32

BT 014:Layout 1 6/4/2010 10:30 AM Page 1 fileCục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương có nhiệm

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: BT 014:Layout 1 6/4/2010 10:30 AM Page 1 fileCục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương có nhiệm

BT_014:Layout 1 6/4/2010 10:30 AM Page 1

Page 2: BT 014:Layout 1 6/4/2010 10:30 AM Page 1 fileCục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương có nhiệm

Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thươngcó nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Pháp lệnh về Bảo vệ người tiêu dùng, Pháp lệnh Chống bán phá giá,Pháp lệnh Chống trợ cấp và Pháp lệnh tự vệ.

Với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 1 năm2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi trường cạnh tranh hiệu quảcho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp vàngười tiêu dùng.

Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng do Thủ tướng bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởngBộ Công Thương, và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm

l Thúc đẩy tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả l Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng trước

những hành vi hạn chế cạnh tranhl Chống các hành vi phản cạnh tranh l Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngl Hỗ trợ cho ngành sản xuất trong nước phòng, chống các vụ

kiện bán phá giá, trợ cấp và tự vệ của nước ngoài.

CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG THƯƠNG

BỘ CÔNG THƯƠNG

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

CỤC QUẢN LÝCẠNH TRANH

Lãnh đạo Cục

Ban Điều tra vụ việchạn chế cạnh tranh

Ban Điều tra và xử lýcác hành vi cạnh tranh

không lành mạnh

Ban Giám sát và quảnlý cạnh tranh

Ban Xử lý chống bánphá giá, chống trợ cấp

và tự vệ

Ban Hợp tác quốc tế

Trung tâm Thông tincạnh tranh

Trung tâm Đào tạođiều tra viên

Văn phòng

Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh

Văn phòng đại diện tại TP. Đà Nẵng

Ban Bảo vệ người tiêu dùng

BT_014:Layout 1 6/4/2010 10:30 AM Page 2

Page 3: BT 014:Layout 1 6/4/2010 10:30 AM Page 1 fileCục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương có nhiệm

Thư Ban biên tậpNgười tiêu dùng có quyền lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, được

cung cấp các thông tin trung thực về chất lượng, giá cả phươngpháp sử dụng hàng hóa, dịch vụ được bảo đảm an toàn về tínhmạng, sức khỏe và môi trường khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ, đượchướng dẫn những hiểu biết cần thiết về tiêu dùng.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng còn có quyền được trực tiếp hoặcthông qua các đại diện để đòi bồi thường thiệt hại khi hàng hoá,dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, chất lượng, số lượng, giá cả đã côngbố,…

Đó là các nội dung chính được quy định trong Pháp lệnh số13/1999/PL-UBTVQH10 ngày 27/4/1999 về bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng.

Tuy nhiên, đa phần người tiêu dùng hiện nay còn chưa đượctrang bị những kiến thức cũng như chưa hiểu rõ được những quyềnvà nghĩa vụ hợp pháp để tự bảo vệ mình.

Thực tế các vụ vi phạm về quyền lợi người tiêu dùng trongnhững năm vừa qua đòi hỏi một mặt nâng cao nhận thức của ngườitiêu dùng đồng thời phải xây dựng hành lang pháp lý đủ mạnh đểngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm.

Với chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng, CụcQuản lý cạnh tranh đã tích cực, chủ động phối hợp với các cơ quanhữu quan triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến và nângcao nhận thức của người tiêu dùng đồng thời đẩy mạnh công tácxây dựng pháp luật, trong đó, đặc biệt là Luật Bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng dự kiến trình Quốc hội thông qua trong năm 2010.

Bản tin số 14 với chủ đề Bảo vệ Quyền lợi người tiêu dùng sẽcung cấp cho độc giả những thông tin bài viết xoay quanh chủ đề vềquyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng. Đây cũng là một trongnhững hoạt động nhằm hưởng ứng Ngày tiêu dùng quốc tế nămnay với chủ đề “Tiền của chúng ta, quyền của chúng ta” do tổ chứctiêu dùng thế giới (Ci) phát động.

BAN BiêN Tập

BẢN TiN CẠNH TRANH & NGƯời TiêU dùNG

Của Cục Quản lý cạnh tranh

Giấy phép xuất bản số 61/GP-XBBTCấp ngày 3/12/2009

Phát hành vào ngày 20 hàng tháng

CHịU TRáCH NHiệm xUẤT BẢNBẠCH VĂN MỪNG

BiêN Tập viêNVŨ BÁ PHÚ, LÊ PHÚ CƯỜNG, NGUyễN THàNH HẢi,

PHAN CôNG THàNH, NGUyễN VĂN THàNH, Bùi ViệT TRƯỜNG, NGUyễN PHƯơNG THẢo

HỘi đồNG Cố vẤNTRƯơNG ĐÌNH TUyỂN

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mạiPGS. TS. LÊ DANH VĨNH

Thứ trưởng Bộ Công ThươngGS. TS. HoàNG ĐỨC THÂN

Đại học Kinh tế Quốc dân PGS. TS. NGUyễN NHƯ PHÁT

Viện Nhà nước và Pháp luật TS. Bùi NGUyÊN KHÁNH

Viện Nhà nước và Pháp luật TS. HỒ TẤT THẮNG

Phó Chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD Việt Nam TS. VŨ THàNH TỰ ANH

Giám đốc phụ trách nghiên cứuChương trình giảng dạy kinh tế Fulbright

TS. NGUyễN HỮU HUyÊNBộ Tư pháp

Cộng tác viên ở nước ngoàiLÊ THàNH ViNH, Nghiên cứu sinh chuyên ngành Luật

ĐH Monash, AustraliaDANiEL VANHoUTTE, Đại học Tự do, Bỉ

Tổ chức sản xuất và phát hànhTRUNG TÂm THÔNG TiN CẠNH TRANH (CCid)

25 Ngô Quyền - Hà NộiĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303

đại diện tại Tp. Hồ Chí minhSố 159 Kí Con, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

ĐT: (08) 3914 6297 * Fax: (08) 3914 6298 Email: [email protected]

phát hành tạiCông ty phát hành báo chí Trung ương

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp của độc giả nhằm nâng cao chấtlượng của Bản tin. Mọi ý kiến đóng góp, thư từ, tin, bài xin gửi về:

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng25 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội

ĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303 * Email: [email protected]

BT_014:Layout 1 6/4/2010 10:31 AM Page 3

Page 4: BT 014:Layout 1 6/4/2010 10:30 AM Page 1 fileCục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương có nhiệm

v C A4 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 14 - 2010

Trong số này BẢN TiN CẠNH TRANH & NGƯời TiêU dùNG

5 HOẠT đỘNG TRONG KỲ

15 TRANG QUốC TẾ

16 GÓC NGƯời TiêU dùNG

23 HỎi đáp

26 NGHiêN CỨU - TRAO đỔi

29 HOẠT đỘNG KỲ TỚi

30 TẢN mẠN

24 pHáp LUậT vỀ CẠNH TRANH

7 vẤN đỀ - SỰ KiệN

BT_014:Layout 1 6/4/2010 10:31 AM Page 4

Page 5: BT 014:Layout 1 6/4/2010 10:30 AM Page 1 fileCục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương có nhiệm

v C A 5CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 14 - 2010

HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ

Từ ngày 24 đến ngày 26 tháng 02năm 2010, Ủy ban Khoa học, Côngnghệ và Môi trường của Quốc hội

do đồng chí Đặng Vũ Minh, Ủy viênTrung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy banKhoa học, Công nghệ và Môi trườngdẫn đầu đã tiến hành khảo sát về thựctrạng thực thi pháp luật bảo vệ quyềnlợi người tiêu dùng tại 3 tỉnh: Nam Định,Thái Bình và Ninh Bình. Tham gia đoànkhảo sát còn có các thành viên Ban soạnthảo, Tổ biên tập xây dựng Luật Bảo vệQuyền lợi người tiêu dùng. Đây là hoạtđộng phục vụ cho việc thẩm tra Dự ánLuật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngdự kiến sẽ trình Quốc hội cho ý kiến tạikỳ họp tháng 5 năm 2010.

Tại các tỉnh nói trên, đoàn khảo sátđã nghe báo cáo của các cơ quan cóliên quan đến công tác bảo vệ ngườitiêu dùng cũng như ý kiến của các Đạibiểu quốc hội tại địa phương. Hầu hếtcác ý kiến cho rằng, hoạt động bảo vệquyền lợi người tiêu dùng hiện nayđang phải đối mặt với rất nhiều khó

khăn, thử thách. Trong khi đó, Pháplệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngnăm 1999 không còn phù hợp với tìnhhình mới. Chính vì vậy, việc ban hànhLuật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùnglà hết sức cần thiết.

Đoàn khảo sát cũng đã đi thăm mộtsố doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trênđịa bàn các tỉnh nói trên như: Công tyBia Đại Việt (Thái Bình), Công ty TNHHSX, XNK Đông Thành (Ninh Bình)... đểlắng nghe những tâm tư, nguyện vọngcủa doanh nghiệp cũng như những đềxuất của doanh nghiệp đối với Luật Bảovệ Quyền lợi người tiêu dùng.

Đây là hoạt động rất có ý nghĩagiúp cho cơ quan thẩm tra cũng nhưcác Đại biểu Quốc hội tìm hiểu về thựctrạng thực thi pháp luật bảo vệ ngườitiêu dùng trên thực tế từ đó để thấyđược nhu cầu điều chỉnh các hành vi viphạm quyền lợi người tiêu dùng là hếtsức cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

văN THàNH

VCA tham gia đoàn khảo sát thực trạng thực thi pháp luậtBVNTD của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường củaQuốc hội

Khóa đào tạo về “các biện pháp phòng vệ thương mại trongkhuôn khổ WTO”

Khóa học kéo dài 20 tháng kể từ ngày 05tháng 03 năm 2010 tại Hà Nội, Cục Quảnlý cạnh tranh - Bộ Công Thương tổ chức

Khóa đào tạo “Các biện pháp phòng vệ thuơngmại trong khuôn khổ WTo”. Tham dự khóa họcgồm các cán bộ trẻ của Cục và các cán bộchuyên viên trong Cục Quản lý cạnh tranh.

Mục đích của khóa đào tạo là nhằm trang bịvà nâng cao năng lực cho các cán bộ Cục vềcông tác phòng vệ thương mại.

Các nội dung của khóa đào tạo do chuyêngia hàng đầu của hãng luật Baker & Mc Kenzie làông James K.Lockett và chuyên gia cao cấp vềpháp lý của dự án STAR. Qua khóa học, các họcviên được trang bị những kiến thức cơ bản vànâng cao về công tác Phòng vệ thương mại, cácbiện pháp phòng vệ thương mại trong khuônkhổ WTo, và là cơ hội để các học viên trao đổi,học hỏi thêm những kinh nghiệm về công tácphòng vệ thương mại trong khuôn khổ WTo.

Hà pHẠm

BT_014:Layout 1 6/4/2010 10:31 AM Page 5

Page 6: BT 014:Layout 1 6/4/2010 10:30 AM Page 1 fileCục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương có nhiệm

hàng giả, bảo vệ thương hiệu vàquyền lợi người tiêu dùng”.

Tham dự Hội thảo có ông LêDanh Vĩnh - Thứ trưởng Bộ CôngThương, ông Bạch Văn Mừng - Cụctrưởng Cục Quản lý cạnh tranh BộCông Thương, TS. Vũ Thị Bạch Nga -Trưởng ban Bảo vệ Quyền lợi Ngườitiêu dùng, Cục Quản lý cạnh tranh,bà Quách Tố Dung, Phó Giám đốc SởCông Thương TPHCM, các doanhnghiệp, người tiêu dùng trong nướcvà các cơ quan truyên thông báo chíđã đến đưa tin

Phát biểu tại Hội thảo, Thứtrưởng Lê Danh Vĩnh đánh giá caosáng kiến tổ chức các sự kiện nhânngày tiêu dùng 15 tháng 3 năm2010. Hội thảo “Chống hàng nhái,hàng giả, bảo vệ thương hiệu vàquyền lợi người tiêu dùng” là cơ hộitốt để các cơ quan quản lý nhà nước,các doanh nghiệp sản xuất kinhdoanh, người tiêu dùng gặp gỡ, traođổi về những vướng mắc trong việcthực thi các quyền của người tiêudùng, kiểm soát và ngăn chặn hàngnhái, hàng giả lưu thông trên thịtrường để bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng Việt Nam.

Trong bài tham luận của mình, TS.Vũ Thị Bạch Nga, Trưởng ban Bảo vệQuyền lợi Người tiêu dùng, Cục quảnlý cạnh tranh đã giới thiệu về quá trìnhlịch sử ra đời của Ngày Quyền củangười tiêu dùng thế giới (15/3/1983)với việc ban hành 8 quyền cơ bản chongười tiêu dùng: Quyền được an toàn;Quyền được thông tin; Quyền đượcchọn;Quyền được bày tỏ quan điểm;Quyền được thỏa mãn những nhucầu cơ bản; Quyền được bồithường;Quyền được giáo dục; Quyềnđược sống trong môi trường lànhmạnh. Trên thực tế người tiêu dùngViệt Nam chưa biết sử dụng hết các

HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ

v C A6 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 14 - 2010

Cục Quản lý cạnh tranh tổ chức sự kiệnhưởng ứng “Ngày tiêu dùng thế giới 15tháng 3 năm 2010”

Hưởng ứng Ngày người tiêudùng quốc tế 15/3, nhằm tạođiều kiện để người tiêu dùng

hiểu rõ những quyền của mình, cáchsử dụng quyền đó, khi bị vi phạm thìgiải quyết như thế nào, cơ quan nàolà cơ quan đứng ra bảo vệ người tiêudùng, được sự đồng ý của Lãnh đạoBộ Công Thương, Cục Quản lý cạnhtranh đã tổ chức 02 sự kiện kỷ niệmNgày quyền người tiêu dùng thếgiới.

Tại Hà Nội Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ

Công Thương đã kết hợp với SởCông Thương Hà Nội tổ chức “Lễ kỷ niệm Ngày quyền người tiêudùng thế giới” vào 8h30 ngày 13tháng 3 năm 2010 tại Siêu thị PicoPlaza, 76 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân,Hà Nội.

Tới dự buổi lễ kỷ niệm có ông LêDanh Vĩnh – Thứ trưởng Bộ CôngThương, ông Bạch Văn Mừng – CụcTrưởng Cục Quản lý cạnh tranh, TS.Vũ Thị Bạch Nga - Trưởng ban Bảo vệngười tiêu dùng, ông Đỗ Gia Phan –Phó chủ tịch Hội Tiêu chuẩn và Bảovệ người tiêu dùng Việt Nam, đạidiện Sở Công Thương Hà Nội, Hộitiêu dùng nữ Hà Nội, các cơ quantruyền thông báo chí, người tiêudùng thủ đô.

Tại Thành phố Hồ Chíminh

Ngày 15 tháng 3 năm 2010 tạiVăn phòng Quốc hội phía Nam, CụcQuản lý cạnh tranh – Bộ Côngthương đã phối hợp với Trung tâmtruyền thông chống hàng giả ViệtNam (Vina CHG) tổ chức buổi Hộithảo với chủ đề “Chống hàng nhái,

(Xem tiếp trang 10)

BT_014:Layout 1 6/4/2010 10:31 AM Page 6

Page 7: BT 014:Layout 1 6/4/2010 10:30 AM Page 1 fileCục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương có nhiệm

v C A 7CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 14 - 2010

Năm 2009, không có vụ việc tậptrung kinh tế nào có dấu hiệuvi phạm Luật Cạnh tranh (là

đối tượng bị cấm hoặc phải thôngbáo). Tuy nhiên, VCA cũng đã cho ýkiến đối với 2 vụ việc sáp nhập màUBCKNN yêu cầu phải có sự chấpthuận của VCA mới cho tiến hành:

Công ty Cổ phần Đầu tư KhoanDầu khí Việt Nam (PVDi) sáp nhậpvào Tổng công ty Cổ phần Khoan vàDịch vụ Khoan Dầu khí (PVD). Côngty PVD đã gửi công văn tới VCA Quảnlý cạnh tranh xin ý kiến hỗ trợ vàchấp thuận việc sáp nhập giữa 2công ty. Sau khi nghiên cứu xem xétvụ việc, VCA cho rằng: Trường hợpsáp nhập của 2 công ty nói trênkhông thuộc đối tượng thông báoTTKT (do thị phần kết hợp trên thịtrường liên quan của 2 công ty thấp

hơn 30%). Thực chất đây là vụ sápnhập công ty con vào công ty mẹnên cũng không làm thay đổi nhiềucấu trúc thị trường và ảnh hưởng tớicạnh tranh.

PVD đang hoạt động trong cáclĩnh vực chủ yếu sau: dịch vụ chothuê và vận hành giàn khoan, dịch vụkỹ thuật giếng khoan, cung cấp vậttư thiết bị khoan. PVD nắm giữ tới51% vốn của PVDi. PVDi được thànhlập nhằm mục đích chính là triển khaiđầu tư 02 giàn khoan cho PVD.

Công ty Cổ phần Mirae về việc xiný kiến đối với vụ việc sáp nhập MiraeFiber vào Mirae. Sau khi nghiên cứuvà xem xét vụ việc, VCA thấy rằng thịphần kết hợp sau khi sáp nhập trênthị trường liên quan đối với từng loạisản phẩm là:

- Bông tấm-bông chần: 21,83%,thấp hơn 30%

- Chăn ga gối: 3,78%, thấp hơn30%

- Nệm: 3%, thấp hơn 30%.Do vậy, trường hợp sáp nhập này

không thuộc đối tượng phải thôngbáo tập trung kinh tế cho cơ quanQuản lý Cạnh tranh trước khi tiếnhành tập trung kinh tế.

Hoạt động giám sát vàquản lý cạnh tranh

VCA đã tiến hành xây dựng 3 Báocáo giám sát cạnh tranh trong lĩnhvực tài chính - ngân hàng gồm: Bảohiểm, Chứng khoán, Ngân hàng. CácBáo cáo đều có sự tham gia, đónggóp ý kiến của các chuyên gia trongvà ngoài nước. Kết quả của các

Hoạt động kiểm soát quá trình tập trungkinh tế của vCA năm 2009

VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN

BT_014:Layout 1 6/4/2010 10:31 AM Page 7

Page 8: BT 014:Layout 1 6/4/2010 10:30 AM Page 1 fileCục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương có nhiệm

v C A8 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 14 - 2010

Kết thúc điều tra vụ việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng kính nổi nhập khẩu vào việt Nam

Quyết định được đưa ra trên cơ sở báocáo điều tra cuối cùng của Cục Quảnlý cạnh tranh - Bộ Công Thương ngày

08 tháng 02 năm 2010.Trước đó, ngày 01 tháng 7 năm 2009, Bộ

Công Thương Việt Nam đã ra quyết địnhkhởi xướng điều tra áp dụng biện pháp tự vệđối với mặt hàng kính nổi nhập khẩu vàoViệt Nam.

Lê Sỹ GiẢNG

VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN

Báo cáo giám sát này là nhũng phântích, đánh giá về thực trạng cạnhtranh trong từng lĩnh vực: nhận diệncác thị trường và đối thủ cạnh tranh,xem xét cấu trúc thị trường, tìm hiểucác rào cản gia nhập thị trường, nhậndiện các hành vi phản cạnh tranh,nhằm cung cấp thông tin cho các bênliên quan. Qua đó, đưa ra nhữngkhuyến nghị đối với cơ quan quản lýNhà nước, cộng đồng doanh nghiệpnhằm xây dựng và duy trì một môitrường cạnh tranh lành mạnh và bìnhđẳng, góp phần vào sự phát triểnchung của thị trường tài chính - ngânhàng. Báo cáo sẽ phục vụ hai mụcđích chính:

Đối với cơ quan Quản lý Cạnhtranh và cơ quan Quản lý trong lĩnhvực chuyên ngành (NHNN, UBCKNN,Cục Quản lý Giám sát bảo hiểm), cụthể:

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về cấutrúc thị trường trong 03 lĩnh vực phụcvụ cho các vụ việc hạn chế cạnh tranhvà công tác giám sát, phát hiện vụviệc cạnh tranh trong 03 lĩnh vực này.

- Đưa ra những đề xuất điềuchỉnh chính sách/luật nhằm nâng caohiệu quả thực thi của Luật Cạnh tranhtrong từng lĩnh vực và phù hợp với hệthống luật pháp điều chỉnh hoạtđộng kinh doanh của các doanhnghiệp trong 03 lĩnh vực này.

- Đề xuất một cơ chế phối hợpgiữa các cơ quan trong công tác giámsát, điều tra và xử lý vụ việc cạnh tranhtrong từng lĩnh vực dịch vụ trên.

Đối với cộng đồng doanh nghiệphoạt động trong từng lĩnh vực và cácbên có liên quan:

- Nâng cao nhận thức và ý thứcthực thi Luật Cạnh tranh và sử dụngLuật Cạnh tranh như một công cụpháp lý bảo vệ quyền và lợi ích chínhđáng của doanh nghiệp trước cáchành vi vi phạm luật cạnh tranh củacác đối thủ cạnh tranh.

- Có thể tự điều chỉnh các hành vicạnh tranh cho phù hợp với pháp luậthiện hành trên cơ sở thông tin vềthực trạng cạnh tranh trên thị trường.

- Cung cấp các thông tin hữu íchvề thị trường, xu hướng cạnh tranhtrên thị trường cho các bên liên quan.

Bên cạnh đó, VCA còn triển khaixây dựng Báo cáo đánh giá môitrường cạnh tranh trong 10 lĩnh vực.Báo cáo môi trường cạnh tranh sẽ làmột bức tranh tổng thể về thực trạngthị trường, gồm các hoạt động cạnhtranh cũng như mức độ cạnh tranh.Đây là báo cáo đầu tiên đánh giá thịtrường dưới góc độ cạnh tranh vớiđiểm khác biệt so với các báo cáo vềmôi trường đầu tư, môi trường kinhdoanh là những đánh giá về khảnăng tiếp cận thị trường, khả năngtồn tại trên thị trường và dự báo vềkhả năng rút khỏi thị trường cho tấtcả các chủ thể đang và có ý định/sẽtham gia thị trường (thị trường ở đâykhông phải là một khái niệm chung màlà những thị trường cụ thể, gắn với kháiniệm thị trường liên quan của LuậtCạnh tranh). Mục đích của báo cáo

này là công bố bảng xếp hạng đánhgiá môi trường cạnh tranh/Mức độcạnh tranh trong một số lĩnh vực cụthể của nền kinh tế trên cơ sở các tiêuchí được thiết kế, lựa chọn với bốicảnh và trình độ phát triển của kinhtế Việt Nam. Báo cáo này sẽ phục vụcho các mục đích sau:

- Các nhà đầu tư (kể cả trong vàngoài nước): cung cấp thông tin vềmức độ cạnh tranh (như rào cản gianhập, rút khỏi thị trường, chi phí cơhội, sức mạnh thị trường của các đốithủ cạnh tranh hiện tại…) của cáclĩnh vực/ngành trong nền kinh tế chocác nhà đầu tư, hỗ trợ quá trình lựachọn, ra quyết định đầu tư của cácnhà đầu tư trong nước và quốc tế

- Các chủ thể đang hoạt độngtrên thị trường: giúp các chủ thể nàycó thông tin để chủ động điều chỉnhchiến lược cạnh tranh trong hoạtđộng sản xuất - kinh doanh, và phùhợp với quy định của Luật Cạnh tranhcũng như sử dụng công cụ Luật Cạnhtranh để bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp trước các đối thủ cạnh tranh

- Các cơ quan quản lý nhà nước(VCA - Cục Quản lý cạnh tranh và cáccơ quan điều tiết ngành trong từnglĩnh vực cụ thể).

- Các nhà tài trợ và các tổ chứcquốc tế: Có thể đánh giá được cáclĩnh vực có mức độ cạnh tranhcao/thấp để đưa ra những quyết địnhtài trợ.

Lê dUy

Ngày 23 tháng 02 năm 2010, Bộ CôngThương đã ban hành Quyết định số890/Qđ-BCT về việc áp dụng biện pháp tựvệ đối với mặt hàng kính nổi nhập khẩuvào việt Nam từ các nước/vùng lãnh thổkhác nhau. Theo Quyết định này, việt Namsẽ không áp dụng biện pháp tự vệ đối vớimặt hàng kính nổi, có mã HS 7005 29 9000 và 7005 21 90 00, nhập khẩu vào việtNam (mã số vụ việc 09-KN-TvE-01).

BT_014:Layout 1 6/4/2010 10:31 AM Page 8

Page 9: BT 014:Layout 1 6/4/2010 10:30 AM Page 1 fileCục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương có nhiệm

v C A 9CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 14 - 2010

Thổ Nhĩ Kỳ gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ đối vớimặt hàng giày dép nhập khẩu từ Việt NamNgày 11/02/2010, vụ Nhập khẩu, Tổng vụ Ngoại thương Thổ NhĩKỳ đã ra quyết định số 2010/153 về việc gia hạn biện pháp tự vệđối với giày dép nhập khẩu thuộc các mã HS 6402, 6403 và 6404thêm 03 năm nữa. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 10/8/2009đến ngày 09/8/2012 và được thi hành dựa trên một biểu áp thuếtự vệ giảm dần theo từng giai đoạn, cụ thể như sau:

mã hải quanmức thuế cụ thể (USd/đôi)

10/8/2009 đến9/8/2010

10/8/2010 đến11/8/2011

10/8/2011 đến09/8/2012

64.02 1,70 1,65 1,60

64.03 2,55 2,50 2,45

64.04 1,70 1,65 1,60

Trong báo cáo điều tra, cơ quanđiều tra Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra nhữngbằng chứng về việc hàng hoá nhậpkhẩu gia tăng trong giai đoạn 2006-2009, gây thiệt hại cho ngành sản

xuất nội địa. Đồng thời, ngành sảnxuất giày trong nước cũng đang tíchcực thực hiện các biện pháp điềuchỉnh sản xuất. Do đó, Thổ Nhĩ Kỳ kếtluận rằng đã hội đủ điều kiện để gia

hạn biện pháp tự vệ. Ba năm trước, theo quyết định

ngày 11/07/2006, giày dép các loạibằng chất liệu cao su, nhựa, da, vảinhập khẩu vào Thổ Nhĩ Kỳ từ cácnước trong đó có Việt Nam phải chịumức thuế tự vệ từ 1,8 USD đến 3 USD/đôi tùy chủng loại.

Trong giai đoạn bị áp thuế tự vệ,Việt Nam xuất khẩu trung bình 3 triệuđôi giày/dép mỗi năm vào Thổ Nhĩ Kỳvới kim ngạch trung bình khoảng 5triệu đô la Mỹ/năm.

Như vậy, cho đến nay giày dépxuất khẩu của Việt Nam phải đối mặtvới tổng cộng 3 biện pháp phòng vệthương mại. Hai biện pháp còn lại là:thuế chống bán phá giá đối với giàymũ da tại thị trường EU và thuếchống bán phá giá đối với giày và dépmũ vải tại Peru.

CHi mAi

BT_014:Layout 1 6/4/2010 10:31 AM Page 9

Page 10: BT 014:Layout 1 6/4/2010 10:30 AM Page 1 fileCục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương có nhiệm

v C A10 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 14 - 2010

VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN

Liên minh Châu Âu tiếp tục gia hạn thuế chống bán phá giá đối vớivòng khuyên kim loại xuất khẩu của Việt NamNgày 26/02/2010, Liên minh Châu Âu đã đưa ra quyết định chínhthức gia hạn thuế chống bán phá giá đối với vòng khuyên kim loại(để kẹp hồ sơ) xuất khẩu của Trung Quốc, mở rộng đối với việtNam và Lào. Theo quyết định này, mức thuế chống bán phá giáđược áp dụng như sau:

- Đối với Việt Nam:

mặt hàngmã TARiC

(Theo Biểu thuế hảiquan EU)

mức thuế

Vòng khuyên kim loại 17và 23 vòng 8305 10 00 21

Mức chênh lệch giữa giánhập khẩu tối thiểu

325EUR/1000 chiếc và trị giátính thuế theo trị giá giao

dịch đối với hàng nhập khẩu

Vòng khuyên kim loạiloại khác 8305 10 00 21 78,8%

- Đối với Trung Quốc:

mặt hàngmã TARiC

(Theo Biểu thuếhải quan EU)

đối tượng bịáp thuế mức thuế

Vòng khuyên kimloại 17 và 23 vòng

8305 10 00 21

Tất cả các côngty

Mức chênh lệch giữagiá nhập khẩu tối

thiểu 325EUR/1000chiếc và trị giá tính

thuế theo trị giá giaodịch đối với hàng

nhập khẩu

8305 10 00 23

8305 10 00 29

8305 10 00 35

Vòng khuyên kimloại loại khác

8305 10 00 11 World Wide Stationery Mfg,

Hồng Kông51,2%

8305 10 00 13

8305 10 00 19 Các công tykhác 78,8%

8305 10 00 34

Mức thuế chống bán phá giá đốivới Việt Nam được áp dụng trên cơ sởmức thuế áp dụng cho Trung Quốc.

Ngày 01/01/1997, Liên minhChâu Âu chính thức áp thuế chốngbán phá giá đối với vòng khuyên kimloại xuất khẩu của Trung Quốc vớimức thuế 32,5%-39,4%. Mức thuế nàyđược sửa đổi ngày 29/9/2000 tăng lên51,2%-78,8%. Ngày 30/09/2003, Liênminh Châu Âu bắt đầu mở rộng điềutra chống gian lận thuế đối với vòngkhuyên kim loại xuất khẩu của ViệtNam (bất kể có chứng nhận xuất xứtừ Việt Nam hay không). Kết quả củacuộc điều tra này được Liên minhChâu Âu đưa ra ngày 04/12/2004,chính thức áp thuế chống bán phágiá đối với vòng khuyên kim loại củaViệt Nam. Ngày 05/12/2008, Liênminh Châu Âu tiến hành điều tra ràsoát cuối kỳ và kết quả chính thứcđược đưa ra ngày 26/02/2010, vớimức thuế nêu trên. Trong đợt rà soátcuối kỳ này, Việt Nam không códoanh nghiệp nào tham gia điều tra.

CHi mAi

quyền của mình, đặc biệt là tâm lýngại va chạm không muốn kiện tụngcủa người tiêu dùng dẫn đến cácquyền đó ngày càng bị vi phạm nhiềuhơn ở hầu hết các lĩnh vực.

Kết thúc buổi hội thảo, Cục trưởngBạch Văn Mừng khuyên người tiêudùng hãy sử dụng quyền lựa chọncủa mình một cách hiệu quả bởi chủđề Quyền người tiêu dùng thế giớinăm nay là “Tiền của chúng ta, quyềncủa chúng ta”. Người tiêu dùng hãylựa chọn những sản phẩm tốt, thân

thiện với môi trường của nhữngdoanh nghiệp có uy tín, có tráchnhiệm với xã hội và cộng đồng, thựchiện tốt nghĩa vụ với nhà nước, luônluôn thực hiện đúng cam kết vớingười tiêu dùng.

Năm 2009, Bộ Chính trị có cuộcvận động “Người Việt Nam ưu tiêndùng hàng Việt Nam”, nhân Ngàyquyền người tiêu dùng thế giới nămnay, người tiêu dùng Việt Nam hãy sửdụng quyền của mình một cách hiệuquả bằng cách hãy ưu tiên sử dụnghàng hoá, dich vụ của doanh nghiệpViệt Nam sản xuất hàng hoá tốt, thựchiện tốt các chính sách của nhà nước,đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng.

Làm như vậy, người tiêu dùng ViệtNam đã thể hiện tinh thần yêu nước,giúp đỡ các doanh nghiệp trongnước phát triển, nâng cao sức cạnhtranh trên thị trường trong nước vàquốc tế, thúc đẩy xã hội phát triển.

Bảo vệ người tiêu dùng là tráchnhiệm chung của toàn xã hội, chínhvì vậy để công tác bảo vệ người tiêudùng có hiệu quả chúng ta phải huyđộng sức mạnh của cả hệ thốngchính trị, sự đồng tâm hợp lực của các bộ, ban ngành, của các doanhnghiệp, tổ chức xã hội, cơ quan truyềnthông và người tiêu dùng.

đOàN QUANG đÔNG

(Ban Bảo vệ người tiêu dùng)

VCA phối hợp với Vina CHG...(Tiếp theo trang 6)

BT_014:Layout 1 6/4/2010 10:31 AM Page 10

Page 11: BT 014:Layout 1 6/4/2010 10:30 AM Page 1 fileCục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương có nhiệm

v C A 11CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 14 - 2010

Tổng hợp một số thương vụ M&A đáng chú ýđược công bố trong 6 tháng cuối năm 2009

Tháng 71. Asean Pulp and Paper Corpora-

tion Limited, công ty có trụ sở tại AnhQuốc, quan tâm đến sản xuất giấy vàbột giấy, đã đồng ý mua lại 51% cổphần của công ty bột giấy PhươngNam, một công ty sản xuất và cungcấp giấy và bột giấy, từ Công ty Đầutư Phát triển Giao thông Vận tải (Tracodi), một doanh nghiệp nhà nướctại Việt Nam, với giá 15 triệu Đô la Mỹ.

2. Công ty Cổ phần (CTCP) Vin-com, một công ty bất động sản có trụsở tại Việt Nam, đã đồng ý mua lại44,25% cổ phần tại CTCP Đầu tư vàPhát triển Địa ốc Hoàng Gia, mộtcông ty bất động sản khác có trụ sởtại Việt Nam, với giá trị 885 tỷ đồng(50,5 triệu Đô la Mỹ). Theo các điềukhoản hợp đồng, Vincom được nhậnthêm 88,5 triệu cổ phiếu mới củaHoàng Gia để nắm giữ tổng số 102

triệu cổ phiếu tại Hoàng Gia, tươngđương tỷ lệ cổ phần nắm giữ 51%trong công ty này.

3. PoSCo, một công ty sản xuấtthép có trụ sở tại Hàn Quốc đã đồngý mua lại 90% cổ phần trong AsiaStainless Corporation (ASC), công tysản xuất và phân phối thép không rỉcó trụ sở tại Việt Nam với giá trị ướctính là 50 triệu Đô la Mỹ.

4. Etika international HoldingsLimited, công ty sản xuất và phânphối các sản phẩm sữa đặc có trụ sởtại Singapore, đã đồng ý mua lại Côngty Cổ phần Tân Việt Xuân (TVX), côngty sản xuất sữa tươi và các sản phẩmsữa đặc có đường có trụ sở tại ViệtNam, với giá trị tiền mặt là 8,5 triệu Đôla Mỹ.

5. Ngân hàng ANZ công bố mualại một số bộ phận tại Châu Á củaNgân hàng Hoàng gia Scotland (RSB),

BT_014:Layout 1 6/4/2010 10:31 AM Page 11

Page 12: BT 014:Layout 1 6/4/2010 10:30 AM Page 1 fileCục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương có nhiệm

trong đó có bộ phận dịch vụ ngânhàng định chế của RSB tại Việt Nam.

6. ogilvy & Mather, một công tythuộc tập đoàn WPP, công bố rằngcông ty này đã mua lại cổ phần chiphối trong T&A Communications,một tổ chức quan hệ công chúnghàng đầu ở Việt Nam. Doanh nghiệpmới có tên là T&A ogilvy JVC Ltd., sẽhợp thức hóa mối quan hệ công việcmà T&A Communications đã có vớiTập đoàn ogilvy Public Relations từnăm 2002. T&A ogilvy sẽ là một phầncủa Tập đoàn ogilvy & Mather đanglớn mạnh ở Việt Nam, hiện bao gồmogilvy & Mather Advertising, ogilvyPublic Relations, ogilvy one, ogilvy-Action và Redworks.

7. Tháng 7, Chyih investment CoLtd (Chyih) của Đài Loan tăng tỷ lệ cổphần nắm giữ từ 45,68% lên 87,11%bằng cách mua thêm 41,43% cổphần, tương đương 6,4 triệu cổ phiếuphổ thông mới, trong Chang yih Ce-ramic JSC, một công ty sản xuất gạchlát sàn và gạch lát tường, và một đơnvị do Chyih nắm giữ cổ phần chi phối,với giá 71,4 tỷ đồng (4 triệu Đô la Mỹ),trong một giao dịch được đàm phánriêng.

Tháng 81. CiMB investment Bank Bhd

(CiMB) của Malaysia, công ty con củaBumiputra- Commerce Holdings Bhd,đã đồng ý mua lại 10% cổ phần tạiCông ty Tài chính chứng khoán Côngnghiệp Tàu thủy từ Công ty TNHH Tàichính Công nghiệp Tàu thủy ViệtNam (Vinashin Shipbuilding Finance),một đơn vị thuộc sở hữu 100% vốncủa Tổng công ty Công nghiệp Tàuthủy Việt Nam (Vinashin), một doanhnghiệp nhà nước, với giá trị 34 tỷđồng (1,9 triệu Đô la Mỹ). Đồng thời,CiMB đã được cấp quyền chọn đểtăng cổ phần của mình từ 10% lên40% bằng cách mua thêm 30% cổphần từ công ty Tài chính Côngnghiệp Tàu thủy. CiMB Group là nhàcung cấp các dịch vụ tài chính lớn thứ

hai của Malaysia và là một trongnhững tập đoàn ngân hàng hàng đầutại Đông Nam Á.

2. Woori investment & SecuritiesCo Ltd (Woori i&S) của Hàn Quốc tăngtỷ lệ cổ phần nắm giữ của mình từ12,7% lên 49% bằng cách mua thêm36,3% cổ phần trong Công ty Cổphần Chứng khoán Biển Việt (CBV),công ty môi giới chứng khoán có trụsở tại Hà Nội, với giá trị 107,8 tỷ đồng(6 triệu Đô la Mỹ). Tháng 12, Công tyCổ phần Chứng khoán Biển Việt đổitên thành Công ty Cổ phần Chứngkhoán Woori CBV (Woori CBV). Woorii&S là công ty chứng khoán hàng đầuở Hàn Quốc hoạt động trong các lĩnhvực môi giới, kinh doanh chứngkhoán, bảo lãnh phát hành và cácdịch vụ tài chính cho các nhà đầu tưHàn Quốc và nước ngoài.

3. SBi Holdings inc (SBi) của NhậtBản, thông qua SBi Ven Holdings PteLtd do SBi sở hữu 100% vốn, đã mua20% cổ phần trong Ngân hàngThương mại Cổ phần Tiên Phong cótrụ sở tại Hà Nội (TienPhongBank).Các điều khoản tài chính không đượctiết lộ.

4. Tổng công ty Cổ phần Dịch vụKỹ thuật Dầu khí (PTSC), một đơn vịdo Tổng Công ty Dầu Khí Việt Nam(Petrovietnam) sở hữu 58,29% vốnđồng ý mua lại Cảng Hòn La, đơn vịsở hữu và điều hành cảng biển HònLa, từ chính quyền tỉnh Quảng Bình.Tháng 9, PTSC có kế hoạch sáp nhậpvới Công ty Xây dựng Giàn Khoan(Drilling Rig Building Co.), nhà cungcấp các dịch vụ khoan và là một đơnvị của Petrovietnam, và với Công tyCông ty Cổ phần Đầu tư Dầu khí SaoMai - Bến Đình (PVSB) trong mộtthương vụ sáp nhập ba bên. Trongtháng 10, PTSC cũng đã mua lại CảngNghi Sơn, chủ sở hữu và điều hànhcác bến du thuyền từ chính quyềntỉnh Thanh Hóa.

5. SSESteel Ltd (Thép Úc), mộtđơn vị do Vietnam industrial invest-ments Ltd (Vii) sở hữu 100% vốn, mua

lại 20,51% cổ phần trong Công ty Cổphần Thép Đình Vũ, một nhà sản xuấtthép có trụ sở tại Hải Phòng, với giá trịtiền mặt là 50,4 tỷ đồng (2,8 triệu Đôla Mỹ).

Tháng 91. Carlsberg A/S của Đan Mạch ký

biên bản ghi nhớ để tăng tỷ lệ cổphần nắm giữ từ 16,07% lên 30%bằng cách mua thêm 13,93% cổ phầntrong Tổng Công ty Cổ phần Bia -Rượu - Nước giải khát Hà Nội(Habeco), công ty sản xuất và kinhdoanh bia. Habeco là đơn vị dẫn đầuthị trường bia phía Bắc Việt Nam, nơiCarlsberg hoạt động thông qua cácliên doanh ở Hà Nội và Hạ Long. Cuốitháng 11, Carlsberg ký biên bản ghinhớ để mua lại 50% cổ phần của Ủyban Nhân dân Thành phố Huế trongCông ty TNHH Bia Huế. Sau thươngvụ này, Carlsberg đã trở thành côngty duy nhất chiếm giữ cổ phiếu củaBia Huế. Các điều khoản của biên bảnghi nhớ không được tiết lộ.

2. Quỹ DWS Vietnam Fund Limited (DWS) đầu tư 10 triệu đô la Mỹ

v C A12 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 14 - 2010

VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN

BT_014:Layout 1 6/4/2010 10:31 AM Page 12

Page 13: BT 014:Layout 1 6/4/2010 10:30 AM Page 1 fileCục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương có nhiệm

vào Tập đoàn Hoàn Mỹ (Hoàn Mỹ)thông qua một công ty con. DWSđược quản lý bởi Deutsche AssetManagement (Asia) Limited, mộtthành viên của Deutsche Bank Group.Được thành lập năm 1998, Hoàn Mỹlà một công ty cung cấp dịch vụchăm sóc sức khỏe tư nhân hàng đầuở Việt Nam. Cuối tháng 10, Quỹ VoF(VinaCapital Vietnam opportunityFund Limited), một quỹ đầu tư đãniêm yết được quản lý bởi VinaCapitalcũng thông báo công ty này đã mualại cổ phần thiểu số trị giá 10 triệu đôla Mỹ của Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ.

4. VoF thông báo bán toàn bộ cổphần của mình ở Khách sạn HiltonHanoi opera. Theo báo cáo của VoF,giá bán cao hơn giá trị sổ sách vàotháng 3 năm 2009 10% của tài sảnđược sử dụng để tính giá trị tài sảnròng của quỹ và cho iRR là 23% tronghơn ba năm từ khi mua cổ phần.Cùng với 52,5% cổ phần thuộc sở hữu của VinaLand Limited cũng là số cổ phần được bán, hai quỹ doVinaCapital quản lý cũng kiểm soát70% cổ phần ở khách sạn này.

Tháng 101. Tháng 10, Total SA (Total) của

Pháp mua lại bộ phận dầu nhờn vàcác sản phẩm chuyên dụng tại ViệtNam của ExxonMobil Corporation,công ty khai thác và sản xuất dầu khí,bao gồm một nhà máy dầu nhờn tạitỉnh Đồng Nai và mạng lưới phânphối dầu nhớt trên khắp Việt Nam.Giá trị thương vụ không được tiết lộ.

2. Ngày 26 tháng 8 năm 2009, saukhi được sự đồng ý của Ngân hàngNhà nước Việt Nam, Ngân hàngThương mại Cổ phần Phương Đông(oCB) đồng ý bán ra 5% cổ phần choBNP Paribas (BNPP) (Pháp), qua đótăng tỷ lệ sở hữu cổ phần từ 10% lên15% vốn điều lệ của oCB. Vào tháng11, Ngân hàng Thương mại Cổ phầnPhương Đông (oCB) ký biên bản ghinhớ về việc tăng vốn góp của BNPPtrong oCB lên 20% vào thời điểmthích hợp trong năm 2010.

3. Tổng công ty Cổ phần Dịch vụTổng Hợp Dầu Khí Việt Nam (Pet-rosetco), đơn vị do Petrovietnam sởhữu 50,2%, có kế hoạch mua lại Côngty TNHH Dịch vụ & Thương mại DầuKhí Hà Nội (Hanoi oil & Gas Services& Trading Ltd Co.), công ty cung cấpcác dịch vụ hỗ trợ dầu khí và là đơn vịthuộc sở hữu 100% vốn của TổngCông ty Dầu Việt Nam (PV oil), côngty con của Petrovietnam, từ PV oil.Đồng thời, Petrosetco cũng mua lạiCông ty TNHH Thương mại và Dịch vụDầu khí Biển, một công ty sản xuất vàkhai thác dầu. Các điều khoản hợpđồng mua lại không được tiết lộ.

4. KT ZMiCo Securities Co Ltd củaThái Lan có kế hoạch mua lại 18,88%cổ phần trong Công ty Cổ phầnChứng khoán Thành Công, một côngty môi giới chứng khoán có trụ sở tạiThành phố Hồ Chí Minh, và là đơn vịcó cổ phần chi phối nắm giữ bởi Côngty Cổ phần Dệt May Đầu Tư ThươngMại Thành Công, với giá trị 86,1 tỷđồng (4,8 triệu Đô la Mỹ).

5. HSBC insurance (Asia Pacific)

Holdings Limited (HSBC) ký thỏathuận tăng tỷ lệ cổ phần nắm giữ củacông ty này tại Tập đoàn Bảo Việt (BaoViet Holdings), tập đoàn dịch vụ tàichính và bảo hiểm hàng đầu của ViệtNam, từ mức 10% hiện nay lên 18%với trị giá là 1,88 nghìn tỷ đồng(khoảng 105,3 triệu Đô la Mỹ). Tổngsố 53.682.474 cổ phiếu mới sẽ đượcphát hành cho HSBC thông qua pháthành trực tiếp để tăng cổ phần nắmgiữ của HSBC.

6. Taipei Fubon Commercial BankCo Ltd, nhà cung cấp các dịch vụngân hàng thương mại có trụ sở tạiĐài Loan và cũng là một công ty concủa Fubon Financial HoldingCom-pany Ltd, một công ty niêm yết có trụsở tại Đài Loan, cung cấp các dịch vụtài chính, đã mua lại các chi nhánhViệt Nam của Chinfon CommercialBank Co Ltd, một ngân hàng thươngmại có trụ sở tại Đài Loan và là công tycon của Central Deposit insuranceCorporation, công ty bảo hiểm tiềngửi có trụ sở tại Đài Loan, với giá 2,53 tỷ Đài tệ (78,1 triệu Đô la Mỹ)

7. Công ty TPG Capital LP (TPG)của Mỹ và Tập đoàn Bankinvest(Bankinvest) của Đan Mạch, thôngbáo các hoạt động đầu tư vào MasanGroup Corp (MSN) với số vốn ước tínhlần lượt là 35 triệu đô la Mỹ và 22 triệuđô la Mỹ. Khi hoạt động đầu tư hoàntất, TPG sẽ mua lại phần cổ phiếuđược chuyển đổi và Bankinvest sẽmua lại 10,15% cổ phần của Masan.Các công ty mà Tập đoàn Masan sởhữu và có đầu tư bao gồm MasanFood, một trong các công ty thựcphẩm và nước giải khát lớn nhất ViệtNam, và ngân hàng Techcombank,một Ngân hàng Thương mại Cổ phầnhàng đầu với HSBC là đối tác chiếnlược.

Tháng 111. House Foods Corporation

(House Foods), một công ty thựcphẩm và đồ uống hàng đầu NhậtBản, ký thỏa thuận đầu tư khoảng

v C A 13CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 14 - 2010

BT_014:Layout 1 6/4/2010 10:31 AM Page 13

Page 14: BT 014:Layout 1 6/4/2010 10:30 AM Page 1 fileCục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương có nhiệm

v C A14 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 14 - 2010

VẤN ĐỀ - SỰ KIỆN

20 triệu Đô la Mỹ vào Masan Group Corporation bằng việc mua lại 9 triệucổ phiếu phổ thông mới với giákhoảng 40.000 đồng một cổ phiếu,chiếm tỷ lệ cổ phần nắm giữ khoảng1,85% vốn cổ phần đã gia tăng củaMasan. Thông qua giao dịch này, giátrị vốn cổ phần của Masan Group Corporation đã hơn 1 tỷ Đô la Mỹ.

2. Avnet inc, một công ty phânphối các sản phẩm bán dẫn, các linhkiện điện tử, các sản phẩm máy tínhvà các phụ tùng hóa điện tử có trụ sởtại Mỹ đã mua lại Công ty Cổ phầnThương mại Hồng Quang (Sunshine),có trụ sở tại Việt Nam, nhà phân phốicác sản phẩm công nghệ thông tin,với giá trị không được tiết lộ.

3. Công ty Cổ phần Mirae (Mirae)thông báo kế hoạch sáp nhập vớiCông ty Cổ phần Mirae Fiber (MiraeFiber), công ty sản xuất và bán buônbông và sợi, thông qua một giao dịchhoán đổi cổ phiếu có giá trị là 189,158tỷ đồng (10,4 triệu Đô la Mỹ).

4. Công ty Cổ phần Phân phối KhíÁp thấp (PV GAS D) có kế hoạch mualại Hệ thống Phân phối Khí Áp thấpGiai đoạn ii của Tổng công ty Khí ViệtNam (PV Gas), công ty sản xuất vàkinh doanh các sản phẩm khí có trụsở tại Thành phố Hồ Chí Minh và làmột đơn vị thuộc sở hữu 100% vốncủa Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam(PetroVietnam) với giá trị 141,2 tỷđồng (7,9 triệu Đô la Mỹ).

5. Một nhóm các nhà đầu tư baogồm Công ty TNHH Cavico Việt Namvà Công ty TNHH Thương mại Cavico(Cavico Trading Co Ltd), có kế hoạchmua lại 33,16% cổ phần, tươngđương 4 triệu cổ phiếu phổ thôngmới, trong Công ty Cổ phần CavicoViệt Nam Khai thác mỏ & Xây dựng,một công ty cung cấp dịch vụ xâydựng và khai thác mỏ có trụ sở tại HàNội, với giá 16.894 đồng (0,929 Đô laMỹ) một cổ phiếu, tương đương tổnggiá trị là 67,6 tỷ đồng (3,8 triệu Đô laMỹ), trong một giao dịch được đàmphán riêng.

Tháng 121. Vào tháng 12, Công ty Cổ phần

Xi măng Hà Tiên 2 (HT2) đã đồng ýsáp nhập với Công ty Cổ phần Ximăng Hà Tiên 1 (HT1). HT1, công ty đãniêm yết tại Việt Nam, có trụ sở tạiThành phố Hồ Chí Minh là công tysản xuất vật liệu xây dựng. HT2, mộtcông ty đã niêm yết khác tại Việt

Nam, có trụ sở tại Kiên Lương là côngty sản xuất xi măng. Cả hai công tynày đều có cổ phần chi phối đượcnắm giữ bởi Tổng Công ty Xi măngViệt Nam, công ty sản xuất xi măngthuộc sở hữu vốn nhà nước của ViệtNam. Giá trị của thương vụ ước tínhlà 133 triệu Đô la Mỹ. Công ty mớiđược thành lập sau khi sáp nhập sẽgiao dịch với tên giao dịch là Công tyCổ phần Ximăng Vicem Hà Tiên,Vicem Ha Tien Cement Joint StockCompany.

2. Jardine Cycle & Carriage Ltdcủa Singapore đã tăng tỷ lệ cổ phầnnắm giữ của công ty này từ 23,4% lên29,2% bằng cách mua thêm 5,8% cổphần trong Công ty TNHH ôtôTrường Hải (THACo), công ty có trụ sởtại Thành phố Hồ Chí Minh với giá trịước tính là 537 tỷ đồng (29 triệu Đô laMỹ). THACo được thành lập tại ViệtNam năm 1997 và chuyển thànhcông ty cổ phần năm 2007. Các hoạtđộng chính của THACo bao gồm sảnxuất, lắp ráp, phân phối, bán lẻ, sửachữa và bảo dưỡng các dòng xethương mại và du lịch ở Việt Nam vớicác thương hiệu Kia, Foton, KingLong, Hyundai và THACo.

3. Sapporo Holdings Limited, mộtcông ty cổ phần niêm yết tại NhậtBản, quan tâm đến các lĩnh vực đồuống có cồn, nước ngọt, nhà hàng ănuống và bất động sản đã đồng ý mualại Công ty TNHH Kronenbourg ViệtNam, một công ty sản xuất và kinhdoanh bia có trụ sở tại Việt Nam, từTổng Công ty Thuốc lá Việt Nam(Vinataba), công ty có trụ sở tại ViệtNam hoạt động trong lĩnh vực sảnxuất thuốc lá sợi và thuốc lá điếu, vàtừ Carlsberg Breweries A/S, công tysản xuất và kinh doanh bia có trụ sởtại Đan Mạch, với giá trị 25,4 triệu Đôla Mỹ. Theo các điều khoản hợp đồng,Sapporo đã mua lại 50% cổ phần từCarlsberg Breweries và 15% cổ phầncòn lại từ Vinataba. Sau khi hoànthành giao dịch, Công ty TNHH Kronenbourg Việt Nam sẽ được đổitên thành Công ty TNHH Sapporo ViệtNam và 35% cổ phần còn lại sẽ doVinataba nắm giữ.

4. Thai Containers Group CompanyLimited (TCG), công ty sản xuất giấybao gói có trụ sở tại Thái Lan và làmột liên doanh với tỷ lệ góp vốntương ứng là 70:30 giữa Công tyTNHN SCG Paper Public, công ty sảnxuất các sản phẩm bao bì bằng giấy

có trụ sở tại Thái Lan, và Rengo CoLtd, công ty đã niêm yết có trụ sở tạiNhật Bản hoạt động trong lĩnh vựcsản xuất và kinh doanh các sản phẩmgiấy và bao bì, đã đồng ý mua lạiCông ty TNHH Công nghiệp Tân Á,công ty sản xuất và phân phối cácloại thùng carton, từ Toprife HongKong Limited, với giá trị 770 triệu Bạt(23,2 triệu Đô la Mỹ).

5. Securitas AB, một công ty đaquốc gia của Thụy Điển, đồng ý mua49% cổ phần của Công ty Dịch vụ Bảovệ Long Hải, công ty dịch vụ bảo vệ,an ninh hàng đầu của Việt Nam. Giámua là khoảng 88 tỷ đồng (4,9 triệuĐô la Mỹ).

6. CNA Group Ltd (CNA) của Singapore đồng ý mua lại 49% cổphần mà Tập đoàn này còn chưa sởhữu trong Công ty kỹ thuật HTE ViệtNam, công ty cung cấp các dịch vụ kỹthuật hệ thống, để được nắm giữ 12,3triệu cổ phiếu thường CNA có giá trị58,4 tỷ đồng (3,2 triệu Đô la Mỹ).

7. Cuối tháng 12, Bankinvest muathêm 6.350.474 cổ phiếu của MSN vớigiá 36.300 đồng một cổ phiếu (tổnggiá trị 12 triệu đô la Mỹ), nâng tỷ lệ sởhữu trong Masan Group từ gần10,15% lên 11,48%.

8. Trong tháng 12, Quỹ Private Equity New Markets của Đan Mạch(PENM), một quỹ đầu tư tư nhân cógiá trị 900 triệu đô la Mỹ được thànhlập bởi Bankinvest Đan Mạch năm2006, nâng số cổ phần sở hữu từ6,73% lên 40,4% sau khi mua thêm33,37% cổ phần, tương đương 3 triệucổ phiếu phổ thông của Công ty Cổphần Dược phẩm Viễn Đông, mộtcông ty sản xuất dược phẩm có trụ sởở TP Hồ Chí Minh, với giá 80.500 đồng(4,347 đô la Mỹ) một cổ phiếu, haytương đương tổng giá trị là 241,5 tỉđồng (13 triệu đô la Mĩ), trong mộtgiao dịch thỏa thuận riêng.

9. Có lẽ thương vụ M&A ngoàinước đáng chú ý nhất trong năm2009 đã được công bố trong tháng 12là khi Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVoil) ký một thỏa thuận chuyểnnhượng tài sản với tập đoàn Shell.Theo thỏa thuận này, Shell sẽ chuyểngiao 100% cổ phần tại các cơ sở kinhdoanh của mình ở Lào cho PV oil.Thương vụ mua lại này là một trongnhững bước đầu tiên của PV oil trongchiến lược phát triển ra thị trườngkhác trong khu vực.

THANH THúy (Theo PWC)

BT_014:Layout 1 6/4/2010 10:31 AM Page 14

Page 15: BT 014:Layout 1 6/4/2010 10:30 AM Page 1 fileCục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương có nhiệm

malaysia sẽ ban hành luật cạnh tranhông ismail Sabri, Bộ trưởng Bộ

Tiêu dùng, Hợp tác và Nộithương Malaysia cho biết một

bản dự thảo Luật Cạnh tranh sẽ đượctrình lên Nghị viện xem xét lần đầuvào tháng 3. Đây là một bước có ýnghĩa đối với việc ban hành LuậtCạnh tranh liên ngành.

Malaysia đã có quy định về cạnhtranh trong một số lĩnh vực như lĩnhvực truyền thông và năng lượng. Đạoluật Ủy ban Năng lượng 2001 baogồm một dự thảo chung trong đóquy định Ủy ban năng lượng cónhiệm vụ tích cực vận động sự ủnghộ thông qua và bảo vệ việc “đảmbảo thị trường vận hành một cáchcạnh tranh, công bằng và hiệu quả”,ngăn ngừa “sự lạm dụng vị trí thốnglĩnh vị trí độc quyền hoặc sức mạnhthị trường đối với hoạt động sản xuất,chuyển giao, phân phối và cung cấpđiện, ga”. Đạo luật truyền thông và đa

phương tiện năm 1998 bao gồm cácdự thảo luật cạnh tranh quy định rõràng hơn như việc cấm thỏa thuậnhạn chế cạnh tranh và lạm dụng vị tríthống lĩnh. Tuy nhiên Malaysia vẫnchưa có Luật Cạnh tranh chung chomọi lĩnh vực.

Kế hoạch Malaysia lần 8 (2001-2005) đề ra một nhiệm kỳ trong đóđưa vào Đạo luật Thực thi thương mạibình đẳng bao gồm các dự thảo vềthương mại bất bình đẳng và dự thảoluật cạnh tranh. Đầu năm 2008, Chínhphủ đã chỉ đạo thăm dò ý kiến rỗngrãi về các vấn đề này. Sau đó có thôngbáo nói rằng Dự thảo Luật Cạnh tranhđược đề xuất ban hành có thể đổi tênthành Các vấn đề luật cạnh tranh.

Theo thông báo mới nhất củaông Sabri, Luật Cạnh tranh sẽ khôngthể được ban hành và có hiệu lựctrước cuối năm 2011 do cần có thờigian phổ biến kiến thức tới dân

chúng và cộng đồng doanh nghiệpvề các yêu cầu của luật mới này.Khẳng định rằng Đạo luật mới sẽkhông bao gồm dự thảo luật bảo vệngười tiêu dùng, Bộ trưởng cho biếtpháp luật bảo vệ người tiêu dùnghiện tại sẽ được bổ sung nhằm cungcấp cơ chế bảo vệ tốt hơn chống lạicác hành vi kinh doanh không lànhmạnh.

Luật Cạnh tranh dự kiến sẽ baogồm các quy định cấm các hành vithỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạmdụng vị trí thống lĩnh và dự thảo kiểmsoát hoạt động sáp nhập. Hiện nay,vẫn chưa biết liệu các tập đoàn, côngty nhà nước có được loại trừ khỏi Đạoluật hoặc việc dẫn vào các quy địnhvề cạnh tranh sẽ có thể loại trừ cơ chếbảo hộ của nhà nước đối với cácngành công nghiệp quan trọng quốcgia như dầu khí và phân phối bán lẻ.

ANH TUẤN

TRUNG QUỐCKiểm soát sáp nhậpmOFCOm ban hành các thông báo dẫn

giải về các biện pháp mới được áp dụngliên quan đến việc thông báo và rà soát lạicác vụ tập trung kinh tế.

Theo xuất bản mới đây về “Các biện phápliên quan đến Thông báo về các vụ tập trungkinh tế” và “Các biện pháp liên quan đến việcRà soát lại các vụ tập trung kinh tế đã thôngbáo”, ngày 12 tháng 1 Bộ Thương mại TrungQuốc ban hành Thông báo dẫn giải cung cấpcác thông tin làm rõ về phạm vi áp dụng vànội dung của mỗi xuất bản phẩm đi kèm vớicác ví dụ áp dụng. Bản thông báo dẫn giải rấtcó ý nghĩa trong việc công nhận và tóm tắt lạitầm quan trọng của quá trình rà soát hợp lý vàbình đẳng khi đối diện với thông báo tậptrung kinh tế .

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranhHiệp hội các nhà xuất bản bị nghi ngờ ấn định giáNgày mùng 8 tháng 1, Hiệp hội các nhà xuất bản Trung

Quốc, Hiệp hội phân phối Sách và ấn phẩm Trung Quốc vàHiệp hội các hiệu sách Xinhua Trung Quốc thực hiện Quyđịnh mới về Thương mại bình đẳng trong Kinh doanh sách,trong đó đưa ra các phê bình từ hiệp hội bảo vệ người tiêudùng đối với hành vi được cho là vi phạm một số dự thảoLuât chống độc quyền Trung Quốc. Về vấn đề này, Quy địnhnày cấm các nhà bán lẻ trực tuyến bán các cuốn sách mớixuất bản với giá thấp hơp 85% giá niêm yết hoặc giá gốc,như vậy Quy định có vẻ hạn chế cạnh tranh bằng việc hạnchế các nhà bán lẻ không được tự xác định giá bán sách củahọ. Tuy nhiên, không có bản báo cáo về đơn kiện nào đượctrình lên cơ quan thực thi luật cạnh tranh và cũng không cóbản báo cáo điều tra nào từ Cơ quan cạnh tranh Trung Quốcvề các hành vi được cho là bất hợp pháp này.

ANH TUẤN

v C A 15CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 14 - 2010

TRANG QUốC Tế

BT_014:Layout 1 6/4/2010 10:31 AM Page 15

Page 16: BT 014:Layout 1 6/4/2010 10:30 AM Page 1 fileCục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương có nhiệm

v C A16 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 14 - 2010

GÓC NGƯỜI TIÊU DÙNG

Theo thông tin của Bộ Chiến lược& Tài chính Hàn Quốc và Thờibáo Korea Times (18/3/2010),

bắt đầu từ tháng 7/2010 trên bao bìcác sản phẩm chứa độ cồn ở HànQuốc sẽ phải ghi chỉ dẫn địa lý chocác nguyên liệu đã được sử dụng.

Các nhà sản xuất rượu truyềnthống, chẳng hạn “Makgeol-li” sẽđược phép bán sản phẩm của mìnhtrên internet. Các nhà xây dựng chínhsách mong muốn cộng đồng nôngnghiệp có thêm nguồn thu nhập vàthúc đẩy các sản phẩm đồ uống địaphương trở thành các sản phẩmmang thương hiệu “quốc gia”, như vớisản phẩm “Kimchi”.

Luật về thuế và kinh doanh rượuhiện nay mới chỉ bắt buộc các nhà sảnxuất đồ uống có cồn công bố loại đồuống, tên và tỷ lệ các nguyên liệu,ngày sản xuất và hạn sử dụng trênnhãn mác sản phẩm. Kể từ khi luậtmới có hiệu lực (tháng 7/2010), cácnhà sản xuất liên quan đến đồ uốngcó cồn như bia, rượu, soji, makgoel-lisẽ phải bổ sung thêm thông tin vềquốc gia và nơi xuất xứ của cácnguyên liệu chính tạo nên sản phẩmđó. Tuy nhiên, các quy định này sẽkhông áp dụng cho nước uống nhậpkhẩu.

Chính phủ Hàn quốc tin rằng việctăng cường các quy định liên quanđến xuất xứ hàng hóa sẽ góp phầnthức đẩy uy tín của thực phẩm địaphương và tạo áp lực để các nhà sảnxuất đồ uống nâng cao chất lượngsản phẩm của họ đồng thời hạn chếviệc gây nhầm lẫn cho người tiêudùng đối với các sản phẩm giả mạo.Mặc dù vậy, các công ty cho rằng quyđịnh mới có thể sẽ làm tăng giá củamột số loại rượu khi người tiêu dùngchỉ tập trung sử dụng những loạirượu có tỷ lệ các nguyên liệu địaphương cao hơn.

Hiện nay, ngành công nghiệprượu truyền thống của Hàn quốcđang phải đối mặt với những chỉ tríchkhông tốt khi công chúng phát hiệncác loại nước uống truyền thống củaHàn Quốc không hoàn toàn là của

Hàn Quốc; hầu hết các nhà sản xuấtđã sử dụng nguyên liệu của TrungQuốc và các nước khác để giữ cho chiphí thấp. Cụ thể, các sản phẩm mak-geol-li đang có mặt trên thị trườngHàn quốc là dựa hoàn toàn vàonguyên liệu từ nước ngoài, trong khiđó các nhà sản xuất rượu Soju vànước uống chưng cất truyền thốngnhập khẩu khoảng 50% nguyên liệutừ các nước khác. Khoảng 20% -30%nguyên liệu cho bia cũng được nhậpkhẩu.

Luật hiện nay cấm bán hàng on-line các sản phẩm rượu, tuy nhiên chỉmột số loại nước uống truyền thốngthường được mọi người dùng đểtặng nhau nhân các ngày lễ đượcphép bán online và vận chuyển bằngdịch vụ bưu điện quốc gia. Tuy nhiên,từ tháng sau, Chính phủ sẽ cho phépkinh doanh các sản phẩm nước uốngtruyền thống qua internet “có tínhhạn chế”, cho phép đăng tải trêntrang web của Công ty Thương mạiNông-Ngư nghiệp Hàn Quốc(www.eatmart.co.kr), Bưu điện HànQuốc (mall.epost.go.kr), cũng như cáccá nhân và hiệp hội các nhà sản xuất

cung cấp sản phẩm này. Các websitephải cung cấp quy trình thẩm tra đểhạn chế những người mua là vị thànhniên. Người mua sản phẩm online sẽkhông được mua nhiều hơn 50 chaicho một lần mua.

Rượu do các công ty sản xuất sẽkhông được phép bán trên internet vìChính phủ chỉ muốn hỗ trợ cho cácnông dân cá nhân và các hiệp hộinông nghiệp địa phương sản xuấtnước uống bằng chính hoạt động sảnxuất của họ.

Quy định mới này nhằm đảm bảohơn nữa quyền lợi của người tiêudùng, thúc đẩy việc nâng cao chấtlượng sản phẩm địa phương. Bêncạnh đó, quy định cũng giúp phầnquản lý tốt hơn hoạt động kinhdoanh nước uống có cồn truyềnthống, tạo cơ hội tăng thêm thu nhậpcho các nông dân, nhà sản xuất nướcuống địa phương, từng bước đưa cácsản phẩm đồ uống địa phương trởthành các sản phẩm mang thươnghiệu “quốc gia”.

pHAN THẾ THắNGTVVN tại HQ (tổng hợp)

Sản phẩm nước uống có cồn của Hàn Quốc sẽphải ghi xuất xứ đối với nguyên liệu, quy địnhgóp phần nâng cao lợi ích người tiêu dùng

BT_014:Layout 1 6/4/2010 10:32 AM Page 16

Page 17: BT 014:Layout 1 6/4/2010 10:30 AM Page 1 fileCục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương có nhiệm

Ngày 04/02/2010, Đại sứ thường trực củaTrung Quốc tại WTo đã gửi yêu cầu thamvấn đối với EU lên Hội đồng trọng tài WTo,

yêu cầu giải quyết tranh chấp theo thủ tục củaWTo liên quan đến việc EU áp thuế chống bánphá giá, áp dụng các biện pháp hạn chế nhậpkhẩu vào thì trường EU đối với sản phẩm giày mũda có xuất xứ từ Trung Quốc.

Từ 1995-2005, EU đã áp dụng các biện pháphạn chế về hạn ngạch nhập khẩu giày dép từTrung Quốc. Bất chấp những cam kết thực hiện,để loại bỏ các hạn chế hạn ngạch tại thời điểm gianhập của Trung Quốc vào WTo, trong năm 2005EU khởi xướng một điều tra chống bán phá giá đốivới giày mũ da nhập khẩu của từ Trung Quốc vàViệt Nam.

Tháng 10-2006, EU bắt đầu áp thuế chống bánphá giá đối với giày mũ da của Trung Quốc và ViệtNam vì cho rằng các sản phẩm này được bán vớigiá thấp hơn giá thành và gây hại cho những nhàsản xuất giày da châu Âu. Theo đó, EU cộng thêmvào giá từ 9,7% đến 16,5% đối với giày da nhậpkhẩu từ Trung Quốc và từ 10% đối với giày danhập từ Việt Nam.

Trong tháng 10/2008, bất chấp sự phản đốimạnh mẽ từ Trung Quốc, EU bắt đầu xem xét giahạn đối với sản phẩm giày nhập khẩu từ TrungQuốc và vào ngày 22/12/2009, EU đã quyết địnhgia hạn áp dụng các biện pháp chống bán phá giáthêm 15 tháng đối với các sản phẩm giày mũ daxuất xứ từ Trung Quốc và Việt Nam để bảo hộ thịtrường giày da châu Âu.

Trung Quốc tin rằng điều tra chống bán phágiá và những phát hiện do EU vi phạm các nghĩavụ khác nhau theo WTo, và hậu quả là gây ra thiệt

hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các nhàxuất khẩu Trung Quốc. Trung Quốc và EU đã cónhiều cuộc đàm phán song phương và đa phươngliên quan đến mối quan tâm lớn đối với việc giahạn áp thuế chống bán phá giá, thêm vào đóngành công nghiệp giày dép Trung Quốc cũng đãmạnh mẽ lên tiếng chống lại quyết định của EU.Mặc dù bất chấp những nỗ lực thực hiện trên,Trung Quốc đã không nhận được sự đồng tình củaEU. Do đó, Trung Quốc đã không có cách nào kháclà yêu cầu tham vấn với EU theo thủ tục giải quyếttranh chấp của WTo. Trung Quốc hy vọng rằng EUcó thể đưa ra các giải pháp thích hợp cho vụ việcnày càng sớm càng tốt.

Theo thông lệ, sau khi nhận được đơn kiệnchính thức của Bắc Kinh, EU có 60 ngày để thươnglượng, tham vấn phía Trung Quốc. Sau đó, TrungQuốc có thể đề nghị WTo lập một uỷ ban điều travề vụ tranh chấp thương mại này.

Nếu Uỷ ban điều tra xác định sự phản đối củaTrung Quốc đối với EU là đúng, WTo có thể chophép Trung Quốc lựa chọn một số mặt hàng củaEU để áp thuế với mức cao hơn hoặc có thể chọnnhững biện pháp trả đũa khác đối với EU.

Liên minh Giày da Châu Âu với sự tham gia củacác công ty lớn như Timberland, Ecco, Hush Pup-pies, Adidas cũng cho rằng mức thuế nói trên đãgây thiệt hại cho người tiêu dùng và doanhnghiệp EU. Liên minh này cho rằng mức thuế nóitrên tuy giúp EU thu thêm được 1,4 tỷ USD nhưngkhông giúp được các công ty giày da EU tạo việclàm mà chỉ đơn giản là thay vì nhập khẩu giày datừ Trung Quốc và Việt Nam trước đây thì nay họchuyển sang nhập giày da từ các nước đang pháttriển khác.

vũ HƯƠNG

Trung Quốc đã chính thức gửi yêu cầu thamvấn đối với về vụ việc giày mũ da

v C A 17CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 14 - 2010

BT_014:Layout 1 6/4/2010 10:32 AM Page 17

Page 18: BT 014:Layout 1 6/4/2010 10:30 AM Page 1 fileCục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương có nhiệm

v C A18 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 14 - 2010

GÓC NGƯỜI TIÊU DÙNG

Malaysia là một trong cácquốc gia ở Đông Nam Á rấtquan tâm đến quyền lợi của

người tiêu dùng[1] và là một trongcác quốc gia ban hành Luật Bảo vệngười tiêu dùng khá sớm.

Trước khi Luật Bảo vệ người tiêudùng của Malaysia được ban hành, ởnước này đã tồn tại khá nhiều vănbản pháp luật có liên quan đến bảovệ quyền lợi của người tiêu dùngnhư Luật Hợp đồng năm 1950; LuậtBán hàng năm 1957; Luật Thông tinvề hàng hoá năm 1972; Luật Vay tiềnnăm 1951, Luật Thuê mua năm 1967,Luật Môi giới cầm cố năm 1972; Mộtsố luật về an toàn sản phẩm chonhững sản phẩm đặc biệt, như: LuậtBuôn bán và kiểm soát thuốc gâynghiện năm 1952; Các quy địnhquản lý mỹ phẩm 1984; Luật Quản lýThuốc trừ sâu năm 1974; Luật Quảnlý Thuốc độc năm 1952; Luật Quản lýchất phóng xạ năm 1968.

Trong quá trình thực thi, các vănbản pháp luật này đã bộc lộ hạn chếlớn nhất là không đủ cơ sở pháp lýđể bảo vệ quyền lợi của người tiêudùng như: thiếu chế tài phù hợp đốivới hành vi vi phạm; quyền lợi củabên thứ 3 và người bảo lãnh khôngđược quy định một cách thoả đáng

và không đảm bảo sự công bằng;không có văn bản luật riêng điều

Luật Bảo vệ người tiêu dùng (1999) của Malaysiavà bài học rút ra cho việc xây dựng Luật Bảo vệngười tiêu dùng ở Việt Nam

[1] Malaysia là nước đưa ra sáng kiến thànhlập Uỷ ban Điều phối và bảo vệ người tiêu dùngASEAN (ACCCP) và được các nước trong khu vựcủng hộ; Cuộc họp đầu tiên của ACCCP được tổchức vào ngày 24-25/6/2008 tại Kuala Lumpur,Malaysia. Xem www.vcad.gov.vn/wcb/Con-tent.aspx?distid=944&lang=vi-VN

BT_014:Layout 1 6/4/2010 10:32 AM Page 18

Page 19: BT 014:Layout 1 6/4/2010 10:30 AM Page 1 fileCục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương có nhiệm

v C A 19CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 14 - 2010

chỉnh về trách nhiệm sản phẩm gâykhó khăn cho việc áp dụng chế tàiđối với thương nhân có hành vi viphạm đến quyền lợi của người tiêudùng[2].

Những hạn chế nói trên làm xuấthiện ở Malaysia nhu cầu cần thiếtphải có Luật Bảo vệ người tiêu dùng.Với mục đích nhằm chỉ để bảo vệquyền lợi người tiêu dùng, cuối thếkỷ 20, sau 10 năm nghiên cứu và sau5 năm dự thảo, ngày 15/11/1999,Luật Bảo vệ người tiêu dùng củaMalaysia được ban hành ngày vàđược xem như một luật chung về antoàn sản phẩm, điều chỉnh những

vấn đề về bảo vệ người tiêu dùngchưa được quy định trong các luậtkhác. Một số quy định trong Luật nàyđã được xây dựng trên cơ sở học tậpLuật Hoạt động thương mại 1974của Australia, Luật Thương mại côngbằng 1986 của NewZealand và LuậtBảo vệ người tiêu dùng của Vươngquốc Anh 1987.

Luật Bảo vệ người tiêu dùng(1999) của Malaysia gồm 14 chương,150 điều, quy định khá chi tiết, cụthể về những nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, Luật xác định rõ chỉ ápdụng đối với hàng hoá và dịch vụđược bán hoặc cung cấp cho mộthoặc một số người tiêu dùng (ngườisử dụng hàng hoá, dịch vụ khôngnhằm mục đích kinh doanh kiếm lời)và không áp dụng đối với: (i) Chứngkhoán được quy định trong LuậtKinh doanh chứng khoán; (ii) Hợpđồng trong tương lai quy định trongLuật Mua bán hàng hoá giao sau; (iii)Các giao dịch thương mại thông quacác phương tiện điện tử.

Thứ hai, Luật quy định về cáchành vi đưa thông tin sai lệch, dốitrá, tuyên bố dối trá của thươngnhân có thể gây nhầm lẫn cho ngườitiêu dùng cũng như các hành vikhông lành mạnh đồng thời quyđịnh cụ thể các biện pháp ngăn cảncác hành vi sai lệch, dối trá củathương nhân liên quan đến hànghoá, dịch vụ và sử dụng lao độngcũng như các hành vi chỉ dẫn sai vềgiá, quảng cáo mang tính quấynhiễu.

Thứ ba, Luật đưa ra quy địnhchung về tiêu chuẩn, về yêu cầu antoàn cho sản phẩm và việc tuân thủ

chúng. Luật quy định rõ: khôngngười nào được cung cấp hàng hoá,chào hàng hoặc quảng cáo hànghoá, dịch vụ không tuân thủ tiêuchuẩn an toàn quy định trong Luậthoặc các tiêu chuẩn được xác địnhphù hợp với Luật.

Thứ tư, Luật dành hẳn mộtchương quy định về sự vi phạm, chếtài áp dụng cũng như tình tiết giảmnhẹ trách nhiệm pháp lý và biệnpháp khắc phục liên quan đến cáchành vi: đưa thông tin sai lệch, dốitrá hoặc cung cấp hàng hoá khôngđảm bảo yêu cầu về tiêu chuẩn antoàn đối với hàng hoá.

Thứ năm, Luật Bảo vệ người tiêudùng của Malaysia rất quan tâm đếnbảo vệ quyền lợi của người tiêudùng đối với việc bảo hành hànghoá, dịch vụ được cung cấp tới ngườitiêu dùng. Luật đã có những quyđịnh riêng về bảo đảm, bảo hànhhàng hoá và quyền của người tiêudùng đối với việc bảo hành về chấtlượng hàng hoá, bảo hành hàng hoáphù hợp với mục đích nhất định, bảohành hàng hoá đúng như mô tả, bảohành hàng hoá đúng theo mẫu, bảođảm về giá hàng hoá bán. Luật cũngdành hai chương quy định điềukhoản bảo hành về dịch vụ và quyềncủa người tiêu dùng đối với nhàcung cấp dịch vụ về điều khoản bảohành. Luật khẳng định: “Khi cungứng dịch vụ tới người tiêu dùng, nhàcung ứng cần có điều khoản bảo

[2] Dr.S. Sothi Rachagan Susheela Nair, Con-sumer Protection Law in Malaysia -w w w . c i r o a p . o r g / a p c l / a r t i c l econtent.php?aid=8&id=37

BT_014:Layout 1 6/4/2010 10:32 AM Page 19

Page 20: BT 014:Layout 1 6/4/2010 10:30 AM Page 1 fileCục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương có nhiệm

GÓC NGƯỜI TIÊU DÙNG

v C A20 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 14 - 2010

đảm về các vấn đề: bảo đảm dịch vụđược thực hiện với sự chăm sóckhách hàng và kỹ năng hợp lý; bảođảm dịch vụ cung ứng tương thíchvới mục đích nhất định; bảo đảm vềthời điểm hoàn thành dịch vụ; bảođảm về giá cung ứng dịch vụ. Trongtrường hợp nhà cung ứng dịch vụkhông tuân thủ điều khoản bảohành về dịch vụ người tiêu dùng cóquyền đòi đền bù”[3].

Thứ sáu, quy định trách nhiệmpháp lý đối với sản phẩm bị khiếmkhuyết. Người sản xuất hoặc ngườicung ứng sản phẩm phải bồi thườngcho người tiêu dùng đối với các thiệthại phát sinh do lỗi hoàn toàn haymột phần lỗi của mình. Phần nàycũng xác định trách nhiệm pháp lýcủa nhà cung ứng đối với sản phẩmbị khiếm khuyết còn được áp dụngbởi các quy định trong Luật Dân sự1956.

Thứ bảy, quy định về hội đồng tưvấn tiêu dùng quốc gia. Hội đồngnày do Bộ trưởng Bộ Nội thương vàBảo vệ người tiêu dùng thành lập đểtư vấn cho bộ trưởng các vấn đề vềngười tiêu dùng, thúc đẩy công tácbảo vệ người tiêu dùng, nâng caonhận thức về công tác người tiêudùng và các vấn đề khác mà Bộtrưởng đưa ra nhằm thực thi Luậtnày và công tác bảo vệ người tiêudùng một cách hiệu quả.

Thứ tám, quy định về phươngthức giải quyết tranh chấp thôngqua cơ quan chuyên giải quyếtnhững vụ việc liên quan đến ngườitiêu dùng. Cơ quan này hoạt độngdưới sự chỉ đạo của Bộ Nội thươngvà Bảo vệ người tiêu dùng (có thểgọi cơ quan này là Hội đồng giảiquyết khiếu nại của người tiêudùng)[4]. Hội đồng này gồm có mộtchủ tịch, một phó chủ tịch và một sốthành viên khác do Bộ trưởng bổnhiệm.

Thứ chín, quy định về thi hànhLuật với các quy định cụ thể về thẩmquyền điều tra hành vi vi phạm Luậtnày, cách thức điều tra. Việc điều trađược giao cho trợ lý thủ trưởng củacơ quan giám sát về vấn đề ngườitiêu dùng. Cơ quan này chịu sự quảnlý của Bộ Nội thương và Bảo vệngười tiêu dùng.

Hiện nay, Việt Nam đang xâydựng dự thảo; “Luật Bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng”, do đó những kinhnghiệm trong việc xây dựng Luật

Bảo vệ người tiêu dùng của Malaysiasẽ có ý nghĩa quan trọng đối vớichúng ta. Theo tôi, chúng ta có thểnghiên cứu học tập những vấn đềsau:

- Nên quy định tên của Luật là“Luật Bảo vệ người tiêu dùng”, vì têncủa Luật như vậy đảm bảo tính ngắngọn đồng thời đã bao hàm nội dungbảo vệ quyền lợi của người tiêudùng và đây cũng là tên gọi đượcMalaysia và nhiều nước khác trên thếgiới sử dụng.

- Luật Bảo vệ người tiêu dùngcủa Việt Nam nên giới hạn khái niệmngười tiêu dùng (đối tượng đượcbảo vệ của Luật) là cá nhân, sử dụnghàng hoá, dịch vụ phục vụ hoạtđộng không nhằm mục đích kinhdoanh kiếm lời. Vấn đề này đã đượcxác định rõ tại chương i Luật Bảo vệngười tiêu dùng (1999) của Malaysia.

- Cũng giống Malaysia, trước khixây dựng Luật Bảo vệ người tiêudùng, Việt Nam cũng đã có khánhiều văn bản quy định nhiều mảngvấn đề liên quan đến bảo vệ quyềnlợi của người tiêu dùng như Bộ Luậtdân sự (2005), Luật Thương mại(2005), Luật Doanh nghiệp (2005),Luật Chất lượng hàng hoá… Bởi vậy,để đảm bảo sự thống nhất trongviệc áp dụng các văn bản có quyđịnh về bảo vệ người tiêu dùng, LuậtBảo vệ người tiêu dùng của Việt Namnên học tập quy định của Malaysia:“Các quy định trong Luật này khônglàm mất hiệu lực hay ngăn cản hiệulực của bất kỳ văn bản luật nào quyđịnh nghĩa vụ của thương nhânnghiêm khắc hơn quy định của Luậtnày hoặc đưa ra các biện pháp có lợicho người tiêu dùng hơn so với quyđịnh của Luật này” [5].

- Một trong vấn đề quan trọngquyết định đến hiệu qủa thực thi

Luật Bảo vệ người tiêu dùng là chếtài áp dụng đối với người có hành vivi phạm pháp luật bảo vệ người tiêudùng, chế tài có rõ ràng, cụ thể, hợplý mới có sức răn đe, phòng ngừa.Bởi vậy, chúng ta có thể học tập kinhnghiệm của Malaysia trong việc quyđịnh rõ một số loại chế tài áp dụngvới các vi phạm phổ biến của thươngnhân với những mức phạt cụ thểngay tại Luật Bảo vệ người tiêu dùngnhằm bảo vệ quyền lợi của ngườitiêu dùng[6].

- Luật bảo vệ người tiêu dùngcủa Việt Nam cần phải quy địnhtrách nhiệm sản phẩm, bởi đây làtrách nhiệm nghiêm ngặt, không chỉbảo vệ quyền lợi của người tiêudùng mà còn nâng cao trách nhiệmcủa nhà sản xuất khi cung ứng hànghoá đến tay người tiêu dùng. Vấn đềnày, chúng ta có thể tham khảo quyđịnh tại Chương Xi Luật Bảo vệ ngườitiêu dùng của Malaysia với tiêu đề:“Trách nhiệm sản phẩm” từ Điều 64đến Điều 69.

- Trong quan hệ với thươngnhân, người tiêu dùng thường ở vị tríyếu thế, do đó cần có phương thứcgiải quyết tranh chấp đặc thù so vớicác phương thức giải quyết tranhchấp dân sự thông thường để bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của ngườitiêu dùng. Vấn đề này chúng ta cóthể tham khảo quy định tại ChươngXii Luật bảo vệ người tiêu dùng(1999) của Malaysia về phương thứcgiải quyết tranh chấp thông qua Hộiđồng giải quyết khiếu nại của ngườitiêu dùng - cơ quan chuyên giảiquyết những vụ việc liên quan đếnngười tiêu dùng cùng với quy định:“Quyết định của Hội đồng là quyếtđịnh cuối cùng và ràng buộc tất cảcác bên”[7] .

vÂN ANH

[3] Xem chương Viii, chương iX Luật bảo vệ người tiêu dùng của Malayxia[4] Theo Luật Bảo vệ người tiêu dùng của Malaysia 1999 (bản tiếng Anh), cơ quan này được quy

định là: Tribunal for Consumer Claims. Một số người dịch là Toà án bảo vệ người tiêu dùng nhưngtheo chúng tôi, căn cứ vào quy định về bản chất của cơ quan này, trong các điều tiếp theo của Luậtthì nên gọi là Hội đồng giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng.

[5] Xem Điều 2 Luật Bảo vệ người tiêu dùng (1999) Malaysia[6] Ví dụ, Điều 25 Luật Bảo vệ người tiêu dùng Malaysia quy định: Người vi phạm là tổ chức kinh

doanh sẽ bị phạt không quá 250.000 (hai trăm năm mươi ngàn) ringgit và đối với lần thứ hai hoặclần tiếp theo là không quá 500.000 (năm trăm ngàn) ringgit, người vi phạm là cá nhân sẽ bị phạtkhông quá 100.000 (một trăm ngàn) ringgit hoặc bị phạt tù không quá ba năm hoặc phối hợp cảhai chế tài trên. Đối với lần thứ hai hoặc lần tiếp theo sẽ bị phạt không quá 250.000 (hai trăm nămmươi ngàn) ringgit hoặc bị phạt tù không quá 6 năm hoặc cả hai chế tài trên. Trường hợp tiếp tụcvi phạm, ngoài các hình phạt nói trên, người vi phạm sẽ bị phạt không quá 1.000 (một ngàn) ring-git. Các chế tài này áp dụng đối với các vi phạm về tiêu chuẩn, an toàn sản phẩm cũng như các hànhvi dối trá, đưa thông tin sai lệch của thương nhân.

[7] Xem Điều 116 Luật Bảo vệ người tiêu dùng (1999) của Malaysia.

BT_014:Layout 1 6/4/2010 10:32 AM Page 20

Page 21: BT 014:Layout 1 6/4/2010 10:30 AM Page 1 fileCục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương có nhiệm

v C A 21CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 14 - 2010

Cùng với sự phát triển của nềnkinh tế thị trường, các loại hànghóa, dịch vụ được sản xuất và

cung ứng tới tay người tiêu dùngngày càng đa dạng, phong phú cả vềhình thức, chất lượng và số lượng.Tuy nhiên, bên cạnh đó xuất hiệnkhông ít những loại hàng giả, hàngnhái, những dịch vụ gian lận hay kémvề chất lượng gây thiệt hại cho ngườitiêu dùng cả nước nói chung vàngười dân trong tỉnh Bắc Giang nóiriêng. Nhận thức được thực trạng đó,trong thời gian qua, UBND tỉnh BắcGiang đã có những hoạt động tíchcực trong công tác bảo vệ người tiêudùng cũng như xử lý những hành vivi phạm pháp luật về bảo vệ quyềnlợi người tiêu dùng.

Một trong các hoạt động rấtđược người tiêu dùng trên địa bàn

tỉnh hoan nghênh là việc Chi cục Tiêuchuẩn đo lường chất lượng đã tiếnhành đặt cân đối chứng tại các Trungtâm thương mại, các khu chợ đểngười tiêu dùng cân lại hàng hóa khimua. Theo thống kê của Chi cục Tiêuchuẩn đo lường chất lượng, từ tháng01 năm 2000 đến tháng 01 năm2009, đã có 43 chợ nông thôn vàthành thị ở 10 huyện, thành phốtrong tỉnh được trang bị cân đốichứng. Tính riêng năm 2009 đã có 45nghìn lượt người mua hàng kiểm traqua cân đối chứng, phát hiện độ saitrung bình là 7%-15%. Điều đáng nóilà tất các trường hợp cân sai, cânthiếu được phát hiện qua cân đốichứng đều được 2 bên mua - bánđền bù trực tiếp một cách thỏa đáng.

Qua đó có thể thấy, Bắc Giang đãvà đang dành sự quan tâm thích

Bước phát triển trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Bắc Giang

BT_014:Layout 1 6/4/2010 10:32 AM Page 21

Page 22: BT 014:Layout 1 6/4/2010 10:30 AM Page 1 fileCục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương có nhiệm

v C A22 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 14 - 2010

đáng tới công tác bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng tại địa phương. Tuynhiên, trước những diễn biến phứctạp của tình trạng vi phạm quyền lợingười tiêu dùng thì bên cạnh sự vàocuộc của các cơ quan ban ngànhchức năng, cần thiết có một tổ chứcxã hội để hỗ trợ người tiêu dùng bảovệ quyền và lợi ích chính đáng củamình. Xuất phát từ thực tế đó, từ đầunăm 2009, Sở Công Thương tỉnh BắcGiang đã xúc tiến những công việccần thiết để Ban Vận động thành lậpHội sớm được thành lập và đi vàohoạt động, tạo tiền đề vững chắc chosự ra đời của Hội BVQLNTD BắcGiang.

Được sự đồng ý của UBND tỉnhBắc Giang tại Quyết định số2419/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12năm 2009 về việc cho phép thành lậpHội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngtỉnh Bắc Giang, sáng ngày 23 tháng01 năm 2010, Sở Công Thương phốihợp với Ban Vận động thành lập HộiBảo vệ quyền lợi người tiêu dùngtỉnh Bắc Giang tổ chức Đại hội thànhlập Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêudùng (Hội BVQLNTD) lần thứ nhất,nhiệm kỳ 2010-2015.

Đến dự Đại hội có đại diện UBNDtỉnh Bắc Giang, ông Bùi Văn Hạnh,Tỉnh Ủy viên, Phó Chủ tịch UBND; đại

diện Sở Công Thương Bắc Giang, ôngThân Nhân Tôn, Phó Giám đốc kiêmTrưởng Ban Vận động thành lập Hội;Đại diện Cục Quản lý cạnh tranh, TS.Vũ Thị Bạch Nga, Trưởng Ban Bảo vệngười tiêu dùng; Đại diện Hội Tiêuchuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng ViệtNam (Vinastas), ông Đỗ Gia Phan,Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký; vềphía tỉnh Bắc Ninh có ông NguyễnKhắc Tố, Phó Giám đốc Sở CôngThương. Ngoài ra còn có lãnh đạo cácsở, ban ngành trong tỉnh và hơn 100đại biểu đại diện cho các cơ quanchức năng, Hội, Hiệp hội, doanhnghiệp cùng thông tấn, báo chítrong tỉnh đến tham dự và đưa tin.

Hội BVQLNTD Bắc Giang là mộttổ chức xã hội tự nguyện, hoạt độngkhông vì lợi nhuận mà nhằm mụcđích bảo vệ quyền lợi người tiêudùng trên địa bàn tỉnh. Hội có vănphòng riêng đặt tại trụ sở Sở CôngThương Bắc Giang, 45b đườngHoàng Văn Thụ, TP. Bắc Giang. Tại Đạihội, Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2010-2015 gồm 21 thành viên và Ban Kiểmtra gồm 03 thành viên đã được cácđại biểu bầu chọn. Điểm đáng chú ýlà hầu hết các thành viên Ban Chấphành đều thuộc các cơ quan, banngành, doanh nghiệp đóng trên địabàn tỉnh, đây là điều kiện hết sứcthuận lợi cho hoạt động của Hội,

nhất là trong công tác phối hợp giữaHội với các cơ quan, doanh nghiệp.

Ban Vận động thành lập Hội cũngcho biết, cho đến nay, Hội đã thu hútsự tham gia của 10 hội viên là tổ chứcvà 321 hội viên là cá nhân trên hầukhắp các huyện của tỉnh. Trong năm2010, Hội BVQLNTD Bắc Giang sẽ xúctiến thành lập các Chi Hội tại từnghuyện, giúp cho người tiêu dùng cóthể dễ dàng tìm đến với Hội.

Thay mặt cho UBND tỉnh BắcGiang, Phó Chủ tịch Bùi Văn Hạnhphát biểu chúc mừng Đại hội thànhlập Hội. UBND chỉ đạo Hội cần làmtốt một số công việc như: Sớm xâydựng cơ chế hoạt động, phát triểncông việc, thu hút thêm nhiều Hộiviên tham gia để tạo nên sức mạnhcộng đồng nhằm bảo vệ người tiêudùng cũng như đảm bảo quyền lợicho những tổ chức, cá nhân kinhdoanh chân chính; Đẩy mạnh côngtác tuyên truyền, nâng cao trình độhiểu biết của người tiêu dùng vềquyền lợi của mình, đồng thời thựchiện tốt chủ trương tiêu dùng lànhmạnh và tiết kiệm; Là cầu nối giữangười tiêu dùng và tổ chức, cá nhânkinh doanh, truyền đạt thông tinchính xác tới người tiêu dùng vàkhuyến cáo những tổ chức, cá nhânkinh doanh sai phạm; Phối hợp với cơquan chức năng tỉnh trong việc đẩylùi những hành vi kinh doanh khônglành mạnh, xâm hại quyền và lợi íchngười tiêu dùng…

ông Hạnh cũng nhấn mạnh,UBND sẽ tạo những điều kiện thuậnlợi nhất để giúp cho Hội hoạt độngtốt, đồng thời cũng bày tỏ mongmuốn có sự quan tâm thường xuyêncủa Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ CôngThương và Hội Bảo vệ người tiêudùng Trung ương Vinastas để côngtác bảo vệ người tiêu dùng nói chungvà Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêudùng Bắc Giang nói riêng phát huyđược vai trò, sức mạnh của mìnhtrong công cuộc bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng.

Với bước khởi đầu khả quan và sựquan tâm của các cơ quan chức năngtỉnh Bắc Giang như vậy, Hội BVQL-NTD Bắc Giang hứa hẹn sẽ có nhữnghoạt động tích cực, sớm trở thànhmột địa chỉ đáng tin cậy cho ngườitiêu dùng trong tỉnh, tạo nên bướctiến lớn trong công tác bảo vệ quyềnlợi người tiêu dùng tại địa phươngnày.

pHƯƠNG ANH

GÓC NGƯỜI TIÊU DÙNG

BT_014:Layout 1 6/4/2010 10:32 AM Page 22

Page 23: BT 014:Layout 1 6/4/2010 10:30 AM Page 1 fileCục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương có nhiệm

v C A 23CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 14 - 2010

HỏI Đáp

>> Câu hỏi 1: Tổ chứcQuốc tế Người tiêu dùng làgì?

� Trả lờiQuốc tế Người tiêu dùng (Tên

tiếng anh là Consumers international,viết tắt là Ci) là một Liên Hiệp của cáctổ chức người tiêu dùng trên thế giới,nhằm bảo vệ và cổ vũ cho các quyềncủa nguời tiêu dùng trên toàn thếgiới thông qua việc giúp đỡ các hộingười tiêu dùng ở các quốc gia vàtiến hành các chiến dịch trong phạmvi quốc tế. Hiện nay, Quốc tế Ngườitiêu dùng có 230 tổ chức thành viên ở130 quốc gia.

>> Câu hỏi 2: Nhữngquyền nào cho người tiêudùng đã được Liên hiệpquốc, cộng đồng quốc tế vànhiều nước thừa nhận?

� Trả lờiTám quyền cơ bản của người tiêu

dùng đã được Liên hiệp quốc, cộngđồng quốc tế và nhiều nước thừanhận. Chính phủ nhiều nước đã đưanội dung tám quyền của người tiêudùng vào pháp luật bảo vệ người tiêudùng của nước mình.

Đó là các quyền :- Quyền được thỏa mãn những

nhu cầu cơ bản.- Quyền được an toàn.- Quyền được thông tin- Quyền được lựa chọn- Quyền được lắng nghe- Quyền được khiếu nại và bồi

thường - Quyền được giáo dục, đào tạo về

tiêu dùng- Quyền được có môi trường sống

lành mạnh và bền vững.Tám quyền này được dùng làm cơ

sở để các quốc gia hoạch định chínhsách bảo vệ người tiêu dùng và cũnglà cơ sở cho hoạt động của các tổchức bảo vệ người tiêu dùng trên thếgiới.

>> Câu hỏi 3: Hệ thốngtiêu chuẩn về chất lượnghàng hóa bao gồm các loạitiêu chuẩn nào?

� Trả lờiĐiều 5 Nghị định số

179/2004/NĐ-CP ngày 21/10/2004của Chính phủ quy định quản lý Nhànước về chất lượng sản phẩm, hànghóa quy định hệ thống tiêu chuẩnchất lượng sản phẩm, hàng hóa củaViệt Nam bao gồm:

- Tiêu chuẩn Việt Nam là văn bảnkỹ thuật được xây dựng do yêu cầuquản lý Nhà nước về chất lượng vàthương mại, được áp dụng thốngnhất trong phạm vi cả nước, do Bộtrưởng Bộ Khoa học và Công nghệ chỉđạo xây dựng và ban hành;

- Tiêu chuẩn ngành là văn bản kỹthuật được xây dựng do nhu cầuquản lý Nhà nước về chất lượng đốivới các sản phẩm, hàng hóa chưa xây

dựng được tiêu chuẩn Việt Namtương ứng, được áp dụng thống nhấttrong phạm vi cả nước, do Bộ trưởng,Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ chỉ đạoxây dựng và ban hành;

- Tiêu chuẩn cơ sở là văn bản kỹthuật do Thủ trưởng đơn vị cơ sở banhành để áp dụng trong cơ sở. Tiêuchuẩn cơ sở không được trái với quyđịnh có liên quan của các cơ quanNhà nước có thẩm quyền;

- Tiêu chuẩn quốc tế, khu vực vàtiêu chuẩn nước ngòai được sử dụngđể xây dựng các tiêu chuẩn trong hệthống tiêu chuẩn, chất lượng sảnphẩm, hàng hóa hoặc được áp dụngtrực tiếp khi cần thiết.

Hà pHẠm

BT_014:Layout 1 6/4/2010 10:32 AM Page 23

Page 24: BT 014:Layout 1 6/4/2010 10:30 AM Page 1 fileCục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương có nhiệm

v C A24 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 14 - 2010

HỆ THốNG VăN BảN pHáp LUậT CẠNH TRANH

1. Về phạm vi điều chỉnh:Thông tư này hướng dẫn

việc kiểm tra, giám sát vệ sinh antoàn thực phẩm (VSATTP) đốivới thực phẩm nông sản trướckhi đưa ra thị trường tiêu thụ,trách nhiệm của các cơ quankiểm tra, giám sát và cơ sở sảnxuất kinh doanh thực phẩmnông sản trước khi đưa ra thịtrường.

2. Về đối tượng áp dụng:Thông tư này áp dụng đối với các

đối tượng là các cơ sở sản xuất kinhdoanh thực phẩm nông sản cónguồn gốc từ thực vật và các cơ sởsản xuất kinh doanh thực phẩm nôngsản có nguồn gốc từ động vật.

3. Việc xác định chế độ kiểm traáp dụng đối với cơ sở sản xuất kinhdoanh thực phẩm nông sản dựa trêncác yếu tố sau:

a) Lịch sử tuân thủ các quy địnhđảm bảo VSATTP của cơ sở;

b) Mức độ rủi ro về VSATTPcủa sản phẩm do cơ sở sản xuất;

c) Hệ thống quản lý chấtlượng đang được áp dụng tại cơsở.

4. Thẩm quyền kiểm tra:Cơ quan có thẩm quyền kiểm

tra bao gồm Chi cục Bảo vệ thựcvật, Chi cục Thú y thuộc Sở Nôngnghiệp và Phát triển nông thôncác tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương. Các cơ quan này

thực hiện kiểm tra điều kiện đảm bảoVSATTP cơ sở sản xuất kinh doanhthực phẩm nông sản tại địa phươngtheo chỉ đạo, hướng dẫn và giám sátvề chuyên môn, nghiệp vụ của CụcBảo vệ thực vật hoặc Cục Thú y.

i. Thông tư 05/2010/TT-BNNpTNT ngày 22 tháng 01 năm 2010 của BộNông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn việc kiểm tra, giám sátvệ sinh an toàn thực phẩm nông sản trước khi đưa ra thị trường.

Rà soát văn bản pháp luật từ 10/01/2010 đến 01/3/2010

1. Về đối tượng áp dụng:Thông tư này quy định việc sáp

nhập, hợp nhất, mua lại các tổ chứctín dụng được thành lập và hoạtđộng tại Việt Nam như sau:

- Ngân hàng thương mại;- Công ty tài chính;- Công ty cho thuê tài chính;- Tổ chức tín dụng hợp tác.2. Thẩm quyền chấp thuận việc

sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chứctín dụng:

Theo quy định của Thông tư,thẩm quyền chấp thuận việc sápnhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tíndụng là Thống đốc Ngân hàng Nhànước.

3. Về tư vấn sáp nhập, hợp nhất,mua lại tổ chức tín dụng:

Theo Điều 7 Thông tư, chuyên giatư vấn phải đáp ứng đủ các điều kiệnsau:

- Là tổ chức được phép cung cấpdịch vụ tư vấn trong lĩnh vực tàichính, ngân hàng;

- Không đồng thời tư vấn cho tổchức tín dụng tham gia sáp nhập,hợp nhất, mua lại;

- Được hội đồng quản trị của tổ

chức tín dụngtham gia sápnhập, hợpnhất, mua lạixác nhậnkhông cóquan hệ tàichính có thểdẫn đến xungđột về lợi íchvới các tổchức tín dụngtham gia sápnhập, hợpnhất, mua lại.

4. Về điều kiện sáp nhập, hợpnhất, mua lại:

Một trong các điều kiện để tổchức tín dụng được sáp nhập, hợpnhất, mua lại là không thuộc trườnghợp tập trung kinh tế bị cấm theoquy định của Luật Cạnh tranh.

5. Về trình tự thủ tục: Tổ chức tín dụng tham gia sáp

nhập, hợp nhất, mua lại phải có vănbản thông báo cho cơ quan quản lýcạnh tranh hoặc đề nghị được hưởngmiễn trừ đối với trường hợp sáp nhậpbị cấm theo quy định của Luật Cạnhtranh.

Trong hồ sơ đề nghị sáp nhập,hợp nhất, mua lại, ý kiến bằng vănbản của Cục Quản lý cạnh tranh hoặcquyết định cho hưởng miễn trừ củaBộ trưởng Bộ Công Thương hoặc Thủtướng Chính phủ là một trong các tàiliệu cần thiết. Trường hợp không cầncác văn bản này, tổ chức tín dụngnhận sáp nhập, hợp nhất, mua lạiphải có văn bản giải trình lý do vàcam kết chịu trách nhiệm về tínhtrung thực của báo cáo về việc tổchức tín dụng không vi phạm quyđịnh của Luật Cạnh tranh về tập trungkinh tế.

ii. Thông tư 04/2010/TT-NHNN ngày 11 tháng 02 năm 2010 của Ngân hàng Nhànước việt Nam quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng.

BT_014:Layout 1 6/4/2010 10:32 AM Page 24

Page 25: BT 014:Layout 1 6/4/2010 10:30 AM Page 1 fileCục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương có nhiệm

v C A 25CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 14 - 2010

Theo quy định của Thông tư, tổ chứctín dụng cho vay bằng đồng Việt Namtheo lãi suất thỏa thuận đối với kháchhàng phù hợp với quy định của pháp luật

về cho vay của tổ chức tín dụng đối vớikhách hàng và trên cơ sở cung - cầu vốnthị trường, mức độ tín nhiệm của kháchhàng vay.

Các quy định của Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam về lãi suất cho vay của tổ chức tíndụng đối với khách hàng hết hiệu lực thihành, bao gồm: Thông tư số 01/2009/TT-NHNN ngày 23 tháng 01 năm 2009 hướngdẫn về lãi suất thỏa thuận của tổ chức tíndụng đối với cho vay các nhu cầu vốnphục vụ đời sống, cho vay thông quanghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tíndụng và các văn bản hướng dẫn thực hiệnThông tư này; quy định về lãi suất đối vớicác khoản vay trung, dài hạn nhằm đápứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh,dịch vụ và đầu tư phát triển theo Quyếtđịnh số 16/2008/QĐ-NHNN ngày 16 tháng5 năm 2008 về cơ chế điều hành lãi suất cơbản bằng đồng Việt Nam.

CÔNG THàNH

4. Thông tư số 07/2010/TT-NHNN ngày 26 tháng 02 năm 2010 của Ngân hàngNhà nước việt Nam quy định về cho vay bằng đồng việt Nam theo lãi suất thỏathuận của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

Thông tư này quy định về giábán buôn điện, giá bán lẻ điện vàhướng dẫn thực hiện giá bán điệnnăm 2010.

Giá bán điện được quy định theothời gian sử dụng điện trong ngày(gọi là hình thức ba giá), bao gồmgiờ bình thường, giờ cao điểm và giờthấp điểm

Theo mức giá mới, Giá bán lẻđiện cho mục đích sinh hoạt sẽ gồm07 nấc với nấc đầu tiên là 600đồng/kWh cho 50 kWh đầu tiên vànấc cao nhất là 1.890 đồng/kWh chokWh từ 401 trở lên

3. Thông tư số 08/2010/TT-BCT ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Bộ CôngThương Quy định về giá bán điện năm 2010 và hướng dẫn thực hiện.

BT_014:Layout 1 6/4/2010 10:32 AM Page 25

Page 26: BT 014:Layout 1 6/4/2010 10:30 AM Page 1 fileCục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương có nhiệm

v C A26 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 14 - 2010

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Theo ước tính, cứ mỗi năm lại cóthêm khoảng 150 triệu ngườitiêu dùng (NTD) mới tham gia

vào các giao dịch tài chính trên toànthế giới. Tạo nên một phần đáng kểcủa con số này, là số lượng NTD đếntừ các nước đang phát triển, nơi côngtác bảo vệ NTD và hiểu biết về tàichính còn đang trong giai đoạn đầucủa quá trình hình thành. Đặc biệt tạicác nền kinh tế đang trong giai đoạnchuyển tiếp từ cơ chế kế hoạch hóatập trung bao cấp sang cơ chế thịtrường như nước ta, bảo vệ quyền lợicủa NTD đã và đang trở thành mộtđiều kiện tiên quyết trước khi ta cóthể xây dựng được các thị trường tài

chính vững mạnh và có tính cạnhtranh cao.

Cơ chế bảo vệ NTD yếu và mức độhiểu biết về tài chính thấp có ảnhhưởng tiêu cực không nhỏ tới cácnền kinh tế có mức thu nhập thấp vàvừa như Việt Nam. Trong vòng mộtthập kỷ vừa qua, tất cả các nền kinhtế đang trên đà phát triển trong khuvực và trên thế giới đều có nhữngbước tiến vượt bậc trong việc tạodựng và phát triển các khu vực tàichính của mình. Mức tăng lên đángkể của thu nhập khiến cho NTD cónhiều nguồn lực để đầu tư hơn. Sựmở cửa của các nền kinh tế cho cáccông ty đa quốc gia được tự do vào

BẢO vệ NGƯời TiêU dùNG TRoNG CÁC GiAo DịCH Tài CHíNH

BT_014:Layout 1 6/4/2010 10:32 AM Page 26

Page 27: BT 014:Layout 1 6/4/2010 10:30 AM Page 1 fileCục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương có nhiệm

hoạt động, mức độ cạnh tranh ngàycàng gia tăng giữa các tổ chức tíndụng như ngân hàng, bảo hiểm, cácquỹ đầu tư tương hỗ, v.v và sự pháttriển của công nghệ và cơ sở hạ tầng,đã dẫn đến sự gia đời của các sảnphẩm tài chính ngày càng phức hợpdành cho công chúng. Tuy nhiên,công chúng tại các nền kinh tếchuyển đổi và đang phát triển lạikhông có được một lịch sử lâu dàitrong việc làm quen với các sản phẩmtài chính phức tạp, tinh vi. Ví dụ, đốivới đa số những NTD lần đầu tiên đếnvới các dịch vụ tài chính, trong vòng60 năm trước đây, chắc chắn chưa cóthành viên nào trong gia đình họtừng ký những hợp đồng tài chínhdài hơi như hợp đồng vay mua nhàtrả góp có thế chấp. Việc sử dụng thẻATM để rút tiền từ các máy rút tiền tựđộng, hay sử dụng thẻ tín dụng trongthanh toán vẫn còn xa lạ với đại bộphận dân chúng, đặc biệt tại khu vực

ngoại ô, nông thôn hoặc cả các thị xã,thị trấn. Mức tăng hiểu biết về tàichính, do đó, chậm hơn rất nhiều sovới tốc độ phát triển của những kênhđầu tư, hoặc các sản phẩm tín dụngđược chào bán trên thị trường, dẫnđến khoảng cách ngày càng gia tănggiữa sự phức hợp của các sản phẩmtài chính và khả năng của NTD có thểhiểu biết tường tận những sản phẩmmà họ đang mua. Đặc biệt tại cácnước có mức thu nhập thấp, vớinhững NTD lần đầu tiên đến với cácsản phẩm tài chính, khoa học côngnghệ cũng có tác động thay đổi đángkể đối với những sự bảo vệ mà NTDcần có trong các giao dịch tài chính.

Những phát triển gần đây của thịtrường tài chính càng cho thấy sự cầnthiết của công tác bảo vệ NTD và giáodục cho họ, vì lợi ích của sự phát triểnlành mạnh của chính bản thân khuvực tài chính. Một ví dụ điển hình làcuộc khủng hoảng tài chính toàn cầuhiện nay xuất phát từ nước Mỹ - nềnkinh tế hùng mạnh nhất toàn cầu -trong một lĩnh vực gần gũi như thịtrường cho vay mua nhà trả góp cóthế chấp (house mortgages). Từ trướcđây mấy năm, đã có những cảnh báo,tiếc thay ít được chú ý, về việc nhữngsản phẩm phức tạp trong lĩnh vực này(ví dụ như sản phẩm cho vay muanhà trả góp có thế chấp theo mức lãisuất tổng hợp có điều chỉnh - hybridadjustable-rate mortgages) đangđược chào bán mạnh mẽ cho cảnhững NTD có khả năng chi trả thấp,lại không hiểu hết được những quyềnvà nghĩa vụ đi kèm với sản phẩm.Cuộc khủng hoảng tài chính lần này,do đó, đã dẫn đến việc chính quyềncủa Tổng thống obama đang vậnđộng thông qua một Đạo luật về Cơquan Liên bang về Bảo vệ NTD tronglĩnh vực tài chính (Consumer FinancialProtection Agency - CFPA), bảo vệNTD Hoa Kỳ trong tất cả các giao dịchtài chính, như nhà đất, thẻ tín dụng,thẻ ghi nợ, vay hỗ trợ sinh viên, chovay tiêu dùng, kế toán tín dụng, thu

nợ, v.v. Mục tiêu của cơ quan nàycũng chính là để bảo vệ và thông tincho NTD về các sản phẩm tài chínhđang ngày càng trở nên quá phứctạp, để những người không cóchuyên môn có thể hiểu được. Cơquan này dự kiến sẽ thâu tóm quyềnlực và trách nhiệm có liên quan của 7cơ quan liên bang khác về một mối,và sẽ tồn tại độc lập với Ủy banThương mại Liên bang (FTC), cơ quanbảo vệ NTD chính của Mỹ. Dự luật nàyđược đông đảo NTD Hoa Kỳ ủng hộ,nhưng bị Hiệp hội Nhà băng Mỹ phảnđối quyết liệt. Trong khi đó, tại nướcláng giềng Canada, một cơ quantương tự - Cơ quan bảo vệ NTD tronglĩnh vực Tài chính (Financial Con-sumer Agency of Canada - FCAC) đãđược thành lập từ những năm 2001.

Theo một báo cáo của Ngân hàngThế giới năm 2009 về Các tiêu chuẩntrong Bảo vệ và Giáo dục NTD thuộclĩnh vực tài chính (tại khu vực ChâuÂu và Trung Á), một khu vực tài chínhtốt phải đảm bảo cung cấp cho NTDnhững quyền lợi sau đây:

• Quyền được minh bạch - bằngcách cung cấp thông tin một cáchđầy đủ, chính xác, đơn giản, gẫy gọnvà có thể so sánh được, về giá cả, cácđiều kiện giao dịch (và rủi ro có liênquan) của các sản phẩm và dịch vụ tàichính;

• Quyền chọn lựa - bằng cáchđảm bảo thực hiện các tiêu chuẩncông bằng, hợp lý và không ép buộctrong quá trình rao bán các sảnphẩm-dịch vụ, cũng như trong khithu gom các khoản thanh toán;

• Quyền được giải quyết khiếunại và bồi thường thiệt hại - bằngcách cung cấp các cơ chế giải quyếttranh chấp và khiếu nại nhanh chóng,hiệu quả và hợp túi tiền cho NTD;

• Quyền được đảm bảo riêng tư- bằng cách đảm bảo kiểm soát về sựtiếp cận đối với các thông tin riêng tưtrong giao dịch tài chính.

Bên cạnh đó, báo cáo này cũngkhuyến nghị việc xây dựng các

v C A 27CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 14 - 2010

BT_014:Layout 1 6/4/2010 10:32 AM Page 27

Page 28: BT 014:Layout 1 6/4/2010 10:30 AM Page 1 fileCục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương có nhiệm

v C A28 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 14 - 2010

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

chương trình giáo dục tài chính dànhcho NTD để họ có thể phát triển khảnăng và kỹ năng, hiểu được các sảnphẩm và dịch vụ tài chính, cũng nhưthực thi các quyền (và nghĩa vụ) củamình với tư cách người tiêu dùng tàichính.

Khung pháp lý về bảo vệ NTDtrong lĩnh vực tài chính tại nước tacòn rất yếu kém. Trong khi Pháp lệnhvề bảo vệ quyền lợi NTD 1999 chỉ nêura các nguyên tắc chung nhất về bảovệ NTD và chưa hề đề cập tới lĩnh vựctài chính nói riêng, thì các nghị địnhhướng dẫn thi hành của Pháp lệnhnày, cụ thể là Nghị định số69/2001/NĐ-CP, sau đó thay thế bởiNghị định số 55/2008/NĐ-CP, cũngđều để trống lĩnh vực này. Các vănbản pháp luật chuyên nghành nhưLuật các tổ chức tín dụng 1997 (sửađổi bổ sung năm 2004), Luật Ngânhàng nhà nước Việt nam 1997 (sửađổi bổ sung năm 2003), Luật chứngkhoán 2006, v.v. cũng đều không đềcập, hoăc không chú trọng tới lĩnhvực bảo vệ NTD, mới chỉ đưa ra đượcmột số nguyên tắc chung về quyền

lợi của người gửi tiền, người vay, v.v.Mong rằng Luật Bảo vệ NTD hiện nayđang được soạn thảo trình Chính phủphê duyệt, cũng như các văn bảnhướng dẫn thi hành của Luật nàytrong tương lai sẽ khắc phục đượcnhững tồn tại này và đề ra các hướnggiải pháp phù hợp. Cho tới hiện nay,các tranh chấp liên quan tới NTD ởViệt Nam vẫn còn đơn giản, chủ yếuliên quan tới lĩnh vực sử dụng thẻATM, phí ngân hàng và bảo hiểm, lãisuất, v.v., với mức độ nghiêm trọng vàphức tạp chưa cao. Tuy nhiên, khôngthể nói trong tương lai không có cácvấn đề lớn hơn xuất hiện, do các thịtrường tài chính của chúng ta đangtrên đà phát triển như vũ bão. Do đó,cần có thêm các nghiên cứu chuyênsâu về lĩnh vực này, trong khi khungpháp lý cần được hoàn chỉnh kịp thời,thậm chí đón trước tương lai. Ngoàira, các tổ chức tài chính, tín dụngcũng cần phát triển các bộ luật ứngxử (codes of conduct), một hình thứctự điều tiết (self-regulation), để trợgiúp thêm cho công tác quản lý nhànước trong lĩnh vực này.

Cuối cùng, tổ chức Người tiêudùng Quốc tế (Consumers interna-tional - Ci), trong khuyến nghị gửi tớiHội đồng chuyên gia của Chủ tịch Đạihội đồng Liên Hợp quốc về Cải cáchhệ thống tài chính và tiền tệ quốc tế,tháng 2/2009, có bày tỏ lo ngại vềviệc, trong thời kỳ khủng hoảng toàncầu, việc thực thi pháp luật cạnhtranh đang bị lơ là do những đòi hỏicấp bách của hiện tại. Các vụ sápnhập của các ngân hàng lớn, cũngnhư các vụ mua lại của chính phủ,đang được thông qua trong thời giantính vài ngày tại châu Âu và châu Mỹ,mà không có sự kiểm soát chặt chẽcủa các cơ quan cạnh tranh. Trongtương lai, sẽ có những ngân hànghoặc nhóm ngân hàng khổng lồ, cókhả năng thống trị thị trường, và điềuđó, ít nhất xét về mặt lý thuyết, sẽkhông có lợi cho NTD. Trong bối cảnhđó, Ci khuyến nghị các quốc gia trênthế giới chú trọng nâng cao chấtlượng của hệ thống điều tiết ngành,cũng như tăng cường công tác giáodục và bảo vệ NTD trong lĩnh vực này.

QUẾ ANH

BT_014:Layout 1 6/4/2010 10:32 AM Page 28

Page 29: BT 014:Layout 1 6/4/2010 10:30 AM Page 1 fileCục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương có nhiệm

v C A 29CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 14 - 2010

HOẠT ĐỘNG KỲ TớI

Tên hoạt động: Hội thảo "Xây dựng sổtay cạnh tranh ASEAN" Thời gian: 26-27/2010Nội dung: Hoàn thiện sổ tay cạnh tranhASEANThành phần/dự án: ASEAN, VCAđịa điểm: Campuchia

Tên hoạt động: Hội thảo "Pháp luật vàchính sách cạnh tranh Việt Nam" Thời gian: 15/3/2010Nội dung: Phổ biến kiến thức về Luậtvà chính sách cạnh tranh Việt NamThành phần/dự án: VCA, đại diện củacác doanh nghiệp khu vực phía Namđịa điểm: Quy Nhơn

Tên hoạt động: Hội thảo "Pháp luật vàchính sách cạnh tranh Việt Nam" Thời gian: 17/3/2010Nội dung: Phổ biến kiến thức về Luật vàchính sách cạnh tranh Việt NamThành phần/dự án: VCA, đại diện củacác doanh nghiệp khu vực phía Namđịa điểm: Nha Trang

Tên hoạt động: Họp cấp cao AEGC lần thứ 5Thời gian: 19-20/3/2010Nội dung: Thảo luận, phát triển kế hoạch cho cáchoạt động sắp tới của nhóm: xây dựng sổ tay,hướng dẫn cạnh tranh ASEANThành phần/dự án: ASEAN, VCAđịa điểm: Hà Nội

Tên hoạt động: Hội thảo "Nâng caonăng lực cho các cơ quan cạnh tranhtrong ASEAN" (AEGC)Thời gian: 22-24/3/2010Nội dung: Thảo luận, phát triển kếhoạch, phương hướng cho các hoạtđộng nâng cao năng lực cạnh tranh chocác nước ASEANThành phần/dự án: ASEAN, VCAđịa điểm: Hà Nội

Tên hoạt động: Hội thảo "Chiến lược phát triểnAEGC"Thời gian: 7-8/4/2010Nội dung: Thảo luận, phát triển kế hoạch chocác hoạt động sắp tới của nhóm: xây dựng sổtay, hướng dẫn cạnh tranh.Thành phần/dự án: ASEAN, VCAđịa điểm: Thái Lan

Tên hoạt động: Hội thảo khu vực về cạnh tranh Thời gian: 28-30/4/2010Nội dung: Cập nhật tình hình xây dựng Luật cạnh tranh tại một số nướctrong ASEAN và phương hướng hợp tác giữa các cơ quan cạnh tranh trongkhu vựcThành phần/dự án: ASEAN, VCAđịa điểm: Campuchia

BT_014:Layout 1 6/4/2010 10:32 AM Page 29

Page 30: BT 014:Layout 1 6/4/2010 10:30 AM Page 1 fileCục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương có nhiệm

v C A30 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 14 - 2010

TảN MẠN

Những ngày đầu xuân, cùng vớiviệc ngược xuôi du xuân, thămchúc bạn bè thì việc đến gặpThầy đồ để xin chữ là một trongnhững phong tục rất đẹp củangười việt Nam.

Trên những tấm giấy điều, bútlông của Thầy đồ “múa” nhữngchữ như “phượng múa, rồng

bay”, nó không đơn thuần chỉ lànhững chữ có nghĩa như: Phúc, Tâm,Chính, Thành, Đạt… mà nó thể hiệncả một nghệ thuật “vẽ chữ” - nghệthuật thư pháp.

Sử cũ ghi lại, thư pháp được bắtnguồn ở Trung Quốc từ thời Tần Thủy

Hoàng và sau đó phát triển một cáchnhanh chóng và rực rỡ. Từ TrungQuốc, Hán thư ảnh hưởng và lantruyền đến một số nền văn hóa trongkhu vực như Hàn Quốc, Nhật Bản, ViệtNam… Tại mỗi nước, thư pháp lạiđược biến hóa thành loại hình nghệthuật đặc trưng của mỗi dân tộc, tạonên nét riêng không trộn lẫn nhưngvẫn giữ nguyên nét tinh tế nguyêngốc của Thư pháp Trung Quốc.

Khác với nghệ thuật thư phápphương Tây được thực hiện bằngnhiều phương tiện: bút sắt, compa,thước, eke… con chữ được nắn nóttheo tỷ lệ và khuôn mẫu, thư phápTrung Quốc lại chỉ thực hiện bằng bút

Đầu xuân tản mạn chuyện Thầy đồ và Thư pháp

lông và bằng mực Tàu nhưng đã đưanghệ thuật viết chữ lên đến đỉnh caovới lý thuyết phong phú mang tínhtriết học, thiền học.

Nghệ thuật thư pháp ở Việt Namlàm nên tên tuổi những bậc hiềnnhân như Cao Bá Quát, Trương HánSiêu, Nguyễn Khuyến… với nhữngnét chữ kiệt xuất làm rạng danh nềnthư pháp Việt. Sự thay thế dần chữNôm và chữ Hán trong lịch sử ViệtNam và sự xuất hiện chữ theo hệ Latinđã làm thư pháp chữ Hán dần mất đitính phổ biển và chỉ còn được lưu giữqua hình ảnh những ông đồ trongngày Tết với tục cho chữ đầu xuân.

Ngày xưa, mỗi khi Tết đến xuân về,người Việt Nam có tục đến nhà Thầyđồ hoặc nhà Nho trong làng, vốnđược coi là người hay chữ, học rộng tàicao để xin lấy đôi câu đối treo trangtrọng trong nhà. Hầu như nhà nàocũng có đôi câu đối treo hai bên cộtcủa gian chính. Câu đối xin ở nhà Thầyđồ là mong cho con cháu được thôngminh sáng dạ và đem sự thông tuệcủa những bậc hiền nhân đến với tấtcả các thành viên trong gia đình.

Có người cho rằng việc trao đổinày tựa bán chữ. Nhưng không phảithế! Không có ai bán chữ, mà chỉ cóngười mua giấy để xin chữ. Đó là cáchtặng lộc qua nét chữ một cách rất tinhtế và khéo léo của người Việt trongnhững ngày đầu xuân.

Thầy đồ vốn là những ngườithanh sạch, khảng khái nên xin đượcđôi ba chữ cũng không phải chuyệndễ dàng. Do vậy, khi xin được chữ rồi,gia chủ sẽ có một chút lễ mọn gọi làđể cảm tạ thầy đồ.

Bẵng đi khoảng thời gian rất dài,thư pháp Việt Nam gần như bị quênlãng vì những cuộc chiến tranh củadân tộc và nó chỉ được khôi phụckhoảng từ 10 năm trở lại đây. Tuynhiên, việc chơi thư pháp ngày nay vànhất là tục lệ xin chữ Thầy đồ cũng cóđôi phần khác xưa.

Ngày nay, mỗi độ xuân về, bêncạnh những đình chùa, người ta vẫnthấy những ông đồ áo the khăn xếp,ngồi thảo những chữ thanh đậmbằng mực tàu lên giấy điều chonhững người đi xin chữ. Ở Hà Nội đãcó cả những câu lạc bộ thư pháp chosinh viên, cho nên đôi khi Thầy đồ lànhững chàng trai rất trẻ mắt đeo kínhcận, điện thoại giắt cạp quần nhưnglại có những nét chữ bay bổng khôngkém những ông đồ già thời xa vắng.

đỗ HùNG

BT_014:Layout 1 6/4/2010 10:32 AM Page 30

Page 31: BT 014:Layout 1 6/4/2010 10:30 AM Page 1 fileCục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương có nhiệm

CHỨC NăNG & NHiệm vỤn Chủ trì xây dựng và quản lý hệ

thống thông tin dữ liệu về cạnh tranh,chống bán phá giá, chống trợ cấp, ápdụng biện pháp tự vệ và bảo vệ quyềnlợi người tiêu dùng; tổ chức lưu giữ vàbảo quản hồ sơ vụ việc đã được VCADvà các cơ quan có thẩm quyền khác xửlý để phục vụ cho công tác chuyênmôn của VCAD;

n Cung cấp thông tin trong nướcvà quốc tế phục vụ cho công tác quảnlý, điều hành, xây dựng pháp luật vàhoạch định chính sách của VCAD;

n Chủ động phát triển các hoạtđộng dịch vụ thông tin phục vụ yêucầu của các cơ quan quản lý nhà nước,các tổ chức, cá nhân trong và ngoàinước theo quy định của pháp luật vàchỉ đạo của Cục trưởng;

n Phối hợp với các đơn vị liênquan để biên tập và phát hành các ấnphẩm định kỳ giới thiệu, tuyên truyềnvề quản lý cạnh tranh, bảo vệ ngườitiêu dùng, các biện pháp chống bánphá giá, chống trợ cấp, áp dụng cácbiện pháp tự vệ và các hoạt độngkhác của Cục;

n Xây dựng và duy trì Hệ thốngQuản lý tri thức của VCAD;

n Tham gia hỗ trợ và phối hợp vớicác đơn vị thuộc Cục trong công tácnghiên cứu, phân tích thông tin vụviệc theo chỉ đạo của Cục trưởng;

nThực hiện các hoạt động hợp tácquốc tế trong phạm vi được phâncông.

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANHLuôn vượt sự mong đợi của bạn

Trung tâm Thông tin cạnh tranh (CCiD) là một đơn vị sự nghiệp thuộc CụcQuản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương, được thành lập theo quy định tại Nghị địnhsố 06/2006/ND-CP ngày 09/01/2006 của Chính phủ.

BỘ CÔNG THƯƠNG

Cục Quản lý cạnh tranh (vCAd)

Trung tâm Thông tin cạnh tranh(CCid)

phòng phát triển dịch vụthông tin & dữ liệu

phòng Tổng hợp & Quan hệ công chúng

phòng Thông tin Bảo vệ ngườitiêu dùng

Bản tin Cạnh tranh & Ngườitiêu dùng

phòng Thông tin phòng vệthương mại

phòng Thông tin Cạnh tranh

CƠ CẤU TỔ CHỨC

25 Ngô Quyền, Hoàn KiếmHà Nội, việt Nam

Tel: (84.4) 2220 5305Fax: (84.4) 2220 5303

Email: [email protected]

Ảnh: H.N. Các cán bộ trẻ của CCid

BT_014:Layout 1 6/4/2010 10:32 AM Page 31

Page 32: BT 014:Layout 1 6/4/2010 10:30 AM Page 1 fileCục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương có nhiệm

Trung tâm Đào tạo điều tra viên là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Cục Quản lýcạnh tranh, tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, thực hiện chức năng giúp Cụctrưởng Cục Quản lý cạnh tranh tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụcho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợcấp, áp dụng các biện pháp tự vệ và bảo vệ người tiêu dùng.

Cùng với Trung tâm Thông tin cạnh tranh, Trung tâm Đào tạo điều tra viên là đơnvị sự nghiệp trực thuộc Cục Quản lý cạnh tranh.

Trung tâm Đào tạo điều tra viên có tên giao dịch tiếng Anh là: Competition TrainingCenter (CTC).

Thông tin liên hệ:Trung tâm đào tạo điều tra viên (CTC)Địa chỉ: Số 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà NộiĐiện thoại: 04 - 2220 5010

TRUNG TÂm đàO TẠO điỀU TRA viêN

BT_014:Layout 1 6/4/2010 10:32 AM Page 32