “một ngày trong cuộc sống thực”. Các doanh nghiệp này đều đặn gửi các nhóm điều tra viên đến nhà và cơ quan của người sử dụng để quan sát xem sản phẩm đang đang được sử dụng như thế nào và tìm ra ý tưởng mới về sản phẩm.

Cho dù các ý tưởng kinh doanh luôn xuất hiện quanh người khởi sự thì việc tìm kiếm các ý tưởng kinh doanh là một việc không dễ dàng. Một vài ý tưởng kinh doanh xuất phát từ những phân tích rất cụ thể về khuynh hướng thị trường hoặc nhu cầu người tiêu dùng, một vài ý tưởng khác lại xuất phát từ sự may mắn, có những ý tưởng lại xuất hiện một cách rất ngẫu nhiên ngoài sự tưởng tượng của người khởi sự. Dù nguồn gốc xuất hiện nào thì người khởi sự cũng nên tránh các ý tưởng kinh doanh sau: ý tưởng kinh doanh liên quan đến tội ác, ý tưởng đến các hoạt động kinh doanh trong các ngành lao động tay nghề thấp kém, các ngành kinh doanh bị tác động bởi môi trường quá khắc nghiệt,...

3.2.3. Đánh giá và lựa chọn ý tưởng kinh doanh

3.2.3.1. Đánh giá sơ bộ

Một ý tưởng kinh doanh tốt phải là ý tưởng phải tạo ra được sản phẩm/dịch vụ có lợi thế cạnh tranh. Để khởi sự kinh doanh, cần phải có ý tưởng kinh doanh tốt và có tính khả thi. Sau khi đã có một số ý tưởng kinh doanh nhất định, việc lựa chọn và tìm ra ý tưởng kinh doanh tốt và mang tính khả thi phải được đánh giá ở bước đánh giá sơ bộ ý tưởng kinh doanh thông qua ba ma trận cụ thể sau:

Bảng 3.1. Ma trận đánh giá ý tưởng kinh doanh

TT Ý tưởng Điểm qui ước Cho điểm ý tưởng

1 Sản phẩm mới, tổ chức mới 10

2 Sản phẩm mới 8

3 Sản phẩm hiện tại, cải tiến sản phẩm, tổ chức mới

6

4 Sản phẩm hiện tại, cải tiến sản phẩm 4

5 Sản phẩm hiện tại, tổ chức mới 2

6 Sản phẩm hiện tại 0

Thứ nhất, ma trận đánh giá tính tốt/xấu của ý tưởng (The idea assessment Matrix)

Ma trận gồm có các cột sau:

o Cột thứ nhất: số thứ tự, đánh số thứ tự từ 1 đến hết.

o Cột thứ hai: mô tả tính chất của ý tưởng kinh doanh cụ thể.

Bài 3: Hình thành ý tưởng kinh doanh

TXQTTH10_Bai3_v1.0015104224 41

o Cột thứ ba: đánh giá ý tưởng theo điểm qui ước.

o Cột thứ tư: xác định điểm ý tưởng của theo thang điểm qui ước.

Trong ma trận có thể qui định toàn bộ tiêu chí đưa ra được cho điểm từ 0 đến 10:

o Nếu như ý tưởng xuất hiện ở vị trí “Sản phẩm hiện tại, tổ chức mới”, thì điểm phân loại là 2 điểm.

o Nếu như nhờ vào tổ chức mới này có thêm phân đoạn mới, thì được cộng 4 điểm vào và toàn bộ điểm xếp hạng là 6.

o Nếu mục tiêu là vị trí thị trường mới thì cộng thêm 5 điểm vào “Sản phẩm hiện tại”.

o Nếu mục tiêu là phân đoạn mới thì cộng 4 điểm vào “Sản phẩm hiện tại, tổ chức mới”, cộng 3 điểm vào ”Sản phẩm hiện tại, cải tiến sản phẩm”; cộng 2 điểm vào “Sản phẩm hiện tại, cải tiến sản phẩm, tổ chức mới”; cộng 1 điểm vào “Sản phẩm mới”.

Với kết quả cụ thể, có thể đánh giá theo toàn bộ số điểm đạt được như sau:

o Từ 910 điểm: ý tưởng tuyệt vời.

o Từ 78 điểm: ý tưởng hay.

o Từ 56 điểm: ý tưởng trung bình.

o Dưới 5 điểm: ý tưởng tồi.

Tuy nhiên, với bất cứ công cụ nào cũng phải có sự đánh giá và bàn luận. Có thể có ý tưởng rất hay về ngành vật liệu thép hoặc thăm dò vũ trụ, nhưng nó đòi hỏi vốn rất lớn và không thể có tiền để đầu tư.

Thứ hai, ma trận đánh giá rủi ro (Risk assessment Matrix)

Rất nhiều khi vì một lý do nào đấy mà ý tưởng từ tuyệt với trở thành ý tưởng tồi. Đó là rủi ro. Ma trận đánh giá rủi ro như sau:

o Xác định xác suất xảy ra rủi ro từ thấp đến cao.

o Dự đoán tác động của mỗi rủi ro.

o Xác định vị trí trên ma trận.

Với mỗi góc vuông, liệt kê các rủi ro có thể gặp phải theo xác suất xảy ra và mức độ tác động. Nếu các rủi ro nằm ở góc vuông có mức độ tác động cao và xác suất xảy ra cao thì cần tiến hành lựa chọn ý tưởng kinh doanh khác.

Thứ ba, ma trận đánh giá tính hợp pháp của ý tưởng kinh doanh

Bước thứ ba là đánh giá xem ý tưởng kinh doanh có phù hợp với các quy định pháp luật hay không?

Có nhiều ý tưởng kinh doanh rất hay nhưng có thể những ý tưởng đó rơi vào khu vực những quy định không cho phép hoặc hạn chế của luật pháp. Do vậy điều quan trọng trước khi thực hiện ý tưởng, cần xem xét ý tưởng đó có nằm trong quy định cấm hay hạn chế này hay không?

Cách làm như sau:

o Tìm kiếm các thông tin liên quan đến các quy định hiện hành hoặc dự đoán các quy định sẽ ban hành ở nơi người khởi sự dự định kinh doanh. Đây là bước cực kỳ khó khăn vì các quy định là rất phức tạp và đôi khi không rõ ràng. Do vậy, tốt nhất nếu có tư vấn chuyên môn.

Bài 3: Hình thành ý tưởng kinh doanh

42 TXQTTH10_Bai3_v1.0015104224

o Xác định các quy định từ không hoặc rất ít ngăn cản đến ngăn cản hoạt động kinh doanh. Các quy định không hoặc ít ngăn cản là các quy định mà người khởi sự có thể đối mặt với chúng khi tiến hành kinh doanh. Chẳng hạn như qui định phải có bằng lái xe khi lái xe mà bản thân chưa có, cũng có thể dễ dàng học và thi lấy bằng. Ngược lại, quy định ngăn cản là qui định tạo ra một rào cản mà bản thân khó hoặc không thể vượt qua. Chẳng hạn, để kinh doanh ở một ngành kinh doanh xác định đòi hỏi phải có bằng cấp, nếu không có coi như người khởi sự phải từ bỏ ý định kinh doanh ngành này. Đó ví dụ như muốn mở một cửa hàng thuốc cần có bằng dược sỹ, muốn mở phòng khám hay bệnh viện cần có bằng bác sỹ,…

Hình 3.3. Ma trận đánh giá rủi ro

o Vẽ ma trận và định vị. Từ nghiên cứu các qui định sẽ vẽ và xác định vị trí trên ma trận định vị (hình 3.3).

Nếu ý tưởng nằm trong ô các qui định không thể đáp ứng thì tốt hơn hết là nên tìm kiếm ý tưởng kinh doanh khác. Nếu ý tưởng nằm trong ô hoàn toàn phù hợp thì người khởi sự có thể yên tâm triển khai. Nếu ý tưởng rơi vào ô bị hạn chế, cần có các điều kiện thì người khởi sự còn phải đánh giá tiếp xem liệu có đáp ứng được các điều kiện mà các qui định pháp luật yêu cầu không: nếu không đáp ứng được thì tốt nhất người khởi sự cũng nên tìm kiếm ý tưởng kinh doanh khác.

Các quy định không thể đáp ứng

Các quy định có thể đáp ứng

Hoàn toàn phù hợp Bị hạn chế,

cần có điều kiện

Hình 3.4. Ma trận đánh giá tính hợp pháp của ý tưởng kinh doanh

Xác suất

xảy ra rủi ro

Mức độ tác động của rủi ro

Thấp

Thấp Cao

Cao

Bài 3: Hình thành ý tưởng kinh doanh

TXQTTH10_Bai3_v1.0015104224 43

3.2.3.2. Đánh giá chi tiết

Sau khi đã đáp ứng được các điều kiện ở bước đánh giá sơ bộ; các ý tưởng kinh doanh sẽ được chuyển sang đánh giá chi tiết. Để đánh giá chi tiết ý tưởng kinh doanh cần tiến hành qua các bước sau:

Bước 1, liệt kê các ý tưởng kinh doanh

Ở cột ngoài cùng bên trái, liệt kê các ý tưởng kinh doanh đã được chấp nhận ở bước đánh giá sơ bộ theo mức độ người khởi sự quan tâm. Điền vào dòng trên cùng bên trái ý tưởng mà người khởi sự quan tâm nhất, tiếp theo là các ý tưởng ít quan tâm hơn.

Bước 2, đánh giá ý tưởng kinh doanh

Về nguyên tắc, để đánh giá các ý tưởng đã đưa ra, người khởi sự hãy cho điểm từ 0 đến 6 theo từng tiêu chí được nêu trong bảng: điểm đánh giá là 0 nếu ở mức không có gì, cho điểm 2 nếu ở dưới mức trung bình, cho điểm 4 nếu ở trung bình và cho điểm 6 nếu ở mức trên trung bình.

Bước 3, lựa chọn ý tưởng kinh doanh

Ở bước này cần tính tổng số điểm và lựa chọn các ý tưởng kinh doanh có thể đưa vào triển khai trong thực tế. Sau khi đã xác định được tống số điểm cho từng ý tưởng, bước này sẽ khoanh vùng, loại bỏ các ý tưởng kinh doanh không phù hợp. Tiêu chuẩn loại bỏ các ý tưởng không phù hợp đơn giản như sau:

o Loại bỏ các ý tưởng có tổng số điểm nhỏ hơn 20.

o Loại bỏ các ý tưởng mà không đạt được điểm 4 ở từng tiêu chí.

o Loại bỏ các ý tưởng không đạt được ít nhất là điểm 6 ở tiêu chí độc đáo.

Bảng 3.2. Đánh giá chi tiết ý tưởng kinh doanh

STT

Ý tưởng

kinh doanh

Kiến thức

Kinh nghiệm

Kỹ năng

Khả năng thâm nhập thị trường

Tính

độc

đáo

Tổng cộng

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)

1

2

3

4

Sau quá trình loại bỏ này sẽ chỉ còn danh mục các ý tưởng có thể triển khai trong thực tế. Người khởi sự có thể cân nhắc thêm để chọn một (vài) trong các ý tưởng đó hoặc chọn ý tưởng từ mức điểm cao nhất trở đi. Nếu sau quá trình này không có ý tưởng nào được chọn thì người khởi sự lại phải nghiên cứu và đánh giá lại từ đầu.

Khi ý tưởng kinh doanh đã được đánh giá và chấp nhận, cần mô tả ý tưởng kinh doanh đó. Một ý tưởng kinh doanh tốt phải là ý tưởng mô tả ở dạng rất đơn giản. Ý tưởng kinh doanh mà không thể mô tả bằng một câu đơn giản thường là một ý tưởng chưa hoàn thiện hoặc ý tưởng kinh doanh tồi. Ý tưởng kinh doanh chỉ nên chứa đựng từ 10 đến 15 từ, không quá dài.

Bài 3: Hình thành ý tưởng kinh doanh

44 TXQTTH10_Bai3_v1.0015104224

Tóm lược cuối bài

Mỗi một cơ hội được phát hiện thì sẽ có một cánh của mở ra, và thị trường luôn có đầy những cơ hội phát triển. Nếu bỏ lỡ cơ hội, vào một thời điểm nào đó thích trường phát triển và trở nên bão hòa với nhiều đối thủ cạnh tranh thì cơ hội kinh doanh sẽ đóng lại.

Một cơ hội kinh doanh tốt phải xuất phát từ một ý tưởng có phẩm chất hấp dẫn, bền vững và ra đời đúng thời điểm. Ý tưởng kinh doanh tốt sẽ tạo sản phẩm hoặc dịch vụ đem lại giá trị cho người mua và người sử dụng cuối cùng. Không phải mọi ý tưởng đều có thể biến trở thành cơ hội kinh doanh.

Theo sát các xu thế thời đại; khắc phục một khuyết điểm của sản phẩm; và tìm khoảng trống thị trường là ba cách tiếp cận để nhận biết một cơ hội kinh doanh.

Phương pháp kinh nghiệm, tư duy sáng tạo, sử dụng thư viện và tìm kiếm trên internet là các phương pháp tìm kiếm ý tưởng kinh doanh.

Các ma trận dùng để đánh giá lựa chọn là đánh giá ý tưởng tốt/xấu, ma trận rủi ro, ma trận trên cơ sở phù hợp quy định, điều lệ.

Bài 3: Hình thành ý tưởng kinh doanh

TXQTTH10_Bai3_v1.0015104224 45

Câu hỏi ôn tập

Mệnh đề sau đúng hay sai? Giải thích.

1. Điều quan trọng nhất đối với doanh nghiệp khi bắt đầu khởi sự kinh doanh là tìm được ý tưởng kinh doanh tốt.

2. Ma trận đánh giá ý tưởng kinh doanh cho phép doanh nghiệp nhận biết được các ý tưởng kinh doanh tốt hay không tốt.

3. Ý tưởng kinh doanh tồi là ý tưởng kinh doanh không bao giờ thực hiện được.

4. Khi xuất hiện nhu cầu mà chưa có hàng hoá và dịch vụ để đáp ứng thì rõ ràng là có cơ hội cho các chủ doanh nghiệp đáp ứng các nhu cầu đó.

5. Khi lựa chọn lĩnh vực để kinh doanh, điều quan trọng là phải hiểu rõ về ngành nghề kinh doanh đó.