21
Đức Chúa Tri Korea Kính thưa quý tôi tcủa Đức Chúa Tri và qúy ông bà anh chem trong cùng mt Cha! Nhn thy rằng chúng ta đang ở thi kỳ đầu ca scui cùng. Lòng chúng tôi được nung nóng bi sthôi thúc của Đức Thánh Linh, nên quyết tâm dành thì giờ để ghi chép lại ân điển ca scu chuc, tình yêu không hề thay đổi của Đức Chúa Tri qua Cu Chúa Jê-sus. Ước mong ca chúng tôi là được cùng quý tôi tca Chúa và con dân ca Ngài có thêm mt dp nữa dâng lên Đức Chúa Tri nhng li ngi ca và cm tvsự nhơn lành của Ngài. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng hy vng rng nhng tm lòng lnh lo sẽ được hâm nóng li, nhng nghi ngvquyền năng và tình yêu ca Chúa stan biến, nhng vết thương và khổ nn ca những người đang hầu vic Ngài sẽ được ràng rịt, băng bó bởi sự yêu thương che chở trong bóng cánh toàn năng, mà cuộc đời theo Chúa ca bn thân chúng tôi là nhng bng ctht rõ ràng. Mong mi cui cùng ca chúng tôi là nguyền xin Ba Ngôi Đức Chúa Tri dùng mỗi đời sng của chúng ta để rao báo vTin lành cu ri cho muôn dân, bi vì ngày Chúa tái lâm không còn xa na. Amen! Pastor The Van Le Sandiego, CA Email: [email protected] Đức Chúa Tri Korea 1. BLi Phía Sau Tôi đến trường đại hc Hanil vào mt ngày cui tháng ba năm 2001. Trèo lên khi các bc thm ca con đường gi c, dn đến bung đin thoi công cng dc theo hành lang trước

Đức Chúa Trời Ở Korea o Korea chuong 1-11.pdfĐức Chúa Trời Ở Korea Kính thưa quý tôi tớ của Đức Chúa Trời và qúy ông bà anh chị em trong cùng một

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Đức Chúa Trời Ở Korea o Korea chuong 1-11.pdfĐức Chúa Trời Ở Korea Kính thưa quý tôi tớ của Đức Chúa Trời và qúy ông bà anh chị em trong cùng một

Đức Chúa Trời Ở Korea

Kính thưa quý tôi tớ của Đức Chúa Trời và qúy ông bà anh chị em trong cùng một Cha! Nhận thấy rằng chúng ta đang ở thời kỳ đầu của sự cuối cùng. Lòng chúng tôi được nung nóng bởi sự thôi thúc của Đức Thánh Linh, nên quyết tâm dành thì giờ để ghi chép lại ân điển của sự cứu chuộc, tình yêu không hề thay đổi của Đức Chúa Trời qua Cứu Chúa Jê-sus. Ước mong của chúng tôi là được cùng quý tôi tớ của Chúa và con dân của Ngài có thêm một dịp nữa dâng lên Đức Chúa Trời những lời ngợi ca và cảm tạ về sự nhơn lành của Ngài. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng hy vọng rằng những tấm lòng lạnh lẽo sẽ được hâm nóng lại, những nghi ngờ về quyền năng và tình yêu của Chúa sẽ tan biến, những vết thương và khổ nạn của những người đang hầu việc Ngài sẽ được ràng rịt, băng bó bởi sự yêu thương che chở trong bóng cánh toàn năng, mà cuộc đời theo Chúa của bản thân chúng tôi là những bằng cớ thật rõ ràng.

Mong mỏi cuối cùng của chúng tôi là nguyền xin Ba Ngôi Đức Chúa Trời dùng mỗi đời sống của chúng ta để rao báo về Tin lành cứu rỗi cho muôn dân, bởi vì ngày Chúa tái lâm không còn xa nữa. Amen! Pastor The Van Le Sandiego, CA Email: [email protected]

Đức Chúa Trời ở Korea

1. Bỏ Lại Phía Sau

Tôi đến trường đại học Hanil vào một ngày cuối tháng ba năm 2001. Trèo lên khỏi các bậc thềm của con đường giốc, dẫn đến buồng điện thoại công cộng dọc theo hành lang trước

Page 2: Đức Chúa Trời Ở Korea o Korea chuong 1-11.pdfĐức Chúa Trời Ở Korea Kính thưa quý tôi tớ của Đức Chúa Trời và qúy ông bà anh chị em trong cùng một

Cafeteria. Tôi ngừng lại một lát để thở, rồi vội vã bỏ vào một card điện thoại quốc tế để gọi báo tin cho gia đình tôi báo cho họ biết rằng tôi đã đến nơi bình an.

Đây là Viện Thần Học nằm phía tây nam của thủ đô Seoul, cách phi trường Incheon bốn giờ bằng xe buýt. Trước đó bảy năm, tôi đã từng ước ao đến đây để học lời Chúa và bây giờ đã trở thành hiện thực. Tôi đang đứng giữa sân trường trong khuôn viên đại học.

Buổi tối đến thật nhanh. Từ căn phòng Mission Building, qua ô cửa nhỏ là khu nhà bằng gạch úa màu nham nhở hiện lên trong ánh đèn néon yếu ớt, nhạt nhòa trong cái lạnh se sắc của những ngày đầu xuân. Trước hết, tôi quì gối xuống bên cạnh chiếc giường hai tầng để cảm ơn Chúa về một chuyến đi xa. Lòng tôi bỗng dưng chùng xuống trong cái cảm gíac buồn vì đây là lần đầu tiên tôi đi xa nhà nhất. Nghĩ đến Phượng, Hạnh, Uyên, Phước cổ tôi nghèn nghẹn và nước mắt ứa ra. Hương vị ngọt ngào của mái ấm gia đình mà tôi vừa bỏ lại đằng sau để bước theo tiếng gọi của Đức Chúa Trời.

2. Chúa Là Bác Sĩ Đại Tài Trong phòng, đèn yếu quá! Mắt tôi phải mang kính từ

những năm tuổi bốn mươi, vì vậy tôi cầu xin Chúa cho mắt tôi được sáng ra để đọc sách. Đồng thời, tôi cũng xin Chúa cho tôi được chữa lành gai cột sống cổ và lưng. Một tuần sau đó Chúa nhậm lời. Không dùng kính tôi vẫn có thể đọc sách bình thường. Gai cổ và lưng bỗng dưng biến mất sau một tuần tập thể dục buổi sáng.

Mỗi chiều thứ bảy, tôi cùng một nhóm con cái Chúa người Đại Hàn chia nhau đi thăm viếng, chứng đạo nhằm giúp anh chị em công nhân Việt nam và những sinh viên sang du học tại Đại Hàn.

Vào một đêm tối về khuya lắm, bụng đói cồn cào, tôi hát thánh ca để quên bớt cơn đói. Tắm xong, xuống tầng hầm để nấu cơm. Ngạc nhiên quá đỗi, nồi cơm ai đã nấu sẵn từ lúc nào. Hơi ấm bốc lên, mỉm cười tạ ơn Chúa, tôi ngồi xuống ăn

một cách ngon lành. Mãi đến thứ hai tôi mới biết người bạn cùng phòng đã cảm động nấu nồi cơm ấy. Anh ấy tên là Jun-lin-u, một mục sư trẻ tuổi đến từ Myamar. Điều làm cho tôi ngạc nhiên vì anh ấy rất lười về việc nấu nướng, nhưng Chúa đã cảm động lòng anh. Đó là lần đầu tiên mà anh vào bếp nấu cơm. Anh ấy nói với tôi bằng tiếng Anh:

- Tôi biết bạn sẽ về khuya, nên giúp bạn chứ còn tôi thà nhịn đói còn hơn làm cái công việc nấu nướng!

- Vâng, cảm ơn người anh em, một ngạc nhiên thú vị!

Thứ bảy tới, tôi cũng về phòng trọ rất khuya. Lần này tôi mở tủ để lấy gạo, bất chợt một gói mì tôm ai đã nhét sẵn vào cửa tủ. Tôi tạ ơn Chúa rồi đổ nước sôi vào ngồi xuống trong lòng thầm tạ ơn Chúa. Rồi một thứ bảy tiếp theo, bước vào phòng ăn liền nhìn thấy một đỉa cơm ngào ngạt mùi thơm với cá, thịt, cà chua kèm theo một đỉa kim chi. Bây giờ tôi cất cao tiếng hát để tôn vinh Chúa. Đang ăn, tôi bỗng nhớ đến cuốn sách “Dám Sống Bên Bờ Vực” với biết bao nhiêu phép lạ mà tôi đã từng đọc khi còn ở Việt Nam. Lòng tôi tràn ngập niềm vui không ngớt lời cảm tạ Chúa.

Page 3: Đức Chúa Trời Ở Korea o Korea chuong 1-11.pdfĐức Chúa Trời Ở Korea Kính thưa quý tôi tớ của Đức Chúa Trời và qúy ông bà anh chị em trong cùng một

Tôi cứ nghĩ chính là người anh em cùng phòng đã làm đều đó, nhưng hoàn toàn không phải, anh ấy chỉ giúp tôi một lần đầu mà thôi. Đến hôm nay tôi vẫn chưa biết đích xác ai là ân nhân của minh? Nhưng tôi biết chắc một điều, Chúa là Đấng tiếp trợ mọi nhu cầu. Tôi đã cố nài nỉ hỏi người bạn tôi để tôi nói lời biết ơn, nhưng anh ấy đã khẳng định là anh không làm việc đó lần này. Nhưng cho dù ai đã giúp tôi đi nữa, tôi cũng khẳng định một điều là Chúa biết rõ hoàn cảnh của tôi nên Ngài đã sai tôi con của Ngài tiếp trợ.

“Chúa là sự tiếp trợ tôi và là Đấng giải cứu tôi.” (Thi Thiên 40: 17b) “Tôi ngước mắt lên trên núi: “Sự tiếp trợ tôi đến từ đâu? “Sự tiếp trợ tôi đến từ Đức Giê-hô-va, là Đấng dựng nên trời và đất” (Thi Thiên 121: 1,2)

Thuở xưa, chính Đức Chúa Trời đã từng ban thực phẩm ma-na, chim cuốc cho con dân của Chúa khi Ngài giải phóng họ thoát khỏi kiếp nô lệ ở Ai cập để vào đất hứa Ca-na-an, thì ngày nay Chúa cung ứng nhu cầu cho con cái Chúa không phải là chuyện quá đỗi ngạc nhiên đối với ai đặt niềm tin trọn vẹn nơi Ngài.

3. Thách Thức Trước khi về Mỹ để nghỉ hè, giáo sư của tôi ông Adams, trưởng khoa sinh viên quốc tế giao cho tôi một công việc ngoài sức của mình. Ông bảo tôi đọc xong một cái “list” gồm bốn chục cuốn sách thần học dày có, mỏng có ở thư viện. Nếu không hoàn tất bản báo cáo về nội dung của chừng ấy cuốn sách thì phải trở về Việt Nam và ông sẽ không bao giờ nhận một sinh viên Việt Nam nào nữa. Tôi biết rằng mình không thể nào thực hiện được sự đòi hỏi quá sức đó, cho nên ý nghĩ trở về Việt Nam mỗi ngày một thôi thúc. Tôi bắt đầu cảm thấy mệt mỏi. Những bữa cơm sinh viên suốt ngày với kim chi chán ngắt, cộng thêm nỗi nhớ nhà và một đống từ thần học ngổn ngang trong những cuốn sách dày cộm viết bằng tiếng Anh. Tôi cảm thấy đây là cơ hội tốt nhất để cho tôi có một quyết định dứt khoát là trở về nhà.

Thế rồi tôi lại qùy gối xuống để trình dâng cho Chúa những điều đó và xin Ngài tha thứ cho những suy nghĩ tiêu cực yếu đuối của mình. Tôi xin Chúa cho tôi một dấu hiệu rõ ràng để biết được ý muốn của Ngài ra sao?

Tối thứ năm tôi cầu nguyện, sáng thứ sáu mục sư Choi lù lù xuất hiện trong chiếc xe hơi màu trắng. Tối thứ sáu tôi cầu nguyện, sáng thứ bảy ông lại xuất hiện. Tối Chúa nhật tôi cầu nguyện, sáng thứ hai ông đến gõ cửa thật sớm và nói những câu tương tự:

- Teacher “Té”, buồn phải không? Chắc là ông muốn trở về Việt Nam chứ gì?

- Sao Mục sư biết? Tôi mỉm cười mời ông vào phòng. - Chúa cảm động lòng tôi khiến cho tôi nói “tiên tri” mà, nên đến đây rủ ông đi cầu nguyện

với tôi.

Lần nào cũng vậy, ông đến mời tôi đi ăn sáng rồi lên núi cầu nguyện với nhau. Tôi tin chắc đúng như lời ông nói, Chúa đã cho ông biết điều này nên sai ông đến để an ủi. Còn tôi, biết rõ

Page 4: Đức Chúa Trời Ở Korea o Korea chuong 1-11.pdfĐức Chúa Trời Ở Korea Kính thưa quý tôi tớ của Đức Chúa Trời và qúy ông bà anh chị em trong cùng một

đây là dấu hiệu Chúa đáp lời cầu nguyện của tôi nên Ngài đã thúc giục ông làm điều này. Mở kinh thánh ra, tôi đọc được trong sách công vụ của sứ đồ Phao Lô:

“Phao Lô ở trọn hai năm tại một nhà trọ đã thuê, người tiếp rước mọi người đến thăm mình.”

(Công vụ 28:30)

Tôi qùy ngay xuống, thưa vơi Chúa Jê-sus rằng: “Dạ vâng, lạy Chúa, con không dám cãi lời Ngài nữa.” Quả đúng như vậy, căn nhà trọ tôi đang ở, ân nhân đã trả tiền hai năm rồi. Nhưng

tôi không phải là Phao Lô, tôi chỉ là một sinh viên lớn tuổi, tầm thường, yếu đuối tình cảm, nhưng khát khao được học lời Chúa; nên đã từ bỏ tất cả những ham mê của đời, quyết tâm bước

theo tiếng gọi của Đức Chúa Trời.

4. Đức Tin Bạn Ở Đâu?

Giải quyết nan đề đọc bốn mươi cuốn sách, tôi nhờ một giáo sư người Đức hướng dẫn cách đọc những phần trọng tâm, sau đó tóm tắt nội dung chính và đã làm vừa lòng giáo sư tôi khi ông từ Mỹ trở lại. Đầu tháng chín, Chúa đã giúp tôi hoàn tất một việc mà tưởng chừng với sức người không thể nào vượt qua. Tôi đến ngân hàng quyết định gửi số tiền còn lại trong túi cho gia đình để dứt khoát cái ý định trở về Việt Nam.

“Tôi làm được mọi sự là nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi.” (Philíp 4:13) Và rồi, những tháng ngày còn lại trên xứ Hàn lạnh lẽo, những đêm nghe tiếng róc rách của

con khe lúc trời mưa lớn, hay tiếng chim lạc bầy thảm thiết lòng tôi cũng khó mà chịu nổi. Tôi qùy xuống bên giường trọ, để thở than cùng Chúa kêu xin Ngài lấp kín những khoảng trống vắng trong lòng. Ngài đã cho tôi sự bình an và cho tôi chìm vào giấc ngủ êm đềm. Bây giờ tôi mới từng trải thêm những kinh nghiệm ngọt ngào khi con cái của Ngài sống trong hoàn cảnh neo đơn. Có Chúa, tôi được bình an cho dù sống trong những lúc mà đối với sức con người tưởng chừng mình khó có thể vượt qua được!

Để vơi bớt đi nỗi nhớ nhà, tôi thường dùng những đồng tiền có được từ học bổng của Viện cho thêm, để mua card điện thoại quốc tế gọi về nhà thường xuyên. Từ chỗ trọ đi bộ đến buồng điện thoại mất nửa tiếng, vì nơi gọi cạnh văn phòng đường dây đã bị cắt mất. Một hôm, mấy anh em cùng lớp chúng tôi kéo nhau đi gọi điện thoại thăm gia đình cùng lúc. Mục sư Thomas người Ấn Độ, trước khi gọi anh ấy giơ cao thẻ điện thoại lên trời rồi cầu nguyện bằng tiếng Anh: “Lạy Chúa! Card của con chỉ còn mấy phút, xin Ngài cho con được nói chuyện với vợ con của con một giờ.” Thế rồi anh ấy bỏ card vào máy tha hồ gọi cho đến khi không còn chuyện gì để nói nữa. Chúng tôi ngạc nhiên quá đỗi, vây quanh Mục sư Thomas hỏi cho ra lẽ:

Có phải anh chêm máy điện thoại hay làm một “trò ảo thuật” nào chăng? Mục sư Thomas mỉm cười hỏi lại:

Page 5: Đức Chúa Trời Ở Korea o Korea chuong 1-11.pdfĐức Chúa Trời Ở Korea Kính thưa quý tôi tớ của Đức Chúa Trời và qúy ông bà anh chị em trong cùng một

Này, đức tin của các cậu ở đâu ? Các cậu có biết rằng Chúa của chúng ta có quyền trên máy móc không? Thomas này đã từng trải việc cầu nguyện xin Chúa cho thêm thì giờ để gọi như vậy nhiều lần lắm khi còn du học ở Nhật.

Thật lạ lùng và thú vị! Tôi nhanh nhẹn lấy card trong túi quần của mình ra và bắt chước Thomas, cầu nguyện: “Chúa ôi! Card của con cũng còn có mấy phút, xin Ngài cho con nói chuyện với nhà con một giờ.” Là một thách thức đức tin của chính mình, tôi gọi chỉ có một phút thì bị cắt ngang. Mục sư Thomas bỗng vỗ tay cười vang:

Cậu biết tại sao không? Tôi lắc đầu. Mục sư Thomas nói từng tiếng:

- Bởi vì Đức Chúa Trời biết rõ cậu còn tiền trong túi. Còn chàng Mục sư Thomas đáng thương này chỉ còn cái túi rỗng!

Chứng kiến lần đầu về phép lạ này, chúng tôi thật ngỡ ngàng, nhưng trong lòng vẫn tin chắc rằng Đức Chúa Trời có quyền tể trị trên mọi sự.

“Trong khi cầu nguyện, các ngươi hãy lấy đức tin xin việc gì bất kỳ, thảy đều được cả.” (Mathiơ 21: 22)

5. Bác Thợ Giày

Sang Korea, tôi chỉ mang theo một đôi giày “bốn mùa mưa gió.”Cái mỏm phía trước mũi giày đã rách toét để lộ những ngón chân ra ngoài. Giữa thành phố Chonju xa lạ làm sao có thể tìm ra một người thợ sửa giày? Không thể lê lếch thêm được nữa, tôi quyết định tìm chỗ để sửa nó. Bên hè phố, tôi nhắm mắt lại thưa với Chúa: “Chúa ôi! Chỉ cho con một bác thợ giày con cần sửa lại chiếc giày vì không thể mang được nữa.” Tôi mở mắt ra, chậm rãi qua bên kia đường. Bỗng tôi nhìn thấy một bác thợ giày ngồi trong cái thùng container đang cúi xuống làm việc. Tôi vui mừng quá vì biết rằng Cha của tôi là Đức Chúa Trời biết tôi cần gì. Thế là đôi giày của tôi trở nên thoải mái và có thể tự tin kéo lê thêm một thời gian nữa. Điều lạ lùng mà tôi không thể nào hiểu nổi là khi tôi giới thiệu cho những người bạn đồng cảnh ngộ trở lại vào những tuần sau, thì bác thợ giày kia đã biến mất. Cái thùng container cũng đã không còn nữa. Câu chuyện có vẻ huyền thoại, nhưng là một sự thật mà tôi là người trong cuộc.

“Hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài đã dò xét tôi, và biết tôi

“Chúa biết khi tôi ngồi, lúc tôi đứng dậy;

“Từ xa Chúa hiểu biết ý tưởng tôi

“Chúa xét-nét nẻo đàng và sự nằm ngủ tôi,

“Quen biết các đường lối tôi

“Vì lời chưa ở trên lưỡi tôi

“Kìa, hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài đã biết trọn hết rồi.”

Page 6: Đức Chúa Trời Ở Korea o Korea chuong 1-11.pdfĐức Chúa Trời Ở Korea Kính thưa quý tôi tớ của Đức Chúa Trời và qúy ông bà anh chị em trong cùng một

(Thi Thiên 139: 1-4)

6. Bệnh Viện Jê-sus Một sáng nọ, tôi dậy sớm hơn mọi ngày. Như thường lệ, tôi ngồi ở bực tam cấp đầu cầu thang tập thể dục. Đang khi luyện hai bắp tay của mình, bỗng nghe tiếng người bạn Hàn gọi. Tôi đứng lên bước vào bên trong phòng của anh ta. Tôi ngồi xuống giường nệm, tay vẫn cầm cái lò xo bằng sắt vẫn cứ bóp vào, thả ra đều đặn. Nào ngờ, cái nệm mềm quá, mất thăng bằng tôi té nghiêng, nên thanh sắt bung khỏi bàn tay đập mạnh vào con mắt. Tôi thét lên một tiếng vì quá đỗi đau đớn, buốt nhức tận trên màng óc. Tôi không thấy gì nữa cả. Người bạn Hàn hốt hoảng: - Are you ok? Are you ok? (Anh không sao chứ?) - I don’t see anything! (Tôi chẳng thấy gì cả!) Rồi anh ấy gọi xe đưa tôi vào bệnh viện. Tôi được đưa vào phòng cấp cứu với con mắt sưng húp bầm tím. Sau khi khám xong, bác sĩ cho biết phải giải phẫu ngay lập tức; nếu không sẽ nguy hại cho cả đôi mắt. Tôi bàng hoàng như cơn mơ và trả lời dứt khoát với bác sĩ rằng:

- Không, tôi không muốn giải phẫu, thưa bác sĩ. Chúa Jê-sus sẽ chữa lành cho tôi nhất định. Bác sĩ không nói gì có lẽ ông thất vọng bước ra khỏi phòng. Tôi ở lại trong phòng một mình cho đến ngày hôm sau. Mục sư Choi vào thăm thật sớm. Ông nhỏ nhẹ khuyên tôi hãy để cho bác sĩ giải phẫu. Nếu không, tôi sẽ phải bị trả về trường và không ai chữa trị cho mình. Nghe lời ông, tôi miễn cưỡng chấp nhận. Tôi tỉnh dậy sau hơn sáu tiếng đồng hồ hôn mê. Đầu nhức như búa bổ. Tôi được đưa vào căn phòng chật ních người, chuyện trò huyên náo. Suốt mấy đêm liền, tôi không thể nào chợp mắt được vì bác sĩ buộc phải nằm sấp xuống giường sau khi mổ. Đây là bệnh viện có tên Jesus Hospital nằm gần nhà thờ của giáo sư A-đam, nơi tôi thường nhóm lại những chiều Chúa nhật. Đã bao nhiêu lần bách bộ ngang qua chỗ này, nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ rằng sẽ có ngày phải bước vào đây. Từ sâu thẳm trong lòng tôi rất sợ bệnh viện. Các bác sĩ và y tá ở đây rất nhân từ. Họ chăm sóc bệnh nhân tử tế. Mỗi người toát ra một tình yêu đầy trắc ẩn. Tuy nhiên, vì quá đau đớn trước tai nạn bất ngờ, và lo lắng cho đôi mắt, nên trong lòng bất an. Nhưng, Đức Chúa Trời không để tôi cô đơn. Ngài khiến cho các Mục sư, con cái Chúa từ Hội Thánh Jê-bôn, An-ti-ốt và những nhóm anh em người Việt mà chúng tôi giúp họ học Kinh Thánh thường xuyên

Page 7: Đức Chúa Trời Ở Korea o Korea chuong 1-11.pdfĐức Chúa Trời Ở Korea Kính thưa quý tôi tớ của Đức Chúa Trời và qúy ông bà anh chị em trong cùng một

thăm viếng. Các bạn cùng lớp của tôi thay phiên nhau túc trực bên giường. Những cặp vợ chồng là bác sĩ, giáo sư, sinh viên trong Chúa cũng đến thăm và cầu nguyện cho tôi mỗi ngày. Mục sư Choi chiều nào cũng ghé thăm. Ông ôm tôi vào lòng thổn thức kêu nài với Chúa. Tiếng Hàn, tôi chỉ hiểu được đôi chút, nhưng bởi Thánh Linh tôi cảm nhận một điều là ông rất xót xa trước hoạn nạn của tôi. Ông nài nỉ kêu xin Chúa chữa lành và dâng trình hoàn cảnh tôi lên cho Đức Chúa Trời. Ông kêu gào với Chúa với tất cả nỗi lòng mình: “Ha-na-nim, Ha-na-nim! Cam- xa ha-mi-ta! Mỗi khi vào thăm, ông thường mang đến cho tôi bánh xà phòng tắm dở dang còn một nửa, hay những bộ áo quần lót mới toanh. Ông nói với tôi rằng nếu tôi ở bệnh viện một tuần, ông sẽ ở bên tôi một tuần. Nếu tôi ở một tháng, ông cũng sẽ ở bên tôi một tháng. Đúng như vậy, ông là người bạn thân thiết, là đầy tớ của Đức Chúa Trời đúng nghĩa. Ông đối xử với tôi như người anh em cốt nhục. Dầu buồn thảm với nỗi cô đơn và lo sợ, nhưng có ông bên cạnh lòng tôi được sưởi ấm bởi tình yêu ngọt ngào mà Đức Chúa Trời đã đặt để trong lòng ông. Một lần nọ, không còn chịu nổi cái không khí ngột ngạt trong căn phòng đông đúc người bệnh, tôi đi bằng chiếc xe lăn tay, xuống mấy tầng lầu để lẻn ra bên ngoài hít thở chút không khí trong lành. Đang ngồi thơ thẩn nghĩ đến gia đình mình ở Việt Nam, tôi tự trách mình bao nhiêu thứ. Tôi cảm thấy trĩu nặng tâm hồn với nỗi nhớ nhung vợ con da diết, kèm theo sự giày vò trong cơn đau xác thịt. Trời Chonju, những buổi chiều đầy mây và giá buốt. Bao nhiêu buổi chiều như thế đã đi qua. Trên đồi cao nhìn xuống những con đường lờ mờ trong lớp sương rơi. Hoàng hôn phủ xuống rất nhanh và bóng tối bỗng chốc vây quanh chiếc xe lăn của mình. Tôi gục đầu xuống gối để khóc cùng Chúa. Tôi thật sự bi quan! Trong cái ánh sáng lờ mờ ấy, Mục sư Choi lại xuất hiện. Ông mỉm cười đẩy chiếc xe tôi vào trong, và trao cho tôi một thùng cà chua đóng hộp. Ông đưa tôi trở lên thang máy về phòng. Ông ngồi xuống bên giường, ôm tôi vào lòng như ôm “đứa con” bé bỏng. Ông bắt đầu cầu nguyện kêu xin cùng Chúa. Trong vòng tay yêu thương của ông, tôi thổn thức khóc và biết ơn Đức Chúa Trời. Trong suốt hai tuần lễ, đêm nào tôi cũng trải qua những ác mộng đầy sự chết chóc và kinh hoàng! Mỗi ngày đi qua, trên đầu tôi một giải khăn trắng quấn trên đôi mắt nhức nhối với bóng tối mịt mờ. Những loạt âm thanh từ chiếc chuông tay lốc cốc của người đưa cơm buổi sáng đánh thức tôi dậy trước năm giờ. Tôi mệt mỏi, hao mòn trong những hy vọng mong manh…

Page 8: Đức Chúa Trời Ở Korea o Korea chuong 1-11.pdfĐức Chúa Trời Ở Korea Kính thưa quý tôi tớ của Đức Chúa Trời và qúy ông bà anh chị em trong cùng một

(MS Choi và tác giả) Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời của tình yêu và nhơn từ, Ngài đã nghe thấu nỗi đau đớn tận cùng của đưá con yếu đuối. Cho nên, Ngài lo liệu, chăm sóc mọi bề. Ngài cho roi vọt để chính Ngài ràng rịt vết thương. Ngài trui rèn trong lửa thử thách để dùng làm công cụ cho công việc của Ngài trong những ngày hầu đến… “Giê-hô-va Đức Chúa Trời tôi ôi! “Tôi kêu cầu cùng Chúa, và Chúa chữa lành tôi “Hỡi Đức Giê-hô-va Ngài đã đem linh hồn tôi khỏi Âm phủ, “Gìn giữ mạng sống tôi, hầu tôi không xuốngcái huyệt… “Hỡi các thánh của Đức Giê-hô-va, hãy hát ngợi khen Ngài, “Cảm tạ sự kỷ niệm thánh của Ngài, “Vì sự giận Ngài chỉ trong một lúc “Còn ơn của Ngài có trọn một đời: Sự khóc lóc đến trọ ban đêm, Nhưng buổi sáng bèn có sự vui mừng. (Thi Thiên 30: 3,4,5) 7. Lời Chúa Chữa Lành

Page 9: Đức Chúa Trời Ở Korea o Korea chuong 1-11.pdfĐức Chúa Trời Ở Korea Kính thưa quý tôi tớ của Đức Chúa Trời và qúy ông bà anh chị em trong cùng một

(Tác giả 2011) Tờ mờ sáng, Mục sư Choi đã đến bệnh viện để đưa tôi về trường. Tôi được xuất viện. Con đường cái quang hốm ấy rộng thêng thang cho tôi cái cảm giác thật bao la về tình yêu của Đức Chúa Trời. Tôi giống như con chim bị nhốt trong lồng suốt hai tuần lễ. Bây giờ, được Chúa mở cửa lồng cho ra ngoài, lòng tôi sung sướng vô biên, muốn được cất cao đôi cánh tung bay. Hai bên đường là những dãy núi màu xanh bạc bị che khuất trong màn sương dày đặc. Tôi phải mang kính đen vì mắt hãy còn băng vải và nhức nhối. Mục sư Choi nói với tôi giọng êm đềm:

- Hôm nay chắc thầy vui lắm phải không? - Vâng, thưa Mục sư, bây giờ tôi mới cảm thấy giá trị sức khoẻ là gì! - Có như vậy chúng ta mới biết đếm từng ngày trong ơn Chúa. Chẳng mấy chốc, chúng tôi đã rẽ vào cổng trường Viện Thần Học. Nhìn lên dốc núi, ngôi trường màu gạch đỏ vẫn hồn nhiên trải qua bao năm tháng thăng trầm. Tôi bước vào phòng trọ, đứng bên khung cửa sổ mở rộng trong lớp kính màu đục, nhìn theo bóng dáng chiếc xe hơi màu trắng của Mục sư Choi dần khuất. Tôi quỳ xuống dâng lời tạ ơn Đức Chúa Trời. Sau đó, bách bộ đến nhà ăn nằm ở tận phía bên kia sân bóng, dưới những quả đồi đầy những cây hoa anh đào san sát nhau; mùa xuân rực rỡ, mùa đông úa tàn trơ trụi. Trên đường đi, gặp Mục sư Thomas. Anh ôm chầm lấy tôi vui mừng: - Praise the Lord! Bạn đã về. Bỗng dưng anh nhìn tôi ái ngại, giọng buồn bã: - Mình nghe nói phần ăn của cậu và cả tiền phụ cấp đã bị cắt rồi!

Page 10: Đức Chúa Trời Ở Korea o Korea chuong 1-11.pdfĐức Chúa Trời Ở Korea Kính thưa quý tôi tớ của Đức Chúa Trời và qúy ông bà anh chị em trong cùng một

- Thật sao? Ai cắt vậy, bạn Thomas? - Bà giáo sư cố vấn của cậu đấy. Vì sao cậu biết không, bà nói cậu đã có bệnh viện và Hội Thánh Hàn lo rồi, nên khoa sinh viên quốc tế không cần lo cho cậu nữa! Mục sư Thomas nắm tay tôi kéo đi: - Thôi về phòng đi, ở tầng hầm còn đồ ăn đấy. - Không sao đâu anh bạn yêu quý của tôi. Tôi cũng không đói lắm! Rồi những ngày nối tiếp nhau đi qua, thời tiết càng thêm lạnh lẽo, nỗi cô đơn lại lớn dần. Đêm đến, nghe tiếng chim kêu trong khu rừng phía sau nhà trọ đơn độc đến não nùng. Thỉnh thoảng có tiếng khóc của người con gái từ nơi cầu nguyện ở Chapel vọng ra như nài nỉ kêu xin với Chúa điều gì. Tôi cảm thấy thật trống trải và trái tim bị nỗi buồn xâm chiếm. Mỗi lúc như vậy, tôi càng chiến đấu nhiều hơn trong sự quỳ gối để xin Chúa lấp đầy những khoảng trống vắng. Hơn bao giờ hết, tôi nhận ra kinh nghiệm vô cùng quan trọng đó là mối thông công thiết hữu với Chúa; và chính Lời của Ngài là liều thuốc có quyền năng chữa lành những vết thương lòng. Càng đau khổ, hãy càng bám riết lấy Chúa: “Xin Chúa cứu giúp chúng tôi khỏi sự gian truân; “Vì sự cứu giúp của loài người là hư không.” (Thi Thiên 60:11) “Hãy trao gánh nặng ngươi cho Đức Giê-hô-va, Ngài sẽ nâng đỡ ngươi; “Ngài sẽ chẳng hề cho người công bình bị rung động” (Thi Thiên 55: 22) Mục sư Choi vẫn thường đến thăm tôi vào những ngày đầu tuần; đưa tôi đi ăn bên ngoài để bồi dưỡng những hao mòn sau những ngày trong bệnh viện. Các giáo sư người Hàn vẫn thường ghé phòng tôi cầu nguyện trước khi đến lớp. Nhiều vị giáo sư là con cái Chúa ở các trường khác thỉnh thoảng vẫn ghé thăm. Nhiều anh em cùng trường cũng hay ghé vào mua cho cái thẻ điện thoại quốc tế, hay chở tôi đi bưu điện để nói chuyện với gia đình. Trời Korea đã thật sự vào đông, thời tiết mỗi ngày thêm lạnh lẽo buốt xương. Tôi không thể nào học được nữa. Thỉnh thoảng tôi vẫn đến lớp với anh em, nhưng vì con mắt nhức nhối không đọc được gì từ sách vở, cũng chẳng có thể làm bài nộp cho các giáo sư. Chính vì vậy, tôi có cảm tưởng dường như những người chung quanh mình ai cũng muốn xa lánh, bởi vì mình đã trở nên người vô dụng! “Chúa khiến những kẻ quen biết tôi lìa xa tôi, “Làm tôi thành một vật gớm ghiếc cho họ” (Thi Thiên 88: 8)

Page 11: Đức Chúa Trời Ở Korea o Korea chuong 1-11.pdfĐức Chúa Trời Ở Korea Kính thưa quý tôi tớ của Đức Chúa Trời và qúy ông bà anh chị em trong cùng một

Thật ra, không phải vậy. Đó chỉ là thoáng tình cảm vị kỷ, đáng ghét! Tôi liền ăn năn với Chúa. Trong hiện tại, có hàng nghìn hàng vạn người đang đói rách, khốn khổ. Họ thiếu ăn, thiếu mặc, đau không thuốc chữa, đêm không có chỗ nằm. Mình quá phước hạnh không có gì để than vãn! Những anh em cùng lớp đang chuẩn bị tài liệu viết luận án cho ngày tốt nghiệp. Còn tôi không còn đủ tâm trí để nghĩ đến chuyện học hành. Mỗi sáng, tôi cố dậy sớm ra bên ngoài tập hít thở không khí, rồi tìm một tảng đá nào đó ngồi xuống để cầu nguyện cùng Chúa. Tháng ngày vẫn cứ lặng lẽ đi qua. Tôi thường lên thư viện để viết email về cho gia đình chuyện trò với vợ con cho vơi bớt nỗi buồn. Cũng chính vì vậy, mà mắt tôi bị chảy máu nhiều lần phải vào bệnh viện cấp cứu. Không thể nào kéo lê thêm những ngày vô vị và trống rỗng, nên tôi xin giáo sư khoa trưởng cho tôi được trở về Việt Nam để có điều kiện nghỉ ngơi và có vợ con chăm sóc. Ông đồng ý. Thế là tôi dùng tất cả số tiền của con cái Chúa giúp đỡ, mua đủ một vé máy bay trở về Đà Nẵng, thành phố quê hương nơi mà vợ con tôi đang sinh sống. 8. Trái Tim Người Vợ Mục sư Thomas đưa tôi từ trường đến phi trường Incheon mất bốn tiếng bằng xe buýt. Tôi phải ngồi đợi ở đó đến chiều tối mới đáp chuyến bay về Sài- Gòn.

(Tôn Nữ Túy Phượng) Tôi là người cuối cùng ra khỏi chỗ lấy hành lý. Hai chiếc va-li nặng trì đầy ắp những áo quần và đồ đạc linh tinh mà tôi đã mua nhiều tháng trước đó, mong có ngày đem về tặng cho vợ con, những đầy tớ Chúa và bạn bè. Từ đàng xa tôi đã nhìn thấy

Page 12: Đức Chúa Trời Ở Korea o Korea chuong 1-11.pdfĐức Chúa Trời Ở Korea Kính thưa quý tôi tớ của Đức Chúa Trời và qúy ông bà anh chị em trong cùng một

Phượng trong bộ áo quần màu kem nhìn tôi mỉm cười. Bước vội ra ngoài, chúng tôi chỉ kịp quàng nhẹ vai nhau rồi leo lên một chiếc taxi chạy về một khách sạn nhỏ. Nhờ người bồi phòng đem hành lý vào bên trong, tôi nói khẽ với Phượng:

- Anh thèm phở lắm. Mình ăn một tô rồi hãy lên phòng.

- Ừ, thì ăn, em cũng đói bụng.

Chúng tôi lại ngồi với nhau bên chiếc xe bán phở vỉa hè gần khách sạn. Mùi rau quế bốc lên quyện lẫn trong mùi thơm của nước phở, tôi ăn một lượt hai tô. Phượng trố mắt nhìn tôi thích thú. Đó là những tô phở có lẽ ngon nhất trong đời. Đêm ấy, chúng tôi quỳ gối bên nhau trong niềm hạnh phúc để dâng lời tạ ơn Chúa. Sau gần một năm xa cách, chúng tôi có bao nhiêu là chuyện để tâm tình. Thời gian này Chúa cho chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi cần có nhau biết bao nhiêu. Phượng ở nhà phần thì thay tôi điều hành Trung tâm Giảng dạy Ngoại ngữ trong một thời gian khá vất vả, phần thì chăm sóc con cái, phần nhớ thương chồng trong cơn hoạn nạn ở xứ người. Trái tìm của Phượng đã chia làm nhiều nơi nên dáng nét có vẻ hao gầy hơn trước. Tôi nắm bàn tay Phượng thổn thức, không nói thành lời. Tiếng chuông đồng hồ trên tường vẫn gõ đều lách cách. Có lẽ đêm đã khuya khoắt… Mười giờ sáng hôm sau chúng tôi đáp tắc-xi đến văn phòng của một bác sĩ mắt nổi tiếng tại Sàigòn, vì nếu được chữa lành ở đây, tôi sẽ không trở lại Hàn Quốc nữa. Sau khi khám xong, bác sĩ kéo nhẹ tay tôi nói nhỏ với cặp mắt ngưỡng mộ, khâm phục trước tấm lòng của người phụ nữ: - Anh là người hạnh phúc nhất trên đời! - Bác sĩ muốn nói gì tôi chưa hiểu? - Tôi chưa nói về con mắt của anh, nhưng tôi muốn nói về trái tim của chị. - Là sao ạ, bác sĩ muốn nói gì? - Chị nhà nói với tôi trước khi khám cho anh, nếu như con mắt anh có điều gì không ổn, chị ấy sẽ đổi con mắt cho anh nếu như tôi có thể giải phẫu và thay thế được. Chị nói rằng anh cần phải làm nhiều việc hơn là chị. Anh quả thật diễm phúc! Nghe những lời này, nước mắt tôi ưá ra cầm tay Phượng. Nhìn sâu vào đôi mắt thân yêu của người vợ mà Đức Chúa Trời đã ban cho, tôi không đủ lời để tạ ơn Ngài. Tôi tự nhủ lòng mình: “Dẫu rằng anh có bị mù đi, thì anh vẫn cảm thấy mình quá phước hạnh vì có em bên anh.” Nhà thơ Xuân Quỳnh đã thốt lên:

Page 13: Đức Chúa Trời Ở Korea o Korea chuong 1-11.pdfĐức Chúa Trời Ở Korea Kính thưa quý tôi tớ của Đức Chúa Trời và qúy ông bà anh chị em trong cùng một

“Không gì bằng được sống gần nhau “Niềm hạnh phúc với em là lớn lắm!” Sách Nhã Ca có chép: (4:7) “Hỡi bạn ta, mình vốn xinh đẹp mọi bề, “Nơi mình chẳng có tì vết gì cả.” “Người đàn bà nhân đức là mão triều thiên cho chồng nàng; “Còn vợ làm xấu hổ khác nào sự mục trong xương cốt người” (Châm Ngôn 12: 4) Chú ý: Cần viết thêm về không khí ấm áp với gia đình và đưa vào tấm ảnh nhà Hoàng văn Thụ, có chua ở dưới nay là khách sạn Si-ôn Danang. 9. Chúa Đáp Lời Trong Lúc Gian Truân Tôi trở lại Chonju vào một ngày tháng hai, lạnh cóng. Tuyết rơi ngập sân trường. Tôi khom mình xuống lầm lủi bước đi trong rét mướt. Khó khăn lắm, tôi mới lên được các bậc tam cấp cao nghều và trơn trợt để vào trình diện giáo sư khoa trưởng trong văn phòng riêng của ông. Gặp lại tôi, ông chỉ gật đầu cho có lệ. Còn bà Carol Chu ngước mắt nhìn tôi “phán” một câu lạnh lùng: - Cậu có mang theo năm nghìn đô- la đó không? - Dạ không, thưa giáo sư. Tôi chỉ có ba trăm đô-la - Vậy thì hãy về lại Việt Nam đi! Nhà trường không trả tiền cho cậu lần thứ hai nữa. - Thưa giáo sư! Tôi về nhà dưỡng bệnh, chứ đâu có làm gì để có được số tiền như vậy. - Cậu không chấp hành yêu cầu của trường, chúng tôi không biết đến cậu nữa! Biết nói gì hơn, tôi lặng lẽ bước ra khỏi phòng của ông bà. Trái tim tôi co thắt và quá đỗi ngạc nhiên trước thái độ thay đổi kỳ quặc và lời nói lạnh lùng của những giáo sư mình. Tôi lững chững bước xuống những tam cấp đầy tuyết giá và ngửa mặt lên trời để kêu xin cùng Chúa: “Chúa ôi! Xin hãy thương xót con! Con khốn cùng và thiếu thốn.” Tôi vừa đi xuống phòng trọ vừa khóc. Bỗng tôi nghe một giọng nói quen thuộc của giáo sư Yu-Té-Yu, người Hàn. Ông là người vẫn thường đến thăm viếng tôi trong những ngày ở bệnh viện, cũng như lúc về phòng trọ. - Teacher Té phải không, em qua lại đây khi nào? Ông nói tiếng Anh rất giỏi và vội vàng chạy đến nắm tay tôi. Ông lo lắng hỏi: - Sao em khóc? - Thưa giáo sư… chắc em phải trờ về lại Việt Nam. Giáo sư Chu bảo như vậy. - Tại sao bà ấy lại ra lệnh như thế chứ? Ông có vẻ không vui. - Vì em không có năm nghìn đô -la để đóng cho bệnh viện trong lần mổ thứ nhì sắp tới.

Page 14: Đức Chúa Trời Ở Korea o Korea chuong 1-11.pdfĐức Chúa Trời Ở Korea Kính thưa quý tôi tớ của Đức Chúa Trời và qúy ông bà anh chị em trong cùng một

Giáo sư Yu-Té-Yu ôm tôi vào lòng thật chặt. Từ nơi ông, toát ra hơi ấm của tình người và tình yêu trong Chúa: - Ồ! Có gì đâu, Chúa của chúng ta giàu có lắm, em biết không? Đừng lo lắng làm gì! Đi với tôi lên Chapel chúng ta cùng nhau cầu nguyện. Tay tôi trong tay ông cùng qùy gối để trình dâng nan đề lên cho Đức Chúa Trời. Trên đồi cao nhìn xuống thung lũng, những cây cối trơ trụi phủ trắng trong những bông hoa tuyết. Không khí vắng lặng đến rợn người. Bên ngoài, rét mướt tràn cứ vào những khe cửa. Tiếng cầu nguyện thiết tha của hai thầy trò dường như xua tan đi cái giá buốt. Tình yêu và niềm tin quyết của hai mái đầu cùng với sự khát khao Chúa làm cho chúng tôi mạnh mẽ như chàng Đa-vít dũng cảm thuở xưa trước người khổng lồ Gô-li-át. “Đa-vít đáp cùng người Phi-li-tin rằng: Ngươi cầm gươm, giáo, lao mà đến cùng ta; còn ta, ta nhơn danh Đức Giê-hô-va vạn binh mà đến, tức là Đức Chúa Trời của đạo binh Y-sơ-ra-ên, mà người đã sỉ nhục…Khắp thế gian sẽ biết rằng Y-sơ-ra-ên có một Đức Chúa Trời; và quân lính này sẽ thấy rằng Đức Giê-hô-va không giải cứu bằng gươm, hoặc bằng giáo; vì Đức Giê-hô-va là Chúa của chiến trận, và Ngài sẽ phó các ngươi vào tay chúng ta.” (I Samu-ên 17: 45) Vâng, đức tin và sự nhờ cậy Chúa khiến hai thầy trò chúng tôi cảm thấy mạnh mẽ lạ thường. Chúng tôi nhận diện được kẻ thù là ma quỷ của thế giới tối tăm, nên phải lấy lời của Đức Chúa Trời và sự quỳ gối mà cự địch lại chúng nó. Sau khi cầu nguyện, tâm hồn tôi thanh thóat và cảm nhận được rằng bảo hiểm y tế đã được Đức Chúa Trời trả xong. Bước xuống cầu thang, tôi nhìn lên trên tường, một bức chân dung tuyệt đẹp của một hoạ sĩ nào đó, vẽ Chúa Jê-sus với đôi mắt buồn xa xăm cùng những giọt máu đào nhỏ xuống. Lòng tôi rung động và biết ơn Ngài. Những ngày trở lại trường, tôi phải tự túc lo mọi thứ vì các tiêu chuẩn trợ cấp đã bị cắt hết. Bây giờ tôi mới hiểu ra một điều thật chua xót. Ông bà giáo sư khoa trưởng thật sự muốn xua đuổi tôi đi ra khỏi trường để không phải mang lấy gánh nặng. Thảo nào, từ ngày tôi vào bệnh viện cho đến khi xuất viện, giáo sư khoa trưởng chỉ ghé thăm một lần duy nhất. Còn bà Chu, giáo sư cố vấn của tôi vẫn biệt tăm chưa một lần nào ghé thăm, cũng không bao giờ gọi một cú điện thoại! Tôi có buồn nhưng không hề oán trách bởi vì tôi tin chắc đây là chương trình của Đức Chúa Trời. Ngài để cho những hoàn cảnh nghiệt ngã ấy xảy ra hầu giúp tôi chiêm ngưỡng được tình yêu vĩ đại và sự quan phòng kỳ diệu của Ngài. Quả thật như vậy, từ trên cao Đức Chúa Trời nhìn thấy tất cả. Ngài rủ lòng thương xót đứa con tội nghiệp của Ngài đang sống trong cô đơn và cùng khốn, không biết ngày mai sẽ như thế nào! Đức Chúa Trời lại có một chương trình tiếp trợ đặc biệt khác. Ngài sai các tôi trai tớ gái của Ngài từ Hội Thánh Jê-bôn, An-ti-ốt đến thăm viếng và chia sẻ thực phẩm cho tôi. Những giáo sư người Hàn và sinh viên của trường Hanil đến thăm tôi mỗi ngày trước và sau giờ học. Có anh em đã cởi chiếc áo lạnh đang mặc choàng lên vai tôi cho đỡ cóng. Người khác chia đôi phần ăn của họ cho tôi một nửa. Đức Chúa Trời dùng một nữ giáo sư đứng tuổi của một trường trong vùng lân cận đến thăm viếng thường

Page 15: Đức Chúa Trời Ở Korea o Korea chuong 1-11.pdfĐức Chúa Trời Ở Korea Kính thưa quý tôi tớ của Đức Chúa Trời và qúy ông bà anh chị em trong cùng một

xuyên và tận tình giúp đỡ. Tình yêu của Chúa bao la, bát ngát, mênh mông như đại dương. “Đáng ngợi khen Đức Giê-hô-va thay! “Vì Ngài đã nghe tiếng cầu khẩn của tôi “Đức Giê-hô-va là sức mạnh và cái khiên của tôi; “Lòng tôi đã nhờ cậy Ngài, và tôi ðýợc cứu- tiếp; “Vì vậy lòng tôi mừng rỡ “Tôi sẽ lấy bài ca mà ngợi khen Ngài.” (Thi Thiên 28:6, 7) Buổi sáng hôm ấy là ngày cuối cùng tôi phải rời khỏi Viện Thàn Học, vì dường như có một sự xô đuổi im lặng. Tôi bưng tô mì tôm trong tay nhưng không thể nào nuốt nổi. Nước mắt đã hoà tan trong đó. Chỉ còn vài chục phút nữa là tôi phải ra bến xe buýt để đến phi trường In-chi-on. Mắt tôi không rời chiếc điện thoại để bàn và trong lòng thiết tha mong đợi sự trả lời từ nơi Chúa. Từ sâu thẳm trong lòng, tôi nhận được tín hiệu rằng Ngài sẽ đáp lời kịp lúc. Một lần nữa, tôi nhìn xung quanh khung cảnh của phòng trọ, nhưng tâm trí vẫn cứ bám riết Chúa trong sự chờ đợi khát khao. Tôi tin chắc rằng sẽ có cú điện thoại từ văn phòng thông báo lệnh của Đức Chúa Trời, Đấng đang vận hành trên mọi sự và Ngài sẽ bênh vực cho tôi. Không hề sai, chuông điện thoại đổ vang, tôi nhắc lên và nghe giọng cô Park-Man- Duck:

- Teacher The! Chuẩn bị lên bệnh viện để giải phẫu nghen! Họ vừa thông báo cho tôi biết. Chúc mừng anh!

Tôi nhảy lên, và ném tô mì vào giỏ rác. Đức Chúa Trời của tôi tuyệt diệu quá! Ngài đã bênh vực duyên cớ tôi. Ngài đã và đang nắm cánh tay tôi dắt đi từng bước. Tôi còn phải sợ ai nữa chứ? Từng tế bào trong da thịt trào lên sức sống mới và cảm thấy mạnh mẽ lạ thường. Tôi có cảm giác như mình đã được chữa lành ngay lúc đó vì có Đấng quyền năng tiếp sức. Mấy phút sau, một người bạn lái xe đưa tôi vào bệnh viện. Lòng tôi ấm áp không sợ hãi nữa, mặc dầu tuyết vẫn cứ rơi đều. Nhiệt độ âm xuống thấp dưới mười lăm. Sau này, tôi được biết chính Đức Chúa Trời dùng giáo sư Yu-Té-Yu và Hội Thánh nơi ông sinh hoạt, gửi năm nghìn đô la cho bệnh viện Jê-sus, để tôi được giải phẫu lần này. Tạ ơn Chúa! Con lớn tiếng ngợi khen Ngài! “Đức Giê-hô-va là ánh sáng và là sự cứu rỗi tôi: “Tôi sẽ sợ ai? “Đức Giê-hô-va là đồn lũy của mạng sống tôi: “Tôi sẽ hãi hùng ai?” (Thi Thiên 27: 1) “Ngươi sẽ bước đi trên sư tử và rắn hổ- mang; “Còn sư tử tơ và con rắn, ngươi sẽ giày đạp dưới chơn. “Bởi vì người trìu mến ta, nên ta giải cứu người; “Ta sẽ đặt người lên nơi cao, bởi vì người biết danh ta. “Người sẽ kêu cầu ta, ta sẽ đáp lời người;

Page 16: Đức Chúa Trời Ở Korea o Korea chuong 1-11.pdfĐức Chúa Trời Ở Korea Kính thưa quý tôi tớ của Đức Chúa Trời và qúy ông bà anh chị em trong cùng một

“Trong sự gian truân ta sẽ ở cùng người; “Giải cứu người và tôn vinh người.” (Thi Thiên 91: 13, 14, 15) Tôi nhớ đến lời phán hứa của Đức Chúa Trời cùng Giô-suê khi chinh phục xứ Ca-na-an khiến lòng tôi thêm mạnh mẽ: “Ta há không có phán dặn ngươi sao? Hãy vững lòng bền chí, chớ run sợ, chớ kinh khủng; vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi vẫn ở cùng ngươi trong mọi nơi ngươi đi.” (Giô-suê 1: 9) Từ Seoul, cô Kim Mỹ một con cái Chúa biết được tin này; cô đi xe buýt hơn năm tiếng đồng hồ để đến bệnh viện. Cùng với mục sư Thomas, người bạn Ấn Độ của tôi, họ thức suốt đêm bên giường bệnh để chăm sóc. Cô Kim Mỹ và tôi quen biết nhau tại một đám cưới ở Chonju. Chúng tôi dễ thân mến nhau vì đồng cảnh ngộ, là những sinh viên du học và là con cùng một Cha trên trời. Tôi tỉnh lại sau khi thuốc gây mê không còn tác dụng nữa. Một đám người vây quanh: Giáo sư người Đức Ingo Holzapfel, Mục sư Choi, Mục sư Yoong Jae Deok, Jun-li-u người bạn đến từ Myamar, chị Xơ-xoong-Nghe và một số con cái Chúa nơi tôi nhóm lại. Đầu nặng như đá, mắt nhức nhối dưới miếng băng vải mùng. Không khí bệnh viện khó thở. Tôi gật đầu cảm ơn mọi người, rồi tiếp tục úp mặt xuống nệm theo lời dặn bác sĩ. Bên tai tôi, những lời cầu nguyện thì thào cùng với những tiếng hát thật khẽ ngợi ca Chúa: Dù không biết ngày mai sẽ thế nào Tôi chỉ sống nếp sống mỗi ngày Tôi không mơ nơi sang giàu huy hoàng Chân trời tím đổi thay nào hay Lòng không lo ngày sau sẽ thế nào Tôi chỉ nghe tiếng Chúa nhủ khuyên Ta đang đi với con trong cuộc đời Vì Ta biết trước con mọi điều Tương lai tôi còn có bao lo buồn Nhưng tâm hồn vẫn luôn bình an Vì tôi biết Chúa nắm tương lai mình Và tôi biết người đi trước tôi. Âm thanh dìu dặt, nhẹ nhàng đưa tôi vào một thế giới khác, dường như không phải là trần gian. Có lẽ đó là thiêng đàng vinh hiển, mà nơi đó không bệnh tật, hoạn nạn hay buồn đau… 10. Không Ai Bằng Chúa

Page 17: Đức Chúa Trời Ở Korea o Korea chuong 1-11.pdfĐức Chúa Trời Ở Korea Kính thưa quý tôi tớ của Đức Chúa Trời và qúy ông bà anh chị em trong cùng một

Một buổi sáng, sau khi vào bệnh viện để cấp cứu vì con mắt bị chảy máu, tôi vừa bước ra khỏi cổng, trời lại đổ cơn mưa lớn. Mắt nhức nhối nên tôi phải nhắm cả hai con; đứng bên lề đường. Không biết sẽ về trường bằng cách nào nên tôi cúi đầu cầu nguyện: “Chúa ôi! Xin cho con có xe để về trường. Con lạnh lắm!” Vừa dứt tiếng, tôi bỗng nghe một giọng nói mạnh mẽ, tiếng Hàn: Lên xe! Lên xe! Một cánh tay kéo mạnh tôi lên xe và cười sảng khoái. Bước lên ngồi xuống ghế, tôi mới nhận ra đó là xe buýt của trường. Tôi không hề biết tuyến đường này lại có xe đưa đón của trường chúng tôi qua lại. Thật là kỳ diệu! Chúa biết tất cả những nhu cầu của con cái Ngài từng việc lớn đến việc nhỏ. Khi chúng ta cô đơn, tuyệt vọng và biết kêu cầu nhờ cậy Ngài với tấm lòng tin cậy tuyệt đối, thì Ngài sẽ đáp lời.

“Người công bình kêu cầu, Đức Giê-hô-va bèn nghe, “Và giải cứu người khỏi sự gian truân “Đức Giê-hô-va ở gần những người có lòng đau thương “Và cứu kẻ nào có lòng thống hối.” Trong những ngày này, anh em cùng phòng ai cũng bận rộn viết luận án tốt nghiệp. Còn tôi,

việc học hành đành gát qua một bên. Ngày và đêm, tôi lên Chapel một mình, qùy xuống trong căn phòng rộng lớn và vắng lặng để thỏ thẻ cùng Chúa, nghiêm túc nhìn lại chính mình, xưng hết những lỗi lầm dù lớn hay nhỏ mà bản thân đã vấp phạm cùng Chúa trong những năm tháng qua. Trong những giờ phút ấy, thật là phước hạnh vì tôi cảm thấy lòng thanh thản vì biết chắc Chúa đã xóa đi những vi phạm của chính mình. Tôi nghe chừng như Chúa ôm tôi vào lòng và phán rằng:

“Ấy là Ngài tha thứ các tội ác ngươi “Chữa lành mọi bệnh tật ngươi

“Cứu chuộc mạng sống ngươi khỏi chốn hư nát, “Lấy sự nhơn từ và sự thương xót mà làm mão triều mà đội cho ngươi.” (Thi Thiên 103: 3,4) Tạ ơn Chúa! “Đức Giê-hô-va thương xót kẻ kính sợ Ngài, khác nào cha thương xót con cái mình vậy.” Tung hô danh Chúa! Con ngợi khen Ngài. Cả thế gian hãy ngợi khen và biết ơn Chúa!

Dạo này, tôi thường lội bộ ra bưu điện để gọi điện thoại về nhà. Từ trường ra đến bưu điện phải mất đến hai mươi phút. Thời tiết lạnh kinh khủng thường dưới hai hay ba mươi độ âm, rất dễ chết cóng. Mỗi lần đi như vậy, tôi lại cầu xin Chúa: “Chúa ôi! Cho con xe đi bưu điện, con nhớ nhà quá!” Bỗng có một anh em sinh viên nào đó, có lúc là giáo sư ghé thăm tôi và hỏi xem tôi muốn được giúp gì. Tôi liền đưa cái card điện thoại và mỉm cười. Thế là tôi có phương tiện Chúa cho đi khi có nhu cầu bởi vì tôi nhờ cậy Chúa.

Rồi một chiều nọ, tôi bách bộ đến nửa chặng đường; nhưng không thể nào bước thêm được nữa vì trời lạnh như đông đá. Tôi ngồi xuống, giấu mặt trong cổ áo len và cầu xin Chúa giúp đỡ. Lần này không có xe cộ của anh em đưa đón vì chiều cuối tuần. Chúa lại có cách khác che chở. Ngài cho mặt trời bỗng hừng lên chiếu thẳng vào chỗ tôi ngồi. Tia nắng ấm làm cho tôi đỡ rét và tiếp tục bước đi trở về trường.

Page 18: Đức Chúa Trời Ở Korea o Korea chuong 1-11.pdfĐức Chúa Trời Ở Korea Kính thưa quý tôi tớ của Đức Chúa Trời và qúy ông bà anh chị em trong cùng một

Nỗi thèm khát của tôi trong giai đoạn này là được nói và nghe tiếng Việt. Tôi thèm hơn bất cứ thứ nào khác bởi vì đa số sinh viên Hàn ở đây không nói giỏi tiếng Anh. Còn tiếng Hàn tôi chỉ biết đôi chút. Chính vì vậy, tôi mong có người nói tiếng mẹ đẻ của mình để được chia sẻ, tâm sự những nỗi niềm. Tôi lại nhờ cậy Chúa. Mắt dán chặt vào chiếc điện thoại để bàn và cầu xin: “Chúa ôi! Con muốn nói tiếng Việt.” Lạ lùng thay, chuông điện thoại lại reo lên. Có thể là giọng con gái tôi từ California gọi qua, có thể là Mục sư Lê Tự Cam từ Oregon gọi đến. Và, có thể là những người công nhân Việt Nam mà tôi đã từng làm chứng cho họ tin Chúa gọi đến thăm hỏi. Không biết bao nhiêu lần xảy ra tương tự như thế. Chính những điều này khiến cho đức tin tôi mỗi ngày thêm mạnh mẽ; cũng như nhận biết rằng Đức Chúa Trời là người Cha thiết hữu, thân thiện và đầy quyền năng luôn luôn dõi mắt và bước đi với con cái yêu dấu của Ngài. Tất cả những điều này ứng nghiệm Lời của Chúa.

“Trong khi cầu nguyện, các ngươi lấy đức tin xin việc gì bất kỳ, thảy đều được cả.” (Mathiơ 21:22) “Trong ngày gian truân hãy kêu cầu cùng ta: “Ta sẽ giải cứu ngươi, và ngươi sẽ ngợi khen ta.” (Thi Thiên 50: 15)

Loáng thoáng ngày tốt nghiệp đã đến. Một số anh em trong lớp chúng tôi đã hoàn tất luận án tốt nghiệp. Bây giờ mọi người được mặc áo chùng đen cười nói vui vẻ trước sân trường. Những giáo sư trịnh trọng trong những chiếc áo nghi thức sọc đỏ, sọc xanh rực rỡ. Trên đầu mỗi người đội những chiếc mũ màu đen như bày tỏ chứng cớ của kiến thức, hay ít ra cũng nói lên được một chặng đường thành công mà trên đời họ đã đạt được. Những hình ảnh ấy có chút gì đó có vẻ vừa kiêu sa nhưng lại vừa quyến rũ! Nhiều người thân của sinh viên tốt nghiệp mang những bó hoa xinh đẹp bọc trong những chiếc khăn vải màu hồng đến chúc mừng. Còn tôi, một mình đứng nép bên hiên nhà trọ nhìn ra bên ngoài cố kiềm lòng mình để khỏi khóc thành tiếng. Nhưng, cổ họng nghèn nghẹn và nước mắt vẫn cứ chảy xuống. Sân trường hôm ấy bỗng dưng ấm áp lạ thường! Tuyết đã tan. Những cây anh đào vừa chớm nụ với những sắc màu rực rỡ. Trên bầu trời trên xanh thẳm, một con chim đơn độc cứ bay một mình và cất lên cái giọng quen thuộc nhưng cũng khá nhức nhối cõi lòng:

“Cắt cô cắt cụt, cắt cô cắt cụt.” Tôi trở vào căn phòng trọ im ắng, lạnh lẽo và hình như trong lòng tôi cũng nghe được tiếng phán thật rõ rang từ nơi Cha:

“Dầu núi dời, dầu đồi chuyển, nhưng lòng nhơn từ ta đối với ngươi chẳng dời khỏi ngươi, lời giao ước bình an chẳng chuyển, Đức Giê-hô-va, là Đấng thương xót ngươi, phán vậy. “Hỡi người đương cùng khốn, bị bão lung lay, mất sự yên ủi, này ta sẽ lấy đơn sa lát đá ngươi, sẽ lập nền ngươi bằng thanh ngọc.” (Ê-sai 54: 10,11)

11. Bài Học Từ Hoạn Nạn

Tôi trở về Đà Nẵng, thành phố thân yêu của tôi để bắt đầu cuộc sống mới. Cho dù những hình ảnh cuối cùng của những đầy tớ Chúa thân yêu tiễn tôi ra bến xe buýt trong nước mắt, vẫn

Page 19: Đức Chúa Trời Ở Korea o Korea chuong 1-11.pdfĐức Chúa Trời Ở Korea Kính thưa quý tôi tớ của Đức Chúa Trời và qúy ông bà anh chị em trong cùng một

còn vương vấn đâu đó trong lòng; họ để lại trong tôi những dấu ấn khó quên. Tuy nhiên, để chiến đấu với hiện tại và sống xứng đáng cho Chúa trong những ngày sắp đến, tôi xem những gì xảy ra ở Chonju chỉ là giấc mơ dài, giống như dân Chúa thuở xưa đi vào đất hứa Ca-na-an, rồi lưu lạc trong đồng vắng. Họ đã trải qua bao năm tháng đói khát, rách rưới và nhiều đau khổ. Nhưng Đức Chúa Trời đã đi cùng họ, giải cứu họ, cung cấp thức ăn ma-na và chim cút.

“Vậy, chiều lại có chim cút bay qua phủ trên trại quân; đến sáng mai lại có một lớp sương ở chung quanh trại quân. Lớp sương đó tan đi, trên mặt đồng vắng thầy có vật chi nhỏ, trìn như hột sương đóng trên mặt đất. Khi dân Y- sơ-ra-ên thấy, bèn hỏi nhau rằng cai chi vậy? Vì chẳng biết vật đó là gì. Môi- se bèn nói cùng dân sự rằng: Ấy là bánh mà Đức Giê-hô-va ban cho các ngươi làm lương thực đó.”

(Xuất Ê-díp-tô-ký 16: 13; 14; 15) Bây giờ tôi không có lý do gì để buồn bã nữa. Dân Chúa lang thang trong hoang mạc bốn

mươi năm. Còn tôi, chút hoạn nạn ấy chẳng qua là vì được Đức Chúa Trời thương xót nên Ngài cho roi vọt, rồi Ngài lại băng bó vết thương, và tiếp trợ mọi nhu cầu. Nếu cuộc sống cứ phẳng lặng, êm xuôi thì lòng tự hào và kiêu hãnh của con người lại nổi sóng. Tôi tạ ơn Chúa vì Ngài đã làm ơn và thương xót dẫn dắt tôi bước đi trong đường lối của Ngài. Nếu không có Chúa, cuộc đời tôi chắc hẳn là vô nghĩa, rồi đến chỗ hư mất trong hỏa ngục đời đời. Một khi chúng ta có tiền bạc, địa vị, quyền thế trong tay là cơ hội dễ bị cám dỗ; sống xa Chúa vì có rất nhiều cạm bẫy vây quanh.

“Ta sẽ dạy dỗ ngươi, chỉ cho ngươi con đường phải đi; “Mắt ta sẽ chăm chú ngươi mà khuyên dạy ngươi, “Chớ như con ngựa và con la, là vật vô tri; “Phải dùng hàm khớp và dây cương mới cầm chúng nó được, “Bằng chẳng, chúng nó không đến gần ngươi.” (Thi Thiên 32: 8;9) Trong khi trở về với gia đình, đây là thời gian tốt nhất để suy tư về ý nghĩa của một cuộc

sống phước hạnh trong Chúa. Nó chẳng phải là bí quyết gì cao xa hay khó hiểu. Đơn giản là tấm lòng tin cậy Chúa tuyệt đối, vâng phục Ngài trọn vẹn và biết sống thỏa lòng. Khi đối diện với lời Chúa, nghiền ngẫm những chân lý mầu nhiệm mà Đức Chúa Trời đã phán dạy qua Kinh Thánh, tôi nhìn nhận ra những vấp phạm, sai trật trong đời sống của mình và ăn năn cùng Chúa. Không có điều gì xảy ra vô cớ. Tôi tạ ơn Chúa về hoạn nạn và tin chắc rằng Ngài sẽ chữa lành cho. “Tôi đã bị hoạn nạn thật lấy làm phải, “Hầu cho học theo luật lệ của Chúa… “Hỡi Đức Giê-hô-va, tôi biết rằng sự xét đoán của Ngài là công bình Và ấy bởi sự thành tín mà Ngài làm cho tôi khổ nạn.” (Thi Thiên119: 71, 75)

Page 20: Đức Chúa Trời Ở Korea o Korea chuong 1-11.pdfĐức Chúa Trời Ở Korea Kính thưa quý tôi tớ của Đức Chúa Trời và qúy ông bà anh chị em trong cùng một

Tôi nhớ đến lời an ủi của vị giáo sư Ingo, người Đức khi còn nằm trong bệnh viện: “Em cứ khóc đi, nhưng hãy tin rằng những giọt nước mắt của em hôm nay sẽ là những hạt ngọc trong tương lai.” Điều quý giá của mỗi chúng ta là tấm lòng chứ không phải đôi mắt. Có mắt mà không nhìn thấy Chúa thì ích chi! Quả thật như vậy, tạ ơn Chúa vì tấm lòng tôi được gặp gỡ chính Ngài. Đôi mắt tâm linh của tôi nhìn thấy Ngài rõ ràng, cho nên tôi ôm chặt lấy Chúa để kêu cầu: “Đức Chúa Trời ôi! Xin thương xót tôi, “Vì linh hồn tôi nương náu nơi Chúa “Phải, tôi nương náu mình dưới bóng cánh của Chúa, “Cho đến chừng tai họa đã qua. “Tôi sẽ kêu cầu cùng Đức Chúa Trời Chí- Cao “Tức là Đức Chúa Trời làm thành mọi việc cho tôi.” (Thi Thiên 57:1; 2) Tận đáy lòng, tôi tin chắc một điều Ngài sẽ giải cứu tôi ra khỏi những phiền muộn tạm thời, và sẽ chỉ cho tôi con đường mà Ngài đã lựa chọn cho mình. Lời của Chúa có năng quyền đem lại cho tôi sự bình an và tin cậy. Trong hoạn nạn đã qua, tôi ăn năn cùng Chúa vì đã quá lo lắng đến xác thịt của mình và yêu cái vẻ đẹp bề ngoài hơn là quan tâm đến ý định tốt lành của Chúa. Tôi đọc lại sách Gióp để tìm ra những bài học của khổ nạn và tình yêu của Đức Chúa Trời đối với con dân của Ngài. Cảm ơn Chúa, Ngài đã mở mắt tôi ra nhìn thấy được kế hoạch lâu dài đã được hoạch định cho bản thân mình. Tôi rời khỏi cái giường bệnh tật, yếu đuối, đứng lên một cách mạnh mẽ rồi học thuộc lòng những câu Kinh Thánh này, để làm vũ khí cự địch lại tiếng nói thì thầm, bi quan của ma quỉ: “Ta đã lập giao ước cùng kẻ được chọn của ta “Ta đã thề cùng Đa-vít, kẻ tôi tớ ta mà rằng: “Ta sẽ lập dòng dõi ngươi đến mãi mãi “Và dựng ngôi ngươi lên cho vững bền đến đời đời…” “Tay ta sẽ nâng đỡ ngươi “Cánh tay ta sẽ làm cho ngươi mạnh mẽ.” (Thi Thiên 89: 3,4, 21) Trời Đà Nẵng những ngày cuối Xuân thật đẹp. Tôi đi rửa mặt, chải đầu, thay áo rồi thong thả bước lên sân thượng của nhà mình nhìn về phía đông của thành phố. Ánh đèn rực sáng nhấp nhô bên bờ sông Hàn. Gạt phăng đi những suy nghĩ tiêu cực, tôi nghĩ đến những ơn phước mà Đức Chúa Trời đã ban cho bản thân và gia đình. Tôi đếm lại bao nhiêu điều tốt lành mà Đức Chúa Trời đã cho tôi nếm trải. Ôi, Đức Chúa Trời diệu kỳ! Bằng những suy tư tích cực, tôi quỳ gối xuống sân thượng thưa với Chúa rằng: “Lạy Cha yêu thương của con! Xin chữa lành hẳn vết thương trên da thịt và trong lòng con. Xin ban cho con sức mạnh để tiếp tục cuộc sống và làm điều gì đó để vui lòng Chúa.” Thế rồi, trong tâm linh sâu thẳm của mình, tôi nhận ra được tiếng Chúa, tôi biết phải làm gì có ích cho công việc Chúa. Nghĩ đến ngôi trường dạy ngoại ngữ của mình đang bỏ ngỏ và những linh hồn hư mất không biết Chúa Jê-sus là ai, lòng tôi rạo rực trông chờ ngày trở lại bục giảng… Nhìn về phía núi Sơn Trà, một khoảng trời bao la, bát ngát như tình yêu vô bờ bến của Cứu Chúa Jê-sus. Ngài đang ngồi bên hữu của Đức Chúa Trời để cầu thay cho chúng ta.

Page 21: Đức Chúa Trời Ở Korea o Korea chuong 1-11.pdfĐức Chúa Trời Ở Korea Kính thưa quý tôi tớ của Đức Chúa Trời và qúy ông bà anh chị em trong cùng một

“ Người ta sẽ chẳng gọi ngươi là kẻ bị bỏ nữa, chẳng gọi đất ngươi là đất hoang vu nữa; nhưng sẽ gọi ngươi là kẻ mà ta ưa thích và đất ngươi sẽ được xưng là kẻ có chồng, vì Đức Giê-hô-va sẽ ưa thích ngươi, và đất ngươi sẽ có chồng.” (Êsai 62: 4 )