73
www.VPBS.com.vn Trang | 1 Tăng trưởng tín dụng so với đầu năm (%) Nguồn: NHNN, VPBS Chỉ số vĩ mô 2016 2017F Tăng trưởng GDP (%) 6,21 6,40 Thặng dư thương mại (USD) 2,59 tỷ 1,0 tỷ Thâm hụt ngân sách/GDP (%, theo cách tính mới) 4,24 3,5 Tỷ giá trung tâm (VND/USD) 22.159 22.935-23.267 Lạm phát (%, cả năm) 4,74 5,0 Lợi suất trái phiếu 5 năm (%) 5,6 6,2 Nguồn: NHNN, TCTK, VPBS Tăng trưởng GDP theo ngành (%) Nguồn: TCTK, VPBS Tăng trưởng GDP: GDP năm 2016 của Việt Nam tăng 6,21% so với năm ngoái, thấp hơn so với mục tiêu 6,7%. Nguyên nhân chính dẫn đến mức tăng trưởng thấp hơn kỳ vọng là do ngành công nghiệp khai khoáng giảm sút và ngành nông nghiệp tăng trưởng thấp so với cùng kỳ năm trước. FDI: Tổng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) cấp mới và tăng thêm tính đến hết ngày 26/12/2016 đạt 24,37 tỷ USD, tăng 7,1% so với năm trước. Trong khi đó, vốn giải ngân ước tính đạt 15,8 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2015, là mức giải ngân vốn FDI cao nhất từ trước đến nay. Cán cân thương mại: Năm 2016 Việt Nam xuất siêu 2,68 tỷ USD – trái ngược với mức nhập siêu 3,54 tỷ USD năm 2015. Trong năm 2017, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ chịu nhiều thách thức và tác động trực tiếp từ những biến động chính trị và xã hội trên thế giới, mà cụ thể tại Mỹ và EU. Thâm hụt ngân sách: Thâm hụt ngân sách ở mức 5,52% cả năm do tăng trưởng GDP thấp hơn kế hoạch. Dự báo sẽ ở mức 3,5% GDP vào cuối năm nay do cách tính toán mới, so với 4,24% năm 2016. Tỷ giá: năm 2017, tỷ giá có thể sẽ tiếp tục tăng vì Fed dự báo sẽ có thêm 3 đợt tăng lãi suất trong năm 2017, tăng cầu tiền USD vì chính sách thúc đẩy tài khóa của Mỹ. Lạm phát: Chúng tôi cho rằng, lạm phát năm 2017 chủ yếu sẽ bị ảnh hưởng bởi giá xăng dầu và diễn biến thị trường tiền tệ thế giới. Dù còn nhiều thách thức, song Chính phủ đã đề ra mục tiêu kiểm soát lạm phát ổn định ở mức dưới 4% trong năm 2017. Lợi suất trái phiếu chính phủ: Theo nhận định của VPBS, lợi suất TPCP năm 2017 sẽ có xu hướng tiếp tục tăng, và lợi suất các kỳ hạn dài hơn sẽ tăng nhanh hơn khi nền kinh tế dần ổn định, giúp cải thiện đường lợi suất. Thị trường chứng khoán (TTCK): Mặc dù VNINdex giảm 4% trong quý 4/2016, nhưng cả năm chỉ số đã tăng giá rất tốt từ mức đáy 520 điểm lên mức đỉnh 2016 là 690 điểm vào tháng 10, một phần quan trọng có sự đóng góp của cổ phiếu dầu khí khi mà giá dầu hồi phục ấn tượng trong năm qua. Trong năm 2017, chúng tôi khá lạc quan do kì vọng và đợt tăng mạnh của ngành ngân hàng, cũng như triển vọng các tổng công ty lớn của nhà nước niêm yết có thể thu hút dòng tiền vào thị trường. Dựa trên các giả định khác nhau về tiềm năng tăng trưởng EPS thị trường, chúng tôi kì vọng VNIndex có thể tăng lên 750 điểm (P/E ở mức 17,0) như là kịch bản cơ bản, và 780 điểm (P/E ở mức 17,5) như là kịch bản lạc quan cho năm 2017. Triển vọng ngành: Chúng tôi lạc quan với các ngành ngân hàng, tiêu dùng, thép, thủy - hải sản, xây dựng, kho vận, và dầu khí. * Vui lòng đọc khuyến nghị ở cuối báo cáo này. (5) - 5 10 15 20 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 2014 2015 2016 0 2 4 6 8 10 12 Tăng trưởng GDP Nông, lâm, thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ BÁO CÁO TRIỂN VỌNG THỊ TRƢỜNG 2017 25/1/2017 Tháng

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG THỊ TRƢỜNG 2017 - vps.com.vn · Nguyên nhân chính dẫn đến mức tăng trưởng thấp hơn kỳ vọng là do ngành công nghiệp khai khoáng

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

www.VPBS.com.vn Trang | 1

Tăng trưởng tín dụng so với đầu năm (%)

Nguồn: NHNN, VPBS

Chỉ số vĩ mô 2016 2017F

Tăng trưởng GDP (%) 6,21 6,40

Thặng dư thương mại (USD) 2,59 tỷ 1,0 tỷ

Thâm hụt ngân sách/GDP

(%, theo cách tính mới)

4,24 3,5

Tỷ giá trung tâm

(VND/USD) 22.159 22.935-23.267

Lạm phát (%, cả năm) 4,74 5,0

Lợi suất trái phiếu 5 năm (%) 5,6 6,2

Nguồn: NHNN, TCTK, VPBS

Tăng trưởng GDP theo ngành (%)

Nguồn: TCTK, VPBS

Tăng trưởng GDP: GDP năm 2016 của Việt Nam tăng 6,21% so với năm ngoái, thấp hơn so với mục tiêu 6,7%. Nguyên nhân chính dẫn đến mức tăng trưởng thấp hơn kỳ

vọng là do ngành công nghiệp khai khoáng giảm sút và ngành nông nghiệp tăng trưởng thấp so với cùng kỳ năm trước.

FDI: Tổng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) cấp mới và tăng thêm tính đến hết ngày 26/12/2016 đạt 24,37 tỷ USD, tăng 7,1% so với năm trước. Trong khi đó, vốn giải ngân ước tính đạt 15,8 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2015, là mức giải ngân vốn FDI cao nhất từ trước đến nay.

Cán cân thương mại: Năm 2016 Việt Nam xuất siêu 2,68 tỷ USD – trái ngược với mức nhập siêu 3,54 tỷ USD năm

2015. Trong năm 2017, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ chịu nhiều thách thức và tác động trực tiếp từ những biến động chính trị và xã hội trên thế giới, mà cụ thể tại Mỹ và EU.

Thâm hụt ngân sách: Thâm hụt ngân sách ở mức 5,52%

cả năm do tăng trưởng GDP thấp hơn kế hoạch. Dự báo sẽ ở mức 3,5% GDP vào cuối năm nay do cách tính toán mới,

so với 4,24% năm 2016. Tỷ giá: năm 2017, tỷ giá có thể sẽ tiếp tục tăng vì Fed dự

báo sẽ có thêm 3 đợt tăng lãi suất trong năm 2017, tăng cầu tiền USD vì chính sách thúc đẩy tài khóa của Mỹ.

Lạm phát: Chúng tôi cho rằng, lạm phát năm 2017 chủ yếu sẽ bị ảnh hưởng bởi giá xăng dầu và diễn biến thị

trường tiền tệ thế giới. Dù còn nhiều thách thức, song Chính phủ đã đề ra mục tiêu kiểm soát lạm phát ổn định ở mức dưới 4% trong năm 2017.

Lợi suất trái phiếu chính phủ: Theo nhận định của VPBS, lợi suất TPCP năm 2017 sẽ có xu hướng tiếp tục tăng, và lợi suất các kỳ hạn dài hơn sẽ tăng nhanh hơn khi nền kinh tế dần ổn định, giúp cải thiện đường lợi suất.

Thị trường chứng khoán (TTCK): Mặc dù VNINdex giảm 4% trong quý 4/2016, nhưng cả năm chỉ số đã tăng giá rất tốt từ mức đáy 520 điểm lên mức đỉnh 2016 là 690 điểm vào tháng 10, một phần quan trọng có sự đóng góp của cổ phiếu dầu khí khi mà giá dầu hồi phục ấn tượng trong năm qua. Trong năm 2017, chúng tôi khá lạc quan do kì vọng và đợt tăng mạnh của ngành ngân hàng, cũng

như triển vọng các tổng công ty lớn của nhà nước niêm yết có thể thu hút dòng tiền vào thị trường. Dựa trên các giả định khác nhau về tiềm năng tăng trưởng EPS thị trường, chúng tôi kì vọng VNIndex có thể tăng lên 750 điểm (P/E ở mức 17,0) như là kịch bản cơ bản, và 780 điểm (P/E ở mức 17,5) như là kịch bản lạc quan cho năm 2017.

Triển vọng ngành: Chúng tôi lạc quan với các ngành

ngân hàng, tiêu dùng, thép, thủy - hải sản, xây dựng, kho vận, và dầu khí.

* Vui lòng đọc khuyến nghị ở cuối báo cáo này.

(5)

-

5

10

15

20

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

2014 2015 2016

0

2

4

6

8

10

12 Tăng trưởng GDP

Nông, lâm, thủy sản

Công nghiệp và xây dựng

Dịch vụ

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG THỊ TRƢỜNG 2017

25/1/2017

Tháng

www.VPBS.com.vn Trang | 2

NỘI DUNG

TỔNG QUAN ............................................................................................................................ 3

TRIỂN VỌNG KINH TẾ THẾ GIỚI ............................................................................................. 3

Mỹ ........................................................................................................................................ 4

EU ........................................................................................................................................ 5

Nhật Bản ............................................................................................................................... 6

Trung Quốc ........................................................................................................................... 7

GDP ........................................................................................................................................ 9

Tăng trưởng GDP .................................................................................................................... 9

Tiêu dùng ............................................................................................................................ 11

Chi tiêu và đầu tư chính phủ .................................................................................................. 11

Đầu tư toàn xã hội ............................................................................................................... 13

Cán cân thương mại ............................................................................................................. 15

CHỈ TIÊU KINH TẾ ................................................................................................................ 18

Lạm phát ............................................................................................................................ 18

Thị trường ngoại hối ............................................................................................................. 19

Cán cân thanh toán .............................................................................................................. 21

Tăng trưởng tín dụng và M2 ................................................................................................... 22

Lợi suất trái phiếu chính phủ .................................................................................................. 23

Lãi suất thị trường liên ngân hàng .......................................................................................... 25

Lãi suất huy động và lãi suất cho vay ..................................................................................... 26

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THỊ TRƢỜNG ................................................................... 28

Thông tư 41/2016/TT-NHNN .................................................................................................. 28

Các biện pháp gia tăng quy mô thị trường ............................................................................... 29

Giá hàng hóa cơ bản ............................................................................................................. 29

THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN ................................................................................................ 32

TRIỂN VỌNG THỊ TRƢỜNG .................................................................................................... 38

TRIỂN VỌNG CÁC NGÀNH QUÝ IV/2016 ............................................................................... 40

NGÀNH NGÂN HÀNG ............................................................................................................. 40

NGÀNH HÀNG TIÊU DÙNG ..................................................................................................... 46

NGÀNH KHO VẬN ................................................................................................................. 53

NGÀNH DẦU KHÍ .................................................................................................................. 59

NGÀNH THÉP ....................................................................................................................... 61

NGÀNH XÂY DỰNG ............................................................................................................... 65

NGÀNH THỦY SẢN ................................................................................................................ 69

www.VPBS.com.vn Trang | 3

TỔNG QUAN

GDP năm 2016 của Việt Nam tăng 6,21% so với năm ngoái, thấp hơn so với mục tiêu

6,7% và thấp hơn cùng kỳ năm ngoái tăng trưởng 6,68%. Bên cạnh những diễn biến

phức tạp và thách thức của nền kinh tế toàn cầu trong năm 2016, nền kinh tế Việt Nam

còn phải hứng chịu những hậu quả nghiêm trọng do biến đổi khí hậu và thiên tai gây

nên, đặc biệt là đối với ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản. Khu vực nông – lâm – thủy

sản chỉ tăng 1,36% so với năm ngoái, mức tăng trưởng thấp nhất trong 10 năm qua.

Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,57%, thấp hơn cùng kỳ và khu vực dịch vụ đạt

mức tăng 6,98% là mức tăng cao nhất kể từ năm 2012 đến nay.

Dự báo năm 2017 là một năm có nhiều diễn biến khó lường, cả từ kinh tế thế giới và

điều kiện tự nhiên tại Việt Nam. Hiện tượng El Nino có thể suy giảm, tuy nhiên hiện

tượng xâm nhập mặn vẫn diễn biến phức tạp và tình hình ô nhiễm môi trường chưa có

xu hướng giảm bớt sẽ tiếp tục tác động tiêu cực đến khu vực nông nghiệp.

Việc Mỹ rút khỏi TPP có thể tác động tiêu cực đến cán cân thương mai và dòng vốn FDI

vào Việt Nam, và ảnh hưởng đến ngành công nghiệp chế biến chế tạo, dù dự báo tác

động không quá lớn. Rủi ro tiềm năng từ việc đồng Nhân dân tệ (NDT) giảm giá mạnh

cũng sẽ tác động tiêu cực đến cán cân thương mại và tỷ giá. Trong khi đó lạm phát sẽ

gia tăng do giá xăng dầu, giá các dịch vụ công và giá cả hàng hóa trên thế giới gia tăng.

Tuy nhiên, công cuộc cải cách chi tiêu công và cải cách DNNN đang ngày càng được đẩy

mạnh sẽ giúp cải thiện tính hiệu quả của cả nền kinh tế. VPBS dự báo tăng trưởng GDP

2017 sẽ ở mức 6,4% so với cùng kỳ.

Tổng hợp các chỉ số kinh tế 2013-2016

Dự phóng

Năm 2013 2014 2015 2016 2017

Tăng trưởng GDP (% so với cùng kỳ) 5,42 5,98 6,68 6,21 6,4

Cán cân thương mại (tỷ USD) (0,14) 0,80 (3,54) 2,59 1,0

Bội chi NSNN/GDP (%) 6,6 5,7 6,1 4,24* 3,50*

Tăng trưởng tín dụng (% so với đầu năm) 12,52 14,16 17,29 18,71 18,0

CPI (% so với cùng kỳ) 6,04 1,84 0,60 4,74 5,0

Tỷ giá trung tâm (VND/USD) 21.036 21.246 21.890 22.159 22.935 – 23.267

Lợi suất trái phiếu 5 năm (%) 8,5 6,1 6,6 5,6 6,2

* Theo cách tính mới

Nguồn: NHNN, TCTK, VPBS

TRIỂN VỌNG KINH TẾ THẾ GIỚI

Triển vọng kinh tế thế giới năm 2017 được nhận định khá sáng sủa nhưng xuất hiện

những rủi ro kinh tế rất cao. Mức độ tăng trưởng sẽ có nhiều cấp độ và phân hóa dựa

trên cấu trúc kinh tế của từng quốc gia. Tuy nhiên nền kinh tế thế giới sẽ có một số nét

chính như sau:

- Kinh tế thế giới đang chia thành hai thái cực trái chiều: một bên là Mỹ đang thắt

chặt các chính sách tiền tệ của mình bằng cách nâng lãi suất cơ bản, một bên là

EU và các quốc gia khác đang nới lỏng các chính sách tiền tệ và tài khóa, liên tục

mở rộng các gói hỗ trợ kinh tế và hạ lãi suất. Trong bối cảnh đó, việc Fed tiếp tục

tăng lãi suất trong năm 2017 có thể tiếp tục khiến làn sóng rút vốn, thoái vốn từ

các quốc gia mới nổi về Mỹ có thể dâng cao trong năm tới.

- Bên cạnh đó, làn sóng phản đối thương mại toàn cầu hóa đang có xu hướng dâng

cao sau cuộc trưng cầu dân ý Brexit và việc ông Donald Trump – người ủng hộ

chính sách bảo hộ mậu dịch đã bất ngờ đắc cử Tổng thống Mỹ. Điều này có thể

www.VPBS.com.vn Trang | 4

làm suy giảm hoạt động thương mại của các quốc gia mới nổi và những nền kinh

tế phụ thuộc chính vào xuất khẩu.

- Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc hoàn toàn có thể xảy ra trong

năm 2017 khi tổng thống Donald Trump bày tỏ quan điểm cứng rắn về mặt

thương mại, muốn đánh thuế cao đến 45% các mặt hàng nhập khẩu từ Trung

Quốc. Để đáp trả biện pháp này, Trung Quốc rất có thể sẽ phá giá đồng Nhân

dân tệ để giữ giá hàng hóa của mình tại Mỹ vẫn ở mức giá thấp. Tuy nhiên điều

này vô tình sẽ khiến giá hàng hóa Trung Quốc trên toàn thế giới sụt giảm. Trong

bối cảnh đó, Việt Nam để đảm bảo tính cạnh tranh thương mại của mình có thể

cũng sẽ phải phá giá tiền Đồng.

Trong báo cáo mới nhất của mình, World Bank (WB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế

thế giới năm 2017 xuống còn 2,7% vì lo ngại những rủi ro từ những chính sách kinh tế

mới của Trump và tiến trình Brexit: Anh rời khỏi liên minh châu âu EU. Trong khi đó, IMF

mới đây giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu của mình ở mức 3,4%. Tuy

nhiên đồng quan điểm với WB, IMF cũng cảnh báo nguy cơ bất ổn kinh tế toàn cầu trong

năm 2017 là rất cao mà nguyên nhân chính là từ sự điều chỉnh chính sách kinh tế của

tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump.

Mỹ

Tăng trƣởng GDP phục hồi mạnh mẽ

Theo Cơ quan thống kê của Mỹ, tăng trưởng GDP quý III/2016 đạt 3,5%, là mức tăng ấn

tượng so với mức tăng 1,4% vào quý II. Đây cũng là mức tăng trưởng GDP theo quý cao

nhất kể từ quý III/2014. Tuy nhiên các chuyên gia dự báo sẽ rất khó để Mỹ có thể duy

trì đà tăng trưởng này trong 3 tháng cuối năm 2016, nhiều khả năng kinh tế Mỹ sẽ tăng

trưởng khoảng 2,2% vào quý IV/2016.

Theo công ty Markit Economics, chỉ số nhà quản trị mua hàng PMI của Mỹ kết thúc năm

2016 đạt 54,3 điểm – mức cao nhất kể từ tháng 3/2015. Số lượng việc làm mới cũng

tăng ở mức nhanh nhất nhờ số lượng các đơn đặt hàng mới và khối lượng sản xuất tăng

mạnh.

Theo Bộ Lao động Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ đã giảm xuống còn 4,6% - mức thấp nhất

kể từ năm 2007. Riêng trong tháng 11, thị trường Mỹ đã có thêm 178.000 công việc mới

và khiến tỷ lệ thất nghiệp giảm mạnh từ 4,9% xuống còn 4,6%. Mức lương cũng tăng

thêm 2,5% so với cùng kỳ năm trước, dự báo nhờ vậy lạm phát cũng sẽ tăng theo.

Fed tăng lãi suất lần thứ hai kể từ tháng 12/2015

Dựa trên những số liệu kinh tế tích cực, Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định

tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25% trong kỳ họp tháng 12/2016, đồng thời đưa ra khả

năng sẽ tiếp tục tăng lãi suất cơ bản 3 lần trong năm 2017. Theo đó, mức lãi suất cơ

bản Mỹ giao động trong khoảng 0,5% - 0,75%. Đây là lần tăng lãi suất thứ hai của Fed

kể từ tháng 12/2015. Trong năm 2016, thị trường đã nhiều lần đưa ra những dự đoán về

kế hoạch tăng lãi suất của Mỹ, nhưng Fed vẫn duy trì mức lãi suất cũ cho đến tận tháng

12 khi Fed cảm thấy nền kinh tế Mỹ đã đủ „sức khỏe‟ để đón nhận mức lãi suất cao hơn.

Đồng USD Mỹ liên tục tăng giá trong năm 2016

Theo chỉ số đồng USD Mỹ so với rổ tiền tệ gồm 6 loại tiền tệ khác nhau thì đồng USD đã

tăng lên mức đỉnh 14 năm. Cụ thể sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, đồng USD đã tăng

giá 6% so với đồng EUR và tăng 12% so với đồng Yên Nhật. Đồng USD Mỹ tăng mạnh

trong thời gian qua nhờ những kết quả kinh tế khả quan: kinh tế tăng trưởng và tỷ lệ

thất nghiệp suy giảm. Bên cạnh đó, việc Fed nâng lãi suất và hệ quả của sự kiện Brexit

cũng khiến cho đồng USD tăng giá so với các đồng tiền khác. Theo các chuyên gia, trong

quý I/2017, đồng USD vẫn sẽ duy trì đà tăng của mình.

www.VPBS.com.vn Trang | 5

Những yếu tố chính ảnh hƣởng tới thị trƣờng Việt Nam

Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm qua và là đối tác

thương mại quan trọng. Sự tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ và những diễn biến kinh tế -

chính trị có những tác động trực tiếp tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam cũng như tới

phát triển kinh tế của nước ta.

Theo chúng tôi, trong năm 2017, sẽ có hai yếu tố chính ảnh hưởng tới sự tăng trưởng

kinh tế của Việt Nam:

Fed tăng lãi suất:

Nếu duy trì được đà tăng trưởng hiện tại, một số quan chức Fed đưa ra dự báo cho rằng

Fed sẽ nhanh chóng tăng lãi suất trong năm 2017 nhằm kiềm chế lạm phát, kiểm soát

tăng trưởng kinh tế. Trong báo cáo gần nhất của mình, Fed dự báo tăng trưởng kinh tế

Mỹ năm 2016 sẽ đạt 1,9% và năm 2017 là 2,1%.

Tuy vậy, việc tăng lãi suất còn phụ thuộc rất nhiều vào các chính sách kinh tế mới của

Tổng thống Donald Trump và tác động của những chính sách này tới nền kinh tế. Vào

thời điểm hiện tại, vẫn chưa thể khẳng định ông Trump sẽ đưa ra những chính sách kinh

tế gì để duy trì và đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế Mỹ.

Trong trường hợp Fed tăng lãi suất nhiều lần trong năm 2017, đồng USD sẽ tăng giá

mạnh so với đồng VND khiến cho giá trị các khoản nợ công của Việt Nam tính theo USD

cũng gia tăng. Bên cạnh đó, việc tăng lãi suất cũng sẽ phần nào khiến các nhà đầu tư

rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để tìm tới các thị trường triển vọng

hơn và an toàn hơn.

Chính sách kinh tế của Trump:

Trong cuộc bầu cử, tổng thống mới đắc cử Donald Trump bày tỏ quan điểm ủng hộ chính

sách bảo hộ mậu dịch, hạn chế hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Mỹ bằng cách áp

dụng thuế quan tối thiểu 5% với mọi loại hàng nhập khẩu. Điều này đồng nghĩa với việc

xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Mỹ có thể gặp nhiều cản trở trong năm

2017.

Ngày 23/1/2017, tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức ký sắc lệnh về việc

nước Mỹ rút lui khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Nếu không có sự

tham gia của Mỹ, hiệp định TPP sẽ không thể được thực hiện – điều này được quy định

bởi chính các điều khoản của hiệp định này.

Đối với Việt Nam, không có TPP đồng nghĩa với việc dòng vốn đầu tư FDI đổ vào với kỳ

vọng được hưởng lợi từ các điều khoản của TPP sẽ sụt giảm, mặc dù những cải cách kinh

tế được thực hiện nhằm chuẩn bị cho việc tham gia TPP sẽ vẫn được thực hiện và góp

phần khiến Việt Nam trở thành thị trường thu hút đầu tư. Dù vậy, sự sụt giảm vốn FDI

sẽ không quá nặng nề, do ngay từ khi được ký kết, TPP đã gặp phải sự chống đối từ Mỹ,

và các ứng cử viên chủ chốt trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đều đã bày tỏ quan điểm

chống lại TPP. Việc này cũng có nghĩa thị trường đã tính đến khả năng hiệp định này bị

hủy bỏ.

EU

Tăng trƣởng kinh tế suy giảm, lạm phát thấp

Theo cơ quan thông kê châu Âu Eurostat, GDP theo giá hiện hành của 19 quốc gia thuộc

Eurozone chỉ tăng 0,4% trong quý III/2016, tiếp tục giảm so với mức 0,47% quý II và

0,62% quý I/2016. Nguyên nhân chính là vì tăng trưởng kinh tế của 2 nền kinh tế lớn

nhât châu ÂU là Đức và Pháp đều suy giảm trong quý III. Kinh tế Đức mất đà tăng

trưởng trong khi Pháp bất ngờ sụt giảm. Điều này cho thấy sự phục hồi kinh tế tại

Eurozone vẫn còn rất chậm chạp.

Lạm phát của 19 quốc gia thuộc liên minh EU kết thúc năm 2016 ước tính đạt 1,1%,

www.VPBS.com.vn Trang | 6

tăng so mức 0,6% hồi tháng 11/2016. Tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực liên minh kinh tế lớn

nhất thế giới này là 9,8% - mức tỷ lệ thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tiếp tục cắt giảm lãi suất xuống mức thấp kỷ lục

0,25% để đối phó với lạm phát thấp và khôi phục đà tăng trưởng kinh tế.

Anh công bố kế hoạch rời châu Âu

Thủ tướng Anh - bà Theresa May mới đây đã công bố kế hoạch rời khỏi Liên minh châu

Âu của nước Anh. Theo đó, Anh sẽ quyết định thực hiện một “Brexit cứng” tức là thay vì

giữ lại một số những quan hệ nhất định với EU, nước Anh sẽ dứt khoát rời khỏi thị

trường chung này và cải tổ hoàn toàn mối quan hệ của mình với EU. Điều đó có nghĩa là

Anh sẽ rút khỏi hiệp định miễn thuế giữa Anh và EU, chấm dứt việc tự do nhập cư từ EU

sang Anh, dừng việc chuyển lượng lớn tiền sang Brussels, và tự do thương thảo các hiệp

định thương mại với các quốc gia khác.

Các nhà đầu tư tỏ ra không mấy tích cực về kế hoạch này của nước Anh khi đồng bảng

Anh lao dốc và chạm đáy mức thấp nhất kể từ năm 1985 so với đồng USD sau khi thông

tin về “Brexit cứng” bị tiết lộ. Một loạt các ngân hàng tài chính lớn của thế giới đã và

đang chuyển trụ sở của mình tại Anh sang các quốc gia khác, và rút hoạt động kinh

doanh ra khỏi Anh kể từ khi có kết quả bỏ phiếu Brexit.

Ảnh hƣởng của Brexit tới EU và thế giới

Mặc dù các nhà lãnh đạo EU và Anh đều một mực khẳng định Brexit sẽ không gây ảnh

hưởng ngiêm trọng tới sự phát triển kinh tế của cả hai khu vực này, nhưng điều khiến

các nhà đầu tư lo ngại là liệu sẽ có thêm nhiều những cuộc trưng cầu dân ý khác giống

Brexit hay không. Điều này đang đe dọa sự tồn tại của liên minh kinh tế lớn nhất hành

tinh nói riêng và thương mại toàn cầu hóa nói chung.

Trước mắt, không chỉ Anh và EU mà còn cả các quốc gia khác trên thế giới sẽ cần

khoảng thời gian nhất định để ổn định và thiết lập lại các mối quan hệ giao thương với

EU và Anh.

EU là đối tác thƣơng mại quan trọng của Việt Nam

Sau Mỹ, EU là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam, là thị trường xuất khẩu lớn

thứ hai của Việt Nam. Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường chung EU

đang được hỗ trợ rất lớn từ hiệp định thương mại EU-Việt Nam (EVFTA) giữa Việt Nam

và 28 nước thành viên của EU được ký kết vào tháng 12/2015 và dự kiến sẽ có hiệu lực

từ năm 2018. Với tiến trình Brexit, Việt Nam sẽ phải thực hiện nhưng vòng đàm phán

mới và thiết lập những mối quan hệ thương mại mới với Anh.

Bên cạnh đó, những bất ổn kinh tế từ Brexit và vấn nạn người nhập cư tại EU phần nào

sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu hàng hóa, phát triển kinh tế của các nước thành viên, và đồng

thời hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang EU trong giai đoạn sắp tới. Kinh tế suy

giảm sẽ làm giảm nhu cầu hàng hóa tiêu thụ, đồng thời làm giảm số lượng hàng hóa

xuất khẩu sang thị trường này.

Nhật Bản

Kinh tế tăng trƣởng vƣợt dự báo

Kinh tế Nhật Bản quý III/2016 đang lấy lại đà tăng trưởng khi GDP quý III tăng 2,2% so

với quý trước, là mức tăng ấn tượng so với quý II chỉ tăng 0,7%, và vượt xa mức dự báo

0,8% của các nhà phân tích. Bất chấp việc đồng Yên tăng giá, xuất khẩu hàng hóa và

dịch vụ của Nhật Bản trong quý III/2016 tăng 8,1% so với quý trước, tăng mạnh sau khi

giảm 6% vào quý II/2016. Theo Markit, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Nhật

Bản kết thúc tháng 12/2016 đạt mức điểm cao nhất trong vòng 1 năm, và luôn đạt trên

50 điểm trong suốt quý III, cho thấy sự cải thiện trong sản xuất công nghiệp của Nhật

Bản.

www.VPBS.com.vn Trang | 7

Tuy nhiên nhu cầu tiêu dùng trong nước vẫn còn rất yếu khi mức tăng tiêu dùng cá nhân

đã giảm từ 0,5% trong quý II xuống còn 0,3% trong quý III/2016. Niềm tin người tiêu

dùng Nhật Bản đã giảm từ mức cao nhất 43 điểm từ tháng 9/2016 xuống còn 42,3 điểm

trong tháng 10/2016, theo báo cáo của Văn phòng Nội các Nhật Bản. Bên cạnh đó, việc

ông Donald Trump bảo vệ chủ nghĩa bảo hộ thương mại có thể ảnh hưởng tới sự phát

triển kinh tế của một đất nước phụ thuộc vào xuất khẩu như Nhật Bản.

Năm 2016, đồng JPY tăng giá so với các đồng tiền khác như USD, GBP sau sự kiện Brexit

và việc Donald Trump đắc cử thổng thống, vì các nhà đầu tư tìm tới JPY như một địa chị

trú ẩn. Điều này đã phần nào gây cản trợ tới hoạt động xuất khẩu của Nhật Bản.

Thông qua kế hoạch ngân sách kỷ lục

Chính phủ Nhật Bản khẳng định ưu tiên hàng đầu trong năm 2017 là khôi phục nền kinh

tế. Chính phủ Nhật đã thông qua kế hoạch ngân sách cho năm 2017 với mức kỷ lục hơn

97.450 tỷ Yên tương đương với 831 tỷ USD. Tuy nhiên nhiều chuyên gia tài chính cho

rằng Nhật Bản khó đạt mục tiêu hạn chế tài chính và khôi phục lại sức mạnh tài chính vì

chi phí an sinh xã hội tăng mạnh trong thời gian gần đây và chi tiêu quốc phòng cũng

tăng tháng thứ 5 liên tiếp khiến kế hoạch ngân sách tài khóa 2017 tăng lên mức kỷ lục.

Nhật Bản: nhà đầu tƣ chiến lƣợc của Việt Nam

Không chỉ là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam, Nhật Bản còn là nhà đầu tư

lớn thứ 2 của Việt Nam chỉ sau Hàn Quốc trong năm 2016. Tính đến cuối tháng 11/2016,

Nhật Bản đã đầu tư tổng cộng 42 tỷ USD vào nước ta.

Triển vọng kinh tế tương đối khả quan của Nhật Bản sẽ là yếu tố chính hỗ trợ hoạt động

xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản cũng như hoạt động đầu tư vào Việt

Nam.

Trung Quốc

Tăng trƣởng kinh tế tƣơng đối ổn định

Tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong quý IV đạt 6,8%, vượt dự báo 6,7%. Như vậy

tăng trưởng GDP cả năm 2016 đạt 6,7%, hoàn thành mục tiêu tăng trưởng của chính

phủ. Chỉ số PMI tháng 12 của Trung Quốc đạt mức 51,9 điểm, tăng so với mức 50,9

điểm của tháng 11, cho thấy nền kinh tế của Trung Quốc đang dần ổn định trở lại. Tổng

kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc giảm 7,7% so với năm ngoái, trong khi đó nhập

khẩu cũng giảm tới 5,5%.

Tuy nhiên những rủi ro với nền kinh tế Trung Quốc vẫn tồn tại khi gắng nặng nợ công

của quốc gia này ngày một tăng và chưa có tiến bộ rõ ràng trong việc giải quyết dư thừa

công suất và hiệu quả thấp tại các ngành công nghiệp chủ chốt.

Triển vọng đồng NDT suy yếu

Trong năm 2016, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc giảm gần 320 tỷ USD xuống còn 3.011

tỷ USD. Mức giảm này thấp hơn so với mức giảm 513 tỷ USD trong năm 2015, tuy nhiên

trong 6 tháng cuối năm 2016 dự trữ ngoại hối sụt giảm liên tục cả 6 tháng liên tiếp và

đà giảm này chưa có nhiều dấu hiệu sẽ dừng lại. Đồng NDT giảm giá tổng cộng 6,6% so

với USD trong năm 2016, là mức giảm lớn nhất theo năm kể từ năm 1994.

Ba yếu tố chính góp phần gây nên tình trạng này bao gồm: (1) khi đồng USD mạnh lên,

Trung Quốc sử dụng dự trữ ngoại hối để duy trì giá trị của NDT. (2) Dòng vốn ngoại rời

khỏi nước này trong do triển vọng FED tăng lãi suất USD và chính sách kiểm soát vốn

được nới lỏng. (3) NHTƯ Trung Quốc đã dùng dự trữ ngoại hối để hỗ trợ thị trường

chứng khoán suy giảm trong năm 2015.

Ngoài ra, điều đáng lưu ý là khoản mục Lỗi và sai sót ròng từ năm 2009 trở về đây tăng

mạnh, cùng với xu hướng chuyển tài sản ra nước ngoài của giới “siêu giàu” Trung Quốc

theo các kênh không chính thức. Theo Bản Điều tra của Hurun, một tổ chức chuyên

www.VPBS.com.vn Trang | 8

nghiên cứu về sự giàu có của Trung Quốc, 64% giới siêu giàu Trung Quốc (có tài sản từ

100 triệu NDT – 15,3 triệu USD trở lên) đã hoặc đang thực hiện chuyển tài sản của họ ra

nước ngoài do tình trạng ô nhiễm môi trường, môi trường kinh doanh giảm chất lượng và

chiến dịch chống tham nhũng những năm gần đây của các lãnh đạo Trung Quốc.

Tỷ lệ dự trữ ngoại hối/M2 đã giảm từ 19% năm 2014 xuống 15,5% năm 2015. Tỷ trọng

thấp so với cung tiền đồng nghĩa kho dự trữ sẽ hao mòn nhanh chóng trong trường hợp

nhà đầu tư rút vốn. Trong khi đó, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) lưu ý một quốc gia cần duy

trì tỷ lệ này trên 20% để được xem là "vững chãi". Chúng tôi ước tính ngưỡng dự trữ

ngoại hối an toàn tối thiểu của Trung Quốc theo khuyến nghị của Quỹ Tiền tệ Quốc tế

(IMF) ở mức 2.600-2.800 tỷ USD.

Trung Quốc gần đây đã tăng cường trừng phạt những người đầu cơ đồng NDT giảm giá

và áp dụng các biện pháp quản lý chặt chẽ hơn đối với việc đầu tư ra nước ngoài và việc

chuyển tiền ra nước ngoài. Tuy nhiên, dự kiến xu hướng chuyển tài sản ra nước ngoài

của người giàu Trung Quốc sẽ tiếp tục trong những năm tới, góp phần làm suy giảm dự

trữ ngoại hối. Đồng thời, với triển vọng Mỹ thực hiện các gói nới lỏng tài khóa và Fed

tăng lãi suất 3 lần trong năm 2017, dự báo dòng vốn rút ra khỏi Trung Quốc sẽ tiếp tục

gia tăng.

VPBS cho rằng nếu dự trữ ngoại hối tiếp tục suy giảm nhanh chóng, Trung Quốc có thể

sẽ phải thực hiện việc phá giá với biên độ lớn một lần, giống như đã thực hiện năm

2015. Điều này có thể sẽ gây xáo trộn thị trường tài chính toàn cầu và làm gia tăng

căng thẳng trong quan hệ với Mỹ.

Trong nhiều năm qua, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam nhờ giá

thành rẻ. Tuy nhiên, việc đồng Nhân dân tệ liên tục mất giá trong thời gian qua sẽ khiến

hàng hóa Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam, và khiến các doanh nghiệp sản

xuất Việt Nam mất vị thế cạnh tranh trong nước và cả trên thị trường quốc tế, tác động

tiêu cực đến cán cân thương mại của Việt Nam với Trung Quốc nói riêng và các nước

khác nói chung.

Để đảm bảo sức cạnh tranh thương mại của mình, Việt Nam có thể cũng sẽ phải tăng tỷ

giá VND/USD nhưng việc này đồng thời sẽ khiến các khoản nợ công bằng ngoại tệ của

chính phủ khi quy ra VND gia tăng.

Dự trữ ngoại hối (tỷ USD)

Nguồn:NHTƯ Trung Quốc, VPBS

-

500

1.000

1.500

2.000

2.500

3.000

3.500

4.000

www.VPBS.com.vn Trang | 9

GDP

Tăng trƣởng GDP

GDP năm 2016 không hoàn thành mục tiêu

Theo Tổng cục Thống kê (TCTK), GDP năm 2016 của Việt Nam tăng 6,21% so với năm

ngoái, thấp hơn so với mục tiêu 6,7%. Đúng như dự báo trước đó trong các báo cáo của

chúng tôi, kinh tế Việt Nam không thể hoàn thành mục tiêu GDP đề ra đầu năm 2016.

Bên cạnh những diễn biến phức tạp và thách thức của nền kinh tế toàn cầu trong năm

2016, nền kinh tế Việt Nam còn phải hứng chịu những hậu quả nghiêm trọng do biến đổi

khí hậu và thiên tai gây nên, đặc biệt là đối với ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Khu vực nông – lâm – thủy sản chỉ tăng 1,36% so với năm ngoái, mức tăng trưởng thấp

nhất trong 10 năm qua. Trong đó, ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất (khoảng

75%) trong khu vực nhưng chỉ tăng thấp 0,72%. Ngành lâm nghiệp và thủy sản tăng lần

lượt 6,11% và 2,80% so với năm ngoái. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chịu ảnh

hưởng nghiêm trọng từ diễn biến thời tiết bất lợi: tình hình hạn hán và xâm nhập mặn

do hiện tượng El Nino, liên tục những đợt lũ trong các tháng cuối năm tại các tỉnh mùa

Trung và sự cố nhiễm độc môi trường biển tại các tỉnh Bắc Trung Bộ.

Trong 3 khu vực chính, công nghiệp và xây dựng vẫn có mức tăng trưởng cao nhất. Năm

2016, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,57% so với năm ngoái. Tuy vậy mức

tăng này thấp hơn khá nhiều so với mức tăng trưởng năm 2015 là 9,64%. Ngành công

nghiệp chế biến chế tạo đạt mức tăng trưởng ấn tượng 11,90% so với năm ngoái, là

mức tăng cao nhất trong 5 năm qua. Cùng với đó, ngành xây dựng cũng tiếp tục tăng

trưởng ở mức cao – tăng 10% so với năm ngoái. Trong khi đó, do giá dầu thô thế giới

tụt dốc, lượng dầu thô khai thác cũng giảm theo, ngành khai khoáng tính chung cả năm

2016 giảm tới 4%, mức giảm sâu nhất kể từ năm 2011 đến nay.

Trong khi 2 khu vực nông – lâm – thủy sản và công nghiệp & xây dựng đều có mức tăng

trưởng thấp hơn so với năm ngoái, thì khu vực dịch vụ đạt mức tăng 6,98% là mức tăng

cao nhất kể từ năm 2012 đến nay. Trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất và tăng mạnh nhất

là ngành bán buôn bán lẻ, tăng 8,28% so với năm 2015. Bên cạnh đó, tăng trưởng của

khu vực cũng được cải thiện nhờ các ngành như tài chính & bảo hiểm (tăng 7,79%), dịch

vụ lưu trú và ăn uống (tăng 6,30%) và bất động sản (tăng 4%).

Tăng trưởng GDP và các khu vực (%) Chỉ số PMI của Việt Nam

Nguồn: TCTK, VPBS Nguồn: Markit, VPBS

0

2

4

6

8

10

12

Tăng trưởng GDP Nông, lâm, thủy sản

Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ

52,4

40

42

44

46

48

50

52

54

56

03/1

2

06/1

2

09/1

2

12/1

2

03/1

3

06/1

3

09/1

3

12/1

3

03/1

4

06/1

4

09/1

4

12/1

4

03/1

5

06/1

5

09/1

5

12/1

5

03/1

6

06/1

6

09/1

6

12/1

6

www.VPBS.com.vn Trang | 10

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP)

Chỉ số sản xuất công nghiệp IIP cả năm 2016 ghi nhận mức tăng trưởng 7,5% so với

năm ngoái, thấp hơn nhiều so với mức tăng 9,8% của năm 2015, chủ yếu do chỉ số IIP

của ngành khai khoáng giảm mạnh 5,9%.

Chỉ số IIP của ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng mạnh 11,2% từ mức tăng

10,6% năm 2015. Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 11,5% so với năm ngoái, mức

tăng khá tương đồng với mức tăng cùng kỳ năm 2015. Ngành cung cấp nước và xử lý

rác thải tăng 7,2% so với năm trước.

Những phân ngành có chỉ số IIP tăng cao trong năm vừa qua gồm: sản xuất kim loại

(tăng 17,9%); dệt (tăng 17,3%); sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học

(tăng 12,8%). Một số sản phẩm công nghiệp tăng cao như tivi (70%), thép cán

(26,8%), ô tô (21,9%) và thép thô (20,5%).

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp, chế biến chế tạo tính chung 11 tháng đầu năm

2016 tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn so với mức tăng 12,6% vào cùng

kỳ năm trước. Trong đó, những ngày có chỉ số tiêu thụ tăng cao: sản xuất xe có động cơ

(20,8%), sản xuất sản phẩm điện tử, vi tính và quang học (15,1%), và đồ uống

(11,9%).

Chỉ số PMI đạt kết quả tích cực vào cuối năm

Chỉ số Nikkei PMI của Việt Nam kết thúc năm 2016 đạt mức 52,4 điểm, duy trì trên mức

50 điểm trong suốt cả năm 2016. Đặc biệt, chỉ số PMI tháng 11 của Việt Nam đạt 54

điểm - mức điểm cao nhất trong vòng 18 tháng qua.

Kết quả này cho thấy lĩnh vực sản xuất của Việt Nam trong năm 2016 đã có sự cải thiện

mạnh mẽ. Các điều kiện hoạt động sản xuất đều được cải thiện hơn so với năm 2015, số

lượng các đơn đặt hàng mới liên tục tăng. Trong đó, theo khảo sát của Nikkei, số lượng

các đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng cao nhất trong lịch sử kể từ năm 2011.

Chỉ số PMI ngành sản xuất tại hầu hết các thị trường trong khu vực đều cho thấy sự cải

thiện trong tháng 12/2016, ngoại trừ Indonesia và Malaysia khi chỉ số PMI giảm điểm so

với tháng trước đó. Theo Nikkei, điều kiện kinh doanh của ngành sản xuất tại khu vực

ASEAN đang suy yếu do nhu cầu của khách hàng yếu hơn và tổng lượng các đơn đặt

hàng giảm mạnh. Tuy vậy so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, chỉ số PMI của

Việt Nam luôn nằm trong top dẫn đầu và có đạt sự chuyển biển rõ rệt.

Chỉ số nhà quản trị mua hàng PMI

Việt Na Indonesia Malaysia Đài Loan Hàn Quốc Trung Quốc Nhật Bản

12/2016 52,4 49 47,1 56,2 49,4 51,9 52,3

11/2016 54 49,7 47,1 54,7 48 50,9 51,8

10/2016 51,7 48,7 47,2 52,7 48 51,2 51,7

9/2016 52,9 50,9 48,6 52,2 47,6 50,1 50,4

Chỉ số trên 50 thể hiện sự tăng trưởng của các hoạt động sản xuất công nghiệp và ngược lại Nguồn: Markit, VPBS tổng hợp

www.VPBS.com.vn Trang | 11

Tiêu dùng

Tăng trƣởng tiêu dùng thấp hơn so năm ngoái

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả năm 2016 đạt 3.527,4 tỷ

đồng, tăng 10,2% so với năm trước. Nếu loại trừ yếu tố giá thì tổng mức bán lẻ hàng

hóa và dịch vụ tiêu dùng chỉ tăng 7,8%, thấp hơn mức tăng 8,5% của năm trước.

Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa cả năm 2016 ước tính đạt

2.676,4 tỷ đồng, chiếm 76% tổng mức tiêu dùng, và tăng 10,2% so với năm ngoài.

Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 10,7% và chiếm 12% tổng mức tiêu dùng.

Doanh thu từ dịch vụ lữ hàng chỉ chiếm 1% và nhưng tăng 12% so với năm ngoái

Tăng trưởng doanh thu bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng

(%) Tỷ trọng doanh thu bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng theo

lĩnh vực

Nguồn: TCTK, VPBS

Theo Neilsen, chỉ số niềm tin người tiêu dùng của Việt Nam vẫn ổn định về sự lạc quan

và là quốc gia thứ 7 lạc quan nhất trên toàn cầu. Tuy vậy theo khảo sát của Nielsen, Việt

Nam là một trong top 10 quốc gia tiết kiệm nhất thế giới với 70% số người được khảo sát

để tiền nhàn rỗi của họ vào tiết kiệm. Do vậy người tiêu dùng Việt chi tiêu một cách thận

trọng. 85% số người khảo sát cho biết họ đang thay đổi thói quen chi tiêu để tiết kiệm

hơn chi phí cho gia đình.

Chi tiêu và đầu tƣ chính phủ

Năm 2015-2016 là thời điểm quốc hội và Chính phủ Việt Nam có nhiều nỗ lực tăng cường

cải cách chi tiêu công (một trong 3 trụ cột cải cách kinh tế cùng với cải cách DNNN và cải

cách hệ thống ngân hàng).

Trong năm 2015 và đầu năm 2016, Chính phủ ban hành một loạt quy định mới về đầu tư

công. Các quy định mới này nhằm mục tiêu tăng cường hiệu quả của đầu tư công, đồng

thời, thu hút vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước và nước ngoài đầu tư vào các lĩnh

vực nút thắt của nền kinh tế như kết cấu hạ tầng, cung ứng dịch vụ công, khoa học công

nghệ, khí tượng thủy văn, khu công nghiệp, khu công nghệ cao...

Những thay đổi trên đây đã trực tiếp ngăn chặn và giảm thiểu hiện tượng đầu tư dàn

trải, tràn lan vượt quá khả năng cấp vốn của Nhà nước và góp phần giảm tốc độ tăng nợ

công của đất nước.

0

2

4

6

8

10

12

14

Tăng trưởng danh nghĩa

Tăng trưởng thực

75,9%

11,7% 1,0%

11,4%

Bán lẻ hàng hóa

Khách sạn, nhà hàng

Du lịch lữ hành

Dịch vụ khác

3.527

nghìn tỷ

www.VPBS.com.vn Trang | 12

Nguồn: VPBS tổng hợp

Về cuối năm 2016, so với nhiều năm trước, Quốc hội đã rất tích cực tham gia ban hành

các Nghị quyết về kế hoạch tài chính, về cơ cấu lại nền kinh tế, về kế hoạch đầu tư công

trung hạn giai đoạn 2016-2020. Đặc biệt, trong Nghị quyết năm nay về dự toán ngân

sách nhà nước năm 2017 quán triệt tinh thần triệt để tiết kiệm, đề cao kỷ luật, tăng

cường kiểm soát chặt chẽ trong chi tiêu ngân sách.

ơ

Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2016 ước tính đạt 1.039 nghìn tỷ đồng, bằng

102,4% dự toán năm, trong đó thu nội địa đạt 830 nghìn tỷ đồng, bằng 105,7%; thu

từ dầu thô đạt 40 nghìn tỷ đồng, bằng 72,5%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động

xuất, nhập khẩu đạt 166 nghìn tỷ đồng, bằng 96,5%.

Tổng chi ngân sách Nhà nước cả năm 2016 ước tính đạt 1.180 nghìn tỷ đồng, bằng 92,7%

dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển đạt 261 nghìn tỷ đồng, bằng 102,4%; chi phát

triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính đạt 852 nghìn tỷ

đồng, bằng 101,8%; chi trả nợ và viện trợ đạt 154 nghìn tỷ đồng, bằng 99,3%.

Ngày ra văn

bảnTên văn bản

Ngày có

hiệu lực

26/11/2014Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh

nghiệp1/07/2015

25/06/2015 Luật Ngân sách Nhà nước 1/01/2017

28/08/2015 Nghị quyết 1023/NQ-UBTVQH13 Ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức

phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020

14/09/2015 Quyết định 40/2015/QĐ-TTg Ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ

vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020

12/11/2015 Nghị quyết 100/2015/QH13 của Quốc hội về việc phê duyệt chủ trương đầu tư

các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020

17/11/2015Thông tư 190/2015/TT-BTC hướng dẫn việc quản lý, sử dụng chi phí trong quá

trình lựa chọn nhà thầu các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn trái

phiếu chính phủ

1/01/2016

24/12/2015 Thông tư 206/2015/TT-BTC Quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà

nước năm 20161/01/2016

18/06/2014 Luật Đầu tư công 1/01/2015

5/08/2014 Chỉ thị 23/CT-TTg về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020

14/02/2015 Nghị định 15/2015/NĐ-CP Về đầu tư theo hình thức đối tác công tư 10/04/2015

17/03/2015Nghị định 30/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu

thầu về lựa chọn nhà đầu tư5/05/2015

8/09/2015 Thông tư Liên tịch 07/2015/TTLT-BKHĐT-BTC Quy định chi tiết việc cung cấp,

đăng tải thông tin về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu qua mạng1/11/2015

10/09/2015Nghị định 77/2015/NĐ-CP Về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm

1/11/2015

30/10/2015Thông tư 38/2015/TT-BCT về việc quy định chi tiết một số nội dung về đầu tư

theo hình thức đối tác công tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương15/12/2015

31/12/2015Nghị định 136/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư

công15/02/2016

Ngày ra

văn bản Tên văn bảnNgày có

hiệu lực

25/6/2015 Luật Ngân sách Nhà nước của Quốc hội, số 83/2015/QH13 01/01/2017

01/01/2017Nghị định 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi

tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước01/01/2017

08/11/2016Nghị quyết 24/2016/QH14 của Quốc hội về kế hoạch cơ cấu lại

nền kinh tế giai đoạn 2016-202008/11/2016

09/11/2016 Nghị quyết 25/2016/QH14 của Quốc hội về kế hoạch tài chính

5 năm quốc gia giai đoạn 2016-202009/11/2016

10/11/2016 Nghị quyết 26/2016/QH14 của Quốc hội về kế hoạch đầu tư

công trung hạn giai đoạn 2016-202010/11/2016

11/11/2016 Nghị quyết 27/2016/QH14 của Quốc hội về dự toán ngân sách

Nhà nước năm 201711/11/2016

14/11/2016Nghị quyết 29/2016/QH14 của Quốc hội về việc phân bổ ngân

sách trung ương năm 201714/11/2016

21/12/2016Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải

pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển

kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2017

01/01/2017

www.VPBS.com.vn Trang | 13

Bảng: Một số khoản thu nội địa năm 2016

Đơn vị: nghìn tỷ đồng

Nguồn: Bộ Tài Chính, VPBS

Triển vọng

Năm 2017, Luật Ngân sách Nhà nước 2015 bắt đầu có hiệu lực. Có nhiều nội dung thay

đổi, trong đó liên quan đến tính bội chi NSNN, có hai nội dung đáng chú ý. Thứ nhất, các

khoản chi tiêu bằng trái phiếu chính phủ mà trước đây không tính vào chi ngân sách (ví

dụ các khoản đầu tư theo Nghị quyết 12/2011/QH13 về kế hoạch vốn trái phiếu chính

phủ giai đoạn 2011-2015, vốn TPCP giai đoạn 2014-2016 chuyển sang, v.v.) nay sẽ

được đưa vào tính trong chi tiêu ngân sách. Thứ hai, tỷ lệ bội chi ngân sách sẽ theo

thông lệ quốc tế, không bao gồm khoản mục chi trả nợ gốc. Do vậy ước tính tỷ lệ bội chi

năm 2017 sẽ chỉ ở mức 3,5% GDP, giảm so với mức 4,24 ước thực hiện năm 2016.

Theo Nghị quyết 27/2016/QH14 về dự toán ngân sách nhà nước, dự kiến NSNN sẽ trả nợ

gốc 163,8 nghìn tỷ đồng, tăng thêm 105 nghìn tỷ đồng so với cùng kỳ. Nếu tính theo cách

tính của năm 2016, tỷ lệ bôi chi sẽ lên đến 6,72% GDP. Tuy nhiên, do năm nay sẽ tính cả

trái phiếu chính phủ vào NSNN nên hiện chưa rõ trong số trả nợ này có bao gồm 130,6

nghìn tỷ đồng TPCP đáo hạn trong năm 2016 hay không.

Đầu tƣ toàn xã hội

Theo Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư toàn xã hội năm 2016 ước tính đạt 1.485,1 nghìn

tỷ đồng, tăng 8,7% so với năm 2015 và bằng 33% GDP.

Mức tăng trưởng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2016 thấp hơn khá nhiều so với mức tăng

trưởng của hai năm trước. Mặc dù tăng trưởng đầu tư khu vực Nhà nước tăng so với năm

2015 nhưng tăng trưởng đầu tư của hai khu vực ngoài Nhà nước và FDI đều giảm khá

mạnh so với những năm trước. Trong năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo đẩy

nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt là trong những tháng cuối năm. Vốn

đầu tư từ Ngân sách Nhà nước thực hiện năm 2016 bằng 97,8% kế hoạch năm và tăng

15,1% so với năm 2015.

Tuy vậy cơ cấu vốn đầu tư đang dần dịch chuyển dần khu vực Nhà nước sang khu vực

ngoài Nhà nước và FDI. Tỷ trọng vốn đầu tư từ khu vực Nhà nước đã giảm liên tiếp từ

40,4% năm 2013 xuống còn 37,6% năm 2016 trong khi đó, tỷ trọng vốn đầu tư từ các

khu vực ngoài nhà nước và FDI đều tăng lên và đạt mức tỷ trọng cao nhất trong 5 năm

qua.

STT Chỉ tiêu 2015Dự toán

2016

Ƣớc thực

hiện 2016

% thực

hiện 2016

so với

cùng kỳ

% thực

hiện 2016

so với dự

toán

Dự toán

2017

% dự

toán 2017

so với

cùng kỳ

A Tổng thu ngân sách 997 1,015 1,039 4.2% 102.4% 1,212 16.7%

1 Thu nội địa 740 785 830 12.2% 105.7% 990 19.3%

2 Thu từ dầu thô 68 55 40 -41.5% 72.5% 38 -3.0%

3 Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu 177 172 166 -6.4% 96.5% 180 8.4%

4 Thu viện trợ 12 3 4 -70.8% 116.7% 4 2.9%

B Thu kết chuyển 10 5 5 -53.0% 100.0%

C Tổng chi ngân sách nhà nƣớc 1,193 1,273 1,180 -1.1% 92.7% 1,390 17.9%

1 Chi đầu tư phát triển 237 255 261 10.3% 102.4% 357 36.8%

2 Chi thường xuyên 792 837 852 7.6% 101.8% 905 6.3%

3 Chi trả nợ và viện trợ 83 95 13.9% 99 4.1%

4 Dự phòng 26 6 29

5 Chi khác 86 25

Bội chi (không bao gồm trả nợ gốc) 191 195 2.2% 178 -8.6%

Bội chi/GDP 4.60% 4.24% 3.50%

Chi trả nợ gốc 65 59 -9.4%

Bội chi (bao gồm trả nợ gốc) 256 254 254 -0.8%

Bội chi/GDP 6.10% 4.95% 5.52%

www.VPBS.com.vn Trang | 14

Tăng trưởng đầu tư phát triển toàn xã hội (%) Tổng đầu tư toàn xã hội theo khu vực

2012 2013 2014 2015 2016

Tổng vốn đầu tư 7 8,4 11,5 11,9 8,7

Khu vực Nhà nước 9,6 8,7 10,2 6, 7,2

Khu vực ngoài Nhà nước 8,1 7,1 13,6 12,8 9,7

Khu vực FDI 1,4 9,9 10,5 19,9 9,4

Nguồn: TCTK, VPBS

FDI

Tổng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) cấp mới và tăng thêm tính đến hết ngày

26/12/2016 đạt 24,37 tỷ USD, tăng 7,1% so với năm trước. Trong khi đó, vốn giải ngân

ước tính đạt 15,8 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2015, là mức giải ngân vốn FDI cao nhất

từ trước đến nay. Nhờ triển vọng tích cực từ các hiệp định thương mại tự do đã ký kết,

và kỳ vọng hiệp định thương mại TPP sẽ thành công đã mang lại nguồn vốn FDI dồi dào

cho Việt Nam trong năm 2016.

Một số dự án lớn nổi bật trong quý III bao gồm:

- LG Display Hải Phòng – 1,5 tỷ USD

- LG Innotek Hải phòng – 550 triệu USD

- Seoul Semiconductor Vina Hà Nam – 300 triệu USD

- Amata Long Thành Đồng Nai – 300 triệu USD

Lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo là lĩnh vực thu hút nguồn vốn FDI nhất với tổng

vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 15,54 tỷ USD, tăng nhẹ 2,04 % so với năm ngoái,

chiếm 63,8% tổng vốn FDI. Lĩnh vực bán buôn bán lẻ và sửa chữa ô tô và xe có động cơ

đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư nước ngoài đạt 1,89 tỷ USD, chiếm 7,8% tổng vốn

FDI.

FDI cấp mới – tăng thêm và giải ngân (tỷ USD)

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ KH & ĐT, VPBS

37,8% 40,4% 39,9% 38,0% 37,6%

38,9% 37,6% 38,4% 38,7% 39,0%

23,3% 22,0% 21,7% 23,3% 23,4%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

2012 2013 2014 2015 2016

Khu vực Nhà nước Khu vực ngoài Nhà nước Khu vực FDI

11,00 11,00 10,46

11,50 12,35

14,50

15,80

18,59

14,70

13,01

21,63

20,23

22,76

24,37

0

5

10

15

20

25

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Vốn thực hiện Vốn đăng ký & Cấp mới

www.VPBS.com.vn Trang | 15

FDI theo lĩnh vực (%) FDI theo đối tác (%)

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, VPBS

Hàn Quốc vẫn là nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam trong tổng số 68 quốc gia có dự án

đầu tư được cấp phép mới năm nay. Tổng số vốn đăng ký cấp mới từ các nhà đầu tư Hàn

Quốc là 5,52 tỷ USD, chiếm 36,3% tổng vốn đăng ký cấp mới. Tiếp theo đó là Nhật Bản

với 2,59 tỷ USD, chiếm 10,6% và Singapore với 2,42 tỷ USD, chiếm 9,9%.

Triển vọng:

Năm 2016, nguồn vốn FDI dồi dào đổ vào Việt Nam nhờ những thông tin tích cực về

Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP). Một loạt các doanh nghiệp trong và

ngoài khối TPP đã đón đầu cơ hội, đầu tư vào Việt Nam để được hưởng lợi về các ưu đãi

thuế quan sau khi TPP được ký kết. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam

khá ổn định, hoạt động sản xuất công nghiệp được cải thiện mạnh mẽ so với Trung Quốc

và các nước trong khu vực ASEAN. Các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam

cũng được tạo nhiều thuận lợi và điều kiện trong bối cảnh các nước khác không còn ưu

đãi về tài chính, do vậy Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn.

Chúng tôi tin rằng vốn đầu tư trong nước và FDI năm 2017 sẽ vẫn tiếp tục khả quan kể

cả khi hiệp định TPP không được thực thi nhờ tình hình kinh tế và chính trị ổn định của

Việt Nam. Bên cạnh đó, so với các quốc gia khác trong khu vực, hoạt động sản xuất

công nghiệp của Việt Nam đang ngày một cải thiện, và là một môi trường lý tưởng để

phát triển cho các doanh nghiệp nước ngoài.

Cán cân thƣơng mại

Việt Nam xuất siêu 2,68 tỷ USD cả năm 2016

Theo số liệu ước tính của Tổng cục Thống kê (TCTK), năm 2016 Việt Nam xuất siêu 2,68

tỷ USD – trái ngược với mức nhập siêu 3,54 tỷ USD năm 2015. Như vậy Việt Nam đã ghi

nhận mức thặng dư thương mại hàng hóa cao nhất trong 10 năm qua. Nguyên nhân

chính là vì kim ngạch nhập khẩu trong năm 2016 tăng rất thấp, chỉ 4,6% - mức tăng

thấp nhất trong vòng 10 năm qua, trong khi xuất khẩu có mức tăng trưởng cải thiện hơn

so với năm ngoái.

Cụ thể, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2016 ước tính đạt 175,9 tỷ USD, tăng 8,6% so

với năm ngoái, cao hơn mức tăng 7,9% cùng kỳ năm ngoái. Nếu loại trừ yếu tố giá, thì

kim ngạch xuất khẩu ước tính tăng 10,6% so với năm 2015. Xuất khẩu của khối FDI

chiếm tới 71,5% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước – mức cao nhất ghi nhận trong cùng

kỳ các năm qua. Tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp khối FDI đã tăng

liên tiếp trong 6 năm qua trong khi đó tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của khu vực nội địa

vẫn tiếp tục giảm sau 6 năm liên tiếp. Điều này cho tháy xuất khẩu của Việt Nam phụ

thuộc phần lớn vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

63,8%

7,8%

6,9%

3,8% 17,7%

Công nghiệp chế biến, chế tạo

Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy Hoạt động kinh doanh bất động sản

Hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ

Khác

28,9%

10,6%

9,9% 7,7%

7,6%

6,7%

16,2%

Hàn Quốc

Nhật Bản

Singapore

Trung Quốc

Đài Loan

Hồng Kông

Khác

www.VPBS.com.vn Trang | 16

Cán cân thương mại (tỷ USD)

Nguồn: TCHQ, TCTK, VPBS

So với năm 2015 cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu thay đổi không đáng kể. Điện thoại và

linh kiện vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong năm 2016 với tổng kim ngạch đạt

34,5 tỷ USD chiếm 19.6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu chính

khác là dệt may (23,5 tỷ USD, chiếm 13,4%), nông sản (22,1 tỷ USD, chiếm 12,6%),

điện tử, máy tính và linh kiện (18,4 tỷ USD, chiếm 10,5%).

Tăng trưởng xuất khẩu năm 2016 không quá cao so với cùng kỳ năm ngoái vì một số

mặt hàng chủ lực có tốc độ tăng trưởng thấp hơn nhiều so với 2015. Cụ thể như điện

thoại và linh kiện tăng 14,4% (tăng 66,5% năm 2015); dệt may tăng 3,3% (tăng 8,7%

năm 2015), điện tử, máy tính và linh kiện tăng 18,4% (tăng 36,3% năm 2015); giày

dép tăng 7,6% (tăng 17,6% năm 2015).

Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 173,26 tỷ USD, chỉ tăng 4,6% so với

năm 2015, thấp hơn nhiều so với mức tăng cùng kỳ các năm trước. Trong đó, nhập khẩu

từ khu vực FDI và trong nước tăng lần lượt 5,1% và 4%. Kim ngạch nhập khẩu một số

mặt hàng tăng mạnh trong năm qua là: lúa mỳ (tăng 68,3%); rau quả (tăng 47,2%);

điện tử máy tính và linh kiện (tăng 20,1%) và sản phẩm chất dẻo (tăng 17,1%). Trong

khi đó, một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu chỉ tăng nhẹ hoặc giảm so với các năm

trước như máy móc, thiết bị tăng 1,8% so với năm trước (tăng 20,1% cùng kỳ năm

2015); điện thoại các loại và linh kiện giảm 0,3% (tăng 39,06% cùng kỳ năm 2015); ô

tô giảm 2,3% (tăng 63,4% cùng kỳ năm 2015).

Hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong năm 2016 vẫn là Mỹ (38,1 tỷ USD,

tăng 14% so với năm 2015) và EU (34 tỷ USD, tăng 10%). Các thị trường xuất khẩu chủ

lực khác của Việt Nam lần lượt là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và ASEAN. Tuy nhiên

xuất khẩu sang thị trường ASEAN giảm nhẹ 4,8% so với năm ngoái. Về thị trường hàng

hóa nhập khẩu, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với tổng

kim ngạch 49,8 tỷ USD, tăng không đáng kể (0,5%) so với năm 2015. Theo sau lần lượt

là Hàn Quốc (31,7 tỷ USD, tăng 14,6%), ASEAN (23,7 tỷ USD, giảm 0,3%), và Nhật Bản

(15 tỷ USD, tăng 6,7%).

Triển vọng:

Năm 2016, tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu thấp cho thấy sự khó khăn của nền

kinh tế thế giới tác động tới tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Bên cạnh

đó, tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu từ các doanh nghiệp FDI đang tăng liên tục cho thấy

xuất khẩu Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngoài. Như vậy xuất khẩu Việt Nam không những chịu ảnh hưởng từ những biến động

kinh tế thế giới mà còn từ những rủi ro kinh doanh của các tập đoàn đa quốc gia.

(20)

(15)

(10)

(5)

-

5

10

15

20

(200)

(150)

(100)

(50)

-

50

100

150

200

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Xuất khẩu (Trái) Nhập khẩu (Trái) Cán cân thương mại (Phải)

www.VPBS.com.vn Trang | 17

Mặt hàng xuất khẩu chính (%) Mặt hàng nhập khẩu chính (%)

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, VPBS

Cụ thể như trong tháng cuối năm của năm 2016, tình hình xuất khẩu của Việt Nam nói

chung và xuất khẩu mặt hàng điện thoại, điện tử và linh kiện nói riêng phần nào chịu

ảnh hưởng từ sự cố thu hồi Samsung Galaxy Note 7. Cụ thể xuất khẩu tháng 12 ước tính

giảm 0,8% so với tháng trước, trong đó riêng mặt hàng điện thoại và linh kiện giảm tới

11,4%.

Trong năm 2017, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ chịu nhiều thách thức và

tác động trực tiếp từ những biến động chính trị và xã hội trên thế giới, mà cụ thể tại Mỹ,

EU và Trung Quốc. Cụ thể tại Mỹ, tổng thống Donald Trump đã ra quyết định Mỹ rút khỏi

Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Xuất khẩu của Việt Nam sang thị

trường Mỹ tuy không bị suy giảm do yếu tố này nhưng sẽ không có thêm được những hỗ

trợ về thuế như kỳ vọng nếu TPP được thông qua.

Bên cạnh đó, những chính sách kinh tế mới của tổng thống mới đắc cử Donald Trump

hiện tại còn khá mơ hồ. Nhưng những quan điểm của ông cho thấy ông ủng hộ các biện

pháp hạn chế thương mại, giảm thiểu các hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Mỹ, tăng

năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Mỹ nhằm mục đích tăng việc làm cho người

dân Mỹ. Những chính sách hạn chế thương mại và những rủi ro từ thị trường Mỹ sẽ tác

động trực tiết tới xuất khẩu của Việt Nam và tổng kim ngạch xuất khẩu khi Mỹ là thị

trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta.

Tương tự, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam còn chịu tác động từ những rủi ro chính trị

từ EU sau sự kiện Brexit. Mặc dù, Brexit không tác động trực tiếp tới tình hình hoạt động

xuất khẩu của Việt Nam, nhưng điều đáng lo ngại là nó đã dấy lên chủ nghĩa dân tộc và

đe dọa sự tồn tại của nền liên minh kinh tế lớn nhất thế giới này. Sau Anh, nhiều quốc

gia khác cũng có thể sẽ tổ chức những cuộc trưng cầu dân ý tương tự. Năm 2017, EU sẽ

đón chờ những cuộc bầu cử quan trọng tại những quốc gia thành viên lớn nhất của mình

là Đức, Pháp và Ý. Kết quả của những cuộc bầu cử này và những chính sách mới được

đưa ra trong năm 2017 sẽ chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế châu Âu đồng thời các

hoạt động xuất khẩu sang EU.

Việc dự trữ ngoại hối của Trung Quốc liên tục sụt giảm thời gian gần đây và triển vọng

đồng NDT giảm giá như đã đề cập tại phần Triển vọng Kinh tế Thế giới cũng là đặt ra

những nguy cơ suy giảm cán cân thương mại của Việt Nam.

19,6%

13,4%

12,6%

10,5% 7,3%

36,6%

Điện thoại và linh kiện

Dệt, may

Nông sản

Điện tử, máy tính và linh kiện

Giày dép

Khác

16,21%

16,03%

6,09%

6,06%

5,65% 4,97%

45,0%

Máy móc thiết bị, DC, PT khác

Điện tử, máy tính và LK

Vải

Điện thoại và linh kiện

Ô tô

Sắt thép

Khác

www.VPBS.com.vn Trang | 18

CHỈ TIÊU KINH TẾ

Lạm phát

Theo Tổng cục Thống kê, CPI tháng 12 tăng 0,23% so với tháng 11 và 4,74% so với

cuối năm 2015. Đúng như dự báo của VPBS từ đầu năm, Chính phủ đã tận dụng cơ hội

để đẩy nhanh kế hoạch điều chỉnh giá hàng hóa và dịch vụ công, đặc biệt là dịch vụ y tế

và giáo dục. Diễn biến CPI năm 2016 chủ yếu do các yếu tố dưới đây:

CPI nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng mạnh trong năm, đặc biệt là trong quý IV.

Các tỉnh, thành phố lần lượt điều chỉnh tăng giá từng bước theo Thông tư liên

tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính.

Trong năm 2016, CPI nhóm thuốc và dịch vụ y tế đã tăng 55,72% so với cuối

năm 2015, trong đó CPI nhóm dịch vụ y tế tăng đến 77,57%.

CPI nhóm giáo dục tăng 10,81%, trong đó dịch vụ giáo dục tăng 12,50%. CPI

nhóm giáo dục tăng mạnh nhất trong tháng 9 với sự điều chỉnh tăng học phí theo

Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 của Chính phủ.

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống và nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng – chiếm tỷ trọng

lớn nhất trong rổ hàng hóa – có mức tăng CPI không quá cao, so với cuối năm 2015 lần

lượt là 2,87% và 3,26%, đã giúp cho lạm phát được ổn định dưới ngưỡng 5% dù giá dịch

vụ công được đẩy lên cao trong năm.

Triển vọng:

Chúng tôi cho rằng, lạm phát năm 2017 chủ yếu sẽ bị ảnh hưởng bởi giá xăng dầu và

diễn biến thị trường tiền tệ thế giới.

Sau 8 năm, OPEC lần đầu tiên chính thức đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu

mỏ. Mức giảm từ 33,6 triệu thùng/ngày xuống còn 32,4 triệu thùng/ngày được áp dụng

từ ngày 1/1/2017 đã khiến giá dầu thế giới tăng vọt. Kể từ đầu năm 2016, giá dầu đã

tích lũy dần và tăng từ mức 35 USD/thùng hồi đầu năm lên 52 USD/thùng vào thời điểm

cuối năm. Tuy Bộ trưởng Dầu mỏ của Arab Saudi trong một phát biểu gần đây đã thể

hiện niềm tin rằng các thành viên OPEC sẽ không duy trì thỏa thuận trong nửa cuối năm

2017, song ông cũng ám chỉ rằng trong trường hợp cần thiết, các nước OPEC sẵn sàng

gia hạn thỏa thuận này. Giá dầu năm 2017 được kỳ vọng sẽ tăng, với mức dự báo của

VPBS vào khoảng 60-63 USD/thùng trong trường hợp các nước OPEC tuân thủ nghiêm

ngặt thỏa thuận, và 50-55 USD/thùng trong trường hợp kém tuân thủ. Giá dầu đắt đỏ

hơn sẽ tạo động lực đẩy lạm phát tăng lên.

Lạm phát Giá xăng RON92

Nguồn: TCTK, Petrolimex, VPBS

-0,40

-0,20

0,00

0,20

0,40

0,60

0,80

1,00

0

1

1

2

2

3

3

4

4

5

5

01/1

5

03/1

5

05/1

5

07/1

5

09/1

5

11/1

5

01/1

6

03/1

6

05/1

6

07/1

6

09/1

6

11/1

6

CPI theo tháng (P) CPI theo năm (T)

16400

13750

16500

14690

17590

13000

13500

14000

14500

15000

15500

16000

16500

17000

17500

18000

12/1

5

01/1

6

02/1

6

03/1

6

04/1

6

05/1

6

06/1

6

07/1

6

08/1

6

09/1

6

10/1

6

11/1

6

12/1

6

www.VPBS.com.vn Trang | 19

Trong nước, kể từ giữa tháng 8, giá xăng dầu đã được Bộ Công Thương – Tài chính tăng

liên tiếp 6 lần, giảm 1 lần sau đó tiếp tục tăng liên tiếp 4 lần tính đến ngày 4/1/2017.

Giá xăng RON92 đã tăng từ mức đáy 14.690 đồng/lít hồi đầu tháng 8/2016 đến 17.590

đồng/lít vào thời điểm cuối năm. Mức giá này có thể sẽ tiếp tục tăng nếu OPEC duy trì

thỏa thuận cắt giảm của mình trong nửa cuối năm 2017. Đồng thời, Bộ Tài chính đang

dự thảo tăng thuế môi trường để bù vào phần thuế nhập khẩu giảm đi đổi với xăng dầu,

lên đến tối đa 8.000 đồng/lít, nếu được áp dụng cũng sẽ làm tăng chi phí vận tải và giá

cả hàng hóa.

Mức lương cơ sở sẽ tăng thêm 7,44% kể từ ngày 1/7/2017 theo Nghị quyết số

27/2016/QH14 cũng sẽ góp phần gây áp lực lên lạm phát trong năm nay.

Dù còn nhiều thách thức, song Chính phủ đã đề ra mục tiêu kiểm soát lạm phát ổn định

ở mức dưới 4% trong năm 2017. VPBS dự báo CPI cả năm 2017 ở mức 5% so với cùng

kỳ.

Thị trƣờng ngoại hối

Tỷ giá USD/VND

Nguồn: Bloomberg, VCB, VPBS tổng hợp

Năm 2016 là năm đầu tiên Ngân hàng Nhà nước (NHNN) điều hành tỷ giá theo cơ chế tỷ

giá trung tâm. Trong ba quý đầu năm, cung cầu ngoại tệ trên thị trường nội địa khá ổn

định, tỷ giá niêm yết tại các ngân hàng thương mại không có biến động đáng kể. Do Fed

đã liên tục trì hoãn việc tăng lãi suất trong năm 2016, chỉ tăng duy nhất 1 lần vào tháng

12, thị trường hối đoái từ đầu năm đến tháng 11 không có điểm nóng. Tại Vietcombank,

tỷ giá ngày 7/11/2016 là 22.295-22.365 đồng/USD, giảm 175 đồng mỗi chiều so với đầu

năm. Tỷ giá trên thị trường tự do đến trước ngày bầu cử Tổng thống Mỹ cũng gần sát với

tỷ giá niêm yết tại Vietcombank, nằm dưới mức trần tỷ giá theo quy định của NHNN.

Bắt đầu từ giữa tháng 11, tỷ giá bắt đầu tăng mạnh cùng với sự hồi phục trở lại của kinh

tế Mỹ, kéo theo sự tăng giá của đồng USD trên thị trường thế giới. Việc Donald Trump

đắc cử Tổng thống Mỹ cùng những hứa hẹn về chính sách nới lỏng tài khóa, và việc Fed

quyết định nâng lãi suất trong kỳ họp ngày 13-14/12 là hai sự kiện có tác động mạnh tới

thị trường tiền tệ thế giới và tỷ giá tại Việt Nam. Tuy nhiên, với lượng dự trữ ngoại hối

tăng cao trong năm 2016 – đạt 41 tỷ USD vào thời điểm cuối năm 2016, cùng với việc

ban hành Thông tư 31/2016/TT-NHNN cho phép các tổ chức tín dụng tiếp tục cho vay

ngoại tệ đến hết năm 2017, nhu cầu ngoại hối cho hoạt động sản xuất, kinh doanh được

đảm bảo ổn định và do đó không gây thêm sức ép lên tỷ giá.

20000

20500

21000

21500

22000

22500

23000

23500

24000

01/1

5

02/1

5

03/1

5

04/1

5

05/1

5

06/1

5

07/1

5

08/1

5

09/1

5

10/1

5

11/1

5

12/1

5

01/1

6

02/1

6

03/1

6

04/1

6

05/1

6

06/1

6

07/1

6

08/1

6

09/1

6

10/1

6

11/1

6

12/1

6

Chào bán - OTC Tỷ giá trần/sàn

Bình quân liên ngân hàng Chào bán - VCB

www.VPBS.com.vn Trang | 20

DXY USD/VND JPY/VND EUR/VND KRW/VND MYR/VND SGD/VND

30/12/2016 102,21 22.785 196,43 24.247,6 19,1 5.123,84 15.902,2

08/11/201 97,86 22.365 214,97 24.760,8 20,2 5.342,18 16.130,8

Tăng/(Giảm) 4,44% 1,88% -8,62% -2,07% -2,92% -4,09% -1,42%

04/01/2016 98,87 22.540 190,12 24.681,2 19,02 5.231,11 15.933,6

Tăng/(Giảm) 3,38% 1,09% 3,32% -1,76% 3,10% -2,05% -0,20%

Nguồn: Vietcombank, VPBS tổng hợp

Kể từ ngày 8/11, tỷ giá trung tâm tăng 0,59%, tỷ giá bán tại Vietcombank đã tăng

1,9%, còn tỷ giá trên thị trường tự do tăng 3,36%. Tính từ đầu năm, tỷ giá trung tâm

tăng 1,23%, tỷ giá bán tại Vietcombank tăng 1,11% trong khi tỷ giá bán trên thị trường

tự do tăng 1,94%.

Đổi lại, việc đồng VND không yếu đi nhiều so với đồng USD lại khiến VND tăng giá so với

các đồng tiền chủ chốt khác. Cụ thể, cũng tính từ thời điểm 8/11, VND đã tăng 8,62% so

với JPY, 2,07% so với EUR, 2,92% so với KRW, 1,42% so với SGD và 4,09% so với MYR.

Trong dài hạn, việc đồng VND mạnh lên so với các đồng tiền khác sẽ gây tổn thất cho

hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, và giảm sức cạnh tranh của hàng hóa

Việt Nam trên các thị trường xuất khẩu. Cụ thể, đồng VND mạnh kéo theo giá nhập khẩu

giảm và do đó, việc nhập khẩu nguyên vật liệu và hàng hóa thành phẩm trở nên rẻ hơn

so với tiêu thụ hàng hóa trong nước. Trên thị trường xuất khẩu, hàng Việt Nam sẽ trở

nên đắt đỏ và kém hấp dẫn hơn so với hàng hóa các nước khác.

Triển vọng:

Bước sang năm 2017, tỷ giá có thể sẽ tiếp tục tăng vì những lý do sau đây:

Chính sách thúc đẩy tài khóa vốn được hứa hẹn bởi Tổng thống đắc cử Donald

Trump, tập trung vào các dự án cơ sở hạ tầng và tăng khối lượng việc làm tại Mỹ sẽ

khiến cho dòng tiền tiếp tục đổ về Mỹ, tăng cầu đối với đồng USD và tiếp tục đẩy tỷ

giá tăng cao.

Fed dự báo sẽ có thêm 3 đợt tăng lãi suất trong năm 2017, khiến việc nắm giữ USD

trở nên hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư.

Mỹ đã rút khỏi TPP, sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu của Việt

Nam do Mỹ đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất. Xuất khẩu không tăng trưởng như

kỳ vọng sẽ làm giảm nguồn cung ngoại tệ.

Triển vọng dự trữ ngoại hối Trung Quốc sụt giảm và đồng NDT giảm giá sẽ gây áp

lực lớn cho giá trị VND.

Tuy nhiên, tỷ giá cũng sẽ được hỗ trợ phần nào do:

NHNN đang có khối lượng dự trữ ngoại hối lớn và sẵn sàng bán ra với giá thấp để

đảm bảo giảm thiểu nguy cơ tỷ giá tăng do hoạt động đầu cơ.

Theo quyết định số 58/2016/QĐ-TTg, Nhà nước sẽ đẩy mạnh thoái vốn tại nhiều

doanh nghiệp lớn trong giai đoạn hướng đến năm 2020, hứa hẹn đem lại nguồn thu

ngoại tệ và tăng lượng dự trữ ngoại hối.

VPBS dự báo tỷ giá VND/USD sẽ tăng khoảng 4-5% cho cả năm 2017 lên mức 22.935 –

23.267 VND/USD.

www.VPBS.com.vn Trang | 21

Cán cân thanh toán

Bảng: Cán cân thanh toán năm 2016 Đơn vị: Triệu USD

Nguồn: NHNN, VPBS

Tính chung 9 tháng năm 2016, cán cân thanh toán tổng thể có sự tăng trưởng ngoạn

mục, thặng dư 9,7 tỷ USD, tăng mạnh so với mức thâm hụt 3,4 tỷ USD của cùng kỳ

năm trước. Điều này đạt được nhờ vào sự cải thiện vượt bậc của tất cả các hạng mục

thành phần bao gồm Cán cân vãng lai thặng dư 8,4 tỷ USD so với mức thâm hụt 171

triệu USD cùng kỳ; Cán cân vốn và tài chính thặng dư 5,9 tỷ USD so với mức thặng dư

nhẹ 327 triệu USD cùng kỳ năm trước.

Đóng góp lớn nhất vào sự gia tăng 8,5 tỷ USD của cán cân vãng lai thuộc về hạng mục

cán cân thương mại hàng hóa, tăng gần 3 lần trong 9 tháng 2016 so với cùng kỳ, đóng

góp 91% vào tổng tăng trưởng. Các khoản mục dịch vụ, chuyển giao thu nhập đầu tư và

chuyển giao vãng lai không thay đổi nhiều.

Cán cân vốn và tài chính tăng 5,6 tỷ USD 9 tháng 2015 lên 5,9 tỷ USD trong 9 tháng

năm nay chủ yếu do do khoản mục đầu tư trực tiếp ròng tăng 1,8 tỷ USD (+32,1% so

với cùng kỳ), đầu tư gián tiếp ròng tăng 656 triệu USD và khoản mục đầu tư khác tăng

3,2 tỷ USD (+56,2% so với cùng kỳ). Trong khoản mục đầu tư khác, tiền và tiền gửi của

tổ chức tín dụng trong nước tăng 6,1 tỷ USD, tiền và tiền gửi của khu vực khác tăng 1

tỷ USD trong khi khoản mục vay vốn ngắn hạn ròng giảm 2,1 tỷ USD và vay vốn dài

hạn giảm 1,7 tỷ USD so với cùng kỳ. Như vậy, trong 9 tháng năm nay, để bù đắp lại

việc giảm vay vốn nước ngoài, các tổ chức tín dụng trong nước đã rút ròng 1,88 tỷ USD

tiền gửi tại nước ngoài về nước (so với 4,26 tỷ USD gửi ròng ra nước ngoài trong cùng

kỳ năm ngoái). Khoản mục tiền và tiền gửi của khu vực khác trong nước tiếp tục giảm

5,6 tỷ USD, thấp hơn mức giảm 6,6 tỷ USD cùng kỳ năm trước.

Dự trữ ngoại hối tăng từ mức khoảng 29 tỷ USD cuối năm 2015 lên 38,7 tỷ USD tính

đến cuối tháng 9 năm 2016. Theo đại diện của NHNN, dự trữ ngoại hối của Việt Nam

đến cuối năm 2016 đạt 41 tỷ USD, là mức cao nhất từ trước đến nay. Như vậy, trong cả

năm 2016, Việt Nam đã có thặng dư cán cân thương mại trong cả 4 quý, và ở mức cao

ngay từ đầu năm

2014 2015

% tăng

giảm so

với cùng kỳ

9T 2015 9T 2016

% tăng

giảm so

với cùng kỳ

A Cán cân vãng lai (1+2+3) 9,060 906 -90.0% (171) 8,373

1Cán cân thương mại hàng hóa và

dịch vụ 8,596 3,096 -64.0% 877 8,399 857.7%

2 Thu nhập đầu tư (9,143) (9,925) 8.6% (6,825) (6,024) -11.7%

3 Chuyển tiền 9,607 7,735 -19.5% 5,777 5,998 3.8%

BCán cân vốn và tài chính

(4+5+6+7+8+9) 5,571 1,575 -71.7% 327 5,934 1714.7%

4 Đầu tư trực tiếp 8,050 10,700 32.9% 6,250 8,050 28.8%

FDI vào Việt Nam 9,200 11,800 28.3% 7,150 8,850 23.8%

FDI của Việt Nam ra nước ngoài (1,150) (1,100) -4.3% (900) (800) -11.1%

5 Đầu tư vào giấy tờ có giá 93 (65) 28 684 2342.9%

6 Vay trung-dài hạn 5,378 5,049 -6.1% 3,028 1,294 -57.3%

7 Vay ngắn hạn 1,042 790 -24.2% 734 (1,323)

8 Tiền và tiền gửi (9,080) (14,846) 63.5% (9,893) (2,963) -70.0%

Tổ chức tín dụng (1,462) (5,296) 262.2% (3,283) 2,654

Khu vực khác (7,618) (9,550) 25.4% (6,610) (5,617) -15.0%

9 Tài sản khác 88 (53) 180 192 6.7%

C Lỗi và sai sót (D-A-B) (6,256) (8,513) 36.1% (3,533) (4,654) 31.7%

D Cán cân tổng thể 8,375 (6,032) (3,377) 9,653

www.VPBS.com.vn Trang | 22

Dự trữ ngoại hối (triệu USD) Cán cân thanh toán theo quý (triệu USD)

Nguồn: NHNN, VPBS

Tăng trƣởng tín dụng và M2

Theo thông tin từ NHNN, tính đến ngày 29/12/2016, tổng phương tiện thanh toán tăng

17,88% so với cuối năm 2015, cao hơn so với mức tăng 13,55% cùng kỳ năm trước.

Cùng thời điểm tín dụng tăng trưởng 18,71%. Tín dụng tăng mạnh trong những ngày

cuối năm và đạt mục tiêu mà NHNN đề ra. Cũng tính đến ngày 29/12, tăng trưởng huy

động vốn của các tổ chức tín dụng đạt 18,38%. Tốc độ tăng trưởng huy động giúp các

ngân hàng duy trì tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi đảm bảo đúng theo quy định

của Thông tư 36/2014/TT-NHNN, Thông tư 06/2016/TT-NHNN và Quyết định số

2509/QĐ-NHNN.

Thông tư 06/2016/TT-NHNN hiệu lực từ ngày 1/7/2016, đã định nghĩa khái niệm Ngân

hàng Thương mại Nhà nước (NHTMNN) là NHTM có sở hữu nhà nước 100% vốn điều lệ.

Như vậy, nhóm ngân hàng có sở hữu nhà nước trên 50% vốn điều lệ gồm VCB, BID,

CTG và Agribank không thuộc nhóm NHTMNN và do đó, phải duy trì tỷ lệ dư nợ cho vay

trên tổng tiền gửi tối đa là 80%. Tuy nhiên, đến ngày 27/12/2016, Quyết định số

2509/QĐ-NHNN được ban hành, cho phép ba ngân hàng quốc doanh – BID, CTG và VCB

– duy trì tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi là 90% kể từ thời điểm Thông tư 06 có

hiệu lực, đã thể hiện kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng tín dụng của NHNN.

Tuy mức tăng trưởng tín dụng cao hơn hẳn so với năm 2015 và 2014, song dư nợ tín

dụng chủ yếu tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời tín dụng đối với

lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản chậm lại. Tuy vậy, tỉ lệ nợ xấu trong tổng dư

nợ tín dụng vẫn có dấu hiệu tăng trong quý I/2016, từ mức 2,55% cuối năm 2015 lên

2,62% cuối quý I. Tỷ lệ nợ xấu sau đó đã có xu hướng giảm nhẹ về cuối năm. Theo

NHNN, tỷ lệ nợ xấu cuối tháng 11 ước tính còn khoảng 2,46%.

Trong quý III/2016, huy động tiền gửi ngoại tệ tiếp tục sụt giảm nhẹ so với quý II/2016,

khi trần lãi suất huy động tiền gửi bằng USD đối với khách hàng cá nhân tiếp tục duy trì

ở mức 0%. Cụ thể, huy động ngoại tệ tại BID giảm 14,2%, MBB giảm 5,57%. Tính

chung 8 ngân hàng niêm yết (trừ NVB), huy động ngoại tệ quý III giảm nhẹ 2,25%. Mặt

bàng lãi suất huy động VND trong năm tương đối ổn định ở mức 5-5,3% đối với kỳ hạn 3

tháng, 5,7-6% kỳ hạn 6 tháng và 6,7-6,8% kỳ hạn 12 tháng, trong năm biến động

không đáng kể so với mặt bằng lãi suất cuối năm 2015.

5.000

10.000

15.000

20.000

25.000

30.000

35.000

40.000

45.000

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

1Q

2016

1H

2016

3Q

2016

2016E

Triệu

-8.000

-6.000

-4.000

-2.000

0

2.000

4.000

6.000

8.000

www.VPBS.com.vn Trang | 23

Tăng trưởng huy động (lũy kế theo tháng, % so

với đầu năm)

Tăng trưởng tín dụng (lũy kế theo tháng, % so với

đầu năm)

Nguồn: NHNN, VPBS

Triển vọng:

Theo hoạch định của NHNN, mục tiêu tăng trưởng tín dụng cho năm 2017 sẽ là 18% và

tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán 16-18%. Tăng trưởng tín dụng đang phải chịu

tác động tiêu cực bởi những diễn biến sau:

- Với việc Mỹ rút khỏi TPP và dự kiến chính sách tăng thuế hàng nhập khẩu được áp

dụng tại Mỹ - thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam, sẽ ảnh hưởng đến

hoạt động sản xuất kinh doanh của Việt Nam và giảm sức hút đối với các dòng vốn

ngoại.

- Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch về Ngân sách Nhà nước cho năm 2017, trong đó

nêu rõ sẽ không sử dụng Ngân sách Nhà nước để tăng vốn cho các ngân hàng

thương mại. Trong khi đó, BID và CTG đang gặp khó khăn về giải pháp tăng vốn.

Điều này sẽ tạo hiệu ứng tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng xuyên suốt năm 2017.

Tuy nhiên, khó khăn này sẽ được tháo gỡ nếu trần sở hữu của khối ngoại được nới

rộng hơn cho các ngân hàng.

- Tỷ lệ nợ xấu vẫn còn tương đối cao ở nhóm các ngân hàng thương mại sẽ khiến các

ngân hàng phải thận trọng hơn trong tăng trưởng tín dụng, đồng thời nỗ lực giảm nợ

xấu. Trong năm 2016, STB và EIB là điển hình về việc không tăng trưởng tín dụng vì

nợ xấu.

- Thông tư 06 quy định tăng hệ số rủi ro tín dụng bất động sản từ năm 2017, đồng

thời giảm dần tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn trong năm 2017 và 2018

cũng sẽ thắt chặt việc tăng trưởng tín dụng có rủi ro cao.

Tuy nhiên, với những động thái tích cực từ Ngân hàng Nhà nước ngay đầu năm 2017

như nâng tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi đối với VCB, BID và CTG lên 90%, ban

hành Thông tư 41 – gián tiếp trì hoãn thời điểm áp dụng Basel II và thông tin Chính phủ

sẽ cân nhắc nâng giới hạn sở hữu nước ngoài đối với ngân hàng đều sẽ tạo hiệu ứng tốt

cho tăng trưởng tín dụng trong những năm tới. VPBS nhận định mức tăng trưởng 18% là

hoàn toàn có thể.

Lợi suất trái phiếu chính phủ

Chính phủ đã hoàn thành kế hoạch phát hành 281 nghìn tỷ đồng trái phiếu năm 2016 từ

đầu tháng 12. Tính đến cuối năm 2016, tổng khối lượng trái phiếu Chính phủ (TPCP) và

trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh (TPĐCPBL) đã phát hành trong năm là 316.229,16 tỷ

đồng, tăng đến 29,95% so với tổng khối lượng phát hành năm 2015. Trong đó, Kho bạc

Nhà nước (KBNN) đã phát hành 281.750,16 tỷ đồng, vượt mức kế hoạch 281.000 tỷ

đồng đề ra, tăng 44,19% so với tổng khối lượng phát hành năm trước. Trong năm 2016,

(5)

-

5

10

15

20

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

2014 2015 2016

(5)

-

5

10

15

20

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

2014 2015 2016

www.VPBS.com.vn Trang | 24

KBNN đã hai lần điều chỉnh kế hoạch phát hành TPCP, từ 220.000 tỷ đồng theo Công

văn số 521/KBNN-QLNQ ngày 5/2 lên 250.000 tỷ đồng theo Công văn số 2828/KBNN-

QLNQ ngày 30/6 và lên 281.000 tỷ đồng theo Công văn số 4182/KBNN-QLNQ ngày

29/9. Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) phát hành 13.000 tỷ đồng TPCPBL, đạt

100% hạn mức cho phép của Bộ tài chính theo Công văn số 7867/BTC-TCNH. Tổng khối

lượng phát hành của NHCSXH giảm 13,04% so với năm 2015. Ngân hàng Phát triển Việt

Nam (NHPTVN) đã phát hành thành công 21.479 tỷ đồng TPĐCPBL trong năm 2016,

giảm 34,9% so với năm trước.

Kỳ hạn phát hành TPCP bình quân năm 2016 đạt 8,74 năm, cao hơn 1,76 năm so với

năm 2015. Kỳ hạn bình quân của tổng danh mục TPCP tính đến giữa tháng 12/2016 là

5,74 năm, cao hơn mức 4,44 năm cuối năm trước. Với việc nâng cao kỳ hạn bình quân

của TPCP, áp lực lên nợ công phần nào được giảm tải. Tuy phát hành thành công và thu

về được đến 281 nghìn tỷ đồng TPCP, giải ngân nguồn vốn huy động trong năm 2016

ước đạt chỉ được 55,2% so với kế hoạch năm. Việc giải ngân chậm nguồn vốn từ TPCP,

đặc biệt là nguồn vốn phục vụ các dự án của Bộ Giao thông Vận tải diễn ra do nhiều dự

án thực hiện điều chỉnh giảm chi phí và chậm tiến độ quyết toán.

Tỷ lệ phát hành thành công TPCP và TPCP bảo lãnh trong quý IV thấp hơn hẳn so với 3

quý còn lại trong năm, chỉ đạt mức 52% (so với 75,6% trong quý I, 85% trong quý II và

80,2% trong quý III).

Trên thị trường sơ cấp, lợi suất TPCP tiếp tục giảm so với quý III, đặt biệt là các trái

phiếu có kỳ hạn ngắn hơn. Cụ thể, lợi suất TPCP kỳ hạn 5 năm giảm 48 điểm cơ bản, kỳ

hạn 7 năm giảm mạnh 75 điểm cơ bản, kỳ hạn 10 năm giảm 40 diểm cơ bản và kỳ hạn

15 năm giảm 27 điểm cơ bản. Nhờ Ngân hàng Nhà nước liên tục bơm tiền qua nghiệp vụ

thị trường mở, thanh khoản của hệ thống được bảo đảm dù thời điểm cuối năm tín dụng

tăng nhanh đồng thời có nhiều bất ngờ ảnh hưởng đến tỷ giá.

Khác với thị trường sơ cấp, lợi suất trên thị trường thứ cấp lại tăng cao so với thời điểm

cuối quý III, tuy nhiên vẫn thấp hơn thời điểm đầu năm, khi thanh khoản còn căng

thẳng và lãi suất liên ngân hàng luôn duy trì ở mức cao.

Tuy nhiên, lợi suất trái phiếu các kỳ hạn 5 năm và dưới 5 năm tăng nhanh, trong khi lợi

suất các kỳ hạn dài hơn thay đổi không đáng kể khiến cho đường cong lãi suất bị gãy ở

phía trên. Đường lợi suất trở nên phẳng hơn do những biến động bất ngờ vào cuối năm,

như việc ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ cùng những tuyên bố dẹp bỏ thỏa

thuận TPP đã khiến các nhà đầu tư tỏ ra quan ngại về tính ổn định đối với tăng trưởng

kinh tế Việt Nam trong tương lai gần.

Lợi suất trái phiếu trên thị trường thứ cấp

(%/năm)

Lợi suất trái phiếu trên thị trường thứ cấp

(%/năm)

Nguồn: Bloomberg, VPBS

1N 2N 3N 5N 7N 10N 15N

31/12/2016 4,35% 4,83% 5,21% 5,60% 5,81% 6,38% 7,34%

30/9/2016 3,63% 4,41% 4,74% 5,18% 5,73% 6,46% 7,28%

Tăng/giảm 73 bps 41 bps 48 bps 42 bps 9 bps -9 bps 6 bps

31/12/2015 4,97% 5,31% 5,82% 6,63% 6,95% 7,18% 7,75%

Tăng/giảm -62 bps -49 bps -61 bps -103 bps -114 bps -80 bps -41 bps

3%

4%

5%

6%

7%

8%

1N 2N 3N 5N 7N 10N 15N

30/12/2016

30/9/2016

31/12/2015

www.VPBS.com.vn Trang | 25

Triển vọng:

Năm 2017, Bộ Tài chính đặt mục tiêu phát hành 340 nghìn tỷ đồng TPCP, tăng gần 60

nghìn tỷ đồng so với năm 2016. Khối lượng huy động dự kiến để trả nợ gốc khoảng 156

nghìn tỷ đồng và bù đắp bội chi 184 nghìn tỷ đồng. Lợi suất TPCP đang phải chịu áp lực

tăng từ nhiều nguồn:

- Cung TPCP theo dự kiến khá cao, trong khi đó cầu sẽ hạn chế. Với dự báo tín dụng

tăng trưởng 18% và giá USD tăng cao trong năm 2017, TPCP không phải kênh đầu

tư hấp dẫn đối với nhà đầu tư.

- Nợ công tăng cao đến sát mức giới hạn 65% GDP, đồng thời chỉ số CDS – phí bảo

hiểm rủi ro tín dụng của Việt Nam đang trên đà tăng trở lại kể từ tháng 9/2016, sẽ

làm giảm giá trị của TPCP và đẩy lợi suất tăng lên.

- Mặt bằng lãi suất và lạm phát cũng đang chịu áp lực tăng – lãi suất cao sẽ hút vốn

đầu tư sang kênh tín dụng, và lạm phát tăng sẽ kéo giá trị thực của TPCP xuống

thấp, và lợi suất theo đó sẽ tăng lên.

Tuy nhiên, cũng có những nguồn lực khác sẽ góp phần hỗ trợ giảm lợi suất TPCP:

- Mục tiêu thoái vốn Nhà nước đến năm 2020 đã được hoạch định khá rõ ràng. Nguồn

thu kỳ vọng từ công tác thoái vốn sẽ làm giảm áp lực nợ công và từ đó giảm lợi suất

TPCP. Tuy nhiên, cũng phải lưu ý rằng việc Nhà nước thoái vốn có thể tác động tích

cực lên nền kinh tế, và thay vì đầu tư vào TPCP, nhà đầu tư sẽ hào hứng hơn với các

kênh đầu tư khác như cổ phiếu, làm giảm cầu đối với TPCP và theo đó đẩy lợi suất

tăng lên.

- Nỗ lực và ý chí giảm mặt bằng lãi suất của NHNN, nếu thành công, sẽ kéo được dòng

vốn đầu tư qua kênh TPCP và do đó làm giảm lợi suất.

Theo nhận định của VPBS, lợi suất TPCP năm 2017 sẽ có xu hướng tiếp tục tăng, và lợi

suất các kỳ hạn dài hơn sẽ tăng nhanh hơn khi nền kinh tế dần ổn định, giúp cải thiện

đường lợi suất.

Lãi suất thị trƣờng liên ngân hàng

Trên thị trường liên ngân hàng, sau giai đoạn căng thẳng về thanh khoản hồi quý I và

đầu quý II, từ cuối quý II, lãi suất đã liên tục giảm dần xuống mức thấp kỷ lục, với lãi

suất qua đêm chỉ 0,271% thời điểm cuối quý III, đầu quý IV.

Lãi suất thị trường liên ngân hàng (%/năm)

Nguồn: Bloomberg, VPBS

0

1

2

3

4

5

6

7

01/16 02/16 03/16 04/16 05/16 06/16 07/16 08/16 09/16 10/16 11/16 12/16

Qua đêm 1 Tuần 2 Tuần 1 Tháng

www.VPBS.com.vn Trang | 26

Thời điểm cuối năm, tín dụng tăng trưởng nhanh và USD tăng giá khiến thanh khoản hệ

thống nóng trở lại và đẩy lãi suất liên ngân hàng lên cao, tiệm cận 5%. Tuy nhiên, cùng

thời điểm Ngân hàng Nhà nước liên tục bơm tiền vào hệ thống qua nghiệp vụ thị trường

mở, góp phần đẩy lãi suất giảm nhanh nửa cuối tháng 12 năm 2016.

Tại ngày 30/12/2016, lãi suất liên ngân hàng ở mức như sau:

Qua đêm (3,25%, +2,85% so với cuối kỳ trước).

1 tuần (4,30%, +3,80%).

2 tuần (4,30%, +3,60%).

1 tháng (4,80%, +3,20%).

Triển vọng:

Trong năm 2017, Fed dự kiến sẽ nâng lãi suất thêm 3 lần, đồng thời các chính sách thúc

đẩy tài khóa của ông Trump khả năng cao sẽ đẩy giá đồng USD lên cao, làm tăng tỷ giá

và kéo theo thanh khoản hệ thống nóng dần lên.

Tuy nhiên, cơ hội tăng trưởng tín dụng đối với hệ thống ngân hàng có thể sẽ không

nhiều như năm 2016, vì các ngân hàng phải kiểm soát một số tỷ lệ hoạt động như tỷ lệ

an toàn vốn, tỷ lệ nợ xấu, v.v..., vốn đang khá căng thẳng vào thời điểm cuối năm

2016. Mặt bằng lợi suất trái phiếu lại đang ở mức khá thấp so với năm 2014 và 2015,

chưa thực sự là kênh thu hút dòng vốn đầu tư.

VPBS nhận định, mặt bằng lãi suất cho vay liên ngân hàng năm tới sẽ có nhiều biến

động mạnh, tuy nhiên sẽ không còn những thời điểm nóng như đầu năm 2016.

Lãi suất huy động và lãi suất cho vay

Lãi suất huy động

Trong năm 2016, lãi suất huy động biến động trong phạm vi không đáng kể. Thanh

khoản hệ thống dồi dào suốt từ quý II đến gần cuối năm, KBNN sớm đạt chỉ tiêu phát

hành TPCP với 2 lần điều chỉnh mục tiêu phát hành trong năm và lãi suất huy động USD

tiếp tục duy trì ở mức 0% không gây áp lực lên mặt bằng lãi suất, giúp lãi suất huy động

duy trì ổn định trong năm.

Mặt bằng lãi suất huy động tiền đồng cuối quý IV/2016 không đổi so với mức ghi nhận

vào cuối quý III và quý II/2016, phổ biến ở mức:

4,5-5,4%/năm đối với tiền gửi kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng.

5,4-6,5%/năm đối với tiền gửi kỳ hạn 6 tháng đến dưới 12 tháng.

6,4-7,2%/năm đối với tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng.

Lãi suất cho vay

Trong năm 2016, một số ngân hàng lớn, trong đó tiêu biểu là Vietcombank đã giảm lãi

suất cho vay đối với doanh nghiệp. Trong tháng 4 và tháng 5/2016, các ngân hàng đã

giảm lãi suất cho vay trung – dài hạn đối với các doanh nghiệp chịu thiệt hại do thủy hải

sản chết bất thường ở miền Trung. Đến giữa tháng 10/2016, Vietcombank tiếp tục giảm

lãi suất cho vay ngắn hạn đối với năm lĩnh vực ưu tiên theo quy định tại Thông tư

08/2014/TT-NHNN xuống còn tối đa 6%/năm – mức giảm tương đương gần 1 điểm phần

trăm so với mặt bằng chung tại thời điểm đó. Lãi suất cho vay duy trì ổn định suốt từ

cuối quý II đến hết năm 2016. So với thời điểm cuối năm 2015, lãi suất cho vay bởi khối

NHTM có sở hữu Nhà nước giảm nhẹ ở cả khu vực cho vay ngắn hạn và trung – dài hạn.

www.VPBS.com.vn Trang | 27

Lãi suất cho vay phổ biến thời điểm 16/12/2016

(%/năm)

Lãi suất tiền gửi VND trung bình của cá nhân

(%/năm)

Nguồn: NHNN, VPBS

Triển vọng

Mặc dù Nhà nước vẫn đặt mục tiêu giảm mặt bằng lãi suất trong năm 2017, song VPBS

nhận định lãi suất đang phải chịu áp lực tăng giá trong năm tới do các nguyên nhân

chính sau:

- Chi phí vốn của ngân hàng sẽ tăng trong năm 2017 do tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay

trung – dài hạn sẽ bị giảm từ 60% xuống 50% theo quy định của Thông tư

06/2016/TT-NHNN.

- Nguồn cung tín dụng chịu áp lực giảm do các ngân hàng tiếp tục phải trích lập dự

phòng cho các khoản nợ xấu chưa xử lý được, kể cả các khoản nợ đã bán cho VAMC.

Nguồn cung giảm sẽ khiến cho giá – lãi suất cho vay chịu áp lực tăng. Giá USD được

dự báo sẽ tăng trong năm 2017, cùng với lượng lớn TPCP dự kiến sẽ được phát hành

trong thời gian tới sẽ góp phần hút vốn đầu tư của các NHTM sang những kênh cạnh

tranh hơn.

Tuy nhiên, trước yêu cầu của Nhà nước về việc nỗ lực giảm mặt bằng lãi suất nhằm hỗ

trợ doanh nghiệp và kiểm soát lạm phát, mặt bằng lãi suất năm 2017 sẽ có xu hướng ổn

định trong thời gian đầu và tăng dần đến cuối năm.

Nhóm NHTM Đối tƣợngNgắn

hạn

Trung –

dài hạn

NHTM VND: 9,3-10,3

Nhà nước- Sản xuất kinh doanh

thông thường

- 5 lĩnh vực ưu tiên theo

quy định của Chính phủ6,0-7,0 9,0-10,0

NHTM VND:

cổ phần- Sản xuất kinh doanh

thông thường

- 5 lĩnh vực ưu tiên theo

quy định của Chính phủ7,0 10,0-10,5

6,8-8,5

7,8-9,0 10,0-11,0

4,5

5,0

5,5

6,0

6,5

7,0

01/16 03/16 05/16 07/16 09/16 11/16

3 Tháng 6 Tháng 12 Tháng

www.VPBS.com.vn Trang | 28

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THỊ TRƢỜNG

Thông tƣ 41/2016/TT-NHNN

Thông tƣ 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn đối với ngân hàng, chi

nhánh ngân hàng nƣớc ngoài

Ngày 30/12/2016, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 41/2016/TT-NHNN, có hiệu

lực thi hành kể từ ngày 1/1/2020 quy định về tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng và chi

nhánh ngân hàng nước ngoài.

Điểm nổi bật của thông tư này là giảm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) xuống 8% (so

với mức 9% theo quy định hiện hành của Thông tư 36/2014/TT-NHNN), và thay đổi

cách tính tỷ lệ an toàn vốn. Theo cách tính tỷ lệ an toàn vốn mới, tỷ lệ an toàn vốn tại

các ngân hàng ước tính sẽ giảm mạnh, do công thức tính mới theo chuẩn Basel II đưa

thêm yêu cầu về vốn đối với rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường. Trong đó, yêu cầu về

vốn đối với rủi ro hoạt động với hệ số rủi ro cao là điểm mới trọng yếu dẫn đến sự sụt

giảm tỷ lệ an toàn vốn.

Thông tư 41 có thể coi là văn bản có tính hướng dẫn chi tiết, cụ thể cách thực hiện trụ

cột thứ nhất của tiêu chuẩn Basel II – tỷ lệ an toàn vốn bắt buộc. Một số điểm nổi bật

của Thông tư 41 so với quy định hiện hành được tóm lược dưới đây:

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8% giống như tiêu chuẩn Basel II.

Yêu cầu khắt khe hơn về việc xếp hạng tín nhiệm và sử dụng xếp hạng tín

nhiệm. Thông tư đưa ra định nghĩa rõ ràng về doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm

độc lập, xếp hạng tín nhiệm tự nguyện và xếp hạng tín nhiệm thỏa thuận, đồng

thời yêu cầu chỉ được sử dụng xếp hạng tín nhiệm thỏa thuận khi tính tổng tài

sản có rủi ro. Các yêu cầu về chất lượng và năng lực của doanh nghiệp xếp hạng

tín nhiệm cũng được nêu ra trong thông tư mới này.

Định nghĩa về rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động để đưa vào công thức tính tỷ

lệ an toàn vốn.

Vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động được đưa thêm vào công thức tính tỷ lệ an toàn

vốn. Trong đó, vốn yêu cầu được tính bằng 15% trung bình chỉ số kinh doanh

của quý gần nhất và 2 quý cùng kỳ liền trước, với chỉ số kinh doanh là tổng giá

trị tuyệt đối của thu nhập lãi thuần, giá trị tuyệt đối của thu nhập và chi phí hoạt

động, dịch vụ khác, giá trị tuyệt đối của lãi/lỗ từ kinh doanh ngoại hối, mua bán

chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư.

Tổng tài sản có rủi ro được chia thành tài sản tính theo rủi ro tín dụng và tài sản

tính theo rủi ro tín dụng đối tác, thay vì cách chia thành tài sản có nội bảng và

cam kết ngoại bảng như quy định hiện hành. Đồng thời, các hệ số rủi ro trong

từng hạng mục được quy định rõ, cân nhắc cùng lúc nhiều yếu tố như thời hạn,

biên độ biến động, xếp hạng tín nhiệm của đối tác, v.v.

Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2020, tuy nhiên các ngân hàng có thể đăng

ký áp dụng sớm hơn tùy theo năng lực.

Như vậy, sau nhiều lần trì hoãn áp dụng Basel II, Thông tư 41 một cách gián tiếp cho

thấy Nhà nước một lần nữa trì hoãn triển khai Basel II và quyết tâm bắt đầu áp dụng

tiêu chuẩn này trên toàn hệ thống vào năm 2020. Đồng thời, việc thực hiện thí điểm

Basel II từ tháng 9/2017 rất có thể cũng sẽ được hoãn lại, thay vào đó các ngân hàng

có thể tự nguyện áp dụng Basel II bằng cách đăng ký thực hiện theo Thông tư 41 trước

năm 2020.

VPBS nhận định Thông tư 41 là một trong những bước ngoặt đối với hệ thống ngân

hàng, đồng thời cũng mở ra cơ hội tăng trưởng cho ngành ngân hàng trong thời gian

ngắn, đặc biệt là năm 2017, 2018 khi các ngân hàng thương mại cổ phần đang gặp khó

khăn đối với việc đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo tiêu chuẩn Basel II.

www.VPBS.com.vn Trang | 29

Các biện pháp gia tăng quy mô thị trƣờng

Trong năm 2017, VPBS kỳ vọng có hai động lực chính thúc đẩy quy mô giao dịch thị

trường gia tăng là sự niêm yết của các doanh nghiệp lớn và việc triển khai các sản phẩm

chứng khoán phái sinh.

Sự niêm yết của các doanh nghiệp lớn

Thứ nhất, thời gian vừa qua, thị trường đã đón nhận nhiều doanh nghiệp lớn của Nhà

nước sau khi IPO đã lên sàn giao dịch như SAB, BHN, v.v.. Dự kiến trong năm 2017, dự

kiến nhiều doanh nghiệp đã IPO sẽ tiếp tục lên sàn như Petrolimex, Vinatex, VEAM, các

ngân hàng, v.v.

Đồng thời, cũng trong năm nay sẽ có nhiều đợt IPO của các doanh nghiệp nhà nước lớn

như Tổng Công ty Điện lực Dầu khí (PV Power), Công ty Lọc hóa Dầu Bình Sơn (BSR),

Tổng Công ty Vật tư Nông nghiệp (Vigecam), Tổng Công ty Xi măng Việt Nam hay Tổng

Công ty Viễn thông Mobifone, v.v.. Theo quy định tại Nghị định 145/2016/NĐ-CP và

Thông tư 115/2016/TT-BTC, trong vòng 15-20 ngày sau khi IPO, cổ phiếu của doanh

nghiệp sẽ được đưa lên đăng ký giao dịch trên sàn.

Như vậy, có thể thấy trước tổng giá trị vốn hóa của thị trường sẽ tăng lên rất nhiều

cùng với việc các doanh nghiệp lớn này tham gia giao dịch.

Triển khai thị trường chứng khoán phái sinh

Kế hoạch mở cửa thị trường chứng khoán phái sinh đã được tích cực chuẩn bị trong

nhiều năm qua và dự kiến, thị trường trường CKPS sẽ được chính thức bắt đầu vận hành

từ giữa năm 2017. Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu, hợp đồng tương lai trái phiếu

chính phủ, và các loại chứng quyền sẽ được đưa ra. Bên cạnh đó, việc hợp nhất hai Sở

giao dịch sẽ được thực hiện, giúp hình thành một chỉ số chứng khoán chung làm chỉ số

cơ sở cho CKPS, và nâng cao sự minh bạch và chất lượng dịch vụ của thị trường.

Các sản phẩm CKPS đã giúp gia tăng mạnh giá trị giao dịch trên thị trường chứng khoán

tại nhiều nước và dự kiến, sẽ giúp gia tăng giá trị giao dịch tại Việt Nam.

Giá hàng hóa cơ bản

Dầu thô

Diễn biến nổi bật nhất đối với dầu thô trong quý IV/2016 là việc OPEC lần đầu tiên đạt

được thỏa thuận cắt giảm sản lượng sau 8 năm. Kế hoạch về một thỏa thuận cắt giảm

sản lượng nêu ra từ cuối tháng 9 đã được hiện thực hóa trong cuộc họp của OPEC ngày

30/11. Theo thỏa thuận này, sản lượng dầu mỏ sẽ được cắt giảm 1,2 triệu thùng mỗi

ngày xuống còn 32,4 triệu thùng/ngày, với Arab Saudi giảm 486 nghìn thùng/ngày, Iraq

giảm 210 nghìn thùng/ngày và UAE giảm 139 nghìn thùng/ngày. Nhờ sự đồng thuận của

cả các quốc gia ngoài OPEC, dẫn đầu ở Nga, tổng sản lượng ước tính sẽ giảm tới 1,8

triệu thùng/ngày. Tác động của Brexit diễn ra chậm hơn so với dự kiến, cùng với thỏa

thuận cắt giảm sản lượng của OPEC đã khiến giá dầu thô tăng mạnh trong quý IV/2016.

Cụ thể, giá dầu WTI tăng 12,6% và giá dầu Brent tăng 13,9% trong quý.

Việc cắt giảm sản lượng được thực hiện bắt đầu từ ngày 1/1/2017, và cho đến cuối

tháng 1/2017 ước tính sẽ giảm được 1,7 triệu thùng/ngày – gần sát với mức mục tiêu

1,8 triệu thùng. Như vậy, phía các nước thành viên OPEC đang tuân thủ khá tốt thỏa

thuận cắt giảm sản lượng của mình. Tuy nhiên, trong buổi lễ nhậm chức của mình, tân

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố sẽ tiếp tục tăng cường khai thác dầu đá phiến

trong năm 2017, và các công ty năng lượng Mỹ ngay sau đó đã đưa thêm 29 giàn khoan

vào khai thác, nâng tổng số giàn khoan lên 551, tính đến thời điểm ngày 20/1/2017.

OPEC đã thể hiện quyết tâm duy trì giá dầu thô trong khoảng 50-60 USD/thùng trong

năm 2017, và sẵn sàng gia hạn thời gian cắt giảm sản lượng trong nửa cuối năm 2017

nếu thấy cần thiết.

www.VPBS.com.vn Trang | 30

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã tổng kết năm 2016 với những kết quả rất tích cực: tổng

sản lượng khai thác dầu thô đạt 17,23 triệu tấn, vượt 1,19 triệu tấn so với kế hoạch

năm và hoàn thành sớm kế hoạch năm trước gần 1 tháng. Khai thác dầu ở nước ngoài

cũng vượt 0,6% kế hoạch năm – đạt 2,03 triệu tấn. Khai thác khí đạt 10,61 tỉ m3, vượt

10,4% so với kế hoạch năm. Tổng sản lượng khai tác qui dầu đạt 27,84 triệu tấn, vượt

2,19 triệu tấn so với kế hoạch năm.

Nhu cầu đối với dầu mỏ tăng cao trong năm 2017 cùng với sự đồng thuận trong cắt

giảm sản lượng của OPEC, giá dầu thô thế giới năm 2017 sẽ duy trì ở mức cao, theo dự

báo của VPBS giá dầu sẽ dao động trong khoảng 50-55 USD/thùng.

Chỉ số hàng khô Baltic

Chỉ số hàng khô Baltic (BDI) tiếp tục tăng trong quý IV và đạt mức 961 điểm vào cuối

năm – tương đương với mức tăng 9,83% so với cuối quý III và 101,05% so với cuối

năm ngoái.

NÔNG NGHIỆP Đơn vị Giá hiện

tại

Thay đổi

3T

Thay đổi

1N Tác động

Cao su (Thái Lan) USD/tấn 2.240,0 44,43% 85,12% Ngành cao u

Cao su (Tocom) USD/tấn 2.246,2 55,40% 83,92% Ngành cao su

Cotton (Nymex) USD/tấn 0,7 3,08% 8,71% Dệt may

Đường tinh luyện (Sao Paulo) USD/tấn 770,0 8,23% 40,00% Thực phẩm

NĂNG LƢỢNG

LPG-Butane (Arab) USD/tấn 420,0 31,25% -11,58% CPI, Năng lượng

LPG-P opane (Arab) USD/tấn 380,0 28,81% -17,39% CPI, Năng lượng

Khí thiên nhiên USD/Mmbtu 3,7 28,15% 59,35% CPI, Năng lượng

Xăng A92 (Singapore) USD/thùng 62,8 10,95% 23,28% CPI, Năng lượng

Dầu thô WTI (New York) USD/thùng 53,7 11,36% 45,03% CPI, Năng lượng

KIM LOẠI

Quặng sắt (TQ) USD/tấn 78,9 41,19% 81,02% Xây dựng, khai khoáng

Thép cán nóng (TQ) USD/tấn 538,0 33,39% 75,24% Xây dựng, khai khoáng

Thép cán nguội (TQ) USD/tấn 684,0 34,12% 69,73% Xây dựng, khai khoáng

Đồng (London) USD/tấn 5.523,0 13,92% 17,37% Khai khoáng

Nhôm (London) USD/tấn 1.704,0 2,36% 13,58% Khai khoáng

Vàng thế giới USD/ounce 1.147,5 -12,80% 8,14%

VẬN TẢI

Chỉ số hàng khô Baltic (BDI) Chỉ số 961,0 9,83% 101,05% Vận tải

Số liệu cập nhật ngày 31/12/2016

Nguồn: Bloomberg, VPBS

Cao su và đƣờng

Đúng như kỳ vọng, giá cao su và giá đường tăng mạnh trong năm 2016. Giá cao su

Tocom cuối quý IV tăng lên 2.246,2 USD/tấn, cao hơn 44,43% so với cuối quý trước và

83,92% so với cuối năm ngoái. Giá đường tinh luyện tăng 8,23% so với cuối quý trước

và 40% so với cuối năm ngoái, lên mức 770 USD/tấn vào cuối năm 2016.

Mặc dù ngành công nghiệp ô tô được kỳ vọng tăng trưởng không cao trong năm 2017,

giá cao su tăng mạnh chủ yếu do sự sụt giảm sản lượng từ Thái Lan - một trong những

quốc gia chính trồng và xuất khẩu cao su. Sự cắt giảm sản lượng của các nước

www.VPBS.com.vn Trang | 31

Indonesia, Thái Lan và Malaysia nhằm nâng giá cao su trong thời gian gần đây được dự

báo sẽ tác động tiêu cực đến nguồn cung cao su trong vòng ít nhất 7 năm tới – thời gian

cần thiết để cây cao su trưởng thành và có thể thu hoạch được.

Đồng thời, điều kiện thời tiết thiếu thuận lợi, cùng với trận lụt tại miền Nam Thái Lan –

một trong những khu vực sản xuất cao su chủ lực của nước này, gây thiệt hại đến 112

nghìn héc ta cây cao su – dự kiến sẽ khiến sản lượng cao su của nước này giảm đến

10% - khiến giá cao su tiếp tục tăng cao.

Đối với đường, sự sụt giảm sản lượng tại Thái Lan trong năm 2016 – giảm đến 18% so

với năm 2015 – cũng góp phần đẩy giá đường lên cao đến cuối năm 2016. Đồng thời,

sản lượng mía sụt giảm tại Ấn Độ vào cuối năm 2016 cũng tác động tới giá đường.

VPBS nhận định giá cao su sẽ tiếp tục tăng cao đến giữa quý II/2017, do Thái Lan sắp

bước sang mùa khô, và sản lượng cao su trong mùa này ước tính sẽ giảm đến 150 nghìn

tấn/tháng. Đồng thời, việc cắt giảm sản lượng dầu mỏ trong nửa đầu năm 2017 của

OPEC sẽ khiến giá cao su nhân tạo tăng lên và theo đó nhu cầu đối với cao su tự nhiên

cũng sẽ tăng. Giá đường cũng sẽ duy trì ở mức cao trong quý I/2017.

Ngành công ty sản xuất cao su tự nhiên và đường sẽ được hưởng lợi như CTCP Hoàng

Anh Gia Lai (HAG), CTCP Cao su Tây Ninh (TRC), CTCP Cao su Phước Hòa (PHR), CTCP

Cao su Đồng Phú (DPR), CTCP Đường Biên Hòa (BHS) và CTCP Mía đường Thành Thành

Công Tây Ninh (SBT).

www.VPBS.com.vn Trang | 32

Nguồn: HSX, HNX, VPBS

THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN

Diễn biến thị trường chứng khoán trong quý IV/2016

Nguồn: Bloomberg, VPBS

Diễn biến trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong quý IV/2016 không mấy tích cực

với sự sụt giảm đều sau đợt tăng đáng kể từ đầu năm. Tuy nhiên nhìn chung năm 2016

là một năm khá tốt, chỉ số VN-Index đã tăng từ mức thấp 520 điểm cuối tháng 1 tới

đỉnh ở 690 điểm trong tháng 10, và HNX index tăng từ khoảng trên 73 điểm cuối tháng

1 lên tới đỉnh tại 88 điểm trong tháng 7 – và một lần nữa suýt soát chạm mức đỉnh này

vào tháng 10. Khởi đầu quý tại một ngưỡng cao, nên sự tụt giảm trong Quý 4 không bị

nhìn nhận như một sự sụt giảm mà chỉ giống như một sự điều chỉnh về thế cân bằng.

Mặc dù đôi lúc thị trường có nguy cơ tụt giảm sâu hơn, song thực tế chỉ số VN-index chỉ

giảm gần 2%, và chỉ số HNX giảm gần 6%.

Diễn biến của chỉ số VN-index và VN30 giống nhau rõ rệt. Khác với quý III, khi các mã

tăng giá chủ yếu là blue-chip, sự tụt giảm trong quý IV lại tương đối đồng đều. Sàn Hà

Nội cũng có diễn biến tương tự, ngoại trừ mười ngày cuối tháng 10, khi thỏa thuận cắt

giảm sản lượng dầu thất bại vì Iran từ chối tham gia khiến giá dầu thô giảm mạnh. Sự

kiện này khiến cổ phiếu PVS giảm giá, và do PVS có tỷ trọng lớn trên chỉ số HNX, gây ra

một ảnh hưởng ở toàn sàn.

Giá trị mua - bán ròng của khối ngoại tại HSX (tỷ

đồng)

Giá trị mua – bán ròng của khối ngoại tại HNX

(tỷ đồng)

77

78

79

80

81

82

83

84

85

86

600

610

620

630

640

650

660

670

680

690

01/1

0

08/1

0

15/1

0

22/1

0

29/1

0

05/1

1

12/1

1

19/1

1

26/1

1

03/1

2

10/1

2

17/1

2

24/1

2

31/1

2

VN-Index

VN30

HNX-Index

71

-1.518

-1.152

-1.600

-1.400

-1.200

-1.000

-800

-600

-400

-200

0

200

Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12

-94

-63

57

-120

-100

-80

-60

-40

-20

0

20

40

60

80

Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12

www.VPBS.com.vn Trang | 33

Khối ngoại tỏ ra không mấy mặn mà với cổ phiếu của Việt Nam trong quý IV, với lượng

bán ròng 2.600 tỷ VND (115 triệu USD) trên sàn HSX và 100 tỷ VND (4.44 triệu USD)

trên sàn HNX, nối tiếp đợt bán ròng thậm chí còn xối xả hơn trong tháng 9. Tuy vậy,

như nhận định dưới đây, động thái này dường như không liên quan nhiều tới bản thân

thị trường Việt Nam, mà nguyên nhân chính là do kết quả bầu cử của nước Mỹ diễn ra

đầu tháng 11. Thêm nữa, mặc dù nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi thị trường chứng

khoán Việt Nam, song giá trị thị trường không bị ảnh hưởng, và mức tụt giảm lớn nhất

trong tháng 11 chỉ chiếm chưa tới 0.1% giá trị vốn hóa của sàn HSX.

Diễn biến theo ngành

Các ngành có kết quả vượt trội – Q4/2016

Nguồn: Bloomberg, VPBS tổng hơp

Trong phân tích dưới đây, kết quả của ngành sẽ được so sánh với chỉ số VNXAll, một chỉ

số nhánh của VN-index tổng hợp các mã đáp ứng mức vốn hóa và tự do chuyển nhượng

tối thiểu. Ngoài việc loại trừ các công ty nhỏ, các cổ phiếu được nhà nước nắm giữ một

phần với các mức vốn hóa khác nhau cũng sẽ có tỷ trọng khác nhau. Quan trọng hơn,

các chỉ số ngành sử dụng trong phân tích này dựa vào các cổ phiếu thuộc bộ chỉ số

VNXAll-Index thay vì các cổ phiếu thuộc VN-Index.

Trong quý vừa rồi, chỉ số ngành hàng tiêu dùng có kết quả khả quan nhất, theo sau là

bất động sản. Mặc dù tại thời điểm kết thúc quý, chỉ số hàng tiêu dùng thiết yếu thấp

hơn chỉ số VNAll-Index, song phần lớn thời gian chỉ số này vẫn có kết quả vượt trội hơn.

Các ngành có kết quả thấp – Q4/2016

Nguồn: Bloomberg, VPBS tổng hợp

-12,0%

-10,0%

-8,0%

-6,0%

-4,0%

-2,0%

0,0%

2,0%

4,0%

03/1

0

10/1

0

17/1

0

24/1

0

31/1

0

07/1

1

14/1

1

21/1

1

28/1

1

05/1

2

12/1

2

19/1

2

26/1

2

Hàng tiêu dùng phi thiết yếu

Hàng tiêu dùng thiết yếu

Bất động sản

Chỉ số VNAll index

-20,0%

-15,0%

-10,0%

-5,0%

0,0%

5,0%

03/1

0

10/1

0

17/1

0

24/1

0

31/1

0

07/1

1

14/1

1

21/1

1

28/1

1

05/1

2

12/1

2

19/1

2

26/1

2

Năng lượng Tài chính

Y tế Công nghệ

Chỉ số VNAll Index

www.VPBS.com.vn Trang | 34

Các ngành có hệ số tương quan cao

Nguồn: Bloomberg, VPBS tổng hợp

Có khá nhiều các ngành có kết quả thấp hơn chỉ số VNXAll-Index, trong đó ngành y tế

diễn biến xấu nhất nhất, mặc dù ngành năng lượng kết thúc quý ở vị trí sau cùng.

Ngành tài chính có diễn biến khá giống VNXAll-Index, chỉ thấp hơn đôi chút. Ngành công

nghệ mặc dù thời điểm kết thúc năm đã vươn lên dẫn đầu, song phần lớn thời gian

trong quý – đặc biệt là tháng 10 – chỉ số này thấp hơn VNAll index.

Phần lớn các chỉ số ngành thuộc VNXAll có mối tương quan với chỉ số chung bởi xét cho

cùng nền kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Các yếu tố thế giới cũng có ảnh

hưởng lớn tới nền kinh tế Việt Nam, một nền kinh tế với quy mô vốn hiện còn khiêm tốn

và chịu ảnh hưởng nhiều từ xuất nhập khẩu.

Trong phân tích này, chúng tôi sử dụng bình quân của các chỉ số ngành (không tính

trọng số) để tìm hiểu xem các ngành nào đi theo theo xu thế chung, và các ngành nào

có biến động độc lập. Biểu đồ trên cho thấy các ngành có mối tương quan cao với đường

bình quân – với hệ số tương quan cao hơn hoặc bằng 0.9, trong đó chỉ số bằng 1.0 biểu

hiện mối tương quan tuyệt đối. Mặc dù phân tích này không chỉ ra nguyên nhân, song

chúng ta vẫn có thể đi đến kết luận rằng các ngành này đang chịu tác động bởi các yếu

tố giống nhau, ít nhất là trong quý 4.

Phân tích nhân tố là một công cụ trong xác suất thống kê cho phép xác định nguyên

nhân – „nhân tố‟. Ví dụ, nếu nền kinh tế Việt Nam chịu tác động chính bởi giá dầu và

lượng mưa, thì phân tích nhân tố của 10 chỉ số ngành sẽ giúp xác định hai nhân tố này.

Nghiên cứu sâu hơn sẽ cho thấy các chỉ số nào tương quan với giá dầu, chỉ số nào tương

quan với lượng mưa.

Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố cho các chỉ số ngành trong quý vừa rồi cho

thấy bốn yếu tố: một yếu tố chỉ tác động tới ngành y tế, một yếu tố chỉ tác động tới

ngành nguyên vật liệu, một yếu tố chỉ tác động tới ngành hàng tiêu dung không thiết

yếu, và một yếu tố thứ tư tác động tới các ngành hàng tiêu dùng thiết yếu, tài chính,

công nghiệp, bất động sản, dịch vụ tiện ích, và phần nào đó ảnh hưởng tới ngành năng

lượng.

Yếu tố thứ tư này có mối tương quan mật thiết cùng chiều với giá vàng thế giới và chỉ số

chứng khoán các nền kinh tế Châu Á mới nổi trong khu vực, và tương quan ngược chiều

với chỉ số chứng khoán của Mỹ và tỷ giá VND/USD. Nghiên cứu này cho thấy 6 ngành

trên chịu tác động không chỉ bởi các yếu tố cấu phần lên nó, mà còn bởi các yếu tố toàn

cầu – đặc biệt là sức hấp dẫn của các cổ phiếu Mỹ, phần nào do đồng USD tăng giá.

-14,0%

-12,0%

-10,0%

-8,0%

-6,0%

-4,0%

-2,0%

0,0%

2,0%

4,0%

03/1

0

10/1

0

17/1

0

24/1

0

31/1

0

07/1

1

14/1

1

21/1

1

28/1

1

05/1

2

12/1

2

19/1

2

26/1

2

HSX (trọng số đều) Tài chính

Công nghiệp Dịch vụ tiện ích

Bất động sản Tiêu dùng thiết yếu

www.VPBS.com.vn Trang | 35

Các ngành có hệ số tương quan thấp

Nguồn: Bloomberg, VPBS tổng hợp

Ngành y tế có kết quả rất thấp so với xu thế chung, do Chính phủ tiến hành tăng giá

dịch vụ đáng kể trong quý III và mã chứng khoán JVC ghi nhận thua lỗ lớn trong quý

III. Thời điểm báo cáo tài chính quý III được phát hành cũng là lúc giá trị của ngành sụt

giảm, dẫn tới kết luận rằng đây chính là một nhân tố kéo chỉ số ngành đi xuống.

Chỉ số ngành đôi lúc không thực sự khách quan do chịu sức ảnh hưởng của một vài công

ty quy mô lớn. Ngành công nghệ thông tin bị chi phối bởi FPT, và giá trị ngành tương

quan với 99.6% giá trị của công ty trong quý, và 96.7% trong năm, nghĩa là ngành này

chịu tác động bởi các quyết định do hội đồng quản trị FPT đưa ra nhiều hơn là những

thay đổi của nền kinh tế. Có thể nói FPT chính là nhân tố tác động tới chỉ số ngành.

Ngành nguyên vật liệu chịu tác động lớn bởi HPG, nhưng bức tranh phức tạp hơn vì

trong quý IV, chỉ số này không chỉ chịu tác động bởi một yếu tố duy nhất – không phải

giá hàng hóa, không phải tỷ giá, không phải lượng cầu đối với nguyên vật liệu, cũng

không phải giá cổ phiếu HPG. Lý do đưa ra có thể là do các hậu quả mà ngành nông

nghiệp năm 2016 phải hứng chịu do diễn biến thời tiết bất lợi, và bởi ngành nguyên vật

liệu có cấu phần quan trọng là các công ty phân bón, vốn là một nhân tố độc lập không

liên quan nhiều tới HPG, lý giải cho biến động của ngành trong quý IV.

Ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu là ngành có nhiều khác biệt nhất trong quý. Mặc

dù MWG chiếm tới 44% vốn hóa của ngành, song mã này có biến động giá gần như độc

lập hoàn toàn với diễn biến toàn ngành. Tuy nhiên, do GPD bình quân trên đầu người

Việt Nam tăng cao hơn lạm phát, với mức 2.215 USD, và mặc dù không đạt được mục

tiêu do chính phủ đặt ra, song nguyên nhân chính là do sự tụt giảm của ngành nông

nghiệp. Do đó, GPD tăng có thể do thu nhập tại các khu vực thành thị tăng, thúc đẩy chi

tiêu các mặt hàng tiêu dùng. Dẫu cho nếu không phải như vậy, thu nhập cao hơn cùng

với mức sống được cải thiện tại Việt Nam cũng mang lại sức hấp dẫn cho các cổ phiếu

tiêu dùng, với dự đoán về một sự tăng trưởng trong tương lai.

-18,0%

-16,0%

-14,0%

-12,0%

-10,0%

-8,0%

-6,0%

-4,0%

-2,0%

0,0%

2,0%

4,0%

03/1

0

10/1

0

17/1

0

24/1

0

31/1

0

07/1

1

14/1

1

21/1

1

28/1

1

05/1

2

12/1

2

19/1

2

26/1

2

HSX (trọng số đều) Y tế

Công nghệ Nguyên vật liệu

Tiêu dùng phi thiết yếu

www.VPBS.com.vn Trang | 36

Xu thế đi ngược lại với các thị trường toàn cầu trong Quý IV

Nguồn: Bloomberg, VPBS tổng hợp

Trong năm 2016, diễn biến thị trường cổ phiếu và giá vàng thế giới có xu thế ngược

chiều nhau – khi một bên tăng và bên kia giảm. Đây là điều dễ lý giải nếu tính bất ổn là

nguyên nhân chính tác động tới xu hướng của nguồn vốn trên toàn cầu.

Tuy nhiên diễn biến trong quý IV lại khác. Biểu đồ trên cho thấy giá vàng và chỉ số

S&P500 có mối tương quan ngược chiều, trong khi chỉ số VNXAll-Index có xu thế khá

tương đồng với S&P500 – cho tới ngày 9/11/2016. Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra

vào ngày 8/11/2016, thông tin về kết quả đã có vào buổi tối hôm đó và ngày hôm sau.

Donald Trump bất ngờ thắng cử và trong suốt chiến dịch tranh cử, ông đã tỏ thái độ ủng

hộ chính sách bảo hộ thương mại, phản đối thỏa thuận tự do thương mại hiện có, từ

chối tham gia hiệp định TPP và tỏ thái độ thù định đối với Trung Quốc. Thị trường đã

phản ứng ngay, với nguồn vốn từ vàng và các thị trường mới nổi đổ về các cổ phiếu của

Mỹ.

Điều này báo hiệu sự dịch chuyển trong các nhân tố toàn cầu ảnh hưởng tới nền kinh tế

Việt Nam; trong khi việc đánh giá giá trị trước đây dựa vào thế mạnh và điểm yếu của

các nền kinh tế khác nhau, hàng hóa khác nhau, tính ổn định và bất ổn của các thị

trường, thì giờ đây nhà đầu tư lại cân nhắc rào cản thương mại giữa các nước với nhau.

Đây có thể là một thực tế mới đối với thị trường chứng khoán Việt Nam – ít nhất trong

giai đoạn ông Trump vẫn còn là tổng thống Mỹ.

Một kết quả khá bất ngờ rút ra từ phân tích này cho thấy trong năm 2016 không có bất

kỳ mối liên hệ nào, vào bất kỳ thời điểm nào, giữa khối lượng đầu tư của khối ngoại vào

thị trường chứng khoán Việt Nam với bất kỳ chỉ số chứng khoán nào. Khối lượng mua

bán của nhà đầu tư nước ngoài không liên quan tới sự tăng giảm của thị trường chứng

khoán. Điều này không có nghĩa nhà đầu tư nước ngoài không có mối liên hệ gì, mà có

thể do họ hành động giống với nhà đầu tư trong nước – đầu tư dựa trên nhu cầu cá

nhân và giá trị của cổ phiếu, thay vì như một nhóm các nhà đầu tư với quan điểm khác

biệt đối với Việt Nam. Điều này cũng cho thấy thị trường Việt Nam đang được coi như

một phần không tách rời trong bức tranh đầu tư toàn cầu.

-12,0%

-10,0%

-8,0%

-6,0%

-4,0%

-2,0%

0,0%

2,0%

4,0%

6,0%

03/1

0

10/1

0

17/1

0

24/1

0

31/1

0

07/1

1

14/1

1

21/1

1

28/1

1

05/1

2

12/1

2

19/1

2

26/1

2

Chỉ số VNAll index Vàng S&P Index

www.VPBS.com.vn Trang | 37

Diễn biến theo khu vực

Nguồn: Bloomberg, VPBS tổng hợp

Trong quý IV, bốn quốc gia Đông Nam Á mà VPBS đang theo dõi có diễn biến khá trái

chiều, cho thấy mặc dù các yếu tố toàn cầu có sức ảnh hưởng, song các yếu tố trong

nước vẫn có vai trò quan trọng hơn.

Thị trường Phillippines dưới quyền của Tổng thống Duterte, người vừa lên chức vào

tháng 5/2016, được đánh giá là đặc biệt bất ổn. ng theo đuổi chính sách chống lại tội

phạm buôn bán ma túy và các phần tử „gây rối‟ khác trong cả nước một cách không

khoan nhượng, và đã xúc phạm tới các nước khác cùng lãnh đạo của họ – trong đó đáng

chú ý có người Mỹ nói chung và tổng thống Obama nói riêng. ng cũng tìm cách tái lập

quan hệ với Trung Quốc và Nga, tuyên bố rằng ba nước được thống nhất để “chống lại

thế giới” trong một bài phát biểu tại Trung Quốc vào ngày 20/11/2016, khiến cho thị

trường Philippines tụt dốc thê thảm và tới giờ vẫn chưa thể phục hồi.

Tổng thống Trump nhậm chức ảnh hưởng tới Indonesia mạnh hơn Việt Nam, khiến giá

trị thị trường của nước này lập tức giảm 4%. Sau đó thị trường đã hồi phục phần nào,

song một lần nữa lại bị ảnh hưởng tiêu cực bởi những cáo buộc thống đốc Cơ đốc giáo

báng bổ Hồi giáo, châm ngòi cho các cuộc biểu tình bạo lực; một cuộc động đất diễn ra

vào đầu tháng 12; và một cuộc tấn công khủng bố ngay trước lễ Giáng sinh.

Thị trường Bangkok, trái lại, có một quý tăng trưởng khá. Vào ngày 13/10/2016, nhà

vua Thái băng hà khiến người dân lo sợ tình hình bất ổn có thể xảy ra, vì đất nước này

tin rằng quãng thời gian bình yên gần đây là do sự tôn kính của người Thái dành cho

đức vua của họ, và sự tôn kính này sẽ không dành cho người kế thừa ông. Tuy nhiên,

vẫn chưa có biến động gì xảy ra, và – thay vì những phiên tụt giảm sau khi ông Trump

đắc cử – thị trường lại đi lên như để minh chứng rằng chính trị Thái Lan hiện tại thậm

chí còn ổn định hơn cả trong quá khứ.

Việt Nam, như đã đề cập ở trên, được chia thành hai giai đoạn riêng biệt – diễn biến

đồng bộ với thị trường chứng khoán Mỹ trước ngày 09/11/2016, và sau đó theo chiều

hướng ngược lại. Tuy nhiên, so với các thị trường khác trong khu vực, thị trường Việt

Nam tương đối ổn định, và sự giảm điểm trong quý này chủ yếu do thị trường cuối

tháng 9 đã tăng quá cao, chứ không phải do thái độ tiêu cực của nhà đầu tư đối với nền

kinh tế: mặc dù thị trường giảm điểm trong quý vừa rồi, song chưa khi nào rơi xuống

mức điểm thấp nhất ghi nhận ngay sau 2 tuần của Quý IV.

-16,0%

-14,0%

-12,0%

-10,0%

-8,0%

-6,0%

-4,0%

-2,0%

0,0%

2,0%

4,0%

6,0%

01/1

0

08/1

0

15/1

0

22/1

0

29/1

0

05/1

1

12/1

1

19/1

1

26/1

1

03/1

2

10/1

2

17/1

2

24/1

2

Thành phố HCM Jakarta Bangkok Philippines

www.VPBS.com.vn Trang | 38

TRIỂN VỌNG THỊ TRƢỜNG

Xu hướng dài hạn của VN-Index

Nguồn: Bloomberg, VPBS tổng hợp

Như nhận định của chúng tôi đưa ra trong báo cáo triển vọng thị trường quý trước,

trong Qúy IV/2016, chỉ số VN-Index đã bứt phá lên trên đường xu hướng dài hạn

(đường xu hướng 1) với CARG trung bình cho cả giai đoạn từ 2002 đến nay ở mức

7,3%.

Phân ngành ICB Tổng LNST (tỷ đồng) Tổng EPS (đồng)

2015 2016 % thay đổi 2015 2016 % thay đổi

Công nghệ Thông tin 2.001 2.502 25,1% 24.775 33.062 33,4%

Công nghiệp 10.528 15.268 45,0% 500.493 559.732 11,8%

Dầu khí 2.197 973 -55,7% 16.104 -1.027 -106,4%

Dịch vụ Tiêu dùng 1.188 2.781 134,1% 104.823 92.423 -11,8%

Dược phẩm và Y tế 1.369 222 -83,8% 59.218 45.448 -23,3%

Hàng Tiêu dùng 13.586 21.426 57,7% 239.472 276.738 15,6%

Ngân hàng 22.635 24.041 6,2% 10.778 8.857 -17,8%

Nguyên vật liệu 9.503 11.720 23,3% 169.948 163.419 -3,8%

Tài chính 9.878 10.339 4,7% 105.344 100.376 -4,7%

Tiện ích Cộng đồng 19.200 8.163 -57,5% 80.038 67.736 -15,4%

Tổng HSX và HNX 92.086 97.435 5,8% 1.310.995 1.346.765 2,7%

Nguồn: Bloomberg, VPBS tổng hợp

Theo số liệu cập nhật tới thời điểm hiện tại từ Bloomberg, tổng LNST trượt trong năm

2016 của các công ty niêm yết trên cả 2 sàn Hồ Chí Minh và Hà Nội tăng 5,8% so với

cùng kỳ. Nguyên nhân là do sự sụt giảm đáng kể đến từ ba nhóm ngành dược phẩm và

y tế, dịch vụ tiện ích và dầu khí, trong đó đóng góp lớn nhất khiến tổng LNST cả 2 sàn

vào chiều sụt giảm là ngành dịch vụ tiện ích. Không bất ngờ khi nhóm ngành dầu khí và

dịch vụ tiện ích tiếp tục có tên trong danh sách này khi các doanh nghiệp ngành dầu khí

vẫn đang gặp khó khăn chung trong khi các công ty về dịch vụ tiện ích cũng trải qua

một thời kỳ không mấy thuận lợi do sản lượng sụt giảm vì El Nino cũng như lỗ nặng do

biến động tỷ giá. Trong khi đó, mức sụt giảm LNST tới 83,8% của nhóm ngành y tế lại

tương đối gây sốc và hoàn toàn trái ngược với diễn biến tích cực của nhóm cổ phiếu

ngành y dược trên thị trường trong thời gian vừa qua. Việc sụt giảm này chủ yếu đến từ

khoản thua lỗ tới hơn 1.300 tỷ đồng của JVC mới bị phanh phui sau khi báo cáo tài chính

hợp nhất kiểm toán năm tài chính 2015-2016 được công bố đầu tháng 8. Nếu loại bỏ

yếu tố đột biến này, các công ty thuộc nhóm ngành y tế ghi nhận mức tăng trưởng LNST

trượt trong 12 tháng gần nhất khoảng hơn 38,8%. Ở chiều ngược lại, ngành hàng tiêu

dùng và ngành dịch vụ tiêu dùng có mức tăng trưởng LNST cao nhất, tương ứng 134%

và 57,7% so với cùng kỳ, đóng góp 147% và 30% vào mức tăng chung. Ngành công

nghiệp tăng trưởng 11,8% so với cùng kỳ, đóng góp 89% vào mức tăng chung.

www.VPBS.com.vn Trang | 39

Diễn biến TTCK Đông Nam Á

Thị trường Sàn

Bangkok

Sàn

Jakarta

Sàn

Philippines

Sàn Hồ

Chí Minh

P/E 16,7 24,2 18,6 15,9

P/B 1,9 2,4 2,2 2,0

ROE 11,1 10,2 12,7 12,2

ROA 2,8 2,6 2,8 2,1

Vốn hóa Thị

trường. (tỷ

USD)

419,7 424,8 165,3 65,5

Đầu tư Ròng

Nước ngoài –

Q4/16 (triệu

USD)

(1.545,2) (1.366,6) (668,3) (114,3)

Lạm phát (so

với cùng kỳ) 1,13% 3,02% 2,60% 4,74%

Lợi tức trái

phiếu 5 năm 2,26% 7,50% 3,98% 5,60%

Nguồn: Bloomberg, VPBS tổng hợp

P/E của chỉ số VN-Index liên tục tăng trong quý III, điều chỉnh nhẹ trong quý IV và chốt

quý ở mức 15,9x, vẫn thấp hơn đáng kể so với một số thị trường trong khu vực. Tuy

nhiên, cần lưu ý các thị trường lân cận đều đã được nâng hạng lên nhóm mới nổi trong

khi Việt Nam hiện vẫn chỉ được xếp vào nhóm cận biên với quy mô và mức vốn hóa thấp

hơn rất nhiều. Tuy nhiên chúng tôi nghĩ rằng chúng ta nên chỉ bị chiết khấu khoảng

10% so với các thị trường cận biển khác, vì Việt Nam đang ở giai đoạn chuyển mình

mạnh mẽ vì câu chuyện thay đổi cơ chế sở hữu tại hàng loạt các doanh nghiệp thuộc

hàng lớn nhất nền kinh tế, nên mức định giá cũng có thể tăng cao hơn do tiềm năng

tăng trưởng trong tương lai.

Theo số liệu từ Bloomberg, trong quý III, Việt Nam là thị trường duy nhất trong khu vực

bị khối ngoại bán ròng với tổng giá trị lên tới hơn 150 triệu USD. Trong quý IV, khối

ngoại bán ròng tại sàn HSX với giá trị thấp nhất, chỉ 114 triệu USD. Dòng tiền nội vẫn

đóng vai trò quyết định trong việc giữ P/E của VN-Index ở mức cao.

Chúng tôi cho rằng trong năm 2017, cùng với các tín hiệu giãn việc thực hiện Basel II

cho các ngân hàng thương mại, và với các chính sách cải cách thị trường, dòng tiền nội

sẽ vẫn tiếp tục là động lực rất lớn cho thị trường chứng khoán. Ngoài ra, dòng tiền ngoại

cũng có thể diễn biến tích cực hơn khi mà số lượng lớn Tập đoàn, tổng công ty nhà nước

được niêm yết, kinh doanh trong nhiều lĩnh vực hấp dẫn, với tiềm năng tăng trưởng

mạnh mẽ. Ngoài ra, Thủ tướng cũng gần đây đưa ra các thông điệp rõ ràng về việc thúc

đẩy mở room ngành ngân hàng trong năm 2017, sẽ thu hút một lượng ngoại hối không

nhỏ từ các tổ chức đầu nước nước ngoài. Ngành dầu khí cũng là ẩn số có thể gây bất

ngờ, khi mà giá dầu năm 2017 có thể biến động rất mạnh phụ thuộc vào các thỏa thuận

giữa các cường quốc xuất khẩu dầu mỏ. Nếu diễn biến thuận lợi, giá dầu mà vượt 60

USD/thùng thì KQKD của các công ty dầu khí năm 2017 có thể tốt hơn kì vọng, trong

khi định giá một số cổ phiếu đang khá rẻ, có thể thu hút một lượng tiền đầu tư rất lớn

từ nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Mô hình dự báo VNIndex dựa vào các biến số vĩ mô của Việt Nam trong quá khứ cũng

như trong năm 2017 cho thấy chỉ số VN-Index bình quân 2017 có thể diễn biến thuận

lợi. Chúng tôi chia ra 2 kịch bản:

(1) Kịch bản cơ sở, VNI có thể tăng lên 750 điểm, tương ứng với mức P/E 2017 mục tiêu

là 17,0 lần, trên cơ sở EPS toàn thị trường tăng 5% so với năm 2015.

(2) Kịch bản lạc quan, VNI có thể tăng lên 780 điểm, tương ứng với mức P/E 2017 mục

tiêu là 17,5 lần, trên cơ sở EPS toàn thị trường tăng 6,5% so với năm 2015.

0

4

8

12

16

20

24

28

P/E P/B ROE ROA

Sàn Bangkok Sàn Jakarta

Sàn Philippines Sàn Hồ Chí Minh

www.VPBS.com.vn Trang | 40

TRIỂN VỌNG CÁC NGÀNH QUÝ IV/2016

NGÀNH NGÂN HÀNG

Chỉ số giá cổ phiếu ngành ngân hàng (% tăng trưởng 1 năm)

Nguồn: Bloomberg, VPBS

Trong vòng 12 tháng qua, giá cổ phiếu ngân hàng diễn biến kém hơn so với chỉ số VN-

Index. Trong khi VN-Index tăng đến 14,82%, lợi suất của ngành ngân hàng ở mức -

10,84%. Cổ phiếu ngân hàng sụt giá kể từ giữa năm, sau khi các ngân hàng công bố kết

quả kinh doanh 6 tháng đầu năm với mức nợ xấu tăng cao. Kết quả kinh doanh 9 tháng

đầu năm không có nhiều biến chuyển, với mức lợi nhuận thấp do chi phí giải quyết nợ

xấu tăng cao một lần nữa khiến cổ phiếu nhóm ngành này đi xuống. Chỉ đến cuối tháng

12, cổ phiếu ngân hàng mới có dấu hiệu phục hồi trở lại cùng với tốc độ tăng trưởng tín

dụng khả quan ở thời điểm cuối năm.

Thu nhập lãi thuần 9 tháng đầu năm tăng trƣởng tốt

Theo tính toán của VPBS, tính đến cuối tháng 9 năm 2016, các ngân hàng niêm yết, chỉ

trừ STB và EIB, đều có tăng trưởng thu nhập lãi thuần khả quan. Trong đó, VCB dẫn đầu

với tăng trưởng thu nhập lãi thuần so với cùng kỳ lên tới 23,88%, theo sau là BID –

21,78% và CTG – 18,40%.

Tăng trưởng thu nhập lãi thuần phần lớn đến từ lãi cho vay khách hàng và lãi từ chứng

khoán đầu tư. Cùng với tăng trưởng tín dụng khả quan, đạt 18,71% cả năm 2016, tăng

trưởng thu nhập lãi cho vay bình quân 8 ngân hàng niêm yết 9 tháng đầu năm đạt

25,42% so với cùng kỳ. Mặt bằng lãi cho vay vào thời điểm cuối năm 2016 không thay

đổi so với cuối năm 2015, vẫn duy trì ở mức 6,8-9,0% cho vay ngắn hạn và 9,3-11%

cho vay trung, dài hạn đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường.

Tăng trưởng huy động và tín dụng so với cuối năm

2015

Tăng trưởng tín dụng dài hạn so với cuối năm 2015

(trung bình 8 ngân hàng niêm yết)

Nguồn: BCTC các NH, VPBS tổng hợp

-20

-15

-10

-5

0

5

10

15

20

10/15 12/15 02/16 04/16 05/16 07/16 09/16

Ngành Ngân hàng VNINDEX

-10%

-5%

0%

5%

10%

15%

20%

25%

30%

BID CTG VCB MBB ACB STB SHB EIB

Tăng trưởng huy động Tăng trưởng tín dụng

100%

115%

122%

110% 114%

80%

90%

100%

110%

120%

130%

2015 6M 2016 9M 2016

Dài hạn Tổng cho vay

www.VPBS.com.vn Trang | 41

Đồng thời, nhờ quy định của Thông tư 36 về việc tăng tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho

vay trung dài hạn, các ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay dài hạn, với tổng cho vay dài

hạn tăng trung bình 22% tại 8 ngân hàng niêm yết trong 9 tháng đầu năm 2016. Tăng

trưởng tổng cho vay khách hàng đạt mức trung bình 14%, trong đó MBB và ACB tăng

trưởng nhanh nhất, đạt lần lượt là 20% và 19%, cao hơn mức tăng trưởng tín dụng bình

quân cả nước.

Tính đến tháng 10/2016, dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế tăng 12,66% so với cuối

năm 2015, trong đó dư nợ ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng 13,56%;

hoạt động thương mại, vận tải và viễn thông tăng 12,85% và công nghiệp và xây dựng

tăng 7,35%.

Thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ tiếp tục tăng mạnh nhờ cơ chế tỷ giá trung

tâm

Cơ chế tỷ giá mới áp dụng từ đầu năm 2016 đã tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân

hàng tham gia tích cực vào kinh doanh ngoại hối. Doanh thu từ kinh doanh ngoại hối 9

tháng đầu năm 2016 tăng mạnh so với cùng kỳ, trung bình 8 ngân hàng niêm yết tăng

60,82%, trong đó thành công nhất là BID và CTG. BID từ mức lỗ do kinh doanh ngoại

hối và vàng 9 tháng đầu năm 2015 đã có lãi lớn cùng kỳ 2016. CTG có tốc độ tăng

trưởng lãi kinh doanh ngoại hối đạt gần 400%. VCB vẫn giữ vững kết quả kinh doanh

ngoại hối với mức tăng nhẹ 2,47%, trong khi ACB (+170,2%), STB (+187,7%) và EIB

(+13,95%) đều có mức tăng ấn tượng.

Dù vậy, MBB (-58,8%) và SHB (-24,6%) lại có kết quả kinh doanh ngoại hối đi ngược lại

với xu hướng chung của ngành.

Chi phí lãi tăng nhanh hơn thu nhập lãi

Tuy các ngân hàng nhìn chung đều đạt mức tăng trưởng lợi nhuận khá khả quan, một

điều đáng lưu tâm là tốc độ tăng trưởng chi phí lãi nhanh hơn đáng kể so với tốc độ tăng

trưởng thu nhập lãi. Điều này có thể là do tăng trưởng tín dụng nhanh, đồng thời yêu

cầu tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trước thời hạn Thông tư 06 bắt đầu có hiệu lực đã

đẩy lãi suất đi vay lên cao hơn. Tại thời điểm cuối năm, do tính mùa vụ và thanh khoản

hệ thống trở nên căng thẳng, lãi suất liên ngân hàng và lợi suất trái phiếu chính phủ đều

tăng nhanh, đồng thời NHNN cũng bơm thêm tiền vào hệ thống qua thị trường mở.

Tuy nhiên, vẫn có một số ít các ngân hàng như VCB và ACB quản lý khá tốt chi phí lãi,

và có mức tăng trưởng chi phí lãi thấp hơn tăng trưởng thu nhập lãi. Ngược lại, MBB và

STB là hai ngân hàng gặp phải vấn đề khi tăng trưởng chi phí lãi cao gấp 1.78 lần (MBB)

và 3.76 lần (STB) thu nhập lãi khi so 9 tháng đầu năm 2016 với cùng kỳ năm 2015.

Tăng trưởng chi phí lãi 9T/2016 so với cùng kỳ (tỷ

đồng)

Tăng trưởng thu nhập lãi 9T/2016 so với cùng kỳ

(tỷ đồng)

Nguồn: BCTC các NH, VPBS tổng hợp

32% 29%

17% 21%

13%

68%

13%

-3%

-20%

0%

20%

40%

60%

80%

0

5.000

10.000

15.000

20.000

25.000

30.000

35.000

40.000

45.000

50.000

BID CTG VCB MBB ACB STB SHB EIB

9T'2015 9T'2016 Tăng trưởng chi phí lãi

28% 24%

20%

12% 14% 18%

14%

-3%

-20%

0%

20%

40%

60%

80%

0

5.000

10.000

15.000

20.000

25.000

30.000

35.000

40.000

45.000

50.000

BID CTG VCB MBB ACB STB SHB EIB

9T'2015 9T'2016 Tăng trưởng thu nhập lãi

www.VPBS.com.vn Trang | 42

Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm phân hóa

Dù thu nhập lãi thuần toàn ngành khả quan, song do chi phí lãi tăng nhanh, đồng thời

chi phí dự phòng rủi ro tín dụng rất cao tại một số ngân hàng như BID, EIB và SHB đã

khiến kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm phân hóa mạnh mẽ trong toàn ngành.

Nhóm các ngân hàng có kết quả kinh doanh khả quan gồm VCB, CTG, ACB và MBB. Các

ngân hàng trên có đặc điểm chung là cùng tăng trưởng tín dụng tốt, đạt mức tăng

trưởng trong 3 quý đầu năm 2016 từ 15-20%. Đồng thời, nhóm 4 ngân hàng kể trên

cũng dẫn đầu về kiểm soát nợ xấu, với tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm cuối quý III/2016 ở

ngưỡng dưới 2%. Nhờ sớm trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong năm trước, dù tăng

trưởng tín dụng cao, song VCB, MBB và ACB lại có mức trích lập dự phòng rủi ro tín

dụng giảm so với cùng kỳ năm ngoái và do đó, không ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả

kinh doanh trong năm 2016.

BID và SHB có kết quả kinh doanh kém hơn, với mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế

so với cùng kỳ đạt lần lượt 4,02% và 8,36%. Hai ngân hàng này tuy có tăng trưởng tín

dụng khá tốt, song lại đều gặp vấn đề liên quan tới nợ xấu và chi phí dự phòng rủi ro tín

dụng. BID sau khi sáp nhập với MHB đang phải tích cực trích lập dự phòng và kiểm soát

nợ xấu. Cụ thể, tuy lợi nhuận trước dự phòng tăng trưởng đến 34% so với cùng kỳ, cao

nhất trong khối ngân hàng niêm yết, do chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng 76%, lợi

nhuận trước thuế của BID chỉ tăng có 4% so với cùng kỳ. Đối với SHB, hơn 1/3 đầu tư

vào chứng khoán nợ là nợ đã bán cho VAMC, do đó SHB vẫn liên tục phải trích lập dự

phòng rủi ro ở mức cao, khiến chi phí dự phòng tăng 25,19% so với cùng kỳ. Thêm vào

đó, tăng trưởng thu nhập lãi thuần không mấy khả quan do chi phí lãi tăng nhanh hơn

thu nhập lãi.

EIB và STB là hai ngân hàng có vấn đề về kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2016

khi lợi nhuận trước thuế giảm đến 70,15% và 74,30%. EIB có tỷ lệ nợ xấu cao vượt mức

cho phép, đồng thời tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng cao ngất ngưởng, chiếm

33% tổng thu nhập hoạt động và không thể tăng trưởng tín dụng trong năm 2016. STB

cũng gặp vấn đề với nợ xấu khi tỷ lệ nợ xấu cuối quý II tiến sát đến giới hạn 3%. Tăng

trưởng tín dụng chỉ vỏn vẹn 5%, tổng thu nhập lãi tuy tăng 18,04% trong chi phí lãi

tăng đến 67,74% khiến thu nhập lãi thuần của STB giảm mạnh nhất toàn ngành – giảm

35%. Thêm vào đó, chi phí hoạt động chiếm đến 77,5% tổng thu nhập hoạt động khiến

lợi nhuận trước thuế của STB giảm đến 74,3% so với cùng kỳ - kết quả kinh doanh tệ

nhất trong số 8 ngân hàng niêm yết.

Nợ xấu quý III cao hơn cùng kỳ 2015

Vấn đề nợ xấu của quý II đã phần nào được kiểm soát, tuy nhiên so với cùng kỳ 2015,

tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm cuối quý III 2016 vẫn đang ở mức cao hơn. Đúng như dự báo

của VPBS từ đầu năm 2016, nhiều ngân hàng đang phải chịu áp lực về lợi nhuận do

chưa trích lập đủ 20% dự phòng cho TPĐB và do vậy, phải tăng mạnh trích lập dự

phòng trong năm 2016, làm bốc hơi một phần không nhỏ lợi nhuận sau thuế. Cụ thể, tại

EIB, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 9 tháng đầu năm 2016 của EIB tăng vọt đến

85.2% so với cùng kỳ năm trước ; còn tại BID, chi phí 9 tháng tăng đến 76,07% so với

cùng kỳ năm trước.

Mặc dù Thông tư 14/2015/TT-NHNN và Thông tư 08/2016/TT-NHNN đã tạo ra cơ chế

linh động hơn trong xử lý nợ xấu, song vấn đề nợ xấu vẫn tồn đọng và chưa được giải

quyết triệt để. Thông tư 14 cho phép công ty VAMC mua nợ xấu của ngân hàng với giá

thị trường và trả bằng phát hành trái phiếu có thể được chuyển nhượng, còn Thông tư

08 cho phép gia hạn thời hạn trái phiếu đặc biệt từ 5 năm lên 10 năm, khiến thị trường

kỳ vọng công tác xử lý nợ xấu có diễn biến tốt hơn trong nửa cuối năm 2016.

www.VPBS.com.vn Trang | 43

Nợ xấu (tỷ đồng) Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 9T/2016 (tỷ đồng)

Nguồn: BCTC các NH, VPBS tổng hợp

Tuy nhiên, thực tế là tình hình nợ xấu không cải thiện nhanh như kỳ vọng. Thứ nhất,

VAMC và DATC vẫn còn gặp khó khăn về vốn. Thứ hai, nợ xấu tuy được bán cho VAMC

nhưng tỷ lệ nợ xấu thu hồi được vẫn còn thấp, chỉ khoảng 15% dư nợ gốc nội bảng tính

đến cuối tháng 10/2016, đồng thời thị trường mua bán nợ xấu chưa được hình thành

khiến VAMC gặp khó khăn khi bán nợ. Tuy VAMC và DATC đã quyết định cùng hợp tác

để xử lý nợ xấu, song chỉ với 2 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này có lẽ vẫn là

chưa đủ. Thêm nữa, điểm mới trong Luật Dân sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2017)

quy định không cho phép thu giữ tài sản đảm bảo nếu người đi vay không đồng ý bàn

giao, sẽ làm xấu thêm tình hình nợ xấu vốn vẫn còn căng thẳng trong toàn hệ thống.

Cuối quý III, tỷ lệ nợ xấu cao tập trung ở các ngân hàng thương mại quy mô nhỏ hơn là

STB (2,37%), SHB (2,25%) và EIB (3,35%). Có lẽ để kiểm soát tỷ lệ nợ xấu cao đột

biến hồi cuối quý II, STB và EIB hầu như không tăng trưởng tín dụng.

Đồng thời, STB còn gặp vấn đề đối với kiểm soát chi phí lãi tiền gửi và chi phí hoạt động

sau sáp nhập. Tín dụng tăng trưởng không nhiều song chi phí lãi tiền gửi tăng mạnh

69,8% khiến thu nhập lãi thuần sụt giảm nghiêm trọng. Đồng thời, tỷ trọng chi phí hoạt

động trên tổng thu nhập hoạt động của STB tăng vọt từ mức 54.6% 9 tháng đầu năm

2015 lên 77.6% 9 tháng đầu năm 2016. Tính đến hết quý III năm 2016, trong số 8

ngân hàng niêm yết chỉ có STB và EIB là ghi nhận lợi nhuận sau thuế 9 tháng sụt giảm.

Cụ thể, lợi nhuận của STB giảm 72,47% còn EIB giảm 69,73% so với cùng kỳ.

Trong nhóm 3 ngân hàng quốc doanh, BID có tỷ lệ nợ xấu tương đối cao, tính đến cuối

quý III là 2,03% - thậm chí còn cao hơn cuối quý II. Tuy vậy, nhờ tăng trưởng tín dụng

và huy động tốt nên BID vẫn có biên lợi nhuận khá dù tăng trưởng lợi nhuận sau thuế

không đáng kể.

Nhu cầu tăng vốn nhằm đáp ứng CAR theo thông tƣ 06 và hƣớng đến Basel II

Với lịch trình áp dụng Basel II đã được đề ra, ba ngân hàng quốc doanh đều đã lập kế

hoạch để tăng vốn trong năm 2016.

Đối với VCB, từ đầu năm 2016 đã được ĐHĐCĐ thông qua phương án tăng vốn điều lệ

bằng hai cách: (1) phát hành cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 35% cho cổ đông hiện hữu và

(2) chào bán riêng lẻ không quá 10% vốn điều lệ cho nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN).

Phương án (1) đã được thực hiện, trong khi đó với phương án (2), Vietcombank đã tìm

được đối tác là Quỹ đầu tư GIC với mong muốn mua 7,7% cổ phần, song vẫn chưa được

Chính phủ và NHNN phê duyệt trong năm 2016 do mức giá chào mua thấp hơn giá cổ

phiếu của VCB trên thị trường. Ngoài ra, VCB đã tăng vốn cấp 2 thành công bằng cách

phát hành 2000 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 10 năm ra công chúng vào ngày 26/10/2016.

Với hệ só an toàn vốn CAR ở mức 10,29% vào thời điểm cuối năm 2016, VCB có dư dả

thời gian để tăng vốn cấp 1 bằng phương án chào bán riêng lẻ ra NĐTNN.

0%

1%

2%

3%

4%

5%

6%

--

2.000

4.000

6.000

8.000

10.000

12.000

14.000

16.000

BID CTG VCB MBB ACB STB SHB EIB

T6'2016 Nợ xấu T9'2016 Nợ xấu

T6'2016 Tỷ lệ nợ xấu T9'2016 Tỷ lệ nợ xấu

76%

30%

-4%

-34% -31% -33%

44%

85%

-40%

-20%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

0

1.000

2.000

3.000

4.000

5.000

6.000

7.000

8.000

BID CTG VCB MBB ACB STB SHB EIB

9T'2015 9T'2016 Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng

www.VPBS.com.vn Trang | 44

Đối với BID, có 3 phương án tăng vốn trong năm 2016 đã được thông qua trong kỳ họp

ĐHĐCĐ là (1) phát hành cổ phần cho NĐTNN, (2) phát hành trái phiếu chuyển đổi và

(3) phát hành cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ thêm 27,63%, trong đó có phát

hành cổ phiếu trả cổ tức tương đương 8,5% vốn điều lệ và phát hành thêm cho cổ đông

hiện hữu 8,54% với dự kiến nguồn mua của cổ đông Nhà nước lấy từ nguồn ngân sách

nhà nước (NSNN). Đối với phương án (1), trong năm 2016, BID chưa có động thái gì về

việc tìm được đối tác nước ngoài để phát hành vốn. Phương án (3) đã bị Nhà nước bác

bỏ và BID đã phải trả đến 2.900 tỷ đồng cổ tức năm 2015 trong tháng 11/2016. Phương

án (2) đã được thực hiện trong tháng 8 khi BID phát hành 2 đợt trái phiếu kỳ hạn 10

năm với tổng trị giá 2.700 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến tháng 12/2016 BID bị yêu cầu mua

lại 695 tỷ đồng trái phiếu trước hạn, làm giảm tỷ lệ vốn cấp 2. Như vậy, trong ba ngân

hàng thương mại nhà nước, BID đang gặp khó hơn cả. Tính đến cuối năm 2015, hệ số

CAR của BID chỉ vừa đủ mức 9% theo quy định của thông tư 36. Để hướng tới tuân thủ

Basel II, việc tăng vốn là bắt buộc đối với BID. Tuy nhiên, với tỷ lệ vốn cấp 2 đã chạm

trần quy định, BID bắt buộc phải tìm phương án tăng vốn cấp 1. Do NSNN còn gặp khó

khăn, chào bán riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài có lẽ là phương án khả thi nhất đối

với ngân hàng này. Tìm kiếm đối tác sáp nhập không phải phương án khả thi do BID vẫn

đang phải nỗ lực giải quyết tồn đọng nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng sau

sáp nhập với ngân hàng MHB giữa năm 2015. Với tỷ lệ sở hữu nước ngoài còn thấp – chỉ

hơn 2%, BID có thể sẽ tìm kiếm đối tác nước ngoài trong thời gian tới.

CTG đã được thông qua kế hoạch tăng vốn trong năm 2016 bằng 2 phương án là: (1)

hoàn thành thương vụ sáp nhập với PGBank để tăng vốn thêm 3.000 tỷ đồng và (2)

không thực hiện trả cổ tức bằng tiền mặt. Việc sáp nhập với PGBank theo phương án (1)

vẫn chưa được thực hiện đến hết năm 2016 và phương án (2) cũng đã bị Nhà nước bác

bỏ. Để tăng vốn cấp 2, CTG vừa kịp phát hành 2 đợt trái phiếu kỳ hạn 10 năm trong

tháng 12, ngay trước khi kết thúc năm tài khóa, với tổng trị giá 2.900 tỷ đồng. CTG đã

trình Nhà nước để xin được nới room cho NĐTNN lên 40%. Trong ngắn hạn, CTG có thể

tiếp tục phát hành trái phiếu để nâng tỷ lệ vốn cấp 2. Trong năm 2017, CTG có lẽ sẽ

phải gấp rút hoàn tất phương án sáp nhập PGBank để tăng vốn cấp 1. Trong dài hạn,

Nhà nước có thể sẽ cân nhắc phương án nới room NĐTNN cho ngân hàng này để tạo

điều kiện tăng trưởng trong khuôn khổ các quy định khắt khe hơn của Basel II.

Nhìn chung, nhóm Ngân hàng Thương mại Cổ phần có hệ số CAR trung bình là 11,76%

cuối tháng 11/2016. Tại thời điểm cuối năm ngoái, các ngân hàng thương mại cổ phần

niêm yết đều có hệ số CAR khá cao, ở mức từ 13-17%.

Triển vọng 2017

Tăng trƣởng tín dụng

Tăng trưởng tín dụng sẽ chậm hơn so với 2016 do quy định về hệ số rủi ro BĐS theo

thông tư 06 bắt đầu có hiệu lực, đồng thời để kiểm soát nợ xấu, các ngân hàng thương

mại nhà nước và cổ phần sẽ phải hãm lại đà tăng trưởng tín dụng của mình. Tuy nhiên

với kỳ vọng kinh tế tăng trưởng khả quan, đây sẽ là cơ hội tốt cho những ngân hàng có

hệ số an toàn vốn và tỷ lệ cho vay/huy động còn thấp, đó là VCB và các ngân hàng

thương mại cổ phần nhỏ hơn.

Kinh doanh ngoại hối

VPBS dự báo lãi từ kinh doanh ngoại hối sẽ tiếp tục tăng tỷ trọng trên tổng thu nhập của

ngân hàng. Theo ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, GDP năm 2017 tăng 6,7%, trong

đó kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 6-7% và tỷ lệ nhập siêu trên tổng kim ngạch xuất

khẩu ước tính là 3%. Cùng với cơ chế tỷ giá linh hoạt, hoạt động kinh doanh ngoại hối

sẽ tăng trưởng tốt trong năm tới và đem lại lợi nhuận cho các ngân hàng.

Nhu cầu tăng vốn cấp 1 đối với nhóm Ngân hàng Thƣơng mại Nhà nƣớc

Theo ước tính của HSC, hệ số CAR của CTG và BID nếu tăng vốn điều lệ không thành

www.VPBS.com.vn Trang | 45

công trong năm 2017 sẽ giảm xuống dưới mức quy định 9%, cụ thể là CTG 8,4% và BID

7,8%. Trong khi đó, các phương án tăng vốn đối với hai ngân hàng này khá hạn chế.

Theo nhận định của HSC, phương án tăng vốn khả dĩ nhất cho BID là phát hành quyền

mua cổ phiếu trong năm 2017 còn đối với CTG, sau đợt phát hành trái phiếu tháng

12/2016, có lẽ cần phải cân nhắc đến các phương án tăng vốn cấp 1.

Nợ xấu

Với thực trạng nợ xấu vẫn chưa được xử lý triệt để, các ngân hàng sẽ phải thận trọng

hơn trong tăng trưởng tài sản và do đó, nợ xấu sẽ không gia tăng như năm 2016. Đồng

thời, do đã bán bớt nợ xấu cho VAMC và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, tình hình nợ

xấu dự báo sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, do những hạn chế trong công tác xử lý nợ xấu

như đã đề cập ở trên, mức độ cải thiện sẽ còn bị hạn chế.

Cùng với quy định mới về xử lý tài sản đảm bảo bắt đầu hiệu lực từ ngày 1/1/2017, việc

tự xử lý nợ xấu của các ngân hàng sẽ gặp khó khăn, khi việc thu giữ tài sản đảm bảo

không thể được thực hiện nếu không có sự chấp thuận của bên đi vay, và chỉ có thể

được giải quyết tại tòa án. Quy định này sẽ khiến cho quá trình tự xử lý nợ xấu trở nên

gian nan và tốn kém hơn.

Cổ phiếu khuyến nghị

NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM (VCB)

MUA với mức giá kỳ vọng là 40.000/cổ phiếu.

Kết quả kinh doanh năm 2016 khả quan: huy động vốn tăng 19,4% so với đầu năm –

vượt 4% kế hoạch, tín dụng tăng 18,9% - vượt 1,6% kế hoạch. Tỷ lệ nợ xấu ở mức khá

an toàn – 1,44%, giảm 0,4% so với cuối năm 2015. Hệ số an toàn vốn ở mức 10,29%,

đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của Nhà nước. Lợi nhuận trước thuế và

dự phòng đạt 14.605 tỷ đồng – tăng 15%, sau khi trích lập dự phòng, lợi nhuận trước

thuế còn 8.212 tỷ đồng – tăng 23,4%, vượt 2,7% kế hoạch năm 2016. Đồng thời, tại

thời điểm cuối năm 2016, VCB đã mua lại toàn bộ số nợ xấu trị giá 4.300 tỷ đồng đã

bán cho VAMC trước đó, đưa số dư nợ xấu tại VAMC trở về 0, sớm hơn so với kế hoạch

ban đầu 3 năm.

Tuy thương vụ phát hành vốn cho GIC gặp trở ngại về giá và chưa đi đến kết quả, VCB

vẫn là ngân hàng có nhiều cửa tăng vốn và hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn cả trong

số 3 ngân hàng quốc doanh. Các chỉ tiêu hoạt động của VCB đều ở mức tốt hơn trung

bình ngành, trong đó các chỉ tiêu tăng trưởng như tăng trưởng EPS, lợi nhuận và cho

vay đều ở mức cao nhất toàn ngành. Tuy P/E ở ngưỡng khá cao, song PEG lại thấp hơn

mức trung bình, điều này cho thấy giá giao dịch chưa phản ánh được hết tiềm năng tăng

trưởng của VCB. Hơn nữa, với CTG và BID đang gặp khó khăn trong việc tăng vốn, cơ

hội tăng trưởng tín dụng trong năm 2017 đối với VCB là rất khả quan. Lợi nhuận từ kinh

doanh ngoại hối cũng sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định, đóng góp vào lợi nhuận của VCB

trong năm tới.

VPBS dự phóng cho cả năm 2017, VCB sẽ đạt tăng trưởng huy động 12%, tăng trưởng

tổng tài sản 13,3%, dư nợ tăng 15% và đầu tư trái phiếu tăng 5% so với 2016. Tổng

thu nhập hoạt động tăng 14,4% so với 2016 lên 37.471 tỷ đồng. Chi phí hoạt động tăng

12,4%, do đó thu nhập trước dự phòng tăng 15,6%, lên mức 23,940 tỷ đồng.

Chi phí dự phòng trong năm 2017 ước tính một cách thận trọng khoảng 7.013 tỷ đồng.

Theo đó, LNTT 2017 ước tính đạt 16.927 tỷ đồng, tăng 69,3% so với 2016. LNST ước

đạt 12.735 tỷ đồng. Thu nhập mỗi cổ phiếu (EPS) đạt 3.542 đồng. Giá trị số sách mỗi cố

phiếu (BVPS) cuối năm 2017 sẽ ở mức 19.547 đồng.

Với các giả định và dự phóng như trên, chúng tôi cho rằng cổ phiếu VCB sẽ tăng giá

trong năm tới.

www.VPBS.com.vn Trang | 46

NGÀNH HÀNG TIÊU DÙNG

Năm 2016 là một năm tích cực với ngành hàng tiêu dùng Việt Nam đối với cả 3 lĩnh vực

chính bao gồm: Thực phẩm và đồ uống, Bán lẻ (hàng điện máy, đồ trang sức…) và dịch

vụ viễn thông. Triển vọng tăng trưởng của ngành vẫn tiếp tục lạc quan trong khoảng 5

năm tới, nhờ lợi thế về dân số đông, tỷ lệ người trẻ trong dân số cao, mức thu nhập của

người dân tiếp tục tăng, và nhu cầu sử dụng các sản phẩm/dịch vụ cao cấp hơn tiếp tục

gia tăng. Ngoài ra triển vọng vĩ mô 2017 được kỳ vọng tốt hơn năm 2016 tiếp tục hỗ trợ

tốt đối với ngành hàng tiêu dùng. Trong năm 2017, GDP được kỳ vọng tăng trưởng ở

mức 6,7%, cao hơn so với mức 6,25% của năm 2016. Kể từ đầu năm 2016, cổ phiếu

ngành hàng tiêu dùng đã có sự tăng trưởng liên tiếp lên tới 70%, trước khi bị giảm vào

tháng 12/2016, giúp cho mức tăng cả năm đạt được là 52%. Kết quả này là tương đối

khả quan, xét trong bối cảnh cả năm VNIndex chỉ tăng 29% và HNX Index tăng 12,3%.

Tuy nhiên, lĩnh vực hàng tiêu dùng Việt Nam cũng đang phải đối mặt với một số khó

khăn: nhiều doanh nghiệp nội mới chỉ tập trung phát triển các sản phẩm thuộc phân

khúc phổ thông, vốn đã có dấu hiệu bão hòa và mang lại biên lợi nhuận thấp hơn so với

sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp. Ngoài ra sức ép cạnh tranh đang tăng lên nhanh

chóng do sự gia nhập ồ ạt của các đối thủ mạnh từ nước ngoài, vốn có những lợi thế về

vốn, kinh nghiệm, cũng như về công nghệ.

Lĩnh vực thực phẩm & đồ uống

1/ Thực phẩm

Trong năm 2016, doanh thu ngành thực phẩm đạt khoảng 18,92 tỷ USD, tăng 8,5% so

với 2015, trong đó các sản phẩm lương thực vẫn chiếm khoảng 55% tổng doanh số thực

phẩm cả nước. Chúng tôi kỳ vọng tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm của ngành

đạt khoảng 10,6%/năm trong giai đoạn 2015-2020, tức là một viễn cảnh khá tươi sáng.

Với khoảng 6 triệu hộ gia đình sẽ thoát khỏi mức nghèo trong 5 năm tới, và đạt được

mức thu nhập bình quân trong khoảng từ 5.000 – 10.000 đô/năm (số liệu từ BMI),

chúng tôi kỳ vọng mức tiêu dùng dành cho các sản phẩm có thương hiệu sẽ tăng nhanh.

Xu hướng này sẽ có tác động tích cực tới khả năng mở rộng các chuỗi cửa hàng trong

lĩnh vực bán lẻ, trước tiên là ở các thành phố lớn và tiếp tục trải rộng ra các vùng nông

thôn các năm sau. Hơn thế nữa, lĩnh vực sản xuất thực phẩm của Việt Nam sẽ mở rộng

nhanh trong vài năm tới nhờ tiêu dùng nội địa tăng trưởng, lực lượng lao động, tương

đối trẻ, với mặt bằng lương có tính cạnh tranh so với các nước láng giềng.

-10

0

10

20

30

40

50

60

70

80

1/16 4/16 7/16 10/16

Consumers Sector VN-Index HNX-IndexNgành tiêu dùng

www.VPBS.com.vn Trang | 47

Nguồn: BMI, VPBS

Lĩnh vực bánh kẹo cũng được dự kiến sẽ tăng trưởng tốt trong vài năm tới. Thu nhập

tiếp tục được cải thiện cũng dẫn đến nhu cầu tăng lên đối với các sản phẩm cao cấp,

giúp tăng trưởng doanh thu cho các nhà sản xuất, vốn đã đầu tư để mở rộng các dòng

sản phẩm bánh kẹo cao cấp. Hơn thế nữa, thị trường chính cho sản phẩm bánh kẹo là

những người trẻ tuổi, khoảng dưới 30 tuổi, hiện đang chiếm khoảng hơn 50% dân số.

Nhóm dân số trẻ rất tích cực tiếp thu các dòng sản phẩm mới (của cả các thương hiệu

trong và ngoài nước), giúp tăng nhu cầu tiêu thụ. Do đó, đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực

này đã tăng mạnh trong những năm gần đây thông qua việc thiết lập các nhà máy mới

hoặc mua cổ phần chi phối những doanh nghiệp bánh kẹo lớn trong nước.

Lĩnh vực sữa cũng ghi nhận doanh thu khoảng 8.600 tỷ đồng trong năm 2016, tăng

8,9% theo năm và VPBS dự báo sẽ ghi nhận tốc độ tăng trưởng 11,5%/năm từ giai

đoạn 2016 – 2020, giúp doanh thu toàn ngành trên cả nước đạt 13.200 tỷ vào năm

2020. Những yếu tố hỗ trợ chính cho việc tăng trưởng này là thu nhập tiếp tục cải thiện,

thay đổi trong thói quen ăn uống và tiến trình đô thị hóa. Hơn nữa, việc nhanh chóng

gia tăng quy mô đàn gia súc cùng với tăng đầu tư của cả khu vực nhà nước và khu vực

tư nhân cũng là nhân tố chính cho tăng trưởng ngành sữa và giảm phụ thuộc vào sữa

nhập khẩu. Những nhà sản xuất lớn trên cả nước là Vinamilk, Anco, Cô gái Hà Lan, Ha

Noi Milk.

2/ Lĩnh vực đồ uống

Trong năm 2016, tổng sản lượng đồ uống có cồn được tiêu thụ đạt 4,3 tỷ lít, tăng 5,9%

theo năm, và tổng doanh thu đồ uống có cồn đạt khoảng 31.600 tỷ đồng, tăng 8,8%

theo năm. Trong giai đoạn 2016-2020, tổng chi tiêu cho sản phẩm đồ uống có cồn được

dự báo tăng trưởng với tốc độ khoảng 10,9%/năm, với lượng tiêu thụ được dự đoán

tăng trưởng 8,1%/năm. Xu thế là người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng dịch chuyển

sang sử dụng các sản phẩm và thương hiệu cao cấp hơn, đặc biệt là các sản phẩm ngoại

nhập, nhờ thu nhập của người dân được cải thiện và yêu cầu về chất lượng, mẫu mã

ngày càng gia tăng. Kết hợp với triển vọng kinh tế khả quan và xu hướng mở rộng mạng

lưới bán lẻ trên cả nước, VPBS duy trì quan điểm lạc quan đối với ngành bia, rượu –

nước giải khát Việt Nam

DOANH THU NGÀNH THỰC PHẨM 2013-2020 (triệu đồng)

Doanh thu thực phẩm (LHS) Tăng trưởng doanh thu thực phẩm theo năm (RHS)

www.VPBS.com.vn Trang | 48

Nguồn: VPBS, BMI

Với lĩnh vực bia, chúng tôi dự đoán lượng tiêu thụ bình quân đầu người tiếp tục tăng

trưởng, từ mức 55,2 lít năm 2015 lên 83,2 lít vào năm 2020, tức mức tăng trường gộp

là 7,2%/năm trong 5 năm tới. Cơ cấu dân số trẻ và năng động, cùng với sự gia tăng

lượng khách du lịch đến Việt Nam sẽ đảm bảo mức tăng trưởng của ngành. Tuy nhiên,

các chính sách bảo hộ của nhà nước có thể sẽ là rào cản với các hãng bia quốc tế đang

muốn gia nhập thị trường. Hai hãng bia nội địa lớn nhất là Sabeco và Habeco, đã được

niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam gần đây và nhận được sự chú ý lớn từ

các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Trong năm 2016, tổng doanh thu đồ uống không cồn đạt 36.300 tỷ đồng, tăng trưởng

8,8% theo năm. Cà phê, chè và các đồ uống nóng chiếm khoảng 65% trong khi nước

giải khát chiếm khoảng 31% thị phần trong năm 2016. VPBS dự đoán tốc độ tăng

trưởng gộp của doanh thu trong giai đoạn 2016 – 2020 ở mức rất hấp dẫn, đạt 11,3%.

Lĩnh vực bán lẻ

Lĩnh vực bán lẻ tiếp tục được hỗ trợ mạnh mẽ nhờ cơ cấu dân số trẻ, thu nhập cải thiện,

niềm tin người tiêu dùng về triển vọng kinh tế và tăng trường mạnh về chi tiêu của các

hộ gia đình. Ngoài ra, việc các doanh nghiệp trong ngành liên tiếp ra mắt các sản phẩm

mới với nhiều tính năng cải tiến, giá hợp lý và các chiến dịch marketing hiệu quả cũng là

động lực lớn đối với tăng trưởng của ngành. Trong 9 tháng 2016, theo thông tin thu

thập được của VPBS, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu của ngành là 9,8% theo năm, đạt

2.610 tỷ đồng. Theo BMI, tổng tăng trưởng tiêu dùng hộ gia đình có thể đạt bình quân

9,2%/năm, và tiêu dùng bình quân đầu người được dự đoán tăng từ 1.197 USD trong

năm 2017 lên 1.608 USD/người vào năm 2020. Triển vọng tích cực đã thúc đẩy nhiều

thương hiệu nước ngoài như Minoso (Nhật Bản), AEON (Nhật Bản), Zalora (Singapore) …

mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Các công ty nước ngoài cũng đẩy mạnh việc thâu tóm

các doanh nghiệp Việt Nam như: Nguyễn Kim, Metro, Big C, Highland … Trong thời gian

gần, hai công ty bia nội địa lớn nhất, là Sabeco và Habeco, cũng dự định bán phần lớn

cổ phần của mình, khả năng cao là bán cho các nhà đầu tư nước ngoài.

SẢN LƢỢNG TIÊU THỤ ĐỒ UỐNG CÓ CỒN DOANH THU ĐỒ UỐNG KHÔNG CỒN

Sản lượng tiêu thụ, triệu lít (LHS)

% tăng trưởng doanh thu (RHS) Doanh thu, triệu đồng

% tăng trưởng doanh thu

www.VPBS.com.vn Trang | 49

Nguồn: VPBS, BMI

Trong lĩnh vực bán lẻ hàng điện máy, MWG hiện đang dẫn đầu, với 929 cửa hàng

Thegioididong và 172 cửa hàng DienmayXANH (số liệu cuối tháng 10/2016). Các nhà

bán lẻ lớn khác bao gồm: FPT, Vienthong A, Viettel với khoảng 200 – 300 điểm bán lẻ

mỗi thương hiệu trên cả nước. FPT đang dự định bán hệ thống phân phối và bán lẻ của

mình, bao gồm 270 cửa hàng, để tập trung vào mảng viễn thông và phần mềm trong

năm 2017. Sự mở rộng nhanh chóng của các chuỗi bán lẻ đã gia tăng áp lực trong

ngành, dẫn đến nhiều cửa hàng nhỏ lẻ đã phải đóng cửa. Hệ thống Nguyễn Kim hiện

đang có khoảng 24 cửa hàng điện máy trên cả nước, và đang có kế hoạch mở rộng

tham vọng lên 50 cửa hàng vào năm 2019, với sự giúp đỡ từ đối tác chiến lược Central

Group – một hãng bán lẻ lớn từ Thái Lan.

Lĩnh vực dịch vụ viễn thông

Cơ sở hạ tầng mạng lưới viễn thông và internet ở Việt Nam tiếp tục tăng trưởng thuộc

loại nhanh nhất trên thế giới trong 10 năm qua. Tính tới Q3/216, tổng số thuê bao điện

thoại đạt hơn 131 triệu chiếc (trong đó điện thoại di động chiếm 94,86%, điện thoại cố

định: 5,14%), gấp 10 lần so với 2005; tỷ lệ sử dụng dịch vụ Internet băng thông rộng

đạt 6,5 thuê bao/100 dân, gấp đôi so với năm 2010 và gấp 30 lần so với 2005 (theo Bộ

Thông tin & Truyền thông). Động lực tăng trưởng hiện nay đến từ việc triển khai công

nghệ quang hóa để thay thế cho công nghệ cáp đồng, các công nghệ mới trong lĩnh vực

băng thông rộng di động (3G, 4G-LTE, FTTH với thiết bị có dây …) cũng như các sản

phẩm và dịch vụ công nghệ mới có giá ngày càng hợp lý, giúp số người dân có điều kiện

tiếp cận dịch vụ ngày càng tăng lên.

Thị trường di động của Việt Nam hiện đang rất bão hòa với tỷ lệ số thuê bao bao phủ

đạt 140%, cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Tổng doanh thu trong năm

2016 đạt khoảng 17,3 tỷ USD, cao gấp 10 lần so với 2005. Cạnh tranh giữa các nhà

cung cấp dịch vụ chính trong ngành làm cho giá dịch vụ giảm và thu hẹp biên lợi nhuận.

Tình trạng này có thể tiếp tục xấu đi khi công nghệ 4G được đưa ra thị trường bởi các

công ty viễn thông lớn mà Nhà nước nắm quyền chi phối, công nghệ 4G được dự đoán

có phí thuê bao thậm chí thấp hơn công nghệ 3G. Các cơ quan quản lý đã ít có can thiệp

vào cuộc chiến về giá cũng như chưa đưa ra các biện pháp thiết lập lại tình trạng cân

bằng của ngành, khi mà hầu hết các doanh nghiệp tư nhân (Vietnamobile, GT Mobile, S-

phone …) hiện không đủ khả năng cạnh tranh lại với các doanh nghiệp lớn của Nhà

nước. Mặc dù tiềm năng tăng trưởng doanh thu từ khu vực nông thôn vẫn tiếp tục khả

quan, VPBS dự đoán tăng trưởng doanh thu ngành đạt 9 – 10%/năm trong 2 năm tới,

DOANH THU TIÊU DÙNG NGÀNH BÁN LẺ THEO TỪNG PHÂN KHÚC 2015-2020

Thực phẩm và đồ uống không cồn

Quần áo và giầy dép

Hàng tiêu dùng hộ gia đình

Hàng tiêu dùng cá nhân, chăm sóc sức khỏe

www.VPBS.com.vn Trang | 50

do chi phí đầu tư cao tại những khu vực khó khăn, nhu cầu sử dụng thấp, không mang

lại đủ doanh thu cần thiết cho khoản đầu tư. Thay vào đó, chúng tôi kỳ vọng các công ty

có thể tăng lợi nhuận bằng cách cải thiện doanh thu trung bình trên người sử dụng

(ARPU) bằng cách đưa những dịch vụ mới và cao cấp hơn tới các khách hàng hiện tại.

Nguồn: VPBS, BMI

Lĩnh vực điện thoại cố định được kỳ vọng tiếp tục xu hướng sụt giảm do xu hướng sử

dụng các dịch vụ điện thoại di động và dịch vụ VOIP. Theo Bộ Thông tin & Truyền thông,

tổng số thuê bao cố định vào cuối năm 2016 đạt khoảng 5,5 triệu, giảm 9,8% theo năm

và giảm 42% so với năm 2012. Các doanh nghiệp chính cung cấp dịch vụ bao gồm VNPT

và Viettel, các doanh nghiệp này sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới điện thoại cố định, đặc

biệt ở các khu vực nông thôn để duy trì lượng khách hàng hiện tại và củng cố thị

trường.

Nguồn: BMI, VPBS

Ngược lại, mảng internet băng thông rộng cố định đã có tăng trưởng rất bền vững

khoảng 25%/năm trong vòng 2 năm qua. Bộ thông tin và truyền thông dự đoán doanh

thu cho lĩnh vực này tiếp tục tăng trưởng ở tỷ lệ 21,2%/năm trong 2 năm tới với triển

vọng tăng trưởng từ việc triển khai quang hóa và các gói dịch vụ cao cấp. Tính đến cuối

quý 3/2016, số thuê bao xDSL đạt 2,2 triệu, 573.000 thuê bao internet cáp đồng và 5,8

triệu thuê bao internet cáp quang.

DỰ BÁO THỊ TRƢỜNG DI ĐỘNG VIỆT NAM (đv: nghìn thuê bao)

Thị phần internet băng thông rộng cố định (%)

Điện thoai di động Dịch vụ 3G & 4G

Khác

www.VPBS.com.vn Trang | 51

Cổ phiếu khuyến nghị

Công ty cổ phần Đầu tƣ Thế giới Di động (MWG)

MUA với giá mục tiêu điều chỉnh là 185.000 đồng/cổ phiếu, tương đương với tiềm năng

tăng giá 17%.

Thegioididong.com hiện đang dẫn đầu thị trƣờng bán lẻ thiết bị di động: MWG

chiếm khoảng 35% thị phần cả nước trong mảng phân phối các thiết bị di động, mảng

này được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng với nhiều triển vọng khả quan như việc đưa ra

các công nghệ mới như dịch vụ 4G, các chuẩn WIFI mới, việc triển khai các mẫu sản

phẩm mới theo từng năm, việc giảm giá bán giúp cho sản phẩm được bán nhanh hơn,

xu hướng mua hàng trả góp cũng như lợi thế về hệ thống phân phối rộng lớn của MWG.

DienmayXANH.com hiện cũng đang dẫn đầu trong mảng phân phối thiết bị điện

máy, MWG đang sở hữu hệ thống phân phối lớn nhất trên cả nước với 172 cửa hàng

(phân bố trên cả 3 tỉnh thành, ở cả những khu vực nông thôn và đảo xa), và thực hiện

những chiến dịch marketing đầy tham vọng để chiếm lĩnh thêm thị phần. Theo thông tin

từ MWG, DienmayXANH.com hiện đang chiếm khoảng 17% thị phần (cao hơn mức 8%

của năm 2015), hiện công ty đang có kế hoạch đạt 30% thị phần trong vòng 3 năm tới.

Công ty hiện vẫn tiếp tục gia tăng khoảng cách về thị phần với các đối thủ bằng việc

liên tiếp mở các cửa hàng mới. Đóng góp của DienmayXANH.com vào tổng doanh thu

trong năm 2016 là 28,2%, cao hơn nhiều so với mức 2015 chỉ là 16,2%.

Tiềm năng lớn từ Bach Hoa Xanh, chuỗi bán lẻ tập trung chủ yếu vào việc bán các

sản phẩm sạch và đạt tiêu chuẩn. Đến giữa tháng 1/2017, MWG đã mở và vận hành 50

cửa hàng và có kế hoạch mở 300 cửa hàng Bach Hoa Xanh ở TP Hồ Chí Minh trong năm

2017, hướng tới mục tiêu trong vòng 4 năm gia nhập top 3 doanh nghiệp lớn nhất trong

thị trường trị giá 60 tỷ USD này. Năm 2017, Công ty cũng đặt kế hoạch tăng doanh thu

của chuỗi Bach Hoa Xanh lên gấp 10 lần so với nắm 2016, và bắt đầu mở rộng ra toàn

quốc vào giữa năm 2018.

Dựa trên kết quả 10 tháng 2016 khả quan, chúng tôi dự đoán doanh thu thuần 2016

của công ty đạt 40.100 tỷ đồng, tăng 58% theo năm; tuy nhiên do công ty đang phải

chi nhiều cho các chiến dịch marketing và quảng cáo, đặc biệt cho mảng Điện máy

xanh, chúng tôi điều chỉnh dự đoán lợi nhuận 2016 xuống còn 1.530 tỷ đồng, tăng 42%

theo năm. Chúng tôi dự đoán lợi nhuận sau thuế 2017 đạt mức 2.065 tỷ đồng, tăng

35% so với 2016 trên cơ sở kế hoạch mở rộng mạng lưới bán hàng quyết liệt từ ban

quản trị. Mức EPS kỳ vọng 2017 đạt 14.057 đồng, và chỉ số P/E 2017 dự kiến là 11,4

lần, vẫn ở mức tương đối hấp dẫn.

Công ty cổ phần FPT (FPT)

MUA cho mã FPT với giá mục tiêu điều chỉnh đạt 52.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn 8,2%

so với mục tiêu trước đây của chúng tôi, tương đương tiềm năng tăng giá 17,6% với

những lý do sau:

Mảng phân phối sẽ tăng trƣởng cao trở lại trong năm 2017 và 2018, do trong năm

2016 FPT mất quyền phân phối độc quyền đối với các sản phẩm Apple và phải chịu các

chi phí giải phóng hàng tồn kho đối với sản phẩm điện thoại Lumia. Trong lĩnh vực bán

lẻ, FPT cũng sẽ mở mới 75 cửa hàng trong năm 2017, cao hơn 20% so với năm 2016.

Ngoài ra, trong 6 tháng đầu năm 2017, FPT kỳ vọng hoàn tất thương vụ bán phần lớn cổ

phần của mình tại mảng phân phối-bán lẻ. Điều này có thể tạo ra động lực lớn giúp cổ

phiếu FPT tăng giá trong ngắn hạn.

Dự án quang hóa cũng đã hoàn tất ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, và tại các

thành phố cấp 2 trên cả nước, chi phí triển khai dự án chỉ khoảng 35 – 40% so với Hà

Nội và Hồ Chí Minh. Ngoài ra, mức doanh thu bình quân mỗi khách hàng đối với dịch vụ

cáp quang cũng lớn hơn đáng kể so với cáp đồng, giúp cải thiện biên lợi nhuận của

www.VPBS.com.vn Trang | 52

mảng viễn thông trong năm tới.

Mảng tích hợp hệ thống và dịch vụ công nghệ thông tin đƣợc dự đoán có đƣợc

lợi nhuận tốt hơn trong nawm 2017 nhờ hai hợp đồng quốc tế mới được ký gần đây

với tổng giá trị lên tới 460 tỷ đồng. Đáng chú ý, việc ghi nhận doanh thu và lợi nhuận

trong lĩnh vực này thường được thực hiện vào cuối năm, không phải vào cuối của từng

quý.

Thị trƣờng quốc tế của FPT đang có sự tăng trƣởng tốt và có tiềm năng lớn để

thúc đẩy doanh thu trong vài năm tới. FPT Nhật Bản chính thức đạt cột mốc doanh thu

100 triệu USD (khoảng 2.280 tỷ đồng) trong 10 tháng đầu năm 2016. Với cột mốc này,

FPT Nhật Bản đã gia nhập top 50 công ty IT có doanh thu lớn nhất Nhật Bản. Trong 10

tháng đầu năm 2016, thị trường quốc tế của FPT ghi nhận doanh thu đạt 4.720 tỷ đồng,

tăng 28%, lợi nhuận trước thuế đạt 713 tỷ đồng, tăng 39% theo năm và đóng góp 31%

vào tổng lợi nhuận trước thuế hợp nhất cả tập đoàn.

FPT đã trả cổ tức 20% bằng tiền mặt và 15% bằng cổ phiếu trong năm 2016. Do kết

quả kinh doanh thuận lợi trong năm 2016, cùng với triển vọng khả quan trong năm

2017, chúng tôi kỳ vọng mức cổ tức này sẽ được duy trì trong năm 2017. Chúng tôi dự

phóng lợi nhuận sau thuế 2017 của FPT đạt 2.556,8 tỷ đồng, tăng 10,2% theo năm. EPS

2017 được dự đoán đạt mức 5.565 đồng, và chỉ số P/E 2017 đạt 8,1 lần, vẫn ở mức

tương đối hấp dẫn đối với một cổ phiếu hàng đầu, đang hoạt động trong lĩnh vực còn

nhiều tiềm năng tăng trưởng. Lưu ý là dự báo của chúng tôi chưa bao gồm lợi nhuận đột

biến phát sinh nếu thương vụ bán mảng phân phối/bán lẻ diễn ra thành công, vì FPT

chưa cung cấp thông tin cụ thể.

Công ty cổ phần Bóng đèn Phích nƣớc Rạng Đông (RAL)

MUA với giá mục tiêu 115.000 đồng/cổ phiếu, tương đương với tiềm năng tăng giá

17,9%.

Sản lƣợng tiêu thụ bóng LED đang tăng nhanh, dần thay thế bóng đèn compact.

Sản lượng tiêu thụ đèn LED hiện tăng trưởng với tốc độ hơn 210%/năm trong 5 năm

qua và đã trở thành xu hướng tất yếu tại khu vực Đông Nam Á. Theo Bộ Thông tin và

Truyền thông, các hộ gia đình Việt Nam có thể tiết kiệm 15-20% chi phí điện hàng năm

nếu chuyển sang sử dụng sản phẩm bóng đèn LED. Mặc dù giá bóng đèn LED đắt gấp 2-

3 lần nhưng có thời gian sử dụng lâu hơn gấp 3 lần so với bóng đèn compact có độ sáng

tương đương và có hiệu quả sử dụng tiết kiệm điện gấp khoảng 6 lần. Bóng đèn LED

được sản xuất từ nhựa và nhôm, những vật liệu khó vỡ hơn nên có độ an toàn cao hơn

so với bóng đèn compact được làm từ vật liệu thủy tinh. Hiện nay đèn LED chỉ chiếm

48% doanh thu từ mảng bóng đèn và 20% tổng doanh thu. Trên phạm vi toàn thị

trường, tỷ lệ sử dụng hiện tại của bóng đèn LED chỉ chiếm 28% tổng lượng tiêu thụ của

Việt Nam, so với tỷ lệ gần 40% ở các nước Châu Á Thái Bình Dương khác, do đó doanh

thu RAL có tiềm năng tăng trưởng lớn nhờ công ty hiện tiếp tục đầu tư vào công nghệ và

các cơ sở sản xuất đèn LED.

Giá bán lẻ các sản phẩm đèn LED đang giảm nhanh, giúp cho sản phẩm hợp túi

tiền hơn đối với các hộ gia đình. Nguyên liệu sản xuất chính của đèn LED là chip LED

(chiếm khoảng 60% giá thành sản phẩm đèn LED) đang giảm giá nhanh chóng, do vậy

RAL có thể giảm giá bán lẻ sản phẩm để tăng cạnh tranh với DQC và các sản phẩm

Trung Quốc mà không bị ảnh hưởng quá nhiều tới biên lợi nhuận của mình. Trong thực

tế, giá của chip LED đã giảm từ 30-40% trong năm 2015 và khoảng 7-10% trong 9

tháng đầu năm 2016. Trong khi đó, giá sản phẩm đèn LED giảm 40% trong năm 2015

và 11% trong 9 tháng đầu năm 2016. Trong năm 2017, chúng tôi kỳ vọng sản lượng

tiêu thụ đèn LED sẽ tiếp tục tăng trưởng, giúp giảm chi phí cố định trên mỗi sản phẩm

được bán ra.

Sản phẩm của RAL có chất lƣợng tốt hơn so với các sản phẩm của Trung Quốc và

www.VPBS.com.vn Trang | 53

các sản phẩm của Việt Nam hiện có trên thị trường. Nói chung, sản phẩm của RAL vượt

trội về các mặt thời gian sử dụng, chất lượng chiếu sáng, và dịch vụ hậu mãi, nhưng sự

khác biệt này không dễ dàng để người tiêu dùng nói chung có thể nhận ra ngay trong

thời gian đầu sử dụng. Nhưng sau từ 1 đến 2 năm, chất lượng tốt của các sản phẩm

RAL, đi kèm với các kế hoạch quảng bá hiệu quả, có thể giúp công ty chiếm lại phần lớn

thị phần sản phẩm đèn LED từ các nhà sản xuất bóng đèn giá rẻ trên thị trường.

Kết quả kinh doanh tốt đảm bảo tỷ lệ cổ tức tiền mặt cao. RAL đã trả cổ tức tiền

mặt 40% trong năm 2016. Với dự báo kết quả kinh doanh tiếp tục khả quan trong năm

2017, chúng tôi kỳ vọng RAL tiếp tục duy trì mức tỷ lệ cổ tức tiền mặt hấp dẫn trong

năm 2017.

Với năm tài chính kết thúc 2016, VPBS dự báo doanh thu của RAL đạt 2.822 tỷ đồng,

tăng 6,1% theo năm và lợi nhuận ròng đạt 139 tỷ đồng, tăng 48% theo năm. Đối với

năm tài chính 2017, VPBS dự báo doanh thu đạt 3.021 tỷ đồng, tăng 7% theo năm, và

lợi nhuận ròng đạt 163 tỷ đồng, tăng 17,2% theo năm, tương ứng với mức EPS 2017

đạt 14.1701 đồng.

RAL phiên giao dịch hôm nay giảm 0,4% và đóng cửa ở mức 94.500 đồng/cổ phiếu. RAL

hiện được giao dịch ở mức P/E 2016 đạt 7,8 lần và P/E 2017 đạt 6,7 lần (theo dự phóng

của VPBS), mức định giá trên là rất hấp dẫn khi so với trung bình ngành hoặc so với VN-

Index. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp nhất của RAL là DQC, hiện đang được giao dịch ở

mức P/E 2016 là 12,8 lần và P/E 2017 dự phóng là 12,9 lần (mặc dù DQC có quy mô bé

hơn RAL). Tuy nhiên hai rủi ro lớn nhất đối với cổ phiếu RAL là: (1) thanh khoản của cổ

phiếu thấp, khiến cho việc giao dịch khối lượng lớn cổ phiếu sẽ gặp khó khăn và (2)

Công tác quan hệ nhà đầu tư của công ty không tốt, hạn chế thông tin cho các nhà đầu

tư và chuyên viên phân tích.

NGÀNH KHO VẬN

Trong 12 tháng qua, chỉ số giá cổ phiếu ngành Logistics biến động theo xu hướng chung

của thị trường với tốc độ thấp hơn. Các nhà đầu tư vào cổ phiếu Logistics đạt lợi nhuận

16,1% cả năm, thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng của VN-Index ở mức 30,1% nhưng

vẫn cao hơn một chút so với tốc độ tăng trưởng của chỉ số HNX-Index ở mức 13,8%.

Trong năm 2017, các doanh nghiệp logistics Việt Nam vẫn có triển vọng tích cực nhờ

vào những động lực tăng trưởng khác nhau, bất chấp một sự thất vọng lớn gần đây khi

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã tuyên bố rút khỏi hiệp định TPP, do đó hạn chế

một số cơ hội thương mại nhất định với các đối tác nước ngoài.

Điều kiện kinh tế thuận lợi: Tốc độ tăng trưởng GDP cho năm 2016 giảm nhưng

vẫn ở mức đáng khích lệ là 6,2% so với con số 6,7% của năm 2015 chủ yếu là bởi

vì:

Chỉ số giá cổ phiếu ngành Logistics (% tăng trƣởng/năm)

Dữ liệu tại 16/01/2017, nguồn: Bloomberg, VPBS

-5

0

5

10

15

20

25

30

35

Ngành Logistics VN-Index HNX-Index

www.VPBS.com.vn Trang | 54

1) Những bất lợi về môi trường như ô nhiễm biển, hạn hán và xâm nhập mặn;

2) Sản lượng khai thác dầu giảm 1,67 triệu tấn do giá dầu thấp;

3) Khối lượng khai thác than đá cũng giảm 1,3 triệu tấn khi dự trữ than trong nước

vẫn ở mức cao, giá than kém cạnh tranh so với các nước khác trong khu vực dẫn

đến giảm sản lượng xuất khẩu.

Tuy nhiên, GDP năm 2017 dự kiến sẽ phục hồi và đạt mục tiêu trước đó dành cho năm

2016 ở mức 6,7% khi hiện tượng El Nino đã kết thúc, qua đó thúc đẩy các hoạt động

của ngành nông nghiệp, những động thái tích cực của Chính phủ để thúc đẩy giải ngân

vốn theo kế hoạch đầu tư công trong năm 2016, các hiệp định FTA đi vào hiệu lực trong

thời gian gần đây, xuất khẩu tăng trưởng lành mạnh cũng như sự mất giá của đồng VND

có khả năng duy trì dưới mức 3%.

Nhu cầu vận tải tăng trƣởng bền vững: Dịch vụ vận tải đóng vai trò quan trọng

không thể phủ nhận đối với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu. Do đó, ngành

Logistics sẽ phát triển tương ứng với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu. Điều

này đã được chứng minh trong suốt 5 năm qua khi tổng kim ngạch xuất khẩu và

nhập khẩu tăng với tốc độ CAGR tương ứng là 17,8% và 14,5%, theo số liệu từ Tổng

cục Thống kê (TCTK). Về lâu dài, ngành Logistics Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ:

1) Vị trí địa kinh tế thuận lợi với đường bờ biển dài khoảng 3.260 km;

2) Đường biên giới tiếp giáp với nhiều quốc gia như Trung Quốc, Campuchia, Lào;

3) Vùng biển rộng lớn liên quan đến nhiều tuyến thương mại hàng hải quan trọng:

trong 10 tuyến hàng hải thương mại lớn nhất trên thế giới, có một tuyến băng

qua biển Đông và 5 tuyến thương mại khác có liên quan.

Theo BMI Research, tốc độ CAGR bình quân cho xuất khẩu sẽ là 10,5% và nhập khẩu sẽ

là 11%. Như vậy, đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu sẽ tương ứng là

267,5 triệu USD và 279 triệu USD.

Kim ngạch xuất nhập khẩu dự báo đến năm 2020 (triệu USD)

Nguồn: TCTK, BMI dự báo

Những động lực tăng trưởng dài hạn nói trên tác động theo các mức độ khác nhau đối

với từng phân khúc của ngành:

1. Khai thác cảng: Phân khúc này được hưởng lợi nhiều nhất. Trong 11T/2016, tổng

giá trị thương mại quốc tế đạt 316,9 tỷ USD, tăng 5,8% theo năm. Trong đó, giá trị

xuất khẩu và nhập khẩu lần lượt là 159,9 tỷ USD, tăng 7,8% theo năm và 157 tỷ

USD, tăng 3,7% theo năm. Trong năm 2017, VPBS dự báo tổng giá trị thương mại

sẽ tăng 6,5% do:

1) Hai hiệp định FTA với EAEU và Hàn Quốc có hiệu lực trong thời gian gần đây;

0

50

100

150

200

250

300

350

2014 2015 2016F 2017F 2017F 2018F 2019F 2020F

triệu USD

Xuất khẩu

www.VPBS.com.vn Trang | 55

2) Các tập đoàn đa quốc gia tăng cường đầu tư giúp gia tăng dòng chảy FDI tiêu

biểu như LG Display với dự án giá trị 1,5 tỷ USD, tập đoàn Samsung với dự án

Trung tâm R&D có tổng giá trị đầu tư là 300 triệu USD;

3) Thu nhập cá nhân tăng và những mô hình kinh doanh vận tải mới giúp thay đổi

thói quen của người tiêu dùng trong việc sử dụng các hình thức vận tải thay thế.

(i) Cảng biển: Trong 10T/2016, tổng số lượng hàng hóa thông qua cảng biển đạt

387,6 triệu tấn, tăng 10% theo năm. Trong đó, tổng khối lượng của hàng hóa xuất

khẩu và nhập khẩu lần lượt là 91,5 triệu tấn và 118,4 triệu tấn. Chính sách biên mậu

của Trung Quốc trong năm 2015 khiến cho những container đến Trung Quốc bị trì

hoãn làm gia tăng thời gian lưu giữ tại các cảng của Việt Nam, do đó phân khúc

container lạnh ghi nhận doanh thu kỷ lục trong năm. Trong năm 2016, số lượng

container lạnh đã giảm 50% nhưng nếu loại bỏ phần doanh thu cao bất thường trong

năm 2015, sản lượng container lạnh vẫn cho thấy dấu hiệu tăng trưởng tích cực. Vào

đầu năm 2017, GMD sẽ khởi động hai dự án lớn là Gemalink Cái Mép - Thị Vải và giai

đoạn đầu tiên của cảng Nam Đình Vũ với tổng giá trị đầu tư khoảng 9.700 tỷ đồng.

Đến cuối năm 2018, khi dự án Gemalink và Nam Đình Vũ được hoàn thành và đưa

vào hoạt động, tổng công suất của hệ thống cảng của GMD trên cả nước sẽ đạt 3

triệu TEU/năm. Đối với năm 2016, dựa trên kết quả thống kê của 10T/2016 từ cục

Hàng Hải Việt Nam, chúng tôi dự báo tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển

đạt mức 468,2 triệu tấn, tăng 10,5% theo năm; tổng số container dự kiến đạt 12,6

triệu TEU, tăng 9,6% theo năm. Đối với năm 2017, dựa trên triển vọng ngành,

chúng tôi dự báo tổng số lượng hàng hóa thông qua cảng biển lên tới 503,6 triệu

tấn, tăng 8% theo năm, trong đó, tổng số lượng container thông qua cảng biển đạt

14,1 triệu TEU, tăng 12% theo năm.

(ii) Cảng hàng không: Trong 11T/2016, tổng trọng lượng hàng hoá thông qua ACV là

995 nghìn tấn, tăng 12% theo năm; tổng số lượt khách thông qua hệ thống sân bay

là 74 triệu người, tăng 29% theo năm; tổng lưu lượng bay là 509 nghìn chuyến, tăng

25% theo năm. Trong giai đoạn 2016 – 2018, ACV lên kế hoạch đầu tư khoảng

17.500 tỷ đồng vào tài sản cố định. Trong đó, 6.500 tỷ đồng được tài trợ từ nguồn

vốn nhà nước sẽ được sử dụng nâng cấp tài sản khu bay, phần còn lại là 11.500 tỷ

được tài trợ bởi nguồn vốn tự có sẽ được sử dụng để đầu tư tài sản của ACV. Đối với

năm 2016, ACV ước tính rằng tổng số hành khách thông qua cảng sẽ đạt 81,1 triệu

lượt, tăng 28,8% theo năm; tổng số lần HCC đạt 562 nghìn chuyến, tăng 26% theo

năm; tổng trọng lượng hàng hóa đạt 1.035 nghìn tấn, tăng 6% theo năm. Đối với

năm 2017, dựa trên kết quả của năm 2016 và triển vọng ngành vận tải hàng không

nói chung, VPBS dự báo tổng lưu lượng hành khách sẽ đạt 92,2 triệu lượt, tăng

13,7% theo năm; tổng trọng lượng hàng hóa đạt 1.159,3 nghìn tấn, tăng 12% theo

năm; tổng số lần HCC đạt 614 nghìn lượt, tăng 9,3% theo năm.

2. Dịch vụ vận tải: Nhu cầu sử dụng dịch vụ vận tải sẽ gia tăng theo xu hướng phát

triển của nền kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, đây là phân khúc có sự cạnh tranh gay gắt

nhất với nhiều doanh nghiệp khác nhau cùng cung cấp dịch vụ tương đồng.

(i) Vận tải hành khách:

a. Đối với vận tải đường không, hiện có hai đối thủ cạnh tranh chính là Vietnam

Airlines (HVN) và VietJetAir. Sự cạnh tranh giữa hai doanh nghiệp này đang gia

tăng mạnh mẽ khi HVN, mặc dù, đang dẫn trước với 62% thị phần (bao gồm cả

thị phần của Jetstar Pacific - công ty con của HVN) nhưng VietJetAir đang nhanh

chóng thu hẹp khoảng cách với 36,2% thị phần vào năm 2015 từ con số trước đó

là 29,4% trong năm 2014. HVN sẽ phát triển đội máy bay của mình lên 116

chiếc cho đến năm 2018, trong khi con số này đối với Jetstar Pacific và VietJetAir

lần lượt là 30 chiếc đến năm 2020 và 200 chiếc cho đến năm 2023.

b. Đối với đường bộ, Vinasun Corp. (VNS) đang trong thời gian khó khăn khi Grab

www.VPBS.com.vn Trang | 56

đang mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cách kết nối với các thương

hiệu taxi truyền thống khác để trực tiếp đối đầu với VNS trong Uber đang dần mở

rộng đội xe của mình mà không bị kiểm soát bởi pháp luật. VNS, tuy nhiên, cũng

sẽ tiếp tục tăng dần số lượng đội xe của mình với đa số là xe 7 chỗ và mua thêm

2.000 chiếc cho dịch vụ cao cấp V-Car đến cuối năm 2018. Trong khi đó, các

doanh nghiệp như WCS dự kiến sẽ duy trì sự tăng trưởng ổn định nhờ mô hình

kinh doanh phù hợp với nhu cầu phổ thông.

c. Đối với đường sông, SKG và SWC hoạt động tại thị trường trong nước được bảo

vệ bởi chính sách Bộ GTVT quy định rằng chỉ có doanh nghiệp nội được quyền

cung cấp dịch vụ vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam. Do đó, chúng tôi hy vọng

hai công ty này sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng của họ và bảo vệ thị phần của

mình.

(ii) Vận chuyển hàng hóa: Phân khúc vận tải biển vẫn phải đối mặt với thời kỳ khó

khăn, đặc biệt là những doanh nghiệp vận tải hàng rời, do nguồn cung vượt quá lực

cầu trên phạm vi thế giới dẫn đến sự suy giảm của chỉ số BDI và sự phục hồi của giá

dầu sau quyết định của OPEC làm gia tăng chi phí hoạt động. Tuy nhiên, chỉ số BDI

đã tăng dần kể từ báo cáo Triển vọng thị trường gần nhất của chúng tôi. Trong thời

gian sắp tới, chúng tôi kỳ vọng phân khúc này sẽ phục hồi. Phân khúc vận tải hàng

lỏng cũng khá tích cực do nhu cầu vận chuyển dầu khí, nhiên liệu trong nước và

quốc tế vẫn tăng trưởng ổn định. Ảnh hưởng tiêu cực của giá dầu thô tăng cao sẽ

được bù đắp bởi sự gia tăng ở sản lượng khai thác dầu tương ứng vì vậy chúng tôi hy

vọng rằng các doanh nghiệp hoạt động trong phân khúc vận chuyển hàng lỏng như

PVT có thể duy trì tỷ suất lợi nhuận của nó và thậm chí là tăng doanh thu. Vận

chuyển hàng hóa đường không đang nhanh chóng phát triển do nhu cầu đi lại gia

tăng, thu nhập cá nhân tăng lên và bùng nổ thương mại quốc tế. Các công ty như

VNF, TCL trong phân khúc vận tải hàng khô có khả năng tiếp tục duy trì tốc độ tăng

trưởng ổn định do nhu cầu vận tải trong nước tăng liên tục từ các hoạt động kinh tế

sôi động.

3. Các dịch vụ vận tải khác: Các công ty cung cấp dịch vụ hỗ trợ Logistics như HAH,

STG cho thấy tốc độ tăng trưởng doanh thu nhẹ trong năm 2016. Nhóm này trực

tiếp hưởng lợi từ nhu cầu sử dụng dịch vụ 3PL leo thang do sự tăng trưởng của

dòng chảy thương mại, số lượng khách hàng mới ngày càng tăng cũng như những

thói quen thay đổi của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc sử dụng các dịch vụ

Logistics chuyên nghiệp. Chúng tôi tin tưởng rằng nhóm công ty này sẽ duy trì tốc

độ tăng trưởng tích cực trong dài hạn.

Nhìn chung, ngành Logistics sở hữu hàng loạt các cơ hội để phát triển do đó chúng tôi

kỳ vọng tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp sẽ sớm tăng vọt nhưng, vào năm 2017,

chúng tôi lo ngại rằng ngành này chưa hoàn toàn tận dụng được các lợi thế đã đề cập

nên chúng tôi đưa ra dự báo thận trọng rằng tốc độ phát triển chung của ngành sẽ

nhỉnh hơn năm 2016 khoảng 2-3% vì:

1) Thỏa thuận TPP có nhiều khả năng sẽ bị bãi bỏ trong khi hiệp định thay thế là

RCEP vẫn chưa được hoàn chỉnh;

2) Các doanh nghiệp logistics Việt Nam vẫn cần thời gian để thích ứng với các điều

kiện quy định trong các hiệp định FTA đã được phê duyệt gần đây;

3) Đề án phát triển của Chính phủ đối với ngành Logistics chỉ là trong giai đoạn đầu

thực thi nên cần thêm thời gian để thực sự có hiệu quả.

Tuy nhiên, triển vọng của ngành là rất hứa hẹn theo quan điểm của chúng tôi.

www.VPBS.com.vn Trang | 57

KHUYẾN NGHỊ CỔ PHIẾU

CTCP Tập đoàn Container Việt Nam (VSC)

MUA với giá mục tiêu 66.300 đồng/cổ phiếu, tương ứng với tiềm năng tăng giá là

15,5%.

Dựa trên kết quả kinh doanh trong 9T/2016, chúng tôi dự báo doanh thu ròng hợp nhất

vào năm 2016 đạt 1.049,2 tỷ đồng (tăng 13,1% so với cùng kỳ) và LNST của cổ đông

công ty mẹ là 242,1 tỷ đồng (giảm 13,6% so với cùng kỳ). Trong năm 2017, doanh thu

thuần hợp nhất dự kiến đạt 1.227,6 tỷ đồng (tăng 17% theo năm) và LNST của cổ đông

công ty mẹ ước đạt 307,8 tỷ (tăng 27,1% so với cùng kỳ) dựa trên các giả định sau

đây:

1. Tổng khối lượng hàng hóa dự kiến sẽ tăng 20% trong năm 2017. Dòng vốn FDI

mạnh mẽ đầu tư vào lĩnh vực sản xuất ở các tỉnh phía Bắc của Việt Nam sẽ tạo

nên động lực phát triển mạnh mẽ và bền vững.

2. Cảng Xanh VIP mới được đưa vào hoạt động vào năm 2015 vì vậy có rất nhiều

dư địa để tăng công suất lên mức tối đa. Ngoài ra, vị trí lợi thế (tại Khu kinh tế

Đình Vũ-Cát Hải) và xu hướng sử dụng tàu lớn hơn sẽ nhanh chóng tăng tỷ lệ sử

dụng cảng mới này, có thể lên tới 90% công suất thiết kế theo dự báo của VPBS.

Trong 3 – 4 năm tới, VSC và các công ty Logistics khác sẽ có nhiều cơ hội để duy trì

tăng trưởng. Theo quy hoạch của Chính phủ Việt Nam, sắp tới sẽ có một trung tâm

Logistics sẽ được phát triển sớm đến năm 2020 với tổng diện tích 20 ha. Trung tâm dịch

vụ hậu cần này liên kết các ICDs (cảng cạn), cảng biển khác ở khu vực Đông Bắc Bắc bộ

của Việt Nam như Hải Phòng, Hòn Gai, Cái Lân do đó sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động

giữa các công ty Logistics.

VSC tăng 0,5% trong ngày hôm nay để đóng cửa ở mức 57.400 đồng/cổ phiếu. VSC

được giao dịch ở mức P/E 2016 là 10,8x và P/E 2017 là 8,5x theo dự báo của VPBS.

Hiện nay, P/E của ngành là 13,8x, cũng có nghĩa là mức P/E của VSC thấp hơn so với

ngành 22% và còn thấp hơn nữa khi so với mức P/E của VN-Index là 16,4x. Với vị thế là

một công ty hàng đầu trong lĩnh vực khai thác cảng cộng với lợi thế sở hữu Cảng Xanh

VIP, với vị trí kinh tế thuận lợi và hiện đang hoạt động chỉ là 50% công suất thiết kế,

chúng tôi kỳ vọng rằng LNST của VSC sẽ tăng mạnh trong 2 năm tới.

CTCP GEMADEPT (GMD)

MUA với giá mục tiêu 33.200 đồng/cổ phiếu, tương ứng với tiềm năng tăng giá là

18.2%.

Dựa trên kết quả kinh doanh trong 9T/2016, chúng tôi dự báo doanh thu ròng hợp nhất

vào năm 2016 đạt 3.790,7 tỷ đồng (tăng 5,7% so với cùng kỳ) và LNST của cổ đông

công ty mẹ là 358,3 tỷ đồng (giảm 10,9% so với cùng kỳ). Trong năm 2017, doanh thu

thuần hợp nhất dự kiến đạt 3.977 tỷ đồng (tăng 3,6% theo năm) và LNST của cổ đông

công ty mẹ ước đạt 466,4 tỷ đồng (tăng 30,2% so với cùng kỳ) dựa trên các giả định

sau đây:

1. Doanh thu từ mảng khai thác cảng biển dự kiến sẽ tăng trưởng 2,5% khi:

a. công suất cảng Nam Hải Đình Vũ tăng lên;

b. Trung tâm Mekong Logistics và cảng cạn Nam Hải được đưa vào hoạt động

do đó cải thiện hiệu quả các dịch vụ vận chuyển của GMD;

c. Công suất thực tế của hệ thống cảng nói chung có thể được tăng cường đến

mức tối đa là 120%.

2. Doanh thu từ các dịch vụ Logistics dự kiến tăng trưởng 5,6% theo năm khi trung

tâm Mekong Logistics và cảng cạn Nam Hải được đưa vào hoạt động. Việc đưa

www.VPBS.com.vn Trang | 58

vào hoạt động 2 dự án trên tạo ra tác động kép đối với cả 2 mảng kinh doanh

chính của GMD.

3. Công ty liên kết của GMD là CTCP Dịch vụ hàng hóa Sài Gòn (SCSC) dự kiến sẽ

tiếp tục đạt được kết quả kinh doanh tích cực. Lợi nhuận từ SCSC được dự kiến

vào khoảng 60 tỷ đồng.

4. Công ty không còn phải gánh chịu khoản lỗ khoảng 99 tỷ đồng từ thanh lý tài

sản cố định (một tàu tuổi đời cao dùng trong tuyến vận tải biển quốc tế) và lỗ

từ dự án cao su.

Trong 3 – 4 năm tới, GMD vẫn còn rất nhiều cơ hội tăng trưởng đến từ những dự án

cảng Nam Đình Vũ, Gemalink Thị Vải – Cái Mép. Mới đây, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

đã xét duyệt dự án Trung tâm Logistics Cái Mép hạ trị giá 30.000 tỷ đồng với quy mô

800ha. Trung tâm logistics Cái Mép hạ bao gồm: một cảng nước sâu có diện tích khoảng

100 ha, chiều dài bến khoảng 1.800 m, có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải trên

100.000 DWT và ngay phía sau cảng là Trung tâm logistics với diện tích hơn 700 ha.

Như vậy, có thể thấy tiềm năng trong dài hạn từ dự án Gemalink là rất lớn. GMD giảm

trong ngày hôm nay khoảng 0,3% và đóng cửa ở mức 27.900 đồng/cổ phiếu, và được

giao dịch ở mức P/E 2016 là 14x và P/E 2017 là 10,7x, tức là còn khá hấp dẫn.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP (ACV)

MUA với giá mục tiêu 57.100 đồng/cổ phiếu, tương ứng với tiềm năng tăng giá là

17.7%.

Dựa trên kết quả kinh doanh trong 11T/2016, chúng tôi dự báo doanh thu ròng hợp

nhất vào năm 2016 đạt 16.415,4 tỷ đồng (tăng 24,2% so với cùng kỳ) và LNST của cổ

đông công ty mẹ là 2.976,2 tỷ đồng (tăng 18,1% so với cùng kỳ). Trong năm 2017,

doanh thu thuần hợp nhất dự kiến đạt 18.014,0 tỷ đồng (tăng 9,7% theo năm) và LNST

của cổ đông công ty mẹ ước đạt 4.349,3 tỷ đồng (tăng 46,1% so với cùng kỳ) dựa trên

các luận điểm sau đây:

1. ACV hiện là đơn vị khai thác cảng hàng không độc quyền tại Việt Nam theo

quyết định của Bộ GTVT và Chính phủ Việt Nam. Trong tương lai, theo chủ

trương xã hội hóa, các công ty tư nhân có thể được cho phép tham gia khai

thác, nhưng quy mô của họ sẽ vẫn khá hạn chế, không ảnh hưởng đến thị phần

chi phối và các kế hoạch mở rộng của ACV.

2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định cùng với sự phát triển nhanh chóng của các

hãng hàng không giá rẻ giúp thay đổi hành vi của người tiêu dùng. Lưu lượng

hành khách, tổng trọng lượng hàng hóa và số lần HCC theo đó sẽ tăng trưởng.

Dựa trên dự báo ACV, trong năm 2017, lưu lượng hành khách sẽ đạt 89 triệu

lượt (tăng 9% theo năm); tổng trọng lượng hàng hóa vận chuyển là 1.072 nghìn

tấn (tăng 4% theo năm); tổng số lần HCC là 606 nghìn lần (tăng 8% theo

năm). Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng con số này có thể cao hơn dựa vào sự phát

triển của ngành du lịch và nhu cầu vận chuyển trong nước và cũng như trên thế

giới.

3. Triển vọng tăng trưởng nếu Bộ GTVT phê duyệt đề án tăng giá dịch vụ của ACV.

Theo đó, ACV ước tính tổng doanh thu sẽ tăng thêm 900 tỷ đồng/năm nếu đề

nghị này đã được chấp thuận.

Trong 3 – 4 năm tới, ACV sở hữu nhiều cơ hội tăng trưởng từ các dự án mở rộng nhà ga

hành khách lớn như dự án mở rộng nhà ga cảng Phú Quốc, Tân Sơn Nhất, Phú Bài, Đà

Nẵng… Tổng chi phí đầu tư theo kế hoạch cho giai đoạn 2016-2018 là khoảng 17.500 tỷ

đồng. Theo thông tin mới nhất từ cuộc họp của Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình

Dũng vừa phê duyệt kế hoạch mở rộng Tân Sơn Nhất. Theo đó, 2 đường lăn mới, nhà ga

hành khách lưỡng dụng T3 và T4 với tổng công suất 20 triệu hành khách/năm sẽ được

www.VPBS.com.vn Trang | 59

xây dựng. Tổng thời gian thi công dự kiến là 3 năm với tổng giá trị đầu tư dự kiến

19.700 tỷ đồng. Yếu tố chính cho sự tăng trưởng doanh thu ACV là lưu lượng hành

khách sẽ dự kiến đạt 104 triệu trong năm 2018 và 115 triệu vào năm 2019, cũng như

doanh thu tiềm năng còn rất lớn từ các dịch vụ phi hàng không, vì vậy chúng tôi dự báo

mức lợi nhuận ACV sẽ tăng cao trong 2 năm tiếp theo. ACV giảm ngày hôm nay khoảng

1% và đóng cửa ở mức 48,500 đồng/cổ phiếu và được giao dịch ở mức P/E 2016 là

20,4x và P/E 2017 là 14,0x.

NGÀNH DẦU KHÍ

Nguồn: Bloomberg, VPBS

Trong 12 tháng qua, ngành công nghiệp dầu khí diễn biến gần như vượt trội so với VN-

Index; tuy nhiên, điều này bắt đầu thay đổi trong tháng 11/2016, khi ngành dầu khí bắt

đầu diễn biến kém hiệu quả hơn. So với một năm trước đây, ngành công nghiệp này đã

tăng 11,5% khi những công ty lớn trong ngành như PVS, PVD, GAS, đã có sự phục hồi

giá ấn tượng mặc dù đã giảm giá trở lại trong thời gian gần đây do kết quả kinh doanh

không thuận lợi trong Q4/2016.

Thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu gần đây với mức cắt giảm 1,8 triệu thùng/ngày giữa

các nước OPEC và ngoài OPEC chỉ mang lại sự lạc quan giới hạn vì những nhà đầu tư

vẫn thận trọng với việc số dàn khoan tại Mỹ tăng liên tiếp trong 11 tuần qua, nhằm để

tăng cung sản lượng dầu trong tương lai; mức độ tuân thủ thực tế của các nước chấp

nhận cắt giảm sản lượng; và sản lượng dầu tăng lên đối với các nước OPEC được miễn

thỏa thuận - Libya và Indonesia - do điều kiện kinh tế khó khăn phát sinh từ cuộc xung

đột vũ trang gần đây. Hiện nay, giá dầu Brent dường như đã đạt đến trạng thái cân

bằng ở mức khoảng USD52-57/thùng, mặc dù tiếp tục dư cung. Đến giữa tháng 1 năm

2017, trữ lượng dầu thô của Mỹ đã đạt 1,18 tỷ thùng, trong đó có dự trữ dầu chiến lược,

giảm 0,12% so với tuần trước đó nhưng tăng tới gần 2,6% theo năm. Đến T12/2016,

sản lượng dầu thô của Mỹ là 8.890.000 thùng/ngày, giảm 6,3% theo năm nhưng tăng

2,6% theo tháng.

Đối với năm 2017, OPEC dự đoán rằng tổng nhu cầu trên toàn thế giới có thể đạt 95,6

triệu thùng/ngày, cao hơn mức nhu cầu năm 2016 là 1 triệu thùng. OPEC cũng dự

nguồn cung toàn cầu trong năm 2017 sẽ giảm 0,2 triệu thùng/ngày, xuống mức

95.400.000 thùng/ngày. Nếu các nước OPEC và ngoài OPEC tuân thủ nghiêm ngặt thỏa

thuận, có nghĩa là ít nhất 70% tổng số lượng cắt giảm thỏa thuận được thực hiện, và

sản lượng dầu sản xuất của các công ty Mỹ là vừa phải, VPBS dự báo giá dầu Brent có

thể lên tới 60 USD/thùng trong 1H2017 và 63 USD/thùng trong 2H2017. Tuy nhiên, nếu

tỷ lệ tuân thủ giữa các quốc gia là thấp hơn so với dự kiến, giá dầu Brent được dự báo

sẽ dao động chủ yếu trong phạm vi từ 50-55 USD/thùng trong năm 2017. Dự báo thận

-15

-10

-5

0

5

10

15

20

25

30

35Ngành Dầu Khí VNINDEX HNXINDEX

www.VPBS.com.vn Trang | 60

trọng như vậy là phù hợp với triển vọng không kéo dài thời gian cắt giảm sản lượng dầu

hơn 6 tháng cho các công ty sản xuất dầu, theo thông báo của Bộ trưởng Bộ năng lượng

của Ả-rập Xê-út, người có tầm ảnh hưởng nhất trong OPEC.

Từ biểu đồ trên, chúng ta có thể thấy rằng số lượng giàn khoan ở Bắc Mỹ đã đạt 675

giàn tính đến đầu T1/2017, tăng 68% từ mức thấp điểm trong T7/2016. Donald Trump,

Tổng thống mới của Mỹ, có khả năng sẽ thực hiện những chính sách để thúc đẩy sản

xuất dầu và khí đốt trong nước, tăng nguồn cung trong tương lai - đặc biệt là nếu giá

dầu tiếp tục tăng đến 60 USD/thùng. Đối với năm 2017, PXS, PLC, và CNG có thể tăng

lợi nhuận, trong khi PVD, PVS, PVC, PGS sẽ tiếp tục sụt giảm lợi nhuận. Đối với năm

2017, PVD được dự báo sẽ không có lợi nhuận và PVC được dự báo sẽ bị lỗ.

KHUYẾN NGHỊ CỔ PHIẾU

Công ty Cổ phần Kết cấu Kim loại và Lắp máy Dầu khí (PXS)

MUA với giá mục tiêu là 12.000 đồng/cổ phiếu, tương đương với 20,2% tiềm năng tăng

giá, trong đó tỷ lệ cổ tức dự kiến là 13,1%.

Đối với năm 2016, ban lãnh đạo PXS ước tính tổng doanh thu đạt 1.550 tỷ đồng, giảm

11,1% so với cùng kỳ và LNST đạt 86,2 tỷ đồng, giảm 21,1% so với cùng kỳ. Lý do

chính cho sự suy giảm là diễn biến bất lợi của giá dầu, dẫn đến các dự án xây dựng khác

nhau trong lĩnh vực năng lượng bị trì hoãn hoặc hủy bỏ - bao gồm mỏ Kình Ngư Trắng,

Nhà máy đạm Cà Mau, nhà máy nhiệt điện Long Phú, và nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2

– khi khách hàng đang gặp khó khăn tài chính. Trong Q4/2016, PXS sẽ ghi nhận 100 tỷ

đồng doanh thu từ các giàn khoan P10, P11 và P12 cho Bộ Quốc phòng. Tổng giá trị của

dự án này là 682 tỷ đồng với 582 tỷ còn lại được ghi nhận vào năm 2017. Tổng dư nợ

vào cuối Q3/2016 đạt 450 tỷ đồng, với 60% là nợ ngắn hạn. Lãi suất vay nợ ngắn hạn là

5%/năm, và nợ dài hạn là 7,5-9,0%/năm. Công ty hiện đang có khoản tiền gửi rất nhỏ

tại Ocean Bank – đang trong giai đoạn khó khăn tài chính và gần đây đã được mua lại

bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với giá 0 đồng.

Đối với năm 2017, VPBS ước tính doanh thu của PXS đạt 1.600 tỷ đồng, tăng 3% theo

năm, và LNST đạt 95,3 tỷ đồng, tăng 10% theo năm. Chi phí đầu tư dự kiến là 225 tỷ

đồng để mở rộng cảng chính, mua sắm cần cẩu bánh xích, và nâng cấp thiết bị. Cổ tức

bằng tiền dự kiến là 10-13% trên mệnh giá, so với mức 13% trong năm 2016. Những

dự án đóng góp chính cho daonh thu năm 2017 được liệt kê dưới đây:

Nguồn: Baker Hughes, VPBS

US rig count vs oil price Số giàn khoan tại Bắc Mỹ và giá dầu S

ố lƣ

ợn

g g

iàn

kh

oan

Giá

dầu

THÁNG 1/2013 - THÁNG 1/2017

www.VPBS.com.vn Trang | 61

Tên dự án Doanh thu ghi nhận trong năm 2017

(đồng) Giàn khoan P10, P11 và P12 cho Bộ Quốc phòng 582 tỷ

Nhiệt điện Thái Bình 180 tỷ

Nhiệt điện Sông Hậu 160 tỷ

Nhiệt điện Long Phú 165 tỷ

Mỏ Thỏ Trắng – Vietsovpetro 70 tỷ

Nhà máy đạm Cà Mau 100 tỷ

Ngoài ra, PXS gần đây đã ký một hợp đồng lớn trị giá 2.600 tỷ đồng với Công ty hóa

dầu Long Sơn, đồng sở hữu bởi PetroVietnam và Siam Cement Group. Giai đoạn xây

dựng sẽ mất 2-3 năm, và doanh thu từ dự án này sẽ được ghi nhận chủ yếu trong 2018-

2019. Dự án có thể bắt đầu từ T7/2017. Ngoài ra, PXS sẽ ký hợp đồng trị giá 450 tỷ

đồng để xây dựng thêm hai giàn khoan cho Bộ Quốc Phòng là P13 và P14 sẽ ghi nhận

vào năm 2018. PXS được tham gia đấu thầu xây dựng hợp đồng cho các cơ sở ở mỏ Cá

Voi Xanh, hai nhà máy điện trong khu vực Dung Quất, hai nhà máy điện tại tỉnh Quảng

Nam, và 4-5 nhà máy điện ở đồng bằng sông Cửu Long, đảm bảo đủ khối lượng công

việc cho 6 năm tới, mặc dù lợi nhuận có thể thấp hơn hơn các dự án ngoài khơi.

PXS giảm trong ngày hôm nay, khoảng 1%, đóng cửa ở mức 9.900 đồng/cổ phiếu. PXS

được giao dịch ở mức P/E của 2016 là 6,9x và P/E của năm 2017 là 6,3x theo dự báo

của VPBS, tức là khá rẻ so với cả ngành công nghiệp dầu khí và VN-Index. Dự kiến mức

cổ tức tiền mặt là 10,2-13,1% cho năm 2017, khiến PXS trở nên hấp dẫn như một cổ

phiếu thu nhập.

NGÀNH THÉP

Ngành công nghiệp thép của Việt Nam đã có một năm thành công với sự phục hồi mạnh

mẽ, thể hiện qua những kết quả tích cực nhờ vào các yếu tố vĩ mô và hoạt động doanh

nghiệp khởi sắc. Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), tổng sản lượng thép sản xuất và

tiêu thụ của các công ty thành viên của VSA đạt lần lượt là 17,1 và 15,0 triệu tấn, với

mức tăng tương ứng là 19,6 và 27,9% theo năm, trong đó sản lượng xuất khẩu tăng

48,7% so với năm trước lên 2,8 triệu tấn. Tiêu thụ thép xây dựng trong năm 2016 đạt

mức tăng trưởng là 25,5% so với năm trước, đạt 8,1 triệu tấn. Tiêu thụ tôn mạ trong

năm 2016 là 2,8 triệu tấn, tăng 33,5% so với năm trước. Tiêu thụ ống thép đạt 1,9 tỷ

tấn, tăng 30,6% so với năm trước. Trong năm 2016, Việt Nam tiếp tục nhập khẩu lượng

lớn thép, đạt 19,8 triệu tấn và tăng 17,1% so với năm 2015, trong đó khối lượng nhập

khẩu phôi thép tăng 59,4% so với năm trước mặc dù Bộ Công thương đã áp thuế chống

bán phá giá phôi thép và thép dài nhập khẩu.

Chỉ số giá cổ phiếu ngành thép (% tăng trưởng 1 năm)

Nguồn: Bloomberg, VPBS

0

50

100

150

200

% VN-Index HN-Index Thép

www.VPBS.com.vn Trang | 62

Nhu cầu thép trong nƣớc tăng nhờ vào sự phục hồi của ngành bất động sản và

xây dựng Việt Nam. Trong năm 2016, bất động sản của Việt Nam vẫn ghi nhận tín

hiệu tích cực với nhiều dự án được thực hiện. Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cũng thúc

đẩy các dự án đầu tư công thông qua các dự án theo hình thức Hợp tác Công-Tư (PPP).

Do vậy, nhu cầu vật liệu xây dựng thô, như thép xây dựng, tăng mạnh. Bên cạnh đó,

nhu cầu tiêu thụ thép toàn cầu cũng ghi nhận tăng trưởng trở lại nhờ sự phục hồi của

ngành bất động sản Trung Quốc. Nhờ chính sách cắt giảm lãi suất và hạ tỷ lệ dự trữ bắt

buộc của các ngân hàng Trung Quốc, thị trường bất động sản tại nước này đã phục hồi

mạnh sau khi chạm đáy vào giữa năm 2015. Tăng trưởng GDP trong năm 2016 của

Trung Quốc ước tính là 6,7%, đóng góp từ lĩnh vực bất động sản chiếm 25,0% trong

tổng GDP nước này. Sự gia tăng nhu cầu thép của Trung Quốc giúp các sản phẩm thép

Việt giảm bớt áp lực cạnh tranh ở thị trường trong nước và xuất khẩu.

Việt Nam áp thuế chống bán phá giá chính thức đối với thép xây dựng nhập

khẩu và thuế chống bán phá giá tạm thời đối với sản phẩm tôn mạ nhập khẩu.

Vào T7/2016, Bộ Công thương Việt Nam đã ra quyết định áp thuế chống bán phá giá

chính thức đối với các sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu, với mức thuế lần lượt

là 23.3% và 14,2%, và giảm dần còn 0% vào năm 2020 nếu các dòng thuế này không

được gia hạn. Gần đây, các công ty thép Việt đã yêu cầu Bộ Công Thương áp thuế chống

bán phá giá này với các sản phẩm thép xây dựng có mã HS 7213.91.90 đang được

hưởng thuế suất chỉ 3,0%. Bộ Công Thương cũng vừa mới áp dụng thuế chống bán phá

giá tạm thời đối với sản phẩm tôn mạ nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc, với mức

thuế suất từ 4,02% đến 38,34% từ 16/9/2016 đến 13/1/2017. Tuy nhiên, mức thuế

chống bán phá giá chính thức vẫn chưa được công bố. Các sản phẩm tôn mạ hiện nay

của Trung Quốc đang được bán với giá thấp hơn các sản phẩm Việt Nam cùng loại

khoảng 25-35%, chúng tôi cho rằng tỷ lệ thuế suất chính thức sẽ dao động trong phạm

vi chênh lệch giá như trên.

Tỷ suất lợi nhuận đƣợc cải thiện nhờ vào lƣợng hàng tồn kho chi phí thấp đƣợc

nhập từ đầu năm 2016. Trong năm 2015, giá nguyên liệu sản xuất thép tiếp tục giảm

và ghi nhận mức thấp nhất vào cuối năm, do đó nhiều công ty sản xuất thép Việt đã

nhập một lượng lớn nguyên liệu để phục vụ sản xuất trong năm 2016. Việc áp dụng

thuế chống bán phá giá tạm thời đối với các sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu

vào T3/2016 khiến cho giá bán các mặt hàng này tăng mạnh, chủ yếu đến từ mục đích

đầu cơ của các nhà phân phối và bán lẻ. Bên cạnh đó, giá thép tăng cũng đến từ nhu

cầu thực tế từ sự phục hồi của ngành xây dựng. Do vậy, nhờ vào sản lượng bán hàng

tăng lên cùng với giá bán cao hơn và giá nguyên liệu tồn kho thấp, nhiều doanh nghiệp

sản xuất thép Việt Nam đã có một năm thành công với lợi nhuận ấn tượng.

Cập nhật về nguyên liệu thép toàn cầu – Diễn biến trái chiều của giá than mỡ

và quặng sắt vào cuối năm 2016.

Giá quặng phục hồi mạnh mẽ trong năm 2016. Giá quặng sắt toàn cầu đã kết thúc

xu hướng giảm giá liên tục trong hai năm liên tiếp kể từ năm 2014. Tính đến hết năm

Thị phần thép xây dựng VN Thị phần ống thép VN Thị phần tôn mạ VN

Nguồn: VSA Nguồn: VSA Nguồn:VSA

Hòa

Phát,

22%

VNSte

el,

21%

Pomin

a, 12%Vinaky

oei,

9%

Posco

SS,

7%

Khác,

29%

Hòa

Phát,

26%

Hoa

Sen,

20%

Thép

Minh

Ngọc,

12%

Ống

thép

Việt

Đức,

8%

SeAh

VN,

8%

Khác,

26% Hoa Sen,

32%

Nam

Kim,

15%Tôn

Đông Á,

13%

Tôn

Phương

Nam, 8%

Maruichi

SunSteel

, 8% Khác,

24%

www.VPBS.com.vn Trang | 63

2016, giá quặng sắt giao ngay đạt 78,9 USD/tấn, tăng 77,8% so với năm trước. Vào

đầu năm 2017, giá quặng sắt tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, đạt đỉnh trong vòng 1 năm

tại mức 83,7 USD/tấn vào ngày 16/1/2017. Nguyên nhân chính dẫn đến xu hướng phục

hồi mạnh mẽ của giá quặng sắt là do nhu cầu từ Trung Quốc được phục hồi, lượng cung

bị cắt giảm từ các nhà sản xuất có chi phí cao và các giao dịch đầu cơ. Đối với năm

2017, VPBS dự kiến đà tăng trưởng của giá quặng sắt sẽ dừng lại khi Trung Quốc lên kế

hoạch cắt giảm 100-150 triệu tấn thép thô vào năm 2020 để giảm bớt dư thừa. Bên

cạnh đó, nhiều nước khác đang áp thuế chống bán phá giá lên sản phẩm thép xuất khẩu

của Trung Quốc, vì vậy nhu cầu quặng sắt để làm thép sẽ giảm mạnh và theo đó làm

giảm giá bán nguyên liệu này. Ngoài ra, với mức giá cao như hiện nay, nhiều nhà khai

thác quặng sắt toàn cầu sẽ tiến hành tăng sản lượng khai thác, gây ra tình trạng thừa

cung nguyên liệu này trong năm 2017. VPBS dự báo giá quặng sắt giảm xuống khoảng

70-75 USD/tấn, đây cũng là mức giá cân bằng cho những quý sau của năm 2017.

Ngược lại, sau khi chạm đỉnh tại mức 308,8 USD/tấn vào giữa T10/2016, giá than cốc

giảm liên tục về mức 172,6 USD/tấn vào giữa T1/2017. Theo The Mining News, Mỹ sẽ

tăng sản lượng khai thác than mỡ của mình vào năm 2017, trong đó có khoảng 9 triệu

tấn than mỡ của Mỹ sẽ được xuất khẩu. Hai công ty khai thác than mỡ lớn nhất của Úc,

cụ thể là South32 và Aglo American, sẽ chạy hết công suất trong năm 2017. Canada dự

kiến sẽ xuất khẩu khoảng 1,5 triệu tấn than mỡ từ T4/2017. Do đó, VPBS dự báo giá

than mỡ sẽ tiếp tục xu hướng giảm, về mức 145-155 USD/tấn, đây cũng là mức giá cân

bằng trong những quý cuối của năm.

Diễn biến giá nguyên liệu thép trong trong 1 năm

Nguồn: Bloombergrg, VPBS

TRIỂN VỌNG NGÀNH

Chúng tôi vẫn duy trì quan điểm tích cực về triển vọng của ngành thép trong năm 2017

dựa trên:

Ngành xây dựng sẽ vẫn ghi nhận tốc độ tăng trƣởng cao trong năm nay.

Mặc dù có rất nhiều mối lo ngại về bong bóng bất động sản trong năm nay, Việt

Nam vẫn đang tập trung vào các dự án đầu tư công để duy trì tốc độ tăng trưởng

GDP, do đó nhu cầu về thép xây dựng sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong năm

nay. Ngoài ra, Việt Nam đang thu hút nhiều dự án FDI thông qua các Hiệp định

thương mại tự do (FTA), dẫn đến sự gia tăng nhu cầu thép cho xây dựng trụ sở

và nhà xưởng.

Chính phủ Việt Nam quyết định bảo hộ thị trƣờng sản xuất thép trong

nƣớc. Bằng cách áp dụng thuế chống bán phá giá phôi thép, thép dài và tôn mạ,

các doanh nghiệp thép Việt Nam đang quay trở lại ấn tượng và giành lại thị phần

không nhỏ từ thép nhập khẩu. Chúng tôi hy vọng rằng Chính phủ Việt Nam sẽ áp

đặt thuế chống bán phá giá chính thức cho sản phẩm tôn mạ trong tương lai gần

để cải thiện khả năng cạnh tranh của ngành thép trong nước, là ngành công

0

25

50

75

100

0

200

400

600

800

1/16 2/16 3/16 4/16 5/16 6/16 7/16 8/16 9/16 10/16 11/16 12/16 1/17

USD/tấn USD/tấn

Giá HRC (cột trái) Giá than mỡ (cột trái) Giá thép phế (cột trái) Giá phôi thép (cột trái) Giá quặng sắt 62% Fe (cột phải)

www.VPBS.com.vn Trang | 64

nghiệp nặng quan trọng của bất kỳ quốc gia nào.

Giá than mỡ và quặng sắt đƣợc dự báo sẽ giảm trong năm nay do nguồn

cung tăng cao và nhu cầu chững lại, nhƣ chúng tôi dự báo ở trên. Tuy

nhiên, giá nguyên liệu thép trung bình trong năm 2017 được dự báo sẽ cao hơn

giá trung bình trong năm 2016. VPBS cũng dự báo giá bán của thép dài, thép

ống và tôn mạ sẽ tăng 10-12% trong năm 2017 để bù đắp chi phí nguyên liệu

tăng thêm.

Tiêu thụ thép Việt Nam thấp hơn khá nhiều so với các nƣớc trong khu

vực. Theo VSA, tiêu thụ thép trên mỗi đầu người trong năm 2016 chỉ đạt 200

kg/người, khá thấp so với mức 350 kg/người/năm ở Thái Lan, 1.000

kg/người/năm ở Hàn Quốc và mức trung bình thế giới là 240 kg/người/năm. Do

vậy, ngành thép Việt vẫn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng trong các năm tới.

Tuy nhiên, ngành thép Việt cũng đối mặt với nhiều thách thức trong năm nay, cụ

thể:

Nhiều nƣớc đang áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm thép nhập

khẩu, trong đó có Mỹ, Úc và các nước Châu Á. Do vậy, các nhà xuất khẩu thép

Việt Nam cần phải đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và hiểu rõ về các hàng rào

thuế quan và hàng rào kỹ thuật để tránh bị áp thuế.

Lo ngại bong bóng bất động sản tại Việt Nam có thể khiến nhu cầu tiêu

thụ thép giảm mạnh. Tuy nhiên, nhu cầu bất động sản ở Việt Nam vẫn còn khá

lớn, chủ yếu tập trung phân khúc nhà giá bình dân với giá bán dưới 1 tỷ đồng

mỗi căn, tạo ra lực cầu ổn định cho các sản phẩm thép.

Tồn kho thép tại các cảng của Trung Quốc ghi nhận mức cao nhất kể từ

2014. Theo Steelhome, tồn kho thép Trung Quốc tại các cảng lớn đạt 111,6 triệu

tấn. Giá đồng CNY giảm so với đồng USD trong thời gian gần đây đã dẫn tới giá

thép xuất khẩu của TQ giảm theo và gia tăng áp lực cạnh tranh đến các doanh

nghiệp xuất khẩu thép Việt Nam, đặc biệt là tại các thị trường Châu Á.

Doanh nghiệp thép Việt vẫn phụ thuộc khá nhiều vào nguyên liệu nhập

khẩu (như là than mỡ, thép cán nóng, thép phế liệu…), do vậy sẽ chịu ảnh

hưởng khá lớn từ biến động giá nguyên liệu thế giới. Tuy nhiên, dự án Formosa

giai đoạn 1 đi vào hoạt động và cung cấp phôi thép và thép cán nóng (HRC) có

thể là tin tốt đối với các doanh nghiệp đang nhập khẩu nguyên liệu này phục vụ

cho quá trình sản xuất.

Trong năm 2017, VSA dự báo ngành thép Việt Nam sẽ tăng trưởng 10-12%, phù hợp với

mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm 2017 là 6.7%. Theo đó, tổng sản lượng thép ước

tính đạt 19,6 triệu tấn trong năm 2017, trong đó thép xây dựng chiếm 48,0%, thép cán

nguội chiếm 20,9%, tôn mạ chiếm 19,3% và ống thép chiếm 11,5%.

Cổ phiếu khuyến nghị:

CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG)

MUA với giá mục tiêu 12 tháng là 64.300 đồng/cổ phiếu, tương ứng với mức P/E

NTC2017 mục tiêu là 7,0 lần và tiềm năng tăng giá là 32,0%

Trong NTC2016, sản lượng tiêu thụ đạt 1,3 triệu tấn, tăng 21,6% so với năm trước.

Trong cơ cấu doanh thu theo sản phẩm, tôn và thép dày mạ chiếm tỷ trọng 70,0% tổng

sản lượng tiêu thụ, còn ống thép và ống nhựa chiếm lần lượt 28,0% và 2,0% tổng sản

lượng trong NTC2016. Trong NTC2016, doanh thu của HSG đạt 17.894 tỷ đồng, tăng

2,4% so với năm trước và lợi nhuận ròng sau thuế đạt 1.504 tỷ đồng, tăng 130,3% so

với năm trước nhờ vào sản lượng bán hàng tăng lên 1.3 triệu tấn, giá bán diễn biến

thuận lợi và tồn kho giá thấp.

Trong NTC2016, doanh thu từ xuất khẩu chiếm 40,0% tổng doanh thu bán hàng của

HSG. HSG đang xuất khẩu đi 65 nước và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, tăng 6 nước

www.VPBS.com.vn Trang | 65

so với NTC2015. Hiện này công ty đang thực hiện đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu

và không phụ thuộc vào bất kỳ thị trường tiêu thụ nào. HSG cũng đang tăng tỷ trọng

tiêu thụ nội địa để giảm thiểu rủi ro từ việc áp thuế chống bán phá giá từ các thị trường

xuất khẩu. Trong niên độ tài chính qua, HSG đã mở 60 chi nhánh để đẩy mạnh bán

hàng. Trong các năm tới, HSG sẽ tiếp tục đẩy mở rộng lên 500 chi nhánh với mục tiêu

20-30 chi nhánh bán lẻ tại mỗi tỉnh thành.

Kế hoạch doanh thu và lợi nhuận sau thuế của HSG trong NTC2017 đạt 23.000 tỷ đồng,

tăng 28,5% với tổng sản lượng bán hàng là 1,6 triệu tấn, tăng 19,5%. Do giá nguyên

vật liệu như quặng sắt và than mỡ diễn biến phức tạp trong NTC2017 nên công ty chỉ

đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế tăng 9,7%, đạt 1.650 tỷ đồng, với giả định giá thép cán

nóng (HRC) là 400 USD/tấn.

Trong NTC2017, VPBS dự báo doanh thu và lợi nhuận ròng hợp nhất đạt lần lượt 23.226

tỷ đồng và 1.805 tỷ đồng, tăng 29,8% và 20,0% so với cùng kỳ năm trước, dựa trên

những giả định sau:

1. Doanh thu hợp nhất của HSG trong NTC2017 đạt 23.226 tỷ đồng, tăng 29,8% so

với cùng kỳ năm trước, với giả định giá bán trung bình tăng 8,0% và sản lượng

tiêu thụ tăng 20,0% so với NTC2016.

2. Biên lợi nhuận gộp giảm từ mức 23,4% trong NTC2016 xuống còn 22,0% trong

NTC2017 do ảnh hưởng từ sự tăng giá nguyên liệu đầu vào như HRC và than mỡ.

3. Tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp/doanh thu trong NTC2017 sẽ duy

trì tại mức như năm trước.

4. Chi phí tài chính trong NTC2017 sẽ không tăng mạnh so với NTC2016 do chi phí

tài chính từ khoản nợ vay tăng thêm để phục vụ dự án Cà Ná sẽ được vốn hóa

trong năm 2017.

Giá cổ phiếu hiện đang giao dịch tại mức giá 48.700 đồng, với P/E trượt 12T là 6,5 lần

và P/E NTC2017 là 5,3 lần, khá rẻ so với mức trung bình ngành và thị trường chung. Tỷ

lệ cổ tức trong NTC2017 sẽ tối đa là 85%. HSG dự kiến sẽ trả cổ tức bằng tiền mặt tối

đa là 10% (trên mệnh giá) và cổ tức bằng cổ phiếu tối đa là 75%, trong đó 55% từ lợi

nhuận sau thuế chưa phân phối và 20% từ thặng dư vốn chủ sở hữu tại thời điểm

30/9/2016.

NGÀNH XÂY DỰNG

Giá trị ngành xây dựng Việt Nam trong năm 2016 tăng 10,4% so với cùng kỳ

năm ngoái, ước tính đạt 1.089 nghìn tỷ (tại giá hiện thời), hoàn thành 104,0% kế

hoạch năm và chiếm 6,2% GDP của Việt Nam, so với mức 6,2% trong năm 2015. Trong

năm qua, các doanh nghiệp xây dựng trong nước đã cải thiện năng lực xây dựng, thắng

nhiều hợp đồng lớn và cải thiện khả năng cạnh tranh so với các doanh nghiệp nước

ngoài đến từ Nhật, Hàn Quốc và các nước phương Tây.

Chỉ số giá cổ phiếu ngành xây dựng (% tăng trưởng 1 năm)

Nguồn: Bloomberg, VPBS

-10

0

10

20

30

40% VN-Index HN-Index Xây dựng

www.VPBS.com.vn Trang | 66

Ngành xây dựng đƣợc hƣởng lợi nhiều từ tăng trƣởng bất động sản. Trong năm

2016, tăng trưởng bất động sản Việt Nam tiếp tục được duy trì nhờ giá bán ổn định,

thanh khoản cao và nhiều sản phẩm được tung ra. Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM,

tồn kho bất động sản cuối năm 2016 là 31.842 tỷ đồng, giảm 37,4% so với cùng kỳ

năm ngoái. Tăng trưởng tín dụng bất động sản tại ngày 31/10/2016 ghi nhận ở mức

cao, đạt 8,3% so với cùng kỳ với dư nợ bất động sản đạt 425.521 tỷ đồng.

Đô thị hóa kích thích nhu cầu về cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị. Trong năm 2016,

dân số tại các thành phố lớn và tổng dân số Việt Nam lần lượt ước tính đạt 32,1 triệu và

92,7 triệu, với tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn 1996-2016 tương ứng là

3,2% và 1,1%, vì vậy, tỷ lệ đô thị hóa là 34,6%. Do đó, cơ sở hạ tầng đã được cải thiện

cùng với sự gia tăng dân số đô thị.

Tốc độ đô thị hóa tại Việt Nam

Nguồn: WorldBank

Nhu cầu xây dựng tăng nhờ vào sự gia tăng giải ngân FDI. Trong năm 2016, tổng

vốn FDI đăng ký cấp mới đạt 24,4 tỷ USD, tăng 7,1% so với năm trước. Khu vực công

nghiệp thu hút số lượng vốn FDI lớn nhất đạt 9,8 tỷ USD, chiếm 64,6% tổng nguồn vốn

FDI đăng ký mới trong năm 2016. Vốn FDI tập trung vào lĩnh vực công nghiệp kích thích

nhu cầu xây dựng các nhà máy mới và mở rộng các khu công nghiệp. Lĩnh vực bất động

sản dẫn đầu về số lượng với 3.100 dự án FDI đăng ký mới và đứng thứ 2 về giá trị với

1,5 tỷ USD. Đến hết năm 2016, tổng vốn FDI giải ngân ước đạt 15,8 tỷ USD, tăng 9,0%

theo năm và đạt mức cao nhất từ trước đến nay.

Triển vọng 2017

Các dự án cơ sở hạ tầng đô thị sẽ tiếp tục tăng trong 10 năm tới. Chúng tôi dự

báo dân số đô thị của Việt Nam và tổng dân số sẽ đạt 43,9 triệu và 103,7 triệu trong

vòng mười năm tới, với tỷ lệ đô thị hóa đạt 42,4%. Do đó, nhu cầu cải thiện cơ sở hạ

tầng đô thị sẽ vẫn ở mức cao. Theo báo cáo của BMI Việt Nam, những dự án mới về hạ

tầng giao thông, năng lượng, tiện ích, định cư/không định cư sẽ được tập trung phát

triển.

Chính phủ Việt Nam đang tìm kiếm những tổ chức tƣ nhân dƣới hình thức hợp

tác Công-Tƣ (PPP) để tài trợ cho nhu cầu đầu tƣ cơ sở hạ tầng. Theo Bộ trưởng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, có 108 dự án PPP ưu tiên thực hiện trong giai đoạn

2016-2020 với tổng số vốn đầu tư là 385 nghìn tỷ đồng, trong đó có 120 nghìn tỷ đồng

được tài trợ bởi Ngân sách chính phủ. Vốn cần thiết còn lại sẽ được tài trợ từ các khoản

đóng góp từ khu vực tư nhân dưới hình thức vốn trực tiếp, công nghệ, nguồn nhân lực

và từ các tổ chức nước ngoài như ABD, AFD, JIC và vốn hỗ trợ phát triển chính thức

(ODA). Theo Bộ Xây dựng, tổng số vốn cần để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông Việt

Nam là 9-10 tỷ USD trong giai đoạn 2016-2020, đặc biệt là tại các trung tâm kinh tế và

công nghiệp trọng điểm của đất nước. Xu hướng này sẽ cung cấp cơ hội to lớn cho các

doanh nghiệp lớn như CII, CIENCO 1, LICOGI, CC1… Ngoài ra, Chính phủ đang đẩy

mạnh việc thoái vốn các doanh nghiệp và các dự án nhà nước cũng như nâng giới hạn

sở hữu nước ngoài để thu hút các nhà đầu tư ngoại.

0,0%

10,0%

20,0%

30,0%

40,0%

50,0%

0

40.000.000

80.000.000

120.000.000

Ngƣời

Dân số tại thành thị Tổng dân số Tỷ lệ đô thị hóa

www.VPBS.com.vn Trang | 67

Dự báo nguồn vốn FDI cao cũng là yếu tố quan trọng thúc đẩy nhu cầu xây

dựng trong năm 2017. Nhờ có nhiều tín hiệu tích cực của nền kinh tế, Việt Nam vẫn là

điểm đến lý tưởng của dòng vốn FDI trong những năm tiếp theo. Mặc dù TPP có khả

năng thất bại khi Trump sẽ trở thành tổng thống mới của Mỹ, các hiệp định thương mại

song phương và đa phương (FTA) khác sẽ bù đắp và thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư nước

ngoài vào Việt Nam. Dự kiến, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ tăng vốn FDI trong 2 năm tới.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng vốn đầu tư FDI được dự báo sẽ tăng 10-12%/năm

trong 3 năm tới, và chiếm 22-25% của tổng vốn đầu tư vào nền kinh tế.

Sự tăng trƣởng tiềm năng của ngành bất động sản thành phố Hồ Chí Minh vào

năm 2017 dự kiến sẽ vẫn ổn định. Theo CBRE, từ Q1/2017 đến 2018, dự kiến sẽ có

60 nghìn căn hộ tại Thành phố Hồ Chí Minh và 50 nghìn căn hộ tại Hà Nội sẽ được bán

ra thị trường, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, trong đó có khoảng 31% là

phân khúc cao cấp, 36% ở phân khúc trung cấp và 23% trong phân khúc cấp thấp.

Theo Savills Việt Nam, địa bàn Quận 2 sẽ cung cấp số lượng căn hộ tại thành phố Hồ Chí

Minh nhiều thứ 2, vào khoảng 8.700 căn, trong giai đoạn 2016-2018. Ở quận 2, khu vực

Thủ Thiêm có lợi thế rất rõ ràng do quy hoạch toàn diện và đầy đủ cũng như được kết

nối tốt với các quận trung tâm thông qua mạng lưới hệ thống giao thông được phát triển

tốt.

Cổ phiếu khuyến nghị:

CTCP Đầu tƣ Hạ Tầng Kỹ Thuật TP.HCM (HSX: CII)

MUA với giá mục tiêu là 36.200 đồng/cổ phiếu, tương ứng với tiềm năng tăng trưởng 17,5%.

CTCP Đầu tư Hạ Tầng Kỹ Thuật TP.HCM (HSX: CII) là một trong những doanh nghiệp lớn

trong mảng xây dựng cơ sở hạ tầng, bao gồm 5 lĩnh vực đầu tư chính là mảng phát triển cầu

đường, mảng sản xuất và phân phối nước sạch, bất động sản, xuất dựng cơ sở hạ tầng và

dịch vụ thu phí giao thông đường bộ.

CII hiện đang khai thác 5 dự án BOT, một dự án BT và đang xây dựng ba dự án BOT và

một dự án BT, bao gồm dự án BOT mở rộng xa lộ Hà Nội, dự án BOT cầu Rạch Miễu giai

đoạn 2, dự án BOTA cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận và dự án BT xây dựng hạ tầng

khu dân cư Thủ Thiêm. Hai dự án mới là Rạch Miễu 2 và Xa lộ Hà Nội mở rộng 2 cũng

được dự kiến bắt đầu thu phí từ năm 2018. Hiện nay CII đang chờ kế hoạch đấu thầu dự

án Đường trên cao số 1 từ Chính phủ vào cuối năm nay. Dự kiến CII có thể khởi công dự

án này vào cuối năm 2017 trong trường hợp thắng thầu. Tổng vốn đầu tư tạm tính ban

đầu cho dự án này lên đến 19.500 tỷ với thời gian xây dựng trong 3 năm. Hiện công ty

cũng đang tìm kiếm cơ hội bằng cách mua lại các dự án BOT dọc Quốc lộ 1A tại khu vực

Đồng bằng sông Cửu Long.

Về dự án cao ốc 152 Điện Biên Phủ, hiện CII chỉ mới trong giai đoạn hoàn thiện hồ sơ và

sẽ khởi công và đầu năm 2017. Dự án này được dự kiến sẽ được hoàn thành trong 20-

25 tháng. Dự án căn hộ Lakeview 1 tại Quận 2, TP HCM dự kiến sẽ ghi nhận doanh thu

trong năm sau khi công ty đã hoàn thành bàn giao các căn hộ cho người mua nên trong

Q4/2016 doanh thu từ mảng bất động sản sẽ không đột biến. Công ty dự kiến sẽ nâng

sở hữu của NBB lên 51% trong năm 2017. Trong 5 năm tới, CII vẫn sẽ chú trọng khai

thác các dự án tại Thủ Thiêm, bao gồm 2 dự án Thủ Thiêm Lakeview và Thủ Thiêm

Marina Bay. CII hiện đang sở hữu 9,6 ha tại khu đô thị Thủ Thiêm nhờ vào dự án BT

xây dựng cơ sở hạ tầng tại đây. CII cũng đang đầu thầu các dự án tại Thủ Thiêm, như là

dự án Hồ trung tâm. Dự báo doanh thu từ mảng bất động của CII sẽ chiếm tỷ trọng cao

trong những năm tới.

www.VPBS.com.vn Trang | 68

Khu đô thị mới Thủ Thiêm quận 2

Nguồn: CII

Mới đây, CII đã hoàn thành việc phát hành 40 triệu USD trái phiếu chuyển đổi cho nhà đầu

tư Hàn Quốc với lãi suất trái phiếu là 1%/năm (thanh toán nửa năm một lần) và thời hạn trái

phiếu là 5 năm. Khoản 20 triệu USD trái phiếu chuyển đổi còn lại của CII phải được phát

hành trong vòng 6 tháng sau đợt phát hành 40 triệu USD trái phiếu chuyển đổi đầu tiên kết

thúc.

Doanh thu hợp nhất của CII trong 9T/2016 đạt 838 tỷ đồng, giảm 36,9% so với cùng kỳ năm

trước và chỉ hoàn thành 27,7% kế hoạch năm của ban lãnh đạo. LNST của CII trong 9T2016

đạt 765 tỷ đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ, nhờ đóng góp chính từ các khoản doanh thu tài

chính lớn trong kỳ. Tỷ lệ cổ tức bằng tiền mặt năm 2016 của CII là 20,0%/mệnh giá. Hiện

CII đã trả 6,4% cổ tức bằng tiền mặt vào ngày 7/10/2016. Công ty dự kiến sẽ trả 6,5% cổ

tức bằng tiền mặt vào tháng 1/2016 và phần còn lại 7,0% vào tháng 4/2016.

Trong năm 2016, VPBS dự báo doanh thu của CII đạt 1.879 tỷ đồng, tăng 7,3% so với năm

ngoái và lợi nhuận ròng thuộc cổ đông công ty mẹ đạt 810 tỷ đồng, tăng 43,1% so với năm

ngoái. Năm 2017, VPBS dự báo CII có thể đạt LNST giành cho cổ đông công ty mẹ ở mức

1.012 tỷ đồng, tăng trưởng 25%, dựa trên cơ sở:

(1) Doanh thu từ mảng thu phí giao thông sẽ tăng trưởng tích cực vào những năm tới nhờ

vào đóng góp ban đầu từ hai dự án mới là Rạch Miễu 2 và Xa lộ Hà Nội mở rộng.

(2) Dự án Thủ Thiêm Lakeview 1 sẽ đóng góp doanh thu trong năm 2017.

(3) Tăng sở hữu LGC trên 51% sẽ giúp lợi nhuận CII tăng lên nhờ khoản lãi từ đánh giá lại

khoản đầu tư vào công ty này, dự kiến giúp CII ghi nhận khoản lợi nhuận tài chính trước

thuế đột biến ước tính 1,240 tỷ đồng trong năm 2017.

(4) Nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên 70,0% sẽ thu hút thêm nhiều cổ đông nước ngoài quan

tâm.

Cổ phiếu hiện đang giao dịch tại mức giá 30.800 đồng/cổ phiếu, với P/E2016 là 9,5 lần và

P/E2017 ở mức 7,5 lần, tức là mức định giá tương đối hấp dẫn so với P/E trung bình ngành là

10,3 lần và VNIndex là 16,5 lần khi mà CII giữ vai trò là doanh nghiệp đầu ngành với tiềm

năng to lớn. Lợi suất cổ tức tiền mặt dự kiến của CII ở mức là 7,5%.

www.VPBS.com.vn Trang | 69

NGÀNH THỦY SẢN

2016 là năm đầy khó khăn cho ngành thủy sản Việt Nam do nhiều yếu tố tác động như

là thiếu hụt nguồn nguyên liệu, xâm nhập mặn, cá chết hàng loạt tại các bãi biển miền

Trung và quy định kiểm tra 100% lo hàng cá tra xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt

Nam khi xuất khẩu vào Mỹ của Cục quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản

(Nafiqad). Tuy nhiên, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong năm 2016 vẫn hoàn thành kế

hoạch năm, đạt 7 tỷ USD và tăng 6,5% so với cùng kỳ. Tổng sản lượng thủy sản trong

năm đạt 6,7 triệu tấn, tăng 2,5% so với cùng kỳ, trong đó thủy sản nuôi trồng chiếm

53,7% và thủy sản đánh bắt chiếm 46,3%.

Trong năm 2016, giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam ước tính đạt 1,7 tỷ USD, tăng 7,1%

so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó xuất khẩu sang Mỹ đạt 354,2 triệu USD, tăng

22,2% so với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu sang Trung Quốc và Hồng Kông đạt 270,6

triệu USD, tăng 84,4% so với cùng kỳ năm ngoái; tuy nhiên, xuất khẩu sang Châu Âu

giảm 9,9% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 238,8 triệu USD. Do chương trình

thanh tra cá da trơn và áp thuế chống bán phá giá của Mỹ, nhiều doanh nghiệp xuất

khẩu cá tra Việt Nam đang chuyển hướng sang thị trường xuất khẩu khác như là Trung

Quốc và Hồng Kông. Cho tới thời điểm này, chương trình thanh tra cá da trơn của Mỹ

chưa tác động rõ rệt lên các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam. Xuất khẩu qua

Châu Âu sụt giảm khiến cho thị trường này chỉ còn đứng thứ ba sau Mỹ và Trung Quốc

do các mặt hàng cá tra Việt Nam đang bị truyền thông trong khu vực bôi xấu, ảnh

hưởng đến sản lượng bán hàng trong năm.

Giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam trong năm 2016 ước tính đạt 3,1 tỷ USD, tăng 4,2% so

với cùng kỳ năm ngoái. Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam,

chiếm 20,6% tổng giá trị xuất khẩu tôm, theo sau là Châu Âu (chiếm 17,0%), Nhật

(chiếm 15,3%), Trung Quốc (chiếm 11,9%) Hàn Quốc (chiếm 8,6%), Đông Nam Á

(chiếm 7,4%) và các nước khác (chiếm 19,1%). Trong năm 2016, tôm Việt trên thị

trường Mỹ phải chịu thuế chống bán phá giá với mức trung bình là 4,78% trong đợt xem

xét lần thứ 10 của Bộ Thương Mại Mỹ (POR10), so với mức thuế chống bán phá giá tạm

thời là 3,56%, ngoại trừ CTCP Minh Phú (OTC: MPC) được hưởng mức thuế là 0%.

Triển vọng 2017

Khí hậu năm nay sẽ diễn biến thuận lợi hơn cho ngành thủy sản Việt Nam. Theo

Climate Prediction Center, hiện tượng El Nino (hay còn gọi là Dao động phương Nam -

ENSO) được dự báo tình hình khí hậu từ đây đến giữa năm 2017 là trung tính, tức là

không xảy ra El Nino hay La Nina, với xác suất xảy ra El Nino cao nhất cũng chỉ là

35,0% và xác suất xảy ra La Nina cũng chỉ là 15,0% trong tháng 8,9,10/2017. Do vậy,

chúng tôi dự báo xác suất xảy ra xâm nhập mặn do nắng hạn trong năm nay là không

cao và diễn biến thời tiết sẽ thuận lợi hơn cho ngành thủy sản Việt Nam.

Chỉ số giá cổ phiếu ngành thủy sản (% tăng trưởng 1 năm)

Nguồn: Bloomberg, VPBS

0

10

20

30

40

% VN-Index HN-Index Thủy sản

www.VPBS.com.vn Trang | 70

Dự báo hiện tượng El Nino trong năm 2017

Nguồn: Climate Prediction Center

Ngành thủy sản Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển nhờ nhu cầu tiêu

thụ thủy sản toàn cầu luôn tăng trƣởng hằng năm. Theo Cơ quan Khí Tượng và Đại

Dương Quốc Gia Hoa Kỳ(NOAA), tiêu thụ thủy sản trên mỗi đầu người của US đạt hơn

7,3 kg trong năm 2016, tăng so với mức 6,6 kg trong năm 2014 và 7,0 kg trong năm

2015, nhưng vẫn thấp hơn mức 10 năm trước. Nhu cầu tiêu thu cá thịt trắng (bao gồm

cá tra, cá tuyết, cá rô phi và các loại cá da trơn khác) chiếm khoảng 27,0% nhu cầu tiêu

thụ thủy sản của Mỹ. Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức khi xuất khẩu qua thị

trường Nhật Bản do bởi quy định kiểm tra 100% các lô thủy sản nhập khẩu, do vậy

chúng tôi kỳ vọng Việt Nam có thể tăng sản lượng thủy sản xuất khẩu qua Nhật bằng

cách cải thiện chất lượng và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tiêu chuẩn tại thị trường

này. Chúng tôi cũng kỳ vọng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc sẽ tiếp tục

tăng nhờ nhu cầu tiêu thụ tại nước này vẫn duy trì ở mức cao trong năm 2017. Vì vậy,

tiềm năng tăng trưởng của ngành thủy sản Việt Nam còn khá cao, đặc biệt là cá tra Việt

Nam.

Tuy nhiên, ngành thủy sản Việt Nam vẫn sẽ gặp nhiều thứ thách trong năm nay

đến từ biến đổi khí hậu, dịch bệnh và những rủi ro xuất khẩu. Biến đổi khí hậu

dẫn đến thay đổi điều kiện sinh sống dưới nước như dòng hải lưu, sóng, gió xoáy và

nhiệt độ nước biển, dẫn đến ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực cho hoạt động nuôi trồng

và đánh bắt thủy sản. Các hoạt động nuôi trồng và chế biến thủy sản hiện nay ở Việt

Nam vẫn chưa đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, khiến cho xác suất xảy các lô

hàng bị từ chối từ các nhà nhập khẩu là khá cao.

Trong năm 2017, ngành thủy sản Việt Nam đặt mục tiêu đạt 6,9 triệu tấn sản lượng tiêu

thụ và 7,3 tỷ USD giá trị xuất khẩu. Cá tra, sản phẩm đặc thù của Việt Nam, sẽ tiếp tục

là sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam nhờ vào giá bán hợp lý và mùi vị dễ ăn hơn

so với các loại cá da trơn khác.

Cổ phiếu khuyến nghị

CTCP Vĩnh Hoàn (VHC)

MUA với giá mục tiêu là 72.300 đồng/cổ phiếu, tương ứng với tiềm năng tăng giá là

28,4%.

VHC vừa công bố kết quả ước tính năm 2016 với doanh thu đạt 7.214 tỷ đồng, tăng

11,1% so với năm trước và chỉ hoàn thành 93,8% kế hoạch năm, trong đó doanh thu từ

các sản phẩm thủy sản, bột cá và mỡ cá chiếm 94,4% tổng doanh thu của công ty.

Trong năm 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu của VHC ước tính đạt 273,8 triệu USD,

trong đó kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 249 triệu USD, tăng 7,9% so với năm trước.

Theo đó, thị phần xuất khẩu cá tra của công ty ước tính đạt 14,9% tổng kim ngạch xuất

khẩu cá tra Việt Nam. VHC đã xuất khẩu được 1,4 triệu USD các sản phẩm collagen và

gelatin, tuy chỉ hoàn thành 21,7% kế hoạch năm nhưng đạt mức tăng trưởng khá cao so

với năm trước (năm 2015 chỉ đạt 200.000 USD). Điều này cho thấy các sản phẩm mới

Xác s

uất

(%)

Thời gian

www.VPBS.com.vn Trang | 71

của công ty là collagen và gelatin đã bước đầu thâm nhập được các thị trường xuất khẩu

sau thời gian dài thử nghiệm. Xuất khẩu các sản phẩm giá trị gia tăng mặc dù chỉ đạt

3,4 triệu USD, nhưng ghi nhận mức tăng trưởng là 36% theo năm. Vào tháng 9/2016,

dây chuyền sản xuất cá tẩm sốt Teriyaki đã đi vào hoạt động với công suất 2.000

tấn/năm. Dự kiến mảng này sẽ mang lại doanh thu khoảng 15,0 triệu USD/năm cho

VHC nếu dây chuyền này hoạt động hết công suất trong những năm tới.

Thị trường xuất khẩu cá tra chính của VHC vẫn là Mỹ, chiếm 57,8% tổng kim ngạch xuất

khẩu cá tra của công ty. Theo sau đó là các thị trường Châu Âu (chiếm 16,0%), Trung

Quốc (chiếm 6,1%), Canada (chiếm 5,5%), Úc (chiếm 4,1%), Hồng Kông (chiếm

3,9%)…

Năm 2016, lợi nhuận ròng sau thuế của VHC ước tính đạt 550 tỷ đồng, tăng 70,5% so

với năm trước và vượt 57,1% kế hoạch năm của ban lãnh đạo.

Trong năm 2017, VHC đặt mục tiêu xuất khẩu cá tra đạt 285 triệu USD, tăng 14,5% so

với năm 2016. Hiện các dây chuyền chế biến cá tra của VHC đang chạy hết công suất

(700 tấn/ngày), do vậy công ty sẽ tiếp tục đầu tư nâng công suất thêm 20,0% trong

năm nay. Ngoài ra, công ty sẽ tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm giá trị gia tăng

mang lại biên lợi nhuận gộp cao (25 - 30%) lên mức 5 triệu USD trong năm 2017.

Trong năm 2017, VPBS dự báo doanh thu hợp nhất đạt 8.450 tỷ đồng, tăng 17,4% so

với năm ngoái và lợi nhuận sau thuế đạt 663 tỷ đồng, tăng 25,5% so với năm ngoái dựa

trên các gỉa định:

(1) Công suất chế biến cá tra tăng thêm 20,0% sẽ đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ tại các

thị trường lớn.

(2) Năm 2017 công ty sẽ không bị ảnh hưởng xấu từ El Nino như trong năm 2016.

(3) VHC sẽ tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm giá trị gia tăng mang lại biên lợi

nhuận gộp cao trong các năm tới.

Giá cổ phiếu hiện đang giao dịch tại mức giá là 56.300 đồng, với P/E trượt 12T là 9,5 lần

và P/E2017 ở mức 7,9 lần, tức lá rất hấp dẫn nếu so với ngành thủy sản và thị trường

chung trong khi VHC lại là công ty đầu ngành. Lợi suất cổ tức tiền mặt của VHC hiện tại

là 2,7%.

www.VPBS.com.vn Trang | 72

LIÊN HỆ

Mọi thông tin liên quan đến báo cáo này, xin vui lòng liên hệ Phòng Phân tích của VPBS:

Nguyễn Thị Thùy Linh

Giám đốc – Vĩ mô & Tài chính

[email protected]

Lê Anh Minh

Giám đốc – Phân tích cơ bản

[email protected]

Nguyễn Anh Minh

Chuyên viên phân tích

[email protected]

Nguyễn Thu Thủy

Chuyên viên phân tích

[email protected]

Aidan Christian

Chuyên viên phân tích

[email protected]

Nguyễn Thị Ngọc Anh

Trợ lý phân tích

[email protected]

Lê Việt Anh

Trợ lý phân tích

[email protected]

Nguyễn Lan Hƣơng

Trợ lý phân tích

[email protected]

Mọi thông tin liên quan đến tài khoản của quý khách, xin vui lòng liên hệ:

Lê Kiên Cƣờng

Phòng Môi giới Khách hàng Tổ chức

[email protected]

+848 3823 8608 Ext: 202

Trần Thanh Bạch

Phó Giám Đốc Dịch vụ Ngân hàng Cá nhân

Cao cấp Prestige

[email protected]

+84 190 056 1218 Ext: 2607

Lý Đắc Dũng

Giám đốc Khối Môi giới

Khách hàng Cá nhân

[email protected]

+844 1900 6457 Ext: 1700

Võ Văn Phƣơng

Giám đốc Môi giới Nguyễn Chí Thanh 1

Thành phố Hồ Chí Minh

[email protected]

+848 6296 4210 Ext: 130

Domalux

Giám đốc Môi giới Nguyễn Chí Thanh 2

Thành phố Hồ Chí Minh

[email protected]

+848 6296 4210 Ext: 128

Trần Đức Vinh

Giám đốc Môi giới PGD Láng Hạ

Hà Nội

[email protected]

+844 3835 6688 Ext: 369

Nguyễn Danh Vinh

Phó Giám đốc Môi giới Lê Lai

Thành phố Hồ Chí Minh

[email protected]

+848 3823 8608 Ext: 146

www.VPBS.com.vn Trang | 73

Hội sở Hà Nội 362 Phố Huế Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội T - +84 1900 6457 F - +84 (0) 4 3974 3656 Chi nhánh Hồ Chí Minh 76 Lê Lai

Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh T - +84 (0) 8 3823 8608 F - +84 (0) 8 3823 8609 Chi nhánh Đà Nẵng 112 Phan Châu Trinh, Quận Hải Châu, Đà Nẵng T - +84 (0) 511 356 5419 F - +84 (0) 511 356 5418

KHUYẾN CÁO

Báo cáo phân tích được lập và phát hành bởi Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS). Báo cáo này không trực tiếp hoặc ngụ ý dùng để phân phối, phát hành hay sử dụng cho bất kì cá nhân hay tổ chức nào là công dân hay thường trú hoặc tạm trú tại bất kì địa phương, lãnh thổ, quốc gia hoặc đơn vị có chủ quyền nào khác mà việc phân phối, phát hành hay sử dụng đó trái với quy định của pháp luật. Báo cáo này không nhằm phát hành rộng rãi ra công chúng và chỉ mang tính chất cung cấp thông tin cho nhà đầu tư cũng như không được phép sao chép hoặc phân phối lại cho bất kỳ bên thứ ba nào khác. Tất cả những cá nhân, tổ chức nắm giữ báo cáo này đều phải tuân thủ những điều trên.

Mọi quan điểm và khuyến nghị về bất kỳ hay toàn bộ mã chứng khoán hay tổ chức phát hành là đối tượng đề cập trong bản báo cáo này đều phản ánh chính xác ý kiến cá nhân của những chuyên gia phân tích tham gia vào quá trình chuẩn bị và lập báo cáo, theo đó, lương và thưởng của những chuyên gia phân tích đã, đang và sẽ không liên quan trực tiếp hay gián tiếp đối với những quan điểm hoặc khuyến nghị được đưa ra bởi các chuyên gia phân tích đó trong báo cáo này. Các chuyên gia phân tích tham gia vào việc chuẩn bị và lập báo cáo không có quyền đại diện (thực tế, ngụ ý hay công khai) cho bất kỳ tổ chức phát hành nào được đề cập trong bản báo cáo.

Các báo cáo nghiên cứu chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin cho những nhà đầu tư cá nhân và tổ chức của VPBS, Báo cáo nghiên cứu này không phải là một lời kêu gọi, đề nghị, mời chào mua hoặc bán bất kỳ mã chứng khoán nào.

Các thông tin trong báo cáo nghiên cứu được chuẩn bị từ các thông tin công bố công khai, dữ liệu phát triển nội bộ và các nguồn khác được cho là đáng tin cậy, nhưng chưa được kiểm chứng độc lập bởi VPBS và VPBS sẽ không đại diện hoặc đảm bảo đối với tính chính xác, đúng đắn và đầy đủ của những thông tin này. Toàn bộ những đánh giá, quan điểm và khuyến nghị nêu tại đây được thực hiện tại ngày đưa ra báo cáo và có thể được thay đổi mà không báo trước. VPBS không có nghĩa vụ phải cập nhật, sửa đổi hoặc bổ sung bản báo cáo cũng như không có nghĩa vụ thông báo cho tổ chức, cá nhân nhận được bản báo cáo này trong trường hợp các đánh giá, quan điểm hay khuyến nghị được đưa ra có sự thay đổi hoặc trở nên không còn chính xác hay trong trường hợp báo cáo bị thu hồi.

Các diễn biến trong quá khứ không đảm bảo kết quả trong tương lai, không đại diện hoặc bảo đảm, công khai hay ngụ ý, cho diễn biến tương lai của bất kì mã chứng khoán nào đề cập trong bản báo cáo này. Giá của các mã chứng khoán được đề cập trong bản báo cáo và lợi nhuận từ các mã chứng khoán đó có thể được dao động và/hoặc bị ảnh hưởng trái chiều bởi những yếu tố thị trường hay tỷ giá và nhà đầu tư phải ý thức được rõ ràng về khả năng thua lỗ khi đầu tư vào những mã chứng khoán đó, bao gồm cả những khoản lạm vào vốn đầu tư ban đầu. Hơn nữa, các chứng khoán được đề cập trong bản báo cáo có thể không có tính thanh khoản cao, hoặc giá cả bị biến động lớn, hay có những rủi ro cộng hưởng và đặc biệt gắn với các mã chứng khoán và việc đầu tư vào thị trường mới nổi và/hoặc thị trường nước ngoài khiến tăng tính rủi ro cũng như không phù hợp cho tất cả các nhà đầu tư. VPBS không chịu trách nhiệm về bất kỳ thiệt hại nào phát sinh từ việc sử dụng hoặc dựa vào các thông tin trong bản báo cáo này.

Các mã chứng khoán trong bản báo cáo có thể không phù hợp với tất cả các nhà đầu tư, và nội dung của bản báo cáo không đề cập đến các nhu cầu đầu tư, mục tiêu và điều kiện tài chính của bất kỳ nhà đầu tư cụ thể nào. Nhà đầu tư không nên chỉ dựa trên những

khuyến nghị đầu tư, nếu có, tại bản báo cáo này để thay thế cho những đánh giá độc lập trong việc đưa ra các quyết định đầu tư của chính mình và, trước khi thực hiện đầu tư bất kỳ mã chứng khoán nào nêu trong báo cáo này, nhà đầu tư nên liên hệ với những cố vấn đầu tư của họ để thảo luận về trường hợp cụ thể của mình.

VPBS và những đơn vị thành viên, nhân viên, giám đốc và nhân sự của VPBS trên toàn thế giới, tùy từng thời điểm,có quyền cam kết mua hoặc cam kết bán, mua hoặc bán các mã chứng khoán thuộc sở hữu của (những) tổ chức phát hành được đề cập trong bản báo cáo này cho chính mình; được quyền tham gia vào bất kì giao dịch nào khác liên quan đến những mã chứng khoán đó; được quyền thu phí môi giới hoặc những khoản hoa hồng khác; được quyền thiết lập thị trường giao dịch cho các công cụ tài chính của (những) tổ chức phát hành đó; được quyền trở thành nhà tư vấn hoặc bên vay/cho vay đối với (những) tổ chức phát hành đó; hay nói cách khác là luôn tồn tại những xung đột tiềm ẩn về lợi ích trong bất kỳ khuyến nghị và thông tin, quan điểm có liên quan nào được nêu trong bản báo cáo này.

Bất kỳ việc sao chép hoặc phân phối một phần hoặc toàn bộ báo cáo nghiên cứu này mà không được sự cho phép của VPBS đều bị cấm.

Nếu báo cáo nghiên cứu này được phân phối bằng phương tiện điện tử, như e-mail, thì không thể đảm bảo rằng phương thức truyền thông này sẽ an toàn hoặc không mắc những lỗi như thông tin có thể bị chặn, bị hỏng, bị mất, bị phá hủy, đến muộn, không đầy đủ hay có chứa virus. Do đó, nếu báo cáo cung cấp địa chỉ trang web, hoặc chứa các liên kết đến trang web thứ ba, VPBS không xem xét lại và không chịu trách nhiệm cho bất cứ nội dung nào trong những trang web đó, Địa chỉ web và hoặc các liên kết chỉ được cung cấp để thuận tiện cho người đọc, và nội dung của các trang web của bên thứ ba không được đưa vào báo cáo dưới bất kỳ hình thức nào, Người đọc có thể tùy chọn truy cập vào địa chỉ trang web hoặc sử dụng những liên kết đó và chịu hoàn toàn rủi ro.