192
VIN HÀN LÂM KHOA HC XÃ HI VIT NAM HC VIN KHOA HC XÃ HI LÊ THMHNH ĐẶC ĐIỂM CU TO VÀ NGNGHĨA CA THUT NGMĨ THUẬT TING VIT Ngành: Ngôn nghc Mã s: 9229020 LUN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HC Người hướng dn khoa hc: PGS. TS. Hà Quang Năng Hà Ni, 2019

ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ MỸ HẠNH

ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA

CỦA THUẬT NGỮ MĨ THUẬT TIẾNG VIỆT

Ngành: Ngôn ngữ học

Mã số: 9229020

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Hà Quang Năng

Hà Nội, 2019

Page 2: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố

trong bất cứ công trình nào khác.

Hà Nội, ngày 26 tháng 02 năm 2019

Tác giả luận án

Lê Thị Mỹ Hạnh

Page 3: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

LỜI CÁM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo khoa Ngôn ngữ học, Ban lãnh đạo

Học viện cùng toàn thể cán bộ, các thầy giáo, cô giáo của Học viện Khoa học

xã hội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập,

nghiên cứu, triển khai thực hiện luận án.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Hà Quang

Năng

đã luôn tận tình hướng dẫn, định hướng cho tôi trong suốt quá trình học tập,

nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành luận án của mình.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Nghệ

thuật Trung ương đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên

cứu, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp

luôn quan tâm, động viên và đồng hành cùng tôi, tạo điều kiện để tôi hoàn

thành luận án này.

Hà Nội, ngày 26 tháng 02 năm 2019

Tác giả luận án

Lê Thị Mỹ Hạnh

Page 4: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ

LUẬN .............................................................................................................. 7

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuật ngữ ở nước ngoài và ở Việt Nam 7

1.2.Cơ sở lí luận ............................................................................................ 19

Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 54

Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ PHƢƠNG THỨC TẠO THÀNH

THUẬT NGỮ MĨ THUẬT TIẾNG VIỆT ................................................ 55

2.1. Yếu tố cấu tạo thuật ngữ ........................................................................ 55

2.2. Các phương diện và cách thức khảo sát ................................................. 60

2.3. Thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt xét về mặt cấu tạo .................................. 60

2.4. Thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt xét về mặt từ loại ................................... 77

2.5. Thuật ngữ mĩ thuật xét về mặt nguồn gốc ................................................. 80

2.6. Nhận xét chung về đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt 82

2.7. Phương thức tạo thành thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt ........................... 86

Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 99

Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA VÀ ĐỊNH DANH CỦA THUẬT

NGỮ MĨ THUẬT TIẾNG VIỆT ............................................................... 102

3.1. Ý nghĩa của thuật ngữ .......................................................................... 102

3.2. Sự thể hiện ý nghĩa của thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt ........................... 106

3.3. Đặc điểm định danh của thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt ....................... 114

Tiểu kết chương 3 ........................................................................................ 140

KẾT LUẬN ................................................................................................. 142

Page 5: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

Viết tắt Viết đầy đủ

ĐĐĐD Đặc điểm định danh

MHCT Mô hình cấu tạo

Nxb Nhà xuất bản

TNMT Thuật ngữ mĩ thuật

TNMTTV Thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt

Tr. Trang

YTCT Yếu tố cấu tạo

Page 6: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU THỐNG KÊ

Số TT Tên bảng Trang

1. Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các mô hình cấu tạo của thuật

ngữ mĩ thuật tiếng Việt

76

2. Bảng 2.2: Bảng tổng hợp đặc điểm từ loại của thuật

ngữ mĩ thuật tiếng Việt

79

3. Bảng 2.3: Bảng tổng hợp nguồn gốc cấu tạo thuật ngữ mĩ

thuật tiếng Việt là từ

81

4. Bảng 2.4: Bảng tổng hợp nguồn gốc yếu tố cấu tạo

thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt là cụm từ

82

5. Bảng 2.5: Bảng tổng hợp phân bố số lượng TN mĩ thuật

tiếng Việt theo yếu tố cấu tạo

83

6. Bảng 2.6: Tổng hợp các phương thức tạo thành thuật

ngữ mĩ thuật tiếng Việt

98

Page 7: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

1.1. Nghiên cứu thuật ngữ, xây dựng hệ thống thuật ngữ và biên soạn,

xuất bản các từ điển thuật ngữ đang là nhu cầu cần thiết trong xu thế phát

triển mạnh mẽ của tất cả các ngành khoa học trên thế giới. Điều này cũng hết

sức cấp thiết đối với nước ta hiện nay. Tuy nhiên, muốn làm tốt công tác này,

chúng ta phải xây dựng được nền tảng lí luận vững vàng về thuật ngữ học,

cũng như hiểu biết và xác định rõ phương pháp biên soạn các loại từ điển

thuật ngữ. Rất tiếc, cả hai vấn đề này đều còn chưa được quan tâm nghiên cứu

đúng mức ở Việt Nam.

1.2. Trong vốn từ vựng của một ngôn ngữ, thuật ngữ là đơn vị từ vựng có

phạm vi hoạt động và sử dụng hạn chế. Đó là những đơn vị từ vựng của ngôn

ngữ được sử dụng để biểu đạt khái niệm cụ thể hay trừu tượng trong hệ thống

lí thuyết thuộc một lĩnh vực chuyên môn nhất định. Vì vậy, thuật ngữ là một

đối tượng đặc biệt, khác với từ và cụm từ như là đối tượng của ngôn ngữ học.

Mặc dù trong đa số trường hợp thuật ngữ học xem xét các đơn vị từ vựng đó

như là ngôn ngữ học, nhưng ở thuật ngữ có những đặc trưng khác. Thuật ngữ

có những yêu cầu chuẩn mực khác với những yêu cầu mà ngôn ngữ học đòi

hỏi ở các đơn vị từ vựng khác. Vì vậy, để hiểu rõ đặc điểm hệ thống thuật ngữ

của bất kì ngành khoa học, kĩ thuật nào đều cần phải nghiên cứu kĩ lưỡng toàn

diện và hệ thống thuật ngữ đó. Đó là lí do vì sao hiện nay ở nước ta, trong địa

hạt thuật ngữ học, bên cạnh nhiều công trình nghiên cứu lí thuyết về thuật ngữ

tiếng Việt, cũng có nhiều công trình nghiên cứu các hệ thuật ngữ của các

chuyên ngành cụ thể. Kết quả nghiên cứu hệ thống thuật ngữ của các chuyên

ngành cụ thể sẽ góp phần thiết thực vào việc phát triển khoa học, kĩ thuật và

công nghệ của nước ta.

Page 8: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

2

1.3. Mĩ thuật là một trong những bộ môn nghệ thuật ra đời sớm nhất của

loài người. Mĩ thuật học là ngành khoa học nghiên cứu những vấn đề lí luận

của các loại hình nghệ thuật tạo hình như hội họa, điêu khắc, đồ họa,... về các

phương diện như thể loại, chất liệu, hoạt động sáng tạo, đặc trưng ngôn ngữ,

các trường phái, xu hướng của các loại hình nghệ thuật kể trên. Đã có rất

nhiều công trình nghiên cứu về mĩ thuật ở nước ta từ nhiều phương diện khác

nhau. Tuy nhiên, cho đến nay, hệ thống thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt chưa

được chú ý nghiên cứu, ngoài một số công trình từ điển được biên soạn trên

cơ sở dịch các thuật ngữ mĩ thuật nước ngoài, chưa có công trình nào nghiên

cứu một cách toàn diện hệ thống thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt về phương diện

lí thuyết.

Vì những lí do nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Đặc điểm cấu tạo và

ngữ nghĩa của thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt ” cho công trình luận án của

mình. Luận án của chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu những đặc điểm cấu tạo,

nội dung ngữ nghĩa (bao gồm ý nghĩa và đặc điểm định danh), phương thức

tạo thành thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt.

2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thống thuật ngữ mĩ thuật tiếng

Viêt. Đó là các từ, cụm từ biểu thị các khái niệm, sự vật, hiện tượng, quá

trình, hoạt động, tính chất… thuộc phạm vi của mĩ thuật truyền thống, gồm

các ngành: hội họa, điêu khắc, kiến trúc, đồ họa.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận án giới hạn ở các phương diện cấu tạo, ngữ

nghĩa và phương thức tạo thành thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt dựa trên tư liệu

là 1.320 thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt được thu thập từ các từ điển mĩ thuật,

giáo trình mĩ thuật học tiếng Việt thuộc phạm vi của mĩ thuật truyền thống,

gồm các ngành: hội họa, điêu khắc, kiến trúc, đồ họa.

Page 9: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo,

đặc điểm ngữ nghĩa, đặc điểm định danh (ĐĐĐD) và phương thức tạo

thành thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:

a. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuật ngữ nói chung, thuật ngữ mĩ

thuật nói riêng trên thế giới và ở Việt Nam, qua đó xác lập cơ sở lí luận cho

việc nghiên cứu;

b. Khảo sát, thống kê, phân loại thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt; tìm hiểu

đặc điểm cấu tạo thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt gồm: xác định khái niệm thuật

ngữ mĩ thuật để nhận diện thuật ngữ, tìm hiểu đặc điểm cấu tạo, miêu tả và

phân tích các mô hình cấu tạo (MHCT) thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt;

c. Tìm hiểu nội dung ý nghĩa thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt, gồm có

các phương thức tạo nên ý nghĩa của thuật ngữ và các phạm trù nội dung ý

nghĩa làm cơ sở định danh của các đơn vị thuật ngữ trong hệ thống thuật

ngữ mĩ thuật tiếng Việt.

d. Tìm hiểu các phương thức tạo thành thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt.

4. Tƣ liệu khảo sát

Tư liệu khảo sát của luận án là các thuật ngữ mĩ thuật rút từ các từ điển

thuật ngữ mĩ thuật và được thu thập từ những giáo trình mĩ thuật học, sách

báo, tạp chí về mĩ thuật bằng tiếng Việt. Cụ thể là:

- Thuật ngữ mĩ thuật Pháp - Việt, Việt - Pháp ( Viện Ngôn ngữ học,

Hà Nội, 1978);

- Từ điển mĩ thuật phổ thông (Đặng Thị Bích Ngân (chủ biên), Nxb.

Mĩ thuật, Hà Nội, 2000);

Page 10: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

4

- Từ điển mĩ thuật (Lê Thanh Lộc biên soạn, Nxb. Văn hóa - Thông

tin, Hà Nội, 1998);

- Lược sử mĩ thuật và mĩ thuật học (Chu Quang Chứ, Phạm Thị

Chỉnh, Nguyễn Thái Lai, Nxb. Giáo dục, 1998);

- Các thể loại và loại hình mĩ thuật (Nguyễn Trân, Nxb. Mĩ thuật, Hà

Nội, 2005);

- Mĩ thuật hiện đại Việt Nam, Nxb. Mĩ thuật, Hà Nội, 1996;

- Nghệ thuật học (Đỗ Văn Khang, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004);

- Điêu khắc (Nguyễn Thị Hiên, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2008);

- Điêu khắc hiện đại Việt Nam, Nxb. Mĩ thuật, Hà Nội, 2000.

- Lịch sử mĩ thuật học (Trần Tiểu Lâm, Phạm Thị chính, Nxb. Đại

học Sư phạm, Hà Nội, 2013);

- Lịch sử mĩ thuật Việt Nam (Phạm Thị Chính, Nxb. Đại học Sư

phạm, Hà Nội, 2010);

- Hình họa 1 (Triệu Khắc Lễ, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2004).

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu và các nội dung nghiên cứu đã

đặt ra, chúng tôi sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau đây:

5.1. Phƣơng pháp miêu tả

Phương pháp miêu tả được sử dụng để thu thập, thống kê các thuật ngữ

mĩ thuật từ các nguồn tư liệu khảo sát, miêu tả các phương thức tạo thành

thuật ngữ, các kiểu cấu tạo thuật ngữ, các lớp thuật ngữ được sử dụng trong

lĩnh vực chuyên môn của chuyên ngành mĩ thuật và đặc điểm ý nghĩa và định

danh của hệ thống thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt.

5.2. Phương pháp phân tích thành tố trực tiếp

Phương pháp này được áp dụng để mô tả quan hệ ngữ pháp giữa các

yếu tố cấu tạo (YTCT) trong cấu trúc nội bộ của các thuật ngữ, xác định

các kiểu MHCT của hệ thống thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt theo quan hệ

Page 11: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

5

ngữ pháp giữa các YTCT trong cấu trúc của thuật ngữ mĩ thuật. Từ đó, tìm

ra được các nguyên tắc tạo thành thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt và các quy

tắc cụ thể tạo nên hệ thống thuật ngữ này.

5.3. Phương pháp phân tích ngữ nghĩa

Phương pháp này được áp dụng để tìm hiểu những cách thức tạo thành ý

nghĩa thuật ngữ, phân tích ý nghĩa của các thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt. Dựa

vào các phạm trù nội dung ý nghĩa của thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt để phân

chia hệ thống thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt thành các tiểu phạm trù ngữ nghĩa

và xác định các đặc trưng làm cơ sở định danh của hệ thuật ngữ và các kiểu

quan hệ ngữ nghĩa là cơ sở tạo nên thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt. Từ đó lập

các mô hình định danh thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt.

5.4. Thủ pháp thống kê

Là một thủ pháp của phương pháp miêu tả, thủ pháp thống kê được sử

dụng để xác định số lượng, tần số xuất hiện, tỉ lệ phần trăm của các phương

thức tạo thành thuật ngữ, các MHCT, mô hình định danh thuật ngữ. Các kết

quả thống kê sẽ được tổng hợp lại dưới hình thức của bảng biểu giúp hình dung

rõ hơn tổng thể diện mạo cấu tạo, định danh của thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt.

6. Ý nghĩa và đóng góp của luận án

Trên cơ sở nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện phương diện cấu

tạo, nội dung ngữ nghĩa, các phương thức tạo thành thuật ngữ mĩ thuật tiếng

Việt, luận án sẽ có những đóng góp về mặt lí luận và thực tiễn như sau:

6.1. Ý nghĩa lí luận

Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp thêm vào việc nghiên cứu lí

thuyết chung về thuật ngữ học, đồng thời chỉ ra được những đặc điểm riêng

về phương diện cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa ( ngữ nghĩa và định danh) và

phương thức tạo thành thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ:

Page 12: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

6

- Cho phép đề xuất được các biện pháp, phương hướng cấu tạo các thuật

ngữ mĩ thuật mà tiếng Việt hiện chưa có;

- Là cơ sở để biên soạn từ điển giải thích thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt, góp

phần vào việc nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực thuật ngữ học tiếng Việt.

- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo

phục vụ cho công tác nghiên cứu, biên soạn giáo trình ngành mĩ thuật học và

giảng dạy ngành mĩ thuật học ở nước ta;

7. Cấu trúc của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận án gồm 3

chương được bố cục như sau:

Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận

Chƣơng 2: Đặc điểm cấu tạo và phƣơng thức tạo thành thuật ngữ mĩ

thuật tiếng Việt

Chƣơng 3: Đặc điểm ngữ nghĩa và định danh của thuật ngữ mĩ thuật

tiếng Việt

Page 13: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

7

Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN

"Mĩ thuật học là một môn khoa học nghiên cứu những vấn đề lí luận về

mĩ thuật" [16; 5]. Loại hình nghệ thuật này có quan hệ đến sự cảm thụ bằng

mắt và sự tạo thành các hình tượng lấy từ thế giới vật chất bên ngoài để đưa

lên mặt phẳng hoặc một không gian nào đấy. "Mĩ thuật là một trong những bộ

môn nghệ thuật ra đời sớm nhất của loài người, khởi đầu bằng sự khai thác và

phát huy tác dụng của các nhân tố không gian như hình khối, đường nét, màu

sắc,...để diễn đạt và truyền cảm. Nó bao gồm nhiều thể loại, tựu trung lấy việc

kiến tạo các quan hệ không gian làm phương tiện diễn đạt và lấy việc gây cảm

hứng thị giác làm mục đích truyền đạt. Do đó mĩ thuật được liệt vào loại nghệ

thuật thị giác hay nghệ thuật không gian" [87, tr.5]. Các nhà nghiên cứu cho

rằng: "nếu nói một cách chính xác hơn, nên dùng danh từ "nghệ thuật tạo

hình". Trên thế giới, danh từ "nghệ thuật tạo hình" đã trở nên phổ cập và

được chính thức đưa vào bách khoa toàn thư, từ điển" [16; 5]. Như vậy, thuật

ngữ "nghệ thuật tạo hình" đồng nghĩa với thuật ngữ "mĩ thuật". Tuy nhiên để

đảm bảo tính nhất quán, trong luận án này chúng tôi chỉ sử dụng thuật ngữ

"mĩ thuật".

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuật ngữ ở nước ngoài và ở Việt Nam

1.1.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ ở nước ngoài

Theo những nghiên cứu và tổng kết của Hà Quang Năng [86, 80 - 86],

việc nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới đã sớm bắt đầu ngay từ thế kỉ 18. Các

nghiên cứu về thuật ngữ ở thời kì này đều tập trung vào nội dung tạo lập thuật

ngữ, xác định các nguyên tắc cho việc xây dựng một hệ thống thuật ngữ riêng

cho từng ngành khoa học. Đi tiên phong trong công tác nghiên cứu thuật ngữ

ở thời kì này là các nhà khoa học như: Carl von Linné (1736); Beckmann

(1780); A.L. Lavoisier, G.de Morveau, M.Berthellot và A.F.de Fourcoy

Page 14: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

8

(1789) và William Wehwell (1840). Carl von Linné (1707 - 1778) có thể

được coi là người xác lập công tác nghiên cứu thuật ngữ, trong đó gồm có

việc nêu quy tắc tạo thuật ngữ, xác định chuẩn mực của thuật ngữ và lập kế

hoạch xây dựng các hệ thuật ngữ khoa học. Bởi vì chỉ từ khi tác phẩm

Fundamenta botanica (1736) của ông ra đời thì người ta mới có thể nói đến

một hệ thuật ngữ thực vật học được xác định theo quy tắc nhất định. Có đến

gần 1000 thuật ngữ đã được ông giải thích ý nghĩa và chỉ rõ cách sử dụng

chúng rất tỉ mỉ. Trong khi Linné dựa vào ngôn ngữ khoa học đang được sử

dụng ở châu Âu thời bấy giờ là tiếng Latinh để xây dựng thuật ngữ khoa học,

thì ngay từ giữa thế kỉ 18, M.V. Lomonosov đã đưa ra một hệ thống thuật ngữ

lí - hoá riêng của tiếng Nga, trong đó ông sử dụng tối đa các thuật ngữ bằng

tiếng Nga và chỉ sử dụng các thuật ngữ ngoại lai khi không thể tìm ra các

tương đương trong tiếng Nga.

Thời kì này ở nước Pháp người ta cũng nỗ lực xây dựng hệ thuật ngữ

hoá học. A. L. Lavoisier, G. de Morveau, M. Berthellot và A. F. de Fourcroy

đã xây dựng được một hệ thuật ngữ gọi tên các chất hoá học trong công trình

Méthode de nomenclature chimique xuất bản năm 1787. Hệ thống thuật ngữ

này đã thể hiện rõ các mối quan hệ qua lại trong các kết hợp của các chất (ví

dụ ở các kết hợp với lưu huỳnh: sulphite, sulphate, sulphurate v.v.) để tạo ra

một hệ thuật ngữ thống nhất và bao quát được toàn bộ hệ thống tên gọi các

chất hóa học.

Một bước quan trọng tiếp theo được Johann Beckmann (1739 - 1811)

thực hiện với việc lập ra một hệ thuật ngữ công nghệ. Ông đã xây dựng hệ

thống thuật ngữ kĩ thuật trong lĩnh vực thủ công. Beckmann biết rõ trong các

nghề thủ công người ta sử dụng rất nhiều các thuật ngữ khác nhau nhưng

chúng lại không thống nhất giữa các ngành. Có nhiều thuật ngữ rất khác nhau

lại được dùng để gọi tên những quá trình hay những phương tiện kĩ thuật

giống nhau. Những người thợ thủ công đã không thể dùng tiếng Latinh, thứ

Page 15: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

9

tiếng của các học giả thời đó, để đặt thuật ngữ cho ngành nghề của mình. Còn

các ngôn ngữ quốc gia lại rất khó khăn để có thể diễn đạt được đầy đủ và rõ

ràng các thuật ngữ chuyên ngành trong lĩnh vực kĩ thuật. Theo tinh thần đó,

Beckmann cho rằng để có một hệ thuật ngữ công nghệ được quy định thống

nhất thì, một mặt, "phải loại bỏ đi các từ đồng nghĩa, mặt khác, phải dần tiếp

nhận một lượng từ ngữ mới”. Tuy nhiên, những chỉ dẫn về việc chuẩn hoá

thuật ngữ của Beckmann phải mãi 150 năm sau mới được thực hiện đối với hệ

thống thuật ngữ về kĩ thuật.

Công tác nghiên cứu và xây dựng một hệ thuật ngữ mang tính hệ thống

bằng tiếng mẹ đẻ của mỗi một dân tộc hay bằng ngôn ngữ quốc gia chỉ được

tiến hành mãi sau chiến tranh thế giới thứ nhất và đạt được đỉnh điểm của nó

vào đầu những năm 30 của thế kỉ 20. Ý tưởng về một khoa học thuật ngữ phải

đến đầu thế kỉ 20 mới hình thành, việc nghiên cứu thuật ngữ mới có được

định hướng khoa học và được công nhận là một hoạt động quan trọng về mặt

xã hội.

Từ những năm 1930, việc nghiên cứu thuật ngữ thực sự diễn ra một cách

đồng thời với những công trình nghiên cứu thuật ngữ của các học giả Liên Xô

cũ, Cộng hòa Tiệp Khắc và Áo. Việc nghiên cứu thuật ngữ ở thế kỉ 20 thực sự

diễn ra từ những năm 1930 một cách đồng thời nhưng độc lập bởi các học giả

người Áo, Liên Xô cũ và Tiệp Khắc. Những nghiên cứu này được coi là nền

tảng cho sự khởi đầu của ngành thuật ngữ học trên thế giới. Đây là ba cái nôi

nghiên cứu thuật ngữ tiêu biểu và lớn nhất trên thế giới tạo thành ba trường

phái nghiên cứu thuật ngữ.

Trường phái nghiên cứu thuật ngữ của Áo gắn liền với tên tuổi của

E.Wuster (1898 -1977). Ông không chỉ được coi là người đầu tiên đặt nền

móng cho công tác nghiên cứu và phát triển thuật ngữ hiện đại ở thế kỉ 20 mà

còn là người có ảnh hưởng rất lớn đến việc nghiên cứu thuật ngữ của nhiều

học giả sau này. Các phương pháp nghiên cứu thuật ngữ của trường phái này

Page 16: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

10

chủ yếu dựa theo những nguyên tắc được trình bày rất rõ ràng trong tác phẩm

Lí luận chung về thuật ngữ của Wuster (1931). Trong tác phẩm này, Wuster

đã đề cập đến những phương diện ngôn ngữ học của công tác nghiên cứu

thuật ngữ liên quan đến hệ thống tên gọi các khái niệm, đối tượng trong lĩnh

vực kĩ thuật. Ông đã xác lập được các phương pháp nghiên cứu thuật ngữ, đưa

ra một số nguyên tắc xây dựng thuật ngữ và xác định các phương pháp xử lí

ngữ liệu thuật ngữ. Công trình của ông đã được Leo Weisgeber (1975) đánh

giá như là một cột mốc của ngôn ngữ học ứng dụng.

Đặc điểm quan trọng nhất của trường phái nghiên cứu thuật ngữ Áo là tập

trung vào các khái niệm và hướng việc nghiên cứu thuật ngữ vào chuẩn hóa các

thuật ngữ và các khái niệm. Việc nghiên cứu của trường phái này nhằm phục vụ

nhu cầu của các nhà kĩ thuật, các nhà khoa học là chuẩn hóa thuật ngữ trong lĩnh

vực của họ để đảm bảo sự giao tiếp hiệu quả và có thể chuyển tải kiến thức trong

lĩnh vực chuyên môn. Những nguyên tắc nghiên cứu thuật ngữ của trường phái

này được trình bày cụ thể trong các tài liệu về chuẩn hóa từ vựng của thuật ngữ.

Đa số các nước vùng Trung Âu và Bắc Âu (Áo, Đức, Na Uy, Thụy Sĩ, Đan

Mạch) đều nghiên cứu thuật ngữ theo hướng này.

Trường phái thuật ngữ học của Tiệp Khắc với đại diện tiêu biểu là L.

Drodz, một trong những người khởi xướng và phát triển công tác nghiên cứu

thuật ngữ ở Tiệp Khắc từ cách tiếp cận ngôn ngữ học về mặt chức năng của

Trường phái ngôn ngữ học Praha. Trong nghiên cứu, các nhà khoa học của

trường phái này quan tâm đặc biệt đến việc miêu tả cấu trúc và chức năng của

các ngôn ngữ chuyên ngành, trong đó thuật ngữ đóng vai trò quan trọng. Theo

quan niệm của Trường phái ngôn ngữ học Praha, thì các ngôn ngữ chuyên

ngành mang đặc điểm của phong cách khoa học, tồn tại cùng với các loại

phong cách chức năng khác như phong cách chính luận, phong cách hành

chính - công vụ, phong cách văn học nghệ thuật và phong cách khẩu ngữ. Họ

xem thuật ngữ như là những đơn vị tạo nên diện mạo của phong cách khoa

Page 17: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

11

học. Mối quan tâm nhất của trường phái này là vấn đề chuẩn hóa ngôn ngữ và

chuẩn hóa thuật ngữ.

Trường phái nghiên cứu thuật ngữ của Nga - Xô Viết

Theo tổng kết của các tác giả công trình "Thuật ngữ học - Những vấn đề

lí luận và thực tiễn" [84], sự phát triển khoa học về thuật ngữ ở Nga và Liên

Xô trải qua 4 thời kì.

- Thời kì chuẩn bị: Bắt đầu từ năm 1780 và kéo dài đến cuối thập niên 20

của thế kỉ 20. Đây là thời kì lựa chọn, xử lí sơ bộ các thuật ngữ và xác định

các khái niệm chuyên biệt liên quan. Sự bắt đầu thời kì này được đánh dấu

bằng việc dịch các thuật ngữ và biên soạn từ điển thuật ngữ học đầu tiên vào

năm 1780.

- Thời kì thứ nhất: từ năm 1930 đến năm 1960 của thế kỉ 20. Đặc điểm

cơ bản thời kì này là sự ra đời các lí thuyết về thuật ngữ học và những hoạt

động thực tiễn về thuật ngữ học trên nền tảng giáo dục kĩ thuật của hai chuyên

gia là D. S. Lotte và E.K.Drezen, cũng như những đóng góp lớn lao cuả A. A.

Reformatsky và G. O.Vinokur. Trong các công trình khoa học của mình, D.S

Lotte và E.K.Drezen đã đưa các quan điểm ngôn ngữ học vào việc tìm hiểu sự

phát triển khoa học về thuật ngữ ở Nga. Đại diện tiêu biểu của trường phái

nghiên cứu thuật ngữ Nga - Xô viết là Đ.X. Lotte (1898 -1950) với công trình

Nguyên lí xây dựng hệ thuật ngữ khoa học kĩ thuật, ông được coi là người

đứng đầu trong công tác phát triển hệ thuật ngữ hiện đại của Liên Xô. Lotte

đã tạo ra nền móng về mặt lí thuyết và phương pháp cho công tác thuật ngữ

của Liên Xô.

- Thời kì thứ hai kéo dài từ năm 1970 đến 1990 của thế kỉ 20: Thuật ngữ

học trở thành một ngành khoa học độc lập. Những thành tựu trong ngôn ngữ

học, logic học và tiến bộ trong công nghệ thông tin đã dẫn đến việc xác định

rõ chủ thể và khách thể của thuật ngữ học với những cải tiến về phương pháp

nghiên cứu, góp phần giải quyết những vấn đề cơ bản của thuật ngữ học. Hoạt

Page 18: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

12

động của các Ủy ban về thuật ngữ trong phạm vi nghiên cứu mang tính hàn

lâm cuả các nước cộng hòa trong Liên bang Xô Viết về công tác chuẩn hóa

thuật ngữ được đặc biệt chú ý. Thời kì này, ở Cộng hòa Liên bang Nga đã tổ

chức một số hội nghị, hội thảo về thuật ngữ học, hàng chục chuyên khảo đã

được công bố, gần 20 tuyển tập các bài báo về thuật ngữ đã được xuất bản và

hơn 100 luận án Phó tiến sĩ, Tiến sĩ đã được bảo vệ. Ngoài ra, hàng nghìn các

từ điển bách khoa và từ điển thuật ngữ học, bao gồm từ điển thuật ngữ kĩ

thuật tổng hợp, từ điển thuật ngữ khoa học công nghệ chung và các loại từ

điển chuyên ngành sâu… đã được biên soạn với sự đóng góp của các nhà

khoa học như L.N. Beljaeva, L. I. Borisova, L.Ju. Bujanova, A.S. Gerd, B.N.

Golovin, S.V. Grinev, V.P. Danilenko, G.A. Dianova, A. D. Hajutin, T.L.

Kandenlaki, R.Ju. Kobrin, Z.I. Komarova, T.B. Kryuchkova; O. D.

Mitrofanova,V.I. Mikhailova, S.E. Nikitina, A. V. Superanskaja, V.D.

Tabanakova, V.A. Tatarinov, L.B. Tkacheva, N.I.Tolstoy, O.N. Trubachev,

N.V. Vasilieva, M.N. Volođina.

- Thời kì thứ ba là thập niên cuối cùng của thế kỉ 20. Đặc điểm của thời

kì này là việc nghiên cứu thuật ngữ được thực hiện trong bối cảnh sau khi

Liên Xô sụp đổ, với những thay đổi sâu sắc trong đời sống kinh tế, xã hội,

khoa học. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu thuật ngữ học được đánh dấu

bằng sự khủng hoảng ở nửa đầu thập niên và những đổi mới ở nửa sau thập

niên cuối cùng của thế kỉ 20. Trong những thập niên đầu của thế kỉ 21, số

lượng các công trình nghiên cứu thuật ngữ ở Nga không ngừng tăng lên,

tập trung nghiên cứu những phương thức sáng tạo thuật ngữ, nguyên tắc

xây dựng các hệ thống thuật ngữ mới và chỉnh lí một số hệ thống thuật ngữ

đã có. Hiện nay các nhà nghiên cứu cũng đã tập trung nghiên cứu thuật ngữ

theo hướng ngôn ngữ học tri nhận, như vấn đề tính đa dạng trong cách tri

nhận, trong sáng tạo thuật ngữ. Đã có nhiều công trình nghiên cứu thuật ngữ

theo hướng tiếp cận của ngôn ngữ học tri nhận, như: "Cơ sở ngôn ngữ - tri

Page 19: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

13

nhận của việc nghiên cứu thuật ngữ chuyên ngành", "Nghiên cứu từ vựng

chuyên ngành từ góc độ định danh - tri nhận (trên tư liêu tên gọi các cây

thuốc", "Mô hình hóa và cơ sở tri nhận hệ thống thuật ngữ bệnh học trong

tiếng Anh hiện đại", "Thuật ngữ học từ vựng là một hệ thống",v.v.[86]

Như vậy, cả ba trường phái nói trên đều có chung quan điểm là nghiên

cứu thuật ngữ dựa trên ngôn ngữ học. Các nhà khoa học đều xem thuật ngữ

như là một phương tiện để diễn đạt và giao tiếp trong lĩnh vực chuyên môn.

Vì vậy cả ba trường phái đã hình thành cơ sở lí thuyết về thuật ngữ và những

nguyên lí xây dựng thuật ngữ mang tính phương pháp chi phối những ứng

dụng của thuật ngữ. Những thành tựu nghiên cứu thuật ngữ của các trường

phái này là một trong những động lực quan trọng cho việc phát triển những

hướng mới nghiên cứu thuật ngữ sau này - đó là thuật ngữ được nghiên cứu

theo hướng dịch thuật và kế hoạch hóa ngôn ngữ.

1.1.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam

Thuật ngữ khoa học tiếng Việt xuất hiện chưa lâu, chỉ từ nửa đầu thế kỉ

20 trở lại đây. Mãi đến đầu thế kỉ 20, một số thuật ngữ tiếng Việt mới lẻ tẻ

xuất hiện và cũng chỉ hạn chế trong một vài lĩnh vực rất hẹp, cũng không

được phổ biến rộng rãi. Những thuật ngữ này lúc đầu chủ yếu là về khoa học

xã hội và nhân văn, nhất là về chính trị và triết học, sau mới phát triển sang

các ngành khoa học khác. Đóng góp quan trọng cho sự hình thành hệ thống

thuật ngữ tiếng Việt giai đoạn này là một số tờ báo, một số văn kiện của tổ

chức đảng tiền thân, một số văn bản ở giai đoạn 1900 – 1930 và những thuật

ngữ Hán Việt xuất hiện trong Từ điển Hán - Việt của Đào Duy Anh. Lần đầu

tiên trong từ điển này có nhiều mục từ là các thuật ngữ thuộc nhiều môn khoa

học khác nhau được nhận diện và giải thích. Việc đặt thuật ngữ khoa học

tiếng Việt cũng đã được các nhà khoa học chú ý và phát triển trong báo Khoa

học (1942 - 1943). Đáng chú ý nhất là quan điểm về thuật ngữ trong công

trình "Danh từ khoa học" của Hoàng Xuân Hãn, người tiên phong trong

Page 20: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

14

nghiên cứu và xây dựng thuật ngữ tiếng Việt. Trong công trình này, lần đầu

tiên Ông đã tổng kết ba phương thức xây dựng thuật ngữ dựa vào từ thông

thường, mượn tiếng Hán và phiên âm từ các tiếng Ấn - Âu và đề ra 8 yêu cầu

đối với việc xây dựng thuật ngữ khoa học. Như vậy, giai đoạn 1930 - 1945, hệ

thống thuật ngữ tiếng Việt đã hình thành.

Thấy rõ tầm quan trọng của công tác xây dựng hệ thống thuật ngữ tiếng

Việt, nhằm đẩy mạnh công tác nghiên cứu và xây dựng thuật ngữ khoa học,

dần dần tiêu chuẩn hoá và thống nhất thuật ngữ trong các ngành chuyên môn,

cuối tháng 12 - 1964, Uỷ ban Khoa học Nhà nước đã triệu tập Hội nghị bàn

về vấn đề xây dựng thuật ngữ khoa học với sự tham gia nhiều cán bộ nghiên

cứu khoa học, giảng viên các trường đại học thuộc các ngành chuyên môn

khác nhau đã tới dự. Một bản Quy tắc phiên âm thuật ngữ khoa học nước

ngoài (gốc Ấn - Âu) ra tiếng Việt đã được soạn thảo sau hội nghị. Bản Quy tắc

này đã góp phần đẩy công tác thuật ngữ lên một bước và một loạt gần 40 tập

thuật ngữ đối chiếu đã ra đời. Tuy vẫn còn những có những ý kiến khác nhau

trong vấn đề bàn về các tiêu chuẩn của thuật ngữ: khoa học, dân tộc, đại chúng

nhưng về cơ bản, ý kiến của các nhà nghiên cứu đều thống nhất với những

nguyên tắc trong đề án Quy tắc phiên âm thuật ngữ khoa học nước ngoài ra

tiếng Việt do Ủy ban Khoa học xã hội công bố. Chính điều này đã góp phần

đẩy mạnh việc thống nhất và tiêu chuẩn hóa thuật ngữ. Vì vậy, việc xây dựng

các hệ thống thuật ngữ và biên soạn từ điển thuật ngữ giai đoạn này đã phát

triển mạnh mẽ.

Ở miền Nam, Lê Văn Thới là nhà khoa học có nhiều đóng góp với công

tác xây dựng thuật ngữ khoa học tiếng Việt. Lê Văn Thới đã soạn thảo

nguyên tắc xây dựng danh từ chuyên môn làm tài liệu hướng dẫn chính thức

cho công việc xây dựng thuật ngữ khoa học ở miền Nam. “Qua hơn mười

năm áp dụng bản nguyên tắc đó, các nhà thuật ngữ học miền Nam đã hoàn

thành được một khối lượng công việc đáng kể. Hơn 50 cuốn thuật ngữ đối

Page 21: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

15

chiếu đã được biên soạn. Trong hoàn cảnh chính trị lúc bấy giờ, rõ ràng là

phải nhiệt tình lắm mới có thể làm được những việc như thế” [127; 28]. Sau

khi nước nhà thống nhất, công tác xây dựng thuật ngữ tiếp tục được đẩy

mạnh và phát triển trong phạm vi cả nước. Theo thống kê chưa đầy đủ, ở

thời kì đầu sau cách mạng tháng Tám, số lượng thuật ngữ khoa học, kĩ thuật

có vào khoảng 40.000 đơn vị, sau 20 đến 25 năm đã lên tới 900.000 đơn vị

[83]. “Trải qua hơn nửa thế kỉ, thuật ngữ tiếng Việt đã có những bước phát

triển nhanh chóng về số lượng. Đáng chú ý hơn, bên cạnh mặt số lượng,

thuật ngữ tiếng Việt đã thay đổi cả về chất” [83;121]. Tuy nhiên, trong thời

kì này còn nhiều vấn đề như xác định khái niệm thuật ngữ, những tiêu chuẩn

của thuật ngữ; phương thức đặt thuật ngữ; vay mượn và xử lí thuật ngữ

nước ngoài trong tiếng Việt; vấn đề chuẩn hóa hệ thuật ngữ tiếng Việt vẫn

chưa có những nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện và có hệ thống.

Từ 1986 trở đi, khi đất nước ta từng bước hội nhập vào không gian kinh

tế của khu vực và quốc tế, cùng với sự phát triển vũ bão của khoa học kĩ

thuật, đặc biệt là ngành công nghệ thông tin, ngành tài chính, ngân hàng,

ngành kinh tế, luật…số lượng thuật ngữ khoa học vay mượng nước ngoài

trong tiếng Việt tăng lên rất nhiều, nhưng lại chưa có những nguyên tắc, cách

thức xử lí toàn diện và nhất quán.

Trong thời kì này, công tác nghiên cứu thuật ngữ về phương diện lí

thuyết cũng được quan tâm, đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu chuyên

sâu về lí luận thuật ngữ. Công trình “Sự phát triển của từ vựng nửa sau thế kỉ

XX” [83] đã dành một chương nghiên cứu về thuật ngữ tiếng Việt, chỉ rõ

những chặng đường phát triển của tiếng Việt và thuật ngữ tiếng Việt, nêu rõ

những con đường hình thành thuật ngữ tiếng Việt cũng như những giải pháp

cụ thể trong việc tiếp nhận thuật ngữ nước ngoài vào tiếng Việt.

Đề tài cấp Bộ “Những vấn đề thời sự của chuẩn hóa tiếng Việt” của Viện

Ngôn ngữ học (do Vũ Kim Bảng và Nguyễn Đức Tồn làm chủ nhiệm đề tài)

Page 22: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

16

đã dành riêng cho việc nghiên cứu, xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ tiếng

Việt trong thời kì hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay. Nội dung nghiên cứu tập

trung vào việc tổng kết những vấn đề lí luận truyền thống về thuật ngữ như

vấn đề định danh ngôn ngữ và vấn đề xây dựng thuật ngữ, vấn đề vay mượn

thuật ngữ nước ngoài và vấn đề áp dụng lí thuyết điển mẫu vào nghiên cứu

thuật ngữ và chuẩn hóa thuật ngữ tiếng Việt.

Đề tài "Một số vấn đề lí luận và phương pháp luận biên soạn từ điển

chuyên ngành và thuật ngữ" của Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt

Nam (do Hà Quang Năng làm chủ nhiệm) tập trung tìm hiểu những vấn đề

nghiên cứu lí luận và thực tiễn của thuật ngữ học ở nước ngoài và ở Việt

Nam, trong đó trình bày những kết quả nghiên cứu về nhiều khái niệm cơ

bản của thuật ngữ học như: YTCT thuật ngữ, tiêu chuẩn của thuật ngữ, ý

nghĩa và định danh thuật ngữ, xây dựng từ điển thuật ngữ,...đã được trình

bày cụ thể. Kết quả nghiên cứu của đề tài này đã được công bố trong công

trình: Thuật ngữ học - Những vấn đề lí luận và thực tiễn" [84].

Đề tài "Nghiên cứu hệ thuật ngữ tiếng Việt hiện đại nhằm góp phần xây

dựng nền văn hóa tri thức Việt Nam" [108] do Lê Quang Thiêm làm chủ

nhiệm đã nghiên cứu điều tra tổng hợp đánh giá, miêu tả sự hình thành và

phát triển hệ thuật ngữ tiếng Việt quốc ngữ Latinh hóa theo định hướng văn

hóa từ 1907 đến 2005. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự phát triển của tiếng

Việt, đặc biệt là bình diện nghĩa, cấp độ từ vựng - ngữ nghĩa mà cụ thể là hệ

thuật ngữ tiếng Việt hiện đại. Tìm hiểu sự phát triển hệ thuật ngữ tiếng Việt

theo định hướng văn hóa, đề tài này nghiên cứu thuật ngữ trong mối quan hệ

với sự phát triển, phổ biến tri thức khoa học và công nghệ; chuyển từ xem xét

thuật ngữ như một lớp từ vựng xét về mặt phạm vi sử dụng sang xem xét, đối

xử với thuật ngữ với tầm mức và quy mô phát triển của nó, với đặc điểm đa

ngành, liên ngành ngôn ngữ - tri thức - văn hóa - giáo dục, như một phân

Page 23: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

17

ngành, ngành thuật ngữ với tư cách một ngành khoa học nghiên cứu về thuật

ngữ - thuật ngữ học của Việt Nam.

Công trình "Thuật ngữ học tiếng Việt hiện đại" [110] là công trình tổng

kết một số thành tựu mới nhất nghiên cứu về thuật ngữ tiếng Việt. Công trình

đã tổng quan tình hình nghiên cứu và xây dựng thuật ngữ trên thế giới và ở

Việt Nam, trình bày khái niệm thuật ngữ và các tiêu chuẩn của thuật ngữ

trong sự phân biệt với các đơn vị từ vựng phi thuật ngữ, lí thuyết điển mẫu và

vấn đề chuẩn hóa thuật ngữ. Công trình này cũng trình bày những đặc điểm

thuật ngữ của một ngành khoa hoc với tư cách là những nghiên cứu trường

hợp cụ thể (hệ thuật ngữ vật lí học; hệ thuật ngữ ngôn ngữ học; hệ thuật ngữ

khoa học kĩ thuật xây dựng; hệ thuật ngữ thương mại). Trên cơ sở đó tổng kết

tình hình nghiên cứu, xây dựng và sử dụng thuật ngữ tiếng Việt hiện nay và

đề xuất 6 kiến nghị cụ thể về các giải pháp xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ

tiếng Việt trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và hội nhập

quốc tế để làm cơ sở xây dựng luật ngôn ngữ.

Các công trình khảo cứu chuyên sâu về hệ thống thuật ngữ của một

chuyên ngành khoa học nhất định chủ yếu là các luận văn thạc sĩ, luận án tiến

sĩ. Cho đến nay đã có hàng chục luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ khảo sát,

nghiên cứu nhiều hệ thống thuật ngữ của từng ngành khoa học và kĩ thuật cụ

thể [26, 33, 40, 43, 44, 70, 78, 106,...]. Các luận án tập trung nghiên cứu các

nội dung chủ yếu sau đây:

- Thu thập, thống kê thuật ngữ của các ngành khoa học, kĩ thuật khác

nhau, xác định YTCT thuật ngữ rồi tiến hành phân loại thuật ngữ theo đặc

điểm cấu tạo, đặc điểm từ loại và nguồn gốc của thuật ngữ;

- Miêu tả đặc điểm cấu tạo thuật ngữ theo số lượng các YTCT thuật ngữ;

- Xác định các MHCT thuật ngữ và biểu diễn các mối quan hệ ngữ pháp

giữa các YTCT thuật ngữ theo sơ đồ chúc đài;

Page 24: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

18

- Tìm hiểu những phương thức định danh thuật ngữ, xác định các đặc

điểm, dấu hiệu được sử dụng để định danh thuật ngữ và miêu tả ĐĐĐD thuật

ngữ bằng các mô hình định danh;

- Khảo sát một số thuật ngữ không chuẩn căn cứ vào các tiêu chuẩn thuật

ngữ, từ đó đề xuất phương hướng chuẩn hóa thuật ngữ và cách xử lí các thuật ngữ

không chuẩn;

- Đối chiếu chiếu thuật ngữ tiếng Anh với thuật ngữ tiếng Việt về

phương diện cấu tạo, định danh để tìm hiểu những điểm tương đồng và khác

biệt giữa hai hệ thuật ngữ của hai ngôn ngữ.

- Tiến hành khảo sát vấn đề dịch thuật ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Việt

để xác định các kiểu tương đương trong cách dịch thuật ngữ.

Như vậy, công tác nghiên cứu thuật ngữ và thuật ngữ học ở nước ta

trong thời gian qua đã đạt được những kết quả rõ rệt. Có thể thấy rằng, các

vấn đề thuật ngữ học được nghiên cứu ở Việt Nam chủ yếu là từ góc độ thực

tiễn: xây dựng các thuật ngữ khoa học kĩ thuật. Kết quả là hàng loạt cuốn từ

điển thuật ngữ đối chiếu các ngôn ngữ nước ngoài và tiếng Việt đã được

xuất bản. Giai đoạn cuối thế kỉ 20 đầu thế kỉ 21, công tác nghiên cứu thuật

ngữ ở nước ta đã chuyển sang giai đoạn mới: nghiên cứu chuyên sâu về hệ

thống thuật ngữ của một chuyên ngành khoa học cụ thể. Hàng loạt các luận

án tiến sĩ nghiên cứu một các toàn diện, có hệ thống đặc điểm cấu tạo,

ĐĐĐD và các phương thức tạo lập các hệ thống thuật ngữ tiếng Việt hoặc

đối chiếu hệ thống thuật ngữ tiếng Anh với hệ thống thuật ngữ tiếng Việt

của nhiều ngành khoa học kĩ thuật và công nghệ đã được bảo vệ thành công.

1.1.3. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ mĩ thuật ở nước ngoài và ở

Việt Nam

1.1.3.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ mĩ thuật ở nước ngoài

Là một trong những bộ môn nghệ thuật ra đời sớm nhất của loài người,

ngành mĩ thuật học đã có lịch sử phát triển lâu dài. Trên thế giới đã có rất

Page 25: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

19

nhiều công trình nghiên cứu sự hình thành và phát triển của các loại hình nghệ

thuật phản ánh cái đẹp bằng màu sắc, đường nét, hình khối. Tuy nhiên, không

có nhiều công trình nghiên cứu TNMT (TNMT) từ phương diện ngôn ngữ

học. Theo khảo sát của chúng tôi, hiện nay có nhiều công trình ngôn ngữ học

nghiên cứu đặc điểm thuật ngữ trong hệ thống thuật ngữ của các ngành khoa

học khác nhau. Trong đó có những công trình nghiên cứu thuật ngữ của lĩnh

vực mĩ thuật học. Chẳng hạn, công trình "Lịch sử hình thành hệ thuật ngữ

nghệ thuật tạo hình trong tiếng Nga thế kỉ 18 đến đầu thế kỉ 19" và "Hệ thống

thuật ngữ nghệ thuật tạo hình trong tiếng Nga thế kỉ 19 - 20" của B.N

Xécgheev; "Thuật ngữ thiết kế (design) trong hệ thống từ vựng tiếng Nga" của

N.L. Tukhareli. Các công trình nghiên cứu này chủ yếu dành cho việc tìm

hiểu những con đường hình thành và phát triển hệ thống thuật ngữ thuộc lĩnh

vực nghệ thuật học nói chung trong tiếng Nga. Công trình "Hệ thống thuật

ngữ hội họa trong tiếng Nga (các bình diện cấu trúc và chức năng" của Jan

Lanlan dành cho việc nghiên cứu toàn diện và có hệ thống đặc điểm cấu tạo,

ĐĐĐD, nguồn gốc, phương thức sáng tạo thuật ngữ hội họa và hoạt động

hành chức của thuật ngữ hội họa trong lĩnh vực chuyên môn và phi chuyên

môn, tìm hiểu hoạt động của thuật ngữ hội họa trong một số tác phẩm của

Gôgôn, Sêkhốp và các tác phẩm thi ca tiếng Nga. [86]

1.1.3.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ mĩ thuật ở Việt Nam

Việt Nam là một dân tộc có truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ

nước suốt mấy nghìn năm nay. Trong suốt chiều dài lịch sử đó, dân tộc ta đã

tạo ra một nền mĩ thuật phong phú, đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc, mặc

dù mỗi lần đất nước bị xâm lăng là một lần nền văn hóa dân tộc bị thử thách.

Cho đến nay, nền văn hóa nghệ thuật của chúng ta không những không bị

đồng hóa mà bản sắc dân tộc càng được khẳng định hơn. Các nhà nghiên cứu

mĩ thuật đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, hệ thống TNMT

tiếng Việt (TNMTTV) lại chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ. Cho đến

Page 26: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

20

nay, chỉ có một vài quyển từ điển mĩ thuật được xuất bản theo cách dịch các

từ điển mĩ thuật nước ngoài [71, 87] và hai bài báo đề cập đến thuật ngữ liên

quan đến lĩnh vực TNMT: "Góp ý về một vài thuật ngữ văn học, mĩ học quan

trọng" [89] của Hoàng Xuân Nhị và "Về những thuật ngữ tạo hình thuộc bốn

nhóm: "kiến trúc", "sơn nhựa", "khắc gỗ", "màu sắc" [121] của Nguyễn Văn

Tỵ. Thực tế này cho thấy sự cần thiết của việc nghiên cứu hệ thống TNMTTV

một cách toàn diện và hệ thống.

1.2. Cơ sở lí luận

Xét về mặt ngôn ngữ học, thuật ngữ là từ hay tổ hợp từ của một ngôn

ngữ tự nhiên nào đó. Việc phân tích từ góc độ ngôn ngữ học các thuật ngữ,

lớp từ vựng chuyên ngành, là nhiệm vụ đầu tiên, thiết yếu nhất của thuật ngữ

học và hệ thống thuật ngữ. Là một lớp từ vựng chuyên ngành, thuật ngữ đều

là những từ, cụm từ của ngôn ngữ tự nhiên, có đặc điểm cấu tạo giống như bất

kì đơn vị từ vựng nào. Vì vậy, chúng tôi coi những đặc điểm cấu tạo, đặc

điểm ngữ pháp của từ, cụm từ tiếng Việt là một cơ sở lí luận để nghiên cứu

thuật ngữ tiếng Việt nói chung, TNMTTV nói riêng.

1.2.1. Một số vấn đề về từ, cụm từ và quan hệ ngữ pháp trong tiếng Việt

1.2.1.1. Vấn đề từ và cấu tạo từ tiếng Việt

a. Quan niệm về từ

Từ là đơn vị tồn tại hiển nhiên, sẵn có, luôn được hiểu như một loại đơn

vị cơ bản và chủ yếu nhất của hệ thống tín hiệu ngôn ngữ. Tuy thế, từ vẫn

không phải là một đơn vị cụ thể mà nó là một loại đơn vị trừu tượng thuộc

bình diện hệ thống của ngôn ngữ. F. de Saussure đã từng nói: "Ngôn ngữ có

tính chất kì lạ và đáng kinh ngạc là không có những thực thể thoạt nhìn có thể

thấy ngay được, thế nhưng người ta vẫn biết chắc là những thực thể đó tồn

tại, và chính sự giao lưu giữa những thực thể đó làm thành ngôn ngữ" [103;

187]. Trong số những thực thể đó có từ. Do tính chất hiển nhiên, có sẵn của

các từ mà ngôn ngữ của loài người bao giờ cũng được gọi là ngôn ngữ của các

Page 27: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

21

từ. Từ là một đơn vị trung tâm trong toàn bộ cơ cấu của ngôn ngữ, nhưng khái

niệm này rất khó định nghĩa. Tính phức tạp của việc định nghĩa từ, do chính

bản thân từ trong các ngôn ngữ và ngay trong một ngôn ngữ không phải

trường hợp nào cũng như nhau. Chúng có thể khác nhau về:

+ Kích thước vật chất

+ Loại nội dung được biểu thị và cách biểu thị

+ Cách thức tổ chức trong nội bộ cấu trúc

+ Mối quan hệ với các đơn vị khác trong hệ thống ngôn ngữ như hình vị, câu

+ Năng lực và chức phận khi hoạt động trong câu nói.

Vì vậy, không có sự thống nhất trong cách định nghĩa về từ. Nói chung,

không có định nghĩa nào về từ làm mọi người thoả mãn. Hiện nay có tới trên

300 định nghĩa khác nhau về từ.

Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ cũng dành sự quan tâm đặc

biệt trong việc nghiên cứu về từ. Nguyễn Kim Thản quan niệm: "Từ là đơn vị

cơ bản của ngôn ngữ, có thể tách ra khỏi đơn vị khác của lời nói để vận dụng

một cách độc lập và là một khối hoàn chỉnh về ngữ âm, ý nghĩa (từ vựng hoặc

ngữ pháp) và chức năng ngữ pháp" [105; 64]. Nguyễn Thiện Giáp trong công

trình “Dẫn luận ngôn ngữ học” cho rằng: “Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ,

độc lập về hình thức và ý nghĩa” [28; 61]. Hay nhóm tác giả công trình “Cơ sở

ngôn ngữ học và tiếng Việt” cho rằng: “Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của

ngôn ngữ, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để xây dựng nên

câu” [17;136]. Khi nghiên cứu đối tượng là từ, Đỗ Hữu Châu đã nêu lên những

đặc điểm của từ: "có hình thức ngữ âm và ngữ nghĩa; có tính có sẵn, cố định,

bắt buộc; là những đơn vị thực tại, hiển nhiên của ngôn ngữ (...) là đơn vị lớn

nhất của hệ thống ngôn ngữ, nhưng lại là đơn vị nhỏ nhất ở trong câu, là đơn vị

trực tiếp nhỏ nhất để tạo câu" [13; 133]. Từ nhận xét này, ông đưa ra định

nghĩa về từ của tiếng Việt: “Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố

định, bất biến mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những

Page 28: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

22

kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất

trong tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu" [13; 139]. Đây là định nghĩa về từ

được nhiều người chấp nhận, chỉ ra được đặc điểm khái quát cơ bản của từ là:

1/ Vấn đề khả năng tách biệt của từ (tính độc lập của từ); 2/ Vấn đề tính hoàn

chỉnh của từ (từ có vỏ âm thanh hoàn chỉnh, có nội dung). Chúng tôi dựa vào

quan niêm từ của Đỗ Hữu Châu làm cơ sở cho nghiên cứu của luận án.

Chúng ta có thể phân biệt từ với các đơn vị khác: Phân biệt với YTCT

nên từ (đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, nhưng không dùng trực tiếp để đặt câu);

phân biệt với cụm từ và câu (các đơn vị có nghĩa nhưng không nhỏ

nhất)…Như vậy, rõ ràng từ là một thực thể, tồn tại hiển nhiên sẵn có trong

mỗi hệ thống ngôn ngữ với những đặc điểm hình thức, cấu trúc nội tại và có

thể có cách biểu thị nội dung (ý nghĩa) khác nhau, được người bản ngữ tri

giác (hiện thực về mặt tâm lí).

b. Phương thức cấu tạo từ trong tiếng Việt

Về nguyên tắc, cấu tạo từ là những vận động trong lòng một ngôn ngữ để

sản sinh ra các từ cho ngôn ngữ, phục vụ những nhu cầu mới về mặt diễn đạt

mà xã hội đặt ra. Vận động cấu tạo từ sản sinh ra không phải chỉ một từ riêng

lẻ mà sản sinh ra hàng loạt từ cùng một kiểu. Muốn tạo ra các từ phải có các

YTCT từ và các phương thức cấu tạo từ.

* Đơn vị cấu tạo từ

Trong tiếng Việt, "các yếu tố cấu tạo từ là những hình thức ngữ âm có

nghĩa nhỏ nhất - tức là những yếu tố không thể phân chia thành những yếu tố

nhỏ hơn nữa mà cũng có nghĩa - được dùng để cấu tạo ra các từ theo các

phương thức cấu tạo từ của tiếng Việt" [13; 25]. Yếu tố có đặc điểm và chức

năng như trên được gọi là hình vị (morpheme).

Một từ có thể gồm một hoặc một số hình vị kết hợp với nhau theo

những nguyên tắc nhất định. Ví dụ: nhà, ghế, đi, chạy, đẹp, xanh, và, với, sẽ

Page 29: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

23

(từ có một hình vị); binh lính, họa sĩ, nhanh nhẹn, cha mẹ, sân bay (từ có hai

hình vị); sinh vật học, hợp tác xã, (từ có ba hình vị).

* Phương thức cấu tạo từ

Nói về cấu tạo từ là phải phân tích thành phần cấu tạo của từ để thấy nó

được cấu tạo bằng những thành tố nào và phương thức tổ chức nào. Phương

thức cấu tạo từ là những cơ chế, những quá trình xử lí các nguyên liệu hình vị

để cho ra các từ của ngôn ngữ. Có thể hình dung như sau:

Hình vị Từ

Mỗi phương thức cấu tạo từ có một cách xử lí riêng các hình vị nguyên

liệu, cho nên các từ được tạo ra từ một phương thức cấu tạo từ nào đó sẽ có

những đặc điểm giống nhau và khác biệt với những từ được tạo ra bằng các

phương thức khác.

Trong tiếng Việt, từ được tạo thành chủ yếu theo các phương thức sau:

+ Từ hoá hình vị là phương thức tạo từ bằng cách tác động vào bản thân

một hình vị, làm cho nó có những đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa của từ, biến

hình vị thành từ mà không thêm bớt gì vào hình thức của nó. Ví dụ, các từ: bàn,

cây, ăn, tốt, mì chính, lốp, chè, búp, cành, đốn,... được cấu tạo bằng phương thức

từ hoá hình vị. Trong tiếng Việt phương thức từ hóa hình vị thể hiện rõ "khi một

hình vị (thậm chí một hoặc một số âm tiết vốn không có nghĩa) của một từ nhiều

hình vị được tách ra và được dùng với những đặc trưng ngữ nghĩa, ngữ pháp của

của cả từ trọn vẹn" [13; 86].

+ Phức hóa hình vị là cách tổ hợp hai hoặc một số hình vị vốn độc lập

với nhau, tách biệt nhau lại với nhau để tạo ra từ. Phép kết hợp hình vị lại chia

thành hai kiểu:

- Ghép là cách kết hợp hai hoặc hơn hai hình vị có nghĩa với nhau để

sản sinh ra một từ mới mang đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa như một từ. Ví

dụ, phương thức ghép tác động vào các hình vị nhà, cửa tạo thành từ ghép

Phương thức cấu tạo

Page 30: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

24

nhà cửa, tác động vào các hình vị sân, bay để tạo thành từ ghép sân bay.

Mô hình của phương thức ghép là:

Hình vị A + B từ ghép AB.

- Láy là phương thức tác động vào một hình vị nguyên liệu để lặp lại hình

vị nguyên liệu một số lần làm xuất hiện một hình vị láy giống nó toàn bộ hay

bộ phận về âm thanh. Cả hình vị nguyên liệu và hình vị láy tạo thành một từ

láy. Ví dụ, phương thức láy tác động vào hình vị xanh tạo thành từ láy xanh

xanh, tác động vào hình vị ló, túng cho ta hình vị láy lấp, lúng để tạo thành các

từ láy lấp ló, lúng túng. Mô hình của phương thức láy là: Hình vị A -> AA'

* Phân loại từ theo phương thức cấu tạo

Sự phân loại từ về mặt cấu tạo cần phải chú ý đầy đủ đến tất cả các nhân

tố tham gia vào cấu tạo từ để phát hiện ra cơ chế của cấu tạo từ. Nói đến cấu

tạo từ trước hết là nói đến cấu tạo hàng loạt các từ giống nhau về ngữ nghĩa,

cho nên phải lấy ngữ nghĩa làm tiêu chí hàng đầu để tiến hành phân loại. Một

loại cấu tạo về ngữ nghĩa như vậy sẽ tương ứng với một kiểu cấu tạo về hình

thức xét theo quan hệ và tính chất của các hình vị trong nội bộ cấu trúc của từ.

Theo quan niệm phân loại như vậy, có thể phân chia các từ tiếng Việt về mặt

cấu tạo thành:

Từ đơn phương thức từ hóa

Từ phức từ ghép phương thức ghép

từ láy phương thức láy

- Từ đơn

Là những từ được cấu tạo theo phương thức từ hoá hình vị, do đó, trong

cấu tạo của từ đơn chỉ có một hình vị. Ví dụ: tranh, khối, màu, vẽ, khắc, nét,

bút, sơn, trổ,… Về ngữ nghĩa, chúng không lập thành những hệ thống có một

kiểu ngữ nghĩa chung, nên phải ghi nhớ nghĩa của từng từ riêng lẻ. Từ đơn có

thể là một âm tiết, cũng có thể nhiều âm tiết.

Page 31: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

25

- Từ ghép

Là những từ được tạo ra theo phương thức ghép hai hoặc một số hình vị

tách biệt, riêng rẽ, đối lập với nhau. Ví dụ: các từ mực tàu, sơn dầu, họa sĩ,

điêu khắc, màu sắc, phù điêu, thủ pháp, thợ đúc, khuôn mẫu, đồ họa, nghệ

thuật, mĩ học, mĩ thuật,... trong tiếng Việt.

Căn cứ vào quan hệ ngữ pháp giữa các hình vị và các kiểu ý nghĩa của từ

ghép, người ta còn chia từ ghép thành các loại:

Từ ghép đẳng lập (từ ghép hợp nghĩa): màu sắc, trang nhã, đậm

nhạt,…

Từ ghép chính phụ (từ ghép phân nghĩa): bút sắt, bút lông, dao trổ, dầu

thông, dầu lanh, dây dọi, dao nghiền, dựng hình, vẽ phác, vẽ mẫu, đánh bóng,

đặt mẫu, đất sét, điểm tụ, gạch men, đường trục, hình nổi,…

- Từ láy

Là những từ được tạo ra theo phương thức láy. Ví dụ: sạch sẽ, bập bềnh,

khanh khách. Căn cứ vào sự giống nhau giữa hình vị gốc và hình vị láy, người

ta chia từ láy ra thành: Từ láy hoàn toàn: xinh xinh, vàng vàng, đèm đẹp, đo

đỏ; Từ láy bộ phận: đẹp đẽ, bối rối. Loại từ láy này lại chia thành: từ láy âm

(láy lại phụ âm đầu): đẹp đẽ, thập thò, nhỏ nhắn; từ láy vần (láy lại phần vần):

lộp độp, lạch cạch, lập cập...

Căn cứ vào số lượng tiếng (hình vị) tạo thành, từ láy có thể chia thành

các loại: từ láy đôi: sạch sẽ, bập bùng, lấp ló, bâng khuâng, ầm ầm, lao xao,

đủng đỉnh…; từ láy ba: sạch sành sanh, dửng dừng dưng, xốp xồm xộp, cỏn

còn con, tẻo tèo teo, khít khìn khịt,...; từ láy tư: khấp kha khấp khểnh, gập gà

gập ghềnh, bì bà bì bõm, vội vội vàng vàng, bổi hổi bồi hồi,…

1.2.1.2. Quan niệm về cụm từ

Từ kết hợp với từ một cách có tổ chức và có ý nghĩa làm thành những tổ

hợp từ, tức là những kiến trúc lớn hơn từ. Mỗi từ trong tổ hợp từ là một thành

tố. Tổ hợp từ có thể là một câu, có thể là một kiến trúc tương đương với câu

Page 32: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

26

nhưng chưa thành câu, cũng có thể là một đơn vị có nghĩa của câu. Các tổ hợp

từ chưa thành câu được gọi chung là tổ hợp từ tự do. Về nguyên tắc, tổ hợp từ

tự do có thể chứa kết từ ở đầu để chỉ chức vụ ngữ pháp của toàn bộ phần còn

lại trong tổ hợp từ này. Người ta gọi đó là giới ngữ. Tổ hợp từ tự do không

chứa kết từ chỉ chức vụ ngữ pháp như vậy, được gọi là cụm từ. Khi đề cập đến

đơn vị này, các nhà Việt ngữ học đã đưa ra những tên gọi khác nhau cả về nội

hàm và ngoại diên. Lê Văn Lý gọi phrase là nhóm từ ngữ, Trương Văn Chình,

Nguyễn Hiến Lê gọi là từ kết, Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Văn Tu lại gọi là

từ tổ, Nguyễn Tài Cẩn và các tác giả công trình "Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng

Việt" gọi là đoản ngữ, Cao Xuân Hạo gọi là ngữ đoạn,...Các tác giả “Từ điển

giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học”cho rằng: “Ngữ kết hợp hai hoặc nhiều

thực từ (không hoặc có cùng với các hư từ có quan hệ với chúng gắn bó về ý

nghĩa và ngữ pháp), diễn đạt một khái niệm thống nhất, và là tên gọi phức tạp

biểu thị các hiện tượng của thực tại khách quan” [128;176]. Diệp Quang Ban

cho rằng: "Cụm từ là những kiến trúc gồm hai từ trở lên kết hợp tự do với

nhau theo những quan hệ ngữ pháp hiển hiện nhất định và không chứa kết từ

ở đầu (để chỉ chức vụ ngữ pháp của kiến trúc này)" [2; 6]. Theo ông, quan hệ

giữa các thành tố trong tổ hợp từ, ngoài tính chất lỏng (tổ hợp từ tự do, cụm

từ) và chặt (ngữ cố định), còn được xét ở kiểu quan hệ. Các thành tố trong

một cụm từ nhỏ nhất của tiếng Việt có thể có ba kiểu quan hệ cú pháp: quan

hệ chủ - vị (quan hệ giữa chủ ngữ với vị ngữ); quan hệ chính phụ (quan hệ

giữa thành tố chính với thành tố phụ; quan hệ bình đẳng (quan hệ giữa hai yếu

tố bình đẳng với nhau về ngữ pháp). Cụm từ thường được gọi tên theo từ loại

của thành tố chính trong cụm. Trong tiếng Việt có các loại cụm từ: cụm từ có

danh từ làm thành tố chính, gọi là cụm danh từ; cụm từ có động từ làm thành

tố chính, gọi là cụm động từ; cụm từ có tính từ làm thành tố chính, gọi là cụm

tính từ; cụm từ có số từ làm thành tố chính, gọi là cụm số từ; cụm từ có đại từ

làm thành tố chính, gọi là cụm đại từ. Trong số các cụm từ nêu trên, cụm danh

Page 33: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

27

từ và cụm động từ là những cụm từ có cấu tạo đa dạng hơn các loại cụm từ

còn lại. Mỗi loại cụm từ thông thường có thể chia thành ba bộ phận rõ rệt:

phần phụ trước, đứng trước thành tố chính; phần trung tâm là phần chứa thành

tố chính; phần phụ sau đứng sau thành tố chính. Cụm từ cũng có chức năng

định danh và tạo câu như từ, nhưng không hoàn toàn giống từ về cấu tạo và

ngữ nghĩa.

Như vậy, từ những quan niệm về cụm từ nêu trên, ta thấy cụm từ là một tổ

hợp từ có quan hệ nhất định với nhau và có những đặc điểm sau:

* Về cấu tạo: Cụm từ là một kiểu kết cấu cú pháp được tạo thành bởi hai

hoặc nhiều thực từ trên cơ sở liên hệ ngữ pháp phụ thuộc - theo quan hệ phù hợp,

chi phối hay liên hợp. Trong một cụm từ, từ đóng vai trò chủ yếu về ngữ nghĩa

và ngữ pháp gọi là thành tố chính, các từ phụ thuộc vào thành tố chính là thành

tố phụ. Thành tố chính của cụm từ có thể là danh từ (tạo nên cụm danh từ), động

từ (tạo nên cụm động từ), tính từ (tạo nên cụm tính từ).

* Về quan hệ giữa các thành tố: Xét quan hệ giữa các thành tố trong hệ

thống ngữ pháp, các thành tố trong một cụm từ nhỏ nhất của tiếng Việt có thể

có 3 kiểu quan hệ cú pháp phổ biến sau đây:

- Quan hệ giữa chủ ngữ với vị ngữ, gọi tắt là quan hệ chủ - vị.

- Quan hệ giữa thành tố chính và thành tố phụ về ngữ pháp, gọi là quan hệ

chính phụ.

- Quan hệ giữa hai yếu tố bình đẳng với nhau về ngữ pháp, gọi là quan hệ

đẳng lập.

Tương ứng với 3 kiểu quan hệ cú pháp đó là 3 kiểu loại cụm từ sau: cụm

chủ vị, cụm đẳng lập, cụm chính phụ.

Vì cụm từ đẳng lập thường đơn giản về mặt cấu trúc, còn cụm từ chủ vị

luôn nằm trong một cú và quan hệ chủ vị lại là một trong những quan hệ chính

của nòng cốt câu, nên giới ngôn ngữ học thường quan tâm nhiều đến cụm từ

chính phụ. Cụm từ chính phụ thường được phân chia thành ba phần rõ rệt: phần

Page 34: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

28

phụ trước, phần trung tâm, phần phụ sau. Theo đó, người ta căn cứ vào từ loại

của thành phần trung tâm của cụm từ để gọi tên cụm từ đó.

* Về chức năng: Cũng giống như từ, cụm từ cũng là phương tiện định

danh biểu thị sự vật, hiện tượng, quá trình, phẩm chất, trạng thái,... Cụm từ

là phương tiện định danh, biểu thị sự vật, hiện tượng quá trình, phẩm chất,

ý nghĩa ngữ pháp của cụm từ được tạo nên bằng quan hệ nảy sinh giữa các

thực từ kết hợp lại trên cơ sở của một kiểu liên hệ nào đó giữa chúng. Cụm

từ thường được chia ra thành hai kiểu: cụm từ tự do và cụm từ cố định.

Cụm từ tự do bao gồm những ý nghĩa từ vựng độc lập của tất cả các thực từ

tạo thành cụm từ đó; mỗi liên hệ cú pháp của các yếu tố trong cụm từ tự do

là mối liên hệ linh hoạt và có sức sản sinh. Còn trong cụm từ cố định thì

tính độc lập về mặt từ vựng của một hoặc cả hai thành tố bị yếu đi hoặc bị

mất và ý nghĩa từ vựng của cụm từ cố định trở nên giống như ý nghĩa của

một từ riêng biệt.

1.2.1.3. Quan hệ ngữ pháp

a. Khái niệm quan hệ ngữ pháp

Trong ngôn ngữ, mỗi đơn vị đều là tổng hòa các mối quan hệ của nó

với những đơn vị khác. Trước hết, phải nói đến những mối quan hệ trên

trục liên tưởng (còn gọi là trục dọc hay trục đối vị). Những quan hệ này xác

định giá trị tự thân của từng đơn vị. Chẳng hạn, nghĩa của từ bút lông

trong tiếng Việt được xác định trên cơ sở đối chiếu nó với hàng loạt từ

khác như bút dạ, bút sắt, bút mực,... Bên cạnh các mối quan hệ trên trục

liên tưởng, các đơn vị ngôn ngữ cũng quan hệ với nhau theo trục hình

tuyến (trục ngang). Những quan hệ này xác định giá trị lâm thời (chức

năng) của đơn vị. Chẳng hạn, từ bút trong câu Bút này rất đẹp có quan hệ

với các từ này, đẹp, và những mối quan hệ ấy xác định chức năng chủ ngữ

của từ bút. Cũng trong câu Nó mua bút này thì bút có quan hệ với mua,

Page 35: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

29

này, và nó sắm vai trò bổ ngữ. Loại quan hệ giữa các từ trên trục hình

tuyến chính là quan hệ ngữ pháp.

Vấn đề đặt ra là cần tìm những dấu hiệu hình thức cho phép nhận biết

các mối quan hệ ngữ pháp trong câu. Theo một số nhà nghiên cứu, hai từ

trong câu được coi là có quan hệ ngữ pháp với nhau nếu tổ hợp mà chúng tạo

nên có những đặc điểm như sau:

a) Có thể được vận dụng độc lập vào các bối cảnh khác nhau;

b) Có thể được xem như là dạng rút gọn của một kết cấu phức tạp hơn;

c) Có ít nhất một thành tố có thể được thay bằng từ nghi vấn. [88; 152]

Như vậy, "quan hệ ngữ pháp là quan hệ hình tuyến giữa các từ tạo ra

những tổ hợp từ có khả năng được vận dụng độc lập, được xem như là dạng

rút gọn của một kết cấu phức tạp hơn, và có ít nhất một thành tố cú pháp

khả năng được thay thế bằng từ nghi vấn". [88; 254]

b. Các kiểu quan hệ ngữ pháp

Quan hệ ngữ pháp giữa các từ tuy đa dạng, nhưng có thể được quy

thành ba kiểu chính là: quan hệ đẳng lập, quan hệ chính - phụ và quan hệ

chủ - vị. Quan hệ đẳng lập là quan hệ giữa các thành tố không phụ thuộc vào

nhau, trong đó chức vụ cú pháp của các thành tố chỉ được xác định khi đặt

toàn bộ tổ hợp do chúng tạo nên vào một kết cấu lớn hơn. Ví dụ, các tổ hợp

bố mẹ và con cái, vui vẻ và hòa thuận được xây dựng trên cơ sở quan hệ

đẳng lập. Chức vụ của từng thành tố chỉ có thể được xác định khi đặt toàn bộ

tổ hợp vào những kết cấu lớn hơn. Ví dụ: Bố mẹ và con cái rất vui vẻ và hòa

thuận: bố mẹ, con cái đều là chủ ngữ; vui vẻ, hòa thuận là vị ngữ.

Quan hệ chính - phụ là quan hệ phụ thuộc một chiều giữa một thành tố

chính với một thành tố phụ, trong đó chức vụ cú pháp của thành tố chính chỉ

được xác định khi đặt toàn bộ tổ hợp chính - phụ vào một kết cấu lớn hơn,

còn chức vụ của thành tố phụ có thể được xác định mà không cần điều kiện

ấy. Ví dụ, vẽ tranh, màu đỏ là những tổ hợp từ chính - phụ. Không cần đặt

Page 36: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

30

các tổ hợp ấy vào một kết cấu nào lớn hơn, ta cũng biết tranh là bổ ngữ, đỏ

là định ngữ. Trong tiếng Việt, trật tự thông thường của tổ hợp chính - phụ

giữa thực từ với thực từ là thành tố chính đứng trước, thành tố phụ đứng sau.

Quan hệ chủ - vị là quan hệ giữa hai thành tố phụ thuộc lẫn nhau, trong

đó chức vụ cú pháp của cả hai đều có thể được xác định mà không cần đặt tổ

hợp do chúng tạo nên vào một kết cấu nào lớn hơn. Ví dụ: Ông ấy là họa sĩ

là tổ hợp từ xây dựng trên cơ sở quan hệ chủ - vị. Chức vụ chủ ngữ của ông

và chức vụ vị ngữ của là họa sĩ được xác lập ngay trong bản thân tổ hợp mà

chúng tạo nên.

c. Tầng bậc của các quan hệ ngữ pháp

Mỗi từ trong câu có thể có quan hệ với một hoặc nhiều từ khác nhau.

Câu càng gồm nhiều từ thì càng chứa nhiều mối quan hệ.

Ví dụ:

Tranh đẹp : câu có 2 từ, chứa 1 quan hệ ngữ pháp

Tranh này đẹp : câu có 3 từ, chứa 2 quan hệ ngữ pháp

tranh này rất đẹp : câu có 4 từ, chứa 3 quan hệ ngữ pháp

Quan hệ ngữ pháp giữa các từ tạo ra nhiều tổ hợp lớn nhỏ khác nhau

trong câu. Đó là biểu hiện tính tầng bậc của các quan hệ ngữ pháp trong câu.

1.2.2. Vấn đề nghĩa của từ và nghĩa của thuật ngữ

1.2.2.1. Khái niệm về nghĩa của từ

Trong ngôn ngữ học, các nhà ngôn ngữ học trong và ngoài nước đã có

rất nhiều cách hiểu về nghĩa từ vựng khác nhau. A.I.Smirnitski cho rằng :

“Nghĩa của từ là sự phản ánh hiển nhiên của sự vật, hiện tượng hay quan hệ

Page 37: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

31

trong ý thức (hay là sự cấu tạo tâm lý tương tự về tính chất, hình thành trên

sự phản ánh những yếu tố riêng lẻ của thực tế) nằm trong cấu trúc của từ với

tư cách là mặt bên trong của từ” [Dẫn theo 21, 119].

Trong Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Đỗ Hữu Châu (2006), cho rằng:

“nghĩa của từ là một thực thể tinh thần”. Theo ông, nghĩa của từ gồm 4 thành

phần tương ứng với 4 chức năng quan trọng mà từ đảm nhận bao gồm: “a. Ý

nghĩa biểu vật ứng với chức năng biểu vật. b. Ý nghĩa biểu niệm ứng với chức

năng biểu niệm. c. Ý nghĩa biểu thái tương ứng với chức năng biểu thái. Ba

thành phần ý nghĩa trên được gọi chung là ý nghĩa từ vựng” và “d. Ý nghĩa

ngữ pháp ứng với chức năng ngữ pháp” [13; 97]. Trong các thành phần nghĩa

của từ, thì ý nghĩa biểu vật là sự phản ánh sự vật, hiện tượng v.v. trong thực tế

và ngôn ngữ. Đó là những mẩu, những mảnh, những đoạn cắt của thực tế

nhưng không hoàn toàn trùng với thực tế [13, 108] và thuật ngữ ngữ nghĩa

học hiện nay gọi mỗi dấu hiệu (logic) được đưa vào ý nghĩa biểu niệm là một

nét nghĩa. Ý nghĩa biểu niệm là tập hợp của một số nét nghĩa chung và riêng,

khái quát và cụ thể theo một tổ chức, một trật tự nhất định. Giữa các nét nghĩa

có những quan hệ nhất định [13; 113]. Tập hợp này ứng với một hoặc một số

ý nghĩa biểu vật của từ. Tập hợp các nét nghĩa phạm trù, khái quát chung cho

nhiều từ được gọi là cấu trúc niệm. Tập hợp một số nét nghĩa tạo thành ý

nghĩa biểu niệm là một tập hợp có quy tắc, giữa các nét nghĩa có những quan

hệ nhất định. Các từ thuộc các từ loại khác nhau, có cách tổ chức các nét

nghĩa khác nhau. [13; 115].

1.2.2.2. Cấu trúc ngữ nghĩa của từ

Ngữ nghĩa học hiện đại đã chứng minh được rằng ý nghĩa của từ là sự

phản ánh của hiện thực khách quan vào ý thức và được thể hiện ở ngôn ngữ.

Sự phản ánh đó tồn tại trong từ dưới dạng một cấu trúc do một chùm những

thành tố (còn được coi là nét nghĩa) được kết hợp với nhau theo quy tắc nhất

Page 38: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

32

định, chi phối, quy định lẫn nhau và có quan hệ hữu cơ với nhau, được tổ

chức theo một tôn ti nhất định. Từ luận đề chung này có thể suy ra rằng:

"1. Nghĩa của phần lớn các từ không phải là không phân tích ra được nữa;

2. Nghĩa bao hàm những đơn vị nhỏ hơn gọi là nét nghĩa. Nét nghĩa là đơn

vị cơ bản phản ánh thuộc tính hoặc quan hệ có giá trị khu biệt của hiện tượng, sự

vật trong thế giới khác quan. Nhưng nét nghĩa không phải bao giờ cũng là yếu tố

trực tiếp tạo ra nghĩa từ. Nó thường là yếu tố tạo nên những thành tố trực tiếp

của nghĩa từ;

3. Thành tố nghĩa là đơn vị trung gian giữa nét nghĩa và nghĩa từ, nó do

một hay nhiều nét nghĩa tạo nên." [39, 33].

Dựa theo luận điểm này, trong bài Phân tích ngữ nghĩa, khi phân tích nghĩa

của các từ mẹ, cha, vợ, chồng, Hoàng Phê (1975) đã kết luận: “Nói tóm lại,

nghĩa của từ nói chung:

a. Là một tập hợp những nét nghĩa có quan hệ quy định lẫn nhau.

b. Giá trị các nét nghĩa không như nhau (giữa các nét nghĩa có quan hệ cấp

bậc) biểu hiện ở khả năng tham gia khác nhau vào việc thực hiện chức năng

thông báo.

c. Các nét nghĩa có tính độc lập tương đối” [95, 10 -26].

Những phân tích trên đây cho chúng ta tấy rõ rằng: nét nghĩa là thành

tố nghĩa cơ sở tạo nên nội dung nghĩa của từ. Các nét này cũng giống như dấu

hiệu khu biệt trong âm vị khi quan niệm rằng âm vị là tổ hợp một số nét khu

biệt như R.Jacobsơn quan niệm. Các nét nghĩa của từ có phân biệt nét nghĩa

chung cho nhiều từ, cho nhiều nghĩa trong các nghĩa của từ đa nghĩa. Tổ hợp

các nét nghĩa để tạo thành nghĩa là một cấu tạo “có quy tắc”, “có quan hệ quy

định lẫn nhau” . Cấu tạo nghĩa từ vựng của từ tổ hợp bởi các nét nghĩa thành

nghĩa là cấu tạo cấp một, cấp các nghĩa riêng biệt của từ để phân biệt với cấu

tạo cấp hai là cấp hệ thống con nghĩa của các từ đa nghĩa.

Page 39: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

33

1.2.2.3. Sự biến đổi ý nghĩa của từ

Biến đổi ý nghĩa của từ là một “phương thức để tạo thêm từ mới bên cạnh

các phương thức ghép hoặc láy”. Sự biến đổi nghĩa của từ thực chất là lấy một

từ để biểu đạt một số loại sự vật có quan hệ gần gũi với nhau về một phương

diện nào đấy, cho nên giữa các nghĩa của từ nhiều nghĩa vẫn có những mối liên

hệ nhất định. Sự khác nhau giữa các nghĩa của từ nhiều nghĩa không phải là sự

khác nhau hoàn toàn. Sự biến đổi ý nghĩa ở đây thường đi theo xu hướng làm

thay đổi một thành phần ý nghĩa nào đấy của từ. Theo Đỗ Hữu Châu (1999), quá

trình biến đổi nghĩa của từ có một số đặc điểm sau:

- Trong sự chuyển biến ý nghĩa, có khi nghĩa biểu vật đầu tiên (nghĩa

nguyên thủy) không còn nữa. Nhưng thường thường thì cả nghĩa đầu tiên lẫn

nghĩa mới đều cùng tồn tại, cùng hoạt động.

- Giữa nghĩa đầu tiên và các nghĩa/nét nghĩa mới có thể diễn ra sự biến

đổi theo kiểu móc xích. Nghĩa đầu tiên chuyển sang nghĩa S1, từ S1 chuyển

sang S2, từ S2 chuyển sang S3 v.v. . Phần lớn các trường hợp nghĩa của từ biến

đổi theo kiểu tỏa ra, các nghĩa mới đều dựa vào nghĩa đầu tiên mà xuất hiện.

- Các từ có nghĩa biểu vật cùng thuộc một phạm vi hoặc các nghĩa biểu

niệm cùng một cấu trúc thì chuyển biến ý nghĩa theo cùng một hướng giống

nhau.

- Sự biến đổi ý nghĩa có thể dẫn đến kết quả là nghĩa sau khác hẳn với nghĩa

trước.

- Khi các nghĩa chuyển biến còn liên hệ với nhau, sự biến đổi ý nghĩa

có thể làm cho nghĩa của từ mở rộng hoặc thu hẹp. Các nghĩa/nét nghĩa đó

làm thành hệ thống các nghĩa/nét nghĩa của từ.

- Sự biến đổi ý nghĩa có thể làm thay đổi nghĩa biểu thái của từ.

1.2.2.4. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ

Cùng với sự phát triển của xã hội, ngôn ngữ cũng phát triển theo. Ngoài

việc xuất hiện những từ mới biểu thị những khái niệm, sự vật mới còn có tình

Page 40: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

34

trạng các từ biểu thị những sự vật, khái niệm chuyển nghĩa để biểu thị những

sự vật, khái niệm trong phương diện khác. Việc một nghĩa của từ được hình

thành dựa trên một nghĩa đã có của từ được gọi là sự chuyển nghĩa của từ. Sự

chuyển nghĩa của từ, theo Đỗ Hữu Châu, có các khả năng sau:

- Giữa nghĩa đầu tiên với các nghĩa mới có thể diễn ra sự biến đổi theo

kiểu móc xích: nghĩa đầu tiên chuyển sang nghĩa S1, từ S1 chuyển sanhg S2,

từ S2 chuyển sang S3,v.v. Mối liên hệ giữa nghĩa đầu tiên với những nghĩa

xuất hiện sau có khi còn thấy rõ nhờ nét nghĩa cơ sở.

- Các từ có ý nghĩa biểu vật thuộc cùng một phạm vi hoặc có ý nghĩa

biểu niệm cùng một cấu trúc thì chuyển biến ý nghĩa theo cùng một hướng.

- Sự chuyển nghĩa có thể dẫn tới kết quả là nghĩa sau khác hẳn với

nghĩa trước. Thậm chí, ngay cùng một từ, sự chuyển nghĩa có thể khiến cho

nó trở thành đồng nghĩa với từ trái nghĩa trước kia của nó.

- Khi các nghĩa chuyển biến còn liên hệ với nhau, sự chuyển nghĩa có

thể làm cho ý nghĩa của từ mở rộng ra hoặc thu hẹp lại. Nói nghĩa của từ mở

rộng tức là nói tính khái quát của nó tăng lên, các nét nghĩa cụ thể quy định

phạm vi biểu vật bị loại bỏ hay mờ nhạt đi. Sự thu hẹp nghĩa của từ đi kèm

với sự cụ thể hóa ý nghĩa, đi kèm với việc tăng thêm những nét nghĩa cụ thể

quy định phạm vi biểu vật của từ. [14, 147]. Hai phương thức chuyển nghĩa

của phổ biến nhất là ẩn dụ và hoán dụ. Ẩn dụ là phương thức chuyển đổi tên

gọi dựa trên sự liên tưởng so sánh những mặt, thuộc tính,... giống nhau giữa

các đối tượng được gọi tên. Hoán dụ là phương thức chuyển tên gọi dựa trên

mối liên hệ logic giữa các đối tượng được gọi tên.

1.2.2.5. Vấn đề nghĩa của thuật ngữ

Khả năng biến đổi ý nghĩa của từ (cái được biểu hiện) có một giới

hạn là thuật ngữ. Đó là trường hợp mặt biểu hiện (vỏ ngữ âm) của từ và cái

biểu vật giữ nguyên không thay đổi, còn ý nghĩa thì thay đổi. Theo Ju. X.

Xtêpanov, những ý nghĩa thay đổi nằm trong bước chuyển từ quan niệm

Page 41: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

35

sang khái niệm đơn giản rồi sau đó phát triển và làm phong phú thêm khái

niệm đó. Sự khác nhau về ý nghĩa đó được A. A. Potebnhja phân biệt thành

hai loại – ý nghĩa gần nhất và ý nghĩa tiếp theo. “Khi nói đến ý nghĩa của

từ thì nói chung, ta phân biệt hai cái khác nhau; một là cái mà ngôn ngữ

học nghiên cứu gọi là ý nghĩa gần nhất của từ; hai là cái mà khoa học khác

phải nghiên cứu gọi là ý nghĩa tiếp theo của từ” [125; 45]. Theo cách hiểu

này thì từ mặt trăng có nghĩa gần là “một tinh tú toả sáng ban đêm; tháng”,

còn ý nghĩa xa, nghĩa thuật ngữ là một khái niệm “vệ tinh tự nhiên của Trái

Đất, phản chiếu ánh sáng của Mặt Trời và chiếu sáng Trái Đất về ban

đêm, có hình dạng nhìn thấy thay đổi dần từng ngày – từ khuyết đến tròn

và ngược lại” [124; 621]. Ý nghĩa của các đơn vị từ vựng được thể hiện

trong quá trình hoạt động, trong những ngữ cảnh cụ thể. Ý nghĩa của từ

được bộc lộ trong hoạt động ngôn ngữ chung. Trong những hoàn cảnh sử

dụng khác nhau, ở mỗi một giai đoạn, thời đại nhất định các nghĩa khác

nhau của từ dần được bộc lộ và định hình. Từ nghĩa ban đầu, “nghĩa gần

nhất” của mình, từ đồng thời cũng hoạt động trong những phạm vi giao tiếp

khác nhau, đặc biệt là trong ngôn ngữ khoa học với “các ý nghĩa” tiếp theo

của nó. Các ý nghĩa tiếp theo được phát triển trên cơ sở các ý nghĩa gần

nhất, đi đến chỗ khác với ý nghĩa gần nhất để cuối cùng trở thành những

thuật ngữ chuyên môn” [125; 46]. Trong quá trình biến đổi, phát triển

nghĩa của từ nhiều nghĩa, ý nghĩa thuật ngữ vẫn còn nằm lại trong hệ thống

ý nghĩa của từ xuất phát của ngôn ngữ chung. Ý nghĩa thuật ngữ này vẫn

còn gắn liền với một ý nghĩa nào đó của từ ngữ thông thường. Quá trình

phát triển các ý nghĩa của từ nhiều nghĩa theo hướng từ nghĩa thông thường

đến nghĩa thuật ngữ chính là quá trình biến đổi nghĩa từ vựng của từ thông

thường theo hướng từ nghĩa biểu thị (*denotational meaning) thuộc tầng

nghĩa thực tiễn (pratical stratum) chuyển thành nghĩa biểu niệm khái niệm

khoa học (scientific concept) thuộc tầng nghĩa trí tuệ (intellectual stratum)

Page 42: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

36

theo quan niệm của Lê Quang Thiêm. [107;1-10]. Quá trình biến đổi và

phát triển nghĩa của từ thông thường để tạo ra một nghĩa phái sinh là nghĩa

thuật ngữ.

Thực chất nghĩa thuật ngữ đó là một nghĩa phái sinh trên cơ sở nghĩa

ban đầu của từ ngữ thông thường hoặc trên cơ sở một hay một vài nét nghĩa

cơ bản trong cấu trúc biểu niệm của từ. “Nét nghĩa cơ sở của cấu trúc biểu

niệm trung tâm sẽ đảm bảo cho sự thống nhất giữa các ý nghĩa biểu vật. Như

thế các nghĩa biểu vật của từ tuy khác nhau, tuy đối lập với nhau nhưng giữa

chúng vẫn có sự thống nhất trên cơ sở nét nghĩa chung. Nói khác đi, các ý

nghĩa khác nhau của một từ lập nên một hệ thống nghĩa trong lòng một từ

nhiều nghĩa” [14;133].

1.2.3. Một số vấn đề về thuật ngữ học

1.2.3.1. Các quan niệm về thuật ngữ

Khái niệm thuật ngữ là một trong những vấn đề được được rất nhiều nhà

nghiên cứu trong và ngoài nước bàn đến. Nhưng đến nay vẫn chưa có một

định nghĩa thống nhất về thuật ngữ. Mỗi nhà nghiên cứu tiếp cận thuật ngữ từ

những góc nhìn khác nhau. Vì vậy, cũng có nhiều quan niệm khác nhau về

thuật ngữ. Chẳng hạn, trong bài báo năm 1970, Golovin B.N. đã đưa ra 7 định

nghĩa khác nhau; năm 1977 trong cuốn sách của mình, Danilenko V.P. đã đưa

ra 19 định nghĩa và nói rằng chưa hết, còn có thể kề thêm nữa [22; 5 ]. Thậm

chí Reformatxki A.A. khẳng định có thể viết hẳn một cuốn sách về vấn đề thế

nào là thuật ngữ [Dẫn theo 18, 100]. Lí do của điều này Superanskaja (2007)

cho rằng, vì khi đó bộ môn thuật ngữ học chưa hình thành và vì thuật ngữ là

đối tượng của nhiều ngành khoa học khác nhau nên mỗi ngành khoa học

thường nhấn mạnh một đặc điểm, hoặc đưa ra các cách tiếp cận khác nhau với

thuật ngữ. Mặc dù có rất nhiều quan niệm thuật ngữ khác nhau như vậy nhưng

có thể nhận thấy ba xu hướng định nghĩa thuật ngữ cơ bản dưới đây:

Page 43: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

37

Một số nhà nghiên cứu nước ngoài khi định nghĩa thuật ngữ đã quan

tâm tới việc chỉ ra sự khác biệt giữa thuật ngữ với từ thông thường. Chẳng

hạn Kuz'kin N.P. (1962) cho rằng: "Nếu như từ thông thường, từ phi chuyên

môn tương ứng với đối tượng thông dụng, thì từ của vốn thuật ngữ lại tương

ứng với đối tượng chuyên môn mà chỉ có một số lượng hạn hẹp các chuyên

gia biết đến" [Dẫn theo 26;10]. Tương tự, Moiseev A.I. (1970) khẳng định

:"Chính biên giới giữa thuật ngữ và phi thuật ngữ không nằm giữa các loại từ

và cụm từ khác nhau mà nằm trong nội bộ mỗi từ và cụm từ định danh"

[80;10]. Cùng quan niệm này Kapanadze L.A. cũng nhấn mạnh:"Thuật ngữ

không gọi tên khái niệm như từ thông thường mà là khái niệm được gán cho

nó dường như là gắn kèm theo nó cùng với định nghĩa" [45; 4].

Bên cạnh đó, khá nhiều nhà nghiên cứu khi định nghĩa thuật ngữ lại

chú ý đến chức năng mà thuật ngữ đảm nhiệm. Chẳng hạn, Vinokur G.O.

(1939) cho rằng "Thuật ngữ - đấy không phải là những từ đặc biệt, mà chỉ là

những từ có chức năng đặc biệt” và đó là “chức năng gọi tên” [Dẫn theo 26;

4]. Đồng thời ông cho rằng bất cứ từ nào cũng được cấu tạo để có vai trò là

một thuật ngữ. Quan niệm của Vinokur G.O. cho thấy nền tảng của thuật ngữ

chính là ngôn ngữ, cụ thể là các đơn vị từ vựng. Bên cạnh đó, Vinôgrađốp

V.V. (1947) chỉ rõ thuật ngữ không chỉ có chức năng gọi tên mà còn có chức

năng định nghĩa: “Trước hết từ thực hiện chức năng định danh, nghĩa là hoặc

nó là phương tiện biểu thị, lúc đó nó chỉ là một kí hiệu đơn giản, hoặc nó là

phương tiện của định nghĩa lôgíc, lúc đó nó là thuật ngữ khoa học” [Dẫn theo

26,14]. Tương tự, Gerd A.X. trong định nghĩa của mình cũng nhấn mạnh chức

năng định nghĩa của thuật ngữ: "Thuật ngữ là một đơn vị từ vựng ngữ nghĩa

có chức năng định nghĩa và được khu biệt một cách nghiêm ngặt bởi các đặc

trưng như tính hệ thống, tính đơn nghĩa" [27;19].

Phần lớn các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước khi định nghĩa thuật

ngữ đã tập trung đến việc xác định thuật ngữ trong mối quan hệ với khái

Page 44: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

38

niệm. Ở Việt Nam, Nguyễn Văn Tu là người đầu tiên đưa ra định nghĩa về

thuật ngữ. Trong đó, ông chỉ rõ thuật ngữ không chỉ biểu thị khái niệm khoa

học còn biểu thị cả tên các sự vật: "Thuật ngữ là từ hoặc nhóm từ dùng trong

các ngành khoa học kỹ thuật, chính trị ngoại giao, nghệ thuật...và có một ý

nghĩa đặc biệt, biểu thị chính xác các khái niệm và tên các sự vật thuộc ngành

nói trên.". [113;176].

Tương tự, định nghĩa thuật ngữ của Đỗ Hữu Châu cũng nhấn mạnh thuật

ngữ không chỉ biểu thị khái niệm khoa học mà thuật ngữ còn chỉ tên cả sự vật,

hiện tượng khoa học: "Thuật ngữ là những từ chuyên môn được sử dụng trong

phạm vi một ngành khoa học, một nghề nghiệp hoặc một ngành kỹ thuật nào

đấy. Có thuật ngữ của ngành vật lý, ngành hóa học, toán học, thương mại,

ngoại giao,vv...Đặc tính của những từ này là phải cố gắng chỉ có một nghĩa,

biểu thị một khái niệm, hay chỉ tên một sự vật, một hiện tượng khoa học, kỹ

thuật nhất định" [13; 367].

Sau này, nhiều nhà nghiên cứu khác (Lê Khả Kế, Hoàng Văn Hành,

1983; Lưu Vân Lăng và Như Ý, 1977; Dương Kỳ Đức, 1981; Nguyễn Thiện

Giáp,1985, Vương Toàn, 1986...), cũng đưa ra các định nghĩa về thuật ngữ.

Nhìn chung các định nghĩa đều nhấn mạnh đến tính chính xác của khái niệm

và đối tượng chuyên môn mà thuật ngữ biểu thị. Chẳng hạn, Hoàng Văn Hành

định nghĩa “Thuật ngữ là những từ ngữ dùng để biểu thị một khái niệm xác

định thuộc hệ thống những khái niệm của một ngành khoa học nhất định.

Toàn bộ hệ thống thuật ngữ của các ngành khoa học hợp thành vốn thuật ngữ

của ngôn ngữ” [36; 26]. Nguyễn Thiện Giáp cũng quan niệm: "Thuật ngữ là

bộ phận từ ngữ đặc biệt của ngôn ngữ. Nó bao gồm những từ và cụm từ cố

định là tên gọi chính xác của các khái niệm và các đối tượng thuộc lĩnh vực

chuyên môn của con người" [29; 270].

Ở nước ngoài, một số nhà ngôn ngữ học Nga khi đưa ra định nghĩa

cũng nhấn mạnh đến khái niệm và đối tượng chuyên môn thuật ngữ biểu thị.

Page 45: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

39

Chẳng hạn, Akhmanova O.S. (1966) định nghĩa: "Thuật ngữ là từ hoặc cụm

từ của ngôn ngữ chuyên môn (ngôn ngữ khoa học, ngôn ngữ kỹ thuật,v.v...)

được sáng tạo ra (được tiếp nhận, được vay mượn.v.v...) để biểu hiện chính

xác các khái niệm chuyên môn và biểu thị các đối tượng chuyên môn” [Dẫn

theo 26; 173]. Kondakor N.I (1971) cũng đưa ra quan niệm về thuật ngữ khá

rộng: Thuật ngữ là “từ ngữ chuyên môn dùng để chỉ bất kỳ một cái gì đó

trong một lĩnh vực, một ngành nghề, chứ không hạn chế ở khái niệm khoa học

được xác định chặt chẽ” [Dẫn theo 26, tr.173].

Những năm gần đây ở Việt Nam, khi bàn về vấn đề thuật ngữ nói chung

hoặc trong các công trình nghiên cứu về thuật ngữ thuộc một số các chuyên

ngành cụ thể, hầu hết các nhà nghiên cứu cũng đều đưa ra định nghĩa thuật

ngữ hoặc chấp nhận quan điểm định nghĩa thuật ngữ trong mối quan hệ với

khái niệm.[ Nguyễn Thị Bích Hà, 2000; Nguyễn Thị Kim Thanh, 2005;

Nguyễn Đức Tồn, 2010; Mai Thị Loan, (2012)…].

Ngoài ba xu hướng định nghĩa chủ yếu trên, Superanskaja A.V, (2007)

còn tổng kết và nêu ra 7 cách định nghĩa của giới khoa học và ngôn ngữ về

thuật ngữ, đó là cách định nghĩa của triết học - nhận thức luận, logic, kí hiệu

học,tin học, ngôn ngữ học, logic-ngôn ngữ học, thuật ngữ học. Trong đó, đáng

chú ý là cách xác định thuật ngữ theo quan điểm thuật ngữ học của tác giả

Leichik (2009 ) được đánh giá mang tính toàn diện nhất: "Thuật ngữ là một

sản phẩm kết hợp đa tầng, gồm tầng nền là ngôn ngữ tự nhiên và tầng thượng

thuộc về logic. Trong đó, tầng thượng (superstratum) ở trên và tầng nền

(substratum) ở dưới, bao bọc hạt nhân thuật ngữ, gồm cấu trúc hình thức, cấu

trúc chức năng, cấu trúc khái niệm chuyên ngành. Ba cấu trúc này tác động

qua lại với tầng nền ngôn ngữ và tầng thượng lô gic" [84; 24]. Một số nhà

nghiên cứu hiện nay cho rằng, chỉ khi sự thừa nhận sự tồn tại tầng nền ngôn

ngữ trong thuật ngữ, chúng ta mới giải quyết được nhiều vấn đề về phương

pháp luận của thuật ngữ, trước hết là vấn đề truyền thống về bản chất ngôn

Page 46: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

40

ngữ của thuật ngữ, hay vấn đề bản chất thuật ngữ hoặc vấn đề đặc thù của

thuật ngữ. Bởi vì nếu chỉ đứng trong khuôn khổ thuần túy của ngôn ngữ học

thì không thể phát lộ ra các nét đặc trưng, cơ bản của thuật ngữ phân biệt với

các đơn vị từ vựng khác, những cái phi thuật ngữ [109; 9].

Như vậy, rõ ràng các nhà nghiên cứu nhìn nhận thuật ngữ ở nhiều góc

độ khác nhau, nên đưa ra khá nhiều nội dung về khái niệm thuật ngữ như về

vị trí, chức năng, hình thức, nội dung, phạm vi sử dụng…của thuật ngữ. Tuy

nhiên, có thể nhận thấy hai nội dung rất quan trọng mang tính đặc trưng bản

chất của khái niệm thuật ngữ mà các nhà nghiên cứu đã nêu ra:

* Về hình thức: thuật ngữ là những từ hoặc cụm từ.

* Về nội dung: thuật ngữ biểu thị chính xác các khái niệm hoặc đối

tượng chuyên môn của một ngành khoa học hoặc một lĩnh vực chuyên môn

nhất định.

Từ hai nội dung cơ bản của khái niệm thuật ngữ nêu trên, chúng tôi tạm

liên kết thành định nghĩa mang tính chất làm việc, coi đây như là tiêu chí để xác

định thuật ngữ trong sự phân biệt với các đơn vị phi thuật ngữ: Thuật ngữ là

những từ và cụm từ biểu thị chính xác các khái niệm hoặc đối tượng chuyên môn

của một ngành khoa học hoặc một lĩnh vực chuyên môn nhất định.

Dựa trên những quan điểm đã nêu và tìm hiểu lược sử mĩ thuật và mĩ

thuật học, tìm hiểu khái niệm mĩ thuật trong các giáo trình mĩ thuật học cùng

với kết quả khảo sát, thống kê TNMTTV từ nhiều nguồn khác nhau, chúng tôi

đưa ra định nghĩa TNMT như sau: Thuật ngữ mĩ thuật là các từ, cụm từ được

sử dụng trong ngành mĩ thuật để biểu thị những khái niệm, sự vật, hiện tượng,

quá trình, hoạt động, tính chất… thuộc các ngành: hội họa, điêu khắc, kiến

trúc, đồ họa và trang trí.

1.2.3.2. Phân biệt thuật ngữ và một số khái niệm liên quan

a. Thuật ngữ và danh pháp

Page 47: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

41

Việc phân biệt thuật ngữ và danh pháp lần đầu tiên được Vinokur

G.O.(1939) bàn đến. Ông cho rằng bản chất của danh pháp là võ đoán và

không có quan hệ trực tiếp với tư duy. Khác với thuật ngữ, danh pháp: "là một

hệ thống phù hiệu hoàn toàn trừu tượng và ước lệ, công dụng duy nhất của nó

là tạo những phương tiện thuận lợi nhất về mặt thực tiễn để biểu đạt những sự

vật không quan hệ trực tiếp với những nhu cầu của tư duy lí luận lấy các sự

vật ấy làm căn cứ” [106; 7].

Reformatxki G.O (1961) cũng chỉ ra sự khác biệt giữa thuật ngữ và danh

pháp: “Hệ thuật ngữ trước hết có mối liên hệ với hệ khái niệm của một môn

khoa học nào đó, còn danh pháp chỉ nhãn hiệu hóa đối tượng của khoa học

thôi. Vì vậy, danh pháp có thể coi là thế liên tục của các chữ cái (vitamin A,

vitamin B…), hay là thể liên tục của các con số (MAC -5, MAC-8) và của

mọi thứ dấu hiệu có tính ước lệ, tùy tiện khác. Danh pháp không tương quan

trực tiếp với các khái niệm của khoa học. Vì vậy, danh pháp không tiêu biểu

cho hệ khái niệm của khoa học” [106; 4]. So với thuật ngữ số lượng của danh

pháp là rất lớn: “Nếu cái máy nào đó chẳng hạn có mấy nghìn chi tiết và mỗi

chi tiết như thế lại có tên gọi riêng của mình thì điều này cũng không có nghĩa

là phải có bằng ngần ấy khái niệm” [13; 145].

Tương tự, Superanskaja khẳng định, mặc dù danh pháp có gắn với khái

niệm nhưng nó hướng đến sự vật nhiều hơn và số lượng của nó nhiều vô kể.

Còn thuật ngữ của mỗi ngành khoa học lại là một số lượng hữu hạn, vì người

ta phản ánh hệ khái niệm của nó bằng từ ngữ [104; 9]

Nguyễn Thiện Giáp cũng phân biệt thuật ngữ và danh pháp một cách

khá rõ. Ông cũng khẳng định, danh pháp không gắn liền trực tiếp với khái

niệm của một khoa học như thuật ngữ mà danh pháp chỉ gọi tên các sự vật

trong khoa học đó mà thôi. “Về bản chất, danh pháp là tên riêng của các đối

tượng. Nếu như ở thuật ngữ người ta nhấn mạnh đến chức năng định nghĩa

Page 48: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

42

của nó thì đối với danh pháp chức năng gọi tên mới là chức năng quan

trọng".[29; 309].

Ngoài ra, tác giả còn chỉ rõ, nội dung của thuật ngữ ít nhiều tương ứng

với ý nghĩa của các từ tạo nên chúng. Còn danh pháp có thể được xem như là

một chuỗi kế tiếp nhau của các chữ, chuỗi các con số hoặc bất kỳ cách gọi tên

võ đoán nào. Ví dụ, trong lĩnh vực mĩ thuật, các từ như tranh, tượng, chủ

nghĩa ấn tượng, trường phái siêu thực được coi là những thuật ngữ, còn tên

riêng của các họa sĩ, nhà điêu khắc, viện bảo tàng tranh, loại báo, tạp chí như

tạp chí Mĩ thuật, Viện Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam, Trường Đại học Mĩ thuật

thành phố Hồ Chí Minh... lại thuộc về danh pháp. Như vậy, danh pháp không

có quan hệ trực tiếp với khái niệm khoa học như thuật ngữ, danh pháp chỉ là

tên gọi các sự vật, hiện tượng cụ thể trong một ngành khoa học nhất định.

Theo Hà Quang Năng, giữa thuật ngữ và danh pháp cũng có điểm giống nhau

duy nhất đó là “tính độc lập của danh pháp và của thuật ngữ khỏi ngữ cảnh và

tính chất trung hòa về tu từ của chúng, tính mục đích rõ ràng trong sử dụng,

tính bền vững và khả năng tái hiện trong lời nói” [84;124]. Ngoài ra, trong

một số trường hợp, danh pháp có thể chuyển hóa thành thuật ngữ.

Superanskaja A.V cho rằng, thực ra, giữa thuật ngữ và danh pháp không có

ranh giới tuyệt đối, hai lớp từ vựng này tác động qua lại lẫn nhau, danh pháp,

trong những trường hợp nhất định, có thể chuyển thành thuật ngữ khi nó rơi

vào trong hệ thống từ vựng khác [104; 7].

b. Thuật ngữ và từ thông thường

So với từ thông thường, thuật ngữ có ngoại diên hẹp hơn nhưng nội hàm

sâu hơn và được biểu thị một cách lôgíc chặt chẽ hơn. Mặc dù từ thông

thường cũng biểu thị khái niệm nhưng đó chỉ là “khái niệm đời thường” còn

khái niệm mà thuật ngữ biểu thị là là “khái niệm khoa học” có tính nghiêm

ngặt. Điều này cũng có nghĩa là: "Nghĩa biểu vật của thuật ngữ trùng hoàn

toàn với sự vật, hiện tượng có thực trong thực tế của ngành kĩ thuật tương

Page 49: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

43

ứng. Và ý nghĩa biểu niệm của thuật ngữ cũng là những khái niệm về các sự

vật hiện tượng này đúng như chúng tồn tại trong tư duy” [14; 241]. Vì vậy,

mặc dù cả hai đơn vị này đều có chức năng định danh, nhưng định danh ở từ

thông thường chỉ là gọi tên sự vật, còn ở thuật ngữ là gọi tên khái niệm.

Vì ý nghĩa của thuật ngữ là định nghĩa một cách lô gích khái niệm,

chứa đựng nội dung thuần lí trí, nên thuật ngữ không mang tính biểu cảm,

biểu thị sự đánh giá chủ quan của con người, không có đồng nghĩa, trái nghĩa

và các biến thể phong cách chức năng như từ thông thường. Vì vậy, nội dung

của từ thông thường có thể thay đổi trong trong những hoàn cảnh sử dụng

khác nhau nhưng nội dung của thuật ngữ luôn luôn là cố định. Sự thay đổi của

nội dung của thuật ngữ chỉ phụ thuộc một cách khách quan vào sự phát triển

của khoa học chứ không phải do việc sử dụng thuật ngữ trong những hoàn

cảnh khác nhau thường ngày tạo nên. Nghĩa là, nội dung của thuật ngữ chỉ

thay đổi khi khái niệm mà thuật ngữ diễn đạt được xác lập lại khi mà khoa

học phát triển. Ví dụ, ở thời cổ đại khái niệm nguyên tử được hiểu khác ngày

nay. Điều này rất đúng với nhận định của Superanskaja: “Hầu như mỗi bước

tiến của khoa học cũng là một sự thiết lập hoặc làm chính xác các thuật ngữ

khoa học” [104; 5].

Về mặt sử dụng, từ thông thường được dùng phổ biến trong xã hội còn

thuật ngữ chủ yếu chỉ được sử dụng nhiều trong phạm vi hoạt động của khoa

học đó. Từ thông thường được sử dụng trong những tình huống khác nhau,

trong khi việc sử dụng thuật ngữ thuộc một lĩnh vực chuyên ngành lại chỉ giới

hạn trong lĩnh vực chuyên ngành đó. Thuật ngữ thường được sử dụng để nói

về những chủ đề chuyên môn, còn từ thông thường được sử dụng để nói về

bất kì chủ đề nào trong cuộc sống hàng ngày, để diễn đạt cảm xúc, ra lệnh hay

nói về bản thân ngôn ngữ. Thuật ngữ chỉ được dùng trong một số loại diễn

ngôn như khoa học và kĩ thuật và trong một số văn bản mang tính khách

quan, còn từ thông thường được sử dụng trong tất cả các loại diễn ngôn [109].

Page 50: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

44

Nhưng bên cạnh sự khác biệt, giữa thuật ngữ và từ thông thường còn có

mối quan hệ khá gần gũi với nhau [Lê Khả kế, 1979; Nguyễn Thiện Giáp,

1985; Lotte D.S, 1978]. Thuật ngữ và từ thông thường luôn có sự xâm nhập

qua lại, điều này thể hiện ở hai khía cạnh: thuật ngữ có thể trở thành từ thông

thường và từ thông thường có thể được thuật ngữ hóa. Thực tế cho thấy cùng

với sự phát triển của xã hội, xu thế chuyển hóa từ thông thường thành thuật

ngữ và ngược lại thuật ngữ khoa học đi vào ngôn ngữ của toàn dân đang diễn

ra ngày càng phổ biến.

Khi từ thông thường trở thành thuật ngữ, ý nghĩa của chúng bị hạn chế

chỉ còn lại tính chất chuyên môn hóa. Ngược lại, khi thuật ngữ trở thành từ

thông thường thì không phải toàn bộ khái niệm mà thuật ngữ diễn đạt đều

chuyển vào ngôn ngữ toàn dân mà chỉ là cái vỏ ngữ âm của chúng được sử

dụng. Đồng thời, thuật ngữ sẽ mở rộng phạm vi hoạt động, không chỉ còn bó

hẹp trong phạm vi hệ thống thuật ngữ nào đó mà nó còn được sử dụng cả

trong phạm vi của ngôn ngữ văn học. Như vậy, sự khác biệt cơ bản của những

từ ngữ thông thường được thuật ngữ hóa với các từ ngữ thông thường được

thể hiện rõ ở đặc điểm sử dụng.

Việc chuyển hóa giữa thuật ngữ và từ thông thường đưa đến sự xuất

hiện hàng loạt các đơn vị vừa là thuật ngữ đồng thời là những từ thông

thường như âm, nước, lợi, tiếng, bù....Nhờ có sự chuyển hóa từ thông

thường có thể trở thành thuật ngữ đã mở ra khả năng cấu tạo hàng loạt

thuật ngữ trên cơ sở từ ngôn ngữ thông thường.

c. Thuật ngữ và từ nghề nghiệp

Tuy cách diễn đạt có thể khác nhau, nhưng các nhà nghiên cứu ở trong

nước cũng như ở nước ngoài đều có nhận thức chung coi thuật ngữ là từ ngữ

biểu thị các khái niệm và các đối tượng thuộc các lĩnh vực chuyên môn của

con người. Thuật ngữ có ý nghĩa biểu vật trùng hoàn toàn với sự vật, hiện

tượng…có trong thực tế khách quan, là đối tượng của ngành khoa học và

Page 51: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

45

ngành kĩ thuật tương ứng. Các thuật ngữ không xảy ra sự chia cắt thực thể

khách quan theo cách riêng của ngôn ngữ. Thuật ngữ có các tính chất sau:

tính chính xác; tính quốc tế; tính hệ thống.

Khi tìm hiểu đặc điểm của thuật ngữ và từ nghề nghiệp, Đỗ Hữu Châu

thấy rằng, giữa thuật ngữ và từ nghề nghiệp có nét tương đồng:

1) Chúng đều là lớp từ được dùng trong một ngành nhất định, thuộc về

lớp từ được sử dụng hạn chế trong xã hội.

2) Cả hai lớp từ đều có ý nghĩa biểu vật trùng với sự vật, hiện tượng thực

có trong ngành nghề và ý nghĩa biểu niệm đồng nhất với cái khái niệm về sự

vật, hiện tượng đó.

Tuy nhiên giữa chúng cũng có sự khác biệt căn bản:

1) Từ nghề nghiệp có tính cụ thể và gợi hình cao hơn do gắn với những

hoạt động sản xuất hoặc ngành nghề cụ thể, trực tiếp;

2) Mức độ khái quát của ý nghĩa biểu niệm trong từ nghề nghiệp thấp

hơn thuật ngữ. Thuật ngữ biểu thị khái niệm của các ngành khoa học, ngành

kĩ thuật - tài sản chung của thế giới nên chúng mang tính quốc tế. Từ nghề

nghiệp chỉ lưu hành trong phạm vi một ngành nghề nên không mang tính

quốc tế;

3) Thuật ngữ là biến thể của phong cách khoa học, phong cách viết, còn

từ nghề nghiệp thuộc phong cách khẩu ngữ, từ vựng nói, hội thoại [13; 237].

Mặc dù có những điểm giống và khác nhau, nhưng giữa thuật ngữ và từ

nghề nghiệp vẫn diễn ra quá trình xâm nhập, chuyển hóa lẫn nhau. Cụ thể là

có khá nhiều từ nghề nghiệp vốn ban đầu chỉ được sử dụng trong phạm vi một

nhóm người làm việc trong một nghề nào đó, nhưng khi ngành nghề đó phát

triển, được công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì các từ nghề nghiệp được sử

dụng rộng rãi và được chuyển hóa thành các thuật ngữ. Mặt khác, các ngành

nghề thủ công đang tồn tại song song với các ngành sản xuất công nghiệp

Page 52: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

46

tương ứng cũng lại sẵn sàng tiếp nhận các thuật ngữ khoa học, biến chúng

thành từ nghề nghiệp nhằm hiện đại hóa cho nghề của mình.

Trong ngôn ngữ học, khái niệm từ nghề nghiệp thường được xem xét

trong mối quan hệ với chức năng và phạm vi sử dụng. Từ nghề nghiệp thường

được các nhà nghiên cứu quan niệm đó là các từ vựng được sử dụng giữa

những người cùng làm trong một ngành nghề cụ thể tại một làng, một vùng cư

dân nào đó, và đó là các nghề thủ công như nghề gốm sứ, nghề dệt, nghề mộc,

nghề giấy... Có thể nhận thấy một số điểm tương đồng và khác biệt của lớp từ

này so với thuật ngữ như sau:

Thứ nhất, về mặt nội dung, từ nghề nghiệp và thuật ngữ đều là những tên

gọi duy nhất của hiện tượng trong thực tế, đồng thời, cả thuật ngữ và từ nghề

nghiệp đều có thể chuyển hóa thành từ thông thường khi những khái niệm của

chúng được sử dụng phổ biến trong xã hội, làm giàu thêm vốn từ vựng chung

của dân tộc. “Từ ngữ nghề nghiệp là những tên gọi duy nhất của hiện tượng

thực tế. Chúng không có từ đồng nghĩa trong ngôn ngữ toàn dân. Cho nên từ

nghề nghiệp đều dễ dàng trở thành từ vựng toàn dân khi những khái niệm

riêng của chúng trở thành phổ biến rộng rãi trong toàn xã hội [13; 303]. Về

điểm này, Đỗ Hữu Châu cũng cho rằng, thuật ngữ và từ nghề nghiệp đều có

đặc tính cơ bản là ý nghĩa biểu vật trùng với sự vật hiện tượng thực có trong

ngành nghề và ý nghĩa biểu niệm đồng nhất với các khái niệm về sự vật, hiện

tượng đó [13; 253].

Thứ hai, xét về mặt sử dụng, từ nghề nghiệp cũng giống như thuật ngữ là

lớp từ được dùng hạn chế, chúng chỉ được dùng nhiều trong một ngành nghề

nhất định. “Từ nghề nghiệp là những từ ngữ biểu thị những công cụ, sản

phẩm lao động và quá trình sản xuất của một ngành nào đó trong xã hội.

Những từ ngữ này thường được những người cùng trong ngành nghề đó biết

và sử dụng” [13; 303].

Page 53: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

47

Tuy nhiên, khác với thuật ngữ, vì từ nghề nghiệp gắn liền với những

hoạt động sản xuất hoặc ngành nghề cụ thể một cách trực tiếp, cho nên từ

nghề nghiệp thường mang tính cụ thể, gợi hình ảnh cao. Vì vậy, từ nghề

nghiệp còn được dùng cả trong phong cách của ngôn ngữ văn học, và nghệ

thuật, đặc biệt các nhà nghiên cứu đều cho rằng mức độ khái quát của các ý

nghĩa biểu niệm của chúng thấp hơn thuật ngữ khoa học. “Thuật ngữ chuyên

môn gồm thuật ngữ những ngành khác nhau trong khoa học, các thuật ngữ -

định nghĩa, xác định ra khái niệm, nghĩa những thuật ngữ này không mang

bất cứ thành tố xúc cảm và biểu cảm nào. Từ nghề nghiệp là những hiện

thực của các ngành sản xuất khác nhau, của các nghề thủ công v.v…- có thể

mang sắc thái xúc cảm và biểu cảm’ [68; 132-133]. Bên cạnh đó, Kapanadze

(1965) chỉ ra một đặc điểm khác biệt khá quan trọng của từ nghề nghiệp so

với thuật ngữ đó là từ nghề nghiệp “không bao giờ tạo thành một hệ thống

khép kín - đó là những đơn vị rời rạc không liên kết với nhau” [46;14].

1.2.3.3. Các tiêu chuẩn của thuật ngữ

Việc xây dựng, thống nhất thuật ngữ khoa học liên quan chặt chẽ tới

việc xác định các tiêu chuẩn của thuật ngữ. Đây là một trong những vấn đề

được các nhà nghiên cứu rất quan tâm. Ở Việt Nam, Hoàng Xuân Hãn (1942)

không chỉ là người đầu tiên tổng kết lên ba phương thức xây dựng thuật ngữ,

mà còn là người đầu tiên đề ra các tiêu chuẩn của thuật ngữ, khi đó ông gọi là

các “điều kiện” của một “danh từ khoa học”. Theo đánh giá của Lưu Vân

Lăng, các tiêu chuẩn mà Hoàng Xuân Hãn nêu ra cho đến nay (những năm

70) vẫn là những yêu cầu cần và đủ cho hệ thống thuật ngữ và có thể hệ thống

hóa chúng thành 3 tiêu chuẩn chính: khoa học, dân tộc và đại chúng. [65; 62].

Đây cũng chính là ba tiêu chuẩn đã được hầu hết các nhà khoa học nhất trí

thống qua trong Hội nghị năm 1964 bàn về vấn đề dùng thuật ngữ khoa học

nước ngoài, trong đó việc xác định và thống nhất các tiêu chuẩn của thuật ngữ

là một nội dung quan trọng được thảo trong hội nghị. Trong ba tiêu chuẩn

Page 54: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

48

khoa học, dân tộc và đại chúng thì tính khoa học được tất cả các nhà khoa học

đánh giá là tiêu chuẩn quan trọng bậc nhất.

Đáng chú ý, ngoài các tiêu chuẩn nói trên, một số nhà nghiên cứu còn

cho rằng cần phải chú ý cả tính tính quốc tế của thuật ngữ. Đặc biệt, một số

tác giả không chỉ đề xuất mà còn phân tích, đánh giá cao tính quốc tế của

thuật ngữ, coi đây là một tiêu chuẩn bắt buộc mà thuật ngữ phải có. Như vậy

có thể thấy, các nhà nghiên cứu đưa ra khá nhiều tiêu chuẩn cho thuật ngữ.

Tuy nhiên, có thể khái quát chúng lại thành các tiêu chuẩn: tính khoa học,

tính quốc tế, tính dân tộc, tính đại chúng, bởi vì một số tiêu chuẩn các nhà

nghiên cứu nêu ra đã bao hàm nhau, ví dụ, trong tính chính xác đã bao hàm

tính đơn nghĩa, trong tính đại chúng bao hàm tính dễ dùng… hoặc cùng một

tính chất nhưng được diễn đạt khác nhau, ví dụ tính dân tộc có tác giả lại gọi

là tính bản ngữ…Trong số các tiêu chuẩn của thuật ngữ nêu trên, tính khoa

học được tất cả các nhà nghiên cứu từ trước đến nay coi đó là tiêu chuẩn

quan trọng bậc nhất. Các tiêu chuẩn còn lại cũng rất quan trọng nhưng

không được các nhà nghiên cứu chú trọng như nhau. Nhìn chung, quan niệm

của các nhà nghiên cứu thời kì những năm 60 -70 của thế kỉ trước, ngoài

tính khoa học chỉ quan tâm đến tính dân tộc và đại chúng, còn tính quốc tế

thì chưa được chú ý và hầu như ít được đề cập đến. Trong giai đoạn hiện

nay, tất cả các nhà nghiên cứu đều khẳng định, tính quốc tế là một trong

những phẩm chất bắt buộc của thuật ngữ, bên cạnh tính khoa học.

Sau đây là tổng hợp các tiêu chuẩn về thuật ngữ tiếng Việt mà các nhà

nghiên cứu đưa ra:

Page 55: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

49

Các tiêu chuẩn của thuật ngữ tiếng Việt

TT Tiêu chuẩn của thuật ngữ Ngƣời

đƣa ra

Năm

đƣa

ra

Tài

liệu

1. 1. Mỗi ý phải có một danh từ để gọi

2. Danh từ ấy phải dùng riêng về ý ấy

3. Mỗi ý đừng có nhiều danh từ

4. Danh từ phải làm cho dễ nhớ đến ý

5. Danh từ trong các môn phải thành

một toàn thể duy nhất và liên lạc

6. Danh từ phải gọn

7. Danh từ phải có âm hưởng Việt Nam

8. Danh từ phải đặt theo lối đặt các tiếng

thường và phải có tính chất quốc gia.

Hoàng

Xuân Hãn

1942

[35].

2. 1. Tính khoa học (chính xác, hệ thống)

2. Tính dân tộc và đại chúng

3. Tính ngắn gọn, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ

Lê Khả Kế

1967 [51].

3. 1. Chính xác; 2. Có hệ thống;

3. Có tính bản ngữ (dân tộc);

4. Ngắn gọn, cô đọng;

5. Dễ dùng

Lưu Vân

Lăng

1977

[65].

4. 1. Tính định danh; 2. Tính chính xác; 3.

Tính hệ thống; 4. Tính bản ngữ” Như Ý 1979 [127].

5. 1. Ổn định về cấu tạo; 2. Ngắn gọn;

3. Có sức sản sinh Hồng Dân 1979 [19].

6. 1. Tính chính xác; 2. Tính quốc tế;

3. Tính hệ thống

Đỗ Hữu

Châu 1981 [13].

7. 1. Tính chính xác; 2. Tính hệ thống;

3. Tính quốc tế

Nguyễn

Thiện Giáp 1985 [29].

8. 1. Tính đơn nghĩa; 2. Tính chính xác

3. Tính trung hòa về tu từ

Vũ Quang

Hào 1991 [40].

9. 1. Tính chính xác

2. Tính hệ thống

3. Tính chất ngôn ngữ dân tộc

4. Tính ngắn gọn và tính dễ dùng

5. Tính quốc tế

Hà Quang

Năng

2009 [83].

10. 1. Tính khoa học (tính chính xác, tính hệ

thống và tính ngắn gọn)

2. Tính quốc tế

Nguyễn

Đức Tồn 2016 [110].

Page 56: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

50

Trong nhiều tiêu chuẩn của thuật ngữ được nêu ra ở đây cần phân

biệt những tiêu chuẩn với tư cách là những đặc trưng của thuật ngữ để

phân biệt thuật ngữ với những lớp từ vựng khác và những yêu cầu khi xây

dựng thuật ngữ. Cụ thể, tính khoa học và tính quốc tế là những đặc trưng

cơ bản mà thuật ngữ ở bất kì ngôn ngữ nào cũng có. Nhưng khi xây dựng

thuật ngữ tiếng Việt không những phải bảo đảm được tính chất cơ bản của

thuật ngữ mà còn phải bảo đảm cả tính chất chung của thuật ngữ với tư

cách là một lớp từ vựng đặc biệt trong hệ thống từ vựng tiếng Việt, đó là

tính dân tộc của thuật ngữ.

a. Tính khoa học

Thuật ngữ có tính khoa học nghĩa là thuật ngữ phải mang tính chính xác,

tính hệ thống hệ thống và tính ngắn gọn

*Tính chính xác

Tính chính xác được tất cả các nhà khoa học trong và ngoài nước từ

trước đến nay thừa nhận là một yêu cầu quan trọng hàng đầu đối với thuật

ngữ. Tính chính xác đòi hỏi phải biểu hiện đúng khái niệm một cách rõ ràng,

không gây những chỗ hiểu lầm sai lệch. Lotte quan niệm, một thuật ngữ chính

xác nếu thuật ngữ đó chứa đựng những đặc trưng bản chất của khái niệm do

nó biểu đạt [74; 3]. Tương tự, Lê Khả Kế cũng chỉ rõ: “lí tưởng nhất là thuật

ngữ phản ánh được đặc trưng cơ bản, nội dung bản chất của khái niệm”. Đối

với một số trường hợp thuật ngữ chỉ phản ánh một đặc trưng không cơ bản

của khái niệm nhưng vẫn đủ điều kiện để phân biệt trong thế đối lập với các

thuật ngữ khác, thì vẫn có thể chấp nhận được. Chẳng hạn, trong lĩnh vực sinh

học cùng là Graine nhưng có hai thuật ngữ: hột và hạt. [52; 33].

Tính chính xác của thuật ngữ còn đòi hỏi thuật ngữ phải có tính một

nghĩa, tức là trong cùng một ngành khoa học hoặc một lĩnh vực chuyên môn

mỗi khái niệm chỉ có một thuật ngữ hay nói cách khác mỗi thuật ngữ chỉ biểu

đạt một khái niệm. "Một thuật ngữ chính xác là một thuật ngữ khi nói ra, viết

ra, người nghe, người đọc hiểu một và chỉ một khái niệm khoa học (đúng hoặc

sai) ứng với nó mà thôi". [13; 243].

Page 57: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

51

Như vậy, để đảm bảo tính một nghĩa của thuật ngữ đòi hỏi phải loại bỏ

hiện tượng đồng âm, đồng nghĩa trong hệ thống thuật ngữ của cùng một

ngành khoa học. Tuy nhiên, “Do chỗ số lượng các tên gọi bao giờ cũng ít hơn

các sự vật hiện tượng được gọi tên, nên không ít những thuật ngữ biểu thị các

sự vật, hiện tượng, đối tượng của các ngành khoa học khác nhau” [13; 243].

Vì vậy, hầu hết các nhà nghiên cứu cho rằng, giữa những hệ thống thuật ngữ

của các ngành khoa học khác nhau vẫn có thể chấp nhận hiện tượng đồng âm

đồng nghĩa bởi vì chúng không vi phạm đến mức chính xác của thuật ngữ

khoa học, cũng không phá vỡ tính hệ thống của thuật ngữ. Ví dụ: thuật ngữ

than hiện xuất hiện trong nhiều hệ thống thuật ngữ khác nhau. Than trong

ngành mỏ công nghiệp: chỉ một chất nhất định, chẳng hạn như ta nói mỏ than.

Trong hội họa, than chỉ một loại than đặc biệt đốt từ cây phụ danh dùng để vẽ

(vẽ than). Trong y học và thú y, than chỉ một loại bệnh do trực khuẩn gây ra

(sốt than)... Trong nông nghiệp về bệnh cây, than chỉ một loại bệnh do nấm

gây ra. Rõ ràng, trong mỗi lĩnh vực chuyên môn thuật ngữ than biểu thị các

khái niệm hoàn toàn khác nhau và trong mỗi lĩnh vực chuyên môn nó chỉ

mang một nghĩa.

*Tính hệ thống

Tính hệ thống là một tiêu chuẩn cần thiết và bắt buộc đối với thuật

ngữ. Mỗi ngành khoa học đều có một hệ thống các khái niệm được thể hiện

bằng hệ thống các thuật ngữ, trong đó mỗi thuật ngữ bao giờ cũng là yếu tố

của hệ thống thuật ngữ và chiếm một vị trí nhất định trong hệ thống thuật

ngữ cụ thể nào đó. Giá trị của mỗi thuật ngữ chỉ được xác định trong mối

quan hệ của nó với những thuật ngữ khác trong cùng một hệ thống. Nếu

tách thuật ngữ đó ra khỏi hệ thống thì nội dung thuật ngữ của nó không còn

nữa. “Nói đến tính chất hệ thống của thuật ngữ khoa học, chúng ta cần phải

chú ý đến cả hai mặt: hệ thống thuật ngữ và hệ thống kí hiệu” [65; 27].

Như vậy, tính hệ thống của thuật ngữ cần phải được hiểu một cách toàn

diện, không chỉ về mặt hình thức thức biểu hiện bằng từ ngữ mà còn phải xét cả

về mặt nội dung khái niệm. Lưu Vân Lăng (1977) đã phân tích khá kĩ và toàn

Page 58: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

52

diện tính hệ thống của thuật ngữ. Theo ông, tính hệ thống của thuật ngữ phải

được chú ý trên cả hai mặt: mặt nội dung (hệ thống khái niệm) và mặt hình thức

(hệ thống kí hiệu). Trong khoa học, hệ thống khái niệm được thể hiện ở chỗ:

“các khái niệm được tổ chức thành hệ thống, có tầng, có lớp, có bậc hẳn hoi, có

khái niệm hạt nhân làm trung tâm tập hợp nhiều khái niệm khác thành từng

trường khái niệm, thành từng nhóm, từng cụm. Mỗi trường khái niệm có thể là

một hệ thống con. Mỗi hệ thống nhỏ có một khái niệm hạt nhân” [65; 5-6]. Như

vậy, trong mỗi hệ thống lớn bao gồm nhiều hệ thống nhỏ và các hệ thống nhỏ

này được sắp xếp thành tầng bậc theo một trật tự nhất định.

Tính hệ thống kí hiệu thường được thể hiện ở mối quan hệ liên tưởng

(nghĩa là thay thế theo trục dọc) và mối quan hệ ngữ đoạn (nghĩa là nối tiếp theo

trục ngang) của các tín hiệu ngôn ngữ. Như vậy, để đảm bảo được hệ thống về

mặt kí hiệu, cần phải dựa vào thế đối lập giữa các tín hiệu trong hệ thống. Bởi vì

mỗi thuật ngữ có một giá trị nhất định về nội dung chính là do sự đối lập kí hiệu

này với kí hiệu khác trong cùng một hệ thống kí hiệu. Khi đặt thuật ngữ, ta có

thể dựa vào sự đối lập giữa các tín hiệu về mọi mặt có trong ngôn ngữ, kể cả

những tín hiệu đồng nghĩa khác âm như không, vô, bất, phi ... để tạo ra rất nhiều

các khái niệm khác nhau. [65; 6]. Như vậy, nhờ vào tính hệ thống chúng ta thấy

được khả năng phái sinh của thuật ngữ là rất lớn.

* Tính ngắn gọn

Tính ngắn gọn liên quan chặt chẽ tới tính chính xác và tính hệ thống của

thuật ngữ. Tính chính xác về mặt ngữ nghĩa của thuật ngữ còn đòi hỏi về mặt

cấu trúc hình thức của chúng cũng phải chính xác, cụ thể là hình thức của thuật

ngữ phải ngắn gọn, chặt chẽ. “Tính ngắn gọn của thuật ngữ cần được hiểu là,

trong thành phần cấu tạo thuật ngữ, chỉ cần chứa một số lượng đặc trưng tối

thiểu cần thiết, nhưng vẫn đủ để đồng nhất hóa và khu biệt hóa các khái niệm

được phản ánh bằng thuật ngữ đó” [84; 31 - 32]. Đây cũng là điều hoàn toàn phù

hợp với nguyên tắc định danh thuật ngữ, đó là chỉ lựa chọn những đặc trưng đủ

để khu biệt sự vật, khái niệm này với các sự vật, khái niệm khác, chứ không thể

đưa tất cả đặc trưng của đối tượng cần định danh vào bên trong tên gọi của nó.

Page 59: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

53

Xét ở khía cạnh này, tính ngắn gọn không mâu thuẫn với tính chính xác của

thuật ngữ. Mặt khác, tính ngắn gọn của thuật ngữ cũng rất phù hợp với “quy luật

tiết kiệm trong ngôn ngữ” [84; 53].

Liên quan đến tính ngắn gọn của thuật ngữ, gần đây trong các công trình

nghiên cứu thuật ngữ của mình, các nhà ngôn ngữ học Nga đã đưa ra khái niệm

về "độ dài tối ưu và cấu trúc tối ưu của thuật ngữ" [84; 21] thay cho tiêu chuẩn

tính ngắn gọn. Theo một số nhà ngôn ngữ học Nga, độ dài tối ưu của thuật ngữ

là gắn với một bộ tối ưu các yếu tố thuật ngữ. Điều này cho phép kết nối vấn đề

tính tối ưu giữa cấu trúc hình thức với cấu trúc nội dung của nó, tức là tập hợp

các đặc trưng của khái niệm được phản ánh trong thuật ngữ [80; 26]. Như vậy có

thể thấy độ dài tối ưu của thuật ngữ là độ dài mà trong đó mỗi yếu tố thuật ngữ

biểu đạt một khái niệm từ hệ thống khái niệm của một lĩnh vực chuyên môn.

Tuy nhiên các nhà nghiên cứu cũng lưu ý độ dài tối ưu của thuật ngữ cần phải

tính đến các điều kiện hiện thực cấu tạo thuật ngữ trong một hệ thống thuật ngữ

nhất định, tức là khả năng biểu đạt các khái niệm chủ yếu bằng các yếu tố thuật

ngữ. Ví dụ, “tranh" và "chân dung” là những khái niệm chủ yếu, từ đây phái

sinh ra các thuật ngữ như tranh chân dung tự họa, tranh chân dung toàn thân…

Bên cạnh đó, một số nhà nghiên cứu còn đưa ra tiêu chuẩn cụ thể về số

lượng YTCT thuật ngữ. Chẳng hạn, Reformatxki cho rằng đối với thuật ngữ là

từ ghép, từ tổ chỉ có thể gồm hai, ba hoặc tối đa là bốn yếu tố bởi vì nếu thuật

ngữ quá dài sẽ không được chấp nhận trong thực tế [100].

b. Tính quốc tế

Tính quốc tế là một yêu cầu tất yếu bởi vì thuật ngữ là những từ, ngữ

biểu thị các khái niệm mà khái niệm khoa học được coi là thành tựu chung của

trí tuệ, tri thức nhân loại, không thuộc về riêng ai hay riêng quốc gia nào.

Nhưng khi biểu thị những khái niệm khoa học chung đó, mỗi dân tộc sử dụng

các yếu tố và phương thức cấu tạo từ vốn có trong mỗi ngôn ngữ khác nhau.

Chính vì vậy, thuật ngữ vừa mang tính quốc tế vừa mang tính dân tộc. Tính

quốc tế thực ra không mâu thuẫn với tính dân tộc bởi vì khi nói đến tính quốc

tế là người ta nhấn mạnh đến mặt nội dung của thuật ngữ, còn nói đến tính dân

Page 60: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

54

tộc là người ta chú ý đến mặt hình thức của thuật ngữ. Thậm chí đối với một số

TNMTTV tưởng chừng mang đậm tính dân tộc cả về hình thức và nội dung

khái niệm như tranh thêu, tranh khắc, tranh sơn mài, tranh ghép mảnh…nhưng

xét về khía cạnh nội dung chúng vẫn mang tính quốc tế bởi vì khi các thuật ngữ

này được phổ biến ra nước ngoài thì chúng sẽ trở thành tri thức chung của cả

nhân loại chứ không còn của riêng TNMT Việt Nam.

Đi vào cụ thể, tính quốc tế về mặt nội dung của thuật ngữ thường được

nhấn mạnh ở hai khía cạnh. Thứ nhất, các khái niệm do thuật ngữ biểu thị

mặc dù được thể hiện bằng các ngôn ngữ khác nhau nhưng những nguời hoạt

động trong cùng một lĩnh vực chuyên môn ở các nước khác nhau đều hiểu nội

hàm các khái niệm chuyên môn đó giống nhau. Thứ hai, cùng một sự vật,

hiện tượng hay khái niệm khoa học nhưng các ngôn ngữ khác nhau cùng chọn

một đặc trưng nào đó để làm cơ sở định danh cho việc đặt thuật ngữ. Như

vậy, xét về nội dung của thuật ngữ thì rõ ràng tính quốc tế là một đặc trưng

quan trọng, là một tính chất cơ bản của thuật ngữ vì chúng biểu hiện những

khái niệm chung cho toàn nhân loại, trong khi các lớp từ ngữ khác chỉ mang

đặc trưng của dân tộc.

c. Tính dân tộc

Thuật ngữ ở bất kì ngành khoa học nào, ở bất kì nước nào trước hết vẫn

phải là một bộ phận của ngôn ngữ dân tộc, vì vậy thuật ngữ phải mang những

đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ dân tộc. Tính dân tộc thường được thể hiện ở

các mặt: từ vựng (YTCT thuật ngữ thường là những yếu tố thuần Việt, Hán

Việt hoặc đã được Việt hóa), ngữ pháp (trật tự ghép các yếu tố tạo nên thuật

ngữ theo cú pháp tiếng Việt), ngữ âm và chữ viết: phù hợp với đặc điểm tiếng

nói, chữ viết của dân tộc như dễ hiểu, dễ viết, dễ đọc.[50; 16]

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đều cho rằng, tùy thuộc vào từng lĩnh

vực chuyên môn mà thuật ngữ đáp ứng được yêu cầu này ở mức độ nào. Tính

dân tộc của thuật ngữ có thể đạt được đối với bộ phận thuật ngữ được tạo ra

trên cơ sở chất liệu tiếng Việt và đó thường là các thuật ngữ khoa học xã hội.

Nhưng còn một bộ phận không nhỏ các thuật ngữ của một số ngành khoa học

Page 61: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

55

tự nhiên phải phiên âm từ các ngôn ngữ Ấn Âu hầu như không thể đòi hỏi

được tính dân tộc. Vì vậy, đòi hỏi thuật ngữ phải có hình thức dân tộc là

không thể thực hiện được một cách đầy đủ đối với toàn bộ hệ thống thuật ngữ.

1.2.4. Lí thuyết định danh và định danh ngôn ngữ

Định danh được coi là một chức năng rất đặc biệt của ngôn ngữ, theo Đỗ

Hữu Châu [14;157] chức năng định danh là cầu nối giữa chức năng giao tiếp và

chức năng làm công cụ tư duy trừu tượng của ngôn ngữ. Định danh

(nomination) là thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Latinh với nghĩa là tên gọi.

Thuật ngữ này biểu thị kết quả của quá trình gọi tên của các đơn vị ngôn ngữ.

Theo Từ điển Bách khoa ngôn ngữ học thì định danh là: "việc tổ chức các đơn

vị ngôn ngữ mang chức năng gọi tên, nghĩa là phục vụ cho việc gọi tên và phân

chia các khúc đoạn hiện thực và sự hình thành của những khái niệm tương ứng

về chúng dưới hình thức của các từ, các tổ hợp từ, các thành ngữ và các câu"

[143; 336]. Về bản chất, định danh đã được KolshanskyT.V. chỉ rõ: “Định danh

(nomination) là gắn cho một kí hiệu ngôn ngữ một khái niệm-biểu niệm

(significat) phản ánh những đặc trưng nhất định của một biểu vật (denotat) -

các thuộc tính, phẩm chất và quan hệ của các đối tượng và quá trình thuộc

phạm vi vật chất và tinh thần, nhờ đó các đơn vị ngôn ngữ tạo thành những yếu

tố nội dung của giao tiếp ngôn ngữ” [110; 51].

Như vậy định danh hiểu một cách đơn giản chính là việc đặt tên gọi cho

một sự vật, hiện tượng. Tên gọi có vai trò quan trọng đối với nhận thức và tư

duy. "Nhờ các tên gọi mà sự vật, hiện tượng thực tế khách quan tồn tại trong

lí trí của chúng ta, phân biệt được với các sự vật, hiện tượng khác cùng loại

và khác loại…Vì các tên gọi làm cho tư duy trở nên rành mạch sáng sủa, cho

nên một sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan chỉ thực sự trở thành

một sự vật được nhận thức, một sự vật của tư duy khi nó đã có một tên gọi

trong ngôn ngữ" [14; 98 - 99]. Như vậy, định danh là một trong những chức

năng của các đơn vị từ ngữ của ngôn ngữ. Hiểu một cách đơn giản nhất thì

đây chính là chức năng gọi tên: gọi tên những đối tượng, thuộc tính hoặc

những hành động.

Page 62: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

56

Tiểu kết

Trong chương này, chúng tôi đã tổng quan tình hình nghiên cứu thuật

ngữ trên thế giới và ở Việt Nam và trình bày một số vấn đề lí luận liên quan

đến luận án. Đó là các vấn đề sau:

1. Về các vấn đề chung của thuật ngữ: chúng tôi hệ thống hóa, phân tích

các quan điểm về khái niệm thuật ngữ, tiêu chuẩn của thuật ngữ, phân biệt

thuật ngữ với danh pháp, từ thông thường và từ nghề nghiệp. Thuật ngữ là từ

hoặc cụm từ biểu đạt khái niệm, thuộc tính, đối tượng, sự vật, hiện tượng…

thuộc một lĩnh vực khoa học hoặc chuyên môn. Để xác định thuật ngữ cần

một tập hợp các tiêu chuẩn, đó là: tính khoa học (bao gồm tính chính xác, tính

hệ thống, tính ngắn gọn), tính quốc tế, tính dân tộc.

2. Trong chương này chúng tôi cũng trình bày hai vấn đề lí thuyết phục vụ

cho việc nghiên cứu TNMTTV - đó là vấn đề từ, cụm từ, quan hệ ngữ pháp

trong tiếng Việt; vấn đề nghĩa của từ, nghĩa của thuật ngữ và lí thuyết định danh

ngôn ngữ. Những cơ sở lí thuyết được trình bày trong chương này tạo nên một

khung lí thuyết rõ ràng và chắc chắn để tiến hành các nội dung nghiên cứu tiếp

sau của luận án.

3. Trên cơ sở xác định khái niệm thuật ngữ, các tiêu chuẩn dùng để xác

định thuật, chúng tôi đã trình bày sơ lược những thông tin thiết yếu về mĩ

thuật Việt Nam và xác định khái niệm TNMTTV làm cơ sở nghiên cứu trong

luận án.

Dựa trên những cơ sở lí luận chung về thuật ngữ và cùng với các nội

dung chính của ngành mĩ thuật, chúng tôi đã đưa ra được định nghĩa TNMT

mang tính chất để làm việc: Thuật ngữ mĩ thuật là các từ, cụm từ được sử

dụng trong ngành mĩ thuật để biểu thị những khái niệm, sự vật, hiện tượng,

quá trình, hoạt động, tính chất… thuộc các ngành: hội họa, điêu khắc, kiến

trúc, đồ họa và trang trí.

Page 63: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

57

Chƣơng 2

ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ PHƢƠNG THỨC TẠO THÀNH

THUẬT NGỮ MĨ THUẬT TIẾNG VIỆT

Thuật ngữ trước hết là loại đơn vị thuộc hệ thống từ vựng - ngữ nghĩa

của một ngôn ngữ. Xét về mặt ngôn ngữ học, thuật ngữ là từ hay cụm từ (tổ

hợp từ) của một ngôn ngữ tự nhiên nào đó. Vì vậy, theo các nhà nghiên

cứu, việc phân tích thuật ngữ từ góc độ ngôn ngữ học được coi là nhiệm vụ

đầu tiên, thiết yếu nhất của thuật ngữ học và hệ thống thuật ngữ. Việc phân

tích ngôn ngữ học thuật ngữ chính là việc miêu tả cấu trúc ngôn ngữ của

thuật ngữ, bao gồm đặc điểm cấu tạo, đặc trưng cú pháp và ngữ nghĩa của

chúng. Áp dụng nguyên lí này, luận án sẽ lần lượt đi vào tìm hiểu, phân

tích cấu trúc ngôn ngữ học của TNMTTV ở từng phương diện nói trên.

Trước hết là đặc điểm cấu tạo TNMT tiếng Việt.

Trong khuôn khổ của luận án này, chúng tôi tập trung nghiên cứu đặc

điểm về cấu tạo và phương thức tạo thành của 1.320 TNMTTV được thu

thập. Các thuật ngữ này mang đầy đủ các tiêu chuẩn bắt buộc cần phải có

của một thuật ngữ, bao gồm tính khoa học (tính chính xác, tính hệ thống,

tính ngắn gọn), tính quốc tế và tính dân tộc.

2.1. Yếu tố cấu tạo thuật ngữ

Xét về mặt ngôn ngữ học, thuật ngữ là từ hay cụm từ của một ngôn

ngữ tự nhiên nào đó. Việc phân tích cấu tạo của thuật ngữ chính là việc

miêu tả cấu trúc ngôn ngữ của thuật ngữ từ góc độ ngôn ngữ học. Khi phân

tích thành phần cấu tạo của các thuật ngữ cần xét đến yếu tố cơ sở để cấu

tạo thuật ngữ. Các thành phần được chia tách ra trong cấu trúc của một

thuật ngữ được gọi là YTCT thuật ngữ. Các tài liệu nghiên cứu về thuật

ngữ ở trong nước và ở nước ngoài cho thấy có hai quan niệm khác nhau về

YTCT thuật ngữ.

Page 64: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

58

Quan niệm thứ nhất cho rằng: YTCT thuật ngữ tiếng Việt là tiếng (chữ)

(Nguyễn Văn Tu, Hoàng Văn Hành, Lê Khả Kế, Nguyễn Thiện Giáp, Vũ

Quang Hào, Nguyễn Thị Bích Hà, Nguyễn Thị Kim Thanh...). Thực tế cho

thấy, thuật ngữ bao gồm cả từ và cụm từ, tiếng là đơn vị trực tiếp tạo nên từ

nhưng không phải là đơn vị tạo nên cụm từ. Quan niệm coi tiếng là YTCT

thuật ngữ tiếng Việt chỉ đúng với các thuật ngữ là từ. Nếu lấy tiếng làm đơn

vị phân tích thuật ngữ là cụm từ, ta chỉ có thể lấy tiếng làm đơn vị cơ sở để

thống kê số lượng các tiếng có mặt trong cấu trúc của thuật ngữ, chứ không

phản ánh được đặc điểm cấu tạo của chúng. Đơn vị cơ sở tạo nên các thuật

ngữ là cụm từ chính là từ, chứ không phải là các tiếng.

Quan niệm thứ hai cho rằng: Mỗi yếu tố thuật ngữ tương ứng với khái

niệm hay tiêu chí của khái niệm trong lĩnh vực chuyên môn nào đó [84; 20

- 21]. Đây là quan niệm của các nhà thuật ngữ học Nga - Xô Viết và đã

được một số tác giả Việt Nam áp dụng nghiên cứu cấu tạo các hệ thống

thuật ngữ khác nhau. Khái niệm yếu tố thuật ngữ (терминоэлемент) được

D.S. Lotte nêu ra lần đầu tiên trong công trình "Nguyên lí xây dựng thuật

ngữ khoa học - kĩ thuật: Những vấn đề lí thuyết và phương pháp": "Yếu tố

thuật ngữ là bộ phận cấu thành nhỏ nhất của thuật ngữ biểu thị một cách rõ

ràng ý nghĩa của thuật ngữ" [72; 27]. Khái niệm này sau đó được V.P

Danilenko và T.L. Kandeljaki hoàn thiện. Theo đó, yếu tố thuật ngữ được

hiểu là "hình vị trong thuật ngữ là một từ, là từ hoàn chỉnh (thậm chí là tổ

hợp từ) trong thuật ngữ là cụm từ. Thuật ngữ có thể gồm một hay một số

yếu tố thuật ngữ, mỗi yếu tố thuật ngữ tương ứng với một khái niệm hay với

một đặc trưng của khái niệm trong lĩnh vực chuyên môn nào đó" [142;

179]. Quan niệm yếu tố thuật ngữ như trên dẫn đến khái niệm độ dài tối ưu

và cấu trúc tối ưu của thuật ngữ, được trình bày theo công thức: n +1, ở đó

n là số lượng các tiêu chí khu biệt của khái niệm chuyên ngành tương ứng

do thuật ngữ phản ánh.

Page 65: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

59

Ví dụ: "shvetnaja phototekhnika kĩ thuật ảnh màu, gidroelektrostantshija

nhà máy thủy điện" [84; 21].

Để phân tích cấu tạo của hệ thống TNMTTV, chúng tôi sử dụng đơn vị cơ sở

cấu tạo thuật ngữ đó là yếu tố theo quan niệm của các nhà thuật ngữ học Nga - Xô

viết nêu trên đây. Yếu tố thuật ngữ chính là một đơn vị có cấu trúc nhỏ nhất tham

gia vào việc cấu tạo thuật ngữ. Chúng có thể là hình vị trong thuật ngữ là từ đơn,

từ ghép, là từ hoặc kết hợp từ trong thuật ngữ là cụm từ. Về mặt ngữ nghĩa, mỗi

yếu tố thuật ngữ tương ứng với một khái niệm hay một đặc trưng của khái niệm

trong lĩnh vực chuyên môn nhất định [142; 179]. Cho nên về cấu trúc, yếu tố thuật

ngữ có thể gồm hai loại: hình vị và từ. Yếu tố thuật ngữ là hình vị khi thuật ngữ là

từ (từ đơn, từ ghép) và yếu tố thuật ngữ là từ khi thuật ngữ là cụm từ. Theo cách

hiểu như vậy, chẳng hạn, TNMTTV: khối, tranh, màu, gốm, than, sơn, hình, gạch

men, sơn, dầu, tĩnh vật, giấy, triển lãm, phác họa, phối cảnh, trưng bày, cổ điển,

hiện thực, lãng mạn, đỏ, tía, hồng, tươi, bệ, khuôn, vuốt, đỡ, hoa, nền, hình, trạm

có cấu tạo là từ (từ đơn và từ ghép), YTCT thuật ngữ là các hình vị: khối, tranh,

màu, gốm, than, sơn, hình, gạch, men, dầu, tĩnh, vật, giấy, điệp, phác, họa, phối,

cảnh, trưng, bày, đỏ, hồng, tía, tươi, bệ, đỡ,....

Ví dụ, họa sĩ là một thuật ngữ ngữ mĩ thuật có cấu tạo là từ ghép gồm hình vị

họa (có nghĩa là vẽ) kết hợp với hình vị sĩ (có nghĩa là người- cách gọi tôn kính,

quý trọng) để tạo thành từ họa sĩ (có nghĩa là người chuyên vẽ tranh nghệ thuật).

Như vậy, hình vị họa và hình vị sĩ đều có nội dung ngữ nghĩa riêng, biểu thị một

phần đặc trưng của khái niệm họa sĩ.

Các thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt: điêu khắc hoành tráng, đồ họa máy tính,

chủ nghĩa cổ điển, chân dung tự họa, trục đối xứng, tranh trang trí, tượng chân

dung, khắc a xít, chạm nổi cao, nâu vandic, xanh côban, vàng anh điêng có cấu

tạo là cụm từ, YTCT các thuật ngữ này là từ: điêu khắc, hoành tráng, đồ họa, máy

tính, chủ nghĩa, cổ điển, chân dung, tự họa, trục, đối xứng, tranh, trang trí, tượng,

chân dung, khắc, a xít, chạm, nổi, cao, nâu, vandic, xanh, côban, vàng, anh điêng.

Page 66: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

60

Chẳng hạn, thuật ngữ điêu khắc hoành tráng sẽ được phân tích thành hai YTCT là

điêu khắc và hoành tráng, trong đó điêu khắc là một từ ghép có nghĩa là "Nghệ

thuật thực hiện những tác phẩm có không gian ba chiều (tượng tròn) hoặc hai

chiều (chạm khắc, chạm nổi) bằng cách gọt, đẽo, gò, đắp, gắn,... những khối vật

liệu rắn như gỗ, đá, kim loại,...Điêu khắc còn là nghệ thuật nặn tượng hoặc tạc

tượng bằng đôi bàn tay khéo léo của người nghệ sĩ, đồng thời là nghệ thuật đúc

tượng thông qua việc đổ vào khuôn (chất làm tượng được làm chảy ra, sau đó đổ

vào khuôn, nó sẽ cững chắc lại nhờ tự khô hoặc nung)" [87; 51]. Từ này biểu thị

một một khái niệm hoàn chỉnh. Hoành tráng là từ ghép (gồm hình vị hoành có

nghĩa là lớn, rộng, hình vị tráng có nghĩa là có khí thế) có nghĩa "(tranh, tượng) có

quy mô đồ sộ nhằm thể hiện những đề tài lớn" [71; 85]. Khi trở thành TNMT,

hoành tráng có nghĩa "Tính chất to lớn về kích thước, độc đáo về phong cách, sâu

sắc về nội dung, thường gắn với các công trình kiến trúc lớn. Nhờ các đặc điểm

ấy, sự hoành tráng nói chung diễn tả được vẻ uy nghi, hùng vĩ với tầm vóc to lớn

bằng những đường nét rộng rãi, khỏe khoắn, gây ấn tượng bền vững, tồn tại lâu

dài với thời gian."[87; 77]. Từ này cũng biểu thị một khái niệm hoàn chỉnh. Khi

kết hợp lại để tạo thành một thuật ngữ mới thì nghĩa của thuật ngữ điêu khắc

hoành tráng được tạo nên từ nội dung ngữ nghĩa của hai yếu tố này: “Nghệ thuật

thực hiện những tác phẩm có không gian ba chiều (tượng tròn) hoặc hai chiều

(chạm khắc, chạm nổi) bằng cách gọt, đẽo, gò, đắp, gắn,... những khối vật liệu

rắn như gỗ, đá, kim loại,...với quy mô đồ sộ nhằm thể hiện những đề tài lớn”.

Với cách hiểu rõ ràng về yếu tố thuật ngữ như vậy, thì thuật ngữ đồ họa máy

tính sẽ có hai YTCT: đồ họa và máy tính; thuật ngữ nghệ thuật gô tích sẽ có hai

YTCT: nghệ thuật và gô tích; thuật ngữ nguyên lí hội họa thời cổ đại Trung Hoa

sẽ có 5 yếu tố cấu tạo: nguyên lí, hội họa, thời, cổ đại, Trung Hoa.

Các TNMT: tranh bút chì, tranh bút sắt, tranh cắt dán, tranh ghép mảnh,

tranh ghi chép, tranh in đá, tranh in lưới, tranh khắc gỗ, tranh khắc kim loại,

phương pháp làm tranh khắc phẳng, tranh phấn màu, tranh sơn mài, tranh sơn

Page 67: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

61

dầu, tranh sơn khắc, tranh trổ giấy, tranh chạm lửa, tượng đầu người, tranh chạm

nổi,... có cấu tạo là cụm từ, YTCT của các thuật ngữ này là từ và tổ hợp từ.

Ví dụ:

- Thuật ngữ chạm nổi cao sẽ có hai YTCT: yếu tố thứ nhất là tổ hợp từ

chạm nổi, yếu tố thứ hai là cao;

- Thuật ngữ phương pháp làm tranh khắc phẳng sẽ có 4 YTCT: phương

pháp, làm, tranh khắc và phẳng;

- Thuật ngữ: tranh ghép mảnh, tranh trổ giấy, tranh in lưới, tranh khắc

kim loại sẽ có hai YTCT: yếu tố thứ nhất là các tổ hợp từ: tranh ghép, tranh

trổ, tranh in, tranh khắc, yếu tố thứ hai là các từ: mảnh, giấy, lưới, kim loại.

- Thuật ngữ: tượng đầu người, dao nghiền màu, phương pháp sáp chảy, kĩ

thuật cốt sáp, giấy vẽ màu nước sẽ có 2 YTCT: tượng/ đầu người, dao nghiền/

màu, phương pháp/ sáp chảy, kĩ thuật/ cốt sáp, giấy vẽ/ màu nước; trong đó các

yếu tố: đầu, màu, phương pháp, kĩ thuật, giấy vẽ, màu nước là từ, còn các yếu

tố: đầu người, dao nghiền, sáp chảy, cốt sáp, là tổ hợp từ.

Qua phân tích trên và dựa vào đặc điểm đặc trưng của thuật ngữ là thuật

ngữ có cấu tạo không đồng nhất (có thể là từ, có thể là cụm từ), chúng tôi sử

dụng khái niệm yếu tố thuật ngữ (gọi tắt là yếu tố) do các nhà thuật ngữ học

Nga - Xô viết đề xướng để chỉ yếu tố cơ sở dùng để cấu tạo thuật ngữ. Đây là

đơn vị có nghĩa làm thành tố cấu tạo trực tiếp của thuật ngữ. Yếu tố cấu tạo

thuật ngữ phải đảm bảo hai điều kiện:1) là đơn vị có nghĩa từ vựng; 2) làm

thành tố cấu tạo trực tiếp của thuật ngữ. Ví dụ: Thuật ngữ tượng chân dung

gồm hai yếu tố: tượng, chân dung; thuật ngữ chủ nghĩa ấn tượng gồm hai yếu

tố: chủ nghĩa, ấn tượng,…

Yếu tố cấu tạo thuật ngữ có hình thức cấu tạo là hình vị (trong tiếng Việt

còn gọi là tiếng) nếu TNMT có cấu tạo là từ. Chẳng hạn, thuật ngữ bệ đỡ được

tạo bởi các hình vị (tiếng) bệ, đỡ; thuật ngữ hoa nền, được tạo bởi các hình vị

(tiếng) hoa, nền, thuật ngữ bích họa được tạo bởi các hình vị (tiếng) bích (có

Page 68: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

62

nghĩa là tường), họa (có nghĩa là vẽ); thuật ngữ hồng quế được tạo bởi hai hình

vị (tiếng) hồng và quế…

Yếu tố cấu tạo thuật ngữ có hình thức là từ trong các thuật ngữ có cấu tạo

là cụm từ. Chẳng hạn, thuật ngữ lớp lót màu đồng sẽ có YTCT là: lớp, lót, màu

đồng; thuật ngữ tranh biếm họa có 2 YTCT là từ: tranh và biếm họa.

Yếu tố cấu tạo thuật ngữ có hình thức là một tổ hợp từ trong các thuật ngữ có

cấu tạo là cụm từ. Chẳng hạn, thuật ngữ tranh đồ họa độc bản có 2 yếu tố cấu tạo:

tranh đồ họa và độc bản, trong đó yếu tố cấu tạo tranh đồ họa là một tổ hợp từ.

Về nội dung ý nghĩa, YTCT thuật ngữ có thể biểu hiện khái niệm loại, khái

niệm bộ phận hay đặc trưng của khái niệm được thuật ngữ định danh. Chẳng

hạn, thuật ngữ bảng pha màu gồm 2 YTCT: bảng và pha màu, trong đó:

- Bảng là yếu tố biểu thị khái niệm loại có nghĩa là "vật có mặt phẳng hình

chữ nhật hay hình quả thận có khoét một lỗ nhỏ có thể luồn ngón tay cái qua để

họa sĩ cầm nó trong khi vẽ" [87; 15];

- Pha màu là yếu tố biểu thị chức năng của khái niệm loại với nghĩa "pha

trộn những màu sắc khi vẽ" [87; 15].

2.2. Các phƣơng diện và cách thức khảo sát

Với mục đích cuối cùng là tìm ra các mô hình cấu tạo TNMTTV điển

hình, có sức sản sinh cao để làm cơ sở xây dựng các thuật ngữ mới và chuẩn

hóa các TNMT đã có, trong chương này, chúng tôi sẽ tìm hiểu đặc điểm cấu

tạo của 1.320 TNMTTV. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu đặc điểm cấu tạo TNMT

còn nhằm trả lời cho các câu hỏi: TNMT được cấu tạo từ mấy yếu tố, đó là

những yếu tố nào, quan hệ ngữ pháp, MHCT và đặc điểm từ loại của chúng ra

sao. Vì vậy, đặc điểm cấu tạo TNMT sẽ được xem xét theo các nhóm thuật

ngữ. Cơ sở của việc phân loại nhóm là dựa trên số lượng của các YTCT thuật

ngữ. Đồng thời, trong mỗi nhóm, chúng tôi sẽ lần lượt tìm hiểu đặc điểm cấu

tạo của chúng trên các phương diện: số lượng các yếu tố cấu tạo thuật ngữ

(thuật ngữ gồm một hay hơn một yếu tố); phương thức cấu tạo (thuật ngữ là

từ gồm từ đơn, ghép hay cụm từ); quan hệ ngữ pháp giữa các YTCT (các yếu

Page 69: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

63

tố có quan hệ chính phụ hay đẳng lập); từ loại của thuật ngữ (thuật ngữ là

danh từ/ cụm danh từ, động từ/ cụm động từ hay tính từ/ cụm tính từ); nguồn

gốc của thuật ngữ là từ và nguồn gốc các yếu tố cấu tạo TNMT là cụm từ

(thuần Việt, Hán Việt hay Ấn Âu).

2.3. Thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt xét về mặt cấu tạo

2.3.1. Thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt là từ

Kết quả thống kê cho thấy, trong 1.320 TNMTTV được khảo sát có 566

thuật ngữ có cấu tạo là từ, chiếm 42,88% tổng số TNMT được khảo sát, ví dụ:

màu, sơn, giá, khối, nổi, khắc, sắc, ve, đục, tượng, tranh, thạch cao, đậm

nhạt, dã thú, đối chọi, đối xứng, bố cục, biếm họa, đa sắc, dao vẽ, dao trổ, bút

lông, bút chổi, bút dạ, bút phun, bút sắt, cách điệu, chạm khắc, nước bóng,

tĩnh vật, phù điêu, khuôn thủng, chất liệu, chi tiết, cổ điển, cơ bản, dã thú, ván

gió, dầu lanh, dầu khô, dầu thông, đa sắc, dựng hình, đánh bóng, chạm lọng,

bản kiểu, điểm tụ, điểm nhìn,…

2.3.1.1. Đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ mĩ thuật là từ đơn

Thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt là từ đơn có số lượng không nhiều. Trong

số 566 TNMT là từ chỉ có 107 thuật ngữ là từ đơn, chiếm 18,90%. Ví dụ:

sơn, bút, màu, tranh, khắc, mài, bay, cuốn, cốt, điệp, độ, hồ, keo, dầu, lanh,

đục, lưới, khuôn, trổ, vẽ, nạo, nẹp, phai, sành, gốm, men, than, then, tráng,

tượng, trục, nét, nền, nâu, hồng, lục, nhạt, đậm, khối, đường, mảnh, chàm,

bóng, goát, mực, bột, gôm,...Các TNMT là từ đơn không có mô hình cấu tạo.

2.3.1.2. Đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ mĩ thuật là từ ghép

TNMT là từ ghép chiếm số lượng áp đảo với 459 đơn vị (81,09%), trong

đó hầu hết đều là từ ghép chính phụ gồm 428 đơn vị (93,25%): họa sĩ, điêu

khắc, hoành tráng, đồ họa, biếm họa, biểu cảm, bo tranh, bút dạ, bút chổi, bút

lông sơn ta, xương đất, mực nho, nhát bút, men trong, tranh đơn, đất nâu, chì

thỏi, nước thuốc, đỏ tía, hồng tươi, trang nhã, đen nhánh, vàng nhạt, lam chói,

đánh bóng, hóa trang, điểm xuyết, tạo hình,dao trổ,…Chỉ có 31 thuật ngữ có

Page 70: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

64

cấu tạo là từ ghép đẳng lập (6,75%): hình thể, màu sắc, sắc điệu, đường nét,

họa đồ, hình dáng, hình thể, chất liệu, cân bằng, cân đối, cơ bản,...

2.3.1.3. Mô hình cấu tạo của thuật ngữ mĩ thuật là từ

Trừ 107 TNMTTV là từ đơn không có mô hình cấu tạo, 459 TNMT là từ

ghép đều được tạo thành từ 2 yếu tố (viết tắt là Y).

Thuật ngữ mĩ thuật là từ ghép chính phụ có 2 mô hình cấu tạo như sau:

- Thuật ngữ mĩ thuật là từ ghép chính phụ nguồn gốc Hán Việt có chung

MHCT gồm 2 yếu tố, trong đó yếu tố chính (Y1) đứng sau, yếu tố phụ (Y2)

đứng trước phụ cho yếu tố chính, gồm 97 thuật ngữ, chiếm 21,13%:

* Mô hình 1:

Ví dụ: Bảo tàng

Biếm họa

Đa sắc

- Thuật ngữ mĩ thuật là từ ghép chính phụ thuần Việt có MHCT gồm 2

yếu tố, trong đó yếu tố phụ (Y2) đứng sau phụ cho yếu tố chính (Y1) đứng

trước, gồm 331 thuật ngữ, chiếm 72,11%:

* Mô hình 2:

Ví dụ: Bút chì

Bút lông

Bìa sách

Bảng màu

Dao vẽ

giá vẽ

Y1 Y2

biếm họa

Y2 Y1

Page 71: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

65

- Thuật ngữ mĩ thuật là từ ghép đẳng lập cũng có MHCT gồm 2 yếu tố,

trong đó các yếu tố có quan hệ bình đẳng với nhau, gồm 31 thuật ngữ,

chiếm 6,76%:

* Mô hình 3:

Ví dụ: Chất liệu

Chạm khắc

Cân bằng

Đậm nhạt

2.3.2. Thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt là cụm từ

Như đã nêu trên, trong số 1.320 TNMTTV đã thu thập, có 566 thuật ngữ có

cấu tạo là từ, chiếm 42,88% tổng số TNMT được khảo sát. Còn lại 754 TNMT

có cấu tạo là cụm từ, chiếm 57,12%, kiểu như: chủ nghĩa lập thể, cấu trúc cơ

bản, chủ nghĩa biểu hiện trừu tượng, trường phái dã thú, dao nghiền màu, độ

trung gian, độ đậm nhạt, đúc tượng kĩ thuật cốt sáp, đường chân trời, đường tầm

mắt, giải phẫu tạo hình, giấy vẽ màu nước, nghệ thuật gô - tích, hình họa nghiên

cứu, họa tiết trang trí, hội họa hành vi, in tranh đồ họa, khiếu thẩm mĩ, khung

căng vải vẽ, kĩ thuật và phương pháp làm tranh khắc lõm, kĩ thuật in bóc, ngôn

ngữ nghệ thuật tạo hình,… Đây là các thuật ngữ thứ cấp, được tạo ra từ các thuật

ngữ nguyên cấp bằng cách ghép với các thuật ngữ nguyên cấp khác hoặc ghép

với từ toàn dân biểu thị đặc trưng khu biệt để loại biệt hoá ý nghĩa của một thuật

ngữ nguyên cấp. Trong số 754 TNMTTV là cụm từ thì đại đa số đều có cấu tạo

là những cụm từ chính phụ có từ hai yếu tố (là các từ) trở lên: một yếu tố trung

tâm đứng làm nòng cốt, các yếu tố khác được ghép vào sau yếu tố chính có chức

năng bổ sung ý nghĩa cho yếu tố trung tâm.

đường nét

Y1 Y2

Page 72: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

66

Từ những miêu tả, phân tích đặc điểm cấu tạo TNMTTV, chúng tôi tổng

hợp thành bảng dưới đây:

Bảng 2: Bảng tổng hợp phương thức cấu tạo của thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt

Phƣơng thức cấu tạo Số lƣợng Tỉ lệ (%)

Từ

Từ đơn 107 566 18,90 42,88

Từ

ghép

Chính phụ 428 459

93,24 81,10

Đẳng lập 31 6,76

Cụm từ 754 57,12

Tổng số 1.320 100

Theo kết quả thống kê và phân loại của chúng tôi, TNMT là cụm từ có

cấu tạo từ 2 đến 6 yếu tố. Tuy nhiên, thực tế khảo sát và phân tích đặc điểm

cấu tạo TNMT cho thấy chỉ các thuật ngữ có cấu tạo từ 2 đến 4 yếu tố có số

lượng lớn. Các thuật ngữ có cấu tạo đến 5, 6 yếu tố có số lượng rất ít. Dưới

đây chúng tôi sẽ trình bày các mô hình cấu tạo của TNMTTV là cụm từ.

2.3.2.1. Mô hình cấu tạo thuật ngữ mĩ thuật là cụm từ hai yếu tố

Thuật ngữ mĩ thuật là cụm từ gồm 2 YTCT có 528 đơn vị, chiếm tỉ lệ

cao nhất (70,03%) trong tổng số các thuật ngữ được khảo sát: trường phái ấn

tượng, nghệ thuật dân gian, khuynh hướng hoành tráng, mĩ thuật ứng dụng,

nghệ thuật giả động, sản phẩm sơn mài, nghệ thuật đại chúng, mĩ nghệ ren,

hình đồ khuôn, tranh sơn mài, xu hướng siêu thực, phương pháp khắc phẳng,

phối cảnh đường nét, phối cảnh đậm nhạt, mặt đứng, khung tranh, màu nóng,

màu lạnh, giá chống, bột mài, máy phun, đường viền, điểm vàng, màu cơ bản,

tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống,…

Page 73: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

67

Các TNMT là cụm từ 2 yếu tố đều là các tổ hợp chính phụ với trật tự

chính trước – phụ sau. Mô hình cấu tạo TNMT là cụm từ 2 yếu tố khá đơn

giản, chỉ có một mô hình sau:

(Y: yếu tố)

Ví dụ: nét chồng

chủ nghĩa biểu hiện

nghệ thuật Ba - rốc - cơ

2.3.2.2. Mô hình cấu tạo của thuật ngữ mĩ thuât là cụm từ 3 yếu tố

Thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt là cụm từ có cấu tạo ba yếu tố có số

lượng lớn thứ hai với 132/754 đơn vị, chiếm 17,51%, ví dụ: hình/ xoắn/ ốc,

người/ đồ/ khuôn, người/ làm/ tượng, đất/ nâu/ cháy, xưởng/ làm/ mẫu, bản/

khắc/ gỗ, thuốc/ cầm/ màu, nước/ khắc/ đồng, bàn/ in/ thạch, người/ làm/

mẫu, giấy/ vẽ/ màu nước, bản/ vẽ/ mẫu, bảng/ pha/ màu, dao/ nghiền/

màu,…

Mô hình cấu tạo thuật ngữ mĩ thuật là cụm từ gồm 3 yếu tố khá đa dạng,

gồm các mô hình sau:

* Mô hình 3.1: Đây là mô hình cấu tạo của 92 thuật ngữ (69,70%). Theo

mô hình này, thuật ngữ có cấu trúc 2 bậc. Bậc 1: Y3 phụ cho Y2. Bậc 2: cả

Y3 và Y2 phụ cho Y1.

Ví dụ: màu lá úa

màu hoa cà

nghệ thuật chạm chìm

thuật vẽ bản đồ

người vẽ hình

màu hạt dẻ

Y1 Y2 Y3

trường phái chính xác

Y1 Y2

Page 74: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

68

vật làm mẫu

chất hãm màu

Chẳng hạn, thuật ngữ nghệ thuật chạm chìm gồm 3 yếu tố có 2 bậc quan

hệ: bậc 1 là quan hệ chìm phụ cho chạm tạo thành kết cấu chạm chìm, sau đó

cả kết cấu này phụ cho nghệ thuật trong quan hệ bậc 2 để tạo ra thuật ngữ

nghệ thuật chạm chìm, trong đó yếu tố nghệ thuật giữ vai trò nòng cốt.

* Mô hình 3.2: Đây là mô hình có cấu trúc 2 bậc. Bậc 1: Y2 phụ cho Y1.

Bậc 2: Y3 phụ cho cả Y1 và Y2.

Ví dụ:

vải lanh thô

chạm nổi thấp

Có 25 thuật ngữ có cấu tạo theo mô hình này, chiếm 18,94%. Ví dụ,

thuật ngữ tranh khắc kim loại gồm 3 yếu tố: tranh, khắc, kim loại có 2 bậc

quan hệ. Bậc 1: khắc phụ cho tranh tạo thành tranh khắc. Bậc 2: kim loại phụ

cho tranh khắc để tạo thành tranh khắc kim loại.

* Mô hình 3.3: Đây là mô hình có cấu trúc 2 bậc. Bậc 1: Y2 phụ cho Y3.

Bậc 2: cả Y2 và Y3 phụ cho Y1.

Ví dụ: đồ vật tự bộc lộ

hình sáu cạnh

nghệ thuật vô hình thể

Có 15 thuật ngữ cấu tạo theo mô hình này, chiếm 11,36%. Chẳng hạn,

thuật ngữ nghệ thuật vô hình thể được tạo bởi 3 yếu tố: nghệ thuật, vô, hình

bút chổi dẹt

Y1 Y2 Y3

đồ vật tự bộc lộ

Y1 Y2 Y3

Page 75: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

69

thể với hai bậc quan hệ. Bậc 1: vô phụ cho hình thể tạo thành kết cấu vô hình

thể. Bậc 2: kết cấu vô hình thể phụ cho nghệ thuật tạo thành thuật ngữ nghệ

thuật vô hình thể trong đó nghệ thuật giữ vai trò nòng cốt.

Nhìn chung, thuật ngữ mĩ thuật là cụm từ gồm 3 yếu tố chủ yếu được

cấu tạo theo mô hình 3.1 có số lượng lớn nhất (chiếm 69,70%), mô hình

3.2 được sử dụng ít nhất.

2.3.2.3. Mô hình cấu tạo của thuật ngữ mĩ thuật là cụm từ 4 yếu tố

Có 47 thuật ngữ có cấu tạo bốn yếu tố, chiếm 6,23% tổng số các TNMT

có cấu tạo là cụm từ. Đó là các thuật ngữ kiểu: người/ chuyên/ vẽ/ quảng cáo,

màu/ cổ/ chim/ bồ câu, kiểu/ trang trí/ đường/ lượn, hình/ trang trí/ lá/ ô rô,

màu/ lục/ hạt/ đậu, thợ/ khắc/ bản/ kẽm, đường/ viền/ chỉ/ tết,…

Mô hình cấu tạo TNMT là cụm từ 4 yếu tố cũng đa dạng. 47 TNMT là

cụm từ 4 yếu tố được cấu tạo theo các mô hình sau:

* Mô hình 4.1: Đây là mô hình phổ biến nhất trong các thuật ngữ mĩ

thuật có cấu tạo 4 yếu tố. Mô hình này có cấu trúc 3 bậc. Bậc 1: Y4 phụ cho

Y3. Bậc 2: cả Y3 và Y4 phụ cho Y2. Bậc 3: cả Y4, Y3 và Y2 phụ cho Y1.

Ví dụ: xanh màu lá liễu

thuật vẽ nhiều màu

Có 19 thuật ngữ có cấu tạo theo mô hình này, chiếm 40,43%. Ví dụ:

thuật ngữ màu cổ chim bồ câu có cấu tạo 3 bậc. Bậc 1: Bồ câu phụ cho chim

màu cổ chim bồ câu

Y1 Y2 Y3 Y4

Page 76: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

70

thành chim bồ câu. Bậc 2: Chim bồ câu phụ cho cổ thành cổ chim bồ câu. Bậc

3: Cổ chim bồ câu phụ cho màu thành màu chim bồ câu.

*Mô hình 4.2: Là mô hình có cấu trúc 2 bậc. Bậc 1: Y2 phụ cho Y1, Y4

phụ cho Y3. Bậc 2: cả Y3 và Y4 phụ cho Y1 và Y2.

Ví dụ: hình trang trí lá ô rô

nhà điêu khắc chuyên về thú vật

giấy màu vẽ sơn dầu

màu lục hạt đậu

Có 13 thuật ngữ được tạo thành theo mô hình này, chiếm 27,66%. Ví dụ,

cấu tạo của thuật ngữ nhà điêu khắc chuyên về thú vật có: Bậc 1: thú vật phụ

cho chuyên (về) tạo thành chuyên về thú vật, điêu khắc phụ cho nhà tạo thành

nhà điêu khắc. Bậc 2: chuyên về thú vật phụ cho nhà điêu khắc tạo thành thuật

ngữ nhà điêu khắc chuyên về thú vật.

* Mô hình 4.3: Đây là mô hình có cấu trúc 3 bậc của 8 thuật ngữ, chiếm

17,02%. Bậc 1: Y3 phụ cho Y2. Bậc 2: cả Y3 và Y2 phụ cho Y1. Bậc 3: Y4

phụ cho cả Y1, Y2 và Y3.

Ví dụ: thợ khắc đồng (bằng) a xít

Chẳng hạn, hội đồng mĩ thuật công nghiệp thế giới là thuật ngữ có cấu

tạo 3 bậc. Bậc1: công nghiệp phụ cho mĩ thuật tạo thành mĩ thuật công

nghiệp. Bậc 2: mĩ thuật công nghiệp phụ cho hội đồng tạo thành hội đồng mĩ

thuật công nghiệp. Bậc 3: thế giới phụ cho hội đồng mĩ thuật công nghiệp tạo

kiểu trang trí đường lượn

Y1 Y2 Y3 Y4

hội đồng mĩ thuật công nghiệp thế giới

Y1 Y2 Y3 Y4

Page 77: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

71

thành thuật ngữ hội đồng mĩ thuật công nghiệp thế giới. Hội đồng là yếu tố

giữ vai trò nòng cốt.

* Mô hình 4.4: Đây là mô hình của 5 thuật ngữ (10,64%) được cấu trúc

theo quan hệ 3 bậc. Bậc 1: Y4 phụ cho Y3. Bậc 2: Y3, Y4 phụ cho Y2 . Bậc

3: cả Y2, Y3 và Y4 phụ cho Y1.

Ví dụ: ngành tạo dáng công nghiệp

Chẳng hạn, thuật ngữ ngành tạo dáng công nghiệp có cấu tạo: Bậc 1:

Công nghiệp phụ cho dáng thành dáng công nghiệp. Bậc 2: Dáng công

nghiệp phụ cho tạo thành tạo dáng công nghiệp. Bậc 3: Tạo dáng công

nghiệp phụ cho ngành thành ngành tạo dáng công nghiệp.

* Mô hình 4.5: Đây là mô hình của 2 thuật ngữ (4,26%) được cấu trúc

theo quan hệ 3 bậc. Bậc 1: Y2 phụ cho Y1. Bậc 2: Y3 phụ cho Y1 và Y2. Bậc

3: Y4 phụ cho cả Y1, Y2 và Y3.

Ví dụ: giấy cứng Briton (để) vẽ

Chẳng hạn, thuật ngữ lớp lót màu đầu tiên có cấu tạo: bậc 1: lót phụ cho

lớp tạo thành lớp lót, bậc 2: màu phụ cho lớp lót tạo thành lớp lót màu, bậc 3:

đầu tiên phụ cho lớp lót màu tạo thành thuật ngữ lớp lót màu đầu tiên.

lớp lót màu đầu tiên

Y1 Y2 Y3 Y4

họa sĩ chuyên màu nước

Y1 Y2 Y3 Y4

Page 78: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

72

Trong số các mô hình cấu tạo của TNMT là cụm từ gồm 4 yếu tố, thì mô

hình 4.1, mô hình 4.2, mô hình 4.3 sản sinh ra nhiều thuật ngữ hơn cả. Các

kiểu mô hình 4.4, 4.5 có khả năng sản sinh không nhiều.

2.3.2.4. Mô hình cấu tạo của thuật ngữ mĩ thuật là cụm từ 5 yếu tố

Kết quả khảo sát cho thấy, số lượng TNMTTV có cấu tạo 5 yếu tố là

39/754 đơn vị, chiếm 5,17% tổng số các TNMT có cấu tạo là cụm từ, ví dụ:

kỹ thuật/ (và) phương pháp/ làm/ tranh khắc/ nổi, phương pháp/ khắc/ có/

nhiều/ sắc độ, chà/ xát/ đồ vật/ tạo/ chất, phương pháp/ đúc/ tượng/ kỹ

thuật/ cốt sáp…

Các thuật ngữ mĩ thuật là cụm từ có 5 yếu tố được cấu tạo theo các mô

hình sau đây.

* Mô hình 5.1: Đây là mô hình phổ biến nhất của thuật ngữ có 5 yếu tố, có

10 thuật ngữ có cấu tạo theo mô hình này, chiếm 25,64%. Các yếu tố trong mô

hình này có quan hệ 4 bậc, trong đó bậc 1: Y4 phụ cho Y3, bậc 2: Y3, Y4 phụ

cho Y2. Bậc 3: Y5 phụ cho Y2, Y3, Y4. Bậc 4: Y2, Y3, Y4 và Y5 phụ cho Y1 .

Ví dụ: điểm tụ (dưới) đường chân trời

Thuật ngữ nguyên lí hội họa thời cổ đại Trung Hoa là một thuật ngữ có

cấu tạo theo mô hình 4 bậc: Bậc 1: cổ đại phụ cho thời thành thời cổ đại. Bậc

2: thời cổ đại phụ cho hội họa thành hội họa thời cổ đại. Bậc 3: Trung Hoa

phụ cho hội họa thời cổ đại thành hội họa thời cổ đại Trung Hoa. Bậc 4: Hội

họa thời cổ đại Trung Hoa phụ cho nguyên lí thành nguyên lí hội họa thời cổ

đại Trung Hoa.

Nguyên lí hội họa thời cổ đại Trung Hoa

Y1 Y2 Y3 Y4 Y5

đất sét làm đồ gốm

Y1 Y2 Y3 Y4 Y5

Page 79: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

73

* Mô hình 5.2: Là mô hình có cấu trúc 4 bậc. Bậc 1: Y4 phụ cho Y5.

Bậc 2: Y4 và Y5 phụ cho Y3. Bậc 3: cả Y3, Y4 và Y5 phụ cho Y2. Bậc 4: cả

Y2, Y3, Y4 và Y5 phụ cho Y1.

Ví dụ:

Có 9 thuật ngữ được cấu tạo theo kiểu mô hình này, chiếm 23,08%. Ví

dụ: thuật ngữ mép viền quanh bức tranh, trong đó bậc1: bức phụ cho tranh

tạo thành bức tranh. Bậc 2: bức tranh phụ cho quanh tạo thành quanh bức

tranh. Bậc 3: quanh bức tranh phụ cho viền tạo thành viền quanh bức tranh.

Bậc 4: viền quanh bức tranh phụ cho mép tạo thành thuật ngữ mép viền quanh

bức tranh.

* Mô hình 5.3: Là mô hình có cấu trúc 4 bậc. Bậc 1: Y4 phụ cho Y3. Bậc

2: Y2 phụ cho cả Y3 và Y4. Bậc 3: Y5 phụ cho Y2, Y3 và Y4. Bậc 4: Y2, Y3,

Y4 và Y5 phụ cho Y1 .

Ví dụ:

Có 6 thuật ngữ được cấu tạo theo mô hình này, chiếm 15,38%. Ví dụ:

trong thuật ngữ điểm những đốm màu khác nhau: Bậc 1: màu phụ cho đốm

tạo thành đốm màu. Bậc 2: những phụ cho đốm màu tạo thành những đốm

màu. Bậc 3: khác nhau phụ cho những đốm màu tạo thành những đốm màu

mép viền quanh bức tranh

Y1 Y2 Y3 Y4 Y5

điểm những đốm màu khác nhau

Y1 Y2 Y3 Y4 Y5

Page 80: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

74

khác nhau. Bậc 4: những đốm màu khác nhau phụ cho điểm tạo thành thuật

ngữ điểm những đốm màu khác nhau.

* Mô hình 5.4: Là mô hình có cấu trúc 4 bậc. Bậc 1: Y5 phụ cho Y4.

Bậc 2: Y3 phụ cho Y2. Bậc 3: cả Y4, Y5 phụ cho Y2 và Y3. Bậc 4: cả Y2,

Y3, Y4 và Y5 phụ cho Y1.

Ví dụ:

Mô hình này xuất hiện trong 5 thuật ngữ, chiếm 12,82%. Ví dụ, thuật

ngữ bột đánh bóng đồ bạc có cấu tạo 4 bậc. Bậc 1: bạc phụ cho đồ tạo thành

đồ bạc. Bậc 2: bóng phụ cho đánh tạo thành đánh bóng. Bậc 3: đồ bạc phụ

cho đánh bóng tạo thành đánh bóng đồ bạc. Bậc 4: đánh bóng đồ bạc phụ cho

bột tạo thành thuật ngữ bột đánh bóng đồ bạc.

* Mô hình 5.5: Là mô hình có cấu trúc 3 bậc, chỉ có 4 thuật ngữ, chiếm

10,26%. Bậc 1: Y5 phụ cho Y4; Y2 phụ cho Y1. Bậc 2: Y5, Y4 phụ cho Y3.

Bậc 3: cả Y3, Y4, Y5 phụ cho Y1 và Y2.

Ví dụ:

Thuật ngữ Bàn quay làm đồ gốm có cấu tạo: Bậc 1: gốm phụ cho đồ

tạo thành đồ gốm; quay phụ cho bàn tạo thành bàn quay. Bậc 2: đồ gốm

phụ cho làm tạo thành làm đồ gốm. Bậc 3: làm đồ gốm phụ cho bàn quay

tạo thành bàn quay làm đồ gốm.

bàn quay làm đồ gốm

Y1 Y2 Y3 Y4 Y5

bột đánh bóng đồ bạc

Y1 Y2 Y3 Y4 Y5

Page 81: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

75

* Mô hình 5.6: Là mô hình có cấu trúc 3 bậc, chỉ có 3 thuật ngữ, chiếm

7,70%. Bậc 1: Y5 phụ cho Y4; Y2 và Y3 có quan hệ bình đẳng với nhau. Bậc

2: Y4 và Y5 phụ cho Y2 và Y3. Bậc 3: cả Y2, Y3, Y4 và Y5 phụ cho Y1.

Ví dụ:

Thuật ngữ thuật chạm khắc đá quý có cấu tạo 3 bậc. Bậc 1: quý phụ cho

đá tạo thành đá quý; chạm và khắc có quan hệ bình đẳng tạo thành chạm

khắc. Bậc 2: đá quý phụ cho chạm khắc tạo thành chạm khắc đá qúy. Bậc 3:

chạm khác đá quý phụ cho thuật tạo thành thuật ngữ thuật chạm khắc đá quý.

Mô hình 5.7: Là mô hình có cấu trúc 3 bậc, chỉ có 2 thuật ngữ, chiếm

5,13%. Bậc 1: Y4 phụ cho Y5; Y3 phụ cho Y2. Bậc 2: Y4, Y5 phụ cho Y2 và

Y3. Bậc 3: Y2, Y3, Y4 và Y5 phụ cho Y1.

Ví dụ:

Thuật ngữ lớp màu lót bức họa có cấu trúc 3 bậc. Bậc 1: bức phụ cho

họa tạo thành bức họa; lót phụ cho màu tạo thành màu lót. Bậc 2: bức họa

phụ cho màu lót tạo thành màu lót bức họa. Bậc 3: màu lót bức họa phụ cho

lớp tạo thành lớp màu lót bức họa.

Trong các mô hình cấu tạo nêu trên, mô hình 5.1 là MHCT phổ biến nhất

của các TNMT có cấu tạo là cụm từ có 5 yếu tố. Tuy nhiên, sự chênh lệch về số

lượng thuật ngữ được sản sinh giữa các mô hình 5.1, 5.2, 5.3, 5.4, 5.5, 5.6, 5.7 là

thuật chạm khắc đá quý

Y1 Y2 Y3 Y4 Y5

lớp màu lót bức họa

Y1 Y2 Y3 Y4 Y5

Page 82: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

76

không lớn. Các TNMT có cấu tạo 5 yếu tố tuy có số lượng ít nhưng lại rất đa dạng

về MHCT. Đây là một điểm khác biệt giữa TNMTTV với các thuật ngữ có cấu

tạo 5 yếu tố của các hệ thuật ngữ khác trong tiếng Việt.

2.3.2.5. Mô hình cấu tạo của thuật ngữ mĩ thuật là cụm từ 6 yếu tố

Theo thống kê của chúng tôi, thuật ngữ mĩ thuật là cụm từ có cấu tạo 6 yếu

tố chỉ có 8 đơn vị, chiếm 1,06% trong tổng số các TNMT có cấu tạo là cụm từ. Đó

là các thuật ngữ: tranh /vẽ/ theo/ luật/ xa/ gần, hình/ vẽ /men/ xanh/ trên /đồ/gốm,

bức/ tranh/ của /một/ tạo/ vật/ sống.

Cũng như thuật ngữ mĩ thuật có cấu tạo 5 yếu tố, TNMT 6 yếu tố có số

lượng rất ít nhưng lại đa dạng về MHCT. Mô hình cấu tạo TNMT là cụm từ 6 yếu

tố như sau :

* Mô hình 6.1: Đây là mô hình có cấu trúc 4 bậc. Bậc 1: Y5 và Y6 có quan

hệ bình đẳng , Y2 phụ cho Y1 ; Bậc 2: Y5, Y6 phụ cho Y4. Bậc 3: Y4, Y5 và

Y6 phụ cho Y3. Bậc 4: Y3, Y4, Y5, Y6 phụ cho Y1 và Y2.

Ví dụ:

Có 4 thuật ngữ cấu tạo theo mô hình này, chiếm 50,00%. Ví dụ, thuật ngữ

tranh vẽ theo luật xa gần có quan hệ bậc 1: xa và gần có quan hệ bình đẳng tạo

thành xa gần, vẽ phụ cho tranh tạo thành tranh vẽ . Bậc 2: xa gần phụ cho luật

tạo thành luật xa gần. Bậc 3: luật xa gần phụ cho theo tạo thành theo luật xa

gần. Bậc 4: theo luật xa gần phụ cho tranh vẽ thành tranh vẽ theo luật xa gần.

* Mô hình 6.2: Đây là mô hình có cấu trúc 4 bậc. Bậc 1: Y1 phụ cho Y2;

Y5 phụ cho Y4. Bậc 2: Y3 phụ cho Y4 và Y5. Bậc 3: Y6 phụ cho Y3, Y4 và

Y5. Bậc 4: Y3, Y4, Y5,Y6 phụ cho Y1 và Y2.

tranh vẽ theo luật xa gần

Y1 Y2 Y3 Y4 Y5 Y6

Page 83: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

77

Ví dụ:

Thuật ngữ bức tranh của một tạo vật sống có cấu tạo 4 bậc. Bậc 1: bức

phụ cho tranh tạo thành bức tranh, sống phụ cho vật tạo thành vật sống . Bậc

2: vật sống phụ cho tạo thành tạo vật sống. Bậc 3: một phụ cho tạo vật sống

thành một tạo vật sống. Bậc 4: một tạo vật sống phụ cho bức tranh tạo thành

bức tranh của một tạo vật sống. Có 2 thuật ngữ cấu tạo theo mô hình này,

chiếm 25%.

* Mô hình 6.3: Đây là mô hình có cấu trúc 3 bậc của thuật ngữ: hình vẽ men

xanh trên đồ gốm. Bậc 1: Y2 phụ cho Y1, Y4 phụ cho Y3, Y6 phụ cho Y5. Bậc

2: Y3, Y4 phụ cho Y1, Y2. Bậc 3: Y5 và Y6 phụ cho cả Y1, Y2, Y3 và Y4.

Ví dụ:

Thuật ngữ hình vẽ men xanh trên đồ gốm có cấu tạo 3 bậc. Bậc 1: vẽ phụ

cho hình tạo thành hình vẽ, xanh phụ cho men tạo thành men xanh, gốm phụ

cho đồ tạo thành đồ gốm. Bậc 2: men xanh phụ cho hình vẽ thành hình vẽ men

xanh. Bậc 3: đồ gốm phụ cho cả hình vẽ men xanh tạo thành hình vẽ men xanh

trên đồ gốm. Có 2 thuật ngữ được cấu tạo theo mô hình này, chiếm 25,00%.

hình vẽ men xanh (trên) đồ gốm

Y1 Y2 Y3 Y4 Y5 Y6

bức tranh (của) một tạo vật sống

Y1 Y2 Y3 Y4 Y5 Y6

Page 84: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

78

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các mô hình cấu tạo của thuật ngữ mĩ thuật tiếng

Việt

TT Loại thuật ngữ Mô hình

cấu tạo Số lƣợng Tỷ lệ %

1 Thuật ngữ 2 yếu tố là từ ghép

Mô hình 1 97

459

21,13

37,84 Mô hình 2 331 72,11

Mô hình 3 31 6,76

2 Thuật ngữ 2 yếu tố là cụm từ 1 Mô hình 528 100 43,53

3 Thuật ngữ 3 yếu tố là cụm từ

Mô hình 1 92

132

69,70

10,88 Mô hình 2 15 11,36

Mô hình 3 25 18,94

4 Thuật ngữ 4 yếu tố là cụm từ

Mô hình 1 19

47

40,43

3,87

Mô hình 2 13 27,66

Mô hình 3 8 17,02

Mô hình 4 5 10,64

Mô hình 5 2 4,25

5 Thuật ngữ 5 yếu tố là cụm từ

Mô hình 1 10

39

25,64

3,21

Mô hình 2 9 23,08

Mô hình 3 6 15,38

Mô hình 4 5 12,82

Mô hình 5 4 10,26

Mô hình 6 3 7,69

Mô hình 7 2 5,13

6 Thuật ngữ 6 yếu tố là cụm từ

Mô hình 1 4

8

50,00

0,67 Mô hình 2 2 25,00

Mô hình 3 2 25,00

TỔNG 22 1.320 100

Page 85: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

79

2.4. Thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt xét về mặt từ loại

2.4.1. Đặc điểm từ loại của thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt là từ

Trong số 566 thuật ngữ là từ chỉ có 107 thuật ngữ là từ đơn, chiếm

18,90%: tượng, dó, mẫu, màu, khung, hình, nhã, vóc, mép, lề, thuật (cần

kim loại), ,… trong đó:

- Thuật ngữ là từ đơn danh từ: 52/107, chiếm 48,60%: màu, sơn, tranh,

lụa, khung, hình, lề, bìa, dáng, dó, điệp, nét, khối, hình, đường, giấy, lụa, gỗ,

đá, ngọc, goát, hồ, keo, phông, sắc,...

- Thuật ngữ từ đơn là động từ có 20 đơn vị (18,69 %): đắp, chạm, xay,

tán, nghiền, tỉa, nặn, phác, di, chạm, tạc, vẽ, in, kẻ...

- Thuật ngữ từ đơn là tính từ có 35 đơn vị (32,71%): đỏ, đen, trắng,

thuận, xám, xanh, tím, thảm, đẹp, bạc.

Về mặt từ loại của thuật ngữ là từ ghép, kết quả khảo sát 459 TNMTTV là

từ ghép cho thấy:

- Có 354 thuật ngữ là từ ghép thuộc từ loại danh từ (77,12 %): hình

thể, màu sắc, sắc điệu, đường nét, họa đồ, hình dáng, hình thể, chất liệu,

màu điều, màu bột, màu dầu, màu đất, màu chát, vệt màu, bức họa, màu

ngà, màu phấn, lớp trát, màu keo, màu gốc, màu rợ, màu sáp, bố cục, hoa

văn, mảng màu, mực nước, ống phun, họa sĩ, ống xì, độc bản, họa đồ, vựng

tập, đường cuốn, đường lượn, đường trục, đường viền, dầu lanh, tĩnh vật,

hình họa, kí họa, hội họa, họa tiết, phù điêu, nước bóng, mặt nền, hình

chạm, ren tua, khuôn tô, khuôn thủng, đường gân, bệ đỡ, khung vòm, bản

kiểu, đồ khắc, vải nhám, màu tái, lục sẫm, mẫu vẽ, xưởng vẽ, xưởng nặn,

áo bìa, bảng màu, bút lông, ván gió, dầu cọ, bản rập, điểm nhấn, điểm

nhìn, điểm màu,…

- Có 46 đơn vị thuật ngữ là từ ghép thuộc từ loại động từ (10,02 %): hửng

màu, khắc nổi, lên nước, khắc chìm, đóng khung, dựng hình, chạm nổi, chạm

Page 86: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

80

lọng, đánh bóng, phác họa, tráng men, phủ men, khắc chìm, điểm xuyết, tạo

hình, trang trí, trưng bày, triển lãm, đánh bóng, dựng hình, đặt mẫu,…

- Có 59 đơn vị thuật ngữ là từ ghép thuộc từ loại tính từ (12,85%): cân

bằng, cân đối, cơ bản, lục thẳm, phản quang, rực rỡ, siêu thực, xanh gio, vàng

chanh, ánh hồng, vàng kim, vàng đất, sắc dịu, sắc ấm, sắc lạnh, trắng ngà,

đậm nhạt, đơn sắc, đỏ tía, hài hòa, nâu thẫm, hồng tươi, xanh đồng, mềm dẻo,

đen nhánh, trang nhã, vàng nhạt, xám xịt, lam chói, hồng điều, lam gio, lam

phổ, xanh xám, đen muội, đỏ tươi, nâu xám, nâu gạch, nâu đỏ, nâu đen,…

2.4.2. Đặc điểm từ loại của thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt có cấu tạo là cụm từ

Như đã nêu trên, trong 1.320 TNMT có 754 thuật ngữ là cụm từ, chiếm

57,12% tổng số các thuật ngữ được thu thập để nghiên cứu. Tất cả các thuật

ngữ là cụm từ đều có cấu tạo là cụm từ chính phụ, trong đó phần lớn là cụm

từ chính phụ gồm 2 yếu tố. Cụ thể, thuật ngữ là cụm từ chính phụ có 2 yếu tố

đến 528 đơn vị (70,03% ): khuynh hướng hoành tráng, mĩ thuật ứng dụng,

nghệ thuật giả động, sản phẩm sơn mài, nghệ thuật đại chúng, mĩ nghệ ren,

hình đồ khuôn, tranh sơn mài, xu hướng siêu thực, phương pháp khắc phẳng,

phối cảnh đường nét, tượng chân dung, tranh dân gian, thợ kim hoàn, tranh

tứ bình, xưởng điêu khắc. Thuật ngữ là cụm từ gồm 3 yếu tố có 132 đơn vị

(17,51%): tranh khắc kim loại, chạm nổi thấp, nung đồ gốm, in tranh đồ họa,

chất hãm màu, màu hoa đào, vết chấm đốm, tranh màu nước, đồ đắp nổi,

đường chân cảnh…

Về mặt từ loại, đối với thuật ngữ là cụm từ, căn cứ vào từ loại của yếu tố

chính để xác định từ loại cho cụm từ. Khảo sát 754 TNMT là cụm từ cho kết

quả như sau:

- Có 626 TNMT là cụm danh từ, chiếm 83,02%: chủ nghĩa ấn tượng, chủ

nghĩa tân thời, đất nung, đường viền, khung viền, khuôn trổ, màu nước, vân đá,

sáp màu, nhựa thông, chủ nghĩa tiền phong, xu hướng hiện thực, xu hướng tượng

Page 87: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

81

trưng, chủ nghĩa tượng trưng, bức tranh sáp màu, hội họa tổng thể, phong cách

biểu hiện, bức họa đồng quê, chất liệu sơn dầu, bức tranh màu phấn…

- Thuật ngữ mĩ thuật là cụm động từ có 38 đơn vị, chiếm tỉ lệ không đáng

kể (5,03%): Thiết kế in, không pha màu, không sơn, nghiền màu, thêu trang trí,

khắc nổi thấp, khắc nổi cao, in tranh đồ họa, chạm nổi cao, chạm nổi thấp,…

- Thuật ngữ mĩ thuật là cụm tính từ có 90 đơn vị (11,94%): đậm nhạt cùng

sắc, trắng ti tan, trắng kẽm, đen hạt huyền, vàng crôm, đỏ cát mi, xanh cô ban,…

Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả.

Bảng 2.2: Bảng tổng hợp đặc điểm từ loại của thuật ngữ mĩ thuật

tiếng Việt

Phƣơng thức

cấu tạo &

quan hệ ngữ

pháp

Từ loại Số lƣợng

Tỉ lệ

phần

trăm

(%)

Từ đơn

Danh từ 52 (48,60%)

107 8,10 Tính từ 35 (32,71%)

Động từ 20 (18,69%)

Từ

ghép

Chính

phụ

Danh từ 323 (75,46%)

428(93.24%)

459 34,78

Tính từ 59 (13,78%)

Động từ 46 (10,75%)

Đẳng

lập

Danh từ 31 31(6,76%)

Cụm từ

Cụm danh từ 626 (83,02%)

754 57,12 Cụm tính từ 90 (11,94%)

Cụm động từ 38 (5,03%)

Tổng 1.320 100

Page 88: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

82

2.5. Thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt xét về mặt nguồn gốc

2.5.1. Nguồn gốc của thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt là từ

Các thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt có cấu tạo là từ gồm 566 đơn vị, có

nguồn gốc khá phong phú, bao gồm cả các thuật ngữ Việt, Hán Việt và Ấn Âu,

trong đó thuật ngữ có nguồn gốc Hán Việt chiếm tỉ lệ rất lớn. Cụ thể:

Thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt có cấu tạo là các YTCT Hán Việt chiếm tỉ lệ

cao nhất với 408 đơn vị (chiếm 72,10%): khỏa thân, tạo hình, độc bản, đường nét,

bích họa, biếm họa, bối cảnh, họa sĩ, đồ án, thủ pháp, mĩ nghệ, mĩ thuật, mĩ học,

mô hình, ấn tượng, bích họa, bảo tàng, biểu cảm, chân dung, lập thể, biểu trưng,

biểu tượng, cách điệu, cân đối, chi tiết, lập thể, dã thú, cổ điển, cổ đại, tượng

trưng, trừu tượng, trường phái, đồ họa, đối xứng, hình thể, hiện thực,...

Thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt có cấu tạo là các yếu tố Việt có 125 đơn vị

(22,01%): bìa, cắt, dàn dựng, đĩa, dòng, dựng, đường nét, ghi chép, lề, loa,

sóng, xén, giấy, giấy bồi, mẫu vẽ, xương nặn, dao khắc, dao vẽ, giấy can, giấy

phấn, sơn then, than chì, sơn mài, đất áo, đất sét, dây dọi, thuốc tím, cửa cuốn,

bút sắt, đỏ tươi, xanh đồng, đen nhánh, đánh bóng, nung hấp, gạch men, giá

vẽ, giấy dó, giấy điệp, đánh bóng, đậm nhạt, đất sét, điểm nhìn, điểm nhấn,

dựng hình, bút chì, bút chổi, bút sắt, bút lông, sơn then, sơn ta, dầu khô, dầu

thông, dầu lanh, đường trục...

Thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt có các YTCT Ấn Âu có 22 đơn vị, chiếm tỉ

lệ thấp nhất (3,88%): a-cri-lich (acrylic), a-qua-tanh (aquatint), áp phích

(affiche), bo tranh (border), đa-đa (dada), goát (gouache) ma-nơ-canh

(mannequin), ma két (maquette), đi-dai (design), ga-lơ-ri (gallerie), gô-tich

(gothic), áp phích, ba-hau (bauhaus), bo-đi-át (body art), đi-đai (design), ga-

lơ-ri (gallery), ghéc-ni-ca (guernica),ma két (maquettce), pa-nô (panel),...

Ngoài ra, TNMTTV còn có 11 thuật ngữ có cấu tạo hỗn hợp là sự kết

hợp giữa một yếu tố Hán Việt với 1 yếu tố Việt (1,94%): dựng hình, đặt mẫu,

điểm tụ, giấy điệp, họa nét,...

Page 89: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

83

Bảng tổng hợp dưới đây sẽ cho chúng ta thấy rõ điều này.

Bảng 2.3: Bảng tổng hợp nguồn gốc cấu tạo thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt

là từ

Nguồn gốc Số lƣợng Phần trăm (%)

Hán Việt 408 72,08

Việt 125 22,08

Ấn Âu 22 3,89

Hán Việt - Việt 11 1,95

Tổng 566 100

2.5.2. Nguồn gốc các yếu tố cấu tạo của thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt là

cụm từ

Các thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt là cụm từ được tạo thành bằng cách

ghép các thuật ngữ là từ lại với nhau để biểu đạt những khái niệm mới trong

lĩnh vực mĩ thuật học. Kết quả khảo sát cho thấy, các TNMT là cụm từ cũng

có cấu tạo đa dạng về nguồn gốc: cụm từ gồm các yếu tố Việt, cụm từ gồm

các yếu tố Hán - Việt, cụm từ gồm các yếu tố Việt và Hán Việt, cụm từ gồm

hỗn hợp các yếu tố Việt, Hán Việt và Ấn Âu. Trong 754 TNMT có cấu tạo là

cụm từ, các thuật ngữ có cấu tạo là các yếu tố có nguồn gốc khác nhau cụ thể

như sau:

- Thuật ngữ được tạo thành từ các yếu tố có nguồn gốc Hán Việt có số

lượng lớn nhất, với 354 đơn vị, chiếm 46,94%. Ví dụ: đơn tuyến bình đồ, hình

họa nghiên cứu, họa tiết trang trí, hội họa hoành tráng, kí họa động, lục pháp

luận, mĩ thuật ứng dụng, nghệ thuật đại chúng, chủ nghĩa ấn tượng, chủ

nghĩa lập thể, xu hướng nghệ thuật, chủ nghĩa biểu hiện trừu tượng, họa tiết

trang trí, hội họa hành vi,...;

Page 90: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

84

- Các thuật ngữ được tạo thành từ các yếu tố Việt với 199 đơn vị, chiếm

26,40%. Ví dụ: bảng pha màu, bản vẽ mẫu, bồi tranh, bút lông dẹt, bút lông

tròn, chà xát đồ vật tạo chất, dao nghiền màu, đường tầm mắt, giấy vẽ màu

nước, kẻ chữ, khắc tranh,, khối cứng, khối mềm, khối chìm, khối nổi, khung

căng vải vẽ, mảng màu phẳng, màu sượng, mặt trước, mặt sau,...

- Các thuật ngữ có cấu tạo gồm các yếu tố gốc Ấn Âu có số lượng không

nhiều với 98 đơn vị, chiếm 13,00%. Ví dụ: funk art (nghệ thuật kinh sợ),

plastic art, antipodeans, anecdotes of painting, baldacchino (trướng phía trên

bàn thờ), abstract art (nghệ thuật trừu tượng), academy figure (hình khỏa

thân), academy board (giấy bồi dùng để vẽ), plein air (vẽ ngoài trời),...

- Thuật ngữ có cấu tạo hỗn hợp các yếu tố có 103 đơn vị, chiếm

13,66%. ví dụ: sơn acrilic, phong cách Meuse, trường phái sông Meuse,

nghệ thuật Amarna, kĩ thuật khắc màu a xít, đồ gốm Arretium, trường phái

Ash-can, thảm Aubusson, trường phái Avignon, đá ba zan, mĩ thuật

Canada, trường phái Cologne, nghệ thuật by-dăng-tin,... Bảng tổng hợp

kết quả dưới đây sẽ cho chúng ta thấy rõ điều này.

Bảng 2.4: Bảng tổng hợp nguồn gốc yếu tố cấu tạo thuật ngữ mĩ thuật

tiếng Việt là cụm từ

Nguồn gốc Tổng Phần trăm (%)

Việt 199 26,40

Hán Việt 354 46,94

Ấn Âu 98 13,00

Hỗn

hợp

Hán Việt + Việt

103

37

13,66

35,92

Hán Việt + Ấn Âu 23 22,33

Việt + Ấn Âu 18 17,47

Hán Việt + Việt + Ấn Âu 25 24,29

Tổng 754 100 %

Page 91: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

85

2.6. Nhận xét chung về đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ mĩ thuật

tiếng Việt

Từ các kết quả miêu tả và phân tích đặc điểm cấu tạo của hệ thống

TNMTTV trên, cho phép rút ra một số nhận xét sau:

1. Hệ thống TNMT tiếng Việt được cấu tạo theo số lượng từ 1 yếu tố đến 6

yếu tố. Tuy nhiên, các TNMT có cấu tạo từ 4 yếu tố đến 6 yếu tố có số lượng

không nhiều, mà chủ yếu tập trung vào nhóm thuật ngữ có cấu tạo 2 và 3 yếu tố.

Chỉ tính riêng thuật ngữ 2 yếu tố đã chiếm tỉ lệ áp đảo với 987/1.320 thuật ngữ

chiếm 74,77% tổng số các thuật ngữ được khảo sát. Tiếp đến là thuật ngữ được

cấu tạo từ 3 yếu tố với 132/1.320 thuật ngữ chiếm 10,00% ( 132/1.320) và thuật

ngữ 1 yếu tố là 107 đơn vị, chiếm 8,11%. Số lượng các thuật ngữ có cấu tạo từ 4

yếu tố, 5 yếu tố và 6 yếu tố không nhiều. Dưới đây là bảng tổng hợp về sự phân

bố thuật ngữ theo đặc điểm cấu tạo cụ thể:

Bảng 2.5: Bảng tổng hợp phân bố số lượng TN mĩ thuật tiếng Việt theo

yếu tố cấu tạo

TT Yếu tố cấu tạo Số lƣợng TN Phần trăm (%)

1 1 yếu tố 107 8,10

2 2 yếu tố 987 74,77

3 3 yếu tố 132 10,00

4 4 yếu tố 47 3,56

5 5 yếu tố 39 2,96

6 6 yếu tố 8 0,61

TỔNG 1.320 100

Từ kết quả nói trên có thể thấy, về mặt cấu trúc hình thức, các TNMT

nói chung đã đáp ứng được yêu cầu về mặt hình thức của thuật ngữ đó là tính

ngắn gọn. Thậm chí, nếu so với yêu cầu lí tưởng mà Reformatxki đưa ra thì

Page 92: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

86

có thể thấy hầu hết các TNMT đã đáp ứng được yêu cầu này: “Thuật ngữ là từ

ghép, tổ hợp từ chỉ có thể gồm hai, ba hoặc tối đa là bốn yếu tố bởi vì nếu

thuật ngữ quá dài sẽ không được chấp nhận trong thực tế” [76, 225] . Đồng

thời, thuật ngữ đáp ứng được yêu cầu ngắn gọn, không có yếu tố dư thừa cũng

có nghĩa là chúng đảm bảo cho sự chính xác, khoa học của TNMT. Kết quả

này của luận án góp thêm một bằng chứng khẳng định rằng, thuật ngữ của các

ngành khoa học nói chung tồn tại trong thực tế với số lượng nhiều nhất là các

thuật ngữ có cấu tạo từ 2 đến 4 yếu tố.

2. Về phương thức cấu tạo thuật ngữ và quan hệ ngữ pháp của các yếu

tố trong cấu tạo của TNMT, kết quả nghiên cứu cho thấy TNMT chủ yếu

được cấu tạo từ cụm từ và theo quan hệ chính phụ. Trong tổng số 1.320

thuật ngữ được khảo sát có đến 754 thuật ngữ là cụm từ chiếm 57,12%,

thuật ngữ là từ chiếm tỉ lệ khá lớn với 566 đơn vị, chiếm 42,88%. Đồng

thời, trong số 1.320 thuật ngữ được khảo sát, số lượng thuật ngữ được cấu

tạo theo quan hệ đẳng lập chiếm tỉ lệ không đáng kể, chỉ có 31/1.213 thuật

ngữ có cấu tạo từ 2 yếu tố trở lên, chiếm tỉ lệ rất nhỏ 2,56%. Còn lại có đến

1.182/1.213 thuật ngữ (chiếm 97,44%) có cấu tạo từ 2 yếu tố trở lên có cấu

tạo theo quan hệ chính phụ và hầu như là theo trật tự cú pháp tiếng Việt.

Nghĩa là yếu tố đứng trước là yếu tố chính mang tính khái quát, yếu tố

đứng sau là yếu tố phụ bổ sung ý nghĩa cho yếu tố chính nhằm cụ thể hóa,

chi tiết hóa hay khu biệt cho thuật ngữ đó. Kết quả này cho phép chúng tôi

khẳng định rằng về mặt cú pháp, trật tự các yếu tố cấu tạo TNMT mang đặc

trưng của cú pháp của tiếng Việt (chính trước - phụ sau). Như vậy rõ ràng,

phần lớn các TNMT đã thể hiện được tính dân tộc trong đặc điểm cấu tạo

của mình. Đồng thời, cũng chính nhờ có phương thức cấu tạo ghép theo mô

hình cấu trúc chính phụ mà chúng ta có thể định danh được các TNMT

khác nhau.

Page 93: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

87

3. Về đặc điểm từ loại của thuật ngữ, kết quả khảo sát cho thấy, TNMT

tuy được cấu tạo khá phong phong phú bao gồm cả danh từ/cụm danh từ,

động từ/cụm động từ, tính từ/cụm tính từ, tuy nhiên thuật ngữ là động từ/cụm

động từ và tính từ/cụm tính từ chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ (21,81%) với 288 đơn vị,

còn thuật ngữ là danh từ/cụm danh từ vẫn chiếm tỉ lệ áp đảo 78,18% với

1.032 đơn vị. Điều này khá phù hợp với tính chất định danh của thuật ngữ.

Kết luận này của chúng tôi cũng trùng khớp với nhận định về ĐĐĐD

thuật ngữ mà Hà Quang Năng đã nêu ra: "Từ là đơn vị cơ bản mà việc định

danh dựa vào (nghĩa là việc ghi nhận, chốt lại những hiện tượng đã được lựa

chọn của thực tế khách quan nhờ cách đặt tên bằng ngôn ngữ) trong nhận

thức chung của chúng ta. Các từ loại danh từ, tính từ, động từ đều có thể

định danh. Với các từ thuộc từ loại đó thì nội dung mới thường xuyên được

hình thành và những tên gọi mới được tạo lập. Danh từ có thể chuyển đổi nội

dung của các từ thuộc các từ loại định danh khác và nó có đầy đủ những

phương tiện hình thái thích hợp để làm việc đó. Giá trị định danh tuyệt đối là

thuộc tính của danh từ, thuộc tính này ở các từ loại định danh khác thì yếu

hơn chút ít. Những cấu trúc khác nhau tất nhiên cũng có thể có được chức

năng định danh khi sử dụng thứ cấp, tuy nhiên đối với chúng điều dễ thấy là

chúng hoạt động như danh từ. Nếu như ta cho tập hợp từ một giá trị định

danh tuyệt đối thì nó phải có khả năng thoát ra, vượt ra khỏi các quan hệ cú

pháp của câu. Có được khả năng này chỉ là những tổ hợp từ tương đương với

danh từ. Tính định danh cao nhất và khả năng lớn nhất tham gia vào việc

định danh thuật ngữ là các danh từ. Thuật ngữ có thể là tính từ, động từ,

trạng từ nhưng khả năng định danh của chúng thấp hơn nhiều…danh từ là từ

loại có tính định danh cao nhất” [92; 19].

4. Về nguồn gốc của các yếu tố cấu tạo của thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt

Kết quả cho thấy, với các TNMTTV có cấu tạo là từ, các YTCT có

nguồn gốc khá phong phú bao gồm cả yếu tố Việt, Hán Việt và Ấn Âu. Điều

Page 94: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

88

đáng chú ý là từ 3 loại yếu tố này đã tạo nên các loại thuật ngữ khác nhau,

không chỉ là 3 loại thuật ngữ với sự kết hợp các yếu tố cùng nguồn gốc Việt,

Hán Việt, Ấn Âu mà còn tạo nên một loạt các thuật ngữ hỗn hợp từ sự kết hợp

của 3 loại yếu tố này. Cụ thể như sau:

- Trong số 566 các thuật ngữ mĩ thuật là từ thì thuật ngữ có các YTCT cùng

nguồn gốc Hán Việt chiếm số lượng nhiều nhất (408/566 thuật ngữ, chiếm

72,08%).

- Các thuật ngữ ghép hai yếu tố Việt (125/566, chiếm 22,08%).

- Thuật ngữ các YTCT gốc Ấn Âu với 22 đơn vị, chiếm 3,89%.

- Thuật ngữ kết hợp giữa yếu tố Hán Việt và Việt là 11 đơn vị, chiếm 1,95%.

Với các TNMT tiếng Việt là cụm từ, kết quả khảo sát cho thấy, nguồn

gốc các YTCT cũng có nguồn gốc đa dạng: Việt, Hán Việt và Ấn Âu. Trong

754 TNMT có cấu tạo là cụm từ, các kiểu loại thuật ngữ xét theo đặc điểm

YTCT có số lượng cụ thể như sau:

- Thuật ngữ được tạo thành từ các yếu tố có nguồn gốc Hán Việt có số

lượng lớn nhất, với 354 đơn vị, chiếm 46,94%.

- Các thuật ngữ được tạo thành từ các yếu tố Việt với 199 đơn vị, chiếm

26,40%.

- Các thuật ngữ có cấu tạo gồm các yếu tố gốc Ấn Âu có số lượng

không nhiều với 98 đơn vị, chiếm 13,00%.

- Thuật ngữ có cấu tạo hỗn hợp các yếu tố có 103 đơn vị, chiếm 13,66%,

trong đó: Hán Việt + Việt có 37 thuật ngữ, chiếm 35,92% trong số 103 thuật

ngữ có cấu tạo hỗn hợp; Hán Việt + Ấn Âu có 23 thuật ngữ, chiếm 22,33%;

Hán Việt + Việt + Ấn Âu có 25 thuật ngữ, chiếm 24,29%; Việt + Ấn Âu có 18

thuật ngữ, chiếm 17,47%. Như vậy, kết quả này một lần nữa cho thấy tầm

quan trọng của các yếu tố Hán Việt trong việc cấu tạo nên các TNMTTV nói

riêng và từ tiếng Việt nói chung. Xét về mặt ngữ nghĩa, các yếu tố Hán Việt

thường mang tính trừu tượng, khái quát và mang phong cách trang trọng, bác

Page 95: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

89

học. Đồng thời sự kết hợp của các yếu tố Hán Việt thường tạo ra một kết cấu

ngắn gọn và có cấu trúc chặt chẽ. Với những ưu thế nổi trội này, chúng rất

thích hợp trong tư cách là các YTCT nên các thuật ngữ. Đây chính là lí do làm

cho các TNMTTV được cấu tạo từ các yếu tố Hán Việt chiếm tỉ lệ rất lớn trong

tổng số các các TNMTTV được thu thập khảo sát.

2.7. Phƣơng thức tạo thành thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt

Khi nghiên cứu các phương thức tạo thành thuật ngữ, các nhà nghiên

cứu trên thế giới và ở Việt Nam đã nêu ra nhiều phương thức khác nhau.

Trong công trình "Nguyên lí xây dựng hệ thuật ngữ khoa học kĩ thuật",

D.S. Lotte đã xác định các phương thức tạo thành thuật ngữ khoa học kĩ

thuật tiếng Nga:

- Chuyển từ thông thường thành thuật ngữ khoa học - kĩ thuật;

- Chuyển dịch thuật ngữ từ ngành khoa học - kĩ thuật này sang ngành

khoa học - kĩ thuật khác. Cụ thể là:

* Chuyển dịch thuật ngữ theo sự giống nhau của các khái niệm;

* Chuyển dịch thuật ngữ theo sự giống nhau về kĩ thuật;

* Chuyển dịch thuật ngữ theo sự giống nhau bề ngoài;

* Chuyển dịch thuật ngữ theo sự tiếp cận của các khái niệm;

- Biến đổi nghĩa các từ khi xây dựng thuật ngữ thành phần và thuật

ngữ phức hợp." [79; 75 - 118].

Ở Việt Nam, Hoàng Xuân Hãn là học giả đầu tiên xem xét một cách

tương đối hệ thống vấn đề xây dựng thuật ngữ khoa học. Ông đã nêu lên ba

phương sách đặt thuật ngữ khoa học: phương sách dùng tiếng thông

thường; phương sách phiên âm; phương sách lấy gốc chữ nho [35; XIX -

XXI]. Lê Khả Kế cho rằng: "Chỉ nên đề ra có hai phương thức xây dựng

thuật ngữ như sau: 1. Đặt thuật ngữ trên cơ sở tiếng Việt; 2. Tiếp nhận và

phiên thuật ngữ nước ngoài" [51; 37]. Khi tìm hiểu sự hình thành và phát

triển thuật ngữ tiếng Việt, Hoàng Văn Hành đã nêu lên ba con đường tạo

Page 96: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

90

thành thuật ngữ. “Nhìn một cách tổng quát, có thể thấy thuật ngữ trong tiếng

Việt, cũng như trong các ngôn ngữ đã phát triển khác hình thành nhờ ba con

đường cơ bản là: 1) thuật ngữ hoá từ ngữ thông thường; 2) cấu tạo những

thuật ngữ tương ứng với thuật ngữ nước ngoài bằng phương thức sao phỏng

và 3) mượn nguyên thuật ngữ nước ngoài (thường là những thuật ngữ có tính

quốc tế” [39; 96]. Bàn về các tầng hệ xây dựng phát triển và chuẩn hóa thuật

ngữ, Lê Quang Thiêm cho rằng hệ tầng thuật ngữ tiếng Việt được cấu tạo,

phát triển từ các con đường khác nhau. Tổng hợp ý kiến của các nhà nghiên

cứu thuật ngữ đã đề xuất, thảo luận về con đường hình thành thuật ngữ tiếng

Việt, ông đã cân nhắc và nêu lên ba con đường, ba nguyên tắc và bốn phương

thức tạo thành, cấu tạo thuật ngữ. Đó là:

1. Ba con đường: con đường tự lực, tự cường bằng tri thức, trí tuệ, vốn

liếng ngôn ngữ của tiếng việt, của dân tộc Việt Nam vốn có, đã có; con đường

thứ hại là tiếp nhận nguyên thuật ngữ là sản phẩm của nền ngữ học, của ngôn

ngữ tiếp xúc, ngôn ngữ nguồn tiếp nhận mà có; con đường thứ ba là tự cấu

tạo, sáng tạo thuật ngữ dựa trên nội dung khái niệm, phạm trù; sao phỏng,

chuyển dịch từ ngôn ngữ nguồn để tạo thuật ngữ cho ngôn ngữ dân tộc.

2. Ba nguyên tắc: nguyên tắc tính khoa học; nguyên tắc tính dân tộc;

nguyên tắc tính quốc tế.

3. Bốn phương thức tạo thành, cấu tạo thuật ngữ: phương thức giữ

nguyên dạng; phương thức dịch cấu tạo; phương thức thuật ngữ hóa từ thường

và phương thức phiên âm chuyển chữ." [108; 206 - 211].

Điểm lại một số quan niệm của các nhà nghiên cứu thuật ngữ về các

phương thức tạo thành thuật ngữ có thể thấy rằng quan niệm về con đường

hình thành, cấu tạo thuật ngữ của các học giả là khá thống nhất với nhau. Sự

khác biệt chủ yếu chỉ là ở mức độ cụ thể hóa các con đường và phương thức

tạo thành thuật ngữ. Quan niệm về con đường hình thành, phương thức tạo

thành thuật ngữ của các nhà nghiên cứu là cơ sở vững chắc để chúng tôi soi

Page 97: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

91

vào hệ thống TNMTTV để xác định cụ thể các phương thức tạo thành

TNMTTV được các nhà mĩ thuật học sử dụng.

Khảo sát 1.320 TNMTTV, chúng tôi xác định được các phương thức tạo

thành hệ thuật ngữ này như sau:

- Chuyển từ thông thường thành thuật ngữ mĩ thuật;

- Chuyển dịch thuật ngữ từ ngành khoa học khác thành thuật ngữ mĩ

thuật;

- Tiếp nhận thuật ngữ mĩ thuật nước ngoài.

2.7.1. Phương thức chuyển từ thông thường thành thuật ngữ mĩ

thuật

Hệ thống thuật ngữ khoa học - kĩ thuật nói chung, hệ thống TNMTTV

nói riêng được xây dựng chủ yếu trên cơ sở của những từ sẵn có. Để tạo thành

thuật ngữ bằng phương thức này, người ta sử dụng một từ thông thường đã có

sẵn và giữ nguyên thành phần ngữ âm của nó làm thuật ngữ khoa học. Ví dụ,

các từ như: đất sét, giấy, bút, mực, phấn, màu, hình, khối, sơn, dầu, gỗ, đá,

đồng, đất, thạch cao, tạc, vẽ, nặn, gò, khắc, chấm, vạch, đục, tranh, giá,

tường, trục, cuộn, đậm, nhạt, nổi, chìm, đường, nét, hồ, sinh hoạt, phong

cảnh, phong tục, thần thánh,...đã tồn tại từ rất lâu trong vốn từ vựng tiếng

Việt trước khi chúng được sử dụng với tư cách là các TNMTTV. Điều đáng

lưu ý là trong hệ thống TNMTTV có nhiều thuật ngữ có nguồn gốc từ ngữ

nghề nghiệp của các làng nghề làm giấy, vẽ tranh, đúc đồng, làm đồ mĩ nghệ,

tạc tượng ở nước ta. Đó là các thuật ngữ: giấy lụa, giấy điệp, sơn ta, sơn then,

dầu bóng, dầu khô, dầu lanh, dầu thông, dây dọi, đục, chổi quét, bút chì, bút

chổi, bút dạ, bút lông, bút sắt, bút phun, lụa, giấy điều, giấy dó, giấy bồi, giấy

bản vải lanh, chạm khắc, màu bột, màu nước, chì, mực nho, sơn mài, sơn dầu,

phẩm, son, vàng, bạc, vỏ trứng, vỏ ốc, vỏ trai, nhũ, đồng, gỗ, đá, dao trổ, dao

nghiền màu, dao vẽ, búa, mỏ hàn, bàn xoay, màu hoa hiên, màu cánh sen,

màu lá mạ, màu thanh thiên, ...

Page 98: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

92

Các từ thông thường khi trở thành TNMTTV đều giữ nguyên cả hình

thức ngữ âm và nội dung ý nghĩa của các từ thông thường. Kết quả khảo sát

của chúng tôi cho thấy các từ thông thường trở thành thuật ngữ trong hệ thống

TNMTTV có lượng khá nhiều với 385/1.320 thuật ngữ chiếm 29,16% trên

tổng số các TNMT được khảo sát. Có thể nói rằng, chuyển từ thông thường

thành thuật ngữ là một phương thức hữu dụng để tạo thành TNMTTV.

2.7.2. Chuyển thuật ngữ từ ngành khoa học khác thành thuật ngữ mĩ

thuật

Để chuyển dịch thuật ngữ từ các ngành khoa học thành TNMT cần

phải có sự giống nhau của các khái niệm. Tìm hiểu hệ thống TNMTTV

chúng tôi thấy rằng tất cả những trường hợp chuyển dịch các thuật ngữ của

các ngành khoa học khác thành TNMT đều dựa trên sự giống nhau của các

khái niệm thuộc các ngành khoa học khác nhau. Những trường hợp chuyển

dịch thuật ngữ theo sự giống nhau của các khái niệm được thể hiện theo hai

cách sau:

a. Chuyển thuật ngữ từ ngành khoa học khác thành thuật ngữ mĩ thuật

khi giữa các khái niệm đó tồn tại một mối liên hệ với nhau.

Theo cách này, nhiều TNMT có mối liên hệ với các thuật ngữ của ngành

văn học, triết học, toán học,... dựa vào sự giống nhau của các khái niệm thuộc

các ngành khoa học khác nhau. Ví dụ, biểu cảm, biểu trưng, tượng trưng, bút

pháp, bố cục, điểm nhìn, hình tượng, khối, khối cứng, khối mềm, khối tĩnh, khối

động,..là các TNMT được chuyển dịch từ thuật ngữ của ngành văn học, tâm lí

học, ngôn ngữ học toán học. Các thuật ngữ này biểu thị các khái niệm của các

ngành khoa học khác nhau nhưng chúng lại có mối liên hệ với nhau. Theo nhận

xét của D.S. Lotte, việc chuyển thuật ngữ từ một khái niệm thuộc hệ thống này

sang khái niệm thuộc hệ thống khác chỉ có thể được mặc nhiên tiến hành trong

những trường hợp sau: "1. Nếu như các khái niệm nằm trong những hệ thống

khác nhau ấy không xung khắc nhau; 2. Nếu như thuật ngữ được chuyển (hay

Page 99: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

93

thành tố của nó) đã không được dùng với nghĩa khác trong hệ thống mà nó

chuyển qua; 3. Nếu như cấu trúc của nó không mâu thuẫn với cấu trúc của tất cả

những thuật ngữ còn lại khác trong cùng hệ thống thuật ngữ mà nó chuyển qua"

[72; 92]. Nhận định này hoàn toàn phù hợp với các TNMTTV được chuyển từ

các thuật ngữ của các ngành khoa học khác dựa trên sự giống nhau giữa các khái

niêm. Sau đây là một số ví dụ minh họa.

Thuật ngữ ngành khoa học khác Thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt

Bút pháp: Ở phương Đông bút

pháp vốn là thuật ngữ của thư pháp -

nghệ thuật viết chữ Nho, chỉ cách

cầm bút lông, cách đưa đẩy nét bút

để tạo dáng nét chữ đẹp. Trong văn

học, bút pháp là cách thức hành văn,

dùng chữ, bố cục, cách sử dụng các

phương tiện biểu hiện để tạo thành

một hình thức nghệ thuật nào đó. Ở

đây bút pháp cũng tức là cách viết,

lối viết. [Từ điển thuật ngữ văn học,

tr. 28].

Bút pháp: Cách sử dụng ngôn ngữ tạo

hình của các họa sĩ, nhà điêu khắc thể

hiện qua đường nét, hình khối, màu sắc,

ánh sáng, chất cảm để tạo nên sự độc

đáo riêng trong tác phẩm của mình. Bút

pháp là một khía cạnh, một thành tố của

phong cách. Nó chỉ ra cách thực hiện tác

phẩm hoặc khả năng thực hành của

người nghệ sĩ. [87; 28]

Điểm nhìn: Vị trí từ đó người trần

thuật nhìn ra và miêu tả sự vật

trong tác phẩm. Không thể có nghệ

thuật nếu không có điểm nhìn, bởi

nó thể hiện hiện sự chú ý, quan tâm

và đặc điểm của chủ thể trong việc

tạo ra cái nhìn nghệ thuật. [Từ điển

thuật ngữ văn học, tr. 112].

Điểm nhìn: Điểm xuất phát của các tia

nhìn khi ta quan sát cảnh vật để vẽ. Tia

nhìn là những đường thẳng xuất phát từ

mắt tới bất cứ một điểm nào trong phạm

vi trường nhìn của mắt [87; 49].

Biểu trƣng: Vật hoặc hình ảnh, kí

hiệu, biểu thị một ý niệm trừu

tượng, giúp cho người ta liên tưởng

đến ý niệm này khi nhìn thấy biểu

Biểu trƣng: Những kí hiệu và hình ảnh

tượng trưng, biểu thị một đối tượng

hoặc một ý niệm nào đó, có chức năng

chuyển tải thông tin trực tiếp tới thị

Page 100: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

94

trưng [Từ điển bách khoa Việt

nam, tập 1, tr. 290].

giác. Có nhiều dạng biểu trưng: biểu

trưng cho một nghề, biểu trưng cho một

tổ chức xã hội, biểu trưng cho thuộc tính

của một vật thể. Ví dụ, bức tranh Bồ câu

và hòa bình - 1949 của Pi-cát-xô đã trở

thành biểu trưng cho khát vọng hòa bình

trong Đại hội liên hoan thanh niên sinh

viên thế giới tại Béc-lin, 1951. [87; 23].

Nội dung ý nghĩa các thuật ngữ nêu trên thuộc các ngành khoa học khác

với TNMT tương ứng có sự tương đồng với nhau, thể hiện mối liên hệ giữa

các khái niệm khoa học thuộc các ngành khoa học khác nhau. Điều kiện quan

trọng nhất phải tuân theo khi dịch chuyển thuật ngữ từ khái niệm này sang

khái niệm khác là ở chỗ sự giống nhau phải có thật, chứ không phải là sự

giống nhau giả tạo. Sự chuyển thuật ngữ theo sự giống nhau của một vài tính

chất nào đó giữa các khái niệm khoa học thuộc các ngành khác nhau là một

phương thức tạo thành thuật ngữ hoàn toàn hợp lí để xây dựng nhứng thuật

ngữ khoa học kĩ thuật. Wuster đã nhận xét rằng: "Sự chuyển dịch sang những

khái niệm tương tự của một lĩnh vực khác có những lợi thế lớn. Đó không

những là một biện pháp tự nhiên để xây dựng những thuật ngữ mới hay hệ

thống thuật ngữ của một ngành chuyên môn đang hình thành, mà còn là một

biện pháp rất hợp lí, bởi vì nó tiết kiệm được tổng số những thuật ngữ và liên

hệ với những chuyên ngành khác nhau, cũng như giảm nhẹ công việc trong

những lĩnh vực khác nhau" [dẫn theo 72; 90].

b. Sự chuyển thuật ngữ theo sự giống nhau bề ngoài

Theo cách này, để dịch chuyển thuật ngữ thì chỉ cần một đặc điểm thứ

yếu, một đặc điểm ngẫu nhiên nào đó của một đối tượng này trùng hay có một

vài sự giống nhau nào đó với đặc điểm của đối tượng khác là đủ. Ví dụ, trong

toán học, thuật ngữ discrimen có nghĩa là "một đường thẳng phân chia hai

mặt phẳng với nhau". Khi chuyển sang TNMT thì lại có nghĩa "đường thẳng

Page 101: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

95

chạy từ trán chia mái tóc ra làm hai phần sao cho tóc rủ xuống từ hai phía"

(đường ngôi). Sự giống nhau về bề ngoài giữa hai thuật ngữ này là cơ sở để

thuật ngữ toán học chuyển sang TNMT. Theo phương thức này, một loạt

thuật ngữ của các ngành khoa học khác đã chuyển thành TNMT:

Thuật ngữ các ngành

khoa học khác Thuật ngữ mĩ thuật

Đƣờng hình elip: Trong mặt phẳng cho

hai điểm cố định F1 và F2. Đường hình

elip là tập hợp các điểm M sao cho tổng

F1M+ F2M= 2a không đổi. Các điểm F1

và F2 gọi là tiêu điểm của elip, khoảng

cách F1.F2=2c gọi là tiêu cự của elip.

(toán học )

Đƣờng hình quả trứng: đường

cong phẳng giống với đường viền

quả trứng hoặc hình elip.

Đánh bóng: tạo nên các hình nổi trên

mặt phẳng khi vẽ, bằng cách dùng các

độ đậm nhạt khác nhau (toán học)

Đánh bóng: vẽ những bóng tối

khác nhau và chừa lại những chỗ

sáng ở trong tranh dựa theo bóng

của đồ vật tạo ra do ánh sáng chiếu

vào nó

Dựng hình: tạo ra hình bằng cách nối

các điểm khác nhau trên mặt phẳng

bằng các đường thẳng (toán học).

Dựng hình: phác hình các vật thể

theo các bước lên giấy sau khi quan

sát mẫu.

Đối xứng: sự sắp đặt các thành phần của

một tổng thể tuân thủ chặt chẽ về khoảng

cách và hướng theo một điểm chọn làm

tâm đối xứng, so với một đường thẳng

chọn làm trục đối xứng và so với một

mặt phẳng làm mặt phẳng đối xứng.

(toán học)

Đối xứng: sự tương ứng vị trí của

hai hay nhiều yếu tố thông qua một

điểm, một trục giữa hay một mặt

phẳng.

Page 102: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

96

Giải phẫu: chuyên khoa của y học,

nghiên cứu các biến đổi về hình thái,

cấu trúc của con người nói chung, của

các mô và tế bào trong cơ thể nói riêng

để chẩn đoán bệnh. (y học)

Giải phẫu: Nghiên cứu khoa học

về hình thái, cấu trúc cơ thể sinh

vật, đáp ứng nhu cầu của nhiều

ngành khoa học trong xã hội. Giải

phẫu là một môn học cơ bản của

nghệ thuật tạo hình nhưng phương

pháp của nó có một số điểm không

giống với nhiều ngành khoa học

khác. Trong mĩ thuật học, việc

nghiên cứu giải phẫu không đi sâu

vào phần sinh lí mà chú trọng vào

hình thái, tỉ lệ, cấu trúc các bộ phận

của cơ thể để vận dụng diễn tả con

người.

Kết quả khảo sát cho thấy số lượng các TNMT được tạo ra từ phương

thức chuyển thuật ngữ từ ngành khoa học khác không nhiều, chỉ có 147/1.320

thuật ngữ, chiếm 11,13% trên tổng số TNMT được khảo sát.

2.7.3. Tiếp nhận thuật ngữ mĩ thuật nước ngoài

Trong mấy thập kỉ gần đây, khi mà tiếng Việt đã trở thành một ngôn ngữ

phát triển đã phát huy đầy đủ các chức năng xã hội của mình và được sử dụng

trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; khi sự hội nhập toàn diện về mọi mặt của

nước ta không chỉ đóng khung trong khu vực mà đã mở rộng trong phạm vi quốc

tế, thì việc tiếp nhận thuật ngữ nước ngoài có xu hướng tăng lên nhanh chóng.

Việc tiếp nhận thuật ngữ nước ngoài thường theo hai xu hướng. Đó là:

a. Sao phỏng cấu tạo và dịch nghĩa thuật ngữ mĩ thuật nước ngoài

Sử dụng những yếu tố và MHCT từ của tiếng Việt để tạo ra các thuật

ngữ tiếng Việt hoặc dịch nghĩa những thuật ngữ tương ứng từ tiếng nước

ngoài sang tiếng Việt. Phương thức này được gọi là sao phỏng. Ví dụ: bìa

Page 103: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

97

sách là sự sao phỏng cấu tạo của book cover, trong đó bìa tương ứng với

cover, còn sách tương ứng với book. Cũng vậy, điểm tụ là sự sao phỏng cấu

tạo của vanishing point, trong đó điểm tương ứng với point, còn tụ tương ứng

với vanishing. Khảo sát hệ thống TNMTTV, chúng tôi đã xác định được hàng

loạt các TNMT nước ngoài được sử dụng trong hệ thống TNMTTV theo

phương thức sao phỏng cấu tạo từ và sao phỏng ý nghĩa.

Sao phỏng cấu tạo từ là quá trình dùng chất liệu của tiếng Việt để cấu tạo

một đơn vị từ vựng dựa theo mô hình kết cấu của đơn vị tương ứng trong

tiếng nước ngoài. Thực chất của phương thức này là dịch trong thành tố cấu

tạo thuật ngữ hoặc từng từ trong thành phần cấu tạo thuật ngữ tiếng nước

ngoài ra tiếng Việt.

Ví dụ:

Book jacket : áo bìa

Wall painting : bích họa

Basic structure : cấu trúc cơ bản

Self – portrait : chân dung tự họa

General posture : dáng chung

View – point : điểm nhìn

Horizin line : đường chân trời

Water - colour paper : giấy vẽ màu nước

Dominant colour : màu chủ đạo

Contrasting colour : màu tương phản

Water colour : màu nước

Applied arts : mĩ thuật ứng dụng

Industrial arts : mĩ thuật công nghiệp

v.v…

Sao phỏng ý nghĩa là quá trình dịch khi người dịch không tìm được từ

ngữ trong tiếng mẹ đẻ có ý nghĩa tương đương với từ ngữ nước ngoài cần

Page 104: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

98

dịch, do đó người dịch phải tạo ra một từ ngữ khác trong ngôn ngữ của mình

để diễn đạt ý nghĩa mới mẻ đó.

Ví dụ:

To combine : pha màu

Reproduction : phiên bản

Superrealism : phong cách cực thực

Tones- value : sắc độ

Black lacquer : sơn then

Plastic : tạo hình

Design : thiết kế

v.v…

“Đặc điểm chung của những thuật ngữ đang xét là có tính dân tộc về

hình thái và có tính quốc tế về ngữ nghĩa. Bởi vì, nếu chỉ xét về hình thái, thì

có thể coi những thuật ngữ này là thuật ngữ tân tạo trong tiếng Việt, là thuật

ngữ Việt. Nhưng nếu xét về ngữ nghĩa, tức là mặt khái niệm do các thuật ngữ

này biểu thị thì có thể coi chúng là thuật ngữ quốc tế” [92; 29]. Rõ ràng

những yếu tố Việt, nếu được sử dụng đúng có thể trực tiếp gợi ra được sự

hiểu biết đúng đắn dễ dàng về khái niệm của thuật ngữ, làm cho thuật ngữ có

đầy đủ tính chất khoa học, dân tộc lại vẫn đảm bảo tính quốc tế, làm cho

người sử dụng dễ dùng, dễ hiểu, dễ nhớ.

Cấu tạo thuật ngữ theo phương thức sao phỏng một mặt đòi hỏi phải có

kiến thức sâu về tiếng Việt và tiếng nước ngoài, mặt khác, phải có những hiểu

biết sâu về chuyên ngành mà thuật ngữ được sử dụng. Trong quá trình chuyển

dịch thuật ngữ nước ngoài, đã có một số thuật ngữ phù hợp bằng tiếng Việt

được tạo ra dựa trên nghĩa của thuật ngữ nước ngoài. Có thể khẳng định rằng

số lượng các TNMTTV được tạo ra theo phương thức sao phỏng cấu tạo và

dịch nghĩa chiếm tỉ lệ không nhỏ trong hệ thống TNMTTV. Kết quả nghiên

cứu hệ thống TNMTTV của chúng tôi cho phép khẳng định rằng, rất nhiều

Page 105: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

99

TNMT tiếng Viêt được tạo ra bằng phương thức này. Có 691/1.320

TNMTTV được tạo ra từ các TNMT nước ngoài bằng phương thức sao phỏng

(sao phỏng cấu tạo và dịch nghĩa), chiếm 52,34%.

b. Tiếp nhận trực tiếp thuật ngữ mĩ thuật nước ngoài

Tạo ra thuật ngữ bằng phương thức dịch nghĩa hay sao phỏng cấu tạo là

con đường xây dựng hệ thống thuật ngữ tiếng Việt nói chung, TNMTTV nói

riêng, dựa vào nội lực của tiếng Việt, trên cơ sở tiếng Việt. Khi nào không hoặc

chưa tìm được khả năng thuật ngữ hoá từ ngữ thông thường và cấu tạo thuật

ngữ bằng sao phỏng thì các nhà khoa học tìm đến con đường thứ ba: con đường

tiếp nhận trực tiếp thuật ngữ nước ngoài. Cùng với sự phát triển của tiếng Việt,

nhiều thuật ngữ nước ngoài đã thâm nhập, đã có mặt trong hệ thống TNMTTV.

Các thuật ngữ loại này có số lượng không nhiều trong hệ thống TNMTTV. Đặc

trưng của lớp thuật ngữ đang xét là có tính quốc tế cao cả về mặt hình thái cũng

như mặt ngữ nghĩa. Cho nên có thể gọi lớp thuật ngữ này là lớp thuật ngữ quốc

tế. Các TNMT nước ngoài khi thâm nhập vào tiếng Việt đã được thể hiện dưới

nhiều dạng khác nhau, có cách đọc và cách viết khác nhau. Nhìn một cách tổng

quát, có hai cách cơ bản xử lí các TNMT nước ngoài khi tiếp nhận vào hệ

thống TNMTTV (trừ cách sao phỏng hay dịch nghĩa đã nêu trên) - đó là dùng

chất liệu tiếng Việt để phiên âm, chuyển tự các thuật ngữ nước ngoài và giữ

nguyên dạng thuật ngữ nước ngoài (chủ yếu là các thuật ngữ có nguồn gốc từ

tiếng Anh/ Mỹ, Pháp, các ngôn ngữ có chữ viết sử dụng chữ cái Latin).

Phiên âm là ghi lại cách phát âm các từ ngữ của một ngôn ngữ bằng hệ

thống kí hiệu riêng hoặc bằng hệ thống chữ cái của một ngôn ngữ khác. Các

TNMT nước ngoài được tiếp nhận vào tiếng Việt bằng con đường phiên âm

tức là dùng hệ thống chữ cái tiếng Việt để ghi lại cách phát âm các thuật ngữ

này theo cách phiên âm ngữ âm học (phát âm thế nào thì ghi lại như thế).

Page 106: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

100

Ví dụ:

Aquatint - a-qua-tanh

Acrylic a-cri-lich

Bauhaus bau-hau

body art bo-đi-at

Dada đa-đa

Design đi-dai

Gallery ga-lơ-ri

Guernica ghéc-ni-ca

Gouache Goát

Maquette ma-ket

Mannequin ma-nơ-canh

Panel pa-nô

pochoir (tiếng Pháp)

tempera

pô-soa

tăm-pê-ra

Số lượng các TNMT tiếng Việt được mượn nguyên dạng theo cách phiên

âm như trên không nhiều, chỉ có 97/1.320 thuật ngữ, chiếm tỉ lệ nhỏ 7,37%.

Trong hệ thống TNMTTV không có các thuật ngữ nước ngoài được được tiếp

nhận nguyên dạng. Cách tiếp nhận thuật ngữ nước ngoài vào tiếng Việt (cả ba

hình thức: phiên âm, chuyển tự và nguyên dạng) nói chung được áp dụng

nhiều hay ít là phụ thuộc vào tốc độ phát triển thuật ngữ của từng chuyên

ngành, vào đặc điểm thuật ngữ của từng lĩnh vực chuyên môn, từng ngành

khoa học. Kết quả khảo sát và thống kê của chúng tôi cho thấy, trong ngành

mĩ thuật học các thuật ngữ nước ngoài xuất hiện dưới dạng phiên âm và

nguyên dạng với số lượng ít hơn nhiều so với hệ thống thuật ngữ của các

ngành khoa học kĩ thuật.

Sau đây là bảng tổng hợp kết quả khảo sát các phương thức tạo thành

thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt:

Page 107: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

101

Bảng 2.6: Tổng hợp các phương thức tạo thành thuật ngữ mĩ thuật

tiếng Việt

STT Các phƣơng thức tạo thành thuật ngữ Số

lƣợng

Tỉ lệ

(%)

1. Chuyển từ thông thường thành thuật ngữ mĩ thuật: 385 29,16

2. Chuyển thuật ngữ từ ngành khoa học khác thành thuật

ngữ mĩ thuật: 147 11,13

3. Tiếp nhận thuật ngữ mĩ thuật nước ngoài:

a. Sao phỏng cấu tạo và dịch nghĩa thuật ngữ mĩ

thuật nước ngoài

b. Tiếp nhận trực tiếp thuật ngữ mĩ thuật nước

ngoài (phiên âm, nguyên dạng)

691

97

52,34

7,37

Tổng cộng 1.320 100

Tiểu kết:

Chương này dành cho việc miêu tả, phân tích các đặc điểm cấu tạo của

1.320 TNMTTV được thu thập để khảo sát và tìm hiểu những phương thức

tạo thành hệ thống TNMTTV. Cơ sở việc phân tích và miêu tả các đặc điểm

cấu tạo TNMT được dựa trên YTCT thuật ngữ theo quan điểm của các nhà

ngôn ngữ học Xô Viết. TNMTTV được tìm hiểu đặc điểm cấu tạo trên nhiều

phương diện. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, ở bình diện cấu tạo, TNMTTV

có sự phân bố khác nhau về YTCT, phương thức cấu tạo, quan hệ ngữ pháp,

mô hình và nguồn gốc các YTCT, trong đó nổi bật nhất đó là thuật ngữ được

cấu tạo chủ yếu từ 1, 2 và 3 yếu tố. Trong đó, các thuật ngữ được cấu tạo từ 2

và 3 yếu tố có số lượng lớn. Điều này đã kéo theo các mô hình có sức sản sinh

Page 108: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

102

cao cũng thuộc về 2 nhóm thuật ngữ này. Ở phương thức cấu tạo, quan hệ ngữ

pháp và từ loại của các yếu tố cấu tạo TNMT đã chứng tỏ ưu thế vượt trội của

các thuật ngữ là cụm từ chính phụ và từ loại danh từ, còn trên phương diện

nguồn gốc kết quả cũng cho thấy rõ ưu thế của các yếu tố Hán Việt trong việc

cấu tạo TNMTTV. Đặc điểm cấu tạo của TNMTTV thuộc 2 loại - thuật ngữ

có cấu tạo là từ và thuật ngữ có cấu tạo là cụm từ.

Kết quả thống kê cho thấy, trong 1.320 TNMTTV được khảo sát có

566 thuật ngữ có cấu tạo là từ, chiếm 42,88% tổng số TNMT được khảo

sát. Trong số 566 TNMT là từ có 459 thuật ngữ là từ ghép, chiếm 81,09%

và 107 thuật ngữ là từ đơn, chiếm 18,90%.

Về mặt từ loại, TNMTTV có cấu tạo là từ chủ yếu là danh từ/cụm

danh từ và tính từ/cụm tính từ để gọi tên khái niệm, thể loại, sản phẩm,

ngôn ngữ, trường phái, hoạt động, dụng cụ và chất liệu thuộc lĩnh vực nghệ

thuật tạo hình.

Về nguồn gốc, đơn vị cấu tạo thuật ngữ tức các YTCT thuật ngữ (đó là

tiếng đối với các thuật ngữ là từ và là từ đối với các thuật ngữ là cụm từ), có

thể nhận thấy có sự tham gia của cả 3 loại yếu tố: Việt, Hán Việt và Ấn Âu.

Trong đó, tuyệt đại đa số (72,24%) các TNMTTV là từ ghép hoặc các cụm từ

định danh được tạo thành bằng sự kết hợp các yếu tố: Hán Việt, Hán Việt +

Việt, Hán Việt +Việt + Ấn Âu. Đây là đặc điểm tương đối khác biệt của hệ

thống TNMTTV so với các hệ thống thuật ngữ khác của tiếng Việt.

Trong số 1.320 TNMTTV đã thu thập, có 566 thuật ngữ có cấu tạo là

từ, chiếm 42,88% tổng số TNMT được khảo sát. Còn lại 754 TNMT có cấu

tạo là cụm từ, chiếm 57,12%. Trong số 754 TNMTTV là cụm từ thì đại đa

số đều có cấu tạo là những cụm từ chính phụ có từ hai yếu tố (là các từ) trở

lên: một yếu tố trung tâm đứng làm nòng cốt, các yếu tố khác được ghép vào

sau yếu tố chính có chức năng bổ sung ý nghĩa cho yếu tố trung tâm. Theo

kết quả thống kê và phân loại của chúng tôi, TNMT là cụm từ có cấu tạo từ

Page 109: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

103

2 đến 6 yếu tố. Tuy nhiên, thực tế khảo sát và phân tích đặc điểm cấu tạo

TNMT cho thấy chỉ các thuật ngữ có cấu tạo từ 2 đến 4 yếu tố có số lượng

lớn, các thuật ngữ có cấu tạo đến 5, 6 yếu tố có số lượng rất nhỏ.

Về mặt từ loại, thuật ngữ có cấu tạo là cụm từ chủ yếu là cụm danh từ,

cụm tính từ và cụm động từ có tỉ lệ không đáng kể.

Về nguồn gốc, các yếu tố cấu tạo thuật ngữ là cụm từ được sử dụng nhiều

nhất vẫn là yếu tố Hán Việt, Việt kết hợp với Hán Việt. Sự kết hợp của các yếu

tố này rất đa dạng và phong phú. Có nhiều thuật ngữ được tạo bởi cách ghép lai

bằng sự kết hợp của các yếu tố khác nguồn gốc với các kiểu trật tự khác nhau:

Việt - Hán Việt, Hán Việt - Việt, Việt - Hán Việt - Ấn Âu.

Về cách cấu tạo, tuyệt đại đa số TNMTTV là cụm từ có cấu tạo giống

như thuật ngữ là từ ghép, nghĩa là đều được tạo nên chủ yếu theo mô hình

chính phụ: yếu tố chính đứng trước, yếu tố hoặc tổ hợp yếu tố phụ đứng sau.

Chính MHCT phổ biến này đã làm nên tính hệ thống về cấu tạo của thuật ngữ

mĩ thuật tiếng Việt nói riêng, thuật ngữ khoa học tiếng Việt nói chung.

Tư liệu thực tế cho thấy một số TNMTTV có cấu tạo nhiều yếu tố (từ 4

yếu tố trở lên) thường chứa các kết từ ngữ pháp và các yếu tố miêu tả thuộc

tính đối tượng khiến thuật ngữ có hình thức dài mang tính chất là cụm từ miêu

tả, hay định nghĩa đối tượng hơn là định danh tổng quát đối tượng. Có một số

thuật ngữ có thể loại bỏ kết từ ngữ pháp và các yếu tố thừa dư để thuật ngữ

gọn hơn và chặt chẽ hơn, mang tư cách là đơn vị định danh hơn.

Về các phương thức tạo thành hệ thống TNMTTV, chúng tôi đã xác định

được 3 phương thức cơ bản: Chuyển từ thông thường thành thuật ngữ mĩ thuật;

Chuyển thuật ngữ từ ngành khoa học khác thành thuật ngữ mĩ thuật; Tiếp nhận

thuật ngữ mĩ thuật nước ngoài bằng con đường sao phỏng cấu tạo, dịch nghĩa

và mượn nguyên dạng (phiên âm và giữ nguyên dạng). Trong ba phương thức

này thì phương thức tiếp nhận TNMT nước ngoài theo cách sao phỏng cấu tạo

và dịch nghĩa là phương thức chủ đạo, đã tạo thành số lượng lớn (691/1320 thuật

Page 110: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

104

ngữ, chiếm 52,34%) TNMTTV bằng cách sử dụng chất liệu tiếng Việt, các

phương thức tạo từ của tiếng Việt. Việc tạo ra các TNMTTV theo phương thức

này vừa đảm bảo tính chính xác, tính quốc tế của khái niệm do thuật ngữ biểu

thị, đồng thời lại thể hiện được tính dân tộc của thuật ngữ. Việc tiếp nhận TNMT

ngữ nước ngoài theo cách phiên âm và giữ nguyên dạng ít được dùng, chỉ có

97/1320 TNMTTV, chiếm 7,37%. Phương thức chuyển từ thông thường thành

TNMTTV cũng là một phương thức quan trọng trong việc tạo ra các TNMTTV.

Có 385/1320 TNMT được tạo ra bằng phương thức chuyển từ thông thường

thành TNMT, chiếm 29,16%. Có 147/1320 TNMT được tạo ra bằng phương

thức chuyển thuật ngữ từ ngành khoa học khác thành TNMT, chiếm 11,13%.

Page 111: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

105

Chƣơng 3

ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA VÀ ĐỊNH DANH CỦA THUẬT NGỮ

MĨ THUẬT TIẾNG VIỆT

3.1. Ý nghĩa của thuật ngữ

Theo quan niệm của G.O.Vinokur, thuật ngữ không phải là từ ngữ đặc biệt

mà là từ hay cụm từ trong chức năng đặc biệt. Điều này hoàn toàn đúng vì thực tế

là phần lớn các đơn vị từ vựng được xem là thuật ngữ, hoặc được thu hút vào hệ

thống thuật ngữ, đều bắt nguồn từ các đơn vị từ vựng không chuyên biệt của hệ

thống ngôn ngữ. Cho nên một đơn vị từ vựng có thể tồn tại trong ngôn ngữ vừa

như một thuật ngữ vừa như một từ - phi thuật ngữ, thí dụ: mũi (mũi người) - mũi

(mũi tàu), than (các chất rắn, thường màu đen, dùng làm chất đốt) - than (chất

liệu để vẽ, thành phần gồm bột than hoặc muội trộn với chất kết dính), dáng (dáng

người) - dáng (tư thế ngồi - thuật ngữ mĩ thuật),...Về phương diện ngôn ngữ học

của thuật ngữ, thì cần phải xác định không phải là thuật ngữ, mà là đơn vị từ vựng

có các đặc trưng cuả thuật ngữ. Đơn vị từ vựng đó có thể là bất kì đơn vị nào có

chức năng định danh, hơn nữa sự định danh ở đây có đặc thù là biểu đạt khái niệm

chuyên môn trong hệ thống khái niệm. Nghĩa là đối với ngôn ngữ học thì thuật

ngữ - là đơn vị chức năng. Thuật ngữ là công cụ, là phương tiện biểu đạt tư duy

khoa học thì nghĩa được biểu đạt là khái niệm. Vì thuật ngữ là ở dạng đơn vị từ

vựng, đơn vị ngôn ngữ, cho nên chúng ta có toàn quyền để khằng định rằng: "đơn

vị từ vựng của ngôn ngữ tự nhiên là cái “ tầng nền” (sybtrat) ngôn ngữ tự nhiên

của thuật ngữ; thuật ngữ trưởng thành lên từ đơn vị từ vựng của một ngôn ngữ tự

nhiên nhất định. Cần bổ sung thêm rằng: thuật ngữ “substrat” (tầng nền) ở đây sử

dụng trong cái nghĩa chung cho nhiều khoa học, nó tương ứng với cái duyên do

của từ gốc Latin “substratum” - nghĩa là "cơ sở, nền, nền tảng" [81; 24].

Như vậy, "thuật ngữ là đơn vị từ vựng của một ngôn ngữ nhất định

(dùng) cho những mục đích chuyên biệt, biểu đạt khái niệm chung, cụ thể

hay trừu tượng, của lí thuyết thuộc một lĩnh vực chuyên môn nhất định của

Page 112: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

106

các tri thức hay hoạt động" [142; 32]. Định nghĩa này đã nhấn mạnh mấy

điểm quan trọng nhất như sau:

1. Thuật ngữ có tất cả các đặc trưng ngữ nghĩa và hình thức của từ và

cụm từ của ngôn ngữ tự nhiên;

2. Thuật ngữ hiện diện chính là trong vốn từ vựng của các ngôn ngữ

dùng cho những mục đích chuyên biệt, chứ không phải trong vốn từ vựng của

một ngôn ngữ tự nhiên nào đó nói chung;

3. Trong vốn từ vựng của các ngôn ngữ dùng cho những mục đích

chuyên biệt, thì thuật ngữ phục vụ với tư cách là phương tiện biểu đạt các

khái niệm chuyên môn chung, đó là kết quả của sự tri nhận trong những phạm

vi chuyên môn của các tri thức và (hay) hoạt động;

4. Thuật ngữ là yếu tố của các hệ thống thuật ngữ phản ánh (mô hình

hóa) các lí thuyết mà nhờ các lí thuyết này miêu tả được các lĩnh vực chuyên

môn, tức là các đối tượng của các ngôn ngữ dùng cho những mục đích

chuyên biệt.

Tóm lại, cách xác định thuật ngữ học về thuật ngữ xuất phát từ: thuật

ngữ là một đối tượng đặc biệt, khác với từ và cụm từ như là đối tượng của

ngôn ngữ học. Mặc dù trong đa số trường hợp thuật ngữ học xem xét cùng các

đơn vị từ vựng đó như là ngôn ngữ học, nhưng ở thuật ngữ có những đặc

trưng khác. Đối với thuật ngữ có những yêu cầu chuẩn mực khác với những

yêu cầu mà ngôn ngữ học đòi hỏi ở các đơn vị từ vựng khác. Và chỉ trong ý

nghĩa đó có thể nói rằng: thuật ngữ - đó là những từ đặc biệt. Khi xem xét

thuật ngữ từ góc độ ngôn ngữ học như một đơn vị từ vựng, ta sẽ phân chia ra

hai mặt: nội dung và hình thức. Về mặt nội dung, đó không chỉ là ý nghĩa của

thuật ngữ mà chính là cấu trúc nội dung của thuật ngữ. Cấu trúc nội dung của

thuật ngữ thể hiện trong mối quan hệ giữa khái niệm và ý nghĩa từ vựng của

thuật ngữ. Thuật ngữ có ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa này là khái niệm. Nghĩa

của thuật ngữ là khái niệm chuyên môn. "Ý nghĩa của thuật ngữ thường gắn

Page 113: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

107

liền với một ý nghĩa nào đó của một từ chung, đó là hiện tượng đa nghĩa của

một từ nhưng là hiện tượng đa nghĩa bậc hai, hình như nó đã vượt qua giới

hạn, đã ở trong phạm vi thuật ngữ chuyên môn" [126; 48]. Chẳng hạn, từ màu

trong tiếng Việt có các nghĩa sau:

1. Thuộc tính vật thể hiện ra nhờ tác động của ánh sáng và nhận biết được

bằng mắt, cùng với hình dáng giúp nhận biết vật này với vật khác. Màu đỏ của

hoa phượng.

2. Chất dùng để tô thành các màu khi vẽ. Pha màu. Hộp màu.

3. Màu, không kể trắng và đen (nói khái quát). Quần áo màu. Ảnh màu.

Phim màu.

4. Toàn bộ nói chung những biểu hiện bên ngoài tạo nên cảm giác có

tính chất nào đó. Bầu không khí đượm màu tang tóc [124; 791]

Trong các nghĩa đó, chỉ có nghĩa 3 là nghĩa thuật ngữ, mặc dù nghĩa này

vẫn nằm trong hệ thống ý nghĩa của từ màu. Đây là một trong những phương

thức cơ bản để tạo ra thuật ngữ: chuyên biệt hóa nghĩa của từ thông thường.

Như vậy, nghĩa của thuật ngữ là nghĩa của đơn vị từ vựng của ngôn ngữ

tự nhiên thực hiện chức năng của thuật ngữ khi mà nó có chức năng đó. Theo

đó, một bộ phận lớn các đơn vị từ vựng là có nghĩa định danh: chúng gọi tên

cái khái niệm chuyên môn (lớp đối tượng) mà thuật ngữ tương quan. Nếu đơn

vị từ vựng này có nhiều nghĩa định danh thì cái nghĩa định danh xác lập quan

hệ của nó với khái niệm chuyên môn trong phạm vi ngôn ngữ dùng cho

những mục đích chuyên biệt, sẽ hạn định nó với các nghĩa từ vựng còn lại của

đơn vị từ vựng đó. Ví dụ từ bút phun trong chức năng là thuật ngữ mĩ thuật có

nghĩa định danh của nó. Bút phun là "một dụng cụ phun sơn hay phun véc ni

qua áp lực khí nén, trông giống như một cây bút lớn quá khổ và vận hành

bằng cách ấn ngón tay trỏ lên một cái nút hoặc cần điều chỉnh lượng khí.

Dụng cụ này được các họa sĩ, nhất là họa sĩ vẽ Trừu tượng và Siêu thực rất

hay dùng để phun, vẽ lên mặt tranh" [87; 29]. Như vậy, ý nghĩa của thuật ngữ

Page 114: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

108

- đó là định nghĩa khái niệm, là lời định nghĩa được quy vào cho thuật ngữ.

Một thuật ngữ có thể biểu đạt một khái niệm và chỉ một mà thôi. Vì vậy,

nhiều công trình nghiên cứu về thuật ngữ đã quy ước không nói về ý nghĩa mà

về cấu trúc nội dung của thuật ngữ. Thuật ngữ là một đơn vị ngôn ngữ hoàn

chỉnh về ngữ nghĩa mà nghĩa của nó không trực tiếp suy ra từ nghĩa của các

thành tố được hợp nhất theo mô hình cấu trúc - ngữ nghĩa tương ứng.

Cấu trúc nội dung của thuật ngữ được gọi là các phương thức ngữ

nghĩa cấu tạo thuật ngữ. Nhìn từ góc độ ngôn ngữ học, chúng ta sẽ thấy

những quá trình ngữ nghĩa bình thường - ẩn dụ hóa, hoán dụ hóa, chuyển

đổi tên gọi theo chức năng, hay ngắn gọn hơn đó là các quá trình định danh

thứ cấp - đều là sự phát triển các ý nghĩa thứ cấp của đơn vị từ vựng cũng

là những phương thức tạo nên ý nghĩa của thuật ngữ.

Cách phân tích ngôn ngữ học về ý nghĩa của thuật ngữ ở đây cho thấy

có một bước chuyển từ các đặc trưng của tầng nền ngôn ngữ - tức đơn vị từ

vựng của một ngôn ngữ tự nhiên - sang sự xuất hiện ở đơn vị từ vựng này các

đặc trưng ngữ nghĩa của thuật ngữ, tức là sang sự hình thành trong cấu trúc

nội dung của nó cái bản chất thuật ngữ học.

Khi nghiên cứu cấu trúc nội dung của thuật ngữ, D.S. Lotte đã chỉ ra

rằng các thuật ngữ hiện nay được xây dựng chủ yếu trên cơ sở của những từ

đã sẵn có. Để thuật ngữ hóa những từ này, "người ta áp dụng phương pháp

cấu tạo từ phức, từ phái sinh, rút gọn và cụm từ. Tuy nhiên tất cả những

phương pháp đó còn lâu mới đáp ứng được những đòi hỏi của khoa học và kĩ

thuật trong việc đặt tên cho hàng chục nghìn những khái niệm khác nhau. (...)

Chính từ đây đã xuất hiện cái vai trò quan trọng, mà phương pháp đầu tiên để

đặt tên cho những khái niệm khoa học kĩ thuật - phương pháp biến đổi nghĩa

của từ - phải đảm nhiệm. Vì vậy, cần thiết phải phân tích tất cả các dạng biến

nghĩa của từ và xác định xem phương pháp ấy có thể được dùng để cấu tạo

Page 115: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

109

các thuật ngữ mới trong những trường hợp nào" [72; 74]. Theo ông, phương

pháp biến đổi ý nghĩa của từ để tạo thành thuật ngữ có các trường hợp sau:

a. Thay đổi ý nghĩa của các từ trong vốn từ vựng của ngôn ngữ;

b. Sự chính xác hóa và biến nghĩa của thuật ngữ do sự phát triển của khái

niệm;

c. Sự dịch chuyển thuật ngữ theo sự đồng phụ thuộc có tính chất phân

loại của các khái niệm;

d. Sự biến đổi nghĩa của các từ khi xây dựng những thuật ngữ thành

phần và thuật ngữ phức hợp" [72; 73- 118].

Sử dụng các phương thức biến đổi nghĩa của từ để tạo thành nghĩa thuật

ngữ của D.S. Lotte nêu trên làm cơ sở khoa học soi chiếu vào hệ thống

TNMTTV, chúng tôi đã xác định được các phương thức biến đổi ý nghĩa của

từ để tạo thành nghĩa thuật ngữ.

3.2. Sự thể hiện ý nghĩa của thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt

Cũng giống như các hệ thống thuật ngữ khoa học kĩ thuật khác, các

TNMTTV hiện nay được xây dựng chủ yếu trên cơ sở của những từ đã có sẵn.

Để thuật ngữ hóa những từ này, người ta áp dụng phương thức cấu tạo từ và

cụm từ của tiếng Việt. Tuy nhiên, các phương thức cấu tạo từ và cụm từ cũng

bị chế định bởi các quy tắc kết hợp các đơn vị từ vựng của tiếng Việt: sự kết

hợp các từ với nhau là có giới hạn, các từ không có khả năng kết hợp với bất

kì một đơn vị từ vựng nào cũng được. Hơn nữa, để tạo ra các thuật ngữ thì các

từ, các cụm từ chỉ có thể được sử dụng trong một sự kết hợp với hai, ba hoặc

nhiều là đến sáu thành tố. Thực tế cho thấy, những thuật ngữ có đến sáu

YTCT trở lên đã làm cho chúng trở nên vô dụng trong thuật ngữ học thực

hành. Chính từ thực tế này mà một phương thức đặt tên cho những khái niệm

khoa học để tạo ra thuật ngữ khoa học kĩ thuật nói chung, TNMTTV nói riêng

là con đường biến đổi nghĩa của các từ thường thành nghĩa thuật ngữ theo các

phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ, hoán dụ, mở rộng, thu hẹp nghĩa.

Page 116: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

110

Dưới đây chúng tôi sẽ tập trung miêu tả, phân tích những phương thức

biến đổi nghĩa từ thông thường thành nghĩa thuật ngữ trong hệ TNMTTV

được thu thập để khảo sát.

3.2.1. Thu hẹp nghĩa của từ thông thường thành nghĩa thuật ngữ mĩ thuật

Thông thường người ta sử dụng một từ thông thường đã có sẵn và giữ

nguyên thành phần ngữ âm của nó làm thành thuật ngữ mới. Theo cách này,

một từ thông thường nào đó sẽ nhận mang một nội dung hoàn toàn xác định

trong hệ thống TNMTTV, nghĩa là cùng với ý nghĩa đã được ghi nhận từ

trước, nó sẽ mang thêm ý nghĩa mới. Có thể nêu ra một vài ví dụ.

Trong vốn từ vựng tiếng Việt, từ bảng là một từ thông thường có các

nghĩa: "1. Vật có mặt phẳng, thường bằng gỗ, dùng để viết hoặc dán những gì

cần nêu cho mọi người xem. Bản yết thị. Bảng tin. 2. Bảng đen (nói tắt). Gọi

học sinh lên bảng. 3. Bảng kê nêu rõ, gọn, theo thứ tự nhất định, một nội dung

nào đó. Bảng thống kê" [124; 56]. Khi trở thành TNMTTV thì nghĩa của bảng

trong thuật ngữ bảng màu, bảng pha màu đã bị thu hẹp, cụ thể hóa và xác định.

Bảng pha màu: "Bảng phẳng hình chữ nhật hay hình quả thận có khoét

một lỗ có thể luồn ngón tay cái qua để họa sĩ cầm nó trong khi vẽ. Bảng pha

màu được sắp đặt và pha trộn những màu khi vẽ. (...) Bảng pha màu là dụng

cụ làm việc không thể thiếu của mỗi họa sĩ." [94; 15].

Bảng màu: "Sự tập hợp những màu sắc được một họa sĩ sử dụng thường

xuyên (màu đặc trưng của họa sĩ. Ví dụ, bảng màu của họa sĩ Pi-cát-xo từ

năm 1900 đến 1904 là màu lam lạnh lẽo" [87; 14].

Giải phẫu với tư cách là thuật ngữ nhân chủng có nghĩa là "hình dạng và

cấu tạo các cơ quan trong cơ thể sinh vật", trong y học có nghĩa là "mổ để

nghiên cứu hoặc chữa bệnh". Trong ngành mĩ thuật, trong thuật ngữ giải

phẫu tạo hình, thì giải phẫu đã bị thu hẹp nghĩa: với yêu cầu của mĩ thuật,

việc nghiên cứu giải phẫu không đi sâu vào phần sinh lí, cấu tạo của các cơ

quan bên trong cơ thể mà chỉ chú trọng vào hình thái, tỉ lệ, đặc điểm, cấu trúc,

Page 117: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

111

hình khối toàn bộ và mọi bộ phận của cơ thể con người khi có những chuyển

biến về hình thái do tác động cử động tạo nên, từ đó "giúp người sáng tác

nghệ thuật diễn tả sinh động và sáng tạo, tránh được những nhược điểm trong

việc dựng và tạo hình dáng con người" [87; 85].

Đem so sánh nội dung của bảng, giải phẫu là những yếu tố của thuật ngữ

mĩ thuât (bảng pha màu, bảng màu giải phẫu tạo hình) với ý nghĩa của từ thông

thường bảng, giải phẫu là thuật ngữ của y học và nhân chủng học, chúng ta thấy

rõ ràng sự biến đổi từ bảng và giải phẫu thành TNMT đã kèm theo sự thay đổi

quan trọng về ý nghĩa của chúng: sự thu hẹp nghĩa. Trong các ví dụ nêu trên, ý

nghĩa mới của từ bảng, giải phẫu có thể được xem là là một biến thể của ý nghĩa

cũ, vì vẫn còn những liên hệ trực tiếp với ý nghĩa cũ của các từ đó.

Dáng là một từ thường có nghĩa là: "Toàn bộ nói chung những nét đặc

trưng của một người nhìn qua bề ngoài, như thân hình, cách đi đứng, cử chỉ"

[124; 318]. Trong ngành mĩ thuật, thuật ngữ dáng có nghĩa hẹp hơn là "tư thế

ngồi, đứng hoặc đi của nhân vật", nghĩa này vẫn có mối liên hệ rõ ràng với

nghĩa gốc ban đầu của từ dáng thông thường.

3.2.2. Mở rộng nghĩa của từ thông thường để tạo thành nghĩa thuật ngữ

mĩ thuật

Theo cách này, một từ thông thường nào đó ngoài nội dung ngữ nghĩa

vốn có sẽ nhận thêm nội dung mới do hoàn toàn xác định trong hệ thống

TNMTTV, nghĩa là cùng với ý nghĩa đã được ghi nhận từ trước, nó sẽ mang

thêm ý nghĩa mới do ngoại diên biểu hiện của nó được mở rộng. Có thể nêu ví

dụ sau đây:

Trong tiếng Việt, bích là một đơn vị từ vựng gốc Hán, không có khả năng

hoạt động độc lập và có nghĩa là "vách, tường" trong các từ: bích báo, bích họa.

Là TNMT, bích họa không chỉ là tranh tường, mà có nghĩa rộng hơn: "Tất cả

các hình vẽ lớn được vạch khắc lên vách hang đá, những tranh vẽ lên tường hay

Page 118: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

112

vẽ lên vữa ướt (tranh nề) hoặc tranh ghép mảnh lên tường, tranh vẽ lên trần nhà

vẽ lên mặt trước ngôi nhà đều được gọi là bích họa" [87; 19 -20].

Dao là một từ thông thường có nghĩa là đồ dùng để chặt, cắt, gồm lưỡi

sắc và chuôi cầm. Là yếu tố tạo thành các TNMT như dao khắc, dao nghiền

màu, dao vẽ, dao trổ thì dao đã mở rộng nghĩa do các chức nhau của dụng cụ

này trong hội họa và điêu khắc.

Dao khắc: dao dùng để khắc lên gỗ, cao su, kim loại tạo thành bản khắc

để in tranh khắc gỗ, khắc cao su, khắc kim loại.

Dao vẽ: đồ dùng để pha màu và vẽ sơn dầu. Dao vẽ được làm bằng thép

tốt, có độ dàn hồi lớn với nhiều hình dạng, kích thước lớn nhỏ khác nhau để

dễ dàng trát, day, cạo, vạch, pha màu.

Dao nghiền màu: dao to hơn dao vẽ có độ cứng và độ dày hơn dao vẽ dùng

để nghiền màu trên bảng pha màu, để cạo đi lớp sơn thừa hoặc màu đã khô trên

bảng pha màu, cạo lên mặt sơn đang vẽ hoặc trát các lớp sơn chồng lên nhau.

3.2.3. Biến đổi nghĩa của từ thông thường để tạo thành nghĩa thuật ngữ mĩ

thuật

Khảo sát hệ thống TNMTTV chúng tôi thấy, nhiều TNMT được tạo ra từ

các từ thông thường đã biến đổi ý nghĩa để tạo thành nghĩa mới, là nghĩa thuật

ngữ, không còn có mối liên hệ trực tiếp với bất kì một nghĩa cũ nào của từ đó.

Sự biến đổi ý nghĩa của các từ thông thường để tạo thành thuật ngữ chủ yếu

theo phương thức ẩn dụ và hoán dụ. Có thể nêu một số ví dụ sau đây:

Trong tiếng Viêt, cứng, mềm, tĩnh, động, sượng, rợ, chua, lạnh, nóng, trầm

là những tính từ chỉ tính chất, trạng thái của sự vật hay hiện tượng được cảm nhận

thông qua các giác quan của con người: cứng, mềm, lạnh, nóng là tính chất được

cảm nhận bằng xúc giác; tĩnh, động, rợ là trạng thái được cảm nhận bằng thị giác;

sượng, chua là tính chất được cảm nhận bằng vị giác; trầm là tính chất được cảm

nhận bằng thính giác. Tỉa là một động từ chỉ động tác của con người. Khi trở

Page 119: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

113

thành YTCT TNMT, tất cả các từ này đều biến đổi ý nghĩa của mình, tạo ra một

nghĩa mới hoàn toàn theo phương thức ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Cụ thể là:

STT Nghĩa thông thƣờng Nghĩa thuật ngữ

1. Cứng Có khả năng chịu đựng tác

dụng của lực cơ học mà

không bị biến dạng

(khối) cứng: khối được tạo nên bởi

những hình, mảng có cạnh là những

đoạn thẳng, gợi cảm giác yên tĩnh.

2. Mềm Dễ biến dạng dưới tác dụng

của lực cơ học; trái với

cứng.

(khối) mềm: khối có các mặt lồi hoặc

lõm do các hình không có góc cạnh

tạo thành, được dùng để tạo nên

những vật dụng có đường nét, hình

dáng cong mềm mại.

3. Tĩnh Ở trạng thái im ắng, yên

lặng, không ồn ào.

(khối) tĩnh: khối có tỉ lệ giữa các cạnh

và hình dáng cấu tạo tương đối cân

bằng, không quá tương phản.

4. Động Có vị trí, hình dáng, trạng

thái hoặc tính chất không

ngừng thay đổi theo thời

gian; trái với tĩnh.

(khối) động: khối có các thành phần

cấu tạo như đường nét, hình, khối

mang những độ chên lệch về tính chất

và kích thước giữa chúng với nhau để

tạo nên những góc xiên với mặt nằm

ngang.

5. Sượng Ở trạng thái nấu, nung chưa

được thật chín, hoặc bị kém

phẩm chất, không thể nào

nấu cho chín mềm được.

(màu) sượng: sự phối hợp màu sắc

với nhau không hài hòa, gây cảm giác

chối, tức mắt.

6. Chua Có vị như vị của chanh,

giấm.

(màu) chua: sự phối hợp màu sắc với

nhau không hài hòa, gây cảm giác có

vị ủng chua.

7. Lạnh Có nhiệt độ thấp hơn nhiều

so với mức được coi là

trung bình, gây cảm giác

khó chịu; trái với nóng.

(màu) lạnh: màu mang sắc xanh

(xanh lá mạ, xanh lá cây, xanh đậm,

xanh lam, xanh chàm tím...) gây ra

cảm giác lạnh cho con người.

Page 120: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

114

8. Nóng Có nhiệt độ cao hơn so với

nhiệt độ cơ thể con người,

hoặc cao hơn mức được coi

là trung bình; trái với lạnh.

(màu) nóng: màu mang sắc đỏ (vàng,

vàng cam, da cam, đỏ cam, đỏ,...) gây

cảm giác nóng cho con người.

9. Trầm (Giọng, tiếng) thấp và ấm. (màu) trầm: màu ít có sự thay đổi về

sắc, những màu nhẹ nhàng, có các độ

chuyển về màu sắc và đậm nhạt khéo

léo, tinh tế.

10. Tỉa Nhổ bớt, cắt bớt ở chỗ quá

dày rậm để cho thưa cho gọn

tỉa: cách vẽ kĩ, tạo ra những nét tỉ mỉ,

chi tiết trong tác phẩm.

Trong các trường hợp nêu trên, các từ cứng, mềm, tĩnh, động, sượng,

chua, lạnh, nóng, trầm, tỉa khi là các YTCT thuật ngữ thì chúng đã mang

các nghĩa mới. Các nghĩa mới này không có liên hệ trực tiếp với bất kì một

ý nghĩa cũ nào của các từ đó. Các khái niệm được biểu thị bằng các thuật

ngữ: khối cứng, khối mềm, khối tĩnh, khối động, màu sượng, màu nóng,

màu chua, màu lạnh, màu trầm, tỉa không những không có mối liên hệ nào

về mặt phân loại mà giữa chúng cũng không có một sự phụ thuộc khách

quan nào. Ở đây, sự biến đổi nghĩa của từ đã xảy ra do việc chúng được sử

dụng để gọi tên những khái niệm mới, những khái niệm có nhiều điểm

giống với những khái niệm mà trước đó các từ này đã biểu thị.

3.2.4. Tạo nghĩa mới cho từ thông thường để tạo thành nghĩa thuật ngữ mĩ thuật

Khi xây dựng thuật ngữ hầu như đều xảy ra sự chuyên môn hóa nghĩa

đen của các YTCT thuật ngữ được lựa chọn. Khi tạo ra các thuật ngữ là các

cụm từ thì nghĩa của các YTCT thuật ngữ thường kèm theo sự thu hẹp, mở

rộng, biến đổi nghĩa hoặc nảy sinh nghĩa mới. Tìm hiểu đặc điểm ngữ nghĩa

của hệ thống TNMTTV chúng tôi thấy có hiện tượng giữ nguyên hình thức

ngữ âm của từ thông thường và cấp cho nó một nghĩa mới khác hẳn với các

nghĩa đã có của từ đó. Nghĩa mới này là nghĩa của từ thông thường khi trở

thành YTCT của thuật ngữ mĩ thuât. Ví dụ:

Page 121: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

115

Dã thú là một từ thông thường trong tiếng Việt có nghĩa "thú sống ở

rừng". Khi trở thành TNMT thì nó lại có nghĩa "động vật có sức mạnh tàn

ác, hung dữ (như hổ, báo, sư tử)"; còn khi là yếu tố cấu tạo TNMT trường

phái dã thú thì dã thú có nghĩa mới hoàn toàn để chỉ trường phái hội họa

có "cách dùng màu nguyên chất, chói lọi và sự đơn giản về hình cũng như

luật xa gần" [87; 40].

Đa-đa là một từ trong từ tiếng Pháp (dada) được trẻ con thường dùng để

gọi ngựa gỗ. Khi là yếu tố cấu tạo thuật ngữ chủ nghĩa Đa - đa (dadaism) thì

đa- đa có nghĩa mới hoàn toàn, không còn liên quan gì đến ngựa gỗ nữa. Chủ

nghĩa Đa - đa là "một trào lưu nghệ thuật ra đời khoảng giữa 1915 - 1916, do

một số nghệ sĩ phản đối chiến tranh, lánh sang Thụy Sĩ, thường tụ tập ở quán

rượu Von - te khởi xướng. Cái tên Đa - đa là sự lựa chọn ngẫu nhiên trong từ

điển Pháp - Đức của nhóm này. Trào lưu này mang tư tưởng hư vô, phủ định

lí trí, phủ định mọi giá trị truyền thống, chỉ tôn thờ sáng tạo cá nhân cực

đoan" [87; 45].

Kinh sợ là từ thông thường trong tiếng việt có nghĩa "sợ hãi đến mức

chỉ muốn lánh đi xa". Khi là yếu tố cấu tạo thuật ngữ nghệ thuật kinh sợ thì

từ này đã thay đổi nghĩa hoàn toàn: nghệ thuật kinh sợ là một "thể loại

nghệ thuật có những đề tài khiêu dâm hay nghiên cứu về tình dục thể hiện

một cách phóng túng" [87; 105].

Những ví dụ nêu trên cho thấy, trong các TNMT là cụm từ, các yếu tố

cấu tạo thuật ngữ đã xuất hiện ý nghĩa hoàn toàn mới không có mối liên hệ gì

với các nghĩa đã có của từ đó. Một trong những nguyên tắc xây dựng các hệ

thống thuật ngữ nói chung, hệ thống TNMTTV nói riêng, là sự không phụ

thuộc của ý nghĩa thuật ngữ vào ngữ cảnh sử dụng, kể cả sự bảo toàn ý nghĩa

của nó trong một tổ hợp từ mà nó tham gia. Vì vậy, nghĩa mới của những yếu

tố thuật ngữ này chỉ có được khi nó được sử dụng với tư cách là yếu tố của

các thuật ngữ trong một hệ thống thuật ngữ cụ thể.

Page 122: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

116

3.2.5. Biến đổi nghĩa của từ theo sự giống nhau về hình thức để tạo thành

nghĩa thuật ngữ mĩ thuật

Dựa vào sự giống nhau về hình thức, người ta có thể tạo ra một tên gọi cho

một đối tượng mới. Sự giống nhau bề ngoài của hai đối tượng có thể là toàn

phần hoặc chỉ từng phần. Cơ sở biến đổi nghĩa của từ đã có trong hệ thống từ

vựng tiếng Việt để tạo ra một nghĩa mới, nghĩa thuật ngữ, là dựa vào sự giống

nhau về hình thức bề ngoài của đối tượng đã có với đối tượng mới là thuật ngữ

khoa học. Ví dụ, bút là một từ đã có sẵn trong hệ thống từ vựng tiếng Việt có

nghĩa là "đồ dùng để viết, vẽ thành nét". Khi trở thành yếu tố trong TNMT bút

phun, thì bút chỉ còn giữ lại nét nghĩa hình dáng, còn chức năng thì hoàn toàn

thay đổi. Bút phun là một "dụng cụ có hình dạng giống một cây bút máy lớn quá

khổ, dùng để phun sơn hay phun véc ni qua áp lực khí nén lên một diện rộng đều

màu hay phun thành mảng, nét nhỏ".

Dao là một từ đã có sẵn trong hệ thống từ vựng tiếng Việt với nghĩa là "đồ

dùng để cắt, gồm có lưỡi sắc và chuôi cầm". Khi trở thành yếu tố trong các

TNMT dao nghiền màu, dao vẽ thì dao đã mất đi ý nghĩa thông thường của nó,

chỉ còn giữ lại hình thức gần giống con dao thông thường, còn chức năng của

dụng cụ này thì thay đổi hoàn toàn: dao vẽ là đồ dùng của họa sĩ có nhiều hình

dạng, kích thước khác nhau, dùng để pha màu và vẽ sơn dầu, để trát, day, vạch,

cạo,... Dao nghiền màu là đồ dùng của họa sĩ dùng để nghiền màu trên bảng pha

màu. Họa sĩ có thể dùng dao nghiền màu để cạo đi lớp sơn thừa, màu đã khô trên

bảng pha màu hoặc cạo lên mặt sơn đang vẽ, trát các lớp sơn chồng lên nhau.

3.2.6. Dịch nghĩa các thuật ngữ mĩ thuật vay mượn nước ngoài

Bất kì hệ thống thuật ngữ khoa học - kĩ thuật nào của tiếng Việt đều có một

số lượng không nhỏ các thuật ngữ vay mượn tiếng nước ngoài. Các thuật ngữ

vay mượn này có thể được xử lí theo nhiều cách khác nhau. Một trong các cách

xử lí đó là sao phỏng ngữ nghĩa, tức là dịch nghĩa của thuật ngữ đó ra tiếng Việt.

Trong hệ thống TNMTTV được chúng tôi thu thập để khảo sát, nghiên cứu có

Page 123: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

117

nhiều thuật ngữ vay mượn từ tiếng nước ngoài, chủ yếu là các thuật ngữ chỉ các

xu hướng, trường phái mĩ thuật, phương pháp sáng tác, các kiểu loại tác phẩm

mĩ thuật. Các thuật ngữ này đều được chuyển sang tiếng Việt bằng cách dịch

nghĩa để bảo đảm tính chính xác của các khái niệm do thuật ngữ biểu thị. Xin

nêu một vài ví dụ:

"Lục pháp luận (Sáu nguyên lí hội họa thời cổ đại Trung Hoa): Nguyên

lí hội họa do họa sĩ Tạ Hách, người Nam Tề đề xướng trong sách "Họa

phẩm". Tạ Hách nêu lên một hệ thống lí luận hoàn chỉnh và khái quát. Đó là

những tiêu chí về sáng tác của hội họa Trung Hoa và trở thành nguyên lí sáng

tác. Đó là:

- Khí vận sinh động: hình tượng tác phẩm thể hiện sức sống phong phú,

nhân vật trong tác phẩm lộ rõ khí chất, tinh thần, tình cảm, phong độ.

- Cốt pháp dụng bút: tác phẩm có bút lực thâm sâu và linh hoạt.

- Ứng vật tượng hình: người vẽ phải nghiên cứu kĩ càng, có thái độ

tương thích và giao hòa với sự vật khách quan.

- Tùy loại phú thái: màu sắc phù hợp với cảm xúc về đối tượng.

- Kinh dinh vị trí: trước khi vẽ, nghệ sĩ phải suy ngẫm, cân nhắc, trù liệu

việc bố trí, sắp đặt cấu trúc bức tranh.

- Truyền di mô tả: sao chép tác phẩm của cổ nhân, học tập kĩ thuật và khí

cốt của các bậc thầy thời xưa để truyền thụ, chuyển giao rộng rãi cho các thế

hệ nối tiếp". [87; 119 - 120].

Pô - soa (pochoir): một phương pháp in được tiến hành như sau: trổ hình

vẽ theo tranh của họa sĩ trên giấy, bìa hoặc kim loại mỏng, sau đó đặt tờ giấy

đã được trổ lên một tờ giấy trắng, lăn màu, dập mà hay gạt màu thật khéo lên

trên; những chỗ được trổ sẽ bắt màu, còn chỗ không được trổ là màng chắn

cản màu [87; 116].

Bo-di-át: Nghệ thuật lấy thân thể làm phương tiện thể hiện. Loại nghệ

thuật này có liên quan với nghệ thuật ngẫu phát (Happening) và nghệ thuật

Page 124: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

118

quan niệm (Conceptual art) trong đó thân thể của nghệ sĩ được dùng làm

phương tiện diễn đạt tác phẩm [87; 25].

3.3. Đặc điểm định danh của thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt

3.3.1. Một số vấn đề về định danh

3.3.1.1. Khái niệm định danh

Định danh là một trong những chức năng của các đơn vị từ ngữ của

ngôn ngữ. Hiểu một cách đơn giản nhất thì đây chính là chức năng gọi tên:

gọi tên những đối tượng, thuộc tính hoặc những hành động…Yêu cầu của

một tên gọi là:

- Phải khái quát, trừu tượng, phải mất khả năng gợi đến những đặc điểm,

những thuộc tính riêng rẽ tạo thành đối tượng vì nó là sản phẩm của tư duy trừu

tượng. Về mặt ngữ nghĩa, nó phải tách hẳn với những dấu vết của giai đoạn

cảm tính.

- Các tên gọi có tác dụng phân biệt đối tượng này với đối tượng khác

trong cùng một loại hay phân biệt các loại nhỏ trong cùng một loại lớn. Sự

phân biệt này phải dứt khoát, có nghĩa là khi đã có tên gọi thì sự vật này, loại

nhỏ này cũng trở thành độc lập với nhau, riêng rẽ với nhau. Nhờ có tên gọi

mà sự vật có đời sống độc lập trong tư duy. [14; 190]

Tất cả các đơn vị có nghĩa của ngôn ngữ đều có chức năng biểu nghĩa

nhưng phải là một đơn vị cấp độ từ mới có thể định danh. Nhưng cũng chỉ có

các thực từ mới có chức năng định danh, còn các thán từ, liên từ, giới

từ…không có chức năng này. [14; 59]

Như vậy, đối tượng của lí thuyết định danh là nghiên cứu, miêu tả những

quy luật về cách cấu tạo các đơn vị có nghĩa của ngôn ngữ, về sự tác động qua

lại giữa tư duy - ngôn ngữ - hiện thực khách quan. Cơ sở của sự định danh

xuất phát từ mối quan hệ giữa hiện thực - khái niệm - tên gọi. Lí thuyết định

danh phải nghiên cứu và miêu tả cấu trúc của đơn vị định danh, từ đó xác định

những tiêu chí hoặc những đặc trưng cần và đủ để phân biệt đơn vị định danh

Page 125: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

119

này với đơn vị định danh khác. Hiện thực khách quan được hình dung như là

cái biểu vật của tên gọi, nghĩa là như toàn bộ các thuộc tính được chia tách ra

trong các hành vi định danh ở tất cả các lớp sự vật do tên gọi đó biểu thị. Còn

tên gọi được nhận thức như là một dãy âm thanh được phân đoạn ứng với một

cấu trúc cụ thể của ngôn ngữ đó. Chính mối tương quan giữa cái biểu vật, cái

biểu nghĩa và xu hướng của mối quan hệ này trong những hành vi định danh

cụ thể sẽ tạo nên cấu trúc cơ sở của sự định danh.

3.3.1.2. Đơn vị định danh

Khi xem xét các đơn vị của ngôn ngữ, lí thuyết định danh phân biệt các

loại đơn vị định danh khác nhau. Nhìn từ số lượng đơn vị có nghĩa tham gia

đơn vị định danh thì có sự phân biệt:

- Định danh đơn: được tạo bởi một đơn vị có nghĩa.

- Định danh phức: được tạo bởi từ hai đơn vị có nghĩa trở lên.

Nhìn từ góc độ ngữ nghĩa thì có sự phân biệt:

- Định danh cơ bản (định danh gốc, định danh bậc một): được tạo bởi

những đơn vị tối giản về mặt hình thái cấu trúc, mang nghĩa đen, được

dùng làm cơ sở để tạo ra các đơn vị định danh khác. Hồ Lê gọi đây là định

danh phi liên kết hiện thực: “gọi tên những mẩu nhỏ nhất trong hiện thực

mà một cộng đồng ngôn ngữ quan niệm đã chia cắt ra được và nắm bắt

được từ hiện thực” [67;102]. Ví dụ như: chè,búp, cây, hoa, đất…

- Định danh phái sinh (định danh bậc hai): là những đơn vị định danh

có hình thái cấu trúc phức tạp hơn đơn vị gốc, mang nghĩa biểu trưng hóa

(dưới hình thức ẩn dụ hay hoán dụ) [37; 8] mà Hồ Lê gọi là đây là định

danh liên kết hiện thực: “Để phản ánh hiện thực khách quan một cách đầy

đủ, không chỉ gọi tên từng mẩu hiện thực nhỏ nhất mà còn phải gọi tên

những tập hợp gồm nhiều mẩu hiện thực liên kết lại” [67; 102]. Ví dụ: bút

lông, bút sắt, bút dạ, bút chì, bút phun, dao vẽ, khắc chìm, đánh bóng, khối

mềm, màu lạnh,…

Page 126: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

120

Trong luận án, chúng tôi sử dụng khái niệm định danh cơ bản (định danh

gốc, định danh bậc 1) và định danh phái sinh (định danh bậc 2) để phân biệt

các TNMT với tư cách là các đơn vị định danh.

3.3.1.3. Các nguyên tắc định danh

Một trong những nguyên tắc cơ bản trong định danh là lựa chọn những

đặc trưng (thuộc tính tiêu biểu) mà người ta thường nói là "đập ngay vào mắt"

để gọi tên. Muốn định danh đúng thì phải hiểu rõ nội dung ý nghĩa của khái

niệm, đối tượng được định danh. Dó đó, cơ sở của định danh chính là nội

dung ý nghĩa của sự vật, đối tượng hay khái niệm. Với nguyên tắc này, những

đặc trưng được tri nhận để gọi tên sẽ là dấu hiệu khu biệt, giúp người nói liên

tưởng và hình dung đầu tiên đến sự vật, hiện tượng. Tuy nhiên, Serebrenikov

(1977) cho rằng: "Việc tạo ra từ theo đặc trưng nào đó chỉ là biện pháp thuần

túy kĩ thuật ngôn ngữ. Đặc trưng được chọn chỉ để tạo ra vỏ ngữ âm của từ.

Đặc trưng được chọn để gọi tên hoàn toàn không nói hết bản chất của đối

tượng, không bộc lộ hết tất cả các đặc trưng của nó. Ngoài ra, đặc trưng

được lựa chọn để gọi tên thậm chí có thể là không căn bản, không quan trọng

về mặt thực tiễn” [dẫn theo 110; 32 - 33].

V.G. Gak đã đưa ra nguyên tắc định danh đó là gắn quá trình gọi tên với

hành vi phân loại. "Nếu như cần phải biểu thị một đối tượng X nào đó mà

trong ngôn ngữ chưa có tên gọi, thì trên cơ sở các đặc trưng đã được tách ra

trong đối tượng này, nó được quy vào khái niệm "A" hoặc "B" mà trong ngôn

ngữ đã có cách biểu thị riêng cho chúng và nhận tên gọi tương ứng. Nhưng

đồng thời cũng diễn ra sự lắp ráp bản thân các từ vào hiện thực: khi người ta

bỏ đi một cái gì đó khỏi sự hiểu biết ban đầu của mình, khi thì, ngược lại, bổ

sung thêm một cái gì đó vào sự hiểu biết đầu tiên ấy" [dẫn theo 110; 165].

Như vậy, quá trình định danh một sự vật, tính chất hay quá trình gồm hai

bước là quy loại khái niệm của đối tượng được định danh và chọn đặc trưng

nào để định danh [110; 166 - 167]. Việc chọn đặc trưng bản chất hay không

Page 127: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

121

bản chất để định danh một khách thể cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Như

vậy, định danh là cách đặt tên cho một sự vật, hiện tượng. Hành vi định danh

bao giờ cũng gắn với hành vi phân loại. Quá trình định danh một sự vật, một

tính chất hay một quá trình đều gồm hai bước, đó là quy loại khái niệm và

chọn đặc trưng khu biệt. Nếu một trong hai bước này có biến thể thì một vật

hay quá trình được định danh sẽ mang những tên gọi khác nhau. Khi định

danh, trong số rất nhiều đặc trưng của một sự vật, hiện tượng, tính chất hay

quá trình, người ta chỉ chọn những đặc trưng tiêu biểu, phản ánh những đặc

trưng nhất định của một biểu vật. Bên cạnh đó, việc chọn các đặc trưng để

làm cơ sở định danh cho những đối tượng hay khái niệm thuộc phạm vi đời

sống thường nhật có thể có những trường hợp không cần chọn đặc trưng bản

chất, miễn là đặc trưng ấy có khả năng khu biệt giúp cho việc nhận diện đối

tượng hay khái niệm cần định danh.

Hiện thực thường được gọi tên theo cách tri nhận của con người. Sự

gọi tên này tạo ra các từ, các cụm từ cố định, thành một hệ thống từ vựng.

Định danh ở cấp độ từ vựng rất quan trọng với con người: “Với khả năng

đặt tên sự vật, con người hoàn toàn chiếm lĩnh được thế giới tự nhiên cả

trong tồn tại cảm tính và cả trong tồn tại lí tính của nó”[32; 194]. Đỗ Hữu

Châu khẳng định: “Nguyên tắc tạo thành các tên gọi là nguyên tắc lí do

nhưng nguyên tắc chi phối các tên gọi trong hoạt động bình thường của nó

là nguyên tắc không có lí do” [13; 166].

Cách định danh còn cho chúng ta thấy được đặc điểm của loại hình

ngôn ngữ đó: “Cấu tạo từ như thế nào, tức định danh hiện thực như thế

nào, là một tiêu chí quan trọng để phân chia các loại hình ngôn ngữ” [13;

125]. Thông qua định danh thấy được dấu ấn về hiện thực khách quan.

Ngôn ngữ phản ánh thế giới hiện thực khách quan và là chiếc cầu nối với

hiện thực. Hệ thống từ vựng trong ngôn ngữ càng phong phú chứng tỏ con

người nhận thức về thế giới càng sâu sắc.

Page 128: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

122

Như vậy, dựa trên nguyên tắc định danh, khi có một đối tượng cần định

danh, người ta sẽ tiến hành các thao tác sau:

i. Quy loại đối tượng mới vào nhóm đối tượng nào đó đã có tên trong

ngôn ngữ;

ii. Vạch ra những đặc trưng vốn có của đối tượng mới rồi chọn một đặc

trưng được coi là tiêu biểu mang tính khu biệt của đối tượng mới với đối

tượng khác;

iii. Sử dụng biện pháp cấu tạo từ theo loại hình ngôn ngữ làm phương

tiện định danh.

Ví dụ, để đặt tên loài cây cảnh cỡ nhỏ, thân có gai, lá kép có răng cưa,

hoa màu hồng,... có hương thơm, quá trình định danh diễn ra như sau: trước

hết, dựa vào các đặc trưng đã được tách ra như trên, người Việt quy nó vào

khái niệm đã có tên gọi trong ngôn ngữ là hoa và chọn cả đặc trưng màu sắc

đập vào mắt cũng đã có tên gọi là hồng. Khi đó, loại cây này sẽ có tên gọi là

hoa hồng. Nhưng sau đó người ta thấy màu sắc hoa của loài cây ấy không

chỉ là màu hồng, mà còn có thể là trắng, đỏ thẫm như nhung, nên đã có các

tên gọi như hoa hồng bạch, hoa hồng nhung, v.v. Định danh có vai trò đặc

biệt quan trọng trong đời sống con người. Định danh thể hiện rõ quá trình

nhận thức của con người về thế giới, vì "chỉ có con người mới đặt tên được

cho sự vật. Với khả năng đặt tên cho sự vật, con người mới hoàn toàn chiếm

lĩnh được thế giới tự nhiên cả trong tồn tại cảm tính, cả trong tồn tại lí tính

của nó" [110; 169].

3.3.1.4. Cơ chế định danh

Trong lí thuyết định danh, người ta phân biệt giữa các đơn vị định danh

gốc và các đơn vị định danh phái sinh. Đơn vị định danh gốc là những tên gọi

sự vật, hiện tượng, quá trình hay tính chất,... có hình thức cấu tạo tối giản,

được dùng làm cơ sở tạo nên những đơn vị định danh khác. Ví dụ: tranh, vẽ,

bút, sơn, màu, vải, khắc, đỏ, lam, vàng,... Những đơn vị định danh được hình

Page 129: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

123

thành trên cơ sở của một (hoặc nhiều hơn một) đơn vị định danh gốc nhờ cơ

chế cấu tạo nào đó được gọi là đơn vị định danh phái sinh. Ví dụ: tranh >

tranh màu; vẽ > vẽ phác; bút > bút lông,...

Quá trình cấu tạo nên các đơn vị định danh phái sinh có cơ chế nhất

định. Theo Hoàng Văn Hành, muốn xác định rõ cơ chế định danh cần phải

làm rõ hai vấn đề cốt yếu là:

a. Có những yếu tố nào tham gia vào cơ chế này và tư cách của mỗi yếu tố

ra sao?

b. Mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố đó như thế nào mà khiến ta có

thể coi đó là một cơ chế?" [39; 115]

Sự phân tích cứ liệu trong các ngôn ngữ đơn lập (tiếng Việt là tiêu biểu)

cho phép nhận định rằng để có một cơ chế cấu tạo các đơn vị định danh phái

sinh có thể vận hành được một cách có hiệu quả thì cần có một số điều kiện:

- Một là, có một hệ những đơn vị làm yếu tố gốc (nguyên tố).

- Hai là, có một hệ những yếu tố có giá trị hình thái nghĩa là có thể dùng

làm phương tiện để tạo lập những đơn vị định danh phái sinh.

- Ba là, để có đơn vị định danh phái sinh, điều cốt yếu là có một hệ quy

tắc vận hành để sử dụng các hình tố làm phương tiện mà tác động vào nguyên

tố theo một cách nhất định.

Cơ chế vừa nêu thuộc về hệ thống của ngôn ngữ. Nó có tính chất tiềm

năng, xét về mặt lí thuyết. Những sản phẩm của cơ chế này trở thành đơn vị

định danh được ghi nhận vào vốn từ vựng của ngôn ngữ hay không còn phụ

thuộc vào nhân tố thứ tư nữa, một nhân tố không kém phần quan trọng, nhân

tố xã hội. Đó chính là tính đắc dụng hay không đắc dụng của các đơn vị định

danh mới được sản sinh đối với cộng đồng bản ngữ." [37; 26 - 28]

Theo cách hiểu như trên, để tạo ra một đơn vị định danh phái sinh, chúng

ta có hai con đường: ngữ nghĩa và hình thái cú pháp.

Page 130: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

124

Bằng con đường ngữ nghĩa, ta có thể nhân khả năng định danh của đơn

vị tổng hợp lên nhiều lần. Một từ cùng với một vỏ ngữ âm phát triển ra bao

nhiêu nghĩa sẽ có bấy nhiêu đơn vị định danh. Mỗi một biến thể từ vựng - ngữ

nghĩa sẽ tương ứng với một đơn vị định danh. Ví dụ: chân trong chân tay là

đơn vị định danh cơ bản (định danh bậc một) nhưng chân trong có chân trong

ban chủ nhiệm hợp tác xã lại là đơn vị định danh phái sinh được tạo ra bằng

con đường ngữ nghĩa.

Theo con đường hình thái cú pháp, người ta có thể tạo ra hàng loạt các

đơn vị định danh phái sinh với các đặc trưng khác nhau về cấu trúc và ngữ

nghĩa. Theo cách này thường có hai quá trình:

- Thứ nhất là quá trình tạo từ với các phương thức thường gặp là:

Phương thức suy phỏng: kiểu như bóp - móp, dìm - chìm…; Phương thức

láy: kiểu như bé - be bé, nhỏ - nho nhỏ, mảnh - mảnh mai…; Phương thức

ghép: trong phương thức này có hai cách: ghép đẳng lập (hội nghĩa, hợp

nghĩa) (như: giày dép, quần áo, đi đứng…) và ghép chính phụ (phân nghĩa,

phụ nghĩa) (như áo tắm, cười ruồi, nói đểu…) và phương thức phụ gia (tuy

nhiên tiếng Việt không sử dụng phương thức này).

- Quá trình thứ hai để tạo các đơn vị định danh phái sinh bằng con đường

cú pháp là quá trình từ vựng hóa những tổ hợp. Đó là quá trình chuyển hóa

những tổ hợp thành những đơn vị mang thành ngữ tính. Tính thành ngữ của

các đơn vị này biểu hiện ở tính bền vững về mặt hình thái cấu trúc và tính

bóng bẩy về mặt ngữ nghĩa với những mức độ khác nhau. Có hai loại tổ hợp

thường được từ vựng hóa: tổ hợp tự do và tổ hợp cố định." [37; 28 - 29]

Định danh phái sinh theo con đường hình thái cú pháp bằng phương

thức ghép chính phụ (phụ nghĩa) (dù là tạo từ hay từ vựng hóa tổ hợp tự

do) cũng chính là gắn việc khu biệt tên gọi với việc phân loại. Quá trình

này gồm hai bước: quy loại khái niệm của đối tượng được định danh và lựa

chọn đặc trưng để định danh. [37; 30 - 43].

Page 131: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

125

3.3.2. Đặc trưng định danh của thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt

Như đã trình bày ở mục 3.1, quan điểm thuật ngữ học cho phép ta chỉ ra

cấu trúc nội dung của thuật ngữ - tức cái đơn vị từ vựng của một ngôn ngữ

nhất định dùng cho những mục đích chuyên biệt - dường như từ bên trong.

Theo quan điểm này, thuật ngữ có những thành tố ý nghĩa giống như ở từ phi

thuật ngữ: nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm. Quan trọng là ở những kiểu loại

thuật ngữ khác nhau thì các thành tố nghĩa khác nhau. Chẳng hạn, tiểu loại

các danh từ trừu tượng mà phần lớn là thuật ngữ - như tên gọi của các khái

niệm trong hệ TNMTTV (ví dụ như: nghệ thuật, mĩ thuật, trường phái, nghệ

sĩ, hội họa, thư pháp, tranh sơn dầu, tranh thủy mạc, trường phái trừu tượng,

điểm nhìn,...) đều có các nghĩa biểu vật, biểu niệm. Khi sáng tạo ra thuật ngữ

thì hình thức của nó thường là có lí do. Khi phân tích các yếu tố trong thành

phần của thuật ngữ có lí do, quan trọng là các đặc trưng nào của khái niệm

được chọn làm cơ sở định danh và số lượng nào của các đặc trưng này là tối

ưu cho việc tạo ra một thuật ngữ. Về vấn đề số lượng tối ưu các đặc trưng

trong thuật ngữ có lí do, thì cấu trúc nội dung tối ưu của một thuật ngữ cần

bao hàm trong nó tên gọi đối tượng và 01 đặc trưng khu biệt. Đặc trưng khu

biệt này có thể trùng với đặc trưng cơ bản của đối tượng. Ví dụ, các TNMT

gọi tên các dụng cụ để vẽ: bút chì, bút chổi, bút dạ, bút lông, bút sắt, bút phun

là các thuật ngữ có lí do, chỉ có 2 yếu tố: yếu tố tên gọi dụng cụ và yếu tố chỉ

đặc trưng khu biệt dùng để định danh. Dựa trên cơ sở lí luận về định danh,

chúng tôi tiến hành khảo sát TNMT trong tiếng Việt để tìm hiểu cụ thể

ĐĐĐD của chúng. Cụ thể, chúng tôi sẽ lần lượt tìm hiểu các vấn đề sau:

- Đặc điểm định danh của các thuật ngữ - đơn vị định danh cơ bản

- Đặc điểm định danh của các thuật ngữ - đơn vị định danh phái sinh.

3.3.2.1. Đặc điểm phương thức định danh cơ bản của thuật ngữ mĩ thuật

tiếng Việt

Page 132: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

126

Như ta đã biết, khi xem xét các đơn vị của ngôn ngữ, lí thuyết định danh

phân biệt các loại đơn vị định danh khác nhau. Nhìn từ số lượng đơn vị có

nghĩa tham gia đơn vị định danh thì có sự phân biệt: Định danh cơ bản (định

danh bậc 1): được tạo bởi một yếu tố cấu tạo thuật ngữ; Định danh phái sinh

(định danh bậc 2, định danh miêu tả): được tạo bởi từ hai YTCT thuật ngữ có

nghĩa trở lên.

Trong 1.320 TNMT có 107 thuật ngữ là đơn vị định danh cơ bản. Đó là

các thuật ngữ có cấu tạo là từ đơn, mang nghĩa đen, được dùng làm cơ sở để

tạo ra các đơn vị định danh khác, không có TNMT nào định danh cơ bản có

nghĩa bóng.

Các đơn vị định danh cơ bản chiếm số lượng đáng kể trong tổng số

TNMT (107/1320, chiếm 8,10%). Đây là các thuật ngữ cơ sở để sản sinh các

thuật ngữ là đơn vị định danh phái sinh. Ví dụ: sơn, bút, giáy, hồ, vải, sáp,

tranh, tượng, màu, mẫu, hình, khối, khắc, chạm, khung, giá, đá, nung, gốm,

men, nâu, xám, hồng, lục, tía,...

3.3.2.2. Đặc điểm phương thức định danh phái sinh của thuật ngữ mĩ

thuật tiếng Việt

Tất cả các thuật ngữ là những đơn vị định danh phái sinh trong hệ thống

TNMTTV đều được tạo ra bằng con đường hình thái cú pháp: sử dụng từ hai

đơn vị có nghĩa - 2 yếu tố trở lên. Cụ thể, có 2 quá trình tạo lập các TNMT

kiểu này.

Quá trình thứ nhất là việc tạo từ với phương thức cơ bản là ghép các yếu

tố có nghĩa kết hợp với nhau theo quan hệ ghép chính phụ. Trong đó, phần

lớn yếu tố chính đứng sau, yếu tố phụ đứng trước theo trật tự cú pháp của

tiếng Hán vì đa số các thuật ngữ là từ ghép chính phụ đều là các từ Hán Việt.

Yếu tố chính đứng sau có chức năng quy loại khái niệm, yếu tố phụ đứng

trước biểu thị đặc trưng khu biệt được lựa chọn để gọi tên để xác định nghĩa

cho yếu tố đứng sau. Ví dụ: trong TNMT, thì yếu tố thuật đứng sau có chức

Page 133: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

127

năng quy loại, yếu tố mĩ đứng trước biểu thị đặc trưng “tính chất” được lựa

chọn để cấu tạo thuật ngữ. Chỉ có một lượng rất nhỏ thuật ngữ là từ ghép

chính phụ mà các yếu tố chính có nguồn gốc Hán Việt kết hợp với nhau theo

trật tự ngược cú pháp tiếng Việt: chính sau phụ trước, như bảo tàng, bích họa,

biếm họa, cổ đại, chân dung,…

Quá trình thứ hai để tạo các TNMTTV là các đơn vị định danh phái sinh

bằng con đường cú pháp là quá trình từ vựng hóa các tổ hợp từ. Đó là quá

trình chuyển hóa những tổ hợp từ thành những đơn vị định danh mang thành

ngữ tính. Tính thành ngữ của các đơn vị này biểu hiện ở tính bền vững về mặt

hình thái cấu trúc và tính cố định về mặt ngữ nghĩa với những mức độ khác

nhau. Thông thường, có hai loại tổ hợp từ được từ vựng hóa: tổ hợp từ tự do

và tổ hợp từ cố định. Trong hệ thống thuật ngữ TNMTTV chỉ xuất hiện tổ

hợp từ tự do được từ vựng hóa và quan hệ của các yếu tố trong các tổ hợp từ

này cũng là quan hệ chính phụ: Yếu tố chính đứng trước có chức năng quy

loại khái niệm, yếu tố phụ đứng sau biểu thị đặc trưng được lựa chọn để gọi

tên, kiểu như: bút lông, bút sắt, bút phun, bút lông tròn, bút lông dẹt, chân

dung tự họa, chủ nghĩa lập thể, dao nghiền màu, dầu thông, dầu lanh, dao vẽ.

Hai quá trình tạo lập đơn vị định danh phái sinh trong hệ thống

TNMTTV như trên sẽ cho kết quả: có thuật ngữ là các từ và thuật ngữ là các

cụm từ. Trong luận án này, chúng tôi sẽ phân tích sự quy loại khái niệm của

TNMT với tư cách là những đơn vị định danh phái sinh và việc lựa chọn các

đặc trưng khu biệt để gọi tên - thuật ngữ.

"Mĩ thuật là một trong những bộ môn nghệ thuật ra đời sớm nhất của

loài người, khởi đầu bằng sự khai thác và phát huy tác dụng của các nhân tố

không gian như hình khối, đường nét, màu sắc,... để diễn đạt và truyền cảm,

lấy việc kiến tạo các quan hệ không gian làm phương tiện diễn đạt và lấy

việc gây cảm hứng thị giác làm mục đích truyền đạt" [15, tr.5]. Việc quy loại

hệ thống khái niệm của ngành mĩ thuật học trong các TNMTTV là những

Page 134: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

128

đơn vị định danh phái sinh thành tố chính của thuật ngữ có chức năng biểu

đạt khái niệm. Do đó, dựa vào thành tố chính có thể xác định được 8 phạm

trù nội dung khái niệm mà TNMT là các đơn vị định danh phái sinh biểu thị.

Tám phạm trù nội dung khái niệm đó là:

1. Xu hướng, trường phái nghệ thuật tạo hình;

2. Loại hình/thể loại nghệ thuật tạo hình;

3. Chủ thể nghệ thuật tạo hình;

4. Ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình;

5. Dụng cụ, công cụ của nghệ thuật tạo hình;

6. Chất liệu của nghệ thuật tạo hình;

7. Hoạt động sáng tạo, kĩ thuật, phương pháp của nghệ thuật tạo hình;

8. Sản phẩm/tác phẩm nghệ thuật tạo hình.

Các thuật ngữ có thành tố chính biểu thị cùng một nội dung khái niệm

sẽ tạo thành một nhóm. Tạo sự khu biệt giữa các thuật ngữ trong nhóm là

chức năng của các thành tố phụ. Hay nói cách khác, thành tố phụ chuyển

tải đặc trưng khu biệt được lựa chọn làm cơ sở định danh cho mỗi thuật

ngữ. Chúng tôi sẽ lần lượt phân tích các đặc trưng khu biệt được lựa chọn

để làm cơ sở định danh cho mỗi thuật ngữ, từ đó xây dựng mô hình định

danh của các thuật ngữ biểu đạt cùng một nội dung khái niệm.

Trong hệ thống TNMTTV, đa số các TNMTTV là các đơn vị định danh

phái sinh đều lựa chọn một đặc trưng để làm cơ sở định danh. Tuy nhiên, cũng

có thuật ngữ chọn hai hoặc ba đặc trưng để làm cơ sở định danh. Vì vậy, chúng

tôi cũng sẽ khảo sát số lần các đặc trưng được lựa chọn để định danh nhằm xem

xét: với mỗi mảng TNMTTV, những đặc trưng nào được lựa chọn nhiều nhất và

đặc trưng nào ít được lựa chọn nhất.

a. Đặc điểm định danh của thuật ngữ chỉ trào lưu, trường phái nghệ thuật

tạo hình

Page 135: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

129

Đây là mảng thuật ngữ có số lượng không nhiều đơn vị và các đặc trưng

được lựa chọn để định danh cũng ít nhất: 3 đặc trưng, trong đó hầu như tất cả

các thuật ngữ đều lựa chọn một đặc trưng, các thuật ngữ lựa chọn hai, ba đặc

trưng để làm cơ sở gọi tên trào lưu hay trường phái nghệ thuật tạo hình không

nhiều. Kết quả thống kê, phân loại của chúng tôi đã xác định được 97 thuật

ngữ biểu thị các trào lưu, trường phái nghệ thuật tạo hình, chiếm 7,35% tổng

số các TNMTTV được khảo sát.

Các đặc trưng được lựa chọn để định danh trào lưu, trường phái nghệ

thuật tạo hình là tính chất, địa điểm, tên riêng.

Sau đây là các mô hình định danh của thuật ngữ chỉ trào lưu, trường phái

nghệ thuật tạo hình sử dụng một đặc trưng định danh.

Mô hình 1: Trào lưu/trường phái + tính chất.

Ví dụ: nghệ thuật đại chúng, nghệ thuật "kinh sợ", nghệ thuật hồn nhiên,

nghệ thuật mới, nghệ thuật trừu tượng, khuynh hướng ấn tượng, khuynh

hướng hiện thực, khuynh hướng lãng mạn, khuynh hướng hậu ấn tượng,

trường phái dã thú, khuynh hướng siêu thực, khuynh hướng lập thể,...Đây là

mô hình của 32 thuật ngữ với yếu tố chỉ đặc điểm, yếu tố chính chỉ trường

phái, trào lưu nghệ thuật tạo hình đứng trước.

Mô hình 2: Trào lưu/trường phái + tính chất + tên riêng.

Có 26 thuật ngữ theo mô hình định danh này. Ví dụ: nghệ thuật cổ đại

Hy Lạp, nghệ thuật Phục hưng Ý, nghệ thuật cổ đại Lưỡng Hà, khuynh hướng

lập thể Xêdan,...

Mô hình 3: Trào lưu/trường phái + tên riêng.

Có 22 thuật ngữ theo mô hình định danh này. Ví dụ: trường phái Môria

và Xuoonga, trường phái Găngđara, trường phái Matura, trường phái

Amaravati, trường phái Gupsta, nghệ thuật Rômăng, nghệ thuật Gootich,

nghệ thuật Bidăngtanh, nghệ thuật Hồi giáo, nghệ thuật Lưỡng Hà, nghệ

Page 136: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

130

thuật Trung Hoa, nghệ thuật Nhật Bản, nghệ thuật Hy Lạp, nghệ thuật La

Mã, nghệ thuật Ấn Độ.

Mô hình 4: Trào lưu/ trường phái + thời gian/thời kì lịch sử.

Có 17 thuật ngữ theo mô hình định danh này. Ví dụ: nghệ thuật thời kì

Trung cổ, nghệ thuật thời kì cổ đại, nghệ thuật thời kì Phục hưng, nghệ thuật

thời kì hậu hiện đại, nghệ thuật đương đại.

b. Đặc điểm định danh của thuật ngữ chỉ loại hình/thể loại nghệ thuật tạo

hình

Mĩ thuật là loại hình nghệ thuật có quan hệ đến sự thụ cảm bằng mắt và

sự tạo thành các hình tượng lấy từ thế giới vật chất bên ngoài để đưa lên mặt

phẳng hoặc một không gian nào đấy. Mĩ thuật gồm có các ngành là: hội họa,

kiến trúc, điêu khắc, đồ họa và trang trí. Mỗi ngành lại được chia ra nhiều

chuyên ngành, thể loại. Kết quả thống kê và phân loại của chúng tôi đã xác

định được 87 thuật ngữ chỉ các loại hình/thể loại nghệ thuật tạo hình, chiếm

6,59% tổng số các TNMTTV được khảo sát.

Các thuật ngữ mĩ thuật thuộc loại này sử dụng một đặc trưng để định

danh theo các mô hình dưới đây.

Mô hình 1: Thể loại + đối tượng, phạm vi được thể hiện

Có 29 thuật ngữ được tạo ra theo mô hình này. Ví dụ: tranh tĩnh vật,

tranh chân dung, tranh sinh hoạt, tranh phong cảnh, tranh sơn thủy, tranh

thảo trùng, tranh hoa điểu, tranh phong tục, tranh tôn giáo, tranh lịch sử,

tranh nhân vật, tranh chiến trận, tranh cách mạng, tranh thần thoại, tranh

thần thánh, tượng tròn (gồm tượng chân dung, tượng trang trí, tương kị sĩ,

nhóm tượng), phù điêu (gồm chạm nổi, chạm khắc), tượng đài,...

Mô hình 2: Thể loại + cách thức, vị trí

Có 27 thuật ngữ được tạo theo mô hình này, ví dụ: tranh giá vẽ, tranh

tường (bích họa), tranh mái vòm, tranh hang động, tranh áp phích, đồ họa

giá vẽ, đồ họa ấn loát,...

Page 137: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

131

Mô hình 3: Thể loại + phạm vi sử dụng, chức năng

Có 20 thuật ngữ theo mô hình trên, ví dụ: đồ họa độc lập, đồ họa sách

báo, đồ họa ứng dụng, tranh cổ động, tranh châm biếm, tranh minh họa, đồ

họa quảng cáo, tranh quảng cáo, đồ họa chính trị, đồ họa độc lập, tranh sơn

thủy, tranh thủy mạc,…

Mô hình 4: Thể loại + cách thức/hình thức biểu đạt

Có 11 thuật ngữ theo mô hình này: tượng tròn, phù điêu (phù có nghĩa là

nổi, điêu là đắp, chạm, khắc), chạm thủng, chạm lộng, chạm bong, gò nổi,

chạm chìm, tranh treo, tranh cuốn,...

c. Đặc điểm định danh của thuật ngữ chủ thể của nghệ thuật tạo hình

Chủ thể của nghệ thuật tạo hình có thể được chia thành 5 nhóm tương

ứng với 5 ngành trong mĩ thuật: họa sĩ, nhà điêu khắc, nhà kiến trúc (kiến

trúc sư), nhà đồ họa, nhà trang trí. Kết quả khảo sát, chúng tôi đã xác định

được 76 thuật ngữ gọi tên các chủ thể của nghệ thuật tạo hình, chiếm 5,76%

tổng số các TNMT được khảo sát. Để định danh các chủ thể của nghệ thuật

tạo hình có thể lựa chọn nhiều loại đặc trưng khác nhau. Sau đây là các mô

hình định danh:

Mô hình 1: Chủ thể + lĩnh vực (hoạt động), trường phái

Đây là mô hình định danh có số lượng thuật ngữ không nhiều. Có 31

thuật ngữ theo mô hình này: họa sĩ chuyên nghiệp, họa sĩ nghiệp dư, nhà

điêu khắc Cực thực, họa sĩ theo phong cách lãng mạn, nghệ sĩ trường phái

Giả động, họa sĩ Kiểu cách, họa sĩ phong cảnh trường phái Barbizon, họa sĩ

trường phái Tân Cổ điển, họa sĩ Biểu hiện Trừu tượng Mĩ, nhà điêu khắc

theo phong cách Baroque, họa sĩ Trường phái Fontainebleau, họa sĩ siêu

thực, họa sĩ trường phái kiểu cách,...

Mô hình 2: Chủ thể + thể loại

Có 26 thuật ngữ theo mô hình trên, chẳng hạn: họa sĩ tĩnh vật, họa sĩ

minh họa sách, họa sĩ tranh lịch sử, họa sĩ phong cảnh, họa sĩ trang trí, nhà

Page 138: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

132

vẽ kiểu, họa sĩ tranh sinh hoạt, họa sĩ chân dung, nhà trang trí, nghệ sĩ khắc

bản, nhà đồ họa phong cảnh, họa sĩ thiết kế sân khấu, nghệ sĩ khắc axit, họa

sĩ biếm họa, thợ chạm khắc trang trí, họa sĩ màu nước, nghệ sĩ vẽ cảnh

phông sân khấu, nhà vẽ kiểu vải, nghệ sĩ khắc bản, nhà vẽ kiểu kính màu,

họa sĩ chuyên vẽ chó, họa sĩ chuyên vẽ trò chơi, họa sĩ chuyên vẽ huy hiệu

thợ săn, nghệ sĩ khắc thạch bản, nghệ sĩ vẽ bình hình đỏ, họa sĩ vẽ bình đen,

họa sĩ chuyên vẽ cảnh nông thôn, nghệ sĩ khắc gỗ,…

Mô hình 3: Tổ chức/chủ thể + nhiệm vụ/chức năng

Có 19 thuật ngữ theo mô hình này, ví dụ: nhà bảo trợ nghệ thuật, nhà

viết sử nghệ thuật, máy chiếu tranh, trường vẽ Đường Euston, cuộc Triển lãm

Công nghiệp Quốc tế, nhà phê bình nghệ thuật, phòng triển lãm của các nghệ

sĩ Độc lập, phòng triển lãm tranh bị từ chối, nhà sưu tập nghệ thuật, nhà phê

bình nghệ thuật, hội nghệ sĩ độc lập, nhà buôn tác phẩm nghệ thuật,...

d. Đặc điểm định danh của thuật ngữ chỉ ngôn ngữ của nghệ thuật tạo hình

Mĩ thuật là loại hình nghệ thuật có quan hệ đến sự thụ cảm bằng mắt và

sự tạo thành các hình tượng lấy từ thế giới vật chất bên ngoài để đưa lên mặt

phẳng hoặc không gian nào đấy. Ngôn ngữ mĩ thuật bao gồm các yếu tố như:

hình - khối; đường - nét; màu sắc; sự sắp xếp bố cục, nhịp điệu,...Mỗi loại

hình cụ thể như hội họa, điêu khắc, đồ họa sẽ có cách biểu hiện khác nhau tùy

thuộc vào đặc trưng ngôn ngữ của từng loại hình nghệ thuật. Các thuật ngữ

này chọn một số đặc trưng khác nhau để làm cơ sở định danh theo các mô

hình định danh sau:

Ngôn ngữ của nghệ thuật tạo hình như hội họa gồm có: đường nét, màu

sắc, hình khối, bố cục và nhịp điệu; ngôn ngữ điêu khắc thể hiện bằng hình

khối, màu sắc, đường nét và bố cục; ngôn ngữ đồ họa gồm có đường, nét,

chấm, vạch, mảng, màu. Các thuật ngữ biểu thị ngôn ngữ của nghệ thuật tạo

hình có số lượng lớn nhất với 459 đơn vị, chiếm 34,77% trong tổng số các

Page 139: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

133

TNMT được khảo sát. Các thuật ngữ biểu thị ngôn ngữ của nghệ thuật tạo

hình được định danh theo các mô hình sau:

Mô hình 1: Đường nét + phương, hướng

Có 91 thuật ngữ được tạo ra theo mô hình này, ví dụ: đường thẳng đứng,

đường nằm ngang, đường xiên, đường nghiêng, đường cong, đường lượn,

đường gấp khúc, vạch thẳng, vạch đứng,...

Mô hình 2: Đường nét + đặc điểm thể hiện

Có 77 đơn vị theo mô hình này, ví dụ: nét tô, nét tinh, nét rõ, nét mờ, nét

vung vẩy, nét chân thực, nét bay bướm, nét đậm, nét nhạt, nét thanh tú, nét

mềm mại, nét uyển chuyển, nét hoành tráng, nét hùng vĩ, nét dữ dội, vạch

đậm, vạch nhạt, vạch mờ, chấm đậm, chấm nhạt, chấm to, chấm nhỏ, nét

đanh, nét thô, nét bay bướm, nét đóng, nét mở, nét gai, nét trơn…

Mô hình 3: Màu + sắc

Đây là mô hình định danh của 65 thuật ngữ, chẳng hạn: màu đỏ, màu nâu,

màu xanh, màu đen, màu tím, màu hồng, màu vàng, màu sáng, mảng sáng, mảng

tối,…

Mô hình 4: Màu + sắc độ

Theo mô hình này có 56 thuật ngữ, như: màu lục sẫm, màu xanh chàm,

màu lục nhạt, màu xanh thẫm, màu đỏ tươi, màu hồng tươi, màu vàng úa,

màu tái xám, màu nâu đen, màu nâu sẫm, xanh lục nhạt,...

Mô hình 5: Màu + vật đại diện

Theo mô hình này có 53 thuật ngữ, như: màu vàng đất, màu xanh gio,

màu vàng chanh, màu lam gio, màu xanh chàm, màu lục ngọc bảo, màu

dâu chín, màu cá vàng, màu hoa đào, màu hoa hiên, màu nõn chuối, màu

da cam, màu hoa cà, màu lá úa, màu gỉ đồng, màu hạt dẻ, màu xanh cô

ban, màu đỏ rum, màu cánh sen, trắng ti tan, trắng chỉ, trắng kẽm, đen hạt

huyền, vàng crôm, , đen than xương, nâu van dĩ, đỏ cát mi,...

Mô hình 6: Khối + hình

Page 140: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

134

Theo mô hình này có 42 thuật ngữ, như: khối hình hộp, khối hình lập

phương, khối hình vuông, khối hình cầu, khối hình tròn, khối hình tam giác,

khối hình chóp, khối hình nón, khối hình trụ, khối hình ống, khối hình lục

lăng, khối hình chữ nhật, khối hình quả bóng, khối hình quả trứng, khối chóp,

khối lập phương, khối tam giác đều, khối cầu, khối chữ nhật, khối trụ, khối

tháp,...

Mô hình 7: Khối + đặc điểm về hình thức

Theo mô hình này có 31 thuật ngữ, như: khối lồi, khối lõm, khối đóng,

khối mở, khối mềm, khối cứng, khối tĩnh, khối động, khối tròn, khối nổi, khối

chìm,,...

Mô hình 8: Bóng + tính chất, phương hướng

Theo mô hình này có 26 thuật ngữ, như: bóng chính, bóng cơ bản, bóng

ngả, bóng phản quang, bóng tương phản, bóng dài, bóng ngắn,...

Mô hình 9: Bóng + sắc độ, hình dáng

Theo mô hình này có 18 thuật ngữ, như: bóng mờ, bóng đậm, bóng nhạt,

bóng sáng, bóng tối, bóng gạch ngang, bóng gạch chéo, bóng gạch xiên, bóng

gạch thẳng, bóng gạch chồng nét,...

đ. Đặc điểm định danh của thuật ngữ chỉ công cụ, dụng cụ của nghệ thuật

tạo hình

Trong nghệ thuật tạo hình, nghệ sĩ sử dụng nhiều loại công cụ, dụng cụ

khác nhau trong sáng tạo nghệ thuật. Các thuật ngữ chỉ công cụ, dụng cụ có

75 đơn vị, chiếm 5,68% trong tổng số các TNMT được khảo sát. Chúng được

định danh bằng một số đặc điểm theo các mô hình sau:

Mô hình 1: Dụng cụ + chất liệu

Mô hình này có 32 thuật ngữ, như: bút chì, bút lông, bút sắt, bút dạ,...

Mô hình 2: Dụng cụ + chức năng, công dụng

Mô hình này có 27 thuật ngữ, như: bàn nặn, bàn xoay, cốt nặn tượng,

dây dọi, dao nặn, bay nạo, bay nặn, dùi nện đất, bút phun, dao khắc, đục

Page 141: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

135

chạm, rìu chạm, dao nghiền màu, dao trổ, dao vẽ, dao khắc, giá vẽ, khung

căng vải vẽ, dao dũi, dao rẫy, dao thản, que đo, giá đỡ, bệ đỡ, bút vẽ, bàn

rập, xưởng vẽ, bảng màu, ván gió, đồ khắc, khuôn tô, khuôn thủng, khung

vòm, bản kiểu, bản vuốt, dao trổ, khuôn miếng, ống phun, ống xì, cặp vẽ,

xưởng làm mẫu, bản vẽ mẫu, vật làm mẫu, người làm mẫu, thợ làm mẫu,...

Mô hình 3: Dụng cụ + hình dáng

Mô hình này có 16 thuật ngữ, như: bút chổi, bút lông tròn, bút lông dẹt,

đục bẹt, đục móng, dao chữ V, dao chữ U,...

e. Đặc điểm định danh của thuật ngữ chỉ chất liệu của nghệ thuật tạo

hình

Chất liệu là các vật chất, phương tiện chủ yếu mà người ta dùng để thể

hiện một tác phẩm nghệ thuật. Trong mĩ thuật, chất liệu được sử dụng rất

phong phú và đa dạng, như sơn, chì, mực nho, màu bột, giấy dó,...trong hội

họa; đất nung, thạch cao, đồng, gỗ, đá, bạc, vàng, ngà voi... trong điêu khắc.

Chúng tôi đã thống kê được 46 thuật ngữ gọi tên các loại chất liệu được sử

dụng trong nghệ thuật tạo hình, chiếm 3,48% trong tổng số các TNMT được

khảo sát. Các thuật ngữ chỉ chất liệu, phương tiện được định danh theo các

mô hình sau:

Mô hình 1: Chất liệu + cách pha chế

Mô hình này có 18 thuật ngữ, như: sơn mài (gồm có chất liệu sơn ta và

kĩ thuật pha chế), sơn dầu, màu bột, màu nước, đồng thau, đồng đỏ, sơn then,

than chì, đất xỉn, đất sét, đất sứ, thuốc cầm màu...

Mô hình 2: Chất liệu + tính chất, đặc điểm về hình thức

Mô hình này có 15 thuật ngữ: bê tông xốp, đá hoa cương, đá xanh, ngọc

lục bảo, ngọc thạch, đồng đỏ, gỗ mun, đất nung, dầu khô, gạch men, màu

nước, đá hoa, đá cẩm thạch, giấy phấn, giấy bồi, giấy can, đất áo, phấn màu,

phấn vẽ, nước bóng, vải nhám, vải ráp, gỗ thớ dọc, gỗ thớ ngang, sơn cánh

dán, sơn then, sơn ta, nước khắc đồng, đa da trời, ngọc lục bảo,...

Page 142: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

136

Mô hình 3: Chất liệu + tên gọi loài thực vật, khoáng vật

Mô hình này có 13 thuật ngữ: dầu lanh, dầu thông, giấy dó, giấy điệp,

dầu cọ, bột than chì, nhựa kim,...

g. Đặc điểm định danh của thuật ngữ chỉ hoạt động sáng tạo, kĩ thuật,

phương pháp của nghệ thuật tạo hình

Hoạt động nghệ thuật của nghệ sĩ là lao động sáng tạo để tạo ra các tác

phẩm nghệ thuật. Để tạo ra một tác phẩm nghệ thuật, người nghệ sĩ phải thực

hiện nhiều loại hoạt động khác nhau, có nhiều cách thức hoạt động khác nhau.

Kết quả thống kê, khảo sát cho thấy các thuật ngữ chỉ hoạt động sáng tạo, kĩ

thuật và phương pháp của nghệ thuật tạo hình có số lượng không nhiều với 57

đơn vị, chiếm 4,32% trong tổng số các TNMT được khảo sát. Cụ thể như sau:

Mô hình 1: Hoạt động + hình mẫu

Mô hình này có 25 thuật ngữ: nặn kiểu, vẽ kiểu, đồ khuôn, làm mẫu, đặt

mẫu, dựng hình, vẽ hình, vẽ phác, pha màu, làm mẫu, nặn kiểu, vẽ kiểu, tạo

dáng công nghiệp, thiết kế in, thiết kế thẩm mĩ, phác họa, phối cảnh, tạo

hình...

Mô hình 2: Hoạt động + chất liệu

Mô hình này có 19 thuật ngữ: phủ men, làm đen, phun sơn, tô màu, mạn

ngọc, điểm màu, nhuộm màu, nghiền màu, in đá, khắc a xít, khắc cao su,

khảm gỗ, khảm trai, cẩn sà cừ, phủ sơn, trải thảm, trang trí bằng thảm...

Mô hình 3: Hoạt động + cách thức, tính chất

Chỉ có 13 thuật ngữ theo mô hình trên: chạm nổi, chạm chìn, khắc nổi,

khắc chìm, chạm lộng, thêu trang trí, kẻ ô vuông, chạm thủng, chạm nông,

nhuộm thắm, vẽ bóng, nung hấp, sơn khắc,...

h. Đặc điểm định danh của thuật ngữ chỉ các sản phẩm, tác phẩm nghệ

thuật tạo hình

Số lượng các đơn vị định danh chỉ các sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật

tạo hình rất phong phú và đa dạng. Kết quả khảo sát và thống kê cho thấy, các

Page 143: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

137

thuật ngữ biểu thị sản phẩm, tác của nghệ thuật tạo hình có số lượng lớn với 316

đơn vị (chiếm 23,94%) trong tổng số các TNMT được khảo sát, chỉ đứng sau các

thuật ngữ biểu thị ngôn ngữ của nghệ thuật tạo hình. Mỗi thuật ngữ này được

định danh bằng một số đặc trưng khu biệt khác nhau. Mô hình định danh cụ thể

của thuật ngữ chỉ các sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật tạo hình như sau:

Mô hình 1: Tác phẩm + cách thức tạo ra tác phẩm

Có 71 thuật ngữ theo mô hình này, ví dụ: tranh cắt dán, tranh ghép

mảnh, tranh in đá, tranh in lưới, tranh ghi chép, tranh khảm, tranh khắc gỗ,

tranh sơn khắc, tranh trổ giấy, tranh in phun, tranh thêu, tranh trạm lửa,

tranh khắc kim loại, tranh khắc,...

Mô hình 2: Tác phẩm + phương tiện tạo tác phẩm

Chỉ có 43 thuật ngữ thuộc loại này, ví dụ: kí họa bút chì, tranh bút chì,

tranh bút sắt, tranh bút lông,...

Mô hình 3: Sản phẩm + chất liệu

Có 54 thuật ngữ thuộc loại này, ví dụ: tranh lụa, tranh sơn dầu, tranh

sơn mài, tượng đất nung, tượng đồng, tranh nề, tranh vải, tranh lụa, tranh

màu bột, tranh màu nước,...

Mô hình 4: Tác phẩm + hình dáng

Có 47 thuật ngữ thuộc loại này, ví dụ: tranh tứ bình, tượng bán thân,

tượng toàn thân, tượng đầu người,...

Mô hình 5: Tác phẩm + đặc điểm, tính chất

Có 62 thuật ngữ được định danh theo mô hình này, ví dụ: tranh trừu

tượng, tranh lập thể, tranh khỏa thân, tranh thánh, tượng thánh, tranh thủy

mạc, tranh liên hoàn, tranh hoành tráng, tranh tĩnh vật, tranh động vật, tranh

tôn giáo, tranh thờ cúng, tranh chúc tụng, tranh truyện, tranh minh họa,...

Mô hình 6: Sản phẩm + địa danh/nơi làm ra sản phẩm

Có 39 thuật ngữ được định danh theo mô hình này, ví dụ: tranh Đông

Hồ, tranh Hàng Trống, gốm Bát Tràng, gốm Chu Đậu, mĩ nghệ Hàng Bạc,

Page 144: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

138

tranh Kim Hoàng (Hà Tây), tranh Nam Hoành (Nghệ Tĩnh), tranh Làng Sình

(Huế), gốm Thanh Hà, tượng đá Ngũ Hành Sơn,...

Từ những miêu tả, phân tích trên đây về ĐĐĐD phái sinh của hệ thống

TNMTTV, chúng tôi tổng hợp thành một bảng sau:

Các phạm trù

ngữ nghĩa

Mô hình định danh của

thuật ngữ mĩ thuật tiếng

Việt

Số

lƣợng

Tỉ lệ

(%)

1. Xu hướng, trường phái nghệ

thuật tạo hình

Mô hình 1: 32

Mô hình 2: 26

Mô hình 3: 22

Mô hình 4: 17

97 7,35

2. Loại hình/thể loại nghệ

thuật

tạo hình

Mô hình 1: 29

Mô hình 2: 27

Mô hình 3: 20

Mô hình 4: 11

87 6,59

3. Chủ thể nghệ thuật tạo hình Mô hình 1: 31

Mô hình 2: 26

Mô hình 3: 19

76 5,76

4. Ngôn ngữ của nghệ thuật

tạo hình

Mô hình 1: 91

Mô hình 2: 77

Mô hình 3: 65

Mô hình 4: 56

Mô hình 5: 53

Mô hình 6: 42

Mô hình 7: 31

Mô hình 8: 26

Mô hình 9: 18

459 34,77

5. Công cụ, dụng cụ của nghệ

thuật tạo hình

Mô hình 1: 32

Mô hình 2: 27

Mô hình 3: 16

75 5,68

Page 145: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

139

6. Chất liệu của nghệ thuật tạo

hình

Mô hình 1: 18

Mô hình 2: 15

Mô hình 3: 13

46 3,48

7. Hoạt động sáng tạo, kĩ

thuật, phương pháp của

nghệ thuật

tạo hình

Mô hình 1: 25

Mô hình 2: 19

Mô hình 3: 13 57 4,32

8. Sản phẩm, tác phẩm nghệ

thuật tạo hình

Mô hình 1: 71

Mô hình 2: 43

Mô hình 3: 54

Mô hình 4: 47

Mô hình 5: 62

Mô hình 6: 39

316

23,94

Tổng cộng: 35 mô hình 1.213 100

3.3.3. Nhận xét chung về đặc điểm định danh của thuật ngữ mĩ

thuật tiếng Việt

Từ kết quả miêu tả, phân tích đặc điểm, cách thức định danh của các

TNMTTV, có thể nêu lên những nhận xét sau đây:

a. Có thể khẳng định rằng, ĐĐĐD của hệ thống TNMTTV là rất đa dạng

và phong phú. Có tới 35 mô hình định danh với 29 loại đặc điểm được lựa chọn

để định danh các thuật ngữ: tính chất, tên riêng (người), thời gian, thời kì lịch sử,

cách thức, chức năng, vị trí, phạm vi, cách thức biểu đạt, lĩnh vực, thể loại,

nhiệm vụ, phương, hướng, đặc điểm (về hình thức và cách thể hiện), sắc màu,

sắc độ, vật đại diện, hình, khối, hình dáng, chất liệu, công dụng, cách pha chế,

tên gọi sự vật, mẫu vật, phương tiện. Có một số dấu hiệu (đặc điểm) được sử

dụng nhiều lần để định danh các thuật ngữ thuộc các phạm trù ngữ nghĩa khác

nhau (như các dấu hiệu chỉ tính chất, đặc điểm, cách thức, chức năng, công

dụng, sắc độ, cách thức biểu đạt).

Page 146: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

140

b. Mĩ thuật là một trong những bộ môn nghệ thuật ra đời sớm nhất của loài

người lấy việc kiến tạo các quan hệ không gian làm phương tiện diễn đạt và lấy

việc gây cảm hứng thị giác làm mục đích truyền đạt nhằm phát huy các nhân tố

không gian như màu sắc, đường nét, hình khối. Do đó mĩ thuật được liệt vào loại

nghệ thuật thị giác hay nghệ thuật không gian. Đặc trưng riêng của loại hình

nghệ thuật tạo hình này là cảm thụ bằng thị giác để nhận thức cái đẹp trong thế

giới vật chất, thế giới tinh thần mà con người đang sống và chiêm nghiệm thông

qua sắc màu, đường nét, hình khối, bối cảnh, bố cục của các tác phẩm nghệ thuật

do các nghệ sĩ sáng tạo ra. Vì vậy, số lượng các thuật ngữ biểu thị ngôn ngữ của

nghệ thuật tạo hình và sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật tạo hình chiếm số lượng

lớn trong hệ thống TNMTTV đã được chúng tôi nghiên cứu và phân tích. Kết

quả thống kê cho thấy có 775/1.320 thuật ngữ biểu thị ngôn ngữ và sản phẩm,

tác phẩm của nghệ thuật tạo hình, chiếm 58,71% trong tổng số các TNMT được

khảo sát. Đây là đặc trưng riêng của hệ TNMTTV, làm nên sự khác biệt rõ ràng

của hệ thống thuật ngữ này.

c. Thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt là những đơn vị định danh phái sinh

(còn gọi là định danh bậc hai) có số lượng lớn hơn nhiều so với các TNMT là

đơn vị định danh cơ bản (định danh gốc, định danh bậc 1). Về hình thức,

những TNMT là đơn vị định danh phái sinh có đặc trưng hình thái - cú pháp

phức tạp và được tạo ra bằng hai con đường: phái sinh ngữ nghĩa và phái sinh

hình thái - cú pháp. Con đường ngữ nghĩa là con đường nhân khả năng định

danh của đơn vị gốc (yếu tố gốc) lên nhiều lần. Theo đó, trong hệ thống từ

vựng của một ngôn ngữ, một từ với cùng vỏ ngữ âm phát triển ra bao nhiêu

nghĩa thì ta có bấy nhiêu đơn vị định danh. Ngữ nghĩa của từ rất quan trọng

đối với nhà từ nguyên học nghiên cứu sự biến đổi của các đơn vị từ vựng

thuộc ngôn ngữ tự nhiên. Trong hệ thống thuật ngữ, thuật ngữ chỉ có được ý

nghĩa khi nằm trong hệ thống. Vì vậy, khi thuật ngữ đã được tạo lập thì nó sẽ

dứt khỏi ngữ nghĩa ban đầu và mất đi những mối liên hệ sinh động của ngôn

Page 147: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

141

ngữ tự nhiên và rồi phát triển tự thân theo các quy luật thuật ngữ riêng của nó.

"Bất kì một thao tác định danh nào cũng là việc sản sinh ra một cấu trúc hai

mặt gồm các thành tố đồng nhất hoá và dị biệt hoá. Trong quá trình định danh

chắc chắn sẽ nảy sinh một tiểu hệ thống ngữ nghĩa. Đơn vị định danh mới

được đánh dấu phân biệt với đơn vị cũ. Nhưng những đơn vị định danh mang

tính thuật ngữ với tư cách là định danh thứ cấp lại được đánh dấu hai lần, một

lần với hệ thống ngữ nghĩa vốn có của từ khởi nguyên và lần thứ hai với hệ

thống thuật ngữ mà nó thuộc vào. Thuật ngữ tạo lập theo cách đó bắt đầu cuộc

sống tự lập của mình trong trường thuật ngữ của mình. Việc nghiên cứu quá

trình ý nghĩa gắn chặt với vỏ cấu âm có thể xác định được những phương thức

liên tưởng. Những phương thức này cho phép gắn kết đối tượng này với một

đối tượng khác trong nhận thức của chúng ta. Kết quả là những quan niệm ấy

trở thành các nghĩa được đưa vào nội dung ý nghĩa của một từ mới" [48; 38].

Để chứng minh cho nhận định trên, có thể nêu ra một số ví dụ.

Từ điển tiếng Việt định nghĩa từ "dã thú" là "thú sống trong rừng" (124;

313), nhưng khi là TNMT thì "dã thú" đã bị thu hẹp nghĩa, không còn là thú

sống trong môi trường hoang dã nói chung mà chỉ là thú sống trong môi

trường hoang dã "có sức mạnh tàn ác, hung dữ (như hổ báo, sư tử..." [87; 40].

Còn khi là yếu tố trong TNMT dạng định danh phái sinh "trường phái dã thú"

thì "dã thú" đã biến đổi nghĩa hoàn toàn so với nghĩa của từ này khi là đơn vị

từ vựng thông thường: "Trường phái hội họa có cách dùng màu nguyên chất,

chói lọi và sự đơn giản về hình cũng như về luật xa gần. Phái Dã thú mang

tính tiên phong trong nền nghệ thuật châu Âu nửa đầu thế kỉ 20. Gương mặt

nổi bật trong trường phái dã thú là họa sĩ Ma-tit-xơ. Mùa thu năm 1905, cuộc

triển lãm tranh của nhóm Dã thú được khai mạc. Tên "Dã thú" được một nhà

phê bình đặt cho khi ông xem triển lãm và chỉ vào một bức tượng mang phong

cách của nhà điêu khắc Ý Đô-ma-len-tô đặt ở giữa phòng và kêu lên:"Đô-ma-

len-tô ở giữa bầy dã thú". Từ đó, phong cách hội họa của nhóm họa sĩ này

Page 148: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

142

được gọi là "Dã thú". Phái Dã thú chỉ tồn tại trong một giai đoạn ngắn.

Trong thời gian đó, các nghệ sĩ đã phát huy được những phong cách rất khác

nhau, sau đó, không thấy lúc nào các tác phẩm của họ giống như vậy nữa..

Phong cách Dã thú tuy chỉ chỉ tồn tại một thời gian nhưng có ảnh hưởng

quan trọng đối với phái biểu hiện Đức trong cùng khoảng thời gian 1911 -

1933" [87; 40 - 41]

Đa-đa (tiếng Anh, Pháp viết dada) "là một từ trong từ điển Pháp - Đức,

từ này trẻ con thường dùng để gọi ngựa gỗ" [87; 45]; khi đa-đa là yếu tố của

thuật ngữ thì nó đã mất hẳn ý nghĩa cũ trong thuật ngữ "Chủ nghĩa Đa-đa":

"Trào lưu nghệ thuật ra đời khoảng giữa 1915-1916, do một số nghệ sĩ phản

đối chiến tranh, lánh sang Thụy Sĩ, nhưng tụ tập ở quán rượu Von-te khởi

xướng. Cái tên Đa-đa là sự lựa chọn ngẫu nhiên trong từ điển Pháp-Đức của

nhóm này. Người dẫn đầu là nhà thơ Tờ-da-ra (T.Tzara) người Ru-ma-ni, ông

tuyên bố về Đa-đa: "Đây là tiếng thét đau khổ tột cùng, là sự sống với mọi

giao thoa của những ràng buộc, mâu thuẫn, bức bối và phi lí". Trào lưu này

mang tư tưởng hư vô, phủ định lí trí, phủ định hết thảy mọi giá trị truyền

thống, đề xướng một nền nghệ thuật vô định, không lí tưởng, chỉ tôn thờ sáng

tạo cá nhân cực đoan. (...) Tác phẩm (tranh) của họ triệt tiêu mọi sự mô tả

trung thực, thường là siêu hình bí hiểm, kết hợp nhiều hình thức nghệ thuật,

sử dụng những vật liệu có sẵn trong đời sống" [87; 45].

Bằng con đường hình thái - cú pháp, ta có thể tạo ra hàng loạt đơn vị

định danh với những đặc trưng khác nhau về cấu trúc và ngữ nghĩa. Nhìn

chung, để cấu tạo các đơn vị định danh bằng con đường hình thái - cú pháp,

thường thấy có hai quá trình: quá trình cấu tạo từ là "dựa vào đơn vị gốc

mà tạo ra các từ" bằng các phương thức cấu tạo từ khác nhau của từng

ngôn ngữ; "quá trình từ vựng hóa những đoản ngữ (syntagme) là "sự

chuyển hóa những đoản ngữ, những tổ hợp từ tự do thành những đơn vị từ

vựng mang thành ngữ tính (...) biểu hiện tính bền vững về mặt hình thái -

Page 149: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

143

cấu trúc và tính bóng bẩy về mặt ngữ nghĩa, với những mức độ khác nhau"

[39; 327 -328]. Trong hệ thống TNMTTV, các thuật ngữ là cụm từ được

định danh bằng con đường hình thái - cú pháp chủ yếu đều theo quá trình

chuyển hóa những cụm từ tự do thành những thuật ngữ. Ví dụ: tranh phong

cảnh, tượng bán thân, tranh thủy mạc, tranh tĩnh vật, tranh trục (tranh vẽ

lên giấy hoặc lụa, khổ hẹp và dài, thường được treo theo chiều dọc), tranh

truyện, tượng đài, tượng thánh, tượng đồng, tranh sinh hoạt, tranh sơn

khắc, tranh sơn thủy, tượng khắc, tranh tứ bình, chạm nổi, chạm chìm,

trường phái ấn tượng, nghệ thuật tạo hình, chủ nghĩa lập thể, chủ nghĩa cổ

điển, dầu thông, sơn the, phấn màu, chổi lông, dao trổ, búa chạm,...

d. Hầu hết 1.213 TNMT là từ ghép và cụm từ được khảo sát đều chỉ lựa

chọn một dấu hiệu, một đặc điểm để định danh. Mỗi dấu hiệu hay ĐĐĐD

được thể hiện bằng một YTCT thuật ngữ "tương ứng với khái niệm hay tiêu

chí của khái niệm" [91; 20], cho nên hầu hết các TNMT đều có hình thức

ngắn mặc dù chúng có cấu tạo là các cụm từ. Ví dụ: khắc chìm, chạm nổi, họa

sĩ chân dung, trường phái dã thú, điêu khắc hoành tráng, nhà điêu khắc, nhà

hội họa, kí họa động, chủ nghĩa trừu tượng, lí thuyết màu, thạch anh tím, bút

lông tròn, xu hướng ấn tượng, màu cẩm thạch, tranh phong cảnh, tranh sơn

mài, tranh màu nước, màu chủ đạo, nhà trưng bày, phòng triển lãm, màu bổ

túc, họa tiết trang trí, hội họa hoành tráng, ...Các TNMT là các đơn vị định

danh phái sinh lựa chọn từ hai dấu hiệu hay ĐĐĐD trở lên có số lượng rất ít.

Ví dụ: tranh / thủy mạc /Trung Hoa, đúc / tượng/ kĩ thuật / cốt / sáp, giấy / vẽ/

màu / nước, in/tranh/đồ họa, khung / căng / vải / vẽ, phương pháp / làm /

tranh / khắc / nổi, phương pháp / làm / tranh / lõm, ngôn ngữ / nghệ thuật /

tạo hình, sáu / nguyên lí / hội họa / thời /cổ đại / Trung Hoa, tranh / khắc /

gỗ, tranh / ghép / mảnh, tranh / in / lưới, xu hướng / nghệ thuật / hiện đại, yếu

tố / sáng tác / trong / tác phẩm / mĩ thuật,...Kết quả này có thể khẳng định

rằng, hệ thống TNMTTV được xây dựng, tạo lập tốt, đáp ứng rất cao các tiêu

Page 150: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

144

chuẩn: tính khoa học (gồm tính hệ thống, tính chính xác, tính ngắn gọn với

các hình thức cấu tạo thuật ngữ có độ dài tối ưu), tính quốc tế và tính dân tộc

của một hệ thuật ngữ khoa học tiếng Việt.

Tiểu kết

Chương này đã trình bày hai nội dung cơ bản của hệ thống TNMT tiếng

Viêt: Ý nghĩa của thuật ngữ và ĐĐĐD của TNMTTV. Về ý nghĩa của

TNMTTV, dựa vào các công trình nghiên cứu ý nghĩa thuật ngữ của các nhà

nghiên cứu, khảo sát hệ thống TNMTTV, chúng tôi thấy biến đổi nghĩa của từ

là phương pháp chủ yếu được sử dụng để tạo thành ý nghĩa của TNMTTV.

Chúng tôi đã xác định được 5 phương thức biến đổi nghĩa của từ thông

thường để thành ý nghĩa của thuật ngữ (thu hẹp nghĩa của từ thường; mở rộng

nghĩa của từ thường; biến đổi nghĩa của từ thường; tạo nghĩa mới cho từ

thường và biến đổi nghĩa của từ theo sự giống nhau về hình thức để tạo thành

nghĩa của thuật ngữ) và phương thức dịch nghĩa các TNMT nước ngoài.

Về đặc điểm định danh của TNMT, dựa vào nội dung ý nghĩa của thuật

ngữ để xác định đơn vị định danh, nguyên tắc và cơ chế định danh, chúng tôi

dã tìm hiểu ĐĐĐD TNMT theo hai phương diện: ĐĐĐD của các thuật ngữ là

những đơn vị định danh cơ bản và ĐĐĐD của các thuật ngữ là những đơn vị

định danh phái sinh. Trong 1.320 TNMTTV, chỉ có 107 thuật ngữ là đơn vị

định danh cơ bản chiếm 8,10 % tổng số lượng TNMT được khảo sát. Còn

1.213 TNMT là những đơn vị định danh phái sinh, chiếm 91,90% tổng số các

thuật ngữ được khảo sát.

Đặc điểm của TNMTTV là những đơn vị định danh cơ bản: chúng được

tạo bởi những đơn vị tối giản về mặt hình thái cấu trúc (một âm tiết đối với

thuật ngữ tiếng Việt và một từ đối với thuật ngữ vay mượn - phiên âm), mang

nghĩa đen, được dùng làm cơ sở để tạo ra các đơn vị định danh khác. Trong

tổng số 1320 TNMTTV được khảo sát, TNMT thuộc loại định danh cơ bản có

107 đơn vị, chiếm 8,10 % tổng số lượng TNMT. Trong đó hầu hết các thuật

Page 151: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

145

ngữ là đơn vị định danh cơ sở đều trở thành các yếu tố cơ bản để để sản sinh

ra các thuật ngữ là đơn vị định danh phái sinh. Nhưng cũng có một số thuật

ngữ, đặc biệt là các thuật ngữ vay mượn tiếng nước ngoài (phiên âm hay giữ

nguyên dạng, kiểu như: áp phích, a-qua-tanh, a-cri-lich, bau-hau, bo-đi-at,

goat, ma-nơ-canh,...), không phải là đơn vị cơ sở để tạo thành đơn vị định

danh phái sinh.

Tất cả TNMT tiếng Việt có cấu tạo là các đơn vị định danh phái sinh

đều được tạo nên bằng con đường hình thái cú pháp: sử dụng từ hai đơn vị

có nghĩa trở lên và quan hệ nội tại của các đơn vị cấu tạo mỗi thuật ngữ là

quan hệ chính phụ. Trong đó, yếu tố chính có chức năng quy loại hệ thống

khái niệm của lĩnh vực mĩ thuật học, các yếu tố phụ đảm nhiệm chức năng

khu biệt thuật ngữ. Các đặc trưng định danh được lựa chọn để làm cơ sở

gọi tên rất phong phú. Tất cả các đặc trưng được lựa chọn để định danh

TNMTTV đều là các đặc trưng bản chất nhất của các khái niệm và các đối

tượng, đặc điểm hoạt động, cách thức hoạt động, ngôn ngữ, dụng cụ, chất

liệu, sản phẩm, đường nét, hình khối, màu sắc,... trong lĩnh vực nghệ thuật

học. Chúng tôi đã khảo sát, xác định được 29 đặc trưng (dấu hiệu) được lựa

chọn để định danh và phân tích các đặc trưng được lựa chọn làm cơ sở định

danh của hệ TNMTTV, trong đó có một số đặc trưng định danh được sử

dụng trong nhiều loại hình nghệ thuật tạo hình để đặt tên gọi cho các

TNMT. Chúng tôi đã xác định được 35 mô hình định danh TNMTTV. Các

mô hình định danh này đã được mô tả và phân tích cụ thể, tỉ mỉ.

Page 152: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

146

KẾT LUẬN

Nghiên cứu hệ thống TNMT tiếng Việt, luận án đã đi sâu tìm hiểu đặc

điểm về cấu tạo, con dường hình thành, ý nghĩa và ĐĐĐD. Chúng tôi đã triển

khai các nội dung nghiên cứu thành các chương của luận án và đã thực hiện

đầy đủ các nội dung nghiên cứu đặt ra. Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi rút

ra các kết luận sau đây:

1. Luận án đã xác lập được một cơ sở lí luận. Về các vấn đề chung của

thuật ngữ, luận án đã hệ thống hóa, phân tích các quan điểm về thuật ngữ, tiêu

chuẩn của thuật ngữ, phân biệt thuật ngữ với các khái niệm liên quan: danh

pháp, từ nghề nghiệp, từ thường. Trên cơ sở đó thuật ngữ được hiểu là từ

hoặc cụm từ biểu hiện khái niệm, thuộc tính, đối tượng, sự vật, hiện tượng…

thuộc một lĩnh vực khoa học, công nghệ hoặc chuyên môn. Thuật ngữ có các

tiêu chuẩn cơ bản: tính khoa học (gồm có tính chính xác, tính hệ thống, ngắn

gọn), tính quốc tế và tính dân tộc. Dựa trên cơ sở lí thuyết về thuật ngữ và nội

dung khái quát của mĩ thuật học, chúng tôi xác định: Thuật ngữ mĩ thuật là

các từ, cụm từ được sử dụng trong ngành mĩ thuật để biểu thị những khái

niệm, sự vật, hiện tượng, quá trình, hoạt động, tính chất… thuộc các ngành:

hội họa, điêu khắc, kiến trúc, đồ họa và trang trí.

2. Trên cơ sở phân tích 1.320 TNMTTV, luận án đã miêu tả đặc điểm

cấu tạo của chúng. Thuật ngữ có cấu tạo là từ gồm 566 đơn vị, chiếm 42,88%,

trong đó có 107 thuật ngữ là từ đơn, chiếm 18,90% và 459 thuật ngữ là từ

ghép chiếm 81,09% gồm 428 thuật ngữ là từ ghép chính phụ, chiếm 93,24%

và 31 thuật ngữ là từ ghép đẳng lập, chiếm 6,76%. Các thuật ngữ là từ đơn tiết

chủ yếu là thuần Việt. Các thuật ngữ là từ ghép chính phụ có MHCT chủ yếu

là chính trước phụ sau. Về mặt từ loại, TNMT có cấu tạo là từ chủ yếu là danh

từ và tính từ. Về nguồn gốc đơn vị cấu tạo thuật ngữ, có sự tham gia của cả 3

loại yếu tố: Việt, Hán Việt và Ấn Âu. Trong đó, đại đa số các TNMTTV là từ

ghép chủ yếu được tạo ra bởi các yếu tố Hán Việt, sau đó là thuật ngữ ghép

Page 153: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

147

các yếu tố Việt và thuật ngữ ghép hỗn hợp do các yếu tố Việt và Hán Việt tạo

thành theo quan hệ chính - phụ, các TNMT có nguồn gốc Ấn Âu có số lượng

ít. Đây là đặc điểm khác biệt của hệ thống TNMTTV so với các hệ thuật ngữ

khác. Sở dĩ như vậy là vì mĩ thuật là một trong những bộ môn nghệ thuật ra

đời sớm nhất của loài người. Ở nước ta, mĩ thuật đã có từ thời kì nguyên thủy

và phát triển đến hiện nay với nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau. Hầu hết

các TNMT được tạo ra trong suốt chiều dài lịch sử đều sử dụng chất liệu ngôn

ngữ dân tộc (tiếng Việt). Chỉ khi mĩ thuật Việt Nam có quan hệ với mĩ thuật

thế giới, chúng ta mới bắt đầu vay mượn TNMT nước ngoài, trong đó chỉ một

số ít các TNMT được mượn nguyên dạng hoặc phiên chuyển sang tiếng Việt.

3. Các thuật ngữ có cấu tạo là cụm từ gồm có 754 đơn vị, chiếm hơn

57,12% tổng số TNMT được khảo sát. Căn cứ vào số lượng YTCT, các thuật

ngữ là cụm từ được chia thành các nhóm gồm từ hai yếu tố đến sáu yếu tố.

Thuật ngữ có cấu tạo hai yếu tố có số lượng lớn nhất (528 đơn vị, chiếm

70,03%), ba yếu tố là 132 đơn vị, chiếm 17,51%, bốn yếu tố là 47 đơn vị,

chiếm 6,23%). Đặc biệt, thuật ngữ năm yếu tố có 39 đơn vị, chiếm 5,17%,

thuật ngữ 6 yếu tố chỉ có 8 đơn vị, chiếm 1,06%.

Về mặt từ loại, TNMT có cấu tạo là từ và cụm từ chủ yếu là danh từ và

ngữ danh từ (1.032 thuật ngữ, chiếm 78,12%), tiếp sau là tính từ và ngữ tính

từ (171 thuật ngữ, chiếm 12,95%) và cuối cùng là động từ và ngữ động từ

(117 thuật ngữ, chiếm 8,93%).

Về nguồn gốc của các YTCT, được sử dụng nhiều nhất vẫn là yếu tố

Hán Việt, sau đó là yếu tố Việt và cuối cùng là các yếu tố Ấn Âu. Các yếu

tố kết hợp tạo thành TNMT có thể cùng nguồn gốc hoặc khác nguồn gốc.

Về cấu tạo, đại đa số TNMTTV là ngữ định danh có mô hình chính phụ:

yếu tố chính đứng trước, yếu tố hoặc tổ hợp yếu tố phụ đứng sau. Mô hình

cấu tạo của TNMTTV là cụm từ khá phong phú: Hán Việt + Hán Việt, Hán

Việt + Việt; Hán Việt + Ấn Âu; Việt + Ấn Âu; Hán Việt + Việt + Ấn Âu.

Page 154: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

148

Chính MHCT phổ biến này đã làm nên tính hệ thống về cấu tạo của

TNMTTV nói riêng, thuật ngữ khoa học tiếng Việt nói chung.

4. Về các phương thức tạo thành hệ thống TNMTTV, chúng tôi đã xác định

được 3 phương thức cơ bản: Chuyển từ thông thường thành thuật ngữ mĩ thuật;

Chuyển thuật ngữ từ ngành khoa học khác thành thuật ngữ mĩ thuật; Tiếp nhận

thuật ngữ mĩ thuật nước ngoài bằng con đường sao phỏng cấu tạo, dịch nghĩa

và mượn nguyên dạng (phiên âm và giữ nguyên dạng). Trong ba phương thức

này thì phương thức tiếp nhận TNMT nước ngoài theo cách sao phỏng cấu tạo

và dịch nghĩa là phương thức chủ đạo, đã tạo thành số lượng lớn (691/1320 thuật

ngữ, chiếm 52,34%) TNMTTV bằng cách sử dụng chất liệu tiếng Việt, các

phương thức tạo từ của tiếng Việt. Việc tạo ra các TNMTTV theo phương thức

này vừa đảm bảo tính chính xác, tính quốc tế của khái niệm do thuật ngữ biểu

thị, đồng thời lại thể hiện được tính dân tộc của thuật ngữ. Việc tiếp nhận TNMT

nước ngoài theo cách phiên âm và giữ nguyên dạng ít được dùng, chỉ có 97/1320

TNMTTV, chiếm 7,37%. Phương thức chuyển từ thông thường thành TNMTTV

cũng là một phương thức quan trọng trong việc tạo ra các TNMTTV. Có

385/1320 TNMT được tạo ra bằng phương thức chuyển từ thông thường thành

TNMT, chiếm 29,16%. Có 147/1320 TNMT được tạo ra bằng phương thức

chuyển thuật ngữ từ ngành khoa học khác thành TNMT, chiếm 11,13%.

5. Về ý nghĩa của TNMT tiếng Việt, dựa vào các công trình nghiên cứu

ý nghĩa thuật ngữ của các nhà nghiên cứu, khảo sát hệ thống TNMTTV,

chúng tôi thấy biến đổi nghĩa của từ là phương pháp chủ yếu được sử dụng để

tạo thành ý nghĩa của TNMTTV. Chúng tôi đã xác định được 5 phương thức

biến đổi nghĩa của từ thong thường để thành ý nghĩa của thuật ngữ (thu hẹp

nghĩa của từ thường; mở rộng nghĩa của từ thường; biến đổi nghĩa của từ

thường; tạo nghĩa mới cho từ thường và biến đổi nghĩa của từ theo sự giống

nhau về hình thức để tạo thành nghĩa của thuật ngữ) và phương thức dịch

nghĩa các TNMT nước ngoài. Các phương thức thay đổi ý nghĩa của từ

Page 155: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

149

thường để tạo nên ý nghĩa của thuật ngữ đã được miêu tả, phân tích cụ thể, rõ

ràng trên chính cứ liệu là các TNMTTV. Các phương thức biến đổi ý nghĩa

của các từ thường để tạo nên ý nghĩa của TNMTTV đã tạo nên những đặc

trưng riêng về ý nghĩa của hệ thống thuật ngữ nay.

6. Cũng trên cơ sở phân tích 1.320 TNMTTV, luận án đã miêu tả

ĐĐĐD của chúng theo hai phương diện: ĐĐĐD của các thuật ngữ là những

đơn vị định danh cơ bản và ĐĐĐD của các thuật ngữ là những đơn vị định

danh phái sinh.

Về đặc điểm định danh của TNMT - đơn vị định danh cơ bản: có 107

thuật ngữ, chỉ chiếm 8,10% và được tạo bởi những đơn vị tối giản về mặt hình

thái cấu trúc (một yếu tố cấu tạo tương đương một âm tiết đối với thuật ngữ

tiếng Việt và một từ đối với thuật ngữ vay mượn - phiên âm), mang nghĩa

đen, được dùng làm cơ sở để tạo ra các đơn vị định danh khác. Còn lại đều là

các thuật ngữ được định danh phái sinh là các ngữ định danh gồm nhiều

YTCT trong nội bộ cấu trúc của chúng.

Về đặc điểm định danh của thuật ngữ - đơn vị định danh phái sinh: Tất

cả đều được tạo nên bằng con đường hình thái cú pháp: sử dụng từ hai đơn vị

có nghĩa trở lên kết hợp với nhau theo quan hệ chính phụ. Trong đó, sự quy

loại hệ thống khái niệm của ngành mĩ thuật đều do yếu tố chính đảm nhiệm,

sự khu biệt thuật ngữ được thể hiện bằng các đặc trưng làm cơ sở định danh là

chức năng của yếu tố phụ. Các đặc trưng định danh được lựa chọn để làm cơ

sở định danh các TNMT khá phong phú và đều là các đặc trưng bản chất, nổi

bật nhất của các khái niệm và các đối tượng trong ngành mĩ thuật. Có 29 đặc

trưng được lựa chọn làm cơ sở định danh của hệ TNMT tiếng Việt, đó là: tính

chất, tên riêng (người), thời gian, thời kì lịch sử, cách thức, chức năng, vị trí,

phạm vi, cách thức biểu đạt, lĩnh vực, thể loại, nhiệm vụ, phương, hướng, đặc

điểm (về hình thức và cách thể hiện), sắc màu, sắc độ, vật đại diện, hình,

khối, hình dáng, chất liệu, công dụng, cách pha chế, tên gọi sự vật, mẫu vật,

Page 156: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

150

phương tiện. Các đặc trưng này được ngữ nghĩa hóa thành các nét nghĩa nằm

ở trung tâm cấu trúc ngữ nghĩa của trường TNMT học đã tạo nên các mô hình

định danh khác nhau.

Mĩ thuật là một ngành khoa học có lịch sử lâu đời nên những kết quả

nghiên cứu về hệ thống thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt trong luận án này chỉ là

những kết quả bước đầu. Hệ thống thuật ngữ của ngành khoa học này vẫn cần

được tiếp tục nghiên cứu theo các hướng sau:

Một là, tìm hiểu con đường hình thành thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt.

Hai là, bổ sung các thuật ngữ mĩ thuật mới xuất hiện và được vay mượn

tiếng nước ngoài để tiến tới hoàn thiện hệ thống thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt.

Ba là, tổ chức biên soạn từ điển giải thích thuật ngữ mĩ thuật tiếng Việt.

Những hướng nghiên cứu như trên cần có sự tham gia của các nhà

nghiên cứu lí luận mĩ thuật học với sự hợp tác của các nhà ngôn ngữ học.

Page 157: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

151

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Đào Duy Anh (1992), Từ điển Hán Việt, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

2. Diệp Quang Ban (2006), Ngữ pháp tiếng Việt, tập 2, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

3. Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Văn Tu (2002), Tiếng Việt

trên đường phát triển, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

4. Belakhov L.Iu, Những vấn đề tiêu chuẩn hóa Nhà nước về thuật ngữ, Tài liệu

dịch của Viện Ngôn ngữ học, (Như Ý dịch)

5. Belakhov L.Ju. (1976), Những vấn đề tiêu chuẩn hóa Nhà nước về thuật ngữ,

Như Ý dịch, Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội.

6. Budagov R. A. (1976), Thuật ngữ học và kí hiệu học, Trong cuốn Con người

và ngôn ngữ của họ, Nxb. Trường Đại học tổng hợp Matxcơva, Tài liệu dịch

của Viện Ngôn ngữ học, (Tuấn Tài dịch).

7. Nguyễn Thạc Cát (1980), "Về vấn đề thuật ngữ khoa học tiếng Việt gốc Âu",

Tạp chí Ngôn ngữ, số 2, Hà Nội.

8. Nguyễn Tài Cẩn (1981), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb. Đại học & Tung học

chuyên nghiệp, Hà Nội.

9. Nguyễn Tài Cẩn (2000), Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán

Việt, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

10. Nguyễn Tài Cẩn (chủ biên) (1981), Một số vấn đề ngôn ngữ học Việt Nam,

Nxb. Đại học & Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

11. Nguyễn Tài Cẩn (1998), Ngữ pháp tiếng Việt (tiếng - từ ghép - đoản ngữ),

Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

12. Đỗ Hữu Châu (1980), "Mấy vấn đề tổng quát trong việc chuẩn mực hóa và

giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ vựng - ngữ nghĩa", Tạp chí

Ngôn ngữ, (3), tr. 52-60.

13. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

14. Đỗ Hữu Châu (1987), Cơ sở ngữ nghĩa học học từ vựng, Nxb. Đại học và

Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

15. Phạm Thị Chỉnh, Chu Quang Chứ, Nguyễn Thái Lai (1998), Lược sử mĩ

thuật và mĩ thuật học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

Page 158: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

152

16. Phạm Thị Chỉnh - Trần Tiểu Lâm (2013), Giáo trình mĩ thuật học, Nxb. Đại

học Sư phạm, Hà Nội.

17. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (1997), Cơ sở ngôn ngữ

học và tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

18. Coretxkji Ya. (1978), Tương quan giữa khái niệm và tên gọi, Tài liệu dịch

của Viện Ngôn ngữ học.

19. Hồng Dân (1981), Về việc chuẩn hóa từ chuyên danh, Trong sách Một số vấn

đề ngôn ngữ học Việt Nam, Nxb. Đại học &Trung học chuyên nghiệp, Hà

Nội.

20. Nguyễn Đức Dân, Đái Xuân Ninh, Nguyễn Quang, Vương Toàn (1984),

Ngôn ngữ học: khuynh hướng - lĩnh vực - khái niệm (tập 1), Nxb. Khoa học

xã hội, Hà Nội.

21. Hoàng Dũng - Cao Xuân Hạo (2005), Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học đối

chiếu Anh - Việt, Việt - Anh, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

22. Vũ Cao Đàm (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb. Khoa

học và Kĩ thuật, Hà Nội.

23. Danilenko V.P. (1978), Về biến thể ngắn của thuật ngữ: vấn đề đồng nghĩa

trong thuật ngữ, Tài liệu dịch của Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội, (Lê Xuân

Thại dịch).

24. Dương Kỳ Đức (2009), "Một số vấn đề của thuật ngữ tiếng Việt trong thời kì

đổi mới và hội nhập", Ngôn ngữ và đời sống, (3), tr. 39 - 40.

25. Đinh Văn Đức (2001), Ngữ pháp tiếng Việt-từ loại, Nxb. Đại học Quốc gia

Hà Nội.

26. Quách Thị Gấm (2014), Nghiên cứu thuật ngữ báo chí tiếng Việt, Luận án

tiến sĩ Ngôn ngữ học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội.

27. Gerd, A.C (1978), Ý nghĩa thuật ngữ và các kiểu loại ý nghĩa thuật ngữ, Tài

liệu dịch của Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội (Lê Ngọc Văn dịch).

28. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên) (1996), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb. Giáo

dục, Hà Nội.

29. Nguyễn Thiện Giáp (2005), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

30. Nguyễn Thiện Giáp (2005), “Tiếng Việt trên đường hiện đại hóa”, Trong

sách: Tiếng Việt hiện nay và những vấn đề ngôn ngữ học liên ngành, Nxb.

Page 159: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

153

Khoa học xa hội, Hà Nội. tr. 45 - 68.

31. Nguyễn Thiện Giáp (2008), Giáo trình ngôn ngữ học, Nxb. Đại học Quốc

gia Hà Nội.

32. Nguyễn Thiện Giáp (2016), Từ điển khái niệm ngôn ngữ học, Nxb. Đại

học Quốc gia Hà Nội.

33. Nguyễn Thị Bích Hà (2000), So sánh cách cấu tạo thuật ngữ kinh tế thương

mại trong tiếng Nhật và tiếng Việt hiện đại, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Trường

Đại học Khoa học và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

34. Nguyễn Thị Bích Hà (2004), Đặc điểm cấu tạo thuật ngữ thương mại Nhật -

Việt, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

35. Hoàng Xuân Hãn (1948), Danh từ khoa học (Toán, lý, hóa, cơ, thiên văn),

Khoa học tùng thư, Nhà sách Vĩnh Bảo, Sài Gòn.

36. Hoàng Văn Hành (1983), "Về sự hình thành và phát triển thuật ngữ tiếng

Việt", Tạp chí Ngôn ngữ, số 4, tr. 26 - 34, Hà Nội.

37. Hoàng Văn Hành (1988), “Về cơ chế cấu tạo các đơn vị định danh bậc hai

trong các ngôn ngữ đơn lập”, Trong sách: Những vấn đề ngôn ngữ các dân

tộc ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội,

tr.109-125.

38. Hoàng Văn Hành (chủ biên) (1991), Từ điển yếu tố Hán Việt thông dụng,

Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

39. Hoàng Văn Hành (2010), Tuyển tập ngôn ngữ học, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

40. Vũ Quang Hào (1993), Thuật ngữ quân sự tiếng Việt, Nxb. Quân đội nhân

dân, Hà Nội.

41. Nguyễn Thị Hiên (2008), Điêu khắc, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội.

42. Trần Thị Hiền (2001), “Sự thâm nhập giữa thuật ngữ chuyên môn vào lớp từ

vựng của ngôn ngữ toàn dân”, Những vấn đề ngôn ngữ học, Viện Ngôn ngữ

học, tr. 132 - 141.

43. Ngô Phi Hùng (2013), Nghiên cứu các phương thức cấu tạo hệ thuật ngữ

khoa học tự nhiên tiếng Việt (trên tư liệu thuật ngữ Toán - Cơ - Tin học, Vật

lí), Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Vinh.

44. Vũ Thị Thu Huyền (2013), Thuật ngữ khoa học kĩ thuật xây dựng trong tiếng

Việt, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội.

Page 160: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

154

45. Kandelaki T. L., Hệ thống khái niệm khoa học và hệ thống thuật ngữ, Tài

liệu dịch của Viện Ngôn ngữ học, (Dương Kỳ Đức dịch).

46. Kapanadze L. A. (1965), Về những khái niệm “thuật ngữ” và “hệ thống

thuật ngữ”, Tài liệu dịch của Viện Ngôn ngữ học, (Trần Thị Tuyên dịch)

47. Kasevich V. B. (1998), Những yếu tố cơ bản của ngôn ngữ học đại cương,

Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

48. Katelova N.Z. (1978), Về vấn đề đặc thù của thuật ngữ, Tài liệu dịch của

Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội (Hoàng Lộc dịch).

49. Lê Khả Kế (1967), “Xây dựng thuật ngữ khoa học bằng tiếng Việt”, Trong

sách: Tiếng Việt và dạy đại học bằng tiếng Việt, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

50. Lê Khả Kế (1975), “Về một vài vấn để trong việc xây dựng thuật ngữ khoa

học ở nước ta, Tạp chí Ngôn ngữ, số3, tr.15 -18.

51. Lê Khả Kế (1979), “Về vấn đề thống nhất và chuẩn hoá thuật ngữ khoa học

tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, số 3 - 4, tr. 25 - 44.

52. Lê Khả Kế (1984), "Chuẩn hóa thuật ngữ khoa học tiếng Việt", Trong sách:

Chuẩn hóa chính tả và thuật ngữ, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

53. Nguyễn Văn Khang (2000), "Những vấn đề đặt ra đối với việc xử lí từ ngữ

nước ngoài trong tiếng Việt", Tạp chí Ngôn ngữ, số 10, tr. 70 - 76, Hà Nội.

54. Nguyễn Văn Khang (2000), “Chuẩn hóa thuật ngữ, nhìn lại từ góc độ bối

cảnh xã hội”, Tạp chí Ngôn ngữ, số1, tr. 46 - 54.

55. Nguyễn Văn Khang (2005), “Vấn đề từ ngữ nước ngoài trong bối cảnh mới

của tiếng Việt hiện nay”, Trong sách: Tiếng Việt hiện nay và những vấn đề

ngôn ngữ học liên ngành, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.124 - 151.

56. Nguyễn Văn Khang (2007), Từ ngoại lai trong tiếng Việt, Nxb. Khoa học xã

hội, Hà Nội.

57. Nguyễn Văn Khang (2008), "Những vấn đề chuẩn hóa ngôn ngữ và chuẩn

hóa tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ, số12, tr. 8 -19.

58. Nguyễn Văn Khang (2012), Ngôn ngữ học xã hội, Nxb. Giáo dục Việt Nam,

Hà Nội.

59. Klimoviskij J. A. A., Thuật ngữ và tính chế ước của định nghĩa khái niệm

trong hệ thống, Bản dịch của Viện Ngôn ngữ học, (Như Ý dịch).

60. Kogotkova T. X. (1971), Lịch sử hình thành hệ thống thuật ngữ chính trị, xã

hội, Bản dịch của Viện Ngôn ngữ học, (Như Ý dịch, Tuấn Tài hiệu đính).

Page 161: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

155

61. Kutina L.L., Những quá trình ngôn ngữ xuất hiện khi hình thành các thuật

ngữ khoa học, Bản dịch của Viện Ngôn ngữ học

62. Đức Kỳ (1973), Về công tác biên soạn từ điển thuật ngữ của ta hiện nay, Tạp

chí Ngôn ngữ, số 3, Hà Nội.

63. Lưu Vân Lăng - Nguyễn Như Ý (1971), "Tình hình và xu hướng phát triển thuật

ngữ tiếng Việt trong mấy chục năm qua", Tạp chí Ngôn ngữ, số1, tr. 44 -54.

64. Lưu Vân Lăng (1977), “Thống nhất quan niệm về tiêu chuẩn của thuật ngữ

khoa học”, Tạp chí Ngôn ngữ, số1, tr. 1-11.

65. Lưu Vân Lăng (1977), Vấn đề xây dựng thuật ngữ khoa học, In trong Về vấn

đề xây dựng thuật ngữ khoa học, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

66. Lưu Vân Lăng (1998), Ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb. Khoa học xã hội,

Hà Nội.

67. Hồ Lê (1976), Vấn đề cấu tạo từ tiếng Việt hiện đại, Nxb. Khoa học xã hội,

Hà Nội.

68. Hồ Lê (2003), Cấu tạo từ tiếng Việt hiện đại, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

69. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam - Hội Ngôn ngữ học Việt

Nam, Thuật ngữ tiếng Việt trong đổi mới và hội nhập, Tài liệu Hội thảo tư

vấn, tháng 12/2008, Hà Nội.

70. Mai Thị Loan (2012), Đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa thuật ngữ sở hữu trí

tuệ tiếng Việt, Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học, Học viện Khoa học xã hội,

Hà Nội.

71. Lê Thanh Lộc (1997), Từ điển mỹ thuật, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội.

72. Lotte D.S (1961), Nguyên lí xây dựng hệ thuật ngữ khoa học kĩ thuật, Nxb.

Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, Maxcơva, Tài liệu dịch của Viện Ngôn ngữ

học, (Hoàng Lộc dịch).

73. Lotte D.S (1974), Công tác thuật ngữ: Nguyên lí và phương pháp, Tài liệu

dịch của Viện Ngôn ngữ học, (Dương Kỳ Đức dịch).

74. Nguyễn Văn Lợi (2010), "Những vấn đề lí luận trong thuật ngữ học ở Liên

bang Nga", Tạp chí Từ điển học &Bách khoa thư, số 6, tr. 21-31.

75. Nguyễn Văn Lợi (2011), "Thuật ngữ học ứng dụng ở Liên bang Nga, Tạp chí

Từ điển học &Bách khoa thư, số 5, tr. 1- 8.

76. Nguyễn Văn Lợi (2011), "Từ điển học thuật ngữ ở Liên bang Nga”, Tạp chí

Từ điển học & Bách khoa thư, số 4, tr. 1- 5.

Page 162: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

156

77. Maneka K. (1978), Những vấn đề cấp thiết của hệ thuật ngữ khoa học kĩ

thuật, Tài liệu dịch của Viện Ngôn ngữ học, (Trần Thị Tuyên dịch).

78. Vương Thu Minh (2005), Khảo sát thuật ngữ y học tiếng Anh và cách phiên

chuyển sang tiếng Việt, Luận án tiến sĩ ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa

học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

79. Moixeev A. I., Về việc định nghĩa thuật ngữ trong các loại từ điển, Tài liệu

dịch của Viện Ngôn ngữ học.

80. Moixeev A.I. (1978), Về bản chất ngôn ngữ của thuật ngữ, Tài liệu dịch của

Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội, (Hoàng Lộc dịch).

81. Hà Quang Năng (2009), "Đặc điểm của thuật ngữ tiếng Việt", Tạp chí Từ

điển học và Bách khoa thư, số 2, Hà Nội.

82. Hà Quang Năng (2009), “Đặc điểm của thuật ngữ tiếng Việt”, Tạp chí Từ

điển học & Bách khoa thư, kì 1, số 2, tr. 32 -38.

83. Hà Quang Năng (2009), Sự phát triển của từ vựng tiếng Việt nửa sau thế kỉ

XX, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

84. Hà Quang Năng (chủ biên) (2012), Thuật ngữ học - Những vấn đề lí luận và

thực tiễn, Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

85. Hà Quang Năng (2013), “Đặc điểm định danh thuật ngữ”, Tạp chí Từ điển

học & Bách khoa thư, số 4, tr. 4-20.

86. Hà Quang Năng - Lê Thị Lệ Thanh (2018), "Lịch sử nghiên cứu thuật ngữ

trên thế giới", Tạp chí Từ điển học & Bách khoa thư, số 5, tr. 80 - 86.

87. Đặng Thị Bích Ngân (chủ biên) (2003), Từ điển mĩ thuật phổ thông, Nxb. Mĩ

thuật, Hà Nội.

88. Vũ Đức Nghiệu (chủ biên) (2010), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb. Đại học

Quốc gia Hà Nội.

89. Hoàng Xuân Nhị (1972), "Góp ý về một vài thuật ngữ văn học, mĩ học quan

trọng", Tạp chí Ngôn ngữ, số 2, tr. 58 - 59.

90. Nhiều tác giả (1977), Về vấn đề xây dựng thuật ngữ khoa học, Nxb. Khoa

học xã hội, Hà Nội.

91. Nhiều tác giả (1958), Danh từ chuyên khoa trong thuật ngữ, Nxb. Đại

học Huế.

92. Nhiều tác giả (1968), Về vấn đề dùng thuật ngữ khoa học nước ngoài, Nxb.

Page 163: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

157

Khoa học xã hội, Hà Nội.

93. Nikiforov V. K. (1978), Về tính hệ thống của thuật ngữ, Tài liệu dịch của

Viện Ngôn ngữ học, (Nguyễn Trọng Báu dịch).

94. Ovtsarenko V.M. (1975), Tính hoàn chỉnh về khái niệm, ngữ nghĩa và kí hiệu

của thuật ngữ, Tài liệu dịch của Viện Ngôn ngữ học, (Hoàng Lộc dịch).

95. Hoàng Phê (1975), "Phân tích ngữ nghĩa", Tạp chí Ngôn ngữ, số 2, tr. 7 - 32.

96. Hoàng Phê (1978), "Về quan điểm và phương hướng chuẩn hóa tiếng Việt",

Tạp chí Ngôn ngữ, (3), tr.9-20.

97. Hoàng Phê (1980), “Chuẩn hoá tiếng Việt về mặt từ vựng”, Tạp chí Ngôn

ngữ, số1, tr. 27- 40.

98. Hoàng Phê (1997), “Chuẩn của tiếng Việt văn hoá”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời

sống, số10.

99. Prokhorova N.V. (1978), Về tính biểu cảm trong thuật ngữ, Tài liệu dịch của

Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội.

100. A.A.Reformatxki, Thế nào là thuật ngữ và hệ thuật ngữ, Tài liệu dịch của Viện

ngôn ngữ học, (Hồ Anh Dũng dịch; Phan Thị Nguyệt, Hồ Anh Dũng chỉnh lí).

101. Reformatxki A.A. (1961), Những vấn đề về thuật ngữ, Tài liệu dịch của Viện

Ngôn ngữ học, Hà Nội.

102. Iu.V. Rozdextvenxki (1997), Những bài giảng ngôn ngữ học đại cương, Nxb.

Giáo dục, Hà Nội, (Đỗ Việt Hùng dịch).

103. F. de Saussure (2005), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, Nxb. Khoa học

xã hội, Hà Nội.

104. Superanskaja A.V. (1976) Thuật ngữ và danh pháp, Tài liệu dịch của Viện Ngôn

ngữ học, Hà Nội, (Như Ý dịch).

105. Nguyễn Kim Thản (1997), Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, Nxb. Giáo dục,

Hà Nội.

106. Nguyễn Thị Kim Thanh (2005), Khảo sát hệ thuật ngữ tin học - viễn thông tiếng

Việt, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội.

107. Lê Quang Thiêm (2014), “Đặc trưng nghĩa của thuật ngữ”, Tạp chí Từ điển

học &Bách khoa thư, số 3, tr. 37- 40.

108. Lê Quang Thiêm (2015), Sự phát triển hệ thuật ngữ tiếng Việt theo định

hướng văn hóa (từ 1907 - 2005) //Đề tài: Nghiên cứu thuật ngữ tiếng Việt

Page 164: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

158

hiện đại nhằm góp phần xây dựng nền văn hóa tri thức Việt Nam, mã số:

VII2. 9. 2011. 07.

109. Thuật ngữ học (1975), Tài liệu dịch của Viện Ngôn ngữ học.

110. Nguyễn Đức Tồn (chủ biên) (2016), Thuật ngữ học tiếng Việt hiện đại, Nxb.

Khoa học xã hội, Hà Nội.

111. Nguyễn Trân (2005), Các thể loại và loại hình mĩ thuật, Nxb. Mĩ thuật, Hà Nội.

112. Trung tâm biên soạn sách cải cách giáo dục và Viện Ngôn ngữ học Việt Nam

(1984), Chuẩn hóa chính tả và thuật ngữ, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

113. Nguyễn Văn Tu (1968), Từ vựng học tiếng Việt hiện đại, Nxb. Giáo dục,

Hà Nội.

114. Nguyễn Văn Tu (1976), Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại, Nxb. Đại học &

Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

115. Hoàng Anh Tuấn (1973), Tiêu chuẩn hóa trong sự nghiệp công nghiệp hóa

xã hội chủ nghĩa, Nxb. Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội.

116. Hoàng Mạnh Tuấn (1970), Về công tác tiêu chuẩn hóa thuật ngữ khoa học kĩ

thuật”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 4, Hà Nội.

117. Hoàng Tuệ (1979), “Một số vấn đề về chuẩn mực hóa ngôn ngữ”, Tạp chí

Ngôn ngữ, số 3+4, tr.137-151.

118. Hoàng Tuệ (1983), “Nhìn lại công việc chuẩn hoá tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn

ngữ, số 1, tr. 1-11.

119. Hoàng Tuệ (1998), “Về những thuật ngữ vốn gốc ngôn ngữ nước ngoài”,

Tạp chí Ngôn ngữ, số 6, tr. 21- 22.

120. Hoàng Tuệ (1999), “Giới thiệu vấn đề chuẩn mực và chuẩn mực ngôn ngữ”,

Tạp chí Ngôn ngữ, số 2, tr.17-19.

121. Nguyễn Văn Tỵ (1989), Về những thuật ngữ tạo hình thuộc bốn nhóm: "kiến

trúc", "sơn nhựa", "khắc gỗ", "màu sắc", số 4.

122. Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam (1968), Vấn đề dùng thuật ngữ khoa học

nước ngoài, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

123. Vấn đề đặc thù của thuật ngữ (1978), Tài liệu dịch của Viện Ngôn ngữ học.

124. Viện Ngôn ngữ học (2010), Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), Nxb.

Từ điển bách khoa, Hà Nội.

125. Xtepanov Ju.X. (1977), Những cơ sở cử ngôn ngữ học đại cương, Nxb. Đại

Page 165: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

159

học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

126. N. K. Xukhov, Công tác có tính chất quốc tế trong lĩnh vực thuật ngữ khoa

học kĩ thuật, Tài liệu dịch của Viện Ngôn ngữ học, (Như Ý dịch).

127. Nguyễn Như Ý (1992), Về phương thức cấu tạo thuật ngữ trong một số công

trình xuất bản tại Việt Nam thời kì 1954 - 1975, Tạp chí Khoa học xã hội, số

14, Hà Nội.

128. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1996), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học,

Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

TIẾNG NƢỚC NGOÀI

129. Bassey E.A. (1999), Terminology and language planning, John Benjamins

Publising company, Amsterdam/ Philadelphia.

130. Peter Brett (1995), Building terminology, Oxfort P.

131. Budin G, Wright S.E. (2001), Handbook of Terminology Management, John

Benjamins Publishing, Amsterdam.

132. John C.Merrill (1995), Global journlism - Survey of International

communication, Longman Publishers.

133. Maria Teresa Cabré, Janet Ann DeCesaris, Juan C. Sager (1999),

Terminology: theory, methods and applications, John Benjamins Publishing,

Amsterdam.

134. Grinev S. (2003), “Terminological foundations of reasoming: towards the

general theory of evolution of human knowledge”, Terminology Science &

Research, Vol.14, pp. 41 - 51.

135. Kirsten Packeiser (2009), The general theory of terminology: a literature

review a critical discussion, International Business Communication,

Copenhagen Business School.

136. Sager J.C.(1990), A practical Course in Terminology Processing, John

Benjamins P blising company, Amsterdam, Philadelphia.

137. Shelov S.D. (2003), “On generic definition of a term: an attempt of linguistic

approach to term definition analysis”, Terminology Science & Research,

Vol.14, pp. 52 - 58.

138. Rita Temmerman (1984), Towards new ways of terminology description,

Page 166: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

160

John Benjamins Publising Company, Amsterdam/ Philadelphia.

139. Temmerman R. (2000), Toward new ways of terminology description, John

Benjamins Publishing, Amsterdam/Philadelphia

140. Teresa Cabre, M. (1999), Terminology: Theory, methods and applications,

Universitat Pompeu Fabra, John Benjamins Publising Company,

Amsterdam/ Philadelphia.

141. Teresa Cabre, M. (2003), “Theories of terminology. Their description,

prescription and explanation”, Terminology, John Benjamins Publishing

Company, No 2, pp.163 -169.

142. В.М. Лейчик (2009), Терминоведение - Предмет, методы, структура,

Книжный дом "ЛИБРОКОМ", Москва.

143. Лингвистический энциклопедический словарь (1990) (Редактоp: В.М.

Ярцева), Москва, "Советская эциклопедия".

Page 167: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

1

PHỤ LỤC

A

1 Amiăng

2 artist (m) nghệ sĩ

3 Ấn tượng nùng dạm

4 Ánh hồng

5 Ánh hồng lúc ban mai

6 Ảnh hưởng của chuyển đổi ánh sang

7 Ảnh hưởng của xu hướng thiết kế

8 Ánh sáng tỏa trong bức tranh

9 Ánh vàng, mầu vàng

10 Ảo giác

B

11 Bản can ( bản vẽ đồ lại nét vẽ)

12 Bản in khắc

13 Bàn in thạch

14 Bản in thuỷ tinh

15 Bản khắc gỗ

16 Bàn quay làm đồ gốm

17 Bản sao đúng

18 Bản thảo của tác giả

19 Bản vẽ mẫu

20 Bản vẽ phác

21 Bằng đất

22 Bảng màu, màu sắc riêng của họa sĩ

23 Bảng thang màu

24 Bắp thịt, cơ

25 Bìa cứng, giấy bồi

26 Bìa cứng, giấy bồi

27 Bích họa, tranh nề

38 Biếm họa

39 Biếm họa

40 Biển trang trí

41 Biểu tượng

42 Bình cổ cong

43 Bình phong

44 Bình vẽ hình đen

Page 168: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

2

45 Bố cục

46 Bố cục tạo dáng

47 Bộ đôi (tranh gồm hai phần nhìn vào nhau )

48 Bo tranh

49 Bộ tranh mượn để trưng bày

50 Bồi tranh ( làm tăng bề dày của tranh)

51 Bóng đổ

52 Bóng lờ mờ

53 Bột đánh bóng đồ bạc

54 Bột mài

55 Bức chân dung

56 Bức họa đơn sắc

57 Bức họa đồng quê

58 Bức họa mang trường phái ấn tượng

59 Bức họa phong cảnh

60 Bức trang trí sau bàn thờ

61 Bức tranh cảnh tầm rộng

62 Bức tranh chân dung giống như thật

63 Bức tranh của một tạo vật sống

64 Bức tranh đẹp

65 Bức tranh kỳ cục, bức tượng kỳ cục

66 Bức tranh mầu phấn

67 Bức tranh Nhật Bản

68 Bức tranh sáp màu

69 Bức tranh tường

70 Bức tranh vẽ bằng bút mực

71 Bức tranh, hội họa

72 Bức tranh, bức ảnh, chân dung

73 Bức vẽ bằng bút chì, bút mực

74 Bức vẽ cảnh đêm

75 Bức vẽ đậm màu

76 Bức vẽ nguệch ngoạc

77 Bút chì con té

88 Bút chì conte

89 Bút chổi (dùng để phủi sạch tranh, quét nền, bồi tranh)

90 Bút lông

91 Bút pháp

92 Bút pháp, kiểu dáng của họa sĩ

Page 169: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

3

93 Bút sắt

94 Bút vẽ

95 Bút vẽ

96 Bút vẽ

C

97 Cách điệu

98 Cái giá, bệ đỡ

99 Cái so mầu sắc

100 Cái sơn xì

101 Cải tiến mẫu mã

102 Cảm thụ mầu sắc

103 Cân bằng

104 Cân đối

105 Cẩn thận chi tiết của thợ thủ công

106 Cảnh ảm đạm

107 Cảnh bao quát

108 Cảnh đêm

109 Cảnh hùng vĩ

110 Cấu trúc

111 Cấu trúc cơ bản

112 Cấu trúc cơ bản

113 Chấm nhẹ mầu

114 Chấm nhẹ sơn lên vật gì

115 Chấm nhẹ sơn lên vật gì

116 Chạm nổi hình chuỗi hạt

117 Chân dung

118 Chân dung tự họa

119 Chất dung môi

120 Chất gôm, keo, hồ

121 Chất hãm màu

122 Chất làm phai mầu

123 Chất liệu

124 Chất liệu sơn dầu

125 Chất nhựa kino (mầu đỏ dùng để thuộc da)

126 Chất pha màu

127 Chì than để vẽ, bức vẽ bằng than

128 Chi tiết kỹ thuật

129 Chiếu, thảm

Page 170: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

4

130 Chỗ khum của hình lọ

131 Chọn mẫu cho phù hợp

132 Chữ khắc (bia, đồng tiền)

133 Chủ nghĩa cổ điển

134 Chủ nghĩa Duy mỹ

135 Chủ nghĩa hiện thực

136 Chủ nghĩa Hiện thực Mới

137 Chủ nghĩa hình thức

138 Chủ nghĩa lập thể

139 Chủ nghĩa siêu thực

140 Chủ nghĩa Tân cổ điển, phong cách, Trường phái Tân cổ điển

141 Chủ nghĩa tự nhiên, phong cách tự nhiên

142 Chủ nghĩa, trường phái, phong cách Cổ điển

143 Chủ nghĩa, trường phái, phong cách Lập thể

144 Chủ nghĩa, trường phái, phong cách Lập thể

145 Chưa nung kỹ, non lửa (đồ gốm)

156 Có ba mầu

157 Cơ bản

158 Co dạng khác thường

160 Cổ điển

161 Có hình dạng khác nhau

162 Có hình thon dài

163 Có liên quan đến họa sĩ

164 Có mầu anh đào, mầu anh đào

165 Có mầu da cam

166 Có mầu đỏ rượi vang

167 Có mầu kaki

168 Có mầu nâu đỏ

169 Có màu nâu hạt dẻ

170 Có mầu sôcôla

171 Có men cùng mầu

172 Cọ phun

173 Có thể vẽ thành hình

174 Có tính chất ảo giác, gợi ảo giác

175 Công trình nghệ thuật bằng đất

176 Cột đỡ nóc

177 Cùng màu, đẳng sắc

178 Cuộc trưng bày tranh

Page 171: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

5

D

179 Dải băng, nẹp

180 Dáng

181 Dáng chung

182 Dao khắc

183 Dao khắc , dao trổ

184 Dao khắc kim loại

185 Dao vẽ

186 Dầu bóng gam nóng

187 Dầu cọ

188 Dầu khô

189 Dầu lanh, chất liệu sơn dầu

190 Dây dọi

191 Dệt thổ cẩm

192 Di (dùng tay, bút, giẻ lau hoặc dụng cụ khác làm mờ đi)

193 Dựng hình

194 Dựng tượng

195 Dựng tượng

196 Đá có thạch anh

197 Đá da trời, mầu xanh da trời

198 Đá hoa, mầu cẩm thạch

199 Đá mă não

201 Đánh bóng

202 Đánh vécni, tráng men đồ sành sứ

203 Đăng đối

204 Đắp nổi

205 Đặt mẫu

206 Đất sét

207 Đất sét

208 Đất sét thịt

209 Đất sứ

210 Đạt tới sự hoàn hảo về hoạ

211 Đất xét làm đồ gốm

212 Đầu cột

213 Đen nhánh, đen hạt huyền

214 Đẹp mầu, tốt mầu

215 Đẹp như tranh, phong cảnh sinh động

216 Đẹp như vẽ

Page 172: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

6

217 Đẹp như vẽ

218 Đgt tô màu xám

219 Điểm mầu

220 Điểm mầu

221 Điểm nhấn

222 Điểm nhìn

223 Điểm những đốm mầu khác nhau

224 Điểm tụ

225 Điểm vàng

226 Điệp ( một loại giấy điệp)

227 Điêu khắc

228 Đỉnh đầu

239 Độ (thay đổi màu đậm nhạt)

240 Đồ bằng đất nung

241 Đồ chạm nổi thấp

242 Đồ chơi

243 Đồ cổ

244 Độ đậm nhất

245 Đồ đồng cổ

246 Đồ gốm

247 Đồ gốm La Mã có đặc điểm bề mặt sáng đỏ

248 Đồ họa công nghiệp

249 Đồ họa in ấn

250 Đồ họa in ấn

251 Đồ họa máy tính

252 Đỏ hoe (râu, tóc)

253 Đồ lại hình vẽ

254 Đỏ mầu anh đào

255 Đồ sành Ý (thời Phục hưng )

256 Đồ sứ

257 Đồ sứ không tráng men

258 Đồ sứ mới nung chưa tráng men

259 Đồ sứ, đồ gốm

260 Đồ tạo tác

261 Đỏ tía

262 Đỏ tía

263 Đồ trang trí chạm bạc,vàng

264 Đồ trang trí lòe loẹt

Page 173: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

7

265 Đồ trang trí thêu

266 Đỏ tươi

267 Đồ vật tự biểu lộ

268 Đỏ, bừng đỏ

269 Đỏ, hung hung đỏ

270 Độc bản

271 Đối chiếu, so sánh

272 Đối cực, tương phản

273 Đối tượng thiết kế

274 Đối vị

275 Đối vị

276 Đốm xám

297 Đơn sắc

298 Đóng khung (tranh, ảnh)

299 Đồng mầu

300 Đồng tâm

301 Đồng thau, đồ vật làm bằng đồng thau

302 Đồng thiếc, tượng bằng đồng thiếc

303 Đốt cháy, nung

304 Đưa nhiều họa tiết vào trong tranh

305 Đúc lặn

306 Đường có mái vòng

307 Đường diềm

308 Đường nét

309 Đường nét

310 Đường nét không rõ ràng

311 Đường nứt rạn ở đồ vật quý

312 Đường trục

314 Đường vằn

315 Đường viền bằng chỉ tết, ren tua

317 Đường viền quanh đầu cột

318 Đường viền trang sức quần áo

319 Đường, nét thô

F

320 figurine (m) tượng nhỏ

G

321 Gạch men

322 Galơri

Page 174: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

8

323 Gây ấn tượng

324 Giá chống

325 Giả sơn dầu (tranh)

326 Giá vẽ

327 Giá vẽ, giá bảng

328 Giải phẫu

329 Giấy bồi bọc vải

330 Giấy bồi bọc vải

331 Giấy bồi Bristol

332 Giấy cứng Briton để vẽ

333 Giấy dán tường

334 Giấy màu vẽ sơn dầu

335 Giấy vẽ

336 Giấy vẽ mầu nước

337 Gợi cảm, hùng vĩ

H

338 Hài hòa màu sắc

339 Hậu ấn tượng

340 Hiện thực

341 Hiện thực hư ảo

342 Hiện thực thần diệu

343 Hiệp hội các họa sĩ thiết kế đồ họa

344 Hiệu quả

345 Hình ảnh thu nhỏ

346 Hình ảnh trung thực

347 Hình cảnh

348 Hình chạm, đồ khắc

349 Hình dáng

350 Hình hoạ

351 Hình khối

352 Hình mẫu

353 Hình sáu cạnh

354 Hình soắn ốc

355 Hình trang trí lá ô rô

346 Hình trang trí vẩy cá

347 Hình trứng

348 Hình tượng

349 Hình vẽ men xanh trên đồ gốm

Page 175: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

9

350 Hình vòng hình khuyên

351 Hồ

352 Hồ bột

353 Họa (độ trung gian)

354 Hoa anh đào

355 Hoạ đồ

356 Họa nâu vandich

357 Hòa sắc

358 Hòa sắc

359 Họa sĩ

360 Họa sĩ bích chương

361 Họa sĩ phong cảnh biểu hiện người Anh

362 Họa sĩ sáng tác

363 Họa sĩ truyền thống

364 Họa sĩ vẽ chân dung

365 Họa sĩ vẽ tranh tường

366 Họa sĩ vỉa hè

367 Họa sĩ, nhà minh họa sách và vẽ kiểu người Anh

368 Hoàn chỉnh

379 Hoành tráng

380 Hoạt động hội hoạ

381 Hội đồng mỹ thuật công nghiệp thế giới

382 Hội đồng nghệ thuật Anh quốc

383 Hội đồng Nghệ thuật Anh quốc

384 Hội họa

385 Hội hoạ cảnh sống thực tế

386 Hội họa tổng hợp

387 Hội họa tổng hợp

388 Hội họa tổng thể

389 Hơi hồng, hồng nhạt

390 Hội nghệ sĩ tạo hình Việt Nam

391 Hơi vàng

392 Hơi xám, tô màu xám

393 Hỗn hợp, sặc sỡ nhiều mầu

394 Hồng tươi , màu đỏ tươi

395 Hồng, hơi đỏ

396 Hồng, mầu hồng

397 Hộp mầu, hộp thuốc vẽ

Page 176: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

10

398 Hợp nhau về mầu sắc

399 Hộp thuốc vẽ

I

400 In litô

401 In mầu

402 In thạch

K

403 Keo

404 Khả năng sáng tạo

405 Khắc a xít

406 Khắc bản

407 Khác hình

408 Khác nhau về mầu sắc

409 Khắc, chạm nổi cao

419 Khắc, trổ, chạm, in sâu, khắc sâu

420 Khảm, phủ một lớp vỏ ngoài

421 Khiếu thẩm mỹ

422 Khiếu thẩm mỹ

423 Kho tàng mỹ thuật thế giới

424 Khỏa thân

425 Khoả thân (hình)

426 Khoảng cách, cảnh xa của một bức hoạ

427 Khoảng độ ( về kích cỡ)

428 Khối

429 Khôi phục lại hoàn chỉnh

430 Khối sáu mặt

431 Không bị làm mất vẻ đẹp

432 Không được trưng bầy

433 Không gây ấn tượng mầu sắc

434 Không gian trong tranh

435 Không in tranh ảnh, không minh họa

436 Không mầu

437 Không mầu, không sắc

438 Không nghệ thuật, không mỹ thuật

439 Không pha mầu

440 Không phai mầu

441 Không sơn

442 Không thanh nhã

Page 177: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

11

443 Không thể phai mầu được

444 Không thích hợp

445 Không tô mầu, không đượm mầu

446 Không tô mầu, không mầu sắc

447 Không tô nét trải hình vẽ

448 Không tráng men đồ sành, không đánh vecni

449 Không trang trí

450 Không trang trí để tự nhiên

451 Khung căng vải vẽ , khung tranh

452 Khung trang trí

453 Khung vẽ

454 Khung vẽ

455 Khung, cốt

456 Khuôn ( mẫu, in )

457 Khuôn thủng, khuôn tô

458 Khuynh hướng

459 (kiến trúc)

460 Kiến trúc, công trình kiến trúc

461 Kiểu mẫu, mô hình, mẫu vẽ

462 Kiểu phong cách Đế chính

463 Kiểu trang trí đường lượn

464 Kiểu trang trí xoắn ốc

465 Ký họa

466 Kỹ thuật

467 Kỹ thuật công nghiệp

468 Kỹ thuật cốt sáp

469 Kỹ thuật Điểm miêu

470 Kỹ thuật in bóc

471 Kỹ thuật khắc axít

472 Kỹ thuật khắc bản

473 Kỹ thuật mô hình

L

474 Lá cây, xanh tươi

475 Làm bạc mầu, đổi mầu

476 Làm bằng tay hoặc làm sẵn từng phần (bộ phận)

477 Làm đậm, làm thắm màu

478 Làm đen

481 Làm đen, bôi đen

Page 178: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

12

482 Làm đỏ vật gì

483 Làm mẫu, nặn kiểu, vẽ kiểu

484 Làm mờ

485 Làm phai mầu

486 Làm sẵn từng phần

487 Làm thẫm mầu lại

488 Làm trắng

489 Làm trắng, làm bạc đi

490 Lẫn mầu, pha nhiều mầu

491 Làng chạm khắc đá

492 Lịch sử nghệ thuật

493 Lờ mờ

494 Lòe loẹt, sặc sỡ

495 Lông vũ

496 Lớp lót màu đầu tiên

497 Lớp mầu lót bức hoạ

498

Lớp nhám vôi và thạch cao trộn cát (trên lớp này người ta trát lớp thạch

cao mịn để vẽ mầu lên)

499 Lớp sơn bóng , lớp men bóng

500 Lớp sơn lót mầu trắng

501 Lớp sơn mỏng trải nền khi bắt đầu vẽ

502 Lý thuyết mầu

503 Lý thuyết tạo dáng

M

504 Mạ vàng, mạ bạc

505 Mái vòm, khung vòm

506 Mảng màu

507 Mảng màu phẳng

508 Mặt nghiêng

509 Mặt phẳng của tranh

510 Mặt trước

511 Mẫu (đổ khuôn)

512 Mầu bạc

513 Mầu be

514 Mầu biếc cánh trả

515 Màu bổ túc

516 Màu bột

517 Mầu cà fê

Page 179: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

13

518 Mầu cá vàng

519 Mầu cơ bản

520 Mầu cơ bản ( màu thật của vật )

521 Màu da

522 Mầu da cam

523 Mầu da rám nắng

524 Mầu đất son

525 Mầu dâu chín

526 Mầu đen

547 Mầu đen sạm

548 Mầu điều

549 Mầu đỏ

550 Mầu đỏ rum

551 Mầu đỏ tía

552 Mầu đỏ tươi

553 Màu gỉ đồng

554 Mầu hổ phách

555 Màu hoa cà

556 Mầu hoa cà

557 Mầu hoa đào

558 Mầu hơi đen

559 Mầu hồng

560 Màu keo

561 Mầu lá úa, mầu vàng úa

562 Mầu lục dịu

563 Mầu lục hạt đậu

564 Mầu lục nhạt

565 Mầu lục sẫm

566 Mầu lục vỏ chai, lục sẫm

567 Màu mộc, màu nâu vàng nhạt

568 Mầu nâu nhạt

569 Màu nâu sẫm

570 Mầu nâu sẫm

571 Mầu nâu vàng tóc

572 Mầu nâu xám

573 Mầu nâu xẫm

574 Màu nền

575 Màu ngà

Page 180: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

14

576 Mầu ngọc lục bảo

577 Mầu nhẹ, nét trải trên hình vẽ

578 Màu nóng

579 Màu nước

580 Màu pha sáp

581 Màu pha sáp

582 Mầu phơn phớt

583 Mầu phơn phớt

584 Mầu quyến rũ

585 Mầu sắc choi lọi

586 Màu sắc rực rỡ

587 Mầu sáp

588 Mầu sôcla

589 Mầu tái, mầu tái sám

590 Mầu tía

591 Mầu tím, cây hoa tím

592 Màu trắng trơn

593 Mầu tương phản

594 Màu vàng

595 Mầu vàng sẫm, mầu da bò

596 Màu xám

597 Màu xám

598 Mầu xám tro

599 Mầu xám xanh óng (mầu cổ chim bồ câu)

600 Màu xám xịt

601 Mầu xám xịt

602 Mầu xanh biếc

603 Màu xanh chàm

604 Mầu xanh nhạn lai hồng

605 Mầu xanh nước biển

606 Mầu xanh thẫm

607 Màu xanh tím,

608 Màu xanh tươi của cỏ cây

609 Mầu xanh xám

610 Máy dệt, khung cửi

611 Máy phun

612 Máy thu phóng tranh vẽ

613 Mềm dẻo, dễ uốn

Page 181: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

15

614 Men màu

635 Men, bữc vẽ trên men

636 Méo mó không ra hình thù gì

637 Mép viền quanh bức tranh

638 Mĩ thuật Đại Đá mới

639 Mĩ thuật Đại Đồ Đồng

640 Mĩ thuật Phật giáo

641 Mĩ thuật ứng dụng

642 Mô hình

643 Môi trường mỹ thuật hài hòa

644 Một bộ bốn

645 Một dụng cụ phun sơn

646 Một góc phong cảnh

647 Một mầu

648 Mốt thời trang

649 Mực nho

650 Mực nước

651 Muôn mầu, muôn vẻ

652 Mỹ nghệ

653 Mỹ thuật

654 Mỹ thuật công nghiệp

655 Mỹ thuật Phật giáo

656 Mỹ thuật trang trí

667 Mỹ thuật trang trí

668 Mỹ thuật ứng dụng

N

669 Nằm (tượng)

670 Nạm ngọc

671 Nạm vàng, nạm bạc vào kim loại

672 Nâu đen, sẫm mầu

673 Nâu sẫm

674 Nâu thẫm, mầu hạt dẻ

675 Nền màu tranh

676 Nền nghệ thuật Amarua

677 Nền tảng, nguyên lý vẽ

678 Nét chồng

679 Nét chồng lên, nét phủ lên

680 Nét cong

Page 182: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

16

681 Nét đặc biệt mầu sắc riêng

682 Nét đậm

683 Nét dọc

684 Nét kỳ lạ ( đẹp phi thường)

685 Nét rạn, đường rạn

686 Nét rạn, đường rạn

687 Nét vẽ

688 Nét, vết (tô mầu trên bức hoạ)

689 Ngành tạo dáng công nghiệp

690 Ngày sang sửa tranh trước hôm khai mạc

691 Nghề làm đồ gốm

692 Nghệ nhân

693 Nghệ sĩ khắc bản

694 Nghệ sĩ khắc bản và in tranh Anh

695 Nghề thủ công, đồ thủ công

696 Nghệ thuật

697 Nghệ thuật Ai Cập cổ đại

698 Nghệ thuật Ai Cập cổ đại

699 Nghệ thuật Baróc

700 Nghệ thuật chạm chìm, khắc chìm

701 Nghệ thuật chạm sơ

702 Nghệ thuật Chết

703 Nghệ thuật Chết

704 Nghệ thuật chữ

705 Nghệ thuật chữ (thư pháp )

706 Nghệ thuật cổ đại

707 Nghệ thuật cụ thể

708 Nghệ thuật đại chúng

709 Nghệ thuật đại chúng

710 Nghệ thuật dân gian

711 Nghệ thuật điêu khắc

712 Nghệ thuật đồ hoạ

713 Nghệ thuật đồ họa

714 Nghệ thuật giả động

715 Nghệ thuật hình học

716 Nghệ thuật khảm

717 Nghệ thuật Mycenae

718 Nghệ thuật nguyên thủy

Page 183: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

17

719 Nghệ thuật phẩm đồ vật

720 Nghệ thuật phẩm đồ vật

721 Nghệ thuật phế liệu

722 Nghệ thuật phi Đối tượng

733 Nghệ thuật tạo hình

734 Nghệ thuật tạo hình

735 Nghệ thuật thiết kế vườn hoa

736 Nghệ thuật thoái hóa

737 Nghệ thuật thoái hóa

738 Nghệ thuật thời phục hưng

739 Nghệ thuật tối thiểu

740 Nghệ thuật trực quan

741 Nghệ thuật tự do

742 Nghệ thuật vẽ chân dung tiểu hoạ

743 Nghệ thuật vẽ chân dung tiểu họa

744 Nghệ thuật vị nghệ thuật

745 Nghệ thuật vị nghệ thuật

746 Nghệ thuật vô hình thể

747 Nghiền mầu

748 Nghiền thô

749 Ngọc biển xanh

750 Ngọc thạch anh

751 Ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình

752 Người am hiểu nghệ thuật

753 Người chuyên vẽ quảng cáo

754 Người giả để mặc quần áo mẫu

755 Người khắc axít

756 Người làm mẫu, vật làm mẫu

757 Người mẫu khoả thân

758 Người thích nghệ thuật, có năng khiếu về nghệ thuật

759 Người vẽ hình

760 Nguyên mẫu

761 Nguyên mẫu, nguyên hình

762 Nguyên tắc vẽ phác hoạ

763 Nhà điêu khắc

764 Nhà điêu khắc

765 Nhà điêu khắc Anh

766 Nhà điêu khắc Thụy Sĩ

Page 184: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

18

767 Nhà sưu tập người Anh

768 Nhã, trang nhã

769 Nhãn hiệu ở sản phẩm

770 Nhiều hình, nhiều dạng

771 Nhiều mặt, nhiều phía

772 Nhiều mầu

773 Nhiều mầu sắc

774 Nhiều mầu sặc sỡ

775 Nhịp điệu

786 Nhũ tượng, thể sữa

787 Nhựa thông, dầu thông

788 Những gam mầu mát.

789 Nhuốm mầu, pha mầu

790 Nhuộm nâu, làm nâu

791 Nhuộm nâu, sơn nâu

792 Nhuộm thắm, làm thấm sâu

793 Nổi bật đương nét (bức tranh)

794 Nổi thấp (đắp, khắc chạm)

795 Nữ họa sĩ

796 nuance (m) sắc thái

797 Nung

798 Nước bóng, thuốc đánh bóng

799 Nước khắc đồng

800 Nước, tranh mầu nước

O

801 Ở bên ngoài (ngoại thất)

P

802 Panô

803 Phá cách hoàn toàn về mầu sắc

804 Pha màu

805 Pha trộn hòa lẫn

806 Phác thảo

807 Phái cựu, phái cũ

808 Phái Cựu, phái Cũ

809 Phẩm lục ( oxít dùng làm chất mầu )

810 Phần bị cắt mất chữ trong bản khắc kẽm

811 Phần khuất của một vật không được chiếu sáng trong không gian

812 Phản nghệ thuật

Page 185: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

19

813 Phản nghệ thuật

814 Phản nghệ thuật

815 Phấn, phấn mầu

816 Pháp lam

817 Phê bình

818 Phép chiếu trục lương

819 Phép chiếu trục lương

820 Phết nhẹ sơn lên bức hoạ

821 Phết nhẹ sơn lên bức hoạ

822 Phiên bản

823 Phối cảnh, tranh vẽ theo luật xa gần

834 Phong cách

835 Phong cách Ấn tượng

836 Phong cách biểu hiện

837 Phong cách bổ ô, họa pháp bổ ô

838 Phong cách Churriguera

839 Phong cách cực thịnh

840 Phong cách nghệ thuật cổ

841 Phong cách nghệ thụât ở Châu Âu cuối thế kỷ 18

842 Phong cách Tân tạo hình

843 Phong cách, Trường phái Dị điển

844 Phong cách, Trường phái Dị điển

845 Phong cảnh

846 Phong phú về mầu sắc

847 Phong trào Lãng mạn Mới

848 Phong trào Nghệ thuật và Thủ công Mỹ nghệ

849 Phòng trưng bầy tranh, phòng triển lãm

850 Phông, nền

851 Phủ sơn lên

862 Phủ thêm lớp sơn

863 Phục chế

864 Phun sơn

865 Phương pháp

866 Phương pháp khắc bản vẽ

Q

867 Quan sát

868 Quảng cáo

S

Page 186: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

20

869 Sắc hồng, đỏ

870 Sắc tươi, mầu tươi

871 Sách in mộc bản

872 Sản phẩm khắc trên đá

873 Sản phẩm làm từ gốm

874 Sản phẩm sơn mài

875 Sáng sủa

876 Sạp nung đồ gốm

877 Siêu thực

879 Sinh động giống như thật

880 Sơn cánh gián

881 Sơn dầu

882 Sơn đè lên để cải mầu

883 Sơn lại, tô mầu lại

884 Sơn mài

885 Sơn mài nhật, đồ sứ Nhật

886 Sơn son, tô son

887 Sơn ta

888 Sơn,đồ gỗ sơn

889 Sự đánh giá mỹ thuật

890 Sự đắp (khắc chạm) đồ đắp nổi, phù điêu

891 Sự hoàn hảo

892 Sự khảm men vào đồ vật

893 Sự làm cho hợp mầu

894 Sự lãng mạng

895 Sự mạ vàng

896 Sự nung trong lò

897 Sự phản chiếu

898 Sự phối hợp mầu sáng tối

899 Sự sáng tạo, óc sáng tạo

900 Sự tạo hình mới

901 Sự thể hiện dưới dạng người

902 Sưu tập

T

903 Tác giả

904 Tác phẩm bằng sứ

905 Tác phẩm công phu

906 Tác phẩm mang dấu ấn của một thiên tài

Page 187: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

21

907 Tác phẩm mỹ thuật thời xưa

908 Tác phẩm nghệ thuật

909 Tác phẩm, làm việc

910 Tạc trên gỗ

921 Tái bản một tác phẩm

922 Tấm ván, giấy bồi

923

Tămpêra (một loại màu vẽ có nhiều tính năng tương tự như màu bột và

Goát)

924 Tán thành bột min

935 Tạo dáng công nghiệp

936 Tạo dáng, thiết kế

937 Tạo hình

938 Tạo hình hài cụ thể

939 Táo lục

940 Thạch anh

941 Thạch anh

942 Thạch anh để nặn tượng

943 Thạch anh để nặn tượng

944 Thạch anh tím

945 Thạch cao

946 Thạch cao

947 Thạch cao

948 Thạch cao tuyết hoa

949 Thạch cao, tuyết hoa

950 Thạch trắng

951 Thảm

952 Thẫm mầu, ngăm đen

953 Thẫm, sẫm (mầu sắc)

954 Than chì

955 Thần vệ nữ

956 Thanh tú, phơn phớt mầu

965 Thể đồng hình

966 Thêu trang trí

967 Thiết kế in

968 Thiết kế môi trường

969 Thiết kế nôỉ tiếng thế giới thực tiễn

970 Thiết kế nổi tiếng về thực tế

971 Thiết kế sản phẩm công nghiệp

972 Thiết kế thẩm mỹ

Page 188: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

22

973 Thợ

974 Thợ đúc

975 Thợ khắc bản Anh

976 Thợ khắc bản kẽm

977 Thợ khắc đá

978 Thợ khắc đồng bằng axít

979 Thợ khắc gỗ

980 Thợ kim hoàn

991 Thợ làm đồ gốm

992 Thợ làm mẫu, mô hình

993 Thủ công

994 Thuật chạm kim loại

995 Thuật chạm kim loại

996 Thuật khắc đá

997 Thuật làm đồ gốm

998 Thuật trang trí trong nhà

999 Thuật vẽ = mầu keo

1000 Thuật vẽ bản đồ

1001 Thuật vẽ bằng mầu keo

1002 Thuật vẽ nhiều mầu

1003 Thuộc gân, đường gân

1004 Thuốc hắc ín

1005 Thuốc màu

1006 Thuốc mầu

1007 Thuốc tím

1008 Thuộc tranh ảnh, diễn tả bằng tranh ảnh

1019 Thuộc về thẩm mỹ

1020 Thủy tinh

1021 Tiêu biểu, nét đặc trưng

1022 Tiểu họa

1023 Tính chất hai mầu sắc

1024 Tính đơn nhất

1025 Tính đồng nhất (hội họa)

1026 Tính đồng nhất của một bức tranh

1027 Tính đồng nhất màu sắc

1028 Tính không đối xứng

1029 Tính nghệ thuật

1040 Tính rời rạc của một bức tranh

Page 189: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

23

1041 Tính tạo hình, tính dẻo

1042 Tính trang nhã óc thẩm mỹ

1043 Tô màu

1044 Tô màu sặc sỡ, làm cho mất tính đơn điệu

1045 Tô màu, tô điểm

1046 Toàn cảnh nhìn từ trên xuống

1047 Tối mầu, xám xịt

1058 Trải thảm, trang trí bằng thảm

1059 Trang hoàng, tô điểm

1060 Trang hoàng, trang trí

1061 Tráng men, phủ men, tô nhiều màu

1062 Trắng ngà

1063 Trạng thái khác nhau, muôn mầu muôn vẻ

1064 Trang trí

1065 Trang trí bằng đường vân

1066 Trang trí bằng mẫu vẽ

1067 Trang trí bằng ngọc trai

1078 Trang trí hình thoi trên tường

1079 Trang trí kim loại

1080 Trang trí nội ngoại thất

1081 Trang trí nội ngoại thất

1082 Trang trí, trang hoàng

1083 Trắng, bạc

1084 Tranh biếm họa

1085 Tranh cảnh trò chuyện

1086 Tranh cảnh trò chuyện

1087 Tranh chiếu hình

1098 Tranh dán

1099 Tranh dán

1100 Tranh dán

1101 Tranh dân gian

1102 Tranh độc sắc sám

1103 Tranh ghép mảnh

1104 Tranh hoành tráng

1105 Tranh hoành tráng

1106 Tranh in đá

1107 Tranh in lưới

1108 Tranh in mượt

Page 190: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

24

1119 Tranh in mượt

1120 Tranh khắc gỗ có nhiều sắc độ

1121 Tranh khắc kim loại

1122 Tranh khổ nhỏ

1123 Tranh khỏa thân

1124 Tranh lụa

1125 Tranh mầu nước

1126 Tranh nhiều mầu

1127 Tranh phong cảnh

1138 Tranh phong cảnh

1139 Tranh phong cảnh Mỹ

1140 Tranh phóng to

1141 Tranh sơn mài

1142 Tranh thờ

1143 Tranh toàn diện

1144 Tranh trang trí

1145 Tranh tứ bình

1146 Tranh tường

1147 Tranh vải, vải để vẽ tranh

1148 Tranh vẽ cảnh biển

1159 Tranh vẽ trên vỏ cây

1160 Triển lãm công nghiệp

1161 Triển lãm nghệ thuật cơ bản của thế giới

1162 Triển lãm tranh

1163 Trộn lẫn hỗn hợp (màu)

1164 Trưng bày, cuộc triển lãm

1165 Trung tâm thiết kế

1166 Trường phái ấn tượng

1167 Trường phái Avignon

1168 Trường phái Biểu hiện Trừu tượng

1169 Trường phái chính xác

1180 Trường phái cơ bản

1181 Trường phái Cologne

1182 Trường phái Danube

1183 Trường phái Danube

1184 Trường phái Fontainebleau

1185 Trường phái khái niệm

1186 Trường phái New York

Page 191: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

25

1187 Trường phái NewLyn

1188 Trường phái nghệ thuật trừu tượng

1189 Trường phái Norwich

1190 Trường phái sông Meuse

1191 Trường phái tạo dựng

1192 Trường phái tạo dựng

1193 Trường phái, phong cách Tân Ấn tượng

1214 Trường pháiBohemia

1215 Trừu tượng

1216 Truyện tranh

1217 Tung hung, ngăm ngăm đen

1218 Tượng bán thân

1229 Tượng bán thân

1230 Tượng cẩm thạch

1231 Tương đồng, tương ứng

1232 Tượng nửa người

1233 Tường phái Cơ bản

1234 Tượng thếp vàng

1235 Tượng trưng

1236 Tưởng tượng nghệ thuật

1237 Tuyết hoa thạch

V

1238 Vải bố

1239 Vải bố

1240 Vải đỏ, mầu đỏ tươi

1241 Vải lanh thô (dùng vẽ tranh)

1242 Vải nhám, vải ráp

1258 Vải thô mầu nâu đỏ

1259 Van đá, vân gỗ, vẽ giả vân, sơn giả vân

1260 Vàng hoe

1261 Vàng nhạt

1262 Vàng nhạt

1273 Vật quý có thể đưa vào viện bảo tàng

1274 Vật trung gian

1275 Vẽ

1286 Vẻ bề ngoài

1287 Vẽ bóng

1288 Vẽ chân dung ai

Page 192: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA - gass.edu.vn · Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng rõ đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa,

26

1289 Vẽ đẹp hơn

1290 Vẽ hình mô tả, phác hoạ

1291 Vẽ kỹ thuật

1292 Vẽ màu tươi

1293 Vẽ ngẫu nhiên bằng vệt màu loang

1294 Vẽ ngẫu nhiên, vệt màu loang

1295 Vẽ phác thảo

1296 Vẽ rõ nét

1297 Vẽ sáp màu

1298 Vẽ theo trí nhớ

1299 Vẽ trên cơ thể con người

1300 Vện nâu

1301 Vết chấm

1302 Vết chấm đốm

1303 Vệt màu dầy

1304 Việc làm bằng tay

1305 Việc thiêu, đồ thêu

1306 Viền đường viền

1307 Viện hàn lâm

X

1308 Xám xịt

1309 Xanh da trời

1310 Xanh đồng, gỉ đồng

1311 Xanh lá cây

1312 Xanh lục nhạt

1313 Xanh mầu lá liễu

1314 Xanh xám

1315 Xay, tán nghiền

1316 Xiên méo, lệch

1317 Xưởng đúc

1318 Xưởng làm mẫu

1319 Xưởng vẽ, xưởng điêu khắc

Y

1320 Yếu tố