21
Bài 5: Thuế thu nhập doanh nghiệp ACC401_Bai5_v2.0018102202 80 Bài 5 THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Nội dung Mục tiêu Phân tích được khái niệm và các đặc trưng cơ bản của thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ ra được đối tượng nộp thuế, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Vận dụng được cách tính số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Chỉ ra được các quy định về miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Ứng dụng được các quy định về đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Hướng dẫn học Trong bài này người học sẽ được sẽ được tiếp cận các nội dung sau: Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp. Nội dung cơ bản của luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành ở Việt Nam. Để học tốt bài này sinh viên cần: Đọc kỹ nguồn tài liệu tham khảo để chọn ra những tài liệu tham khảo hữu ích nhất. Xem các nguồn tài liệu và thứ tự tài liệu được cung cấp cho môn học này để biết được trình tự học tập.

Bài 5 THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bài 5 THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Bài 5: Thuế thu nhập doanh nghiệp

ACC401_Bai5_v2.0018102202

80

Bài 5 THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Nội dung Mục tiêu

Phân tích được khái niệm và các đặc trưng cơ bản của thuế thu nhập doanh nghiệp.

Chỉ ra được đối tượng nộp thuế, các khoản

thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Vận dụng được cách tính số thuế thu nhập

doanh nghiệp phải nộp.

Chỉ ra được các quy định về miễn giảm thuế

thu nhập doanh nghiệp.

Ứng dụng được các quy định về đăng ký, kê

khai, nộp thuế, quyết toán thuế thu nhập

doanh nghiệp.

Hướng dẫn học

Trong bài này người học sẽ được sẽ được

tiếp cận các nội dung sau:

Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế

thu nhập doanh nghiệp.

Nội dung cơ bản của luật thuế thu nhập

doanh nghiệp hiện hành ở Việt Nam.

Để học tốt bài này sinh viên cần:

Đọc kỹ nguồn tài liệu tham khảo để chọn ra

những tài liệu tham khảo hữu ích nhất.

Xem các nguồn tài liệu và thứ tự tài liệu được

cung cấp cho môn học này để biết được trình

tự học tập.

Page 2: Bài 5 THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Bài 5: Thuế thu nhập doanh nghiệp

ACC401_Bai5_v2.0018102202

81

huế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) (ở một số nước gọi là thuế thu nhập công ty, thuế

công ty, hoặc thuế lợi tức), đã được áp dụng từ lâu ở nhiều nước trên thế giới. Các nước

áp dụng thuế TNDN sớm vào khoảng giữa và cuối thế kỷ XIX như: Anh, Nhật; một số

nước khác áp dụng vào khoảng đầu thế kỷ XX như: Pháp, Thụy Sỹ, Liên Xô cũ, Trung Quốc…

Mỗi nước khi áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp đều có những hoàn cảnh riêng, nhưng tựu

trung xuất phát từ các lý do chủ yếu như: do nhu cầu tăng chi của NSNN khi nhà nước có những

cải cách nhất định; do xu hướng đòi hỏi sự bình đẳng, dân chủ của công dân trong khi thực hiện

nghĩa vụ thuế đối với nhà nước và nền kinh tế ở nước đó phát triển đến một mức độ nhất định.

Thuế TNDN ngày càng trở thành nguồn thu quan trọng của NSNN ở các nước áp dụng thuế

TNDN, ví dụ ở Nhật, thuế thu nhập công ty năm 2000 chiếm tỷ trọng 19,6% trong tổng thu

NSNN, đã có thời kỳ lên tới 30% tổng thu NSNN; ở Pháp thuế thu nhập công ty năm 2001

chiếm khoảng 20% tổng số thu từ thuế; ở các nước Thụy Điển, Canada, Mỹ, thuế thu nhập công

ty thông thường chiếm khoảng từ 20% đến 25% tổng số thu từ thuế và tương đối ổn định.

Qua các thời kỳ, theo pháp luật thuế lợi tức, thuế TNDN thì các nội dung cụ thể về phạm vi đối

tượng nộp thuế, thu nhập chịu thuế, hệ thống thuế suất, chế độ miễn giảm thuế và các vấn đề

quản lý thuế được quy định khác nhau, nhưng có một số nguyên tắc chung để xác định cơ sở tính

thuế, các ưu đãi thuế, về cơ bản, được quan niệm thống nhất. Do vậy, thuế TNDN ngày càng

được hoàn thiện phù hợp với thực tế và thông lệ quốc tế. Tỷ trọng thuế TNDN ở Việt Nam trong

tổng số thu thuế và phí trong nước ngày càng tăng trong những năm gần đây, năm 1999 chiếm

19,7%; năm 2000 chiếm 25,8%; năm 2001 chiếm 26,1%; năm 2002 chiếm 28,5%. Những con số

trên cho thấy rõ hơn sự cần thiết của thuế TNDN trong hệ thống thuế.

5.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp

5.1.1. Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp là sắc thuế thuộc loại thuế thu nhập đánh vào thu nhập chịu

thuế của các doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh nhất định.

5.1.2. Đặc điểm thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp có các đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, thuế TNDN là thuế trực thu, đối tượng nộp thuế TNDN là các doanh nghiệp, các

nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đồng thời cũng là “người” chịu thuế.

Thứ hai, thuế TNDN phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp

hoặc các nhà đầu tư. Thuế GTGT, thuế TTĐB là một số tiền cộng thêm vào giá bán của

hàng hóa, dịch vụ, người bán hàng hoặc người cung cấp dịch vụ là người tập hợp thuế và

nộp vào kho bạc, bởi vậy, nó chủ yếu phụ thuộc vào mức độ tiêu dùng hàng hóa. Thuế

TNDN được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế, nên chỉ khi các doanh nghiệp, các

nhà đầu tư kinh doanh có lợi nhuận mới phải nộp thuế TNDN.

Thứ ba, thuế TNDN thường có thuế suất tỷ lệ. Trong cơ chế thị trường bản chất của các

doanh nghiệp do các cá nhân góp vốn. Vì vậy, để thực hiện mục tiêu tái phân phối thu

nhập đảm bảo công bằng xã hội thường là nhiệm vụ chính của thuế thu nhập cá nhân.

Thuế thu nhập doanh nghiệp có mục tiêu cơ bản là khuyến khích đầu tư. Do vậy, thông

thường chính sách thuế TNDN thường áp dụng thuế suất tỷ lệ.

T

Page 3: Bài 5 THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Bài 5: Thuế thu nhập doanh nghiệp

ACC401_Bai5_v2.0018102202

82

5.1.3. Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế TNDN là một trong các nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước và có xu

hướng tăng lên cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Khi nền kinh tế phát triển,

đầu tư gia tăng, thu nhập của các doanh nghiệp và của các nhà đầu tư tăng lên làm

cho khả năng huy động nguồn tài chính cho nhà nước thông qua thuế TNDN ngày

càng ổn định và vững chắc.

Xuất phát từ yêu cầu phải quản lý các hoạt động đầu tư và kinh doanh trong từng thời

kỳ nhất định, thông qua việc quy định đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, sử

dụng thuế suất và các ưu đãi thuế TNDN, nhà nước thực hiện các mục tiêu quản lý

kinh tế vĩ mô.

Thuế TNDN được sử dụng để điều tiết thu nhập của các nhà đầu tư nhằm góp phần

đảm bảo công bằng xã hội.

5.2. Nội dung cơ bản của thuế TNDN hiện hành

5.2.1. Hệ thống các văn bản hiện hành về thuế TNDN

Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và Luật số 32/2013/QH13 sửa

đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;

Nghị định 91/2014/NĐ-CP ngày 01/10/2014;

Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013, quy định chi tiết và hướng dẫn thi

hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;

Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015;

Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014.

Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật Thuế thu nhập

doanh nghiệp.

Nghị định 91/2014/NĐ-CP ngày 01/10/2014.

Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015.

Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014.

Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014.

Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015.

5.2.2. Đối tượng nộp thuế TNDN

Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh

hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm:

Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp,

Luật Đầu tư, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng

khoán, Luật Dầu khí, Luật Thương mại và các văn bản quy phạm pháp luật khác

dưới các hình thức: Công ty cổ phần; Công ty trách nhiệm hữu hạn; Công ty hợp

danh; Doanh nghiệp tư nhân; Văn phòng Luật sư, Văn phòng công chứng tư; Các

bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh; Các bên trong hợp đồng phân chia sản phẩm

dầu khí, xí nghiệp liên doanh dầu khí, công ty điều hành chung.

Page 4: Bài 5 THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Bài 5: Thuế thu nhập doanh nghiệp

ACC401_Bai5_v2.0018102202

83

Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ

có thu nhập chịu thuế trong tất cả các lĩnh vực.

Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã.

Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là

doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú tại Việt Nam.

5.2.3. Cách tính thuế TNDN

Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế nhân

với thuế suất.

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức sau:

Thuế TNDN

phải nộp =

Thu nhập

tính thuế -

Phần trích lập quỹ

khoa học và

công nghệ (nếu có)

× Thuế suất

thuế TNDN

Trong đó:

Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức:

Thu nhập

tính thuế =

Thu nhập

chịu thuế - Thu nhập được

miễn thuế +

Các khoản lỗ được

kết chuyển theo

quy định

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh

doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác.

Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở nước ngoài chuyển phần thu nhập sau khi đã nộp

thuế thu nhập doanh nghiệp ở nước ngoài của doanh nghiệp về Việt Nam đối với các

nước đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì thực hiện theo quy định của Hiệp

định; đối với các nước chưa ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì trường hợp thuế

thu nhập doanh nghiệp ở các nước mà doanh nghiệp đầu tư chuyển về có mức thuế

suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn thì thu phần chênh lệch so với số thuế thu

nhập doanh nghiệp tính theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam.

Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài có thu nhập từ hoạt động sản xuất,

kinh doanh tại nước ngoài, thực hiện kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo

quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của Việt Nam, kể cả

trường hợp doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập theo

quy định của nước doanh nghiệp đầu tư. Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

để tính và kê khai thuế đối với các khoản thu nhập từ nước ngoài là 20%.

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế xác định như sau:

Thu nhập

chịu thuế

=

=

Doanh

thu - Chi phí được trừ + Các khoản thu

nhập khác

a. Doanh thu tính thuế

Việc xác định doanh thu của các hoạt động giao dịch dựa trên các cơ sở sau đây:

Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản thu đã hoặc sẽ thu được.

Page 5: Bài 5 THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Bài 5: Thuế thu nhập doanh nghiệp

ACC401_Bai5_v2.0018102202

84

Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữa doanh nghiệp

với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản. Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các

khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi đã trừ các khoản chiết khấu thương mại,

chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại.

Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thì doanh thu được

xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu được trong tương lai

về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãi suất hiện hành.

Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ khác không

tương tự thì doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ

nhận về sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ và cộng vào các khoản thu thêm. Khi

không xác định được giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về thì doanh thu

được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đem trao đổi, sau khi đã

trừ đi các khoản giảm trừ và cộng vào các khoản thu thêm.

Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau đây:

Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu

sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;

Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng

hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;

Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;

Xác định chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

Như vậy, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia

công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh

nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh

thu chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia

tăng là doanh thu bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.

Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định như sau:

Đối với hoạt động bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử

dụng hàng hóa cho người mua.

Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho

người mua hoặc hoặc hoàn thành từng phần việc cung ứng dịch vụ cho người mua.

Đối với hoạt động vận tải hàng không là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ

vận chuyển cho người mua.

Ví dụ 1: Doanh nghiệp A là đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Hóa

đơn GTGT gồm các chỉ tiêu sau:

Giá bán: 100.000.000 đồng.

Thuế GTGT (10%): 10.000.000 đồng.

Tổng giá thanh toán: 110.000.000 đồng.

Page 6: Bài 5 THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Bài 5: Thuế thu nhập doanh nghiệp

ACC401_Bai5_v2.0018102202

85

Doanh nghiệp B là đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT.

Hóa đơn bán hàng chỉ ghi giá bán là 110.000.000 đồng (giá đã có thuế GTGT). Doanh

thu để tính thu nhập chịu thuế là 110.000.000 đồng.

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong một số trường hợp xác định như sau:

Đối với hàng hóa, dịch vụ bán theo phương thức trả góp, trả chậm là tiền bán

hàng hóa, dịch vụ trả tiền một lần, không bao gồm tiền lãi trả góp, tiền lãi trả chậm.

Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi; tiêu dùng nội bộ (không bao gồm

hàng hóa, dịch vụ sử dụng để tiếp tục quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh

nghiệp) được xác định theo giá bán của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc

tương đương trên thị trường tại thời điểm trao đổi; tiêu dùng nội bộ.

Đối với hoạt động gia công hàng hóa là tiền thu về hoạt động gia công bao gồm cả

tiền công, chi phí về nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho

việc gia công hàng hóa.

Đối với hàng hóa của các đơn vị giao đại lý, ký gửi và nhận đại lý, ký gửi theo hợp

đồng đại lý, ký gửi bán đúng giá hưởng hoa hồng được xác định như sau:

Đối với hoạt động cho thuê tài sản là số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng thuê.

Trường hợp bên thuê trả tiền trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu

thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc được xác định theo doanh thu trả

tiền một lần.

Ví dụ 2:

Doanh nghiệp A có chức năng sản xuất phụ tùng ô tô và lắp ráp ô tô. Doanh nghiệp

A dùng sản phẩm lốp ô tô do doanh nghiệp sản xuất để trưng bày, giới thiệu sản

phẩm hoặc dùng lốp ô tô để tiếp tục lắp ráp thành ô tô hoàn chỉnh thì trong trường

hợp này sản phẩm lốp ôtô của doanh nghiệp không phải quy đổi để tính vào doanh

thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Doanh nghiệp B là doanh nghiệp sản xuất máy tính. Trong năm doanh nghiệp B có

xuất một số máy tính do chính doanh nghiệp sản xuất cho cán bộ công nhân viên để

dùng làm việc tại doanh nghiệp thì các sản phẩm máy tính này không phải quy đổi để

tính vào doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

o Đối với hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

là thu từ lãi tiền gửi, thu từ lãi tiền cho vay, doanh thu về cho thuê tài chính phải

thu phát sinh trong kỳ tính thuế được hạch toán vào doanh thu theo quy định hiện

hành về cơ chế tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

o Đối với hoạt động vận tải là toàn bộ doanh thu vận chuyển hành khách, hàng hóa,

hành lý phát sinh trong kỳ tính thuế.

o Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, giá trị hạng mục công

trình hoặc giá trị khối lượng công trình xây dựng, lắp đặt nghiệm thu.

o Đối với hoạt động kinh doanh dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh:

Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả

kinh doanh bằng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ thì doanh thu tính thuế là

doanh thu của từng bên được chia theo hợp đồng.

Page 7: Bài 5 THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Bài 5: Thuế thu nhập doanh nghiệp

ACC401_Bai5_v2.0018102202

86

Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả

kinh doanh bằng sản phẩm thì doanh thu tính thuế là doanh thu của sản phẩm

được chia cho từng bên theo hợp đồng.

Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả

kinh doanh bằng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh thu để

xác định thu nhập trước thuế là số tiền bán hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng.

Các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phải cử ra một bên làm đại

diện có trách nhiệm xuất hóa đơn, ghi nhận doanh thu, chi phí, xác định lợi

nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp chia cho từng bên tham gia hợp đồng

hợp tác kinh doanh. Mỗi bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh tự thực

hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp của mình theo quy định hiện hành.

Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả

kinh doanh bằng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh thu để

xác định thu nhập chịu thuế là số tiền bán hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng.

Các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phải cử ra một bên làm đại

diện có trách nhiệm xuất hóa đơn, ghi nhận doanh thu, chi phí và kê khai nộp

thuế thu nhập doanh nghiệp thay cho các bên còn lại tham gia hợp đồng hợp

tác kinh doanh.

Ví dụ 3: Công ty A chuyên kinh doanh máy khoan nhồi bê tông. Công ty ký hợp đồng

với công ty B là đơn vị thi công với điều khoản hai bên cùng khai thác máy khoan,

doanh thu thu được sẽ chia theo tỷ lệ: Công ty A: 70%, công ty B: 30%. Mọi chi phí

khách hàng, sửa chữa, vận hành công ty A sẽ chịu. Mọi chi phí giao dịch để thực hiện

hợp đồng công ty B chịu.

Tháng 9 doanh thu của việc sử dụng máy là 100 triệu đồng.

Vì vậy, doanh thu tính thu nhập chịu thuế của công ty A là:

70% × 100 triệu đồng = 70 triệu đồng.

b. Chi phí được trừ

Điều kiện xác định chi phí được trừ:

Thuế TNDN thực chất điều tiết vào lợi nhuận của doanh nghiệp, trong khi đó, lợi

nhuận của doanh nghiệp bị phụ thuộc vào doanh thu từ các hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp và các khoản chi phí. Pháp luật của mỗi nước quy định các khoản chi

phí được khấu trừ để xác định thu nhập chịu thuế có khác nhau, nhưng thông thường

phải là chi phí hợp lý và khi khấu trừ phải quán triệt các nguyên tắc và điều nhất

định, Theo quy định của pháp luật thuế TNDN tại Việt Nam, các chi phí của doanh

nghiệp muốn được tính vào chi phí hợp lý được trừ phải thỏa mãn đồng thời các điều

kiện sau:

o Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của

doanh nghiệp;

o Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

o Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu

đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh

toán không dùng tiền mặt.

Page 8: Bài 5 THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Bài 5: Thuế thu nhập doanh nghiệp

ACC401_Bai5_v2.0018102202

87

Một khoản chi của doanh nghiệp phát sinh được xác định là chi phí hợp lý nếu phải

thỏa mãn đồng thời 3 điều kiện nêu trên, và không nằm trong danh mục các khoản

chi phí không được trừ sau đây:

Danh mục các khoản chi phí không được trừ:

1. Khoản chi không liên quan đến sản xuất kinh doanh và không đủ hóa đơn chứng

từ, trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và các trường hợp bất khả kháng

khác không được bồi thường.

2. Khoản tiền phạt do vi phạm hành chính.

3. Khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác.

4. Phần chi phí quản lý kinh doanh do doanh nghiệp nước ngoài phân bổ cho cơ sở

thường trú tại Việt Nam vượt mức tính theo phương pháp phân bổ do pháp luật Việt

Nam quy định.

5. Phần chi vượt mức theo quy định của pháp luật về trích lập dự phòng.

6. Phần chi vượt định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng,

hàng hóa đối với một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa đã

được Nhà nước ban hành định mức.

7. Phần chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh của đối tượng không phải là tổ

chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng

Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay; chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với

phần vốn điều lệ còn thiếu;

8. Chi khấu hao tài sản cố định không đúng quy định của chế độ quản lý, sử dụng và

trích khấu hao tài sản cố định.

9. Phần trích khấu hao tương ứng với phần nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối

với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô chuyên kinh doanh vận tải hành

khách, du lịch và khách sạn, ô tô dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô);

phần trích khấu hao đối với tài sản cố định là tàu bay dân dụng và du thuyền không

sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, khách du lịch.

10. Khoản trích trước vào chi phí không đúng quy định của pháp luật.

11. Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân; thù lao trả cho sáng lập

viên; doanh nghiệp không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh; tiền

lương, tiền công, các khoản hạch toán khác để trả cho người lao động nhưng thực tế

không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật;

12. Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động

nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợp

doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau

liền kề. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17%

quỹ tiền lương thực hiện.

13. Thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ hoặc hoàn thuế; thuế GTGT đầu vào của

tài sản cố định là ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống vượt mức quy định được khấu trừ; thuế

thu nhập doanh nghiệp (trừ trường hợp doanh nghiệp nộp thay thuế TNDN của nhà

thầu nước ngoài theo hợp đồng); thuế thu nhập cá nhân (trừ trường hợp doanh nghiệp

Page 9: Bài 5 THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Bài 5: Thuế thu nhập doanh nghiệp

ACC401_Bai5_v2.0018102202

88

ký hợp đồng lao động quy định tiền lương, tiền công trả cho người lao động không

bao gồm thuế thu nhập cá nhân).

14. Khoản tài trợ, trừ khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai và làm

nhà tình nghĩa cho người nghèo theo quy định của pháp luật (chứng từ là các bảng kê...).

15. Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hóa đơn, chứng

từ; phần chi trang phục bằng tiền cho người lao động vượt quá 05 triệu

đồng/người/năm.

16. Phần trích nộp các quỹ bảo hiểm bắt buộc cho người lao động vượt mức quy định;

phần trích nộp kinh phí công đoàn cho người lao động vượt mức quy định; phần chi vượt

mức 01 triệu đồng/tháng/người để: Trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ có tính chất an

sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động.

17. Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế, trừ một số khoản chi

theo quy định.

Ví dụ 4: Một doanh nghiệp trong năm tính thuế có chi phí phân bổ tương ứng với sản

phẩm tiêu thụ là 1,3 tỷ đồng trong đó

Chi trả lãi vay vốn sản xuất kinh doanh (vay cán bộ công nhân viên): 150 triệu đồng

với lãi suất là 13%/năm. Lãi suất cơ bản bình quân cả năm do Ngân hàng Nhà nước

công bố là 8%/năm.

Trích trước chi phí sửa chữa một xe ô tô 50 triệu đồng, thực tế chi phí sửa chữa phát

sinh trong năm 30 triệu đồng.

Chi bảo hiểm tai nạn người lao động (không trừ vào lương) 50 triệu đồng; chi bảo

hiểm nhân thọ cho trưởng các bộ phận (không trừ vào lương, không có trong hợp

đồng lao động) 40 triệu đồng.

Trích khấu hao tài sản cố định: 125 triệu đồng. Trong đó khấu hao của nhà ăn tập thể là 25

triệu đồng.

Chi xây dựng hệ thống xử lý nước thải 40 triệu đồng.

Các chi phí khác coi là hợp lý và doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ.

Đáp án:

Các khoản chi phí không được trừ là:

Lãi tiền vay vượt mức 150 % lãi suất cơ bản: 150 – 150 × 8% × 150%/13%= 11,54

triệu đồng.

Trích trước sử dụng không hết: 50 – 30 = 20 triệu đồng.

Chi bảo hiểm nhân thọ cho ban giám đốc: 40 triệu đồng.

Chi xây dựng hệ thống xử lý nước thải: 40 triệu đồng.

Ví dụ 5: Công ty A quyết định tài trợ vàng cho cuộc thi hoa hậu quý bà đẹp và thành đạt

bằng 500 sản phẩm mỹ phẩm do công ty kinh doanh.

Trị giá của số sản phẩm trên không được tính vào chi phí.

c. Thu nhập chịu thuế khác

Thu nhập chịu thuế khác là các khoản thu nhập phát sinh từ các hoạt động không có

trong giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

Page 10: Bài 5 THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Bài 5: Thuế thu nhập doanh nghiệp

ACC401_Bai5_v2.0018102202

89

Các khoản thu nhập khác bao gồm:

1. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản;

2. Thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản;

3. Thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản;

4. Thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ;

5. Hoàn nhập các khoản dự phòng;

6. Thu khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòi được; thu khoản nợ phải trả không xác định

được chủ;

7. Khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập

khác, kể cả thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam.

8. Chênh lệch giữa thu về tiền phạt tiền bồi thường sau khi bù trừ với số bị phạt, bị

bồi thường.

9. Chênh lệch do đánh giá lại tài sản để góp vốn, điều chuyển tài do sát nhập, hợp nhất,

chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

10.Quà biếu, tặng; thu nhập nhận được từ khoản hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí, chiết khấu

thanh toán, thưởng khuyến mại và các khoản hỗ trợ khác.

11.Các khoản thu nhập không tính trong doanh thu.

12.Các khoản thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết (từ

thu nhập trước khi nộp thuế TNDN).

13.Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ở nước ngoài.

14.Các khoản thu nhập khác.

d. Thu nhập được miễn thuế

Các khoản thu nhập được miễn thuế TNDN theo quy định của pháp luật hiện hành bao gồm:

1. Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của các tổ chức được thành lập

theo Luật Hợp tác xã.

2. Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp.

3. Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học & phát triển công nghệ,

sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm, sản phẩm làm ra từ công nghệ mới

lần lầu áp dụng tại Việt Nam.

4. Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp có

số lao động là người khuyết tật, người sau cai nghiện ma túy, người nhiễm HIV bình

quân trong năm chiếm từ 30% trở lên trong tổng số lao động bình quân trong năm

của doanh nghiệp.

5. Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người tàn tật,

trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội.

6. Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp trong

nước, sau khi đã nộp thuế TNDN theo quy định (kể cả trường hợp bên nhận vốn được

miễn thuế).

7. Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học,

văn hóa, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam.

Page 11: Bài 5 THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Bài 5: Thuế thu nhập doanh nghiệp

ACC401_Bai5_v2.0018102202

90

e. Xác định lỗ và chuyển lỗ

Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế chưa bao gồm

các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước chuyển sang.

Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào

thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế) của những năm tiếp theo. Thời

gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

f. Trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ

Doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam được

trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp

để lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tự xác

định mức trích lập Quỹ phát triển khoa học công nghệ theo quy định trước khi tính thuế

thu nhập doanh nghiệp.

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp chỉ được sử dụng cho đầu tư

nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của doanh nghiệp tại Việt Nam. Các khoản

chi từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp

theo quy định của pháp luật.

Trong thời hạn 5 năm, kể từ khi trích lập, nếu Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

không được sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% hoặc sử dụng không đúng mục đích

thì doanh nghiệp phải nộp ngân sách nhà nước phần thuế thu nhập doanh nghiệp tính

trên khoản thu nhập đã trích lập quỹ mà không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục

đích và phần lãi phát sinh từ số thuế thu nhập doanh nghiệp đó.

g. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế suất phổ thông áp dụng đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh là 20%.

Đối với các doanh nghiệp có hoạt động khai thác dầu khí và tài nguyên quí hiếm

khác, mức thuế từ 32% - 50%.

5.2.4. Đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế

Đăng ký thuế

Các cơ sở sản xuất kinh doanh sẽ đăng ký thuế thu nhập doanh nghiệp cùng thời hạn với

đăng ký thuế giá trị gia tăng.

Kê khai và nộp thuế

Trách nhiệm nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan thuế.

Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan thuế quản lý

trực tiếp.

Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập thì đơn vị trực

thuộc nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh tại đơn vị trực thuộc cho

cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc.

Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc nhưng hạch toán phụ thuộc thì đơn

vị trực thuộc đó không phải nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp; khi nộp hồ

Page 12: Bài 5 THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Bài 5: Thuế thu nhập doanh nghiệp

ACC401_Bai5_v2.0018102202

91

sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, người nộp thuế có trách nhiệm khai tập trung tại

trụ sở chính cả phần phát sinh tại đơn vị trực thuộc.

Trường hợp người nộp thuế có cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp)

hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác

với địa bàn nơi đơn vị đóng trụ sở chính thì khi nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh

nghiệp, người nộp thuế có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát

sinh tại nơi có trụ sở chính và ở nơi có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc.

Đối với các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty có đơn vị thành viên hạch toán phụ

thuộc nếu đã hạch toán được doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế thì đơn vị thành

viên phải kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với cơ quan thuế quản lý trực tiếp

đơn vị thành viên.

Trường hợp đơn vị thành viên có hoạt động kinh doanh khác với hoạt động kinh

doanh chung của tập đoàn, tổng công ty và hạch toán riêng được thu nhập từ hoạt

động kinh doanh khác đó thì đơn vị thành viên khai thuế thu nhập doanh nghiệp với

cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị thành viên.

Khai thuế thu nhập doanh nghiệp đối với trường hợp doanh nghiệp có cơ sở sản xuất

(bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh,

thành phố trực thuộc trung ương khác với địa bàn nơi đơn vị đóng trụ sở chính thì

khi nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp tại nơi đóng trụ sở

chính có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại nơi đóng trụ

sở chính và ở nơi có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc.

Số thuế thu nhập doanh nghiệp tính nộp ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi

có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc được xác định bằng số thuế thu nhập doanh

nghiệp phải nộp trong kỳ nhân (x) tỷ lệ chi phí của cơ sở sản xuất hạch toán phụ

thuộc với tổng chi phí của doanh nghiệp.

Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Doanh nghiệp khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại nơi đóng trụ sở chính, số

thuế thu nhập doanh nghiệp còn phải nộp được xác định bằng số thuế thu nhập doanh

nghiệp phải nộp theo quyết toán trừ đi số đã tạm nộp tại nơi đóng trụ sở chính và tạm

nộp tại nơi có các cơ sở sản xuất phụ thuộc. Số thuế thu nhập doanh nghiệp còn phải nộp

hoặc hoàn khi quyết toán cũng được phân bổ theo đúng tỷ lệ tại nơi đóng trụ sở chính và

tại nơi có các cơ sở sản xuất phụ thuộc.

Thời hạn nộp tờ khai tự quyết toán là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

5.2.5. Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

Điều kiện ưu đãi: Doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ theo quy

định và đăng ký, nộp thuế TNDN theo kê khai.

Các hình thức ưu đãi:

Thứ nhất, ưu đãi về thuế suất giảm.

Áp dụng thuế suất thuế TNDN 10% trong thời hạn 15 năm đối với: Thu nhập của doanh

nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt

khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao; Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự

án đầu tư mới; Thu nhập của doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp

Page 13: Bài 5 THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Bài 5: Thuế thu nhập doanh nghiệp

ACC401_Bai5_v2.0018102202

92

ứng dụng công nghệ cao; Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới

trong lĩnh vực sản xuất; Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới sản

xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển;

Áp dụng thuế suất 10% đối với: Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện hoạt động xã

hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi

trường; Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội

để bán, cho thuê, cho thuê mua đối với đối tượng theo quy định; Thu nhập của cơ quan

báo chí từ hoạt động báo in, thu nhập của cơ quan xuất bản từ hoạt động xuất bản; Thu

nhập của doanh nghiệp từ: trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng; nuôi trồng, chế biến nông, thủy

sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; nuôi trồng lâm sản ở địa bàn có

điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; sản xuất, nhân và lai tạo giống cây trồng, vật nuôi;

sản xuất, khai thác và tinh chế muối; Thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực

nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp không thuộc địa bàn có điều kiện

kinh tế - xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

Áp dụng thuế suất 15% đối với: thu nhập của doanh nghiệp trồng trọt, chăn nuôi, chế

biến trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế -

xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Áp dụng thuế suất 17% trong thời gian mười năm: Thu nhập của doanh nghiệp từ thực

hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; Thu nhập của

doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới; Thu nhập của Quỹ tín dụng nhân dân và tổ

chức tài chính vi mô.

Thứ hai, ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế

Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới và doanh nghiệp công nghệ

cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được miễn thuế tối đa không

quá bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá chín năm tiếp theo.

Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới và thu nhập của doanh nghiệp

từ thực hiện dự án đầu tư mới tại khu công nghiệp, trừ khu công nghiệp thuộc địa bàn có

điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi theo quy định của pháp luật được miễn thuế tối đa

không quá hai năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá bốn năm tiếp theo.

Doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ được giảm thuế thu

nhập doanh nghiệp bằng số chi thêm cho lao động nữ.

Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là người dân tộc thiểu số được giảm thuế thu nhập

doanh nghiệp bằng số chi thêm cho lao động là người dân tộc thiểu số.

Doanh nghiệp thực hiện chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển giao cho

tổ chức, cá nhân ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được giảm 50% số thuế

thu nhập doanh nghiệp tính trên phần thu nhập từ chuyển giao công nghệ.

Các khoản thu nhập không được ưu đãi thuế:

Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển

nhượng bất động sản, trừ nhà ở xã hội quy định tại Điều 13 của Luật này; thu nhập từ

chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển

nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản; thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh

doanh ở ngoài Việt Nam;

Page 14: Bài 5 THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Bài 5: Thuế thu nhập doanh nghiệp

ACC401_Bai5_v2.0018102202

93

Thu nhập từ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí, tài nguyên quý hiếm

khác và thu nhập từ hoạt động khai thác khoáng sản;

Thu nhập từ kinh doanh dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định

của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt;

Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.

Page 15: Bài 5 THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Bài 5: Thuế thu nhập doanh nghiệp

ACC401_Bai5_v2.0018102202

94

TÓM LƯỢC BÀI HỌC

Thuế thu nhập doanh nghiệp cùng với thuế giá trị gia tăng là sắc thuế phát sinh ở tất cả các lĩnh

vực kinh doanh. Thuế thu nhập doanh nghiệp thu trực tiếp vào thu nhập sau khi trừ chi phí nên

việc xác định doanh thu và chi phí được trừ và không được trừ là những vấn đề hết sức

quan trọng.

Chủ thể nộp thuế là tất cả các tổ chức có thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh, chuyển

nhượng chứng khoán, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản.

Chi phí được trừ là tất các khoản chi phí phát sinh tại doanh nghiệp nếu không nằm trong thuộc

các khoản chi phí không được trừ được quy định trong luật. Nhà nước chỉ quy định chi tiết các

khoản chi phí không được trừ còn các khoản chi phí khác nếu có liên quan đến hoạt động sản

xuất kinh doanh tạo ra thu nhập trong kỳ, thực tế có phát sinh, có chứng từ chứng minh hợp pháp

và không vượt định mức khống chế (đối với một số khoản chi) đều được coi là chi phí hợp lý

được trừ khi tính thu nhập chịu thuế.

Doanh nghiệp được quyền trích lập quỹ khoa học và công nghệ từ thu nhập chịu thuế trước khi

thuế thu nhập doanh nghiệp.

Việc ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm ưu đãi về thuế suất và ưu đãi về thời gian miễn

giảm thuế.

Doanh nghiệp có các cơ sở hạch toán phụ thuộc phải kê khai và nộp thuế ở các tỉnh thành phố

nơi có các cơ sở này, phân chia số thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ chi phí.

Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán, chuyển nhượng bất động sản

được tính và kê khai riêng.

Page 16: Bài 5 THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Bài 5: Thuế thu nhập doanh nghiệp

ACC401_Bai5_v2.0018102202

95

BÀI TẬP THỰC HÀNH

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày khái quát quy định về người nộp thuế TNDN?

2. Trình bày công thức xác định thuế TNDN. Khi nào doanh nghiệp phải xác định thuế TNDN

còn phải nộp?

3. Trình bày khái quát quy định về người nộp thuế TNDN?

4. Xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong các trường hợp: hoạt động cho thuê tài

sản; hàng hóa bán theo phương thức trả góp; hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu tặng?

5. Chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm những khoản nào? Tại sao chi phí vật tư và chi phí dịch

vụ mua ngoài lại không bao gồm thuế GTGT đối với các cơ sở nộp thuế GTGT theo phương

pháp khấu trừ thuế?

CÂU HỎI ĐÚNG/SAI

1. Thuế TNDN là thuế trực thu.

2. Theo quy định hiện hành, đối tương nộp thuế TNDN bao gồm cả các cá nhân kinh doanh có

thu nhập.

3. Thuế TNDN áp dụng mức thuế suất tuyệt đối.

4. Chuyển lỗ là hình thức ưu đãi thuế TNDN.

Các chi phí của doanh nghiệp có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp đều được tính hết vào chi

phí được trừ khi tính thuế TNDN.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Theo luật thuế TNDN hiện hành, người nộp thuế TNDN là:

A. các tổ chức, cá nhân có thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh.

B. các cá nhân sản xuất, kinh doanh có thu nhập chịu thuế.

C. các cá nhân hành nghề tự do có thu nhập chịu thuế.

D. Các tổ chức sản xuất, kinh doanh có thu nhập chịu thuế.

2. Khoản chi nào sau đây (đều có hóa đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp) được trừ khi xác định

thu nhập chịu thuế TNDN?

A. Chi đầu tư xây dựng nhà ăn giữa ca.

B. Chi góp vốn thành lập bệnh viện.

C. Chi nộp phạt vi phạm pháp luật thuế.

D. Chi ủng hộ đồng bào lũ lụt.

3. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế bao gồm thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra nếu

cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp nào?

A. Phương pháp khấu trừ.

B. Phương pháp trực tiếp.

Page 17: Bài 5 THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Bài 5: Thuế thu nhập doanh nghiệp

ACC401_Bai5_v2.0018102202

96

C. Phương pháp khấu trừ nhưng ghi sai mức thuế suất quy định trên hóa đơn hàng hóa, dịch

vụ bán ra.

D. Phương pháp trực tiếp nhưng sử dụng hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ bán ra không

đúng quy định.

4. Công ty cổ phần KHÔNG được tính vào chi phí được trừ để tính thuế TNDN tiền lương của:

A. công nhân làm việc cho công ty.

B. giám đốc công ty.

C. sáng lập viên của công ty nhưng không tham gia điều hành công ty.

D. cổ đông của công ty có tham gia điều hành hoạt động kinh doanh.

5. Khoản thu nhập nào sau đây được miễn thuế TNDN?

A. Thu nhập được chia từ góp vốn liên doanh trong nước đã nộp thuế TNDN tại nơi góp vốn

theo thuế suất 10%.

B. Thu nhập được chia từ góp vốn liên doanh trong nước chưa nộp thuế TNDN tại nơi

góp vốn.

C. Thu nhập được chia từ góp vốn liên doanh ở nước ngoài đã nộp thuế ở nước ngoài với

thuế suất 30%.

D. Thu nhập được chia từ góp vốn liên doanh ở nước ngoài đã nộp thuế ở nước ngoài với

thuế suất 20%.

BÀI TẬP VẬN DỤNG

Bài 1

Một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ trong

năm tính thuế có số liệu sau (Đơn vị tính: triệu đồng)

Doanh thu bán hàng (chưa thuế GTGT): 30.000

Chi phí để tính thuế TNDN do doanh nghiệp kê khai: 24.000, trong đó:

o Chi xây dựng nhà xưởng: 3.000;

o Tiền lương đã trả nhưng không có chứng từ chi: 300;

o Các khoản chi còn lại được trừ theo quy định của luật thuế TNDN.

Doanh thu bán TSCĐ (chưa thuế GTGT): 1.000, giá trị còn lại của tài sản cà các chi phí

liên quan: 600.

Thu nhập nhận được từ hoạt động liên doanh trong nước (đã nộp thuế TNDN tại nơi góp

vốn): 5.000.

Yêu cầu: Xác định thuế TNDN doanh nghiệp phải nộp trong năm, biết: Doanh nghiệp thực

hiện đầy đủ chế độ sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ, thuế suất thuế TNDN 20%.

Bài 2

Một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong năm tính thuế có số liệu sau (Đơn vị tính: triệu đồng)

Doanh thu tính thuế: 20.000.

Chi phí doanh nghiệp kê khai tương ứng với doanh thu (hóa đơn, chứng từ đầy đủ, thanh

toán qua ngân hàng): 16.000, trong đó:

Page 18: Bài 5 THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Bài 5: Thuế thu nhập doanh nghiệp

ACC401_Bai5_v2.0018102202

97

o Lãi vay vốn sản xuất kinh doanh (vay của cán bộ công nhân viên): 1.200 với lãi suất

vay thực tế là: 12%/năm;

o Trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ: 200;

o Chi thưởng năng suất cho người lao động: 500;

o Chi thuê thiết bị sản xuất trả trước 2 năm: 400;

o Chi hỗ trợ giáo dục quốc phòng trong doanh nghiệp: 100;

o Chi hỗ trợ hội cựu chiến binh của địa phương: 30;

o Các chi phí còn lại được được trừ theo quy định.

Yêu cầu: Xác định thuế TNDN phải nộp, biết: Thuế suất thuế TNDN 20%; chi phí sửa chữa

phát sinh trong năm: 150. Lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm vay

là: 7%/năm.

Bài 3

Một doanh nghiệp sản xuất nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ trong năm tính thuế

có số liệu (Đơn vị tính: triệu đồng)

Tổng doanh thu tiêu thụ: 32.000.

Tổng chi phí phân bổ cho doanh thu tiêu thụ: 26.000 (Có hóa đơn, chứng từ theo quy

định) trong đó:

o Chi đầu tư nhà xưởng sản xuất: 1.000;

o Chi trả lãi vay vốn sản xuất kinh doanh: 200 (vay ngân hàng với lãi suất vay

8%/năm);

o Chi mua đồng phục cho nhân viên: 330, trong đó: chi bằng tiền cho 20 nhân viên:

150, số còn lại chi cho 30 nhân viên có hóa đơn, chứng từ theo quy định;

o Các khoản chi khác được trừ theo quy định.

Thu nhập từ đầu tư chứng khoán: 300.

Yêu cầu: Xác định thuế TNDN phải nộp, biết vốn điều lệ daonh nghiệp còn thiếu: 500;

Bài 4

Một doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ trong năm tính thuế có tài liệu

sau (Đơn vị tính: triệu đồng)

Doanh thu tính thuế: 40.000

Tổng chi phí doanh nghiệp kê khai: 35.000, trong đó:

o Chi mua xe ô tô sử dụng cho hoạt động sản xuất: 800;

o Chi tiền lương cho thành viên hội đồng quản trị không trực tiếp tham gia điều hành

sản xuất kinh doanh: 200;

o Chi ủng hộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tại địa phương: 50;

o Chi cho hoạt động của tổ chức Đảng trong doanh nghiệp: 80;

o Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối năm là các khoản nợ phải thu

dài hạn có gốc ngoại tệ: 120;

o Thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ: 60;

o Các khoản chi còn lại được trừ.

Thu nhập từ họat động sản xuất kinh doanh những năm trước bị bỏ sót: 400.

Page 19: Bài 5 THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Bài 5: Thuế thu nhập doanh nghiệp

ACC401_Bai5_v2.0018102202

98

Yêu cầu: Xác định thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Biết thuế suất thuế TNDN là 20%.

Các khoản chi của doanh nghiệp có hóa đơn, chứng từ hợp pháp.

Bài 5

Một doanh nghiệp tư nhân nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ trong năm tính thuế

có tài liệu sau (Đơn vị tính: triệu đồng)

Doanh thu tính thuế: 22.000

Tổng chi phí doanh nghiệp kê khai: 18.000, trong đó:

o Khấu hao TSCĐ đã khấu hao hết giá trị: 50;

o Chi đào tạo lại lao động theo chế độ quy định: 50;

o Phạt vi phạm hành chính: 100, phạt vi phạm hợp đồng kinh tế: 50;

o Tiền lương của chủ doanh nghiệp: 300;

o Chi ủng hộ đồng bào bị thiên tai: 150;

o Thuế, phí phải nộp ngân sách: Thuế môn bài và tiền thuê đất: 100, phí và lệ phí khác

đã nộp ngân sách: 50, Thuế TNCN: 20 (tiền lương phải trả trên hợp đồng không bao

gồm thuế TNCN), thuế GTGT phải nộp: 60;

o Các chi phí còn lại được trừ theo quy định.

Nợ phải thu của khách hàng khó đòi đã xóa nợ nay đòi được: 300.

Nhận được 332 từ hợp đồng kinh doanh ở nước ngoài chuyển về. Đây là khoản thu nhập

còn lại sau khi đã nộp thuế thu nhập tại nước ngoài với thuế suất 17%. Nước này chưa ký

kết hiệp định tránh đánh thuế 2 lần với Việt Nam.

Yêu cầu: Xác định thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Biết thuế suất thuế TNDN là 20%.

Các khoản chi của doanh nghiệp có hóa đơn, chứng từ hợp pháp. Doanh nghiệp không có thu

phạt vi phạm hợp đồng kinh tế.

Page 20: Bài 5 THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Bài 5: Thuế thu nhập doanh nghiệp

ACC401_Bai5_v2.0018102202

99

ĐÁP ÁN

CÂU HỎI ĐÚNG/SAI

1. Đáp án đúng là: Đúng.

Vì: Người nộp thuế và người chịu thuế đều là các tổ chức có thu nhập.

2. Đáp án đúng là: Sai.

Vì: Cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân.

3. Đáp án đúng là: Sai.

Vì: Thuế suất thuế TNDN quy định theo mức tỷ lệ %.

4. Đáp án đúng là: Đúng.

Vì: Đây là hình thức cho phép các doanh nghiệp bị lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh được

chuyển vào thu nhập chịu thuế của năm tiếp sau năm phát sinh lỗ trước khi tính thuế TNDN.

5. Đáp án đúng là: Sai.

Vì: Các chi phí còn phải thỏa mãn các điều kiện khác như liên quan đến doanh thu và thu

nhập tính thuế trong kỳ; có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định...

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Đáp án đúng là: D. các tổ chức sản xuất, kinh doanh có thu nhập chịu thuế.

2. Đáp án đúng là: D. Chi ủng hộ đồng bào lũ lụt.

3. Đáp án đúng là: B. cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.

4. Đáp án đúng là: C. sáng lập viên của công ty nhưng không tham gia điều hành công ty.

5. Đáp án đúng là: A. Thu nhập được chia từ góp vốn liên doanh trong nước đã nộp thuế TNDN

tại nơi góp vốn theo thuế suất 10%.

BÀI TẬP VẬN DỤNG

Bài 1

Doanh thu tính thuế: 30.000

Tổng chi phí doanh nghiệp kê khai: 24.000

Các chi phí không được trừ: 300 + 3.000 = 3.300

Tổng chi phí được trừ: 24.000 – 3.300 = 20.700

Thu nhập khác: (1000 – 600) + 5.000 = 5.400

Thu nhập được miễn thuế: 5.000

Thu nhập tính thuế: 30.000 – 20.700 + 5.400 – 5.000 = 9.700

Thuế TNDN phải nộp: 9.700 × 20% = 1.940

Bài 2

Doanh thu tính thuế: 20.000

Tổng chi phí kê khai: 16.000

Các chi phí không được trừ:

Page 21: Bài 5 THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Bài 5: Thuế thu nhập doanh nghiệp

ACC401_Bai5_v2.0018102202

100

Chi phí lãi vay: 1.200 – (1.200 × 7% × 150%)/ 12% = 150

Chi sửa chữa lớn TSCĐ: 200 – 150 = 50

Chi thuê thiết bị sản xuất: 400/2 = 200

Chi hỗ trợ hội cựu chiến binh địa phương: 50

Tổng chi phí không được trừ: 150 + 50 + 200 + 30 = 430

Tổng chi phí được trừ: 16.000 – 430 = 15.570

Thu nhập chịu thuế: 20.000 – 15,570 = 4.430

Thuế thu nhập doanh nghiệp: 4.430 × 20% = 886

Bài 3

Doanh thu tính thuế: 32.000

Tổng chi phí kê khai: 26.000

Các chi phí không được trừ:

Chi đầu tư nhà xưởng: 1.000

Chi trả lãi vay: 500 × 8% = 40

Chi mua đồng phục bằng tiền vượt mức: 150 – 20 × 5 = 50

Tổng chi phí không được trừ: 1.000 + 40 + 50 = 1.090

Tổng chi phí được trừ: 26.000 – 1.090 = 24.910

Tổng thu nhập khác: 300

Thu nhập chiu thuế: 32.000 – 24.910 + 300 = 7390

Thuế thu nhập doanh nghiệp: 7.390 × 20% = 1.478

Bài 4

Doanh thu tính thuế: 40.000

Tổng chi phí kê khai: 35.000

Các chi phí không được trừ: 800 + 200 + 50 + 120 + 60 = 1.230

Tổng chi phí được trừ: 35.000 – 1.230 = 33.770

Thu nhập khác: 400

Thu nhập chịu thuế: 40.000 – 33.770 + 400 = 6.630

Thuế TNDN phải nộp: 6.630 × 20% = 1.326

Bài 5

Thuế TNDN phải nộp đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước:

Doanh thu tính thuế: 22.000

Tổng chi phí doanh nghiệp kê khai: 18.000

Các chi phí không được trừ: 50 + 100 + 300 + 60 = 510

Tổng chi phí được trừ: 17.490

Thu nhập khác: 300

Thu nhập chịu thuế: 22.000 – 17.490 + 300 = 4.810

Thuế TNDN đối với hoạt động kinh doanh trong nước: 4.810 × 20% = 962

Thuế TNDN với hoạt động kinh doanh ở nước ngoài: 332/ (1- 17%) × (20% - 17%) = 12

Tổng thuế TNDN phải nộp trong năm: 962 + 12 = 974.