23
BÁO CÁO Hội thảo: Chia sẻ kinh nghiệm truyền thông, thúc đẩy hợp tác giữa các bên liên quan trong quá trình đàm phán, thực thi FLEGT-VPANgày 20 tháng 8 năm 2015 Khách sạn Công Đoàn, Hà Nội Dự án được tài trợ bởi EU-FAO-FLEGT “Nâng cao năng lực cung cấp thông tin cho các hiệp hội doanh nghiệp và cơ quan truyền thông trong quá trình Thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT)” 1

flegtvpa.comflegtvpa.com/tailieu/vpa/anpham/Bao_cao_ Hoi_thao FLEGT... · Web viewCED đã nghiên cứu và đưa ra bức tranh toàn cảnh về truyền thông trên các báo

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

BÁO CÁO

Hội thảo: “Chia sẻ kinh nghiệm truyền thông, thúc đẩy hợp tác giữa các bên liên quan trong quá trình đàm phán, thực thi FLEGT-VPA”

Ngày 20 tháng 8 năm 2015

Khách sạn Công Đoàn, Hà Nội

Dự án được tài trợ bởi EU-FAO-FLEGT

“Nâng cao năng lực cung cấp thông tin cho các hiệp hội doanh nghiệp và cơ quan truyền thông trong quá trình Thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT)”

1

Mục tiêu hội thảo

Ngày 20 tháng 8 năm 2015, Trung tâm Giáo dục và Phát triển CED tổ chức hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm truyền thông, thúc đẩy hợp tác giữa các bên liên quan trong quá trình đàm phán, thực thi FLEGT-VPA” nhằm tổng kết Dự án “Nâng cao năng lực cung cấp thông tin cho các hiệp hội doanh nghiệp và cơ quan truyền thông trong quá trình Thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản – FLEGT” do chương trình FAO-EU-FLEGT tài trợ.

Mục tiêu hội thảo nhằm:

Chia sẻ các kết quả và kinh nghiệm truyền thông liên quan đến lĩnh vực FLEGT

Tăng cường trao đổi thông tin, hợp tác , kết nối giữa các bên liên quan để cung cấp thông tin hiệu quả cho doanh nghiệp và cộng đồng

Thời gian, địa điểm

Thời gian tổ chức Hội thảo: từ 08h30 đến 12h00, ngày 20 tháng 8 năm 2015

Địa điểm: Khách sạn Công Đoàn, 14 Trần Bình Trọng, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Thành phần tham dự hội thảo

Tham dự hội thảo có 50 đại biểu đến từ Tổng cục Lâm nghiệp, các Hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành gỗ như VCCI Đà Nẵng, BIFA, HAWA, FPA,... đại diện các Dự án, tổ chức xã hội dân sự đang hoạt động trong lĩnh vực FLEGT-VPA như WWF, SRD, CRD, Pannature, Forest Trends,.. và đại diện các cơ quan truyền thông (23 đại biểu), phóng viên báo chí hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa, thương mại quốc tế. (Danh sách đại biểu xin xem Phụ lục 2)

Chương trình Hội thảo

Chương trình hội thảo được chia thành hai phần (Chương trình chi tiết xin xem Phụ lục 1, chi tiết các bài trình bày mời xem file đính kèm)

Phần I: Khai mạc hội thảo, giới thiệu dự án, báo cáo tổng kết dự án, báo cáo hội thảo Bình Định tháng 6/2015

Bà Tô Kim Liên - giám đốc CED phát biểu khai mạc hội thảo

Hội thảo tổng kết dự án là một trong những hoạt động cuối cùng trong khuôn khổ dự án “Nâng cao năng lực cung cấp thông tin cho các hiệp hội doanh nghiệp và cơ quan truyền thông trong quá trình Tăng cường thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản – FLEGT” do chương trình EU-FAO-FLEGT tài trợ, CED phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện.

Việc sử dụng gỗ không có nguồn gốc rõ ràng và thói quen tiêu thụ gỗ và các sản phẩm gỗ không quan tâm đến nguồn gốc đã tiếp tay cho nạn phá rừng, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên, tàn phá những khu rừng. Điều này làm cho quá trình biến đổi khí hậu xảy ra nhanh hơn và diễn biến theo chiều hướng tiêu cực. Thiên tai ngày càng nghiêm trọng với tần suất và cường độ ngày càng

2

tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp, ảnh hưởng đến công ăn việc làm của người lao động và sinh kế của cộng đồng.

Các doanh nghiệp trong ngành gỗ có vai trò đặc biệt quan trọng với môi trường và khí hậu, vì ngành công nghiệp sử dụng gỗ - tài nguyên rừng, nguồn tài nguyên quan trọng và sống còn với ngành công nghiệp và với môi trường và cuộc sống của chúng ta. Vì vậy, nếu các doanh nghiệp này sử dụng các nguồn gỗ hợp pháp, có nguồn gốc thì chắc chắn sẽ có tác động rất lớn đối với tài nguyên rừng không những chỉ ở Việt Nam mà còn ở trong khu vực và toàn cầu.

CED là một trong số ít các tổ chức phi chính phủ Việt Nam cộng tác và làm việc với khu vực doanh nghiệp tại Việt Nam, thông qua mạng lưới đối tác là Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI và các hiệp hội doanh nghiệp trên phạm vi cả nước, thực hiện các dự án và hoạt động giúp các doanh nghiệp tăng cường TNXH, phát triển bền vững, ứng phó với thiên tai và thích ứng với BĐKH.

Bà Tô Kim Liên đã thay mặt CED tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến chương trình EU-FAO-FLEGT đã tạo điều kiện cho CED có cơ hội tham gia vào chuỗi các dự án về FLEGT-VPA. Bà cũng gửi lời cảm ơn tới các tổ chức: VCCI, các hiệp hội gỗ trên khắp cả nước, các tổ chức phi chính phủ, các thành viên của mạng lưới VNGOs-FLEGT... và Các đại diện từ phía đoàn đàm phán Việt Nam, đặc biệt là Ban chỉ đạo Lacey-FLEGT đã tích cực ủng hộ và cung cấp thông tin, có ý kiến phản hồi với các hoạt động dự án, tham gia và cung cấp thông tin cho các nhà báo cũng như các đối tác khác của dự án.

Bà Tô Kim Liên, Giám đốc Trung tâm Phát triển và Giáo dục (CED)

3

Ông Vũ Anh Minh – Phó Giám đốc CED Báo cáo Tổng kết các hoạt động của Dự án, chia sẻ một số kinh nghiệm và bài học trong quá trình thực hiện dự án

Bài tham luận của Ông Vũ Anh Minh gồm 3 phần: Mô tả dự án; Các kết quả, hoạt động đã thực hiện và các tác động; Một số kinh nghiệm và bài học từ thực tiễn dự án

Mô tả dự án:

Ông Minh đã chia sẻ mục tiêu của dự án và các kết quả đầu ra theo thỏa thuận của dự án: Đánh giá nhu cầu thong tin và hiểu biết về FLEGT của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhu cầu của các bên lien quan làm cơ sở thực hiện các hoạt động tiếp theo; Tăng cường cung cấp thong tin về FLEGT và các vấn đề liên quan thông qua các cơ quan truyền thông và các hiệp hội doanh nghiệp giúp họ hiểu hơn và tham gia tích cực hơn và tiến trình FLEGT; Giám sát, đánh giá hoạt động dự án

Các kết quả chính của dự án:

Dự án đã tiến hành đánh giá nhu cầu thông tin và truyền thông thông qua việc phỏng vấn sâu 63 doanh nghiệp và 20 cơ quan truyền thông, hiệp hội vào tháng 4 năm 2014. Kết quả khảo sát cho thấy 57% số lượng đơn vị được phỏng vấn từng nghe đến FLEGT-VPA, 75% chưa biết các nội dung chủ yếu về FLEGT-VPA;

Trong quá trình thực hiện dự án,CED đã tổ chức 2 hội thảo: Tập huấn truyền thông và báo cáo kết quả khảo sát vào ngày 9/7/2014 tại Hà nội thu hút hơn 90 đại biểu từ các hiệp hội, cơ quan truyền thông (có 26 tin bài trên các báo điện tử đưa tin về hội thảo này); Hội thảo “Kết nối Chia sẻ Doanh nghiệp Ngành gỗ về FLEGT-VPA” vào ngày 26/6/2015 tại Quy Nhơn đã có gần 50 đại biểu đến từ các doanh nghiệp và hiệp hội.

Đối với các cuộc họp cung cấp thông tin cho báo chí: dự án đã xây dựng chiến lược truyền thông về FLEGT-VPA cho dự án và chia sẻ với các tổ chức đang liên quan (Họp 9/1/2015 với truyền thông tại văn phòng CED); Hỗ trợ và nâng cao năng lực cung cấp thông tin cho báo chí về FLEGT thong qua các cuộc thảo luận, tọa đàm, cung cấp thông tin cập nhật (Họp 13/3/2015 với truyền thông tại Tổng cục lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT).

Chia sẻ nghiên cứu toàn cảnh thông tin về đề tài FLEGT-VPA:

CED đã nghiên cứu và đưa ra bức tranh toàn cảnh về truyền thông trên các báo chí điện tử. Chỉ trong năm 2014 và 2 tháng đầu năm 2015 số lượng tin bài đã gấp đôi tổng số lượng tin bài của 4 năm trước cộng lại. Trong đó nguồn thông tin đưa ra từ các cơ quan nhà nước, đặc biệt là Tổng cục rất nhiều và tăng dần lên. CED cũng đã đánh giá đưa ra những báo nào cung cấp thông tin tốt và có chất lượng và những báo còn chưa tốt và còn hạn chế trong việc cung cấp thông tin. Qua đó, Dự án đã nâng cao năng lực cung cấp thông tin về FLEGT-VPA cho các báo bằng cách hỗ trợ và hợp tác với các báo để thực hiện chương trình truyền thông về FLEGT; Hỗ trợ các bài đăng về nội dung liên quan, phóng sự trên phát thanh và truyền hình; Hỗ trợ đi thực địa;

Theo dõi, đánh giá:

4

CED đã tiến hành đánh giá định kỳ bằng phương pháp thu thập, phân tích cơ sở dữ liệu đánh giá nhu cầu thông tin, cơ sở dữ liệu phân tích truyền thông; cơ sở dữ liệu thông tin liên quan đến FLEGT-VPA; phỏng vấn, đánh giá cuối dự án; theo dõi giám sát hoạt động, sự kiện, đánh giá để điều chỉnh, rút kinh nghiệm cho hoạt động tiếp theo; theo dõi, đánh giá, phân tích thường xuyên thông tin truyền thông online và chủ động phản hồi cho bào chí;...

Sản phẩm truyền thông đại chúng:

Theo dự kiến, CED hợp tác với 6 báo đài và đưa 15 bài tin về FLEGT-VPA, tuy nhiên, đã có 28 bài đăng trên 6 báo điện tử, báo giấy và tạp chí; 2 phóng sự chuyên sâu trên VTV1 - chuyên mục Môi Trường, 9 số phát thanh trên VOV2, 3 clip ngắn của dự án cho đối tượng cộng đồng, doanh nghiệp và bên liên quan trên VTV1. Ngoài ra, một website: flegtvpa.com đã được xây dựng với mục đích tổng hợp, cung cấp những thông tin chính thống cho những người muốn tiếp cận thông tin FLEGT-VPA một cách dễ dàng nhất. Theo dự kiến website này cần đạt được 5000 lượt truy cập sau 1 năm, nhưng trên thực tế, website đã đạt 10000 truy cập đến ngày 7/8//2015. Biên soạn và xuất bản “Cuốn Hỏi đáp về FLEGT-VPA cho Doanh nghiệp”

Chia sẻ một số kinh nghiệm và bài học sau quá trình thưc hiện dự án:

Các chương trình trong quá trình thực hiện hợp tác với các cơ quan liên quan, cơ quan truyền thông đếu thu hút được các bên tham gia và được đánh giá cao về nội dung và chất lượng truyền thông;

Dự án đã giúp cho các phóng viên (nhất là các phóng viên trẻ) nắm rõ hơn những nội dung và vấn đề mới (ví dụ: trách nhiệm xã hội, phát triển bền vững...), thúc đẩy họ quan tâm hơn đến những vấn đề này khi thực hiện các chương trình, phóng sự trong lĩnh vực môi trường;

Quá trình thực hiện dự án càn có sự hợp tác, hỗ trợ giữa các bên, ví dụ: bên truyền thông như VTV, VOV, báo chí có thể hỗ trợ máy quay thiết bị, thời lượng phát sóng, các tư liệu liên quan mà họ có; các tổ chức chuyên môn cung cấp thông tin về các lĩnh vực truyền thông, mục tiêu truyền thông, các thông điệp cần truyền thông; và trong quá trình thực hiện, cũng cần sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước, các tổ chức để có kế hoạch thực hiện được các chương trình như kế hoạch;

Ngoài ra sử dụng các nền tảng truyền thông để cung cấp thông tin về FELGT-VPA; Hoạt động quan hệ báo chí.

Chiến lược truyền thông hiệu quả:

Sau khi chia sử các phát hiện và khuyên nghị về truyền thông vào 1/2015 thì chất lượng các bài có cải thiện chung 16%, và 13% với 6 báo trong nhóm hỗ trợ của dự án, nhóm 18 báo đã đánh đánh giá của thiện 7%. Nhìn chung quy trình soát lỗi chính tả của các báo điện tử vẫn chưa tốt

Về phương tiện truyền thông ngoài việc sử dụng các phương tiện truyền thông truyền thống như (báo, truyền hình, truyền thanh,...) chúng tôi còn phối hợp sử dụng các phương tiện truyền thông khác như Youtube, Facebook, Slideshare,... và chúng tôi cũng đặt logo trao đổi liên kết với đối tác

5

(Trao đổi liên kết với website đối tác, bên liên quan: fpa Bình định và vcci Đà nẵng,... đang đàm phán với trungtamwto, srd,...)

Đối với website của chúng tôi thì trước khi thành lập thì chúng tôi đã tập trung vào việc nghiên cứu từ khóa tìm kiếm ở trên google. Việc nghiên cứu từ khóa sẽ giúp cho website phát triển bền vững hơn. Vì nếu ở trên trình tìm kiếm của google chúng ta có vị trí cao đối với các từ khóa tìm kiếm thì (4 vị trí đầu tiên của trình tìm kiếm) thì sẽ có đến 60-70% người tìm kiếm sẽ truy cập vào trang website của chúng tavà như vậy chúng ta sẽ lan tỏa được thông tin dễ dàng hơn. Thì những từ khóa như “Gỗ hợp pháp”, “flegt vpa” là những từ khóa mà chúng tôi nhắm đến.

Ông Vũ Anh Minh – Phó Giám đốc CED

Ông Nguyễn Diễn- phó giám đốc VCCI Đà Nẵng chia sẻ kết quả Hội thảo Kết nối với các doanh nghiệp gỗ tại Bình định

Tại hội thảo, Ông Nguyễn Diễn đã có bài tham luận chia sẻ về sự quan tâm và nhu cầu thông tin về FLEGT và VPA của doanh nghiệp tại Hội thảo mà CED đã phối hợp VCCI Đà Nẵng tổ chức tại Bình định tháng 6/2015

Ông Nguyễn Diễn đã giới thiệu các thành phần tham dự và tóm tắt lại nội dung của những bài tham luận tại Hội thảo đó.

Ông cũng nêu lên rằng tại Hội thảo Bình Định, vẫn còn rất nhiều vấn đề doanh nghiệp thấy băn khoăn, lo lắng, nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ, chưa có câu trả lời thỏa đáng. (Những vấn đề này xin xem

6

chi tiết tại Báo cáo Hội thảo “Kết nối và chia sẻ thông tin giữa các doanh nghiệp ngành gỗ về FLEGT-VPA” ngày 26 tháng 6 năm 2015 tại Bình Định).

Ông Nguyễn Diễn – Phó Giám đốc VCCI chi nhánh Đà Nẵng

Phần II: Thảo luận chung

Phiên thảo luận các nội dung về vai trò truyền thông FLEGT-VPA, tăng hiệu quả truyền thông, các thuận lợi và thách thức, tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân và các tổ chức xã hội dân sự vào quá trình đàm phán thực thi FLEGT-VPA

Ông Nguyễn Diễn và bà Tô Kim Liên đồng chủ trì thảo luận các nội dung:

Vai trò của truyền thông FLEGT-VPA -Chia sẻ từ đại diện các hiệp hội gỗ

Hiệu quả truyền thông – chia sẻ từ các tổ chức đang có các chương trình truyền thông liên quan đến FLEGT

Khó khăn, thuận lợi trong vấn đề truyền thông FLEGT-VPA - Chia sẻ từ các cơ quan báo chí

Tăng cường sự tham gia của khu vực doanh nghiệp và các tổ chức xã hội dân sự vào quá trình thực thi

Phần đặt câu hỏi

7

- Ông Trần Văn Hùng, cán bộ chương trình GIZ, Việt Nam đặt câu hỏi về thủ tục cấp phép;

- Ông Hoàng Thành, cán bộ chương trình Lâm nghiệp, phái đoàn EU tại Việt Nam đặt câu hỏi về cách đánh giá hiệu quả truyền thông về đề tài FLEGT-VPA?

- Ông Trần Lê Huy, tổng thư ký Hiệp hội chế biến gỗ Bình định (FPA) băn khoăn về sau một năm triển khai Dự án thu được rất nhiều kết quả tốt thì CED có kế hoạch tìm kiếm nguồn hỗ trợ nào để tiếp tục các hoạt động của chương trình truyền thông về FLEGT-VPA không?

- Bà Lưu Thị Nguyệt Ánh, cán bộ truyền thông Nepcon đặt câu hỏi về Cách CED tiếp cận và đánh giá các doanh nghiệp vừa và nhỏ như thế nào?

- Ông Đào Tiến Dũng, chánh văn phòng Hội mỹ nghệ và chế biến gỗ thành phố Hồ Chí Minh (HAWA) đặt câu hỏi về khả năng tìm kiếm các hợp tác/nguồn lực để phát triển hoạt động truyền thông FLEGT-VPA tự nguyện tại HAWA hiện nay nhằm đưa các vấn đề kỹ thuật, phức tạp trở thành dễ hiểu cho doanh nghiệp?

- Ông Trương Sĩ Hoài Nhân, ICCO Huế nêu ba câu hỏi :

+ Đối tượng của dự án tập trung vào một nhóm đối tượng doanh nghiệp này thôi? Với các doanh nghiệp nhỏ và cộng đồng khó tiếp cận internet hay cán bộ kiểm lâm xã không hiểu về flegt, nên truyền thông cho họ như thế nào? Nên có truyền thông cho cộng đồng làm sao dễ hiểu để tham gia tốt hơn, nhất là nhóm trung gian (mua gỗ) nên tiếp cận truyền thông để phố biến cho họ.

+ Cấp phép: cơ quan nào cấp phép, cấp ở đâu, chi phí bao nhiêu? Nếu chỉ cấp ở 1 nơi ở HN hoặc HCM sẽ bị ách tắc. Liệu có phân ra tại từng địa phương? Nếu để ở từng địa phương sẽ phát sinh tăng chi phí cho bộ phận này? Nếu nhà nước không bỏ chi phí thì doanh nghiệp sẽ phải đóng phí do vậy sẽ đẩy chi phí lên cao.

+ Cấu trúc: giám sát độc lập. Cần có nhóm giám sát độc lập nhưng chưa rõ là ai? Vai trò của CSOs có được tham gia vào không?

- Ông Nguyễn Diễn, PGĐ VCCI Đà Nẵng: Nên có đề án phổ biến kiến thức flegt cho kiểm lâm tại địa phương ?

Phần Trả Lời

Bà Nguyễn Tường Vân (Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Lacey-Flegt):

Đánh giá về vai trò của truyền thông, về các hoạt đông của Dự án và giải đáp về quy trình cấp phép như thế nào?

Vai trò của truyền thông?

Truyền thông có vai trò rất quan trọng, nó cung cấp thông tin 2 chiều và định hướng dư luận xã hội. Dự án về Flegt này CED thực hiện rất tốt cụ thể ở các điểm sau:

+ Xác định đúng đối tượng truyền thông, xác định đúng vấn đề, cung cấp các khuyến nghị giúp các báo và bài viết chính xác hơn và trên thực tế quan sát các báo viết tốt lên thực sự;

8

+ Khảo sát đánh giá nhu cầu thông tin về FLEGT-VPA nhắm đến đúng đối tượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ là nhóm đối tượng sẽ bị tác động nhiều nhất của hiệp định;

+ Các biện pháp can thiệp qua các cơ quan báo chí truyền thông để tác động đến doanh nghiệp gỗ là lựa chọn rất chính xác;

+ Cách tiếp cận tốt, phương pháp, kỹ thuật chuyên nghiệp, hiệu quả. Dự án này đã áp dụng triệt để các phương tiện/kênh truyền thông từ báo giấy, báo điện tử, bảng tin, website, clip làm cho từng nhóm đối tượng và có đưa lên VTV, VOV và đã mang lại thành công cho dự án.

Bà Vân cũng khuyến nghị để có được thành công hơn nữa Dự án nên tiếp tục liên kết với các đơn vị truyền thông rộng hơn và thường xuyên hơn, kết nối mạng lưới các phóng viên chuyên sâu về đề tài FLEGT-VPA. Đồng thời biên soạn thêm các tài liệu thích ứng với doanh nghiệp vì đề tài FLEGT-VPA trên thực tế đã chứng minh là một vấn đề rất kỹ thuật và khó truyền thông. Bà Vân đề nghị Dự án tiếp tục tìm kiếm nguồn lực hỗ trợ để tiếp tục truyền thông trong tiến trình đàm phán thực thi FLEGT-VPA.

Thủ tục cấp phép

+ Flegt khác với chứng chỉ, giấy phép Flegt là bắt buộc, còn chứng chỉ FSC là chứng chỉ tự nguyện, nếu chủ rừng muốn thì làm để tăng uy tín cho doanh nghiệp;

+ Cách làm: thông qua cơ quan thuế, hải quan, hoặc sở lao động, cơ qua cấp phép biết được doanh nghiệp nào vi phạm vì các doanh nghiệp phải thông qua các cơ quan này. Các doanh nghiệp không bị phạt sẽ không bị nêu tên trong hệ thống của TCLN, thuế, hải quan là doanh nghiệp bình thường, nên phân loại doanh nghiệp dựa trên bảng nguyên tắc:

Doanh nghiệp loại 1: nộp đơn – xác minh – được cấp phép luôn

Doanh nghiệp loại 2: nộp đơn – do có vi phạm nên sẽ bị xác minh rồi sau đó mới được cấp phép.

TCLN khuyến khích các doanh nghiệp tuân thủ theo luật pháp. Hàng năm các doanh nghiệp có tờ khai – sau đó cơ quan cấp phép sẽ phân loại dựa doanh nghiệp dựa trên bảng tiêu chí.

Cung cấp thông tin

Nên cung cấp thông tin theo luật và người phát ngôn chính thức. Nên đặt câu hỏi cho kiểm lâm tại địa phương dễ hiểu, không nên đặt những câu hỏi hàn lầm quá;

Tất cả các Hiệp định, sau khi Chính phủ ký kết xong, tùy thuộc vào quy mô của chương trình, Chính phủ mới thành lập đề án phổ biến kiến thức về Hiệp định;

Truyền thông nên hạn chế đưa ra thông tin không chính thức và nên đưa thông tin dễ hiểu cho đối tượng tiếp cận, nên phản ánh trung thực, khách quan;

9

Bà Nguyễn Tường Vân (Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Lacey-Flegt)

Bà Tô Kim Liên (Giám đốc CED):

Chia sẻ về nhu cầu thông tin của doanh nghiệp gỗ và cách cải thiện công tác thông tin cho báo chí , trả lời câu hỏi về kế hoạch tiếp theo sau dự án của CED?

+ Theo đánh giá nhu cầu thông tin của CED vào 4/2014 thì Internet là kênh doanh nghiệp quan tâm nhiều nhất, tuy nhiên, vẫn nên có 1 cuốn ấn phẩm hỏi đáp về FELGT-VPA cho doanh nghiệp. Các clip ngắn cũng rất quan trọng, nên đưa ra các clip ngắn đủ thông tin vì doanh nghiệp không thể có nhiểu thời gian để ngồi xem các phóng sự dài kỳ;

+ Nên biết cách đưa thông tin cho truyền thông như thế nào có hiệu quả, tránh trường hợp báo chí đưa tin sai? Nên học hỏi lẫn nhau giữa các cơ quan. Tuy nhiên, cũng cần có thời gian để các báo tiếp nhận các thông tin mới và hiểu rõ hơn về vấn đề cần truyền thông để họ chủ động đưa tin;

+ Nguồn thông tin có thể sử dụng nguồn tin từ TCLN đưa ra, sau đó biên soạn lại cho dễ hiểu. Thông tin hiệu quả thì phải đánh giá, cách tiếp cận của các đối tượng khác nhau sẽ khác nhau. Nên khảo sát từng đối tượng, xây dựng chiến lược truyền thông, thay đổi hành vi và thái độ. Nên có hiệp hội hoặc cơ quan cung cấp thông tin nhưng thông tin chính thức vẫn từ Chính phủ;

+ CED sẵn sàng chia sẻ và trên thực tế đã chia sẻ mọi sản phẩm/kinh nghiệm truyền thông từ các hoạt động của dự án, nếu có nguồn lực CED sẵn sàng tham gia các hoạt động tiếp theo. Tuy nhiên,

10

dù có dự án mới hay không CED vẫn sẽ tiếp tục thúc đẩy trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp ngành gỗ;

+ Đối với cách tiếp cận và đánh giá các doanh nghiệp vừa và nhỏ: CED đã thông qua VCCI cung cấp danh sách các doanh nghiệp để tiếp cận, tiến hành khảo sát trực tiếp các doanh nghiệp, hoặc cung cấp thông tin cho doanh nghiệp qua email, điện thoại. Sau đó, CED thực hiện khảo sát lại – đánh giá được mức độ nhận thức tăng lên của doanh nghiệp;

+ Về khả năng tìm kiếm các hợp tác/nguồn lực để phát triển hoạt động truyền thông FLEGT-VPA: Vấn đề chung của Việt Nam hiện nay là nhiều thông tin sẵn có trên Internet quá kỹ thuật/phức tạp và không phù hợp với công chúng, vì vậy, phải chuyển ngôn ngữ sao cho phù hợp với đối tượng tiếp nhận dễ hiểu nhất. Nên biên soạn lại thông tin cho nhà báo, truyền thông các tổ chức chuyên môn cũng dễ hiểu. Thông tin nên đưa thường xuyên, có mạng lưới đối tác hỗ trợ. Cần có quan hệ đối tác thường xuyên với cơ quan truyền thông, có sẵn ý tưởng truyền thông cung cấp cho báo chí. Cần nhiều bạn tình nguyện viên về truyền thông, bên cạnh đó, Hiệp hội để truyền tải thông tin dễ dàng cho các doanh nghiệp. Phải tạo ra 1 mạng lưới hợp tác truyền thông thường xuyên, lâu dài. CED luôn sẵn sàng cung cấp, chia sẻ các thông tin Dự án với tất cả các hiệp hội, ấn phẩm của Dự án sẽ được trao tặng miễn phí cho các hiệp hội, tổ chức, cá nhân nào có nhu cầu và phiên bản mềm sẽ được xuất bản trực tuyến để các hiệp hội có thể tự sử dụng theo mục đích của mình;

Ông Vũ Anh Minh (Phó Giám đốc CED)

Các đánh giá hiệu quả truyền thông về đề tài FLEGT-VPA trên báo chí trực tuyến?

Cách CED đánh giá chất lượng truyền thông cần thu thập tất cả các thông tin có thể tiếp cận được về đề tài FLEGT-VPA trên báo chí trực tuyến thông qua các trình tìm kiếm phổ biến ở Việt Nam hiện nay như Google, Bing, hay Coccoc,... đó là vào cơ sở dữ liệu sau đó phân loại và phân tích theo các tiêu chí như tần suất đưa tin, thời điểm, chất lượng thông tin, chất lượng trích dẫn, phong cách, các vấn đề về độ chính xác thông tin thường gặp,... sau đó, dựa vào đó đưa ra các khuyến nghị và cung cấp cho các phóng viên, đoàn đàm phán, văn phòng EU và các bên liên quan,... các vấn đề về thông tin có thể gặp phải như lỗi chính tả, lỗi trích dẫn, độ chính xác của số liệu, thuật ngữ,... được phân tích và đánh giá và trên cơ sở đó đề ra các khuyến nghị. Đồng thời, CED đã tổ chức hai cuộc hợp với phóng viên tại văn phòng CED và Văn phòng TCLN để chia sẻ và thảo luận các biện pháp cải thiện chất lượng thông tin, các kết quả thảo luận và khuyết nghị đã được gửi cho các báo và xuất bản trực tuyến để tất cả các bên liên quan có thể tra cứu, tham khảo mọi nơi, mọi lúc khi cần trong các hoạt động truyền thông về FLEGT-VPA.

Ông Huỳnh Quang Thanh, Chủ tịch hiệp hội gỗ Bình Dương (BIFA) : Truyền thông qua truyền hình sẽ hiệu quả và nên từ 7 – 9h tối vì khi đó các chủ doanh nghiệp mới có thời gian nghỉ ngơi để xem thông tin. Nên có website để cung cấp thông tin, việc này CED đã làm rất tốt. Nên gửi cuốn Hỏi đáp VPA cho Hiệp hội và doanh nghiệp. Khảo sát nên tới từng doanh nghiệp, chúng tôi sẵn sàng cung cấp danh sách doanh nghiệp. Vì tới từng doanh nghiệp mới đánh giá được doanh nghiệp hiểu tới đâu. Các doanh nghiệp lớn thường sẽ quan tâm nhiều hơn trong khi doanh nghiệp nhỏ vẫn mù mờ thông tin về FLEGT, vì vậy, nên đẩy mạnh truyền thông cho nhóm đối tượng này.

11

Ông Nguyễn Diễn, PGĐ VCCI Đà Nẵng : doanh nghiệp xin giấy phép FLEGT có tăng chi phí không? Chắc chắn có, vì còn phải trả cho bộ máy, nhân sự cho việc này. Nếu cấp phép sẽ cấp online, trong trường hợp nghi ngờ sẽ xác minh lại. Thông tin đưa ra phải chính thống: cơ quan nào sẽ cấp phép? ở đâu?

Ông Trần Lê Huy, tổng thư ký Hiệp hội chế biến gỗ Bình định (FPA) cho biết năm 2014, ngành gỗ Việt Nam xuất 165 nghìn lô hàng cho EU. Bán hàng cho EU theo mùa vụ - cấp phép sẽ dồn lên cơ quan vào 6 tháng cuối năm rất lớn trong khi 6 tháng đầu năm dường như không có nhiều đơn hàng.

Ông Hoàng Thành, cán bộ chương trình Lâm nghiệp, phái đoàn EU tại Việt Nam cho biết sau khi đàm phán EU sẽ có những hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam để thực thi.

Ông Nguyễn Ngọc Năm trưởng phòng tin kinh tế xã hội đài phát VOV chia sẻ về đối tượng cộng đồng trồng rừng nên truyền thông như thế nào? Đài VOV đã làm việc trong Quảng Nam cùng với CED. Cộng đồng ở đây đa phần tiếp cận qua truyền thanh, vì vậy, các chương trình phát thanh nên diễn đạt chậm và dễ hiểu cho người dân. Khi hỏi kiểm lâm nên hỏi những câu dễ hiểu họ sẽ trả lời được.

Kết luận

Bà Tô Kim Liên phát biểu bế mạc Hội thảo: CED sẵn sàng chia sẻ thông tin khảo sát và truyền thông cho các doanh nghiệp quan tâm. CED cập nhật thông tin trên web http://flegtvpa.com , và các doanh nghiệp có thể dùng các clip và thông tin trên trang web. Dù có được hỗ trợ hay không, CED cam kết sẽ tiếp tục thúc đẩy trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp gỗ. CED sẵn sàng hợp tác với các hiệp hội doanh nghiệp, cơ quan báo chí truyền thông và các bên liên quan trong các hoạt động tiếp theo nếu có đủ nguồn lực.

Đánh giá Hội thảo và lấy ý kiến về tài liệu Hỏi đáp về FLEGT-VPA dùng cho doanh nghiệp (Phiếu đánh giá và phiếu lấy ý kiến xin xem chi tiết tại Phụ lục 3 và Phụ lục 4)

Từ 19 ý kiến đánh giá sau hội thảo cho biết về nội dung hội thảo 78%(15/19) đánh giá là tốt, 16%(3/19) đánh giá là khá , chỉ có 1 ý kiến đánh giá là trung bình và không có đánh giá là kém, về những kinh nghiệm truyền thông chia sẻ ở hội thảo 78% (15/19) đánh giá là tốt, 21% đánh giá là khá (4/19), không có đánh giá trung bình và không có kém; về thông tin về FLEGT mà Dự án cung cấp, 63%(12/19) đánh giá tốt, 37%(7/19) đánh giá khá, không có trung bình và kém, về tính hữu ích của website, có 18 ý kiến đánh giá trong đó 72%(13/18) đánh giá hữu ích, 22%(4/18) đánh giá khá hữu ích, chỉ có 1 ý kiến đánh giá trung bình và không có kém.

12

Tốt

Khá

Trung bình

Kém 0

10

20

Đánh giá sau Hội thảo

Nội dung

KN Truyền thông

Thông tin về FLEGT

Website hữu ích

Đánh giá sau hội thảo

Tại hội thảo, Trung tâm GD&PT, đơn vị thực hiện Dự án cũng giới thiệu cuốn tài liệu Hỏi đáp về FLEGT-VPA (FAQ về FLEGT-VPA) tới các đại biểu hiệp hội và các chuyên gia lâm nghiệp và báo chí. Trong 14 ý kiến đánh giá thu được có 100% (14/14) đánh giá cuốn sách rất hữu ích, 100%(14/14) đánh giá các thuật ngữ trong cuốn sách rất hữu ích; về hình thức thu được 8 ý kiến trong đó 88%(7/8) đánh giá hình thức cuốn sách đẹp, chỉ có 1 ý kiến đánh giá là bình thường, không có đánh giá hình thức kém.

Về Thuật ngữ Về Cuốn Hỏi Đáp FLEGT

Về Hình Thức0

2

4

6

8

10

12

14

16

Đánh giá về cuốn Hỏi đáp FLEGT-VPA

Không hữu ích/XấuBình thườngHữu ích/Đẹp

Lấy ý kiến về cuốn Hỏi đáp FLEGT-VPA

Cuốn Hỏi đáp về FLEGT-VPA nhận được sự quan tâm của doanh nghiệp và nhiều ý kiến đóng góp về hình thức, nội dung, 63% đại biểu tham dự hội thảo đăng ký nhận bản cứng tài liệu, các đại biểu

13

đề nghị xuất bản tài liệu trực tuyến lên website http://FlegtVpa.com để tiện theo dõi cập nhật nội dung.

Nhu cầu đăng ký nhận Cuốn sách Hỏi đáp FLEGT-VPA cho Doanh nghiệp đăng ký ngay tại Hội thảo là 320 cuốn (Hiệp hội gỗ và lâm sản Bình định đăng ký 70 cuốn; Hiệp hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Tp HCM HAWA đăng ký 200 cuốn; Dự án FLEGT Miền Trung đăng ký 50 cuốn).

14

Phụ lục 1: Chương trình Hội thảo

Phụ lục 2: Danh sách đại biểu tham dự Hội thảo

Phụ lục 3: Phiếu đánh giá hội thảo

Phụ lục 4: Phiếu lấy ý kiến đại biểu về tài liệu hỏi đáp về FLEGT-VPA dùng cho doanh nghiệp

Phụ lục 6: Truyền thông đưa tin về Hội thảo

1. Tăng cường thông tin về sử dụng gỗ hợp pháp ,19:57,20/08/2015,

http://baochinhphu.vn/Thi-truong/Tang-cuong-thong-tin-ve-su-dung-go-hop-phap/234531.vgp

http://chebien.gov.vn/ContentDetail.aspx?Id=15888&CatId=6

http://ven.vn/vi-VN/vi/chuyen-muc-tin-tuc/thuong-mai/tang-cuong-thong-tin-ve-su-dung-go-hop-phap_t114c12n58691

http://www.khanhhoa.gov.vn/?ArticleId=56d523d7-9a96-4c35-9f73-feaf6592699b

http://www.thiennhien.net/2015/08/21/tang-cuong-thong-tin-ve-su-dung-go-hop-phap/

2. Doanh nghiệp "sợ" thủ tục chứng minh nguồn gốc gỗ hợp pháp, 15:25, 20/08/2015,

http://www.ktdt.vn/kinh-te/doanh-nghiep/2015/08/8102E3C6/doanh-nghiep-so-thu-tuc-chung-minh-nguon-goc-go-hop-phap/

3. Tăng cường truyền thông giúp các doanh nghiệp gỗ Việt Nam hội nhập hiệu quả, 22:05, 20/08/2015

http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=10004&cn_id=729806

4. Lâm sản vào EU: Muốn dễ dàng, hãy vươn lên top 1, 08:40, 21/08/2015, http://thoibaonganhang.vn/lam-san-vao-eu-muon-de-dang-hay-vuon-len-top-1-38341.html

5. 75% doanh nghiệp chưa biết nhiều về Hiệp định FLEGT – VPA, 19:36, 21/08/2015 http://congluan.vn/75-doanh-nghiep-chua-biet-nhieu-ve-hiep-dinh-flegt-vpa/

6. VITV – Xuất nhập khẩu, Phát sóng 20:30 ngày 20/08/2015,

http://vitv.vn/tin-video/20-08-2015/ban-tin-xuat-nhap-khau-phat-song-2030-20-08-2015/25769

7. VITV – Hộp tin Việt Nam 11H, Phát sóng 11:00 ngày 21/08/2015,

http://vitv.vn/tin-video/21-08-2015/ban-tin-hop-tin-viet-nam-11h-phat-song-1100-21-08-2015/25776

8. VITV - TIN MỚI 17H, Phát sóng 17:00 ngày 20/08/2015,

http://vitv.vn/tin-video/20-08-2015/ban-tin-tin-moi-17h-phat-song-1700-20-08-2015/25765

15

Phụ lục 6: Một số hình ảnh tại Hội thảo

Ông Trần Văn Hùng, cán bộ chương trình GIZ, Việt Nam

Ông Hoàng Thành, cán bộ chương trình Lâm nghiệp, phái đoàn EU tại Việt Nam

16

Ông Trần Lê Huy, tổng thư ký Hiệp hội chế biến gỗ Bình định (FPA)

Ông Đào Tiến Dũng, chánh văn phòng Hiệp hội gỗ thành phố Hồ Chí Minh (HAWA)

17