24
UBND TỈNH NINH THUẬNCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BAN DẰN TỘC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Sối^^BC-BDT Ninh Thuận, n g à y t h á n g 10 năm 2018 BÁO CÁO Kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 44/2016/NQ-HĐND ngày 23/8/2016 của HĐND tỉnh về phát triển kinh tế-xã hội miền núi trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016-2018 Thực hiện Kế hoạch số 23/KH-HĐND ngày 10/8/2018 của Ban Dân tộc HĐND tỉnh về triển khai phát triển kinh tế-xã hội miền núi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2018 theo Nghị quyết số 44/2016/NQ-HĐND ngày 23/8/2016 của HĐND tỉnh, Ban Dân tộc báo cáo kết quả thực hiện như sau: I. Đặc điểm tình hình Vùng miền núi tỉnh Ninh Thuận, có diện tích tự nhiên 258.131,75 ha, chiếm 76,93% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó: diện tích đất sản xuất nông nghiệp 51.154,54 ha (đất nương rẫy 33.558,26 ha), diện tích đất lâm nghiệp 178.266,42ha; vùng miền núi có địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, là vùng đất cuối của dãy Trường Sơn với nhiều dãy núi đâm ra biển được bao bọc bởi 3 mặt núi: phía Bắc và phía Nam là 2 dãy núi cao chạy sát ra biển, phía Tây là vùng núi cao giáp tỉnh Lâm Đồng; có 3 dạng địa hình: núi, đồi gò bán sơn địa, đồng bằng ven biển. Vùng đồi núi chiếm 63,2% diện tích của tỉnh, chủ yếu là núi thấp, cao trung bình từ 200 - 1.000 m. Vùng đồi gò bán sơn địa chiếm 14,4% diện tích tự nhiên, vùng đồng bằng ven biển chiếm 22,4% diện tích đất tự nhiên; có địa hình núi cao, dốc, chiều dài sườn dốc ngắn, mức độ chia cắt lớn; có nhiều sông, suối... Đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi cư trú ở 27 xã, thuộc 06 huyện: Bác Ái, Ninh Sơn, Ninh Phước, Thuận Nam, Ninh Hải và Thuận Bắc, trong đó: có 14 xã khu vực III (xã ĐBKK), 13 xã khu vực II, với 75 thôn đặc'biệt khó khăn. Dân số vùng miền núi có 180.000 người, trong đó dân số DTTS là 86.408 người, chiếm gần 48% dân số vùng miền núi; tỷ lệ hộ nghèo năm 2017 là 27,1%, giảm 4,03% so với năm 2016 (31,13%); số hộ DTTS thoát nghèo năm 2016 là 983 hộ, chiếm 20,17% so với hộ thoát nghèo toàn tỉnh; năm 2017 là 858 hộ, chiếm 22,06% so với hộ thoát nghèo toàn tỉnh; tỷ lệ hộ cận nghèo năm 2017 là 14,85%, tăng 0,98% so với năm 2016 (theo chuẩn nghèo đa chiều). Mỗi dân tộc có một bản sắc, tập tục, sắc thái văn hóa truyền thống riêng, cư trú đan xen nhau giữa đồng bào kinh với đồng bào các dân tộc thiểu số tạo thành một cộng đồng thống nhất, đoàn kết; vùng dân tộc và miền núi của tỉnh là nơi có nhiều tiềm năng, thế mạnh trong phát triển kinh tế, sản xuất nông lâm nghiệp, thương mại và du lịch, như: Nho, táo, dê, cừu .... mang lại nguồn thu nhập cho nhân dân trong vùng. (Kèm theo Phụ lục I)

BÁO CÁO Kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 44/2016 ...1].pdf · báo cáo cơ quan Thường trực (Ban Dân tộc tỉnh). Ban Dân tộc ban hành văn

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

UBND TỈNH NINH THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMBAN DẰN TỘC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Sối^^BC-BDT Ninh Thuận, n g à y t h á n g 10 năm 2018

BÁO CÁOKết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 44/2016/NQ-HĐND ngày 23/8/2016

của HĐND tỉnh về phát triển kinh tế-xã hội miền núi trên địa bàn tỉnh,giai đoạn 2016-2018

Thực hiện Kế hoạch số 23/KH-HĐND ngày 10/8/2018 của Ban Dân tộc HĐND tỉnh về triển khai phát triển kinh tế-xã hội miền núi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2018 theo Nghị quyết số 44/2016/NQ-HĐND ngày 23/8/2016 của HĐND tỉnh, Ban Dân tộc báo cáo kết quả thực hiện như sau:

I. Đặc điểm tình hìnhVùng miền núi tỉnh Ninh Thuận, có diện tích tự nhiên 258.131,75 ha, chiếm

76,93% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó: diện tích đất sản xuất nông nghiệp 51.154,54 ha (đất nương rẫy 33.558,26 ha), diện tích đất lâm nghiệp 178.266,42ha; vùng miền núi có địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, là vùng đất cuối của dãy Trường Sơn với nhiều dãy núi đâm ra biển được bao bọc bởi 3 mặt núi: phía Bắc và phía Nam là 2 dãy núi cao chạy sát ra biển, phía Tây là vùng núi cao giáp tỉnh Lâm Đồng; có 3 dạng địa hình: núi, đồi gò bán sơn địa, đồng bằng ven biển. Vùng đồi núi chiếm 63,2% diện tích của tỉnh, chủ yếu là núi thấp, cao trung bình từ 200 - 1.000 m. Vùng đồi gò bán sơn địa chiếm 14,4% diện tích tự nhiên, vùng đồng bằng ven biển chiếm 22,4% diện tích đất tự nhiên; có địa hình núi cao, dốc, chiều dài sườn dốc ngắn, mức độ chia cắt lớn; có nhiều sông, suối...

Đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi cư trú ở 27 xã, thuộc 06 huyện: Bác Ái, Ninh Sơn, Ninh Phước, Thuận Nam, Ninh Hải và Thuận Bắc, trong đó: có 14 xã khu vực III (xã ĐBKK), 13 xã khu vực II, với 75 thôn đặc'biệt khó khăn. Dân số vùng miền núi có 180.000 người, trong đó dân số DTTS là 86.408 người, chiếm gần 48% dân số vùng miền núi; tỷ lệ hộ nghèo năm 2017 là 27,1%, giảm 4,03% so với năm 2016 (31,13%); số hộ DTTS thoát nghèo năm 2016 là 983 hộ, chiếm 20,17% so với hộ thoát nghèo toàn tỉnh; năm 2017 là 858 hộ, chiếm 22,06% so với hộ thoát nghèo toàn tỉnh; tỷ lệ hộ cận nghèo năm 2017 là 14,85%, tăng0,98% so với năm 2016 (theo chuẩn nghèo đa chiều).

Mỗi dân tộc có một bản sắc, tập tục, sắc thái văn hóa truyền thống riêng, cư trú đan xen nhau giữa đồng bào kinh với đồng bào các dân tộc thiểu số tạo thành một cộng đồng thống nhất, đoàn kết; vùng dân tộc và miền núi của tỉnh là nơi có nhiều tiềm năng, thế mạnh trong phát triển kinh tế, sản xuất nông lâm nghiệp, thương mại và du lịch, như: Nho, táo, dê, cừu....mang lại nguồn thu nhập cho nhân dân trong vùng.

(Kèm theo Phụ lục I)

II. Công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức triển khai thực hiệnCăn cứ Quyết định số 71/2016/QĐ-UBND ngày 03/10/2016 của UBND tỉnh,

Ban Dân tộc tham mưu U B N D tỉnh ban hành Quỵết định số 3270/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 về thành lập Ban Chỉ đạo Đ ề án phát triển kinh tế-xã hội m iền núi, giai đoạn 2016-2020 tỉnh Ninh Thuận, trong đó Phó Chủ tịch ƯBND tỉnh làm trưởng Ban Chỉ đạo và đại diện lãnh đạo các cơ quan liên quan làm Phó Trưởng ban ( Trưởng ban Dân tộc làm Phó Ban Thường trực và các Phó Giám đốc Sở Ke hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính làm Phó Ban), có phân công trách nhiệm cho các cơ quan, địa phương liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của ngành và lĩnh vực được giao quản lý triển khai thực hiện các nội dung, mục tiêu và chỉ tiêu Đe án và định kỳ báo cáo cơ quan Thường trực (Ban Dân tộc tỉnh).

Ban Dân tộc ban hành văn bản đề nghị các Sở, ngành và địa phương triển khai thực hiện Quyết định số 71/2016/QĐ-UBND ngày 03/10/2016 của ƯBND tỉnh; căn cứ nhiệm vụ, các chỉ tiêu, mục tiêu của Đề án 71 các Sở, ngành địa phương đã xây dựng kế hoạch, chương trình hành động (11 cơ quan, đơn vị) để triển khai thực hiện phát triển kinh tế-xã hội miền núi thuộc ngành, lĩnh vực quản lý và gửi Ban Dân tộc để theo dõi, tổng họp, đôn đốc thực hiện kế hoạch; hàng năm Ban Dân tộc thực hiện công tác tham mưu, báo cáo kết quả thực hiện gửi UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện; ngoài ra Ban Dân tộc phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư đề nghị UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung chế độ báo cáo định kỳ kết quả thực hiện kinh tế - xã hội miền núi (Quyết định số 1038/QĐ-UBND ngày 25/6/2018).

- Công tác phối hợp thực hiện Chương trình

Trong thời gian qua, công tác phối hợp của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, công tác triển khai thực hiện Nghị quyết số 44/2016/NQ-HĐND của Hội đồng Nhân dân tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực; tình hình kinh tế-xã hội của các xã miền núi tiếp tục phát triển; UBND các xã đã chủ động khắc phục những khó khăn, tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn nhân dân phát triển sản xuất, ổn định đời sống; kiểm soát tốt các loại bệnh trên cây trồng, vật nuôi; công tác kiểm tra được tăng cường, các chính sách an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm và triển khai kịp thời.

- Công tác tuyên truyền, vận động tham gia thực hiện Chương trìnhCông tác tuyên truyền, vận động tham gia thực hiện Nghị quyết được thực

hiện thường xuyên, bám sát các văn bản hướng dẫn, các kế hoạch và chỉ đạo của ƯBND tỉnh và của các Sở, ngành và ƯBND các huyện; triển khai thực hiện đồng bộ đến cán bộ và nhân dân trên địa bàn miền núi từ đó đã từng bừớc nâng cao nhận thức và sự đồng thuận của cán bộ và nhân dân trong vùng, góp phần thực hiện đạt các chỉ tiêu Đề án đề ra.

- Công tác báo báo của các của các Sở, ngành và địa phương tuy có quan tâm thực hiện, nhưng nội dung báo cáo còn còn sơ sài, chưa đánh giá được hiệu quả đâu tư; số liệu các chỉ tiêu theo yêu cầu biểu mẫu thực hiện chưa đầy đủ, nếu có nhưng chưa tách được số liệu các chỉ tiêu phát triển - kinh tế xã hội các của các

2

xã miền núi (các xã thực hiện theo Nghị quyết số 44/2016/NQ-HĐND), khó khăn trong việc tông hợp, báo cáo, đánh giá kêt quả thực hiện của cơ quan đâu mối (Ban Dân tộc tỉnh).

Việc lồng ghép các nguồn vốn thực hiện phát triển kinh tế-xã hội miền núi chưa được quan tâm đúng mức, một số địa phương còn lung túng trong việc lồng ghép các nguồn Yốn các chương trình thực hiện trên địa bàn; bên cạnh đó, văn bản hướng dẫn lồng ghép các nguồn vốn của các cấp, ngành liên quan chưa được ban hành.

(Kèm theo Phục lục II)

III. Kết quả thực hiện phát triển kinh tế-xã hội miền núi

1. Kết quả thực hiện các chi tiêu chủ yếua) v ề kinh tế:

- Dự án nông nghiệp công nghệ cao: có 04 dự án trên địa bàn 02 huyện (Ninh Sơn 03 dự án, Bác Ai 01 dự án), đạt 33,33% so với Nghị quyết (mỗi huyện có ít nhất 01 dự án).

- Khu vực miền núi hình thành 1-2 cụm công nghiệp: Đã hình thành 01 cụm công nghiệp Quãng Sơn, huyện Ninh Sơn, đạt 50% so với Nghị quyết (01-02 cụm công nghiệp);

- Khu vực miền núi xây dựng 1-2 làng nghề: Đã xây dựng 01 làng nghề thủ công mỹ nghệ cầu Gãy (xã Vĩnh Hải, Ninh Hải), đạt 50% so với Nghị quyêt (xây dựng 1-2 làng nghề);

- Chỉ tiêu xã đạt chuẩn nông thôn mới: Đến nay, có 03 xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 25% so với Nghị quyết (12/27 xã). Tiêu chí này khó đạt được đến 2020.

- Thu nhập bình quân đầu người: 21 triệu đồng/người/ năm, đạt 84% so với Nghị quyết (25 triệu đồng/người/năm)

b) về xã hội:- Giải quyết việc làm mới: Bình quân hàng năm 5.500 người, đạt 110% so

với Nghị quyết (4.700 - 5.000 người/năm), trong đó bình quân hàng đưa 40 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đạt 61,5% so với Nghị quyết (60-70 lao đọng);

- Tỷ lệ hộ nghèo: Năm 2017 giảm 4,03% so với năm 2016, đạt 73,27% so với Nghị quyết (5-6%/năm).

- Số trường đạt chuẩn quốc gia: Có 26 trường, đạt 57,8% so với Nghị quyết (45 trường).

- Trạm y tế có bác sĩ làm việc: Có 92% trạm y tế có Bác sỹ làm việc, đạt 102% so với Nghị quyết (90% trạm y tế có Bác sỹ làm việc)

- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Đào tạo được 4.008 người, đạt 50,1% so với Nghị quyết (8.000 ngươi).

3

2. Kết quả đạt được trên các lĩnh vực:a) v ề sản xuất nông nghiệp

- về trồng trọt: Trong giai đoạn 2016-2018 thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng cây ăn quả, cây công nghiệp, như: cây mía, cây mì, cây bắp ... ; giảm tỷ trọng cây lương thực, nên đã hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do hạn hán gây ra; khai thác tốt nhất các lợi thế của vùng khí hậu khô hạn, để phát triển nông nghiệp miền núi bền vững cả về kinh tế, xã hội, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu. Tổng diện đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn miền núi là 51.154 ha, đạt 90,5% so với Nghị quyết (56.500 ha); diện tích một số cây trồng chính hàng năm đều tăng khá cao ỉ. Trong 6 tháng đầu năm 2018 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các địa phương hướng dẫn, hỗ trợ nông dân miền núi chuyển đổi bền vững 753,9 ha đất lúa kém hiệu quả sang cây ăn quả, cây trồng cạn có hiệu quả kinh tế; các mô hình tưới tiết kiệm đã được triển khai mạnh từ năm 2017 và ước đến cuối năm 2018 nâng tổng số diện tích tưới trên cây trồng cạn toàn tỉnh lên 1.437 ha; một số dự án ứng dụng công nghệ cao đang được triển khai thực hiện 2.

- về chăn nuôi: Do hạn hán, đồng cỏ tự nhiên không phát triển nên ngành chăn nuôi gặp nhiêu khó khăn. Tuy nhiên, nhờ có sự quan tâm kịp thời của các ngành, các cấp, nhất là ngành nông nghiệp cho nên quy mô đàn gia súc được duy trì tốt 3. Tổng đàn gia súc 287.000 con, đạt 95,3% so với Nghị quyết (301.000 con). Hình thức chăn nuôi trang trại được thành phần kinh tế tư nhân phát triển sâu về công nghệ khép kín, quy mô được mở rộng và số lượng đạt 52 trang trại.

b) Lâm nghiệp:

Thực hiện chủ trương bảo vệ, phát triển rừng và làm giàu từ rừng thông qua các nguồn vốn từ các Chương trình phát triển rừng bền vững, dự án Jica II, dịch vụ môi trường rừng,... trồng được 2.360 ha rừng tập trung; công tác giao khoán bảo vệ rừng ngày càng được chú trọng, bình quân 66.366 ha/năm, thành phần chủ yếu là cộng đông dân cư ven rừng (giai đoạn 2011-2013 chủ yếu là lực lượng vũ trang), qua đó khai thác nguồn vốn từ các dự án, triển khai thực hiện kết họp các mô hình phát triển kinh tế nông - lâm kết hợp, thông qua việc trồng các loại cây ăn quả xen cây lâm nghiệp với diện tích đã trồng 530 ha (gồm: Bưởi 250 ha, Bơ 30 ha, Mãng câu 250 ha) tại các huyện Thuận Nam, Ninh sơn và Bác Ai, kêt hợp với chăn nuôi

1 Cây mía: năm 2016: 3.433 ha, năm 2017: 7.271 ha, 6 tháng đầu năm 2018: 3.659 ha; cây mỳ: năm 2016: 3.114 ha, năm 2017:3.851ha, 6 tháng đầu năm 2018: 3.513ha; cây Bấp: năm 2016: 10.539ha, năm 2017:13.486ha, 6 tháng đầu năm 2018:9.375ha.2 Như: Dự án phát triển vùng nguyên liệu nho rượu theo ứng dụng công nghệ cao kết hợp nông nghiệp hữu cơ vào sản xuất với quy mô 25 ha, áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất, tưới nhỏ giọt có điều khiển tự động, do công ty TNHH Ladora Farm Ninh Thuận thực hiện 22ha và liên kết 3ha sản xuất với các hộ dân trồng nho tại xã Mỹ Sơn (hỗ trợ vốn 120 triệu đòng/ha, hướng dẫn kỹ thuật và ký kết hợp đòng bao tiêu sản phẩm)-, dự án “Xây dựng Trung tâm Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ tăng trường xanh”: Hiện nay Ngành nông nghiệp và địa phương đang bám sát hỗ trợ chủ đau tư (Viện Khoa học và Thủy lợi Việt Nam làm chủ đâu tư phôi hợp với Công ty Cô phần VAPECO Việt Nam) triển khai thực hiện tại xã Phước Tiến, huyện Bác Ái với quy mô 34,89 ha; Dự án trông lan cây mô trong nhà lưới ứng dụng công nghệ cao doanh nghiệp tư nhân phối hợp địa phương thực hiện tại xã Quảng Sơn, xã Lâm Sơn, huyện Ninh Sơn với quy mô 2,6 ha (Quãng Scm 1,6 ha; Lâm Sơn lha) từ nguon vốn 100% của doanh nghiệp tư nhân.3 Bò: 91.000 con, đạt 91,9% so với NQ (99.000 con), Dê, cừu: 127.000 con, đạt 100% so với NQ, Heo: 69.000 con, đạt 93,2% so với NQ (74.000 con).

4

dưới tán rừng (trích từ tiền nhận khoán bảo vệ rừng mua dê, bò giống) ước đến cuôi năm 2018 khoảng 400 con bò, 200 con dê, bước đầu đã khuyến khích người dân quan tâm chăn nuôi, sản xuât dưới tán rừng.

Đối với công tác quản lý nhà nước về rừng: Giai đoạn 2016-2018 thực hiện nghiêm túc chủ trương đóng cửa rừng; hoàn tất công tác kiểm kê rừng, tham mưu Hội đông nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 43/2017/NQ-HĐND phê duyệt quy hoạch 3 loại rừng giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2030. Hiện đang tiêp tục làm việc với Bộ Nông ghiệp và Phát triển nông thôn để thống nhất diện tích đất rừng phục vụ các dự án trong giai đoạn để trình ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy hoạch và kế hoạch triển khai quy hoạch làm cơ sở quản lý tốt đất rừng, đặc biệt là xác định cụ thể phần diện tích đất sản xuất nông nghiệp xen canh trong lâm phần của các đơn vị chủ rừng để lập thủ tục giao đất cho nhân dân.

c) v ề xây dựng nông thôn mới và bố trí lại dân cư:

Toàn tỉnh có 47 xã tham gia xây dựng nông thôn mới, trong đó vùng miền núi có 27 xã tham gia; đến nay toàn vùng có 03/27 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 25% so với Nghị quyết (12 xã); phấn đấu đến cuối năm 2018 có thêm 02 xã điểm đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chẩn nông thôn mới lên 05/27 xã.

Triển khai 02 mô hình thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững 4; triển khai 02 mô hình vệ sinh môi trường nông thôn, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại các xã miền n ú i5

Công tác sắp xếp, bố trí lại các điểm dân cư nông thôn ở miền núi được quan tâm thực hiện, đã sắp xếp tái định cư cho 57 hộ dân vùng sạt lở núi Ma Nai, xã Phước Thành; sắp xếp tái định cư cho 122 hộ dân vùng sạt lở bờ sông xã Phước Bình (Bác Ái) về 02 khu tái định cư tập trung tại thôn Bậc Rây 2; sắp xếp tái định cư cho 65 hộ dân vùng sạt lở bờ sông Ông thuộc thuộc thôn Tầm Ngân 1 và Tầm Ngân 2 về 01 khu tái định cư tập trung tại thôn Tầm Ngân, xã Lâm Sơn,... đã góp phần ổn định cuộc sống cho người dân trên địa bàn.

d) Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và dulịch:

- về công nghiệp: Từ năm 2016 đến nay, Công nghiệp khu vực miền núi ngày càng có những chuyển biến tích cực trong việc thu hút các dự án đầu tư về năng lượng tái tạo và công nghiệp chế biến; đáng chú ý là dự án năng lượng tái tạo tập trung triển khai tại các huyện miền núi, tính đến nay UBND tỉnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư 14/26 dự án điện mặt trời tại các xã miền núi trên địa bàn các

4 Thâm canh lúa nước tại xã Vĩnh Hải với quy mô 15ha/58hộ dân tham gia, sản xuất bắp tại xã Mỹ Sơn với quy mô 7 ha/40 hộ dân tham gia.5 Mô hình thu gom và xừ lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng tại địa bàn các xã Phước Vinh (Ninh Phước) và xã Công Hải

(Thuận Bắc), mô hình thu gom và ép thành phân hữu cơ xử lý chất thải chăn nuôi heo công nghiệp trên địa bàn xã Phước Thắng (Bác Ái)

5

huyện: Bác Ái, Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn với tổng vốn đầu tư trên 19.345 tỷ đồng, trong đó 3 dự án 6 đã khởi công triển khai đầu tư tại xã miên núi Ninh Sơn và Thuận Nam; 03 dự án thủy điện 7 tại địa bàn huyện Ninh Sơn, tông vốn đầu tư trên 2.717 tỷ đồng. Ngoài ra một số dự án công nghiệp chế biến đã triển khai xây dựng và hoàn thành đưa vào hoạt động tại các xã miền n ú i8.

Bên cạnh đó, hạ tầng phát triển công nghiệp miền núi được ưu tiên hình thành: tỉnh đã thành lập 01 Cụm Công nghiệp Quảng Sơn trên địa bàn huyện Ninh Sơn (Quyết định số 844/QĐ-UBND ngày 01/6/2016), đạt 50% so với Nghị quyết (01-02 cụm công nghiệp); và tiếp tục hoàn thiện hồ sơ quy hoạch chi tiết, trình Trung ương phê duyệt cấp kinh phí hỗ trợ đầu tư hạ tầng Cụm công nghiệp Quảng Sơn. Đồng thời triển khai thực hiện lập quy hoạch chi tiết Cụm công nghiệp Phước Tiến.

- về tiểu thủ công nghiệp: Từ năm 2016 đến nay, chương trình khuyến công quốc gia đã triển khai hỗ trợ 03 doanh nghiệp, cơ sở tại địa bàn các xã Quảng Son (Ninh Sơn), Phước Ninh (Thuận Nam) thực hiện 03 Đề án hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị trong sản xuất gạch lát nền, bánh nếp chiên, mô hình trình diễn kỹ thuật; tổng kinh phí 650 triệu đồng, mục tiêu đề án nhằm thay thế công đoạn thủ công truyền thống trong sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp huyện và tổ chức tập huân chính sách khuyên công cho 50 học viên là chủ các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện Ninh Sơn.

Ngoài ra, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 74/KH-ƯBND ngày 04/01/2018, trong đó 02 ngành nghề dự kiến hỗ trợ phát triển trên địa bàn miền núi đến năm 2020 gồm: thủ công mỹ nghệ thôn Tập Lá, xã Phước Chiến (Thuận Bắc) và thủ công mỹ nghệ thôn cầu Gãy, xã Vĩnh Hải (Ninh Hải).

đ) Thương mại, dịch vụ và du lịch

- Thương mại: Đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, từ năm 2016-2018 tổ chức 04 phiên chợ về miền núi trên địa bàn các huyện Bác Ái, Thuận Nam và Ninh Sơn nhằm tạo điều kiện cho người dân vùng đồng bào dân tộc, miền núi tiếp cận trực tiếp với các sản phẩm, hàng hóa đặc biệt những mặt hàng thiết yếu. Ngoài ra, để phục vụ nhu cầu mua sắm, hàng năm vào các dịp Tet Nguyên đán, một số doanh nghiệp thương mại trên

6 Điện mặt trời CMX; Thuận Nam 19; BIM.7 Thủy điện Đa Nhim mở rộng; Thủy điện Mỹ Sơn; Thủy điện Thượng Sông ông 1.8 Nhà máy chế biến muối biền, công suất 40.000 tấn/năm (tại xã Bắc Sơn); xường sản xuất gạch Nam Châu Sơn block, công suất 7-9 triệu viên/năm (xã Công Hải); đồng thời một số dự án tiếp tục đầu tư như: NM khăn bông của Cty CP Dệt may Quảng Phú- GĐ2 (xã Quàng Sơn); đâu tư dây chuyên chê biên thạch rau cầu và nước rau câu (Cty CP Rau câu Sơn Hài tại xã Công Hài); NM gạch không nung Mỹ Viên (xã Phước Ninh); NM điện gió Đầm Nại (xã Bắc Scm);Nhà máy sản xuất phân bón Sông Hậu của Công ty TNHH Phân bón Sông Hậu, công suất 3.000 tấn thành phẩm/năm (Phước Thành); Nhà máy chế biến thức ăn gia súc của Cty TNHH Công nghệ cao Ninh Thuận Agritech (Phuớc Tiến) và triển khai đầu tư phát triển vùng nguyên liệu trồng cây băp tại các huyện Bác Ai, Ninh Sơn, Ninh Phước,... cung câp nguyên liệu cho chê biến thức ăn gia súc. Ngoài ra một số Doanh nghiệp đã đâu tư phát triên vùng nguyên liệu tại khu vực miên núi như: Cty CP đường Biên Hòa-Phan Rang đã đâu tư 50ha phát triên vùng nguyên liệu mía tại xã Phước Thăng; Cty CP thực phâm Cánh đồng Việt tiếp tục đầu tư 33 ha phát ừiên vùng nguyên liệu nha đam tại xã Phước Vinh.

6

địa bàn tỉnh tổ chức bình quân hàng năm khoảng 28 chuyến hàng lưu động phục vụ người dân miên núi.

- về du lịch: Du lịch văn hóa lịch sử: Tổ chức tour thăm làng nghề thủ công mỹ nghệ, sinh hoạt nhạc cụ mả la của đồng bào dân tộc Raglai9, kết hợp với các di sản văn hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể.

+ Du lịch sinh thái cộng đồng: gắn với sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp 10, khôi phục và khuyến khích phát triển các ngành nghề truyền thống của bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn các huyện miền núi về các lễ hội truyền thống ", một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ 12; nhằm giữ gìn, duy trì nét đẹp văn hóa truyền thống và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần thu hút phục vụ khách du lịch. Bên cạnh đó, các Sở, ngành và địa phương liên quan xây dựng Đe án phát triển du lịch của Vườn Quốc gia Phước Bình và Vườn Quốc gia Núi Chúa trong đó có phát triển du lịch sinh thái, văn hóa của đồng bào Raglai.

+ Mở các lớp truyền dạy đánh mả la cho đồng bào dân tộc Raglai 02 thôn Cầu Gãy và Đá Hang; đẩy mạnh các hoạt động, nâng cao chất lượng các sản phẩm truyền thống của đồng bào dân tộc như: Đan gùi, đan tó, làm ná, đàn chapi, nấu rượu cần... nhằm duy trì nét đẹp văn hóa truyền thống phục vụ thu hút khách du lịch.

+ Khuyến khích xây dựng các công trình có kiến trúc đặc thù và các làng nghề truyền thống tiêu biểu của đồng bào dân tộc thiểu số, gắn với việc khai thác tài nguyên nhân văn, tô đậm bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số địa phương để tạo ra điểm tham quan hấp dẫn cho khách du lịch.

+ về công tác xã hội hóa phát triển du lịch: Do đặc thù là các huyện miền núi nằm ở vùng núi thấp, có nhiều sông suối, thác ghềnh, di tích văn hóa và đa dạng về cộng đồng dân cư gắn với nhiều lễ hội truyền thống như: Le Bỏ mả, lễ Ăn đầu lúa mới của người Raglai; lễ cầu đảo, lễ hội Katê của đồng bào Chăm, nên việc phát triển du lịch cộng đồng là một trong những thế mạnh của các địa phương.

2. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về xã hội - môi trườnga) về Giáo dục - Đào tạo:

- Công tác giáo dục - Đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực, quy mô giáo dục tăng nhanh, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học được đầu tư, nâng cấp bằng nhiều nguồn vốn đầu tư cho giáo dục miền núi 13 Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em tại các cơ sở giáo dục mầm non được nâng lên một bước. Công tác phổ cập giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học và trung học cơ sở được duy trì và củng cố tại 27/27 xã. Chất lượng

9 Thôn Cầu Gãy, Đá Hang xã Vĩnh Hải;Cây ăn trái đặc sàn Lâm Sơn, vườn hoa Lan ...);

11 Lễ Bỏ mả, lễ Àn đầu lúa mới cúa người Raglai;12 Đàn chapi, ná, gùi, tranh thiêu, tranh ghép gỗ, điêu khắc...,13 Đen nay, toàn vùng miền núi có 125 trường học các cấp, trong đó có 05 trường Dân tộc nội trú và 15 trường hoạt động theo mô hình trường PTDT bán trú dành riêng cho con. em DTTS.

7

và hiệu quả giáo dục phổ thông từng bước được nâng lên; số trường đạt chuẩn quốc gia 26 trường, đạt 57,8% so với Nghị quyết (45 trường)

- Thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sắp xếp công tác cho đội ngũ trí thức trẻ về xã nghèo vùng miền núi công tác được quan tâm thực hiện 14; thường xuyên tổ chức các lóp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ trong và ngoài tỉnh; có chính sách vay vốn ưu đãi để các đội viên tri thức trẻ phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Kịp thời giải quyết các kiến nghị và đề xuất những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và các chế độ phụ cấp theo quy định.

b) về y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân

Công tác khám chữa bệnh được tập trung chỉ đạo triển khai theo hướng đổi mới phong cách, thái độ phục vụ tạo sự hài lòng của bệnh nhân. Công tác phòng chống dịch tại các xã miền núi luôn được chú trọng; nhân viên y tế thôn, cán bộ y tế luôn giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời các bệnh truyền nhiễm gây dịch, trong nhiều năm qua không có dịch xảy ra ở khu vực miền núi; cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được quan tâm đầu tư, đội ngũ y tế tuyến cơ sở ngày càng được nâng cao về trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh cho người dân miền n ú i15; 100% hộ gia đình là người DTTS&MN thuộc xã khu vực III và thôn đặc biệt khó khăn được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí; thực hiện hỗ trợ cho 111 hộ gia đình nghèo, gia đình chính sách và hộ cận nghèo tại các xã miền núi xây dựng nhà tiêu họp vệ sinh.

c) về văn hóa, thể dục thể thao, phát thanh truyền hình

Các sự kiện chính trị -văn hóa- xã hội trọng đại diễn ra trong năm đều được các cấp chính quyền địa phương hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức có hiệu quả, đáp ứng được yêu câu nhiệm vụ chính trị cũng như đáp ứng được đời sông văn hoá tinh thần của người dân vùng đồng bào miền núi; công tác tuyên truyền, các sự kiện được các địa phương được tổ chức ngày càng hiệu quả và chất lượng hơn; công tác tổ chức các hội thi, hội diễn tại cơ sở đã thu hút được sự quan tâm, hưởng ứng của nhiều tầng lóp nhân dân; phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa

14 Đội viên dự án 600 Phó Chù tịch: có 8/8 đội viên vào chức danh cán bộ, công chức cấp xã, trong đó có 03 đội viên được bố trí vào chức danh Phó Chủ tịch ủ y ban nhân dân xã theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương, 02 đội viên được bố trí giữ chức vụ B í thư Đoàn TNC S Hồ Chí M inh xã; 03 đội viên được bố trí vào các chức danh công chức xã theo quy định; tăng cường đội ngũ trí thức trẻ về công tác tại các xã theo N ghị quyết 30a của Chính phủ, hiện nay sô lượng trí thức trẻ còn đang công tác tại các xã là 36 trí thức trẻ; Tăng cường đội ngũ trí thức trẻ theo Đ ề án 500: đã tổ chức tuyển chọn và bố trí 11 đội viên về tham gia công tác tại 11 xã thuộc 03 huyện (N inh Phước, Thuận N am và B ác Á i). Công tác đào tạo, bồi dưỡng theo Đ ề án 1956, Q uyết định 124 cùa Thủ tướng Chính phủ: - Đ ào tạo nâng cao trình độ chuyên m ôn, nghiệp vụ CB, cc 72 người, 85 CBCC cấp xã được đào tạo Đại học - chuyên ngành Quàn trị Kinh doanh nông nghiệp - theo Đ ề án 1956; bồi dưỡng thuộc Đ ề án 1956 các lĩnh vực: Tư pháp - Hộ tịch, Văn hóa - Xã hội, Văn phòng - Thống kê, C ông nghệ thông tin 94 người.5 Có 01 bệnh viện đa khoa khu vực, 02 phòng khám đa khoa khu vực, 01 nhà hộ sinh và 27 trạm Y tế. Trong đó có

27/27 Trạm Y tế xã m iền núi có bác sĩ luân phiên làm v iệc , đạt 100%; 16/27 xã m iền núi đạt tiêu chí Q uốc gia về y tế, đạt 59,3% ; 27 /27 Trạm Y tế xã m iền núi có nhân viên hộ sinh hoặc y s ĩ sản nhi; 100% thôn có nhân viên y tế thôn hoạt động, trong đó có 66 thôn đặc biệt khó khăn được bố trí cô đỡ thôn bản làm nhân v iên y tế thôn; tất cả trạm y tế đều triển khai khám chữa bệnh tại Trạm Y tế. Tổng số cán bộ, viên chức làm v iệc tại Trạm Y tế xã miền núi là 179 người (132 nữ). Trình độ chuyên môn như sau: Bác s ĩ C K I 01, B ác s ĩ 15, Y s ĩ 64, Đ iều dư ỡn g 25, N ữ hộ sinh 36, D ược s ĩ 27.

8

ở cơ sở tiếp tục có nhiều khởi sắc 16; công tác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyên thông dân tộc ngày càng được quan tâm tổ chức thực hiện 17. Hàng năm các huyện Ninh Phước, Ninh Sơn, Bác Ái, Thuận Nam, Thuận Bắc tổ chức giải thể thao dành cho vùng đồng bào dân tộc miền núi và tham gia tại các giải của tỉnh cũng như toàn quốc 18.

d) Các chính sách an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững:

Các chính sách lao động, việc làm, an sinh xã hội đối với'đồng bào khu vực miền núi được triển khai kịp thời, đúng đối tượng. Thông qua các chính sách dạy nghề cho lao động nông thôn, giai đoạn 2016-2018 hỗ trợ tạo việc làm mới cho giải quyết việc làm mới cho 16.500 lao động, đạt 68,75% so với Nghị quyết (23.500-25.000 người); đào tạo nghề được 4.008 người, đạt 50,1% so với Nghị quyết (8.000 người); trong đó xuất khẩu lao động 120 người, đạt 36,9% so với Nghị quyết (300 - 350 người).

Công tác hỗ trợ gạo cứu đói giáp hạt và vùng miền núi bị hạn hán được triến khai thực hiện kịp thời. Việc thăm hỏi, tặng quà các đối tượng chính sách, hộ nghèo vùng miền núi trong các dịp lễ, tết được quan tâm triển khai thực hiện.

Thực hiện các chính sách giảm nghèo, trong giai đoạn 2016 - 2018 bằng nguồn lực từ các chương trình, dự án (như: Chương trình 30a, 135, ...) và các nguồn lực khác đã huy động trên 1.118 tỷ đồng đầu tư cho công tác giảm nghèo vùng miền núi, trong đó: vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia 183,266 tỷ đồng, vốn ODA 615,467 tỷ đồng, vốn NGO 103,147 tỷ đồng, ngân sách địa phương 101,99 tỷ đông và vôn hô trợ của các tô chức, doanh nghiệp là 114,13 tỷ đông đê đầu tư. Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo vùng đặc biệt khó khăn, hộ dân tộc thiểu số nghèo, chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, cận nghèo vay vốn sản xuất, kinh doanh,... được triển khai kịp thời, đúng đối tượng và giải ngân đúng kế hoạch; đã hỗ trợ trực tiếp cho 168.967 lượt người nghèo trên địa bàn xã khó khăn với trên 15,43 tỷ đông băng tiên mặt và giông cây trông, vật nuôi theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg; dư nợ các chương trình tín dụng chính sách là 100,35 tỷ đồng/6.611 lượt hộ.

Kết quả, đến nay đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc miền núi được cải thiện một bước; giảm hộ nghèo, hộ khá tăng, thu nhập bình quân đâu người vùng miền núi đến tháng 6/2018 đạt 21 triệu đồng, tăng 4 triệu đồng so với

16 U B M T T Q V N tinh phối hợp với U BM TTQ VN xã Phước Chiến tổ chức thành công N gày đại đoàn kết Liên khu dân cư và tổng kết xây dựng N ôn g thôn mới, Đô thị văn minh năm 2017.17 Tham gia chương trình tái hiện “ Lễ B ó mả” của dân tộc Raglai, tỉnh N inh Thuận tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc V iệt Nam và có 07 nghệ nhân đang sống tại làng văn hóa Raglai; Tổ chức thành công Hội thi thê thao dân tộc raglay và đốt lửa trại truyền thống mừng Đảng, m ừnẹ Xuân; tồ chức m ờ lớp bồi dưỡng kiến thức cơ bàn về sử dụng nhạc cụ Mã la và m ột sô nghề truyên thống cho đông bào dân tộc Raglai tại 02 thôn Đ á Hang và Câu Gây; nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn Sách chữ Chăm, phổ biến dân ca, nhạc cụ cồ truyền Chăm và Raglai; Giới thiệu, trưng bày, triển lãm chuyên đề về “Văn hóa Chăm Ninh Thuận” tại Bảo tàng tỉnh A n Giang; Giới thiệu, trưng bày, triển lãm chuyên đề “T ộc người Raglai” tại Bảo tàng tinh.18 Tham gia N gày hội Trình diễn cây N êu và giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc V iệt Nam trong khuôn khổ Festiva! Di sàn Quảng Nam lần thứ VI tại Quảng Nam; Bắn nỏ, đội nước, đi cà kheo, đẩy gậy, kéo co, hè c ù ...

9

năm 2015. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2017 là 27,1%, giảm 4,03% so với năm 2016 (31,13%); số hộ DTTS thoát nghèo năm 2016 là 983 hộ, chiếm 20,17% so với hộ thoát nghèo toàn tỉnh; năm 2017 là 858 hộ, chiếm 22,06% so với hộ thoát nghèo toàn tỉnh; tỷ lệ hộ cận nghèo năm 2017 là 14,85%, tăng 0,98% so với năm 2016 (theo chuẩn nghèo đa chiều).

(Kèm theo Phụ lục III)

3. Kết quả thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầnga) về giao thông:Công tác đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

miền núi cơ bản hoàn thành theo sự chỉ đạo, điều hành của ƯBND tỉnh; các nguồn vốn được giao đã phân bổ và giải ngân kịp thời. Các công trình đầu tư xây dựng đều được duy trì bảo đảm tiến độ 19. Bên cạnh đó, công tác bảo trì các công trình đường bộ được tổ chức thực hiện theo đúng kế hoạch, cơ bản đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, tập trung giải quyết kịp thời những đoạn đường hư hỏng, xuống cấp, nâng cao hiệu quả khai thác, bảo đảm an toàn cho người và phương tiện khi tham gia giao thông ở các xã miền n ú i20.

b) v ề Thủỵ lợi: Đầu tư xây dựng hệ thống kênh cấp II, III và nâng cấp tuyến đường quản lý hồ Sông Biêu, hệ thống kênh cấp II, III hồ Lanh Ra, hệ thống thủy lợi Tan Mỹ.

c) v ề hạ tầng giáo dục, y tế

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học được quan tâm đầu tư, nâng cấp; hệ thống trường lóp từ mẫu giáo đến trung học phổ thông và dân tộc nội trú, bán trú được mở rộng; giải quyết tình trạng học 3 ca, thay thế dần các phòng học xuống cấp theo hướng kiên cố hóa, lầu hóa và đầu tư các phòng học chức năng và các công trình phụ trợ khác, xây dựng nhà ở giáo viên yên tâm công tác; đến nay, toàn vùng miền núi có 125 trường học các cấp, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập cho con em vùng dân tộc và miền núi, trong đó 2 .

19 27 D ự án đường vành đai phía Bắc tinh N inh Thuận và Dự án N âng cấp Q uốc lộ 1A đi Phước Hà: Đã báo cáo Thủ tướng Chính phù nhu cầu về nguồn vốn ngân sách Trunậ ương hỗ trợ, Trái phiếu chính phủ cho dự án trong danh mục dự án hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, ứng phó biến đổi khí hậu tại B áo cáo số 83/B C - U B N D ngày 28 /3 /2017; D ự án N âng cấp đường Phước Đại - Phước Trung: Đ ối với đoạn tuyến được phê duyệt tại Quyết định số 2 1 8 1 /Q Đ -U B N D ngay 27 /10 /2014 , Quyết định số 772 /Q Đ -U B N D ngẩy 07 /4 /2015 cùa Chủ tịch U B N D tỉnh đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, còn các hạng m ục bổ sung được phê duyệt tại Q uyết định số 1084/Q Đ -U B N D ngày 12 /6/2017, đang tổ chức khào sát lập thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng. D ự kiến trình thẩm định và phê duyệt trong năm 2017; D ự án đường Ba Tháp - Suối Le - Phước Kháng: T iến độ thi công xây dựng công trình đảm bảo theo đúng kế hoạch, khối lượng thi công xây dựng lũy kế đạt 56% giá trị hợp đồng. Dự kiến đến hết năm 2017 , khối lượng thi công xây dựng đạt 60% giá trị hợp đồng;20 Sửa chữa, khắc phục lũ lụt Đ ường tỉnh 706 (xã Phước Chiến, huyện Thuận B ắc và xã Phước Thành, huyện Bác Á i), Đường tình 707 (xã Phước Bình, huyện B ác Ái); Sửa chữa tuyến Đ ường tỉnh 709B (xã N hị Hà, huyện Ninh Phước), Lâm Sơn - Phước H òa 706 (xã Lâm Sơn, huyện N inh Sơn và xã Phước H òa, huyện Bác Á i).1 có 05 trường Dân tộc nội trú và 15 trường hoạt động theo m ô hình trường phổ thông dân tộc bán trú dành riêng

cho con em đồng bào DTTS sinh sống trên địa bàn.

10

- Các công trình y tế được quan tâm đầu tư xây mới và sữa chữa, nâng cấp, mở rộng và đã hoàn thành đưa vào sử dụng 11. Đang tiếp tục đầu tư thi công nâng cấp mở rộng các Trạm Y tế các xã 23. Dự án Hỗ trợ xử lý chất thải Bệnh viện đa khoa khu vực Ninh Sơn đã được ƯBND tỉnh phê duyệt Báo cáo Kinh tế kỹ thuật tại Quyết định số 1704/QĐ-UBND ngày 30/8/2017, tổng mức đầu tư 12.263 triệu đồng, đang trình Bộ Y tế ký thỏa thuận tài trợ và hoàn tất thủ tụe trình ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

(Kèm theo Phụ lục IV)IV. Đánh giá chung

1. Kết quả đạt đượcHệ thống khung pháp lý quản lý, điều hành và các văn bản hướng dẫn thực

hiện các chính sách dân tộc và miền núi của Trung ương và địa phương đến nay cơ bản đã hoàn thiện, là cơ sở pháp lý quan trọng để địa phương tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội miền núi; góp phần rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi; góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn m iền núi của tỉnh; kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội của vùng từng bước được quan tâm đầu tư hoàn chỉnh; đáp ứng ngày càng cao nhu cầu sản xuất và đời sống của người dân, nhất là hạ tầng thiết yếu (giao thông, thủy lợi, điện, trường học, trạm y tế...); điều kiện học tập của con em và chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tốt hơn; công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm được chú trọng hơn; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức được quan tâm đã góp phần quan trọng trong việc tạo nguồn nhân lực cho đội ngũ cán bộ cấp xã, cấp huyện...là người dân tộc thiểu số; an sinh xã hội được đảm bảo, tình hình chính trị, quôc phòng an ninh được giữ vững, đảm bảo ôn định đời sông cho người dân và xây dựng nông thôn mới; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng...góp phần quan trọng trong việc giảm nghèo ở vùng DTTS và miền núi của tỉnh xuống còn 27,1% năm 2017, giảm 4,03% so với năm 2016 (31,13%).

2. Tồn tai, han chế- Do đặc thù của địa bàn miền núi, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số sinh

sống, có điều kiện kinh tế-xã hội và đời sống của người dân còn thấp; là địa bàn có tỷ lệ hộ nghèo cao; việc thực hiện giảm nghèo bền vững trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, các hộ thoát nghèo nhưng thiếu bền vững, tỷ lệ hộ thoát nghèo nhưng chuyển sang cận nghèo còn cao; số lượng hộ thoát nghèo vươn lên khá giả hạn chế và nguy cơ tái nghèo cao khi có tác động của các yếu tố bên ngoài.

- Diện tích đất phục vụ sản xuất và dân sinh còn hạn chế; nhu cầu đất sản xuất trên địa bàn còn nhiều, nhưng nhiều địa phương không còn quỹ đất đế khai hoang, phục hóa đất sản xuất nông nghiệp; bên cạnh đó, việc thu hồi đất đế thực

22 Xây m ới 03 trạm Y tế xã (Phước Bình, Lâm Sơn, Phước Kháng); sửa chữa, nâng cấp m ở rộng 04 Trạm Y tế (Phước Tiến, Phước Thắng, Phước Tân, Phước Vinh).23 Phước M inh, Phước Hà.

11

hiện các dự án điện mặt trời tại các xã m iền núi ngày càng nhiều, làm thu hẹp diện tích sản xuất đất nông nghiệp trong vùng;

- Một số tập quán sản xuất và sinh hoạt không còn phù hợp nhưng chậm xoá bỏ, đã ảnh hưởng không nhỏ đên quá trình tiêp thu và ứng dụng những tiên bộ KHKT-CN vào sản xuất và cuộc sống; việc nhân rộng các mô hình hiệu quả chưa rộng rãi; năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích chưa cao; một bộ phận người nghèo, hộ nghèo và cán bộ cơ sở còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại sự hỗ trợ của Nhà nước; ý chí tự vươn lên thoát nghèo còn hạn chế.

- Hạ tầng cơ sở phục vụ phát triển kinh tế- xã hội tuy đã được quan tâm đầu tư nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là giao thông nội đồng, các kênh thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp; chưa có cơ chế chính sách đủ sức thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào miền núi; việc tuyển dụng, bố trí việc làm cho con em đồng bào DTTS và miền núi tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng ra trường còn nhiều bất cập.

- Việc triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp miền núi (Quảng Son) còn chậm, trong khi năng lực tài chính của một số chủ đầu tư còn hạn chế, cho nên chưa thu hút được các nhà đầu tư đến đầu tư vào cụm công nghiệp miền núi Quảng Sơn;

- Một số chỉ tiêu còn đạt thấp so với Nghị quyết đề ra, như chỉ tiêu về dự án công nghệ cao (đạt 33,33%); chỉ tiêu xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 25%), một số xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, nhưng chưa bền vững;

- Công tác tuyên truyền về mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội miền núi các cấp chính quyền địa phương chưa chưa phát huy hiệu quả; cơ chế phối họp giữa các Sở, Ban, ngành và địa phương chưa cụ thể, thiếu sự ràng buộc, dẫn đến hiệu quả thực hiện Nghị quyết chưa cao;

- Công tác xây dựng kế hoạch hàng năm triển khai thực hiện Nghị quyết 44/2016/NQ-HĐND của Hội đồng Nhân dân tỉnh của các Sở, ban, ngành và địa phương tuy có thực hiện, nhưng chưa cụ thể, chưa bám sát mục tiêu, nhu cầu đầu tư phát triển của vùng; công tác phối hợp bố trí các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội miền núi của các Sở, ban, ngành và địa phương còn hạn chế; chưa có cơ chế lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện các nội dung có cùng mục tiêu.

- Công tác báo báo của các của các Sở, ngành và địa phương còn sơ sài, chưa đánh giá được hiệu quả đầu tư; số liệu còn chung chung, chưa tách được số liệu kết quả thực hiện phát triển - kinh tế xã hội các xã miền núi theo Nghị quyết số 44/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, khó khăn trong việc tổng họp, báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện của cơ quan đầu mối (Ban Dân tộc).

3. Nguyên nhân khó khăn, hạn chếa) Nguyên nhân khách quan:

Xuất phát điểm vùng DTTS&MN thấp, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí và sản xuất của người dân còn thấp, mặc dù diện tích đất

12

tự nhiên nhiều nhưng diện tích đất có thể sản xuất nông nghiệp còn hạn chế; người dân chưa tiếp cận nhiều với việc làm phi nông nghiệp.

b) Nguyên nhân chủ quan:

- Công tác triến khai, tuyên truyền các nội dung, mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội miền núi của các cấp, các ngành, đoàn thể làm chưa thật tốt, chưa sâu sát dẫn đến việc nhận thức của cán bộ và người dân chưa'đầy đủ, chưa toàn diện, chưa nắm rõ các mục tiêu, nhiệm vụ, nguyên tắc thực hiện phát triển kinh tế- xã hội đang triển khai tại địa phương.

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của một số địa phương chưa quyết liệt, còn lúng túng và thực hiện chưa nghiêm túc văn bản chỉ đạo của cấp trên; đội ngũ cán bộ cơ sở mặc dù đã được tăng cường, đào tạo, bồi dưỡng ở mức độ nhất định, song năng lực, trình độ vẫn còn hạn chế, nên việc tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, chính sách phát triển kinh tế-xã hội miền núi chưa đạt được như mong muốn.

- Nguồn lực đầu tư, bố trí cho phát triển kinh tế-xã hội miền núi chưa theo kế hoạch, đề án được duyệt, do đó nhiều mục tiêu, chỉ tiêu đề ra khó đạt được.

4. Bài học kinh nghiệmMột là, Phải thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận

thức, hiểu biết về ý nghĩa, mục tiêu, nội dung của từng chính sách dân tộc, tạo sự đồng thuận, ủng hộ, tham gia tích cực, có trách nhiệm của người dân trong thực hiện các chính sách dân tộc.

Hai là, Thực hiện có hiệu quả, đồng bộ các chính sách phát triển kinh tế-xã hội miền núi; đẩy mạnh việc lồng ghép các chương trình, đề án, chính sách có cùng mục tiêu trên địa bàn; đông thời cân huy động tông các nguôn lực từ ngân sách, kêt hợp với các nguồn lực khác...

Ba là, Việc chỉ đạo, triển khai thực hiện các chính sách phát triển kinh tế-xã hội miền núi phải kịp thời; vận dụng linh hoạt, phù hợp các chủ trương, chính sách cụ thể tại địa phương; có kế hoạch cụ thể của từng cơ quan chức năng và các địa phương; được tiên hành khoa học, bài bản, găn với vai trò, trách nhiệm, quyêt tâm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh.

Bốn là, Thường xuyên bám sát cơ sở, tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn; kịp thời sơ, tổng kết, đánh giá v iệc thực hiện các chính phát triên kinh tế-xã hội miền núi, gắn với biểu dương, nhân rộng những điên hình, cách làm sáng tạo, phù hợp, có hiệu quả tốt; đồng thời phát hiện, rút kinh nghiệm, đê ra giải pháp khăc phục kịp thời những chính sách khi triên khai thực hiện còn hạn chê.

Năm là, Tăng cường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; quản lý nhà nước cân được triên khai thực hiện găn với vai trò, trách nhiệm của các câp ủy đảng, chính quyền, gắn với việc đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, ban ngành và phát huy vai trò, năng lực của đội ngũ cán bộ người DTTS.

5. Kiến nghị, đề xuất:ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm chỉ đạo các Sở, ban, ngành và địa phương

triển khai thực hiện một số nội dung sau:- Các Sở, ngành quan tâm tham mưu bố trí vốn đầu tư xây dựng hạ tầng cụm

công nghiệp Quảng Sơn (Ninh Son), để thu hút các nhà đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại cụm công nghiệp;

- Đẩy nhanh tiến độ giao rừng khoán quản cho đồng bào DTTS, nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ;

- Tham mưu, đề xuất phương án giải quyết việc làm ổn định cho những hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp thực hiện dự án điện mặt trời tại các xã m iền núi, để đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân bị thu hồi đất;

- Tham mưu ủ y ban nhân dân tỉnh ban hành cơ chế lồng ghép các nguồn vốn thực hiện các chính sách phát triển kinh tế-xã hội miền núi;

- Các Sở, ngành và địa phương thực hiện tốt chế độ báo cáo kết quả thực hiện Đe án có chất lượng và có phân tách số liệu thuộc địa bàn miền núi theo các chỉ tiêu theo Nghị quyết số 44/2016/NQ-HĐND tỉnh, để thuận lợi cho cơ quan tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh theo quy định.

V. Nhiệm vụ và giải pháp tập trung chỉ đạo hoàn thành các mục tiêu theo lô trình đề ra.

1. ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ giao rừng khoán quản cho đồng bào DTTS, nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ;

2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và người dân về các nhiệm vụ, mục tiêu và chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội miền núi theo Nghị quyết số 44/2016/NQ-HĐND ngày 23/8/2016 của Hội đồng Nhân dân tỉnh;

3. Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm và hỗ trợ các hoạt động đâu tư phát triên sản xuât, khai thác, chê biên các loại cây trông; nên hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo mô hình chăn nuôi trang trại vừa và nhỏ, hoặc chăn nuôi bò, heo thả dưới tán rừng;

4. Các Sở, ngành và địa phương liên quan triển khai thực hiện Quyết định số 199/QĐ-UBND ngày 28/6/2018 của ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kết quả quy hoạch 03 loại rừng tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016-2025; tổ chức bàn giao thực địa diện tích, ranh giới đất quy hoạch 03 loại rừng cho các địa phương để tổ chức cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đã điều chỉnh ra ngoài quy hoạch 03 loại rừng cho người dân và tổ chức giao rừng khoán quản cho nhân dân phù họp với yêu cầu phát triển kinh tế, đảm bảo cho từng hộ dân đều có điều kiện sản xuất và hưởng lợi từ rừng và đất rừng;

14

5. Khai thác tốt tiềm năng thế mạnh của tòng vùng, từng địa phương, từng thôn, biến các giá trị thiên nhiên, giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể để hướng tới phát triển du lịch cộng đồng một cách bền vững và lâu dài ở các xã miền núi;

6. Xây dựng mạng lưới thú y cơ sở đủ mạnh để phòng ngừa dịch bệnh cho gia súc, gia cầm trên địa bàn miền núi; nghiên cứu các mô hình, cách làm mới, các giải pháp sinh kế bền vững trong chiến lược phát triển kinh tế miền núi;

7. Các Sở, ban, ngành và các địa phương phối họp với các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm sau khi đào tạo cho lao động nông thôn. Đồng thời, thường xuyên tìm kiếm thị trường xuất khẩu lao động phù hợp với khã năng, trình độ của lao động nông thôn.

8. Các Sở, ngành và địa phương nâng cao chất lượng công tác xây dựng kế hoạch thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; chỉ đạo cơ quan thường trực tăng cường hơn nữa công tác tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra tình hình triển khai thực Nghị quyết số 44/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh;

Trên đây là báo cáo kết quả triển khai thực hiện phát triển kinh tế-xã hội miền núi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2018 theo Nghị quyết số 44/2016/NQ- HĐND ngày 23/8/2016 của HĐND tỉnh và nhiệm vụ, giải pháp triển khai thực hiện trong thời gian tới, báo cáo này thay thế báo cáo số 134/BC-BDT ngày 20/9/2018 của Ban Dân tộc tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh gửi Ban Dân tộc Hội đồng Nhân dân tỉnh

Nơi nhận:Jịịi>- Ban Dan tộc HĐND tỉnh;- Lãnh đạo Ban;- Lưu: VT, KHCS.

KT. TRƯỞNG BAN PHÓ TRƯỞNG BAN

Lê Thanh Hùng

15

UBND TỈNH NINH THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMBAN DÂN TỘC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

' N / V Phụ lục 1ỊỊềí BAN \TVNG h ợ p d iệ n t íc h , d â n s ố c á c x ã m iè n n ủ i t r ê n đ ị a b à n t ỉn h g ia i đ o ạ n 2016-2018I 1 gẬ|\j TÔC 7 * 11 (Kèm theo Báo cáo sổ: /BC-BDTngày tháng 10 năm 2018 của Ban Dân tộc)

STT Đơn vị

Diện tích (ha) Năm 2016 Văm 2017Số hộ DTTS thoát nghèo

Đất tự nhiênĐ ấtsxNôngnghiệp

Đất nương rẫy

Đất lâm nghiệp

Tổng dânsố

Dân số DTTS

Hộ thoát nghèo DTTS

Tổng dânsố

Dân số DTTS

Hộ thoát nghèo DTTS

I Huyện Bác Ai 102.722,04 14.391,17 10.386,15 81.939,13 29.468 25.849 341 30.053 26.204 285 6261 Xã Phước Bình 28.829,32 1.750,47 1.260,07 26.602,42 3.985 3.308 69 4.263 3.741 41 1102 Xã Phước Hòa 12.482,74 379,52 274,16 11.080,90 1.714 1.497 8 1.804 1.596 5 133 Xã Phước Trung 11.949,19 3.847,26 3.427,91 7.188,35 2.602 2.471 42 2.518 2.369 25 674 Xã Phước Tân 6.534,90 941,12 671,16 4.522,98 2.850 2.730 18 2.943 2.816 34 525 Xã Phước Tiên 7.630,10 1.162,50 787,22 6.068,96 4.397 3.574 38 4.464 3.469 20 586 Xã Phước Thăng 4.774,15 1.365,41 879,44 3.124,44 4.211 4.046 31 4.321 4.055 56 877 Xã Phước Chính 6.514,19 1.075,80 641,04 5.124,12 1.664 1.594 23 1.700 1.587 24 478 Xã Phước Đại 11.331,18 1.695,00 1.037,94 8.541,13 4.538 3.400 69 4.451 3.268 52 1219 Xã Phước Thành 12.676,27 2.174,09 1.407,21 9.685,83 3.507 3.229 43 3.589 3.303 28 71

II Huyện Ninh Sơn 75.374,55 20.816,62 13.881,88 45.618,13 71.726 19.329 263 73.014 19.371 148 4111 Xã Lâm Sơn 14.905,87 2.817,64 1.353,76 9.713,65 13.647 5.497 104 13.880 5.497 48 1522 Xã Lương Sơn 4.258,69 2.867,47 1.105,89 484,37 6.957 1.397 19 7.109 1.412 16 353 Xã Quảng Sơn 8.127,25 3.778,67 3.303,47 3.041,21 17.158 535 4 17.334 535 15 194 Xã Mỹ Sơn 12.856,40 6.265,01 4.817,46 4.494,45 10.799 3.285 57 11.124 3.418 32 895 Xã Nhon Sơn 3.165,49 2.140,58 991,86 0,00 14.289 3.843 70 14.972 3.781 17 876 Xã Hòa Sơn 6.580,58 2.004,57 1.778,08 3.656,29 4.328 450 3 4.143 451 4 7

1

STT Đơn vi

Diện tích (ha) Năm 2016 Năm 2017Số hộ DTTS thoát nghèo

Đất tự nhiênĐấtSXNôngnghiệp

Đất nương rẫy

Đất lâm nghiệp

Tổng dân số

Dân số DTTS

Hộ thoát nghèo DTTS

Tổng dân số

Dân số DTTS

n V ̂

Hộ thoát nghèo DTTS

7 Xã Ma Nới 25.480,27 942,68 531,36 24.228,16 4.548 4.322 6 4.452 4.277 16 22III Huyện Ninh Phước 4.609,28 1.528,76 1.233,62 401,14 13.984 1.879 75 12.041 1.858 4 791 Xã Phước Vinh 4.609,28 1.528,76 1.233,62 401,14 13.984 1.879 75 12.041 1.858 4 79

IV Huyện Thuận Nam 33.445,37 8.005,13 5.536,59 18.552,13 18.571 7.150 46 18.687 7.255 50 962 Xã Phước Ninh 2.678,81 1.948,48 1.194,87 0,00 5.795 3.507 34 5.795 3.507 23 573 Xã Phước Minh 7.766,87 2.382,94 2.050,34 2.818,27 4.416 82 + 3 4.441 78 0 34 Xã Phước Hà 17.890,26 1.221,57 840,36 14.770,23 3.737 3.531 12 3.760 3.640 28 405 Xã Nhị Hà 5.109,43 2.452,14 1.451,02 963,63 4.623 30 0 4.691 30 + 1 1V Huyện Ninh Hải 12.379,65 615,95 265,82 11.074,74 7.051 590 36 6.870 603 24 601 Xã Vĩnh Hải 12.379,65 615,95 265,82 11.074,74 7.051 590 36 6.870 603 24 60

VI Huyện Thuận Băc 29.600,86 5.796,91 2.254,20 20.681,15 39.142 30.254 222 39.587 31.117 347 5691 Xã Công Hải 7.479,36 1.103,78 393,33 5.445,68 10.184 6.849 55 10.252 6.986 101 1562 Xã Lợi Hải 6.835,44 2.170,31 917,56 3.529,29 12.584 9.531 +133 12.731 9.968 190 3233 Xã Phước Chiên 4.396,73 946,20 154,04 2.875,69 4.796 4.589 167 4.896 4.745 32 1994 Xã Phước Kháng 4.660,64 172,10 100,08 4.350,21 2.536 2.536 + 6 2.569 2.569 5 115 Xã Băc Sơn 6.228,69 1.404,52 689,19 4.480,28 9.042 6.749 + 49 9.139 6.849 19 68

Tông cộng: 258.131,75 51.154,54 33.558,26 178.266,42 179.942 85.051 983 180.252 86.408 858 1.841

2

UBND TỈNH NINH THUẬN BAÊỈ=BẲ&TC>C

CỘNG HÒA XÂ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BAN

d â n TÔC,

Phục lục IIDanh mục các văn bản triển khai thực hiện phát triển kinh tế-xã hội miền núi

theo Nghị quyết 44/2016/NQ-HĐND ngày 23/8/2016 của Hội đồng Nhân dân tỉnh(Kèm theo Báo cáo sổ: Ì5S//BC-BDT ngày 2 $ tháng 10 năm 2018 của Ban Dân tộc tỉnh)

SốTT

văn bản Trích yếu nội dung Ngày, tháng năm ban hành

Cơ quan ban hành

Ghi chú

1 Số 3270/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Chỉ đạo Đe án phát triển kinh tế-xã hội miền núi giai đoạn 2016-2020 tỉnh Ninh Thuận 30/12/2016 UBND tỉnh

2 Số 33/KH-BDTTriển khai thực hiện Quyêt định sô 71/2016/QĐ-UBND ngày 03/10/2016 của ƯBND tỉnh ban hành Đề án phát triển kinh tế-xã hội miền núi năm 2017

05/7/2017 Ban Dân tộc

3 Sổ 11/TTr-BDTVê việc đê nghị ký ban hành Kê hoạch triên khai thực hiện Quyết định số 7Ỉ/2016/QĐ-UBND ngày 03/10/2016 của UBND tỉnh ban hành Đề án phát triển kinh tế-xã hội miền núi năm 2017

10/7/2017 Ban Dân tộc

4 Số 2338/VPUB-KGVX Vê việc thực hiện Quyêt định sô 71/2016/QĐ-UBND ngày 03/10/2016 của UBND tinh 26/7/2017 VP.UBND tỉnh

5 Số 76/KH-SNNPTNT Kê hoạch hành động của Sở Nông nghiệp và Phát triên nông thôn thực hiện chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020. 09/10/2017 Sở NN&PTNT

6 Sổ 939/KH-LĐTBXH Triên khai đây mạnh giảm nghèo bên vững cho đông bào dân tộc thiểu số miền núi giai đoạn 2016-2020 26/5/2017 Sở LĐTBXH

7 Số 884/KH-SKHĐT

Triển khai Nghị quyêt sô 03-NQ/TU ngày 01/7/2016 của Ban Chấp hành Đàng bộ tỉnh, Quyết định số 71/2016/QĐ-UBND ngày 03/10/2016 của UBND tỉnh ban hành Đề án phát triển kinh tế-xã hội miền núi giai đoạn 2016-2020

05/4/2017 Sở Kế hoạch và Đầu tư

8 Số 1342/KH-SYT Triển khai y tế miền núi giai đoạn 2017-2020 04/5/2017 Sở Y tê

9 Số 693/KH-STTTT Trỉên khai thực hiện Đê án phát triên kinh tê-xã hội miên núi giai đoạn 2016-2020 04/5/2017 Sở Thông tin và

Truyền thông

10 Sô 1139/SNV- XDCQ&CTTN

về việc triển khai Đề án phát triển kinh tế-xã hội miền núi giai đoạn 2016-2020 28/4/2017 Sở Nội vụ

1

11 Sổ 498/SCT-KHTCTH Triển khai Quyết đinh số 71/2016/ƯBND ngày 03/10/2016 của UBNDtỉnh 18/4/2017 Sở Công

thương

12 Số 172/KH-UBND Phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020 13/12/2016 UBND huyện

Thuân Nam

13 Sổ 76/KH-ƯBND Phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020 25/3/2017 ƯBND huyện

Thuân Bắc

14 Số 21/KH-BDTTriển khai thực hiện Quyết định số 71/2016/QĐ-UBND ngày 03/10/2016 của UBND tỉnh ban hành Đề án phát triển kinh tế-xã hội miền núi năm 2018

02/3/2018 Ban Dân tộc

2

UBND TỈNH NINH THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM^ HAN DÂN TỘC Độc lập- Tự do - Hạnh phúc

Phục lục IIIễ ị BAN^ YiYỊ MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TÉ-XÃ HỘI MIÊN NÚI 03 NĂM 2016-2018, A OAN TỌC ỉ+ệKèm theo Báo cáo sổ: ẩ S ĩ' /B C -B D Tngàyz 3 tháng 10 năm 2018 của Ban Dân tộc tỉnh)

STT Chỉ tiêu Đon vị tính

Mục tiêu Nghị Quyết số

44/NQ-HĐND (2016-2020)

Thực hiện giai đoạn 2016-2018So sánh 3 năm 2016- 2018 với

mục tiêu NQ 44 (%)

Ước thực hiện 3 năm 2016-

2018

Trong đó:

TH2016

TH2017

THÓ tháng

đầu năm 2018

I Chỉ tiêu kinh tê1 Diên tích tư nhiên Nghìn ha 258,40 258,40 258,40 258,40 258,40 100,02 Diện tích đât sản xuât nông nghiệp Ha 56.500 51.154 51.154 51.154 51.154 90,5

Trong đó: + Cây mía M 5.000 4.438 3.433 7.271 3.659 88,8+ Cây mì »I 2.700 3.663 3.114 3.851 3.513 135,7+ Cây băp M 16.000 13.005 10.539 13.486 9.375 81,3

3 Sô lượng đàn gia súc Nghìn con 301 295 295 286 287 98,0Trong đó: + Bò t! 99 91 79 78 91 91,5

+ Dê, Cừu 1» 127 126 144 140 127 99,0+ Heo »1 74 78 72 68 69 105,4

4 Thu nhập bình quân đầu ngườiTriệu

đồng/năm 25,0 21,5 17,96 20,0 21,0 86,005 Sô xã đạt nông thôn mới Xã 12 5 1 2 0 41,66II Chỉ tiêu xã hộỉ-môi trường1 Dân sô trung bình Nghìn người 177 183 179 180 180 101,692 Tỷ lệ hộ nghèo % 30,42 31,13 27,10 0,003 Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo % 5-64 Sô lao động được giải quyêt việc làm mới 1000 Người 23,5-25 16,50 5,80 5,90 4,80 70,21

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính

Mục tiêu Nghị Quyết số

44/NQ-HĐND (2016-2020)

Thực hiện giai đoạn 2016-2018So sánh 3 năm 2016- 2018 với

mục tiêu NQ 44 (%)

Ước thực hiện 3 năm 2016-

2018

Trong đó:

TH2016

TH2017

TH 6 tháng

đầu năm 2018

Trong đó: Xuât khâu lao động Người 300-350 120,00 17 59 44 40,005 Tông sô trường Trường 132 125 125 125 125 94,70

Số trường mẫu giáo Trường 36 29 29 29 29 80,56Số trường tiểu học Trường 59 60 60 60 60 101,69Sô trường THCS Trường 31 30 30 30 30 96,77Sô trường THPT Trường 6 6 6 6 6 100,00

6 Sô trường đạt chuân quôc gia Trường 45 26 18 22 26 57,78Trong đó: + Trường phô thông 11 36 23 17 20 23 63,89

+ Trường mâm non 1» 9 3 1 2 3 33,337 Sô xã phô cập TH đúng độ tuôi Xã 27 27 27 27 27 100,008 Sô xã phô cập mâm non 5 tuôi Xã 27 27 26 27 27 100,009 Đào tạo nghê cho lao động nông thôn Người 8.000 4.008 1.462 1.669 877 50,1010 Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 40,0011 Tỷ lệ trạm y tê có bác sỹ làm việc % 90,0 92,6 85,2 88,9 92,6 102,8812 Tỷ lệ xã đạt tiêu chí quôc gia vê y tê % 88,8 59,2 55,5 55,5 55,5 62,5013 Tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng điện % 100 100 100 100 100 10014 Tỷ lệ dân cư sử dụng nước sạch họp vệ sinh % 88,00

UBND TỈNH NINH THUẬN BAN DÂN TỘC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Phv 'vc IVTỎNG HỢP DANH MỤC MỘT SÓ Dự ÁN ư u TIÊN ĐÀU TƯ PHÁT TRIẺN KINH TÉ - XÃ HỘI MIỀN NÚI

/T ịỵ v \ \ TRỆNĐỊÁ BÀN TỈNH, GIAI ĐOẠN 2016-2018Ị BAN \ç\\ (Kèm theo Bảo cáo số: i^/BC-BDTngày£3 thángsịi) năm 2018 cùa Ban Dân tộc tinh)

L I DÂN TỘC/J ...... ,\ ' / /1 m vi ■ Triệu đông

SốTT Danh mục dự án

Kế quả thực hiện 2016-2018 ( Số liệu kinh phí thực hiện từ năm 2016 đến tháng 6/2018)

Ghi chú (cân nêu rõ)

Tổngsố

Trong đóThờigiankhởicông

Thờigianhoànthành

Dự án án đúng hoặc

không đúng tiến

độ

Nguyên nhân vì

sao không

đúng tiến độ (nếu

có)

Dự án phát sinh

so với KH (nếu

có)NSTT HTMT

ODA(nướcngoài)

TPCP

Xổsổ

kiếnthiết

Tíndụng

ưuđãi

Các CT MTQG

Tông sô 588.263,6 68.200 25.623,3 27.458,3 466.982I Ngành giao thông 30.823,3 5.200 25.623,3

1Nâng câp đường Phước Đại - Phước Trung huyện Bác Ái

18.093,3 2.500 15.593,3

2Đường Ba Tháp - Suối Le - Phước Kháng

12.530 2.500 10.030

o3Nâng câp Quôc lộ 1A đi Phước Hà, Thuận Nam

200 200

II Các chưong trình, dư án khác 557.440,3 63.000 27.458,3 466.982

1

Dự án Giáo dục THCS vùng khó khăn nhất (giai đoan 2)

27.458,3 27.458,3

2 Dự án phát triên 63.000 63.000

kinh tê - xã hội vùng đặc biệt khó khăn đồng bào dân tộc thiểu số Raglay thôn Xóm Bằng giai đoạn 2014 - 2017 và định hướng đến năm 2020

\o l]HÁO /* '1

3Chương trình mục tiêu quốc gia, giảm nghèo bền vững

454.175 454.175

4

Đâu tư trang thiêt bị y tế và nâng cấp mờ rộng hệ thống các trạm y tế xã

12.807 12.807

2