19
BỨC TRANH HỘ NÔNG THÔN VIỆT NAM Ông Nguyễn Ngọc Quế Giám đốc Trung tâm Tư vấn Chính sách

BỨC TRANH HỘ NÔNG THÔN VIỆT NAM

  • Upload
    zoe

  • View
    68

  • Download
    5

Embed Size (px)

DESCRIPTION

BỨC TRANH HỘ NÔNG THÔN VIỆT NAM. Ông Nguyễn Ngọc Quế Giám đốc Trung t âm Tư vấn Chính sách. Cơ cấu hộ nông thôn theo ngành nghề. - PowerPoint PPT Presentation

Citation preview

Page 1: BỨC TRANH HỘ NÔNG THÔN VIỆT NAM

BỨC TRANH HỘ NÔNG THÔN VIỆT NAM

Ông Nguyễn Ngọc Quế Giám đốc Trung tâm Tư

vấn Chính sách

Page 2: BỨC TRANH HỘ NÔNG THÔN VIỆT NAM

Cơ cấu hộ nông thôn theo ngành nghề

Cơ cấu ngành nghề ở khu vực nông thôn có sự thay đổi nhanh theo hướng tích cực: Giảm số lượng và tỷ trọng nhóm hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản; tăng số lượng và tỷ trọng nhóm hộ công nghiệp và dịch vụSự chuyển dịch cơ cấu hộ nông thôn trên cả nước thời kỳ 2001-2006 diễn ra nhanh và rõ nét hơn so với các thời kỳ trước đây.

Nguồn: Agro census 2006

Page 3: BỨC TRANH HỘ NÔNG THÔN VIỆT NAM

Cơ cấu sản xuất nông nghiệp

- Trong nội bộ nhóm hộ nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, từng loại hộ có xu hướng chuyển dịch khác nhau: Hộ nông nghiệp giảm đi trong khi hộ lâm nghiệp và thuỷ sản tăng lên tương ứng.

- Mặc dù có những chuyển dịch cơ cấu hộ nhanh ở nhiều vùng nhưng nhìn chung số lượng và tỷ trọng các loại hộ lâm nghiệp và thuỷ sản còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng về lâm nghiệp và thuỷ sản của Việt Nam.

Page 4: BỨC TRANH HỘ NÔNG THÔN VIỆT NAM

Cơ cấu trang trại nông nghiệp

Kinh tế trang trại tiếp tục phát triển và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sảnLoại hình sản xuất của trang trại ngày càng đa dạng và có sự chuyển dịch về cơ cấu theo hướng giảm tỷ trọng các trang trại trồng cây hàng năm và cây lâu năm và tăng tỷ trọng các loại trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và sản xuất kinh doanh tổng hợp

Page 5: BỨC TRANH HỘ NÔNG THÔN VIỆT NAM

So sánh thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người ở thành thị và nông thôn

0

100

200

300

400

500

600

700

800

900

1995 1996 1999 2002 2004

thành thị

nông thôn

0

100

200

300

400

500

600

700

800

900

1995 1996 1999 2002 2004

thành thị

nông thôn

•Thu nhập của hộ gia đình thành thị vẫn cao hơn nông thôn và khoảng cách ngày càng doãng ra. •Tỷ trọng chi tiêu cho ăn uống đã giảm ở khu vực nông thôn nhưng vẫn còn chiếm tỉ lệ lớn, năm 2003-2004 là 56,7% trong khi ở thành thị là 48,9%

Thu nhập Chi tiêu

Nguồn: Sách "Việt Nam 20 năm đổi mới và phát triển 1986-2005, Tổng cục Thống kê, 2006

Page 6: BỨC TRANH HỘ NÔNG THÔN VIỆT NAM

Tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn và thành thị

19931998

20022004

66.4

45.535.6

2525.1

9.26.6

3.6

Thành thị Nông thôn

Tỷ lệ hộ nghèo của khu vực nông thôn đã giảm hơn một nửa trong 10 năm từ 1993-2004, từ 66,4% xuống còn 25%. Tuy nhiên, tốc độ giảm số hộ nghèo của nông thôn thấp hơn so với thành thị khoảng 20%. Theo điều tra mức sống năm 2004, các tỉnh khu vực Tây Bắc là nghèo nhất. Các hộ ở khu vực Đông Nam bộ có mức thu nhập và tiêu dùng trung bình trên đầu người cao nhất, tiếp đó là các hộ ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Page 7: BỨC TRANH HỘ NÔNG THÔN VIỆT NAM

Điều kiện sống và tiện nghi• Cùng với thu nhập tăng lên, các điều kiện sinh hoạt của hộ

cũng tăng lên tuy vẫn có sự sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn

• Năm 2003-2004 ,trị giá đồ dùng lâu bền bình quân hộ nông thôn đạt 8,2 triệu đồng trong khi hộ thành thị đạt 22,5 triệu đồng

Nguồn: Điều tra mức sống dân cư năm 2004

Tỷ lệ có nhà ở phân theo loại nhà và thành thị nông thôn (%)

Page 8: BỨC TRANH HỘ NÔNG THÔN VIỆT NAM

Sử dụng điện và nước sạch ở nông thôn• Sử dụng nước hợp vệ sinh và vệ sinh môi trường hiện nay cũng tiến bộ hơn.

• Tỷ lệ hộ có hố xí tự hoại và bán tự hoại ở khu vực nông thôn năm 2003-2004 là 16,8%, tăng 6 phần trăm so năm 2001-2002

• Hộ dùng điện ở nông thôn tăng từ 82,7% năm 2001-2002 lên 91,6% năm 2003-2004 Source : GSO, 2006, Sách "Việt Nam 20 năm đổi mới và phát triển 1986-2005

0 20 40 60 80 100

1995

2002

2004

Nông thôn

Thành thị0 20 40 60 80 100

1995

1998

2002

2004

Nông thôn

Thành thị

Tỷ lệ hộ có hố xí phân theo thành thị, nông thôn (%)

Tỷ lệ hộ sử dụng điện phân theo thành thị (%)

Page 9: BỨC TRANH HỘ NÔNG THÔN VIỆT NAM

Giáo dục

• Tuy tỷ lệ dân số từ 10 tuổi trở lên biết chữ đều tăng, nhưng có sự chênh lệch giữa khu vực thành thị, nông thôn, giữa các vùng và các nhóm dân cư

• Tỷ lệ người biết chữ của khu vực nông thôn, đặc biệt là nữ đang còn thấp

Nguồn: VHLSS2004

Page 10: BỨC TRANH HỘ NÔNG THÔN VIỆT NAM

Vốn tích lũy bình quân 1 hộ nông thôn

0

1000

2000

3000

4000

5000

6000

7000

8000

9000

10000

0.0

0.5

1.0

1.5

2.0

2.5

3.0Vốn tích lũy thời điểm 01/10/2001 (1000 đồng)

Vốn tích lũy thời điểm 01/07/2006 (1000 đồng)

Năm 2006 so với 2001 (lần)

•Do sản xuất phát triển, thu nhập tăng nên vốn tích luỹ trong dân tăng khá nhưng có chênh lệch lớn giữa các loại hộ•Tại thời điểm 01/7/2006, vốn tích luỹ bình quân 1 hộ nông thôn là 6,7 triệu đồng, tăng 3,5 triệu đồng, gấp 2,1 lần so với tích luỹ tại thời điểm 1/10/2001, •Vốn tích luỹ bình quân cao nhất là ở hộ vận tải 14,9 triệu đồng, hộ thương nghiệp 12,1 triệu đồng, hộ thuỷ sản 11,3 triệu đồng và thấp nhất là hộ nông nghiệp 4,8 triệu đồng (+2,3 triệu đồng so 2001).

Nguồn: Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn 2006, Tổng cục Thống kê

Page 11: BỨC TRANH HỘ NÔNG THÔN VIỆT NAM

Những khó khăn trong sản xuất của hộ nông thôn

- Giá đầu vào cao là khó khăn chính trong tiếp cận thị trường đầu vào và khả năng sơ chế kém là khó khăn chính cho tiếp cận thị trường đầu ra

- Những khó khăn về hạ tầng cơ sở là hạn chế khi tiếp cận cả thị trường đầu vào và đầu ra tại nhiều cộng đồng, đặc biệt vấn đề thiếu chợ và khoảng cách giữa nơi ở của hộ và đường giao thông quá xa Việc nâng cấp hạ tầng cơ sở có thể có tác động lớn đến những nỗ lực giảm nghèo.

Page 12: BỨC TRANH HỘ NÔNG THÔN VIỆT NAM

Các loại khó khăn khi tiếp cận thị trường đầu vào 2006 của hộ nông dân (%)

giá quá cao55%

thiếu thông tin6%

khó mua chịu7%

thiếu vốn1%

CSHT kém25%

khác1%

thiếu nhà cung cấp5%

Nguồn: Điều tra hộ nông thôn Danida, 2006

Page 13: BỨC TRANH HỘ NÔNG THÔN VIỆT NAM

Các loại khó khăn sau thu hoạch (%)

thiếu kho bãi9%

thiếu khả năng sơ chế28%

khó tiếp cận thị trường

8%

thiếu thông tin thị trường19%

thiếu nhu cầu sản phẩm11%

chi phí giao dịch cao18%

khác7%

Nguồn: Điều tra hộ nông thôn Danida, 2006

Page 14: BỨC TRANH HỘ NÔNG THÔN VIỆT NAM

Tỉ lệ hộ gặp khó khăn khi tiếp cận thị trường (chợ) (%)

0102030405060708090

100

đầu vào sản phẩm đầu ra

Nguồn: Điều tra hộ nông thôn Danida, 2006

Page 15: BỨC TRANH HỘ NÔNG THÔN VIỆT NAM

Việc làm và thất nghiệp• Theo ước tính, hiện nay có đến từ 9 -10 triệu lao động ở nông thôn

thiếu việc làm, tức là gần ¼ lực lượng lao động, chủ yếu là thanh niên.

• Tỷ lệ “thất nghiệp” ở nông thôn cao hơn rất nhiều ở thành thị, nhưng xu hướng giảm rõ ràng, trong khi tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị sau 10 năm vẫn xoay quanh mức 5%, cho thấy việc thu hút lao động ở nông thôn còn yếu nhưng có nhiều khả năng cải thiện Nguồn: www.gso.gov.vn

Page 16: BỨC TRANH HỘ NÔNG THÔN VIỆT NAM

Di cư của người dân nông thôn

- Ở nông thôn, tình trạng các lao động trẻ bỏ nông nghiệp, nông thôn ra thành phố ra nước ngoài kiếm sống ngày càng gia tăng. Các nguyên nhân:

+ Sự gia tăng tốc độ thương mại hóa sản xuất nông nghiệp và sự thay thế lao động sống bằng vốn đầu

+Việc thiếu các cơ sở đào tạo trình độ cao và việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn cũng là một nhân tố thúc đẩy xuất cư trong nhóm thanh niên có nhu cầu học tập

+Sự khác biệt về kinh tế-xã hội và chênh lệch thu nhập từ công việc giữa nông thôn và thành thị dẫn đến những tác động bất lợi cho người dân nông thôn

.

Page 17: BỨC TRANH HỘ NÔNG THÔN VIỆT NAM

Thay đổi đối với hộ nông thôn do di cư

- Người di cư ở thành phố và các khu kinh tế, công nghiệp có xu hướng làm các nghề thợ thủ công có kỹ ,thợ kỹ thuật, vận hành lắp ráp máy móc thiết bị

-Tiền gửi về của người di cư, cả nguồn trong nước và nước ngoài, tạo nên một cấu thành quan trọng trong thu nhập của nhiều nông hộ

-Sau khi di cư, nam tìm được việc làm nhanh hơn nữ và cũng có xu hướng thay đổi nghề nhiều hơn nữ vị thế bất lợi của phụ nữ di cư trên thị trường lao động hiện nay.

-Nâng cao trình độ phát triển nông thôn bằng việc tạo ra những cơ hội kinh tế và thu nhập, phát triển cơ sở hạ tầng là phương thức để xóa đói giảm nghèo và khuyến khích người dân ở lại nông thôn

Page 18: BỨC TRANH HỘ NÔNG THÔN VIỆT NAM

Tình trạng mất đất của nông dân

• Quá trình mất đất nông nghiệp diễn ra nhanh mà dường như khó hãm lại. Diện tích đất trồng lúa nước năm 2005 là 4.165.200 ha, giảm 302 500 ha so với năm 2000.

• Trong 5 năm qua, có 13% số hộ bị mất đất. Lý do mất đất quan trọng nhất là do thu hồi

• Một số hộ nông dân tuy đã năng động chuyển đổi ngành nghề nhưng vẫn không dám nhường ruộng cho người khác thuê người làm hay quảng canh không có năng suất và hết sức lãng phí quỹ đất nhỏ nhoi có trong tay.

Page 19: BỨC TRANH HỘ NÔNG THÔN VIỆT NAM

Rủi ro và xử lý rủi ro

• Các loại rủi ro chủ yếu là: Bệnh dịch mất mùa (47.3%), người nhà ốm,chết (40.7%), thiên tai (16,7%)

• Kết quả điều tra cho thấy hầu hết các hộ dựa vào chính mình hơn là vào các nguồn bên ngoài

• Khoảng 39,7% hộ bị ảnh hưởng không hoàn toàn phục hồi từ những thiệt hại của họ. Những hộ nghèo gặp nhiều khó khăn hơn trong quá trình phục hồi. (>30% người nghèo vẫn phải chịu đựng sốc.)

• Các hộ có bảo hiểm chính thức có xu thế phục hồi tốt hơn, mặc dù sự khác nhau không rõ rệt

Các biện pháp ChungHộ không

nghèo Hộ nghèo

Tự lực 66.2 69.4 59.6

Phi chính thức 18.5 14.9 26.1

Chính thức 15.3 15.8 14.3Nguồn: Điều tra hộ nông thôn của Danida, 2006