37
Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Xuân Quỳnh Khoa Sư phạm Ngữ văn – ĐH Vinh

Biên Tập Văn Bản Báo Chí

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Biên Tập Văn Bản Báo Chí

Citation preview

Page 1: Biên Tập Văn Bản Báo Chí

Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Xuân Quỳnh

Khoa Sư phạm Ngữ văn – ĐH Vinh

Page 2: Biên Tập Văn Bản Báo Chí

Mục đích:

Nắm vững nguyên lý hoạt động biên tập báo chí

Rèn luyện kĩ năng biên tập văn bản báo chí

Nội dung:

Chương 1: Nhận thức chung về biên tập báo chí

Chương 2: Biên tập logic văn bản báo chí

Chương 3: Biên tập ngôn ngữ văn bản báo chí

Page 3: Biên Tập Văn Bản Báo Chí

Tài liệu tham khảo:

[1] Claudia Mast, Công tác biên tập, Nxb Thông tấn

[2] Ngô Sĩ Liên, Biên tập logic văn bản, Học viện Báo chí tuyên truyền

[3] Nguyễn Trọng Báu, Biên tập ngôn ngữ văn bản, Nxb Khoa học xã hội

Page 4: Biên Tập Văn Bản Báo Chí
Page 5: Biên Tập Văn Bản Báo Chí

I. Khái niệm

1. Biên tập báo chí: là một quá trình tổ chức lực lượng xã hội xây dựng nên các tác phẩm báo chí; phân tích, đánh giá, sửa chữa và hoàn thiện tác phẩm để đưa in (hoặc phát) đáp ứng một nhiệm vụ nhất định.

2. Biên tập báo chí xuyên suốt quá trình hoạt động báo chí, nội dung công tác biên tập báo chí rất phong phú, đa dạng từ khâu đề tài đến theo dõi ảnh hưởng của báo chí đối với xã hội

Page 6: Biên Tập Văn Bản Báo Chí

II. Quá trình biên tập báo chí

1. Công tác đề tài và kế hoạch đề tài

1.1. Đề tài là phạm vi hiện thực của đời sống được phản ánh trong tác phẩm báo chí

1.2. Đề tài phải đảm bảo 3 yêu cầu:

+ Tính định hướng

+ Tính khả thi

+ Tính hấp dẫn

Page 7: Biên Tập Văn Bản Báo Chí

Gồm 5 khâu tạo thành hệ thống hoàn chỉnh đồng bộ:Đề tài và kế hoạch đề tàiTổ chức bồi dưỡng cộng tác viênBiên tập bản thảoTheo dõi in và sửa bàiTuyên truyền giới thiệu và phát huy tác dụng của báo

chí

Page 8: Biên Tập Văn Bản Báo Chí

1.3. Kế hoạch đề tài- Là bản dự kiến khoa học về nhiệm vụ phương hướng

biên tập các đề tài, chỉ tiêu và biện pháp biên tập với những tiêu chí về số lượng, chất lượng, thời gian hoàn thành

- Có 3 loại: dài hạn, trung hạn và ngắn hạn- Đề xuất, xây dựng kế hoạch đề tài là nhiệm vụ quan

trọng, thường xuyên của mỗi biên tập viên và các ban biên tập. Hoạt động bao gồm sự phát hiện, lựa chọn đề tài, lựa chọn phương án tốt nhất để thực hiện.

- Kế hoạch đề tài thể hiện tính tự giác, chủ động sáng tạo và khoa học của hoạt động biên tập

Page 9: Biên Tập Văn Bản Báo Chí

1.4. Kế hoạch đề tài là khâu mở đường, mọi hoạt động của toàn soạn đều phải căn cứ vào kế hoạch của đề tài

- Kế hoạch đề tài phải có tính linh hoạt, có khả năng đáp ứng phục vụ kịp thời những thay đổi và đòi hỏi của thực tiễn nảy sinh trong quá trình tổ chức thực hiện

Page 10: Biên Tập Văn Bản Báo Chí

2. Tổ chức, bồi dưỡng cộng tác viên

2.1. Cộng tác viên: là những người cộng tác với tòa soạn đề thực hiện kế hoạch đề tài, biến đề tài thành báo chí, tuyên truyền và phát huy tác dụng của báo chí

2.2. Các loại cộng tác viên: trong hoạt động biên tập có bao nhiêu công việc thì có bấy nhiêu loại cộng tác viên (tác giả sáng tác, biên soạn, dịch, nhận xét, thẩm định, hiệu đính, thiết kế mĩ thuật…). Trong đó, tác giả là cộng tác viên chủ yếu vì họ là người trực tiếp làm ra sản phẩm báo chí, tạo nguồn đầu vào và có tính quyết định cho hoạt động biên tập.

Page 11: Biên Tập Văn Bản Báo Chí

2.3. Công tác cộng tác viên- Là việc tổ chức mạng lưới những người cộng tác, biên

tập viên phải phát hiện, bình chọn, vận động và tổ chức thành một mạng lưới rộng khắp và có lực lượng cộng tác viên nòng cốt. Lực lượng này luôn cần được phát triển và bổ sung những nhân tố tích cực

- Có kế hoạch bồi dưỡng phù hợp với đặc điểm từng loại công tác viên nhằm phát huy sở trường của họ.

- Tổ chức hội nghị cộng tác viên định kì và hội nghị chuyên đề theo yêu cầu của đề tài

- Tổ chức hội nghị bạn đọc đề tác giả hiểu thêm từng đối tượng

- Xây dựng mối quan hệ toàn soạn và cộng tác viên

Page 12: Biên Tập Văn Bản Báo Chí

3. Biên tập bản thảo

3.1. Bản thảo là kết quả lao động sáng tạo của tác giả được gửi đến toàn soạn để biên tập và cho xuất bản. Biên tập bản thảo là một quá trình từ lúc trực tiếp nhận bản thảo của tác giả đến lúc biên tập hoàn chỉnh và trở thành tác phẩm được phát hành

3.2. Đánh giá bản thảo

- Đánh giá về chủ đề tư tưởng, cách nhìn, cách đề cập và giải quyết vấn đề của tác giả

- Xác định tính chân thực, chính xác của tác phẩm

- Đánh giá về ngôn ngữ ở các cấp độ từ, câu, đoạn, văn bản

- Đánh giá về mặt logic văn bản, suy luận và cấu trúc hợp lí

Page 13: Biên Tập Văn Bản Báo Chí

3.3. Xử lí bản thảo- Căn cứ đầu tiên: dựa vào những kết luận rút ra từ việc

đánh giá bản thảo trên các phương diện tư tưởng, nội dung, ngôn ngữ thể hiện và cấu trúc logic

- Căn cứ vào tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ của tòa soạn và những điều kiện thực tế của tòa soạn

- Mức độ xử lí: biên tập viên đề xuất cách giải quyết thích hợp, bản thảo được chấp nhận hay không chấp nhận

- Đây là một khâu phức tạp, đòi hỏi phải đánh giá chính xác và xử lí đúng đắn.

Page 14: Biên Tập Văn Bản Báo Chí

3.4. Sửa chữa bản thảo

- Biên tập viên chỉ bắt đầu sửa chữa bản thảo khi đã nắm được toàn bộ tác phẩm và chỉ sửa chữa khi đã khẳng định được sự cần thiết của nó. Do đó biên tập viên phải có những phát hiện chính xác, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sửa theo nguyên tắc “càng sửa ít càng tốt và không sửa thì tốt hơn”.

- Sửa chữa bản thảo có nhiều mức độ, từ sửa chữa đơn giản đến sửa chữa lớn. Trên thực tế không có ranh giới rõ rệt giữa các mức độ sửa chữa.

- Sửa chữa bản thảo là khâu trung tâm trong hoạt động biên tập bản thảo

Page 15: Biên Tập Văn Bản Báo Chí

3.5. Biên tập mỹ thuật, kĩ thuật- Phải đảm bảo tính thống nhất giữa hình thức với nội dung qua việc dàn trang, dáng chữ, mảng màu, hình minh họa…- Hỗ trợ cho người đọc tiếp thu dễ dàng và sâu sắc hơn nội dung tác phẩm: khổ giấy, chữ in (kiểu và cỡ), các chỉ dẫn…- Sự kết hợp hài hòa giữa trình bày mỹ thuật và kĩ thuật, lựa chọn phương án minh họa phù hợp với phương án in, chất liệu in…- Trình bày minh họa phải phù hợp với từng loại báo chí và từng bài báo, giúp độc giả nâng cao cảm thụ và lĩnh hội dễ dàng hơn

Page 16: Biên Tập Văn Bản Báo Chí

4. Theo dõi in và sửa bài

4.1. Theo dõi in

Biên tập viên không trực tiếp tham gia nhưng cần theo dõi:

- Tiến độ in: đúng kế hoạch

- Theo dõi kĩ thuật in: in đúng bản thảo

4.2. Sửa bài: đính chính sửa lại những lỗi sai trong quá trình đánh máy hoặc in (so với bản thảo mẫu)

- Góp phần nâng cao chất lượng báo chí

- Sửa bài theo quy tắc ngắn gọn, nhất quán lệnh sửa.

Page 17: Biên Tập Văn Bản Báo Chí

5. Tuyên truyền, giới thiệu và phát huy tác dụng của báo chí

- Ý nghĩa: làm cho bạn đọc biết đến báo chí, cổ động được nhiều người đọc, hướng dẫn đọc và làm theo báo chí

- Yêu cầu: Người tuyên truyền phải nắm vững nội dung và phù hợp với đối tượng, phải đúng lúc, đúng chỗ, linh hoạt, sáng tạo và hấp dẫn

- Hình thức: phong phú đa dạng, trên mặt báo chí và nhiều hình thức khác

Page 18: Biên Tập Văn Bản Báo Chí

Câu hỏi

1. Phân tích mối quan hệ giữa 5 khâu công tác biên tập báo chí

2. Có thể chia quá trình biên tập báo chí thành mấy giai đoạn? Xác định tên của từng giai đoạn.

3. Thực hành biên tập văn bản báo chí

Page 19: Biên Tập Văn Bản Báo Chí
Page 20: Biên Tập Văn Bản Báo Chí

I. Khái niệm1. Phân tích biên tập bản thảo: là một quá trình phức

hợp và sáng tạo, từ việc nghiên cứu, đánh giá tác phẩm, chỉ ra những ưu điểm và đặc biệt chỉ ra những thiếu sót, đồng thời vạch ra phương hướng khắc phục những thiếu sót đó.

2. Nhiệm vụ của phân tích biên tập

2.1. Đánh giá bản thảo

2.2. Phát hiện ưu-khuyết điểm

2.3. Đề xuất phương hướng khắc phục các thiếu sót

Page 21: Biên Tập Văn Bản Báo Chí

3. Đặc trưng của hoạt động phân tích biên tập

3.1. Là hoạt động phức hợp các thao tác so sánh, phân tích, tổng hợp…

3.2. Chủ yếu tập trung vào việc tìm thiếu sót, nêu lên những biện pháp cụ thể, khắc phục để hoàn thiện tác phẩm

3.3. Phân tích biên tập cũng cần quan tâm đến độc giả, đối tượng phục vụ, nghiên cứu trình độ, tâm lí, nhu cầu… của bạn đọc

Page 22: Biên Tập Văn Bản Báo Chí

II. Các thao tác phân tích biên tập

1. Đọc biên tập bản thảo

1.1. Khái niệm: là quá trình giải mã các thông tin chứa trong bản thảo, cho ta nhận thức để từ đó phát hiện vấn đề của tác phẩm

1.2. Các giai đoạn đọc biên tập

- Giai đoạn 1: Đọc khái quát

- Giai đoạn 2: Đọc chi tiết

2. Ghi chú bên lề

Page 23: Biên Tập Văn Bản Báo Chí

3. Phân tích nội dung bản thảo

3.1. Phân tích chủ đề tư tưởng của tác phẩm

3.2. Phân tích nội dung tác phẩm

3.3. Phân tích các tài liệu thực tế

3.4. Phân tích các trích dẫn

Page 24: Biên Tập Văn Bản Báo Chí

Câu hỏi ôn tập

Page 25: Biên Tập Văn Bản Báo Chí
Page 26: Biên Tập Văn Bản Báo Chí

I. Biên tập văn bản và logic học

1. Biên tập viên cần nắm vững logic học

1.1. Văn bản báo chí là sản phẩm của tư duy nên nó phải tuân theo các quy luật, các nguyên tắc chung về suy luận đúng đắn của tư duy. Do đó, biên tập viên không thể không nắm vững logic học.

1.2. Việc phát hiện các lỗi, sai sót không chỉ dựa vào trực giác hay kinh nghiệm mà phải dựa trên sự hiểu biết thấu đáo về logic học

2. Văn hóa logic của biên tập viên báo chí

Page 27: Biên Tập Văn Bản Báo Chí

II. Sự tác động của các quy luật logic cơ bản đối với hoạt động biên tập

1.Quy luật đồng nhất- Quy luật đồng nhất là sự phản ánh tương đối ổn định và xác định của các sự vật và hiện tượng. Tính xác định là điều kiện tồn tại của nó.- Trong các tác phẩm báo chí , để tránh lỗi phạm quy luật đồng nhất cần chú ý:+ Ngôn ngữ chứa đựng tư duy phải phù hợp với tư duy. Điều này đòi hỏi phải nắm vững ngôn ngữ thể hiện văn bản+ Tư duy về một đối tượng nào đó thì tư tưởng phải luôn xác định trong phạm vi tư tưởng của đối tượng ấy, không được lẫn lộn, không được đánh tráo khái niệm, đánh tráo khái niệm này sang khái niệm khác.

Page 28: Biên Tập Văn Bản Báo Chí

2. Quy luật mâu thuẫn (còn gọi là quy luật cấm mâu thuẫn)

- Một vật không thể đồng thời vừa là nó vừa trái với nó. Cùng một thuộc tính không thể vừa có vừa không có trong một chủ thể. Hai mệnh đề trong đó một mệnh đề khẳng định cái gì đó về đối tượng, còn mệnh đề kia lại phủ định cùng cái đó về cùng một đối tượng, không thể đồng thời trung thực.

- Một tác phẩm vi phạm quy luật mâu thuẫn làm cho tư duy rối loạn, những kết luận đưa ra thiếu tin cậy và rất khó thuyết phục được bạn đọc. Khi biên tập phải kiến quyết gạt bỏ những mâu thuẫn, nếu cần thiết phải đăng để lấy ý kiến bạn đọc thì nhất thiết phải có lời của tòa soạn.

Page 29: Biên Tập Văn Bản Báo Chí

3. Quy luật bài trung

- Hai mệnh đề phủ định nhau, nhất định có một cái đúng một cái sai, không có cái thứ ba.

- Quy luật bài trung là cơ sở cho suy luận và chứng minh bằng phản chứng. Mặt khác cho phép ta lựa chọn một trong hai tư tưởng phủ định nhau.

Page 30: Biên Tập Văn Bản Báo Chí

4. Quy luật lý do đầy đủ- Bất cứ một tư tưởng nào cũng phải có đầy đủ lí do thì mới

đáng tin cậy và chân thực. “Tất cả những gì tồn tại đều có lí do để tồn tại”.

- Trong logic, phân biệt hai thứ lí do

+ Lý do khách quan là nguyên nhân trực tiếp của hiện tượng. Ví dụ: ma sát sinh ra nhiệt, nước sôi ở 100C

+ Lý do logic (thuần túy) là một hay nhiều mệnh đề mà tính đúng đắn của nó đã được xác định để chứng minh cho những mệnh đề khác

- Quy luật lý do đầy đủ là sự phản ánh của con người những mối liên hệ phổ biến tồn tại giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới hiện thực

Page 31: Biên Tập Văn Bản Báo Chí

III. Các phép suy luận

1.Khái niệm: Suy luận là thao tác tư duy mà từ một hay nhiều mệnh đề đã có ta rút ra được mệnh đề mới.

2.Suy luận bao giờ cũng từ một hay nhiều mệnh đề đã cho (tiền đề) đã được chứng minh là chân thực, bằng quy tắc logic ta rút ra mệnh đề mới (kết luận).

3.Suy luận diễn dịch trực tiếp là suy luận mà kết luận được rút ra từ một tiền đề. Suy luận diễn dịch gián tiếp –tam đoạn luận - là suy luận từ hai tiền đề rút ra kết luận

4.Ngụy biện:

- Là hình thức lập luận cố tình vi phạm quy luật, quy tắc của thao tác tư duy nhằm đánh tráo cái đúng - sai, cái thật - giả

Page 32: Biên Tập Văn Bản Báo Chí

Thực hành

1. Trong giờ lên lớp tiếng Nga thầy giáo hỏi học sinh: “Quả trứng thuộc loại từ nào”. Học sinh trả lời: “Quả trứng thuộc danh từ chung”. Thầy giáo khen giỏi và hỏi tiếp: “Nó thuộc giống đực hay giống cái?” Học sinh trả lời: “Bây giờ em chưa thể trả lời được!”

Ai đã vi phạm quy luật logic? Vì sao?

2. Trong một bài báo có đoạn viết: “Để tìm hiểu sự việc, phóng viên đã về tận cơ sở để điều tra. Kết quả cho thấy mọi gia đình ở tổ 15 đều nhất trí, chỉ riêng gia đình bác An không tán thành…”. Hãy chỉ ra lỗi của đoạn văn trên.

Page 33: Biên Tập Văn Bản Báo Chí

3. Trong ca dao Việt Nam, những bài về tình yêu nam nữ là những bài nhiều hơn tất cả. Họ yêu gia đình, yêu cái tổ ấm cùng nhau chung sống, yêu nơi chôn rau cắt rốn. Họ yêu người làng, người nước, yêu từ cảnh ruộng đồng đến công việc ngoài xóm, ngoài làng. Tình yêu đó nồng nhiệt, đằm thắm và sâu sắc.

4. Mệnh đề sau chân thực hay giả dối: “Tôi đang nói dối”

5. Một vụ án có 3 nghi can gây ra. Đội điều tra đã tìm được A gây ra. Vậy không phải B, C gây ra. Suy luận này đúng hay sai?

Page 34: Biên Tập Văn Bản Báo Chí
Page 35: Biên Tập Văn Bản Báo Chí

1. Biên tập ngôn ngữ văn bản là biên tập về mặt hình thức biểu đạt của văn bản. Văn bản là một chỉnh thể gồm chủ đề tư tưởng, nội dung hiện thực phản ánh, kết cấu logic và ngôn ngữ sử dụng

2. Biên tập ngôn ngữ văn bản làm cho nội dung và hình thức phù hợp với nhau nhằm đạt hiệu quả thông tin cao nhất

3. Công việc biên tập ngôn ngữ sử dụng nhiều kiến thức như ngôn ngữ học, logic học, tâm lý học, văn học…

4. Nội dung của biên tập văn bản báo chí gồm một tổ hợp cách phân tích và sửa chữa văn bản. Mặt khác từng loại văn bản đòi hỏi phong cách chức năng riêng và cả phong cách cá nhân của tác giả.

Page 36: Biên Tập Văn Bản Báo Chí

II. Nội dung biên tập ngôn ngữ văn bản

1. Chuẩn chính tả tiếng Việt

1.1. Viết đúng âm tiết và từ

1.2. Về quy cách viết hoa

2. Dấu câu

3. Tên riêng nước ngoài

4. Viết tắt

Page 37: Biên Tập Văn Bản Báo Chí

5. Biên tập ngôn ngữ ở cấp độ từ- Khái niệm- Biên tập từ vừa mang tính khoa học vừa mang tính

nghiệp vụ sâu sắc- Từ được dùng phải phù hợp với phong cách chức

năng- Sử dụng từ Hán Việt cho đúng

6. Biên tập ngôn ngữ ở cấp độ câu