17
Chịu trách nhiệm xuất bản: Đỗ việt anh Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Ban biên tập: Lê thị mai thuỷ trần kim Long trịnh xuân danh nguyễn thị hải yến tạ thị thảo Cộng tác thực hiện: In 1.000 cuốn khổ 19x27cm Giấy phép xuất bản số: 18/GP-XBBT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Ninh Bình cấp ngày 2/10/2009 In xong và nộp lưu chiểu quý IV/2011 Ảnh bìa 1: Ban chấp hành LĐLĐ tỉnh Ninh Bình khóa XIV, nhiệm kỳ 2013 - 2018 Trung Tâm Thông Tin Truyền Thông Vì môi Trường PháT Triển TP hà nội Cơ quan Thông tin Tuyên truyền của Trí thức Thủ đô Tầng 8 - Cung Trí thức TP hà nội - Phố Trần Thái Tông - Quận Cầu giấy - hà nội * Tel/Fax: 043.7823798 - 043.7823799 * Website: vanhoatritueviet.vn * Email: [email protected] l Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với hoạt động công đoàn. l Trích Nghị quyết Đại hội XIV Công đoàn tỉnh Ninh Bình nhiệm kỳ 2013 - 2018. l Danh sách Ban chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2013 - 2018 l Danh sách Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh Ninh Bình khóa XIV, nhiệm kỳ 2013 - 2018. l Ghi nhận sau đại hội công đoàn các cấp. l Diễn đàn - Tiếng nói từ Đại hội XIV Công đoàn tỉnh Ninh Bình. l Gương cá nhân điển hình - Đam mê sáng tạo từ lòng yêu nghề. l Một số câu chuyện về dân chủ của Bác Hồ. l Nhân tháng hành động vì trẻ em và ngày gia đình Việt Nam: Cảm nhận từ bộ phim “Tình cha”. l Những chuẩn bị trước khi con dậy thì. l Tư vấn pháp luật. l Tin hoạt động công đoàn quý I/2013. l Góc thư giãn.

Bình nhiệm kỳ 2013 - 2018. Ảnh bìa 1: Chủ tịch LĐLĐ tỉnh fileViệt Nam: Cảm nhận từ bộ phim “Tình cha”. l Những chuẩn ... Sự nghiệp CNH- HĐH

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Chịu trách nhiệm xuất bản:

Đỗ việt anhChủ tịch LĐLĐ tỉnh

Ban biên tập:

Lê thị mai thuỷtrần kim Long

trịnh xuân danhnguyễn thị hải yến

tạ thị thảo

Cộng tác thực hiện:

In 1.000 cuốn khổ 19x27cm Giấy phép xuất bản số: 18/GP-XBBTdo Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh

Ninh Bình cấp ngày 2/10/2009In xong và nộp lưu chiểu quý IV/2011

Ảnh bìa 1: Ban chấp hành LĐLĐ tỉnh Ninh Bình

khóa XIV, nhiệm kỳ 2013 - 2018

Trung Tâm Thông Tin Truyền Thông Vì môi Trường PháT Triển TP hà nội

Cơ quan Thông tin Tuyên truyền của Trí thức Thủ đô Tầng 8 - Cung Trí thức TP hà nội - Phố Trần Thái Tông - Quận Cầu giấy - hà nội

* Tel/Fax: 043.7823798 - 043.7823799 * Website: vanhoatritueviet.vn * Email: [email protected]

l Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với hoạt động công đoàn.

l Trích Nghị quyết Đại hội XIV Công đoàn tỉnh Ninh Bình nhiệm kỳ 2013 - 2018.

l Danh sách Ban chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2013 - 2018

l Danh sách Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh Ninh Bình khóa XIV, nhiệm kỳ 2013 - 2018.

l Ghi nhận sau đại hội công đoàn các cấp.

l Diễn đàn - Tiếng nói từ Đại hội XIV Công đoàn tỉnh Ninh Bình.

l Gương cá nhân điển hình - Đam mê sáng tạo từ lòng yêu nghề.

l Một số câu chuyện về dân chủ của Bác Hồ.

l Nhân tháng hành động vì trẻ em và ngày gia đình Việt Nam: Cảm nhận từ bộ phim “Tình cha”.

l Những chuẩn bị trước khi con dậy thì.

l Tư vấn pháp luật.

l Tin hoạt động công đoàn quý I/2013.

l Góc thư giãn.

2. Số 02 năm 2013 Số 02 năm 2013 .3

Bản tin Lao Động và Công Đoàn ninh Bình hướng tới Đại hội xi Công Đoàn việt nam

trình trước đại hội đã thể hiện rõ tính nghiêm túc trong tự phê bình và tiếp thu phê bình, chỉ rõ những khuyết điểm, tồn tại trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức phong trào cũng như trong hoạt động của tổ chức Công đoàn các cấp. Tôi đề nghị Đại hội thảo luận và tìm giải pháp khắc phục, nhằm xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, thực sự là nòng cốt trong phong trào CNVCLĐ, đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Sự nghiệp CNH- HĐH đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta đang diễn ra trong tình hình cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới có những bước tiến nhảy vọt; kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất; xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra sâu rộng. Đó là tiền đề, điều kiện để công nhân, lao động nước ta nói chung và công nhân, viên chức, lao động tỉnh Ninh Bình nói riêng có cơ hội học tập, làm việc, tiếp cận với khoa học và công nghệ hiện đại, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp và trình độ quản lý. Bên cạnh đó, mặt trái của cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế tất yếu sẽ dẫn đến khả năng cạnh tranh gay gắt. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sắp xếp lại doanh nghiệp trong bối cảnh chịu nhiều tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, dẫn đến tình trạng lao động dôi dư. Giải quyết việc làm, đào tạo và đào tạo lại lực

lượng lao động, xử lý các tranh chấp lao động, chống sự xâm nhập của các luồng văn hoá độc hại, bảo vệ nền văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sống.v.v. đang là những vấn đề bức xúc hiện nay.

Để tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần xây dựng tỉnh Ninh Bình ngày càng giàu đẹp, trên cơ sở tiếp tục quán triệt Chương trình hành động số 17 của BCH Đảng bộ tỉnh, thực hiện Nghị quyết số 20 của Ban Chấp hành Trung ương “về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ CNH-HĐH đất nước”, tôi đề nghị tổ chức Công đoàn và công nhân, viên chức lao động thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

Một là: Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và bản lĩnh chính trị, xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân, viên chức, lao động phát triển toàn diện; làm cho mỗi công nhân, viên chức, lao động thấy rõ vị trí, vai trò, vinh dự, trách nhiệm của mình trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho công nhân, viên chức, lao động học tập nâng cao trình độ học vấn, khoa học kỹ thuật, ngoại ngữ. Thường xuyên cập nhật những kiến thức mới để mỗi công nhân, viên chức, lao động không chỉ có bản lĩnh chính trị, lập trường quan điểm vững vàng mà còn là những người lao động có kiến thức, văn hoá có trình

độ khoa học kỹ thuật tiên tiến, đáp ứng với yêu cầu đòi hỏi của thời kỳ phát triển kinh tế tri thức và hội nhập kinh tế quốc tế. Đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong công nhân, viên chức, lao động.

Hai là: Tiếp tục đổi mới, đa dạng hoá nội dung, phương thức hoạt động của tổ chức Công đoàn, đảm bảo gắn với cơ sở, gắn với công nhân, viên chức và người lao động. Phát huy quyền làm chủ của người lao động thông qua việc xây dựng và ký kết thoả ước lao động tập thể; tổ chức và đại diện cho người lao động kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật ở doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị. Làm tốt chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; chủ động trong việc giải quyết tranh chấp lao động và xây dựng quan hệ lao động hài hoà, tiến bộ trong doanh nghiệp.

Ba là: Chăm lo xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, làm tốt công tác phát triển đoàn viên. Trước mắt, cần phối hợp với các cấp uỷ Đảng, chủ doanh nghiệp để tiến hành vận động thành lập tổ chức Công đoàn trong các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhất là các doanh nghiệp có số lượng công nhân lớn. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng về mọi mặt cho đội ngũ cán bộ công đoàn, trước hết là đội ngũ cán bộ chủ chốt, làm sao để cán bộ công

5 năm qua, quán triệt và thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp,

dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự quan tâm tạo điều kiện và phối hợp của các cấp chính quyền, MTTQ, các ban ngành đoàn thể, phong trào CNVCLĐ và hoạt động Công đoàn tỉnh nhà có những chuyển biến tích cực và đạt được nhiều kết quả quan trọng: Hoạt động của tổ chức Công đoàn có nhiều đổi mới, hướng mạnh về cơ sở, tập hợp và chăm lo bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, xây dựng được mối quan hệ hài hoà, ổn định trong mỗi cơ quan, doanh nghiệp. Tổ chức Công đoàn các cấp đã tham gia tốt vào việc quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động. Công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao bản lĩnh chính trị, ý thức giai cấp, nhận thức và hiểu biết về pháp luật lao động được tiến hành thường xuyên, đa dạng đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật lao động và tác phong làm việc công nghiệp cho công nhân và người lao động. Các phong trào thi đua yêu nước được

phát động và tổ chức sâu rộng đã khơi dậy và phát huy được tiềm năng, sức sáng tạo trong CNVCLĐ, đồng thời tạo điều kiện để CNVCLĐ phát huy quyền làm chủ trong sản xuất, kinh doanh và trong quản lý cơ quan, đơn vị, thúc đẩy nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong công tác và sản xuất, kinh doanh. Từ các phong trào, các cuộc vận động do tổ chức Công đoàn phát động, đã xuất hiện nhiều điển hình lao động tiên tiến trên các lĩnh vực, khẳng định vai trò, vị trí, bản lĩnh, trí tuệ của giai cấp công nhân và của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ mới.

Những kết quả của phong trào CNVCLĐ và hoạt động Công đoàn nhiệm kỳ qua, đã góp phần quan trọng vào việc triển khai và thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; giữ vững ổn định chính trị, góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước. Tuy nhiên, cũng cần phải nhận thấy rằng trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức phong trào CNVCLĐ cũng như hoạt động của Công đoàn trên địa bàn tỉnh ta nhiệm kỳ qua cũng còn một số tồn tại, hạn chế. Báo cáo của Ban Chấp hành khoá 13,

Đồng chí Bùi Văn Nam - Ủy viên BCH TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình tặng hoa chúc mừng đại hội

(Trích bài phát biểu của đồng chí Bùi Văn Nam - Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bìnhtại Đại hội XIV Công đoàn tỉnh, nhiệm kỳ 2013 - 2018)

4. Số 02 năm 2013 Số 02 năm 2013 .5

Bản tin Lao Động và Công Đoàn ninh Bình hướng tới Đại hội xi Công Đoàn việt nam

đoàn vừa là người làm công tác chính trị, vừa là nhà hoạt động xã hội; vừa có khả năng tuyên truyền, vận động, tổ chức phong trào quần chúng, vừa có bản lĩnh tham gia đấu tranh để bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của công nhân, viên chức, lao động. Quan tâm bồi dưỡng và giới thiệu cho Đảng những cán bộ, đoàn viên ưu tú trưởng thành từ phong trào công nhân.

Bốn là: Đẩy mạnh hơn nữa các phong trào thi đua yêu nước, phát huy tối đa các nguồn lực trong công nhân, viên chức, lao động cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; kịp thời phát hiện những nhân tố và điển hình tiên tiến để nhân ra diện rộng. Thông qua hoạt động của mình, các cấp Công đoàn cần làm tốt vai trò cầu nối giữa Đảng và quần chúng, thường xuyên giúp cấp uỷ, chính quyền thu nhận những thông tin từ đời sống thực tế, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của công nhân, lao động để đề ra các chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách ấy.

Mở rộng các hoạt động xã hội của tổ chức Công đoàn, động viên đông đảo công nhân, viên chức, lao động giúp nhau xoá đói, giảm nghèo; tham gia tích cực các hoạt động nhân đạo, từ thiện; phòng, chống và đẩy lùi các tệ nạn xã hội; xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, phấn đấu ngày càng có nhiều gia đình công nhân, viên chức,

lao động, nhiều cơ quan, đơn vị đạt danh hiệu gia đình văn hoá, cơ quan, đơn vị văn hoá các cấp.

Xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh là trách nhiệm không chỉ của riêng tổ chức Công đoàn mà là trách nhiệm của các cấp uỷ, chính quyền, của cả hệ thống chính trị. Vì vậy, tôi đề nghị các cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo để Công đoàn hoạt động thuận lợi, thực hiện tốt chức năng và vai trò của mình theo đúng quy định của pháp luật, động viên công nhân, viên chức, lao động toàn tỉnh thi đua lao động sản xuất, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương.

Một nhiệm vụ rất quan trọng của đại hội là bầu Ban

Chấp hành LĐLĐ tỉnh khóa 14 để lãnh đạo phong trào CNVCLĐ và hoạt động Công đoàn thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội đề ra. Tôi đề nghị các đại biểu đại hội quán triệt sâu sắc tiêu chuẩn cán bộ Công đoàn theo hướng dẫn của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, phát huy dân chủ, đề cao trách nhiệm, lựa chọn những đồng chí có đủ tiêu chuẩn vào Ban chấp hành khóa mới đảm bảo chất lượng, số lượng và cơ cấu, là trung tâm đoàn kết để lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu trong nhiệm kỳ tới. Đồng thời, lựa chọn các đại biểu tiêu biểu bầu vào đoàn đại biểu của tỉnh đi dự Đại hội XI Công đoàn Việt Nam, góp phần để Đại hội thành công tốt đẹp.t

(BBT)

Đại hội Công đoàn tỉnh Ninh Bình lần thứ XIV được tiến hành từ

ngày 23 đến ngày 24 tháng 01 năm 2013 tại hội trường Bộ chỉ huy quân sự tỉnh. Về dự Đại hội có 227 đại biểu ưu tú đại diện cho ý chí và nguyện vọng của trên 100 nghìn đoàn viên, CNVCLĐ toàn tỉnh. Đại hội rất vinh dự được đón đồng chí: Bùi Văn Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Bình; đồng chí Hoàng Ngọc Thanh, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, về dự và phát biểu ý kiến chỉ đạo Đại hội. Đại hội vui mừng được đón các đồng chí đại biểu khách quý về dự Đại hội.

Sau 2 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, với tinh thần đoàn kết, dân chủ, trí tuệ và trách nhiệm, Đại hội Công đoàn tỉnh Ninh Bình lần thứ XIV đã hoàn thành tốt các nội dung, chương trình đề ra.

Đại hội đã tập trung thảo luận và thống nhất thông qua Báo cáo đánh giá kết quả phong trào công nhân viên chức, lao động và hoạt động công đoàn nhiệm kỳ 2008 - 2013; phương hướng, mục tiêu hoạt động công đoàn nhiệm kỳ 2013 - 2018; đồng

thời tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo Báo cáo Đại hội XI Công đoàn Việt Nam và tham gia ý kiến sửa đổi Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Đại hội xác định mục tiêu và khẩu hiệu hành động của Công đoàn nhiệm kỳ tới là “Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Công đoàn, xứng đáng là chỗ dựa tin cậy của đoàn viên, CNVCLĐ”, để thực hiện mục tiêu đó, Đại hội đề ra các nhiệm vụ và 9 chỉ tiêu chủ yếu là:

1- Hằng năm, có từ 90% trở lên cán bộ, công chức, CNLĐ trong các đơn vị có tổ chức Công đoàn được quán triệt, học tập các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của Công đoàn cấp trên.

2- Phấn đấu đến hết năm 2018, kết nạp từ 10 nghìn đoàn viên trở lên, thành lập CĐCS ở 100% các doanh nghiệp có đủ điều kiện và tập hợp được từ 70% trở lên số công nhân, viên chức, lao động gia nhập Công đoàn.

3- Phấn đấu 100% cán bộ Công đoàn các cấp được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về lý luận, nghiệp vụ Công đoàn.

4- Hằng năm có từ 80% trở lên CĐCS đạt tiêu chuẩn vững mạnh, trong đó có 15% đạt tiêu chuẩn vững mạnh xuất sắc.

5- Hằng năm, bình quân mỗi CĐCS (nơi có tổ chức cơ sở đảng, có nguồn phát triển đảng viên) giới thiệu ít nhất một đoàn viên Công đoàn ưu tú để cấp uỷ đảng bồi dưỡng, phát triển Đảng.

6- Đến năm 2018, hỗ trợ sửa chữa và xây dựng từ 50 nhà ở “Mái ấm Công đoàn” trở lên; trên 85% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn văn hóa.

7- Phấn đấu, hàng năm có 100% cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và 70% trở lên các loại hình doanh nghiệp phối hợp tổ chức được các hội nghị dân chủ theo quy định của pháp luật. Có 70% trở lên số CĐCS trong doanh nghiệp tổ chức thương lượng với người sử dụng lao động để xây dựng, ký kết và giám sát thực hiện tốt Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT).

8- Trong nhiệm kỳ, có ít nhất 10.000 đề tài, sáng kiến được các cấp công nhận. Có từ 70 đề tài, sáng kiến trở lên được tặng bằng Lao động sáng tạo.

Hai người bạn thân lâu ngày mới gặp nhau. Sau một hồi hàn huyên ôn lại chuyện xưa, họ chuyển sang đề

tài công việc. Một người hỏi.- Này, cậu nhận công việc mới thế nào?- Cũng bình thường thôi, nhưng 70 người làm việc

dưới chân tớ.- Chúc mừng cậu! Câu được lên chức rồi à? Quản

đốc hay phó quản đốc thế?- Đâu có! Vẫn chân trắng thôi, nhưng hiện giờ tớ làm

việc trên tầng 3.

6. Số 02 năm 2013 Số 02 năm 2013 .7

Bản tin Lao Động và Công Đoàn ninh Bình hướng tới Đại hội xi Công Đoàn việt nam

9- Tham gia cùng với cơ quan quản lý nhà nước, phấn đấu 70% trở lên số công nhân được đào tạo, đào tạo lại; có ít nhất 75% trở lên công nhân, lao động đang làm việc tại doanh nghiệp, có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Đại hội bầu Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh khoá XIV, nhiệm kỳ 2013-2018 gồm 35 đồng chí; bầu đoàn Đại biểu đi dự Đại hội XI Công đoàn Việt Nam gồm 8 đồng chí đại biểu chính thức, 1 đồng chí đại biểu dự khuyết.

Tại phiên họp thứ nhất của Ban chấp hành khóa XIV đã bầu Ban Thường vụ gồm 11 đồng chí, bầu chủ tịch và 03 phó chủ tịch; bầu Ủy ban kiểm tra LĐLĐ tỉnh gồm 05 dồng chí và bầu chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra LĐLĐ tỉnh.

Đại hội kêu gọi toàn thể cán bộ, công nhân viên chức, lao động và đoàn viên Công đoàn trong toàn tỉnh, phát huy những kết quả đã đạt được trong nhiệm kỳ qua, nêu cao ý chí tự lực, tự cường, năng động, sáng tạo, đoàn kết vượt qua khó khăn, thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Công đoàn tỉnh lần thứ XIV, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XX, cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân xây dựng quê hương Ninh Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh.t

Bài thơ Đôi dépBài thơ đầu em viết tặng anhLà bài thơ em kể về đôi dépKhi nỗi nhớ ở trong lòng da diếtNhững vật tầm thường cũng viết thành thơ

Hai chiếc dép kia gặp nhau tự bao giờCó yêu nhau đâu mà chẳng rời nửa bướcCùng gánh vác những nẻo đường xuôi ngượcLên thảm nhung xuống cát bụi cùng nhau

Cùng bước, cùng mòn không kẻ thấp người caoCùng chia sẻ sức người đời chà đạpDẫu vinh nhục không đi cùng người khácSố phận chiếc này phụ thuộc chiếc kia

Nếu ngày nào một chiếc dép mất điMọi thay thế đều trở nên khập khiễngGiống nhau lắm nhưng người đời sẽ biếtHai chiếc này chẳng phải một đôi đâu Cũng như mình trong những lúc vắng nhauBước hụt hẫng cứ nghiêng về một phíaDẫu bên cạnh đã có người thay thếMà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh

Đôi dép vô tri khăng khít song hànhChẳng thề nguyền mà không hề giả dốiChẳng hứa hẹn mà không hề phản bộiLối đi nào cũng có mặt cả đôi

Không thể thiếu nhau trên bước đường đờiDẫu mỗi chiếc ở một bên phải tráiNhưng em yêu anh bởi những điều ngược lạiGắn bó đời nhau bằng một lối đi chung

Hai mảnh đời thầm lặng bước song songSẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếcChỉ còn một là không còn gì hếtNếu không tìm được chiếc thứ hai kia!

(Sưu tầm)

1 Đỗ Việt Anh Chủ tịch LĐLĐ tỉnh

2 Lê thị MAi thủy Phó chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh

3 hoàng hữu nên Phó chủ tịch LĐLĐ tỉnh

4 Lê Đình Việt Phó chủ tịch LĐLĐ tỉnh

5 trần KiM Long Trưởng ban Tổ chức LĐLĐ tỉnh

6 hoàng Minh Quế Trưởng ban CS-PL LĐLĐ tỉnh

7 trịnh Xuân DAnhTrưởng ban Tuyên giáo - Nữ công LĐLĐ tỉnh

8 nguyễn thị thAnh thủy

Chánh văn phòng LĐLĐ tỉnh

9 Lương Xuân Bằng Phó giám đốc Sở Công thương

10 Vũ Mạnh Dương Phó Giám đốc Sở Y tế

11 Đặng thị thAnh hà Phó Giám đốc BHXH tỉnh

12 nguyễn Văn Sải Phó Giám đốc Đài PT-TH tỉnh

13 LâM Xuân Phương Phó Giám đốc Sở LĐ, TB &XH tỉnh

14 Lê trọng thành Phó Giám đốc Sở GTVT

15 Lưu Đắc tại Phó Giám đốc Sở Xây dựng

16 nguyễn thị tỉnh Phó chủ tịch Hội LHPN tỉnh

17 nguyễn thị hồng hạnh Phó Bí thư Tỉnh đoàn

18 Bùi trọng Bốn Chủ tịch LĐLĐ thị xã Tam Điệp

19 MAi Văn chất Chủ tịch LĐLĐ huyện Kim Sơn

20 tống Đức chínhPhó Tổng Giám đốc Công ty CP Nhiệt Điện Ninh Bình

21 Phùng Minh chung Chủ tịch Công đoàn các khu công nghiệp

22 Đinh thị hoA Chủ tịch LĐLĐ huyện Gia Viễn

23 PhAn Duy Linh Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra LĐLĐ Tỉnh

24 nguyễn Đức cường

Phó ban Tổ chức LĐLĐ tỉnh

25 PhạM Văn hòA Chủ tịch LĐLĐ huyện Hoa Lư

26 nguyễn tuấn Minh Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục

27 Lê thị Bích ngọcPhó trưởng Ban Chính sách - Pháp luật LĐLĐ tỉnh

28 Đinh Xuân ninh Chủ tịch LĐLĐ huyện Yên Khánh

29 Đinh thị tâMChủ tịch CĐCS Công ty TNHH Adora Việt Nam

30 Quách Văn thiều Chủ tịch LĐLĐ huyện Nho Quan

31 tạ QuAng thuật Chủ tịch LĐLĐ thành phố Ninh Bình

32 trần thị Phương thủy

Phó chủ tịch ngành NN&PTNT

33 nguyễn Văn toànHiệu trưởng Trường T/c nghề KT-KT Côngđoàn NB

34 nguyễn Đức tuấn Chủ tịch LĐLĐ huyện Yên Mô

35 nguyễn thị hải yến Phó trưởng Ban Tài chính LĐLĐ tỉnh

8. Số 02 năm 2013 Số 02 năm 2013 .9

Bản tin Lao Động và Công Đoàn ninh Bình hướng tới Đại hội xi Công Đoàn việt nam

Đ/c Đỗ Việt AnhChủ tịch

Đ/c hoàng hữu nênPhó Chủ tịch

Đ/c Lê thị MAi thủyPhó Chủ tịch thường trực

Đ/c Lê Đình ViệtPhó Chủ tịch

Đ/c hoàng Minh QuếTrưởng Ban CS - PL

LĐLĐ tỉnh

Đ/c nguyễn tuấn MinhChủ tịch CĐ Giáo dục

Đ/c trần KiM LongTrưởng Ban Tổ chức

LĐLĐ tỉnh

Đ/c trịnh Xuân DAnhTrưởng Ban TG&NC

LĐLĐ tỉnh

Đ/c PhAn Duy LinhChủ nhiệm

UBKT LĐLĐ tỉnh

Đ/c tạ QuAng thuậtChủ tịch LĐLĐ

Thành phố Ninh Bình

Đ/c nguyễn thị thAnh thủyChánh Văn phòng

LĐLĐ tỉnh

DANH SÁCH ỦY BAN KIỂM TRA LĐLĐ TỈNH KHÓA XIV NHIỆM KỲ 2013 - 2018

1. Đ/c Phan Duy Linh - Chủ nhiệm UBKT LĐLĐ tỉnh;2. Đ/c Phạm thị thu hương - Phó chủ tịch LĐLĐ

thành phố Ninh Bình; Phó Chủ nhiệm;3. Đ/c hoàng thị Kim Dung - Cán bộ VP Ủy ban

Kiểm tra LĐLĐ tỉnh, Ủy viên;4. Đ/c trần thị thùy Dương - Ban Kinh tế chính

sách, HĐND tỉnh; Ủy viên;5. Đ/c Vũ Xuân thu - Thanh tra tỉnh Ninh Bình; Ủy viên.

10. Số 02 năm 2013 Số 02 năm 2013 .11

Bản tin Lao Động và Công Đoàn ninh Bình hướng tới Đại hội xi Công Đoàn việt nam

Thực hiện Thông tri số 11-TT/TU ngày 29/3/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh

uỷ Ninh Bình, Kế hoạch số 02/KH-TLĐ ngày 13/3/2012 của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Kế hoạch số 13/KH-LĐLĐ ngày 17/4/2012 của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh về tổ chức Đại hội công đoàn các cấp tiến tới Đại hội Công đoàn tỉnh Ninh Bình lần thứ XIV và Đại hội XI Công đoàn Việt Nam.

LĐLĐ tỉnh đã chỉ đạo công đoàn các cấp (CĐCC) tổ chức đại hội, hội nghị công đoàn với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm và hiệu quả. Đến cuối tháng 1/2013, các cấp công đoàn từ tỉnh đến cơ sở đã tổ chức thành công đại hội, đảm bảo yêu cầu về tiến độ, chương trình, nội dung đề ra. Có thể đánh giá khái quát về đại hội CĐCC như sau:

Thứ nhất; Tập trung, sâu sát trong chỉ đạo.

Đại hội CĐCC trong tỉnh diễn ra trong bối cảnh đất nước ta nói chung và tỉnh ta nói riêng có những thuận lợi, thời cơ, nhưng cũng đan xen nhiều khó khăn, thách thức: Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp giảm sút, các đơn vị phải tập trung thời gian, công sức tháo gỡ khó khăn để duy trì sản xuất, đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động; thời gian

tổ chức đại hội được đẩy sớm hơn so với kế hoạch nhiệm kỳ 3 tháng...Đây là sự kiện chính trị quan trọng đánh dấu bước phát triển mới của việc phát huy vai trò, trách nhiệm của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới.

Để tổ chức tốt đại hội CĐCC, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đã tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc lãnh đạo đại hội CĐCC tiến tới đại hội Công đoàn tỉnh lần thứ XIV; làm việc với Thường trực các Huyện, Thành, Thị ủy, sở, ban, ngành về công tác nhân sự đại hội và những vấn đề có liên quan đến đại hội công đoàn cấp trên cơ sở và công đoàn cơ sở.

LĐLĐ tỉnh chọn LĐLĐ Yên Khánh là đơn vị đại hội điểm công đoàn cấp trên cơ sở; đồng thời chỉ đạo các đơn vị căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương để chọn và tổ chức đại hội Công đoàn cơ sở điểm; từ đó đánh giá, rút kinh nghiệm và chỉ đạo đại hội trên diện rộng. Để thực hiện tốt công tác chuẩn bị tổ chức đại hội Công đoàn tỉnh và hướng dẫn, giúp đỡ các đơn vị cấp dưới tổ chức đại hội, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đã thành lập 4 tiểu ban giúp việc. Phân công các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ và cán bộ các ban LĐLĐ tỉnh theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra CĐ cấp huyện, ngành về

các nội dung phục vụ đại hội. Kịp thời làm việc, giải quyết những vướng mắc, khó khăn ở một số đơn vị.

LĐLĐ tỉnh và công đoàn cấp trên cơ sở đã ban hành và mẫu hóa hàng chục loại văn bản chỉ đạo, hướng dẫn; đồng thời tổ chức tập huấn về nội dung, chương trình đại hội cho cán bộ công đoàn các cấp. Trong quá trình chỉ đạo đại hội CĐCC, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền các đơn vị về công tác nhân sự (các trường hợp không đủ tuổi tái cử và những huyện, ngành được bố trí 02 phó chủ tịch; về cơ cấu, số lượng Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Chủ nhiệm UBKT của các ngành, huyện, thành phố, thị xã). Công tác chuẩn bị nhân sự được các đơn vị thực hiện đúng theo quy trình, chặt chẽ, đảm bảo tính kế thừa, theo đúng định hướng của cấp ủy cùng cấp.

Cùng với sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Tổng LĐLĐ Việt Nam, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị, giám đốc các doanh nghiệp đã tạo điều kiện về mọi mặt...nên công tác tổ chức đại hội công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên cơ sở cơ bản thuận lợi và đạt kết quả tốt.

Tính đến ngày

22/11/2012, 967 CĐCS (98,4%); 8 công đoàn giáo dục huyện, thị xã, thành phố; 16 công đoàn cấp trên cơ sở hoàn thành đại hội, hội nghị công đoàn. Thông qua đại hội đã bầu được 3.650 đoàn viên tiêu biểu vào BCH CĐCS; 394 đồng chí vào BCH công đoàn cấp trên cơ sở; đó là những cán bộ có năng lực, trình độ, tâm huyết, nhiệt tình, có uy tín, khả năng tổ chức thực hiện nghị quyết của đại hội và dám đấu tranh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, CNVC-LĐ, có khả năng thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn để xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH và hội nhập quốc tế.

Thứ hai: Đổi mới nội dung, hình thức theo hướng thiết thực và hiệu quả

Theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh, hầu hết Báo cáo của Ban Chấp hành trình đại hội CĐCC được xây dựng ngắn gọn, có phụ lục về kết quả hoạt động công đoàn nhiệm kỳ qua bằng số liệu. Các báo cáo tại đại hội thẳng thắn chỉ ra được các mặt mạnh, mặt yếu, các giải pháp để thực hiện các mục tiêu một cách cụ thể

Với tinh thần làm việc khẩn trương, trách nhiệm, đại hội CĐCC đã tập trung thảo luận mục tiêu và đề xuất các giải pháp, cách làm hay để thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn nhiệm kỳ tới.

Đã có hàng nghìn ý kiến, kiến nghị của đoàn viên, CNVC-LĐ với Đảng, Nhà nước, Tổng Liên đoàn, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh. Các ý kiến tập trung: Đảm bảo mức sống NLĐ trong tình hình kinh tế khó khăn; tăng cường đối thoại với NLĐ; tháo gỡ khó khăn cho DN; xử lý các đơn vị, DN vi phạm chính sách pháp luật lao động; xây nhà ở cho CNVC-LĐ; hướng dẫn, rà soát về công tác thi hành chính sách với lao động nữ; quan tâm đào tạo chuyên môn, học vấn cho NLĐ; xem xét về chế độ phụ cấp cho cán bộ công đoàn; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn; hỗ trợ kinh phí hoạt động công đoàn cho các CĐCS có số lượng đoàn viên ít...Có 1.169 ý kiến tham gia vào dự thảo báo cáo của BCH công đoàn cấp trên; 285 ý kiến tham gia vào dự thảo báo cáo của Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh khoá XIII; trên 100 ý kiến, kiến nghị với Đảng, Nhà nước, chính quyền và CĐCC; 50.000 lượt đoàn viên, CNVC-LĐ tham gia ý kiến vào dự thảo sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Các ý kiến, kiến nghị với Đảng, Nhà nước, Tổng LĐLĐ Việt Nam và tỉnh đã được LĐLĐ tỉnh tổng hợp, bổ sung vào các văn kiện do ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh chuẩn bị và trình tại Đại hội Công đoàn tỉnh.

Về thời gian tổ chức đại hội CĐCC theo hướng ngắn gọn, hiệu quả; không tổ chức phiên trù bị (hoặc nội bộ) mà tất cả các phiên làm việc của đại hội đều là chính thức. 100% các công đoàn cơ sở tổ chức đại hội trong 01 buổi;

hầu hết các đơn vị cấp trên cơ sở tổ chức đại hội trong 01 ngày và đại hội Công đoàn tỉnh diễn ra không quá 02 ngày.

Công tác tuyên truyền trước, trong và sau đại hội CĐCC đảm bảo yêu cầu đề ra; tổ chức họp báo về Đại hội Công đoàn tỉnh lần thứ XIV. Các cấp công đoàn chủ động phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền với các cơ quan Báo, Đài của Trung ương và địa phương nên phần lớn hoạt động tuyên truyền được thực hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng; làm tăng tính hiệu quả và giảm chi phí so với hình thức tuyên truyền bằng Pano, băngzon, khẩu hiệu.

Đại hội CĐCC trong tỉnh đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hoạt động của tổ chức công đoàn, để tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động. Đại hội thực sự là đợt sinh hoạt chính trị, dân chủ rộng rãi, sôi nổi của đoàn viên; tạo không khí phấn khởi trong cán bộ, công chức, viên chức, công nhân lao động, góp phần đẩy mạnh các phong trào thi đua, phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện điều kiện việc làm, xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà trong doanh nghiệp; tập hợp rộng rãi CNLĐ vào tổ chức công đoàn, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn vững mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh.t

trần KiM LongTrưởng ban Tổ chức

LĐLĐ tỉnh

12. Số 02 năm 2013 Số 02 năm 2013 .13

Bản tin Lao Động và Công Đoàn ninh Bình hướng tới Đại hội xi Công Đoàn việt nam

Để nâng cao vai trò công đoàn tham gia quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động (Đ/c tạ Quang thuật - chủ tịch LĐLĐ thành phố ninh Bình).

* Một số biện pháp:- Các cấp công đoàn

phải làm cho CNVCLĐ nhận thức rõ: Cải thiện đời sống, phải trên cơ sở tăng năng suất lao động, mọi người phải phấn đấu không ngừng nâng cao năng suất lao động để từng bước nâng cao hưởng thụ về tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi; biết gắn bó và chia sẻ khi doanh nghiệp gặp khó khăn, đồng tâm góp sức vì sự phát triển của doanh nghiệp để đảm bảo việc làm, thu nhập ổn định cho chính bản thân mình. Đồng thời làm cho người sử dụng lao động nhận thức sự cần thiết phải chăm lo tốt hơn đến quyền lợi của người lao động, một vế không thể thiếu quyết định sự tồn tại hay phát triển của doanh nghiệp.

- Các cấp công đoàn cần tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho NLĐ, nâng cao hiểu biết pháp luật lao động để thực hiện đúng và tự bảo vệ quyền lợi cho chính mình, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong làm việc khoa học, công nghiệp, có năng lực để làm chủ các công nghệ hiện đại. Đặc biệt là đề cao vai trò, vị trí tiên phong của giai cấp

công nhân và công đoàn trong hoạt động thực hiện pháp luật, chính sách của Đảng, Nhà nước, tích cực đấu tranh phòng chống tham nhũng, chống các tệ nạn xã hội.

- Công đoàn thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn CNLĐ ký kết Hợp đồng lao động, TƯLĐTT trong các doanh nghiệp theo hướng có lợi hơn những quy định của pháp luật lao động.

- Các cấp công đoàn cần chú trọng, tập hợp các ý kiến của CNVCLĐ để tham gia với Đảng, Quốc hội, Chính phủ xây dựng các chính sách pháp luật có liên quan đến quyền và lợi ích của CNVCLĐ như: Kiến nghị với Chính phủ thực hiện chế độ tiền lương theo lộ trình cải cách tiền lương; quy định mức lương tối thiểu phải đảm bảo mức sống tối thiểu của NLĐ, tham gia các chính sách tạo việc làm, trợ cấp khó khăn.

*Một số kiến nghị với các cấp ủy Đảng, chính quyền, công đoàn các cấp:

- Hiện nay, thu nhập của NLĐ không đảm bảo mức sống tối thiểu của cá nhân NLĐ, đời sống của một bộ phận không nhỏ NLĐ rất khó khăn. Đề nghị chính quyền các cấp cần đẩy nhanh hơn việc thực hiện chủ trương, chính sách về nhà ở đối với NLĐ tại các khu công nghiệp. Hiện nay còn rất nhiều NLĐ phải thuê chỗ ở, điều kiện sống và sinh hoạt không

đảm bảo, rất dễ phát sinh các tệ nạn xã hội. Đồng thời xây dựng nhà giữ trẻ, khu vui chơi văn hóa để CNLĐ có điều kiện tham gia.

- Đề nghị Đảng, Nhà nước cần có các chế tài cụ thể hơn nữa, những quy định chặt chẽ bắt buộc hơn nữa đối với những doanh nghiệp hiện nay nợ đọng, chậm hoặc trốn đóng BHXH ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của hàng ngàn lao động.

- Đề nghị các cấp chính quyền cần chỉ đạo và triển khai thực hiện thường xuyên hơn việc kiểm tra đối với các doanh nghiệp. Đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc khu vực kinh tế ngoài nhà nước về các điều kiện cần thiết về ATLĐ, VSMT, BHLĐ và thực hiện các quy định của Nhà nước trong công tác BHLĐ đối với NLĐ nhằm hạn chế thấp nhất các vụ tai nạn lao động nặng, tai nạn gây chết người đang có xu hướng gia tăng hiện nay.

- Đề nghị Ban Thường vụ, Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh nhiệm kỳ 2013-2018 cần có các giải pháp cụ thể, đồng bộ, có sự phối kết hợp với các ngành chuyên môn để khi xác định những doanh nghiệp có đủ điều kiện tuyên truyền thành lập CĐCS. Hiện nay có nhiều doanh nghiệp trong giấy phép đăng ký kinh doanh có tới hàng chục, hàng trăm lao động, thực tế thấp hơn nhiều,

gây khó khăn cho công tác tuyên truyền phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS theo chỉ tiêu đề ra.

Trong những năm tới, công tác tập huấn cán bộ công đoàn đề nghị ngoài những nội dung cần quán triệt, phổ biến, cần dành thời gian cho việc thảo luận và đưa ra các tình huống, phương pháp giải quyết tình huống. Cách làm này làm cho cán bộ công đoàn các cấp có suy luận, học tập kinh nghiệm, áp dụng khi xử lý các tình huống hiệu quả tốt hơn.

Một số giải pháp thực hiện tốt công tác phát triển đoàn viên, thành lập cĐcS trong doanh nghiệp (Đ/c Đinh Xuân ninh - chủ tịch LĐLĐ huyện yên Khánh).

Trong nhiệm kỳ 2008 - 2013, LĐLĐ huyện Yên Khánh đã thành lập được 17 CĐCS ngoài quốc doanh, phát triển được trên 2.500 đoàn viên, đạt 381% kế hoạch so với chỉ tiêu LĐLĐ tỉnh giao; ngoài ra LĐLĐ huyện phối hợp với Công đoàn các Khu công nghiệp tổ chức thành lập 02 CĐCS với trên 2.000 đoàn viên.

Để có được kết quả trên, LĐLĐ huyện thực hiện phương châm “Chủ động, kiên trì, linh hoạt, hiệu quả”, tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất: LĐLĐ huyện đã phân công rõ trách nhiệm cho từng đồng chí uỷ viên Ban Thường vụ, tiến hành khảo sát nắm bắt tình hình CNVCLĐ và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nắm vững số doanh nghiệp đủ điều kiện thành lập tổ chức Công đoàn trên địa bàn, để có các

hình thức, phương pháp tuyên truyền, vận động cho phù hợp với từng loại hình.

Thứ hai: Chủ động báo cáo cấp ủy, phối hợp chính quyền, các ban ngành trong huyện tạo sự ủng hộ và phối hợp đồng bộ cho việc tiến hành.

Thứ ba: Tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là tìm hiểu những khó khăn hiện tại của doanh nghiệp, chủ động gặp gỡ trực tiếp với chủ doanh nghiệp để đặt vấn đề giúp đỡ về những nội dung công đoàn nắm được như việc xây dựng nội quy, công tác Bảo hộ lao động... qua đó để Người sử dụng lao động hiểu về vai trò của tổ chức công đoàn, đó là Công đoàn không chỉ bảo vệ quyền lợi ích cho người lao động mà còn giáo dục NLĐ có ý thức trách nhiệm trong lao động sản xuất, vì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, từ đó nhận được sự ủng hộ của NSDLĐ về thành lập tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp, tiếp đến tuyên truyền để NLĐ hiểu và làm đơn gia nhập tổ chức công đoàn.

Thứ tư: Để chuẩn bị tốt buổi ra mắt Công đoàn cơ sở, LĐLĐ huyện đã bàn với người sử dụng lao động chọn cán bộ làm công tác công đoàn, hướng dẫn toàn bộ các văn bản, quy trình của buổi ra mắt, hỗ trợ kinh phí cho buổi ra mắt. Sau buổi ra mắt, tiếp tục hướng dẫn Ban Chấp hành lâm thời hoàn thiện các nội dung, hiểu được những công việc mà BCH công đoàn cần thực hiện tại doanh nghiệp, cử cán bộ công đoàn thường xuyên xuống cơ sở để nắm tình hình, tâm tư nguyện vọng

của người lao động, kịp thời giải quyết, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của người lao động, đáp ứng với nhu cầu nguyện vọng chính đáng của người lao động và chủ doanh nghiệp.

* Một số đề xuất, kiến nghị:Một là: Đề nghị cấp ủy

Đảng tiếp tục có những giải pháp tích cực, đồng bộ hơn nữa thực hiện Chỉ thị 07- CT/TW của Bộ chính trị khóa VIII về tăng cường công tác xây dựng Đảng, các đoàn thể nhân dân trong các loại hình doanh nghiệp trong tình hình mới, theo tinh thần kết luận số 80 của Ban Bí thư Trung ương ngày 29/7/2010.

Hai là: Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý nhà nước tăng cường kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động đồng thời kịp thời xử lý những vi phạm về pháp luật lao động, thực hiện tốt hơn những nội dung trong công văn số 219/UBND của Ủy ban Nhân dân tỉnh về thu kinh phí công đoàn và thành lập công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp.

Ba là: Đề nghị LĐLĐ tỉnh quan tâm hỗ trợ các điều kiện, nhất là kinh phí cho công tác vận động, tuyên truyền, thành lập CĐCS, có biện pháp khen thưởng đối với những đơn vị làm tốt công tác này hằng năm.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục trong công nhân viên chức lao động (Đ/c nguyễn Đức tuấn - chủ tịch LĐLĐ huyện yên Mô).

- Cần hướng mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến

14. Số 02 năm 2013 Số 02 năm 2013 .15

Bản tin Lao Động và Công Đoàn ninh Bình hướng tới Đại hội xi Công Đoàn việt nam

giáo dục pháp luật về cơ sở, các cấp Công đoàn từ tỉnh đến cơ sở cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong CNVCLĐ theo hướng đa dạng hoá hình thức, nội dung sát thực với từng đối tượng. Trong đó tập trung vào CNLĐ trực tiếp sản xuất, CNLĐ khu vực kinh tế ngoài nhà nước, CNLĐ ở vùng sâu, vùng xa.

- Chú trọng bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng hoạt động của đội ngũ báo cáo viên công đoàn, giao nhiệm vụ cụ thể cho các đồng chí báo cáo viên, phát huy vai trò trách nhiệm của đội ngũ báo cáo viên (thời gian vừa qua chúng ta mới chỉ làm tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên, nhưng chưa phát huy hết khả năng của đội ngũ này). Tiến tới có thể có thêm hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý với hình thức linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng CNVCLĐ.

- Tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc giám sát, kiểm tra định kỳ gắn liền với tuyên truyền, hướng dẫn thi hành pháp luật lao động, pháp luật Công đoàn và các chế độ chính sách liên quan đến CNVCLĐ và tổ chức Công đoàn.

- Tạo nguồn kinh phí tuyên truyền bằng cách tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền, doanh nghiệp, các chương trình, dự án, đề án... để tạo nguồn kinh phí triển khai các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, văn hoá, thể thao đến CNVCLĐ.

* Một số kiến nghị với cấp uỷ Đảng và Chính quyền:

- Để thực hiện tốt công tác

tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong CNVCLĐ: đề nghị UBND các cấp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp vi phạm Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Công đoàn và các hành vi xâm hại quyền, lợi ích chính đáng của CNVCLĐ.

- Để đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn trong giai đoạn hiện nay, xin được kiến nghị: Ban Tổ chức Trung ương Đảng xem xét thống nhất về biên chế, chính sách tuyển dụng cán bộ chuyên trách Công đoàn cho các tỉnh, thành phố, thị xã. Cán bộ chuyên trách công đoàn cấp huyện nên có 5 đ/c là phù hợp ( hiện nay các đoàn thể cấp huyện biên chế 5-6 cán bộ trong khi đầu mối cơ sở ít hơn tổ chức công đoàn rất nhiều, ví dụ LĐLĐ huyện quản lý 94 CĐCS trong khi Hội phụ nữ, Hội nông dân huyện chỉ quản lý 19 chi hội của các xã).

- Để tiếp tục thực hiện Chương trình hành động số 17-CTr/TU, ngày 08/4/2008 của Tỉnh uỷ thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành TW (Khoá X) về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước” xin kiến nghị: mở rộng các lớp huấn luyện, bồi dưỡng và nâng cao tay nghề cho CNVCLĐ; nâng cao tư tưởng chính trị và tác phong công nghiệp cho CNLĐ qua các lớp đào tạo bắt buộc tại tất cả các đơn vị, doanh nghiệp có sử dụng lao động. Đưa chương trình giảng dạy về pháp luật, nhất là pháp luật về lao động, Luật công đoàn thành các

môn học trong các trường từ trung cấp trở lên.

* Một số kiến nghị với công đoàn cấp trên:

- Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là kỹ năng tuyên truyền, phương pháp nắm bắt dư luận và kỹ năng tổ chức thực tiễn hoạt động Tuyên giáo ở cơ sở; khích lệ tinh thần trách nhiệm, tâm huyết của đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo Công đoàn, nhất là những cán bộ mới, cán bộ trẻ.

- Tăng cường công tác chỉ đạo LĐLĐ các huyện, thị, thành phố và công đoàn ngành về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong CNVCLĐ, đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền về phong trào công nhân, hoạt động Công đoàn trên Đài PT - TH Ninh Bình, Báo Ninh Bình, trên Bản tin Lao động và Công đoàn Ninh Bình.

- Tăng nguồn kinh phí triển khai các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật. Thường xuyên cung cấp tài liệu tuyên truyền cho Công đoàn cấp trên cơ sở.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả phong trào thi đua lao động sáng tạo trong cBcnVcLĐ ngành y (Đ/c nguyễn Đình Đức - Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh ninh Bình).

Thứ nhất: Tăng cường công tác quản lý hoạt động NCKH và công nghệ.

+ Ban giám đốc cùng Ban Chấp hành Công đoàn Bệnh viện chỉ đạo các Khoa, Phòng, các tổ công đoàn quán triệt công tác nghiên cứu khoa học (NCKH), trên cơ sở các

quyết định, thông tư... của Sở Khoa học, sở Y tế, và Quy định về hoạt động NCKH và công nghệ đã ban hành. Có như vậy, công tác NCKH mới trở thành một nhu cầu tự thân, một sân chơi đầy tính sáng tạo, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc người bệnh của Bệnh viện. Đây là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng, bình xét danh hiệu thi đua cho CBCNVC-LĐ một cách khách quan, công bằng.

+ Bệnh viện có kế hoạch hỗ trợ kinh phí cho công tác NCKH một cách hợp lý. Căn cứ vào nhiệm vụ hàng năm và thực tiễn của Bệnh viện, hàng năm BGĐ, BCHCĐ phát động toàn thể CBCNVC trong các khoa, phòng đăng ký các đề tài NCKH, có lịch trình, xét duyệt, hướng dẫn viết đề cương các đề tài NCKH nêu rõ các mục tiêu đề tài NC, SKCT phục vụ trực tiếp cho hoạt động KCB, phải đổi mới, cải tiến các hoạt động khám chữa bệnh trong Bệnh viện

+ Đưa vào quy chế chi tiêu nội bộ ngay từ đầu năm trong Hội nghị dân chủ cơ quan về việc hỗ trợ một phần kinh phí cho việc viết đề cương, viết đề tài khi hoàn chỉnh đề tài NCKH các cấp. Tổ chức xét duyệt, đánh giá chất lượng đề tài NCKH-SKCT bằng cách Hội đồng khoa học bỏ phiếu kín, căn cứ vào đó xếp loại đề tài, sáng kiến các mức độ khác nhau và khen thưởng theo mức độ xếp loại cho phù hợp.

Thứ hai: Nâng cao vai trò của bộ phận quản lý hoạt động NCKH.

Cần nhận thức được rằng, công tác NCKH là một

hoạt động trọng tâm và có ý nghĩa thiết thực, có tính đột phá, cải tiến công tác KCB, chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện để nâng cao chất lượng ngày một tốt hơn. Do đó, các thành viên là đội ngũ các trưởng khoa, phòng tham gia trong hội đồng Khoa học Bệnh viện phải là những người có kinh nghiệm, có kỹ năng trong NCKH, có năng lực, chuyên môn và trình độ cao và phải luôn luôn có sự quan tâm đặc biệt đến hoạt động này. Mặt khác, do đặc thù của Bệnh viện nên Ban Giám đốc, công đoàn và Hội đồng khoa học phải có sự chỉ đạo, định hướng, tổ chức một cách thiết thực, sát sao và có hiệu quả trong công tác NCKH, phải hướng việc lựa chọn đề tài NCKH gắn với thực tiễn phát triển của Bệnh viện trên cơ sở cập nhật những thành tựu, những tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại; Tăng cường công tác hướng dẫn cách thức NCKH, góp ý kiến triển khai nghiên cứu về nội dung và hình thức các hoạt động khoa học khi cần thiết. Tránh cách làm hình thức, phô trương mà nên đi vào chiều sâu, gắn hoạt động NCKH với nghiệp vụ chuyên môn, chuyên ngành, chuyên sâu.

Thứ ba: Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện hoạt động NCKH - sáng kiến cải tiến (SKCT).

+ Đầu năm, các Khoa, Phòng lập kế hoạch hoạt động NCKH, đăng ký đề tài nộp cho Thư ký hội đồng khoa học để Hội đồng Khoa học của Bệnh viện có hướng chỉ đạo, xét duyệt đề cương, định hướng nghiên cứu sát với thực tế công tác phát triển chuyên

môn của khoa phòng đó. + Triển khai công tác

NCKH tới từng CBCNVC trong Khoa, Phòng. Tổ chức xét duyệt đề cương các đề tài nghiên cứu.

+ Mỗi CBCNVC nên tự rèn luyện tư duy NCKH từ việc tìm tòi tài liệu, tin tức, sáng tạo để nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn từ chính những chuyên khoa của mình công tác: Biết ứng dụng, cập nhật thông tin để vận dụng trong công tác NCKH.

+ Khi NCKH, CBCNVC chú ý lựa chọn hình thức, nội dung sao cho phù hợp với khả năng chuyên môn, với điều kiện thời gian và kinh phí thực hiện. Song song với nghiên cứu phục vụ công tác KCB, CBVC có thể tham gia đề tài các cấp, thường xuyên viết bài cho báo, tạp chí chuyên ngành. Qua đó khẳng định trình độ chuyên môn, sự tổng hợp lựa chọn thông tin một cách hệ thống, sáng tạo, mang tính chất nghiên cứu.

+ Mỗi CBVC tự giác tham gia công tác NCKH, coi công tác NCKH vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm của mình, thực hiện theo đúng quy định của Sở KH, Sở Y tế, của bệnh viện và tuân thủ Quy định về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ của Ngành đã ban hành.

+ Công đoàn, Đoàn Thanh niên cần phối hợp đồng bộ với các Khoa, Phòng tạo điều kiện thuận lợi cho CNVC, đoàn viên công đoàn tham gia NCKH theo Quy định về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học mà các cấp đã ban hành.

các giải pháp đẩy mạnh phong trào “giỏi việc nước -

16. Số 02 năm 2013 Số 02 năm 2013 .17

Bản tin Lao Động và Công Đoàn ninh Bình hướng tới Đại hội xi Công Đoàn việt nam

Đảm việc nhà” và thực hiện chính sách cho lao động nữ (Đ/c Phạm thị nhẫn - Phó chủ tịch công đoàn ngành giáo dục tỉnh)

Thứ nhất: Công đoàn Giáo dục tỉnh bám sát nội dung Nghị quyết 11 NQ/TW, ngày 27/4/2007 của Bộ chính trị, chương trình số 190/CTr-TLĐ, ngày 30/1/2008 của Đoàn chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam; chương trình hành động số 15 của tỉnh ủy về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Chỉ thị số 03/CT-TLĐ, ngày 18/8/2010 của đoàn chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam; hướng dẫn số 530/HD-CĐN, ngày 14/3/2011 của Công đoàn giáo dục Việt Nam về việc tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua GVN-ĐVN trong nữ CNVCLĐ giai đoạn 2010 - 2015; hướng dẫn số 99/HD-CĐN, ngày 22/7/2012 của Công đoàn giáo dục Việt Nam về hướng dẫn khen thưởng phong trào thi đua GVT-ĐVN trong tình hình mới để xây dựng chương trình công tác, triển khai phong trào thi đua với những mục tiêu, biện pháp cụ thể, phù hợp với lĩnh vực ngành nghề hằng năm; nhất là chương trình khi triển khai đều có sự phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo ngành tạo sự thống nhất, đồng bộ trong chỉ đạo giữa chuyên môn và công đoàn từ tỉnh đến cơ sở.

Thứ hai: Ban nữ công các cấp thường xuyên được kiện toàn, chọn cán bộ nữ công có năng lực, uy tín và trách nhiệm. Cán bộ nữ công tự học hỏi trong tài liệu, ngoài trường đời và tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do cấp trên tổ chức để nâng cao năng lực hoạt động

nữ công; chỉ đạo xây dựng chương trình công tác và kế hoạch hoạt động cho từng năm và cả nhiệm kỳ, hướng dẫn Ban nữ công các cấp tổ chức học tập nội dung, tiêu chí của phong trào thi đua “GVT - ĐVN” đến từng nữ cán bộ, giáo viên, CNV và tổ chức đăng ký danh hiệu thi đua. Đồng thời, thường xuyên tổ chức kiểm tra hoạt động ở các đơn vị.

Thứ ba: Việc tổ chức phong trào “GVT-ĐVN” gắn liền với nội dung của phong trào thi đua “Hai tốt” và các cuộc vận động lớn của ngành như: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo; Hai không; Xây dựng gia đình nhà giáo văn hoá; Công tác XHHGD; Dân số - KHHGĐ.

Thứ tư: Ban nữ công các cấp đã xây dựng kế hoạch cụ thể hoá tiêu chuẩn, đề ra các biện pháp triển khai thực hiện phong trào với nhiều hình thức đổi mới như tổ chức hội thảo chuyên đề, Hội thi giáo viên giỏi các cấp; Hội thi kiến thức pháp luật; Thi nữ công gia chánh; thi tìm hiểu 80 năm công đoàn Việt Nam, 63 năm công đoàn Ninh Bình, thi kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nói chuyện về tác phẩm văn thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tìm hiểu luật bình đẳng giới, sinh hoạt câu lạc bộ với những chủ đề về gia đình, chăm sóc SKSS- KHHGĐ, phát triển kinh tế gia đình... nhất là vào các dịp kỷ niệm ngày quốc tế phụ nữ 8/3, Ngày phụ nữ Việt Nam 20/10.

Thứ năm: Ban nữ công công đoàn ngành tham mưu với Ban Chấp hành công đoàn

ngành phối hợp với Ban “Vì sự tiến bộ phụ nữ” ngành hằng năm đều tổ chức các hoạt động như gặp mặt, tọa đàm chuyên đề trong cán bộ lãnh đạo nữ và nữ công; sơ, tổng kết các nghị quyết về công tác phụ nữ, các phong trào thi đua và tổ chức các hoạt động giao lưu, tham quan học tập kinh nghiệm; tổ chức tôn vinh những điển hình tiên tiến, tuyên dương khen thưởng cho những tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào giỏi việc trường, đảm việc nhà.

Thứ sáu: Chỉ đạo Ban nữ công cơ sở nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt nữ công, tăng cường sinh hoạt từ tổ, nhóm nữ công, luôn thay đổi các hình thức sinh hoạt để thu hút chị em tham gia. Đi sâu nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của chị em, nhất là những chị có hoàn cảnh gia đình khó khăn để động viên chị em hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và đảm đang việc nhà; đề xuất lãnh đạo nhà trường chú trọng đến công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn ở tất cả các ngành học, bậc học để chuẩn hoá đội ngũ. BNC các cấp đã vận động chị em khắc phục khó khăn, tạo điều kiện giúp đỡ nhau về thời gian cũng như vật chất để chị em đi học. Tập hợp các ý kiến, kiến nghị của đoàn viên và người lao động, đề nghị với lãnh đạo sở GD&ĐT, LĐLĐ tỉnh tham mưu với HĐND, UBND tỉnh có nhiều chính sách địa phương đối với nữ giáo viên nhất là chính sách đối giáo viên mần non ngoài công lập.

* Một số kinh nghiệm để tổ chức có hiệu quả phong trào thi đua:

- Ban nữ công các cấp phải chủ động tham mưu để có sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của cấp uỷ Đảng, Công đoàn và chuyên môn các cấp đối với phong trào “GVT - ĐVN”.

- Ban nữ công công đoàn phải thường xuyên liên hệ chặt chẽ với Ban VSTB phụ nữ cùng cấp để tham mưu chính xác, kịp thời việc thực hiện các mục tiêu của chương trình quốc gia “Vì sự tiến bộ phụ nữ”, Nghị quyết 11- NQ/ TW của Bộ chính trị gắn với các chỉ tiêu của phong trào thi đua với các cấp uỷ Đảng và Công đoàn, chuyên môn để có sự định hướng trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy.

- Các đơn vị cần duy trì và nâng cao tiêu chuẩn, chất lượng của phong trào “GVT - ĐVN” phải gắn kết với phong trào thi đua 2 tốt và các cuộc vận động lớn trong ngành, hàng năm tổ chức phát động đăng ký danh hiệu thi đua, hằng năm có sơ kết, tổng kết phong trào, tuyên dương, khen thưởng những tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc, nhân điển hình tiên tiến, tạo nguồn để giới thiệu trong công tác quy hoạch cán bộ nữ trong ngành.

- BNC các cấp thường xuyên đổi mới công tác chỉ đạo cho phù hợp với đối tượng và tình hình thực tế, hình thức hoạt động phải phong phú, đa dạng, thu hút đông đảo chị em tham gia. Cán bộ nữ công phải gương mẫu thực hiện phong trào, biết khơi dậy lòng tự hào về truyền thống vẻ vang của phụ nữ, biết động viên, khích lệ kịp thời để chị em tự giác phấn đấu đạt tiêu chuẩn “GVT - ĐVN”.

Một số giải pháp và

kinh nghiệm công đoàn tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở (Đ/c Lê Đình Việt - Phó chủ tịch LĐLĐ tỉnh; chủ tịch công đoàn Viên chức tỉnh).

Qua chỉ đạo CĐCS khối cơ quan tỉnh tham gia, xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở các cơ quan, đơn vị những năm qua cho thấy: số lượng cơ quan, đơn vị tổ chức Hội nghị cán bộ công chức có tăng nhưng về chất lượng ở một số CĐCS tổ chức Hội nghị CBCC còn hình thức, Nội dung Quy chế dân chủ ở một số cơ quan, đơn vị còn chung chung, dập khuôn theo mẫu, chưa bám sát nội dung các văn bản pháp quy hiện hành và đặc điểm cụ thể của cơ quan, đơn vị; có đơn vị nhầm lẫn giữa Quy chế dân chủ với Quy chế hoạt động của cơ quan, coi Quy chế làm việc của cơ quan là Quy chế dân chủ hoặc chưa thường xuyên sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế và nhiệm vụ được giao; nhiều đơn vị lúng túng trong việc tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức; việc xây dựng hệ thống nội quy, quy chế nhằm cụ thể hoá Quy chế dân chủ, nhất là những vấn đề phải được công khai để cán bộ, công chức được biết, kiểm tra và thực hiện chưa làm tốt; ở một số cơ quan, trách nhiệm của thủ trưởng trong phối hợp với Công đoàn tổ chức hội nghị CBCC chưa cao.

* Một số kiến nghị, đề xuất:

- Đề nghị LĐLĐ tỉnh tiếp tục có những giải pháp đề xuất với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, có chương trình, nội dung cụ thể để thực hiện tốt hơn quy chế dân chủ cơ sở, nâng cao

chất lượng hoạt động công đoàn và xây dựng đội ngũ cán bộ, CC, VC, LĐ; trong đó cần quan tâm những nội dung sau:

- Về nâng cao trình độ học vấn, xây dựng đội ngũ cán bộ, CC, VC, LĐ ổn định và chuyên nghiệp, thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng để không ngừng nâng cao năng lực, kiến thức về chuyên môn, chính trị, tin học, ngoại ngữ và các kiến thức khoa học công nghệ mới, có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện về vật chất và thời gian cộng với sự đầu tư trang thiết bị để cán bộ, CC, VC, LĐ học tập, nâng cao hiệu quả công tác và có điều kiện cống hiến được nhiều hơn.

- Gắn việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở với việc chỉnh đốn Đảng, nâng cao chất lượng đảng viên, công khai quy chế làm việc, quy chế hoạt động của cơ quan, chương trình công tác, kế hoạch hàng tháng của các phòng, ban và đoàn thể. Nâng cao nhận thức hiểu và làm đúng trách nhiệm về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở từ cấp ủy Đảng, chuyên môn, các đoàn thể và từng cán bộ, CC, VC, LĐ, khắc phục tình trạng làm hình thức không đảm bảo đúng quy trình và nội dung theo quy định.

- Hằng năm, phải đánh giá việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ quan, đơn vị; thường xuyên xem xét, sửa đổi nội dung để phù hợp với tình hình thực tế, từ đó nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, CC, VC và người lao động, tạo bầu không khí dân chủ, cởi mở trong cơ quan, tạo được sự đồng thuận, thống nhất trong đảng, trong cán bộ, đoàn viên công đoàn, củng cổ niềm tin của đoàn viên với

18. Số 02 năm 2013 Số 02 năm 2013 .19

Bản tin Lao Động và Công Đoàn ninh Bình hướng tới Đại hội xi Công Đoàn việt nam

Đảng, với nhà nước; đồng thời tạo điều kiện để Ban Thanh tra Nhân dân kiểm tra, giám sát các bộ phận của chuyên môn, công đoàn và người lao động triển khai và thực hiện những quy định trong quy chế dân chủ của cơ sở và nghị quyết hội nghị cán bộ công chức, Đại hội công nhân viên chức.

- Gắn nhiệm vụ công đoàn tham gia xây dựng và thực hiện QCDC với thực hiện văn minh công sở, xây dựng người cán bộ, CC, VC, LĐ “Trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu” và tổ chức thực hiện có hiệu quả việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn kết việc thực hiện QCDC với Luật cán bộ, công chức, Luật viên chức, Luật phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, cải cách hành chính, công khai dân chủ trong thực hiện các chủ trương ở cơ quan, đơn vị; việc thực hiện QCDC phải được đồng bộ, thường xuyên, tạo ra những mô hình, hình thức sinh hoạt mới, thiết thực nhằm nâng cao ý thức của cán bộ, CC, VC, LĐ.

- Các cấp công đoàn phải thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn CĐCS nắm chắc quy trình, nhiệm vụ, các bước tiến hành tổ chức hội nghị cán bộ công chức, Đại hội CNVC và hội nghị người lao động, xây dựng nội dung chỉ đạo hoạt động của Ban Thanh tra Nhân dân để BCH - CĐCS chủ động tham gia phối hợp với Thủ trưởng cơ quan, người sử dụng lao động trong việc chuẩn bị, tổ chức và thực hiện Nghị quyết hội nghị cán bộ, công chức, Đại hội CNVC.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xã

hội của tổ chức công đoàn (Đ/c Đinh thị hoa - chủ tịch LĐLĐ huyện gia Viễn).

- Trước hết, LĐLĐ huyện thường xuyên khảo sát, nắm chắc tình hình đời sống, hoàn cảnh gia đình của CNVCLĐ, tiến hành phân loại đối tượng. Bám sát những chủ trương, nhất là các nguồn liên quan đến hoạt động xã hội của LĐLĐ tỉnh, của huyện để chủ động đề xuất với cấp trên, các ngành liên quan để tranh thủ nguồn lực cho việc thăm hỏi, hỗ trợ những CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau bệnh trọng được kịp thời.

- Thứ hai: Thông qua việc tổ chức các hoạt động công đoàn, các buổi làm việc tại CĐCS để tranh thủ sự quan tâm giúp đỡ và ủng hộ của lãnh đạo các đơn vị, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện đối với CNLĐ tại đơn vị cũng như trên địa bàn huyện. Ngoài ra tạo mối quan hệ tốt với một số công đoàn ngành Trung ương như Công đoàn dầu khí Việt Nam, Công đoàn Công thương Việt Nam, qua đó nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ về vật chất, thăm hỏi, tặng quà cho CNVCLĐ khó khăn, cho trường học và các cháu học sinh vùng lũ lụt.

- Thứ ba: khi triển khai các hoạt động xã hội, LĐLĐ huyện luôn báo cáo xin ý kiến của lãnh đạo cấp ủy, mời các ban ngành, cơ quan tuyên truyền, lãnh đạo địa phương nơi diễn ra hoạt động tham dự chương trình, đây cũng là một hình thức để báo cáo hoạt động một cách cụ thể, thiết thực của tổ chức Công đoàn, qua đó sẽ nhận được sự đồng tình, ủng hộ tốt hơn cho những lần hoạt động tiếp theo.

- Thứ tư: Người thực hiện các hoạt động xã hội trước hết phải xuất phát từ cái tâm, việc tiến hành, lựa chọn đối tượng phải hết sức vô tư, khách quan, đúng đối tượng và phải được chuẩn bị một cách chu đáo khi tổ chức trao quà, để tránh người được nhận sự hỗ trợ có tư tưởng tự ty, tủi thân khi nhận được quà.

*Một số kiến nghị, đề xuất:

- LĐLĐ tỉnh tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xã hội trong hệ thống công đoàn, cần có quy định cụ thể nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi cấp công đoàn để thống nhất công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện trong hệ thống, coi đây là 1 nhiệm vụ không thể thiếu của mỗi cấp công đoàn, cần phải chủ động tạo nguồn, tránh tư tưởng trông chờ ở cấp trên; nhất là mỗi c«ng ®oµn cơ sở phải có những nội dung hoạt động cụ thể, địa chỉ cụ thể, chăm lo đến CNVCLĐ khó khăn của chính đơn vị mình và tham gia tích cực các cuộc vận động ủng hộ khi cấp trên phát động với một tinh thần tự giác, sẵn sàng chia sẻ khó khăn.

- Làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục cho CNVCLĐ bằng nhiều hình thức để mỗi người nhận thức rừ hơn trách nhiệm, tinh thần sẵn sàng chia sẻ, giúp nhau khắc phục khó khăn; đồng thời tổ chức các hoạt động biểu dương, tuyên truyền nêu cao gương sáng điển hình phấn đấu vươn lên trong cuôc sống để phát triển.

- Trên cơ sở thống nhất nhiệm vụ của cấp công đoàn trong hoạt động xã hội, để thực sự hoạt động có hiệu quả, LĐLĐ tỉnh cần trực tiếp

chỉ đạo, điều hoà, điều phối hoạt động trong hệ thống, trong đó cần tiếp tục quan tâm hơn nữa đến địa bàn vùng miền khó khăn có tính đặc thù, là nơi có nhiều đối tượng xã hội, chính sách, CNLĐ nghèo cần được ưu tiên hỗ trợ.

- Hoạt động xã hội trong tổ chức công đoàn cần thông qua công đoàn các cấp để tổ chức thực hiện, đảm bảo tính chính xác, thiết thực hiệu quả, đồng thời gắn bó tình cảm trong tổ chức công đoàn với nhau, gắn bó với đoàn viên, CNLĐ tạo điều kiện cho công đoàn nơi được hỗ trợ giúp đỡ phát huy được vai trò, trách nhiệm và nâng cao vị thế của c«ng ®oµn các cấp.

- Đề nghị Ban quản lý Quỹ: “Mái ấm công đoàn” nghiên cứu nâng mức hỗ trợ sửa chữa, xây nhà mới và mức hỗ trợ thăm hỏi CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt sao cho mức hỗ trợ phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

Một số giải pháp để công đoàn thực hiện tốt phong trào thi đua “vì sự nghiệp cnh - hĐh nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới (Đ/c trần thị Phương thủy - Phó chủ tịch công đoàn ngành nông nghiệp và Ptnt).

Một là: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cấp uỷ đảng, chính quyền, Công đoàn và nông dân về hiệu quả phong trào “Thi đua liên kết phục vụ CNH-HĐH nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới”, từ đó thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo phong trào để mọi cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ hiểu và tích cực hưởng ứng tham

gia phong trào.Hai là: Phối hợp chặt chẽ

với Chính quyền, tập trung chỉ đạo điểm với những nội dung thiết thực, hiệu quả, tăng cường công tác kiểm tra đánh giá định kỳ theo kế hoạch. Kịp thời biểu dương khen thưởng tập thể cá nhân điển hình của phong trào.

Ba là: Các Công đoàn cơ sở chọn mô hình hoạt động, việc làm cụ thể, vận động cán bộ đoàn viên phát huy sáng kiến, nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn; chủ động phối hợp với chuyên môn bám sát nhiệm vụ chính trị của đơn vị, tạo nguồn lực cho việc triển khai thực hiện mô hình, hoạt động và công tác nghiên cứu khoa học trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; trên cơ sở đó rút kinh nghiệm, có đánh giá kết quả một cách nghiêm túc, nếu tốt tiếp tục nhân diện rộng, như vậy mới rõ việc, rõ vai, rõ hoạt động của công đoàn.

nâng cao hiệu quả công tác thu và quản lý tài chính công đoàn (Ban tài chính LĐLĐ tỉnh)

* Về thu:Nguồn thu Tài chính

công đoàn gồm có: Kinh phí công đoàn, đoàn phí, thu từ hoạt động kinh tế, văn hoá, thể thao, hoạt động xã hội, hoạt động các dự án trong và ngoài nước của công đoàn, sự hỗ trợ của các cơ quan, doanh nghiệp và chính quyền Nhà nước các cấp. Trong đó, thu kinh phí công đoàn và đoàn phí là 2 khoản thu chủ yếu của Tài chính công đoàn. Việc tổ chức thu phải được xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng

đầu trong công tác Tài chính CĐ.

+ Về kinh phí công đoàn:Kinh phí công đoàn

(KPCĐ) là khoản thu lớn nhất trong cơ cấu thu tài chính công đoàn. Vì vậy, các cấp công đoàn phải đề cao trách nhiệm của mình và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng Nhà nước để đảm bảo thu được triệt để. Có thể áp dụng các biện pháp thu như sau:

- Ở khu vực HCSN: Thu tập trung qua hệ thống Kho bạc nhà nước trong tỉnh về tài khoản của LĐLĐ tỉnh.

- Đối với khu vực SXKD: Thu trực tiếp ở từng cơ sở. Công đoàn cơ sở phải đôn đốc, thuyết phục chuyên môn trích nộp đảm bảo kịp thời, đầy đủ. Công đoàn cấp trên quản lý trực tiếp phải tăng cường kiểm tra tình hình trích nộp KPCĐ, ĐPCĐ ở CĐCS .

+ Về đoàn phí công đoàn:Đoàn phí công đoàn là

khoản thu lớn thứ 2 trong cơ cấu thu tài chính công đoàn. Đặc điểm của thu đoàn phí là do từng đoàn viên đóng góp, vì vậy, việc tổ chức thu đoàn phí phải được đặc biệt quan tâm, các cấp công đoàn phải chú trọng đến việc giáo dục, nhắc nhở cán bộ, đoàn viên đề cao ý thức trách nhiệm hơn nữa đối với tổ chức công đoàn và cần áp dụng nhiều biện pháp để thu cho đầy đủ, kịp thời, chống thất thu.

+ Các khoản thu khác như: Thu về hoạt động kinh tế, văn hoá thể thao, hoạt động xã hội, hoạt động các dự án trong và ngoài nước, sự hỗ trợ của các cơ quan, doanh nghiệp và chính quyền Nhà nước các cấp cần được khai thác triệt

20. Số 02 năm 2013 Số 02 năm 2013 .21

Bản tin Lao Động và Công Đoàn ninh Bình hướng tới Đại hội xi Công Đoàn việt nam

để, nhằm tăng thu cho ngân sách công đoàn.

* Về công tác quản lý:- Tài chính công đoàn

quản lý theo nguyên tắc tập trung, thống nhất. Các cấp công đoàn phải thực hiện chế độ báo cáo dự toán, quyết toán và công khai tài chính theo đúng quy định của Nhà nước và hướng dẫn của TLĐ.

- Hằng năm các cấp công đoàn căn cứ vào số lao động, đoàn viên, quỹ tiền lương để xây dựng kế hoạch thu, chi ngân sách, phần kinh phí và đoàn phí phải nộp cấp trên.

- Quản lý tài chính công đoàn là trách nhiệm của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ mỗi cấp, trực tiếp là đồng chí Chủ tịch công đoàn chịu trách nhiệm quản lý tài chính công đoàn cấp mình. Đồng thời chịu sự kiểm tra của UBKT các cấp, của bộ máy nghiệp vụ tài chính công đoàn cấp trên, sự giám sát của đoàn viên, CNVCLĐ.

- Các cấp công đoàn cần có bộ máy và bố trí cán bộ quản lý tài chính, thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý tài chính công đoàn.

- Công tác kiểm tra tài chính của các cấp phải được tăng cường, trong đó cần đặc biệt quan tâm việc cấp trên kiểm tra cấp dưới để chấn chỉnh công tác quản lý, bảo đảm kỷ cương, kỷ luật tài chính, chống lãng phí, chống tham nhũng trong hệ thống công đoàn.

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm tra của uBKt công

đoàn các cấp (Đ/c Phan Duy Linh - chủ nhiệm ủy ban Kiểm tra LĐLĐ tỉnh).

- Nâng cao nhận thức của cán bộ, đoàn viên công đoàn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng và tác dụng của công tác kiểm tra. Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Công đoàn các cấp cần đề cao hơn trách nhiệm của mình trong việc lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của Ủy ban kiểm tra; khắc phục những biểu hiện buông lỏng việc kiểm tra, khoán trắng công việc kiểm tra cho UBKT.

- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm tra phải luôn đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất từ khâu lập kế hoạch kiểm tra, chuẩn bị lực lượng tổ chức thực hiện các cuộc kiểm tra, ra kết luận kiểm tra, theo dõi việc tổ chức thực hiện những kiến nghị sau kiểm tra. Nội dung kiểm tra cần tập trung vào những vấn đề thiết thực, kết luận kiểm tra phải khách quan, trung thực, đảm bảo rõ người, rõ việc, có bằng chứng thuyết phục; các kiến nghị sau kiểm tra phải mang tính khả thi.

- Hoạt động kiểm tra phải luôn linh hoạt, đổi mới phương pháp, quy trình kiểm tra, cải tiến tổ chức hoạt động các đoàn kiểm tra. Công tác kiểm tra cần vận dụng sáng tạo các hình thức kiểm tra như kiểm tra thường xuyên, đột xuất, định kỳ, các phương pháp kiểm tra trực tiếp, gián tiếp... đồng thời hàng năm cần được được nghiêm túc tổng kết đánh giá về hiệu quả để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, có phương hướng tốt hơn.

- Các cấp Công đoàn quan tâm kiện toàn UBKT

Công đoàn đủ về số lượng, coi trọng về chất lượng. Đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra phải là những người có năng lực chuyên môn, có kiến thức tương đối toàn diện về các lĩnh vực nhất là kiến thức pháp luật. UBKT Công đoàn các cấp cần chủ động đề xuất với BCH, BTV Công đoàn cùng cấp thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác kiểm tra; Bản thân người làm công tác kiểm tra phải có đạo đức nghề nghiệp, công tâm trung thực, khách quan và mạnh dạn đấu tranh với các hành vi vi phạm. Cùng với quá trình đổi mới, cán bộ làm công tác kiểm tra phải thường xuyên tự học tập, nghiên cứu tài liệu liên quan đến nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực công tác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

- Ngày nay, quy mô lao động trong các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng nhanh, quan hệ lao động ngày càng trở nên phức tạp, số lượng đơn thư khiếu nại tố cáo của đoàn viên CNVCLĐ gửi đến tổ chức công đoàn sẽ gia tăng. Với nhiệm vụ tham mưu cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của đoàn viên, CNLĐ, cán bộ kiểm tra công đoàn cần nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc tiếp nhận, nắm chắc quy trình giải quyết đơn thư khiếu nại, những nội dung liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động để đề xuất hướng giải quyết những kiến nghị của người lao động theo đúng quy định, phù hợp với phạm vi, quyền hạn của tổ chức công đoàn.t

Ấn tượng ban đầu của tôi về chị là một người phụ nữ tự tin, gần gũi, cởi

mở, năng động và nhiệt tình với công việc. Đặc biệt toát lên từ con người chị là phong thái nhẹ nhàng, dịu dàng, đó là những đức tính cần có của một cô giáo mầm non bởi với đối tượng này, người giáo viên không chỉ “dạy” mà còn phải “dỗ”, không chỉ giáo dục mà còn phải chăm sóc và hơn hết ngoài kỹ năng sư phạm người giáo viên cần có tình yêu như tình yêu thương của một người mẹ hiền dành cho trẻ nhỏ.

Có lẽ niềm đam mê sáng tạo của chị cũng xuất phát từ lòng yêu nghề, mến trẻ. Với rất nhiều đề tài, sáng kiến được cấp tỉnh công nhận và áp dụng vào giảng dạy trong những năm qua chị đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển giáo dục và khơi dậy phong trào thi đua trong tổ chức công đoàn trường nơi chị công tác.

Là một đoàn viên công đoàn, chị luôn xác định song song với việc thực hiện tốt công tác chuyên môn bản

thân phải có trách nhiệm trong việc hưởng ứng và tham gia tích cực các hoạt động do tổ chức công đoàn phát động, cần phải gắn chặt hoạt động chuyên môn với các hoạt động công đoàn đặc biệt là phong trào thi đua lao động giỏi - lao động sáng tạo. Với cương vị là một cán bộ quản lý song các sáng kiến mới của chị đều là các đề tài chuyên sâu tác nghiệp trực tiếp trong giảng dạy. Chị tâm sự rằng lý do chị chọn lĩnh vực nghiên cứu này chính là vì học sinh, vì chất lượng giáo dục thế hệ trẻ. Trong điều kiện xã hội phát triển, thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, khả năng của học sinh ngày nay khác với khả năng của học sinh trước đây, do đó phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục cần phải cải tiến, nội dung giáo dục cần được bổ sung mở rộng cho phù hợp.

Với chị, mục đích nghiên cứu sáng kiến mới, hưởng ứng phong trào lao động sáng tạo không để phục vụ cho công tác quản lý của bản thân, không để nhận khen

thưởng, không vì thành tích mà nhằm đổi mới phương pháp dạy học từ phương pháp truyền đạt lý thuyết sang phương pháp dạy thực hành bằng các thí nghiệm, các trải nghiệm của chính học sinh để rút ra kết quả học tập, phương pháp giáo dục mới phù hợp với sự phát triển của xã hội trong điều kiện hội nhập và khả năng của học sinh.

Để có sáng kiến mới chị thực hiện viết phác thảo từ năm 2009 sau đó áp dụng thử nghiệm trên học sinh trong thời gian 01 năm, thực hiện thu thập thông tin minh chứng, các kết quả thực hiện, lưu giữ hình ảnh, sau đó viết bản chính thức đưa vào triển khai dạy tại lớp thực nghiệm và hoàn chỉnh sáng kiến. Từ năm 2009 - 2012 chị đã có 02 sáng kiến mới được công nhận cấp tỉnh đó là phương pháp dạy học mới môn học “Khám phá khoa học” và phương pháp dạy học mới môn “Tạo hình”; năm học 2010 - 2011 chị có 01 sáng kiến tham dự Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn tỉnh lần thứ V đạt giải nhì.

“Mỗi sáng kiến, sáng tạo mới, tuy ở các lĩnh vực khác nhau dù lớn hay nhỏ nhưng trong đó không chỉ chứa đựng những kiến thức mới mang lại hiệu quả về kinh tế - xã hội mà còn chứa đựng cả niềm đam mê, lòng nhiệt huyết, sự cống hiến, tinh thần hưởng ứng của mỗi đoàn viên công đoàn trong phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo”. Đó là tâm sự của chị Trần Thị Hà, Hiệu trưởng Trường mầm non Ninh Tiến , thành phố Ninh Bình - một trong những cá tiêu biểu được nhận Bằng Lao động sáng tạo của Tổng LĐLĐ Việt Nam tại hội nghị tổng kết phong trào thi đua trong CNVCLĐ năm 2012 do LĐLĐ tỉnh tổ chức.

gương cá nhân điển hình

22. Số 02 năm 2013 Số 02 năm 2013 .23

Bản tin Lao Động và Công Đoàn ninh Bình hướng tới Đại hội xi Công Đoàn việt nam

Không chỉ dừng lại ở những thành tích đã đạt được, với lòng yêu nghề và niềm đam mê sáng tạo, hiện nay chị đang tiếp tục nghiên cứu sáng kiến mới về phương pháp dạy thực hành mong muốn đề tài thành công sẽ ứng dụng vào việc xây dựng trường học trọng điểm chất lượng cao của bậc học mầm non, tuy nhiên chị cho biết vấn đề khó khăn nhất hiện nay đó là thiếu kinh phí để xây dựng môi trường học tập tích cực áp dụng trong quá trình thử nghiệm. Đây có lẽ cũng là khó khăn chung của nhiều cá nhân, tập thể trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, sáng kiến.

Mong muốn của chị trong thời gian tới, các cấp lãnh đạo cần có chính sách hỗ trợ đối với các đề tài mang tính chiến lược trong quá trình áp dụng thử nghiệm. Ngoài chính sách động viên khen thưởng của Tổng LĐLĐ Việt nam, của UBND tỉnh, LĐLĐ tỉnh cần có chính sách khuyến khích, động viên, khen thưởng đối với đoàn viên, CNVCLĐ đã đạt nhiều thành tích và có nhiều năm liên tục gắn bó với phong trào thi đua lao động sáng tạo. Đó chính là động lực để chị cũng như các đoàn viên, CNVCLĐ đang hoạt động công tác ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng sẽ tiếp tục có những cống hiến, phát huy hết lòng nhiệt thành và khả năng của bản thân, không ngừng cải tiến phương thức làm việc, lao động sáng tạo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị, tổ chức.t

ngọc thảo

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

MỘT SỐ CÂU CHUYỆN VỀ DÂN CHỦ CỦA BÁC HỒ

Bác Hồ có cách giáo dục cán bộ rất tài tình. Không lý luận dài dòng, chỉ mấy lời giản dị, cụ thể mà sâu sắc, thấm

thía. Một lần, Bác Hồ đến thăm trường cán bộ miền Nam. Bác cháu rất vui vẻ:

Trong câu chuyện, Bác hỏi: - Bác đố các chú: Ai to nhất nước Việt Nam?- Thưa Bác: Bác ạ, Bác ạ! Tất cả đều đồng thanh trả lời.Bác bảo: “Các chú ngồi xuống, các chú phong kiến

quá. Bác đọc cho các chú nghe nhé: Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ai là chủ đây, các chú? À, dân chủ, vậy là dân làm chủ, còn Bác cháu ta chỉ là công bộc của nhân dân mà thôi”.t

Ngay sau khi nước ta vừa giành được Độc lập, quân đội Tưởng ồ ạt kéo vào miền Bắc, kéo theo bọn Quốc dân

Đảng và Cách mạng Đồng minh, âm mưu lật đổ Chính phủ ta để lập ra một chính quyền tay sai, phục vụ cho chúng. Nhân dân ta rất xôn xao, cán bộ đều căm phẫn. Lúc này chính sách của Đảng ta và Bác Hồ là: Phải tỏ thái độ hợp tác, hữu nghị với họ vì họ nhân danh Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật, do đó không được để mắc mưu của chúng, không để xảy ra xung đột … Sợ dân các nơi có quân Tưởng đóng không kìm được nóng nảy, dễ gây ra xung đột, Bác đã triệu tập Chủ tịch các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Sơn Tây, Bắc Giang, Lạng Sơn… về Hà Nội để gặp Bác. Bác nói: “Chính phủ cho gọi các chú về có một số việc.

Ngày 2/9/1945 lịch sử, Ba Đình nắng rất đẹp. Dòng người đổ về Quảng trường:

Giải phóng quân từ chiến khu về, tự vệ mới thành lập, các đoàn thể: Thanh niên, Phụ nữ, Công dân, Nông dân, Thiếu nhi, các tầng lớp nhân dân của thủ đô Hà Nội, xếp hàng ngũ chỉnh tề quanh lễ đài. Niềm vui bất tận dâng lên tràn ngập lòng người khi được nghe Bác Hồ long trọng đọc Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố với quốc dân đồng bào trong nước và cả thế giới khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đó là những hình ảnh đẹp nhất trong ngày thành lập nước…

Lễ độc lập kết thúc, Bác Hồ về trên 1 chiếc xe màu đen, cửa kính hơi thấp. Một phóng viên đón đường, ghé máy ảnh sát vào cửa kính định chụp ảnh Bác. Bác Hồ xua tay không cho chụp và nói: “Chú quay máy ra ngoài kia mà chụp nhân dân!”.t

Ban biên tập - St

Hình như quân Tưởng đóng ở các tỉnh đã gây ra cho các chú nhiều chuyện rắc rối lắm phải không?

Được lời như cởi tấm lòng các đại biểu thi nhau kể tội bọn Tàu Tưởng. Bác giơ tay ra hiệu im lặng ý nói: Bác hiểu hết cả rồi. Và Bác nhẹ nhàng giảng giải:

“Bác nói để các chú hiểu: Họ nhân danh Đồng minh và tước vũ khí quân đội Nhật, mình không tỏ thái độ hợp tác, họ sẽ vin cớ ấy để gây khó dễ cho mình”.

Các đại biểu hỏi Bác:- Thưa Bác, mình muốn hợp tác hữu

nghị, nhưng họ lại không muốn, muốn cướp đất của ta thì làm thế nào ạ?

Bác giải thích vắn tắt: “Mình hữu nghị vì họ có 500 triệu dân mà

mình chỉ có 20 triệu dân, họ có 4 triệu quan

mà quân đội ta thì mới đang xây dựng. Hữu nghị là như thế các chú hiểu không?

Mọi người vẫn im lặng, Bác nói tiếp: “Các chú mất đất là mất bao nhiêu? Thế

các chú có thấy dân ta hợp tác với họ, tin tưởng vào họ không? Nếu dân không đứng về phía chúng, không tin tưởng gì chúng thì chúng ta không mất gì cả! Như mất đất mà không mất nước. Các chú phải nắm vững đường lối của Đảng và Chính phủ, phải tuân theo chỉ thị của Trung ương. Chú nào làm sai phải chịu kỷ luật”.

Bác lại hỏi: “Có chú nào ý kiến gì nữa không?”Tất cả đều nhất trí, không ai có ý kiến gì

nữa vì qua cách giải thích ngắn gọn và rất sâu sắc của Bác, tất cả mọi người đều thông suốt, đều tin tưởng vào sự lãnh đạo của thường vụ Trung ương Đảng, của Bác Hồ.t

24. Số 02 năm 2013 Số 02 năm 2013 .25

Bản tin Lao Động và Công Đoàn ninh Bình hướng tới Đại hội xi Công Đoàn việt nam

Thông thường, khi nói về tình cảm trong gia đình, người ta hay nói tới tình

“Mẫu- tử” mà ít đề cập đến tình “Phụ - tử”, nói như vậy không có nghĩa là không coi trọng tình cha con. Vấn đề là tình cảm đó chưa được quan tâm đề cập đến một cách thường xuyên. Nếu những ai đã xem bộ phim “Tình cha”- bộ phim tâm lý xã hội của Trung Quốc trên VTV3 sẽ để lại trong lòng mỗi người một câu chuyện thật cảm động về tình cha con.

Nội dung Bộ phim kể về 1 người đàn ông tên Lâu Chí Quân, làm nghề quay vịt nổi tiếng cho một nhà hàng, vì nhiều lí do ông chưa xây dựng gia đình nhưng đã nuôi dưỡng 3 đứa trẻ bị lạc gia đình, đứa lớn tên là Tiểu Ngữ 16 tuổi, đứa thứ hai Tiểu Tân 12 tuổi và đứa thứ ba Tiểu Uyển 6 tuổi. Cuộc sống gia đình họ bền chặt tình cha con theo năm tháng trong tình yêu thương nhau hết mực và sự tôn trọng người bố của những đứa con, các con ông bảo nhau chăm ngoan học giỏi để làm vui lòng người cha. Rồi đến một ngày khi người cha đi khám bệnh, mới phát hiện mình bị mắc một căn bệnh nan giải, ông lo lắng cho tương lai của các con nên đã quyết tâm đi tìm lại những cha mẹ đẻ, để đưa các con trở về với bố mẹ của chúng trước khi mình qua đời. Cuộc hành trình đi tìm cha mẹ

cho các con cũng gặp không ít khó khăn, có gia đình vì định kiến với con gái nên bà nội đem cháu bỏ đi; có gia đình vì dại dột khi yêu nên mang thai và khi đẻ lại để thất lạc mất con; có gia đình vì đứa con sinh ra bị chết, người chồng thương vợ nói dối con bị thất lạc... Người cha phải qua quá trình kiên trì thuyết phục để rồi lần lượt những đứa trẻ đã được trở về với gia đình của mình mà ở đó điều kiện vật chất hơn với bố nuôi rất nhiều. Song mỗi cuộc ra đi đều là những cuộc giằng xé trong tình cảm của cả người cha và đứa con, để rồi người cha đành phải nói tình trạng bệnh tật của mình để cho chúng xác định; mỗi tập phim đều làm cho người xem rơi nước mắt bởi những tình tiết, những mẫu đối thoại, nhất là cảnh chia xa lần lượt của những đứa con, bởi sự ra đi của các con đều là bắt buộc, chúng không hề muốn rời xa người cha nuôi đã gắn bó với tuổi thơ của chúng, nhưng cuối cùng chúng chấp nhận ra đi vì muốn giảm gánh nặng cho cha; đứa con lớn là người ra đi cuối cùng, mặc dù em đã hết lời năn nỉ, xin cha được ở lại, em nói rằng “ Cho dù ai đã sinh ra chúng con nhưng tuổi thơ của chúng con đã gắn liền với tình cảm của bố, chúng con không thể xa bố được” hay “ nếu bố có thể làm cho chúng con mất trí nhớ, chúng con mới có thể quên được bố” nhưng vì người

cha nói “Nếu con không trở về nhà thì cha sẽ không uống thuốc nữa” em đành nuốt nước mắt xa cha, dù vậy, trước khi đi em vẫn còn viết giấy cầu xin người cha “ Bố, chúng ta hãy nương tựa vào nhau đi, con đi rồi lấy ai chăm sóc bố”, người cha nói với con rằng “ Sắp xếp cho con rồi, nay mai bố có xuống dưới đó bố sẽ cười”.

Trở về ngôi nhà của bố mẹ đã sinh ra chúng nhưng lòng chúng lại luôn hướng về cha nuôi, chúng biết chấp nhận hy sinh để người cha được thanh thản thực hiện ước nguyện cuối đời là một lần được đến thăm Thiên An Môn. Nhưng rồi biến cố lại lần lượt xảy ra với những đứa con, mỗi gia đình đều có khó khăn riêng của họ làm cuộc gặp lại này không hề vui vẻ. Đứa con nhỏ Tiểu Uyển trở về với người mẹ đẻ nhưng người mẹ không dám nói với người chồng sắp cưới là con đẻ của mình, khi bị phát hiện người đàn ông đã bỏ lại hai mẹ con để ra đi, cháu bị bệnh tim nặng cần phải đi phẩu thuật, trong lúc mẹ đẻ chở đi bệnh viện lại gặp tai nạn, người mẹ trở thành người sống thực vật, song yêu cầu của bệnh viện phải có xác nhận của cha mẹ đẻ mới làm phẫu thuật, thế là lại một cuộc hành trình tìm đến cha đẻ của nó để cho nó trở về nhưng rồi cũng gặp nhiều rắc rối trong cư xử của người vợ với con

nhân tháng hành động vì trẻ em và ngày gia đình việt nam chồng. Còn Tiểu Tân khi trở về gia đình bố mẹ một thời gian, tình cờ phát hiện mình chỉ là đứa con thế chỗ cho đứa con trai đã chết của họ, Tiểu Ngữ sống trong gia đình giàu có, có sự chăm chút của bố mẹ nhưng không nhận được sự yêu thương của bà nội và cậu em trai, vì bà nội chính là người đã đưa em bỏ đi vì định kiến con gái, những mâu thuẫn phát sinh, tất cả lại tái diễn và người cha nuôi lại phải đi giải quyết, và cuối cùng tất cả trở nên tốt đẹp trong một đại gia đình lớn.

Trở lại với người cha, khi những người con ra đi thì một người phụ nữ cùng làm việc với ông đã tình nguyện về sống để chăm sóc ông, những tưởng mọi sự sắp xếp xong xuôi, người cha có thể yên tâm đi thực hiện mơ ước của mình, nhưng lại chính lúc đó, cơn bạo bệnh của ông ập xuống, cuộc đời ông đã phải gắn liền với chiếc xe lăn nhưng ông rất có ý chí và nghị lực vượt lên tập luyện cùng người phụ nữ rất mực thương yêu chăm sóc, có thể yên tâm sống nốt cuộc đời.

Câu chuyện lắng vào lòng người về một tình phụ tử thiêng liêng, về tình cha với con, tình con đối với cha, về sự chấp nhận và hy sinh của những đứa con vì cha mình mà phải xa cha, cho dù sống trong những ngôi nhà đầy đủ vật chất nhưng lòng chúng luôn hướng về người cha; Tiểu Tân là cậu con trai luôn tìm về nhà thăm cha nhưng vì gia đình cậu bé không muốn thế nên người cha nhiều lần đã phải kiên quyết đuổi nó trở về nhà, mặc cho con đứng ngoài cổng gào khóc trong mưa, để rồi khi tiếng khóc của người con xa dần thì người cha ngã quỵ trong cơn mưa; Tiểu Ngữ học rất giỏi, lẽ ra em

được một trường đại học lớn ở Mỹ nhận vào nhưng vì cha em đã quyết không đi, cuối cùng em cũng đỗ thủ khoa và được trường Đại học y ở Mỹ tuyển thẳng, em chọn học nghề y vì muốn mình sẽ tìm ra phương thuốc để chữa chạy cho cha.

Câu chuyện không chỉ cho ta bài học lớn về tình người, tình Phụ tử, người cha không chỉ dạy cho con mình và với tất cả những thành viên trong các gia đình liên quan biết sống yêu thương, biết xóa bỏ hận thù để đọng lại điều cuối cùng là tình người biết sống vì nhau. Mỗi tập của bộ phim không chỉ lấy đi nhiều nước mắt của người xem mà còn làm cho người xem phải suy nghĩ về cách giải quyết vấn đề của người cha với những đứa con, về ứng xử của những đứa con với cha, ứng xử của vợ, chồng, của mẹ ghẻ con chồng... Cái hậu của bộ phim là trải qua bao sóng gió, thông qua cách ứng xử của người cha mà các thành viên trong mỗi gia đình nhận lại những đứa con đã phải thay đổi nhận thức, hành vi trong cách ứng xử với nhau, để rồi họ trở về cùng chung tay vun đắp, trở thành một đại gia đình quây tụ bên nhau, nguyện ước cuối cùng đi thăm Thiên An Môn của người cha đã thành hiện thực và chuyến đi ấy không chỉ có mình ông mà là một đại gia đình của cả các con.

Câu chuyện thực sự có ý nghĩa giáo dục trong hoàn cảnh hiện nay, khi mà tình cảm cha mẹ với con cái cũng như con cái với cha mẹ trong gia đình ngày nay đang có những vấn đề nảy sinh, sự hiếu nghĩa, thương yêu, chia sẻ, kính trên nhường dưới, biết chấp nhận và biết hy sinh cho nhau bị giảm sút, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ

tục, truyền thống hiếu thảo của con cái với cha mẹ, trách nhiệm của cha mẹ với con cái trong đại gia đình Việt Nam.

Gia đình là một tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng, giáo dục nhân cách con người, là bến đỗ bình yên, nơi an ủi, sẻ chia vui, buồn, mệt nhọc của mỗi người. Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực tốt đẹp góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc, những giá trị đạo đức truyền thống quý báu trong gia đình đó là tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, kính trên nhường dưới... sẽ là cơ sở để có được một gia đình bền vững, vì vậy cần phải được duy trì và phát huy. Xuất phát từ vai trò, vị trí, tầm quan trọng của gia đình trong sự phát triển của đất nước, năm 2001 Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 28.6 hằng năm là “Ngày gia đình Việt Nam” và năm 2013, Thủ tướng Chính phủ chọn là năm Gia đình Việt Nam với chủ đề “Kết nối yêu thương”. Đây là một sự kiện quan trọng đánh dấu sự nỗ lực, quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong việc xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ và hạnh phúc, phấn đấu hoàn thành mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh. Vì vậy, đòi hỏi mỗi người, mỗi thành viên trong gia đình phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm đối với nhau để mỗi gia đình Việt Nam thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội, tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước.t

MAi Lê

26. Số 02 năm 2013 Số 02 năm 2013 .27

Bản tin Lao Động và Công Đoàn ninh Bình hướng tới Đại hội xi Công Đoàn việt nam

Tuổi dậy thì mang đến nhiều thay đổi đáng kể về thể chất và tình

cảm, thậm chí có thể khiến con bạn cảm thấy sợ hãi. Cuộc trò chuyện giữa bạn và con nên bao gồm những giai đoạn phát triển sinh lý, những mong đợi trong độ tuổi dậy thì, trách nhiệm tình dục và cả các mối quan hệ phức tạp trong cuộc sống…

Hiểu đúng về sự phát triển giới tính ở trẻ em.

Có vẻ như tất cả phụ huynh đều dễ nói chuyện về chiếc răng đầu tiên của con, những bước chập chững đầu tiên của con hơn là nói về sự phát triển giới tính. Điều này hoàn toàn dễ hiểu, bởi giới tính và tình dục thường được xem là vấn đề hết sức riêng tư của mỗi người. Tuy nhiên, sự thiếu hụt kiến thức về “phát triển lành mạnh” đã dẫn đến nhiều hiện trạng tiêu cực đáng báo động hiện nay, chẳng hạn như nhiều đứa trẻ tỏ không ngần ngại khoe thân thể, hay có những biểu hiện “lệch lạc” về giới tính và tình dục. Vấn đề quan trọng và cần thiết đối với mọi phụ huynh là phải nhận thức đúng các giai đoạn khác nhau của sự phát triển giới tính và sinh lý của con mình để chia sẻ kinh nghiệm, giúp chúng thích nghi với từng giai đoạn ấy.

Chắc bạn đang muốn biết, vậy học sinh tiểu học thì cần gì? Câu trả lời là bé cần những thông tin về giới tính và sinh sản phù hợp với lứa tuổi, được truyền tải qua những cuộc trò chuyện đơn giản, ngắn gọn và lặp đi lặp lại nhiều lần.

Nói với trẻ về tình dục.Giáo dục giới tính cho

các bé tiểu học thường chủ yếu tập trung vào những bài học về các bộ phận trong cơ thể, chức năng, cách chăm sóc, tôn trọng và bảo vệ cơ thể mình; nhằm mục đích trang bị những kiến thức bước đầu cho giai đoạn dậy thì. Từ khi còn mẫu giáo, nhiều đứa trẻ đã bắt đầu thắc mắc những vấn đề như “Em bé được sinh ra từ đâu?” Nhưng bước vào khoảng lớp 3 tiểu học, bé sẽ có những mối quan tâm cụ thể hơn và bắt đầu hình thành nên một vài khái niệm. Thậm chí nhiều bé còn cảm nhận được mối liên quan giữa sinh sản và tình dục, và bắt đầu tò mò về điều đó.

Trò chuyện thẳng thắn và gần gũi những điều này cho bé thấy chúng có thể nói chuyện với những người lớn mà chúng tin tưởng. Gia đình nên tạo nền tảng để bé không cảm thấy cơ thể mình hay các chức năng của các

bộ phận cơ thể có gì là xấu xa hay không hay, và từ đó tự tin hơn trong việc đặt những câu hỏi và tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người lớn đáng tin cậy.

Bên cạnh đó, cộng đồng và nhà trường nói riêng - cũng có trách nhiệm trong quá trình phát triển này của trẻ. Nếu gia đình và nhà trường không có môn học giáo dục giới tính, bé sẽ có xu hướng tự tìm hiểu điều này thông qua bạn bè, internet và cả các phương tiện truyền thông mà bạn không kiểm soát được.

Sự phát triển sinh lý bình thường ở học sinh tiểu học.

Đừng sợ hãi hay lo lắng khi con bạn tỏ ra quan tâm đến những đề tài hay hành vi giới tính - điều đó hoàn toàn bình thường. Trong những năm tiểu học, những hành vi điển hình của bé bao gồm:

- Bé trở nên e ngại và xấu hổ khi phải “tồng ngồng” trước mặt bố mẹ

- Bé có xu hướng tới kết thân với những người bạn cùng giới và thường xuyên phàn nàn về những người bạn khác giới. Con gái bạn có thể sẽ nói, “Bọn con trai thật nghịch ngợm và đáng ghét!”

- Bé bắt đầu chơi những trò chơi “thơm nhau” hoặc đóng vai bố- mẹ, cô dâu - chú rể.

- Bé tò mò về sự khác biệt giới tính, về tình dục và mang thai.

- Những trò chơi có liên quan đến giới tính mà con bạn đã chơi từ những năm mẫu giáo vẫn có thể tiếp tục, vì trẻ ở tuổi này còn muốn biết nhiều hơn nữa.

Lời khuyên cho bạn: Sau đây là những gợi ý mà bạn nên thực hiện khi muốn giáo dục giới tính cho đứa con sắp bước vào tuổi dậy thì của mình:

- Đừng đợi đến khi bé đặt câu hỏi rồi bạn mới trả lời. Nếu đến 10 tuổi mà con bạn vẫn không hỏi bạn bất cứ điều gì liên quan đến vấn đề này, có thể bởi vì bé quá nhút nhát hay xấu hổ. Nếu con không hỏi thì bạn có thể mở đầu với một câu hỏi kiểu như: “Đã bao giờ con tự hỏi không biết em bé được sinh ra như thế nào chưa?” Hãy tìm cơ hội để bắt đầu cuộc trò chuyện một cách tự nhiên nhất. Bạn có thể khởi đầu bằng một cuốn sách hoặc nói về một phụ nữ mang thai chẳng hạn.

- Một số đứa trẻ bắt đầu biết e thẹn ngay từ khi vừa lên 6 và biết xem việc đi tắm là vấn đề riêng tư. Đây là một dịp tốt để đảm bảo trẻ biết hãy nói “không” khi bị chạm vào những nơi mà bé cảm thấy không thích.

- Thủ dâm là điều bình thường và lành mạnh đối với trẻ em, hành động này có thể xảy ra trước độ tuổi dậy thì.

Bé chỉ cần phải biết đó là việc cần kín đáo và riêng tư.

- Một số bé gái có thể ngực đã nhú và bắt đầu có kinh khi mới lên 8 tuổi. Khi trẻ được 9 tuổi, bố mẹ nên nói chuyện với cả con trai và con gái về việc “lớn lên” và những thay đổi trong cơ thể.

- Đừng tạo ra một cuộc nói chuyện dài dòng, chính bạn sẽ bị “mắc kẹt” trong đó. Trong suốt cuộc nói chuyện, bạn cần tập trung vào chủ đề chính và trình bày rõ ràng trong một giới hạn nhất định.

- Hãy bảo đảm trẻ biết chúng có thể tâm sự được với ai về những chuyện “tế nhị” (trong trường hợp ngại tìm đến bạn thì còn có thể trò chuyện với ai được nữa). Đừng để con bạn phải tìm một người nào đó và bày tỏ sự bối rối của mình, để rồi sau đó việc này mới lọt đến tai bạn.

- Tìm hiểu về chương trình giáo dục giới tính mà con bạn được học ở trường để có thể cung cấp và hỗ trợ những thông tin phù hợp nhất.

Khi trẻ bắt đầu lớn và trẻ có quyền được thắc mắc về giới tính, bố mẹ và người thân phải có trách nhiệm giải đáp và định hướng giáo dục giới tính cho trẻ. Phương pháp giáo dục được xác định như sau:

Về nội dung chi tiết:- Không né tránh các

câu hỏi của trẻ, trò chuyện thân mật, cởi mở với trẻ về tất cả những điều trẻ cần tìm hiểu.

- Dùng cách giải thích ngắn gọn, đúng trọng tâm, sử dụng từ ngữ chính xác, khoa học. Ví dụ khi trẻ hỏi tại sao ngực trẻ đau và phổng lên, chị nên giải thích đó là những dấu hiệu nhận biết trẻ đang lớn, tuyến sữa và tuyến vú phát triển làm tăng kích thước của ngực, cấu tạo ngực của nam khác của nữ.

- Nói cho con gái chị biết cấu tạo và sự phát triển của âm hộ và buồng trứng, cũng như sự hình thành kinh nguyệt có thể có từ lúc bé gái 12 tuổi.

- Dạy con biết vệ sinh vùng kín, bảo vệ vùng kín, không để bị xâm hại.

- Giải thích với con rằng các bạn trai thì thầm về bạn gái cũng là do các bạn đang tò mò giống như con thắc mắc với mẹ vậy, con không cần cảm thấy quá xấu hổ, nói với các bạn trai nên đem thắc mắc về hỏi bố mẹ và không nên bàn tán chuyện tế nhị này ở lớp học.

1. tạo nhiều cơ hội để gần gũi với con cái

Hãy cố gắng tạo ra những dịp để cha mẹ có thể gặp gỡ với con cái hằng ngày. Thay vì lên kế hoạch gặp mặt vào ngày chủ nhật hằng tuần và kể cho nhau nghe những gì đã diễn ra trong một tuần vừa qua trước khi bắt đầu tuần mới, bạn nên thường xuyên nói chuyện với con trẻ. Đừng thất vọng khi đến 90% nỗ lực của bạn bị con trẻ làm lơ đi. Thay vì ép chúng nói, hãy tận dụng cơ hội tạo không khí vui vẻ mỗi khi con trẻ muốn kể hay hỏi ý kiến về điều gì đó với bạn. Điều

28. Số 02 năm 2013 Số 02 năm 2013 .29

Bản tin Lao Động và Công Đoàn ninh Bình hướng tới Đại hội xi Công Đoàn việt nam

quan trọng là hãy để con bạn biết rằng bạn luôn sẵn sàng lắng nghe và trò chuyện với chúng.

Về một số biện pháp:2. tập trung vào vấn

đề đang nói Hãy đặt tờ báo xuống,

tắt laptop và dừng những công việc mà bạn đang làm lại. Bạn phải tập trung toàn bộ sự chú ý của mình vào điều muốn nói. Dù có thể bạn sẽ bị trẻ lơ đi, không thích nghe nhưng sự tập trung cho thấy bạn quan tâm và nghiêm túc đối với vấn đề đang nói đến.

3. chú ý đến thời điểmHãy tôn trọng lịch trình

học tập và các hoạt động cũng như những mối quan tâm của con trẻ. Nếu bạn rảnh rỗi nhưng con bạn đang xem chương trình TV yêu thích của mình, tốt nhất bạn hãy ngồi xem bên cạnh và trò chuyện với con mỗi khi chương trình nghỉ giữa giờ để

quảng cáo, thay vì ép chúng chú ý đến bạn khi chương trình đang diễn ra. Hãy chọn thời điểm trò chuyện phù hợp cho cả hai, thay vì chỉ chú ý đến thời gian biểu của bạn.

4. Không nên nói quá nhiều

Hãy lắng nghe nhiều hơn là cứ nói thao thao về bất kỳ vấn đề nào đó. Đây là một trong những cách tốt nhất để giao tiếp với con trẻ. Bởi vì sự lắng nghe cho phép bạn hiểu được điều gì đang diễn ra ở con và khuyến khích con giao tiếp nhiều hơn, giúp con thoải mái bày tỏ quan điểm và cảm nhận mà không lo lắng bị phán xét hay bị chỉnh sửa.

5. tận dụng sự trợ giúp bằng cách sử dụng công nghệ

Hiện nay những cô bé cậu bé đang sử dụng công nghệ nhiều hơn bất kỳ thế hệ nào trước đó. Lịch trình bận rộn sẽ khiến bạn không

thể mặt đối mặt với con cái và duy trì sự hiện hữu của mình trong cuộc sống của con. Hãy thường xuyên gởi tin nhắn để hỏi han con và mang đến sự hỗ trợ khi cần thiết. Bạn thử “thích” một bài gì đó con bạn mới đăng trên Facebook xem? Có thể cách này sẽ rất hiệu quả và giúp trẻ cảm thấy dễ dàng cởi mở với bố mẹ hơn.

6. thử tạo sự thay đổi không khí

Nói chuyện với con cái không nhất thiết phải vào bữa ăn tối. Sự đa dạng sẽ tăng thêm gia vị cho cuộc sống, do đó hãy thử thay đổi môi trường xung quanh xem. Hãy cùng nhau đi dạo, mua sắm hoặc vào quán cà phê. Bạn nên chọn những nơi phù hợp với bạn và con cái, qua đó cùng nhau tận hưởng những giây phút ấm áp bên nhau.t

Ban tuyên giáo và nữ công (th)

câu 1: hỏi: “Người lao động

khi tham gia công đoàn có quyền lợi và trách nhiệm như thế nào?”

trả lời:Theo Luật Công đoàn

(sửa đổi) năm 2012 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII (kỳ họp thứ 3) thông qua ngày 20/6/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013, tại Điều 1 quy định:

“Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.

Theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam do Đại hội đại biểu công đoàn

toàn quốc thông qua ngày 05/11/2008, thì: “CNVCLĐ Việt Nam làm công, hưởng lương; người lao động tự do hợp pháp, không phân biệt nghề nghiệp, nam nữ, tín ngưỡng, nếu tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, tự nguyện sinh hoạt trong một tổ chức cơ sở của công đoàn, đóng đoàn phí theo quy định thì được gia nhập công đoàn”.

Vì vậy, theo quy định tại Điều 18, Điều 19 Luật Công đoàn (sửa đổi) năm 2012, khi gia nhập tổ chức công đoàn:

Bạn có các quyền sau đây:

1. Yêu cầu Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm.

2. Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của Công đoàn; được thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến Công đoàn, người lao động; quy định của Công đoàn.

3. Ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam; chất vấn cán bộ lãnh đạo công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm.

4. Được Công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí pháp luật về lao động, công đoàn.

5. Được Công đoàn hướng dẫn giúp đỡ tìm việc làm, học nghề; thăm hỏi, giúp

đỡ lúc ốm đau hoặc khi gặp hoàn cảnh khó khăn.

6. Tham gia hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch do Công đoàn tổ chức.

7. Đề xuất với công đoàn kiến nghị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật đối với người lao động.

Và có trách nhiệm sau:1. Chấp hành và thực

hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, nghị quyết của Công đoàn; tham gia các hoạt động công đoàn, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.

2. Học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp; rèn luyện phẩm chất giai cấp công nhân; sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

3. Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, lao động có hiệu quả và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và tổ chức công đoàn.

Trên thực tế, người lao động chỉ thấy tham gia công đoàn là phải đóng đoàn phí mà chưa thấy hết tầm quan trọng của việc tham gia tổ chức công đoàn. Việc gia nhập công đoàn là hoàn toàn tự nguyện, khi bạn nhận thức được ý nghĩa của việc gia nhập và các quyền, trách nhiệm của tổ chức công đoàn mang lại cho bạn.

câu 2:hỏi: Công nhân lao

động không tham gia vào tổ

tư vấn pháp luật

Bắt đầu từ ngày 15/01/2013, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động sẽ tổ chức tư vấn pháp luật miễn phí cho bạn đọc, đặc biệt là đối tượng công nhân, lao động. Luật sư của Văn phòng tư vấn pháp luật Báo Lao Động sẽ tư vấn pháp luật cho bạn đọc từ 9h00 - 11h00 vào thứ Ba và thứ Năm hằng tuần tại Văn phòng ở số 15, ngõ 167 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội.

Ngoài ra, để nhận được sự trợ giúp của Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động, bạn đọc có thể đến trực tiếp văn phòng vào các ngày làm việc trong tuần, gọi điện thoại đến đường dây nóng (di động: 096.838.3388; cố định: 04.353.35.235), gửi qua địa chỉ email: [email protected], hoặc truy cập báo Lao Động điện từ (laodong.com.vn).

THÔNG BÁO Kênh thông tin trợ giúp pháp lý khi cần thiết

30. Số 02 năm 2013 Số 02 năm 2013 .31

Bản tin Lao Động và Công Đoàn ninh Bình hướng tới Đại hội xi Công Đoàn việt nam

chức công đoàn có bị chấm dứt hợp đồng lao động hay không?

trả lời:Việc chấm dứt hợp đồng

lao động và việc không tham gia vào tổ chức công đoàn là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau.

Theo Điều 36 Bộ luật Lao động (sửa đổi) năm 2012 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2013), quy định các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

1. Hết hạn hợp đồng lao động (HĐLĐ), trừ trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này (Khi người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn mà hết hạn HĐLĐ thì được gia hạn HĐLĐ đã giao kết đến hết nhiệm kỳ).

2. Đã hoàn thành công việc theo HĐLĐ.

3. Hai bên thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ.

4. Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.

5. Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong HĐLĐ theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

6. Người lao động chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc

là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều 125 của Bộ luật này.

9. Người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này.

10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

Do đó, bạn hoàn toàn yên tâm vì việc không tham gia vào tổ chức công đoàn không nằm trong các trường hợp chấm dứt HĐLĐ theo quy định của Bộ luật Lao động (sửa đổi) năm 2012.

Nhưng, nếu bạn bị chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật thì tổ chức công đoàn sẽ đứng ra bảo vệ quyền lợi cho bạn.

Vì thế, bạn hãy lựa chọn: Nên hay không nên tham gia vào tổ chức công đoàn.

câu 3:hỏi: Tôi làm việc tại

Công ty A theo hợp đồng lao động có thời hạn 2 năm. Từ ngày 01/11/2009 đến hết ngày 31/10/2011. Ngày 01/12/2011, Công ty A chấm dứt hợp đồng lao động với tôi với lý do tôi vi phạm chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình (sinh con thứ 3). Xin hỏi: Việc công ty chấm dứt hợp đồng

lao động với tôi là đúng hay sai?

trả lời:Bạn làm việc theo hợp

đồng lao động (HĐLĐ) xác định thời hạn 2 năm (từ 01/11/2009 - 31/10/2011). Đến ngày 01/12/2011 (ngày Công ty A chấm dứt HĐLĐ với bạn) là đã quá 30 ngày kể từ ngày HĐLĐ của bạn hết hạn, song giữa Công ty và bạn vẫn không ký tiếp HĐLĐ mới, bạn vẫn tiếp tục đi làm việc tại Công ty, Công ty vẫn tiếp tục trả lương cho bạn. Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Bộ luật Lao động, Điều 4 Nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 (bây giờ được quy định lại tại khoản 2 Điều 22 Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2012), thì, HĐLĐ của bạn mặc nhiên trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn.

Theo quy định của pháp luật lao động, khi người sử dụng lao động muốn đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì phải có các căn cứ quy định tại các Điều 17, 31, 38 của Bộ luật Lao động (hiện nay được quy định lại tại các Điều 37, 38, 39 Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2012). Các điều luật trên cũng như Pháp lệnh Dân số, không có quy định nào cho phép người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với người lao động do vi phạm chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình.

Do đó, quyết định của Giám đốc Công ty A đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với bạn vì lý do sinh con thứ 3 là không đúng với quy định của pháp luật.t

Ban CS-PL

Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức chương trình giao lưu “Cán bộ Công đoàn tiêu biểu giai đoạn 2008 - 2013” tuyên dương

30 cán bộ Công đoàn tiêu biểu, chương trình được ghi hình, phát sóng trên Đài PT&TH Ninh Bình.

Trong 02 ngày 23,24/01/2013, Đại hội XIV Công đoàn tỉnh Ninh Bình được tổ chức long trọng tại Hội trường bộ chỉ huy quân sự tỉnh. Đại hội đã tổng kết phong trào CNVCLĐ và hoạt động Công đoàn nhiệm kỳ 2008 - 2013, đề ra phương hướng, mục tiêu hoạt động Công đoàn nhiệm kỳ 2013 - 2018, đồng thời tham gia ý kiến sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam và đóng góp ý kiến vào dự thảo Báo cáo Đại hội XI Công đoàn Việt Nam. Đại hội bầu Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh khóa XIV nhiệm kỳ 2013 - 2018 gồm 35 đồng chí; bầu đoàn Đại biểu đi dự đại hội XI Công đoàn Việt Nam gồm 08 đại biểu chính thức, 01 đại biểu dự khuyết. Tại phiên họp thứ Nhất Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh khóa XIV đã bầu Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh gồm 11 đồng chí; bầu chức danh Chủ tịch và 03 Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh khóa XIV; bầu UBKT LĐLĐ tỉnh khóa XIV gồm 05 đồng chí và bầu Chủ nhiệm UBKT LĐLĐ tỉnh khóa XIV.

LĐLĐ các huyện, thị xã, thành phố, Công đoàn ngành tổ chức các phong trào thi đua, các hoạt động văn nghệ, TDTT chào mừng 83 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và Đại hội Công đoàn tỉnh lần thứ XIV; chỉ đạo các CĐCS tổ chức các hoạt động văn nghệ, TDTT tạo không khí sôi nổi, vui tươi trong CNVCLĐ.

LĐLĐ tỉnh tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trong cán bộ Công đoàn chuyên trách; phối hợp với Đảng ủy khối doanh nghiệp triển khai Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến trong doanh nghiệp; tham gia đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp với HĐND tỉnh, ủy ban MTTQVN, chỉ đạo 100% Công đoàn cấp trên cơ sở triển khai tổ chức lấy ý kiến của cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Ngày 23/2/2013, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đã tổ chức hội nghị Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh lần thứ Hai (khóa XIV). Hội nghị đã thống nhất phân công nhiệm vụ cho các đồng chí ủy viên Ban Chấp hành, ủy viên Ban Thường vụ và ban hành Chương trình làm việc toàn khóa của BCH, Quy chế làm việc của Ban Chấp hành, UBKT LĐLĐ tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2013-2018.

Nhân kỷ niệm 103 năm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 và 1973 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, LĐLĐ tỉnh đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác nữ công năm 2013; chỉ đạo, hướng dẫn các cấp công đoàn tổ chức hoạt động và cung cấp 671 cuốn sổ tay công tác nữ công tới LĐLĐ các huyện và công đoàn ngành. Thực hiện sự chỉ đạo của LĐLĐ tỉnh, 16/16 LĐLĐ cấp huyện, ngành và 915/986 CĐCS đã tổ chức các hoạt động kỷ niệm như: Tổ chức giải cầu lông, bóng bàn, văn nghệ, thi nữ công gia chánh, tổ chức nói chuyện chuyên đề, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm về xây dựng gia đình, về giao tiếp ứng xử của phụ nữ, tổ chức cho chị em đi học tập kinh nghiệm tại các tỉnh bạn... Nhiều đơn vị đã tổ chức kỷ niệm gắn với phát động các phong trào thi đua và phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tuyên truyền Luật Bình đẳng giới...tiêu biểu như các CĐCS thuộc LĐLĐ thành phố, LĐLĐ các huyện Yên Mô, Yên Khánh và Công đoàn các Khu công nghiệp, Viên chức, Giáo dục......

Ngày 13.3, LĐLĐ tỉnh Ninh Bình đã tổ chức hội nghị tổng kết phong trào thi đua năm 2012 và phát động thi đua năm 2013. Tại hội nghị, Tổng LĐLĐ Việt Nam, LĐLĐ tỉnh tặng 19 cờ thi đua xuất sắc; 141 bằng khen cho các tập thể, cá nhân tiêu biểu năm 2012; 16 cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có sáng kiến tiêu biểu được Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng Bằng Lao động sáng tạo. LĐLĐ tỉnh Ninh Bình được UBND tỉnh tặng cờ thi đua xuất sắc và Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng bằng khen; đồng chí Đỗ Việt Anh - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

tin hoạt động công đoàn quý i/2013

32. Số 02 năm 2013

Bản tin Lao Động và Công Đoàn ninh Bình

Hoạt động xã hội: Các cấp công đoàn đã kịp thời thăm hỏi, động viên CNVCLĐ nhân dịp Tết Nguyên đán: LĐLĐ tỉnh trích kinh phí 41 triệu đồng từ nguồn quỹ “Mái ấm Công đoàn”, quỹ “Tấm lòng vàng” Báo Lao động và quỹ “Vì người nghèo” tặng 130 suất quà cho CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn, mỗi suất từ 300.000đ - 500.000đ;

tổ chức gặp mặt, tặng quà cho 99 đ/c CBCĐ đã nghỉ hưu với số tiền 11.800.000đ; tổ chức cho CBCĐ chuyên trách đón Tết vui vẻ, an toàn. LĐLĐ các huyện, thị xã, thành phố, công đoàn ngành tổ chức thăm hỏi, tặng quà, động viên 174 gia đình CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn, tai nạn giao thông, bệnh nghề nghiệp với số tiền

54,6 triệu đồng; phối hợp với chính quyền, chuyên môn thăm và tặng quà cho 1.777 CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn; gia đình chính sách, Mẹ Việt Nam anh hùng với số tiền 673,1 triệu đồng. Tiêu biểu là LĐLĐ TP Ninh Bình, LĐLĐ huyện Gia Viễn, LĐLĐ huyện Yên Khánh, CĐ ngành Giáo dục...t

Văn phòng LĐLĐ tỉnh

Cảnh sát giao thông chặn một chiếc xe bé nhỏ, kiểm tra kỹ lưỡng từ bình cứu hoả đến hộp cứu thương, bảo hiểm đường bộ... mọi thứ đều không bắt bẻ vào đâu được.

- Thôi được, anh thật là một tài xế gương mẫu. Nào, ta làm 100 gr vodka nhân ngày lễ!

- Ồ không, để anh lại phạt tôi ư?- Yên tâm uống đi, hôm nay là ngày lễ mà!- Cụng ly xong, người đàn ông chui vào xe đi tiếp. Tay cảnh sát

móc máy bộ đàm ra gọi: Alô! Số 3 gọi số 5... Xécgây à, Ivan đây, tớ còn nợ cậu 100 rúp phải không? Hãy lấy số tiền ấy từ chiếc Lada trắng sắp chạy qua nhé! Thằng cha lái xe vừa uống rượu đấy!

Một ông mục sư nói với các giáo dân:- Tuần tới tôi sẽ thuyết giảng về tội nói

dối. Để giúp các bạn nhanh chóng nắm được vấn đề, tôi muốn tất cả đọc trước chương 17 quyển Mark.

- Chủ nhật sau đó, để mở đầu bài giảng, mục sư liền yêu cầu những người đã đọc chương 17 quyển Mark giơ tay. Tất cả đều giơ tay. Ông mục sư cười và nói: Tốt! Bây giờ tôi sẽ tiến hành bài giảng về tội nói dối. Quyển Mark chỉ có 16 chương...

Anh chàng buôn đồ cổ vào nhà một bác nông dân, thấy cái đĩa cho mèo ăn là đồ gốm đời Thanh. Anh ta rất thích, nhưng nếu gạ mua đĩa sợ người ta biết, bèn hỏi mua con mèo. Chủ nhà đồng ý bán con mèo quý với giá 400 nghìn đồng. Khi anh ta xin cái đĩa cho mèo ăn, thì bác chủ thủng thẳng đáp:

- Nói thật với chú, tôi không thể cho chú cái đĩa này được, nhờ nó mà tôi đã bán được hơn chục con mèo rồi đó.

Đều như nhau cảBài học về tội nói dối

Kiểu gì cũng không thoát