23
UBND TỈNH AN GIANG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ____________________ Số: 22 /BC-SGDĐT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc _____________________________________ An Giang, ngày 31 tháng 01 năm 2018 BÁO CÁO Sơ kết học kỳ I năm học 2017 2018 __________________ A. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ TRONG HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017 – 2018 I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH 1. Thuận lợi - Ngành giáo dục và đào tạo (GDĐT) tỉnh An Giang tiếp tục nhận được sự quan tâm sâu sát của Bộ GDĐT, của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh; sự hỗ trợ nhiệt tình, hiệu quả của các cấp, ngành trong triển khai nhiệm vụ đổi mới GDĐT. - Toàn ngành tiếp tục tập trung thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế và tinh thần đổi mới giáo dục của Đại hội XII. - Hệ thống trường lớp các cấp, ngành học từ mầm non (MN) đến phổ thông đã phủ khắp 156/156 xã, phường, thị trấn. Đầu tư phát triển cơ sở vật chất (CSVC) trường học, các cơ sở đào tạo được quan tâm thực hiện theo đúng kế hoạch. - Công tác tổ chức cán bộ đã đi vào ổn định. Số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên (GV) các cấp từng bước được tăng cường, đáp ứng tốt hơn yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học. - Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), đổi mới công tác kiểm tra đánh giá (KTĐG) kết quả học tập của h . Các hoạt động phong trào trong trường học có nhiều sáng tạo, được tổ chức theo hướng chất lượng, thiết thực và tạo sức lan tỏa. - Hoạt động đổi mới thanh tra giáo dục được sự quan tâm chỉ đạo của Ban Giám đốc Sở GDĐT, sự phối hợp chặt chẽ của các phòng chức năng thuộc cơ quan Sở và được hỗ trợ tích cực của Thanh tra tỉnh trong việc chỉ đạo, hướng dẫn. Đội ngũ cộng tác viên thanh tra (CTVTT) của Sở được chọn lọc, tập huấn đảm bảo điều kiện về phẩm chất và năng lực theo quy định. - Nhận thức của phụ huynh về công tác giáo dục đã có bước chuyển biến, quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội ngày càng chặt chẽ. - Việc phối hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng như Hội Khuyến học, Hôi Cựu giáo chức, trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ)... đã tạo điều kiện giúp cho các em có hoàn cảnh khó khăn tham gia học tập.

BÁO CÁO Sơ kết học kỳ I năm học 2017 2018

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BÁO CÁO Sơ kết học kỳ I năm học 2017 2018

UBND TỈNH AN GIANG

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ____________________

Số: 22 /BC-SGDĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc _____________________________________

An Giang, ngày 31 tháng 01 năm 2018

BÁO CÁO

Sơ kết học kỳ I năm học 2017 – 2018 __________________

A. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ TRONG HỌC KỲ

I NĂM HỌC 2017 – 2018

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Thuận lợi

- Ngành giáo dục và đào tạo (GDĐT) tỉnh An Giang tiếp tục nhận được sự quan

tâm sâu sát của Bộ GDĐT, của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân

(UBND) tỉnh; sự hỗ trợ nhiệt tình, hiệu quả của các cấp, ngành trong triển khai nhiệm

vụ đổi mới GDĐT.

- Toàn ngành tiếp tục tập trung thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày

04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện

giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện

kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế và tinh thần đổi

mới giáo dục của Đại hội XII.

- Hệ thống trường lớp các cấp, ngành học từ mầm non (MN) đến phổ thông đã

phủ khắp 156/156 xã, phường, thị trấn. Đầu tư phát triển cơ sở vật chất (CSVC) trường

học, các cơ sở đào tạo được quan tâm thực hiện theo đúng kế hoạch.

- Công tác tổ chức cán bộ đã đi vào ổn định. Số lượng và chất lượng đội ngũ

cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên (GV) các cấp từng bước được tăng cường, đáp ứng

tốt hơn yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học.

- Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), đổi mới công tác kiểm tra

đánh giá (KTĐG) kết quả học tập của h

. Các hoạt động

phong trào trong trường học có nhiều sáng tạo, được tổ chức theo hướng chất lượng,

thiết thực và tạo sức lan tỏa.

- Hoạt động đổi mới thanh tra giáo dục được sự quan tâm chỉ đạo của Ban Giám

đốc Sở GDĐT, sự phối hợp chặt chẽ của các phòng chức năng thuộc cơ quan Sở và

được hỗ trợ tích cực của Thanh tra tỉnh trong việc chỉ đạo, hướng dẫn. Đội ngũ cộng

tác viên thanh tra (CTVTT) của Sở được chọn lọc, tập huấn đảm bảo điều kiện về

phẩm chất và năng lực theo quy định.

- Nhận thức của phụ huynh về công tác giáo dục đã có bước chuyển biến, quan

hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội ngày càng chặt chẽ.

- Việc phối hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng như Hội Khuyến

học, Hôi Cựu giáo chức, trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ)... đã tạo điều kiện

giúp cho các em có hoàn cảnh khó khăn tham gia học tập.

Page 2: BÁO CÁO Sơ kết học kỳ I năm học 2017 2018

2

2. Khó khăn

- Công tác đầu tư, xây dựng CSVC mặc dù đã được địa phương quan tâm

nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành. Mạng lưới trường MN, tiểu học

(TH) còn phân tán nhiều điểm lẻ, đặc biệt là khu vực nông thôn. Không ít trường trung

học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) chưa có phòng bộ môn hoàn chỉnh,

thiếu trang thiết bị dạy học. Kinh phí hỗ trợ ban đầu cho TTHTCĐ thực hiện chưa đều

khắp. CSVC, thiết bị công nghệ thông tin (CNTT) của nhiều trường được trang bị

trước đây, qua nhiều năm sử dụng, chưa được bổ sung, thay thế kịp thời.

- Việc triển khai chủ trương dạy 2 buổi/ngày ở MN, TH, trung học và việc dạy

bồi dưỡng, phụ đạo còn khó khăn do thiếu phòng học.

- Công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức trong HS còn một số bất cập do mặt trái

của sự bùng nổ thông tin và ảnh hưởng tiêu cực của các tệ nạn xã hội.

- Một số CBQL chưa mạnh dạn trong tự chủ, còn sợ trách nhiệm; một số GV

còn thiếu năng động, ít đầu tư nghiên cứu trong việc đổi mới PPDH, dẫn đến tiết dạy

chưa đạt hiệu quả cao, một bộ phận GV lớn tuổi gặp nhiều khó khăn trong việc ứng

CNTT trong giảng dạy. Vẫn còn thiếu GV chuyên Âm nhạc, tiếng Anh ở những

trường vùng sâu, xa. Tỉ lệ GV chưa đáp ứng yêu cầu, còn tình trạng thừa thiếu cục bộ;

một số địa phương GV cấp MN còn thiếu do phát triển nhanh quy mô trong những

năm gần đây.

- Năng lực GV tiếng Anh chưa đáp ứng được yêu cầu triển khai Đề án dạy

ngoại ngữ 2020 của Bộ GDĐT được Chính phủ phê duyệt. Tỉ lệ GV đạt chuẩn theo qui

định của khung năng lực Châu Âu đã qua bồi dưỡng còn thấp.

- Tình hình kinh tế ở nhiều địa phương trong tỉnh còn nhiều khó khăn nên kinh

phí đóng góp, hỗ trợ của xã hội cho các hoạt động giáo dục còn hạn chế.

- Công tác đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia chậm, công tác phân luồng

chưa mang lại hiệu quả.

II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

TRONG HỌC KỲ I

1. Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý GDĐT

- Tiếp tục củng cố mạng lưới cơ sở giáo dục MN, giáo dục phổ thông và Trung

tâm Giáo dục thường xuyên (TTGDTX) tỉnh1.

- Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia: Đến cuối năm 2017, toàn tỉnh

có 117 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt 15,85%, trong đó 24 trường mầm non (11,88%),

56 trường tiểu học (17,07%), 25 trường THCS (15,92%), 12 trường THPT (23,53%).

- Thực hiện các giải pháp nhằm huy động HS, hạn chế HS bỏ học giữa chừng,

tiêu biểu là hoạt động “Tháng hành động vì sự nghiệp giáo dục” đã phát huy sự phối

hợp của các cấp, các ngành; năm học này, Ngành tiếp tục hoàn thành cơ bản các chỉ

tiêu phát triển giáo dục2, công tác huy động HS đầu năm học mới cơ bản đạt về chỉ

1 Năm học 2017 – 2018, toàn tỉnh có: 01 trung tâm Giáo dục thường xuyên cấp tỉnh và 738 trường học các cấp

học, gồm: 4 nhà trẻ, 50 trường MN (16 trường tư thục), 148 trường mẫu giáo (3 trường tư thục), 328 trường TH

(1 trường tư thục), 157 trường THCS, 48 trường THPT, 3 trường phổ thông ngoài công lập. Tổng số giảm 06 so

với năm học trước (744 trường) do điều chỉnh sáp nhập một số trường ở cấp tiểu học. 2 1. Giáo dục mầm non

Page 3: BÁO CÁO Sơ kết học kỳ I năm học 2017 2018

3

tiêu tỉ lệ so với kế hoạch đề ra, hầu hết cao hơn năm học trước: nhà trẻ 81,69% (năm

trước 74,01%), Mẫu giáo 103,04% (đạt trên 55% dân số độ tuổi, năm trước 99,35%),

TH 100,9% (đạt 100% dân số độ tuổi, năm trước 99,27%,), THCS 98,70% (đạt khoảng

90% dân số độ tuổi, năm trước 98,09%), THPT 96,46 (đạt khoảng 50% dân số độ tuổi,

năm trước 93,50%).

- Tiếp tục củng cố, duy trì kết quả công tác phổ cập giáo dục (PCGD), qua kiểm

tra, một số mặt có nâng lên3.

- Công tác truyền thông, thông tin cơ sở luôn được quan tâm, ngành GDĐT đã

xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, tổ chức các hoạt động truyền thông, thông tin cơ sở,

triển khai công tác tuyên truyền, quán triệt sâu rộng các chủ trương, chính sách của

Đảng và Nhà nước về thực hiện nhiệm vụ phát triển GDĐT4. Đầu tư nâng chất công

tác pháp chế; nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

a) Nhà trẻ

-Huy động được 3.435 cháu 81,69% (cao hơn năm trước 7,68%, đạt khoảng 5% dân số độ tuổi). Số trẻ

ngoài công lập 1.813, chiếm tỷ lệ 53 % so với tổng số trẻ đến trường. Đến cuối học kỳ I là 3.638 tăng 200 cháu

(5,82% so với đầu năm).

b) Mẫu giáo

-Tổng số lớp 1.908, tăng 87 lớp so với với cùng kỳ năm trước.

-Tổng số trẻ huy động 59.010 đạt 55,3% dân số độ tuổi, so với kế hoạch đạt tỷ lệ 103,04%. Số trẻ ngoài

công lập là 5.702, chiếm tỷ lệ 9,7%.Đến cuối học kỳ I, là 60.594, tăng 1.584 cháu (2,68% so với đầu năm)

2. Giáo dục phổ thông

a) Cấp TH

- 6.560 45 lớp so với cùng kỳ năm học trước. Số HS huy động 187.240 em, đạt 101%

so kế hoạch (cao hơn năm trước 1,63%, đạt 100% dân số độ tuổi). Đến cuối HK I, giảm 880 HS, tỷ lệ 0,47%

(cùng kỳ năm trước là 0,42%).

-Tổng số HS 6 tuổi huy động 34.500 đạt tỷ lệ 105,87% so với kế hoạch.

b) Cấp THCS

- Tổng số lớp: 3.441, tăng 69 lớp so với cùng kỳ năm trước.

-Số HS THCS huy động được là 122.497, đạt 98,79% kế hoạch (cao hơn năm trước 0,61%, đạt 88,99%

dân số độ tuổi). Số HS ngoài công lập là 130 HS, chiếm 0,1%. Đến cuối học kỳ I, giảm 1.852 HS, tỷ lệ 1,51%

(cùng kỳ năm trước là 1,69%).

c) Cấp THPT

- Tổng số lớp: 1.268, tăng 6 lớp so với cùng kỳ năm trước.

-Số HS THPT huy động được 46.222, đạt 96,46% so với kế hoạch, (cao hơn năm trước 3,01%, đạt

khoảng 50% dân số độ tuổi)

-Đến cuối học kỳ I, giảm 424 HS, tỷ lệ 0,92% (cùng kỳ năm trước là 1,40%). 3 Sở GDĐT tiến hành kiểm tra kỹ thuật công tác phổ cập giáo dục – xoá mù chữ của 11/11 huyện, thị, thành phố.

Đánh giá sơ bộ trước khi kiểm tra công nhận chính thức vào tháng 3/2018 như sau:

- Phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi năm 2017: đạt 11/11 huyện thị, thành phố; tổng số xã đạt

155/156 (tỷ lệ 99,4%).

- Xóa mù chữ đạt mức độ 2 ở 21/156 xã, phường, thị trấn (tỷ lệ 13,46%); các xã còn lại duy trì đạt mức

độ 1.

- PCGDTH có 111/156 xã đạt chuẩn PCGDTH mức độ 3 (tỷ lệ 75%), 37/156 xã đạt chuẩn PCGDTH

mức độ 2 (tỷ lệ 23,72%) và còn 2/156 xã đạt chuẩn PCGDTH mức độ 1 (tỷ lệ 1,28%). Toàn tỉnh đạt chuẩn

PCGDTH mức độ 1.

- PCGD THCS: duy trì đạt mức độ 1 ở 155/156 xã; nâng tỉ lệ đạt mức độ 2 lên 27/156 xã (tỷ lệ

17,31%). 4 Phối hợp với Đài Phát Thanh-Truyền hình An Giang, Báo An Giang thực hiện việc tuyên truyền công tác giáo

dục và đào tạo, các đợt ra quân tuyên truyền trong tháng hành động vì sự nghiệp giáo dục; quán triệt Nghị quyết

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ An Giang lần thứ X; Nghị quyết số

44/NQ-CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ, Kế hoạch hành động của Bộ GDĐT triển khai Chương trình hành

động của Chính phủ, Chương trình hành động số 05-CTr/TU của Ban chấp hành Tỉnh Đảng bộ, Kế hoạch hành

động số 495/KH-UBND của UBND tỉnh An Giang tiến tới triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 88/2014/QH13

của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông trong Ngành. Triển khai các khâu

chuẩn bị tổ chức thực hiện chương trình tổng thể giáo dục phổ thông.

Page 4: BÁO CÁO Sơ kết học kỳ I năm học 2017 2018

4

(PBGDPL); tăng cường hiệu quả thanh tra5, kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật và

thực thi các quy định trong các đơn vị thuộc Ngành6.

5 * xây dựng -

2017-2018, -

, năm học 2017-2018. theo đúng quy

định ( - 2017-

2018; Chỉ thị 5972/CT-BGDĐT ngày 20/12/2016 và Thông báo 47/TB-BGDĐT ngày 23/01/2017 của Bộ

GDĐT). Trong đó, Thanh tra sở:

- Kết hợp với Văn phòng Sở, tiếp tục tuyên truyền phổ biến văn bản pháp luật nhà nước định kỳ trong

họp lệ cơ quan;

- Thực hiện tốt công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo, không để tích tụ mâu

thuẫn và kéo dài thời gian. Phối hợp với UBND huyện, chỉ đạo phòng GDĐT làm tốt công tác tiếp công dân, giải

quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, hạn chế đơn thư vượt cấp, nặc danh, không để tồn đọng kéo dài;

-

, ban trực thuộc Sở GDĐT;

- -

.

* Đã thực hiện thanh tra theo kế hoạch 08 cuộc thanh tra, ban hành 08 kết luận thanh tra; theo dõi việc thực

hiện kết luận thanh tra:

. 6 1. Đối với giáo dục pháp luật cho học sinh

- Triển khai giáo dục pháp luật thông qua việc học tập các môn học, trong đó có môn Giáo dục công

dân, các môn học có liên quan và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Đây là hình thức cơ bản nhằm cung cấp

các kiến thức pháp luật một cách hệ thống cho học sinh,

- Tập trung giáo dục học sinh các nội dung cơ bản như quyền và nghĩa vụ của công dân, tìm hiểu và

thực hiện nghiêm túc luật an toàn giao thông, phòng chống ma tuý, HIV/AIDS, về bảo vệ môi trường, quy chế

thi cử và các quy định cụ thể liên quan đến cuộc sống và học tập phù hợp từng cấp học; hướng dẫn các môn học

có liên quan đưa vấn đề quyền con người vào giảng dạy.

- Hướng dẫn các đơn vị tham gia cuộc thi “Tìm hiểu Bộ luật dân sự 2015” trên địa bàn tỉnh An Giang

do Sở Tư Pháp tổ chức và thu hút được hàng ngàn bài dực thi cùng nhiều giải thưởng của hội thi.

- Phổ biến những quy định pháp luật mới được Quốc hội thông qua tại các kỳ họp; bổ sung kiến thức lý

luận chung cũng như cập nhật các quy định pháp luật phù hợp với chương trình giảng dạy đối với giáo viên

giảng dạy môn Giáo dục công dân cấp THCS, THPT.

- Chú trọng rèn luyện kỹ năng sống trong học sinh THCS, THPT; ý thức trong học tập và rèn luyện đạo

đức.

2. Hình thức phổ biến giáo dục pháp luật

-Đối với cán bộ công chức trong ngành : Cử báo cáo viên, giáo viên cốt cán tham dự các lớp tập huấn

kiến thức pháp luật do tỉnh và trung ương tổ chức làm hạt nhận trong đơn vị;

- Nâng cao kiến thức về hiểu biết pháp luật thông qua các lần họp của chi bộ, họp lệ cơ quan, đơn vị…

3. Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao hiểu biết và nghiệp vụ PBGD PL cho giáo viên

- Giáo viên đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học về GD pháp luật; tích cực lồng ghép giáo dục

pháp luật vào môn học liên quan. Tiếp tục đưa chủ đề giáo dục phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy cho học

sinh các trường THPT. Tổ chức thao giảng, thao giảng chuyên đề, dạy giáo án điện tử 30 tiết về GD pháp luật

thông qua môn GDCD.

- Tổ chức các chuyên đề, các buổi nói chuyện chuyên đề về công tác giáo dục pháp luật... : Phối hợp sở

Tư Pháp tổ chức bồi dưỡng kiến thức Pháp luật: - Lớp dành cho giáo viên tiểu học, giáo viên dạy Giáo dục công

dân trong các trường THCS, THPT diễn ra trong ngày 23/09 có 86 học viên là giáo viên cốt cán tại các cơ sở

giáo dục tham gia. Học viên đã được phòng Tuyên truyền và phổ biến pháp luật của Sở Tư Pháp cung cấp về

Luật trẻ em, bộ Luật dân sự, pháp luật về an toàn giao thông và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Lớp

dành cho Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường phổ thông tổ chức ngày 24/09 có 81 học viên tham gia, các

học viên đã được cung cấp kiến thức pháp luật về Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, nội

dung cơ bản của Luật tiếp cận thông tin, Luật dân sự, pháp luật về an toàn giao thông và các văn bản pháp luật

có liên quan.

4. Tổ chức “Ngày Pháp luật”:

- Nhân ngày pháp luật Việt Nam 9/11 ngành đã tổ chức nhiều sự kiện như: Tập trung tổ chức học tập,

quán triệt các nội dung cơ bản các quy định pháp luật về cán bộ công chức, luật giáo dục; phòng chống tham

nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; lao động; cải cách hành chính; thực hiện dân chủ ở cơ sở; hội nhập

quốc tế, hôn nhân và gia đình, pháp lệnh dân số, Bộ luật tố tụng hình sự, thi đua khen thưởng...và các quy định

liên quan đến nhiệm vụ chuyên môn của ngành.

Page 5: BÁO CÁO Sơ kết học kỳ I năm học 2017 2018

5

- Tiếp tục phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong

ngành7, quan tâm công tác giáo dục thể chất và y tế trường học

8, công tác Đoàn, Đội,

Hội; Chương trình Phát triển thanh niên và phát triển Đảng trong học sinh9.

- Tổ chức thực hiện cải cách hành chính (CCHC); thúc đẩy khai thác ứng dụng

các chức năng của hệ thống quản lý hành chính điện tử (VIC) tại cơ quan, nghiên cứu

triển khai nhận, trả hồ sơ thủ tục qua đường bưu chính, tập huấn triển khai thực hiện

việc nhận, trả thủ tục hành chính mức độ 3, mức độ 4 vào cuối năm 2017, thực hiện

khi bắt đầu năm 2018. Tiếp tục đổi mới công tác thi đua khen thưởng theo hướng thiết

- Tập trung tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, các pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật

của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, Ngành Trung ương, của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân liên

quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của công dân…

7 Tiếp tục thực hiện tốt công tác phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan tổ chức dạy bơi cho học sinh như các

hướng dẫn trước đây; đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền, giáo dục các phương pháp phòng, chống đuối nước và

mặc áo phao khi đi các phương tiện giao thông đường thủy cho học sinh; 100% các trường phổ thông tổ chức

Hội khỏe Phù Đổng, hội thi văn nghệ cấp trường; tổ chức và tham gia hội thi các cấp, hình thành các đội tuyển

thể thao, tổ chức thi các môn thể thao dân gian, dân tộc vào các ngày lễ, ngày kỷ niệm phù hợp với địa phương,

duy trì và phát triển các loại hình câu lạc bộ thể thao tại các trường, tạo điều kiện cho HS, CB, GV được tham

gia tập luyện, đẩy mạnh các môn thể thao đã được tập huấn trong ngành GDĐT; tiếp tục khuyến khích xây dựng,

phát triển phong trào sưu tập và chơi Tem trong nhà trường; phát động và tạo điều kiện CB, GV, HS tham dự

triển lãm tem Bưu chính HSSV của tỉnh vào tháng 8 hàng năm nhân kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức

Thắ

nhận chăm sóc và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng, thực hiện công trình thanh niên,

công trình măng non ở địa phương sao . 8 *Tiếp tục kiểm tra, chấn chỉnh việc triển khai thực hiện các quy định về hoạt động y tế trong các trường phổ

thông (theo Thông tư số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016). Đầu năm học 2017 – 2018, qua kết quả

kiểm tra, khảo sát, Sở GDĐT đã chủ động phối hợp với UBND tỉnh tham mưu ban hành văn bản hướng dẫn về

công tác y tế trường học, cụ thể các nội dung cần thực hiện theo Thông tư 13/2016 TTLT-BYT-BGDĐT nhằm

giúp các trường học tháo gỡ những khó khăn, kịp thời khắc phục thiếu sót, chưa phù hợp; duy trì công tác phối

hợp Trung tâm y tế dự phòng tỉnh kiểm tra, khảo sát việc hực hiện các quy định về vệ sinh trường học, nước sạch

và vệ sinh môi trường, đảm bảo dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm vào đầu năm học; tổ chức các hoạt động

giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khoá và truyền thông về giáo dục sức khỏe, vệ sinh cá nhân, vệ sinh

môi trường, công tác bảo hiểm y tế cho HS; giáo dục dân số, gia đình, giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị

thành niên, phòng, chống HIV/AIDS; tổ chức các hoạt động truyền thông hưởng ứng Tuần lễ quốc gia nước

sạch, vệ sinh môi trường; Ngày toàn dân hiến máu nhân đạo (7/4); Ngày thế giới không thuốc lá (31/5); Ngày

môi trường thế giới (5/6); Tuần lễ quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm, Ngày vệ sinh yêu nước (2/7); Ngày thế

giới phòng, chống HIV/AIDS (1/12).

*Chỉ đạo các trường học tiếp tục xây dựng, củng cố các hoạt động nâng cao sức khỏe, đảm bảo môi trường nhà

trường xanh, sạch, đẹp; tăng cường công tác chống kỳ thị và phân biệt đối xử với trẻ em khuyết tật, bị ảnh hưởng

bởi HIV/AIDS. 9 *Tiếp tục triển khai Chương trình phối hợp số 02/CTrLT-SGDĐT-ĐTN ngày 22/9/2016 giữa Sở Giáo dục và

Đào tạo tỉnh An Giang và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh An Giang giai đoạn 2016 – 2020; tham mưu ký kết

Chương trình phối hợp số 02/CTrLT-SGDĐT-ĐTN ngày 27/11/2017 giữa Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh An

Giang và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh An Giang năm học 2017 – 2018. Đẩy mạnh công tác giáo dục lý tưởng

cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho Đoàn viên, Đội viên và học sinh thông qua các hoạt động Đoàn, Đội,

phong trào thanh thiếu niên và các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. Thực hiện tốt các nội dung hướng

dẫn của ngành giáo dục và đào tạo trong năm học một cách hiệu quả. Phát huy vai trò và tiềm năng của lực

lượng cán bộ Đoàn - Đội trường học, học sinh và giáo viên trong xây dựng và phát triển nhà trường, tổ chức

Đoàn, Hội, Đội; phát huy tính xung kích, tình nguyện trong công tác giảng dạy và học tập góp phần phát triển

kinh tế, xã hội và bảo vệ Tổ quốc; duy trì đăng ký, phát huy hiệu quả thực hiện công trình thanh niên, công trình

măng non tại đơn vị; tổ chức thành công hội thi Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh giỏi tỉnh

An Giang năm 2017 – 2018, có 16 Giáo viên được công nhận danh hiệu Giáo viên giỏi cấp tỉnh.

* Chỉ đạo các trường tiếp tục thực hiện Chỉ thị 34-CT/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường công tác Chính trị

tư tưởng; củng cố tổ chức Đảng, đoàn thể, quần chúng và công tác phát triển Đảng trong các trường học”; đổi

mới công tác giáo dục, nâng cao ý thức tự giác phấn đấu của quần chúng vì lý tưởng của Đảng, thông qua phong

trào thi đua dạy, học và lao động sáng tạo bổ sung nhân tố mới cho Đảng.

Page 6: BÁO CÁO Sơ kết học kỳ I năm học 2017 2018

6

thực, hiệu quả theo đúng tinh thần của Luật Thi đua khen thưởng và các quy định mới

về thi đua, khen thưởng.

- Sở GDĐT tiếp tục tổ chức, đánh giá CBQL, GV các cấp học theo chuẩn nghề

nghiệp một cách nghiêm túc, trên cơ sở đánh giá trình độ, năng lực để có kết quả đúng

thực chất, từng bước vận dụng vào việc quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm CBQL

trường học, sàng lọc đội ngũ và quan tâm phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo

dục10

. Việc bố trí, sử dụng cán bộ, GV, nhân viên đảm bảo theo quy định, theo chuyên

môn đào tạo, phù hợp với điều kiện của ngành và đơn vị; Ngành đã thực hiện rà soát,

điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo cốt cán và CBQL giáo dục

kế thừa giai đoạn 2016 – 2020. Tiếp tục thực hiện quy hoạch phát triển nguồn nhân lực

của đơn vị11

đảm bảo công khai, dân chủ, đúng qui trình hướng dẫn. Nhân sự được qui

hoạch phải đảm bảo tiêu chuẩn theo qui định và nhất là phải đáp ứng yêu cầu đổi mới

giáo dục. Triển khai công tác chuyển đổi vị trí công tác, kê khai minh bạch, tài sản thu

nhập cá nhân hàng năm một cách nghiêm túc.

- Thực hiện tốt nguyên tắc tài chính12

, xúc tiến xây dựng đề án và triển khai mô

hình trường học tự chủ theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ và đẩy

nhanh tiến độ thực hiện các nguồn lực đầu tư CSVC, trang thiết bị dạy học, hạ tầng

10

Số người công tác trong toàn ngành:

Ngàn

h bậc,

học

Tổng

số

Cán

bộ

quản

Giáo

viên

Nhâ

n

viên

Trình độ trên chuẩn Trình độ đạt chuẩn

CB quản lý Giáo viên Cán bộ quản

lý Giáo viên

Tổng

số Tỉ lệ

Tổng

số Tỉ lệ

Tổng

số Tỉ lệ

Tổng

số Tỉ lệ

Mầm

non 3,447 434 2,244 814 426

98.1

6 2052

91.4

4 434

100.0

0 2244

100.0

0

Tiểu

học

11,67

8 739 9,129 1,810 697

94.3

2 6327

91.2

1 739

100.0

0 9129

100.0

0

THCS 8,251 368 6,919 964 356 96.7

4 5974

86.3

4 368

100.0

0 6919

100.0

0

THPT 3,455 161 2,925 369 45 27.9

5 327

11.1

8 161

100.0

0 2925

100.0

0

-

GDTX 35 2 8 25 2

100.0

0 8

100.0

0

Tổng

cộng

26,86

6

1,70

4

21,22

5 3,982

1,52

4

89.4

4

14,68

0

69.1

6

1,70

4

100.0

0

21,22

5

100.0

0

11

Bên cạnh việc qui hoạch đào tạo nâng số lượng nhà giáo đạt trình độ trên chuẩn được phê duyệt bằng nguồn

kinh phí nhà nước, ngành đã động viên nhà giáo tự túc kinh phí tham gia đào tạo nâng chuẩn. Hiện nay, toàn

ngành đã có 100% giáo viên các cấp học đạt trình độ chuẩn theo quy định của cấp học. Trong đó, số lượng trên

chuẩn toàn ngành đạt 81,08%, cấp Mầm non đạt 90,66%; cấp tiểu học đạt 94,2%; cấp Trung học cơ sở đạt

89,09%; cấp Trung học phổ thông đạt 9,56%. 12

Tiếp tục thực hiện tốt công tác lập dự toán để đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của

ngành, tránh lãng phí. Thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ và quy định công khai tại cơ quan quản lý giáo dục

và các đơn vị trường học. Tăng cường vai trò quản lý và giám sát thu, chi tại các cơ sở giáo dục, trường học của

chính quyền địa phương, Ban đại diện cha mẹ HS, đảm bảo việc thu, chi theo đúng quy định, tránh việc lạm thu,

nhất là thời điểm đầu năm học. Phối hợp với sở, ngành liên quan tổ chức sơ kết thực hiện chính sách về miễn,

giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo

dục quốc dân. Thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ, chính sách với đội ngũ nhà giáo và CBQL. Tiếp tục đẩy mạnh

công tác xã hội hóa giáo dục; theo dõi các đơn vị tổ chức thí điểm việc tự chủ về tài chính, qua đó rút kinh

nghiệm, nhân rộng trong thời gian tới. Chú trọng công tác hướng dẫn, kiểm tra và phối hợp kiểm tra đối với việc

thực hiện các nguồn quỹ, lập sổ quản lý các nguồn quỹ khuyến học, khuyến tài và việc thu, chi các nguồn đóng

góp tự nguyện tại các cơ sở giáo dục.

Page 7: BÁO CÁO Sơ kết học kỳ I năm học 2017 2018

7

CNTT13

, củng cố nâng chất công tác thư viên trường học14

phục vụ cho hoạt động trải

nghiệm sáng tạo của HS.

2. Nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động giáo dục

2.1. Giáo dục Mầm non

- Hệ thống văn bản chỉ đạo được Sở GDĐT ban hành để điều hành hoạt động

của ngành học MN15

đầy đủ, kịp thời và bao quát toàn bộ các nội dung hoạt động;

- Tiếp tục các giải pháp duy trì kết quả PCGDMN cho trẻ 5 tuổi, trong đó, chú

trọng đến việc xây dựng, cải tạo CSVC, thay thế các phòng học tạm mượn; đầu tư mua

sắm bổ sung đồ dùng, đồ chơi, thiết bị tối thiểu theo Thông tư số 02/2010/TT-

BGDĐT, Thông tư số 34/2013/TT-BGDĐT; từng bước mở rộng quy mô loại hình bán

13

*Tăng cường kiểm tra, giám sát đầu tư, công tác đấu thầu, công tác quyết toán trong xây dựng cơ bản, mua

sắm thiết bị các đơn vị, đẩy nhanh tiến độ triển khai Đề án PCGDMN cho trẻ 5 tuổi; Đề án Xây dựng trường đạt

chuẩn quốc gia gắn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Đề án đầu tư phát triển hệ

thống trường PTDTNT, Đề án xây dựng trường chuyên giai đoạn 2011-2020. Tiếp tục triển khai các Đề án phát

triển hạ tầng CNTT, dạy ngoại ngữ,…Riêng đầu tư trang thiết bị trong học kỳ là 44.226.047.000 đồng, đầu tư

phòng học có ứng dụng CNTT: Trong học kỳ, Sở đã trang bị trên 400 máy vi tính cho 14 cơ sở giáo dục (trang bị

đồng bộ thành 1 phòng hoàn chỉnh: bàn ghế, máy chiếu, hệ thống mạng,...) và 90 Phòng học bộ môn cho các đơn

vị Tiểu học, THCS, THPT. Tổng kinh phí trên 42 tỷ đồng; nhận được tài trợ 01 phòng bộ môn Tin học (15 máy)

phân bổ về trường tiểu học Hàm Nghi (TP Long Xuyên) với tổng kinh phí trên 130 triệu đồng. Việc đầu tư, lắp

đặt đường truyền Internet cáp quang được thực hiện tốt, hầu hết các cơ sở giáo dục đều có đường truyền Internet

tốc độ cao. Cổng thông tin điện tử tại cơ quan Sở và một số cơ sở giáo dục trở thành kênh thông tin phản ánh khá

đầy đủ các hoạt động của ngành, đồng thời cung cấp văn bản, chủ trương, chỉ đạo của ngành đến với mọi người :

PHHS, học sinh, sinh viên, cán bộ, giáo viên,...

*Ban hành các hướng dẫn thực hiện công tác tiếp nhận, nghiệm thu, bảo quản và khai thác TBDH; tham mưu

lãnh đạo Sở ban hành kế hoạch số 98/KH-SGDĐT ngày 30/8/2016 về việc kiểm tra công nhận Thư viện - Phòng

bộ môn đạt chuẩn, kiểm tra chuyên đề công tác thư viện và công tác nghiệm thu, quản lý, bảo quản sử dụng

TBDH năm học 2017 – 2018 nhằm giúp các cơ sở giáo dục thực hiện công tác TBDH ngày càng đi vào nề nếp,

hiệu quả. Ý thức quản lý, bảo quản và giữ gìn TBDH của các cơ sở giáo dục ngày được nâng lên, các loại hồ sơ

sổ sách theo dõi, quản lý TBDH được lập đúng theo quy định, các đơn vị đều chủ động lập kế hoạch sử dụng đồ

dùng dạy học, và thực hành thí nghiệm, các tổ chuyên môn có lên kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy học, nộp duyệt

và có lưu tại các phòng chức năng cho cán bộ phụ trách các phòng; xây dựng đầy đủ các kế hoạch bảo quản thiết

bị, thường xuyên kiểm tra phát hiện kịp thời các hư hỏng để có kế hoạch sửa chữa phù hợp.

*Phong trào tự làm TBDH đã được hầu hết cơ sở giáo dục tiếp tục triển khai và thựuc hiện khá tốt; Phong trào

sử dụng thiết bị công nghệ cao trong dạy học tiếp tục được duy trì, tạo hiệu ứng tốt cho các đơn vị trong việc sử

dụng TBDH 14

Xây dựng kế hoạch phát triển thư viện đạt chuẩn theo lộ trình trường đạt chuẩn quốc gia; vận động quyên góp

sách giáo khoa và báo cáo Bộ GDĐT về tình hình vận động, quyên góp và tặng lại sách giáo khoa cũ cho học

sinh nghèo, kịp thời đáp ứng nhu cầu về sách giáo khoa cho năm học mới; tổ chức Hội thi nhân viên thư viện

giỏi, xây dựng kế hoạch tổ chức sinh hoạt chuyên môn thư viện thông qua các Hội thảo chuyên đề theo từng

cụm; Tham gia các hoạt động do Thư viện tỉnh An Giang tổ chức theo Tham gia các hoạt động do Thư viện tỉnh

An Giang tổ chức các hoạt động phục vụ của xe ô tô thư viện lưu động tại 21 đơn vị trường Tiểu học, THCS

trong toàn tỉnh; Tham gia cuộc thi tìm hiểu “Quê hương và con người An Giang”; Hội thi thiếu nhi tuyên truyền

giới thiệu sách lần thứ XVII-2017: các hoạt động phục vụ của xe ô tô thư viện lưu động tại 21 đơn vị trường

Tiểu học, THCS trong toàn tỉnh; Tham gia cuộc thi tìm hiểu “Quê hương và con người An Giang”; Hội thi thiếu

nhi tuyên truyền giới thiệu sách lần thứ XVII-2017 15

-

- 28 2017-2018;

Hướng dẫn số 24/HD-SGDĐT ngày 14/9/2017 của sở GDĐT, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDMN năm học

2017-2018; Công văn số 34/HD-SGDĐT ngày 01/12/2017 của Sở GDĐT về việc hướng dẫn tập huấn bồi dưỡng

thường xuyên cho CBQL và GVMN năm học 2017-2018; Kế hoạch số 134/KH-SGDĐT ngày 14/9/2017 của Sở

GDĐT, kế hoạch kiểm tra hoạt động chuyên môn mầm non năm học 2017-2018; Kế hoạch 158/KH-SGDĐT

ngày 26/10/2017 của Sở GDĐT về việc Tổ chức Cuộc thi “Xây dựng trường mầm non, lấy trẻ làm trung tâm

trong các cơ sở giáo dục mầm non”; Công văn số 1960 /SGDĐT-GDMN, ngày 4/12/2017 của Sở GDĐT về việc

đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non; Kế hoạch 179/KH-SGDĐT ngày 05/12/2017 của Sở

GDĐT kế hoạch giám sát việc đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở GDMN.

Page 8: BÁO CÁO Sơ kết học kỳ I năm học 2017 2018

8

trú, phấn đấu tăng tỷ lệ trẻ mẫu giáo học 2 buổi/ngày; thực hiện đổi mới phương pháp,

hình thức tổ chức hoạt động thể chất nhằm nâng cao chất lượng phát triển vận động

cho trẻ trong các cơ sở giáo dục MN; thực hiện hiệu quả kế hoạch “Xây dựng trường

mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016 – 2020, tăng cường hoạt động vui chơi

và các hoạt động trải nghiệm, khám phá của trẻ ; chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo

vùng dân tộc thiểu số, hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục MN ở các vùng khó

khăn, .... Có giải pháp quản lý chặt chẽ hoạt động của các trường, lớp, cơ sở giáo dục

MN ngoài công lập.

- Quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV, bảo

mẫu; tăng quy mô và chất lượng đáp ứng yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ16

; kiên

quyết không để xảy ra ngộ độc thực phẩm, tai nạn thương tích cũng như tình trạng

ngược đãi, bạo hành trẻ.

2.2. Giáo dục phổ thông

Tiếp tục triển khai các Chương trình, Kế hoạch hành động thực hiện chủ trương

đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, Nghị quyết số

44/NQ-CP của Chính phủ, Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới

chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông và Nghị quyết số 51/2017/QH14 về

điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo

Nghị quyết số 88/2014/QH13. Trong đó, tập trung nhiệm vụ xây dựng quy mô một

cách hợp lý; tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt, Học tốt”, tập trung tăng

cường kỷ cương, nền nếp, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các cơ sở giáo

dục; đổi mới đồng bộ các yếu tố cơ bản của chương trình giáo dục phổ thông theo

hướng coi trọng phát triển phẩm chất và năng lực của người học, chú trọng giáo dục

đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm công dân của HS đối với cộng

đồng xã hội; chú trọng hoạt động trải nghiệm, nghiên cứu khoa học và rèn luyện kỹ

năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết những vấn đề thực tiễn

cho HS trung học, đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập.

a) Cấp Tiểu học

- Tăng quyền chủ động cho cơ sở trong việc xây dựng, tổ chức các hoạt động

giáo dục, nhất là trong việc thực hiện chương trình, điều chỉnh nội dung dạy học, đổi

mới PPDH, đổi mới KTĐG HS một cách phù hợp. Triển khai đồng bộ các giải pháp để

nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện toàn cấp học17

, quan tâm nhiều đến giáo dục

16

Đã tổ chức tập huấn 04 chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn cho CBQL và GVMN trong và ngoài công lập về

các nội dung như: Đạo đức của GVMN; nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ của các nhóm trẻ độc lập, tư

thục, nhóm trẻ gia đình; hướng dẫn thực hiện Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 về việc sửa đổi,

bổ sung một số nội dung trong chương trình GDMN...Đổi mới hình thức soạn giảng, tổ chức các hoạt động giáo

dục theo hướng gọn, nhẹ nhằm giảm áp lực cho giáo viên và trẻ mầm non. duy trì, nâng cao chất lượng bữa ăn ở

những nơi tổ chức ăn bán trú, xây dựng chế độ ăn cân đối, đa dạng, hợp lý, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo

quy định tại Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thực

hiện tốt an toàn thực phẩm trong các bếp ăn tại cơ sở GDMN. Thực hiện tốt Thông tư liên tịch số

13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 quy định về công tác y tế trường học. Trẻ mầm non đến trường

đều được kiểm tra sức khỏe và theo dõi sự phát triển bằng biểu đồ tăng trưởng của tổ chức Y tế Thế giới cân

nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao (trẻ 01 đến 60 tháng) hoặc BMI theo tuổi (trẻ 61

đến 78 tháng). 17

*Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục. Bước đầu

thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học và nghiên cứu chuyên đề ở các trường tiểu học. Tổ

chức họp tổ chuyên môn liên xã ở các cụm trường tiểu học; triển khai trường học kết nối, cập nhật và chia sẻ

hiệu quả các thông tin có liên quan đến hoạt động giáo dục, từng bước đưa Sinh hoạt chuyên môn trở thành hoạt

động thường xuyên, có chất lượng, 100% các đơn vị trường tiểu học trong huyện đều kết nối mạng internet, các

Page 9: BÁO CÁO Sơ kết học kỳ I năm học 2017 2018

9

đạo đức lối sống, dạy chữ kết hợp với dạy người, chú trọng các hoạt động trải nghiệm

sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn cho

HS. Bên cạnh chất lượng đại trà, chú ý phát triển năng lực đối với HS giỏi, xuất sắc,

HS năng khiếu.

- Sở quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác bồi dưỡng nâng cao năng

lực cho đội ngũ nhà giáo và CBQL cơ sở giáo dục về chuyên môn nghiệp vụ và tinh

thần trách nhiệm để đáp ứng yêu cầu đổi mới, đặc biệt là phát triển đội ngũ tổ trưởng

chuyên môn, GV cốt cán; nâng cao vai trò GV chủ nhiệm lớp (nhất là lớp đầu cấp),

của tổ chức Đoàn, Đội làm cánh tay nối dài của ban giám hiệu trường trong việc quản

lý, phối hợp gia đình giáo dục HS.

- Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng dạy học 2 buổi/ngày, loại hình

trường bán trú ở những nơi có điều kiện18

.

- Tiếp tục triển khai tăng cường việc dạy tiếng Anh và Tin học19

.

b) Cấp Trung học cơ sở, và Trung học phổ thông

- Tiếp tục giao quyền tự chủ cho các đơn vị nhà trường xây dựng và thực hiện

kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực người học. Nhiều đơn vị đã

triển khai thực hiện khá tốt việc xây dựng các chủ đề dạy học theo hướng tích hợp, liên

môn kết hợp với giảm tải mạnh các nội dung dạy học20

theo hướng dẫn. Hoạt động

đơn vị trường học trong huyện sử dụng nhiều phần mềm trong công tác quản lý và giáo dục, các tiết dạy có ứng

dụng công nghệ thông tin của giáo viên ngày càng nhiều và phát huy hiệu quả tốt. Giáo viên các đơn vị trường

thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp giảng dạy, vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào các môn học

TN-XH và Khoa học, phát huy tính tích cực sáng tạo cho học sinh. Tạo điều kiện tốt cho học sinh tự trải nghiệm,

vận dụng kiến thức vào thực hành từ đó khắc sâu thêm kiến thức; tiếp tục đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh

theo Thông tư 22/2016/BGDĐT, đánh giá học sinh theo hướng động viên, khuyến khích, ghi nhận sự tiến bộ

hằng ngày của từng học sinh, giúp học sinh cảm thấy tự tin và vui thích với các hoạt động học tập. Cách dự giờ

giáo viên cũng đổi mới, người dự không quá chú trọng quan sát, đánh giá thầy dạy thế nào mà tập trung quan sát

để phân tích các hoạt động học tập của học sinh, xem các em tiếp thu bài học ra sao, từ đó điều chỉnh phương

pháp dạy và học phù hợp.

* Tổ chức các phong trào, hội thi, hoạt động ngoài giờ lên lớp: Ngành giáo dục các huyện (thị xã, thành phố)

tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi tiểu học cấp trường nhằm thúc đẩy giáo viên rèn luyện tay nghề, đổi mới

phương pháp cũng như kích thích sự sáng tạo, linh hoạt trong các tiết dạy; cuộc thi Olympic Tiếng Anh và Hội

thi tài năng tiếng Anh thu hút nhiều học sinh tham gia, chất lượng qua từng năm đều có nâng lên rõ rệt; 18

Tổng số học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày là 122.722 em (tăng 33.027 em so năm học trước),trong đó học 6-8

buổi/tuần có 71.601 học sinh, học 9-10 buổi/tuần có 46.751 học sinh. Học sinh học 5 buổi/tuần có 70.893 học

sinh. Ngoài ra, còn có 60 trường triển khai dạy học cả ngày theo Chương trình Seqap và 14 trường triển khai dạy

học cả ngày theo Dự án VNEN. 19

Dạy học môn tiếng Anh 4 tiết/tuần theo chương trình mới của Bộ GDĐT ở 118 trường tiểu học ở khối lớp 3, 4

và 5, trong đó có 28 trường triển khai bắt đầu khối lớp 3 năm học 2015-2016. Các khối lớp còn lại ở 28 trường

này và các lớp 3, 4, 5 ở những trường khác tiếp tục dạy học tiếng Anh theo chương trình 2 tiết/tuần. Chương

trình và tài liệu tiếng Anh đưa vào sử dụng trong nhà trường phải qua thẩm định và được sự cho phép của Bộ

GDĐT. Bên cạnh việc đào tạo lại giáo viên để đạt trình độ B2, khuyến khích giáo viên tự học, tự bồi dưỡng để

đạt trình độ theo Khung tham chiếu Châu Âu.

* Môn Tin học được tổ chức dạy tự chọn ở 11/11 huyện, thị, TP với 415 lớp/14.436 học sinh (tăng 104 học

sinh so với cùng kỳ năm trước) 20

Thực hiện tốt các văn bản hướng dẫn nhiệm vụ chuyên môn của Bộ GDĐT (Công văn số 4612/BGDĐT-

GDTrH ngày 03/10/2017 của Bộ GDĐT) trong đó tập trung chỉ đạo các đơn vị không tự ý cắt xén nội dung,

chương trình giảng dạy một cách tùy tiện; tiếp tục rà soát nội dung dạy học trong sách giáo khoa, tinh giản

những nội dung dạy học vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông

hiện hành; điều chỉnh để tránh trùng lặp nội dung giữa các môn học, hoạt động giáo dục; bổ sung, cập nhật

những thông tin mới phù hợp thay cho những thông tin cũ, lạc hậu; không dạy những nội dung ngoài sách giáo

khoa vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông. Qua kiểm tra, các nhà

trường và cơ sở giáo dục đã thực hiện đúng kế hoạch xây dựng, không có trường hợp cắt xén chương trình và nội

dung dạy học đồng thời việc dạy học theo chủ đề, có lồng ghép và tích hợp nội môn, liên môn cũng có những kết

Page 10: BÁO CÁO Sơ kết học kỳ I năm học 2017 2018

10

giáo dục trải nghiệm sáng tạo từng bước được các đơn vị thực hiện quen dần so với

những năm đầu tiên mới triển khai21

. Hoạt động giáo dục đạo đức22

, lối sống, giá trị

sống, kỹ năng sống được thực hiện theo hướng tích hợp vào các môn học và hoạt động

giáo dục trên lớp, hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa23

. Đồng bộ với triển khai

thực hiện đổi mới PPDH, các hình thức kiểm tra, đánh giá 24

cũng được chỉ đạo thực

hiện nhất quán đảm bảo tính khách quan, đánh giá đúng năng lực và sự tiến bộ của HS.

quả nhất định: Trong học kì I, Hội đồng bộ môn các cấp học đã thực hiện được hơn 86 chuyên đề dạy học theo

hướng phát huy tính tích cực người học có lồng ghép với kiến thức liên môn; các đơn vị tăng cường giáo dục đạo

đức học sinh theo tư tưởng phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục môi trường, giáo dục an toàn giao thông

và phòng chống tệ nạn xã hội... 21

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật dành cho học sinh trung học đã cơ bản vào nền nếp và nâng lên về chất lượng:

Năm học này có 169 dự án của 30/51 trường THPT tham dự (đạt 58.8%, giảm 3.94%) và 10/11 phòng GDĐT

(đạt 90.1% tăng 17.38%), gồm 20/24 lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, không tăng so với năm học 2016- 2017; có

06 dự án tiêu biểu đạt giải cấp tỉnh được chọn tham dự Cuộc thi cấp quốc gia thuộc các đơn vị: THPT Trần Văn

Thành, THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, THPT Nguyễn Khuyến, THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu, THPT Đức Trí,

THCS Thị trấn Chợ Vàm - huyện Phú Tân; trong đó THPT Đức Trí lần đầu tiên có học sinh tham dự vòng thi

quốc gia. 22

thực hiện Kế hoạch số 371/KH-UBND ngày 17/8/2015 của UBND tỉnh về Kế hoạch hành động thực hiện Chỉ

thị số 42-CT/TW Ban Chấp hành Trương Đảng “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý

tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015 – 2030”; Kế hoạch số 482/KH-UBND

ngày 26/10/2015 của UBND tỉnh về Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1501/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên, nhi đồng

giai đoạn 2015 – 2020”; Kế hoạch số 676/KH-UBND ngày 16/11/2017 của UBND tỉnh An Giang về kế hoạch

thực hiện Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn,

lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường. Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác phát triển Đảng

trong các trường học phù hợp với tình hình mới trên cơ sở nội dung thông báo số 537/TB-BGDĐT của Bộ Chính

trị. 23

*Tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ các tiêu chí xây dựng “Trường học an toàn, lành mạnh, thân thiện”; chỉ

đạo các cơ sở giáo dục tăng cường giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho HS thông qua Lễ chào

Cờ Tổ quốc; toàn thể cán bộ, nhà giáo, HS thực hiện nghiêm túc quy định hát Quốc ca trong các Lễ chào Cờ;

đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục giúp HS không bị kẻ xấu lợi dụng, kích động, lôi kéo vào các hoạt động vi

phạm pháp luật; tổ chức nhiều hoạt động truyền thông về phòng chống tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn giao

thông, an toàn, trật tự khu vực trong và ngoài trường học; Tăng cường dạy học tích hợp, lồng ghép nội dung,

kiến thức về phòng, chống bạo lực học đường vào kế hoạch giáo dục; Xây dựng và thực hiện bộ quy tắc ứng xử

văn hóa trong nhà trường, cụ thể các mối quan hệ, ứng xử đúng mực, thân thiện giữa cán bộ quản lý, giáo viên,

nhân viên và người học. các cơ sở giáo dục đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật, tuyên truyền về biển, hải đảo

và trách nhiệm của HS trong quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền thiêng liêng, toàn vẹn lãnh thổ của

dân tộc Việt Nam; ngăn chặn và phấn đấu không còn hiện tượng bạo lực học đường, các hành vi thiếu văn hóa

trong học đường; tăng cường giáo dục toàn diện và tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quản lý HS;

đẩy mạnh công tác bảo đảm an ninh, trật tự trường học, phòng, chống tội phạm ma túy, HIV/AIDS, tệ nạn xã

hội, tai nạn thương tích, đuối nước, công tác chăm sóc sức khỏe, phòng, chống dịch bệnh đối với HS; Tổ chức

các hoạt động thông tin, truyền thông, nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, ý nghĩa của đạo đức, lối sống cách

ứng xử tốt đẹp trong gia đình và xã hội; về giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc và địa

phương; giáo dục ý thức chấp hành pháp luật; về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học

đường.

* Tổ chức các hoạt động giúp hoạc sinh phát triển năng lực: hội thi hùng biện/tài năng môn tiếng Anh, Hội

khoẻ Phù Đổng, cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học, hoạt động của các câu lạc bộ trong nhà

trường; hoạt động tham quan, du khảo về nguồn, chăm sóc di tích lịch sử địa phương, tư vấn nghề nghiệp, khởi

nghiệp, tham quan tìm hiểu nghiên cứu tại các cơ sở dạy nghề, xí nghiệp, công ty và các trường đại học...

Cuộc thi khoa học, kỹ thuật dành cho học sinh trung học đã cơ bản vào nền nếp và nâng lên về chất lượng: Năm

học này có 169 dự án của 30/51 trường THPT tham dự (đạt 58.8%, giảm 3.94%) và 10/11 phòng GDĐT (đạt

90.1% tăng 17.38%), gồm 20/24 lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, không tăng so với năm học 2016- 2017; có 06

dự án tiêu biểu đạt giải cấp tỉnh được chọn tham dự Cuộc thi cấp quốc gia thuộc các đơn vị: THPT Trần Văn

Thành, THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, THPT Nguyễn Khuyến, THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu, THPT Đức Trí,

THCS Thị trấn Chợ Vàm - huyện Phú Tân; trong đó THPT Đức Trí lần đầu tiên có học sinh tham dự vòng thi

quốc gia. 24

Hình thức kiểm tra, đánh giá từng bước thay đổi theo hướng khắc phục hiện tượng học sinh học thuộc lòng,

phát huy tư duy sáng tạo, học đi đôi với thực hành và vận dụng thực tiễn. Trong kiểm tra thường xuyên và kiểm

Page 11: BÁO CÁO Sơ kết học kỳ I năm học 2017 2018

11

- Công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ25

và chuẩn bị

đội ngũ CBQL, GV; CSVC và thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục

phổ thông mới được triển khai một cách tích cực, theo đúng kế hoạch. Trong đó, Sở đã

thường xuyên tổ chức tập huấn, hội thảo, đồng thời phát huy vai trò của lực lượng Hội

đồng bộ môn trong việc hỗ trợ, tư vấn, tác nghiệp trực tiếp đối với GV về phương

pháp giảng dạy và đổi mới KTĐG. Sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn dựa trên nghiên

cứu bài học ngày càng được GV nhận thức đầy đủ và hoạt động đi vào chiều sâu, tính

khoa học và hợp lý ngày càng nâng lên; việc bồi dưỡng nâng cao tay nghề chuyển dần

sang hình thức tự học, tự bồi dưỡng gắn với đa dạng hóa hình thức bồi dưỡng thường

xuyên tại các đơn vị.

- Hầu hết các nhà trường và cơ sở giáo dục đều quan tâm đến điều kiện đảm bảo

và sử dụng có hiệu quả CNTT trong quản lý26

và giảng dạy; khuyến khích và tạo điều

kiện thuận lợi cho GV sử dụng thường xuyên có hiệu quả CNTT trong dạy và học; tổ

chức và quản lý các hoạt động chuyên môn trên trang mạng "trường học kết nối"27

.

tra định kì, chú trọng đến tính phân hóa theo trình độ nhận thức của học sinh, qua kiểm tra đã kịp thời uốn nắn và

động viên các em phấn đấu để tiến bộ hơn. Trong học kì I, 100% các trường tổ chức chặt chẽ, nghiêm túc, đúng

quy chế việc ra đề, coi, chấm và nhận xét, đánh giá bài làm của học sinh; đảm bảo thực chất, khách quan, trung

thực, công bằng, đánh giá đúng năng lực và sự tiến bộ của học sinh. 25

Sở GDDT đã cử lãnh đạo, chuyên viên, thành viên HĐBM tham gia tập huấn chuyên môn về xây dựng

chương trình phát triển nhà trường, mô hình trường học mới, công tác tổ trưởng chuyên môn về phương pháp và

kỹ thuật tổ chức hoạt động tự học của học sinh phổ thông... Qua đó, đã tổ chức tập huấn, triển khai bồi dưỡng

cho giáo viên cốt cán của toàn tỉnh tham dự. Kết quả, có 17 lớp tập huấn, bồi dưỡng với 1378 giáo viên THCS,

THPT tham dự, thực hiện được 40 chuyên đề. Các lớp tập huấn ngày càng đi vào nề nếp; đội ngũ báo cáo viên

đã đầu tư, đào sâu, vận dụng các chuyên đề phù hợp với tình hình địa phương và thực tiễn tại đơn vị. Phối hợp

với Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) tổ chức được 14 lớp bồi dưỡng tập huấn, chuyên môn

cho giáo viên THCS, THPT ở các môn Khoa học tự nhiên (KHTN), Khoa học xã hội (KHXH) và có 1.624 giáo

viên tham dự; 100% giáo viên hoàn thành bài tập cuối khoá, giảng viên cũng đã báo cáo 92 chuyên đề riêng cho

các lớp KHTN, KHXH và 7 chuyên đề chung cho các lớp KHXH. Phối hợp tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng

lực giáo viên tham gia dạy bồi dưỡng học sinh giỏi các môn Toán, Vật lý cấp THPT cho đội ngũ giáo viên cốt

cán của các trường THPT trong toàn tỉnh với 300 học viên tham dự. Qua đó, Đại học Quốc gia TPHCM đã khai

thác và mở rộng kiến thức chuyên sâu cho giáo viên môn Toán, Vật lý về các chuyên đề thiết thực trong công tác

bồi dưỡng học sinh giỏi của tỉnh An Giang. 26

*Tất cả các cơ sở giáo dục đều thực hiện đúng theo Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT và công tác Thư

viện – Thiết bị năm học 2017 – 2018 của Sở GDĐT. Công tác kiểm tra, thực hiện các hoạt động đúng theo kế

hoạch đã đề ra; việc ứng dụng CNTT hỗ trợ công tác quản lý giáo dục và công tác dạy học đã được tuyên truyền

rộng rãi, chỉ đạo triển khai sâu rộng trong toàn ngành, tiếp tục ký kết cùng Viettel An Giang triển khai thỏa thuận

hợp tác toàn diện năm học 2017 – 2018 nhằm tiếp tục tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý, dạy và học tại

các cơ sở giáo dục; phối hợp cùng trường ĐHAG hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung ngành cùng các

công cụ để khai thác, phục vụ công tác quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động chung của ngành giáo dục và đào

tạo tỉnh An Giang; - -

, 100% các đơn vị trường

học, phòng GDĐT, phòng ban Sở sử dụng hộp thư điện tử angiang.gov.vn trao đổi công vụ đúng theo hướng dẫn

của UBND tỉnh; 100% các đơn vị trường học đã được kết nối đường truyền internet tốc độ cao; 100% thông tin,

văn bản trên môi trường mạng đảm bảo được trao đổi kịp thời và thông suốt từ Sở đến Phòng đến các đơn vị

trường học.

* Căn cứ vào các hướng dẫn của Cục CNTT, Vụ Giáo dục trung học Bộ GDĐT, Sở cũng đã ban hành các văn

bản tương ứng hướng dẫn giáo viên không có thêm những loại hồ sơ, sổ sách ngoài quy định của Điều lệ trường

trung học; có thể sử dụng kết hợp để giảm số lượng các loại hồ sơ, sổ sách ở mỗi trường, khuyến khích các

trường sử dụng hồ sơ sổ sách điện tử. Hiện nay toàn tỉnh cấp THPT đã có hơn 40/51 trường, THCS đã có hơn

90/157 trường, khoảng 20% các trường tiểu học đã sử dụng chính thức sổ điểm điện tử, nhiều trường đã sử dụng

phần mềm tổng kết điểm số có kết hợp với sổ điểm giấy. Các Phòng GDĐT cũng đã chỉ đạo cho các trường

THCS hợp pháp hóa hình thức sổ điểm điện tử nhằm tạo điều kiện cho giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm

thực hiện tốt công tác điểm số. 27

có 528 đơn vị tham gia trường học kết nối, trong đó có: 51 trường THPT, 11 phòng GDĐT, 156 trường THCS

và 297 trường tiểu học, 01 TTGDTX, 09 TTGDNN-GDTX và 03 trường Trung cấp có hệ GDTX; số tài khoản

giáo viên tham gia hoạt động là 18.036; số tài khoản tham gia hoạt động của học sinh là 148.618; số bài học

Page 12: BÁO CÁO Sơ kết học kỳ I năm học 2017 2018

12

Công tác điều hành quản lý chuyên môn, kiểm tra nội bộ được hiệu trưởng các trường

quan tâm thực hiện theo đúng các hướng dẫn của ngành, phát huy dân chủ trong hoạt

động dạy học và giáo dục. Hầu hết các trường đã tổ chức thực hiện kế hoạch đầy đủ,

hồ sơ sổ sách tinh giản theo hướng thực chất và mang lại hiệu quả chuyên môn cao.

- Tăng cường điều kiện đảm bảo để mở rộng và nâng cao chất lượng dạy học

tiếng Anh28

.

- Tiếp tục triển khai thực hiện tự nguyện đăng ký tiếp tục tham gia mô hình

trường học mới cấp THCS (trên cơ sở khảo sát ý kiến của các đơn vị, HS và phụ

huynh HS)29

.

- Toàn tỉnh, đến cuối học kì I có 166.442 học sinh của hai cấp THCS và THPT.

Kết quả xếp loại hai mặt30

(so với cùng kỳ năm trước: tăng tỉ lệ xếp loại học lực khá

(0,75%), giỏi (0,56%); giảm tỉ lệ HS có học lực yếu (0,06%), kém (0,33%); giảm tỉ lệ

HS hạnh kiểm loại trung bình (0,69%), yếu (0,24%); HS có hạnh kiểm tốt tăng

(1,87%)) đã cho thấy hầu hết các cơ sở giáo dục phổ thông đều có sự đầu tư nghiêm

túc để ổn định và nâng cao chất lượng giáo dục.

- Công tác quản lý dạy thêm học thêm (DTHT) được thực hiện nghiêm túc,

đúng quy định31

.

tham gia cấp tỉnh của tổ chuyên môn là 1.569; tham gia cấp Bộ 5.625 bài; số giáo viên tham gia bài học từ Bộ và

Sở là 23.818 người. Đặc biệt, Sở GDĐT đã hoàn thành việc khai báo thông tin cá nhân trên trường học kết nối

cho 100% giáo viên cấp THCS và THPT. 28

*Triển khai đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh đối với môn tiếng Anh

theo tinh thần của Công văn số 5333/BGDĐT-GDTrH ngày 29/9/2014 và Công văn số 3333/BGDĐT-GDTrH

ngày 07/07/2016 về việc sử dụng định dạng đề thi đánh giá năng lực tiếng Anh dành cho học sinh phổ thông từ

năm học 2015-2016 của Bộ GDĐT (Công văn số 18/HD-SGDĐT ngày 15/8/2016 của Sở GDĐT về việc hướng

dẫn dạy học và kiểm tra đánh giá môn tiếng Anh cấp THCS, THPT).

* Triển khai mở rộng dạy học chương trình tiếng Anh (10 năm) cho 8.885 (tăng 3.273 học sinh) tại 50 trường

THCS (tăng 07 trường) và 2.599 học sinh (tăng 678 học sinh) học sinh tại 15 trường THPT (tăng 01 trường). Tổ

chức dạy tăng cường nghe nói tiếng Anh do người nước ngoài giảng dạy tại 06 trường (tăng 03 trường) được

chọn là đơn vị điển hình về dạy và học ngoại ngữ và đã thực hiện được 1.088 tiết nghe nói và kỹ năng giao tiếp.

Ngoài ra, Sở còn triển khai chỉ đạo tổ chức Hội thi tài năng tiếng Anh và các hoạt động ngoại khóa khác nhằm

hỗ trợ nâng cao chất lượng việc dạy và học tiếng Anh tại các trường. 29

Năm học 2017-2018 toàn tỉnh có 06 trường THCS (giảm 32 trường) tiếp tục thực hiện mô hình trường học

mới với 29 lớp học (trong đó có 27 lớp 7 và 02 lớp 8, giảm 366 lớp) với 954 học sinh tham gia, số học sinh bỏ

học 14 em tỉ lệ 3.04% tăng hơn so với cùng kỳ năm học trước là 2,33% . 30

Kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm (trung học)

Xếp loại Học lực Số lƣợng Tỉ lệ (%) Số lƣợng Tỉ lệ (%)

Học kỳ I năm học 2016-2017 Học kỳ I năm học 2017-2018

Giỏi 38.324 23.75 40.463 24.31

Khá 56.008 38.84 65.894 39.59

Trung bình 44.253 30.79 49.564 29.78

Yếu 9.625 6.22 10.245 6.16

Kém 423 0.4 276 0.17

Xếp loại Hạnh kiểm Học kỳ I năm học 2016-2017 Học kỳ I năm học 2017-2018

Tốt 124.048 84.29 143.404 86.16

Khá 20.223 12.73 19.619 11.79

Trung bình 3.573 2.4 2.852 1.71

Yếu 789 0.58 567 0.34

31

Các văn bản, quy định về dạy thêm, học thêm (DTHT) được triển khai đầy đủ, công tác quản lý DTHT trên địa

bàn toàn tỉnh được thực hiện theo phân cấp quản lý:

- Hoạt động DTHT trong nhà trường được cấp phép theo quy định; giáo viên dạy thêm lập đầy đủ kế

hoạch thông qua tổ chuyên môn duyệt nội dung và ký duyệt của lãnh đạo nhà trường, nội dung các tiết dạy đều

được ghi sổ đầu bài như tiết dạy chính khóa để nhà trường theo dõi, kiểm tra.

Page 13: BÁO CÁO Sơ kết học kỳ I năm học 2017 2018

13

- Kỳ thi THPT quốc gia 2017: có 13.254 thí sinh đỗ tốt nghiệp/13.433 thí sinh

dự thi, chiếm tỷ lệ 98,67%. Kết quả HS trúng tuyển vào các trường đại học (ĐH), cao

đẳng (CĐ) năm 2017 là 7.385/12.620 dự thi, tỷ lệ 59,09% (so năm 2016:

5.334/10.919, tỷ lệ 48,85%). Để tiếp tục duy trì chất lượng, Ngành đã chủ động triển

khai công tác chuẩn bị cho kỳ thi THPTQG năm 201832

.

2.3. Giáo dục thường xuyên

- Cùng với bậc học phổ thông, Sở đã chỉ đạo cho các TTGDTX thực hiện việc

phân cấp quản lý, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở GDTX gắn

với trách nhiệm; tăng cường nề nếp, kỷ cương thực hiện kế hoạch nhiệm vụ trong các

hoạt động của cơ sở GDTX. Chú trọng hướng dẫn chuyên môn, kiểm tra và phối hợp

kiểm tra hoạt động của TTGDTX tỉnh, các TTGDNN-GDTX, thực hiện các giải

pháp33

nhằm từng bước nâng dần chất lượng giảng dạy và học tập của hệ GDTX.

Ngoài ra, TTGDTX cũng chủ động liên kết với các TTHTCĐ và các cơ sở giáo dục

khác trong việc mở rộng hình thức và nội dung hoạt động34

.

- Tiếp tục triển khai thực hiệ35

trên địa bàn

tỉ 2013-2020. Nâng chất hoạt động của các TTHTCĐ, trung tâm văn hóa

học tập cộng đồng36

.

- Biện pháp quản lý của Sở/Phòng GDĐT đối với các cơ sở DTHT ngoài nhà trường bằng cách tổ chức

các đợt thanh tra, kiểm tra chuyên đề hoặc lồng ghép trong kiểm tra chuyên môn định kỳ hàng tháng. Nhìn

chung, chưa phát hiện sai phạm lớn trong hoạt động DTHT ngoài nhà trường.

- Việc cấp phép và thu hồi giấy phép được thực hiện nghiêm túc, đúng nguyên tắc và theo quy định của

pháp luật. Trong Học kì I, Sở GDĐT đã cấp phép cho 11 đơn vị trực thuộc và 21 cơ sở giáo dục ngoài trường tổ

chức DTHT. 32

Triển khai đến các các cơ sở giáo dục về nội dung, hình thức của Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 theo định

hướng của Bộ GDĐT; đồng thời chỉ đạo các đơn vị chủ động trong việc lập kế hoạch, nội dung, phương pháp

giảng dạy, ôn tập và kiểm tra phù hợp với đối tượng học sinh và đặc điểm nhà trường; thực hiện việc trao đổi

chuyên môn và đi đến thống nhất xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm cho từng môn học phù hợp với nội

dung ôn tập theo định hướng của đề thi tham khảo mà Bộ GDĐT đã công bố. 33

- Giám đốc TTGDTX tỉnh, TTGDNN-GDTX; Hiệu trưởng trường Trung cấp nghề đã chủ động từng bước xây

dựng phân phối chương trình chi tiết đối với chương trình GDTX cấp THPT; các đơn vị đã chủ động bố trí thời

gian tổ chức phụ đạo cho học viên có học lực yếu kém và tổ chức ôn tập cho học viên các lớp cuối cấp; chủ động

trong việc kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy học của trung tâm theo văn bản hợp nhất 23/VBHN-BGDĐT ngày

29/8/2014 của Bộ GDĐT.

- Giáo viên dạy các môn văn hóa tại các TTGDTX theo lịch của hội đồng bộ môn cấp tỉnh trong từng tháng,

đã tham gia sinh hoạt chuyên môn thảo luận cùng với giáo viên phổ thông, cập nhật, chia sẽ các vấn đề chuyên

môn, từng bước đổi mới về phương pháp giảng dạy đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong thời gian săp tới.

- Chỉ đạo các cơ sở GDTX tiếp tục tăng cường các hoạt động giáo dục ngoại khóa và thực hiện nghiêm túc, có

hiệu quả các hoạt động: giáo dục pháp luật, giáo dục chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống; giáo dục bảo vệ

môi trường; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải

đảo; giáo dục về ứng phó với biến đổi khí hậu; giáo dục phòng chống ma tuý, HIV/AIDS; giáo dục an toàn giao

thông... 34

*Các trường Trung cấp nghề, các trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên, có chức năng

đào tạo nghề các đơn vị vẫn tiếp tục tổ chức các lớp học văn hóa theo chương trình GDTX cấp THPT được

1668 học viên, ngoài ra TTGDTX An Giang phối hợp với trường Cao đẳng nghề mở được 08 lớp với 280 học

viên vừa học văn hóa vừa học nghề nhằm đẩy mạnh công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS; liên kết

với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp mở các lớp đại học, trung cấp chuyên nghiệp hệ vừa

làm vừa học, từ xa với 2.571 học viên (đại học vừa làm vừa học: 688 học viên, đại học liên thông: 458 học viên,

đại học từ xa: 929 học viên, TCCN vừa làm vừa học: 289 học viên, TCCN chính quy: 207 học viên) 35

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về mục đích, ý

nghĩa của học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập (HTSĐ- XDXHHT) tập trung vào các chủ đề: Học tập để

hoàn thiện nhân cách, phát triển bản thân, Học tập để phát triển quê hương, đất nước, Tìm hiểu sách theo chủ đề

Lịch sử, Sách – Kho tri thức nhân loại (các Thư viện trường tổ chức trưng bày sách, hướng dẫn học sinh cách

đọc sách, tìm tư liệu và ghi chép để nâng cao kiến thức; tổ chức giới thiệu sách và phương pháp tự học). Phối

Page 14: BÁO CÁO Sơ kết học kỳ I năm học 2017 2018

14

- Tăng cường quản lý hoạt động của các trung tâm ngoại ngữ, tin học37

; tăng

cường thanh tra, kiểm tra nhằm ngăn ngừa kịp thời những sai phạm trong việc đào tạo,

liên kết đào tạo, kiểm tra, cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.

3. Đẩy mạnh xã hội hóa (XHH) giáo dục

- Tổ chức triển khai có hiệu quả Kế hoạch XHH giáo dục, trong đó chú trọng

tăng cường các biện pháp để huy động sự tham gia, hỗ trợ của các ngành, các cấp và

các lực lượng xã hội vào công tác giáo dục, đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến

tài nhằm thực hiện đạt mục tiêu xây dựng xã hội học tập. Tiếp tục phát huy hiệu quả

hoạt động Ban đại diện cha mẹ HS lớp, tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục.

- Thực hiện tốt Quy chế phối hợp giữa ngành GDĐT và Hội Khuyến học. Phối

hợp với Hội Cựu giáo chức các cấp trong việc tham gia đánh giá, góp ý xây dựng

chương trình hoạt động của ngành, quan tâm chăm sóc tốt đội ngũ cựu giáo chức. Phối

hợp với Công đoàn ngành GDĐT tiếp tục thực hiện phong trào vận động các tổ chức,

cá nhân nhận đỡ đầu cho HS nghèo, HS có hoàn cảnh khó khăn, đỡ đầu trường học.

Phát động phòng trào “nuôi heo đất khuyến học” trong học sinh.

III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHÓM NHIỆM VỤ VÀ TRIỂN KHAI

CÁC NHÓM GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CỦA NGÀNH GIÁO DỤC NĂM 2017

1. Rà soát, quy hoạch lại mạng lƣới các cơ sở giáo dục và đào tạo

- Đề án quy hoạch mạng lưới của ngành giáo dục An Giang được phê duyệt

thực hiện từ 2008 với hệ thống điểm trường trải rộng khắp trên địa bàn 156 xã,

phường, thị trấn, đặc biệt trong đó có hệ thống nhiều điểm lẻ để phục vụ cho nhu cầu

học tập của con em vùng sâu, vùng xa. Hệ thống trường lớp các cấp, ngành học từ MN

đến phổ thông đã phủ khắp 156/156 xã, phường, thị trấn bước đầu đáp ứng mục tiêu

phổ cập giáo dục; 51 trường THPT đóng tại các trung tâm huyện, thị, thành phố, cơ

bản đáp ứng nhu cầu học tập nâng cao dân trí.

- Từ cuối năm học 2014 – 2015, cùng với sự đầu tư của tỉnh và của trung ương

(chương trình mục tiêu quốc gia), ngành GDĐT tập trung triển khai điều chỉnh hợp lý

mạng lưới trường, lớp học, trong đó đầu tư CSVC, xây dựng trường lớp kiên cố, đạt

chuẩn, xóa các điểm lẻ và tiếp tục sắp xếp, điều chỉnh lại hệ thống các trường TH có

quy mô nhỏ, tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Năm

học 2015 – 2016, số trường học các cấp trong toàn tỉnh là 744 trường (giảm 7 trường

hợp với Hội Khuyến học các cấp tổ chức được 4 lớp tập huấn “Đánh giá, xếp loại cộng đồng học tập cấp xã” với

số lượng 501 người là cán bộ Hội khuyến học, Phòng GDĐT, TTHTCĐ tham dự. 36

Mở rộng phạm vi hoạt động theo hướng đưa các lớp học của TTHTCĐ về đến tận các khóm, ấp để tạo điều

kiện thuận lợi cho người dân trong việc tham gia học tập, kết quả học kỳ I có 217.855 lượt người tham gia học

tập tại các TTHTCĐ. Tổ chức tập huấn 04 lớp Nâng cao Kỹ năng quản lý Trung tâm Học tập Cộng đồng cho cán

bộ phòng Giáo dục, ban Giám đốc các trung tâm học tập cộng đồng với số lượng 178 học viên, tiến hành kiểm

tra 04 TTHTCĐ thuộc 02 huyện (Chợ Mới, An Phú) về quy trình tự đánh giá, xếp loại, tập hợp hồ sơ minh

chứng theo bộ tiêu chí đánh giá hoạt động TTHTCĐ, kết quả các TTHTCĐ thực hiện tốt việc tự đánh giá, xếp

loại. 37

Đến thời điểm hiện tại An Giang có có 27 trung tâm được cấp phép thành lập và hoạt động theo Thông tư số

03/2011/TT-BGDĐT ngày 28/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt

động của trung tâm ngoại ngữ, tin học, gồm: 7 trung tâm ngoại ngữ-tin học và 17 trung tâm ngoại ngữ. Các

trung tâm, cơ sở ngoại ngữ, tin học trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm túc Quy định về tổ chức đào tạo, bồi

dưỡng, kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo chương trình giáo dục thường xuyên ban hành theo

Quyết định số 30/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 06/6/2008 của Bộ GDĐT; chưa có hiện tượng tiêu cực nào xảy ra

trong việc kiểm tra, cấp chứng chỉ ngoại ngữ. Sau kỳ kiểm tra thực hiện tốt công tác báo cáo và đăng ký mua

phôi chứng chỉ tại Bộ đúng quy định.

Page 15: BÁO CÁO Sơ kết học kỳ I năm học 2017 2018

15

TH so với năm học 2014 – 2015), năm học 2016 – 2017 trường học cấp TH tiếp tục

được điều chỉnh giảm 03 (toàn tỉnh vẫn có 744 trường), đến đầu năm học 2017 – 2018,

tiếp tục giảm 06 trường. Hiện tại, toàn tỉnh có 728 trường học các cấp (4 nhà trẻ, 50

trường MN (16 trường tư thục), 148 trường mẫu giáo (3 trường tư thục), 328 trường

TH (1 trường tư thục), 157 trường THCS, 48 trường THPT, 3 trường phổ thông ngoài

công lập).

- Triển khai thu thập số liệu điều tra về tình hình CSVC (theo Công văn số

6088/BGDĐT-CSVC ngày 26/12/2017 của Bộ GDĐT về việc rà soát thực trạng, nhu

cầu đầu tư CSVC, thiết bị trường học và công tác dồn ghép các điểm trường lẻ của

CSGDMN và PT).

2. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ GV và CBQL giáo dục các cấp

- Hiện nay, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được đổi

mới toàn diện trên các mặt như tuyển dụng, đào tào, bồi dưỡng, khen thưởng và xử lý

kỷ luật; việc tổ chức thi tuyển, xét tuyển, sử dụng, bổ nhiệm, đánh giá cán bộ, công

chức, viên chức được thực hiện đúng quy định, dân chủ, công khai; việc đào tào, bồi

dưỡng đã góp phần nâng cao trình độ chuyên môn cũng như tinh thần trách nhiệm,

từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn, thực hiện tốt công việc được giao.

- Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ, công chức, nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

có trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; đánh giá cán bộ, công chức,

viên chức, người lao động mang tính thiết thực và chính xác trên cơ sở đó bố trí sắp

xếp lại cán bộ cho đúng người đúng việc.

3. Công tác phân luồng và định hƣớng nghề nghiệp cho HS phổ thông

- Theo định hướng công tác phân luồng, tỉ lệ tuyển vào lớp 10 hệ chính quy

phải giảm dần từng năm và đạt mức 70% vào năm 2020, 10% vào học hệ GDTX và

20% được học nghề; căn cứ số liệu thực tế 3 năm học qua, tỉ lệ tuyển vào THPT dao

động ở mức 76%, đạt theo lộ trình Đề án 01, nhưng ở 2 luồng GDTX và trung cấp

chuyên nghiệp (TCCN) còn lại đều đạt rất thấp, nhất là hệ GDTX. Năm học 2017 –

2018, để thực hiện công tác phân luồng và củng cố chất lượng dạy học cấp trung học

(đặc biệt là cấp THCS và THPT), Sở xin chủ trương tổ chức thi tuyển 100% vào lớp

10 THPT. Kết quả trúng tuyển: 16.465 (chuyên 512, đại trà 15.953), tỷ lệ 89,02% so

chỉ tiêu, 75,50% so với tốt nghiệp THCS.

- Qua phân tích số liệu, cho thấy việc thực hiện công tác phân luồng HS sau cấp

THCS vẫn chưa đạt hiệu quả cao, phần lớn HS vẫn tập trung vào học các trường

THPT chính quy, sau đó tiếp tục chọn con đường học tập tiếp tục là ĐH, CĐ hoặc có

xu hướng bỏ học ra ngoài lao động phổ thông hoặc phụ giúp gia đình; còn lại hệ

GDTX, các trung tâm, trường dạy nghề chưa thu hút HS. Việc HS không vào được

trường THPT (phần lớn bỏ học), mà không đăng ký vào các loại hình học tập khác,

làm phát sinh nguồn lao động phổ thông, thu nhập bấp bênh. Một số HS trúng tuyển

vào lớp 10 hệ chính quy nhưng có hoàn cảnh khó khăn cũng không theo học hết cấp

THPT, làm cho tỉ lệ bỏ học ở cấp học cũng khá cao.

Page 16: BÁO CÁO Sơ kết học kỳ I năm học 2017 2018

16

4. Nâng cao chất lƣợng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp

học và trình độ đào tạo

- Sở GDĐT tiếp tục tham mưu UBND tỉnh đầu tư kinh phí cho công tác bồi

dưỡng, đào tạo lại GV tiếng Anh các cấp học (năm học 2016-2017, Sở phối hợp với

Trung tâm tạo nguồn nhân lực phát triển cộng đồng – Trường Đại học An Giang tổ chức

4 lớp với 103 GV tiếng Anh TH, THCS, THPT có trình độ B1 lên B2 và 01 lớp với 36

GV cấp THPT có trình độ B2 lên C1; phối hợp với Viện Đào tạo và Phát triển kinh tế tổ

chức bồi dưỡng 02 lớp với 66 GV tiếng Anh THPT nâng chuẩn từ B2 lên C1).

- Năm học 2017 – 2018, Sở xây dựng kế hoạch thực hiện dạy học tiếng Anh

theo Đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020 trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2017 với tổng

kinh phí 22.722.600.000 (Hai mươi hai tỷ, bảy trăm hai mươi hai triệu, sáu trăm ngàn

đồng) và được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3649/QĐ-UBND ngày

23/12/2016. Sở đã tiến hành rà soát và khảo sát đánh giá trình độ GV tiếng Anh và tổ

chức bồi dưỡng theo chuẩn quy định của Bộ GDĐT đáp ứng yêu cầu triển khai kế

hoạch “Dạy và học ngoại ngữ giai đoạn 2016-2020” trên địa bàn tỉnh; những GV chưa

đạt chuẩn hoặc chưa được bồi dưỡng về phương pháp dạy tiếng Anh được ưu tiên bố

trí hoặc tạo điều kiện để được học và tham gia các kỳ khảo sát năng lực; đồng thời GV

phải thường xuyên tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ đạt chuẩn, nâng tỉ lệ GV đạt

chuẩn theo quy định (hiện nay cấp THCS là 96.6% tăng 15.5%, cấp THPT là 67.2%

tăng 28.81%).

- Tiếp tục triển khai kế hoạch dạy học môn tiếng Anh 4 tiết/tuần theo c

, KTĐG HS

.

5. Ứng dụng CNTT trong dạy, học và quản lý

- Thực hiện theo chỉ đạo của Bộ GDĐT, UBND tỉnh, Sở đã ban hành Kế hoạch

ứng dụng CNTT trong việc đổi mới PPDH và công tác quản lý giáo dục; ti

, nâng chất lượng hoạt động của Cổng thông tin điện tử của Sở theo

hướng đi sâu hỗ trợ các hoạt động chuyên môn, cung cấp các dịch vụ giáo dục cho

người dân, phát triển thêm các cổng thông tin điện tử thành phần, thúc đẩy việc sử

dụng văn bản điện tử trong các hoạt động của ngành.

- Đến thời điểm hiện tại 100% các đơn vị trường học, phòng GDĐT, phòng ban

Sở sử dụng hộp thư điện tử angiang.gov.vn trao đổi công vụ đúng theo hướng dẫn của

UBND tỉnh; 100% các đơn vị trường học đã được kết nối đường truyền internet tốc độ

cao; 100% thông tin, văn bản trên môi trường mạng đảm bảo được trao đổi kịp thời và

thông suốt từ Sở đến Phòng đến các đơn vị trường học.

6. Đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo dục

- Ngành giáo dục phối hợp chặt chẽ với các ngành, các địa phương trong công

tác quản lý giáo dục theo Nghị định số 115/2010/NĐ-CP và Thông tư hướng dẫn của

Bộ GDĐT và Bộ Nội vụ. Triển khai và thực hiện có hiệu quả Quyết định số 723/QĐ-

UBND của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án “Phân cấp công tác tuyển dụng viên

chức ngành giáo dục và đào tạo”; tiếp tục phân cấp, giao quyền tự chủ và tự chịu trách

Page 17: BÁO CÁO Sơ kết học kỳ I năm học 2017 2018

17

nhiệm của các cơ sở giáo dục một cách thống nhất, hiệu quả trong công tác tổ chức

cán bộ, quản lý tài chính và công tác chuyên môn có kết hợp đồng bộ với đổi mới, tăng

cường công tác thanh, kiểm tra giáo dục các cấp; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt

động kiểm tra nội bộ của các cơ sở giáo dục.

- Xúc tiến xây dựng đề án và triển khai mô hình trường học tự chủ theo Nghị

định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ.

7. Tăng cƣờng nguồn lực đầu tƣ CSVC đảm bảo chất lƣợng các hoạt động

giáo dục, đào tạo

- Ngân sách đầu tư cho toàn ngành GDĐT

38%).

- Nguồn vốn ODA hỗ trợ được đầu tư xây dựng 04 trường THPT: THPT Ba

Chúc (06 phòng học); THPT Chi Lăng (12 phòng học, 03 phòng học bộ môn); THPT

Bình Chánh (12 phòng học); THPT Thạnh Mỹ Tây (04 phòng học, 03 phòng học bộ

môn). Kinh phí đầu tư 10.325 triệu đồng.

- Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn đầu tư xây dựng CSVC gắn với việc xây

dựng trường chuẩn quốc gia, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới:

Kinh phí năm 2017 là 310.869 triệu đồng.

- Công tác đầu tư, xây dựng cơ bản và trang bị thiết bị dạy học (theo các

chương trình, đề án) được quan tâm thực hiện theo đúng kế hoạch: Đề án trường học

đạt chuẩn quốc gia đã nghiệm thu 316 phòng học, 90 phòng học bộ môn, 519 phòng

chức năng khác (lũy kế); Đề án mẫu giáo 5 tuổi: đã nghiệm thu 161 phòng học, thi

công 66 phòng, hồ sơ 201 phòng học (lũy kế) … CSVC của ngành giáo dục nói chung

tiếp tục được từng bước tăng cường, trường lớp được chỉnh trang khang trang hơn.

8. Hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong giáo dục

- Tổ chức bộ máy của cơ quan Sở GDĐT được thực hiện theo đúng tinh thần

Nghị định số 115/2010/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư liên tịch số

47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ GDĐT và Bộ Nội vụ. Thực hiện tốt việc phân

cấp quản lý ngành rõ ràng, hợp lý giữa tỉnh và huyện về chức năng, thẩm quyền,

nhiệm vụ của các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý. Tổng hợp bảng nhu cầu vị trí

việc làm các đơn vị trực thuộc, xây dựng mô tả vị trí việc làm cơ quan Sở GDĐT.

- Sở GDĐT tiếp tục thực hiện công tác cải cách TTHC theo cơ chế một cửa

đúng với các tiêu chí: chuyên nghiệp, thống nhất, thông suốt, công khai, dân chủ và

trách nhiệm. Cải thiện tác phong giao tiếp, ăn mặc của cán bộ một cửa, từ đó tạo mối

quan hệ tốt đẹp giữa cán bộ, công chức với nhân dân và nâng cao niềm tin của người

dân. Cụ thể Sở GDĐT đã thực hiện cấp bản sao văn bằng; điều chỉnh các chi tiết hộ

tịch trên văn bằng, giấy chứng nhận do Sở GDĐT cấp; chuyển trường và thu nhận HS

khác tỉnh; tư vấn, hướng dẫn các thủ tục thành lập trường ngoài công lập, trung tâm

ngoại ngữ, tin học,…thực hiện niêm yết công khai đúng quy định bộ TTHC thuộc

thẩm quyền giải quyết của Sở GDĐT tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, tại phần

mềm một cửa điện tử và Cổng thông tin điện tử của Sở, niêm yết công khai số điện

thoại, địa chỉ thư điện tử để tiếp nhận các phản ánh kiến nghị của tổ chức, công dân tại

trụ sở cơ quan, Cổng thông tin điện tử của Sở và phiếu hẹn trả kết quả TTHC. Trong

Page 18: BÁO CÁO Sơ kết học kỳ I năm học 2017 2018

18

thời gian qua, Sở GDĐT không phát sinh trường hợp phản ánh kiến nghị nào của tổ

chức, cá nhân liên quan đến TTHC.

- Sở cũng vừa triển khai thực hiện 6 bộ thủ tục trực tuyến mức độ 3 và 6 bộ thủ

tục trực tuyến mức độ 4 tại Cổng thông tin của tỉnh (từ tháng 01/2018).

9. Tăng cƣờng công tác khảo thí và kiểm định chất lƣợng giáo dục

- Công tác khảo thí được quan tâm triển khai đảm bảo quy định, các kỳ thi đều

diễn ra nghiêm túc, an toàn, đúng quy chế.

- Công tác chuẩn bị cho tuyển sinh 10 năm học 2018 – 2019 được chủ động

triển khai sớm, tạo thuận lợi cho HS chuẩn bị chuyển cấp38

.

- Đến thời điểm hiện tại, trong công tác kiểm định chất lượng giáo dục, Sở đã tổ

chức thực hiện đánh giá ngoài được 307 trường39

trên địa bàn tỉnh An Giang.

10. Công tác truyền thông về giáo dục

- Công tác truyền thông, thông tin cơ sở luôn được sở quan tâm, Giám đốc sở

trực tiếp phụ trách phát ngôn và chỉ đạo công tác truyền thông của đơn vị. Cụ thể,

ngành GDĐT đã xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, tổ chức các hoạt động truyền thông,

thông tin cơ sở; chế độ báo cáo được thực hiện nghiêm túc. Ngành GDĐT từ cấp tỉnh

đến các huyện và các cơ sở giáo dục giữ vai trò đầu mối trong tuyên truyền các thông

tin của Ngành. Những điểm nhấn trong số đó là phối hợp với Đài Phát Thanh-Truyền

hình An Giang, Báo An Giang thực hiện việc tuyên truyền công tác GDĐT, các đợt ra

quân tuyên truyền trong Tháng hành động vì sự nghiệp giáo dục.

- Nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình hành động số 05-

CTr/TU; Kế hoạch số 495/KH-UBND, Sở GDĐT xây dựng Kế hoạch hành động số

191/KH-SGDĐT ngày 27/12/2016, trong đó đặt ra 08 giải pháp cụ thể gắn với trách

nhiệm của các phòng ban và đơn vị trực thuộc. Kế hoạch hành động của Ngành được

triển khai trực tiếp tại hội nghị sơ kết học kỳ I năm học 2016 – 2017 (23/01/2017) với

sự tham gia của lãnh đạo phòng GDĐT của 11 huyện, thị xã, thành phố và đầy đủ lãnh

đạo các đơn vị trực thuộc Sở.

- Tại cơ quan Sở GDĐT, công tác tuyên truyền, phổ biến được hiện thường

xuyên trong các cuộc hội nghị định kỳ, đột xuất, họp chi bộ, trong các buổi sinh hoạt

chính trị, … gắn chủ trương đổi mới của ngành vào từng nhiệm vụ chuyên môn cụ thể

của từng phòng, từng cá nhân.

- Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo được thực hiện

nghiêm túc theo đúng quy định, 40

.

38

Đã hoàn thành kế tổ chức tuyển sinh vào lớp 6 và lớp 10 năm học 2018-2019 trình phê duyệt, đang chuẩn bị

các điều kiện và Hướng dẫn cho việc triển khai cụ thể. 39

Hoàn thành đánh giá ngoài 307 trường: Bậc học mầm non có 133/185 trường được đánh giá ngoài và được

công nhận đạt chiếm 71,89%. (vượt chỉ tiêu); Bậc phổ thông có 174/539 trường được đánh giá ngoài và được

công nhận đạt chiếm 32,3%. (Gần đạt chỉ tiêu, 39%). 40

.

* Kết quả xử lý đơn thư

- Số đơn thư, thông tin phản ánh đã nhận: 22 đơn

- : 02)

Page 19: BÁO CÁO Sơ kết học kỳ I năm học 2017 2018

19

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Những kết quả đạt đƣợc

- Trong điều kiện ngân sách còn nhiều khó khăn, nhưng được sự quan tâm lãnh

chỉ đạo sâu sát của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự hỗ trợ tích cực của các ngành liên

quan, đến nay hệ thống trường, lớp học đã trải khắp 156 xã, phường, thị trấn. CSVC và

trang thiết bị dạy học đã được tăng cường đáng kể, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu hoạt

động và phát triển của ngành.

- Quy mô trường lớp vẫn đang được kiện toàn bố trí lại ngày càng hợp lý hơn,

trong đó số trường TH từng bước được giảm dần do sự điều chỉnh ghép một số điểm

trường có quy mô nhỏ.

- CBQL trường học các cấp được bố trí đủ số lượng theo quy định. Đội ngũ GV

các trường phổ thông cơ bản ổn định, đủ về số lượng, có bước chuyển biến về chất

lượng; những năm gần đây, ngành đã tuyển được những GV mới có trình độ đào tạo

chính quy, năng lực ngoại ngữ, tin học đạt tiêu chuẩn quy định, có năng lực sư phạm

vượt trội góp phần nâng dần chất lượng đội ngũ.

- Tỷ lệ huy động HS các ngành học, cấp học hầu hết đạt khá cao so với kế

hoạch. Hoàn thành đề án PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010 – 2015. Tiếp tục

duy trì kết quả đạt chuẩn PCGDTH và PCGD THCS.

- Nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục của các ngành học, cấp học tiếp

tục được chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời và tổ chức triển khai. Ở cấp phổ thông, nhiều

hoạt động và phong trào chuyên môn, trải nghiệm sáng tạo hướng nhiều đến lợi ích HS

đã đi vào thực chất, giúp HS hình thành kỹ năng sáng tạo, góp phần nâng cao chất

lượng giáo dục, đồng thời tạo tiền đề chuẩn bị điều kiện để thực hiện đổi mới chương

trình, thay sách giáo khoa thời gian tới.

- Việc đổi mới tổ chức dạy học tiếng Anh được triển khai ở nhiều đơn vị trong

toàn tỉnh

- Ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính đã dần mang lại hiệu quả tích cực

trong hoạt động quản lý ngành.

- Các kỳ thi đều được tổ chức đúng theo qui chế thi của Bộ GDĐT, đảm bảo an

toàn, nghiêm túc, công bằng trong thi cử.

- Công tác kiểm định chất lượng giáo dục được ngành tổ chức triển khai khá tốt,

đúng theo hướng dẫn của Bộ GDĐT, bước đầu đã đạt được một số kết quả khả quan.

- Công tác thanh, kiểm tra được ngành quan tâm đẩy mạnh đã giúp nhà trường,

GV khắc phục các mặt hạn chế, thiếu sót trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ.

Công tác kiểm tra của các trường và thanh tra của Sở, Phòng về chuyên môn được

thực hiện thường xuyên. Hoạt động của Hội đồng bộ môn các cấp có nhiều chuyển

biến tích cực, góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy và học.

2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

- Mặc dù công tác đầu tư luôn nhận được sự quan tâm, nhưng thực tế vẫn chưa

đáp ứng yêu cầu. Hệ thống điểm lẻ theo nhu cầu trước đây cần phải tập trung về điểm

chính thì thiếu quỹ đất, thiếu vốn. Nguyên nhân do giảm nguồn kiên cố hóa trường,

lớp học. Bên cạnh đó, Đề án xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia tiến độ triển khai

Page 20: BÁO CÁO Sơ kết học kỳ I năm học 2017 2018

20

còn rất chậm, không đạt lộ trình đề ra do việc nhập nguồn đầu tư xây dựng trường đạt

chuẩn quốc gia vào Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cũng

phần nào gây khó về vốn để thực hiện đạt chỉ tiêu đề ra.

- Nhiều đơn vị thiếu phòng học, phòng chức năng nên việc bồi dưỡng HS yếu

kém, bồi dưỡng HS giỏi gặp khó khăn; trang thiết bị, máy móc phục vụ công tác dạy và

học vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu dạy và học ngày càng cao của GV và HS

, một số đơn vị mặc dù đã

chính thức giảng dạy bộ môn Tin học, nhưng không có máy tính phục vụ (≥ 17 đơn vị,

tối thiểu 425 máy tính); nhiều đơn vị đã được đầu tư máy tính các năm trước, nay đã

hỏng không thể sửa chữa, việc tái đầu tư chưa thể hoàn thành được do cần nguồn kinh

phí khá lớn.... Những điều này làm cho chất lượng giáo dục cải thiện chậm.

- Chất lượng giáo dục của các ngành học, cấp học tuy có chuyển biến theo

chiều hướng tích cực nhưng còn chậm, chưa đồng đều giữa các vùng, địa phương; tỷ lệ

HS bỏ học các cấp vẫn còn khá cao, trong khi công tác huy động HS bỏ học trở lại

trường hiệu quả thấp, gây trở ngại trong việc thực hiện mục tiêu phổ cập bền vững.

Công tác PCGD THCS tuy duy trì đạt chuẩn nhưng chưa thật sự vững chắc. Nhiều xã

không mở được lớp bổ túc văn hóa, nếu mở được cũng khó khăn trong việc duy trì sĩ

số đến cuối khóa.

- Công tác giáo dục đạo đức, lối sống HS có nhiều thành quả tốt tuy nhiên vẫn

còn phát sinh một số bất cập. Biện pháp xử lý HS vi phạm nội quy chưa triệt để, nghiêm

túc; phụ huynh HS chưa phối hợp tốt với nhà trường trong việc quản lý chặt chẽ HS sau

các buổi học nên vẫn còn một số HS vi phạm nội quy nhà trường, đánh nhau.

- Về hoạt động chuyên môn, mặc dù trong những năm gần đây ngành đã đề ra

nhiều chủ trương đổi mới nhằm hướng tới việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục

đào tạo, song một số chủ trương đổi mới chưa được thể hiện rõ nét ở các cơ sở giáo

dục như: việc đổi mới hình thức tổ chức, PPDH và KTĐG theo định hướng phát triển

phẩm chất và năng lực người học; việc thực hiện dạy học theo chủ đề gắn với các nội

dung tích hợp, lồng ghép các môn học nhằm giảm bớt yêu cầu nặng về kiến thức trong

chương trình hiện hành; đặc biệt trong KTĐG đối với HS vẫn còn hiện tượng kiểm tra

nặng về kiến thức, thiếu kiểm tra kỹ năng và vận dụng, thực hành.... Một bộ phận

không nhỏ GV còn thiếu quan tâm đầu tư chất lượng giờ dạy trên lớp, áp dụng một

cách máy móc việc đổi mới PPDH nên chưa mang lại hiệu quả nhất định, việc chuyển

giao nhiệm vụ học tập cho HS còn chưa phù hợp, chưa thực sự hấp dẫn, lôi cuốn các

em vào hoạt động học. Một bộ phận CBQL, GV chưa đáp ứng tốt cho nhu cầu đổi

mới, công tác kiểm tra chuyên môn ở ban giám hiệu còn hạn chế, chưa mạnh dạn trong

khâu đánh giá, quản lý giờ giấc.

- Số lượng trường tham gia mô hình trường học mới giảm đáng kể so với năm

học 2016-2017, một mặt do ảnh hưởng từ nguồn dư luận xã hội, phụ huynh chưa am

hiểu về cách đánh giá của mô hình này; mặt khác GV ngại thay đổi, chậm đổi mới trong

cách dạy; công tác tuyên truyền vận động của GV, chính quyền địa phương chưa tốt.

- Trong dạy học tiếng Anh:

+ Việc triển khai đào tạo, bồi dưỡng và khảo sát trình độ đạt chuẩn của GV cấp

THPT chưa đáp ứng được yêu cầu của kế hoạch đề ra, tỉ lệ GV đạt chuẩn theo qui định

của khung năng lực Châu Âu đã qua bồi dưỡng còn thấp.

Page 21: BÁO CÁO Sơ kết học kỳ I năm học 2017 2018

21

+ Số trường tham gia giảng dạy chương trình tiếng Anh 10 năm (chương trình

mới) còn ít so với yêu cầu, nguyên nhân do HS qua khảo sát còn những hạn chế nhất

định về năng lực, trình độ ngoại ngữ; do chủ trương khuyến khích thực hiện tùy thuộc

vào điều kiện nhà trường nên một số ít trường lo ngại cùng lúc phải quản lý nhiều

chương trình sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý, điều hành của đơn vị. Một nguyên

nhân khác là do chương trình mới lượng kiến thức nhiều, học đầy đủ các kỹ năng,

trong khi đó nội dung kỳ thi cuối cấp vẫn là nội dung của chương trình hiện hành do

đó tâm lý HS và phụ huynh còn ngán ngại.

- Công tác phân luồng HS sau tốt nghiệp THCS đã đạt được một số kết quả

bước đầu, tuy nhiên cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập như: Chưa có cơ chế,

chính sách cụ thể, rõ ràng; công tác kế hoạch, kiểm tra giám sát và sự phối hợp giữa

các ngành liên quan trong việc tổ chức thực hiện còn thiếu chặt chẽ; công tác tuyên

truyền, tư vấn về phân luồng nhằm tạo ra sự chuyển biến về nhận thức xã hội chưa sâu

sắc, chưa đều khắp, nhiều phụ huynh và HS còn mơ hồ nên ít quan tâm, ủng hộ. Mạng

lưới các trường đào tạo nghề, đào tạo TCCN trong tỉnh chưa đáp ứng yêu cầu về quy

mô và chất lượng, chưa đa dạng được ngành nghề đào tạo phù hợp với địa phương và

nhu cầu của thị trường lao động. Công tác hướng nghiệp tại các trường THCS chưa

thực sự hiệu quả, GV phụ trách hướng nghiệp ít am hiểu về thị trường lao động và các

ngành nghề xã hội có nhu cầu tuyển dụng ở từng thời điểm, .v.v… dẫn đến tình trạng

HS chưa có nhận thức rõ ràng để lựa chọn ngành nghề học cho phù hợp.

- Công tác quản lý tài chính, tài sản và thiết bị dạy học còn một số bất cập: Tình

trạng mất mát tài sản vẫn còn xảy ra; còn có sai sót được phát hiện qua thanh, kiểm tra.

- Thực hiện mua sắm thiết bị tập trung đang gặp khó khăn, nhất là danh mục

chưa cụ thể rõ ràng: về tiêu chuẩn, kỹ thuật, chủng loại, ...không đồng nhất, nên trong

quá trình thẩm định giá, kế hoạch lựa chọn nhà thầu rất phức tạp, khả năng rất khó khi

mời dự thầu. Một số sách đặc thù nếu áp dụng quy trình mua sắm tập trung sẽ không

kịp thời gian để đưa vào sử dụng.

B. PHƢƠNG HƢỚNG, HỌC KỲ II NĂM HỌC 2017 - 2018

Tiếp tục thực hiện các mục tiêu trọng tâm của nhiệm vụ năm học: phát triển quy

mô hợp lý; tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt, Học tốt”, tập trung tăng

cường kỷ cương, nền nếp, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các cơ sở giáo

dục; tiếp tục đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ MN theo quan điểm lấy trẻ làm

trung tâm, đổi mới đồng bộ các yếu tố cơ bản của chương trình giáo dục phổ thông

theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất và năng lực của người học, chú trọng giáo

dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm công dân của HS đối với

cộng đồng xã hội; đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập nhằm đưa sự nghiệp GDĐT tỉnh

nhà tiếp tục phát triển. Cụ thể là:

04-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương

Đảng khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy

thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự

chuyển hóa” trong nội bộ”. Tiếp tục cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương

đạo đức, tự học và sáng tạo”, cùng hoạt động thi đua “Xây dựng trường học thân thiện,

HS tích cực” nhằm tăng cường kỷ cương, nền nếp, nâng cao chất lượng giáo dục toàn

diện trong các cơ sở giáo dục.

Page 22: BÁO CÁO Sơ kết học kỳ I năm học 2017 2018

22

2. Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền, quán triệt

sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các định hướng và nhiệm

vụ chủ yếu của ngành.

3. Tiếp tục thực hiện hiệu quả mục tiêu Đề án Xây dựng Xã hội học tập và Đề

án Xóa mù chữ đến năm 2020, quyết tâm nâng mức độ đạt của công tác PCGD các cấp

học, đảm bảo chỉ tiêu tỷ lệ HS đi học so dân số độ tuổi.

quốc gia về xây dựng “Nông thôn mới”, thông qua việc thực hiện tốt các tiêu chí của

ngành theo phân công của UBND tỉnh, trong đó tập trung nâng chất hoạt động xây

dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Chú trọng đầu tư hạ tầng CNTT, đẩy mạnh ứng dụng

CNTT trong dạy, học và quản lý giáo dục.

5. Tiếp tục thực hiện giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở

GDĐT, tăng cường bồi dưỡng chuyên đề nâng cao năng lực quản lý trường học, quản

lý ngành phù hợp với chức trách, nhiệm vụ được giao, cải tiến công tác đào tạo ngành

sư phạm và công tác bồi dưỡng GV phục vụ cho triển khai chương trình giáo dục phổ

thông mới. Triển khai thực hiện đầy đủ các chính sách đối với nhà giáo, tập trung bồi

dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ đương chức và cán bộ thuộc diện quy hoạch

. Tiếp tục thực hiện việc đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp GV và

chuẩn CBQL và đánh giá theo Luật công chức, viên chức một cách nghiêm túc, xem

việc đánh giá CBQL, GV theo chuẩn là một trong những công cụ để củng cố, nâng

chất lượng đội ngũ tại đơn vị mình, có ý nghĩa quyết định đến mục tiêu chất lượng của

từng đơn vị; từng cán bộ, GV không ngừng phấn đấu đạt được các tiêu chí chuẩn nghề

nghiệp. Thực hiện đề án xây dựng đơn vị sự nghiệp tự chủ trực thuộc Sở GDĐT.

6. Chú trọng thực hiện mục tiêu giáo dục HS phát triển toàn diện nhất quán

trong tất cả các bậc học, cấp học từ MN đến phổ thông, coi trọng giáo dục đạo đức, kỹ

năng làm người, lối sống lành mạnh cho HS; tích cực đổi mới PPDH, kiểm tra, thi cử

theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực HS hướng đến người học biết chủ

động tiếp cận tri thức:

- Bậc MN: Tiếp tục tăng cường chất lượng công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ theo

hướng “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong các cơ sở giáo dục

MN”; triển khai kế hoạch thực hiện thí điểm cho trẻ MN làm quen với tiếng Anh trong

các cơ sở giáo dục MN. ... đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở

giáo dục MN công lập và ngoài công lập nhằm kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các

hành vi sai phạm của các nhóm lớp tư thục không đảm bảo các điều kiện về nuôi

dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

- Bậc Phổ thông: Ổn định nề nếp, rà soát chương trình, kế hoạch công tác năm;

kip thời bổ sung, điều chỉnh những việc cần làm nhằm thực hiện đạt kết quả tốt nhất

nhiệm vụ trọng tâm đã được đề ra ngay từ đầu năm; tổ chức nghiêm túc việc rút kinh

nghiệm đồng thời có biện pháp để khắc phục những hạn chế, tồn tại về chuyên môn ở

học kỳ II; tập trung chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, thúc đẩy thực hiện tốt hoạt động dạy

học, phong trào đổi mới, sáng tạo và thi đua trong các nhà trường. Tiếp tục thực hiện

tốt công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng thường xuyên nâng cao chất lượng đội ngũ nhà

giáo; tăng cường công tác kiểm tra nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp của

Page 23: BÁO CÁO Sơ kết học kỳ I năm học 2017 2018

23

GV, đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực người học. Tiếp tục đổi mới

công tác tuyển sinh đầu cấp, đổi mới chương trình giáo dục hướng nghiệp trong nhà

trường,… đẩy mạnh phân luồng, hướng nghiệp HS sau tốt nghiệp THCS, THPT. Chú

trọng đầu tư nâng chất lượng giảng dạy ngoại ngữ trong nhà trường phổ thông. Củng

cố chất lượng giáo dục phổ thông, tiếp tục duy trì chất lượng trong kỳ thi THPT quốc

gia năm 2018.

7. Tích cực triển khai thực hiện tốt các Chương trình, Đề án, dự án đã được cấp

có thẩm quyền phê duyệt.

8. Tiếp tục ổn định hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra; tăng cường hiệu quả

cải cách hành chính, xây dựng và triển khai các dịch vụ công theo quy định, phát huy

tính minh bạch trong công tác hành chính, tài chính. Tăng cường công tác kiểm định

chất lượng giáo dục tại các cơ sở trường học.

9. Đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, nghiên cứu khoa học trong đội

ngũ CBQL, GV và HS trung học; đẩy mạnh các hoạt động liên kết, hợp tác trong

GDĐT.

Trên đây là Báo cáo sơ kết học kỳ I, năm học 2017 - 2018 của Sở GDĐT An

Giang./.

Nơi nhận: - Bộ GDDT (để b/c);

- UBND tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;

- Phòng GDĐT các huyện, tx, tp;

- Các trường THPT, THCS-THPT;

- TTGDTX tỉnh;

- Các TTGDNN-GDTX huyện, tx, tp;

- Các trường TC;

- Giám đốc và các Phó Giám đốc sở;

- Các phòng thuộc Sở;

- Lưu: VT, VPS.

KT.GIÁM ÐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

Trần Tuấn Khanh