20
SỐ 13 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 04 - 2014 1. Tđiển Logistics 2. Khách hàng Logistics 3. Quy định Pháp lut 4. Tiêu điểm tháng 03/2014 5. Các công ty Logistics 6. Gii pháp qun trLogistics 7. Xu hướng thtrường 8. Skin Logistics tháng ti

Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · Khó có thể hình dung người khổng lồ Vinamilk hôm nay lại sinh ra và lớn lên trong môi trường khó khăn đến như

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · Khó có thể hình dung người khổng lồ Vinamilk hôm nay lại sinh ra và lớn lên trong môi trường khó khăn đến như

SỐ 13

BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 04 - 2014

1. Từ điển Logistics

2. Khách hàng Logistics

3. Quy định – Pháp luật

4. Tiêu điểm tháng 03/2014

5. Các công ty Logistics

6. Giải pháp quản trị Logistics

7. Xu hướng thị trường

8. Sự kiện Logistics tháng tới

Page 2: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · Khó có thể hình dung người khổng lồ Vinamilk hôm nay lại sinh ra và lớn lên trong môi trường khó khăn đến như

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 1

7 NGUYÊN TẮC NỀN TẢNG CỦA QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG

Để cân bằng được nhu cầu của khách hàng với tăng trưởng có lãi, các công ty đã ngày càng đẩy mạnh việc cải tiến mạnh mẽ hoạt động quản lý chuỗi cung ứng. Những nỗ lực của họ được thể hiện trong bảy nguyên tắc của quản lý chuỗi cung ứng mà nếu vận dụng nhuần nhuyễn có thể đẩy mạnh doanh số, kiểm soát chi phí và tối ưu hóa việc sử dụng tài sản cũng như sự hài lòng của khách hàng. Những vận dụng thành công các nguyên tắc này đã chứng minh một cách thuyết phục rằng bạn có thể làm hài lòng khách hàng đồng thời với việc đảm bảo sự tăng trưởng có lãi.

Bảy nguyên Tắc vàng trong quản lý chuỗi cung ứng:

1. Phân khúc khách hàng dựa trên nhu cầu.

Phân khúc khách hàng dựa trên nhu cầu của họ thành những nhóm riêng biệt và áp dụng quản lý chuỗi cung ứng để phục vụ từng phân khúc này một cách hiệu quả.

2. Cá biệt hóa mạng lƣới logistics

Cá biệt hóa mạng lưới logistics đối với từng yêu cầu về dịch vụ và mức độ sinh lợi của từng phân khúc khách hàng.

3. Lắng nghe những tín hiệu của nhu cầu thị trƣờng để lên kế hoạch phù hợp.

Lắng nghe những dấu hiệu quả thị trường và khớp với việc lên kế hoạch nhu cầu tương ứng trong toàn bộ chuỗi cung ứng, bảo đảm những dự đoán là nhất quán và phân bổ nguồn lực tối ưu.

4. Khác biệt hóa sản phẩm gần hơn với khách hàng.

Khác biệt hóa sản phẩm đến gần với khách hàng hơn và đẩy mạnh sự thay đổi tương ứng chuỗi cung ứng.

5. Xây dựng chiến lƣợc tìm kiếm nguồn cung.

Quản lý nguồn cung cấp một cách chiến lược để giảm tổng chi phí nguyên liệu và dịch vụ.

6. Phát triển chiến lƣợc ứng dụng công nghệ thông tin trong suốt chuỗi cung ứng.

Phát triển chiến lược ứng dụng công nghệ trong toàn bộ chuỗi cung ứng mà có thể hỗ trợ nhiều cấp độ trong việc ra quyết định và giúp đưa ra cái nhìn rõ hơn về dòng chảy sản phẩm, dịch vụ và thông tin.

7. Áp dụng các hệ thƣớc đo hiệu quả theo nhiều kênh.

Xây dựng hệ thống thước đo mở rộng trong nhiều kênh để đánh giá thành công tổng hợp hướng tới người tiêu dùng cuối cùng một cách hiệu quả và hiệu năng.

Back

TỪ ĐIỂN LOGISTICS 1

Page 3: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · Khó có thể hình dung người khổng lồ Vinamilk hôm nay lại sinh ra và lớn lên trong môi trường khó khăn đến như

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2

CUỘC CHƠI LỚN CỦA VINAMILK

Từ một công ty nhà nước chỉ có 3 nhà máy, sau 37 năm Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (VNM) đã vươn lên vị trí số 1 trong ngành sữa.

Thơ ấu gian khó

Khó có thể hình dung người khổng lồ Vinamilk hôm nay lại sinh ra và lớn lên trong môi trường khó khăn đến như thế vào những năm 1970-1980 của thế kỷ trước. Năm 1976, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) được thành lập, tiền thân là Công ty Sữa, Cafe Miền Nam, trực thuộc Tổng cục Công nghiệp Thực phẩm miền Nam. Công ty bao gồm ba đơn vị trực thuộc là Nhà máy sữa Thống Nhất, Trường Thọ và Dielac. Buổi đầu, toàn bộ hệ thống dây chuyền, máy móc cũ kỹ lạc hậu, phụ tùng thiếu thốn, nguyên liệu sản xuất không có.

Trải qua các giai đoạn phát triển với nhiều thăng trầm, Vinamilk đã không ngừng mở rộng về quy mô lẫn thị trường và đặc biệt cho ra đời nhiều sản phẩm có giá trị cao, đáp ứng được nhu cầu trong nước và hướng tới xuất khẩu. Theo số liệu chính thức của Vinamilk, đến năm 2013 công ty đã có 24 đơn vị trực thuộc và 1 văn phòng chính, với tổng số cán bộ công nhân viên gần 6.000 người. Trong đó có 1 nhà máy sản xuất sữa ở New Zealand (do Vinamilk đầu tư xây dựng và sở hữu – PV) và 13 nhà máy sản xuất sữa hiện đại, trải dài từ Bắc vào Nam và đã chạy hết 100% công suất.

Cụm nhà máy này mỗi ngày sản xuất và đưa ra thị trường hơn 18 triệu sản phẩm đủ chủng loại. Chức năng chính của Vinamilk là sản xuất sữa và các chế phẩm từ sữa bao gồm: sản phẩm chủ lực là sữa nước và sữa bột, sữa chua, nước trái cây; sản phẩm có giá trị gia tăng như sữa đặc, sữa chua ăn và sữa chua uống, kem, pho mát… Nhiều năm qua, với những nỗ lực lớn Vinamilk đã trở thành một trong những doanh nghiệp lớn nhất của Việt Nam đóng góp lớn cho việc hiện đại hóa đất nước.

Cốt lõi công nghệ

Nền tảng khoa học công nghệ đóng một vai trò then chốt đối với một doanh nghiệp sản xuất sữa. Thị trường Việt Nam có một đặc điểm là trong tâm lý của hầu hết người tiêu dùng, sản phẩm nhập ngoại được mặc định phải tốt hơn, được bán với giá cao hơn sản phẩm sản xuất trong nước. Để thay đổi tâm lý và hành vi tiêu dùng ấy, không có cách nào khác các doanh nghiệp sữa nội phải chứng minh công nghệ của mình hoàn toàn có thể sản xuất được những sản phẩm sữa có chất lượng tương đương nhưng giá cả cạnh tranh hơn so với sữa ngoại. Vinamilk cho biết họ luôn đi đầu trong việc đầu tư trang thiết bị hiện đại để thực hiện mục tiêu nâng tầm chất lượng sữa nội. Quan điểm kinh doanh được đặt ra là “Không thể có những sản phẩm tốt nhất nếu không có những công nghệ tốt nhất”.

Không khó để nhận thấy

KHÁCH HÀNG LOGISTICS 2

Page 4: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · Khó có thể hình dung người khổng lồ Vinamilk hôm nay lại sinh ra và lớn lên trong môi trường khó khăn đến như

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3

Vinamilk đã thường xuyên, liên tục đầu tư để nâng chất sản phẩm của mình. Trong năm 2013, công ty này đã đầu tư hai “siêu” nhà máy sữa lớn hiện đại bậc nhất thế giới, đặt tại tỉnh Bình Dương. Đó là Nhà máy sữa bột Việt Nam có vốn đầu tư 2.000 tỉ đồng, bắt đầu hoạt động từ tháng 4/2013 và Nhà máy sữa Việt Nam (chuyên sản xuất sữa nước) có vốn đầu tư 2.400 tỉ đồng khánh thành vào tháng 9/2013. Hai nhà máy được đầu tư công nghệ tiên tiến nhất của ngành sữa, đủ sức đáp ứng mọi tiêu chuẩn quốc tế về an toàn vệ sinh thực phẩm và môi trường. Nhà máy sữa bột Việt Nam có tổng công suất 54.000 tấn sữa bột/năm, được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng sữa đạt chuẩn quốc tế cho khoảng 700.000 trẻ em Việt Nam mỗi năm. Toàn bộ trang thiết bị, công nghệ của nhà máy được cung cấp bởi tập đoàn GEA (Đức), đảm bảo các dưỡng chất, vitamin, khoáng chất… không bị biến đổi trong quá trình chế biến.

Nhà máy sữa Việt Nam có công suất lên đến hơn 400 triệu lít sữa/năm trong giai đoạn 1 và tăng lên 800 triệu lít sữa/năm trong giai đoạn 2. Nhà máy sử dụng công nghệ tích hợp và tự động hiện đại do Tetra Pak (Thụy Điển), tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực này cung cấp. Công nghệ được lắp đặt theo yêu cầu của Vinamilk là công nghệ mới nhất mà tập đoàn Tetra Pak đang cung cấp trên thế giới. Nhà máy sữa nước hoạt động dựa trên một dây chuyền tự động khép kín từ khâu nguyên liệu đầu vào đến đầu ra sản phẩm.

Chìa khóa vùng nguyên liệu

Với mục tiêu nâng dần sử dụng nguyên liệu nội địa từ 30% hiện nay lên 40%, Vinamilk đã đầu tư vào hệ thống phát triển nguồn nguyên liệu theo tiêu chuẩn quốc tế từ khâu trồng cỏ, xây dựng chuồng trại, chế biến thức ăn cho bò đến quản lý thú y, môi trường xung quanh,…Từ năm 2007 đến nay, Vinamilk đã đầu tư khoảng 800 tỉ đồng xây dựng 5 trang trại có quy mô lớn với toàn bộ bò giống nhập khẩu từ Úc, trong đó có 8.000 con bò sữa, cho 90 tấn sữa/ngày. Công ty còn liên kết với hơn 5.000 hộ dân chăn nuôi bò sữa với hơn 65.000 con bò trên cả nước, thu mua 460 tấn sữa/ngày. Sắp tới, Vinamilk sẽ đầu tư thêm 4 trang trại mới với tổng vốn đầu tư khoảng 3.000 tỷ đồng tại Tây Ninh (10.000 con bò); Hà Tĩnh (3.000 con bò); Thanh Hóa 1 (Thống Nhất) với 20.000 con bò và Thanh Hóa 2 (Như Thanh) với 3.000 con bò.

Hệ thống chuồng trại chăn nuôi bò sữa được Vinamilk đầu tư xây dựng theo công nghệ hiện đại nhất của thế giới, như hệ thống mái được áp dụng công nghệ chống nóng bằng tôn lạnh với lớp nguyên liệu cách nhiệt; hệ thống cào phân tự động; hệ thống máng uống tự động; hệ thống quạt làm mát trong chuồng. Mỗi con bò được đeo một con chíp điện tử dưới cổ để nhận dạng qua hệ thống Alpro hiện đại do Công ty Delaval cung cấp. Những chíp điện tử này giúp kiểm tra lượng sữa chính xác của từng con và phát hiện được bò động dục và bò bệnh để các bác sỹ thú y điều trị kịp thời. Trong năm 2013, Tổ chức Bureau Veritas (Pháp) cũng đã cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2008 cho hai Trang trại chăn nuôi bò sữa của Vinamilk tại tỉnh Tuyên Quang và Nghệ An.

Tuy nhiên, Vinamilk cũng phải đối mặt với không ít thách thức trong việc mở rộng vùng nguyên liệu. Cụ thể, theo một nguồn tin trong ngành sữa, giá mua sữa nguyên liệu đầu vào tại Việt Nam có thể lên tới 12.000 đồng/lít, trong khi giá mua một lít sữa nguyên liệu tại Mỹ chỉ bằng một nửa, khoảng

Page 5: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · Khó có thể hình dung người khổng lồ Vinamilk hôm nay lại sinh ra và lớn lên trong môi trường khó khăn đến như

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4

6.000 đồng. Đó chính là lý do khiến Vinamilk tiến hành thương vụ M&A gần đây đối với một công ty sữa tại Mỹ, mục đích là đầu tư xây dựng nhà máy tại Mỹ để sản xuất các sản phẩm rồi xuất ngược về Việt Nam. Chiến lược này còn có một lợi thế nữa là đánh trúng tâm lý chuộng mác ngoại của người tiêu dùng Việt, vì sản phẩm này có thể sẽ được Vinamilk đặt tên thương hiệu ngoại.

Ra thế giới – Cuộc chơi lớn

Với cột mốc 1 tỉ USD mà Vinamilk đã hoàn thành, bây giờ là thời điểm mang tính bước ngoặt cho vận mệnh của công ty trong tương lai. Sau hơn 37 năm phát triển, có thể nói Vinamilk đã tạo lập được một thương hiệu uy tín và được người tiêu dùng tin tưởng. Thị phần của Vinamilk tại Việt Nam trong phân khúc sữa đặc có đường là 75%, sữa nước 50%, sữa bột 30% và sữa chua lên đến 90%. Không chỉ nỗ lực nâng cao thị phần trong nước, Vinamilk còn đang vươn ra một số thị trường khác trên thế giới. Năm 2013, tổng doanh số xuất khẩu của Vinamilk đạt khoảng 230 triệu USD, trong đó riêng thị trường Campuchia vào khoảng 40-50 triệu USD, một thị trường đủ tiềm năng để công ty tính chuyện xây một nhà máy tại đây. Ngoài ra, công ty còn có cổ phần tại một nhà máy sữa ở New Zealand, không chỉ sản xuất sữa bột phục vụ thị trường nước sở tại mà Vinamilk còn đầu tư dây chuyền sản xuất sữa tươi tiệt trùng để cung cấp cho thị trường Việt Nam. Hiện sản phẩm của Vinamilk đã có mặt tại 26 quốc gia trên thế giới.

Doanh số xuất khẩu trong năm 2014 dự kiến tăng 27% và trong những năm tiếp theo tăng từ 10-15%/năm. Lũy kế doanh thu xuất khẩu trong vòng 5 năm liên tục, từ năm 2008 đến 2012, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Vinamilk đạt 62%. Năm 2008, Vinamilk đạt doanh thu xuất khẩu hơn 1.215 tỉ đồng, đến năm 2012 tăng lên hơn 3,712 tỉ đồng. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của công ty đã đạt tổng giá trị khoảng 230 triệu USD (tương đương với 4.700 tỉ đồng).

Năm 2010, Vinamilk là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất của Việt Nam được công nhận là 1 trong 200 doanh nghiệp xuất sắc nhất châu Á do tạp chí Forbes Asia bầu chọn. Tạp chí Forbes của Mỹ đã 3 lần liên tiếp bình chọn bà Mai Kiều Liên là một trong 50 nữ doanh nhân xuất sắc nhất châu Á. Đầu tháng 9/2013, tạp chí Forbes Việt Nam vừa công bố danh sách 50 công ty tốt nhất trên thị trường chứng khoán, trong đó, Vinamilk đứng đầu.

Back

Page 6: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · Khó có thể hình dung người khổng lồ Vinamilk hôm nay lại sinh ra và lớn lên trong môi trường khó khăn đến như

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 5

ĐỒNG LOẠT KIỂM TRA TẢI TRỌNG XE TỪ 01/04/2014

Tổng cục đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) có công văn số 778/TCĐBVN-ATGT gửi Sở GTVT, các Cục Quản lý đường bộ yêu cầu các địa phương đồng loạt kiểm tra tải trọng xe trên các Quốc lộ trọng điểm từ ngày 01/04/2014.

Để “siết” tình trạng phương tiện vận tải đường bộ vi phạm chở hàng quá tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các Sở GTVT tăng cường kiểm tra, giám sát và duy trì hoạt động liên tục hàng ngày của trạm cân lưu động.

Đối với các địa phương được cấp bộ cân lưu động đợt 2, Sở GTVT tham mưu cho UBND tỉnh sớm ban hành các văn bản pháp lý và hoàn thiện thủ tục để đưa bộ cân vào kiểm tra tải trọng xe.

Theo kế hoạch triển khai năm 2014, Bộ GTVT tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông theo chủ đề “Siết chặt quản lý hoạt động vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện.”

Hoạt động kiểm soát tải trọng xe sẽ triển khai đồng loạt ở tất cả các địa phương, trên các tuyến giao thông, tập trung vào đối tượng xe tải nặng, xe container, xe chở vật liệu xây dựng; vi phạm chở quá tải trọng phải xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Thêm vào đó, để triển khai quyết liệt, đồng bộ chủ trương của Chính phủ về kiểm soát tải trọng xe, ngày 4/4/2014, Bộ trưởng Bộ GTVT (GTVT) đã ký Công văn số 3703/BGTVT-VT yêu cầu các tỉnh cần phải kiểm soát tải trọng xe 24/24 giờ.

CHỈ THỊ VỀ GIẢI PHÁP CHỐNG TIÊU CỰC TRONG ĐĂNG KIỂM GIAO THÔNG

Ngày 12/04/2014, Thủ tướng đã có Chỉ thị 08/CT-TTg về các giải pháp cấp bách để nâng cao chất lượng và chống tiêu cực trong công tác đăng kiểm phương tiện GTVT, trong đó bao gồm:

- Kiểm tra toàn diện, đình chỉ hoạt động trung tâm đăng kiểm vi phạm

- Luân chuyển cán bộ đăng kiểm

- Điều tra, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm

- Tăng cường tuyên truyền về đăng kiểm

VIỆT NAM CÓ BỘ CHỈ SỐ NGÀNH LOGISTICS

Ngày 18/03/2014, Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) và Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics đã công bố Bộ chỉ số ngành Logistics Việt Nam (VLI Logistics Index).

VLI Logistics Index là bộ chỉ số được tính toán, cập nhật liên tục hằng ngày để cung cấp bức tranh tổng thể của ngành, làm cơ sở cho việc dự báo các mô hình, phản ánh sự kiện thường xuyên để giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định kịp thời. Việc chọn mẫu của VLI Logistics Index sẽ dựa trên các chỉ số kinh tế nổi tiếng thế giới như NASDAQ, S&P500, NIKKEI…, đồng thời, đánh giá chỉ số VLI Logistics Index sẽ đemS đến thông tin nhiều, nhanh và chính xác hơn để các nhà đầu tư có thêm những góc nhìn về các doanh nghiệp Logistics (dịch vụ vận chuyển, giao nhận, kho bãi) tại Việt Nam.

PHÁP LUẬT – QUY ĐỊNH 3

Page 7: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · Khó có thể hình dung người khổng lồ Vinamilk hôm nay lại sinh ra và lớn lên trong môi trường khó khăn đến như

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 6

CHÚ TRỌNG BẢO ĐẢM AN NINH HÀNG HẢI

Ngày 26/03/2014, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 857/QĐ-BGTVT phê duyệt Đề án nâng cao năng lực bảo đảm an ninh hàng hải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Mục tiêu của Đề án là nâng cao năng lực bảo đảm an ninh hàng hải nhằm triển khai thực hiện đầy đủ, toàn diện các quy định của Bộ luật Quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển (Bộ luật ISPS); Bảo đảm an ninh hàng hải nhằm thu hút đầu tư, phát triển thương mại hàng hải, kinh tế biển, kết hợp chặt chẽ và hiệu quả với nhiệm vụ đảm bảo vững chắc quốc phòng an ninh, khai thác bền vững nguồn tài nguyên biển,...

Đề án được thực hiện theo 3 giai đoạn. Cụ thể:

- Giai đoạn 1, từ nay đến năm 2015 sẽ hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm an ninh tàu biển, cảng biển, cơ cấu tổ chức, quản lý an ninh; nâng cao năng lực, quản lý, trình độ nghiệp vụ, thực hành của cán bộ quản lý an ninh, cán bộ an ninh tàu biển, cảng biển; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phương tiện, thiết bị kỹ thuật cho các Cảng vụ hàng hải tại các khu vực trọng điểm; xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan về an ninh tàu biển, cảng biển.

- Giai đoạn 2016 – 2020, Ngành GTVT tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, phương tiện, thiết bị kỹ thuật hiện đại phục vụ cho công tác quản lý an ninh của các Cảng vụ hàng hải, các cơ quan, đơn vị liên quan của Bộ GTVT; hoàn thiện chương trình đào tạo, huấn luyện, cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo.

- Giai đoạn sau 2020, bảo đảm đầy đủ cơ sở hạ tầng, phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo đảm an ninh tàu biển và cảng biển; bảo đảm thực hiện đầy đủ, toàn diện quy định của Bộ luật Quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng hải hoạt động hiệu quả.

Đề án nêu rõ, Cục Hàng hải Việt Nam có nhiệm vụ chủ trì, tổ chức thực hiện đề án; hàng năm tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện, tổng hợp báo cáo Bộ GTVT; xây dựng kế hoạch, chương trình, dự án bảo đảm an ninh hàng hải theo chức năng nhiệm vụ được giao.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

QUY ĐỊNH CẤP GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU PHÁO HIỆU CHO AN TOÀN HÀNG HẢI

Thông tư số 04/2014/TT-BGTVT được Bộ trưởng Đinh La Thăng ký ban hành vào ngày 26/3/2014, trong đó nêu rõ pháo hiệu dùng cho an toàn hàng hải bao gồm: pháo hiệu dù, đuốc cầm tay và tín hiệu khói nổi thỏa mãn các quy định nêu trong Bộ luật quốc tế về trang bị cứu sinh của Tổ chức Hàng hải quốc tế. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu pháo hiệu cho an toàn hàng hải phải đáp ứng những điều kiện sau:

- Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Giấy chứng nhận đầu tư), trong đó có ngành nghề kinh doanh liên quan đến phương tiện, vật tư, thiết bị ngành hàng hải, đóng tàu.

- Có Giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất xác nhận việc pháo hiệu dùng cho an toàn hàng hải đã được thử nghiệm phù hợp với các quy định của Nghị quyết MSC.81 (70) ngày 11/12/1998 của Tổ chức Hàng hải quốc tế.

Bộ GTVT không cấp Giấy phép nhập khẩu pháo hiệu cho an toàn hàng hải trong các trường hợp: Các loại pháo hiệu cho an toàn hàng hải đã hết thời hạn sử dụng hoặc Giấy chứng nhận xuất xứ của pháo hiệu cho an toàn hàng hải do cơ quan không có thẩm quyền cấp; hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép có dấu hiệu giả mạo; Bộ Quốc phòng không đồng ý; Bộ GTVT có các lý do rõ ràng, hợp lý từ chối việc cấp Giấy phép.

Thời gian hiệu lực của Giấy phép theo đề nghị của tổ chức, cá nhân nhập khẩu, nhưng không kéo dài sang năm kế tiếp của năm cấp Giấy phép.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/05/2014.

Page 8: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · Khó có thể hình dung người khổng lồ Vinamilk hôm nay lại sinh ra và lớn lên trong môi trường khó khăn đến như

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 7

LẮP ĐẶT THIẾT BỊ TỰ ĐỘNG NHẬN DẠNG TRÊN TÀU BIỂN NỘI ĐỊA

Cảng vụ Hàng hải TP.HCM vừa đề nghị Bộ GTVT ra quy định bắt buộc các tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa cũng phải trang bị thiết bị tự động nhận dạng (AIS) như tàu hoạt động quốc tế. Việc này nhằm tạo thuận tiện cho công tác giám sát, quản lý cũng như phục vụ tốt công tác tìm kiếm cứu nạn. Cùng với đó, Cảng vụ Hàng hải TP.HCM cũng đề nghị Cục Đường thủy nội địa sớm xây dựng cơ sở dữ liệu bằng cấp phương tiện thủy nội địa để thuận tiện cho công tác tra cứu, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước.

THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN TRÊN HỆ THỐNG VNACCS/VCIS

Theo Thông tư 22/2014/TT-BTC quy định thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa XNK thương mại, thủ tục hải quan điện tử thực hiện trên Hệ thống VNACCS/VCIS sẽ áp dụng từ ngày 01/04/2014.

Hệ thống thông quan tự động và Cơ chế một cửa quốc gia (VNACCS/VCIS) bao gồm 2 hệ thống nhỏ: Hệ thống thông quan tự động (gọi tắt là Hệ thống VNACCS) và Hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ (gọi tắt là Hệ thống VCIS) gồm các phần mềm chủ yếu: Khai báo điện tử (e-Declaration); Manifest điện tử (e-Manifest); Hóa đơn điện tử (e-Invoice); thanh toán điện tử (e-Payment); C/O điện tử (e-C/O); Phân luồng (selectivity); Quản lý hồ sơ rủi ro/tiêu chí rủi ro; Quản lý DN xuất nhập khẩu; Thông quan và giải phóng hàng; Giám sát và kiểm soát.

BAN HÀNH DANH MỤC HÀNG HÓA XNK RỦI RO VỀ TRỊ GIÁ

Tổng cục Hải quan đã có Quyết định số 1114/QĐ-TCHQ ngày 10/04/2014 ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, Danh mục hàng hóa nhập khẩu rủi ro về trị giá và các mức giá tham chiếu kèm theo.

Việc ban hành Danh mục quản lý rủi ro nhập khẩu cấp Tổng cục và mức giá kiểm tra kèm theo Quyết định số 1114/QĐ-TCHQ ngày 10/4/2014 là công việc thường xuyên của Cơ quan Hải quan để nâng cao hiệu quả kiểm soát trị giá khai báo của doanh nghiệp, tạo thuận lợi thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, giữa hàng hóa xuất nhập khẩu với hàng hóa sản xuất trong nước. Đồng thời nâng cao tính tuân thủ của doanh nghiệp trong khai báo trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu, góp phần hạn chế tình trạng khai báo giá không phù hợp với giao dịch thực tế của doanh nghiệp, đấu tranh có hiệu quả với hành vi gian lận thương mại qua giá, tăng thu cho ngân sách nhà nước.

CÁCH XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ HẢI QUAN CỦA HÀNG XNK

Từ 12/04/2014, việc xác định trị giá hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu được thực hiện theo Thông tư 29/2014/TT-BTC.Thông tư giải thích rõ khái niệm hàng hàng hóa nhập khẩu giống hệt là những hàng hóa nhập khẩu giống nhau về mọi phương diện như Đặc điểm vật chất; Chất lượng sản phẩm; Nhãn hiệu sản phẩm; Được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất được ủy quyền.

Ngoài ra Thông tư còn hướng dẫn một số nội dung mới như:

- Phí bản quyền, phí giấy phép liên quan đến hàng hóa nhập khẩu;

- Các hoạt động Gia công chế biến đơn giản sau nhập khẩu;

- Giải thích khái niệm “như một điều kiện cho giao dịch bán hàng hoá” tại điểm b, tiểu mục 1.2.5.1 Điều 14 về phí bản quyền, phí giấy phép tại Thông tư 205/2010/TT-BTC

Page 9: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · Khó có thể hình dung người khổng lồ Vinamilk hôm nay lại sinh ra và lớn lên trong môi trường khó khăn đến như

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 8

MIỄN THUẾ NHIỀU MẶT HÀNG NHẬP KHẨU TỪ CAMPUCHIA

Ngày 01/04/2014, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 40/2014/TT-BTC hướng dẫn thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ Vương quốc Campuchia.

Theo đó, Thông tư quy định các loại hàng hóa có xuất xứ từ Campuchia nhập khẩu vào Việt Nam được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0%, cụ thể đối với các mặt hàng:

- Dừa, quả hạch Brazil và hạt điều, tươi hoặc khô, đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc lột vỏ; Quả chà là, sung, vả, dứa, bơ, ổi, xoài và măng cụt, tươi hoặc khô; Các loại dưa (kể cả dưa hấu) và đu đủ, tươi;

- Lúa gạo; Mật thu được từ chiết xuất hoặc tinh chế đường; Sản phẩm từ tinh bột sắn và sản phẩm thay thế chế biến từ tinh bột, ở dạng mảnh, hạt, bột xay, bột rây hay các dạng tương tự;

- Các loại nước ép trái cây (kể cả hèm nho) và nước rau ép, Chưa lên men và Chưa pha thêm rượu, đã hoặc chưa pha thêm đường chất làm ngọt khác; Nước, kể cả nước khoáng và nước có ga, đã pha thêm đường hoặc chất làm ngọt khác hay hương liệu và đồ uống không chứa cồn khác, không bao gồm nước quả ép hoặc nước rau ép;

- Lá thuốc lá chưa chế biến; phế liệu lá thuốc lá; Cao su tự nhiên, nhựa cây balata, nhựa két, nhựa cây cúc cao su, nhựa cây họ sacolasea và các loại nhựa tự nhiên tương tự, ở dạng nguyên sinh hoặc dạng tấm, lá hoặc dải...

Cũng theo Thông tư, hàng hóa nhập khẩu được quy định tại Thông tư này được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0% phải đáp ứng các điều kiện sau: Có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu S (C/O form S) do cơ quan thẩm quyền của Campuchia cấp; Thông quan qua các cặp cửa khẩu nêu trong Bản Thoả thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014 đến hết ngày 31/12/2015, cùng thời điểm có hiệu lực thi hành của Bản thỏa thuận về việc thúc đẩy thương mại song phương giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia.

Back

Page 10: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · Khó có thể hình dung người khổng lồ Vinamilk hôm nay lại sinh ra và lớn lên trong môi trường khó khăn đến như

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 9

TIN KINH TẾ

Bỉ xếp thứ 3 thế giới về dịch vụ hậu cần (logistics) thƣơng mại

Theo số liệu công bố ngày 20/3/2014 của Ngân hàng thế giới, Bỉ là nước xếp thứ 3 trên thế giới, sau Đức và Hà Lan, về dịch vụ hậu cần thương mại.

Việc đánh giá năng lực logistics thương mại của mỗi nước được Ngân hàng thế giới thực hiện 2 năm một lần trên cơ sở đánh giá về các tiêu chí hiệu quả của dịch vụ hải quan, chất lượng cơ sở hạ tầng và thời gian giao nhận hàng. Bỉ là nước có mức thăng tiến mạnh trên bảng xếp hạng trong vài năm gần đây: xếp thứ 12 năm 2007, thứ 9 năm 2010 và thứ 7 năm 2012. Nhóm 5 nước đứng đầu có chất lượng logistics thương mại tốt nhất thế giới là Đức, Hà Lan, Bỉ, Anh và Singapore.

Theo ông Jean-François Arvis, chuyên gia về vận tải và là sáng lập viên của dự án LPI, việc đánh giá này không đơn giản căn cứ vào giá dịch vụ logistics mà phải tính tới tính hiệu quả của cả chuỗi cung ứng dịch vụ.

Hàng hóa xuất khẩu sang Campuchia giảm mạnh

. Tháng 2/2014 xuất khẩu sang thị trường này sụt giảm 6,79% so với tháng đầu năm 2014 và cũng giảm 2,75% so với cùng tháng năm 2013; tính chung cả 2 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu hàng hóa sang Campuchia sụt giảm 18,74% so cùng kỳ năm 2013, đạt 413,05 triệu USD.

NGÀNH HÀNG KHÔNG

IATA: Nhu cầu hàng hóa toàn cầu tăng trong năm 2014

Theo Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA), nhu cầu đối với hàng hóa vận chuyển hàng không toàn cầu được dự báo sẽ tăng 4% trong năm nay, một khoảng tăng đáng kể so với mức dự báo 2.1% trước đó.

Dù tình hình khả quan trong kinh doanh vận chuyển hàng hóa, theo IATA, vẫn có một số trở ngại. Tăng trưởng hàng hóa đã chậm lại, có liên quan đến tình hình hiện tại của chu kỳ kinh tế, và những quy định bảo hộ từ các chính phủ đang ảnh hưởng xấu đến nhu cầu hàng hóa.

NGÀNH CẢNG BIỂN

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn xây cảng tại Vĩnh Phúc

Công ty Daehan A&C (Hàn Quốc) mong muốn đầu tư tại Vĩnh Phúc một cảng thông quan nội địa (ICD) và kho bãi với diện tích 100 ha, vốn đầu tư khoảng 1tỷ USD. Công ty cho biết đây sẽ là điểm tập kết container, sau đó rút hàng lẻ giao cho khách, qua đó phát triển kinh tế địa phương. Daehan A&C bắt đầu hoạt động từ năm 1993 và đang có kế hoạch mở rộng tại Trung Quốc, Mỹ và Việt Nam.

Hiện Vĩnh Phúc đã quy hoạch khu địa điểm cảng cạn (ICD) và kho vận tại xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên với diện tích 200 ha. Khu vực này có đường Xuyên Á đi qua, cùng với tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, kết nối với Trung Quốc nên được đánh giá là điểm thuận lợi cho trung chuyển hàng hóa.

Petro Lào muốn đầu tƣ 200 triệu USD vào Quảng Bình

Petro Lào dự định đầu tư dự án xây dựng Cảng Hòn La, Khu kinh tế Hòn La cho tàu 5 vạn tấn ra vào, kho ngoại quan và hệ thống đường ống dẫn dầu sang Lào.

Quy mô diện tích đất sử dụng của dự án khoảng 37,45ha bao gồm hệ thống cầu cảng cho tàu từ 5 vạn tấn trở lên cập cảng. Xây dựng đường ống dẫn dầu từ cảng Hòn La sang Khammoun (Lào) từ 130-150 km cộng với 4 trạm bơm và kho trung gian. Kho ngoại quan tại Cảng Hòn La có sức chứa 300.000 – 500.000m3.

Tổng vốn dự kiến đầu tư vào dự án tối thiểu khoảng 200 triệu USD.

TIÊU ĐIỂM THÁNG 03/2014 4

Page 11: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · Khó có thể hình dung người khổng lồ Vinamilk hôm nay lại sinh ra và lớn lên trong môi trường khó khăn đến như

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 10

Cảng Hải Phòng: Đã tìm đƣợc cổ đông chiến lƣợc

Theo kế hoạch, những cổ phần đầu tiên của hai cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh sẽ được đấu giá lần đầu ra công chúng (IPO) ngay trong tháng 5 đồng thời hai cảng biển này sẽ chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ 1/7/2014.

Theo thông tin riêng của Báo Giao thông, đến thời điểm này, HĐTV Vinalines đã phê duyệt cổ đông chiến lược của cảng Hải Phòng là Ngân hàng TMCP Công thương VN (Vietinbank). Trước đó, cổ đông chiến lược của cảng phải đáp ứng yêu cầu khá khắt khe. Cụ thể, phải là nhà đầu tư trong nước hoạt động trong lĩnh vực đường biển, kinh doanh thuộc lĩnh vực có hàng hóa thông qua cảng Hải Phòng, kinh doanh dịch vụ logistics, quản lý và khai thác cảng biển, tài chính, ngân hàng… Ngoài ra, cổ đông này phải có thời gian hoạt động tối thiểu 5 năm, tổng tài sản tối thiểu 1.000 tỷ đồng, đồng thời, vốn chủ sở hữu tối thiểu 700 tỷ đồng. Cùng đó, đơn vị phải có lợi nhuận sau thuế dương trong 3 năm liên tiếp và không là nhà đầu tư chiến lược, cổ đông sáng lập, cổ đông lớn sở hữu từ 5% vốn điều lệ trở lên tại bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh khai thác cảng nào tại khu vực miền Bắc.

Về giá khởi điểm, cảng Hải Phòng đang cân nhắc hai mức giá 12.100 đồng/cổ phần hoặc 13.500 đồng/cổ phần.

Phía cảng Quảng Ninh, doanh nghiệp này hiện vẫn đang trong quá trình tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược.

Cảng Đình Vũ (DVP): Lợi nhuận 2014 'chắc chắn sẽ giảm'

Lý do công ty phải tăng khấu hao đối với các thiết bị mới đưa vào sử dụng.

Năm 2013, Cảng Đình Vũ tiếp tục thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh đã đề ra, đồng thời tăng giữ được tỷ lệ tăng trưởng nhất định so với năm 2012 nhiều thuận lợi trước đó. Kết quả DVP lãi ròng 209,7 tỷ đồng, tăng 4,2% so với năm 2012, vượt 16,5% kế hoạch đề ra. Mức cổ tức dự kiến năm 2013 là 20% bằng tiền mặt.

Về mảng đầu tư, trong năm công ty đã giải ngân 85 tỷ đồng trên tổng mức đầu tư 208 tỷ đồng đã được thông qua.

Năm 2014, với sự xuất hiện của một số cảng tư nhân trong khu vực Hải Phòng vừa mới ra đời với việc chào giá cước xếp dỡ thấp hơn nhiều so với mặt bằng trong khu vực, cạnh tranh trong khu vực sẽ ngày càng khốc liệt, có thể làm giảm sản lượng và doanh thu năm 2014 và các năm tiếp theo.

Ngoài ra, lợi nhuận 2014 được DVP cho biết "chắc chắn sẽ giảm" do tăng khấu hao đối với thiết bị đầu tư mới vào sử dụng.

Chính vì vậy, HĐQT công ty đề xuất mức kế hoạch lợi nhuận 204 với các chỉ tiêu tương đối thận trọng, cụ thể như sau:

- Sản lượng: 500.000 teus

- Doanh thu: 500 tỷ đồng

- Lợi nhuận trước thuế: 195 tỷ đồng

- Cổ tức dự kiến: 20%

Công ty cũng dự kiến giải ngân đầu tư trong năm 2014 là 136 tỷ đồng trên tổng nguồn vốn đầu tư 171 tỷ đồng.

Cảng Đoạn Xá (DXP): Lên kế hoạch cổ tức 30% năm 2014

Trong phương án phân phối lợi nhuận năm 2013, HĐQT của DXP thông qua chia cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 35%.

Năm 2013, Cảng Đoạn Xá đạt tổng sản lượng 4,42 triệu tấn tương đương vượt 1% kế hoạch. Tổng doanh thu thực hiện đạt gần 200 tỷ đồng, đạt 91% kế hoạch nhưng lợi nhuận trước thuế đạt 71,4 tỷ đồng, vượt 2% kế hoạch. Trong phương án phân phối lợi nhuận năm 2013, HĐQT của DXP thông qua chia cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 35%.

Sang năm 2014, DXP dự kiến trình ĐHCĐ kế hoạch như sau:

- Sản lượng 4,4 triệu tấn - Tổng doanh thu đạt 200 tỷ đồng - LNTT đạt 70 tỷ đồng

- Cổ tức dự kiến là 30% - Thu nhập bình quân là 9 triệu

đồng/người/tháng

Page 12: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · Khó có thể hình dung người khổng lồ Vinamilk hôm nay lại sinh ra và lớn lên trong môi trường khó khăn đến như

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 1

Cảng container trung tâm Sài Gòn chuẩn bị đón tàu biển tải trọng 50.000DWT

Theo kế hoạch, vào ngày 19/4, cảng container trung tâm Sài Gòn sẽ đón chuyến tàu đầu tiên có tải trọng 50.000 DWT.

Cảng Vũng Áng: “Oằn mình” phục vụ các dự án tỷ USD

Gần 17 tỷ USD đổ vào Vũng Áng (Hà Tĩnh) đã cho thấy sức hút của khu kinh tế (KKT) này, nhưng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cảng biển lại không theo kịp tốc độ thu hút đầu tư.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Hà Tĩnh, KKT Vũng Áng là một trong 5 KKT ven biển trọng điểm quốc gia. Đến thời điểm tháng 3/2014, đã có trên 220 doanh nghiệp được cấp giấy đăng kí kinh doanh và Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng kí đầu tư gần 17 tỷ USD.

Thực tế, các dự án đầu tư vào Vũng Áng chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp nặng. Hình hài của một trung tâm công nghiệp nặng lớn nhất khu vực Đông Nam Á, với các sản phẩm chủ lực là thép, điện và cụm cảng nước sâu cũng đang hình thành.

Đó là Khu liên hợp luyện thép 22 triệu tấn/năm; Trung tâm điện lực với công suất 6.900 MW, trong đó Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng I công suất 1.200 MW, vốn đầu tư 1,7 tỷ USD do Tập đoàn Dầu khí đầu tư (đã hòa lưới điện quốc gia vào tháng 12-2013); Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng II công suất 1.200MW vốn đầu tư 2,4 tỷ USD (do Tập đoàn Mitsubisi Nhật Bản làm cổ đông chính sẽ khởi công quý I-2014); cụm 10 tổ máy của Tập đoàn Formosa đang tổ chức thi công. Cụm cảng nước sâu Vũng Áng-Sơn Dương với 59 cầu cảng.

Đặc biệt dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 gần 10 tỷ USD đang là dự án FDI lớn nhất Việt Nam tại thời điểm hiện nay. Hiện có hàng vạn chuyên gia, công nhân của 25 quốc gia và vùng lãnh thổ đang làm việc tại KKT Vũng Áng.

Thế nhưng, UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết: Trong 2 năm vừa qua, sản lượng hàng hóa qua 2 bến cảng Vũng Áng gia tăng đột biến, đặc biệt là hàng quá cảnh của Lào, hàng clinker của Quảng Bình và hàng thiết bị của dự án Formosa.

“Cảng Vũng Áng có 2 bến với tổng công suất thiết kế là 1,32 triệu tấn/năm. Năm 2012, sản lượng hàng thông qua cảng là 1,45 triệu tấn, vượt 9,8% so với công suất thiết kế. Nhưng đến 2013, sản lượng hàng thông qua cảng gần 2,7 triệu tấn, vượt hơn 2 lần công suất thiết kế” – theo báo cáo của UBND tỉnh Hà Tĩnh.

Trong khi lượng hàng thông qua cảng tăng thì thiết bị làm hàng tại cảng lại thiếu về số lượng, yếu về công suất, cũ kĩ lạc hậu. Diện tích kho bãi chứa hàng chỉ đáp ứng được khoảng 1/3. Thực tế đó dẫn đến thực trạng là quá trình khai thác cảng thường xuyên bị quá tải, các tàu thường xuyên phải chờ đợi, kho bãi cảng không đủ tiếp nhận hàng.

Theo thống kê của Hà Tĩnh, lượt tàu đến cảng phải chờ đợi ngoài vùng neo để chờ vào cập cầu làm hàng chiếm hơn 80% (những tàu nào có thời gian chờ dưới 6 giờ được tính là không phải chờ). Cá biệt có những tàu phải chờ đến hơn 340 và 450 giờ. Tổng thời gian các tàu phải chờ đợi vào cầu làm hàng lên đến 24.000 giờ, tương đương 1000 ngày. Do tình trạng quá tải nên nhiều chủ hàng và cả cảng liên tục bị phạt vì lí do tàu phải chờ tại vũng neo dài ngày, dẫn đến thời gian giải phóng hàng chậm...

UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết: Theo kết quả khảo sát và dự báo, sản lượng hàng qua cảng Vũng Áng năm 2014 sẽ vượt trên 2 lần công suất thiết kế của cảng và đạt mức khoảng 3 lần vào năm 2015.

Trong cuộc làm việc với Cục Hàng hải Việt Nam hồi cuối tháng 3/2014, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã đề nghị sớm cho đầu tư xây dựng và hỗ trợ nhà đầu tư tiếp cận với các thông tin kế hoạch, đối tác... để đầu tư xây dựng Bến số 3 cảng Vũng Áng và các cầu cảng tiếp theo của Vũng Áng.

Page 13: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · Khó có thể hình dung người khổng lồ Vinamilk hôm nay lại sinh ra và lớn lên trong môi trường khó khăn đến như

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2

NGÀNH HÀNG HẢI

WorldWide Alliance có thêm chín quốc gia mới

WorldWide Alliance, một mạng lưới gồm các hãng NVOC trung lập, vừa mở rộng các dịch vụ LCL của mình với việc đưa thêm 9 quốc gia vào mạng lưới toàn cầu.

Trung Mỹ sẽ được lợi nhất từ việc mở rộng này, với Panama Consolidation Services mở rộng hoạt động từ cơ sở tại Panama đến các văn phòng tại Guatemala, Honduras, Nicaragua, El Salvador và Costa Rica. Ngoài ra, nhiều thành viên thuộc liên minh đã mở các điểm mới tại Slovakia (SACO Shipping), Bolivia (SSL), và Romania và Pakistan (Shipco Transport).

Được thành lập vào năm 2007, WorldWide Alliance hiện đại diện cho 157 văn phòng tại 70 quốc gia, có hơi 2,050 dịch vụ xuất khẩu LCL đi thẳng hàng tuần.

OEL Singapore mở tuyến Việt Nam, kết nối Singapore và Malaysia

ORIENT Express Lines (OEL) Singapore vừa thông báo bắt đầu tuyến SVS (Straits Vietnam Straits) từ ngày 08/04/2014. Tuyến sẽ do OEL và Yang Ming Marine Transport (YM) đồng khai thác, mỗi bên cung cấp một tàu 1,800 TEU. Cả hai tàu đều hoạt động theo lịch trình ngày cố định, ghé Hải Phòng (Thứ Năm), thành phố Hồ Chí Minh (Thứ Hai), Singapore (Thứ Năm và Port Kelang (Thứ Sáu).

Tuyến mới sẽ mở rộng mạng lưới của OEL tại khu vực Đông Nam Á và tiến đến Nam Trung Quốc.

OEL Singapore có trụ sở tại Singapore và khai thác các dịch vụ trung chuyển hàng thông thường, kết nối các cảng Singapore, Malaysia và Sri Lanka với bờ đông và bờ tây Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Myanmar, Indonesia và Việt Nam.OEL cũng vận chuyển các chuyến hàng đến tây Á/Vịnh Arab qua Colombo và Jebel Ali thông qua các thỏa thuận thuê chỗ dài hạn với các hãng tàu chính.

Cảng container Yantian của Shanzhen mở dịch vụ hàng tuần đến Hải Phòng

Khu cảng container quốc tế Yantian (YICT) của Shenzhen miền nam Trung Quốc vừa mở dịch vụ vận chuyển đi thẳng đầu tiên – SVG đến Việt Nam. Tuyến SVG do China United Lines khai thác.

Tuyến này có một chuyến một tuần đi từ Yantian, sẽ ghé Hong Kong và đi thẳng đến Hải Phòng vào các ngày thứ Sáu.

Việc triển khai tuyến mới đáp ứng cho nhu cầu vận tải gia tăng giữa miền nam Trung Quốc và Việt Nam

Viconship (VSC): Điều chỉnh kế hoạch vào phút cuối

Kết quả kinh doanh năm 2013 của công ty khá khả quan với lợi nhuận 240 tỷ đồng, vượt kế hoạch đề ra với tỷ lệ 41,6%. Thu nhập bình quân được đảm bảo với mức 9,11 triệu đồng/người/tháng.

Năm 2014, Ban lãnh đạo VSC nhận định kinh tế thế giới có nhiều cải thiện: tăng trưởng 3,5% (trong khi năm 2013 tăng trưởng chỉ đạt 2,9%), châu Âu thoát khỏi khủng hoảng, từng bước phục hồi, Nhật Bản cũng phục hồi nhờ chính sách kinh tế quyết liệt của Chính phủ. Việt Nam cũng được đánh giá sẽ tăng trưởng tốt trước nhiều cơ hội hội nhập kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, Ban lãnh đạo công ty cũng dự đoán năm 2014 lạm phát sẽ cao hơn, nợ xấu sẽ tăng chứ không giảm.

HĐQT đề xuất kế hoạch kinh doanh năm 2014 với dự kiến sản lượng bốc xếp cảng biển 365.000 TEU, tăng nhẹ 5.000 TEU so với mức thực hiện năm 2013. Tuy nhiên chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận kế hoạch được đề xuất giảm so với năm 2013. Cụ thể, doanh thu 785 tỷ đồng, giảm nhẹ 1,15%, LNTT 240 tỷ đồng, giảm 20,8%. So với các tờ trình đã được gửi cho cổ đông trước đó, chỉ tiêu doanh thu đã được điều chỉnh tăng (từ 740 tỷ đồng) và LNTT giảm từ 250 tỷ đồng xuống 240 tỷ đồng. Năm 2014, Viconship tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng để mở rộng và phát triển sản xuất bằng cách liên doanh liên kết, hợp tác với các đối tác tại Hải Phòng, Đà Nẵng và Tp.HCM. Đầu tháng 3 năm nay, Viconship đã chi 33 tỷ đồng mua cổ phiếu phát hành thêm của PTSC Đình Vũ với vai trò là đối tác chiến lược của công ty này. Về việc phân phối lợi nhuận năm 2013, cổ tức năm 2013 thay vì 30% như kế hoạch (đã ứng trước 15%) đã được điều chỉnh lên mức 40%.

Back

Page 14: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · Khó có thể hình dung người khổng lồ Vinamilk hôm nay lại sinh ra và lớn lên trong môi trường khó khăn đến như

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3

DHL MỞ RỘNG DỊCH VỤ ĐƢỜNG SẮT TRUNG QUỐC - CHÂU ÂU

Hãng logistics DHL vừa ký một thỏa thuận mới cung cấp các dịch vụ vận chuyển hàng hóa đường sắt giữa Trung Quốc và châu Âu thông qua hợp tác chiến lược với United Transport và Logistics Company, một liên doanh giữa OJSC Russian Railways, JSC National Company Kazakhstan Temir Zholy và hãng thuộc sở hữu nhà nước Belarusian Railway.

UTCL, dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động vào cuối năm nay, sẽ có dịch vụ giao hàng door-to-door thông qua các dịch vụ đường sắt thường xuyên trên tuyến.

Việc hợp tác này sẽ thúc đẩy cho thế mạnh của cả hai bên nhằm phát triển các dịch vụ giao nhận đường sắt trên tuyến Trung Quốc – châu Âu – Trung Quốc, trong đó UTCL cung cấp tất cả các dịch vụ đường sắt tại Nga, Belarus và Kazakhstan, và DHL cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba và giao hàng door-to-door.

Thỏa thuận được thực hiện sau khi DHL triển khai các dịch vụ vận chuyển đường sắt có kiểm soát nhiệt độ vào tháng 1 trên tuyến thương mại Trung Quốc – châu Âu.

FRIESLANDCAMPINA VIỆT NAM QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG CHUẨN QUỐC TẾ

D&B Việt Nam, công ty con của Dun & Bradstreet, đã ký kết thỏa thuận hợp tác cung cấp giải .

.

- - -

được hơn 200 tổ chức thương mại, công nghiệp trên thế giới, bao gồm Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (ISO), Liên Hiệp Quốc, Ủy ban châu Âu, chính phủ Mỹ công nhận và khuyến khích sử dụng.

TÂN CẢNG LOGISTICS:

Mở rộng mạng lƣới tại Tây Ninh

Ngày 16/03/2014, Trung tâm dịch vụ Logistics Tân Cảng đã khai trương văn phòng đại diện, đặt tại tại Khu công nghiệp Phước Đông, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh

Với sứ mệnh kết nối và điều phối toàn bộ hoạt động logistics của Tổng Công Ty Tân Cảng Sài Gòn, SNP Logistics đã và đang mang đến những giải pháp đa dạng và hiệu quả, liên tục hỗ trợ cho hoạt động SXKD của các khách hàng. Văn phòng đại diện tại khu vực Tây Ninh ra đời sẽ góp phần hỗ trợ cho công tác triển khai dịch vụ trực tiếp tại các KCN địa bàn tỉnh Tây Ninh cũng như kết nối luồng hàng hóa xuyên suốt khu vực trọng kiểm kinh tế phía Nam và kết nối sang Campuchia của TCT Tân Cảng Sài Gòn.

KCN Phước Đông là một trong 19 KCN, cụm KCN có diện tích lớn nhất của tỉnh Tây Ninh đồng thời là điểm nối giao thương với nhiều cửa khẩu như Mộc Bài, Xa Mát, Changriec... KCN này hiện đang được lãnh đạo tỉnh Tây Ninh khuyến khích phát triển và mời gọi tiếp tục đầu tư trong và ngoài nước. Đặt văn phòng đại diện tại khu vực này là cơ hội lớn để SNP Logistics tiếp tục phát triển thị trường và các dịch vụ logistics thế mạnh của mình.

Văn phòng đại diện Tây Ninh ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu và thỏa mãn các yêu cầu về cung cấp dịch vụ cho các khách hàng lớn trên địa bàn như Brotex, Sailun... hướng tới mục tiêu triển khai các

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY LOGISTICS 5

Page 15: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · Khó có thể hình dung người khổng lồ Vinamilk hôm nay lại sinh ra và lớn lên trong môi trường khó khăn đến như

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4

giải pháp quản lý chuỗi cung ứng và logistics tối ưu cho các khách hàng, để khách hàng có thể yên tâm, đặt trọn niềm tin cho SNP Logistics cũng như cho toàn bộ hệ thống của TCT Tân Cảng Sài Gòn.

Trong dịp này SNP Logistics cũng đã ký kết nhiều hợp đồng với các khách hàng tại khu vực Tây Nình. Đặc biệt là hợp đồng với Công ty Sailun về gói dịch vụ logistics cho hàng xuất khẩu bao gồm vận chuyển, lưu kho thành phẩm trên diện tích 10.000 m2 tại ICD Tân Cảng - Long Bình. Gói dịch vụ này thể hiện giá trị cộng hưởng khi kết hợp các đơn vị trong toàn TCT cũng như tạo ra được một sản phẩm mang đặc trưng của TCSG đối với khách hàng.

Đầu tƣ xây dựng Trung tâm công nghiệp và logistics Hải Phòng

Công ty cổ phần Dịch vụ biển Tân Cảng vừa nhận Giấy chứng nhận đầu tư để thực hiện Dự án Trung tâm công nghiệp và logistics Tân Cảng Hải Phòng” tại KCN MP Đình Vũ (thuộc Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải). Dự án có vốn đầu tư 299 tỷ đồng, dự kiến được phát triển thành một trung tâm công nghiệp và logistics có quy mô hiện đại, đáp ứng nhu cầu hàng hóa thông qua 250.000 TEU/năm và hàng tổng hợp 1,2 triệu tấn/năm.

Với diện tích 200.000 m2, Dự án dự kiến hoạt động vào quý III/2015. Đây là dự án có vốn đầu tư trong nước đầu tiên đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế Hải Phòng kể từ đầu năm 2014 đến nay.

GEMADEPT LOGISTICS

Hoạt động tiêu biểu của GLC trong tháng 03/2014:

- Hoạt động PR: Trong tháng 03, GLC đã tham gia buổi công bố chỉ số ngành logistics của Việt Nam do VLI, VLA tổ chức. Bên cạnh đó, trong tháng 04, GLC sẽ tham gia chương trình bình chọn TOP 25 doanh nghiệp trong hoạt động logistics năm 2013 của Việt Nam.

- Trong dự án RF, GLC đã chọn đơn vị cung cấp thiết bị và giải pháp từ những nhà cung cấp chuyên nghiệp lớn uy tín trên thị trường có thương hiệu hàng đầu thế giới.

- Hoạt động mảng kho Cà phê, trong tháng 03 hàng nhập kho tăng cao, sản lượng nhập kho trên 45.000 tấn, sản lượng xuất kho đạt 15.000 tấn. Đây là tháng có sản lượng nhập xuất cao nhất trong vòng 2 năm qua khi hàng vừa nhập kho vừa xuất kho với số lượng lớn. Kho café đã tăng cường nhân lực, trang thiết bị, tăng ca làm việc để hoàn thành đáp ứng yêu cầu nhập xuất hàng cho các khách hàng.

- Hoạt động phân phối, ngoài các khách hàng hiện hữu đang thực hiện, GLC tiếp tục tích cực tham gia đấu thầu nhiều gói thầu lớn của các khách hàng có nhu cầu phân phối khu vực phía Nam và trên toàn quốc.

Back

Page 16: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · Khó có thể hình dung người khổng lồ Vinamilk hôm nay lại sinh ra và lớn lên trong môi trường khó khăn đến như

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 5

PHÁT TRIỂN THƢƠNG HIỆU CHO DOANH NGHIỆP LOGISTICS VIỆT NAM

Trong bối cảnh thị trường logistics tăng trưởng lớn với sự ra đời của hàng loạt các doanh nghiệp (DN) logistics hiện nay, xây dựng thương hiệu dường như là một hướng đi được khá nhiều DN logistics coi như cứu cánh cho mục tiêu cạnh tranh của mình. Logic của vấn đề khá đơn giản, thị trường cạnh tranh gay gắt thì thương hiệu mạnh luôn là lợi thế cạnh tranh hàng đầu cho sản phẩm và dịch vụ của mọi DN.

Thực trạng xây dựng thƣơng hiệu

Bên cạnh đó, các tập đoàn logistics quốc tế hiện có mặt tại VN như APL Logistics, Maersk Logistics, DHL/Exel SC, NYK Logistics, OOCL Logistics, Kuehne & Nagel, TNT Logistics,… đều là các thương hiệu mạnh. Nếu DNVN không có thương hiệu thì không thể bán được dịch vụ của mình. Tuy nhiên trong thực tế, với các DN logistics VN hiện nay, việc đầu tư xây dựng thương hiệu không phải là lời giải thích hợp.

Nhìn vào thực trạng các DN logistics VN hiện có trên dưới 1.000 DN với quy mô khác nhau, trong đó có gần 80% là các doanh nghiệp tư nhân và không đăng ký, có quy mô nhỏ và vừa. 18% là DN nhà nước và 2% là DN nước ngoài.

Doanh thu thị trường dịch vụ logistics VN lại tập trung chủ yếu vào 2% các tập đoàn nước ngoài này. Đây cũng là những DN có tên tuổi trên thị trường dịch vụ logistics thế giới và không phải là mô hình kinh doanh mà các DN logistics VN có thể học tập ngày một ngày hai.

Trong thực tế, trên thị trường logistics VN, các nhà 3PL lớn quốc tế luôn cạnh tranh với nhau và luôn tìm cách khác biệt hóa dịch vụ của mình qua thương hiệu vì dịch vụ của họ đã phát triển ở giai đoạn cao, ngày càng trở nên giống nhau, tất cả đều: nhanh chóng - đúng giờ - dịch vụ tốt - giá cạnh tranh và người sử dụng dịch vụ ngày càng khó phân biệt được các thương hiệu lớn trong ngành. Chính vì vậy họ sử dụng thương hiệu như một công cụ định vị sự khác biệt cần thiết.

Thông thường thương hiệu của các nhà 3PL lớn quốc tế sẽ tập trung vào một số yếu tố khác biệt hóa dưới đây: Năng lực hệ thống, khả năng cung cấp giải pháp IT ưu việt; Phạm vi hoạt động rộng lớn, toàn cầu; Cam kết phục vụ dịch vụ chất lượng cao; Cung cấp nhiều dịch vụ đa dạng; Mạng lưới phục vụ rộng rãi, tận nơi (end-to-end); Có nguồn lực tài chính vững chắc; Dịch vụ nhất quán trong phạm vi một quốc gia; Khả năng đề xuất giải pháp mang tính định lượng, giải quyết vấn đề sáng tạo; Nhân viên có năng lực; Kinh nghiệm phục vụ trong nhiều ngành khác nhau.

Hƣớng đi cho DN Logistics Việt Nam

Dành cho các DN nhỏ:

Với 80% DN logistics nhỏ và vừa trong nước thì thách thức chi phí luôn là trở ngại khó vượt qua. Bên cạnh đó năng lực cung ứng dịch vụ hạn hẹp về số lượng và chất lượng, giới hạn về phạm vi không gian cung ứng là những lý do chính mà DNVN chỉ có thể làm thuê lại những công đoạn nhất định trong cả chuỗi logistics chứ không thể đảm đương mọi dịch vụ của khách hàng. Điều này đồng nghĩa với việc DN mất đi phần lớn quyền lựa chọn và vị thế thương lượng trong các giao dịch. Trong điều kiện như vậy các DN logistics nhỏ và vừa của VN có nên chi tiền đầu tư vào thương hiệu của mình, khi mà bản thân dịch vụ mà DN cung ứng chưa đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng. Rõ ràng là không có nhà kinh doanh khôn ngoan nào muốn quảng bá tên tuổi cho một sản phẩm tồi, bởi nó không khác gì việc mất tiền để “vạch áo cho người xem lưng”. Thay vì cho đầu tư vào thương hiệu, DN nên tập trung lựa chọn cho mình những hướng đi chiến lược đúng để nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng với nhu cầu thị trường.

Theo khảo sát từ các DN logistics tại VN, có những hướng đi cơ bản cho các DN logistics trong các năm gần đây, bao gồm:

- Liên doanh, hợp tác với DN nước ngoài trong đó có thể sử dụng các lợi thế địa phương của DN trong nước, nhằm tạo thương hiệu ban đầu hoặc cơ hội học hỏi phát triển nghề nghiệp.

GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ LOGISTICS 6

Page 17: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · Khó có thể hình dung người khổng lồ Vinamilk hôm nay lại sinh ra và lớn lên trong môi trường khó khăn đến như

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 6

- Liên kết, hợp tác trong nước, hoặc thông qua mua bán, sát nhập (M&A) hoặc làm vệ tinh cho các chủ hàng có quy mô chuỗi cung ứng lớn.

- Tiến hành qua nhiều phân kỳ, quy mô lớn dần, chọn phân khúc thị trường phù hợp, song song với việc đào tạo huấn luyện nâng cao năng lực nguồn nhân lực và CNTT.

- Tự đầu tư DN với sự giúp sức của các chuyên gia, tư vấn trong và ngoài nước, phục vụ thị trường trong nước.

- Nhận gia công một phần chuỗi cung ứng các DN 3PL, 4PL nước ngoài.

Với việc liên doanh, liên kết, sáp nhập mua lại, các DN nhỏ và vừa có thể tận dụng một phần vị thế thương hiệu của nước ngoài hoặc thương hiệu mạnh để phát triển thương hiệu của chính mình.

Tuy nhiên DN cũng có thể tự xây dựng thương hiệu cho mình một cách độc lập và lớn lên theo thời gian với những chiến lược tự phát triển.

Đối với các DN lớn

Trong thực tế, hiện có 1 số DN logistics Việt quy mô lớn và vừa đang có nhãn hiệu như Vinafco, Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn, Transimex Saigon, ITL, Vinalines,… đây phần nhiều là các DN nhà nước, có khá nhiều lợi thế về nguồn lực và tên tuổi do đã có mặt ở thị trường vài chục năm, họ cũng có một bề dày kinh nghiệm với mạng lưới khách hàng quen thuộc. Việt phát triển thương hiệu cũng cần có chiến lược, không thể đầu tư tràn lan. Bởi lẽ thương hiệu dịch vụ có những đặc điểm riêng không giống các sản phẩm hữu hình khác. Dưới đây là một số gợi ý cho việc phát triển thương hiệu dịch vụ logistics cho các DN theo hướng này:

• Để có những thương hiệu mạnh thực sự cần có dịch vụ tốt. Do đó cần tập trung nhiều hơn vào các chiến lược dài hơi, giảm bớt các chiến thuật ngắn hạn. 3PL cần xây dựng một thương hiệu dài hạn cho chuỗi dịch vụ, chứ không chỉ là việc gộp chúng lại thành giải pháp just-in-time.

• Thiết lập nhóm hoặc nhà điều hành chuyên trách về thương hiệu đảm bảo các quyết định liên quan đến thương hiệu trong tương lai nhất quán với những gì đã xây dựng.

• Chọn hoặc thiết kế lại thương hiệu nhất quán với mục tiêu và sứ mệnh kinh doanh của DN

• Với chiến lược thương hiệu của DN logistics cần chú ý tập trung vào sự liên quan hơn là sự khác biệt. Hiện nay, các thương hiệu dịch vụ logistics tạo ra được sự khác biệt là rất khó khăn. Nhiều thương hiệu dịch vụ cung cấp những dịch vụ giống như nhau, chính vì vậy, chúng ta rất khó để tạo được định vị khác biệt trên thị trường. Thay vì cố gắng tạo ra sự khác biệt, hãy tập trung tạo ra sự liên quan, cụ thể là những sự liên quan có gắn liền với khách hàng. Một thương hiệu dịch vụ lý tưởng kết hợp nhu cầu, mong muốn, và kì vọng của khách hàng với tính cách và giá trị cua thương hiệu. Phương pháp này giúp tạo ra một thương hiệu không những tạo sự cộng hưởng với khách hàng bằng cách mang lại những giá trị quan trọng đối với họ, đồng thời giúp tạo ra một thương hiệu có tính xác thực, riêng biệt và có khả năng phòng vệ. Bên cạnh đó cần quan tâm phát triển doanh thu, không phải thị phần. Thay vì quan tâm tới vị trí trên thị trường, hãy tập trung nỗ lực gia tăng doanh thu, bởi lẽ khách hàng sử dụng dịch vụ logistics chủ yếu là các tổ chức. Việc làm thuê cho nhiều khách hàng với các dịch vụ đơn giản giá trị thấp không mang lại danh tiếng cho thương hiệu bằng việc cung ứng dịch vụ giá trị cao cho các khách hàng lớn trên thị trường.

• Xây dựng một chiến lược truyền thông thương hiệu tích hợp. Không sử dụng tiếp thị đại trà, tăng cường kết nối thương hiệu của công ty trên từng điểm tiếp xúc (khách hàng, nhà đầu tư…) các chiến lược truyền thông cần được thử nghiệm với khách hàng trước khi tung ra thị trường.

• Coi mỗi nhân viên là đại sứ thương hiệu. Cần có sự đóng góp từ nhân viên về thương hiệu công ty đồng thời đảm bảo cho mọi người trong công ty hiểu rõ điều đó, không nên đánh giá thấp xây dựng thương hiệu nội bộ.

Back

Page 18: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · Khó có thể hình dung người khổng lồ Vinamilk hôm nay lại sinh ra và lớn lên trong môi trường khó khăn đến như

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 7

CHUỖI CUNG ỨNG NÔNG SẢN VÀ CÂU CHUYỆN CHIM ƢNG

Việt Nam là nước nông nghiệp truyền thống. Đây là thế mạnh, nhưng cũng là điểm yếu nếu ta tưởng rằng đã biết quá rõ về nông nghiệp và không thấy cần phải thay đổi. Hàng nghìn năm phát triển nông nghiệp đã tạo ra lối mòn tư duy, quan niệm, cơ sở hạ tầng, cách SXKD… mà có thể đã trở nên không còn phù hợp. Sự yếu kém của chuỗi cung ứng, đặc biệt trong nông sản, đòi hỏi phải đổi mới, sáng tạo.

Chuỗi cung ứng nông sản hiện tại.

Đầu tiên, đối với đầu vào, do sản xuất nhỏ lẻ nên nông dân cũng nhập nguyên liệu là thức ăn chăn nuôi, vật tư nông nghiệp… ở những đại lý nhỏ lẻ, có thể là đại lý cấp 3, cấp 4. Như vậy, giá thành đương nhiên là cao hơn rất nhiều so với nguyên liệu đầu vào được lấy từ nguồn. Mà với nông sản, chi phí đầu vào có thể chiếm đến 50-60%.

Còn đầu ra, cũng bằng ấy tầng nấc thương lái, mỗi nấc chia nhau một phần lợi nhuận. Từ đây, giá nông sản thành phẩm đến tay người tiêu dùng rất cao.

Chuỗi cung ứng nông sản trên thế giới

Với một số nước tiên tiến, do mở rộng theo chiều dọc của chuỗi giá trị nên các đại gia bán lẻ, siêu thị ngày càng tiến tới gần hơn, tiếp cận được nhiều hơn với việc sản xuất - chế biến nông sản. Họ từ người bán lẻ trở thành nhà sản xuất toàn cầu, tự mình đặt hàng, mua hàng và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong toàn bộ chuỗi cung ứng.

Các nhà bán lẻ, siêu thị trở thành các “người giữ cửa”, định đoạt việc tham gia vào các thị trường khu vực và thế giới. Họ thường làm việc trực tiếp với nông dân, nhà sản xuất nhỏ và chỉ sử dụng một số rất ít nhà cung ứng cấp 1 quen thuộc, đáp ứng được các tiêu chuẩn cao và rất chuyên biệt của họ. Họ luôn nâng cao khả năng kiểm soát đối với sản phẩm (ví dụ chất lượng), đối với thông tin (ví dụ khả năng theo dõi sản phẩm trong suốt chuỗi cung ứng). Qua đó, họ áp dụng các mô hình trong công nghiệp hiện đại vào nông nghiệp như hệ thống sản xuất theo thời gian thực và hệ thống quản lý chất lượng tổng thể.

Đổi mới chuỗi cung ứng nông sản

Thứ nhất, cần đưa cơ chế thị trường làm cơ sở cho tất cả các mối liên kết, các quan hệ trong ngành nông sản. Từ bỏ các cơ chế, mối quan hệ phi thị trường do con người đặt ra. Đây là điều rất quan trọng. Cần thay đổi cách nhìn về nông nghiệp. Như trên đã phân tích, làm nông nghiệp ngày nay phải cần công nghệ, cần hoạch định với tính chuyên nghiệp cao như trong công nghiệp. Các nhà bán lẻ, siêu thị lớn trong chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm là các nhà kinh doanh - công nghệ, chứ không nhất thiết phải là nhà nông.

Có đất đai, có tài nguyên trời phú… thì có thể thành nhà sản xuất, nhà cung ứng, nhưng để tham gia vào chuỗi cung ứng hay thành chủ các chuỗi này cần rất nhiều kỹ năng chuyên môn bài bản khác. Nên hoạch định để chia ngành nông nghiệp, chế biến - kinh doanh nông sản… thành hai phần. Một là để hòa vào chuỗi cung ứng bên ngoài, tức là trở thành nhà cung ứng cho họ; Hai là thiết lập một số chuỗi cung ứng Việt mà ta có thế mạnh.

Cả hai việc hoạch định này đều mang tính chuyên môn và tính đa ngành (hay liên ngành) rất cao. Nên hợp tác, thuê khoán công ty tư vấn kỹ thuật chuyên về vấn đề này. Đây thực chất là quá trình chuyên môn hóa cao trong ngành nông nghiệp và các ngành liên quan.

Câu chuyện tái cơ cấu- câu chuyện chim ƣng

Đây là cơ hội cho việc chuyển đổi từ chuỗi giá trị nông nghiệp sang các chuỗi giá trị có giá trị gia tăng cao hơn. Câu chuyện chim ưng giúp minh họa điều này. Cuộc đời chim ưng kéo dài khoảng 70 năm. Nhưng để sống được quãng đời đó, nó phải trải qua một quyết định khó khăn. Đến 40 năm tuổi, móng vuốt chim ưng dài ra, mềm đi làm nó không còn bắt mồi được nữa. Mỏ dài và sắc của nó nay

XU HƢỚNG LOGISTICS 7

Page 19: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · Khó có thể hình dung người khổng lồ Vinamilk hôm nay lại sinh ra và lớn lên trong môi trường khó khăn đến như

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 8

cùn đi, cong lại,... Đôi cánh trở nên nặng nề với bộ lông mọc dài làm nó vất vả khi bay lượn. Lúc này, nó đứng trước hai sự lựa chọn. Một là cứ như vậy và chịu chết. Hai là: nó sẽ phải tự trải qua một tiến trình thay đổi đau đớn. Trong tiến trình đó, nó bay lên một đỉnh núi đá và gõ mỏ vào đá cho đến khi mỏ cũ gãy ra. Chim ưng chờ cho mỏ mới cứng, rồi dùng mỏ bẻ gãy các móng vuốt cũ. Khi có móng vuốt mới, nó nhổ các lông già trên mình đi. Và sau năm tháng, chim ưng tái sinh và sống thêm ba mươi năm nữa.

Để tồn tại, ta phải thay đổi chính mình. Đôi khi cần phải loại bỏ những ký ức, quá khứ, thói quen già cỗi. Chỉ khi thoát khỏi gánh nặng của quá khứ, ta mới sống hết mình trong hiện tại được.

Thí điểm chuỗi cung ứng lúa gạo

Cạnh tranh trong tương lai sẽ không còn là giữa các công ty mà là giữa các chuỗi cung ứng, vì vậy việc phát triển chuỗi cung ứng có vai trò đặc biệt quan trọng.

Các linh kiện theo chuỗi cung ứng không cần phải thuộc về một công ty hoặc một nhóm công ty mà có thể xây dựng liên minh chiến lược ở các mức độ khác nhau - từ cấu trúc lỏng lẻo đến nhà cung cấp chuyên dụng và đầu tư chéo. Vì vậy, các nước Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV) tập trung triển dự án tăng thêm giá trị gia tăng dọc theo chuỗi cung ứng đối với sản phẩm gạo - sản phẩm có tiềm năng tăng trưởng lớn nhất.

Chuỗi cung ứng làm giảm sự bất đối xứng thông tin giữa các khâu, làm giảm chi phí giao dịch cũng như tăng liên kết thông tin giữa các bên và cải thiện tỷ lệ đáp ứng với những thay đổi trong sở thích của người tiêu dùng và thị hiếu để thu được lợi nhuận đặc biệt. Mặc dù đang trong quá trình đổi mới và còn nhiều thách thức, các nước Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam hướng tới nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng lúa gạo toàn diện và mạng lưới kinh doanh “từ hạt giống đến kệ bán hàng”; tìm kiếm khai mở các thị trường mới trong khu vực và quốc tế.

Hiện nay, trừ Myanmar, còn lại cả Campuchia, Lào và Việt Nam đang xuất khẩu gạo và trong tương lai các nước này đặt mục tiêu xuất khẩu gạo nhiều hơn nhưng tập trung cho chuỗi cung ứng lúa gạo và mạng lưới kinh doanh “nội khối.”

Trong khu vực Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam, Việt Nam xuất khẩu khoảng 30-40% sản lượng lúa gạo, còn các nước còn lại trong khu vực chỉ xuất khẩu dưới 10% sản lượng, do đó trong tương lai, các nước này cần quan tâm hơn đến cân đối lúa gạo giữa các quốc gia nhằm đảm bảo an ninh lương thực, duy trì giá trị và mức tăng trưởng phù hợp.

Về việc phát triển chuỗi cung ứng, Trung tâm Tư vấn Chính sách nông nghiệp cũng đề cập đến hợp tác công-tư và vai trò của khối tư nhân trong chuỗi cung ứng. Sự tham gia của tư nhân sẽ tạo ra thay đổi tích cực trong chuỗi cung ứng. Đồng thời, việc nâng cấp các quá trình trong chuỗi để kết nối chuỗi cung ứng lúa gạo khu vực Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam. Bên cạnh việc chủ động thu hút đầu tư nước ngoài thực hiện chuyển giao công nghệ, kết nối thị trường xuất khẩu của chuỗi cung ứng, các nước trong khu vực cần tổ chức thương mại tiểu ngạch thông qua tăng cường gắn kết, phát huy thế mạnh để tiếp cận thị trường mới với nhiều ưu đãi như EU, Trung Quốc,...

Mỗi nước trong khu vực đều có lợi thế riêng về vị trí chiến lược, địa vị chính trị và thương mại. Cụ thể, vị thế của Myanmar đang được nâng cao khi nước này thực hiện chính sách mở cửa, trong khi đó Campuchia và Lào được ưu đãi đặc biệt trong việc tiếp cận thị trường châu Âu (miễn thuế nhập khẩu 200 USD/tấn). Do đó, tiềm năng phát triển gạo, nhất là các loại gạo hữu cơ, gạo xanh có thương hiệu cho thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là tại các chuỗi siêu thị lớn là khả thi.

Back

Page 20: Bản tin Logistics - gemadept.com.vn · Khó có thể hình dung người khổng lồ Vinamilk hôm nay lại sinh ra và lớn lên trong môi trường khó khăn đến như

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 9

HỘI THẢO QUẢN TRỊ LOGISTICS VÀ CHUỖI CUNG ỨNG

Thời gian: 8h30 ngày 19/04/2014

Địa điểm: ĐH Bách Khoa TP HCM

Nội dung: buổi học: "Quản trị Logistics và chuỗi cung ứng"

Diễn giả:

+ Ông Lê Quân - Giám Đốc Trung Tâm Tri Thức Hậu Cần

+ Ông Trần Chí Dũng - Phó Trưởng Ban Đào Tạo Hiệp Hội VLA

Khi tham gia buổi học, bạn còn có cơ hội được cấp giấy chứng nhận hoàn tất khóa huấn luyện “Supply Chain Over view” có giá trị trên toàn quốc của Hiệp hội VLA.

Khóa học hoàn toàn miễn phí.

HỘI THẢO “HỘI NHẬP VÀO CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU: NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN THỊ TRƢỜNG KHU VỰC VÀ QUỐC TẾ CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM”

Thời gian: Ngày 22/4/2014

Địa điểm: TP Hồ Chí Minh

Đơn vị tổ chức: Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ ‐ ASEAN (USABC) và Chương trình Kết nối thương mại và đầu tư ASEAN (ACTI do USAID tài trợ) phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Nội dung: Xu hướng nhập khẩu tại một số thị trường trọng điểm, những thuận lợi và thách thức cho các nhà xuất khẩu, những kinh nghiệm, công cụ và giải pháp giúp các DN nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy thế mạnh riêng có để vươn ra các thị trường xuất khẩu nói trên.

Dự kiến sẽ có khoảng 150 DN Việt Nam hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xuất khẩu sẽ tham dự. Diễn giả là các chuyên gia đến từ các công ty đa quốc gia là thành viên của USABC.

Sau hội thảo, Ban tổ chức sẽ chọn ra 10 – 12 DN Việt Nam để tham gia vào chương trình “Tư vấn kinh doanh – mentoring program” với các công ty đa quốc gia thuộc Liên minh Doanh nghiệp Hoa Kỳ ‐ ASEAN vì một cộng đồng các doanh nghiệp nhỏ và vừa có sức cạnh tranh.

CHƢƠNG TRÌNH MỚI TRÊN VTV9: VIETNAM LOGISTICS

Thời gian phát sóng: phát sóng lần đầu vào lúc 10g00 sáng Chủ nhật, phát lại vào lúc 11h10’ thứ Hai 8h00 và sáng thứ Tư tuần kế tiếp;

Kênh phát sóng: VTV9

Nhà sản xuất: Đài truyền hình Việt Nam

CHƢƠNG TRÌNH VỀ LOGISTICS TRÊN INFOTV- LOGISTICS VIỆT NAM

Thời gian phát sóng: 20h30 - 20h45 tối thứ Sáu và phát lại lúc 10h30 thứ Bảy hàng tuần

Kênh phát sóng: kênh InfoTV

Nhà sản xuất: VietNam Logistics Media phối hợp InfoTV

Back

SỰ KIỆN LOGISTICS TRONG CÁC THÁNG TỚI 8

"The way a team plays as a whole determines its success. You may have the greatest bunch of

individual stars in the world, but if they don't play together, the club won't be worth a dime.”

- George Herman Ruth (1895-1948)-