26
BÀI GIA KRI LOẠN CƯ XỬ (CONDUCT DISORDER) GVHD: BS. PHAN THIU XUÂN GIANG Lp : VB2K04 Nhóm sinh viên thc hin: [1.Nguyn Trn Hoài Ân _ MSSV:1566160001 ] [2.Trn Bi Ân_ MSSV:1566160002 ] [3.Lê ThMGiang _ MSSV:1566160023 ] [4.Ngô ThNhàn _ MSSV:1566160061 ] [5.Dương Thùy Lệ Trang _ MSSV:1566160099] TRƯỜNG ĐẠI HC KHOA HC VÀ XÃ HỘI NHÂN VĂN TP. HCHÍ MINH KHOA TÂM LÝ HC

BÀI GIỮA K - WordPress.com · 2018. 10. 10. · BÀI GIỮA KỲ RỐI LOẠN CƯ XỬ (CONDUCT DISORDER) by GVHD: BS.PHAN THIỆU XUÂN GIANG Lớp : VB2K04 Nhóm sinh viên thực

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÀI GIỮA K - WordPress.com · 2018. 10. 10. · BÀI GIỮA KỲ RỐI LOẠN CƯ XỬ (CONDUCT DISORDER) by GVHD: BS.PHAN THIỆU XUÂN GIANG Lớp : VB2K04 Nhóm sinh viên thực

BÀI GIỮA KỲ

RỐI LOẠN CƯ XỬ

(CONDUCT DISORDER)

by

GVHD: BS. PHAN THIỆU XUÂN GIANG

Lớp : VB2K04

Nhóm sinh viên thực hiện:

[1.Nguyễn Trần Hoài Ân _ MSSV:1566160001 ]

[2.Trần Bội Ân_ MSSV:1566160002 ]

[3.Lê Thị Mỹ Giang _ MSSV:1566160023 ]

[4.Ngô Thị Nhàn _ MSSV:1566160061 ]

[5.Dương Thùy Lệ Trang _ MSSV:1566160099]

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC VÀ XÃ HỘI NHÂN VĂN TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA TÂM LÝ HỌC

Page 2: BÀI GIỮA K - WordPress.com · 2018. 10. 10. · BÀI GIỮA KỲ RỐI LOẠN CƯ XỬ (CONDUCT DISORDER) by GVHD: BS.PHAN THIỆU XUÂN GIANG Lớp : VB2K04 Nhóm sinh viên thực

1

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 : CÁC NGHIÊN CỨU, SỐ LIỆU THỐNG KÊ 2

1.NHỮNG NGHIÊN CỨU BAN ĐẦU VỀ RỐI LOẠN CƯ XỬ 2

2. NHỮNG GIẢI THÍCH THEO TÂM LÝ HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG 4

3. SỰ PHỔ BIẾN CỦA RỐI LOẠN CƯ XỬ 6

CHƯƠNG 2: TRIỆU CHỨNG CHẨN ĐOÁN THEO DSM V 8

1.TRIỆU CHỨNG 8

2.CHẨN ĐOÁN 10

CHƯƠNG 3: CƠ CHẾ BỆNH SINH 12

1.BỆNH SINH 12

2.YẾU TỐ NGUY CƠ 14

3.BA HỆ THỐNG LIÊN QUAN 15

4.TIẾN TRIỂN, TIÊN LƯỢNG 16

CHƯƠNG 4: CAN THIỆP VÀ ĐIỀU TRỊ 17

1.CÁC HƯỚNG CAN THIỆP VÀ ĐIỀU TRỊ 17

2.ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH HÀNH VI TRONG TRỊ LIỆU TRẺ RỐI LOẠN CƯ XỬ 18

3.BỔ TRỢ HÀNH VI

CHƯƠNG 5: TỔNG KẾT 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

A.TIẾNG ANH 22

B.TIẾNG VIỆT 23

Page 3: BÀI GIỮA K - WordPress.com · 2018. 10. 10. · BÀI GIỮA KỲ RỐI LOẠN CƯ XỬ (CONDUCT DISORDER) by GVHD: BS.PHAN THIỆU XUÂN GIANG Lớp : VB2K04 Nhóm sinh viên thực

2

CHƯƠNG 1

CÁC NGHIÊN CỨU VÀ SỐ LIỆU

THỐNG KÊ

1.NHỮNG NGHIÊN CỨU BAN ĐẦU RỐI LOẠN CƯ XỬ

Những nghiên cứu nói chung về các rối loạn ở trẻ em và thanh thiếu niên phụ thuộc vào

nhận thức về tuổi thơ như một giai đoạn phát triển.

Trước thế kỷ 20, trẻ em phần lớn được đối xử như người lớn thu nhỏ (miniature adult).

Trẻ em có giá trị kinh tế, làm việc đồng áng và trong các nhà máy, tạo ra lương thực và

thu nhập cho gia đình1.

Khoảng đến giữa thế kỷ 19, cách nhìn này bắt đầu thay đổi. Thời thơ ấu bắt đầu được

công nhận là thời gian để vui chơi, giải trí và đã tập trung vào việc dạy dỗ đứa trẻ. Trẻ

em ngày càng được quan tâm bởi cả giới chuyên gia và công chúng dẫn đến những cuốn

sách viết về sự phát triển và nhận thức trẻ em ra đời. Vào cuối thế kỷ này, giai đoạn

phát triển của thời thơ ấu đã được bổ sung thêm vị thành niên. Năm 1904, Stanley Hall

xuất bản cuốn sách “Tuổi vị thành niên”. Cuốn sách đánh dấu sự công nhận thời niên

thiếu là một giai đoạn phát triển riêng biệt2. Vì vậy, vào cuối thế kỷ 19, nhận thức về trẻ

em đã thay đổi khi luật lao động trẻ em được áp dụng ngày càng hiệu quả hơn trong các

nhà máy.

Nhưng việc trẻ em lang bang trên đường phố sau đó trở thành một vấn đề xã hội. Ngoài

ra, việc thay đổi các điều kiện chính trị và xã hội khiến người ta thấy rằng trẻ em cần kiến

thức và kỹ năng cho các yêu cầu mới đáp ứng cấu trúc kinh tế quốc gia và chính trị dân

chủ tương ứng. Do đó, giáo dục bắt buộc như một công cụ kiểm soát xã hội để giữ trẻ em

khỏi vô công trên đường phố, cũng như để đáp ứng nhu cầu kinh tế và chính trị ngày

càng tăng của quốc gia biến đổi. Điều này dẫn đến việc giám thị việc trốn học để đảm bảo

rằng các em thực sự ở lại trường3. Với sự chấp nhận tuổi thơ và tuổi vị thành niên như

một giai đoạn phát triển và cơ chế giáo dục bắt buộc, nguyên nhân của phạm pháp đã

trở thành một trọng tâm nghiên cứu.

1 Jansz & P. van Drunen (Eds.), 2004, A Social history of psychology (pp. 195-219), Delinquency and law. In J,

Oxford: Blackwell Publishing. 2 Như trên

3 Laurence, Jennifer & David McCallum (2003). Conduct Disorder: the achievement of a diagnosis1. Discourse:

Studies in the Cultural Politics of Education, 24(3), 307 - 324

Page 4: BÀI GIỮA K - WordPress.com · 2018. 10. 10. · BÀI GIỮA KỲ RỐI LOẠN CƯ XỬ (CONDUCT DISORDER) by GVHD: BS.PHAN THIỆU XUÂN GIANG Lớp : VB2K04 Nhóm sinh viên thực

3

Các giải thích ban đầu về các vấn đề cư xử được thành lập vào đầu thế kỷ 19 khi nhà

thần kinh học Gall đưa ra khái niệm rằng bộ não được chia thành các vùng. Mỗi vùng đại

diện cho tính chất vật lý và đặc điểm tính cách cá nhân. Phrenology (khoa tướng sọ, não

tướng học (nghiên cứu hình thể sọ người để xác định tính tình và khả năng của người đó)

phát triển phổ biến trong những năm 1800 và đã có tác động đến cả bệnh lý tâm lý cũng

như giáo dục4. Phrenology đặt nền tảng cho quan điểm sinh học mang tính quyết định

trong xác định phạm pháp và tội phạm suốt thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 205.

Caesar Lombroso - một bác sĩ người Ý chuyên nghiên cứu tù nhân – đã mở rộng

phrenology để tìm kiếm tội phạm. Qua kiểm tra và sinh thiết sọ và các cơ quan của tù

nhân, Lombroso cho là có các đặc điểm vật lý đặc biệt có thể phân biệt tội phạm với

những người bình thường. Lombroso gọi đây là khoa học của “Nhân chủng học hình

sự”. Năm 1876, Caesar Lombroso xuất bản ấn phẩm đầu tiên - “Criminal Man”

(Lombroso et al. 2006). Một loạt các đặc điểm khác nhau của tội phạm đã được mô tả

trong những năm tiếp theo bởi Lombroso và các học trò của ông. Tóc đỏ, tai súp lơ - chấn

thương tai đặc trưng của dân võ, hàm nhô và lông mày to đều được xác định là dấu hiệu

vật lý của một tội phạm6.

Tiếp đó, Lombroso mở rộng lý thuyết của mình về tội phạm để giải thích cho các loại tội

phạm khác nhau. Ông bổ sung "tội phạm bẩm sinh", "tội phạm điên rồ", "tội phạm cuồng

loạn" và "tội phạm không thường xuyên" trong cuốn sách Criminal Man với 5 phiên bản

có chỉnh sửa. Ông cũng giải thích về phạm tội và ý tưởng để phòng ngừa. Trong nghiên

cứu của mình, Lombroso có đề cập đến trẻ em và tìm thấy "bất thường" vật lý ở những

kẻ phạm tội trẻ em như tội phạm người lớn. Lombroso nghĩ rằng tất cả trẻ em đều được

sinh ra vô đạo đức nhưng trẻ em có thể được "giáo dục", theo nghĩa là sống với những

người trung thực sẽ vượt qua xu hướng tội phạm của chúng. Trong khi những người

khác là tội phạm bẩm sinh, không dễ được cải đổi. Do đó, chúng nên được ngăn chặn

chào đời bằng cách đưa ra luật cấm quan hệ tình dục cho người nghiện rượu và người

phạm tội7.

Năm 1949, William Sheldon xuất bản tác phẩm về tội phạm vị thành niên và sự tương quan

với vóc dáng và kết luận rằng tội phạm có liên quan đến một loại cơ thể (mesomorph) cụ

thể. Sheldon chia cơ thể thành bốn loại khác nhau: mesomorphs (cơ bắp, thể thao),

endomorphs (mềm mại và tròn), ectomorphs (cao và nạc) và một vóc dáng cân bằng ( khi

4 Hergenhahn, B. R. (2005). An introduction to the history of psychology (5th ed.). Australia ; Belmont, CA:

Thomson/Wadsworth. 5 Burkhead, Dow Michael. (2006). The search for the causes of crime: a history of theory in criminology. New

Carolina: McFarland & Company, Inc., Publishers. 6 Lombroso, Cesare, Mary Gibson & Nicole Hahn Rafter (2006). Criminal man. Durham, NC: Duke University

Press. 7 Như trên

Page 5: BÀI GIỮA K - WordPress.com · 2018. 10. 10. · BÀI GIỮA KỲ RỐI LOẠN CƯ XỬ (CONDUCT DISORDER) by GVHD: BS.PHAN THIỆU XUÂN GIANG Lớp : VB2K04 Nhóm sinh viên thực

4

không rõ ràng các loại trên)8. Phát hiện này được nhắc lại vào năm 1956 bởi Glueck và

Glueck trong cuốn sách "Physique and Delinquency" (Glueck & Glueck 1956) - so sánh

500 người phạm tội và 500 thanh thiếu niên "bình thường". Qua đó, họ cũng thấy rằng

phạm pháp là tương quan với một loại cơ thể mesomorph (Glueck & Glueck 1956).

Tuy nhiên, quan điểm sinh học mang tính quyết định phạm tội dần mất đi uy tín và vị

thế khi lý thuyết phân tâm học ảnh hưởng rất nhiều các chuyên gia làm việc với trẻ em

và thanh thiếu niên thời kỳ sau, như được trình bày tiếp sau đây.

2.NHỮNG GIẢI THÍCH THEO TÂM LÝ HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG

Sigmund Freud đã phát triển lý thuyết phân tâm học vào cuối thế kỷ 19. Lý thuyết phân

tích tâm lý cung cấp một quan điểm mới thay thế cho quan điểm sinh học ở châu Âu về

hành vi phạm pháp và hành vi chống đối xã hội. Cùng với phong trào vệ sinh tâm thần và

tâm lý phát triển hơn, trọng tâm nghiên cứu chuyển từ từ sức khỏe thể chất của trẻ em

sang sức khỏe tâm lý9.

Việc áp dụng lý thuyết phân tâm học khi làm việc với trẻ em chống đối xã hội không trực

tiếp đến từ Freud. Nhà tâm thần học William Healy được cho là người đầu tiên áp dụng lý

thuyết phân tâm học khi làm việc với trẻ em chống đối xã hội cũng như phương pháp

nghiên cứu chúng. Healy xuất phát điểm là một bác sĩ. Trong các nghiên cứu sau đại học

về thần kinh học ở châu Âu, ông được giới thiệu về phân tâm học của Freud. Khi trở về

Hoa Kỳ, ông bắt đầu phòng khám giáo dưỡng trẻ em đầu tiên trong cả nước. Phòng khám

là một cơ sở nghiên cứu và điều trị kết nối với Tòa án Vị thành niên Chicago10

. Healy ứng

dụng phân tâm học trong công việc của mình với trẻ em cũng như ông đã mở rộng những ý

tưởng này với những kinh nghiệm và suy nghĩ từ công việc của mình. Năm 1915, ông xuất

bản cuốn sách “The individual delinquent”, trong đó Healy giới thiệu lý thuyết đa chức

năng về tội phạm. Healy xác định 3 nguyên nhân chính khiến trẻ em phạm pháp: tâm trí

bất thường, điều kiện nhà bị lỗi và điều kiện vật lý bất thường (Snodgrass 1984). Cuốn

sách được dựa trên các ca phạm tội và với cái nhìn năng động của nhân cách con người,

thể hiện một quan điểm mới trong suy nghĩ xung quanh cá nhân và hành vi11

.

Châu Âu chậm hơn so với Mỹ trong việc thay đổi suy nghĩ về phạm pháp. Nhưng vào năm

1925, Aichhorn của Áo đã xuất bản cuốn sách "Wayward Youth", trong đó, ông đưa ra 20

nguyên tắc phân tích tâm lý áp dụng cho các trường hợp trẻ em phạm pháp và chống đối

xã hội. Aichhorn tin rằng trẻ em có cảm giác hài lòng, và thông qua giáo dục và điều hòa

từ xã hội, chúng học được cách chọn mục tiêu dài hạn hơn là sự hài lòng ngắn hạn. Quan

điểm của ông về nguyên nhân của hành vi chống đối xã hội là khi “quy trình tâm linh” bị

8 Shoemaker, Donald J. (2009). Juvenile delinquency. New York: Rowman & Littlefield Publishers, Inc.

9 Ludvigsen, Kari & Asmund Arup Seip (2009). The establishing of Norwegian child psychiatry: ideas, pioneers and

institutions. History of Psychiatry, 20(1), 5-26. 10

Snodgrass, Jon (1984). William Healy (1869-1963): Pioneer child psychiatrist and criminologist. Journal of the

History of the Behavioral Sciences, 20(4), 332-339. 11

Fink, Arthur E. (1938). Causes of crime : biological theories in the United States, 1800-1915. Westport, Conn.:

Greenwood Press.

Page 6: BÀI GIỮA K - WordPress.com · 2018. 10. 10. · BÀI GIỮA KỲ RỐI LOẠN CƯ XỬ (CONDUCT DISORDER) by GVHD: BS.PHAN THIỆU XUÂN GIANG Lớp : VB2K04 Nhóm sinh viên thực

5

trục trặc. Aichhorn cũng không loại trừ vai trò của môi trường góp phần vào phạm pháp.

Ông tin rằng một số trẻ em dễ bị phạm pháp, nhưng tin rằng một môi trường không

thuận lợi là cần thiết sẽ khiến chúng bộc lộ12

.

Cùng lúc Aichhorn đang điều hành trường học cho những đứa trẻ phạm tội ở Áo,

Alexander Sutherland Neill đã thành lập trường “Summerhill” và phòng khám giáo dưỡng

trẻ em ở Anh. Neill cũng thực hành làm việc với trẻ em và trẻ vị thành niên trên các ý

tưởng phân tâm học. Ông tin rằng phạm pháp đã được gây ra bởi sự đàn áp đi tính tự

nhiên và áp đặt các tiêu chuẩn đạo đức mà trẻ không thể thực hiện13

. Trường

Summerhill được điều hành dựa trên lý tưởng dân chủ, và tin tưởng mạnh mẽ vào việc

nếu các em được nói thì sẽ không cần có hành vi gian dối.

Một người không thuộc về trường phái phân tâm học là Cyril Burt. Năm 1925, ông xuất

bản cuốn sách “Kẻ phạm tội trẻ tuổi” - cuốn sách toàn diện về nguyên nhân và cách trị

thanh thiếu niên phạm tội. Trong khi Burt thừa nhận "Điều kiện di truyền" là yếu tố góp

phần phạm pháp, ông bác bỏ ý tưởng về tội phạm bẩm sinh. Thay vào đó, ông thừa nhận

sự đóng góp di truyền nhưng tin rằng môi trường là yếu tố quyết định14

. Qua nghiên cứu,

Burt chia các yếu tố môi trường thành hai loại chính: gia đình và bên ngoài. Ông tiếp tục

chia gia đình thành bốn tiểu mục: nghèo đói, các mối quan hệ gia đình bị lỗi, kỷ luật khiếm

khuyết và sự xấu xa trong nhà. Ông phát hiện ra rằng nhiều thanh niên phạm pháp sinh ra

trong gia đình có cha mẹ phạm tội.

Vào đầu năm 1900, bài kiểm tra trí thông minh Binet đã được Henry Goddard dịch và giới

thiệu ở Mỹ. Ông kết luận vào năm 1914 sau khi thực hiện nghiên cứu về thanh thiếu niên

phạm tội trong trường giáo dưỡng, 25% trong số đó "khiếm khuyết về tinh thần" và bản

chất của "khiếm khuyết về tinh thần" tạo thành phạm tội15

.

Vào cuối những năm 1920, các yếu tố nhân quả liên quan đến sự phát triển của thanh niên

phạm tội được cho là bao gồm cả các yếu tố môi trường và tâm lý. Chính do nhận thức

thay đổi, các nghiên cứu cũng thay đổi và dẫn đến những thay đổi về việc xử lý, giải quyết

trẻ em phạm pháp trong cả hệ thống tư pháp và giáo dục.

Hệ thống pháp luật thế kỷ 19 phần lớn đối xử với trẻ em như người lớn, nhưng vào cuối

thế kỷ, phản ánh sự thay đổi nhận thức, điều này bắt đầu thay đổi. Ở Anh, Đạo luật trẻ

em được giới thiệu vào năm 1908 cho thấy nhân đạo hơn đối với trẻ em. Từ đó trở đi “…

không đứa trẻ nào dưới 14 tuổi bị kết án tù; và không có người trẻ nào trong độ tuổi 14 và

16 có thể bị kết án tử” trừ những trường hợp cực kỳ đặc biệt (Burt 1925: 106). Sự chuyển

đổi từ tập trung vào hình phạt sang phục hồi chức năng đã được xây dựng thêm dưới sự

12

Aichhorn, August (1925). Wayward Youth. London: Imago publishing co., Ltd. 13

Neill, Alexander Sutherland (1926). The problem child. London: Herbert Jenkins. 14

Burt, Cyril (1925). The Young Delinquent. London: University of London Press, Ltd. 15

Fink, Arthur E. (1938). Causes of crime : biological theories in the United States, 1800-1915. Westport, Conn.:

Greenwood Press.

Page 7: BÀI GIỮA K - WordPress.com · 2018. 10. 10. · BÀI GIỮA KỲ RỐI LOẠN CƯ XỬ (CONDUCT DISORDER) by GVHD: BS.PHAN THIỆU XUÂN GIANG Lớp : VB2K04 Nhóm sinh viên thực

6

thành lập của các tòa án vị thành niên. Họ hoạt động theo quan niệm “parens patriae”,

trách nhiệm của nhà nước như là cha mẹ vì lợi ích tốt nhất của đứa trẻ16

.

Vào cuối thế kỷ 19, công cụ chính được sử dụng trong việc định hình tính cách và phát

triển kiến thức trong trường học là kỷ luật - thường xuyên trừng phạt. Vào đầu thế kỷ 20,

điều này đã thay đổi và năm 1907, Bagley xuất bản cuốn sách đầu tiên về quản lý lớp học,

yêu cầu giáo viên phải chú ý đến từng học sinh. Tuy nhiên, 20 năm sau đó, trọng tâm vẫn

là kỷ luật. Cho đến năm 1930, công việc của nhà tâm lý học giáo dục chủ yếu là kiểm tra

trí thông minh để đưa trẻ em vào các lớp khác nhau dựa trên khả năng của chúng. Các giáo

viên quan tâm hàng đầu tới mục đích học tập, sức khỏe tâm thần của học sinh không được

coi là một phần công việc của họ. Điều này đã thay đổi thông qua phong trào vệ sinh tâm

thần với sự tập trung tăng cường sức khỏe tâm thần của học sinh.

3.SỰ PHỔ BIẾN CỦA RỐI LOẠN ỨNG XỬ

Với việc xuất bản ICD-8 và DSM-II vào năm 1968, rối loạn cư xử đã trở thành rối loạn

tâm thần được phân loại. Các rối loạn cư xử xuất hiện trong ICD-8 thuộc "rối loạn cư xử

của tuổi thơ". DSM-II bao gồm 6 tiểu thể loại rối loạn cư xử như sau: “Hyperkinetic

reaction of childhood (or adolescence)” - “Withdrawing reaction of childhood (or

adolescence)” - “Overanxious reaction of childhood (or adolescence)” - 56 “Runaway

reaction of childhood (or adolescence)”- “Unsocialized aggressive reaction of childhood

(or adolescence)” - “Group delinquent reaction of childhood (or adolescence)” (APA,

1968). Cái tên "Conduct Disorder" được giới thiệu trong ICD-9, xuất bản năm 1977.

Số lượng ước tính những người bị rối loạn cư xử phụ thuộc vào các tiêu chí chẩn đoán có

nét khác biệt theo thời gian. Những thay đổi nhỏ trong tiêu chí, có thể dẫn đến sự khác

biệt lớn về tỉ lệ rối loạn cư xử trong dân số. Tuy nhiên, Hiệp hội tâm thần Mỹ ước tính số

người rối loạn cư xử thay đổi từ 1 đến 10% dân số (APA, 2000).

Mặc dù có vấn đề trong việc đưa ra con số chính xác về tỉ lệ mắc các rối loạn cư xử, có

một số lưu ý về tỉ lệ mắc khác nhau liên quan đến tuổi tác, giới tính và sắc tộc

Với tuổi, xu hướng thông thường là khi trẻ càng lớn, số lượng hành vi thách thức và đối

lập giảm nhưng mức độ nghiêm trọng của hành vi chống đối xã hội tăng lên. Thống kê

cho thấy hành vi phạm tội vị thành niên dường như đạt cao điểm khi trẻ 17-18 tuổi đối với

nam và 13-14 tuổi đối với nữ và giảm mạnh sau đó17

. Mô hình tương tự ở giới trẻ Anh,

Rối loạn cư xử tăng ở các trẻ em trai khoảng 11 tuổi và trẻ em gái khoảng 12 tuổi18

.

Trong cùng một nghiên cứu, tỉ lệ Rối loạn thách thức đối lập được báo cáo giảm theo độ

tuổi, được giải thích bởi thực tế là trong DSM-IV, Rối loạn thách thức đối lập bị loại trừ

khi có rối loạn cư xử.

16

Weijers, Ido (2004). Delinquency and law. In J. Jansz & P. van Drunen (Eds.), A Social history of psychology

(pp. 195-219). Oxford: Blackwell Publishing. 17

Shoemaker, Donald J. (2009). Juvenile delinquency. New York: Rowman & Littlefield Publishers, Inc. 18

Maughan, Barbara et al. (2004). Conduct Disorder and Oppositional Defiant Disorder in a national sample:

developmental epidemiology. Journal of Child Psychology and Psychiatry, 45(3), 609-621.

Page 8: BÀI GIỮA K - WordPress.com · 2018. 10. 10. · BÀI GIỮA KỲ RỐI LOẠN CƯ XỬ (CONDUCT DISORDER) by GVHD: BS.PHAN THIỆU XUÂN GIANG Lớp : VB2K04 Nhóm sinh viên thực

7

Liên quan đến giới tính, trong hầu hết các nghiên cứu, tỉ lệ rối loạn cư xử của trẻ em trai

so với trẻ em gái là 4:119

. Một số tác giả cho rằng sự khác biệt giới trong tỉ lệ rối loạn cư

xử có thể được giải thích là do các triệu chứng rối loạn cư xử theo DSM là những điều

chủ yếu mà nam giới làm, vì vậy không góp nhặt được đủ hành vi chống đối xã hội ở trẻ

em gái20

.

Rối loạn cư xử cũng có khác biệt giữa các quốc gia và sắc tộc. Trong một nghiên cứu

của Anh về sự phổ biến của rối loạn tâm thần DSM-IV ở tuổi vị thành niên, họ đã thấy sự

xuất hiện thấp hơn của Rối loạn thách thức đối lập ở trẻ em châu Á so với da trắng21

.

Trong một nghiên cứu của Mỹ, xem xét tỉ lệ rối loạn cư xử giữa người châu Á sống ở Mỹ,

người Thái Bình Dương và người Hawaii bản xứ, họ đã tìm thấy người Châu Á ít có khả

năng bị rối loạn cư xử gấp 3 lần người da trắng. Nghiên cứu tương tự cũng cho thấy

người dân đảo Thái Bình Dương và người bản xứ Hawaii có nguy cơ bị mắc chứng rối

loạn cư xử cao hơn 2,5 lần22

. Leung và các đồng nghiệp xem xét tỉ lệ rối loạn theo DSM-

IV trên vị thành niên ở Hồng Kông. Họ thấy tỉ lệ rối loạn cư xử thấp hơn (1,9%) so với nơi

khác, nhưng tỉ lệ Rối loạn thách thức đối lập cao hơn (6,9%).

Trong khi đó, theo nghiên cứu năm 2016 của Arathy Satheesh và V Hemavathy, Rối loạn

cư xử được ước tính ảnh hưởng đến 51,1 triệu người trên toàn cầu. Tình trạng rối loạn

phổ biến hơn ở nam giới so với trẻ em gái, với các nghiên cứu chỉ ra rằng tỉ lệ nam giới

trong dân số nói chung dao động từ 6% đến 16% trong khi tỉ lệ nữ giới dao động từ 2%

đến 9%. Tỉ lệ mắc chứng rối loạn cư xử tăng từ thời thơ ấu đến tuổi vị thành niên. Trong

số cả nam và nữ, rối loạn cư xử là một trong những rối loạn thường được chẩn đoán nhất

ở trẻ em trong các cơ sở sức khỏe tâm thần23

.

Chính vì thế, có rất nhiều nghiên cứu ở các mức độ khác nhau được tiến hành để con người

hiểu hơn về rối loạn cư xử. Ngoài các nghiên cứu mang tính khái quát, còn có rất nhiều

nghiên cứu về các ca cụ thể ở phạm vi nhỏ hơn ở các quốc gia khác nhau.

19

Lahey, Benjamin B. et al. (1999). Developmental Epidemiology of the Disruptive Behavior Disorders. In H. C.

Quay & A. E. Hogan (Eds.), Handbook of Disruptive Behavior Disorders (pp. 23-48). New York: Kluwer

Academic/ Plenum Publishers. 20

Costello, Jane E. & Adrian Angold (2001). Bad behaviour: an historical perspective on disorders of conduct. In J.

Hill & B. Maughan (Eds.), Conduct disorders in childhood and adolescence. Cambridge: Cambridge University

Press. 21

Ford, Tamsin, Robert Goodman & Howard Meltzer (2003). The British Child and Adolescent Mental Health

Survey 1999: The prevalence of DSM-IV disorders. Journal of the American Academy of Child & Adolescent

Psychiatry, 42(10), 1203-1211. 22

Sakai, J.†T. et al. (2008). Conduct disorder among Asians and Native Hawaiian/Pacific Islanders in the USA.

Psychological Medicine, 38(07), 1013-1025. 23

Arathy Satheesh R* and V Hemavathy, 2016, Conduct Disorder - A Case Study, Research Journal of

Pharmaceutical, Biological and Chemical Sciences, Department of Nursing, Sree Balaji College of Nursing,

Chennai, Tamil Nadu, India.

Page 9: BÀI GIỮA K - WordPress.com · 2018. 10. 10. · BÀI GIỮA KỲ RỐI LOẠN CƯ XỬ (CONDUCT DISORDER) by GVHD: BS.PHAN THIỆU XUÂN GIANG Lớp : VB2K04 Nhóm sinh viên thực

8

CHƯƠNG 2

TRIỆU CHỨNG, CHẨN ĐOÁN

THEO DSM V

RỐI LOẠN CƯ XỬ 312.8x (F91.x)

1.TRIỆU CHỨNG

Rối loạn cư xử là một khuôn mẫu hành vi lặp lại và liên tục trong các quyền cơ bản

của người khác hoặc các quy định hoặc quy tắc xã hội phù hợp với độ tuổi thích

hợp bị vi phạm.

Được biểu hiện bằng sự hiện diện của ít nhất ba trong số 15 tiêu chí sau trong 12

tháng qua các danh mục dưới đây, với ít nhất một tiêu chí trong 6 tháng qua với 4

nhóm triệu chứng chính:

Hành vi gây hung hăng cho người và động vật

1.Thường bắt nạt, đe dọa hoặc hăm dọa người khác.

2.Thường gây sự đánh nhau

Page 10: BÀI GIỮA K - WordPress.com · 2018. 10. 10. · BÀI GIỮA KỲ RỐI LOẠN CƯ XỬ (CONDUCT DISORDER) by GVHD: BS.PHAN THIỆU XUÂN GIANG Lớp : VB2K04 Nhóm sinh viên thực

9

3.Đã sử dụng vũ khí có thể gây tổn hại nghiêm trọng về thể chất cho người khác

(ví dụ: gậy, gạch, chai vỡ, dao, súng).

4. Đã cố tình tàn nhẫn với người

5.Đã cố tình tàn nhẫn với động vật

6. Đã có hành vi trộm cắp mà có đối đầu với nạn nhân (ví dụ: trấn lột, cướp giật,

tống tiền, cướp vũ trang).

7. Đã ép buộc ai đó phải thực hiện hành vi tình dục

Phá hoại tài sản

8.Đã có chủ tâm tham gia vào việc phóng hỏa với mục đích gây ra thiệt hại nghiêm

trọng

9.Đã có chủ tâm phá hoại tài sản của người khác (không phải do phóng hỏa).

Lừa đảo hoặc trộm cắp

10.Đã đột nhập vào nhà, tòa nhà hoặc ô tô của người khác.

11.Thường nói dối để có được hàng hóa hoặc ưu đãi hoặc để tránh các nghĩa vụ

(nghĩa là "chống đối" những người khác).

12.Đã trộm cắp các mặt hàng có giá trị phi vật chất mà không phải đối mặt với

nạn nhân (ví dụ, ăn cắp đồ ăn, nhưng không vi phạm và xâm nhập, giả mạo).

Vi phạm nghiêm trọng quy tắc

13.Thường ở ngoài không về nhà vào bữa tối mặc dù cha mẹ cấm, bắt đầu trước 13

tuổi.

14.Đã bỏ nhà đi qua đêm ít nhất hai lần trong khi sống trong nhà của cha mẹ

hoặc người thay thế cha mẹ, hoặc một lần mà không trở về trong một thời

gian dài.

15.Thường trốn học, bắt đầu trước 13 tuổi

Ngoài ra, một số trẻ mắc dạng rối loạn hành vi thì rất dễ trở nên cáu kỉnh, có lòng

tự trọng thấp và có xu hướng bùng nổ những cơn nóng giận một cách thường

xuyên. Nhiều trẻ lạm dụng ma túy và rượu. Trẻ mắc rối loạn cư xử thường không

thể đánh giá hành vi của mình, có thể làm tổn thương người, và có rất ít cảm giác

tội lỗi hay hối hận khi làm tổn thương người khác.

Page 11: BÀI GIỮA K - WordPress.com · 2018. 10. 10. · BÀI GIỮA KỲ RỐI LOẠN CƯ XỬ (CONDUCT DISORDER) by GVHD: BS.PHAN THIỆU XUÂN GIANG Lớp : VB2K04 Nhóm sinh viên thực

10

2.CHẨN ĐOÁN

Rối loạn cư xử là một dạng rối loạn hành vi ở trẻ.

Rối loạn trong hành vi gây suy giảm đáng kể về mặt lâm sàng

trong hoạt động xã hội, học tập hoặc nghề nghiệp.

Nếu cá nhân 18 tuổi hoặc hơn 18 tuổi, các tiêu chuẩn chẩn đoán cho rối loạn nhân

cách chống đối xã hội.

Định rõ:

312.81 (F91.1) Loại khởi phát từ tuổi ấu thơ: Cá nhân thể hiện ít nhất một đặc

điểm triệu chứng của rối loạn cư xử trước 10 tuổi

312.82 (F91.2) Loại khởi phát dành cho thanh thiếu niên: Cá nhân không thể hiện

các đặc điểm triệu chứng của rối loạn cư xử trước 10 tuổi.

312.89 (F91.9) Loại khởi phát không xác định: Các tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn

ứng xử được đáp ứng, nhưng không có đủ thông tin để xác định xem khởi phát

triệu chứng đầu tiên là trước hay sau 10 tuổi.

Chỉ định nếu:

Với những cảm xúc buồn tẻ hạn chế: Để hội đủ điều kiện cho chỉ định này, một cá

nhân phải có ít nhất hai đặc tính sau đây liên tục trong ít nhất 12 tháng và trong

nhiều mối quan hệ và nhiều bối cảnh. Những đặc điểm này phản ánh khuôn mẫu

điển hình của cá nhân về tính cách và chức năng cảm xúc trong giai đoạn này và

không chỉ xảy ra thường xuyên trong một số trường hợp. Vì vậy, để đánh giá các

tiêu chí cho chỉ định này, nhiều nguồn thông tin là cần thiết. Ngoài báo cáo tự thuật

của cá nhân, cần xem xét các báo cáo của những người đã biết cá nhân trong thời

gian dài (ví dụ: phụ huynh, giáo viên, đồng nghiệp, thành viên gia đình mở rộng,

đồng nghiệp).

Thiếu sự ăn năn hay cảm giác tội lỗi: Không cảm thấy xấu hoặc tội lỗi khi làm

điều gì đó sai trái (loại trừ việc thể hiện sự hối hận khi bị bắt hoặc phải đối mặt với

sự trừng phạt). Các cá nhân thể hiện sự thiếu quan tâm chung về những hậu quả

tiêu cực của hành động của mình. Ví dụ, cá nhân không hối hận sau khi làm tổn

thương ai đó hoặc không quan tâm đến hậu quả của việc vi phạm quy tắc.

Nhẫn tâm - thiếu sự thấu cảm: Khinh thường và không quan tâm đến cảm giác

của người khác. Cá nhân được mô tả là lạnh và thiếu lòng trắc ẩn. Người đó tỏ ra

quan tâm nhiều hơn đến những ảnh hưởng của hành động của bản thân đối với bản

thân họ, thay vì ảnh hưởng của họ đối với người khác, ngay cả khi họ gây hại đáng

kể cho người khác.

Page 12: BÀI GIỮA K - WordPress.com · 2018. 10. 10. · BÀI GIỮA KỲ RỐI LOẠN CƯ XỬ (CONDUCT DISORDER) by GVHD: BS.PHAN THIỆU XUÂN GIANG Lớp : VB2K04 Nhóm sinh viên thực

11

Không quan tâm đến năng lực: Không tỏ ra lo ngại về năng lực kém hoặc có vấn

đề ở trường, tại nơi làm việc hoặc trong các hoạt động quan trọng khác. Các cá

nhân không đưa ra các nỗ lực cần thiết để thực hiện tốt, ngay cả khi kỳ vọng là rõ

ràng, và thường đổ lỗi cho người khác cho năng lực kém của mình.

Hời hợt hoặc thiếu hụt xúc động: Không thể hiện cảm giác hoặc thể hiện cảm

xúc với người khác, ngoại trừ những cách có vẻ nông cạn, giả dối hoặc hời hợt (ví

dụ: hành động ngược với với cảm xúc hiển thị; có thể biến cảm xúc “bật” hoặc

“tắt” một cách nhanh chóng) hoặc sự bộc lộ cảm xúc được sử dụng để đạt được lợi

lộc (ví dụ: cảm xúc được hiển thị để thao túng hoặc đe dọa người khác).

Chỉ định về mức độ hiện tại:

Nhẹ: Rất ít nếu có bất kỳ vấn đề nào vượt quá những yêu cầu để chẩn đoán, và tiến

hành các vấn đề gây hại tương đối nhỏ cho người khác (ví dụ, nói dối, trốn học, ở

ngoài trời tối khi không được phép, phá luật khác).

Trung bình: Số lượng các vấn đề ứng xử và ảnh hưởng đến những người khác ở

giữa mức “nhẹ” và “nghiêm trọng” (ví dụ, ăn cắp mà không phải đối mặt với nạn

nhân, phá hoại).

Nghiêm trọng: Nhiều vấn đề ứng xử vượt quá những yêu cầu để chẩn đoán có

mặt, hoặc tiến hành các vấn đề ứng xử gây tổn hại đáng kể cho người khác (ví dụ:

cưỡng bức tình dục, tàn ác về thể chất, sử dụng vũ khí, ăn cắp trong khi đối đầu với

nạn nhân, đột nhập và xâm nhập)24

http://images.pearsonclinical.com/images/assets/basc-3/basc3resources/DSM5_DiagnosticCriteria_ConductDisorder

Page 13: BÀI GIỮA K - WordPress.com · 2018. 10. 10. · BÀI GIỮA KỲ RỐI LOẠN CƯ XỬ (CONDUCT DISORDER) by GVHD: BS.PHAN THIỆU XUÂN GIANG Lớp : VB2K04 Nhóm sinh viên thực

12

CHƯƠNG 3

CƠ CHẾ BỆNH SINH

1.BỆNH SINH

Sự hiểu biết về các cơ chế gây ra chứng rối loạn chống đối đang ngày càng gia

tăng cùng với sự hiểu biết về sự phát triển của não bộ và ảnh hưởng của việc tiếp

xúc với các yếu tố kích thích từ môi trường từ rất sớm có thể làm cản trở sự phát

triển khỏe mạnh của não bộ.

Rối loạn ứng xử thường đi kèm với các vấn đề về thần kinh. Theo nghiên cứu

những trẻ em tuổi vị thành niên có vấn đề về hành vi có sự khác biệt trong giải

phẫu não và chức năng. Thanh thiếu niên bị rối loạn chức năng có biểu hiện phản

ứng giảm dopamine với phần thưởng và tăng hành vi nguy cơ liên quan đến hoạt

động của não trán trước, bất thường ở vỏ não trán trước (ACC).

Các vùng não liên quan đến hành vi xã hội như amygdala, vỏ não trán trước, insula

và vỏ não orbitofrontal) có biểu hiện phản ứng kém. Điều này có nghĩa là các em

thiếu hụt khả năng diễn đạt cảm xúc hoặc cảm xúc nghèo nàn, thiếu hay khó khăn

khi đưa ra quyết định, thiếu hụt trong giao tiếp xã hội và kiềm chế cảm xúc kém.

Điều này cung cấp một giải thích thần kinh cho lý do tại sao thanh thiếu niên rối

loạn hành vi có thể có nhiều khả năng lặp lại các mô hình ra quyết định kém.

Đồng thời sự giảm khối lượng chất xám trong vùng hạnh nhân dẫn tới sự sợ hãi

kém, có liên quan đến khó khăn trong việc xử lý các kích thích tình cảm xã hội, bất

kể tuổi khởi phát.

Page 14: BÀI GIỮA K - WordPress.com · 2018. 10. 10. · BÀI GIỮA KỲ RỐI LOẠN CƯ XỬ (CONDUCT DISORDER) by GVHD: BS.PHAN THIỆU XUÂN GIANG Lớp : VB2K04 Nhóm sinh viên thực

13

Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy các cá nhân bị rối loạn vận động được đặc

trưng là giảm mức serotonin và cortisol cũng như giảm chức năng thần kinh tự trị

(ANS) hoạt động. Dẫn đến việc các em không có khả năng điều chỉnh tâm trạng,

gây ra các hành vi bốc đồng, làm suy yếu tín hiệu lo lắng và sợ hãi, giảm lòng tự

trọng. Kết hợp các điều này lại với nhau, những phát hiện này có thể giải thích một

số khác biệt trong các mô hình tâm lý và hành vi của các trẻ bị rối loạn hành vi.

Page 15: BÀI GIỮA K - WordPress.com · 2018. 10. 10. · BÀI GIỮA KỲ RỐI LOẠN CƯ XỬ (CONDUCT DISORDER) by GVHD: BS.PHAN THIỆU XUÂN GIANG Lớp : VB2K04 Nhóm sinh viên thực

14

2.YẾU TỐ NGUY CƠ

Trẻ em có cha mẹ (ruột hoặc nuôi) hoặc anh chị em ruột với rối loạn hành vi có

nhiều khả năng phát triển chứng rối loạn. Trẻ em có cha hoặc mẹ sinh học có

ADHD, rối loạn sử dụng rượu, trầm cảm, rối loạn lưỡng cực hoặc tâm thần phân

liệt cũng có nguy cơ.

Trẻ sơ sinh nếu được nuôi dưỡng bởi cha mẹ luôn chú ý đến nhu cầu của con sẽ

thúc đẩy não phát triển và hệ thần kinh được khỏe mạnh giúp trẻ đối phó với môi

trường. Ngược lại, các bậc cha mẹ không được nuôi dưỡng trong môi trường chăm

sóc tốt sẽ gặp áp lực khi nuôi dạy trẻ. Trẻ em nếu bị bỏ bê kéo dài, lạm dụng và

tiếp xúc với bạo lực sớm cho thấy sự rối loạn trong phát triển kiến trúc não bộ và

có hệ thống phản ứng điều tiết kém. Hậu quả của điều này là khi gặp yếu tố kích

thích, trẻ không có khả năng bình tĩnh và kiểm soát cảm xúc. Đây chính là con

đường dẫn đến chứng rối loạn hành vi.

Page 16: BÀI GIỮA K - WordPress.com · 2018. 10. 10. · BÀI GIỮA KỲ RỐI LOẠN CƯ XỬ (CONDUCT DISORDER) by GVHD: BS.PHAN THIỆU XUÂN GIANG Lớp : VB2K04 Nhóm sinh viên thực

15

Các yếu tố nguy cơ khác như mẹ hút thuốc hoặc uống rượu trong quá trình mang

thai, biến chứng trong quá trình sinh đã được xác định trong nghiên cứu là có mối

liên hệ tuy không cụ thể, nhưng có thể có mối liên quan với bệnh lý sau này với

các yếu tố môi trường hay quan hệ mẹ con.

3.BA HỆ THỐNG LIÊN QUAN

Các nghiên cứu mới trong lĩnh vực di truyền học cho biết rằng rối loạn ứng cử có

liên quan đến ba hệ thống: hệ thống thần kinh, hệ thống kích thích tự trị và hệ

thống xử lý thông tin. Mô hình dưới đây cho thấy rằng quá trình mà qua đó môi

trường tác động lên hành vi hung hăng liên quan đến rối loạn hành vi là cách mà

não xử lý các kích thích gây bệnh môi trường trong các tương tác xã hội. Những

tác nhân gây bệnh này bao gồm khiêu khích, đe dọa, thất vọng và ngăn chặn mục

tiêu. (Berkowitz, 2008). Não bộ vi xử lý các kích thích và trung gian hòa giải tác

động môi trường. Sự khác biệt cá nhân trong tính dễ tổn thương cả não được định

hình bằng biến thể di truyền, môi trường bị đe dọa sớm và sự tương tác của chúng.

Sáu hiệu ứng cùng nhiều hiệu ứng phụ khác được khẳng định trong môi trường

này. Bao gồm G là tác động chính của sự biến đổi trong gene; E1 là tác động chính

trong những yếu tố môi trường từ sớm; G × E 1 là hiệu ứng tương tác giữa môi

trường và gene. E2 là tác động chính của kích thích môi trường trong tương tác xã

hội; G × E 1 × E 2 là hiệu ứng tương tác giữa gen × Tương tác môi trường sớm và

kích thích môi trường gần đúng. Từ đó là kết quả của hệ thống phản ứng cá nhân

đối với hành vi hung hăng.

Page 17: BÀI GIỮA K - WordPress.com · 2018. 10. 10. · BÀI GIỮA KỲ RỐI LOẠN CƯ XỬ (CONDUCT DISORDER) by GVHD: BS.PHAN THIỆU XUÂN GIANG Lớp : VB2K04 Nhóm sinh viên thực

16

4.TIẾN TRIỂN, TIÊN LƯỢNG

Rối loạn ứng xử có thể khởi phát từ tuổi ấu thơ, tiến triển ở trẻ em, không được

điều trị có tiên lượng kém hơn. Khoảng 40% các trường hợp rối loạn tiến triển

khởi phát ở trẻ em phát triển thành rối loạn nhân cách xã hội ở người trưởng thành.

Các rối loạn khác có thể xảy ra với rối loạn ứng xử bao gồm rối loạn học tập, rối

loạn lo âu, rối loạn trầm cảm lưỡng cực và rối loạn sử dụng chất. 25

- Jane Roberts. (2 9 2013). Understanding Conduct Disoder. Truy cập 9 8 2018, từ

https://www.bjfm.co.uk/understanding-conduct-disorder

- Professor Jan Buitelaar, Radboud University Nijmegen. Conduct Disorder – Psychopathy.

- Kenneth A.Dodge. (1 7 2009). Mechanisms of Gene–Environment Interaction Effects in the Development

of Conduct Disorder. Truy cập 9 10 2018, từ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2749255/

- H. Russell Searight, Fred Rottnek, Stacey L. Abby (15 April 2001). Conduct Disorder: Diagnosis and

Treatment in Primary Care. Truy cập 10 9 2018, từ https://www.aafp.org/afp/2001/0415/p1579.html

Page 18: BÀI GIỮA K - WordPress.com · 2018. 10. 10. · BÀI GIỮA KỲ RỐI LOẠN CƯ XỬ (CONDUCT DISORDER) by GVHD: BS.PHAN THIỆU XUÂN GIANG Lớp : VB2K04 Nhóm sinh viên thực

17

CHƯƠNG 4

CAN THIỆP VÀ ĐIỀU TRỊ

1.CÁC HƯỚNG ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN CƯ XỬ

Nếu trẻ lặp đi lặp lại nhiều lần các hành vi hung hăng, phá hoại mà các bác sỹ không tìm

thấy những nguyên nhân xuất phát từ bệnh cơ thể thì trẻ sẽ được giới thiệu sang bác sy64

tâm thần và chuyên gia tâm lý. Mục đích của việc khám tâm lý là để tìm hiểu những yếu

tố góp phần vào các rối loạn hành vi của trẻ.

-Trị liệu tâm lý cá nhân giúp trẻ hiểu những lý do khiến trẻ hành động không tốt với điều

kiện là trẻ tin tưởng và cởi mở với nhà trị liệu tâm lý. các liệu pháp hành vi phù hợp với

các em còn chưa phát triển nhận thức đầy đủ.

Phân tích hành vi là mô tả và lượng hóa các hành vi đó, đúng như nó diễn ra trong tình

huống xác định, quan sát khách quan và thực hiện các phản ứng khi có các tác nhân kích

thích, nhằm xác định tương quan giữa kích thích và phản ứng (S-R). Nhờ đó biết được

nguyên nhân dẫn đến hành vi và dạy hành vi thay thế.

- Trị liệu tâm lý theo nhóm có thể hữu ích cho trẻ vị thành niên dễ dàng tiếp cận với các

bạn cùng trang lứa hơn với nhà trị liệu.

- Huấn luyện cách xử trí của cha mẹ để giúp cha mẹ biết cách tương tác với con và để trẻ

tránh những hành vi không thể chấp nhận được.

- Trị liệu nhận thức-hành vi tập trung vào kỹ năng giải quyết vấn đề . Mục tiêu là giúp

trẻ nhận thức nguyên nhân và hậu quả của các vấn đề và cách ứng xử mới với các tình

huống.

- Can thiệp của trường học. Nếu trẻ có khiếm khuyết học tập thì trẻ cần có chương trình

giáo dục đặc biệt.

- Điều trị bằng thuốc nếu có kèm theo trầm cảm hoặc tăng động/kém tập trung.

Page 19: BÀI GIỮA K - WordPress.com · 2018. 10. 10. · BÀI GIỮA KỲ RỐI LOẠN CƯ XỬ (CONDUCT DISORDER) by GVHD: BS.PHAN THIỆU XUÂN GIANG Lớp : VB2K04 Nhóm sinh viên thực

18

2.ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH HÀNH VI TRONG TRỊ LIỆU CHO TRẺ RỐI LOẠN

ỨNG XỬ

Rối loạn ứng xử gây nhiều ảnh hưởng và hệ lụy đến đời sống của trẻ và người xung

quanh. Rối loạn ứng xử có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành nếu không được hỗ trợ hợp

lý. Tùy theo tình trạng, trẻ sẽ được áp dụng các hình thức điều trị khác nhau. Nguyên tắc

quan trọng trong điều trị rối loạn ứng xử cho trẻ cần gắn kết với gia đình và tạo được

niềm tin và cảm giác tiếp xúc cởi mở, thoải mái nơi trẻ. Việc can thiệp cần có sự phối

hợp đồng bộ giữa chuyên viên sức khỏe tinh thần và chuyên viên tâm lý. Việc can thiệp

bằng các liệu pháp tâm lý như nhóm, gia đình, hành vi có tác dụng rõ rệt. Cũng cần can

thiệp hóa dược với triệu chứng nhất định.

Các bước phân tích hành vi

- Xác định hành vi: Nhằm cân nhắc về mức độ và phạm vi, những ảnh hưởng của hành

vi đối với bản thân trẻ, những phản ứng và sự việc xảy ra trong môi trường xung quanh

trẻ. Cần xem xét cả những khoảng thời gian giữa các lần xảy ra hành vi đó

- Quan sát hành vi, bối cảnh đang xảy ra: Quan sát trẻ, bối cảnh và thời gian, những sự

kiện ở môi trường xung quanh. Thực chất là xâu chuỗi lại hành vi và các sự kiện. Gia

đình trẻ biết rất rõ trẻ chỉ “diễn” hành vi này với một thành vài thành viên nào đó trong

gia đình còn với người khác thì không. Nếu chỉ quan sát một lần thì e rằng chưa đủ.

- Phân tích hành vi: Phân tích hành vi đó để tìm ra nguyên nhân

- Giả thiết - thử lại: Người làm việc với trẻ cần đưa ra giả thiết là nguyên nhân gây ảnh

hưởng tới hành vi đó. Hoặc tạo ra tình huống bối cảnh để trẻ làm lại hành vi đó.-

- Khái quát thành khái niệm: Nhằm hiểu xem bản chất hành vi của trẻ, nguyên nhân và

những ảnh hưởng môi trường, xã hội đến hành vi của trẻ.

Ngoài ra, tại nhà phụ huynh có thể áp dụng điều kiện hóa cổ điển của palax kết hợp 2

kích thích (1 việc trẻ thích làm, với 1 kích muốn trẻ học tập) để hướng trẻ tới hành vi

mong đợi

Ngoài ra phụ huynh có thể tham khảo thêm phương pháp bổ trợ hành vi bác sĩ Phan

Thiệu Xuân Giang chia sẻ như sau:

3.BỔ TRỢ HÀNH VI

Với bổ trợ hành vi, cha mẹ, thầy cô giáo và trẻ có thể học được các kỹ thuật và kỹ năng

đặc biệt từ nhà trị liệu hay giáo dục viên đặc biệt có kinh nghiệm trong tiếp cận này, điều

Page 20: BÀI GIỮA K - WordPress.com · 2018. 10. 10. · BÀI GIỮA KỲ RỐI LOẠN CƯ XỬ (CONDUCT DISORDER) by GVHD: BS.PHAN THIỆU XUÂN GIANG Lớp : VB2K04 Nhóm sinh viên thực

19

này giúp cả thiện hành vi của trẻ. Rồi sau đó cha mẹ và thầy cô giáo sử dụng kỹ năng này

trong tương tác hằng ngày với trẻ, kết quả đưa đến việc cải thiện chức năng của trẻ trong

những lãnh vực chính yếu.

Bổ trợ hành vi thường được đặt theo các từ sau: ABCs:

A: Antecedents: Các yếu tố xảy ra trước khi có hành vi đó

B: Behaviours: Các điều trẻ làm mà cha mẹ muốn thay đổi

C: Consequences: Kết quả, những điều xảy ra sau hành vi đó

Trong chương trình trị liệu hành vi, người lớn học cách thay đổi các tiền tố, ví dụ: họ ra

yêu cầu với trẻ như thế nào, và thay đổi kết quả ví dụ: họ đáp ứng như thế nào khi trẻ

vâng theo yêu cầu hay không vâng theo yêu cầu của họ, những thay đổi ở người lớn

nhằm làm thay đổi hành vi ở trẻ, đó là đáp ứng của trẻ đối với yêu cầu.

Bằng cách thay đổi thường các hành vi mà người lớn đáp ứng với hành vi của trẻ, người

lớn dạy trẻ cách cư xử mới.

Cha mẹ, thầy cô giáo và những can thiệp cho trẻ nên cùng được thực hiện cùng một thời

điểm để có được kết quả tốt nhất. Bốn điểm sau đây nên được thống nhất vào trong 3

thành phần của bổ trợ hành vi.

1. Bắt đầu với các mục tiêu mà trẻ có thể đạt được từng bước nhỏ

2.Đồng nhất ở những lần khác nhau trong ngày, những môi trường khác nhau và những

người khác nhau.

3.Thực hiện các can thiệp hành vi trong một thời gian dài, không phải chỉ một vài tháng.

4.Dạy và học những kỹ năng mới cần có thời gian, sự cải thiện của trẻ sẽ đến từ từ. Cha

mẹ muốn thử một tiếp cận hành vi cho con mình nên học cách phân biệt nhằm để nhận ra

điều trị hành vi có hiệu quả và tin tưởng vào điều nhà trị liệu đang làm sẽ cải thiện chức

năng của trẻ. 26

https://suckhoetamthan.net/tam-than-nhi/Roi-loan-cach-ung-xu

http://www.tamlyhocthankinh.com/tam-benh-ly/cac-roi-loan/tre-co-roi-loan-cu-xu

Page 21: BÀI GIỮA K - WordPress.com · 2018. 10. 10. · BÀI GIỮA KỲ RỐI LOẠN CƯ XỬ (CONDUCT DISORDER) by GVHD: BS.PHAN THIỆU XUÂN GIANG Lớp : VB2K04 Nhóm sinh viên thực

20

CHƯƠNG 5

TỔNG KẾT

Rối loạn cư xử (Conduct Disorder –CD-F91) là một dạng rối loạn hành vi hướng ngoại.

Là một mô hình lặp đi lặp lại và dai dẳng ở trẻ em và trẻ vị thành niên, làm xâm phạm

các quyền của người khác hoặc phá vỡ các nguyên tắc cơ bản của xã hội.

Là một thuật ngữ rộng dành cho một nhóm có sự phức tạp về các vấn đề hành vi khiêu

khích và cảm xúc ở trẻ. Những điểm chính yếu của rối loạn này là sự thờ ơ đối với người

khác, tính xung động, và không ổn định về cảm xúc. Nhiều trẻ có rối loạn cư xử có các

triệu chứng khác đi kèm theo như rối loạn khí sắc, lo âu, các vấn đề về học tập, hội chứng

sau sang chấn, lạm dụng chất, tăng hoạt động kém chú ý, các vấn đề về học tập.

Nguyên nhân của RL cư xử

Nguyên nhân chính xác gây ra dạng rối loạn hành vi này thì vẫn chưa chưa được tìm ra,

nhưng các nhà chuyên môn tin rằng sự kết hợp của các yếu tố sinh học, gen, môi trường,

tâm lý và xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra rối loạn cư xử. Trong đó, yếu

tố gia đình, cha mẹ và hành vi của cha mẹ đóng vai trò hết sứ quan trọng trong việc hình

thành và phát triển hành vi thích nghi ở trẻ.

Chẳng hạn như do hành vi tập nhiễm học từ người khác. Người lớn vô tình củng cố hành

vi tiêu cực của trẻ.

-Thiếu kỹ năng (kỹ năng giao tiếp, kỹ năng từ chối những việc mình nhìn thấy không hợp

lý, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng thể hiện bản thân một cách hợp lý, kỹ năng thể

hiện cảm xúc).

-Muốn thu hút sự chú ý từ người khác. Ở trường trốn học, đánh nhau, quấy rối. Ở gia

đình trộm tiền, cãi vả. Ở xã hội gây sự. Những hành vi cư xử này của trẻ sẽ bị mắng,

phạt, lên án. Đây là một cách gây chú ý tiêu cực.

-Môi trường thiếu cấu trúc tốt.

Môi trường có cấu trúc tốt: đủ ăn đủ mặc. An toàn. Được yêu thương, động viên, kích lệ.

Có quy tắc, luật lệ.

Page 22: BÀI GIỮA K - WordPress.com · 2018. 10. 10. · BÀI GIỮA KỲ RỐI LOẠN CƯ XỬ (CONDUCT DISORDER) by GVHD: BS.PHAN THIỆU XUÂN GIANG Lớp : VB2K04 Nhóm sinh viên thực

21

Môi trường có cấu trúc chưa tốt: bạo hành, không đủ ăn không đủ mặc, bị ganh ghét, tị

nạnh, ghét bỏ, dèm pha, chỉ trích, muốn làm gì thì làm.

Mâu thuẫn cách giáo dục: Không thống nhất ( mỗi người mỗi kiểu), không đồng nhất (

mỗi phụ huynh không đồng nhất với chính mình). 27

-Gặp vấn đề sức khỏe tinh thần: chậm phát triển, trầm cảm, lo âu, tăng động, kém tập

trung, tự kỷ.

Kết luận

Rối loạn cư xử ở trẻ em và vị thành niên thường sẽ phát triển thành rối loạn nhân cách

chống đối xã hội khi trưởng thành vì vậy cần được điều trị càng sớm càng tốt.

Mặc dù không ngăn ngừa được rối loạn cư xử nhưng việc nhận biết và can thiệp các triệu

chứng ngay từ khi chúng xuất hiện có thể giúp giảm thiểu những khó khăn chính cho trẻ

và gia đình, đồng thời giúp phòng ngừa nhiều vấn đề khác có liên quan đến rối loạn cư

xử.

Việc cung cấp và duy trì một môi trường nuôi dưỡng tốt và phù hợp tại nhà ( cân bằng

giữa kỷ luật và yêu thương) có thể làm giảm thiểu triệu chứng và phòng ngừa các đợt

xuất hiện của dạng rối loạn hành vi cư xử ở trẻ em và trẻ vị thành niên.

http://www.tamlyhocthankinh.com/tam-benh-ly/cac-roi-loan/tre-co-roi-loan-cu-xu

Page 23: BÀI GIỮA K - WordPress.com · 2018. 10. 10. · BÀI GIỮA KỲ RỐI LOẠN CƯ XỬ (CONDUCT DISORDER) by GVHD: BS.PHAN THIỆU XUÂN GIANG Lớp : VB2K04 Nhóm sinh viên thực

22

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tiếng Anh

1. Jansz & P. van Drunen (Eds.), 2004, A Social history of psychology (pp. 195-

219), Delinquency and law. In J, Oxford: Blackwell Publishing.

2. Laurence, Jennifer & David McCallum (2003). Conduct Disorder: the

achievement of a diagnosis1. Discourse: Studies in the Cultural Politics of

Education, 24(3), 307 – 324

3. Hergenhahn, B. R. (2005). An introduction to the history of psychology (5th ed.).

Australia ; Belmont, CA: Thomson/Wadsworth.

4. Burkhead, Dow Michael. (2006). The search for the causes of crime: a history of

theory in criminology. New Carolina: McFarland & Company, Inc., Publishers.

5. Lombroso, Cesare, Mary Gibson & Nicole Hahn Rafter (2006). Criminal man.

Durham, NC: Duke University Press.

6. Shoemaker, Donald J. (2009). Juvenile delinquency. New York: Rowman &

Littlefield Publishers, Inc.

7. Ludvigsen, Kari & Asmund Arup Seip (2009). The establishing of Norwegian

child psychiatry: ideas, pioneers and institutions. History of Psychiatry, 20(1), 5-

26.

8. Snodgrass, Jon (1984). William Healy (1869-1963): Pioneer child psychiatrist and

criminologist. Journal of the History of the Behavioral Sciences, 20(4), 332-339.

9. Fink, Arthur E. (1938). Causes of crime : biological theories in the United States,

1800-1915. Westport, Conn.: Greenwood Press.

10. Aichhorn, August (1925). Wayward Youth. London: Imago publishing co., Ltd.

11. Neill, Alexander Sutherland (1926). The problem child. London: Herbert Jenkins.

12. Burt, Cyril (1925). The Young Delinquent. London: University of London Press,

Ltd.

13. Fink, Arthur E. (1938). Causes of crime : biological theories in the United States,

1800-1915. Westport, Conn.: Greenwood Press.

14. Weijers, Ido (2004). Delinquency and law. In J. Jansz & P. van Drunen (Eds.), A

Social history of psychology (pp. 195-219). Oxford: Blackwell Publishing.

15. Shoemaker, Donald J. (2009). Juvenile delinquency. New York: Rowman &

Littlefield Publishers, Inc. 1 Maughan, Barbara et al. (2004). Conduct Disorder and

Oppositional Defiant Disorder in a national sample: developmental epidemiology.

Journal of Child Psychology and Psychiatry, 45(3), 609-621.

16. Lahey, Benjamin B. et al. (1999). Developmental Epidemiology of the Disruptive

Behavior Disorders. In H. C. Quay & A. E. Hogan (Eds.), Handbook of Disruptive

Behavior Disorders (pp. 23-48). New York: Kluwer Academic/ Plenum

Publishers.

17. Costello, Jane E. & Adrian Angold (2001). Bad behaviour: an historical

perspective on disorders of conduct. In J. Hill & B. Maughan (Eds.), Conduct

disorders in childhood and adolescence. Cambridge: Cambridge University Press.

18. Ford, Tamsin, Robert Goodman & Howard Meltzer (2003). The British Child and

Adolescent Mental Health Survey 1999: The prevalence of DSM-IV disorders.

Page 24: BÀI GIỮA K - WordPress.com · 2018. 10. 10. · BÀI GIỮA KỲ RỐI LOẠN CƯ XỬ (CONDUCT DISORDER) by GVHD: BS.PHAN THIỆU XUÂN GIANG Lớp : VB2K04 Nhóm sinh viên thực

23

Journal of the American Academy of Child & Adolescent Psychiatry, 42(10),

1203-1211.

19. Sakai, J.†T. et al. (2008). Conduct disorder among Asians and Native

Hawaiian/Pacific Islanders in the USA. Psychological Medicine, 38(07), 1013-

1025.

20. Arathy Satheesh R* and V Hemavathy, 2016, Conduct Disorder - A Case Study,

Research Journal of Pharmaceutical, Biological and Chemical Sciences,

Department of Nursing, Sree Balaji College of Nursing, Chennai, Tamil Nadu,

India.

21. Jane Roberts. (2 9 2013). Understanding Conduct Disoder. Truy cập 9 8 2018, từ

https://www.bjfm.co.uk/understanding-conduct-disorder

22. Professor Jan Buitelaar, Radboud University Nijmegen. Conduct Disorder –

Psychopathy.

23. Kenneth A.Dodge. (1 7 2009). Mechanisms of Gene–Environment Interaction

Effects in the Development of Conduct Disorder. Truy cập 9 10 2018, từ

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2749255/

24. H. Russell Searight, Fred Rottnek, Stacey L. Abby (15 April 2001). Conduct

Disorder: Diagnosis and Treatment in Primary Care. Truy cập 10 9 2018, từ

https://www.aafp.org/afp/2001/0415/p1579.html

25. http://images.pearsonclinical.com/images/assets/basc-

3/basc3resources/DSM5_DiagnosticCriteria_ConductDisorder

B.Tiếng Việt

1.https://suckhoetamthan.net/tam-than-nhi/Roi-loan-cach-ung-xu

2.http://www.tamlyhocthankinh.com/tam-benh-ly/cac-roi-loan/tre-co-roi-loan-cu-xu.

3.https://www.mekhonghoanhao.com/cach-dieu-tri-roi-loan-cu-xu-mot-dang-roi-loan-

hanh-vi-o-tre

4.Luân văn thạc sỹ: “Ảnh hưởng của phong cách làm cha mẹ đến hành vi không thích của

trẻ vị thành niên có rối loạn hành vi” , Phạm Thị Bích Phượng, 2012, trường ĐH Giáo

Dục.

Page 25: BÀI GIỮA K - WordPress.com · 2018. 10. 10. · BÀI GIỮA KỲ RỐI LOẠN CƯ XỬ (CONDUCT DISORDER) by GVHD: BS.PHAN THIỆU XUÂN GIANG Lớp : VB2K04 Nhóm sinh viên thực

24

Page 26: BÀI GIỮA K - WordPress.com · 2018. 10. 10. · BÀI GIỮA KỲ RỐI LOẠN CƯ XỬ (CONDUCT DISORDER) by GVHD: BS.PHAN THIỆU XUÂN GIANG Lớp : VB2K04 Nhóm sinh viên thực

25