8
KINH TẾ Chuối Laba đơm hoa kết trái trên đất Xuân Trường TRANG 3 NHỚ LỜI BÁC DẠY “Đối với những người có thành tích, phải khen thưởng, đối với những người mắc sai lầm thì phải phê bình, kiểm thảo giúp họ sửa chữa. Khi cần thiết thì phải thi hành kỷ luật nghiêm minh, đúng mức” BÀI PHÁT BIỂU TẠI ĐẠI HỘI THI ĐUA LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN, BÁO NHÂN DÂN, SỐ 4580, NGÀY 22/10/1966 TRANG 2 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383. VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - FAX: 3720560. CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 5946 - THỨ SÁU NGÀY 22/10/2021 ° Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ° Điện thoại: 02633822472 ° Fax: 02633827608 ° E-mail: [email protected] THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XI ĐẢNG BỘ TỈNH VĂN HÓA - XÃ HỘI Xã vùng dân tộc thiểu số không còn hộ nghèo TRANG 5 Để thực hiện được các mục tiêu quốc gia trên địa bàn Lâm Đồng, thời gian qua, Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo các Chương trình Mục tiêu quốc gia tỉnh luôn không ngừng đổi mới, sáng tạo và quyết liệt trong điều hành. Toàn hệ thống chính trị, các địa phương, ban, ngành đã nỗ lực thực hiện hoàn thành các mục tiêu đề ra. Qua đó, tạo nên một diện mạo nông thôn mới hoàn toàn khởi sắc với khí thế thi đua sôi nổi, tinh thần tích cực, sáng tạo lao động, sản xuất, vượt khó vươn lên làm giàu và cùng chung sức xây dựng một Lâm Đồng giàu mạnh hơn. TRANG 7 Điểm sáng trong tuyên truyền phòng, chống COVID-19 KỲ HỌP THỨ HAI, QUỐC HỘI KHÓA XV: Vừa họp trực tuyến, vừa trực tiếp K ỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc vào sáng 20/10. Do tình hình dịch bệnh COVID diễn biến phức tạp, kỳ họp được tổ chức theo hình thức kết hợp vừa họp trực tuyến vừa họp trực tiếp, chia thành 2 đợt, dự kiến bế mạc vào ngày 13/11. Theo đó, đợt 1, họp trực tuyến qua cầu truyền hình từ Nhà Quốc hội đến 63 Đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (từ ngày 20/10 đến ngày 3/11/2021). Đợt 2, họp tập trung tại Nhà Quốc hội (từ ngày 8/11 đến ngày 13/11/2021). Khẳng định các vị đại biểu Quốc hội là người thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội, phát biểu khai mạc kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị các vị đại biểu Quốc hội, trên cơ sở thực tiễn sinh động, phong phú của ngành, lĩnh vực và địa phương mình; đồng thời, xuất phát từ lợi ích cao nhất của đất nước, quốc gia và dân tộc, tham gia đầy đủ các phiên họp toàn thể của Quốc hội, các cuộc họp của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, của các Tổ và Đoàn Đại biểu Quốc hội, để nghiên cứu kỹ lưỡng, phản ánh khách quan, thảo luận sôi nổi, hiến kế và đóng góp thật nhiều ý kiến tâm huyết, sâu sắc, chất lượng; chất vấn đúng và trúng các vấn đề trọng tâm, thời sự mà cử tri cả nước quan tâm và biểu quyết, quyết định các vấn đề rất quan trọng thuộc nội dung chương trình kỳ họp đã được Quốc hội thông qua, góp phần làm nên thành công của kỳ họp, đáp ứng lòng mong đợi của Nhân dân và cử tri cả nước. Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ tiến hành xem xét, thông qua 2 dự án luật, 5 dự thảo Nghị quyết, xem xét, cho ý kiến đối với 5 dự án luật; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Bên cạnh đó, Quốc hội cũng dành nhiều thời gian để xem xét các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác... XEM TIẾP TRANG 8 Làng Tày ơn Đảng, ơn Bác Gần 40 năm rời Chiến khu cách mạng Việt Bắc vào Lâm Đồng lập nghiệp, sinh sống; trong nếp nghĩ, cách làm của bà con Tày, Nùng ở xã Lộc Ngãi (huyện Bảo Lâm) luôn in đậm nghĩa Đảng, tình dân và hình ảnh Bác Hồ kính yêu trong trái tim của họ. Ơn Đảng, ơn Bác là mạch nguồn vô tận chảy mãi suốt tháng năm không ngừng nghỉ tiếp thêm sức mạnh, ý chí để bà con Tày, Nùng vươn lên làm giàu chính đáng trên vùng đất mới! TRANG 6 Dân vận khéo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số Lãnh đạo tỉnh yêu cầu huyện Lạc Dương sớm rà soát, lập dự án tái định cư cho người dân sinh sống dọc đường ĐT 722 khi dự án được triển khai. TRANG 4 TRANG 4 Đổi mới, sáng tạo trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tại Lâm Đồng Lãnh đạo tỉnh kiểm tra dự án xây dựng tuyến đường nối Lâm Đồng đi Đắk Lắk Bài 1: Dấu ấn trong công tác giảm nghèo

BÀI PHÁT BIỂU TẠI ĐẠI HỘI THI ĐUA LỰC LƯỢNG CÔNG AN …

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

KINH TẾChuối Laba đơm hoa kết trái

trên đất Xuân TrườngTRANG 3

NHỚ LỜI BÁC DẠY“Đối với những người

có thành tích, phải khen thưởng, đối với những

người mắc sai lầm thì phải phê bình, kiểm thảo giúp

họ sửa chữa. Khi cần thiết thì phải thi hành kỷ luật

nghiêm minh, đúng mức”BÀI PHÁT BIỂU TẠI ĐẠI HỘI THI ĐUA LỰC

LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN, BÁO NHÂN DÂN, SỐ 4580, NGÀY 22/10/1966

TRANG 2

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383. VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - FAX: 3720560.

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

SỐ 5946 - THỨ SÁU NGÀY 22/10/2021 ° Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ° Điện thoại: 02633822472 ° Fax: 02633827608 ° E-mail: [email protected]

THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XI ĐẢNG BỘ TỈNH

VĂN HÓA - XÃ HỘIXã vùng dân tộc thiểu số

không còn hộ nghèoTRANG 5

Để thực hiện được các mục tiêu quốc gia trên địa bàn Lâm Đồng, thời gian qua, Tỉnh

ủy - HĐND - UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo các Chương trình Mục tiêu quốc gia tỉnh luôn không ngừng đổi mới, sáng tạo và quyết liệt trong điều hành. Toàn hệ thống chính trị, các địa phương, ban, ngành

đã nỗ lực thực hiện hoàn thành các mục tiêu đề ra. Qua đó, tạo nên một diện mạo nông thôn mới hoàn toàn khởi sắc với khí thế thi đua sôi nổi, tinh thần tích cực, sáng tạo lao động, sản xuất, vượt khó vươn lên làm giàu và cùng chung sức xây dựng một Lâm Đồng giàu mạnh hơn.

TRANG 7

Điểm sáng trong tuyên truyền phòng, chống COVID-19

KỲ HỌP THỨ HAI, QUỐC HỘI KHÓA XV: Vừa họp trực tuyến, vừa trực tiếp Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV chính

thức khai mạc vào sáng 20/10. Do tình hình dịch bệnh COVID diễn biến phức

tạp, kỳ họp được tổ chức theo hình thức kết hợp vừa họp trực tuyến vừa họp trực tiếp, chia thành 2 đợt, dự kiến bế mạc vào ngày 13/11. Theo đó, đợt 1, họp trực tuyến qua cầu truyền hình từ Nhà Quốc hội đến 63 Đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (từ ngày 20/10 đến ngày 3/11/2021). Đợt 2, họp tập trung tại Nhà Quốc hội (từ ngày 8/11 đến ngày 13/11/2021).

Khẳng định các vị đại biểu Quốc hội là người thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước

trong Quốc hội, phát biểu khai mạc kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị các vị đại biểu Quốc hội, trên cơ sở thực tiễn sinh động, phong phú của ngành, lĩnh vực và địa phương mình; đồng thời, xuất phát từ lợi ích cao nhất của đất nước, quốc gia và dân tộc, tham gia đầy đủ các phiên họp toàn thể của Quốc hội, các cuộc họp của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, của các Tổ và Đoàn Đại biểu Quốc hội, để nghiên cứu kỹ lưỡng, phản ánh khách quan, thảo luận sôi nổi, hiến kế và đóng góp thật nhiều ý kiến tâm huyết, sâu sắc, chất lượng; chất vấn đúng và trúng các vấn đề trọng tâm, thời sự mà cử tri cả nước quan

tâm và biểu quyết, quyết định các vấn đề rất quan trọng thuộc nội dung chương trình kỳ họp đã được Quốc hội thông qua, góp phần làm nên thành công của kỳ họp, đáp ứng lòng mong đợi của Nhân dân và cử tri cả nước.

Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ tiến hành xem xét, thông qua 2 dự án luật, 5 dự thảo Nghị quyết, xem xét, cho ý kiến đối với 5 dự án luật; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Bên cạnh đó, Quốc hội cũng dành nhiều thời gian để xem xét các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác...

XEM TIẾP TRANG 8

Làng Tày ơn Đảng, ơn BácGần 40 năm rời Chiến khu cách mạng Việt Bắc vào Lâm Đồng lập nghiệp, sinh sống; trong nếp nghĩ, cách làm của bà con Tày, Nùng ở xã Lộc Ngãi (huyện Bảo Lâm) luôn in đậm nghĩa Đảng, tình dân và hình ảnh Bác Hồ kính yêu trong trái tim của họ. Ơn Đảng, ơn Bác là mạch nguồn vô tận chảy mãi suốt tháng năm không ngừng nghỉ tiếp thêm sức mạnh, ý chí để bà con Tày, Nùng vươn lên làm giàu chính đáng trên vùng đất mới!

TRANG 6

Dân vận khéo trong vùng đồng bào

dân tộc thiểu số

Lãnh đạo tỉnh yêu cầu huyện Lạc Dương sớm rà soát, lập dự án tái định cư cho người dân sinh sống dọc đường ĐT 722 khi dự án được triển khai. TRANG 4

TRANG 4

Đổi mới, sáng tạo trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tại Lâm Đồng

Lãnh đạo tỉnh kiểm tra dự án xây dựng tuyến đường nối Lâm Đồng đi Đắk Lắk

Bài 1: Dấu ấn trong công tác giảm nghèo

2 THỨ SÁU 22 - 10 - 2021 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

TÁC PHẨM DỰ THI GIẢI BÁO CHÍ VỀ ĐỀ TÀI XÂY DỰNG ĐẢNG NĂM 2021

Làng Tày ơn Đảng“Đồng bào các dân tộc và cán bộ, chiến sĩ

Việt Bắc đã luôn luôn nêu cao truyền thống đoàn kết, trung dũng của khu căn cứ cách mạng” - đó là lời khen của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại mà mỗi cán bộ, đảng viên và người dân Chiến khu Việt Bắc thuộc các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn… luôn khắc cốt ghi tâm và nhớ ơn Người.

Sau giải phóng, theo tiếng gọi của Đảng, để góp phần làm thay đổi nhận thức, cách nghĩ, cách làm cho bà con, nhiều đảng viên, cựu chiến binh từ vùng Việt Bắc đã gương mẫu đi đầu khăn gói vào vùng kinh tế mới Nam Tây Nguyên để tiếp tục cuộc chiến chống lại đói nghèo. Khi ấy, hành trang mà bà con người Tày, Nùng các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn vào Lâm Đồng lập nghiệp chính là niềm tin vào đường lối, chủ trương của Đảng và lời dạy của Bác Hồ kính yêu.

Từ những năm cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, khi mới đặt chân đến vùng kinh tế mới Lâm Đồng, bà con người Tày, Nùng chọn xã Lộc Ngãi (huyện Bảo Lâm) để sinh sống, lập nghiệp. Từ đó, làng Tày được thành lập với những nét văn hóa, truyền thống đặc trưng sống chan hòa đậm tình làng, nghĩa xóm của Chiến khu Việt Bắc. Đến năm 2001, làng Tày (xã Lộc Ngãi) được tách thành 2 thôn (Thôn 7 và Thôn 12).

Là một trong những đảng viên từ Chiến khu Việt Bắc xung phong đi kinh tế mới tiếp tục cuộc chiến chống lại đói nghèo, ông Đàm Văn Hiểu (82 tuổi, 63 năm tuổi Đảng, ngụ tại Thôn 12, xã Lộc Ngãi) vẫn nhớ như in những gian truân của bà con trên vùng đất mới. Trước kia ở Cao Bằng cuộc sống của họ gắn với cây lúa, hạt bắp, củ sắn, với hình thức sản xuất đặc trưng - ruộng bậc thang của miền núi phía Bắc. Vì thế những ngày đầu khi vào Lâm Đồng lập nghiệp, tất cả họ không khỏi lạ lẫm, bỡ ngỡ với cây cà phê - loại cây công nghiệp nổi bật của vùng đất Nam Tây Nguyên.

“Những ngày đầu ở Lộc Ngãi là những ngày đồng bào Tày, Nùng chúng tôi khai hoang mở đất, đời sống chủ yếu phụ thuộc vào núi rừng, cơm ăn bữa đói bữa no. Nhưng nhờ chịu thương chịu khó, cần cù, chăm chỉ lao động sản xuất, cùng với đó là những quyết sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước đã góp phần làm cho cuộc sống của bà con được cải thiện, nâng cao” - ông Đàm Văn Hiểu chia sẻ.

Bằng niềm tin sắt son với Đảng, bà con Tày, Nùng luôn hăng say lao động sản xuất để phát triển kinh tế gia đình và xây dựng quê hương ngày càng ấm no, giàu đẹp. Nhờ vậy, đến năm 2017, Thôn 12 (xã Lộc Ngãi), với 178 hộ dân và trên 800 nhân khẩu đã “sạch” hộ nghèo. Từ đó đến nay, hộ khá, giàu trong thôn không ngừng tăng lên. Còn tại Thôn 7 với 275 hộ, hiện chỉ còn lại 3 hộ nghèo là những người già neo đơn, yếu thế. Cùng với đó, hạ tầng nông thôn ở Làng Tày được đầu tư nâng cấp, đường sá thảm nhựa sạch đẹp. Hiện nay, hơn 80% nhà ở của đồng bào Tày, Nùng đã được xây dựng khang trang trị giá từ 300 triệu đồng/căn nhà trở lên. Trong đó, có khoảng 30 căn nhà cao tầng trị giá hơn 1

tỷ đồng/căn. Xuất thân từ cái nôi cách mạng, luôn tin vào

Đảng, là cơ sở để làng Tày tạo nguồn phát triển, xây dựng tổ chức Đảng luôn trong sạch, vững mạnh tiêu biểu. Đến nay, Chi bộ Thôn 7 là cơ sở đảng có số lượng đảng viên đông nhất trong 13 chi bộ thôn của xã Lộc Ngãi, với 21 đảng viên. Trong khi đó, Chi bộ Thôn 12 hiện có 11 đảng viên.

Ông Phan Đức Tá - Bí thư Chi bộ, Trưởng Thôn 12 (xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm), cho biết: “Ở làng Tày chúng tôi, tất cả mọi công việc của cộng đồng và các phong trào thi đua yêu nước luôn được thực hiện bằng sự đoàn kết, chung tay của tất cả bà con. Nhưng để đạt hiệu quả cao nhất, thì cán bộ, đảng viên luôn đi trước và đảm nhận những phần việc khó khăn nhất để làm gương và huy động sức mạnh tổng hợp của cả quần chúng tham gia. Người dân Tày, Nùng chúng tôi tin và biết ơn Đảng nên tất cả mọi phong trào, phần việc có lợi cho quê hương, đất nước luôn được bà con ủng hộ, hoàn thành tốt”.

Bác ở trong tim!Giờ đây khi đặt chân đến làng Tày (Lộc

Ngãi), mà đặc biệt là Thôn 12, điều khiến chúng tôi trân quý, khâm phục đó chính là mô hình “Nhà nhà treo ảnh Bác” mà bà con Tày, Nùng đã và đang thực hiện. Đối với mỗi người dân làng Tày, hình ảnh Bác Hồ kính yêu luôn hiển hiện trong trái tim của họ, với lòng kính trọng, biết ơn vô bờ.

Hình ảnh chân dung của Bác, luôn được bà con Tày, Nùng treo ở những vị trí trang trọng nhất trong mỗi ngôi nhà. Trong những

ngày lễ, hay những ngày vui của gia đình, hàng xóm, bà con đều không quên thắp nén hương thơm tỏ lòng thành kính, tri ân trước di ảnh của Người. Ông Bế Kim Hoa - Trưởng Thôn 12 tự hào: “Năm 1990 khi mới vào lập nghiệp, gia đình đã chọn vị trí trang nghiêm nhất trong nhà để treo ảnh Bác Hồ. Từ đó, hàng ngày những người trong gia đình tôi ai cũng được nhìn thấy Bác, nhớ đến Bác và học theo tấm gương của Bác từ những việc nhỏ nhất. Chính hình ảnh của Bác đã mang lại cho chúng tôi nghị lực vượt qua khó khăn vươn lên trong lao động sản xuất và xây dựng gia đình luôn ấm no, hạnh phúc”.

Theo bà Lục Thị Kim - Bí thư Chi bộ Thôn 12, suốt nhiều năm qua, “Nhà nhà treo ảnh Bác” không chỉ là phong trào mà đã trở thành “cái nếp” ăn sâu trong tâm thức của đồng bào Tày, Nùng nơi đây. Bác luôn ở trong tim, nên nhiều gia đình người Tày, Nùng có điều kiện còn sưu tầm thêm những bức ảnh tư liệu và cả tượng chân dung của Bác. Đó chính là những tư liệu vô giá, để người dân nơi đây giáo dục cho con cháu, thế hệ trẻ học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách, lối sống… của Người.

“Để có được độc lập, tự do và cuộc sống ấm no, hạnh phúc như hôm nay thì nhờ Đảng, nhờ Bác mới có được. Công lao của Người đối với dân tộc Việt Nam nói chung và người Tày, Nùng chúng tôi không gì có thể sánh được. Vì thế, dù cuộc sống có thể còn nhiều khó khăn nhưng công lao trời biển của Đảng và Bác Hồ, thì người Tày, Nùng chúng tôi không cho phép con cháu mình được quên. Bất kể ở đâu, với chúng tôi, Bác Hồ luôn ở trong trái tim cộng đồng. Bác là tấm gương sáng chói

để bà con học tập, noi theo. Đó có lẽ là lý do mà 100% hộ dân ở làng Tày đều chọn những vị trí trang trọng nhất trong ngôi nhà để treo ảnh Bác” - bà Lục Thị Kim chia sẻ.

Đồng chí Nguyễn Trung Kiên - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Bảo Lâm, cho biết: Xác định công tác phát triển đảng viên là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên trong công tác xây dựng Đảng, nhằm củng cố, xây dựng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, trẻ hóa đội ngũ cán bộ, tạo nguồn kế thừa và phát triển liên tục của Đảng trên địa bàn; trong những năm qua, công tác phát triển đảng viên luôn được các tổ chức cơ sở trên địa bàn huyện chú trọng cả về số lượng và chất lượng. Từ năm 2010 đến nay, toàn Đảng bộ huyện kết nạp được 1.413 đảng viên. Đến nay 100% các thôn, tổ dân phố đều có đảng viên và có chi bộ; việc kết nạp đảng viên luôn gắn với công tác củng cố, xây dựng, nâng cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của tổ chức đảng; đồng thời, phát huy hiệu quả vai trò của đảng viên trong các dân tộc ít người và các tôn giáo tạo nên khối đại đoàn kết vững chắc và thắt chặt mối quan hệ giữa Đảng với Nhân dân.

“Riêng mô hình “Nhà nhà treo ảnh Bác” ở làng Tày, địa phương đang giao các ban, ngành, đoàn thể và các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác định hướng, tuyên truyền để nhân rộng tại các thôn, tổ dân phố trên địa bàn toàn huyện. Từ đó, thực hiện có hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” - Bí thư Huyện ủy Bảo Lâm Nguyễn Trung Kiên cho biết thêm.

KHÁNH PHÚC

Làng Tày ơn Đảng, ơn Bác

Làng Tày khang trang, giàu đẹp nhờ ơn Đảng, ơn Bác.

Hình ảnh Bác Hồ luôn được bà con Tày, Nùng tại làng Tày (xã Lộc Ngãi,

huyện Bảo Lâm) trân quý, nâng niu.

Gần 40 năm rời Chiến khu cách mạng Việt Bắc vào Lâm Đồng lập nghiệp, sinh sống; trong nếp nghĩ, cách làm của bà con Tày, Nùng ở xã Lộc Ngãi (huyện Bảo Lâm) luôn in đậm nghĩa Đảng, tình dân và hình ảnh Bác Hồ kính yêu trong trái tim của họ. Ơn Đảng, ơn Bác là mạch nguồn vô tận chảy mãi suốt tháng năm không ngừng nghỉ tiếp thêm sức mạnh, ý chí để bà con Tày, Nùng vươn lên làm giàu chính đáng trên vùng đất mới!

3 THỨ SÁU 22 - 10 - 2021KINH TẾ

Theo ông Nguyễn Trường Sỹ, một người đam mê du lịch ở thị trấn Di Linh, nếu những tiềm

năng về tự nhiên, về nhân văn được đánh thức, Di Linh chắc chắn sẽ trở thành điểm đến mới lạ, hấp dẫn của du khách trong và ngoài tỉnh Lâm Đồng. “Địa danh đầu tiên phải kể đến đó là núi Brăh Yang nằm trên địa phận xã Bảo Thuận, có đỉnh cao khoảng 1.300 m so với mực nước biển. Đây là ngọn núi cao nhất ở cao nguyên Di Linh. Brăh Yang vẫn còn giữ những nét hoang sơ, rất phù hợp để tổ chức các tour du lịch dã ngoại, hoặc tour du lịch trải nghiệm leo núi. Bên cạnh Brăh Yang là công trình thủy lợi lớn nhất huyện Di Linh - hồ Ka La - với diện tích mặt nước trên 300 ha, phục vụ tưới tiêu cho hơn 1.700 ha lúa và các loại hoa màu. Cảnh quan đẹp, không gian yên tĩnh, hồ Ka La rất thích hợp cho du khách chọn làm nơi thưởng ngoạn khung cảnh non nước hữu tình miền sơn nguyên. Đặc biệt, văn hóa bản địa K’Ho với những lễ hội truyền thống, nghệ thuật diễn tấu cồng chiêng, ẩm thực... là nguồn tài nguyên nhân văn nhiều hứa hẹn để thu hút du khách đến địa phương tham quan, tìm hiểu”, ông Sỹ hào hứng nói.

Thạc sĩ Phan Văn Bông, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt, người đang thực

DU LỊCH DI LINH: Nhìn từ thực tế

hiện đề tài khoa học những đóng góp của các giá trị văn hóa bản địa Tây Nguyên vào tăng trưởng kinh tế - xã hội tại huyện Di Linh, bày tỏ tán đồng: Di Linh không thiếu nguồn tài nguyên để phát triển các loại hình du lịch. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là Di Linh cần làm gì để những tiềm năng ấy phát huy hết lợi thế của mình, trở thành điểm sáng thực sự trong thời gian tới.

Phải thừa nhận rằng, Di Linh là địa phương sở hữu nhiều danh thắng đẹp. Ngoài núi Brăh Yang và hồ Ka La, Di Linh còn có thác Bobla (Liên Đầm), thác Li Liang (Gung Ré), thác Bảy Tầng (Gia Bắc), thác Phú Xuân (Gia Hiệp), cánh đồng lúa Bảo Thuận, cung đường Gia Bắc, đồi chè Tân Châu... với những ưu thế riêng để hình thành các điểm liên kết phát triển

các loại hình dịch vụ du lịch. Hồ thủy điện Đồng Nai 2, hồ thủy điện Đồng Nai 3, hồ Đak Lou Kia, hồ Thanh Bạch, rừng thông sao võ... cũng là những điểm có thế mạnh về du lịch tại Di Linh. Thêm vào đó, mạng lưới giao thông nơi đây khá thuận lợi, giúp kết nối giao thương và du lịch với Đà Lạt, Bảo Lộc qua Quốc lộ 20 và Bình Thuận, Đắk Nông qua Quốc lộ 28. Quốc lộ 20 đi qua địa phận Di Linh dài 41,5 km, Quốc lộ 28 đi qua địa phận Di Linh dài 92 km. Chưa kể, đường ĐT 725 đi qua địa phận Di Linh dài 9,5 km và đường ĐT 726 đi qua địa phận Di Linh dài 7,82 km.

Ông Lê Ngọc Chánh, Bí thư Đảng ủy xã Tân Nghĩa, chia sẻ: “Để du lịch Di Linh xác lập được vai trò trong chiến lược phát triển của địa phương, huyện Di Linh cần có một quy hoạch tổng thể về du lịch nằm trong quy hoạch tổng thể về du lịch của Lâm Đồng nhằm kêu gọi các nhà đầu tư đến địa phương tìm hiểu, xúc tiến du lịch. Trong quy hoạch tổng thể này, phải xác định được sản phẩm đặc thù của địa phương, cũng như vai trò của liên kết nội tỉnh với Bảo Lộc, Đà Lạt và liên kết ngoại tỉnh với Bình Thuận,

Đắk Nông. Như vậy, sẽ khắc phục được sự thiếu đồng bộ trong chiến lược phát triển du lịch với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”.

Chia sẻ của ông Lê Ngọc Chánh là xác đáng, đầy tâm huyết với du lịch Di Linh. Ông Lê Kim Phúc, một người hoạt động trong lĩnh vực lữ hành tại TP Hồ Chí Minh, cho biết: “Qua khảo sát thực tế, chúng tôi nhận thấy các sản phẩm phục vụ du lịch ở đây còn nghèo, thiếu các đầu mối hỗ trợ, cung ứng các dịch vụ du lịch. Đó là một trong những lý do Di Linh mới chỉ dừng lại ở mức điểm dừng chân trên hành trình du khách đến với tỉnh Lâm Đồng”. Vì thế, ông Phúc cho rằng: Trước mắt và tương lai, Di Linh cần có chiến lược dài hơi để tạo ra dư địa tối đa cho nguồn tài nguyên tự nhiên và nguồn tài nguyên nhân văn, trong đó tập trung hoàn thiện, đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng tại các khu, điểm du lịch có sẵn, bên cạnh xây dựng các tuyến, điểm du lịch mới, các sản phẩm đặc trưng, cùng những chuỗi cung ứng dịch vụ thương mại, khôi phục các lễ hội văn hóa, các làng nghề truyền thống của người bản địa Tây Nguyên... Một khi đã định vị các sản phẩm du lịch đặc trưng sẽ tạo cơ hội thu hút du khách đến tham quan, tìm hiểu và kéo dài thời gian lưu trú của du khách tại địa phương.

TRIỀU KA

Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, cùng nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, Di Linh có khá nhiều lợi thế để phát triển các loại hình du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm... đầy hấp dẫn.

Nếu đưa vào khai thác du lịch thì nhà dài truyền thống của người K’Ho là một kiểu homstay độc đáo.

Sau khi tìm hiểu kỹ càng, anh quyết định mang giống chuối Laba về Xuân Trường canh tác. Ban đầu, anh dành 7 sào đất để trồng chuối, nhờ chăm sóc kỹ càng, chuối Laba đợt đầu của gia đình lên xanh tốt, cho trĩu quả, nhiều thương lái cũng tìm đến thu mua với giá cao. Với hiệu quả kinh tế mà chuối Laba mang lại, dần dà anh chuyển đổi toàn bộ cây rau màu sang trồng chuối. Nhờ sự quyết đoán và chăm chỉ, đến nay, gia đình anh Trịnh đã có hơn 3 ha chuối Laba được trồng theo hướng hữu cơ với hệ thống tưới tiêu tự động, hằng năm đều cho năng suất và thu nhập ổn định.

Anh Trịnh chia sẻ, kỹ thuật trồng chuối Laba không quá khó, chỉ cần giữ mật độ trồng, khoảng cách của cây và thường xuyên theo dõi độ ẩm, nước, phân bón đúng cách. Thổ nhưỡng và khí hậu của Xuân Trường lại phù hợp với giống cây này nên cho sản lượng cao. Với diện tích chuối của gia đình, mỗi năm sản lượng đạt hơn 80 tấn chuối. “Trong thời điểm dịch bệnh, chuối Laba nhà tôi vẫn được tiêu thụ ổn định với giá 6 nghìn đồng/kg. Nếu như không có dịch, giá chuối có khi được thương lái thu

Chuối Laba đơm hoa kết trái trên đất Xuân Trường

mua với giá 10 nghìn đồng/kg”, anh Trịnh cho biết.

Ở địa phương, anh Trịnh được biết đến là người đầu tiên mang giống chuối Laba về trồng ở đất Xuân Trường, nhiều hộ gia đình về sau thấy chuối Laba cho hiệu quả kinh tế cao cũng đã chuyển đổi cây trồng. Anh Trịnh chia sẻ: “Chuối Laba đã bén rễ ở đây, mong muốn lớn nhất hiện tại của tôi là làm sao xây dựng được nhãn hiệu chuối Laba của Xuân Trường. Khi đó, chuối Laba ở đây mới có chỗ đứng vững vàng trên thị trường, khi có được thương hiệu nhiều người sẽ biết đến hơn, giá cả, đầu ra của chuối Laba Xuân Trường cũng ổn định hơn”.

Nhờ chăm chỉ làm ăn, luôn biết tìm tòi, học hỏi và phấn đấu, từ hai

bàn tay trắng, anh Trịnh nay đã gây dựng được tài sản của mình với hơn 2,7 ha cà phê xen canh cây hồng, bơ cho sản lượng ổn định 40 tấn cà phê mỗi năm cùng với hơn 3 ha chuối Laba cho năng suất cao. Thu nhập trung bình của gia đình anh, trừ tất cả chi phí đạt hơn 400 triệu đồng/năm.

Không chỉ là nông dân sản xuất giỏi của địa phương, anh Trịnh còn được mọi người xung quanh tin tưởng, tín nhiệm bầu làm Chi hội trưởng Chi hội nông dân thôn Xuân Sơn. Dù bận rộn với việc nhà nông nhưng với tính cách nhanh nhẹn, vui vẻ của mình, anh luôn tích cực tham gia các công tác xã hội ở địa phương, góp phần xây dựng nông thôn mới và hết lòng chăm lo cho hội viên nông dân.

Chạy trên chiếc xe cũ kỹ, vượt qua những con đường dốc nhỏ dẫn lên

đồi, anh nông dân Nguyễn Trịnh (sinh năm 1974) nhiệt tình dẫn chúng tôi tham quan đồi chuối Laba rộng xanh ngát và vườn cà phê đang sai trĩu quả của gia đình. Đây là thành quả suốt mấy chục năm anh nỗ lực làm việc.

Chia sẻ về hành trình của mình, anh Trịnh kể, năm 1993, anh rời quê hương Quảng Ngãi khi vừa tròn 19 tuổi, cùng với những bước chân xa xứ, anh tìm đến vùng đất Xuân Trường lập nghiệp. Lập thân chỉ từ hai bàn tay trắng, anh bắt đầu bằng những ngày tháng ai mướn gì làm đó, bán sức đổi công lấy đất. Cũng nhờ cần cù, chịu khó, chỉ hơn một năm sau, anh có được mảnh đất nhỏ trồng cà phê của riêng mình.

Về sau, diện tích đất của gia đình đã được mở rộng thêm 2 ha để trồng rau màu, nhưng giá cả lại bấp bênh. Trong một lần gặp bạn, tình cờ biết đến chuối Laba, thấy giống chuối có giá thành cao, cho sản lượng tốt, quả to đẹp, ngon ngọt, anh tò mò tìm hiểu về giống và phương thức, kỹ thuật trồng chuối Laba.

Nông dân nào không có điều kiện sản xuất, trồng trọt không hiệu quả là anh lại tận tình giúp đỡ, hướng dẫn kinh nghiệm trồng trọt, làm kinh tế của mình.

Nhắc đến anh Trịnh, ông Lê Thìn - Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Trường cho biết, với vai trò là Chi hội trưởng Chi hội nông dân thôn, anh Nguyễn Trịnh luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao với tinh thần hăng hái, nhiệt tình. Đặc biệt, vừa qua, trong thời gian xã Xuân Trường thực hiện giãn cách xã hội, anh Trịnh đã tích cực cùng mọi người tham gia hỗ trợ các hoạt động phòng, chống dịch. Trong sản xuất, làm kinh tế, có thể nói anh là người có tinh thần học hỏi, cầu tiến. Cứ ở đâu có hội thảo hay tập huấn hướng dẫn trồng trọt, áp dụng khoa học - kỹ thuật và giới thiệu các loại cây trồng mới là anh đều có mặt, dù bận mấy cũng đều sắp xếp việc để tham gia.

Là người có chí tiến thủ, luôn muốn phát triển sản xuất, xây dựng kinh tế gia đình bền vững, anh Trịnh cho biết bản thân còn dự định sắp tới sẽ đầu tư vào cây Đương quy, hiện tại anh cũng đã xuống một ít cây con để làm giống. “Cây Đương quy thích ứng tốt với khí hậu mát, ẩm của Xuân Trường, không yêu cầu kỹ thuật canh tác cao, loại cây này cũng có giá trị kinh tế nên tôi quyết định sẽ trồng cây Đương quy. Hy vọng, đây sẽ là một lựa chọn đúng đắn”, anh Trịnh chia sẻ thêm.

NHẬT QUỲNH

Một thân lập nghiệp nơi xứ người từ hai bàn tay trắng, anh Nguyễn Trịnh - nông dân thôn Xuân Sơn, xã Xuân Trường (TP Đà Lạt) đâu ngờ rằng lại gắn bó với mảnh đất này suốt gần 28 năm. Ở nơi anh chọn làm quê hương thứ hai này, từ những giọt mồ hôi anh Trịnh cho giống chuối Laba đơm hoa kết trái.

Anh Trịnh bên vườn chuối Laba trĩu quả.

THỨ SÁU 22 - 10 - 20214 VĂN HÓA - XÃ HỘI

Để tạo sự đồng thuận trong việc triển khai thực hiện, những năm qua, công tác tuyên truyền về các chính

sách, định hướng xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững được đổi mới, triển khai sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân. Đặc biệt, vai trò chủ lực chính là các ngành, các cấp, cơ quan chủ trì các chương trình mục tiêu quốc gia đã tích cực chủ động thực hiện công tác này. Trong đó, phải kể đến việc tổ chức nhiều hội nghị tập huấn, đào tạo chuyên đề cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia. Từ đó, tạo nên nguồn nhân lực có chất lượng khi nhận thức và năng lực của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở được nâng lên. Vì thế, việc tổ chức triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ngày càng bám sát mục tiêu và nhiệm vụ theo yêu cầu. Một trong số đó phải kể tới vai trò của các cơ quan thông tấn báo chí đã kịp thời cập nhật, thông tin, phản ánh đa dạng, phong phú về các chính sách giảm nghèo, các mô hình hay, cách làm mới, những gương điển hình tiên tiến, những sáng kiến, kinh nghiệm trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.

Lâm Đồng đã thực hiện rất nhiều chính sách hỗ trợ người nghèo phù hợp với thực tế địa phương như: hỗ trợ bảo hiểm y tế, tín dụng, hỗ trợ giáo dục, hỗ trợ tiền điện, hỗ trợ nhà

Để thực hiện được các mục tiêu quốc gia trên địa bàn Lâm Đồng, thời gian qua, Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo các Chương trình Mục tiêu quốc gia tỉnh luôn không ngừng đổi mới, sáng tạo và quyết liệt trong điều hành. Toàn hệ thống chính trị, các địa phương, ban, ngành đã nỗ lực thực hiện hoàn thành các mục tiêu đề ra. Qua đó, tạo nên một diện mạo nông thôn mới hoàn toàn khởi sắc với khí thế thi đua sôi nổi, tinh thần tích cực, sáng tạo lao động, sản xuất, vượt khó vươn lên làm giàu và cùng chung sức xây dựng một Lâm Đồng giàu mạnh hơn.

ở, hỗ trợ phát triển sản xuất, trồng rừng, chăm sóc rừng, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, và thực hiện hỗ trợ đưa người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài... Số liệu tính đến đầu năm 2021, toàn tỉnh đã cấp 336.703 thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng thụ hưởng, doanh số cho các hộ nghèo vay vốn đạt 389.178 triệu đồng.

Về Chương trình 30a, thực hiện tại huyện Đam Rông với tổng nguồn vốn 57.717 triệu đồng. Đã triển khai đầu tư xây dựng được 27 công trình, dự án. Tính đến đầu năm 2021 đã hỗ trợ cây giống, phân bón, vật tư thiết bị với tổng kinh phí được phân bổ là 7.650 triệu đồng. Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn hỗ trợ hộ nghèo tại xã Đạ K’Nàng về cây trồng, vật nuôi để thúc đẩy phát triển sản xuất có trị giá 363 triệu đồng. Ngoài ra, Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam hỗ trợ 3.000 triệu đồng để xây dựng 3 công trình trường học trên địa bàn tỉnh và đã giải ngân đạt 100%.

Về Chương trình 135 đã thực hiện với tổng kinh phí 41.260 triệu đồng. Đầu tư cơ sở hạ tầng theo kế hoạch là 14.368 triệu đồng cho 6 xã, 51 thôn đặc biệt khó khăn. Đã thực hiện xây dựng 62 công trình đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa, công trình nước sinh hoạt, thủy lợi, điện... Qua đó, góp phần tạo nên diện mạo

nông thôn thực sự khang trang cho khu vực nông thôn được thụ hưởng. Đến nay, đã có 5 xã, 59 thôn được công nhận hoàn thành Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020 theo Quyết định 1747 năm 2019 của Chính phủ.

Với nguồn kinh phí phân bổ hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo, ngoài Chương trình 30a và 135 thì thực hiện giải ngân được 4.015 triệu đồng, đạt 100% so với kế hoạch.

Những quyết tâm, đổi mới trong chỉ đạo, điều hành thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo tại Lâm Đồng đã góp phần thiết thực tạo chuyển biến rõ nét về giảm nghèo. Đến đầu năm 2021, tổng số hộ nghèo toàn tỉnh là 4.488 hộ, chiếm 1,32% số hộ toàn tỉnh, trong đó: riêng hộ

nghèo đồng bào dân tộc thiểu số là 2.793 hộ, chiếm 3,58% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số toàn tỉnh. Tỉnh đang quyết liệt chỉ đạo các ngành, địa phương tiếp tục triển khai thực hiện tuyên truyền, vận động, lồng ghép các chương trình, dự án, xây dựng các mô hình giảm nghèo; triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo theo quy định tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/1/2021 của Chính phủ.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm S cho biết: Để tiếp tục thực hiện đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh, trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giảm nghèo bền vững đến

các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân và người nghèo nhằm thay đổi và chuyển biến nhận thức trong giảm nghèo. Khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo. Tôn vinh doanh nghiệp, tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp về nguồn lực và cách làm hiệu quả trong giảm nghèo bền vững. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả và tạo sức lan tỏa mạnh mẽ phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”. Bên cạnh việc tăng định mức, mở rộng đối tượng thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản thì giải pháp căn cơ bền vững nhất của Lâm Đồng đã và đang quyết tâm thực hiện, đó vẫn là chuyển đổi hình thức hỗ trợ phát triển sản xuất mang tính dàn trải sang tập trung hỗ trợ cho các mô hình sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh có hiệu quả để nhân rộng. Từng bước chuyển dần từ hỗ trợ trực tiếp sang hỗ trợ gián tiếp cho hộ nghèo thông qua đào tạo nghề, hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo tham gia chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm, tham gia các tổ hợp tác, hợp tác xã để nâng cao năng lực và tiêu thụ sản phẩm tốt hơn. Mặt khác, tiếp tục đa dạng hóa nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, bảo đảm huy động đầy đủ, kịp thời, đúng quy định. Tiếp tục tăng cường huy động vốn từ ngân sách địa phương và nguồn huy động đóng góp từ doanh nghiệp, vốn đối ứng, sự tham gia đóng góp của người dân và chính đối tượng thụ hưởng để tạo nên diện mạo mới, dấu ấn mới trong giảm nghèo một cách thực sự bền vững.

(CÒN NỮA)NGUYỆT THU

Bài 1: Dấu ấntrong công tácgiảm nghèo

Chiều 20/10, đồng chí Trần Đức Quận - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương

Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, cùng đồng chí Trần Văn Hiệp - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra, khảo sát dự án đầu tư xây dựng tuyến đường ĐT 722 kết nối tỉnh Lâm Đồng với tỉnh Đắk Lắk.

Cùng đi có đồng chí Đặng Trí Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở: Giao thông Vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an tỉnh, Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh cùng lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Lạc Dương.

Theo báo cáo nhanh từ lãnh đạo Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông - Sở Giao thông Vận tải tỉnh, dự án đầu tư xây dựng tuyến đường ĐT 722 có nguồn vốn từ ngân sách Trung ương và địa phương kết nối tỉnh Lâm Đồng với tỉnh Đắk Lắk có quyết định phê duyệt ngày 1/10/2021.

Lãnh đạo tỉnh kiểm tra dự án xây dựng tuyến đường nối Lâm Đồng đi Đắk Lắk

Hiện, dự án đang triển khai ở bước thiết kế bản vẽ thi công. Đây là công trình giao thông cấp IV có chiều dài tuyến 18,9 km nối từ Ngã 3 đường Trường Sơn Đông - Đưng K’Nớ (xã Đưng K’Nớ, huyện Lạc Dương) với đường ĐT 722, địa bàn xã Đạ Long (huyện Đam Rông) với tổng vốn đầu tư dự án 600 tỷ đồng.

Dự án dự kiến hoàn thành năm 2024 sẽ hình thành lên tuyến trục dọc song song với Quốc lộ 20 kết nối huyện Lạc Dương và Đam Rông với tỉnh Đắk Lắk, đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng cao, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cũng như bảo đảm an ninh, quốc phòng tại địa phương.

Sau khi đi khảo sát khoảng 5 km thực địa tuyến đường ĐT 722 trên địa bàn xã Đưng K’Nớ, Bí thư Tỉnh ủy Trần Đức Quận và Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Hiệp nhận định kết cấu địa chất tuyến đường này khá yếu. Phía ta luy dương đồi núi chủ yếu là đất pha cát, rất dễ sụt trượt đất. Hiện, trên tuyến đường này cả phía ta luy âm và dương vẫn còn nhiều hộ dân đồng bào dân tộc thiểu số dựng nhà cấp 4 sinh sống nên khả năng mùa mưa bão, việc sạt lở đất có nguy cơ cao ảnh hưởng tới tính mạng, tài sản người dân sinh sống.

Từ đầu mùa mưa tới nay, cũng có nhiều điểm sạt, lở đất ở hai bên tuyến đường này. Một số hộ dân sinh sống ngay tại nơi có nguy cơ sạt lở cao đã được UBND huyện Lạc Dương vận động bà con di dời ra khu vực an toàn. Để đảm bảo an toàn tính mạng, đời sống cho các hộ dân khi dự án xây dựng tuyến đường này được triển khai, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh yêu cầu huyện Lạc Dương khẩn trương rà soát vị trí đất thích hợp của địa phương để lập dự án tái định cư cho các hộ dân trình UBND tỉnh xem xét, thực hiện

Bí thư Tỉnh ủy Trần Đức Quận và Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Hiệpkiểm tra thực địa dự án xây dựng đường ĐT 722 nối Lâm Đồng đi Đắk Lắk.

các bước phê duyệt. Đây là hướng giải quyết căn cơ, lâu dài do thói quen sinh sống của người dân ven tuyến đường này luôn tiềm ẩn nguy hiểm.

Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận cũng yêu cầu các sở, ngành, đơn vị liên quan sau khi khảo sát, đo đạc nếu cần có thể điều chỉnh hướng tuyến hoặc làm đường ngầm đi xuyên núi để giảm chiều dài tuyến đường, nhất là những đoạn đồi núi hiểm trở để đạt hiệu quả cao nhất trong thực hiện dự án.

Tại buổi kiểm tra dự án đường ĐT 722, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tới thăm hỏi các cán bộ, giáo viên Trường Mầm non Đưng K’Nớ. Đây là một trong những trường vùng sâu, vùng xa nhất của huyện Lạc Dương nhưng là trường có nhiều thành tích trong tổ chức bán trú cho học sinh trên địa bàn. Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng đã đánh giá cao nỗ lực của trường trong việc khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ, đặc biệt là đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên trong thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

C.THÀNH

Sản xuất hiệu quả là cách giúp hộ nghèo giảm nghèo bền vững nhất.

THỨ SÁU 22 - 10 - 2021 5 VĂN HÓA - XÃ HỘI

Phát huy lợi íchtừ thư viện trường họcĐầu năm học 2021-2022, Sở Giáo

dục và Đào tạo (GDĐT) Lâm Đồng cho biết, toàn ngành có 702/702 trường học đều có thư viện (TV). Gồm 59 trường cấp THPT, 157 trường cấp THCS, 243 trường cấp tiểu học, 231 trường cấp mầm non và 12 cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Theo Phó Giám đốc Sở Trần Đức Lợi: “Các TV được đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên dụng trong TV trường học theo hướng chuẩn hóa, đồng bộ, thân thiện, phù hợp với từng cấp học. Xây dựng môi trường đọc và không gian đọc thân thiện, an toàn. Sách giáo khoa, sách nghiệp vụ của giáo viên, sách tham khảo cơ bản đáp ứng nhu cầu tối thiểu theo từng cấp cho giáo viên và học sinh. Các đơn vị trường học chủ động, linh hoạt sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn kinh phí cho công tác TV nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho giáo dục và phát triển văn hóa đọc trong nhà trường”.

Về tài nguyên, 100% trường học được trang bị cơ bản đảm bảo sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa phục vụ dạy học. Bên cạnh đó, các trường học còn huy động được các nguồn quỹ ngoài ngân sách (năm học 2020-2021, hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, kết quả quyên góp ủng hộ TV trường vùng sâu, vùng xa, khu vực khó khăn được 25.089 bản sách giáo khoa, 8.891 bản sách truyện thiếu nhi và 3.357 bản sách tham khảo). Toàn ngành có tổng số bản sách in là 1.791.064 bản, 451.932 đầu sách in, 58 đầu tài liệu điện tử/tư liệu số và 5 đầu tạp chí.

Chỉ số phát triển văn hóa đọc năm học 2020-2021 là 189.993 thẻ bạn đọc TV; 9.171.012 lượt người sử dụng TV được phục vụ; 412.584 lượt sách báo phục vụ của TV. Số bản sách trung bình một người sử dụng TV đọc trong năm là 2,2. Trong năm học, có 20 lớp tập huấn về kỹ năng đọc, kỹ năng thông tin do TV tổ chức; 620 lượt người sử dụng được TV tập huấn, trang bị kiến thức thông tin và kỹ năng đọc...

Đặc biệt, từ năm 2017 đến nay, Tổ chức Room to Read (RtR) và ngành GDĐT triển khai Chương trình TV thân thiện được hai bên ký kết trong 3 năm. Năm 2018, tại 24 trường tiểu học, trong đó 20 trường toàn phần, 4 trường bán phần. Năm 2019, nhân rộng thêm 24 TV; kết quả triển khai tại 34 trường tiểu học gồm 30 trường toàn phần, 4 trường bán phần. Năm 2021, nhân rộng lên 54 trường, số lượng tham gia 1.586 giáo viên, 34.229 học sinh. Các hình thức hoạt động tại TV theo RtR là tổ chức đọc sách cho học sinh và giáo viên, tổ chức Ngày Sách Việt Nam, trưng bày sách tại trường, tổ chức dạy tiết đọc TV...

Vẫn nhiều khó khănvà hạn chế Thực tế cho thấy, tại Lâm Đồng,

một số TV trường học còn thiếu diện tích phòng đọc, chỗ ngồi đọc sách cho cán bộ, giáo viên và học sinh. Một số TV có đầu sách giáo khoa, sách tham

khảo ít, chưa đảm bảo theo các tiêu chí tại Nghị định số 93/2020/NĐ-CP, ngày 18/8/2020 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật TV. Một số đơn vị trường học thiếu cán bộ TV chuyên trách, phải phân công cán bộ quản lí hoặc giáo viên kiêm nhiệm, ảnh hưởng chất lượng hoạt động của TV. Một số cán bộ TV thực hiện công tác thiết lập, cập nhật, bảo quản hồ sơ chưa thật sự khoa học, chưa kịp thời và chưa chính xác; việc theo dõi, quản lý tài liệu, sách chưa thật sự chặt chẽ, còn để xảy ra tình trạng thất thoát, chưa thu hồi đủ số lượng sách, tài liệu đã cho giáo viên, học sinh mượn. Công tác xã hội hóa còn hạn chế, chưa huy động được nhiều nguồn lực để mua sắm, bổ sung sách, tài liệu, trang thiết bị cho TV.

Những hạn chế, tồn tại trên càng

thấy rõ khi căn cứ “Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học” theo Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ GDĐT. Trong đó, “Thư viện: mỗi trường có tối thiểu 1 TV, mỗi điểm trường có tủ sách dùng chung; TV tối thiểu có các khu chức năng: kho sách, khu quản lý (nơi làm việc của nhân viên TV), khu đọc sách dành riêng cho giáo viên và học sinh”...

Để hiệu quả hơn vai trò thư viện trường họcTrước hết là sự đáp ứng yêu cầu

của đổi mới giáo dục. Cụ thể, tăng cường tập huấn, hướng dẫn giáo viên về hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực; xây dựng

Đọc sách là cách học tập tốt nhấtkế hoạch bài học theo hướng tăng cường, phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của học sinh thông qua việc thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học để thực hiện cả ở trên lớp và ngoài lớp học; chú trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học; dành nhiều thời gian trên lớp cho học sinh luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận, bảo vệ kết quả học tập của mình; giáo viên tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận để học sinh tiếp nhận và vận dụng. Việc nâng cấp hệ thống TV, hệ thống máy tính kết nối Internet tạo cơ hội cho học sinh và giáo viên tìm hiểu và tiếp cận với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới là một giải pháp quan trọng về hội nhập quốc tế trong GDĐT...

Tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng các hoạt động GDĐT, trong đó có TV trường học. Theo Sở GDĐT Lâm Đồng, kinh phí đầu tư công năm 2020 toàn ngành là 368,740 tỷ đồng; kinh phí sự nghiệp ngành đầu tư cho cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất và mua sắm thiết bị là 177,4 tỷ đồng. Nhờ đó, đã đưa vào 328 phòng học, 95 phòng bộ môn, 14 nhà đa năng,...; và trong đó có 26 phòng TV. Năm 2021, công trình chuyển tiếp sang là 492 phòng học, 156 phòng học bộ môn, 6 nhà đa năng, 34 phòng TV... Ngành được bố trí 321,8 tỷ đồng vốn đầu tư công và vốn sự nghiệp giáo dục (cấp sở và cấp huyện). Đầu năm học 2021-2022, đã đưa vào sử dụng 246 phòng học,...

XEM TIẾP TRANG 8

Hoạt động theo Dự án RtR tại trường tiểu học ở huyện Di Linh.

Phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực, Đạ Sar là xã vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số (DTTS) đầu tiên của huyện Lạc Dương “về đích” trong việc xóa nghèo.

Xã Đạ Sar có dân số chủ yếu là đồng bào DTTS gốc Tây Nguyên sinh sống bằng sản

xuất nông nghiệp. Từ sự nỗ lực và nhiều giải pháp tích cực, xã Đạ Sar đã thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020. Từ 136 hộ nghèo năm 2016, chiếm tỷ lệ 11,6% thì đến năm 2021 trên địa bàn xã chỉ còn 15 hộ nghèo, chiếm 1,1%. Theo Nghị quyết về việc lãnh đạo thực hiện công tác giảm nghèo năm 2021, xã Đạ Sar phấn đấu đến cuối năm nay không còn hộ nghèo, tiến tới xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Và đến thời điểm này, qua kết quả rà soát hộ nghèo tại 6/6 thôn trên địa bàn xã, số hộ nghèo đã về con số 0.

Để bắt tay vào việc xóa nghèo, Chủ tịch UBND xã Đạ Sar Liêng Jrang Ha Rô Ky cho hay, xã đã tổ chức điều tra, khảo sát thực tế các hộ nghèo trên địa bàn bám sát trên cơ sở các tiêu chí chuẩn nghèo đa chiều

theo Quyết định 59/2015/QĐ-TTg. Từ đó, xây dựng kế hoạch cụ thể nhu cầu cần hỗ trợ; đồng thời, huy động nguồn lực xã hội hóa cùng với nguồn vốn của Nhà nước để chung tay giảm nghèo. Theo đó, nguyên nhân nghèo chung của 15 hộ nghèo được khảo sát là đa số không có tư liệu sản xuất, thiếu đất sản xuất, đông con, bệnh tật, già cả, neo đơn... Một số tiêu chí cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020 thiếu hụt như chất lượng nhà ở, diện

tích nhà ở, nhà vệ sinh, thiếu trình độ giáo dục người lớn... Một số hộ nghèo còn trông chờ ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Vì vậy, cùng với việc hỗ trợ thì các hộ nghèo cũng đã cam kết quyết tâm vươn lên thoát nghèo.

Cùng với các nguồn lực để thực hiện công tác giảm nghèo năm 2021 trên địa bàn xã Đạ Sar như: nguồn ngân sách huyện, nguồn của Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện, nguồn của Hội Chữ thập đỏ huyện; xã cũng huy

động được nguồn xã hội hóa. Bên cạnh đó, UBND huyện Lạc Dương phân công các phòng, ban chuyên môn của huyện phối hợp và hỗ trợ cụ thể đối với các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã về các tiêu chí thiếu hụt đa chiều cũng như các vật dụng, trang thiết bị..., hỗ trợ đỡ đầu đối với gia đình già cả, neo đơn khó thoát nghèo.

Theo Chủ tịch UBND xã Đạ Sar, một trong những tiêu chí cơ bản đã được giải quyết để các hộ thoát nghèo là nhà ở. Xã đã triển khai làm mới 11 căn nhà và 3 nhà vệ sinh với tổng số tiền hơn 1,2 tỷ đồng, chủ yếu từ nguồn vốn xã hội hóa. Trong đó, gia đình ông Nguyễn Minh Linh - Thôn 1, xã Đạ Sar ủng hộ 85 triệu đồng xây mới 1 căn nhà và nhà vệ sinh cho hộ nghèo Lơ Mu Ha Điệp - Thôn 3; gia đình ông Hồ Văn Thảo - Bình Dương ủng hộ 85 triệu đồng hỗ trợ làm nhà, nhà vệ sinh cho hộ nghèo Kon Sơ Ha Y Văn - Thôn 5; Công ty Phương Nam - Sài Gòn ủng hộ 140 triệu và MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ 50 triệu làm mới 2 căn nhà cho 2 hộ cận nghèo; Công ty Xổ số kiến thiết Lâm Đồng ủng hộ 100 triệu đồng, Công ty Charm ủng hộ 50 triệu đồng xây 2 căn nhà cho 2 hộ nghèo và cận nghèo... Tất cả các

căn nhà đã hoàn thiện và được đưa vào sử dụng.

Trong căn nhà mới vừa được xây thay cho ngôi nhà cũ xiêu vẹo trước kia, bà Bon Dơng K’Trang - Thôn 6 phấn khởi: “Cảm ơn Đảng và Nhà nước cùng nhà hảo tâm đã quan tâm xây cho gia đình tôi một căn nhà. Với sự hỗ trợ này, gia đình tôi đã thoát nghèo. Tôi sẽ bảo ban con cháu chăm lo làm ăn để cuộc sống ổn định hơn”. Bà K’Trang năm nay hơn 70 tuổi, 4 mẹ con bà ở trong một căn nhà gỗ mưa dột gió lùa, một người con của bà bị tâm thần và khuyết tật. Gia đình bà được hỗ trợ xây mới nhà ở, nhà vệ sinh từ nguồn xã hội hóa của xã và hỗ trợ sản xuất từ nguồn ngân sách huyện. Đơn vị đỡ đầu là Ban Quản lý Dự án huyện hỗ trợ về lực lượng, tài chính trong quá trình xây dựng nhà, các thiết bị thiết yếu trong gia đình như ti vi, bồn nước, bếp nấu ăn, giường, chăn, mùng, mền... và nhận đỡ đầu hàng tháng cho gia đình.

Cũng như gia đình bà K’Trang, các hộ nghèo trên địa bàn xã Đạ Sar đã được xóa tên khỏi danh sách hộ nghèo. Đó không chỉ là niềm vui của các hộ vừa thoát nghèo mà còn là sự khởi sắc của xã vùng sâu với gần 90% đồng bào DTTS - Đạ Sar.

VIỆT HÀO

Xã vùng dân tộc thiểu số không còn hộ nghèo

Các hộ nghèo ở xã Đạ Sar được hỗ trợ giống heo đen địa phươngđể phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo.

Trong nền giáo dục hiện đại của nhiều quốc gia, thư viện trường học giữ vai trò rất quan trọng. Ngành Giáo dục Việt Nam đang tích cực “chuyển mình” theo hướng đổi mới căn bản, toàn diện và hội nhập quốc tế, thư viện trường học ngày càng góp phần tất yếu vào thành công của sự nghiệp “trồng người”.

6 THỨ SÁU 22 - 10 - 2021 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung - Phó Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy Di Linh cho biết: Thông qua

công tác dân vận, thời gian qua, nhận thức của bà con đồng bào DTTS trên địa bàn huyện đã được nâng cao đáng kể. Thay vì tư tưởng trông chờ, ỷ lại như trước đây, nay người dân nhiều xã đã biết áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao thu nhập cho gia đình, cũng như phát huy vai trò vào quá trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Để có được sự thay đổi này, theo bà Nhung, đó là thành quả của quá trình dân vận kiên trì, bền bỉ, được triển khai sâu rộng theo phương châm “mưa dầm thấm lâu” của các cấp ủy đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở. Nhiều cách làm hay, mô hình phù hợp đã được triển khai thực hiện đối với từng khu dân cư, từ đó nhận được sự đồng thuận của người dân và tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với Nhân dân.

Tại thôn Djọe (xã Đinh Lạc) - nơi

có trên 98% dân số là đồng bào DTTS gốc Tây Nguyên sinh sống, phong trào dân vận khéo trong Nhân dân được đẩy mạnh thông qua việc chung tay xây dựng nông thôn mới, con đường hoa, truyền dạy cồng chiêng và thực hiện xóa bỏ các hủ tục không còn phù hợp. Dọc những con đường liên xóm là hơn 300 nóc nhà được xây dựng khang trang từ chính nguồn lực kinh tế của người dân.

Ông K’Brệp - Trưởng thôn Djọe cho hay: Trước đây, đời sống bà con trong thôn còn gặp nhiều khó khăn do phong tục tập quán có từ lâu đời, trình độ học vấn thấp, thiếu kiến thức về khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên, trong thời gian qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đời sống vật chất và tinh thần của bà con nhân dân từng bước phát triển, hộ nghèo giảm theo từng năm. Đặc biệt, đối với phong trào hiến đất, hiến công làm đường xây dựng nông thôn mới, qua quá trình tuyên truyền tới từng hộ gia đình, bà con đã vô cùng đồng thuận, hưởng ứng. Người dân nhận thức sâu sắc vai trò chủ thể của mình, từ đó tích cực

đóng góp công sức, tiền của, tự giác hiến đất để xây dựng nông thôn mới.

Theo Phó Chủ tịch UBND xã - ông Trương Quốc Phương, phong trào dân vận khéo ở xã Đinh Lạc được chú trọng, đẩy mạnh với những cách làm hay, có nhiều sáng tạo và mang lại hiệu quả thiết thực. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, cùng với các thôn trên địa bàn xã, các thôn vùng DTTS đã phát huy nội lực, cùng chung tay bảo vệ “vùng xanh”, hỗ trợ tối đa về nguồn lực cũng như nguồn lương thực, thực phẩm nhằm đóng góp một phần sức lực vào “cuộc chiến” chống dịch bệnh COVID-19.

Còn tại xã Tân Thượng, thực hiện công tác dân vận giữa lực lượng vũ trang và các đoàn thể chính trị - xã

hội, 20 sân, cổng rào bằng xi măng với tổng kinh phí 456 triệu đồng cùng 531 ngày công đã được thực hiện. Việc hỗ trợ kinh phí làm sân đã góp phần chỉnh trang bộ mặt nông thôn cho xã Tân Thượng, giúp thuận tiện cho việc sinh hoạt, đi lại của người dân, góp phần làm khuôn viên nhà đẹp hơn. Từ đó, đã có thêm 56 hộ dân tự trang trải kinh phí, ngày công để xây dựng sân, cổng cho mình mà không đợi đến sự hỗ trợ của Nhà nước. Mô hình này cũng đã được nhân rộng trong vùng đồng bào DTTS ở các xã khác trên địa bàn huyện Di Linh như Bảo Thuận, Tân Châu, Tân Lâm, Gia Hiệp, Tam Bố,...

Theo đánh giá từ Ban Dân vận Huyện ủy Di Linh, thời gian qua, công

tác dân vận của cấp ủy đảng, chính quyền, lực lượng vũ trang, Mặt trận và các đoàn thể đạt nhiều kết quả trong triển khai thực hiện mục tiêu kép vừa đảm bảo an toàn phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội.

Trong 9 tháng đầu năm, bên cạnh tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động và các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước, Nhân dân nói chung và bà con đồng bào DTTS nói riêng trên địa bàn huyện Di Linh đã tích cực hưởng ứng lời kêu gọi “Toàn dân đoàn kết, quyết tâm phòng, chống dịch bệnh COVID-19”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng khu dân cư an toàn, phòng, chống dịch bệnh COCID-19”, ủng hộ hàng nông sản, nhu yếu phẩm… cho tuyến đầu chống dịch và người dân tại TP Hồ Chí Minh, Bình Dương.

Theo bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung, trong thời gian tới, Ban Dân vận Huyện ủy Di Linh tiếp tục tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo Mặt trận, các đoàn thể và Khối Dân vận các xã, thị trấn đăng ký thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Đồng thời, khắc phục những khó khăn, hạn chế để tiếp tục có sự đổi mới trong nội dung, phương thức và tổ chức triển khai thực hiện các cuộc vận động, nhất là trong vùng đồng bào DTTS. V.QUỲNH - T.HIỀN

Khi chúng tôi đến thăm vườn hoa của chị Đặng Thị Thanh Thủy, 39 tuổi,

người tổ Thái Phước, đường Nguyễn Thái Bình tại làng hoa Thái Phiên - Phường 12 thành phố Đà Lạt, chị đang cùng các nhân công thu hoạch hoa cúc vụ trước còn sót lại.

Vườn nhà chị Thủy khá nhỏ, chỉ chừng 400 m2, tại đây gia đình chị trong năm rồi đã đầu tư nhà kính, mái lợp ni lông để trồng hoa cúc quanh năm. Chị cho biết, chỉ mới hai tuần từ đầu tháng 10 Dương lịch trở lại đây, khi dịch bệnh có những diễn biến tích cực, nhà chị mới bắt đầu nhận được đơn đặt hàng từ thương lái đưa hoa đi miền Trung và TP Hồ Chí Minh.

Theo chị Thủy, vào thời điểm này hàng năm việc xuống giống cho vụ hoa tết trong vùng đã gần như xong xuôi. Nhưng trong năm nay, đến thời điểm này mọi thứ đều không có gì chắc chắn. Dịch bệnh vẫn còn nhiều nơi, không biết thị trường hoa sẽ ra sao nên gia đình chị rất đắn đo. “Chỉ sợ dịch bùng trở lại, thì chỉ có lỗ vốn” - chị Thủy nói.

Đợt dịch vừa rồi đã khiến làng hoa Thái Phiên gần như đóng băng. Vận chuyển hoa gặp khó khăn, nhiều chợ đóng cửa, hoa xuống giá, việc tiêu thụ không thuận lợi, nhiều người bỏ vườn trống. Trước tình hình dịch kéo dài, không ít người đã chuyển đất sang trồng rau để cung ứng cho vùng dịch theo sự vận động của thành phố. Có nhiều nhà đã phải phá bỏ hoa cúc vì hoa rớt giá thê thảm, nhiều cơ sở cung ứng giống hoa cũng giảm bớt công suất.

Chính vì vậy, khi thị trường hoa vừa bắt đầu trở lại trong tuần vừa rồi, nhiều nhà vườn muốn trồng hoa cúc trở lại

Thiếu giống cho vụ hoa tết

cho mùa tết đang đến nhưng nguồn giống đang thiếu hụt, thậm chí có cơ sở còn không có giống để mua. “Nhiều vườn khi đi mua đến hỏi bảo đã hết giống” - chị Thủy cho biết.

Và không chỉ người trồng hoa cúc mà ngay cả các nhà vườn trồng hoa ly - một trong những loại hoa bán chạy nhất ở vụ tết tại làng hoa nơi đây cũng đang trong tình trạng thiếu giống tương tự.

Như ông Nguyễn Đức Thảo, 54 tuổi, một nhà vườn chuyên canh hoa ly ở xóm Đình, Thái Phiên cho biết, ông đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc mua củ giống hoa cho vụ tết.

Trong đợt dịch vừa rồi, ông Thảo cho biết giá hoa ly xuống rất thấp, chỉ từ 10 - 15 nghìn đồng một bó 5 cây so với giá 60 - 70 nghìn đồng thường ngày. “Hoa

không bán được để nở trong vườn thấy xót. Đâu chỉ riêng tôi mà các nhà vườn nơi đây ai trồng ly cũng gặp tình cảnh tương tự. Dịch bệnh thì ai biết trước được gì đâu ” - ông Thảo nói.

Vừa rồi, khi dịch bệnh thuyên giảm trong nước, nhiều tỉnh mở cửa, thị trường hoa dần trở lại, ông Thảo cùng nhiều người nơi đây mạnh dạn bắt tay xuống giống hoa ly cho vụ tết năm nay. Nhưng đến thời điểm này, thay vì xuống hơn 100 nghìn củ trên 7 sào đất như mọi năm thì ông chỉ mới xuống chưa được 20 nghìn củ ly. Rất nhiều những loại giống ly ăn khách trong dịp tết như ù vàng, ù đỏ đến lúc này ông chưa mua được giống.

Theo ông Thảo, củ ly giống được nhập từ nước ngoài nhưng trước đó do dịch bệnh, bà con không dám lấy giống

nên các công ty mua giống từ nước ngoài buộc phải hủy đơn hàng. Đến nay làm lại thì không có củ giống, đợi nhập về thì không kịp. Thế mạnh của vườn ông Thảo trong tết là các giống hoa đẹp nhưng năm nay do không có củ giống các loại ly mới ăn khách nên buộc ông phải trồng nhiều loại ly giống cũ không được vừa ý lắm.

Cùng đó, theo ông Thảo, nhiều loại vật tư nông nghiệp như phân bón, xơ dừa dùng trồng hoa lâu nay nhưng năm nay dịch bệnh, khó khăn trong vận chuyển nên giá thành cũng tăng từ 40 - 50% so với giá mọi năm, phí vận chuyển cũng lên trên 150 nghìn đồng một chuyến. Chưa kể, củ giống ly cũng tăng từ 13 - 14 nghìn đồng/củ lên đến 17 - 18 nghìn đồng/củ, tăng 3 - 4 nghìn đồng so với năm ngoái. Với tình hình này, ông Thảo tiên đoán “diện tích trồng ly năm nay tại Đà Lạt sẽ giảm mạnh”.

Theo ông Lê Văn Hải, chủ nhân cơ sở ươm giống Hải Hiền - một trong những địa chỉ cung cấp giống hoa cúc cho làng hoa Thái Phiên, dù đã nỗ lực hết sức nhưng cơ sở của ông chỉ có khả năng cung cấp khoảng 50% số giống cho vụ hoa tết so với mọi năm.

“Bình thường chúng tôi có gần 3 ha cây giống cung cấp quanh năm, nhưng năm nay do dịch bệnh giảm diện tích cây trồng nên chúng tôi chỉ duy trì 1,5 ha cây giống mà thôi. Người dân sợ dịch bùng trở lại nên không dám lấy giống” - ông Hải cho biết.

Thái Phiên chính là làng hoa lớn nhất trong các làng hoa tại Đà Lạt và cũng là làng chuyên canh hoa lớn nhất Việt Nam hiện nay. Một thống kê của Phường 12 cho biết, trên 1.200 hộ dân sinh sống nơi đây hầu hết đều tham gia sản xuất nông nghiệp, chủ yếu canh tác hoa trong nhà kính. Trong tổng diện tích khoảng 430 ha đất canh tác của làng hoa, đã có khoảng 360 ha diện tích là nhà kính. Đây chính là địa phương tiêu biểu nhất Đà Lạt về mức độ áp dụng rộng rãi các kỹ thuật tiên tiến của nông nghiệp công nghệ cao trong chuyên canh hoa để cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước quanh năm.

Theo ông Đặng Bảo Vinh, Chủ tịch Hội Nông dân Phường 12, làng hoa Thái Phiên năm nay thiếu hụt giống khoảng 30% so với năm ngoái. “Rất khó khắc phục tình trạng thiếu giống hiện nay, người dân bị động vì dịch” - ông nói. Để đối phó với tình trạng này, theo ông Vinh, người trồng hoa tại Đà Lạt sẽ phải xoay xở bằng cách chăm sóc để làm sao kéo dài thời vụ hoa rằm tháng Chạp đúng vào thời điểm tết, hoặc thúc lứa hoa cho rằm tháng Giêng nhanh hơn sao cho vừa dịp tết hoặc qua tết một vài ngày.

Đến thời điểm giữa tháng 10 này, ông Vinh cho biết diện tích hoa xuống giống cho vụ tết năm nay tại Phường 12 chừng khoảng 80 - 100 ha trên tổng 360 ha nhà kính (bao gồm cả rau). Nhiều người hy vọng từ đây đến cuối năm dịch bệnh sẽ giảm, thị trường tiêu thụ hoa rồi sẽ ổn định trở lại để nông dân Đà Lạt có một mùa hoa tết, gỡ lại một phần khó khăn trong thời gian dịch bệnh vừa rồi.

VIẾT TRỌNG - TRẦN THẢO

Cứ giữa tháng 8 đầu tháng 9 Âm lịch là thời điểm các nhà vườn Đà Lạt chuẩn bị xuống giống cho vụ hoa tết. Tuy nhiên, năm nay do tác động của đại dịch COVID-19 khiến nguồn cung giống hoa trở nên thiếu hụt cho vụ hoa quan trọng nhất trong năm.

Chuẩn bị giống hoa cúc tại cơ sở ươm giống Hải Hiền, Phường 12, Đà Lạt.

Dân vận khéo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu sốĐặc thù địa bàn rộng cùng trên 38% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) càng đặt công tác dân vận của huyện Di Linh trước nhiều khó khăn và thách thức. Trước tình hình đó, hệ thống chính trị huyện Di Linh đã có những cách làm đổi mới, phù hợp, góp phần cùng địa phương thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Người dân thôn Djọe, xã Đinh Lạc bảo vệ vùng xanh, đảm bảo an toàn trước dịch COVID-19.

7 THỨ SÁU 22 - 10 - 2021TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Lạt) Nguyễn Đức Cường cho biết, ngay từ ngày 9/10, khi có quyết định thiết lập vùng cách ly y tế phòng, chống dịch tại tổ dân phố Vạn Thành và tổ dân phố Vạn Thành 1, thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố, Phường 5 đã nhanh chóng thành lập 2 chốt kiểm soát không cho người dân, phương tiện vào khu cách ly, trừ những trường hợp có công lệnh. Ngoài ra, còn có 4 lối ra vào khu vực được rào cứng, có lực lượng công an, dân quân tự vệ chia làm 3 tổ cơ động thường xuyên tuần tra. Hiện khu cách ly y tế tại làng hoa Vạn Thành có 595 hộ, 2.217 khẩu trên diện tích 330 ha, do đó, việc đảm bảo cung ứng hàng hóa, vận chuyển tiêu thụ nông sản, chủ yếu là các loại hoa (mỗi ngày thu hoạch khoảng 200.000 tới 300.000 cành) cho bà con được lãnh đạo UBND TP Đà Lạt quan tâm, triển khai các giải pháp từ rất sớm.

Theo ông Cường, để tiêu thụ nông sản, vận chuyển hàng hóa cho người dân, TP Đà Lạt đã ban hành kế hoạch, bố trí 7 xe tải với hàng chục tình nguyện viên, liên tục vận chuyển hoa từ vườn người dân thu hoạch ra bãi tập kết tại các chốt kiểm soát từ 10h tới 14h chiều mỗi ngày. Sau đó, hàng hóa được phun xịt khử trùng trước khi giao cho các xe tải tới

thu mua. Đối với trường hợp người dân không đủ điều kiện, khả năng tự thu hoạch, vận chuyển nông sản do đau ốm, trường hợp phải cách ly y tế, UBND Phường 5 đã huy động, bố trí lực lượng hỗ trợ Nhân dân thu hoạch và vận chuyển đến bãi tập kết hàng hóa tại chốt kiểm soát dịch.

Riêng đối với người dân ra vườn thu hoạch nông sản, rau, hoa, cơ quan chức năng cũng quản lý chặt chẽ bằng việc cấp thẻ ra đồng cho 152 trường hợp. Người dân trong vùng cách ly được cấp thẻ phải đảm bảo 4 điều kiện gồm: 2 lần test âm tính, không thuộc gia đình có F2 cách ly tập trung, đã tiêm tối thiểu 1 mũi vắc xin và phải có vườn trong khu cách ly y tế.

Lực lượng chức năng Phường 5 phối hợp với các phòng, ban UBND TP Đà Lạt đã thực hiện hiệu quả các văn bản chỉ đạo trong công tác

phòng, chống dịch của UBND tỉnh và UBND thành phố. Cùng với đó, phường đẩy mạnh tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh và thông qua các cán bộ cơ sở nhằm nâng cao ý thức của người dân về công tác phòng, chống dịch, không ra ngoài khi không có việc cần thiết. Theo thống kê, từ ngày 9/10 tới nay, UBND Phường 5 đã ra quyết định xử phạt hành chính 4 trường hợp người dân với số tiền 8 triệu đồng do ra đường không có lý do chính đáng trong vùng cách ly y tế.

Bảo vệ “vùng xanh”, phát triển sản xuấtTrước những diễn biến của dịch

COVID-19 phức tạp, khó lường trên địa bàn, ngoài công tác tiêm vắc xin đang được đẩy mạnh, quản lý chặt chẽ tài xế, phụ xe bốc dỡ hàng hóa, lưu trú tập trung nghiêm ngặt,... thời

ĐÀ LẠT: Siết chặt quản lý “vùng đỏ”, bảo vệ “vùng xanh”

Theo đánh giá cấp độ dịch bệnh COVID-19 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lâm Đồng,

TP Đà Lạt có Phường 5 đang ở cấp độ 4 - nguy cơ rất cao và Phường 11 cấp độ 2 - nguy cơ trung bình. Còn lại 10 phường, 4 xã trên địa bàn đều ở cấp 1 - bình thường mới.

Quản lý chặt “vùng đỏ”Tới 7h sáng 21/10, Sở Y tế Lâm

Đồng thông tin liên quan đến chùm ca bệnh tại làng hoa Vạn Thành, hiện đã ghi nhận 73 ca. Trong đó, tại TP Đà Lạt 72 ca và 1 ca tại thị trấn Liên Nghĩa (huyện Đức Trọng). Ngành Y tế đã truy vết có 375 F1 và 1.690 F2, sàng lọc cộng đồng 8.209 người. Tuy nhiên, số ca nhiễm lây thứ phát hầu hết đã được cách ly tập trung từ trước đó.

Ghi nhận tại chốt kiểm soát dịch COVID-19 tại cổng làng hoa Vạn Thành (Phường 5) sáng ngày 21/10, lực lượng trực chốt gồm lãnh đạo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Phường 5; Cảnh sát Giao thông - Trật tự TP Đà Lạt; Công an phường, dân quân, thanh niên xung kích,… với hơn 10 người ứng trực, kiểm tra chặt chẽ giao nhận hàng hóa ra vào khu vực cách ly y tế.

Bí thư Đảng ủy Phường 5 (TP Đà

gian qua TP Đà Lạt đã chỉ đạo các xã, phường triển khai đồng bộ những mô hình có hiệu quả trong phòng, chống dịch bệnh tại cơ sở. Trong đó, mô hình tổ tự quản vùng xanh an toàn, không có ca nhiễm COVID-19, nhằm bảo vệ người dân trước sự lây lan của dịch bệnh được đánh giá cao.

Từ khi “vùng xanh” được thiết lập, ý thức phòng, chống dịch của người dân trên địa bàn đã được nâng lên rõ rệt. Người dân tự giác khai báo y tế trung thực, nhắc nhở nhau chỉ ra ngoài khi cần thiết, đặc biệt hạn chế ra khỏi nhà sau 21 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ sáng hôm sau, nhằm giữ vững và quyết tâm không để dịch bệnh xâm nhập vào địa bàn.

Theo Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Đà Lạt, sau khi chọn Phường 2, Phường 4, Phường 6 và xã Xuân Thọ làm điểm xây dựng mô hình “Cụm dân cư tự quản bảo vệ vùng xanh”, tới thời điểm này TP Đà Lạt đã nhân rộng ra 182 chốt tự quản bảo vệ vùng xanh với hơn 3.000 người tham gia làm nhiệm vụ. Bên cạnh đó, người dân TP Đà Lạt đang tiếp tục duy trì sản xuất, kinh doanh ổn định trong bối cảnh phải phòng, chống dịch COVID-19.

Có thể thấy, các địa phương đang thực hiện tốt chỉ đạo của UBND TP Đà Lạt, chống dịch trong tình hình mới. Đó là siết chặt quản lý tại “vùng đỏ”, bảo vệ vững chắc “vùng xanh” để thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hóa. Với quyết tâm cao, sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền các cấp, sự đồng thuận chung tay phòng, chống dịch COVID-19 của người dân, tin chắc Đà Lạt sẽ nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh. C.PHONG

Hiện nay, tình hình dịch bệnh COVID-19 tại TP Đà Lạt vẫn còn nhiều diễn biến khó lường. Trước tình hình trên, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP Đà Lạt đã chỉ đạo các địa phương triển khai đồng bộ các biện pháp vừa bảo đảm an ninh trật tự, vừa siết chặt quản lý, kiểm soát các “vùng đỏ”, bảo vệ “vùng xanh”, không để dịch bệnh lây lan.

Các lực lượng kiểm soát chặt chẽ việc tiếp nhận hàng hóa, nhu yếu phẩm tại chốt kiểm soát dịch khu cách ly y tế làng hoa Vạn Thành.

Xã Triệu Hải là địa phương cách trung tâm huyện Đạ Tẻh hơn 10 km. Với diện

tích rộng, dân cư sống thưa thớt, rải rác ở các thôn, hiện toàn xã có 600 hộ với gần 3.000 nhân khẩu. Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, địa phương đã tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, tuyên truyền về những nguy cơ lây nhiễm về dịch bệnh COVID-19.

Theo đó, từ đầu năm 2021, mô hình Tiếng loa di động được UBND xã triển khai đồng bộ. Trước đây, xã Triệu Hải tổ chức tuyên truyền phát thanh trong những dịp cần thiết. Tuy nhiên, từ khi dịch COVID-19 lần thứ 4 chuyển biến phức tạp, đặc biệt là huyện đầu tiên của Lâm Đồng có ca nhiễm SAVR-COV-2, những tiếng loa di động được UBND xã Triệu Hải đẩy mạnh liên tục và thường xuyên gắn với các thông tin phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.

Với tinh thần “Chống dịch như chống giặc”, trong những tháng qua, đều đặn vào ngày thứ 4 hằng tuần, tại nhiều tuyến đường trên địa bàn xã, hình ảnh cán bộ, đoàn viên, thanh niên tình nguyện sử dụng xe máy cùng với cờ, băng rôn, khẩu hiệu, áp phích và bộ loa di động có thu sẵn các nội dung tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của

Nhà nước, chỉ đạo của Chính phủ, nhất là Chỉ thị số 15, Chỉ thị số 16, các văn bản chỉ đạo của tỉnh và các cấp, ngành chức năng của địa phương, nguyên tắc 5K, công tác bảo đảm an ninh, trật tự và các quy định khác trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 như việc khai báo y tế, phát hiện, cung cấp thông tin các trường hợp đi về từ vùng dịch, việc xử phạt các hành vi vi phạm, đăng tin không đúng sự thật

liên quan dịch COVID-19 trên mạng xã hội... đều được biên soạn ngắn gọn và súc tích, thiết thực đi vào đời sống của Nhân dân.

Theo Phó Bí thư Đảng ủy xã Triệu Hải - Nguyễn Công Thỉ, để thuận tiện cho việc truyền tin, hơn một tháng gần đây, xã Triệu Hải đã cùng phối hợp với Trung tâm Văn hóa huyện Đạ Tẻh tuyên truyền bằng loa kéo, xe chuyên dụng của trung tâm. Mô hình nói trên

đáp ứng được yêu cầu tuyên truyền rộng rãi đến người dân, đặc biệt là trong thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 với những nội dung phù hợp văn hóa địa phương nên đạt hiệu quả cao, góp phần quan trọng nâng cao nhận thức của người dân về phòng, chống dịch. Mô hình cũng góp phần thực hiện nhiệm vụ kép về tuyên truyền phòng, chống dịch, hỗ trợ người dân nâng cao ý thức phát triển kinh tế gia đình.

Trong quá trình thực hiện, việc tuyên truyền tại địa phương cũng gặp khó khăn do địa bàn khá rộng, người dân có một số nơi trên địa bàn xã sinh sống không tập trung, nên việc nắm bắt được thông tin, và truyền thanh của xã truyền tải tới là rất khó. Chính vì vậy mà địa phương đã thực hiện việc đến từng ngõ, gõ từng nhà tuyên truyền, phát tờ rơi để người dân có thể nắm bắt.

Đơn cử tại Thôn 5, với tổng dân số là 126 hộ/537 nhân khẩu, người dân sống thưa thớt nên việc tuyên truyền có phần khó khăn. Trong những ngày

Điểm sáng trong tuyên truyền phòng, chống COVID-19dịch diễn biến phức tạp, thôn tổ chức các nhóm nhỏ để đến từng hộ gia đình tuyên truyền. Trưởng Thôn 5, ông Cao Xuân Vinh cho hay: Sau khi nghe các thông tin tuyên truyền phát từ loa di động của địa phương, thời gian gần đây, bà con ý thức hơn trong việc phòng, chống dịch COVID-19. Người dân biết cách đeo khẩu trang khi ra ngoài làm việc, rửa tay thường xuyên và không còn tụ tập đông người như trước, hạn chế việc đi ra khỏi xã, huyện nếu không có việc gì cần thiết.

Theo UBND xã Triệu Hải, trong thời gian qua, công tác phòng, chống dịch COVID-19 tiếp tục được tăng cường, xã đã chỉ đạo thành lập 15 tổ COVID cộng đồng với 45 thành viên; đồng thời, lập 5 chốt xanh tự quản tại 5 thôn, từ khi được thành lập các chốt thực hiện nghiêm túc việc trực gác bảo vệ vùng xanh. Đến nay đã tổ chức tiêm Vắc xin COVID-19 mũi 1 cho 64 người và mũi 2 cho 123 người. Song song với đó, thực hiện lời kêu gọi của MTTQ huyện, các đoàn thể phối hợp với chính quyền đã vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên, Nhân dân, mạnh thường quân ủng hộ Quỹ phòng, chống COVID-19 với số tiền hơn 12 triệu đồng. Ngoài ra, các hội đã ủng hộ vật chất tại chốt trực COVID-19 của huyện trị giá gần 3 triệu đồng,…

THÂN HIỀN

Đẩy mạnh và duy trì công tác truyền thanh trên địa bàn, xã Triệu Hải dần trở thành điểm sáng trong việc nhân rộng mô hình Tiếng loa di động, góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc chủ động phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Xã Triệu Hải tăng cường công tác tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.

THỨ SÁU 22 - 10 - 20218

GIÁ 2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP: PHAÏM SÔN DUÕNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT) ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Theo Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng, từ đầu năm 2021 đến nay, trung tâm này đã phối hợp ngành nông nghiệp các huyện trong tỉnh Lâm Đồng xây dựng 34 ha mô hình sản xuất hữu cơ với nhiều loại cây trồng khác nhau.

Trong đó, mô hình sản xuất hữu cơ với tổng diện tích 10 ha cây lúa tại xã Gia Viễn, huyện Cát Tiên và

cây ăn quả tại xã Hà Lâm, huyện Đạ Huoai.

Tiếp theo, mô hình sản xuất hữu cơ với quy mô 5 ha gồm cây cà phê tại xã Hòa Bắc và cây mắc ca tại xã Hòa Trung cùng thuộc địa bàn huyện Di Linh.

4 ha sản xuất hữu cơ được triển khai canh tác mô hình cây măng tây tại xã Nam Hà, huyện Lâm Hà

và cây củ năng tại xã Pró, huyện Đơn Dương.

Ngoài ra, qua hoạt động phối hợp nói trên, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng đã khảo sát, thu thập các thông tin về tình hình sản xuất hữu cơ của 300 hộ trên địa bàn 6 huyện trong tỉnh để khuyến khích, hỗ trợ phát triển.

VĂN VIỆT

Sở Xây dựng vừa được UBND tỉnh giao chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND thành phố Đà Lạt tổ chức điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu, qua đó lập dự án kêu gọi đầu tư xây dựng nhà ở thương mại và nhà ở xã hội trên địa bàn Phường 11, Đà Lạt.

Cụ thể, đối với diện tích 20.000 m2 tại khu vực giáp vòng xoay đường Huỳnh Tấn Phát - Quốc lộ 20 điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu đã được phê duyệt, cập nhật chức năng sử dụng đất xây dựng nhà ở thương mại hiện đại vào đồ án quy hoạch chung thành phố Đà

Lạt và vùng phụ cận. Với khu vực diện tích gần 6.660

m2 tại khu vực Sào Nam đề xuất dự án đầu tư xây dựng khoảng 600 căn nhà ở xã hội cùng hệ thống đường giao thông 2 làn xe theo quy hoạch phân khu được phê duyệt.

MẠC KHẢI

Nhằm chuẩn bị cho công tác tuyển sinh vào các trường phổ thông dân tộc nội trú từ năm học 2022-2023 trên toàn tỉnh, ngày 18/10, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã gửi công văn đến Phòng GDĐT, các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh đề nghị thống kê chính xác số lượng học sinh lớp 5, lớp 9 có hộ khẩu thường trú và định cư 3 năm trở lên (trước

tháng 12/2019) tại các thôn đặc biệt khó khăn. Cùng đó, dự kiến số lượng học sinh lớp 6, lớp 9 tuyển vào học tại trường phổ thông dân tộc nội trú năm học 2022-2023. Báo cáo gửi về Sở GDĐT trước ngày 28/10/2021.

Công văn trên thực hiện theo Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về Phê duyệt

danh sách thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 (thay thế Quyết định số 433/QĐ-UBDT ngày 18/6/2021). Theo đó, tỉnh Lâm Đồng có 72 thôn; gồm: thuộc xã khu vực I có 46 thôn; thuộc xã khu vực 2 có 3 thôn và thuộc xã khu vực III có 23 thôn.

M.ĐẠO

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lâm Đồng cho biết: Thực hiện Chương trình phối hợp đã được ký kết giữa Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực VII với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh, Sở đã tăng cường phối hợp công tác quản lý tần số vô tuyến điện trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Theo đó, công tác thanh tra, kiểm

tra trong quý III/2021, trên địa bàn tỉnh không có xử lý vi phạm về lĩnh vực tần số vô tuyến điện; Công tác xử lý can nhiễu, trên địa bàn tỉnh không có trường hợp xảy ra can nhiễu trong quý III.

Về công tác hướng dẫn hồ sơ cấp phép, thu phí và giao giấy phép cũng được thực hiện nghiêm túc. Phối hợp hướng dẫn các đơn vị hoàn

thành hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn giấy phép cho 1 đài truyền thanh không dây, 5 mạng vô tuyến điện còn lại.

Sở cũng đã thường xuyên đốc thúc, nhắc nhở các tổ chức, đơn vị, cá nhân trên địa bàn tỉnh chưa làm hồ sơ gia hạn giấy phép và còn nợ phí cấp phép sử dụng thiết bị tần số vô tuyến điện.

D.THƯƠNG

Lập dự án kêu gọi đầu tư nhà ở thương mại và nhà ở xã hội

Tăng cường quản lý tần số vô tuyến điện

Xây dựng 34 ha mô hình sản xuất hữu cơ

Thống kê học sinh dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn

Theo thống kê, diện tích nhà ở bình quân trên toàn tỉnh hiện đạt 24,1 m2 sàn/người. Trong đó, khu vực đô thị là 28 m2 sàn/người, khu vực nông thôn là 21,6 m2 sàn/người. Ở khu vực nông thôn thời gian qua có những bước phát triển mạnh mẽ về nhà ở. Thống kê ở khu vực này cho thấy, hiện nhà ở kiên cố chiếm tới 89,5%, nhà ở bán kiên cố chỉ còn 10,5%. Diện tích nhà ở bình quân

đầu người ở khu vực nông thôn đạt 21,6 m2 sàn/người, so với chỉ tiêu tỉnh đặt ra là 24 m2, đạt 89% và đạt 98,2% chỉ tiêu của Chiến lược nhà ở quốc gia ở khu vực nông thôn (chỉ tiêu là 22 m2 sàn/người).

Trong khi đó, nhà ở trong khu vực đô thị cũng được cải thiện đáng kể, số lượng nhà ở, diện tích xây dựng nhà ở tăng cao do việc xây dựng mới, cải tạo nhà ở của người dân

sống ở đô thị diễn ra trên quy mô rộng. Chất lượng nhà ở cũng được nâng cao từ kiến trúc đến trang thiết bị nội thất. Hiện tỷ lệ nhà ở kiên cố tại đô thị đạt 98,1%; nhà ở bán kiên cố chỉ còn 1,9%. Diện tích nhà ở bình quân khu vực đô thị đạt 28,0 m2 sàn/người, vượt chỉ tiêu bình quân của Chiến lược nhà ở quốc gia (quy định là 25 m2 sàn/người).

NGUYỄN NGHĨA

Nhà ở kiên cố ở nông thôn chiếm 89,5%

Đọc sách... TIẾP TRANG 5

THÔNG BÁOV/v chuyển nhượng QSDĐ không lập thủ tụctheo quy định của pháp luật tại xã Hòa Bắc

Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh thông báo

Ông/bà Nguyễn Anh Đức được UBND huyện Di Linh cấp GCN QSD đất số hiệu G 277156 ngày 05/12/1996, vào sổ theo dõi số 1382/Tr121/Q8, chi tiết như sau:

- Thửa đất số 49, tờ bản đồ số 3, xã Hòa Bắc, diện tích: 16.610 m2 đất trồng cây lâu năm và đất ở;

Ngày 25/2/2008 ông/bà Nguyễn Anh Đức chuyển nhượng QSDĐ cho ông bà Nguyễn Phi Hùng, thường trú tại xã Hòa Bắc, huyện Di Linh - tỉnh Lâm Đồng, trong quá trình chuyển nhượng hai bên chưa hoàn tất việc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật và ông/bà Nguyễn Anh Đức đã giao giấy chứng nhận QSDĐ cho ông Nguyễn Phi Hùng.

Hiện nay ông/bà Nguyễn Anh Đức ở đâu liên hệ với UBND xã Hòa Bắc hoặc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh để lập thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật.

Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này trên các phương tiện truyền thông, nếu các tổ chức, cá nhân có khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến thửa đất nêu trên thì đề nghị gửi phúc đáp bằng văn bản về Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh hoặc UBND xã Hòa Bắc để được giải quyết. Sau thời gian 30 ngày, nếu đơn vị không nhận được các khiếu nại, khiếu kiện nào thì Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh lập thủ tục đăng ký chuyển nhượng QSD đất cho ông bà Nguyễn Phi Hùng tại thửa đất nêu trên theo quy định.

... 78 phòng học bộ môn, 3 nhà đa chức năng...; và trong đó có 17 phòng TV. Chưa tính đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học trên ba trăm tỷ đồng/năm.

Những nỗ lực của tỉnh Lâm Đồng đối với sự nghiệp GDĐT nêu trên rất đáng trân trọng. Kết quả là hiện thực triển khai Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 29/10/2018 của Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt Đề án “Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2025”. Tiếp tục quan tâm đầu tư đến giáo dục cũng là thực hiện 9 nhóm nhiệm vụ, 5 nhóm giải pháp mà Bộ GDĐT nêu ra của năm học 2021-2022. Trong đó có nội dung “tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để thực hiện chương trình, sách giáo

khoa giáo dục phổ thông mới gắn với việc xây dựng trường chuẩn quốc gia”. Và đây cũng là triển khai thực hiện “Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 trong ngành GDĐT” mà Sở GDĐT Lâm Đồng ban hành Kế hoạch ngày 29/9/2021.

MINH ĐẠO

... Những dự án Luật, Nghị quyết được Quốc hội xem xét, thông qua gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thống kê; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự; Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng; Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An; Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa; Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên - Huế; Nghị quyết quy định về việc tổ chức phiên tòa trực tuyến.

Những dự án Luật được Quốc hội xem xét, cho ý kiến gồm: Luật Cảnh sát cơ động; Luật Điện ảnh (sửa đổi); Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi); Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.

Tại kỳ họp này, Quốc hội cũng sẽ xem xét, cho ý kiến về các nội dung sau:

Xem xét các báo cáo về: Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, công tác phòng, chống dịch COVID-19, trong đó có nội dung về việc thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 về kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV; Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, dự toán ngân

sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2022 và kế hoạch tài chính NSNN 3 năm 2022 - 2024.

Xem xét các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; các báo cáo của Chính phủ về: công tác phòng, chống tham nhũng, công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án năm 2021. Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Quốc hội nghe Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV; Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV...

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV.

Theo dự kiến chương trình, Đài Truyền hình Việt Nam sẽ tổ chức truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 các nội dung: phiên khai mạc, phiên bế mạc kỳ họp; các phiên thảo luận tại hội trường về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, báo cáo về công tác phòng, chống dịch COVID-19; các phiên chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

TS (tổng hợp)

Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV... TIẾP TRANG 1