48
Trong số này: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2 4 7 10 14 17 19 22 23 26 27 29 31 34 36 38 40 42 44 45 46 47 48 Chịu trách nhiệm xuất bản: PGS.TS TRẦN NGỌC NAM Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Ban Biên tập: TRẦN NGỌC NAM NGUYỄN ĐỨC PHÚ NGUYỄN KHOA DIỆU HÀ Trình bày: NGUYỄN VŨ HỒ HẢI Đơn vị thực hiện: Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ Địa chỉ: 24 Lê Lợi, thành phố Huế Điện thoại: 054.3849266-3825453 Email: [email protected] Giấy phép xuất bản: Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp ngày 18/3/2016 In tại: Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế Số lượng: 500 cuốn, khổ 20x28cm Nộp lưu chiểu tháng 5 năm 2016 l Ý nghĩa của Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam l Kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5 l Lễ khai mạc và thông tin về sự kiện “Những ngày khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ASEAN-EU” l Niềm đam mê sáng tạo của một giám đốc doanh nghiệp l Kỹ thuật phẫu thuật nội soi qua lỗ tự nhiên điều trị ung thư đại trực tràng l Học sinh nông thôn sáng chế bẫy diệt sâu bọ đạt giải nhất cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng l Nghiên cứu ứng dụng năng lượng xanh cho nhà máy xử lý nước l Hệ thống trang thông tin điều hành tác nghiệp đa cấp liên thông của tỉnh Thừa Thiên Huế được trao tặng danh hiệu Sao Khuê 2016 l Câu lạc bộ sáng tạo trẻ: Nơi ươm mầm sáng tạo và chắp cánh ước mơ trở thành nhà sáng chế l Nuôi cá chạch bùn-Hướng đi mới tại Thừa Thiên Huế l Mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất hoa lan hồ điệp chất lượng cao tại thành phố Huế l Đầu tư mở rộng vùng nguyên liệu, xây dựng cơ sở thu mua và chế biến trà rau má Quảng Thọ l Thử tìm giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn cho huyện Quảng Điền l Phát triển nuôi cá nước ngọt ở huyện A Lưới l Tái sinh rừng mây: Hướng đi mới cho cư dân bản địa ở A Lưới l Lô gô nhận diện sản phẩm: Nâng tầm hàng thủ công mỹ nghệ Huế l Phát triển thị trường sản phẩm đặc sản Huế giai đoạn 2016-2020 l 77 doanh nghiệp được thủ tướng trao tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia l Ứng dụng khoa học và công nghệ bảo tồn phát triển bền vững các khu dự trữ sinh quyển tại Việt Nam l Giao ban ngành khoa học và công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế quý I, năm 2016 l Triển khai Giải thưởng sáng tạo Khoa học và Công nghệ lần thứ VIII, năm 2016 l Tập huấn, đào tạo trong lĩnh vực khoa học và công nghệ chuyển hóa l Festival khoa học về bệnh đái tháo đường và rối loạn ISSN 1859-0144 4-5/2016

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Trình bày: NGUYỄN VŨ HỒ HẢI ... l Mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Trình bày: NGUYỄN VŨ HỒ HẢI ... l Mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất

Trong số này:

BẢN TINKHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

24

710

14

17

19

22

2326

27

29

3134

36

38

40

42

44

45

46

4748

Chịu trách nhiệm xuất bản:PGS.TS TRẦN NGỌC NAM

Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ

Ban Biên tập:TRẦN NGỌC NAM

NGUYỄN ĐỨC PHÚNGUYỄN KHOA DIỆU HÀ

Trình bày:NGUYỄN VŨ HỒ HẢI

Đơn vị thực hiện:Trung tâm Thông tin và Thống kê

khoa học và công nghệĐịa chỉ: 24 Lê Lợi, thành phố HuếĐiện thoại: 054.3849266-3825453

Email: [email protected]

Giấy phép xuất bản:Số 01/2016/GP-XBBT của Sở Thông tin và

Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp ngày 18/3/2016

In tại:Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế

Số lượng: 500 cuốn, khổ 20x28cmNộp lưu chiểu tháng 5 năm 2016

l Ý nghĩa của Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Naml Kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5l Lễ khai mạc và thông tin về sự kiện “Những ngày khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ASEAN-EU”l Niềm đam mê sáng tạo của một giám đốc doanh nghiệpl Kỹ thuật phẫu thuật nội soi qua lỗ tự nhiên điều trị ung thư đại trực tràngl Học sinh nông thôn sáng chế bẫy diệt sâu bọ đạt giải nhất cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồngl Nghiên cứu ứng dụng năng lượng xanh cho nhà máy xử lý nướcl Hệ thống trang thông tin điều hành tác nghiệp đa cấp liên thông của tỉnh Thừa Thiên Huế được trao tặng danh hiệu Sao Khuê 2016l Câu lạc bộ sáng tạo trẻ: Nơi ươm mầm sáng tạo và chắp cánh ước mơ trở thành nhà sáng chếl Nuôi cá chạch bùn-Hướng đi mới tại Thừa Thiên Huếl Mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất hoa lan hồ điệp chất lượng cao tại thành phố Huếl Đầu tư mở rộng vùng nguyên liệu, xây dựng cơ sở thu mua và chế biến trà rau má Quảng Thọl Thử tìm giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn cho huyện Quảng Điềnl Phát triển nuôi cá nước ngọt ở huyện A Lướil Tái sinh rừng mây: Hướng đi mới cho cư dân bản địa ở A Lướil Lô gô nhận diện sản phẩm: Nâng tầm hàng thủ công mỹ nghệ Huếl Phát triển thị trường sản phẩm đặc sản Huế giai đoạn 2016-2020l 77 doanh nghiệp được thủ tướng trao tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc gial Ứng dụng khoa học và công nghệ bảo tồn phát triển bền vững các khu dự trữ sinh quyển tại Việt Naml Giao ban ngành khoa học và công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế quý I, năm 2016l Triển khai Giải thưởng sáng tạo Khoa học và Công nghệ lần thứ VIII, năm 2016l Tập huấn, đào tạo trong lĩnh vực khoa học và công nghệ chuyển hóal Festival khoa học về bệnh đái tháo đường và rối loạn

ISSN 1859-01444-5/2016

Page 2: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Trình bày: NGUYỄN VŨ HỒ HẢI ... l Mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất

2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2016

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2016

CỦA NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu tại Đại hội lần thứ Nhất của Hội phổ biếnKhoa học và Kỹ thuật Việt Nam. (Ảnh: Internet)

Ý NGHĨA

Luật Khoa học và Công nghệ (KH&CN) được Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 5

thông qua ngày 18/6/2013 (Luật số 29/2013/QH13) có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2014, quy định: “Ngày 18 tháng 5 hằng năm là Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam”. Mục tiêu của việc tổ chức kỷ niệm Ngày KH&CN Việt Nam là để tuyên truyền rộng rãi các thành tựu KH&CN; tôn vinh đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; nâng cao nhận thức xã hội về vai trò của KH&CN; động viên thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên say mê nghiên cứu khoa học, góp phần xây dựng và phát triển đội ngũ nhân lực KH&CN.

Bộ KH&CN đề xuất chọn ngày 18/5 hàng năm làm Ngày KH&CN Việt Nam là có chủ ý chọn

ngày 18/5/1963, ngày Bác Hồ đến thăm và nói chuyện với Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 1 của Hội phổ biến khoa học, kỹ thuật Việt Nam. Bác vạch rõ: “Chúng ta biết rằng trình độ khoa học, kỹ thuật của ta hiện nay còn thấp kém. Lề lối sản xuất chưa được cải tiến nhiều. Cách thức làm việc còn nặng nhọc. Năng suất lao động còn thấp kém. Phong tục tập quán lạc hậu còn nhiều. Nhiệm vụ của khoa học là ra sức cải biến những cái đó… Khoa học phải từ

sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân”. Chọn ngày 18/5 làm Ngày KH&CN Việt Nam để nhắc nhở những người làm KH&CN ôn lại những căn dặn đó của Bác Hồ.

Bắt đầu từ năm 2014, Bộ KH&CN đã tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện KH&CN để kỷ niệm Ngày KH&CN Việt Nam. Đây là hoạt động để cụ thể hóa quy định tại Điều 7 Luật KH&CN 2013 và thể hiện quyết tâm của Bộ KH&CN trong việc làm thay đổi nhận thức của toàn xã hội về vị trí, vai trò của KH&CN, nâng cao vị thế của KH&CN lên một tầm cao mới, phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại. Ý nghĩa của Ngày KH&CN Việt Nam được thể hiện rõ ở chỗ:

Page 3: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Trình bày: NGUYỄN VŨ HỒ HẢI ... l Mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất

3BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2016

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2016

1. TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VỀ KH&CN

Hiện nay, hệ thống pháp luật về KH&CN của nước ta đã tương đối đầy đủ, gồm 8 đạo Luật: KH&CN 2013; Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009); Luật Chuyển giao công nghệ (2006); Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (2006); Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (2007); Luật Năng lượng nguyên tử (2008); Luật Công nghệ cao (2008); Luật Đo lường (2011). Ngày KH&CN Việt Nam được tổ chức hàng năm là dịp để đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các đạo luật này cũng như các văn bản hướng dẫn tới mọi tổ chức, các nhân trong xã hội, giúp nâng cao sự hiểu biết về pháp luật KH&CN, để các văn bản quy phạm pháp luật về KH&CN phát huy tác dụng ngày càng cao trong thực tiễn cuộc sống.

2. TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN RỘNG RÃI CÁC THÀNH TỰU KH&CN, NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA XÃ HỘI VỀ VAI TRÒ CỦA KH&CN

Trong tuần lễ diễn ra Ngày KH&CN Việt Nam, Bộ KH&CN cùng với các địa phương sẽ tổ chức một chuỗi sự kiện như: các hội nghị, hội thảo khoa học, các hoạt động tuyên truyền, phổ biến các thành tựu KH&CN trên các phương tiện thông tin đại chúng, mở cửa các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm để các tầng lớp nhân dân có thể đến tham quan, tìm hiểu. Người dân có thể tận mắt chứng kiến các nhà khoa học làm việc như thế nào, các kết quả sáng tạo của họ ra sao. Vì vậy, ngày này có ý nghĩa hết sức to lớn, tạo ra những hiệu ứng truyền thông lan tỏa, giúp người dân và toàn xã hội nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của KH&CN đối với phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

3. BIỂU DƯƠNG, TÔN VINH ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÀM CÔNG TÁC KH&CN

Cũng giống như các Ngày Thầy thuốc Việt Nam, Ngày Nhà giáo Việt Nam,… Ngày KH&CN Việt Nam chính là dịp để biểu dương, tôn vinh đội ngũ cán bộ làm công tác KH&CN, những người luôn cống hiến hết mình trên mặt trận thầm lặng, tạo ra những kết quả KH&CN xuất sắc, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Các hoạt động biểu dương, tôn vinh bao gồm: trao các giải thưởng về KH&CN, vinh danh các nhà KH&CN, các tập thể KH&CN xuất sắc; tổ chức trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp KH&CN”; tổ chức các hoạt động giao lưu, tọa đàm với các nhà khoa học, học sinh, sinh viên, nhà sáng chế không chuyên…

4. ĐỘNG VIÊN KHÍCH LỆ THẾ HỆ TRẺ, ĐẶC BIỆT LÀ HỌC SINH, SINH VIÊN SAY MÊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Một trong những ý nghĩa quan trọng cảu Ngày KH&CN Việt Nam là thông qua các hoạt động trình diễn KH&CN, tuyên truyền về các thành quả KH&CN, các hội nghị, hội thảo được tổ chức trên khắp cả nước sẽ thu hút được nhiều người tham gia, đặc biệt là đối tượng học sinh, sinh viên. Đây không chỉ là cơ hội nâng cao kiến thức mà còn giúp họ giao lưu với các nhà khoa học, từ đó khơi dậy niềm đam mê sáng tạo của thế hệ trẻ. Chính vì thế, Ngày KH&CN Việt Nam được kỳ vọng sẽ đem đến tình yêu và nuôi dưỡng đam mê khoa học đối với mọi tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ. Chỉ có như thế, KH&CN Việt Nam mới có thể phát triển trong tương lai.

Đức Thịnh

Page 4: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Trình bày: NGUYỄN VŨ HỒ HẢI ... l Mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất

4 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2016

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2016

KỶ NIỆM NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆVIỆT NAM 18/5

Luật Khoa học và Công nghệ (KH&CN) được Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 18/6/2013 (Luật số 29/2013/QH13) có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2014, quy định: “Ngày 18

tháng 5 hằng năm là Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam”.

Các sự kiện do Bộ KH&CN tổ chức để hưởng ứng Ngày KH&CN Việt Nam

Hưởng ứng Ngày KH&CN Việt Nam, trong các năm 2014 và 2015, nhiều sự kiện quan trọng đã được tổ chức trên phạm vi toàn quốc nhân Lễ công bố Ngày KH&CN Việt Nam lần đầu tiên và chào mừng ngày KH&CN Việt Nam. Các sự kiện này đã nhận được sự hưởng ứng và tham gia tích cực của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, nhà

khoa học, quần chúng nhân dân và doanh nghiệp. Đặc biệt, trong năm 2014 Bộ KH&CN đã xác định là năm “hành động” của ngành KH&CN, nhằm xây dựng hoàn thiện, đồng bộ hệ thống các văn bản dưới luật để tạo điều kiện tối đa cho KH&CN Việt Nam có những bước phát triển nhảy vọt, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp công nghiệp hóa,

Page 5: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Trình bày: NGUYỄN VŨ HỒ HẢI ... l Mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất

5BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2016

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2016

hiện đại hóa đất nước. Kỷ niệm Ngày KH&CN Việt Nam để tôn vinh, khơi dậy tinh thần sáng tạo của đội ngũ những người làm khoa học và quảng bá các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đời sống. Đồng thời đây cũng là dịp để nâng cao nhận thức và khơi dậy niềm tự hào về trí tuệ Việt Nam, tinh thần đam mê lao động sáng tạo trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tiếp nối các kết quả đã đạt được, Ngày KH&CN Việt Nam năm nay sẽ được Bộ KH&CN tổ chức thống nhất, đồng bộ, trang trọng và hướng đến hiệu quả thiết thực phục vụ xây dựng và phát triển đất nước. “Khoa học và công nghệ-Chìa khóa của thành công” là chủ đề của Ngày KH&CN năm 2016. Theo đó, từ ngày 25/4-31/5/2016 Bộ KH&CN sẽ tổ chức các hoạt động chào mừng như tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật KH&CN, vai trò của KH&CN và hoạt động KH&CN trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức các đợt triển lãm sáng tạo của sinh viên, nhóm nghiên cứu trẻ của các viện, trường, doanh nghiệp; triển lãm, trưng bày các thành tựu KH&CN của Việt Nam; phát động phong trào nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong các tầng lớp nhân dân…; tổ chức các hội thảo khoa học, tọa đàm giao lưu giữa các nhà quản lý KH&CN, nhà khoa học với học sinh, sinh viên, nhà sáng chế không chuyên trên khắp các địa phương trong cả nước. Đặc biệt là tổ chức Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia và Giải thưởng Chất lượng châu Á-Thái Bình Dương năm 2015; Lễ tôn vinh 20 năm Giải thưởng Chất lượng Quốc gia: Lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu, sự kiện “Những ngày Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo ASEAN-EU”…

Hưởng ứng Ngày KH&CN Việt Nam, hơn hai năm qua Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa

Thiên Huế đã chủ động phối hợp với các cấp, các ngành, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, áp dụng rộng rãi các thành tựu KH&CN vào sản xuất và đời sống trên địa bàn tỉnh. Đồng thời tích cực tuyên truyền, phổ biến các nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước về KH&CN nhằm nâng cao nhận thức xã hội của toàn thể nhân dân đối với nhiệm vụ: “Phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; tổ chức các đợt triển lãm, hội thảo, tọa đàm khoa học…

Hưởng ứng Ngày KH&CN Việt Nam, năm nay, ngành KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tổ chức chuỗi hoạt động để hưởng ứng, như:

- Triển lãm thành tựu KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2016, diễn ra ngày 16-17/5/2015 tại số 3 Lê Lợi, thành phố Huế (Khuôn viên Đại học Huế), sẽ có gần 100 đề tài, sản phẩm KH&CN tiêu biểu đươc trưng bày, giới thiệu.

- Báo cáo trình diễn các công trình nghiên cứu tiêu biểu của các nhà khoa học: Có 6 báo cáo là kết quả nghiên cứu, sáng tạo KH&CN tiêu biểu, đạt giải cao trong các cuộc thi như Giải Thưởng KH&CN, Hội thi Sáng tạo kỹ thuật… đã và đang được ứng dụng hiệu quả sẽ được báo cáo trình diễn vào chiều ngày 17/5/2016 tại Hội trường Đại học Huế, số 03 Lê Lợi, thành phố Huế.

- Giao lưu tuổi trẻ với các nhà khoa học, nhà sáng chế tiêu biểu được tổ chức tối ngày 17/5/2016 tại Học viên Âm nhạc Huế do CLB Sáng tạo trẻ Thừa Thiên Huế phối hợp với Học viện Âm nhạc, Tỉnh đoàn tổ chức. Buổi giao lưu là nơi các nhà khoa học cùng các nhà nghiên cứu, sáng tạo trẻ trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động nghiên cứu khoa học sáng tạo KH&CN, từ đó tiếp lửa, định hướng cho giới trẻ say mê khoa học và sáng tạo ra những sản phẩm, công trình có giá trị cao, góp phần hữu hiệu vào các hoạt động KH&CN của tỉnh.

Page 6: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Trình bày: NGUYỄN VŨ HỒ HẢI ... l Mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất

6 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2016

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2016

Một số hoạt động hưởng ứng kỷ niệm Ngày KH&CN Việt Nam được tổ chức trong năm 2014, 2015

Ngoài ra, trong dịp này, Sở KH&CN sẽ tổ chức các hoạt động, như: ngày 18/5 tổ chức Hội thảo khoa học “Khoa học và công nghệ-Chìa khóa của thành công” đồng thời tổ chức trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp KH&CN” của Bộ trưởng Bộ KH&CN; tổ chức triển lãm, trưng bày bộ mẫu vật khoáng sản và địa chất của Việt Nam và tỉnh Thừa Thiên Huế tại Sở KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế từ ngày 16 đến ngày 19/5…

Với những hoạt động phong phú như đã trình bày ở trên, việc tổ chức Ngày KH&CN Việt Nam chắc chắn sẽ có đóng góp đáng kể vào sự phát triển KH&CN nước ta. Hòa chung vào không khí này, chúng ta tin rằng KH&CN Việt Nam nói

chung và ngành KH&CN Thừa Thiên Huế nói riêng sẽ có những bước tiến mới, những đột phá mới, đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp xây dựng, phát triển và hội nhập của đất nước; toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hoạt động trong các lĩnh vực KH&CN của địa phương sẽ luôn phát huy niềm đam mê sáng tạo, phấn đấu để có nhiều thành tựu KH&CN đóng góp thiết thực vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Đức Thiện

Page 7: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Trình bày: NGUYỄN VŨ HỒ HẢI ... l Mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất

7BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2016

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2016

Ngày 10/5/2016, tại Hà Nội, Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ (KH&CN)

Quốc gia thuộc Bộ KH&CN đã tổ chức Lễ khai mạc sự kiện “Những ngày Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo ASEAN-EU” (ASEAN-EU STI Days 2016) với sự tham dự của 600 đại biểu trong nước và quốc tế.

Phát biểu tại Lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Việt Thanh nhấn mạnh:“Sự kiện ASEAN-EU STI Days 2016 được tổ chức rất đúng thời điểm, góp phần quan trọng thúc đẩy nền KH&CN ASEAN phát triển bắt kịp với trình độ thế giới. Sự kiện này là trung tâm của nhiều hoạt động liên quan tới thúc đẩy hợp tác về KH&CN và đổi mới sáng tạo giữa hai khu vực Liên minh châu Âu và Đông Nam Á. Đây sẽ là bước quan trọng để xây dựng mối quan hệ đối tác lâu dài về KH&CN giữa ASEAN và EU.”

Để cung cấp cho bạn đọc thông tin cụ thể hơn về sự kiện ASEAN-EU STI Days 2016, Bản tin KH&CN xin giới thiệu cuộc trao đổi của TS. Lê Xuân Định, Cục trưởng Cục Thông tin KH&CN Quốc gia và các phóng viên báo chí bên lề sự kiện này.

- Thưa ông, được biết sự kiện ASEAN-EU STI Days 2016 thu hút hơn 500 đại biểu. Xin ông cho biết cụ thể hơn về thành phần đại biểu?

TS Lê Xuân Định: Sự kiện “Những ngày Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo ASEAN-EU 2016”, diễn ra trong 3 ngày tại Hà Nội, sẽ thu hút 600 đại biểu trong nước và quốc tế tham dự, trong đó có hơn 350 đại biểu quốc tế đến từ gần 40 quốc gia trên thế giới, trong đó có Anh, Pháp, Đức, Phần Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo, Malaixia, Thái Lan...

LỄ KHAI MẠC VÀ THÔNG TIN VỀ SỰ KIỆN“NHỮNG NGÀY KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI

SÁNG TẠO ASEAN-EU”

Toàn cảnh sự kiện Những ngày Khoa học,Công nghệ và Đổi mới sáng tạo ASEAN-EU 2016

Page 8: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Trình bày: NGUYỄN VŨ HỒ HẢI ... l Mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất

8 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2016

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2016

Thành phần tham dự không chỉ gồm những nhà quản lý, hoạch định chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, các công ty sáng tạo trình diễn các giải pháp sáng tạo, Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (Eurocham), Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, mà còn cả các nhà nghiên cứu, nhà khoa học hàng đầu châu Âu và châu Á quan tâm mở rộng mạng lưới nghiên cứu với các đối tác trong khu vực.

- Có thể nói đây là sự kiện lớn về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tại Việt Nam năm 2016. Vậy ông có thể cho biết khái quát về sự kiện này và tại sao ASEAN-EU STI Days 2016 lại được tổ chức tại Việt Nam năm nay, cũng như mục đích và ý nghĩa của sự kiện này?

TS Lê Xuân Định: Trước tiên, đây là hoạt động cụ thể, qui mô quốc tế liên khu vực do Bộ KH&CN tổ chức trong hàng loạt các sự kiện chào mừng Ngày KH&CN Việt Nam 18/5. STI Days được tổ chức định kỳ hằng năm, diễn ra trong 3 ngày tại các quốc gia khác nhau thuộc hai khu vực ASEAN và EU. ASEAN-EU STI Days là sự kiện diễn đàn năng động được khởi xướng bởi Chương trình Nghiên cứu EU (Chương trình Khung 7), được tài trợ bởi dự án INCO-NET: SEA-EU-NET.

Sự kiện đầu tiên của loại hình này đã được tổ chức tại Bangkok, Thái Lan từ ngày 21-23/1/2014, với đơn vị tổ chức là Cục Phát triển KH&CN Quốc gia Thái Lan (NSTDA), đã thu hút hơn 500 đại biểu, tập trung vào việc cung cấp cái nhìn sâu sắc về bức tranh toàn cảnh nghiên cứu và đổi mới sáng tạo của châu Âu trong khu vực Đông Nam Á. Đồng thời đó cũng là dịp để chính thức ra mắt Chương trình Horizon 2020 (Chương trình Khung của EU về nghiên cứu và đổi mới sáng tạo, giai đoạn 2014-2020) tại khu vực ASEAN.

ASEAN-EU STI Days lần thứ 2 do Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) tổ chức tại Paris, Pháp, từ 17-19/3/2015, tập trung vào giới thiệu cho các bên liên quan của châu Âu các nghiên cứu xuất sắc ở ASEAN nhằm nâng cao nhận thức về hiện trạng phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong khu vực ASEAN-khu vực năng động nhất trên thế giới.

Với vai trò là thành viên tham gia tích cực vào dự án SEA-EU-NET, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia vinh dự được chọn là đơn vị tổ chức chính sự kiện STI Days 2016 phiên bản lần thứ 3 tại Việt Nam, tiếp nối thành công của hai sự kiện trước được tổ chức tại Bangkok (Thái Lan) và Paris (Pháp). Như vậy, ASEAN-EU STI Days lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam và lần thứ hai được tổ chức tại một nước ASEAN.

Nội dung của sự kiện năm nay tập trung vào hợp tác giữa khu vực hàn lâm và ngành công nghiệp của ASEAN và EU trong bối cảnh nhiều thách thức lớn nổi lên ở cả hai khu vực. Một triết lý mới của ASEAN-EU STI Days 2016, đó là “Tập trung cao vào hợp tác giữa khu vực hàn lâm và ngành công nghiệp”, đây cũng là vấn đề mà Việt Nam

TS. Lê Xuân Định, Cục trưởng Cục Thông tin KH&CN Quốc gia

Page 9: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Trình bày: NGUYỄN VŨ HỒ HẢI ... l Mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất

9BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2016

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2016

còn yếu kém và cần học hỏi kinh nghiệm của các nước hàng đầu ASEAN và EU.

Sự kiện ASEAN-EU STI Days 2016 có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy, tăng cường hợp tác về KH&CN và đổi mới sáng tạo giữa hai khu vực ASEAN và EU. Sự kiện cũng mở ra cơ hội cho các nhà hoạt động trong các lĩnh vực nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo xây dựng mạng lưới nhằm trao đổi, thảo luận những chủ đề mà họ cùng quan tâm và đưa ra những triển vọng hợp tác mới, từ đó tạo nên sức mạnh tổng hợp trong hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Như vậy, có thể nói ASEAN-EU STI Days 2016 tạo nên sức mạnh tổng hợp trong hợp tác KH&CN và đổi mới sáng tạo. Đây cũng là cơ hội để tăng cường hội nhập, nâng cao nhận thức, đẩy mạnh hợp tác về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giữa Việt Nam và EU.

- Xin ông cho biết các hoạt động chính sẽ diễn ra tại STI Days 2016?

TS Lê Xuân Định: STI Days 2016 gồm 22 hội nghị/hội thảo khoa học, triển lãm đổi mới sáng tạo và nhiều hoạt động khác kéo dài trong 3 ngày. Cụ thể, các hoạt động chính của STI Days 2016 gồm:

- Phiên họp toàn thể về hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của ASEAN-EU thu hút sự tham gia của nhiều quan chức, các nhà hoạch định chính sách từ EU và ASEAN, nhằm trình bày quan điểm đối với hoạt động hợp tác về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giữa hai khu vực;

- Các hội nghị/hội thảo khoa học về các chủ đề có sự quan tâm chung giữa hai khu vực như y tế, quản lý nguồn nước, an ninh và an toàn thực phẩm, đo lường, đổi mới sáng tạo, kết nối doanh nghiệp… Đây cũng là những vấn đề cấp bách hiện nay ở Việt Nam;

- Các phiên thảo luận bàn tròn về đổi mới sáng tạo của các chuyên gia, tập trung vào các yếu tố thành công chính trong hợp tác giữa khu vực hàn lâm và ngành công nghiệp/doanh nghiệp;

- Các phiên họp nhằm cung cấp thông tin và đào tạo cho các nhà nghiên cứu trẻ về các cơ hội tài trợ và nghiên cứu tại Liên minh Châu Âu..

- Triển lãm về đổi mới sáng tạo với mục đích quảng bá năng lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của các quốc gia ASEAN đối với các đối tác tại EU, đồng thời giới thiệu những dự án hợp tác thành công về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giữa ASEAN và EU;

Bên cạnh các hội nghị/hội thảo, triển lãm, STI Days 2016 còn có các hoạt động bên lề như Cuộc thi viết báo/áp phích dành cho các nhà khoa học trẻ; các sự kiện liên kết các nhà khoa học có mối quan tâm chung trong STI Days 2016; và một số chuyến đi thực tế, đến thăm các tổ chức nghiên cứu và đổi mới sáng tạo trong khu vực Hà Nội.

- Theo ông, các nhà khoa học, nhà quản lý KH&CN, các công ty khởi nghiệp Việt Nam có những cơ hội nào thông qua các hoạt động tại STI Days 2016?

TS Lê Xuân Định: Thông qua nhiều hội nghị, hội thảo, triển lãm và các hoạt động bên lề tại ASEAN-EU STI Days 2016, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý khoa học và công nghệ Việt Nam có cơ hội gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ thông tin, hoạt động nghề nghiệp, tìm kiếm cơ hội hợp tác tiềm năng, phát triển các mối quan hệ với các đối tác thuộc EU và khu vực ASEAN. Cụ thể, các nhà nghiên cứu và nhà khoa học có cơ hội mở rộng mạng lưới nghiên cứu của họ trong khu vực đối tác, tiếp cận những nghiên cứu xuất sắc của châu Âu; các nhà hoạch định chính sách có cơ hội phát triển đối thoại EU-ASEAN trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; các nhà quản trị nghiên cứu có thể học hỏi những kinh nghiệm hay trong hợp tác giữa hai khu vực, cũng như nâng cao nhận thức về những phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tại châu Âu; và đặc biệt, các doanh nghiệp, những ai quan tâm đến khởi nghiệp sẽ có được những kinh nghiệm hay từ các công ty đổi mới sáng tạo tiêu biểu trình diễn những giải pháp đổi mới của họ tại STI Days 2016.

- Xin cảm ơn ông!Hương Trà (tổng hợp)

Page 10: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Trình bày: NGUYỄN VŨ HỒ HẢI ... l Mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất

10 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2016

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2016

NIỀM ĐAM MÊ

SÁNG TẠO

CỦA MỘT

GIÁM ĐỐC

DOANH NGHIỆPÔng Trương Công Nam với giải pháp “Ứng dụng công nghệ In-filter DAF cho nhà máy xử lý nước di động và nuôi trồng thủy sản” đạt Giải Ba Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc năm 2013.

Công ty TNHH MTV Xây dựng và Cấp nước Thừa Thiên Huế (Công ty) có 30

nhà máy nước và 30 trạm tăng áp với tổng công suất 200.000m3/ngày đêm. Hệ thống cấp nước đã lan toả khắp địa bàn toàn tỉnh với hơn 3.400km đường ống, cấp nước cho 130/152 phường, xã trên toàn tỉnh với 950.000 dân, đạt tỷ lệ 82% dân số toàn tỉnh trong đó có 95,1% dân đô thị được dùng nước (thành phố Huế đạt gần 100%), tỷ lệ dân nông thôn sử dụng nước sạch đạt 68,8%. Chất lượng nước, chất lượng phục vụ khách hàng không ngừng được nâng cao, góp phần tích cực phát triển, kinh tế-xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân tại tỉnh nhà, đây là thành quả quan trọng góp phần tích cực thực hiện thắng

lợi chỉ tiêu 95% dân nông thôn sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV nhiệm kỳ 2010-2015 đã đề ra.

Triển khai thực hiện Chương trình cấp nước an toàn, là một mục tiêu tiên tiến, định hướng phát triển chiến lược được Công ty triển khai thực hiện liên tục nhiều năm nay bằng nhiều hoạt động đầu tư, nghiên cứu, áp dụng rộng rãi nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, ông đã cùng tập thể lãnh đạo Công ty đã tập trung đầu tư cho công tác kiểm tra, giám sát, quản lý và phân tích chất lượng nước; đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm quản lý chất lượng nước đạt chuẩn ISO/IEC 17025 quốc gia với nhiều phòng chức năng như phòng máy kỹ thuật cao, phòng hoá lý, phòng vi sinh; tổ chức

Page 11: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Trình bày: NGUYỄN VŨ HỒ HẢI ... l Mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất

11BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2016

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2016

nhiều lớp đào tạo công nhân vận hành về công tác xử lý nước, kiểm tra chất lượng nước; biên soạn Sổ tay vận hành xử lý nước để áp dụng rộng rãi trong Công ty.

Công ty là một trong 3 đơn vị ở Đông Nam Á thực hiện được việc cấp nước uống an toàn, được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá cao, chọn làm mô hình điểm về cấp nước an toàn tại Việt Nam. Nhân kỷ niệm 105 năm thành lập, công ty đã tổ chức kỷ niệm 5 năm công bố cấp nước an toàn, kết hợp khánh thành nhà máy nước Phong Thu là nhà máy an toàn và ngon đầu tiên của Công ty, mở đầu cho Chương trình cấp nước an toàn và ngon của toàn Công ty giai đoạn 2015-2020.

Có được thành công đó là một quá trình nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty TNHH MTV Xây dựng và Cấp nước Thừa Thiên Huế mà trong đó hạt nhân đầu đàn là vị giám đốc say mê hoạt động sáng tạo khoa học Trương Công Nam-Chủ tịch Hội đồng quả trị kiêm Giám đốc Công ty. Ông Trương Công Nam được biết đến là một người lãnh đạo luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc, năng động sáng tạo trong quản lý và điều hành công ty, tổ chức và động viên CBCNV luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao để công ty ngày càng phát triển về mọi mặt. Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của nước sạch, đó là nguồn sống, là tiêu chí của xã hội văn minh, là thước đo chất lượng cuộc sống và là hạ tầng kỹ thuật quan trọng góp phần phát triển kinh tế, xã hội, ông luôn trăn trở suy nghĩ đổi mới tìm ra các giải pháp, sáng kiến cải tiến kỹ thuật hợp lý hoá sản xuất, quan tâm áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả, góp phần tiết kiệm đáng kể chi phí sản xuất, nguyên vật liệu. Bản thân ông luôn đi đầu và dẫn dắt phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tiết kiệm nguyên vật liệu. Trong thời gian qua ông đã cũng tập thể cán bộ kỹ thuật của công ty nghiên

cứu và tổ chức thực hiện hàng chục sáng kiến lớn và nhỏ, tiết kiệm và làm lợi Nhà nước hàng chục tỷ đồng. Bản tin KHCN xin giới thiệu một số giải pháp đã được ông cùng CBNV Công ty nghiên cứu và áp dụng trong thời gian qua.

- Trong thi công, đã nghiên cứu và ứng dụng thành công công nghệ mới là khoan kích ống băng ngầm 31 điểm, L=847m qua đường quốc lộ, đường sắt và kênh thủy lợi lớn ở Hồ Truồi. Tiêu biểu kích ống DN800 dài 60m ở ngã 6 Hùng Vương-Đống Đa. Đây là giải pháp có tính đột phá trong thi công, không làm ảnh hưởng giao thông và mỹ quan đô thị, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội lớn, được Bộ Xây dựng mời báo cáo điển hình; đã khoan kích ngầm băng quốc lộ, đường sắt cho Cty Điện lực Huế, Viễn thông Huế, Công ty Cấp nước Sơn La và Hải Dương... Giải pháp có giá trị làm lợi hàng tỷ đồng đạt, giải pháp này đã đạt Giải Ba Hội thi sáng tạo kỹ thuật của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2013.

- Một giải pháp mang dấu ấn quốc tế là dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Khu du lịch Laguna có tổng mức đầu tư 36,5 tỷ đồng với sáng kiến ứng tiền 3 năm sử dụng nước 12,4 tỷ đồng (là công trình cấp nước đầu tiên trên toàn quốc ứng vốn khách hàng), với sáng kiến sử dụng lồng sắt trong thi công đã đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng con người khi băng đèo Yên Ngựa ở độ sâu hơn 10m dài 220m và không xây dựng trạm bơm tăng áp. Giải pháp đã làm lợi 1,2 tỷ đồng.

- Giải pháp “Cải tiến nâng công suất bể lắng Accelator nhà máy Dã Viên” đã nâng công suất nhà máy lên gấp đôi trong điều kiện công ty thiếu vốn đầu tư mà không cần mở rộng hoặc xây mới bể lắng. Đây cũng là công trình cấp nước đầu tiên của Việt Nam ứng dụng giải pháp này và đã làm lợi 5,59 tỷ đồng. Giải pháp đạt Giải Nhì Hội thi sáng tạo kỹ thuật của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2013.

Page 12: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Trình bày: NGUYỄN VŨ HỒ HẢI ... l Mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất

12 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2016

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2016

Lễ kỷ niệm 105 năm thành lập công ty TNHH MTV Xây dựng và Cấp nước Thừa Thiên Huế

- Giải pháp “Ứng dụng công nghệ In-filter DAF cho nhà máy xử lý nước di động và nuôi trồng thủy sản” là công nghệ tuyển nổi vi bọt khí tiên tiến hiện nay, giải pháp là khâu đột phá trong việc xử lý và nâng cao chất lượng nước, mở ra hướng đi mới giải quyết bài toán khó về cấp nước nông thôn và xử lý nước nuôi trồng thủy sản. Giải pháp đã làm lợi 1,9 tỷ đồng. Giải pháp đã đạt Giải nhất Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2013 và đạt Giải Ba Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc năm 2013.

- Giải pháp “Nghiên cứu ứng dụng giải pháp đảm bảo An toàn cho con người & môi trường khi sử dụng Clo lỏng trong xử lý nước sạch”, đây là giải pháp rất hiệu quả để phát hiện nhanh sự cố clo và tự động hoạt động sau khi có tín hiệu cảnh báo, trung hòa triệt để khí clo, đảm bảo khi sau khi trung hòa và thải khí sạch ra môi trường nhằm

đảm bảo an toàn với thiết bị khác, với con người và môi trường xung quanh. Giải pháp đạt Giải Nhất Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015 và giải Ba Hội thi sáng tạo kỹ thuật Toàn quốc 2015.

- Giải pháp “Nghiên cứu ứng dụng phục bơm hồi bằng sơn phủ Ceramic Devcon”, đây là giải pháp nhằm nâng cao hiệu suất và kéo dài tuổi thọ máy bơm, giảm chi phí đầu tư mới, tiết kiệm điện năng tiêu thụ, qua đó tiết kiệm trung bình hàng tháng 30,4 triệu đồng. Giải pháp đạt Giải Ba Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh 2015 và đạt giải Khuyến khích Hội thi sáng tạo kỹ thuật Toàn quốc 2015.

- “Nghiên cứu ứng dụng năng lượng xanh cho Nhà máy Xử lý nước”, Công ty là một trong những đơn vị đầu tiên sử dụng nguồn năng lượng xanh trong ngành xử lý nước sạch, là sự kết hợp hoàn hảo trong việc ứng dụng năng lượng xanh

Page 13: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Trình bày: NGUYỄN VŨ HỒ HẢI ... l Mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất

13BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2016

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2016

vào nhà máy xử lý nước tại Công ty. Giải pháp này đã góp phần giúp Công ty không những đáp ứng tốt nhu cầu phát triển cấp nước rất nhanh chóng của Công ty về vùng sâu, vùng xa trong điều kiện thiếu vốn đầu tư, nguồn vốn vay ngân hàng gặp nhiều khó khăn do lãi suất tăng cao, mà còn góp phần nâng cao hiệu quả trong việc tiết kiệm năng lượng (khoảng 59,4kwh điện/ngày, tương ứng trên 21.000kwh/năm), không gây ô nhiễm môi trường. Giải pháp đạt giải Nhì Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015, đạt giải Nhất Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam 2015.

- Giải pháp “Nghiên cứu triển khai ứng dụng hệ thống trung hòa khẩn cấp hơi Clo rò rỉ”, đạt giải Nhất Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015 và giải Ba Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam năm 2015, với tổng giá trị làm lợi 2,1 tỷ đồng.

Với những kết quả của hoạt động sáng tạo của ông và tập thể CBNV Công ty, đầu năm 2015, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã chấp thuận việc công nhận 6 sáng kiến của ông với số tiền làm lợi 12 tỷ; Bên cạnh đó, Hội đồng sáng kiến Công ty cũng đã công nhận 7 sáng kiến của CBNV Công ty với số tiền làm lợi 1,9 tỷ. Có thể nói những sáng kiến của ông và CBNV công ty đều có ý nghĩa thực tiễn rất lớn, làm lợi cho Nhà nước hàng chục tỷ đồng, đã trở thành truyền thống tốt đẹp, kết tinh thành giá trị cốt lõi Công ty, đã góp phần tác động đến định hướng phát triển của Công ty.

Các giải pháp của ông cùng CBNV công ty tham gia các giải thưởng, hội thi các cấp và đã đạt 10 Giải thưởng Hội thi sáng tạo kỹ thuật cấp tỉnh (4 Giải Nhất, 4 Giải Nhì và 2 Giải Ba); 4 Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam (1 Giải Nhất, 3 Giải Ba); 3 Giải thưởng của Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc (1 Giải Nhì, 1 Giải Ba, 1 Giải Khuyến khích).

Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đi đầu trong phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật và có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật hoặc ứng dụng công nghệ mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, thời gian qua, ông đã nhận được nhiều hình thức khen thưởng khích lệ của trung ương và địa phương như: Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh năm 2013; Chiến sỹ thi đua toàn quốc năm 2014; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2016; Bằng khen của UBND Tỉnh năm 2015; Bằng Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam các năm 2013, 2015; Bằng khen của Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam 2015 và nhiều hình thức khen thưởng khác. Điều đó, thể hiện sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi của ông và của một tập thể Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới.

Nguyễn Hùng

Hệ thống trung hòa khí clo rò rỉ được thiết kế vận hành tự động

Page 14: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Trình bày: NGUYỄN VŨ HỒ HẢI ... l Mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất

14 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2016

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2016

Ung thư đại trực tràng là một bệnh lý phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Ở nước ta, ghi nhận ung thư ở Hà Nội cho thấy ung thư đại trực tràng đứng hàng thứ 5 ở cả hai giới sau ung thư phổi, dạ dày, gan và vú ở nữ. Tỉ lệ mắc chuẩn theo tuổi của bệnh là 7,5/100.000 dân. Phẫu thuật nội soi trong điều trị ung thư đại tràng cho đến nay đã được xem là phương pháp điều trị tốt nhất cho ung thư đại trực tràng. Tuy vậy, trước yêu cầu ngày càng ít xâm nhập, các loại phẫu thuật như: phẫu thuật nội soi qua lỗ tự nhiên và phẫu thuật nội soi một lỗ lần lượt được đề xuất và thu hút sự quan tâm của rất nhiều phẫu thuật viên trên toàn thế giới.

Đối với phẫu thuật nội soi qua lỗ tự nhiên, tại Việt Nam, một số trung tâm lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai cắt túi mật và ruột thừa nội soi qua âm đạo (2010), mặc dù còn một số khó khăn về thao tác và dụng cụ, nhưng đã trình bày được một số kết quả ban đầu. Tuy nhiên, chưa có tác giả nào thực hiện một cách có hệ thống cắt đại trực tràng qua lỗ tự nhiên.

Tại bệnh viện Trung ương Huế, từ năm 2007 đã bắt đầu ứng dụng kỹ thuật phẫu thuật nội soi qua lỗ tự nhiên trong điều trị ung thư trực tràng trung gian và

thấp bằng kỹ thuật nội soi ổ bụng kết hợp với hợp kỹ thuật bóc niêm mạc trực tràng, để lấy bệnh phẩm qua ngả hậu môn và thực hiện miệng nối đại tràng-ống hậu môn (kỹ thuật NOTES có tăng cường đặt trocar qua đường bụng). Hiện nay chưa có trung tâm nào của Việt Nam công bố đã thực hiện phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng hoàn toàn qua lỗ tự nhiên. Do vậy có thể nói chúng tôi là đơn vị đầu tiên triển khai và đã làm chủ được kỹ thuật này.

Cấu trúc của đại trực tràng có các đặc điểm thuận lợi cho phẫu thuật nội soi một lỗ do nó có cấu trúc hình ống dài và có thể thu nhỏ lại trong tình trạng rỗng. Những điều kiện này cho phép kéo đoạn đại trực tràng qua cổng đang dùng để phẫu thuật sau khi phẫu tích giải phóng khối u và đoạn đại trực tràng có liên quan. Trong trường hợp này sử dụng hậu môn để lấy bệnh phẩm làm giảm

KỸ THUẬT PHẪU THUẬT NỘI SOI QUA LỖ TỰ NHIÊNĐIỀU TRỊ UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG

Đây là công trình khoa học với sự tham gia của các tác giả đang công tác tại Bệnh viện Trung ương Huế và Trường Đại học Y Dược Huế; đã áp dụng điều trị cho nhiều ca bệnh đến từ

khắp các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên. Kết quả nghiên cứu của công trình đã được vinh dự trao giải Nhất Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc lần thứ 13, năm 2015.

Phân loại ung thư theo Dukes

Page 15: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Trình bày: NGUYỄN VŨ HỒ HẢI ... l Mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất

15BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2016

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2016

tổn thương phúc mạc và những biến chứng liên quan đến lỗ trocar.

Do đó, song song với nghiên cứu phẫu thuật nội soi qua lỗ tự nhiên trong điều trị ung thư đại trực tràng, các nhà khoa học đã nghiên cứu ứng dụng lấy bệnh phẩm qua ngả tự nhiên là hậu môn và nối đại tràng với ống hậu môn trong ung thư trực tràng trung gian và thấp bằng sử dụng Phẫu thuật nội soi một lỗ kết hợp kỹ thuật bọc niêm mạc hậu môn. Đây là xu hướng hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới.

Triệu chứng lâm sàng của ung thư đại trực tràng: tắc ruột, sút cân, thiếu máu, đau bụng, chán ăn, khó tiêu và có khi viêm phúc mạc. Các triệu chứng xuất hiện sớm là đau: có 60-80% bệnh nhân, không dữ dội, đau âm ỉ, có khi chỉ thoáng qua khó chịu và hết và lâu lâu mới xuất hiện. Bệnh nhân có cảm giác tức bụng, khó chịu, nặng bụng, đôi khi chướng bụng nhưng trung tiện được thì lại khỏi. Khi bệnh nhân đã đau rõ ràng, đau từng cơn, bụng chướng thì thường đã sờ thấy u và biết được vị trí nào trên khung đại tràng. Rối loạn tiêu hóa: 40-50% bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa, nhưng thường bệnh nhân không để ý, có khi kéo dài 3-4 hay 5-6 tháng mới thấy rối loạn tăng dần, gồm chán ăn, ăn không tiêu, táo bón, ỉa chảy, đầy bụng, mệt mỏi. Đại tiện phân máu tươi: u ở đại tràng trái chiếm 53%, u ở đại tràng phải chiếm 20% số bệnh nhân đại tiện có máu tươi, có khi đại tiện máu sẫm. Máu có khi nhìn thấy bằng mắt thường nhưng có khi phải soi kính hiển vi mới thấy được. Nếu bệnh nhân không để ý thì không biết được, có khi kéo dài hằng năm, khi bệnh nhân xanh xao, mệt mỏi, mới phát hiện ra là trong phân có máu. Ngoài đại tiện phân máu có khi đại tiện lỏng từng đợt. Sút cân: dần dần, có khi gầy nhanh, da xạm lại, mặt hốc hác, bụng căng to. Sờ thấy u: sờ thấy u dễ dàng là đã ở giai đoạn muộn, và đã xâm nhập ra ngoài thành đại tràng và đã có di căn xa hoặc xâm lấn xung quanh.

Việc thăm khám thực thể ghi nhận những dấu hiệu của sự di căn: Khám bụng xem gan có lớn

không, bụng báng không, có hạch thượng đòn hay không, kiểm tra hạch ở vùng bẹn cũng rất cần thiết. Thăm trực tràng một cách cẩn thận là một tiêu chuẩn để đánh giá giai đoạn lâm sàng, sờ được tổn thương hay không, xác định được vị trí của khối u, đánh giá mức độ di động của u và mối liên quan với cơ thắt hậu môn, khoảng cách tương đối với rìa hậu môn cũng như sự xâm lấn của khối u đối với các cơ quan lân cận. Thăm âm đạo: cho phép ta đánh giá sự xâm lấn của khối u vào thành sau âm đạo hay chưa.

Phẫu thuật cắt đại trực tràng nội soi qua lỗ hậu môn

- Chuẩn bị bệnh nhân: Giải thích phương pháp điều trị cho bệnh nhân và được sự đồng ý của bệnh nhân. Chuẩn bị làm sạch đại tràng như mổ mở. Làm đầy đủ các xét nghiệm về chức năng đông máu, các xét nghiệm đánh giá chức năng tim, phổi, gan thận. Chuẩn bị máu dự trù và các dụng cụ cần thiết.

- Tư thế bệnh nhân: Bệnh nhân nằm ngửa, hai chân đặt theo tư thế phụ khoa. Gây mê nội khí quản. Đặt sonde dạ dày, sonde tiểu.

Phẫu thuật viên đứng phía chân và giữa hai chân bệnh nhân. Người phụ cầm camera và phụ thứ 2 đứng hai bên phẫu thuật viên. Hệ thống mổ nội soi đặt bên trái bệnh nhân, màn hình quay về phía phẫu thuật viên.

- Phương pháp phẫu thuật:Thì 1: Phẫu tích vùng ống hậu môn bằng phẫu

thuật mở kinh điển. Đặt van tự cố định Lone Star để banh rộng lỗ hậu môn. Phẫu tích dưới đường lược, trên đường lược bao nhiêu cm tùy thuộc vào phương pháp phẫu thuật dự tính thực hiện là cắt trước, trước thấp hay cắt bảo tồn cơ thắt hình thức xuyên cơ thắt. Khâu đóng kín hoàn toàn ống tiêu hóa. Phẫu tích lên khoảng 2cm của mạc treo trực tràng theo nguyên tắc TME. Toàn bộ thì này được thực hiện bằng dao điện đơn cực và các dụng cụ phẫu thuật hở truyền thống, sau đó chuyển sang thì thứ 2.

Thì 2: phẫu thuật nội soi qua ngã hậu môn. Đặt bộ port SILS của Covidien vào hậu môn. Bơm

Page 16: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Trình bày: NGUYỄN VŨ HỒ HẢI ... l Mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất

16 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2016

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2016

CO2, áp lực 9-10mmHg. Tiếp tục phẫu tích TME, sử dụng dao cắt siêu âm. Phẫu tích cho đến khi vào được ổ phúc mạc. Tiếp theo, phẫu tích, kẹp buột gốc động mạch, tĩnh mạch mạc treo tràng dưới và giải phóng đại tràng sigma hay đại tràng xuống như thường quy, nhưng từ ngã xuyên hậu môn lên.

Thì 3: thực hiện miệng nối. Nếu là phẫu thuật cắt trước hay cắt trước thấp, miệng nối được thực hiện bằng dụng cụ cắt nối tự động dạng vòng tròn EEA hay PPH. Nếu là phẫu thuật xuyên cơ thắt để bảo tồn cơ thắt, miệng nối được thực hiện bằng khâu nối tay giữa đại tràng với ống hậu môn.

Phẫu thuật cắt đại tràng nội soi qua lỗ âm đạoThì 1: Bộc lộ túi cùng sau âm đạo, rạch túi cùng

vào ổ phúc mạc, đặt dụng cụ Single-port vào túi cùng sau âm đạo.

Thì 2: Phẫu thuật nội soi cắt đọa đại trực tràng qua ngả âm đạo: Bộc lộ vị trí u, thắt và cắt động mạch, tĩnh mạch treo tràng dưới. Dùng endo-GIA đóng đầu dưới đại tràng, cách bờ dưới u ít nhất 2cm rồi tiếp tục giải phóng đại tràng sigma hay đại tràng xuống như thường quy, nhưng từ ngã xuyên âm đạo đi lên.

Thì 3: Thực hiện miệng nối. Đưa đoạn đại tràng kèm u ra ngoài qua ngả âm đạo. Cắt đoạn đại tràng kèm u, chuẩn bị đầu trên của đại tràng để nối như với cắt đại trực tràng qua lỗ hậu môn dùng nối máy EEA. Đưa đầu nối đã chuẩn bị vào lại ổ bụng, thực hiện miệng nối trực-đại tràng bằng máy EEA dưới sự hướng dẫn của camera qua ngả âm đạo.

Có thể nhận thấy, phẫu thuật nội soi qua lỗ tự nhiên là kỹ thuật mới tại Việt Nam trên cơ sở đã đạt được những thành tựu về phẫu thuật nội soi đại tràng. Đây sẽ là một trong những dấu mốc quan trọng của phẫu thuật nội soi đại trực tràng tại Việt Nam. Đây là thủ thuật ít xâm lấn, tận dụng các lỗ tự nhiên để đặt dụng cụ nên ít gây nên cảm giác đau cho bệnh nhân, giảm được nguy cơ nhiễm trùng và thoát vị vết mổ.

Trong nước, các trung tâm y tế lớn nghiên cứu về vấn đề này chưa nhiều và chưa có hệ thống, tại Bệnh Viện Trung ương Huế đã triển khai trên 50

trường hợp phẫu thuật nội soi một lỗ và phẫu thuật nội soi qua các lỗ tự nhiên, đã mang lại rất nhiều hiệu quả cho bệnh nhân, góp phần quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng và khẳng định vị thế của nền y học của Việt Nam với các nước trên thế giới. Theo PGS, TS Phạm Như Hiệp, tác giả công trình, nghiên cứu này thành công sẽ mở ra một hướng phát triển mới trong lĩnh vực phẫu thuật nội soi đó là phẫu thuật nội soi Sin-gle Port và NOTES trong điều trị ung thư đại trực tràng, và lấy bệnh phẩm qua lỗ tự nhiên. Nghiên cứu cũng sẽ giúp khẳng định xu hướng phẫu thuật nội soi Single Port và NOTES là xu hướng hoàn toàn khả thi và hiệu quả trong điều trị ung thư đại trực tràng, góp phần với các trung tâm lớn trên thế giới đánh giá chính xác tính khả thi và hiệu của phẫu thuật nội soi Single Port và NOTES trong điều trị ung thư đại trực tràng

Bệnh viện Trung ương Huế và các bệnh viện trên toàn quốc sẽ có thêm một phương pháp mới, có hiệu quả, an toàn... để lựa chọn trong điều trị ung thư đại trực tràng. Hy vọng sẽ mang lại lợi ích cho cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu và cho cả bệnh nhân. Về phía cơ sở sẽ nâng cao uy tín, chất lượng điều trị; về phía bệnh nhân sẽ giảm chi phí điều trị, ít biến chứng, thời gian nằm viện ngắn, thẩm mỹ cao.

Võ Minh

Phẫu thuật nội soi qua lỗ tự nhiên cắt đại trực tràng là phẫu thuật mà tất cả dụng cụ phẫu thuật được đưa qua lỗ hậu môn hoặc âm đạo để tiến hành phẫu tích, sau đó lấy bệnh phẩm và khâu nối đều qua duy nhất con đường này mà ko cần phải tiến hành đường bụng. Điều này khác với các kỹ thuật nội soi cắt đại trực tràng truyền thống khác là hầu hết các kênh thao tác đều tiến hành từ đường bụng. Phù hợp với xu hướng hiện nay của thế giới là phẫu thuật càng ngày càng ít xâm nhập.

Page 17: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Trình bày: NGUYỄN VŨ HỒ HẢI ... l Mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất

17BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2016

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2016

Trăn trở từ đồng ruộngSinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn Phong Hiền,

Phong An (Phong Điền), chứng kiến đồng ruộng của người dân bị mất mùa, thiệt hại nặng vì sâu bọ; dùng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật lại gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏa của người tiêu dùng khiến hai em băn khoăn, trăn trở. Qua bài dạy của cô giáo Lê Thị Thu Hương (giáo viên môn công nghệ trường THPT Nguyễn Đình Chiểu) về “Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng”, 2 em đã nảy sinh ý tưởng sẽ tìm ra cách diệt trừ côn trùng, sâu bọ, nhưng không để thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng đến cây trồng.

Bình và Nhi chia sẻ: “Ngay từ khi trình bày ý tưởng, chúng em đã được thầy cô giáo, nhà trường

ủng hộ. Tháng 10/2015, cả hai háo hức bắt tay vào triển khai thực hiện đề tài với sự giúp đỡ nhiệt tình của cô Hương. Chúng em về các vùng trồng rau ở phường Tứ Hạ (Hương Trà), khu vực trồng rau chuyên canh ở phường Thuận Hòa (thành phố Huế) lấy mẫu về nghiên cứu. Ngoài ra, chúng em Nhi còn trực tiếp phỏng vấn và thử nghiệm trực tiếp “bẫy” diệt sâu bọ, côn trùng tại 30 hộ gia đình trồng rau tại các xã Phong An, Phong Hiền (Phong Điền), Quảng Thành, Quảng Thọ (Quảng Điền) và khu vực Thượng Thành (thành phố Huế), Tứ Hạ (Hương Trà). Sau 2 tháng ròng rã từ thực tế, trong phòng thí nghiệm, bước đầu chúng em đã tìm ra giải pháp diệt sâu bọ, côn trùng bằng bẫy nhằm thay thế một phần lượng thuốc hóa học, hướng đến

nền nông nghiệp bền vững, an toàn và thân thiện với môi trường”.

“Khó khăn ngay từ khi bắt tay vào lấy mẫu để nghiên cứu. Cả hai mất một tháng ròng chỉ làm một công đoạn lấy mẫu, cắt mẫu theo đúng quy trình. Chúng em là học sinh nên thời gian thực hiện ảnh hưởng đến việc học. Khi thực hiện lại không đúng thời gian sinh sản của sâu bọ nên khó xác định chính xác được kết quả. Ngoài ra, công việc thực hiện ngoài trời các em nên phụ thuộc vào thời tiết”, Bình và Nhi chia sẻ thêm.

Nỗ lực đeo bám đề tài nhưng các em đã nhiều lần muốn bỏ cuộc vì đã bỏ nhiều công sức nhưng thí nghiệm không

HỌC SINH NÔNG THÔN SÁNG CHẾ BẪY DIỆT SÂU BỌ ĐẠTGIẢI NHẤT CUỘC THI SÁNG TẠO THANH THIẾU NIÊN NHI ĐỒNG

Đề tài “Dựa vào tập tính sinh học của côn trùng để diệt trừ sâu hại hoa màu bằng bẫy mùi vị ánh sáng và hoa nhân tạo” vừa được Sở Giáo dục và Đào tạo trao giải nhất cuộc thi khoa

học kỹ thuật dành cho học sinh THPT năm học 2015-2016. Đề tài này có tính ứng dụng thực tiễn cao, từ đó việc diệt trừ sâu bọ, côn trùng mà rau trồng vẫn an toàn, không bị ảnh hưởng bởi thuốc trừ sâu. Đề tài do 2 em Nguyễn Bình và Nguyễn Phan Uyên Nhi, học sinh lớp 10B1 trường THPT Nguyễn Đình Chiểu (Phong Điền) nghiên cứu thực hiện.

Bình và Nhi trong một đợt thực tế

Page 18: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Trình bày: NGUYỄN VŨ HỒ HẢI ... l Mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất

18 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2016

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2016

cho kết quả như mong muốn. Khi đó, cô giáo Lê Thị Thu Hương động viên các em: “Kết quả như ý muốn chỉ đến với những người đã nỗ lực hết sức”. Cả hai lại như được tiếp sức và bắt tay vào tìm thêm tài liệu, làm lại thí nghiệm.

Phù hợp với sản xuất rau an toànBình và Nhi giải thích, trong quá trình

phòng trừ sâu hại người ta phát hiện sâu có bản năng dựa vào mùi vị để tìm thức ăn do chúng có khứu giác mẫn cảm và khả năng định hướng. Cơ quan khứu giác của côn trùng không phải là mũi mà là lỗ khứu giác và lông khứu giác. Côn trùng dựa vào cơ quan xúc giác này để phát hiện và tiến tới chỗ có mùi vị mà nó ưa thích. Đây gọi là: “tính xu hướng mùi”. Đa số côn trùng ở giai đoạn sâu non và giai đoạn trưởng thành đều thích mùi vị chua, ngọt. Mặt khác, vào thời kỳ bướm trưởng thành, côn trùng còn có tập tính thích màu sắc sặc sỡ và thích ánh sáng. Nhiều loài trong số này lại thường xuyên có mặt và gây hại cho các vùng trồng rau chuyên canh. Dựa vào tập tính sinh học này, chúng em có thể chế những chiếc bẫy mùi vị, màu sắc và dùng ánh sáng thu hút chúng tập trung lại một nơi để tiêu diệt. Biện pháp dùng bẫy bả chua ngọt pha thuốc vào bả để dẫn dụ con trưởng thành bay đến ăn rồi ngộ độc thuốc mà chết, chứ không phun xịt thuốc trực tiếp trên ruộng rau. Cách làm này phù hợp với chủ trương sản xuất rau an toàn hiện nay.

Nguyên liệu để làm bả diệt sâu, bướm mà hai em thực hiện rất đơn giản mà hiệu quả, chi phí thấp. Bả diệt bướm: gồm đường đen, dấm, rượu trộn lại tạo ra mùi thơm đặc trưng và khả năng khuếch tán cao, thu hút côn trùng. Bả diệt sâu: gồm cám gạo hay bột bắp hoặc bột sắn... hòa với men rượu. Sau khi ủ lên men tạo ra mùi thơm có khả năng lan tỏa cao. Cả hai loại bả đều sử dụng thuốc trừ sâu Rồng Đỏ (mùi nhẹ, phổ tác dụng đa giá). Bẫy bả sẽ thu hút côn trùng và chỉ cần đặt bả vào mùa phát sinh sâu tơ, sâu xám… Sử dụng bẫy

bả theo lịch dự tính, dự báo tình hình sâu bệnh sẽ phát huy hiệu quả.

Ông Hồ Viết Ảm (phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà) nhận định: “Bẫy diệt sâu, bướm của 2 em học sinh Bình và Nhi phát huy hiệu quả rất tốt. Trước đây, vườn rau nhà ông thường xuyên bị sâu, bướm phá hoại, áp dụng bẫy theo hướng dẫn thì rau màu phát triển tốt, ít sâu bệnh, không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. 30 hộ trồng rau được 2 em Bình, Nhi hướng dẫn đều sử dụng bẫy để diệt sâu bọ, côn trùng, có hiệu quả”.

Thầy giáo Nguyễn Phi Hùng, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật của 2 em học sinh thể hiện tính sáng tạo, ứng dụng thực tiễn cao. Đây là thành công khởi đầu cho con đường nghiên cứu khoa học trong tương lai của các em.

Đề tài cũng được Sở Giáo dục và Đào tạo Huế đánh giá có tính ứng dụng thực tiễn khi hướng dẫn người dân dùng thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nghiên cứu phương pháp diệt trừ sâu hại cây hoa màu bằng các chế phẩm dễ tìm và chiếc bẫy đơn giản nhằm giảm thiểu tình trạng lạm dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến mức báo động.

Trương Huyền

…và kết quả của hai em đã được vinh danh

Page 19: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Trình bày: NGUYỄN VŨ HỒ HẢI ... l Mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất

19BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2016

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2016

Giải pháp mang tính khả thiTheo ông Trương Công Nam, Giám đốc

HueWACO, đứng trước tình hình nguồn năng lượng hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt và gây ô nhiễm môi trường, đơn vị đã nghiên cứu, ứng dụng thành công các giải pháp sử dụng năng lượng xanh cho nhà máy xử lý nước nhằm giảm chi phí đầu tư thiết bị, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường, góp phần giảm giá thành sản xuất nước. Đối với HueWACO, là đơn vị sử dụng năng lượng lớn chiếm tỷ trọng cao trong giá thành. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu phát triển, HueWACO phát huy tối đa nội lực, triển khai nghiên cứu nhiều giải pháp giảm chi phí nhất là sử dụng năng lượng tiết kiệm và sử dụng năng lượng xanh với chi phí đầu tư thấp nhưng phát huy hiệu quả cao, đáp ứng kịp thời sự phát triển của Công ty trong những năm qua.

Hiện nay, HueWACO đang quản lý 32 nhà máy nước và trên 40 trạm tăng áp với hơn 3.000km đường ống cấp nước, hàng năm lượng điện năng tiêu thụ trên 10 triệu Kwh, lượng dầu tiêu thụ trên 25.000l. Cùng với sự phát triển của mạng lưới cấp nước và tỷ lệ người dân dùng nước, chi phí sử dụng lượng năng lượng tiêu thụ của HueWACO cũng tăng mạnh, chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành, giá điện và nhiên liệu ngày càng tăng. Năm 2015, công ty có 220.000 khách hàng, gần 1 triệu người dùng nước máy, đạt trên 82% dân số toàn tỉnh. Theo

đó lượng điện năng tiêu thụ trong năm 2015 ước tính là 11 triệu Kwh, lượng dầu tiêu thụ ước tính trên 26.000l.

Nhằm tiết giảm lượng năng lượng tiêu thụ, HueWACO đã chủ động triển khai nhiều biện pháp, giải pháp tiết kiệm năng lượng như: Lắp đặt 04 biến tần 315Kw cho các máy bơm nhà máy Vạn Niên, lắp biến tần cho các bơm nước sạch các nhà máy Dã Viên, Tứ Hạ, Hòa Bình Chương, Lộc An, Phong Thu… Nâng cấp, phục hồi các máy bơm cũ để tăng hiệu suất; phục hồi 04 máy bơm 300Kw, 02 máy bơm 260Kw nhà máy Vạn Niên, 03 máy bơm 90Kw nhà máy Dã Viên, 03 máy bơm 75Kw nhà máy Tứ Hạ…

Nhu cầu ứng dụng năng lượng xanh tại các nhà máy xử lý nước

Từ năm 2010, nhu cầu sử dụng nước sạch trên toàn tỉnh tăng mạnh, địa bàn cấp nước được mở rộng đáng kể về vùng nông thôn nên nhiều khu vực cuối mạng đường ống xảy ra tình trạng áp lực yếu. Do khu vực nông thôn có mật độ dân cư thưa thớt, địa bàn rộng nên HueWACO đã phải xây dựng thêm nhiều trạm tăng áp và các nhà máy công suất vừa và nhỏ ở cuối nguồn nhằm tăng áp lực và lưu lượng cho những khu vực nước yếu nêu trên. Điều này làm cho lượng năng lượng tiêu thụ của HueWACO tăng mạnh. Đồng thời, từ năm 2010 đến năm 2015 giá điện sản xuất đã tăng 1,5 lần; trung bình tăng 8,5%/năm. Giá điện tăng và

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG XANHCHO NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC

Trong nhiều năm qua, Công TNHH NN MTV Xây dựng và Cấp nước Thừa Thiên Huế (HueWACO) đã thực hiện nhiều công trình nghiên cứu trong việc sử dụng nước sạch

nhằm tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường và giảm chi phí sản xuất. Trong thời gian qua, HueWACO đã được nghiên cứu và ứng dụng vào thực tế thành công kết quả của công trình “Nghiên cứu ứng dụng năng lượng xanh cho nhà máy xử lý nước”. Kết quả nghiên cứu của công trình này đã được trao giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo khoa học và công nghệ năm 2015 và mới đây là giải Nhất Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam năm 2015 (Giải thưởng VIFOTEC). Bản tin Khoa học và Công nghệ giới thiệu một số kết quả chính của công trình này.

Page 20: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Trình bày: NGUYỄN VŨ HỒ HẢI ... l Mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất

20 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2016

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2016

các chi phí sản xuất khác cũng tăng theo đã ảnh hưởng lớn đến chi phí sản xuất nước.

Đứng trước tình hình đó, HueWACO áp dụng những nguồn năng lượng xanh vào sản xuất như: Thiết kế, xây dựng nhà máy sử dụng năng lượng xanh tại nhà máy xử lý nước Lộc Trì; Chân Mây, A lưới và các trạm điều áp, bể trung chuyển Hương Phong, Phú Bài; lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời tại bể chứa nhà máy nước Phong Thu. Các sáng kiến này đã giúp tiết giảm lượng điện năng tiêu thụ của HueWACO, góp phần gián tiếp bảo vệ môi trường và giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Ứng dụng năng lượng xanh trong nhà máy xử lý nước tại HueWACO

So với các nguồn năng lượng khác, nguồn năng lượng xanh ít ảnh hưởng đến môi trường hơn như không thải ra khí thải gây hiêu ứng nhà kính, giảm khai thác các nhiên liệu hóa thạch. Năng lượng xanh là nguồn năng lượng tái tạo, không tiêu tốn nhiên liệu để hoạt động nên tiết giảm được chi phí. Theo HueWACO, thiết kế nhà máy sử dụng năng lượng xanh đáp ứng được các yêu cầu: có hệ thống phát điện sử dụng nguồn năng lượng xanh để cung cấp nguồn năng lượng cho toàn bộ hoạt động của nhà máy. Tận dụng cơ sở vật chất sẵn có để giảm thiểu chi phí đầu tư xây dựng công trình, thiết kế dễ vận hành, bảo dưỡng; hoạt động đảm bảo, ổn định và thân thiện với môi trường.

Nhà máy sử dụng nguồn năng lượng xanh đã được HueWACO thiết kế, xây dựng tại nhiều nhà máy, cụ thể tại nhà máy Lộc Trì có sơ đồ như sau:

Đập nước → đường ống dẫn nước → tuabin thủy điện → máy phát điện → Cung cấp điện cho hoạt động sản xuất của nhà máy: Các thiết bị phục vụ sản xuất nước; Các thiết bị súc lọc, cào bùn; Các thiết bị sản xuất hóa chất; Các thiết bị điện ánh sáng, bảo vệ…

Đầu tiên, nước thô từ đập Khe Su cách nhà máy khoảng 2km, độ chênh cao +50m theo đường ống dẫn tự động chảy vào bể trộn của nhà máy. Trước khi vào bể trộn đường ống chia ra 2 đường: Chảy trực tiếp vào bể trộn hoặc chảy vào bể trộn qua

tuabin thủy điện công suất 4Kw. Nguồn nước chảy qua tuabin sẽ tạo ra điện cung cấp đến hệ thống tủ điện. Tủ điện này có lắp đặt các mạch điều áp để điều chỉnh điện áp luôn ở mức ổn định cung cấp cho hoạt động sản xuất nước của nhà máy.

Với thiết kế là bể lọc nhanh 2 lớp vật liệu lọc theo TCXDVN 33:2006 Cấp nước-mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế thì cường độ rửa bể lọc từ 14-16l/s-m2. Lưu lượng rửa lọc cho 1 bể lọc: Q = 14 x 14,57 = 204 l/s = 734m3/h. Thời gian rửa lọc từ 6-7 phút/1 lần, tương đương cần gần 100m3 nước cho 1 lần rửa lọc/1 bể lọc.

Để có thể thực hiện được quy trình rửa lọc cho nhà máy Lộc Trì cần lắp đặt 1 máy bơm có thông số kỹ thuật: Q = 734 m3/h, cột áp H =6-10m, tương đương máy bơm có công suất 30Kw. Vì vậy để thực hiện được quy trình rửa lọc tại nhà máy Lộc Trì cần phải đầu tư máy bơm trục ngang 30Kw, đồng thời phải đầu tư hệ thống đường dây điện và trạm biến áp 50KVA để cấp điện cho máy bơm hoạt động (chi phí gần 300 triệu đồng).

Để giải quyết vấn đề này, HueWACO đã đưa ra sáng kiến xây dựng bể V = 100m3 có độ cao chênh 10m so với bể lọc, và chỉ cẩn sử dụng 1 máy bơm công suất 1,5kw, Q= 20 m3/h, H = 10m để bơm tích nước vào bể chứa 100m3, sử dụng nguồn điện từ máy phát thủy điện, hoạt động 5h/ngày. Với giải pháp này tác giả đã tiết kiệm được chi phí đầu tư máy bơm 30kw, hệ thống đường dây điện và trạm biến áp 50KVA, đồng thời sử dụng tối đa nguồn năng lượng từ máy phát thủy điện tại nhà máy.

Hiệu quả của công trìnhHệ thống tận dụng được đập nước và đường

ống dẫn nước có sẵn của nhà máy nên giảm được chi phí đầu tư ban đầu. Sử dụng máy bơm công suất 1,5kw để bơm nước lên bể chứa trên đồi V = 100m3 phục vụ rửa lọc (không phải đầu tư tổ máy bơm nước rửa lọc công suất 30Kw và hệ thống đường dây điện + trạm biến áp 50KVA). Thiết kế, chọn thiết bị điện phù hợp với công suất hệ thống phát điện và phân bố thời gian hoạt động để tận

Page 21: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Trình bày: NGUYỄN VŨ HỒ HẢI ... l Mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất

21BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2016

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2016

dụng tối đa nguồn năng lượng xanh, lắp đặt tải giả để ổn định điện áp nguồn điện.

Ngoài ra, công trình được đánh giá cao bởi việc tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư xây dựng công trình. Thông thường hệ thống thủy điện cực nhỏ chỉ được đầu tư xây dựng ở những vùng núi hẻo lánh, nơi chưa có hệ thống điện lưới do chi phí xây dựng đập nước, đường ống dẫn nước rất tốn kém. Tuy nhiên, nhà máy Lộc Trì đã có sẵn hệ thống đập nước và đường ống dẫn nước thô từ đập khe Su về đến nhà máy phục vụ công tác sản xuất nước. HueWACO đã tận dụng hệ thống sẵn có này để lắp đặt tuabin thủy điện công suất 4Kw tại vị trí bể trộn của nhà máy, nước thô có thể chảy trực tiếp vào bể trộn hoặc qua tuabin. Nguồn điện được tạo ra sẽ cung cấp cho toàn bộ hệ thống điện của nhà máy.

Tuabin thủy điện được lắp đặt trên đường ống song song (bypass) với đường ống dẫn nước thô trực tiếp vào bể trộn, được ngăn cách bằng 02 van phân đoạn nên người vận hành có thể sử dụng một trong hai đường ống để lấy nước thô. Với thiết kế lắp đặt như trên, khi tiến hành bảo dưỡng hoặc sửa chữa tuabin thủy điện thì nhà máy vẫn hoạt động bình thường nên không gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nước. Tuabin thủy điện được lắp đặt là loại tuabin xung kích gáo tia nghiên (turbine pelton) có dải hoạt động khá rộng từ 80-140m3/h. Vì vậy, công nhân vận hành có thể dễ dàng thay đổi lưu lượng nước thô phù hợp với nhu cầu sản xuất của nhà máy mà không ảnh hưởng đến điện áp của máy phát thủy điện. Hiện tại ở HueWACO đã đưa vào áp dụng thành công tại 3 nhà máy Lộc Trì (2.000m3/ngày đêm), Chân Mây(8.000m3/ngày đêm), Hương Phong (3.000m3/ngày đêm) và đang tiếp tục áp dụng cho bể chứa trung chuyển trên mạng lưới trong thời gian tới (Phú Bài, Sịa, Điền Môn...).

Kết luậnCông trình “Nghiên cứu ứng dụng năng lượng

xanh cho nhà máy xử lý nước” là sáng kiến cải tiến kỹ thuật có giá trị mà HueWACO đã nghiên cứu triển khai với sự kết hợp hoàn hảo trong việc ứng dụng năng lượng xanh vào nhà máy xử lý nước tại HueWACO. Giải pháp này đã góp phần giúp HueWACO không những đáp ứng tốt nhu cầu phát triển cấp nước rất nhanh chóng của Công ty về vùng sâu, vùng xa trong điều kiện thiếu vốn đầu tư, nguồn vốn vay ngân hàng gặp nhiều khó khăn do lãi suất tăng cao, mà còn góp phần nâng cao hiệu quả trong việc tiết kiệm năng lượng, không gây ô nhiễm môi trường.

Ngoài ra, giải pháp này đã góp phần nâng cao chất lượng nước (vì giảm được định mức châm Clo đầu nguồn nhưng vẫn đảm bảo lượng Clo dư cuối mạng nhờ việc vận hành các máy điện phân Javel dùng điện máy phát thủy điện để châm bổ sung Javel tại các nhà máy, trạm điều áp, bể chứa trung chuyển cuối mạng), đồng thời nâng cao được khả năng vận chuyển nước vào giờ thấp điểm, giảm thiểu lưu lượng nước khai thác giờ cao điểm, từ đó làm tăng tuổi thọ đường ống.

Hiện nay, HueWACO đang tiếp tục triển khai nhân rộng giải pháp này trên toàn quốc và tư vấn, thiết kế và cung cấp các sản phẩm “Nhà máy xử lý nước sạch sử dụng năng lượng xanh” chất lượng cao, công suất theo yêu cầu cho tất cả các tổ chức, địa phương có nhu cầu đạt hàng và chuyển giao công nghệ với giá cả hợp lý nhất.

Ý Minh

Theo BTC Giải thưởng VIFOTEC, công trình đưa vào sử dụng đã tiết kiệm đáng kể chi phí vận hành, tạo thế chủ động cho HueWACO trong phát triển cấp nước, đáp ứng kịp thời nhu cầu dùng nước của người dân vùng nông thôn, miền núi và vùng sâu, vùng xa, góp phần thực hiện thắng lợi chương trình nâng cao tỉ lệ người dân dùng nước trên toàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Page 22: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Trình bày: NGUYỄN VŨ HỒ HẢI ... l Mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất

22 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2016

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2016

Lễ trao Danh hiệu Sao Khuê 2016 vừa được Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ

thông tin (CNTT) Việt Nam (VINASA) tổ chức tại Hà Nội vào cuối tháng 4 vừa qua với sự tham dự của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn, lãnh đạo Bộ KH&CN, Bộ Công Thương cùng gần 400 đại biểu đại diện các doanh nghiệp phần mềm và CNTT trong cả nước.

Danh hiệu Sao Khuê được VINASA tổ chức thường niên từ năm 2003, dưới sự bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông. Mục đích của chương trình là chọn lựa, xếp hạng, tôn vinh các sản phẩm, dịch vụ CNTT tiêu biểu, qua đó định hướng thị trường và người sử dụng, góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam.

Năm nay, từ 93 sản phẩm tiêu biểu do các do-anh nghiệp phần mềm chọn lựa, đề cử, Hội đồng bình chọn qua 3 vòng thẩm định, đánh giá đã lựa chọn 73 sản phẩm, dịch vụ xuất sắc nhất để công nhận và trao tặng danh hiệu Sao Khuê 2016. Các sản phẩm, dịch vụ được trao giải lần này đều có sự vượt trội về chất lượng, tính sáng tạo trong giải pháp và hiệu quả đem lại cho người dùng.

Sản phẩm Hệ thống trang thông tin điều hành tác nghiệp đa cấp, liên thông do Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Công nghệ Thông tin tỉnh thực hiện đã vinh dự được trao tặng danh hiệu Sao Khuê 2016. Hệ thống này được xây dựng trên nền tảng Portal thế hệ mới, chuẩn mở, phục vụ tốt vai trò liên kết, trao đổi thông tin trực tuyến trên môi trường mạng, hỗ trợ công tác quản lý nhà nước, điều hành của chính

quyền các cấp; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Đây là một bước tiến quan trọng của tỉnh Thừa Thiên Huế trên lộ trình phát triển Chính phủ điện tử, đánh dấu nỗ lực trong cải cách hành chính của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đánh giá cao chất lượng của Sao Khuê 2016. Bộ trưởng cho biết Nhà nước đã đầu tư rất lớn cho hạ tầng công nghệ viễn thông, trên nền tảng đó, kỳ vọng các doanh nghiệp được nhận giải năm nay sẽ sớm bắt tay vào triển khai phát triển các ứng dụng của sản phẩm công nghệ để giúp ích cho xã hội. Thông qua kinh nghiệm tổ chức, hoạt động, VINASA cần tập trung vào các đề xuất chính sách để phát triển được ngành công nghệ số, thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực giàu tiềm năng này.

Điểm mới của Sao Khuê 2016 là lần đầu tiên tiến hành bình chọn TOP 10 Sao Khuê dành cho 10 sản phẩm và dịch vụ xuất sắc nhất, đáp ứng được những tiêu chí về doanh thu, thị trường, ảnh hưởng xã hội.

Ban Tổ chức cho biết, sự thay đổi này sẽ giúp khẳng định thương hiệu, uy tín của các sản phẩm hàng đầu của ngành phần mềm, dịch vụ CNTT Việt Nam. Qua đó, phát triển thị trường trong nước và chuẩn bị tốt cho hội nhập quốc tế khi Việt Nam tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

PV

HỆ THỐNG TRANG THÔNG TINĐIỀU HÀNH TÁC NGHIỆP ĐA CẤP LIÊN THÔNG

CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐƯỢC TRAO TẶNG DANH HIỆU SAO KHUÊ 2016

Page 23: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Trình bày: NGUYỄN VŨ HỒ HẢI ... l Mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất

23BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2016

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2016

Bước đầu thành lập, CLB tập hợp được 70 hội viên là những bạn trẻ có tâm huyết, đam mê khoa học kỹ thuật và các nhà nghiên cứu sáng tạo đã và đang có công trình khoa học kỹ thuật được triển khai, ứng dụng rộng rãi trong đời sống xã hội. Ngoài ra, CLB nhận được nhiều sự quan tâm, chia sẻ của các cấp lãnh đạo đặc biệt là UBND tỉnh, Lãnh đạo Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh.

Ông Phan Ngọc Thọ, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh nhấn mạnh: CLB sẽ là nơi để các nhà

nghiên cứu, sáng tạo trẻ có dịp phát huy tiềm năng thế mạnh sáng tạo khoa học kỹ thuật; hướng dẫn các em học sinh, sinh viên tiếp cận những kiến thức phù hợp khả năng nhằm phục vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương. Đồng thời đề nghị, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh và các sở, ban ngành, các địa phương cần quan tâm, tạo điều kiện để CLB tham gia thực hiện các hoạt động khoa học, công nghệ tỉnh nhà. Ban chủ nhiệm CLB cần năng động, có nhiều hình thức và hoạt

CÂU LẠC BỘ SÁNG TẠO TRẺ:NƠI ƯƠM MẦM SÁNG TẠO VÀ CHẮP CÁNH ƯỚC MƠ

TRỞ THÀNH NHÀ SÁNG CHẾ

Câu lạc bộ sáng tạo trẻ (CLB) được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh thành lập theo chủ trương của UBND tỉnh, là tổ chức tự nguyện quy tụ các hội viên có niềm đam mê nghiên

cứu, sáng tạo khoa học kỹ thuật, công nghệ. CLB sẽ tạo môi trường thuận lợi để các hội viên phát huy khả năng sáng tạo, làm chủ khoa học và công nghệ trong công tác, học tập và lao động sản xuất. CLB hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, công khai, minh bạch, phi lợi nhuận và thống nhất hành động; đoàn kết, tương trợ, hợp tác bình đẳng.

Ra mắt CLB sáng tạo trẻ. (Ảnh: Internet)

Page 24: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Trình bày: NGUYỄN VŨ HỒ HẢI ... l Mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất

24 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2016

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2016

động nhằm khuyến khích, động viên và hỗ trợ kịp thời cho giới trẻ phát huy khả năng nghiên cứu, sáng tạo trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, góp phần nâng cao hiệu quả nghiên cứu sáng tạo, ứng dụng những thành tựu khoa học vào sản xuất, đời sống xã hội.

Theo GS.TS Trần Hữu Dàng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh: Tỉnh nhà và xã hội đã đặc biệt quan tâm và tổ chức những sân chơi sáng tạo nhằm khuyến khích, động viên giới trẻ tham gia sáng tạo, nhưng có lẽ vẫn chưa đủ đáp ứng cho tuổi trẻ sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế, vì thế CLB Sáng tạo trẻ ra đời là cần thiết hơn bao giờ hết, cùng với tôn chỉ, tạo ra môi trường và hỗ trợ tốt nhất để biến các ý tưởng của giới trẻ trở thành hiện thực. Tin rằng, CLB sẽ là nơi tập hợp những bạn trẻ yêu thích sáng tạo, các hoạt động chuyên môn, đam mê nghiên cứu khoa học, trao đổi kinh ngiệm, trau dồi kỹ năng vươn tới trở thành những nhà sáng tạo trong hiện tại và tương lai; tạo ra sân chơi trí tuệ, sáng tạo của giới trẻ đa dạng và phong phú, góp phần tích cực giáo dục, định hướng học tập, nghiên cứu khoa học và trách nhiệm với xã hội của giới trẻ hiện nay.

Cùng với những ý kiến chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, và để phát huy vai trò của CLB trong thời gian tới, CLB tập trung vào những nhiệm vụ sau:

Thứ nhất: Hoàn chỉnh một số quy định, quy chế về quản lý CLB để lôi cuốn và thu hút các hội viên tham gia. Đặc biệt, đề xuất các cấp lãnh đạo xúc tiến mối quan hệ để mời các vị chức sắc, có điều kiện tham gia Ban bảo trợ CLB. Ban này sẽ tư vấn, cố vấn cho Ban chủ nhiệm về định hướng, chiến lược và các giải pháp phát triển CLB, đồng thời bảo trợ về vấn đề kinh phí, về hoạt động, bảo trợ cho các ý tưởng, những buổi giới thiệu về kiến thức sáng tạo, bảo trợ cho việc tham quan mô hình, nhà máy sản xuất…

Thứ hai: Bổ trợ kiến thức chuyên môn cho các hội viên, đặc biệt là hội viên thuộc lứa tuổi thanh thiếu niên, nhi đồng. Trong tổng số hội viên của CLB, hội viên thuộc lứa tuổi thanh thiếu niên nhi

đồng (dưới 19 tuổi) chiếm khoảng 70%, ở lứa tuổi này, đa số các em là học sinh nên ít được tiếp cận thực tế với các chuyên môn tương ứng, vì vậy các em cần phải được hướng dẫn, bổ trợ thêm kiến thức để có hành trang phục vụ quá trình nghiên cứu sáng tạo của bản thân. Ban Chủ nhiệm CLB sẽ mời các nhà khoa học đàn anh, các giáo sư, tiến sĩ nói chuyện với các em, hướng dẫn các em, định hướng cho các em có những sáng tạo mang tính đột phá để phục vụ tốt hơn cho cuộc sống, cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Ngoài ra, tổ chức cho các em tham quan thực tế các mô hình, quy trình sản xuất tại các nhà máy, xí nghiệp để các em nắm bắt và vận dụng để có những sáng tạo phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội.

Thứ ba: Làm cầu nối để đưa những đề tài, công trình nghiên cứu, sáng tạo của hội viên, nhà nghiên cứu trẻ đi vào cuộc sống bằng những hoạt động cụ thể như:

- Xây dựng trang web để giới thiệu, quảng bá những đề tài, công trình có chất lượng đến với cộng đồng, xã hội, trong đó có diễn đàn trao đổi về các kết quả khoa học kỹ thuật, tại diễn đàn này, mọi người có thể tìm thấy những đề tài, sản phẩm khoa học kỹ thuật mà mình quan tâm, có thể bình luận, nhận xét về những đề tài, sản phẩm, đặc biệt là các doanh nghiệp có thể tìm kiếm những sản phẩm phù với quy mô sản xuất, kinh doanh của đơn vị. Bên cạnh đó, sẽ xây dựng chuyên mục hỏi đáp về khoa học kỹ thuật để giải đáp thắc mắc của các bạn trẻ quan tâm đến lĩnh vực khoa học kỹ thuật, công nghệ.

- Liên kết với các cơ quan truyền thông, báo chí để giới thiệu các đề tài, công trình của hội viên, nhà nghiên cứu trẻ đã đi vào cuộc sống, tạo điều kiện thúc đẩy, triển khai ứng dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ vào đời sống, xã hội.

- Kết nối với doanh nghiệp, xí nghiệp để thương mại hóa hay sản xuất những sản phẩm có tiềm năng, có chất lượng để triển khai, ứng dụng vào thị trường.

Page 25: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Trình bày: NGUYỄN VŨ HỒ HẢI ... l Mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất

25BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2016

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2016

Thứ tư: Đề xuất thành lập quỹ hỗ trợ nghiên cứu, sáng tạo khoa học kỹ thuật để hỗ trợ cho hội viên gặp khó khăn về tài chính trong quá trình nghiên cứu, tạo ra sản phẩm. Quỹ này được xã hội hóa, kêu gọi tài trợ, hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp… có quan tâm đến khoa học, công nghệ. Ban bảo trợ sẽ giúp CLB xúc tiến các mối quan hệ để vận động nguồn kinh phí ban đầu cho quỹ, về lâu dài, quỹ sẽ tự vận động bằng cách thu nhận kinh phí từ việc chuyển giao, ứng dụng các sản phẩm mà quỹ đã hỗ trợ trước đó, nói một cách cụ thể hơn là khi quỹ tài trợ cho hội viên, nhà nghiên cứu trẻ để nghiên cứu, sáng tạo đề tài, sản phẩm thì hội viên, nhà nghiên cứu trẻ phải cam kết sau này nếu đề tài, sản phẩm được chuyển giao, ứng dụng thì một phần kinh phí sẽ được chuyển lại vào quỹ để hoạt động, đây là phương án để duy trì và phát triển bền vững quỹ.

Thứ năm: Tìm kiếm và đề xuất các dự án, sáng kiến phát triển cộng đồng, bảo vệ môi trường và góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Tạo điều kiện

hỗ trợ, thúc đẩy, nâng cao năng lực cho các hoạt động và các nhóm, CLB cộng đồng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế bằng các hình thức như đào tạo, tập huấn, bảo trợ tổ chức, tư vấn kỹ thuật, hỗ trợ tài chính (nếu có),…

Với khẩu hiệu hành động “Sáng tạo nhỏ hôm nay, phát minh lớn ngày mai” cùng với sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo, sự nhiệt tình, năng nổ của Ban Chủ nhiệm và sự sáng tạo của các hội viên, tin rằng Câu lạc bộ sáng tạo trẻ thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, sẽ là nơi để quy tụ, ươm mầm và phát triển những suy nghĩ, những ý tưởng mà do khó khăn về điều kiện khách quan cũng như chủ quan không thể triển khai. Đồng thời là nơi kết nối những nhà nghiên cứu, sáng tạo trẻ với doanh nghiệp địa phương để triển khai, ứng dụng các để tài, sản phẩm phục vụ cho cuộc sống, phục vụ cho sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Phong Minh

Triển lãm thành tựu khoa học kỹ thuật của các nhà nghiên cứu, sáng tạo trẻ

Page 26: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Trình bày: NGUYỄN VŨ HỒ HẢI ... l Mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất

26 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2016

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2016

Thịt thơm ngon, hàm lượng đạm khá cao, lại ít chất béo nên cá chạch bùn có cơ hội vào các nhà hàng, khách sạn. Nhận thấy nhiều lợi thế về đầu ra, điều kiện môi trường, đất đai, khí hậu trên địa bàn tỉnh phù hợp, Trung tâm Khuyến nông tỉnh thực hiện thành công mô hình nuôi thí điểm cá chạch bùn trong ao tại 2 điểm ở xã Thủy Phù (thị xã Hương Thủy) và xã Phong Bình (huyện Phong Điền) với diện tích 500m2/mô hình.

Ông Phan Tiến Dũng ở xã Thủy Phù, chủ hộ được chọn làm thí điểm không giấu niềm vui và tỏ ra bất ngờ trước hiệu quả bước đầu. “Những ngày đầu triển khai mô hình, gia đình tôi vừa mừng, vừa lo. Chưa nắm vững kỹ thuật, lại không biết cá có dễ nuôi hay bị dịch không nên rất ngại. Nhờ cố gắng học hỏi, cộng thêm sự hướng dẫn sâu sát của cán bộ khuyến nông, cá chóng lớn từng ngày, mang lại hiệu quả bất ngờ”, ông Dũng tâm sự.

So với nhiều loại cá khác, nuôi cá chạch không khó. Các khâu kỹ thuật, quy trình nuôi, cho ăn, xử lý môi trường… tương đối dễ nắm bắt. Với 500m2 cho phép thả nuôi khoảng 15 nghìn con giống, mật độ trung bình 30 con/m2. Sau 4 tháng rưỡi nuôi, tỷ lệ sống đạt khoảng 80,5%, trọng lượng 33 con/kg. Với giá thị trường hiện nay, mỗi kg cá thương phẩm khoảng 100-120 nghìn đồng, mô hình cho thu nhập trên 40 triệu đồng. Mô hình thí điểm tại hộ ông Nguyễn Minh ở xã Phong Bình cũng mang lại hiệu quả tương tự. Với diện tích, số lượng giống thả nuôi như trên, mô hình tại hộ ông Minh cũng cho thu nhập gần 40 triệu đồng, lãi 15 triệu

đồng. Theo tính toán, nếu nuôi 1 hecta sẽ lãi 150-160 triệu đồng.

Bà Nguyễn Thị Thu Hà, cán bộ phụ trách mô hình của Trung tâm Khuyến ngư nhận xét, cá chạch bùn sống ở đáy ao, thích nghi tốt với cả môi trường xấu và có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong điều kiện nắng nóng phức tạp, kéo dài, cá chạch vẫn phát triển tốt, phù hợp với điều kiện canh tác, sản xuất trên nhiều vùng đất ở Thừa Thiên Huế. Các vùng ven đô, gần thành phố Huế cũng có thể tận dụng đất đai đào hồ nuôi cá chạch.

Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến ngư Châu Ngọc Phi đánh giá: Mô hình nuôi cá chạch bùn trong ao đã khẳng định phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu trên địa bàn tỉnh, mang lại hiệu quả kinh tế. Khó khăn lớn hiện nay là trên địa bàn tỉnh chưa có cơ sở sản xuất giống cá chạch bùn tại chỗ nên giá con giống còn ở mức cao. Người dân và các tổ chức có nhu cầu nuôi phải đến các tỉnh phía Nam để mua giống, chi phí vận chuyển cao, đường xa ảnh hưởng đến chất lượng. Các ban, ngành cấp trên cần hỗ trợ kinh phí để Trung tâm tiếp tục xây dựng thêm mô hình nuôi cá chạch thương phẩm; đồng thời nghiên cứu sản xuất cá giống nhân tạo tại chỗ nhằm chủ động nguồn giống cung ứng nhu cầu phát triển sản xuất.

Cũng theo ông Phi thì người nuôi phải biết chọn giống nuôi có kích cỡ đồng đều, không dị hình, bơi lội nhanh nhẹn và không có dấu hiệu dịch bệnh. Mật độ thả nuôi phù hợp, bình quân 30 con/m2. Sử dụng thức ăn công nghiệp, phải biết cách điều phối lượng thức ăn phù hợp, bổ sung thêm vitamin C; biết cách quản lý, theo dõi môi trường, nhiệt độ trong ao nuôi… để có hướng xử lý phù hợp.

Hải Hoàng

NUÔI CÁ CHẠCH BÙN-HƯỚNG ĐI MỚI TẠI THỪA THIÊN HUẾ

Giá trị kinh tế khá cao, được thị trường ưa chuộng, cá chạch bùn trở thành đối

tượng mới trong phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Page 27: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Trình bày: NGUYỄN VŨ HỒ HẢI ... l Mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất

27BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2016

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2016

Qua khảo sát thực tế, lượng hoa lan Hồ Điệp tiêu thu tại thị trường tỉnh Thừa

Thiên Huế vào các dịp tết trong những năm gần đây là khoảng 30 nghìn cây, giá bình quân từ 150-200 nghìn đồng/chậu. Như vậy, ước tính mỗi dịp tết người dân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế phải bỏ ra từ 4,5-6 tỷ đồng để thưởng thức lan Hồ Điệp. Đây là số tiền không phải nhỏ khi mà đời sống và điều kiện kinh tế người dân còn không ít khó khăn.

Xuất phát từ ý tưởng trên, từ đầu năm 2015, HTX Tây An-một đơn vị kinh tế tập thể nằm vùng ven đô thành phố Huế đã mạnh dạn đề xuất thực hiện dự án: “Hỗ trợ xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất hoa lan Hồ Điệp chất lượng cao tại thành phố Huế”.

Được sự hỗ trợ của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế, từ tháng 4 năm 2015, HTX NN Tây An, Tp Huế đã phối hợp với ông Phan Tấn Hoàng, chủ vườn lan ở Đốc Sơ, phường An Hòa (là cơ sở nuôi trồng phong lan có quy mô lớn và hiện đại nhất trên địa bàn tỉnh) triển khai mô hình ứng dụng KH&CN trong nuôi trồng lan hồ điệp. Thành công bước đầu của mô hình đã mở ra một hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp chất lượng cao đối với bà con nông dân ở các vùng ven đô.

Trên quy mô diện tích 500m2, của hai hệ thống nhà lưới, HTXNN Tây An cùng hộ gia đình ông Phan Tấn Hoàng đã tiến hành nuôi trồng 7.000 cây lan hồ điệp 12 tháng tuổi và 5.000 cây lan hồ điệp 6 tháng tuổi. Sau gần 1 năm thực hiện, đến nay mô

hình đã cơ bản hoàn thành và qua 3 chu kỳ: chăm sóc, xử lý ra mầm hoa, sau khi xử lý và bảo quản do Viện rau quả Trung ương chuyển giao.

Mặc dù điều kiện năm 2015 có nhiều diễn biến phức tạp, thời tiết nắng nóng xuất hiện sớm dẫn đến cây giống bị sóc nhiệt độ nên ít nhiều bị ảnh hưởng trong quá trình sinh trưởng. Tuy nhiên, nhờ sự đầu tư và ứng dụng tốt quy trình kỹ thuật chăm sóc nên tỷ lệ ra hoa đạt trên 70%, trong đó cây hoa đúng tết khoảng 35%, đáp ứng kịp thời nhu cầu cho người dân chơi hoa trong dịp tết Bính Thân 2016. Giá thị trường hoa trong dịp tết năm nay không tăng cao, lan Hồ Điệp với giá từ 150 nghìn đồng đến 180 nghìn đồng/cây, lan nghinh xuân và van đa có giá biến động từ 200 nghìn đồng đến 300 nghìn đồng/cây. Nếu điều kiện tốt, thời cơ thuận lợi, sẽ đạt mức thu nhập từ 300-400 triệu đồng/500m2/năm.

Ưu điểm của mô hình nuôi trồng lan khép kín này là chất lượng hoa đẹp đồng đều, tương đương với những vùng hoa chất lượng cao của cả nước. Hơn nửa hoa lan Hồ Điệp, được chăm sóc hoàn toàn trong nhà lưới hiện đại, nhiệt độ, độ ẩm đều được điều khiển bằng chế độ tự động hoặc bán tự động. Vì thế có thể hoàn toàn trong việc trồng và chăm sóc lan một cách chủ động mà không chụi tác động nhiều của điều kiện thời tiết của tiểu vùng Thừa Thiên Huế.

Đề cập và trở lại câu chuyện về công tác giống, ông Hoàng khẳng định: Hiện nay Viện Nghiên cứu Rau quả đang chủ trì thực hiện dự án: “Sản xuất và phát triển giống hoa chất lượng cao” do

MÔ HÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TIÊN TIẾN ĐỂ SẢN XUẤT HOA LAN HỒ ĐIỆP CHẤT LƯỢNG CAO TẠI THÀNH PHỐ HUẾ

Trong những năm trở lại đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế xã hội, nhu cầu sử dụng hoa nói chung, hoa lan nói riêng tại địa bàn Thừa Thiên Huế theo đó cũng tăng rất nhanh. Bên cạnh nhu cầu về số lượng, chất lượng hoa cũng được người tiêu dùng đòi hỏi ngày càng rất cao. Trong lúc đó, phần lớn các loài lan chất lượng cao, đặc biệt là lan Hồ Điệp được tiêu thu nhiều ở thành phố Huế chủ yếu được nhập về từ các nơi khác, khiến cho giá hoa đội lên rất cao.

Page 28: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Trình bày: NGUYỄN VŨ HỒ HẢI ... l Mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất

28 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2016

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2016

vậy chúng ta hoàn toàn có thể chủ động đảm bảo cung ứng cho dự án này.

Từ những kết quả và thành công bước đầu, mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất hoa lan Hồ Điệp chất lượng cao là cơ sở khoa học để HTXNN Tây An tiếp tục nhân rộng mô hình trong những năm tới theo hướng sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao.

Ông Lê Quang Lạc, Giám đốc HTX NN Tây An, phường An Hòa cho biết: Dự án không chỉ đóng góp tích cực vào chương trình bảo vệ môi trường và làm đẹp cảnh quan sinh thái cho vùng ven đô thành phố Huế mà còn tạo ra được mô hình liên kết giữa 4 nhà ( nhà khoa học, nhà quản lý, nhà doanh nghiệp, nhà nông), hoạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường. Trong khi đó, Tiến sĩ Lê Tiến Dũng, nguyên trưởng Khoa Nông học, Trường Đại học Nông lâm Huế cho rằng: Cái được lớn nhất ở mô hình này, ngoài về hiệu quả kinh tế thì vấn đề chính là chúng ta đã tạo được cơ sở vất chất cho công nghiệp hoa nông nghiệp đô thị, thông qua việc sử dụng nhà lưới và ứng dụng công nghệ cao trong nhà lưới.

Với tốc độ đô thị hóa diễn ra ngày càng cao nên trong những năm trở lại đây diện tích đất nông nghiệp các phường ven đô thành phố Huế, thị xã và các huyện trên địa bàn tỉnh ngày càng bị thu hẹp dần. Việc ứng dụng KH&CN tiên tiến để sản xuất hoa lan Hồ Điệp chất lượng cao tại thành phố Huế theo hướng sản phẩm hàng hóa chất lượng cao là giải pháp mà được nhiều địa phương triển khai thực hiện. Mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN nghệ trong trồng lan Hồ Điệp là một điển hình cần nhân rộng, nhằm góp phần cung cấp đủ thị trường hoa tươi trên địa bàn, nhất là nhu cầu của người dân trong dịp tết khi mà tình hình biến đổi khí hậu có nhiều diễn biến bất thường, thời tiết khắc nghiệt nên mai, đào nở đúng dịp tết là rất khó.

Có thể khẳng định rằng, quy trình trồng lan Hồ Điệp chất lượng cao theo công nghệ tiên tiến của HTX Tây An, thành phố Huế có tính ổn định cao nên có thể giúp các nhà sản xuất, nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh đầu tư vào lĩnh vực trồng hoa tại địa phương để tạo thành một vùng sản xuất hoa hàng hóa, chuyên canh của tỉnh sau này.

Công Bằng

Lan Hồ Điệp. (Ảnh minh họa)

Page 29: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Trình bày: NGUYỄN VŨ HỒ HẢI ... l Mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất

29BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2016

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2016

Nằm ở hạ lưu sông Bồ, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền là vùng quê nổi tiếng với việc “nuôi cá lồng, trồng rau má”. Những năm trở lại đây, xuất phát từ hiệu quả do cây rau má mang lại, huyện Quảng Điền đã tập trung chỉ đạo phát triển mạnh vùng trồng rau má tập trung và nghiên cứu sản xuất các sản phẩm từ cây rau má để mở rộng diện tích, tìm kiếm thị trường, nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập, đời sống cho bà con nông dân. Có thể nói, huyện Quảng Điền nói chung, bà con nông dân xã Quảng Thọ nói riêng, những năm qua, đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo của các UBND tỉnh và các sở, ngành cấp tỉnh trong việc hỗ trợ địa phương thực hiện đề án “Đầu tư mở rộng vùng nguyên liệu, xây dựng cơ sở thu mua và chế biến trà rau má”. Nhờ vậy, đến nay việc thực hiện đề án đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi, cụ thể:

Về tổ chức sản xuất: diện tích trồng rau má liên tục tăng qua các năm, tính đến nay, diện tích rau má của Quảng Thọ là 50ha, trong đó 40ha sản xuất tập trung đã được cấp giấy chứng nhận rau an toàn VietGAP (30ha được cấp chứng nhận năm 2013 nhờ kinh phí hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; 10ha được cấp chứng nhận năm 2015 nhờ kinh phí hỗ trợ của dự án Lux). Bên cạnh đó, hạ tầng vùng sản xuất rau má tập trung cũng đã được quan tâm đầu tư, đặc biệt hệ thống điện, nước tưới; triển khai thí điểm mô hình trồng rau má trong nhà bạc (mô hình trồng rau má ứng dụng công nghệ cao).

Để cung cấp cho thị trường các sản phẩm rau má đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, trong thời gian qua, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo ngành nông nghiệp, Đảng ủy, UBND xã Quảng Thọ, HTX sản xuất nông nghiệp Quảng Thọ 2 tăng cường chỉ đạo, tuyên truyền, hướng dẫn nông dân tổ chức sản xuất theo quy trình VietGAP, trong đó quan tâm đến việc sử dụng phân bón hợp lý và phòng trừ sâu bệnh hiệu quả. Đồng thời, chỉ đạo HTX Quảng Thọ 2 phối hợp với Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm Khuyến nông lâm ngư liên hệ với công ty Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, công ty TNHH MTV Quế Lâm miền Trung để thử nghiệm dùng phân hữu cơ và một số loại thuốc sinh học phòng, trị sâu, bệnh trên rau má.

Bên cạnh việc chỉ đạo sản xuất vùng nguyên liệu, UBND huyện cũng đã chỉ đạo HTX Quảng Thọ 2 tranh thủ huy động các nguồn lực đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị (máy sục khí Ozone, máy sấy, máy xay, máy đóng gói túi lọc, máy hàn miệng túi, ..) với tổng mức đầu tư 1.047 triệu đồng, trong đó tỉnh hỗ trợ 250 triệu đồng; huyện và xã hỗ trợ 140 triệu đồng; vốn HTX và vốn vay 657 triệu đồng. Nhờ vậy, HTX Quảng Thọ 2 đã sản xuất thành công các sản phẩm từ rau má, bao gồm rau má khô và trà rau má túi lọc với chất lượng ngày

ĐẦU TƯ MỞ RỘNG VÙNG NGUYÊN LIỆU, XÂY DỰNG CƠ SỞ THU MUA VÀ CHẾ BIẾN TRÀ RAU MÁ QUẢNG THỌ

Quảng Điền là huyện thuần nông, đời sống của đa số nhân dân chủ yếu dựa vào sản

xuất nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Trong thời gian qua, huyện Quảng Điền đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, trong đó xem việc ứng dụng khoa học và công nghệ là động lực chính. Nhờ đó, ngành nông nghiệp huyện Quảng Điền đã đạt được những thành tựu khá quan trọng: nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả nhờ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất; bước đầu hình thành được một số vùng sản xuất hàng hóa nông sản tập trung, mang lại hiệu quả kinh tế cao, từng bước phá vỡ thế độc canh cây lúa; đời sống của bà con nông dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc.

Page 30: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Trình bày: NGUYỄN VŨ HỒ HẢI ... l Mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất

30 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2016

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2016

càng được nâng cao, được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Ngoài ra, UBND huyện cũng đã chỉ đạo các ngành chức năng hướng dẫn HTX thực hiện các thủ tục để đề nghị và được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm “Rau má Quảng Thọ”; được Tổng Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp mã vạch các sản phẩm rau má tươi và trà rau má; được Sở Y tế Thừa Thiên Huế cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cấp quyết định công bố sản phẩm phù hợp an toàn thực phẩm.

Về quảng bá, giới thiệu sản phẩm: Bên cạnh chỉ đạo tổ chức sản xuất nguyên liệu, chế biến các sản phẩm từ rau má, được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của UBND tỉnh và các Sở ngành cấp tỉnh, UBND huyện đã tổ chức nhiều hội nghị nhằm quảng bá, giới thiệu đến người tiêu dùng thông qua các cơ quan thông tấn, báo chí. Đây là cơ hội tốt để huyện, đặc biệt là HTX Quảng Thọ 2 tiếp cận với các doanh nghiệp, nhà phân phối để trao đổi, thảo luận tìm kiếm cơ hội tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường. UBND huyện cũng đã chỉ đạo các ngành, các địa phương, cán bộ và nhân dân Quảng Điền thường xuyên giới thiệu, quảng bá về các sản phẩm rau má Quảng Thọ. Ngoài ra, HTX cũng đã tích cực chủ động liên hệ với trường Đại học Kinh tế Huế để xây dựng kế hoạch xúc tiến, quảng bá, công tác dự báo, nghiên cứu thị trường, xây dựng chính sách tiêu thụ sản phẩm; tham gia nhiều hội chợ thương mại Huế, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và các hội nghị quan trọng khác; hợp đồng quảng bá, giới thiệu sản phẩm trà rau má Quảng Thọ trên đài truyền hình Việt Nam tại Huế (VTV Huế).

Nhờ chỉ đạo thực hiện tốt sản xuất và đẩy mạnh quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nên các sản phẩm rau má Quảng Thọ đã dần được thị trường chấp nhận. Đến nay, sản phẩm rau má đã được đưa vào tiêu thụ tại siêu thị BigC, siêu thị Coop-mart và có trên 20 nhà bán lẻ trà rau má trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, HTX đã liên kết với các nhà phân phối ở

một số tỉnh, thành phố như: Đồng Hới, Đông Hà, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… Từ đó, doanh thu, lợi nhuận của HTX ngày càng tăng. Đồng thời, từ khi chỉ đạo HTX tổ chức thu mua rau má cho bà con nông dân, đã làm ổn định đầu ra cho sản phẩm, khuyến khích hộ nông dân nhân rộng thêm diện tích trồng rau má, giải quyết công ăn việc làm ổn định cho hơn 300 lao động tại địa phương, thu nhập của hộ trồng rau má tăng lên đáng kể (bình quân thu nhập 15 triệu đồng/sào).

Trong thời gian tới, UBND huyện tiếp tục chỉ đạo các ngành, UBND xã Quảng Thọ, HTX Quảng Thọ 2 tăng cường chỉ đạo kỹ thuật, tuyên truyền vận động các hộ dân sản xuất thực hiện nghiêm túc quy trình tiêu chuẩn VietGAP nhằm cung ứng nguyên liệu rau má đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho thị trường và sản xuất của HTX; theo dõi, chỉ đạo việc thực hiện mô hình trồng rau má trong nhà bạc; tiếp tục phối hợp với Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế, công ty Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, công ty TNHH MTV Quế Lâm miền Trung để thử nghiệm sản xuất theo công nghệ nano, thử nghiệm các chế phẩm sinh học, phân hữu cơ đối với rau má; mở rộng vùng sản xuất theo quy hoạch; tranh thủ các nguồn lực để đầu tư ngày càng hoàn thiện hạ tầng vùng sản xuất. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Tin tưởng rằng, trong thời gian tới, với sự quan tâm giúp đỡ của các Sở, ban ngành cấp tỉnh, sự chỉ đạo quyết liệt của Huyện ủy, UBND huyện, quyết sức của nông dân xã Quảng Thọ, việc mở rộng sản xuất và chế biến, tiêu thụ các sản phẩm từ rau má sẽ đạt hiệu quả cao hơn nữa, cung cấp cho người tiêu dùng các sản phẩm có chất lượng, từ đó khẳng định phát triển rau má là hướng đi đúng đắn để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, góp phần xây dựng thành công xã nông thôn mới.

Hà Văn Tuấn(Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền)

Page 31: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Trình bày: NGUYỄN VŨ HỒ HẢI ... l Mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất

31BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2016

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2016

Du lịch nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam còn nhiều khó khăn

Ở Việt Nam, từ lâu, vùng nông thôn đã có 3 hình thức du lịch phổ biến là du lịch tự nhiên: đi thăm cảnh quan tự nhiên, mang tính giải trí; du lịch văn hóa: đi thăm công trình văn hóa, lịch sử và khảo cổ ở địa phương; du lịch sinh thái: đi thăm các nguồn lợi tự nhiên cũng như phúc lợi, giá trị văn hóa của người dân địa phương. Nhưng về du lịch đón tiếp tại hộ nông dân: du khách tham gia, chia sẻ với cuộc sống thường ngày và các hoạt động của cư dân nông thôn và du lịch nông nghiệp: du khách tham gia vào các hoạt động nông nghiệp truyền thống, thưởng thức các nông sản và mua bán sản phẩm bản địa mới chỉ là bước đầu, tự phát.

Theo TS Đào Thế Anh: “Nền tảng của du lịch nông nghiệp (DLNN) là nông nghiệp và nghề truyền thống. Mô hình có thể thay đổi theo thời gian và không gian cho phù hợp; thay đổi từ tham quan đến tham gia. DLNN không cạnh tranh mà bổ sung cho các loại hình du lịch khác. DLNN có tính liên ngành, không tách rời các hoạt động phát triển nông thôn (nông nghiệp-du lịch-xã hội) và có tính liên vùng (mạng lưới-hợp tác). Vì thế, cần giữ vững các nguyên tắc trong phát triển DLNN đó là đảm bảo công bằng cho các chủ thể tham gia; đem lại lợi ích cho người dân địa phương và phát huy nội lực; bảo tồn, phát huy vốn di sản và bảo vệ môi trường; luôn đổi mới và tạo sự khác biệt, liên kết làm phong phú sản phẩm; giữ gìn bản sắc, xây dựng hình ảnh đẹp trong lòng du khách; đóng góp vào phát triển nông thôn bền vững”.

Tiềm năng của DLNN ở nước ta rất lớn, do là

nước nông nghiệp, có khoảng hơn 70% dân cư đang sinh sống ở nông thôn. Nông thôn chúng ta đa dạng về điều kiện sinh thái rất được du khách quan tâm, người dân nông thôn lại có truyền thống hiếu khách.

Hiện nay, du lịch đón tiếp tại nông hộ (home-stay) đã xuất hiện khá nhiều ở Hà Nội, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Kạn, Sơn La, Hòa Bình, Hội An, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Cần Thơ… Có hộ mỗi tháng đón 10-20 du khách ăn nghỉ, phần lớn là khách Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan… thu nhập trung bình của mỗi hộ từ 20 đến 100 triệu đồng/năm.

Tuy nhiên, trong thực tế, du lịch nông nghiệp, nông thôn gặp không ít khó khăn. Tour Làng cổ Đường Lâm (Hà Nội), Làng cổ Phước Tích, Nhà vườn Huế, lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch phần lớn rơi vào các công ty lữ hành, chỉ còn phần nhỏ chia cho một số hộ có nhà cổ, nhà vườn nên đã gây mâu thuẫn cho cộng đồng dân cư chung sống trong làng du lịch.

Hướng đi cho du lịch Quảng ĐiềnQuảng Điền, huyện nông nghiệp trọng điểm

của tỉnh Thừa Thiên Huế, là một vùng đất giàu truyền thống lịch sử và cách mạng, được hình thành và phát triển khá sớm trong lịch sử mở nước của dân tộc. Nhân dân Quảng Điền vốn cần cù, sáng tạo trong lao động, anh dũng trong chiến đấu. Từ đó vun đúc và hình thành nên những yếu tố văn hóa mang tính đặc thù của một vùng đất. Quảng Điền còn là thủ phủ của Chúa Nguyễn với những tên đất, tên người đã đi vào lịch sử như: Thành Hóa Châu, Phủ Phước Yên, Phủ Bác Vọng; những người con ưu tú của Quảng Điền đã tô thắm thêm

THỬ TÌM GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN CHO HUYỆN QUẢNG ĐIỀN

Trên thế giới, du lịch nông nghiệp được hình thành và phát triển ở nhiều nước từ những thập niên 80, 90 của thế kỷ trước. Đây là hình thức xuất khẩu hàng hóa nông nghiệp tại chỗ một

cách hiệu quả, đồng thời giới thiệu đến khách tham quan nét đẹp trong lao động, sự giàu có về văn hóa, nhân văn của người nông dân ở mỗi quốc gia, vùng, miền.

Page 32: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Trình bày: NGUYỄN VŨ HỒ HẢI ... l Mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất

32 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2016

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2016

trang sử hào hùng của dân tộc như: Nguyễn Hữu Dật, Đặng Tất, Đặng Dung, Trần Thúc Nhẫn, Đặng Hữu Phổ, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Nhà thơ Tố Hữu. Những tinh hoa đó đã được các thế hệ nối tiếp phát huy, giữ gìn. Ngoài ra, Quảng Điền cũng là địa phương lưu giữ nhiều ngành nghề truyền thống với nghề đan lát Bao La, Thuỷ Lập, nghề nón lá Hạ Lang; nghề bún Ô Sa, rượu Lai Hà, rau Thành Trung...Quảng Điền cũng là nơi lưu giữ những di tích gắn liền với những câu chuyện mang tính huyền sử như: mộ Ba Tầng, miếu Bà Tơ, Miếu thờ Huyền Trân Công Chúa…

Là một địa phương vốn nằm trên đường thiên lý Bắc Nam; trong đó, Sịa và Hóa Châu là những địa phương đô thị hóa từ rất sớm, thuở trước là vùng đất có vai trò ảnh hưởng đến sự phát triển của những vùng lân cận. Quảng Điền, vùng đồng bằng ven biển của tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế 15 km về phía bắc, diện tích tự nhiên rộng 16.307,7ha, dân số gần 100.000 người, mật độ bình quân 600 người/km2, gồm 11 xã, thị trấn. Quảng Điền là vùng đất đầy thơ mộng, gắn liền với phá Tam Giang ghi dấu ấn mạnh mẽ trong thơ ca và lịch sử mở nước của dân tộc.

Mặc dù là một huyện nằm gọn trong vùng châu thổ của sông Bồ, Sông Hương và Sông Ô Lâu nhưng nơi đây đã bước đầu quy hoạch được mạng lưới giao thông khá hợp lý với 11km bờ biển đẹp, trong sạch, cát trắng mịn màng, gió mơn man,

sóng xanh, nắng vàng cùng với tình cảm thân thiện, chân chất, mộc mạc của người dân biển hiền hòa. Từ trung tâm huyện lỵ đã có nhiều tuyến giao thông đối ngoại giúp rút ngắn khoảng cách giữa Sịa với thành phố Huế và với các vùng lân cận.

Huyện Quảng Điền hiện có hai điểm du lịch cộng đồng đã hoạt động từ 6 năm nay: Tại thôn Ngư Mỹ Thạnh, xã Quảng Lợi, bình quân mỗi năm đón tiếp khoảng 500 khách, chủ yếu là khách Pháp, do công ty Viettravel Hội An đưa đến. Tại xã Quảng Ngạn, mỗi năm đón tiếp khoảng 300 khách, chủ yếu là người Anh và Pháp do công ty An Thạnh tổ chức.

Điểm chung của các tour du lịch này là thời gian lưu trú từ một buổi đến một ngày đêm, sở thích của du khách là được lưu trú trong dân (homestay), tham gia các hoạt động nông nghiệp.

Tuy nhiên, các hoạt động DLNN, nông thôn như trên đây chưa nhiều, phần lớn chưa đáp ứng được nhu cầu, sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn, thiếu đa dạng và chuyên nghiệp. Bởi lẻ DLNN, du lịch đón tiếp tại hộ nông dân còn tự phát. Ngành du lịch chưa thực sự vào cuộc. Các cấp chính quyền và cơ quan chuyên trách ở địa phương cũng còn

Tham quan cách trồng, giới thiệu quy trình sản xuất và kết hợp bán Trà rau mácó thể là một mô hình DLNN hiệu quả

Page 33: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Trình bày: NGUYỄN VŨ HỒ HẢI ... l Mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất

33BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2016

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2016

lúng túng với 2 loại hình du lịch này, đồng tình ủng hộ nhưng chưa có sự chỉ đạo sâu sát, chưa có cơ chế chính sách đồng bộ.

Muốn phát triển bền vững các loại hình du lịch này, thiết nghĩ cần có khung pháp lý và qui hoạch để thu hút được đầu tư, tránh để nông dân tự xoay xở. Chiến lược phát triển nông nghiệp cũng nên định hướng nội dung phát triển DLNN để có cái nhìn đúng đắn, đầy đủ và có sự đầu tư thích đáng hỗ trợ nông dân, trước hết là hoàn thiện cơ sở hạ tầng, các biện pháp bảo vệ môi trường nông thôn.

Xây dựng chiến lược phát triển nền nông nghiệp xanh (NNX)

Khái niệm NNX là hệ thống đồng bộ hướng tới thực hiện các quá trình với kết quả bảo đảm hệ sinh thái bền vững, thực phẩm an toàn, dinh dưỡng tốt, nhân đạo với động vật và công bằng xã hội, không sử dụng các hóa chất nông nghiệp tổng hợp và các chất sinh trưởng phi hữu cơ, tạo điều kiện cho sự chuyển hóa khép kín trong hệ canh tác, chỉ được sử dụng các nguồn hiện có trong nông trại và các vật tư theo tiêu chuẩn của quy trình sản xuất.

Sản xuất NNX nói không với 5 nguồn vật liệu đầu vào bao gồm: không sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, chất kích thích tăng trưởng, sản phẩm đột biến gen và phân bắc mà chủ yếu là dựa vào luân canh, sử dụng phân chuồng đã qua ủ nóng, phân xanh, phân vi sinh và áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp để canh tác. Với phương thức canh tác làm việc với chu trình tự nhiên, bảo toàn và làm phong phú hệ sinh thái nông nghiệp, nông nghiệp xanh mang lại lợi ích vô cùng to lớn không chỉ đối với sức khỏe của người sản xuất và tiêu dùng mà còn góp phần cải tạo, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững nền nông nghiệp.

Xây dựng chương trình phát triển DLNN, trước mắt xây dựng một số mô hình thí điểm như: Trang trại sinh thái, làng sinh thái…

Vùng trang trại của Quảng Điền đã được hình thành và có tiềm năng du lịch, huyện cần định

hướng qui hoạch thành vùng trang trại sinh thái, trang trại được qui hoạch đảm bảo tính khoa học, sản xuất theo phương thức NNX, có khả năng đón tiếp khách du lịch đến lưu trú và tham gia các hoạt động của trang trại.

Bên cạnh đó, huyện cần xây dựng thí điểm mô hình làng sinh thái: Đặc điểm của mô hình này là làng truyền thống với những đặc trưng của nông thôn miền trung Việt Nam, môi trường, cảnh quan, sinh thái được bảo vệ. Khôi phục các hình thức sản xuất nông nghiệp truyền thống (thủ công từ khâu chọn giống bản địa, làm đất, gieo mạ đến xay giã, dần, sàn, chế biến kết hợp nghề truyền thống như mây tre…). Có thể chọn một làng thuộc xã Quảng Lợi, tổ chức sản xuất và chế biến gạo đỏ theo hình thức truyền thống, phát triển nghề đan tre tạo ra các sản phẩm lưu niệm, tạo điều kiện cho du khách tham gia vào các công đoạn của sản xuất nông nghiệp và thủ công để thu hút du khách (Kết hợp xây dựng thương hiệu gạo đỏ).

Chính quyền các cấp hỗ trợ đào tạo các kỹ năng cần thiết về du lịch nông thôn, hỗ trợ quảng bá du lịch cho cộng đồng. Tạo mối liên kết giữa các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch với cộng đồng trong phát triển du lịch nông nghiệp. Hỗ trợ xây dựng các hạ tầng kỹ thuật cần thiết cho các vùng du lịch như: đường giao thông, bến thuyền, bãi tắm, nhà vệ sinh công cộng…khuyến khích người dân xây dựng nhà ở đủ tiêu chuẩn đón khách lưu trú theo kiểu homestay, thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường nông thôn.

Tình trạng mất công bằng trong phân chia lợi nhuận giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị du lịch cũng cần được giải quyết. Vì nông dân là người chủ thật sự trong các loại hình du lịch đặc thù này, nên họ phải được hưởng thụ chính đáng.

DLNN, nông thôn có thể được coi là một giải pháp xây dựng nông thôn mới, vì nó góp phần tăng thu nhập và giảm nghèo cho nông thôn, bảo vệ môi trường nông thôn, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn.

ThS Trần Giải

Page 34: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Trình bày: NGUYỄN VŨ HỒ HẢI ... l Mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất

34 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2016

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2016

Dạo quanh một số xã có phong trào nuôi cá nước ngọt lớn trên địa bàn huyện A Lưới như xã Sơn Thủy, Hồng Thái, A Ngo, Hồng Quảng, Nhâm và Hồng Thượng chúng tôi thấy rằng, các ao hồ tự nhiên như hồ A Co, A Râng, Khe Lớn, các hồ cá do dân đào…luôn luôn đầy cá thịt, cá giống. Đặc biệt kể từ khi lòng hồ thủy điện A Lưới được hình thành thì phong trào nuôi cá nước ngọt bằng lồng, bè trên hồ này được bà con dân tộc Tà ôi, Pacô tiếp thu nhanh chóng nhờ vào các đợt tập huấn của các cán bộ Trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư huyện A Lưới.

Hồ thủy điện A Lưới có 5 xã hưởng lợi từ nguồn tài nguyên nước và diện tích mặt hồ là Sơn Thủy, Hồng Quảng, Hồng Thượng, Hồng Thái và Nhâm, ngay từ khi tích nước, bà con quanh vùng đã có một số hộ gia đình chuyển sang làm mô hình kinh tế mới đó là nuôi cá nước ngọt trong lồng trên hồ thủy điện A Lưới.

Được sự quan tâm của địa phương, của trạm cá giống huyện A Lưới, hỗ trợ về mặt kĩ thuật, kiến thức nuôi cá lồng bè của Trung tâm khuyến nông, lâm, ngư huyện nên các gia đình này đã dần dần đi vào ổn định sản xuất. Ông Hồ Đá cho biết “Trước đây, nhà tôi phía sau vườn chủ yếu trồng dứa, rau, bầu, bí các loại. Bây giờ nước ở trong lòng hồ thủy điện dâng cao, tôi tận dụng nguồn nước để tưới tiêu vườn tược và nuôi cá nước ngọt, cá giống thì được các thương lái mua ở dưới Huế lên bán, chủ yếu là cá rô phi và cá trắm cỏ. Giá cá giống nói chung là rẻ nên gia đình tôi đã mua 200 con cá

giống để nuôi trong lồng. Thức ăn cho cá cũng dễ thôi, đa phần là tận dụng lại thức ăn thừa của gia đình và của lợn. Gia đình tôi nuôi như vậy chỉ mong phục vụ cho gia đình vậy mà cá lớn nhanh, sinh sôi nảy nở nhiều nên bán cá ở chợ A Lưới, có thêm thu nhập khá ổn định.

Từ mô hình của ông Hồ Đá, thôn Quảng Vinh, xã Sơn Thủy dần dần có nhiều hộ nông dân khác ở các thôn Quảng Ngạn (xã Sơn Thủy), Cân Te (xã Hồng Thượng), Priêng (xã Hồng Quảng), A Đâng (xã Hồng Thái) phát triển nuôi cá lồng, bè. Với nguồn nguyên liệu thức ăn cho cá rất phong phú như cỏ, lá sắn, bắp, khoai, sắn cho nên các hộ nuôi cá đỡ tốn phần nào về thức ăn tổng hợp có bán sẵn ngoài thị trường.

Nhờ có diện tích mặt nước hồ thủy điện rộng cho nên người dân còn đánh bắt cá trên hồ với nhiều loại cá, tôm. Có những giống cá tự nhiên được bà con đem nuôi vào hồ, lồng ngằm gây giống khỏi phải mua cá giống từ nơi khác đến. Lúc đầu đối với bà con dân tộc thiểu số, họ quan niệm cá ở hồ, ao của nhà mình, bây giờ nuôi cá lồng, bè thì bà con còn bỡ ngỡ nhưng sau vài vụ thu hoạch thì họ thành quen. Ông Quỳnh Bắc cho biết thêm “Mới đầu thấy một số hộ người Kinh nuôi cá lồng ở bên xã Sơn Thủy, chúng tôi có đi xem mô hình sau về bắt chước nuôi. Vật liệu làm lồng thì chúng tôi có tre, lồ ô sẵn đó nhưng nuôi loại cá gì thì chưa biết. May nhờ có cán bộ nông lâm ngư của xã và của huyện về tập huấn nên tôi mạnh dạn đầu tư nuôi hai lồng lớn, thả 200 con cá giống là cá trắm

PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ NƯỚC NGỌT Ở HUYỆN A LƯỚIVới diện tích mặt nước và ao hồ lớn, trong những năm qua người nông dân trên địa bàn huyện

A Lưới đã phát triển nhanh ngành nuôi cá nước ngọt một cách có hiệu quả, sức cạnh tranh cao và phát triển bền vững, cung cấp nguyên liệu tại chỗ, hướng tới cung cấp cho các vùng lân cận như Quảng Nam, huyện Đắckrông (Quảng Trị) và các huyện vùng ven biên giới của nước bạn Lào. Đồng thời, thông qua nghề nuôi cá nước ngọt này đã tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân đảm bảo an sinh xã hội gắn với bảo vệ môi trường, góp phần xóa đói, giảm nghèo một cách bền vững.

Page 35: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Trình bày: NGUYỄN VŨ HỒ HẢI ... l Mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất

35BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2016

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2016

cỏ, ở hồ của nhà thì thả 100 con cá rô giống. Từ ngày có lồng cá thì chăm sóc nó tuy khó khăn vì mới làm quen nhưng sau dần thấy thích”. Như vậy, bắt đầu nuôi cá từ năm 2007 đến nay ông Quỳnh Bắc (xã Hồng Quảng) có đời sống kinh tế gia đình khá ổn định, con cái được đi học đầy đủ, gia đình cũng khỏi phụ thuộc vào kinh tế rừng.

Dẫn chúng tôi đi quanh xã A Ngo, nơi có đến gần 100 ao hồ nuôi cá lớn nhỏ cùng hồ của đập thủy điện A Lá. Ông Quỳnh Hiền, thôn Hợp Thành, xã A Ngo cho biết: Đến nhà cụ Quỳnh Hầu, ao cá nhà cụ rất lớn và rộng, nằm “Tôi làm Chủ tịch Hội cựu chiến binh thôn này đã lâu, các hội viên của tôi hầu như nhà nào cũng có ao cá, kinh tế ổn định lắm. Cựu chiến binh có thời gian rảnh nhiều nên họ rất chăm lo các ao cá. Cá gióng thả ở đây đều được huyện, xã hỗ trợ giá nên anh em ai nấy đều phấn khởi”. Bên chân đồi A Lá, cụ dẫn nguồn nước từ khe A Lá chảy vào nên hồ luôn đầy nước và trong xanh, dưới hồ, chúng tôi thấy cá rô phi, cá trê bơi lượn đớp mồi. Đây là mô hình kinh tế theo cụ Quỳnh Hầu nói là vườn-ao-rừng, vườn nhà cụ là chuối lùn, dứa, rau lang, rau muống hạt, ngoài việc làm thực phẩm hằng ngày cho gia đình thì các thứ rau này còn thả xuống hồ ao cho cá ăn. Ao cá nằm ngay bên rừng tràm nên mát mẻ quanh năm. Gia đình cụ khấm khá cũng nhờ mỗi năm tháo hồ 3-4 lần, mỗi lần cho thu nhập từ 10-15 triệu đồng từ việc bán cá cho các người buôn ở chợ A Lưới về tận nhà để mua.

Đi dọc chiều dài của huyện A Lưới, đâu đâu chúng tôi cũng thấy ao, hồ của dân đang nuôi cá, mỗi vùng đều có thế mạnh riêng. Như ở địa bàn các xã vùng trong của huyện A Lưới là A Roàng, A Đớt, Đông Sơn, Hương Lâm và Hương Phong thì người nuôi cá tận dụng nguồn nước từ sông A Sáp, nơi đây phát triển ao, hồ gia đình nên quy mô nuôi nhỏ, chủ yếu phục vụ trong phạm vi gia đình. Hoặc các xã vùng ngoài của huyện là Hồng Thủy, Hồng Vân, Hồng Trung và Bắc Sơn thì họ nuôi cá lồng, bè trên sông Đắckrông, sông Tà Rình, A

Lin. Đặc biệt nơi đây có thủy điện A Lin đang thi công thì trong nay mai sẽ có diện tích mặt nước lớn từ lòng hồ thủy điện A Lin sẽ hứa hẹn nhiều tiềm năng lớn về phát triển kinh tế mô hình nuôi cá nước ngọt.

Ngay tại vùng trung tâm của huyện A Lưới, phong trào nuôi cá nước ngọt ngày càng nhiều và càng có chất lượng, các hộ dân ở A Lưới đã tận dụng các hố bom trong chiến tranh rồi thau chua, rửa phèn, cho nước vào đầy đợi vài năm ngâm nước, tháo nước, đào, bới, xới, nạo vét bùn non và thả vài thứ cá nuôi thử. Dần dần thấy nuôi được cá nên họ mới đầu tư lâu dài và đào thêm được nhiều ao, hồ khác quanh nhà.

Với nhiều cách làm ăn dần dần đồng bào các dân tộc thiểu số ở A Lưới có cuộc sống ổn định, kinh tế khá giả, thoát nghèo góp phần vào việc thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới.

Lãnh đạo huyện và Phòng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện A Lưới cho biết đến năm 2020 sản lượng nuôi cá nước ngọt trên địa bàn toàn huyện đạt 1.347.4 tấn trên diện tích 325ha, giá trị lợi nhuận đạt 35 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho khoảng 500 lao động. Huyện sẽ xây dựng trại cá giống với quy mô 4ha để sản xuất đáp ứng nhu cầu cung cấp con giống tại chỗ, giảm chi phí vận chuyển. Có ít nhất 50 lồng cá đạt tiêu chuẩn được nuôi trên lòng hồ thủy điện vào năm 2020.

Trước mắt tất cả các hộ nuôi cá đều được tập huấn, nắm bắt thuần thục kĩ thuật nuôi cá thâm canh để tăng năng suất và diện tích thâm canh bảo vệ môi trường, đạt tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Các loại cá giống nuôi chủ lực ở A Lưới là chép, mè, rô phi và đang thử nghiệm các loại lóc lai, cá lăng nha…với những thuận lợi đó, hy vọng từ nay đến năm 2020 các hộ nông dân nuôi cá nước ngọt ở A Lưới sẽ được ưu tiên phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản nhờ công tác xã hội hóa trên địa bàn.

Thành Phiên

Page 36: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Trình bày: NGUYỄN VŨ HỒ HẢI ... l Mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất

36 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2016

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2016

Cũng như bao hộ gia đình khác ở xã miền núi Hương Phong này, trước đây gia đình anh Phạm Thanh Trung sống chủ yếu dựa vào khai thác mây, đời sống ngày càng khó khăn do tình trạng khai thác mây quá mức, mây được cất giữ bảo quản và quản lý thiếu kiểm soát dẫn đến cạn kiệt và chất lượng mây không tốt.

Anh Phạm Thanh Trung, Giám đốc HTX Dịch vụ tổng hợp Hương Phong bức xúc: “Trước đây, khi chưa được tuyên truyền thì người dân đi khai thác một cách ồ ạt, họ không quản lý được nguồn mây, trữ lượng mây nên thời gian vừa qua trữ lượng mây trên địa bàn ngày càng suy giảm”.

Với sức trẻ và lòng đam mê đầy nhiệt huyết, anh Trung đã quyết định theo đuổi việc thành lập một hợp tác xã cộng đồng về mây nhằm nâng cao thu nhập, tiến tới vươn lên làm giàu và phát triển cộng đồng. Anh Trung cho biết: “Riêng về về vườn ươm, hàng tháng đã tạo việc làm cho 5-7 xã viên, 3 kỹ sư lâm nghiệp, với mức thu nhập từ 3-4 triệu đồng/người/tháng”.

Được sự hỗ trợ tích cực của WWF-Việt Nam, ngày 19/12/2014, Hợp tác xã Dịch vụ Tổng hợp Hương Phong đã chính thức được thành lập từ những thanh niên trẻ đầy nhiệt huyết, trong đó anh Phạm Thanh Trung, được tín nhiệm bầu làm

Giám đốc hợp tác xã. Đây chính là cơ sở pháp lý và là tiền đề để cho HTX đi vào hoạt động và phát triển cộng đồng một cách đúng theo mục đích và hiệu quả kinh tế như xây dựng vườn ươm cây giống mây bản địa cho các chương trình trồng mây của địa phương, tạo việc làm và thu nhập cho cộng đồng.

Chị Trần Thị Ni Na, là một trong những thành viên của HTX chia sẻ: “Được sự tập huấn của Liên minh hợp tác xã và WWF, gia đình tôi là một thành viên của hợp tác xã được trang bị kiến thức về khai thác mây bền vững,

TÁI SINH RỪNG MÂY:

HƯỚNG ĐI MỚI CHO CƯ DÂN BẢN ĐỊA Ở A LƯỚI

A Lưới là một huyện miền núi với hơn 70% dân số sộng dựa vào nghề rừng, trong đó khai thác cây mây là một nguồn sinh kế chính của bà con. Tuy nhiên, trước tình trạng khai thác mây

quá mức đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái và sinh kế lâu dài của cộng đồng. Với sự hỗ trợ tích cực của Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Quốc tế(WWF), trong những năm qua huyện A Lưới đã trồng mới và mở rộng trên 1000 ha cây dưới tán rừng tự nhiên.

Thành viên HTX Hương Phong chăm sóc rừng mâydưới tán rừng tự nhiên

Page 37: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Trình bày: NGUYỄN VŨ HỒ HẢI ... l Mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất

37BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2016

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2016

như đối với cây mây khi khai thác thì phải đúng kỹ thuật, độ dài cây mây phải có độ dài từ 5m trở lên và không khai thác tận gốc, đảm bảo cây mây được tái sinh. Tôi nhận thấy sau khi tham gia Hợp tác xã thì được giải quyết công ăn việc làm là mục tiêu hàng đầu và tin rằng thu nhập sẽ không ngừng được nâng cao”.

Để đáp ứng nhu cầu giống cây mây trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2016, huyện A Lưới đã tiến hành gieo ươm trên 1,5 triệu cây mây giống. Theo đó, với số lượng 1,5 triệu cây mây giống, sẽ đáp ứng tương đương với diện tích 1.500 ha cho các chương trình, dự án đang được triển khai thực hiện tại huyện A Lưới như: dự án WWF, với số 600 nghìn cây, tương đương với 600 ha, dự án BCC: 360 nghìn cây, tương đương với diện tích 600 ha, dự án 147 của huyện A Lưới về phát triển cây mây dưới tán rừng giai đoạn 2015-2020, góp phần bảo tồn tiềm năng đa dạng sịnh học. Được biết, trong quá trình hình thành, phát triển và sản xuất cây mây giống cũng như trồng mới và mở rộng diện tích mây tại địa bàn huyện A Lưới, có sự tư vấn hỗ trợ tích cực của WWF Việt Nam.

Mặc dù mới đi vào hoạt động nhưng việc phát triển mở rộng diện tích cây mây dưới tán rừng tự nhiên đã thể hiện được vai trò quan trọng về tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu nông thôn, xóa đói giảm nghèo, mở ra nhiều triển vọng mới cho việc phát triển sinh kế lâu dài cho người dân sinh sống ven rừng, gắn liền với nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khai thác, quản lý tài nguyên bền vững.

Đánh giá về vai trò của WWF trong việc hỗ trợ, thúc đẩy chính quyền địa phương các cấp và cộng

đồng trong việc phát triển và tái sinh rừng mây tại địa bàn huyện A Lưới, ông Võ Văn Dự, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế nhấn mạnh: Chúng tôi đánh giá rất cao việc dự án Mây Tre Keo hỗ trợ thông qua một tổ chức xã hội dân sự là Liên minh HTX để thúc đẩy hình thành mô hình HTX Dịch vụ tổng hợp Hương Phong, gồm những trí thức trẻ và những thanh niên tình nguyện tham gia vào phát triển rừng nói chung và phát triển mây bền vững nói riêng, góp phần cải thiện sinh kế người dân trên địa bàn, đồng thời thúc đẩy tạo công ăn việc làm cho những thanh niên ở vùng dân tộc thiểu số miền núi”.

Được biết, qua 4 năm (từ 2012-2015), huyện A Lưới đã trồng được trên 1.000 ha mây dưới các tán rừng tự nhiên, trong đó xã Hương Phong trồng được gần 200ha. Cùng với việc phát triển và mở rộng diện tích gắn liền với việc khai thác mây theo hướng bền vững, huyện A Lưới cũng đã thành lập các đơn vị, doanh nghiệp, HTX để tiến hành thu mua, bảo quản và cung cấp mây cho các doanh nghiệp có trách nhiệm trong mạng lưới của IKIA, mang lại lợi nhuận cho cộng đồng.

Công Bằng

Người dân thu hoạch mây dưới tán rừng

Page 38: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Trình bày: NGUYỄN VŨ HỒ HẢI ... l Mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất

38 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2016

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2016

Không rõ xuất xứCó mặt tại chợ Đông Ba, một trong những trung

tâm mua sắm lớn của tỉnh khi du lịch Huế đang vào mùa cao điểm. Nhiều đoàn khách quốc tế, nội địa nườm nượp ghé thăm các gian hàng TCMN, quà tặng và đặc sản Huế. Nắm bắt nhu cầu này, nhiều tiểu thương đã đầu tư vốn đặt hàng từ các cơ sở sản xuất trong tỉnh và các tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó có cả hàng TCMN “made in China” với nhiều kiểu dáng, mẫu mã bắt mắt. Những chiếc quạt giấy, xích lô gỗ, túi xách thổ cẩm, tượng đồng, rổ tre… mẫu mã đẹp, bắt mắt dao động từ 10.000-250.000đồng/sản phẩm; một

số sản phẩm có kích thước lớn, được thiết kế công phu như tranh thêu, tượng đồng, khảm xương, tra-nh sơn mài có giá cao hơn, từ 250.000 đồng đến trên 1 triệu đồng/sản phẩm.

Chủ gian hàng lưu niệm, chị Nguyễn Thị Hòa lý giải: “Trên địa bàn chợ có vài chục cửa hàng kinh doanh hàng lưu niệm, TCMN nên cạnh tranh gay gắt cả về mẫu mã, chất liệu và giá cả. Trong khi đó, hàng lưu niệm do các cơ sở trên địa bàn tỉnh sản xuất mẫu mã đẹp, chủ yếu làm thủ công nên có giá cao hơn so với nhập từ các tỉnh khác về; còn hàng có xuất xứ Trung Quốc khá đa dạng, nhiều chủng loại, giá thấp, chỉ

bằng một nửa hoặc 2/3 giá sản phẩm do các cơ sở trên địa bàn sản xuất nên thu hút phần đông khách hàng.

Tại các điểm bán hàng phục vụ khách du lịch ở các chùa, lăng tẩm, bến thuyền, nhà ga nằm trên địa bàn thành phố Huế, nhiều sản phẩm TCMN không có con dấu nhận diện nguồn gốc xuất xứ. Những sản phẩm

LÔ GÔ NHẬN DIỆN SẢN PHẨM: NÂNG TẦM HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ HUẾ

Với mục đích quản lý và khai thác có hiệu quả các sản phẩm thủ công mỹ nghệ (TCMN), giúp người tiêu dùng nhận diện và phân biệt sản phẩm TCMN có nguồn gốc trong và ngoài tỉnh,

Sở Công Thương đã xây dựng kế hoạch triển khai “Lô gô nhận diện sản phẩm TCMN Huế” giai đoạn 2016-2017.

Xây dựng lô gô nhận diện sản phẩm TCMN nhằm đảm bảo quyền lợi cho du khách và uy tín các cơ sở sản xuất

Page 39: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Trình bày: NGUYỄN VŨ HỒ HẢI ... l Mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất

39BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2016

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2016

mỹ nghệ đồng, khảm xương, mây tre đan, túi xách thổ cẩm, đèn xếp… do các cơ sở ở các tỉnh, thành phố trong nước sản xuất nằm lẫn lộn nhau và rất khó có thể nhận ra đâu là hàng TCMN Huế. “Huế có khá nhiều quà tặng và hàng lưu niệm đẹp, tinh xảo, song lâu nay các cơ sở sản xuất chưa chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu, chưa đầu tư bao bì đóng gói nên khách mua hàng không thể phân biệt đâu là quà tặng “made in Huế”, đâu là hàng nhập về từ các tỉnh, thành phố khác”, chị Hoàng Ngọc Như, du khách đến từ thành phố Nha Trang nói.

Nhận diện sản phẩmTrước thực trạng trên UBND tỉnh giao Sở Công

Thương xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai “Lô gô nhận diện sản phẩm TCMN Huế” giai đoạn 2016-2017.

Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Nguyễn Lương Bảy cho biết: “Lô gô nhận diện sản phẩm TCMN Huế là chứng nhận áp dụng cho các sản phẩm TCMN Huế sản xuất trên địa bàn tỉnh, được gắn lên hàng hóa, bao bì, phương tiện kinh doanh, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh để chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Hiện, Trung tâm đang triển khai các bước đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ tại Sở Khoa học và Công nghệ, đồng thời khảo sát đánh giá các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đảm bảo các tiêu chí

Trước mắt, lô gô nhận diện sản phẩm TCMN Huế sẽ triển khai đối với 2 nhóm sản phẩm là quà tặng và hàng TCMN, sau đó sẽ nhân rộng đối với các loại đặc sản Huế như tôm chua, mè xửng, dầu tràm, tré, ruốc Huế…

để cấp quyền sử dụng nhằm đảm bảo quyền lợi cho du khách và uy tín cho các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh.”

Qua khảo sát một số cơ sở sản xuất hàng TCMN trên địa bàn tỉnh, đa số các cơ sở thống nhất cao chủ trương của UBND tỉnh về việc triển khai xây dựng lô gô nhận diện sản phẩm TCMN Huế. Đây sẽ là bước đột phá nhằm xây dựng thương hiệu hàng TCMN Huế đối với du khách và các đối tác xuất khẩu. “Nếu được cấp quyền sử dụng lô gô nhận diện sản phẩm TCMN Huế thì khách du lịch sẽ phân biệt được đâu là sản phẩm đồng mỹ nghệ do các cơ sở trên địa bàn tỉnh sản xuất, đâu là hàng nhập về từ các tỉnh khác hoặc xuất xứ Trung Quốc”. Chị Lê Thị Hường, cơ sở đúc đồng phường Phường Đúc chia sẻ.

Khánh Thư

Phát triển nghề mây tre đan truyền thống tại Huế.Ảnh: Internet

Page 40: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Trình bày: NGUYỄN VŨ HỒ HẢI ... l Mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất

40 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2016

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2016

Ngày 22/4/2016, UBND tỉnh đã có Công văn số 57/CTr-UBND ban hành Chương

trình Phát triển thị trường sản phẩm đặc sản Huế giai đoạn 2016-2020. Tại tỉnh Thừa Thiên Huế hầu hết các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm đặc sản Huế đều có quy mô khiêm tốn, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ hoặc hộ kinh doanh cá thể; trong đó, 68% có quy mô lao động dưới 10 người, khoảng 8,3% có vốn sản xuất từ 1-1,5 tỷ đồng và đa phần còn lại có số vốn dưới 0,5 tỷ đồng. Với quy mô như vậy, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm đặc sản Huế gặp nhiều khó khăn trong việc huy động các nguồn lực để mở rộng sản xuất cũng như phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể các khó khăn doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm đặc sản Huế gặp phải như: khả năng tiếp cận các nguồn vốn từ các đối tác tài chính thường rất khó do các yêu cầu thế chấp và thủ tục pháp lý phức tạp; nguồn nguyên liệu đầu vào đa phần không ổn định, công nghệ sản xuất phần lớn còn khá lạc hậu; mẫu mã sản phẩm chủ yếu dựa trên các mẫu mã truyền thống và theo đơn đặt hàng, rất ít cơ sở có thiết kế riêng, nhất là đối với vấn đề bao bì sản phẩm; việc tham gia và tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại còn thụ động, thiếu kinh nghiệm, phụ thuộc vào sự biến động của thị trường…

Trong thời gian qua, với nguồn kinh phí khuyến công đã tích cực hỗ trợ các cơ sở sản xuất đầu tư ứng dụng công nghệ thiết bị tiên tiến, cải tiến mẫu mã sản phẩm, đào tạo nghề,… để hỗ trợ các doanh nghiệp cơ sở mở rộng phát triển sản xuất; đồng thời cũng tiến hành hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở tìm kiếm thị trường, thông qua việc tạo điều kiện cho cac cơ sở giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ

trong nước và nước ngoài, qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua website…

Sở Công Thương cũng đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc trực tiếp với UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế tiến hành rà soát sản phẩm của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và tổ chức các buổi kết giữa lãnh đạo doanh nghiệp và cơ sở cung cấp và bộ phận thu mua của các nhà phân phối. Kết quả năm 2015 đã có hơn 20 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh của tỉnh cung cấp sản phẩm cho các kênh phân phối.

Tuy nhiên với mở rộng số lượng các sản phẩm cung cấp cho các nhà phân phối còn gặp nhiều khó khăn do các nguyên nhân: Quy mô sản xuất nhỏ, chất lượng sản phẩm không đồng đều, chưa đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh, chất lượng sản phẩm…

Với tình hình nêu trên, đặt ra yêu cầu cấp thiết cần có một chương trình định hướng và hỗ trợ phát triển thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm đặc sản của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020.

Vì vậy, Chương trình được thực hiện với mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sản phẩm đặc sản Huế đầu tư mở rộng phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển thị trường thông qua các chương trình, đề án phát triển sản xuất, xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Phạm vi của Chương trình là hỗ trợ xây dựng, bảo hộ thương hiệu, thị trường, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh phân phối các mặt hàng, sản phẩm đặc sản Huế. Các tổ chức, hiệp hội, hội nghề và các đơn vị/cá nhân trực tiếp sản xuất kinh doanh sản phẩm đặc sản Huế thuộc 3 nhóm sản phẩm đặc sản: ẩm thực, sản phẩm nông nghiệp sạch, nông sản; thủ công mỹ nghệ (hàng quà tặng, lưu

PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM ĐẶC SẢN HUẾGIAI ĐOẠN 2016-2020

Page 41: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Trình bày: NGUYỄN VŨ HỒ HẢI ... l Mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất

41BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2016

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2016

niệm) bao gồm: Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; Hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã; Hộ kinh doanh cá thể theo Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.

Theo kế hoạch, Chương trình sẽ đánh giá thực trạng và khả năng phát triển thị trường của các sản phẩm đặc sản Huế, đánh giá tổng quan phát triển thị trường của các sản phẩm đặc sản Huế; khó khăn, thuận lợi trong quá trình tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đặc sản Huế (đối với 3 nhóm sản phẩm đặc sản: ẩm thực, nông nghiệp, quà tặng, lưu niệm). Xây dựng danh mục các sản phẩm đặc sản Huế giai đoạn 2016-2020. Trên cơ sở đánh giá khả năng phát triển thị trường của 3 nhóm sản phẩm đặc sản Huế, đảm bảo sản phẩm phải có thị trường, giá cạnh tranh và sản lượng ổn định, sản phẩm có nguồn lực để đầu tư phát triển sản xuất, phát triển thị trường tiêu thụ. Ưu tiên các sản phẩm đã được các tổ chức, thị trường ghi nhận giá trị thương hiệu (đạt kỷ lục, đăng ký sở hữu trí tuệ,…), các sản phẩm thuộc danh mục phát triển thương hiệu đặc sản Huế.

Ngoài ra Chương trình còn xây dựng, quản lý “Lô gô nhận diện sản phẩm đặc sản, thủ công mỹ nghệ Huế”, quy hoạch phát triển nguồn nguyên liệu sản xuất, hỗ trợ đầu tư ứng dụng thiết bị công nghệ tiên tiến để phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hỗ trợ thiết kế bao bì, nhãn hiệu, xây dựng quy trình đóng gói, hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu, áp dụng và công bố các tiêu chuẩn chất lượng, hỗ trợ xúc tiến thương mại…

Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ và nguồn kinh phí sự nghiệp ngành, danh mục các sản phẩm đặc sản Huế, Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng các đề án hỗ trợ các cơ sở sản xuất, hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đăng ký nhãn hiệu, xây dựng nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm đặc sản Huế, hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng tiên tiến như ISO, VietGAP,... vào hoạt động sản xuất và cả kinh doanh. Hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng, chế biến các sản phẩm nông lâm thủy hải sản. Tham mưu đăng ký, bảo hộ nhãn hiệu nhận diện sản phẩm Huế.

Võ Minh

Nhãn hiệu tập thể Thanh trà Huế

Page 42: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Trình bày: NGUYỄN VŨ HỒ HẢI ... l Mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất

42 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2016

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2016

Tham dự buổi Lễ trao GTCLQG có Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình; Ủy viên Trung ương Đảng-Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh; nguyên Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân; đại diện lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thông tin và Truyền thông; đại diện của các cơ quan, ban ngành Trung ương, địa phương và doanh nghiệp đạt giải.

Phát biểu khai mạc Lễ trao GTCLQG, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Việt Thanh cho biết, GTCLQG được thực hiện hàng năm nhằm xem xét, đánh giá và trao giải thưởng về chất lượng cho những doanh nghiệp đạt thành tích xuất sắc, nổi bật trong việc cải tiến, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động; tham gia tích cực phong trào năng suất-chất lượng của Việt Nam. GTCLQG đã góp phần nâng cao năng lực vật chất, kỹ thuật của các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình tăng cường sự hội nhập kinh tế của đất nước với nền kinh tế khu vực và thế giới.

Giải thưởng Chất lượng Việt Nam được thiết lập và triển khai trên cơ sở chấp nhận mô hình và 7 tiêu chí Giải thưởng Chất lượng của các nước tiên tiến và thuộc hệ thống Giải thưởng GPEA của Tổ chức Chất lượng Châu Á-Thái Bình Dương. Từ năm 2000, Việt Nam liên tục đề cử 2 đến 3 doanh nghiệp Việt Nam tham gia và đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc tế Châu Á-Thái Bình Dương.

Sự tham gia GTCLQG hàng năm đã và đang tạo ra những cơ hội cho các doanh nghiệp học hỏi, cải tiến và nâng cao chất lượng quản lý của mình thông qua việc áp dụng các thực hành sản xuất, kinh doanh tốt nhất. Điều này đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong bước đường hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

GTCLQG được xét tặng cho 4 loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất lớn; Doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ; Doanh nghiệp dịch vụ lớn; Doanh nghiệp dịch vụ vừa và nhỏ. Việc đánh giá và tuyển chọn GTCLQG được tiến hành theo 2 cấp: Hội đồng sơ tuyển tỉnh, thành phố và Hội đồng quốc gia. Quy trình đánh giá và xét thưởng được thực hiện chặt chẽ, thống nhất dựa trên nguyên tắc công khai, minh bạch và khách quan với sự tham dự của hầu hết các cơ quan quản lý nhà nước trung ương và địa phương, tổ chức có liên quan.

“Trao GTCLQG chính là việc ghi nhận doanh nghiệp đạt giải thực sự đã có những thành tích nổi bật trong hoạt động sản xuất kinh doanh, có đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội. Thông qua đó, uy tín và vị thế của doanh nghiệp ngày một nâng cao trong cộng đồng doanh nghiệp, xã hội, nhưng hơn hết vẫn là cơ hội để doanh nghiệp tự hoàn thiện mình thông qua các tiêu chí của GTCLQG”, Thứ trưởng Trần Việt Thanh cho hay.

Theo Ban tổ chức, trong một cuộc điều tra, khảo sát các doanh nghiệp đạt giải giai đoạn 1996-

DOANH NGHIỆP ĐƯỢC THỦ TƯỚNG TRAO TẶNGGIẢI THƯỞNG CHẤT LƯỢNG QUỐC GIA

Ngày 08/5/2016 tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia (GTCLQG); Giải thưởng Chất lượng quốc tế Châu Á Thái Bình Dương

(GPEA) năm 2015 và Lễ tôn vinh 20 năm Giải thưởng Chất lượng Quốc gia. Đây là hoạt động trọng điểm nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm Ngày KH&CN Việt Nam (18/5) năm 2016.

77

Page 43: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Trình bày: NGUYỄN VŨ HỒ HẢI ... l Mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất

43BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2016

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2016

2015 và các Hội đồng sơ tuyển GTCLQG tỉnh, thành phố từ tháng 2 đến tháng 3/2016 do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TĐC) thực hiện cho thấy: (1) Đối với doanh nghiệp được khảo sát: 100% cho rằng GTCLQG giữ một vai trò quan trọng trong việc tạo ra những lợi thế cạnh tranh trong tương lai; 81% cho rằng Giải thưởng đem lại hiệu quả cho hệ thống quản lý và hiệu quả hoạt động SXKD hơn các hệ thống, công cụ quản lý khác; trên 95% cho rằng Giải thưởng có vai trò quan trọng đối với các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. (2) Đối với hội đồng sơ tuyển được khảo sát: 95% cho rằng Giải thưởng được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý và cải tiến hoạt động SXKD; 95% cho rằng Giải thưởng là công cụ cải tiến rất quan trọng đối với doanh nghiệp; 100% cho rằng Giải thưởng đem lại hiệu quả cho hệ thống quản lý và hiệu quả hoạt động SXKD hơn các hệ thống, cộng cụ quản lý khác.

Cho đến nay, GTCLQG là giải thưởng duy nhất về năng suất chất lượng do Thủ tướng Chính phủ ký quyết định trao tặng hàng năm nhằm tôn vinh những doanh nghiệp đạt thành tích xuất sắc trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tăng cường năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động, đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội.

Ngày 26/02/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 311/QĐ-TTg tặng GTCLQG năm 2015 cho 77 doanh nghiệp, trong đó tặng Giải Vàng Chất lượng Quốc gia cho 20 doanh nghiệp và Giải Bạc Chất lượng Quốc gia cho 57 doanh nghiệp.

Để ghi nhận sự đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp đối với sự phát triển của GTCLQG, Thủ tướng Chính phủ đã tặng Bằng khen cho 10 doanh nghiệp tiêu biểu xuất sắc, có thành tích và nhiều đóng góp trong phong trào năng suất - chất lượng và hoạt động của GTCLQG trong 20 năm qua.

Trong khuôn khổ buổi Lễ, Bộ KH&CN công bố kết quả trao Giải thưởng Chất lượng Quốc tế

Châu Á-Thái Bình Dương năm 2015 cho 03 doanh nghiệp của Việt Nam gồm: Công ty TNHH MTV Du lịch Dịch vụ Dầu khí Việt Nam OSCVN (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu); Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long (Thành phố Hồ Chí Minh); Công ty TNHH Nam Dược (tỉnh Nam Định).

Phát biểu tại buổi lễ, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình đánh giá cao những cố gắng của Bộ KH&CN, Tổng cục TĐC, các Bộ ngành, các địa phương trong công tác tổ chức triển khai thành công hoạt động GTCLQG trong suốt 20 năm qua.

Trưởng ban Kinh tế Trung ương mong muốn GTCLQG sẽ tiếp tục phát huy những thành tựu trong 20 năm qua, đồng thời đóng góp cho thành công của Phong trào Năng suất-Chất lượng tại Việt Nam nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2010. Qua đó, Giải thưởng sẽ là động lực thúc đẩy hoạt động năng suất và chất lượng, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng như cả nền kinh tế.

Cũng theo Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình, ngoài việc đổi mới Giải thưởng như: hoàn thiện hệ thống văn bản, tiêu chí giải thưởng, quy trình xét thưởng, sự tham gia của các bên liên quan, hoạt động tuyên truyền, đào tạo…, cơ quan chủ trì triển khai GTCLQG ở trung ương và địa phương cần tiếp tục định hướng cho các doanh nghiệp tiếp cận Giải thưởng. “Đây chính là giá trị gia tăng mà GTCLQG đem lại và cũng là cách để lôi cuốn được nhiều doanh nghiệp tham gia, áp dụng GTCLQG không chỉ để đạt giải mà còn với mục đích trên hết là tự hoàn thiện mình để vươn đến sự hoàn thiện trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản lý” Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh.

HT

Page 44: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Trình bày: NGUYỄN VŨ HỒ HẢI ... l Mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất

44 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2016

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2016

Hưởng ứng Ngày Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam năm 2016

(18/5/2016), ngày 11/5/2016 Bộ KH&CN phối hợp với Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Chương trình Con người và Sinh quyển và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học “KH&CN phục vụ bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững các Khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận tại Việt Nam” tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Tham dự Hội thảo có ông Phạm Công Tạc, Thứ trưởng Bộ KH&CN; Ông Đỗ Việt Hùng, phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; đại diện Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam; các chủ nhiệm đề tài KH&CN về các Khu dự trữ sinh quyển cùng đại diện các Khu dự trữ sinh quyển tham dự.

Việt Nam là quốc gia có tính đa dạng sinh học cao của thế giới và khu vực. Năm 2000 UNESCO đã công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên của Việt Nam là Cần Giờ. Đến năm 2015 UNESCO công nhận Lang Biang là Khu dự trữ sinh quyển thế giới thứ 9 của Việt Nam.

Từ năm 2015 Bộ KH&CN đã phối hợp với Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và Ủy ban Chương trình Con người và Sinh quyển Việt Nam xem xét các nhu cầu của 09 Khu dự trữ sinh quyển thế giới của Việt Nam về các vấn đề phát triển bền vững như hài hòa giữa bảo tồn đa dạng sinh học với sinh kế của người dân, với phát triển kinh tế của địa phương, hài hòa giữa bảo tồn đa dạng sinh học với bảo tồn văn hóa dân tộc, với phát huy tri thức bản địa… Các nhà khoa học trong lĩnh vực khoa học tự nhiên cũng như khoa học xã hội thảo luận và đề xuất những vấn đề nghiên cứu nhằm giúp địa phương giải quyết những vấn đề này.

Trên cơ sở đó, Bộ KH&CN đã phê duyệt và tổ chức thực hiện cho 05 nhiệm vụ khoa học và

công nghệ cấp quốc gia thực hiện tại 05 Khu dự trữ sinh quyển. Kết quả của mỗi nhiệm vụ này sẽ là một số mô hình về bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững được thí điểm triển khai thực hiện tại một Khu dự trữ sinh quyển. Những mô hình này là kinh nghiệm để các Khu khác học tập và có tác dụng lan tỏa cho cả mạng lưới các Khu dự trữ sinh quyển của Việt Nam. Theo Thứ trưởng Phạm Công Tạc: “Bộ KH&CN quyết định dành một phần hỗ trợ cho các Khu dự trữ sinh quyển bằng ngân sách sự nghiệp khoa học để nghiên cứu với mong muốn các kết quả này sẽ giúp các Khu dự trữ sinh quyển vừa bảo tồn nguồn gene, bảo tồn hệ sinh thái, thực, động vật, văn hóa bản địa của người dân ở các khu dự trữ… Bên cạnh đó các giải pháp khai thác thiên nhiên nhưng vẫn giữ cho thiên nhiên sạch và phát triển bền vững cũng sẽ được đưa ra”.

Tại Hội thảo, các chủ nhiệm nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia báo cáo về nội dung nghiên cứu, kế hoạch thực hiện và dự kiến sản phẩm của mình. Hội thảo sẽ là diễn đàn để các Khu dự trữ sinh quyển cùng các nhà khoa học trao đổi, thảo luận về những vấn đề nêu trên.

Hội thảo được tổ chức tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, là tổ chức chủ trì của Chương trình Con người và Sinh quyển Việt Nam, đồng thời nhằm tạo điều kiện cho sinh viên và học viên sau đại học có cơ hội tham dự hội thảo nhằm thông tin rộng rãi về những nghiên cứu trong lĩnh vực phát triển bền vững cho thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai sẽ tiếp bước trên con đường xây dựng và phát triển đất nước theo hướng bền vững.

ĐT(Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển

truyền thông KH&CN)

ỨNG DỤNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẢO TỒN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

CÁC KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN TẠI VIỆT NAM

Page 45: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Trình bày: NGUYỄN VŨ HỒ HẢI ... l Mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất

45BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2016

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2016

Theo báo cáo của Sở KH&CN, hoạt động KH&CN trong quý I/2016 đã triển khai sôi nổi, bước đầu thực hiện đúng kế hoạch đề ra của năm, Sở KH&CN đã bám sát chương trình công tác của UBND tỉnh để triển khai thực hiện kế hoạch của ngành.

Các huyện, thị xã, thành phố đã chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động KH&CN trong năm 2016 của địa phương để triển khai, đây là một nét mới trong việc triển khai hoạt động KH&CN. Các địa phương cũng đã dần chú trọng hơn về hoạt động nghiên cứu thử nghiệm; có 32 đề tài, dự án cấp cơ sở được Hội đồng KH&CN cấp huyện phê duyệt để triển khai trong năm 2016. Ngoài ra, các địa phương cũng đã đẩy mạnh công tác tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, chuyển giao công nghệ cho người dân; đã chủ động phối hợp với Sở KH&CN để triển khai công tác quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và công tác quản lý hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng trên địa bàn.

Các sở, ban, ngành đã tích cực đề xuất và nhận triển khai thực hiện các nhiệm vụ KH&CN nhằm giải quyết các vấn đề cấp thiết của ngành phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội tỉnh nhà.

Tuy nhiên, năm 2016 là năm đầu tiên ngành KH&CN tỉnh triển khai các văn bản mới của ngành. Dù là các văn bản được cụ thể hóa từ các văn bản của trung ương, nhưng lại chưa có hướng dẫn rõ ràng nên một số hoạt động trong công tác triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu, thử nghiệm của ngành vẫn còn lúng túng. Một khó khăn nữa trong hoạt động KH&CN của tỉnh nhà thời gian qua đó là hiện nay tại các sở, ban, ngành mặc dù đã có sự phân công đơn vị, chuyên viên cũng như

lãnh đạo phụ trách KH&CN tuy nhiên chế độ báo cáo, cung cấp thông tin hoạt động KH&CN định kỳ vẫn chưa được quan tâm đúng mức (chỉ có 18/33 đơn vị có báo cáo về tình hình hoạt động KH&CN), các nội dung của báo cáo vẫn còn chung chung, chưa mang tính chất hoạt động KH&CN.

Ngoài các nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng nhiệm vụ của ngành, quý II/2016 ngành KH&CN sẽ tập trung và hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm như tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày KH&CN Việt Nam 18/5; triển khai xây dựng danh mục các nhiệm vụ KH&CN cho năm 2017 theo quy trình; tiếp tục làm tốt vai trò tham mưu cho Sở và Ban chỉ đạo 144 của tỉnh về việc xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại các cơ quan hành chính trên địa bản tỉnh Thừa Thiên Huế…

Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe ông Hà Văn Tuấn-Phó chủ tịch UBND huyện Quảng Điền trình bày tham luận: “Một số kết quả trong chỉ đạo thực hiện đề án “Đầu tư mở rộng vùng nguyên liệu, xây dựng cơ sở thu mua và chế biến rau má Quảng Thọ”. Ngoài ra, Hội nghị cũng đã được nghe đại diện phòng Quản lý Khoa học giới thiệu dự thảo Quy chế quản lý nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước địa phương, đại diện Phòng Kế hoạch-Tài chính phổ biến các văn bản mới về công tác kế hoạch-tài chính, hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán năm 2017.

Hải Yến

GIAO BAN NGÀNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆTỈNH THỪA THIÊN HUẾ QUÝ I, NĂM 2016

Ngày 15/4/2016, tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Quảng Điền, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã phối hợp với UBND huyện Quảng Điền tổ chức Hội nghị giao ban ngành

KH&CN quý I, năm 2016 và bàn kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm quý II, năm 2016.

Page 46: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Trình bày: NGUYỄN VŨ HỒ HẢI ... l Mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất

46 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2016

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2016

Được tổ chức 2 năm một lần (vào các năm chẵn), Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế được xét trao tặng cho các tác giả, nhóm tác giả có những công trình khoa học và công nghệ có giá trị khoa học, kinh tế, xã hội cao, được thực hiện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm khuyến khích việc nghiên cứu, áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến vào sản xuất và đời sống; qua đó tôn vinh, ghi nhận công lao của các tổ chức và cá nhân có đóng góp nổi bật cho khoa học và công nghệ, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội của quê hương, đất nước. Ngoài ra, Giải thưởng còn nhằm tuyển chọn các công trình khoa học và công nghệ tham gia Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam năm 2016.

Phát biểu tại hội nghị, GS.TS Trần Hữu Dàng, Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật, Trưởng ban tổ chức Giải thưởng kêu gọi lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức, doanh nghiệp cần quan tâm làm tốt hơn công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về Giải thưởng để thu hút đông đảo đối tượng tham gia; có cơ chế hỗ trợ để các công trình sáng tạo khoa học và công nghệ đoạt giải được ứng dụng, triển khai rộng rãi và hiệu quả trong sản xuất và đời sống.

Theo ThS Trần Giải, Phó Chủ tịch thường trực Liên hiệp hội, Phó trưởng ban tổ chức, năm nay Giải thưởng được xét và trao cho các công trình thuộc 07 lĩnh vực: Công nghệ thông tin, điện tử và viễn thông; Cơ khí và tự động hóa; Sinh-y học phục vụ sản xuất và đời sống; Công nghệ vật liệu; Công nghệ nhằm bảo vệ môi trường và sử

dụng hợp lý tài nguyên; Công nghệ tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng mới; Khoa học xã hội và nhân văn.

Ngoài các giải thưởng do Ban Tổ chức trao (Giải nhất: 10.000.000đ; Giải nhì: 7.000.000 đồng; Giải ba: 5.000.000đ; Giải khuyến khích: 3.000.000 đồng), các tác giả chủ nhiệm, phó chủ nhiệm công trình đoạt giải nhất, nhì, ba được Ban Tổ chức đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xét trao Bằng Lao động sáng tạo. Các tác giả trẻ là đoàn viên, thanh niên có công trình đoạt giải nhất được nghị Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xét trao Huy hiệu Tuổi trẻ sáng tạo.

Các công trình khoa học và công nghệ đoạt giải cao sẽ được tuyển chọn tham gia Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam năm 2016. Các công trình đoạt giải nhất, nhì, ba của Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam năm 2016 được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen.

Võ Khang

TRIỂN KHAI GIẢI THƯỞNG SÁNG TẠOKHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LẦN THỨ VIII, NĂM 2016

Ngày 21/4/2016 Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp hội) phối hợp với Đại học Huế, Liên đoàn Lao động, Sở Khoa học và Công nghệ, Tỉnh đoàn Thừa Thiên Huế và các

đơn vị liên quan tổ chức hội nghị triển khai Giải thưởng Sáng tạo Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VIII, năm 2016.

Toàn cảnh Hội nghị

Page 47: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Trình bày: NGUYỄN VŨ HỒ HẢI ... l Mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất

47BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2016

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2016

Trong bốn ngày từ 21-24/4/2016, Cục An toàn bức xạ hạt nhân phối hợp với Sở Khoa

học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lớp tập huấn “Đào tạo về an toàn bức xạ trong y tế và công nghiệp năm 2016”. Tham dự khóa đào tạo có hơn 50 học viên đến từ gần 30 đơn vị là các cơ quan, tổ chức và cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực an toàn bức xạ trên địa bàn tỉnh.

Tại lớp tập huấn, các học viên đã được nghe các giảng viên đến từ Cục An toàn bức xạ hạt nhân phổ biến các nội dung về kỹ thuật; Hệ thống các quy định pháp luật về bảo đảm an toàn bức xạ; Nội dung đối với nhân viên bức xạ trong X-quang chuẩn đoán y tế, đối với nhân viên bức xạ trong sử dụng thiết bị điều khiển hạt nhân trong công nghiệp và đối với nhân viên bức xạ trong sử dụng nguồn phóng xạ kín khác.

Tiếp đó, ngày 22/4/2016, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Phòng Công thương huyện Phong Điền

tổ chức lớp tập huấn phổ biến văn bản pháp quy về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa trên địa bàn huyện Phong Điền. Tại buổi tập huấn, các chủ cơ sở đã được nghe các báo cáo viên đến từ Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình bày các nội dung nổi bật có trong Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN ngày 26/9/2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2 và Thông tư 21/2014/TT-BKHCN ngày 15/7/2014 quy định về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn. Các quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy; Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em và Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn đối với thiêt bị điện và điện tử. Các hình thức xử phạt cũng như mức phạt được quy định nếu các cơ sở có sự sai phạm trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa cũng đã được đề cập.

Hải Yến

TẬP HUẤN, ĐÀO TẠOTRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Ông Trần Duy Chiến, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ phát biểu khai mạc lớp tập huấn

Page 48: BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Trình bày: NGUYỄN VŨ HỒ HẢI ... l Mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất

48 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, SỐ 4-5/2016

CHÀO MỪNG NGÀY KH&CN VIỆT NAM 18/5/2016

Hưởng ứng Festival Huế năm 2016 và chào mừng 03 năm thành lập Hội

(19/6/2013), chiều ngày 28/4/2016, Hội Nội tiết-Đái tháo đường tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Festival khoa học về bệnh Đái tháo đường và rối loạn chuyển hóa với chủ đề “Cập nhật chẩn đoán, điều trị, theo dõi bệnh Đái tháo đường và rối loạn chuyển hóa”.

Festival khoa học về bệnh Đái tháo đường và rối loạn chuyển hóa với chủ đề “Cập nhật chẩn đoán, điều trị, theo dõi bệnh Đái tháo đường và rối loạn chuyển hóa” là Chương trình dành cho các nhà khoa học, bác sỹ chuyên khoa Nội Nội tiết và đa khoa lĩnh vực Nội khoa, học viên sau Đại học, sinh viên y khoa. Đối với các bệnh nhân Đái tháo đường và rối loạn chuyển hóa,

FESTIVAL KHOA HỌC VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNGVÀ RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA

GS.TS Trần Hữu Dàng-Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường tỉnh phát biểu khai mạc Chương trình.Ảnh: Internet

người nhà bệnh nhân và tất cả các đối tượng quan tâm,

Theo GS.TS Trần Hữu Dàng, Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, trong những năm gần đây, đái tháo đường đang trở nên là vấn đề lớn đối với giới y khoa cũng như với cộng đồng. Tần suất bệnh Nội tiết, Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa là bệnh không lây nhiễm ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong mô hình bệnh tật. Năm 2000, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở Hà Nội đã là 3,62%. Năm 2001, tỷ lệ này tại khu vực nội thành của bốn thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh) là 4,1%, tỷ lệ giảm dung nạp glucose máu là 5,1%. Hiện nay, tỷ lệ đái tháo đường tại Việt Nam khoảng 5,4%.

Hải Yến