11
BN TIN TH S [Ye I. CHÍNH S II. TIÊU ĐIIII. NHN ĐIV. XU HƯV. CÔNG TY VI. KHOA H VII. SKIN HTRƯỜNG CA S2 –THÁNG ear] SÁCH – PHÁP LUT M THÁNG 1 NH – DBÁO NG PHÁT TRIN NGÀNH Y TRONG NGÀNH HC –CÔNG NGHN THÁNG TI AO SU 2/2013

BẢN TIN TH Ị TR ƯỜNG CAO SU SỐ 2 –THÁNG 2 …...ừng. TH Ế GI ỚI Sản l ượng cao su thi ên nhiên t Theo s ố li ệu t ừ T ổng c ục Cao su Ấ gi ảm

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

BẢN TIN THS [Year]

I. CHÍNH SÁCH II. TIÊU ĐIỂIII. NHẬN ĐỊIV. XU HƯỚV. CÔNG TY TRONG NGÀNHVI. KHOA HVII. SỰ KIỆN THÁNG T

N TIN THỊ TRƯỜNG CAO SU SỐ 2 –THÁNG 2

[Year]

CHÍNH SÁCH – PHÁP LUẬT ỂM THÁNG 1 ỊNH – DỰ BÁO

ỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG TY TRONG NGÀNH KHOA HỌC –CÔNG NGHỆ

N THÁNG TỚI

NG CAO SU THÁNG 2/2013

Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Cao su được xếp vào nhóm cây có lợi thế cạnh tranh

Ngành nông nghiệp đang triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu của ngành theo hướng tăng giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Trong phần tái cơ cấu các ngành cụ thể của đề án thì cao su được xếp vào nhóm cây có lợi thế cạnh tranh. Cụ thể, theo Đề án của Bộ NN&PTNT, sẽ phát triển diện tích cao su lên 800.000 ha vào năm 2020, tập trung ở các vùng có lợi thế như Đông Nam bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung bộ. Trong đó, xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá quy mô lớn, phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông phục vụ sản xuất; áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất vườn cây và chất lượng mủ cao su.

Hỗ trợ tín dụng và khoa học công nghệ nhằm hiện đại hoá các nhà máy chế biến và nâng công suất chế biến lên 500.000 tấn mủ khô vào năm 2020. Chuyển đổi cơ cấu sản phẩm hiệu quả, để nâng cao giá trị xuất khẩu, đưa tỉ lệ mủ cốm SV3L, SVR5L lên khoảng 40%; mủ kem 20%; mủ cao su kỹ thuật RSS, SR và SVR 10, SVR 20 khoảng 40% tổng sản lượng chế biến.

Phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm cao su săm lốp, đệm cao su, đồ dùng y tế, sản phẩm gỗ nội thất, bàn ghế v.v… Khuyến khích doanh nghiệp ký kết hợp đồng nông sản với nông dân, đặc biệt ưu đãi đối với liên kết các nhóm đồng bào dân tộc thiểu số, hỗ trợ xây dựng dịch vụ khuyến nông cây cao su. Hỗ trợ áp dụng bảo hiểm sản xuất nhằm giảm thiểu rủi ro cho người trồng cao su.

Bộ tài chính họp về cơ chế thí điểm góp vốn trồng cây cao su

Mới đây Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường; Đại diện Uỷ ban nhân dân các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên và Đại diện Tập đoàn cao su Việt Nam; Cục Quản lý công sản và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tài chính vừa tổ chức cuộc họp bàn về cơ chế thí điểm cho hộ nông dân góp vốn cổ phần bằng giá trị quyền sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây cao su.

Mục đích của cuộc họp là lấy ý kiến thảo luận các vướng mắc thực tế để xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về cơ chế thí điểm việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất của nông dân vào công ty cổ phần cao su, trước mắt là để có cơ sở báo cáo cấp có thẩm quyền về việc cho phép áp dụng cơ chế thí điểm góp vốn nêu trên tại tỉnh Sơn La nói riêng và các tỉnh Tây Bắc nói chung; sau đó là để hoàn thiện Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế thí điểm cho hộ nông dân góp vốn cổ phần bằng giá trị quyền sử dụng đất nông nghiệp hoặc bằng tiền bồi thường, hỗ trợ tái định cư vào dự án sản xuất, kinh doanh dịch vụ thực hiện theo quy hoạch sử dụng đất mà Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành để áp dụng rộng ra phạm vi cả nước.

CHÍNH SÁCH – PHÁP LUẬT I

ừng.

THẾ GIỚI

Sản lượng cao su thiên nhiên tTheo số liệu từ Tổng cục Cao su Ấgiảm 5% xuống mức 97.000 tấn, trong khi l75.000 tấn so với cùng kỳ năm trtấn trong tháng 01 năm 2013, so vkhẩu mặt hàng này đã tăng hơn gkỳ.Cao su thiên nhiên tồn kho của

Châu Âu chấp nhận sản phẩMặt hàng gỗ cao su Thái Lan sẽ năm tới do các sản phẩm này đáp Châu Âu. Ngành gỗ cao su Thái Lan nhập khẩu của EU, đặc biệt là khi Bđầu có hiệu lực vào tháng 3 năm sau. Theo quygỗ cao su và chế biến gỗ cao su snơi hợp pháp.

VIỆT NAM

Báo cáo mặt hàng cao su tháng 1

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xunăm 2013 đạt 108,6 ngàn tấn, trị giá 296,1 tri55,4% về lượng và tăng 54,9% vtháng 01 năm 2012.

Xuất khẩu cao su thi

TIÊU ĐIII

ên nhiên tại Ấn Độ trong tháng 1/ 2013 giảm 5%c Cao su Ấn Độ, sản lượng cao su thiên nhiên Ấn Độ trong tháng 1/

c 97.000 tấn, trong khi lượng tiêu thụ mặt hàng này giảm 9% xuăm trước. Nhập khẩu cao su thiên nhiên cũng giảm 18% c

m 2013, so với mức 33.672 tấn trong tháng 01 năm 2012 trong khi xuơn gấp năm lần, từ 967 tấn lên mức 4.850 tấn trong c

n kho của Ấn Độ còn 296.000 tấn vào cuối tháng 1/2013

ản phẩm gỗ cao su Thái Lan được tiếp tục kinh doanh tại thị trường Châu Âu (EU) trong 3

đáp ứng tốt những qui định nghiêm ngặt mới về nhcao su Thái Lan đã có những bước tiến đáng kể nhằm đáp ứ

t là khi Bộ luật mới về Rừng và các kế hoạch Quản trăm sau. Theo quy định của bộ luật mới, hành vi khai thác trái phép

cao su sẽ bị cấm. Cây cao su Thái Lan hiện đang đượ

àng cao su tháng 1.2013

ải quan, xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam trong tháng 01 n, trị giá 296,1 triệu USD, đơn giá bình quân đạt 2.726 USD/t

ng 54,9% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Giá chỉ giả

u cao su thiên nhiên tháng 01/2013 so với 01/2012

TIÊU ĐIỂM THÁNG 1

ảm 5% trong tháng 1/2013 ảm 9% xuống mức ảm 18% còn 28.905

m 2012 trong khi xuất ấn trong cùng thời

2013.

ng Châu Âu (EU) trong 3-5 nhập khẩu gỗ của ứng yêu cầu về gỗ

n trị thương mại bắt i, hành vi khai thác trái phép

ợc trồng ở những

t Nam trong tháng 01 t 2.726 USD/tấn, tăng ỉ giảm nhẹ 0,3% so

Hầu hết các thị trường xuất khẩu của cao su thiên nhiên trong tháng 01/2013 đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Thị trường Trung Quốc dẫn đầu với khối lượng đạt 57.168 tấn (52,6%), tăng 31,4%. Thị trường Malaysia xếp thứ hai với 18.444 tấn (17%), tăng 158,6%. Thị trường Ấn Độ đạt 5.169 tấn (4,8%), tăng 51,3%. Thị trường Đức và Hoa Kỳ tăng rất cao, gấp hơn 3 lần so tháng 1 năm trước. Thị trường Đức 4.198 tấn (3,9%), tăng 245,5% và thị trường Hoa Kỳ 4.182 tấn (3,8%), tăng 232,7%.

Xuất khẩu cao su thiên nhiên sang 1 số thị trường trong tháng 01/2013

(Nguồn: VRA)

Trồng 100.000 ha cao su tại Lào, Campuchia

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) cho biết, tính đến đầu năm 2013, tổng diện tích cao su đầu tư trồng tại Lào và Campuchia của Tập đoàn hiện đã đạt khoảng 100.000ha. Tại Campuchia, tính đến hết năm 2012, toàn VRG có 21 dự án đang được triển khai bao gồm: 19 dự án trồng cao su, 2 dự án xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su. Trong đó, tổng số dự án trồng cao su của VRG đang thực hiện tại Lào là 8 dự án với tổng diện tích cao su đã trồng là 27.096ha.

Hiện tại, VRG đã trồng được hơn 70.000ha cao su tại Campuchia, trong đó, một số diện tích cao su của Công ty Tân Biên-Kampongthom đã được đưa vào khai thác.

Dự kiến trong năm 2013, VRG sẽ trồng mới 25.000ha cao su tại Campuchia và phấn đấu cùng các doanh nghiệp khác ngoài Tập đoàn hoàn thành mục tiêu trồng 100.000ha cao su tại Campuchia trong năm 2014, sớm hơn một năm so với mục tiêu ban đầu được Chính phủ hai nước thông qua.

Dốc vốn vào Nam Lào

Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2012, Việt Nam có 224 dự án đầu tư được cấp giấy chứng nhận đầu tư tại Lào, tổng vốn đăng ký gần 4 tỷ USD.Trong đó có khoảng 50 dự án đầu tư vào khu vực Nam Lào (thuộc 4 tỉnh: Attapeu, Savanakhet, Sekong, Champasack) tổng vốn đầu tư khoảng 2,2 tỷ USD, chiếm gần 55% tổng vốn đầu tư của Việt Nam tại Lào.

Tính đến nay, vốn thực hiện của các doanh nghiệp Việt Nam tại khu vực Nam Lào đạt gần 600 triệu USD. Địa bàn đầu tư, tập trung chủ yếu tại tỉnh Attapeu với gần 20 dự án. Các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp, năng lượng, thủy điện, trong đó tổng diện tích cao su đã trồng mới trong những năm qua đạt gần 41.900ha/53.300ha được giao, như: Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (trồng được 21.000ha/26.000ha được giao); Cao su Bidiphar (trồng 3.000ha/5.000ha được giao); Cao su Đăk Lăk đã trồng xong 10.000ha được giao tại 4 tỉnh Nam Lào; Tập đoàn cao su Việt Nam đã trồng xong hơn10.000 ha cao su được giao tại các tỉnh Savanakhet, Champasack...

Về năng lượng, thủy điện có 8 dự án với tổng tổng vốn đầu tư gần 1,6 tỷ USD tại các tỉnh Sekong, Attapeu. Riêng dự án xây dựng, thương mại, xã hội có 7 dự án với tổng vốn đầu tư gần 50 triệu USD (chiếm 2,3 % tổng vốn đầu tư vào khu vực Nam Lào).

Các dự án này tập trung vào bất động sản và du lịch, như: Dự án xây dựng khách sạn Hoàng Anh Gia Lai - Attapeu của Hoàng Anh Gia Lai tại tỉnh Attapeu; dự án xây dựng Trung tâm thương mại Oriental Champa Resort 32 triệu USD của Tổng công ty Tín Nghĩa tại Champasack...

Lĩnh vực khai khoáng có khoảng 11 dự án với tổng vốn 232 triệu USD tập trung tại Sekong, Savanakhet... Riêng dự án muối mỏ tại Savanakhet của Tập đoàn Công nghiệpThan - Khoáng sản ViệtNam có vốn đầu tư dự kiến 400 triệu USD...

Nhiều dự án đất rừng chuyển sang trồng cao su bị đình chỉ

Chính quyền tỉnh Đắk Lắk đã rà soát lại toàn bộ các dự án chuyển đổi rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn sang trồng cao su, trồng rừng, cải tạo, quản lý bảo vệ rừng. Kết quả, đến nay, tỉnh đã thu hồi, đình chỉ 22 dự án trồng cao su, với tổng diện tích trên 16.962 ha. 22 dự án bị thu hồi, đình chỉ là do các chủ đầu tư không triển khai thực hiện, thiếu năng lực tài chính, vùng quy hoạch cho dự án bị xâm chiếm trái phép. Thậm chí, có một số doanh nghiệp lợi dụng chủ trương để mua bán, sang nhượng dự án trái phép. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 73 dự án chuyển đổi rừng, đất lâm nghiệp sang trồng cao su vàcải tạo, quản lý bảo vệ, trồng rừng, với tổng diện tích trên 70.027 ha; trong đó, có 37 dự án trồng cao su, với diện tích 26.328 ha. Sau gần 4 năm triển khai thực hiện, đến nay, các doanh nghiệp chỉ mới trồng được hơn 7.235 ha cao su, 7.695 ha rừng kinh tế và 560 ha cây ăn quả, bông vải; thu hút trên 3.000 lao động là người tại địa phương vào làm công nhân.

Thị trường cao su 2013: Cân bằng và ổn định? Hiện nay, giá cao su thế giới đang dao động quanh mức 3.000 USD/tấn. Ở phạm vi toàn cầu, RCMA Commodities Asia Group nhận định sản lượng cao su sẽ vượt nhu cầu khoảng 300.000 tấn trong năm 2013 (nhu cầu ở mức 11,6 triệu tấn và nguồn cung xấp xỉ 11,9 triệu tấn). Điều này dẫn đến việc giá cao su khó tăng mạnh nhưng rủi ro giảm sâu cũng khó xảy ra. Dư cung thấp

Tiêu thụ cao su toàn cầu năm 2013 được hỗ trợ từ nhu cầu của Trung Quốc (ước tăng 10%) và châu Âu (ước tăng 3%). Diễn biến kinh tế thế giới tuy vẫn chưa lạc quan nhưng khó suy giảm sâu hơn, tuy tốc độ hồi phục sẽ chậm. Theo dự báo của Viện Khoa học Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng GDP của quốc gia này năm 2013 ở mức 8,4%; tăng 0,6% so với năm 2012. Điều này phần nào thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ cao su. Hiện Trung Quốc chiếm khoảng 35% nhu cầu cao su tự nhiên toàn thế giới. Do đó, sự ổn định ở thị trường này đóng vai trò quan trọng đến giá cao su thế giới. Nguồn cung cao su toàn cầu cũng không thể tăng đột biến trong ngắn hạn nên dự báo giá cao su sẽ có xu hướng ổn định hoặc dao động nhẹ trong năm 2013, chủ yếu vẫn ở mức 3.000 USD/tấn như hiện nay. Khả năng cắt giảm sản lượng của các nước XK chủ lực cũng sẽ ngăn đà suy giảm của giá cao su tự nhiên. Nguồn cung cao su tự nhiên tăng trong năm 2013 được dự báo đến từ các quốc gia Thái Lan, Việt Nam và Ấn Độ. 3 nước xuất khẩu (XK) cao su lớn nhất thế giới hiện nay là Thái Lan, Indonesia và Malaysia (chiếm 70% nguồn cung cao su toàn cầu) đã nhóm họp và nhất trí cắt giảm sản lượng nếu giá cao su diễn biến xấu hơn. Ngoài ra, mức dư cung ít (chỉ khoảng 2,6% nhu cầu) cũng góp phần duy trì giá cao su ở mức ổn định. Nếu tình hình kinh tế thế giới thuận lợi, tâm lý tiêu dùng lạc quan; ước tính giá cao su có thể tiệm cận mức 3.500 USD/tấn. Những dự báo về nguồn cung cao su thường không đưa yếu tố thời tiết - là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng sản lượng cao su. Giả định nhu cầu cao su toàn cầu tăng 3% thì cung - cầu sẽ cân bằng, giá cao su do đó sẽ được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, với diễn biến kinh tế toàn cầu chưa thoát khỏi khó khăn như hiện nay, các đánh giá nghiêng về giả thiết giá cao su sẽ ổn định và có thể giảm nhẹ. Nền kinh tế thế giới không dễ thoát khỏi suy thoái trong ngắn hạn, nội tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Trung Quốc vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố không ổn định, như: bong bóng bất động sản, nợ xấu của nền kinh tế… Ngoài ra, sự phục hồi kinh tế khu vực châu Âu cũng như tăng trưởng thấp của nền kinh tế Mỹ cũng không tác động tích cực đến giá cao su thế giới.

NHẬN ĐỊNH – DỰ BÁO III

Việt Nam là quốc gia XK cao su với sản lượng tương đối cao trên toàn thế giới. Do đó, diễn biến giá cao su thế giới ảnh hưởng rất lớn đến ngành XK chủ lực này của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam XK hơn 80% sản lượng cao su khai thác, trong đó thị trường Trung Quốc chiếm khoảng 65 - 70% (số liệu ước tính vì không có thống kê chính thức sản lượng XK tiểu ngạch từ các hộ nhỏ lẻ). Do đó, Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào thị trường Trung Quốc trong lĩnh vực XK cao su.

Michelin và Goodyear vượt khó trong khủng hoảng kinh tế

Trong bối cảnh ngành sản xuất ô-tô Châu Âu đang gặp rất nhiều khó khăn, việc kinh doanh lốp xe tiếp tục giữ vững là một thành tựu đáng kể.

Những kết quả kinh doanh từ Michelin và Goodyear đã minh chứng cho sự vượt khó của các công ty lốp xe. Năm 2012, tỷ lệ đăng ký xe mới tại Châu Âu xuống tới mức thấp nhất trong 17 năm và doanh số lốp xe thay thế ở mức thấp nhất trong một thập kỷ. Sản lượng lốp xe cũng giảm trên toàn cầu - số lốp Goodyear bán được trong năm 2012 giảm hơn 20% so với năm 2007. Tuy nhiên khả năng sinh lời của cả 2 công ty vẫn không bị ảnh hưởng nhiều bởi suy thoái kinh tế.

Các nhà sản xuất lốp xe gặp khó khăn vì họ phụ thuộc khá nhiều vào thị trường xe hơi phổ thông. Sản lượng của Michelin trong năm 2012 đã giảm 6% so với năm trước, còn Goodyear giảm tới 9%, chủ yếu là do nhu cầu thu hẹp ở thị trường Châu Âu. Nhưng các Công ty lốp xe này vẫn xoay xở tìm cách thích nghi với khủng hoảng. Goodyear cho biết thu nhập kinh doanh của Công ty năm 2013 vào khoảng 1,4 tỷ đến 1,5 tỷ USD - thấp hơn chỉ tiêu 1,6 tỷ USD đưa ra cách đây 2 năm. Công ty này đã đóng cửa nhà máy sản xuất lốp xe nông nghiệp ở Amiens, Pháp - nơi cung cấp sản phẩm cho Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi. Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs ước tính rằng trước khi bị đóng cửa, nhà máy này chỉ hoạt động ở mức một phần tư công suất. Động thái này có thể giúp Goodyear cải thiện tình hình kinh doanh tới 75 triệu USD mỗi năm. Còn Công ty lốp xe Michelin đang chuyển trọng tâm qua phân khúc lốp xe tải - hiện chỉ chiếm dưới 1/5 doanh thu của công ty - vì lợi nhuận biên ở phân khúc này tăng gần gấp đôi trong năm 2012.

Trong tình hình kinh tế thế giới ảm đạm, cổ phiếu của Michelin và Goodyear vẫn tăng điểm ngoạn mục. Cổ phiếu của Michelin đã tăng tới 50% kể từ tháng 6/2012 còn cổ phiếu Goodyear cũng ở mức tăng tương tự. Chiến lược phòng thủ của những Công ty này đã hấp dẫn các nhà đầu tư. Cả 2 Công ty vẫn tiếp tục hoạt động và kinh doanh dù doanh thu giảm.

XU HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NGÀNH IV

Lợi nhuận tháng 1 của Doanh nghiệp cao su giảm mạnh

Theo CTCP Cao su Phước Hòa (PHR), trong tháng 1/2013, PHR đạt tổng doanh thu 140,45 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 27,4 tỷ đồng. So với con số doanh thu 96,15 tỷ đồng và lợi nhuận 53 tỷ đồng cùng kỳ năm 2012, hiệu quả kinh doanh của PHR giảm khá mạnh. Tương tự, CTCP Cao su Đồng Phú (DPR) thông báo, tháng 1/2013, Công ty đạt doanh thu 98 tỷ đồng, lợi nhuận gộp đạt 31 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, doanh thu và lợi nhuận sụt giảm tương ứng là 58% và 73%. CTCP Cao su Hòa Bình (HBR) đạt doanh thu 37 tỷ đồng trong tháng 1/2013, giảm mạnh so với 56,77 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.

Theo các DN cao su tự nhiên, giá bán giảm là một trong những nguyên nhân chính khiến lợi nhuận của DN sụt giảm. Giá bán trungbình của PHR trong tháng 1/2013 là 61,11 triệu đồng/tấn, trong khi cùng kỳ năm trước là gần 69 triệu đồng/tấn. Tương tự, con số này của DPR là 88,96 triệu đồng/tấn tháng 1/2012 và 61,7 triệu đồng/tấn trong tháng đầu năm 2013.

Nhà máy chế biến mủ cao su của HAGL tại Lào hoạt động Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã khánh thành nhà máy chế biến mủ cao su tại tỉnh Attapeu, Lào. Nhà máy chế biến mủ cao su Hoàng Anh Attapeu có công suất 25.000 tấn/năm. Sản phẩm chính là cao su mủ khối SVR 10. Nhà máy tọa lạc trên diện tích đất 5 héc ta và có giá trị đầu tư 9 triệu đô la Mỹ với đầy đủ các hạng mục từ dây chuyền sản xuất đến nhà điều hành, nhà kho, nhà ở công nhân, nhà ăn, khuôn viên cây xanh.

Đến cuối niên vụ 2012, HAGL đã trồng xong 44.000 héc ta cao su tại ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Cây cao su là cây công nghiệp dài hạn, nằm trong chiến lược ưu tiên đầu tư của tập đoàn. Năng suất cao su của HAGL dự kiến sẽ đạt bình quân 2,5 tấn/héc ta. Khi toàn bộ diện tích vườn cây đi vào khai thác, sản lượng mủ cao su hàng năm thu được sẽ lên đến 100 ngàn tấn, mang về thu nhập 300 triệu đô la Mỹ/năm.

Gom vốn cho dự án cao su, HAG phát hành thêm cổ phiếu theo mệnh giá

Theo đó, công ty đã thông qua việc chào bán thêm 107.474.210 cổ phần cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 5:1 với giá phát hành bằng mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần. Toàn bộ số tiền thu được từ đợt chào bán này sẽ được phân bổ sử dụng để đầu tư vào các dự án cao su, mía đường và bổ sung vốn hoạt động của Tập đoàn. Cụ thể như sau:

CÔNG TY TRONG NGÀNH

V

STT Khoản mục đầu tư Nhu cầu vốn dự kiến (vnd) Thời gian sử dụng nguồn vốn 1 Dự án trồng & chăm sóc 9.000ha cao su tại Tỉnh

Rattanakiri, Campuchia –Cao su Oyadav 200.000.000.000 Trong năm 2013

2 Dự án trồng & chăm sóc 25.000ha cao su và cọ dầu tại Tỉnh Attapeu, Lào – cao su Hoàng Anh Attapeu

300.000.000.000 Trong năm 2013

3 Bổ sung vốn lưu động của công ty trong năm 2013 574.742.100.000 Trong năm 2013

Nếu tính riêng hai dự án trồng và chăm sóc cao su ở Lào và Campuchia, tỷ lệ chào bán thành công dự kiến cần 46,52% hoặc số tiền tối thiểu cần thu được trong đợt chào bán là 500 tỷ đồng.

HAG đồng thời đưa ra phương án xử lý trong trường hợp chào bán không đạt tỷ lệ nói trên hoặc không thu đủ số tiền tối thiểu như dự kiến. Theo đó, HĐQT sẽ quyết định đối tượng chào bán, giá chào bán cổ phiếu không bán hết với nguyên tắc giá chào bán không thấp hơn giá chào bán cho cổ đông hiện hữu. Giấy phép phát hành sẽ được xin gia hạn nếu cần thiết.

Casumina sắp vận hành nhà máy mới sản xuất lốp ô tô

Nhà máy đã được Công ty khởi công xây dựng từ ngày 16/02/2012 tại thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên (Bình Dương). Quy mô nhà máy được xây dựng trên diện tích hơn 12 ha, trong đó diện tích nhà xưởng gần 7 ha. Nhà máy có công suất 1 triệu lốp xe/năm. Thời gian thực hiện xây dựng nhà máy qua 3 giai đoạn, gồm: Giai đoạn 1, năm 2013 với công suất sản xuất 350.000 lốp xe/năm để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; giai đoạn 2, triển khai từ cuối năm 2013 đến cuối năm 2015, nâng công suất sản xuất lên 600.000 lốp xe/năm; giai đoạn 3, triển khai từ cuối năm 2015 đến năm 2017, nâng công suất sản xuất lên 1 triệu lốp xe/năm.

Trong giai đoạn trước mắt, 50% sản phẩm của nhà máy mới sẽ xuất khẩu, phần còn lại tiêu thụ tại thị trường nội địa. Trường hợp tiêu thụ thuận lợi, CSM sẽ nâng công suất nhà máy và sẽ dành 70% sản phẩm cho xuất khẩu.

DỰ ÁN CAO SU GEMADEPT TẠI CAMPUCHIA

Hoạt động của Ban quản lý dự án Cao su Gemadept trong tháng vừa qua: - Thực hiện công tác kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2012 - Tiếp tục công tác Chăm sóc vườn cây cao su trồng mới 2011 & 2012.

Những ứng dụng thú vị từ cây cao su

* Hoa trang trí: Theo nghiên cứu của Tổng cục Cao su Malaysia, lá cao su có thể được chuyển thành nguồn thu nhập cho người trồng cao su. Qua nghiên cứu cho thấy gân của lá cao su vẫn còn nguyên khi các tế bào biểu bì được lấy đi trong quá trình phân hủy. Xương của lá cao su hong khô có thể được uốn thành các hoa trang trí tuyệt đẹp trong nhà.

* Nhiên liệu tái tạo: Cũng theo nghiên cứu này, một loại chất được gọi là linhin – chất gỗ trong lá cao su cũng có tác dụng hữu ích. Linhin là một polymer phenol phức hợp cung cấp vật liệu bao phủ cho polymer tế bào của vách tế bào phụ trong lá cao su. Các đặc tính hóa lý của linhin nhằm chống lại sự tấn công của côn trùng và mầm bệnh. Đặc biệt linhin là vật liệu sinh học phong phú hàng thứ 2 trên trái đất chỉ sau celluloo và hemicellylo, là nguồn để sản xuất nhiên liệu tái tạo. Linhin bao gồm từ 15 -25% trọng lượng khô của thân cây gỗ. Nghiên cứu còn cho thấy linhin được trích từ 1 ha cao su khi tái canh có thể sản sinh năng lượng đốt là 87,7 GJ.

* Thực phẩm chức năng: Một chất khác trong mủ cao su được gọi là sugars hay quebrachitol

có thể được trích ly và sử dụng bào chế thực phẩm chức năng. Tuy nhiên việc trích ly làm cho các phần tử cao su bị hư hại và không còn sử dụng được nên chỉ có thể thực hiện được với serum – chất thải từ cao su.

* Hạt cao su có giá trị cao trong công nghiệp: Hạt cao su có thể dùng để chế tạo sơn điện di, ép dầu làm xà phòng, khô dầu cho chăn nuôi, dầu đốt. Nhân hạt cao su làm thức ăn cho cá. Vỏ hạt cao su chế than hoạt tính làm pin đèn, gỗ dán, gỗ cao cấp… Dầu hạt cao su dùng trong hội họa, dùng chế vaccin và để làm xà phòng rất thông dụng ở Hoa Kỳ và Achentina. Khô dầu hạt cao su là thức ăn có giá trị cho gia súc, nhưng nếu ép từ hạt tươi thì lượng HCN lên tới 30mg% còn ở hạt khô là 4mg%. Nếu ép nóng thì độc tố biến mất. Khi ta dùng khô dầu ép lạnh đun nóng lên thì cũng không còn độc chất, khô dầu cũng đồng thời được dùng làm phân.

* Cao su hoá đường giao thông : Ý tưởng dùng cao su thay nhựa đường để làm bề mặt đường giao thông bộ bắt nguồn từ việc Thái Lan đang khủng hoảng thừa cao su. Các nghiên cứu khoa học liên quan việc sử dụng mặt đường bằng cao su đang được tiến hành tại Thái Lan và có nhiều kết quả khả quan. Thái Lan hy vọng rằng, việc tìm đầu ra cho sản phẩm cao su tự nhiên sẽ đẩy giá cao su trên thị trường thế giới lên mức khoảng 3.000 USD/tấn so với mức hơn 2.000 USD/tấn hiện nay, giúp tăng thu nhập cho nông dân trồng cao su.

KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ

VI

* Sắp có kiểu lốp xe mới: Các kỹ sư của hãng General Motor vừa kết hợp với Trung tâm Nghiên cứu Lốp xe Hoa Kỳ, cơ sở nghiên cứu độc lập mới được thành lập gần đây ở Virginia, để cùng nhau thực hiện công trình nghiên cứu và phát triển công nghệ lốp xe mới. Nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới đã đầu tư 5 triệu USD vào Trung tâm Nghiên cứu nhằm phát triển những lốp xe hiệu suất cao hơn, an toàn toàn hơn và mức tiết kiệm nhiên liệu của xe cũng tăng thêm 7%. GM cũng được đầu tư 11,2 triệu USD cho thiết bị, để thử nghiệm những lốp xe với tốc độ 320 km/giờ, cung cấp và xử lý những dữ liệu về mô men xoắn, lực ma sát, lực phanh trên nhiều loại mặt đường khác nhau. GM cho biết những dụng cụ này sẽ tạo ra những tình huống kỹ thuật kiểm tra đặc biệt giúp các kỹ sư của GM và các nhà nghiên cứu của Trung tâm sử dụng các dữ liệu để dự đoán hiệu suất của xe và thay đổi đặc tính của lốp xe nhằm nâng cao hiệu suất.

Hội nghị Thượng đỉnh ngành Cao su lần thứ 3 tại Myanmar năm 2013

• Địa điểm: Khách sạn ParkRoyal Yangon (Myanmar) • Thời gian: ngày 14 – 15/03/2013 • Đơn vị tổ chức: Trung tâm Công nghệ Quản lý (CMT, trụ sở tại Singapore) • Nội dung: Hội nghị với chủ đề "Các cơ hội đầu tư vào ngành cao su tại thị trường mới

Myanmar" và "Những cải tiến trong kỹ thuật trồng và thu hoạch cao su để tăng sản lượng"sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp ngành cao su gặp gỡ với đại diện cấp Chính phủ Myanmar, tìm hiểu thực trạng và các triển vọng đầu tư trồng cao su tại nước này và một số nước trong khu vực như Lào, Philippines, một số kinh nghiệm đầu tư trồng cao su tại Campuchia...

Hội nghị và Triển lãm Cao su tại Trung Quốc năm 2013

• Địa điểm: TP. Thanh Đảo, Trung Quốc • Thời gian: ngày 25 – 28/03/2013 • Đơn vị tổ chức: Hiệp hội Cao su Trung Quốc (CRIA) • Nội dung: Sự kiện này sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp ngành cao su gặp gỡ, trao đổi

thông tin, kinh nghiệm với các chuyên gia về các đề tài như: Chính sách kinh tế vĩ mô của Trung Quốc trong năm 2013; Các giải pháp chiến lược và thực tiễn phát triển bền vững ngành cao su Trung Quốc; Cung - cầu cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp trong năm 2012 và tương lai...

SỰ KIỆN THÁNG TỚI VII