35
Người trình bày: Vitbeo – K55 Hà nội, ngày 5/3/2011

Buông xả và buông thả

  • Upload
    geoff

  • View
    57

  • Download
    2

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Buông xả và buông thả. Người trình bày: Vitbeo – K55 Hà nội, ngày 5/3/2011. Buông xả và buông thả. Một cậu bé đang học bài chuẩn bị đi thi , bỗng cậu dừng lại và nghĩ : Tại sao mình lại phải học thi mệt thế nhỉ ? Thôi , hãy thư giãn đi , mặc kệ nó , đi chơi đã , việc gì đến sẽ đến. - PowerPoint PPT Presentation

Citation preview

Page 1: Buông xả và buông thả

Người trình bày: Vitbeo – K55

Hà nội, ngày 5/3/2011

Page 2: Buông xả và buông thả

Buông xả và buông thả

Một cậu bé đang học bài chuẩn bị đi thi, bỗng cậu dừng lại và nghĩ: Tại sao mình lại phải học thi mệt thế nhỉ? Thôi, hãy thư giãn đi, mặc kệ nó, đi chơi đã, việc gì đến sẽ đến.

Page 3: Buông xả và buông thả

Buông xả và buông thả

Một cô gái bị thất tình, cô ấy rất buồn. Thế rồi một ngày cô quyết định quên đi nỗi buồn đó bằng những mối quan hệ mới. Cô đến vũ trường, làm quen với các chàng trai đến tán tỉnh và sau đó quan hệ với họ.

Page 4: Buông xả và buông thả

Phải chăng những người này đang buông xả?

Page 5: Buông xả và buông thả

Buông xả và buông thả

Không, họ đang buông thả.Nếu không cẩn thận, rất có thể chúng ta sẽ bị nhầm giữa buông xả và buông thả. Đôi lúc, chúng ta buông thả nhưng lại ngụy biện rằng mình đang buông xả.

Page 6: Buông xả và buông thả

Buông xả và buông thả

Buông xả là gì?Buông xả là buông bỏ. Buông bỏ THAM – SÂN – SI. Chúng ta cho đi và chia sớt. Chúng ta buông bỏ mọi điều tiêu cực từ bên ngoài và chính bên trong tâm chúng ta để tìm về chính con người thật của mình.

Page 7: Buông xả và buông thả

Buông xả và buông thả

Chúng ta cần buông xả những gì?Buông bỏ Tham – Sân – Si, những thứ làm vẩn dục tâm hồn chúng ta.

Buông bỏ những day dứt, phiền muộn từ quá khứ, những lo lắng về tương lai

Buông bỏ tính kiêu ngạo, ích kỷ, lười biếng, sợ hãi.

Tha thứ những lỗi lầm và yêu thương người khác.

Page 8: Buông xả và buông thả

Buông xả và buông thả

Khi buông xả, chúng ta sẽ có được một tâm hồn thanh thản, nhẹ nhàng (để gió cuốn đi). Giống như một cái khinh khí cầu sau khi bỏ hết những bao cát xuống, nó sẽ nhẹ nhàng bay lên. Giống như viên ngọc trong đá, sau khi bỏ hết những lớp đất đá bao quanh bên ngoài, chúng ta sẽ nhìn thấy chính mình như một viên ngọc trong sáng. Khí đó, ta sẽ trở về với con người thật của mình, không còn bị bản ngã giả tạo che khuất, và ta sẽ tìm được niềm hạnh phúc, an lạc.

Page 9: Buông xả và buông thả

Buông xả và buông thả

Buông thả là gì?Ngược lại với buông xả, buông thả là khi chúng ta không làm chủ chính mình, không biết được bản ngã chân thật của mình. Chúng ta để cho Tham – Sân – Si, những điều tiêu cực tạo nên bản ngã giả tạo dẫn dắt để rồi càng ngày càng lún sâu vào vòng luẩn quẩn không thoát ra được.

Page 10: Buông xả và buông thả

Buông xả và buông thả

Như vậy, buông thả chính là nguồn gốc của mọi khổ đau của con người, là xiềng xích ta mang theo. Nó dẫn dắt chúng ta đi từ tội lỗi này đến tội lỗi khác, nghiệp chướng ngày càng chồng chất (các nghiệp Thân – Khẩu -Ý).

Page 11: Buông xả và buông thả

Buông xả và buông thả

Khi Tham – Sân – Si được tổ hợp với nhau theo từng mức độ nhất định thì sẽ thành những trạng thái tình cảm tiêu cực khác như: Ích kỷ, lười biếng, kiêu ngạo, sợ hãi, đố kỵ, thất vọng...

Page 12: Buông xả và buông thả

Phân biệt buông thả và buông xả trong đời sống:

Buông xả là một nghệ thuật sống rất cao cấp nhưng không dễ thực hiện. Nó đòi hỏi chúng ta phải có đủ Bi –Trí – Dũng.

Page 13: Buông xả và buông thả

Buông thả là con đường có sẵn Buông thả là con đường có sẵn của xã hội hiện đại mà chúng ta của xã hội hiện đại mà chúng ta từ khi sinh ra đã được cha mẹ từ khi sinh ra đã được cha mẹ hướng vào, rồi khi lớn lên lại hướng vào, rồi khi lớn lên lại tiếp tục bị xã hội xô đẩy, rồi tiếp tục bị xã hội xô đẩy, rồi bị bản ngã giả tạo của chính bị bản ngã giả tạo của chính mình xô đẩy, tiếp tục lún sâu mình xô đẩy, tiếp tục lún sâu và lún sâu.và lún sâu.

Page 14: Buông xả và buông thả

Phân biệt buông thả và buông xả trong đời sống:

Thái độ sống:Người buông thả luôn không bằng lòng với cuộc sống của mình, họ luôn kêu ca, phàn nàn, chê bai và khi những khó khăn được giải quyết, họ lại bắt đầu phàn nàn về những điều khác.

Người buông xả yêu thương, trân trọng những gì mình đang có. Họ yêu quý cuộc sống và luôn nỗ lực làm cho cuộc sống tốt hơn.

Page 15: Buông xả và buông thả

Phân biệt buông thả và buông xả trong đời sống:

Trong cuộc sống gia đình:Người buông thả tuy vẫn yêu thương, chăm sóc người thân nhưng vẫn còn những ích kỷ, ghen tuông, giận hờn, chấp nhất, ganh tỵ...

Người buông xả yêu thương hết mình, thể hiện đức hy sinh, tha thứ vào bao dung với những lỗi lầm của người khác. Họ có sức ảnh hưởng tích cực, sức cảm hóa rất lớn đối với những người xung quanh.

Page 16: Buông xả và buông thả

Phân biệt buông thả và buông xả trong đời sống:

Đối với công việc:Người buông thả có nhiều trạng thái: Một là quá say mê công việc với tham vọng to lớn, luôn mong muốn sự thành đạt, vượt lên trên người khác. Hai là lười biếng, đùn đẩy nhưng vẫn muốn hưởng thụ hơn người khác. Ba là dùng mọi thủ đoạn để đạt được mục đích...Do đó cuộc sống bị mất cân bằng, luôn bận rộn, căng thẳng, toan tính, ganh đua.

Người buông xả có cuộc sống hài hòa, trong công việc họ đặt mục tiêu là vượt lên chính mình, khắc phục hoàn cảnh.

Page 17: Buông xả và buông thả

Phân biệt buông thả và buông xả trong đời sống:

Đối với bạn bè, quan hệ xã hội:Người buông thả quan hệ vì những toan tính cho lợi ích cá nhân, khi những mối quan hệ không còn giá trị lợi dụng nữa thì họ sẽ quên luôn.

Người buông xả có những mối quan hệ thân tình, bền chặt, không vụ lợi, chia sẻ với bạn bè những đắng cay ngọt bùi.

Page 18: Buông xả và buông thả

Phân biệt buông thả và buông xả trong đời sống:

Cái được cái mất của người làm QuanKhổng Miệt là cháu đức Khổng Tử. Bật Tử Tiện là học trò đức Khổng Tử, hai người cùng làm quan một thời.Đức Khổng Tử qua chơi Khổng Miệt, hỏi rằng: "Từ khi ngươi ra làm quan được những điều gì, mất những điều gì?"Khổng Miệt thưa: " Từ khi tôi ra làm quan chưa được điều gì, mà đã mất ba điều: việc quan bận, không còn thời giờ học tập, vì thế mà học vấn không tấn tới; bổng lộc ít, không đủ chu cấp cho họ hàng, vì thế mà họ hàng không thân thiết; công việc nhiều không thể đi thăm người đau, viếng người chết, vì thế mà ăn ở với bầu bạn không được trọn vẹn".Đức Khổng Tử nghe nói không bằng lòng.Sau ngài đến chơi Bật Tử Tiện, lại hỏi như hỏi Khổng Miệt.Bật Tử Tiện thưa: "Từ khi tôi ra làm quan, chưa mất điều gì, mà đã được ba điều: Những điều trước học nay đem ra thực hành vì thế mà học càng rõ; bổng lộc dù bạc, cũng có thể chu cấp ít nhiều cho họ hàng, vì thế mà họ hàng càng gần; việc quan tuy bận, song cũng bớt được ít thời giờ đi thăm người đau, viếng người chết, vì thế mà bầu bạn càng thân".Đức Khổng Tử nghe nói khen rằng: "Tử Tiện thực là người quân tử".(Gia Ngữ)

Page 19: Buông xả và buông thả

Phân biệt buông thả và buông xả trong đời sống:

Lời bàn của Vitbeo: Người quân tử theo Đức Khổng Tử chính là người đã nắm bắt được nghệ thuật sống. Không giống như Khổng Miệt là người buông thả, bị Tham – Sân – Si dẫn dắt nên sinh ra lười biếng, ích kỷ và keo kiệt. Bật Tử Tiện là một người biết buông xả, ông biết vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn, luôn nhìn về mặt tích cực của cuộc sống để trở thành một người ham học hỏi, yêu thương và biết sẻ chia.

Page 20: Buông xả và buông thả

Phân biệt buông thả và buông xả trong đời sống:

Đối với những quy tắc đạo đức:Người buông thả coi thường những quy tắc đạo đức, họ sẵn sàng phá bỏ để đạt được mục đích của mình mà không quan tâm đến hậu quả.

Người buông xả tôn trọng những quy tắc đạo đức, họ hiểu được luật Nhân – Quả nên hành vi, tư tưởng của họ đoan chính.

Page 21: Buông xả và buông thả

Phân biệt buông thả và buông xả trong đời sống:

Đối với những cám dỗ trong cuộc sống:Người buông thả bị Tham và Si làm cho mờ mắt, họ sẵn sàng chạy theo những cám dỗ đó. Họ để cho dục vọng lấn át lý trí, dẫn dắt hành vi.

Người buông xả có khả năng làm chủ bản thân, không để những dục vọng, ham muốn thấp kém điều khiển.

Page 22: Buông xả và buông thả

Phân biệt buông thả và buông xả trong đời sống:

Đối với bản thân:Người buông thả đối với bản thân có hai thái cực: một là không chăm sóc bản thân (bê tha), hai là quá chăm chút đến ngoại hình (nhằm thỏa mãn ham muốn)

Người buông xả chú trọng đến sức khỏe của bản thân, rèn luyện, học hỏi, trau dồi kiến thức để hoàn thiện mình.

Page 23: Buông xả và buông thả

Phân biệt buông thả và buông xả trong đời sống:

Đối với quá khứ:Người buông thả vì bị chữ Si dẫn dắt nên cứ mãi vấn vương với quá khứ và để cho những điều trong quá khứ ảnh hưởng đến tư duy, tâm trạng, hành vi của mình.

Người buông xả có khả năng tự chủ tốt nên có thể để cho quá khứ ngủ yên, không để nó gây ảnh hưởng tiêu cực cho mình.

Page 24: Buông xả và buông thả

Phân biệt buông thả và buông xả trong đời sống:

Sự ân hận dai dẳng: Trong những sinh hoạt thường ngày, bạn thường làm những điều phiền muộn đến những người chung quanh một cách vô tình hay cố ý. Nhưng sau đó bạn cảm thấy ăn hận vô cùng. Nhận biết lầm lỗi chính mình là cửa ngõ đầu tiên cho mọi thánh thiện trong cuộc sống. Không biết mình làm điều sai thì làm sao có thể sửa đổi được. Hành động sám hối của bạn chỉ có thể xảy ra khi nào bạn thật sự đón nhận lầm lỗi của mình một cách tha thiết. Nhưng sau khi ăn năn xong thì bạn cần phải buông xả ý niệm ray rứt triền miên trong thời gian qua đó. Vì, nếu bạn cứ tiếp tục ôm giữ sự ân hận ấy thì chẳng mang lại cho bạn một chút an lạc nào cả. Như một chiếc áo đã giặt sạch, bạn không nên vô tình giày vò nó để tạo nên những nhàu nát đáng tiếc

Page 25: Buông xả và buông thả

Phân biệt buông thả và buông xả trong đời sống:

Bạn lưu ý cho rằng, buông xả tâm lý ân hận dai dẳng không có nghĩa là đồng lõa với mọi sự dễ dãi. Bạn phải thật thận trọng để quan sát những hoạt động của tâm lý bạn trong chiều hướng này. Một khi ý niệm dễ dãi để cho một lầm lỗi trôi qua thì bạn không thật sự có nhiều ân hận. Đã không có nhiều ân hận thì làm gì có sự buông xả. Đây là một sự dễ dãi và bạn lại khởi đầu cho một ác nghiệp mới chồng lên ác nghiệp cũ. Như, làm cho một người khác đau khổ vì lời nói thiếu từ tâm của bạn. Bạn biết nó sai và bạn hời hợt dễ dãi bảo rằng, thôi thì hãy quên chuyện ấy đi. Buông xả sự ân hận dai dẳng ở đây không nằm trong ý đó. Vì rằng, bạn không có chút mảy may gì ray rứt việc lầm lỗi của bạn. Hai tiếng buông xả chỉ được phát xuất bằng tất cả lòng tha thiết thành khẩn và ăn năn chính bạn.

Page 26: Buông xả và buông thả

Phân biệt buông thả và buông xả trong đời sống:

Đối với hiện tại:Người buông thả do bị chữ Si dẫn dắt nên mải miết đi tìm hạnh phúc ở Tương lai hay lục tìm trong quá khứ mà bỏ qua hiện tại.

Người buông xả trân trọng từ phút giây và sống hết mình cho hiện tại. (hãy sống như thể hôm nay là ngày cuối cùng của bạn)

Page 27: Buông xả và buông thả

Phân biệt buông thả và buông xả trong đời sống:

Đối với tương lai:Người buông thả có hai trạng thái: một là không quan tâm đến tương lai. Hai là quá lo lắng cho tương lai nên luôn phải chịu áp lực rất lớn, từ đó gây ảnh xấu tới những người xung quanh.

Người buông xả vẫn làm hết sức để chuẩn bị cho tương lai nhưng với một tâm trạng tích cực, an nhiên, tự tại, không lạc quan, không bi quan. Người buông xả hiểu được chân giá trị của cuộc sống nên những gì họ chuẩn bị cho tương lai không gây áp lực cho họ cũng như cho những người xung quanh.

Page 28: Buông xả và buông thả

Buông xả và buông thả

Đã bao nhiêu năm, chúng ta làm nô lệ cho sự buông thả. Giờ đã đến lúc chúng ta đứng lên đập tan xiềng xích, tìm lại tự do đích thực, trở về với bản ngã đích thực.

Page 29: Buông xả và buông thả

Buông xả và buông thả

Có thể chúng ta sẽ làm một cuộc cách mạng hay chọn cách thương lượng, cải tạo dần dần. Việc lựa chọn con đường nào là tùy thuộc ở mỗi cá nhân nhưng hãy bắt đầu ngay.

Page 30: Buông xả và buông thả

Câu chuyện Con đường tu của Đức PhậtSau khi thái tử Tất Đạt Đa rời khỏi

kinh thành, Ngài gặp được nhóm 5 tu sĩ mà Ông Kiều Trần Như đứng đầu theo ủng hộ Ngài để Ngài thực hành một lối tu vô cùng khổ hạnh. Sau 6 năm tu khổ hạnh như thế, thân mình của Ngài chỉ còn da bọc xương, hơi thở yếu ớt, gần như cái chết sắp đến với Ngài, mà Ngài vẫn chưa đạt được cứu cánh.

Bỗng nhiên có một Ông tiều đến gần chỗ Ngài đang thiền định, mang theo một cây đàn, lên dây đàn, đàn một khúc rất hay, đến lúc hay nhất thì dây đàn bỗng đứt, tiếng đàn im bặt. Ông tiều nối lại dây đàn, lên dây cho đúng, rồi lại đàn, đàn đến khúc hay nhất thì dây đàn lại đứt. Đứt rồi lại nối, nối rồi lên dây trở lại và đàn. Làm 3 hiệp như vậy.

Page 31: Buông xả và buông thả

Câu chuyện Con đường tu của Đức Phật

Thái tử đang trì định phải bực bội tỉnh hồn than rằng :

- Ông đàn thì hay mà lên dây chi cho cao quá, đến khúc hay thì dây đứt, cái hay ấy phải hết mùi, rất đáng tiếc.

Ông tiều liền đáp rằng : - Cái đàn của tôi cũng như cái tu của

Ngài. Dây đàn tôi lên cao quá, nên đến chỗ hay thì đứt thì cái hay của tiếng đàn chẳng hữu ích chút nào; còn cái tu của Ngài, nếu cái cao siêu huyền bí đạt được cơ bất diệt đi nữa thì nó cũng phải chết theo Ngài, còn chi hữu ích cho đời. Tôi cũng lấy làm tiếc vậy. Lão tiều nói xong, liền xách đàn đi mất. (Trong Kinh cho rằng Ông tiều ấy là một vị Phật hóa thân đến cảnh tỉnh Thái tử).

Page 32: Buông xả và buông thả

Câu chuyện Con đường tu của Đức Phật

Thái tử suy nghĩ mãi lời nói của Ông tiều, liền tỉnh giác, biết mình lầm theo lối tu khổ hạnh, làm suy giảm trí thức và mệt mỏi tinh thần. Ngài liền dứt khoát từ bỏ lối tu khổ hạnh, cũng như 6 năm trước đây, Ngài đã dứt khoát từ bỏ đời sống lợi dưỡng. Ngài lại nhớ đến ngày lễ Hạ điền của vua cha trước kia, trong lúc mọi người đang lo làm lễ thì Ngài đến dưới bóng mát của cây trâm, ngồi thiền định và đắc được Sơ Thiền. Ngài nhớ lại và thấy rõ rằng, đó chính mới là con đường dẫn đến giác ngộ. Đó là con đường tu, không sống theo lợi dưỡng, mà cũng không quá khắc khổ, gọi là Trung đạo.

Page 33: Buông xả và buông thả

Buông xả và buông thả

Chúng ta đang cùng nhau xây dựng một hình mẫu để noi theo.

Chúc mọi người vững bước trên con đường tu.

Page 34: Buông xả và buông thả

Sống không giận không hờn không oán trách.

Sống mĩm cười với thử thách chông gai.

Sống vươn lên theo nhịp ánh ban mai.

Sống an hòa với những người chung sống.

Sống là động, nhưng lòng luôn bất động.

Sống là thương nhưng lòng chẳng vấn vương.

Sống yên vui, - danh lợi mãi coi thường :

Tâm bất biến, - giữa dòng đời vạn biến !

Page 35: Buông xả và buông thả

Xin chân thành cảm ơn!