89
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ NHU CẦU HỖ TRỢ VÀ HỢP TÁC CHÍNH QUYỀN – NGƯỜI DÂN TRONG CHIA SẺ KINH NGHIỆM VÀ ỨNG PHÓ VỚI THUỶ TAI Hà Tuấn Anh Với điều kiện địa lý phức tạp, vùng duyên hải miền Trung, trong đó đáng chú ý Bắc Trung Bộ là một trong những nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ thiên tai. Thực tiễn cho thấy đây là khu vực đã và đang chịu ảnh hưởng của ít nhất 8 loại hình do thiên tai, hiểm họa gây ra bao gồm: Bão, lũ (kể cả lũ quét), lụt, hạn hán, sạt lở đất, lốc, xâm nhập mặn và xói lở bờ sông. Đặc biệt, chỉ trong năm 2010, vùng ven biển Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình đã phải hứng chịu hai sự kiện trái ngược nhau: một đợt hạn hán kéo dài trong tháng 6 - 7 và 2 đợt lũ, lụt mạnh liên tiếp trong tháng 10. Đợt nắng nóng từ ngày 12 đến 20 tháng 6 đã gây thiệt hại khoảng 30.000 ha lúa vụ hè thu. Trong tháng 10, 2 đợt lũ, lụt liên tiếp do mưa lớn (800 - 1.658 mm) khiến một diện tích lớn của 3 tỉnh này bị tàn phá và thiệt hại nặng nề: trên 155.000 ngôi nhà bị ngập, hàng ngh́ìn người phải sơ tán, 66 người chết. Bão xuất hiện nhiều hơn, nhiều cơn bão có đường đi bất thường và không theo quy luật. Một ví dụ là “siêu” bão số 8 mặc dù không trực tiếp đổ bộ nhưng đã gây không ít khó khăn, thậm chí thiệt hại cho khu vực dải ven biển các tỉnh Trung Bộ trong những ngày cuối tháng 10 năm 2012. Rõ ràng, các hiện tượng thủy tai đã tác động rất xấu đến sinh hoạt và hoạt động sản xuất của cộng đồng người dân sinh sống ở địa phương. Để kịp thời ứng phó với những thủy tai gây ra thì chính quyền và người dân đã tích cực hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau. Qua các thông tin thu được từ phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm sau sẽ làm rõ sự tham gia và hợp của người dân với chính quyền trong quá trình ứng phó với thủy tai. Đồng thời, cũng sẽ làm rõ được nhu cầu hỗ trợ của người dân và chính quyền khi xảy ra thủy tai. 1. Sự tham gia, hợp tác của người dân với chính quyền trong quá trình ứng phó với thủy tai Phần này trả lời câu hỏi: Người dân được tham gia như thế nào? Tham gia đến đâu với chính quyền trong quá trình xây dựng các phương án, kịch bản phòng chống thiên tai? (i) Tham gia vào bàn bạc, đóng góp ý kiến về lịch thời vụ, giống, phân bón… Các trận bão, lụt diễn ra hàng năm ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, gây ra nhiều tổn thất lớn cho người dân. Để chủ động hơn trong sản xuất cũng như sinh hoạt thì chính quyền và người dân các tỉnh nơi đây phải xây dựng những kế hoạch, phương án phòng, chống thật chi tiết để giảm thiểu thiệt hại. Trong quá trình này luôn có sự tham gia, bàn bạc giữa người dân và chính quyền. Nội dung tham gia bàn bạc chủ yếu xoay quanh các vấn đề liên quan đến lịch thời vụ, giống cây trồng và phân bón.

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ NHU CẦU HỖ TRỢ VÀ HỢP TÁC CHÍNH …danida.vnu.edu.vn/cpis/files/Chuyen_De/WP2/WP2_2014_BC_Nhucau_ndan.pdf · 1. Sự tham gia, hợp tác của

  • Upload
    others

  • View
    11

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

NHU CẦU HỖ TRỢ VÀ HỢP TÁC CHÍNH QUYỀN – NGƯỜI DÂN

TRONG CHIA SẺ KINH NGHIỆM VÀ ỨNG PHÓ VỚI THUỶ TAI

Hà Tuấn Anh

Với điều kiện địa lý phức tạp, vùng duyên hải miền Trung, trong đó đáng chú ý Bắc

Trung Bộ là một trong những nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ thiên tai. Thực tiễn cho thấy

đây là khu vực đã và đang chịu ảnh hưởng của ít nhất 8 loại hình do thiên tai, hiểm họa gây ra

bao gồm: Bão, lũ (kể cả lũ quét), lụt, hạn hán, sạt lở đất, lốc, xâm nhập mặn và xói lở bờ sông.

Đặc biệt, chỉ trong năm 2010, vùng ven biển Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình đã phải

hứng chịu hai sự kiện trái ngược nhau: một đợt hạn hán kéo dài trong tháng 6 - 7 và 2 đợt lũ,

lụt mạnh liên tiếp trong tháng 10. Đợt nắng nóng từ ngày 12 đến 20 tháng 6 đã gây thiệt hại

khoảng 30.000 ha lúa vụ hè thu. Trong tháng 10, 2 đợt lũ, lụt liên tiếp do mưa lớn (800 -

1.658 mm) khiến một diện tích lớn của 3 tỉnh này bị tàn phá và thiệt hại nặng nề: trên 155.000

ngôi nhà bị ngập, hàng ngh́ìn người phải sơ tán, 66 người chết. Bão xuất hiện nhiều hơn,

nhiều cơn bão có đường đi bất thường và không theo quy luật. Một ví dụ là “siêu” bão số 8

mặc dù không trực tiếp đổ bộ nhưng đã gây không ít khó khăn, thậm chí thiệt hại cho khu vực

dải ven biển các tỉnh Trung Bộ trong những ngày cuối tháng 10 năm 2012.

Rõ ràng, các hiện tượng thủy tai đã tác động rất xấu đến sinh hoạt và hoạt động sản xuất

của cộng đồng người dân sinh sống ở địa phương. Để kịp thời ứng phó với những thủy tai gây

ra thì chính quyền và người dân đã tích cực hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau. Qua các thông tin thu

được từ phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm sau sẽ làm rõ sự tham gia và hợp của người dân với

chính quyền trong quá trình ứng phó với thủy tai. Đồng thời, cũng sẽ làm rõ được nhu cầu hỗ

trợ của người dân và chính quyền khi xảy ra thủy tai.

1. Sự tham gia, hợp tác của người dân với chính quyền trong quá trình ứng phó với thủy

tai

Phần này trả lời câu hỏi: Người dân được tham gia như thế nào? Tham gia đến đâu với chính

quyền trong quá trình xây dựng các phương án, kịch bản phòng chống thiên tai?

(i) Tham gia vào bàn bạc, đóng góp ý kiến về lịch thời vụ, giống, phân bón…

Các trận bão, lụt diễn ra hàng năm ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, gây ra nhiều tổn thất lớn

cho người dân. Để chủ động hơn trong sản xuất cũng như sinh hoạt thì chính quyền và người

dân các tỉnh nơi đây phải xây dựng những kế hoạch, phương án phòng, chống thật chi tiết để

giảm thiểu thiệt hại. Trong quá trình này luôn có sự tham gia, bàn bạc giữa người dân và

chính quyền. Nội dung tham gia bàn bạc chủ yếu xoay quanh các vấn đề liên quan đến lịch

thời vụ, giống cây trồng và phân bón.

H: Tôi muốn biết ở đây cái mức độ tham gia của cộng đồng trong các chính sách phòng

chống thủy tai của địa phương, thí dụ như là người dân có tham gia có ý kiến với cả thôn

và xã về cái việc thay đổi lịch sản xuất, chẳng hạn như là nếu theo đúng lịch thì có thể lụt

nó lại vào mà lúa lại chưa chín chẳng hạn thì dùng giống ngắn ngày, thu hoạch được về

nhanh trước lụt thế thì những cái đó thì người dân có được tham gia vào ý kiến với thôn

hoặc xã không?

Đ: Có chứ, họ bàn ý tưởng sau đó thống nhất thực hiện thôi thành thử ra cái đó có mối

liên quan, khi thiệt hại thì không anh nào trách anh nào được, cái thống nhất đó ai cũng

biết.”

(Cuộc 6: PVS Hộ khá giả, xóm 5, xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh)

Thời vụ là thời gian thích hợp nhất trong năm để tiến hành một hoạt động sản xuất trong

nông, lâm, ngư nghiệp. Lịch thời vụ đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất. Việc

xây dựng lịch thời vụ kết hợp giữa cơ sở khoa học với kinh nghiệm dân gian sẽ mang lại hiệu

quả rất lớn đối với ngành nông nghiệp. Thông thường lịch thời vụ được xây dựng bởi hợp tác

xã nông nghiệp, trong quá trình xây dựng đó cũng đã trưng cầu ý kiến của nhân dân.

H: Bà con có được góp ý cho cái lịch đấy không?

Đ: Có chứ, ví dụ như HTX quy định 20 tháng chạp là 20 tháng 12 âm ấy cho xuống cấy

là phải cấy đồng loạt luôn, cả trên 6 thôn của HTX của xã là xuống cấy đồng loạt luôn.

Với ở đây căn cứ vào lịch thời vụ là do huyện con ạ, do huyện chỉ đạo xuống xã.

H: Như vậy theo cháu hiểu là bà con không có ý kiến gì về cái lịch thời vụ này được?

Đ: Vì nói thật với con người ta ở trên người ta cũng nắm được cái khoa học kỹ thuật rồi,

mà mình mà không nắm được cái khoa học kỹ thuật mà mình có thể bắc sớm đi thì nói

thật nó trổ, cũng như bác nói khi nãy là trổ vô mắc cái rét nàng bân là hạt lép đớ con ạ.

Cho nên từ huyện đến tỉnh người ta nghiên cứu cụ thể rồi, người ta điều chỉnh mần răng

cho lúa trổ vô cốc vũ. Cha ông thường nói là “lúa trổ cốc vũ thì no đủ mọi bè”

(Cuộc 8:PVS Hộ nghèo, xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh)

Việc trưng cầu ý kiến của người dân để xây dựng được lịch thời vụ rất quan trọng bởi

đây là một trong những địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, có khi thiên

tai đến bất ngờ cho nên cần tham vấn người dân ý kiến để xây dựng lịch thời vụ.

H: Thế mình có được tham gia góp ý cho cái lịch thời vụ đấy không ạ?

Đ: Có chứ, thường thường cái lịch thời vụ đó người ta phải đem về tận thôn bản đề họp.

Nếu như ai có yêu cầu sửa đổi lịch thời vụ đó thì nêu lên ý kiến. Nếu người ta cảm thấy

đúng người ta sẽ chấp nhận.

H: À, cũng được tham vấn ý kiến của bà con?

Đ: Tham vấn đầy đủ, lấy ý kiến từ người xã viên đi lên

H: Thế mỗi lần như thế là mình họp ở HTX ạ?

Đ: Vâng. Họp ở thôn. Cán bộ khuyến nông người ta về người ta chỉ đạo mình toàn phần,

người ta hướng dẫn cách làm, cách mùa vụ

(Cuộc 9: PVS Hộ khá, xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh)

Một số ý kiến phỏng vấn sâu cho thấy việc xây dựng lịch thời vụ hợp lý và đúng thì đã

mang lại hiệu quả cao cho bà con. Xây dựng lịch thời vụ đã diễn ra từ lâu, phù hợp với điều

kiện thực tế của địa phương. Đặc biệt, với lịch thời vụ này đã nhận được sự đồng thuận và

ủng hộ cao từ phía người dân.

H: Tức là cái lịch thời vụ này đã được xây dựng lâu chưa?

Đ1: Hàng năm, hàng vụ. Báo cáo với o như vậy. Hàng năm, hàng mùa vụ thì chúng tôi

phải triển khai kế hoạch sản xuất và triển khai kế hoạch thì phải nhất trí thông tin trước độ

khoảng từ 20 ngày đến 1 tháng, để rồi như vậy là quân dân chính đảng họp thông qua lãnh

đạo, rồi nhân dân họp, thống nhất quan điểm rồi lúc đó mới đưa vào để chỉ đạo o này. Thì

như vậy là kể cả lịch thời vụ, tất cả lịch thời vụ là mình đều có họp triển khai kế hoạch từ

trước, từ 15 à từ 20 ngày đến 1 tháng để nhân dân bàn bạc, thảo luận, thống nhất quan

điểm. Tất nhiên trong nội dung đó thì có những vấn đề cốt yếu là ban chỉ đạo ở trên này

phải nhận định tình hình này, đưa ra kế hoạch này, sau đó thông qua trong tất cả các cuộc

họp có sự tham dự của lãnh đạo và sau đó nhân dân thảo luận thống nhất quan điểm thì

khi đó mới làm. Mà cái nội dung này về lịch trước thời vụ đây là đã vài ba năm trở lại đây

là nhân dân chúng tôi là rất đồng tình và cũng rất thấy điều kiện thực tế ở địa phương đây

là như thế.

H: Nhưng mà đối với người dân của xã mình, đưa ý kiến lên chỗ anh cơ?

Đ1: Ở địa phương thì cũng mời hợp tác xã có bàn luận về việc này trong cái cơ cấu, bởi vì

thôn xóm xuống dân là người ta chấp hành thôi, còn cán bộ thôn xóm, hợp tác xã, ban chỉ

đạo xã chịu trách nhiệm việc này với dân, dân thì..

Đ2: Có cái biện luận về sản xuất của các xã viên, xã cũng có hình thức lấy ý kiến

Đ1: Phòng nông nghiệp huyện cũng trực tiếp chất vấn tại đơn vị hợp tác xã, mời các xã

viên, mời toàn bộ hộ dân lên đó nghe toàn bộ quy trình sản xuất các loại giống và thời

gian sinh trưởng, về nông nghiệp kể cả huyện cả xã đều đánh giá cao việc này. Lên đó thì

lịch họ cũng bám sát được các kinh nghiệm, nói chung phòng ngoài việc chuyên môn được

đào tạo họ cũng rút kinh nghiệm từ năm này năm khác đó. Kinh nghiệm thì nhiều cái, đúc

kết từ nhiều năm rồi ngay cả các cái nguồn xây dựng tương đối sát, về nhân dân thì cũng

nằm trong cái khung, người dân người ta cũng thấy rất là hợp lý cũng không có ý kiến

nhiều.

(Cuộc 36: TLN cán bộ lãnh đạo xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh)

Các cuộc họp lấy ý kiến của nhân dân được diễn ra đều đặn và kịp thời. Thông thường

được tiến hành họp trước khi trồng, cấy khoảng từ 15 đến 30 ngày, với mục đích tổng hợp

những ý kiến của nhân dân trong toàn xã lại rồi tổng hợp làm một cái đề án chung cho cả xã.

Từ đó tùy từng điều kiện tự nhiên của mỗi xóm mà hắn lại phân bổ sao cho phù hợp.

H: Các cuộc họp nhân dân đây được tổ chức hàng năm, hàng mùa vụ?

Đ1: Hàng mùa vụ. Một năm 3 kỳ họp. Như vậy là có kế hoạch sản xuất vụ xuân, vụ hè thu

và vụ đông.

Đ2: Ở đây là khi có bất kỳ một chủ trương gì là cũng đưa về xóm trưởng để tổ chức họp

dân để lấy ý kiến của dân, đồng tình với ý kiến của dân để tìm ra biệm pháp hợp lý nhất để

trình lên huyện để huyện người ta ra quyết định.

H: Ở đây là xóm trưởng sẽ tổ chức tất cả các cuộc họp đấy để lấy ý kiến của người dân

trong xóm ạ?

Đ1: Đúng rồi. Thống nhất quan điểm về lịch thời vụ này.

Đ2: Tổng hợp ý kiến của nhân dân trong toàn xã lại rồi tổng hợp làm một cái đề án chung

cho cả xã để mà tùy từng điều kiện tự nhiên của mỗi xóm mà hắn lại phân bổ riêng cho mỗi

xóm khác nhau.

(Cuộc 11: PVS Chủ tịch HTX Nông nghiệp xã Hưng Nhân - Hưng Nguyên - Nghệ An)

Để xây dựng lịch thời vụ hợp lý thì tham vấn ý kiến của người dân rất quan trọng, tuy

nhiên phỏng vấn sâu ở xã Hưng Nhân, Nghệ An cho biết việc xây dựng lịch thời vụ thì chỉ

họp trên xã, xã quyết định và phổ biến cho người dân.

H: Họp đội ngoài việc họp về giống lúa mới cần phải trồng như thế nào, cần phải cấy như

thế nào thì cái việc họp đội hợp tác xã ở đây đúng không ạ, đội nằm trong hợp tác xã thì có

những cái nội dung nào mà khi họp đội các bác hay nói đến nữa?

Đ: Họp đội thì..đấy họp hội nông dân phổ biến thôi. Giống về thì hội nông dân họ lên theo

lịch, cách ấy giống có của hội nông dân, họ cấp. Đăng ký cấp phân rồi cái gì cũng phải

mua.

H: Nhưng mà ý kiến bác đề nghị là tôi muốn thế này, tôi muốn thế kia thì có được chính

quyền nghe không?

Đ: Nói chung là nghe theo lịch như thế, theo lịch, theo chỉ tiêu của xã, có ý kiến của các

ban ngành trên họ họp xong mới ra chỉ tiêu.

H: Thế bác có được mời họp để tham gia vào các chỉ tiêu đấy không?

Đ: Không, xã chỉ ở trên xã thôi. Họp chỉ tiêu này là ở trên xã

H: Nghĩa là xã cứ họp thôi, sau đó là phổ biến cho bà con, chứ còn bác không tham gia

vào các cuộc họp như thế?

Đ: Xong phổ biến cho bà con. Không, mình không được họp với xã

H: Người dân của mình..?

Đ: Người dân thì chỉ họp thôn thôi

H: À. Chỉ họp thôn thôi, sau đó đề đạt ý kiến lên trên xã

Đ: Đề đạt lên trên, thôn xóm lên trên.

(Cuộc 21: PVS HGĐ trung bình, thôn 2 xã Hưng Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An)

Có thể thấy, vấn đề xây dựng lịch thời vụ đã được Ban chỉ đạo ở trên tỉnh, huyện tiến

hành với quy trình rất chặt chẽ và dân chủ. Bước đầu nhận Ban sẽ định tình hình, đưa ra kế

hoạch, sau đó thông qua trong tất cả các cuộc họp có sự tham dự của lãnh đạo để thống nhất ý

kiến, cuối cùng đem ra nhân dân thảo luận thống nhất quan điểm. Như vậy, việc xây dựng lịch

thời vụ, trồng cây gì, nuôi con gì, vào thời điểm nào… đã có sự tương tác, tham gia góp ý của

nhân dân, nhưng vai trò quyết định vẫn là hợp tác xã.

Với sự tham gia bàn bạc, đóng góp ý kiến của người dân và chính quyền ở các xã thuộc

các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình… đã mang lại hiệu quả cao. Giữa người dân và

chính quyền đã tham vấn để xây dựng những lịch mùa vụ hợp lý và mang tính hiệu quả cao.

Tuy nhiên, chính quyền vẫn giữ vai trò chủ đạo trong việc quyết định lịch mùa vụ.

(ii) Sự tham gia của người dân và chính quyền vào ban phòng, chống thiên tai

Ngày 27 tháng 02 năm 2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 14/2010/NĐ-CP về:

“Quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế phối hợp của Ban Chỉ đạo phòng,

chống lụt, bão Trung ương, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các Bộ,

ngành và địa phương”. Trong Nghị định này đã quy định rất rõ chức năng, nhiệm vụ của Ban

Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương, cũng như các Bộ, ngành và địa phương. (chi tết

xem Phụ lục 1).

Ở các địa phương, bên cạnh việc tham gia cùng chính quyền vào bàn bạc, góp ý xây

dựng lịch thời vụ, mà người dân còn tham gia trực tiếp vào ban phòng, chống lụt bão và tìm

kiếm cứu nạn với mục đích cùng phối hợp để khắc phục những thiệt do thiên tai gây ra.

H: Thế xã có những chính sách, tôi không nói về vật chất nhưng mà có những cái chỉ đạo

gì không? Như lúc nãy các anh chị nói là khi mùa lụt lội là phải có một đội đã phân công

trách nhiệm từ trước là phải giúp đỡ những cái nhà khó khăn, neo đơn để kê dọn, chằng

chống các thứ, là có cái lực lượng đấy.

2: Vầng.

H: Và lực lượng đấy là của thôn xóm bố trí đúng không ạ?

All: Vầng, là của thôn xóm đấy.

H: Là của thôn xóm tự bố trí nhưng mà có cái chỉ đạo từ xã chứ ạ?

All: Có chứ.

9: Tôi nói thế này, khi mà, hễ mà có một cái dự báo từ trung ương về là xã phải có cái họp

Ban chỉ đạo phòng chống bão lụt cái đã.

7: Vầng, ban chỉ đạo phòng chống bão lụt.

9: Tức là bao gồm từ hàng ngũ cán bộ của thôn, xóm đây là mời họp hết, tức là cán bộ từ

cấp trung đội, công an, nói chung kể cả công an trận tự nữa, là tất cả các nguồn lực vào

họp. Họp xong rồi về triển khai ở các thôn xóm như chúng tôi là bắt đầu lại mở rộng ra,

tức là các cán bộ của mặt trận mời các khối xóm đến để bàn phương pháp để là chống.

Chống thì bằng cách như vậy là: thứ nhất là tuyên truyền cho bà con cái thông tin bằng cái

hệ thống truyền thanh, thứ nhất là phải cung cấp thông tin để cho bà con biết được; Sau đó

là tự mỗi địa phương, tức là tùy cơ ứng biến, từng cái xóm một để có cái giải pháp, tức là

do chỗ nào sâu hơn, lụt hơn, điều kiện hoàn cảnh như thế nào thì phân thành, như vậy là

chia sẻ để cùng hội ý, cả cái ban lãnh đạo đây là cùng chuẩn bị. Thứ hai, cái lực lượng thì

báo cáo với chị là chúng tôi, tức là hàng năm chưa bão nhưng mà chúng tôi đã có cái lực

lượng trung đội, đó là trung đội mạnh, đã cử bao nhiêu người là phải tuần đê, rồi bao

nhiêu người là phải tuần xóm, rồi bao nhiêu người là lực lượng để ứng cứu những cái hộ

khó khăn đặc biệt hoặc có khi nguy cấp thì có cái lực lượng đó để ứng cứu. Công an thì

như vậy làm cái việc là giữ gìn an ninh trật tự vì lúc nhỡ có gì xảy ra. Thế nên cái này là

bố trí rất chặt. Do đó, chúng tôi vừa rồi, cơn bão vừa rồi là khi có thông tin như vậy là

chúng tôi họp liên tục, không có ngày nào là không họp, tức là sau mấy tiếng là phải họp

để chỉ đạo, nắm sát tình hình.

(Cuộc 34: TLN Người dân xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh)

Để ứng phó kịp thời với điều kiện thời tiết gây ra, thì chính quyền ở các địa phương

cũng đã thành lập ban chỉ đạo phòng chống lụt bão với mục đích cứu nạn trên địa bàn, đặc

biệt còn có lực lượng bộ đội, chiến sỹ hỗ trợ cho người dân tại Quảng Bình. Ban chỉ đạo này

không chỉ được thành lập ở tỉnh, huyện, xã mà còn thành lập ở tận các thôn, xóm.

H: Ban chỉ huy phòng chống bão lụt ở xã thì phương thức hoạt động, nhân sự như thế nào?

Đ3: Thành viên ở trong đó có ban chỉ huy quân sự của huyện, ngoài ra có xây dựng các

phương án phòng chống lụt bão, khi có bão lên thì ban chỉ huy quân sự xã có xây dựng ban

cứu nạn theo chỉ thị cấp trên, có huy động điều động lực lượng dân quân để cứu nạn trên

địa bàn. Về kinh phí thì xã cũng gặp khó khăn, chủ yếu nhờ vào sự hỗ trợ là chính, như vừa

rồi để phòng chốn sạt lở thì có nhờ sự điều động của 10 - 15 chiến sỹ. Hỗ trợ và bồi dưỡng

trong ngày, còn trang bị áo mưa thì thoe nghị định 58 là có hết.Chủ yếu là dựa nguồn ngân

sách xã là chính.

(Cuộc 37: TLN cán bộ phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Quảng Ninh, Quảng Bình)

Các thôn xóm cũng đã thành lập những tiểu ban phòng chống bão lụt, tiểu ban được

thành lập, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng người.

H: Ở dưới mỗi xóm, thôn lại có một tiểu ban phòng chống bão lụt? Thành phần gồm những

ai?

Đ1: Mỗi xóm có một tiểu ban phòng chống bão lụt. Thành phần gồm bí thư, xóm trưởng,

xóm phó và cả tưởng của các tổ chức đoàn thể bên dưới xóm, rồi tiểu ban lại phân công

từng anh phụ trách từng khu vực, tức là lại phân công tiếp, mỗi thành viên trong tiểu ban

lại phụ trách mấy hộ gia đình đấy và có trách nhiệm thông tin để các hộ này chủ động

phòng tránh bão lũ. Kể cả như vậy là trong công tác, khi bão lũ thì mấy cái anh này phụ

trách mấy cái hộ đó thì có cái điều kiện gì đó là phải báo lên để người ta đến hỗ trợ. Tôi

nói ví dụ, một cái địa bàn ở đây có 5-7 hộ gia đình này là bị ngập lụt này kia thì là cái anh

này phải trực tiếp báo với ban phòng chống lụt bão của cái xóm đó, xóm lại báo lên xã để

cho nhân dân di dời hay thế nọ thế kia.

(Cuộc 11: PVS Chủ tịch HTX Nông nghiệp xã Hưng Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An)

H: Thế còn ở đây có chính sách nào để phòng chống những cái thủy tai không? Tức là mưa

gió, bão lụt như thế thì người ta có làm cái gì đó để huy động người dân tham gia để phòng

chống thủy tai không, chẳng hạn như là bão lụt thì nó cứ vào mình không thể ngăn được nó

nhưng mà làm thế nào để mình có thể phòng chống được nó tốt nhất để làm sao mà không

để mất người, không để mất của, thì ở đây là có cái chính sách nào như thế không?

Đ: Như vừa rồi, chồng em đây là bên thôn đội trưởng, bên thôn đó là 9 xóm thì mỗi xóm là

phải có 2 người để trực, gọi là trực thâu đêm luôn là để khi có xảy ra chuyện gì là tập thể

phải đi theo để mà phòng chống bão lụt.

(Cuộc 19: PVS Hộ gia đình khá giả, xóm 2, xã Hưng Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An)

Vai trò của ban chỉ huy phòng chống lụt bão ở địa phương có nhiệm vụ và chức năng

quan trọng. Tuy nhiên, về hoạt động thì vẫn còn gặp một số khó khăn và hạn chế.

H: Hiện nay thì Ban chỉ huy phòng chống bão lụt của địa phương có những chức năng chủ

yếu gì và trong quá trình hoạt động Ban đã gặp những thuận gì, những khó khăn gì?

Đ: Thành lập Ban gồm có các thường trực, trưởng các ban, ngành chính trị - xã hội. Chức

năng của Ban nói chung là có bão hay không bão thì hàng năm phải lập kế hoạch phòng

chống bão lụt bằng đề án cụ thể. Ở xóm cũng thành lập đầy đủ tiểu ban. Ở xóm trong xã

tôi cũng có bộ hướng dẫn đầy đủ, cụ thể nội dung về mặt văn bản, kể con người trong xóm

cũng phải có danh sách, ai là thành viên ban chỉ đạo, ai là cứu khổ cứu nạn, bởi vì khi

động ra rồi thì phải có con người cụ thể. Nói là nói trên sách vở nhưng thực tế cũng phải

có con người thực tế và những điều kiện đảm bảo cụ thể, bởi vì khi xảy ra là mình huy

động được.

(Cuộc 20: PVS Cán bộ địa chính, xã Hưng Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An)

H: Ở xã, ở thôn mình có cái ban gọi là ban phòng chống lụt bão không?

Đ: Có chứ. Năm mô cũng có thành lập. Về cơ cấu thì xã có này, về thôn thì thôn cũng có

này, xóm có một vài thành phần trong cái lực lượng dân quân du kích đấy. Cán bộ cốt cán

thì nằm trong ban đó.

H: Bác có biết hoạt động của cái ban đó trước và sau khi có bão lụt không?

Đ: Thì họ kiểm tra, đôn đốc này nọ mà khi các cái chỗ tập thể là họ phải có trách nhiệm

đến mà dọn dẹp, rửa ráy đấy, còn gia đình thì họ mần [làm] không nổi vì nhà nào cũng bị

nên mần không nổi, chỉ có chỗ công cộng thôi là họ phải có trách nhiệm.

H: Họ có đi nhắc nhở, đôn đốc các gia đình chẳng hạn như nhà này chưa neo giằng nhà

cửa, nhà kia còn chưa chặt bớt cành cây trong vườn…

Đ: Có, cái đấy thì có. Họ đi chung cả loa trên đài đấy vì bên truyền thanh xóm cũng có loa

cả rồi.

(Cuộc 25: PVS Hộ khá, xóm 2, thôn Hà Thiệp, xã Võ Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình)

Hệ thống chỉ đạo phòng chống lụt bão được triển khai từ trên xuống dưới, đặc biệt ở xã

Hưng Nhân, Nghệ An thành viên trong ban chỉ đạo công khai số điện thoại để người dân tiện

liên lạc khi xảy ra bất thường.

H: Đấy là các cái nhiệm vụ mà mình triển khai, nhưng mà trên thực tế khi mà bão lũ xảy ra

thì các anh đã làm gì và có những kinh nghiệm gì từ ngày xưa để phòng chống bão lụt?

Đ: Trên cơ sở mà khi bão lũ vào Hưng Nhân thì trước tiên là hoạt động của Ban phòng

chống bão lụt mà tôi là trưởng ban. Đó là trước tiên phải họp ban phòng chống bão lụt xã.

Còn với các tiểu ban phòng chống bão lụt của xóm thì…

H: Mỗi xóm thì có một tiểu ban.

Đ: Vâng…. Và phân công nhiệm vụ cụ thể. Những cái nhiệm vụ gì mà thuộc về của xóm thì

giao cho xóm, tại vì nhiệm vụ gì mà thuộc về Ban phòng chống lụt bão của xã thì xã phải

đảm đương. Tuy nhiên, chúng tôi phân công các đồng chí ở trong Ban phòng chống bão lụt

của xã này sẽ về các xóm nắm tình hình và…, tức là mỗi buổi thì phải về báo cáo tình hình

với Ban phòng chống bão lụt để có cái nhiệm vụ chỉ đạo kịp thời. Và trên cơ sở Ban chỉ

đạo phòng chống bão lụt thì có cái văn bản phân công nhiệm vụ từng đồng chí và công

khai cái số điện thoại cho nhân dân để nhân dân có cái việc chi đó là có thể điện thoại trực

tiếp để Ban xử lý. Trên cái cơ sở mà phân công nhiệm vụ đồng thời là công bố cái số điện

thoại để có những vấn đề gì đó là các tiểu ban điện thoại cho trưởng ban, phó ban và các

thành viên trong Ban phòng chống bão lụt để xử lý kịp thời. Và trong những cái năm qua

thì trên cái cơ sở từ cha ông để lại thì chúng tôi có được những cái kinh nghiệm.

(Cuộc 15: PVS Hộ gia đình nghèo, xóm 2, xã Hưng Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An)

H: Thế những cái bài học kinh nghiệm trong việc sống chung với lũ thì anh có thể rút ra

những cái bài học nào? Vì năm nào cũng có lũ như thế và vừa lúc nãy anh cũng có nói xã

mình đã quán triệt rất là nhiều nhiệm vụ, có đến 15 cái nhiệm vụ tất cả mà có rất là nhiều

cái tiểu ban như thế vì tôi biết là ở xã thì số cán bộ chỉ có như thế thôi mà mình lại chia ra

các cái xóm, các tiểu ban kiểm soát thì lấy đâu ra người để mà chia ra như thế?

Đ: Tôi khẳng định thế này theo kinh nghiệm chúng tôi thì một là chúng tôi phải thực hiện 4

tại chỗ: trước tiên lực lượng tại chỗ là công an và quân sự bởi vì hiện nay nhà nước cũng

rất quan tâm, mỗi một xã là có một cái trung đội cơ động, mỗi trung đội cơ động thì có

khoảng 22 người và có như chúng tôi nói là có 9 thôn đội trưởng, cho nên đó là cái lực

lượng tại chỗ. Còn chúng tôi cũng giao cho mỗi xóm là phải có khoảng 20 người, tức là lực

lượng tại chỗ các xóm đấy. Chúng tôi cũng phải khẳng định là khi làm thì chủ tịch UBND

vẫn phải quyết định điều động, nói thật là để tránh tình trạng điều động không có quyết

định thì khi người ta hi sinh không làm được.

Đ: Đấy, hôm nay các chị cứ đòi bình đẳng giới, bình đẳng giới khi này mà ra bơi không

bơi được thì làm sao. Cái thứ hai nữa là chúng tôi sẽ huy động cái hậu cần tại chỗ, đó là

tất cả các gia đình khi lũ vào là phải chuẩn bị lương thực, thực phẩm, phải nói là như vậy.

Sáng nay mấy bác nước ngoài có hỏi xã hỗ trợ không thì nói thật xã cũng chỉ có mức độ

thôi.

(Cuộc 16: PVS Chủ tịch xã Hưng Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An)

Mặc dù, nguồn kinh phí chi cho hoạt động phòng chống bão lũ vẫn còn nhiều hạn chế song quy

trình hoạt động của ban phòng chống bão lũ vẫn hoạt động và xây dựng các phương án dự phòng cũng

như ứng phó.

H: Ban phòng chống lụt bão hoạt động như thế nào?

Đ1: Ban phòng chống lụt bão hoạt động thì hàng năm có quy định chung rồi, huyện triển

khai cái đánh giá cách phòng chống của năm trước, triển khai nhiệm vụ của năm hiện

tại. Sau khi triển khai của huyện rồi thì căn cứ phân bổ giao nhiệm vụ của huyện , về xã

trên cơ sở của huyện cũng phân bổ Yên Hồ chỉ tiêu bao nhiêu hộ, bao nhiêu rơm rạ, bao

nhiêu tre nứa, bao nhiêu thuyền, bao nhiêu xe. Về xã cũng tổ chức triển khai cái nhiệm vụ

này

Đ2: hàng năm có chỉ tiêu phân bổ của xã xây dựng phương án để đáp ứng các chỉ tiêu

đó, 4 cái tại chỗ á

Đ1: công tác bão lũ thì thứ nhất mình phải thành lập cái ban chỉ đạo phòng chống bão

lụt, sau khi có ban chỉ đạo rồi mình lập kế hoạch phòng chống, trong kế hoạch có các

phương án có 4 tại chỗ đó

H: 4 tại chỗ là cái gì anh? Em chưa biết cái đấy?

Đ2: Lực lượng tại chỗ, hậu cần tại chỗ, vật tư tại chỗ phương tiện tại chỗ

Đ1: Ngược lại tôi nói thế này là phân bổ thôi, xã có 4 phương án đó trên cơ sở xã giao cho

các thôn xóm, chẳng hạn như tre, rơm rạ mình có trách nhiệm thế thôi, chuẩn bị trước,

không phải là hợp đồng cụ thể mua bán, ví dụ là hợp đồng trách nhiệm đối với cái xe, đến

thời điểm nào đó tôi huy động anh thì anh làm gì thì làm phải phục vụ xe chống bão lụt.

Còn rơm rạ lúc đó anh cần gì thì cần nhưng anh vẫn phải bỏ ra để cho xã hoặc là thôn

xóm khắc phục cái đê hay là cái gì đó, còn sau kinh phí thế nào thì sẽ có cái giá trả cho bà

con nông dân không có gì phải ký cả, cái trách nhiệm khi xử lý lụt tre là của hộ nào, hộ

nào cụ thể có rơm rạ rồi bao bì chẳng hạn. Bao bì thì huy động nhân dân giao chỉ tiêu mỗi

hộ 10 cái, ngoài ra thiếu nữa thì mình cũng có dự phòng tính toán để mua. Mua thì mình

có thể liên hệ với các nhà cung cấp đại lý á hoặc là các nhà bán lẻ, họ đăng ký dăm trăm,

mình ở chừng đó thôi. Nếu giả sử lũ lụt không ra được không có ảnh hưởng gì cả, nhà bán

không có ảnh hưởng gì cả, mình mua mình cứ mua chưa phải trả tiền, trách nhiệm với

nhau.

(Cuộc 36: TLN cán bộ lãnh đạo xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh)

Các ban, tiểu ban phòng, chống lụt,bão ở thôn/xóm được thành lập đã mang lại nhiều

hiệu quả tích cực. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại cần phải khắc phục để quá trình

ứng phó với thiên tai được tốt hơn.

H: Ở thôn có Ban phòng chống bão lụt không?

Đ2: Có chứ, nhưng họ bầu ra để cho có cái ban, còn thực tế đến khi lụt lội không còn bóng

người nào.

Đ6: Có ban nhưng cho đủ cơ cấu, còn không thực hiện.

Đ2: Khi bão xảy ra thì các nhà phải tự khắc phục, còn ngoài đường thì trước mặt nhà ai

thì nhà ấy làm.

(Cuộc 38: TLN Người dân, xóm 1, xã Hưng Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An)

Qua các kết quả nghiên cứu định tính trên cho thấy, người dân cũng đã tham gia vào

ban chỉ đạo phòng, chống lụt, bão ở nhiều cấp độ khác nhau. Ngoài ra, để hoạt động phòng

chống thiên tai hiệu quả hơn thì giữa chính quyền và nhân dân trong vùng bão lũ còn thực

hiện “hợp đồng trách nhiệm” các bên đều chủ động chuẩn bị tài chính, vật dụng, lương thực,

thực phẩm và phương tiện… để ứng phó với thiên tai.

Như vậy, mỗi khi mùa mưa, lũ đến để ứng phó với những thiệt hại gây ra, chính quyền

và người dân các tỉnh miền Trung đã luôn giúp đỡ lẫn nhau để khắc phục hậu quả của thiên

tai. Hệ thống các ban phòng, chống lụt bão được thành lập xuống tận các thôn, xóm. Luôn sẵn

sàng ứng phó với những tính huống bất ngờ xảy ra. Tuy nhiên, ở một số thôn, xóm các ban

chỉ đạo thành lập ra nhưng không hoạt động hoặc hoạt động rất kém hiệu quả, mang tính chất

hình thức.

2. Sự hỗ trợ của chính quyền đối với người dân trong ứng phó với thủy tai

Phần này trả lời câu hỏi: Chính quyền đã hỗ trợ người dân những gì? Các chính sách như thế

có giúp người dân vượt qua những lúc khó khăn hay không? Chính quyền có chính sách định

hướng phát triển sản xuất (trồng trọt và chăn nuôi) cho người dân địa phương không?

Hàng năm, người dân các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình đã chịu rất nhiều

những ảnh hưởng từ thiên tai như bão lũ, lụt hạn hán… Để khắc phục những khó khăn này thì

người dân đã ứng phó ra sao? Chính quyền địa phương có những chính sách hỗ trợ gì để

người dân khắc phục những khó khăn đó? Những hỗ trợ về vay vốn, giống vật nuôi, cây

trồng, xây dựng lịch thời vụ, đào tạo tấp huấn kỹ thuật sản xuất, cung cấp thông tin về thời

tiết… đóng vai trò rất quan trọng để người dân ứng phó với thủy tai.

(i) Hỗ trợ cho vay vốn (hỗ trợ nguồn lực tài chính)

Có thể nói để khắc phục khó khăn sau thủy tai thì nguồn vốn giữ một vai trò quan

trọng, qua những ý kiến của người dân cho việc hỗ trợ cho vay vốn, có thể thấy được mức độ

quan tâm của chính quyền ở các địa phương khảo sát. Các thông tin từ phỏng vấn sâu và thảo

luận nhóm sẽ làm rõ hơn sự hỗ trợ của chính quyền đối với người dân trong ứng phó với thủy

tai.

H: Thế thí dụ như người dân mà muốn vay vốn để làm nhà chống bão hoặc là chòi thì xã

có chính sách cho vay không?

Đ: Ở đây thì chúng tôi cũng giao cho các đoàn thể hoạt động với cái công tác với bên

ngân hàng chính sách thì cũng rất hiệu quả, tức là vay vốn và có thể là để cải tạo công

tác chăn nuôi, trên cơ sở cải tạo chăn nuôi thì có thể họ sẽ làm các cái cồn chống lũ và

có thể chúng tôi phải khẳng định thế này bởi vì nguồn vốn vay là có lãi xuất cho nên cái

việc làm cho thật kiên cố như 716 là chưa làm được. Tức là họ mới xây gạch lên đó rồi

lát ván hoặc là đổ bằng để cho gia súc gia cầm lên và dựng vài cái cột lên để nếu mưa to

thì kéo cái bạt lên.

H: Thế vay này là vay qua ngân hàng chính sách à?

Đ: Chính sách.

H: Lãi suất bao nhiêu?

Đ: Lãi suất là 0,6%.

H: Ai muốn vay cũng được à?

Đ: Cũng có quy định chứ nhưng mà ưu tiên cho những hộ nghèo và cận nghèo.

(Cuộc 16: PVS Chủ tịch xã Hưng Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An)

Ngày 28 tháng 08 năm 2014, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số

48/2014/QĐ-TTg “Về chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng tránh, lũ lụt khu vực

miền Trung”. Thực hiện hỗ trợ hộ nghèo trong vùng thường xuyên bị thiên tai bão, lụt khu

vực miền Trung xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt để có chỗ ở an toàn, ổn định, từng bước

nâng cao mức sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững. Với những quy định và tiêu chí

cụ thể như sau:

Điều 2. Đối tượng và phạm vi áp dụng

1. Hộ gia đình được hỗ trợ theo quy định của Quyết định này phải có đủ các điều kiện sau:

a) Là hộ nghèo theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng

01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp

dụng cho giai đoạn 2011 - 2015, có trong danh sách hộ nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã

quản lý tại thời điểm Quyết định này có hiệu lực thi hành và là hộ độc lập có thời gian tách hộ

đến khi Quyết định này có hiệu lực thi hành tối thiểu 02 năm;

b) Chưa có nhà ở kiên cố có sàn sử dụng cao hơn mức ngập lụt từ 1,5 m trở lên tính từ nền

nhà; hoặc có nhà ở kiên cố nhưng chưa có sàn sử dụng cao hơn mức ngập lụt từ 1,5 m trở lên

tính từ nền nhà; hoặc có nhà ở được hỗ trợ theo các chương trình, chính sách hỗ trợ nhà ở

khác của Nhà nước, địa phương và các tổ chức, đoàn thể nhưng chưa có sàn sử dụng cao hơn

mức ngập lụt từ 1,5 m trở lên tính từ nền nhà;

c) Hộ không thuộc đối tượng được hỗ trợ nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26

tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở.

2. Phạm vi áp dụng:

Các hộ gia đình được hỗ trợ phải đang cư trú tại vùng thường xuyên xảy ra bão, lụt thuộc khu

vực nông thôn hoặc tại các thôn, làng, buôn, bản, ấp, phum, sóc (sau đây gọi là thôn) trực

thuộc phường, thị trấn; xã trực thuộc thị xã, thành phố thuộc 14 tỉnh, thành phố: Thanh Hóa,

Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng

Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Điều 3. Xếp loại thứ tự ưu tiên hỗ trợ

Thực hiện ưu tiên hỗ trợ trước cho các đối tượng theo thứ tự sau:

1. Hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số.

2. Hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật...).

3. Hộ gia đình đang sinh sống tại các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn và thôn đặc biệt

khó khăn.

4. Hộ gia đình đang cư trú tại các huyện nghèo theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-

CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ.

5. Các hộ gia đình còn lại.

Điều 4. Mức hỗ trợ, mức vay và phương thức cho vay

1. Mức hỗ trợ

Ngân sách nhà nước (gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) hỗ trợ 12 triệu

đồng/hộ; những hộ đang cư trú tại các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn theo quy định

tại Quyết định số 1049/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ ban

hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn thì ngân sách nhà nước hỗ trợ 14

triệu đồng/hộ; những hộ đang cư trú tại các thôn đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính

phủ thì ngân sách nhà nước hỗ trợ 16 triệu đồng/hộ để xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt.

2. Mức vay và phương thức cho vay

a) Mức vay:

Hộ gia đình thuộc diện đối tượng theo quy định của Quyết định này có nhu cầu vay vốn thì

được vay tối đa 15 triệu đồng/hộ từ Ngân hàng Chính sách xã hội để xây dựng nhà ở phòng,

tránh bão, lụt. Lãi suất vay 3%/năm; thời hạn vay là 10 năm, trong đó thời gian ân hạn là 5

năm. Thời gian trả nợ tối đa là 5 năm bắt đầu từ năm thứ 6, mức trả nợ mỗi năm tối thiểu là

20% tổng số vốn đã vay.

b) Phương thức cho vay: Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện phương thức ủy thác cho

vay từng phần qua các tổ chức chính trị - xã hội hoặc trực tiếp cho vay.

Ngoài mức hỗ trợ và mức vay, hộ gia đình tham gia đóng góp và huy động các nguồn vốn

khác từ cộng đồng để xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt đảm bảo quy mô và chất lượng

theo quy định.

Với những tiêu chuẩn như trên, thì quyết định đã đáp ứng được phần nào nhu cầu vay

vốn của người dân, đặc biệt là những hộ nghèo, hộ cận nghèo. Như ý kiến của một lãnh đạo

xã cho thấy.

“Ở đây thì chúng tôi cũng giao cho các đoàn thể hoạt động với cái công tác với bên ngân

hàng chính sách thì cũng rất hiệu quả, tức là vay vốn và có thể là để cải tạo công tác

chăn nuôi, trên cơ sở cải tạo chăn nuôi thì có thể họ sẽ làm các cái cồn chống lũ”

(Cuộc 16: PVS Chủ tịch xã Hưng Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An)

Như vậy, những hộ có kinh tế khá hơn, khi có nhu cầu thì họ vẫn vay ở Ngân hàng

chính sách xã hội, nhưng không theo Quyết định 48/2014/QĐ-TTg mà theo các chương trình

khác như vốn vay cho sinh viên đi học, các nguồn vay bên vệ sinh môi trường.

“H: Thế nhà em vay bao nhiêu tiền trong cái vốn cho sinh viên đi học đấy?

Đ: Vay thì vay nhiều. Con đầu vay chưa trả hết thì đã lấy chồng rồi này. Con thứ hai cũng

3 năm, tức là 3 lần, mỗi lần 8 triệu, tổng là 24 triệu cũng chưa trả này.

H: Bây giờ tổng cộng em đang nợ ngân hàng là bao nhiêu?

Đ: Tổng cộng em đang nợ ngân hàng là 35 triệu. Nói thật với chị là tiền vay của học sinh

sinh viên rồi là về làm nhà làm cửa đó. Ở đây ai cũng vay cả đấy chị ạ. Vay của sinh viên

để làm, rồi là trả dần dần thôi.

H: Thế ngoài cái nguồn mà các nhà có con đi học thì mới được vay được cái vốn cho sinh

viên này chứ những nhà khác mà không có con đi học thì người ta làm thế nào để có tiền

mà chuẩn bị cho cái việc chống lụt?

Đ: Có nguồn vay bên vệ sinh môi trường này rồi là vay bên xây bể nước sạch.

H: Thế bên nước sạch thì được bao nhiêu?

Đ: Bên nước sạch cũng được vay 8 triệu mà ai mà được cận nghèo thì được vay 10 triệu,

mà hộ nghèo thì được vay tới 25 triệu.

H: Vay ở ngân hàng nào?

Đ: Cũng vay ở Ngân hàng Chính sách xã hội. Ở đây thì toàn bộ là vay ngân hàng chính

sách xã hội.”

(Cuộc 19: PVS Hộ gia đình khá giả, xóm 2, xã Hưng Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An)

Hình thức cho vay tiền có thể là người dân vay trực tiếp làm việc với Ngân hàng chính

sách hoặc tín chấp. Đối với hình thức cho vay tín chấp thì xã chỉ có trách nhiệm xác minh

xem hộ gia đình đó có đủ điều kiện để được vay vốn hay không.

H: Như vậy, theo em hiểu Nhà nước cho người dân 10 triệu, xong cho vay 10 triệu, gọi là

lãi thấp, 10 năm trả, nhưng để xây 1 cái nhà như vậy khoảng 80 triệu thì người dân phải

huy động trong sức dân khoảng 60 triệu thì anh có biết người dân huy động ở đâu ra 60

triệu không?

H: Nguồn lực về tài chính thì sao anh, mức độ đáp ứng ngân sách cho hoạt động phòng

tránh bão lũ là thế nào?

Đ: Ngân sách địa phương hàng năm có quỹ phòng chống bão lụt, thu đầu tư của dân

nhưng nguồn đó không đáng là bao, nhưng rõ ràng muốn gì thì muốn điều kiện tối thiểu thì

xã cũng phải chuẩn bị. Thực tình mà nói cũng phải vận dụng cơ bản, khi bão lũ đến rồi thì

cũng phải đặt vấn đề nhờ huyện và tỉnh tạo điều kiện thì người ta cũng sẵn sàng. Ở đây có

một cái đặc thù là Hưng Nhân, Hưng Nguyên lụt cả huyện cho nên khi xảy ra một cái là

lực lượng cứu hộ, cứu nạn là bộ đội, công an họ sẵn sang ứng cứu giúp dân. Họ về thì kinh

phí của họ cũng đáp ứng được cả rồi, họ giúp cho dân nên lực lượng huy động tại chỗ của

mình cũng đỡ ra. Bởi vì dân ai cũng phải tự vận động để phòng chống cả rồi. Lực lượng

công an, bội đội họ cũng sẵn sàng ứng cứu lắm, khi cần một cái là họ huy động một trăm

mấy người về liền.

H: Chương trình vay vốn làm nhà là thuộc ngân sách của xã hay thuộc chương trình của

trên hỗ trợ xuống?

Đ: Không. Nó thuộc chương trình vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội. Ngân hàng

Nông nghiệp là vay vốn theo chính sách bình dân, tự do, còn Ngân hàng Chính sách xã hội

là vốn rót theo đợt: một là dự án chăn nuôi chẳng hạn hoặc là dự án nước sạch… lãi suất

đó thường khoảng 0,6% đến 0,65%/năm. Đấy là của Ngân hàng Chính sách, còn Ngân

hàng Nông nghiệp điều chỉnh theo tỉ giá của Nhà nước.

H: Nhưng mà chương trình đấy các ngân hàng người ta mang đến cho xã mình hay là xã

các anh phải đi xin?

Đ: Không. Ngân hàng Chính sách thì họ phân bổ xong rồi, ví dụ như thành viên Hội Cựu

chiến binh, thành viên Hội Phụ nữ, lập đề án là họ cho vay. Còn Ngân hàng Nông nghiệp

cách đây có 4km, hộ thông báo ra làm, nếu ai có nhu cầu thì tín chấp bìa đất thôi, đơn

giản, bây giỡ cũng nhanh.

H: Thế là bà con tự đi vay? Còn xã không có giúp gì cả?

Đ: Xã chỉ có xác nhận có đủ điều kiện vay hay không thôi.

H: Nghĩa là xã đề xuất hộ nào là hộ nghèo chứ không phải có sự tham gia của người dân

trong việc xác định hộ nghèo?

Đ: Có sự tham gia, bởi vì cái gì làm cũng phải qua xóm. Có nghĩa là có những đối tượng

họ đến chỉ hỗ trợ cho đối tượng chính sách thì mình đi theo mảng chính sách. Họ nói một

hộ dân bình thường thì mình đi theo một hộ dân bình thường, hoặc là một hộ nghèo thì

mình đi theo hộ nghèo.”

(Cuộc 20: PVS Cán bộ địa chính, xã Hưng Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An)

Ngoài mục đích vay để làm ăn, cho con cái đi học thì nhiều hộ cũng dành ra một

khoản vay nhỏ để ứng phó với thiên tai chẳng hạn vay để chuyển đổi cây trồng thích ứng với

thời tiết, bên cạnh đó địa phương cũng có quỹ phòng chống bão lũ, mục đích của quỹ là trang

bị các thiết bị thiết yếu cho người dân để phòng chống bão lũ.

H: Quỹ phòng chống bão lụt ở địa phương như thế nào?

Đ 1: Quỹ hàng năm thì xã thu được có 80 – 85 %, còn có một số hộ đi làm ăn xa không có

điều kiện nộp, một là có trang bị áo mưa, đèn pin, thực ra hai ba năm mới có một lần. Rồi

hỗ trợ cho các trưởng tiểu ban ở mỗi thôn khi có thiên tai lũ lụt, xã trực tiếp chỉ đạo thực

hiện.

H: Xã có chính sách vay vốn cho dân, vay để chuyển đổi cây trồng để thích ứng với thời

tiết ở đây?

Đ 3: Vay vốn để sản xuất thì chủ yếu là nguồn của Ngân hàng chính sách xã hội, và Ngân

hàng Thương mại thì hàng năm có phân vốn về cho các tổ chức.

Đ 1: Hiện nay có vay 22 tỷ trong đó cũng có các hộ nghèo, vốn sinh viên.

(Cuộc 37: TLN cán bộ phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Quảng Ninh, Quảng Bình)

Nhờ được vay vốn người dân đã giải quyết được những khó khăn do thiên tai gây ra.

Người dân địa phương chủ yếu vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội Quyết định

48/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn…Vốn vay được không chỉ sử dụng và mục đích khắc phục hậu quả của thiên tai mà còn

để sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, cho con đi học. Chính quyền cũng đã có những chính

sách chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời cho người dân khi có thiên tai xảy ra bằng các hình thức như

thành lập được ban chỉ đạo phòng chống lụt bão, trang bị các dụng cụ cần thiết cho mỗi

trưởng tiểu ban để có những chỉ đạo kịp thời cho người dân. Đồng thời chính quyền xã còn có

vai trò quan trọng việc việc xem xét, xác minh những những hộ gia đình đủ điều kiện vay

vốn.

(ii) Tập huấn, đào tạo kĩ thuật sản xuất, lịch thời vụ (trồng trọt và chăn nuôi)

Là những địa phương có tỷ lệ làm nông nghiệp cao, lại thường xuyên chịu ảnh hưởng

bất thường của các hiện tượng thủy tai. Để có được những kỹ thuật nuôi, trồng, lịch thời vụ

hợp lý, tránh được những thiệt hại và ảnh hưởng các hiện tượng thủy tai gây ra thì người dân

rất cần sự hỗ trợ từ chính quyền các cấp. Trên thực tế, bên cạnh những hỗ trợ về vay vốn,

chính quyền còn có những chương trình tập huấn, đào tạo kĩ thuật sản xuất rất hữu ích cho

người dân địa phương.

H: Thế thì ví dụ như có tình trạng chênh giữa mình thì dự đoán được, mình biết là sẽ có

lụt, tức là mình theo cái kinh nghiệm kia kìa thì mình dự đoán là nó sẽ có lụt thế nhưng mà

ở trên kia người ta lại không dự báo như thế, người ta lại bảo mình theo lịch của họ thế

thì…

3: Mình cũng phải theo.

H: Mình cũng phải theo thế thì người dân không có ý kiến là phải nói với chính quyền…

3: Nhưng mà chúng em là dân thường.

8: Họ căn cứ rồi.

3: Họ căn cứ rồi nhưng mà chúng em là dân thường thì ví dụ như họ bảo là làm cái giống

này là 125 ngày nhưng mà nhà em ở nhà là nhà em chỉ làm giống cây 100 ngày thôi. Thì

nhà em thu hoạch trước.

H: À, mình vẫn tự quyết định được giống?

3: Vâng, nhưng mà cũng đổ lúa vào ngâm cùng một lúc với chỉ thị trên huyện đấy.

H: À, thế nhưng mà hôm qua ở bên kia thì người ta bảo là cái giống ấy là mình cũng phải

mua của hợp tác xã, do hợp tác xã cung cấp?

3: Vâng đúng.”

(Cuộc 34: TLN Người dân xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh)

“H: Thế cái giống lúa mà mình sử dụng ở vụ đông xuân hay hè thu đấy thì có người

hướng dẫn kỹ thuật canh tác cho mình không?

Đ: Phải có lịch cả. Lịch thời vụ chung của toàn xã. Nói chung là có điều hành, toàn bộ

cả hợp tác xã là người ta điều hành bắc [gieo] một ngày, xuống cấy một ngày.

H: Trong phòng chống bão lụt thì có tập huấn không?

Đ 1: Thường mấy năm thì có diễn tập phòng chống thiên tai, nếu dự báo có bão vào thì

chúng tôi có các chỉ thị chỉ đạo cho các trưởng tiểu ban phòng chống, nắm các hộ có nhà

tạm bợ di chuyển lên nhà kiên cố, cũng có thể di chuyển lên những trường học để dân

đến. Khi có thông báo lũ lớn, những cơ sở đó phải tạo điều kiện cho người dân. Đến thời

điểm này thì những cơ sở đó cũng đã kiến cố, có nhà dân thì mỗi nhà cũng có phòng lồi

để người dân có thể ở đó phòng chống bão, lũ.

H: Đối với các lãnh đạo thì có thể tập huấn nhưng đối với người dân thì chỉ có thông tin

ạ?

Đ 3: Thì công tác diễn tập cũng chỉ làm điểm ở một số xã thì người dân cũng tham gia,

mấy năm rồi cũng có diễn tập vào năm 2013, còn lại chủ yếu là xử lý bằng thông tin, các

chỉ thị công văn thông báo rộng rãi cho người dân nắm được.

H: Còn tập huấn khuyến nông cho bà con thì thế nào ạ?

Đ 2: Cán bộ khuyến nông của chúng tôi cũng là cán bộ không chuyên trách thôi, cho nên

khi tập huấn chuyển giao các khoa học kĩ thuật thì các cơ quan trực thuộc Sở Nông

nghiệp, Trạm Khuyến nông, Phòng Nông nghiệp, các Trung giáo dục dạy nghề thì theo

các quy định chính phủ thì cũng có sự phối trung tâm công đồng với các tổ chức chính

trị, nông dân, đoàn thanh niên, hội phụ nữ… Với chăn nuôi thì tập huấn cho phụ nữ, nuôi

trồng thủy sản thì tập trung cho cả nông dân và phụ nữ, các ngành nghề khác như mộc,

xây dựng thì các hộ nghèo, thanh niên thì tập huấn cho họ biết.

H: Tập huấn chuyển giao cho cả bà con hay mời đại diện?

Đ 2: Tập huấn cho toàn thôn. Tổ chức trực tiếp tại thôn, chiều nay cũng giảng lớp 3

tháng học nghề nuôi trồng thủy sản ở Trúc Ly.

H: Một năm tổ chức bao nhiêu khóa học nghề?

Đ 3: Năm 2012 có 3 lớp học nghề có 30 người trong 3 tháng, chủ yếu là các nghề như

nuôi trồng thủy sản, thú y, điện dân dụng, chăm sóc cây cảnh.

H: Nội dung học có liên quan tới ứng phó thiên tai không?

Đ: Trong tập huấn về nuôi trồng thủy sản, chăm sóc cây cảnh thì trong đó có hướng dẫn

phòng chống dịch bệnh, phòng chống lụt, có cả thời gian thực hành luôn.

(Cuộc 1: PVS Người cao tuổi 1 xóm 5, xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh)

H: Cái lịch thời vụ mà mình trồng lúa, trồng rau màu thì mình tự trồng hay là theo lịch

của hợp tác xã?

Đ: Rau thì mình tự trồng, mình tự rút kinh nghiệm năm trước năm sau rồi mà mần.

Nhưng lúa thời vụ thì phải theo lịch thời vụ của xã chứ.

(Cuộc 25: PVS HGĐ khá, xóm 2, thôn Hà Thiệp, xã Võ Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình)

Bên cạnh, lịch thời vụ chung cho toàn xã thì cũng có những đợt tập huấn khuyến nông

cho bà con nông dân. Các cán bộ khuyến nông tập huấn về kĩ thuật, cây trồng. Hơn nữa, còn

mở các lớp học nghề về chăn nuôi, thủy sản… cho bà con nông dân. Ngoài ra, cán bộ khuyến

nông còn hướng dẫn và tập huấn cách phòng chống dịch bệnh, bão lũ. Với cách tập huấn, đào

tạo kĩ thuật sản xuất và xây dựng lịch thời vụ về trồng trọt thì về cơ bản người dân cũng đã

được trang bị những kĩ thuật và kiến thức cần thiết để ứng phó với điều kiện của địa phương.

Những khóa tập huấn được tổ chức thường xuyên trong năm. Hợp tác xã thường đóng

vai trò trực tiếp hoặc kết nối để người dân tham vào các lớp tập huấn đó. Về phía người dân,

tất cả người dân đều có quyền tham gia vào các khóa tập huấn này.

“H: Như vậy là cái cách dạy là cấy 50 khóm cấy theo như thế nào thì bác lấy thông tin đấy ở

đâu?

Đ: Thông tin đó thì nói thật với con chứ do HTX tổ chức học, tập huấn chứ con

H: À, HTX tổ chức tập huấn ạ?

Đ: Ừ, tập huấn rồi các nhà khuyến nông về hướng dẫn về cái khoa học kỹ thuật đớ

H: À, thế ạ. Bác có được mời đi dự tất cả các cuộc, mọi người được mời đi dự hay chỉ mời

một số hộ dân gia đình tới dự thôi?

Đ: Trước đây thì về từng thôn họp rồi mời toàn hộ, chừ chỉ mời cử chứ đi toàn HTX thì đông

quá, về sau là phổ biến cả thôn.”

(Cuộc 8: PVS Hộ nghèo, xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh)

H: Sau khi đã lựa chọn được loại giống phù hợp với địa phương thì mình có tổ chức tập

huấn, đào tạo kỹ thuật canh tác cho người dân không? Nếu có thì tập huấn, đào tạo như thế

nào?

Đ1: Sau khi thống nhất các loại giống mới thì hàng năm chúng tôi đều tập huấn quy trình

cả. Sau khi tập huấn quy trình rồi, thì tập huấn quy trình về cơ bản là cán bộ khuyến nông

tập huấn cho bí thư, xóm trưởng, xóm phó, còn nhân dân thì chúng tôi phát tờ rơi, có nghĩa

là toàn bộ quy trình được phát đến hộ dân. Còn tập huấn thì về cơ bản chỉ cho lãnh đạo của

xóm, xóm trưởng, xóm phó, còn sau khi xong rồi, đã thống nhất quan điểm rồi thì chúng tôi

lại in tờ rơi, có nghĩa là quy trình sản xuất đến từng hộ dân. Mà chúng tôi một năm đây 3 vụ

sản xuất thì cũng phải in ít nhất mấy loại tờ rơi của từng loại giống, quy trình sản xuất của

mấy loại giống. Từng loại giống là đều có in tờ rơi, có một quy trình đầy đủ đến từng hộ

dân.

(Cuộc 11: PVS Chủ tịch HTX Nông nghiệp xã Hưng Nhân - Hưng Nguyên - Nghệ An)

H: Thế thì về phía các cơ quan quản lý nhà nước từ cấp tỉnh, cấp huyện và các tổ chức quốc

tế có những hỗ trợ nào cho Hưng Nhân trong những năm tháng qua không?

Đ: Hưng Nhân thì vừa rồi thì chúng tôi khẳng định là có cái quỹ hỗ trợ thiên tai miền Trung

là có tập huấn cho được 1 lớp tập huấn đó là 7 người.

H: Quỹ hỗ trợ thiên tai miền trung?

Đ: Vừa rồi tập huấn cho một cái đội xung kích của chúng tôi là khoảng 7-9 người để.

Mr.Ngà: tập huấn tại chỗ hay ở đâu?

Đ: Không, ra Vinh tập huấn đàng hoàng, chứ không phải tập huấn ở đây và sau đó thì giao

cho các xã để nhân rộng. Nhưng cái khó của các xã là không có kinh phí, nói thực tình là

thế. Còn.

(Cuộc 16: PVS Chủ tịch xã Hưng Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An)

“H: Thế còn cái việc tập huấn cháu được nghe nói là ở dưới thôn, xã rất hay được tập huấn.

Tập huấn khuyến nông, tập huấn nghề thì các hoạt động đấy như thế nào bác có thể cho

cháu biết thông tin cụ thể được không?

Đ: Mấy cái đớ thuộc các tầng lớp tập huấn, ví dụ như bên nông dân thì có chi hội nông dân

họ đứng ra tổ chức, với phụ nữ thì hội phụ nữ đứng ra tổ chức. Của ngành nào thì họ đứng

ra tổ chức của ngành đó thôi, còn HTX là ít khi tổ chức

H: Nhưng mà HTX có phối hợp không?

Đ: Xã cũng tham gia rứa để nắm bắt tinh thần thế thôi

H: Thế còn HTX mình tập huấn về canh tác, về giống mới các bác có làm không?

Đ: Cái đó thì có hợp đồng với công ty khuyến nông của tỉnh rồi của huyện, họ thuê được

giáo viên ở các trường đại học về mới làm được chứ với mức độ trình độ của HTX

H: Không, ý là HTX có tổ chức những cái đấy không? Có đứng ra tập huấn cho bà con như

thế không ạ? Mình có thể mời giáo viên nhưng mà mình tổ chức các hoạt động đấy các bác

có làm không?

Đ: Cũng lâu HTX ít khi mà vì trên xã phân bổ ban ngành các cái giới đấy, nông dân, phụ nữ

đấy, có mấy khi đưa cho HTX khâu tổ chức.”

(Cuộc 28: PVS Chủ nhiệm HTX, thôn Hà Thiệp, Võ Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình)

H: Thực sự mà nói thì cháu thấy bà con có rất nhiều kiến thức dân gian nhưng cháu không

biết là bà con sẽ vận dụng cái kiến thức đó trong, ví dụ trong nuôi tôm chẳng hạn. Bác có

câu ca dao, có câu truyền đạt lại từ kinh nghiệm cha ông để cho bác nuôi tôm cho nó tốt

không trước khi nuôi tôm thì có ai dạy bác nuôi tôm không?

Đ: Thì cũng có trường lớp hết, đi học hết chứ

H: Thế ạ, thế bác đi học thế nào ạ?

Đ: Đi học, vô trong thủy sản mở lớp trên huyện, tỉnh về dạy cả chứ. Kinh nghiệm là một

phần, một phần mình ..thực tế ở trong hồ của mình mà mình rút kinh nghiệm năm ni qua

năm khác rứa là biết. Thất bại là rút kinh nghiệm

H: Như vậy lịch thời vụ theo cháu hiểu là dùng chung này này? Phương thức canh tác thì thế

nào ạ?

Đ: Tất cả là HTX lãnh đạo thôi

H: Hiện nay HTX lãnh đạo mấy khâu của quá trình sản xuất rồi ạ?

Đ:Lãnh đạo nhiều khâu lắm, cả giống, cả phân này, đấy này là ba này. Năm, bốn, giống này,

phân này, đất này, bảo vệ thực vật này, bốn khâu

H: Bè cá nuôi cá bè đấy bác học ở đâu ạ? Nuôi cá bè và nuôi tôm bác đi học ở đâu, ai cung

cấp các thông tin về nuôi cá, nuôi bè cho bác không?

Đ: Khuyến nông, khuyến ngư của tỉnh đớ họ dạy ớ

H: Dạy cách nuôi tôm bác mới làm bè tôm?

Đ: Cách nuôi tôm họ dạy nuôi tôm, cách nuôi cá họ dạy nuôi cá. Khuyến nông, khuyến ngư

của tỉnh về họ dạy

H: Về tận thôn này ạ?

Đ: Dự án nớ

H: Nhưng mà họ mang về dạy người dân ở thôn này ạ?

Đ: Tại thôn, tại xã, cả thôn, cả xã đều có hết

(Cuộc 26: PVS Hộ trung bình, thôn Trúc Ly, Võ Ninh, Quảng Bình)

H: Lúc trẻ là có học cấy đúng không ạ?

Đ: Ừ, học cấy, nhừ thì nỏ học chỉ theo chỉ đạo của huyện thôi. Chỉ đạo của huyện nhìn cái là

biết, xã bây giờ lúa lai cấy là cấy một cây, hai cây, cấy chỉ đạo của cấp trên

H: À, bây giờ cấy lúa nào là chỉ đạo của cấp trên rồi?

Đ: Có chỉ đạo của cấp trên

H: Có chỉ đạo của cấp trên, thế cấp trên có về đây giảng bài cho mình biết không, gọi là tập

huấn, có giảng bài để cho mình biết những chuyện đấy không?

Đ: Có tập huấn. Tập huấn thì không tập huấn, loa đài truyền thông cái của xã, của huyện

mua giống thì người ta cũng hướng dẫn, trên người ta hướng dẫn.

(Cuộc 21: PVS Hộ gia đình trung bình, thôn 2 xã Hưng Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An)

Các ý kiến khác đều cho rằng ở địa phương cũng thường xuyên tổ chức tập huấn cho bà

con nông dân ở đây.

H: Vâng, đấy là về nông nghiệp, thế còn về tôm thì là bác có theo cái quy định gì của HTX

không?

Đ: Cái đó thì bên HTX caí đớ thì không, thủy sản bên nuôi trồng thủy sản phụ thuộc

coinhư là đất của ủy ban, nhưng vấn đề cái thời vụ nuôi thì qua các lớp tập huấn được trên

người ta tập huấn cho. Họ có cái lớp tập huấn về cách nuôi trồng thủy sản, kinh nghiệm

nuôi rồi thì dịch bệnh. Bệnh gì sẽ trừ thuốc gì, bệnh gì thì trừ thuốc gì, đấy coi như mấy cái

lớp tập huấn được theo mình rút kinh nghiệm đó mình áp dụng theo cái tình hình đó mình

áp dụng thôi

H: Vâng, tập huấn là ở trên huyện người ta?

Đ: Người ta tập huấn cho mình, cho giáo viên về các kỹ sư

H: Các hộ nuôi trồng thủy sản được đi học?

Đ: Được đi học

H: Đi học thì có phải trả tiền không bác?

Đ: Không, đi học là người ta cho mình học dạy cho mình biết

H: Là đi lên xã học?

Đ: Tuần học 5, 3 ngày rứa, gọi là khái niệm để mình biết thôi

H: Bác ơi với những kinh nghiệm trên thực tế như thế thì bác có áp dụng những cách để

ứng phó với các thiên nhiên không?Ví dụ như lúa bác nói là thay bằng giống ngắn ngày

này rồi bác đi tập huấn để nuôi trồng thủy sản này?Còn kinh nghiệm phơi ao hồ là bác học

ở đâu?

Đ: Cái đó cũng trên cơ sở tập huấn hết

H: À thế à, tập huấn người ta cũng hướng dẫn phải phơi ao hồ?

Đ: Mình tự làm rồi mình tự rút kinh nghiệm rứa.

(Cuộc 32: PVS Hộ nghèo, xóm 2, thôn Hà Thiệp, Võ Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình)

Việc tập huấn cho người dân cũng cần có quy trình tuân theo từ trên xuống dưới, từ cấp

chính quyền cho đến người dân.

H: Thế mình có hỏi các cán bộ khuyến nông hoặc cán bộ kỹ thuật nông nghiệp của xã để

họ hướng dẫn mình xem có cách nào để cải tạo cái đất bị nhiễm mặn đấy không?

Đ: Nói chung là không hỏi, nhưng mà xã thì chỉ khi mô mà lấy nước, rồi là chỉ loa để nói

là các cái nớ bơm là phải coi nước để ngăn khi nước mặn là không được bơm chứ không

có cái máy chi cả, còn cái đội mà nước mặn đẩy lên thì cũng phải chịu thôi chứ cũng

không biết làm gì, cũng không có cái cách nào để xử lý cả, mà cũng chưa nói, chưa thấy

cán bộ ở đây nói cách xử lý đất bị nhiễm nước mặn thì là chưa có.

H: Khi đó cán bộ khuyến nông có hướng dẫn bà con kỹ thuật canh tác, trồng cái giống lúa

lai đó không?

Đ: Nói chung là khi nớ thì họ cũng đọc lên trên loa đấy. Nói chung là xã viên cũng… kiểu

dạng bắt buộc là phải làm chứ mà khi nớ con không biết, thứ nhất là giống cao này, cao

tiền này; thứ hai nữa là kiểu cứ mần sau, một bên là cứ cấy trước tết, một bên thì sát tết

mới ủ hạt.

H: Vâng, đó là sự chuyển đổi về giống. Thế còn về lịch thời vụ thì sao? Nhà nào nhà nấy tự

chọn lịch gieo trồng hay là có lịch thời vụ chung của xã?

Đ: Nói chung là trước thì họ nớ nhưng mà giờ cái mùa mà mùa ni này, tiếp tục của ni này

thì là họ cũng theo lịch nhưng mà so với xã, hợp tác xã thì vẫn sớm hơn chục ngày mà như

nhà dì đây, xóm nhà dì đây thì hay mần sớm hơn chục ngày so với lịch, như cái xóm 5 nớ

thì họ lại mần sớm hơn khoảng 20 chục ngày.”

(Cuộc 15: PVS Hộ gia đình nghèo, xóm 2, xã Hưng Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An)

H: Thế khuyến nông có hay tổ chức tập huấn cho các anh chương trình nuôi tôm, cua cho

nó tốt hơn không?

Đ: Cũng có khuyến nông lâu năm về một lần nớ, về tập huấn một lần

H: Tập huấn ở thôn hay ở xã mình ạ?

Đ: Xã

H: Thì các anh được mời lên à? Hộ nào cũng được mời lên hay là đại diện hộ mới được

chọn thôi?

Đ: Không, hộ nào cũng có hết

H: Hộ nào cũng được lên hết, thế thì xã đông lắm, làm sao đủ người”

(Cuộc 27: PVS Hộ khá, thôn Hà Thiệp, Võ Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình)

Như vậy, chính quyền địa phương đã thường xuyên các đợt tập huấn, hướng dẫn kĩ

thuật canh tác, chăn nuôi, cách chọn giống, lịch thời vụ… cho người dân sao cho phù hợp với

tình hình thời tiết tại địa phương. Không chỉ được hướng dẫn về kĩ thuật mà người dân còn

được hướng dẫn về các phòng tránh bệnh tật, vệ sinh môi trường sau ảnh hưởng của thủy

tai.Quy trình tập huấn cũng tuân theo quy trình và sự hướng dẫn chỉ đạo từ cấp trên xuống

cho bà con.

Tác động tiêu cực của các hiện tượng thủy tai đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng

tới đời sống và sản xuất của người dân điạ phương. Song với kinh nghiệm và đặc biệt sự hỗ

trợ, hợp tác hiệu quả giữa chính quyền và người dân địa phương nên đã phần nào giảm thiểu

được mức độ thiệt hại từ thủy tai.

(iii) Sự hỗ trợ về giống, phân bón

Ngoài sự hỗ trợ về vốn, về tập huấn, đào tạo kĩ thuật, … thì chính quyền địa phương

còn hỗ trợ người dân về cách dùng giống, phân bón.

H: Làm sao mà chị biết được để chọn lựa cái giống ngắn ngày nhất để canh tác?

Đ: Cái đó thì cũng do huyện với tỉnh, với xã chỉ đạo chứ mình cũng không biết được. Thì

mình cũng có rút kinh nghiệm nhưng mà cũng phải có sự chỉ đạo của cấp trên chứ một

mình mình có muốn làm cũng không làm được, phải có đại trà.

H: Tức là nhà nào cũng sử dụng giống như thế?

Đ: Nhà nào cũng biết nhưng mà cũng phải có sự chỉ đạo, chứ mà thí dụ chị muốn làm một

mình cũng không làm được, cũng mất. Phải nhờ sự chỉ đạo chung.

(Cuộc 3: PVS Hộ gia đình khá giả, xóm 5, xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh)

Như ý kiến sau cũng khẳng định việc hỗ trợ giống do bên chính quyền xã kết hợp với

khuyến nông đem giống về hướng dẫn bà con canh tác.

H: Giống lúa đó là do mình tự đi tìm hiểu, mình biết hay là có chính quyền địa phương hỗ

trợ?

Đ2: Nói chung cái đó là do chính quyền kết hợp với bên khuyến nông họ đem về giống lúa

dạng như thể đầu tiên, một vài năm đầu họ đem giống về thì họ đi khảo nghiệm hoặc là họ

đi đặt giống ở ngoài công ty giống cây trồng ở ngoài trung ương đấy thì rồi sau nớ họ mới

đem về cho mình làm. Mình làm thấy được thì sau nớ mình cứ tiến hành để mình làm.

H: Mình nghe thông tin ở đâu? Xã họ báo ạ?

Đ2: Thì chủ yếu là mình nghe thông tin thời tiết, rồi nghe đó rồi sau đó những người có

trách nhiệm ở trên họ lại thông báo cho mình.

H: Những người có trách nhiệm ở trên mà anh nói đến là ai?

Đ2: Thì nói chung là đầu tiên là ban chỉ đạo sản xuất của xã. Mình cũng là thành viên của

hợp tác xã. Thì vai trò của hợp tác xã là dịch vụ, rồi hướng dẫn cây trồng, rồi là các cái

giống mà rồi đấy.

H: Về các loại giống cây trồng vật nuôi thì sao?

Đ2: Các loại giống cây trồng vật nuôi thì cũng nớ thôi, cũng do trên họ đưa về. Tất nhiên

là ai cũng muốn làm, như một ông khuyến nông thì mần răng mà lo được đời sống của

nhân dân, không thể làm hết được, họ cũng phải về tìm tòi, học hỏi xem cái giống mô phù

hợp với cái chất đất nào, rồi phù hợp với thời tiết nào.

H: Tức là mình làm là có sự định hướng của cán bộ khuyến nông?

Đ2: Có sự chỉ đạo của bên trên đấy, thời điểm nào xuống giống, thời điểm nào xuống cấy,

thời điểm nào làm gì thì họ xác định chứ giờ tự mình làm thì mần răng mà đã được.

(Cuộc 4: PVS Hộ gia đình giàu có, xóm 5, xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh)

H: Như vậy là HTX hướng dẫn bà con dùng lúa ngắn ngày để mình tránh lũ, thế còn lụt

tiểu mãn thì mình đành chấp nhận là mất, thiệt hại. Thế thì bà còn dùng lúa ngắn ngày ra

thì hệ thống kênh mương, tưới tiêu thì bác thấy có cái kinh nghiệm nào để cho mình ứng

phó được với cả lụt, mưa bão trong thời gian gần đây không ạ?

Đ: Cái đấy thì ở đây bác thực tế mà nói, ở đâu không biết ở đây có những cái nhược điểm

ở đây bác vừa họp rất nhiều lần là về kiến nghị ở chỗ là chưa giải quyết vấn đề là cái bơm

tiêu”

(Cuộc 7: PVS Người cao tuổi, thôn 5, Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh)

Nhờ có sự hỗ trợ từ phía chính quyền nên theo nhận định của người dân thì chất lượng

của giống cây trồng cũng ngày càng cao hơn so với trước đây.

H: Thế bây giờ cái giống mà bác đang dùng ấy so với ngày xưa. Ngày xưa khi mà bác làm

nhiều á thì cái giống bây giờ và cái giống ngày xưa có giống nhau không hay là khác nhau

và khác nhau như thế nào?

Đ: Dừ nói thật với con này, giống cũng như nói thật cũng may nhờ Đảng và nhà nước đưa

cái lúa giống mới ni về dân mới có cuộc sống tương đối đấy con ạ, chứ trước nói thật là

đợi làm giống cũ thì được hơn tạ lúa với tạ lúa thôi. Đưa cái giống lúa mới này nói thật với

con phần thứ nhất là đảo được cái giống đã cấy hết, số lượng là cân này, một sào là cân

đến 2 cân rưỡi giống thôi. Chứ trước đây nhà bác là cấy một sào ruộng là cấy 10 cân

giống.”

(Cuộc 8:PVS Hộ nghèo, xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh)

Sự phối hợp giữa các cơ quan đoàn thể trong công tác chọn giống ngắn ngày và quy

trình chọn giống chặt chẽ đã đảm bảo lựa chọn loại giống tốt nhất và mang lại năng suất cao.

“H: Tức là từ năm 2010 đấy ạ thì mình phối hợp với những cơ quan nào để lựa chọn các

giống ngắn ngày và năng suất cao?

Đ1: Nghiên cứu giống phù hợp với chất đất thì chúng tôi dựa theo kinh nghiệm thực tế của

địa phương, chúng tôi nghiên cứu được cái chất đất ở đây. Chứ còn giống thì sau khi tỉnh

và huyện, rồi phòng nông nghiệp cùng với bên bảo vệ thực vật người ta công bố các loại

giống và công bố thời gian sinh trưởng này o này thì như vậy chúng tôi chỉ đạo tập trung

lấy cái giống ngắn ngày thông qua như vậy là cái thông tin, việc cung cấp thông tin của ủy

ban nhân dân huyện và phòng nông nghiệp để chúng tôi chọn giống o này. Thế còn nghiên

cứu chất đất thì về cơ bản nhân dân ở đây, cán bộ ở đây nghiên cứu thôi. Mình tự lựa chọn

giống để trồng thử nghiệm nếu thấy phù hợp thì mình sẽ mang trồng đại trà và định hướng

cho người dân về giống. Mà nhất là trong việc cơ cấu thì báo cáo với o, chúng tôi chỉ có

thông báo với nhân dân rằng có nhiều giống, nhiều loại giống lắm nhưng mà sau khi đúc

rút kinh nghiệm rồi, chúng tôi sẽ thông báo với nhân dân một số loại giống phù hợp có thời

gian sinh trưởng ngắn chứ không thông báo nhiều. Nếu mình thông báo nhiều thì nhân dân

người ta chưa hiểu người ta lại bảo giống ni cũng từng đấy, từng đấy ngày. Nhưng mà sau

khi thống nhất quan điểm, chúng tôi chỉ công bố một đến hai loại giống có thời gian sinh

trưởng ngắn để tập trung chỉ đạo.”

(Cuộc 11: PVS Chủ tịch HTX Nông nghiệp xã Hưng Nhân - Hưng Nguyên - Nghệ An)

Việc cung ứng giống cây trồng do bên các trung tâm, bên khuyến nông, hợp tác xã

hướng dẫn tập huấn.

H: Giống ngắn ngày là do bà con tự để giống hay bên trung tâm giống cung cấp?

Đ: Không, mình liên hệ với trung tâm giống, bởi vì mình chỉ đạo nông nghiệp thì mình phải

mua giống qua nhà nước, thật ra có đội chuyên, kỹ sư người ta làm chứ mình là răng được.

(Cuộc 20: PVS Cán bộ địa chính, xã Hưng Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An)

H: Khi mua giống nhận được sự hướng dẫn. Mua giống là bác tự đi mua giống à, bác thích

giống nào thì mua hay là làm sao mình có được giống cây hàng năm đấy?

Đ: Giống đấy là đăng ký của hợp tác xã, đăng ký ở hợp tác xã để mua, mua về mình ưng loại

giống gì phù hợp với đất ruộng thì mình cấy

H: Thế một năm hợp tác xã bán mấy loại giống khác nhau bởi vì có phải tất tần tật là một

loại đất đâu, mỗi một vùng là một loại đất, một một hộ là đất cao đất thấp khác nhau. Thế

hợp tác xã một năm có bao nhiêu loại giống bán cho các bác lựa chọn?

Đ: Thường thường là 3 loại giống

H: Là những loại giống như thế nào ạ?

Đ: Ví dụ như là Việt lai này, rồi là Tạp giao, Xi ta cũng có rồi.

(Cuộc 21: PVS Hộ gia đình trung bình, thôn 2 xã Hưng Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An)

Liên quan tới việc cung ứng giống cây trồng và chăn nuôi cho người dân đều có sự chỉ

đạo của cấp trên.

Đ2: Những giống đó không năng suất, đại khái ngày xưa 1 sào chỉ khoảng 5-7 chục cân.

Nó thì chịu được mặn, ngập bao nhiêu vẫn sống, nhưng thưa hạt lắm. Nhà nước bây giờ

đổi sang giống này thì năng suất cũng tương đối là khá, 1 sào cũng được 2 tạ.

H: Giống ngắn ngày này là do chỉ đạo từ cấp trên, còn tiền giống, tiền bơm nước thì mình

vẫn phải đóng chứ ạ?

Đ2: Vâng. Về mùa ni con đỡ, chứ về mùa 8 (tháng 8 âm lịch) thì tôi có khi phải làm tới 3

lần. Tháng 5 bắt đầu gieo, đến tháng 8 thu hoạch. Nhưng 1 mặt ruộng mà năm ngoái tôi

phải làm tới 3 lần, vì lần gieo đầu tiên nó chết trắng vì nó nhiễm mặn, gieo lần thứ 2 cũng

mất luôn, lần thứ 3 đi nhổ từng cây một của các nhà gieo dầy họ cho để về cấy. Về cấy

nhưng mà nó chết, chết là mất trắng luôn.

(Đ2: Những giống đó không năng suất, đại khái ngày xưa 1 sào chỉ khoảng 5-7 chục cân.

Nó thì chịu được mặn, ngập bao nhiêu vẫn sống, nhưng thưa hạt lắm. Nhà nước bây giờ

đổi sang giống này thì năng suất cũng tương đối là khá, 1 sào cũng được 2 tạ.

H: Giống ngắn ngày này là do chỉ đạo từ cấp trên, còn tiền giống, tiền bơm nước thì mình

vẫn phải đóng chứ ạ?

Đ2: Vâng. Về mùa ni con đỡ, chứ về mùa 8 (tháng 8 âm lịch) thì tôi có khi phải làm tới 3

lần. Tháng 5 bắt đầu gieo, đến tháng 8 thu hoạch. Nhưng 1 mặt ruộng mà năm ngoái tôi

phải làm tới 3 lần, vì lần gieo đầu tiên nó chết trắng vì nó nhiễm mặn, gieo lần thứ 2 cũng

mất luôn, lần thứ 3 đi nhổ từng cây một của các nhà gieo dầy họ cho để về cấy. Về cấy

nhưng mà nó chết, chết là mất trắng luôn.)

H: Chị có biết ai đã hướng dẫn cho dân mình sử dụng giống ngắn ngày đó không?

Đ: Thì hợp tác xã, chủ nhiệm hợp tác xã họ lên kế hoạch vụ này mần giống gì.

H: Hợp tác xã sẽ cung ứng giống?

Đ: Ừ, họ bán xong dân mình mua.

(Cuộc 23: PVS Hộ khá giả, xóm 1, thôn Trúc Ly, xã Võ Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình)

Chính quyền địa phương không chỉ về giống cây trồng mà còn có sự hỗ trợ về giống vật

nuôi và phân bón.

H: Ở xã mình đây thì chính quyền có cái động tác, hoạt động nào để hỗ trợ cho những gia

đình nuôi tôm bị thiệt hại do ngập lụt không?

Đ: Có chứ. Thực tế ở trên có trợ cấp con giống này nọ, họ có cho chứ. Tất nhiên là chỉ ít

phần nào đó thôi chứ đầy đủ thì không bao giờ có được.

H: Nhưng là bác thấy là có hỗ trợ con giống?

Đ: Có.

H: Bác có biết với một hộ như vậy được hỗ trợ bao nhiêu kg con giống?

Đ: Cái đó họ nhận họ mới biết số lượng cụ thể, chứ mình chỉ biết là có được hỗ trợ thôi.

(Cuộc 25: PVS HGĐ khá, xóm 2, thôn Hà Thiệp, xã Võ Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình)

H:Cung cấp phân bón thì các bác lấy ở đâu?

Đ: Chỉ là khâu trung gian thế thôi, lấy của công ty Sao Việt với phục vụ

H: Còn gì nữa không ạ? Đến lúc gặt thì thế nào, gặt và thu hoạch thì thế nào?

Đ: Gặt thì trước đây xã viên tự gặt bộ, hai năm nay là dân tự gặt máy, đều máy gặt hết,

HTX phải hợp đồng với máy và với xã viên, hợp đồng là nhiều máy vô làm một loạt

(Cuộc 28: PVS Chủ nhiệm HTX, thôn Hà Thiệp, Võ Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình)

H: Thứ nhất là thay đổi giống lúa đang từ dài ngày thì làm ngắn ngày để làm sao mà mình

thu hoạch được trước lụt, vâng. Nhưng mà cái việc thay đổi giống từ dài ngày sang ngắn

ngày là do người nông dân tự đề xuất hay là do ở trên xã, trên thôn người ta?

Đ: Thì cái ni có lịch trình của bên nông nghiệp, nông thôn huyện tỉnh có các cái cụ thể cho

các vùng. Vùng nào coi như là trũng thì xây dựng một cái lịch trình thay giống cây con,

đấy cứ về đó, về các cấp xã hiểu theo lịch trình chung của huyện

H: Người ta bắt đầu thay đổi như thế từ bao giờ bác?

Đ: Chắc có lẽ cách đây cũng lâu lắm rồi đá, hơn hai chục năm rồi

(Cuộc 32: PVS Hộ nghèo, xóm 2, thôn Hà Thiệp, Võ Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình)

Việc hợp tác và hỗ trợ giống, phân bón mang lại hiệu quả cao trong quá trình sản xuất

của người dân. Qua đây đã thấy có sự hợp tác chặt chẽ và sự hỗ hữu ích từ phía chính quyền

đối với người dân.

(iv) Hỗ trợ xây dựng, điều chỉnh lịch thời vụ và thủy lợi

Với sự quan tâm của chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể từ các cấp, người

dân đã nhận được sự hỗ trợ xây dựng, điều chỉnh lịch thời vụ và thủy lợi.

“H: Tức là mình thống nhất một trong vài loại giống họ đưa về và mình làm? Thế thì khi

làm phải theo hiệu lệnh của xã à, ví dụ ngày này thì bốc mà này kia…?

Đ: Cái này thì theo lịch chung của xã

H: Thế anh thấy cái lịch đấy có phù hợp với tình hình thực tế không, có bao giờ sớm quá

hay muộn quá không?

Đ: Cái đó phải phù hợp chứ chị, có ban chỉ đạo thống nhất từ trên rồi, xuống đến thôn cứ

vậy thực hiện thôi

H: Nhưng cái lịch đó thì người dân có được hỏi ý kiến không?

Đ: Có ban chỉ đạo ở trên, ra lịch xong rồi quay về đây rồi về tận xã viên.

H: Ý tôi muốn hỏi là khi người ta xây dựng cái lịch đó người ta có hỏi ý kiến xã viên

không?

Đ: Người dân chỉ có thực hiện theo lịch đó là thắng lợi thôi, lịch mang tính chất đại trà,

anh đừng có mang tính chất làm riêng, làm riêng là mất

H: Tại sao làm riêng lại mất?

Đ: Lich cơ cấu rồi, có tính thống nhất nên bao giờ cũng thắng lợi, lich người ta đã ngồi

trên đó người ta nghiên cứu rồi nên mình chỉ có áp dụng theo lịch cho đúng ngày thôi,

chậm hay sớm là mình mất

H: Lịch đó phù hợp đúng không?

Đ: Vâng”

(Cuộc 6: PVS HGĐ khá, xóm 5, xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh)

Về lịch thời vụ, người dân tuân theo lịch của bên ban khuyến nông. Còn thủy lợi thì làm

theo sự hướng dẫn bên thủy nông.

“H: Thường bác có thể cho

Đ: Lịch thời vụ cho người dân biết

H: Thế ạ, lịch thời vụ đến từng hộ xã viên ạ? Cái lịch thời vụ là như thế nào, cháu chưa

hiểu cái lịch thời vụ ở đây

Đ: Ừ, cái lịch thời vụ sản xuất ở đây như thế này, bác vừa nói là thường thường là mình

gieo cấy vào tháng 5, tháng 6 cho kịp trước cái mùa mưa bão tới đấy, nói chung là lịch

thời vụ hoàn toàn là do ban khuyến nông người ta chỉ đạo hoàn toàn chứ các hộ không

được hoàn toàn độc lập sản xuất theo mùa vụ đấy. cháu biết là nhà nước hướng dẫn thế

nào về lũ lụt không ạ?

Đ: Nhà nước họ có kế hoạch định là khi mô miền trung nhà bác đấy á vào tháng 7, tháng

8, tháng 9 là cái mùa mưa lụt cho nên là tất cả những cái lúa mà sản xuất để né tránh

người ta hướng cho mình làm, những cái lúa ngắn ngày để né tránh cái lũ lụt, thường là

hay làm hè thu hơn đớ

H: Là HTX mình nói chung là như thế nhà nước, chính quyền còn thông báo cái gì cho

người dân nữa không ạ?

Nói chung quy định hoàn toàn theo ban quản lý lấy từ ban khuyến nông của huyện đem về

hoàn toàn

H: Tất cả mọi người đều tuân thủ?

Đ: Không, tất cả đều phải thống nhất theo một lịch của nhà nước chứ không thể bất di bất

dịch được

H: Tại sao lại thế ạ?

Đ: Vì đây quy định sản xuất ở đây là thường thường quê hương đây là cái điểm làm giống

của tỉnh cho nên cái lịch thời vụ đều nhất nhất là phải triệt để chấp hành chứ không thể ai

chống được. Không thể chống được vì thời vụ nó cũng đến thế thôi chứ không

H: Chỉ có lịch thời vụ thôi, lịch nông vụ thôi, thế còn lại ví dụ như cấy trồng, bờ vùng bở

thửa, tưới tiêu thì bác có áp dụng những cái kinh nghiệm của các bác trong những cái đó

không và bác áp dụng như thế nào?

Đ: Không, bây giờ cấy cày với tưới tiêu nói thật với cô bây giờ chủ động hoàn toàn thủy

nông thôi, bản thân từng hộ không tự tưới tiêu bất cứ một cái chỗ nào được cả. Bây giờ

hoàn toàn phụ thuộc vào đơn vị thủy nông người ta tưới tiêu, chủ động 100% mình không

phải lo cái đó nữa rồi, đấy

H: Họ thủy nông họ lo cho mình như vậy là khi nào ạ?

Đ: Nói chung cái thủy nông, thường thường cái ban thủy nông của huyện đớ họ có máy đo

độ mặn cho nên họ không dẫn lên ruộng nhà mình thế thôi, ruộng nhà mình đỡ thiệt hại

H: Mặn thì họ đóng của cống lại?

Đ: Đóng cửa cống lại không cho nước lên ruộng, cho nên là nước mặn không lên tới ruộng

H: thông thường thì mỗi khi bơm nước cấy cầy thì thủy nông bơm nước đến ruộng nhà

mình là như thế nào và bác có thấy phù hợp với gia đình nhà ta, bác có thấy hài lòng với

cái việc tưới tiêu như thế của bên thủy nông không ạ?

Đ: Nói chung cái công tác tưới tiêu để lấy nước làm ruộng nói chung ở đây hoàn toàn ban

thủy nông của huyện người ta ký hợp đồng với HTX cho nên cái nứ là chủ động 100% của

thủy nông chứ cá nhân từng hộ không bao giờ phải lo đến nước nữa.

H: Nhà mình thường, ví dụ có hiện tượng là vùng này bơm sớm, vùng kia thoát sớm hoặc

là mình phải chờ rất lâu nước nó mới vào đến ruộng nhà mình không ạ?

Đ: Cái đó cũng có nhưng mà thường là thủy nông bây giờ là họ bố trí máy bơm ở nhiều

công đoạn cho nên là cũng có, hạn hán bây giờ chủ động được cái việc tưới tiêu, tương đối

chủ động thôi chứ cho nên mùa vụ không đáp ứng được

H: Ở cái thôn mình là tương đối chủ động được cái hạn hán lũ lụt?

Đ: Ừ đó chủ động được nước để sản xuất

(Cuộc 9: PVS Hộ khá, xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh)

Việc bơm nước tưới tiêu làm ruộng đều do bên thủy nông kí hợp đồng với hợp tác xã

phục vụ cho người dân. Cho nên người dân địa phương cũng gặp được nhiều thuận lợi, chủ

động hơn trong sản xuất nông nghiệp. Việc xây dựng lịch thời vụ do chính quyền xã đưa ra,

người dân thực hiện theo. Lịch thời vụ được xây dựng đã đảm bảo được tính phù hợp với tình

hình sản xuất thực tế của từng địa phương.

H: Thế nhưng mà ở đây thì mình có phải tuân thủ cái lịch của xã?

9: Mình phải tuân thủ chứ vì là cơ cấu giống ngắn ngày để phù hợp với vùng ngập lụt. Có

những vùng đất là…

2: Chỉ đạo là của xã cả.

3: Ở huyện chỉ đạo về.

2: Và căn cứ theo tiểu vùng khí hậu ở đây nữa chứ.

H: Thế nhưng mà cái chỉ đạo của huyện và của xã xuống thì nó có phù hợp với cái tình

hình thực tế của địa phương không?

9: Phù hợp chứ.

1: Nói chung là phù hợp.

9: Phù hợp vì là nhiều năm là thắng lợi.

3: Nói chung là tùy theo từng năm thôi chị ạ, chứ không phải là năm nào cũng được.

2: Tùy theo từng cái trục độ, tùy theo từng đơn vị một, tùy theo từng xã một.

(Cuộc 34: TLN Người dân xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh)

Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình là những tỉnh thường xuyên chịu nhiều ảnh hưởng từ

thiên tai cho nên việc thay đổi lịch thời vụ và sản xuất cũng phải có sự tính toán kỹ lưỡng để

mang lại hiệu quả cao nhất. Vì vậy, việc lựa chọn giống cây trồng và kĩ thuật canh tác cũng

rất kỹ càng. Ý kiến của chủ tịch hợp tác xã nông nghiệp xã Hưng Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ

An cũng đã khẳng định việc “lựa chọn giống cây trồng” phù hợp cũng như lịch thời vụ hợp lý

sẽ mang hiệu quả cao, ban đầu là trồng thí điểm, nếu giống cây phù hợp sẽ trồng đại trà và

định hướng cho người dân về giống.

“H: Việc điều chỉnh lịch thời vụ của xã sớm hơn 10 đến 15 ngày so với lịch thời vụ của

tỉnh và của huyện được bắt đầu từ khi nào?

Đ1: Được 3 năm, bắt đầu từ 3 năm nay. Cho nên là nhân dân thấy hiệu quả mà cũng tin

tưởng vào chỉ đạo.

H: Tức là từ năm 2010 đấy ạ thì mình phối hợp với những cơ quan nào để lựa chọn các

giống ngắn ngày và năng suất cao?

Đ1: Nghiên cứu giống phù hợp với chất đất thì chúng tôi dựa theo kinh nghiệm thực tế của

địa phương, chúng tôi nghiên cứu được cái chất đất ở đây. Chứ còn giống thì sau khi tỉnh

và huyện, rồi phòng nông nghiệp cùng với bên bảo vệ thực vật người ta công bố các loại

giống và công bố thời gian sinh trưởng này o này thì như vậy chúng tôi chỉ đạo tập trung

lấy cái giống ngắn ngày thông qua như vậy là cái thông tin, việc cung cấp thông tin của ủy

ban nhân dân huyện và phòng nông nghiệp để chúng tôi chọn giống o này. Thế còn nghiên

cứu chất đất thì về cơ bản nhân dân ở đây, cán bộ ở đây nghiên cứu thôi. Mình tự lựa chọn

giống để trồng thử nghiệm nếu thấy phù hợp thì mình sẽ mang trồng đại trà và định hướng

cho người dân về giống. Mà nhất là trong việc cơ cấu thì báo cáo với o, chúng tôi chỉ có

thông báo với nhân dân rằng có nhiều giống, nhiều loại giống lắm nhưng mà sau khi đúc

rút kinh nghiệm rồi, chúng tôi sẽ thông báo với nhân dân một số loại giống phù hợp có thời

gian sinh trưởng ngắn chứ không thông báo nhiều. Nếu mình thông báo nhiều thì nhân dân

người ta chưa hiểu người ta lại bảo giống ni cũng từng đấy, từng đấy ngày. Nhưng mà sau

khi thống nhất quan điểm, chúng tôi chỉ công bố một đến hai loại giống có thời gian sinh

trưởng ngắn để tập trung chỉ đạo.”

(Cuộc 11: PVS Chủ tịch HTX Nông nghiệp xã Hưng Nhân - Hưng Nguyên - Nghệ An)

Một số ý kiến phỏng vấn sâu của người dân đều cho biết lịch thời vụ đều có sự chỉ đạo

của hợp tác xã, vậy liệu rằng với lịch của hợp tác xã thì có mang lại hiệu quả cho người dân

hay không?

“H: Lịch sản xuất ở đây mình có thay đổi để thích nghi với tình hình lũ lụt không? Ví dụ,

đáng ra là lúa phải trồng sớm hơn hoặc muộn đi, hoặc nuôi con gì thì người dân có thay

đổi không?

Đ: Cái đấy do Hợp tác xã trên chỉ đạo, vì ở đây không bơm nước được mà cấy, phải có kế

hoạch của xã, phải căn cứ vào kế hoạch đó.

H: Ông thấy kế hoạch do Hợp tác xã chỉ đạo có phù hợp không?

Đ: Xã thì cũng do huyện, có những năm thì tôi thấy chưa được phù hợp, nói thì nói nhưng

mà vẫn làm, thời tiết thì năm có lụt, có lụt thì phải làm sớm hơn hoặc chậm hơn, nhưng đến

khi chỉ đạo thấy làm cũng như năm không có lụt, những năm nhuận, một năm mà thêm một

tháng thì tất nhiên cũng có cái thay đổi trong 5 ngày,10 ngày. Nhưng ở đây nói thật là do

chỉ đạo, huyện chỉ đạo xuống xã, vùng ngoài đê khác,vùng trong đê khác. Vùng ngoài đê,

ví dụ như gieo trồng, gieo mạ thì vùng ngoài đê gieo sớm hơn trong đê khoảng một tuần, vì

ngoài đê lánh lụt. Khi trước gọi là mùa vụ gieo hạt. Tiết sương giá, tiết đông chí thì ta làm

mùa”

(Cuộc 18: PVS người cao tuổi, xóm 1, xã Hưng Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An)

Tuy nhiên, lại có ý kiến cho biết mặc dù có lịch thời vụ do hợp tác xã chỉ đạo nhưng

việc thực hiện thì vẫn do người dân tự quyết định.

H: Làm trước lịch của xã 1-2 ngày thì có phải xin phép không?

Đ: Không. Làm lợi cho dân mà không theo kế hoạch của xã, cơ mà dân hắn biết là làm lợi

cho dân thì là mình kinh nghiệm là mình làm… Giả sử như kế hoạch là ngày 20 nhưng mà

ti vi nó báo là ngày đó là mưa, gió bão gì đó thì mình phải chen vào ngày không mưa gió

để mình ra giống cho nên nói với chị chứ ngày lịch của xã nhưng mà tự dân quyết, dân

phải làm cái chi cho lợi dân cái đã. Chừ mà làm theo ý xã mà dân mất thì cũng không

bằng... giờ dân làm dân tự chịu.

(Cuộc 19: PVS Hộ gia đình khá giả, xóm 2, xã Hưng Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An

H: Như vậy là vào lúc tháng hai hay tháng ba bắt đầu nuôi tôm, tháng 9, tháng 10 nuôi cua

là do anh tự quyết định thôi chứ anh không cần phải tuân theo một cái lịch của xã đúng

không?

Đ: Không, không có lịch chi, theo cái lịch ni thì có này, lịch nuôi tôm đầu thì có bay chừ

nhà ai làm được thì làm thôi chứ không có thôi, làm sớm nhiều khi là được, nhiều khi là tùy

ta thôi, còn có lịch vẫn có lịch của xã đầy đủ cả chứ, có điều mình làm ăn mình mất thì

mình phải chịu, mình không theo lịch thì mình phải chịu

H: Nhưng mà lịch của xã thế nào, ví dụ như bên nông nghiệp bên làm lúa ấy đến thời gian

này, tuần này là toàn dân xuống đồng cấy cầy, thế xã có đặt lịch cho anh là đợt này toàn

dân mua giống tôm về nuôi không?

Đ: Họ vẫn có, qua tháng 4 nuôi thì họ phải nói qua tháng 4

(Cuộc 27: PVS Hộ khá, thôn Hà Thiệp, Võ Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình)

Để có năng suất và chất lượng cao thì việc xây dựng lịch thời vụ đúng và hợp lý có vai

trò rất quan trọng. Thường thì việc xây dựng lịch mùa vụ có sự chỉ đạo và phối hợp giữa các

ban ngành như Phòng nông nghiệp, Hợp tác xã, Ban khuyến nông.

H: Đối với sản xuất nông nghiệp thì xã có mô hình hợp tác xã hướng dẫn các lịch mùa

vụ…không ạ?

Đ: Ở xã thì sự có sự điều hành của chính quyền tập trung chỉ đạo, xây dựng đi đến sự

thống nhất, các hợp tác xã căn cứ vào đó cụ thể hóa trên ruộng đồng của mình như thế

nào. Qua đấy, làm đất theo lịch mùa vụ, chứ làm riêng lẻ thì cũng không thể được. Cho nên

hợp tác xã có một số khâu xây dựng lịch thời vụ, hướng dẫn giống, cũng có hợp tác xã

phân bón hoặc dân tự túc họ cũng không yêu cầu, điều hành thủy nông, bơm tưới, bảo vệ

ruộng đồng không cho trâu bò phá. Rồi dẫn nước vào đồng.

H: Vậy lịch thời vụ này chỉ làm riêng cho xã mình hay có liên quan tới phòng nông nghiệp

của huyện không ạ?

Đ: Xây dựng lịch thời vụ thì sở nông nghiệp cũng có chỉ đạo, phòng nông nghiệp thì tham

mưu cho huyện có những chỉ đạo và xây dựng lịch để tham vấn các ý kiến để xây dựng lịch

phù hợp với địa phương. Một số diện tích đất bị chua phèn thì tùy thuộc vào thời gian sinh

trưởng, đối với Võ Ninh đất bị chua phèn lâu thì phải xây dựng lịch sớm hơn, nếu không sẽ

không kịp với vụ Hè – Thu. Như vậy, là mình có điều chỉnh lịch thời vụ trên cơ sở lịch của

cấp trên.

(Cuộc 37: TLN cán bộ phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Quảng Ninh, Quảng Bình)

Qua thông tin thu được cho thấy ở các ban ngành cấp trên từ sở nông nghiệp, phòng

nông nghiệp, hợp tác xã…vv đã hỗ trợ xây dựng lịch thời vụ và thủy lợi. Việc xây dựng lịch

thời vụ đã đảm bảo được sự phù hợp giữa điều kiện thời tiết ở địa phương và kinh nghiệm của

người dân.

(v) Về vật chất, cơ sở hạ tầng

Sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, của đã giúp cho người dân có những phương án

ứng phó thích hợp khi thiên tai xảy ra. Bên cạnh, những hình thúc hỗ trợ như đã nêu ở trên

trên thì chính quyền địa phương cũng có những hỗ trợ về vật chất và cơ sở hạ tầng khi bước

vào mùa mưa, bão. Thông tin thu được phỏng vấn sâu đã cho thấy.

H: Ở đây vai trò của chính quyền địa phương trong hỗ trợ nhân dân mùa bão lũ được thể

hiện như thế nào?

Đ: Chính quyền địa phương xã thì kinh phí cũng không có mấy mà mỗi năm mà bão lũ đến

như cái đợt trước nước ngập úng thì cũng từ mì tôm cho đến quần áo, chăn màn là cũng

được sự hỗ trợ của các công ty, cơ quan với của nhà nước, chứ còn xã nhà thì chỉ có hỗ trợ

cái lực lượng thôi chứ còn kinh phí thì cũng không có nhiều.

H: Như cái đợt lụt lớn nhất gần đây là năm 2010 thì nhà mình có nhận được những hỗ trợ

gì?

Đ: Chính quyền địa phương thì ít, không có nhưng mà có sự hỗ trợ của nhà nước, của các

công ty, của các nhà hảo tâm thì nói chung cũng nhiều. Nhà chị cũng được đi nhận mấy

lần đấy.

H: Vâng, những hỗ trợ gia đình nhận được là gì?

Đ: Gạo này, quần áo này, chăn màn này. Đợt đó cũng nhận được hỗ trợ 2-3 đợt. So từng

nhà thì ít nhưng mà chị nghĩ nguồn hàng họ trút về là nhiều lắm rồi. Nhà nước cũng quan

tâm hàng năm cũng rất là nhiều rồi. Nhà nào cũng có, ai cũng có. Người ta có câu để một

thì giàu chứ mà chia nhau khó thì ít, nhà nào cũng có hết, người nào cũng có. Đợt đó chị

cũng được đi nhận 2-3 lần đấy. Quần áo, chăn màn, gạo, họ cũng đưa về nhiều.

(Cuộc 3: PVS HGĐ khá, xóm 5, xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh)

H: Ở đây bác có thấy chính quyền địa phương có giúp đỡ, hỗ trợ các gia đình trong phòng

chống ngập lụt không? Nếu có hỗ trợ như thế nào?

Đ: Năm mô lụt to thì cũng có gói mì tôm, mì tép chứ giờ mấy năm ni thì lụt cũng vừa vừa

nên nỏ có mô. Những cái gia đình mô mà hộ nghèo, hay hộ cận nghèo thì mới có, chứ còn

không thì nỏ có mô, nhà bình thường đây thì nỏ có.

(Cuộc 2: PVS NCT xóm 5, xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh)

H: Nhưng trong điều kiện lũ lụt, chính quyền có giúp di dời dân đến chỗ an toàn hay ứng

cứu lương thực, thực phẩm cho dân không?

Đ1: Cái đó thì có. Các cơ quan ở mô đưa xe về đấy.

H: Bản thân nhà mình đã có khi nào nhận được trợ giúp chưa?

Đ1: Cũng có. Mấy năm gần đây mất mùa rồi lũ lụt thì cũng có nhận được mấy yến gạo do

các cái nhà hảo tâm họ đưa về đấy. Các công ty đưa về xã, xã phát cho các hộ đấy.

(Cuộc 13: PVS Hộ gia đình nghèo, xóm 1, xã Hưng Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An)

“H: Như vậy là nhà mình khi có bão lụt cô phải tự xoay sở. Thế còn chính quyền ở đây thì

sao họ có giúp đỡ, hỗ trợ mình trong những lúc bão lụt khó khăn không?

Đ: Chính quyền thì như nói chung là như nhà dì đầy, nhưng nói đến chính quyền thì hay

lắm. Sau một năm từ khi bố hắn mất đấy thì nhà dì đây được xét vào diện hộ nghèo, nhưng

mà hộ nghèo nhà dì đây thì họ lại cho vô cái, như bố hắn đang sống thì mần được cái nhà

ni này, đến khi xét đến hộ nghèo thì xã cũng cho nhà mình thuộc diện hộ nghèo nhưng mà

hộ nghèo dưới cái mức độ là các em học này thì có được miễn giảm cái chi là miễn giảm

này, còn nớ về cái địa phương thì coi như là trên thì họ cũng cho hộ nghèo gạo nữa, khi thì

vài ba lô gạo nhưng mà nhà dì đây thì không được tại vì họ nói là hộ nhưng mà lại có cái

xuất ăn này, có ruộng đất đấy thành thử ra là họ nói gạo là nhường lại cho những em mà

không có ruộng đất. Rồi mãi đến mấy năm, sau mấy cái năm lụt lội đấy thì họ có cho từng

thùng đấy thì nhà dì chỉ vỏn vẹn có đúng một năm là được một cái thùng đồ từ chăn màn

rồi đồ xoong nồi này chứ, rồi một năm sau nữa là có thêm cả gạo. Đấy là cái hộ nghèo

này.

H: Khi có bão lũ thì chính quyền đây có hỗ trợ, giúp đỡ người dân để vượt qua lúc khó

khăn không?

Đ: Có, chính quyền đây nói thật là họ vẫn hỗ trợ nhiều nhưng mà thuộc về nhà dì đây thì

họ lại nói là vì con to rồi nên không hỗ trợ, thành thử ra là từ 100 hay hỗ trợ cái gì khác

thì nhà dì đây không khi mô được cả. Mãi đến khi nãy như dì nói đó là được một thùng

hàng đấy, rồi về sau này thì được một năm nữa sau này là cũng có được… họ chia về cho

từng xóm thì khi đó nói chung là, thứ nhất là khi chia về từng xóm, à khi nói xóm lên lấy,

như nhà dì đây là hai hộ là cho một người lên lấy, xóm trưởng cũng rứa mà, nhà dì cũng

theo rứa thì khi lên rứa thì họ biết thì họ đi lấy, nhà dì không biết thì thôi cuối cùng nhà dì

mất. Còn gạo thì khi mô mà đưa về chia thì nhà dì cũng có được, có khi như nhà dì đây 3

người là được 4 yến rưỡi, đó là khi nhiều nhất. Có một đợt là khi đó còn đang được hộ

nghèo là được 5 yến nay và một thùng mì tôm. Đó là đợt lũ cách đây cũng mấy năm rồi đó,

khoảng 4-5 năm rồi, 3 năm.

(Cuộc 15: PVS Hộ gia đình nghèo, xóm 2, xã Hưng Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An)

Những giúp đỡ về vật chất cho người dân cũng được chính quyền khẳng định. Qua cuộc trao đổi

với Chủ tịch xã Hưng Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An cho thấy.

“H: Ở đây mình có những cái chính sách gì để hỗ trợ người dân trong cái việc phòng

chống bão lụt, chẳng hạn như cho vay vốn để xây nhà chòi chẳng hạn, hay là tập huấn

những cái kiến thức về phòng chống lụt bão hay là nói chung là ở đây mình đã có những

cái chính sách gì?

Đ: Ở xã thì mình đã trước tiên là chúng tôi khẳng định là mỗi ban phòng chống bão lụt ở

các xóm đấy thì xã sẽ cấp áo phao và phao cứu sinh cho cái tiểu ban đó này bởi vì trước

tiên thì họ phải bảo vệ được chính mình cái đã này. Nếu mình mà còn không bảo vệ được

thì mình mà đi cứu dân là chưa có mô. Ta phải khẳng định như thế.

H: Đó là các tổ chức phi chính phủ quốc tế như là Nga, rồi Đức như buổi sáng anh nói rồi.

Đ: Tức là lũ thì họ mới cho chứ không phải là cho trước lũ.

H: Vầng, năm nào có lũ thì họ mới cho.

Đ: Tức là từ trước đến nay được cái lũ năm 2010 là họ về cho chúng tôi như vậy thôi.

H: Còn các cái tổ chức phi chính phủ trong nước thì sao?

Đ: Như khi sáng có nói là Quỹ hỗ trợ thiên tai miền Trung cho 1 tỷ 8 để làm cái nhà cộng

đồng đấy, và khi sáng tôi có đề nghị sắp tới nếu các tổ chức phi chính phủ có hỗ trợ thì cho

mỗi xóm một cái vì chỉ cần là nhỏ thôi nhưng cái quan trọng là khi chúng tôi báo động các

cái hộ di dời là họ có thể di chuyển lên đó.”

(Cuộc 16: PVS Chủ tịch xã Hưng Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An)

Mặc dù, kinh phí hỗ trợ từ chính quyền xã không nhiều, nhưng mỗi đợt bão, lũ diễn ra

cũng đã hỗ trợ cho người dân: mì tôm, gạo, quần áo và chăn màn... Ngoài ra, chính quyền địa

phương còn là cầu nối trung gian chuyển những hỗ trợ về vật chất từ các ban ngành trung

ương, các tổ chức chính trị xã hội, các công ty… đến người dân. Một ý kiến khác cũng cho

biết thêm về sự hỗ trợ của chính quyền đối với người dân.

H: Ở đây đã khi nào ngập lụt lớn mà chính quyền xã nhận được các hỗ trợ bằng hiện vật,

hàng cứu trợ như tiền, gạo, quần áo, chăn màn… chưa? Và việc phân phối các hỗ trợ đó

đến các hộ gia đình được thực hiện như thế nào? Mọi người có cảm thấy hài lòng với việc

phân phát đó của chính quyền không?

Đ2: Hàng cứu trợ thì nói chung là họ chia đều. Ví dụ xã thì họ phân phát tùy theo thôn, mà

thôn thì tùy theo từng hộ gia đình. Có nơi thì họ chia theo từng nhân khẩu mà có nơi thì họ

chia theo nhà, cái đó là tùy theo thôn. Như xã là xã phân về cho các thôn xóm rồi để tự

thôn giải quyết.

H: Hàng năm khi mà bị ngập úng ngoài đồng gây thiệt hại cho nông nghiệp thì chính

quyền xã có những chính sách nào để hỗ trợ cho các hộ gia đình không?

Đ2: Xã cũng hỗ trợ nớ khi mà ngập lụt xong thì họ đi nghiệm thu, giải phóng mặt bằng

thực tế. Họ thành lập cái đoàn họ đi kiểm tra, họ nghiệm thu, họ đánh giá xem bị thiệt hại

mấy chục phần trăm. Giả sử như cái đội này thiệt hại bao nhiêu phần trăm, cái đội tê bao

nhiêu phần trăm, đội nớ bao nhiêu phần trăm, xong rồi thì bắt đầu là họ thống kê.

H: Sau khi thống kê xong thì xã có hỗ trợ cụ thể gì cho các hộ bị thiệt hại không?

Đ2: Thì họ giảm mặt bằng chung. Thí dụ như họ nghiệm thu được giảm 50% giống, giả sử

nhà anh mất hay không mất mà nằm trong cái khu vực bị thiệt hại thì đều được.”

(Cuộc 4: PVS Hộ gia đình giàu có, xóm 5, xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh)

Các hỗ trợ vật chất của chính quyền địa phương thông thường là lương thực, thực phẩm.

Ngoài ra, chính quyền xã còn có một số hỗ trợ khác như giảm thu cho người dân, nhưng cũng

chỉ giảm một phần về sản lượng cho bà con, có khi thì miễn, giảm thuế. Theo đánh giá của

người dân, sự hỗ trợ của chính quyền đã khi thủy tai diễn ra, nhưng chưa mang lại nhiều hiệu

quả.

H: Vào những đợt bão lụt như thế thì chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương đối

với người dân như thế nào? Có những chính sách hỗ trợ không, có thể về vật chất hoặc

tinh thần, công sức?

Đ: Trước đây, năm 2010, chủ yếu là cả nước hỗ trợ gạo mì tôm, những cái đó đều về tận

tay người dân cả, chính sách chung, nhưng cơ bản là công tác tổ chức của thôn xóm cho

đến xã.

(Cuộc 6: PVS Hộ khá giả, xóm 5, xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh)

H: Cho nguyên vật liệu hết, đúng không ạ, là của nhà nước còn người dân là góp công để

làm? Cháu có một vấn đề cuối cùng muốn hỏi bác là hiện nay chính sách hỗ trợ của địa

phương cho mỗi khi mà bão lũ ấy ạ, xã mình địa phương ở đây là nói xã, huyện có chính

sách gì để hỗ trợ cho các gia đình, cho bà con khi có lũ lụt, khi có bão. Thậm chí là khi

nắng hạn, bị hạn không có nước ấy thì chính quyền huyện, chính quyền xã có chính sách gì

để hỗ trợ bà con không?

Đ: Cái này thì có, nói có nhưng mà chả ăn thua chi nói là nói hỗ trợ. Ví dụ như năm nay

hạn hán năng suất thấp, như thế chính quyền thôn đi khảo sát để giảm cái đó cho bà con,

hỗ trợ để giảm cái thu cho bà con, nhưng cái tỷ lệ đó là cũng ít thôi nhưng mà vẫn có.

Những cái năm mà do thiên tai, ví dụ như là bão lụt rồi thì là sâu bệnh, thiên nhiên khắc

nghiệt sâu bệnh vẫn có cái hội đồng xã, rồi HTX đi khảo sát, như thế là ó quyết định hỗ trợ

là giảm một phần nào chứ không phải là giảm cả theo cái sự là tỷ lệ mất á là bao nhiêu %

đó.

(Cuộc 7: PVS Người cao tuổi, thôn 5, Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh)

H: Bác nói là nhà nước hỗ trợ giống này, miễn thuế nông nghiệp đúng không?

Đ: Đó, miễn thuế nông nghiệp này. Rồi là nhà nước hỗ trợ những hộ nghèo làm cồn chống

bão, cồn chống bão tức là cồn cho trâu bò, rồi hỗ trợ làm tầng để đưa người lên ở. Nhà

nước hỗ trợ hết đấy. Nhà nước mới đầu tư nhưng nhà tôi thì làm lâu rồi.

H: Thế cái ruộng bị nhiễm mặn thì nhà nước có làm thế nào? Hỗ trợ giống mới lại miễn

thuế với lại…

Đ: Hỗ trợ giống, miễn thuế, miễn sản lượng, tức là không phải làm sản lượng. Đấy nhà

nước hỗ trợ hết. Với thậm chí dân ăn đói là nhà nước còn cứu tế, đưa gạo, rồi là lương

thực mì tôm, có khi là cả mắm muối, rồi là nhà nước vẫn cung cấp để cho dân đỡ đấy. Chứ

còn đã nước mặn đây là coi như trăng đồng, coi như dân là đói.

H: Ở địa phương có chính sách gì về phòng chống thủy tai không? ở xã có chính sách gì

hoặc tỉnh, huyện cho chính sách gì để người dân phòng chống bão lụt không và người dân

mình tham gia vào những cái đó như thế nào?

Đ: Chủ trương là như thế này, họ chủ yếu hỗ trợ những người nghèo đấy, chẳng hạn làm

cồn chống lũ là chủ trương của họ cả đấy, của nhà nước cả đấy. Còn thông thường lũ lụt

này là có tàu tuần tra của cán bộ địa phương thôi. Đây ở đây…

H: Cộng đồng thì có tham gia vào phòng chống lụt bão không?

Đ: Cộng đồng ở đây thì không có vấn đề gì hết cả chủ yếu là các gia đình tự lo cả.”

(Cuộc 17: PVS Hộ giàu xóm 1, xã Hưng Nhân, Hưng Nguyên Nghệ An)

Khi có lũ, lụt xảy ra, người dân địa phương đã nhận được hỗ trợ từ chính quyền, tuy

nhiên mới chỉ dừng lại ở mức độ hỗ trợ lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác,

chưa có hỗ trợ trực tiếp bằng tiền.

H: Ở đây thì ngoài sự giúp đỡ các hộ gia đình xung quanh như thế, bốn năm hộ hãng xóm,

láng giềng với nhau như thế thì thôn với xã có hỗ trợ được gì cho gia đình nhà ta khi co lụt

hoặc có hạn không ạ?

Đ: Nói thật với con như di này, khi hạn hán nói thật với con là đều chung như rứa, HTX

cũng giảm một phần về sản lượng thôi, cho giảm theo mặt bằng thế. Ví dụ như bữa vụ hè

thu vừa rồi con này rồi thì chuột bọ, sâu bệnh phá thì giảm theo mặt bằng là hỗ trợ thu

20% chẳng hạn, như vậy giảm theo mặt bằng là thu 15%. Coi như nhà mô ruộng nhiều thì

được nhiều, nhà mô ruộng ít thì ít, giảm theo mặt bằng, giảm theo diện tích thế.

H: Thế mỗi khi trận lụt to ấy năm 2010 xã có hỗ trợ cho bác thêm đồng nào hoặc là bằng

những cái hỗ trợ khác nào không?

Đ: Nói thật với con cái năm 2010 coi như có gạo cứu trợ con này

H: Vâng, thế gia đình nhà ta có nhận được không?

Đ: Thì họ chia quân bình theo nhân khẩu, năm ấy thì cho khi

H: Chia cho cả xã à?

Đ: Cả xã con ạ

H: Chứ không phải là hộ khó được trước à?

Đ: Chia cho cả xã

H: Mỗi lần ấy được bao nhiêu kg?

Đ: Lần cũng được.. cũng được nhận nhiều lần con ạ. Hai ba lần, lần thì được 2 ký, lần

được ký rưỡi, lần thì chưa được ký, coi như là có mình bác ở nhà

H: Ngoài ra chưa bao giờ có hỗ trợ tiền phải không ạ?

Đ: Chưa

(Cuộc 8:PVS Hộ nghèo, xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh)

H: Thế vào cái dịp mưa lụt như thế ngoài cái trợ giúp của con cái ra thì ở trong thôn,

trong xã người ta có hỗ trợ gì được cho bà không?

Đ: Trong thôn bữa tê có ba lạng gạo.

(Cuộc 10: PVS Hộ nghèo, xóm 5, Xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh)

Ngoài sự hỗ trợ từ phía chính quyền, người dân còn nhận sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm,

các mạnh thường quần về tiền, xe, chăn màn, quần áo. Cùng chịu chung những ảnh hưởng

khắc nghiệt của thiên ta như nhau, nhưng phát huy tinh thần, “tương thân, tương ai, lá lành

đùm lá rách”, trong cộng đồng thôn, xóm cũng đã phát động các phong trào quyên góp ủng hộ

những hộ gia đình bị thiệt hại nặng, những hộ neo đơn, không nơi nương tựa.

“H: Ngoài được hỗ trợ về con giống, bác có nghe nói việc các hộ đó được nhận thêm hỗ trợ gì

khác từ chính quyền nữa không?

Đ: Có chứ. Con giống rồi có năm có tiền nữa chứ.

H: Tiền là họ hỗ trợ cho mình hay là họ cho mình vay lãi xuất thấp?

Đ: Một phần họ hỗ trợ cho mình vay với lãi xuất thấp và một phần họ cũng cho tiền mặt nữa để

giúp khôi phục sản xuất. Cái đấy có, chủ trương đấy có.

H: Sau đó xã có hỗ trợ gì cho các gia đình không?

Đ: Có chứ, năm mô mà lụt bão như năm ni là có mấy đợt ủng hộ rồi này, các cái doanh nghiệp

doanh nghiếc là cũng có ủng hộ mì tôm mì tiếc, gạo cơm chi cũng có cả rồi.

H: Như nhà mình đây thì có nhận được cái hỗ trợ nào từ xã không?

Đ: Chưa. Chỉ có nhà mô hư hại thì mới có thôi. Nhiều thì không có nhưng ít thì cũng có.”

(Cuộc 25: PVS HGĐ khá, xóm 2, thôn Hà Thiệp, xã Võ Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình)

H: Ngoài chương trình 167 của chính phủ thì có các nguồn hỗ trợ nào khác của các tổ

chức phi chính phủ đã hỗ trợ cho dân ở địa phương mình không?

1: Chưa có chị ạ.

3: Nhà hảo tâm chỉ hỗ trợ ở trên nhà trường thôi cô ạ.

H: Hỗ trợ gì?

3: Hỗ trợ tiền, rồi là xe, xe đạp và chăn màn, quần áo cho những cái hộ nghèo với con bị

mồ côi cha hoặc mẹ.

H: Ví dụ như ở Hà Nội thì chúng tôi là ở các tổ dân cư là hàng năm được kêu gọi rất nhiều

về cả tiền này, và ví dụ như có những cái quần áo hơi cũ thì mình cũng có gửi cho phường,

phường người ta gom lại rồi cũng có các cái đoàn của chữ thập đỏ hay là những đoàn như

thế thì có vào đến trong này không?

All: Có đấy.

1: Năm 2010 là có đấy.

8: Có quần áo, rồi chăn màn, rồi đệm.

H: Có tiền không ạ?

All: Có tiền.

8: Có tiền, những người có hoàn cảnh khó khăn thì người ta cấp bằng tiền, còn nhà bình

thường thì có gạo, quần áo, chăn màn các thứ thôi.

H: Thế thì nhà bình thường cũng có ạ?

All: Cũng có đấy.

H: Có tiền không ạ?

All: Có tiền.

8: Có tiền, những người có hoàn cảnh khó khăn thì người ta cấp bằng tiền, còn nhà bình

thường thì có gạo, quần áo, chăn màn các thứ thôi.

H: Thế thì nhà bình thường cũng có ạ?

All: Cũng có đấy.

H: Vâng, thế còn ngoài ra, ngoài các nguồn đấy thì trong thôn xóm có huy động giúp đỡ

lẫn nhau không? Thí dụ như trong thôn thì có những nhà nghèo nhất chẳng hạn thì là mặc

dù nhà mình cũng bị bão lụt, cũng khổ rồi nhưng mà có bao giờ mình phải ủng hộ, đóng

góp để ủng hộ cho các nhà khác không?

All: Có chứ

1: Vận động, quyên góp giúp đỡ có

H: Quyên góp tiền hay là?

1: Tiền, gạo, quần áo

H: Thời điểm quyên góp mà nhiều nhất thì mỗi nhà đóng bao nhiêu tiền, bao nhiêu gạo?

1: Tùy lòng hảo tâm thôi

8: 10 ngàn, 20 ngàn cũng có

10: Tức là tập trung vào chương trình hỗ trợ cho người nghèo. Những người giàu có hơn

thì người ta đã ủng hộ hàng trăm, vài trăm đấy. Thường thường như cái thôn này một đợt

như vậy cũng được khoảng 3-4 triệu.

(Cuộc 34: TLN Người dân xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh)

Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình là một trong những địa phương thường xuyên chịu

ảnh hưởng từ thiên tai, để thích ứng được với điều kiện thời tiết thì người dân ở đây cũng đã

được hỗ trợ vốn để làm nhà chòi. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết về kết

cấu của chòi chống lũ, ông cho biết chòi cao khoảng 3,6m, gồm 2 tầng, đổ cột bê tông, người

dân có thể đưa cả gia đình, trâu bò lợn gà lên được. Với những đặc điểm của thiên nhiên ở các

địa phương miền Trung thì loại nhà chòi vượt lũ này rất phù hợp, người dân không phải di tản

đi xa. Với thí điểm nhà chòi nếu hiệu quả thì mô hình này cần được nhân rộng.

Ngày 14 tháng 6 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 716/QĐ –

TTg “Về việc triển khai thí điểm giải pháp hỗ trợ hộ nghèo nâng cao điều kiện an toàn chỗ ở,

ứng phó với lũ lụt vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung”. Quyết định đã quy định rất

rõ những nguyên tắc, đối tượng hỗ trợ và phương thức cho vay.

Điều 2. Nguyên tắc thực hiện

1. Triển khai thí điểm xây dựng chòi phòng tránh lũ, lụt cho 700 hộ nghèo tại 14 xã bị ảnh

hưởng nặng bởi lũ, lụt thuộc 7 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam,

Quảng Ngãi, Phú Yên (mỗi tỉnh 2 xã, mỗi xã 50 hộ nghèo do địa phương lựa chọn).

2. Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tham gia đóng góp để xây dựng được chòi

phòng tránh lũ, lụt có sàn sử dụng cao hơn mức ngậplụt từ 1,5 - 3,6 m tại vị trí xây dựng, diện

tích xây dựng sàn vượt lũ tối thiểu 10 m2; các kết cấu chính như móng, khung, sàn tương

đương kết cấu của gian nhà ở xây dựng kiên cố; giá thành xây dựng tối thiểu 30 triệu

đồng/chòi phòng tránh lũ, lụt.

3. Huy động từ nhiều nguồn vốn để thực hiện, kết hợp giữa Trung ương, địa phương và nhân

dân cùng làm; thực hiện lồng ghép các nguồn vốn thuộc các chương trình, mục tiêu trong kế

hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

4. Hỗ trợ trực tiếp đến hộ gia đình thuộc diện đối tượng quy định.

5. Đảm bảo công khai, công bằng và minh bạch trên cơ sở pháp luật và chính sách của Nhà

nước; phù hợp với điều kiện thực tiễn, gắn với quy hoạch phát triển nông thôn mới của địa

phương.

Điều 3. Đối tượng hỗ trợ

1. Hộ gia đình được hỗ trợ theo quy định của Quyết định này phải có đủ các điều kiện sau:

a) Là hộ nghèo theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng

01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp

dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 và là hộ độc lập có thời gian tối thiểu 01 năm tính từ thời điểm

tách hộ đến khi Quyết định này có hiệu lực thi hành, được cấp có thẩm quyền công nhận; bao

gồm những hộ đã có nhà ở và những hộ thuộc diện được hỗ trợ theo các chương trình, chính

sách hỗ trợ nhà ở khác của Nhà nước, địa phương và các tổ chức, đoàn thể.

b) Chưa có nhà ở kiên cố có sàn sử dụng cao hơn mức ngập lụt từ 1,5 - 3,6 m tính từ nền nhà

(Những hộ cư trú tại những nơi có mức ngập sâu >3,6 m tính tại vị trí xây dựng nhà ở thì thực

hiện di dời đến nơi an toàn theo Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2006

của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình bố trí dân cư các vùng: Thiên tai,

đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, xung yếu và rất xung yếu của rừng phòng hộ,

khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến 2015).

2. Trường hợp xã được chọn để triển khai thí điểm có số hộ nghèo thuộc diện đối tượng nhiều

hơn 50 hộ thì tiến hành lựa chọn số hộ thuộc diện đối tượng để hỗ trợ theo thứ tự ưu tiên sau:

a) Hộ gia đình có công với cách mạng;

b) Hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số;

c) Hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật...);

d) Hộ gia đình đang sinh sống trong thôn, bản đặc biệt khó khăn;

đ) Các hộ gia đình còn lại.

(Quyết định số 716/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Về việc triển khai thí điểm giải pháp

hỗ trợ hộ nghèo nâng cao điều kiện an toàn chỗ ở, ứng phó với lũ, lụt vùng Bắc Trung bộ và

duyên hải miền Trung)

Mặc dù mới là thí điểm thực hiện mô hình xây dựng chòi nhưng về cơ bản mô hình

này đã mang lại hiệu quả cao, đây không chỉ là một phương án ứng phó với bão lũ kịp thời mà

còn giúp người dân phát triển kinh kế. Tuy nhiên, để thực hiện được mô hình này, chính

quyền địa phương cũng phải xem xét những hộ nào đủ điều kiện được vay vốn. Theo như

Quyết định 716/QĐ-TTg đã nêu rõ cách thức thực hiện như sau.

Điều 6. Cách thức thực hiện

1. Lựa chọn và phê duyệt danh sách hỗ trợ

a) Ủy ban nhân dân xã lựa chọn và lập danh sách các hộ được hỗ trợ, trình Ủy ban nhân dân

huyện;

b) Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt danh sách các hộ được hỗ trợ, báo cáo Ủy ban nhân dân

tỉnh.

2. Cấp vốn hỗ trợ

a) Căn cứ số vốn được phân bổ từ ngân sách trung ương và các nguồn vốn huy động khác, Ủy

ban nhân dân tỉnh phân bổ cho cấp huyện.

b) Căn cứ số vốn được Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ, Ủy ban nhân dân huyện phân bổ vốn

cho cấp xã, đồng thời thông báo danh sách các hộ gia đình thuộc đối tượng đã được phê duyệt

cho Ngân hàng Chính sách xã hội cùng cấp để thực hiện cho vay.

Việc quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán nguồn vốn hỗ trợ theo hướng dẫn của Bộ Tài

chính.

3. Thực hiện xây dựng

Ủy ban nhân dân xã hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các hộ gia đình xây dựng chòi phòng tránh

lũ, lụt đảm bảo yêu cầu diện tích và chất lượng theo quy định của Quyết định này và vận động

các hộ gia đình tự xây dựng. Đối với hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn (già cả, neo đơn, tàn

tật...) không thể tự xây dựng được thì Ủy ban nhân dân xã phối hợp với Đoàn Thanh niên

Cộng sản Hồ chí Minh của địa phương tổ chức hỗ trợ xây dựng cho các đối tượng này.

Ngoài việc hỗ trợ ra, qua phỏng vấn sâu của người dân thì cũng cho thấy một số hộ

gia đình đủ điều kiện vay cũng đã được vay vốn để làm nhà chòi với mức lãi suất thấp.

H: Tức là để làm nhà chòi chống lũ cho người nhà nước sẽ hỗ trợ cho mỗi hộ 10 triệu, cho

vay 10 triệu?

Đ1: Nhà nước hỗ trợ 10 triệu, cho vay 10 triệu nữa.

H: Cho vay 10 triệu đấy thì có lãi suất không ạ?

Đ1: Không.

Đ2: Có lãi suất rất thấp.

Đ1: Không, cho vay không lãi suất. O không nhớ thôi. Không lãi suất.

H: Vậy được vay không lãi suất trong bao lâu?

Đ2: 10 năm sau mới trả.”

(Cuộc 11: PVS Chủ tịch HTX Nông nghiệp xã Hưng Nhân - Hưng Nguyên - Nghệ An)

Theo thứ trưởng Bộ Xây dựng đã cung cấp thông tin về mô hình chòi chống lũ cho đồng

bào nghèo và mong muốn chương trình này sớm được triển khai rộng. Hiện nay, thì Bộ Xây

dựng đã làm thí điểm 700 chòi cho các tỉnh miền Trung và khi lũ đến tất cả các chòi đều vững

vàng và giúp người dân giảm bớt khó khăn thiệt hại, mỗi chòi có giá trị khoảng 40 triệu đồng.

Mặc dù, không có nguồn ngân sách riêng cho công tác phòng chống lụt bão, song ở xã

Quảng Ninh, Quảng Bình vẫn đầu tư trang bị thuyền, máy phát điện đảm bảo cho công tác

thông tin liên lạc được đảm bảo. Ở cấp huyện thì có ngân sách phục vụ cho công tác phòng

chống bão lụt, nếu có trường hợp khẩn cấp bão lũ xảy ra thì hỗ trợ ngay cho các xã.

“H: Xã có nhận sự hỗ trợ của tổ chức nào không?

Đ 1: Khi bị bão lũ thì xã cũng có nhận sự hỗ trợ của bà con nơi không bị bão lũ, vừa rồi

cũng được chính phủ cấp cho 15 tấn gạo hỗ trợ. Các tổ chức như mặt trận tổ quốc của tỉnh

và huyện, có đoàn tình nguyện của tổng cục VI và cũng có tổ chức ở Đại học Y về tổ chức

khám chữa bệnh cho người dân cho 700 người dân, bình quân 750 nghìn cho một người.

Đ 2: Các nhà bị tốc mái cũng được tu sửa lại, những người bị thương cũng được hỗ trợ.

H: Hàng năm kinh phí chi cho phòng chống bão lụt thì ngân sách từ xã và từ tuyến trên

xuống xã như thế nào?

Đ 1: Ngân sách riêng cho phòng chống bão lũ thì không, nhưng mà mấy năm gần đây thì

cũng có bão lũ lớn nên việc quan tâm, bố trí cho đóng thuyền, đầu tư mua máy phát điện

khi điện lưới mất, phục vụ giữ thông tin liên lạc, có máy thuyền khi lũ lớn thì có trường hợp

đột xuất, cứu người..kiểm tra và hạn chế thiệt hại, quan tâm nhất đến tính mạng con người.

Được sự quan tâm của chính quyền thì lũ lớn nhưng thiệt hại về người thì không có.

H: Hàng năm kinh phí chi cho phòng chống bão lụt thì ngân sách từ xã và từ tuyến trên

xuống xã như thế nào?

Đ 1: Ngân sách riêng cho phòng chống bão lũ thì không, nhưng mà mấy năm gần đây thì

cũng có bão lũ lớn nên việc quan tâm, bố trí cho đóng thuyền, đầu tư mua máy phát điện

khi điện lưới mất, phục vụ giữ thông tin liên lạc, có máy thuyền khi lũ lớn thì có trường hợp

đột xuất, cứu người..kiểm tra và hạn chế thiệt hại, quan tâm nhất đến tính mạng con người.

Được sự quan tâm của chính quyền thì lũ lớn nhưng thiệt hại về người thì không có.

Đ 3: Riêng xã thì có trích ngân sách đóng cho thôn thường xuyên bị ngập thì có tiết kiệm

ngân sách xã để đóng thuyền cho dân. Xã cũng phải đóng góp tới 80%, còn lại là dân 20%

rồi.

Đ 2: Nếu có lũ đột xuất thì huyện cũng trích những ngân sách dự phòng nhằm ưu tiên cho

các xã, trước hết là vấn đề sửa chữa trường học và trạm y tế nhằm phục vụ dạy học và

chăm sóc sức khỏe cho người dân, vấn đề thứ hai là khắc phục các thiệt hại nhằm phục vụ

cho sản xuất như là các đường điện, trạm bơm, kênh mương, giao thông nông thôn. Mặc

dù, không lớn nhưng cũng khắc phục được những đoạn hư hỏng nhằm phục vụ cho sản

xuất. Bão số 10 thì huyện cũng hỗ trợ 30 triệu, còn 50 triệu thì hỗ trợ làm tuyến đường

bơm cho hợp tác xã, trường học và trạm y tế thì trước mắt cũng được như thế. Còn ngân

sách trung ương thì vẫn chưa có.”

(Cuộc 37: TLN cán bộ Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Quảng Ninh, Quảng Bình)

Như vậy, với sự hỗ trợ về vật chất, cơ sở hạ tầng và một số chính sách khác như đã trình

bày ở trên của chính quyền xã đã giúp người dân giải quyết và khắc phục những khó khăn sau

bão lũ.

(vi) Hỗ trợ cung cấp thông tin về thời tiết, tập huấn phòng chống cứu nạn

Sự hỗ trợ của chính quyền còn được thể hiện qua việc cung cấp thông tin về thời tiết,

tập huấn phòng chống cứu nạn. Các thông tin cung cấp cho người dân đều được chính quyền

thông báo qua loa truyền thanh của xã. Có thể nói đây những nguồn cung cấp thông tin cần

thiết và chính xác nhất đối với người dân.

“H: Bình thường như nhà bác đây thì nghe thông tin dự báo về lũ lụt thì mình nghe ở đâu?

Đ: Cũng có ở trên đài, vô tuyến, chứ mà trên xã vẫn có thông báo.

H: Xã thông báo cho mình bằng cách nào?

Đ: Cũng có truyền thanh của xã chứ, có loa truyền thanh thông báo về tình hình bão lụt

này. Mình thì cũng chủ yếu nghe thông tin ở đây thôi, vô tuyến đấy.

(Cuộc 1: PVS Người cao tuổi 1 xóm 5, xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh)

H: Tức là huyện và xã cũng đã có chỉ đạo cho mình là phải thu hoạch trước cái mùa bão

lũ?

Đ: Ừ, phải thu hoạch trước cái mùa bão lũ.

H: Những cái hỗ trợ và thông tin về tình hình bão lũ và tình hình hỗ trợ mà chính quyền

địa phương đưa xuống cho người dân có kịp thời không?

Đ: Cũng kịp thời. Giờ thông tin đại chúng họ cũng thông báo đến kịp thời, rồi họ cũng là

hướng dẫn cách phòng chống, rồi nói chung là cũng hướng dẫn đến nơi đến chốn.

H: Hướng dẫn bằng cách nào?

Đ: Thì họ cứ đọc trên loa truyền thanh rứa, ví dụ như mình mà di dời, mình phòng chống,

rồi nhà nào mà không kiên cố thì có thể đi trú ẩn, rồi là cũng chằng chống các cái bảo vệ

của nhà mình. Nếu mà mình cần lực lượng thì mình kêu sự hỗ trợ của chính quyền địa

phương thì họ vẫn đến liền. Nói thật cũng không hay hớm gì mà gọi người ta giúp đỡ cho

phiền, mình cứ tự anh em rủ nhau mà làm thôi.”

(Cuộc 3: PVS Hộ gia đình khá giả, xóm 5, xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh)

Việc thông tin liên lạc, thông báo cho người dân rất quan trọng bởi người dân có nắm

bắt các thông tin thì mới có thể ứng phó và chuẩn bị.

H: Trước thời điểm có ngập lụt ở đây thì vai trò của chính quyền địa phương được thể hiện

như thế nào? Họ có thông tin đến các gia đình không? Có hỗ trợ gì không?

Đ2: Có, nói chung là họ mần, khi mà nghe có cái bão nó đổ vào thì nói chung là họ cũng

nhắc nhở bà con neo đậu, neo chằng nhà cửa với sơ tán dân đến nơi an toàn. Nhưng mà

căn bản ở đây nói chung là cũng chưa có, họ thông báo thì thông báo rứa thôi nhưng mà

vẫn chưa đến mức độ rứa.”

(Cuộc 4: PVS Hộ gia đình giàu có, xóm 5, xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh)

Loa phát thanh là phương tiện truyền tải thông tin hữu hiệu cho bà con trước và sau bão

lũ. Ngoài nguồn thông tin này ra thì người dân cũng chủ động cập nhật thông tin về thời tiết

trên như trên đài, tivi để có những phương án ứng phó thích hợp. Cũng theo đánh giá của

người dân những thông tin từ phía chính quyền cung cấp đã bảo được độ chính xác và kịp

thời. Ngoài ra, người dân cũng tự giúp đỡ nhau trong việc cung cấp thông tin để ứng phó với

thủy tai.

H: Ngoài bản tin thời tiết ở trên tivi thì chính quyền địa phương có bản tin riêng phát loa

cho người dân không?

Đ: Trận siêu bão vừa rồi thì có này, chứ còn bình thường nhà mô cũng có đài, tivi thì tự

nghe thôi, vừa rồi siêu bão thì có loa, có lệnh phòng chống bão của huyện về xã phổ biến

để cho bà con chuẩn bị.

(Cuộc 5: PVS Người cao tuổi, xóm 5, xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh)

H: Bác có thể nói rõ hơn xem làm thế nào để mình nắm bắt được điều đó và việc cung cấp

thông tin cho người dân được thực hiện như thế nào?

Đ1: Báo cáo với chị như thế này, ở đây như vậy là ở xã này có một cái máy đo độ mặn. Đo

độ mặn đấy, nếu độ mặn cho phép thì bơm nước, còn nếu độ mặn không cho phép thì

không bao giờ bơm, mà khi máy đo cho thấy độ mặn không cho phép thì phải thông báo

đến nhân dân ở khu vực đó để nhân dân biết là do mặn nên không thể bơm nước được, nếu

mặn bơm lên thì lúa sẽ chết, thì về cơ bản là nhân dân đều hiểu cả, cho nên khi chúng tôi

nói không được bơm là không bơm. Chỉ có trường hợp là do nước thủy triều tràn lên thì

như vậy là xã xuống khuyến cáo và thông báo với nhân dân là như vậy là nước mặn đã

ngấm đến đó. Đó là do điều kiện khách quan, còn chủ quan thì đã mặn thì xã không bơm

nước vào đồng. Kể cả đang có hạn, nứt nẻ đấy nhưng mà nếu như anh bơm nước mặn lên

là cây lúa chết liền.

H: Việc thông tin về tình hình lũ lụt từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Bắc Trung

Bộ, việc thông báo cho người dân được thực hiện như thế nào? Các kênh cung cấp thông

tin và mức độ thường xuyên của việc thông tin trong địa bàn xã là như thế nào?

Đ1: Ở đây, hàng năm theo tinh thần chỉ đạo của trên thì xã thành lập Ban chỉ đạo phòng

chống bão lụt, thì như vậy là tất cả các thông tin không những là ta nghe trên hệ thống mà

nghe nhìn đấy mà ở đây thì tỉnh và huyện cũng chỉ đạo, xong đó thì chỉ đạo xuống xã và xã

thì như vậy là chỉ đạo, có hệ thống truyền thanh của xã đây như vậy là thông báo cho các

tiểu ban của các xóm, thông báo liên tục cho nhân dân để nhân dân nắm được tình hình

bão lũ. Cho nên công tác phòng chống thì cũng rất chủ động. Về cơ bản qua thông tin từ

trên xuống.

(Cuộc 11: PVS Chủ tịch HTX Nông nghiệp xã Hưng Nhân - Hưng Nguyên - Nghệ An)

H: Mức độ tham gia của người dân trong việc xây dựng kế hoạch, góp ý kiến cho các chính

sách phòng chống thiên tai của địa phương là như thế nào? Người dân có được thông tin kịp

thời về tình hình bão lũ từ chình quyền không?

Đ: Có, cũng có. Cũng nói chung chính quyền người ta cũng quan tâm, mỗi cái thông tin

người ta cũng đưa đến, thông báo trên thôn, rồi là xã người ta cũng thông báo trên loa

truyền thanh nhiều. Mà nếu mà cũng có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương nhưng mà

chủ yếu là lực lượng chứ mà nói nguồn kinh tế thì cũng không có.”

H: Những cái hỗ trợ và thông tin về tình hình bão lũ và tình hình hỗ trợ mà chính quyền

địa phương đưa xuống cho người dân có kịp thời không?

Đ: Cũng kịp thời. Giờ thông tin đại chúng họ cũng thông báo đến kịp thời, rồi họ cũng là

hướng dẫn cách phòng chống, rồi nói chung là cũng hướng dẫn đến nơi đến chốn.

H: Hướng dẫn bằng cách nào?

Đ: Thì họ cứ đọc trên loa truyền thanh rứa, ví dụ như mình mà di dời, mình phòng chống,

rồi nhà nào mà không kiên cố thì có thể đi trú ẩn, rồi là cũng chằng chống các cái bảo vệ

của nhà mình. Nếu mà mình cần lực lượng thì mình kêu sự hỗ trợ của chính quyền địa

phương thì họ vẫn đến liền. Nói thật cũng không hay hớm gì mà gọi người ta giúp đỡ cho

phiền, mình cứ tự anh em rủ nhau mà làm thôi.”

(Cuộc 6: PVS Hộ khá giả, xóm 5, xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh)

H: Với chính quyền địa phương, trước mỗi mùa mưa bão, lụt lội thì họ có thông tin kịp thời

về tình hình thiên tai và có cảnh báo đến các hộ gia đình là sắp sửa có cơn bão này đổ bộ

bà con tranh thủ ra đồng thu hoạch hoặc chằng chống nhà cửa?

Đ: Có, cái đó cũng có. Nhưng bữa ni chủ yếu nhà mô cũng có ti vi, cũng có đài nên cũng

đã nghe sơ sơ cả rồi chứ không như trước đây họ cũng chủ động phòng chống rồi chứ cũng

không cần chờ đến xã thông báo. Giờ tóm lại là dân còn biết trước xã, xã biết sau vì là xã

là thế này, trên trung ương về tỉnh, tỉnh về huyện, huyện về xã, xã về xóm. Giờ coi ti vi

trung ương có gì là dân mình biết trước luôn rồi.

H: Thế là xã đưa tin còn chậm hơn cả mình coi ti vi, coi đài?

Đ: Ừ, xã truyền về đây là sau rồi, sau ba ngày mới biết được còn mình thì biết trước rồi.

Khi đó mình đã chuẩn bị chống xong rồi. Nhưng xã họ do trách nhiệm họ phải nói thôi

chứ.”

(Cuộc 25: PVS HGĐ khá, xóm 2, thôn Hà Thiệp, xã Võ Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình)

Công tác chỉ đạo người dân trong phòng và chống bão lũ diễn ra một cách hệ thống từ

trên xuống dưới. Thông báo tin về thời tiết cũng liên tục được cập nhật và phát ra bằng các

bản tin nhanh giúp cho người dân có thể nắm bắt được thông tin một cách kịp thời và chính

xác. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí phục vụ cho phòng, chống bão lụt vẫn còn hạn chế cho nên

sự hỗ trợ dành cho người cũng chưa đạt hiệu quả cao.

H: Đối với mùa nắng nóng, khi có gió Lào thổi như bác nói lúc trước là nước sông sẽ bị

nhiễm mặn thì chính quyền địa phương có thông báo cho nhân dân ở đây không để các gia

đình chủ động trữ nước tưới cho thửa đất, thửa ruộng nhà mình?

Đ: Không. Hoàn toàn phụ thuộc vào tập thể hết. Chính quyền địa phương chỉ thông báo

thế này này, thợ vận hành máy mà thấy độ mặn đấy là không được bơm, là giao cho thợ

vận hành. Đội [đội sản xuất] lấy nước là họ cũng không cho. Trước lúc bơm là anh thợ đó

phải thử độ mặn.

H: Thí dụ ruộng nhà mình đang trong giai đoạn sinh trưởng cần bơm nước vào, nhưng

nước ngoài sông đang bị nhiễm mặn thì cán bộ có thông báo cho nhà mình là hiện nay

không được bơm nước vào ruộng không?

Đ: Có chứ. Đội họ phải thông báo chứ. Họ thông báo là hiện nay do nước bị nhiễm mặn

nên không thể bơm được. Chứ còn người ta hợp đồng thì có chi mà không bơm.

H: Ở đây trong mỗi mùa lũ lụt hàng năm thì chính quyền địa phương có những biện pháp

hỗ trợ nào đối với người dân, đối với các gia đình?

Đ: Vai trò thì nói chung là về phần cứu trợ chì cũng chưa thấy gì cả. Thấy là vì ở đây,

người ta lo ứng cứu người này, gia súc này nên người ta chuẩn bị là ở nhà là an toàn hơn.

Ở đây người ta vẫn phải chắt chiu để làm cái nhà kiên cố, phải lo ứng cứu con người là

trên hết. Nhà như nhà tôi đây là nhà kiên cố này. Thì để trước tiên là phải bảo đảm an toàn

tính mạng cho mình, cho gia đình mình. Như ở đây, khi chính quyền thông báo là thôn tiến

hành họp mặt trận, rồi phân công trách nhiệm từng thành viên, từng tổ mặt trận, từng khu

vực phải theo dõi sít sao, có những hoạn nạn, có những người cần chuyển đến nơi an toàn,

đến nơi cao thì lên nhà cộng đồng [nhà tránh lũ xây tại UBND xã] là cái bước hai, chứ

còn bước một là chỉ chuyển trong cộng đồng, tức là làm nhiệm vụ gửi những người đó

vùng trọng yếu, gia đình neo đơn này rồi nhà cửa không đảm bảo thì chúng tôi gửi đến

những nhà đảm bảo cao này, an toàn tính mạng. Đó là cái hậu cần tại chỗ. Rồi là thành

phần mặt trận thông tin cập nhật để nắm được báo cáo lên trên. Chẳng hạn như nhà cửa

hư hỏng, gia súc gia cầm… thì khu vực đó báo lên, khu vực nào không báo thì khu vực đó

chịu trách nhiệm. Mần như rứa.

(Cuộc 12: PVS Người cao tuổi xóm 1, xã Hưng Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An)

H: Ở đây đến mua mưa lũ thì xã có thông báo tình hình thời tiết cho bà con không?

Đ2: Khi nào mà truyền hình thời tiết báo bão, mưa lụt là dự kiến đó thì xã thông báo cho

dân có hoa màu ngoài đồng là khẩn trương thu hoạch rứa.

H: Ngoài thông báo trên loa phát thanh thì có cán bộ nào đến nhắc nhở các gia đình nữa

không? Hay có tổ chức họp thôn xóm để thông báo tình hình sắp bão, lũ để bà con chuẩn

bị?

Đ2: Không. Nhưng mà có họp bên các cấp các ngành để cử người là phòng chống bão lụt.

Lỡ may đến cái giờ mô đó, gió to, mưa to rồi nước ngập là họ chèo nốc [thuyền] đi để mà

ai mà có bị chi thì người ta cứu hộ đó. Chứ đến từng nhà thông báo thì không đến”

(Cuộc 13: PVS Hộ gia đình nghèo, xóm 1, xã Hưng Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An)

H: Ở đây, chính quyền địa phương đóng vai trò như thế nào trong việc cung cấp thông tin

cho người dân về tình hình bão lũ?

Đ: Nói chung là dân dân, cán bộ xã đây là họ rất quan tâm. Bởi vì một cái đội ngũ cán bộ

trẻ, năng động và nó có cái trình độ. Bây giờ trước lúc bão lũ là qua đài, báo, qua cái kênh

thông tin của nhà nước rồi thì xã lại có hệ thống loa phát thanh của xã nữa. Về xã có

truyền thanh của xã và về đội có cái loa của đội nữa để báo động cho nhân dân để chuẩn

bị.

(Cuộc 14: PVS HGĐ trung bình, xóm 1, xã Hưng Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An)

H: Trong mỗi mùa mưa lũ, nhà mình có được chính quyền xã thông báo về kế hoạch phòng

chống lụt bão của xã không? Hay là những thông tin liên quan đến tình hình và diễn biến

của bão lụt?

Đ: Cái nớ thì họ vẫn nhắc ở loa trên xã đấy. Nói chung là khi có bão thì họ cũng thông báo

là phải chuẩn bị nớ, rồi giả sử như có gia đình mà có trẻ em với người già thì cho lên ở

nhà cộng đồng này. Thế còn khi có lụt thì họ cũng nói rứa. Thế còn nhà cửa thì họ cũng nó

là chống, chằng chống rứa, rồi các cái pro thì là cho gác, cho lên. Nói chung là họ cũng

loa truyền thanh rứa.

H: Ngoài ra ở xã có tập huấn cho người dân những kiến thức phòng chống bão lụt trong

sinh hoạt không?

Đ: Ở đây chúng tôi vì là xã ngoài đê thì cũng có nhiều cái tuyên truyền, đặc biệt là trước

tiên là UBND trong công tác phòng chống bão lụt là chúng tôi tuyên truyền rất nhiều.

H: Anh tuyên truyền qua những kênh nào?

Đ: Chúng tôi qua hệ thống truyền thanh xã và hệ thống truyền thông của xóm và những cái

thông báo như tôi vừa nói với chị đó là chủ tịch phải ký gửi xuống để phải làm đó là cái

tuyên truyền: một là giả sử khi trời lụt, mưa bão không được ra vớt củi bởi vì nhiều người

vẫn cứ nghĩ mình bơi được là ra nhưng mà cái nước bạc đấy mà chuột rút cái là đứt; cái

thứ hai nữa là chúng tôi có những cái tập huấn cho đội xung kích tình nguyện này nhưng

mà mới chỉ là được khoảng chưa đầy 1% của dân số, ví dụ như tập huấn mỗi đợt được 20

người mà chúng ta 3856 nhân khẩu; thứ ba nữa là hàng năm chúng tôi đều có những cái

diễn tập về phòng chống bão lụt, nhưng mà nếu có diễn tập thì cũng chỉ diễn tập được 1

xóm, tức là 5 năm mới có một lần diễn tập. Do cái kinh phí không có, kinh phí nó nghèo

cho nên là cái diễn tập nó kém.

(Cuộc 15: PVS HGĐ nghèo, xóm 2, xã Hưng Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An)

Ngoài việc cung cấp thông tin cho bà con trên loa phát thanh thì chính quyền xã cũng

có những tập huấn cho bà con về công tác phòng chống lụt bão. Việc tập huấn hàng loạt sẽ

trang bị cho bà con những kiến thức và kỹ năng tốt nhất ứng phó linh hoạt khi xảy ra thiên tai

bất ngờ.

H: Thế thì các cái tập huấn để cho bà con có những cái như là xây dựng kế hoạch phòng

chống cho gia đình của mình hoặc là có những tập huấn để cho anh, chị em cán bộ xã cứu

hộ cứu nạn thì ở xã diễn ra với tần suất như thế nào?

Đ: Địa bàn này thì Hội chữ thập đỏ của huyện cũng phối hợp với Hội chữ thập đỏ của

huyện tổ chức tập huấn để đối phó với thiên tai. Xã về cũng thành lập ban tập huấn, lấy

một xóm mấy người đó để tập huấn cho họ.

H: Anh có thể mô tả cho em một chút về cái tập huấn trong 1 năm vừa qua ở xã mình có

những nội dung gì, cụ thể hơn không ạ?

Đ: Báo cáo với o ở đây tập huấn có 2 cách: một là có những tình huống xảy ra bão lụt thì

báo động như thế nào, để yêu cầu tập trung dân, có thể là sơ tán dân, thì những cái nào

cần thiết phải mang ra xe đầu tiên. Ví dụ như xã tôi đã thông báo với dân chuẩn bị lương

thực, thực phẩm khô rồi, các nhu yếu phẩm khi có báo động phải có mệnh lệnh của tập thể

để điều hành họ chạy, đương nhiên phòng là cơ bản nên đưa người già với trẻ con đi là

chính thôi. Người dân cũng rất là yên tâm với công tác chuẩn bị đó thế nên là chấp hành

thôi, khi có mệnh lệnh là người ta đi. Thực tế bữa ni mỗi nhà họ cũng lo đến mạng sống

của hộ nên họ cũng có đề xuất với ủy ban là nếu có bão gió các anh phải đưa chúng tôi

lên, bữa ni họ cũng lo. Bữa trước đây ban phòng chống bão lụt cũng đưa mấy trăm người

lên để tránh khi không có lũ thì lại đưa họ về, nếu để ở nhà mà có lũ thì không biết phải

ứng phó như thế nào, lên đây rõ ràng là ứng phó ở đây vẫn trực tiếp nhanh hơn, khi xảy ra

bất trắc thì đủ phương tiện, công cụ để hỗ trợ được.

(Cuộc 20: PVS Cán bộ địa chính, xã Hưng Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An)

H: Anh tuyên truyền qua những kênh nào?

Đ: Chúng tôi qua hệ thống truyền thanh xã và hệ thống truyền thông của xóm và những cái

thông báo như tôi vừa nói với chị đó là chủ tịch phải ký gửi xuống để phải làm đó là cái

tuyên truyền: một là giả sử khi trời lụt, mưa bão không được ra vớt củi bởi vì nhiều người

vẫn cứ nghĩ mình bơi được là ra nhưng mà cái nước bạc đấy mà chuột rút cái là đứt; cái

thứ hai nữa là chúng tôi có những cái tập huấn cho đội xung kích tình nguyện này nhưng

mà mới chỉ là được khoảng chưa đầy 1% của dân số, ví dụ như tập huấn mỗi đợt được 20

người mà chúng ta 3856 nhân khẩu; thứ ba nữa là hàng năm chúng tôi đều có những cái

diễn tập về phòng chống bão lụt, nhưng mà nếu có diễn tập thì cũng chỉ diễn tập được 1

xóm, tức là 5 năm mới có một lần diễn tập. Do cái kinh phí không có, kinh phí nó nghèo

cho nên là cái diễn tập nó kém.

(Cuộc 15: PVS Hộ gia đình nghèo, xóm 2, xã Hưng Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An)

H: Hiện nay chính sách của chính quyền xã. Bác có biết hiện nay chính sách của chính

quyền xã đối với cả công tác phòng chống bão lụt là như thế nào hả bác?

Đ: Tôi thấy năm nào, mấy năm trở lại đây chỉ có loa, chỉ có thôn trước lũ hắn bão bảo là

vào Quảng Bình là loa, là thông tin cho mỗi người dân á. Gọi là loa đớ, cho đến khi bão

xong rồi là xưa á có một đoàn cán bộ có đi tham quan, có đi xác nhận, hiện nay tôi không

thấy nữa rồi, bỏ rồi. Nên khi sáng đoàn vào nhà tôi cũng có nói thế.

(Cuộc 26: PVS Hộ trung bình, thôn Trúc Ly, Võ Ninh, Quảng Bình)

Như vậy, với hỗ trợ về thông tin, tập huấn phòng chống cứu nạn cho bà con đã mang

lại hiệu quả cao. Người dân được cung cấp thông tin một cách liên tục và đầy đủ. Mặc dù,

kinh phí cho phòng chống cứu nạn bão lũ còn hạn chế song việc tập huấn cho người dân vẫn

diễn ra. Ngoài ra, còn có sự tương hỗ của người dân với nhau trong công tác chuẩn bị, phòng

chống, và khắc phục hậu quả sau thủy tai.

(vii) Một số nguồn hỗ trợ khác (từ người thân, hàng xóm, đoàn thể, … giúp đỡ)

Ngoài sự quan tâm, giúp đỡ của chính quyền địa phương, trong quá trình ứng phó với

ảnh ảnh hưởng của hiện tượng thủy tai, người dân còn nhận được sự giúp đỡ hỗ trợ rất hiệu

quả từ ban, ngành trung ương, từ các tổ chức xã chính trị xã hội, từ các mạnh thường quân…

hay từ chính những người cùng chung số phận. Những hỗ trược mà người dân được nhận bao

gồm tiền, hiện vật,… và cả những động viên về tinh thần.

H: Những lúc mà gia đình mình bị rơi vào cảnh ngập lụt nghiêm trọng thì các anh chị em

sống ở xa có hỗ trợ gì cho gia đình mình không?

Đ: Có, nhà chị anh em đều đi ra làm ăn ở xa rồi nên mỗi khi mà bão lụt khó khăn cần giúp

đỡ thì mình, điện thoại là nhận liên tục để hỏi thăm tình hình xem có khó khăn gì thì anh

em hỗ trợ cho mỗi người một ít. Nhưng nói thật ra nhà chị đây thì cũng không giàu nhưng

nói gì thì nói, hàng năm mà để có sự hỗ trợ của anh em để mà ăn là chưa, đương để giành,

nói chung nhà chị vẫn đương tự mình thôi.

H: Ở trong xóm đây có nhiều nhà nhận được hỗ trợ của các anh chị em ở xa, không sống

trong vùng lũ không?

Đ:: Cũng có, nhà ai mà có may mắn mà anh em đi ra các vùng làm ăn được thì cũng sướng

hơn, anh em người ta cũng hỗ trợ cho nhiều. Như nhà chị đây cũng rứa, nói chung anh em

đi ra ngoài, hàng năm về mình mà có chi cái là họ đương giúp đỡ cho. Như 1 triệu bạc nhà

chị bán cả tạ lúa không được mà rất là khó khăn, chứ mà anh em đi ra họ về cho mình triệu

bạc là cũng đơn giản. Nói chung mà cái cuộc sống tình cảm, mà nói về cái thôn quê là vẫn

đang còn nhiều, đang dồi dào, là cũng cá nhân và cá nhân là họ cũng đoàn kết. Đặc biệt là

cái ngày đại đoàn kết toàn dân giờ người ta cũng phổ biến nhiều mà ý thức của người dân

thành ra là đùm bọc lẫn nhau mà sống.”

(Cuộc 3: PVS Hộ gia đình khá giả, xóm 5, xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh)

Tính cố kết cộng đồng ở nông thôn rất cao, khi gặp khó khăn trong bão lũ thì người dân

cũng có sự hỗ trợ của nhiều người dân khác. Đặc biệt, với những gia đình gặp hoàn cảnh khó

khăn, neo đơn thì cũng có những mức hỗ trợ.

H: Những khi lụt ở ngoài đồng như thế thì mình có đi hỗ trợ người khác những nhà mà họ

chưa thu hoạch kịp ấy?

Đ: Có, thường xuyên giúp nhau. Ví dụ chị thu hoạch được của chị ruộng lụt rồi còn ruộng

cao để đó đi thu hoạch những nhà ruộng lụt. Nói chung là đó là do tình cảm xóm làng giúp

đỡ nhau.

(Cuộc 4: PVS Hộ gia đình giàu có, xóm 5, xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh)

H: Ông ở đây lâu thì ông thấy chính quyền địa phương họ giúp đỡ người dân như thế nào

trong quá trình ứng phó với lũ lụt? Có chính sách gì giúp đỡ người dân, hỗ trợ người dân

không?

Đ: Những gia đình neo đơn thì có các anh dân quân đến trèo chống nhà cửa cho, thông

báo trên loa đài, những gia đình đủ điều kiện thì không phải giúp, những gia đình có ông

bà già cả, gia đình neo đơn thì có lực lượng dân quân họ đến họ giúp.

H: Bão lụt qua rồi thì địa phương có hỗ trợ gì cho người dân không ạ? Có cứu trợ gạo,

thóc, thức ăn không ạ? hoặc từ các nguồn hỗ trợ bên ngoài?

Đ: Có các nguồn hỗ trợ bên ngoài thôi chứ xã không có. Năm 2010 ở bên ngoài hỗ trợ cho

cũng nhiều, gạo rồi chăn màn, áo quần, các nơi trở về đây hỗ trợ nhiều, còn địa phương

thì không có. Xã đây nguồn ngân sách còn thiếu hụt nên không có cung cấp cho dân.

(Cuộc 5: PVS Người cao tuổi, xóm 5, xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh)

H: Quanh đây chỉ có 1 hộ thôi ạ? Khi mà bão và lụt đến thì các bác hỗ trợ nhau như thế

nào trong phòng chống bão của cái xóm mình đây này?

Đ: Thường thường trong xóm nhà tôi đây, năm lũ lụt hay bão tới thì như tôi chẳng hạn

năm nào mà lụt to các hộ xung quanh người ta đem trâu bò người ta đến người ta gửi hộ là

vì nhà bác cũng ưu tiên hơn bà con bởi vì hơi cao hơn, cho nên là người ta đem trâu bò,

lợn gà tới người ta gửi. Rồi nhà nào không may mà lũ lụt đến bà con lối xóm chung nhau

giúp hỗ trợ nhau lúc cái thiệt hại

H: Công tác phòng chống bão lũ của bà con ở đây có hình thức nào để tự quản, cùng phối

hợp với nhau hay ban phòng chống bão lũ của thôn, của xã thì bác thấy có hoạt động nào

mà các anh chị làm có thể giúp bà con phòng tránh bão lũ ?

Đ: Thường là trong mùa mưa bão sắp tới thì chính quyền địa phương có một đơn vị để khi

nào mà bão đến người ta có những điểm nào mà xung yếu thì người ta lấy cái lực lượng

của chính quyền ra hỗ trợ dân những cái thiệt hại do trời mưa bão. Ngoài ra bà con lối

xóm giúp đỡ nhau nếu như nhà nào không may bị thiệt hại tới thì bà con lối xóm giúp đỡ

nhau để khắc phục những hậu quả đó

H: Nếu như giả sử có lụt thì lập tức chính quyền có hỗ trợ thêm người đến đây để giúp bà

con ạ?

Đ: Vâng, vâng. Ngoài bà con lối xóm tự giúp nhau rồi thì chính quyền địa phương người ta

có cái ban thì để phòng chống bão lụt, người ta trực tiếp đến hỗ trợ từng hộ mà người ta bị

thiên tai.

(Cuộc 9: PVS Hộ khá, xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh)

H: Thế người dân ở đây có giúp đỡ lẫn nhau không, ví dụ như bây giờ cùng là phải chuẩn bị

mua các thứ trong mưa bão như thế mà người ta đến đây người ta vay bác các thứ, hoặc là

giúp đỡ lẫn nhau trong lúc ấy thì ở đây mọi người có giúp đỡ không?

Đ: Cái đó là cô nói thế, người ta nói anh em, bà con xa không bằng xóm giềng gần. Có thể

hôm nay tôi hết gạo, tôi sẽ qua cô

H: Thế bác đã bao giờ phải nhờ nhà khác chưa?

Đ: Khi cũng giống nhau, có thể hôm nay tôi hết á tôi sang tôi vay mượn 10 bơ gạo khi nào

mà hết mưa gió tôi trả lại cho gia đình anh

H: Vâng, thế cũng được

H: Bác có hỗ trợ ai không, trong những cái năm vừa rồi bác có hỗ trợ ai không?

Đ: Thì tóm lại ai vô mà thiếu ống gạo thì vô bác, còn thức ăn thì cứ giúp muối mắm gì đó

H: Thế người dân ở đây có giúp đỡ lẫn nhau không, ví dụ như bây giờ cùng là phải chuẩn bị

mua các thứ trong mưa bão như thế mà người ta đến đây người ta vay bác các thứ, hoặc là

giúp đỡ lẫn nhau trong lúc ấy thì ở đây mọi người có giúp đỡ không?

Đ: Cái đó là cô nói thế, người ta nói anh em, bà con xa không bằng xóm giềng gần. Có thể

hôm nay tôi hết gạo, tôi sẽ qua cô

H: Thế bác đã bao giờ phải nhờ nhà khác chưa?

Đ: Khi cũng giống nhau, có thể hôm nay tôi hết á tôi sang tôi vay mượn 10 bơ gạo khi nào

mà hết mưa gió tôi trả lại cho gia đình anh

H: Vâng, thế cũng được

H: Bác có hỗ trợ ai không, trong những cái năm vừa rồi bác có hỗ trợ ai không?

Đ: Thì tóm lại ai vô mà thiếu ống gạo thì vô bác, còn thức ăn thì cứ giúp muối mắm gì đó

(Cuộc 3: PVS Hộ gia đình khá giả, xóm 5, xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh)

Trong ứng phó với bão lũ thì ngoài sự giúp đỡ của hàng xóm, bạn bè thì người dân còn

nhận được hỗ trợ từ các lực lượng sẵn có ở địa phương, luôn trong tư thế sẵn sàng ứng phó

với bão, lũ.

H: Thế ai, lực lượng nào sẽ đi làm giúp ạ?

1: Thanh niên rồi trung niên.

H: Như các anh đây có phải đi không?

All: Có, phải đi cả.

9: Tất cả những ai có sức khỏe, còn làm được là đi thôi, người ta không làm được là đến

giúp.

H: Như các anh khỏe mạnh thì đương nhiên là phải đi giúp rồi nhưng mà phụ nữ thì có đi

giúp không?

1: Có chứ. Phụ nữ cũng đi.

H: Phụ nữ đi thì giúp cái gì ạ?

all: Thì đến giúp họ kê đồ đạc lên cho cao.

H: Chuẩn bị lương thực, chằng chống nhà cửa. Mình chằng chống nhà cửa nhà mình đã

đành rồi. Thế mình có phải giúp những người khác chằng chống nhà cửa không?

2: Có chứ.

9: Có chứ, những gia đình người ta không làm được thì mình có đến giúp.

H: Như cái cơn bão gần đây nhất, tôi đọc được một cái tin về Quảng Bình là có anh đi

chằng chống lại nhà hàng xóm mà…

3: bị chết đấy.

H: Vâng, chúng tôi thấy rất là cảm động về cái tình làng nghĩa xóm như thế. Rồi là sẽ sản

xuất cây giống ngắn ngày này, thu hoạch theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”,

chấp hành đúng quy trình sản xuất này. Chuẩn bị thuyền bè. Ở đây thì có phải nhà nào

cũng có thuyền không?

All: Đa số là có.

H: Có bao giờ mà mình phải dùng thuyền của mình để chở giúp bà già, trẻ con không?

3: Không chở được nhiều như vậy đâu chị ạ.

2: Thuyền đấy là thuyền bé.

3: Thuyền bé.

1: Khi nước to là dùng bè để chở.

3: Chỉ có là mình có thuyền như chồng em có thuyền thì phải lội dưới rồi cho bà già, trẻ

em ngồi trên để kéo đi, kéo ra ngoài đê thì đi được.”

(Cuộc 34: TLN Người dân xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh)

H: Khi thu gom lúa, mùa màng bị ngập ở ngoài đồng thì có lực lượng nào của xã hỗ trợ

không?

Đ: Thì ở nhà chị đây thì có lực lượng dân quân, dân quân trung niên. Nhưng mà thường

thường nói thật là cũng không nhà ai mà để chờ, ít khi mà để chờ cấp lãnh đạo đến vì là

nhà nào cũng tự ý thức đi hỗ trợ nhà nấy cho mau chứ giờ chờ họ thì họ lực lượng thì mỏng

mà lại chờ đến khi họ đến được từng hộ dân mà thu hoạch nhà khác thì chờ hơi lâu nên tốt

nhất là chị em, anh em, xóm làng hỗ trợ nhau thu hoạch cho nó mau.

H: Nhưng mà cũng có tổ chức được đội dân quân?

Đ: Cũng có, nói chung là cũng quan tâm. Nói chung khi cần là cũng có lực lượng an ninh

này, dân quân này. Nói chung xã nhà khi mô họ cũng chuẩn bị một đội ngũ, lực lượng dân

quân tự vệ, một quân đội mạnh đó chứ, hàng năm họ cũng tập, duyệt những đợt để mà khi

có chi đó là huy động, ví dụ như bão lụt này là phải trực chiến 24/24 này, rồi là nhiều khi

có những cái nhiều khi bên an ninh chẳng hạn là đêm giờ nào là phải huy động giờ đó thôi.

(Cuộc 29: PVS Hộ nghèo, xóm 1, thôn Trúc Ly, Võ Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình)

H: Thế ở xã có ban phòng chống lụt bão không? Có các đội xung kích mà đi hỗ trợ người

dân không?

Đ: Có chứ cô

H: Vâng, thế họ có vào đây giúp được gì cho dân không?

Đ: không, nó có giúp thế này, chỗ nào nó bình thường thì người ta không đi, chỗ nào mà

nó lụt người ta chèo thuyền người ta đến, đấy là nói theo nguyên tắc

H: Thế ở đây người dân trong bão lũ người dân có tham gia vào cái vấn đề phòng tránh

bão lũ không?

Đ: Có chứ

H: Ví dụ là người ta huy động người dân làm gì?

Đ: Nếu như bây giờ á bão mà cái nhà đó sập thì trong các cái xóm đó là phải đến. Anh

xóm trưởng, anh bí thư thì anh phải gọi xung quanh thì anh mới giúp được người ta. Hai là

những cái chỗ khe, mương lạch mà vỡ thì hắn báo động với xóm, xóm này hay xóm bên kia

ra chống

H: Bác có tham gia vào những cái việc đấy không?

Đ: Già rồi

(Cuộc 31: PVS Hộ trung bình, xóm 2, thôn Hà Thiệp, Võ Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình)

Ngoài sự hỗ trợ của chính quyền xã, các tổ chức chính trị xã ở địa phương, người dân

còn nhận được sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức trong

nước và ngoài nước.

H: Đó là các tổ chức phi chính phủ quốc tế như là Nga, rồi Đức như buổi sáng anh nói rồi.

Đ: Tức là lũ thì họ mới cho chứ không phải là cho trước lũ.

H: Vầng, năm nào có lũ thì họ mới cho.

Đ: Tức là từ trước đến nay được cái lũ năm 2010 là họ về cho chúng tôi như vậy thôi.

H: Còn các cái tổ chức phi chính phủ trong nước thì sao?

Đ: Như khi sáng có nói là Quỹ hỗ trợ thiên tai miền Trung cho 1 tỷ 8 để làm cái nhà cộng

đồng đấy, và khi sáng tôi có đề nghị sắp tới nếu các tổ chức phi chính phủ có hỗ trợ thì cho

mỗi xóm một cái vì chỉ cần là nhỏ thôi nhưng cái quan trọng là khi chúng tôi báo động các

cái hộ di dời là họ có thể di chuyển lên đó.”

(Cuộc 15: PVS Hộ gia đình nghèo, xóm 2, xã Hưng Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An)

H: Như câu hỏi sang nay của các đồng chí Đan Mạch là có thể mình có nhiều nguồn hỗ trợ

khác nhau, chương trình phòng chống bão lũ, chương trình mục tiêu quốc gia, sau đó ta có

thể vận động thêm các nguồn khác, thế thì các nguồn hỗ trợ cộng đồng anh hay thấy xã

mình nhận được từ đâu. Bản thân trong xã mình có nhiều trường hợp mà con cháu đi ra

ngoài thành đạt xong là gửi tiền về hỗ trợ bố mẹ khi bão lũ không? Mức độ phổ biến của

nó là như nào

Đ: Có chứ, trường hợp đấy nhiều, bởi vì con em đi làm ăn xã thì cũng một số thôi, đa số đi

làm ở đây gần là về, con cái ở Vinh về là chuẩn bị cho bố mẹ nước uống, mì tôm, tiền nong

chẳng hạn là có chuẩn bị, là có đó, vẫn phải chuẩn bị để sinh hoạt nhỡ ra con nước to lên

thì có cái ứng phó. Cái thứ 2 là lao động ở đây đi xuất khẩu trực tiếp là ít, nhưng đi làm ở

các doanh nghiệp trong miền nam là nhiều. Nói chung, thu nhập thì không cao nhưng cũng

có tích lũ được 1 số và cũng có trách nhiệm với cha, mẹ. Còn mùa bão lụt thì địa phương

đây cũng phải mua một ít mì tôm với nước uống ở các quán xã bên này, có những cái có

tiền liền, có những cái cũng nợ họ sau mới trả để mình có một cái dự trữ tạm thời, khi mình

đưa người lên dự trữ tạm thời thì mức độ tối thiểu cũng phải có cho họ sinh hoạt trong vài

ngày. Sau đó khi lên đây rồi có sự hỗ trợ của cấp huyện trở lên, đoàn từ thiện, nói gì thì

nói chứ nhiều khi Nhà nước cũng quan tâm.

H: Cụ thể đơn vị bộ đội, công an ở đây là đơn vị nào anh?

Đ: Quân Khu IV, hay là mấy cái tiểu đoàn gì gì đấy, họ cũng sang sàng lắm, về một cái là

giúp dân vớt lúa, vệ sinh môi trường sau bão. Đặc biệt gần các trường đại học, ví dụ như

có năm trường đại học Vinh người ta cũng cho người về khắc phục hậu quả sau bão lũ như

vệ sinh. Lực lượng huyện đoàn đứng ra tổ chức sinh viên tình nguyện. Năm 2010 họ về

giúp được lâu, vì toàn bộ đường xá ngập lụt, bùn lầy cả, vệ sinh môi trường sau vất vả

lắm.”

(Cuộc 20: PVS Cán bộ địa chính, xã Hưng Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An)

H: Thế còn nguồn hỗ trợ bên ngoài, của các nhà hảo tâm?

Đ2: Đây là vùng trũng hay bị bão lụt, tôi có 1 cô bạn ở bên kia cầu, cứ điện sang hỏi “nhà

mày được bao nhiêu yến gạo”, “nhà tôi được 1 cân” hắn ngồi hắn cười. Nó bảo “tao ở

đây ngả ghế ra chơi mà được 2-3 chục kg”. Cái ni là do tỉnh, do huyện phân chia. Nhà con

bạn tôi khi không còn 1 bóng cây, bong cối nào thì nhà hắn mới bắt đầu lút, thế mà hắn lại

được ăn nhiều. Các nhà hảo tâm đến mà cho về lũ lụt đó thì rất hiếm, hình như là phải qua

xã hết. Còn vừa rồi chỉ có công ty bóng điện Rạng Đông vào cho nhà đằng trước này 2-3

bóng, nhưng ông Phó chủ tịch Ủy ban kêu ngược vô “ anh đi cho từ thiện thì phải qua xã’,

mần rằng anh qua đây ông cho”. Cuối cùng ông ấy không cho nữa mà đi ngược sang bên

xã bên ông cho. Cái này Ủy ban không làm việc công bằng với dân. Người ta đi làm từ

thiện, chỗ nào khổ, chỗ nào cực thì người ta đến người ta cho.

(Cuộc 38: TLN Người dân, xóm 1, xã Hưng Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An)

H: Chính quyền xã, cụ thể là trạm y tế xã sau mỗi đợt mưa lũ có biện pháp gì để phòng

ngừa dịch bệnh hoặc tổ chức khám sức khỏe cho nhân dân không?

Đ: Không có. Bữa trước có đoàn bác sỹ trẻ của Hà Nội có về khám, cho thuốc là ở trong

trạm đây. Khám cho cả xã. Họ cứ có người đi chỉ độ mấy người thôi chứ không phải đi cả

đội. Như tôi đây là có đi vô khám, có giấy giới thiệu vô.

H: Đó có phải là đợt kiểm tra sau mưa lũ không hay là đợt kiểm tra y tế gì?

Đ: Chỉ có cái đợt đoàn bác sỹ trẻ về giúp cho miền Trung đó. Nói về chính quyền địa

phương giúp đỡ hay đoàn môi trường thì chưa có, hay là chưa đến nữa hay sao thì không

biết nữa. Mà nói về cán bộ của địa phương này, lãnh đạo anh em ở địa phương ni cũng

khổ lắm. Miềng [mình] không có chi mô, không có tiền phụ cấp hay gì không có mô, vì

trách nhiệm của người đảng viên để mần cho dân thôi chứ không có chi hết. Cả một năm

may họ cho được khoảng 5 chục nghìn thôi không đủ mà mua tiền xăng đi.

(Cuộc 24: PVS NCT, xóm 1, thôn Trúc Ly, Võ Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình)

H: Có những tổ chức nào về hỗ trợ?

Đ 1: Về mô hình rau sạch thì trước có Viện nước khoáng trung ương có thành lập tổ chức

nhằm tập huấn, sau thời gian sau thì quá trình sản xuất bị hư hỏng .Địa bàn sản xuất rau

cũng nhiều, cung cấp cho Đồng Hới cũng nhiều, là rau sạch, không bị sâu bệnh.

(Cuộc 37: TLN cán bộ phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Quảng Ninh, Quảng Bình)

Ngoài các tổ chức như trên, thì tại địa phương các tổ chức chính trị xã hội cũng có

những hoạt động để giúp đỡ cho bà con.

H: Những lúc bão lụt như thế hội có những hoạt động gì cụ thể để giúp đỡ các gia đình hội

viên gặp khó khăn?

Đ: Có chứ. Hội người cao tuổi thì có một cái nhóm tên là hội xá có một cái ngân quỹ, nếu

nhà mô mà khó khăn nhất thì rút quỹ đó ra để ủng hộ nhưng chỉ năm ba chục nghìn gọi là

cho có thôi, động viên thôi chứ thực chất là không có chi. Tôi ở đây tôi biết rồi, hội viên

trong thôn trong xóm thì cũng không có nhiều tiền để mà đóng góp. Thôi chỉ lúc khó khăn

chỉ gọi là động viên cho họ phấn khởi thôi. Động viên là chủ yếu thôi.”

(Cuộc 25: PVS HGĐ khá, xóm 2, thôn Hà Thiệp, xã Võ Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình)

H: Trong thôn người ta có hỗ trợ không? Ví dụ bác trưởng thôn hay những người lãnh đạo

trong thôn, người ta có giúp đỡ các gia đình bị bão lũ không? Những gia đình nghèo như

gia đình em thì có được giúp đỡ gì không?

Đ: Dạ, chưa có giúp đỡ chi hết, nhà tốc mái bay ngói cũng chưa có cái chi hết.

H: Thế HPN có có quan tâm hỗ trợ gì em không?

Đ: Dạ không, hội phí cũng nạp đàng hoàng, họ đến thăm viếng, xong là xong.

H: Những ngày bão lũ Hội Phụ nữ có vai trò gì không?

Đ: Dạ không, tự ai lo nấy thôi.

(viii) Không nhận được sự hỗ trợ

Bên cạnh sự hỗ trợ từ vốn, xây dựng lịch thời vụ, giống cây trồng, thông tin… cho

người dân địa phương, song cũng có một số ý kiến cho biết ở địa phương người dân cũng

không nhận được sự hỗ trợ nào.

H: Thế các năm trước bào cón được hỗ trợ gì không?

Đ: Có năm trước được mấy gói mì tôm.

H: Thế có được tiền, được nong gì không?

Đ: Không, tiền nong chả có.

H: Hoặc có người thấy trời mưa đến đây bảo đưa bà đến nhà con gái?

Đ: Không, chả có ai đến mô hết, đây là con hắn đến hắn đưa đi. Bão lụt hắn đến hắn đưa

đi chứ nọ ai giúp.

H: Bà ơi thế ở thôn, ở xã người ta có biết nhà mình bị như thế này không?

Đ: Mọi dạo thì họ cũng có đến thăm, nhưng thưa lắm. Bữa tê đây cũng có một đợt giúp đỡ

nhưng nhà nào có tôi có có mô.”

(Cuộc 10: PVS Hộ nghèo, xóm 5, Xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh)

H: Khi mà có lũ lụt cao trong nhiều ngày thì chính quyền địa phương có hỗ trợ lương thực

thực phẩm hay gì đó cho người dân không?

Đ: Tức là mấy năm thì sau lụt thì có hỗ trợ chứ còn đang lụt thì không có hỗ trợ được.

H: Không có phương tiện đi vào hỗ trợ hay sao ạ?

Đ: Bọn tôi thì phương tiện có cả chứ. Nhưng mà nói về chính quyền hỗ trợ lương thực,

thực phẩm trong khi lũ lụt thì không có chi cả. Chúng tôi vẫn đi chợ, đi sang nhà nhau

bằng thuyền mà, nhà nào cũng có thuyền cả chứ.

(Cuộc 12: PVS Người cao tuổi xóm 1, xã Hưng Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An)

H: Vâng, nhưng cháu muốn hỏi, hàng năm bão lũ như thế thì chính quyền ở huyện, ở xã

người ta có hỗ trợ gì cho người dân không ông?

Đ: Hỗ trợ thì không có, ở đây thì không có.

H: Xã không có hỗ trợ gì?

Đ: Đặc biệt những năm mà lụt to, ở miền trung này này thì hỗ trợ cho những nơi bị mất

mát, bị thiên tai là đúng, thế nhưng nhiều nơi họ có hỗ trợ, nhưng có những anh mất một0

thì họ cũng hỗ trợ cho người ta một phần này, mất một người ta cũng hỗ trợ một phần này.

(Cuộc 18: PVS người cao tuổi, xóm 1, xã Hưng Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An)

H: Chính quyền địa phương ở đây trước mỗi cơn bão, mỗi đợt lụt có thông báo cho người

dân không và thông báo bằng cách nào?

Đ: Có chứ. Thông báo bằng loa đài.

H: Họ có thông báo về cách phòng tránh trú bão không?

Đ: Có, họ loa chung về các cái chuẩn bị để nhà ai tự phòng tránh. Họ loa chuẩn bị phòng

chống lụt bão thì họ loa thế nhà ai có gì thì chủ động phòng tránh thôi, mình chưa thu

hoạch thì thu hoạch mà ai không thu thì thôi.

H: ở đây, chính quyền có nơi nào để cho nhân dân đến trú ngụ trong những ngày bão, lũ

không?

Đ: Không, ở đây lụt thì chính quyền cũng lụt, xã lụt, thôn lụt hết. Nhà ai lo thì lo nhà đấy

thôi.

H: Xã có tổ chức các đội đến hỗ trợ các gia đình trong những lúc bão, lụt cần thiết phải hỗ

trợ như là chằng chống nhà cửa, kê cao đồ đạc… không?

H: Chị đánh giá như thế nào về những hỗ trợ như thế của địa phương?

Đ: Đó là ở trên trung ương họ đưa về chứ có phải của địa phương đâu em. So với thiệt hại

mà bão lũ gây ra thì những hỗ trợ đó có chi đâu mà hài lòng. Nhà chị mỗi lần bão lũ về

thiệt hại vài chục triệu mà họ giúp được 6 gói mì tôm thì được mấy, 12 ngàn, 6 gói mì tôm

thì cho là 3 nghìn một gói đi thì được 18 ngàn với 6 cân rưỡi gạo mấy chục ngàn thì so với

thiệt hại có chi đâu mà hài lòng. Thôi thì giờ họ cho cái chi thì tốt nầy thôi chứ. Chị nghe

loa trên tivi nói ủng hộ Quảng Bình mấy chục tỷ, mấy chục tỷ chứ về đây thì mô mà tỷ, tỷ.

Nhà chị thiệt hại trận bão vừa rồi, như trận lụt năm ngoái đấy cũng hư hết giường chiếu,

tủ bạt bằng gỗ ép đấy, mất mấy chục triệu bạc mà họ cho được mấy gói mì tôm. Mà chị

nghe trên đài thấy ủng hộ Quảng Bình mấy chục tỷ, mấy chục tỷ nhưng mà về đến dân chỉ

được từng nớ thôi. Nên là đừng có hỏi nữa.

(Cuộc 23: PVS HGĐ khá , xóm 1, thôn Trúc Ly, xã Võ Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình)

Có thể khẳng định rằng, chính quyền có vai trò quan trong trong việc việc xem xét, xác

minh những những hộ gia đình đủ điều kiện vay vốn. Ngoài ra, còn thường xuyên các đợt tập

huấn, hướng dẫn kĩ thuật canh tác, chăn nuôi, cách chọn giống, lịch thời vụ… cho người dân

sao cho phù hợp với tình hình thời tiết tại địa phương. Không chỉ được hướng dẫn về kĩ thuật

mà người dân còn được hướng dẫn về các phòng tránh bệnh tật, vệ sinh môi trường sau ảnh

hưởng của thủy tai.

Việc hợp tác và hỗ trợ giống, phân bón mang từ phía chính quyền cũng đã mang hiệu

quả cao trong quá trình sản xuất của người dân. Cũng nhờ những sự hỗ trợ bằng cách cung

cấp các thông tin về diễn biến của thời tiết, tập huấn phòng chống cứu nạn mà người cũng đã

giúp người dân giảm thiểu được nhiều thiệt hại. Ngoài kênh giúp đỡ từ phía chính quyền địa

phương, người dân còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ ban, ngành trung ương, từ các tổ

chức xã chính trị xã hội… Tuy nhiên, cũng còn một số ý kiến cho rằng khi xảy ra các hiện

tượng thủy tai thì không nhận được sự hỗ trợ nào từ phía chính quyền hoặc nếu có thì cũng

chỉ mang tính chất phong trào chưa thực sự hiệu quả.

3. Nhu cầu hỗ trợ của người dân và chính quyền khi xảy ra thủy tai

Phần này trả lời câu hỏi: Trong tương lai chính quyền và người dân địa phương cần hỗ

trợ những gì để ứng phó với thủy tai

“Sống chung với bão lũ” trong nhiều năm qua, chính quyền và người dân các tỉnh miền

Trung cũng đã có rất nhiều kinh nghiệm trong ứng phó với thiên tai. Tuy nhiên, nhu cầu hỗ

trợ trong thời gian tiếp theo về chính sách, về vật chất, về cơ sở hạ tầng, về thông tin, về kinh

nghiệm… vẫn luôn cần thiết khi mùa mưa, lũ đến.

Ngày 14 tháng 6 năm 2012 Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định Số 716/QĐ-

TTg “Về việc triển khai thí điểm giải pháp hỗ trợ hộ nghèo nâng cao điều kiện an toàn chỗ ở,

ứng phó với lũ, lụt vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung” từ năm 2012. Thông qua

mô hình xây dựng nhà chòi phòng tránh lũ lụt, chương trình này đã giải quyết một cách căn

bản vấn đề phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra cho người dân trong vùng.

Không chỉ giúp người dân vùng lũ lụt có cuộc sống an toàn, ổn định mà còn giúp họ thoát

nghèo bền vững, đó chính là thành công "kép" mà chương trình đã đem lại. (chi tiết xem phụ

lục 2)

Tuy nhiên, chương trình này cũng còn tồn tại một số hạn chế như mức vay và mức hỗ

trợ từ ngân hàng chính sách còn thấp, còn hạn chế đối tượng vay nên cũng chưa đáp ứng được

phần lớn nhu cầu của nhân dân trong vùng lũ, lụt. Do vậy, để mô hình trở nên hiệu quả hơn

theo nguyện vọng của nhân dân thì cần khắc phục những tồn tại trên. Ngoài ra, để hạn chế

những thiệt hại do thủy tai gây ra Nhà nước cũng cần xây dựng thêm các nhà cộng đồng tránh

lũ tại những địa bàn thường xuyên bị ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, như đề nghị dưới đây

của một cán bộ làm trong hợp tác xã nông nghiệp.

Bây giờ có một khó khăn là khi hồ thủy điện xả lũ liên lục thì cũng sẽ có lũ to, sơ tán tại

chỗ cũng rất chi là khó khăn. Cho nên, cũng muốn Nhà nước có điều kiện đầu tư cho một

cái xóm, một cụm dân cư đó một cái nhà cộng đồng tránh lũ, vừa là nhà văn hóa, vừa là để

hội họp này nọ, di dân tại chỗ. Giả sử có di dân tại chỗ thì gia đình đến địa điểm đó bán

kính cũng chỉ vài ba trăm m thôi thì nó dễ hơn, an toàn hơn. Ví dụ như xóm 1 lúc nãy ta lại

thì thế nhưng mùa lũ xuống đó đi về phải mất gần 1 buổi, nước chảy không lên được, nước

mạnh rất khó lên.

(Cuộc 20: PVS Cán bộ địa chính, xã Hưng Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An)

Để có những ứng phó hiệu quả trước mùa mưa bão đến thì nhu cầu được vay vốn của

người dân cao, không chỉ ứng phó và khắc phục trước và sau bão lũ, mà người dân có nhu cầu

vay vốn để hỗ trợ mua các trang thiết bị, lương thực thực phẩm cần thiết khi mùa bão, lũ đến.

(i) Về vay vốn

H: Để gia đình nhà mình có thể ứng phó tốt hơn với bão lũ thì cô thấy nhà mình cần được

hỗ trợ những gì?

Đ: Hỗ trợ giờ mà nói như dì đây thì chỉ mong là khi mô mà có để mần được cái cầu thang

cho bò lên để khi lụt bão về đỡ lo. Ở đây, như năm ngoái có cái hộ nhà nghèo thì họ hỗ trợ

10 triệu với cho vay 10 triệu nữa là để làm nhưng mà giờ như nhà dì đây không phải hộ

nghèo thì nhà dì không được vay.

(Cuộc 15: PVS Hộ gia đình nghèo, xóm 2, xã Hưng Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An)

H: Nếu để người dân ứng phó tốt hơn với bão lũ thì chị đề xuất gì với chính quyền địa

phương?

Đ: Khi bão lụt xảy ra thì chính quyền địa phương vất vả rồi. Nhà cửa khi bão làm tốc mái

hư hỏng thì khi đó phải lên ngân hàng mà vay mà tu sửa nhà cửa, thì nớ khắc phục khó

khăn thì cần cái đó, cần vay vốn.

(Cuộc 23: PVS HGĐ khá , xóm 1, thôn Trúc Ly, xã Võ Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình)

H: Thế em thấy rằng là bây giờ để cho nhà mình có thể ứng phó được với phòng chống

bão lụt tốt hơn, hoặc địa phương ứng phó với bão lụt tốt hơn thì người dân với địa

phương cần phải được hỗ trợ thêm những gì?

Đ: Hỗ trợ thì cho vay vốn để mần nhà, mần cửa cho nó cứng cáp hơn, cho hắn cao ráo

hơn, chứ nhà thấp có mô mà phòng chống được. Chỉ có bây giờ vay vốn hoặc cấp trên

cho để mần cái nhà cái cửa cho khỏi lo lụt bão nắng mưa, chứ bây chờ nhà thấy thế ni

răng mà phòng chống bão được, nhờ con nhưng con còn dại, còn lo mần ăn, lớn rồi mà

không nhờ được cái chi hết.

(Cuộc 29: PVS Hộ nghèo, xóm 1, thôn Trúc Ly, Võ Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình)

Ngoài nhu cầu vay vốn để khắc phục hậu quả của thiên tai thì người dân còn muốn vay

vốn để sản xuất.

H: Bây giờ nhu cầu của anh cần phải hỗ trợ trong sản xuất, nuôi trồng thủy sản của anh

là gì, anh có nhu cầu, mong muốn gì để bên ngoài có thể hỗ trợ anh thêm?

Đ: Nếu nuôi thủy sản là bên hỗ trợ được cái hỗ trợ cho tiền vay nhiều lên vì vay nhiều thì

mình mới làm nhiều được chứ cho vay ít mình không nuôi nhiều được, nhưng vay nhiều giá

thấp để cho dân mần được đó, cho vay nhiều mà giá cao quá thì cũng không vay nổi, thì cứ

chỗ mô thấp thì mình vay thôi, chỗ nhà nước mà không vay được thì mình vay tư nhân, chỗ

mô thấp thì mình cứ vay.

(Cuộc 27: PVS Hộ khá, thôn Hà Thiệp, Võ Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình)

(ii) Về vật chất

Bão trồng lên bão, lũ trồng lên lũ ở miền Trung đã cuốn trôi bao chắt chiu, dành dụm

của những con người nơi đây. Những thiếu thốn về vật chất luôn đeo đẳng và ám ảnh họ khi

lũ đến. Chính vì vậy, nhu cầu hỗ trợ về vật chất càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết khi

mùa mưa, lũ đến.

H: Nếu mà chính quyền vẫn chưa có khả năng đáp ứng được hết các nguyện vọng của

người dân thì theo bác bây giờ nếu để trợ giúp cho các hộ gia đình, trợ giúp cho người dân

có thể ứng phó tốt hơn với tác động của bão lũ, ngập lụt thì bác thấy cái nhu cầu của

người dân, của bác bây giờ bác cần những gì hỗ trợ thêm không?

Đ: Nói tóm lại, nói thật với con là trước tiên mà nói trong những điều kiện thiên nhiên thôi

thì đời sống của dân, cái thực tế mà nói với con là ở nông nghiệp dừ như ở cái vùng này,

con khảo sát con thấy rằng là nói nông nghiệp nhưng mà cũng có những cái vùng miền

người ta có những cái thu nhập rất cao. Ví dụ như là những vùng miền núi, đất đai là

người ta có thể bỏ sức lao động người ta có thể làm ra được rất nhiều của cải vật chất. Ví

dụ như trồng cây, ao cá này rồi thì thu nhập những cái đều ở trong cái vườn, trong đồi của

người ta rất cao/. Rồi thì chăn nuôi, rộng có thể chăn nuôi, bây dừ ví dụ con bò mấy chục

triệu mà người ta có thể chăn nuôi 5, 6 con bò như thế thu nhập người ta cũng cao. Như ở

đây chủ yếu là nông nghiệp, làm chỉ được mấy người đang còn khỏe khỏe, trẻ tuổi hơn chút

đi xây thế thôi. Chứ còn con về đây có thấy cái chi mà mà… đã có cái mô hình nào, chỗ

nào mà làm kinh tế thêm đâu. Cho nên là cái đời sống của dân ở đây theo như bác nhìn là

rất thấp. Do đó đời sống của dân thấp như thế, nhưng chỉ được một số cán bộ công nhân

viên mà nghỉ hưu có thu nhập nhiều thì đời sống họ cũng đỡ đỡ, cũng nhiều. Nhưng mà còn

nói tóm lại dân là.. chứ nói thế chứ cái mùa này một sào ruộng thì chỉ có nhà chuột ăn, có

nhà đối tượng cá biệt chỉ được 3 cân thóc/ sào ruộng, chuột nó phá đi thì như thế thu

nhập.. trong lúc đó thì dân có một số từ chỗ đó không mặn mà chi với làm ruộng nữa. Đấy,

có thể không mặn mà với làm ruộng, có thể họ đi làm cho ai một ngày được trăm bạc, mà

thấp đang được bảy, tám chục. Đó là nói về nữ, nam người ta đi xây có thể là trăm bảy,

trăm tám do đó đời sống của dân là như vậy, chứ còn sự hỗ trợ chỉ có khi mất, nếu như đều

là một sào ruộng mà như những năm bình thường thì một sào ruộng là 250kg thóc mà như

năm nay có nhà chỉ được khoảng chừng, đều nữa thì có nhà chăm bón, phần lợi với đất đai

thì vùng được 1 tạ chứ còn rất thấp mà chi phí lại rất cao. Nếu như bây dừ con đặt phép

tính, như nhà bác đây sức ấy không có, thuê cấy một sào ruộng là mấy bốn công cấy là

phải mấy 800 rồi, nhưng mà phải tổ chức một bữa cơm trưa cho họ nữa, đấy. Rồi ngoài ra

phân bón, đạm lân kali này rồi mạ, giống này. Giống 1 cân như vậy là bốn mươi mấy ngàn

cân đấy cộng thêm công cày bừa này, cho nên là âm rất lớn con này. Nhưng mà cái hỗ trợ

được á nói thật với con hỗ trợ một sào ruộng được 25 000 bạc, theo cái chủ trường mới rồi

đây có làm hồ sơ để kê khai 1 sào được 25000, nói với con được bao nhiêu thóc, cho nên từ

cái chỗ đó mà đời sống của dân vô cùng khó khăn

(Cuộc 7: PVS Người cao tuổi, thôn 5, Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh)

H: Để phòng chống tốt hơn với điều kiện bão lũ, xâm nhập mặn, theo bác cần hỗ trợ gì cho

người dân và chính quyền địa phương?

Đ: Ở đây thì cần nhất là mỗi hộ gia đình tối thiểu là phải có một cái phao cứu sinh. Phải c

ó phao cứu sinh đó. Nói chung là cần thiết phải có phao cứu sinh cho từng người.

H: Ngoài áo phao thì theo bác còn cần hỗ trợ gì?

Đ: Thứ hai nữa là cần hỗ trợ những hộ sống chung với lũ, tạo điều kiện cho vay lãi suất

thấp hoặc hỗ trợ gia cố thêm, gọi là làm chòi chống lũ này, cầu thang ứng cứu gia súc, gia

cầm này để cho mỗi người dân sống ở lũ thêm phần an tâm. Và cũng là một phần động

viên đích thực, tức là nên có. Ngoài ra, lụt to quá thì phải có lực lượng công an, quân đội

ứng cứu.

(Cuộc 12: PVS Người cao tuổi xóm 1, xã Hưng Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An)

H: Đề xuất với chính quyền địa phương để các gia đình có thể ứng phó tốt hơn với điều

kiện lũ lụt thường xuyên như ở đây thì theo chú cần làm gì?

Phần thứ hai thì yêu cầu là ví dụ khi lụt lội thì cán bộ với nhà nước quan tâm giúp đỡ nhân

dân trong lúc lụt lội khó khăn thì có gói mì tôm, cái quần, cái áo cho các cháu. Đấy hỗ trợ

những cái rứa, cái tình cảm của người dân.

(Cuộc 14: PVS HGĐ trung bình, xóm 1, xã Hưng Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An)

Có thể khẳng định nhu cầu được vay vốn của người dân tại các địa bàn khảo sát là cần thiết,

nguồn vốn được vây không chỉ được thực hiện vào mục đích ứng phó và khắc phục hậu quả của thiên

tai mà người dân còn sử dụng nguồn vốn vào mục đích kinh tế, phục vụ cho hoạt động sản xuất ở địa

phương.

(iii) Về hạ tầng

Cơ sở hạ tầng nông thôn hiện nay đã và đang rất phát triển, hệ thống điện, đường,

trường, trạm… đang từng bước được hoàn thiện. Tuy nhiên, do là vùng thường xuyên phải

hứng chịu các trận bão, lũ, lụt nên cơ sở hạ tầng ở nông thôn các tỉnh miền Trung cũng đã bị

nhiều thiệt hại nặng nề. Vì vậy để ứng phó với thủy tai thì theo người dân nơi đây chính

quyền cần tiến hành các hoạt động sửa chữa cơ sở hạ tầng như khơi thông cống rãnh; xây

dựng hệ thống thủy lợi thuận tiện và kiên cố; xây dựng nhiều nhà cồng động tại các cụm, khu

dân cư, thôn, xóm…vv. Các kết quả nghiên cứu dưới đây đã thể hiện chi tiết nhu cầu của

người dân đối với việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng giúp phòng tránh thiên tai.

H: Để mà nâng cao khả năng ứng phó với thiên tai như ngập lụt, hạn hán, xâm nhập

mặn và bão của người dân cũng như chính quyền địa phương thì theo anh cần làm gì?

Đ2: Không thể đề phòng được. Ở đây chủ yếu là khơi thông các cái cống rãnh, dọn các

kênh tưới tiêu chứ còn không có cái biện pháp gì được bởi vì phụ thuộc vào thiên nhiên.

Ở đây thì là ngập úng thôi lại phụ thuộc vào cái cống ngoài kia nếu họ mở cống thì nước

ra nhanh mình không bị ngập mà nếu đóng cống thì mình cứ ngập mãi mãi. Ở đây là

vùng trũng chứ không phải lụt.

(Cuộc 4: PVS Hộ gia đình giàu có, xóm 5, xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh)

H: Bác có nhu cầu gì, bác mong muốn được hỗ trợ nếu mà khi có bão lũ đến hoặc là

nắng hạn không ạ?

Đ: À, bác thì bác mong muốn hỗ trợ bây giờ là đầu tiên được nhà nước hỗ trợ, đầu tiên là

khâu thủy lợi chống úng, tưới tiêu. Nói chung hai cái khoản nớ, chống úng, tưới tiêu để

cho bà con tạo ra cái năng suất cao hơn, đặc biệt là cái tưới tiêu, cái chống xâm nhập

mặn. Những cái đấy hiện nay dân cũng rất muốn được nhà nước cùng hỗ trợ với dân sớm

được làm công việc đó.

(Cuộc 9: PVS Hộ khá, xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh)

H: Trên thực tế khi mà chưa có sự hỗ trợ thì người dân có tham gia vào việc khơi thông

kênh mương đấy không?

All: có chứ.

3: Cái đấy phải làm thường xuyên, hàng tuần đấy chứ.

H: Nhưng mà ý các anh chị muốn nói là

1: Xây hẳn thành một hệ thống bê tông kiên cố đấy.

5: Bê tông hóa.

3: Để cho khỏi cây cối nó mọc đấy.

1: Với cả nước chảy thì chảy trong hệ thống mương, không lan tràn ra khu dân cư.

H: Thế ngoài ra cái đó cũng cần phải có nguồn vốn lớn đấy, không đơn giản?

10: Vâng, cần phải có dự án đấy.

(Cuộc 34: TLN Người dân xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh)

Không chỉ chịu ảnh hưởng từ thiên tai như bão, lũ, mà người dân ở các địa phương này còn chịu

ảnh hưởng từ xâm nhập mặn. Với những thay đổi và diễn biến bất thường từ điều kiện thời tiết cho

nên việc ứng phó với xâm nhập mặn cũng hết sức cần thiết. Về cơ sở hạ tầng thì việc đầu tư và xây

dựng kênh mương hiện đại cũng đã và đang là mong muốn và nhu cầu của nhiều hộ gia đình.

H: Ngoài ra bà còn có mong muốn gì nữa không?

Đ1: Thứ nhất là mong muốn làm sao để ngăn không cho nước mặn lên; thứ hai là mong

muốn làm sao kênh mương làm cho tốt để làm sao khỏi hao về lượng nước. Nước bơm về

kênh đây nhưng mà vũng cua, vũng cáy nhiều thành thử ra là cái nơi không đáng xuống thì

tràn trề. Có khi bơm tràn chảy xuống sông mà ruộng nơi khác không có.

(Cuộc 13: PVS Hộ gia đình nghèo, xóm 1, xã Hưng Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An)

H: Đề xuất với chính quyền địa phương để các gia đình có thể ứng phó tốt hơn với điều

kiện lũ lụt thường xuyên như ở đây thì theo chú cần làm gì?

Đ: Nói chung là, giả sử như trong xóm đây gia đình nào mà chưa có chòi chống lụt thì nhờ

nhà nước phải giúp đỡ người ta, còn chú thì đã có rồi nên giúp gì thì giúp không có thì

thôi, nhưng mà những gia đình mà chưa có cái chòi chống lụt đó thì nên ủng hộ cho người

ta. Đấy là cái phần thứ nhất.

(Cuộc 14:PVS HGĐ trung bình, xóm 1, xã Hưng Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An)

H: Thế bây giờ theo em để người dân có thể phòng tránh tốt bão lũ thì cần hỗ trợ những

cái gì?

Đ: Hỗ trợ trước tiên là cho mỗi nhà một cái thuyền là tốt nhất.

H: Nhưng mà ở đây đã có 85% nhà có thuyền rồi.

Đ: Thuyền rồi là nhà tránh lũ.

H: Nhà tránh lũ thì rất là nhiều tiền mà em thấy là ở xã mình cũng mới chỉ có 50 hộ được

làm thôi. Mà nhà nước thì không có nhiều tiền để làm cho tất cả các nhà. Tức là theo em

thì là có thuyền thì tốt và nhà tránh lũ.

Đ: Vâng, hỗ trợ nhất là cái nhà tránh lũ vì con người là to hơn, còn thuyền thì để cho

người dân đi lại cho thuận tiện để là cái nguồn thức ăn hai là cái thu nhập, rồi là cái nhà

tránh lũ thì để đôi khi nước dâng lên thì tránh xảy ra cái tai nạn về người.

(Cuộc 19: PVS Hộ gia đình khá giả, xóm 2, xã Hưng Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An)

Cho nên, nguyện vọng là mỗi xóm có 1 điểm trú ẩn an toàn hơn, thuận lợi hơn. Hơn nữa xã

tôi nếu báo động 3, các trường học mà địa phương cảm thấy nước đi không an toàn nữa là

điện với nhà trường ngay để thông báo cho học sinh nghỉ học. Vừa rồi lũ là ở ngoài trạm

barie chủ tịch với công an đứng ngoài cầu, đứng chặn ngay ở đầu cầu không cho đi, đi là

không an toàn, chốt chặn lại không cho.

(Cuộc 20: PVS Cán bộ địa chính, xã Hưng Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An)

Nhìn chung, về hạ tầng thì nhu cầu của người dân về cơ bản mong muốn được hỗ trợ về hệ

thống kênh mương, nhà chòi…đảm bảo tốt nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất cũng như ứng phó

với thiên tai gây ra.

(iii) Về kỹ thuật sản xuất (trồng trọt và chăn nuôi)

Bên cạnh sự hỗ trợ về hạ tầng thì hỗ trợ về kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi là một trong

những nhu cầu cần được đáp ứng của người dân vùng lũ. Theo đó để phát triển sản xuất hơn

nữa thì chính quyền cần hỗ trợ cho họ về kiến thức, cách thức canh tác, tư vấn về sử dụng

giống cây, giống con giống có năng suất cao và ổn định. Ý kiến sau cho thấy:

H: Ngoài ra, còn thứ nào cần hỗ trợ mà nó thiết thực hơn, gắn với đời sống của các gia

đình?

2: Vật tư sản xuất.

H: Cụ thể là gì?

2: Giống, rồi thì phân bón, phân đạm, thuốc trừ sâu.

3: Cây giống và con giống.

1: Phổ biến khoa học kỹ thuật.

H: Tôi tưởng là ở đây có cái chương trình khuyến nông chứ. Hàng năm, người ta tập huấn

cho các gia đình?

All: Vâng, có tập huấn.

3: Nhưng mà đang được ít.

(Cuộc 34: TLN Người dân xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh)

H: Nếu lãi cao thì là không được, đấy là một nhu cầu. Còn có nhu cầu nào khác nữa không

ạ?

Đ: Thì cung cấp con giống cho tốt để những hộ dân nuôi cho được, cho đạt. Cái là giống

chỗ bất bênh quá thì hắn cũng khó nuôi, người dân cũng còn lo lắng

(Cuộc 27: PVS Hộ khá, thôn Hà Thiệp, Võ Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình)

H: Vâng, nghĩa là đời sống của người dân là khó khăn rồi nhưng mà bên cạnh đo nếu giả

sử như ngập lụt hoặc là bão lũ về thì sẽ còn khó hơn, còn sẽ mất nhiều hơn. Ý cháu muốn

hỏi bác là vậy người dân có những cái nhu cầu gì khác cần hỗ trợ từ bên ngoài để đối phó

với các tác động của lũ?

Đ: Nhu cầu thì cần hỗ trợ trợ giống,

H: Trợ giống, còn cái gì nữa không ạ?

Đ: Nói chung tốt nhất là trợ giống, phân bón như bác trình bày ở trên

(Cuộc 7: PVS Người cao tuổi, thôn 5, Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh)

Về mặt hỗ trợ kĩ thuật sản xuất thì hầu hết người dân tại các địa phương này đều có

mong muốn được hỗ trợ về giống cây trồng và vật nuôi. Do đặc thù điều kiện thời tiết ở đây

cho nên việc lựa chọn thích hợp các giống cây trồng và giống vật nuôi rất quan trọng. Trên

thực tế Hợp tác xã nông nghiệp đã tiến hành các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến

ngư. Hệ thống thủy lợi nội đồng cũng được duy tu, sửa chữa thường xuyên. Tuy nhiên, do

những tác động liên tiếp và có tính bất thường của các hiện tượng thủy tai khiến cho hoạt

động sản xuất của người dân gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, họ luôn cần những sự hộ trợ

thường xuyên, mang tính chất lâu dài từ phía chính quyền về kĩ thuật sản xuất, chăn nuôi…

(iv) Về chia sẻ thông tin, kinh nghiệm ứng phó với thiên tai

Nhu cầu chia sẻ các thông tin về thị trường, về thời tiết, lịch mùa vụ, cách phòng,

chống, ứng phó với thiên tai luôn cần thiết. Đối với người dân các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và

Quảng Bình, hàng năm thường xuyên bị bão, lũ hoành hành thì những thông tin đó càng vô

cùng quan trọng, đặc biệt là về thời tiết.

H: Ví dụ như là thông tin có cần không ạ? Cháu muốn hỏi rộng lắm, nhu cầu ở đây rất

rộng, các bác có thấy là thông tin về thời tiết, thông tin về kinh nghiệm ứng phó, thông tin

về cấy trồng đã đủ với các bác chưa và cái nhu cầu về thông tin có cần nữa không?

Đ: Thông tin thì ở đây vẫn đang thiếu cái thông tin nói thật với con người ta nói là ở chỗ

cái khoa học là then chốt mà. Nhưng trước đây ở đây có một người về phụ trách bên kỹ

thuật trồng trọt nhưng mà ông ấy mất đi rồi, như thế là không có người để mà phụ trách kỹ

thuật trồng trọt á. Do đó nhiều khi sâu bệnh nó phát hiện ra, phát sinh nhưng không có

người phát hiện sớm, đến khi mà nó lan tỏa rồi thì lúc đó HTX mới kêu người ở những khu

vực kỹ thuật khác về có khi như thế là chậm trễ rồi. Đề xuất là..

H: Các thông tin về thành tựu khoa học kỹ thuật? thế còn thông tin về thời tiết ạ?

Đ: Thông tin về thời tiết theo bác là cũng không đều là vì cái này bây chừ cũng có tivi, đài

nói đều cũng đã tiếp nhận được rồi cho nên cái đó là cũng.. giờ dân người ta ai cũng coi

đài, người ta cũng biết được

(Cuộc 7: PVS Người cao tuổi, thôn 5, Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh)

Ngoài các nguồn tin chính thống trên các phương tiện truyền thông đại chúng thì những

kinh nghiệm dân gian về nhận biết và cách phòng, chống thiên tai luôn được người dân các

tỉnh khảo sát chia sẻ với nhau.

H: Thế mọi người đã có học theo những kinh nghiệm hay kế hoạch phòng chống lũ nào

rồi?

Đ1: Kinh nghiệm là tốt nhất là giờ là những nhà mà lụt nước vào nhà là thấy cực hơn, giờ

là cũng theo nhau để mà tích trữ tiền bạc để mà nâng cái nhà lên. Đã thấy nhà cao hơn

không lụt là sướng hơn còn nhà thấp hơn lụt là khổ. Bao nhiêu đồ chuyển, trong nhà bao

nhiêu đồ này đến khi lụt vào là cái chi cũng phải cất, cực lắm. Cái tủ cũng phải tháo ra mà

cất chứ, cực lắm. Nên phải làm sao vận động nhau tích trữ tiền bạc để mà nâng cái nhà

cao lên, nó sướng hơn.

(Cuộc 13: PVS Hộ gia đình nghèo, xóm 1, xã Hưng Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An)

H: Theo các bác và các anh,chị để người dân và chính quyền địa phương có thể ứng phó

tốt với bão lũ và lụt đấy thì cần hỗ trợ những gì ạ?

Đ8: Mỗi gia đình đều muốn được hỗ trợ hết, hình như từ mấy chục năm nay dân không đòi

hỏi chính quyền phải hỗ trợ gì, dân họ tự lực thôi. Còn sau khi bão thì họ cũng có giúp,

nhưng cũng còn những cái quan liêu. Đáng lẽ sau khi bão xong bên mặt trận và trưởng

thôn phải thành lập 1 ban khảo sát các gia đình bị tai hại như thế nào của lụt bão để có

phương án hỗ trợ. Trưởng thôn ở đây là độc quyền.

H: Ngoài ra, mọi người có mong muốn là người dân biết được thông tin về tình hình bão lũ

một cách chính xác để mình có thể ứng phó kịp thời không ạ?

Đ8: Cái này thông tin cũng phụ thuộc vào Đài tiếng nói Việt Nam là chủ yếu.

Đ4: Cán bộ là phải đi sâu, đi sát với dân.

(Cuộc 38: TLN Người dân, xóm 1, xã Hưng Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An)

H: Nếu mà ví dụ có một cái thông tin nó chính xác hơn thì theo ông, bà như thế có hợp lý

không? Người dân có mong muốn 1 cái thông tin chính xác không, để mà mình có thể

phòng tránh trước hoặc dự báo lũ, thì cái thông tin như thế người dân có cần không?

Đ: Cần chớ. Thông tin của huyện với tỉnh nói về phòng chống bão thì người dân mô cũng

chuẩn bị. Vì đây gần sông nên họ chuẩn bị trước hết.Họ chuẩn bị trước 10-15 ngày.Nhà

nào cao thì người ta đến để nhờ quần áo ở đó.

(Cuộc 30: PVS NCT, xóm 1, thôn Trúc Ly, Võ Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình)

H: Thế theo bác để người dân và chính quyền địa phương có thể ứng phó tốt hơn cả với

thủy tai á thì ở đây nên được trợ giúp những cái gì?

Đ: thông tin cái đó là cái trên hết

H: thông tin là những cái gì ạ, theo bác thì người dân cần những thông tin gì ạ?

Đ: Anh phải báo bão, lũ, lụt các cái nhà xung yếu. Chỗ mô là xung yếu, các nhà ở xung

quanh đó lo dọn dẹp để khi mà bỏ đi mắc các chướng ngại vật để khi mình được người ta

giúp đỡ thì khỏi chướng ngại vật, như các đồ dùng này, vật liệu xây dựng anh phải dọn đi

hoặc là anh bỏ cái gì đó ở trên đường mà có thể không bảo đảm để giao thông thông suốt,

chi chứ cán bộ người ta nhắc nhở chứ không phải để yên cho anh làm giữa đường như rứa

mà khi bão lũ đến thì làm sao.

(Cuộc 31: PVS Hộ trung bình, xóm 2, thôn Hà Thiệp, Võ Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình)

Hầu hết các kinh nghiệm và thông tin về bão lũ cũng được truyền miệng cho các thế hệ trẻ, song

rất ít ghi lại bằng sách vở, mà đó chỉ là kinh nghiệm dân gian.

H: Thế bây giờ những cái kinh nghiệm đấy các bác có truyền lại cho thế hệ trẻ không?

Đ: Không, tất nhiên là nó sẽ có

H: Họ có quan tâm, họ có áp dụng không ạ? Có nghe không ạ?

Đ: Không, thường là lớp trẻ bây giờ rất ít chú tâm đến cái phong tục đó vì những cái cổ

truyền đó nhưng mà khi nãy tôi vừa nói đấy áp dụng dần dần nó ít có hiệu nghiệm hơn.

Thiên nhiên biến đổi quá nhiều giờ mình cũng không hiệu nghiệm chính xác được

H: Ví dụ như không chính xác, như cháu hiểu là thanh niên họ có quan tâm không, thanh

niên bây giờ họ có thực sự quan tâm đến kinh nghiệm của ông bà trước đây?

Đ: Có chứ, thanh niên bây giờ thú thật là thanh niên đi ra thoát ly thôi chứ ở nhà ni gần

như đều phải áp dụng

(Cuộc 9: PVS Hộ khá, xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh)

Ngoài những thông tin chính thức thì việc chia sẻ các kinh nghiệm dân gian để phòng chống

thiên tai cũng rất quan trọng.

H: Xin bác nói qua về những kinh nghiệm trong dân gian mình áp dụng để phòng chống lũ

lụt?

Đ1: Dân gian thì… kể ra mà nói dân gian thì nhiều. Thì như vậy là dân gian mà nói thì

như vậy kiến tha trứng đó thì chuẩn bị mưa; rồi như vậy là người ta nói là có cái cây cây

chuối nước đã trổ, trổ hoa mà tàn thì bắt đầu mưa bão, lũ lụt đến hoặc sẽ có một trận mưa

lớn; rồi như vậy là cái con ễnh oàng hay gì đó mà nó làm tổ đẻ đến đâu thì nước lụt đến

đó. Dân gian ở đây nói con ễnh oàng nó treo tổ đến đâu thì nước lụt đến đó, nhưng mà

đúng nó treo lên cây cao đến đâu thì nước lụt đến đó. Đó là kinh nghiệm dân gian.

H: Đó là một cái kinh nghiệm dân gia để phát hiện ra nước nhiễm mặn, thế ngoài ra bác

còn biết kinh nghiệm dân gian nào khác nữa không?

Đ1: Rồi, nếu anh thấy mặt nước, mà nước thủy triều lên mà trong xanh thì như vậy cũng là

do nước nhiễm mặn đấy. Trong không thôi thì được nhưng mà trong mà xanh màu nước

biển thì đó là mặn, chứ còn nước bình thường thì nó trong nhưng mà nó lại không có màu

xanh. Cho nên là thấy nước mà trong xanh thì cũng không bơm.

H: Ngoài ra còn có cách nào trong dân gian để nhận biết là nước bị nhiễm mặn nữa

không?

Đ1: Nước bị nhiễm mặn ngoài 2 kinh nghiệm đó thì như vậy khi mà nước đã rút rồi thì tức

là cái ruộng đó, cái đất đó đã bị nhiễm mặn thì khi nước rút nhìn trên mặt có một màu sẫm

à màu trắng như muối, màu trắng trên mặt ruộng. Một lớp mỏng màu trắng như muối đọng

lại trên mặt ruộng, tức là muối nó đóng lại.

H: Nhưng lúc trước cháu có nghe nói rằng sự xuất hiện của con rươi tại xã là do đất ở đây

bị nhiễm mặn?

Đ1: Cái đó thì cũng nỏ phải. Con rươi chỉ xuất hiện ở vùng nước lợ thôi chứ cũng không

phải nước mặn. Địa bàn tôi ở đây như ở xóm 1 đây cơ bản là rươi, chứ cũng không phải là

năm nào ngập mặn thì có rươi đâu. Đó là người ta nghĩ như thế thôi chứ nỏ phải. Ở đây,

rươi đây ý, những cái chân ruộng nào mà gần hói, gần sông thì như vậy là sẽ có rươi, chứ

còn cũng chưa hẳn phải là như vậy là nước nhiễm mặn thì mới có rươi, mà rươi đây là ở

nước mặn với nước lợ chứ không phải sống ở nước mặn đâu.

(Cuộc 11: PVS Chủ tịch HTX Nông nghiệp xã Hưng Nhân - Hưng Nguyên - Nghệ An)

Rất nhiều kinh nghiệm dân gian đã được người dân chia sẻ. Mặc dù, kinh nghiệm dân gian lúc

vận dụng thì cũng có thể đúng hoặc sai. Nhưng hầu hết là không ghi chép lại, chủ yếu là truyền miệng

từ người này sang người khác, từ thế hệ này qua thế hệ khác.

H: Theo kinh nghiệm của bác và của nhân dân ở đây, có cách nào để mình biết được là sắp

có bão lụt để mình phòng?

Đ; Ở đây thì có cái CV14, CV16 thì người ta báo trước. Có khi như vừa rồi đây này…

H: CV14, CV26 là cái gì ạ?

Đ: Tức là đài đấy. Giờ thì cũng nỏ có kinh nghiệm gì cả. Cứ muốn biết lụt bão là coi

CV14, CV16, CV12 là người ta báo. Ví dụ như cái đợt mà, cái bão vừa rồi đó là họ báo dự

báo cuối tháng 10 là có lụt thì đúng là có lụt thật. Họ dự báo lâu rồi đó. Họ dự báo trước

khoảng 20 ngày rồi. Như chúng tôi bên nông nghiệp là dự báo, muốn xử lá lạc này, muốn

cày ải này rồi là muốn này kia thì là cứ coi CV14 thì là an toàn.

H: Những kinh nghiệm mà bác vừa nói trong dự báo các hiện tượng thời tiết thì hiện nay

có được truyền lại cho các thế hệ trẻ nữa không? Nếu có thì cách thức truyền dạy như thế

nào?

Đ: Không, ít. Bây giờ thì cũng không ai truyền.

H: Nó chính xác như vậy tại sao bây giờ người ta lại không truyền cho các bạn trẻ nữa?

Đ; Các bạn trẻ thì thế này này… như nhà bác đây thì bọn trẻ nó chỉ làm vài hồi rồi thôi

nghỉ đi làm công với gì chứ làm nông nghiệp thì ngày công lao động rẻ quá, quá rẻ. Chẳng

qua là như nhà bác cái tuổi ni là không làm được chi nữa thì cũng bám theo ruộng, theo

đất vậy chứ. Còn thanh niên giờ nó đi cày thì không có mấy đâu.

H: Theo bác mình có cần ghi chép, tổng hợp lại cho các bạn trẻ để các bạn sử dụng

không?

Đ; Không, giờ viết cho ai nữa. Con thì nó không sản xuất nữa.”

(Cuộc 12: PVS Người cao tuổi xóm 1, xã Hưng Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An)

H: Những kinh nghiệm đó cô có mách cho những nhà khác không?

Đ: Nói chung là cái tính của dì là hay lau bau, mần mà được, giả sử mần mà được thì sau

hắn lên vẫn đẹp thì dì nói là này giờ về thì cứ theo tôi rứa mà mần chứ đừng có bơm mà

nớ, mà khổ cái thân. Dì công việc ở nhà nhiều nên có khi cũng ít ra đồng, khi ra đồng mà

thấy chỗ bị nhiều rồi thì là dì về đi mua vôi này, rồi mua dầu xong là về dì xuống bứt cả

đám, lúc đó ai cũng nhìn nhưng ít bữa thì chỗ đó hắn mọc lên là không bị chi nữa rồi. Khi

trên loa về đang có dịch đấy thì nhà nào bơm được thì họ bơm, nhưng mà dì thì không

bơm, dì chỉ mần theo cái cách đó thôi. Xong rồi là đến khi gặt thì hắn cũng chỉ là thấp hơn,

kém hơn một chút thôi chứ hắn cũng bình thường. Còn nếu bị bó rễ nớ thì dì mang bừa ra

dì bừa cả cái vạt đó cho xầy, rồi dì gánh phân chuồng vô, rồi dì bón vôi vô.

(Cuộc 15: PVS Hộ gia đình nghèo, xóm 2, xã Hưng Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An)

Một vài kinh nghiệm dân gian khác cũng được người dân áp dụng triệt để, chẳng hạn:

H: Anh có thấy bà con, bản thân họ có hay tự trao đổi với nhau về cách để phòng chống

bão lũ hoặc là phòng chống hạn hán, ngập mặn ở trên địa bàn xã mình không ạ?

Đ: Tổ chức hội họp riêng thì không có, nhưng qua sinh hoạt đời thường người ta cũng có

kinh nghiệm năm này nhìn vào cây cối như thế nào đó có thể bão gió chẳng hạn. Khi có

bão gió thì người ta cũng chấp hành hiệu lệnh ở trên thì người ta cũng phát chặt cây cối,

thông tuyến đường, phải nó là người ta cũng hưởng ứng ngay chứ không phải là gì. Bữa

nay nói thật với cô là họ tự giác rồi, chứ không phải như trước đây. Có cái cây cối nào cao

là họ phải chặt không thì nó đổ hư nhà hư cửa, hư đường điện. Nói chung, họ có ý thức tự

giác cao. Xã tôi bây giờ có bão gió cũng ít khi mất điện, đàng hoàng, không đến nỗi nào.

(Cuộc 20: PVS Cán bộ địa chính, xã Hưng Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An)

Cách chia sẻ thông tin những kinh nghiệm dân gia trong trồng trọt và chăn nuôi cũng trở nên

phổ biến hơn.

H: Như vậy là không có kinh nghiệm nào từ phía khuyến nông. Thế thì bà con làng xóm có

chia sẻ với nhau những cái gì mà về cấy trồng, về chăn nuôi, về sản xuất gì không ạ? Bà

con xóm giềng, họ hàng bác có chia sẻ kinh nghiệm với ai trong việc cấy trồng, nuôi gia

súc gia cầm ở trong thôn trong xóm mình không?

Đ: Trong thôn xóm thì cũng có phổ biến, ví dụ như đây vừa rồi có một chú về rồi bày cho

chăn nuôi, trồng trọt cũng có, bán thuốc…

H: Chia sẻ bằng cách nào?

Đ: Chia sẻ bằng cách mình thấy lúa của họ đẹp, tốt mà lúa phù hợp với diện tích đó là

mình phải chia sẻ với họ đổi lấy cái lúa đó sang năm đăng ký cái lúa mới đấy, còn phần

lúa cũ thì làm đều cả thôi. Nếu có lúa mới thì chia sẻ trồng ở vùng mô thì

H: Không, ý ở đây là chia sẻ kinh nghiệm bác ạ để trồng ý, mình có chia sẻ thì chia sẻ ở

đâu, các bác ngồi ở đâu để nói chuyện, chia sẻ với nhau về giống lúa đó?

Đ: Đi uống nước hoặc là đi cưới, đi mô gặp trong xã á quan tâm những cái trên thì chia

sẻ. Năm nay được mùa lúa gì, lúa gì, cấy ở vùng mô ruộng cao ruộng thấp chia sẻ với kinh

nghiệm của họ.

(Cuộc 21: PVS HGĐ trung bình, thôn 2 xã Hưng Nhân, Hưng Nguyên, Nghệ An)

H: Những kinh nghiệm bà vừa kể do đâu mà bà biết được? Bà đọc được hay là nghe các cụ

truyền lại?

Đ: Đấy là đời ông đời bà trước đây kể lại, với hai nữa là nghe nói là có cái ông bà trước

nói là gọi là có sách. Từ hồi nớ đến giờ thì họ, từ năm 80 đến giờ thì cái gì cũng máy móc

rồi là kênh mương đầy đủ, rồi là dự báo khí tượng đầy đủ của nhà nước cả thì bữa ni họ

không dựa vào cái kinh nghiệm đó nữa.

H: Giờ theo bà thấy là mọi người không sử dụng những kinh nghiệm này nữa?

Đ: Không. Bỏ lâu rồi, bỏ từ hồi những năm 80 đến giờ.

H: Trước đây khi bà còn đang làm ruộng thì bà có vận dụng những cái kinh nghiệm này để

mình biết trước thời tiết và vận dụng vào sản xuất nông nghiệp của gia đình không?

Đ: Có.

H: Và bà thấy những kinh nghiệm này có chính xác không?

Đ: Cũng chính xác, cũng được khoảng 70-80%.

(Cuộc 24: PVS NCT, xóm 1, thôn Trúc Ly, Võ Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình)

H: Hiện nay áp dụng nhiều, thế bà con có ghi chép lại hay có cách nào để lưu truyền từ

người già đến người trẻ?

Đ1: Họ không ghi chép mô nhưng mà họ nói chuyện, chẳng hạn trong dân, trong xóm

trong làng có việc thuận lợi như thế này, ngoài buổi ngày đớ, giờ đi làm về rồi buổi trưa

đây này nhà nào họ nấu nước mới, hãm nước chè xanh đây này mời nhau uống nước rất là

thuận tiện như rứa. Mời nhau uống nước, họ nói chuyện, nói chung việc chi họ cũng biết,

việc tốt việc xấu thì họ cũng nói chuyện với nhau, tức là trong dân cái gì họ cũng nói, việc

sản xuất cái gì họ cũng nói với nhau, đấy là nói cái vùng làm đất mạ đấy, giả sử một người

cày thì ngày mai mọi người cày hết, chưa ai mần thì cứ để đó. Rồi cái bắc mạ, các kỹ thuật

người ta ngồi nói chuyện với nhau, ngồi cái buổi mà trong khoảng 1 tiếng, tiếng rưỡi chi

đó ngồi nói chuyện thì rất là nhiều chuyện, nhưng mà người có nhiều lứa tuổi, người nông

nghiệp cũng có, người không nông nghiệp cũng có, người học sinh cũng có, rồi người đi

làm chi đó, có khi nghe là họ để ý trong đầu ngay lập tức, họ ghi nhớ vào trong đầu của họ

lương, sau này họ không phải ghi sổ sách chi cả, họ truyền nhau những câu nói đó trong

thực tiễn đó. Hầu như trong xóm nông thôn là như rứa.

(Cuộc 36: TLN cán bộ lãnh đạo xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh)

Có thể thấy thông tin đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất. Giúp cho

người dân chủ động hơn trong quá trình lao động của mình. Với đặc thù là nơi thường xuyên

chịu ảnh hưởng các hiện tượng thủy tai tác động thì nhu cầu có những thông tin kịp thời,

chính xác từ các phương tiện truyền thông, từ các cấp chính quyền sở tại luôn cần thiết đối

với người dân. Ngoài ra, thông qua hoạt động sản xuất, từ việc quan sát các hiện tượng thiên

nhiên, động vật, cây cỏ mà người dân đã tổng kết lại thành những kinh nghiệm dân gian hết

sức quý báu. Những kinh nghiệm này cho đến nay vẫn còn đúng và được người dân chia sẻ

với nhau. Tuy nhiên, do quá trình phát triển nhanh của công nghệ thông tin, khoa học kĩ thuật

hiện đại cho nên kiến thức dân gian đã dần mai một.

Như vậy, từ một số thông tin định tính đã khảo sát được ở một số tỉnh miền Trung thì

nhận thấy nhu cầu cần được hỗ trợ của người dân và chính quyền chủ yếu vẫn là vốn, vật

chất, hạ tầng, kỹ thuật sản xuất (trồng trọt và chăn nuôi), về chia sẻ thông tin, kinh nghiệm

ứng phó với thiên tai. Với những nhu cầu này về cơ bản thì người dân đã đáp ứng được. Tuy

nhiên, do là những địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng từ thiên tai cho nên đời sống

của người dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Để giảm thiểu hơn nữa mức độ thiệt hại về người

và tài sản cho người dân thì các cơ quan ban ngành, chính quyền địa phương cần quan tâm và

hỗ trợ người dân ở mức tối đa về vốn, vật chất, thông tin… nhằm đảm bảo cho người dân có

những ứng phó và biện pháp khắc phục hậu quả thiên tai một cách hiệu quả và phù hợp.

Phụ lục 1:

Quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế phối hợp của Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu

nạn các Bộ, ngành và địa phương

CHÍNH PHỦ ________

Số: 14/2010/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

__________________

Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 2010

NGHỊ ĐỊNH

Quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn

và cơ chế phối hợp của Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương,

Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn

các Bộ, ngành và địa phương _________

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 20 tháng 3 năm 1993 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 24 tháng 8 năm 2000;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương; Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và Tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành và địa phương; cơ chế phối hợp vận hành trong ứng phó các tình huống thiên tai.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sinh sống và làm việc trên lãnh thổ và các vùng biển, đảo của Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Thiên tai quy định trong nghị định này bao gồm: mưa lớn, áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, lũ quét, ngập lụt, giông, lốc, sét, sạt lở do mưa lũ, nước dâng, động đất, sóng thần.

2. Tình huống thiên tai là giai đoạn kể từ khi một hoặc một số thiên tai quy định tại khoản 1 Điều 3, bắt đầu xuất hiện và có khả năng gây ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của Nhà nước, nhân dân và các hoạt động kinh tế, xã hội trên lãnh thổ, các vùng biển, đảo của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi không còn khả năng gây ảnh hưởng đến Việt Nam.

Chương II

TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ BAN CHỈ ĐẠO PHÒNG, CHỐNG LỤT, BÃO TRUNG ƯƠNG, BAN CHỈ HUY PHÒNG, CHỐNG LỤT, BÃO

VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN CÁC BỘ, NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG

Điều 4. Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương

Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương là cơ quan tham mưu, giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc đôn đốc, chỉ đạo điều hành công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên phạm vi cả nước.

1. Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương gồm các thành viên sau:

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Trưởng ban;

Một Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Phó Trưởng ban thường trực;

Một Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ làm Phó trưởng ban;

Một Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam làm Phó trưởng ban;

Các ủy viên gồm đại diện là lãnh đạo các Bộ, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Công An, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Xây dựng, Giao thông vận tải, Y tế, Khoa học và Công nghệ, Ngoại giao, Lao động - Thương binh và Xã hội, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam.

Căn cứ yêu cầu công tác, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương quyết định bổ sung lãnh đạo một số cơ quan, tổ chức có liên quan tham gia Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương.

2. Các thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Nhiệm vụ của các thành viên Ban Chỉ đạo do Trưởng Ban phân công.

Thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương do Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương quyết định trên cơ sở đề nghị của các Bộ, ngành, cơ quan liên quan.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương.

Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương được sử dụng dấu quốc huy để thực hiện các nhiệm vụ của Ban.

Ban có Văn phòng thường trực do Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống lụt, bão kiêm nhiệm. Trụ sở chính của Văn phòng thường trực đặt tại Hà Nội, có hai đại diện vùng là Trung tâm phòng, chống lụt, bão đặt tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng. Văn phòng thường trực được cấp kinh phí và mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để hoạt động.

Điều 5. Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn các cấp địa phương

Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thành lập, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc kiểm tra, đôn đốc, chỉ huy điều hành công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trong phạm vi địa phương.

1. Thành viên của Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn địa phương gồm:

Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp làm Trưởng ban;

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh;

Thủ trưởng cơ quan quân sự địa phương, Thủ trưởng cơ quan Biên phòng địa phương đối với các địa phương có biên giới làm Phó trưởng ban;

Các ủy viên là lãnh đạo các cơ quan liên quan đến công tác phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn của địa phương;

Đối với cấp xã, thành viên là các cán bộ chuyên môn phụ trách các lĩnh vực liên quan làm uỷ viên.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực của Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh. Ban có Văn phòng thường trực, được sử dụng cơ quan quản lý về đê điều, thuỷ lợi của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiêm nhiệm, có con dấu, được cấp kinh phí và mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để hoạt động.

3. Căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định phòng chức năng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện làm Văn phòng thường trực và được cấp kinh phí để hoạt động.

4. Trụ sở của Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn cấp xã đặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã. Ban sử dụng một số cán bộ chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp xã làm bộ phận thường trực.

5. Thành viên Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn các cấp làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.

6. Nhiệm vụ của các thành viên Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn địa phương do Trưởng ban phân công.

Điều 6. Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành Trung ương

Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và Tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành do Thủ trưởng các Bộ, ngành thành lập, tham mưu giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng các ngành trong công tác đôn đốc, chỉ đạo điều hành công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Bộ.

1. Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành gồm các thành viên: một lãnh đạo Bộ, ngành làm Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn của Bộ, ngành. Căn cứ cơ cấu tổ chức của từng Bộ, ngành, Bộ trưởng, Thủ trưởng ngành quyết định về số lượng, cơ cấu, nhiệm vụ các thành viên của Ban cho phù hợp.

2. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và yêu cầu công tác phòng, chống, lụt bão và tìm kiếm cứu nạn, Bộ trưởng, Thủ trưởng các ngành quyết định việc thành lập Văn phòng thường trực phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn. Văn phòng thường trực có con dấu, được cấp kinh phí và mở tài khoản để hoạt động.

3. Trụ sở của Ban đặt tại cơ quan Bộ, ngành.

Điều 7. Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương

Thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 08/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão đã được sửa đổi, bổ sung ngày 24 tháng 8 năm 2000 và quy chế phòng, chống động đất, sóng thần đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Điều 8. Nhiệm vụ của Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn địa phương

Tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện nhiệm vụ đôn đốc, chỉ đạo, điều hành công tác phòng ngừa, ứng phó, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả thiên tai.

Điều 9. Nhiệm vụ của Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành

Tham mưu giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng các ngành thực hiện trách nhiệm của Bộ, ngành cơ quan trung ương quy định tại các khoản từ 2 đến 20 Điều 11 Nghị định số 08/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão đã được sửa đổi, bổ sung ngày 24 tháng 8 năm 2000 và quy chế phòng, chống động đất, sóng thần; các quyết định về công tác tìm kiếm cứu nạn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ban hành.

Chương III

QUYỀN HẠN CỦA BAN CHỈ ĐẠO PHÒNG, CHỐNG LỤT, BÃO

TRUNG ƯƠNG; BAN CHỈ HUY PHÒNG, CHỐNG LỤT, BÃO

VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN CÁC BỘ, NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG

Điều 10. Quyền hạn của Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương

1. Yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo các cơ quan chức năng cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin khí tượng thủy văn; yêu cầu Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam chỉ đạo Viện Vật lý địa cầu cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về động đất, cảnh báo sóng thần theo quy định.

2. Yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

3. Quyết định huy động nhân lực, vật tư, phương tiện của các tổ chức, cá nhân để ứng cứu, cứu trợ kịp thời những tình huống cấp bách vượt quá khả năng xử lý của địa phương.

4. Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan đề xuất, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định các biện pháp và mức hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai.

Điều 11. Quyền hạn của Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn các địa phương:

1. Yêu cầu các cơ quan chuyên môn cùng cấp và Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn cấp dưới xây dựng kế hoạch, phương án; bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện và dự trữ nhu yếu phẩm thiết yếu cho công tác phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn.

2. Yêu cầu cơ quan dự báo khí tượng thuỷ văn địa phương cung cấp kịp thời các thông tin dự báo về thời tiết, thủy văn nguy hiểm.

3. Quyết định theo thẩm quyền huy động nhân lực, vật tư, phương tiện, của các tổ chức, cá nhân để ứng cứu, cứu trợ kịp thời các tình huống cấp bách xảy ra trên địa bàn.

4. Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh quyết định và chỉ đạo các biện pháp đảm bảo an toàn các phương tiện hoạt động trên sông, trên biển bao gồm việc cho phép hoặc không cho phép tàu thuyền ra khơi khi có bão, áp thấp nhiệt đới, có khả năng gây ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

5. Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh quyết định việc cho học sinh nghỉ học trong tình huống bão, lũ và thiên tai nguy hiểm để đảm bảo an toàn.

6. Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn các cấp quyết định và tổ chức thực hiện việc sơ tán dân trong vùng nguy hiểm đến nơi an toàn.

7. Quyết định các biện pháp khắc phục hậu quả thiên tai ở địa phương; yêu cầu các ngành, các cấp triển khai thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả, báo cáo cấp có thẩm quyền về thiệt hại và nhu cầu hỗ trợ.

Điều 12. Quyền hạn của Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành bao gồm:

1. Yêu cầu các cơ quan, đơn vị trực thuộc xây dựng và tổ chức thực hiện phương án, kế hoạch phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn hàng năm; bảo vệ người, tài sản, công trình phòng, chống lụt, bão và cơ sở kinh tế - xã hội thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị.

2. Yêu cầu các cơ quan, đơn vị trực thuộc cung cấp kịp thời nhân lực, vật tư, kỹ thuật, phương tiện đáp ứng yêu cầu huy động cho công tác cứu hộ, cứu trợ khi cần thiết.

3. Yêu cầu các đơn vị trực thuộc đánh giá, tổng hợp tình hình thiệt hại sau thiên tai báo cáo cấp có thẩm quyền và tổ chức khắc phục hậu quả.

Chương IV

PHỐI HỢP ỨNG PHÓ CÁC TÌNH HUỐNG THIÊN TAI

Điều 13. Nguyên tắc phối hợp

1. Chỉ đạo ứng phó các tình huống thiên tai phải đảm bảo nguyên tắc chỉ huy thống nhất, phân công cụ thể, chủ động, kịp thời và phù hợp với diễn biến thực tế tình huống thiên tai.

2. Khi có nhiều lực lượng cùng tham gia ứng phó tình huống thiên tai trên một địa bàn, Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn cao nhất của địa phương hoặc người được Trưởng ban uỷ quyền là người chỉ huy ứng phó.

3. Thiên tai xảy ra và có khả năng ảnh hưởng đến địa phương nào, địa bàn nào, chính quyền và các lực lượng tại địa phương đó, địa bàn đó phải chủ động triển khai ứng phó ngay theo phương châm “4 tại chỗ”.

Điều 14. Phối hợp trong dự báo, cảnh báo và chỉ đạo phòng tránh thiên tai

1. Trung tâm dự báo Khí tượng thuỷ văn Trung ương thực hiện dự báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ trên phạm vi cả nước; các Đài khí tượng thuỷ văn khu vực, các Trung tâm khí tượng thuỷ văn tỉnh thực hiện dự báo chi tiết và phân phối tin dự báo đối với khu vực được phân công phụ trách; Viện Vật lý địa cầu phát tin động đất, cảnh báo sóng thần theo quy định.

2. Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương quyết định cảnh báo và chỉ đạo phòng tránh, ứng phó với tình huống thiên tai trên phạm vi cả nước; Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành, địa phương quyết định cảnh báo và chỉ đạo các biện pháp ứng phó với thiên tai trên phạm vi quản lý của Bộ, ngành, địa phương.

Điều 15. Phối hợp phát tin dự báo, cảnh báo và chỉ đạo phòng tránh thiên tai

1. Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành và địa phương, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Công ty Thông tin Hàng Hải, Bộ đội biên phòng, Đài Phát thanh và Truyền hình địa phương là các cơ quan thực hiện phát tin chính thống về dự báo, cảnh báo và chỉ đạo phòng tránh thiên tai.

2. Các cơ quan thực hiện phát tin chính thống quy định tại khoản 1 Điều này chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan tăng thời lượng, tần suất đưa tin kịp thời phục vụ công tác điều hành, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương.

3. Việc phát tin dự báo, cảnh báo thiên tai thực hiện qua sóng phát thanh, truyền hình, hệ thống truyền thanh, thông tin hữu tuyến và vô tuyến, các phương tiện thông tin liên lạc như internet, loa tay và các phương tiện truyền tin truyền thống khác.

Điều 16. Phối hợp chỉ đạo ứng phó thiên tai

1. Tình huống khi có bão, áp thấp nhiệt đới

a) Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương chỉ đạo các biện pháp chung ứng phó với bão, áp thấp nhiệt đới.

b) Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn các cấp ở địa phương phối hợp với Bộ đội Biên phòng địa phương chủ động kiểm đếm người và tàu thuyền hoạt động

trên biển, quyết định và tổ chức thực hiện việc thông tin, hướng dẫn tàu thuyền thoát ra khỏi vùng nguy hiểm hoặc về nơi an toàn để trú tránh bão, áp thấp nhiệt đới.

c) Cơ quan quân sự, Biên phòng và Công an địa phương huy động lực lượng, phương tiện giúp nhân dân trong việc sơ tán dân, chằng chống nhà cửa, sắp xếp vị trí neo đậu cho tàu thuyền, bảo vệ trật tự xã hội và tham gia cứu hộ, bảo vệ các công trình phòng, chống lụt, bão theo sự phân công của Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn địa phương.

d) Chủ phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển giữ liên lạc thường xuyên với Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn, đồn Biên phòng, cơ quan thuỷ sản địa phương để thông báo về vị trí, tình trạng kĩ thuật của phương tiện, số người trên tàu và chủ động thoát khỏi khu vực ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới.

đ) Cộng đồng trên đất liền, hải đảo triển khai các biện pháp ứng phó, chủ động chằng chống nhà ở hoặc sơ tán để đảm bảo an toàn; tham gia các hoạt động phòng chống bão theo huy động của Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn địa phương.

2. Tình huống khi có lũ lớn, lũ quét và sạt lở

a) Quản lý giao thông

Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn các cấp ở địa phương quyết định huy động và chỉ đạo các lực lượng cảnh sát, các cơ quan quản lí giao thông và lực lượng thanh niên tình nguyện địa phương thực hiện các biện pháp, hướng dẫn, phân luồng đảm bảo an toàn các hoạt động giao thông; triển khai lực lượng ứng trực tại các bến đò ngang và các địa bàn xung yếu.

b) Tuần tra canh gác đê theo cấp báo động

Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn các địa phương chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, lực lượng tuần tra canh gác đê triển khai tuần tra, canh gác đê điều theo cấp báo động; huy động lực lượng xử lý sự cố ngay từ giờ đầu.

c) Tổ chức ứng phó lũ quét, sạt lở

Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn các cấp ở địa phương, đặc biệt là cấp xã, phải tăng cường cán bộ chủ chốt, cán bộ chuyên môn, thanh niên tình nguyện, phương tiện cứu hộ cứu nạn, thông tin liên lạc, vật tư và nhu yếu phẩm thiết yếu sẵn sàng tại các địa bàn xung yếu, vùng có nguy cơ cao, dễ bị chia cắt.

d) Tổ chức sơ tán đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân

Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn địa phương quyết định, chỉ đạo và triển khai việc sơ tán người và tài sản ra khỏi vùng nguy cơ ngập lũ, lũ quét và sạt lở đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân.

đ) Vận hành và triển khai bảo vệ công trình hồ chứa nước

Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương chỉ đạo việc vận hành liên hồ chứa thuỷ điện Hoà Bình, Thác Bà, Tuyên Quang và các hồ khác theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ;

Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, huyện chỉ đạo các cơ quan quản lý hồ chứa vận hành công trình theo đúng quy trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; chủ động huy động vật tư, phương tiện lực lượng xử lý các sự cố đảm bảo an toàn hồ chứa.

3. Tình huống khi có tin cảnh báo sóng thần

Khi nhận được tin cảnh báo sóng thần, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành, địa phương thực hiện chế độ thông tin, tổ chức ứng phó, sơ tán dân, theo Quy chế Phòng, chống động đất, sóng thần được ban hành kèm theo Quyết định số 78/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.

Cộng đồng nhân dân chủ động khẩn trương sơ tán đến nơi an toàn ngay khi nhận được tin cảnh báo sóng thần.

4. Tình huống khi có tin động đất

Trường hợp xảy ra động đất, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành, địa phương phối hợp thực hiện chế độ thông tin, tổ chức ứng phó, sơ tán dân, theo Quy chế Phòng, chống động đất, sóng thần ban hành kèm theo Quyết định số 78/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.

Cộng đồng nhân dân chủ động thông báo với người có thẩm quyền các thông tin về nạn nhân còn bị kẹt, bị vùi lấp.

Điều 17. Phối hợp trong cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn

1. Cứu hộ đê và công trình phòng chống lũ

Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn địa phương huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ, các lực lượng của các tổ chức, cá nhân, lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn để thực hiện việc cứu hộ; sẵn sàng nguồn lực, vật tư, phương tiện để hỗ trợ các địa bàn lân cận khi có yêu cầu.

Tình huống vượt quá khả năng của địa phương, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn địa phương báo cáo kịp thời lên Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn cấp cao hơn đề nghị hỗ trợ.

Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương, phối hợp với các lực lượng vũ trang cứu hộ đê điều, hồ đập và công trình thuỷ lợi, công trình phòng, chống lụt, bão khi xảy ra sự cố lớn vượt quá khả năng xử lý của địa phương.

2. Tìm kiếm cứu nạn trên biển

Việc tìm kiếm cứu nạn trên biển thực hiện theo Quy chế phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển ban hành theo Quyết định số 103/2007/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Tìm kiếm cứu nạn trên đất liền

Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn các địa phương chủ trì, huy động lực lượng, phương tiện trên địa bàn chủ động thực hiện tìm kiếm, cứu nạn.

Trường hợp vượt quá khả năng của địa phương, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn địa phương báo cáo kịp thời lên Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn cấp cao hơn hoặc Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn đề nghị hỗ trợ.

Khi nhận được yêu cầu hỗ trợ, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn huy động lực lượng, phương tiện của Ủy ban, của các Bộ, ngành, địa phương khác phối hợp tham gia tìm kiếm, cứu nạn.

Điều 18. Phối hợp trong cứu trợ khẩn cấp, khôi phục và tái thiết

1. Cứu trợ khẩn cấp

Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn các địa phương tiến hành xác định, đánh giá thiệt hại và nhu cầu cứu trợ khẩn cấp trên địa bàn; huy động nguồn lực dự phòng và nguồn lực khác tại địa phương để thực hiện công tác cứu trợ kịp thời.

Trong trường hợp nhu cầu cứu trợ vượt quá khả năng xử lí của địa phương, phải tổng hợp báo cáo cấp cao hơn để đề nghị hỗ trợ.

Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão cấp tỉnh và Bộ, ngành chỉ đạo đánh giá tổng hợp thiệt hại và nhu cầu hỗ trợ trong phạm vi địa phương và Bộ, ngành báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương. Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương phối hợp với các Bộ liên quan tổng hợp, đề xuất biện pháp xử lý, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Trường hợp xảy ra thiên tai nghiêm trọng, phạm vi ảnh hưởng rộng, Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ.

2. Khôi phục tái thiết sau thiên tai

Khi kết thúc đợt thiên tai, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ chỉ đạo các cơ quan liên quan kiểm tra, đánh giá thiệt hại, xác định ưu tiên và xây dựng phương án khôi phục và tái thiết, huy động nguồn lực tại địa phương, Bộ, ngành bao gồm nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức và nhân dân tổ chức khôi phục và tái thiết.

Trường hợp nhu cầu vượt quá khả năng nguồn lực của địa phương và Bộ, ngành, Bộ trưởng, Thủ trưởng ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định hỗ trợ. Trường hợp trong năm tài chính không đủ nguồn kinh phí khôi phục, tái thiết, các Bộ, ngành, địa phương bố trí vào kế hoạch tài chính năm sau để xử lý khôi phục và tái thiết.

Chương V

TÀI CHÍNH BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG CỦA

BAN CHỈ ĐẠO PHÒNG, CHỐNG LỤT, BÃO TRUNG ƯƠNG;

BAN CHỈ HUY PHÒNG, CHỐNG LỤT, BÃO VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN CÁC BỘ NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG

Điều 19. Ngân sách nhà nước đảm bảo cho các hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành và địa phương để chi cho những nội dung sau:

1. Tổ chức hội họp; công tác phí; trực tiếp đi chỉ đạo tại nơi xảy ra thiên tai; dịch vụ công cộng; vật tư văn phòng; thông tin liên lạc; thu thập số liệu phục vụ phòng chống thiên tai.

2. Trực ban phòng, chống lụt, bão tại văn phòng thường trực.

3. Tập huấn, huấn luyện, đào tạo, diễn tập về công tác phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn.

4. Phổ biến, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về pháp luật và kiến thức thiên tai hằng năm.

5. Bồi thường và thanh toán vật tư, phương tiện, nhiên liệu và chi trả thù lao cho cá nhân, tổ chức được huy động tham gia xử lý các tình huống khẩn cấp về phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn.

6. Chi cho các hoạt động khen thưởng các cá nhân, tổ chức có thành tích trong công tác phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn.

Điều 20. Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành, Văn phòng hoặc cơ quan thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn địa phương hàng năm lập dự toán ngân sách chi cho các nội dung quy định tại Điều 19 Nghị định này, báo cáo cấp thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách.

Chương VI KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 21. Khen thưởng

Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện các nội dung quy định tại Nghị định này sẽ được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 22. Xử lý vi phạm

Các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm quy định tại Nghị định này thì tùy tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Chương VII ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 23. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 4 năm 2010, thay thế Nghị định số 168-HĐBT ngày 19 tháng 5 năm 1990 của Hội đồng Bộ Trưởng (nay là Chính phủ) quy định về tổ chức, nhiệm vụ Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương và Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão các cấp và các ngành. Các quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 24. Trách nhiệm thi hành

Bộ trưởng - Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt, bão Trung ương, các Bộ trưởng, Thủ trưởng các ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp địa phương, Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân có liên quan, chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc

Chính phủ; - VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc

TW; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc

hội; - Văn phòng Quốc hội; - Toà án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách Xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: Văn thư, KTN (5b). XH

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

(Đã ký)

Nguyễn Tấn Dũng

Phụ lục 2:

Quyết định 716/QĐ-TTg Về việc triển khai thí điểm giải pháp hỗ trợ hộ nghèo

nâng cao điều kiện an toàn chỗ ở, ứng phó với lũ, lụt vùng Bắc Trung bộ và

Duyên hải miền Trung

THỦ TƯỚNG

CHÍNH PHỦ

________

Số: 716/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _________________________

Hà Nội, ngày 14 tháng 6 năm 2012

QUYẾT ĐỊNH

Về việc triển khai thí điểm giải pháp hỗ trợ hộ nghèo

nâng cao điều kiện an toàn chỗ ở, ứng phó với lũ, lụt

vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung __________

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên

Cộng sản Hồ Chí Minh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Triển khai thí điểm giải pháp hỗ trợ hộ nghèo nâng cao điều kiện an toàn chỗ

ở, ứng phó với lũ, lụt vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung để rút kinh nghiệm trước

khi triển khai trên diện rộng.

Điều 2. Nguyên tắc thực hiện

1. Triển khai thí điểm xây dựng chòi phòng tránh lũ, lụt cho 700 hộ nghèo tại 14 xã bị

ảnh hưởng nặng bởi lũ, lụt thuộc 7 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng

Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên (mỗi tỉnh 2 xã, mỗi xã 50 hộ nghèo do địa phương lựa chọn).

2. Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tham gia đóng góp để xây dựng

được chòi phòng tránh lũ, lụt có sàn sử dụng cao hơn mức ngập lụt từ 1,5 - 3,6 m tại vị trí xây

dựng, diện tích xây dựng sàn vượt lũ tối thiểu 10 m2; các kết cấu chính như móng, khung, sàn

tương đương kết cấu của gian nhà ở xây dựng kiên cố; giá thành xây dựng tối thiểu 30 triệu

đồng/chòi phòng tránh lũ, lụt.

3. Huy động từ nhiều nguồn vốn để thực hiện, kết hợp giữa Trung ương, địa phương

và nhân dân cùng làm; thực hiện lồng ghép các nguồn vốn thuộc các chương trình, mục tiêu

trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

4. Hỗ trợ trực tiếp đến hộ gia đình thuộc diện đối tượng quy định.

5. Đảm bảo công khai, công bằng và minh bạch trên cơ sở pháp luật và chính sách của

Nhà nước; phù hợp với điều kiện thực tiễn, gắn với quy hoạch phát triển nông thôn mới của

địa phương.

Điều 3. Đối tượng hỗ trợ

1. Hộ gia đình được hỗ trợ theo quy định của Quyết định này phải có đủ các điều kiện

sau:

a) Là hộ nghèo theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày

30 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận

nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 và là hộ độc lập có thời gian tối thiểu 01 năm tính

từ thời điểm tách hộ đến khi Quyết định này có hiệu lực thi hành, được cấp có thẩm quyền

công nhận; bao gồm những hộ đã có nhà ở và những hộ thuộc diện được hỗ trợ theo các

chương trình, chính sách hỗ trợ nhà ở khác của Nhà nước, địa phương và các tổ chức, đoàn

thể.

b) Chưa có nhà ở kiên cố có sàn sử dụng cao hơn mức ngập lụt từ 1,5 - 3,6 m tính từ

nền nhà (Những hộ cư trú tại những nơi có mức ngập sâu >3,6 m tính tại vị trí xây dựng nhà ở

thì thực hiện di dời đến nơi an toàn theo Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8

năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình bố trí dân cư các vùng:

Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, xung yếu và rất xung yếu của

rừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng giai đoạn 2006 - 2010 và định

hướng đến 2015).

2. Trường hợp xã được chọn để triển khai thí điểm có số hộ nghèo thuộc diện đối

tượng nhiều hơn 50 hộ thì tiến hành lựa chọn số hộ thuộc diện đối tượng để hỗ trợ theo thứ tự

ưu tiên sau:

a) Hộ gia đình có công với cách mạng;

b) Hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số;

c) Hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật...);

d) Hộ gia đình đang sinh sống trong thôn, bản đặc biệt khó khăn;

đ) Các hộ gia đình còn lại.

Điều 4. Mức hỗ trợ, mức vay và phương thức cho vay

1. Mức hỗ trợ

Đối với những hộ thuộc diện đối tượng theo quy định của Quyết định này được ngân

sách trung ương hỗ trợ 10 triệu đồng/hộ để thực hiện.

2. Mức vay và phương thức cho vay

a) Mức vay

Đối với những hộ thuộc diện đối tượng theo quy định của Quyết định này, nếu có nhu

cầu, được vay với mức tối đa 10 triệu đồng/hộ để thực hiện.

Lãi suất vay 3%/năm. Thời hạn vay 10 năm, trong đó thời gian ân hạn là 5 năm, thời

gian trả nợ là 5 năm bắt đầu từ năm thứ 6, mức trả nợ mỗi năm tối thiểu là 20% tổng số vốn

đã vay.

b) Phương thức cho vay: Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện phương thức uỷ thác

cho vay từng phần qua các tổ chức chính trị - xã hội hoặc trực tiếp cho vay. Đối với phương

thức cho vay ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội, việc quản lý vốn bằng tiền, ghi chép

kế toán và tổ chức giải ngân đến người vay do Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện.

3. Đóng góp của hộ gia đình và huy động các nguồn vốn khác từ cộng đồng để thực

hiện với mức tối thiểu 10 triệu đồng/hộ.

Điều 5. Nguồn vốn và số vốn thực hiện

1. Vốn ngân sách trung ương hỗ trợ các hộ gia đình thuộc diện đối tượng xây dựng thí

điểm chòi phòng tránh lũ, lụt theo quy định tại Quyết định này là 7 tỷ đồng (mỗi tỉnh 1 tỷ

đồng).

2. Ngân hàng Chính sách xã hội bảo đảm kinh phí cho các hộ gia đình thuộc diện đối

tượng xây dựng thí điểm chòi phòng tránh lũ, lụt theo quy định tại Quyết định này là 7 tỷ

đồng (mỗi tỉnh 1 tỷ đồng). Nguồn vốn cho vay do ngân sách trung ương cấp 50% trên tổng số

vốn vay cho Ngân hàng Chính sách xã hội, 50% còn lại do Ngân hàng Chính sách xã hội huy

động. Ngân sách trung ương cấp bù chênh lệch lãi suất cho Ngân hàng Chính sách xã hội theo

quy định.

3. Các hộ gia đình huy động bổ sung vốn để xây dựng thí điểm chòi phòng tránh lũ, lụt

đảm bảo diện tích và chất lượng quy định với mức tối thiểu 10 triệu đồng/hộ (tổng số vốn huy

động bổ sung không thấp hơn 7 tỷ đồng) từ các nguồn sau:

a) Vốn tham gia đóng góp của hộ gia đình và huy động từ cộng đồng, dòng họ;

b) Vốn vận động từ "Quỹ vì người nghèo" do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp vận

động hỗ trợ cho các đối tượng là hộ nghèo và từ các doanh nghiệp do Phòng Thương mại và

Công nghiệp Việt Nam huy động;

c) Vốn huy động từ việc vận động, tiếp nhận các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ

nhân dân khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra theo Nghị định số 64/2008/NĐ-CP ngày 14

tháng 5 năm 2008 của Chính phủ (Quỹ cứu trợ).

Điều 6. Cách thức thực hiện

1. Lựa chọn và phê duyệt danh sách hỗ trợ

a) Ủy ban nhân dân xã lựa chọn và lập danh sách các hộ được hỗ trợ, trình Ủy ban

nhân dân huyện;

b) Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt danh sách các hộ được hỗ trợ, báo cáo Ủy ban

nhân dân tỉnh.

2. Cấp vốn hỗ trợ

a) Căn cứ số vốn được phân bổ từ ngân sách trung ương và các nguồn vốn huy động

khác, Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ cho cấp huyện.

b) Căn cứ số vốn được Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ, Ủy ban nhân dân huyện phân

bổ vốn cho cấp xã, đồng thời thông báo danh sách các hộ gia đình thuộc đối tượng đã được

phê duyệt cho Ngân hàng Chính sách xã hội cùng cấp để thực hiện cho vay.

Việc quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán nguồn vốn hỗ trợ theo hướng dẫn của

Bộ Tài chính.

3. Thực hiện xây dựng

Ủy ban nhân dân xã hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các hộ gia đình xây dựng chòi

phòng tránh lũ, lụt đảm bảo yêu cầu diện tích và chất lượng theo quy định của Quyết định này

và vận động các hộ gia đình tự xây dựng. Đối với hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn (già cả,

neo đơn, tàn tật...) không thể tự xây dựng được thì Ủy ban nhân dân xã phối hợp với Đoàn

Thanh niên Cộng sản Hồ chí Minh của địa phương tổ chức hỗ trợ xây dựng cho các đối tượng

này.

Điều 7. Tiến độ thực hiện

1. Từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2012: Thực hiện thiết kế mẫu chòi phòng tránh lũ, lụt;

lựa chọn xã để triển khai thí điểm; lựa chọn và phê duyệt danh sách hộ nghèo để hỗ trợ thí

điểm.

2. Từ tháng 10 năm 2012 đến tháng 3 năm 2013: Triển khai thực hiện thí điểm.

3. Từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2013: Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm; báo cáo Thủ

tướng Chính phủ về kết quả triển khai thí điểm và đề xuất giải pháp triển khai trên diện rộng.

Điều 8. Tổ chức thực hiện

1. Đối với các Bộ, ngành trung ương:

a) Bộ Xây dựng:

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Chính sách

xã hội và các Bộ, ngành liên quan khác hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực

hiện theo đúng mục tiêu và yêu cầu;

- Tổ chức rút kinh nghiệm, tổng hợp kết quả, đánh giá hiệu quả việc triển khai thí

điểm, đồng thời đề xuất giải pháp để triển khai trên diện rộng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ;

- Bố trí kinh phí cho công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, tổng kết, đánh

giá việc triển khai thí điểm từ nguồn chi thường xuyên được giao hàng năm cho Bộ Xây

dựng.

b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính bố trí vốn ngân sách trung ương

năm 2012 cho các địa phương thực hiện theo quy định của Quyết định này.

c) Bộ Tài chính:

- Bố trí vốn từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2012 cho các địa phương

và bố trí vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay theo quy định của Quyết

định này;

- Hướng dẫn các địa phương lập dự toán, quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán

nguồn vốn hỗ trợ và sử dụng kinh phí quản lý việc triển khai thí điểm.

d) Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện xây dựng kế hoạch tín dụng, kế hoạch huy

động vốn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định; thực hiện cho vay, thu hồi nợ vay

theo quy định tại Quyết định này và thực hiện xử lý nợ rủi ro theo quy định hiện hành.

2. Đối với Ủy ban nhân dân các tỉnh:

a) Chịu trách nhiệm về tổ chức triển khai thực hiện thí điểm trên địa bàn.

b) Chỉ đạo việc lựa chọn và phê duyệt các xã bị ảnh hưởng nặng bởi lũ, lụt để triển

khai thí điểm; chỉ đạo việc lựa chọn và lập danh sách các hộ thuộc diện đối tượng; chỉ đạo các

Sở Xây dựng thiết kế một số mẫu chòi phòng tránh lũ, lụt để người dân lựa chọn; chỉ đạo việc

lập dự toán, quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán nguồn vốn hỗ trợ theo hướng dẫn của

Bộ Tài chính; chỉ đạo việc lập và phê duyệt danh sách hộ gia đình có nhu cầu vay vốn để xây

dựng chòi phòng tránh lũ, lụt theo quy định của Quyết định này.

Ngoài nguồn vốn và số vốn quy định tại Điều 5 Quyết định này, tuỳ điều kiện thực tế,

các tỉnh hỗ trợ thêm từ ngân sách địa phương để nâng cao chất lượng chòi phòng tránh lũ, lụt

của các hộ gia đình.

c) Giao việc tổ chức triển khai thí điểm cho Ban chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ hộ

nghèo về nhà ở của tỉnh và các cấp huyện, xã được lựa chọn triển khai thực hiện thí điểm;

giao Sở Xây dựng là cơ quan thường trực chỉ đạo thực hiện việc triển khai thí điểm.

d) Bố trí kinh phí quản lý việc triển khai thí điểm từ ngân sách địa phương với mức tối

đa không quá 0,5% tổng kinh phí Trung ương hỗ trợ và vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội

để thực hiện theo quy định.

đ) Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện; không để xảy ra thất thoát, tiêu

cực; đảm bảo các hộ gia đình thuộc diện đối tượng có chòi phòng tránh lũ, lụt sau khi được hỗ

trợ theo quy định của Quyết định này.

e) Định kỳ hàng tháng có báo cáo kết quả thực hiện việc triển khai thí điểm trên địa

bàn gửi Bộ Xây dựng để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

g) Tổ chức các ngành, các cấp trong tỉnh tham quan, học tập, rút kinh nghiệm để triển

khai trên diện rộng.

3. Đối với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh:

a) Có trách nhiệm chỉ đạo các cấp bộ Đoàn tuyên truyền, phổ biến chính sách; tham

gia vận động các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng ủng hộ bằng tiền, vật liệu xây dựng

hoặc ngày công lao động để giúp đỡ các hộ nghèo xây dựng chòi phòng tránh lũ, lụt.

b) Chỉ đạo tổ chức Đoàn Thanh niên các địa phương trong Chương trình triển khai thí

điểm có trách nhiệm tham gia xây dựng chòi phòng tránh lũ, lụt cho các hộ gia đình; phối hợp

với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức xây dựng chòi phòng tránh lũ, lụt cho các đối tượng có

hoàn cảnh khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật…).

Điều 9. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam,

Quảng Ngãi, Phú Yên và Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

- VP BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;

- HĐND, UBND các tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ

An,

Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam,

Quảng Ngãi, Phú Yên;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Tổng Bí thư;

THỦ TƯỚNG

(Đã ký)

Nguyễn Tấn Dũng

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc

hội;

- Văn phòng Quốc hội;

- Toà án nhân dân tối cao;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán Nhà nước;

- UB Giám sát tài chính Quốc gia;

- Ngân hàng Chính sách xã hội;

- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Ban Bí thư TW Đoàn;

- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP,

Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc,

Công báo;

- Lưu: Văn thư, KTN (5b).KN.

Phụ lục 3:

Quyết định Số: 48/2014/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ --------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------

Số: 48/2014/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 28 tháng 08 năm 2014

QUYẾT ĐỊNH

VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ HỘ NGHÈO XÂY DỰNG NHÀ Ở PHÒNG, TRÁNH BÃO, LỤT KHU VỰC MIỀN TRUNG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Nhà ở ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung.

Điều 1. Mục tiêu và nguyên tắc thực hiện chính sách

Thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung với các nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu: Thực hiện hỗ trợ hộ nghèo trong vùng thường xuyên bị thiên tai bão, lụt khu vực miền Trung xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt để có chỗ ở an toàn, ổn định, từng bước nâng cao mức sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững.

2. Nguyên tắc thực hiện:

a) Thực hiện hỗ trợ trực tiếp đến từng hộ gia đình thuộc điện đối tượng quy định; đảm bảo dân chủ, công khai, công bằng và minh bạch trên cơ sở pháp luật và chính sách cửa Nhà nước; phù hợp với điều kiện thực tiễn, phong tục, tập quán của mỗi dân tộc, vùng, miền; bảo tồn bản sắc văn hóa của từng dân tộc; gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới của địa phương;

b) Huy động từ nhiều nguồn vốn để thực hiện: vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội, vốn huy động từ cộng đồng và tham gia đóng góp của hộ gia đình; thực hiện lồng ghép các nguồn vốn thuộc các chương trình, mục tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

c) Đảm bảo sau khi được hỗ trợ, các hộ gia đình phải xây dựng được gian nhà ở phòng, tránh bão, lụt hoặc cải tạo, nâng tầng nhà ở hiện có, đảm bảo có sàn sử dụng cao hơn mức ngập lụt cao nhất tại vị trí xây dựng; diện tích xây dựng sàn tối thiểu 10 m2; các kết cấu chính như móng, khung, sàn, mái tương đương kết cấu của nhà ở xây dựng kiên cố (nhà ở có các thành phần: Móng làm bằng bê tông cốt thép, gạch/đá; cột, tường làm bằng bê tông cốt thép, gạch/đá, sắt/thép/gỗ bền chắc; sàn làm bằng bê tông cốt thép/gỗ bền chắc. Đối với vùng thường xuyên có bão thì mái làm bằng bê tông cốt thép hoặc, vật liệu có chất lượng tốt, đảm bảo khả năng phòng, tránh bão);

d) Hộ gia đình được hỗ trợ xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt (bao gồm xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng tầng) được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai và chỉ được chuyển nhượng sau khi đã trả hết nợ vay (cả gốc và lãi) cho Ngân hàng Chính sách xã hội.

Điều 2. Đối tượng và phạm vi áp dụng

1. Hộ gia đình được hỗ trợ theo quy định của Quyết định này phải có đủ các điều kiện sau:

a) Là hộ nghèo theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015, có trong danh sách hộ nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý tại thời điểm Quyết định này có hiệu lực thi hành và là hộ độc lập có thời gian tách hộ đến khi Quyết định này có hiệu lực thi hành tối thiểu 02 năm;

b) Chưa có nhà ở kiên cố có sàn sử dụng cao hơn mức ngập lụt từ 1,5 m trở lên tính từ nền nhà; hoặc có nhà ở kiên cố nhưng chưa có sàn sử dụng cao hơn mức ngập lụt từ 1,5 m trở lên tính từ nền nhà; hoặc có nhà ở được hỗ trợ theo các chương trình, chính sách hỗ trợ nhà ở khác của Nhà nước, địa phương và các tổ chức, đoàn thể nhưng chưa có sàn sử dụng cao hơn mức ngập lụt từ 1,5 m trở lên tính từ nền nhà;

c) Hộ không thuộc đối tượng được hỗ trợ nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở.

2. Phạm vi áp dụng:

Các hộ gia đình được hỗ trợ phải đang cư trú tại vùng thường xuyên xảy ra bão, lụt thuộc khu vực nông thôn hoặc tại các thôn, làng, buôn, bản, ấp, phum, sóc (sau đây gọi là thôn) trực thuộc phường, thị trấn; xã trực thuộc thị xã, thành phố thuộc 14 tỉnh, thành phố: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Điều 3. Xếp loại thứ tự ưu tiên hỗ trợ

Thực hiện ưu tiên hỗ trợ trước cho các đối tượng theo thứ tự sau:

1. Hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số.

2. Hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật...).

3. Hộ gia đình đang sinh sống tại các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn và thôn đặc biệt khó khăn.

4. Hộ gia đình đang cư trú tại các huyện nghèo theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ.

5. Các hộ gia đình còn lại.

Điều 4. Mức hỗ trợ, mức vay và phương thức cho vay

1. Mức hỗ trợ

Ngân sách nhà nước (gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) hỗ trợ 12 triệu đồng/hộ; những hộ đang cư trú tại các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn theo quy định tại Quyết định số 1049/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn thì ngân sách nhà nước hỗ trợ 14 triệu đồng/hộ; những hộ đang cư trú tại các thôn đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ thì ngân sách nhà nước hỗ trợ 16 triệu đồng/hộ để xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt.

2. Mức vay và phương thức cho vay

a) Mức vay:

Hộ gia đình thuộc diện đối tượng theo quy định của Quyết định này có nhu cầu vay vốn thì được vay tối đa 15 triệu đồng/hộ từ Ngân hàng Chính sách xã hội để xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt. Lãi suất vay 3%/năm; thời hạn vay là 10 năm, trong đó thời gian ân hạn là 5 năm. Thời gian trả nợ tối đa là 5 năm bắt đầu từ năm thứ 6, mức trả nợ mỗi năm tối thiểu là 20% tổng số vốn đã vay.

b) Phương thức cho vay: Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện phương thức ủy thác cho vay từng phần qua các tổ chức chính trị - xã hội hoặc trực tiếp cho vay.

Ngoài mức hỗ trợ và mức vay, hộ gia đình tham gia đóng góp và huy động các nguồn vốn khác từ cộng đồng để xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt đảm bảo quy mô và chất lượng theo quy định.

Điều 5. Nguồn vốn thực hiện

1. Vốn ngân sách trung ương và vốn ngân sách địa phương hỗ trợ các hộ gia đình theo mức quy định tại Khoản 1 Điều 4 Quyết định này theo tỷ lệ sau:

a) Ngân sách trung ương hỗ trợ 100% nhu cầu kinh phí cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách, gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận;

b) Ngân sách trung ương hỗ trợ 50% nhu cầu kinh phí cho các địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương dưới 50%, gồm thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.

2. Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho các hộ gia đình thuộc diện đối tượng vay (kể cả những hộ đã được vay trong các chương trình, chính sách hỗ trợ nhà ở khác trước đây) theo mức quy định tại Khoản 2 Điều 4 Quyết định này. Nguồn vốn cho vay do ngân sách trung ương cấp 50% trên tổng số vốn vay cho Ngân hàng Chính sách xã hội, 50% còn lại do Ngân hàng Chính sách xã hội huy động. Ngân sách trung ương cấp bù chênh lệch lãi suất cho Ngân Hàng Chính sách xã hội theo quy định.

3. Vốn huy động từ "Quỹ vì người nghèo" do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp vận động từ cộng đồng xã hội và từ các doanh nghiệp. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng phối hợp vận động các doanh nghiệp ủng hộ "Quỹ vì người nghèo” và hỗ trợ cho Chương trình.

4. Vốn tham gia đóng góp của chính hộ gia đình được huy động từ gia đình, dòng họ.

5. Vốn huy động từ việc vận động, tiếp nhận các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra theo Nghị định số 64/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo (Quỹ cứu trợ).

6. Vốn lồng ghép từ các chương trình, mục tiêu khác.

7. Tùy điều kiện cụ thể, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hỗ trợ thêm từ ngân sách địa phương để nâng cao chất lượng nhà ở phòng, tránh bão, lụt cho các hộ gia đình.

Điều 6. Chi phí quản lý

Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sử dụng ngân sách địa phương để bố trí kinh phí quản lý, tổ chức triển khai thực hiện Chính sách (cho cả các cấp: tỉnh, huyện, xã) với mức tối đa không quá 0,5% tổng kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ và vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện chính sách theo quy định.

Điều 7. Cách thức thực hiện

1. Bình xét và phê duyệt danh sách các hộ gia đình được hỗ trợ

a) Các thôn tổ chức bình xét đối tượng và phân loại ưu tiên theo đúng quy định, đảm bảo dân chủ, công khai, công bằng, minh bạch và gửi danh sách số hộ được bình xét lên Ủy ban nhân dân cấp xã;

b) Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, tổng hợp danh sách số hộ được hỗ trợ, đồng thời lập danh sách các hộ có nhu cầu vay vốn trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để làm cơ sở lập và phê duyệt Đề án hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt trên địa bàn.

2. Cấp vốn xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt

a) Căn cứ số vốn được phân bổ từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân bổ vốn cho cấp huyện, đồng thời gửi danh sách vay vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện cho vay;

b) Căn cứ số vốn được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân bổ, Ủy ban nhân dân cấp huyện phân bổ vốn hỗ trợ cho cấp xã;

Việc quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán nguồn vốn hỗ trợ thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;

c) Đối với vốn vay, hộ gia đình thực hiện thủ tục, quy trình vay vốn theo hướng dẫn của Ngân hàng Chính sách xã hội;

d) Đối với vốn huy động từ “Quỹ vì người nghèo” và các đóng góp tự nguyện khác trên địa bàn, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp hỗ trợ cho các hộ thuộc diện đối tượng.

3. Thực hiện giải ngân

a) Đối với vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước

Thực hiện giải ngân lần đầu 70% vốn hỗ trợ theo quy định đối với những hộ gia đình thực hiện xây dựng mới sau khi hoàn thành phần móng và đối với những hộ gia đình thực hiện cải tạo, nâng tầng nhà ở đã có sau khi hoàn thành 30% khối lượng công việc xây dựng sàn vượt mức ngập lụt; giải ngân tiếp 30% còn lại sau khi các hộ gia đình hoàn thành công trình.

b) Đối với vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội

Thực hiện giải ngân 100% vốn vay theo quy định đối với những hộ gia đình thực hiện xây dựng mới sau khi hoàn thành phần móng và đối với những hộ gia đình thực hiện cải tạo, nâng tầng nhà ở đã có sau khi hoàn thành 30% khối lượng công việc xây dựng sàn vượt mức ngập lụt.

4. Thực hiện xây dựng

Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các hộ gia đình xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt đảm bảo yêu cầu về diện tích và chất lượng theo quy định của Quyết định này và vận động các hộ gia đình tự tổ chức xây dựng. Đối với hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật…) không thể tự xây dựng được thì Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của địa phương tổ chức xây dựng cho các đối tượng này.

Điều 8. Thời gian và tiến độ thực hiện

1. Sau khi Quyết định này có hiệu lực thi hành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc bình xét, lập danh sách số hộ nghèo được hỗ trợ theo quy định; đồng thời lập và phê duyệt Đề án hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt trên địa bàn trên cơ sở văn bản hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

2. Tổ chức thực hiện hỗ trợ xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt cho hộ nghèo theo quy định của Quyết định này trong thời gian 03 năm, từ năm 2014-2016.

- Năm 2014: Thực hiện hỗ trợ khoảng 20% số đối tượng;

- Năm 2015: Thực hiện hỗ trợ khoảng 40% số đối tượng;

- Năm 2016: Thực hiện hỗ trợ khoảng 40% số đối tượng.

3. Tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện chính sách chậm nhất sau 03 tháng kể từ ngày hoàn thành việc hỗ trợ.

Điều 9. Tổ chức thực hiện

1. Đối với các Bộ, ngành Trung ương

a) Bộ Xây dựng:

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập Đề án hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Kiện toàn Ban Điều phối chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, đồng thời đảm nhận nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung;

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Chính sách xã hội, các Bộ, ngành liên quan và mời Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện chính sách hỗ trợ theo đúng mục tiêu và yêu cầu; tổng hợp kết quả thực hiện, định kỳ 6 tháng một lần báo cáo Thủ tướng Chính phủ;

- Lập dự toán kinh phí hoạt động của Ban Điều phối chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung cho cả Chương trình và hàng năm gửi Bộ Tài chính để bổ sung vào nguồn kinh phí chi hoạt động thường xuyên của Bộ Xây dựng. Bố trí kinh phí cho công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, tổng kết, đánh giá việc thực hiện Chính sách từ nguồn bổ sung kinh phí hoạt động của Ban Điều hối.

b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

Căn cứ Đề án hỗ trợ đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt, chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng tổng hợp kế hoạch, cân đối, bố trí vốn ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương và vốn, cấp bù chênh lệch lãi suất cho Ngân hàng Chính sách xã hội trong dự toán ngân sách hàng năm.

c) Bộ Tài chính:

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Xây dựng cân đối, bố trí vốn ngân sách trung ương hỗ trợ cho các hộ thuộc diện đối tượng và vốn, cấp bù chênh lệch lãi suất kịp thời cho Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định;

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối, bổ sung kinh phí hoạt động của Ban Điều phối chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung vào nguồn chi thường xuyên của Bộ Xây dựng theo dự toán chi phí hàng năm;

- Hướng dẫn các địa phương công tác lập dự toán, quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán nguồn vốn hỗ trợ.

d) Ủy ban Dân tộc hướng dẫn các địa phương xác định thôn đặc biệt khó khăn; phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương kiểm tra việc thực hiện chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

đ) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn việc thực hiện cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội.

e) Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện xây dựng kế hoạch tín dụng, kế hoạch huy động vốn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định; thực hiện cho vay, thu hồi nợ vay và xử

lý nợ rủi ro theo quy định hiện hành; hướng dẫn cụ thể về hồ sơ, thủ tục vay vốn theo quy định đảm bảo đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện.

2. Đối với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khu vực miền Trung

a) Chịu trách nhiệm trực tiếp và toàn diện trong việc lập, phê duyệt Đề án và tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt trên địa bàn, đảm bảo tiến độ quy định tại Điều 8 Quyết định này;

b) Công bố công khai các tiêu chuẩn, đối tượng và chỉ đạo bình xét, lập danh sách các hộ nghèo được hỗ trợ trên địa bàn; xếp loại thứ tự ưu tiên hỗ trợ cho các đối tượng theo quy định. Chỉ đạo việc lập và phê duyệt danh sách hộ nghèo thuộc diện được vay vốn theo quy định của Quyết định này;

c) Gửi Đề án hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt trên địa bàn đã được phê duyệt về Bộ Xây dựng là cơ quan chủ trì, đồng thời gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Chính sách xã hội trong thời gian 03 tháng kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành để bố trí vốn và phối hợp đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ;

d) Chỉ đạo công tác lập dự toán, quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán nguồn vốn hỗ trợ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;

đ) Bố trí đủ vốn hỗ trợ theo quy định tại Điều 5 và chi phí quản lý, tổ chức triển khai thực hiện chính sách theo quy định tại Điều 6 Quyết định này. Chỉ đạo các cơ quan liên quan, các cấp chính quyền địa phương phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn vận động cộng đồng ủng hộ, giúp đỡ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt;

Ngoài nguồn vốn và số vốn quy định tại Điều 5 Quyết định này, tùy điều kiện thực tế, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hỗ trợ thêm từ ngân sách địa phương để nâng cao chất lượng nhà ở phòng, tránh bão, lụt của các hộ gia đình;

e) Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện, đảm bảo chính sách đến được từng hộ nghèo; không để xảy ra thất thoát, tiêu cực; đảm bảo các hộ nghèo có nhà ở phòng, tránh bão, lụt sau khi được hỗ trợ theo quy định của Quyết định này; có biện pháp phòng ngừa việc chuyển nhượng nhà ở phòng, tránh bão, lụt trái quy định;

g) Hàng tháng có báo cáo nhanh, 3 tháng một lần có báo cáo định kỳ kết quả thực hiện gửi Bộ Xây dựng để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ;

h) Chỉ đạo lập kế hoạch vốn thực hiện chính sách (bao gồm tất cả các nguồn vốn), báo cáo tiến độ thực hiện, kết quả giải ngân hàng năm gửi về Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Chính sách xã hội để làm căn cứ tổng hợp kế hoạch vốn hỗ trợ và vốn vay.

3. Đối với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

a) Chỉ đạo các cấp bộ Đoàn tuyên truyền, phổ biến chính sách; tham gia vận động các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng ủng hộ bằng tiền, vật liệu xây dựng hoặc ngày công lao động để giúp đỡ các hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão lụt;

b) Chỉ đạo các cấp bộ Đoàn tham gia xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt cho các hộ nghèo; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức xây dựng nhà ở phòng, tránh bão lụt cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật …).

4. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục phát huy cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, phối hợp với Chính phủ và chính quyền các cấp, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tích cực vận động tạo thêm nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt; đồng thời thực hiện chức năng giám sát quá trình triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đảm bảo đúng mục tiêu và yêu cầu.

Phối hợp với Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành liên quan trong việc phân bổ nguồn vốn do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã huy động được (bao gồm vốn bằng tiền hoặc hiện vật như nhà ở phòng, tránh bão, lụt, vật liệu xây dựng...) cho các địa phương đảm bảo hợp lý và công bằng.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tích cực vận động các doanh, nghiệp ủng hộ, giúp đỡ, hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt.

Điều 10. Hiệu lực thi hành

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2014.

Chấm dứt việc hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 716/QĐ-TTg ngày 14 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thí điểm giải pháp hỗ trợ hộ nghèo nâng cao điều kiện an toàn chỗ ở, ứng phó với lũ, lụt vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.

Điều 11. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - UB Giám sát tài chính Quốc gia;

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

- Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Ban Bí thư Trung ương Đoàn; - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;. - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: Văn thư, KTN (3b).KN

Phụ lục 4:

Một số hình ảnh về nhà chòi tránh lũ