73
1 | P a g e The Ha Long Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003 BÁO CÁO Đánh giá tiềm năng tham gia của các đối tác địa phương trong phát trin bn vng Vnh HLong Tài liệu này được xây dựng trong khuôn khổ của dự án Sáng kiến liên minh Hạ Long - Cát Bà: Thúc đẩy sự tham gia của các tổ chức địa phương và cộng đồng do Cơ quan quốc tế Hoa Kỳ tài trợ và do Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD) chủ trì thực hiện phối hợp với Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) và Trung tâm nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng (CECR). Hà Nội, 5/2015.

BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

  • Upload
    doliem

  • View
    218

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

1 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

BÁO CÁO

Đánh giá tiềm năng tham gia của các đối tác địa phương trong phát

triển bền vững Vịnh Hạ Long

Tài liệu này được xây dựng trong khuôn khổ của dự án Sáng kiến liên minh Hạ

Long - Cát Bà: Thúc đẩy sự tham gia của các tổ chức địa phương và cộng

đồng do Cơ quan quốc tế Hoa Kỳ tài trợ và do Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển

và Phát triển Cộng đồng (MCD) chủ trì thực hiện phối hợp với Trung tâm Con

người và Thiên nhiên (PanNature) và Trung tâm nghiên cứu Môi trường và Cộng

đồng (CECR).

Hà Nội, 5/2015.

Page 2: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

2 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

“Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

nhóm đại diện cộng đồng làng chài và nhóm các cư quan ngoài nhà nước liên quan đến quản lý

Vịnh Hạ Long và tập trung mảng thủy sản bền vững theo cơ chế hợp tác liên minh”

ToR 1.1 “Conduct assessments on the situation of potential parcitipation of local actors

including local government, NGOs, and local community representatives, for a desired

intervention with sustainable aquaculture as an example specific sector, for Ha Long Bay

management”

Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng (CECR)

Hà Nội

Tháng 5 năm 2015

Page 3: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

3 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

MỤC LỤC

CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................................. 4

LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... 5

TÓM TẮT ............................................................................................................ 6

PHẦN I: GIỚI THIỆU...................................................................................... 11

PHẦN II: MỤC TIÊU ĐÁNH GIÁ ................................................................. 14

PHẦN III: PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ...................................................... 14

1. Phân tích tổng quan các tài liệu thứ cấp ........................................................................... 15

2. Phân tích các bên liên quan .............................................................................................. 15

3. Chuẩn bị và triển khai phỏng vấn sâu ............................................................................... 17

4. Hội thảo tham vấn ............................................................................................................. 17

6 nấc thang tham gia ............................................................................................................. 18

5. Phân tích xử lý số liệu ...................................................................................................... 18

PHẦN IV: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ .................................................................. 19

A. BÁO CÁO THÀNH PHÂN 1: NHÓM CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC ......................... 19

B. BÁO CÁO THÀNH PHẦN 2: NHÓM CỘNG ĐỒNG NGƯỜI DÂN LÀNG CHÀI .... 33

C. BÁO CÁO THÀNH PHẦN 3: NHÓM CÁC CƠ QUAN NGOÀI NHÀ NƯỚC ........... 45

PHẦN V: KẾT LUẬN ....................................................................................... 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 52

PHỤ LỤC ........................................................................................................... 53

Page 4: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

4 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

CHỮ VIẾT TẮT CECR Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng

MCD Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng

PAN Trung tâm Con người và Thiên nhiên

UBND Tỉnh Ủy ban Nhân dân Tỉnh

TP Thành Phố

BQL VHL Ban quản lý Vịnh Hạ Long

Ban MTTQ Ban Mặt trận Tổ quốc

Sở KHCN Sở Khoa học công nghệ

Sở KHĐT Sở Kế hoạch đầu tư

Sở NN&PTNT Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Sở TNMT Sở Tài nguyên Môi trường

Sở VHTT&DL Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch

Phòng QLKT Phòng Quản lý Kinh tế

Phòng PTTNDL Phòng Phát triển Tài nguyên Du lịch

Phòng BVMT Phòng Bảo vệ Môi trường

Phòng KTĐN Phòng Kinh tế đối ngoại

Phòng QLKH Quản lý khoa học

Chi cục BVMT Chi cục Bảo vệ Môi trường

Chi cục KT&BVNLTS Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Chi cục NTTS Chi cục Nuôi trồng thủy sản

ĐB&NTTS Đánh bắt và Nuôi trồng thủy sản

Page 5: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

5 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

LỜI CẢM ƠN

Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng (cơ quan chủ trì đánh giá) trân trọng cảm ơn

các cơ quan đối tác địa phương, UBND Tỉnh Quảng Ninh, UBND TP Hạ Long, BQL VHL, Sở

KH&ĐT, Sở NN&PTNT, Sở TN&MT, Sở VHTH&DL, Sở KHCN, Sở Tài chính, Sở Công

thương tỉnh Quảng Ninh, HTX Du lịch Vạn chài, Hội Nghề Cá Tỉnh Quảng Ninh, UBND

Phường Hà Phong, các tổ chức chính trị xã hội bao gồm Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh Niên, MTTQ

Khu 8, Hội Nông dân Phường Hà Phong và cộng đồng người dân làng chài đã ủng hộ, tích cực

tham gia, phối hợp, và đóng góp ý kiến quý báu góp phần quan trọng vào thành công của báo

cáo. Đặc biệt, xin gửi lời cảm tới Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, cá nhân Bà

Phạm Thùy Dương (Trưởng Ban Quản lý), Bà Đỗ Thị Xuân Hương (Phó chánh Văn Phòng

Ban) và các cán bộ của BQL VHL đã phối hợp và hỗ trợ hiệu quả trong suốt quá trình đánh giá.

Trân trọng cảm ơn hai tổ chức đối tác là Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng

đồng (MCD) và Trung tâm Con người và Thiên nhiên đã phối hợp (PAN) cùng Trung tâm

Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng (CECR) trong đánh giá này thông qua cung cấp một số

hỗ trợ hậu cần cho đợt khảo sát lần 1, cử cán bộ tham gia thảo luận, góp ý trong việc xây dựng

các công cụ đánh giá và tham gia phỏng vấn cùng các cán bộ trong Nhóm đánh giá của CECR.

Page 6: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

6 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

TÓM TẮT

Vịnh Hạ Long, nằm tại Thành phố Hạ Long thuộc Tỉnh Quảng Ninh, trên hành lang biển lớn

của Bắc Bộ. Vịnh Hạ Long là một vùng nổi tiếng về cảnh đẹp thiên nhiên và các giá trị di sản

quý giá cần được bảo tồn, đồng thời có tiềm năng lớn phát triển du lịch – dịch vụ, thủy sản,

cảng biển - giao thông hàng hải. Năm 1994, vịnh được UNESCO công nhận là di sản thế giới

đầu tiên của Việt Nam với vùng lõi nằm ở khu trung tâm vịnh, rộng 534 km2 và bao gồm 775

hòn đảo với những giá trị toàn cầu nổi bật về lịch sử địa chất và địa mạo karst. Vịnh còn là một

khu vực có đa dạng sinh học rất cao với đa dạng loài động thực vật trên cạn và thuỷ sinh, hiện

được biết có 2186 loài sinh vật trên cạn và dưới nước, trong đó có khoảng 50 loài quý, hiếm,

đặc hữu và đặc biệt 30 loài đang có nguy cơ tuyệt chủng được ghi vào sách đỏ của Việt Nam

và danh mục đỏ thế giới – IUCN.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, Vịnh Hạ Long nói riêng, Quảng Ninh nói chung, đang

phải đối mặt với rất nhiều mâu thuẫn và thách thức, đặc biệt là mâu thuẫn giữa việc phát triển

công nghiệp (khai thác than, xi măng, nhiệt điện) với phát triển du lịch, dịch vụ (hàng năm đón

từ 7-8 triệu khách du lịch) và bảo vệ môi trường, bảo tồn tồn các giá trị di sản, các vấn đề xã

hội liên quan tới sinh kế và phúc lợi của người dân sống trên vịnh. Đó là những vấn đề nghiêm

trọng nhất bao gồm các hậu quả tiêu cực về môi trường do các hoạt động kinh tế trên vịnh, việc

phối hợp không hiệu quả của các bên tham gia khai thác sử dụng vịnh, đặc biệt là sự tham gia

rất yếu của cộng đồng dân cư truyền thống và các cơ quan ngoài nhà nước.

Vì vậy trong những năm gần đây (2009 - 2011) “Ủy Ban Di sản Thế giới của UNESO đã thể

hiện quan ngại sâu sắc rằng những giá trị nổi bật toàn cầu của di sản này vẫn phải chịu sức ép

của du lịch, đánh bắt cá và các hoạt động khác diễn ra ngay trong lòng di sản bên cạnh những

dự án phát triển kinh tế và các hoạt động xả thải trong khu vực xung quanh di sản” và khuyến

nghị Việt Nam phải có những chính sách và giải pháp quyết liệt kịp thời.

Để giảm thiểu các áp lực phát triển và thúc đẩy tăng trưởng đảm bảo yếu tố phát triển bền vững,

tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng và thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh, chuyển đổi kinh tế từ

"nâu" sang "xanh". Hiện Quảng Ninh đang hướng tới mục tiêu đến năm 2020 Vịnh Hạ Long

và thành phố Hạ Long sẽ là một khu vực trung tâm, không chỉ về phát triển kinh tế mà còn là

một đơn vị dẫn đầu về bảo vệ môi trường và thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh của tỉnh.

Tầm nhìn đến năm 2030 Vịnh Hạ Long cùng với thành phố Hạ Long sẽ trở thành biểu tượng

về một trung tâm “Tăng trưởng xanh” cấp ASEAN; Vịnh Hạ Long phấn đấu đi đầu về công tác

quản lý tài nguyên và môi trường bền vững.

Dự án "Sáng kiến liên minh Vịnh Hạ Long" đã được xây dựng và đi vào thực hiện để đáp ứng

nhu cầu tăng cường sự tham gia và phối hợp của các bên có liên quan góp phần quản lý tổng

hợp bền vững Vịnh Hạ Long hướng tới mục tiêu cùng với thành phố Hạ Long trở thành

"Trung tâm tăng trưởng xanh" cấp ASEAN. Dự án nhằm mục đích góp phần vào tăng cường

bảo tồn cảnh quan và môi trường, quản lý khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên,

hướng tới phát triển bền vững Vịnh Hạ Long.

“Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước, nhóm

đại diện cộng đồng làng chài và nhóm các cơ quan ngoài nhà nước liên quan đến quản lý Vịnh

Hạ Long, tập trung mảng thủy sản bền vững theo cơ chế hợp tác liên minh” (hoạt động 1.1, dự

án "Sáng kiến liên minh Vịnh Hạ Long") là một trong các hoạt động của Dự án. Đánh giá được

Page 7: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

7 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

thực hiện bởi Nhóm đánh giá Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng (CECR) với sự

tham gia của một số cán bộ của hai đối tác là MCD và PAN từ tháng 1/2015 đến tháng 4/2015

với hai đợt khảo sát thực địa được tiến hành trong sự phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ hiệu quả của

BQL VHL, các sở ban ngành liên quan, các đối tác và cộng đồng địa phương.

Phương pháp phỏng vấn sâu và hội thảo tham vấn là hai phương pháp đánh giá chủ yếu được

sử dụng. Ba bộ câu hỏi định hướng phỏng vấn sâu được xây dựng theo những lĩnh vực ưu tiên

cần đánh giá riêng cho từng nhóm đối tác: nhóm cơ quan quản lý nhà nước, nhóm cộng đồng

và nhóm cơ quan ngoài nhà nước. Các bộ câu hỏi phỏng vấn sâu được thử nghiệm, sử dụng

trong đợt khảo sát lần 1 và sửa đổi để dùng trong đợt khảo sát lần 2. Ngoài ra các câu hỏi phỏng

vấn định hướng này tiếp tục được phát triển và chi tiết hóa theo các ưu tiên của các bên có liên

quan khi thực hiện phỏng vấn. Các thông tin thu thập được từ các cuộc phỏng vấn được tập hợp

và xử lý theo các khung cơ cấu ưu tiên đánh giá của dự án, tập trung vào các lĩnh vực vai trò,

chức năng nhiệm vụ, năng lực của các nhóm đối tác địa phương, những bất cập rào cản và thách

thức về môi trường, bảo tồn di sản và thúc đẩy sự tham gia và phối hợp giữa các đối tác trong

quản lý tổng hợp bền vững VHL. Một hội thảo tập huấn nâng cao nhận thức của cộng đồng

người dân làng chài về dự án, và ba cuộc hội thảo tham vấn được tổ chức cho ba nhóm đối tác

địa phương: nhóm các cơ quan nhà nước, nhóm cộng đồng dân cư và nhóm các cơ quan ngoài

nhà nước (mỗi nhóm 1 hội thảo) nhằm mục đích thu thập thêm và kiểm chứng thông tin về sự

tham gia vào các quy hoạch liên quan đến quản lý tổng hợp bền vững Vịnh Hạ Long và đánh

giá tiềm năng tham gia của các bên liên quan vào các hoạt động của dự án Liên Minh Vịnh Hạ

Long.

Trên cơ sở phân tích các thông tin thu thập được từ 52 cuộc phỏng vấn sâu, một hội thảo cộng

đồng, ba hội thảo tham vấn và các quan sát cũng như trao đổi với các bên có liên quan, nhóm

đánh giá của CECR đã xây dựng báo cáo này trình bày những đánh giá và phát hiện cụ thể về

thực trạng môi trường, quản lý bảo vệ di sản VHL, và sự tham gia của các đối tác địa phương

vào quản lý tổng hợp bền vững Vịnh Hạ Long. Trên cơ sở thực trạng và các phát hiện đã đề

xuất các khuyến nghị phù hợp và khả thi để thúc đẩy sự tham gia của địa phương và cộng đồng

vào quản lý tổng hợp bền vững VHL, đồng thời khuyến nghị các cơ quan nhà nước, tổ chức

cộng đồng và cơ quan ngoài nhà nước địa phương có tiềm năng cao để tham gia vào các hoạt

động của dự án Liên Minh Vịnh Hạ Long.

Dưới đây là tóm tắt các kết quả đánh giá chính về thực trạng, các phát hiện và các khuyến nghị

của hoạt động đánh giá này.

Thực trạng

1. Các vấn đề về môi trường của VHLVịnh đã được đề cập từ lâu, nhưng chưa được

giải quyết triệt để. Vịnh Hạ Long hiện đang cực kỳ ô nhiễm với các vấn đề môi trường

đang rất bức xúc.

2. Một trong những cản trở lớn nhất đối với phát triển bền vững của Vịnh Hạ Long là

vấn đề ô nhiễm nước do rác thải, các chất thải trong đó có nước thải từ các hoạt động

NTTS, giao thông và hoạt động của tàu bè trên vịnh, các nguồn thải từ các khu công

nghiệp, du lịch và dân cư ven bờ xả vào vịnh và ý thức của người dân cũng như doanh

nghiệp còn thấp. Hiện vẫn còn tới 60% lượng nước thải xả trực tiếp vào vịnh không

qua xử lý.

Page 8: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

8 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

3. Những áp lực bảo tồn và gìn giữ di sản của UNESCO trong những năm gần đây do

các vấn đề môi trường và ô nhiễm nước đòi hỏi có một chính sách quyết liệt về môi

trường và bảo tồn di sản thế giới.

4. Sự chuyển dịch trong chiến lược phát triển kinh tế từ “nâu” sang “xanh” được quán

triệt, đặc biệt ở các cơ quan nhà nước.

5. Xung đột giữa phát triển du lịch xanh với phát triển kinh tế và công tác bảo tồn

vẫn là một thách thức lớn đối với quản lý tổng hợp bền vững Vịnh Hạ Long. 6. Chưa

có Chiến lược quản lý hay chương trình quản lý tổng hợp Vịnh Hạ Long (VHL).

Các cơ quan nhà nước tham gia quản lý VHL theo cơ cấu của quản lý hành chính nhà

nước tác nghiệp khá độc lập theo chức năng nhiệm vụ hoặc quyền lợi liên quan của

mình, sự kết nối và hợp tác cũng thường dựa trên chức năng và nhiệm vụ được giao

hoặc mang tính hành chính.

7. Cộng đồng làng chài có lịch sử hình thành và sinh sống với truyền thống văn hóa, kinh

tế hộ gia đình và sử dụng tài nguyên biển lâu đời trên VHL (làng Vạn Chài là một

trong 16 làng cổ sơ nhất trên thế giới). Người dân làng chài có phong tục, văn hóa,

giáo dục và kỹ năng sống đặc thù xuất phát từ đời sống trên biển (phong tục thờ thần

biển, hát giao duyên, đón dâu trên biển, trình độ dân trí rất thấp, tỷ lệ mù chữ cao, kỹ

năng sinh sống tự nhiên trên biển rất tốt trong khi các kỹ năng sống, giao tiếp, kết nối

và phối hợp với các cộng đồng khác trên đất liền cực kỳ hạn chế).

8. Việc di dời người dân làng chài lên bờ năm 2014, đã và đang có các tác động rất

khác nhau về đời sống, văn hóa, thói quen và sinh kế của cộng đồng làng chài và có

sự chuyển đổi mạnh trong tổ chức cộng đồng.

9. Các tổ chức phi chính phủ địa phương hiện còn thiếu vắng. Hiện mới chỉ có có các

đơn vị Nghề nghiệp - Xã hội và các doanh nghiệp vận tải du lịch như Hội nghề cá

Tỉnh Quảng Ninh, Hợp tác xã Dịch vụ - Du lịch Vạn Chài (HTX Vạn Chài) đã và

đang tham gia tích cực vào hoạt động hỗ trợ cộng đồng người dân làng chài tái định

cư. Các tổ chức chính trị xã hội của cộng đồng những người dân làng chài tái định cư

tại Khu 8 mới được thành lập nên năng lực hãy còn yếu.

Các phát hiện

1. Còn thiếu những chính sách quan trọng đóng vai trò chính yếu và tính chủ động còn

chưa cao trong xây dựng các quy hoạch liên quan đến quản lý bền vững VHL (chưa

có chiến lược quản lý tổng hợp VHL như Vịnh Chesapeake). Chưa có Nghị định về

Quản lý di sản (dưới Luật Di sản) là một rào cản cho việc quản lý Vịnh.

2. Các cơ quan nhà nước, nhìn chung đều có năng lực tham gia nhất định nhưng mức

độ khác nhau, nhận thức khác nhau và quan điểm còn chưa thống nhất về các điều kiện

cho phát triển bền vững và bảo vệ môi trường VHL.

3. Các bên tham gia đa dạng, nhiều lớp, nhiều tầng, có các chức năng nhiệm vụ khác

nhau; thiếu sự kết nối trong cách tiếp cận đa ngành.

4. Chưa có cơ chế phối hợp, hợp tác phù hợp và hiệu quả có khả năng kết nối và quy

tụ tất cả các bên có liên quan trong quản lý tổng hợp bền vững VHL được thực hiện,

tuy BQL VHL đã có khởi động kết nối với các bên liên quan.

5. Hiện nay, công tác di dời còn đang dang dở, vì vậy còn nhiều nhà bè trôi nổi trên

VHL (một số từ Bái Tử Long và Cát Bà). Chưa có chiến lược lâu dài, bền vững cho

cả hai nhóm dân cư làng chài trên bờ và dưới biển.

Page 9: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

9 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

6. Đang có sự biến động lớn, bất thường và xảy ra quá nhanh đối với cộng đồng dân

cư sinh sống trên VHL (từ người sinh sống trên biển thành người sinh sống trên đất

liền).

7. Các tổ chức cộng đồng còn rất ít và năng lực cực kỳ hạn chế. Các tổ chức chính trị

xã hội tại khu tái định cư của những người dân làng chài là khu 8 thì mới được thành

lập, trong đó chi hội nghề cá khu 8 (thay cho hội nông dân ở những vùng nông nghiệp)

thì chưa được thành lập. Người dân chưa thực sự có một tổ chức đại diện mang tiếng

nói chung và có ảnh hưởng nhất định. Vì vậy các trung tâm thuộc BQL VHL chịu trách

nhiệm quản lý các địa bàn có các hoạt động sinh kế và du lịch của người dân trên vịnh

và có mối liên kết với người dân làng chài như Trung tâm 1,2, 3 và 4 được xem như

tổ chức đại diện cho cộng đồng.

8. Các tổ chức ngoài nhà nước tại địa phương có vai trò hỗ trợ Cộng đồng còn rất ít và

năng lực còn hạn chế. Còn thiếu sự lãnh đạo tổ chức để có thể tham gia hiệu quả vào

quản lý tổng hợp bền vững VHL. Hiện tại mới có hai tổ chức nòng cốt là HTX Vạn

Chài và Hội Nghề Cá tỉnh quảng Ninh.

9. Hội Nghề cá Tỉnh Quảng Ninh và HTX Vạn Chài là hai đơn vị mang tính nòng cốt hỗ

trợ cho những người dân làng chài, họ là tập hợp của các công ty, tổ chức, gia đình

hoạt động mạnh trong lĩnh vực nghề cá, du lịch và có hiểu biết về chính sách, quy

hoạch của nhà nước.

10. Sự tham gia của cộng đồng và các cơ quan ngoài nhà nước vào các quy hoạch hiện

nay là rất yếu tuy đã có quy định trong chính sách của nhà nước (sự tham vấn vẫn còn

hạn chế, chưa đủ rộng hoặc còn mang tính thủ tục, hình thức, chưa thực chất, thông tin

về quy hoạch còn chưa kịp thời).

Các khuyến nghi

1. Cần có Nghị Định về Quản lý di sản để đảm bảo việc thực thi Luật Di sản tại VHL,

cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho BQL VHL nâng cao được tính chủ động trong

việc khởi xướng và phối hợp với các bên có liên quan trong việc xây dựng các quy

hoạch liên quan đến quản lý bền vững VHL. Cần xây dựng chiến lược quản lý tổng

hợp VHL.

2. Nâng cao nhận thức về di sản, tuyên truyền thống nhất quan điểm về quản lý bền

vững VHL, về chiến lược dịch chuyển từ kinh tế nâu sang xanh và quan điểm đưa môi

trường thành trụ cột trung tâm trong quản lý VHL, từ đó mà phát triển các ngành cốt

lõi của Vịnh trong đó có thủy sản và du lịch, đặc biệt phát triển bền vững NTTS mang

tính khai thác và NTTS phục vụ du lịch.

3. Rà soát, xem xét tăng cường quyền hạn của BQL VHL tương ứng với chức năng

nhiệm vụ và trách nhiệm trong quản lý, đặc biệt là quản lý môi trường tổng hợp bền

vững VHL.

4. Hỗ trợ BQL VHL để xây dựng một cơ chế phối hợp có khả năng huy động và quy

tụ được sự tham gia của các bên có liên quan mật thiết đến quản lý tổng hợp VHL bao

gồm các cơ quan nhà nước, các đại diện cộng đồng dân cư, các tổ chức, cơ quan, đơn

vị ngoài nhà nước (với khởi đầu là sáng kiến kết nối với các sở ban ngành liên quan

của BQL VHL).

Page 10: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

10 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

5. Cần có các nghiên cứu về tác động ngắn hạn và dài hạn tới sinh kế, văn hóa, tập

tục, v.v. do việc chuyển đổi từ sinh sống trên biển sang sinh sống trên đất liền của

người dân làng chài, đưa ra được các biện pháp và chính sách hỗ trợ bền vững lâu dài.

6. Cần tiếp tục hỗ trợ để ổn định cộng đồng, đời sống và chuyển đổi văn hóa, sinh kế

(ĐB&NTTS bền vững và các sinh kế mới trên đất liền), và các kỹ năng sống, kỹ năng

sinh kế mới bền vững phù hợp với hoàn cảnh cho cả hai nhóm người dân làng chài

(nhóm còn duy trì sinh kế trên biển kết hợp với sinh kế trên đất liền và nhóm những

người hoàn toàn chuyển đổi sang ở và kiếm sống trên đất liền).

7. Tăng cường hỗ trợ tổ chức và năng lực cho cộng đồng dân cư làng chài và cơ quan

ngoài nhà nước hiện có đồng thời thúc đẩy hình thành tổ chức cộng đồng và cơ quan

ngoài nhà nước mới đủ mạnh có thể đại diện cho những người dân làng chài tái định

cư: Ví dụ: Hội nghề các Khu 8, các hội nghề nghiệp mới, Nhóm đại diện cộng đồng.

8. Tăng cường thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng người dân làng chài vào quy hoạch

và quản lý bền vững VHL. Đặc biệt là khâu tiếp nhận thông tin, cần đưa thông tin về

quy hoạch kịp thời để đảm bảo người dân có sự chuẩn bị tốt cho quá trình tham vấn.

Bên cạnh đó, nhà nước cần có cách tiếp cận phù hợp trong việc tham vấn với người

dân, tích cực vận động người dân đóng góp ý kiến tham vấn trong việc xây dựng quy

hoạch quản lý.

9. Tăng cường về nhận thức và hiểu biết cho cán bộ và đội ngũ trong các cơ quan,

tổ chức ngoài nhà nước thông qua các diễn đàn, hội thảo về các quy hoạch, kế hoạch

của nhà nước, đặc biệt về quy hoạch phát triển bền vững Vịnh Hạ Long, chiến lược

tăng trưởng xanh lấy môi trường làm trụ cột phát triển kinh tế.

10. Xây dựng các cơ chế và tăng cường sự tham gia của các cơ quan ngoài nhà nước

vào các quy hoạch, kế hoạch, tăng trưởng xanh và quản lý bền vững VHL.

11. Khuyến nghị 14 đối tác có tiền năng cao tham gia vào các hoạt động của dự án

Liên Minh Vịnh Hạ Long bao gồm BQL VHL, Sở NN&PTNT, UBND TP Hạ Long

(Phòng Kinh tế, TN&MT, VHTTDL), Sở TN&MT, Sở VHTTDL, Sở Tài chính, HTX

Vạn Chài, Hội Nghề cá tỉnh Quảng Ninh, MTTQ Khu 8, Đoàn thanh niên Khu 8, Trung

Tâm 1, 3 and 4 (trực thuộc BQL VHL), và Hội Nông dân phường Hùng Thắng.

Kết luận

Kinh nghiệm của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng cho thấy tăng trưởng kinh tế và hội

nhập đem lại nhiều lợi ích nhưng cũng gây ra các vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nếu

đó là tăng trưởng không đi đôi với những chiến lược bảo vệ môi trường bền vững và cân đối lợi

ích của các bên liên quan. Sự tham gia của tất cả các bên liên quan, đặc biệt là cộng đồng địa

phương với những chia sẻ cả về lợi ích và trách nhiệm là yếu tố mang tính quyết định đối với

sự phát triển bền vững của Vịnh Hạ Long. Đối với những vùng cần có sự bảo vệ môi trường

đặc biệt như Di sản Thế giới Vịnh Hạ Long, thì việc thúc đẩy tạo điều kiện cho sự tham gia của

các đối tác địa phương vào quản lý tổng hợp bền vững là một trong những yếu tố quan trọng,

trong đó sự tham gia của nhóm cộng đồng người dân làng chài, những người gắn bó với công

việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản cần được thúc đẩy. Dự án Liên Minh Vịnh Hạ Long là một

nỗ lực kịp thời góp phần thúc đẩy sự tham gia của các đối tác địa phương trong thực hiện chiến

lược tăng trưởng xanh của tỉnh Quảng Ninh nhằm giảm các áp lực môi trường và đảm bảo quản

lý phát phát triển bền vững Vịnh Hạ Long, hướng tới mục tiêu cùng với thành phố Hạ Long trở

thành "Trung tâm tăng trưởng Xanh" cấp ASEAN vào năm 2030.

Page 11: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

11 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

PHẦN I: GIỚI THIỆU

Vịnh Hạ Long, nằm tại TP Hạ Long thuộc Tỉnh Quảng Ninh, trên hành lang biển lớn của Bắc

Bộ với 250 km bờ biển (Hình 1). Tỉnh có 1 thị xã, 9 huyện và 4 Thành phố trong đó nổi tiếng

nhất là Thành phố Hạ Long với Vịnh Hạ Long có tổng diện tích 1553 km2 gồm 1969 hòn đảo

lớn nhỏ. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 611.081ha với tổng dân số là 1.144.381 (theo kết

quả điều tra dân số năm 2009) và thu nhập bình quân đầu người 3.500 USD/năm (nguồn:

http://www.quangninh.gov.vn/).

Hình 1. Vị trí Vịnh Hạ Long, Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh.

Vịnh Hạ Long là một vùng nổi tiếng về cảnh đẹp thiên nhiên và các giá trị di sản quý giá cần

được bảo tồn, đồng thời có tiềm năng lớn phát triển du lịch – dịch vụ, thủy sản, cảng biển -

giao thông hàng hải. Năm 1994, vịnh được UNESCO công nhận là di sản thế giới đầu tiên của

Việt Nam với vùng lõi nằm ở khu trung tâm vịnh, rộng 534 km2 và bao gồm 775 hòn đảo với

những giá trị toàn cầu nổi bật về lịch sử địa chất và địa mạo karst1 đá vôi. Vịnh còn là một khu

vực có đa dạng sinh học rất cao với đa dạng loài động thực vật trên cạn và thuỷ sinh, hiện được

biết có 2186 loài sinh vật trên cạn và dưới nước, trong đó có khoảng 50 loài quý, hiếm, đặc hữu

và đặc biệt 30 loài đang có nguy cơ tuyệt chủng được ghi vào sách đỏ của Việt Nam và danh

1 Karst (các-xtơ) là hiện tượng phong hóa đặc trưng của những miền núi đá vôi bị nước chảy xói mòn tạo thành

các hang động với các nhũ đá, măng đá, và sông suối ngầm.

Page 12: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

12 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

mục đỏ thế giới – IUCN. Các hệ sinh thái vịnh rất đa dạng ở ven bờ, trên đảo và dưới biển,

trong đó có các hệ đặc trưng như rạn san hô, rừng ngập mặn và các hệ đặc biệt như tùng áng,

hồ nước mặn, hang động (nguồn: Nguy cơ suy thoái môi trường Vịnh Hạ Long, Trần Đức

Thạnh, Viện Tài nguyên và Môi trường Biển).

Vịnh Hạ Long là vùng đất có rất nhiều tiềm năng nổi trội và lợi thế cạnh tranh, có cơ hội lớn để

phát triển kinh tế toàn diện, hiện đại, đa dạng, phong phú, có khả năng hội nhập quốc tế sâu

rộng, nhất là hội nhập với khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á. Với nhiều cảnh quan thiên nhiên

đẹp, kỳ vĩ như Vịnh Bái Tử Long, các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, đặc biệt có Vịnh Hạ

Long là di sản thế giới đã được công nhận. Đó là điều kiện lớn để tỉnh phát triển du lịch và

hướng đến phát triển ngành công nghiệp giải trí. Công nghiệp khai thác khoáng sản cũng phát

triển mạnh, sản lượng than chiếm tới 90% của cả nước, cùng với đó là các ngành công nghiệp

sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, nhiệt điện, đóng tàu...

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, Vịnh Hạ Long nói riêng, Quảng Ninh nói chung, đang

phải đối mặt với rất nhiều mâu thuẫn và thách thức, đặc biệt là mâu thuẫn giữa việc phát triển

công nghiệp (khai thác than, xi măng, nhiệt điện) với phát triển du lịch, dịch vụ (hàng năm đón

từ 7-8 triệu khách du lịch) và bảo vệ môi trường, bảo tồn tồn các giá trị di sản trên cùng một

địa bàn. Đó còn là thách thức giữa phát triển bền vững Vịnh Hạ Long và bảo tồn các giá trị

nguyên vẹn vô giá của một di sản thế giới khỏi các ảnh hưởng tiêu cực từ phát triển kinh tế và

xã hội.

Những năn gần đây, từ kỳ họp thứ 33 (năm 2009), Ủy Ban Di Sản Thế Giới (UBDSTG) luôn

quan ngại về công tác quản lý, bảo tồn xung quanh các vấn đề áp lực và tác động của phát triển

du lịch, đô thị và công nghiệp, hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, xây dựng môi trường,

đe dọa đến các giá trị nổi bật toàn cầu của di sản Vịnh Hạ Long. “UBDSTG thể hiện quan ngại

sâu sắc rằng những giá trị nổi bật toàn cầu của di sản này vẫn phải chịu sức ép của du lịch, đánh

bắt cá và các hoạt động khác diễn ra ngay trong lòng di sản bên cạnh những dự án phát triển

kinh tế và các hoạt động xả thải trong khu vực xung quanh di sản”, trích quyết định số 33 COM

7B.20 của UBDSTG năm 2009 (nguồn: http://vov.vn/).

Để giảm thiểu các áp lực phát triển và thúc đẩy tăng trưởng đảm bảo yếu tố phát triển bền vững,

tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng và thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh - một bước đột phá

trong phát triển bền vững nhằm tạo chuyển đổi mới, thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng,

phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”, từ chưa bền vững sang bền vững, dựa trên sự cân

bằng giữa các ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.

"Tầm nhìn chiến lược của Quảng Ninh là tạo ra bước phát triển đột phá, đưa Quảng Ninh trở

thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại vào năm 2020, giữ vai trò là một trong những đầu tầu

kinh tế của miền Bắc, là địa phương đi đầu trong cả nước đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển

đổi phương thức phát triển từ "nâu" sang "xanh", đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, tạo nền tảng

vững chắc để Quảng Ninh phát triển nhảy vọt, toàn diện sau năm 2020, từ đó góp phần đảm

bảo an ninh xã hôi, phát huy tối đa bản sắc văn hóa dân tộc" (nguồn:

http://quangninh24h.infor/).

Hiện Quảng Ninh đang hướng tới mục tiêu đến năm 2020 Vịnh Hạ Long và thành phố Hạ Long

sẽ là một khu vực trung tâm, không chỉ về phát triển kinh tế mà còn là một đơn vị dẫn đầu về

bảo vệ môi trường và thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh của tỉnh. Tầm nhìn đến năm 2030

Vịnh Hạ Long cùng với thành phố Hạ Long sẽ trở thành biểu tượng về một trung tâm “Tăng

Page 13: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

13 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

trưởng xanh” cấp ASEAN; Vịnh Hạ Long phấn đấu đi đầu về công tác quản lý tài nguyên và

môi trường bền vững (nguồn: http://monre.gov.vn/ "Bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển di

sản Vịnh Hạ Long"). Trong chiến lược tăng trưởng xanh thì phát triển du lịch trên Vịnh Hạ

Long là để làm công tác bảo tồn; phát triển nhưng không phá vỡ bảo tồn, phát triển lấy nguồn

lực để bảo tồn. Theo đó, Quảng Ninh đã tiến hành một loạt các hoạt động như chuyển tải clinker,

ximăng và các loại hàng hoá rời (dăm gỗ, đá các loại…) trên vịnh bị nghiêm cấm; đồng thời

tỉnh cho di chuyển các hoạt động khai thác, sàng tuyển, bóc rót than ra vùng lõi vịnh; hạn chế

tối đa việc phát triển quỹ đất đô thị bằng hình thức lấn biển...và thúc đẩy sự tham gia tích cực

và hiệu quả của các bên liên quan trong việc quản lý bền vững Vịnh Hạ Long.

Những thách thức trong thực hiện chiến lược chuyển đổi từ kinh tế "nâu" sang "xanh" mà

Vịnh Hạ Long hiện đang phải đối mặt bao gồm không những các áp lực và tác động môi trường

do các hoạt động kinh tế trên vịnh, mà còn do việc phối hợp không hiệu quả của các bên tham

gia khai thác sử dụng vịnh, đặc biệt là sự tham gia rất yếu của cộng đồng dân cư truyền thống

và các cơ quan ngoài nhà nước. Để đáp ứng nhu cầu tăng cường và thúc đẩy sự tham gia và

phối hợp của các bên có liên quan góp phần quản lý tổng hợp bền vững Vịnh Hạ Long, một dự

án đã được xây dựng và đi vào thực hiện.

Dự án “Sáng kiến Liên minh Vịnh Hạ Long: Thúc đẩy sự tham gia của địa phương và cộng

đồng” do Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD) là đầu mối tiếp

nhận, phối hợp cùng Ban quản lý Vịnh Hạ Long, Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng

đồng (CECR), Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PAN - PanNature) và các cơ quan địa

phương triển khai thực hiện trong giai đoạn 2014 – 2017. Dự án được Cơ quan Phát triển quốc

tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ.

Mục đích của dự án là góp phần vào tăng cường bảo tồn cảnh quan và môi trường, quản lý khai

thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, hướng tới phát triển bền vững Vịnh Hạ Long.

Các mục tiêu cụ thể của dự án gồm có:

(i) Thúc đẩy các điều kiện thuận lợi cho các đơn vị ở địa phương, các tổ chức trong và

ngoài nhà nước và đại diên cộng đồng có liên quan mật thiết đến quản lý và khai

thác Vịnh Hạ Long tham gia hợp tác tích cực với nhau và duy trì tính bền vững của

quan hệ hợp tác đó; và

(ii) Tăng cường nhận thức xã hội và sự quan tâm, đánh giá của các cơ quan quản lý nhà

nước về vai trò và sự hợp tác của các bên liên quan, đặc biệt là tổ chức ngoài nhà

nước và cộng đồng trong việc bảo vệ và phát triển bền vững Vịnh Hạ Long.

Các kết quả của dự án được mong đợi nhằm thúc đẩy sự tham gia một cách có ý nghĩa của các

bên có liên quan đặc biệt là cộng đồng vào toàn bộ quá trình quản lý và sử dụng bền vững Vịnh

Hạ Long từ việc xây dựng các Quy hoạch và chính sách liên quan trong đó có xây dựng "Kế

hoạch quản lý tổng hợp Vịnh Hạ Long” hiện đang được tiến hành.

“Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước, nhóm

đại diện cộng đồng làng chài và nhóm các cơ quan ngoài nhà nước liên quan đến quản lý Vịnh

Hạ Long, tập trung mảng thủy sản bền vững theo cơ chế hợp tác liên minh” (hoạt động 1.1) là

một trong các hoạt động của Dự án. Đánh giá được tiến hành từ tháng 1/2015 đến tháng 4/2015.

Các đối tác chính của dự án gồm CECR (chủ trì), MCD và PAN đã tiến hành các thảo luận,

nghiên cứu, khảo sát thực tế, tham vấn các cơ quan, cộng đồng có liên quan trong khuôn khổ

Page 14: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

14 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

hoạt động này. Hai đợt khảo sát và phỏng vấn đã được tiến hành tại Vinh Hạ Long. Đợt 1 tiến

hành vào tháng 2 năm 2015, do CECR chủ trì có sự tham gia của một số cán bộ của cả hai đối

tác MCD và PAN, tập trung vào phỏng vấn các đại diện các cơ quan và cộng đồng đã được xác

định. Đợt 2 được Nhóm đánh giá của CECR (Phụ Lục 8) thực hiện trong tháng 3 năm 2015 với

mục đích tổ chức ba hội thảo tham vấn và hoàn thành việc phỏng vấn các đại diện cơ quan nhà

nước và cộng đồng. Nhóm đánh giá của CECR sau đó đã tiến hành tập hợp tài liệu thông tin

thu thập được thông qua khảo sát thực địa, tài liệu thứ cấp, thông tin từ phỏng vấn và ba hội

thảo tham vấn, xây dựng cơ sở dữ liệu và chiến lược phân tích xử lý số liệu và hoàn thành báo

cáo tổng hợp toàn bộ kết quả đánh giá của hoạt động 1.1 của Dự án. Trong báo cáo tổng hợp

này, các phần A, B và C trình bày chi tiết các kết quả đánh tiềm năng tham gia của từng nhóm

đối tác địa phương:

A. Báo cáo thành phần 1: Đánh giá tiềm năng tham gia của nhóm các cơ quan nhà nước,

B. Báo cáo thành phần 2: Đánh giá tiềm năng tham gia của nhóm cộng đồng, và

C. Báo cáo thành phần 3: Đánh giá tiềm năng tham gia của nhóm các cơ quan ngoài nhà

nước.

Các báo cáo đánh giá thành phần này có thể được dùng một cách độc lập tùy theo mục tiêu và

yêu cầu.

PHẦN II: MỤC TIÊU ĐÁNH GIÁ

Mục tiêu của đánh giá là:

• Đánh giá hiện trạng vai trò, chức năng, nhiệm vụ, nhu cầu, thách thức và tiềm năng tham

gia của địa phương gồm nhóm cơ quan nhà nước, nhóm cộng đồng làng chài và nhóm các

cơ quan ngoài nhà nước trong quản lý tổng hợp bền vững Vịnh Hạ Long, tập trung vào

ngành nuôi trồng thủy sản.

• Đề xuất các khuyến nghị tăng cường sự tham gia đặc biệt là sự phối hợp hợp tác giữa các

bên với nhau trong sự tiếp cận đa ngành, đa phương đảm bảo sự tham gia hiệu quả.

• Khuyến nghị các cơ quan có tiềm năng cao tham gia các hoạt động của dự án.

PHẦN III: PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ

Nhóm đánh giá được hình thành từ các cán bộ của CECR là cơ quan chịu trách nhiệm tiến hành

đánh giá. Một số cán bộ của hai đối tác là MCD và PAN cùng tham gia vào thảo luận về phương

pháp đánh giá, phân tích các bên có liên quan và tham gia một số cuộc phỏng vấn đợt 1 tổ chức

vào tháng 2 năm 2015 (Phụ lục 8). Danh sách các cán bộ MCD và PAN tham gia phỏng vấn

được trình bày cụ thể tại phần phương pháp đánh giá trong phần A, B, C của báo cáo này.

Nhóm đánh giá đã cùng nhau thảo luận và xác định các phương pháp và công cụ đánh giá phù

hợp nhất bao gồm:

1) Phân tích tổng quan các tài liệu thứ cấp;

2) Phân tích các bên có liên quan;

Page 15: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

15 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

3) Phỏng vấn sâu;

4) Hội thảo tham vấn; và

5) Phân tích xử lý số liệu.

1. Phân tích tổng quan các tài liệu thứ cấp

Các tài liệu liên quan đến quản lý bền vững Hạ Long được thu thập và phân tích làm cơ sở cho

việc đánh giá bao gồm:

• Những thông tin cơ bản về tự nhiên, kinh tế xã hội của Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng

Ninh.

• Các chính sách, quyết định, quy hoạch, kế hoạch có liên quan đến phát triển bền vững,

bảo vệ môi trường, đặc biệt là các chính sách và quy hoạch quan trọng như Chiến lược

chuyển từ kinh tế nâu sang tăng trưởng xanh của tỉnh Quảng Ninh, Quy hoạch môi

trường Vịnh Hạ Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch nuôi trồng

thủy sản trên Vịnh Hạ Long 2015 – 2020 (điều chỉnh từ quy hoạch sửa đổi năm 2009),

v.v.

• Các quyết định liên quan đến quy trình xây dựng các quy hoạch và sự tham gia của

các bên có liên quan.

• Các văn bản liên quan đến chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan tổ chức

cộng đồng liên quan trong việc tham gia vào xây dựng các quy hoạch.

2. Phân tích các bên liên quan

Để chuẩn bị cho công tác đánh giá, các cán bộ đại diện của MCD, CECR và PAN đã cùng nhau

phân tích và xác định các bên cũng như mối quan hệ phối hợp, hợp tác giữa các bên có liên

quan tới quản lý và sử dụng bền vững Vịnh Hạ Long ở cấp địa phương (Sơ đồ 1). Mười hai cơ

quan nhà nước đã được xác định có liên quan mật thiết nhất và cần có sự hợp tác hiệu quả để

Vịnh Hạ Long có thể được quản lý tổng hợp bền vững bao gồm:

1. Ban Quản Lý Vịnh Hạ Long

2. UBND Thành phố Hạ Long

3. UBND Tỉnh Quảng Ninh

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

5. Sở Tài nguyên và Môi trường

6. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

7. Ban Môi trường ngành Than

8. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

9. Sở Khoa học và Công nghệ

10. UBND Phường Hùng Thắng

11. Sở Công thương

12. Sở Tài chính

Page 16: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

16 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

Trong khung cảnh hiện tại, tám tổ chức đã được xác định có thể đại diện cho cộng đồng dân cư

làng chài và được xác định có liên quan mật thiết nhất và cần có sự hợp tác hiệu quả để Vịnh

Hạ Long có thể được quản lý tổng hợp bền vững bao gồm:

1. Khu 8 - khu tái định cư của những người dân làng chài: Trưởng khu 8; người

dân tái định cư

• Chi hội phụ nữ khu 8

• Đoàn thanh niên khu 8

• Ban MTTQ khu 8

2. Đoàn thanh niên Phường Hà Phong

3. Chi hội phụ nữ Phường Hà Phong

4. Hội nông dân Phường Hùng Thắng

5. Trung tâm 1 (thuộc Ban quản lý Vịnh)

6. Trung tâm 2 (thuộc Ban quản lý Vịnh)

7. Trung tâm 3 (thuộc Ban quản lý Vịnh)

8. Trung tâm 4 (thuộc Ban quản lý Vịnh)

Sơ đồ 1. Các cơ quan có liên quan trong quản lý tổng hợp bền vững Vịnh Hạ Long

Hiện tại, có 3 cơ quan ngoài nhà nước đã được xác định có liên quan mật thiết nhất và cần có

sự hợp tác hiệu quả để Vịnh Hạ Long có thể được quản lý tổng hợp bền vững bao gồm:

• Hội nghề cá Tỉnh Quảng Ninh

• HTX Vạn Chài

• Công ty Du thuyền Đông Dương

Page 17: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

17 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

3. Chuẩn bị và triển khai phỏng vấn sâu

Phỏng vấn sâu các đối tượng nắm giữ thông tin chủ chốt là một công cụ quan trọng trong thu

thập thông tin và tìm hiểu nhận thức của các bên có liên quan. Đây là công cụ đánh giá quan

trọng chính yếu.

Nhóm đánh giá đã xây dựng bộ câu hỏi phỏng vấn dành riêng cho từng nhóm (các cơ quan nhà

nước, nhóm cộng đồng và nhóm các cơ quan ngoài nhà nước) được sự tham gia đóng góp và

nhất trí của các đối tác chính của dự án là MCD, PAN và CECR. Bộ câu hỏi phỏng vấn sâu đã

đề cập đến tất cả các lĩnh vực cần đánh giá như vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan,

sinh kế trên biển trước đây và hiện trạng đời sống của người dân làng chài, những khó khăn,

thách thức, rào cản trong hợp tác giữa nội bộ các cơ quan, người dân làng chài và sự hợp tác

giữa người dân với các bên có liên quan, rào cản trong hợp tác, cũng như năng lực (kể cả năng

lực về giới) trong xây dựng các chính sách, quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các quy hoạch

khác có liên quan.

Bộ câu hỏi phỏng vấn sau đó được sử dụng thử nghiệm và sửa đổi phù hợp (Phụ lục 1).

Phỏng vấn sâu đã được tiến hành với 30 đại diện các cơ quan nhà nước, 18 cá nhân và đại diện

nhóm cộng đồng và 4 đại diện nhóm các cơ quan ngoài nhà nước được xác định là có liên quan

mật thiết và cần có sự hợp tác hiệu quả trong quản lý tổng hợp Vịnh Hạ Long (Phụ lục 2).

Những người được phỏng vấn là những cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn từ các ủy ban,

các sở (và các phòng chuyên môn liên quan thuộc sở), đặc biệt là BQL VHL, Chi Cục NTTS,

thuộc Sở NN&PTNT, người dân khu làng chài tái định cư, các tổ chức chính trị-xã hội và cán

bộ các cơ quan ngoài nhà nước. Phỏng vấn sâu được tiến hành với người dân được lựa chọn từ

khu 8 - làng chài tái định cư. Đối với nhóm các cơ quan nhà nước và ngoài nhà nước, phòng

vấn sâu thường được tiến hành với một cán bộ đại diện hoặc một nhóm 2 đến 3 cán bộ của cùng

một cơ quan, đặc biệt đối với BQL VHL là cơ quan liên quan nhiều nhất thì có tới 8 cán bộ

trong đó có 4 cán bộ từ các Trung Tâm của BQL VHL được phỏng vấn (Phụ lục 2).

4. Hội thảo tham vấn

Ba hội thảo tham vấn được tổ chức với nhóm các cơ quan nhà nước, nhóm cộng đồng dân cư

và nhóm các cơ quan ngoài nhà nước nhằm mục đích thu thập thêm và kiểm chứng thông tin

về sự tham gia theo nhóm và đánh giá tiềm năng tham gia của các bên vào dự án. Mười hai cơ

quan nhà nước, tám tổ chức đại diện cho cộng đồng và ba cơ quan ngoài nhà nước có liên quan

mật thiết tới quản lý Vịnh Hạ Long đã được mời tham dự hội thảo tham vấn tổ chức riêng cho

từng nhóm. Chương trình hội thảo tham vấn được trình bày trong Phụ lục 3. Các đại biểu đại

diện cho các cơ quan tham dự hội thảo tham vấn (Phụ lục 4) đã cùng nhau xác định rõ:

1) Các bước chính và giai đoạn chính trong quy trình quy hoạch, cụ thể lấy quy hoạch

NTTS trên Vịnh Hạ Long làm điểm.

2) Trên cơ sở các bước quy hoạch đã xác định (theo quy định), cùng nhau thảo luận và

xác định sự tham gia của từng bên theo 6 nấc thang tham gia được nhóm nghiên cứu

xây dựng dựa trên các tài liệu hiện có và tình hình cụ thể của địa phương.

Page 18: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

18 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

6 nấc thang tham gia

1. Được nhận thông tin quy hoạch

2. Được tham vấn xây dựng

3. Được đóng góp ý kiến

4. Được tham gia góp ý kiến và thảo luận tại hội thảo tham vấn 5. Được cùng tham

gia quyết định

6. Được khởi xướng chủ trì

3) Cùng nhau sơ bộ xác định một số rào cản, thách thức, một số cơ chế tham gia hiện tại

được cho là có hiệu quả và đề xuất một số khuyến nghị

4) Cùng nhau đánh giá tiềm năng tham gia của các bên vào dự án trên có sở cho điểm

theo 3 tiêu chí:

(i) có hoạt động (vai trò nhiệm vụ, quyền lợi, v.v.) liên quan mật thiết tới NTTS

trên Vịnh Hạ Long;

(ii) có nhu cầu tham và và thức đẩy sự tham gia của các bên; và

(iii) cam kết và ủng hộ của lãnh đạo (tuy nhiên đối với một số cơ quan nhà nước

thì hiện nay mới là sự nhận xét chủ quan của cán bộ tham gia hội thảo, cần có

ý kiến trực tiếp của lãnh đạo).

5) Mỗi cơ quan đã được đề nghị điền 1 bảng hỏi đơn giản (Phụ lục 5) về sự tham gia của

đơn vị mình vào 7 quy hoạch chính có liên quan mật thiết tới quản lý và khai thác bền

vững Vịnh Hạ Long.

Phương pháp sử dụng trong hội thảo tham vấn bao gồm trình bày PowerPoint (giới thiệu tóm

tắt về về hoạt động trong khuôn khổ dự án, giới thiệu các nấc thang tham gia, hướng dẫn điền

bảng hỏi); thảo luận chung với sự tham gia của các thành viên và sử dụng bìa màu và flipchart

để ghi chép thông tin; phương pháp cho điểm (đánh giá tiềm năng tham gia của các bên), và

điền bảng hỏi đã được chuẩn bị sẵn.

5. Phân tích xử lý số liệu

Các số liệu thu thập được từ các tài liệu thứ cấp, kết quả phỏng vấn sâu (30 đại diện các cơ quan

nhà nước, 18 đại diện nhóm cộng đồng và 4 đại diện nhóm các cơ quan nhà nước), kết quả 1

hội thảo cộng đồng và 3 hội thảo tham vấn kết hợp với các quan sát của các cán bộ Nhóm đánh

giá của Trung Tâm CECR đã được tư liệu hóa đầy đủ và cẩn thận theo các chiến lược phân tích

xử lý số liệu đã được thống nhất. Các kết quả phỏng vấn sâu được đưa vào các bảng tập hợp

dưới một số chủ đề liên quan theo khung cơ cấu ưu tiên đánh giá đối với từng nhóm đối tác địa

phương của Dự án Liên Minh Vịnh Hạ Long để có cái nhìn tổng thể cũng như có thể so sánh

tìm ra xu hướng chung. Kết quả từ thảo luận trong ba hội thảo tham vấn, đặc biệt phần đánh giá

tiềm năng tham gia và kết quả điền bảng hỏi được đưa vào các bảng trong Excel. Trên cơ sở

đó, các cán bộ Nhóm đánh giá của CECR đã cùng nhau thảo luận và phân tích tìm ra các phát

hiện chính trên cơ sở đó đề xuất các khuyến nghị phù hợp và khả thi.

Page 19: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

19 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

PHẦN IV: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ

A. BÁO CÁO THÀNH PHÂN 1: NHÓM CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

1. Mục tiêu

Mục tiêu của đánh giá thành phần 1 là:

• Đánh giá hiện trạng vai trò, chức năng, nhiệm vụ, nhu cầu, thách thức và tiềm năng

tham gia của nhóm cơ quan nhà nước trong quản lý tổng hợp bền vững Vịnh Hạ Long,

tập trung vào ngành nuôi trồng thủy sản.

• Đề xuất các khuyến nghị tăng cường sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước

đặc biệt là sự phối hợp hợp tác đảm bảo sự tham gia hiệu quả.

• Khuyến nghị các cơ quan có tiềm năng cao trong việc tham gia các hoạt động của dự

án.

2. Xây dựng bộ câu hỏi phỏng vấn sâu và lựa chọn đối tượng chiến lược phỏng vấn

Phỏng vấn sâu các đối tượng nắm giữ thông tin chủ chốt là một công cụ quan trọng trong thu

thập thông tin và tìm hiểu nhận thức của các bên có liên quan. Đây là công cụ đánh giá quan

trọng chính yếu.

Nhóm đánh giá đã cùng nhau xây dựng bộ câu hỏi phỏng vấn dành riêng cho nhóm các cơ quan

nhà nước, được sự tham gia đóng góp và nhất trí của các đối tác chính của dự án là CECR,

MCD và PAN tại cuộc họp tại trụ sở CECR vào ngày 15/1/2015. Bộ câu hỏi phỏng vấn sâu đã

đề cập đến tất cả các lĩnh vực cần đánh giá như đề cập đến tất cả các lĩnh vực cần đánh giá như

vai trò, chức năng, nhiệm vụ, sự hợp tác với các bên, những thách thức, rào cản trong hợp tác

với các bên có liên quan, cũng như năng lực (kể cả năng lực về giới) trong việc tham gia tham

vấn, xây dựng các chính sách, quy hoạch NTTS và các quy hoạch khác có liên quan.

Bộ câu hỏi phỏng vấn sau đó được sử dụng thử nghiệm vào đợt khảo sát lần 1 từ ngày 4/2/2015

đến ngày 7/2/2015 và sửa đổi phù hợp sử dụng cho đợt khảo sát lần 2 từ ngày 24/3/2015 đến

ngày 26/3/2015 (Phụ lục 1).

Có 12 cơ quan đối tác quan trọng có liên quan mật thiêt và cần có sự hợp tác hiệu quả để đảm

bảo quản lý tổng hợp bền vững VHL như đã trình bày tại phần II phương pháp đánh giá của

báo cáo này. Để đảm bảo thu thập đầy đủ các thông tin và nhiều chiều từ từng cơ quan nhà

nước, Nhóm đánh giá đã có chiến lược mời phỏng vấn đại diện cả cấp lãnh đạo quản lý và cán

bộ chuyên môn của mỗi cơ quan. Trung bình các cơ quan cử 2 đến 3 đại diện tham gia phỏng

vấn cùng nhau. Tuy nhiên, Cơ quan có liên quan trực tiếp mật thiết nhất như BQL VHL có

nhiều đại diện tham gia hơn và có thể phỏng vấn riêng biệt từng đại diện kết hợp cả phỏng vấn

theo nhóm. Cụ thể, BQL VHL đã có 6 đại diện đến từ các phòng ban trung tâm liên quan nhất

tham gia phỏng vấn, trong đó đã tổ chức phỏng vấn riêng Trưởng BQL Vịnh Hạ Long và một

số đại diện khác. Tổng cộng có 30 đại diện các cơ quan nhà nước đã tham gia phỏng vấn, trong

Page 20: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

20 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

đó 27 người được phỏng vấn trong đợt khảo sát lần 1 và 3 đại diện thuộc Sở Công thương được

phỏng vấn trong đợt khảo sát lần 2.

Bảng 1. Danh sách các cá nhân đại diện cho nhóm các cơ quan nhà nước tham

gia phỏng vấn sâu

STT Họ và tên Chức vụ Cơ quan

1. Lê Văn Lư TP QLKT ngành UBND Tỉnh

Quảng Ninh 2. Ông Cương

Phụ trách TT xanh, Phòng

KTĐN

3. Nguyễn Thị Hành Phó TP KT

UBND TP. Hạ Long 4. Trần Quang Dũng

CV Phòng Nghiệp vụ (thuộc

Phòng KT)

5. Phạm Hồng Biên TP KTĐN

Sở KHĐT

6. Nguyễn Thị Thu Hồng PTP KTĐN

7. Đào Thanh Huyền Cán bộ QL các dự án NGO quốc

tế, Phòng KTĐN

8. Trần Thanh Tâm Phụ trách FDI, ODA, Phòng

KTĐN

STT Họ và tên Chức vụ Cơ quan

9. Trần Văn Ngoan CC Trưởng CC Biển Hải Đảo

Sở TNMT

10. Trần Văn Thuận CC Phó CC Biển Hải Đảo

11. Bà Hà CC Biển Hải Đảo

12. Phạm Quang Vinh Phó CC Trưởng, Chi cục BVMT

13. Vũ Thị Hạnh TP PTTNDL Sở VHTT-DL

Page 21: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

21 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

14. Đặng Khánh Hùng Phó CCT, Chi cục NTTS

Sở NN&PTNT

15. Dương Thùy Trang Chuyên viên, Chi cục NTTS

16. Ông Minh Phó Phòng KHTC

17. Nguyễn Thế Hùng Phó Phòng MT&DV NTTS

18. Thân Trọng Nọc Lan Phó Trưởng Phòng QLKH Sở KHCN

19. Phạm Ngọc Thủy Phó giám đốc Sở

Sở Công thương

20. Nguyễn Minh Hà

Trưởng phòng Kỹ thuật an toàn và

môi trường (KAM)

21. Vũ Thùy Linh Chuyên viên, KAM

22. Phạm Thùy Dương Trưởng BQL VHL

BQL VHL

23. Bùi Sỹ Giáp Trưởng Phòng QLDA

24. Vũ Đức Minh PGĐ Trung tâm 1

25. Nguyễn Huy Hoàng PGĐ Trung tâm 2

26. Nguyễn Bá Căn PGĐ Trung tâm 3

27. Đỗ Phúc Vân GĐ Trung tâm 4

28. Lê Lâm Tuấn Phòng QLMT

29. Phạm Tuấn Anh Chuyên viên

30. Ông Điệp Trưởng Ban Môi trường Ngành Than

3. Khảo sát thực địa

3.1 Đợt khảo sát lần 1 (4/2/2015 – 7/2/2015)

Các thành viên tham gia phỏng vấn trong đợt khảo sát lần 1 gồm cán bộ Nhóm đánh giá của

CECR và một số cán bộ đối tác MCD và PAN, chia thành 3 nhóm đi phỏng vấn như sau:

Page 22: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

22 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

Nhóm 1: Nguyễn Ngọc Lý (CECR), Nguyễn Thị Thanh Tâm (MCD) và Nguyễn Thị Thu Trang

(MCD): Chịu trách nhiệm phỏng vấn BQL VHL gồm Trưởng BQL, Chi cục Biển Hải đảo, Chi

cục BVMT, Phòng Dự án, Phòng Môi trường và Trung tâm 4, dự án JICA, UBND Tỉnh QN,

và Tập đoàn Than.

Nhóm 2: Lê Thị Thúy Vinh (MCD) và Lê Thanh Hải (MCD): Chịu trách nhiệm phỏng vấn

Chi cục KT&BVNLTS, Chi cục NTTS, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, và Sở KHCN.

Nhóm 3: Đinh Tiến Dũng (CECR) và Đỗ Thị Hải Linh (PAN): Chịu trách nhiệm phỏng vấn

UBND TP Hạ Long, Sở VHTT&DL và Sở KHĐT

Nhóm đánh giá đã cùng nhau phân tích và xác định từng cá nhân có liên quan mật thiết với làng

chài và cần có sự hợp tác hiệu quả trong quản lý tổng hợp Vịnh Hạ Long. Phỏng vấn sâu đã

được tiến hành với 27 cá nhân đại diện cho các cơ quan nhà nước.

3.2 Đợt khảo sát lần 2 (24/3/2015 – 26/3/2015)

Các cán bộ trong Nhóm đánh giá của CECR tham gia phỏng vấn bao gồm:

• Đinh Tiến Dũng

• Nguyễn Thị Yến

Phỏng vấn sâu đã được tiến hành với 3 đại diện của Sở Công thương gồm một lãnh đạo Sở, một

cán bộ quản lý cấp phòng và một cán bộ chuyên trách chuyên môn môi trường (Bảng 1).

Các câu hỏi phỏng vấn được xây dựng với mục đích mang tính định hướng. Khi thực hiện phỏng

vấn các câu hỏi này được phát triển thêm chi tiết và theo các ưu tiên của các bên liên quan.

Nhóm đánh giá cũng xây dựng chiến lược xử lý phân tích số liệu thông tin thu thập được từ

phỏng vấn. Các thông tin này được tổng hợp và phân tích tập trung theo các chủ đề thuộc khung

cơ cấu ưu tiên của dự án Liên Minh Vịnh Hạ Long, tập trung và các khía cạnh sau:

1) Chức năng nhiệm vụ và vai trò của cơ quan trong công tác phát triển bền vững của

VHL. Các chủ trương chính sách/văn bản/tài liệu liên quan,

2) Những thách thức, khó khăn chính nhất cần tháo gỡ để VHL thực sự trở thành Trung

tâm du lịch tầm cỡ quốc tế (chuyển nền kinh tế từ nâu sang xanh),

3) Ý kiến của cơ quan đối tác về việc thành lập một Liên minh bền vững ở Hạ Long.

4) Cơ chế cần thiết để liên minh tồn tại (cứng/mềm) và vai trò của BQL VHL trong việc

điều phối liên minh, và

5) NTTS có thể trở thành một sản phẩm du lịch hay không? Với các hộ ngư dân quay lại

NTTS và các nhà bè còn lại hoặc trôi nổi, về lâu dài, duy trì họ như một phần của VHL

cần có các điều kiện gì.

4. Hội thảo tham vấn (26/3/2015)

Một hội thảo tham vấn được tổ chức với nhóm các cơ quan nhà nước nhằm mục đích thu thập

thêm và kiểm chứng thông tin về sự tham gia theo nhóm và đánh giá tiềm năng tham gia của

các bên vào dự án. 12 cơ quan nhà nước có liên quan mật thiết tới quản lý Vịnh Hạ Long đã

được mời tham dự. Chương trình hội thảo tham vấn được trình bày trong Phụ lục 3.

Page 23: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

23 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

Nhóm Đánh giá tham gia tổ chức hội thảo tham vấn bao gồm:

• La Thị Nga – CECR (Nhóm trưởng) Đinh Tiến Dũng – CECR

• Nguyễn Thị Yến – CECR

• Dương Mạnh Nghĩa – CECR

Phương pháp sử dụng trong hội thảo tham vấn bao gồm trình bày PowerPoint (giới thiệu tóm

tắt về về hoạt động trong khuôn khổ dự án, giới thiệu các nấc thang tham gia, hướng dẫn điền

bảng hỏi); thảo luận chung dùng bìa màu và flipchart; phương pháp cho điểm (đánh giá tiềm

năng tham gia của các bên), và điền bảng hỏi.

5. Kết quả đánh giá

5.1 Thực trạng

1) Sự chuyển dịch trong chiến lược phát triển kinh tế từ “nâu” sang “xanh” được

quán triệt ở các cơ quan nhà nước của tỉnh Quảng Ninh.

Hiện Quảng Ninh đang hướng tới mục tiêu đến năm 2020 Vịnh Hạ Long và thành phố

Hạ Long sẽ là một khu vực Trung tâm của toàn tỉnh Quảng Ninh, không chỉ về phát

triển kinh tế mà còn là một đơn vị dẫn đầu về bảo vệ môi trường và thực hiện chiến lược

tăng trưởng xanh của tỉnh. Tầm nhìn đến năm 2030 thì Trung tâm này (Vịnh Hạ Long

cùng với thành phố Hạ Long) sẽ trở thành biểu tượng về một Trung tâm “Tăng trưởng

xanh” cấp ASEAN. Trong chiến lược này Vịnh Hạ Long sẽ phấn đầu đi đầu về công tác

quản lý tài nguyên và môi trường bền vững. Đại diện các cơ quan nhà nước được phỏng

vấn đều nhấn mạnh đến sự chuyển dịch này trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh.

Tuy nhiên, các bên có lĩnh hội theo các chừng mực nhất định về chủ trương và còn chưa

thống nhất về quan điểm chuyển từ kinh tế nâu sang kinh tế xanh đối với một số hoạt

động kinh tế cụ thể. Ví dụ như hình thức đánh bắt nuôi trồng thủy sản phục vụ du lịch

và hình thức NTTS phục vụ thương mại nên được nhận định và triển khai thế nào.

2) Chưa có Chiến lược quản lý hay chương trình quản lý tổng hợp Vịnh Hạ Long

(VHL). Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là hiện tại các cơ quan nhà

nước tham gia quản lý VHL theo cơ cấu quản lý hành chính nhà nước theo chức năng

nhiệm vụ hoặc quyền lợi liên quan của mình và tác nghiệp khá độc lập, mặc dù gần đây

tỉnh đã ban hành Quy chế phối hợp quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường

biển, hải đảo tỉnh Quảng Ninh (năm 2013). Sự kết nối và hợp tác cũng thường dựa trên

chức năng và nhiệm vụ được giao hoặc mang tính hành chính và thiếu lộ trình và giám

sát thực hiện. Về việc xây dựng các quy hoạch kế hoạch hoặc chính sách hầu hết đại

diện các cơ quan tham gia phỏng vấn đều khẳng định sự tham gia theo các chức năng

nhiệm vụ được giao về từng khía cạnh chuyên môn của mình theo hình thức gửi góp ý

vào văn bản dự thảo, hoặc cử cán bộ tham gia hội thảo tham vấn chủ yếu đề cập tới lĩnh

vực chuyên môn do đơn vị phụ trách và thường không có các hợp

tác mang tính tích hợp đa ngành với các bên có liên quan. Cơ quan chủ trì (tham mưu

cho tỉnh) thì thường liên kết với từng cơ quan liên quan để nhận góp ý. Các chương trình

quản lý được xây dựng riêng theo từng chuyên ngành và được các cơ quan chịu trách

nhiệm thực hiện theo trách nhiệm chương trình đã được phê duyệt của ngành mình mà

Page 24: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

24 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

thiếu kết nối với các ngành khác hoặc có thì cũng còn yếu. Ví dụ như hiện nay mặc dù

đã có các quy hoạch theo từng chuyên ngành riêng biệt như Quy hoạch môi trường Vịnh

Hạ Long, Quy hoạch NTTS trên Vịnh Hạ Long, hay Quy hoạch du lịch; v.v. tuy nhiên

thực thế hiện nay vẫn còn chưa có một chiến lược hay chương trình tổng thể quản lý

bền vững di sản Vịnh Hạ Long. Điều này cho thấy kết nối ngành dọc theo chuyên môn

nghiệp vụ có thể rất tốt nhưng theo chiều ngang (đa ngành) thì còn đang yếu và rời rạc

(theo kết quả phỏng vấn BQL VHL).

Đại diện các cơ quan tham gia hội thảo tham vấn đã điền bảng hỏi tự đánh giá sự tham

gia của cơ quan mình (theo 6 nấc thang tham gia) vào 7 quy hoạch và đề án chính có

ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng tới bảo vệ môi trường và bảo tồn di sản VHL.

Kết quả tự đánh giá trong Bảng 2 cho thấy các bên tham gia thường chủ trì xây dựng

các quy hoạch ngành theo ngành chuyên môn nghiệp vụ và cũng tham gia đóng góp

thường là độc lập vào các quy hoạch khác lĩnh vực chuyên môn chính do cơ quan vụ

trách. Ngay trong một cơ quan, việc cử đại diện tham dự hội thảo tham vấn hoặc góp ý

kiến dự thảo cũng có thể cử các các bộ khác nhau của cùng một phòng ban, hay thậm

chí là khác phòng ban mà thiếu sự phối hợp liên kết với nhau ngay trong một cơ quan,

khiến các ý kiến đóng góp và sự tham gia vì vậy mang tính độc lập đôi khi chưa nhất

quán, gây khó khăn cho cơ quan chủ trì trong việc tổng hợp và đảm bảo tính tích hợp và

khả thi của quy hoạch (theo ý kiến của một số đại biểu tại biên bản hội thảo tham vấn

với đại diện các cơ quan nhà nước tổ chức ngày 25/3/2015).

3) Các vấn đề về môi trường của VHLVịnh đã được đề cập từ lâu, nhưng chưa được

giải quyết triệt để. Đó là các vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt bức xúc là ô nhiễm

nguồn nước do rác thải, các chất thải trong đó có nước thải từ các hoạt động NTTS,

giao thông và hoạt động của tàu bè trên vịnh, các nguồn thải từ các khu công nghiệp, du

lịch và dân cư ven bờ đổ xuống vịnh và ý thức của người dân cũng như doanh nghiệp.

Đây là một trong những cản trở lớn nhất đối với phát triển bền vững VHL. Theo số liệu

của Sở TNMT thì cho tới nay cũng mới chỉ có 40% nước thải được xử lý trước khi thải

vào Vịnh. Tuy đã có bản đồ các dòng thải vào Vịnh (do Dự án VESA/VCEF giúp)

nhưng chưa được cập nhật. Hy vọng với những định hướng bảo vệ môi trường những

vùng môi trường trọng điểm và bảo vệ các thành phần môi trường trong "Quy hoạch

môi trường Vịnh Hạ Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" mới được phê duyệt

tháng 8 năm 2014, các vấn đề về ô nhiễm môi trường nước sẽ được giải quyết triệt để

hơn.

Page 25: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

25 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

Bảng 2. Bảng tự đánh giá sự tham gia của các cơ quan nhà nước

vào 7 quy hoạch chiến lược chính.

(kết quả hội thảo tham vấn các cơ quan nhà nước tổ chức tại VHL 26/3/2015)

Page 26: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

26 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

4) Những áp lực bảo tồn và gìn giữ di sản của UNESCO, đòi hỏi có một chính sách

quyết liệt về môi trường và bảo tồn.

Cùng với đà phát triển kinh tế mạnh mẽ của Quảng Ninh, các hoạt động kinh tế trong

và gần ranh giới di sản Vịnh Hạ Long đã gây ra những vấn đề ô nhiễm môi trường nổi

cộm đặc biệt là ô nhiễm nước VHL như đã trình bày ở trên, đặt ra các thánh thức và rào

cản trong việc bảo tồn di sản Vịnh Hạ Long tạo một áp lực lớn tới việc bảo tồn Di sản

VHL theo các quy định bảo tồn di sản thế giới và là nguyên nhân dẫn đến những áp lực

về bảo tồn và gìn giữ di sản từ phía Ủy ban Di sản Thế giới (thuộc UNESCO). Tại kỳ

họp thứ 33 (năm 2009) và 35 (năm 2011), đều đã đưa ra các khuyến nghị về công tác

quản lý, bảo tồn xung quanh các vấn dề tác động của du lịch, xây dựng, nuôi trồng thủy

sản, môi trường, đe dọa đến các giá trị nổi bật toàn cầu của di sản.

Cụ thể, những khuyến nghị lần đầu đối với di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long

đã được UBDSTG đặt ra tại Quyết định số 33 năm 2009 với nội dung yêu cầu Việt Nam

giải trình về công tác bảo tồn Vịnh Hạ Long gồm kế hoạch sử dụng bền vững

Trung tâm Văn hoá nổi Cửa Vạn; đánh giá công tác quản lý di sản từ những áp lực phát

triển du lịch, đô thị và công nghiệp, hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản.

“UBDSTG thể hiện quan ngại sâu sắc rằng những giá trị nổi bật toàn cầu của di sản này

vẫn phải chịu sức ép của du lịch, đánh bắt cá và các hoạt động khác diễn ra ngay trong

lòng di sản bên cạnh những dự án phát triển kinh tế và các hoạt động xả thải trong khu

vực xung quanh di sản”, trích quyết định số 33 COM 7B.20 của UBDSTG năm 2009

(nguồn:http://vov.vn/).

Trước những áp lực này, UBND tỉnh Quảng Ninh và BQL VHL đã có những phản ứng

tích cực như xây dựng và thực hiện chương trình di dời những người dân làng chài. Mới

đây UBND tỉnh Quảng Ninh đã giao cho BQL VHL chủ trì xây dựng kế hoạch quản lý tổng

hợp VHL (kết quả trao đổi với BQL VHL). Tuy nhiên, để giải quyết triệt để các vấn đề môi

trường và đảm bảo quản lý tổng hợp bền vững VHL đòi hỏi có chính sách và chiến lược

chính yếu và quyết liệt hơn, ví dụ: dưới Luật Di sản, cần có Nghị định về quản lý di sản trong

đó các vùng Di sản riêng biệt có các ưu tiên và chiến lược phát triển, quản lý môi trường

tổng hợp riêng biệt. Ở các nước, mỗi vùng di sản được coi là tài sản quốc gia không thay thế

được và có các chính sách quốc gia riêng biệt cho từng di sản. Ví dụ đối với Vịnh Chespeak

của Mỹ, trong Luật Kiểm soát Ô nhiễm nước có riêng một chương cụ thể về kiểm soát ô

nhiễm chặt chẽ trong Luật. 5) Nhận thức về giới, vai trò của giới trong sự tham gia và

lồng ghép giới chưa cao. Theo quy định và hệ thống hành chính thì mỗi cơ quan quản lý

nhà nước đều có Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ hoặc Ban Nữ công (thuộc Công đoàn). Tại

Quảng Ninh, các cơ quan nhà nước đều có Ban vì sự tiến bộ của Phụ nữ và Ban nữ công

thuộc công đoàn cơ quan (Kết quả phỏng vấn đại diện các cơ quan nhà nước: Sở Công thương

tỉnh Quảng Ninh, v.v.). Nhận thức của phần lớn các cán bộ nhà nước vẫn theo quan niện đó

là các đơn vị chủ yếu quan tâm tới đời sống của cán bộ nữ, tăng cường năng lực cho phụ nữ.

Trong khi đó, chưa có nhận thức đúng về giới, chưa hiểu rõ thế nào là giới và chưa hiểu rõ

tầm quan trọng của vai trò và sự tham gia của cả nam giới và phụ nữ trong xây dựng các

chính sách, quy hoạch để giải quyết các vấn đề phát triển và thúc đẩy phát triển bền vững,

đặc biệt là sự tham gia hiệu quả của những phụ nữ chịu tác động trực tiếp của các chính sách

và quy hoạch có liên quan (ví dụ như nữ dân cư làng chài). Kết quả phỏng vấn cho thấy nhìn

chung nhận thức về giới và vai trò giới trong việc tham gia vào xây dựng và lồng ghép các

Page 27: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

27 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

vấn đề giới vào các kế hoạch, quy hoạch, quản lý khai thác bền vững VHL vẫn chưa thực sự

được thừa nhận và lồng ghép một cách có hiệu quả.

5.2 Các phát hiện

Phát hiện 1

Vẫn còn thiếu những chính sách quan trọng đóng vai trò chính yếu và tính chủ động

còn chưa cao trong xây dựng các kế hoạch, quy hoạch liên quan đến quản lý bền

vững VHL.

Kể từ khi Vịnh Hạ Long lần đầu tiên được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới

(17/12/1994) đến nay, có thể nói một nền tảng cơ chế chính sách, chiến lược quản lý

căn bản đã xây dựng cho Vịnh Hạ Long. Trước tiên đó là quyết định thành lập Ban

Quản lý Vịnh Hạ Long (năm 1995). Theo theo là Quyết định số 419/QĐ-UB ngày

02/03/1999 quy định chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Ban Quản Lý Vịnh Hạ

Long. Theo đó BQL VHL có chức năng là cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh quản

lý Nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di sản Vịnh Hạ Long. Tiếp theo, Quy chế

quản lý Vịnh Hạ Long được ban hành cùng hàng loạt các nghị quyết, chương trình

chuyên đề về Hạ Long như Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 30/11/2002 của Tỉnh ủy

Quảng Ninh, Nghị quyết 68/2012/HĐND ngày 12/12/2012 của HĐND tỉnh Quảng Ninh

về việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Vịnh Hạ Long, Kế hoạch quản lý Di sản giai

đoạn 2011-2015. Gần đây nhất là Quy hoạch bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030, được phê duyệt năm 2014. Tuy nhiên trên thực tế các

chính sách này còn chưa phát huy hiệu quả như mong đợi và các vấn đề về bảo vệ di

sản và môi trường VHL vẫn còn chưa được giải quyết một cách hiệu quả, gây bức xúc

và là nguyên nhân của các áp lực từ UNESCO đối với Di sản VHL đòi hỏi phải có một

chính sách thiết yếu và quyết liệt.

Theo BQL Vịnh Hạ Long, tới nay vẫn chưa có Nghị định về Quản lý di sản (dưới Luật

Di sản) và đó được coi là một rào cản pháp lý quan trọng trong việc quản lý

Vịnh. Phần nào cũng vì thế mà Vịnh Hạ Long cũng chưa có chiến lược quản lý tổng hợp

phù hợp với một di sản thiên thiên thế giới như Vịnh Chesapeake (một di sản thiên nhiên

tương tự như VHL), các doanh nghiệp có hoạt động chủ yếu liên quan đến Vịnh vẫn

chưa có một ngân sách, quỹ riêng cho bảo vệ VHL. Nghị định về Quản lý Di sản có thể

coi là một chính sách quan trọng chính yếu giúp tạo hành lang pháp lý, đáp ứng đòi hỏi

và mong đợi về một chính sách quyết liệt nhằm giải quyết triệt để các vấn đề môi trường,

các áp lực về bảo tồn di sản và bảo vệ môi trường VHL trước áp lực của UNESCO.

Cũng do chưa có Nghị Định về Quản lý Di sản, và chưa có một chương trình quản lý

tổng hợp VHL như các hành lang pháp lý và công cụ quản lý quan trọng làm giảm tính

chủ động và hiệu quả trong bảo vệ di sản của các đơn vị quản lý chủ chốt và liên quan

tới công việc phát triển Vịnh. Ví dụ, một số quy hoạch hoặc kế hoạch đã được xây dựng

gần đây (ví dụ kế hoạch di dời làng chài) và đang được xây dựng (ví dụ Kế hoạch quản

lý tổng hợp Vịnh Hạ Long) được tiến hành dưới áp lực từ bên ngoài (các khuyến nghị

của UBDSTG). Một mặt đó là những hoạt động rất có ý nghĩa góp phần quản lý bảo tồn

di sản VHL, mặt khác do tính chủ động chưa cao sẽ dẫn đến các áp lực, gấp gáp trong

Page 28: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

28 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

việc xây dựng những quy hoạch này trong đó có áp lực về thời gian là những nguyên

nhân có thể dẫn đến chất lượng sự tham gia và sự tham gia của các bên đặc biệt là cộng

đồng có thể bị giảm sút hoặc không được đảm bảo.

Phát hiện 2

Các cơ quan nhà nước, nhìn chung, đều có năng lực tham gia nhưng mức độ khác

nhau, nhận thức khác nhau và quan điểm còn chưa thống nhất về các điều kiện cho phát

triển bền vững và bảo vệ môi trường VHL.

Các bên có quan điểm khác nhau về vấn đề bảo vệ môi trường, nuôi trồng thủy sản và

đánh bắt thủy sản trên VHL. Các bên vẫn chưa có quan điểm thống nhất về các điều

kiện để vừa đảm bảo phát triển kinh tế bền vững vừa bảo vệ được di sản. Vẫn tồn tại

những xung đột giữa bảo tồn, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế trên VHL và vùng

ven bờ. Hiện chưa có sự phân biệt và chính sách giữa NTTS mang tính khai thác của

ngành cá với điểm NTTS phục vụ du lịch. Mặc dù trên Vịnh đã có nhiều mô hình phục

vụ du lịch từ lâu, hiện vẫn chưa có các tiêu chuẩn hay mô hình chuẩn cho điểm nuôi

trồng thủy sản để phục vụ mục đích tham quan du lịch như một mẫu hình tăng trưởng

xanh. Điều này dẫn đến mức độ ủng hộ khác nhau trong việc nuôi trồng thủy sản là sản

phẩm du lịch theo định hướng chiến lược tăng trưởng xanh của tỉnh.

Vấn đề môi trường ngay cả khi trong khung cảnh chuyển từ tăng trưởng “nâu sang xanh”

và tầm nhìn chiến lược tới năm 2030 đưa VHL cùng với thành phố Hạ Long sẽ trở thành

biểu tượng về một trung tâm “Tăng trưởng xanh” cấp ASEAN, BQL VHL vẫn nhận

thấy vấn đề môi trường vẫn chưa thực sự được đưa lên hàng đầu để trở thành trụ cột

phát triển kinh tế xanh trong nhận thức, tư tưởng chỉ đạo quy hoạch và quản lý của lãnh

đạo các ngành có liên quan trong quản lý khai thác VHL. Mặt khác, việc còn thiếu

những nhận thức về Di sản VHL ở mọi cấp là một trong các nguyên nhân gây nên tình

trạng này (kết quả phỏng vấn nhóm các cơ quan nhà nước).

Phát hiện 3

Các bên tham gia đa dạng, nhiều lớp, nhiều tầng, có các chức năng nhiệm vụ khác

nhau và thiếu sự kết nối trong cách tiếp cận đa ngành.

Các cơ quan nhà nước có chức năng nhiệm vụ tham gia quản lý khai thác sử dụng và

bảo vệ Vịnh Hạ Long từ nhiều ngành chuyên môn nghiệp vụ đến quản lý nhà nước, theo

nhiều tầng nhiều lớp, từ cấp trung ương đến tỉnh, thành phố và ban ngành (Sơ đồ 1, bảng

sự tham gia vào 7 quy hoạch chính). Trực tiếp nhất có BQL VHL (về di sản), cấp trung

ương có liên quan nhất là Tổng Cục Môi Trường (Bộ TN&MT), Tổng cục Thủy sản

(Bộ NN&PTNT), Tổng cục Du Lịch (Bộ VHTH&DL), cấp tỉnh thì các các sở ban ngành

liên quan như UBND Tỉnh (với các phòng chuyên môn), Sở TN&MT, Sở NN&PTNT,

Sở Công Thương, Sở Du lịch, v.v. cấp thành phố thì có UBND TP Hạ Long với các

phòng ban chuyên môn (ví dụ: Phòng Kinh tế). Cấp phường có các UBND phường; về

khai thác sử dụng tài nguyên vịnh còn có các doanh nghiệp nhà nước tư nhân với các

quy mô khác nhau và ngành nghề từ khai thác than (sử dụng đường biển), đánh bắt và

nuôi trồng thủy sản, du lịch, v.v. từ đó hình thành nhiều bên tham gia, nhiều tầng, nhiều

Page 29: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

29 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

lớp với các chức năng nhiệm vụ và lợi ích khác nhau nhằm hoàn thành các mục tiêu lợi

nhuận đề ra hoặc chức năng nhiệm vụ theo quy định mà chưa có sự kết nối đa ngành,

đa phương nhằm đạt được kết quả quản lý tổng hợp bền vững VHL trong vai trò là một

vùng phát triển kinh tế đồng thời là một Di sản Thiên nhiên Thế giới phải được bảo vệ

theo quy chế.

Để tích cực thúc đẩy việc phối hợp liên kết đa ngành trong quản lý VHL nói riêng và

Quảng Ninh nói chung, cuối năm 2013, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành “Quy chế

phối hợp quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo tỉnh Quảng

Ninh” trong đó có VHL; BQL VHL cũng đã có sáng kiến kết nối với các sở ban ngành

liên quan đến VHL (khoảng 12 đơn vị) thành Nhóm làm việc chung kết nối trong cách

tiếp cận đa ngành trong công tác quản lý VHL. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những giải

pháp cho việc phối hợp đa ngành của nhóm các cơ quan quản lý nhà nước và còn đang

có những khó khăn trong ngay trong việc hiện thực hóa những quy chế phối hợp này.

Theo quan điểm của BQL VHL, một trong những thách thức là cần có một cơ quan (ở

đây là BQL VHL) phải được giao đủ thẩm quyền và trách nhiệm để giữ vai trò chủ trì

điều phối việc hợp tác. Sáng kiến của BQL VHL hiện vẫn còn trên giấy do thiếu dự chủ

trì điều phối (BQL VHL đệ trình UBND Tỉnh Quảng Ninh và đề nghị Tỉnh đứng ra chủ

trì, trong khi UBND Tỉnh cho rằng BQL VHL cùng với các bên nên chủ động điều

phối).

Hơn nữa, các quy chế hợp tác phối hợp hiện nay mới chỉ dừng ở các cơ quan quản lý

nhà nước mà còn chưa có hoặc chưa thực sự liên kết với các đối tác địa phương cũng

có vai trò quan trọng trong việc tham gia quản lý bền vững VHL đó là các đối tác và

cộng đồng địa phương và các cơ quan ngoài nhà nước. Việc liên kết với đối tác địa

phương (phường xã, huyện) cũng quan trọng, thậm chí còn quan trọng hơn cả các liên

kết khác vì những đối tác địa phương là những người thực hiện.

Phát hiện 4

Sự tham gia của các bên có liên quan đã được quy định trong các văn bản pháp quy về

quy trình xây dựng các kế hoạch, quy hoạch, và chính sách, tuy nhiên, việc triển khai

trên thực tế để đảm bảo luôn luôn có sự tham gia đầy đủ và tham vấn một cách có ý

nghĩa của các bên liên quan và cộng đồng địa phương vẫn còn là một vấn đề.

Nghị định số 92/2006/NĐ-CP của Chính phủ : Về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch

tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Nghị định số 04/2008/NĐ-CP của Chính phủ : Sửa

đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006

của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã

hội. Theo đó, quy trình các bước xây dựng quy hoạch đều quy định cần có sự tham gia

của các bên có liên quan, bên chịu tác động của quy hoạch và cộng đồng dân cư. Kết

quả thảo luận tại Hội thảo tham vấn các cơ quan nhà nước cho thấy có 8 bước cơ bản

trong quy hoạch với sự tham gia của các bên (Phụ lục 6).

Từ năm 2012 đến nay, quy trình quy hoạch của tỉnh Quảng Ninh thường có sự tham gia

của tư vấn trong và ngoài nước. Với sự tham gia của tư vấn thì các bước xây dựng các

phương án quy hoạch và tham vấn xin ý kiến thường được tổ chức khá kỹ lưỡng và có

thể quay vòng một số lần đảm bảo có phương án quy hoạch tối ưu và có sự tham gia

Page 30: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

30 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

hầu nâng cao tính khả thi và bền vững của quy hoach. Tuy nhiên, theo ý kiến của một

số ban ngành, thời gian vừa qua cho thấy tư vấn trong nước thường chưa đảm bảo được

sự tham vấn thực sự với các bên có liên quan, đặc biệt là tham vấn với cộng đồng, vì

vậy cần có đánh giá tìm nguyên nhân, rút kinh nghiệm và đề ra biện pháp cải thiện. Đối

với tư vấn nước ngoài, có ý kiến (tại hội thảo tham vấn với đại diện các cơ quan nhà

nước tổ chức ngày 25 tháng 3 năm 2015 tại Hạ Long) nhận thấy thời gian thương thảo

hợp đồng đôi khi quá dài, vô hình chung có khả năng làm ngắn thời gian cần có cho xây

dựng quy hoạch (nếu không được kéo dài), có thể ảnh hưởng đến các bước trong quy

hoạch, đặc biệt là đảm bảo sự tham gia thực sự của các bên có liên quan và cộng đồng

địa phương chịu tác động của quy hoạch.

Mặt khác, một số chính sách, kế hoạch và quy hoạch được xây dựng không có trong kế

hoạch hoặc chương trình mang tính chủ động của các cơ quan mà do áp lực từ bên ngoài

kể cả áp lực về thời gian nên việc tuân thủ đúng và đủ quy trình là một khó khăn có thể

dẫn đến việc tuân thủ một số bước (đặc biệt là bước tham vấn với cộng đồng) của quy

trình quy hoạch được tiến hành như một thủ tục mang tính hình thức hoặc thậm chí là

bị bỏ qua (kết quả Hội thảo tham vấn đại diện các cơ quan nhà nước).

Phát hiện 5

Chưa có cơ chế phối hợp, hợp tác phù hợp và hiệu quả giúp kết nối và quy tụ các

bên có liên quan trong quản lý tổng hợp bền vững VHL. Như đã phân tích ở trên,

tuy UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành quy chế “Quy chế phối hợp quản lý tổng hợp

tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo tỉnh Quảng Ninh” (năm 2013) và BQL

VHL đã có khởi động kết nối với các ban ngành (khoảng 12 sở ban ngành) liên quan tới

quản lý VHL, nhưng đây mới chỉ là sự phối hợp giữa các ban ngành quản lý nhà nước

mà chưa đề cập đến sự tham gia của cộng đồng, các tổ chức cộng đồng và các cơ quan

ngoài nhà nước. Hơn nữa, sáng kiến của BQLL VHL tới nay đang dừng ở bước xây

dựng chương trình làm việc và quy chế phối hợp mà chưa được triển khai thực hiện do

còn thiếu một sự lãnh đạo điều phối thống nhất. BQL VHL mong muốn UBND tỉnh

Quảng Ninh đứng ra chủ trì, trong khi UBND tỉnh đề nghị các bên hãy chủ động phối

hợp. Như vậy, cho tới nay, thực sự vẫn thiếu cơ chế chung cho quản lý Vịnh Hạ Long.

Mặt khác, sự phối hợp với các địa phương có liên quan như Hải Phòng cũng còn chưa

thực sự có hiệu quả.

Phát hiện 6

Chức năng và quyền hạn của BQL VHL còn hạn chế so với nhiệm vụ quản lý Vịnh:

BQL VHL có chức năng nhiệm vụ và quyền hạn nhất định về quản lý VHL nhưng trên

thực tế chưa đủ để BQL thực hiện được nhiệm vụ chính là bảo vệ môi trường và bảo

tồn di sản. Ví dụ như đội thanh tra của BQL VHL có nhiệm vụ phát hiện và báo cáo các

vi phạm môi trường nhưng không có quyền xử lý giải quyết ngay mà phải làm báo cáo

tới Chi cục Bảo vệ Môi trường chờ chỉ đạo (trích từ thông tin trả lời phỏng vấn của cán

bộ BQL VHL) nên gây ra những chậm trễ và giảm hiệu quả của các biện pháp xử phạt

nhằm đảm bảo quản lý khai thác bền vững vịnh. Theo Quyết định số 419/QĐ-UB (ban

hành ngày 02/03/1999 quy định chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Ban Quản

Page 31: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

31 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

Lý Vịnh Hạ Long), BQL VHL có chức năng là cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh

quản lý Nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị di sản Vịnh Hạ Long với 11 nhiệm vụ

trong đó bốn nhiệm vụ chính bao gồm:

1. Tham mưu, đề xuất, giúp UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành quy chế, quy định

quản lý Vịnh Hạ Long.

2. Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc chấp hành Quy chế Quản lý Vịnh Hạ Long của

UBND Tỉnh.

3. Thẩm định các dự án kinh tế - xã hội liên quan đến Vịnh Hạ Long và giám sát

các hoạt động kinh tế - xã hội trong phạm vi Vịnh Hạ Long.

4. Chủ trì và phối hợp với các ngành, địa phương liên quan kiểm tra, giám sát thực

hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với Vịnh Hạ Long.

Theo Quyết định này, BQL VHL được giao quyền chủ trì cùng các ngành địa phương

có liên quan kiểm tra và giám sát các hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức cá nhân

trên Vịnh Hạ Long. Chi Cục Bảo vệ Môi Trường Tỉnh Quảng Ninh chịu trách nhiệm

kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường của các tổ chức cá nhân

tại địa bàn tỉnh trong đó có VHL. Vì vậy, hiện tại trên thực tế BQL VHL chịu trách

nhiệm kiểm tra, giám sát và báo cáo với Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Quảng Ninh,

cơ quan chủ trì xử lý các hành vi vi phạm trên VHL, mà không có quyền hạn trực tiếp

xử lý ngay những vi phạm được phát hiện. Sự hạn chế này dẫn đến hiệu quả xử lý có

thể bị chậm chễ, giảm tác dụng bảo vệ môi trường VHL.

Có sự tương đồng về ý kiến BQL VHL cần được tăng cường về quyền quyết định nhiều

hơn, cần được tăng cường năng lực (bao gồm cả số lượng và chất lượng cán bộ) và được

trao quyền quản lý trong các lĩnh vực khai thác sử dụng tài nguyên trên vịnh có ảnh

hưởng quan trọng quyết định tới bảo vệ môi trường và bảo tồn di sản VHL so với hiện

nay (chủ yếu tập trung bảo tồn di sản) của Chi Cục bảo vệ Môi trường và Chi cục Bảo

vệ Biển và Hải đảo.

5.3 Các khuyến nghị

Trên cơ sở nghiên cứu phân tích các thực trạng và phát hiện nêu trên, Nhóm đánh giá của

CECR đề xuất 5 khuyến nghị sau nhằm tăng cường sự tham gia và sự phối hợp hiệu quả

trong nội bộ các các cơ quan nhà nước và với các bên liên quan khác góp phần bảo vệ môi

trường và các giá trị quí giá của VHL.

Khuyến nghị 1

Cần rà soát, xem xét tăng cường quyền hạn của BQL VHL tương ứng với chức năng

nhiệm vụ và trách nhiệm trong quản lý, đặc biệt là quản lý môi trường, tổng hợp bền

vững VHL.

Khuyến nghị 2

Page 32: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

32 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

Công tác quản lý VHL cần có sự cải cách từ cấp cao nhất từ luật pháp. Cần có Nghị

Định về Quản lý di sản để đảm bảo việc thực thi Luật Di sản tại VHL, cũng như tạo

điều kiện thuận lợi cho BQL VHL nâng cao được tính chủ động trong việc khởi xướng

và phối hợp với các bên có liên quan trong việc xây dựng các quy hoạch liên quan đến

quản lý bền vững VHL. Cần xây dựng chiến lược quản lý tổng hợp và quy hoạch tổng

thể VHL có tính đến và dựa trên cơ sở kế hoạch quản lý tổng hợp VHL hiện đang xây

dựng theo khuyến nghị của UNESCO.

Khuyến nghị 3

Nâng cao nhận thức về di sản, tuyên truyền thống nhất quan điểm về quản lý bền

vững VHL, về chiến lược dịch chuyển từ kinh tế nâu sang xanh và quan điểm đưa môi

trường thành trụ cột trung tâm trong quản lý VHL, từ đó mà phát triển các ngành cốt lõi

của vịnh trong đó có thủy sản và du lịch, đặc biệt phát triển bền vững NTTS mang tính

khai thác và NTTS phục vụ du lịch.

Khuyến nghị 4

Thúc đẩy và hỗ trợ BQL VHL trong việc xây dựng một cơ chế phối hợp giúp huy động và quy

tụ được sự tham gia của các bên liên quan đến quản lý tổng hợp

VHL bao gồm các cơ quan nhà nước, các đại diện cộng đồng dân cư, các tổ chức, cơ

quan, đơn vị ngoài nhà nước.

Quy chế phối hợp hiện nay do UBND Tỉnh Quảng Ninh ban hành và sáng kiến kết nối

với các sở ban ngành liên quan của BQL VHL là nền tảng và cơ sở pháp lý bước đầu

thuận lợi cho các nỗ lực thúc đẩy và hỗ trợ BQL VHL xây dựng một cơ chế phối hợp

mở rộng hơn tới tất cả các bên có liên quan. Các bên này bao gồm các tổ chức ngoài

nhà nước và các tổ chức cộng đồng trong tiếp cận tổng hợp đa ngành nhằm thúc đẩy

quản lý bền vững và bảo tồn di sản VHL một cách hiệu quả.

Khuyến nghị 5

Đề xuất 6 đối tác cơ quan quản lý nhà nước có tiềm năng cao tham gia vào các hoạt

động của dự án bao gồm BQL VHL, Sở NN&PTNT, UBND TP. Hạ Long (Phòng Kinh

tế, TN&MT, VHTTDL), Sở TN&MT, Sở VHTTDL, và Sở Tài chính.

Khuyến nghị này dựa trên kết quả của hội thảo tham vấn tại đó đại diện các cơ quan

tham dự cùng nhau đánh giá và tự đánh giá tiềm năng tham gia của các bên theo 3 tiêu

chí như đã trình bày trong phần phương pháp đánh giá. Ngoài ra còn dựa và sự đánh giá

của Nhóm đánh giá của CECR đối với một số cơ quan quản lý thực sự có chức năng

nhiệm vụ liên quan mật thiết tới NTTS trên Vịnh Hạ Long và cần có sự phối hợp với

các bên liên quan nhưng do một lý do nào đó đã không tham dự được hội thảo tham vấn.

Kết quả đánh giá tiềm năng tham gia của nhóm các cơ quan nhà nước được trình bày

trong Phụ lục 7.

Page 33: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

33 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

B. BÁO CÁO THÀNH PHẦN 2: NHÓM CỘNG ĐỒNG NGƯỜI DÂN LÀNG CHÀI

1. Mục tiêu

• Thu thập thông tin về lịch sử làng chài trên Vịnh, quá trình sinh sống, phát triển của

người dân làng chài từ khi thành lập theo quyết định của nhà nước đến khi tái định cư

tại khu 8.

• Đánh giá hiện trạng khó khăn, thách thức, mong muốn, năng lực và tiềm năng tham

gia của nhóm đại diện cộng đồng người dân làng chài tái định cư trong quản lý tổng

hợp bền vững Vịnh Hạ Long, tập trung vào ngành nuôi trồng thủy sản.

• Đề xuất các khuyến nghị nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào quá trình

xây dựng các quy hoạch, chính sách và quản lý khai khác bền vững Vịnh Hạ Long.

• Khuyến nghị các tổ chức đại diện cho cộng đồng có tiềm năng cao trong việc tham gia

vào các hoạt động của dự án.

2. Chuẩn bị và triển khai phỏng vấn sâu

Phỏng vấn sâu các đối tượng nắm giữ thông tin chủ chốt là một công cụ quan trọng trong thu

thập thông tin và tìm hiểu nhận thức của các bên có liên quan. Đây là công cụ đánh giá quan

trọng chính yếu.

Nhóm đánh giá đã cùng nhau xây dựng bộ câu hỏi phỏng vấn dành riêng cho nhóm cộng đồng

người dân làng chài tái định cư, được sự tham gia đóng góp và nhất trí của các đối tác chính

của dự án là CECR, MCD và PAN tại cuộc họp tại trụ sở CECR vào ngày 15/1/2015. Bộ câu

hỏi phỏng vấn sâu đã đề cập đến tất cả các lĩnh vực cần đánh giá như sinh kế trên biển trước

đây, sinh kế hiện nay, hiện trạng đời sống, những khó khăn, thách thức, rào cản trong hợp tác

giữa nội bộ người dân làng chài và sự hợp tác giữa người dân với các bên có liên quan, cũng

như năng lực (kể cả năng lực về giới) trong việc tham gia tham vấn, xây dựng các chính sách,

quy hoạch NTTS và các quy hoạch khác có liên quan.

Bộ câu hỏi phỏng vấn sau đó được sử dụng thử nghiệm vào đợt khảo sát lần 1 từ ngày 4/2/2015

đến ngày 7/2/2015 và sửa đổi phù hợp và sử dụng cho đợt khảo sát lần 2 từ ngày 24/3/2015 đến

ngày 26/3/2015 (Phụ lục 1).

3. Khảo sát thực địa

3.1 Đợt khảo sát lần 1 (4/2/2015 – 7/2/2015)

Nhóm khảo sát lần 1 bao gồm:

• La Thị Nga – CECR (Nhóm trưởng)

• Dương Mạnh Nghĩa – CECR

• Nguyễn Kim Hoa – MCD

• Ngô Quang Thăng – MCD

• Lê Thị Thúy Vinh – MCD

• Lê Thanh Hải – MCD

Page 34: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

34 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

Nhóm đánh giá đã cùng nhau phân tích và xác định các đối tượng phỏng vấn sâu là các cá

nhân có liên quan mật thiết với làng chài và cần có sự hợp tác hiệu quả trong quản lý tổng

hợp Vịnh Hạ Long. Kết quả phỏng vấn sâu đã được tiến hành với 15 cá nhân bao gồm:

• Đại diện các đơn vị thuộc BQL VHL quản lý các khu vực có người dân làng chài

sinh sống, ĐB&NTTS trước tái định cư, ở đây là Trung tâm 4 - Trung tâm Bảo

tồn phát triển giải trí biển – Quản lý khu vực trong vùng bảo tồn tuyệt đối của

VHL (Khảo sát lần 2 sẽ phỏng vấn tiếp 3 Trung tâm quản lý các khu vực còn

lại);

• Đại diện của các nhóm tổ chức Đoàn thể như Hội Nông dân Phường Hùng Thắng

(Phường Hùng Thắng là đơn vị quản lý hành chính và hỗ trợ cho người dân làng

chài trước đây), Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên Phường Hà Phong (Phường Hà

Phong là đơn vị quản lý hành chính và hỗ trợ cho người dân làng chài hiện nay);

• Trưởng khu 8 – Khu tái định cư, Đại diện Chi hội phụ nữ khu 8, Đại diện ban

MTTQ khu 8; và

• Đại diện cộng đồng người dân làng chài (đặc biệt là những người dân đã từng

ĐB&NTTS trước đây thuộc diện di dời trong Đề án di dân làng chài, được chia

ra làm hai nhóm: nhóm 1 vẫn duy trì ĐBTS, nhóm 2 không còn ĐBTS trên Vịnh).

3.2 Đợt khảo sát lần 2 (24/3/2015 – 26/3/2015)

Nhóm khảo sát lần 2 bao gồm:

• La Thị Nga – Cán bộ điều phối nghiên cứu – CECR (Nhóm trưởng)

• Dương Mạnh Nghĩa – Cán bộ dự án – CECR

Phỏng vấn sâu đã được tiến hành với 3 cá nhân là đại diện 3 đơn vị thuộc BQL VHL, quản

lý các khu vực còn lại trên VHL có người dân làng chài sinh sống trước đây bao gồm:

• Đại diện Trung tâm 1 – Trung tâm Bảo tồn Công viên Vạn cảnh – Quản lý khu

vực từ động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ đến làng chài Ba Hang và Hoa Cương.

• Đại diện Trung tâm 2 – Trung tâm Bảo tồn Công viên Hang động – Quản lý khu

vực từ hang Sửng Sốt, bãi Ti-tốp, hang Mê Cung đến hang Trống, hang Trinh

Nữ.

• Đại diện Trung tâm 3 – Trung tâm Bảo tồn văn hóa biển – Quản lý khu vực đảo

Hang Trai, đảo Đầu Bê (trong đó bao gồm từ làng chài Cửa Vạn trước đây đến

khu vực Cống Tàu).

Các thông tin thu thập từ phỏng vấn sâu đã được Nhóm đánh giá tập hợp theo khung cơ cấu các

ưu tiên đánh giá của dự án đối với nhóm cộng đồng, tập trung vào các khía cạnh sau:

• Lịch sử phát triển làng chài từ sơ khai đến nay;

• Sinh kế trên biển của người dân làng chài trước và sau khi tái định cư;

• Khó khăn trong đời sống người dân làng chài hiện nay;

• Tổ chức cộng đồng trong làng chài hiện nay;

• Năng lực của người dân trong việc tham gia, thực thi các quy hoạch của Tỉnh

Hiện trạng tham gia của người dân vào các quy hoạch của Tỉnh.

Page 35: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

35 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

4. Hội thảo tham vấn

4.1 Hội thảo tham vấn 1 (5/2/2015)

Sau khi kết thúc quá trình phỏng vấn lần 1, Nhóm đánh giá đã tổ chức một hội thảo tập huấn

người dân làng chài tái định cư ngay tại Nhà văn hóa khu 8, có mời các cán bộ đến từ BQL cử

01 người), đã có 31 người đến tham dự. Mục tiêu cuộc họp là giới thiệu tóm tắt nguyên nhân

và mục tiêu thực hiện dự án đến người dân; giải thích, hướng dẫn, nâng cao nhận thức của người

dân đến dự án; vận động, khuyến khích người dân tham gia, góp phần thực hiện dự án nhằm

mục tiêu quản lý tổng hợp bền vững VHL.

Nhóm tổ chức hội thảo tham vấn lần 1 bao gồm:

La Thị Nga – CECR (Nhóm trưởng)

Dương Mạnh Nghĩa – CECR Hồ Thị Yến

Thu – MCD

• Nguyễn Kim Hoa – MCD

• Ngô Quang Thăng – MCD

Bảng 3: Danh sách các cá nhân được phỏng vấn thuộc nhóm cộng đồng.

STT Họ và tên Chức vụ Địa điểm phỏng vấn

Phỏng vấn đợt 1

1. Hoàng Văn Hải Phó Giám đốc

Trung tâm 4

BQL VHL, Bến Đoan, Phường Hòn Gai, TP

Hạ Long

2. Lê Văn Lành Chủ tịch Hội nông

dân Phường Hùng

Thắng

UBND Phường Hùng Thắng, TP Hạ Long

3. Trần Thị Lý Chủ tịch Hội nông

dân Phường Hà

Phong

UBND Phường Hà Phong, TP Hạ Long 4. Nguyễn Thị Mai Bí thư Đoàn Thanh

niên Phường Hà

Phong

5. Nguyễn

Văn Long

Trưởng khu 8

Khu 8, Phường Hà Phong, TP Hạ Long 6. Nguyễn Văn Kỵ Trưởng ban MTTQ

khu 8

Page 36: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

36 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

7. Nguyễn Thị Lan Chi hội trưởng Chi

hội Phụ nữ khu 8

8. Nguyễn

Công

Anh Nhóm1: Người dân vẫn duy trì ĐBTS

trên Vịnh

9. Nguyễn Văn

Lương

10. Đỗ Văn Ước

11. Phạm Văn Ánh

12. Nguyễn

Văn Hào

Nhóm 2: Người dân

không còn

ĐBTS trên Vịnh 13. Vũ Văn Thắm

14. Đỗ Văn Ánh

15. Dương

Văn

Minh

Phỏng vấn đợt 2

16. Vũ Đức Minh Phó Giám đốc TT1

BQL VHL, Bến Đoan, Phường Hòn Gai, TP Hạ

Long.

17. Nguyễn

Huy

Hoàng

Phó Giám đốc TT2

18. Nguyễn

Bá Căn

Phó Giám đốc TT3

Bảng 4. Danh sách tham gia hội thảo tập huấn cộng đồng tổ

chức ngày 5/2/2015, tại Khu 8.

STT Họ và tên Địa chỉ

1. Bùi Hương Giang BQL VHL

2. Nguyễn Thanh Thủy Hà Tu – Hạ Long

3. Trần Thanh Tùng Bạch Đằng – Hạ Long

4. Nguyễn Thị Bích Thúy Chủ tịch Hội phụ nữ Phường Hà Phong

5. Trần Thị Lý Chủ tịch Hội nông dân Phường Hà Phong

6. Đinh Thị Minh Hằng HTX Vạn Chài

Page 37: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

37 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

7. Lê Thị Thân 16 – A7

8. Phạm Thị Quý 24 – A8

9. Nguyễn Thị Lan 23 – A7

10. Nguyễn Văn Kỵ 02 – A11

11. Vũ Văn Ba 09 – A5

12. Ngô Văn Yến 32 – A8

13. Phạm Văn Quyết 38 – A5

14. Nguyễn Kim Minh 28 – A5

15. Đỗ Văn Ước 51 – A5

16. Đỗ Mạnh Tuấn 10 – A8

17. Nguyễn Văn Thục 42 – A8

18. Nguyễn Thị Thúy Lan 30 – A2

19. Nguyễn Văn Thận 46 – A4

20. Nguyễn Công Anh 14 – A3

21. Nguyễn Văn Hải 06 – A7

22. Vũ Đình Hồng 17 – A1

23. Phạm Văn Tơ 28 – A4

24. Nguyễn Văn Long 21 – A7

25. Nguyễn Văn Hồng Chưa có nhà

STT Họ và tên Địa chỉ

26. Bùi Văn Yến 53 – B6

27. Đỗ Thị Đông 12 – A6

28. Nguyễn Thị Bình 14 – A6

Page 38: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

38 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

29. Dương Văn Thắng 08 – A2

30. Phạm Văn Chấn Tổ 54B – Khu 6B

31. Lê Công Tâm Tổ 59C – Khu 6B

4.2 Hội thảo tham vấn 2 (25/3/2015)

Sau khi kết thúc quá trình phỏng vấn lần 2, một hội thảo tham vấn đã được tổ chức (ngày

25/3/2015) với nhóm đại diện cộng đồng người dân làng chài tái định cư nhằm mục đích thu

thập thêm và kiểm chứng thông tin về sự tham gia theo nhóm và đánh giá tiềm năng tham gia

của các bên vào dự án. 18 đại biểu là nhóm đại diện cộng đồng đã được mời tham dự. Chương

trình hội thảo tham vấn được trình bày trong Phụ lục 3. Nhóm Đánh giá tham gia tổ chức hội

thảo tham vấn bao gồm:

• La Thị Nga – CECR (nhóm trưởng) Đinh Tiến Dũng – CECR

• Nguyễn Thị Yến – CECR

• Dương Mạnh Nghĩa – CECR

Phương pháp sử dụng trong hội thảo tham vấn bao gồm trình bày PowerPoint (giới thiệu tóm

tắt về hoạt động trong khuôn khổ dự án, giới thiệu các nấc thang tham gia, hướng dẫn điền bảng

hỏi); thảo luận chung dùng bìa màu, phương pháp cho điểm (đánh giá tiềm năng tham gia của

các bên), và điền bảng hỏi. Danh sách các bên tham gia hội thảo tham vấn được trình bày trong

Phụ lục 4.

5. Kết quả đánh giá

5.1 Hiện trạng

Những đánh giá cơ bản về thực trạng và các phát hiện về sự tham gia của cộng đồng người

dân làng chài tái định cư trong quản lý tổng hợp Vịnh Hạ Long được đưa ra trên cơ sở phân

tích các thông tin thứ cấp và sơ cấp thu thập được thông qua các phỏng vấn sâu, thảo luận

nhóm và quan sát tích cực của Nhóm Đánh giá.

Trước năm 1956

Cộng đồng làng chài có lịch sử hình thành và sinh sống với truyền thống văn hóa, kinh

tế hộ gia đình và sử dụng tài nguyên biển lâu đời trên VHL (Làng Vạn Chài là một trong

16 làng cổ sơ nhất trên thế giới).

Người dân có phong tục, văn hóa, giáo dục và kỹ năng sống đặc thù xuất phát từ đời sống

trên biển (phong tục thờ thần biển, hát giao duyên, đón dâu trên biển, trình độ dân trí rất

thấp, tỷ lệ mù chữ cao, kỹ năng sinh sống tự nhiên trên biển rất tốt trong khi các kỹ năng

sống, giao tiếp, kết nối và phối hợp với các cộng đồng khác trên đất liền cực kỳ hạn chế).

Các thế hệ người làng chài cả đời sinh sống trên thuyền và gắn bó với biển. Họ coi con

thuyền là nhà, biển là quê hương, gắn bó với Vịnh Hạ Long cả về tâm hồn và thể xác. Trẻ

Page 39: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

39 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

con ngay từ 4-5 tuổi đã biết cầm mái chèo tập bơi. Trong những gia đình ngư dân trên Vịnh

Hạ Long, tất cả mọi thành viên đều ra khơi. Trẻ nhỏ mắc mồi thả câu, lớn hơn một chút

chèo mui, kéo lưới. Trưởng thành, lấy vợ lấy chồng thì sẽ vừa chèo thuyền vừa giăng lưới,

thả câu vừa dạy bảo con em đánh bắt tôm cá, v..v. Những điều kiện ấy khiến người dân chài

sống quần tụ với nhau và gắn bó với biển. Mọi hoạt động làm ăn, sinh sống, sinh hoạt văn

hoá tinh thần cả cuộc đời họ, từ khi sinh ra đến khi nhắm mắt xuôi tay đều diễn ra trên môi

trường sóng nước. Cuộc sống lênh đênh trên biển của họ đã tạo ra những nét văn hoá và

phong tục thờ cúng độc đáo khác biệt như phong tục thờ cúng Thần linh, nghệ thuật hát

giao duyên, hát đón dâu trên biển, v.v. Tuy nhiên, do không có đủ cơ sở hạ tầng điện-đường-

trường-trạm trên biển nên cuộc sống người dân vẫn rất khó khăn. Đối với một số hộ có kinh

tế, mọi sinh hoạt trong gia đình đều nhờ vào máy phát điện. Trình độ học vấn của người từ

20 tuổi trở xuống hầu như chỉ xóa mù chữ (học hết lớp 1) và ½ dân số không đi học. Tình

trạng mù chữ vẫn còn khá nhiều đối với người dân có độ tuổi 30 trở lên (nguồn: theo ông

Nguyễn Văn Long - Trưởng khu 8).

Hầu hết người dân đều ĐB&NTTS theo phương pháp truyền thống, nghĩa là truyền nối từ

đời trước sang đời sau, trao đổi giữa anh em trong gia tộc,giao lưu giữa các hộ lân cận hoặc

tự quan sát, tìm hiểu, chưa ai qua lớp tập huấn về ĐB&NTTS Bền Vững.

Từ 1956 đến 2014

Năm 1956, làng chài Cửa Vạn chính thức thành lập trên vùng Vịnh Hạ Long thuộc địa phận

Phường Hùng Thắng, TP Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh. Hiện nay đã mở rộng thành 07 làng

chài là Cửa Vạn, Vung Viêng, Ba Hang, Cặp La, Cống Tàu, Cống Đầm và Hoa Cương, toàn

bộ 100% người dân sinh sống ở đây đều tham gia ĐB&NTTS trên Vịnh. Địa bàn sinh sống

và nuôi trồng thủy sản trên Vịnh của người dân tập trung đông đúc tại vùng biển Cửa Vạn

bao gồm Cống Tàu, Vung Viêng, Ba Hang.

Năm 1994, Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới. BQL

VHL được thành lập năm 1995 nhằm đảm bảo việc quản lý bền vững và bảo tồn Vịnh Hạ

Long theo Luật Di sản và các quy định của Ủy Ban Di sản Thế giới. Toàn bộ khu vực sinh

sống và nuôi trồng thủy sản của người dân làng chài nằm trong ranh giới Di sản.

Ngư dân làng chài chỉ đơn thuần đánh bắt và nuôi trồng thủy sản theo nhu cầu sinh kế,

không biết về ĐB&NTTS Bền Vững. Việc NTTS tuy chỉ mang tính nhỏ lẻ nên không gây

ảnh hưởng quá lớn đến chất lượng nước trong vùng Vịnh. Theo thống kê đo đạc của Phòng

Môi trường (thuộc BQL Vịnh) cho biết nước tại vùng lõi của Vịnh vẫn đạt chất lượng tốt.

Các loài nuôi trồng cũng rất đa dạng, đều được nuôi lồng như cá Song, cá Sủ, cá Hồng, cá

Vược, cá Giò, cá Thác. Khoảng thời gian nuôi trồng đến thu hoạch từ 2-3 năm/vụ cho tất

cả các loại cá, cá giống được mua từ đại lý tư nhân. Giống cũng có nhiều loại như giống

con tự nhiên, giống Trung Quốc, an toàn nhất là giống cá nhập từ các trạm nuôi cá ở Nha

Trang tỷ lệ sống; 30-50% trong năm đầu. Thức ăn cho cá nuôi lồng là cá con tự nhiên, hỗn

tạp được băm nhỏ, thả trực tiếp xuống lồng cho cá nuôi ăn. Thủy sản ĐB&NT được tiêu

thụ tại các chợ đầu mối như chợ Hạ Long, chợ Bãi Cháy; các điểm bán tự do và bán số

lượng lớn ngay tại thuyền cho các thương gia. Thu nhập trung bình các hộ từ 8-10 triệu

đồng/tháng.

Page 40: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

40 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

Tuy nhiên, cùng với đà phát triển kinh tế mạnh mẽ của Quảng Ninh, các hoạt động kinh tế

trong và gần ranh giới di sản Vịnh Hạ Long đã đặt ra các thánh thức và rào cản trong việc

bảo tồn di sản Vịnh Hạ Long. Tại kỳ họp thứ 33 (năm 2009) và 35 (năm 2011), Ủy ban Di

sản thế giới (thuộc UNESCO) đều đã đưa ra các khuyến nghị yêu cầu Việt Nam phải giải

trình các vấn đề liên quan đến tình trạng bảo tồn, tính toàn vẹn của Vịnh Hạ Long. Tại

khuyến nghị năm 2009, Ủy ban Di sản thế giới lưu ý Việt Nam cần đảm bảo các hoạt động

của Trung tâm Văn hóa nổi Cửa Vạn không ảnh hưởng đến môi trường; củng cố hơn nữa

bộ máy Ban quản lý Vịnh Hạ Long; báo cáo hiện trạng bảo tồn di sản và các giải pháp triển

khai; cung cấp thông tin về các dự án đổ đất lấn biển ngoài phạm vi di sản và đánh giá tác

động của các dự án này đến di sản… Mặc dù BQL Vịnh Hạ Long đã có báo cáo giải trình

và những cam kết bảo vệ di sản gửi UNESCO, nhưng năm 2011, Ủy ban Di sản (UBDS)

Thế giới vẫn bày tỏ sự lo ngại sâu sắc và cho rằng giá trị toàn cầu nổi bật của Vịnh Hạ Long

đang tiếp tục bị áp lực bởi phát triển du lịch, đánh bắt và các hoạt động khác diễn ra trong

ranh giới của di sản, từ các dự án phát triển kinh tế lớn và đổ đất lấn biển ở các khu vực

xung quanh di sản…

Đời sống và tổ chức cộng đồng làng chài sau di dời năm 2014

Chuyển đổi mạnh trong tổ chức cộng đồng, đời sống, văn hóa, thói quen và sinh kế của

những người dân làng chài sau di dời năm 2014.

Đứng trước sức ép của UBDS Thế giới, tháng 5/2014, UBND Tỉnh Quảng Ninh thực hiện

“Đề án di dời nhà bè trên Vịnh Hạ Long” tổng cộng 328 hộ dân với hơn 1.500 nhân khẩu ở

07 làng chài trên Vịnh được xác định phải di dời lên đất liền; mỗi hộ được hỗ trợ cấp nhà ở

diện tích từ 78-128m2 để sinh sống tại khu tái định cư Cái Xà Cong (gọi tắt là khu 8) thuộc

địa phận Phường Hà Phong, TP Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh. Tới tháng 6 năm 2014, cơ bản

hoàn thành việc tái định cư tại Khu 8. Tới nay, các tổ chức chính trị xã hội tại cộng đồng đã

được thành lập tai Khu 8, bao gồm Mạt trận tổ quốc, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội

Thanh niên và Hội Người cao tuổi. Trưởng khu 8 cũng đã được lựa chọn và bổ nhiệm. Hiện

nay bộ máy của khu đã và đang đi vào hoạt động. Tuy nhiên, chưa có bất cứ hội nghề nghiệp

nào ví dụ như hội nghề cá, hay các hội nghề nghiệp mới khác được thành lập cho người dân

Khu 8 (thường thì đối với những khu vùng nông thôn sẽ có hội nông dân, tuy nhiên, hội

nông dân không phù hợp với Khu 8 - nơi mà nghề chính hiện nay không phải là nông nghiệp

mà vẫn là nghề cá).

Việc di dời nhanh chóng những người dân làng chài lên bờ đã và đang có các tác động rất

khác nhau về đời sống, văn hóa, thói quen và sinh kế của cộng đồng làng chài và có sự

chuyển đổi mạnh trong tổ chức cộng đồng. Hiện sinh kế của người dân tái định cư bao gồm

vẫn theo đuổi nghề đánh bắt thủy sản kết hợp với các nghề sinh kế mới. Hiện tại, khoảng

60% số hộ có thuyền nhỏ trong khu vẫn để nam giới trong độ tuổi lao động đi đánh bắt cá

và câu mực gần bờ, các hộ có thuyền lớn vẫn đi đánh bắt xa bờ, bởi có thu nhập cao hơn,

nữ giới ở nhà bán tạp hóa, may mặc, cắt tóc-gội đầu, một số tham gia chèo thuyền du lịch.

Các hộ còn lại không muốn thế hệ sau nối tiếp nghề chài lưới nên người đàn ông chủ hộ sẽ

vẫn đi đánh bắt, còn con cái một số làm nghề tự do như lái xe ôm, taxi, hàn xì... Thu nhập

trung bình các hộ thấp hơn trước kia, chỉ từ 2-6 triệu đồng/tháng (nguồn: theo ông Nguyễn

Văn Kỵ - Trưởng Ban MTTQ khu 8).

Page 41: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

41 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

Hiện nay trong cộng đồng người dân làng chài tái định cư đang phân ra hai nhóm với hai

luồng tư tưởng. Nhóm 1 muốn tiếp tục đi đánh bắt thủy sản trên biển; nhóm 2 muốn chuyển

đổi nghề, thay thế công việc trên biển bằng các công việc phù hợp trên đất liền. Nên trong

suy nghĩ hai nhóm này cũng có những mong muốn, nguyện vọng khác nhau.

• Nhóm 1 có mong muốn được các cơ quan nhà nước cho vay vốn ưu đãi để nâng cấp

tàu bè đánh bắt khơi xa; sắm lại lồng bè, cơ sở vật chất nuôi trồng trên Vịnh (nếu được);

đồng thời hỗ trợ chi phí xăng dầu. Đặc biệt là có bến cảng để neo đậu thuyền gần nhà

(khu 8 – khu tái định cư), phân luồng để tàu thuyền đi lại an toàn và cho phép thành lập

chợ đầu mối để giao dịch, buôn bán thuận tiện hơn. Có thể nói sau Đề án di dân làng

chài, nhận thức người dân về sinh kế đa dạng hơn và mang tính chuyên nghiệp hơn.

Người dân đã có ý thức trong việc nuôi trồng thủy sản trên Vịnh, mong muốn được nhà

nước, các đơn vị chuyên môn hỗ trợ tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi trồng,

phòng chống dịch bệnh cho cá, đồng thời bảo vệ môi trường Vịnh; đặc biệt đã có nhận

thức trong việc mong muốn góp phần tham gia các quy hoạch, chính sách của nhà nước,

cũng như đẩy mạnh hợp tác với các bên liên quan trong việc quy hoạch quản lý tổng thể

Vịnh Hạ Long.

• Nhóm 2 trước đây cũng có nguyện vọng quay lại Vịnh sinh sống nhưng có hai điều làm

họ thay đổi suy nghĩ. Một là khi ở trên đất liền họ có một ngôi nhà vững chãi, không

còn phải lo những đợt gió bão ngoài biển; con cái họ cũng có cuộc sống tốt hơn, có nơi

để học tập, sinh hoạt, vui chơi, không còn phải lênh đênh trên bè như trước. Hai là họ

lo ngại những vướng mắc trong quy hoạch NTTS trên Vịnh.

5.2 Các phát hiện

Phát hiện 1

Hiện nay, công tác di dời còn đang dang dở, vì vậy còn nhiều nhà bè trôi nổi trên

VHL (một số từ Bái Tử Long và Cát Bà). Chưa có chiến lược lâu dài, bền vững cho

cả 2 nhóm trên bờ và dưới biển.

Theo báo cáo của UBND TP Hạ Long, trên Vịnh Hạ Long có tổng số 614 nhà bè (597

nhà bè của hộ gia đình, 17 nhà bè của tổ chức). Trong đó, Thành ủy đã tuyên truyền,

vận động được 147 hộ nhà bè và tổ chức cưỡng chế được 5 hộ nhà bè di dời. Còn lại

462 hộ nhà bè sẽ di dời (449 hộ nhà bè phải lập phương án, 13 hộ nhà bè không phải

lập phương án do không đủ điều kiện tách bè sau ngày 21-3-2008). Thành ủy đã phê

duyệt 449/449 phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, trong đó có 324 hộ nhà bè đủ

điều kiện giao đất và nhà tái định cư, 38 hộ nhà bè có nhà trên bờ chỉ được hỗ trợ về

kiến trúc, 87 hộ nhà bè không được hỗ trợ, tái định cư phải tự di chuyển. Theo số liệu

cập nhật đến ngày 27-7 của Thành ủy Hạ Long, chỉ còn 24 nhà bè trên Vịnh chưa di

dời. Nhưng theo số liệu được cung cấp ngày 31-7-2014 của Ban quản lý Vịnh Hạ Long,

vẫn còn 74 hộ nhà bè trên Vịnh chưa được di dời. tập trung ở khu vực Cửa Vạn,

Hoa Cương, Vung Viêng, Ba Hang

Phát hiện 2

Page 42: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

42 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

Đang có sự biến động lớn, bất thường và xảy ra quá nhanh đối với cộng đồng người

dân làng chài tái định cư.

Việc đột ngột chuyển từ sinh sống lênh đênh trên biển lên sinh sống định cư trên đất

liền khiến những người dân làng chài đối mặt với thách thức từ sự thiếu hiểu biết luật

pháp, chính sách, tới các tập tục, thói quen, văn hóa và các mối quan hệ mới. Vấn đề

việc làm cho người trong độ tuổi lao động không tham gia đánh bắt thủy sản như phụ

nữ, trẻ vị thành niên còn đang bị bỏ ngỏ. Nhà nước mới chỉ được hỗ trợ nhà đất để ở,

người dân thiếu đất để canh tác, thiếu sinh kế phù hợp với trình độ và kỹ năng. Hay đơn

giản như việc di chuyển bằng xe máy cũng rất hạn chế, theo như phỏng vấn thì có tới

8/10 người được phỏng vấn không biết đi xe máy. Trong Khu đã xây dựng trường học

nhưng hiện tượng các gia đình để trẻ em bỏ học vẫn còn rất nhiều do không lo nổi học

phí (nguồn: theo ông Nguyễn Văn Kỵ - Trưởng Ban MTTQ khu 8).

Phát hiện 3

Tổ chức cộng đồng còn rất ít và năng lực cực kỳ hạn chế.

Còn thiếu sự lãnh đạo tổ chức để có thể tham gia hiệu quả vào quản lý tổng hợp bền

vững Vịnh Hạ Long. Tuy đã thành lập các Hội, Đoàn thể nhưng chưa có lịch sinh hoạt

cụ thể, vẫn mang tính hình thức. Tại địa phương chỉ có các tổ chức Chính trị - Xã hội

như các Hội nghề cá, HTX Du lịch Vạn Chài đóng vai trò là các cơ quan ngoài nhà nước

hỗ trợ cộng đồng.

Phát hiện 4

Sự tham gia của cộng đồng vào các quy hoạch hiện nay là rất yếu tuy đã có quy

định trong chính sách của nhà nước.

Điển hình như công tác đưa thông tin về quy hoạch tới từng đơn vị, cá nhân còn chưa

kịp thời, dẫn đến việc chuẩn bị tham vấn chưa thực sự tốt. Việc tham vấn vẫn còn rất

hạn chế, thực hiện trên quy mô chưa đủ rộng và còn mang tính thủ tục, hình thức. Trong

cuộc họp tham vấn cộng đồng tại Hạ Long, các bên liên quan đã ra được “Bảng đánh

giá mức độ tham gia của cộng đồng vào các quy hoạch chính” hiện nay (Bảng 5). Có

thể nhận thấy hiện nay cộng đồng rất ít được đóng góp ý kiến và được tham gia thảo

luận tại hội thảo.

Bảng 5. Bảng tự đánh giá sự tham gia của đại diện cộng đồng người

dân làng chài vào 7 quy hoạch chính

Page 43: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

43 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

5.3 Các khuyến nghị

Khuyến nghị 1

Cần có các nghiên cứu về tác động ngắn hạn và dài hạn tới sinh kế, văn hóa, tập

tục… do việc chuyển đổi từ sinh sống trên biển sang sinh sống trên đất liền của người

Page 44: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

44 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

dân làng chài, đưa ra được các biện pháp và chính sách hỗ trợ lâu dài, trong đó nên nhấn

mạnh cả khía cạnh thay đổi văn hóa từ biển lên đất liền, từ văn hóa nghề cá gắn liền

với nước lên cuộc sống trên đất liền để người dân bắt đầu được làm quen như luật giao

thông đường bộ, phong tục, văn hóa và lễ hội trên đất liền, đặc biệt là các chính sách và

biện pháp về sinh kế cho người dân, tạo điều kiện cho họ được tham gia và được hưởng

lợi thích đáng và lâu dài từ các dự án tăng trưởng kinh tế xanh trên Vịnh Hạ Long, đồng

thời khuyến khích người dân tích cực tham gia sinh hoạt cộng đồng.

Khuyến nghị 2

Cần tiếp tục hỗ trợ để ổn định cộng đồng, đời sống và chuyển đổi văn hóa, sinh kế

và các kỹ năng sống mới phù hợp hoàn cảnh mới cho người dân. Cộng đồng người

dân làng chài là những người sinh sống lâu năm trên biển, việc đột ngột di dời sinh sống

trên đất liền là rất khó thích nghi, cần hỗ trợ họ làm quen, sử dụng các phương tiện trên

đất liền như xe đạp, xe máy. Các chính sách về giáo dục như mở trường học, hỗ trợ học

phí trong khu tái định cư, xóa mù chữ cho trẻ em cần có lộ trình. Mở các lớp tập huấn

giúp người dân bước đầu biết và hiểu về luật, chính sách và các chủ trương của nhà

nước, đồng thời định hướng nghề nghiệp, mở các lớp đào tạo chuyển đổi nghề cho người

dân. Đối với những người còn duy trì nghề đánh bắt thủy sản cần được hỗ trợ kiến thức

về ĐB&NTTS bền vững, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên bền vững đi kèm với

bảo vệ môi trường trên Vịnh Hạ Long. Những hỗ trợ hiện nay của nhà nước là rất quan

trọng, tuy nhiên, cần dựa vào các khuyến nghị của các đánh giá (như nhắc tới ở trên)

làm cơ sở tiếp tục hỗ trợ và có những hỗ trợ thực sự phù hợp nhất là các hỗ trợ về sinh

kế và tăng cường năng lực cho người dân, đảm bảo tính bễn vững của những sinh kế

mới, và đảm bảo họ được tham gia vào những hoạt động đánh bắt nuôi trồng thủy sản

phục vụ du lịch, và được hưởng lợi từ chiến lược tăng trưởng xanh của tỉnh nói riêng,

và tăng trưởng bền vững của cả nước nói chung.

Khuyến nghị 3

Tăng cường hỗ trợ tổ chức và năng lực cho cộng đồng người làng chài tái định cư hiện có

đồng thời thúc đẩy hình thành tổ chức cộng đồng mới đủ mạnh có thể đại diện cho cộng

đồng người dân làng chài. Hiện nay các tổ chức cộng đồng thực sự gần gũi và đại diện trực

tiếp cho những người dân làng chài tái định cư đặc biệt là về mặt nghề và sinh kế còn thiếu

vắng. Nên hỗ trợ và thức đẩy thành lập tổ chức cộng đồng mới như Hội nghề cá khu 8, trực

thuộc Hội nghề cá Tỉnh, hay hội các nghề nghiệp tự do mới (giúp hỗ trợ đào tạo người dân các

nghề thủ công, đan lát với các sản vật gắn liền với biển nhưng cần chú ý lương, lợi nhuận hợp

lý để giải quyết vấn đề sinh kế cho người dân), hoặc Nhóm đại diện cộng đồng gồm những cá

nhân có uy tín trong 7 làng chài, có khả năng tập hợp người dân trong một cồng đồng thống

nhất dần lớn mạnh có tiếng nói chung có thể tham gia một cách tích cực các quy hoạch và hoạt

động liên quan tới quản lý bền vững và bảo tồn di sản VHL.

Khuyến nghị 4

Tăng cường thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng người dân làng chài vào quy hoạch

và quản lý bền vững VHL. Đặc biệt là khâu tiếp nhận thông tin, cần đưa thông tin về

quy hoạch kịp thời để đảm bảo người dân có sự chuẩn bị tốt cho quá trình tham vấn.

Page 45: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

45 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

Bên cạnh đó, nhà nước cần có cách tiếp cận phù hợp trong việc tham vấn với người dân,

tích cực vận động người dân đóng góp ý kiến tham vấn trong việc xây dựng quy hoạch

quản lý..Bên cạnh đó, cũng cần sự tích cực tham gia đồng thời đóng góp ý kiến, tham

vấn các vấn đề gắn liền đời sống của người dân để hai bên cùng thống nhất quan điểm,

để việc thực thi kế hoạch quản lý tổng hợp bền vững Vịnh Hạ Long đạt hiệu quả.

Khuyến nghị 5

Đề xuất 6 tổ chức cộng đồng có tiềm năng cao tham gia vào các hoạt động của dự

án bao gồm Đoàn Thanh niên Khu 8, Trung Tâm 1,3 và 4 (BQL VHL), Hội Nông dân

phường Hùng Thắng, và MTTQ Khu 8.

Khuyến nghị này dựa trên kết quả của hội thảo tham vấn tại đó đại diện các tổ chức đại

diện cho cộng đồng cùng nhau đánh giá và tự đánh giá tiềm năng tham gia của các bên

theo 3 tiêu chí như đã trình bày trong phần phương pháp đánh giá. Ngoài ra, Đoàn Thanh

niên Khu 8 do một lý do nào đó đã không tham dự được hội thảo tham vấn, nhưng cân

nhắc vai trò quan trọng của lớp trẻ cộng đồng làng chài (cả nam và nữ) mà Đoàn Thanh

niên Khu 8 đại diện, Nhóm đánh giá khuyến nghị đưa Đoàn Thanh niên Khu 8 vào nhóm

này. Kết quả đánh giá tiềm năng tham gia của nhóm các tổ chức cộng đồng được trình

bày trong Phụ lục 7.

C. BÁO CÁO THÀNH PHẦN 3: NHÓM CÁC CƠ QUAN NGOÀI NHÀ NƯỚC

1. Mục tiêu

• Đánh giá hiện trạng khó khăn, thách thức và tiềm năng tham gia của nhóm các cơ quan

ngoài nhà nước trong quản lý tổng hợp bền vững Vịnh Hạ Long, tập trung vào ngành

nuôi trồng thủy sản.

• Đề xuất các khuyến nghị tăng cường sự tham gia của các cơ quan ngoài nhà nước đặc

biệt là sự phối hợp hợp tác đảm bảo sự tham gia hiệu quả.

• Khuyến nghị các cơ quan ngoài nhà nước có tiềm năng cao trong việc tham gia các

hoạt động của dự án.

Chuẩn bị và triển khai phỏng vấn sâu Phỏng vấn sâu các đối tượng nắm giữ thông tin

chủ chốt là một công cụ quan trọng trong thu thập thông tin và tìm hiểu nhận thức

của các bên có liên quan. Đây là công cụ đánh giá quan trọng chính yếu.

Nhóm đánh giá đã cùng nhau xây dựng bộ câu hỏi phỏng vấn dành riêng cho nhóm đại

diện cấc cơ quan ngoài nhà nước, được sự tham gia đóng góp và nhất trí của các đối tác

chính của dự án là CECR, MCD và PAN tại cuộc họp tại trụ sở CECR vào ngày

15/1/2015. Bộ câu hỏi phỏng vấn sâu đã đề cập đến tất cả các lĩnh vực cần đánh giá như

quá trình hình thành và phát triển của các cơ quan, mô hình hình hoạt động, những khó

khăn, thách thức, rào cản trong hợp tác giữa các cơ quan ngoài nhà nước với người dân

làng chài tái định cư và sự hợp tác giữa các cơ quan ngoài nhà nước với các bên có liên

quan, cũng như năng lực (kể cả năng lực về giới) trong việc tham gia tham vấn, xây dựng

các chính sách, quy hoạch NTTS và các quy hoạch khác có liên quan.

Page 46: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

46 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

Bộ câu hỏi phỏng vấn sau đó được sử dụng chính thức vào đợt khảo sát từ ngày 4/2/2015

đến ngày 7/2/2015 (Phụ lục 1).

Khảo sát thực địa (4/2/2015 – 7/2/2015) Khảo sát và phỏng vấn được tiến hành và

hoàn thành trong thời gian từ 4 đến 7 tháng 2 năm 2015 (khảo sát đợt 1). Nhóm đánh

giá và cán bộ tham gia của đối tác tham gia phỏng vấn bao gồm:

• Đinh Tiến Dũng – CECR

• Nguyễn Thị Thu Trang – MCD

• Lê Thị Thúy Vinh – MCD

• Lê Thanh Hải – MCD

• Nguyễn Thị Thanh Tâm – MCD

• Đỗ Hải Linh – PAN

Nhóm đánh giá đã cùng nhau phân tích và xác định từng cơ quan ngoài nhà nước có liên

quan mật thiết với làng chài và cần có sự hợp tác hiệu quả trong quản lý tổng hợp Vịnh Hạ

Long làm đối tượng phỏng vấn. kết quả phỏng vấn sâu đã được tiến hành với 3 đơn vị bao

gồm:

• Đại diện Hội nghề cá Tỉnh Quảng Ninh

• Đại diện Công ty Du thuyền Đông Dương, và

• Đại diện HTX Vạn Chài.

Bảng 6. Danh sách các cá nhân đã được phỏng vấn thuộc

nhóm các cơ quan ngoài nhà nước

STT Họ và tên Chức vụ/Cơ quan

1. Cao Tuy Chủ tịch Hội nghề cá Tỉnh Quảng Ninh

2. Tăng Văn Phiến Chủ nhiệm HTX Vạn Chài

3. Đinh Thị Minh Hằng Phó chủ nhiệm HTX Vạn Chài

4. Đoàn Văn Dũng Giám đốc Công ty Du thuyền Đông Dương

Các thông tin thu thập được từ phỏng vấn sâu đã được Nhóm đánh giá tập hợp, xử lý và phân

tích theo khung chiến lược và cơ cấu ưu tiên đánh giá của dự án đối với nhóm các cơ quan

ngoài nhà nước tập trung vào các khía cạnh:

• Quá trình hình thành và phát triển của các cơ quan ngoài nhà nước trên Vịnh

Chức năng chính của các cơ quan ngoài nhà nước trong việc kết nối giữa chính

phủ với người dân;

• Năng lực tham gia vào các Quy hoạch của Tỉnh;

• Hiện trạng tham gia vào việc thực thi các Quy hoạch của Tỉnh;

• Sự phối hợp giữa các cơ quan ngoài nhà nước với các bên liên quan trong việc

thực thi các Quy hoạch của Tỉnh.

Page 47: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

47 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

4. Hội thảo tham vấn (26/2/2015)

Sau khi kết thúc quá trình phỏng vấn sâu, một hội thảo tham vấn được tổ chức với nhóm

đại diện các cơ quan ngoài nhà nước nhằm mục đích thu thập thêm và kiểm chứng thông

tin về sự tham gia theo nhóm và đánh giá tiềm năng tham gia của các bên vào dự án. Sáu

đơn vị được xác định là đại diện nhóm các cơ quan ngoài nhà nước đã được mời tham dự;

trong đó có: Hội nghề cá Tỉnh Quảng Ninh, Hội nghề cá Móng Cái, Hội nghề cá Thị xã

Quảng Yên, Công ty Du thuyền Đông Dương, HTX Vạn Chài và tổ chức Live&Learn.

Chương trình hội thảo tham vấn được trình bày trong Phụ lục 3. Nhóm đánh giá tham gia

tổ chức hội thảo tham vấn bao gồm: La Thị Nga – CECR (nhóm trưởng) Đinh Tiến

Dũng – CECR

• Nguyễn Thị Yến – CECR

• Dương Mạnh Nghĩa – CECR

Phương pháp sử dụng trong hội thảo tham vấn bao gồm trình bày PowerPoint (giới thiệu

tóm tắt về hoạt động trong khuôn khổ dự án, giới thiệu các nấc thang tham gia, hướng dẫn

điền bảng hỏi); thảo luận chung dùng bìa màu, phương pháp cho điểm (đánh giá tiềm năng

tham gia của các bên), và điền bảng hỏi.

Danh sách các cá nhân cơ quan tham gia hội thảo tham vấn đươc trình bày trong Phụ lục

4.

5. Kết quả đánh giá

5.1 Thực trạng

Các cơ quan ngoài nhà nước ở đây được phân theo các đơn vị nghề nghiệp – xã hội, các

doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức chính trị xã hội đang hoạt động

tại địa phương. Nhưng thực tế hiện nay Hạ Long vẫn còn thiếu vắng các tổ chức phi

chính phủ địa phương, hiện mới chỉ có có các đơn vị Nghề nghiệp -Xã hội và các doanh

nghiệp vận tải du lịch như Hội nghề cá Tỉnh Quảng Ninh, Hợp tác xã Du lịch Vạn

Chài (HTX Vạn Chài) đã và đang tham gia tích cực vào hoạt động hỗ trợ cộng đồng

người dân làng chài tái định cư. Các tổ chức chính trị xã hội của cộng đồng những người

dân làng chài tái định cư tại Khu 8 mới được thành lập có Chi Hội phụ nữ, MTTQ, và

Đoàn Thanh niên Khu 8, họ cũng được coi là đại diện cho cộng đồng dân cư và được mời

tham gia vào nhóm các tổ chức cộng đồng.

Hội nghề cá Tỉnh Quảng Ninh là một tổ chức xã hội nghề nghiệp của những người làm

nghề cá, trên nguyên tắc tự nguyện, tự chủ. Những năm qua, Hội đã làm tốt công tác vận

động, phát triển sản xuất, tuyên truyền hội viên nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy

sản. Công tác phát triển hội viên luôn được quan tâm, đến nay, hội đã có trên 5.800 hội

viên, 10 huyện hội với nhiều hội cấp xã, phường. Xác định nghề nuôi trồng thủy sản là

hướng sản xuất, kinh doanh bền vững và tạo đột phá cho ngành thủy sản nên hội Nghề cá

Tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp cùng các ban ngành chức năng chỉ đạo hội viên đẩy mạnh

nuôi trồng trên cả 3 vùng: nước mặn, nước lợ và nước ngọt. Hội đã kịp thời xây dựng lịch

thời vụ hướng dẫn hội viên về kỹ thuật cải tạo ao đầm, chuẩn bị thả cá nuôi cho từng đối

tượng, từng vùng, giám sát chất lượng con giống, mở các lớp tập huấn về kỹ thuật ao,

đầm, chọn giống, thức ăn, chế phẩm sinh học cho các hộ nuôi trồng thủy sản. Không chỉ

vận động hội viên phát triển sản xuất, xây dựng các vùng sản xuất tập trung theo quy mô

công nghiệp để tạo hàng hoá có giá trị kinh tế cao.

Page 48: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

48 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

Mặc dù là một tổ chức tự nguyện, song Hội nghề cá đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực

cho hội viên về lĩnh hội đường lối chính sách, thay đổi tư duy sản xuất. Trong năm 2012,

từ nguồn kinh phí của Quỹ môi trường toàn cầu, Hội nghề cá tỉnh tiếp tục triển khai mô

hình thực nghiệm cho cộng đồng ngư dân làng chài Cửa Vạn (Hạ Long) thích ứng với

biến đổi khí hậu. Dự án bước đầu mang lại hiệu quả rõ nét, ngư dân các làng chài đã áp

dụng thành công các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản

lồng bè và phát triển du lịch cộng đồng.

Năm 2008, tại Vịnh Hạ Long mở tuyến du lịch đến làng chài Vung Viêng, để tạo điều

kiện cho bà con ngư dân có công ăn việc làm, Công ty Cổ phần Du thuyền Đông Dương

cùng một số đơn vị khác đã thành lập Hợp tác xã Du lịch Dịch vụ Vạn Chài Hạ Long

(HTX Vạn Chài) nhằm giúp bà con làng chài Vung Viêng tham gia vào các hoạt động du

lịch như: Chèo thuyền mủng đưa khách vào tham quan làng chài và Vịnh; trải nghiệm

cuộc sống của ngư dân, đánh bắt cá cùng du khách... Hiện tại, HTX đã thu hút được hơn

100 lao động là người dân làng chài, trong đó có khoảng 60 lao động làm nghề chèo đò,

đưa khách tham quan. Cùng với các hoạt động đó, bà con xã viên còn tham gia vớt rác

bảo vệ môi trường cho mặt Vịnh xanh, sạch, đẹp.

Vào giữa năm 2014, UBND Tỉnh Quảng Ninh vừa hoàn thành Đề án di dời hơn 300 hộ

dân đang sinh sống trong vùng lõi của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long lên định

cư ở khu tái định cư Phường Hà Phong, TP Hạ Long. Tuy nhiên, chính quyền địa phương

vẫn tạo điều kiện cho các hộ dân mưu sinh trên vịnh, quyết định giữ lại mô hình làng chài,

cho phép dịch vụ chèo đò hoạt động để phục vụ du khách để vừa đảm bảo kế sinh nhai

cho người dân đồng thời bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của làng chài Vung

Viêng. Trước đây, khu làng chài Vung Viêng, Cửa Vạn thành lập riêng tổ thu gom rác

thải gồm 2 người chuyên trách, được cấp các trang thiết bị kèm theo để chịu trách nhiệm

thu gom rác từ các thùng đựng rác tại các hộ ngư dân và trên mặt nước làng chài. Hàng

ngày rác được tập kết về địa điểm phân loại xử lý tại khu vực do cơ quan hợp tác quốc tế

Nhật Bản (JICA) và Ban Quản lý Vịnh Hạ Long hỗ trợ. Công tác vệ sinh môi trường ở

đây được vận hành theo mô hình cộng quản. Ban Quản lý Vịnh Hạ Long chịu trách nhiệm

bố trí điểm tập kết thu gom rác thải, vận chuyển đến nơi xử lý, HTX bố trí nhân lực và

phương tiện thu gom rác thải tại các hộ gia đình ngư dân và thu gom rác thải mặt nước

khu làng chài hàng ngày. Bây giờ khi bà con ngư dân đã chuyển lên bờ định cư, rác thải

sinh hoạt của bà con ngư dân không còn nữa, mà chủ yếu là vớt rác trôi nổi trên mặt Vịnh.

Công việc này được giao cho HTX quản lý.

5.2 Các phát hiện

Phát hiện 1

Hiện tại mới có hai tổ chức nòng cốt là HTX Du lịch Vạn Chài và Hội Nghề Cá tỉnh

quảng Ninh. Hội Nghề cá Tỉnh Quảng Ninh và HTX Du lịch Vạn Chài là hai đơn vị

mang tính nòng cốt hỗ trợ cho những người dân làng chài, họ là tập hợp của các công ty,

tổ chức, gia đình hoạt động mạnh trong lĩnh vực nghề cá, du lịch và có hiểu biết về chính

sách và quy hoạch của nhà nước.

Page 49: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

49 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

Phát hiện 2

Các tổ chức ngoài nhà nước tại địa phương dạng tổ chức phi chính phủ có vai trò hỗ trợ

Cộng đồng còn rất ít và năng lực hạn chế.

Phát hiện 3

Hiện tại sự tham gia của các cơ quan ngoài nhà nước vào các quy hoạch hiện nay là gần

như chưa có tuy đã có quy định trong chính sách của nhà nước. Sự tham vấn của các cơ

quan này vẫn còn rất hạn chế, chưa đủ rộng và còn mang tính thủ tục. Theo kết quả “Bảng

đánh giá mức độ tham gia của nhóm các cơ quan ngoài nhà nước” (Bảng 6) trong cuộc

họp tham vấn ngày 26/3/2015 tại Hạ Long, có thể thấy nhóm các cơ quan ngoài nhà nước

hiện nay chỉ dừng ở mức được đóng góp ý kiến trong các quy hoạch về môi trường,

NTTS hay Đề án di dời làng chài, ít khi tham gia cùng thảo luận tại hội thảo hay tham

gia quyết định.

Bảng 6: Bảng tự đánh giá sự tham gia của các cơ quan ngoài nhà nước vào 7 quy

hoạch chính

Page 50: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

50 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

Khuyến nghị 1

Tăng cường hỗ trợ các cơ quan ngoài nhà nước hiện có vai trò nòng cốt (như HTX

Du lịch Vạn Chài), đồng thời thúc đẩy thành lập các tổ chức mới có mối quan hệ gần gũi

với cộng đồng làng chài và có thể có vai trò hỗ trợ thúc đẩy và cầu nối người dân với các

cơ quan quản lý nhà nước (ví dụ Chi hội nghề cá Khu 8 như đã trình bày tại Báo cáo

thành phần 2).

Khuyến nghị 2

Tăng cường năng lực cho cán bộ và đội ngũ trong các cơ quan ngoài nhà nước thông

qua các lớp tập huấn đào tạo về các quy hoạch, kế hoạch của nhà nước, đặc biệt về quy

hoạch phát triển bền vững Vịnh Hạ Long, chiến lược tăng trưởng xanh lấy môi trường

làm trụ cột phát triển kinh tế.

Khuyến nghị 3

Xây dựng cơ chế thúc đẩy sự tham gia của các cơ quan ngoài nhà nước vào các quy

hoạch, kế hoạch, tăng trưởng xanh và quản lý bền vững VHL.

Khuyến nghị 4

Đề xuất ba cơ quan ngoài nhà nước có tiềm năng cao tham gia vào các hoạt động

của dự án bao gồm HTX Du lịch Vạn Chài, Hội Nghề cá Tỉnh Quảng Ninh và Đoàn

thanh niên khu 8. Khuyến nghị này dựa trên kết quả của hội thảo tham vấn tổ chức ngày

26/3/2015 tại Hạ Long (Phụ lục 7), tại đó đại diện các tổ chức đại diện cho cộng đồng

cùng nhau đánh giá và tự đánh giá tiềm năng tham gia của các bên theo 3 tiêu chí như đã

trình bày trong phần phương pháp đánh giá. Ngoài ra, Nhóm đánh giá đề xuất thêm Đoàn

thanh niên Khu 8, là một tổ chức chính trị-xã hội cũng có vai trò đại diện cho cộng đồng

nam nữ thanh niên khu tái định cư làng chài nên đã được đề cập tới trong báo cáo thành

phần 2.

Page 51: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

51 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

PHẦN V: KẾT LUẬN

Kinh nghiệm của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng cho thấy tăng trưởng kinh tế

và hội nhập đem lại nhiều lợi ích nhưng cũng gây ra các vấn đề ô nhiễm môi trường

nghiêm trọng nếu đó là tăng trưởng không đi đôi với những chiến lược bảo vệ môi trường

bền vững trong đó có sự tham gia của tất cả các bên có liên quan, đặc biệt là cộng đồng

địa phương với những chia sẻ cả về lợi ích và trách nhiệm. Đối với những vùng cần có

sự bảo vệ môi trường đặc biệt như Di sản Thế giới Vịnh Hạ Long, thì việc thúc đẩy tạo

điều kiện cho sự tham gia của các đối tác địa phương vào quản lý tổng hợp bền vững là

một trong những yếu tố quan trọng. Dự án Liên Minh Vịnh Hạ Long là một hành động

kịp thời góp phần thúc đẩy sự tham gia của các đối tác địa phương trong thực hiện chiến

lược tăng trưởng xanh của tỉnh Quảng Ninh nhằm giảm các áp lực môi trường và đảm

bảo quản lý phát phát triển bền vững Vịnh Hạ Long, hướng tới mục tiêu cùng với thành

phố Hạ Long trở thành "Trung tâm tăng trưởng Xanh" cấp ASEAN vào năm 2030.

Page 52: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

52 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tổng kết nuôi trồng thủy sản năm 2014 và kế hoạch thực hiện 2015 của tình

Quảng Ninh, số 2975/BC-NNPTNT-NTTS.

2. Công văn triển khai dự án trong khuôn khổ sáng kiến liên minh Vịnh Hạ Long”, văn

bản số 6410/UBND - VX1 của UBND Tỉnh Quảng Ninh.

3. Chiến lược tăng trưởng xanh Tỉnh Quảng Ninh

4. Nguy cơ suy thoái môi trường Vịnh Hạ Long. Trần Đức Thạnh, Viện Tài nguyên và Nôi

trường Biển.

5. Quyết định Số 1798/QĐ-UBND, Quảng Ninh, về việc phê duyệt “Quy hoạch môi

trường Vịnh Hạ Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Ngày 18 tháng 8 năm

2014.

6. Quyết định số 1418/QĐ-UBND tỉnh Quảng Ninh, Phê Duyệt “Quy hoạch tổng thể phát

triển du lịch tỉnh Quảng Ninh tới năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Ngày 4 tháng 7

năm 2014,

7. Quy chế phối hợp quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo tỉnh

Quảng Ninh, ban hành theo Quyết định Số 3242/QĐ-UBND, Quảng Ninh, ngày 27

tháng 11 năm 2013.

8. Quyết định số 2178/QĐ-VX1 của UBND Tỉnh Quảng Ninh, phê duyệt “Phương án di

dời đối với nhà bè trên Vịnh Hạ Long”.

9. Quyết định số 1360/QĐ-UBND tỉnh Quảng Ninh, về phê duyệt “Điều chỉnh quy hoạch

phát triển nuôi trồng thủy sản trên Vịnh Hạ Long giai đoạn 2008-2015 và định hướng

đến năm 2020”. Ngày 14 tháng 10 năm 2009.

10. Quyết định số 419/QĐ-UB ngày 02/03/1999 quy định chức năng nhiệm vụ và tổ chức

bộ máy của Ban Quản Lý Vịnh Hạ Long

11. Quyết định số 2796/QĐ –UB, thành lập Ban Quản lý Vịnh Hạ Long. Ngày

17/12/1994;

12. Văn bản số 256/UBND-VX1 ngày 19/2/2012 của UBND Tỉnh Quảng Ninh, về việc

“Xây dựng Đề án di dời các nhà bè trên Vịnh Hạ Long”.

Page 53: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

53 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

PHỤ LỤC

1. Bộ câu hỏi phỏng vấn sâu Nhóm các cơ quan nhà nước

• Nhóm đại diện cộng đồng

• Nhóm các cơ quan ngoài nhà nước

2. Danh sách các cơ quan/cá nhân tham gia phỏng vấn

3. Chương trình họp tham vấn

4. Danh sách các cơ quan/cá nhân tham gia hội thảo tham vấn

5. Bảng tự đánh giá sự tham gia vào 7 quy hoạch chính

6. Các bước chính trong quy trình xây dựng quy hoạch

7. Kết quả đánh giá tiềm năng tham gia của các đối tác địa phương vào các hoạt

động của Dự án Liên Minh Vịnh Hạ Long.

8. Danh sách Nhóm Đánh giá của CECR và các cán bộ MCD và PAN tham gia vào

một số hoạt động của đánh giá.

Page 54: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

54 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

Phụ lục 1: Bộ câu hỏi phỏng vấn sâu Bộ câu hỏi phỏng vấn đại diện nhóm các cơ quan nhà nước Tìm hiểu vai trò và tham gia

của các bên liên quan trong xây dựng, thực hiện quy hoạch,

kế hoạch và thực hành quản lý các hoạt động kinh tế trên Vịnh Hạ Long:

Lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản

Lời giới thiệu

Dự án “Sáng kiến Liên minh Vịnh Hạ Long: Thúc đẩy sự tham gia của địa phương và cộng

đồng” do Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD) là đầu mối tiếp nhận,

phối hợp cùng Ban quản lý Vịnh Hạ Long, Trung tâm Nghiên cứu môi trường và cộng đồng

(CERC), Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) và các cơ quan địa phương triển

khai giai đoạn 2014 – 2017. Dự án này do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ,

đã được UBND tỉnh Quảng Ninh tiếp nhận và chủ trì thực hiện (theo công văn số 6410-

UBND/VX1 ngày 11/11/2014) và đã được Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam phê

duyệt (theo quyết định số 62/QĐ-LHHVN ngày 20/01/2015).

Mục đích của dự án là góp phần vào tăng cường bảo tồn cảnh quan và môi trường, quản lý khai

thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, hướng tới phát triển bền vững Vịnh Hạ Long.

Các mục tiêu cụ thể của dự án gồm có: (i) Thúc đẩy các điều kiện thuận lợi cho các đơn vị ở

địa phương, các tổ chức trong và ngoài nhà nước và đại diên cộng đồng có liên quan mật thiết

đến quản lý và khai thác Vịnh Hạ Long tham gia hợp tác tích cực với nhau và duy trì tính bền

vững của quan hệ hợp tác đó; và (ii) Tăng cường nhận thức xã hội và sự quan tâm, đánh giá

của các cơ quan quản lý nhà nước về vai trò và sự hợp tác của các bên liên quan, đặc biệt là tổ

chức ngoài nhà nước và cộng đồng trong việc bảo vệ và phát triển bền vững Vịnh Hạ Long.

Để triển khai dự án, MCD, CERC và PanNature sẽ tiến hành khảo sát, tham vấn các bên liên

quan, bao gồm cơ quan nhà nước các cấp, tổ chức ngoài nhà nước (kể cả doanh nghiệp) và

cộng đồng địa phương để tìm hiểu vai trò, sự tham gia và mối quan tâm của các bên đối với

các quá trình quy hoạch, lập kế hoạch và thực hành các hoạt động kinh tế và bảo tồn tài nguyên-

môi trường trên Vịnh Hạ Long. Nội dung khảo sát sẽ tập trung tiếp cận từ hoạt động nuôi trồng

thủy sản trên vịnh. Kết quả của khảo sát này sẽ giúp chỉ ra các cơ hội, nội dung, cơ chế và

điều kiện để các bên liên quan có thể tăng cường phối hợp với nhau trên cơ sở hài hòa trách

nhiệm và lợi ích, nhằm nâng cao hiệu quả thực hành quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên-

môi trường di sản Vịnh Hạ Long theo hướng được quản trị tốt và phát triển bền vững. Thời

gian tiến hành khảo sát này từ tháng 2-3 năm 2015.

Xin cảm ơn sự đồng hành và hợp tác của ông/bà và Quý cơ quan.

Thông tin chung

Người phỏng vấn trực tiếp:

Người hỗ trợ phỏng vấn:

Thời gian thực hiện:

Địa điểm phỏng vấn:

Người trả lời phỏng vấn Chức vụ Điện thoại Email Phòng ban

Page 55: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

55 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

1. Ông/bà vui lòng nói rõ quy trình xây dựng quy hoạch theo quy định của nhà nước hiện

nay như thế nào?

Vai trò của cơ quan ông bà trong quy hoạch và phối hợp (Cơ quan/tổ chức của ông/ bà có tham

gia xây dựng (vai trò chủ trì, cơ quan tham gia) những quy hoạch, phát triển bền vững thủy sản

trên Vịnh, ví dụ quy hoạch NTTS bền cững tại VHLở mức độ nào?

Ai là người tham gia trực tiếp? Năng lực tham gia của cán bộ này nói riêng và năng lực của cơ

quan nói chung

những bấp cập và rào cản nào ngăn cản sự tham gia tốt nhất có thể của cơ quan ông/bà và đề

xuất giải pháp)

Xin ông/bà vui lòng cho biết, Chức năng nhiệm vụ chính của ông/bà tại cơ quan?

2. Trong các quyết định liên quan đến quản lý ngành NTTS trên Vịnh theo hướng phát triển

BỀN VỮNG VHL (nêu rõ 1 chính sách, quy hoạch hoặc q định cụ thể liên quan nhất, nếu không

có quy hoạch NTTS Bền vững, chuyển sang quy hoạch khác, dựa vào biểu mẫu mức độ tham

gia),

Đại diện cơ quan của ông/ bà có làm việc với các bên liên quan để đưa ra các quyết định đó

không? Nếu có,

Sự tham gia của cá nhân/ cơ quan đó như thế nào?

Những bấp cập và rào cản nào ngăn cản sự tham gia tốt nhất có thể của các cơ quan liên quan

và đề xuất giải pháp

3. Người dân có được biết về quy hoạch NTTS đó không? Nếu có thì qua kênh thông tin nào?

(Loa đài, hội thảo,…) 4. Người dân có được tham gia vào quá trình xây dựng quy hoach NTTS

không? Nếu có ở mức độ nào? (Giới thiệu 6 mức độ tham gia để người được phỏng vấn lựa

chọn)

5. Xin ông/ bà cho biết việc triển khai thực hiện các chính sách NTTS bền vững trên

VHL:

Do cơ quan nào chủ trì thực hiện?

Các cơ quan phối hợp chịu trách nhiệm thực thi chính? (đề nghị hỏi rõ cơ quan chuyên môn)

Cơ quan ông/bà có hợp tác với các cơ quan khác liên quan không? Nếu có, là cơ quan nào?

Cách thức phối hợp ra sao?

Những thuận lợi và khó khăn của cơ quan ông bà trong thực hiện nhiệm vụ tham gia và

hợp tác giữa các bên liên quan tới quy hoạch và thực hiện NTTS bền vững được giao trên

VHL?

Trong tham gia xây dựng chính sách, quy hoạch

và quy định pháp luật

Trong phối hợp và hợp tác với

các bên liên quan

Thuận lợi

Bất cập/rào

cản

Đề xuất

Page 56: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

56 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

Kinh nghiệm, cơ hội và tiềm năng phối hợp giữa cơ quan ông/bà với BQL VHL về thực

thi chính sách quy hoạch về BVMT VHL: Đã được triển khai như thế nào (cơ chế phối

hợp, thuận lợi, khó khăn, triển vọng)? Nếu chưa thì có kế hoạch gì để phối hợp trong

tương lai?

Những dự án, hoạt động liên quan đến NTTS đã thực hiện trên VHL thì có phối hợp (:

ngành dọc, ngành ngang) với cơ quan của ông bà, hay giữa cơ quan của ông bà với các cơ

quan liên quan khác như chi cục NTTS, chính quyền địa phương? cơ chế phối hợp như

thế nào? (Thuận lợi, khó khăn, triển vọng…) 9. Hỗ trợ cho ngư dân/ Doanh nghiệp trong

hoạt động NTTS bền vững

10. Ngân sách hỗ trợ cho người dân thực hành NTTS bền vững thuộc nguồn nào?

11. Các vấn đề về năng lực

Kiến thức/nhận thúc về NTTS bền vững: Nhận thức về các nguy cơ đối với nuôi trồng thủy sản

bền vững; Những thay đổi về được mất, rủi ro và tình trạng kinh tế xã hội

Năng lực, kỹ năng, nhận thức và tương tác/liên kết giữa các đối tác, các thỏa thuận giữa các cơ

quan và sự chia sẻ công bằng giữa các cộng đồng (chia sẻ trách nhiệm và lợi ích)

Ủng hộ và nhiệt tình của lãnh đạo? Tiềm năng tham gia vàocác hoạt động dự án

Nhu cầu tăng cường năng lực đảmbảo tham gia và hợp tác một cách hiệu quả với các bên liên

quan NTTS bền vững (kể cả tham gia vào liên minh do dự án hỗ trợ).

12. Các vấn đề về giới

Tỉ lệ phần trăm nữ giới trong đội ngũ lãnh đạo của cơ quan ông/bà là bao nhiêu? Cơ quan có kế

hoạch đào tạo/quy hoạch cán bộ nữ vào đội ngũ lãnh đạo không? Khi tuyển dụng có chính sách

ưu tiên tuyển cán bộ là nữ giới không?

Nhận thức về giới, vai trò giới trong phát triển bền vững nói chung và ngành NTTS bền vững

nói riêng

Năng lực về giới: kiến thức và kỹ năng (đánh giá, lồng ghép giới,...)

Sự tham gia hiện tại của giới vào quy hoạch ngành NTTS? vấn đề giới hiện được lồng ghép

như thế nào vào các quy hoạch và triển khai thực hiện - Các hạn chế, rào cản ?

Đề xuất

Trân trọng cảm ơn Ông/Bà!

*********************************

Bộ câu hỏi phỏng vấn đại diện nhóm cộng đồng người dân làng chài Phần I. THÔNG TIN

CHUNG VỀ GIA ĐÌNH

Họ và tên người được phỏng vấn:_________________________________

Giới tính:________________Tuổi người được phỏng vấn_______________

Trình độ học vấn người được phỏng vấn: ___________________________

Thôn, Xã/phường: _____________________________

Họ tên cán bộ phỏng vấn: __________________________________

PHẦN II: NỘI DUNG PHỎNG VẤN

I. Thông tin kinh tế xã hội của gia đình (có NTTS)

Câu 1. Nhân khẩu trong gia đình

Tổng số khẩu trong gia đình: __________ người; Trong đó nam: ________ người

Số người trong độ tuổi từ 15 - 60: __________ người; Trong đó nam: ________ người C. Số

lao động thường xuyên làm nông nghiệp: _________________ người

Page 57: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

57 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

Câu 2. Hiện nay, gia đình đang có những hoạt động kinh tế (sinh kế) nào? Trong các hoạt động

đó, hoạt động nào là quan trọng nhất đối với gia đình?

TT Tên các hoạt động sinh kế

Hoạt động gia đình có

làm

(đánh dấu X vào những

hoạt động hộ có làm)

Hoạt động quan trọng

nhất (chỉ đánh dấu X

vào một hoạt động

quan

trọng nhất)

1 Trồng lúa [ ] [ ]

2 Trồng màu [ ] [ ]

3 Cây trồng khác [ ] [ ]

4 Nuôi lợn [ ] [ ]

5 Nuôi gia cầm (gà, ngan, vịt...) [ ] [ ]

6 Nuôi gia súc lớn (trâu bò, dê, ngựa [ ] [ ]

7 Nuôi con khác [ ] [ ]

8 Nuôi trồng thủy sản [ ] [ ]

9 Khai thác thủy sản tự nhiên [ ] [ ]

10 Làm nghề phụ [ ] [ ]

11 Đi làm thuê [ ] [ ]

12 Lương, phụ cấp nhà nước [ ] [ ]

13 Kinh doanh, buôn bán [ ] [ ]

14 Khác: ________________ [ ] [ ]

15 Khác: ________________ [ ] [ ]

II. Hiện trang NTTS của gia đình

Câu hỏi về năng lực kỹ thuật hộ nuôi

Ông/bà cho biết trước đây gia đình đã nuôi ở khu vực nào? Nuôi từ năm nào? Đối tượng nuôi?

Hình thức nuôi?

A. đơn loài B. đa loài; C. nuôi lồng D. nuôi ngoài bãi.

3. Kĩ thuật nuôi

A. Được tập huấn. B. kinh nghiệm thực tế C. Cả hai D.

Khác (làm rõ)

4. Trong quá trình NTTS các hộ có trao đổi thông tin kinh nghiệm với nhau

A. Có B. Không C. Khác

5. Ông/bà có biết thế nào là nuôi trồng thủy sản bền vững, thân thiện với môi trường không?

A. Biết B. Không biết C. Khác

Ông bà đã/muốn đăng ký nuôi mới ở VHL, đã có dự kiến nuôi ở khu vực nào? Đối tượng nuôi?

Có biết chỗ nào được nuôi?

Ông/bà cho biết môi trường nước trên VHL hiện nay đang ở tình trạng như thế nào? Tại sao?

Page 58: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

58 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

A. Tốt B. Xấu C. Rất xấu

8. Những thuận lợi và khó khăn của người dân NTTS trên Vĩnh là gì?

Liên quan đến chuỗi giá trị và các bên liên quan

9. Trong việc nuôi việc lựa chọn đầu vào (con giống, địa điểm mua giống, thức ăn, thuốc Phòng

trị bệnh), gia đình

A. Tự quyết định B. Cần tư vấn

Mua ở đâu ?biết nhà cung cấp?

Nếu cần tư vấn hỗ trợ sẽ hỏi ai? Đơn vị nào?

Sản phẩm NTTS mà gia đình nuôi được thường bán cho ai?, bán ở đâu? (Lái buôn nhỏ, cơ sở

chế biến, công ty chế biến hay bán lẻ trong chợ). Họ thường đến tận lồng mua hay phải mang

đi bán?

Ông/bà có thường xuyên nắm bắt được thông tin về thị trường, giá cả không? Có được tham

gia trong quá trình đàm phán để đưa ra giá cả chung không hay phụ thuộc vào lái buôn tự đưa

ra giá? Ông/bà có biết giá cả thị trường lúc thấp là do đâu không?

Gia đình có tham gia đánh bắt thủy sản không? Quy mô ntn? đánh bắt xa bờ hay gần bờ? sản

phẩm đánh bắt được bán cho ai, ở đâu hay dùng để làm thức ăn cho việc nuôi cá lồng?

Liên quan đến giới

Theo ông/bà phụ nữ trong gia đình thường tham gia những phần việc nào trong quá trình sản

xuất NTTS? Nên tham gia khâu nào?

Theo ông/bà phụ nữ có được (và có nên) tham gia bàn bạc để đưa ra các quyết định về kĩ thuật

nuôi, mua sắm nguyên vật liệu, thức ăn, con giống, đi học kỹ thuật, …hay không? Tham gia ở

mức độ nào? Tại sao?

Theo ông/bà trong việc bán sản phẩm sau vụ nuôi phụ nữ trong gia đình có được (có nên) tham

gia vào việc bàn bạc việc bán sản phẩm cho ai hay trong quá trình đàm phán giá cả với lái buôn

(bán với giá nào thì hợp lý). Tại sao?

III. Sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức liên quan về: chuyên môn, tài chính?

1. Gia đình đã từng tham gia vào tổ nhóm hay HTX NTTS nào không?

A. Không B. Có

Thuận lợi, Khó khăn khi tham gia là gì?

2. Nếu được mời tham gia vào câu lạc bộ hay nhóm NTTS bền vững thì ông/bà có sẵn sàng

tham gia không?

A. Có B. Không C. Khác

3. Lý do tham gia nhóm NTTS bền vững, thân thiện với môi trường?

A. được học hỏi thêm B. Cùng tiếp cận nguồn vốn C. Dễ bán hàng

D. Khác

4. Ông bà cần hỗ trợ gì trong NTTS

A. Kĩ thuật nuôi B. tiếp cận vốn. C. Đầu ra D. Khác

Kể tên các đơn vị có thể hỗ trợ ông bà trong NTTS? (3-5 đơn vị)

Trong việc NTTS của gia đình ông/bà có được giúp đỡ về vay vốn hay trang thiết bị kĩ thuật từ

các cơ quan đơn vị nào không? A. có (kể tên) B. không.

IV. Sự tham gia của ông/bà trong việc quy hoạch, chính sách về NTTS trên VHL?

Page 59: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

59 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

ông/ bà có biết về quy hoạch phát triển VHL hay quy hoạch phát triển NTTS trên Vịnh không?

Biết qua hình thức nào (thông báo của chính quyền, họp, văn bản, …v.v)

ông bà có biết cơ quan nào xây dựng lên các quy hoạch đó? Ông bà có được tham khảo ý kiến

trong xây dựng quy hoạch không?

Ông bà có muốn được tham gia trong quá trình xây dựng quy hoạch, chính sách, quy liên quan

đến NTTS của các cơ quan quản lý nhà nước không? Nếu được mời có sẵn sàng tham gia

không?

V. Đề xuất của Ông/bà trong việc phối hợp giữa các bên trong phát triển NTTS trên VHL?

TRÂN TRỌNG CẢM ƠN ÔNG/BÀ!

********************************

Bộ câu hỏi phỏng vấn đại diện nhóm các cơ quan ngoài nhà nước

Tên cơ quan……………………….. Tên người được phỏng vấn:……………………...

Ngày:………………………………. Tên người phỏng vấn:……………………………

Danh sách các câu hỏi cho các cơ quan ngoài nhà nước tại địa phương

Dự án VHL hợp phần do CECR thực hiện

“Đánh giá vai trò, chức năng, nhiệm vụ và sự giam gia của các bên liên quan bao gồm: cơ quan

quản ly nhà nước, tổ chức phi chính phủ và cộng đồng ngư dân Làng Chài nhằm tăng

cường quản tổng hợp bền vững Làng Chài, góp phần phát triển bền vững Vịnh Hạ Long” Mục

tiêu nghiên cứu:

Đánh giá vai trò, chức năng, nhu cầu và những khoảng trống trong việc thực thi, cũng như

mức độ tham gia của các bên liên quan trong chương trình thủy sản bền vững và Quản lý

phát triển bền vững VHL

Cung cấp khóa tập huấn, nâng cao năng lực cho các bên liên quan dựa vào những

điểm yếu cũng như nhu cầu nâng cao năng lực (tìm ra ở mục tiêu 1) cho các bên liên

quan. Xây dựng bộ công cụ trợ giúp các bên liên quan phát triển kế hoạch địa phương và nâng

cao năng lực trong thời gian tới, góp phần đóng góp quản lý phát

triển bền vững VHL

Xin ông/bà quý cơ quan cho biết vai trò, chức năng nhiệm vụ của cơ quan liên quan đến quản

lý, phát triển bền vững VHL?

Xin ông/bà quý cơ quan cho biết vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đến ngành thủy sản

và cộng đồng làng chài ?

Xin ông/bà quý cơ quan cho biết vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đến ngành du lịch,

bảo vệ môi trường VHL và cộng đồng làng chài ?

Những hoạt động chính của cơ quan/tổ chức hàng năm cho VHL và cộng đồng dân cư làng

chài?

Những hoạt động, kết hợp, hợp tác với cơ quan địa phương khác trong việc thực thi chức năng,

nhiệm vụ liên quan đến quản lý VHL, ngành thủy sản, cộng đồng làng chài?

Những chương trình cải thiện sinh kế cho người dân, trong đó bao gồm nâng cao năng lực cộng

đồng, cải thiện canh tác thủy sản và sản xuất bền vững, hoặc chuyển giao áp dụng khoa học kỹ

thuật trong sản xuất/nuôi trồng, đánh bắt, nếu có?

Những thuận lợi và thành công chính của tổ chức/quý cơ quan trong công tác thực hiện vai trò,

chức năng lãnh đạo địa phương ?

Những chính sách trợ giúp chính từ trung ương/ tỉnh cho việc thực thi công tác quản lý VHL,

Du lịch/thủy sản, bảo vệ môi trường.

Page 60: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

60 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

Những khó khăn và điểm yếu (lỗ hổng trong thực thi) chủ yếu của tổ chức/quý cơ quan trong

công tác thực hiện vai trò, chức năng lãnh đạo địa phương.

Những nguyện vọng chính của tổ chức/quý cơ quan trong cải thiện thực thi, nâng cao năng lực

trợ giúp cộng đồng, nâng cao công tác quản lý?

Theo quý cơ quan, tình hình sản xuất/canh tác và đánh bắt thủy sản tại địa bàn (tiềm năng kinh

tế, thu nhập, nguy cơ ô nhiễm môi trường so với các nghề khác)

Các hoạt động trong tương lai và ngân sách cho từng hoạt động (kế hoạch ngắn hạn, trung hạ

và dài hạn) và ngân sách cho từng hoạt động

Định hướng lâu dài trong công tác thực thi của cơ quan trong sự phát triển bền vững VHL và

cộng đồng thủy sản/du lịch/bảo vệ môi trường.

Phụ lục 2: Danh sách các cơ quan/cá nhân tham gia phỏng vấn

TT Họ và tên Chức vụ Cơ quan

Nhóm đại diện các cơ quan nhà nước

1. Lê Văn Lư TP QLKT ngành UBND Tỉnh

Quảng Ninh

2. Ông Cương Phụ trách TT xanh, Phòng KTĐN

3. Nguyễn Thị Hành TP QLKT ngành UBND TP Hạ Long

4. Trần Quang Dũng Phụ trách TT xanh, Phòng KTĐN

5. Phạm Hồng Biên Phó TP KT Sở KHĐT

6. Nguyễn Thị Thu Hồng CV Phòng Nghiệp vụ (thuộc Phòng

KT)

7. Đào Thanh Huyền TP KTĐN

8. Trần Thanh Tâm PTP KTĐN

9. Trần Văn Ngoan Cán bộ QL các dự án NGO quốc tế,

Phòng KTĐN

Sở TNMT

10. Trần Văn Thuận Phụ trách FDI, ODA, Phòng KTĐN

11. Bà Hà CC Trưởng CC Biển Hải Đảo

Page 61: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

61 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

12. Phạm Quang Vinh CC Phó CC Biển Hải Đảo

13. Vũ Thị Hạnh CC Biển Hải Đảo Sở VHTT-DL

14. Đặng Khánh Hùng Phó CC Trưởng, Chi cục BVMT Sở NN&PTNT

15. Dương Thùy Trang TP PTTNDL

16. Ông Minh Phó CCT, Chi cục NTTS

17. Nguyễn Thế Hùng Chuyên viên, Chi cục NTTS

18. Thân Trọng Nọc Lan Phó Phòng KHTC Sở KHCN

19. Phạm Ngọc Thủy Phó Phòng MT&DV NTTS Sở Công thương

20. Nguyễn Minh Hà Phó Trưởng Phòng QLKH

TT Họ và tên Chức vụ Cơ quan

21. Vũ Thùy Linh Phó giám đốc Sở

22. Phạm Thùy Dương Trưởng phòng Kỹ thuật an toàn và

môi trường (KAM)

BQL VHL

23. Bùi Sỹ Giáp Chuyên viên, KAM

24. Vũ Đức Minh Trưởng BQL VHL

25. Nguyễn Huy Hoàng Trưởng Phòng QLDA

26. Nguyễn Bá Căn PGĐ Trung tâm 1

27. Đỗ Phúc Vân PGĐ Trung tâm 2

28. Lê Lâm Tuấn PGĐ Trung tâm 3

29. Phạm Tuấn Anh GĐ Trung tâm 4

Page 62: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

62 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

30. Ông Điệp Phòng QLMT

31. Phạm Tuấn Anh Chuyên viên

32. Ông Điệp Trưởng Ban Môi trường Ngành Than

Nhóm đại diện người dân làng chài tái định cư

33. Hoàng Văn Hải Phó Giám đốc Trung tâm 4 UBND Phường

Hùng Thắng, TP Hạ

34. Lê Văn Lành Chủ tịch Hội nông dân Phường Hùng

Thắng

Long

35. Trần Thị Lý Chủ tịch Hội nông dân Phường Hà

Phong

UBND Phường Hà

Phong, TP Hạ Long

36. Nguyễn Thị Mai Bí thư Đoàn Thanh niên Phường Hà

Phong

37. Nguyễn Văn Long Trưởng khu 8 Khu 8, Phường Hà

Phong, TP Hạ Long

38. Nguyễn Văn Kỵ Trưởng ban MTTQ khu 8

39. Nguyễn Thị Lan

Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ khu 8

TT Họ và tên Chức vụ Cơ quan

40. Nguyễn Công Anh Nhóm1: Người dân vẫn duy trì ĐBTS

trên Vịnh

41. Nguyễn Văn Lương

42. Đỗ Văn Ước

43. Phạm Văn Ánh

44. Nguyễn Văn Hào Nhóm 2: Người dân không còn

ĐBTS trên Vịnh

45. Vũ Văn Thắm

46. Đỗ Văn Ánh

Page 63: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

63 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

47. Dương Văn Minh

48. Vũ Đức Minh Phó Giám đốc TT1 BQL VHL, Bến

Đoan, Phường Hòn

49. Nguyễn Huy Hoàng Phó Giám đốc TT2 Gai, TP Hạ Long.

50. Nguyễn Bá Căn Phó Giám đốc TT3

Nhóm đại diện các cơ quan ngoài nhà nước

51. Cao Tuy Chủ tịch Hội nghề cá Tỉnh QN

52. Tăng Văn Phiến Chủ nhiệm HTX Vạn Chài

53. Đinh Thị Minh Hằng Phó chủ nhiệm HTX Vạn Chài

54. Đoàn Văn Dũng Giám đốc Công ty Du thuyền Đông

Dương

Phụ lục 3: Chương trình Hội thảo tham vấn

(Thời lượng nửa ngày cho mỗi hội thảo tham vấn tổ chức cho 3 nhóm đối tác là nhóm các cơ

quan quản lý nhà nước, nhóm cộng đồng và nhóm các cơ quan ngoài nhà nước tổ chức vào

ngày 25 và 26.3.2015)

Hội Trường Ban Quản Lý Vịnh Hạ Long, 166 Đường Lê Thánh Tông, TP Hạ Long

Mục đích

Tham vấn để tìm hiểu hiện trạng tham gia và mức độ tham gia của các bên liên quan (tổ chức,

cơ quan) vào việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chính sách hoạt động kinh tế trên Vịnh Hạ

Long

Kết quả mong đợi:

Nắm rõ được hiện trạng tham gia của các bên vào quá trình quy hoạch nuôi trồng thủy sản nói

riêng và các quy hoạch liên quan tới quản lý Vịnh Hạ Long nói chung.

Thông qua đó, dự án sẽ lựa chọn ra một số đơn vị (2-3) đơn vị có mối liên hệ mật thiết nhất tới

lĩnh vực quản lý thủy sản bền vững trên VHL tham gia vào các hoạt động của dự án, thúc đẩy

cơ chế hợp tác của các bên.

Đại biểu mời tham dự:

Đại diện của các cơ quan được xác định là có liên quan mật thiết tới quản lý VHL

I. Giới thiệu dự án Sáng Kiến LM VHL và mục địch khảo sát các hoạt động 1.1 và 1.3 của

CECR, giới thiệu thành phần đoàn và nội dung chính của cuộc tham vấn II. Thảo luận chung

về quy hoạch nuôi trồng thủy sản trên Vinh Hạ Long

Page 64: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

64 | P a g e

The Ha Long –Cat Ba Alliance: Local Engagement for Sustainable Development Project Award number : AID_440A_14_00003

Cùng nhau thảo luận về các bước chính trong việc thực hiện quy trình Quy hoạch NTTS trên

Vịnh Hạ Long.

Cùng nhau xác định sự tham gia của các bên và từng đơn vị đưa ra ý kiến về sự tham gia của

đơn vị mình (theo 6 mức tham gia do Nhóm đánh giá xây dựng dựa trên “các nấc thang tham

gia” ) theo các bước quy hoạch từ kết quả thảo luận trên (8 bước chính trong quá trình xây dựng

Quy Hoạch).

Cùng nhau sơ bộ xác định một số rào cản, thách thức, một số cơ chế tham gia được cho là có

hiệu quả so với các cơ chế hiện tại và đề xuất khuyến nghị.

III. Đánh giá tiềm năng tham gia của các bên vào dự án

trên có sở cho điểm theo 3 thiếu chí: 1) có hoạt động (vai trò nhiệm vụ, quyền lợi, v.v.) Liên

quan mật thiết tới NTTS trên Vịnh Hạ Long; 2) có nhu cầu tham và và thức đẩy sự tham gia

của các bên; và 3) cam kết và ủng hộ của lãnh đạo. ( tuy nhiên về tiêu chí cuối cũng đối với 1

số đơn vị đặc biệt là các cơ quan nhà nước thì hiện nay mới là sự nhận xét chủ quan của cán Bộ

tham gia hội thảo, Cần có ý kiến trực tiếp của lãnh đạo).

IV. Mỗi đơn vị điền bảng hỏi đơn giản về sự tham gia của đơn vị mình vào 7 quy hoạch có

liên quan mật thiết tới quản lý và khai thác bền vững Vịnh Hạ Long.

Page 65: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

Phụ lụ

65 | P a g e

c 4: Danh sách các cơ quan/cá nhân tham gia hội thảo tham vấn

STT Họ và tên Chức vụ Cơ quan

Đại diện nhóm các cơ quan nhà nước

1. Nguyễn Chí Ái Trưởng phòng TNMT UBND TP Hạ Long

2. Đặng Khánh Hùng Phó Chi cục trưởng Chi cục KT&BVNLTS

3. Phan T. Hoàng Hảo Chuyên viên Sở TN&MT

4. Đặng Thị Việt Hương Phó Trưởng phòng Chi cục KT&BVNLTS

5. Nguyễn Thu Trang Chuyên viên Sở VHTT&DL

6. Lê Đình Tuấn Trưởng phòng Sở Tài chính

7. Nguyễn Minh Hà Trưởng phòng Sở Công thương

8. Đỗ Thị Xuân Hương Phó Chánh Văn Phòng

BQL VHL 9. Phạm Tuấn Anh Chuyên viên

10. Bùi Thị Thúy Hà Chuyên viên

Đại diện nhóm cộng đồng người dân làng chài tái định cư

11. Nguyễn Văn Kỵ Trưởng Ban Ban MTTQ P. Hà Phong

12. Lê Văn Lành Chủ tịch

Hội nông dân P. Hùng

Thắng

13. Vũ Đức Minh PGĐ Trung tâm 1

BQL VHL

14. Hoàng Văn Hải PGĐ Trung tâm 2

15. Nguyễn Huy Hoàng PGĐ Trung tâm 3

16. Nguyễn Bá Căn PGĐ Trung tâm 4

17. Đỗ Thị Xuân Hương Phó CVP

18. Phạm Tuấn Anh Chuyên viên

Page 66: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

66 | P a g e

19. Bùi Thị Thúy Hà Chuyên viên

STT Họ và tên Chức vụ Cơ quan

20. Bùi Thị Hương Giang

Nhân viên VP

21. Đỗ Thị Huyền Trang

Đại diện nhóm các cơ quan ngoài nhà nước

22. Cao Tuy Chủ tịch

Hội nghề cá tỉnh QN

23. Đặng Khánh Hùng Trợ lý

24. Tăng Văn Phiến Chủ nhiệm

HTX du lịch Vạn Chài

25. Phạm Khánh Chi Trợ lý

c 5: Bảng tự đánh giá về sự tham gia vào 7 quy hoạch chính

Page 67: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

Phụ lụ

67 | P a g e

Page 68: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

Phụ lụ

68 | P a g e

c 6: Các bước trong quy trình quy hoạch có sự tham gia

c 7: Kết quả đánh giá tiềm năng tham gia của các đối tác địa phương (trích từ kết

quả ba hội thảo tham vấn tổ chức trong hai ngày 25-26/3/2015

Page 69: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

Phụ lụ

69 | P a g e

cho ba nhóm đối tác)

BẢNG ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG THAM GIA VÀO DỰ ÁN

NHÓM CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

Tên cơ quan Có hoạt động liên

quan mật thiết

đến NTTS bền

vững trên

VHL

Có nhu cầu tham gia

và thúc đẩy sự hợp

tác của các bên

trong các hoạt động

của dự án

Mức độ cam

kết tham gia

và ủng hộ

của lãnh đạo

Tổng

điểm

Ghi chú

Sở TNMT 3 3 3 9

Có sự đồng

thuận về chủ

trương nhưng

chưa cam kết

về nội dung,

và chưa có ý

kiến của lãnh

đạo.

Sở NNPTNT 5 5 4 14

Sở VHTTDL 3 3 3 9

Chưa có ý

kiến của lãnh

đạo

Sở Công

thương 1 3 3 7

Sở Tài chính 2 4 3 9

BQL VHL 5 5 5 15

UBND Tỉnh Không tham

dự

UBND TP. Hạ

Long

5 Không tham

dự. Đây là đề

xuất của

Nhóm đánh

giá

UBND

Phường

Không tham

dự

Sở KHCN Không tham

dự

Ngành Than Không tham

dự

THANG ĐIỂM

Page 70: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

70 | P a g e

Rất ít Ít Trung bình Nhiều Rất nhiều

1 2 3 4 5

BẢNG ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG THAM GIA VÀO DỰ ÁN NHÓM CỘNG ĐỒNG

NGƯỜI DÂN LÀNG CHÀI TÁI ĐỊNH CƯ

Tên cơ

quan

Có hoạt động liên

quan mật thiết

đến NTTS bền

vững trên

VHL

Có nhu cầu tham

gia và thúc đẩy

sự hợp tác của

các bên trong các

hoạt động của dự

án

Mức độ cam kết

tham gia và ủng

hộ của lãnh đạo

Tổng

điểm

Ghi chú

Trung tâm

1

5 5 5 15

Trung tâm

2

5 5 1 11

Trung tâm

3

5 5 5 15

Trung tâm

4

5 5 4 14

Đại diện

MTTQ khu

8

5 5 3 13

Hội nông

dân Phường

Hùng

Thắng

5 4 3 12

Đoàn Thanh

niên khu 8

5 Không tham

dự. Đây là đề

xuất của

Nhóm đánh

giá

THANG ĐIỂM

Page 71: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

Phụ lụ

71 | P a g e

Rất ít Ít Trung bình Nhiều Rất nhiều

1 2 3 4 5

Page 72: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

72 | P a g e

BẢNG ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG THAM GIA VÀO DỰ ÁN

NHÓM CÁC CƠ QUAN NGOÀI NHÀ NƯỚC

Hội nghề cá

Tỉnh Quảng

Ninh

5 5 5 15

Hợp tác xã

Du lịch

Vạn Chài

5 5 4 14

THANG ĐIỂM

Rất ít Ít Trung bình Nhiều Rất nhiều

1 2 3 4 5

Phụ lục 8: Danh sách Nhóm Đánh giá của CECR và các cán bộ MCD và PAN tham gia

vào một số hoạt động của đánh giá

STT Họ và tên Chức vụ

Nhóm Đánh giá của Trung Tâm Nghiên cứu Môi Trường và Cộng đồng (CECR)

1. Nguyễn Ngọc Lý Giám Đốc

2. La Thị Nga Cán bộ Điều phối Nghiên cứu

3. Đinh Tiến Dũng Cán bộ điều phối dự án

4. Nguyễn Thị Yến Cán Bộ nghiên cứu

Page 73: BÁO CÁO - pdf.usaid.govpdf.usaid.gov/pdf_docs/PA00N1X3.pdf · “Đánh giá tiềm năng tham gia của địa phương bao gồm nhóm các cơ quan quản lý nhà nước,

73 | P a g e

5. Dương Mạnh Nghĩa Cán bộ dự án

Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD)

6. Nguyễn Thu Huệ Giám đốc

7. Hồ Thị Yến Thu Phó Giám đốc

8. Nguyễn Thị Thu Trang Cán bộ

9. Nguyễn Kim Hoa Cán bộ cộng đồng

10. Lê Thị Thúy Vinh Cán bộ

11. Nguyễn Thị Thanh Tâm Cán bộ

12. Ngô Quang Thăng Cán bộ thủy sản bền vững

13. Lê Thanh Hải Cán bộ

Trung tâm con người và thiên nhiên (PAN)

14. Nguyễn Việt Dũng Phó Giám đốc

15. Đỗ Thị Hải Linh Cán bộ