32
BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG SỐ 47 - 2014 Bảo vệ thông tin cá nhân trong các giao dịch tiêu dùng c mô hình quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phổ biến trên thế giới Biện pháp cam kết giá trong vụ việc điều tra chống bán phá giá BỘ CÔNG THƯƠNG CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

Bảo vệ thông tin cá nhân - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_47_VN_preview.pdf · của Bộ Công Thương có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Luật Bảo

  • Upload
    others

  • View
    7

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Bảo vệ thông tin cá nhân - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_47_VN_preview.pdf · của Bộ Công Thương có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Luật Bảo

BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG

SỐ 47 - 2014

Bảo vệ thông tin cá nhân trong các giao dịch tiêu dùng

các mô hình quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phổ biến trên thế giới

Biện pháp cam kết giá trong vụ việc điều tra

chống bán phá giá

BỘ CÔNG THƯƠNGCỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

Page 2: Bảo vệ thông tin cá nhân - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_47_VN_preview.pdf · của Bộ Công Thương có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Luật Bảo

Bộ Công Thương

CụC Quản lý Cạnh tranh

Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Pháp lệnh Chống bán phá giá, Pháp lệnh Chống trợ cấp và Pháp lệnh tự vệ.

Với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Quyết định số 848/QĐ-BCT ngày 05 tháng 2 năm 2013, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi trường cạnh tranh hiệu quả cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng do Thủ tướng bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm.

Page 3: Bảo vệ thông tin cá nhân - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_47_VN_preview.pdf · của Bộ Công Thương có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Luật Bảo

Bản tInCạnh tranh & nGƯỜI tIÊu DÙnG

Của Cục Quản lý cạnh tranh

giấy phép xuất bản số 03/gP-XBBT Cấp ngày 08/01/2014

Phát hành vào ngày 20 hàng tháng

nGƯỜI ChỊu trÁCh nhIỆM XuẤt BảnBẠCh VĂn MỪng

Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương

Ban BIÊn tẬPngUYỄn Phương nAM, Võ VĂn ThúY,

Trần Thị Minh Phương, PhẠM ChâU giAng,PhẠM Thị QUỳnh Chi, PhẠM hương giAng, Bùi ngUYỄn Anh

TUấn, PhAn ĐứC QUế, Phùng VĂn Thành, CAo XUân QUảng, hồ Tùng BáCh, Trần DiệU LoAn,

TẠ MẠnh Cường

hỘI ĐỒnG CỐ VẤnTrương ĐÌnh TUYỂn

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mạiPgS. TS. LÊ DAnh VĨnh

Nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thươngông Trần QUỐC Khánh

Thứ trưởng Bộ Công ThươnggS. TS. hoàng ĐứC Thân

Đại học Kinh tế Quốc dânPgS. TS. ngUYỄn như PháT

Viện Nhà nước và Pháp luậtTS. Bùi ngUYÊn Khánh

Viện Nhà nước và Pháp luật

tổ chức sản xuất và phát hànhtrunG tÂM thÔnG tIn Cạnh tranh (CCID)

25 ngô Quyền - hà nộiĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04) 2220 5303

Email: [email protected]

Đại diện tại tP. hồ Chí MinhSố 12 Võ Văn Kiệt, Quận 1, TP.hCM

Phát hành tạiCông ty phát hành báo chí Trung ương

Mục lục

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp của độc giả nhằm nâng cao chấtlượng của Bản tin. Mọi ý kiến đóng góp, thư từ, tin, bài xin gửi về:

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng25 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội

ĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303 * Email: [email protected]

04 CHUYÊN MỤC Bảo vệ người tiêu dùng

19 TIN TỨC - SỰ KIỆN

26 HỎI ĐÁP

27 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

30 HOẠT ĐỘNG TRONG KỲ TỚI

Page 4: Bảo vệ thông tin cá nhân - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_47_VN_preview.pdf · của Bộ Công Thương có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Luật Bảo

4 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 7 - 2 0 1 4

Bảo vệ người tiêu dùng

I. Các loại mô hình tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thế giới

Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có tác động quyết định đến hiệu quả hoạt động và cách thức hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Hiện nay, trên thế giới tồn tại 2 loại mô hình tổ chức quản lý nhà nước cơ bản về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như sau:

Thứ nhất: Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo mô hình hình chóp.

Thứ hai: Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo mô hình hạt nhân.

1. Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng (BVNTD) theo mô hình hình chóp

Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về BVNTD theo mô hình hình chóp được

các mô hình quản lý nhà nước về Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phổ Biến trên thế giới

các nước như Đài Loan, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Thái Lan, Úc áp dụng. Theo mô hình này, hệ thống các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng được tổ chức thành hệ thống với một cơ quan dạng Ủy ban hoặc Hội đồng trực thuộc Chính phủ hoặc Quốc hội (như USFTC của Hoa Kỳ và ACCC của Úc).

Đối với các nước như Hoa Kỳ hoặc Úc, cơ quan bảo vệ người tiêu dùng là cơ quan có quyền lực lớn trong hoạt động bảo vệ người tiêu dùng, là cơ quan trực thuộc Quốc hội, có vị trí tương đối độc lập và có thẩm quyền yêu cầu các cơ quan chuyên ngành khác thuộc Chính phủ phối hợp và giải quyết thỏa đáng các khiếu nại của NTD. Tại các quốc gia này, pháp luật bảo vệ người tiêu dùng tiếp cận theo cách sử dụng sức mạnh của thị trường để bảo vệ lợi ích của NTD nên vai trò của các cơ quan này vừa trực tiếp bảo vệ quyền lợi NTD, vừa đem lại lợi ích cho NTD thông qua việc bảo đảm môi trường cạnh

tranh lành mạnh. Mặc dù ở cơ quan này, bảo vệ người tiêu dùng không phải là chức năng duy nhất, nhưng là một trong các chức năng chính, có thẩm quyền cao nhất trong thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về BVNTD.

Đối với các nước như Đài Loan, Thái Lan, Nhật Bản, cơ quan quản lý nhà nước về BVNTD là một Ủy ban hoặc Hội đồng (mô hình của Nhật) thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Ủy ban). Về cấp hành chính thì Ủy ban này là cơ quan thuộc Chính phủ và do đó ngang với các Bộ, ngành khác. Tuy nhiên, đứng đầu Ủy ban là Thủ tướng hoặc Phó Thủ tướng và các thành viên Ủy ban là người đứng đầu các Bộ, ngành khác nên Ủy ban này là cơ quan có quyền lực lớn nhất trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng. Ủy ban có thẩm quyền ban hành các chính sách và lập kế hoạch bảo vệ người tiêu dùng, phân bổ các kế hoạch cho các ngành và chính quyền địa phương thực hiện. Trong

Chuyên mụC

Page 5: Bảo vệ thông tin cá nhân - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_47_VN_preview.pdf · của Bộ Công Thương có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Luật Bảo

5ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 7 - 2 0 1 4

Bảo vệ người tiêu dùng

quá trình thực thi các chính sách và kế hoạch bảo vệ người tiêu dùng, Ủy ban có chức năng giám sát, yêu cầu thực hiện và đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan thực thi.

Nhìn chung, theo mô hình hình chóp trong hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về BVNTD có Ủy ban là cơ quan chuyên môn độc lập, có vị trí cao trong tổ chức bộ máy nhà nước và có quyền lực điều phối đối với các cơ quan khác trong hoạt động bảo vệ người tiêu dùng. Cơ quan này thường không trực tiếp giải quyết các khiếu nại của NTD và trên thực tế thì với nguồn lực và mô hình như vậy, việc giải quyết trực tiếp các vụ việc xâm phạm quyền lợi NTD cụ thể là không khả thi. Do vậy, chức năng này thường được giao cho các Bộ, ngành và đặc biệt là phân cấp mạnh cho chính quyền địa phương và Ủy ban đóng vai trò là cơ quan giám sát việc thực hiện.

Mô hình hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về BVNTD theo hình

chóp

Nguồn: Tổng hợp2. Hệ thống tổ chức quản lý nhà

nước về BVNTD theo mô hình hạt nhân Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước

về BVNTD theo mô hình hạt nhân được các nước như Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc, Pháp, Hàn Quốc, Singapore, Hà Lan, Canada áp dụng. Theo mô hình này, cơ quan có chuyên môn bảo vệ người tiêu dùng là một cơ quan thuộc Bộ. Ở các nước này, thông thường cơ quan bảo vệ người tiêu dùng được thành lập là Cục hoặc Vụ thuộc các Bộ có chức năng quản lý nhà nước về kinh tế, thương mại và công nghiệp.

Trong công tác bảo vệ quyền lợi NTD, các cơ quan này có chức năng điều tra và xử lý các hành vi vi phạm quyền lợi NTD. Các Bộ, ngành khác có nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với cơ quan bảo vệ người tiêu dùng để xử lý các hành vi vi phạm và giám sát chất lượng hàng hóa dịch vụ trên thị trường nhằm đảm bảo an toàn cho NTD.

Về mặt tổ chức, do là cơ quan thuộc Bộ nên cơ quan bảo vệ người tiêu dùng theo mô hình này không có thẩm quyền

giám sát cũng như áp đặt nhiệm vụ cho các cơ quan khác trong hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, với những công cụ đắc lực như các trung tâm nghiên cứu, giám định cùng với các thẩm quyền điều tra và xử lý, các cơ quan này có vị trí hạt nhân trong công tác bảo vệ người tiêu dùng và các cơ quan khác có trách nhiệm phối hợp hành động để cùng đạt mục tiêu bảo vệ quyền lợi cho NTD. Có thể mô hình hóa hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng trên như sau:

Mô hình tổ chức quản lý nhà nước về BVNTD theo mô hình hạt

nhân

Nguồn: Tổng hợp3. Ưu, nhược điểm của các mô hình

tổ chức quản lý nhà nước về BVNTDMỗi loại mô hình đều có những ưu

điểm và nhược điểm, tuy nhiên việc lựa chọn mô hình tổ chức còn phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của mỗi nước cũng như ý chí chính trị của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Một quốc gia có thể áp dụng cả hai loại mô hình, tuy nhiên mỗi mô hình được áp dụng ở một giai đoạn khác nhau của quá trình phát triển kinh tế của đất nước, sao cho đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội và vừa bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

■ Mô hình hình chópƯu điểm:Cơ quan chịu trách nhiệm chính

trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng có quyền lực lớn, có quyền yêu cầu và giám sát việc thực hiện của các cơ quan khác. Do là cơ quan có quyền lực lớn, người đứng đầu thường là Thủ tướng hoặc Phó Thủ tướng nên quyền quyết định cao và có ảnh hưởng đến các Bộ, ngành và các địa phương lớn. Các quyết định có tính khả thi cao vì được thực thi tại các Bộ, ngành, do các Bộ, ngành cũng là thành viên của cơ quan này. Trong mỗi Bộ, ngành cũng có bộ phận chuyên trách về vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nên việc giải quyết vi phạm quyền lợi người tiêu dùng nhanh, không có hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm.

+ Tính chuyên môn hóa của các cơ

quan caoDo các Bộ, ngành đều là thành viên

trong cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nên tính chuyên môn hóa cao, cơ quan thường trực chỉ chịu trách nhiệm điều phối, phối hợp giữa các cơ quan khi vụ việc liên quan đến nhiều Bộ, ngành hoặc những vấn đề phức tạp.

Thuận lợi thống nhất kế hoạch bảo vệ người tiêu dùng cho các ngành và địa phương

Do các Bộ, ngành địa phương đều có bộ phận chuyên trách về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nên việc tổng hợp số liệu để thống kê và triển khai kế hoạch tại các Bộ ngành và địa phương rất thuận tiện.

Thuận lợi cho việc đánh giá và báo cáo hoạt động bảo vệ người tiêu dùng

Nhược điểm:Tổ chức trong Chính phủ bị cồng

kềnh do phát sinh thêm một cơ quan.Việc thành lập một Ủy ban ở cấp

Trung ương và bộ phận bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại các Bộ, ngành và các địa phương là điều lý tưởng để thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tuy nhiên trong điều kiện đất nước đang phát triển, cần tinh giảm biên chế, thì việc hình thành một cơ quan như vậy sẽ cồng kềnh, gây tốn kém cho cơ quan quản lý, lãng phí của xã hội.

■ Mô hình hạt nhânƯu điểm: Tận dụng được hệ thống cơ quan

hiện hành, chỉ cần phân định thẩm quyền rõ ràng của các Bộ, ngành.

Có cơ chế chịu trách nhiệm và phối hợp rõ ràng giữa các cơ quan quản lý chuyên ngành và cơ quan bảo vệ người tiêu dùng

Tính chuyên môn hóa của các cơ quan cao, cơ quan bảo vệ người tiêu dùng có chức năng điều tra xử lý hành vi vi phạm quyền lợi NTD.

Nhược điểm:Không có tính hệ thống, khó cho

việc thống nhất kế hoạch bảo vệ người tiêu dùng

Cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng không đủ quyền lực để có thể giám sát hoạt động của các cơ quan khác.

II. Bài học kinh nghiệm thế giới về nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Việc lựa chọn mô hình quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của mỗi quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Thể chế chính trị, quan điểm lãnh đạo của mỗi đất nước. Tuy nhiên, muốn công tác bảo vệ quyền lợi người

Chuyên MụC

Page 6: Bảo vệ thông tin cá nhân - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_47_VN_preview.pdf · của Bộ Công Thương có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Luật Bảo

6 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 7 - 2 0 1 4

Bảo vệ người tiêu dùng

tiêu dùng đạt hiệu quả cao, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải có được những điều kiện và yếu tố sau:

Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nên phát huy ưu điểm của nền kinh tế thị trường

Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải phát huy sức mạnh của nền kinh tế thị trường như nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp, đồng thời tiến hành xã hội hóa các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhằm giảm gánh nặng, chi phí cho ngân sách nhà nước, tạo điều kiện cho mọi cá nhân, tổ chức đều có thể tham gia công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Quyền lực của cơ quan quản lý nhà nước về BVNTD

Nhìn chung, cơ quan bảo vệ người tiêu dùng của các quốc gia nói trên đều nhận được sự ủng hộ rất lớn về mặt chính trị. Chính vị trí của các cơ quan này trong hệ thống Chính phủ đã cho thấy sự ủng hộ đó. Đối với các nước theo mô hình Ủy ban thuộc Chính phủ, các thành viên của Ủy ban đều là các Bộ trưởng và chủ tịch Ủy ban là Thủ tướng hoặc Phó Thủ tướng nên cơ quan này luôn nhận được sự ủng hộ của Đảng cầm quyền.

Cùng với sự ủng hộ mạnh mẽ về mặt chính trị, cơ quan bảo vệ người tiêu dùng tại các quốc gia theo mô hình này luôn nhận được sự ủng hộ và tín nhiệm của xã hội. Đây là hiệu ứng tương tác từ vai trò của các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng với xã hội. Các cơ quan này luôn đóng vai trò tích cực trong công tác giải quyết khiếu nại của NTD và hỗ trợ về chuyên môn cũng như tài chính đối với các tổ chức xã hội.

Quyền lực của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng của các nước là khá cao. Đối với cả các nước theo mô hình cơ quan hình chóp hay mô hình cơ quan hạt nhân thì cơ quan bảo vệ người tiêu dùng đều là cơ quan trung tâm bảo vệ người tiêu dùng.

Tính độc lập của cơ quan quản lý nhà nước về BVNTD

Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng cần là một cơ quan chuyên môn độc lập, có vị trí cao trong tổ chức bộ máy nhà nước và có tiếng nói đối với các cơ quan khác trong hoạt động bảo vệ người tiêu dùng. Cơ quan BVNTD thường không trực tiếp giải quyết các khiếu nại của NTD và trên thực tế thì với nguồn lực và mô hình như vậy, việc giải quyết các vụ việc xâm phạm quyền lợi NTD cụ thể là không khả thi.

Do vậy, chức năng giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng thường được giao cho các Bộ, ngành và đặc biệt là phân cấp mạnh cho chính quyền địa phương và Ủy ban đóng vai trò là cơ quan giám sát việc thực hiện.

Mạng lưới và nguồn nhân lực của các cơ quan quản lý nhà nước về BVNTD

Do đặc thù riêng của công tác bảo vệ người tiêu dùng (yêu cầu gần với quần chúng, thị trường, bảo vệ quyền lợi cho một số đông không được tổ chức, không có chuyên môn, thiếu thông tin và thường rất yếu thế về khả năng thương lượng), một hệ thống cơ quan bảo vệ người tiêu dùng sẽ có hiệu quả chỉ khi nó được trải rộng đến tận các đơn vị hành chính nhỏ lẻ của từng địa phương. Các quốc gia như Nhật Bản, Mỹ đều có cơ quan bảo vệ người tiêu dùng và hệ thống giải quyết khiếu nại, tranh chấp bao trùm từ Trung ương đến địa phương. Đây là một điểm mạnh của các hệ thống này, nhưng nó cũng đỏi hỏi một nguồn lực khổng lồ để đủ cung cấp cho việc duy trì bộ máy. Do đó, cần phải triệt để sử dụng các bộ máy chính quyền sẵn có ở cơ sở, nhân lực có chuyên môn sẵn có (ví dụ như các thẩm phán đã về hưu), và đảm bảo hoạt động thực thi pháp luật diễn ra một cách nhanh chóng, hiệu quả với chi phí thấp nhất.

Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng với các cơ quan điều tiết ngành

Các nước trên thế giới thường theo hai mô hình chủ đạo trong tổ chức các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng. Đối với mỗi mô hình, sự phối hợp giữa các cơ quan có nét đặc thù riêng. Tại các nước sử dụng mô hình cơ quan hình chóp, cơ quan bảo vệ người tiêu dùng là cơ quan có vị trí cao trong Chính phủ và có các quyền lực lớn trong vấn đề bảo vệ người tiêu dùng, trong đó có quyền lập chính sách, lập kế hoạch và giám sát hoạt động bảo vệ người tiêu dùng của các cơ quan trong hệ thống nên sự phối hợp trong hoạt động của các cơ quan trong hệ thống bảo vệ người tiêu dùng luôn đảm bảo nhịp nhàng và kịp thời. Còn đối với các nước sử dụng mô hình cơ quan hạt nhân, cơ quan bảo vệ người tiêu dùng tuy không có vị trí lớn như theo mô hình cơ quan hình chóp, nhưng với vai trò quan trọng và đặc biệt là thẩm quyền điều tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp,… pháp luật luôn tạo ra cơ chế ràng buộc trách nhiệm của các cơ quan khác trong việc phối hợp hoạt động với cơ quan bảo vệ người tiêu dùng.

Tính hiệu quả của cơ chế giải quyết tranh chấp

Một hệ thống giải quyết tranh chấp sẽ chỉ có hiệu quả trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng nếu nó có thể trải rộng trên toàn quốc đến cấp địa phương. Bên cạnh đó, kinh nghiệm nổi bật của tất cả các quốc gia nói trên, đặc biệt trong trường hợp của Malaysia, là hệ thống này phải tách biệt khỏi hẳn hệ thống toà án thông thường, vốn đã có quá nhiều việc và thiếu chuyên môn, thường bị coi là không mấy thân thiện với các cá nhân NTD thiếu thông tin và không được tổ chức. Các thủ tục giải quyết tranh chấp cũng phải được đơn giản hoá, đẩy nhanh và giảm chi phí đến hết mức có thể, như trong trường hợp của Malaysia thì mới có thể mong được NTD sử dụng thường xuyên.

Ngoài ra, các phương thức khác cũng nên được sử dụng thường xuyên, như khiếu nại trực tuyến, tư vấn hay tiếp nhận khiếu nại qua đường dây nóng. Việc có một trung tâm đầu mối tiếp nhận khiếu nại và chuyển đến các cơ quan chức năng có trách nhiệm, hay cơ quan giải quyết tranh chấp là một cơ chế rất hiệu quả.

III. Kinh nghiệm về việc lựa chọn mô hình quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Việc lựa chọn mô hình quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo mô hình hình chóp hay mô hình hạt nhân hoặc kết hợp cả hai trong quá trình phát triển kinh tế đất nước của quốc gia còn tùy thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế của mỗi nước, cũng như mức độ cam kết trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Sẽ là lãng phí nguồn lực nếu trình độ và điều kiện phát triển kinh tế đất nước vẫn còn thấp mà áp dụng mô hình hình chóp, với việc xây dựng một hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng độc lập từ trung ương đến địa phương. Với các quốc gia đang phát triển, sẽ phù hợp hơn nếu cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được thành lập dựa trên hệ thống cơ quan sẵn có, được trao thẩm quyền và có mạng lưới trải dài từ Trung ương đến địa phương.

ĐoàN QuaNg ĐôNg

Chuyên mụC

Page 7: Bảo vệ thông tin cá nhân - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_47_VN_preview.pdf · của Bộ Công Thương có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Luật Bảo

7ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 7 - 2 0 1 4

Bảo vệ người tiêu dùng

Trong những năm gần đây, trên cơ sở có nhiều nét tương đồng về văn hóa, lịch sử phát triển và các điều

kiện tự nhiên, địa lý, mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản đã được chú trọng và nâng tầm trên nhiều phương diện, lĩnh vực. Một trong những lĩnh vực được chú trọng đẩy mạnh hợp tác giữa hai quốc gia là hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Với kinh nghiệm của người đi trước, hiện tại, các tổ chức, các chuyên gia Nhật Bản đang giúp đỡ, chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc thúc đẩy hiệu quả của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam.

Trong khuôn khổ hợp tác giữa Cục Quản lý cạnh tranh – đơn vị giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (Japan International Cooperation Agency), trong 3 năm trở lại đây đã có nhiều hoạt động nhằm tăng cường hợp tác, trao đổi chuyên gia và kinh nghiệm giữa các cơ quan hoạt động trong lĩnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của hai quốc gia. Trong bài viết này, xin được chia sẻ một số thông tin về mô hình các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Nhật Bản.

Nhìn vào sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý nhà nước BVNTD tại Nhật cho thấy, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Nhật trực thuộc trực tiếp Văn phòng Nội các của Chính phủ Nhật. So với Việt Nam, hiện nay Cục Quản lý cạnh tranh đang trực thuộc Bộ Công Thương. Vị trí tổ chức này cho thấy, Chính phủ Nhật rất quan tâm tới hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và đã hình thành bộ máy có thẩm quyền cao để quản lý hoạt động này.

Ủy ban người tiêu dùng được thành lập từ tháng 9 năm 2009 cùng thời điểm thành lập của Cục Bảo vệ người tiêu dùng. Ủy ban là một tổ chức minh bạch, hoạt động độc lập với Cục Bảo vệ người tiêu dùng và có chức năng chính là giám sát hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại các Bộ, các Cục, trong đó có Cục Bảo vệ người tiêu dùng. Có thể thấy, pháp luật Nhật Bản quy định tất cả các Bộ, ngành đều tham gia vào hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong đó vị trí trung tâm thuộc về Cục Bảo vệ người tiêu dùng. Ủy ban người tiêu dùng chịu trách nhiệm giám sát hoạt động tại các đơn vị này.

Cục Bảo vệ người tiêu dùng trong sơ đồ này đóng vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người

quản lý nhà nước về Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tẠi nhẬt Bảntiêu dùng tại Nhật. Thực hiện vai trò này, Cục có các chức năng chính sau:

- Xây dựng, sửa đổi chính sách pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

- Thực thi các văn bản pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

- Thực hiện hỗ trợ hoạt động của các trung tâm, hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Xử lý các vấn đề mới phát sinh trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Nhằm hỗ trợ hơn nữa hoạt động của Cục Bảo vệ người tiêu dùng, Trung tâm bảo vệ người tiêu dùng được thành lập nhằm giữ vai trò thực thi trực tiếp các vấn đề của người tiêu dùng, đồng thời đóng vai trò trung gian giữa các cơ quan quản lý với các tổ chức, hiệp hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên phạm vi cả nước. Trung tâm Bảo vệ người tiêu dùng là một tổ chức độc lập có quyền hạn thực thi các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Sự ra đời của Trung tâm nhằm thực hiện các công việc chính sau:

- Thu thập các thông tin về khiếu nại, yêu cầu của người tiêu dùng thông qua hệ thống PIO-NET (Practical Living Information Online Network System: hệ thống chia sẻ thông tin trực tuyến giữa các cơ quan quản lý, các hiệp hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng);

- Đưa ra các tư vấn đối với người tiêu dùng, các hội bảo vệ người tiêu dùng địa phương và cùng với các hội này giải quyết các khiếu nại của người tiêu dùng;

- Phân tích các yêu cầu của người tiêu dùng và thử nghiệm nhiều sản phẩm. Kết quả được công bố nhằm ngăn ngừa sự lan rộng các tổn thất cho người tiêu dùng;

- Tổ chức và cung cấp nhiều khoá đào tạo cho các cán bộ phụ trách bảo vệ người tiêu dùng hay tư vấn người tiêu dùng tại các hiệp hội.

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý nhà nước BVNTD tại Nhật

Chuyên MụC

Page 8: Bảo vệ thông tin cá nhân - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_47_VN_preview.pdf · của Bộ Công Thương có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Luật Bảo

8 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 7 - 2 0 1 4

Bảo vệ người tiêu dùng

Nhằm triển khai rộng rãi hoạt động của mình tại các địa phương trong cả nước, Trung tâm Bảo vệ người tiêu dùng còn có sự giúp sức của các Trung tâm sinh hoạt tiêu dùng tại các địa phương (hơn 1000 trung tâm) và mạng lưới các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Sự tương tác giữa các cơ quan, tổ chức bảo vệ người tiêu dùng tại Nhật (Tài liệu do Cục Bảo vệ người tiêu dùng Nhật cung cấp – tháng 6 năm 2013)

Hiện tại, Chính phủ Nhật công nhận 11 Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có chức năng hoạt động trong lĩnh vực này.

Một trong những chức năng chính của Trung tâm Bảo vệ người tiêu dùng là chức năng Kiểm tra sản phẩm và cung cấp thông tin tiêu dùng cho người tiêu

dùng. Thực hiện chức năng này, hàng năm, ngân sách Nhà nước đều dành một khoản kinh phí khổng lồ để Trung tâm có thể tiến hành kiểm tra, kiểm định các sản phẩm hàng hóa lưu thông trên thị trường. Tiêu chí tiến hành kiểm định sản phẩm không nhất thiết theo các hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất mà thường là kiểm tra độc lập, căn cứ vào thói quen sử dụng thực tế của người tiêu dùng. Chính nhờ tiêu chí này mà rất nhiều vụ việc đã được kịp thời phát hiện và Trung tâm đã có những khuyến nghị quan trọng cho nhà sản xuất nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng (Ví dụ: nhờ kiểm định mà Trung tâm phát hiện và đưa ra các kiến nghị cho nhà sản xuất về việc gia cố độ cứng của các yên sau xe đạp, bo tròn các khớp gập của giường điện, bổ sung tính năng tự động dừng khi gặp chướng ngại vật của giường điện…).

Bên cạnh đó, một trong những kết quả ấn tượng của Trung tâm là việc vận hành, cập nhật và khai thác hệ thống PIO-NET. PIO-NET được hiểu là một hệ

Chuyên mụC

Page 9: Bảo vệ thông tin cá nhân - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_47_VN_preview.pdf · của Bộ Công Thương có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Luật Bảo

9ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 7 - 2 0 1 4

Bảo vệ người tiêu dùng

thống thông tin khổng lồ và trực tuyến cho người tiêu dùng. Tham gia sử dụng Hệ thống này là các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các tổ chức, các Bộ có liên quan. Do vậy, khối lượng thông tin được cập nhật và chia sẻ trên Hệ thống rất lớn và đa dạng. Thông qua các quy chuẩn về dữ liệu được nhập vào Hệ thống, Trung tâm có thể sử dụng các thông tin này để phát hiện, dự đoán các xu hướng tiêu dùng, các hành vi lừa đảo mới xuất hiện…từ đó đưa ra các kiến nghị cho người tiêu dùng, cho các tổ chức, cơ

quan khác. Chức năng quan trọng tiếp theo của

Trung tâm là tiếp nhận và xử lý các yêu cầu của người tiêu dùng. Đối với các vụ việc có tính chất phức tạp hoặc phạm vi vi phạm rộng thì các vụ việc có thể được chuyển lên Ủy ban giải quyết tranh chấp của Trung tâm. Ủy Ban này thực hiện giải quyết các vụ việc bằng các phương thức thay thế ngoài Tòa án ( hòa giải, trọng tài). Ủy Ban này bao gồm 15 Ủy viên là những chuyên gia giàu kinh nghiệm và có hiểu biết pháp lý trong nhiều lĩnh vực. Giúp việc cho các ủy viên là 35 thành

viên. Trong quá trình giải quyết vụ việc, Ủy Ban có quyền công bố tóm tắt kết quả vụ việc và được thực hiện một số thẩm quyền pháp luật như: ngưng thời hiệu/ngừng thủ tục tố tụng.

Thông qua thực hiện các chức năng của mình, trung bình hàng năm, Trung tâm cung cấp thông tin của khoảng 1700 vụ việc cho các cơ quan truyền thông; phối hợp hoặc trả lời tư vấn khoảng 4800 vụ cho các cơ quan hành chính và trả lời tham vấn khoảng 700 vụ cho các công ty luật, đoàn luật sư. Riêng trong hoạt động phối hợp với các Trung tâm sinh hoạt

hoặc hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở địa phương, hàng năm Trung tâm tham gia giải quyết trên dưới 900.000 vụ việc.

Một trong những nội dung nổi bật và là kinh nghiệm quý báu cho hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam là sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa các cơ quan, các tổ chức trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Nhật. Sự phối hợp này trước hết được chỉ rõ bằng việc quy định rõ ràng các nhiệm vụ của từng nhóm đối tượng trong các

văn bản pháp luật. Luật cơ bản về Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định một trong những chức năng chính của Chính phủ là : Xây dựng và sửa đổi chính sách; Đảm bảo tài chính cho hoạt động thực thi chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; của các địa phương, các cơ quan, tổ chức khác là: Thực hiện các chính sách của Nhà nước; Xác định và thực thi chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tùy theo tình hình thực tế tại địa phương. Như vậy, hoạt động bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng tại Nhật được hình thành xuyên suốt từ Trung ương xuống địa phương và lan tỏa, thống nhất theo chiều ngang giữa các cơ quan quản lý nhà nước. Sự phối hợp chặt chẽ và đẩy đủ này (cả về pháp lý và tài chính) đảm bảo cho việc các cơ quan, tổ chức ý thức rõ ràng nhiệm vụ của mình, đồng thời có thể dễ dàng chia sẻ và tìm kiếm sự phối hợp từ phía các cơ quan khác khi thực hiện các vụ việc.

TùNg BáCH

Chuyên MụC

Page 10: Bảo vệ thông tin cá nhân - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_47_VN_preview.pdf · của Bộ Công Thương có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Luật Bảo

10 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 7 - 2 0 1 4

Bảo vệ người tiêu dùng

tiêu dùng cấp tỉnh và cấp huyện).- Doanh nghiệp phải nhận hàng trả

lại trong vòng 07 ngày kể từ ngày mua hoặc có hình thức thỏa thuận khác được người tiêu dùng chấp nhận.

- Người tiêu dùng không phải cung cấp lý do trả lại hàng đối với phương thức đặt hàng trực tuyến hoặc phương thức đặt hàng khác.

- Nhiều quy định siết chặt trách nhiệm của doanh nghiệp trong thu thập và sử dụng dữ liệu thông tin của người tiêu dùng.

- Trường hợp người bán lợi dụng giấy phép kinh doanh của một bên thứ ba để cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng và gây ra tổn thất cho người tiêu dùng thì người tiêu dùng, bên cạnh việc yêu cầu người bán bồi thường thiệt hại thì có thể yêu cầu cả người đứng tên trên giấy phép kinh doanh chịu trách nhiệm bồi thường liên đới.

mỘt SỐ Kinh nghiệm về hoẠt ĐỘng Bảo vệ người tiêu dùng tẠi trung quỐc

1994. Qua 20 năm thực thi, thực trạng xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng tại Trung Quốc đã đạt đến những con số báo động. Cụ thể, theo con số của Bộ Công Thương – cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đã có hơn 3,8 tỷ Nhân dân tệ hàng hóa kém chất lượng đã được bán ra từ năm 2010 đến 2012. Do đó, tại lần chỉnh sửa này, nhiều quy định mới theo hướng siết chặt trách nhiệm của doanh nghiệp và nâng cao quyền lợi của người tiêu dùng đã được đưa vào. Theo đó,

- Doanh nghiệp có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi gây thiệt hại trong vòng 06 tháng sau khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Trước đây, trách nhiệm này là của người tiêu dùng.

- Mức phạt đối với hành vi quảng cáo sai lệch và lừa đảo được tăng lên.

- Đơn giản hóa thủ tục khởi kiện tập thể (chỉ giới hạn ở các hội bảo vệ người

Trung Quốc là quốc gia có dân số đông nhất trên thế giới, có vị thế địa lý tiếp giáp với Việt Nam và

có nền văn hóa, kinh tế tương đồng với Việt Nam ở nhiều khía cạnh. Từ những sự tương đồng đó, việc phân tích và tìm hiểu hoạt động bảo vệ người tiêu dùng của Trung Quốc sẽ mang lại những kinh nghiệm thực tế, có tính khả thi cao đối với Việt Nam.

1. Hoàn thiện quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Ngày Quyền người tiêu dùng thế giới 15 tháng 3 năm 2014 được coi là dấu mốc quan trọng trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Trung Quốc khi mà những nội dung sửa đổi mới của Luật Bảo vệ người tiêu dùng Trung Quốc chính thức có hiệu lực. Luật Bảo vệ người tiêu dùng Trung Quốc được ban hành từ tháng 10 năm 1993 và có hiệu lực thi hành từ 01 tháng 01 năm

Chuyên mụC

Page 11: Bảo vệ thông tin cá nhân - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_47_VN_preview.pdf · của Bộ Công Thương có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Luật Bảo

11ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 7 - 2 0 1 4

Bảo vệ người tiêu dùng

- Người tiêu dùng có quyền yêu cầu công ty quảng cáo đền bù thiệt hại nếu công ty đó đăng tải các thông tin quảng cáo sai sự thật, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

Như vậy, cũng giống như tại Việt Nam, Luật Bảo vệ người tiêu dùng Trung Quốc đã có những sự điều chỉnh, bổ sung kịp thời với sự thay đổi thực tế của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Các vấn đề mới phát sinh như hình thức khởi kiện tập thể, các phương thức mua bán mới như bán hàng online, các hành vi quảng cáo sai lệch và các quy định nhằm đơn giản hóa các thủ tục khi người tiêu dùng tiến hành khởi kiện.. đã được quy định trong nội dung chỉnh sửa của Luật.

2. Cơ cấu cơ quan, tổ chức thực hiện bảo vệ người tiêu dùng 2.1. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùngBộ Công Thương chịu trách nhiệm đầu mối trong hoạt động bảo vệ người tiêu

dùng ở cấp chính phủ (State Administration for Industry and Commerce - SAIC). Giúp việc cho Bộ là các Sở Công Thương ở các tỉnh, thành. Các cơ quan liên quan khác, trong nhiệm vụ và chức năng của mình có trách nhiệm tiếp nhận ý kiến của người tiêu dùng, nhanh chóng điều tra và xử lý vụ việc khiếu kiện của người tiêu dùng.

Website của SAICTrong cơ cấu cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, có

Ủy ban Bảo vệ người tiêu dùng (Consumer Protection Committee, Executive Yuan - CPC). Ủy ban này có trách nhiệm tư vấn, xem xét các chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như văn bản pháp luật, các cơ chế , đánh giá kết quả thực thi các nội dung này và giám sát hoạt động phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ủy ban gồm 17 đến 27 người, trong đó các thành viên của Ủy ban là người đứng đầu các cơ quan chính phủ có liên quan, đại đại diện của hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có phạm vi toàn quốc, đại diện của các nhà quản lý của các doanh nghiệp có quy mô toàn quốc và các chuyên gia, học giả.

Website của CPC2.2. Tổ chức bảo vệ người tiêu dùngLuật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Trung Quốc quy định, tổ chức bảo vệ

người tiêu dùng là tổ chức xã hội được thành lập theo quy định của luật nhằm quản lý hàng hóa và dịch vụ để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tổ chức bảo vệ người tiêu dùng thực hiện các nhiệm vụ và chức năng chính sau: cung cấp và tư vấn thông tin tiêu dùng; tham gia cùng các cơ quan có thẩm quyền trong việc kiểm tra và quản

lý hàng hóa, dịch vụ; báo cáo và đề xuất các cơ quan có thẩm quyển giải quyết các vấn đề bảo vệ người tiêu dùng; tiếp nhận và hòa giải các khiếu kiện của người tiêu dùng; trường hợp khiếu kiện liên quan đến chất lượng hàng hóa, dịch vụ thì tổ chức bảo vệ người tiêu dùng có thể đề nghị cơ quan thẩm định của nhà nước tiến hành thẩm định và đưa ra kết luận về chất lượng hàng hóa, dịch vụ; hỗ trợ người tiêu dùng khởi kiện tại tòa. Chính quyền nhân dân các cấp hỗ trợ các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng thực hiện nhiệm vụ và chức năng của tổ chức.

Hội người tiêu dùng Trung Quốc (China Consumers’ Association – CCA, http://www.cca.org.cn ) là hội bảo vệ người tiêu dùng cấp quốc gia tại Trung Quốc. Hoạt động của CCA được nhà nước hỗ trợ kinh phí và một phần đóng góp của xã hội. CCA được thành lập từ năm 1984 theo quyết định của Hội đồng Nhà nước. Hiện nay có khoảng hơn 3000 hội bảo vệ người tiêu dùng hoạt động tại các tỉnh của Trung Quốc, trong đó bao gồm 31 tỉnh, thành thuộc khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương. Tại các làng, xóm, số lượng tổ chức bảo vệ người tiêu dùng lên tới 156.000 tổ chức và hiện đang có hơn 100,000 tình nguyện viên hoạt động vì lợi ích người tiêu dùng.

Năm 2010, các hội bảo vệ người tiêu dùng tại Trung Quốc giải quyết hơn 666.225 khiếu kiện của người tiêu dùng và đền bù hơn 675.24 triệu Nhân dân tệ cho người tiêu dùng. Hiện nay, CCA đã xuất bản cuốn sách hướng dẫn khởi kiện và tiếp tục cập nhật nội dung của cuốn sách để tạo điều kiện tuyên truyền và hướng dẫn người tiêu dùng khởi kiện khi quyền lợi bị vi phạm (chi tiết Báo cáo hoạt động của CCA 2010 xem tại http://www.cca.org.cn/english/EnNewsShow.jsp?id=341).

Như vậy, về mặt cơ cấu cơ quan và tổ chức thực hiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Trung Quốc và Việt Nam có nhiều nét tương đồng. Tuy nhiên, tại Trung Quốc có thêm một cơ quan là Ủy ban Bảo vệ người tiêu dùng. Cơ quan này không tham gia trực tiếp vào hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thường nhật nhưng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chính sách hoạt động và đánh giá kết quả hoạt động của các cơ quan nhà nước liên quan trong lĩnh vực này. Thành viên của Ủy ban này cũng là những người đứng đầu trong các cơ quan liên quan, do vậy, tiếng nói và tầm ảnh hưởng của Ủy ban rất có giá trị đối với các công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu

Chuyên MụC

Page 12: Bảo vệ thông tin cá nhân - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_47_VN_preview.pdf · của Bộ Công Thương có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Luật Bảo

12 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 7 - 2 0 1 4

Bảo vệ người tiêu dùng

dùng tại các cơ quan liên quan. 3. giải quyết khiếu nại của người

tiêu dùng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu

dùng quy định tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh được giải quyết thông qua: thương lượng, hòa giải bởi tổ chức xã hội tham gia hoạt động bảo vệ người tiêu dùng, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền liên quan giải quyết, trọng tài và tòa án nhân dân.

Người tiêu dùng có quyền khiếu kiện và đòi bồi thường thiệt hại trực tiếp từ người bán hàng hóa, dịch vụ cho mình. Trong trường hợp này, nếu thiệt hại, tổn thất gây ra bởi lỗi của nhà sản xuất thì người bán có thể yêu cầu nhà sản xuất bồi hoàn lại chi phí đền bù mà người bán đã trả cho người tiêu dùng.

Tòa án nhân dân Trung Quốc áp dụng thủ tục xét xử rút gọn tại tòa khi vụ việc của người tiêu dùng đáp ứng các tiêu chí. Quy trình, thủ tục rút gọn này được quy định từ điều 142 đến 146 Luật Tố tụng dân sự Trung Quốc (Civil Procedure Law of the People’s Republic of China 2009). Theo đó, trong những trường hợp khi chứng cứ rõ ràng, thiệt hại được xác định cụ thể và giá trị tranh chấp nhỏ thì tòa án các cấp có thể áp dụng quy trình đơn giản. Trong những vụ việc việc đơn giản thì nguyên đơn (người tiêu dùng) có thể khiếu nại bằng lời nói. Các bên liên quan có thể cùng xuất hiện tại tòa án để giải quyết vụ việc hoặc tòa sẽ hẹn ngày giải quyết. Trường hợp cần thiết, tòa có thể áp dụng các phương pháp đơn giản để triệu tập các bên và nhân chứng. Xét xử các vụ việc đơn giản chỉ có một thẩm phán duy nhất điều hành phiên xét xử và thời gian để giải quyết vụ việc thường chỉ kéo dài trong 3 tháng kể từ khi người tiêu dùng nộp đơn khiếu kiện.

Như vậy, các quy định về giải quyết

khiếu nại của người tiêu dùng theo Luật Trung Quốc khá tương đồng với Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam. Tại Việt Nam, mặc dù đã có quy định về thủ tục xét xử rút gọn tại Tòa, tuy nhiên, thực tế thủ tục này chưa được hướng dẫn chi tiết, do vậy, chưa được áp dụng trong thực tiễn giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng.

4. Kinh nghiệm rút raTừ thực tế công tác bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng tại Trung Quốc, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau.

4.1. Cần nhanh chóng áp dụng thủ tục xét xử rút gọn đối với vụ kiện của người tiêu dùng

Thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án là các phương thức hiệu quả để giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng, trong đó, thương lượng và hòa giải là các phương thức được ưu tiên sử dụng. Tuy nhiên, khác với Việt Nam, Trung Quốc đã áp dụng quy trình, thủ tục xét xử đơn giản tại tòa cho các vụ việc của người tiêu dùng. Quy trình đơn giản này cũng chỉ áp dụng cho một số vụ việc thỏa mãn các tiêu chí xác định. Đặc điểm chung của quy trình này là thời gian xét xử nhanh, quy trình tối giản và tham gia điều hành xét xử chỉ có một thẩm phán duy nhất. Phán quyết của đại diện tòa án này có giá trị bắt buộc thực hiện nhưng các bên vẫn có thể kháng cáo lên cấp cao hơn nếu cảm thấy quyền lợi chưa được thỏa đáng. Từ thực tế trên cho thấy kinh nghiệm đối với tình hình Việt Nam là cần nhanh chóng có các quy định hướng dẫn chi tiết về thủ tục tố tụng đơn giản cho một số vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Hiện nay, hạn chế về mặt quy định pháp luật đang là rào cản quan trọng để đưa quy định về thủ tục rút gọn áp dụng vào thực tế, tuy nhiên, do đây là quy định đặc thù, chưa có tiền lệ trong hệ thống

văn bản pháp luật Việt Nam nên rất cần sự quan tâm và phối hợp của các cơ quan có thẩm quyền để ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện.

4.2. Nâng cao và hỗ trợ vai trò của các tổ chức xã hội

Vai trò của các tổ chức xã hội trong hoạt động giải quyết khiếu nại đặc biệt quan trọng và cần

thiết. Các tổ chức này tham gia tích cực và mang lại hiệu quả rõ ràng trong việc hướng dẫn và hòa giải các tranh chấp của người tiêu dùng. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức xã hội được quan tâm và thể hiện không chỉ trong các hoạt động phối hợp làm việc mà còn thể hiện ở mức độ hỗ trợ tài chính từ phía cơ quan nhà nước đối với các nhiệm vụ mà tổ chức xã hội thực hiện liên quan đến hoạt động bảo vệ người tiêu dùng. Do vậy, trong thời gian tới, cần đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ, phối hợp với các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần tích cực, chủ động phối hợp cũng như tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức xã hội này hoạt động. Đặc biệt, cần triển khai quy định về việc giao các nhiệm vụ gắn với nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước và hỗ trợ ngân sách theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các văn bản hướng dẫn thi hành và các quy định của pháp luật có liên quan.

4.3. Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là công tác liên quan tới nhiều ngành, nghề của nền kinh tế. Do vậy, để đảm bảo hiệu quả của hoạt động, cần có một bộ máy có khả năng điều chỉnh, tác động và ảnh hưởng tới hoạt động của phần lớn các ngành, nghề này. Cơ quan này không chỉ đánh giá kết quả hoạt động của các bộ máy trong từng ngành, nghề mà còn phải tạo ra cơ chế phối hợp chung, nhằm điều tiết hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong cả nền kinh tế.

Đối với thực trạng Việt Nam, trước mắt cần từng bước hình thành và hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng từ Trung ương đến địa phương, trong đó chú trọng vấn đề hình thành đơn vị chuyên môn tại các Sở Công Thương để thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ người tiêu dùng theo quy định của Luật.

TùNg BáCH

Chuyên mụC

Page 13: Bảo vệ thông tin cá nhân - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_47_VN_preview.pdf · của Bộ Công Thương có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Luật Bảo

13ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 7 - 2 0 1 4

Bảo vệ người tiêu dùng

Theo báo cáo của Cục Hàng không Việt Nam, tính đến hết tháng 5 năm 2014 các hãng hàng không

Việt Nam có tỷ lệ chậm, hủy chuyến trên tổng số chuyến bay chiếm tới 25%. Cụ thể, Vietjet Air có tỷ lệ số lượng chậm hủy chuyến chiếm tới 51% trên tổng số chuyến bay. Trong đó, chậm chuyến chiếm hơn 48%. Tiếp theo là Jetstar Pacific với 50%. Vietnam Airlines có tỷ lệ hoãn hủy thấp nhất, 14%; Vasco là 17%. Cục Hàng không cũng đánh giá, con số 25% tỷ lệ chuyến bay chậm hủy là khá cao nếu so với cùng kỳ năm 2013 (16%) và thực sự gây ảnh hưởng rất lớn đối với chất lượng dịch vụ hành khách.

Cục Hàng không cũng chỉ đích danh lý do khi có đến 50% số chuyến bị chậm, hủy có liên quan đến việc dồn chuyến, hủy chuyến vì lý do thương mại, cơ sở vật chất của cảng hàng không vào các giờ cao điểm (để giám sát tình trạng chậm, hủy chuyến của các hãng hàng không, mới đây Cục Hàng không đã thông báo công khai số liệu tình trạng chậm, hủy chuyến tại website của Cục: http://www.caa.gov.vn/Default.aspx?tabid=0&catid=565 ).

Việc chậm, hủy chuyến bay, dù nhìn từ khía cạnh nào cũng mang lại nhiều thiệt hại cho các bên, trong đó, người tiêu dùng là bên yếu thế, bị động trong nhiều tình huống, đặc biệt là khâu tiếp nhận thông báo về chậm, hủy chuyến. Để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng trong những trường hợp chậm, hủy chuyến, cũng như góp phần nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về quyền của mình khi tham gia các dịch vụ vận tải hàng không, Phòng Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Cục Quản lý cạnh tranh tổng hợp và thông tin một số quy định pháp luật liên quan như sau.

1. Quyền lợi của người tiêu dùng trong trường hợp chậm, hủy chuyến bay

Trước hết, cần nhấn mạnh mối quan hệ giữa hành khách và hãng hàng không là mối quan hệ giao dịch dân sự thông thường. Từ trước tới nay, do tính chất đặc thù của ngành hàng không, nhiều người tiêu dùng đã hình thành thói quen “nghe lời”, phụ thuộc vào chỉ dẫn, thông báo của hãng hàng không mà không biết đến quyền lợi của mình.

Thực tế, việc sử dụng dịch vụ vận tải giữa hành khách và các hãng hàng không cũng giống như việc sử dụng các dịch vụ khác trong nền kinh tế thị trường. Dịch vụ này được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên. Do vậy, nếu hãng hàng không làm chậm hoặc hủy chuyến bay mà không có thông báo hoặc lý do rõ ràng thì hành vi này đã vi phạm cam kết với người tiêu dùng và hãng hàng không phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng. Theo quy định pháp luật của Việt Nam, bên cạnh các chi phí bồi thường thiệt hại phát sinh theo Hợp đồng vận chuyển giữa hãng hàng không và hành khách, đối với các trường hợp chậm, hủy chuyến bay, các hãng hàng không còn phải chịu khoản bồi thường ứng trước không hoàn lại và thực hiện các nghĩa vụ phục vụ theo quy định. Đối với các nghĩa vụ khác của hãng hàng không, người tiêu dùng có thể tham khảo nội dung hợp đồng vận chuyển của các hãng hàng không thông qua các hợp đồng mẫu đã đăng ký và được chấp thuận bởi Cục Quản lý cạnh tranh tại địa chỉ http://bvntd.vca.gov.vn/Registrations/Home.aspx .

a. Quyền lợi người tiêu dùng trong trường hợp từ chối vận chuyển hoặc huỷ chuyến bay

Theo Quyết định số 10/2007/QĐ-BGTVT, “Bồi thường ứng trước không hoàn lại” là việc bồi thường bằng tiền, dịch vụ hoặc lợi ích vật chất khác mà người vận chuyển (hãng hàng không) phải trả cho hành khách trong các trường hợp theo quy định của pháp luật không phụ thuộc vào việc xác định mức thiệt hại thực tế của hành khách và không phải hoàn lại trong mọi trường hợp.

Theo đó, người vận chuyển phải trả tiền bồi thường ứng trước không hoàn lại cho hành khách có vé và đã được xác nhận chỗ trên chuyến bay trong trường hợp từ chối vận chuyển hoặc huỷ chuyến bay, trừ trường hợp được miễn trách nhiệm.

STT Độ dài của chặng bay (km) Mức bồi thường

I

Nội địaNhỏ hơn 500 100.000 VNDTừ 500 đến dưới 1000 200.000 VNDTừ 1000 trở lên 300.000 VND

II

Quốc tếDưới 1000 25 USDTừ 1000 đến 2.500 50 USDTừ 2500 đến dưới 5000 80 USDTừ 5000 trở lên 150 USD

Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm công bố độ dài đường bay nội địa và quốc tế xuất phát từ Việt Nam làm cơ sở cho việc tính mức tiền bồi thường ứng trước không hoàn lại.

mỘt SỐ lưu ý về quyền lợi người tiêu dùng trong các trường hợp chẬm, hỦy chuyến BAy

Chuyên MụC

Page 14: Bảo vệ thông tin cá nhân - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_47_VN_preview.pdf · của Bộ Công Thương có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Luật Bảo

14 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 7 - 2 0 1 4

Bảo vệ người tiêu dùngNgười vận chuyển được miễn trách nhiệm trả tiền bồi

thường ứng trước không hoàn lại cho hành khách trong trường hợp huỷ chuyến bay vì một trong các lý do sau đây:

a) Điều kiện thời tiết ảnh hưởng đến khai thác an toàn chuyến bay;

b) Nguy cơ an ninh ảnh hưởng đến khai thác an toàn chuyến bay;

c) Chuyến bay không thể thực hiện theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không phải do lỗi của người vận chuyển;

d) Hành khách được bố trí hành trình đến điểm đến theo kế hoạch của chuyến bay bị huỷ với thời gian đến không quá thời gian đến dự kiến của chuyến bay đã được xác nhận chỗ trên 3 giờ; trong trường hợp điểm đến theo kế hoạch của chuyến bay bị huỷ là điểm nối chuyến trong hành trình của hành khách, hành khách được bố trí đến điểm đến của hành trình với thời gian đến không quá thời gian đến dự kiến trên 6 giờ.

đ) Sự cố kỹ thuật xảy ra trong quá trình khai thác tàu bay, tính từ thời điểm người chỉ huy tàu bay ký tiếp nhận tàu bay sẵn sàng thực hiện chuyến bay cho đến khi kết thúc chuyến bay;

e) Do xung đột vũ trang, mất ổn định chính trị, đình công, sân bay bị đóng, các nhà cung cấp dịch vụ có liên quan không thể cung cấp dịch vụ cho chuyến bay hoặc các trường hợp bất khả kháng khác.

Ví dụ thực tế:Trong trường hợp hãng hàng không hủy chuyến bay từ

Hà Nội đi Sài Gòn mà không có thông báo trước cho khách hàng hoặc không thuộc các lý do miễn trách thì hãng hàng không phải bồi thường cho hành khách số tiền là 300.000 VNĐ (chặng bay từ Hà Nội – Sài Gòn dài hơn 1000 km). Tiền bồi thường ứng trước không hoàn lại có thể được trả cho hành khách bằng các hình thức sau đây: Tiền mặt; Chuyển khoản ngân hàng; séc ngân hàng; Vé miễn cước hoặc các dịch vụ miễn phí khác trong trường hợp hành khách chấp thuận.

b. Quyền lợi người tiêu dùng trong trường hợp chậm chuyến bay

Điều 7 của Thông tư số 26/2009/TT-BGTVT quy định về nghĩa vụ của hãng hàng không trong trường hợp chậm chuyến, hủy chuyến, gián đoạn vận chuyển, không chấp nhận vận chuyển, khi chậm chuyến. Cụ thể, trường hợp hành khách có vé và đã được xác nhận chỗ trên chuyến bay nhưng không được vận chuyển do lỗi của hãng hàng không, hoặc chuyến bay bị hủy do lỗi của hãng hàng không, hãng hàng không có nghĩa vụ:

a) Thông báo cho hành khách biết lý do;b) Thực hiện các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 của Điều

này;c) Trả một khoản tiền bồi thường ứng trước không hoàn

lại cho hành khách theo quy định pháp luật về bồi thường ứng trước không hoàn lại;

d) Thực hiện nghĩa vụ thay thế các nghĩa vụ quy định tại các điểm b và c của khoản này theo thỏa thuận với hành khách.

Trường hợp chuyến bay bị chậm hoặc gián đoạn, tùy theo mức độ, hãng hàng không có nghĩa vụ tương ứng như sau:

STT Hành vi Nghĩa vụ của hãng hàng không

1 Chậm chuyến theo kế hoạch 15 phút trở lên

Thông báo cho hành khách với tần suất 15 phút/lần bằng hệ thống phát thanh tới hành khách các thông tin liên quan đến chuyến bay

2 Chậm từ 02 (hai) giờ trở lên Phục vụ uống nhẹ

3 Chậm từ 03 (ba) giở trở lên

Phục vụ ăn, uống với loại bữa ăn theo thời điểm phục vụ

4 Chậm từ 06 (sáu) giờ trở lên

Bố trí nơi nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế của sân bay.

5

Chuyến bay bị chậm mà thời gian hành khách phải chờ đợi dự kiến từ 06 (sáu) giờ trở lên trong khoảng thời gian từ 22 giờ hôm trước đến 07 giờ sáng ngày hôm sau

Bố trí phương tiện đưa đón khách về khách sạn, ưu tiên đối với hành khách đặc biệt.

Cùng với đó, hãng hàng không có trách nhiệm hoàn trả tiền vé theo yêu cầu của hành khách nếu việc vận chuyển bị gián đoạn, bị chậm, không được chấp nhận vận chuyển không phải do lỗi của hành khách hoặc chuyến bay bị hủy.

Như vậy, khi đặt vé máy bay của các hãng hàng không tại Việt Nam, người tiêu dùng cần lưu ý và biết rõ về quyền lợi của mình khi xảy ra tình trạng chậm, hủy chuyến bay. Cụ thể, có hai nội dung sau cần lưu ý:

1. Khi chậm chuyến bay, hãng hàng không bên cạnh trách nhiệm thông báo rõ ràng cho hành khách còn phải thực hiện phục vụ nước uống, đồ ăn hoặc chỗ ngủ trong trường hợp chuyến bay bị gián đoạn lâu hơn kế hoạch.

2. Khi hủy chuyến bay không thuộc phạm vi miễn trách thì hãng hàng không phải bồi thường ứng trước không hoàn lại cho hành khách tùy theo độ dài của chặng bay.

THôNg TIN HỮu ÍCHMới đây, Bộ GTVT yêu cầu Cục Hàng không Việt

Nam có trách nhiệm hoàn thiện dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 26/2009/TT-BGTVT theo hướng bổ sung quy định trách nhiệm của các hãng hàng không trong trường hợp chậm, hủy chuyến; Xây dựng dự thảo Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về bồi thường ứng trước không hoàn lại trong vận chuyển hành khách bằng đường hàng không (thay thế Quyết định 10/2007/QĐ-BGTVT) theo hướng tăng mức bồi thường ứng truớc không hoàn lại, trình Bộ trong tháng 8 năm 2014.

Trường hợp cần phản ánh, khiếu nại về chất lượng dịch vụ của hãng hàng không, người tiêu dùng có thể liên hệ:

Đường dây nóng của Cục Hàng không Việt Nam: 0916.562.119

Phòng Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương: 04.3938.7846

TùNg BáCH

Chuyên mụC

Page 15: Bảo vệ thông tin cá nhân - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_47_VN_preview.pdf · của Bộ Công Thương có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Luật Bảo

15ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 7 - 2 0 1 4

Bảo vệ người tiêu dùng

Mới đây, trong những ngày đầu tháng 9 năm 2014, theo tin tức của các tờ báo và các kênh

truyền thông lớn của Mỹ, Chuỗi siêu thị Home Depot đang phải khẩn cấp làm việc với các ngân hàng và các nhà điều tra khi có thông tin rằng bọn tội phạm đã tấn công vào hệ thống máy chủ của Hãng kể từ hồi tháng 5 năm nay. Thông tin này làm nhiều người nhớ lại vụ việc hơn 40 triệu tài khoản thẻ của khách hàng đã bị lấy cắp tại Chuỗi siêu thị Target vào cuối năm 2013. Nếu thông tin nêu trên là chính xác thì con số thiệt hại của vụ việc Home Depot có thể sẽ lớn hơn rất nhiều lần vì dự đoán thời gian hệ thống của Home Depot bị tin tặc tấn công là trong vòng 5 tháng, lâu hơn so với thời gian 3 tuần của Target và số lượng các điểm bán hàng của Home Depot là 1977 – nhiều hơn so với 1795 cửa hàng của Target trên nước Mỹ.

Trước đó không lâu, vào đầu tháng 8 năm 2014, Tạp chí Times của Mỹ đã đưa tin về việc một nhóm tin tặc ở Châu Âu đã tấn công vào lỗ hổng của các website và ăn cắp được thông tin cá nhân của hơn 1 tỷ người tiêu dùng trên toàn cầu. Vụ việc được này được đánh giá là vụ việc đánh cắp thông tin cá nhân có quy mô lớn nhất từ trước đến nay bị phát hiện. Theo hãng công nghệ Hold Security thì các thông tin bị đánh cắp này đã được nhóm tội phạm sử dụng để spam các trang mạng xã hội cho một bên thứ ba để thu lợi.

Tại Việt Nam, ngay đầu tháng 8 năm nay, với những bằng chứng rất rõ ràng từ phía các chuyên gia và người tiêu dùng, hãng điện thoại Trung Quốc Xiaomi đã thừa nhận hành vi thu thập dữ liệu trái phép từ điện thoại của người dùng về máy chủ tại Trung Quốc. Theo đó, sau khi kiểm tra, các chuyên gia Công ty an ninh mạng Bkav khẳng định mẫu điện thoại Redmi Note có thu thập thông tin người sử dụng. Cụ thể, khi người dùng mua Redmi về, chỉ mới đơn giản lắp SIM vào máy, kết nối mạng, thêm số liên lạc, thực hiện vài cuộc điện thoại và trao đổi tin nhắn... là các thông tin như tên nhà mạng, số liên lạc, tin nhắn SMS đều được chuyển tiếp đến máy chủ của Xiaomi có địa chỉ api.account.xiaomi.com.

Các vụ việc thông tin cá nhân liên tục bị đánh cắp xảy ra trên phạm vi toàn thế giới đang tiếp tục làm dấy lên sự lo

ngại của nhiều bên khi tham gia vào các giao dịch tiêu dùng (đặc biệt là các giao dịch trực tuyến) đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên phạm vi toàn cầu.

1. Hệ lụy của việc thông tin cá nhân bị đánh cắpThông tin cá nhân trong thời đại kỹ thuật số bao gồm nhiều trường thông tin,

trong đó đặc biệt quan trọng là các thông tin liên quan đến tài chính (số thẻ tín dụng, số tiền trong tài khoản, các khoản nợ…), đến số định danh (mã số công dân, số chứng minh thư) hoặc các thông tin cá nhân khác như ngày sinh, số điện thoại, địa chỉ liên hệ… của người tiêu dùng. Những thiệt hại phát sinh từ việc thông tin cá nhân bị đánh cắp có quy mô rất lớn và ảnh hưởng tiêu cực tới nhiều bên trong nền kinh tế.

Ngay sau khi có thông tin về việc hệ thống dữ liệu có khả năng bị đột nhập, cổ phiếu của Home Depot đã giảm 2% và dự đoán sẽ giảm mạnh hơn nếu những thông tin cập nhật về vụ việc tiếp tục được xác minh. Hệ thống siêu thị Target cũng đang phải chứng kiến lượng khách hàng đến mua sắm giảm mạnh trong hai quý gần đây và Target đã phải điều chỉnh giảm lợi nhuận kỳ vọng lần thứ hai trong năm nay do ghi nhận mức lợi nhuận đã giảm 62% so với cùng kỳ năm trước.

Theo đánh giá của Công ty an ninh mạng IntelCrawwler, thì thiệt hại do tin tặc gây ra cho các ngân hàng và nhà bán lẻ ở Mỹ rất lớn, gần 20 tỷ USD và hàng triệu người tiêu dùng bị mất hơn 4 tỷ USD mà không thu hồi được hàng năm. Đi kèm với đó, thường sau mỗi cuộc tấn công, ăn trộm thông tin cá nhân, các đơn vị liên quan như ngân hàng hay cơ sở buôn bán kinh doanh phải đầu tư kinh phí để nâng cấp, cải thiện công nghệ. Những khoản chi phí này thường rất lớn và ảnh hưởng không nhỏ tới ngân sách hoạt động của doanh nghiệp.

Báo cáo do Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) phối hợp với công ty bảo mật McAfee thực hiện công bố ngày 9 tháng 6 năm 2014 cho thấy, các cuộc tấn công mạng đang khiến nền kinh tế toàn cầu thiệt hại khoảng 445 tỷ USD mỗi năm, bao gồm cả 350.000 việc làm bị mất tại Mỹ và châu Âu. Nhưng những con số thiệt hại về tài chính nêu trên chỉ là bề nổi của sự tàn phá do các vụ đánh cắp thông tin cá nhân mang lại. Thiệt hại thật sự mà có thể phải mất rất lâu sau các công ty mới có thể khôi phục lại là niềm tin, uy tín và thương hiệu mà công ty đã dày công tạo lập trong suốt quá trình hoạt động trước đó của mình.

Hình: Số lượng email spam theo ngày trên thế giới (Đơn vị: tỷ mail)Từ phía người tiêu dùng, ngoài những phiền toái do phải thực hiện lại các thủ

tục bảo mật, phát hành lại thẻ…thì thiệt hại về tài chính và sự quấy rối tiêu dùng là hai tác động đáng ngại nhất. Ngay sau khi có được dữ liệu thẻ thanh toán của người tiêu dùng, tội phạm sẽ sử dụng các thông tin này để làm các thẻ giả và có thể chi tiêu bình thường. Ngoài ra, các thông tin về nhân thân khách hàng có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau: tiếp thị hàng hóa, dịch vụ; làm giấy tờ giả; bán cho bên thứ ba…Báo cáo của CSIS cũng cho thấy số lượng người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi các vụ tấn công vào cơ sở thông tin đã tăng lên mức đáng báo động. Ước tính có khoảng 40 triệu người sử dụng Internet tại Mỹ, tương đương 15% dân số, đã bị tin tặc đánh cắp thông tin cá nhân. Trong khi đó, hàng loạt vụ tấn công mạng

Bảo vệ thông tin cá nhân trong các giAo dỊch tiêu dùng

Chuyên MụC

Page 16: Bảo vệ thông tin cá nhân - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_47_VN_preview.pdf · của Bộ Công Thương có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Luật Bảo

16 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 7 - 2 0 1 4

Bảo vệ người tiêu dùng

quy mô lớn cũng gây ảnh hưởng cho 54 triệu người ở Thổ Nhĩ Kỳ, 16 triệu người ở Đức và hơn 20 triệu người Trung Quốc. Những người tiêu dùng này bị quấy rối bởi trung bình khoảng 120 tỷ email có nội dung spam hàng ngày trên phạm vi toàn cầu.

Tại Việt Nam, theo báo cáo năm 2013 của Kaspersky thì Việt Nam xuất hiện trong danh sách 03 quốc gia bị tấn công mạng, xếp hạng thứ 8 trong top 10 quốc gia đứng đầu về phần mềm độc hại trực tuyến, xếp thứ 6 trong top 20 quốc gia có nguy cơ nhiễm độc máy tính thông qua mạng Internet cao nhất và dẫn đầu về mức độ lây nhiễm độc qua máy tính (chiếm đến 68,14%) ở thị trường trong nước. Theo một báo cáo khác đưa ra năm 2013 của Hiệp hội an toàn thông tin Việt Nam (Vnisa) thì Việt Nam tuy nằm trong Top 5 thế giới về người dùng Internet nhưng lại xếp thứ 15 về lượng phát tán mã độc, thứ 10 về tin rác và thứ 15 về zombie (máy tính bị mất quyền kiểm soát vào tay hacker). Đặc biệt nguy hiểm, trong 100 website thuộc Chính phủ với đuôi .gov.vn, có đến 78% số website có thể bị tấn công toàn diện. Tại nhiều diễn đàn về công nghệ thông tin, trong năm 2013 và 2014, các chuyên gia đã công bố việc phát hiện nhiều biến thể virus ăn cắp tài khoản ngân hàng trực tuyến tại Việt Nam – các virus này được “sinh ra” nhằm mục đích ăn cắp thông tin của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, tài chính và người tiêu dùng thực hiện các giao dịch trên các website này.

Hình: Số lượng các website bị tấn công tại Việt Nam - SecurityDaily.NETCho đến nay, chưa có một số liệu thống kê chính thức về các thiệt hại do các

hành vi “ăn cắp” thông tin cá nhân gây ra tại Việt Nam. Tuy nhiên, khi đối chiếu, đánh giá mức độ an toàn thông tin cá nhân trong các giao dịch tiêu dùng tại Việt Nam so với các nước cũng như căn cứ vào mức độ, số lượng các vụ việc đang diễn ra chúng ta cũng có thể hình dung phần nào thiệt hại của các hành vi này tới nền kinh tế cũng như tới từng người tiêu dùng cụ thể.

Như vậy, dù là ở quy mô quốc gia, khu vực hay toàn cầu thì hành vi xâm nhập và thu thập trái phép thông tin cá nhân không chỉ tác động tiêu cực tới người tiêu dùng mà còn dẫn đến những thiệt hại vật chất của nền kinh tế và quan trọng hơn làm giảm lòng tin, thay đổi hành vi của người tiêu dùng từ đó tác động xấu tới sự phát triển của nền kinh tế.

2. Trách nhiệm của doanh nghiệp và cơ quan quản lý trong việc ngăn chặn các hành vi xâm nhập dữ liệu trái phép

Trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, thông tin (trong đó có thông tin về người tiêu dùng) là hàng hóa có giá trị, thậm chí quyết định sự sống còn của một doanh nghiệp. Acxiom, công ty lớn thứ nhì trong lĩnh vực “tiếp thị cơ sở dữ liệu”, có 23.000 máy chủ xử lý hơn 50 ngàn tỉ giao dịch dữ liệu mỗi năm, theo tờ The New York Times. Công ty này hiện đang có hồ sơ về hàng trăm triệu người Mỹ, trong đó có 1,1 tỉ cookie trình duyệt (những mẩu dữ liệu nhỏ được gởi đi từ một trang mạng, dùng để theo dõi hoạt động của người sử dụng), 200 triệu hồ sơ di động, và trung bình 1.500 mẩu dữ liệu cho mỗi khách hàng. Với một hệ thống đồ sộ như vậy, mỗi một giao dịch của người tiêu dùng trên mạng hầu như đều bị theo dõi và thu thập. Những thông tin này sau đó sẽ được tổng hợp, đóng gói và cung cấp cho các đơn vị có nhu cầu tìm hiểu, ví dụ, thói quen, sở thích mua hàng của một người. Hoạt động của

ngành công nghiệp thu thập và xử lý dữ liệu nêu trên cho thấy giá trị của thông tin cá nhân của người tiêu dùng. Giá trị này càng đặc biệt quan trọng khi liên quan đến các thông tin về tài chính, ví dụ số thẻ thanh toán, số tài khoản, mật khẩu truy cập tài khoản…

Tại Việt Nam, theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, số lượng thẻ mà các ngân hàng thương mại đã phát hành ra thị trường tính đến hết quý I năm 2014 là hơn 68 triệu thẻ, trong đó số thẻ tín dụng chiếm 2,43 triệu (tương đương 3,6 triệu thẻ). Như vậy, hiện tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam sẽ có các thông tin cá nhân của khoảng hơn 60 triệu người tiêu dùng Việt Nam.

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới phát hành tháng 6 năm 2012 về các hành vi chuẩn mực trong lĩnh vực dịch vụ tài chính đã tổng hợp và đăng tải các hành vi chuẩn mực mà các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ phải thực hiện nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực dịch vụ tài chính. Theo đó, đối với lĩnh vực bảo vệ thông tin cá nhân, có một số chuẩn mực như sau:

i. Tổ chức tài chính phải có trách nhiệm bảo vệ bí mật thông tin của người tiêu dùng.

ii. Cần có các quy định về việc chuyển giao thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba, bao gồm cả cho bên cơ quan chính phủ.

iii. Tổ chức tài chính phải thông báo cho từng khách hàng của mình về chính sách thu thập và chia sẻ thông tin của tổ chức.

iv. Cần có cơ quan quản lý nhà nước phù hợp để quản lý hoạt động của các tổ chức tài chính.

Như vậy, để ngăn chặn các hành vi xâm phạm thông tin cá nhân, trách nhiệm đầu tiên thuộc về các doanh nghiệp. Trong ví dụ của Target, nguyên nhân sau này được xác định là do Target đã chủ quan trong việc áp dụng các công nghệ bảo mật thông tin cá nhân, tạo điều kiện dễ dàng cho các tin tặc tấn công và xâm nhập vào hệ thống. Việc tiến hành các biện pháp bảo mật hệ thống không chỉ nhằm đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp, giúp tăng vị thế và hình ảnh của doanh nghiệp mà đây còn là hành vi tuân thủ pháp luật. Rất nhiều nước trên thế giới đã luật hóa trách nhiệm bảo mật thông tin của khách hàng.

Tại Việt Nam, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã quy định về vấn đề bảo vệ thông tin của người tiêu dùng trong đó đặt ra yêu cầu đối với tổ chức,

Chuyên mụC

Page 17: Bảo vệ thông tin cá nhân - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_47_VN_preview.pdf · của Bộ Công Thương có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Luật Bảo

17ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 7 - 2 0 1 4

Bảo vệ người tiêu dùng

cá nhân kinh doanh trong việc thu thập, bảo mật và sử dụng thông tin của người tiêu dùng, cụ thể:

Điều 6. Bảo vệ thông tin của người tiêu dùng1. Người tiêu dùng được bảo đảm an toàn, bí mật thông tin của mình khi tham

gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

2. Trường hợp thu thập, sử dụng, chuyển giao thông tin của người tiêu dùng thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm:

a) Thông báo rõ ràng, công khai trước khi thực hiện với người tiêu dùng về mục đích hoạt động thu thập, sử dụng thông tin của người tiêu dùng;

b) Sử dụng thông tin phù hợp với mục đích đã thông báo với người tiêu dùng và phải được người tiêu dùng đồng ý;

c) Bảo đảm an toàn, chính xác, đầy đủ khi thu thập, sử dụng, chuyển giao thông tin của người tiêu dùng;

d) Tự mình hoặc có biện pháp để người tiêu dùng cập nhật, điều chỉnh thông tin khi phát hiện thấy thông tin đó không chính xác;

đ) Chỉ được chuyển giao thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba khi có sự đồng ý của người tiêu dùng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Không chỉ dừng lại ở quy định pháp luật, tại một số chương trình đánh giá cấp cơ quan quản lý, chính sách bảo mật thông tin được coi là một trong các tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp tham gia chương trình.

Hình: Hệ thống Tiêu chuẩn trong giao dịch thương mại điện tử Việt Nam http://www.safeweb.vn

Nhằm thống nhất các quy định về an toàn thông tin, Dự thảo Luật An toàn thông tin dự kiến có hiệu lực từ năm 2016 sẽ hoàn chỉnh và quy định rõ ràng, đầy đủ trách nhiệm của các bên đối với từng hành vi thu thập, xử lý và chuyển giao thông tin (Dự thảo Luật An toàn thông tin quy định về hoạt động an toàn thông tin, bao gồm bảo

đảm an toàn thông tin trên mạng; bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng; mật mã và bảo mật thông tin; quản lý tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn thông tin; nghiên cứu và phát triển, kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thông tin; phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin; quản lý nhà nước về an toàn thông tin; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động an toàn thông tin).

3. Trách nhiệm của người tiêu dùng trong việc bảo vệ thông tin cá nhân

Mặc dù việc thực hiện các biện pháp và siết chặt các quy định nhằm bảo vệ thông tin cá nhân người tiêu dùng đã được các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp chủ động thực hiện nhưng vai trò quyết định trong thành công của hoạt động này vẫn phụ thuộc phần lớn vào người tiêu dùng. Hiện nay, các loại hình giao dịch có sử dụng thông tin cá nhân rất đa dạng, phong phú và diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Người tiêu dùng – với vị trí là người trực tiếp cung cấp thông tin/phương tiện chứa đựng thông tin (thẻ thanh toán, điện thoại di động…) cần lưu ý một số vấn đề sau:

i. Lựa chọn doanh nghiệp có uy tín, có năng lực trong việc bảo mật thông tin.

Doanh nghiệp chân chính sẽ cung cấp đầy đủ, chi tiết và dễ hiểu các chính sách thông tin và cam kết bảo mật thông tin của người tiêu dùng. Hiện nay, các phom mẫu nội dung về chính sách thông tin của doanh nghiệp có rất nhiều trên môi trường Internet. Việc sao chép và thể hiện các thông tin này trên trang web của một doanh nghiệp là điều dễ dàng. Tuy nhiên, để nhận biết doanh nghiệp có sự

Chuyên MụC

Page 18: Bảo vệ thông tin cá nhân - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_47_VN_preview.pdf · của Bộ Công Thương có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Luật Bảo

18 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 7 - 2 0 1 4

Bảo vệ người tiêu dùng

quan tâm và đầu tư đúng mức đến quyền lợi của khách hàng, người tiêu dùng có thể gọi điện để hỏi trực tiếp nhân viên về chính sách thông tin của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp phát triển vì người tiêu dùng sẽ chú trọng đến việc chất lượng thông tin cung cấp cho người tiêu dùng, đặc biệt là thông tin liên quan đến an toàn, bảo mật thông tin. Bên cạnh đó, để đánh giá uy tín của một doanh nghiệp, người tiêu dùng có thể sử dụng công cụ tìm kiếm (như Google) để tra cứu các ý kiến, các phản ánh của những người sử dụng trước đó về dịch vụ bán hàng, dịch vụ chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp.

Trên thực tế, một doanh nghiệp lớn hoàn toàn không đồng nghĩa với việc đó là doanh nghiệp có năng lực trong việc bảo mật thông tin của người tiêu dùng. Tuy nhiên, với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường như hiện nay, thông thường các doanh nghiệp lớn, có uy tín và danh tiếng tốt trong lĩnh vực sẽ là những doanh nghiệp dành nhiều ưu tiên và sự quan tâm trong việc bảo vệ hình ảnh của doanh nghiệp cũng như các thông tin của người tiêu dùng.

ii. Mất thông tin cá nhân – bạn mất tất cả

Cùng với sự phát triển và thay đổi không ngừng của kinh tế và công nghệ, hơn lúc nào hết, người tiêu dùng đang bị đe dọa xâm hại bởi nhiều dạng hành vi khác nhau.Vì vậy, nếu như người tiêu dùng giữ gìn tiền mặt cẩn trọng như thế nào thì càng nên bảo vệ thông tin cá nhân/phương tiện lưu giữ thông tin cá nhân ở mức độ cẩn trọng hơn nữa.

Mất thông tin cá nhân, nguy cơ với

người tiêu dùng thông thường là sẽ dẫn đến thiệt hại trực tiếp về tài chính (tiền trong tài khoản bị đánh cắp). Bên cạnh đó, người tiêu dùng còn đứng trước nguy cơ bị tấn công từ những khía cạnh khác như: lừa đảo, giả mạo, bôi nhọ, xúc phạm… Mà với những nguy cơ này, trong nhiều trường hợp những thiệt hại sẽ là rất lớn về tài chính thậm chí không thể đo lường được bằng tiền.

Ngày nay, biết thông tin cá nhân về một người là hầu như biết mọi điều về người đó. Nói cách khác, bằng việc lộ ra thông tin cá nhân, bạn đã hoàn toàn lột đi những yếu tố bảo vệ và tạo ra những cơ hội cho người khác kiểm soát và làm hại bạn.

Vì vậy, với người tiêu dùng, điều đầu tiên và hơn hết là phải luôn tâm niệm: Mất thông tin cá nhân – bạn mất tất cả và hãy bảo vệ thông tin cá nhân như (thậm chí là hơn) giữ tiền trong túi.

iii. Không ngừng trang bị kiến thức và chủ động bảo vệ thông tin của mình

Trong các giao dịch tiêu dùng ngày nay, việc người tiêu dùng phải cung cấp thông tin cho tổ chức, cá nhân kinh doanh là điều không tránh khỏi. Điều quan trọng là người tiêu dùng phải tự không ngừng trang bị thông tin và kiến thức để bảo đảm thông tin cá nhân không bị xâm phạm cũng như bảo đảm sự an toàn ở các khía cạnh khác trong quá trình giao dịch.

Thay vì thụ động và lo lắng về nguy cơ bị xâm phạm thông tin cá nhân, người tiêu dùng phải chủ động không ngừng trang bị kiến thức. Với sự phát triển của khoa học công nghệ ngày nay, có quá nhiều công cụ, phương tiện để bạn trang

bị cho mình kiến thức về một vấn đề. Khi có bất kỳ băn khoăn về một doanh nghiệp hay lo ngại về tính an toàn của một giao dịch, một cái click chuột sẽ giúp bạn nhiều điều trước khi đưa ra quyết định là có cung cấp thông tin cá nhân của mình hay có thực hiện giao dịch đó không. Đừng tặc lưỡi bấm “Yes” hoặc “Next” trên bất kỳ một giao diện máy tính nào nếu bạn không chắc chắn hiểu về giao dịch. Đừng bấm “OK” trên bàn phím Smartphone hoặc gõ “Send” một email nếu bạn thấy đắn đo, nghi ngại.

Ngoài ra, nếu phát hiện thấy các hành vi có dấu hiệu vi phạm đối với thông tin cá nhân của bạn, đừng ngần ngại tìm sự hỗ trợ từ phía các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Nếu bạn là người tiêu dùng cần sự hỗ trợ của các Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại các tỉnh/thành phố hãy liên hệ với một trong 49 Hội đang hoạt động trên toàn quốc theo danh sách: http://bvntd.vca.gov.vn/introduction/localorg.aspx

Trong trường hợp cần sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng, đừng ngần ngại liên hệ với một trong 63 Sở Công Thương các tỉnh thành/thành phố trong cả nước để được tư vấn, hướng dẫn theo danh sách: http://bvntd.vca.gov.vn/Complaint/socongthuongcactinh.aspx

Và trong mọi trường hợp, nếu cần bất kỳ sự tư vấn, hướng dẫn nào từ phía Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương, hãy liên hệ theo các phương thức:

1. Đường dây nóng về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: 04. 39387846

2. Trang tin tiếp nhận khiếu nại: http://bvntd.vca.gov.vn/Complaint/guide.aspx

3. Phòng Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương.

Địa chỉ: Số 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 04. 22205022 – Fax: 04. 22205003.

Cao XuâN QuảNg(Phòng Bảo vệ quyền lợi người tiêu

dùng)

Chuyên mụC

Page 19: Bảo vệ thông tin cá nhân - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_47_VN_preview.pdf · của Bộ Công Thương có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Luật Bảo

19ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 7 - 2 0 1 4

Từ ngày 21 đến ngày 30 tháng 9 vừa qua, đoàn công tác của Bộ Công Thương do ông Nguyễn Phương

Nam – Phó Cục trưởng Cục quản lý cạnh tranh (QLCT) dẫn đầu đã đến thăm và làm việc tại Cơ quan Hợp tác quốc tế (KOICA) và Cơ quan Bảo vệ người tiêu dùng của Hàn Quốc (KCA). Đây là chuyến thăm quan khảo sát và trao đổi kinh nghiệm về công tác bảo vệ người tiêu dùng theo dự án hợp tác giữa Cục QLCT và KCA do KOICA tài trợ.

Trong chuyến công tác này có 11 thành viên trong đoàn là các cán bộ lãnh đạo các Sở Công Thương trên toàn quốc, lãnh đạo Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam và đại diện Văn phòng Chính phủ. Đây là chuyến trao đổi học tập kinh nghiệm đạt được nhiều dấu ấn trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và mối quan hệ hợp tác, phát triển giữa Cục QLCT và KCA.

Tại trụ sở của KOICA, đoàn công tác đã dành một ngày giao lưu văn hóa, tìm hiểu về đất nước Hàn Quốc và quảng bá hình ảnh của Việt Nam. Hàn Quốc là đất nước có chính sách bảo vệ người tiêu dùng tiến bộ trên thế giới. KCA có vai trò tương đối độc lập, cấu trúc 11 Ban, 31 Phòng chuyên môn, 5 văn phòng đại diện trên cả nước, tổng số cán bộ 317 người, ngân sách được cấp hàng năm khoảng 30 triệu USD.

Căn cứ tình hình thực tiễn về bảo vệ người tiêu dùng trong nước liên quan đến các lĩnh vực kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung, bán hàng đa cấp và tài chính ngân hàng, đoàn công tác đã dành thời gian trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia của Ủy ban thương mại lành mạnh Hàn Quốc (KFTC) và KCA về hệ thống pháp lý (các luật đặc định) và thực tế quản lý của cơ quan nhà nước đối với các lĩnh vực nêu trên.

Đoàn công tác cũng đi thăm nhà máy sản xuất mì ăn liền lớn nhất Hàn Quốc Nongshim và Tập đoàn công nghiệp nặng hàng đầu Huyndai. Chuyến đi thực tế nhằm kiểm nghiệm thực tế về công tác bảo vệ người tiêu dùng tại các cơ sở sản xuất và các hệ thống hướng đến mục tiêu lấy người tiêu dùng làm trung tâm.

Dựa trên những kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn được tiếp thu sau chuyến công tác, các cán bộ của Cục QLCT và đặc biệt là các lãnh đạo Sở Công Thương các địa phương đã tiếp thu được những kinh nghiệm về công tác quản lý nhà nước liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng trong xã hội hiện đại. Đó là chính sách người tiêu dùng, tầm nhìn về các vấn đề người tiêu dùng và các nhiệm vụ bảo vệ người tiêu dùng ở trung ương và địa phương.

Ông Nguyễn Phương Nam đã tổng hợp, đánh giá khái quát những vấn đề người tiêu dùng tại Việt Nam, so sánh với Hàn Quốc, nêu bật những ưu điểm và nhược điểm cũng như rút ra bài học kinh nghiệm cho đoàn. Trong thời điểm hiện tại, công tác bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam cần phải có một tầm nhìn dài hạn và một cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước. Ngoài ra, vai trò của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dùng cần phải được quan tâm, các cơ quan quản lý ở địa phương cần phải kiện toàn bộ máy chuyên trách thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Kết thúc chuyến công tác, KOICA và KCA đã có buổi họp tổng kết, đánh giá. Các thành viên đoàn công tác đã trình bày Kế hoạch hành động của mình, trong đó nêu bật được những đặc thù của địa phương. Ông Nguyễn Phương Nam cũng thay mặt lãnh đạo Cục QLCT và đoàn công tác cảm ơn sự hỗ trợ, hợp tác của KOICA và KCA. Trong thời gian tới, Cục QLCT sẽ tiếp tục cùng với KCA thực hiện dự án hợp tác giữa hai bên nhằm nâng cao năng lực thực thi pháp luật bảo vệ người tiêu dùng tại Việt Nam.

PHaN KHáNH aN

Khảo Sát, trAo Đổi Kinh nghiệm công tác Bảo vệ người tiêu dùng

tẠi hàn quỐc Ấn ĐỘ BAn quyết ĐỊnh chẤm dứt vụ việc Điều trA tự vệ ĐỐi với Sản phẩm Sợi filAment Đàn hồi thô

Ngày 29 tháng 9 năm 2014, Tổng vụ Tự vệ (Bộ Tài chính Ấn Độ) đã ban hành thông báo số GSRD-

22011/23/2013 quyết định cuối cùng trong vụ việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ với sản phẩm sợi đàn hồi thô (Bare Elastomeric Filament Yarn).

Một số thông tin chung về vụ việc như sau:

- Ngày khởi xướng điều tra: 28/2/2014. Theo thông báo khởi xướng điều tra, sản phẩm bị điều tra được nhập khẩu chủ yếu từ Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan và Đài Loan.

- Sản phẩm bị điều tra: Sợi đàn hồi thô được sử dụng làm quần jeans, đồ thể thao, áo phông, tất dùng với đồ complete và các sản phẩm may mặc khác có Mã HS 54024400 và 54041100 được nhập khẩu từ một số quốc gia/vùng lãnh thổ, trong đó, chủ yếu từ Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan và Đài Loan

- Nguyên đơn: Công ty Indorama Industries, nhà sản xuất duy nhất sản phẩm bị điều tra tại Ấn Độ.

- giai đoạn xác định thiệt hại: năm tài chính 2012 – đến tháng 12 năm 2013 (năm tài chính của Ấn Độ bắt đầu từ ngày 1 tháng 4 hàng năm).

Ngày 19 tháng 6 năm 2014, Cục Quản lý cạnh tranh đã phối hợp với Thương vụ, doanh nghiệp liên quan (Việt Nam có một doanh nghiệp duy nhất xuất khẩu sản phẩm bị điều tra sang Ấn Độ), luật sư tư vấn của doanh nghiệp tham gia phiên điều trần tại New Delhi và đã có bài phát biểu phản ánh quan điểm phản đối vụ việc nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng cho các doanh nghiệp; và đã gửi Bài phản biện gửi đến Tổng vụ Tự vệ.

(xem tiếp trang 29)

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 20: Bảo vệ thông tin cá nhân - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_47_VN_preview.pdf · của Bộ Công Thương có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Luật Bảo

20 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 7 - 2 0 1 4

Bảo vệ người tiêu dùng

Từ ngày 7 đến ngày 10 tháng 10 năm 2014, Đoàn công tác Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương đã tham dự Hội nghị lần thứ 10 của Ủy ban Bảo vệ người tiêu

dùng ASEAN (ACCP).ACCP được thành lập từ năm 2007 trên cơ sở thống nhất

chung của Chính phủ các nước ASEAN. Từ khi thành lập cho đến nay, ACCP bao gồm thành viên là 10 nước trong khu vực ASEAN. Mục đích của ACCP nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong khuôn khổ các nước ASEAN; phối hợp với các cơ quan, tổ chức quốc tế nhằm chia sẻ và thực hiện các vấn đề liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng.

Để thực hiện mục đích của mình, ACCP đã thành lập ba Nhóm làm việc chuyên trách, bao gồm: i) Nhóm làm việc về chia sẻ và cảnh báo thông tin; ii) Nhóm làm việc về Giải quyết tranh chấp xuyên biên giới và iii) Nhóm làm việc về Giáo dục và tuyên truyền. Thực hiện nhiệm vụ của mình, các Nhóm làm việc đã phối hợp với các tổ chức quốc tế nhằm chia sẻ kinh nghiệm và tìm kiếm nguồn lực để thực hiện nhiều dự án nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại các nước thành viên ASEAN.

I. Một số kết quả của aCCP trong giai đoạn 2011- 2015 1. Xây dựng và vận hành trang web của ACCP tại địa chỉ:

http://aseanconsumer.org

2. Vận động và hỗ trợ các nước thành viên xây dựng và ban hành văn bản pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Hiện tại, 9/10 nước thành viên ACCP đã ban hành và thực hiện luật bảo vệ người tiêu dùng. Căm pu chia là nước cuối cùng sẽ có luật được thực thi vào giữa năm 2015.

STT QuỐC gIa THỜI ĐIỂM THỰC THI LuẬT

1 Brunei Darusalam 1.1.20122 Cambodia Giữa năm 20153 Lao PDR 1.12.20104 Vietnam 1.7.20115 Myanmar 14.3.20146 Malaysia 19997 Indonesia 19998 Singapore 1.3.20049 Thailand 197910 Philippines 15.7.1992

3. Xây dựng chuyên mục Chia sẻ và cảnh báo thông tin về sản phẩm không an toàn trong các nước ASEAN: http://aseanconsumer.org/alerts/

4. Thành lập Hệ thống đầu mối thông tin tại các nước thành viên. Hệ thống này nhằm hỗ trợ cho hoạt động tiếp nhận và xử lý nhanh khiếu nại của người tiêu dùng, đặc biệt trong công tác giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng xuyên biên giới.

5. Tìm hiểu và xây dựng Mô hình nâng cao nhận thức về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Dự án xây dựng mô hình nâng cao nhận thức được thực hiện dưới sự hỗ trợ của Chính phủ Úc nhằm nghiên cứu, đề xuất và hướng dẫn các nước lựa chọn mô hình tuyên truyền, đào tạo kiến thức về luật bảo vệ người tiêu dùng phù hợp với thực trạng và nhu cầu của từng nước.

II. Định hướng hoạt động giai đoạn 2016-2020 Trong giai đoạn từ 2016 đến 2020, ACCP định hướng sự

phát triển của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại nước thành viên với những mục tiêu cụ thể như sau:

1. Xây dựng Kế hoạch hành động bảo vệ người tiêu dùng cho giai đoạn 2016-2020.

2. Người tiêu dùng cần được bảo vệ toàn diện thông qua thực thi hiệu quả các quy định pháp luật.

3. Người tiêu dùng được tạo điều kiện để thực thi các quyền của mình thông qua cơ chế bồi thường thiệt hại quốc gia và khu vực.

việt nAm thAm dự hỘi nghỊ ASeAn về Bảo vệ người tiêu dùng lẦn thứ 10

Chuyên mụC

Page 21: Bảo vệ thông tin cá nhân - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_47_VN_preview.pdf · của Bộ Công Thương có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Luật Bảo

21ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 7 - 2 0 1 4

4. Người tiêu dùng được tạo điều kiện để tiếp cận thông tin và có hiểu biết đầy đủ về quyền của người tiêu dùng.

5. Người tiêu dùng được tạo điều kiện sử dụng sản phẩm an toàn thông qua việc ban hành và thực thi các tiêu chuẩn sản phẩm an toàn.

III. Đóng góp của Việt Nam trong hoạt động của aCCP

Việt Nam – với tư cách là một trong những nước đầu tiên tham gia thành lập Cộng đồng ASEAN – đã tích cực và chủ động tham gia các hoạt động trong khuôn khổ ACCP. Trong quá trình tham dự các kỳ họp của ACCP, Việt Nam đã chủ động chia sẻ, đặt ra các vấn đề có tính thời sự để các nước ASEAN cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm; đồng thời, Việt Nam đã đưa ra nhiều sáng kiến nhằm đẩy mạnh hoạt động của ACCP.

Tại kỳ họp thứ 7 của ACCP tại Việt Nam năm 2013, Việt Nam đã đề xuất các nước tiến hành Hội nghị thường niên của ACCP nhằm tổng hợp, đánh giá và lên kế hoạch tổng thể cho các hoạt động của ACCP. Đề xuất này đã được sự đồng thuận của các nước thành viên. Trên cơ sở đó, Hội nghị thường niên lần thứ nhất của ACCP sẽ được tổ chức vào tháng 12 năm 2014 tại Việt Nam.

Cũng tại kỳ họp thứ 7 này, Việt Nam đã đưa ra sáng kiến kết hợp hoạt động giữa hai Ủy bản Cạnh tranh (AEGC) và Ủy ban Bảo vệ người tiêu dùng trong khuôn khổ ASEAN. Thông qua sáng kiến này cùng với sự tích cực vận động của Việt Nam, trong khuôn khổ các dự án hỗ trợ cho hoạt động cạnh tranh tại các nước ASEAN, Chính phủ Đức đã đồng ý dành một phần nguồn lực hỗ trợ cho hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Việt Nam là một trong ba nước ASEAN được hỗ trợ trực tiếp từ Dự án này.

Như vậy, thông qua việc tham dự các hoạt động của ACCP, Việt Nam không chỉ thể hiện vai trò là một nước thành viên được hưởng lợi từ các hoạt động của ACCP mà đã chủ động định hướng, đưa ra các hoạt động nhằm góp phần nâng cao và đẩy mạnh vị thế công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong khuôn khổ hợp tác giữa các nước ASEAN.

TùNg BáCH

BỘ tài chính BAn hành hướng dẫn về việc áp thuế chỐng Bán phá giá mỘt SỐ Sản phẩm thép Không gỉ cán nguỘi nhẬp Khẩu từ cỘng hòA nhân dân trung hoA, cỘng hòA indoneSiA, mAlAySiA và lãnh thổ Đài loAn

Ngày 06 tháng 10 năm 2014, Bộ Tài chính đã ban hành hướng dẫn việc áp thuế chống bán phá

giá một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ cộng hòa nhân dân Trung Hoa, cộng hòa Indonesia, Malaysia và lãnh thổ Đài Loan, như sau:

1. Về phạm vi, đối tượng, mức thuế, thời hạn áp dụng và xử lý mức chênh lệch thuế chống bán phá giá: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố sẽ căn cứ vào Quyết định số 7896/QĐ-BCT ngày 5 tháng 9 năm 2014 kèm theo Thông báo của Bộ Công Thương về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá để thực hiện theo quy định.

2. Về căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế, thời điểm tính thuế, thời hạn nộp thuế, thủ tục thu nộp và hoàn trả thuế chống bán phá giá: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10 tháng 9 năm 2013 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu,

Nước/vùng lãnh thổ Tên nhà sản xuất/xuất khẩu Mức thuế chống

bán phá giá

Trung Quốc

Lianzhong Stainless Steel Corporation 4,64%Fujian Southeast Stainless Steel Co., Ltd. 6,87%Các nhà sản xuất/xuất khẩu khác 6,58%

IndonesiaPT Jindal Stainless Indonesia 3,07%Các nhà sản xuất/xuất khẩu khác 3,07%

MalaysiaBahru Stainless Sdn. Bhd. 10,71%Các nhà sản xuất/xuất khẩu khác 10,71%

Đài LoanYieh United Steel Corporation 13,79%Yuan Long Stainless Steel Corp. 37,29%Các nhà sản xuất/xuất khẩu khác 13,79%

(Phòng Điều tra các vụ việc phòng vệ thương mại của doanh nghiệp trong nước)

nhập khẩu và Công văn số 8300/BTC-CST ngày 23 tháng 6 năm 2014 về việc áp dụng thuế tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp của Bộ Tài chính.

Công văn cũng nêu rõ, các đơn vị liên quan cần tiến hành phân tích rõ chủng loại thép, hình dạng thép, độ dày thép, phương pháp xử lý thép để có đủ thông tin xác định mặt hàng thép có thuộc đối tượng chịu thuế chống bán phá giá nêu tại Quyết định số 7896/QĐ-BCT ngày 5 tháng 9 năm 2014 của Bộ Công Thương hay không. Trong trường hợp người khai hải quan cho rằng sản phẩm nhập khẩu có mã số hàng hóa đã nêu tại điểm 1 nhưng không thuộc phạm vi hàng hóa bị điều tra, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố hướng dẫn người khai hải quan liên hệ với Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương để được làm rõ.

Trước đó, ngày 05 tháng 9 năm 2014, Bộ Công Thương đã ban hành quyết định số 7896/QĐ-BCT về việc áp dụng thuế chống bán phá giá một số sản phẩm thép không gỉ nhập khẩu từ 04 quốc gia/vùng lãnh thổ cụ thể như sau:

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 22: Bảo vệ thông tin cá nhân - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_47_VN_preview.pdf · của Bộ Công Thương có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Luật Bảo

22 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 7 - 2 0 1 4

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới vẫn đang chưa thoát khỏi khủng hoảng, các ngành sản xuất nói

chung và đặc biệt là ngành sản xuất thép nói riêng của Ấn Độ đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Trong số các sản phẩm thép đang gặp khó khăn tại thị trường Ấn Độ, nổi bật lên là hai nhóm sản phẩm: thép cuộn cán nóng và thép cốt bê tông.

Tại Trung Quốc, thép cuộn cán nóng (HRC) đang được niêm yết ở mức 503 USD/tấn. Chi phí vận chuyển từ Trung Quốc đến Ấn Độ trung bình là 17 USD/tấn, như vậy tổng chi phí cho 1 tấn thép cuộn cán nóng của Trung Quốc khi bán tại thị trường Ấn Độ là 520 USD, vẫn thấp hơn 47 USD so với mức giá hiện hành tại Ấn Độ là 567 USD/tấn. Trong khoảng 5-6 tháng qua, giá nhập khẩu HRC tại Ấn Độ giao động ở mức 535-545 USD/tấn.

Bên cạnh đó, giá thép cuộn cán nóng ở Ấn Độ hiện đang cao hơn nhiều so với giá giao ngay tại thị trường hầu hết các nước trong Khối thịnh vượng chung các quốc gia độc lập (CIS)1. Đây là khối các quốc gia có công suất và sản lượng thép lớn thứ 5 trên thế giới và cũng là khối các quốc gia xuất khẩu quặng thép lớn thứ 3 trên thế giới2. Thép cốt bê tông cũng là mặt hàng mà giá thép tại Ấn Độ cao hơn so với mặt bằng chung của thế giới, theo đó thép cốt bê tông hiện đang được niêm yết ở mức 583 USD/tấn tại Ấn Độ, so với 433 USD/tấn tại Trung Quốc và 538 USD/tấn tại các nước CIS3.

1 CIS gồm 9 quốc gia thành viên cũ của Liên Xô gồm: Armenia, Azerbaijan, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Moldova, Nga, Tajikistan và Uzebekistan. Urkraina đăng ký là thành viên, tuy nhiên Quốc hội nước này chưa thông qua nghị quyết gia nhập, nhưng hiện vẫn được coi là thành viên liên kết của khối.

2 Trang 4 – World Steel Figures 20143 Nguồn: http://www.business-standard.

com/article/markets/high-domestic-steel-prices-may-trigger-import-rush-114092400436_1.html

(Nguồn: Báo cáo của Motilal Oswal Securities)

Ngành sản xuất thép trong nước của Ấn Độ gần đây còn chịu tác động tiêu cực khi giá thép nhập khẩu từ Trung Quốc giảm ở mức 20% so với giai đoạn trước đó mà nguyên nhân được dự đoán là Trung Quốc đã bán phá giá sang thị trường Ấn Độ do chính sự sụt giảm về nhu cầu và lượng tiêu thụ tại thị trường nội địa của Trung Quốc. Cùng với đó là giá thép tại chính thị trường Ấn Độ lại bị giữ ở mức cao do giá quặng thép nhập khẩu tăng cao.

“Xét về giá bán trên thị trường nội địa Ấn Độ, các sản phẩm thép cốt bê tông của Trung Quốc hiện nay rẻ hơn khoảng 60 USD/tấn so với thép cùng loại của Ấn Độ. Vì vậy, các nhà nhập khẩu của Ấn Độ đã bắt đầu chuyển sang nhập khẩu sản phẩm thép cốt bê tông từ Trung Quốc. Trong tháng 8 việc nhập khẩu thép cốt bê tông đã có sự gia tăng đột biến và việc này có thể sẽ tiếp tục do giá của sản phẩm thép cốt bê tông của Trung Quốc đang ở mức thấp”, Sanjay Jain - chuyên gia phân tích của Motilal Oswal Securities cho biết.

Một quan chức thuộc Bộ Công nghiệp Thép Ấn Độ cho biết “Trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 8, việc nhập khẩu thép tại Ấn Độ đã tăng khoảng 22-23% so với cùng kỳ năm trước. Ấn Độ hiện đang theo dõi chặt chẽ diễn biến này”. Theo số liệu của Bộ Công nghiệp Thép Ấn Độ, giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2014, nhập khẩu thép tại Ấn Độ đạt 1,66 triệu tấn. Vị quan chức này cho biết thêm, hiện nay thép nhập khẩu từ Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc vào thị trường Ấn Độ đang tăng lên. Thép nhập khẩu từ Nhật Bản tăng lên 527 nghìn tấn trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 8, tăng 64% so với cùng kỳ năm trước. Tương tự, nhập khẩu thép từ Hàn Quốc tăng 28% tương ứng với 657 nghìn tấn.

Đại diện của ngành công nghiệp thép cho biết “Sự gia tăng nhập khẩu, cùng với tăng trưởng công nghiệp thấp, đang tác động đến các công ty thép của Ấn Độ. Mức thuế nhập khẩu thấp, do hiệu lực của các hiệp định thương mại tự do (FTA), đã ảnh hưởng đến giá thép sản xuất trong nước”. Theo thống kê từ Hải quan Ấn Độ, khoảng 70% thép nhập khẩu vào Ấn Độ là thông qua các Hiệp định thương mại tự do mà Ấn Độ đã ký kết với các nước khác.

Shivramkrishnan, giám đốc thương mại của Essar Steel4, nói “Ngành công nghiệp sản xuất thép

4 Một trong 3 công ty thép lớn nhất của Ấn Độ

thỊ trường thép Ấn ĐỘ BỊ cẠnh trAnh gAy gắt Bởi thép nhẬp Khẩu và dự Báo Khả năng Sử dụng Biện pháp chỐng Bán phá giá với thép nhẬp Khẩu

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 23: Bảo vệ thông tin cá nhân - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_47_VN_preview.pdf · của Bộ Công Thương có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Luật Bảo

23ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 7 - 2 0 1 4

của Ấn Độ đang băn khoăn và lo ngại giữa nguy cơ về giá nguyên liệu đầu vào cao (do sự thiếu hụt nguồn cung từ lệnh cấm khai thác quặng tại bang Odisa và các bang khác của Tòa Tối cao5) và giá thép nhập khẩu từ nước ngoài rất thấp. Vì vậy chính phủ cần phải xem xét về khả năng cung ứng các nguyên vật liệu đầu vào, như quặng sắt hay khí gas, và đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của ngành sản xuất trong nước, đặc biệt là trong bối cảnh nguyên liệu đầu vào này có liên hệ mật thiết với giá thép trên thị trường quốc tế. Mặt khác, cũng theo ông Shivramkrishnan, Chính phủ Ấn Độ cũng cần nhanh chóng rà soát các FTA và tác động của nó đến các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, cũng như các tác động tiêu cực mà các FTA có thể gây ra trong dài hạn nhằm có những giải pháp phù hợp đối với ngành sản xuất trong nước”.

Đứng trước những khó khăn như trên, ngành công nghiệp thép của Ấn Độ đang kiến nghị chính phủ cần loại thép ra khỏi danh mục sản phẩm phải cắt giảm thuế trong các FTA, thực hiện các biện pháp hạn chế nhập khẩu thép từ Nhật Bản và Hàn Quốc, đồng thời áp dụng thuế chống bán phá giá đối với thép nhập khẩu từ Trung Quốc hiện đang được xem là bán phá giá vào Ấn Độ để bảo vệ các nhà máy thép nội địa của Ấn Độ.

Jain - chuyên gia phân tích của Motilal Oswal Securities cho biết: “các nhà sản xuất thép Ấn Độ đang vận động hành lang với Bộ Công nghiệp Thép Ấn Độ để tiến hành điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá đối với thép nhập khẩu từ Trung Quốc nhằm bảo vệ thị trường trong nước”. Hiện các nhà sản xuất thép Ấn Độ vẫn đang theo dõi các biện pháp chính phủ có thể sử dụng để bảo vệ ngành thép trong nước.

NguyệT Nga(Nguồn: Tổng hợp từ http://www.

business-standard.com/article/markets/high-domestic-steel-prices-may-trigger-import-rush-114092400436_1.html và http://www.worldsteel.org)

5 Tháng 02 năm 2014, Tòa án Tối cao Ấn Độ đã ra tuyên bố cấm khai thác quặng tại bang Odisa (bang có trữ lượng quặng lớn nhất Ấn Độ) và một số bang khác đã dẫn đến sự thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu đầu vào cho sản xuất thép

Ngày 05 tháng 09 năm 2014, trên cơ sở kết quả thảo luận và biểu quyết về kết luận cuối cùng của

Cơ quan điều tra (Cục Quản lý cạnh tranh), Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 7896/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá trong vụ việc Điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội xuất xứ từ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Indonesia, Malaysia và lãnh thổ Đài Loan vào thị trường Việt Nam (Mã vụ việc: 13-KN-BPG-01). Thông tin cơ bản về vụ việc và quyết định được tóm tắt như sau:

I. Tổng quan về vụ việcNgày 06 tháng 5 năm 2013, Cơ quan

điều tra nhận được Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép không gỉ cán nguội (“hàng hóa thuộc đối tượng điều tra”) nhập khẩu từ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (“Trung Quốc”), Cộng hòa Indonesia (“Indonesia”), Malaysia (“Malaysia”) và lãnh thổ Đài Loan (“Đài Loan”). Bên yêu cầu là Công ty TNHH Posco VST (“Công ty Posco VST”) và Công ty cổ phần Inox Hòa Bình (“Công ty Inox Hòa Bình”).

Ngày 02 tháng 7 năm 2013, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã có quyết định số 4460/QĐ-BCT tiến hành điều tra vụ việc. Ngay sau quyết định này, Cơ quan điều tra đã gửi Bản câu hỏi điều tra về lượng và giá trị. Trên cơ sở phản hồi của các doanh nghiệp liên quan và dữ liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, Cơ quan điều tra đã tiến hành chọn mẫu doanh nghiệp. Các doanh nghiệp được chọn mẫu là các doanh nghiệp phải trả lời Bản câu hỏi điều tra đầy đủ, cụ thể:

Các nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài:- Trung Quốc:

(i) Fujian Southeast Stainless Steel Co., Ltd. (“FSSS”);

(ii) Lianzhong Stainless Steel Corporation (“LISCO”)- Indonesia: PT Jindal Stainless Indonesia (“JSI”)- Malaysia: Bahru Stainless Sdn. Bhd. (“Bahru”)

Kết luẬn cuỐi cùng vụ việc Điều trA chỐng Bán phá giá mỘt SỐ Sản phẩm thép Không gỉ cán nguỘi XuẤt Xứ từ cỘng hòA nhân dân trung hoA, cỘng hòA indoneSiA, mAlAySiA và lãnh thổ Đài loAn

- Đài Loan: (i) Yieh United Steel Corporation

(“YUSCO”); (ii) Yuan Long Stainless Steel Corp.

(“YLSS”)Các nhà nhập khẩu:

(i) Công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Bông Sen Vàng (“Bông Sen Vàng”);

(ii) Công ty cổ phần Gia Anh (“Gia Anh”);

(iii) Công ty cổ phần quốc tế Đại Dương OSS (“Đại Dương OSS”);

(iv) Công ty TNHH Kim khí Tuấn Đạt (“Kim khí Tuấn Đạt”);

(v) Công ty TNHH Công nghiệp Ever Force (“Ever Force”)Các nhà sản xuất trong nước:

(i) Công ty cổ phần Quốc tế Sơn Hà (“Sơn Hà”);

(ii) Công ty TNHH Hoàng Vũ (“Hoàng Vũ”);

(iii) Công ty cổ phần Inox Hòa Bình (“Inox Hòa Bình”);

(iv) Công ty TNHH POSCO VST (“Posco VST”).

Giai đoạn điều tra (POI) nhằm xác định biên độ bán phá giá trong vụ việc này là từ ngày 01 tháng 4 năm 2012 đến ngày 31 tháng 3 năm 2013.

Trên cơ sở nghiên cứu, xem xét toàn bộ thông tin do các bên liên quan cung cấp, ngày 02 tháng 12 năm 2013, Cơ quan điều tra đã ban hành Báo cáo sơ bộ đối với vụ việc và ngày 25 tháng 12 năm 2013 Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quyết định 9990/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời. Lệnh áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập khẩu vào Việt Nam áp dụng từ ngày 23 tháng 01 năm 2014 và có hiệu lực trong vòng 120 ngày kể từ ngày áp thuế chống bán phá giá tạm thời.

Căn cứ Khoản 3, Điều 22, Nghị định 90/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, từ ngày 16 tháng 01 đến ngày 18 tháng 4 năm 2014, Cơ quan điều tra đã tiến hành thẩm tra tại chỗ các doanh

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 24: Bảo vệ thông tin cá nhân - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_47_VN_preview.pdf · của Bộ Công Thương có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Luật Bảo

24 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 7 - 2 0 1 4

nghiệp sản xuất/xuất khẩu nước ngoài, các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng điều tra và các doanh nghiệp sản xuất thép không gỉ cán nguội trong nước.

Ngày 06 tháng 6 năm 2014, Cơ quan điều tra đã tổ chức phiên tham vấn nhằm tạo cơ hội cho các bên liên quan được trình bày quan điểm về vụ việc trước khi Cơ quan điều tra ra kết luận cuối cùng.

Tất cả các ý kiến, bình luận của các bên liên quan trong toàn bộ quá trình điều tra đã được Cơ quan điều tra phân tích, phản ánh trong Báo cáo cuối cùng.

Ngày 01 tháng 8 năm 2014, Cơ quan điều tra đã công bố kết luận cuối cùng về vụ việc điều tra và chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc cho Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ giải quyết theo thẩm quyền quy định tại Pháp lệnh 20/2004 và Nghị định 90/2005.

Ngày 13 tháng 8 năm 2014, Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ đã thảo luận và biểu quyết về kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra với kết quả biểu quyết như sau:

(i) Có tình trạng bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam;

(ii) Có tình trạng ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể, đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể;

(iii) Có mối quan hệ giữa việc bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam với thiệt hại đáng kể, đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.

II. Hàng hóa thuộc đối tượng điều tra và hàng hóa tương tự

Hàng hóa thuộc đối tượng điều tra là thép không gỉ cán nguội ở dạng cuộn hoặc dạng tấm có chứa 1,2% hàm lượng cacbon hoặc ít hơn tính theo trọng lượng và chứa 10,5% hàm lượng crôm trở lên, có hoặc không có các nguyên tố khác. Thép không gỉ cán nguội ở dạng cuộn hoặc tấm với độ dày nhỏ hơn hoặc bằng 3,5mm được ủ hoặc được xử lý nhiệt bằng phương pháp khác và ngâm hoặc được cạo gỉ để loại bỏ tạp chất dư thừa trên bề mặt của thép không gỉ. Những sản phẩm này được tiếp tục xử lý (được cắt hoặc được xẻ) với điều kiện là quá trình đó không làm thay đổi các đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm.

Hàng hóa thuộc đối tượng điều tra với mô tả như trên được phân loại theo mã HS: 7219.32.00; 7219.33.00; 7219.34.00; 7219.35.00; 7219.90.00; 7220.20.10; 7220.20.90; 7220.90.10; 7220.90.90.

Các chủng loại sản phẩm sau đây được loại trừ khỏi phạm vi điều tra: (1)

thép không gỉ cán nguội ở dạng cuộn hoặc ở dạng tấm nhưng không được ủ hoặc xử lý nhiệt (Full hard); (2) thép không gỉ cán nguội ở dạng cuộn hoặc ở dạng tấm với độ dày lớn hơn 3,5mm.

Cơ quan điều tra kết luận hàng hóa tương tự sản xuất trong nước về cơ bản không có sự khác biệt so với hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng điều tra. Trên thị trường Việt Nam hiện nay, hàng hóa tương tự và hàng hóa nhập khẩu có sự cạnh tranh trực tiếp với nhau trong các dòng thép thuộc đối tượng điều tra.

III. Xác định biên độ bán phá giá của doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu nước ngoài

Biên độ bán phá giá tính toán cho từng nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài được Cơ quan điều tra áp dụng thống nhất một phương pháp và thực hiện một số điều chỉnh cụ thể tùy theo số liệu cung cấp của từng nhà sản xuất/xuất khẩu và kết quả thẩm tra. Phương pháp tính toán cụ thể và bản tính toán biên độ bán phá giá chi tiết đã được Cơ quan điều tra gửi cho từng nhà sản xuất/xuất khẩu liên quan.

IV. Thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước

Cơ quan điều tra đã tiến hành xem xét, đánh giá các yếu tố theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Pháp lệnh 20/2004 và Điều 3.4 Hiệp định Chống bán phá giá để phân tích thiệt hại của ngành sản xuất trong nước, cụ thể: (i) Lượng hàng hóa tương tự được bán tại thị trường nội địa; (ii) Biến động giá bán của hàng hóa tương tự; (iii) Lợi nhuận của ngành sản xuất trong nước; (iv) Tổng lượng tiêu thụ trên toàn thị trường; (v) Thị phần; (vi) Sản lượng và công suất sử dụng; (vii) Hiệu quả đầu tư; (viii) Lưu chuyển tiền tệ; (ix) Khả năng tăng vốn hoặc mở rộng đầu tư; (x) Tồn kho; (xi) Lao động, tiền lương; (xii) Năng suất lao động. Sau khi xem xét và phân tích các yếu tố trên, Cơ quan điều tra kết luận như sau:

- Khối lượng hàng hóa thuộc đối tượng điều tra được nhập khẩu vào Việt Nam đã tăng tuyệt đối trong giai đoạn điều tra; và tăng tương đối so với tổng lượng tiêu thụ trong nước trong giai đoạn điều tra;

- Giá hàng hóa nhập khẩu giảm trong giai đoạn điều tra đã gây ra tác động ép giá đối với hàng hóa tương tự được sản xuất trong nước;

- Lượng bán hàng của ngành sản xuất trong nước đã tăng trong giai đoạn từ 2009 đến hết POI, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng đã giảm đi trong POI.

- Trong thời kỳ từ 2009-POI, lượng tiêu thụ toàn thị trường đã tăng. Trong POI, tốc độ tăng trưởng về tổng tiêu thụ trên thị trường lớn hơn tốc độ tăng trưởng hàng nhập khẩu thuộc đối tượng điều tra.

- Giá bán trung bình của hàng hóa thuộc đối tượng điều tra đã tăng trong giai đoạn 2009-2011 nhưng đã giảm đi trong giai đoạn 2011-POI.

- Đối với chỉ số về lợi nhuận, ngành sản xuất trong nước đã có lãi trong hai năm 2009 và 2010, tuy nhiên bắt đầu từ năm 2011 đã xuất hiện lỗ và trong POI mức lỗ này đã gia tăng đáng kể.

- Thị phần của ngành sản xuất trong nước đã tăng lên trong giai đoạn 2009-2011 nhưng đã sụt giảm trong POI. Trong khi đó, thị phần của hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng điều tra lại tăng lên, còn thị phần nhập khẩu từ các nước/vùng lãnh thổ khác lại giảm đi.

- Công suất của ngành sản xuất trong nước đã tăng từ 2009-2011 và giảm đi trong POI.

- Hiệu quả đầu tư của ngành sản xuất trong nước tăng trưởng tốt trong giai đoạn 2010-2011 nhưng đã sụt giảm đáng kể trong POI.

- Trong giai đoạn 2009-2011, chỉ số lưu chuyển tiền tệ của ngành sản xuất trong nước tăng trưởng tốt nhưng đã giảm đi trong POI.

- Tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu của ngành sản xuất trong nước tăng trong giai đoạn 2009-POI, cho thấy hạn chế của ngành sản xuất trong nước đối với khả năng tăng vốn hoặc mở rộng đầu tư.

- Lượng tồn kho hàng hóa tương tự của ngành sản xuất trong nước tăng nhẹ trong giai đoạn 2009-2011 và tăng mạnh trong POI.

- Số lượng người lao động và lương bình quân lao động đã tăng đều trong giai đoạn 2009-POI.

Năng suất lao động của ngành sản xuất trong nước tăng mạnh trong năm 2010, giảm nhẹ vào năm 2011 rồi lại tăng lên trong POI.

Như vậy, xét một cách tổng thể, ngành sản xuất trong nước đã đẩy mạnh đầu tư và phát triển sản xuất từ năm 2008. Từ năm 2009 đến năm 2011, ngành sản xuất trong nước đã có sự tăng trưởng đối với hầu hết các chỉ số về sản xuất, bán hàng, giá bán, thị phần, công suất, dòng tiền, lao động và tiền lương…. Tuy nhiên, từ năm 2011 đến hết giai đoạn điều tra, các chỉ số này đều đã sụt giảm, cho thấy ngành sản xuất trong nước đã phải đối mặt với thiệt hại thực tế và đáng kể.

Sau khi xem xét, đánh giá tổng hợp

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 25: Bảo vệ thông tin cá nhân - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_47_VN_preview.pdf · của Bộ Công Thương có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Luật Bảo

25ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 7 - 2 0 1 4

các chỉ số trên, Cơ quan điều tra xác định có thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất trong nước đối với hàng hóa tương tự.

V. Mối quan hệ nhân quả giữa hàng hóa bán phá giá và thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước

Cơ quan điều tra đã phân tích các yếu tố sau để xác định mối quan hệ nhân quả giữa hàng hóa bán phá giá và thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước:

(i) Tác động của lượng nhập khẩu hàng hóa bán phá giá và lượng bán hàng của các nhà sản xuất nội địa.

(ii) Phân tích thị phần của bán hàng trong nước và thị phần hàng hóa thuộc đối tượng điều tra

(iii) Tác động từ các yếu tố khác đến thiệt hại của ngành sản xuất trong nước: nhập khẩu từ các nước/vùng lãnh thổ không thuộc phạm vi điều tra; lượng cầu và thay đổi nhu cầu trên thị trường nội địa; phát triển công nghệ; các hành vi hạn chế thương mại đối với các nhà sản xuất nội địa; hoạt động xuất nhập khẩu của ngành sản xuất nội địa; năng suất lao động.

Căn cứ phân tích các yếu tố có thể gây thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước, Cơ quan điều tra kết luận là có mối quan hệ nhân quả giữa hàng hóa bán phá giá từ các nước/vùng lãnh thổ bị điều tra và thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước. Ngoài ra, cân nhắc các yếu tố khác có thể gây thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước, Cơ quan điều tra nhận thấy các yếu tố khác không phải là nguyên nhân gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước. Do đó, Cơ quan điều tra kết luận có tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá từ 04 nước/vùng lãnh thổ thuộc phạm vi điều tra và thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất trong nước.

VI. Kết luận của cơ quan điều traCăn cứ vào kết quả điều tra chính

thức được phân tích trong Báo cáo và có xem xét đến lợi ích kinh tế xã hội, Cơ quan điều tra kết luận:

- Có hiện tượng bán phá giá vào thị trường Việt Nam từ 04 nước/vùng lãnh thổ bị điều tra với các biên độ bán phá giá được xác định cụ thể như sau:

Nước/Vùng lãnh thổ Tên nhà sản xuất/xuất khẩu Biên độ bán phá giá

Trung QuốcLISCO 4,64%FSSS 6,87%Các nhà sản xuất/xuất khẩu khác 6,58%

IndonesiaJSI 3,07%Các nhà sản xuất/xuất khẩu khác 3,07%

MalaysiaBahru 10,71%Các nhà sản xuất/xuất khẩu khác 10,71%

Đài LoanYUSCO 13,79%YLSS 37,29%Các nhà sản xuất/xuất khẩu khác 13,79%

- Ngành sản xuất trong nước chịu thiệt hại ở mức đáng kể với các biên độ thiệt hại được xác định cụ thể như sau:

Nước/vùng lãnh thổ Biên độ thiệt hại bình quânTrung Quốc 31,0%Đài Loan 16,7%Malaysia 16,9%Indonesia 36,5%

- Có mối quan hệ nhân quả giữa hiện tượng bán phá giá và thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước.

VII. Mức thuế chống bán phá giá và thời gian áp dụng1. Mức thuế chống bán phá giáMức thuế chống bán phá giá được áp dụng chính là biên độ bán phá giá được

tính toán cụ thể cho từng đối tượng nhà sản xuất/xuất khẩu nêu trên.Mức thuế chống bán phá giá cho các nhà sản xuất/xuất khẩu khác từ Trung

Quốc, Indonesia, Malaysia và Đài Loan là mức thuế áp dụng đối với các nhà sản xuất/xuất khẩu không có tên trong danh sách nêu trên. Tên của các nhà sản xuất/xuất khẩu được xác định trên cơ sở hồ sơ, giấy chứng nhận chất lượng và các giấy tờ liên quan khác do nhà sản xuất phát hành.

Theo Quyết định này, thuế chống bán phá giá được áp dụng cho các nhà sản xuất/xuất khẩu thuộc các nước/vùng lãnh thổ nêu trên thực hiện hoạt động xuất khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp hàng hóa thuộc đối tượng điều tra thông qua các doanh nghiệp thương mại vào Việt Nam.

2. Hoàn mức thuế và truy thu mức thuế chênh lệch giữa mức thuế sơ bộ và mức thuế cuối cùng

Trong trường hợp mức thuế chống bán phá giá cuối cùng thấp hơn mức thuế chống bán phá giá sơ bộ, doanh nghiệp được hoàn mức thuế chênh lệnh.

Trong trường hợp mức thuế chống bán phá giá cuối cùng cao hơn mức thuế chống bán phá giá sơ bộ, doanh nghiệp không bị truy thu mức thuế chênh lệnh

3. Thời gian áp dụng thuế chống bán phá giáThuế chống bán phá giá sẽ được áp dụng trong vòng 05 năm kể từ ngày Quyết

định áp dụng biện pháp chống bán phá giá có hiệu lực.Sau một năm kể từ ngày có quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá,

các bên liên quan có quyền yêu cầu rà soát thuế chống bán phá giá theo quy định.Trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu cho rằng sản phẩm nhập khẩu có

mã HS nêu tại Mục 2 nhưng không thuộc phạm vi hàng hóa bị điều tra thì có thể liên hệ Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương để được làm rõ.

QuỳNH gIao

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 26: Bảo vệ thông tin cá nhân - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_47_VN_preview.pdf · của Bộ Công Thương có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Luật Bảo

26 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 7 - 2 0 1 4

Câu hỏi 1: Chính sách của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như thế nào?

Trả lời:Điều 5 Luật Bảo vệ quyền lợi người

tiêu dùng quy định về chính sách của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cụ thể như sau:

1. Tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân chủ động tham gia vào việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

2. Khuyến khích tổ chức, cá nhân ứng dụng, phát triển công nghệ tiên tiến để sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ an toàn, bảo đảm chất lượng.

3. Triển khai thường xuyên, đồng bộ các biện pháp quản lý, giám sát việc tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

4. Huy động mọi nguồn lực nhằm tăng đầu tư cơ sở vật chất, phát triển nhân lực cho cơ quan, tổ chức thực hiện công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; thường xuyên tăng cường tư vấn, hỗ trợ, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn kiến thức cho người tiêu dùng

5. Đẩy mạnh hội nhập, mở rộng hợp tác quốc tế, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm quản lý trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Câu hỏi 2: Chính phủ có vai trò như thế nào trong việc thúc đẩy tiêu dùng bền vững? Chính phủ khuyến khích và tiến hành những hoạt động nào để thúc đẩy tiêu dùng bền vững?

Trả lời:Đối với hoạt động tiêu dùng bền

vững, Chính phủ đóng vai trò là người kiến thiết, duy trì và giám sát, thúc đẩy các chủ thể trong quan hệ tiêu dùng hướng tới mục đích tiêu dùng bền vững.

Tùy theo điều kiện của mỗi nước, Chính phủ có thể thực hiện nhiều chương trình, hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả tiêu dùng bền vững. Các chương trình, hoạt động này không chỉ giới hạn trong khuôn khổ hoạch định và ban hành các

quy định, chính sách pháp luật mà có thể cụ thể hóa thông qua các chương trình mang tầm quốc gia hoặc khu vực.

Một số khuyến nghị mà Liên hiệp quốc đã đưa ra trong bản Hướng dẫn của Liên hợp quốc về bảo vệ người tiêu dùng nhằm thúc đẩy tiêu

dùng bền vững như sau:Chính phủ khuyến khích việc thiết

kế, sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ an toàn, có hiệu quả về mặt năng lượng và tài nguyên, có chú ý tới chu kỳ sử dụng của chúng. Chính phủ khuyến khích các chương trình tái chế, trong đó khuyến khích người tiêu dùng vừa thực hiện tái chế phế thải, vừa mua dùng các sản phẩm từ vật liệu tái chế. Chính phủ thúc đẩy việc phát triển và sử dụng các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế cho sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường nhưng không tạo thành rào cản thương mại; khuyến khích việc thí nghiệm khách quan các các sản phẩm về mặt ảnh hưởng tới môi trường. Chính phủ quản lý việc sử dụng các chất độc hại. Những chất độc hại mới cần được đánh giá một cách khoa học về tác động lâu dài của nó tới môi trường trước khi đưa ra phân phối sử dụng. Chính phủ phối hợp với các tổ chức khuyến khích việc thay đổi thói quen tiêu dùng không bền vững thông qua việc phát triển và tiêu dùng những sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật mới thân thiện với môi trường…

Câu hỏi 3: Cho biết tên một số cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng của một số nước, vùng lãnh thổ trên thế giới?

Trả lời:Ở Mỹ, Ủy ban Thương mại Liên

bang Hoa Kỳ (US – Federal Trade Commission) và Ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng (US Consumer Product Safety Commission) là những cơ quan có trách nhiệm chính trong vấn đề bảo vệ người tiêu dùng quốc gia. Cả hai cơ quan này có tính độc lập rất cao và trực thuộc trực tiếp Quốc hội. Chủ tịch của cả hai cơ quan đều do Tổng thống bổ nhiệm.

Newzeland có hẳn một Bộ chuyên trách các vấn đề người tiêu dùng (Bộ Các vấn đề người tiêu dùng – Ministry of Consumer Afairs). Bộ Các vấn đề người tiêu dùng có trách nhiệm xây dựng, phát triển và thực thi pháp luật và chính sách người tiêu dùng bao gồm bảo vệ người tiêu dùng, an toàn sản phẩm, đo lường. Malaysia có Bộ Nội thương và Các vấn đề người tiêu dùng (Ministry of Domestic Trade and Consumer Affairs), trong đó

bao gồm hai cơ quan chuyên trách về vấn đề bảo vệ người tiêu dùng là Vụ Các vấn đề người tiêu dùng (Consumer Affairs Division) và Tòa án Giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng (Tribunal for Consumer Claims).

Bên cạnh đó, nhiều nước còn thiết lập cơ quan bảo vệ người tiêu dùng Trung ương theo hình thức Ủy ban hoặc Hội đồng. Ủy ban hoặc Hội đồng này sẽ bao gồm các Ủy viên là đại diện từ nhiều Bộ, ngành khác nhau. Khi xử lý vụ việc ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng, Ủy ban sẽ triệu tập các Ủy viên để tìm kiếm ý kiến đồng thuận, cũng như yêu cầu cơ quan chuyên trách tiến hành điều tra và xử lý vụ việc. Chính vì vậy, Ủy ban này có thẩm quyền rất lớn, cũng như khả năng điều phối các cơ quan, tổ chức có liên quan.

Điển hình như Australia, bên cạnh Ủy ban cạnh tranh và Người tiêu dùng (Australian Competition & Consumer Commission - ACCC), cơ quan thực thi Luật Thương mại (Trade Practices Act), Australia còn có Hội đồng cấp Bộ trưởng về vấn đề người tiêu dùng (Ministerial Council on Consumer Affairs – MCCA) bao gồm Bộ trưởng của Liên bang, các bang, lãnh thổ thuộc Australia chịu trách nhiệm thực thi Luật Thương mại lành mạnh, bảo vệ người tiêu dùng và Luật tín dụng. Tương tự hội đồng cấp Bộ trưởng các vấn đề người tiêu dùng, Đài Loan có Ủy ban Bảo vệ người tiêu dùng (Consumer Protection Commission). Thành viên là các đại diện của các cơ quan thuộc Viện Hành chính Đài Loan. Ủy ban này có thể can thiệp vào bất kỳ nội dung nào có liên quan đến vấn đề bảo vệ người tiêu dùng. Ủy ban cũng là cơ quan quản lý và thực thi Luật Bảo vệ người tiêu dùng Đài Loan.

Thái Lan có Văn phòng Bảo vệ Người tiêu dùng (Office of the Consumer Protection Board). Văn phòng này trực thuộc Văn phòng của Thủ tướng Chính phủ (Office of the Prime Minister), có trách nhiệm báo cáo trực tiếp lên Thủ tướng Chính phủ đối với các vấn đề về bảo vệ người tiêu dùng.

Cũng có nước duy trì vị trí cơ quan bảo vệ người tiêu dùng giống Việt Nam, như Indonesia có Vụ Bảo vệ người tiêu dùng (Directorate Consumer Protection) thuộc Tổng vụ Thương mại nội địa (Directorate General of Domestic Trade), Bộ Thương mại Indonesia.

aN BìNH (TổNg HợP)

HỎI - ĐÁP

Page 27: Bảo vệ thông tin cá nhân - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_47_VN_preview.pdf · của Bộ Công Thương có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Luật Bảo

27ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 7 - 2 0 1 4

TổNg QuaNCăn cứ theo Pháp lệnh số 20/2004/

PL-UBTVQH ngày 29 tháng 4 năm 2004 về việc chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (Pháp lệnh), hai biện pháp sẽ được áp dụng khi cơ quan điều tra xác định tồn tại hành vi bán phá giá và ngành sản xuất trong nước đang bị thiệt hại đáng kể từ hành vi bán phá giá đó là: (i) áp dụng thuế chống bán phá giá hoặc (ii) thực hiện cam kết với cơ quan điều tra.

Theo Điều 8 - Hiệp định chống bán phá giá của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), cam kết giá là cam kết của các nhà xuất khẩu/sản xuất nước ngoài tự nguyện điều chỉnh giá xuất khẩu sang thị trường Việt Nam hoặc dừng việc xuất khẩu hàng hóa bị điều tra với mức giá bị xem là bán phá giá. Khi nhận được đề xuất cam kết giá, cơ quan điều tra có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận cam kết của doanh nghiệp dựa trên những lý do thích đáng (chẳng hạn như số lượng doanh nghiệp xin cam kết quá nhiều, hoặc vì những lý do khác bao gồm liên quan đến chính sách chung không cho phép...).

Như vậy, biện pháp cam kết giá được xem như một thỏa thuận của cơ quan điều tra và những nhà xuất khẩu nước ngoài để nâng giá xuất khẩu hoặc hạn chế lượng nhập khẩu sản phẩm bị điều tra để bù đắp thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước1. Tuy nhiên, biện pháp này hoàn toàn do những nhà xuất khẩu tự nguyện đề xuất với cơ quan điều tra, trong trường hợp cơ quan điều tra chấp nhận đề xuất, vụ việc điều tra sẽ được dừng lại hoặc tiếp tục đi đến kết luận cuối cùng nhưng không ban hành lệnh áp thuế.2

Theo quy định của WTO, chính phủ không được phép đàm phán các biện pháp “hạn chế xuất khẩu tự nguyện” (voluntary export restraints-VERs) nhưng việc đàm phán cam kết giá (mức giá nhập khẩu tối thiểu) lại được coi là phù hợp với WTO3. Các biện pháp hạn chế xuất khẩu tự nguyện và cam kết giá đều được xem là những chính sách/công cụ có ảnh hưởng quan trọng đến mô hình cạnh tranh hoàn hảo, tuy nhiên, mỗi biện pháp lại có những tác động kinh tế khác nhau.

1 www.wto.org 2 http://dx.doi.org/10.11130/jei.2014.29.1.165 3 VERs and Price Undertakings under the

WTO-Michael O. Moore, The George Washington University

Cam kết giá sẽ gây ra những ảnh hưởng mạnh mẽ khiến giá nội địa và lợi nhuận thấp hơn giá tối thiểu cam kết, do đó, tồn tại một số ý kiến cho rằng, WTO cần quy định cấm việc thực hiện những cam kết giá này.

Trong khi thuế chống bán phá giá hướng tới việc trừng phạt những nhà xuất khẩu có hành vi bán phá giá thông qua việc áp dụng thuế trên sản phẩm nhập khẩu thì biện pháp cam kết giá được xem như một biện pháp “thân thiện” hơn do biện pháp này cho phép công ty xuất khẩu tăng giá nhưng vẫn có thể giữ hoặc tăng được lợi nhuận. Như vậy, biện pháp này vẫn gây ra những xung đột lợi ích giữa nhà xuất khẩu và ngành sản xuất nội địa.

Thông thường, các công ty xuất khẩu sẽ đề xuất mức giá dựa trên mức thuế theo giá trị (ad valorem-duty) và thường thấp hơn mức thuế do những khoản thu bổ sung từ việc tăng giá sẽ đem lại lợi ích tích lũy cho công ty, trong khi thuế chống bán phá giá lại đem lại lợi ích tích lũy cho chính phủ nước điều tra. Đối lập với nhà xuất khẩu, ngành công nghiệp trong nước thường phản đối mạnh mẽ đề xuất cam kết giá chủ yếu do mức giá trong đề xuất thấp hơn mức thuế chống bán phá giá sẽ được áp dụng.

THỰC TIỄN áP DỤNg BIệN PHáP CaM KẾT gIá CỦa MỘT SỐ THàNH VIÊN WTo

1. Thực tiễn áp dụng tại Hoa KỳCăn cứ pháp luật Hoa Kỳ, vấn đề

cam kết giá được quy định tại Section 734 -termination or suspension of investigations – Đạo luật thuế quan 1930, cụ thể tại Section 351.208 - Suspension of investigations – CFR. Theo đó, khi doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài cam kết tăng giá xuất khẩu để loại bỏ việc bán phá giá hoặc những thiệt hại gây ra cho ngành công nghiệp nội địa Hoa Kỳ, Cơ quan điều tra sẽ xem xét loại doanh nghiệp đó ra khỏi vụ việc (hoặc chấm dứt vụ việc điều tra nếu tất cả các doanh nghiệp thực hiện việc cam kết giá). Các cam kết giá của Hoa Kỳ được gọi là “Suspension Agreement”.

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (cơ quan điều tra vụ việc chống bán phá giá tại Hoa Kỳ) được luật pháp cho phép dừng vụ việc điều tra trong trường hợp các nhà xuất khẩu nước ngoài chấp nhận tăng giá để loại bỏ hành vi bán phá giá và thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước. Việc loại bỏ biên độ phá giá có thể

được các nhà xuất khẩu thực hiện thông qua (i) tăng giá bán tại Hoa Kỳ, mặc dù, về cơ bản, mức giá này có thể thấp hơn mức giá tại thị trường nội địa hoặc (ii) tăng giá tới mức chi phí sản xuất trung bình. Như vậy, chính phủ Hoa Kỳ có thể dừng vụ việc điều tra nếu cam kết giá thỏa mãn hai điều kiện sau (i) cam kết giá sẽ loại bỏ toàn bộ thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước và (ii) ngăn chặn các nhà sản xuất nước ngoài thực hiện hành vi kìm giá hoặc giảm giá sản phẩm bị điều tra tại thị trường Hoa Kỳ. Việc cấm hành vi giảm giá (underselling) yêu cầu các nhà sản xuất nước ngoài phải bán hàng tại mức giá cao hơn mức giá sản phẩm tại thị trường Hoa Kỳ và được điều chỉnh trên cơ sở 1 quý 1 lần. Ngoài ra, riêng đối với các nền kinh tế phi thị trường, cơ quan điều tra Hoa Kỳ có thể sẽ áp dụng biện pháp cam kết giá dứa hình thức hạn chế lượng nhập khẩu vào Hoa Kỳ để chấm dứt vụ việc điều tra.

Tính đến nay Hoa Kỳ có rất ít các thỏa thuận liên quan đến vấn đề cam kết giá, theo thống kê thì đến năm 2000, chỉ có 16 vụ việc điều tra được kết thúc nhờ việc cam kết giá4. Trong số đó, 08 cam kết liên quan đến thỏa thuận mức giá xuất khẩu cơ sở, 06 trong số 08 cam kết này yêu cầu các nhà xuất khẩu nước ngoài phải loại bỏ biên độ bán phá giá cũng như tăng giá tới mức giá trị thông thường hoặc thiết lập mức giá ít nhất là tương đương vơi chí phí sản xuất. 02 cam kết khác yêu cầu mức giá tối thiểu để loại bỏ thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa Hoa Kỳ. 08 cam kết còn lại được thỏa thuận sử dụng theo hình thức VERs nhưng áp dụng đối với những nước không phải là thành viên WTO do đó việc áp dụng này hoàn toàn phù hợp với WTO. Trong số 08 vụ việc áp dụng VERs, 03 vụ việc áp dụng hạn ngạch nhập khẩu (quotas); 05 vụ việc còn lại áp dụng hình thức hạn chế lượng nhập khẩu và yêu cầu nhà xuất khẩu điều chỉnh giá trên mức giá tại thị trường Hoa Kỳ5. Như vậy, biện pháp cam kết giá tại Hoa Kỳ bao gồm rất nhiều hình thức thỏa thuận khác nhau, một nửa trong số đó yêu cầu các nhà sản xuất nước ngoài không được giảm giá bán, một số thỏa thuận khác yêu cầu loại bỏ biện độ bán phá giá, số còn lại liên quan đến thỏa

4 Xem ht tp://ia .ita .doc.gov/stats/suspensions/suspensions.htm

5 Xem ht tp://ia .ita .doc.gov/stats/suspensions/suspensions.htm

Biện pháp cAm Kết giá trong vụ việc Điều trA chỐng Bán phá giá

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 28: Bảo vệ thông tin cá nhân - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_47_VN_preview.pdf · của Bộ Công Thương có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Luật Bảo

28 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 7 - 2 0 1 4

thuận hạn chế lượng nhập khẩu. 2. Thực tiễn áp dụng tại Liên minh

Châu âu - EuBiện pháp cam kết giá của cơ quan

điều tra chống bán phá giá EU được quy định tại “Luật Hội đồng Châu Âu số 1225/2009 ngày 30 tháng 11 năm 2009” về bảo vệ chống lại hàng hóa bán phá giá nhập khẩu từ những nước không phải

Bảng 1 Thống kê cam kết giá để giải quyết các vụ việc chống bán phá của Eu

Năm Số lượng biện pháp áp dụng thuế Số lượng biện pháp áp dụng cam kết giá Tỷ lệ (%)

2012 2 0 02011 11 1 8.332010 6 1 14.292009 9 1 102008 16 4 202007 12 1 7.692006 13 3 18.752005 19 8 29.632004 9 10 52.632003 3 2 40

2002 25 12 32.432002-2012 125 43 21.251981-2001 343 235 40.66

Nguồn: tổng hợp từ cơ quan điều tra EU

là thành viên của Cộng đồng châu Âu.Trong thời gian qua, Cơ quan điều

tra Châu Âu thường xuyên sử dụng biện pháp cam kết về giá như một công cụ để giải quyết các vụ kiện chống bán phá giá. Tính đến năm 2001, khoảng 40% các vụ kiện chống bán phá giá của EU đã được giải quyết bằng cách thực hiện cam kết về giá. Trong số đó, 6,9% số lượng các

cam kết giá áp dụng hình thức tăng giá xuất khẩu để loại trừ hiện tượng bán phá giá và 33,2% áp dụng hình thức cam kết loại trừ biên độ thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.6

6 Xem ht t p: //d x.doi .org /10.11130/jei.2014.29.1.165

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, số lượng vụ việc chống bán phá giá được giải quyết bằng biện pháp cam kết giá đã giảm mạnh khi cơ quan điều tra

Châu Âu áp dụng nhiều hơn công cụ thuế chống bán phá giá. Điều này đặt ra câu hỏi liệu và mức độ cam kết về giá vẫn còn có một vai trò trong các vụ kiện chống

bán phá giá trong tương lai hay không khi hiệu quả bảo vệ ngành công nghiệp trong nước chưa thật sự rõ ràng.

Biểu đồ so sánh các vụ áp dụng biện pháp thuế chống bán phá giá và áp dụng cam kết giá7

(Nguồn: tổng hợp từ cơ quan điều tra EU)

7 Duties: Thuế chống bán phá giá Price undertakings: Cam kết giá

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 29: Bảo vệ thông tin cá nhân - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_47_VN_preview.pdf · của Bộ Công Thương có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Luật Bảo

29ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 7 - 2 0 1 4

3. Đánh giá mức độ hiệu quả của cam kết

Cam kết giá là một biện pháp chống hành vi bán phá giá, có hiệu quả tương đương với việc áp thuế chống bán phá giá cuối cùng nhằm loại bỏ thiệt hại gây ra đối với ngành sản xuất trong nước. Để xem xét một cam kết giá, cơ quan điều tra phải tiến hành điều tra đầy đủ và chính xác giá xuất khẩu và giá bán trong nước của bên yêu cầu như các doanh nghiệp chọn mẫu khác (Theo pháp luật Việt Nam là trong vòng 30 ngày). Trên cơ sở số liệu có được, cơ quan điều tra sẽ phải tính toán xem xét mức độ cam kết đảm bảo loại bỏ được thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.

Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy hầu hết các nước có xu hướng giảm hoặc không áp dụng biện pháp cam kết này. Hoa Kỳ chỉ chấp nhận cam kết từ đại diện hơn 85% nhà xuất khẩu (cho đến nay mới chỉ chấp nhận 16 cam kết), Liên minh Châu Âu từ một nước sử dụng công cụ này nhiều vào những năm 2002-2005, trung bình một năm 8 cam kết giá nhưng kể từ năm 2012 thì không còn cam kết nào được chấp nhận. Việc chấp nhận cam

Bảng 2. áp dụng biện pháp cam kết giá của Eu theo từng khu vực

1980-1989 1990-1994 1995-2002 Từ 2002

Tổng số

biện pháp

Biện pháp cam kết

%

Tổng số

biện pháp

Biện pháp cam kết

%

Tổng số

biện pháp

Biện pháp cam kết

%

Tổng số

biện pháp

Biện pháp cam kết

%

Nền kinh tế phi thị trường 132 110 83 34 2 6 51 11 22 14 4 29

Nước đang phát triển 67 29 43 39 11 28 94 27 29 35 7 20

Nước phát triển 83 45 54 24 4 17 25 4 16 38 25 66Nước Đông

châu Âu 75 71 95 12 9 75 33 29 88 26 9 35

Trung Quốc 56 5 9Tổng 357 225 71 109 26 24 203 71 35 169 50 30

kết giá giảm bởi một số lý do như sau:• Cơ quan điều tra gặp khó khăn trong

việc xác định liệu mức giá đó có thể loại bỏ được thiệt hại hay không;

• Khó xác định cam kết đó có phù hợp với lợi ích của các bên liên quan không;

• Khó có cơ chế kiểm soát việc thực thi cam kết trên thực tế, dẫn đến hiện tượng lẩn tránh thuế;

• Phải duy trì cơ chế kiểm tra định kỳ, thẩm tra doanh nghiệp cam kết để điều chỉnh, xác định lại.

• Hiệu quả thực tiễn không cao khi chưa giải quyết được vấn đề loại bỏ thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước.

• Ngoài ra, biện pháp cam kết giá có thể gây ra những trở ngại liên quan đến vấn đề cạnh tranh khi mức giá cam kết của một nhà xuất khẩu sẽ trở thành mức giá cố định thấp nhất. Về bản chất, một cam kết giá yêu cầu nhà xuất khẩu nước ngoài phải gửi đề xuất cam kết bằng văn bản về việc sẵn sang tăng giá sản phẩm xuất khẩu tới cơ quan điều tra. Theo quy định, điều này không vi phạm pháp luật cạnh tranh do cam kết giá không phải là thỏa thuận giữa những đối thủ cạnh tranh mà là cam kết riêng biệt với cơ quan nhà

nước của từng nhà xuất khẩu về việc sẵn sang tăng giá xuất khẩu sản phẩm bị điều tra. Như vậy, cam kết không vi phạm pháp luật cạnh tranh liên quan đến thỏa thuận hạn chế cạnh tranh hay các vấn đề khác liên quan đến cạnh tranh.Tuy nhiên, nếu nhìn từ góc độ kinh tế, chính sách cạnh tranh và chống bán phá giá được thiết lập với những mục tiêu khác nhau mà điều này có thể dẫn đến những “xung đột” giữa các chính sách. Chống bán phá giá là biện pháp khắc phục thương mại dành cho ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại từ việc cạnh tranh nhập khẩu. Trong khi đó, mục tiêu của chính sách cạnh tranh lại nhằm phục vụ lợi ích của người tiêu dung và tăng hiệu quả sản xuất, chính sách này phụ thuộc vào sự cạnh tranh trên thị trường mà trong đó, hàng nhập khẩu đóng vai trò quan trọng.

Do đó, cơ quan điều tra thường hay chấp nhận đề xuất cam kết giá trong trường hợp bên cam kết là nhà xuất khẩu gây thiệt hại lớn và cam kết giá có thể loại bỏ hoàn toàn được thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.

KIM THàNH(xem tiếp kỳ sau)

(tiếp theo trang 19)Kết luận cuối cùng của vụ việc:Ấn Độ không áp thuế tự vệ và quyết

định chấm dứt cuộc điều tra đối với sản phẩm sợi đàn hồi thô do không chứng minh được có sự gia tăng về nhập khẩu, sự thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây

thiệt hại nghiêm trọng của ngành công nghiệp nội địa, mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu sản phẩm bị điều tra và bất cứ thiệt hại nghiêm trọng nào.

Với quyết định này của phía Ấn Độ, doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì được thị trường xuất khẩu

của mình; và kim ngạch xuất khẩu mặt hàng sợi của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ sẽ tiếp tục được giữ vững.

(Phòng Xử lý các vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài)

Ấn ĐỘ BAn quyết ĐỊnh chẤm dứt vụ việc Điều trA tự vệ ĐỐi với Sản phẩm Sợi filAment Đàn hồi thô

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 30: Bảo vệ thông tin cá nhân - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_47_VN_preview.pdf · của Bộ Công Thương có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Luật Bảo

Hoạt động: Tham dự Cuộc họp nhóm công tác hỗn hợp tại Hàn Quốc.

Thời gian: 02 - 07 tháng 11 Nội dung:- Đánh giá các hoạt động của Dự án triển

khai trong thời gian qua- Cập nhật tình hình thực thi luật và chính

sách bảo vệ người tiêu dùng của hai nước , chia sẻ kinh nghiệm xây dựng hệ thống CCM và Call Center

- Thảo luận về kế hoạch hợp tác trong năm 2015.

Thành phần/Dự án: Cán bộ Cục QLCT.Địa điểm: Hàn Quốc

Hoạt động: Tổ chức Đoàn khảo sát về Luật và chính sách cạnh tranh tại Nhật Bản

Thời gian: 09 - 29 tháng 11Nội dung: - Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và thông

đồng đấu thầu - Kỹ năng điều tra và quy trình xử lý các vụ

việc cạnh tranh- Các quy định về mua bán sáp nhập.Thành phần/Dự án: Cục QLCT, Ban thư ký

HĐCTĐịa điểm: Nhật Bản

Hoạt động: Tổ chức Diễn đàn giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Thời gian: 17 - 18 tháng 11 Nội dung:- Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác BVNTD- Giải quyết tranh chấp, khiếu nại và yêu cầu

của người tiêu dùng- Kiểm soát hợp đồng theo mẫu và điều kiện

giao dịch chung.Thành phần/Dự án: Đại diện Bộ Công

Thương, Cục QLCT và các cán bộ BVNTD của các Sở Công Thương và Hiệp hội BVNTD trên phạm vi toàn quốc

Địa điểm: Vũng Tàu

Hoạt động: Hội thảo về kinh nghiệm ứng phó và sử dụng hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại

Thời gian: 11/11 và 13/11Thành phần/Dự án: Lãnh đạo Cục, Phòng

2, Phòng 3Địa điểm: Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh

Hoạt động: Tham dự Hội thảo về cạnh tranh trong khuôn khổ dự án CLIP (trong khuôn khổ chương trình hợp tác kinh tế của AANZFTA).

Thời gian: 03 - 06 tháng 11 Nội dung: - Kế hoạch xây dựng Luật và chính sách

cạnh tranh của Lào- Kinh nghiệm khu vực và quốc tế trong quá

trình xây dựng và thực thi luật cạnh tranh - Bài học cho Lào

Tại Hội thảo lần này, đại diện Cục cũng sẽ tham gia trình bày về “Kinh nghiệm xây dựng Luật và cơ quan cạnh tranh của Việt Nam”.

Thành phần/Dự án: Phòng 5Địa điểm: Lào

Hoạt động: Tổ chức 02 hội thảo tuyên truyền về cạnh tranh trong ngành Vật liệu xây dựng

Thời gian: Giữa tháng 12Nội dung: - Thực trạng cạnh tranh trong

ngành vật liệu xây dựng- Vai trò và sự phối hợp của các cơ quan

quản lý nhà nước đối với môi trường cạnh tranh trong ngành VLXD

- Những giải pháp để làm lành mạnh hóa môi trường cạnh tranh trong ngành VLXD.

Thành phần/Dự án: Đại diện Cục, các cơ quan quản lý nhà nươc liên quan, Hiệp hội và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực VLXD

Địa điểm: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh

Hoạt động: Tổ chức Hội nghị thường niên lần thứ nhất của ASEAN về bảo vệ người tiêu dùng

Thời gian: 8 - 9 tháng 12Nội dung:- Tổng quan pháp luật BVNTD của ASEAN- Bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng khi

sử dụng sản phẩm- Bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại

điện tử.Thành phần/Dự án: Các nước thành viên

ASEANĐịa điểm: TP. Hồ Chí Minh

1

3

5

7

2

4

6

30 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 7 - 2 0 1 4

HOẠT ĐỘNG KỲ TỚI

Page 31: Bảo vệ thông tin cá nhân - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_47_VN_preview.pdf · của Bộ Công Thương có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Luật Bảo

Trung tâm thông tin (CCID) là đơn vị trực thuộc Cục Quản lý cạnh tranh được thành lập theo quy định tại Quyết định số 848/QĐ-BCT ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh.

nhIỆM Vụ Và Quyền hạn1. Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong và ngoài nước phục vụ công tác quản lý nhà nước về cạnh

tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng biện pháp tự vệ và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 2. Cung cấp thông tin trong nước và quốc tế liên quan đến công tác quản lý, điều hành của Cục theo yêu cầu của Lãnh

đạo Cục.3. Phát triển các hoạt động dịch vụ thông tin phục vụ yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức và cá nhân

trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Cục trưởng. 4. Chủ trì và phối hợp với các đơn vị trong, ngoài Cục biên tập, phát hành các ấn phẩm định kỳ tuyên truyền, giới thiệu

về quản lý cạnh tranh, phòng vệ thương mại và bảo vệ người tiêu dùng và các hoạt động khác của Cục.5. Xây dựng, duy trì và quản lý mạng thông tin điện tử và các trang thông tin điện tử của Cục.6. Vận hành, duy trì và phát triển hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin của Cục.7. Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về cạnh tranh, phòng vệ thương

mại và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;8. Tham gia hỗ trợ và phối hợp với các đơn vị thuộc Cục trong công tác nghiên cứu, phân tích thông tin theo sự chỉ đạo

của Cục trưởng.9. Tìm kiếm các nguồn hỗ trợ trong nước và quốc tế thuộc thẩm quyền của Trung tâm để thực hiện nhiệm vụ được giao10. Quản lý tổ chức, biên chế, tài sản được giao theo quy định.11. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và theo phân công của Cục trưởng.

Cơ CẤu tổ ChứC

CụC QUản Lý CẠnh TrAnhtrunG tÂM thÔnG tIn Cạnh tranhLuôn vượt sự mong đợi của bạn

Trụ sở: 25 ngô Quyền, hoàn Kiếm, hà nội, Việt namTel: (84.4) 2220 5305 ; Fax: (84.4) 2220 5303 ; Email: [email protected]

Page 32: Bảo vệ thông tin cá nhân - vca.gov.vnvca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_47_VN_preview.pdf · của Bộ Công Thương có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Luật Bảo

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO ĐIỀU TRA VIÊNTrung tâm Đào tạo điều tra viên là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Cục Quản lý

cạnh tranh, tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, thực hiện chức năng giúp Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ và bảo vệ người tiêu dùng.

Cùng với Trung tâm Thông tin cạnh tranh, Trung tâm Đào tạo điều tra viên là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục Quản lý cạnh tranh.

Trung tâm Đào tạo điều tra viên có tên giao dịch tiếng Anh là: Competition Train-ing Center (CTC).

Thông tin liên hệ:trung tâm Đào tạo điều tra viên (CtC)Địa chỉ: Số 25 ngô Quyền, hoàn Kiếm, hà nộiĐiện thoại: 04 - 2220 5010

CÁC Ấn PhẩM Đã XuẤt Bản